Monday, October 31, 2016

ANH HÙNG NGUYỄN VĂN BÉ= DAVID THIÊN NGỌC = GIÁO DỤC VIỆT NAM

NGUYÊN ANH * ANH HÙNG NGUYỄN VĂN BÉ

Nguyên Anh (Danlambao) - Anh Nguyễn Văn Bé là một người nổi tiếng… Các danh hiệu anh đạt được trong chiến tranh chống Mỹ với các thành tích vô cùng oanh liệt được đám tuyên giáo từ xửa từ xưa ca tụng cho đến ngày nay, cá biệt còn có nhạc nô chế độ tên Huy Du sáng tác ca khúc Xin khắc tên anh trên vách đá chiến hào, tiếc thay bài hát trên không được ban tuyên láo phổ biến rộng rãi và cấm hát sau đó không lâu!
Trong quân sử của CSVN cũng đầy mâu thuẫn (vì xạo nguyên hệ thống nên mạnh ai nấy láo) cho nên có đến hai giả thuyết về nhân vật này!
Giả thuyết thứ 1: Anh hùng Lực Lượng Vũ Trang,
Về những chiến công và danh hiệu của dũng sỹ Nguyễn văn Bé đạt được:
- Huân chương chiến công Giải Phóng hạng nhì
- Chiến sỹ thi đua hai năm liền 1965-1966
- Dũng sỹ diệt Mỹ cấp ưu tú
- Huân chương Quân Công Giải Phóng hạng 3
- Anh Hùng lực lượng vũ trang Nhân dân
Sống sau chiến tranh và từ trần ngày 24/3/2002
Giả thuyết thứ 2:
“Theo tuyên truyền từ phía Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, Nguyễn Văn Bé là một tấm gương anh hùng trong chiến đấu. Sinh năm 1941, quê ở Châu Thành, Sông Bé, nhập ngũ tháng 7 năm 1961, Nguyễn Văn Bé là một đảng viên Cộng sản, được tuyên dương Anh hùng khi làm đại đội phó đại đội 304, tiểu đoàn bộ đội địa phương Phú Lợi, Thủ Dầu Một.

Về qua trình chiến đấu của Nguyễn Văn Bé có nhiều mâu thuẫn. Một nguồn cho rằng năm 1966, sau khi bị bắt trong một chuyến vận chuyển vũ khí, theo yêu cầu của các binh sĩ Mỹ và Việt Nam Cộng Hòa, Nguyễn Văn Bé phải giải thích công dụng của các loại vũ khí này. Lợi dụng cơ hội đó, Nguyễn Văn Bé cầm quả mìn Claymor đập vào một chiếc xe tăng, làm chết 69 binh sĩ Mỹ và Việt Nam Cộng hòa, cùng nhiều xe tăng; hy sinh tan xác tại chỗ. Nguyễn Văn Bé được Ủy ban Trung ương Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. [1]
Ở giả thuyết này anh Nguyễn Văn Bé chết ngắc và đã trở thành thương binh liệt sỹ!
Mìn M18A1 [2].
để nhớ ơn anh đảng, chính phủ, quân đội nước thiên đường đã ghi tên anh vào quân sử, ngoài ra tên anh còn được đặt cho một con đường tại thị xã Long Khánh nhưng tiếc thay có lẽ người dân họ biết hết sự thật về anh cho nên đã đổi tên khác, ngoài ra tên anh còn đặt cho một trường học tại Sài Gòn. (!/trường của người hùng chiến tranh/!). Lý lịch anh kể cũng hay, chỉ có những nhân vật hư cấu mới có thể có nhiều nguồn tin khác nhau nói về anh: Chết trong chiến tranh và tin thì nói anh còn sống vì chung quy anh… có thật đâu mà sống với chả chết!
Chúng ta cùng lật lại quân sử về thành tích trước lúc hy sinh của anh ra mổ xẻ xem nào:
Mìn Claymore là một loại mìn cấu tạo được thiết kế đặc biệt dùng để chống các cuộc xâm lấn biển người, được quân đội Mỹ và VNCH sử dụng trong chiến tranh, thân mìn nhồi thuốc nổ C-4 trong có chứa nhiều viên bi dùng để gây sát thương cao cho quân địch thì ở đâu anh Bé lại có, và điều láo dã man nhất của ban tuyên láo khi cho rằng anh Bé đã dùng mìn Claymore đập xuống đất gây tử thương 69 binh sỹ!
Nguyễn Văn Bé cầm tờ báo Tiền Phong [3].

Tiếc cho ban tuyên láo, quả mìn Claymore chỉ phát nổ khi được kích bằng điện và cho dù có đập, rớt, quăng, liệng nó xuống thì vẫn… không phát nổ! Hãy nhìn cuộn dây điện đính kèm theo hình để xác tín cái láo của bộ máy tuyên truyền CS. Như vậy đã rõ, cái truyền thuyết Nguyễn văn Bé chỉ là một nhân vật hư cấu chủ yếu dùng để tuyên truyền lôi kéo, xách động các chiến sỹ đội mũ tai bèo say máu lập công diệt giặc.
Thế nhưng nói anh Bé là một nhân vật không thật thì lại càng… không khả thi khi nguồn tin từ phía đồi diện, quân đội VNCH cho biết anh đã bị bắt sau đó đầu hàng và không hề có cái chuyện anh đập quả mìn xuống đất tiêu diệt giặc thù (có đâu mà đập!). Sau đó anh tuyên bố trước cơ quan truyền thông miền Nam thời đó về sự đầu hàng của mình!
Như vậy nước Việt Nam chúng ta có bao nhiêu anh hùng Nguyễn Văn Bé nhỉ? Một anh chết già năm 2002 nhưng chôn ở đâu thì không ai biết, một anh hy sinh tại chỗ không tìm được xác vì anh đập mìn thì thịt thà cá mắm văng tung tóe… còn đâu mà tìm, còn một anh Bé tay ôm tờ báo Tiền Phong tại miền Nam xác tín đích thị là mình thì sao?
Nguyễn Văn Bé và gia đình
Với cái cách tuyên truyền của nhà cầm quyền Hà Nội thì ai cũng biết chuyện tào lao về anh chỉ là láo từ đầu đến cuối, những anh hùng của đảng nhiều lắm, lấy đấu mà đong còn không hết nói gì một anh hùng Nguyễn văn Bé (xạo).
Khả năng cho đến giờ nay anh Bé năm xưa chưa lên tiếng vì có lẽ anh vẫn còn ở trong nước, anh không thể nào cất tiếng nói lên sự thật vì điều đó đồng nghĩa với cái chết bất đắc kỳ tử do các cục, vụ an ninh VN gây ra khi họ cảm thấy anh nguy hiểm cho cái bộ mặt giả dối của mình! Và huyền thoại Nguyễn văn Bé vẫn tiếp tục sống trong một xã hội của sự dối trá lên ngôi, ngôi trường mang tên anh vẫn đông vui nhộn nhịp.
Vì có sao đâu, không tên Bé thì cũng đâu thiếu gì những anh hùng khác của đảng nhảy vào thế mạng, chung quy cũng nhờ cái ơn mưa móc của đảng cho nên người dân chúng ta mới có cái ban tuyên láo, một bộ phận cần thiết của các chế độ độc tài CS. 
Tại đó tất cả chỉ chuyên nói Láo mà không hề biết nói Thật!
Và bọn chúng vẫn nói ra rả hàng ngày về các mệnh đề láo trên tất cả các phương tiện truyền thông đại chúng độc quyền nhằm ru ngủ và đầu độc đầu óc người dân về một thiên đàng không bao giờ tới…

DAVID THIÊN NGỌC * CHẠM ĐÁY


 CHẠM ĐÁY
 DAVID THIÊN NGỌC 

Giới thiệu về tác giả:

DAVID THIEN NGỌC, tức TRẦN THIÊN ĐỨC là nhà chính luận sắc bén trên các trang mạng lề trái và báo chí chính trị hải ngoại cũng như vùng Trung Bắc Hoa Kỳ. Trần Thiên Đức là tên thật, còn Bút danh là David Thiên Ngọc, Thiên Đức. Ông là đại diện của Diễn Đàn Quốc Tế Của Các Phong Trào Dân Chủ VN (hệ thống báo Khai Thác Thị Trường & Đối Lực) tại Vùng Trung Bắc Hoa Kỳ. 

 Tác giả Tốt nghiệp Đại Học Văn Khoa Sài Gòn thời thập niên 60, ngành Văn Chương VN; cựu Giáo Sư Lê Bảo Tịnh và Mạc Đỉnh Chi tại Sài Gòn trước năm 1975. Tác giả hiện sống và làm việc tại Chicago-IL-USA. Ông cộng tác và viết thường xuyên trên các Blog lề trái và các Báo và Tạp Chí hải ngoại với hàng trăm bài chính luận và thơ văn. Báo mạng lề trái và website hải ngoại: Dân Làm Báo, Chính Luận VN, Nguyệt san Giao Mùa, Bà Đầm Xòe và nhiều trang mạng khác... Báo giấy hải ngoại: Khai Thác Thị Trường, Đối Lực, Cỏ Thơm, Người Việt Illinois, Sài Gòn Nhỏ... 


Các tác phẩm: - Như Giọt Sương Khuya (thơ) 1973. - Nghiêng ngả Vầng Trăng (thơ) 1974 - Gió Thoảng đồng hoang (tạp bút, biên khảo) sắp xuất bản. Các bài chính luận là sở trường của ông. Bài "Chạm đáy!" sau đây là một điển hình. * * *

Tất cả mọi giá trị trong XHVN thời CS hiện nay đã rơi tự do và tất cả đã băng hoại đến độ vô phương cứu chữa. Mọi động lực để đẩy con tàu đất nước tiến lên đã hoàn toàn mất năng lực và nó tuột dốc không phanh trong lúc đội ngũ lèo lái thì chúng ta không biết phải dùng từ nào để ám chỉ cho xứng đáng! Bởi nó phi lý, mâu thuẫn, kỳ quặc không giống ai. Bọn họ như những "con vật vô hồn". Tôi vẫn biết rằng dùng những từ nặng nề để mạt sát những ai đó là điều không mấy hay, nhưng chẳng biết phải làm sao? Thôi chúng ta hãy nhìn vào thực trạng của bức tranh XHVN thời CS hiện nay, tôi nghĩ cho dù với những ai bàng quan, vô tư đến mấy chắc cũng không nén được nỗi lòng và ném cho bọn họ những gì có thể.

 1- Vấn đề Y-Tế: Nói hoài...nói mãi...đâm ra nhàm. Thế nhưng cái ung nhọt này mỗi ngày một bưng mủ một cách trầm trọng. Y-Tế là một lĩnh vực thể hiện nhiều giá trị trong XH, từ đạo đức đến cái tâm, cái tầm...thấm đậm tình cảm sâu lắng, thương yêu, nối kết giữa con người với nhau một cách sâu xa...nó vượt lên trên cả giá trị vật chất. Bởi đây là những nghĩa cử xử thế trước sự tử sinh của một con người thì không thể có một giá trị nào cho dù là to lớn đến đâu để đem ra mặc cả...Do đó từ ngàn xưa đã có lời thề Hyppocrates là vậy. Đứng vào hàng ngũ này con người phải biết vượt qua ngưỡng cửa cám dỗ của vật chất thấp hèn hoặc những thứ tình cảm không xuất phát từ trái tim, từ tình yêu thương đồng loại.

Trong bức tranh Y-Tế VN mấy năm trước, để được đứng trong hàng ngũ này và trèo lên đỉnh của ngành Y-Tế VN (thứ trưởng), ông Cao minh Quang phải ra sức tạo nên bằng cấp dzỏm mà trình độ, năng lực của mình không có được để đủ điều kiện ngồi vào vị trí trên và đạt được mục đích thấp hèn qua các vụ tiêu cực ở BV Pharma, trong quyết định sử dụng vaccine không đạt chuẩn....và rất...rất nhiều vấn đề tiêu cực xấu xa khác được thực hiện trên thân thể người bệnh, của cộng đồng dân tộc VN. Bà bộ trưởng Nguyễn thị kim Tiến như người bị chứng tâm thần phân liệt, vô cảm phi lý và khó hiểu, vô trách nhiệm chồng chất lên nhau trong suốt thời gian dài. Từ việc chấp nhận cho đội ngũ y bác sĩ nhận phong bì sau khi khám chữa cho bệnh nhân (Hợp thức hóa một hình thức hối lộ). Rồi phát biểu vô trách nhiệm với tình trạng 2, 3 bệnh nhân nằm chung một giường bệnh, người nhà bệnh nhân phải nằm từ gầm giường, hóc cầu thang ra đến hành lang BV và bất cứ nơi nào có thể...như đám tàn quân, đệ tử của cái bang.

Vấn đề này bà Tiến bảo người dân (bệnh nhân) đi mà hỏi ông nhà nước chứ bà không biết! Trong hai năm qua có 20 em bé tử vong do tiêm vaccine của bộ Y-Tế thế mà bà bộ trưởng không một lời e-hèm chia sẻ! Gần đây vụ việc nhân bản kết quả xét nghiệm máu cho bệnh nhân ở BV Đa Khoa Hoài Đức, Hà Nội là một việc vô tiền khoáng hậu, tự cổ chí kim chưa hề có.

 Một việc mà chúng ta không còn dùng được từ nào để diễn tả cái vô đạo đức mà loài người không ai có thể làm hơn được nữa. Để chia nhau những đồng tiền nhơ bẩn, hôi tanh mùi máu trên những xác bệnh nhân và nước mắt của thân nhân...do những hệ lụy từ các kết quả xét nghiệm quái ác trên gây ra những cái chết oan khuất... mà đội ngũ y bác sĩ dưới quyền của bà Tiến đã làm hàng ngàn mẫu kết quả xét nghiệm máu cho hàng ngàn bệnh nhân đều chung một bản và chung một kết quả.

Từ bé sơ sinh 22 tháng tuổi đến cụ già 65 tuổi và 81 tuổi đều cào bằng một chỉ số như nhau. Không bệnh hiểm nghèo cũng như có bệnh và ngược lại. Chính đội ngũ bác sĩ ngoài cuộc cũng phải công nhận rằng hàng ngàn phiếu kết quả xét nghiệm máu của mọi đối tượng từ tuổi tác đến chủng bệnh mà giống nhau đến 18 chỉ số là điều không bao giờ có trong lịch sử ngành y từ xưa đến nay. Thật vô tiền khoán hậu. Trước tình hình này bà Tiến vô cảm và vô can!!! Đến nỗi hàng chục ngàn người dân đã tham gia ký tên yêu cầu bà Tiến từ chức.


Thế nhưng bà ta vẫn bình chân như vại, quyết trơ gan bám ghế, học theo chiêu thức của ngài Thủ Ếch mà thực hiện. Bà tỏ ra vừa điếc lại vừa câm...thật tội nghiệp cho nhân dân của một đất nước phải dùng người vô cảm như kẻ bị câm điếc để làm bộ trưởng Y-Tế. Ngành Y-Tế VN thời CS đã rơi tự do và chạm đáy.

2- Vấn đề Giáo Dục: Không kém phần nguy nan và trầm trọng như khối U Y-Tế. Khối U Giáo Dục cũng hoàn toàn vô phương cứu chữa. Đội ngũ quản lý Giáo Dục VN thời CS tôi phải ví như dòng họ của nhà "thằng Bờm" mới đúng. Từ ngàn xưa đến nay và trên mọi đất nước trên hành tinh này chưa một nơi nào có một nền GD và đội ngũ quản lý GD như VN hiện nay. Những chuyện cực kỳ tệ hại đã chìm vào dĩ vãng nhưng khốn nỗi nó luôn tái hiện mới là điều tôi muốn nói, như sách giáo khoa cải cách tới lui vẫn rơi vào sai trái và khập khiễng...đó là chưa kể sai lỗi chính tả một cách thật khó chịu như phát âm sai (nói ngọng) rồi khi in sách vẫn in theo cách phát âm ngọng đó.

Những hình ảnh miêu tả, minh họa cho các bài trong sách giáo khoa HS cấp I hết sức phản cảm chưa nói là rùng rợn như hình ảnh bàn tay có 5 ngón, bị chặt đứt 2 ngón ( có máu chảy)...còn lại mấy ngón? đến khi phụ huynh học sinh ở vùng nông thôn hẻo lánh phát hiện và la toáng lên, lúc bấy giờ đội ngũ GDVN mới tỉnh cơn u mê ... Đề thi ở các cấp trung học, cao đẳng và đại học mỗi năm đều có sai, hết môn này đến môn khác. Điều này thật phi lý nhưng vẫn diễn ra luôn! vì khi một đề thi nào được đưa ra đều phải qua hội đồng giám khảo soi xét và có kèm theo đáp án rõ ràng. Nếu như một đề thi môn toán có lỡ sai một con số là do lỗi in ấn còn có thể nhưng lỗi cẩu thả cũng không thể bỏ qua. Đàng này cả đề thi văn vẫn sai một cách khó lý giải thì vô phương! đành botay.com mà thôi.

 Một cô giáo dạy văn ở trường THCS Lomonoxop tại Hà Nội. Xuất thân từ trường chuyên văn, tốt nghiệp ĐHSP văn loại giỏi, Thạc Sĩ có năng lực mà giảng dạy cho HS ý nghĩa "canh gà Thọ Xương" là món ăn đặc sản của Tây Hồ thì không còn một lời nào để biện minh! thế mà ban giám hiệu nhà trường nơi cô giảng dạy vẫn lấp liếm, bao che biện minh một cách thiếu sư phạm và vô ý thức...sự việc chìm vào quên lãng. Nơi đây nền văn học nước nhà tôi phải nói là không chỉ đau lòng mà là đứt ruột. Chưa hết! gần đây cô giáo cho điểm 0 bài luận văn của một HS lớp 12 với lời phê " Cần xem lại đạo đức bản thân" vì bài luận văn đã sử dụng từ ngữ thô tục. Ở đây để đề cao đặc tính và nguyên tắc sư phạm tôi thiết tưởng chúng ta không nên nói về bản thân cá nhân em học sinh, mà lỗi cũng không phải chỉ ở em mà là phần lớn thuộc về đội ngũ thầy cô giáo và hệ thống GDVN.


Lại nữa...một cô giáo phê ở một bài kiểm tra bị cho 1,5 điểm rằng "Em là nỗi nhục của Bộ Giáo Dục"!!! các sự kiện trên đã gây ra phản cảm, dè bỉu...của dư luận trong và ngoài nước. Đồng thời đây cũng là tiêu điểm cho sự khôi hài. Bản thân những cô thầy giáo đó không có một thứ gì để mất nhưng cái mất và đau cho XH là "Cái học ngày nay đã hỏng rồi...!"(Tú Xương). Căn bệnh thành tích (lại nói mãi) là một căn bệnh trầm kha đã di căn vào lục phủ ngũ tạng khó mà qua cơn hiểm nghèo. Nơi đây ta phải biết rằng bệnh thành tích ảo, lừa dối là bản chất trong máu của hệ thống CS chứ không phải riêng ngành GD. Từ đó sinh ra tiêu cực trong thi cử, trường nào cũng bằng mọi cách làm sao cho HS trường mình thi đỗ với tỉ lệ cao nhất, cho dù là những HS đó không đủ trình độ và năng lực.

HS rớt nhiều thì họ cho là làm sỉ nhục đội ngũ GV trường đó và mất đi thành tích thi đua trong ngành! Năm vừa qua tiêu cực nổi trội trong thi cử ở trường THPT Đồi Ngô là một minh chứng. Đạo đức trong đội ngũ Gs, Gv thì băng hoại, suy đồi không có điểm dừng. Nơi đây tôi không muốn nhắc lại những cảnh ô nhục như Giảng Viên gạ SV đổi tình lấy điểm, Hiệu Trưởng mua trinh HS cấp II còn tuổi vị thành niên.,

Gv hiếp dâm HS cấp I...v.v...cùng vạn vạn điều xấu xa khác mà bộ trưởng Phạm vũ Luận không hề quan tâm, vô trách nhiêm ngược lại còn yêu cầu phóng viên không được đưa tin lên báo chí mà phải báo trực tiếp cho ông ta. Vừa qua cũng chính cái hệ thống thổ tả CSVN, gọi là Quốc Hội bày ra trò hề lấy phiếu tín nhiệm các lãnh đạo cao cấp với 3 hạng tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp; chứ nếu công bằng và chỉ có hai mức là tín nhiệm và bất tín nhiệm thì không biết ông Phạm vũ Luận có về đuổi gà cho vợ hay không?

 3-Về Kinh Tế-Xã Hội: Nền KT VN trong thời gian qua và hiện tại đang ở vào buổi hoàng hôn, sương mùø ảm đạm. Người dân vật lộn với cuộc mưu sinh hàng ngày vô cùng khốc liệt. Tầng lớp cán bộ đảng viên cho dù là ở cơ sở, không kể ở trung và thượng tầng, cũng đã có một cuộc sống sung túc, xa hoa cách biệt với người dân. Hố ngăn cách giàu nghèo quá lớn. Kinh nghiệm trên thế giới thì cái khoảng cách giàu nghèo của toàn dân trong XH là chỉ dấu cho sự an nguy của XH. Ta lược sơ qua hệ số Gini của VN trong mấy năm qua. Hệ số Gini-Coefficient: Đây là chỉ số thống kê về sự phân tầng XH, khoảng cách giàu nghèo của toàn dân trong XH. Chỉ số này có phạm vi từ 0 đến 1. Chỉ số Gini-Coefficient của VN gần đây nhất được công bố năm 2010 là mức 0,43.

Theo tổng cục thống kê VN (GSO) cho biết chỉ số Gini trên 0,4 là mức độ báo động và nguy hiểm, có nguy cơ gây biến động trong XH. Cũng từ cơ quan này khoảng cách thu nhập giữa nhóm người giàu và nhóm người nghèo ở VN là 8,9 lần năm 2008 lên 9,2 lần năm 2011. Thu nhập bình quân đầu người ở Tp Sài Gòn năm 2012 là 300 usd/tháng cao gấp 10 lần của nhóm thu nhập thấp và vùng nông thôn là 30 usd/tháng. Theo GSO thì sự chênh lệch của hai giới giàu nghèo trong Giáo Dục là gấp 6 lần, trong y-tế là gấp 3,8 lần và trong giải trí, thể thao, văn hóa là gấp 131 lần


. Trong những năm qua CSVN đã tước đoạt của người dân hơn 200.000 ha đất để bán cho các dự án công nghiệp, sân golf, căn hộ và biệt thự...chưa kể một số lớn diện tích đất mà đảng CSVN đã cướp của nhân dân về cho cá nhân và bầy đàn bè nhóm của đảng. Đi theo số lượng đất bị cướp là đội ngũ nông dân lao động bị thất nghiệp do bị mất đất mà ra. Đó là chưa kể một số lớn dân oan bị rơi vào cảnh vô gia cư, không nơi ăn chốn ở, chịu nỗi cơ cực màn trời chiếu đất. Trong số đó có người phải chết cô đơn lạnh lẽo nơi công viên không một chiếc quan tài trên hành trình khiếu kiện đất đai, tài sản đã bị đảng tước đoạt.


 Nợ công: Nợ công VN chỉ mới tính đến năm 2010 và ước tính đến năm 2011. Trong lúc các nước trên thế giới người ta tính hàng quí. Nợ công VN ở thời điểm năm 2011 là 128,9 tỉ usd bằng 106% GDP năm 2011. Trong lúc WB khuyến cáo con số 65% GDP là ở ngưỡng báo động. Như vậy mỗi người dân VN phải gánh một khoản nợ là 1500usd được tính theo chuẩn quốc tế. Thế giới có 5 tiêu chí để tính nợ công, trong lúc VN chỉ có 3, vì VN đã bỏ qua nợ của Doanh Nghiệp Nhà Nước (DNNN) như các quả đấm thép ( còn thua bùn!) của ngài 3 ếch nào là Vinashin, Vinalines, EVN, VNPetro, Tổng Cty Sông Đà, Than khoáng sản VN...v.v...sẽ là những khối nợ khổng lồ đồng thời những khoản vay của quỹ hưu trí mà VN đã bỏ qua. Tình hình nợ công như vậy là một mối đại nguy cho XH. Có một điều ta cũng cần lưu ý là hệ thống điều hành chính phủ CSVN không bao giờ trung thực, những bản báo cáo, con số nhảy múa theo từng nhịp điệu sắc màu của thời gian và tình hình thế giới.

Từ tổng cục thống kê (GSO), bộ tài chính, Ủy Ban Kiểm Tra T.Ư, ngân hàng nhà nước, đến chính phủ...mỗi đơn vị đều có một con số riêng và không bao giờ đúng với thực tế. Cho dù là nỗ lực của WB hay kiểm toán quốc tế cũng chỉ dựa vào những số liệu nắm bắt được và những báo cáo mờ tỏ, tráo trở, đổ gà đổ vịt cho nhau từ phía nhà cầm quyền CSVN. Doanh nghiệp phá sản: Nhà cầm quyền CSVN theo đuổi chính sách KT với danh xưng "Kinh tế thị trường định hướng XHCN" thật nực cười và lố bịch, chưa nói đến là ngu xuẩn. Giữa KT thị trường và XHCN là hai dòng nước ngược, ví như một con người có hai bàn chân nghịch chiều nhau, trong các bước đi mà không phải ngã nhào là điều quái lạ. Trong phần này tôi chỉ đưa ra kết quả (gam màu sáng tối của bức tranh) mà không phân tích đến nguyên nhân, khía cạnh đó dành riêng cho một bài phân tích khác đầy đủ hơn.


VN có khoảng 700 ngàn doanh nghiệp, thế nhưng chỉ trong năm 2012 đã phá sản và hạ huyệt hết 200 ngàn doanh nghiệp, chưa qua 6 tháng đầu năm 2013 mà đã chôn thêm hơn 100 ngàn doanh nghiệp nữa và hiện hàng trăm ngàn doanh nghiệp đang chết lâm sàng chờ khai tử. Lĩnh vực Bất động sản đã và đang giãy chết mà không một liều thuốc nào cứu tử cho được. Một quả bong bóng không phải xì hơi mà đã nổ tung tan xác rơi vãi từng mảnh trên mặt đất. Nhiều doanh nghiệp bất động sản (DN BĐS), Đại gia BĐS bỏ của chạy lấy người mà gượng gạo nói là " Rút lui chứ không phải bỏ chạy"??? Thủ Ếch còn mỉa mai rằng " Trên chiến trường cũng thế, có lúc tấn công, có lúc lui, nhưng khi rút lui thì cũng phải rút lui có trật tự." có nghĩa là tuần tự anh trước tôi sau, chớ lấn chen ỏm tỏi...mà các chủ nợ (người dân) họ bao vây thì khó lòng xử sự, dù gì cũng giữ thể...vang bóng một thời thét ra lửa...

 Chính phủ và bộ xây dựng đưa ra nghị quyết 02 và 30 ngàn tỉ đồng làm cây sào để cứu kẻ đắm đò...nhưng tất cả đều là tình thế "chạy đụng" nghĩa là đụng đâu chạy đó, ngứa đâu gãi đó chứ không biết làm thử nghiệm máu đểø tìm nguyên nhân diệt loài virus. Nói cho cùng 30 ngàn tỉ cũng chỉ là chiếc bánh vẽ đa sắc màu. Từ ngày khai sinh đến nay chỉ mới giải ngân được 30 tỉ. Con số này chắc chỉ đủ cho bôi trơn máy móc và rượu thịt sớm hôm cho bầy kênh kênh đang đói mồi khát máu. Hai đại gia BĐS thành Hồ là HAGL và QCGL thì một đã xách dép bỏ chạy với phương châm "tẩu vi thượng sách" biến khỏi bãi tha ma BĐS VN.

Còn lại một "Phàn Lê Huê" đơn kỳ uống thuốc liều tử thủ An Lộc. Đem hết tài sản của gia đình, con gái...thế chấp cho ngài "Một nửa giải Nobel" KT huyền thoại tiếp tục nướng vào chảo lửa BĐS cho trọn nghĩa trọn nghì với nước với non. Những điều dẫn trên chứng tỏ căn bệnh ung thư ác tính BĐS VN đã di căn và đến hồi bất trị. Gói 30 ngàn tỉ đồng và nghị quyết 02 chỉ là hồ sơ trên giấy, chiếc bánh vẽ ảo ảnh phù du đã hoàn toàn thất bại. Nông, Lâm, Ngư nghiệp: Trên 70% dân số VN là thuần nông, bám ruộng nương sống bằng nông nghiệp. Thế nhưng khoảng cách và tỷ lệ giàu nghèo giữa nông dân và dân thành thị quá xa. Như một phần tôi đã dẫn ở trên trong vấn đề hệ số Gini phân giai tầng XH. Những hộ nghèo chủ yếu là lao động trong Nông, Lâm Ngư nghiệp, còn các hộ giàu là cách xa các lĩnh vực trên. Sự chênh lệch giữa hai giai tầng này quá ư là to lớn.


 Tôi xin nhắc thêm là chênh lệch trong nhà ở là 13,2 lần, về học thức thì người dân từ 15 tuổi trở lên không bằng cấp hoặc chưa bao giờ đến trường chênh lệc gấp 4,8 lần. Còn từ cấp cao đẳng trở lên thì gấp 60 lần. Nơi đây là không kể giai cấp hạng ưu gồm cán bộ đảng viên hầu hết ăn lương nhà nước (tiền thuế của dân) nhưng "lương" chỉ là hình thức mà "lậu" mới là đáng kể. Bỗng, lộc mới thực là máu xương của nhân dân ở tầng lớp hạ lưu. Mức lương hàng tỉ đồng mỗi năm chỉ là cọng cỏ, hạt cát so với khoảng bòn rút, tham ô cả núi đô la. Nhưng khi cơn ngứa, gió bụi nổi lên thì đảng cũng gãi, cũng làm động tác giả để gọi là bức xúc, quan tâm...cho XH, nhân dân hạ nhiệt, như vừa qua đình chỉ chức vụ một số cán bộ ở thành Hồ có mức lương khủng chỉ là trò hề lừa mỵ che mắt, đáp ứng tình thế sục sôi trong XH mà thôi.

 Từ những sự trái ngược, bất hợp lý trên khiến cho giới nông dân đã bỏ đất đai quê hương làng xã để đi tìm cuộc sống mới, làm dân ngụ cư ở các thành phố trong cả nước, tha phương cầu thực mong cải thiện phần nào bởi thực tế bám lấy gốc rạ, cây lúa thì cũng chỉ đủ "của ruộng đắp bờ" mà bị lỗ công lao động. Đó là chưa kể bị mất mùa thất thu...nguyên nhân từ nhiều phía như môi trường độc hại gây ra do phân bón hóa học, thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật..v.v...nằm trong chuỗi âm mưu phá hoại của giặc Bắc phương và nhiều đòn kinh tế khác nữa. Do đó nông dân đành trả ruộng cho chính quyền- một việc làm mà bao đời qua nông dân VN chưa hề có-để khỏi phải đóng thuế nông nghiệp trong lúc đất bị bỏ hoang. Giờ đây vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long nuôi ăn cho cả nước đã chìm trong dĩ vãng và cái kiêu hãnh đó chỉ còn là hoài niệm...


Nông dân lũ lượt kéo nhau lên thành phố lây lất làm thuê may ra còn có cơ hội đổi đời, mở mang tầm nhìn dầu sao cũng tiếp xúc được với một it văn minh còn hơn chôn đời nơi góc ruộng bờ ao mà chẳng nên cơm cháo gì! Lĩnh vực Lâm nghiệp thì hầu như đã lùi vào năm tháng cũ. Rừng đầu nguồn đã thuộc về "Đại Hán" từ lâu. Chính phủ bù nhìn, tay sai...đã bỏ ngoài tai mọi kiến nghị hoặc cản ngăn, phản biện của mọi giới trong nhân dân từ các nhà khoa học, nhân sĩ trí thức, các nhà quân sự, chính trị, các đoàn thể, hội đoàn tôn giáo...lo âu cho sự tồn vong của đất nước, cho sự an nguy của XH, cho đời sống, sức khỏe của toàn dân.

 Thế mà những lời vàng ngọc, tâm huyết trên đã trở thành vô nghĩa, nước đổ lá khoai và được trả lời bằng câu " Đảng đã quyết định" như một tiếng chuông chiều rơi vào thinh không tĩnh mịch.... Thế là Bauxite Tây nguyên, rừng đầu nguồn, Trường Sơn một dãi...đến Việt Bắc biên giới điệp trùng đã trở thành cứ địa, tiền đồn của giặc và đội quân thứ 5 cũng đã hình thành chực chờ giờ "G" sẽ điểm. Cũng chính mối nguy trên mà Tiến Sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ đã phát đơn kiện Thủ Ếch để rồi lãnh lấy 7 năm tù đày khổ ải vì kẻ sĩ không bao giờ ngại khó mà ngoảnh mặt với giang sơn. Ôi hồn thiêng sông núi có còn chăng? Ngư nghiệp là tiếng nấc của ngư dân hòa trong lời ru bi ai của biển.

 Những giấc mơ của những người vợ hiền, trẻ thơ, cụ già quanh năm đu bờ bám bãi...không còn là những giấc mơ hoa mà đã trở thành những cơn ác mộng. Những ánh mắt lo âu, hồi hộp chỉ được nhẹ đi khi nào bóng dáng những con thuyền trở về cập bến an toàn. Không như ngày xưa chỉ cầu mong cho sóng êm gió lặng...mà bây giờ Hán tặc ngang tàng giết chóc, cướp bóc, hành hung bất cứ lúc nào khi ngư phủ hành nghề trên ngư trường truyền thống của mình qua bao đời cha ông truyền lại.


Chính phủ thì đứng về phe giặc, mỗi ngày mỗi giao cho chúng quyền kiểm soát ngư trường, biển đảo của tổ tiên, đẩy ngư dân vào tử lộ và tước đoạt quyền sống. Tiếng cầu cứu, kêu than của ngư phủ VN như tiếng vỗ cánh của đàn hải âu biến tan vào sóng cả... Một ngày không xa, trước âm mưu của Hán tặc, với sự nối giáo, làm tay sai cho giặc của bầy đàn Việt gian CS thì nhân dân VN sẽ là những kẻ nô lệ trên chính nông, lâm, ngư trường của tổ tiên Hồng Lạc đã đổ máu xương, dày công tạo dựng truyền lại cho con cháu ngày nay. Các yếu tố kể trên chỉ là phần nổi của tảng băng, một góc cạnh của bức tranh kinh tế VN (KTVN) .


Nói rõ hơn nền KTVN hiện tại đã rơi vào khủng hoảng và suy thoái trầm trọng không lối thoát. Cho dù là bậc thánh nhân cũng không đủ tài phép để cứu nguy ngoại trừ một sự thay đổi hoàn toàn. Một lẽ trên đầu bị ngọn Thái Sơn đè nặng dập vùi khiến cả một hệ thống đảng và nhà cầm quyền CSVN lệ thuộc 100% và chói lòa bởi đạo quang của Trung nam Hải đầy hiểm ác gian manh. Không phải đến hôm nay mới ra nông nổi mà chính từ thời HCM lúc buổi sơ khai cầm đầu băng đảng "ăn cướp" chính quyền từ tay nhân dân đã ngoan ngoản cúi đầu tuân lệnh trước tập đoàn đại bịp Bắc Kinh và Mạc tư Khoa mà tàn sát nông dân trong chính sách CCRĐ (1953-1956) để được nhận tiền viện trợ. Chính ông Hoàng Tùng chánh vp trung ương đảng đã nói:" Sau đại hội II Mao và Stalin gọi Bác (HCM) sang, bắt Bác nhất định phải làm (CCRĐ).

Mao trạch Đông nói thẳng: Nếu các đồng chí không CCRĐ thì chúng tôi không viện trợ nữa!" (Bên thắng cuộc tập I trang 260-Huy Đức). Thế là sau đó họng súng Nga-Trung thoải mái bắn trực tiếp không nương tay vào nông dân VN vô tội gần 200 ngàn người phải bỏ mình nằm xuống, hàng triệu người khác phải đổ máu cho sự hèn nhát trước ngoại bang và dã man tàn độc với nông dân của tập đoàn bán nước CSVN, đứng đầu là HCM, tên tội đồ muôn thuở của dân tộc ta. 4-Bộ máy cầm quyền: Ngoài các cơ phận của bộ máy cầm quyền CSVN tôi đã đề cập bên trên, còn lại quân đội, công an, Viện Kiểm Sát và bầy lũ hệ thống tư pháp, tòa án các cấp cũng đều toát lên những điều nghịch lý, chưa nói đến những trò hề nực cười phát buồn nôn.


Công an, quân đội không lo bảo vệ Tổ Quốc, nhân dân mà phải tuyệt đối trung thành với đảng (Trọng lú chỉ thị). Các hành động vô cùng tàn bạo của bầy đàn công an tàn sát, đánh đập, giết chết nhân dân không bút giấy nào kể ra cho xiết một khi nhân dân đứng lên đòi quyền sống, đòi lại tài sản, đất đai đã bị đảng cướp đoạt và trong những cuộc xuống đường thể hiện lòng yêu nước, chống ngoại xâm bảo vệ non sông hoặc một khi bị bắt vào đồn công an vì những lý do nhỏ nhặt trong sinh hoạt XH mà không chết ngay nơi đó thì cũng chết ở BV, ở nhà hoặc thân tàn ma dại về sau. Viện Kiểm Sát, tòa án thì truy tố và kết tội nhân dân thực nực cười và không còn trơ trẽn hơn được nữa. Nhất là đối với những nhà dân chủ vi phạm vào cái tội "yêu nước" hoặc xúc phạm đến thiên triều phải nhận những đòn thù tàn độc, dã man vô nhân tính trong các trại giam, nhà tù với những bản án nhiều năm một cách oan khiên. Vừa qua công an và Viện Kiểm Sát tỉnh Long An đã thể hiện tính rừng rú và thú vật hoang sơ khi kết luận điều tra và truy tố Đinh nhật Uy.

Tôi chỉ sơ lược mấy điểm mà "thằng Bờm" cũng không thể thốt lên và làm được, như trên các ảnh bìa Facebook của Đinh nhật Uy có nội dung nhắn gởi, động viên Uyên, Kha. Kêu gọi mọi người hướng về phiên tòa xử Uyên, Kha và kêu gọi trả tự do cho Uyên, Kha. Hưởng ứng cùng nhân dân và sĩ phu trí thức kiến nghị quốc hội bỏ điều 4 hiến pháp. Những việc trên mọi người trong XH và cả các đảng viên CS đều có quyền làm và nói như thế. Tang chứng, vật chứng cho vụ án là những chiếc áo có chữ No-U (chống đường lưỡi bò của quân bành trướng Bắc Kinh), Hoàng Sa-Trường Sa-Việt Nam, cùng những quyển sách "bên thắng cuộc", "chết bởi Trung Quốc"...tất cả những thứ đó là tang chứng phạm tội được qui định ở điều 258 bộ luật Hình Sự VN???

Trước những sự kiện trên ai không cười vỡ bụng mới là điều lạ. Là con người mà suy nghĩ và hành động không thuộc về tính người. Nhìn chung cả hệ thống bộ máy cầm quyền CSVN vận hành và thực hiện theo hai động cơ chính. Một là thực hiện tuyệt đối các chiếu chỉ của thiên triều, cụ thể là "Chiếu chỉ Thành Đô I &II", cá nhân, tổ chức yêu nước VN nào đi ngược lại thì đàn áp, bỏ tù, giết chết không tha. Hai là vì mục đích thu vén tài sản đất nước, nguyên khí Quốc Gia phục vụ cho cá nhân và bè nhóm. Do đó thượng tầng chế độ thì đấu đá, quần thảo nhau khốc liệt mà không vì mục đích an nguy Tổ Quốc, an sinh XH mà là quyền lợi cho cá nhân và bè nhóm riêng của mình. Thi nhau lừa mỵ nhân dân, xúi dục lôi kéo các tầng lớp nhân dân đứng về phía mình để chống lại phe kia hầu củng cố quyền lực, thanh thế...Hạ tầng chế độ (cán bộ đảng viên cơ sở địa phương) thì mạnh ai nấy vơ vét theo quyền hạn, lĩnh vực của mình nắm giữ.

 Cả thượng và hạ tầng chế độ với các cụm từ như "Lý tưởng, yêu nước, thương dân, sơn hà xã tắc, quốc gia dân tộc..." đã biến mất trong tiềm thức, trong trái tim từ lúc nào không hay. Đứng trước hiện tình này chính ông Lê khả Phiêu cựu đầu lãnh đảng cướp (một thời lén lút bán nước cho Tàu) đã phải thốt lên " đảng đang tồn tại trong suy thoái." Xã hội như một dòng sông luôn chảy trôi về biển. Nếu có bị cản ngăn thì cũng chỉ nhứt thời trong mùa khô hạn...Một khi mưa lũ kéo về thì khó mà ngăn dòng tuôn chảy. Lòng người cũng thế, khi không còn được sức bền để cam chịu nỗi oan khiên khắc nghiệt thì cũng phải đến lúc trào dâng mà lực cản như cái bờ đê xiêu vẹo kia không thể nào ngăn được thác nguồn...


Xã hội lạc hậu, mục ruổng phải được đổi thay; tự do, dân chủ, nhân quyền phải về với dân tộc. Phó Thủ Tướng Đức gốc Việt Tiến sĩ Philipp Roester trong chuyến thăm VN, về lại cố hương đã phát biểu trước hàng ngàn sinh viên tại trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội ngày 18/9/2012 rằng" Với những người không được tự do để chọn cho mình cách suy nghĩ và hành động độc lập thì sẽ không có kinh doanh và thiếu tự do kinh tế cũng sẽ không có tự do xã hội" và rằng " Một đứa trẻ mồ côi trong thời chiến tại VN được nhận làm con nuôi (nói về ông) mà có cơ hội vươn lên trong một xã hội dân chủ như vậy và gánh vác trách nhiệm lớn thì đó là bằng chứng nền dân chủ có thể tạo ra sức mạnh như thế nào?"


 Những lời trên của ngài Tiến sĩ Phó Thủ Tướng Đức cũng là lời kết cho bài viết. Mọi giá trị của XHVN thời CS từ vật chất đến tinh thần hoàn toàn rơi tự do và "Chạm đáy". Sự đổi thay toàn diện cho đất nước VN là điều cần thiết. 
 David Thiên Ngọc



Reaching the bottom!
David Thien Ngoc
Chicago - Illinois
All the values in Vietnam’s socialist society have fallen. On the medical and health care front, the government has lost all credibility: appointment of false medical diplomats to the top positions (Minister, Deputy Minister etc), acceptance of bribes for treatment, offering low quality medical supplies and drugs at standard costs, refusing treatment unless given enveloped money, not to mention other concerning items: 2 to 3 patients for a bed, patients’ relatives lying down on the hospital floors, testing reports’ errors or mixed up results between patients’ tests. The people cried every time they suffered some symptoms which need to be admitted to a hospital. With no money available for bribery, the patient has no hope to be adequately treated and even can die.
On the education front, this branch’s tumor is also dangerous and is hardly to be surgically removed. It relates to a lot of problems, such as: low quality teaching teams, false diplomats, examinations’ topics and contents not up to adequate standards, buying degrees with cash, classes not up to regulated standards, and false reports of achievements.
On the socio-economic front, Vietnam’s Gini-coefficients was 0.43 in 2010, a bad figure and on warning (relating to social disorders). Other serious issues include public debts (106% of GDP in 2011), business bankruptcy (among its 700,000 businesses, almost 200,000 were bankrupt or out-of-business in 2012), the real estate market’s collapse, the collapse of big state firms (such as Vinashin, Vinalines) and the trouble of such great names as EVN, VNPetro, Song Da...).
Please refer to the writer’s original in Vietnamese for more information.

MAI THANH TRUYẾT * GIÁO DỤC VIỆT NAM



Hiện Trạng Giáo Dục Việt Nam
TS MAI THANH TRUYẾT


Ngày 5 tháng 9 là ngày tựu trường của tất cả học sinh từ mẫu giáo đến đại học ở Việt Nam. Ngày tựu trường năm 2013 nhằm ngày thừ Năm. Vì áp dụng chính sách một cách “cứng ngắt”, Việt Nam đã từng tổ chức lễ khai giảng đầu niên học vào ngày chủ nhựt vài lần trong quá khứ.


Với dân số khoảng 91 triệu (2012), theo Ngân hoàng Thế giới, có 22% dân số sống dưới mức nghèo đói căn cứ vào định nghĩa của Liên Hiệp Quốc là 2$/ngày/người. Trẻ em dưới 15 tuổi chiếm 33.5% dân số. Nhìn chung, sau thời gian Đổi mới (1986), Việt Nam có nhiều cải cách trong hệ thồng giáo dục, nhưng những cải cách trên không thể nào đáp ứng được so với đà gia tăng dân số và thế hệ trẻ tăng quá nhanh ngay sau khi chiến tranh chấm dứt, cộng thêm não trạng không lay chuyển trong chính sách quản lý chuyên chính vô sản của CS Bắc Việt. Chính vì vậy, trong hiện tại đang có nhiều vấn nạn cùng nhiều thách thức trong việc cải tổ giáo dục về lâu về dài.


Bài viết dưới đây nhằm mục đích trình bày cùng người đọc những nét tổng quát về hệ thống giáo dục Việt Nam hiện tại.

Hệ thống giáo dục Việt Nam
Giáo dục Việt Nam chia ra thành năm cấp: cấp mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở (trung học đệ nhứt cấp thời Việt Nam Cộng Hòa) , và cấp trung học phổ thông tức trung học đệ nhị câp) . Không kể mẫu giáo, thời gian học tập gồm năm năm cho bậc tiểu học và bảy năm cho bậc trung học. Ở miền Bắc trước năm 1975, chỉ cần sáu năm ở bậc trung học là tốt nghiệp phổ thông và chỉ chuyển đổi thành 7 năm năm 1976. Thời gian học hàng ngày là chỉ nửa ngày.


Căn cứ theo điều luật Giáo dục 44, hệ thống trường ốc giáo dục được chia ra làm bốn loại:
- Trường công lập do chính phủ xây dựng và quản lý. Nhà nước cử người điều hành, hiệu trưởng và nhân viên giảng huấn cùng nhân viên hành chánh. Ngân sách của trường do chánh phủ đài thọ.
- Trường bán công do sự phối hợp giữa nhà nước và các tổ chức hoặc cá nhân đầu tư cơ sở vật chất như trường ốc, dụng cụ và học cụ.


- Trường do các tổ chức xã hội hay kinh tế xây dựng được nhà nước cấp giấy phép hành nghề, nhưng không tài trợ tài chính.
- Trường tư lập do cá nhân hay nhóm cá nhân xin giấy phép nhà nước và đầu tư vào việc giảng dạy theo chương trình thiết lập do chính phủ quy định.

Giáo dục tiểu học: Trẻ em Việt bắt đầu đi học lúc sáu tuổi. Cấp tiểu học kéo dài năm năm và trẻ em bị cưỡng bách giáo dục (theo luật lệ và trên nguyên tắc). Theo Văn phòng thống kê (General Statistic Office) năm 2006, có 90% tổng số trẻ em từ sáu đến 11 tuổi có ghi danh học tiểu học, trong đó có 86% trẻ em Việt, và 61% trẻ em thiểu số.(Theo ghi chú “Retrieved on 3/3/2013”, thực sự con số 90% đến từ đâu ra, vì theo tính toán, số % phải ở giữa 86% và 61%?).
Trong niên khóa 2009-2010, Việt Nam có 15.172 trường tiểu học, 61 trường tổng hợp tiểu và trung học cơ sở. Tổng số trẻ em ghi danh học là 7,02 triệu, trong đó có 46% trẻ em gái.

Một trường tiểu học ở Gò Vấp - Sài Gòn
Chương trình học gồm:
- Từ lớp 1 đến lớp 3, học: Việt ngữ, Toán, Luân lý (Morality), Thiên nhiên và Xã hội, Nghệ thuật (Arts), và Thể dục.
- Từ lớp 4 và 5, học: Việt ngữ, Toán,
- Luân lý, Khoa học, Sử ký, Địa lý, Kỹ thuật căn bản (Basic Techniques), Âm nhạc, Nghệ thuật, và Thể dục.


Giáo dục trung học cơ sở (đệ nhứt cấp): Gồm lớp sáu, bảy, tám và chin. Cho đến năm 2006, Việt nam vẫn còn bắt buộc học sinh cấp nầy phải đậu kỳ thi tốt nghiệp Đệ nhứt cấp (Việt Nam Cộng Hòa đã bãi bỏ kỳ thi nầy từ năm 1960. Lý do là bằng tốt nghiệp nầy không cần thiết và làm nặng nề thủ tục hành chánh hơn là khảo sát học sinh). Chương trình đệ nhứt cấp nầy không bị bắt buộc cưỡng bách theo luật giáo dục Việt Nam.


Các môn học gồm: Việt ngữ,Toán, Sinh vật, Vật lý, Hóa học, Sử ký, Địa lý, Công dân giáo dục (Civics, Ngoại ngữ, Thể dục, Công nghệ (Technology), Nghệ thuật, Môn Nhiệm ý, Sinh hoạt lớp và Sinh hoạt trường, Sinh hoạt hướng về kỹ năng (Vocational-oriented Activities) (3 tiết/tháng), và Sinh hoạt ngoại khóa (Extra-curricular Activities) (4 tiết/tháng).


Mục tiêu của môn Công nghệ nhằm cho học sinh thẩm thấu các môn học lý thuyết và thực hành, gồm Kinh tế gia đình (lớp 6), Nông nghiệp, Chăn nuôi, Công nghệ rừng (forestry) (lớp 7), Kỹ nghệ (Industry) (lớp 8), và Nhiệm ý cho lớp 9.

Trường Petrus Trương Vĩnh Ký trước 1975 - (Lê Hồng Phong hiện tại)
Giáo dục trung học phổ thông: Gồm từ lớp 10 cho đến lớp 12. Luật giáo dục bắt buộc học sinh phải qua kỳ thi tuyển để được nhập học vào lớp 10. Học sinh có điểm cao được chọn vào những “trường điểm” có phẩm chất giảng dạy cao hơn và học một chương trình chuyên sâu.


Các môn học gồm: - Văn học sử Việt Nam (và Trung Hoa, Nhựt Bổn). - Toán Đại số (lớp 10), Tich phân (Calculus) (lớp 11,và 12), Hình học cho lớp 10,11, và 12.- Vật lý, - Hóa học, - Sinh vật, - Sử ký, - Địa lý, - Công dân gồm kinh tế, triết học, chính trị, luật lệ và sắc tộc, - Sinh ngữ gồm Anh ngữ chiếm đa số, sau đó Hoa ngữ, Pháp ngữ, và Nga ngữ, - Công nghệ gồm Nông nghiệp, Trồng trọt, Cơ khí, Điện tử, Trang trí, - Công nghệ thông tin, - Thể dục, - Quân sự và An ninh quốc phòng.
Ngoài ra, còn có những bộ môn đặc biệt như Khoa học tự nhiên dành cho những học sinh giỏi các môn toán, vật lý, hóa học và sinh vật; và Khoa học xã hội dành cho các em giỏi về văn học sử, sử ký, địa lý, và sinh ngữ.


Giáo dục đại học: Tất cả học sinh trung học phổ thông phải đậu kỳ thi tốt nghiệp phổ thong tổ chức vào cuối năm lớp 12 để có thể được dự tuyển vào đại học. Kỳ thi tốt nghiệp phổ thong gồm các ban nhóm như sau:


- Nhóm A: Toán, Vật lý, Hóa học;
- Nhóm A1:Toán, Vật lý, Anh ngữ;
- Nhóm B: Toán, Sinh vật, Hóa học;
- Nhóm C: Văn học sử, Sử ký, Địa lý;
- NHóm D: Văn học sử, Ngoại ngữ, Toán.
Nhóm D chia ra làm 6 tiểu nhóm: D1 dành cho Anh ngữ, D2 cho Nga ngữ, D3, Pháp ngữ, D4, Anh ngữ dành cho nhập học các trường Hoa ngữ (Mandarin), D5 Anh ngữ dành cho trường đại học Đức, và D6, Anh ngữ dành cho các đại học Nhật.


Các thể loại đại học ở Việt Nam hiện nay:
- Đại học (University) gồm nhiều trường có ngành nghề đa dạng và có khả năng làm nghiên cứu. Đó là các trường Đại học Quốc gia Hà Nội, Sài Gòn (tại hai nơi nầy sinh viên có thể làm nghiên cứu cho học vị Tiến sị), Đại học Huế, Đà Nẵng và Thái nguyên.
- Trường đại học (Senior College) là các trường tập trung chuyên ngành đặc biệt.
- Học viện (Institute) là các trường dạy chuyên ngành đặc biệt tùy theo nhu cầu của địa phương..
Ngoài hệ thống chính quy, còn có các đại học cộng đồng (community college hay junior college), trung học chuyên ngành (professional secondary schools), trường học nghề (vocational schools) trong đó thời gian theo học thay đổi từ vài tháng cho đến hai năm.


Trong niên học 2010 -2011, Việt Nam có tất cả 163 đại học cho ba thể loại kể trên, 223 đại học cộng đồng trong đó có 30 đại học cộng đồng và 50 đại học (senior college) do tư nhân hay người ngoại quốc đầu tư.


Thống kê giáo dục từ năm 1999 đến 2011

Văn bằng đại học: 1- Cao đẳng (Associate degree) sau 2 hoặc 3 năm học, 2- Cử nhân (Bachelor degree) sau 4 năm học hay hơn nữa; 3- Ngoài ra còn có các văn bằng ở các đại học chuyên môn như Kỹ sư, Bác sĩ, Luật sư.
Nhiều đại học Việt Nam cấp bằng Master sau hai năm học sau Cử nhân và Tiến sĩ sau 4 năm. Bằng Master tương đương với bằng Cao học (VNCH), nhưng CS Việt Nam lại gán cho tên “Thạc sĩ”, nên nhớ Thạc sĩ là một văn bằng áp dụng cho ngành giáo dục mà thôi, chứ không nằm trong các xếp hạng ngoài Cao đẳng-Cử nhận-Cao học-Tiến sĩ.

Hiện trạng giáo dục Việt Nam
Qua ba biểu đồ trên, chúng ta nhận rõ là trong hơn một thập niên, số trường Đại học hầu như không gia tăng về trường ốc. Điều nầy nói lên chính sách giáo dục của nhà nước không được đặt trọng tâm hàng đầu trong khái niệm phát triển quốc gia.


Số học sinh tiểu học giảm từ 10 triệu (1999) xuống còn 7 triệu (2011) trong lúc đà sinh sản ở Việt Nam tăng đều khoảng 2,2%. Ngoài lý do kinh tế gia đình, chúng ta không còn thấy chỉ dấu nào khác giải thích cho hiện tượng sụt giảm do bỏ học nầy mặc dù tầng lớp trẻn em ở lứa tuổi tiểu học tăng nhanh. Cần lưu ý là, mặc dù ở bậc tiểu học theo luật định là cưỡng bách và miễn phí, nhưng trên thực tế phụ huynh của các em phải bị bắt buộc đóng rất nhiều thứ thuế và lệ phí học tập, hiệu đoàn, bảo quản trường ốc…thậm chí phải đóng tiền cho từ thiện hoặc giúp đở nạn nhân bị thiên tai nữa. Đó là chưa kể học sinh “phải” học thêm ở nhà thầy/cô nếu không, chắc chắn khó được lên lớp.



Sĩ số học sinh cấp 1 cũng giảm từ từ 5,8 triệu (1999) xuống còn 5.0 triệu (2011) nói lên tình trạng khó khắn về kinh tế trong gia đình học sinh. Nhiều em phải bỏ học để phụ giúp gia tăng ngân sách gia đình. Và cũng còn rất nhiều em đi lang thang bụi đời. Đây là một vấn nạn xã hội không nhỏ cho Việt Nam.
Số học sinh cấp 1 vào năm 2005 có khoảng trên 6,9 triệu chỉ còn khoảng 5 triệu năm 2011 càng làm cho chúng ta bi quan thêm khi khảo sát những con số vô tình trên.
Tóm lại, cấp tiểu học giảm 3 triệu em trong vòng 12 năm và trung học đệ nhứt cấp tức cấp 1 giảm gần 1 triệu trong cùng thời kỳ nói lên tình trạng xuống dốc của giáo dục Việt Nam mà nguyên do chính yếu là do chính sách giáo dục không được lưu tâm đúng mức và trầm trọng hơn cả, kinh tế gia đình người dân không còn khả nằng chu toàn cho con em được đi học vì lợi tức người dân không đuổi kịp đà lạm phát phi lý` do một chính sách kinh tế lỗi thời tạo ra.


Trên đây là sơ lược về hệ thống giáo dục của Việt Nam hiện tại. Suy nghĩ về tình trạng giáo dục trên, người viết xin mượn lời của một chuyên viên thống kê Việt Nam, Ông Cong Van Vinh để làm phần kết luận cho đề tài giáo dục tổng quát ở Việt Nam:



”Về tình hình đi học, báo cáo của TCTK nêu đến 2012, vẫn còn 4% dân số VN từ 5 tuổi trở lên chưa từng đi học. Tỉ trọng nữ chưa đi học lớn hơn nam. Mức độ phổ cập giáo dục ở cấp trung học cơ sở của VN cũng đã đạt 89%. Số người biết chữ từ 15 tuổi trở lên đạt 94,7%, tức vẫn còn 5,3% dân số VN trên 15 tuổi không biết đọc, biết viết. Đáng lưu ý là vẫn còn tình trạng nam biết chữ nhiều hơn nữ cả ở thành thị và nông thôn! Tuy nhiên, tỉ lệ sinh con thứ ba ở phụ nữ từ 15-49 ở VN vẫn đạt 14,2%, trong đó khu vực nông thôn có phụ nữ sinh con thứ 3 giảm mạnh. Tỉ lệ trẻ trai là 112,3 trên 100 trẻ gái - điều này cho thấy mất cân bằng giới tính ở VN đang trở nên mạnh mẽ.
Tính chung cả nước, về chất lượng dân số, có tới 20,8% dân số VN chưa tốt nghiệp trung học cơ sở. Phần trăm người tốt nghiệp các bậc cao hơn còn giảm mạnh. Theo thống kê, chỉ 25,8% dân số VN tốt nghiệp tiểu học; 26,7% tốt nghiệp trung học cơ sở; 22,8% dân số tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên…”



Cần ghi chú thêm là, với tình trạng học sinh kém và bỏ học trầm trọng như những con số thống kê kể trên, nhưng hầu như mỗi năm, sau những kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, tỷ lệ học sinh thi đậu, ngay cả ở miền sâu, miền xa, cũng như miền núi có nhiều dân tộc thiểu số…đều đạt con số gần như 100%. Thế nầy là thế nào?

Và, sau khi nhận xét về xã hội, đạo đức và giáo dục Việt Nam hiện tại, Trần Việt Trinh, một nhà báo đã phải thốt lên:”Xét về mặt xã hội, xã hội Việt Nam bây giờ quá phức tạp, đầy rẫy lọc lừa và tranh ăn.


Xét về mặt đạo đức, xã hội Việt Nam hiện tại quá đỗi suy đồi, niềm tin khủng hoảng. Đặc biệt, đó là sự suy đồi về đạo đức, nhân phẩm của những thế hệ trẻ ngày nay, mà biểu hiện rõ nhất đó chính là thái độ thờ ơ, vô cảm đối với mọi sự vật, mọi sự việc diễn ra xung quanh. Thái độ này đang dần lan tỏa trong xã hội, không chỉ trong giới trẻ mà đã len lỏi vào khắp mọi giới, không chỉ địa phương hay vùng miền nào mà lây lan khắp nước.


Xét về mặt giáo dục, căn bệnh vô cảm này là sản phẩm của một nền giáo dục yếu kém, thất bại. Nền giáo dục của người CS giáo điều với lý thuyết khô khan và nặng nề, không chú trọng đến việc đào tạo nên “nhân cách” mà chỉ chú trọng đến việc đào tạo ra “nhân lực”. Nó thể hiện qua các chính sách, pháp lệnh cũng như chương trình học nặng nề của nhà nước. Các môn quan trọng góp phần hình thành nên “nhân cách” con người là Giáo dục công dân từ lâu đã trở thành những môn phụ không đáng quan tâm, thời lượng tiết học vô cùng ít ỏi và nội dung học thì quá nặng nề, giáo điều thì làm sao có thể đào tạo nên những nhân tố tốt được. Sự sai lầm của giáo dục đã kéo theo một thế hệ không hoàn chỉnh, một thế hệ không thể nào miễn nhiễm được với những căn bệnh như vô cảm.


Tựu trung, căn bệnh vô cảm là kết quả của một lối sống chụp giựt, bon chen và tranh giành ngày nay, ngày ngày ăn sâu vào tinh thần văn hóa của xã hội Việt Nam khi mà các giá trị sống, giá trị đạo đức tinh thần, lòng bao dung nhân ái, tình thương yêu đồng loại, và sự hy sinh đang dần bị thế chỗ bởi chủ nghĩa vật chất và lợi ích cá nhân ... làm cho con người không còn cảm giác trước nỗi đau của đồng loại, của người thân.



Người Việt mình xưa nay có truyền thống vô cùng tốt đẹp là “thương người như thể thương thân”, ấy vậy mà ngày nay có những cách sống đang đạp đổ truyền thống tốt đẹp này. Chữ “nghĩa” trong xã hội Việt Nam dường như đang dần mất đi nên con người hiện chỉ biết sống vì mình, sống ích kỷ, không còn dám hy sinh và sống không có trách nhiệm với đồng loại. Ngày xưa con người sống trọng “nghĩa, luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, sự hy sinh, sẵn sàng xả thân vì cái thiện, cho gia đình, cho đồng loại và cho đất nước. Vì thế mà ở thời ông cha ta những giá trị căn bản của tình nghĩa gia đình, thầy trò, tình yêu quê hương đất nước luôn được đặt lên cái tôi cá nhân. Bức tranh xã hội đang có sự đảo lộn giá trị, cái ác lên ngôi, trong khi giá trị nhân bản đang bị chìm lấp. Ngày nay, đang có sự thay đổi lớn trong hệ thống giá trị sống của con người. Khi một xã hội, một đất nước mà những người sống trong đó vô cảm, không hợp quần, không tương thân tương trợ lẫn nhau, không giúp đỡ nhau thì tất yếu cái xã hội đó sẽ què quặt, đất nước đó sẽ sụp đổ và bị tiêu hủy.


Nước Việt Nam của tôi ngày nay là thế đó. Dân tình của nước Việt Nam của tôi ngày nay là thế đó. Đó là kết quả của gần 60 năm xây dựng đất nước xã hội được mang danh là xã hội xã hội chủ nghĩa của những người vô thần, vô trách nhiệm, vô tri và vô giác đã đưa người dân cả nước đến chỗ vô tình, vô tâm và vô cảm ngày nay. (12 tháng 9 năm 2012)
Mong mỗi người trong chúng ta cần suy gẩm về tình trạng thoái hóa giáo dục ở Việt Nam.
Mai Thanh Truyết
9/2013

Bài đọc thêm:
Bài 1: Giáo Dục


Nếu nhà giáo dục quan tâm đến sự tự do cá nhân, và không có sẵn những thành kiến, thì ông ta sẽ giúp cho đứa trẻ tự khám phá ra cái tự do đó bằng cách khuyến khích nó hiểu được môi trường sống, cá tính, tôn giáo và hoàn cảnh xuất thân của gia đình nó, với tất cả những ảnh hưởng đã có thể thâm nhập vào nó.


Nếu trong trái tim của các bậc thầy đầy ắp tình thương yêu và lòng ham chuộng tự do thì, bằng sự sáng suốt, tỉnh táo, họ sẽ giúp từng đứa học trò điều nó cần và giúp nó giải quyết những khó khăn; như thế có nghĩa là họ sẽ không chỉ hành động như điều khiển những cái máy theo phương pháp và công thức, mà tạo cơ hội cho học sinh của họ, là những con người, được tự phát triển khả năng, với sự cảnh giác và giám sát.


Nền giáo dục chân chính cũng phải giúp cho người học sinh phát hiện được điều mà hắn thấy hứng thú muốn học hỏi nhất. Nếu hắn không tìm ra được đúng ngành nghề mà hắn có năng khiếu thì sẽ uổng phí cuộc đời; hắn sẽ cảm thấy thất vọng vì phải miễn cưỡng làm công việc mà hắn không thích suốt cuộc đời hắn. Nếu nguyện ước của hắn là trở thành nhà nghệ sĩ mà lại phải vùi đầu làm một thư ký văn phòng thì đời sống của hắn sẽ chỉ còn là chuỗi ngày buồn tẻ trong sự phàn nàn bất mãn. Cho nên, điều quan trọng là mỗi người phải tự tìm coi mình muốn làm gì, sau đó hãy cân nhắc kỹ coi có xứng đáng dùng cuộc đời vào công việc đó không. Cậu thiếu niên có thể muốn trở thành một người lính; nhưng trước khi bước vào binh nghiệp, cậu ta nên được giúp đỡ để tìm hiểu coi nghề lính có đem lại phúc lợi cho toàn thể loài người chăng.


Nền giáo dục chân chính phải giúp cho học sinh, không những chỉ phát triển khả năng của hắn, mà còn khiến cho hắn hiểu rõ được điều hắn quan tâm, hứng thú nhất. Trong một thế giới bị tan nát vì chiến tranh, tàn phá và khốn cùng, người ta phải có khả năng xây dựng một trật tự xã hội mới và một cung cách sống khác trước.


Trách nhiệm xây dựng một xã hội an bình và sáng suốt nằm chủ yếu trong tay nhà giáo dục, điều đó thật rõ ràng, không phải vì cao hứng mà đề cao quá, nhưng quả thật là nhà giáo có cơ hội tuyệt vời để có thể giúp thành đạt sự chuyển hóa xã hội đó.
Nền giáo dục chân chính không lệ thuộc vào qui tắc cai trị của từng chính quyền hoặc cung cách điều hành của từng hệ thống chính trị, mà nó nằm trong tay của chính chúng ta, trong tay các bậc cha mẹ và các bậc thầy, cô giáo.


Nếu các bậc cha mẹ mà chăm sóc đời sống tinh thần của con cái một cách chu đáo thì họ đã xây dựng một xã hội đổi mới. Nhưng căn bản là phần đông chẳng quan tâm, cho nên họ chẳng dành thời giờ cho chuyện tối quan trọng này. Họ có thời giờ để lo chuyện kiếm tiền, để giải trí, để tham dự lễ lạc, cúng kiếng, nhưng không có thời giờ để suy tính, cân nhắc coi thế nào là một nền giáo dục đúng đắn cho con cái họ. Thực tế là phần lớn dân chúng không muốn đối diện với vấn nạn này. Đối diện với vấn nạn này có nghĩa là họ phải dẹp bớt những thú vui, những trò tiêu khiển, và chắc chắn là họ chẳng muốn làm những chuyện đó.

Cho nên họ gửi con đến trường, nơi mà nhà giáo cũng chẳng quan tâm đến chúng nhiều hơn cha mẹ chúng. Tại sao nhà giáo phải quan tâm nhỉ? Đối với họ, dậy học chỉ là một nghề, một cách kiếm tiền! Thế giới mà chúng ta tạo ra đây sao mà hời hợt, giả tạo, xấu xí, nếu nhìn vào phía sau bức màn. Chúng ta trang hoàng bức màn, hy vọng mọi sự rồi cũng sẽ coi được, rồi cũng sẽ đâu vào đấy thôi!
J. Krishnamurti - Education and the Significance of Life
Người dịch: Danny Việt

Bài 2: Tham khảo trích đoạn bài của Đặng Chí Hùng (Dân Làm Báo) so sánh Ngành Giáo Dục hai Miền Bắc Nam trước 30-4-1975
... "Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa mang triết lý giáo dục nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”. Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học và đại học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới địa phương.



Điều này đã được minh chứng bằng việc học sinh đi học dưới chế độ VNCH không hề mất học phí. Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng hòa có một phần năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trung học và 101.454 sinh viên đại học; số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số. Đến năm 1975, tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở Học viện Quốc gia Hành chính và ở các trường đại học cộng đồng). Những con số nêu trên được lấy từ cuốn “Giáo dục Việt Nam” – NXB Giáo dục năm 2001 – cuốn sách của đảng cộng sản Việt Nam.


Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hữu Thế, Việt Nam Cộng Hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu học đến đại học, từ phổ thông đến kỹ thuật… Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng” được chính thức hóa ở hội nghị này. Đây là những nguyên tắc làm nền tảng cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, được ghi cụ thể trong tài liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967). Theo văn bản phụ lục của hiến pháp VNCH ghi rõ:


“Giáo dục Việt Nam là giáo dục nhân bản. Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này, lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản, xem con người như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Triết lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa các cá nhân, nhưng không chấp nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá con người, và không chấp nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôn giáo, chủng tộc… Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.


Giáo dục Việt Nam là giáo dục dân tộc. Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thế hệ biết đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong những nền văn hóa khác.


Giáo dục Việt Nam là giáo dục khai phóng. Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếp nhận những kiến thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinh thần dân chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào việc hiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với văn minh thế giới.”


Trong khi đó thì ở VNDCCH, học sinh bị nhồi nhét tư tưởng Mỹ “xâm lược” mà thực chất không phải vậy, “bác Hồ yêu nước, cả đời vì nước vì non” mà thực tế ngược lại khi bạn đọc 15 bài “Những sự thật không thể chối bỏ”và hàng trăm ngàn tư liệu, bằng chứng sống lại chứng minh được điều ngược lại. Hay là “yêu nước là phải yêu đảng cộng sản “ – một định nghĩa dốt nát và ấu trĩ.
Những bài thơ như của ông Tố Hữu với những câu như “Giết, giết nữa…” lại được nhà trường VNDCCH gieo vào đầu con trẻ ý tưởng giết người ngược hẳn với xu thế nhân bản của thế giới nói chung và VNCH nói riêng.


Trên Website của Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Hà Nam có bài viết
(http://phuly.edu.vn/bacho/chuyen83.htm) nói về việc ông Hồ gửi thư cho học sinh nhân ngày 1-6. Trên báo Sự Thật, số 134 ra ngày 1-6-1950, đăng bức thư gửi thiếu nhi toàn quốc nhân ngày 1-6. Ông Hồ có viết: “Song ở các nước tư bản, cha mẹ là người lao động bị bóc lột, thì trẻ con cũng bị bóc lột, phải chịu cực khổ”. Điều này cho thấy đảng cộng sản và ông Hồ chủ trương tuyền truyền bịa đặt ngậm máu phun người về cuộc sống của trẻ em ở những nước dân chủ trong đó có Mỹ và VNCH là bị “bóc lột”. Nhìn lại những người lính trẻ bị bắt buộc phải cầm súng khi chưa đủ tuổi thành niên thời trước hay nhìn cảnh tượng của trẻ em đang làm nô lệ tình dục, nô lệ lao động… ở Việt Nam hiện nay mới thấy được tuyên truyền của cộng sản chỉ là bịa đặt nhằm đưa đến một ý thức lệch lạc cho nhân dân.


... Từ ngày 7 đến ngày 28 tháng 6 năm 1975 (tức là sáu tuần sau sự kiện ngày 30 tháng 4), Arthur W. Galston, giáo sư sinh học ở Viện Đại học Yale, viếng thăm miền Bắc Việt nam (lúc đó vẫn là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Theo tường trình của Galston cho tạp chí Science số ra ngày 29 tháng 8 năm 1975 thì một trong những chủ đề khiến các nhà lãnh đạo miền Bắc bận tâm vào lúc đó là vấn đề thống nhất với miền Nam.


Theo tạp chí Science thì:“Việc thống nhất trong lĩnh vực khoa học và giáo dục có lẽ sẽ có nhiều khó khăn vì hai miền đã phát triển theo hai chiều hướng khác nhau trong nhiều thập niên. Nhưng dù cho có nhiều khó khăn, Galston nhận thấy các nhà lãnh đạo miền Bắc công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nhiều đặc điểm của nền khoa học và giáo dục ở miền Nam; họ dự định kết hợp những đặc điểm này vào miền Bắc khi quá trình thống nhất đang được thảo luận sôi nổi vào lúc đó thực sự diễn ra.” Theo Galston, các nhà lãnh đạo miền Bắc, cụ thể được nhắc đến trong bài là Nguyễn Văn Hiệu (Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam) và Phạm Văn Đồng (Thủ tướng Việt nam Dân chủ Cộng hòa), đặc biệt quan tâm đến hệ thống giáo dục nhấn mạnh đến các ngành kỹ thuật và điện tử cùng hệ thống các trường đại học cộng đồng hệ hai năm đã được thiết lập ở miền Nam (nguyên văn tiếng Anh: “the widespread educational emphasis on engineering and electronics and the system of two-year, community colleges”).


Như vậy cho thấy ngay cả đảng cộng sản cũng phải thừa nhận nền giáo dục của VNCH chính là cái gương cho họ tự soi vào. Nhưng thực chất họ nói như vậy nhưng lại không làm như vậy chủ yếu chỉ để ngu dân, cai trị độc tài.


Lời chứng và đánh giá của ông Mai Thái Lĩnh, cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: “Tôi là con của một cán bộ Việt Minh – tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc. Chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục cũ của miền Nam là điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành giáo dục “xã hội chủ nghĩa” (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ chịu nô lệ về tư tưởng…”


Đánh giá của nhà phê bình văn học Thụy Khuê: “Có thể nói, trong suốt thời gian chia đôi đất nước, mặc dù với những tệ nạn của xã hội chiến tranh, tham nhũng; miền Nam vẫn có một hệ thống giáo dục đứng đắn. Trong chương trình giáo khoa, các giai đoạn lịch sử và văn học đều được giảng dạy đầy đủ, không thiên hướng. Ở bậc trung học học sinh gặt hái những kiến thức đại cương về sử, về văn, và tới trình độ tú tài, thu thập những khái niệm đầu tiên về triết học. Lên đại học, sinh viên văn khoa có dịp học hỏi và đào sâu thêm về những trào lưu tư tưởng Đông Tây, đồng thời đọc và hiểu được văn học nước ngoài qua một nền dịch thuật đáng tin cậy, dịch được những sách cơ bản.”


... Ngay từ thời điểm 1960-70 thì cấu trúc của chính phủ VNCH đã đầy đủ chuẩn mực, khuôn mẫu, của một đất nước văn minh ngày hôm nay – Tổng Thống và Lưỡng viện Quốc Hội (Thượng và Hạ Viện). Tự do báo chí thật sự với hơn 50 tờ báo tư nhân các loại tại Sài Gòn so với không có tờ báo tư nhân nào dưới chế độ CSVN ngày nay, sau gần 70 năm trời chứ chưa nói đến VNDCCH cùng thời điểm với VNCH. Vậy thì tự do dân chủ ở đâu?"


Bài 3:
Problems with the education system
Rural inequalities and gender differences


Although the Vietnamese education system is on a promising path, there are still large gaps between parts of the country with different ethnic groups, and between men and women.


Only five percent of Vietnamese people don’t attend school at all, and the figure is becoming lower for every upcoming generation. The literacy rate is over 90%, and the spatial and gender inequalities are decreasing. But Vietnam still hasn’t managed to eradicate them completely.


In general, there are three kinds of noticeable inequalities: a disparity between north and south, one between cities and rural areas, and a smaller and decreasing difference between men and women. Some minorities have a significantly higher rate of illiteracy. Over 50% of the Hmong tribe, and about a quarter of the Khmer and Thai minorities, are not able to read and write.


Those disparities are bad, but were worse in past decades. A huge effort from the government, and more spending on education, has helped to reduce them. The next step would be to wipe them out completely, but that is going to take a while.


The education situation in VN today
Dr. MAI THANH TRUYET
Vietnam’s education system is divided into 5 levels: - Kindergarten- Elementary school - Secondary school - High school - Community or junior college - Senior college or university
Without mentioning kindergarten, Elementary school takes 5 years and Secondary + High School take 7 years
Schools include public, private and semi-public schools. Children start Elementary School at 6 years old. Children’s education is mandatory for Elementary School. According to the General Statistic Office (2006), there were 90% of total children from 6 to 11 years old registered for Elementary Education. For the calendar year 2009-2010, there were 15172 elementary schools. Total children’s registration was 7.02 million (46% female).
Educational programs include:
- Grade 1 to 3: Vietnamese language, Mathematics, Morality, Natural and Social Knowledge, Arts, and Gymnastics.
- Grade 4 to 5: Vietnamese language, Mathematics, Morality, Science, History, Geography, Basic Techniques, Music, Arts, and Gymnastics.
- Grade 6, 7, 8, and 9: Vietnamese language, Mathematics, Biology, Physics, Chemistry, History, Geography, Civics, Foreign Language, Gymnastics, Technology, Arts, Optional Subject, Vocational-oriented Activities, Extra-curricular Activities, Family Economics (Grade 6), Agriculture, Breeding, Forestry (Grade 7), Industry (Grade 8), and Optional Subject (Grade 9).
- Grade 10, 11, and 12: History of Literature (VN, China, and Japan), Algebra (Grade 10), Calculus (Grade 11 & 12), Geometry (10, 11, and 12), Physics, Chemistry, Biology, History, Geography, and Civics (including Economics, Philosophy, Politics, Law, and Ethnic Studies). Foreign Languages (include English, Chinese, French, and Russian). Others: Industry, Agriculture, IT etc.
For more information (especially in college and university), please refer to the writer’s original in Vietnamese. This is a lengthy article.

Tuesday, November 12, 2013

NGUYỄN XUÂN DIỆN * TIẾN SĨ VẸM VÀ BỘ NGOẠI GIAO VIỆT CỘNG

ỐI GIỜI ƠI! THẬT LÀ NHỤC NHÃ QUÁ!
Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao vừa xuất bản cuốn sách "Tuyển tập các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa".
 
Sách in bằng 4 thứ tiếng (Việt, Anh, Pháp, Hoa) và bản gốc chữ Hán Nôm. Sách được in 2000 bản và in tại Nhà xuất bản Tri thức, Hà Nội, phát hành quý II năm 2013. 
 
 
 
Chủ trì biên soạn là Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Biên giới quốc gia, thuộc Bộ Ngoại giao Việt Nam. 
 
Ban biên tập có ba người: Lê Quý Quýnh, Đinh Ngọc Linh và Phạm Văn Thắm.
 
Ông Phạm Văn Thắm là Tiến sĩ Hán Nôm, đã từng công tác tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm (mời chư vịxem lại bài viết về ông Thắm, tại đây).
 
Một cuốn sách quan trọng, có liên quan đến các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vậy mà ngay trang thứ hai của bài Lời Giới thiệu của Ban Biên tập đã sai đến mức nhục nhã như thế này!
 
"Vua Gia Long tạ thế năm 1819, cháu nội là Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi năm 1820, lấy hiệu là Minh Mệnh".
 
Thật không thể tưởng tượng được! Một cuốn sách viết về Triều Nguyễn mà lại sai đến như thế này! Vì ai cũng biết Vua Gia Long là VUA CHA của Vua Minh Mệnh (Minh Mạng). 
 

Dưới đây là bản Tiếng Anh: Cũng ghi Vua Minh Mệnh là Cháu nội của Vua Gia Long.
 
Rồi bản Tiếng Pháp: Cũng ghi Vua Minh Mệnh là Cháu nội của Vua Gia Long.
 
 
và cả bản Tiếng Trung Quốc: Cũng ghi Vua Minh Mệnh là Cháu nội của Vua Gia Long.
 
 
Hú vía, có một mảnh giấy bằng cái lá tre (tương đương hai ngón tay) dính vào trang cuối của cuốn sách để đính chính cho sai sót tầy trời trên. 
Đính chínhcũng sai luôn.
"Cháu nội" = "Con là" thì sẽ đọc thành:
"Vua Gia Long tạ thế năm 1819, con là là Nguyễn Phúc Đảm lên ngôi năm 1820, lấy hiệu là Minh Mệnh".  

Thừa một chữ "là". 
 
Nhưng mà, hỡi ôi! chỉ đính chính cho phần tiếng Việt mà thôi!
Sách in bằng 4 thứ tiếng, tức là in cho Tây cho Tàu nó đọc mà làm như thế này, thì quá nhục!
 
 
Sách in 2000 bản, ghi rõ ở bìa 4 là SÁCH KHÔNG BÁN. Như vậy sách này do nhà nước bỏ tiền để biên soạn và in ấn, và chủ yếu để biếu tặng trong các hoạt động đối ngoại.
 
Sáng nay, ngày 7 tháng 10 năm 2013 tôi đã sang tận 53 Nguyễn Du để gặp ông Chu Hảo - GĐ Nhà xuất bản Tri thức là nơi in cuốn sách này để hỏi xem vì đâu nên nỗi.
 
Giáo sư Chu Hảo cho biết rằng: Từ trước đến nay, cứ những cuốn sách về chủ quyền quốc gia là đều phải chuyển sang Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao để thẩm định mới được phép in. Cuốn sách "Tuyển tập các châu bản triều Nguyễn về thực thi chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" do Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao tổ chức biên soạn, nên bản thảo đưa sang, nhà xuất bản phải tuyệt đối tôn trọng bản thảo và in đúng như bản thảo. 
 
Ủy ban Biên giới Quốc gia thuộc Bộ Ngoại giao đã sử dụng tiền thuế của nhân dân để lo một việc trọng đại của quốc gia, vậy mà những người thừa hành lại làm ăn tắc trách như thế này, quả là không chấp nhận được. 
Tôi đề nghị Bộ Ngoại giao sớm ra lệnh thu hồi toàn bộ số sách đã phát hành (kể cả số đã biếu tặng), không cho lưu hành và lưu trữ cuốn sách đáng xấu hổ này. Hoặc nếu vẫn muốn lưu hành thì phải hủy bỏ các trang có sai sót trên và thay bằng trang giấy cùng loại và đã được sửa lỗI.
 
Nguyễn Xuân Diện
 

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Nhà xuất-bản Hoa-Kỳ Xlibris vừa ấn-hành xong cuốn "Vietnamese Choice Poems" gồm có 146 bài thơ của 81 nam+nữ thi-sĩ Việt-Nam do Thanh-Thanh dịch qua thơ tiếng Anh.
Xin trân-trọng giới-thiệu với quý độc-giả.
VIETNAMESE CHOICE POEMS
 
        Đây là sản-phẩm tinh-thần của 81 thi-sĩ Việt-Nam sinh sống tại nhiều quốc-gia trên thế-giới. Họ mong chia-sẻ với độc-giả thân-yêu các nếp cảm+nghĩ của họ, mà cốt-lõi là: Căm-Hờn (đối với những kẻ đã gây nên chết-chóc, tật-nguyền, đau-khổ, chia-cách thân-nhân, tan-nát sản-nghiệp...); Hoài-Hương; Tri-Ân (đối với các nước bảo-trợ đã cung-cấp trú-xứ và cơ-hội); Cải-Tiến (để góp phần vào nền an-sinh của các xã-hội đã cưu-mang); Nguyện-Vọng (về một tương-lai tự-do, dân-chủ, và phú-cường cho Quê-Hương).
        Đây là nơi hội-tụ nhiều thi-sĩ nhất của Việt-Nam mà tác-phẩm của họ đã được chuyển-dịch thành thơ tiếng Anh qua một cây bút đồng-hương.
 
        Danh-sách các tác-giả nguyên-tác trong tuyển-tập này:
 
Anh Độ - Cao Mỵ Nhân - Chinh Nguyên - Chúc Anh - Cung Diễm - Diễm Thy - Diên Nghị - Du Tử Lê - Duy Năng - Dư Thị Diễm Buồn - Dương Huệ Anh - Đặng Lệ Khánh - Đình Duy Phương - Đông Anh - Đỗ Hữu - Đức Hồ - Hà Huyền Chi - Hà Ly Mạc - Hà Thượng Nhân - Hoa Độ - Hoài Việt - Hoàng Cầm - Hoàng Lộc - Hoàng Xuyên Anh - Hồ Mộng Thiệp - Huệ Thu - Huỳnh Mai Hoa - Huỳnh Ngọc Điệp - Khang Lang - La Toan Vinh - Lê Mai - Lê Nguyễn - Luân Hoán - Mạc Phương Đình - Minh Châu - Ngọc An - Ngọc Bích - Ngọc Thủy - Ngô Bích Lan - Ngô Đức Diễm - Ngô Minh Hằng - Nguyên Phương - Nguyễn Nguyên Thanh - Nguyễn Phúc Sông Hương - Nguyễn Thị Bích Ngọc - Nguyễn Văn Cường - Nguyễn Xuân Vinh - Như Hoa - Phạm Hoài Việt - Phạm Hồng Đậm - Phạm Thương Hợp - Phạm Trung Thành - Quyện Tâm - Song Nhị - Sơn Trung - Sương Mai - Thái Tú Hạp - Thanh-Thanh - Thảo Nguyên - Thích Quảng Độ - Thu Minh - Thủy Lâm Synh - Tịnh Như - Trầm Tư Mặc - Trần Trung Đạo - Trần Vấn Lệ - Trọng Lễ - Trúc Lang - Trường Giang - Từ Phong - Văn Bia - Vân Hải - Vi Khuê - Võ Đình Tiên - Võ Thạnh Văn - Vũ Đình Trường - Vũ Hối - Vũ Thị Sài Gòn - Vũ Thị Thiên Thư - Yên Bình - Yên Sơn
 
Xin mở link dươi đây để biết thêm chi-tiết:
http://bookstore.xlibris.com/Products/SKU-0141418049/Vietnamese-Choice-Poems.aspx

HUY ĐỨC * CHU PHẠM NGỌC SƠN VÀ CAC TRÍ THỨC THEO CỘNG SẢN


Trí thức miền Nam sau 75

Huy Đức
Sau ngày 30-4-1975, Chu Phạm Ngọc Sơn là một nhà chuyên môn hợp tác toàn diện với chế độ. Ông và một số nhà khoa học khác thường không câu nệ khi nhận các đơn đặt hàng thực hiện những công trình “khoa học” phục vụ nhu cầu chính trị.
(Trích Bên Thắng Cuộc, Chương VI: Vượt Biên)
Theo Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước Thành phố Saigon Huỳnh Kim Báu: “Những năm ấy, các trí thức Sài Gòn vẫn nhận được điện thoại từ Văn phòng Thành ủy hỏi xem: ‘Có công trình khoa học chào mừng 3-2 hay 19-5 không?’
Những Giáo sư như Phạm Biểu Tâm, Lê Văn Thới thì mắng ngay:
G.s. Lê Văn Thớ (t) và Phạm Biểu Tâm.  Nguồn: OntheNet


G.s. Lê Văn Thới (t) và Phạm Biểu Tâm, “Không có thứ khoa học nào gọi là khoa học chào mừng cả.” Nguồn: OntheNet
Không có thứ khoa học nào gọi là khoa học chào mừng cả.” Nhưng một số người khác thì có, người thì làm ra chất tẩy rửa ‘pentonic’, người chứng minh ‘ăn mấy ký khoai mì bổ bằng một ký thịt bò’, người thì ‘ăn bo bo nhiều dinh dưỡng hơn cả gạo’. Nhưng ngay cả những ‘nỗ lực’ đó cũng không giúp kiến tạo được lòng tin.”
G.s. Chu Phạm Ngọc Sơn ôm tay ông Trương Tấn Sang. Nguồn: OntheNet
G.s. Chu Phạm Ngọc Sơn và ông Trương Tấn Sang. Nguồn: OntheNet
Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn kể: “Nhìn vào lý lịch, thấy trước đây năm nào tôi cũng đi Mỹ nghiên cứu hoặc đi dạy, người ta cứ thắc mắc sao đi Mỹ quá trời. Tôi nộp đơn xin vô Hội Trí thức Yêu nước, mấy lần bị từ chối.”
Năm 1980, trong thời gian Giáo sư Chu Phạm Ngọc Sơn đi Liên Xô, một người con của ông vượt biên không thành. Người con gái của ông cũng cảm thấy bế tắc khi thi không đậu vào dự bị y khoa. Biết chuyện, ông Võ Văn Kiệt thỉnh thoảng qua lại, trò chuyện, khi hiểu thêm nội tình, ông nói với Giáo sư Sơn: “Thôi, anh cứ để cho cô ấy và mấy cháu đi, đi chính thức. Bên đó có điều kiện cho các cháu học hành. Sau này nếu các cháu trở về thì tốt, nếu không, tôi với anh cũng được làm tròn bổn phận.”
Ông Huỳnh Kim Báu kể:
Sau giải phóng, Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn vào Sài Gòn, sau khi nghe Mai Chí Thọ, Trần Trọng Tân báo cáo tình hình, ông nói: “Nãy giờ có một chiến lợi phẩm rất lớn mà các đồng chí không đề cập, đó là lực lượng trí thức được đào tạo từ nhiều nguồn. Lenin nói, không có trí thức là không có xã hội chủ nghĩa.” Tuy nhiên, theo ông Huỳnh Kim Báu, cách mà chính quyền sử dụng trí thức chủ yếu là “làm kiểng”.
Gs. Phạm Hoàng Hộ. Nguồn: OntheNet
Gs. Phạm Hoàng Hộ. Nguồn: OntheNet
Giáo sư Phạm Hoàng Hộ tuy ở thời điểm đó vẫn còn là hiệu phó Đại học Khoa học, nhưng theo ông Báu: “Đấy chỉ là một chức vụ bù nhìn, không có vai trò gì trong giáo dục.” Giáo sư Hộ là hiệu phó nhưng không phải đảng viên, nên khi có vấn đề gì thì những người trong Đảng họp riêng, quyết định xong, có việc nói với ông, có việc ông không bao giờ được biết. Từ rất sớm, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ đã phản đối cách đào tạo đưa thời gian học chính trị quá nhiều vào chương trình. Ông cảnh báo: “Nếu chính trị can dự quá mạnh, các nhà khoa học sẽ mất căn bản.”
Giáo sư Phạm Hoàng Hộ nói lên điều này sau khi chính ông đã được trải nghiệm trong những ngày học chính trị. Năm 1977, một lớp học kéo dài mười tám tháng về “Chủ nghĩa xã hội khoa học” dành riêng cho các trí thức miền Nam đã được tổ chức tại Thành phố Saigon. Ông Võ Ba, người tham gia tổ chức lớp học này, kể:
“Chính quyền tưởng rằng sau lớp học sẽ có được một tầng lớp trí thức của chế độ cũ yêu mến và phụng sự chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên, nếu như Marxism đã từng được các trí thức miền Nam quan tâm như là một môn khoa học thì giờ đây họ lại nghe những giảng sư miền Bắc nói về Marx hết sức giáo điều. Chưa kể, những người đứng lớp còn rao giảng với tư thế của người chiến thắng, tự tôn, tự đắc.”
Những đảng viên tham gia lớp học như ông Võ Ba cũng thừa nhận: “Trước giới trí thức Sài Gòn, chính quyền đã thất bại ngay trong lần trình diễn đầu tiên.”
Chưa kết thúc lớp học, Tiến sỹ Nguyễn Văn Trung, một giáo sư triết học nổi tiếng của Sài Gòn, một người được coi là “hằn học với Giáo hội”, đã coi cộng sản cũng là “một giáo hội”. Tiến sỹ Nguyễn Văn Trung cho rằng hình thức “kiểm điểm” mà cộng sản áp dụng trong sinh hoạt chính là một thứ “xưng tội man rợ”. Về đường lối, ông cho rằng: “Có thể có những điều Lenin nói đã đúng vào năm 1916, nhưng sau bảy mươi năm mà ta áp dụng là không lý trí.”
Còn Giáo sư Châu Tâm Luân thì khi nghe các giảng sư miền Bắc say sưa nói về con đường “tiến lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn phát triển chủ nghĩa tư bản” đã mỉa mai: “Sao không tìm hiểu xem sau chủ nghĩa cộng sản là gì để nhân tiện bỏ qua, mình bỏ qua luôn hai, ba bước.” Giáo sư Châu Tâm Luân lấy bằng tiến sỹ về kinh tế nông nghiệp ở Đại học Illinois, Mỹ, năm hai mươi lăm tuổi, trở về dạy cùng lúc ở hai trường đại học Minh Đức và Vạn Hạnh. Ông là một trong những trí thức phản chiến hàng đầu, bị chế độ Sài Gòn bắt giam đầu năm 1975 cho tới những ngày cuối tháng 4-1975 mới được Chính quyền Dương Văn Minh thả ra. Giáo sư Châu Tâm Luân là một thành viên của nhóm “sứ giả” được ông Dương Văn Minh phái vào trại Davis và được giữ lại ở đây cho đến trưa ngày 30-4-1975. Sau giải phóng, chính quyền xếp ông vào diện “người của ta”. Ông là đại biểu khóa I Hội đồng Nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời là ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Về phía mình, Giáo sư Châu Tâm Luân cũng là một trong những trí thức kỳ vọng nhiều vào chế độ mới. Mấy tháng “sau giải phóng”, giá cả sinh hoạt tăng vọt lên, trong khi dân tình lo âu thì ông lại cho là giá tăng vì “tâm lý”, giống như cách giải thích thời ấy của chính quyền301. Sau khi cho rằng nhà nước không thể dùng ngoại tệ để nhập hàng như trước đây, Giáo sư Châu Tâm Luân viết:
“Giờ đây không còn bọn tay sai đem máu của con em nhân dân đổi lấy đô la nữa thì cần phải tiết kiệmtối đa số ngoại tệ mà dân phải lao động đổ mồ hôi mới đem về được cho quốc gia… Vì vậy ngoài sự tiếp tay chánh quyền kiểm soát gian thương, chúng ta cũng cầnkềm hãm bớt kẻ địch ở ngay trong lòng mình…”
Khi trao cho Giáo sư Châu Tâm Luân nhiều trọng trách, Chính quyền nghĩ đơn giản ông là người “dùng” được. Nhưng, cũng như nhiều trí thức Sài Gòn, ông đã không hành xử như là một công cụ. Từ năm 1976, Giáo sư Châu Tâm Luân không được đứng lớp vì kiến thức kinh tế của ông là “kinh tế tư bản”, tuy nhiên, ông vẫn còn được để ngồi trong Hội đồng Khoa học của trường. Chỉ ít lâu sau, Đảng ủy trường nhận xét ông muốn “tranh giành lãnh đạo với Đảng”.
Giáo sư Châu Tâm Luân kể:
G. Châu Tâm Luân (1975). Nguồn OntheNet.
Gs. Châu Tâm Luân (1975). Nguồn OntheNet.
“Tôi ngạc nhiên, chế độ cũ hai lần giao chức cho tôi mà tôi có màng tới đâu”. Nhưng té ra vấn đề không phải là “ghế”, mà là những ý kiến của ông ở Hội đồng Khoa học luôn luôn khác với ý kiến của chi bộ. Trong một cuộc họp, khi nghe  Đỗ Mười thao thao nói về “hợp tác hóa”, về chủ trương phải đưa những người bần cố nông lên làm lãnh đạo hợp tác và “phải đào tạo họ”, Giáo sư Luân hỏi: “Nhà nước định đào tạo trong bao lâu?”Ông Đỗ Mười nói: “Tình hình gấp rút, đào tạo ba ngày”. Giáo sư Châu Tâm Luân nhớ lại: “Tôi bắt đầu ngao ngán vì muốn thay đổi thì phải bắt đầu từ cái đầu mà… những ‘cái đầu’ thì như thế.”
Sau lần gặp ông Đỗ Mười, nhà kinh tế nông nghiệp Châu Tâm Luân được đưa về Viện Khoa học Xã hội.
Không chỉ có những đụng độ tại cơ quan. Ở Hội đồng Nhân dân, Giáo sư Châu Tâm Luân là trưởng Ban Nông nghiệp. Trong một phiên họp toàn thể thảo luận về các chương trình khoa học của Thành phố, sau khi nghe ông Luân tranh luận, một đại biểu trong Hội đồng mặc quân phục đứng dậy xin ngưng cuộc cãi vã, và lớn tiếng: “Các chuyên viên đã để ra rất nhiều thời giờ soạn thảo, đại biểu đó tư cách gì mà đòi sửa qua sửa lại.” Ông Luân cố dằn lòng: “Tôi xin ngưng cuộc thảo luận, bởi như vị đại biểu vừa nói, đã có các chuyên viên nghiên cứu cho chúng ta rồi thì chúng ta chỉ còn là chuyên viên giơ tay thôi.. Chủ trì phiên họp, ông Mai Chí Thọ không nói gì, chỉ yêu cầu biểu quyết. Nhìn thấy ông Luân không giơ tay, ông Mai Chí Thọ hỏi: “Ai không chấp thuận?” Ông Luân cũng không giơ tay, ông Thọ nói: “Toàn thể chấp thuận, một phiếu trắng.”
Một số cán bộ cách mạng tốt bụng bắt đầu lo lắng cho vị giáo sư trẻ tuổi này, một trưởng Ban Đảng khuyên: “Tôi sáu mươi tuổi, người ta vẫn xem tôi như con nít, phải ăn nói thận trọng lắm. Anh nhớ, anh chỉ mới hơn ba mươi tuổi.” Giáo sư Châu Tâm Luân kể:
“Tại diễn đàn của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tôi đề nghị phải áp dụng ‘kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước’. Ông Xuân Thủy nghe, nói với tôi: ‘Anh phải có người đỡ đầu, anh về nói với Sáu Dân đi’. Tôi trả lời ông Xuân Thủy: ‘Nếu tôi nói đúng thì các anh phải nghe chứ sao lại cần người đỡ đầu?’
Sau đó, ông Mai Chí Thọ nhắc: “Cậu đúng, nhưng áp dụng như vậy thì phức tạp quá, làm sao chúng tôi quản lý được. Muốn làm phải có những người như cậu. Mà nói thật chúng tôi chưa thể tin hoàn toàn những người như cậu.” Theo ông Luân,
“Những năm ấy, tôi chê ông Võ Văn Kiệt nhát, ‘xé rào’ là vá víu; phải ‘phá vỡ’ để áp dụng kinh tế thị trường chứ không thể phá những đoạn rào. Ông Mai Chí Thọ nghe, nhắc: ‘Phải giữ chính quyền trước hết, chính sách sai thì còn sửa được chứ mất chính quyền là mất hết’. Về sau tôi mới thấy ông Mai Chí Thọ đã nói rất thật lòng, họ đã ngủ rừng hàng chục năm để có chính quyền, làm sao họ để mất cái mà họ vừa giành được đó.”
Hai vợ chồng Giáo sư Châu Tâm Luân đều học ở Mỹ. Trước năm 1975, gia đình ông đã định cư ở một nước Bắc Âu, nhưng cả hai đều chọn con đường về nước. Sau năm năm cố gắng chòi đạp trong chế độ mới, ông không tìm thấy một cơ may thay đổi nào. Đầu năm 1979, ông vẫn còn được trả lời phỏng vấn các phóng viên nước ngoài, nhưng càng về sau thì không thấy nhà báo nào gặp ông nữa. Giáo sư Châu Tâm Luân nói: “Tôi bắt đầu có dự cảm bất ổn. Khi tình cờ gặp một vài phóng viên, nghe họ nói mấy lần đến Việt Nam xin gặp tôi đều được chính quyền trả lời là Giáo sư Châu Tâm Luân đang đi công tác xa. Tôi biết tôi đang dần dần bị cô lập.”
Dù từng hoạt động trong các phong trào chống đối dưới chế độ Sài Gòn, ông Huỳnh Kim Báu vẫn phải thừa nhận: “Trước 1975, mặc dù chính quyền bị coi là bù nhìn, nhưng trí thức vẫn được trọng dụng, họ có quyền thực sự trong chuyên môn. Sau giải phóng, chính quyền được nói là của mình nhưng trí thức gần như chỉ được dùng như bù nhìn, trong khi đa phần họ là những người khẳng khái.”
Năm 1977, có lần hệ thống nước máy của Thành phố bị đục, ông Võ Văn Kiệt mời các nhà trí thức tới hiến kế. Nhiều người phát biểu, riêng ông Phạm Biểu Tâm ngồi im. Ông Kiệt hỏi: “Sao vậy anh Tâm?” Ông Phạm Biểu Tâm nguyên là chủ tịch Hội Sinh viên Hà Nội trước 1945. Năm 1963, con gái Ngô Đình Nhu là Ngô Đình Lệ Thủy thi y khoa đã bị ông đánh rớt dù bị nhà Ngô gây áp lực. Ông là một nhà giáo được sinh viên kính nể. Ông Tâm được nói là rất quý ông Kiệt, nhưng có lẽ do quá bị dồn nén, ông đứng dậy nói: “Từ ngày mấy anh về, cái đầu trí thức khỏe, vì cái gì cũng đã có mấy anh nghĩ hết. Nước là chuyện mấy anh đâu phải chuyện tụi tôi.”
Một thời gian sau, Giáo sư Phạm Hoàng Hộ trả lại chức hiệu phó. Trường sợ mang tiếng không nhận, ông khóa phòng, giao chìa khóa, tự chấm dứt vai trò “chim kiểng” của mình. Theo ông Võ Văn Kiệt, Thành ủy vẫn để Giáo sư Phạm Hoàng Hộ hàng năm sang Pháp dạy học. Trong một lần đi Pháp, ông ở lại luôn bên đó rồi viết thư về cho ông Kiệt nói rằng, công việc nghiên cứu nhiều, ông cần phải ở nơi có phương tiện cho ông làm việc, khi nào đất nước thực sự cần, ông sẽ về.
Còn Giáo sư Châu Tâm Luân, nhân một buổi tối rủ ông Võ Ba tới nhà chơi, đã đưa cho Võ Ba coi một tập đánh máy hai mươi trang về “tình hình kinh tế nông nghiệp miền Nam”, rồi nói: “Võ Ba ơi, mình rất mừng vì bản báo cáo này của mình đã được Mặt trận Tổ quốc đánh máy gởi đi. Hai lần trước thì họ không chịu đánh máy. Nhưng, Võ Ba ạ, họ đánh sai hết, những thuật ngữ như ma trận họ đánh thành mặt trận ông ạ.”
Mấy hôm sau, Võ Ba chạy qua nhà Giáo sư Luân thì thấy cửa đóng, bên trong thấp thoáng bóng mấy công an đến “chốt nhà”. Cho dù, sang tới Thái Lan ông bị các thuyền nhân khác đánh rất đau, khi viết thư về, trả lời câu hỏi của ông Huỳnh Kim Báu, “liệu vượt biên có phải là một quyết định sai lầm”, Giáo sư Châu Tâm Luân vẫn cả quyết: “Không, Báu! Dù phải trả giá đắt, mình vẫn thấy đi là đúng.”
Trong số các trí thức miền Nam, ông Võ Văn Kiệt “xếp” Giáo sư Châu Tâm Luân vào hàng “khó tính”. Tuy nhiên, ông kể: “Đến nhà Châu Tâm Luân mình rất thích vì ảnh thẳng thắn, nghĩ sao nói vậy, có khi như búa bổ. Ảnh hy vọng khi đất nước hòa bình, với sự phì nhiêu của đất đai miền Nam, sẽ có dịp thi thố giúp phát triển nền nông nghiệp. Nhưng một thời gian sau, thấy cơ chế như thế thì không thể nào đóng góp được”.
Một người khác từng quen biết Bí thư Thành ủy Võ Văn Kiệt nhưng cũng phải vượt biên là Kỹ sư Phạm Văn Hai, giám đốc nhà máy dệt Phong Phú. Ông Phạm Văn Hai là người đưa kỹ nghệ nhuộm vào miền Nam. Ông có hai người con, một người được đặt tên là Phạm Chí Minh, một người là Phạm Ái Quốc. Sau ngày 30-4, ông Phạm Văn Hai vẫn nhiệt tình tư vấn để phục hồi ngành dệt và nghiên cứu chất kích thích cây cỏ.
Nhưng năm 1977 ông quyết định “đi”. Vượt biên hai lần, cả hai lần đều bị bắt. Lần đầu bị bắt ở Kiên Giang, Thành ủy lãnh. Lần hai, bị bắt ở thành phố, ông Võ Văn Kiệt vào thăm, ông Hai nói: “Cho dù anh quan tâm nhưng như thế này thì không làm được”. Ông Võ Văn Kiệt thừa nhận:
“Những người như Kỹ sư Phạm Văn Hai, như Giáo sư Châu Tâm Luân…, nếu chỉ khó khăn về cuộc sống họ sẽ vượt qua, nhưng nếu bị đặt vào hoàn cảnh không thể đóng góp thì họ không chịu được. Tôi cũng không biết làm gì hơn, chỉ đề nghị mấy ảnh đừng vượt biên nguy hiểm.”
Ông Võ Văn Kiệt nhớ lại: “Tôi tiếc đứt ruột khi để những anh em trí thức ấy ra đi, nhưng biết là nếu họ ở lại thì cơ chế hiện thời cũng chưa cho phép mình sử dụng họ.” Trước khi vượt biên, ông Dương Kích Nhưỡng, một công trình sư cầu cống, thủy điện, nói với ông Võ Văn Kiệt:
“Ước mơ của các anh rất đẹp, nhưng các anh làm như thế này là không được. Đi đâu cũng nghe nói tới nghị quyết, làm cái gì cũng chỉ theo tinh thần nghị quyết này, chủ trương kia thay vì theo pháp luật. Trị nước mà bằng nghị quyết và chỉ thị chung chung thì không được.”
Tổng Thư ký Hội Trí thức Yêu nước Huỳnh Kim Báu nhớ lại:
“ông Kiệt biết là các trí thức bắt đầu vượt biên, ông gọi tôi lên và dặn “Nghe ngóng, nếu có anh em trí thức bị bắt ở đâu, anh phải lãnh về”. Khi nhận được tin công an Bình Thuận bắt giam Kỹ sư Dương Tấn Tước, ông Kiệt cấp giấy cho ông Báu ra Bình Thuận xin “di án về Thành phố”. Ông Báu kể: “Công an Bình Thuận thấy giấy của Thành ủy thì cho nhận ‘can phạm’. Nhưng khi anh Tước thấy tôi mừng quá định kêu lên, tôi đã phải giả vờ làm mặt lạnh, bước tới, còng tay anh Tước. Dọc đường, tôi cứ phải làm thinh mặc cho Kỹ sư Dương Tấn Tước ngơ ngác. Qua khỏi Bình Thuận, tôi mới mở còng và giải thích: Công an Bình Thuận mà biết, người ta chụp đầu cả tôi”.
Đích thân ông Kiệt cũng nhiều lần đến các trại giam để bảo lãnh các trí thức. Theo ông Phạm Văn Hùng và Nguyễn Văn Huấn, hai người giúp việc thời đó của ông, hình thức “xử lý” đối với những trí thức vượt biên của “Anh Sáu Dân” là kêu tụi tôi đích thân đi làm lại hộ khẩu và sổ gạo cho họ. Nhưng phần lớn các trí thức đã ra đi lặng lẽ. Giáo sư Châu Tâm Luân kể: “Tôi đi tất cả sáu lần. Lần bị giữ lâu nhất là ở Rạch Giá, cả tháng trời. Nhưng tôi không khai mình là ai. Như bốn lần trước, ở nhà cứ lo một cây vàng thì được thả.”
Có những người không chịu nhờ Thành ủy, hoặc “lo” bằng vàng. Theo ông Huỳnh Kim Báu, khi vượt biên bị bắt, Giáo sư Lê Thước đã tự sát.
__._,_.___

No comments: