Monday, October 31, 2016

TIN BIỂN ĐÔNG = VĂN MIẾU HUẾ = VIỆT NAM BẰNG GIẢ

TIN BIỂN ĐÔNG

 

Mỹ, Canada tăng hợp tác quân sự Á châu

Cập nhật: 04:23 GMT - chủ nhật, 24 tháng 11, 2013
Quân đội Mỹ giúp cứu nạn ở Philippines
Quân đội Mỹ giúp cứu nạn ở Philippines
Hôm 22/11, cả hai Bộ Quốc phòng Canada và Hoa Kỳ đều cho biết Canada và Hoa Kỳ sẽ tăng cường hợp tác an ninh quân sự trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Hai vị Bộ trưởng Quốc phòng (Canada) Rob Nicholson và Chuck Hagel (Hoa Kỳ) vừa ký cùng ngày Hiệp định Khung cho Hợp tác Canada - Hoa Kỳ ở Châu Á - Thái Bình Dương khi cả hai đang tham dự Hội nghị Diễn đàn An ninh Quốc tế Halifax (Halifax International Security Forum) tại thành phố Halifax, Nova Scotia, Canada.

Hiệp định Khung này sẽ tăng cường phối hợp các hoạt động tham gia quân sự của Canada và Mỹ trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nhằm mục đích xây dựng nội lực và năng lực giữa các đối tác châu Á bằng cách phối hợp các hoạt động đào tạo và thao diễn quân sự, và hỗ trợ các diễn đàn khu vực để tăng cường đối thoại và hợp tác.
Ông Chuck Hagel nói: “Canada từ lâu đã là một trong các đồng minh đáng giá nhất của Mỹ… Hoa Kỳ và Canada lại là hai quốc gia cùng nằm chung bên bờ Thái Bình Dương” và ông Bộ trưởng còn cho biết thêm rằng thỏa thuận mới này “là một ví dụ của hai quốc gia (Hoa Kỳ, Canada) có thể tận dụng thế mạnh của nhau để giúp giải quyết những vấn đề thách thức toàn cầu.”
Ông Bộ trưởng Hoa Kỳ kết luận: “Chiến lược tái cân bằng lực lượng của (Hoa Kỳ) chúng tôi ở châu Á - Thái Bình Dương không chỉ đơn thuần là quân sự”, nó phải được hiểu như đó là một chiến lược tổng thể kết tinh của “kinh tế, thương mại, xã hội, văn hóa, giáo dục, an ninh -- nó là sự ổn định trong một thế giới nối kết toàn cầu”.

Quan điểm của Canada

Trong khi đó thì Bộ trưởng Quốc phòng Canada Rob Nicholson cho biết: “Hoa Kỳ là đồng minh và đối tác quốc phòng quan trọng bậc nhất của Canada… Quan hệ an ninh quốc phòng giữa hai nước Canada và Hoa Kỳ đều dựa trên những giá trị chung, có chung lịch sử và một truyền thống hợp tác quân sự và khả năng tương tác".
"Canada nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì an ninh và ổn định trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hầu đảm bảo tiếp tục sự tăng trưởng của nó trong môi trường hòa bình."
Bộ trưởng Quốc phòng Canada Rob Nicholson
"Quan hệ đối tác quốc phòng của Canada với Hoa Kỳ tạo điều kiện cho các lực lượng vũ trang Canada thực hiện ba vai trò như đã nêu trong Chiến lược Ưu tiên Quốc phòng Canada đó là bảo vệ Canada, bảo vệ Bắc Mỹ, và góp phần vào hòa bình và an ninh quốc tế…”
“Khi môi trường an ninh toàn cầu phát triển ngày càng phức tạp, chúng tôi phải tiếp tục tìm kiếm phương cách để cùng nhau làm việc,” ông nói thêm rằng “Canada nhận thức được tầm quan trọng của việc duy trì an ninh và ổn định trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương hầu đảm bảo tiếp tục sự tăng trưởng của nó trong môi trường hòa bình”.
Và ông Nicholson kết luận rằng “Canada và Hoa Kỳ đều chia sẻ với các đối tác châu Á của chúng tôi một mối quan tâm trong việc thúc đẩy sự ổn định” của khu vực.
Trong bối cảnh một Trung Quốc đang trỗi dậy gây đầy bất an và biến động trong khu vực, liệu động thái mới này của Canada và Hoa Kỳ có đủ làm yên tâm các quốc gia đang có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải với Trung Quốc trên Biển Đông?
Bài phản ánh quan điểm riêng và cách hành văn của tác giả, luật sư sống tại Canada.

Quân sự Mỹ-Việt và chính sách "ba không"

Cập nhật: 12:29 GMT - thứ năm, 21 tháng 11, 2013
Máy bay C-130 của Hoa Kỳ tham gia cứu trợ ở Philippines
Hoa Kỳ đã nhanh chóng đưa tàu chiến và máy bay tới giúp Philippines
Phản ứng cứu trợ nhanh chóng của Hoa Kỳ trước sự tàn phá của cơn bão Haiyan ở Philippines là kết quả của sự tập luyện nhuần nhuyễn về cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai của quân đội Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ bắt đầu chú trọng tới cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai sau Chiến tranh Lạnh khi hai hoạt động này nằm trong số các vấn đề an ninh phi truyền thống mà các quốc gia nhấn mạnh tới.
Trong bối cảnh này, chúng ta có thể nhìn lại phản ứng cả quyết của Hoa Kỳ sau khi sóng thần ập vào Indonesia hồi năm 2004.
Một năm sau đó Hoa Kỳ lại có lực lượng cứu trợ cho Myanmar sau bão Nargis nhưng không được tham gia trực tiếp do thái độ của chính quyền Myanmar.
Hoa Kỳ có thể phản ứng rất nhanh tại Philippines vì quân đội hai bên đã bao gồm cả cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai vào hàng loạt các chương trình tập trận chung thường niên.
Nói cách khác, Hoa Kỳ và Philippines đã bàn bạc từ trước về thể thức trợ giúp của nước ngoài, các thủ tục hoạt động và các hoạt động tương hỗ.
Quân đội Hoa Kỳ sẵn sàng thực hiện cứu trợ nhân đạo cho bất cứ nước nào ở Châu Á Thái Bình Dương bất chấp liên hệ quân sự của họ với nước đó ra sao, dù là đồng minh, đối tác chiến lược hay một dạng quan hệ nào khác.
Dĩ nhiên Philippines là trường hợp đặc biệt vì quan hệ lâu dài giữa hai nước từ thời thuộc địa.
Cử tri người Philippines ở Hoa Kỳ cũng có vai trò quan trọng. Và Philippines là đồng minh đã ký hiệp ước với Hoa Kỳ.

"Ba không"

Bộ trưởng Quốc phòng hai nước đã tiếp xúc trong thời gian gần đây.
Khả năng quân đội Hoa Kỳ trở lại Cảng Cam Ranh trong tương lai gần là khó xảy ra.
Việt Nam có chính sách "ba không" - không liên minh quân sự, không căn cứ quân sự và không sử dụng quan hệ song phương nhắm vào nước thứ ba.
Việt Nam cũng có khả năng tương đối tốt để ứng phó với các thảm họa tự nhiên quy mô lớn.
Dĩ nhiên bất cứ nước nào cũng có thể bị choáng ngợp bởi thảm họa tự nhiên lớn và cần sự trợ giúp của nước ngoài. Hoa Kỳ và Việt Nam đã bao gồm cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai trong Biên bản Ghi nhớ quốc phòng.Điều này cho phép Việt Nam nhận sự trợ giúp từ Hoa Kỳ và các nước khác trong trường hợp có tình trạng khẩn cấp quốc gia.
Khả năng ứng phá trước thảm họa tự nhiên của Hoa Kỳ sẽ được cải thiện cùng với sự hiện diện luân phiên của binh lính Hoa Kỳ ở Đông Nam Á, nhất là ở Philippines.
"Có tin nói Nga, nước đang trợ giúp Việt Nam trong việc bảo trì tàu ngầm hạng Kilo, đang muốn có đặc quyền vào khu mới này"
Hoa Kỳ cũng thúc đẩy hợp tác và hoạt động tương hỗ trong lĩnh vực tìm kiếm và cứu hộ ở cả Việt Nam và Philippines.
Hiện tại Vịnh Cam Ranh được chia ra làm ba khu vực: vùng quân sự của Việt Nam, khu vực dân sự và một khu mới phát triển dành cho sửa chữa và bảo trì tàu quân sự.
Có tin nói Nga, nước đang trợ giúp Việt Nam trong việc bảo trì tàu ngầm hạng Kilo, đang muốn có đặc quyền vào khu mới này.

Cho tới nay Việt Nam mới chỉ cho các tàu phi tác chiến của Hoa Kỳ cập cảng Cam Ranh để sửa chữa. Các tàu này thuộc Tư lệnh Hải vận của Hoa Kỳ.
Kịch bản có khả năng diễn ra nhất trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và ứng phó thiên tai là Việt Nam cho phép máy bay và/hoặc các tàu hải quân Hoa Kỳ vào phi trường hay hải cảng của họ tron phòng chống thiên tai lớn ở Việt Nam hay ở quốc gia lân bang.

Và kịch bản này chỉ xảy ra trong tình huống đặc biệt.
Khi Hoa Kỳ và Philippines đồng ý được với nhau về mặt pháp lý để thực thi Tuyên bố Tầm nhìn Chung của họ, người ta sẽ thấy số quân luân phiên của Hoa Kỳ ở Philippines tăng đáng kể.
Nó cũng bao gồm dự trữ đồ tiếp tế phòng khi có thiên tai.
Như vậy Cảng Cam Ranh sẽ thành thừa.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/11/131121_carl_thayer_cam_ranh.shtml

 


TQ lập vùng phòng không mới trên biển

Cập nhật: 11:54 GMT - thứ bảy, 23 tháng 11, 2013
Quần đảo Senkaku/Điếu ngư trên Biển Hoa Đông
Quần đảo Senkaku/Điếu ngư trên Biển Hoa Đông là một điểm nóng Trung - Nhật
Trung Quốc đã phân định một "vùng xác định phòng không" trên một khu vực của Biển Hoa Đông, bao gồm các đảo mà Nhật Bản cũng tuyên bố chủ quyền.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói phi cơ đi vào vùng này phải tuân theo quy định của Trung Quốc nếu không muốn đối mặt với các "biện pháp phòng vệ khẩn cấp".
Các đảo, được gọi là Senkaku ở Nhật Bản và Điếu Ngư ở Trung Quốc, là một nguồn gây căng thẳng gia tăng giữa hai nước.
Nhật Bản đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ đối với điều mà họ gọi là một sự "leo thang".
"Thiết lập không phận như vậy là đơn phương làm leo thang tình hình xung quanh quần đảo Senkaku và có nguy cơ dẫn đến một tình huống bất ngờ," Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói trong một tuyên bố.
Đài Loan, cũng tuyên bố chủ quyền với Điếu Ngư/Senkaku, bày tỏ lấy làm tiếc về động thái này, và hứa hẹn rằng quân đội sẽ tiến hành biện pháp bảo vệ an ninh quốc gia.

'Không nhắm mục tiêu cụ thể'

"Việc này không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia hay nhắm mục tiêu cụ thể nào... Các phi vụ bình thường bởi các hãng hàng không quốc tế trong Khu vực Xác định Phòng không ở Biển Hoa Đông sẽ không bị ảnh hưởng"
Phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng TQ
Trong tuyên bố của mình, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói các phi cơ phải báo cáo kế hoạch bay "duy trì thông tin liên lạc radio hai chiều" và "đáp ứng một cách kịp thời và chính xác" với các yêu cầu nhận dạng.
"Lực lượng vũ trang của Trung Quốc sẽ áp dụng biện pháp phòng thủ khẩn cấp để đối phó với phi cơ không hợp tác trong việc xác định hoặc từ chối làm theo hướng dẫn," tuyên bố nói.
Tuyên bố nói thêm quy định khu vực mới thiết lập có hiệu lực từ 10:00 giờ địa phương (tức 02:00 GMT) hôm thứ Bảy, 23/11.
Hãng thông tấn nhà nước Tân Hoa Xã trình bày một bản đồ trên trang web của mình, bao gồm một khu vực rộng lớn của Biển Hoa Đông, bao gồm một vùng rất gần với Hàn Quốc và Nhật Bản.
Trả lời các câu hỏi về vùng phòng không trên một trang mạng chính thức của nhà nước, một phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng nói Trung Quốc thiết lập khu vực "với mục đích bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh lãnh thổ, không phận và duy trì trật tự bay".
"Việc này không nhằm chống lại bất kỳ quốc gia hay nhắm mục tiêu cụ thể nào", phát ngôn nhân này nói thêm và cho hay "Trung Quốc luôn tôn trọng tự do không lưu theo luật pháp quốc tế ".
"Các phi vụ bình thường bởi các hãng hàng không quốc tế trong Khu vực Xác định Phòng không ở Biển Hoa Đông sẽ không bị ảnh hưởng trong bất cứ cách thức nào."

'Bắn hạ phi cơ không người lái'

Tàu của Trung Quốc gần đảo Senkaku/Điếu ngư
Tàu hải giám của Trung Quốc và tuần duyên Nhật Bản cùng xuất hiện ở khu vực gần quần đảo Senkaku/Điếu ngư
Quần đảo Senkaku/Điếu ngư là nguồn gốc căng thẳng giữa Trung Quốc và Nhật Bản trong nhiều thập niên.
Trong năm 2012, chính phủ Nhật Bản mua ba trong số các đảo từ một chủ sở hữu người Nhật, động thái gây ra các cuộc biểu tình phản đối ở các thành phố Trung Quốc.
Kể từ đó, tàu thuyền Trung Quốc đã nhiều lần ra vào những khu vực mà Nhật Bản nói là lãnh hải của họ.

Vào tháng Chín năm nay, Nhật Bản nói sẽ bắn hạ phi cơ không người lái trong không phận Nhật Bản, sau khi một phi cơ loại này của Trung Quốc bay gần các hòn đảo tranh chấp.
Bắc Kinh nói bất kỳ nỗ lực nào của Nhật Bản nhằm bắn hạ phi cơ của Trung Quốc sẽ tạo thành "một hành động chiến tranh".

Tháng trước Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản, Itsunori Onodera, nói hành động của Trung Quốc đối với quần đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông gây nguy hiểm cho hòa bình.
Chủ biên Đông Á của BBC World Service, Charles Scanlon nói cuộc đối đầu về chuỗi các đảo nhỏ trong quần đảo không có người sinh sống đang trở nên cứng rắn hơn bởi các tuyên bố chủ quyền đối nghịch đối với một khu vực giàu có tài nguyên năng lượng dưới đáy biển.
Nhưng vấn đề nay đã trở thành một vấn đề có tính nguyên tắc quốc gia ở cả hai nước, làm cho cả hai phía gặp khó khăn hơn khi muốn giảm đối đầu, vẫn theo Chủ biên Đông Á Scanlon.

Khu vực gây tranh chấp
Nhật Bản nói động thái của Trung Quốc lập vùng phòng không là leo thang

Nhật Bản: 'TQ đe dọa hòa bình trên biển'

Cập nhật: 15:27 GMT - thứ ba, 29 tháng 10, 2013
Tàu biên phòng của Nhật đuổi tàu hải giám của Trung Quốc hồi tháng 4/2013
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cho rằng cách cư xử của Trung Quốc về tranh chấp trên biển Hoa Đông gây nguy hại tới hòa bình.
Bình luận của ông Itsunori Onodera được đưa ra trong lúc căng thẳng giữa hai quốc gia về vùng đảo Senkaku/Điếu Ngư ngày càng dâng cao.
Thời gian gần đây, hai quốc gia thường xuyên lời qua tiếng lại, với Nhật Bản nói Trung Quốc tăng cường hoạt động trong khu vực.
Tuần trước Nhật đã ba lần cho chiến đấu cơ xua đuổi máy bay của quân đội Trung Quốc bay gần không phận của Nhật.
Hai quốc gia tranh cãi về khu đảo hiện do Nhật kiểm soát, mà Đài Loan cũng tuyên bố có chủ quyền.
Năm 2012, Tokyo mua lại ba hòn đảo từ một chủ sở hữu tư nhân người Nhật, động thái này gây bất bình và nhiều cuộc biểu tình ở các thành phố khác nhau ở Trung Quốc đã nổ ra.
Từ đó tàu thuyền của phía Trung Quốc thường xuyên ra vào vùng nước mà Nhật tuyên bố có chủ quyền, gây quan ngại sẽ xảy ra đụng độ.

'Thổi phồng'

Ông Onodera nói với phóng viên ở Tokyo ông tin rằng “việc Trung Quốc đột nhập vào vùng nước xung quanh khu đảo Senkaku, là ‘vùng ranh giới xám’ [giữa] hòa bình và tình huống khẩn cấp”.
Khu đảo Điếu Ngư/Senkaku ở vị trí chiến lược và có tiềm năng hải sản phong phú
Hôm thứ Hai 28/10/2013, bốn tàu Trung Quốc đi vào vùng nước quanh khu đảo, sau khi Nhật cho chiến đấu cơ quần đảo liên tiếp ba ngày do máy bay Trung Quốc bay trên vùng biển quốc tế gần đảo Okinawa ở phía Nam Nhật.
Cuối tuần qua Thủ tướng Shinzo Abe cũng nói Nhật cần quyết đoán hơn trong việc đối phó với Trung Quốc ở châu Á.
Cũng có tin ông Abe đã thông qua kế hoạch quốc phòng trong đó có cho phép tình huống sử dụng không quân để bắn hạ máy bay không người lái lọt vào không phận của Nhật Bản.
Hồi tháng trước, một máy bay không người lái bay đến gần khu đảo và sau đó trở lại không phận của Trung Quốc, theo một báo cáo.
Đáp lại, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc nói mọi cố gắng từ phía Nhật nhằm bắn hạ máy bay Trung Quốc “sẽ được coi là khiêu khích nghiêm trọng, có thể coi là một hành động chiến tranh”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao của Trung Quốc, bà Hoa Xuân Oánh nói hôm thứ Ba 29/10 rằng Nhật Bản nên “ngừng thổi phồng những đe dọa từ bên ngoài và hãy giải thích cặn kẽ với cộng đồng quốc tế về ý đồ thực sự của việc triển khai quân sự của mình là gì”.
Khu đảo tranh chấp nằm ở phía Đông Trung Quôc và Tây Nam đảo Okinawa của Nhật. Đây là vùng gần với các tuyến vận tải biển quan trọng và có tiềm năng hải sản phong phú.
 NHẬT BẢN VÀ TRUNG CỘNG

Nhật Bản muốn truyền đi 2 thông điệp: Đoạt vĩnh viễn đảo Senkaku nếu TQ đánh chiếm; có thể cắt đứt tuyến đường hàng hải ra vào Thái Bình Dương của TQ.
left align image

Ngày 1 tháng 11, tại Tokyo, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cho hay: "Căn cứ vào luật pháp quốc tế tiến hành cảnh giới, theo dõi thông thường không có bất cứ vấn đề gì, hoàn toàn không thể hiểu được sự phản đối của Trung Quốc".
Ông Onodera cho rằng, ông không hiểu được sự phẫn nộ của Trung Quốc đối với việc tàu chiến, máy bay Nhật Bản xâm nhập khu vực diễn tập của Quân đội Trung Quốc trước đó. Nhưng, trong cùng một ngày, Nhật Bản điều động 15% tổng binh lực của Lực lượng Phòng vệ (34.000 quân) tiến hành tập trận đoạt đảo quy mô lớn.
Theo các phương tiện truyền thông quốc tế, đây là hành động ứng phó với tình hình đảo Senkaku. Một đài truyền hình của Anh cho rằng, Lực lượng Phòng vệ tiến hành diễn tập quân sự truyền đi hai thông điệp lớn: Cho dù Quân đội Trung Quốc xâm phạm đảo Senkaku, chúng tôi cũng có thể đoạt lại; thông qua triển khai tên lửa đất đối hạm, chúng tôi có thể cắt đứt tuyến đường hàng hải của Trung Quốc ở Thái Bình Dương.
Trong khi đó, bài viết cho rằng, tổ chức diễn tập quy mô lớn sẽ gây lo ngại cho dư luận về khả năng chung sống giữa Nhật-Trung trong thời đại mới đối đầu cứng rắn. Đài phát thanh YTNNam Hànngày 1 tháng 11 cho rằng, cùng với không khí "sẵn sàng chiến đấu" giữa Trung-Nhật ngày càng tăng, đảo Senkaku đang vượt qua bán đảo Triều Tiên, trở thành thùng thuốc súng hàng đầu Đông Bắc Á.
Tập trận đại quy mô đoạt lại đảo
Trước khi diễn tập, Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố quy mô của cuộc diễn tập từ ngày 1 đến ngày 18 tháng 11 năm 2013, cho biết: "Khoảng 34.000 quân tham gia, 2 khu vực tác chiến lớn là Kyushu, Okinawa, máy bay chiến đấu F-2, tàu khu trục được điều động, 3 quân chủng lục, hải, không quân phối hợp diễn tập phòng thủ và đổ bộ lên đảo, đồng thời có bắn đạn thật".
Đài truyền hình Anh cho rằng, tuy đảo Okidaito, nơi diễn ra cuộc tập trận đổ bộ đoạt đảo của Lực lượng Phòng vệ cách đảo Senkaku rất xa, nhưng Bắc Kinh hiểu thâm ý Tokyo nhằm vào đối tượng diễn tập đổ bộ của Lực lượng Phòng vệ chính là đảo Senkaku.

Tờ "Daily Telegraph" Anh ngày 1 tháng 11 cho rằng, cuộc diễn tập lần này đã được tổ chức công phu, trước khi tập trận, khẩu chiến giữa Nhật-Trung bất ngờ leo thang, máy bay quân sự Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản gần đây liên tục trong 3 ngày cất cánh ứng phó với máy bay quân sự Trung Quốc, phát biểu nhằm vào Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản cũng đã tăng thêm một bậc, tuyên bố: Trung Quốc đang đe dọa hòa bình khu vực.
Các quan chức quốc phòng Nhật Bản cân nhắc triển khai hỏa tiễn đối hạm Project 88 tầm phóng 150 km ở đảo Ishigaki (cũng có người suy đoán là đảo Miyako), trong khi đó đảo này cách đảo Senkaku không đến 100 km.

Đài truyền hình Anh cho rằng, Nhật Bản thông qua cuộc diễn tập quân sự lần này truyền đi một thông điệp cứng rắn với Trung Quốc: "Chúng tôi sẽ phòng thủ những hòn đảo này, cho dù chúng bị các anh xâm lược, chúng tôi sẽ đoạt lại chúng bất cứ giá nào !".
Thông điệp cứng rắn thứ hai của cuộc diễn tập quân sự cũng quan trọng: Thông qua triển khai những hỏa tiển đối hạm này, các anh sẽ hiểu rõ, nếu Nhật-Trung trở nên đối đầu, các anh đi qua những tuyến đường này sẽ rất khó khăn.
Chuyên gia quân sự Trung Quốc Lý Kiệt ngày 1 tháng 11 trả lời tờ "Thời báo Hoàn Cầu" cho rằng, truyền thông Nhật Bản cho biết, Nhật sẽ triển khai tên lửa chống hạm Project 88 ở đảo Miyako, tên lửa này có tầm phóng 150 km, trong khi đó, độ rộng của eo biển Miyako chỉ 250 km.
Nếu Nhật Bản triển khai tên lửa này ở hai bờ eo biển, một trong những tuyến đường hàng hải chính ra vào Thái Bình Dương của Hải quân Trung Quốc đối mặt với rủi ro bị phong tỏa hoàn toàn.
Tờ The Diplomat Nhật Bản có bài viết nhan đề "Thủy quân lục chiến tương lai của Nhật Bản tổ chức diễn tập đổ bộ quy mô lớn", cho biết, Bộ Quốc phòng Nhật Bản tuyên bố thẳng rằng, mục đích diễn tập phòng thủ đảo là ngăn chặn Trung Quốc xâm phạm đảo Senkaku.

Bài viết còn cho biết, tháng 11 hàng năm Nhật Bản đều sẽ tiến hành diễn tập đổ bộ quy mô lớn tương tự, quy mô tham gia diễn tập năm 2011 đạt 35.000 quân. Tháng 11 năm 2012, Nhật-Mỹ từng tiến hành diễn tập quân sự liên hợp, nhưng do lo ngại gây kích động Trung Quốc quá mức nên hủy bỏ nội dung tác chiến đổ bộ lên đảo. Nhưng năm nay (2013), Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản sẽ độc lập tiến hành diễn tập, Tokyo đã triển khai nội dung tác chiến đổ bộ lên đảo.
Lý Kiệt cho rằng, Nhật Bản luôn hy vọng một khi đảo Senkaku nổ ra xung đột, Nhật Bản có thể được Mỹ tiến hành việc động binh, nhưng đến nay, thái độ của Washington có vẻ chỉ cung cấp hỗ trợ tình báo, khí tài QS và hậu cần cho Nhật Bản, Mỹ sẽ không trực tiếp xuất quân, vì vậy, Nhật Bản phải tự mình kiểm tra năng lực độc lập đoạt đảo.
Tờ The Diplomat cho rằng, lực lượng tham gia chính của cuộc diễn tập lần này là đơn vị WAIR (JGSDF Western Army Infantry Regiment), một LLĐB giỏi phòng thủ đảo nhỏ và tác chiến tinh nhuệ. Đơn vị WAIR lấy căn cứ Sasebo ở Nagasaki làm trụ sở, Lực lượng này chính là tiền thân của Thủy quân lục chiến tương lai Nhật Bản.
Tờ "Asahi Shimbun" cho biết, Đại cương Phòng vệ mới sắp được Bộ Quốc phòng Nhật Bản công bố vào tháng 12 năm nay, chính thức lấy 700 binh sĩ từ đơn vị WAIR để thành lập trung đoàn đổ bộ, trong tương lai quy mô lực lượng này sẽ tăng quân số 3.000 người.
Tờ Diplomat còn cho biết, một đơn vị trực thuộc của WAIR hầu như hàng năm đều đến San Diego tham gia diễn tập quân sự Mỹ-Nhật, học hỏi kỹ xảo tác chiến của Thủy quân lục chiến Mỹ. "Chương trình học" của họ ngày càng phức tạp, đến nay còn bao gồm nội dung tác chiến đổ bộ hoàn chỉnh.
 
 
 

Lực lượng WAIR Army Infantry Regiment tiền thân của TQLC Nhật tương lai thực tập tác chiến với TQLC Mỹ tại

Camp Pendleton Marine Corps base, California, 13,01, 2013. (Kyodo News)

Tờ "Thời báo Hàn Quốc" có bài viết nhan đề "Nếu như Trung-Nhật bước vào chiến tranh" cho rằng, "Nhật Bảntự tin họ có thể giành thắng lợi".

Các quan chức của họ cho rằng, tuy tổng binh lực của Quân đội Trung Quốc gấp 10 lần Lực lượng Phòng vệ (2.240.000/ 230.000), nhiều con số khác của Quân đội Trung Quốc cũng chiếm ưu thế như số lượng tàu chiến hải quân (1.090/ 143), số lượng máy bay chiến đấu (620/ 250), số lượng tàu ngầm hạt nhân (8/ 0), nhưng binh sĩ của Lực lượng Phòng vệ Nhật luôn tự hào là một trong những lực lượng vũ trang mạnh nhất thế giới, trong lịch sử, truyền thống lực lượng này đã từng trải qua rất nhiều cuộc chiến tranh đẫm máu như chiến tranh Thái Bình Dương thời Đệ II Thế Chiến, cùng những chương trình tập trận thường xuyên với đồng minh Hoa Kỳ hiện nay
Tờ "Thời báo Hàn Quốc" cho rằng Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản hiện nay có cách nhìn về chính họ rất giống với quân đội Thiên Hoàng khi tập kích Trân Châu Cảng vào năm 1941.


Ngày 5-11, Nhật báo Yomiuri Shimbun dẫn các nguồn tin giấu tên cho biết, Nhật Bản đang cân nhắc tăng cường hạm đội tàu khu trục Aegis của nước này từ 6 chiếc hiện nay lên 8 chiếc để đối phó với những mối đe dọa từ tên lửa của Triều Tiên cũng như những căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc.
Theo nhật báo trên, chính phủ nước này đã bắt đầu kế hoạch chuẩn bị để chế tạo thêm hai chiếc tàu khu trục Aegis mới được trang bị tên lửa đánh chặn hiện đại.
Nhật Bản hy vọng sẽ đưa kế hoạch này vào một chương trình phòng thủ cơ bản mới, sẽ được thông qua vào cuối năm nay. Dự kiến, hai tàu khu trục mới này có thể được triển khai trong vòng 10 năm tới, nhật báo Yomiuri Shimbun cho biết.
Hiện tại, Nhật Bản đang sở hữu sáu chiếc tàu thuộc 2 lớp tàu khu trục Kongo và Atago được trang bị hệ thống chiến đấu Aegis, sử dụng tên lửa SM-2 và SM-3 do Mỹ phát triển.
Bộ quốc phòng nước này cho rằng việc tăng cường quy mô của hạm đội là một lựa chọn đang được cân nhắc thuộc một phần của kế hoạch đánh giá chương trình quốc phòng của chính phủ.
"Chúng tôi đang cân nhắc việc tăng cường hạm đội tàu chiến Aegis", phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nhật Bản Tsuyoshi Hirata cho biết.
Theo nhật báo Yomiuri Shimbun, Nhật Bản muốn tăng cường đội tàu chiến Aegis là vì sự phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên đã trở thành một mối đe dọa cận kề đối với an ninh của Nhật Bản và đặc biệt là mối đe dọa từ Trung Quốc cũng ngày càng gia tăng xung quanh vùng biển phía tây nam của Nhật Bản, khi hai nước đang có những tranh chấp đối với chuỗi đảo Senkaku trên biển Hoa Đông.
Nhật báo này nhấn mạnh rằng việc chế tạo các tàu Aegis mới này không chỉ để chống lại tên lửa đạn đạo của Trung Quốc, mà còn nhằm tăng cường khả năng giám sát và theo dõi của Nhật Bản, nếu họ có thể thực sự triển khai được tàu chiến Aegis trang bị một hệ thống radar hiện đại thường trực tới các khu vực xung quanh quần đảo phía tây nam này. 
 
Image

 

NGUYỄN VĂN LIÊM * VĂN MIẾU HUẾ

Văn Miếu Huế.


-
Nói đến Văn Miếu, hầu như tất cả mọi người đều nghĩ đến văn Miếu ở thủ đô Hà Nội, và ít ai biết đến có một Văn Miếu ở Huế. Khách du lịch sau khi thăm các lăng tẩm, Đại Nội, cũng chỉ lên tới chùa Thiên Mụ rồi quay lui, mặc dù Văn Miếu Huế cách chùa Thiên Mụ chưa đến 1 km. 
 
Văn Miếu Huế
 
Nói đến Văn Miếu, hầu như tất cả mọi người đều nghĩ đến văn Miếu ở thủ đô Hà Nội, và ít ai biết đến có một Văn Miếu ở Huế. Khách du lịch sau khi thăm các lăng tẩm, Đại Nội, cũng chỉ lên tới chùa Thiên Mụ rồi quay lui, mặc dù Văn Miếu Huế cách chùa Thiên Mụ chưa đến 1 km.
 
 
Văn Miếu Huế
 
Văn Miếu hay Văn Thánh là cách gọi tắt của một ngôi miếu: Văn Thánh Miếu, ngôi miếu thờ vị Thánh về văn - người được hậu thế tôn vinh là Vạn Thế Sư Biểu (người thầy của muôn đời): Khổng Tử. Ngôi miếu này thường có nhiều tên gọi khác: Tiên Sư Miếu, Khổng Tử Miếu, Chí Thánh Miếu, hoặc có nơi gọi là Chí Thánh Tiên Sư Miếu. Tất cả các nước có nền văn hóa Hán và coi trọng Nho học đều có lập Văn Miếu để thờ đức Khổng Tử.

Ở nước ta, việc lập miếu thờ đức Khổng Tử sớm nhất được sử sách ghi lại là vào năm Canh Tuất (1070) dưới triều Lý. Vua Thánh Tông nhà Lý cho lập Văn Miếu tại Kinh thành Thăng Long, đắp tượng Khổng Tử cùng các học trò của ông là Chu Công, Nhan Tử, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử để thờ. Văn Miếu này được xem là nơi thờ Khổng Tử đầu tiên của nước ta.

Các triều đại kế tiếp như Trần, Hồ rồi Hậu Lê vẫn duy trì miếu thờ Khổng Tử của nhà Lý. Đến thời vua Lê Thánh Tông bắt đầu cho dựng bia ghi tên Tiến sĩ , khởi đầu từ khoa thi dưới triều vua Lê Thái Tông. Tổng số bia còn đến hiện nay là 83 tấm. Dưới triều Nguyễn công trình mang tính điển lễ này vẫn được bảo quản giữ gìn, và vì Thăng Long Hà Nội không còn là kinh đô nên nơi đây trở thành Văn Miếu riêng của Hà Nội.

Trong thời kỳ các chúa Nguyễn mở mang khai phá phương Nam, Văn Miếu cũng được thiết lập ở Phú Xuân và được xem như Văn Miếu riêng của xứ Đàng Trong, Văn Miếu đầu tiên được chúa Nguyễn Phúc Chu cho xây dựng vào năm 1691, tại làng Triều Sơn, nay là Triều Sơn Tây, phường Hương Sơ, thành phố Huế. Đến năm 1766, chúa Nguyến Phúc Thuần dời vào làng Lương Quán, nay thuộc phường Thuỷ Biều, Thành phố Huế. Đến năm Canh Dần (1770) dưới triều của Định Vương Nguyễn Phúc Khoát, Văn Miếu được dời đến xã Long Hồ, (nay là xã Hương Hồ, huyện Hương Trà).

Sau khi Gia Long lên ngôi vua, Văn Miếu của cả triều đại và cũng là của toàn quốc được chính thức xây dựng vào năm 1808. Miếu được xây dựng uy nghi đồ sộ, nằm bên bờ sông Hương, thuộc địa phận thôn An Bình, làng An Ninh, phía Tây Kinh thành Huế (nay thuộc Phường Hương Long, Thành phố Huế). Ngôi miếu cũ được giữ lại để làm Khải Thánh Từ (tức miếu thờ cha mẹ của Khổng Tử).
 
Văn Miếu Huế nhìn từ sông Hương

Việc xây dựng Văn Miếu được tiến hành từ ngày 17 tháng 4 đến ngày 18 tháng 9 năm 1808, dưới thời Vua Gia Long. Các công trình kiến trúc chính đều xây trên mặt bằng ngọn đồi cao gần 3m so với nền đất xung quanh. Trước mặt là dòng sông Hương, phía sau là làng mạc, núi đồi lan ra từ rặng Trường Sơn bọc lấy đằng sau Văn Miếu. Các công trình được x trong mặt bằng hình vuông mỗi cạnh chừng 160m. Xung quanh có xây la thành bao bọc. Khi còn nguyên vẹn, tất cả chừng 50 công trình kiến trúc lớn nhỏ, đều được xây dựng bằng gỗ lim và các vật liệu đắt giá khác.

Bên ngoài, từ cổng Đại Thành Môn nhìn vào, ngay chính giữa là ngôi đại điện thờ Khổng Tử, tên gọi là Đại Thành Điện. Những tên gọi này thống nhất cho tất cả Văn Miếu ở trung ương và địa phương, kể cả những Văn Miếu ở Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản... những công trình tương tự như vậy đều có tên gọi như nhau.
 

Cổng Đại Thành Môn
 

Điện Đại Thành là kiến trúc trọng yếu của Văn Miếu, toàn bộ được dựng trên một nền cao, dài chừng 32m, rộng 25m. Cấu trúc của ngôi đại điện theo lối trùng thiềm điệp ốc truyền thống của Huế. Ở hai bên trước điện Đại Thành, dựng hai ngôi nhà đối diện nhau là Đông Vu và Tây Vu đều bảy gian.

Trước sân miếu, có hai nhà bia gọn gàng xinh xắn, bên phải có tấm bia khắc bài văn bia ”Thánh Tổ Nhân Hoàng đế dụ: Cung giám bất đắc liệt tấn thân” (Thánh Tổ Nhân Hoàng đế (vua Minh Mạng) dụ về việc Thái Giám không được liệt vào hạng quan lại); bia ở nhà bia bên trái khắc bài văn bia “Hiến Tổ Chương Hoàng đế dụ: Ngoại thích bất đắc thân chính” (Hiến Tổ Chương Hoàng đế (vua Thiệu Trị) dụ về việc bà con bên ngoại của vua không được tham gia chính quyền).

Ra khỏi cổng Đại Thành của Văn Miếu, bên trái có xây Hữu Văn Đường; bên phải xây Dị Lễ Đường. Đây là những ngôi nhà kiểu một gian hai chái dùng để vua quan nghỉ chân sửa soạn lễ phục trước khi vào tế ở Miếu. Phía trước là hai dãy gồm 32 tấm bia tiến sĩ dựng thành hai dãy ở hai bên sân đối diện nhau.
 
 
Hai dãy trường lan với những tấm bia đá có kích thước và hình dáng khác nhau ghi lại những thịnh suy của lịch sử nhưng tất cả đều nói lên việc học bao giờ cũng được coi trọng
 
32 tấm bia đá khắc tên 293 vị Tiến sĩ từ khoa thi đầu tiên (1822) đến khoa thi cuối cùng (1918) của triều Nguyễn.

Tất cả 32 bia đều có rùa đội bia và làm bằng đá thanh cẩm thạch. Các tấm bia dựng trên lưng rùa xếp thành 2 hàng, mỗi hàng 16 cái: Bia lớn nhất cao 1,15m, rộng 0,85m; Rùa đá con lớn nhất dài 1,35m, rộng 0,77m, cao 0,60m. Bia tiến sĩ ở đây không cao lớn bằng bia ở Văn Miếu Hà Nội nhưng đều đặn hơn, dạng thức, trang trí khác hơn. Trên 32 tấm bia này đã khắc tên, tuổi, quê quán của 293 vị Tiến sĩ triều Nguyễn, bắt đầu từ khoa thi đầu tiên năm Minh Mạng thứ 3 (1822) đến khoa thi cuối cùng vào năm Khải Định thứ 4 (1919).  Trong số các vị tiến sĩ lưu danh ở đây, có những tên tuổi như Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn, Đinh Văn Chất, Nguyễn Thượng Hiền, Ngô Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng... (Trong thời trị vì của vua Gia Long, triều đình chưa mở các kỳ thi Hội, mới chỉ có các khoa thi Hương nên tại đây chưa dựng bia tiến sĩ).
 
Một tấm bia trên lưng rùa đá

Trước cổng Văn Miếu, gần bờ sông lại có cửa Linh Tinh Môn gồm bốn trụ xây bằng gạch, phần trên trang trí pháp lam. Tấm biển ở giữa phía trước có đề bốn chữ Hán lớn “Đạo Tại Lưỡng Gian” (đạo giữa trời đất); mặt sau đề bốn chữ Hán tương đương “Trác Việt Thiên Cổ” (vượt cao ngàn xưa). Hai bên khu vực trước cổng Văn Miếu có tấm bia “Khuynh cái hạ mã” (nghiêng lọng xuống ngựa).
 
Cửa Linh Tinh Môn nhìn từ phía bên trong ra

Đối với việc thờ phụng, triều Nguyễn cho lập bài vị bằng gỗ (còn gọi linh vị, mộc chủ, thần chủ) để thờ và buộc tất cả các địa phương nơi nào thờ Khổng Tử bằng hình tượng đều phải thay thế bằng bài vị mộc chủ, còn các tượng thì phải lựa chọn nơi sạch sẽ chôn đi. Đây là một cách nhìn khá đặc biệt của triều Nguyễn. Họ cho rằng thờ bằng hình tượng là thiếu trang trọng, thiếu lễ độ đối với người đã khuất, cho nên ngay cả bàn thờ các vua Nguyễn cũng không hề thờ bằng hình tượng.

Văn Miếu Huế là một di tích lịch sử quý giá, đánh dấu thời kỳ hưng thịnh của Nho giáo - thời kỳ vương triều Nguyễn dùng Nho học làm phương tiện trợ giúp đắc lực để thiết lập quyền thống trị trên toàn đất nước.
 
Tác giả bài viết: Nguyễn Văn Liêm

PHẠM VIỆT HÙNG * CHUYỆN BẰNG CẤP GIẢ

CHUYỆN BẰNG CẤP GIẢ
 TIẾN SĨ DÕM

 PHẠM VIỆT HÙNG,Saigon
 
Hai năm trước, con tôi tốt nghiệp cử-nhân-cao-đẳng ngành kế toán – tài chánh Trường cao đẳng Công Nghiệp 4 nhưng thú thật, tôi không được vui lắm.
Nội cái tên bằng cấp thời này nghe đã kỳ kỳ, có vẻ…nhập nhằng khi so với bằng cử nhân đúng nghĩa của hệ trường đại học. Rồi đến chuyện làm luận văn ra trường. Lại nghe cũng hơi…lớn lối, nếu so với thời chúng tôi học cao học (sau khi đậu cử nhân) ở trường Văn Khoa trước 30/4. Hồi đó, chỉ được gọi khiêm tốn là viết “tiểu luận cao học”, nghĩa là chưa được mon men gì tới “luận án” hay “luận văn tiến sĩ”. Đó chỉ mới là tên gọi bên ngoài, còn bước vô nội dung các “ luận văn” thì… thật nhức đầu! Trong lúc con tôi bỏ ra hơn hai tháng vất vả lui tới một công ty xuất nhập khẩu để xin số liệu, ghi chép tình hình kinh doanh, điều tra thị phần để lập biểu đồ.v.v…thì nhiều bạn bè của cháu nhẹ khỏe hơn nhiều. 
Nguyên những công ty đã từng có sinh viên đến thực tập, làm luận văn ra trường, đều giữ lại một bản của những “sáng tác” ấy. Nay các cô cậu sinh viên đợt sau  chỉ cần móc ngoặt – tốn chút đỉnh! – làsẽ có người của công ty giao cho một bản photocopy của bài luận văn nào đó na ná với đề tài mình đang viết. Cứ về nhà xào nấu lại, thay tựa thay tên, đưa vào vài số liệu, biểu đồ mới… là xong. Một cách nhẹ khỏe hơn nữa là dò hỏi ở những tiệm dịch vụ vi tính, photocopy trước cửa các trường đại học và cao đẳng, các cô cậu có thể tha hồ truy lục trong “rừng” đĩa CD mà các tiệm đã “seo” lại, tìm bài nào đó gần gủi với đề tài mình chọn. Chỉ trả có 8,000 đồng/đĩa là bạn có thể mang về nhà nghiên cứu, pha chế. Các cậu sinh viên thích long nhong ngoài đường thì có thể dạo qua các các tiệm sách cũ (hà-rầm ở gần cổng các trường) hay những chỗ này bán sách báo cũ trên vĩa hè, bỏ thì giờ lục lạo, chọn mua các bài luận văn cũ với giá… giấy báo cũ. 
 
Tệ nạn trộm cắp chất xám, ý tưởng hay công khai đạo-văn, đạo-nhạc trong giới văn nghệ sĩ nay đã thầm lặng phát triển thành đạo-luận-văn trong giới sinh viên.   Nạn “xào” lại bài của người khác phổ biến nhất là trong các đề tài luận văn về lãnh vực kinh tế, thương mại, tiểu thủ công nghiệp. Còn lại thì ít phổ biến hơn trong các đề tài về y dược. 
Sinh viên đã nộp bài thì không phải trường nào cũng buộc các cô cậu phải ra bảo vệ “tác phẩm” của mình trước một hội đồng giám khảo. Không rõ vì lý do gì ( số sinh viên ra trường hằng năm không quá đông), trường đại học Kinh tế thành phố Sàigòn miễn luôn thủ tục bảo vệ cho sinh viên học hệ cao đẳng. Còn ở trường cao đẳng Công nghiệp 4, khi ra bảo vệ luận án, mỗi sinh viên phải trình bày ngắn gọn bài của mình rồi nghe hội đồng giám khảo chất vấn. Có chất vấn thì mới dễ lòi ra những ai “xào” lại bài của người khác vì một khi đạo-luận-án, các cô cậu thường rất khó trả lời  nhanh nhạy và thông suốt những câu chất vấn. 

Kết quả là những sinh viên  ấp a ấp úng này chỉ được cho điểm thấp hay trung bình của thang điểm10.  Điểm cao chỉ xứng đáng cho những người thật sự bỏ công nghiên cứu, soạn luận án nghiêm túc. Nhưng... Đã có trường hợp cụ thể là một sinh viên cùng đợt bảo vệ luận án với con tôi, đã được ông giáo sư  phụ trách hướng dẫn ( đứng đầu hội đồng giám khảo) cho đến điểm 8,5 sau khi sinh viên này đến nhà thầy, gởi thầy chỉ có 500,000 đồng “bồi dưỡng”, nên được thầy châm chước cho chất lượng đáng nghi ngờ của bài luận văn.


Vừa rồi, tôi lại sững sờ khi tình cờ xem một chương trình tivi khô khan,  ít ai để ý, tên là “Tiêu Điểm” do đài VTV1 ở Hà Nội phát vào lúc 20g30 đêm 22/11, dài khoảng 30 phút.
Bắt đầu là hình ảnh nhộn nhịp của một dãy tiệm dịch vụ vi tính, photocopy ngay bên khuôn viên trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Phóng viên đi làm phóng sự – điều tra đã cho biết là tại đây, chỉ với 50,000đ, sinh viên cần làm luận án ra trường sẽ công khai mua được một bài lấy ra từ ổ cứng vi tính, hao hao như bài mình muốn soạn, để về nhà “xào” lại. Vào mùa thi vào đại học, cũng gần như công khai trước mắt mọi người, dãy tiệm này chuyên phục vụ giá hạ về đủ cỡ “phao” lớn nhỏ (trước 30/4 gọi là “phim”, tức tài liệu mà thí sinh lén đem vô phòng thi).
Bao nhiêu năm nay, không biết bao nhiêu thanh niên đã vào học đại học và ra trường theo đuờng đi nước bước quĩ ma như thế? Nhưng đâu riêng gì bọn trẻ! Một ông vụ phó vụ đại học và sau đại học ( thuộc Bộ giáo dục và đào tạo),  trưởng ban điều tra xác minh bằng cấp/chứng chỉ, đã buồn bã tiết lộ trước ống kính thu hình rằng trong đợt “chiến dịch”  xác minh khoảng 1,300,000 bằng cấp/chứng chỉ các loại ở nhiều nơi trong cả nước, đã có tới 1,400 trường hợp là giả. Vô số sinh viên đang học bị buộc thôi học vì đã nộp chứng chỉ tú tài dõm ở để thi vào trường. Vô số cán bộ đương chức bị kỹ luật, giáng chức, hạ bậc lương, bác bỏ trình độ văn hóa, nghiệp vụ vì đã mua, đã“chạy” cho có bằng cấp dõm để được lên chức, lên lương hay để được gởi đi học nâng cao nghiệp vụ. Và  ít nhất là có 5 bằng tiến sĩ  bị thu hồi. 

Ngày xưa, các bậc túc nho đã dùng hình ảnh “tiến sĩ giấy” ( con rối bằng giấy, mặc áo đội mão màu mè, dùng làm đồ chơi cho con trẻ, như trong mùa Trung Thu) để chế diễu bọn khoa bảng bất tài vô tướng, “giá áo túi cơm”. Nhưng ít ra mấy ông cống, ông nghè này cũng đã từng được xướng danh thi đỗ trong các kỳ thi của triều đình, chỉ có điều là không có năng lực khi ra làm quan giúp dân giúp nước màthôi. Còn hôm nay, đài ti-vi trung ương có nhã ý giới thiệu với bàng dân thiên hạ một địa chỉ tuyệt vời, nổi tiếng về nghề viết thuê...luận văn tiến sĩ đại học:  phố Minh Khai ở Hà Nội. Giá cả không rõ nhưng cách đây hai năm, nhân chuyện một đường dây thi hộ vào đại học bị triệt phá, một tờ báo ở Sàigòn đã cho biết chỉ bỏ ra 5 triệu đồng là ai đó có thể thuê “chuyên viên” viết hộ một luận văn tiến sĩ và 4 triệu cho hạng phó tiến sĩ.
Tiếp theo (trên ti-vi) là đến lượt ông Hồ, một cán bộ đang công tác ở Viện nghiên cứu kỹ thuật nông nghiệp (Hà Nội), nơi  được tiếng là đã đào tạo hằng ngàn tiến sĩ, đã tố cáo chuyện thi hộ môn Anh văn ở đầu vào bậc cao học tại viện này.  Một đoàn thanh tra cấp bộ và giới báo đài đã nhất trí rằng tố cáo của ông Hồ là có cơ sở. Nhưng như chương trình Tiêu Điểm đãbình luận, vụ này chắc là...” chìm xuồng”  vì “Có lẽ vì lời tố cáo của ông Hồ liên quan đến nhiều cán bộ lớn trong Viện nên Bộ đã chưa công khai, chính thức tra xét...?”. Ông tiến sĩ mới về nhận chức tân viện trưởng, đã dẫn phóng viên đài đến cái tủ sắt chứa toàn bộ hồ sơ, bài thi, biên bản chấm thi...bậc cao học của viện đang bị khóa kín và thú nhận rằng mình chưa biết phải bắt đầu như thế nào vì không thể biết giờ này chìa khóa tủ ai giữ nữa!
Rồi đến hình ảnh một ông giáo sư tiến sĩ “thiệt” khác phải sửa nát cả một bài luận văn của nghiên cứu sinh về đề tài xã hội học, nhân chủng học gì đấy. Chữ nghĩa, ngữ pháp thì có thể dập xóa, viết lại nhưng các biểu đồ (thiết lập do điều tra thực tế?) thì...tầm bậy tầm bạ đến mức phải xóa bỏ hẳn luôn! Ông giáo sư than thở: “ Rất nhiều  luận văn như thế này. Trước hội đồng khoa học, tôi đề nghị bác bỏ mấy bài này thì chỉ một số ít người trong hội đồng tán thành,  những người khác lại chấp nhận, với lý luận rằng trong cuộc đời của những nghiên cứu sinh này, đây chỉ mới là công trình bắt đầu, họ còn sống,  còn nghiên cứu, hãy để thời gian cho họ sửa chữa…”. 
Không biết có phải do tâm lý xuề xòa, thông cảm này không mà chương trình Tiêu Điểm đã nêu tin trong đợt thẩm xét để phong chức danh giáo sư, phó giáo sư  hiện nay, đã có đến 5000 hồ sơ, công trình nghiên cứu chờ xét nhưng bước đầu, đã thấy phần rất lớn là phải bác bỏ vì bất hợp lệ hoặc chỉ là nghiên cứu vô giá trị!

Bên cạnh đó, tinh thần cả nễ, nhân nhượng rất nặng nề trong giới có học vị. Họ thầm lặng bỏ qua các sai phạm, hàm hồ trong  các công trình nghiên cứu  của các cán bộ quản lý, đứng đầu các ban bệ.  Một tiến sĩ “thiệt” khác, tên làPhạm Duy Hiển, nhận xét rằng bộ mặt khác của sự cả nễ chính là tình trạng hành-chánh-hóa các nghiên cứu khoa học. Do tệ trạng này, “tác phẩm” của cán bộ lãnh đạo các viện, trường, trung tâm...được ưu tiên công nhận (chấm đậu!). Và mặc dù chỉ có công ( bằng quyền lực) kiếm được kinh phí nghiên cứu rồi ngồi chủ trì cho nhóm nghiên cứu làm việc, tên tuổi của các ngài luôn được tô đậm, đứng đầu danh sách những người tham gia nghiên cứu, điển hình như trong danh sách các chuyên viên soạn thảo sách giáo khoa. 

Và không phải lớp cán bộ lãnh đạo, quản lý chỉ được lợi lộc về danh giá, tên tuổi. Một giáo sư tiến sĩ, tên là Nguyễn Xuân Hải, cho biết trong số tiền tỷ bỏ ra để soạn sách giáo khoa bấy lâu nay, chỉ có ¼ trả cho phần thù lao biên sọan,  ¾ còn lại dành hết cho chi phí quản lý. Vẫn ông khổng lồ “quản lý”: hiện nay, trong lực lượng tiến sĩ các ngành ở VN, chỉ có 30o/o chuyên về nghiên cứu, 70o/o còn lại thì ngồi ghế quản lý!

Nhìn ra ngoài thế giới để so sánh một chút thì VN  hiện có 21,000 tiến sĩ vàphó TS , nghĩa là gấp ba lần Thái Lan nhưng VN chỉ có ( không rõ thời điểm nào, trong hạn thời gian nào) 13 bằng sáng chế được quốc tế công  nhận, đứng hàng 94 trên thế giới về năng lực nghiên cứu công nghệ. Điều tra còn cho thấy trên các chuyên san nghiên cứu  của các trường đại học trên thế giới, chỉ có 300 bài của VN, trong tổng số 70,000 bài của giới khoa học toàn cầu.
Vậy mà VN đãtừng có kế hoạch đào tạo 5000 tiến sĩ  các ngành trong 2 năm, tức có qui mô gấp hai lần kế hoạch cùng loại của Liên Xô cũ. Đài ti-vi nêu câu hỏi: “Phải chăng chúng ta muốn lấy số lượng cứu vãn chất lượng (tiến sĩ) ?”ù.
Và để kết thúc chương trình phát hình, ông bộ trưởng bộ Khoa học và công nghệ cho rằng, về mặt cơ chế thì nếu được chỉnh đốn bằng suy nghĩ đúng đắn, cũng phải cần đến từ 5 đến 10 năm nữa, ngành khoa học, học thuật VN mới có đột phá, thay đổi…
Rất cám ơn chương trình Tiêu Điểm. Ít khi nào người dân đuợc dịp ghi nhận một lượng thông tin quí giá ở tính chất chính thức, công khai trên phương tiện truyền thông, trao tặng cho cái quyền-được-biết của công dân, như vừa rồi. Nhưng những anh thầy giáo cử nhân đời cũ, đã “tháo giầy” ra khỏi ngành giáo dục, sư phạm lâu rồi như chúng tôi thì không thể nào an tâm trước một thực trạng học hành, thi cử, lấy bằng cấp như thế.

 Cuộc sống thì còn nhiều khó khăn, chỉ biết ký thác cho đời sau, nhưng chúng tôi còn có thể tin tưởng, trao phó số phận con cái còn đi học của chúng tôi cho ai đây một khi nơi những vị thầy của chúng nó, cứ u u minh minh một rừng bằng cấp giả do nạn “học giả thi thật” ( học tào lao chiếu lệ nhưng cũng dự thi), “học thật thi giả” ( có đi học nhưng người khác thi dùm) hay thậm chí là “học giả thi giả” (ghi tên học hay đăng ký làm luận văn nhưng mướn người khác đi học thế hay viết hộ bài)..., để ra lò vô số tiến sĩ dõm lại có quyền cầm cân nẩy mực, dạy dỗ người khác?

Hình như  còn một cửa oái ăm cho cho chúng tôi đánh gởi niềm tin - cả lòng kính trọng và quí mến nữa. Đó là những anh nông dân, những người ít học, nhưng đã nổ lực lâu dài, mày mò thực nghiệm, có khi bán cả tài sản để, đến lượt họ ( chứ không phải mấy ông tiến sĩ dõm) làm công việc nghiên cứu, sáng tạo. Và chính những con người học ít nhưng làm thật này, đã mạnh dạn tham dự Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart VN 2005) vào tháng 10 vừa qua. 

Như  “nhà khoa học chân đất” Trần Văn Dũng ở Trà Vinh giới thiệu máy hút bùn tự hành có thể hút ở mực nước sâu và tãi bùn đi xa, được 7 người mua với giá 55 triệu đồng. Như  lão nông Nguyễn Tất Hải ở Nghệ An  với máy bơm nước không cần điện hay xăng, chỉ đạp bằng chân như đạp xe đạp, thích hợp cho dân miền núi và vùng ruộng bậc thang. Như  ông Huỳnh Hữu Phước ở Sàigòn với xe chữa cháy tí hon nhưng chứa đến 900 lít nước và 2 bình CO2, dư sức len vào những con hẽm nhỏ,  hay như anh Tống Văn Dũng  với máy bơm nước tiết kiệm điện...Xin tôn vinh những nhà sáng chế không học vị, không biết mặt mũi cái bằng tiến sĩ vuông méo thế nào,  nhưng dù ít dù nhiều,  họ đã làm ra được những máy móc “bình dân” nhưng ơn ích cụ thể cho cuộc sống!

Thursday, November 21, 2013

HÌNH ẢNH THẾ GIỚI TRONG TUẦN

Thế giới qua ảnh ngày 21 tháng 11, 2013

Phổ biến ngày 21.11.2013
br>THỬ TÀI CHỤP ẢNH CỦA BẠN
Hãy gửi cho VOA những bức ảnh của bạn và ảnh của bạn có thể sẽ xuất hiện trong chuyên mục Thế giới qua ảnh của chúng tôi! Cách gửi ảnh.
Bấm vào đây để xem thêm.



1
Khói bốc lên từ một ngọn núi lửa phun trào dưới đáy biển, hình thành một hòn đảo mới ngoài khơi bờ biển của Nishinoshima, một hòn đảo nhỏ không người ở, trong chuỗi đảo Ogasawara ở phía nam Nhật Bản.

2
Sini Saarela người Phần Lan (giữa) vui mừng sau khi được thả khỏi nhà tù ở St Petersburg, Nga. Một số trong 30 nhà hoạt động của tổ chức Greenpeace (Hòa bình xanh) đã được trả tự do sau khi bị bắt trong một cuộc biểu tình chống đối Nga khoan dầu ở Bắc Cực.

3
Một chiến binh Quân đội Syria Tự do đeo vũ khí nhìn ra từ một cửa hàng bị hư hại vì đạn pháo trong khu vực Karm al- Jabal của thành phố Aleppo, Syria.

4
Cây máu rồng, địa phương gọi là cây Dam al- Akhawain hoặc máu hai anh em, trên đảo Socotra. Ðảo Socotra trong biển Ả-rập, cách Yemen 380 km về hướng nam và cách Sừng châu Phi 80 km về hướng tây, là nơi sinh sống của nhiều loài chim và thực vật quý hiếm, được UNESCO công nhận là địa điểm di sản thiên nhiên thế giới hồi tháng 7 năm 2008.

5
Một con tàu bị bão Haiyan cuốn lên bờ gần hai tuần trước ở trung tâm thành phố Tacloban, miền trung Philippines.

6
Bầu trời rực đỏ đón chào một tàu đánh cá trở về cảng 30 phút trước khi mặt trời mọc ở Portland, bang Maine, Mỹ.

7
Một nhân viên cai tù đứng gác trong khi một tù nhân quét sàn bên trong trại tù nữ số 22 ở thành phố Krasnoyarsk thuộc vùng Siberia của Nga.

8
Tượng sáp những vũ công của vũ đoàn The Rockettes tại bảo tàng Madame Tussauds ở Thành phố New York.

9
Phó giám đốc Thibault Garin (trái) của hãng rượu vang  Laboure-Roi nâng ly uống loại rượu Beaujolais Nouveau 2013 với khách tại một spa rượu vang ở thành phố Hakone, tỉnh Kanagawa, cách Tokyo 100 km về hướng tây, Nhật Bản.

10
Một bức tượng trước Sân bay Senador Nilo Coelho ở Petrolina, bang Pernambuco, đông bắc Brazil.

11
Ðàn lạc đà trong sa mạc Simpson ở miền trung Australia.

12
Hai người chạy bộ chạy dọc theo bờ kè sông Aare trong đợt tuyết đầu mùa ở thành phố Bern, ngàu 21 tháng 11, 2013. Cơ quan dự báo thời tiết Thụy Sĩ cho biết tuyết rơi dày từ 5 đến 15 cm vào thứ Năm.

13
Người chơi dù lượn bay ở phía trước của quận Miraflores ở thủ đô Lima, Peru, ngày 20 tháng 11 2013.

14
Người hâm mộ đội Sao Paulo của Brazil cổ vũ đội bóng của mình trong trận đầu tiên của giải Copa Sudamericana 2013 chân đấu với đội Ponte Preta, được tổ chức tại sân vận động Morumbi, Sao Paulo, ngày 20 tháng 11, 2013.

15
Một cặp hải cẩu đeo thiết bị truyền tín hiệu liên kết vệ tinh trên đầu trong vùng biển Howe Sound ở Porteau Cove, tỉnh British Columbia, Canada, ngày 20 tháng 11, 2013.

16
Tác phẩm Scallop (con sò) (2003) của nhà điêu khắc Maggi Hambling tưởng nhớ nhà soạn nhạc Benjamin Britten trên bãi biển Aldeburgh, miền đông nước Anh.

17
Chiếc xe Porsche 918 Spider được trình làng tại Triển lãm Ô tô Los Angeles năm 2013, bang California, Mỹ, ngày 20 tháng 11, 2013.
 http://www.voatiengviet.com/media/photogallery/the-gioi-qua-anh-ngay-21-thang-11-2013/1795289.html

No comments: