Monday, October 31, 2016

NGUYỄN QUANG LẬP = TRUNG CỘNG = SONG CHI

TRẦN KHẢI THANH THỦY * MỘT NIỀM VUI NGOÀI KẾ HOẠCH


MỘT NIỀM VUI NGOÀI KẾ HOẠCH

Đang chăm chú dán mắt vào màn hình internet xem tin tức, hình ảnh, bỗng chuông điện thoại kêu lên nheo nhéo, tôi vội nhấc máy, tim đập hẫng một nhịp :
- Alô
- Chị Trần Khải Thanh Thủy phải không ạ?
- Dạ…
Giọng đầu dây bỗng rung lên bất ngờ:


-Ối giời, em vừa nghe anh Nguyên Khôi, đài Quê Hương phỏng vấn chị, sao chị bạo mồm bạo miệng vậy?
-Ô có gì đâu, mình chỉ nói sự thật trên cơ sở cái xấu đã lồ lộ phơi bày thôi mà.
-Em đang lái xe mà nghe đến cái đoạn chồng đưa vợ đi đẻ phải nhét phong bì vào đũng quần vợ…Thật thế hả chị?

- Thì tư duy xã hội chủ nghĩa- tư duy phong bì mà lại, nếu không thế, mẹ không tròn mà con cũng chẳng vuông được, cứ là gõ cửa Diêm Vương luôn.
- Trời đất, chị có đùa không vậy?

Còn công đoạn hai, muốn con được vuông vắn, khỏe mạnh, sạch sẽ lại phải nhét “bác hồ” vào nách con để hộ lý, y tá tắm rửa sạch sẽ, xoa phấn rôm, bột thơm vào cổ, vào bẹn, vào nách đàng hoàng. Cứ có cái gọi là “râu bác dài, tóc bác bạc phơ” cựa quậy trong túi áo ngực của các bà cô trẻ ấy thì con mình mới được “nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa”, còn không có bác hồ trong nách thì…đứa trẻ từ trứng nước đã bị bỏ mặc, khóc lạc giọng, khản cổ, tím tái, người nhớp nháp, hôi hám, tanh tưởi cũng mặc, không ai thừa hơi, rỗi việc để mà quan tâm chăm sóc.


Đặc biệt trong trường hợp mẹ không biết đẻ, phải mổ, phải nằm lại bệnh viện khoảng một tuần hay nửa tháng, lại càng phải bộn tiền. Có thế khi vết mổ trên cơ thể mẹ lành lặn, được bệnh viện đưa trả về nhà, đứa con mới được các cô hộ lý chăm bẫm, tắm táp như một thiên thần …

- Trời đất quỷ thần ơi, sao họ không biết xấu hổ nhỉ? Lấy tiền từ đũng quần của mẹ, từ nách của con, trong khi họ được đào tạo chuyên sâu bao nhiêu năm, được chính phủ trả lương để làm việc ấy, người nhà còn bị đóng hết khoản nọ, khoản kia cho bệnh viện nữa chứ…

- Ơ hay! Tôi ngạc nhiên trước những suy nghĩ trong sáng, ngây thơ của một thính giả chưa quen biết ,cũng là người xa rời Việt Nam qúa lâu:- “Đã là quạ thì việc gì phải xấu hổ về màu đen”, thậm chí quạ càng đen càng tự hào ấy chứ. Vì thế, thay vì câu nói xã giao ở ngoài đời: “Chúng ta là bạn bè”, thì các sản phụ thay nhau chửi đôm đốp vào mặt bác sĩ sau khi “ mẹ tròn, con vuông” : – “Chúng bay là bẹn bà”… Câu này không biết tiếng anh dịch ra như thế nào ấy nhỉ? Mình dốt tiếng Anh qúa
-Ôi em chịu thôi, em bỏ nước ra đi hai chục năm rồi, mà văn chị, em nghĩ khó dịch lắm.


- Khó gì đâu, toàn ngôn ngữ thế tục cả, có phải bác học, hiền triết đâu. Chẳng qua “Thời phải thế, thế thời phải thế”…Tất cả là công lao thành tích của đảng ấy mà:
Bắt ngồi chờ phải ngồi chờ
Cho rên la cứ tha hồ rên la
 Giọng đầu dây thủ thỉ:
- Em kẹt lại 18 năm, mãi năm 1993 mới thoát được, vẫn biết cộng sản lừa lọc, bẩn thỉu, thủ đoạn, tanh tưởi nhưng không nghĩ đến mức ấy. Các cụ bảo: “Chửa là cửa mả” mà nó nhét lương tâm vào trong phong bì mỏng quẹt, coi phong bì hơn cả danh dự, nhân phẩm của mình cũng như tính mạng hai mẹ con sản phụ sao?

- Ồ, học tập tấm gương đạo đức cũng như tư tưởng Hồ Chí Minh mà, bạn quên rồi à: “Miệng xưng đầy tớ, tay vớ tiền dân”. Những người thầy thuốc nhân dân bây giờ coi của cải nhà mình quan trọng hơn cả cái …cửa mả mà các sản phụ và trẻ sơ sinh không may phải chui vào đấy.
- Ôi , ở Mỹ bác sĩ khác hẳn chị ơi.

- Tất nhiên rồi, tôi đáp, không một chút băn khoăn: -Ở Mỹ, bác sĩ có bao giờ bị bệnh nhân đặt vè hay nói xấu như ở Việt Nam đâu? Từ “lương y kiêm từ mẫu, thầy thuốc kiêm mẹ hiền” thành “lương y kiêm… hà bá, thầy thuốc kiêm mẹ mìn”.

- Há há…tiếng cười rộn ràng trong máy:
Không dễ dàng cắt ngang những ý nghĩ đang hình thành rõ nét trong đầu, tôi tiếp tục bày tỏ, triển khai những ý tưởng của mình:

- Bác sĩ Mỹ coi việc cứu người là quan trọng, còn bác sĩ Việt Nam coi kiếm tiền trên những tiếng rên la, đau đẻ của sản phụ là căn bản. Càng rên la đau đớn, càng phải chi nhiều, chi đậm, và ngược lại: Có thì đỡ, mà không có thì thôi
- Trời đất! Nghe cứ như chuyện bịa ấy chị ạ. Chả lẽ họ không được sinh ra từ một người mẹ như cách thông thường, nên họ không có trái tim sao, họ đâu phải rô bốt?
Tôi thở dài một hơi nặng trĩu:


-Ở Việt Nam thế đấy, làm ra …trẻ con dễ lắm( chỉ cần vài phút), nhưng đẻ ra trẻ con thì khó khăn vô cùng vì phải nhờ “bác” đưa đường chỉ lối. Nếu không bác sĩ sẽ thay trời…hành hạ, tha hồ cho sản phụ quằn quại, rên la. Nếu không chịu nhả phong bì ra, thì trẻ con vừa được…trời “tạo” ra sau 9 tháng 10 ngày…đã bị bác sĩ “hóa” rồi, có khi còn…“hóa” theo cả mẹ luôn.
- Thật là kinh hãi. Hồi 1990, em ra Hà Nội, nghe bà chị họ kẹt lại từ hồi 54, kể là làm ở bệnh viện “bảo vệ bà mẹ và trẻ em”, cứ tưởng là trọng vọng, cao quý lắm, ai ngờ nó cũng chỉ là… xưởng đẻ, chị ạ…hơ hơ.
-Từ ngày đảng kêu gọi đổi mới tư duy, xưởng đẻ ấy được đổi tên thành “bệnh viện mặc mẹ bà mẹ và trẻ em” rồi. Tôi cướp lời.
- Khiếp! Chị cứ hay đùa.


- Đùa gì đâu…Hiểu rõ vấn đề cũng như tâm trạng của người bạn mới quen, tôi khẳng định:- Hồi còn ở Hà Nội, nhà mình ở ngay cạnh …xưởng đẻ ấy, nên mình biết rõ mà. Bà con còn đặt vè nữa:
Có tiền thì có tình thương
Không tiền mặc sức kêu suông hỡi người

- Chị là nhà văn xã hội chủ nghĩa có khác, am hiểu về sự ưu việt của chế độ ghê.
Ăn thua gì tôi đáp:
Một ngôi sao chẳng sáng đêm,
Một thân lúa chín chẳng nên mùa màng,

Nếu các nhà văn quốc doanh khác đều coi việc bảo vệ sự thật , dám đi bên “lề trái”, tạo thành cả bầu trời đầy sao thì đâu còn cái cảnh “đêm giữa ban ngày” như thế. Chính vì “canh cô mậu quả” một thân một mình, không thể lặn ngụp, chìm đắm trong bãi rác xã hội chủ nghĩa, mà mình phải vào tù và không ngờ được “Quy Mã” như bà con mình đấy.

-Vâng nếu ai cũng như chị và chị Dương Thu Hương thì trang viết phải sinh động lắm chị nhỉ.
- Có thể, tôi hứng khởi đáp: – Vì danh nhân thế giới nhận định: “Vạt áo nhà văn dù rộng đến mấy cũng không đủ đong đầy nước mắt của nhân gian”, đặc biệt trong địa ngục cộng sản.


- A, em quên mất, hồi chị bị chúng nó ðánh rồi bắt trong tù ấy, em mua cuốn “ở tù cộng sản ðố ai không cười” của chị. Gớm cứ là cười chảy cả nước mắt ra. Chị biết không? Chính vì ông xã nhà em ôm cuốn ấy ðọc cả tiếng ðồng hồ trong toa let, em mới nghĩ ra sáng kiến làm kệ sách trong toa let ðấy.


-Ồ vui nhỉ, nghe bạn kể sáng kiến của bạn mà mình cũng muốn cười ra nước mắt ðây này.

- Thật ðấy chị ơi. Ở Mỹ không thiếu ãn, thiếu mặc, không có thời gian ðọc sách ðâu chị ạ, trừ những lúc ði cầu.

- Trời ðất! Hóa ra tác phẩm của mình chỉ ðược ðọc, ðược cười trong lúc ruột già co thắt thôi ư?


- Vâng, mới đầu em có biết đâu, chỉ thấy ông ấy ôm toalet cả giờ đồng hồ, em lại cứ tưởng ông ấy bị táo bón, giục ông ấy đi bác sĩ thì ông ấy bảo:
- Vớ vẩn, tại cuốn sách của bà Thủy ấy, chỉ ðịnh ðọc qua quýt như mọi cuốn khác cho xong, nhưng ðọc vài dòng ðã thấy mê qúa nên ngồi miết trong ấy, ðọc hết vài chương cho ðã, mới ra.
Tôi ngớ ra chưa kịp thích ứng với thói quen ðộc ðáo này của cộng ðồng Hải ngoại thì ðầu dây ðã tiếp:
- Hai cuốn mới này của chị, chị có dám “ðố ai không cười” như lần trước nữa không?


- À, tôi lấy lại nhuệ khí: -Vẫn bút pháp của mình mà, vui nổ trời cười hết hơi, nụ cười và nước mắt song hành
Cuốn trước, viết trong bối cảnh nhà tù nhỏ, với ðộ dài 9 tháng 10 ngày, còn hai cuốn này viết trong bối cảnh nhà tù lớn, với ðộ lùi 28 nãm cũng ðáng cười lắm chứ. Toàn sự hy sinh …to béo của ðảng mà. Thậm chí cười ra nước mắt, ðau thắt cả tim luôn, chứ không phải ngồi ôm toa lét cười rung bồn cầu ðâu.

-Ôi cái chị này.
- Thật ðấy, nhà tù nhỏ chỉ là một xã hội thu nhỏ mà còn cười ðược thì nhà tù lớn– trong suốt 28 nãm trời thu nạp tích lũy kiến thức rồi thể hiện lại, có bao nhiêu chuyện ðáng cười hơn chứ… Ðáng cười và ðau buồn ðến mức, từ ðứa trẻ con lên ba ðã ông ổng hát: “Ðất nước tôi, ðất nước tôi, có thế thôi” .;Lại một tiếng thở dài từ lồng ngực:
- Trước ngày qua Mỹ, lúc nào em cũng nghe báo ðài kêu gọi ðổi mới tư duy, chả hiểu ðổi thế qúai nào mà càng ngày càng tồi tệ chị nhỉ.


- Thì: “Ðồng chí không bằng ðồng tiền. Bằng lòng vẫn hơn bằng cấp. Chân lý cũng không bằng chân giò… chứ sao. Chính vì thế chồng có trao phong bì thì bác sĩ mới thò dao mổ, còn không…ðau ðớn mặc thây, có Diêm Vương giải quyết.


- Chả trách trên mạng Internet ðưa tin nhiều sản phụ chết trong bệnh viện ðến thế, ðúng là nghèo nàn, túng kiết qúa mà phải chịu quằn quại ðau ðớn ðến chết chị nhỉ?


Tôi thở dài ðầy ai oán, như thay cho cả bầu nước mắt của biết bao thân nhân gia ðình những người mẹ người vợ chết trẻ, rồi nặng nhọc nói tiếp:


- Ca dao thời ðại viết:
Mấy ðời bánh ðúc có xương,
Mấy ðời bác sĩ lại thương dân nghèo


- Thế mới biết người nghèo ở Mỹ sướng thật. Từ ðầu dây bên kia, người bạn mới quen nhận xét.
- Nơi ðất nước mặt trời mọc phải khác ðất nước mặt trời lặn chứ. Tôi ngao ngán ðáp.
- Vâng, nơi đất nước mặt trời mọc, gương mặt ai cũng rạng ngời tinh tú như chị Dương Thu Hương từng viết: Tự do hiện hình trên từng ky lô mét đường phố, biển hiệu, bến xe, còn nơi đất nước mặt trời lặn thì khốn khổ, mặt ai cũng như thây ma, xác ướp, cực qúa chị nhỉ.


- Con người mới xã hội chủ nghĩa mà lại, cũng như trung Cộng Hay Bắc Hàn, Cu Ba ấy
-Xa nước 20 nãm, ngoảnh lại thấy càng ngày càng nhiều tang thương chị ạ.
- Khi bóng ma cộng sản gõ vào cửa ngôi nhà nào thì ðiêu linh mở ra ở ðó, gõ vào tận …cửa mình của chị em thì làm gì chẳng có vật tế thần.
- Ôi bao giờ Việt Nam thoát họa cộng sản chị nhỉ.
Sắp rồi, người dân ðang làm theo lời ðảng kêu gọi ðổi mới tư duy là …nhòm vào L ðảng rồi, nên chẳng ai dại theo ðảng nữa ðâu.

-Khiếp chị nói nghe kinh nghe kinh là.
-Ồ, ví von gì ðâu, từ 1986 ðến 1992, ông Nguyễn Vãn Linh chả kêu gọi cả một chiến dịch NVL: Nói và làm, nhảy vào lửa là gì, nhưng người dân mình thông minh lắm, biết tỏng cái trò của ðảng là nói một ðằng, làm một nẻo nên ðọc chệch từ NVL thành nhòm vào L ðảng thôi vâng, em cũng hay nghe mọi người bảo: ðảng cởi truồng về mặt nhân cách từ lâu lắm rồi làm gì chẳng bị nhòm …

- Ờ, qua kinh nghiệm dân gian, mình ðọc ðược câu ðúc kết của tổ tiên người Việt từ hàng nghìn năm: “mặt sao, ngao vậy”. Mặt ðảng như mặt quỷ dạ xoa, như rắn, như rết, như sâu, như ếch, như quái thú khổng lồ nên “ngao” ðảng cũng như tổ quỷ, ổ rắn, bụi rết, búi sâu, súc vật ấy, lừa sao ðược? Người dân khi ðã biết hết cái xấu xa tận cùng của ðảng thì sẽ vùng lên thôi, không thể chịu cảnh xấu mặt mãi ðược.

- Dạ, em cũng hay nghe mẹ em bảo: “Thằng dại cởi truồng, thằng khôn xấu mặt”. Ðập chết hết tụi nó ði, cho ðỡ vướng mắt, sao lại chịu cảnh xấu mặt bao nhiêu nãm như vậy?
Ðúng thế, ngày ấy ngày ấy sẽ không xa, và chúng ta là người chiến thắng.

- Thôi em về ðến nhà rồi, chị cho em ðịa chỉ ðể order sách.
- Ồ, lại một niềm vui ngoài kế hoạch nữa…cám ơn nhé, ðịa chỉ của mình là…


8021 Betty Lou Dr
Sacramento CA 95828
Còn email là honvongphu25@gmail.com
Số ðiện thoại là 916 248 3414


-Ồ vâng cám ơn chị, ngay hôm nay em sẽ qua bưu ðiện gửi check ðể lấy sách . Chỉ nghe tên sách ðã khoái rồi.

Friday, November 15, 2013

NGUYỄN QUANG LẬP * PHẬN HỒNG NHAN

Phận hồng nhan

images1669201_1Mình kém chị Kim tám tuổi, ở cùng xóm với chị. Hai tuổi chị cõng đi bắt chuồn chuồn, đi hái lá me quanh những hàng rào lối xóm. Bốn tuổi chị dắt ra bờ sông, chạy lon ton dọc bờ sông đuổi bắt những con còng gió bé xíu. Thỉnh thoảng chị bế xốc lên trợn mắt nhìn mình, nói cu Lập yêu chị không, mình nói yêu. Chị cười, hôn mình chùn chụt mấy cái liền. 
Chị Kim hay hát lại hát hay, hội diễn văn nghệ của huyện năm nào cũng có mặt chị. Đêm nào có hội diễn chị đều dắt mình đi theo, cho ngồi ở cánh gà. Chị múa và hát, thỉnh thoảng còn đóng kịch, lấy nhọ nồi vẽ râu vẽ ria trông rất tức cười. Mỗi lần xong tiết mục chị lại chạy vào cánh gà bẹo má mình, nói răng không vỗ tay hoan hô chị hả hả?
Rồi chiến tranh, nhà mình sơ tán lên làng Đông, nhà chị Kim chạy lối nào không biết. Từ đó không có ai dắt mình đi chơi nữa. Mình cũng quen dần chơi một mình, lối chơi thành nếp cho đến bây giờ. Đôi khi mình cũng nhớ chị Kim, thèm được chị dắt đi chơi nhưng chỉ thoáng qua chút xíu rồi cũng quên luôn. Nhiều đêm mình chiêm bao thấy chị, mừng hết lớn. Tỉnh dậy không thấy chị đâu, buồn ngẩn ngơ. Ngủ một giấc sáng mai thức dậy là quên.
Năm mười hai tuổi, một tối mùa hè nghe tin có văn công về diễn ở làng Hướng Phương, con nít trong làng kéo nhau đi xem, tất nhiên mình đi đầu tiên. Sân khấu ngoài trời có đến vài ngàn người xem. Tụi mình con nít, phải vất vả lắm mới len lên được hàng đầu để xem cho rõ. Len tới nơi, ngồi xem một lúc mới phát hiện ra hai cái vạt áo của mình bay đi đàng nào rồi.
Tối đó múa hơi bị nhiều, nhiều người kêu ầm lên, mình thích múa vẫn ngồi xem say sưa. Đến điệu múa Bảo vệ biển trời, mình phát hiện cái cô múa đầu đàn rất giống chị Kim. Mình đứng vụt lên cốt để chị Kim trông thấy, xem chị có nhận ra mình không. Vừa đứng lên ba bốn người ngồi sau thi nhau túm áo kéo bắt xuống. Mình đành ngồi xuống, cứ nhấp nhổm không yên.
Màn múa kết thúc mình vọt ra khỏi bãi, chạy vòng ra sân khấu mò vào khu vực hậu đài kiếm tìm xem có đúng chị Kim không? Chui qua tấm bạt che hậu đài, mấy cô đang thay phục trang trông thấy mình lập tức rú lên. Hai chú bảo vệ xách tai mình lôi ra, vừa lôi vừa chửi. Một chú còn đá đít một phát thật đau.
Đúng lúc mình bị đá đít ngã dúi, phía sân khấu giới thiệu đơn ca nữ Lê Hoàng Kim. ( Hồi này không ai giới thiệu ca sĩ hay nghệ sĩ, có lẽ sợ nói vậy là không khiêm tốn, hi hi). Mình vọt về phía bãi ngay. Chị Kim đang hát bài Xa khơi. Đúng là chị Kim! Chị Kim trăm phần trăm! Chỉ khác bây giờ chị quá đẹp, hát quá hay. Mình đứng lặng ngắt, tự nhiên nước mắt dầm dề.
Mình đứng chờ cho hết buổi diễn, mọi người về hết rồi mới mò về sân khấu, vừa lúc diễn viên lên xe ca hết rồi. Lượn vòng quanh xe mình vừa chạy vừa gọi chị Kim ơi chị Kim ơi! Chị Kim nhô đầu ra cửa xe kêu to, nói ôi ôi Lập Lập! Xe ca chạy. Chị Kim chỉ kịp hỏi em ở đâu? Mình nói em ở làng Đông. Chị reo lên, nói ôi rứa thì hay rồi. Mai chị còn diễn ở Pháp Kệ.
Chiều mai mình về làng Pháp Kệ thật sớm, người ta đang làm sân khấu mình đã tới đứng ngóng rồi. Chừng như chị Kim cũng đoán mình sẽ đến sớm, chị ra cũng rất sớm. Mình đang đứng ngó quanh chợt có người bịt mắt mình, giật tay ngoảnh lại hóa ra là chị. Chị Kim ôm lấy mình cười rất tươi, nói ôi cu Lập của chị mau lớn khiếp hè, đẹp trai khiếp hè. Mình chỉ biết đứng cười, thực sự hãnh diện. Được cô văn công hai mươi tuổi xinh đẹp hát hay ôm lấy hỏi han thân thiết trước mắt mọi người, thật không gì hãnh diện hơn. Bây giờ mới để ý chị quá đẹp, không biết tả thế nào chỉ biết từ nhỏ đến giờ mình chưa thấy ai đẹp như chị.

Chị Kim cứ ôm riết lấy mình không chịu bỏ ra, chị hỏi liên tù tì, hỏi đi rồi hỏi lại, tuồng như hỏi chỉ là cái cớ để chỉ ôm ấp mình. Lần đầu tiên trong đời mình cảm thấy hạnh phúc khi được một phụ nữ ôm ấp. Chán vạn người lớn ôm mình, chỉ có cái ôm của chị Kim mới khiến mình xao động, rưng rưng.
Tối đó diễn xong chị em lại gặp nhau, chị Kim lại ôm riết lấy mình, nhét vào túi mình một đồng, nói học giỏi năm sau chị thưởng hai đồng. Mình nói tối mai chị diễn ở mô. Chị nói ở Quảng Trường, xa lắm, em đừng đi nữa. Tất nhiên mình không nghe, suốt cả ngay mai chỉ trông đến tối để chạy ù về Quảng Trường với chị. Lần đầu tiên mình nhớ một người phụ nữ, nhớ quay cuồng.
Ở Quảng Trường văn công hát hò múa máy thế nào mình cũng không quan tâm, chỉ mong đến tiết mục của chị Kim. Chị tham gia một bài tốp ca nữ, một điệu múa và hai bài đơn ca. Tiết mục đơn ca của chị rất đặc sắc, lần nào cũng được mọi người yêu cầu hát lại. Mình ngồi giữ đám đông hãnh diện vô cùng, muốn hét to lên với mọi người, nói tui quen chị Kim!

 
Tan diễn mình chạy ù ra phía sau sân khấu, tìm hoài không thấy chị Kim đâu. Khi đoàn văn công lên xe ca rồi cũng không thấy chị đâu. Xe ca chạy, mình lủi thủi bỏ về. Bỗng mình gặp chị Kim ngay lối vào sân bãi, chị đang cầm tay anh bộ đội nói cười líu lo. Mắt mình tối sầm, mặt mày nóng bừng. Lúc đầu mình định rẽ sang lối khác tránh mặt chị Kim, sau, mình quyết định cúi gầm mặt đi thẳng về phía hai người. Chị Kim thấy mình liền kêu to, nói Lập Lập, Lập ơi! Mình như điếc cứ cúi gầm mặt đi. Chị Kim đuổi theo, mình bỏ chạy. Chị Kim vừa chạy vừa gọi, mình vừa chạy vừa khóc.
Từ đó đến mười năm sau mới gặp lại chị, lúc này mình đã là chàng trai hai hai tuổi. Mình đi Huế, xe đến phà Gianh mình thấy một người đàn bà rất giống chị Kim, ăn mặc nhếch nhác, tay ôm đứa con nhỏ tay xách túi du lịch rách đang đi xuống phà. Xe dừng, mình nhảy xuống đuổi theo. Phà đã rời bến được một quãng, mình vẫn nhìn rất rõ chị Kim bèn vừa vẫy vừa gọi, nói chị Kim chị Kim! Chị giật mình ngoái lại, thấy mình chị vội vàng ôm con len lên phía trước.
Mình không hiểu vì sao chị Kim lại tránh mặt mình. Một năm sau về quê gặp thằng bạn học thời phổ thông là thằng Đại Phúc, nó kể chị có chửa với ai đó, đoàn văn công kỉ luật đuổi chị về nhà. Chị ôm bụng về nhà cũng bị ba mạ chị đuổi ra khỏi nhà. Từ đó chị lang thang rày đây mai đó, rất khổ. Mình nói chị làm gì để sống. Thằng Đại Phúc cười, nói e hè, thứ đó chỉ có làm đĩ chứ làm chi. Khi đó mình tức thằng Đại Phúc lắm, chửi nó vô phúc, nói chị Kim mà làm đĩ à, đom đom cứt cứt! Không ngờ thằng Đại Phúc nói đúng, thế mới đau.
Cuối năm 1986 mình đi tàu ra Hà Nội, tình cờ nhặt được tờ báo gói cơm đưa tin thành phố Vinh bắt được ổ mại dâm lớn. Mình không quan tâm lắm mấy cái tin này nếu báo không đăng hình chị Kim với chú thích: Chủ nhà chứa Lê Hoàng Kim. Cái thời còn tong tắng, thật không thể tả được mình bị sốc thế nào, suốt ngày mồm miệng đắng ngắt, ăn gì cũng thấy nhạt hoét. Mình gọi điện cho thằng bạn công an ở Vinh, nó cười hề hề, nói ôi bà Kim này ghê lắm, bỏ chồng làm đĩ rồi lại bỏ chồng làm đĩ ba bốn lần rồi. Bây giờ vừa làm má mì vừa làm đĩ, bốn chục tuổi rồi khách vẫn rất đông, kinh không? Thật mình không thể tin nổi!
Mười năm sau, lại mười năm sau, sao nhịp thời gian này nhiều đắng cay đến thế?
Năm 1996 mình được Care mời làm phim Gió qua miền sáng tối cùng với Thùy Linh, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Quang Thiêu.v.v… Đây là một phim về HIV và AIDS, trong khi cả nhóm làm phim chẳng ai biết gì HIV và AIDS cả, Care phải mở lớp tập huấn một tháng. Cô Khánh ở Care hỏi mình, nói anh Lập đã gặp bệnh nhân AIDS lần nào chưa, mình nói chưa. Khánh bảo khi nào rảnh em đưa đi gặp gỡ họ. Mình ok liền. Đi để biết chứ gặp bệnh nhân AIDS cứ thấy ghê ghê, mặc dù mình làm phim tuyên truyền không nên sợ hãi xa lánh bệnh nhân AIDS, hi hi.


 
Khánh có ô tô, cô lái xe đưa mình đến trại phục hồi nhân phẩm hay gì đó không nhớ nữa, ở tít cuối huyện Từ Sơn ( Hà Nội). . Khánh kéo tay mình, nói vào đây anh. Cửa mở, phòng chỉ có một người đàn bà đang ngồi bó gối trên giường bệnh. Mình đứng sững sờ, không ai khác đó là chị Kim!
 Đi dọc hành lang mình nhắc Khánh, nói chỉ gặp một hai người thôi nhé, gặp nhiều anh sợ lắm. Khánh cười hi hi, nói em biết rồi, chỉ gặp một người thôi, một hoa hâu miền Trung, chị bị AIDS giai đoạn cuối, cũng sắp đi rồi.
Khi đó chị Kim chưa nhận ra mình, tới khi Khánh giới thiệu với chị, nói đây là nhà văn Nguyễn Quang Lập thì chí ối một tiếng thật to. Rồi hai tay ôm mặt chị ngồi khóc nức nở, khóc mãi, không nói được một câu nào.
 NQL QUÊ CHOA

 

TIN TỨC TRUNG QUỐC

 

Trung Quốc : Mở cửa kinh tế, siết chặt chính trị

Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh chụp ngày 04/09/2013)
Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình (ảnh chụp ngày 04/09/2013)
REUTERS

Lê Vy
Hai sự kiện lớn liên quan đến thời sự tại Châu Á vẫn chiếm nhiều trang trên các nhật báo Pháp ra ngày hôm nay là cơn bão Haiyan tàn phá Philippines và dư âm của Hội nghị Trung ương 3 của đảng Cộng sản Trung Quốc vừa khép lại vào hôm qua. Ngoài ra, các tờ báo cũng tập trung sự chú ý đến tình hình khủng hoảng chính trị tại Pháp, thông qua các cải cách mà làm cho điểm tín nhiệm của Tổng thống lẫn Thủ tướng đều hạ thấp đến mức kỷ lục.

Trước tiên, liên quan đến Trung Quốc, báo Le Monde đăng bài xã luận đề tựa : « Trung Quốc : Mở cửa kinh tế nhưng siết chặt chính trị ». Hội nghị Trung ương Đảng lần này xoáy mạnh vào việc tăng cường tính tư bản trong nền kinh tế Trung Quốc. Còn yêu cầu cải cách chính trị cũng được nhắc đến, nhưng theo Global Times, thì « chỉ có 33% đảng viên mong muốn cải cách chính trị tại Hội nghị ».
Trước thềm Hội nghị, tờ Nhân dân nhật báo cũng đã dành một bài xã luận dài quả quyết rằng « hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa là phù hợp với điều kiện quốc gia và lợi ích cơ bản của dân tộc ». Đây là hình thức bác bỏ mọi đề nghị nghiêng theo hướng dân chủ phương Tây. Tác giả bài xã luận nhận định : Chủ tịch nước Tập Cận Bình hướng nền kinh tế sang « cánh hữu » nhưng lại lãnh đạo theo khuynh hướng « cánh tả ». Đó là Trung Quốc vẫn giữ tính bảo thủ.

Nền kinh tế thị trường và mở cửa ra thế giới đã làm cho người dân Trung Quốc thêm hiểu biết và họ quan tâm đến quyền lợi của mình và yêu cầu cao hơn. Mạng internet trở thành « bức tường của nền dân chủ », nơi mà hàng triệu cư dân mạng đòi hỏi được tham gia vào đời sống chính trị. Cuối cùng, bài báo cho rằng, nếu ông Tập Cận Bình chỉ lo thúc đẩy cải cách kinh tế mà không cởi mở về chính trị thì ông có nguy cơ sẽ bị dồn vào chân tường.
Doanh nghiệp Nhà nước sắp mở cửa cho tư nhân
Báo Le Monde mục kinh tế đăng bài đề tựa : « Tập đoàn Nhà nước sắp được mở cửa cho tư nhân ». Tại Hội nghị Trung ương lần 3, Bắc Kinh đã thống nhất đưa ra phương hướng hành động cho 10 năm tới.
Một số cải cách mũi nhọn nhắm đến theo kế hoạch là hội nhập vào nền kinh tế thế giới với việc mở cửa hùng vốn tại các tập đoàn Nhà nước. Thứ hai vừa qua (11/11), nhật báo China Daily cho biết, Bắc Kinh có thể sẽ cho lĩnh vực tư nhân tham gia góp vốn từ 10-15% vào các doanh nghiệp Nhà nước.
Một phần vốn nhỏ của nhiều doanh nghiệp Nhà nước đã được lên sàn chứng khoán tại Thượng Hải và Hồng Kông nhưng không hề đặt lại vấn đề về sức mạnh độc quyền của Nhà nước. Tuy có mở cửa kinh tế đi chăng nữa, lãnh đạo các doanh nghiệp Nhà nước vẫn phải được đảng Cộng sản bổ nhiệm.
Nhật không cấm xuất khẩu thiết bị quân sự nữa
Nhìn sang Nhật Bản, đất nước vốn có chính sách chủ hòa, báo Les Echos ghi nhận : « Tokyo không cấm xuất khẩu thiết bị quân sự nữa ».
Theo đó, các nhà công nghiệp Nhật ngày càng bị đẩy vào thị trường thế giới về sản xuất trang thiết bị quốc phòng. Vào tháng Giêng tới, chính quyền Ankara sẽ cho biết tên nhà công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ nào sẽ phối hợp với tập đoàn Mitsubishi Heavy của Nhật để phát triển động cơ xe tăng tại Thổ Nhĩ Kỳ. Thông tin này vừa được Nikkei đăng ngày hôm qua có thể bị xem như một tin nói chơi, thế nhưng lại đánh dấu một sự thay đổi lớn về chính sách ngoại giao tại Nhật. Sau nhiều thập niên bị cấm hợp tác với các quốc gia khác trong các dự án phát triển quốc phòng, Nhật Bản đang xem xét lại triết lý này và thậm chí còn thúc đẩy các nhà công nghiệp lao vào thị trường thế giới khổng lồ về các trang thiết bị quốc phòng. Mục tiêu là nhằm kích thích tăng trưởng mà Thủ tướng Abe đã vạch ra.
Tình hình trên thế giới hiện nay buộc Nhật phải lao vào sản xuất quốc phòng trong khi Trung Quốc, láng giềng có tranh chấp biển đảo với Nhật đang tự trang bị để trở thành cường quốc quân sự và mưu toan xâm lược trong khu vực. Bắc Triều Tiên cũng trở nên đáng ngại hơn với các lò sản xuất vũ khí hạt nhân.
Trong các tháng tới, chính phủ của ông Abe phải đưa ra danh sách các trang thiết bị được cho phép hợp tác với các quốc gia khác. Các chuyên gia nêu ra một số loại như hệ thống phòng thủ chống tên lửa, một số loại máy bay. Phát triển một số loại thiết bị được cho là quá mang tính tấn công sẽ bị cấm hợp tác với nước ngoài.
Quân đội : Lực lượng cứu hộ hàng đầu sau cơn bão Haiyan
Các nhật báo ra ngày hôm nay đều bàn về công tác cứu trợ người dân sau cơn bão Haiyan. Báo Le Monde đăng bài viết : « Philippines : Liên Hiệp Quốc lo sợ điều tồi tệ nhất ».
Sau cơn bão, đội cứu hộ khó khăn vào nơi bị nạn để cứu các nạn nhân sống sót do đường xá, cầu cống và sân bay bị phá hủy. Họ lo ngại khi vào đến nơi thì số người chết còn nhiều hơn do không đến cứu trợ kịp thời.
Báo Le Figaro đánh giá, cơn bão Haiyan có sức công phá kinh khủng vừa qua có thể có liên quan đến việc trái đất bị nóng lên. Qua bài viết mang tựa : « Một hạm đội đến cứu những nạn nhân Philippines », tờ báo cho biết, Hoa Kỳ đã gửi một chiến hạm đến cứu trợ và Liên Hiệp Quốc cũng đã kêu gọi quyên góp 301 triệu đô la.

Nhật báo Công giáo La Croix nhận định : « Quân đội là lực lượng sát cánh hàng đầu với nạn nhân bão Haiyan ». Hàng năm, quần đảo đối mặt với nhiều cơn bão, động đất, núi lửa, thiên tai nên quân đội Philippines đã có được một kinh nghiệm vững chắc trong việc cứu hộ. Một chuyên gia nhận định : « Quân đội Philippines can thiệp ít nhất mỗi năm 3 lần khi xảy ra lũ lụt hay bão tố. Họ biết tổ chức phân phối lương thực cứu trợ, hoạt động cứu hộ. Họ có thể sử dụng máy bay trực thăng, tàu bè để cứu nạn mà không cần đến sự giúp đỡ của quốc tế ».

 Thế nhưng, lần này, trước sự tàn phá nặng nề của cơn bão chưa từng thấy trong lịch sử, đội quân chuyên nghiệp này bao gồm 200 000 người, phải nhờ đến sự trợ giúp của quân đội Anh và Mỹ. Ví dụ, Hoa Kỳ gửi tàu sân bay USS Georges Washington đến Philippines để tiếp tế và cứu trợ. Lầu Năm Góc còn cung cấp các thiết bị khác như máy bay trực thăng để đáp vào các địa điểm gặp nạn khó tiếp cận. Mego Terzian, chủ tịch hiệp hội « Bác sĩ không biên giới » (MSF) kể lại : « Chúng tôi được biết là nhiều quân nhân đã chuyên chở nhiều nạn nhân trên một chiếc xe ». Cả quân nhân và cư dân địa phương đều phối hợp nhịp nhàng với nhau. Để kết thúc, bài viết trên báo La Croix nhận định, công tác cứu hộ, khôi phục và xây dựng lại nơi bị tàn phá sẽ còn kéo dài vài tháng, thậm chí vài năm.
Bên cạnh đó, báo Libération cũng dành hai trang cho sự kiện này nhưng tờ báo ưu tiên phân tích cảm xúc của các nạn nhân sau cơn bão. Bài viết đề tựa : « Điện thoại là sợi dây liên lạc duy nhất của tôi với sự sống ». Theo tờ báo, các nạn nhân đều chờ tin tức của người thân từ chiếc điện thoại.
Pháp : Cải tổ nội các có xảy ra ?
Trở lại với tình hình chính trị tại Pháp, báo Le Figaro chạy tựa trên trang nhất : « Tổng thống Hollande không muốn thay đổi gì ». Trong lúc mà khủng hoảng xã hội và chính trị đang trở nên trầm trọng tại Pháp, một bộ phận của phe đa số tại Quốc hội hối thúc Tổng thống phải thay đổi đường hướng lãnh đạo nhưng cho đến nay, ông Hollande đã lựa chọn giữ nguyên hướng chiến lược.
Báo Le Monde phân tích trên trang nhất : « Phẫn nộ xã hội và chính trị đang thúc bách François Hollande ». Một số dân biểu trong Quốc hội yêu cầu thay Thủ tướng.
« Vì sao ông Hollande tránh cải tổ nội các ? » là tựa trên trang nhất nhật báo kinh tế Les Echos. Tờ báo cho biết, ông không muốn hành động dưới sức ép và dẫu cho có cải cách đi nữa, cũng không chắc dập tắt được sự phẫn nộ trong dân chúng. Dù cho thế nào đi chăng nữa, xã luận trên tờ Le Figaro nhận định : Một cuộc cải tổ nội các thực sự duy nhất chính là Tổng thống Hollande cải tổ chính sách của mình. Sẽ chẳng có nghĩa lý gì khi phế truất Thủ tướng Ayrault và thay vào đó một nhân vật khác, nhưng cũng thi hành cùng một chính sách ?
Thế nhưng, nhật báo kinh tế Les Echos khuyến cáo phải hành động bằng cách này hay cách khác, bởi vì sự tê liệt chính trị trở thành vấn đề kinh tế chính của nước Pháp. Henri Gibier, cựu Giám đốc ban biên tập tờ Les Echos kết luận : «Tuy nhiên,kinh tế Pháp vẫn còn giữ được vũ khí lợi hại để phòng thủ trên thị trường thế giới, chủ yếu là các công ty Pháp được liệt kê vào top 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới, nhiều hơn cả Đức ».
Pháp : Mua hàng trên mạng chựng lại
Báo Le Figaro mục kinh tế quan tâm đến tình hình mua hàng trên mạng. Tờ báo ghi nhận, năm này, các trang bán hàng trên mạng tại Pháp thu hút người tiêu thụ mới ít hơn 4 lần so với năm 2012. Dưới 1/5 người Pháp mua hàng một lần/tuần trên mạng.
Theo nguồn từ văn phòng tư vấn PwC, 49% người Pháp mua quần áo may sẵn trên mạng, 34% mua đồ điện tử, 24% mua điện gia dụng, 22% mua mỹ phẫm, 13% mua thức ăn, 8% mua dụng cụ làm vườn.
Còn về tần số mua sắm trên mạng, chỉ có 17% dân số mua trên mạng trên 1 lần/tuần. Con số này khá xa so với Trung Quốc (76%), hiện đang giữ vị trí quán quân trong lĩnh vực này. Số lượng này tại Anh là 40% và tại Đức là 36%.
Nguyên nhân làm cho việc mua hàng qua mạng không phát triển nữa tại Pháp chính là do khủng hoảng. Theo một chuyên gia giải thích thì hậu quả của khủng hoảng thấy rõ nhất là trên tổng số tiền mua hàng trung bình của khách, có khuynh hướng giảm xuống.
Ngoài ra còn có một số nguyên nhân khác như đổi trả hàng hóa. Do đó, để cạnh tranh với các cửa hiệu và để lôi cuốn khách hàng, các trang bán hàng trên mạng đã tăng cường các dịch vụ nhằm làm hài lòng khách hàng. Hơn nữa, ngày nay, người ta còn lo ngại các thông tin cá nhân, ngân hàng bị lộ khi mua bán trên mạng nên họ cũng hạn chế hình thức mua bán này. Trong hoàn cảnh đó, chỉ có trang Amazon và Cdiscount là còn làm ăn được nhờ họ tung ra một chính sách giá cả cạnh tranh, nỗ lực phục vụ khách hàng và nhiều mặt hàng đa dạng, hấp dẫn.
tags: Cải cách - Châu Á - Chính trị - Trung Quốc - Điểm báo
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131113-trung-quoc-mo-cua-kinh-te-siet-chat-chinh-tri

 

  Trung Quốc : Một loạt cải cách để giảm sự thống trị của Nhà nước


REUTERS/Kim Kyung-Hoon

Trọng Thành
Hôm nay, 15/11/2013, Tân Hoa Xã công bố một tài liệu dài mô tả một loạt các biện pháp cải cách nền kinh tế Trung Quốc, được Hội nghị lần thứ ba của đảng Cộng sản Trung Quốc thông qua cách đây ít hôm. Trong số các biện pháp đáng chú ý, có việc chính quyền trung ương yêu cầu các doanh nghiệp công phải rót trở lại cho Nhà nước 30% lợi nhuận để đầu tư cho hệ thống an sinh xã hội.

Hiện tại các doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc chỉ phải trả cho chính phủ từ 5% đến 20% tiền lãi ròng. Theo chính sách mới, các tập đoàn kinh tế Nhà nước sẽ phải rót cho Nhà nước 30% lợi nhuận thu được.
Với việc cắt giảm một khối lượng tiền khổng lồ như vậy, Bắc Kinh muốn giảm bớt nạn sản xuất thừa trường diễn tại Trung Quốc, đồng thời mở đường cho sự tham gia cạnh tranh mạnh mẽ hơn của các doanh nghiệp tư nhân trong nhiều lĩnh vực, mà lâu nay các doanh nghiệp Nhà nước vẫn độc quyền.
Tân Hoa Xã cũng cho biết sẽ cho phép các nhà đầu tư tư nhân tham gia vào các dự án do Nhà nước tài trợ, nhưng không nói rõ ở tỷ lệ nào.
Trong số các biện pháp cải cách kinh tế được đưa ra, có việc cho phép thành lập các ngân hàng tư nhân. Hiện tại, ở Trung Quốc chỉ có một số rất ít các ngân hàng tư nhân được phép hoạt động.
Cũng theo Tân Hoa Xã, việc thả nổi lãi suất ngân hàng là một chủ trương của Nhà nước Trung Quốc. Vào tháng 7, Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã dỡ bỏ việc kiểm soát lãi suất tiền vay, nhưng vẫn kiểm soát chặt lãi suất tiền gửi.
Ban lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc cũng cam kết sẽ tiến dần đến việc tự do hóa việc chuyển đổi đồng nhân dân tệ. Chủ trương dài hạn này, thường được chính phủ Trung Quốc khẳng định, trong thời gian trước mắt có thể được cụ thể hóa tại khu vực thương mại tự do vừa khánh thành tại Thượng Hải.http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131115-trung-quoc-mot-loat-cai-cach-de-giam-su-thong-tri-cua-nha-nuoc

 

Trung Quốc : Nhiều nhà hoạt động và dân oan bị nhốt vào nhà thương điên

Một "bệnh nhân" bị trói tay vào giường trong một bệnh viện tâm thần ở Thiểm Tây - REUTERS
Một "bệnh nhân" bị trói tay vào giường trong một bệnh viện tâm thần ở Thiểm Tây - REUTERS

Thụy My
Báo mạng AsiaNews hôm nay 15/11/2013 dẫn báo cáo của một tổ chức bảo vệ nhân quyền Trung Quốc tố cáo chính quyền nước này tiếp tục sử dụng biện pháp bắt giam vào bệnh viện tâm thần, để trừng trị các nhà hoạt động đấu tranh cho quyền công dân và dân oan khiếu kiện.

Trong báo cáo mới nhất, tổ chức Chinese Human Rights Defenders (CRHD) nêu ra một loạt các trường hợp bị cưỡng bức vào bệnh viện tâm thần và bạo hành ngay trong bệnh viện.
CRHD tố cáo, các hành vi này đã vi phạm luật về sức khỏe tâm thần của Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 01/05/2013. Theo đó chỉ có các bác sĩ chuyên khoa tâm thần được chứng nhận mới có quyền đưa một bệnh nhân vào nhà thương điên để điều trị, chứ không phải các viên chức nhà nước.
Tuy nhiên các tiêu chuẩn để đánh giá năng lực của chính quyền địa phương do Bộ Y tế ban hành ngày 06/07/2012 đòi hỏi địa phương phải ấn định chỉ tiêu đạt được cho bệnh viện về số người « bị bệnh tâm thần nặng ». Có trường hợp chỉ tiêu đề ra không được thấp hơn 0,2%.
Để đạt chỉ tiêu, một số chính quyền địa phương rốt cuộc đã dùng đến cách nhốt vào bệnh viện tâm thần các nhà hoạt động dân chủ hay các công dân bình thường bị buộc tội « gây rối loạn trật tự xã hội ».
Một trong những trường hợp được CRHD nêu ra là bà Phạm Diệu Trân (Fan Miaozhen), một người tích cực đấu tranh chống cưỡng chế đất, đã ba lần bị đưa vào bệnh viện tâm thần Sùng Minh (Chongming) ở Thượng Hải. Để trừng phạt bà lão 71 tuổi này, chính quyền địa phương cưỡng bức bà vào viện mà không hề có bệnh án. Bà được thả ra hai ngày sau đó, nhưng đã bị nhồi nhét đủ thứ thuốc. Hồi tháng 12/2010, bà Phạm Diệu Trân cũng đã từng bị tra tấn về thể xác và tinh thần trong suốt 56 ngày kể cả bị chích điện, vì bà từ chối uống thuốc.

Câu chuyện của Hình Thế Khố (Xing Shiku) ở Hắc Long Giang cũng không kém phần nghiêm trọng. Đầu năm 2007, ông bị đưa vào một bệnh viện tâm thần ở Cáp Nhĩ Tân và nhốt suốt sáu năm trời, do ông đi kiện nạn tham nhũng và vi phạm quyền của người lao động. Trong một cuộc phỏng vấn, ông kể lại những cảnh đã phải chịu đựng : bị trói chặt vào ghế, bị nhân viên bệnh viện chích điện vào đầu dù bác sĩ xác nhận ông không có dấu hiệu nào về tâm thần.

Tại Liêu Ninh, công an sau khi giam giữ nhà hoạt động Trương Hải Yến (Zhang Haiyan) 42 ngày, đã buộc ông vào một bệnh viện tâm thần ở Phượng Thành (Fengcheng). Hai mươi ngày sau đó ông được thả ra sau khi đã ký cam kết sẽ không chỉ trích chính quyền trên mạng, hay tiến hành « các hoạt động khiếu kiện bất thường ». Trong thời gian bị giữ ở nhà thương điên ông cũng bị buộc phải uống nhiều thứ thuốc.
Một trường hợp khác là hai dân oan Vương Thục Anh (Wang Shuying) và Cố Tương Hồng (Gu Xianghong) cũng bị giam giữ một thời gian tại một bệnh viện tâm thần nhưng không hề được điều trị y tế.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131115-trung-quoc-nhieu-nha-hoat-dong-va-dan-oan-bi-nhot-vao-nha-thuong-dien

Vì sao Trung Quốc phải cải cách kinh tế?

CỠ CHỮ
Khi được hỏi về những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, một nhà kinh doanh người Đức thốt lên: “Thật là ngu ngốc nếu nghĩ rằng Hội nghị trung ương 3 sẽ dọn đường cho sự phát triển kinh tế bền vững hơn thông qua các cải cách sâu rộng chưa từng có!”.

“Cải cách chưa từng có” là một tuyên bố chưa từng có của giới lãnh đạo Bắc Kinh trong hai chục năm qua, kể từ cuộc cải cách năm 1993.

Nhưng thay cho lối tuyên truyền “chủ nghĩa xã hội đặc sắc” của hệ thống tuyên giáo Bắc Kinh, giới quan sát lại nhận ra nhiều mầm mống bất ổn đang tích tụ ngày càng ồn ã trong hệ thống đảng cầm quyền và ruột thịt nền kinh tế.

Chỉ trước Hội nghị trung ương 3 vài ngày, một số người ủng hộ Bạc Hy Lai đã quyết định thành lập một đảng mới có tên là Chí Hiến - mang hàm ý hiến pháp là thượng tôn. Nếu chính đảng này “được phép” hoạt động, đó sẽ là tổ chức chính trị thứ 9 tồn tại ngoài hệ thống đảng cầm quyền.

Đa nguyên đã trở thành thực tồn trong xã hội Trung Quốc, dù rằng chưa bao giờ được chính thức thừa nhận. Còn bây giờ, một số người đang nói đến đa đảng.

Cuộc tháo chạy tán loạn

Còn nhiều thứ khác đang vượt khỏi vùng kiểm soát của nhà nước Trung Hoa. Nợ và nợ xấu - bất ổn tương tự như Việt Nam - đang gia tăng nhanh chóng và có nguy cơ khiến hệ thống ngân hàng Trung Quốc tụt áp trong khủng hoảng.

Vào giữa năm 2013, một quan chức thống kê cao cấp nhưng đã về hưu của Trung Quốc đã lần đầu tiên tiết lộ khoản nợ của các chính quyền địa phương lên tới 3.300 tỷ USD, gấp đôi so với con số công bố của Ngân hàng trung ương - chỉ khoảng 1.550 tỷ USD. Đáng chú ý, con số tiết lộ trên lại có mối giao lưu tâm đắc với số liệu mà các tổ chức xếp hạng độc lập Fitch Ratings hay Credit Suisse truyền bá từ năm 2011.

Sai số thống kê vẫn là một lỗi lầm chết người ở Trung Quốc, tương tự với căn bệnh giả dối mà hệ thống đảng đã nhồi nhét vào đầu dân chúng suốt từ thời Cách mạng văn hóa đến nay. Vấn nạn này cũng cho thấy tình cảnh nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới có thể trở nên nan giải đến mức tiệm cận đáy mặt bằng kinh tế thế giới:  nếu không giải quyết được nợ xấu và khối hàng tồn kho bất động sản đang tích tụ như núi tại các địa phương, nhiều khả năng nhiều tỉnh và thành phố sẽ vỡ nợ và kéo theo cảnh tượng bùng nổ dây chuyền đối với ngành ngân hàng.

Sau khi đã diễn ra hiện tượng thoái vốn từ ba ngân hàng lớn của nước ngoài đối với các ngân hàng Trung Quốc vào đầu năm nay, người ta đang chờ đợi đến khi nào ở quốc gia thuộc loại cường ngôn nhất thế giới này sẽ diễn biến một cuộc tháo chạy tán loạn như đã từng xảy ra với ngân hàng Lehman Brothers ở Mỹ vào tháng 10/2007.

Trong khi đó và tất nhiên, các tập đoàn kinh tế nhà nước cũng đóng góp một phần rất hiển vinh vào cơ chế sụp đổ trong tương lai không xa, nếu chính nhân tố này không được cải cách triệt để.

Tính độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước từ lâu đã trở thành kiếp nạn đối với toàn bộ nền kinh tế. Không chỉ độc quyền về chính sách ưu đãi, các doanh nghiệp nhà nước còn sở hữu một khối tài sản khổng lồ và luôn được tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi từ phía ngân hàng. Nhưng cũng gần giống như Việt Nam, chỉ số tạo ra lợi nhuận trên một đồng vốn của khối doanh nghiệp quốc doanh Trung Quốc là khá thấp nếu so sánh với khối doanh nghiệp tư nhân. Sự bất cập quá lớn này đang khiến cho Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường phải nhìn lại sức khoẻ của một thân thể không thể gọi là cường tráng, nếu muốn thực thi chính sách “đập ruồi đánh hổ” dù chỉ với động cơ thanh trừng nội bộ.

Cũng bởi, sự liên kết giữa các doanh nghiệp độc quyền quốc doanh, nhiều tập đoàn kinh tế tư bản tư nhân với khối ngân hàng đã từ lâu làm nên một hệ trục bền vững và quay quắt đến mức đó sẽ là thách thức vô cùng lớn lao đối với Tập Cận Bình.

Tất cả những móc xích nhà đá như thế đã có tác dụng ghê gớm làm cho hố phân cách thu nhập và bất bình đẳng xã hội ở Trung Quốc ngoác rộng một cách khó tưởng tượng. Vẫn theo con số thống kê chính thức, hệ số bất bình đẳng Gini của Trung Quốc chỉ chưa đầy 0,4, hoàn toàn tương đồng với cảnh sắc tô hồng ở Việt Nam. Song trong thực tế, ai cũng thừa biết rằng Trung Quốc là đất nước có số tỷ phú đô la thuộc hàng cao nhất thế giới, với ít nhất 300 người sở hữu từ 1 tỷ USD trở lên; còn Việt Nam cũng đang có một đoàn người ít nhất 200 nhân mạng với tài sản ít nhất 100 triệu USD theo đầu nhân mạng ấy.

Đáng giễu cợt hơn nữa, Quốc hội Trung Quốc cũng là địa chỉ chứa đựng nhiều đại biểu dân bầu giàu có nhất so với mặt bằng thu nhập bình quân của giới dân biểu ở nhiều nước phát triển.

Nước giàu dân nghèo

“Nước giàu dân nghèo” là một cụm từ đặc trưng mà giới phân tích kinh tế phương Tây dành riêng cho Trung Quốc.

Bất bình đẳng xã hội đã lớn đến mức các tập đoàn được xem là “tư sản đỏ” cùng giai cấp “thái tử đỏ” đã vượt qua vô số giới hạn lũng đoạn để thành công trong trạng thái chủ nghĩa tư bản man rợ, kinh doanh và kiếm lời bất chấp mọi giá trị đạo lý.

Tâm lý thù ghét người giàu cũng vì thế phát sinh đậm đặc trong não trạng giai tầng nghèo khó ở Trung Quốc. Một con số tiết lộ đã cho biết chỉ trong mấy năm qua đã có hàng chục ngàn quan tham Trung Quốc tẩu tán tài sản ra nước ngoài với số tiền lên đến hàng trăm tỷ USD. Nhưng xem ra, con số này mới chỉ là một góc rất nhỏ của tảng băng chìm. Trong thực tế, giới nhà giàu Trung Quốc đã và đang làm nên những cuộc cách mạng bất động sản cao cấp ở Canada, Mỹ và Anh.

Không chỉ người Hán phải chịu cảnh phân hóa gay gắt với các tầng lớp giàu có, những giai tầng nghèo túng hơn ở Tây Tạng, Nội Mông và Tân Cương đương nhiên phải nằm dưới đáy xã hội. Chính sách hỗ trợ hạ tầng cơ sở của nhà nước trung ương trong những năm qua cho những khu vực được xem là sắc tộc thiểu số này vẫn chưa đem lại hiệu quả mà Bắc Kinh mong muốn. Những cuộc nổi dậy liên tiếp cùng hàng ngàn người chết ở Tân Cương, hơn 120 vụ tự thiêu ở Tây Tạng và làn sóng bạo động chực chờ ở Nội Mông luôn cho thấy các sắc tộc thiểu số muốn làm ngược lại với ý chỉ của Bắc Kinh.

“Voi cưỡi xe đạp” cũng là hình ảnh mà một chuyên gia dành tặng cho nền kinh tế và xã hội Trung Quốc. Sự sụp đổ của một đế chế có đến 3.400 tỷ USD dự trữ ngoại tệ là có thể xảy ra, nếu nó không tự thân cải cách, và hơn nữa còn phải cải cách một cách quyết liệt.

Lần đầu tiên, Trung Quốc có thể phải chấp nhận hình thức sở hữu đất đai tập thể cho các hợp tác xã ở nông thôn. Điều đó cho thấy người nông dân bắt đầu có được quyền sở hữu đất đai, thay vì chỉ là quyền sử dụng như trước đây. Và quy định mới này cũng có thể tái lập một chân lý: không phải các chính quyền địa phương muốn làm càn tùy ý như trước đây, mà từ nay về sau, những cuộc càn quét trưng thu đất đai vô lối và đầy rẫy bất công sẽ có thể được hạn chế hơn.

Làn sóng khiếu kiện đông ngườivề đất đai ở Trung Quốc cũng vì thế có triển vọng được kềm chế. Vào những năm trước, đây là một vấn đề cực nóng ở quốc gia này, mà tiêu điểm là cuộc biểu tình của 13.000 người dân ở làng Ô Khảm ở Quảng Đông - hiển hiện như một cuộc khởi nghĩa nhỏ của nông dân.

Bắt đầu nguy biến

Ở một góc nhìn khác, người ta lại nhận ra hai năm 2012 và 2013 diễn ra quá nhiều các vụ bắt bớ những người bất đồng chính kiến. Riêng từ đầu năm 2013 đến nay, đã có hàng trăm người bị bắt giữ, đa số liên quan đến quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí. Thậm chí, chính quyền trung ương còn tung ra chính sách sử dụng đến 2 triệu kiểm soát viên và dư luận viên để theo dõi và siết chặt các trang mạng xã hội đang nở rộ trên mạng Internet.

Kinh tế bất ổn, mâu thuẫn xã hội đang có nguy cơ biến thành xung đột, xung đột sắc tộc cũng ngày càng lộ diện  theo cách mà Bắc Kinh cho là “khủng bố”, tình trạng trấn áp người bất đồng chính kiến tăng vọt… - đó là cái gì, nếu không phải là một nguy cơ rất tiềm tàng đang đe dọa trực tiếp đến quyền lực của một chính thể đang bị coi là ruỗng mục từ trên xuống dưới?

Không đơn giản là các cuộc cải cách ở Trung Quốc tuân theo tính chu kỳ của nó, sau các sự kiện thay đổi lớn vào năm 1978 và 1993. Hai câu hỏi lớn nhất mà thế giới đang nhìn vào quốc gia này là: Liệu trong vài ba năm tới, Trung Quốc có thể trở thành một tác nhân gây khủng hoảng cho hệ thống kinh tế thế giới? Và thiết thực hơn nữa, quyền lực của Trung Nam Hải liệu có kéo dài được chẵn một thập niên nữa?

Chính những câu hỏi nguy biến như thế đã khiến cho giới lãnh đạo mới như Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường phải tiến hành một “cuộc cải cách chưa từng có”. Thành công hay không từ cuộc cải cách này đương nhiên sẽ quyết định số phận của đảng Cộng sản Trung Quốc .

Tất nhiên, còn lâu mới có việc đảng cầm quyền thừa nhận về cải cách chính trị ở đất nước này. Chỉ có điều, cải cách kinh tế lại thường là tiền thân cho cải cách chính trị. Nếu cải cách kinh tế thất bại hoặc không đạt kết quả mong muốn, nguy cơ nền chính trị “tự diễn biến” sẽ càng lớn hơn.

Còn nếu kinh tế kết tụ những dấu hiệu khủng hoảng, môi trường chính trị ở đất nước này sẽ lập tức xuất hiện xu hướng ly khai - một hiện tượng rất biện chứng nếu so sánh với vô số minh họa trong lịch sử Trung Hoa.

“Môi hở răng lạnh” - triết lý này cũng rất có thể ứng nghiệm với tấm quốc kỳ thêu 16 chữ vàng với Trung Quốc: đất nước hình chữ S và chan chứa bởi dĩ vãng “ngàn năm Bắc thuộc”.

Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.  



Phạm Chí Dũng

Phạm Chí Dũng là nhà báo tự do hiện đang sinh sống ở SAIGON


Trung Quốc loan báo các cải cách quan trọng về kinh tế và xã hội

CỠ CHỮ
Bill Ide


SONG CHI * SỰ THẬT

Sự thật vô cùng đơn giản

Song Chi.
Trong số những câu nói mà đám an ninh, bồi bút, dư luận viên trên mạng thường xuyên đem ra sử dụng để “dân vận” từ những người đi biểu tình chống TQ, những người viết bài, viết blog “lề trái” cho tới những người hoạt động dân chủ, đó là “Mọi chuyện đã có đảng, có nhà nước lo. Anh hay chị hãy cứ làm tốt những bổn phận công dân của mình đi đã, tức là yêu nước rồi. Đừng quan tâm đến chính trị làm gì”. Hoặc “Đừng hỏi Tổ Quốc đã làm gì cho ta mà hãy hỏi ta đã làm gì cho Tổ Quốc”…Nghe mãi đâm ra thuộc lòng!
Nhưng phải đến khi sống ở nước ngoài, tôi mới thực sự thấm thía cái câu “nhà nước lo, chính phủ lo”. Bởi vì ở các nước tự do, dân chủ, phát triển, đúng là người dân được nhà nước lo mọi thứ thật.
Đẻ con ra thì nhà nước phụ nuôi từ lúc mới sinh cho tới khi 18 tuổi, chuyện học hành hoàn toàn miễn phí, có quốc gia còn lo cả bữa ăn nhẹ ở trường mẫu giáo, cả sách vở miễn phí cho học sinh ở bậc tiểu học, lớn lên một chút đi học đại học thì mượn nợ nhà nước sau này ra đi làm trả lại, bất cứ việc gì lớn trong đời như xây nhà, lập gia đình, mở tiệm kinh doanh…đều có thể vay vốn nhà nước, lúc đau yếu, thất nghiệp, khi già cả…thì nhà nước nuôi. Còn nếu sinh ra đã tàn tật, thiểu năng, chậm phát triển hoặc sau này vì nguyên nhân nào đó mà bị tâm thần, nhà nước cũng sẽ nuôi cả đời.
Tất nhiên, chi phí cho tất cả chính sách an sinh xã hội là do đồng thuế của người dân đóng góp. Nhưng chí ít người dân còn thấy được đồng tiền thuế mồ hôi nước mắt của mình đi về đâu. Và cả cuộc đời, con người bớt đi được nhiều nỗi lo lắng bởi biết chắc rằng, dù có chuyện gì xảy ra với mình, họ cũng sẽ có thể cậy nhờ đến nhà nước, đến chính phủ.
Còn ở VN?
Có bao giờ người dân Việt tự hỏi, tính theo tỷ lệ đồng lương thì tất cả các thứ thuế, phí mà người VN đóng so với các nước khác là nặng hay nhẹ? Và những đồng tiền thuế ấy đi đâu hay nói cách khác, chúng ta còng lưng đóng thuế nuôi nhà nước, nuôi bộ máy quan chức cán bộ đông đảo như bầy sâu kia để được gì, đảng và nhà nước lo được gì cho dân?
Rất nhiều người dân, do quán tính, do bị nhồi sọ bao nhiêu năm cứ mở miệng ra là nhờ ơn đảng, ơn chính phủ, không có đảng, chính phủ nuôi cho ăn học thì…Đảng nào, nhà nước nào nuôi hay ngược lại, dân phải è cổ nuôi đảng, nuôi nhà nước, mà bất cứ chuyện gì dân cũng phải tự lo, phải xòe tiền ra?
Đó là chưa kể mỗi người dân VN đang phải gánh trên lưng món nợ nước ngoài cứ mỗi năm mỗi tăng do cung cách làm ăn kém cỏi, làm thì ít phá thì nhiều, nạn tham nhũng nặng nề, cộng với thói hoang phí, vô trách nhiệm của một đám quan chức cán bộ bất tài kém đức nữa kia.
Rất nhiều người dân cho đến giờ phút này vẫn cứ suy nghĩ “nhờ có đảng cộng sản đánh Pháp đuổi Mỹ, thống nhất đất nước, mở cửa làm ăn với thế giới chúng ta mới có ngày hôm nay, chứ hồi chiến tranh chống Mỹ hay thời bao cấp còn khổ hơn thế này nhiều…” Nghĩa là lại đi so sánh với chính mình, với cái thời miền Bắc trong chiến tranh và cả nước thời bao cấp để rồi tự an ủi “như thế này đã là may mắn lắm, sung sướng lắm rồi”.
Xin hãy làm ơn so sánh với các nước khác, cùng trong một khoảng thời gian mấy chục năm như vậy, nước người ta đi tới đâu, và VN hiện nay như thế nào so với thế giới, mà không, chưa cần nói đến thế giới, chỉ so với các nước láng giềng chung quanh thôi, ta hiện nay đang cách Thái Lan, Singapore, Indonesia, Đài Loan, Hàn Quốc….bao nhiêu năm?
Từ kinh tế, thu nhập đầu người, an sinh xã hội cho tới giáo dục, thành tích văn hóa nghệ thuật, kể cả bóng đá và…thi hoa hậu, có cái gì chúng ta hơn được nước khác không. Trong những bảng đánh giá, xếp hạng toàn cầu về chỉ số tự do dân chủ, tự do ngôn luận, chỉ số phát triển con người, chất lượng cuộc sống…chúng ta đứng ở thứ bậc bao nhiêu, xếp trên tổng số tất cả các quốc gia?
Khi đã nhìn ra được những điều đơn giản như vậy, tâm lý của người dân đối với cái chế độ này, cái đảng, nhà nước này sẽ khác đi nhiều lắm. Sự thay đổi bắt đầu từ những suy nghĩ, lập luận nhỏ nhất là vậy.
Cho đến bây giờ, trừ những người bị tẩy não đến độ không có khả năng tự điều chỉnh suy nghĩ, nhận thức, những người quá mù quáng hoặc tự lừa dối mình, tôi tin rằng phần đông người Việt đều nhận ra tình trạng tồi tệ trong mọi lĩnh vực của cái xã hội mà chúng ta đang sống. Nhưng không phải ai cũng dễ dàng thừa nhận nguyên nhân.
Đã qua cái thời để có thể đổ thừa do “tàn dư của chế độ Mỹ ngụy để lại”, do hậu quả chiến tranh kéo dài quá lâu, do đất nước bị cấm vận, lại càng không thể đổ thừa “mọi sự xấu xa là do nền kinh tế thị trường cộng với ảnh hưởng của lối sống tư bản phương Tây tràn vào xã hội”! …Duy nhất cầm quyền trong bao nhiêu năm, đảng và nhà nước cộng sản phải chịu trách nhiệm về tất cả mọi sự tồi tệ, trì trệ, lạc hậu, thua kém của VN hiện tại, xuất phát từ một nguyên nhân hết sức đơn giản, rõ ràng: đảng và nhà nước cộng sản VN chưa và không bao giờ đặt quyền lợi của đất nước, dân tộc lên trên hết, chưa và không bao giờ vì dân vì nước.
Chỉ cần thay đổi não trạng, đặt quyền lợi của đất nước, dân tộc lên trên, đặt con người lên trên, mọi sự sẽ thay đổi.
Cứ từ những chuyện nhỏ mà suy ra. Một thẩm phán trước khi quyết định kết án tử hình hoặc chung thân một con người mà chưa thật yên tâm về bằng chứng phạm tội, nếu biết đặt quyền sống của con người lên trên, sẽ tạm trả tự do thay vì kết án, để tránh gây ra một bản án oan khuất.
Một cán bộ y tế nếu biết đặt mạng sống con người lên trên hết sẽ không bao giờ có thể thờ ơ, chậm trễ, quan liêu, tắc trách, dẫn đến những cái chết oan ức, tức tưởi của bệnh nhân.
Một nhà báo, một nhà văn, người nghệ sĩ sáng tác cho tới nhà sản xuất, nếu vì con người, sẽ luôn luôn cân nhắc sản phẩm mà mình tạo ra, dù là sản phẩm tinh thần hay vật chất, hàng hóa… có thực sự phục vụ con người, làm cho xã hội tốt đẹp hơn hay là của giả, của dỏm, hàng độc hại, xả thêm rác rưởi vào xã hội.
Một quan chức, cán bộ lãnh đạo nếu vì dân vì nước, khi nhận ra mình sai trái hoặc bất tài sẽ tự giác từ chức vì như thế là có lợi cho dân cho nước hơn.
Một đảng cầm quyền nếu thật vì dân vì nước sẽ luôn luôn cân nhắc trước khi quyết định bất cứ việc gì có ảnh hưởng tới đất nước, dân tộc, từ quyết định lao vào cuộc chiến tới cùng bất chấp cái giá phải trả hay chấp nhận thống nhất bằng con đường khác, cho tới việc dũng cảm thừa nhận sai lầm, lựa chọn một con đường đi tốt đẹp hơn cho đất nước, cho dân tộc. Từ việc ký một hợp đồng thương mại với nước khác, gật hay lắc với những dự án bauxite Tây Nguyên, điện hạt nhân, đường sắt cao tốc, soạn thảo một chính sách, cho tới sửa đổi bản Hiến pháp…Tất cả cuối cùng là lợi cho ai? Cho dân, cho nước hay cho chính đảng cầm quyền?
Cho dù còn mê muội đến đâu, nếu một khi đã đặt ra được câu hỏi và tự trả lời, chúng ta sẽ nhận ra bản chất của đảng cầm quyền có thật là ưu việt, vĩ đại, bản chất của chế độ, có thật là một nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Có ai đếm được bao nhiêu sai lầm, bao nhiêu cơ hội bị bỏ lỡ của đất nước trong suốt gần bảy thập kỷ qua?
Và mới đây nhất, với việc bỏ qua mọi lời góp ý tâm huyết, mọi lời kêu cứu, ta thán, tức giận của các tầng lớp nhân dân, bỏ qua mọi cơ hội thay đổi nhằm cứu vãn đất nước, tiếp tục giữ nguyên hệ thống mô hình chính trị lạc hậu, thậm chí còn củng cố hơn nữa vị trí độc tôn lãnh đạo trong bản Hiến pháp sắp được thông qua, đảng cộng sản thật sự đã cho thấy sự tê liệt, không có khả năng tự cải cách cũng như chỉ biết có sự tồn vong của chính nó.
Và nếu một khi cái đảng cầm quyền chưa và không bao giờ vì dân vì nước, thậm chí còn là nguyên nhân của mọi sự trì trệ, lạc hậu, là lực cản của đất nước, vậy cái lý do gì người dân lại cứ để cho cái đảng ấy tiếp tục độc quyền lãnh đạo?
Sự thật bao giờ cũng đơn giản.

LÊ DIỄN ĐỨC * TÀU THUÊ ĐẤT

Cho Tàu thuê đất, một mối hiểm nguy

Lê Diễn Đức

Tôi đã từng phân tích về cuộc xâm lược mềm của Trung Quốc đối với Việt Nam trong bài "Ba mũi tiến công của Trung Quốc", trên đất liền, trên biển và trên mặt trận văn hoá.
 
Trên đất liền, với thời hạn thuê 50 năm, gần 300 ngàn héc ta rừng đầu nguồn lọt vào tay Trung Quốc, êm nhẹ qua những cuộc trà dư tửu hậu và đống tiền to tướng được nằm tài khoản.
 
90% tồng thầu EPC, tức là thầu trọn gói các dự án kinh tế quan trọng nhất của Việt Nam, từ cung cấp thiết bị, công nghệ, lắp đặt, bảo trì. Trong mớ EPC này bao gồm cả việc khai thác bauxite trên mái nhà Đông Dương, tức cao nguyên chiến lược Tây Nguyên. Dự án vẫn được tiến hành chậm chạp, bê bối, không có hiệu quả kinh tế, phá huỷ môi trường, bất chấp mọi ngăn cản chí tình, chí lý của hàng ngàn trí thức trong, ngoài nước, của một số đại biểu quốc hội và cách mạng lão thành, trong đó có tướng Võ Nguyên Giáp.
 
Đường lưỡi bò chín đoạn bị Trung Nam Hải ngang nhiên áp đặt trên biển Đông, trong đó có quần đảo Hoàng Sa xâm chiếm năm 1974 và một phần Trường Sa xâm chiếm từ 1988.
 
Bắc Kinh cũng xâm nhập mặt trận văn hoá để phổ biến văn hoá Đại Hán, làm lu mờ các giá trị truyền thống Việt qua sách, phim ảnh. Viện Khổng Tử, trong chuyến công du Việt Nam của Thủ tướng Trung Quốc vừa qua, đã được thoả thuận thiết lập tại Hà Nội, là một trong những ý đồ táo bạo nhất cho mục đích truyền bá tư tưởng Đại Hán.
 
Nền kinh tế Việt Nam bị lệ thuộc Trung Quốc nghiêm trọng và khả năng chi phối kinh tế của Trung Quốc rất lớn. Từ chi phối kinh tế, đương nhiên sẽ có sức ép mạnh mẽ về chính trị.
 
Cuộc xâm lược mềm rõ ràng nằm trong mưu đồ thôn tính dần dần Việt Nam của Bắc Kinh. Tất cả mọi thứ được sự tiếp tay, hỗ trợ "đầy tình nghĩa anh em" của tập đoàn lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN).
 
Mối lo ngại này dân thường ít biết. Trên các phương tiện truyền thông đại chúng thường không được nói đến, chỉ khi việc đã rồi mới hay thì đã muộn màng. Ngay như việc cho thuê rừng đầu nguồn, chỉ khi quốc hội biết đến từ phản ứng dữ dội của dư luận, thì mới thấy. Nhưng mà suy cho cùng, quốc hội cũng chỉ là một cơ quan mang tính trình diễn do ĐCSVN lãnh đạo, thì có gây được ảnh hưởng gì đâu. Nói rồi cũng để đấy, mọi thứ lại chìm vào im lặng. Cá đã cắn câu, tiền đã trao, cháo đã múc, chẳng thể nào thay đổi được nữa.
 
Trong Hiến pháp 1992 sửa đổi, tại Điều 53 (sửa đổi, bổ sung Điều 17, Điều 18) quy định "Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý".
 
Trên cơ sở này, thực chất toàn bộ tài nguyên đất được trao vào tay "Nhà nước", tức là  trao cho một nhóm lãnh đạo của ĐCSVN và bị nhóm người quyền lực này tuỳ nghi sử dụng, cấu kết với các băng nhóm lợi ích và quan hệ thân hữu, để trục lợi. Dân chúng hoàn toàn không có cơ hội can thiệp hay phản đối.
 
Điều 35 Luật Đất đai (sửa đổi) qui định: Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc một lần cho cả thời gian thuê cho trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thuê đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, làm muối; làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; xây dựng kết cấu hạ tầng để chuyển nhượng hoặc cho thuê; hoạt động khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; xây dựng nhà ở để bán hoặc cho thuê.
 
Điểm 3 điều 67 Luật Đất đai (sửa đổi) qui định: Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân để sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; tổ chức kinh tế để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài để thực hiện các dự án đầu tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm; đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê đất là không quá 70 năm.
 
Được biết, theo tờ Sống Mới Online, Bí thư Thành ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính đã đề xuất "Trung ương", tức là lên người nắm quyền tối thượng về đất đai là Thủ tướng chính phủ, cho các doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư trong lĩnh vực dịch vụ có thể thuê quyền sử dụng đất tới 120 năm khi trả tiền một lần. Trong một số dự án kinh doanh đô thị hiện đại, thời gian sử dụng đất có thể lên đến 99 năm, ngoài ra, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thuê quyền sử dụng đất trong 70 năm được phép thế chấp để vay vốn đầu tư. Một số đối tượng người nước ngoài còn được đề xuất có quyền mua và sở hữu nhà ở dưới nhiều hình thức khác nhau.
 
Ông Chính còn cho biết, trước hết tỉnh Quảng Ninh sẽ đề nghị được áp dụng những chính sách này thí điểm ở Vân Đồn. Đi kèm với chính sách ưu đãi về đất đai ở Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh còn đề xuất các chính sách hỗ trợ đặc biệt về thuế như miễn 15 năm thuế nhập doanh nghiệp với dự án công nghệ cao; 20 năm với dự án dịch vụ; giảm 70% thuế thu nhập cá nhân trong 15 năm cho bất kể ai làm việc ở đây; miễn 100% thuế đối với các khoản thưởng hằng năm với lao động có trình độ cao…
 
Tờ báo cho biết thêm, "các đề xuất của Quảng Ninh đang nhận được sự đồng thuận từ các Bộ, ngành".
 
Vân Đồn thuộc tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ là một địa danh như những địa danh khác, không có gì quá đặc biệt, không thể vì bất cứ lợi ích nào mà xé luật hiện hành, mặc dù "luật" cũng chỉ thứ "lệ" mà ĐCSVN tạo ra cho bộ máy cầm quyền. Thế nhưng, không thế tự mình lại phỉ nhổ vào mặt mình như thế.
 
Tờ Sống Mới cũng tỏ ra bức xúc:
 
 "Những đề xuất về hai đặc khu kinh tế của Quảng Ninh ở Móng Cái và Vân Đồn cộng với hàng loạt các chính sách ưu đãi tối đa về đất đai và thuế được đưa ra song song với chuyến thăm và làm việc tại Quảng Đông, Trung Quốc của bà Phó Bí thư Thường trực Đỗ Thị Hoàng với mục đích giới thiệu môi trường đầu tư và kinh doanh của tỉnh cho thấy, Quảng Ninh đang hướng về các nhà đầu tư Trung Quốc. Điều này khiến nhiều người lo ngại, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc đang thể hiện một thái độ thiếu thiện chí trên Biển Đông nhằm chiếm đoạt các vùng lãnh hải hợp pháp của Việt nam. Không chỉ có vậy, thương lái Trung Quốc luôn để lại tai tiếng qua các hoạt động thương mại mang tính phá hoại đối với hàng nông lâm hải sản ở khắp các tỉnh thành của nước ta. Còn các nhà thầu xây dựng Trung Quốc cũng quá “nổi tiếng” với kiểu làm ăn bát nháo, bỏ của chạy lấy người. Liệu có thể tin tưởng được những nhà đầu tư kiểu như vậy khi vào Móng Cái hoặc Vân Đồn sẽ mang lại lợi ích cho nền kinh tế, xã hội của Việt Nam?
 
Với vị trí giáp ranh với Trung Quốc của Vân Đồn và Móng Cái, đề xuất mở toang cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài – mà cận kề nhất là người Trung Quốc tới làm ăn của Quảng Ninh khiến nhiều người lo lắng. Với những nơi tiền tiêu trọng yếu này, việc rước người nước ngoài vào “trấn giữ” 120 năm quả thật quá mạo hiểm và chưa từng có trong lịch sử bảo vệ biên giới, lãnh thổ của nước ta".
 
Cho thuê 120 năm, trả tiền một lần, cộng với phí "bôi trơn" khủng, thế là êm đẹp tuyệt vời cho nhiệm kỳ của Bí thư Tỉnh uỷ.
 
Liệu nén bạc có đâm toạc tờ giấy? Liệu nén bạc có thể đâm rách cả luật đất đai? 90 triệu dân Việt Nam, đất hẹp người đông, liệu có còn miếng đất cắm dùi không? Nhưng vấn đề chính nằm ở chỗ, cho một kẻ luôn có mộng bành trướng, bá quyền, chiếm đoạt đất đai như Trung Quốc, với một thời hạn khủng khiếp như thế, đồng tiền có thể đánh đổi an ninh chủ quyền chăng?
 
© Lê Diễn Đức - RFA

CẢNH NHÀN


 Cảnh Nhàn...



Một mai, một cuốc, một cần câu.
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào.
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ.
Người khôn, người đến chỗ lao xao.
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá.
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao.
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp.
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao.
HMĐức


Già vô sự ấy là tiên


"Già vô sự ấy là tiên", tuy chỉ có mấy chữ mà không phải ai cũng quan tâm đến nó, thực hành nổi nó. Không kể khi chúng ta còn sống tại Việt Nam trong cái nền "kinh tế xã nghĩa" lẽ dĩ nhiên phải nhập gia tùy tục: Đói đầu gối phải bò, phải đi bán vé số, phải gánh hàng rong đi bán xôi chè, bán tầu hủ, bán bánh canh...có cụ còn có sáng kiến mang cái cân ra trước cửa bưu điện Sàigòn để kiếm chút cháo nhờ những người no cơm ấm áo...

Sang đến cái xứ tư bản bị bóc lột hết mức, lê cái thân làm cu ly tới tuổi 65, cái tuổi được cấp carte d' or: nó chính thức được luật pháp xác nhận được quyền nghỉ ngơi, được nhà nước cung cấp một khoản tiền để đủ sống cho có tư cách, không ai dám lên án là mình ăn bám xã hội nữa.

Ai thì không biết chứ kẻ viết bài này, từ khi về hưu sao mà nó sung sướng thế. Này nhé muốn ngủ lúc nào thì ngủ, muốn thức lúc nào thì thức. Đêm bỗng nhiên giật mình thức dậy không ngủ tiếp được nữa, thì giở quyển sách ra xem, thích đọc gì xem nấy, đọc đến khi nào nhíp mắt lại thì khò, chả lo mai đi làm trễ, ông chủ nhăn mặt, chú cai phàn nàn. Đời không gì sướng hơn có hai chữ tự do: không bị ai sai bảo, không đụng chạm với các bạn đồng nghiệp, không phải làm những việc mình không thích mà vì miếng cơm manh áo vẫn buộc phải cày.





 Không thích thì không làm, đừng nể vì do bạn bè lôi kéo mà vô các tổ chức chính trị, tôn giáo hay đoàn thể vô vị lợi... vô thì dễ ra thì khó, ra thì mất hết tình nghĩa, mất hết bạn bè, mà có bạn lúc già là vô cùng quan trọng, không có nó cuộc đời vô vị lắm. Hãy có độ một hai người bạn thân có thể chút lòng, năm ba người bạn có thể tán dóc, nói chuyện bù khú, khi uống cà phê, còn vô số bạn gặp nhau có thể bắt tay, nói vài ba câu chuyện xã giao... Tuyệt đối đừng mua thù chuốc oán, đến mức gặp nhau không muốn nhìn mặt thì khổ lắm.


Giận người không biết người có khổ hay không nhưng chính bản thân mình, lòng mình cũng nóng như lửa đốt. Biết thân mình chưa tu đắc đạo đến mức mọi sự đời đều để ngoài tai, tâm không bị nhiễu, thì nên tránh những chỗ dễ gây cho mình cảm giác khó chịu.

Biết mình nghèo, mình dốt thì chớ đến nơi tụ họp của những người quyền quí, học rộng tài cao, họ coi người như rác... Đừng có ảo tưởng được chơi với họ ta sẽ thơm lây mà bé cái nhầm, hãnh diện vừa tới cái nhục theo sát bên ngay. Hãy kính nhi viễn chi với quí vị làm lớn từ ngày xửa ngày xưa, sang đây chỉ chuyên nói về dĩ vãng: Thời xưa tao bỏ tù thằng này thằng nọ, hắn trước là sĩ quan tùy viên của “moa” (fr: moi), cứ làm như mọi việc đều dừng lại không có gì thay đổi...


Đừng lệ thuộc vào bất cứ ai kể cả vợ con mình, đừng để khi họ cười ta mới thấy vui, họ nhăn ta lại thấy khổ, thì khi nào có cuộc sống hạnh phúc được. Sống chung trong gia đình, mỗi ngưới một tính, một tật, nếu ta chấp nhận tính tình của mỗi người là như vậy thì sẽ thoải mái, không cảm thấy khó chịu hay vướng bận. Ta không thể nào bắt người khác phải thay đổi tính tình theo ý ta nếu họ không muốn.

Hãy biết phân công rõ ràng công việc nhà: bà nấu ăn tôi rửa bát, bà đi chợ tôi nấu cơm, bà lau nhà tôi đổ rác, bà nhặt rau tôi giặt quần áo, việc ai ấy làm, làm một cách chu đáo, có tinh thần trách nhiệm, không dẫm chân vào nhau, không làm mất thì giờ vô ích của nhau. Bà thích la cà ở chợ hàng tiếng đồng hồ chỉ để mua có vài mớ rau, mấy bìa đậu thì đừng buộc tôi phải tháp tùng, rồi ngồi ngoài chầu chực. Trong khi tôi lại thích vào Internet nghe tin tức năm châu bốn biển, xem đủ loại báo chí trên hoàn vũ, xem chuyện lạ bốn phương.


Không nên tùy thuộc nơi kẻ khác để tạo hạnh phúc cho mình. Những ai còn trông chờ người ta ban bố cho mình những thỏa mãn trong đời sống còn tồi tệ hơn kẻ ăn xin quì lạy, kêu gào van lơn từng bát cơm chén cháo.


Hãy chia thời giờ trong một ngày cho có khoa học: Sáng dậy tập thể dục độ một tiếng đồng hồ cho bay hết đau mình nhức xương, máu huyết lưu thông, nhớ đừng quên tập “Dịch cân kinh”, vẩy tay trên ngàn cái bệnh chướng sẽ tiêu trừ. Đừng tập vội vội vàng vàng, tập nhanh, tập ẩu cho hết giờ qui định thì cái sướng nó giảm đi phân nửa.

Hãy từ tốn mà tập, coi như tập xong cũng không có việc gì phải làm tiếp, cứ nhẩn nha mà tập, mình đâu có việc gì mà vội, hôm nào chả là ngày nghỉ cuối tuần. Lúc tập chỉ chú tâm vào tập, lúc này coi tập thể dục là quan trọng nhất trong cuộc đời mình, đừng vừa tập vừa nghĩ tập xong để còn giặt quần áo, để gọi phôn cho ông nọ bà kia, thì hiệu quả của việc tập cũng bị giảm. Tập hàng ngày, tập cho nó thành thói quen, không tập không chịu được, tập thiếu đô cũng không thỏa mái, thế là đã đi vào nề nếp đấy.


Tập xong ngồi vào bàn nhẩn nha ăn điểm tâm, uống ly cà phê cho tỉnh người. Rồi rút vào “phòng tin tức” lên mạng lưới, đừng để bị bệnh “ dot.com” nó hành. Phải có thời khóa biểu: thứ hai nghe BBC, đọc báo Người Việt, thứ ba VOA, đọc Việt báo, thứ tư nghe RFI đọc báo Hà Nội v.v...Trừ khi nào bạn bè cho hay có tin lạ, có tin hay tại đài nào đó thì du di chút đỉnh.

 Hôm nào lại có hứng viết một vài trang thì cứ việc “gõ” trên phím. Già rồi đừng buộc mình phải viết bài này cho đúng hạn, viết quyển sách kia cho kịp ngày... thì đáng lẽ là thú vui nó lại thành cái ách. Danh giá gì đến lượt mình, hãnh diện gì cái tuổi mình, cái tuổi cúp bình thiếc, lại mắc cái bệnh “Chung Vô Diệm”, làm thằng đàn ông dù già đi nữa mà mắc cái bệnh này rồi thì là đồ bỏ, vênh vang cái mặt làm gì cho tủi mặt trượng phu!


Dù mùa đông lạnh buốt, mùa hè mát mẻ, mùa thu mưa dầm... mỗi ngày nên đi bộ ra ngoài hai tiếng: Mùa hè trời đẹp đeo cái túi vải trong đựng quyển sách mỏng, đừng đem sách dày như cuốn tự điển đeo nặng vai mất thú, nhớ mang theo chai nước suối loại 500 ml để uống, độ mươi lăm phút làm một ngụm, nó có tác dụng trị táo bón một cách thần kỳ.

Rồi đi bộ thong thả ra cái công viên nào gần nhà nhất, đi bộ quanh vườn độ một vòng, lúc mỏi ngồi xuống ghế đá, dựa lưng cho đỡ mỏi, rút quyển sách ra đọc từ từ chả việc gì phải vội, nhớ được đến đâu hay đến đó, có ý nào hay nhớ ghi ngay vào trang cuối của sách, sau đỡ phải tìm tới tìm lui, vỗ đầu vỗ trán. Đọc mỏi mắt lại đi, vừa đi quanh cái hồ vừa ngắm cảnh nhìn mấy con vịt bơi từng nhóm, từng nhóm vài ba con một trên mặt hồ rộng mênh mông, bơi một cách khoan thai, bơi để mà bơi đâu cần tới đích sao mà thanh thản thế, nhìn mặt hồ tĩnh lặng cũng khiến cho tâm mình an lạc.



Ngắm cái bồn nước giữa hồ, có mấy chục vòi nước phun luôn luôn đổi dạng: lúc vút lên như muốn ngang với tầm cao của mấy cây cổ thụ mọc ven bờ hồ nhưng không đạt; có lúc tất cả các vòi ngưng lại để dồn sức cho một vòi độc nhất vọt thật mạnh muốn đụng tới mây xanh, những hôm gió mạnh ngồi trên bờ hồ vẫn hưởng được vài hạt nước nhỏ li ti bắn vô mặt, hít vào được một chút hơi nước mát dịu giúp cho nhiệt độ hạ đi; lúc đồng loạt hạ xuống thấp tỏa ra như cái hoa sen những tia nước nhỏ lóng la lóng lánh như phun những sợi bạc, hàng chục kiểu khác nhau trông thực vui mắt, lòng cũng thêm phấn khởi hơn, vui hơn, mắt bớt mỏi rồi lại đọc.

 Cứ đọc như vậy nay một chút mai một chút sách nào cũng được miễn là hợp với ý thích của mình, đừng có miễn cưỡng phải đọc cho được sách của triết gia này triết gia nọ đang nổi tiếng như cồn. Đọc theo cái kiểu đọc sách của Lâm Ngữ Đường: nhiều suối góp lại thành sông, rồi sông sẽ chảy ra biển... có hiệu quả vô cùng. Nhưng cái tật của người lớn tuổi thích đọc truyện xưa để đối chiếu với ngày nay. Khi già rồi ít tiếp cận với thực tế sôi động, nhìn tương lai thì mắt đã mờ, họa chăng mắt mình sáng lại khi nhìn dĩ vãng.

Đọc đến một lúc nào đó sẽ nảy ra ý phải cầm bút viết về vấn này, không viết không chịu được, không viết nó ấm ức trong lòng, viết được coi như giải tỏa, cũng như ăn vào thì phải tiêu ra, khoái lắm! Thành ra cái thời gian đọc sách thời gian suy nghĩ vấn đề càng dài, càng chín, thì lúc cầm bút càng dễ dàng bấy nhiêu. Nên chớ có bị xúi dại mà nhận lời viết định kỳ cho một tờ báo nào hay thuyết trình một vấn đề mà mình không thích cho một tổ chức nào, nhận rồi lo ngay ngáy, tâm mất cả an.


Đi một park phong cảnh không thay đổi cũng dễ chán, thì lấy bus đi park xa hơn, tại đất Montréal này thiếu gì park, lớn có nhỏ có, xa có gần có. Có những Park cách xa thành phố cả nửa giờ xe, lại gần bên bờ sông gió thổi y như nhà quê vậy, đi về thấy nhẹ cả con người.


Mùa đông ngày mưa cũng đừng có ngại đi ra ngoài, chỉ cần ngại một lần, cái lười nó đến ngay lập tức. Nhớ mua vé bus hàng tháng có nửa giá tiền cũng thêm một động lực thúc mình ra ngoài vì đã mua thì phải dùng chẳng nhẽ để vé mốc. Tập cho có thói quen ngày nào không ra khỏi nhà một lần coi như có cái gì thiêu thiếu. Những ngày xấu trời chớ cậy sức khỏe mà đi hàng mấy cây số dưới tuyết lạnh về đau vợ con nó cằn nhằn. Đi bộ một quãng xa gần tùy lực rồi chui vào Métro là an toàn trên xa lộ. Rồi hôm nay chọn khu này để ngồi đọc sách, mai lựa khu khác, nay thư viện này mai thư viện khác. Có chịu khó đi mới thấy cái câu của cụ Nguyễn công Trứ:

Kho trời chung mà vô tận của mình riêng….


là chí lý. Có những lâu đài lát đá hoa cương bóng lửng, ghế sa-lông bọc da sang như nhà triệu phú, ngồi vừa êm vừa ấm, thả mình trên ghế bành, ngả đầu thành ghế mà thưởng thức một áng văn hay, một truyện ngắn đặc sắc, mỏi mắt hãy nghỉ một chút, ngắm cái trần, cái cột vừa cao vừa to vừa trạm trổ đủ kiểu hoa văn đẹp ơi là đẹp, cái nền lâu đài rộng thênh thang soi thấy mặt. Nghĩ thương cho những nhà triệu phú giờ này đang lao vào kiểm soát sổ sách, họp hành bàn kế hoạch sẽ đầu tư vào nghành nào cho có lời nhất, đâu có thì giờ mà hưởng.

Rốt cuộc họ xây cho những người biết hưởng! Họ là những người vớ được quyển sách ước, quyển sách này lạ lắm, ước gì cũng được nhưng có một cái lạ: khi anh ước có cái xe hơi đẹp thì nhà bên cạnh có cái xe đẹp hơn, khi ước có ăn nhà vừa đẹp vừa to thì nhà láng giềng lại có cái biệt thự to đẹp hơn nhà anh nhiều... Do đó mà đời anh không bao giờ sung sướng. Anh bèn không ước nữa!


Người biết hưởng là người có sức khỏe, chứ ốm nhề nhệ thì hưởng sao nổi; người biết hưởng là người biết đủ, biết đủ thì giầu, không biết đủ thì có bao nhiêu tiền cũng vẫn than nghèo, vì luôn sánh mình với người khác. Cái khó là làm sao biết đủ! Càng vui khi rủ được bạn tâm đầu ý hợp đi cùng, trưa đến bụng hơi cồn cào gọi tô phở, uống ly chocolat nóng cho ấm cái bụng cùng nhau bàn về cuốn sách viết về thiền của vị thiền sư nọ sao mà đạt thế, mình học bao nhiêu cũng không viết nổi ! tài ơi là tài, giỏi ơi là giỏi, có thể Ngài đã chứng đắc. Rồi hai bạn già suýt: Mình viết được vậy thì khoái nhỉ!


Đọc chán, ngồi chán lại đi, ở cái đất Montréal này biết bao nhiêu trung tâm buôn bán nằm sâu dưới lòng đất rộng thênh thang, chạy dài cả năm sáu cây số, một đường hầm nối liền đường Métro màu xanh với đường màu cam. Hồi mới sang không hiểu tại sao lại chôn các gian hàng tráng lệ to lớn này dưới lòng đất trong khi biết bao đất còn bỏ hoang tại hòn đảo này. Nay ở lâu mới hiểu: đó chính là thành phố của mùa đông, mùa đông bão tuyết đang hoành hành trên đường phố chỉ cần chui vào Métro thấy mùa xuân trở lại, đi dạo qua các trung tâm buôn bán lặn dưới các lâu đài, các dinh thự là thấy được cái phồn thịnh, cái nhộn nhịp của thế giới “âm ti” của người dân miền bắc cực.

Dân vùng đất lạnh này là dân ăn nhậu đi đâu cũng thấy tiệm ăn, tiệm ăn lan tràn ở các trung tâm thương mại, đủ các món ăn: Tàu, Mỹ, Nhật, Hy lạp, Việt Nam, Pháp... Đủ hạng từ tay cầm giá vài ba đô cho đến vài chục tùy theo túi tiền của bạn, tùy theo khẩu vị của bạn, tùy theo sức chứa của bạn. Muốn ăn lúc nào tùy hứng từ 7 giờ sáng đến 12 giờ khuya.

 Nhưng đừng mê quá quên cả điện thoại về nhà, để vợ con nó chờ, nó lo, nói đoán già đoán non: Bố lại đi với mấy cụ bạn tới cuộc hội thảo, hay lại tạt vào quán bia nào nhậu say quên cả đường về! Có ngon cũng đừng ăn phình căng bụng, nhất là buổi tối nó ấm ách, ngủ đâu có được. Bữa cơm về chiều nên ăn nhiều rau hơn thịt, bớt đi vài muỗng cơm cho cái bụng nhẹ nhàng, khi nằm thoải mái giấc ngủ đến liền kéo khò một giấc.


Mùa đông đi trong đường hầm, quên mẹ mùa đông lạnh cóng, quên luôn đường đang ngập tuyết dơ, quên cả cơn gió ào ào thổi từ miền Bắc cực đổ về khiến độ lạnh tăng thêm chục độ. Mùa Giáng sinh về ngoài trời thì khô héo, bầu trời thì xám xịt, tuyết đang xuống. Những bông tuyết non đầu mùa bay nhè nhẹ lửng lơ như ngại đáp xuống hạ giới. Có bông tan lửng trong không trung, có bông cố rơi xuống mui xe đang chạy cũng tan ra thành nước. Nhưng cái thành phố ngầm của chúng tôi trên “vòm trời” ngàn ánh sao tỏa sáng lung linh, mộng ơi là mộng...

Lúc mình trồi lên trạm Métro ngồi đợi xe Bus đến, thấy tụi Tây, Đầm đi làm về mặt mày phờ phạc chạy vội chạy vàng cho kịp chuyến xe sắp lăn bánh, giống hệt như mình vài năm trước đây, sao mà họ khổ thế! Thì mới thấy được cái sung sướng của kẻ “già vô sự ấy là tiên”. Già thì phải sống vô sự, già không nên hữu sự. Béo bở gì chuốc lấy chữ lo vào mình, quyền lực gì với người chân đi đã hơi run run, cúi xuống hơi khó khăn, ăn không nổi hai chén cơm nhỏ, ngủ không đầy giấc, đêm đi tiểu vài lần. Danh giá gì với kẻ: kính đang ở trên sống mũi mà cứ đi tìm, rồi gắt nhặng lên: Tao vừa để cái kính đây không biết đứa nào lại cất đi nơi khác...


Lúc trẻ đọc những bộ sử thời xưa thấy Khương Thượng nhẫn nại chờ thời ngồi câu cá bên bờ sông Vị, đến lúc gặp Chu Văn Vương mới mang tài ra giúp nước, góp phần đánh đổ Trụ vương lập nên triều đại nhà Chu, danh còn lưu lại. Kẻ này khâm phục! Nhưng thử hỏi ở đời này mấy khi anh hùng gặp được minh quân để thi thố tài năng mà thường đời đa số lại gặp phường bá đạo dùng xong rồi giết, mà giết một cách tàn nhẫn giết cả ba họ giết tuyệt giống không còn một người trông coi từ đường, hương khói.

Nên câu già vô sự vẫn là câu gối đầu giường cho kẻ đã gần thất thập. Tôi đã thấy hai anh em ông chủ nhà hàng Waldman chuyên bán cá, cửa hàng to lớn, khách hàng lui tới mua bán tập nập. Hai anh em nhà ông cứ bò mình trên két thu tiền, thở không ra hơi, có hôm tôi bắt gặp ngồi ngủ gà ngủ gật ngay tại két. Tôi cứ tự nhủ đồng tiền là gì mà sao nó hấp dẫn con người quá vậy, bao giờ thì hai cụ mới chịu về hưu an hưởng tuổi già, hay là làm cho đến lúc chết. Mà họ làm cho đến khi chết thật: tôi thấy lâu ngày vắng bóng một cụ, hỏi ra mới biết cụ đã qui tiên cách đây vài tuần. Cụ em thấy anh mình đi sang bên kia thế giới chẳng mang được cái gì theo, mà bỏ lại nào xe hơi, nào nhà lầu, nào tiền bạc trong két, nào cổ phần trong các công ty... Nên cũng tỉnh ngộ sang lại cửa hàng, nghỉ được vài tháng cũng đi theo ông anh!


Có người khuyên già rồi nên tu, không nên khất lần khất lượt nữa, già không tu thì còn bao giờ mới tu. Thực ra thì lúc trẻ đã nên tu: vì tu là sửa, sửa cái sai, cái quấy của mình thì tu sớm chừng nào hay chừng ấy. Nhưng mình lúc trẻ đã chót ham đủ thứ nào danh nào lợi, nào sắc nào tài. Rồi còn thời cuộc nó cuốn mình bay theo cơn lốc dễ gì ngưng được, nên cùng đành chịu thân phận “nước trôi bèo dạt”.

Nay già nghĩ lại phải tu, nhưng thói quen đâu dễ bỏ, làm sao ngồi với tư thế kiết già với cái lưng thẳng để tụng một thời kinh dài chừng hơn một tiếng, mà chân không tê, thắt lưng đừng để bị mỏi rồi chùng xuống, nhất là cái đầu giữ sao không suy nghĩ lăng xăng, ngồi tụng kinh mà cứ nghĩ về câu truyện vừa đọc, về bài sắp viết thì tán loạn rồi còn gì. Nói thì dễ, nhưng làm khó lắm, không dễ đâu. Quí vị nào có đi chùa thì thấy ngay điều đó. Tôi đã gặp các vị bằng cấp đầy mình, thông minh tột đỉnh, chức tước không nhỏ, nghị lực không kém cũng vào sinh ra tử, cũng vượt lắm gian truân. Thế mà nay về già chỉ làm một công việc rất tầm thường là giữ tâm ít động trong một thời kinh mà làm không nổi!


Tôi cũng chưa làm nổi, nhưng chả nhẽ chịu thua, nên tôi nương theo cái thú ham đọc mà hướng về Phật bằng cách mỗi tối để ra một giờ đọc sách của các vị Bồ tát, Thiền sư, Hòa thượng và các bậc trí giả viết về Phật pháp. Cứ đọc từ từ, từ dễ đến khó, đọc hoài nay cũng vỡ ra đôi chút, cũng biết được cái sơ đẳng, cái căn bản của đạo. Cái chứng nghiệm đầu tiên mà tôi thấy được là đọc các lời Phật dạy trước khi đi ngủ: dễ ngủ và ngủ ngon giấc. Già ngủ được ấy là tiên.


Đi chùa, nhiều vị là đệ tử ruột của một vị chân tu nào đó, chỉ đi một chùa duy nhất là chùa của thầy mình, không bao giờ đi chùa khác. Tôi đi tới chùa chỉ biết lễ Phật, không chạy theo với bất cứ thầy nào, tôi không là đệ tử cưng của một thầy nào cả, chẳng thầy nào biết đến tên tôi. Tôi đi khắp các chùa, nhận thấy: mỗi chùa lên khóa lễ lại có nghi thức tụng niệm khác nhau, thời gian hành lễ dài ngắn khác nhau, và cái không khí sinh hoạt khác nhau.

Có chùa ta có cái cảm tưởng đây là cái chùa của một làng, tất cả mọi người đến chùa đều quen biết nhau, chào hỏi nhau vui vẻ, nói chuyện vồn vã như những người cùng một họ. Có chùa ta lại nhận thấy cái tính chất thập phương của nó, ai đến cũng được chẳng ai để ý đến ai, lúc thọ trai mọi người xếp hàng bình đẳng. Có chùa vẫn giữ theo nghi thức cổ xưa: cúng vong thật kỹ, thật nghiêm trang kéo dài gần cả tiếng sau đó mới lên chính điện cúng Phật, khi thọ trai ngồi thành bàn sáu người một cỗ, gần như được ấn định trước ai ngồi với ai, ít khi thay đổi...

Đi nhiều chùa có cái thú thay đổi không khí, chủ nhật này gặp một số bạn, chủ nhật sau số bạn khác, trao đổi chuyện trên trời dưới đất cũng có cái vui. Đi chùa luôn thành một thói quen, chủ nhật nào không đi cũng nhớ, thế là vào nếp.


Đối với gia đình: không can thiệp vào công việc của con cái, để chúng tự do thoải mái, chúng mới ở với mình. Chúng vui mình vui theo, chúng có chuyện buồn mình giữ im lặng.. Ngay cả vợ chồng cũng đừng va chạm vào sở thích của nhau. Chúng mình đã đồng cam cộng khổ, lao động hết mình, trải nhiều biến loạn, nuôi con cái trưởng thành, có nghề có nghiệp, có miếng cơm ăn. Nay được sống dưới một chế độ tôn trọng con người, hàng tháng cấp dưỡng cho một số tiền nhiều thì không nhiều nhưng đủ ăn để giữ được nhân phẩm, không phải nịnh ai để vay tiền, không phải nuốt nước miệng khi thấy người ta ăn miếng ngon.

 Thèm thuồng khi người ta có quần áo đẹp. Đừng có ghen tị, thấy người ta ở nhà to, vườn rộng, mà tưởng họ sống hạnh phúc hơn mình mà bé cái lầm. Sau khi cơm ăn áo mặc rồi, sướng hay khổ là do cái tâm, giầu hay nghèo là do biết đủ. Giầu bạc triệu mà thấy người ta có trăm triệu vẫn than mình nghèo. Phần lớn sinh viên đại học Harvard nói thẳng rằng: họ kiếm 50 ngàn một năm, trong khi các bạn đồng học chỉ kiếm được phân nửa số đó, còn hơn kiếm cả 100 ngàn trong khi bạn học khác kiếm 200 ngàn, mang theo cái tư tưởng ghen tị đó thì cả đời khổ! Người giầu có một lợi thế mà người nghèo không bì kịp là có tiền thừa dám đem bố thí, dám làm phúc nuôi các trẻ mồ côi, giúp các viện dưỡng lão... còn có tiền mà bo bo tích lũy gửi đầy ở ngân hàng, lấy thú vui ở đời là chương mục mỗi ngày mỗi tăng làm lẽ sống thì...!


Ta cứ khao khát tìm kiếm những gì mình chưa có vì tưởng mình nghèo, mà không biết hưởng những gì mình đang có:


-Ta đang còn sống, trên đời này quí nhất là sự sống.
-Ta có sức khỏe: ăn biết ngon, ngủ đẫy giấc.
-Ta không bị khuyết một căn nào trong lục căn. (1.Nhãn là mắt, dùng để nhìn. 2.Nhĩ là tai, dùng để nghe. 3.Tỷ là mũi, dùng để ngửi. 4.Thiệt là lưỡi, dùng để nếm. 5.Thân là da bọc thân người, dùng để nhận biết những cảm giác như nóng, lạnh. 6.Ý là tư tưởng, dùng để phân biệt.)


-Ta có tự do, không bị cái gì ràng buộc.
-Ta có đủ ăn đủ mặc, không bị đói rét.
-Ta có tình thương của gia đình và bè bạn.
-Ta có một vốn hiểu biết trung bình, để đọc hiểu sách.


Sống xấp xỉ thất thập mà có đủ sáu cái thú trên thì còn đòi hỏi gì thêm nữa cho mệt! đó chính là viên ngọc quí của cuộc đời, hãy biết mà vui hưởng! đừng than nữa, có được như vậy cũng là quá nhiều rồi, quá phúc đức rồi còn ham gì nữa, phải không các bạn?



BA CÂY TRÚC

No comments: