Monday, October 31, 2016

HỒI KÝ KHRUSHCHEV= THƠ =

HỒI KÝ KHRUSHCHEV

HỒI KÝ KHRUSEV

Tác giả: Khrusev

Mao Trạch Đông

Bây giờ tại Trung Quốc, học thuyết Mao hoàn toàn chiến thắng. Nhưng vào giữa thập niên 40 người ta đã nói rằng, không thể nào, những người cộng sản Trung Quốc không chiến thắng. Việc này được xác nhận khi ở Trung Quốc triển khai “cách mạng văn hoá”.
Tôi đã nói:
- Chuyện vớ vẩn!
Tất nhiên chiến thắng. Quân đội của họ mạnh, tinh thần không tuân theo, luật pháp không được được thừa nhận. Nếu anh không nghe thì chém đầu. Nhưng họ làm điều này một cách kịch, tụ tập trên quảng trường hàng nghìn mọi người và mắng nhiếc những người bất đồng. Đây là chính sách? Thậm chí không thể nói rằng điều này là thế. Chính sách dã man. Có cái gì đấy không xác định, nhưng những sự kiện thực, và anh không làm được cái gì cả, điều kiện sống ở đó phức tạp thế đấy.
 
 
Lưu Thiếu Kỳ - một người thông minh nhất, ông không đầu hàng, ông không đồng ý với chính sách Mao Trạch Đông và có lần đấu tranh chống Mao. Điều này làm ông mất rất nhiều những người ủng hộ mình. Nhưng họ không có sức mạnh thực sự. Nhưng Lưu Thiếu Kỳ vẫn thực hiện không phải vì rằng vì ông có những người ủng hộ mình mình, những người không trao ông cho Mao Trạch Đông. Không, Mao có thể bóp cổ Lưu dễ dàng. Nhưng điều này gây ra cơn giận quần chúng, mà Lưu biết rõ. Mao biết điều này và đấu tranh không phải chống Lưu những một con người, mà như chống người mang một hệ thống nhất địng quan điểm chính trị, muốn cô lập Lưu về mạt chính trị.
 
 
Việc sùng bái cá nhân Mao - cũng là hiện tượng phức tạp. Sự sùng bái chúng ta đã và đang gặp không những ở Trung Quốc. Bao nhiêu thế kỷ rồi, người ta xác định:
- Xin Ngài, xá tội, xin Ngài, xá tội!
Giúp cái gì? Giúp ai? Thường không giúp, nhưng mục sư làm cho chúng ta và nhân dân tin vào Trời. Chính thế. Nhân thể nói thêm, Mao bắt đầu ca ngợi mình. Chẳng hạn, có một dẫn chứng thế này. 
 
 
Thời tôi còn làm việc trong lãnh đạo xô viết, tôi bằng quân đội chúng ta đã in những tác phẩm của Mao về vấn đề quân sự. Tôi gọi nguyên soái Malinovski và nói:
- Đồng chí Malinovski, cơ quan đồng chí đang in cho Mao. Quân đội xô viết đánh đánh tan quân Đức mạnh bậc nhất. Nhưng Mao chiến đấu tại Trung Quốc 20 thậm chí 25 năm, và suốt thời kỳ ấy, Mao và kẻ thù của ông chọc lưỡi lê và dao vào lưng nhau. Giờ đây đồng chí lại in “Tác phẩm về quân sự” của Mao. Để làm gì? chúng ta học những tác phẩm này để chiến đấu trong tương lai hay sao? Phần nào cơ thể chấp nhận quyết định như thế? Điều này xảy ra 5 năm trước đó. Những người thông minh nói chung là những người giải quyết một vấn đề, nhưng giải quyết sự ngu ngốc, vâng họ và bản thân họ đã đồng ý thực hiện sự ngu ngốc. Nhưng bây giờ, có lẽ, những cuốn sách này nằm trong kho, nếu có thể được, đơn giản là đốt đi.
 
 
Tôi muốn được dừng lại chút ít ở “cá nhân”.
Một năm hoặc một năm rưỡi trước đây, như tôi đã nghe, lan truyền tại Liên Xô ý kiến, rằng tôi làm Trung Quốc cãi nhau với Liên Xô. Tôi không tranh luận, vì lịch sử tự thân chỉ ra giá trị bằng tuyên bố tương tự. Nhưng tôi ngạc nhiên, buồn và bực vì Youdin lặp lại sự ngu ngốc như thế, một con người từng là đại sứ Liên xô tại Trung Quốc trong thời gian bắt đầu cuộc xung đột Xô-Trung. Vì vậy - có vài lời về Youdin. Ông nói ý rằng là tôi chọc tức Mao và ông bị biến thành một người chống xô viết. Nếu ông nói riêng với tôi điều này, tôi sẽ chứng minh bằng văn bản rằng sự bắt đầu cuộc xung đột của chúng ta với Mao do chính Youdin gây ra. Và nếu ngồi vào bàn thảo luận xoàng vấn đề đã nêu, thì tôi có đủ cơ sở nói, ở đâu xuất hiện Youdin, sẽ phát sinh xung đột của chúng ta với các nước ấy. Khi Youdin đến Nam Tư, thì chúng ta phê phán Tito. Cử Youdin đi Trung Quốc, thì chúng ta chửi nhau với Trung Quốc. Lúc ấy không phải đơn giản có sự trùng hợp như vậy.
 
 
Tôi kính trọng Youdin. Ông ta đến Trung Quốc như thế nào? Mao gửi một bức thư cho Stalin đề nghị Stalin giới thiệu cho Mao một nhà triết học mác xit: gửi ông ta đến Trung Quốc, vì rằng Mao muốn biên tập những lời phát biểu của mình để một người có học vấn giúp đưa những lời này ở dạng thích đáng, để cho không mắc lỗi về triết học mác xit. Người ta chọn Youdin. Và cử ông ta. Youdin làm việc ở đó, về mặt tinh thần được lòng Mao. Mao thậm chí đến chỗ ông ta ở Đại sứ quán thường xuyên hơn là Youdin đến chỗ Mao. Thậm chí Stalin đôi khi lo ngại rằng Youdin lúc nào đấy thoá mạ trong quan hệ với Mao.
 
 
Mọi việc đều tốt lành. Và bỗng nhiên chúng tôi nhận từ Youdin một bức điện mật mã dài, trong đó Youdin mô tả những điều không tưởng tượng được, mà Youdin nghe từ Mao, về Liên Xô, các ĐCS, và cá nhân Youdin. Nếu trước đây người ta có ấn tượng rằng Mao tựa như quỵ luỵ trước Youdin, thì sau bức điện này rõ ràng là Mao nói chung không trọng Youdin. Có ý kiến cho rằng gọi Youdin về. Youdin là một đại sứ kém. Nhưng khi ấy những quan hệ cá nhân Mao và Youdin đã thành tình hữu nghị anh em, thì Youdin lại có ích. Nhưng thuần tuý công việc của Đại sứ quán chẳng ma nào cần Youdin? Giả thiết rằng các nhà ngoại giao thay chỗ Youdin. Khi ông ta có xung khắc với Mao, thì ông ta là đại sứ - và cũng không phải đại sứ, mà chỉ trên cơ sở triết học, ông đã đổ vỡ hoàn toàn với Mao. Và chúng tôi rút ông về Liên Xô.
 
 
Chúng tôi đến Trung Quốc năm 1954 và tiến hành một số hội đàm với Mao, mà sau này tôi nói với các đồng chí:
- Sự xung đột của chúng ta với Trung Quốc khó tránh.
Tôi có kết luận như vậy từ phản ứng Mao và từ bối cảnh vây quanh chúng ta. Bối cảnh là những người châu Á: lễ độ đến quá thái, cảnh giác đến không thể, nhưng không chân thật. Chúng tôi ôm và hôn Mao một cách thân mật, bơi cùng với nhau trong bể bơi, tán chuyện các vấn đề khác nhau... Nhưng điều này trông có vẻ ngọt ngào. Những vấn đề riêng biệt phát sinh và đặt trước chúng ta làm cảnh giác chúng ta. Nhưng chính là, tôi cảm thấy và cho tất cả các đồng chí rằng Mao không thể cam chịu chấp nhận bất kỳ một ĐCS khác, mà không phải không Đảng cộng sản Trung Quốc, lại đứng đầu phong trào cộng sản thế giới. Ông không thất bại.
 
 
Nếu Stalin sống thêm chút nữa, ông cũng bùng nổ xung đột trước đây nhận đổ vỡ hoàn toàn giữa Liên Xô và Trung Quốc. Chính trị - nói chung đó là trò chơi. Và Mao tiến hành chính sách của mình, trò chơi của mình. Đặc điểm của nó được kết luận chỉ theo cách của người châu Á, nịnh bợ và nham hiểm. Sau Đại hội 20 ĐCSLX Mao nói:
- Đồng chí Khrusev đã mở mắt chúng tôi, đã nói sự thật, và chúng tôi sẽ chấn chỉnh.
Chính Mao công bố lời phát biểu này, rồi sau này nổ ra mọi xung đột. Khi Mao tiến hành đường lối chính trị sai lầm và đưa khẩu hiệu “Trăm hoa đua nở”, khi gặp nhau, ông hỏi tôi:
- Đồng chí Khrusev, đồng chí chí nghĩ thế nào về “trăm hoa”?
 
 
Tôi trả lời:
- Đồng chí Mao Trạch Đông, chúng tôi không hiểu đơn giản như thế.
Tất nhiên chúng tôi không công bố ý kiến của mình về vấn đề này. Tôi xung đột với Mao chỉ mang tính chất cá nhân, nhưng chúng tôi không phát biểu công khai, mặc dù đã ý kiến chung. Thậm chí không có một cái gì cả được công bố theo lý do đã nêu. Nhưng tôi nói với Mao:
- Chúng tôi không hiểu điều này, vì rằng hoa tồn tại khác nhau: có ích, và không có ích, và đơn thuần có hại.
 
 
Mao đồng ý, rằng chúng tôi hợp với điều đó. Ông là một người thông minh và tự ông hiểu rằng lần chúng tôi không công bố một cái gì cả trong mối liên hệ đã nêu, nghĩa là, chúng tôi không đồng ý.
Và bỗng nhiên Mao đưa một ý tưởng mới: trong 5 năm “đuổi kịp Mỹ”.
Bắt đầu ông ta tổ chức các công xã, tạo ra những nhà ăn tập thể. Tuyên bố, rằng ý tưởng chung sống hoà bình - quan điểm hoà bình tiểu tư sản.
Sau đó Trung Quốc nói, ở chủ nghĩa xã hội sự phân bố phúc lợi theo số lượng và chất lượng lao động là khẩu hiệu tư sản. Tôi đã nghe điều buộc tội rằng chúng tôi theo đuôi bọn tư sản. Lúc ấy quả là người ta đã đặt những vấn đề nguyên tắc quản lý phát triển kinh tế đất nước. Chúng tôi không thể đi sau Trung Quốc. Còn bây giờ nhà triết học Youdin trút tất cả cho cá nhân tôi. Ông làm tôi sửng sốt. Tôi coi ông như nhà thông thái.
 
 
Hoặc lấy vấn đề chiến tranh và hoà bình. Khi tôi và Mao cùng mặc quần đùi nằm ở một bể bơi ở Bắc Kinh tranh luận vấn đề thế giới. Mao nói với tôi:
- Đồng chí Khrusev, đồng chí tính sao: nếu so sánh sức mạnh quân sự của phe tư bản phe xã hội chủ nghĩa, thì Trung Quốc đưa ra chừng này tập đoàn quân, Liên Xô - chừng này... các nước xã hội chủ nghĩa còn lại - chừng này... còn kẻ thù đưa ra bao nhiêu? Rõ ràng chúng ta chiếm ưu thế.
 
Tôi nói:
- Đồng chí Mao Trạch Đông, bây giờ mà tính toán như thế tỷ lệ sức mạnh e là không thích hợp. Khi vấn đề được giải quyết bằng nắm đấm hoặc lưỡi lê, có thể tính xem phía ai có bao nhiêu lưỡi lê và ai trội hơn. Khi xuất hiện súng trường, đông quân hơn nhưng ít súng hơn chưa chắc chiến thắng quân thù ít hơn theo số lượng. Nhưng bây giờ, khi có bom nguyên tử, ai có bao nhiêu bia đỡ đạn - không tỏ ra sức mạnh thực tế của mình.
 
 
Mao không đồng ý với tôi. Nhưng chẳng có lẽ tôi đồng ý với ông?
Hoặc chúng tôi lấy lời tuyên bố của ông, khi năm 1957 ông đến Moskva dự Hội nghị đại diện cộng sản và các Đảng công nhân. Đã có những cuộc nói chuyện nhã nhặn, lịch thiệp nhất được, đồng thời rất cởi mở. Mao nói với tôi:
- Thưa đồng chí Khrusev, nguyên soái Zukov, phát biểu trên báo rằng nếu một cường quốc đế quốc tấn công bất kỳ một nước xã hội chủ nghĩa nào, thì Liên Xô tức khắc có đòn giáng trả. Điều này không đúng!
- Thưa đồng chí Mao Trạch Đông, Zukov phát biểu không phải theo ý mình, BCHTƯ Đảng chúng tôi quyết định như thế, chúng tôi, Bộ trưởng quốc phòng Liên Xô nhất thiết phải phát biểu. Tôi cũng nói rằng đây là quan điểm xô viết.
 
 
Lúc ấy chúng tôi nảy sinh không phải là cãi nhau, mà là tiến hành thảo luận hữu nghị, để làm sáng tỏ chân lý.
Mao tuyên bố với tôi:
- Tôi cho rằng nếu bọn đế quốc tấn công chúng ta, tấn công Trung Quốc, thì Liên Xô không phải bị lôi vào. Tự chúng tôi sẽ chiến đấu. Chỉ có Liên Xô được bảo vệ ư, khi tất cả dần trở thành chỗ của mình. Chẳng hạn, nếu họ tấn công các đồng chí, các đồng chí cũng không giáng trả à.
- Giáng thế nào?
- Hãy đi khỏi, đi khỏi một, hai, ba năm.
- Đi đâu?
 
 
- Nhưng các đồng chí đã đi. Có thời rút lui về Stalingrad, còn bây giờ các đồng chí có thể về Ural. Sau lưng các đồng chí là chúng tôi, Trung Quốc.
- Đồng chí Mao Trạch Đông, nếu xảy ra chiến tranh, thì nó kéo dài bao lâu? Cuộc chiến tranh này sẽ không giống trước đâu. Cuộc chiến tranh trước đây chiến tranh không quân và xe tăng, còn bây giờ là chiến tranh tên lửa và bom nguyên tử. Liệu chúng tôi có khoảng cách 3 năm để lui về Ural? Có thể chúng tôi sẽ chỉ có một số ngày, còn sau đó tách thành những mảnh vụn? Không ai không thể bây giờ có thể nói trước điều này. Vì thế chúng tôi phải ở lại để kìm đối thủ chiến tranh hạt nhân. Nếu chúng tôi nói sẽ không giáng trả, nghĩa là, tự chúng tôi bảo kẻ thù cứ tấn công. Nhưng chúng tôi tuyên bố rằng chúng tôi giáng trả đối thủ, chính như vậy chúng tôi kìm người ta khỏi tấn công”.
Đại để có những sự bất đồng như thế. Tuy nhiên nếu chúng tôi nói về Mao, thì đây là một việc hoàn toàn khác, nếu chúng tôi nói về Trung Quốc, thì nói có mục đích. Nếu chúng tôi bắt đầu mang nhân dân Trung Quốc, thì chúng tôi té ra ở vị thế dân tộc chủ nghĩa. Chủ nghĩa dân tộc - điều này chúng tôi xem là một dân tộc nào đấy có quyền đặc biệt và ưu thế. Đây là chủ nghĩa dân tộc. Vì thế chúng tôi và bây giờ chân thành tin rằng người Trung Quốc - anh em của chúng tôi, cũng là những người như chúng tôi. Và nếu một thanh niên Trung Quốc lừa dối tấn công Đại sứ quán chúng tôi, không có nghĩa là, nhân dân Trung Quốc ghét cay ghét đắng chúng tôi. một thanh niên - không phải là tất cả dân tộc. Chúng tôi là những người mác xit! Cần phải hiểu rằng có cả người thanh niên khác. Không phải tất cả Trung Quốc có mặt trên quảng trường này, và không phải tất cả những ai có mặt trên quảng trường này và kêu to, đều đồng ý với những người tương tự. Việc thế đấy! Bao nhiêu người Trung hoa từng khóc ở họ? Tại Trung Quốc triển khai cuộc đấu tranh mạnh mẽ, người Trung Quốc giết lẫn nhau. Như bên chúng ta Stalin bắn hàng trăm nghìn công dân. Chúng tôi, những đảng viên, chịu trách nhiệm về điều này, nhưng không thể bây giờ cho rằng toàn Đảng làm như thế. Có sự lạm quyền bởi Stalin, còn bây giờ chính điều này lặp lại ở Mao.
Tôi dẫn ra thêm một số sự kiện trong lịch sử quan hệ của chúng tôi với Trung Quốc. Stalin rất phê phán Mao. Ông gọi Mao, theo quan điểm mác xit, là một nhà mác xit hang động. Quả là, thời gian mà Mao tiến hành cuộc trường chinh thắng lợi, thì những người cộng sản đã tiến sát Thượng Hải. Nhưng rồi họ dừng lại và không chiếm nó. Stalin hỏi Mao:
- Tại sao không chiếm Thượng Hải?
Mao trả lời:
- Ở đó sáu triệu dân. Nếu chúng tôi tới, phải nuôi họ. Nhưng nuôi bằng cách nào?
 
 
Đấy, một người mác xit? Mao dựa vào nông dân, mà không dựa vào giai cấp công nhân. Mao coi thường, không muốn chấp nhận giai cấp công nhân không muốn dựa vào nó. Stalin nhiều lần phê bình Mao từ quan Đảng mác xit và Stalin là đúng. Nhưng chứng cứ vẫn là chứng cứ. Mao, dựa vào nông dân, đạt được cho mình sự thắng lợi. Lúc ấy là lạ, giải thích thêm duy vật lịch sử: nắm chính quyền, dựa vào nông dân! Nghĩa là, sự thật lịch sử - đằng sau ông ta. Chỉ là sự thật không phải mác xit. Có lẽ những thắng lợi có được bở thời gian và nói chung với những kết quả khác nhau. Điều này trong lịch sử cũng thấy rõ.
 
 
Một trường hợp cụ thể khác. Thời Stalin, Liên Xô ký một hiệp định với Trung Quốc về cùng nhau khai thác dầu mỏ ở Xuyên Giang . Đây là một sai lầm, thậm chí là xúc phạm người Trung Hoa. Tại Trung Quốc, trước đây là Pháp, người Anh, người Mỹ, còn bây giờ người xô viết cũng chui vào đây. Điều này là một việc không tưởng tượng được! Stalin cũng đã làm những việc như thế ở Ba Lan, ở CHDC Đức, ở Bulgari, ở Tiệp Khắc, ở Rumani. Chúng tôi sau này huỷ bỏ tất cả hội hỗn hợp kiểu này. Trường hợp thứ ba. Stalin gọi tất cả chúng tôi và hỏi: ai biết, vùng nào của Trung Quốc người ta khan thác vàng và kim cương? Chúng tôi không phải là những người am hiểu, trả lời là không biết. Sau đó, có một chuyện đùa vui, khi chúng tôi tụ họp với nhau ở chỗ Stalin. Beria nói:
 
 
- Ông có biết ai biết điều này không? Nghệ sỹ Kozlov đấy. Beria hát: “không đếm được kim cương trong hang đá....”.
Nhân thể nói thêm, Beria kết thân với Stalin, bảo là, Trung Quốc tài nguyên giàu có và Mao giấu chúng; chúng ta cho Mao vay tiền, ép ông ta bán cho chúng ta kho báu từ dầu mỏ của mình. Thế là Stalin cũng thích.
 
 
Một lần chúng tôi ngồi ở chỗ Stalin và suy nghĩ về việc cao su. Hình như, chính tôi đưa ra ý nghĩ giải thích ở chỗ Mao, ở một nơi vùng nào đó Trung Quốc có thể trồng cao su. Triển khai vấn đề này, cho Trung Quốc tín dụng, máy móc và chúng tôi không còn lo về cao su mua từ các nước tư bản. Chúng tôi gửi một bức điện đến Bắc Kinh. Người Trung Quốc trả lời rằng trên đải Hải Nam có thể trồng được cao su huvea nếu được cung cấp tín dụng, thì họ đồng ý. Việc này có một tiến triển nào đấy, và chúng tôi ký một hợp đồng. Nhưng sau này té ra là vùng trồng cao su, lại nhỏ bé và không có khả năng đáp ứng nhu cầu của chúng ta. Vụ việc tắt ngóm như thế.
 
 
Có lần Stalin thích dứa hộp. Ông đích thân đọc chính tả một bức điện cho Mao, Malenkov ngồi ghi:
- Viết đi, để họ cho chúng ta chỗ xây dựng xây dựng một xí nghiệp dứa hộp.
Tôi nói:
- Đồng chí Stalin, họ mới nắm chính quyền, và ở đó còn có xí nghiệp của các nước khác nữa. Bây giờ lại thêm xí nghiệp của chúng ta, từ một nước xã hội chủ nghĩa. Điều này làm mếch lòng Mao.
Stalin nhìn tôi một cách không thiện cảm, giận, nạt nộ... Rồi bức điện được gửi đi. Qua một hai ngày, chúng tôi nhận câu trả lời của Mao:
 
 
- Chúng tôi đồng ý. Nếu các ông quan tâm đến dứa hộp, cho chúng tôi tín dụng, chúng tôi sẽ xây dựng xí nghiệp và sẽ cung cấp cho các ông tất cả sản phẩm của nó và trừ khoản nợ tín dụng.
Lúc ấy mọi người nghe, trong khi Stalin hung dữ và chửi rủa. Tất nhiên ông rất giận. Những loại điện như thế không bao giờ tôi ký, các thành viên Chính phủ chúng tôi sau này không bao giờ ký. Chúng tôi đã không làm một điều gì xúc phạm người Trung Quốc cho đến khi chính người Trung Quốc đá chúng ta. Nhưng quả là nếu như thế thì tôi cũng không phải là chúa Jesu.
 
 
Người Trung Quốc làm gì khi chúng tôi còn giữ những quan hệ tốt với họ? Họ đang có chiến tranh những hòn đảo với Tưởng Giới Thạch. Chúng tôi cung cấp cho Bắc Kinh vũ khí của mình, còn chúng tôi quan tâm đến vũ khí chiến lợi phẩm Mỹ. Người Trung Quốc có một số tên lửa, bị người Mỹ bỏ hoang và không bị hỏng. Chúng tôi quan tâm một mẫu mới tên lửa “không đối không”, và chúng tôi đề nghị Trung Quốc cho chúng tôi để nghiên cứu. Bắc Kinh không trả lời. Chúng tôi lặp lai yêu cầu. Bắc Kinh trả lời:
- Chúng tôi cũng chưa phân loại được.
 
 
Nhưng chúng tôi so sánh mức vũ khí của Mỹ với mức vũ khí của chúng tôi! Chúng tôi đang truy lùng tất cả vũ khí bí mật, tên lửa của Mỹ, để làm điều này chúng tôi đã ký một hợp đồng sản xuất bom nguyên tử, đã đưa cho họ mẫu, còn họ thì lại từ chối chúng tôi. Lúc đó chúng tôi làm chậm việc cung cấp. Bắc Kinh lo ngại. Và tôi nói cho các quân nhân chúng tôi: Hãy giải thích cho người Trung Quốc, dường như, các anh sử dụng vũ khí từ chúng tôi, thậm chí cả tên lửa chiến lợi phẩm của Mỹ mà các anh không muốn đem ra a? Họ hiểu và thế là họ gửi tên lửa này. Tôi đến xem nó. Tên lửa này tốt hơn của chúng tôi, nhưng người Trung Quốc cố ý không gửi cho chúng tôi đầu dò nhiệt. Chúng tôi sau này làm việc một số năm để giải quyết nhiệm vụ này. Đây là khoảng năm 1958.
 
 
Theo thoả thuận, máy bay của chúng tôi có thể sử dụng các sân bay Trung Quốc. Sau đó, khi chúng tôi có tàu ngầm tầm xa, thì để để liên lạc với nó, chúng tôi cần xây dựng một đài phát thanh trên đất Trung Quốc. Trung Quốc yêu cầu chúng tôi cho họ những bản thiết kế và dạy chế tạo tàu ngầm. Lúc ấy chúng tôi viết cho họ về việc đài phát thanh và lập tức nhận một bức điện trả lời: “Không!”.
Nhưng chẳng bao lâu có một bức điện mật nói về tâm trạng chống xô viết trong giới lãnh đạo Trung Quốc. Và tôi nói với các đồng chí của mình rằng: “Mời đồng chí Mao Trạch Đông đến thăm Liên Xô theo đường ngoại giao. Nhưng lần này có thể chúng tôi nói chuyện tay đôi, đằng nào cũng thế, bí mật hoặc công khai? Cần gặp riêng để giải thích”.
 
 
Sau đó, chúng tôi đến Trung Quốc (lần cuối cùng) vào năm 1959. Cuộc gặp cũng không đem lại một cái gì cả. Những cuộc hội đàm được tiến hành hữu nghị, nhưng không kết quả. Chúng tôi đã nói với Mao cả về đài liên lạc. Tôi nói với Mao:
- Đồng chí Mao Trạch Đông, chúng tôi cung cấp cho các ông tín dụng để xây dựng đài này. Lúc đầu chúng tôi đã viết cho đồng chí, rằng chúng tôi tự xây dựngcó thể là giải nghĩa chưa đạt? Chúng tôi không quan tâm đài sẽ là của ai; chúng tôi quan tâm là chúng tôi liên lạc được với tàu ngầm. Chúng tôi có thể chuyển giao hoàn toàn nó cho các ông, vấn đề là phải xây dựng nhanh đài này. Hạm đội của chúng tôi bây giờ đi vào Thái Bình Dương, căn cứ chính của chúng tôi nằm tại Vladivostok. Liệu có thể thoả thuận là tàu ngầm chúng tôi có thể đậu ở chỗ các ông, nạp nhiên liệu, nghỉ ngơi và v.v...?
- Không! Tôi không muốn thậm chí không muốn nghe!
 
 
- Đồng chí Mao Trạch Đông, các nước NATO giúp đỡ lẫn nhau, còn chúng ta sao lại không thể thoả thuận được?
- Không!
Vì sao Mao giận thế, tôi không biết. Tôi tiếp tục:
- Nếu cần, chúng tôi cho các ông vùng Murmansk, nơi các ông có thể có tàu ngầm của mình.
- Không! chúng tôi không muốn. Bao nhiêu năm người Anh và các nước khác ngồi ở nước chúng tôi rồi, chúng tôi không đồng ý.
Thế là ông ta cũng không đồng ý.
 
 
Sau này báo Trung Quốc đăng những bài báo nói rằng Vladivostok - đó là lãnh thổ Trung Quốc và người Nga đoạt nó từ Trung Quốc: về mặt lịch sử, có một thời nào đó người Trung Quốc đã thống trị, còn sau đó dường như Nga hoàng vươn đến đó. Sau đó tiến hành đàm phán về biên giới chung, và họ gửi chúng tôi một bản đồ của mình. Chúng tôi thậm chí không thể bình tĩnh xem bản đồ này, mà được họ vẽ như thế!
 
 
Bây giờ một số người có ý kiến rằng Mao - một người ngu ngốc, sinh lẫn cẫn. Lầm! Ông một người thông minh. Ông kẻ đối địch chúng tôi, nhưng một người thông minh. Đôi lúc ông còn lừa chúng tôi. Taleyran nói rằng ngôn ngữ ngoại giao dành cho ai có thể che, giấu ý nghĩ của mình. Ngoại giao - đó là chính trị. Chẳng hạn, De Gaul: một người thông minh hoặc người ngốc? Có một lúc nào đó, một số người cho ông là thằng ngốc. Nhưng đây là một người rất thông minh, chỉ là kẻ đối địch của chúng tôi theo cách nhìn và là người đại diện giai cấp của mình, nhưng ông không phải người ngốc, mà là người thông minh. Nhưng Mao - một người dân tộc chủ nghĩa, không phải người ngốc, ông có quan điểm của mình. Chúng tôi bất đồng với ông, và tôi quả là không chịu nổi với ông. Nếu đọc báo cáo của tôi tại Đại hội 21, thì nhiều sự bàn luận được thổ lộ trong vấn đề Trung Quốc, mặc dù tôi không nhắc đến về Trung Quốc. Chúng tôi phủ nhận vị thế của Mao.
 
 
Khi người Trung Quốc phát biểu với khẩu hiệu của mình, sự tuyên truyền của họ phát tán tự do ở Siberi của chúng tôi. Khi biết việc này, tôi nói:
- Ngừng ngay việc này! Anh nghĩ rằng vị trí của bản tính bình đẳng không có đất trồng ở chúng tôi sao? Anh sai rồi. Khẩu hiệu bình đẳng rất hấp dẫn, cám dỗ. Nhưng phải trả lời chúng tôi theo thực chất, không phải chỉ cấm.
 
Nhân thể nói thêm, tôi ủng hộ một trong những biện pháp. Mao bãi bỏ trong quân đội cấp hiệu. Tôi cho rằng đây là một bước đi khôn ngoan, hợp lý, còn bước đi của chúng tôi là không khôn ngoan, khi chúng tôi đeo, cấp hiệu, chúng tôi may đường nẹp mầu. Sao lại có trò quỷ này? Chúng tôi thắng nội chiến không cần cấp hiệu. Cấp bậc thời ấy của tôi chính uỷ, và tôi đi lại không mang cấp hiệu. Hồng quân phong chính uỷ của mình, và chỉ huy của mình, và chúng tôi đánh tan kẻ thù không cần cấp hiệu. Nhưng bây giờ mặc diện, như chim hoàng yến.
 
Trong thời kỳ quan hệ qua lại với Trung Quốc con tốt, họ lôi từ chúng tôi tất cả những gì có thể. Năm 1954 chúng tôi còn bần cùng, chẳng có gì mà hốc, nhiều chỗ đói. Nhưng khi chúng tôi đi đến Bắc Kinh, Chu Ân Lai đặt vấn đề thế này:
- Có thể, các ông tặng chúng tôi trường đại học tổng hợp?
 
 
Tôi trả lời:
- Chúng tôi nghèo. Chúng tôi, về nguyên tắc, có thể giàu hơn các ông, nhưng chiến tranh vừa mới kết thúc, và đáng tiếc, hiện không thể.
Nhưng vừa đúng lúc trước khi chúng tôi trao trả lại họ cảng Lữ Thuận , và tất cả là không mất tiền. Nhiều, rất nhiều tiền chúng tôi bỏ vào Trung Quốc. chúng tôi làm đường từ Ulan-Bator đến Bắc Kinh. Không phải người Mông cổ làm con đường ấy. Chúng tôi con đường ấy ở Mông Cổ, con Trung Quốc - trên lãnh thổ của mình. Tuy nhiên, khi chúng tôi với Mao năm 1957, ông nói:
- Con đường này chúng tôi íy quan tâm. Con như thế đường các ông quan tâm.
 
 
Và ông chỉ trên bản đồ con đường từ Bắc kinh qua núi đến Kazakhtan. Tôi nói:
- Ông biết khá tốt vùng đất của chúng tôi. Chúng tôi cho rằng gần hơn cả là qua Ulan-Bator, nhưng chúng tôi đồng ý cùng với ông cũng qua hướng này. Các ông làm đường trên lãnh thổ của các ông, con chúng tôi làm trên đất mình, đến biên giới. Ở đó chúng ta nối với nhau.
Lại thêm một lần gặp, Chu Ân Lai đặt vấn đề:
- Liệu có thể, ông xây dựng nó trên lãnh thổ chúng tôi được không?
Chúng tôi ngó nhìn bản đồ: ở đó nào thung lũng, nào sông, núi... Ai sẽ xây dựng xây dựng? Rất khó. 
 
Chúng tôi trả lời:
- Không, tốt nhất là mỗi nước làm trên lãnh thổ của mình.
Đồng thời, điều này có làm Mao thích không nếu như tôi nói: “Vâng, chúng tôi làm bắt đầu tiền mình”. Cái gì khi đó? Họ bắt đầu xây dựng. Họ lại đặt vấn đề trước đây trong quá trình xây dựng. Tuy nhiên chúng tôi mới đây đã nói:
- Cứ theo thoả thuận: mỗi bên làm trên lãnh thổ của mình.
Và do đó chúng tôi làm đến biên giới, còn họ không làm đến nơi.
Mao thời ấy đúng là nóng vội ước mong thống trị thế giới. Ban đầu ở Trung Quốc, sau đó tất cả châu Á. Nhưng tiếp sau? Trung Quốc 700 triệu người dân, ở Malaysia một nửa dân chúng - người Trung Quốc, và ở các nước châu Á khác cũng không nhỏ. Nói chung những cuộc nói chuyện “đặc tính vô tư” ở bàn trà rất đáng thú vị với quan điểm hiểu biết chủ nghĩa dân tộc kiểu Trung Quốc.
Mao có lần hỏi:
- Bao nhiêu lần những kẻ xâm lược khác nhau đã xâm lược Trung Quốc?
Và Mao tự trả lời:
- Không phải một lần. Nhưng người Trung Quốc đồng hoá tất cả bọn chúng.
Đấy, cái tầm ngắm của Mao tới tương lai:
- Hãy nghĩ xem, anh có 250 triệu công dân, còn ở chúng tôi - 700.
Sau đó ông khơi chuyện về sự độc đáo của Trung Quốc. Có tình tiết khác, trong tiếng Trung Quốc không có từ nước ngoài. Mao khoác lác:
- Toàn thế giới dùng từ “điện”. Người ta lấy từ này ở người Anh và người ta lạp lại. Nhưng chúng tôi có từ này không?
 
 
Tôi thật sự run từ sự huyênh hoang này.
Với Trung Quốc có nảy sinh một vấn đề lạ lùng. Đầu thập niên 50, chúng tôi có gặp vấn đề sức lao động cho vùng Siberi và Viễn đông. Và chúng tôi quyết định đề nghị trợ sức của Trung Quốc. Chúng tôi nghĩ rằng Trung Quốc cho chúng tôi bao nhiêu điều lợi, và đặt vấn đề này với Mao:
- Đồng chí Mao Trạch Đông, chúng tôi muốn, các ông giúp chúng tôi sức lao động của người Trung Quốc anh em, chúng tôi có ít người quá.
 
 
Ông tỏ ra như người keo kiệt:
- Mọi người nhìn chúng tôi, như là nhìn nô lệ ấy. Mọi người muốn người Trung Quốc một điều gì đó cho họ. Nhưng người Trung Quốc - không phải nô lệ da đen. Điều đó, liệu ông có biết không, không dễ giải quyết giải quyết như thế đâu.
Và tôi nói cho các đồng chí của mình: có thể là, chúng tôi quả là không có chiến thuật khi yêu cầu Mao? Rồi Mao nói thêm nghiêm túc:
- Nếu các anh có khó khăn, chúng tôi không muốn nó tạo ra và chính chúng tôi nhận vấn đề này.
Tôi tin ông, còn ông chỉ đùa.
 
 
Qua hai, ba ngày, tôi không quan tâm đến vấn đề đã nêu: có lần ông nói rằng có khó khăn với ông, và chúng tôi không muốn. Lúc ấy Mao thấy rằng đã quá lời, và ông tái diễn đàm phán. Tôi nói với ông:
- Ông đã nói là phía Trung Quốc gặp khó khăn?
- Đúng, nhưng đối với nhân dân anh em chúng tôi có thể làm một điều gì đó.
Lúc ấy rõ ràng, ông tăng giá, cho là chúng tôi ở tình thế không lối thoát.
- Ừ, nếu ông có thể, thì xin cứ việc!
- Thế ông muốn bao nhiêu công nhân?
Tôi không còn nhớ chúng tôi đã viết bao nhiêu: một triệu hoặc ít hơn. Mao nói với chúng tôi:
- Anh! Chỉ riêng Thượng Hải cung cấp cho các ông hai triệu, nữ công nhân thất nghiệp có một số.
- Không, chúng tôi trả lời - chúng tôi không thể nhận số lượng người như thế. Vâng và chúng tôi không có đủ chỗ.
 
 
Ký hiệp định. Nhưng khi quay về Moskva, tôi suy nghĩ và tôi nói với các đồng chí của mình:
- Các ông nhận xét, Mao sẵn lòng đồng ý cung cấp người, mà lại đến Sibiri? Các ông nghĩ tại sao? Tôi nhớ, Mao nói về việc đồng hoá. Thế đấy, ông muốn di dân Tổ quốc đến Sibiri mà không cần phải chiến đấu. Đây là chính sách nhìn xa. Chúng ta cần phải thể hiện thận trọng: mời người Trung Quốc dễ dàng, còn đuổi họ sẽ rất khó. Có thể mời họ làm khách, sau này những người khách lại đuổi chủ. Chúng tôi có thể mất Sibiri, Vladivostok, và đây là tiếng Trung Quốc gọi là đồng hoá.
Chúng tôi suy nghĩ, suy nghĩ, phân tích nền kinh tế của mình, và hiện ra nguồn dự trữ như thế, té ra là chúng tôi không những không thiếu nhân lực, mà còn có thừa ở Belorussia, và các chỗ khác. Và chúng tôi thời ấy giảm bớt một chiến dịch trước đây. Nhưng những cũng có tới 300 nghìn người Trung Quốc tới. Nghe nói nói rằng do chính sách mới mà chúng tôi tiến hành sau khi Stalin chết, chúng tôi hiện ra một khả năng mới giải phóng sức lao động, và lậy chúa, mặc dù sự tác động đến, nhưng chúng tôi không phải mời. Quả là, ở Moskva người thất nghiệp hầng trăm nghìn. Họ luôn có việc, nhưng việc gì? Nếu không có người anh ta, không ai nhận xét rằng anh ta vắng mặt. Trong mọi cơ quan bấy giờ cắt 30 biên chế, mà cuộc không thiệt hại.
 
 
Trung Quốc, như người ta nói, xa chúng tôi. Nhưng Trung Quốc cũng gần chúng tôi. Trung Quốc giáp Liên Xô, trên một khoảng cách lớn, chúng tôi có đường biên giới chung. Trung Quốc - láng giềng gần nhất của chúng tôi. Tuy nhiên là giáng giềng xa, nếu nhớ có ít những cái chung của chúng tôi với Trung Quốc (tôi nói chỉ ở giữa, mà cá nhân tôi đứng). Những người lớp chúng tôi biết người Trung Quốc chỉ có trên tranh ảnh, và đọc rất ít về Trung Quốc. Chúng tôi gặp người Trung Quốc chủ yếu, khi họ mang mọi loại hàng hoá. Tại Donbass, chẳng hạn, họ bán vải tuyt-xo. Theo tiếp xúc như thế chúng tôi cũng tạo cho mình khái niệm về Trung Quốc. Sự thật chiến tranh Nga-Nhật chặn chúng tôi tiếp xúc gần thêm với họ. Vả lại, ý nghĩ của bộ đội Nga về Trung Quốc cũng khác nhau xa.
 
 
Sau Cách mạng tháng Mười Chính phủ xô viết xác lập tiếp xúc với Trung Quốc, với lãnh tụ cách mạng Trung Quốc Tôn Dật Tiên. Khi trong thập niên 1920 tại Trung Quốc được bắt đầu nội chiến. Tôn Dật Tiên tiến hành chính sách tiến bộ và đứng ở vị trí hữu nghị với Liên Xô. Sự thiện cảm của những người xô viết được dành cho phía ông. Báo chí của chúng tôi cho độc giả sự thiện cảm với nhân dân Trung Quốc, với cuộc đấu tranh ccc ông giải phóng khỏi sự phụ thuộc đế quốc. Sau đó Tưởng Giới Thạch nắm quyền lãnh đạo tại Trung Quốc. Ông cắt đứt liên hệ với ĐCS, bắt đầu cuộc chiến tranh Quốc Dân Đảng chống ĐCS. Sự thiện cảm nhân dân chúng tôi mới vừa ở phía khu vực xô viết của Trung Quốc. Bằng tất cả ý chí của mình chúng tôi sống cùng với nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc đấu tranh chống kẻ áp bức.
 
 
Tôi nhớ một cảnh thế này, có lẽ, vào năm 1926 hoặc 1927. Tôi lúc ấy lãnh đạo một tổ chức Đảng ở Quân khu tỉnh Yuzovk. Đến thăm tôi là một người quen của tôi Akhtyski, một người tỏ ra rất tốt trong thời gian nội chiến. Đó là một cái họ tương đối lớn thời đó, chủ nhân của họ này chỉ huy chiếc tàu bọc thép. Người ta gọi tàu bọc thép của ông là “Akhtyski”.
Một người rất can đảm, nhưng về mặt chính trị nửa cộng sản - nửa vô chính trị. Ông đến quân khu, như thường lệ, say khướt, và nói với tôi:
 
- Cho tôi chiếc vé, tôi đi Trung Quốc, tôi sẽ chiến đấu chống Tưởng Giới Thạch. Nhanh lên để tôi không bị chậm và tham gia tấn công vào Thượng Hải.
Tôi nói với ông rằng không có ông thì những người cộng sản Trung Quốc sẽ chiếm được Thượng Hải. Chuyện này chứng tỏ, có tâm trạng nào đó trong nhân dân chúng tôi.
 
 
Còn có một số sự quan sát thời gian nội chiến. Tôi không gặp trực tiếp những người tình nguyện Trung Quốc, chiến đấu vì chính quyền xô viết. Trong quân đội, nơi tôi phục vụ, không có người Trung Quốc. Nhưng nói chung tại mặt trận của chúng tôi, có người Trung Quốc. Hồng quân nói rằng người Trung Quốc đánh nhau rất giỏi, khi đùa rằng người lính Trung Quốc, dường như, hành động như thế này: 
 
Cho ăn - máy làm việc, không cho bánh mỳ - máy không làm việc. Tóm lại, nuôi tôi, thì tôi sẽ bắn. Họ quả là những người can đảm trong đánh nhau, và là những đồng chí tốt. Nhưng trong số những người lao động, lừng danh những tên tuổi các nhà tổ chức chiến đấu chống Tưởng Giới Thạch, đặc biệt Chu Đức, người chỉ huy quân đội những người cộng sản Trung Quốc. Cả Cao Cương nữa. Nhưng còn có cả Trần Độc Tú , người phản cách mạng, bị chúng tôi coi là tay chân đế quốc Nhật Bản và kẻ thù giai cấp công nhân. Thoáng qua những cái tên khác những người bất đồng của những người cộng sản - U Peyfu và những người khác. Nhiều người tôi bây giờ cũng quên.
 
 
Trong số những người lãnh đạo cộng sản Trung Quốc tôi biết rõ một đại diện của ĐCS trong Quốc tế cộng sản, rất nổi tiếng trong số công nhân Moskva và thường phát biểu trong các buổi mit tinh. Khi chúng tôi đề nghị ông ta đi đến nhà máy nào đấy, ông không bao giờ từ chối. Bây giờ ông vẫn còn sống ở Moskva, luôn luôn là người bạn của chúng tôi. Không phụ thuộc vào việc những người lãnh đạo hiện nay CHND Trung Hoa giữ vị trí nào, ông tiếp tục giữ những quan hệ hữu nghị với ĐCS chúng tôi và nhân dân chúng tôi. Điều này đồng chí Vương Minh, một người cộng sản tuyệt vời. Sự thật trong thập niên 20 và thập niên 30, tôi không phụ trách về các vấn đề Trung Quốc, và tôi không biết tí nào về cấu trúc ĐCS Trung Quốc, về hàng ngũ lãnh đạo của nó. Tôi nhớ, что họ thường xuyên được nhắc đến trong báo chí chúng tôi, nhưng tên tuổi của họ, tôi không thể nhớ. Tuy nhiên về Mao Trạch Đông, thời ấy tôi chưa lần nào nghe thấy.
 
 
Sau khi Nhật Bản tấn công Trung Quốc, chúng tôi thiết lập mối quan hệ khá chặt với Tưởng Giới Thạch, dù rằng ông thù địch với ĐCS Trung Quốc. Stalin ủng hộ Tưởng Giới Thạch, nhìn thấy ở ông là một lực lượng tiến bộ, lãnh đạo cuộc đấu tranh chống đế quốc Nhật Bản và giải phóng Trung Quốc. Tôi cho rằng điều này là đúng. Cần ủng hộ Tưởng Giới Thạch, vì rằng sự thất bại của Tưởng Giới Thạch có nghĩa là làm Nhật Bản mạnh lên, kẻ thù của chúng tôi mạnh lên, tại Viễn Đông Nhật là kẻ thù số một của chúng tôi. Sau nay, khi tôi gặp Mao Trạch Đông, ông quở trách Stalin là Stalin có đường lối như thế trong quan hệ Tưởng Giới Thạch. Nhưng chính Stalin tác động chính sách đối nội của Tưởng Giới Thạch và giúp đỡ Tưởng Giới Thạch, vì Tưởng Giới Thạch tiến hành cuộc đấu tranh chống Nhật bản, cái đó có lợi cho chúng tôi.
 
 
Một chính sách tương tự cũng được tiến hành, chẳng hạn, Churchill, người ủng hộ Liên Xô trong thời gian chiến tranh thế giới 2, mặc dù ông là kẻ thù chính trị. Ông là như thế từ những ngày đầu tiên Nhà nước xô viết ra đời vẫn là con người như thế đến khi chết. Nhưng Churchill - một chính khách khôn ngoan, hợp lý, được coi là có ích, khi được bắt đầu cuộc đấu tranh với Hittler một mất một còn, thống nhất sức mạnh của Anh và Liên Xô. Điều này không có nghĩa là, Churchill ở mức độ nào đấy chấp nhận chính quyền xô viết và mong ước làm một điều gì đó tốt đẹp cho nhân dân xô viết. Hoàn toàn không! Tình hình phức tạp trên thế giới thúc giục Churchill liên minh với chúng tôi và tôi hiểu thấu những sự có lợi đối với đất nước. Xuất phát từ nguyên tắc này, Liên Xô ủng hộ Tưởng Giới Thạch.
 
 
Biên giới chúng tôi với Trung Quốc trong thời gian chiến tranh thế giới 2 là yên ổn. Tôi nói về khúc biên giới mà Tưởng Giới Thạch kiểm soát. Trên khúc ấy, nơi người Nhật Bản đến, sự căng thẳng luôn tăng lên, thường phát sinh những xung đột khác nhau. Người Nhật thường xuyên “thăm dò”chúng tôi. Sau những chiến thắng đầu tiên ở Thái Bình Dương họ trở nên kinh ngạc, tình hình trên lục địa bắt đầu dần dần ngả sang có lợi cho Trung Quốc. Quân đội Trung Quốc, đến lượt mình, trở nên giành được những thắng lợi riêng, vì Nhật Bản không còn gì để như trước đây, bảo vệ sáng kiến ở Trung Quốc. Sau thất bại Đức Hittler và chư hầu của nó, Liên Xô sau ba tháng tham gia vào cuộc chiến chống Nhật bản. Quân đội chúng tôi đã thành công vai trò của mình trong giai đoạn thất bại của Nhật Bản. Theo thoả thuận với các nước đồng minh chúng tôi thời ấy, chúng tôi đã giải phóng Mãn Châu và nửa phía bắc Triều Tiên và thời ấy tạo ra khả năng tác động nhiều hơn giúp đỡ Trung Quốc, bao gồm giúp đỡ vật chất và vũ khí.
 
 
Khi chiến tranh thế giới 2 xảy ra, Liên Xô quan tâm nhiều đến vấn đề Trung Quốc. Chúng tôi quyết định giúp đỡ trực tiếp Mao Trạch Đông và Giải phóng quân trong cuộc đấu tranh vì chính quyền quốc gia. Do thất bại của Nhật Bản, quân Quan Đông, bỏ vkhí, để lại cho chúng tôi số lượng lớn chiến lợi phẩm. Một phần đáng kể của nó, đặc biệt vũ khí, được trao cho những người cộng sản Trung Quốc. Về việc vũ khí, chúng tôi có một thoả thuận ngầm với các nước đồng minh rằng chúng tôi không có quyền chuyển giao nó cho bất cứ một bên tham chiến nào tại Trung Quốc. Vì thế phải chuyển giao nó cho Mao sao cho tạo ra ấn tượng là chúng tôi vi phạm giao ước. Và thế là chúng tôi chở vũ khí đến một đâu đó, quân của Mao dường như “đánh cắp” nó và trang bị quân đội của mình. Trước đó họ cũng xây dựng một lực lượng mạnh, đày ắp vũ khí chiến lợi phẩm Nhật Bản.
 
 
Làn đầu tiên tôi nghe về những hoạt động của Mao, trong thời gian chiến tranh A. I. Mikoian, đại diện toàn quyền chúng tôi đến Diên An gặp với Mao. Stalin muốn giải thích sự cần thiết của những người cộng sản Trung Quốc để tổ chức sự giúp đỡ trực tiếp. Sau khi Mikoian quay về, Stalin thảo luận vấn đề Trung Quốc trong nhóm người thân cận tại bữa ăn và có chút băn khoăn:
- Mao Trạch Đông là người thế nào nhỉ? Ông ta có quan điểm nông dân, có những nét riêng nào đấy, ông tựa như sợ công nhân và tách quân đội của mình khỏi dân thành phố.
 
 
Gây cho chúng tôi sự phân vân đặc biệt ấy là do tính cách Mao, khi quân đội của ông, tiến thành công về phía nam áp sát Thượng Hải và một số tuần lễ không tấn công nó. Tôi cũng nhắc đến Mao trả lời chúng tôi lý do này, liên quan đến tính cách ông là không thể nuôi 6 triệu triệu dân Thượng Hải. Stalin tức giận:
 
 
- Thế còn là một người mác xit không? Mao tự coi mình một người mác xit, nhưng không giúp đỡ công nhân Thượng Hải, không muốn nhận về mình trách nhiệm về số phận của họ”.
Lúc ấy tôi còn làm việc tại Ukraina và có thể biết rõ chi tiết, cái gì xảy ra tại Trung Quốc và cái gì chúng tôi làm đối với Trung Quốc, chỉ từ Stalin, khi tôi về Moskva. Khi những người cộng sản Trung Quốc giành thắng lợi vào năm 1949, vừa đúng lúc tôi chuyển về Moskva, nơi tôi là bí thư thứ nhất Đảng bộ và đồng thời là bí thư BCHTƯ ĐCSLX. Giờ đây tôi luôn gặp Stalin và vì thế xử lý nhiều vấn đề liên quan đến Trung Quốc.
 
 Ngoài Stalin không ai trong chúng tôi quyết định những vấn đề như thế, mà còn nói chung họ cũng chẳng được giao việc này. Tôi không nghĩ rằng tôi biết tất cả mọi vấn đề về Trung Quốc. Những vấn đề chủ yếu, thì Stalin và Molotov cùng quyết định Nhưng tôi biết rằng Liên Xô giúp đỡ mọi mặt cho Mao Trạch Đông để củng cố sự vững chắc của Mao. Những người cộng sản đạt được chiến thắng trong cuộc đấu tranh vũ trang công khai. Mỹ giúp đỡ tổ chức đối địch, nên nội chiến tiếp tục tại Trung Quốc một thời gian dài sau thất bại người Nhật. Những người cộng sản Trung Quốc cần sự giúp đỡ của chúng tôi và tiếp nhận nó, trước tiên là vũ khí.

TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * VIỆC NỔI DẬY ĐỒNG LOẠT


VIỆC NỔI DẬY ĐỒNG LOẠT PHẢN ỨNG
CỦA HÀNG TRÍ THỨC LÃNH ĐẠO CSVN

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 21.11.2013
Web: http://VietTUDAN.net
Trong những tuần gần đây nhất, giới trí thức lãnh đạo đảng CSVN bừng nổi dậy phản ứng, công kích đảng CSVN ở những điểm then chốt của Cơ chế. Thời gian này, Quốc Hội bàn họp ở phần gay go nhất để lấy quyết định cho một Hiến Pháp mà hậu quả sẽ kéo dài trong nhiều năm. Mặt khác, khối người đã đưa ý kiến sửa đổi Hiến Pháp, đang trông đợi kết quả biểu quyết của Quốc Hội. Quốc Hội chần chờ vì hậu quả của quyết định có thể đưa đến những NỔI DẬY với bạo động trong một viễn tượng gần. Dầu sao, nếu Hiến Pháp vẫn giữ Điều 4 như cũ và vấn đề sở hữu đất đai vẫn nằm trong tay đảng CSVN, thì tình trạng phá sản Kinh tế, việc lan tràn tham nhũng, lãng phí càng trở nên trầm trọng bởi lẽ đây là những vấn đề thuộc chính Cơ chế, chứ không phải do cá nhân lãnh đạo.


Một số Trí thức thuộc đảng và đã từng lãnh đạo công việc Nhà Nước đã đứng lên để phân tích và công kích tình trạng phá sản Kinh tế và sự gian manh cố chấp và mù quáng giữ nguyên vẹn một chủ thuyết mà chính họ hoặc vì ngu muội không nhận biết sai lầm, hoặc biết mà cố tình lấy chủ thuyết ra để lừa bịp dân nhằm thủ lợi cho đảng cầm quyền.


Đây là những công kích trầm trọng nhằm vào Bộ Chính Trị cố ý bắt ép Quốc Hội phải biểu quyết chấp nhận bản dự thảo sửa đổi Hiến Pháp hiện hành, đồng thời cũng cảnh giác Quốc Hội về quyết định mù quáng mang trách nhiệm trước Lịch sử Dân Tộc. Chúng tôi xin trình bầy tóm lược những phân tích và công kích qua những Trí thức đã từng lãnh đạo công việc Nhà Nước như:


 Giáo sư Tiến sĩ Khoa học NGUYỄN NGỌC TRÂN,
Đại biểu Quốc Hội khóa IX, X, XI
 Giáo sư TRẦN PHƯƠNG Chủ tịch Uûy Ban Khoa Học XH, Nguyên Phó Thủ tướng
Khối 165 Nhân sĩ Trí thức Quốc nội kêu gọi Quốc Hội:
Đừng Thông qua Hiến Pháp sửa đổi


Giáo sư Tiến sĩ Khoa học NGUYỄN NGỌC TRÂN,
Đại biểu Quốc Hội khóa IX, X, XI


Giáo sư Ts Khoa Học NGUYỄN NGỌC TRÂN yêu cầu Quốc Hội hãy nhìn vào thực tế mối đe dọa vỡ nợ Ngân sách, chứ đừng chỉ tin vào những con số được sửa đổi, đánh bóng cho qua những nguy hiểm đe dọa thực sự nền Kinh tế quốc dân.. Lời phát biểu của Giáo sư như sau:
Đừng đẩy đất nước đến nguy cơ vỡ nợ
GS.TSKH Nguyễn Ngọc Trân
(Đại biểu Quốc hội khóa IX, X, XI)


TT – Nâng cao hiệu quả đầu tư công là vấn đề đã được nêu từ các khóa Quốc hội trước. Khi đó tốc độ tăng trưởng GDP trên 7%/năm, nợ công mới xấp xỉ 40% GDP và ngưỡng an toàn hãy còn được xác định ở mức 49% và Việt Nam được hưởng ODA vay ưu đãi vì là nước đang phát triển có mức thu nhập thấp.

Thế nhưng nền tài chính và ngân sách quốc gia cứ trượt cho tới tình trạng hiện nay mà báo cáo của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – ngân sách đã thừa nhận. Đáng quan tâm nhất là tình trạng phải vay để đảo nợ 70.000 tỉ đồng trong năm 2014, nợ công lên đến 59,8% và ngưỡng an toàn được nâng lên 65%.


Có nhiều lý do khách quan như tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng, bấp bênh và biến đổi khí hậu nhanh gây thiệt hại lớn… Và cũng có nhiều nguyên nhân chủ quan mà một trong số đó là tình hình tiêu xài hoang phí vẫn cứ tiếp diễn bất chấp các nghị quyết và luật lệ đã ban hành.


Từ đồng bằng đến miền núi, từ các đô thị đến vùng sâu vùng xa, nhiều nơi mọc lên trụ sở tỉnh ủy, ủy ban hoành tráng, nơi thì rộng, nơi thì cao, nơi vừa rộng vừa cao. Xây dựng nông thôn mới phải đáp ứng 19 chỉ tiêu thì chỉ tiêu đầu tiên triển khai là xây chợ ngay cả ở những nơi mà kinh tế hãy còn gần như tự cung tự cấp. Rồi lễ hội, kỷ niệm vài trăm năm, nghìn năm…


Danh sách các dự án cứ dài ra theo chiêu thức: hãy lập tổng dự toán thấp thôi để dễ được duyệt, rồi khi “ván đã đóng thuyền” sẽ phải theo lao thì tổng dự toán cứ thế mà nâng lên.


Thời sự nhất là dự án luồng hàng hải cho tàu trọng tải lớn vào sông Hậu qua kênh Quan Chánh Bố. Tổng dự toán lúc được khởi công tháng 11-2007 khoảng 3.150 tỉ đồng, nay năm 2013 được nâng lên 10.320 tỉ đồng. Cần nhấn mạnh thêm là dự án này đã bị Ngân hàng Thế giới từ chối cho vay 200 triệu USD vì lý do tính khả thi không bảo đảm trước sóng, triều và biến đổi khí hậu. Các nhà khoa học cũng đã cảnh báo. Bất chấp, dự án vẫn được quyết định khởi công cuối năm 2007 với vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước. Nay dự án này được đưa vào diện đầu tư từ trái phiếu chính phủ mà Quốc hội đang bàn để thông qua.


Danh sách những khoản chi tiêu như trên còn nhiều, đang làm kiệt quệ ngân sách quốc gia, phải vay để đáo nợ, đẩy đất nước đến nguy cơ vỡ nợ.

Mong các đại biểu Quốc hội tránh cho cử tri phải gánh thêm những khoản chi tiêu vô tội vạ. (N. N. T.)
Nguồn: http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/576773/dung-day-dat-nuoc-den-nguy-co-vo-no.html

Giáo sư TRẦN PHƯƠNGChủ tịch Uûy Ban Khoa Học XH, Nguyên Phó Thủ tướng

Giáo sư TRẦN PHƯƠNG đi thẳng vào sự cố chấp khư khư giữ lại một thể chế mà mình không hiểu gì cả hoặc đảng cố tình đưa ra một thể chế như một gian xảo để bịp bợm dân. Cái Hệ Luận của những phân tích và công kích của Giáo sư TRẦN PHƯƠNG là đảng phải dứt bỏ cái Cơ chế hiện hành đi. Điều đó có nghĩa là nếu Quốc Hội vẫn tuân theo Bộ Chính Trí, hay đứng hơn theo Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Sinh Hùng mà biểu quyết giữ nguyên Bản sửa đổi Hiến Pháp hiện hành, thì đó là tiếp tục dìm Dân Tộc vào tha hóa nữa và kìm hãm Đất nước vào kém phát triển hơn nữa. Quốc Hội phải làm một cuộc Cách Mạng cứu Dân Tộc và Đất Nước thoát khỏi cái Cơ chế sai lầm trầm trọng cũ.

Thực vậy, những phân tích của Giáo sư TRẦN PHƯƠNG đang làm cả nước xôn xao.
Hà Nội và cả nước xôn xao vì những phát biểu của GS Trần Phương, Chủ Tịch Ủy Ban Khoa Hoc XH , nguyên Phó Thủ Tướng CHXHCN VN!
Người cọng sản đã nhận chân được sự thật, sau 70 năm.
Mời qúy vị bấm vào link để nghe những lời phát biểu của Giáo Sư Chủ Tịch Úy Ban Khoa Học Trần Phương (Nguyên là Phó Thủ Tướng nước CH XH CN VN)

- GS Trần Phương chính thức phát biểu tạ Hà nội: Chũ Nghĩa Xã Hội được đưa ra chỉ để bịp thiên hạ
http://www.youtube.com/watch?v=MaZIjlOLWKo&feature=youtu.be

- GS Trần Phương tuyên bố: Chủ nghĩa Xã hội đã thất bại! Chủ nghĩa Cộng sản là ảo tưởng!
http://www.youtube.com/watch?v=3BhkOu_4TtU

- GS Trần Phương xác định: "CHÚNG TA TỰ LỪA DỐI CHÚNG TA VÀ CHÚNG TA LỪA DỐI NGƯỜI KHÁC" (Phần cuối)
http://www.youtube.com/watch?v=mlaPA606M-c

Khối 165 Nhân sĩ Trí thức Quốc nội kêu gọi Quốc Hội:
Đừng Thông qua Hiến Pháp sửa đổi

Đây là Bản Tin của Phóng Viên Thanh Phương, Thứ bảy 16 Tháng Mười Một 2013
Nhân sĩ trí thức Việt Nam kêu gọi dừng thông qua Hiến pháp sửa đổi
Quốc hội Việt Nam chuẩn bị thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 - DR
Trong một lời kêu gọi đề ngày 15/11/2013, những người khởi xướng và hưởng ứng Kiến nghị 72, một lần nữa đề nghị Quốc hội Việt Nam dừng việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tại kỳ họp lần này. Trong lời kêu gọi này, mà hiện đã có 165 chữ ký, các nhân sĩ trí thức cho rằng bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp mà các đại biểu Quốc hội theo dự kiến sẽ thông qua trong kỳ họp lần này « về cơ bản vẫn như Hiến pháp hiện hành, thậm chí có một số điểm còn thụt lùi hơn trước. ».

Theo họ, điều đó có nghĩa là chính quyền Việt Nam « vẫn duy trì một nền tảng pháp lý lỗi thời của thể chế toàn trị, là nguồn gốc đã gây ra cho đất nước và nhân dân rất nhiều thảm họa ».

Cho nên, các nhân sĩ trí thức kêu gọi các đại biểu Quốc hội dừng việc thông qua Dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, nếu không « sẽ phải chịu phần trách nhiệm nặng nề trước lịch sử, trước dân tộc. »

Để có thể thoát ra khỏi tình trạng cũ đã kéo dài trong nhiều chục năm, phải đập tan cái Cơ chế cũ bằn một Hiến Pháp mới trao quyền lại cho Dân, từ đó bắt đầu xây dựng một Thể chế do Dân làm chủ với sự tham dự của mọi thành phần Dân Tộc.
 
 Nếu Quốc Hội ngày nay vẫn gồm toàn những Nghị gật theo tham vọng của đảng CSVN để biểu quyết chấp nhận Hiến Pháp sửa đổi hiện hành, thì hậu quả sẽ là một cuộc NỔI DẬY dù với BẠO ĐỘNG của quần chúng để dẹp tham vọng của đảng CSVN và dành quyền lại cho Dân.

Giáo sư Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva, 21.11.2013
Web: http://VietTUDAN.net

Friday, November 22, 2013

THƠ MINH NGHIÊU




CÕI VẮNG BÊN ĐỜI


Có những chiều thiếu một áng mây
Mùa mưa không qua nơi đây
Đêm xuống nhanh, thành phố không đèn
Người đi thầm như bóng ma
Buồn sao cõi ta bà!

Có những con đường không còn bóng cây
Phố vắng lá bay, tình yêu giờ cũng vội vàng
Chỉ còn giữa những ngả tư
Nhìn bức tượng tình nhân
Quấn quít nhau

Đếm bước cùng em theo những chiếc đồng hồ quay ngược
Mình chưa kịp nói lời yêu nhau
Mà thời gian đã bay vèo trăm năm
Và khi cách biệt trần gian
Tình yêu gặp gỡ như lần đầu!

Vầng trăng đêm nay không lung linh
Như một bóng vô minh
Người nhạc sĩ viết những dòng nhạc cho mình
nói về một trái tim
Chỉ có đôi bờ môi hiểu nhau
Và trăm năm sau
Vẫn không phai màu

NGHIÊU MINH



KIẾP ĐONG ĐƯA
Nợ em một kiếp đong đưa
Như trông đợi ngóng bốn mùa gọi nhau
Nợ qua cùng một nhịp cầu
Gió bay chiếc nón, bay câu tự tình


Nợ nhau bao kiếp ba sinh
Còn bao nhiêu nợ thì mình hết yêu? 

Nợ em tự thuở làm thơ
(Đến nay vẫn cứ lơ mơ chập chùng)

Nợ em tiền kiếp tu chung
Kiếp này lấy đức lại hùn hạp nhau
Hai đứa cùng hỏi kiếp sau
Bát san giao chiến lại nhầu trăm năm?


NGHIÊU MINH



Nov 8

 



DẤU HẠ NỒNG
Nắng buồn khi cơn mưa qua sân
Em đếm bước theo chân hạ nồng
Một chút long lanh và một chút lá biếc
Em chờ ai. Cánh én ngoài song?


Gót hồng trong cơn mơ thanh xuân
Lời tỏ tình dưới mái hiên xanh
Em còn nhớ? Hình như xa xa quá
Giờ một mình dạo khúc trăng thanh


Ngày em biết yêu khu vườn trĩu trái
Sân cát dễ thương đầy lá mận vàng
Em cũng tung tăng như con sáo dại
Tôi đưa em về nắng cũng reo vang


Chào em nắng hạ của vuông tròn
Chào hôm nay với tất cả nụ hôn
Như cánh diều trong trời lộng gió
Dấu hạ nồng làm tình khúc vui hơn!


NGHIÊU MINH

Xin gởi đến quý bạn yêu nhạc một ca khúc
đã hòa âm, ca bè, cùng với âm thanh mới
Mến chúc quý bạn có những ngày cuối tuần đầm ấm,
an vui và tỉnh lắng. Trân trọng.


THƠ VỀ VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI


Văn vần lục bát : Chủ quyền Việt Nam

Liệt kê các tỉnh thành trong cả nước đã tạo thành một bài thơ
 NGHIÊM ĐỨC HẠNH
Hà Nam, Hà Nội, Điện Biên
Hà Giang, Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình
Lạng Sơn, Yên Bái, Bắc Ninh
Bắc Giang, Phú Thọ, Hòa Bình, Lào Cai
Kon Tum, Đắk Lắc, Gia Lai
Sai gòn,  Bình Phước, Đồng Nai, Vũng Tàu
Kiên Giang, Bình Thuận, Cà Mau
Nghệ An, Nam Định, Lai Châu, Hải Phòng
Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long
Bình Dương, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Tiền Giang
Hải Dương, Bắc Kạn, Tuyên Quang
Phú Yên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Ninh Bình
Thừa Thiên – Huế, Phong Dinh
Thái Nguyên, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Cao Bằng
An Giang, Bình Định, Sóc Trăng
Hậu Giang, Hà Tĩnh, Đắk Nông, Quảng Bình
Sơn La, Quảng Trị, Tây Ninh
Bạc Liêu, Quảng Ngãi, Trà Vinh, Khánh Hòa
Long An cũng ở trong nhà.
Trường Sa, Phú Quốc, Hoàng Sa... nước mình.

 



VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI

 Tranh Bùi Xuân Phái

CHÂU PHI

Chưa đi chưa biết châu Phi
Đi rồi mới thấy cái gì cũng đen
Không chơi thì bảo rằng hèn
Chơi rồi lại sợ nó đen cả tuần.



SINGAPOR

Chưa đi chưa biết Singapo
Đi rồi mới thấy nó to thế này
Tưởng rằng chính hiệu “đồ Tây”
Ai ngờ cũng giống  bên này Việt Nam.


***
 

THÁI LAN

Chưa đi chưa biết Thái Lan
Đi rồi mới thấy ngợp bàn là Xiêm
Không mua thì tiếc, thì thèm
Mua rồi lại sợ “Ếch” đem về nhà.

***

LUÂN ĐÔN


Chưa đi chưa biết Luân Đôn
Đi rồi mới thấy hút hồn cả đêm

 Cầu trời mưa tạnh gió êm
Để tôi ra được sông Thêm* hút hồn?
__________
* Thames: sông lớn chảy qua Luân Đôn




PARIS


Chưa đi chưa biết Pari
Đi rồi mới thấy cái gì cũng hay
Không chơi thì bảo “cáy ngày”
Chơi rồi lại sợ ngất ngây cả tuần.

***

NAM NINH

Chưa đi chưa biết Nam Ninh
Đi rồi mới thấy nó xinh thế này
Lúc nào nó cũng “uây uây”*
Không nghe thì lại tiếc ngày tiếc đêm…
_____________
* Tiếng Pạc và: Alô



QUẢNG ĐÔNG

 
Chưa đi đi biết Quảng Đông
Đi rồi mới biết mênh mông thế nào
Đông Quảng đêm ước ngày ao
Hút hồn du khách khi vào thật sâu.



Tranh Thái Phố
*
CHỢ ĐÊM (CHỢ BẮC KINH)
Chưa đi chưa biết chợ đêm
Đi rồi mới thấy “same same” chợ nhà
Chợ đêm đồ dởm bao la
Chợ nhà đồ thật hơn là chợ đêm.

 

LÀO – NGA – CU BA
 
Chưa đi chưa biết nước Lào
Đi rồi mới thấy thụt vào thụt ra
Chưa đi chưa biết nước Nga
Đi rồi mới biết thụt ra thụt vào
Ở gần như phố Hàng Đào
Đi rồi cũng thấy thụt vào thụt ra
Tít xa như nước Cu Ba
Đi rồi cũng thấy chưa ra đã vào…

*
Việc gì phải tận nước Nga
Việc gì “tán” chuyện Cuba với Lào
Hãy đến bất cứ nhà nào
Chị em không việc cũng vào cũng ra
Thật là ngứa mắt chúng ta
Nhưng thôi cứ để họ ra họ vào
Không thì “cửa sắt” họ rào
Anh em đố có dám “vào” dám “ra”.
Rộng lớn như thể nước Nga
Người ta không cấm thò ra thụt vào
Nhỏ bé như thể nước Lào
Cũng không cấm chuyện thụt vào thò ra
Chỉ riêng có Việt Nam ta
Đâu đâu cũng cấm thò ra thụt vào.

***


CĂM PU CHIA

Anh đi công tác Cam Pu
Chia chiến lợi phẩm ở tù 3 năm.




HOA KỲ

Chưa đi chưa biết Hoa Kỳ

Đi rồi mới thấy cái gì cũng bo
Không bo nó bảo rằng tồ
Bo rồi nó sướng nó rồ suốt đêm.

 



CALI

Chưa đi chưa biết Cali
Đi về mới biết cái gì cũng mê
Cali đi dễ khó về
Em đi sửa ngực chị về sửa mông .

*

Chưa đi chưa biết Ca Li
Ði rồi mới thấy cái gì cũng mê
Ca Li đi dễ khó về
Em đi bơm ngực, chị về bơm mông
Bolsa đất chật người đông
Thạch Sanh thì ít, Lý Thông thì nhiều.




*****

HẢI PHÒNG

Chưa đi chưa biết Hải Phòng
Đi về mới thấy bềnh bồng câu thơ
Hải Phòng toàn những chuyện rồ
Sông thì đem Lấp, còn Đồ đem Sơn.


 

ĐỒ SƠN
Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chả hơn đồ nhà
Đồ nhà tuy có hơi già
Nhưng là đồ thật hơn là Đồ Sơn

*




Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chả hơn đồ nhà
Đồ nhà bằng cái lá đa
Đồ Sơn bằng cái bàn là Liên Xô
*


Chưa đi chưa biết Đồ Sơn
Đi rồi mới biết chả hơn đồ nhà
Đồ Sơn là của quốc gia
Đồ nhà là của ông bà ngoại cho.

*

Quê ông vốn ở Đồ Sơn
Mấy thằng nhăng cuội ví hơn ví bằng
Đồ Sơn trẻ đẹp ga lăng
Ngọt ngon con mắt, bằng trăm đồ nhà…


*

CÁT BÀ

Chưa đi chưa biết Cát Bà
Đi rồi mới biết càng già càng say.

***



SAIGON
 Chưa đi chưa biết Sài gòn
Đi rồi mới biết mình còn rất ngu
Trong túi chẳng còn một xu
Thằng miệng ăn một thằng cu ăn mười
Sếp nhìn sếp tủm tỉm cười:
"Mày còn ngu một, tao mười lần hơn".

*

CỦ CHI

Chưa đi chưa biết Củ Chi
Các cô túm tụm: "Có gì ngon không?"
Cô em hướng dẫn má hồng:
Củ mì nong nóng, vừa ngon vừa bùi.

*
Hôm nay giải phóng Sài Gòn
Bà con phấn khởi lon ton ra đường
Có cô đang ngủ trên giường
Vội vàng tỉnh dậy, bị thường vào tay
Ô tô cấp cứu đến ngay

Ðưa vào bệnh viện ba ngày thì khoi...

 


VŨNG TÀU
Chưa đi chưa biết Vũng Tầu
Đi rồi có khác gì đâu vũng nhà
Vũng nhà khoan mãi chẳng ra
Vũng Tàu khoan phát dầu ra ầm ầm…

*

Chưa đi chưa biết Vũng Tàu
Đi rồi mới biết họ giàu hơn ta.
Sáng tắm biển, chiều mát xa
Có gà móng đỏ thả ra... đá liền.


*
Chưa đi không biết Vũng Tàu
Đi rồi mới thấy họ giàu hơn ta
Có tắm biển, có mát xa
Có gà công nghiệp đưa ra đá liền.

*
Chưa đi, chưa biết Vũng Tàu
Đi rồi mới biết ta giàu hơn Tây
Đúng là họ thiếu vải may
Hai mảnh bé xíu làm vày, làm ao (váy, áo)

*


Hai hòn kẹp lấy Vũng Tàu
Khoan vào một lỗ thấy dầu trào lên
Mải mê hai ngọn ở trên
Mà quên ở dưới trào lên nhiều dầu.


Chưa đi chưa biết Vũng Tàu
Muốn đi cho biết vũng nào nông sâu?
Đi rồi mới thấy phát rầu
Vũng Tàu có khác gì đâu vũng nhà



***

NHA TRANG

 
Chưa đi chứ biết Nha Trang
Đi rồi mới biết hắn sang hơn mình
Có tắm biển, có tắm sình( bùn )
Có hồ nho nhỏ cho mình tắm chim.


*

Chưa đi chưa biết Nha Trang
Đi rồi mới biết họ sang hơn mình.
Sáng tắm biển, chiều tắm sình
Có cái hồ nho nhỏ cho mình rửa chân.

*

HÒN CHỒNG


Chưa đi chưa biết Hòn Chồng
Đi rồi mới thấy Hòn Ông to đùng.
Hòn Ông là hòn của chung
Hòn chồng tuy nhỏ đồ dùng của em.

***

HUẾ THƯƠNG

 
Chưa đi chưa biết Huế Thương
Đi rồi cũng thấy Huế thường thường thôi
Huế Thương thích xuống nước chơi
Khách thương khách thích tơi bời hotel.
*
Chưa đi chưa biết Huế ơi
Đi rồi mới thấy lắm nơi huy hoàng
Kinh thành Hoàng Đế ngai vàng
Hương Giang xanh biếc lắm nàng sida.


*
Chưa đi chưa biết Huế thương
Ði rồi mới biết cũng thường mà thôi
Khác nhau là ở cách chơi
Hắn chơi dưới nước, mình chơi trên bờ.

*
Chưa đi chưa biết sông Hương
Đi rồi mới biết càng thương sông nhà
Sông nhà có sẵn cầu phà
Nếu cần chèo chống thì ta có liền




QUẢNG ĐÀ

Chồng:
Anh đi công tác Quảng Đà
Máy bay giặc Mỹ bắn phà Sông Gianh
Chân tay anh vẫn nguyên lành
Chỉ riêng cần số tan tành khói mây


Vợ:
“Cần số” có hỏng hề chi
Miễn là còn lại “hai bi” là mừng
Khi về có bác sĩ Tùng
“Cần số” chắp lại là dùng được ngay

***

QUẢNG BÌNH

Chưa đi chưa biết Quảng Bình
Đi rồi mới thấy quê mình đẹp ghê
Phong Nha là động miễn chê
Mấy em tiếp thị sướng tê cả người.

*

ĐÈO NGANG


Chưa đi chưa biết Đèo Ngang
Đi rồi mới biết Đèo Ngang đang nghèo.

***


THỦ ĐÔ

Thủ đô choa đến lần đầu
Tới đây mới biết vui sầu làm sao
Người xe chen chúc ồn ào
Chỉ lo thần chết mời vào Văn Điên.

*
Chưa đi chưa biết Thủ đô
Đi rồi chẳng thấy khác đồ nhà đâu
Đồ nhà hơi xấu hơi sâu
Thủ đô "hàng dởm" còn lâu mới bằng.


***

 
PLEI KU (GIA LAI)

Anh đi công tác Pờ Lây
Ku dài dằng dặc biết ngày nào vê
Khi xong anh ghé Ban Mê
Thuột xong một cái là về với em.

***

BUÔN MÊ THUỘT (ĐẮC LẮC)

Anh đi công tác Buôn Mê
Thuột vào một lúc là về với em
Nôn lòng anh đợi ngày đêm
Ngày mai ta sẽ về bên đồ nhà

Hoan hô thị xã Buôn Ma
Thuột lên thành phố thật là sướng thay
Buồn cho thị xã Plei
Ku nằm ở đó biết ngày nào lên.

***

HẢI DƯƠNG

Chưa đi chưa biết Hải Dương
Đi rồi chẳng thấy biển thương đâu nào
Hải Dương toàn vụng với ao
Hai đồi nho nhỏ lạc vào là chơi.
*

CÔN SƠN

Chưa đi chưa biết Côn Sơn
Đi thì mới biết không hơn côn nhà
Côn nhà tuy xấu tuy già
Nhưng là côn thịt hơn là côn sơn.

***

BẮC NINH
 
Chưa đi chưa biết Bắc Ninh
Đi rồi mới biết duyên mình lả lơi
Quan họ đứng quan họ ngồi
Quan họ trải chiếu xin mời tình tang.




THÁI BÌNH

Chưa đi chưa biết Thái Bình
Đi rồi mới thấy Thái mình chơi sang
Thái trắng động cái nước tràn
Thái Bình khoan mãi ra toàn khí trơ.

*

PHONG TRÀO CẦU (Thơ B.H.T)

Tỉnh ta có phong trào cầu
Lông phát triển mạnh, dẫn đầu thì chưa
Phần dầy nằm ở Vũ Thư
Mong mỏng Thái Thụy, lưa thưa Hưng Hà
Rối rít là thị xã nhà
Xoắn xa xoắn xuýt ấy là Kiến Xương
Tiền Hải, Quỳnh Phụ, Đông Hưng
 
Nhu nhú thì đã, tưng bừng thì chưa."



QUẢNG NINH


Chưa đi chưa biết Quảng Ninh
Đi rồi mới thấy cửa mình mở ra
Hàng gần cho tới hàng xa
Muốn mà xuất được phải qua cửa mình
Hàng thô cho tới hàng tinh
Cứ qua của mình phải xuất cho nhanh…
Chưa đi chưa biết Quảng Ninh
Đi thì mới biết cửa mình mở ra
Hàng nội cứ thế tuôn ra,
Bao nhiêu hàng ngoại chui qua cửa mình
Hàng thô thì phải xuất trình
Hàng tinh thì cứ cửa mình chui qua


Chưa đi chưa biết Quảng Ninh
Đi thì mới biết cửa mình mở ra
Hàng Tây, hàng Nhật, hàng Nga...
Ba thứ hàng ấy phải qua cửa mình.





HẠ LONG


Chưa đi chưa biết Hạ Long
Đi rồi mới thấy toàn ong lượn lờ
Vách núi rêu mọc lơ thơ
Mới hay Trinh Nữ bây giờ còn dzin.


*

Chưa đi chưa biết Hạ Long
Đi rồi mới biết nó… cong hơn mình.


*

Chưa đi chưa biết Hạ Long
Đi rồi mới biết ê mông dài dài




CÔ TÔ


Chưa đi chưa biết Cô Tô (bể đông)
Đi về vợ hỏi: "cô tồ nhà hơn ?"
Cô Tô sóng đánh nát hòn
Cô tồ sóng lặng lắm hôm cũng phiền.


*


CỬA ÔNG


Chưa đi chưa biết Cửa Ông
Đi rồi mới thấy toàn mông với giò
Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi rồi mới thấy toàn giò với mông.


*


HẢI NINH


Chưa đi chưa biết Hải Ninh
Đi rồi mới biết cửa mình mở ra
Cửa mình mới mở năm qua
Ông to, ông nhỏ đều qua cửa mình.

*


HÒN GAI


Chưa đi chưa biết Hòn Gai
Đi rồi mới biết bằng hai hòn mình.




*


VÂN ĐỒN


Cô kia quê ở Vân Đồn,
Da cô thì trắng nhưng L cô đen



***

LAI CHÂU


Chưa đi chưa biết Lai Châu
Đi rồi mới thấy buồn rầu nhiều hơn
Rừng xanh ai cạo sạch trơn
Thái đen, Thái trắng chẳng hơn Thái Bình.





MƯỜNG TÈ

Anh theo đoàn đến bản Mường
Tè bên con suối thân thương nghĩa tình ...
... quân dân cá nước đất mình
Cùng nhau nhảy múa rập rình suốt đêm
Tấm lòng như chợt ấm thêm
Ngồi bên nói chuyện với em gái Hờ
Mông về mấy độ đợi chờ
Đến khi trời sáng mệt phờ người ra
Thời gian đến lúc chia xa
Trèo vội lên chiếc (com) măng-ca đi về
Về xuôi nhớ quá anh thề
Lần sau lại ghé đến quê đất Tè (Mường Tè).
Anh đi công tác bản Mường
Tè xong một cái lên đường về quê.

 


LÂM ĐỒNG

Chưa đi chưa biết Lâm Đồng
Đi rồi mới biết nhiều lông như Đầm
Lông Đầm nói lái coi chừng
Lái qua lái lại Đôn Lầm như chơi!


*

Chưa đi chưa biết Lâm Đồng
Đi rồi mới thấy mênh mông hơn nhà
Lâm nhà tuy có hơi già
Nhưng mà lâm thật hơn là Lâm Đông





QUY NHƠN (BÌNH ĐỊNH)


Chưa đi chưa biết Quy Nhơn
Đi rồi mới thấy chẳng hơn quy nhà
Quy nhà hạn hán bao la
Quy Nhơn nước lũ tràn ra khắp đồng.

***


TRÀ VINH


Chưa đi chưa biết Trà Vinh
Đi rồi mới thấy trà mình vẫn hơn
Trà mình vừa ngọt vừa thơm
Trà Vinh đắng chát lại còn mốc meo?


***


CÀ MAU


Chưa đi chưa biết Cà Mau.
Đi rồi mới biết không đâu hơn nhà.
Cà nhà tuy có hơi già.
Nhưng mà cà chậm hơn là cà mau!





SÓC TRĂNG


Chưa đi chưa biết Sóc Trăng
Đi rồi mới thấy sóc hăng hơn mình
Sóc nhà tuy chẳng còn xinh
Nhưng mà sóc chậm chình ình suốt đêm.

***


BÀ ĐEN (TÂY NINH)


Chưa đi chưa biết Bà Đen,
Đi rồi mới thấy đen hơn bà nhà,
Bà nhà tuy có hơi già
Nhưng mà vẫn... trắng hơn là Bà Đen!


***


HÒN RƠM (BÌNH THUẬN)


Chưa đi chưa biết Hòn Chông (bể đông)
Đi rồi mới thấy hòn chồng mình hơn
Thế mà nghe nói Hòn Rơm (Phan Thiết)
Cũng còn ăn đứt hòn bờm nhà ai.


***

Chưa đi chưa biết Hòn Rơm (Phan Thiết)
Đi rồi mới biết không hơn hòn nhà
Hòn Rơm xài via-gờ-ra (viagra)
Hòn nhà ngon hẳn hơn là Hòn Rơm

***


BÌNH DƯƠNG

Chưa đi chưa biết Bình Dương
Đi thì mới biết kỷ cương rất cần
Mát-xa rồi đến "mát gần"
Âm dương cách biệt 1 lần... cao su.


***

KIÊN GIANG

Chưa đi chưa biết Kiên Giang
Đi thì mới biết 2 hòn trống, mai (mái)
Vừa rồi chú trống đã toi
Chỉ còn em mái khó tòi được ga (gà).


***


SƠN LA


Chưa đi chưa biết Sơn La (Núi La)
Đi rồi mới biết Núi nhà vẫn hơn
Núi La toàn si li côn
Núi nhà đồ thật hút hồn các anh.


***


BẠC LIÊU


Chưa đi chưa biết Bạc Liêu
Đi rồi mới biết tiền tiêu không còn
Cũng như cái đất Sài Gòn
Đi rồi túi nhẵn chẳng còn một xu
Nghĩ ra lại thấy mình ngu
Mình ăn thì ít ...thằng cu ăn nhiều


***

CẦN THƠ


Chưa đi chưa biết Cần Thơ
Đi rồi mới thấy xác xơ thân hình
Vài vòng trao đổi nghĩa tình
Cần Thơ cực khỏe .....Cần mình ỉu xiu.

*

Chưa đi chưa biết Cần Thơ
Đi rồi mới thấy xác xơ thân già
Cần nhà vừa yếu vừa già
Cần thơ vừa khỏe hơn là cần câu (cẩu)





NINH KIỀU

Chưa đi chưa biết Ninh Kiều
Đi rồi mới biết "gái" nhiều hơn dân.


***


LONG AN


Long An trung dũng kiên cường
Toàn dân đánh giặc mượn xuồng không cho
Xuồng đây đâu phải xuồng kho
Không đi đánh giặc cứ lo... mượn xuồng.


***


NGHỆ AN


Chưa đi chưa biết Nghệ An
Đi rồi mới thấy nó vàng mắt ra
Nghệ nhà tuy có hơi già
Nhưng là nghệ thật hơn là Nghệ An




*

CỬA LÒ


Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi về mới biết nó to thế này
Khách ta, khách Nhật, khách Tây
Nếu mà đến đó nhét ngay Cửa Lò


*

Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi về mới biết to hơn cửa mình
Cửa mình phải về tận Vinh
Cửa Lò chỉ tốn 2 khìn xe ôm!


*


Chưa đi chưa biết Cửa Lò
Đi rồi mới biết toàn giò với mông.




*


THANH CHƯƠNG

Chưa đi chưa biết Thanh Chương
Đi rồi mới biết toàn tương với cà.


*


TÂN KỲ


Chưa đi chưa biết Tân Kỳ
Đi rồi mới biết người lì hơn tru (trâu).


*


CU ĐƠ


Chưa ăn chưa biết cu đơ (kẹo cu đơ)
Ăn rồi mới biết nó đờ cu ra…





HÀ TĨNH


Chưa đi chưa biết Hà Tinh
Qua Voi làm tí là tình cơn mê (tỉnh)
Em teen cứ cười hê hê
Mặc cho các chú đâm lê vào lòn...g


***


ĐỒNG NAI


Chưa đi chưa biết Đồng Nai
Đi về mới biết thua ngay Đồng nhà
Đồng nhà tuy có hơi già
Nhưng là Đồng thật hơn là Đồng Nai.


***



LÀO CAI


Chưa đi chưa biết Lào Cai...
Đi rồi mới biết chẳng ai bằng mình...
Chưa đi chưa biết Thái Bình,
Đi rồi mới biết của mình dài ghê...
Chưa đi chưa biết Bến tre,
Đi rồi mới biết cái Ghe thế nào...
Chưa đi chưa biết Tân Trào,
Đi rồi mới biết lần nào nhiều hơn...


Chưa đi chưa biết Qui Nhơn,
Đi rồi mới biết quí hơn qui đầu...
Chưa đi chưa biết Vũng Tàu,
Đi rồi mới biết ra mau thế nào...






LẠNG SƠN


Chưa đi chưa biết Lạng Sơn
Đi rồi mới biết chẳng hơn lạng nhà
Lạng nhà tuy cổ, tuy già
Nhưng dùng tiện lợi hơn là Lạng Sơn.

*


Chưa đi chưa biết Lạng Sơn,
Đi rồi mới biết như đờn đứt dây...
Chưa đi chưa biết Mỏ Cày
Đi rồi mới biết ở đây... tốn tiền,
Chưa đi chưa biết Điện Biên
Đi rồi mới biết lên tiên thật là...
Chưa đi chưa biết Sapa,
Đi rồi mới biết mát xa nhọc nhằn...
Chưa đi chưa biết Cao Bằng
Đi rồi mới biết càng hăng càng làm...
Chưa đi chưa biết Nghệ An,
Đi rồi mới biết "tham lam" ái tình
Chưa đi chưa biết Hòa Bình,
Đi rồi mới biết dân mình máu dê...
Chưa đi chưa biết Mạo Khê,
Đi rồi mới biết mau về Thủ Đô...
Ở đây có cái bờ hồ,
Ở đây tất thảy hò lơ... thiếu gì...





ĐIỆN BIÊN PHỦ


Về thăm chiến trận Điện Biên
Ngậm ngùi tiếc thuở tráng niên qua rồi
Ngày xưa kéo pháo băng đồi
Nay không kéo được qua đùi chị em.

***


PHÚ THỌ


Quê Hương thi sĩ Phú Thò
Chè xanh , cọ biếc , mập to trái chuồi ( chuối)
Lòng còn nhớ mãi cái buôi ( buổi)
Đầu làm phân bắc, chăn nuồi đàn bò
Cu Ba lông mượt giống to
Cách màng văn hoá đất tô lại càng...




TAM ĐẢO


Chưa đi chưa biết Tam Đao
Đi rồi chẳng có chỗ nào mà ngu (ngủ)
Một giường chất những hai cu (cụ)
Gối thì chẳng có lấy mu kê đầu (mũ).


***


TÂY NINH


Chưa đi chưa biết Tây Ninh
Đi rồi mới thấy cửa mình mở ra
Mở ra để đón hàng qua
Hàng nội hàng ngoại đều qua cửa mình





BẾN TRE


Chưa đi chưa biết Bến Tre
Đi rồi mới biết toàn ghe với dừa
Dừa to, dừa nhỏ, dừa vừa
Trèo lên, tụt xuống nước chừa đầy tay (chứa).


***

CHỢ RỒNG (NAM ĐỊNH)

Chưa đi chưa biết chợ Rồng
Đi rồi mới thấy mênh mông hơn nhà
Chợ nhà bán cái thật thà
Chợ Rồng bán những lộn ba bốn Rồng










HÀ NAM


Chưa đi chưa biết Hà Nam (Sông Nam)
Đi rồi mới thấy nó ham thế này
Hà nhà động cái chuồn ngay
Hà Nam động cái lăn quay đứ đừ


***

Thi An (sưu tầm)




No comments: