Thursday, October 27, 2016

TTP -NGUYỄN QUANG LẬP - TRUNG THU CỘNG SẢN - TRẦN QUANG HẢI

ANH PHƯƠNG * VIỆT NAM VÀ TPP

Sẽ không có "bữa đại tiệc" cho Việt Nam

Với BTA ta đã chấp nhận mở cửa cả những ngành dịch vụ như viễn thông, tài chính mà trước đó đã khoanh vùng là "đất của chúa" và đã rào thật kín "vì an ninh quốc gia". Việc tham gia TPP tới đây sẽ mở tiếp", ông Nguyễn Đình Lương nói. 

LTS: Ông Nguyễn Đình Lương*, Nguyên trưởng đoàn đàm phán hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA), từng được bạn đọc Tuần Việt Nam biết đến qua các bài phỏng vấn về đàm phán BTA, đàm phán WTO.
Tuần Việt Nam tiếp tục giới thiệu những nhận định của ông về đàm phán Hiệp định đối tác thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).


Không thể tiếp tục đi làm thuê mải kiếm mấy đồng tiền công
Thưa ông, các cuộc đàm phán TPP đang được tiến hành dồn dập để có thể kết thúc vào cuối năm nay. Ông thấy diễn biến mọi việc như thế nào? Việt Nam có vào TPP được không?
Tôi không có cảm giác lạc quan là cuộc đàm phán TPP sẽ kết thúc năm nay. Tôi hy vọng và mong Việt Nam sẽ trở thành thành viên TPP khi nó được ký kết vì rằng lãnh đạo Đảng và Nhà nước ta đã thể hiện quyết tâm, đã nói cho dân biết cũng như đã công khai trên các diễn đàn quốc tế.
Các nước tham gia đàm phán,  nhất là Hoa Kỳ, nước đang "cầm cái" đang "áp đặt luật chơi" trong cuộc đàm phán này cũng mong muốn và động viên Việt Nam cố gắng tham gia.


Các doanh nghiệp Việt Nam đang có những quan ngại, lo lắng cụ thể, ví dụ các doanh nghiệp dệt may, giầy dép... lo rằng: Trong TPP chỉ áp dụng thuế nhập khẩu bằng 0 cho hàng hóa có nguyên vật liệu sản xuất trong nước hoàn nhập khẩu từ các nước TPP, trong lúc lâu nay nguyên vật liệu, phụ kiện của ta chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc và Hàn Quốc - là những nước chưa tham gia TPP. Ông có chia sẻ gì với những lo lắng này?
Không lo.
Kinh tế Việt Nam hôm nay cơ bản là kinh tế gia công lắp ráp. Ta đi làm thuê kiếm mấy đồng tiền công. Nguyên vật liệu cho hàng xuất khẩu lâu nay ở ta vốn nhập khẩu là chính. Có lẽ  cũng còn phải lâu lâu nữa thì người Việt Nam mới tự sản xuất ra đủ những thứ này.


Việt Nam cứ vào TPP đi, tức khắc người Trung Quốc từ lục địa, từ Đài Loan, từ Hồng Kông, người Hàn và nhiều người khác sẽ vào. Họ sẽ mang tiền máy móc, thiết bị và cả người lao động nữa vào xây dựng xí nghiệp 100% vốn người nước ngoài, thuê lao động Việt Nam sản xuất cho Việt Nam đủ dùng.


Những nguyên vật liệu này hoàn toàn đủ tư cách "made in Việt Nam" để được hưởng thuế nhập khẩu bằng O. Họ đã bắt đầu khởi động rồi chỉ chờ Việt Nam "quyết" là họ vào liền.
Nhân đây tôi cũng muốn nói thêm rằng ở tầm chiến lược quốc gia ta không nên tính chuyện suốt đời đi gia công làm thuê, không nên xây dựng chiến lược để con cháu mình suốt đời đi đạp máy khâu, khâu váy, khâu quần, khâu dép ...Tại sao hội thảo TPP mãi chỉ toàn nghe chuyện may mặc, giầy dép? Có lẽ phải tính những bài toán lớn hơn thế?


Vả lại theo quy luật, hàng dệt may sẽ rời Việt Nam, khi đồng lương người thợ may ở đây cao, nó họ sẽ tự động chuyển dịch tới những vùng đất nghèo hơn, lao động rẻ hơn.

{keywords}
Ông Nguyễn Đình Lương, nguyên Trưởng đoàn đàm phán Hiệp định Thương mại Việt - Mỹ (Ảnh: Trần Đông)
Mở mở, kín kín, hở hở...
Hiện đã có một vài bình luận, phân tích về lợi ích của Việt Nam khi tham gia TPP. Có ý kiến cho rằng Việt Nam sẽ là nước gặt hái nhiều nhất, có người còn đưa ra con số cụ thể rằng là GDP Việt Nam sẽ tăng bao nhiêu tỷ đô. Ông có đồng tình với những phép tính này không?

Điều chắc chắn và đã rõ: Tham gia TPP là một thách thức lớn đối với Việt Nam.
Việt Nam sẽ là nước khó khăn trong cuộc đàm phán TPP này vì Việt Nam là nước có nền kinh tế kém nhất và hệ thống pháp luật " khập khiễng" nhất trong số các nước đang đàm phán. Không thể có chuyện như có người nói rằng TPP sẽ là một bữa "đại tiệc"của Việt Nam.


Về lợi ích kinh tế: Lợi ích nhiều hay ít còn phụ thuộc vào khả năng khai thác cơ hội. Biết khai thác cơ hội sẽ được nhiều, có khi được rất nhiều. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, thế giới đang đua tranh, nếu anh lập cập không biết làm ăn, anh chỉ được "ăn xái" vạch lưng ra cho người ta giẫm lên.
Thực tiễn tham gia WTO cho thấy rằng: khả năng thích ứng với kinh tế thị trường ở Việt Nam là rất kém, khả năng chủ động khai thác cơ hội là rất yếu. Làm ăn không bài bản, không chiến lược, không chiến thuật. Đánh trống bỏ dùi.


Khi tham gia WTO đã có người dự báo: Kinh tế Việt Nam sẽ như là một con tàu ra "biển lớn". Hôm nay có người bảo sau 5 năm tham gia WTO kinh tế Việt Nam sẽ trở về 0! Thậm chí có người nói: WTO đã gây ra những cú sốc cho nền kinh tế Việt Nam.
Không biết có phải vậy không? Cần phải có đánh giá, kiểm chứng và số liệu. Song nếu đúng như vậy thì cũng là hợp logic. Kinh tế WTO là kinh tế thị trường tự do. Vì vậy nó chỉ có thể vận hành và phát triển trong môi trường cạnh tranh lành mạnh.


Từ sau khi tham gia WTO đến nay kinh tế Việt Nam chưa thực sự kiến tạo được một môi trường cạnh tranh lành mạnh. Đúng hơn, cạnh tranh lành mạnh không được cổ vũ, khuyến khích và tạo dựng. Trong khi đó, văn hóa tham nhũng lại tạo thêm điều kiện cho các nhóm lợi ích hoành hành, làm méo mó cả những quốc sách đúng, hay của Nhà nước.
Điều tôi  muốn nhấn mạnh ở đây, đó là những lợi ích về mặt kinh tế thì đúng là rất quan trọng và phải phấn đấu để đạt tới. Nhưng cũng chưa phải là mục tiêu quan trọng nhất...
Vậy cái được lớn nhất là gì, thưa ông?
Cái được lớn nhất lúc này có thể là:


Với TPP ta tiến thêm một bước theo hướng tăng tốc mở cửa với thế giới, thiết lập một nền kinh tế thị trường theo đúng nghĩa, tạo dựng một nền kinh tế có sức cạnh tranh, để phát triển cùng thời đại.
Ông có thể nói cụ thể hơn?
Cuộc đàm phán chưa kết thúc, nhưng chắc chắn khung pháp lý TPP sẽ là khuôn mẫu cho việc vận hành kinh tế thế kỷ XXI, nghĩa là nó sẽ bao gồm  những quy phạm, những quy định cao hơn, toàn diện hơn. Có cả những quy định "ngoài kinh tế" hay "kinh tế chính trị".


Ví dụ: Thứ nhất, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Có thông tin nói rằng, những quy định trong TPP về lĩnh vực này sẽ cao hơn, chế tài mạnh hơn, rất khó cho Việt Nam.
Sở hữu trí tuệ (SHTT) là tiền, là lợi ích của doanh nghiệp và của quốc gia. Giá trị của quyền SHTT có lúc cao hơn nhiều quyền sử dụng đất. Thương hiệu một mặt hàng có giá đến hàng tỷ, hàng chục tỷ đô la, là cả một gia tài lớn, phải được bảo vệ chặt.


Bảo hộ sản phẩm trí tuệ là yêu cầu của mọi quốc gia trong thời đại kinh tế tri thức, trong lúc nạn ăn cắp trí tuệ đang tràn lan. Ở Việt Nam, nạn ăn cắp đó cũng đã vượt qua "báo động đỏ".
Không bảo vệ được sản phẩm trí tuệ, thì sẽ không có sản phẩm trí tuệ và rồi trí tuệ sẽ không phát triển. Trong nền kinh tế tri thức có thể coi tình trạng "chết lâm sàng"
Cả thế giới và cả Việt Nam đang cần những chế tài mạnh, thật mạnh để chặn đứng nạn ăn cắp sản phẩm trí tuệ, để cứu cả nền kinh tế và cả nền khoa học.


Chấp nhận những yêu cầu cao chế tài mạnh là bảo vệ mình hôm nay, ngày mai, là xây dựng môi trường cho trí tuệ phát triển và tạo cho Việt Nam một chỗ đứng đàng hoàng trong thế giới hiện đại.
Việt Nam sẽ có nhiều khó khăn nhất định trong quá trình thực thi, ta sẽ nhờ quốc tế hỗ trợ.
Thứ hai, vấn đề doanh nghiệp nhà nước, cạnh tranh, mua sắm công.


Sân chơi TPP vốn là sân chơi kinh tế thị trường. Những tiêu chí trên sân chơi: mở, thông thoáng, công khai, minh bạch, bình đẳng, không phân biệt đối thủ; là những tiêu chí bắt buộc nó sẽ giữ cho các nền kinh tế phát triển lành mạnh và bền vững.
Duy trì tình trạng đóng đóng mở mở, kín kín, hở hở rồi để cho các nhóm lợi ích khai thác không phải là của TPP.


Vào TPP chắc chắn phải chấp nhận xóa hết sự phân biệt đối xử, áp dụng luật chơi bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, trên thị trường cũng như trong đấu thầu các khoản mua sắm công (trừ mua sắm cho an ninh quốc phòng). Mọi doanh nghiệp được bình đẳng trong tiếp cận các nguồn lực, tài nguyên, vốn, thị trường.


Nhà nước có quyền lập các doanh nghiệp nhà nước, lĩnh vực nào cũng được, to hay nhỏ nhiều hay ít... không ai can thiệp, nhưng kinh doanh phải công khai, minh bạch,  trên thị trường, phải theo tiêu chí thị trường... phải bình đẳng với các thành phần kinh tế khác.


Chấp nhận  những cam kết này rõ ràng chúng ta phải sửa đổi một số văn bản pháp luật hiện hành và cách điều hành kinh tế hiện nay.
Những yêu cầu này khi đàm phán BTA, phía Hoa Kỳ đã nêu ra, đã đòi ta chấp nhận. Nhưng ta chưa chấp nhận vì ta khó có thể ngay một lúc xử lý được tất cả mọi vấn đề.
Vả lại, ở thời điểm đó thời điểm đàm phán BTA cái chủ trương "quốc doanh chiếm vai trò chủ đạo" thông qua các tập đoàn hoạt động đa ngành chưa trở thành quốc sách, chỉ mới là ý tưởng ban đầu chứ chưa hình thành và kích hoạt thành những "bọc ung thư" như Vinashin, Vinalines..., chưa khê mùi "bức xúc" như hiện nay.


Ngoài ra?
Vấn đề thứ ba, đó là ta phải cam kết trao cho người lao động Việt Nam "quyền lập hội". Công nhân, người lao động tự tụ tập với nhau, tự lập hội để "nói chuyện" với giới chủ, để "cưu mang" nhau lúc khó khăn.

Quyền lập hội là một trong những quyền "tạo hóa ban" cho những người có sức lao động, đi lao động để tự vệ. Đó là một trong những chuẩn mực quy định của  Tổ chức lao động quốc tế (ILO) mà Việt Nam là một thành viên. Đó cũng là một quy phạm phổ quát trong đời sống xã hội văn minh.
Trong cuộc đàm phán BTA với Hoa Kỳ trước đây, Việt Nam kiên trì đòi phía Hoa Kỳ dành cho phía Việt Nam Quy chế ưu đãi phổ cập (GSP) (áp dụng thuế bằng 0 đối với mấy ngàn mặt hàng nhập khẩu vào Hoa Kỳ chủ yếu là hàng thủ công nghiệp,  mây tre, cói ngô...)
Phía Hoa Kỳ kiên quyết không chấp nhận vì Luật GSP của Hoa Kỳ đòi đòi hỏi một số yêu cầu cao trong đó có quyền lập hội.


Tại vòng đàm phán cuối cùng, trong buổi gặp riêng hai trưởng đoàn, tôi bảo ông JOE Damond - Trưởng đoàn đàm phán Hoa Kỳ: ta cứ ghi vào BTA "phía Hoa Kỳ sẽ xem xét dành GSP cho Việt Nam" còn khi nào xem xét, được hay không ta sẽ bàn sau. Ông Damond thấy đề xuất hợp lý, đồng ý ghi vào.
Về nước tôi không dám khoe thành tích đó vì tôi hiểu đó chỉ là một cụm từ "làm đẹp" BTA cho "cả nhà đều vui" nhưng có người lại báo cáo rằng vòng đàm phán này ta đã giành thắng lợi, ta đã kiên trì đấu tranh đã bắt Mỹ dành cho ta GSP!


Nghe nói sau này, qua nhiều năm đàm phán, đến nay Hoa Kỳ vẫn chưa chấp nhận cho hàng Việt Nam được hưởng GSP vì Việt Nam chưa có điều kiện để thực thi quyền lập hội.
Kỳ này, muốn vào TPP, Việt Nam không thể tránh khỏi điều khoản này. Theo tôi, phía Hoa Kỳ và các nước khác có nhân nhượng thì cũng chỉ ở mức cho một thời hạn bảo lưu vài ba năm để Việt Nam xử lý những vấn đề thuộc cơ chế trong nước.


Chấp nhận "Quyền lập hội" cho người lao động thì công đoàn Việt Nam sẽ phải đổi mới cả về chức năng nhiệm vụ, cả về phương thức hoạt động, và sau đó có thể là các đoàn thể quần chúng khác cũng sẽ noi gương.
Và còn nhiều ví dụ nữa...


Mở cửa "đất của Chúa"
Trong lúc nền kinh tế đang khó khăn, xã hội đang có nhiều vấn đề, liệu ta có tìm được sự đồng thuận để tham gia TPP không, thưa ông?
Có Việt Nam hay không có Việt Nam, đoàn tàu TPP vẫn chạy theo lộ trình. Nhưng đứng trước những vấn đề phức tạp như vậy, ta phải có sự đồng thuận xã hội. Kinh nghiệm lịch sử Việt Nam là sự đồng thuận đó sẽ có khi mọi người đều đặt lợi ích phát triển đất nước lên trên hết.
\
Ba mươi năm qua, công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng lãnh đạo và tiến hành, vì lợi ích phát triển đất nước vì nhận thức được rằng thời đại đó thay đổi, chúng ta đã gạch xóa đi khỏi cuốn kinh thánh bao nhiêu điều húy kỵ. Chúng ta đã đưa vào bức tranh đất nước bao nhiêu màu sáng, màu tươi. Đất nước đang thay đổi cùng thời đại.
Đổi mới 30 năm qua là một quá trình tiền tiến cùng với những bứt phá liên tục. BTA với Hoa Kỳ là 1 bứt phá. Ta cam kết chơi theo luật chơi mà thế giới tư bản đã chơi, ta chấp nhận chơi bình đẳng, bỏ phân biệt đối xử giữa hàng hóa trong nước và hàng hóa nước ngoài, giữa đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.


Với BTA ta đã chấp nhận mở cửa cả những nghành dịch vụ như viễn thông, tài chính mà trước đó đã khoanh vùng là "đất của chúa" và đã rào thật kín "vì an ninh quốc gia".
Đó là những điều tưởng như không thể, nhưng rồi ta đã chấp nhận để mở đường cho đất nước phát triển.
Nhưng trong quá trình thực thi, do chưa đủ điều kiện để hoàn chỉnh hệ thống pháp luật cộng với sự níu kéo của cơ quan công quyền đã làm biến tướng môi trường kinh doanh, và dẫn đến những hệ lụy mà báo chí nói mãi.
TPP sẽ xử lý tiếp, TPP sẽ là một bứt phá mới nữa. Trên con đường đổi mới mà Đảng và Dân đã chọn.
------------
*Xem thêm thông tin tại website: Nguyendinhluong.com

NGUYỄN QUANG LẬP * NHÀ VĂN

Nhà văn nhà veo

Nguyễn Quang Lập
Kì này mình ra Hà Nội gần nửa tháng, ra để giải quyết việc nhà, kì thực không nghĩ gì đến Đại hội nhà văn. Từ lâu rồi mình không quan tâm đến các đại hội của các hội, hội nào cũng thế chứ chẳng cứ gì hội nhà văn. Mình có tên trong bốn năm hội, khi còn trẻ mỏ thì hăng lắm, bây giờ già rồi, và nói thật cũng nản rồi, chẳng muốn dự bất kì đại hội nào nữa. Đến dự thì cũng vui, được gặp bạn bè tứ xứ ôm vai hót cổ hỏi han năm điều ba chuyện để biết thêm chút về nhau cũng không phải là dở. Nhưng ngoài chuyện đó ra mình chẳng thấy có ích gì.

            Hồi còn trẻ thì máu me lắm. Sắp đến kì đại hội trong lòng rộn rã, xôn xao trước cả tháng. Mình nhớ đại hội nhà văn lần thứ IV vào cuối năm 1989, hội đó mình đang ở Huế, anh em nhà văn ngày nào cũng gặp nhau khi thì quán rượu chị Phứơc, khi thì quán rượu chị Hiếu, sôi sục bàn chuyện Đại hội. Người nói tôi sẽ nói cái này, người nói tôi sẽ nói cái kia, ai nấy mặt mày phừng phừng như sắp ra chốn  sa trường, hi hi.
            Đoàn nhà văn Bình Trị Thiên được tỉnh uỷ gặp gỡ, mời cơm trước khi đi Đại hội, còn cho tiền cấp xe đi ra Hà Nội, rất oách. Ra đến Bến Thuỷ trúng mùa nước lũ, kẹt phà, xe dồn nhau dài đến mấy cây số, anh em trình cả  giấy triệu tập của Ban bí thư cũng không được ưu tiên. Bí thế, mấy anh Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ngô Minh, Nguyễn Trọng Tạo kẻ đọc thơ, người hát nhạc nịnh mấy ông canh phà suốt đêm, sáng ra mới được ưu tiên cho qua phà trước, mừng hết lớn. 
            Tâm trạng đi dự đại hội hồi đó lạ lắm, nó giống như đi lễ hội lớn vậy, ai nấy ngây ngất con cà cưỡng, tâm niệm đến đấy vừa để chơi vừa để giải quyết việc lớn văn chương nước nhà, ngây thơ đinh ninh nếu Đại hội thành công, bầu được Ban chấp hành ưa ý thì văn chương nước nhà nhất định sẽ khởi sắc. Mình cũng đinh ninh như thế. Chẳng biết từ khi nào anh em nhà văn đã đánh đồng nền văn chương với công tác Hội, cho rằng sở dĩ nền văn chương Việt xập xệ là do Ban chấp hành hội mà ra. Mọi yếu kém của nền văn chương cũng do mấy anh  Ban chấp hành đầu têu hết. Bây giờ vẫn nhiều người nghĩ như thế chứ chẳng phải ngày xưa.
            Kì thực Hội là nơi động viên giúp đỡ anh em sáng tác cho tốt, thế thôi. Chẳng có Hội nào lại lại chỉ đạo được nhà văn viết cái gì, viết như thế nào. Phàm là nhà văn chẳng ai chỉ đạo được ai, ông nào ông nấy cái tôi to bằng cái bồ, văn mình vợ người xưa nay đều thế cả, chẳng làm sao thay đổi được. Vả, tự do sáng tác là thứ nhà văn cần chứ không phải người ta cần Hội bắt tay chỉ ngón cho người ta viết, nếu bị bắt tay chỉ ngón thì đố ai còn viết văn đựơc đấy.
 Có ai đó ví von chuyện con rết rất hay. Con rết có hai dãy chân đến cả trăm chân, mỗi lần nó chạy hai dãy chân chuyển động nhịp nhàng. Con chuột hỏi con rết ông làm sao điều khiển được hai dãy chân nhịp nhàng đến thế. Con rết nói có gì đâu, đầu tiên dơ chân này nhé, rồi dơ chân này nhé…Đến khi nó làm như nó nói thì nó không đi được nữa.
             Hôm qua Vi Thuỳ Linh gọi điện phỏng vấn mình, nó nói theo chú Ban chấp hành có cần những người thực tài không. Mình nói có chứ sao không. Nhưng đó là các nhà văn có tài quản lý, tài điều hành, tài tổ chức sự kiện hội nghị hội thảo… chứ không phải tài viết văn. Bầu mấy ông có tài viết văn vào Ban chấp hành để làm gì, để họ viết văn mẫu cho mọi người viết theo hay sao?
            Nói chuyện  Ban chấp hành cũng buồn cười. Không rõ các kì đại hội I, II, III thì thế nào, chắc khi đó BCH đều do trên sắp đặt cả, bầu bán cũng giả vờ cho vui thôi.  Từ đại hội IV trở đi trên cho bầu bán tự do thoải mái, nhà văn thì cứ tự do/ thằng nào xứng đáng ta cho vào hòm thì danh sách đề cử cả đến mấy trăm người, nhiều người xin rút rồi vẫn còn hơn hai trăm người, thất kinh. Lâu nay cứ nghĩ nhà văn thì chẳng ai mê quyền lực, thậm chí ghét bỏ khinh miệt nữa, té ra không phải. Quá nhiều người mê dù đó chỉ là cái quyền hão, danh hão và cũng quá nhiều người ảo tưởng về bản thân.
            Về cái sự ảo tưởng về bản thân thì ai cũng mắc, mình cũng không thoát được. Đại hội V mình có tên trong danh sách đề cử, kì thực thì 500 đại biểu có đến 250 ông được đề cử rồi chứ chẳng vinh dự gì. Khi đó bao nhiêu người rủ rê tán tỉnh mình. Kẻ kéo áo, nói ông  không được rút nhé; người rỉ tai, nói đợt này ông phải vào đấy, cấm có chạy làng. Ngoài mặt ra vẻ không quan tâm nhưng trong bụng sướng củ tỉ, bèn tắc lưỡi nói ừ thì không rút, vào được BCH cũng tốt, nếu chẳng vào được cũng biết thực có bao nhiêu người yêu mình. Đến khi bầu mình chỉ có 156 phiếu, còn gần trăm phiếu nữa mới trúng, xấu hổ chết được. Buồn đúng một tháng, không phải buồn vì trật BCH mà buồn vì  nhận ra quá ít người yêu quí mình thật sự. 
Sau nghĩ lại thấy chẳng việc gì mà buồn, người ta bầu BCH là bầu những người có năng lực điều hành chứ đâu bầu kẻ mình yêu, người mình phục văn tài. Ông Thiệp ( Nguyễn Huy Thiệp) hồi đó tên tuổi nổi như cồn, nhiều người nói nếu gọi Hội nhà văn là một gánh thì đầu này là cả hội nhà văn, đầu kia là Nguyễn Huy Thiệp. Chắc ông Thiệp cũng nghĩ thế nên ông chẳng rút, kết quả ông chỉ có hơn trăm phiêu bầu cho ông thôi.
            Mình nhớ đại hội IV mình ở trong ban kiểm phiểu, ông nào ông nấy hằm hè nhau, ông này nghi ông kia lậu phiếu, rất căng thẳng. Bầu lần đầu được 5 người, lại bầu lần nữa được 6 người. Kiểm phiếu đến nửa đêm mới xong, mệt bã người.  Điều lạ là giờ đó vẫn còn rất nhiều nhà văn ngồi phủ phục chờ kết quả bầu cử, khi tụi mình ra khỏi phòng kiểm phiếu xuống hội trường thì mọi người chạy rật rật đến, nói sao rồi sao rồi. Hi hi bầu BCH hội nhà văn mà hồi hộp căng thẳng không khác gì bầu tổng thống.
            Hồi đó mình chỉ 33 tuổi, cái tuổi ưa nổi danh thích được chứng tỏ, nhảy lên diễn đàn phát biểu ba bốn lần, được vỗ tay hoan hồ càng ăn to nói lớn. Đại hội văn chương chẳng thấy bàn văn chương, chỉ toàn tranh cãi nhau ông này tham ông kia hèn, ông này bất tài ông kia cơ hội. Anh Trần Dần ra khỏi hội trường, dập dập cái gậy chống, mắt trợn miệng nói tợn, đại hội tợn quá.
  Mấy bác Phùng Quán, Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt… ba chục năm trở lại văn đàn, tưởng các bác sẽ đăng đàn nói những điều hệ trọng, té ra không. Các bác toàn rủ nhau ra căng tin phía sau hội trường uống bia, uống say thì về, chẳng biết gì đại hội đại heo. Anh Phùng Quàn cứ đến chiều là chân nam đá chân chiêu trở về nhà. Chị Trâm vợ anh hỏi đại hội có chuyện gì vui, anh chỉ nhăn răng cười., nói ua chầu, cãi nhau như mổ bò.
Cụ Hoàng Trung Thông khi đó đã già  rồi, chẳng hiểu sao không thấy cụ vào ghế ngồi, chỉ đứng ở cửa trông vào. Tính mình ngồi không nóng chỗ, lúc lúc lại nhảy ra ngoài hút thuốc. Mỗi lần qua cửa cụ lại túm tay giật lại, nói sao rồi sao rồi. Mình cười, nói thì vẫn đang cãi nhau đó mà anh. Cụ cười cái hậc, nói đại hội với đại heo,  hội nhà văn cãi nhau mấy chuyện này à, đó là hội nhà Đảng. Mình chỉ cười hì hì chẳng biết nói sao.
Khi đó mình nghĩ các cụ hết hơi rồi, viết lách không màng, hội hè cũng đã chán. Đến đại hội để tìm bạn uống ba chén rượu thôi. Bây giờ mới thấy các cụ có lý, nhà văn lại đi cãi nhau ỏm tỏi ba chuyện phi văn chương thật quá phí thời giờ. Đa phần các cụ đều dạt ra hết cho mấy anh trẻ tranh hùng, tóm lại cũng chỉ để tranh cái chân  BCH. Các cụ đến đây chỉ để vui, vui bạn vui bè, vui nghề vui nghiệp, và đó mới đúng là đại hội nhà văn. Mấy thứ phi văn các cụ ớn lắm, sợ lắm. Đời các cụ ngấm đòn cũng đã nhiều rồi.
Một buổi chiều mình thấy anh Trần Hữu Thung say rượu nằm vật trên ghế đá khuôn viên Hội trường Ba Đình. Mình bế xốc anh dậy, nói để em đưa anh vào nhà nghỉ. Anh hoảng hốt bừng tỉnh, miệng nói tay khua, nói không không tôi không phát biểu đâu không phát biểu đâu, tôi nhất trí hết nhất trí hết. Hi hi nhà văn nhà veo sao mà khổ thế.

QUÊ CHOA

Tuesday, September 17, 2013

VĂN HÓA XÃ HỘI VIỆT NAM


Trung Thu thời “xã hội chủ nghĩa”.

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2013-09-16
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Trung Thu ở miên quê
Trung Thu ở miên quê năm xưa
Courtesy anninhthudo
Nghe bài này

Chúng tôi còn nhớ thời tuổi thơ của mình, trong hoàn cảnh khốn khó và chật vật, cứ mỗi lần nghe tiếng trống thu vọng về từ đần ngõ, một cảm giấc lâng lâng khó tả, hình ảnh chiếc bánh ú hình ngôi sao, hương vị bánh nếp và mùi nến từ chiếc đèn lồng cá chép vẫn còn đâu đó trong ý ức.
Trung Thu ngày nay
Nhưng, Trung Thu của những năm gần đây, có vẻ như mất hết ý vị và vẻ đẹp của nó bởi  lồng đèn Trung Quốc, bánh Trung Quốc và bánh khủng của tư bản đỏ. Những thứ này ra đời, khiến cho mùa Trung Thu của trẻ em nghèo trở nên nhỏ nhoi, khép mình tội nghiệp.
Thị trường đầy rẫy lồng đèn, mặt nạ và đồ chơi và bánh Trung Thu có xuất xứ Trung Quốc
Đi dọc các thị trấn và các khu phố ven quốc lộ 1A ở miền Trung, hình ảnh bắt gặp là hàng trăm, hàng ngàn quầy bán đồ chơi trẻ em chất đầy lồng đèn, mặt nạ, đầu lân, trống cơm và bánh có xuất xứ Trung Quốc, thử ghé vào hỏi giá, mỗi chiếc mặt nạ Tôn Ngộ Không có giá từ 15 ngàn đồng đến 30 ngàn đồng, mỗi chiếc đầu lân nhỏ có giá từ 50 đến 100 ngàn đồng, mỗi chiếc lồng đèn có gắn bóng điện tử chớp nháy và nhạc disco, gangnam style có giá từ 30 đến 350 ngàn đồng. Tất cả những thứ này đều có xuất xứ Trung Quốc.
Trung Thu của những năm gần đây, có vẻ như mất hết ý vị và vẻ đẹp của nó bởi lồng đèn Trung Quốc, bánh Trung Quốc và bánh khủng của tư bản đỏ. Những thứ này ra đời, khiến cho mùa Trung Thu của trẻ em nghèo trở nên nhỏ nhoi, khép mình tội nghiệp
Một chủ quầy bán đồ chơi trẻ em nói với chúng tôi rằng số lượng đồ chơi Trung Thu trong quầy của bà ước chừng 80% có xuất xứ Trung Quốc. Và tất cả mọi cửa hàng bán các đồ chơi Trung Thu cho trẻ em đều có số lượng hàng Trung Quốc tương đương hoặc nhiều hơn của bà. Đó là tình trạng chung, nếu bà không chấp nhận bán hàng Trung Quốc, chắc chắn mùa Trung Thu này bà chỉ biết ngồi ngáp gió nhìn người ta mua bán chỗ khác mà buồn.
Giải thích thêm về chuyện này, bà nói rằng hàng Trung Thu có xuất xứ Trung Quốc đang tràn ngập thị trường Việt Nam, nó không phải qua thuế, nó sang Việt Nam theo đường tiểu ngạch, chính vì thế, nó có giá mua vào rất thấp, đủ để người bán yên tâm mà xả hàng trong những phút cuối. Và có thể cạnh tranh nhau bằng cách hạ giá thành xuống thật thấp để hút khách. Trong trường hợp cả làng buôn cùng giữ giá cao thì mức lãi sẽ rất khá. Còn hàng Việt Nam, vì đã qua thuế nên giá mua vào cũng rất cao, khó cho việc bán ra, khó cho việc hạ mức giá để cạnh tranh hoặc xả hàng. Bà cho biết thêm là hiện tại, các quầy đồ chơi Trung Thu cho trẻ em ở các siêu thị lớn cũng bán một lượng hàng xuất xứ Trung Quốc khá lớn.
Những em nhỏ đi múa lân kiếm tiền ở Thường Xuân Thanh Hóa. RFA
Những em nhỏ đi múa lân kiếm tiền ở Thường Xuân Thanh Hóa. RFA
Một người mẹ trẻ chia sẻ với chúng tôi rằng: “Trung thu tất cả con nít ai cũng thích hết vì được nhận quà hoặc đèn lồng. Tết trung thu hồi xưa không được bài bản giống giờ, mọi thứ đơn sơ, mộc mạc, ít tốn kém hơn nhiều. Có lẽ đó là lúc ông bà cha mẹ chuẩn bị những món quà để dành cho con cháu của mình, chủ yếu mọi người đều làm bằng tay, như bánh kẹo hay đèn lồng, những thứ đồ chơi nên nó nhiều ý nghĩa, tình cảm hơn. Nhớ lại rất vui, giờ không còn cảm giác đó nữa!
Rất nhiều trẻ em nhiều khi mới có được đèn lồng hoặc mới thấy lân nhảy múa nên rất quý, giống như một năm chỉ có duy nhất một ngày. Bữa nay thì đi đâu cũng thấy bánh kẹo, đầu lân, trống, đồ chơi bày bán đầy ra hết, nó mang tính chất đại trà rồi, không còn háo hức nữa! Nó tốn kém hơn, mang tính chất nghiêng về vật chất hơn là tinh thần. Bánh kẹo Trung Quốc thì tràn lan trên thị trường, rất khó kiểm soát.”
Trung thu của người lớn hay trẻ nhỏ?
Trung Thu của người lớn xa xỉ, Trung Thu của trẻ em nghèo buồn tủi
Nếu Trung Thu theo quan niệm dân gian từ trước vốn là Tết của trẻ em, Tết nhi đồng, thì trong thời kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa bây giờ, có vẻ như Trung Thu dành cho người lớn nhiều hơn là cho trẻ em. Một giám đốc trẻ tên Hùng, gốc Thanh Hóa, vào thành phố Đà nẵng lập nghiệp được ba năm, chia sẻ với chúng tôi rằng anh thấy Trung Thu bây giờ buồn quá, nó mất hết sự thú vị trẻ con. Thay vì thời anh còn nhỏ, Trung Thu của anh bát ngát đồng dao và mê mẩn những trò chơi rồng rắn, rủ nhau đi coi múa lân, xếp hàng ở sân đội, sân hợp tác xã để nhận quà bánh… Thì bây giờ, con trẻ đua đòi bạn bè, muốn cha mẹ mua cho nó những chiếc bánh đắt tiền, lồng đèn hàng khủng để khoe mẽ với bạn bè, có khi mua về nhìn rồi bỏ đó, không thèm đoái hoài tới.
Đôi khi nhìn Trung Thu của trẻ em nghèo, chỉ muốn ứa nước mắt. Trong lúc những cán bộ, những doanh nghiệp, những người có lắm tiền sẵn sàng vung ra vài triệu đồng, thậm chí vài chục triệu đồng để mua quà Trung Thu tặng cho cấp trên, tặng vợ, con của sếp để lấy lòng
Đó là với con cái nhà giàu, chứ con nhà nghèo thì vẫn có nhiều chỗ, có nhiều em bé chỉ mong đến Tết Trung Thu, cha mẹ mua cho vài chiếc bánh ú nếp hoặc vài chiếc kẹo đường là đã vui như hội. Đôi khi nhìn Trung Thu của trẻ em nghèo, chỉ muốn ứa nước mắt. Trong lúc những cán bộ, những doanh nghiệp, những người có lắm tiền sẵn sàng vung ra vài triệu đồng, thậm chí vài chục triệu đồng để mua quà Trung Thu tặng cho cấp trên, tặng vợ, con của sếp để lấy lòng, có người còn tặng cả bánh dát vàng và rượu ngoại trong dịp Trung Thu, thì đâu đó ở những góc khuất nhà quê, vùng đồng bào dân tộc miền núi, nhiều trẻ em ăn không đủ bữa, không biết gì về Trung Thu, thậm chí, trong ngày Tết thiếu nhi, các em phải mang rớ đi bắt cá về nấu cơm cho cha mẹ. Có nhiều em đã bị lũ cuốn trong dịp Trung Thu những năm vừa qua. Tất cả cũng vì nghèo.
Niềm vui thi đua tự làm đèn ngôi sao cho Tết Trung Thu
Niềm vui thi đua tự làm đèn ngôi sao cho Tết Trung Thu
Hùng nói thêm về hiện trạng này: ”Mọi người nhất là phụ huynh hoặc các em thiếu nhi rất là háo hức chờ đợi trung thu. Cái tình yêu thương và tính cộng đồng thể hiện qua các lời chúc hay các món quà hoặc những bữa tiệc thân mật để tìm thấy sự quan tâm và mang lại niềm vui cho các em nhỏ. Cùng với sự phát triển của xã hội, trung thu không còn là Tết của riêng thiếu nhi nữa, nó còn dành cho cả người lớn nữa. Giờ đây, trung thu có những món quà màu mè hơn, mang tính hiệu ứng nhiều hơn, những gói bánh kẹo đắc tiền, những bộ áo quần sặc sỡ, hay là điện thoại di động, hay máy tính. Nó còn thể hiện sự kinh doanh nữa. Nó là dịp để các đối tác, các doanh nghiệp gửi những món quà xa xỉ và vượt quá cái giới hạn của Tết trung thu hồn nhiên. Thay vì những người rất nghèo cần một món quà ý nghĩa không có thì có những tổ chức, cá nhân lại vung tiền quá tay. Rất là hối tiếc và cảm giác thèm muốn một cảm giác trung thu thực!”
Ông Huyện, năm nay 45 tuổi, đang sống ở huyện Ngọc Lặc, thuộc vùng núi phía Tây Thanh Hóa, than thở với chúng tôi rằng hai năm trở lại đây, gia đình ông mới biết thế nào là Trung Thu, nhưng cái điều ông gọi là biết ấy không vui một chút nào. Nghĩa là từ lúc con gái ông xin vào làm việc trong một văn phòng ủy ban nhân dân xã trong huyện với mức lương chưa đầy 2 triệu đồng mỗi tháng. Nhưng chuyện quà cáp cho các sếp vào dịp lễ cưới, lễ hỏi, đám giỗ ở nhà sếp diễn ra liên miên. Có nhiều tháng, loại chi phí này chiếm gần trọn khoản tiền lương, đứa con gái của ông Huyện phải về ăn cơm của cha mẹ mới đủ sống. Và cứ mỗi dịp Trung Thu, con gái ông luôn hỏi mượn cha mẹ ít nhất cũng hai triệu đồng để mua quà Trung Thu biếu các sếp. Trong khi đó, hai đứa em nhỏ ở nhà chỉ được vài chiếc bánh chưng và vài chén chè cúng Trung Thu, gọi là cho có với thiên hạ.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam

Giáo sư Trần Quang Hải – Vua Muỗng Việt Nam

Vũ Hoàng, phóng viên RFA
2013-09-15
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Nhạc sĩ Trần Quang Hải hướng dẫn cách đành nhịp bằng muỗng
Nhạc sĩ Trần Quang Hải hướng dẫn cách đành nhịp bằng muỗng
vnmusic.com
Nghe bài này


Ngoài nghệ thuật đàn môi nhạc sĩ Trần Quang Hải còn được mệnh danh là vua muỗng Việt Nam, để tìm hiểu thêm về nghệ thuật độc đáo mà người nghệ sĩ tài danh này đã cất công nhiều thập kỷ qua giới thiệu đến bè bạn quốc tế, chúng tôi trân trọng gửi tới quí vị cuộc trao đổi với ông dưới đây.
Vũ Hoàng: Thưa nhạc sĩ Trần Quang Hải, chúng tôi được biết ông là người rất tâm huyết với nghệ thuật đàn muỗng và đã dành gần trọn cả sự nghiệp của mình để theo đuổi niềm đam mê đàn muỗng, hôm nay, qua làn sóng của đài RFA, ông có thể một lần nữa giới thiệu lại môn nghệ thuật độc đáo này được không ạ?
N.S Trần Quang Hải: Tôi có trình bày kỹ thuật đặc biệt của người Việt Nam là cặp muỗng, tôi đã học cách đây 65 năm ở Việt Nam. Tôi đã phát triển và tạo thành (môn nghệ thuật) duy nhất trên thế giới, tôi là người đầu tiên và duy nhất trên thế giới độc tấu đàn muỗng, chưa có một dân tộc nào làm hết vì đa số các dân tộc khác ở Nga, Mỹ, Anh, Canada, Pháp hay nhiều xứ bên Châu Âu để đệm, đó là nhạc cụ để đệm, chứ không phải một nhạc cụ độc tấu. Do vậy, bây giờ tôi sẽ biểu diễn một số kỹ thuật do tôi sáng chế ra, vì thế, tại Việt Nam năm 2011 tôi đã được hội Kỷ Lục Việt Nam tặng cho tôi kỷ lục gia là “vua muỗng của xứ Việt Nam.” Sau đây, tôi sẽ trình bày kỹ thuật đánh muỗng của người Việt Nam, với 2 cái muỗng rất là bình thường, tôi có thể tạo thành những âm thanh khác hay những tiết  tấu khác nhau. Những tiết tấu đơn giản nhất là tiết tấu nhịp 2 đánh thành trên đùi và trên bàn tay 1 – 2… đánh càng ngày càng mau… đổi vị trí cây muỗng… đánh bằng nhịp 3… đánh bằng 3 ngón tay… 4 ngón tay… 5 ngón tay… kéo lên trên phía ngon tay trỏ và ngón tay cái… kéo lên lưng ngón tay trỏ… kéo về hết cánh tay… đánh lên trên miệng.
Tôi là người đầu tiên và duy nhất trên thế giới độc tấu đàn muỗng, chưa có một dân tộc nào làm hết vì đa số các dân tộc khác ở Nga, Mỹ, Anh, Canada, Pháp hay nhiều xứ bên Châu Âu để đệm, đó là nhạc cụ để đệm, chứ không phải một nhạc cụ độc tấu.
N.S Trần Quang Hải
Vũ Hoàng: Vâng, xin cám ơn nhạc sĩ Trần Quang Hải đã cho thính giả nghe những gì ông vừa biểu diễn xong. Vũ Hoàng muốn biết là đàn muỗng thường được sử dụng trong những dịp nào và đàn muỗng ngoài sử dụng độc tấu ra còn dùng trong các trường hợp nào khác thưa nhạc sĩ?
N.S Trần Quang Hải: Đối với tôi, chiếc muỗng từ xưa ở Sài Gòn được sử dụng trong những đại nhạc hội do em thần đồng Quốc Thắng 10 tuổi, biểu diễn trên sân khấu, vừa gõ lóc cóc vừa diễn vừa hát, ngoài ra, chiếc muỗng còn được dùng trong những buổi sinh hoạt hướng đạo, thay cho những nhạc cụ gõ, người ta dùng chiếc muỗng để gõ, đánh thành nhịp để mọi người vỗ tay theo và hát theo, đó là những sinh hoạt trong giới trẻ.
Nhạc sĩ Trần Quang Hải biểu diện nhịp điệu của nghệ thuật đàn muỗng. tranquanghai.info
Nhạc sĩ Trần Quang Hải biểu diện nhịp điệu của nghệ thuật đàn muỗng. tranquanghai.info
Hồi năm 1969, tôi và ba tôi là giáo sư Trần Văn Khê đã có ý nghĩ là đưa cái muỗng này vào trong nhạc cổ truyền Việt Nam, thành ra, có tạo ra một trường phái nhạc tùy hứng – nhạc tùy hứng giữa đàn kiềm, trống với muỗng. Khi đó, chúng tôi tập với nhau và tạo ra một thể nghiệm, nghĩa là âm nhạc truyền thống theo kiểu mới, và đã làm ra một đĩa hát bên Pháp và xuất bản vào năm 1973. Trong đó, ba tôi đánh trống, tôi đánh muỗng, ba tôi đánh đàn kiềm điệu chầu văn, tôi gõ muỗng thay thế cho sinh tiền, từ đó, về sau là đem cái muỗng thành một nhạc cụ gõ thay thế cho sinh tiền. Rồi năm 2011, tôi đã trở về Việt Nam, tôi đến lớp dạy học của chị Phạm Thúy Hoa, nhóm Tiếng Hát Quê Hương, tôi đã tạo ra được một số khoảng 20-30 cô cậu nhỏ trong một khóa học và sau đó mấy cháu đã sử dụng thể nghiệm trong một loại nhạc, nghĩa là đem mười mấy cặp muỗng đánh vào nhau tạo thành một ban hợp tấu muỗng chung với nhạc cổ truyền Việt Nam. Đó là một hình thức thể nghiệm đem muỗng vào trong nhạc cổ truyền hiện đại.
Hồi năm 1969, tôi và ba tôi là giáo sư Trần Văn Khê đã có ý nghĩ là đưa cái muỗng này vào trong nhạc cổ truyền Việt Nam, thành ra, có tạo ra một trường phái nhạc tùy hứng – nhạc tùy hứng giữa đàn kiềm, trống với muỗng
N.S Trần Quang Hải
Vũ Hoàng: Cám ơn N.S Trần Quang Hải đã có những chia sẻ như vậy, trong suốt một thời gian dài mà ông không những biểu diễn ở Việt Nam mà còn truyền dạy cho các thế hệ sau và biểu diễn trên thế giới, ông thấy đàn muỗng của Việt Nam phối hợp với các nhạc cụ khác thế nào?
N.S Trần Quang Hải: Tôi là người đầu tiên đem muỗng vào trong buổi nhạc tùy hứng tập thể, nghĩa là tôi đánh muỗng chung với một người nhảy flamengo hãy những anh Phi Châu đánh trống djembe hay người Ấn Độ đánh trống tampla. Thành ra, tất những cái đó, tôi đánh với từng người rồi sau đó tổng hợp lại tất cả những nhạc cụ gõ chẳng hạn cây đàn mộc cầm, trống djembe hay những giàn trống khác và các nhạc cụ gõ khác. Tôi trở thành người hướng dẫn, chỉ đạo trong các ban nhạc tùy hứng tập thể ở trong các festival.
Vũ Hoàng: Thưa nhạc sĩ, ông có thể chia sẻ thêm một chút về việc truyền dạy môn nghệ thuật độc đáo này của ông cho các thế hệ sau được không ạ? Và điều gì khiến ông tâm đắc?
N.S Trần Quang Hải: Cách đây 15 năm, trong một chương trình dạy về nhạc thế giới, tôi có đề nghị là đem muỗng vào thể nghiệm trong một lớp học, một dàn nhạc toàn muỗng không, không có một nhạc cụ nào khác, tôi để 20 em nhỏ chơi bằng muỗng cà phê và 20 em chơi bằng muỗng súp và 2 bên có 5 em đánh những cái muỗng to, thành ra, trong dàn nhạc vừa có muỗng nhỏ, muỗng vừa và muỗng to, giống như trong dàn nhạc có cây đàn violin, violoncello, đàn cello và đàn constrabass và vì thế tạo ra những công thức về tiết tấu, tôi chế ra, thí dụ em nhỏ hàng một đánh cóc cóc cóc, hàng thứ nhì đánh nhịp ngoại, còn hàng sau cùng dùng muỗng to đánh tung tung tung… giúp cho những người đó giữ nhịp và đối đáp với nhau.
Nhưng đôi khi, tôi lại cho 2 em, 2 bên với 2 cái muỗng khác nhau, 2 âm thanh khác nhau, âm thanh cao cho đàn bà, âm thanh trầm cho đàn ông và 2 bên tìm cách tạo ra một cuộc đối thoại tùy hứng và lúc đó, ở phía sau lưng các nhịp khác đi theo tùng … cóc… tùng … cóc… từ đó, sự đa tiết được phát hiện và làm cho những em đó thấy rằng các muỗng không tốn tiền mà lại tạo thành một loại nhạc tùy hứng rất hào hứng cho các em bắt đầu để ý đến âm nhạc và thích âm nhạc.
Vũ Hoàng: Chúng tôi xin chân thành cám ơn ông rất nhiều.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/prof-tq-hai-spoo-king-09152013090937.html

 

Những người bán hàng rong ở Sài Gòn

Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam
2013-09-18
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Một loai xe đẩy để bán trái cây trên đường phố
Một loai xe đẩy để bán trái cây trên đường phố
RFA
Nghe bài này
Họ là những người tá túc và lấy thành phố làm một trú xứ trong những ngày rày đây mai đó kiếm cơm. Họ là những người nghèo giữa thành phố hơn 6 triệu dân, xe ngựa tấp nập nhưng riêng họ vẫn mang dáng điệu của kẻ bộ hành hom hem với linh hồn chứa đầy nỗi tủi khổ của kiếp người lầm than.
Họ đến thành phố với giấc mơ đổi đời nhưng Sài Gòn đất chật người đông đã dần đẩy họ về phía không nhà. Họ là những người bán hàng rong xa xứ với chiếc mẹt bên hông, chiếc giỏ cần xé trên xe đạp cọc cạch hoặc với chiếc xe ba gác đẩy ngược xuôi phố phường. Cuộc đời muôn màu và nỗi khổ của họ cũng muôn vẻ.

Thu nhập thấp, sợ bão giá

Nếu nói về bán các loại hàng rong như trái cây, gương, lược, ví, hộp quẹt, xăng thơm châm zipo, bấm móng tay, nhíp, ví thậm chí thuốc tăng cường sinh lý thì phải nhắc đến những người Quảng Ngãi, phần lớn họ đến từ huyện Mộ Đức của tỉnh này. Họ đi có hội có thuyền, tổ chức thành từng nhóm đồng hương theo xóm, thôn, làng, xã ở quê. Họ thuê nhà trọ giá rẻ, năm, sáu người ở chung vào một phòng và chia nhau phần gánh nặng tiền thuê nhà. Họ sống cơ cực, khốn khổ và luôn nỗ lực, cố gắng để cùng nhau vượt qua mọi cơn bĩ cực của cuộc đời.
Nếu nhắc đến người bán hủ tiếu gõ, có lẽ phải nhắc đến những đồng hương Đức Phổ, Quảng Ngãi. Tiếng gõ lóc cóc quen thuộc, có khi đầm đìa mưa phố, có lúc nắng cháy lưng trưa, tiếng gõ lang thang từ hẻm này sang hẻm khác, từ ngày này sang tháng nọ, từ mùa xuân sang mùa đông, từ thế kỷ trước sang thế kỉ sau… Những tiếng gõ như một ấn chứng bằng thanh âm ghi dấu một kiếp người đã đến và đã sống giữa chốn thị thành xa hoa này bằng giấc mơ hè phố, giấc mơ cần lao. Và tiếng gõ trở nên quen thuộc đến mức khi nói về Sài Gòn, người ta không thể không nhắc đến âm thanh của hủ tiếu gõ.

Chị bán nước dừa trên đường phố. AFP
Họ đi có hội có thuyền, tổ chức thành từng nhóm đồng hương theo xóm, thôn, làng, xã ở quê. Họ thuê nhà trọ giá rẻ, năm, sáu người ở chung vào một phòng và chia nhau phần gánh nặng tiền thuê nhà
Và nói cho cùng, Sài Gòn sẽ chẳng còn là Sài Gòn nếu như chỉ cần nửa giờ đồng hồ thiếu vắng những âm thanh quen thuộc của một thế giới rất gần gũi với người thị thành nhưng lại rất xa điệu sống xa hoa này. Và có lẽ, nỗi khổ của những người bán hàng rong cũng mang một chút gì đó rất đặc trưng ở chốn này.
Cô Lê Thị Lài, người Mộ Đức, Quảng Ngãi, đã có thâm niên bán gương lược và các thứ nữ trang trên đất Sài Thành gần hai mươi năm nay kể với chúng tôi rằng những người bạn đồng hương của cô phần lớn có hoàn cảnh rất khó khăn, không có đất đai để canh tác, hoặc đã bị tịch thu, gọi là giải tỏa đến bù với giá rẻ bèo, số tiền cầm trên tay không đủ mua gạo và thức ăn nửa năm, khi hết tiền, không còn đất canh tác, phải xuôi vào Nam để kiếm cơm rày đây mai đó bằng công việc bán hàng rong.
Cô cho biết thêm là trong thời gian gần đây, vật giá leo thang đến chóng mặt, mọi thứ chi tiêu trở nên khó khăn hết sức, nhưng phải thắt lưng buộc bụng mà trụ lại ở thành phố, cắn răng gánh tiền thuê nhà, gồng lưng mà đi bán tới 9h, 10h đêm với hy vọng kiếm thêm đồng nào mừng đồng đó, có chút dư gửi về quê cho con cái học hành. Trung bình, giá phòng trọ hạng bình dân ở các quận ven Sài Gòn có thấp gì cũng phải 700 ngàn đồng trên mỗi tháng, chưa kể điện, nước, và mọi chi phí sinh hoạt khác. Mà mức thu nhập của cô và các bạn cô đều có chừng rồi, từ 20 ngàn đồng đến 60 ngàn đồng thu được mỗi ngày, vị chi mỗi tháng thu được một triệu tám trăm ngàn đồng. Với khoản tiền này, có tiết kiệm kiểu gì cũng phải mất hết gần hai phần ba cho mọi chi phí.

Đã nghèo còn hay gặp công an
Cô Nguyễn Thị Hằng, 55 tuổi, người Bồng Sơn, Quảng Ngãi, kể với chúng tôi rằng khu nhà trọ của cô đang ở tại quận Gò Vấp đã bị xuống cấp rất nặng, những ngày trời mưa lớn phải che áo mưa lên trần mùng để ngủ cho khỏi bị nước rơi vào mặt. Nhưng cô và hơn hai mươi người đồng hương Quảng Ngãi, Quảng Nam vẫn luôn cầu nguyện chủ nhà trọ đừng sửa chữa, cứ để y như vậy cho thuê. Vì mọi người đều lo sợ sau khi sửa chữa, nhà trọ trở nên khang trang và mức giá phòng trọ cũng cao hơn, lúc đó mọi người phải vất vả vì khoản tiền thuê phòng.
Ở lần phạt thứ hai, Hoa mất hết vốn liếng, bỏ về quê. Bị người chồng say xỉn chì chiết, đánh đập, Hoa buồn quá, tự kết liễu cuộc đời bằng chai thuốc trừ sâu
Mùa mưa năm nào cũng là mùa buồn nhất của những người đi bán hàng rong trong thành phố. Trước đây, vật giá chưa leo thang thì nếu như trời mưa lớn quá, đường phố bị ngập, cô Hằng và những người bạn rủ nhau ở nhà mua nếp về nấu xôi ăn cho đỡ buồn. Còn bây giờ, đụng thứ gì cũng tốn tiền, không ai dám ngồi nhà, dù trời có mưa to cỡ nào, nước có ngập đến đâu cũng phải đội mưa mà đi bán kiếm tiền trang trải qua ngày, dành dụm gởi về quê. Với người bán hàng rong xa xứ, nỗi ám ảnh lớn nhất của họ là công an và trời mưa.

Người bán hàng rong ở Sài Gòn
Người bán hàng rong ở Sài Gòn. RFA
 
Nếu như trời mưa, người bán hàng rong bị ế ẩm, hủ tiếu hiếm người ăn, trái cây dễ bị hỏng, các thứ đồ nữ trang bán không chạy… Nhưng dẫu sao, biết giữ khéo léo, hàng hóa cũng có thể bảo toàn được ít nhiều, chứ còn gặp công an thì mọi chuyện trở nên khó mà lường được.
Cô Lê Thị Hải, bán trái cây dạo, quê ở Bồng Sơn, Quảng Ngãi, buồn bã kể với chúng tôi rằng cô vừa mất một người bạn đồng hương, cô vĩnh viễn không được gặp người bạn ấy nữa cũng chỉ vì công an. Trước đây, cô và người bạn tên Hoa vốn là công nhân hãng giày da trong khu công nghiệp Tân Bình, nhưng vì làm việc tăng ca liên tục mà mức lương quá thấp, lại bị công đoàn, giám đốc ép đủ thứ,  hai người nghỉ việc, rủ nhau mua xe ba gác đạp đi buôn trái cây.
ở Việt Nam thời bây giờ khổ quá, làm gì cũng khổ, đi làm công nhân thì bị ép đủ thứ, đi bán hàng rong, bán trái cây để kiếm vài đồng từ mồ hôi, nước mắt thì lại bị công an rượt đuổi chẳng kém gì người ta lùa súc vật vào lò mổ
Mới bán được ba ngày ở khu công viên Hoàng Văn Thụ thì Hoa bị công an bắt, tịch thu xe trái cây, phải xin xỏ đủ thứ suốt cả tuần mới được nộp phạt năm trăm ngàn đồng mà mang xe trái cây về. Đẩy xe về đến phòng trọ thì chỉ còn nước mang trái cây đi đổ, xem như mất trắng chuyến hàng đầu tiên gần ba triệu đồng cộng với năm trăm ngàn tiền nộp phạt. Hoa đi mua tiếp chuyến hàng khác, lại bị bắt, bị nộp phạt vì tính tình thật thà, chậm chạp, không biết vừa bán vừa chạy tránh công an theo cách của những người quen nghề. Ở lần phạt thứ hai, Hoa mất hết vốn liếng, bỏ về quê. Bị người chồng say xỉn chì chiết, đánh đập, Hoa buồn quá, tự kết liễu cuộc đời bằng chai thuốc trừ sâu.

Cuộc đời bôn ba của cô khép lại vĩnh viễn.
Kể đến đây, Hằng bật khóc, cô nói rằng nếu như có kiếp sau, cô nguyện làm bất kì con vật gì, miễn đừng làm người bán hàng rong. Mà nếu như trời vẫn bắt cô đi bán hàng rong thì xin ông hãy thương mà cho cô sang nước khác để bán, nước nào cũng được, miễn đừng có công an hung dữ là cô cám ơn. Chứ như ở Việt Nam thời bây giờ khổ quá, làm gì cũng khổ, đi làm công nhân thì bị ép đủ thứ, đi bán hàng rong, bán trái cây để kiếm vài đồng từ mồ hôi, nước mắt thì lại bị công an rượt đuổi chẳng kém gì người ta lùa súc vật vào lò mổ. Giá như họ dành thời gian rượt đuổi lao động nghèo như cô để mà truy bắt tội phạm thì có lẽ bây giờ, Sài Gòn ít bị cướp giật, ít có cảnh giết người cướp của rợn người.
Bão vật giá vẫn đang ngày càng leo thang, cuộc sống đầy bấp bênh và bất an của người lao động nghèo nói chung và người bán hàng rong nói riêng ở Sài Gòn đang đối diện với một cơn bão khác giữa tương lai mịt mùng.
Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam.

TỰ DO NGÔN LUẬN 179 NGÀY 15-9-2013


HẾT KHẢ NĂNG THỨC TỈNH 
                   

Chế độ Cộng sản xưa nay thường ngoác miệng tự xưng là "đỉnh cao trí tuệ loài người" với "nền dân chủ gấp triệu lần tư bản". Đó là kiểu cách "Xấu hay làm tốt! Dốt hay nói chữ! Dữ hay giả hiền!" Thực tế, trong lịch sử nhân loại, không có chế độ chính trị nào mù quáng mê muội bằng nó. Mù quáng vì tin tưởng rằng bạo lực và dối trá sẽ làm được việc, sẽ đưa đến chiến thắng, sẽ giúp CS tồn tại dài lâu.



Mù quáng vì đẩy ba bản năng: sinh tồn, truyền sinh và nhất là quyền lực đến cực điểm, tới độ luôn tìm cách đoạt mọi sức mạnh, vơ mọi của cải, hưởng mọi lạc thú cho riêng mình mà không biết rằng việc chiếm trọn đó đã tiềm ẩn nguy cơ tự hủy và gây nên nguy cơ phản lực. Nó say sưa với sự thành công của các cuộc "cách mạng", với sự vững chắc của bộ máy nhà nước, với sự khít rịt của hệ thống pháp luật, với sự bao trùm của mạng lưới công an, với sự tuyên truyền của lực lượng báo chí, với sự nhồi sọ của giáo dục học đường.... mãi cho tới khi nó sụp đổ tan tành nhanh chóng như tại Liên Xô và Đông Âu cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 của thế kỷ trước.

Cái sự mù quáng mê muội này đang là căn tính của Cộng sản Tàu và nhất là Cộng sản Việt. Cộng sản Tàu mù quáng theo kiểu trình bày gian trá và lý luận ngụy biện để chứng minh Biển Đông là lãnh hải của mình xét theo lịch sử, bất chấp những bằng chứng và tài liệu chân chính trái ngược nơi nhiều dân tộc từ xưa tới nay. Mù quáng theo kiểu sử dụng từ quyền lực cứng (vũ khí hăm dọa) đến quyền lực mềm (ngoại giao lừa dối) để biến Đường lưỡi bò thành hiện thực, bất chấp sự tố cáo hay kiện tòa của của nhiều quốc gia lân bang.

 Mù quáng theo kiểu nuôi mộng thống trị thế giới và nô dịch nhân loại bằng chính sách xâm lấn thẩm nhập mọi nơi và bành trướng thế lực quân sự mọi kiểu mà không để ý sự cảnh giác và đề phòng ngày càng cao độ của năm châu hoàn vũ. Mù quáng theo kiểu đem những sản phẩm độc hại, những kiểu thói gian thương, những ứng xử bất nhân để làm hại tới sinh mạng, xã hội hay công việc của thiên hạ trong lúc chính nước Tàu, dân Tàu cũng đang là nạn nhân của các thứ như vậy: ô nhiễm môi trường, buôn gian bán lận, bạo loạn xã hội...


Cộng sản Việt thì khỏi nói. Sự mù quáng mê muội, hay nói cách khác, sự tiêu biến khả năng thức tỉnh, là hằng tính ngày càng đậm nét nơi hàng lãnh đạo. Nó bộc lộ ra trên các phương diện chính trị đối ngoại lẫn chính trị đối nội, nơi lý thuyết luật pháp lẫn nơi thực tế hành xử.


Về chính trị đối ngoại, cụ thể là với lân bang phương Bắc, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc, xem ra các lãnh đạo CS kể từ Hồ Chí Minh đến bộ sậu Ba Đình hiện thời không học được bài học lịch sử của tiền nhân, dân tộc cũng như của chính bản thân mình. Sự cuồng tín mê muội về tình đồng chí anh em, về mối tương trợ quyền lực, về tinh thần quốc tế vô sản đã khiến cho lãnh đạo Hà Nội khư khư ôm lấy anh Ba Tàu, để hắn ta siết trên đầu vòng kim cô "16 chữ vàng, 4 chữ tương, 4 chữ hảo" bất chấp kinh nghiệm ngàn năm Bắc thuộc đầy đau thương, kinh nghiệm cố vấn cải cách ruộng đất đầy tàn khốc, kinh nghiệm chiến tranh xâm lấn hải đảo và biên giới đầy tai họa, kinh nghiệm thẩm lậu vào kinh tế, chính trị, lãnh thổ, văn hóa, giáo dục quốc gia đầy tác hại...


Đỉnh cao cho sự mù quáng mê muội này là Tuyên bố chung Việt-Trung 8 điểm và 10 văn kiện hợp tác (đúng ra là lụy phục) toàn diện ký hôm 21-06. Từ nay, "nhờ" đảng CS Ba Đình, nước Việt sẽ vĩnh viễn liên kết vận mệnh với nước Tàu để đến lúc nào đó, trở thành một tỉnh tự trị rồi một thành phần của đại quốc TH, như số phận đầy máu và nước mắt hiện nay của các dân tộc Mông Mãn Tạng Hồi.


Về chính trị đối nội, qua gần 60 năm cầm quyền, chuỗi dài lãnh đạo từ Hồ Chí Minh đến Nguyễn Phú Trọng đã phạm từ sai lầm này đến sai lầm khác, từ tội ác này tới tội ác nọ đối với đất nước và dân tộc nhưng vẫn mù quáng u mê, thản nhiên vô cảm. Họ xem đồng bào và tổ quốc chỉ là con chuột bạch để làm những cuộc thí nghiệm cho chủ nghĩa cộng sản, cho chính sách cai trị mà tất cả chỉ dẫn đến tai họa, thảm cảnh và tệ nạn, dù vậy họ vẫn không tỉnh ngộ.

Xem ra họ chẳng hề động tâm thổn thức trước sự tiêu diệt nông dân giỏi giang, sự trấn áp trí thức tài năng, sự khai trừ đồng chí tâm huyết, sự tàn phá cơ cấu làng xã tốt đẹp, sự tiêu trừ đạo đức gia phong thuần hậu sau vụ Cải cách Ruộng đất, vụ Nhân văn Giai phẩm và vụ Xét lại Chống đảng. Xem ra họ chẳng hề băn khoăn tâm trí trước sự khánh kiệt và khốn khổ của miền Bắc một đàng vì quản lý ngu dốt và thất đức, một đàng vì dồn lực phá hoại và xâm lăng miền Nam, cả hai đều là giang sơn của giống dòng Lạc Việt. Xem ra họ chẳng hề tự vấn lương tâm trước cảnh tan hoang của nền kinh tế toàn quốc sau "mùa xuân đại thắng", trước cảnh bỏ đi của hàng triệu đồng bào sau cuộc "giải phóng đổi đời", trước cảnh hỗn loạn của đất nước sau cuộc "xây dựng xã hội chủ nghĩa".

Ngoại trừ ít trang bàu chữa bênh vực vài cán bộ cao cấp, toàn bộ tác phẩm "Bên thắng cuộc" đang lưu hành vừa là bức tranh minh họa rõ ràng những điều đó vừa là cáo trạng hùng hồn đối với bộ sậu lãnh đạo Hà Nội, một bản cáo trạng có thể tóm gọn trong mấy chữ: "ngu dốt, tham lam, bạo tàn, gian xảo"!

Và mãi tới hôm nay, chính sách đối nội của nhà cầm quyền CS vẫn là xem quốc dân đồng bào như con cái để dạy dỗ, như con ở để sai khiến, như con tin để mặc cả, bất chấp thực tế là đất nước ngày càng hà khắc về chính trị, suy thoái về kinh tế, hỗn loạn về xã hội, điêu đứng về cuộc sống, băng hoại về đạo đức và bấp bênh về an ninh quốc phòng; bất chấp thực tế là khắp nơi trong nước đang đứng dậy ngày càng đông và ngày càng mạnh để đòi quyền làm người, quyền làm dân, và năm châu hoàn vũ đang lên tiếng để tố cáo và kết án liên tục việc vi phạm quyền công dân, quyền con người của Hà Nội.

Trên lý thuyết luật pháp, lãnh đạo Ba Đình vẫn mù quáng để hình thành cho được một bản tân Hiến pháp tiếp tục giành quyền độc tài cai trị, độc hữu tài nguyên và độc dụng quân lực cho đảng, và như thế tiếp tục biến công dân thành thần dân, biến con người tự do thành nô lệ, bất chấp kiến nghị của các vị trí thức nhân sĩ, phê bình của các bậc lãnh đạo tinh thần, phản kháng của các nhà đấu tranh dân chủ và bất chấp những tai hại của chế độ độc đảng độc tài toàn trị.


 Cái Quốc hội gia nô -dù nghe bao tiếng lòng của nông dân, thấy bao tiếng khóc của oan dân, nhận ra cảnh ruộng vườn bị bỏ hoang vì canh tác thua lỗ, cảnh nhà đất nhân dân bị cướp đoạt vì cán bộ tham tàn- vẫn cứ bảo lưu Luật đất đai với nguyên tắc quái đản "nhà nước nắm toàn quyền sở hữu, người dân chỉ có quyền sử dụng", với kiểu cách uốn éo câu chữ để cuối cùng nhà nước vẫn là đại địa chủ độc nhất.


Mặc cho các giáo hội lên tiếng đòi hỏi quyền độc lập trong tổ chức và tự do trong sinh hoạt để đóng góp điều hay lẽ phải cho đất nước, luật về tôn giáo vẫn siết chặt với Nghị định 92 trong ý đồ công cụ hóa hay ít nhất tê liệt hóa các thế lực tinh thần, thay vì thức tỉnh trước sự băng hoại lương tâm, tiêu tùng đạo đức, lụn bại văn hóa do chỗ các tôn giáo không được thong dong truyền bá, rao giảng giáo lý giải thoát con người, chấn hưng xã hội.

Mặc cho các công dân trong nước và các công ty ngoài nước lên tiếng đòi hỏi quyền tự do ngôn luận và tự do internet hầu góp phần cổ vũ chân thiện mỹ cho cuộc sống, lành mạnh hóa bộ máy chính quyền, xây dựng một quốc gia văn minh tiến bộ, luật về thông tin vẫn siết chặt với Nghị định 72 trong ý đồ công cụ hóa các công ty dịch vụ tin học (vì buộc họ phải khai báo người sử dụng, do đó đồng lõa với chủ trương áp bức của nhà cầm quyền) và ngu đần hóa các công dân (vì khiến họ hoàn toàn mù mờ và bất động trước những sai trái và tội ác của lãnh đạo Việt cộng, trước những lộng hành và xâm lấn của lân bang Tàu cộng).

Trên thực tế hành xử, đảng Cộng sản Ba Đình ngày càng điên cuồng dùng bạo lực và dối trá như một cách thức để cai trị nhân dân, quản lý xã hội. Nổi bật nhất là việc ngày càng gia tăng và củng cố lực lượng công an với việc phong hàng loạt tướng (ngành này hiện có 180 tướng, BBC 24-07-2013), dành cho nhân viên công an ngày càng nhiều đặc quyền (ví dụ có đề xuất cho phép họ bắn kẻ bị coi chống người thi hành công vụ, một số nhà báo phanh phui các vụ công an giao thông tham nhũng bị bắt và xử tòa, vô số công an giết dân giữa đường hoặc trong đồn vẫn ung dung an toàn hoặc án tù rất nhẹ, lắm côn đồ xã hội đen được ngành công an tuyển dụng như tay chân...). Nhiều đặc lợi cũng được dành cho họ và gia đình họ, như lương bổng cao, con cái được miễn học phí, thân nhân được trợ cấp hậu hĩ.


 Đang khi họ ngày càng tỏ ra hung hãn tàn nhẫn trong các vụ dân oan biểu tình đòi ruộng đất (như tại Văn Giang và Thanh Hóa...), tín đồ biểu tình đòi công lý (như tại Cồn Dầu và Mỹ Yên...), công dân biểu tình đòi dân chủ (như tại Sài Gòn và Hà Nội...). Cũng nổi bật là việc ngày càng gia tăng và củng cố lực lượng báo chí công cụ, bồi bút nô ngôn, dư luận viên đầy tớ, luôn sẵn sàng để tô son trát phấn cho đảng và nhà cầm quyền, vu khống và thóa mạ những công dân đối kháng, lèo lái và đầu độc công luận xã hội (báo đài Nghệ An nhân vụ giáo xứ Mỹ Yên là một thí dụ), bất chấp thực tế là lực lượng dân báo, lề trái ngày càng chiếm lĩnh các diễn đàn thông tin đại chúng với tất cả năng lực, uy tín và sự chân thực lẫn chân thành.


Tiếng súng hoa cải của Đoàn Văn Vươn cách đây gần hai năm (dù chẳng làm chết ai) đã là lời cảnh báo cho chế độ về thói hành xử côn đồ cướp bóc của toàn thể bộ máy cai trị tại Hải Phòng. Nhiều người đã tưởng là nhà cầm quyền có phần thức tỉnh khi thủ tướng CS nhảy vào cuộc, với lời phê phán về hành vi của quan chức địa phương. Nhưng rồi anh em Đ.V.Vươn vẫn y án y tội trong phiên tòa sơ thẩm lẫn phúc thẩm.


Tay đại tá từng dẫn quân cướp của phá nhà của họ thì được thăng tướng. Nay tiếng súng lục của Đặng Ngọc Viết vừa vang lên, cướp đi sinh mạng và sức khỏe của nhiều cán bộ nhà đất rồi của chính anh, cũng là lời cảnh báo cho chế độ cách mạnh mẽ hơn về chính sách chiếm đoạt đất đai của người dân với danh nghĩa "thu hồi" và trấn an cuộc sống của người dân với phương cách "đền bù" mà sau đó sẽ chỉ là điêu linh cơ cực.

 Nhưng liệu lần này đảng CS có thức tỉnh chăng, hay vẫn mù quáng lao vào con đường tiếp tục cướp bóc tài sản nhân dân để mau nhét cho đầy túi hầu sẽ an cư hưởng thụ một khi chạy ra nước ngoài lúc nhân dân đứng lên thanh toán chế độ? Trước mắt thì vẫn thấy truyền thông lề phải ra sức vu cáo cho anh Đặng Ngọc Viết đủ mọi chuyện (VOV Online 12-09-2013) và Quốc hội gia nô vẫn không nhân cơ hội này để xét lại toàn bộ vấn đề đất đai!
Ban Biên Tập

No comments: