Saturday, October 29, 2016

CHẾ TẠO MỨT = SYRIE = THỬ LÒNG NGƯỜI = L' ÉTAT

XÃ HỘI VIỆT NAM *XƯỞNG CHẾ TẠO Ô MAI, MỨT

Rợn người cảnh chôn sấu, quất đến thối làm mứt

Thứ ba 16/04/2013 16:02
Hàng chục hộ dân đào hố sâu chừng 3- 5m, rộng chừng 2-3m2, rải vôi bột rồi phủ lên lớp nilong cáu bẩn, sau đó chôn chanh, quất, sấu xuống hố, phủ lớp muối lên, để cả chục ngày bốc mùi hôi nồng nặc, rồi đem bán cho các cơ sở khác làm ô mai, mứt.



  • Mứt Tết "bẩn" rục rịch vào mùa

  • Đó là cảnh quy trình ủ chanh, quất, sấu… để làm ô mai, mứt của hàng chục hộ dân thuộc địa bàn xã Đồng Mai (quận Hà Đông – Hà Nội). Theo tìm hiểu của PV, thì phần lớn các cơ sở ủ quất, sấu thối ở đây xuất khẩu đi Trung Quốc, cơ sở đặt hàng trong nước chỉ chiếm số ít.
    Trong vai một cơ sở cần tìm mua quất, sấu khô để làm ô mai, PV Infonet đã tìm về Đồng Mai để tìm hiểu quy trình làm nguyên liệu ô mai, mứt. Tiếp cận được chị T, một cơ sở chuyên ủ quất, sấu làm ô mai, mứt, chị T vừa trả lời vừa dò xét, chú cần mua nhiều không? Cơ sở địa chỉ ở đâu? Nếu đặt mua để lại số điện thoại, khi nào có mẻ ủ mới ra, tôi sẽ gọi điện cho!
     
    Hàng tấn quất bốc mùi được người làm nghề phơi khô để làm ô mai\

    PV hỏi về quy trình làm nguyên liệu ở đây,  chị T cho rằng, những mẻ ủ nguyên liệu này đã có cơ sở đặt hàng từ đầu năm và những hộ làm nghề cả chục năm nay chuyên ủ sấu, quất cho các cơ sở làm ô mai, mứt.
    PV được tận mắt chứng kiến quy trình ủ quất, sấu thối của cơ sở chị T. Bước chân vào đây, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc. Ruồi nhặng bay vo ve, mùi khó chịu và ô nhiễm vậy khiến bất cứ ai bước chân vào đây cũng thấy rợn người… bởi cảnh quá mất vệ sinh.\
    Quy trình ủ quất, sấu thối ở đây rất lạ đời. Người dân đào hố sâu chừng 3 -5m, rộng chừng 2 -3m2, rồi dựng vài tấm prôximăng che nắng, che mưa. Sau đó rắc lớp vôi bột rồi rải nilong lên, đổ quất, sấu, chanh… xuống ủ. Khi đã đổ một lớp quất, sấu, chanh người làm nghề phủ 1 lớp muối lên trên và cứ để như vậy chừng 10 ngày khi sấu, quất, chanh chảy nước, bốc mùi, vỏ thâm xì rồi “vớt” lên phơi khô.
    text-align: justify;"> Sau khi người làm nghề “vớt” những đống quả dưới hố đem đi phơi, nhưng không hề có động tác vệ sinh hố đất hay lớp nilong trải đựng sấu, quất, chanh ủ mà chỉ phơi khôi qua loa, để vài hôm lại cho ủ mẻ khác.
    PV tìm vào cơ sở của anh H, một người làm nghề ủ sấu, quất, chanh thối nhiều năm qua. Dựng xe bước vào sân, chúng tôi chứng kiến cả sân các loại quả này đã thối, chuyển màu thâm thâm, bốc mùi khó chịu được anh H đánh thành từng luống phơi ở sân. Theo anh H, anh mới “vớt” quả lên hôm trước, chưa được nắng, phải phơi vài hôm nắng to thì “hàng” khô quắt lại rồi đóng tải nilong bán cho các cơ sở làm ô mai, làm mứt…
    PV đặt vấn đề mua lại một vài tấn để làm ô mai, mứt. Anh H không ngừng giới thiệu sản phẩm của cơ sở mình làm ra cho chúng tôi biết. Quy trình làm cũng tương tự cơ sở của chị T, nhưng quy mô của anh H lớn hơn. Theo anh H, vào những mùa này, hàng tiêu thụ rất chậm. Chỉ vào những tháng cuối năm, nhu cầu làm mứt, ô mai tăng cao. Người ta gọi điện về đây đặt mua hàng chục tấn một…
    Nhưng theo anh H, vào những tháng cuối năm, người làm nghề chúng tôi không được nắng để phơi khô sản phẩm. Vì vậy, chúng tôi phải tranh thủ mùa nắng ráo làm để tích trữ rồi bán cho những cơ sở trong nước và nước ngoài.
    Nguyên liệu chính của những cơ sở này là mua nguyên liệu sấu xanh, quả quất, chanh đóng thành từng tải chuyển về sau đó người ta “vô tư” đổ xuống hố. Người ta thu mua chỉ vài ba trăm ngàn đồng đến gần 1 triệu/tấn quất, sấu nguyên liệu… Sau quá trình “chế biến” có thể xuất xưởng tới vài triệu đồng/tấn, tùy từng loại quả, giá khác nhau. Quy trình vận chuyển những quả dập, thối, nát… đều được người làm nghề ở đây tận dụng đưa hết xuống ủ muối. Sau vài ngày, bốc mùi hôi thối, nồng nặc cả một khu vực…
    Lấy lý do đi tìm hiểu tham khảo vài cơ sở khác, PV rời cơ sở của anh H. Anh H không quên nhắn nhủ: “ Các chú cứ đi tìm hiểu kỹ đi, quyết được thì quay lại đặt hàng của anh. Đảm bảo giá rẻ hơn và chất lượng hơn…”

    Một vài hình ảnh làm nghề ô mai, mứt.
     
    Quất, sấu được đưa xuống hố, lẫn cả muối trắng
     

    Những chiếc hố được che chắn sơ sài\
      
    Sau khoảng 10 ngày, người ta vớt nguyên liệu làm ô mai lên đây
     Nguyễn Hiếu

    Saturday, October 5, 2013

    TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * VẤN ĐỀ SYRIA

     


    NHÌN VẤN ĐỀ SYRIA HIỆN HÀNH: DÂN TỘC VIỆT NAM CHỈ NÊN TIN Ở SỨC LỰC TỰ CỨU CỦA MÌNH



    Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tếGeneva, 12.09.2013



    CHÚ THÍCH ngày 15.09.2013 :
    Chúng tôi lấy lập trường này và đưa ra rất vắn gọn trên Diễn Đàn ngày 31.08.2013, thì được PHONG TRÀO PHỤ NỮ VIỆT NAM HÀNH ĐỘNG CỨU NƯỚC, do Bà NGUYỄN THỊ NGỌC HẠNH Đại Diện, vốn đồng quan điểm, mau mắn phổ biến thêm rộng rãi Lập trường Việt Nam tự tin và tự cứu với sức lực của mình. Đã từ mấy năm nay, PHONG TRÀO PHỤ NỮ VIỆT NAM HÀNH ĐỘNG CỨU NƯỚC và Phong trào Việt TỰ DÂN đã cùng hợp tác hoạt động với PHONG TRÀO HIẾN CHƯƠNG 2000.
    Hôm nay, 15.09.2013, khi sửa soạn gửi Bài viết này sang cho PHONG TRÀO HIẾN CHƯƠNG 2000 để đăng trong Số ĐỐI LỰC tháng 9, chúng tôi thấy Nhật Báo LE MONDE ngày 13.09.2013 trên bàn giấy với Bài viết ở trang 2, chạy 6 cột, với đầu đề : SERGUEI LAVROV, L’ARTISAN DU BLOCAGE RUSSE EN SYRIE. Mở đầu bài viết, Đặc phái viên của Nhật báo LE MONDE từ Mạc Tư Khoa viết như sau :
    «Le dossier syrien est revenu à son point de départ de 2011, au Conseil de sécurité de l’ONU, òu la Russie, épaulé par la Chine, excelle à empêcher toute forme de pression sur le régime de Damas.» (Hồ sơ của Syrie trở lại khởi điểm của nó của năm 2011 tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, ở đó Nga, được sánh vai bởi Trung quốc, tìm đủ mọi cách ngăn chặn mọi hình thức áp lực trên chế độ của Damas).
    Ngày nay, phía Tây phương theo đề nghị của cáo già Serguei LAVROV đưa ra giải pháp Chính trị tại Liên Hiệp Quốc là một sự thụt lùi theo nhận định của Nhật báo LE MONDE và tất nhiên cuộc Cách Mạng của dân chúng Syrie còn kéo dài và dân chúng tiếp tục chết.
    Bài viết của chúng tôi không phải là việc công kích Tây phương, Hoa kỳ hay đặc biệt là TT.OBAMA, mà chỉ là tóm tắt những nhận định của Báo, Đài về cách giải quyết Hồ sơ Syrie theo kiểu thụt lùi khiến quần chúng Syrie đứng lên làm Cách Mạng chống nhà độc tài Bassard el-Assad cảm thấy như cuộc Cách Mạng của mình bị phản bội. Những nhận định về cá nhân TT.OBAMA là những nhận định mà chúng tôi tìm thấy trên Báo, Đài mà chúng tôi trích dẫn.
    Nhìn vấn đề Syrie theo nhận định của Báo, Đài mà quý độc giả sẽ đọc thấy trong Bài này, chúng tôi nghĩ đến trường hợp Việt Nam khi mà quần chúng NỔI DẬY làm Cách Mạng. Chúng tôi đưa ra những nhận định sau đây :
    => Quần chúng Việt Nam đừng mang những ảo tưởng mong Quốc tế giúp mình trong việc dứt bỏ Cơ chế CSVN độc tài hiện nay.
    => Quần chúng Việt Nam hãy tin ở sức mạnh tự lực của mình để giải cứu chính mình khỏi ách độc tài CSVN.
    Nguyễn Phúc Liên



    Đây là lần thứ ba chúng tôi viết về thái độ của TT.Barack OBAMA trong việc quyết định cho thảm cảnh Dân quyền, Nhân quyền và Tội phạm chống Nhân loại tại Syria. Tổng thống Hoa kỳ Barack OBAMA là một thư sinh, nói hay, nói giỏi, nói mạnh ở những bài học Lý thuyết về những giá trị tinh thần sách vở, nhưng ông lại đi giữa những nguyên thủ quốc gia cáo già thủ đoạn chính trị hoặc xuất thân từ giới ba đá vô học, hoặc từ giới có học nhưng đã quên những gì ở những bài học về các giá trị nhân bản.
    Nhân vụ phải quyết định để cứu vớt có tính cách sống chết cho người dân Syria, chúng tôi nhận thấy, qua những diễn văn hùng hồn mang tính cách lý thuyết, cái thâm ý bảo vệ, cho cá nhân Barack OBAMA, cái chiếc áo Nobel Hoà Bình mà người ta choàng vào cho Oâng không cần Hồ sơ trình nộp. Mang chiếc áo choàng ấy, Oâng đã không ngớt tố cáo Cựu Tổng Thống BUSH, khích lệ giới trẻ Hoa kỳ theo hướng hình ảnh Hippies “tóc dài xuôi tay bất động“ của những năm 1960 mềm nhũn để có cái gọi là Hòa bình thoái thác. Hình ảnh này ngược lại với mẫu người John WAYNE thực tiễn, ít nói Lý thuyết, nhưng hành động mau mắn theo tinh thần Công lý để có Hòa bình đích thực. Cùng mẫu người John WAYNE, chúng ta thấy hình ảnh TT.REAGAN và TT.BUSH.
    Trong bài hôm nay, chúng tôi bàn những điểm sau đây:
    => John WAYNE, mẫu người của một thời đại cho Hoa kỳ
    => Barack OBAMA và mặc cảm tự tôn về chiếc áo choàng Nobel Hòa Bình
    => Quyết định thụt lùi cho trường hợp Syria
    => Mất lòng tin vào Quốc tế, Dân Việt Nam hãy tự cứu lấy mình



    John WAYNE,
    mẫu người của một thời đại cho Hoa kỳ



    Mỗi thời đại dài hay ngắn, lớp tuổi trẻ ngưỡng vọng về một Mẫu người làm đối chiếu cho những hành động và phê phán của mình. Sau khi quyết định hành động một điều gì và khi bình tĩnh kiểm điểm lại, người ta thường đưa mẫu người của thời đại ra để đối chiếu phê phán:

    * Ở thời cổ Hy Lạp, với Socrates suy tư, ngược lại với hành động xâm chiếm của Alexandre Đại đế, người ta dần dần hình thành Mẫu người “Le Sage“ (Khôn ngoan), sống với đầu óc suy nghĩ.

    * Với những Thế kỷ dài của Đế quốc La Mã, Mẫu người Khôn ngoan suy tư đã nhường chỗ cho Mẫu người “Chinh chiến “ (Guerrier). Những tướng viễn chinh chiếm đất cho Đế quốc là Mẫu người hùng của thời đại.

    * Khi Đế quốc La Mã tan rã, Tây phương trải qua một thời đại bành trướng của những nhóm người gọi là phát xuất từ Man Rợ (Barbares). Không có Mẫu người được hình thành.

    * Thời Trung Cổ Âu châu, với bành trướng và thống trị của Kitô Giáo, một Mẫu người được hình thành là “Thánh“. Người ta muốn trở lên Thánh, muốn lấy gương các Thánh ra để đối chiếu phán đoán cho mọi việc. Các nhóm người họp lại sống chung, lấy gương của một vị Thánh làm mẫu mực. Đây là thời kỳ phát triển cao nhất của các Dòng Tu theo Mẫu từng Thánh lập Dòng. Cũng trong thời kỳ dài Trung Cổ này, có những người không trong Dòng Tu, nhưng hoạt động chính trị hay xã hội, vẫn lấy mẫu mực Bác ái, Xả thân cứu đời, nhất là cứu những kẻ yếu đuối, theo tinh thần Kitô Giáo. Một Mẫu người trần thế (không tu) được gọi là “Hiệp sĩ“ (Chevalier).

    * Song song với sự phát sinh Mẫu người “Khôn ngoan“(Sage) của Tây phương, Á châu cũng phát triển Mẫu người “Chính Nhân“, “Quân Tử“ mà nền tảng phát xuất từ tư tưởng của Lão tử và Khổng tử.
    * Cuộc Cách Mạng Pháp chuyển sang thời kỳ Cận đại cùng với Phát triển Kinh tế (La Bourgeoisie) và triển nở Kỹ nghệ từ Anh quốc đã làm lu mờ hình ảnh người Hiệp sĩ (Chevalier). Trong những tranh chấp vật lộn với cuộc sống ấy, một Mẫu người dần dần hình thành tại Hoa kỳ: “Cow Boy“ mà hình ảnh kết tinh như ở con người John WAYNE qua những phim Westerns tràn lan. Con người John WAYNE nói ít, nhưng khi cần thì nói thẳng gọn gàng, nhất là hành động liền theo lời nói. Những Tổng thống Hoa kỳ như REAGAN, BUSH nói và hành động mang phần ảnh hưởng của Mẫu người John WAYNE.



    Barack OBAMA và mặc cảm tự tôn
    về chiếc áo choàng Nobel Hòa Bình



    Khi Barack OBAMA vừa lên làm Tổng Thống Hoa kỳ, thì người ta choàng cho chiếc áo Nobel Hòa Bình mà Ông không cần phải nộp đơn xin xỏ gì cả. Hai chữ Hòa Bình ở đây chỉ nhằm để Ôâng tìm mọi cách chấm dứt chiến tranh, không cần biết một cuộc chiến có chính đáng và cần thiết hay không. Nó có thể giống như chiếc áo Nobel Hòa Bình khoác cho Kissinger và Lê Đức Thọ mà hậu quả là CS Bắc Việt xâm lăng bằng vũ lực trọn Miền Nam Việt Nam, mở những Trại tù nhốt quân dân cán chính Miền Nam, làm cho gần ba triệu người vượït và chết ở rừng núi, đổ ra biển làm mồi cho cá mập và hải tặc. Khoác chiếc áo Nobel Hòa Bình ấy, TT.Barack OBAMA bắt đầu dùng Tòa Bạch Ốùc như Tòa án để tố cáo tội ác chiến tranh của TT.BUSH, không cần biết rằng phần lớn dân Irak phải cám ơn TT.BUSH đã lật đổ dùm họ nhà độc tài khát máu Saddam Hussein, phần lớn dân Afghanistan cảm ơn TT.BUSH đã tiểu trừ Taliban.
    Về quyết định cáo buộc tội cho TT.BUSH, thì TT.Barack OBAM rất mạnh, nhưng khi chính mình Ông phải lấy những quyết định đối với những tội ác của các cáo già chính trị thế giới, thì Ôâng nói Lý thuyết sách vở nhiều nhưng không dám hành động, mà còn phần lớn là thụt lùi:
    * Khoác chiếc áo Nobel Hòa Bình, Ôâng sang Le Caire diễn thuyết nhằm “đối thoại“ với Thế giới Hồi Giáo, nhưng kết quả sau đó chẳng có gì.
    * Vì khoác áo Nobel Hòa Bình và để chiều PUTIN, TT.OBAMA đã bỏ dàn Phòng Hỏa Tiễn mà TT.BUSH đã xây dựng tại Ba Lan.
    * Nhiều lần TT.OBAMA nói mạnh về vấn đề Nguyên Tử với Iran, nhưng không dám hành động để ngày nay Iran có bom Nguyên Tử đe dọa Israel và Trung Đông.
    * Trong cuộc Họp Thế giới tại Bắc Ââu về Khí Hậu, TT.OBAMA chính thức mời Thủ tướng Ôn Gia Bảo đến một cuộc Họp riêng, nhưng Ôn Gia Bảo không thèm đến. TT.OBAMA đành để yên nhân danh Nobel Hòa Bình làm Ôn Gia Bảo trở thành nhờn.
    * Về vấn đề gian giảo nơi Tỷ giá đồng Yuan và Đô-la, Quốc Hội Mỹ đã yêu cầu TT.OBAMA phải tuyên bố công khai rằng Trung quốc là “Currency Manipulator “, nhưng Ông đã cản ngăn nhiều lần để Trung quốc cứ tiếp tục gian manh làm thiệt hại cho cả Thế giới.
    * Trong cuộc Họp tại Hạ Uy Di, TT.OBAMA tuyên bố thành lập Hiệp Hội Tự Do Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương và có ý loại Trung quốc ra khỏi Hiệp Hội này. Đây là tiền thân TPP ( Khu Đối Tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương TransPacificPartnership) mà TT.OBAMA muốn thương lượng mời Việt Nam gia nhập. Trong khi đó, Trung quốc không cần nộp đơn vào Hiệp Hội của Hoa kỳ mà tự động mở vùng Tự Do Mậu Dịch CHINA-ASEAN lấy tên là CAFTA (China Asean Free Trade Agreement)! Việt Nam, qua Trương Tấn Sang, đã ký “nhất trí“ với Trung quốc tháng 6/2013 gia nhập CAFTA trước khi qua Mỹ mới đây để bàn về TPP của TT.OBAMA. Liệu TPP của TT.OBAMA, nói giỏi Lý thuyết với chiếc áo Nobel Hòa Bình có thể đối chọi được với CAFTA của Trung quốc gồm những cáo già chính trị đầy gian manh trong việc giành giựt miếng ăn từ hột gạo.
    * Nếu còn Mẫu người John WAYNE hay hình ảnh TT.BUSH (Cow Boy Texas), thì Bắc Hàn không thể láo lếu đe dọa ném bom Nguyên Tử sang Hoa kỳ.


    Quyết định thụt lùi
    cho trường hợp Syria


    Nếu TT.Barack còn nghĩ đến Mẫu người John WAYNE tượng trưng một thời đại vàng son của Xã Hội Hoa kỳ, thì Ôâng chỉ cần nói những điều cần thiết và hành động thực tiễn như John WAYNE: “CÁI BẠT TAI “ cho kẻ làm bậy mà không cần dài lời biện bạch sau đó, thì kẻ muốn làm bậy cũng phải rút lui trước khi phải bị “CÁI BẠT TAI“.

     Nhưng TT.OBAMA là một thư sinh muốn thi thố tài biện bạch Lý thuyết, lại còn mang mặc cảm tự tôn cho chiếc áo choàng Nobel Hòa Bình, nên chỉ đe dọa đánh rồi thụt lùi để bảo vệ chiếc áo Nobel Hòa Bình. Không những thế, một số nhà bình luận cho rằng khi TT.OBAMA xin Lưỡng viện Mỹ bỏ phiếu, Ôâng muốn chơi trò chính trị đổ lỗi “Hiếu chiến“ cho phía Cộng Hòa nếu Lưỡng viện bỏ phiếu thuận. Còn nếu Lưỡng viện bỏ phiếu không thuận, thì không có can thiệp Quân sự, nghĩa là TT.OBAMA được tiếng “Hiếu Hòa“ trong chiếc áo Nobel Hòa Bình.

    Theo rõi vụ việc Syria từ khi dân nổi dậy làm CÁCH MẠNG, chúng tôi đã mang tâm tình chán nản đối với Quốc tế. Thực vậy, Quốc tế để cho nhà độc tài giết dân, được Nga và Trung quốc ủng hộ làm tê liệt Liên Hiệp Quốc.
    Từ ngày 21.08.2013, ngày mà Bassard el-Assad dùng bom hóa học để giết dân, ngày vượt qua lằn ranh ĐỎ mà TT.OBAMA đã từng hứa phải động thủ quân sự, chúng tôi đã viết hai lần và lần này là lần thứ ba về sự thụt lùi của TT.OBAMA trong chiếc áo Nobel Hòa Bình mà người ta đã choàng cho.


    Vấn đề Syria không phải chỉ là vũ khí hóa học,
    mà là vấn đề Dân nổi dậy chống độc tài


    Nếu chỉ vì lằn ranh vũ khí hóa học mà Quốc tế phải phản ứng, thì đó là thiếu sót. Thực vậy vấn đề Syria bao quát rộng lớn hơn nhiều cái lằn ranh vũ khí hóa học. Đó là:
    * Dân chúng Syria không chịu nổi chế độ độc tài Bassard el-Assad, nên nổi dậy làm CÁCH MẠNG lật đổ chế độ ấy.
    * Dân chúng đòi một thể chế tôn trọng Nhân quyền và Dân quyền, có quyền Tự do cá nhân và quyền Dân chủ xã hội.
    * Nhà độc tài Bassard el-ASSAD đã sử dụng vũ lực để đàn áp đẫm máu dân chúng. Thậm chí ngày 21.08.2013, chế độ độc tài còn dùng vũ khí hóa học giết 1’419 người dân. Vũ khí hóa học chỉ mới dùng để giết 1’419 người dân trong khi đó những vũ khí khác đã giết tới 100’000 người dân. Vì vậy vũ khi hóa học chỉ là rất nhỏ (0.14%) sánh với việc giết dân bằng những vũ khí khác. Nếu giải quyết hiện nay chỉ nhằm bỏ vũ khí hóa học , thì kể là vấn đề Syria chưa giải quyết được gì.


    * Vì quyền lợi làm ăn mà Nga và Trung quốc ủng hộ chế độ khát máu Bassard el-Assad, làm tê liệt cả một Liên Hiệp Quốc, một Tổ chức nhằm bảo vệ quyền của mỗi Quốc gia, bảo vệ Dân quyền và Nhân quyền. Nếu chỉ giải quyết một vụ nhỏ vũ khí hóa học mà để dân chúng tiếp tục bị đàn áp, bị giết hại, thì Tổ chức Liên Hiệp Quốc đã trùm chăn trốn bỏ sứ mệnh của mình.
    * Nếu Hoa kỳ, qua TT.OBAMA, chỉ vỏn vẹn giải quyết có vũ khí hóa học, thì cũng là trốn chạy khi mình có lý và có khả năng cứu dân Syrie khỏi bị giết lát. Người ta có lý để gọi Hoa kỳ là Cọp Giấy như TNS Barbara BOXER (Dân chủ, California) đã nói: “IRAN WILL VIEW US AS A PAPER TIGER! “
    Chúng tôi viết ba lần về sự thụt lùi của TT.OBAMA khi nhìn vấn đề Syria như trên:


    Thụt lùi lần nhất
    viết ngày 31.08.2013


    Ngày 31.08.2013, khi thấy TT.OBAMA chưa lấy quyết định ném bom Syria, rồi còn rào lại cho Lưỡng viện Hoa kỳ quyết định, chúng tôi thấy cái mòi thoái thác, đồng thời chúng tôi nghĩ đến những trào lưu trong nhiều năm nay chỉ tin và ký Thỉnh Nguyện Thư lên TT.OBAMA cho vấn đề của Việt Nam. Chúng tôi đã viết vỏn vẹn:

    SYRIE:BÀI HỌC KÊU GÀO NHÂN QUYỀN
    Chúng tôi đã viết từ lâu và luôn nhấn mạnh rằng người Việt Nam hãy tự cứu lấy mình đối với Cơ chế CSVN PHI NHÂN QUYỀN từ bản chất do ĐIỀU 4 HIẾN PHÁP tiên thiên cho phép. Nhưng dường như hầu hết những cuộc đấu tranh ở nước ngoài từ rất nhiều năm nay, nhất là tại Hoa Kỳ, chỉ mơ mộng ký hết Thỉnh Nguyện Thư này đến Nguyện Thỉnh Thư khác lên TT.Obama van nài Ông trừng phạt CSVN nhân danh NHÂN QUYỀN.

    Trong cuộc Họp Báo giữa Trương Tấn Sang và Obama, TT.Obama còn khen Trương Tấn Sang đã « thảo luận đứng đắn và THÀNH THỰC«, trong khi ấy người Việt Nam, từ thời TT.THIỆU, đều biết rằng CSVN là đám luôn luôn nói LÁO, GIAN MANH, XẢO TRÁ. Chỉ có thư sinh Obama mới khen CSVN thảo luận đứng đắn và THÀNH THỰC.

    Vụ Syrie cho những ai ký Thỉnh Nguyện Thư thấy TT.Obama làm cho Mỹ trở thành con cọp giấy. Tên độc tài ở Syrie dùng vũ khí Hóa học đó ! Cứ tin Mỹ cứu dùm Hoàng Sa, nhưng Tầu nó hù một cái, TT.Obama có thể thành mèo cụp đuôi ! Chính người Việt Nam phải đổ máu ra bảo vệ lãnh thổ lãnh hải mới được !
    Bài dưới đây phân tích những hậu quả của việc nói hay nói giỏi mà không dám làm của TT.Obama cho chính Mỹ đã trở thành cọp giấy !
    Nguyễn Phúc Liên



    Thụt lùi lần hai
    viết ngày 05.09.2013



    Chúng tôi tìm hiểu những nhận định của báo chí, nhất là báo chí Ââu châu và viết ngày 05.09.2013 tóm tắt những biến cố thụt lùi và những nhận định từ báo chí:
    “SYRIE HAY VIỆT NAM: ĐẶT VẤN ĐỀ TIN TƯỞNG QUỐC TẾ
    Cuộc Cách Mạng tại Syrie đã kéo dài 2 năm trong máu lửa. Hơn 100’000 dân đã thiệt mạng. Hai triệu người Syrie bỏ nước chạy sang tỵ nạn ở những nước láng giềng. Năm triệu dân phải rời nơi cư ngụ trong nội địa. Liên Hiệp Quốc trở thành tê liệt vì Nga và Trung quốc dùng quyền phủ quyết. Vấn đề Nhân Quyền ở chỗ nào, hay đây chỉ là vấn đề quyền lợi vật chất ? Từ ngày 21.08.2013, với vũ khi giết người hàng loạt bằng hơi độc sarin, Thế giới đặt ra vấn đề tội ác đối với nhân loại.
    Phản ứng đối với Thái độ của TT.Obama và của Hoa kỳ
    TT.Obama đã long trọng tuyên bố lằn ranh ĐỎ của vũ khí hóa học nếu Bachar el-Assad không tôn trọng. Ngày 21.08.2013, quân đội của nhà độc tài đã sử dụng bom hơi Sarin để giết gần 1’500 người dân. Phản ứng của Hoa kỳ là những lực lượng Hải quân Mỹ tiến về Trung Đông. Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ tuyên bố sẵn sàng động thủ cho việc tấn công quân sự. Thế giới nhìn chờ đón. Quyết định tối hậu là lệnh của TT.Barack Obama.
    Đợi đến ngày 30.08.2013, TT.Barack Obama vẫn chần chờ và chưa có quyết định dứt khóat. Ngày 31.08.2013, TT.Obama nói rằng Hoa kỳ sẽ tấn công, nhưng Ôâng muốn có biểu quyết của Lưỡng viện về việc này, mà Lưỡng viện chỉ có thể Họp sau ngày 09.09.2013 vì nghỉ hè. Thái độ này và lời tuyên bố cuối tuần của TT.Obama đã gây phản ứng khắp nơi, nhất là tại Ââu châu:
    * TT.Hollande Pháp coi như mình bị phản bội. Các báo LE FIGARO và LIBERATION của Pháp coi như TT.Hollande đã bị gài bẫy (“píegé“) bởi TT.Obama.
    * Ngày 03.09.2013, Nhật báo TRIBUNE DE GENEVE, trang 2, đăng bài Bình Luận của Ký giả Claude MONNIER với đầu đề công kích Tây phương: SYRIE? L’OCCIDENT A DEJA PERDU… (Syrie? Tây phương đã mất…)
    * Ngày 03.09.2013, Nhật báo LE TEMPS (Thụy sĩ), trang 4, đăng bài của Ký giả Stéphane BUSSARD viết từ New York: “En espace de trois jours, on a à peu près tout entendu à propos de Barack Obama. Le président américain est un lâche. Il a sapé le crédit de la premìere puissance mondiale, confirmant au dictateur syrien Bachar el-Assad et au président russe Vladimir Poutine l’impuissance des Etats-Unis ! (Trong khoảng thời gian có 3 ngày, người ta ít nhiều đã nghe tất cả về Barack Obama. Tổng thống Mỹ là một người hèn. Ôâng đã làm sụp đổ sự tín nhiệm vào một cường quốc hạng nhất của Thế giới, khẳng định cho tên độc tài Syrie Bachar el-Assad và cho Tổng thống Nga Vladimir Poutine về sự bất lực của Hoa kỳ).
    * Đêm 03.09.2013, trong buổi Điều trần trước Thượng Viện Hoa kỳ của các Đại diện Tòa Bạch Ốùc, Bộ trưởng Ngoại Giao, Bộ trưởng Quốc Phòng và Tướng Chủ tịch Bộ Chỉ huy Liên quân, TNS.Barbara BOXER (Dân chủ, California) không ngần ngại tuyên bố: “IRAN WILL VIEW US AS A PAPER TIGER “, “WE CANNOT CLOSE OUR EYES! “ (IRAN SẼ NHÌN HOA KỲ NHƯ MỘT CON CỌP GIẤY. CHÚNG TA KHÔNG THỂ NHẮM NGHIỀN MẮT LẠI).
    * Trong suốt buổi Điều Trần ngày 04.09.2013, cả phía Tòa Bạch Ốc và phía Thượng Nghị sĩ, điều quan trọng không phải là những giá trị tinh thần hay đạo đức mà chính là những quyền lợi của Hoa kỳ trong vùng Trung Đông và trên Thế giới bị thiệt hại do sự mất tin tưởng vào Hoa kỳ nếu Hoa kỳ cứ nhắm mắt thụt lùi, trì hoãn. Không phải chỉ nguyên những quyền lợi mà còn vấn đề an ninh của chính Hoa kỳ trên Thế giới, nếu những nhóm khủng bố, những tên độc tài thấy Mỹ trở thành cọp giấy.
    * Ngày 04.09.2013, trên đường đi họp G20, TT.Obama ghé Thụy Điển gặp Thủ tướng nước này để kêu gọi sự đồng minh. Thủ tướng Thụy Điển và TT.Obama cùng họp báo . Thụy Điển không chấp nhận đồng minh với Mỹ trong việc ném bom Syrie nếu không có Quyết định của Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc.
    * Ngày 05.09.2013, Uûy Ban Ngoại giao Thượng Viện đã chấp thuận giải quyết với số phiếu 7/10 chấp thuận cho việc ném bom trong hạn định hai tháng và không có việc đổ bộ người vào lãnh thổ Syrie. Quyết định này sẽ được đưa ra Lưỡng Viện để biểu quyết trong tuần tới. Dầu sao vì QUYỀN LỢI và AN NINH của Hoa kỳ, chứ không phải vì nhân quyền hay những giá trị luân lý, đạo đức, mà Uûy Ban Ngoại giao của Thượng viện đã tiến được một bước tích cực. Còn phải đợi bầu phiếu của Lưỡng Viện !
    * Theo Báo, Đài, thì cuộc Họp G20 hôm nay 05 và ngày mai 06.09.2013 chắc chắn có những thảo luận về vấn đề Syrie. Như vậy người ta chỉ có thể nhìn vấn đề sáng sủa hơn trong tuần tới.»



    Thụt lùi lần ba
    viết ngày 12.09.2013



    Đợi đến ngày 09.09.2013 để nghe Đại diện Tòa Bạch Ốùc điều trần trước các Thượng Nghị sĩ, rồi ngày 10.09.2013 nghe Bài Diễn Văn của TT.OBAMA cho dân chúng Hoa kỳ, chúng tôi lại thấy một cuộc thụt lùi nữa quan trọng do Nga và Syria đề nghị. Bài Diễn Văn nói đến 3 điểm chính thụt lùi sau đây:
    1) TT.OBAMA chỉ nói đến vũ khí hóa học làm cớ cho Hoa kỳ sửa soạn ném bom. Ôâng không nhắc gì đến thảm cảnh chết chóc dân chúng do những vũ khí khác. Vũ khí hóa học chỉ chiếm 0.14% những vũ khí giết dân khác.
    2. Do Nga đề nghị giải pháp đòi Syria tập trung vũ khí hóa học và Liên Hiệp Quốc kiểm soát hay phá hủy, Hoa kỳ ngưng giải pháp quân sự mà chọn giải pháp Chính trị theo đề nghị của Nga.
    3) TT.OBAMA đề nghị hoãn lại cuộc bầu phiếu của Lưỡng viện cho đến khi giải quyết Chính trị thất bại.
    Suy nghĩ của chúng tôi như sau:
    * Vũ khí hóa học chỉ là điểm nhỏ, trong khi đó Bassard el-Assad vẫn dùng những vũ khí khác và tiếp tục giết dân. Chỉ ngưng vũ khí hóa học, nhưng không ngưng việc giết người tại Syria.
    * Việc kiểm soát quốc tế về vũ khí hóa học trong đó có Nga và Trung quốc khó lòng tin tưởng được. Sẽ có những gian xảo.
    * Giải pháp Ngoại giao và Chính trị luôn luôn kéo dài do thảo luận đi thảo luận lại, trong khi ấy dân tiếp tục chết.
    * Vấn đề Bassard el-Addad phải ra đi không được đặt ra.
    * Liên Hiệp quốc và Hoa kỳ sẽ không đi đến tố cáo TÒNG PHẠM Nga và Tầu làm tê liệt Tổ chức Liên Hiệp Quốc vì quyền lợi riêng của những nước đó.
    Về việc thụt lùi này của TT.OBAMA, chúng tôi xin lấy lại Bản Tin của Đài Truyền Hình EURONEWS sáng hôm nay 12.09.2013. Bản Tin chiếu hình của những Vị sau đây và những lời tuyên bố:
    => TT.Pháp HOLLANDE và Tt.Anh CAMERON chỉ nhắc đến giải pháp Chính trị và coi như là bỏ giải pháp quân sự.
    => TT.OBAMA và Bộ trưởng KERRY thuyết minh cho Giải pháp Chính trị dựa trên việc Liên Hiệp Quốc kiểm soát và phá huỷ vũ khí hóa học do Nga đề nghị.
    => Nhà báo của ABC News, Bà Martha RADDALZ đã thẳng thừng phê bình rằng giải pháp Chính trị chỉ là cách cứu vãn TT.OBAMA vì Ôâng biết rõ rằng dân chúng Mỹ không thuận cho giải pháp quân sự ném bom của Ông. Ôâng nói rằng nếu Giải pháp Chính trị thất bại thì Ôâng xin Lưỡng viện biểu quyết. Nhưng nếu Lưỡng viện bỏ phiếu “NO“ , thì cả hai Giải pháp đều thất bại hay sao ?



    Mất lòng tin vào Quốc tế,
    Dân Việt Nam hãy tự cứu lấy mình



    Đã từ lâu, chúng tôi thường trực tiếp hay gián tiếp kêu gọi những Phong trào đấu tranh chỉ nói về Nhân quyền và nhờ Quốc tế can thiệp với Cơ chế độc tài độc đảng CSVN, đừng quá nhiều ảo tưởng hy vọng Quốc tế sẽ xúm nhau giúp mình giải quyết quốc nạn CSVN. Quốc tế không tiêu tốn tiền bạc, nhất là sinh mạng của dân họ để mang dâng cho chúng ta những đòi hỏi về những giá trị luân lý, nhân quyền, dân quyền. Họ chỉ can thiệp khi quyền lợi vật chất của họ bị tổn hại hay an ninh của dân họ bị đe dọa. Về điểm dân Việt phải tự đổ máu cứu mình , chúng tôi và PHONG TRÀO PHỤ NỮ VIỆT NAM HÀNH ĐỘNG CỨU NƯỚC luôn luôn đồng một Lập trường với Hình ảnh nêu gương cho con cháu về cuộc NỔI DẬY của hai Bà TRƯNG. Đó là Hình ảnh khởi đầu dậy cho con cháu cái TINH THẦN QUẬT CƯỜNG ĐỂ SINH TỒN của Dân Tộc Việt suốt những ngàn năm Lịch sử.

    Trước cảnh thụt lùi của Quốc tế như đã viết trên đây, ngày 05.09.2013, chúng tôi còn viết như sau kêu gọi Việt Nam hãy tự tin vào Tinh thần Quật cường để Sinh tồn của Tổ Tiên và tự cứu mình khỏi ách độc tài CSVN và khỏi xâm lăng từ Trung quốc:

    “Nếu vấn đề Syrie tại Trung Đông có phần xa xôi đối với chúng tôi, thì vấn đề Việt Nam là vấn đề trực tiếp thiết thân đối với mọi người Việt trong cũng như ngoài nước. Trường hợp Syrie và Việt Nam có những điểm tương tự:

    * Dân Syrie sống dưới ách độc tài của Bachard el-Assad. Dân Việt Nam sống dưới ách độc tài của cả đảng CSVN.


    * Quân đội Syrie, do quyền lợi của lớp sĩ quan chỉ huy, trung thành với nhà độc tài và dùng sức mạnh giết dân tàn nhẫn. Quân đội nhân dân VN, tầng lớp sĩ quan thuộc đảng và hưởng tiền bạc từ đảng, không phải chỉ trung thành với đảng mà do chính đảng chỉ huy, chắc chắn dùng sức mạnh bạo lực để đàn áp dân. Thêm vào đó, lực lượng Công an cũng do đảng trực tiếp chỉ huy cũng là lực lượng dùng bạo lực kè cổ dân hàng ngày và mọi nơi.

    * Nga và Trung quốc, vì quyền lợi vật chất làm ăn, bảo trợ cho chế độc độc tài của Bachar el-Bassad. Hai nước này làm tê liệt những quyết định của Liên Hiệp Quốc với quyền Veto nắm trong tay. Tại Việt Nam, Trung quốc là chủ điều hành, ra lệnh cho đảng CSVN. Trung quốc sẵn sàng làm tê liệt Liên Hiệp quốc với quyền Veto nếu Tây phương, nhất là Hoa kỳ đưa việc đàn áp nhân danh Nhân Quyền ra trước Liên Hiệp quốc.

    “Nhìn vấn đề Syrie diễn ra lúc này, người dân Việt Nam phải lấy chính sức lực của mình để cứu mình. Còn nếu chỉ ỷ lại, hoàn toàn tin tưởng ở những Chính quyền nước ngoài, những Tổ chức Quốc tế, nhân danh những Giá trị tinh thần, nhân danh Nhân Quyền, mong thoát được ách độc tài CSVN, thì chúng ta đi từ những thất vọng này đến những ảo tưởng khác.”

    Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế

    THƠ SONG NNGỮ




    BÍCH NGỌC * VÍ TIỀN



    money_wallet2
    Ví tiền 
    và phép thử về lòng trung thực

    Mới đây, tờ tạp chí gia đình của Mỹ Reader’s Digest đã thực hiện một khảo sát nhỏ để tìm hiểu xem thành phố du lịch nổi tiếng nào có người dân trung thực nhất. Họ đã chuẩn bị sẵn 192 chiếc ví đựng tiền và đem đến các thành phố du lịch nổi tiếng nhất, giả vờ thả rơi trên đường phố của tổng cộng 16 thành phố. Trong ví có các giấy tờ tùy thân cho biết tên tuổi, số điện thoại của chủ nhân chiếc ví, ngoài ra còn có ảnh gia đình, những phiếu mua hàng giảm giá và các tấm danh thiếp. Trong ví còn có số tiền tương đương 50 đô la Mỹ (khoảng hơn 1 triệu VND) đã được đổi ra tiền địa phương. Đến mỗi thành phố, họ lại giả vờ làm rơi 12 chiếc ví ở các địa điểm khác nhau như công viên, siêu thị, vỉa hè… và chờ đợi xem sẽ có bao nhiêu chiếc ví được trả lại.

    Kết quả khá thú vị:
    Người dân ở thành phố du lịch nào trung thực nhất?
    Người dân ở thành phố Helsinki, Phần Lan là trung thực nhất. 
    Trong số 12 chiếc ví bị rơi, có tới 11 chiếc ví được trả lại.

    Người dân ở thành phố du lịch nào trung thực nhất?
    Có 9/12 chiếc ví bị rơi ở thành phố Mumbai, Ấn Độ được đem trả cho chủ nhân. 
    Như vậy, Mumbai về nhì về mức độ trung thực của người dân.

    Người dân ở thành phố du lịch nào trung thực nhất?
    Có 8/12 chiếc ví được người dân thành phố Budapest, Hungary 
    đem trả cho người đánh mất. Budapest đứng thứ 3.

    Đồng hạng 3 còn có thành phố New York, Mỹ với 8 chiếc ví được trả lại.
    Đồng hạng 3 còn có thành phố New York, 
    Mỹ với 8 chiếc ví được trả lại.

    Đồng hạng 3 còn có thành phố New York, Mỹ với 8 chiếc ví được trả lại.
    Người dân thành phố Moscow, Nga đứng thứ 4 với 7 người 
    trung thực trả lại ví và 5 người “tiện tay cầm hộ”.

    Đồng hạng 4 với Moscow là thành phố Amsterdam của Hà Lan.
    Đồng hạng 4 với Moscow là thành phố Amsterdam của Hà Lan.

    Đồng hạng 4 với Moscow là thành phố Amsterdam của Hà Lan.
    Một nửa số dân ở thành phố Berlin, Đức là người trung thực 
    với 6/12 chiếc ví đánh rơi được đem trả. Berlin đứng thứ 5.

    Đồng hạng 5 là thành phố Ljubljana của Cộng hòa Slovenia (một đất nước thuộc Nam Âu).
    Đồng hạng 5 là thành phố Ljubljana của Cộng hòa Slovenia 
    (một đất nước thuộc Nam Âu).

    Ở vị trí thứ 6 là thành phố London, Anh với 5/12 người trả lại ví.
    Ở vị trí thứ 6 là thành phố London, Anh với 5/12 người trả lại ví.

    Ở vị trí thứ 6 là thành phố London, Anh với 5/12 người trả lại ví.
    Đồng hạng 6 là người dân ở thành phố Warsaw của Ba Lan. 
    Họ có vẻ cũng thích việc “cầm hộ” với 7/12 chiếc ví mất hẳn tung tích.

    Ở vị trí thứ 6 là thành phố London, Anh với 5/12 người trả lại ví.
    Kết quả khá thất vọng khi chỉ có 4/12 người nhặt được của rơi ở thành phố Bucharest, Romania đem trả cho người bị mất. Bucharest đứng thứ 7 về mức độ trung thực.

    Đồng hạng 7 là thành phố Rio de Janeiro của Brazil.
    Đồng hạng 7 là thành phố Rio de Janeiro của Brazil.

    Đồng hạng 7 là thành phố Rio de Janeiro của Brazil.
    Điều bất ngờ nhất là ở một thành phố nổi tiếng phát triển và văn minh như Zurich, Thụy Sĩ, người dân cũng không hoàn toàn trung thực. Chỉ có 4/12 chiếc ví được trả lại. Zurich cũng đứng ở vị trí thứ 7.

    Thành phố Prague, Cộng hòa Séc đứng ở vị trí thứ 8 với 3/12 người trung thực.
    Thành phố Prague, Cộng hòa Séc đứng ở vị trí thứ 8 với 3/12 người trung thực.

    Thành phố Prague, Cộng hòa Séc đứng ở vị trí thứ 8 với 3/12 người trung thực.
    Thành phố du lịch nổi tiếng của Tây Ban Nha - Madrid có lẽ sẽ khiến nhiều du khách thất vọng với chỉ 2 người trả lại ví. Madrid đứng ở vị trí thứ 9.

    Thành phố Prague, Cộng hòa Séc đứng ở vị trí thứ 8 với 3/12 người trung thực.
    Tỉ lệ nhận lại ví thấp nhất thuộc về thành phố Lisbon, Bồ Đào Nha với duy nhất một chiếc ví được trả lại. Lisbon đứng ở vị trí chót bảng về mức độ trung thực của người dân.

    Như vậy, với 192 chiếc ví đánh rơi, có tổng cộng 90 chiếc ví được trả lại, tỉ lệ nhận lại ví trung bình ở mức 47%. Vì vậy, khi đánh rơi ví, nhìn chung, du khách vẫn có thể hy vọng sẽ được nhận lại, nếu trong ví có đầy đủ thông tin về vị chủ nhân.
    Bích Ngọc

    BILL GATES





    Bill Gates dọn rác trong tâm như thế nào?

    Mỗi con người được sở hữu bởi một chữ tâm! Tâm như là một “mảnh đất” tư hữu và quyền sở hữu cá nhân một cách tuyệt đối, không ai xâm phạm được.

    Tâm của mỗi chúng ta, hẳn nhiên đang khu trú trong hình hài của mỗi con người rồi dần dà phát triển, lớn mạnh một cách tự nhiên theo hình hài, theo ngày tháng và theo cái vòng lẩn quẩn của sanh, bệnh, lão, tử. Chính vì thế, chúng ta phải biết kiểm soát tâm từ những hành vi, việc làm của chính ta giữa cõi đời này bằng cách thường xuyên nhắc nhở ta phải “dọn rác” trong tâm, đừng để rác rưởi sinh sôi nảy nở bám chặt vào tâm, e rằng khó gột rửa.

    Nói đến việc “dọn rác” trong tâm, tạm mượn hình ảnh của nhà tỷ phú Hoa Kỳ Bill Gates, chỉ xin nói đến hai giai đoạn theo thiển nghĩ của tôi, ông ta có sự chuyển hóa tâm (mang tính đạo đức) rõ nét nhất.

    Giai đoạn thứ nhất: Thời gian ông ấy đem tâm mình để đưa sự phát triển công nghệ thông tin đến tột đỉnh, vừa phục vụ cho sự phát triển kỹ thuật, vừa đem lại nguồn lợi nhuận kinh tế lớn cho đất nước cũng như bản thân mình. Bill Gates sớm trở thành nhà tỷ phú không những “tài sản” riêng của Hoa Kỳ mà cả thế giới khi ông còn rất trẻ. Thực tài ấy của ông khiến bao nhiêu người trên thế giới ngưỡng mộ, trân trọng và cả sự thách thức, đố kỵ từ những kẻ kém tài hám lợi.

    Giai đoạn thứ hai: Bill Gates tuyên bố “gác kiếm từ quan”. Khi tin này được loan ra, có những người yêu quý cái “đầu vàng” của ông băn khoăn tiếc nuối, ngược lại các đối thủ cạnh tranh của ông lại vỗ tay reo mừng, âu cũng là chuyện thường tình, trong lúc ông đang ở độ trung niên, tuổi nghề đang độ chín và công việc kinh doanh hết sức thuận lợi, sáng lạn ở phía trước.

    Vậy mà, ông đành lòng “đoạn tuyệt” để dành thời gian toàn tâm toàn ý và bỏ ra một khoản tài sản khổng lồ (khoảng 30 tỷ dollars) thành lập một quỹ từ thiện nhằm chống chọi với căn bệnh thế kỷ AIDS và giúp đỡ người dân vùng đói nghèo bệnh tật nhất thế giới (châu Phi)… Việc làm của ông nhận được sự đồng thuận hưởng ứng một cách tích cực của người vợ hiền “thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.

    Mặc dù họ có đến 3 người con, nhưng ông bà Bill Gates chỉ dành cho các con của họ một phần tài sản khiêm tốn ít ỏi. Bill Gates xem nhẹ đồng tiền “là vật ngoài thân” và cũng có thể nói ông đã xem đồng tiền chỉ là “phương tiện” mà chính ông đã dùng phương tiện đó một cách thật hữu ích... giúp cho những mảnh đời bất hạnh, nghèo đói, bệnh tật.

    Và ông luôn mong muốn cho xã hội phát triển trong công bằng, người thương người, nhân ái, tốt đẹp theo ý nghĩa nhân bản nhân văn, không hề có sự phân biệt giai cấp, giàu nghèo, như thổi vào một khát vọng vươn lên cho mỗi con người đều có được một cuộc sống tốt đẹp như nhau…

    Trong khi đó ở xứ ta có những chuyện bi hài lắm kẻ “giàu giả” mà xài thật, họ vung tiền ăn xài một cách vô tội vạ, những buổi tiệc tùng đình đám tốn kém hàng chục tỷ đồng như những trường hợp gần đây ở huyện miền núi nghèo Hương Sơn - Hà Tĩnh, một phụ nữ tổ chức cưới vợ cho “cậu ấm”, trong đám rước dâu từ Hà Nội về Hương Sơn đã huy động hàng loạt “siêu xe” dài hàng mấy cây số, mời những ca sĩ tên tuổi trong và ngoài nước về hát hò (nghe nói với số tiền cát-xê cao ngất ngưởng), trong lúc người dân quê ở đây đang thiếu đói phải chạy ăn từng ngày, từng bữa do hậu quả thiên tai bão lụt triền miên để lại.

    Một trường hợp khác cũng không kém phần kệch cỡm, đó là một nữ doanh nhân tổ chức đám cưới cho cậu “quý tử” cũng đưa hàng chục siêu xe để rước dâu từ Sài Gòn chạy lòng vòng về Cần Thơ để thiên hạ “lác mắt chơi”.

    Trong khi doanh nghiệp do bà làm chủ đang nợ ngân hàng trên cả ngàn tỷ, nợ người nông dân một nắng hai sương đã cung cấp thủy hải sản nguyên liệu gần 300 tỷ đồng. Hơn thế nữa, bà chủ doanh nghiệp này cũng đã nhiều lần hứa đóng góp tiền giúp quỹ từ thiện xã hội, thực chất chỉ để đánh bóng tên tuổi của mình, sau đó không chuyển tiền cho tổ chức từ thiện như đã hứa… Những việc làm này gây xôn xao dư luận, gần đây qua hệ thống thông tin truyền thông càng tô đậm điểm đen trong xã hội ngày nay. Cũng có thể nói đây là những trường hợp điển hình khoe mẽ, hợm hĩnh, rác rưởi đã bám chặt trong tâm của các con người này!...

    Với Bill Gates, ông hiểu cuộc đời này thật mỏng manh, vô thường, cái sống cái chết thay đổi trong từng sát-na nên ông đã đem tâm thực hành Bồ-tát hạnh bố thí, đây là một tấm gương sáng đáng cho chúng ta soi tâm. Qua hình ảnh và tấm gương của ông Bill Gates, ta có thể thấy rằng để có một cái tâm sáng trong, chúng ta luôn phải “dọn rác” trong tâm của chính mình!

    LÊ MỘNG NGUYÊN* L' ÉTAT


    Qu’est-ce que l’Etat ?
     
    Ses conditions d’existence (Suite et fin)
     
     
    Par LÊ MỘNG NGUYÊN
     
    Membre de l’Académie des Sciences d’Outre-mer
     
     
    Dans notre précédent article (v. DL No 147- aỏt 2013, p.9), nous avons exposé la belle et généreuse conception française (subjective) de la nation soutenue par Mancini, Michelet et notamment par RENAN : « … La Nation, comme l’individu est l’aboutissement d’un long passé d’efforts, de sacrifices et de dévouement… avoir des gloires communes dans le passé, une volonté commune dans le présent ; avoir fait de grandes choses ensemble, vouloir en faire encore ; voilà la condition essentielle pour être un peuple… ». Que penser de la doctrine révolutionnaire de l’Etat-Nation ? Elle réside dans l’existence même du principe de la souveraineté nationale. Ainsi, pour que la souveraineté soit à la fois un attribut étatique et national, l’Etat et la Nation doivent être une seule et même personne. Ce postulat n’est pas à l’abri de toute critique, la nation et l’Etat étant deux entités distinctes : la nation est un phénomène social (de nature sociologique et antérieure à la formation de l’Etat) alors que l’Etat est un phénomène juridique (v. cependant : la théorie de Burckhardt sur la constitution de l’Etat, évoquée par LE MONG Nguyen dans « Contribution à la théorie de la constitution souveraine par le peuple » in RDP No 4, juillet-aỏt 1971, p. 923-986). La nation de ce fait peut être la destinataire des décisions du Pouvoir étatique mais ne peut en aucun cas en constituer la substance… Il faut toutefois convenir que cette doctrine révolutionnaire (la Révolution de 1789 n’a-t-elle pas été d’inspiration de la moyenne bourgeoisie ?) ne comporte que des avantages (pour ceux qui sont au pouvoir) sur le plan politique. Elle implique l’unité du Pouvoir et des forces sociales cristallisant les aspirations collectives ; elle exclut toutes divergences et par conséquent tout pluralisme partisan. C’est pour cette raison que le marxisme qui substitue la conscience de classe à la conscience nationale n’a cessé de compromettre l’unité du Pouvoir dans le cadre de l’Etat-Nation.
     

    D’autre part, en dehors des éléments : territoire et nation, pour que l’Etat existe effectivement, il faut un pouvoir politique « accepté », c’est-à-dire un pouvoir consenti. Est donc nécessaire le consentement au Pouvoir de la part des gouvernés. Le pacte de sujétion est une sorte de contrat par lequel les sujets reconnaissent l’autorité du prince à condition que celui-ci n’en use que pour servir l’intérêt général. Pacte dont l’idée remonte au Moyen-âge et qui se trouve confirmé dans les philosophies du XVIe, du XVIIe (Hobbes avec « Le Léviathan », Locke avec son « Essai sur le Gouvernement civil ») et du XVIIIe siècle (avec Montesquieu). Il suffit par ailleurs d’une reconnaissance passive : la non-opposition des gouvernés au pouvoir est considéré comme un signe d’acceptation. « Consentir c’est accepter, ce n’est pas dominer, c’est admettre la légalité de la domination » (G. Burdeau). Sur la légitimité du pouvoir consenti et pour Maurice Duverger, le pouvoir est légitime s’il repose sur un consensus (accord sur l’autorité, sur la forme du gouvernement). Quant à la conception d’une légitimité personnelle et populaire de l’homme (qui avait lancé le fameux « appel du 18 juin »), elle est exposée dans les « Mémoires d’Espoir », Tome 1, pages 283-284 de Charles de Gaulle : « … Mais moi, c’est sans droit héréditaire, sans plébiscite, sans élection, au seul appel, impératif mais muet, de la France, que j’ai été naguère conduit à prendre en charge sa défense, son unité et son destin. Si j’y assume à présent la fonction suprême, c’est parce que je suis, depuis lors, consacré comme son recours. Il y a là un fait qui, à cơté des littérales dispositions constitutionnelles, s’impose à tous et à moi-même. Quelle que puisse être l’interprétation que l’on veuille donner à quel ou quel article, c’est vers de Gaulle en tout cas que se tournent les Français ; c’est de lui qu’ils attendent la solution de leurs problèmes. C’est à lui que va leur confiance ou que s’adressent leurs reproches. Pour vérifier que l’on rapporte à sa personne les espérances aussi bien que les déceptions, il n’est que d’entendre les discours, les conversations, les chansons, d’écouter les cris et les rumeurs, de lire ce qui est imprimé dans les journaux ou affiché sur les murs. De mon cơté, je ressens comme inhérents à ma propre existence le droit et le devoir d’assurer l’intérêt national. » Pour le président Georges Pompidou, la légitimité repose sur le bulletin de vote : « … Quant à la légitimité, je tiens ma légitimité de l’élection libre du peuple français, qui m’a porté ó je suis et devant qui seul je suis responsable » (Conférence de presse du 21 janvier 1971). Pour en finir avec la légitimité du pouvoir, citons le sociologue allemand Max Weber selon lequel il y a trois types de pouvoir.  Tout d’abord le Pouvoir traditionnel dans lequel il y a détention légitime du pouvoir par la personne à qui il a été dévolu historiquement (gouvernement du Prince). Ensuite le Pouvoir rationnel qui est celui que la majorité des citoyens considère comme raisonnable (gouvernement d’autorités investies par la loi). Ainsi le pouvoir élu (le bulletin de vote étant un acte de raison) est un pouvoir rationnel. Enfin le Pouvoir charismatique qui est celui faisant ressortir les dons propres de son détenteur (charme, prestige, etc.). En conclusion sur les conditions d’existence de l’Etat, on peut se poser la question suivante, qui donne matière à réflexion : La reconnaissance par les Etats (ou gouvernements) étrangers est-elle une condition nécessaire de l’existence de l’Etat ?
     

    LÊ MỘNG NGUYÊN Membre de l’Académie des Sciences d’Outre-mer, Docteur d’Etat ès Sciences Politiques, Lauréat de l’Université Paris I-Panthéon Sorbonne, ancien diplomate et avocat à la Cour de Paris, juriste et politologue
     
     
     

     
     

    CHỢ CHUỘT MIỀN TÂY

    Cận cảnh chợ chuột Campuchia béo mầm tại miền Tây

    Cả trăm tấn chuột từ Campuchia được tuồn về Việt Nam mỗi ngày, sau đó được các đầu nậu làm thịt, lột da, mổ bụng rồi mang tiêu thụ khắp miền Tây.
    Bạn đang xem bài phóng sự ảnh. Nhấn vào đây để xem dưới dạng trình chiếu ("slideshow")
    Những ngày này, nước lũ về ngập các cách đồng ở An Giang, Đồng Tháp và Kiên Giang. Đây cũng là mùa chuột đồng xuất hiện số lượng lớn. Tại cửa khẩu Khánh Bình, An Phú (An Giang) giáp với xã Chray Thom, huyện Co Thum, tỉnh Kandal (Campuchia) có những vựa chuột cả trăm tấn được nhập từ Campuchia về. 
    Sau khi xuồng chở chuột cập bờ phía An Phú, những lồng chuột này được chuyển về hàng chục điểm tập kết ở thị trấn Long Bình, hòa nhập với đàn chuột Việt Nam đã có mặt từ trước.
    Người dân ở An Giang tranh thủ đi bắt chuột bán cho các thương lái...
    Và lúc này, không ai còn phân biệt được đâu là chuột nội, đâu là chuột ngoại nhập.
    Ngoài các thương lái có điều kiện đến biên giới để thu mua chuột tận gốc, thì tại các địa phương giáp biên như An Phú, Châu Phú, Tịnh Biên của An Giang có cả trăm cơ sở chuyên thu gom chuột đồng. Ông Trương Văn Hùng, một trong những đầu mối thu gom chuột lớn nhất ở huyện Châu Phú, cho hay: "Có ngày doanh thu mua bán chuột hơn 50 triệu đồng".
    Cơ sở của ông Hùng giải quyết việc làm cho trên 30 lao động nông thôn có thu nhập ổn định.
    Những chú chuột được bắt ra ngoài, đập chết rồi chất thành từng đống chờ mổ thịt.
    Nhân công tập trung lột da, mổ bụng chuột.
    Em Nguyễn Hoàng Em, 12 tuổi ở Châu Phú (An Giang), mỗi ngày đi lột da chuột kiếm được 30.000 đồng.
    Chuột bị chặt đầu, mổ bụng được bỏ vào rổ chờ lột da. Những người phụ nữ ở đây không ai sợ... chuột.
    Chuột thành phẩm được ướp đá chuẩn bị mang đi giao cho các nhà hàng, quán nhậu. Hiện chuột sống loại I (cống nhum) có giá giá 60.000 đồng/kg, loại II (chuột đồng) 25.000 - 40.000 đồng/kg (tùy loại lớn nhỏ).
    Chuột quây lu lên bàn nhậu, đây là đặc sản ở miền Tây.
    Theo Tri Thức

    BÀ THU TRANG

      Cuộc đời truân chuyên của hoa hậu Việt Nam đầu tiên

    Cập nhật lúc 16:40 27/03/2013

    (Blog người nổi tiếng) - Từng ngồi tù, không chồng mà có con rồi phải ra nước ngoài để tránh sự đàn áp là những sóng gió trong cuộc đời bà Thu Trang.

    Từng ngồi tù, không chồng mà có con rồi phải ra nước ngoài để tránh sự đàn áp là những sóng gió trong cuộc đời bà Thu Trang.

    Trước năm 1975, Sài Gòn nói riêng và Nam Kỳ Lục Tỉnh nói chung, có rất nhiều người đẹp mà nhan sắc đã đi vào giai thoại. Một trong số đó là người đẹp một thời Công Thị Nghĩa, hoa hậu đầu tiên tại Việt Nam, mà quen thuộc với công chúng bằng cái tên Thu Trang. Bà Công Thị Nghĩa sinh năm 1932, quê gốc tại Hà Nội. Học xong bậc tiểu học, bà theo gia đình vào Sài Gòn sinh sống để thuận lợi cho công việc của thân phụ bà.

    Ngay từ thời con gái, bà đã đam mê viết văn, viết báo, đặc biệt là nghiên cứu về sử học (sau này, bà là tiến sĩ sử học, hiện định cư tại Pháp). Năm 20 tuổi, bà tham gia vào tổ chức Việt Minh, với nhiệm vụ là hoạt động điệp báo trong nội thành Sài Gòn. Tháng 7/1952, mật thám của Pháp phát hiện ra vai trò của bà trong tổ chức, bà bị bắt giam tại bót Catinat (nay là Sở Văn hóa, Thể thao và Du Lịch TP HCM - đường Đồng Khởi, quận 1).

    Thụ án ở bót này một thời gian, bà bị chuyển qua Khám Lớn - Sài Gòn (nay là Thư viện Tổng hợp TP HCM - đường Lý Tự Trọng, quận 1). Khoảng cách giữa bót Catinat và Khám Lớn là không xa. Những ngày thụ án của bà chỉ được khép lại khi luật sư Nguyễn Hữu Thọ đã thắng lý quan tòa trong phiên xử về tội danh mà bà mắc phải.
     Thu Trang chụp ảnh đăng quang Hoa hậu Việt Nam năm 1955.
    Thu Trang chụp ảnh đăng quang Hoa hậu Việt Nam năm 1955.


    Ra tù, với vốn chữ nghĩa sẵn có, bà tham gia một khóa học ngắn và bắt đầu theo nghề ký giả. Bà chuyên viết mảng văn hóa nghệ thuật. Bà ký tên Thu Trang, đây cũng là bút danh chính cho tất cả các trang viết, nghiên cứu lịch sử của bà.

    Năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm phát đi thông tin sẽ tổ chức một cuộc thi hoa hậu, thành phần ban giám khảo của cuộc thi này bao gồm nhiều nhân sĩ, trí thức, nhà báo. Trong một lần đến phỏng vấn thành phần ban giám khảo để đưa tin, vài thành viên ban giám khảo đã khuyên bà: "Cô đẹp như vậy, nên đăng ký tham gia cuộc thi này". Nghe rủ rê, bà đăng ký tham gia với mục đích ban đầu là để vui.

    Ngày 20/5/1955, nhân lễ Kỷ niệm Hai Bà Trưng, tại rạp hát Lido ở khu Chợ Lớn, cuộc thi Hoa hậu Việt Nam chính thức được diễn ra. Gần như tất cả mỹ nhân đang sinh sống tại Sài Gòn và các tỉnh miền Nam đều xuất hiện tại cuộc thi này.

    Do quan niệm ở thời điểm đó, nên không có phần thi áo tắm trong suốt cuộc thi hoa hậu. Xuất sắc vượt qua hàng loạt nhan sắc khác, Thu Trang chính thức đăng quang vương miện Hoa hậu. Á hậu 1 thuộc về cô Nguyễn Thị Ninh, người Hà Nội di cư vào Nam và Á hậu 2 là cô Ngô Yên Thu, người Cần Thơ. Bà Thu Trang đoạt ngôi Hoa hậu, với những thông số mà xét ở thời điểm này thì rất khó để đạt chuẩn, nhất là về chiều cao. Bà chỉ cao 1,61m, số đo 3 vòng là 86-62-88.

    Phần thưởng cho danh hiệu Hoa hậu mà bà sở hữu là một chiếc môtô hiệu Lambretta, kiềng vàng, nước hoa và nhiều loại mỹ phẩm danh tiếng khác. Lambretta thời điểm đó rất có giá, thuộc dòng xe hai bánh cao cấp bậc nhất. Vì chiếc xe này, mà bà Thu Trang được nhiều người gọi đùa là "Hoa hậu Lambretta".

    Sau khi trở thành Hoa hậu, cuộc đời bà bước sang một trang mới. Cũng như trào lưu bây giờ, bà trở thành nữ diễn viên trong nhiều bộ phim của Sài Gòn thời điểm đó. Năm 1956, bà đảm nhiệm các vai diễn trong nhiều bộ phim, như "Chúng tôi muốn sống" (đạo diễn Vĩnh Noãn), “Lục Vân Tiên” (đạo diễn Tống Ngọc Hạp).

    Đầu năm 1957, bà cùng đạo diễn Tống Ngọc Hạp mang theo bộ phim Lục Vân Tiên sang Nhật để làm hậu kỳ. Đồng thời, cũng là để tham gia Đại hội Điện ảnh châu Á đang được tổ chức tại đây. Gần một tháng ở Nhật cùng với đạo diễn Tống Ngọc Hạp, lửa gần rơm lâu ngày cũng bén, giữa bà và đạo diễn nảy sinh tình cảm. Chuyện gì đến cũng đến, bà có mang.

    Bà Trang khi về già vẫn giữ được vẻ đẹp mặn mà. Ảnh bà Trang chụp tại Pháp với GS Trần Văn Khê (ảnh trái) và chụp cùng con trai (ảnh phải).
    Bà Trang khi về già vẫn giữ được vẻ đẹp mặn mà. Ảnh bà Trang chụp tại Pháp với GS Trần Văn Khê (ảnh trái) và chụp cùng con trai (ảnh phải).

    Trong cuốn hồi ký của mình, bà có thổ lộ khá chi tiết về mối tình không lối thoát này, bà viết: "Tới tuổi 25 tôi mới thành đàn bà trong hoàn cảnh bi thảm. Bị đưa vào những tình huống mà tôi cảm nhận là mình đã không thể tránh. Khi người đàn ông đam mê, nên dễ bị say trong nỗi cuồng điên man dại? Hay chính tôi là một đối tượng có những nét gì khó gần, quá giữ gìn càng gây kích thích trong sự phải chiếm đoạt? Phải chinh phục do tự ái của đàn ông tính, pha lẫn với ít nhiều tưởng tượng là tình yêu?

    Ngang trái thay, tôi đã không biết gì trên phương diện tình dục. Tôi có thai ngay trong tháng đầu tại Tokyo. Chúng tôi đã sống trong thảm cảnh kế tiếp khi về tới Sài Gòn cuối năm 1957. Thật là cả một cơn giông bão phũ phàng đổ ập xuống tôi khi vừa bắt đầu làm mẹ. Xã hội Việt Nam thời ấy chưa có chút vị tha nào cho những sự kiện như vậy".

    Về lại Sài Gòn, bà liên tiếp hứng chịu sự chỉ trích của dư luận. Đơn giản vì khi ấy, đạo diễn Tống Ngọc Hạp đã có vợ và con. Mặc cho điều đó, bà vẫn kiên quyết giữ lại đứa con. Sau này, bà vẫn cho con theo họ của bố, bà đặt tên là Tống Ngọc Vân Tiên. Cái tên như lưu dấu kỷ niệm về tình cảm mà bà dành cho đạo diễn. Rất nhiều năm sau, bà vẫn không mở miệng oán trách vị đạo diễn này bất cứ lời nào.

    Là một mỹ nhân, lại đang trên đà danh vọng, đột nhiên lâm vào tình cảnh "không chồng mà có con", thế nhưng không vì vậy mà sức quyến rũ của bà đối với người khác giới suy chuyển. Một trong những người đàn ông rất nổi tiếng mê đắm bà đến quên ăn quên ngủ chính là… thi sĩ Bùi Giáng.

    Giới văn nghệ sĩ ở Sài Gòn đoán chắc rằng câu thơ đầy lạ lùng và nổi tiếng của Bùi Giáng là: "Còn hai con mắt, khóc người một con" chính là viết cho riêng bà. Nhiều người cho rằng, "khóc người một con", tức là thương cảm cho người phụ nữ có một con chứ không liên quan gì đến chuyện… nhãn cầu. Tất nhiên, với chữ nghĩa của một thi sĩ như Bùi Giáng, thì ai suy nghĩ sao cũng được. Ngoài việc bà là "tác nhân chính" cho câu thơ trên của Bùi Giáng, thì thi sĩ Bùi Giáng còn viết nhiều bài thơ khác cho bà, có bài công bố, có bài không.

    Họa sĩ Bửu Ý, có công bố bài thơ do họa sĩ chép lại mà thi sĩ Bùi Giáng làm riêng cho bà với tựa đề chính là Thu Trang, với những câu thấm đẫm tình cảm tuyệt vọng lẫn hờn trách, "Trang của tờ giấy cũ/ Của vầng tóc ban đầu/ Trang của hồi vàng tụ/ Về mệt mỏi mai sau/ Anh nhớ em vô cùng/ Đất sầu không xiết kể/ Anh kêu gọi mông lung/ Trang ồ, Trang rất tệ".

    Tiến sĩ Thu Trang trong một lần giảng dạy tại Việt Nam.
    Tiến sĩ Thu Trang trong một lần giảng dạy tại Việt Nam.

    Với đạo luật 10/59, chính quyền Ngô Đình Diệm bắt đầu quá trình xét lại tội danh với tất cả những người từng tham gia cách mạng. Nhiều đồng chí từng hoạt động chung với bà, khuyên bà nên rời khỏi Sài Gòn càng sớm càng tốt để tránh sự trả thù.

    Năm 1961, nhận được lời mời tham dự tuần lễ phim ảnh tại Pháp, bà đã rời Sài Gòn và tìm cách định cư lâu dài tại đất nước này. Sang Pháp, bà không tham gia bất cứ hoạt động nghệ thuật cũng như điện ảnh nào. Mà thay vào đó, bà quay trở lại thú đam mê của mình thời con gái là viết và nghiên cứu lịch sử. Bà đăng ký theo học chính quy.

    Năm 1978, bà bảo vệ thành công đề tài "Những hoạt động của Phan Châu Trinh" và trở thành tiến sĩ sử học tại Đại học Paris VII. Ngoài ra, bà còn viết nhiều sách nghiên cứu về quá trình hoạt động của nhiều nhà cách mạng khác. Nghiên cứu của bà được in thành sách và được dịch ra tiếng Việt.
    Bà Thu Trang
    Bà Thu Trang

    Vì nhiều lý do khác nhau, trong suốt thời gian học tập và sinh sống ở Pháp, bà không tiết lộ thân phận hoa hậu của mình, chỉ một số rất ít người biết bà là hoa hậu đầu tiên của Việt Nam. Sau này, bà có về Việt Nam để tham gia giảng dạy tại nhiều trường đại học trong nước.

    Bà viết trong hồi ký của mình về Bùi Giáng vào một ngày mưa đến thăm bà, khi thi sĩ biết bà sắp sang Pháp. Bằng cảm quan của một nghệ sĩ lớn, ông biết bà đi là không trở lại. Bà viết: "Tôi hơi ngạc nhiên để ý anh nhìn xuống nền nhà đá hoa. Cả hai im lặng, tôi muốn nói một câu gì đó để cho có chuyện. Chưa kịp thì anh cúi xuống nhặt đôi dép màu xanh lá mạ của tôi đi trong nhà cạnh đó, anh nhặt lên và lẳng lặng mở tờ báo gói đôi dép. Rồi anh đứng lên: Tôi về!". Có lẽ, đó là lần gặp mặt cuối cùng giữa bà và thi sĩ Bùi Giáng.
    PHUNU TODAY

    ĐỒI THÔNG HAI MỘ

       

    Đồi thông hai mộ

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Bước tới: menu, tìm kiếm
    Cổng vào Đồi Thông Hai Mộ
    Đồi thông hai mộ là một địa điểm tham quan du lịch nằm trên đồi thông bên bờ hồ Than Thở, Đà Lạt

    Câu chuyện

    Hai ngôi mộ trên đồi thông
    Thắng cảnh Đồi thông hai mộ thường được gắn với những câu chuyện ly kì, tuy nhiên có một câu chuyện được cho là trung thực nhất kể rằng: chàng tên Vũ Minh Tâm, nàng tên Lê Thị Thảo [1]. Chàng quê ở Gò Công, Tiền Giang[2], sinh trong một gia đình đại điền chủ giàu có, là sinh viên Trường Võ bị Đà Lạt. Nàng:
    "... năm ấy khi tuổi vừa đôi chín
    Tâm hồn đang trắng trong
    Như chim non khi ăn còn chưa no
    Khi co còn chưa ấm [3]
    Họ gặp nhau tâm đầu ý hợp, yêu nhau tha thiết và thề non hẹn biển. Tốt nghiệp, chàng về xin cha mẹ trầu cau cưới hỏi... nhưng bị gia đình phản đối kịch liệt vì gia đình nàng không "môn đăng hộ đối" và bắt đi cưới người con gái mà chàng không hề yêu. Chàng đã xin chuyển đến một vùng tuyến đầu lửa đạn để tìm quên... Và rồi, nàng nhận được tin báo tử của chàng từ chiến trường. Đau khổ tột cùng:
    "nàng buồn thơ thẩn chẳng còn ngồi
    trang điểm qua màu phấn
    Để phai úa đến tàn cả hương sắc
    tháng ngày luôn héo hon"[3]
    Sau đó, nàng tìm đến khu đồi thông bên bờ hồ Sương Mai (sau tình sử này được gọi là hồ Than Thở), nơi hai người xưa kia từng hò hẹn, tự vẫn chết vào ngày 15 tháng 3 năm 1956. Thuận theo nguyện vọng, gia đình đã chôn cất nàng ngay dưới khu đồi thông. Nhưng thật ra người ta đã nhầm khi báo tử, chàng không tử trận và đang trở về thăm nàng. Hay tin nàng chết, Tâm tìm đến mộ nàng vật vã khóc than, sau đó cũng tự tử chết theo để giữ trọn lời thề[4]. Trước khi chết, chàng để lại bức thư tuyệt mệnh với mong ước được yên nghỉ bên cạnh mộ nàng để hai người mãi mãi được gần nhau. Và:
    "... mộ chàng đã được ở cạnh nàng
    Như lời xưa thề ước
    Nằm hiu hắt đến ngàn thu an giấc
    dưới mộ sâu đất khô
    Qua bao năm rêu xanh phủ che kín..."
    Tuy nhiên, sau năm 1975, do tuổi cao sức yếu, không thể thường xuyên lên thăm mộ con, cha mẹ chàng đã cho bốc mộ anh đưa về quê. Dù hài cốt chàng đã được dời đi nhưng cảm thương mối tình của hai người, người thân của nàng vẫn để ngôi mộ đôi. Và sau này ngôi mộ được tôn tạo khang trang lại, trở thành điểm tham quan du lịch độc đáo như hiện nay. Nhân dịp Festival hoa Đà Lạt 2012, Ban tổ chức đã cho trồng toàn hoa tím chung quanh khu mộ.

    Nhạc phẩm Đồi thông hai mộ

    Cảm khái chuyện tình của hai người, nhạc sĩ Hồng Vân[5] sáng tác bài hát Đồi thông hai mộ. Bài hát điệu boléro này được nhiều người ưa thích và thể hiện thành công qua các giọng ca như: Hương Lan, Trường Vũ, Lệ Quyên ...

    Chú thích

    1. ^ Tên hai người được ghi rõ trên bia mộ
    2. ^ Tài liệu khác nói ở Vĩnh Long
    3. ^ a b Lời bài hát Đồi thông hai mộ
    4. ^ Một dị bản là vì quá đau khổ, chàng xung phong vào những vào vùng lửa đạn ác liệt và chết trong một trận giao tranh.
    5. ^ Hồng Vân là một nhạc sĩ có rất nhiều ca khúc "ăn khách" vì lời ca bình dân, nhạc giản dị như "Tôi Bước Vào Yêu", "Đồi thông hai mộ" v.v...
     
     CHUYỆN   TÌNH                 ôi !.. cuộc thế nhân sinh ba vạn
    Đồi  thông                                        sáu ngàn ngày thời hạn là bao
     Hai   _   mộ                                      trăm năm còn có gì đâu
          Tác   giả                                      hơn nhau danh để về lâu về dài  
    CHẾ  QUANG  TUYỂN                       trai tín nghĩa anh tài trung liệt
    LỜI GIỚI THIỆU                                gái thuận hiền tiết liệt thấu trinh
                                                              thật là rạng vẻ họ Đinh
                                                              hai hồn hai họ thác vinh lắm rồi ...
     
    Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê chật hẹp của miền biển rộng bao la . sau này khi lớn lên tôi đã đi . đã sống ở nhiều vùng quê xa lạ khác , nhưng chưa nơi nào tôi cảm thấy yêu thấy quý như quê hương tôi . nơi đã sinh ra tôi , nuôi tôi lớn khôn , nâng bước tôi đi ngang tầm thời đại , nơi đã ôm trọn niềm tin yêu hy vọng của lòng tôi . cho dù đó chỉ là một vùng quê nghèo khó , với những cánh đồng chua mặn , người nông dân phải tảo tần làm lụng một nắng hai sương mới được ngày hai bữa đói no…
       Có lẽ tôi yêu quê hương bởi những câu ca dao , những làn điệu hát ru của mẹ , của bà và cùa bố tôi với những cánh cò cánh vạc lặn lội bờ sông . Tôi đã lớn lên theo năm tháng bằng những dòng sữa ngọt ngào những lời ru trầm ấm của quê hương có lẽ vì thế sau này lớn lên tôi đã dần yêu thơ từ đó… năm mười một mười hai tuổi tôi đã đọc truyện kiều , lục vân tiên v v …
       Lớn lên chút nữa tôi được đọc ( cung oán ngâm khúc , chinh phụ ngâm và đồi thông hai mộ ) .
    Từ đó thể thơ song thất lạc bát mang đậm nét chữ tình đã mê hoặc tâm hồn tôi , tôi đã yêu và mê thơ lúc nào không biết nữa , sau này tôi có dịp đi qua các miền quê tôi đã sưu tầm được nhiều tập thơ mà tôi ưa thích nhưng riêng cuốn  (đồi thông hai mộ ) thì chưa bao giờ tôi tìm lại được và nhiều người có tuổi cũng chỉ biết lõm bõm câu được câu chăng . sau này khi biết truy cập trang mạng tôi cũng đã tìm trong thư viện sách nhưng vẫn bặt vô âm tín… có lẽ cuốn sách còn nằm ở trang nào mà tôi không biết .
       Nay tôi xin tải lên trang mạng cuốn truyện này để các độc giả yêu thơ cùng được thưởng thức .
    Một câu truyện tình , chung tình có một ở nơi sơn cùng thủy tận , nơi thái hậu sơ hà . một câu truyện tình mang đầy tính nhân văn mà người đời đã đọc rồi thì hầu như đều mến mộ tài đức biết cách xóa bỏ những hận thù của người xưa . Lòng đố kỵ tham vọng và ghen gét đều sẽ phải trả giá .
    Lưới trần thoát , lưới trời không thoát
    Kiếp luân hồi tội ác chí công
       Dó cũng là bản án dành cho những kẻ tài hèn , tham lam , mưu mô sảo quyệt muốn tiến thân bằng mồ hôi sương máu của người khác
       Cuốn truyện tôi viết lại theo nguyên tác xuất bản lần đầu vào năm 1949 tại HÀ NỘI bằng trí nhớ của tôi thời gian trôi đi cũng đã lâu , nếu có gì sai sót độc giả nào biết xin hãy cộng tác bổ xung thêm và cho cảm tưởng khi đọc xong cuốn sách này
       Xin trân thành cảm ơn
    11 / 2 / 2013
    PHẠM TÙNG GIAO
    Mấy dòng tản cư ký sự
    Mấy trang tình sử bi hùng
    Năm 1945 nhật pháp bắn nhau chí tử được lệnh tản cư, gia đình tôi cùng một số gia đình khác,cùng vội vàng thu dọn một số đồ đạc cần thiết lên một chiếc xe khách, tản cư đến vùng rừng núi thuộc tỉnh hòa bình. Đoàn chúng tôi đi gồm ba mươi người cả người lớn và trẻ em chúng tôi dừng chân ở một bản nhỏ cách tỉnh lỵ hòa bình ba mươi cây số, cuộc sống của những gia đình chúng tôi lúc ấy vô cùng vất vả, hàng ngày chúng tôi phải đi bộ ba mươi cây số đến chợ đồn tỉnh lỵ hòa bình buôn bán kiếm ăn thế rồi:
    Tấm thân dầu dãi dưới phong sương
    Quốc phá gia vong cảnh đoạn trường
    Mặt mũi võ vàng theo tế nguyệt
    Áo quần tơi tả với tang thương
    Trên quãng đường đi, hàng ngày chúng tôi phải lội qua một con suối nhỏ tên gọi suối ngang dòng suối quanh co uốn lượn ven sườn một quả đồi rộng. ở dưới nhìn lên trên đồi có trồng năm mươi cây thông già theo hình cánh cung ôm lấy một ngôi miếu nhỏ ở giữa, thỉnh thoảng từng cơn gió nhẹ nhàng thổi tiếng thông reo vi vút, hòa với tiêng suối chảy sóc rách. Nước suối trong xanh, mỗi khi chúng tôi lội qua từng đàn cá nhỏ lượn lờ vây quanh chân chúng tôi, đôi khi chúng tôi cũng gặp một vài cô gái dân tộc vén váy lội qua,với căp đùi trắng gần nhìn phong cảnh sơn thủy hữu tình của nơi sơn cùng thủy tận thật là nên thơ. Đúng là:
    Thông xanh tỏa bóng chiều vàng
    Suối trong nước bạc cô nàng lội qua
    Mây mờ bao phủ non xa
    Chim đàn tìm tổ bao la tận rừng
    Thời gian cứ thế trôi đi ngày lại qua ngày. Mải với công việc buôn bán mưu sinh nên chưa có dịp nào lên vãng cảnh đồi thông được, tôi và anh bạn tôi hẹn với nhau , bữa nào nghỉ một buổi chợ để lên thăm đồi thông xem phong cảnh ra sao. Và cái miếu trên đó thờ ai?.. hôm đó là một ngày chủ nhật hai chúng tôi đã quyết định nghỉ một ngày rủ nhau lên thăm đồi thông. Gần trưa hai chúng tôi lên tới nơi chúng tôi thật bất ngờ với cảnh đẹp u tịch nơi đây. Một ngôi miếu nhỏ xây toàn bằng đá trắng, trước cửa miếu là hai ngôi mộ cũng xây bắng đá trắng trên mỗi ngôi mộ có dựng một tấm bia có trạm khắc bằng chữ nho rất đẹp, ngày ấy tôi cũng có học và biết chút ít chữ nho. Tôi đọc thấy mộ bên tả ghi( đinh lăng trưởng vệ vị quốc quên khu) tôi tạm dịch: đây là người con trai họ đinhtên lăngvì nước mà chết. mộ bên hữu ghi 
    (quách mỵdung vị vu tử tiết) tôi tạm dịch người con gái này vì chồng mà chết nhìn hai ngôi mộ và ngôi miếu cổ kính rêu phong . phong cảnh tĩnh mịch đến rợn người tôi cứ ngỡ nơi đây lâu lắm không có ai đến và là một nơi hương tàn tro lạnh nhưng khi bước vào trong miếu thì tôi đã nhầm . từ cửa bước vào trước bàn thờ là một tảng đá trắng rộng khoảng tám mươi phân, dài khoảng môt mét hai. ở giữa có hai vết nũng xuống như hai vết đầu gối quỳ và bát nhang vẫn còn nghi ngút khói ,chứng tỏ nơi đây không phải là nơi tro tàn hương lạnh mà hàng ngày vẫn có người đến nhang khói cầu cúng. 
    Chúng tôi đang mải xem thì bỗng có một ông cụ người dân tộc, đầu râu tóc bạc tay cầm một con dao quắm hớt hải chạy lên, tới nơi ông quát lơ lớ bằng tiếng kinh, ai cho các anh lên đây nghịch phá phách miếu, chúng tôi sợ quá ,lấy lại bình tĩnh. Tôi mới xin thưa với cụ, chúng con là người dưới xuôi ,tản cư lên đây hàng ngày chúng con đi chợ qua đây,thấy phong cảnh nơi đây đẹp quá hôm nay chúng con mới có dịp lên đây vãng cảnh chứ có dám phá phách gì đâu ạ. nghe chúng tôi nói vậy cụ già không nói gì nữa. tôi mới đánh bạo hỏi cụ.
    ( 1 )
                                   
    Thưa cụ chúng con cũng có học và biết chút ít chữ nho, con đọc thấy mộ bên tả có ghi .
    Đinh lăngtrưởng vệ vị quốc quên khu, mộ bên hữu có ghi. Quách mỵdungvị vu tử tiết. con biết rằng một người vì nước mà chết , một người vì chồng mà chết, vậy sự tích ngôi miếu này và câu chuyện tình của họ ra sao cụ có thể dẫn chuyện cho chúng con biết được không ạ, cụ nói chuyện dài lắm các anh muốn biết thì về nhà ta, ta kể cho nghe.
    Chúng tôi rất mừng theo chân cụ về nhà, về tới nhà cụ gọi cô con gái ra pha trà mời khách nàng nhìn chúng tôi mỉm cười rồi lấy ấm pha trà mang lên mời chúng tôi dùng nước, cụ lại bảo con gái lấy cuốn( sách đồi thông hai mộ) ra đưa cho chúng tôi rồi bảo cô đi làm cơm đãi khách.
    Chúng tôi rất mừng vì sách được viết bằng chữ quốc ngữ nhưng khi đọc thì nỗi mừng của chúng tôi lại là nỗi mừng hụt, vì sách được viết toàn bằng tiếng mường - thổ nên chúng tôi chẳng hiểu gì cả cụ nhìn chúng tôi cười và bảo các anh không hiểu gì phải không. Để tí nữa ăn cơm nước xong ta sẽ bảo con gái ta nó đọc và dịch cho các anh nghe. 
    Ăn uống xong xuôi cụ mời chúng tôi ra bàn uống nước rồi gọi con gái ra đọc cho chúng tôi nghe vâng lời cụ cô gái ra vừa đọc vừa ngâm, vừa dịch vưa chú thích thêm ngoài, nhờ từ tâm nhã ý của cụ, tôi đã am – tường đủ điều kỳ vọng .
    Theo lời cụ, những câu văn trong chuyện đêu ghép đúng vần điệu của thi ca mường - thổ tác giả cuốn sách đó họ CHẾtên QUANG TUYỂN.hồi đó là một thanh niên giáo viên được già mến trẻ yêu cả vùng ái – mộ. QUANG TUYỂN tiên sinh hồi còn niên thiếu, lại là bạn thâm – giao, tâm đầu hợp ý , của hai vị chủ động . chủ động chính trong truyện tức chàng ĐINH – LĂNG và (cô nàng) QUÁCH MỴ DUNG . 
    Luôn trong ba tháng ròng ngẩn nghơ tiếc bạn . Sau ngày an táng bạn tại đồi thông , chiều nào giáo viênQUANG TUYỂN, cũng có mặt dưới gốc thông già bên mồ đất đỏ. Lệ anh – hùng không đỏ, nhưng sầu anh hùng than thở biết bao nguôi .
    Giáo viên là người độc nhất đã thấu triệt hết uẩn khúc éo le , cảnh tình bi thảm của mối lương duyên dang dở LĂNG – DUNG . LĂNG là bạn cam – khổ giữ đồng của TUYỂN. DUNG là bạn cùng thầy cùng lớp cùa TUYỂN. LĂNG DUNG yêu nhau , TUYỂN hết lòng tán- dương cổ động cho chóng thành kết quả , như ý sở cầu của bạn . mối tình LĂNG - DUNG làm tan vỡ lây cả nguyên- vọng thủy – chung của TUYỂN .
    Để làm sống lại mãi mãi với núi rừng những tâm – hồn cao cả thanh – tao , để treo cao mãi mãi với núi rừng tấm gương phản chiếu chói lọi đầy bi thương thảm khốc do hủ tục ép – duyên , gán phận gây nên , giáo viên thi sỹ QUANG TUYỂN đem tâm sự , thân thế , sự nghiệp của hai bạn LĂNG – DUNG thiết tha ghi chép thành thiên – bi – sử ĐỒI THÔNG HAI MỘ . thời gian theo dòng (suối ngang) nhẹ nhàng trôi . nhưng di tích phi thường với sự nghiệp phi thường của người phi thường không thể theo thời gian tiêu tan thành tro bụi . những quý – tượng đó sẽ tồn tại đời đời ở đất nước . ở trí nhớ lưu truyền của người đời .
    Cách đây lâu năm lắm rồi , cho tới bây giờ vẫn thế . nam nữ thanh niên , trong vùng rừng xanh núi biếc này , phần đông đều thuộc lòng cuốn truyện từ đầu đến cuối . trong rừng đốn củi ngoài nương dỡ sắn , một người khởi sướng một câu là sẵn sàng đồng vọng hoan hô , đồng thanh hưởng ứng hát lên ầm ĩ , hát lên rầu rĩ , hát lên lâm ly .
    Một cuốn truyện tình , nhưng nhiều đặc – điểm , một cuốn truyện tình xuất hiện bất ngờ ở nơi sơn cùng thủy tận . một cuốn truyện tình chung tình có một . tôi hứa với lão nhân sẽ theo sát ý nghĩa cao sa của cốt truyện . biên soạn thành nguyên âm vận văn . quốc âm việt ngữ biểu dương đầy đủ tinh thần (ái quốc chung tình , kiên trinh thủ tín) . để cống hiến toàn thể anh chị em trong đại gia đình việt nam không phân biệt thổ kinh. Không phân chia nam bắc , thể song thất lục bát
    ( 2 )
    ((cung oán ngâm khúc )) của ÔN NHƯ HẦU tiên sinh rất thích hợp với luận điệu vận văn của sơn nhân thi sỹ QUANG TUYỂN, vậy tôi theo vần thơ trường hận đó để biểu lộ mối tình u uất mô tả cuộc kỳ duyên của hai tâm hồn bất tử LĂNG + DUNG người đồng hương đồng sứ với với thi nhân giáo viên , ai ai cũng thừa hiểu ngọn ngành của điển – tích ĐỒI THÔNG HAI MỘ bởi vậy trước tác thành cuốn thi ca để truyền tụng , thi nhân chỉ cần trú trọng đến điều cốt chính . đọc song di bút tài tình linh động , tôi khách lãng du ở tận bốn phương trời ngẫu nhiên mới lại , không bỏ lỡ cơ hội hỏi lão nhân những điều phụ thuộc cần thiết mà tôi còn thắc mắc .
    May thay , những ngoại phụ đó đã được lão nhân chỉ dạy tỏ tường dưới đây .
    Đinh Lăng thuộc dòng máu anh hùng do khí thiêng của núi rừng cao cả kết – tinh lại , thiên tư thông minh lỗi lạc . mồ côi song thân từ bé . sẩy cha còn chú . thờ chú như cha , ham học ghét chơi , ưa thích tự do khoáng đãng , oán – hờn giam hãm tối tăm . Chú mến tài , quyết cho cháu theo đòi học – tập đến bờ đến bến . Năm Lăng mười tám tuổi ông chú chiều theo ý cháu nhờ người môi giới hỏi Mỵ Dung cho Lăng làm vợ . 
    Mỵ Dung dòng họ Quách vốn nổi danh một đóa hoa hãn hữu quốc sắc thiên hương của đồi cao suối bạc , sinh quán tại (trại trong ) cách (trại mít) sinh quán của Lăng một quả đồi thấp rộng giồng toàn (sắn dây) quý giá , gia đình phong phú Dung được miệt mài đèn sách mấy năm . từ giã học đường năm mười bảy tuổi . Dung ở nhà săn sóc việc tầm tơ canh cửi . Đẹp người đẹp nết xa gần tin đi mối lại . Duyên kim cải dập dìu lá thắm .
    Sựthật nàng Mỵ Dung con nhà băng tuyết , nền nếp phỉ - phong nàng chẳng ưa gì thói tình trăng hoa , trên dâu trong bộc công ơn cù lao dưỡng dục nàng coi tựa núi Hoàng sông Thao.
    Chín chữ cù lao in dạ sắt
    Trăm năm sơn hải tạc lòng son 
    Nàng công nhận lẽ phải là việc hôn nhân của nàng , nên chăng thì cũng tại lòng mẹ cha (phụ mẫu chi – mạnh môi trước chi ngôn ) tự do kết hôn khi song thân tại đường là rất nên trái đạo. nàng không muốn thế , nàng chỉ muốn việc hôn nhân quan trọng , ảnh hưởng mật thiết đến hạnh phúc chung thân của nàng theo công lý nhân quyền , được cha mẹ cho phép nàng tỏ bày tâm sự , ít điều ngang trái . nàng phục tùng lệnh trên cho tròn đạo hiếu là việc dĩ nhiên hoàn mỹ , trái lại nếu trăm đường ép uổng , vạn sự dở dang , việc nhân duyên của nàng chung thân khổ nhục chỉ vì hủ tục ép duyên – chi phối thì nàng công phẫn phản đối đến cùng … 
    Nàng nghĩ rằng cổ tục của bao đời truyền lại không phải điều gì cũng nhất nhất phải tuân theo . thuần phong mỹ tục , đã đem lại nhiều kết quả đẹp tươi hùng mạnh thì cần giữ lấy . còn trái đạo bất công ,không hợp với trình độ tiến hóa cùa nhân loại thì hủy bỏ đi sớm ngày nào hay ngày ấy .
    Từ ngày nàng Dung khôn lớn đã được mắt thấy tai nghe biết bao cảnh tượng thương tâm của di họa ép duyên gán phận do hủ tục cổ truyền gây nên , trước vực thẳm hang sâu nàng cần lùi bước để tự mình phản đối cổ hủ và cương quyết bài trừ , tục lệ bất công . Đã nhiều lần nàng suy trước tính sau , rồi mình lại tự hỏi mình . Tại sao song thân mình lại quá mê tín ấn định duyên nàng quá sớm , mới lọt lòng mẹ đã thành đạo vợ chồng ?.. Tới tuổi trưởng thành nàng nhận thức rõ ràng . 
    Người vị hôn phu do quyền cha mẹ sở định hoàn toàn hư hỏng cả tài lẫn hạnh , nàng kêu xin , đủ điều từ chối. Nhưng từ chối sao được cổ tục thiêng liêng , quyền trên không hỏi trái , còn người mà nàng sở vọng được lấy làm chồng sự thật , chưa hề sớm đào tối mận ,chưa hề vượt quyền sinh dưỡng cùng người yêu thề nguyện trăm năm , cửa khổng sân trình , cùng thầy cùng lớp mấy năm lui tới học đường , hai tâm hồn Lăng Dung , đã âm thầm thấu hiểu lẫn nhau và ước ao tin tưởng ở tương lai hạnh phúc . Đinh Quach đẹp duyên , người ý chung nhân của Dung tức Đinh Lăng . Tài đức vẹn toàn mối manh đủ lễ đến hỏi xin nàng làm vợ thì ác thay !..
    ( 3 )
                             
    Tại sao?.. (nàng tăng phần công phẫn đặt trăm dấu hỏi) tại sao song thân nàng không cần một lời hỏi han đến cùng cho phép nàng tỏ bày ý kiến , xem nàng bằng lòng mọi nhẽ hay từ chối vì sao ?.. Song thân nàng không cần đếm xỉa đến duyên phận nàng, chỉ biết ích mình , tự hào giữ tròn lời hứa cũ , không suy tính đủ đường không nhận sét đâu là lẽ phải , nhất nhất từ chối và hoàn toàn bác lời cầu hôn của Đinh Lăng . Đứng trước cảnh éo le cay nghiệt đó , nàng không chịu sao nổi nông nỗi tủi hờn . 
    Ôm hủ tục cổ truyền . Ông thân phụ nàng Dung nhất định từ chối sở ước của Lăng mặc dầu đã mấy lần ông chú , dưỡng phụ thân mến của Lăng tự mình thân chinh đến tận nơi khẩn khoản cầu hôn cho cháu . Phụ thân nàng Dung viện lẽ đã đính ước việc hôn nhân của nàng với người khác ngay từ ngày mới đẻ dung rồi , ông sinh gái , một bạn đồng hương sinh trai . Hai nhà thỏa thuận khết giao cho hai trẻ sau này bách niên hòa hợp .Quyền mẹ cha (( đặt đâu con ngồi đấy )). Tại gia tòng phụ con trái lời cha không sao tha thứ được . 
    Đời chuyên chế óc độc tài . lòng ích kỷ nghiêm đường của cha mẹ Dung vì quá mê tín dị đoan đã thành nhẫn tâm phá hoại tương lai hạnh phúc của con mình . Hiếu nghĩa đủ đường hóa đoạn trường chìm đắm .
    Để phá tan xiềng xích bất công , để phản kháng sức mạnh bạo tàn , cam đành một thân chịu khổ  Ngậm thở ngùi than để trăm ngàn người khác được hân hoan đi trên đương phẳng , tránh vũng xa lầy , chôn vùi tự do công lý . Dung cương quyết thề sống thác với tình yêu chân chính , không chịu phục tùng ép duyên
    Thất vọng tình không liều nản chí
    Thất vọng tình không phí tuổi xuân
    Lăng xin chú xuất dương du học , tin tưởng ở tấm tình thiết thạch của Dung . Lăng ra đi lập thân oanh liệt để hy vọng ngày tươi sáng . Gia nghiêm nàng Dung giác ngộ , chàng với nàng thỏa mộng yêu đương .
    Mỵ Dung được tin Đinh Lăng sửa soạn ra đi , gánh tang bồng thỏa chí nam nhi , nợ hồ thỉ báo đền non nước . Nàng trốn nhà lên đồi thông cùng chàng tiễn biệt , cùng chàng đoan tơ kết tóc .
    Kiên – tiết thử thân nguyên tự hứa
    Trinh tâm hà nhật cảm khinh phao .
    Lần đầu tiên mà thảm thay !.. Cũng là lần cuối trót , hai tâm hồn trong trắng , biết bao phẫn uất vì chế độ gia đình quá đỗi bất công . Nhất quyết cùng nhau hẹn – ước trăm năm , cùng với trời cao rừng thẳm với suối bạc non xanh , non thề suối hẹn , non dù mòn suối dù cạn , tình không cạn nghĩa không mòn , cùng xây tròn hạnh phúc . Cùng nguyện sinh tử giữ đồng .
    Dù như sông cạn đá mòn
    Còn non còn nước vẫn còn thề xưa
    Nhân định thắng thiên tuy có nhưng vẫn là sự rất hiếm của trần gian . Trâm gãy bình tan tình duyên giang dở , hình như từ cổ chí kim , đã thành trò đùa ích kỷ của trẻ tạo tinh quái ỡm ờ .Cứ theo đuổi phần đông đời tài hoa mà gieo họa !..
    Chàng ra đi , đi mãi không về . Chín thu ròng rã , nàng Dung ở nhà chống đỡ đủ nông nỗi đau thương oán hận . Để cố gắng đợi chờ người tri kỷ .
    Sầu chia ly chưa cạn , mộng đoàn tụ đã tan . Cánh bèo mặt bể , hạt bụi đầu non . Hoa xuân chưa nở đã tàn . Hận Kim Lang Kiều Nương chung đành một kiếp .
    …. Đâu còn sống lại trong mơ
    Đâu còn sống lại bên bờ suối yêu
    Buồng the sầu sớm hương chiều
    Khóc thầm biết có bao nhiêu lệ rồi
    ( 4 )
    ……………………………….
    Tương giang trúc khuyết thành ban cổ
    Kỷ quốc thành băng đới khốc thanh .
    Phút cuối cùng rút cục vẫn là nạn nhân điêu đứng của hủ tục tảo – hôn của cường quyền duyên ép . Uổng công cúc dục , thiệt đời mộng thơ , nàng hy sinh tự sát để khỏi hy vọng không hẳn là tẩy trừ một áp bức thiên tư truyền thống , một lệ tục là hại giống nòi . Trao thân nàng đã tự hẹn thủ tiết đến cùng , thì không có ngày nào dám khinh bỏ tấm lòng trinh . Nêu cao tấm gương tín nghĩa kiên trinh hiếm có .
    Cái chết của nàng tuy tự nàng mua lấy , nàng chẳng còn oán trách được ai . Nhưng so với đức hạnh ấy , với tài sắc ấy lại lâm vào hoàn cảnh lỗi thời ấy. Người cầm bút thuật truyện nàng đến đoạn này cũng không khỏi bùi ngùi thương vay tiếc mướn .
    Nguyệt lão khéo đa doan
    Xe duyên dở duyên dang
    Thuyền tình về bể ái
    Khách tình hận tình mang
    Lá thắm trôi dòng lệ
    Chỉ hồng buộc hoa tang .
    Phượng với loan đôi ngả
    Én cùng nhạn bắc nam …
    Phải chăng tu là phúc
    Mà tình ấy dây oan !...
    Tác giả đồng ý với chủ động nạn nhân Mỵ Dung không tán thành lý thuyết tự do kết – hôn do toàn quyền sở ý , của nam nữ thanh niên tự định đoạt lấy . Tuổi thiếu niên đầy nông nổi , ít từng trải , xét mình xét người định việc rất có thể lầm lỗi .
    Hơn nữa tác giả vẫn đồng ý với cô nàng Mỵ Dung bạc phận , rất tán thành chủ trương bài trừ thói tảo hôn bất hợp pháp và bài trừ tục lệ cưỡng bách ép duyên vô nhân đạo . Quyền (( định đặt đâu con ngồi đấy )) của cha mẹ đem áp dụng vào việc hôn – thú của con bắt con phải nhất nhất tuân theo sở ý của riêng mình là điều thiếu luật công bình , thiếu tình nhân đạo .
    Vậy (( tham cố suy tân dung hòa kim cổ )) điều phải nên theo lẽ hay giữ lại , tục dở bỏ đi cải cách thêm vào . Điều hòa hợp lý , cứ gì hôn lễ vạn sự đều nên . Theo thiển ý của tác giả , thì dù trạng thái nào , trường hợp nào . Mặc dầu có ít nhiều uẩn khúc hay không việc hôn nhân muốn được công bằng và hợp lý . Cần phải có sự điều hòa nguyện vọng chính đáng của con với chủ trương sáng suốt và độ lượng khoan hồng của cha mẹ . hoặc các vị có đặc quyền và trọng trách thay mặt .
    Thêm vào thiển ý của tác giả trên đây , xin trích lời phê bình rất chí lý của cụ Cử Mai Khê . Ngô Thúc dịch để mong giúp ích cho những ai muốn hưởng duyên ưa phân đẹp (( tuy những sự ép duyên gán phận của cổ tục ngày xưa )) lúc này hơn lúc nào hết vẫn không có thể lượng thứ được mà người con phải có quyền , đề tự kén chọn lấy người bạn trao sương gửi thịt , nhưng thể nào cũng phải giữ mình không vượt ra ngoài vòng lễ nghĩa . Nếu chưa có phụ mẫu chi mạnh , môi trước chi ngôn mà đã làm những việc (( toàn huyệt du tường )) thì dù sau có trinh tuyết đến đâu cũng không thể đem cái hay sau mà chuộc lại cái dở trước được .
    TÙNG GIANG – VŨ ĐÌNH TRUNG
     
    ( 5 )
    Lời cụ :CỬ MAI KHÊ
    Trẻ tạo cơ cầu , trò đời dâu bể , trí cả chưa thành tình duyên vẫn lỡ . Lăng quay về mộng vỡ tình tan , thương người mệnh bạc trọng lời nguyền xưa , không nản trí không ngã lòng . Lăng lại hăng hái lên đường vì non sông bổn phận .
    Tấm lòng hứa quốc đã từ lâu
    Son sắt một niềm vững trước sau .
    Nợ nước đinh ninh vai gánh nặng
    Tình nhà nguyện ước óc in sâu
    Noi gương trung hiếu theo Trần tướng
    Chẳng nợ công danh học Phạm Hầu
    Đáo để phong trần không lệ lụy
    Thân này quan trọng có quên đâu 
    Dung đã chết vì Lăng . Dung thừa can đảm , Lăng phải thán phục . Lăng phải ăn năn , nhưng Lăng chưa thể chết theo Dung để tực hiện lời nguyền theo nghĩa hẹp được . Nặng gánh giang sơn nợ nước chưa song tình nhà đâu kể . Cái chết của Lăng còn phải dùng vào nhiều nhiệm vụ quan trọng . Nhiều ý nghĩa - đích đáng , nhiều vọng tưởng cao xa hơn , thế thì ngoài cái chết để trọn tình (( đồng sinh - đồng tử )) Lăng còn phương cách gì để đền bù xứng đáng với tấm lòng thiết thạch của Dung . 
    Phu tế tình - thâm phi bạc mệnh
    Cương - thường nghĩa trọng cố thân khinh
    Rỏ dòng lệ máu , thổ lộ tâm can . Biết bao đoạn thảm tình thương , bên mồ lăng kể nỗi oan nát lòng !..
    Ái quốc chung tình bất phụ danh
    Sinh đã vinh hề tử đã vinh
    Về địa thế đồi thông , lão nhân cho tôi biết . Từ ngày cụ mới trưởng thành , cảnh cũ đã sẵn sàng
    Như thế sau ngày anh chàng ĐINH LĂNG và cô nàng QUOÁCH MỴ DUNG chia tay nhau ở đồi thông vào một ngày thu mưa gió.
    Chàng ra đi theo chí tang bồng, nàng ở lại tầm tơ canh cửi thủ tiết chờ chàng. ở nước nhật bản xa xôi chàng ngày đem dùi mài khinh sử, mong ngày thành danh trở lại quê xưa để cùng người yêu làm trọn lời thề tròn nghĩa phu thê . nhưng oái oăm thay . nàng THIÊN HƯƠNG con gái độc nhất của một gia đình đài các bên nước nhật học cùng trường cùng lớp đem lòng yêu chàng. Không được chàng đáp lại , nàng thất vọng nên đã lấy dao đâm cổ kết liễu đời mình, sau khi tìm chứng cớ tòa án NHẬT khép chàng vào tội làm cho THIÊN HƯƠNG thất vọng quên sinh nên chàng bị sử mười năm tù ngục . 
    Ngồi trong ngục tối chàng lại nghĩ về MỴ DUNG đang ngày đêm chờ chàng nơi cố hương…
    Thảm thay đời ngục ngày dài
    Anh hùng ứa lệ nhớ người tình xưa
    Nhớ MỴ DUNG ngày mưa thu trước
    Tiễn đưa nhau hẹn ước những gì
    Giờ đây nào có hiểu chi
    Vẫn yên trí đợi ngày kia anh về
    Anh về đâu nữa quê hương cũ
    Mà em chờ cho lỡ tuổi thơ
    Đời tù chôn chết đời mơ
    Chôn theo hết cả đợi chờ ước mong !..
    ( 6 )
                                          
    CHƯƠNG 1
    Huyết thư nhòa lệ
    AnhĐINH LĂNG giờ đây đâu nhỉ?..
    Anh của em yêu quý nhất đời
    Anh đi mù mịt xa xôi
    Phượng hoàng tung cánh giữa trời mải bay
    Nỗi niềm em với anh hay chăng nhỉ ?..
    Vẫn chờ anh vắng vẻ phòng không
    Xa trông mây nước mịt mùng
    Lệ sầu thấm ố chăn hồng đêm đông
    Trí ngang dọc non sông nghĩa vụ
    Nợ cao đầy vũ trụ tang bồng
    Tuy chưa pháo nổ rượu nồng
    Tuy chưa chăn gối vợ chồng như ai…
    Nhưng một buổi sớm mai em nhớ
    Một sớm thu mưa gió âm thầm
    Đồi thông gắn bó sắt cầm
    Đồi thông tiễn biệt lệ đầm áo xanh
                 Ngồi bên anh em với anh kết nguyện
                Nghĩa trăm năm giữ vẹn lời thề
                Chờ anh cho đến ngày về
                Anh chờ em đợi không hề đổi thay
    Mười bảy xuân ,dù hay, dù dở…
    Trông vào anh muôn thuở cậy nhờ
    Xa anh em chẳng còn ngờ
    Xa anh em chẳng hững hờ đơn sai
    ( 7 )
    Anh bốn bề tương lai hứa hẹn
    Em một thân nguyện ven hồn trinh
    Suối trong đồi rộng chứng minh
    Em nguyền chỉ có một anh là chồng
    Một là có hai không là chết !..
    Chết còn hơn chịu ép duyên tình
    Tình duyên đâu phải uy quyền
    Tình duyên đâu phải bạc tiền bán mua…
    Kìa tình sử một vua thoái vị !..
    Bỏ ngai vàng vì bị ép duyên
    Bỏ ngai vàng giữ lời nguyền
    Cùng người thôn nữ vui niềm thôn trang
    Công sinh dưỡng coi ngang trời bể
    Đạo làm con cần để trên đầu…
    Kể chi khanh tướng công hầu
    Kể chi bần bách sang giầu thường dân
    Lời giáo huấn tu than sử thế
    Điều thiệt hơn lý lẽ ở đời
    Đạo con đâu dám sai lời
    Bất nhân bất hiếu có trời nào thương
    Đã theo đòi văn chương đèn sách
    Em đã hay nhân cách cương thường
    Tam tòng, tứ đức, phải tường
    Công ,dung ,ngôn, hạnh mọi đường vẹn phân
    Khốn nỗi việc hôn nhân quan trọng
    Cả một đời hy vọng chứa chan
    Nỡ nào ép uổng tơ loan
    Nỡ nào thắt buộc hồn oan cho đành
    ( 8)
    Mới lọt lòng đã thành phu phụ
    Tuổi sơ sinh tử vụ biết gì
    Lớn lên tuân lệnh vu quy
    Quyền cha quyền mẹ con đi lấy chồng
    Ôi !.. lá thắm chỉ hồng đâu thế
    Một lời em không thể kêu xin
    Người mà em quý em tin
    Mối manh đủ lễ bao phen chẳng thành
    Người ta từ dáng hình hạnh kiểm
    Không điểm nào là điểm em ưa…
    Lại là phải kính phải thờ
    Kết duyên chồng vợ thảm chưa hở trời
    Trước em đã bao người duyên ấy
    Đã bao duyên trông thấy mà thương
    Nhịp cầu tan vỡ đoạn trường
    Trống xuôi, kèn ngược mọi đường dở dang 
    ( 9 )
    ĐINH LĂNG anh , ĐINH LĂNG đi mãi
    Chín thu về bao nỗi đầy vơi
    Ngoài song vẫn lệ NGÂU rơi
    Trong rèm vẫn lệ một người chờ anh
    Đã ba lần vấn danh nài ép
    Đã ba lần liều chết quên sinh.
    Để hồn bay bổng theo anh
    Để tim khỏi rạn máu tình rẽ ngang
    Để nhà thấy hoa tang đầy cửa
    Để tiệc hoa tan vỡ tiệc hoa
    Để bướm gần khỏi vào ra…
    Hoa này riêng của bướm xa chưa về
    Anh Đinh Lăng say mê đâu đó
    Lời thu xưa còn nhớ hay quên ?..
    Hay anh say thú thiên nhiên
    Say mê non nước lạc miền thiên thai
    Cùng tiên nữ thơ ngây xuân mộng
    Khúc nghê thường rung động ca vang
    Hay anh say đắm bạc vàng
    Non vàng bể bạc sẵn sàng đế vương
    Say bể bạc uyên ương ríu rít
    Đắm non vàng khăng khít tơ duyên
    Hay anh mê bả uy quyền
    Thuận buồm đài các xuôi thuyền phong lưu
    Bên người ngọc đủ mưu thần thế
    Nhờ duyên may đủ kế cầu vinh
    Mải vui quên trí bình sinh
    Quên nhà quên nước cốt mình ấm no
    ( 10 )
    Hư vinh đó càng lo càng nhục
    Vinh làm chi nát mục thân danh
    Bao lời hải thệ sơn minh
    Bao lời húa hẹn tử sinh quên rồi
    Bao mông đẹp của đồi thông cũ
    Đã vì anh tan vỡ chẳng thành…
    Than ôi !.. anh nỡ vô tình
    Vui chung anh hưởng , hận mình em mang
    Người ta để tang , tang có hạn
    Còn em đeo hận , hận không bờ
    Uyên chia , nhạn lẻ bơ vơ
    Thân em chiếc bóng đợi chờ quãng không
    ( 11 ) 
    Nếu anh cùng non sông còn sống
    Máu hiên ngang dòng giống phi thường
    Tình xưa anh đoái anh thương
    Phương trời dừng gót cố hương tìm về
    Tìm đồi thông xưa kia nguyện ước
    Tìm gốc thông ngày trước hẹn hò
    Tìm người chung một chuyến đò
    Sông sâu bể cả dặn dò có nhau
    Tìm người biết vàng thau phân biệt
    Biết tôn thờ hào huyệt anh hùng
    Tìm người tín nghĩa thủy chung
    Gan vàng dạ sắt nấu nung không sờn
    Tìm người vì duyên hờn phận tủi
    Kiếp hoa rơi ngắn ngủi đành cam
    Hỡi !.. anh tráng sỹ áo lam…
    Anh đi , đi mãi mải ham những gì ?..
    Anh ra đi em vì thủ tín
    Chờ tin về , chờ chín thu trường
    Ngày thường nuốt lệ là thường
    Đợi chờ nào quản dặm đường xa sôi
    ( 12 )
    Nghe oanh hót lứa đôi khăng khít
    Nhìn bướm bay quấn quýt yêu thương
    Lòng càng sôi nổi vấn vương
    Ngày nào đất độ trời thương anh về …
    Ôi !.. mộng đẹp gối kề chăn ấm
    Sao lại riêng ngăn cấm duyên ta
    Thế rồi sau chín thu qua
    Vẫn không yên sống để mà nhớ thương
    Thế rồi luôn tai ương liên tiếp
    Cho đến cùng tận kiếp hoa rơi
    Thế là đành , thế là thôi
    Người về chưa thấy hoa trôi đã tàn
    Đinh Lăng anh muôn vàn thê thảm !..
    Về đi anh can đảm quay về…
    Về tìm chốn cũ xưa kia
    Viếng mồ người cũ gọi chia chút tình
    Đồi thông trước một mình một mộ
    Gốc thông xưa sương lộ điêu linh
    Nằm ôm vẹn một hồn trinh
    Nằm ôm một khối hận tình ngàn thu
    Trước mồ bạc ô hô lên tiếng
    Tiếng Đinh Lăng về viếng hồn oan
    Để oan hồn đỡ oán than
    Để khối tình hận , tiêu tan não nùng…
    Trước mồ bạc anh không dấu giếm
    Chín thu ròng vắng tiếng vì đâu ?..
    Chân tơ kẽ tóc tình đầu
    Nỗi niềm kể hết cho nhau hả lòng
    Rồi anh lại ngựa lồng đường cũ
    Bụi mù sương tung vó mịt mù
    Đồi thông gió thổi vi vu
    Hồn em theo gió âm u lạnh lùng
    ( 13 ) 
    Nếu anh phải anh hùng nam tử
    Trót lỗi lầm bỏ dở bình sinh
    Trót nhầm lấy nhục làm vinh
    Mồ em làm đích để anh cải hồi
                                                                                           Anh nhớ lại những lời thu trước
    Hai ta thề vì nước quên mình
    Em về nặng gánh nợ tình
    Anh đi hồ hải tung hoành hiên ngang
    Anh đi luyện trí gan bền bỉ
    Em về chờ tri kỷ thành danh
    Ngày xanh mòn mỏi tuổi xanh
    Bóng anh mơ bóng mộng quanh bên mình
    Sầu thương hòa lệ tình chan chứa
    Lệ đầy vơi ngóng gió chờ mây
    Sao anh biền biệt nào hay
    Anh còn hay đã quá say thác rồi
    ( 14 ) 
    Nếu thác vì giống nòi sở ước
    Vì giang sơn tổ quốc vinh quang
    Thì em thác chẳng hờn oan
    Truyền đài với cả hân hoan em chờ
    Nếu trái lại lời xưa anh bỏ
    Bỏ lời xưa coi nhỏ tình xưa
    Thì ôi thôi !.. sống bằng thừa
    Nước non trốn nợ , tình lừa dối nhau…
    Thác nhường ấy trước sau xá kể
    Sống như kia sống để làm chi
    Túi cơm giá áo khác gì
    Sống loài vô giác sống chi uổng đời
    Cùng cây cỏ để rồi mục nát
    Cùng thời gian tan tác tuổi xuân
    Cùng phường vong quốc an thân
    Cùng phường vô đạo bất nhân bội tình
    Dinh Lăng anh dáng hình bốn bể
    Thấu lời em , em kể , em than…
    Lời em gửi gió mây ngàn
    Gửi anh gửi cả muôn vàn sầu thương
    ( 15 ) 
    Trên đây mối tơ vương vò rối…
    Gánh chung tình tắc lối nghẽn đường
    Vườn xuân giông tố phũ phàng
    Hoa xuân đương độ cánh tàn nhụy rơi…
    Trên đây thuyền tình bơi ngược sóng
    Giữa bể tình trông ngóng bến xưa
    Bến tình xa lắc xa lơ
    Bể tình thuyền đắm bến chưa gặp thuyền
    Trên đây gương thề nguyền nguyện ước
    Gữ lời thề sau trước không phai
    Thân dù đá nát vàng phai…
    Lòng son dạ sắt không thay đổi lòng
    Trên đây huyết thư Dung để lại
    Nhờ đưa Lăng Dung đợi lỡ rồi
    Đêm tân hôn dung biệt đời
    Liều thân tử tiết giữ lời nguyền xưa
    Vì thu trước ngày mưa ảm đạm !..
    Dung xa Lăng xa bạn tâm đồng
    Một lời LĂNG đã là chồng   
    Chồng xa là cả hận lòng chia ly
    ( 16 ) 
    Nhưng nàng muốn chàng đi vì nước
    Chí riêng chàng sở ước từ lâu
    Giang sơn tổ quốc làm đầu
    Nhà tan nước mất còn đâu thân mình
    Tình nhi nữ hận tình lưu luyến
    Cảnh chia ly lệ ứa sầu vương
    Chàng đi trí cả bốn phương
    Nàng về ôm mối tang thương đợi chờ
    Tháng ngày qua tơ tằm khung cửi
    Tháng ngày qua vọng gửi người xa
    Người xa người đợi ở ta
    Xa người xa cảnh người xa ta thờ…
    Chín thu rồi sống chờ đau khổ !..
    Ba lần rồi ngăn trở ép duyên
    Lần nào nàng cũng không quên
    Nỗi riêng cầu khẩn lượng trên thấu lời
    Nhưng cổ tục của người chuyên chế
    Không cho nàng tự ý yêu Lăng
    Ép duyên gán phận khăng khăng
    Quyền trên định liệu nên chăng tự quyền
    Lần cuối Dung quá phiền quá tủi
    Sức người tàn bọt nổi mây tan
    Ích gì ngậm thở ngồi than !..
    Lượng trên hẹp lượng kêu van cũng thừa .
    Phương kế gì mưu cơ nào nữa
    Ngoài chết ra khó giữ toàn danh
    Thôi thì sống nhục chết vinh
    Chết đi cho trọn nghĩa sinh trọn lời
    ( 17 ) 
    Ngày cưới Dung rợp trời náo nhiệt…
    Nhạc hòa ca yến tiệc hòa ca
    Dung tươi Dung đẹp như hoa
    Dung về nhà mới thướt tha diễm kiều
    Phòng tân hôn mỹ miều lộng lẫy
    Nhớ đến Lăng đầy dẫy sầu thương
    Nhớ người ngàn dặm trùng dương
    Nhớ người xây dựng uyên ương tan rồi
    Nhớ người ruột rối bời trăm mối
    Đường cùng rồi sử đối ra sao ?..
    Thấu chăng bể rộng trời cao
    Trọn niềm thủ tín đợi bao lâu rồi
    Thôi đành thôi tái hồi kiếp khác
    Kiếp này xin hồn thác thanh tao
    Núi Hoàng , rừng Cấm , sông Thao *
    Chứng minh phận bạc má đào tuổi thơ
    ·       *  Ba địa danh thuộc tỉnh HÒA BÌNH
     
    ( 18 ) 
    Trời vừa tối gặp cơ hội tốt
    Sẵn tiên đan * nàng nuốt một liều
    Giờ sau phách lạc hồn siêu…
    Tiệc hoa tan vỡ người kêu gọi rầm .
    Cây cỏ cũng âm thầm ủ rũ
    Sầu thay người tình cũ thu xưa
    Túi Dung đầy túi huyết thư
    Lệ nhòa dòng máu hồn mơ não đời
    Với song thân một lời tha thiết !..
    Cho chôn nàng trọn triết trọn trinh
    Đồi thông gò giữa cảnh sinh
    Vọng tàn kỳ vọng an ninh cuối cùng .
    Đồi cao với bóng tùng che trở
    Hương hồn nàng muôn thuở anh linh
    Thôi đành cam bội công sinh
    Để duyên khỏi ép để tình khỏi oan
    Với chồng nàng chàng Lăng nàng nguyện
    Với chồng nàng , nàng hẹn tử sinh
    Huyết thư huyết , lệ thanh minh
    Đoạn trường khổ gánh điêu linh cõi trần…
    ·       *  Tiên đan là một loại thuốc độc
    ( 19 )
    NếuLăng sống có lần trở lại
     Nếu thôi về đành đợi kiếp sau…
    Kiếp này đã dở dang nhau
    Kiếp sau ước vọng trân châu thỏa tình
    Kiếp này đã gương bình tan vỡ…
    Kiếp sau cầu không lỡ phượng loan
                                           Kiếp này nghiệp chướng tiền oan
                                                                               Kiếp sau hưởng phúc đồng hoan vui vầy 
                            
    Tiếng kêu thương chim đầy tuyệt vọng
    Xé không gian réo động u sầu…
    Lệ người đắm ngọc chìm sâu
    Cạn dòng cạn hết còn đâu khóc đời
    Đã đến lúc xa trời gần đất !..
    Đời chỉ còn kẻ khuất người xa
    Tay ôm mắt nhắm cho qua
    Hồn thiêng sống mãi để mà chờ mong…
    Hồn thiêng sống mãi trong trắng mãi
    Trên đồi thông trên bãi trường đời
    Trên cao trên cánh chim trời
    Tháng ngày theo dõi bóng người xa xăm !..
    ( 20 )
    Chôn Dung chưa được năm tháng chẵn
    Trên đường về Lăng vẫn đinh ninh
    Gặp Dung thỏa nguyện ba sinh
    Gặp Dung hải thệ sơn minh phỉ nguyền
    Nhưng nhân định thắng thiên ít lắm
    Lăng quay về tình đắm duyên tan…
    Huyết thư huyết lệ hòa chan
    Bên mồ Lăng kể nỗi oan nát lòng…
    HẾT CHƯƠNG 1
     
    ( 21 )
    Chương 2
    TÂM VỌNG PHI THƯỜNG
    Mỵ Dung em Mỵ Dung thân ái
    Đinh Lăng đây anh tới chậm rồi…
    Tìm em thôi đã mất người
    Chốn này gặp gỡ đã mười năm xưa
    Thế là cả giấc mơ tan vỡ
    Thế là thôi tình lỡ mộng tan
    Thế là trâm gãy gương tan
    Đoạn trường cùng gánh suối oan cùng đò
    Ngoài ngàn dặm anh chờ từng khắc .
    Trong buồng the em nhắc từng ngày
    Tơ lòng cùng lựa một dây
    Nỉ non tha thiết một ngày gần nhau
    Thì đây ôi !.. nào đâu xa nữa…
    Gần nhau rồi đã dở dang chưa
    Mồ em cỏ úa nằm trơ
    Ôm mồ anh khóc nằm chờ duyên sau
    ( 22 )
    Mỵ Dung em ?.. vì đâu nên nỗi
    Phải đâu là tội lỗi dôi ta…
    Hồn em rừng thẳm non xa
    Về đây nghe kể chuyện qua não lòng
    Lời thề trước trọn vòng tình ái
    Đâu dám sai dám trái lời thề
    Đồi thông từ thuở chia ly…
    Chín thu tuy vắng lòng ghi tạc lòng
    Trí gang sắt nấu nung thành thép
    Dạ đá vàng tha thiết nào phai
    Ngàn trùng bôn tẩu nước ngoài
    Gắng công mong chóng thành tài hồi hương
    Để Lăng Dung uyên ương tương thác
    Cùng hy sinh gánh vác sơn hà
    Nợ gia đình nợ quốc gia
    Bao nhiêu nợ nặng hai ta trả cùng
    Nhi nữ tạo anh hùng là thế
    Trí anh hùng là trí bốn phương
    Ngờ đâu cuộc thế tang thương
    Đồi thông nổi bão suối ngang lật thuyền
    ( 23 ) 
    Em phẫn uất vì duyên thắt buộc
    Em liều thân để được toàn danh
    Để sen trong, lánh bùn tanh
    Đập gương duyên ép tan tành đời soi
    Đời trôi ôi !.. thôi trôi cả mộng .
    Mộng tan rồi hy vọng tàn rồi
    Tình ta thôi thế là thôi…
    Tình ta xa thẳm đôi nơi âm trần
    Lần trí nhớ ân cần anh kể
    Đoạn đường xưa chia sẻ đôi ta
    Để em nhẹ gánh nghi ngờ
    Ngờ anh thay đổi hững hờ tình xưa
    Anh ra đi ngày mưa thu đó…
    Một ngày thu em nhớ suốt đời
    Lệ em hòa lệ ngâu rơi
    Lệ ngâu hòa lệ với người kiên trinh
    Đã cùng nhau đinh ninh cặn kẽ
    Xa nhau đây rồi sẽ gần nhau
    Gần nhau cho đến bạc đầu
     Gần nhau đến thác gần nhau hai mồ
    ( 24 )
    Em về duyên lỡ chờ ôm mộng
    Anh đi tin tưởng mộng cao xa…
    Em về tháng trọn ngày qua
    Anh đi non nước bao la mịt mùng
    Em về thêu chữ đồng trên gối
    Anh đi tìm gỡ rối đường tơ
    Em vui sống trong mơ
    Anh đi xây dựng vần thơ khải hoàn
    Em về với muôn vàn triển vọng
    Anh đi càng thận trọng nhân danh
    Ngàn dâu xa cách non xanh
    Ngàn dâu xa cách em anh vẫn gần
    Bao lần lại, bao lần , lần nữa
    Hai tâm hồn gắng chữa đau thương
    Tình nhà nguyện ước vấn vương
    Trùng lai maong đợi bốn phương một nhà
    Trì đã quyết , gần xa nào quản
    Tâm đã thờ căn bản không thay
    Biết bao mộng đẹp ý hay…
    Ngờ đâu vĩnh biệt !.. lại ngày thu xưa
    ( 25 )
    THân thui thủi nắng mưa dầu gãi
    Bỏ quê hương vườn trại mến yêu
    Cha con xum họp sớm chiều
    Anh em đoàn tụ mọi điều thiệt hơn
    Họ hàng chia sẻ con tai nạn
    Bạn bè vui chén cạn càng vui
    Thuê thoa ngọn núi đỉnh đồi
    Thỏa thuê suối mát lội bơi vẫy vùng
    Không nô lệ chim lồng hót đậu
    Không cúi luồn cá chậu tham mồi
    Hoắc lê tự chủ ngọt bùi
    Còn hơn mỹ vị sực mùi quốc vong
    Đời khoáng đãng còn mong chi nữa
    Bỏ ra đi sao nỡ an tâm
    Nhưng lòng đầy những hận căm
    Nước non u ám tối tăm mây sầu
    ( 26 )
    Cùng cương quyết anh cầu em nguyện
    Gác tình thương thỏa hẹn non sông
    Tương lai đắc thắng thành công
    Tình ta vinh hưởng non sông mạnh hùng
    Nhưng chị Nguyệt bất công quá lắm
    Bày trò chơi chỉ thắm tơ vàng
    Bày ra những cảnh đau thương
    Bày ra những cảnh lỡ làng tình duyên
    Duyên chẳng hợp đảo điên làm hợp
    Duyên chẳng ưa thắt buộc làm ưa
    Lỡ duyên em lỡ tuổi thơ
    Lỡ duyên anh lỡ hết cơ hội đời
    Anh vì em phương trời từ chối
    Nàng thiên hương lẻ gối chờ duyên
    Nhất vùng nổi tiến nàng tiên
    Phòng không lòng lạnh tây hiên một mình
    Gặp anh nàng tỏ tình mật thiết
    Quyết một niềm khăng khít mối tơ
    Than ôi!.. nghĩa tình xưa
     Mỵ Dung tim khắc bao giờ anh quên
    Anh kể thực nàng Thiên Hương rõ
    Mối tình riêng anh đã nặng lời
    Với người ở tận phương trời
    Người tuy xa thẳm ảnh người không xa
    ( 27 ) 
    Mong thiên hương rộng tha lỗi đó
    Và thôi đừng gắn bó cùng anh
    Để anh làm trọn nghĩa tình
    Mong ngày kết quả thành danh trở về
    Mắt Thiên Hương đầm đìa lệ ngọc
    Miệng tươi hoa bỗng khóc nghẹn nghào
    Rồi cách đó mấy lần sau
    Gặp nhau vẫn thế gặp nhau càng buồn
    Rồi một ngày vọng cuồng thất vọng
    Nàng Thiên Hương xúc động vô ngầm
    Sẵn dao nàng kết liễu thân
    Một tin kinh khủng xa gần xôn sao
    Lý do gì vì đâu không rõ
    Nhà cầm quyền tầm nã bắt anh
    Đem ra sử trước tòa hình
    Ghép vào tội nặng vì tình sát nhân
    Đem đày anh trung thân cơ cực
    Nỗi oan hờn áp bức kêu ai ?..
    Thảm thay!.. đời ngục ngày dài
    Anh hùng ứa lệ nhớ ngưới tình xưa
    Nhớ Mỵ Dung ngày mưa thu trước!..
    Tiễn đưa nhau hẹn ước những gì ?..
    Giờ đây nào có hiểu chi
    Vẫn yên trí đợi ngày kia anh về…
    Anh về đâu nữa quê hương cũ
    Mà em chờ cho lỡ tuổi thơ
    Đời tù chôn chết đời mơ
    Chôn theo hết cả đợi chờ ước mong
    ( 28 )
    Thu sầu qua lại đông sầu tới
    Chín thu ròng tê tái điêu linh
    Tin đâu cải tử hoàn sinh
    Là tin ân xá cho anh ra về
    Mỵ Dung em anh mê hay tỉnh
    Nỗi niềm vui chung đỉnh nào tày
    Sổ lồng chim thỏa chí bay
    Đường về cố quốc mong ngay trùng phùng
    Mong gặp Mỵ Dung cùng thề nguyện
    Dưới đèn hoa kể chuyện chia ly…
    Rồi cùng nhau cùng ra đi
    Để anh làm trọn lời thề nước non
    Để anh hùng lập tròn sự nghiệp
    Để duyên em tha thiết đáng duyên
    Thật là hy vọng vô biên
    Thật là hy vọng đầy trên đường về
    Nhưng thảm thay thảm thê , thê thảm
    Trước mồ em song cản nguồn thương
    Kể sao cho xiết đoạn trường
    Vì ta khăng khít lỡ làng cả hai
    Nhưng chết trong hơn ai sống đục
    Chết vinh hơn sống nhục đời nhơ
    Mỵ Dung duyên đáng phụng thờ
    Còn duyên tái hợp nguyện chờ tái sinh
    Hồn em thiêng theo anh tùng bước
    Mà chứng minh lời ước vì em
    Mỵ Dung duyên đã khắc tim
    Nguyện thề độc kiếp không tìm duyên ai…
    ( 29 ) 
    Anh sống đây thân này hiến nước
    Sống vinh quang sau trước một lần
    Trọn đời vui sống độc thân
    Mỵ Dung là vợ luôn gần bên anh
    Đồi thông đây sơn minh thệ hải
    Đồi thông đây ta gửi xác hồn
    Rồi đây xác anh hùng chôn
    Hai mồ hai xác một hồn một duyên
    Em Mỵ Dung tạm yên vui nghỉ
    Để anh đi cho phỉ trí trai
    Đồi thông duyên nợ còn dài
    Đồi thông còn mãi chuyện đời đôi ta
    Đồi thông cảnh bao la thơ mộng
    Đồi thông đồi kỳ vọng riêng ta
    Riêng ta riêng một sơn hà
    Suối trong nước réo thông già gió reo
    Hồn ta tha hồ theo mây gió
    Mà thảnh thơi khắp đó khắp đây
    Ngàn thu hồn tỉnh duyên xay
    Đồi thông đầy nợ những ngày tuổi xanh
    ( 30 )
                                               
    Suối ơi suối, gần quanh ta mãi…
    Tắm hồn ta sạch nỗi oan hờn
    Lòng ta lòng suối ai hơn?..
    Lòng cùng trinh bạch cô đơn cũng cùng
    Đồi ơi đồi một vùng bát ngát
    Nhạc thông reo réo rắt tơ lòng
    Cho ta tiêu giải não nùng
    Cho ta thoát với non bồng cảnh tiên
    Núi ơi núi thiêng liêng hùng vĩ
    Che trở ta bền bỉ trưởng thành
    Tình ta vững với núi xanh
    Núi xanh , xanh mãi mộng tình dài lâu
    Rừng ơi rừng đi dâu mà lạ
    Với đồi thông rừng đã quen lâu
    Thâm u huyền bí nhiệm màu
    Tình duyên ta lỡ ta cầu rừng thiêng
    Mỵ Dung em tạm yên vui nghỉ
    Để anh đi cho phỉ trí trai
    Trên đường nhiệm vụ trông gai
    Trên đường tranh đấu tương lai giống nòi
    Trên đường quốc nạn đòi ưu thắng
    Trên đường đầy cay đắng gian lao
    Trên đường chính nghĩa tối cao
    Trên đường bờ cõi giữ sao vẹn toàn
    ( 31 )
                                                               
    Hồn em tựa cung đàn theo gió
    Bên mình anh nhắc nhở không quên
    Bên mình khích lệ tiến lên
    Sống sao cho sống ở trên cõi đời
    Bên mình an ủi đời em đẹp
    Để sống vui tắt dẹp sầu thương
    Tình duyên đành kiếp đoạn trường
    Báo đền nợ nước đạo phường dám sai
    Thỏa trí nguyện hai vai nhẹ gánh
    Với sơn hà tỏ ánh vinh quang
    Đồi thông kỷ niêm vẻ vang
    Đồi thông ghi dấu những trang sử hùng
    Hồn em thiêng sống cùng non nước
    Đợi hồn anh vẹn ước trọn thề
    Sau ngày thỏa nguyện quay về
    Hai mồ hai xác đề huề chốn đây
    Với vũ trụ cỏ cây không thẹn
    Với sơn hà trọn vẹn con trung
    Ô hô!.. tín nữ Mỵ Dung
    Khôn thiêng chứng dám soi thông đáy lòng
    Của người quyết trọn vòng tình ái
    Của người về hăng hái hiên ngang
    Ra đi vì một cô nàng
    Ra đi vì mối tơ vàng đôi ta
    ( 32 ) 
    Lăng lại đi mười ba thu chẵn
    Xa mồ Dung lệ đẫm tim vàng
    Nhưng nam nhi trí bồng tang
    Nợ tình nhẹ nợ giang san nặng nhiều
    Thất vọng tình không liều nản trí
    Thất vọng tình không phí tuổi xanh
    Để người tình chết chết vinh
    Để người tình sống, sống danh anh hùng
    Anh hùng dũng cảm vùng sơn cước
    Quyết hy sinh với nước vì tình
    Mưa tên bão đạn không kinh
    Sa trường máu lửa tử sinh coi thường
    Diệt xâm lăng quy hàng cởi giáp
    Đem vinh quang đền đáp non sông
    Mạng coi nhẹ tựa lông hồng
    Thân liều da ngựa , bọc cùng càng vinh
    Hồn quốc sỹ coi khinh tàn bạo
    Khoác nhung y chính đạo sông pha
    Phất cờ gióng trống hò la
    Trông gương tiên tổ trải qua bao đời
    Vì sót giống thương nòi yêu nước
    Không khoanh tay lùi bước chịu hèn
    Chiến bào sương tuyết ố hoen
    Ngựa bào khói đạn phủ đen một màu
    Cầu hòa bình không cầu chinh chiến
    Nhưng can trường khinh tiến địch quân
    Thân dù vị quốc vong thân
    Cũng cam cũng hả còn ân hận gì
    ( 33 ) 
                                                          
    Vinh dự thay ai bì chiến thắng
    Thắng bại thường ngọt đắng cũng thường
    Đấu tranh anh dũng quật cường
    Hận đầy khát máu lên đường tiến đi
    Đem chiến công chép ghi chiến sử
    Đem tài năng thách thử tài năng
    Nơi quan ải nhất Đinh Lăng
    Chiến công rực rỡ vẻ vang đã nhiều
    Văn y sỹ đủ điều thao lược
    Võ mưu cơ cứu quốc giải nguy
    Từ anh binh sỳ nhỏ ti
    Thăng hàm trưởng vệ chỉ huy oai hùng
    Lần cuối trưởng vệ Lăng ra trận
    Trí tung hoành nước vận phục hưng
    Khải hoàn toàn thắng tưng bừng
    Đường về cỏ đón hoa mừng tung hô
    Sau bao lần cỏ khô hoa héo
    Sau bao lần dày xéo lầm than
    Bởi quân xâm lược bạo tàn
    Túi tham không đáy lan tràn không thương
    Chia mà trị bất lương vơ vét
    Gây giống nòi thù ghét lẫn nhau
    Mồi ngon cá dễ mắc câu…
    Cỏ non cám dỗ loài trâu kiếp bò
    34 
    Nước càng đục vạc cò càng béo
    Tài dối lừa càng khéo càng khôn
    Biết bao tử sỹ mồ chôn
    Sơn cùng bỏ xác cò thôn lìa đàn
    Hận vong quốc muôn vàn uất hận
    Thác còn chưa hả giận hết căm
    Với người quyền vị không tham
    Không tham ảo vọng không ham hư quyền
    Không tối mắt vì tiền bán nước
    Không dày mồ đón rước lấy voi
    Không hại giống không phản nòi
    Noi gương oanh liệt tranh đòi vinh quang
    Noi gương đó Đinh Lăng quyết chí
    Góp máu sương công lý phụng thờ
    Góp phần đắp cõi xây bờ
    Kỳ đài độc lập dụng cờ Việt Nam
    Mười ba thu đã căm hả dạ
    Diệt xâm lăng cú quạ tan đàn
    Tam quân ca khúc khải hoàn
    Thoát ly đàn áp trăm ngàn bất công
    ( 35 )
                                                    
    Thuyết tà đạo quyết không tồn tại
    Thỏa ích mình hãm hại bao người
    Mưu mô xảo quyệt dối đời
    Thừa cơ lên bỗng hết thời ngã đau
    Với chính nghĩa trước sau phải thắng
    Thắng vinh quang chính đáng vững bền
    Đinh Lăng ân báo nghĩa đền
    Trên đường thắng lợi thỏa nguyền ước mơ
    Ác thay nạn, bất ngờ hèn nhát
    Nỡ ra tay mưu sát anh tài
    Bất ngờ một mũi tên bay
    Ngựa lồng chồm thét Lăng quay xuống đường
    Quân cứu thương tìm phương cứu chữa
    Gan anh hùng tan vỡ tang thương
    Thảm thay nghiệp chướng tình trường
    Hùm thiêng sa bẫy hết phương tung hoành
    Trong ngũ luân có tình bè bạn
    Nguyện vinh hoa vận hạn cùng nhau
    Giữ sao tín nghĩa làm đầu
    Gương xưa Quảng Bảo một bầu nhiệt tâm
    ( 36 ) 
    Hương lan nở đầy sân thơm nức
    Tiếng chim hòa đua sức hót vang
    Gươm kia chẳng chống ngang đường
    Xe kia nghiêng bánh vội vàng hỏi han
    Đàn mấy khúc cao sang lưu thủy
    Đèn năm canh tri kỷ sử kinh
    Lấy câu đồng chí đồng thanh
    Người tuy bốn bể cũng quang một nhà
    Aó dẫu rách đậm đà càng mến
    Giường dù treo tưởng đến xa sôi
    Nhớ khi tay dắt thảnh thơi
    Hươu ăn cùng núi, cá bơi cùng đầm
    Lòng tha thiết không cần lợi lộc
    Vận Đinh Ninh, Phạt Mộc thường ngâm
    Giao du đã gọi đồng tâm
    Sang hèn chẳng kể thăng trầm có nhau
    Lời cưu ước bạc đầu vẫn giữ
    Bần cố tri sinh tử một lòng
    Trăm năm tạc một chữ đồng
    Gương trong chẳng chút bụi hồng mờ phai
    ( 37 ) 
                                                                    
    Than ôi!.. Lăng, Lân hai bạn ngọc
    Chốn biên cương ngang dọc tòng chinh
    Cùng nhau huyết thệ bôi minh
    Biệt ly có đất tử sinh có trời
    Trong quân ngũ nguyện lời đồng chí
    Tình tất giao thề ví Lưu Dương
    Bao phen gối đất nằm sương
    Ngọt bùi chia sẻ đau thương đã cùng
    Thế mà nỡ thay lòng dổi dạ
    Vì mối tình gây họa cho nhau
    Rắp tâm cầm thú mưu sâu
    Lỗi quên tình bạn tham cầu ái ân
    Phường tục tử uổng thân bảy thước
    Đời nam nhi lầm bước lạc đường
    Còn đâu sự nghiệp phi thường
    Ô danh bất nghĩa bất lương để đời
    Trước tử thần thôi đành vĩnh biệt
    Trưởng vệ Lăng tha thiết yêu cầu
    Đồi thông xác được chôn sâu
    Mỵ Dung mồ sẵn gần nhau hai mồ
    Hồn trinh nữ đợi chờ nợ nước
    Chí trinh phu nguyện ước từ lâu
    Còn hung phạm chớ tìm đâu
    Kỳ Lân xuất đội mưu sâu vô loài
    ( 38 ) 
    Mưu hại ta vì hai lý lẽ
    Dễ đoạt quyền lại dễ cầu duyên
    Con Châu Uý, Cầm Bích Liên
    Kỳ Lân vào hỏi bao phen chẳng thành
    Với ta nàng cố tình nài ép
    Ta một niềm thề chết không sai
    Mỵ Dung là vợ ta rồi
    Ta còn được sống trọn đời độc thân
    Không tin ta không phân lẽ phải
    Cầm Bích Liên không đổi ý riêng
    Đáp lời xuất đội công nhiên
    Đinh Lăng nàng quý là duyên tại trời
    Sắt đá đâu giữ lời được mãi
    Tháng ngày trôi lòng phải trôi theo
    Mộng tình gửi mộng cao siêu
    Bích lien xây cả thành yêu đợi chờ
    Tai hại nhỉ Liên chờ ảo mộng
    Lân yêu nàng thất vọng vì ta
    Bể tình nổi trận phong ba
    Chất cao họa thảm oan ta một mình
    Thôi vĩnh biệt dự tình có thế
    Cho ta về an nghỉ đồi thông
    Mỵ Dung tháng đợi ngày mong
    Nợ tình nợ nước trả xong ta mừng
    ( 39 )
                                                                  
    Cả biên cương núi rừng cây cỏ
    Cả biên cương bao phủ màu tang
    Đồi thông ngàn dăm quan san
    Hồn theo quốc táng vinh quang quay về
    Về đồi thông xưa kia nguyện ước
    Về gốc thông ngày trước hẹn hò
    Thỏa tình kỳ vọng hai mồ
    Chữ vàng bia đá đền bù vỹ nhân
    Đây tổ quốc nớ ân người khuất
    Trưởng vệ Lăng đệ nhất anh hùng
    Họ ĐINH rạng vẻ non sông
    Tận trung báo quốc lập công đã nhiều
    Khác thường nhân trọn điều nguyện ước
    Vị hôn thê sau trước một lời
    Đêm tân hôn nàng biệt đời
    Liều thân tử tiết bởi người ép duyên
    Gương tiết nghĩa ghi trên bia đá
    QUÁCH MỴ DUNG đời nhớ đời thương
    Cầu cho vạn thế lưu hương
    Tinh anh bất tử nhất phương linh thần
    Thế là hết hồng trần tục lụy
    Thế là xong thế vị mặn nồng
    Thế là vẹn một chữ đồng
    Thế là thỏa với non bồng cảnh tiên
    Đồi thông nay thiên nhiên danh thắng
    Đồi thông xưa cảnh vắng người thưa
    Khác xưa nổi tiếng gần xa
    Trai tài gái lịch hương hoa tới cầu
    Cầu tình duyên trước sau thỏa nguyện
    Cầu công danh hứa hẹn oai hùng
    Khói nhang họa với sóng lòng
    Vạng cùng đồng vọng mộng hòng cao xa
    Khói nhang gió cuốn hòa mây lạc
    Sóng lòng rào rạt nhạc suối qua
    Đồi thông những buổi chiều tà
    Dừng chân lữ khách ngẩn ngơ nỗi niềm
    Ngẩn ngơ mối tơ duyên kỳ lạ
    Ngẩn ngơ niềm gan dạ trượng phu
    Ngẩn ngơ tang hải phù du
    Chữ vàng bia đá ngẩn ngơ nỗi mình
    Kìa những trang lưu danh hậu thế
    Phải công gì thấm thía núi sông
    Tử ly ai thoát khỏi vòng
    Hơn nhau chỉ khác anh hùng lưu danh
    Từ VỆ TRƯỞNG họ ĐINH khuất bóng
    Cả biên cương trông ngóng đợi tin
    Rõ người rõ mặt rõ tên
    Ai là hung phạm bởi cơn cớ gì
    Vì thù riêng hay vì tình lụy
    Vì tranh quyền hay vị ghen tài
    Gây nên thảm hại bi ai
    Tang thương cây cỏ thiệt thòi núi sông
    Ôi !.. thời thế anh hùng được mấy
    Nên anh hùng thời thế dề đâu
    Thu kia tầm tã dòng NGÂU
    Dòng NGÂU tầm tã dòng sầu vô biên
    Tòa quân sự họp phiên đặc biệt
    TRƯỞNG VỆ LĂNG mạng thiệt hồn oan
    Ai thủ phạm ?.. ai liên can...
    Trước thần công lý phá tan ẩn tình
    LỒ KỲ LÂN thân hình tiều tụy
    Giam cầm lâu vì bị tình nghi
    BÍCH LIÊN mày liễu ủ ê
    Miệng hoa tươi gượng thảm thê đáy lòng
    Từ thuở mộng anh hùng tan vỡ
    Anh hùng xa duyên lỡ tình tan
    Trước tòa lệ ngọc chứa chan
    Lâm ly thống thiết nỗi oan tỏ bày
    Tòa họp luôn ba ngày liên tiếp
    LỒ




    No comments: