QUANG TRƯỜNG * CHỦ NGHĨA MARX
Cần suy nghĩ lại về các nguyên tắc chủ nghĩa xã hội của Việt Nam
Quang Trường
Huệ Đăng chuyển ngữ
Đã có một thời gian Việt Nam được xem như một ngôi sao đang lên trong số
các nền kinh tế mới nổi và là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất với
các nhà đầu tư nước ngòai ở châu Á.
Trong khoảng năm 1991 đến năm 2010, cả nước đã đạt được tốc đổ tăng trưởng GDP hàng năm vào khoảng 7.7% (chỉ đứng thứ ha i sau Trung Quốc trong toàn khu vực). Điều này đã làm tăng thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam từ tỉ lệ ít ỏi 98 USD mỗi năm vào năm 1975 khi chiến tranh kết thúc lên tới 1.117 USD vào năm 2011, và giảm mức nghèo từ 58% xuống còn 10%.
Những thành tựu đáng chú ý phải kể đến là những quyết định quan trọng và
kịp thời. Việc này đã cứu đất nước khỏi ngưỡng phá sản ảo vốn là kết
quả của những tác động khi áp dụng mô hình kinh tế chỉ huy xiết chặt
kiểu Xô Viết trên cả nước và sự kết thúc viện trợ đột ngột từ khối các
nước xã hội chủ nghĩa. Trong nhiều khía cạnh, những kinh nghiệm mà Việt
Nam đã trải qua được lấy cảm hứng từ Trung Quốc, hay nói cách khác là
khá giống với Trung Quốc vào một thập kỷ trước đó.
Nhưng sau một thời gian tăng trưởng ổn định, Việt Nam đang trải qua giai
đoạn cực kì khó khăn do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới.
Không những thế, nền kinh tế Việt Nam đang bị những tổn thất không nhỏ
và dường như nó vẫn đang tiếp diễn.
Tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã chậm lại kể từ cuộc khủng hoảng tài
chính tòan cầu diễn ra. Tham những tràn lan là kết quả của bộ máy quản
lý yếu kém, “các cá nhân lạm dụng chức quyền”, đặc biệt là trong lĩnh
vực nhà nước. Hơn nữa, do thiếu chính sách tiền tệ đúng đắn, năng lực
quản lí yếu kém – hay còn gọi là “căn bệnh Hà Lan”, hội chứng “bẫy thu
nhập trung bình” đã đẩy cuộc sống của người dân vào tình trạng cực kì
khó khăn do lạm phát tăng cao. Ngoài ra, sự thiếu linh hoạt trong chính
sách “quản lí tập trung” đã ngăn chặn sự phát triển của các doanh nghiệp
tư nhân. Hệ thống kinh tế Việt Nam đang thực sự cần một giải pháp toàn
diện và an toàn để ngăn chặn nền kinh tế khỏi tình trạng sụp đổ trong
tương lai.
Nhiệm vụ tìm ra mô hình tăng trưởng trong thời gian sắp tới sẽ bao gồm
một số câu hỏi cần phải trả lời. “Mô hình định hướng nền kinh tế thị
trường xã hội chủ nghĩa” cần phải được xem xét lại một cách cực kì
nghiêm túc. Trong khi mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa đã mang đến cho Việt Nam sự thịnh vượng nhất định trong vài thập
kỷ qua nhưng mô hình này đang ngày càng tỏ rõ sự yếu kém và mất động
lượng. Doanh nghiệp nhà nước cũng không thực hiện được đúng vai trò của
mình là “trụ cột kinh tế”. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhà nước còn gây
khó khăn cho sự phát triển của các doanh nghiệp tư nhân – khu vực có
kích thước nhỏ, ít quyền nhưng đang ngày càng phát triển và trở nên năng
động hơn.
Ngoài ra, nỗ lực để tham gia vào tổ chức kinh tế thế giới (đặc biệt sau
khi gia nhập WTO vào năm 2007) dường như đã không được đền đáp xứng
đáng. Chiến lược này còn tệ hơn bởi khả năng của Việt Nam chủ yếu dựa
vào nền công nghiệp sản xuất nhỏ – cônng nghệ thấp cùng với chi phí
thấp, cơ sở hạ tầng địa phương không đáp ứng đủ nhu cầu, phụ thuộc quá
nhiều vào nguồn lực bên ngoài đặc biệt là công nghệ và nghiên cứu/phát
triển (R&D), và xuất khẩu thương mại thường bị thâm hụt với chi phi
khổng lồ.
Cuối cùng, việc ám ảnh về trọng tâm phải đạt được tăng trưởng kinh tế
nhanh và định lượng cao trong hai thập kỷ qua đã trở thành trở ngại
chính đối với chính sách phát triển kinh tế mang tính bền vững cho cả
nước. Trên hết mọi thứ khác, xu hướng phụ thuộc vào Trung Quốc trong
nhiều lĩnh vực đang ngày càng tăng cao.
Những thách thức mà Việt Nam đang đối mặt trong thời điểm hiện tại không
thể hóa giải với các biện pháp đơn giản hay nhanh chóng được. Sự phát
triển của Việt Nam sẽ phụ thuộc vào những thay đổi toàn diện về cả kết
cấu lẫn chiến lược, nâng cao khả năng cạnh tranh trên trường quốc tế,
đồng thời mở ra những tiềm năng sáng sủa và khả quan hơn cho cả nước.
Muốn thực hiện được những điều này thì Việt Nam cần phải cam kết thỏa
hiệp về ý thức hệ và một xã hội dân sự phát triển được quản lí và hoạt
động một cách năng động. Những điều này cần được củng cố bởi nền tảng
pháp quyền [thượng tôn pháp luật] ở tầm vĩ mô hợp lí và quản lí hiệu quả
ở cấp vi mô.
...........................................
Tiến sĩ Quang Trường hiện đang là Giáo sư Danh dự tại Trường Quản lý Maastricht.
TIN THẾ GIỚI
Ảnh hưởng của Mao không còn nữa ở VN'
Cập nhật: 16:58 GMT - thứ sáu, 20 tháng 12, 2013
Việt Nam đã có sự tiếp thu và quan sát chọn lọc
chủ thuyết Maoist, từ trong chính trị cho tới đường lối văn hóa văn, văn
nghệ, các ý kiến cho hay thêm.
Trước hết, trong trao đổi với BBC hôm
20/12/2013, ông Dương Danh Dy, nguyên Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng
Châu, Trung Quốc hồi thập niên 1990 nói:
"Mao Trạch Đông bây giờ ảnh hưởng với Trung Quốc
rất ít rồi, Trung Quốc còn cần, giương ra những lúc lợi, còn đối với
Việt Nam, hầu như không có ảnh hưởng gì nữa, trừ một số rất ít kẻ ngu
muội ở Việt Nam."
"Ngay ở trong nội bộ Trung Quốc đối với Mao
Trạch Đông còn có ý kiến thế này, thế khác, và nói chung xu thế không
thích, không muốn kỷ niệm ông ta to."
"Việt Nam sớm thấy những cái quá khích, khiến nhân dân Trung Quốc chết hàng mấy triệu người"
Ông Dương Danh Dy
Ông Dy cho hay Việt Nam từ sớm đã nhận thấy một
số kinh nghiệm của Trung Quốc thời của cố Chủ tịch Mao là 'không phù
hợp' để tiếp thu. Ông nói:
"Nhân dân Việt Nam sớm thấy những cái quá khích,
quá chớn, không biết dùng từ như thế nào về Mao Trạch Đông, từ cái gọi
là 'Nhảy vọt lớn', rồi đến 'Công xã nhân dân', rồi 'Ba năm thiên tai'
nhân dân Trung Quốc chết hàng mấy triệu người,
'Giúp đỡ to lớn'
Tuy nhiên, nhà ngoại giao thừa nhận Việt Nam đã
nhận được nhiều sự giúp đỡ quan trọng của Trung Quốc và coi đó là đóng
góp của Trung Quốc thời Mao với chính quyền cộng sản Việt Nam:
"Việc chiến đấu của bộ đội Việt Nam, có rất
nhiều kinh nghiệm chúng tôi học được từ Trung Quốc, nhưng sau này chúng
tôi phát triển lên. Phải nói thẳng Trung Quốc cũng giúp chúng tôi những
thứ đó và một số vũ khí của Trung Quốc giúp chúng tôi cũng rất hữu hiệu,
"Chẳng hạn trong chiến dịch diệt xe tăng, thiết
xa vận của Mỹ ở miền Nam, các bạn Trung Quốc trang bị cho chúng tôi B40,
cái đó chúng tôi không bao giờ quên ơi, chúng tôi không phủ định những
sự giúp đỡ thiết thực, to lớn của nhân dân Trung Quốc cho chúng tôi."
"Mao là khởi đầu một thế hệ gọi là cách mạng dân chủ của Trung Quốc, thực ra trước đó có Tôn Trung Sơn, nhưng phong trào dân chủ mới lấy nông dân làm nòng cốt của Đảng và công - nông,"
"Người ta lấy Mao Trạch Đông làm thế hệ thứ nhất, thế hệ thứ hai là Đặng Tiểu Bình, thứ ba là Giang Trạch Dân, thứ tư là Hồ Cẩm Đào và hiện nay là Tập Cận Bình,
"Bây giờ Trung Quốc đang tiếp tục cải cách và hội nhập. Nếu mà nói công bằng, vai trò của ông Mao là người đặt nền móng, là người có công mở ra phong trào dân chủ kiểu mới theo hướng đề cao nông dân."
Tuy nhiên, theo nhà nghiên cứu này, tầm vóc và phạm vi ảnh hưởng lý luận của ông Mao hạn chế hơn so với Lênin hay Stalin.
Giáo sư Hợp đưa ra so sánh: "Về mặt lý luận mà nói, trước đây thời Liên Xô cũ, người ta đánh giá lý luận là Lênin, Stalin, còn tư tưởng là ông Mao Trạch Đông, Cụ Hồ ngày xưa chỉ được đánh giá là đạo đức Hồ Chí Minh..."
Ông cũng cho rằng Mao chỉ là người có 'tầm tư tưởng' mà không phải là 'nhà lý luận' như Marx hay Lenin, thậm chí Stalin.
'Chỉ tầm khu vực'
Giáo sư Hợp giải thích:"Cách phân loại đó đề xuất ra nguyên lý, hay nguyên tắc, tầm là tầm cơ sở lý thuyết, còn cái này chỉ là tầm vận dụng cho khu vực, hàm ý là ông Mao chỉ vận dụng cho Trung Quốc hay cùng lắm là cho các nước đang, kém phát triển."
Về di sản của ông Mao với thế giới cộng sản tới ngày nay, Giáo sư Hợp cho rằng ảnh hưởng học thuyết Maoist có những hậu quả không dễ đánh giá.
Ông nói: "Chủ nghĩa Mao chỉ là một biểu hiện của mô hình Xô-Viết, nó phương Đông hóa mô hình Xô-viết, mô hình này có một số đặc trưng, trong đó đặc trưng cơ bản nhất người ta muốn nhấn mạnh là chế độ độc tài,"
Về phần mình, cũng hôm thứ Sáu, nhà phê bình văn học Lại Nguyên Ân từ Hà Nội nhìn vào di sản của chủ nghĩa Mao từ góc độ tác động tư tưởng văn hóa, văn nghệ.
Ông nói: "Tư tưởng văn nghệ của ông Mao Trạch Đông, nó cũng giống như Stalin, một trong những người đi trước và ít nhiều là khuôn mẫu của ông ấy,
"Khi giành được chính quyền, thì văn nghệ cũng phải trở thành một bộ phận nằm trong sự quản lý chặt chẽ của chính quyền và nhà văn phải trở thành gần như là công chức của chế độ và hành động như môt bánh xe, thậm chí, như một nhân tố vận động thuận chiều với bộ máy ấy, chứ không phải là người sáng tạo tự do."
Nhà phê bình nói việc hội nhà văn ở Trung Quốc hiện vẫn còn hoạt động như một thứ 'Tổng cục văn nghệ' hay báo chí tư nhân 'bị hạn chế' vẫn còn là di sản từ thời Mao và di sản này cũng được thấy ở một số quốc gia trong khu vực.
Bấm
Trở về đầu trang
Nạn buôn trẻ vị thành niên vào Anh vẫn không ngừng tăng lên trong những năm qua, theo báo Bấm
the Sunday Times của Anh.
Hàng năm, có tới hàng trăm em được đưa lậu vào Anh trong những chiếc xe tải.
Bài báo có tựa đề "The road to nowhere" (tạm dịch Con đường không đích đến) của hai cây viết Caroline Scott và George Arbuthnott nhắc tới trường hợp một bé gái 16 tuổi người Việt, được một gia đình địa phương nhận nuôi, nhưng đã bỏ trốn sau vài tháng ở cùng.
Giới chức nói khi bỏ đi, trong túi em chỉ có vài bảng và chẳng hề có điện thoại di động. Món đồ em mang theo chỉ là một chiếc vòng vàng và một chiếc mũ len hồng.
Gia đình cha mẹ nuôi và cảnh sát không biết em bỏ đi đâu, nhưng với những gì từng xảy ra trong quá khứ thì họ biết em đã quay trở lại với băng đảng đưa em vào Anh.
Câu chuyện của cô bé được cho là có tên
Anh Thi Minh cũng là chuyện khá phổ biến đối với hàng trăm đứa
trẻ "vô hình" đến từ Đông Nam Á, châu Phi và những nơi khác.
Người ta tin rằng các em đã bị buôn lậu vào Anh, bị buộc phải bán dâm, được giới chức Anh cứu, nhưng rồi lại bị bức hại.
Cảnh sát hạt Hampshire hồi tháng Sáu đã phát hiện ra Anh, khi đó 16 tuổi, làm việc tại một tiệm sơn móng tay ở Totton bên rìa vùng New Forest. Ngay lập tức em được đưa vào chăm sóc trong hệ thống dịch vụ xã hội.
Anh kể rằng em đã rời nhà từ vùng nông thôn miền bắc Việt Nam cùng với các bé gái và các phụ nữ khác. Đoàn của em được chở đi bằng những chiếc xe tải qua ngả Trung Quốc vào Nga, rồi sang Hungary, đi tới Pháp.
Tại đó, em đã bị hãm hiếp, bị tấn công tình dục nghiêm trọng và mục đích của băng đảng buôn người là chuẩn bị tinh thần cho những nạn nhân là công việc của các em khi vào tới Tây Âu là làm nghề mại dâm.
Em được đưa lậu vào Anh bằng cách trốn trong một chiếc xe hơi đặt bên trên một chiếc xe tải chở hàng. Em bị cảnh cáo rằng nếu tìm cách trốn thì gia đình em tại Việt Nam sẽ bị xử lý.
Áp lực tâm lý quá lớn dồn xuống đứa trẻ. Người mẹ nuôi nói mỗi ngày ở cạnh Anh là mỗi ngày bà phải bồi đắp sự tin cậy, giúp em mạnh mẽ hơn.
Nhưng em thường xuyên sợ hãi và bất ổn tâm lý. Cuối cùng, do áp lực quá lớn, em đã bỏ trốn.
Trong năm ngoái, 18 em đã biến mất khỏi sự chăm sóc của giới chức địa phương tỉnh Kent.
Hồi tháng Tám, Sunday Times đã có chiến dịch vận động về nạn nô lệ ngầm, tiết lộ các vụ buôn nạn nhân vào làm việc tại các tiệm làm móng tay ở Anh, báo này nói, dẫn tới việc Bộ trưởng Nội vụ Theresa May công bố các kế hoạch ra Dự luật Tình trạng Nô lệ Thời Hiện đại.
Các cuộc điều tra của báo này, từ nạn nô lệ làm việc phục vụ trong nhà tới lao động trong các cơ sở trồng cần sa, cho thấy các em bị buộc phải làm việc và thường bị lạm dụng tình dục nhằm trả nợ các khoản "vay" của bọn buôn người nhằm chi trả cho chi phí tới được Anh.
Theo số liệu từ Trung tâm Theo dõi Nạn Buôn
người vào Anh, có 549 em được xác định là nạn nhân của tình
trạng buôn người trong năm ngoái, với 70 em chưa tới 10 tuổi.
Các em đến từ Việt Nam và Nigeria đông hơn hẳn so với những nơi khác, với 103 trường hợp từ Việt Nam và 78 từ Nigeria. Giới chức tin rằng đây chưa phải là những con số thực.
Hồi 2003, một chiến dịch của cảnh sát London đã phát hiện ra 1.738 em nhỏ không có người lớn đi kèm vào Anh qua ngả sân bay Heathrow chỉ trong ba tháng.
Trong số này, 550 em được cho là dễ bị tổn thương, với gần nửa trong đó chưa tới 11 tuổi.
Nhiều em được đưa vào chăm sóc ở các cơ sở địa phương, nhưng theo báo cáo của quốc hội Anh hồi 2009 thì có tới ba trong số năm trường hợp đã biến mất.
Christine Beddoe, một chuyên gia chuyên về vấn đề bảo vệ trẻ em, cho rằng các nạn nhân được cứu khỏi các băng nhóm tội phạm có tới 80% khả năng bị buôn lại trong thời gian chịu sự chăm sóc của giới chức địa phương.
Hồi năm ngoái, một bản phúc trình do các dân biểu yêu cầu thực hiện nói hầu hết các em bị buôn lậu đã mất tích trong tuần đầu tiên được đưa vào các cơ sở chăm sóc, có trường hợp chỉ 48 giờ, và chừng gần hai phần ba sau đó không bao giờ được tìm thấy.
Các trạm nghỉ chân dọc đường trên tuyến đường cao tốc M3 là nơi thường được mọi người chọn nghỉ trên đường đi từ New Forest tới Dorset. Đó cũng là địa chỉ đón, thả quen thuộc của các em nhỏ người Việt bị buôn lậu từ các chuyến phà ở Pháp sang.
Lẩn vào đám đông trong quầy hàng của Waitrose hay Starbucks, các em nhanh chóng bị trao tay rồi từ đó được đưa tới Birmingham, Manchester và Bristol.
Một số là trẻ mồ côi, bị bán làm nô lệ. Các em khác bị cha mẹ đẩy đi, với hy vọng sự hy sinh của một đứa con sẽ cứu cho cả gia đình.
Họ tin rằng phương Tây sẽ đem lại học vấn, công việc và cơ hội cho con mình.
Một giấc mơ tan biến thành tro bụi ngay khi những đứa trẻ, mà có khi mới chỉ chín tuổi, bắt đầu dấn thân vào hành trình.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/12/131219_uk_smuggling_children.shtml
Theo một tổ chức nhân quyền có trụ sở
tại Hoa Kỳ, trường hợp 15 phụ nữ Việt Nam bị buộc hành nghề mại dâm
ở Moscow cho thấy một vấn đề rộng lớn hơn - nạn buôn người liên quan
tới hàng nghìn người Việt tại Nga, Đài Á châu Tự do (RFA) đưa tin.
Nhiều nạn nhân đã bị cầm giữ bởi
chính người Việt tại Nga, các nhóm điều hành hàng trăm xưởng thợ bóc
lột lao động hoặc cả các ổ chứa ở Moscow và ngoại ô, theo tổ chức
chống buôn người mang tên 'Liên minh Bài trừ Nô lệ mới ở Á châu'
(CAMSA).
Tổ chức này gần đây mới tiết lộ cho biết về số phận của 15 phụ nữ là nạn nhân của đường dây buôn người từ Việt Nam sang Nga và bị buộc phải hành nghề mại dâm tại một nhà chứa.
Trả lời BBC Việt Ngữ, ông Nguyễn Đình Thắng, người đồng sáng lập CAMSA, cho biết vụ việc liên quan tới một phụ nữ tên Nguyễn Thúy An, mà CAMSA cáo buộc là chủ nhà chứa nói trên.
Được biết sau khi vụ việc bị lộ, bà Thúy An đã phải trả hộ chiếu cho những phụ nữ này và họ đã từng đợt được đưa về lại Việt Nam trong tháng Ba, mà người cuối cùng là cô Trang Thị Diệu, 25 tuổi, về tới Việt Nam hôm 19/4, ông Nguyễn Đình Thắng cho biết.
Tổ chức CAMSA còn cáo buộc hoạt động của nhà chứa nơi 15 phụ nữ này bị cầm giữ "đã được một vài nhân viên đang làm việc tại tòa đại sứ Việt Nam ở Moscow bao che".
BBC Việt Ngữ đã liên lạc qua điện thoại với ông Nguyễn Đông Triều, Tham tán công sứ của Đại sứ quán Việt Nam ở Nga, để hỏi về cáo giác này nhưng ông đã từ chối không trả lời và yêu cầu BBC "hỏi cơ quan chức năng nào khác".
Ông Triều cũng nói:
"Tôi không có trách nhiệm trả lời nhà báo,"
"Những cái gì cứ gửi tới cơ quan có thẩm quyền."
Khi được hỏi ông làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam, và nếu Đại sứ quán Việt Nam không phải là cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan thẩm quyền mà ông nói là cơ quan nào, ông Triều đã bỏ máy.
Trong thư phản hồi này, Phòng lãnh sự đã không hề trả lời bất cứ câu hỏi nào của BBC để kiểm chứng thực hư của những cáo giác nói trên mà viết rằng:
"Mong BBC Việt ngữ khi đưa tin về các vụ việc
liên quan đến người Việt Nam tại LB Nga cần tìm hiểu kỹ, xác minh để bảo
đảm tính khách quan, chính xác, tránh theo ý kiến của một vài cá nhân
có thể vì những lý do khác mà đưa tin thổi phồng, thậm chí làm chứng sai
sự thật."
Cũng tại thành phố này có “không ít” các nhà chứa do người gốc Việt làm chủ mà chủ yếu để phục vụ khách Việt Nam, theo CAMSA.
Tại đây các cô gái trẻ người Việt bị buộc phải làm gái mại dâm sau khi bị lừa sang Nga với hứa hẹn có công ăn việc làm.
Trả lời BBC Việt Ngữ, cô Duyên và cô Trang, hai trong số 15 phụ nữ đã được về lại Việt Nam sau một thời gian mà họ cáo giác đã bị buộc phải hành nghề mại dâm dưới sự quản lý của bà Nguyễn Thúy An, cho biết họ đã bị các môi giới ở Việt Nam lừa sau khi hứa hẹn đưa sang Nga để làm nhà hàng.
Trước khi đi, họ cũng được hứa mỗi ngày sẽ nhận trên 100 đô la tiền công nhưng thực tế họ đã bị đưa thẳng tới nhà chứa của bà An để đi khách.
Theo cô Duyên, khi mới tới đây, có khoảng 9-10 chị em phụ nữ đã ở đó rồi và dần dần con số này lên thành 15 người, sống trong căn hộ với hai phòng ngủ, không có giường.
Họ nói vật dụng là những tấm đệm mỏng, căng rèm, vừa là phòng ngủ của cả 15 người vừa là phòng để phục vụ khách luôn.
Cả hai cô cho biết tiền nong bà An đều nắm giữ và bị trừ các tiền chi phí, chưa kể các loại tiền phạt nếu họ không làm theo đúng các quy định do bà An đặt ra.
Ông Nguyễn Đình Thắng đã làm việc với sáu trường hợp liên quan tới khoảng 300 người Việt là nạn nhân của tình trạng buôn người tại Nga trong năm ngoái.
“Nó khiến người ta phần nào biết được về tình trạng buôn lậu người phức tạp tại đất nước rộng lớn này,” ông Thắng nói tại buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ về nạn buôn người hôm 11/4 vừa qua.
“Các nạn nhân Việt của tình trạng buôn người ở Nga trên thực tế không có cơ hội tìm được tự do,” ông nói thêm.
“Cơ chế hiện hành tại Nga khiến cho nạn nhân không thể tìm cách bỏ trốn hay tìm kiếm trợ giúp."
Cho tới nay những người trong đường dây đưa người sang Nga và buộc họ trở thành nô lệ tình dục vẫn chưa bị bắt và cảnh sát Nga “rất chậm chạp” trong việc có phản ứng trước những vụ như thế này, ông Thắng nói.
Khoảng một nửa số nạn nhân mà tổ chức CAMSA tìm cách giải cứu trong vòng 18 tháng qua vẫn đang bị những kẻ buôn người cầm giữ.
Nhiều người trong số này bỏ trốn khỏi các xưởng lao động đã bị chính cảnh sát Nga, mà CAMSA nói “có quan hệ chặt chẽ với những kẻ buôn người”, đem trả lại cho chủ người Việt, ông Thắng cho biết.
Trao đổi với BBC Việt Ngữ, ông Thắng nói: “Chính phủ Nga không quan tâm về vấn đề chống buôn người.”
“Cảnh sát địa phương thì rất tham nhũng. Còn cảnh sát liên bang thì không đủ nhân sự và lại thiếu huấn luyện. Do đó có luật để trừng phạt kẻ buôn người nhưng phần lớn các vụ buôn người lại không được nhận diện là buôn người nên luật cũng không được áp dụng,” ông Thắng giải thích thêm.
C chính phủ Việt Nam ước tính 30% trong số 10 ngàn người Việt Nam đang làm việc tại Nga là đi theo chương trình xuất khẩu lao động chính thức, số còn lại là sang theo visa du lịch, có nghĩa là có khoảng 7 ngàn người lao động bất hợp pháp tại nước này.
Tuy nhiên tổ chức CAMSA ước tính con số thực có thể cao hơn rất nhiều.
Một số tổ chức nhân quyền cho rằng Nga không chỉ là điểm đến của các tuyến đưa người lậu từ Việt Nam sang mà còn là nguồn và điểm trung chuyển nạn nhân buôn người, trong khi Việt Nam vừa là cả điểm đến của nhiều nạn nhân được đưa lậu tới từ các nước Đông Nam Á khác, theo hãng tin AFP.
Trong bản phúc trình toàn cầu thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ về buôn người năm 2012, Nga được xếp hạng ở “Bậc 2 cần theo dõi” – nước có nguy cơ tụt xuống hạng 3, gồm các nước không tuân thủ các tiêu chuẩn chống buôn người.
Việt Nam được nâng cấp từ “Bậc 2 cần theo dõi” lên “Bậc 2” trong bảng xếp hạng nói trên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Vụ 'bán phụ nữ Việt vào nhà chức tại Nga' cũng đã được một số Bấm báo Mỹ đăng tải.
BBC Việt Ngữ sẽ tiếp tục cập nhật thêm các thông tin liên quan tới số 15 phụ nữ đã được đưa về nước.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/04/130423_viet_russia_human_trafficking.shtml
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ nói Trung
Quốc đã hành động một cách "vô trách nhiệm" trong lần chạm mặt gần đây
giữa tàu chiến hai nước.
Ông Chuck Hagel nói tàu Trung Quốc
đã cắt ngang trước mũi tàu USS Cowpens vào ngày 5/12 và gọi đây là hành
động "mang tính kích động".
Trong khi đó, Trung Quốc cho biết đã xử lý tình huống theo "quy trình nghiêm ngặt".
Đây được xem là vụ va chạm nghiêm trọng nhất giữa hai nước trên Biển Đông kể từ năm 2009.
Hoa Kỳ cho biết tàu chiến được trang bị tên lửa hành trình của nước này đang hoạt động trong hải phận quốc tế trước khi bị một chiến hạm Trung Quốc buộc phải chỉnh lái để tránh va chạm.
Tuy nhiên, Biển Đông là nơi Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền và hôm thứ Hai ngày 16/12, tờ Hoàn cầu Thời báo nói rằng chiến hạm Mỹ đã ‘đe dọa an ninh quân sự của Trung Quốc’ và dẫn một nguồn tin ẩn danh nói rằng tàu USS Cowpens đã ‘theo đuôi và quấy rối’ hàng không mẫu hạm Liêu Ninh trong lúc chiến hạm này đang tiến hành diễn tập.
Ông Hagel nói với phóng viên: "Việc Trung Quốc đưa tàu của mình cắt ngang trước mũi tàu USS Cowpens với khoảng cách chỉ 100 yards (khoảng 91m), không phải là một hành động có trách nhiệm".
Ông nói những sự cố “mang tính kích động như thế này rất có khả năng gây ra tính toán sai lầm”.
"Cần phải thiết lập một cơ chế nào đó để tháo ngòi những vấn đề này khi chúng xảy ra", ông nói thêm.
“Chiến hạm Trung Quốc đã tuân thủ quy trình nghiêm ngặt để xử lý vụ việc,” thông cáo cho biết.
Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đã có hành trình đầu tiên xuống Biển Đông, nơi Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với một số nước đông nam Á.
Hồi năm 2009, Chính phủ Mỹ nói năm tàu Trung Quốc đã ‘hung hăng’ tiến gần một tàu giám sát không có vũ trang của hải quân trong vùng biển quốc tế trên Biển Đông.
Tuy nhiên, Bắc Kinh nói thông tin của Mỹ đưa ra là ‘hoàn toàn sai sự thật’ và cho biết tàu của họ đang có những hoạt động bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/12/131220_hagel_china_warship.shtml
Trên báo mạng VnExpress ngày 14/12/2013, ông Vũ Khoan nguyên Phó Thủ
tướng, nguyên Bí thư Trung ương Đảng khóa IX, đã nêu trường hợp Thụy Sĩ
để so sánh với Việt Nam. Theo đó Thụy Sĩ từ một đất nước nghèo ở châu Âu
đã trỗi dậy mạnh mẽ từ nửa cuối thế kỷ XIX để ngày nay trở thành một
trong các quốc gia giàu mạnh nhất thế giới.
Ông Vũ Khoan nhận định: “Thụy Sĩ biết tận dụng tài nguyên của mình như đất đai, đồng cỏ để phát triển ngành nông nghiệp, họ cũng tạo nên được ngành du lịch nổi tiếng thế giới từ những hạt tuyết trắng xóa trên dãy Alpes. Thụy Sĩ xây dựng được một cơ cấu kinh tế rất hiệu quả, gồm lĩnh vực dịch vụ, những ngành đòi hỏi trí tuệ, công nghệ cao.” Vẫn theo VnEpress, ông Vũ Khoan cho rằng Thụy Sĩ là tấm gương rất đáng để Việt Nam học tập và nhấn mạnh: “Họ không có gì nhưng lại có tất cả, trong khi ta có tất cả nhưng lại chẳng có gì.”
Người đọc báo cho là một người như ông Vũ Khoan, nhân vật từng nắm nhiều trọng trách của Chính phủ và đảng Cộng Sản, tất nhiên biết rõ nguyên nhân của sự tụt hậu của đất nước chính là từ đầu não, từ quyết sách của Đảng và Nhà nước.
Đối với giới trí thức ở trong nước, Việt Nam có những gút thắt đã cột chặt sự phát triển của đất nước như vấn đề một đảng độc quyền lãnh đạo, người dân không có quyền tư hữu đất đai và trong nền kinh tế quốc dân lại giao cho các tập đoàn, tổng công ty doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo… Những chiếc vòng kim cô này đã làm cho kinh tế không thể phát triển đúng mức, ngoại trừ làm giàu cho những nhóm lợi ích liên quan đến Đảng và Nhà nước cũng như tạo ra hố sâu ngăn cách giàu nghèo trong xã hội.
TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS, một tổ chức tư nhân đã tự giải thể, từ Hà Nội nhận định:
“Ở Việt Nam người ta sử dụng ngôn ngữ khác, người ta gọi là xã hội chủ nghĩa nhưng thực sự cái người ta đang xây dựng là chủ nghĩa tư bản man rợ chứ không phải theo kiểu xã hội chủ nghĩa bên Tây âu. Tức là những chuyện công bằng xã hội, bảo đảm quyền lợi cho người lao động thì ở đây người ta nói như vậy, nhưng thực sự không phải là như vậy. Khoảng cách gia tăng giữa giàu và nghèo, giữa những người thu nhập rất là lớn và những người rất nghèo thì càng ngày càng dãn thêm ra và nếu họ không để ý đến thì vấn đề này sẽ sinh ra bất ổn xã hội lớn.”
Nhân dịp ông Vũ Khoan có nhận định đáng chú ý về sự tụt hậu của đất nước trên VnExpress, ngược dòng thời gian vào ngày 31/1/2012 nhân cuộc gặp gỡ đầu xuân Nhâm Thìn do Tập đoàn Trung Nguyên và Báo Tia Sáng tổ chức tại Hà Nội, ông Vũ Khoan từng phát biểu, người ta hay nói thế giới đầy khó khăn nhưng ông muốn nhấn mạnh là “Thế giới đang thay đổi, cái khó khăn ấy nó phản ảnh sự thay đổi của thế giới, những thay đổi rất là sâu sắc và mang tính quyết định. Nếu chúng ta không nhận thức nó, không tiếp cận nó mà không ‘lượn’ theo nó thì chúng ta sẽ ‘ngửi bụi’ sẽ ‘lệch pha’ và phát triển sẽ rất khó khăn. Bây giờ cái mốt thời thượng hay nói tới tái cấu trúc, chúng ta cứ loay hoay tái cấu trúc theo cái của mình nhưng mà không nhìn ra được cái thay đổi của thế giới thì chúng ta loay hoay tái thế nào đó rồi lại tái nữa…”
Trong dịp trả lời chúng tôi, bà Phạm Chi Lan chuyên gia kinh tế nguyên thành viên ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ từng nhận định:
SaigonTimes Online ngày 13/12/2013 trích lời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhìn nhận tái cơ cấu ngân hàng không thể chậm trễ, nhưng cũng không thể làm căng, nếu không, già néo đứt dây. Thống đốc Bình cũng cho biết Nhà nước cương quyết quyết dẹp bỏ tình trạng sở hữu chéo làm lũng đoạn, khiến tính chất ảo trong hoạt động ngân hàng tăng lên. Vẫn theo SaigonTimes, Thống đốc Bình nhấn mạnh là đã phát hiện tất cả tình trạng sở hữu chéo nhưng chẳng thể xử lý hết được. Thí dụ ngân hàng A sở hữu 10% ngân hàng B, muốn bán lắm nhưng ai mua? Trong lúc thị trường thế này, người bán nhiều người mua ít. Theo lời Thống đốc, người mua ở đây phải là người có tiềm lực tài chính lành mạnh, nếu không nó lại tạo ra sở hữu chéo mới.
Được biết, tình trạng sở hữu chéo theo hướng tiêu cực trong hệ thống ngân hàng, đã dẫn tới tình trạng chôn vốn bất động sản khoảng 1 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2012. Chính vấn đề này đã làm cho nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng thực sự.
Giới chuyên gia cho rằng, phát biểu của Thống đốc Bình thể hiện tính mong manh của hệ thống ngân hàng Việt Nam lồng trong khung cảnh kinh tế tài chính nói chung với rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Hiến pháp sửa đổi mới được ban hành của Việt Nam dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng sản vẫn giữ nguyên những gút thắt từng làm trì trệ sự phát triển của đất nước. Ngoài vấn đề một đảng duy nhất lãnh đạo, đất đai sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, còn là chuyện vẫn duy trì quan niệm Kinh tế Nhà nước là chủ đạo nền kinh tế.
Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia tài chính Việt kiều hiện sống và làm việc tại Hà Nội nhận định về giải pháp ưu tiên cứu vãn kinh tế
“Bây giờ cần tạo mọi điều kiện cần thiết cho lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân phát triển chứ không phải doanh nghiệp Nhà nước nữa. Doanh nghiệp Nhà nước nói là vai trò chủ đạo nhưng không chủ đạo được gì, từ hiệu suất đầu tư cũng không có rồi sản phẩm của họ cũng không phải có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới. Phải tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển vì đó là nòng cốt trong nền kinh tế thị trường.”
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan mong muốn Việt Nam học bài học phát triển của Thụy Sĩ, cải cách cơ cấu nền kinh tế cùng sự quản lý hiệu quả để phát triển bền vững. Nhưng có lẽ đó chỉ là một giấc mơ đẹp, vì như TS Nguyễn Quang A từng nói “Nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể tái cơ cấu khi nào đảng Cộng sản Việt Nam tái cơ cấu lại chính mình.”
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/we-have-all-the-resources-but-we-get-nothing-nn-12202013095029.html
Sau Hạ viện, với một đa số áp đảo, Thượng viện Mỹ vào hôm
qua, 19/12/2013 đã thông qua ngân sách quốc phòng Hoa Kỳ cho tài khóa
2014. Điểm đáng chú ý là Quốc hội lưỡng viện Mỹ đã chuẩn y các yêu cầu
trang bị thêm chiến đấu cơ và chiến hạm hiện đại của quân đội Mỹ.
Trẻ em Việt và nạn buôn người vào Anh
Cập nhật: 12:38 GMT - thứ năm, 19 tháng 12, 2013
Bài báo có tựa đề "The road to nowhere" (tạm dịch Con đường không đích đến) của hai cây viết Caroline Scott và George Arbuthnott nhắc tới trường hợp một bé gái 16 tuổi người Việt, được một gia đình địa phương nhận nuôi, nhưng đã bỏ trốn sau vài tháng ở cùng.
Giới chức nói khi bỏ đi, trong túi em chỉ có vài bảng và chẳng hề có điện thoại di động. Món đồ em mang theo chỉ là một chiếc vòng vàng và một chiếc mũ len hồng.
Gia đình cha mẹ nuôi và cảnh sát không biết em bỏ đi đâu, nhưng với những gì từng xảy ra trong quá khứ thì họ biết em đã quay trở lại với băng đảng đưa em vào Anh.
Nạn buôn người
Người ta tin rằng các em đã bị buôn lậu vào Anh, bị buộc phải bán dâm, được giới chức Anh cứu, nhưng rồi lại bị bức hại.
Cảnh sát hạt Hampshire hồi tháng Sáu đã phát hiện ra Anh, khi đó 16 tuổi, làm việc tại một tiệm sơn móng tay ở Totton bên rìa vùng New Forest. Ngay lập tức em được đưa vào chăm sóc trong hệ thống dịch vụ xã hội.
Anh kể rằng em đã rời nhà từ vùng nông thôn miền bắc Việt Nam cùng với các bé gái và các phụ nữ khác. Đoàn của em được chở đi bằng những chiếc xe tải qua ngả Trung Quốc vào Nga, rồi sang Hungary, đi tới Pháp.
Tại đó, em đã bị hãm hiếp, bị tấn công tình dục nghiêm trọng và mục đích của băng đảng buôn người là chuẩn bị tinh thần cho những nạn nhân là công việc của các em khi vào tới Tây Âu là làm nghề mại dâm.
Em được đưa lậu vào Anh bằng cách trốn trong một chiếc xe hơi đặt bên trên một chiếc xe tải chở hàng. Em bị cảnh cáo rằng nếu tìm cách trốn thì gia đình em tại Việt Nam sẽ bị xử lý.
Áp lực tâm lý quá lớn dồn xuống đứa trẻ. Người mẹ nuôi nói mỗi ngày ở cạnh Anh là mỗi ngày bà phải bồi đắp sự tin cậy, giúp em mạnh mẽ hơn.
Nhưng em thường xuyên sợ hãi và bất ổn tâm lý. Cuối cùng, do áp lực quá lớn, em đã bỏ trốn.
Trong năm ngoái, 18 em đã biến mất khỏi sự chăm sóc của giới chức địa phương tỉnh Kent.
Nô lệ thời hiện đại
Bài viết của the Sunday Times nói những kẻ buôn lậu người nằm được rất rõ về hệ thống bảo vệ trẻ em của Anh và khai thác chuyện này, lợi dụng hệ thống nhân chăm sóc con nuôi và các cơ sở nhận tiền thuế dân làm nơi tạm để những đứa trẻ cho tới khi chúng sẵn sàng đưa các nạn nhân đi làm việc hoặc đem bán.Hồi tháng Tám, Sunday Times đã có chiến dịch vận động về nạn nô lệ ngầm, tiết lộ các vụ buôn nạn nhân vào làm việc tại các tiệm làm móng tay ở Anh, báo này nói, dẫn tới việc Bộ trưởng Nội vụ Theresa May công bố các kế hoạch ra Dự luật Tình trạng Nô lệ Thời Hiện đại.
Các cuộc điều tra của báo này, từ nạn nô lệ làm việc phục vụ trong nhà tới lao động trong các cơ sở trồng cần sa, cho thấy các em bị buộc phải làm việc và thường bị lạm dụng tình dục nhằm trả nợ các khoản "vay" của bọn buôn người nhằm chi trả cho chi phí tới được Anh.
"Các em đến từ Việt Nam và Nigeria đông hơn hẳn so với những nơi khác, với 103 trường hợp (trong tổng 549 em) từ Việt Nam và 78 từ Nigeria."
Các em đến từ Việt Nam và Nigeria đông hơn hẳn so với những nơi khác, với 103 trường hợp từ Việt Nam và 78 từ Nigeria. Giới chức tin rằng đây chưa phải là những con số thực.
Hồi 2003, một chiến dịch của cảnh sát London đã phát hiện ra 1.738 em nhỏ không có người lớn đi kèm vào Anh qua ngả sân bay Heathrow chỉ trong ba tháng.
Trong số này, 550 em được cho là dễ bị tổn thương, với gần nửa trong đó chưa tới 11 tuổi.
Nhiều em được đưa vào chăm sóc ở các cơ sở địa phương, nhưng theo báo cáo của quốc hội Anh hồi 2009 thì có tới ba trong số năm trường hợp đã biến mất.
Christine Beddoe, một chuyên gia chuyên về vấn đề bảo vệ trẻ em, cho rằng các nạn nhân được cứu khỏi các băng nhóm tội phạm có tới 80% khả năng bị buôn lại trong thời gian chịu sự chăm sóc của giới chức địa phương.
Hồi năm ngoái, một bản phúc trình do các dân biểu yêu cầu thực hiện nói hầu hết các em bị buôn lậu đã mất tích trong tuần đầu tiên được đưa vào các cơ sở chăm sóc, có trường hợp chỉ 48 giờ, và chừng gần hai phần ba sau đó không bao giờ được tìm thấy.
Các trạm nghỉ chân dọc đường trên tuyến đường cao tốc M3 là nơi thường được mọi người chọn nghỉ trên đường đi từ New Forest tới Dorset. Đó cũng là địa chỉ đón, thả quen thuộc của các em nhỏ người Việt bị buôn lậu từ các chuyến phà ở Pháp sang.
Lẩn vào đám đông trong quầy hàng của Waitrose hay Starbucks, các em nhanh chóng bị trao tay rồi từ đó được đưa tới Birmingham, Manchester và Bristol.
Một số là trẻ mồ côi, bị bán làm nô lệ. Các em khác bị cha mẹ đẩy đi, với hy vọng sự hy sinh của một đứa con sẽ cứu cho cả gia đình.
Họ tin rằng phương Tây sẽ đem lại học vấn, công việc và cơ hội cho con mình.
Một giấc mơ tan biến thành tro bụi ngay khi những đứa trẻ, mà có khi mới chỉ chín tuổi, bắt đầu dấn thân vào hành trình.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/12/131219_uk_smuggling_children.shtml
Nạn buôn người Việt vào nhà chứa ở Nga
Cập nhật: 15:44 GMT - thứ năm, 25 tháng 4, 2013
Tổ chức này gần đây mới tiết lộ cho biết về số phận của 15 phụ nữ là nạn nhân của đường dây buôn người từ Việt Nam sang Nga và bị buộc phải hành nghề mại dâm tại một nhà chứa.
Trả lời BBC Việt Ngữ, ông Nguyễn Đình Thắng, người đồng sáng lập CAMSA, cho biết vụ việc liên quan tới một phụ nữ tên Nguyễn Thúy An, mà CAMSA cáo buộc là chủ nhà chứa nói trên.
Được biết sau khi vụ việc bị lộ, bà Thúy An đã phải trả hộ chiếu cho những phụ nữ này và họ đã từng đợt được đưa về lại Việt Nam trong tháng Ba, mà người cuối cùng là cô Trang Thị Diệu, 25 tuổi, về tới Việt Nam hôm 19/4, ông Nguyễn Đình Thắng cho biết.
Tổ chức CAMSA còn cáo buộc hoạt động của nhà chứa nơi 15 phụ nữ này bị cầm giữ "đã được một vài nhân viên đang làm việc tại tòa đại sứ Việt Nam ở Moscow bao che".
BBC Việt Ngữ đã liên lạc qua điện thoại với ông Nguyễn Đông Triều, Tham tán công sứ của Đại sứ quán Việt Nam ở Nga, để hỏi về cáo giác này nhưng ông đã từ chối không trả lời và yêu cầu BBC "hỏi cơ quan chức năng nào khác".
Ông Triều cũng nói:
"Tôi không có trách nhiệm trả lời nhà báo,"
"Những cái gì cứ gửi tới cơ quan có thẩm quyền."
Khi được hỏi ông làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam, và nếu Đại sứ quán Việt Nam không phải là cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan thẩm quyền mà ông nói là cơ quan nào, ông Triều đã bỏ máy.
Phản hồi từ Phòng lãnh sự
Sau nhiều lần gọi điện, emails và cả gửi fax trong hai ngày 24 và 25 tháng Tư để có được thông tin kiểm chứng và phản hồi của tòa đại sứ Việt Nam ở Liên Bang Nga trước những cáo buộc của tổ chức CAMSA và trước lời kể của một số nạn nhân đã được đưa trở lại Việt Nam mới đây, hồi 16.24 chiều thứ Năm 25/4, BBC Việt Ngữ đã nhận được thư phản hồi, ký tên "Phòng lãnh sự, Đại sứ quán Việt Nam tại Nga".Trong thư phản hồi này, Phòng lãnh sự đã không hề trả lời bất cứ câu hỏi nào của BBC để kiểm chứng thực hư của những cáo giác nói trên mà viết rằng:
Không có tương lai
Theo ước tính của tổ chức CAMSA, tại Moscow có khoảng ba ngàn xưởng của người Việt, mỗi xưởng có thể thuê từ vài người tới hàng trăm nhân công, và nhiều người là nạn nhân của tình trạng lao động cưỡng bức.Cũng tại thành phố này có “không ít” các nhà chứa do người gốc Việt làm chủ mà chủ yếu để phục vụ khách Việt Nam, theo CAMSA.
Tại đây các cô gái trẻ người Việt bị buộc phải làm gái mại dâm sau khi bị lừa sang Nga với hứa hẹn có công ăn việc làm.
Trả lời BBC Việt Ngữ, cô Duyên và cô Trang, hai trong số 15 phụ nữ đã được về lại Việt Nam sau một thời gian mà họ cáo giác đã bị buộc phải hành nghề mại dâm dưới sự quản lý của bà Nguyễn Thúy An, cho biết họ đã bị các môi giới ở Việt Nam lừa sau khi hứa hẹn đưa sang Nga để làm nhà hàng.
Trước khi đi, họ cũng được hứa mỗi ngày sẽ nhận trên 100 đô la tiền công nhưng thực tế họ đã bị đưa thẳng tới nhà chứa của bà An để đi khách.
Theo cô Duyên, khi mới tới đây, có khoảng 9-10 chị em phụ nữ đã ở đó rồi và dần dần con số này lên thành 15 người, sống trong căn hộ với hai phòng ngủ, không có giường.
Họ nói vật dụng là những tấm đệm mỏng, căng rèm, vừa là phòng ngủ của cả 15 người vừa là phòng để phục vụ khách luôn.
Cả hai cô cho biết tiền nong bà An đều nắm giữ và bị trừ các tiền chi phí, chưa kể các loại tiền phạt nếu họ không làm theo đúng các quy định do bà An đặt ra.
Ông Nguyễn Đình Thắng đã làm việc với sáu trường hợp liên quan tới khoảng 300 người Việt là nạn nhân của tình trạng buôn người tại Nga trong năm ngoái.
“Nó khiến người ta phần nào biết được về tình trạng buôn lậu người phức tạp tại đất nước rộng lớn này,” ông Thắng nói tại buổi điều trần trước Quốc hội Mỹ về nạn buôn người hôm 11/4 vừa qua.
“Các nạn nhân Việt của tình trạng buôn người ở Nga trên thực tế không có cơ hội tìm được tự do,” ông nói thêm.
“Cơ chế hiện hành tại Nga khiến cho nạn nhân không thể tìm cách bỏ trốn hay tìm kiếm trợ giúp."
Cho tới nay những người trong đường dây đưa người sang Nga và buộc họ trở thành nô lệ tình dục vẫn chưa bị bắt và cảnh sát Nga “rất chậm chạp” trong việc có phản ứng trước những vụ như thế này, ông Thắng nói.
Cảnh sát 'đồng lõa'
"Các nạn nhân Việt của tình trạng buôn người ở Nga trên thực tế không có cơ hội tìm được tự do. Cơ chế hiện hành tại Nga khiến cho nạn nhân không thể tìm cách bỏ trốn hay tìm kiếm trợ giúp."
Nguyễn Đình Thắng, người đồng sáng lập CAMSA
Nhiều người trong số này bỏ trốn khỏi các xưởng lao động đã bị chính cảnh sát Nga, mà CAMSA nói “có quan hệ chặt chẽ với những kẻ buôn người”, đem trả lại cho chủ người Việt, ông Thắng cho biết.
Trao đổi với BBC Việt Ngữ, ông Thắng nói: “Chính phủ Nga không quan tâm về vấn đề chống buôn người.”
“Cảnh sát địa phương thì rất tham nhũng. Còn cảnh sát liên bang thì không đủ nhân sự và lại thiếu huấn luyện. Do đó có luật để trừng phạt kẻ buôn người nhưng phần lớn các vụ buôn người lại không được nhận diện là buôn người nên luật cũng không được áp dụng,” ông Thắng giải thích thêm.
C chính phủ Việt Nam ước tính 30% trong số 10 ngàn người Việt Nam đang làm việc tại Nga là đi theo chương trình xuất khẩu lao động chính thức, số còn lại là sang theo visa du lịch, có nghĩa là có khoảng 7 ngàn người lao động bất hợp pháp tại nước này.
Tuy nhiên tổ chức CAMSA ước tính con số thực có thể cao hơn rất nhiều.
Một số tổ chức nhân quyền cho rằng Nga không chỉ là điểm đến của các tuyến đưa người lậu từ Việt Nam sang mà còn là nguồn và điểm trung chuyển nạn nhân buôn người, trong khi Việt Nam vừa là cả điểm đến của nhiều nạn nhân được đưa lậu tới từ các nước Đông Nam Á khác, theo hãng tin AFP.
Trong bản phúc trình toàn cầu thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ về buôn người năm 2012, Nga được xếp hạng ở “Bậc 2 cần theo dõi” – nước có nguy cơ tụt xuống hạng 3, gồm các nước không tuân thủ các tiêu chuẩn chống buôn người.
Việt Nam được nâng cấp từ “Bậc 2 cần theo dõi” lên “Bậc 2” trong bảng xếp hạng nói trên của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ.
Vụ 'bán phụ nữ Việt vào nhà chức tại Nga' cũng đã được một số Bấm báo Mỹ đăng tải.
BBC Việt Ngữ sẽ tiếp tục cập nhật thêm các thông tin liên quan tới số 15 phụ nữ đã được đưa về nước.
'Tàu chiến TQ hành xử vô trách nhiệm'
Cập nhật: 04:19 GMT - thứ sáu, 20 tháng 12, 2013
Trong khi đó, Trung Quốc cho biết đã xử lý tình huống theo "quy trình nghiêm ngặt".
Đây được xem là vụ va chạm nghiêm trọng nhất giữa hai nước trên Biển Đông kể từ năm 2009.
Hoa Kỳ cho biết tàu chiến được trang bị tên lửa hành trình của nước này đang hoạt động trong hải phận quốc tế trước khi bị một chiến hạm Trung Quốc buộc phải chỉnh lái để tránh va chạm.
Tuy nhiên, Biển Đông là nơi Trung Quốc tuyên bố có chủ quyền và hôm thứ Hai ngày 16/12, tờ Hoàn cầu Thời báo nói rằng chiến hạm Mỹ đã ‘đe dọa an ninh quân sự của Trung Quốc’ và dẫn một nguồn tin ẩn danh nói rằng tàu USS Cowpens đã ‘theo đuôi và quấy rối’ hàng không mẫu hạm Liêu Ninh trong lúc chiến hạm này đang tiến hành diễn tập.
Ông Hagel nói với phóng viên: "Việc Trung Quốc đưa tàu của mình cắt ngang trước mũi tàu USS Cowpens với khoảng cách chỉ 100 yards (khoảng 91m), không phải là một hành động có trách nhiệm".
Ông nói những sự cố “mang tính kích động như thế này rất có khả năng gây ra tính toán sai lầm”.
"Cần phải thiết lập một cơ chế nào đó để tháo ngòi những vấn đề này khi chúng xảy ra", ông nói thêm.
"Quy trình nghiêm ngặt"
Trong một thông cáo hôm thứ Tư ngày 18/12, Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói hai chiến hạm đã chạm mặt trong một ‘cuộc tuần tra thường kỳ’ của phía Trung Quốc.“Chiến hạm Trung Quốc đã tuân thủ quy trình nghiêm ngặt để xử lý vụ việc,” thông cáo cho biết.
Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh đã có hành trình đầu tiên xuống Biển Đông, nơi Trung Quốc đang có tranh chấp chủ quyền với một số nước đông nam Á.
Hồi năm 2009, Chính phủ Mỹ nói năm tàu Trung Quốc đã ‘hung hăng’ tiến gần một tàu giám sát không có vũ trang của hải quân trong vùng biển quốc tế trên Biển Đông.
Tuy nhiên, Bắc Kinh nói thông tin của Mỹ đưa ra là ‘hoàn toàn sai sự thật’ và cho biết tàu của họ đang có những hoạt động bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/12/131220_hagel_china_warship.shtml
Việt Nam có tất cả nhưng lại chẳng có gì
Việt Nam tụt hậu rất xa so với láng giềng sau 38 năm thống nhất đất
nước. Nguyên nhân nào đưa tới tình trạng yếu kém của một quốc gia luôn
tự hào về nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và nhân lực dồi dào.
Tận dụng tài nguyên chưa hiệu quả
Rừng bị tàn phá ở Dak Lak hôm 12/03/2013.
AFP
Ông Vũ Khoan nhận định: “Thụy Sĩ biết tận dụng tài nguyên của mình như đất đai, đồng cỏ để phát triển ngành nông nghiệp, họ cũng tạo nên được ngành du lịch nổi tiếng thế giới từ những hạt tuyết trắng xóa trên dãy Alpes. Thụy Sĩ xây dựng được một cơ cấu kinh tế rất hiệu quả, gồm lĩnh vực dịch vụ, những ngành đòi hỏi trí tuệ, công nghệ cao.” Vẫn theo VnEpress, ông Vũ Khoan cho rằng Thụy Sĩ là tấm gương rất đáng để Việt Nam học tập và nhấn mạnh: “Họ không có gì nhưng lại có tất cả, trong khi ta có tất cả nhưng lại chẳng có gì.”
Khoảng cách gia tăng giữa giàu và nghèo, giữa những người thu nhập rất là lớn và những người rất nghèo thì càng ngày càng dãn thêm ra và nếu họ không để ý đến thì vấn đề này sẽ sinh ra bất ổn xã hội lớn.Theo lời ông Vũ Khoan, Việt Nam đưa ra nhiều mũi nhọn đột phá nhưng không rõ ràng, đáng lẽ phải chọn lựa đúng những lĩnh vực mũi nhọn để theo đuổi. Ông cho rằng Việt Nam vốn đi lên từ một nước nông nghiệp, nhưng đến nay đóng góp của ngành này trong GDP ngày càng giảm. Vẫn theo VnExpress và ông Vũ Khoan, Việt Nam đã chưa phát triển được ngành dịch vụ du lịch tương xứng với tiềm năng dù đất nước cũng có biển, sông núi trải dài với nhiều danh lam thắng cảnh. Ngoài ra Việt Nam cũng chưa quan tâm đến chất lượng nguồn nhân lực.
-TS Nguyễn Quang A
Người đọc báo cho là một người như ông Vũ Khoan, nhân vật từng nắm nhiều trọng trách của Chính phủ và đảng Cộng Sản, tất nhiên biết rõ nguyên nhân của sự tụt hậu của đất nước chính là từ đầu não, từ quyết sách của Đảng và Nhà nước.
Đối với giới trí thức ở trong nước, Việt Nam có những gút thắt đã cột chặt sự phát triển của đất nước như vấn đề một đảng độc quyền lãnh đạo, người dân không có quyền tư hữu đất đai và trong nền kinh tế quốc dân lại giao cho các tập đoàn, tổng công ty doanh nghiệp nhà nước làm chủ đạo… Những chiếc vòng kim cô này đã làm cho kinh tế không thể phát triển đúng mức, ngoại trừ làm giàu cho những nhóm lợi ích liên quan đến Đảng và Nhà nước cũng như tạo ra hố sâu ngăn cách giàu nghèo trong xã hội.
TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển IDS, một tổ chức tư nhân đã tự giải thể, từ Hà Nội nhận định:
“Ở Việt Nam người ta sử dụng ngôn ngữ khác, người ta gọi là xã hội chủ nghĩa nhưng thực sự cái người ta đang xây dựng là chủ nghĩa tư bản man rợ chứ không phải theo kiểu xã hội chủ nghĩa bên Tây âu. Tức là những chuyện công bằng xã hội, bảo đảm quyền lợi cho người lao động thì ở đây người ta nói như vậy, nhưng thực sự không phải là như vậy. Khoảng cách gia tăng giữa giàu và nghèo, giữa những người thu nhập rất là lớn và những người rất nghèo thì càng ngày càng dãn thêm ra và nếu họ không để ý đến thì vấn đề này sẽ sinh ra bất ổn xã hội lớn.”
Nhân dịp ông Vũ Khoan có nhận định đáng chú ý về sự tụt hậu của đất nước trên VnExpress, ngược dòng thời gian vào ngày 31/1/2012 nhân cuộc gặp gỡ đầu xuân Nhâm Thìn do Tập đoàn Trung Nguyên và Báo Tia Sáng tổ chức tại Hà Nội, ông Vũ Khoan từng phát biểu, người ta hay nói thế giới đầy khó khăn nhưng ông muốn nhấn mạnh là “Thế giới đang thay đổi, cái khó khăn ấy nó phản ảnh sự thay đổi của thế giới, những thay đổi rất là sâu sắc và mang tính quyết định. Nếu chúng ta không nhận thức nó, không tiếp cận nó mà không ‘lượn’ theo nó thì chúng ta sẽ ‘ngửi bụi’ sẽ ‘lệch pha’ và phát triển sẽ rất khó khăn. Bây giờ cái mốt thời thượng hay nói tới tái cấu trúc, chúng ta cứ loay hoay tái cấu trúc theo cái của mình nhưng mà không nhìn ra được cái thay đổi của thế giới thì chúng ta loay hoay tái thế nào đó rồi lại tái nữa…”
Vẫn chưa có hành động chiến lược
Báo Đất Việt Online ngày 5/12 trích lời TS Trần Đình Thiên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định rằng, từ năm 2008, khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã đi qua, để lại hậu quả năng nề, dư chấn vẫn còn song nhìn chung đã bước vào quĩ đạo phục hồi nhưng Việt Nam không nằm trong quĩ đạo đó. Vẫn theo lời TS Thiên “Nền kinh tế có thể chạm đáy, nhưng vẫn chưa chạm đáy ‘tồn kho thể chế’, đáy rủi ro, đáy lòng tin, chưa đụng đến mô hình và khả năng tiếp tục ‘thủng đáy’. Vẫn theo Đất Việt, đối với nguy cơ nền kinh tế Việt Nam chuyển dịch ngang theo nhận xét của Ngân hàng HSBC tại Việt Nam, TS Trần Đình Thiên cho rằng kinh tế đang đi xuống chứ chưa thể đi ngang. Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng bày tỏ sự lo ngại về tiến trình tái cấu trúc. Về tái cấu trúc nền kinh tế, ông nói là vẫn chưa có hành động chiến lược.Trong dịp trả lời chúng tôi, bà Phạm Chi Lan chuyên gia kinh tế nguyên thành viên ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ từng nhận định:
Vì cải cách thế chế chậm nên các mục tiêu quan trọng của tái cơ cấu kinh tế cho đến nay cũng chưa được thực hiện bao nhiêu.“Vì cải cách thế chế chậm nên các mục tiêu quan trọng của tái cơ cấu kinh tế cho đến nay cũng chưa được thực hiện bao nhiêu. Thí dụ như tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu đầu tư công đều chậm. Tình hình kinh tế khó khăn trong mấy năm vừa qua liên tục kể cả kéo dài cho đến năm nay, triển vọng cũng chưa rõ trong thời gian tới. Ý kiến chung cũng cho là nguyên nhân chính là do cải cách thể chế không được tiến hành đúng như yêu cầu cần thiết.”
-Bà Phạm Chi Lan
SaigonTimes Online ngày 13/12/2013 trích lời Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình nhìn nhận tái cơ cấu ngân hàng không thể chậm trễ, nhưng cũng không thể làm căng, nếu không, già néo đứt dây. Thống đốc Bình cũng cho biết Nhà nước cương quyết quyết dẹp bỏ tình trạng sở hữu chéo làm lũng đoạn, khiến tính chất ảo trong hoạt động ngân hàng tăng lên. Vẫn theo SaigonTimes, Thống đốc Bình nhấn mạnh là đã phát hiện tất cả tình trạng sở hữu chéo nhưng chẳng thể xử lý hết được. Thí dụ ngân hàng A sở hữu 10% ngân hàng B, muốn bán lắm nhưng ai mua? Trong lúc thị trường thế này, người bán nhiều người mua ít. Theo lời Thống đốc, người mua ở đây phải là người có tiềm lực tài chính lành mạnh, nếu không nó lại tạo ra sở hữu chéo mới.
Được biết, tình trạng sở hữu chéo theo hướng tiêu cực trong hệ thống ngân hàng, đã dẫn tới tình trạng chôn vốn bất động sản khoảng 1 triệu tỷ đồng vào cuối năm 2012. Chính vấn đề này đã làm cho nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng thực sự.
Giới chuyên gia cho rằng, phát biểu của Thống đốc Bình thể hiện tính mong manh của hệ thống ngân hàng Việt Nam lồng trong khung cảnh kinh tế tài chính nói chung với rất nhiều câu hỏi chưa có lời giải đáp.
Hiến pháp sửa đổi mới được ban hành của Việt Nam dưới sự chỉ đạo của đảng Cộng sản vẫn giữ nguyên những gút thắt từng làm trì trệ sự phát triển của đất nước. Ngoài vấn đề một đảng duy nhất lãnh đạo, đất đai sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý, còn là chuyện vẫn duy trì quan niệm Kinh tế Nhà nước là chủ đạo nền kinh tế.
Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia tài chính Việt kiều hiện sống và làm việc tại Hà Nội nhận định về giải pháp ưu tiên cứu vãn kinh tế
“Bây giờ cần tạo mọi điều kiện cần thiết cho lĩnh vực doanh nghiệp tư nhân phát triển chứ không phải doanh nghiệp Nhà nước nữa. Doanh nghiệp Nhà nước nói là vai trò chủ đạo nhưng không chủ đạo được gì, từ hiệu suất đầu tư cũng không có rồi sản phẩm của họ cũng không phải có thể cạnh tranh được trên thị trường thế giới. Phải tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp tư nhân phát triển vì đó là nòng cốt trong nền kinh tế thị trường.”
Nguyên Phó Thủ tướng Vũ Khoan mong muốn Việt Nam học bài học phát triển của Thụy Sĩ, cải cách cơ cấu nền kinh tế cùng sự quản lý hiệu quả để phát triển bền vững. Nhưng có lẽ đó chỉ là một giấc mơ đẹp, vì như TS Nguyễn Quang A từng nói “Nền kinh tế Việt Nam chỉ có thể tái cơ cấu khi nào đảng Cộng sản Việt Nam tái cơ cấu lại chính mình.”
http://www.rfa.org/vietnamese/programs/ReviewOnlineDomesticPress/we-have-all-the-resources-but-we-get-nothing-nn-12202013095029.html
Quốc hội Mỹ cho phép Hải quân và Không quân tăng cường tiềm lực
Cảnh
ráp chiến đấu cơ F-35 tái cõ xưởng của Lockheed Martin ở Fort Worth,
Texas. Với ngân sách mới cho 2014, Không quân Mỹ sẽ được trang bị thêm
29 chiếc.
Reuters/Lockheed Martin/Randy A.
Ngân sách quốc phòng năm 2014 vừa được thông qua bao gồm tổng
cộng hơn 625 tỷ đô la, trong đó có hơn 80 tỷ được dành cho các chiến
dịch quân sự của Mỹ ở nước ngoài, chủ yếu là tại Afghanistan.
Trong bối cảnh Chính quyền Obama đang triển khai chiến lược xoay trục qua vùng Châu Á – Thái Bình Dương, giới quan sát đặc biệt lưu ý đến việc ngành lập pháp Mỹ đã chấp thuận phê duyệt yêu cầu của Lầu Năm Góc muốn trang bị thêm các phương tiện hiện đại cho hai binh chủng Hải quân và Không quân.
Đối với ngành Hải quân, ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2014 dự trù 1,8 tỉ đô la cho việc mua thêm bốn chiếc tàu chiến cận duyên LCS (Littoral Combat Ship), mà bốn chiếc sẽ được triển khai tại Singapore, bên bờ Biển Đông.
Ngoài ra, ngân sách cũng dự trù nâng mức trần chi phí lên thành 12,9 tỷ đô la cho việc đóng tàu sân bay mới USS Gerald R. Ford. Như vậy, chiếc hàng không mẫu hạm này sẽ là tàu chiến Mỹ đắt nhất từ trước đến nay.
Ngành Không quân Mỹ cũng không bị bỏ quên, với đèn xanh của Quốc hội Mỹ cho việc đặt mua 29 chiến đấu cơ phản lực F-35 như Lầu Năm Góc từng yêu cầu. Đề án F-35 là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất của quân đội Mỹ, với mức chi phí dự kiến lên đến gần 400 tỷ đô la cho một đội gồm 2.443 chiếc.Quân đội Mỹ cũng sẽ được dùng 1,3 tỉ đô la để trang bị cho mình loại phi cơ trinh sát E-2D Hawkeye cải tiến.
Trong bối cảnh đấu đá quyết liệt tại Hoa Kỳ giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, việc thông qua ngân sách quốc phòng Mỹ là một dấu hiệu hòa thuận hiếm hoi, chứng tỏ mối quan tâm của ngành lập pháp đối với sức mạnh của đất nước. Thượng viện Mỹ đã thông qua ngân sách quốc phòng với tỷ lệ 84 phiếu thuận,15 phiếu chống. Trước đó (ngày 12/12), Hạ viện cũng đã chấp nhận dự thảo ngân sách với 350 phiếu thuận và 69 phiếu chống.
Hành pháp Mỹ dĩ nhiên là ủng hộ ngân sách quốc phòng mới. Nhà Trắng vào hôm qua cho biết là Tổng thống Obama sẽ sớm ký ban hành.
Trong bối cảnh Chính quyền Obama đang triển khai chiến lược xoay trục qua vùng Châu Á – Thái Bình Dương, giới quan sát đặc biệt lưu ý đến việc ngành lập pháp Mỹ đã chấp thuận phê duyệt yêu cầu của Lầu Năm Góc muốn trang bị thêm các phương tiện hiện đại cho hai binh chủng Hải quân và Không quân.
Đối với ngành Hải quân, ngân sách quốc phòng Mỹ năm 2014 dự trù 1,8 tỉ đô la cho việc mua thêm bốn chiếc tàu chiến cận duyên LCS (Littoral Combat Ship), mà bốn chiếc sẽ được triển khai tại Singapore, bên bờ Biển Đông.
Ngoài ra, ngân sách cũng dự trù nâng mức trần chi phí lên thành 12,9 tỷ đô la cho việc đóng tàu sân bay mới USS Gerald R. Ford. Như vậy, chiếc hàng không mẫu hạm này sẽ là tàu chiến Mỹ đắt nhất từ trước đến nay.
Ngành Không quân Mỹ cũng không bị bỏ quên, với đèn xanh của Quốc hội Mỹ cho việc đặt mua 29 chiến đấu cơ phản lực F-35 như Lầu Năm Góc từng yêu cầu. Đề án F-35 là chương trình vũ khí đắt đỏ nhất của quân đội Mỹ, với mức chi phí dự kiến lên đến gần 400 tỷ đô la cho một đội gồm 2.443 chiếc.Quân đội Mỹ cũng sẽ được dùng 1,3 tỉ đô la để trang bị cho mình loại phi cơ trinh sát E-2D Hawkeye cải tiến.
Trong bối cảnh đấu đá quyết liệt tại Hoa Kỳ giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa, việc thông qua ngân sách quốc phòng Mỹ là một dấu hiệu hòa thuận hiếm hoi, chứng tỏ mối quan tâm của ngành lập pháp đối với sức mạnh của đất nước. Thượng viện Mỹ đã thông qua ngân sách quốc phòng với tỷ lệ 84 phiếu thuận,15 phiếu chống. Trước đó (ngày 12/12), Hạ viện cũng đã chấp nhận dự thảo ngân sách với 350 phiếu thuận và 69 phiếu chống.
Hành pháp Mỹ dĩ nhiên là ủng hộ ngân sách quốc phòng mới. Nhà Trắng vào hôm qua cho biết là Tổng thống Obama sẽ sớm ký ban hành.
-
++++
NGUYỄN KHÔI * CỖ THỊT CHUỘT Ở ĐÌNH BẢNG
CỖ THỊT CHUỘT Ở ĐÌNH BẢNG
(Tặng : Nhà văn Lê Xuân Quang)
----------
Từ lâu lắm rồi, thiên hạ đồn thổi "cỗ Đình Bảng không có món thịt Chuột là không to".
Đó là lối ngoa truyền cho
vui như đòi ăn gan Ruồi, trứng Trâu...kiểu như thi nói khoác của các
tay "phó phét" làng Đông An trên Yên Phong ấy thôi.
Cỗ
bàn đám xá ở Đình Bảng xưa nay đứng cỡ số 1 của xứ Bắc Kỳ, hàng năm
trong làng có trên 300 (ba trăm) đám cỗ bàn cưới xin, giỗ chạp, khao
vọng,lễ tiết...chả thế mà có những "nhà", những "họ" (hoạt động ngư Công
ty TNHH bây giờ) chuyên giết lợn làm giò chả, "nem Báng" (tên nôm của
Đình Bảng) là đặc sản tiến Vua; có nhiều nhà chuyên làm bánh Gio, bánh
Xu Xuê (phu thê),có các vị đầu bếp chuyên đi "làm giúp" cỗ bàn trong
họ, trong làng. Mà làng Đình Bảng (kẻ Báng) đã tồn tại mấy nghìn năm
nay, lối hôn nhân "ta về ta tắm ao ta" khép kín thì cả làng ai mà chả có
họ với nhau .
Thịt
Chuột ở Đình Bảng là một thứ ăn chơi (cải thiện) lúc nông nhàn. Nhà nào
cũng nuôi 1 đến 2 con chó săn có tài đánh hơi bắt chuột, được tuyển
chọn "có nghề" đúng nòi "chó săn chuột" truyền thống. Chó săn được huấn
luyện từ lúc còn nhỏ, thường thì bắt chuột nhắt, chuột con cho "ngửi"
bắt hơi, cho tập vồ,tập cắn, tập tha...(không được ăn, không được cắn
chết), rồi thả chuột vào hang bắt Cún con đi "tìm", thả chuột xuống ao
cho Cún bơi, ngoạm đưa vào bờ cho chủ. Tập đánh hơi vào các hang
xem hang nào có chuột thì
phải nhẹ nhàng "vẫy đuôi" (báo hiệu)để chuột khỏi tháy động vọt ra
mất...luyện chó săn công phu, tỉ mỉ như "tướng quân luyện chiến mã" để
khi vào cuộc săn phải đạt tiêu chí "con chó này hay chuột", đã đi săn là
đầy "Vịt" trở về ( "Vịt" -một loại Giỏ đựng đan hình con Vịt to chứa
được nhiều chuột).
Dụng cụ đồ nghề đi săn
chuột gômf : một cái Vịt, vài cái "dọng" (ống tre chẻ một đầu có hom
nơm)để đơm vào cửa hang, một cái "dầm" (thuổng) để đào hang bắt chuột,
một cái gầu con để múc nước (đổ vào hang chuột ở vị trí tháp), một con
da rựa để chạt phát quang các bụi cây có chuột khu trú, một móc sắt cán
dài, một "con cúi" (nùm rơm) đượm lửa để hun chuột...
Tháng ba, ngày tám, rỗi
rãi, mấy anh em con chú con bác hay hàng xóm láng giềng, hai ba nhà rủ
nhau đi săn chuột với quy mô lớn. Đi săn chủ yếu là săn chuột đồng,
thường cư trú ở các bờ đầm Sen, bờ ao, bờ ruông cao (Chuột đồng ăn chủ
yếu lúa , ngô. khoai, cua ốc. tôm tép) nên rất béo, thịt trăng thơm.
Hang chuột đồng cao ráo sạch sẽ, con to cỡ chuôi dao, chuôi liềm, lông
mượt óng xám khá đẹp (chả thế mà không ít Tiểu thư con nhà giầu rất ưa
áo khoác màu lông chuột ?)
Đi săn được một "vịt"
đầy chuột đã là một việc không dễ, nhưng việc làm thịt cả cái "vịt"
chuột ấy thì quả là một nghệ thuật ẩm thực cao siêu, không phải ai cũng
làm được và ai cũng "ngại" làm !
NK tôi từ nhỏ đã đi săn
chuột với Thầy tôi, ông ngoại và các bác nên vào "nghề" cũng khá thuần
thục...Thao tác thịt chuột khó " nhất là làm lông" ...nước đun đạt độ
lăm tăm "nóng già" (chưa sôi hẳn) , việc trước tiên là cởi hé hom "Vịt"
tóm lấy đuôi Chuột quay quay mấy vòng (để khỏi bị cắn) rồi vung tay đập
"bộp" một cái vừa đủ để chuột chết nhanh một cách nguyên vẹn, rồi nhúng
nhanh vào nồi nước nóng già, nhắc ra thật nhanh, còn nóng hổi nhưng
không đủ độ bỏng tay, tay trái giữ chuột ,tay phải dùng ngón cái miết
mạnh vừa phải từ gáy đến khấu đuôi để lông chuột bong ra, lộ một vệt da
trắng tinh...cứ thế miết, vặt...loáng một cái là xong một con, rồi hết
cả "vịt"...Rửa sạch, chặt bỏ đầu đuôi chân cẳng, chỉ lấy thân mình
chuột. Mổ bụng bỏ sạch lòng ruột, chỉ lấy gan tim, hai hòn dái, rồi dốc
ngược treo cho ráo nước(không rửa lại để khỏi tanh nhão).
Có hai cách chế biến thịt chuột :
*
Những con to thì đem luộc, ép lá Chanh, rồi chặt ra miếng to như miếng
thịt gà, ăn dai ngon ngọt chẳng kém gì thịt gà là thế (nên còn được tôn
vinh là "gà đồng" ?.
* Còn tất cả chuột được
chặt miếng nhỏ vừa tầm một "gắp" , một miếng đem rang mỡ lợn cùng hành
răm, nước mắm...ăn nóng sốt khá hấp dẫn mà mùa rét để qua đêm thành
"thịt
đông" cũng rất ngon như thịt gà kho đông vậy. Trong món thịt chuột rang
(phi) hành răm này thì với riêng tôi (NK thuở nhỏ ở quê) khoái khẩu
nhất là các miếng gan chuột, nó cưng cứng , bùi bùi. đậm đậm nhai đến tê
cả lưỡi, sướng cả mồm...
Thịt chuột, săn được ít,
quý hiếm như vậy lấy đâu (số lượng) để bày cỗ ? mấy anh em đi săn về
nhiều khi còn phải mua thêm một con chó,hoặc vào con vịt , cỗ lòng lợn
-tiết canh mới đủ một bữa "nhậu" nữa là...nếu nói là "cỗ" thì chỉ có
khách quý mới được mời xơi thưởng thức món thịt chuột Đình Bảng là vậy
chăng ?
Chuyện thật như đùa : ấy
là vào những năm sau 1930, một bữa Quan Tây , Quan ta về Đình Bảng,
được Lý trưởng (Chủ tich xã) thết một bữa cỗ thịt chuột. Ăn xong, Quan
Tây phát biểu cảm tưởng " món thị Thỏ hôm nay, thầy Lý nấu rất ngon..."
Lý trưởng thưa : "dạ,không phải...đó là món thịt chuột đấy ạ !"
Tất cả Quan Tây, Quan ta
đều trợn mắt kinh ngạc ? Thầy Lý phân trần "đó là thịt Chuột đồng, dân
Đình Bảng săn được để ăn chơi và thết khách quý." tất cả đều "ồ..."
khoái chí và hẹn thầy Lý lần sau về Đình Bảng nhớ lại cho được ăn "cỗ
thịt chuột" như hôm nay đáy nhé ?
Cỗ thịt chuột ở Đình Bảng đã đạt tiêu chí nghệ thuật ẩm thực xứ Kinh Bắc ngàn năm văn hiến , tiếng lành đồn xa là thế.
Trích CỔ PHÁP CỐ SỰ tập 1 của Nhà văn Nguyễn Khôi
(Giải thưởng VHNT Thủ Đô -2008)
Thursday, December 19, 2013
CÔNG VIÊN CÕI ÂM
Công viên cõi âm lớn nhất Sài Gòn
Tọa
lạc tại P.Long Thạnh Mỹ, Q9, TP.HCM, với nhiều hạng mục kiến trúc hoành
tráng, nghĩa địa tư nhân lớn đầu tiên của thành phố giống như một công
viên.
Lê Quân
|
No comments:
Post a Comment