Saturday, October 29, 2016

VỤ ÁN XÉT LẠI =BÁC SĨ VIỆT CỘNG =VĂN QUANG * BỆNH VIỆN

MẶC LÂM * VỤ ÁN XÉT LẠI

 Vụ án Xét lại chống đảng - 

Khi tượng đài bị đạp đổ

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-10-22
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
 033_ria04-025846_3000-305.jpg




Chủ tịch Hội đồng Liên bang Xô viết Nikolai Kosygin (bên phải), Chủ tịch Đảng lao động Việt Nam Đảng Hồ Chí Minh (giữa) và Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Phạm Văn Đồng (phải) tại Hà Nội ngày 06/02/1965.
AFP photo

Tr
Cho tới nay vụ án mang tên “Xét lại chống đảng” vẫn chưa bao giờ được chính thức nhìn nhận trong hệ thống chính trị Việt Nam mặc dù gần ba trăm nạn nhân của nó đã lên tiếng bằng nhiều cách.
Mặc Lâm tìm hiểu hồ sơ vụ án qua lời kể của nhân chứng, nạn nhân trực tiếp trong vụ án này nhằm soi rọi phần nào các oan khuất mà chế độ vẫn cố che dấu. Loạt bài được chia làm 4 phần, phần thứ nhất mang tên: Khi tượng đài bị đạp đổ.
Ngày 16 tháng 10 năm 2013, ông Bela Biszku, Bộ trưởng nội vụ Hungary, 92 tuổi bị tòa án Hungary truy tố tội “đồng lõa với những hành vi tội ác” vì đã ra lệnh hay bao che cho những hành động đàn áp sau khi quân Liên Xô dập tắt cuộc nổi dậy của nhân dân Hungary giết chết hơn 50 người, đa số là sinh viên.
57 năm trước khi phiên tòa xử biến cố đẫm máu này, ngày 23 tháng 10 năm 1956 vào lúc 9 giờ 30 sáng nhân dân Hungary đã lật đổ tượng đài Stalin trước khi cuộc nổi dậy chống Liên Xô bị xe tăng Liên Xô dìm trong biển máu.
Bốn tháng sau đó, một tượng đài khác của Stalin bị lật đổ ngay tại quê hương của lãnh tụ khát máu này. Nhưng lần này thì không phải là tượng đài bằng đồng ngoài công viên hay quảng trường Kremlin của Liên Xô mà là tượng đài trong lòng người cộng sản vốn bị nhồi sọ tâm lý tôn sùng lãnh tụ.
Cụm từ “tệ sùng bái cá nhân” được mang ra trước đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20 tổ chức vào ngày 25 tháng 2 năm 1956 bởi Nikita Sergeyevich khrushchyov Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô đọc trong một cuộc họp kín, tố cáo sự sùng bái Stalin do lợi ích cục bộ và bên cạnh đó Khrushchyov cũng mạnh mẽ lên tiếng xác định lập trường sống chung hòa bình với các nước tư bản mà trước đó Stalin luôn coi là kẻ thù cần phải đấu tranh chống lại bằng mọi phương tiện.

Sống chung hòa bình, một cải tổ khó chấp nhận

033_RIA10-730814_3544-200.jpg
Hà Nội kỷ niệm ngày sinh Lê Nin năm 1970. AFP photo
Ý tưởng mới mẻ này đã lan nhanh trong thế giới cộng sản và bốn năm sau đó, tháng 11 năm 1960 Đại hội Quốc tế Cộng sản tổ chức tại Liên Xô có 81 đảng cộng sản tham dự thì 70 đảng ủng hộ đường lối này của Khrushchyov, còn lại 10 đảng không đồng tình, dẫn đầu là Đảng Cộng sản Trung Quốc, và đảng duy nhất đứng giữa không theo bên nào là Việt Nam lúc ấy còn giữ danh xưng Đảng Lao Động Việt Nam.
Đại tá Bùi Tín nguyên Phó Tổng biên tập báo Nhân Dân cho biết hoàn cảnh lúc ấy:
Trong đại hội quốc tế đó thì mới bắt đầu chia rẽ. Tại đại hội đó có 70 đảng theo Liên-xô, gần 10 đảng theo Trung Quốc. Lúc đó đảng Lao động Việt Nam đứng giữa, rất thận trọng, tính đứng ra hòa giải chứ không chia rẽ nên không tuyên bố. Trong thời kỳ đầu ông Hồ Chí Minh tham gia có ý ng về Liên-xô nhưng khi trở về năm 61-62 thì ngày càng bị Mao Trạch Đông rồi Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ lôi kéo. Viện trợ của Trung Quốc sau Điện Biên Phủ vẫn còn rất lớn cho nên theo quan điểm của ông Trường Chinh thì có phần ngả về Trung quốc.

Viện trợ của Trung Quốc sau Điện Biên Phủ vẫn còn rất lớn cho nên theo quan điểm của ông Trường Chinh thì có phần ngả về Trung quốc.
- Đại tá Bùi Tín
Trước những chuyển biến có tính cách bước ngoặc ấy, Trường Chinh đã giao cho ông Hoàng Minh Chính lúc ấy đang là chủ tịch Viện Triết học soạn thảo văn kiện đi dự đại hội Cộng sản quốc tế còn được gọi là Đại hội 81. Bà Lê Hồng Ngọc vợ ông Hoàng Minh Chính kể lại chi tiết về việc này:
Hồi anh Chính ở bên Liên Xô về thì anh ấy theo quan điểm của Khrushchyov. Khi anh ấy đang làm ở Viện Triết thì ông Trường Chinh gọi lên nói rằng Hoàng Minh Chính đi học ở bên ngoài về và bây giờ trong Bộ chính trị đang tranh cãi nhau về Liên Xô và Trung Quốc rằng có nên đi dự đại hội 81 của Đảng Cộng sản không? Bây giờ giao cho Hoàng Minh Chính tập hợp tài liệu viết một số ý kiến để trình bày với Bộ chính trị. Sau đó ông Chính về mời ông Hà Xuân Trường là thông gia của nhà tôi với ông Trần Minh Việt ( Phó bí thư thành ủy Hà Nội ) ba ông họp nhau lại cùng bàn bạc viết bài đó để mà trình bày cho Bộ chính trị về năm quan điểm của Khrushchyov và của Mao chống nhau như thế nào, và tại sao lại nên theo quan điểm của Khrushchyov.
Ông Trường Chinh hỏi rằng chuyện này có tiền lệ không? Ý ông ấy muốn hỏi là muốn giành độc lập tự do mà không cần đánh nhau, đổ máu, thì ông Chính trả lời là có. Mấy hôm sau họp Bộ chính trị với bài của ông Chính và Bộ chính trị nhất trí với bài viết này và chuẩn bị cử người tham dự đại hội đảng 81. Nhưng không ngờ chỉ ít lâu sau quan điểm ấy lại bị bác và quay lại với quan điểm của Trung Quốc.

Trở mặt với đồng chí

000_SAPA990218235100-250.jpg
CT Hồ Chí Minh (thứ 2 từ phải) và Đại tướng Võ Nguyên Giáp (trên, trái) bàn về một chiến dịch quân sự ở Việt Nam vào năm 1950. AFP photo
Trước khi Đại hội 81 khai mạc thì phe theo Trung Quốc đã lập được Nghị quyết 9 với nội dung “Ðường lối đối nội, đối ngoại của đảng và nhà nước là thống nhất về cơ bản với đường lối đối nội đối ngoại của đảng và nhà nước Trung Quốc.”
Vốn là người ủng hộ nhiệt tình tư tưởng xét lại theo kiểu Liên Xô, Hoàng Minh Chính không chấp nhận sự Bắc thuộc này và ông đã nhanh tay tuồn văn kiện của ông viết có tên: “Về Chủ nghĩa giáo điều ở Việt Nam” cho nhiều người ngay trong Hội nghị Trung ương 9, trong ấy có những bản được chuyển tới cho một số ủy viên Trung ương đảng.
Bà Lê Hồng Ngọc vợ của ông Hoàng Minh Chính nhớ lại việc này như sau:
Sau khi đi học Liên Xô về anh cũng có kể cho tôi nghe vài câu chuyện là anh rất tin tưởng vào đảng Cộng sản Liên Xô và muốn đảng mình theo đảng Cộng sản Liên Xô để đổi mới. Anh ấy cho rằng đảng mình sẽ có sự thay đổi cho nên là anh nói từ khi anh học ở Liên Xô cho đến khi về trong nước anh vẫn kiên trì nói lên cái quan điểm mà anh cho là đúng. Anh chống Trung Quốc, không bằng lòng với Trung Quốc.

Sau khi đi học Liên Xô về anh cũng có kể cho tôi nghe vài câu chuyện là anh rất tin tưởng vào đảng Cộng sản Liên Xô và muốn đảng mình theo đảng Cộng sản Liên Xô để đổi mới.
- Bà Lê Hồng Ngọc
Trước chủ trương hoà hoãn, sống chung hòa bình với thế giới tư bản của Khrushchyov, Việt Nam đứng giữa hai chọn lựa, nếu theo Liên Xô sẽ không hướng đến việc tham gia cuộc chiến với miền Nam bằng chiến tranh giải phóng, với xương máu và có thể làm cho Mỹ tham gia cuộc chiến. Nếu chọn Trung Quốc có nghĩa sẽ chọn học thuyết cứng rắn của Mao Trạch Đông tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng miền Nam càng sớm càng tốt.
Phe theo Trung Quốc gồm Lê Duẩn, Tổng bí thư, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND Việt Nam, Lê Đức Thọ, Trưởng ban tổ chức Trung ương Đảng, cũng là người vẽ ra học thuyết chống chủ nghĩa xét lại của Liên Xô, Trần Quốc Hoàn Bộ trưởng Công an.
Trong khi đó nhóm lớn hơn ngả theo khuynh hướng thân Liên Xô như: Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ chính trị, chủ tịch Quân ủy, bộ trưởng Quốc phòng. Nguyên Ngoại trưởng Ung văn Khiêm, Ủy viên Bộ chính trị Dương Bạch Mai, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị, Trần Minh Việt, Bùi Công Trừng, Hoàng Minh Chính.

Thanh trừng hay xử lý nội bộ?

Năm 1967, hơn 40 nhân vật quan trọng bị bắt ở Hà Nội với cáo buộc đã theo đuổi chủ nghĩa xét lại. Việc bắt giữ Thứ trưởng Bộ quốc phòng Nguyễn Văn Vịnh và tướng Đặng Kim Giang để ép hai ông này cung khai tội danh phản quốc áp đặt lên đại tướng Võ Nguyên Giáp đã giáng một đòn nặng nề lên những người thân cận với ông. Vụ thanh trừng này được ông Nguyễn Minh Cần, Ủy viên Thành ủy Hà Nội và là Phó chủ tịch Ủy ban hành chính Hà nội, chủ nhiệm báo Thủ đô Hà nội, một người chọn ở lại Liên Xô khi vụ án diễn ra cho biết:
Ông Võ Nguyên Giáp có phải đâu là người phản quốc, chống đảng. Ông là người rất có công với Đảng và rất có công với đất nước nhưng ông ấy không tán thành đường lối của Trung Quốc.
- Ông Nguyễn Minh Cần
Ông Võ Nguyên Giáp có phải đâu là người phản quốc, chống đảng. Ông là người rất có công với Đảng và rất có công với đất nước nhưng ông ấy không tán thành đường lối của Trung Quốc. Nhưng ông khéo lắm vì ông biết cái thế của ông. Vậy mà người ta cũng tìm cách gạt ra. Có thời kỳ ông phải đi làm cái việc mà người dân gọi là Đại tướng mà đi đặt vòng…họ đưa những người dưới tay của ông ấy lên để chỉ huy và kềm kẹp ông.
Vụ án vẫn không thể khép lại sau cái chết của Tướng Giáp vào ngày 4 tháng 10 năm 2013 vì sau lưng ông vẫn còn nhiều người còn sống cần được minh oan, mà lớn nhất là cái chết của ông Vũ Đình Huỳnh, bí thư riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và người con trai của ông là nhà văn Vũ Thư Hiên đã ngậm đắng nuốt cay nhiều năm trời trong các nhà tù mà không biết mình phạm tội gì đối với nhân dân, đất nước.
*Quý vị vừa theo dõi phần đầu của Vụ án xét lại chống đảng, mới quý vị theo dõi tiếp phần hai có tựa “Chống Đảng hay chống Tướng” trong phần kế tiếp.
http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/the-anti-party-revisionist-case-ml-10222013120111.html

Vụ án Xét lại, phần 2: 

Chống Đảng hay chống Tướng

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-10-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
 033_RIA10-616247_5194-305.jpg
Trong thế giới Cộng sản những hình tượng như Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh, Kim
Từ trái sang: Thành viên của Bộ Chính trị Đảng Lao Động Việt Nam Lê Đức Thọ, phi hành gia Boris Yegorov, phi hành gia Vladimir Komarov, Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng, và phi hành gia Konstantin Feokistov tại Nga ngày 01/1/1964
RIA Novosti photo
Nhật Thành, Fidel Castro…cùng nhiều lãnh tụ nữa được các nhà nước cộng sản tô lên những màu sắc huyền thoại nhằm tạo cho dân chúng niềm tin không có thật vào những thành quả mà những huyền thoại này sẽ dẫn dắt dân tộc của họ tiến vào thế giới đại đồng, nơi không còn người nghèo và mọi bất công sẽ biến mất.
Những hình tượng ấy đã bị Nikita Sergeyevich Khrushchyov, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Liên Xô đạp đổ vào năm 1956 qua cụm từ “chống sùng bái cá nhân”. Cũng từ hành động có tính phản kháng cảnh tỉnh này đã dấy lên một phong trào được gọi là chủ nghĩa xét lại trong thế giới cộng sản. Tuy nhiên làn sóng xét lại này đã gây di hại không ít cho nhiều nước, trong đó có Việt Nam qua vụ án xét lại chống đảng.

Kế hoạch gài bẫy

Năm 1967 đảng cộng sản Việt Nam đứng đầu là Lê Duẩn bắt đầu chiến dịch thanh trừng lớn nhất trong lịch sử đảng của nước này. Từ Bộ Ngoại giao cho tới Văn hóa, Quốc phòng hàng loạt cán bộ cao cấp bị bắt. Nguyên Ngoại trưởng Ung Văn Khiêm của Ngoại giao, Thứ trưởng Lê Liêm của Bộ Văn hóa. Cùng với Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Văn Vịnh, Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng Đại tá Lê Minh Nghĩa, Cục trưởng Cục Tác chiến Đại tá Đỗ Đức Kiên, Cục trưởng Cục II Đại tá Lê Trọng Nghĩa, Tổng Biên tập báo Quân đội Nhân dân Hoàng Thế Dũng, cùng với thiếu tướng Đặng Kim Giang lúc ấy đã sang làm thứ trưởng Bộ Nông trường.
Theo lời nhà văn Vũ Thư Hiên kể lại thì chính tướng Giang là người giúp Đại tướng Võ Nguyên Giáp rất tích cực trong chiến thắng Điện Biên Phủ, ông nói:
Thiếu tướng Đặng Kim Giang lúc đó là thứ trưởng Bộ Nông trường. Tướng Giang là người chủ chốt trong việc tổ chức hậu cần của mặt trận Điện Biên Phủ. Lúc bấy giờ Tổng cục trưởng của Cục hậu cần là Trần Văn Ninh nhưng Phó Tổng cục trưởng là Đặng Kim Giang, ông là người đứng ra tổ chức vận chuyển cho mặt trận Điện Biên Phủ. Bây giờ chúng ta ai cũng biết căn bản của chiến thắng là do hậu cần. Nếu tổ chức được hậu cần như thế thì mới tổ chức được trận đánh Điện Biên Phủ.

Năm 1962 tôi sang Liên Xô học ở trường đảng cao cấp của TW ĐCS Liên Xô. Tại đó do sự bất đồng về đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vì tôi cũng hay phát biểu phê phán này nọ nên bị lãnh đạo đảng truy bức.
- Ông Nguyễn Minh Cần
Nhà văn Vũ Thư Hiên cùng cha là ông Vũ Đình Huỳnh, nguyên bí thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng là nạn nhân của vụ án này. Kể lại việc cha mình hoạt động trước khi bị bắt vào ngày 18-10-1967, nhà văn Vũ Thư Hiên nói:
Ông cụ tôi lúc bấy giờ do việc khó chịu với chủ trương của đảng nên từ chỗ làm bí thư cho ông Hồ Chí Minh ông cụ tôi thôi không làm nữa và ông Nguyễn Lương Bằng mời ông cụ tôi về Ban Kiểm tra Trung ương Đảng. Trong lúc làm cho Ban Kiểm tra Trung ương Đảng ông cụ tôi tìm ra các tội lỗi gì đó của một số nhân vật cấp cao nên nói với ông Nguyễn Lương Bằng. Tôi được nghe câu chuyện này do hai ông ngồi nói chuyện với nhau. Ông cụ tôi đưa ra ý kiến công khai là anh đã cầm danh thiếp của Đảng, giữ cái sự trong sáng của đảng thì anh phải làm. Thế nhưng ông Bằng vốn là người nhút nhát và núp sau ý thức tổ chức giống như những người nhút nhát khác vào lúc ấy cho nên không dám đưa ra. Ông cụ tôi bảo nếu chúng ta làm cái việc kiểm tra mà không làm xong thì tôi về hưu.

Những người cộng sản lưu vong

033_RIA11-849267_5170-250.jpg
Tổng thư ký ĐCS Việt Nam Lê Duẩn tại Đại hội lần 16 của Đảng Cộng sản Liên Xô tổ chức tại điện Kremlin hôm 23/2/1981. AFP photo
Phó bí thư thành ủy Hà Nội Trần Minh Việt, cùng với Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học nhà nước Bùi Công Trừng cùng nằm trong danh sách thanh trừng này. Ông Nguyễn Minh Cần, lúc ấy đang học trường Đảng tại Liên Xô, cái nôi của Chủ nghĩa Xét lại đã quyết định ở lại cùng với hơn 40 người khác:
Năm 1962 tôi là Ủy viên Thường vụ Thành ủy Hà Nội và là Phó chủ tịch Ủy ban hành chính Hà nội, chủ nhiệm báo Thủ đô Hà nội. Năm 1962 tôi sang Liên Xô học ở trường đảng cao cấp của Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô. Tại đó do sự bất đồng về đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam vì tôi cũng hay phát biểu phê phán này nọ nên bị lãnh đạo đảng truy bức. Đến tháng 6 năm 1964 thì tôi thoát ly khỏi đảng cộng sản và xin cư trú chính trị ở Liên Xô.
Ông Nguyễn Minh Cần cho biết những người cùng ở lại như ông trong ấy có những cán bộ cao cấp trong quân đội:
Có đại tá Lê Minh Quân trước đây tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, thời kỳ đó anh ta ở sư đoàn 308. Đại tá Lê Minh Quân sau này là phó chính ủy rồi lên chính ủy của quân khu 3 tức là quân khu ở Bắc bộ. Và một người nữa là anh thượng tá Văn Doãn, là tổng biên tập báo Quân Đội Nhân Dân tức là một trong những tờ báo chủ chốt của miền Bắc Việt Nam hồi bấy giờ.

Tôi về nhà thì nghe nói là anh ấy bị bắt rồi. Tôi chỉ biết thế thôi còn quá trình anh ấy bị bắt thì tôi cũng không ngờ là đảng bắt vì tôi vẫn tin tưởng chỉ là phát biểu quan điểm thôi chứ có gì đâu mà bắt?
- Bà Lê Hồng Ngọc
Đại tá Bùi Tín lúc ấy còn làm việc cho báo Quân đội Nhân dân nhớ lại:
Tôi còn nhớ năm 56-57, tôi ở báo Quân đội Nhân dân, thỉnh thoảng lại thấy có ô tô đến và triệu tập rồi bắt đi. Đến tận năm 60-62 vẫn còn bắt bớ. Sau này như ông Hoàng Thế Dũng (Tổng biên tập) cho đến ông Văn Doãn (biên tập) của báo Quân đội cũng bị triệu tập lên,cũng bị bắt giữ. Ông Hoàng Minh Chính cũng bị bắt giữ. Bắt giữ này đều là do ban bảo vệ đảng và ban bảo vệ của quân đội. Trong quân đội có Cục bảo vệ chính trị thì chính Cục này đã triệu tập. Triệu tập rồi đem đi mất để mà lấy khẩu cung.
Dĩ nhiên người nổi tiếng nhất trong vụ án xét lại chống đảng là ông Hoàng Minh Chính là điểm nhắm trước tiên. Ngày 27-7-1967, Hoàng Minh Chính bị bắt. Bà Lê Hồng Ngọc, vợ ông kể lại:
Hồi đó tôi đang đi công tác ở tận Hưng Yên. Tôi về nhà thì nghe nói là anh ấy bị bắt rồi. Tôi chỉ biết thế thôi còn quá trình anh ấy bị bắt thì tôi cũng không ngờ là đảng bắt vì tôi vẫn tin tưởng chỉ là phát biểu quan điểm thôi chứ có gì đâu mà bắt? Trước đó tôi vẫn còn gặp ông Lê Đức Thọ mà. Đôi lần tôi cũng có nói với ông Thọ là những chuyện đó anh phải chia công tác cho anh Chính đi chứ để anh Chính như thế mãi là không được đâu. Ông Thọ còn hứa với tôi là "Được, tôi sẽ nghiên cứu. Cô cứ yên tâm đi”. Nói như thế hôm trước hôm sau bắt luôn.

Khủng bố trắng

Không khí chính trị Hà nội lúc ấy không khác gì lò thuốc súng, công an chìm trên mọi ngả đường và
  trong quân đội an ninh hoạt động cũng không khác mấy. Người ta tự dò xét xem có phải ai đó dính líu tới vụ án xét lại chống đảng hay không và liệu rồi đây có một vụ đảo chánh nào sẽ diễn ra ngay trong lòng thủ đô Hà Nội?
Không có một cuộc đảo chánh hay phản cách mạng nào nổ ra vì sự thật sau nhiều năm chứng minh rằng không ai trong những người bị bắt có âm mưu thay đổi thể chế chính trị mà chính họ là một thành viên trong đó. Những người bị bắt, bị kết tội theo sự tưởng tượng của Lê Đức Thọ là theo chủ nghĩa xét lại để chống đảng.
Theo nhà báo Huy Đức trong tác phẩm Bên thắng cuộc ghi lại thì ông Nguyễn Kiến Giang, giám đốc nhà xuất bản Sự Thật, bị bắt giam sáu năm và quản chế ba năm cho biết cho đến tận bây giờ ông cũng không biết là mình có tội gì. Ông than thở rằng người ta bảo ông phản động, tay sai nước ngoài nhưng trên thực tế ông bị giam ở xà lim mấy năm, thêm mấy năm quản chế, khoảng gần mười năm, cho đến khi trở về Hà nội với tư cách là một người công dân, ông cũng không biết là mình có tội gì!
Những người bị bắt hoàn toàn không chống đảng, họ chỉ chống lại ý tưởng chủ chiến của Mao Trạch Đông mà nhóm thân Tàu đang hết lòng cổ vũ. Những người bị kết án, bị bắt nằm trong kế hoạch của Lê Duẩn, Lê Đức Thọ và Nguyễn Chí Thanh và kế hoạch này đã mở đầu cho một cuộc chiến khác khiến 3 triệu người Việt Nam đã bỏ mình trong hai chục năm chiến tranh đẫm máu cho tới năm 1975 mới chấm dứt.
Quý vị vừa theo dõi phần thứ hai của Vụ án xét lại chống đảng, mới quý vị theo dõi tiếp phần ba có tựa “Đừng kêu oan cho người khác”sẽ phát vào chương trình kế tiếp.

Vụ án Xét lại, phần 3:

 Đừng kêu oan cho người khác

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-10-23
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
000_APH2001042144808(1)-305.jpg
Từ trái qua: Cựu Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Võ Chí Công, TBT Nông Đức Mạnh, Cố vấn ĐCSVN Võ Văn Kiệt tại Đại hội toàn quốc Đảng Cộng sản VN lần thứ 9 hôm 19/4/2001
AFP photo
Chiến tranh Việt Nam chấm dứt nhưng cuộc chiến trong lòng những người bị bắt, bị lưu lạc tha phương trong vụ án xét lại chống đảng vẫn không chấm dứt. Trong lòng họ còn rất nhiều điều cần giải tỏa và cho tới nay, năm 2013, đã 46 năm trôi qua nhưng vẫn chưa thấy ai trong chính quyền lên tiếng gợi ý về một cuộc điều tra sâu rộng nhằm đưa vụ án này ra ánh sáng công luận.
Có lẽ vụ bắt giữ ông Lê Hồng Hà đã làm cho những đảng viên cộng sản hôm nay vẫn lấy đó làm tấm gương cảnh báo về sự nguy hiểm nếu đề nghị đem vụ án này ra ánh sáng. Ông Lê Hồng Hà, một nạn nhân khác của vụ án xét lại chống đảng bị bắt vì muốn Trung ương xét lại vụ án oan khuất này kể:
Sau khi tôi đòi thanh minh cho cái vụ ấy thì một số các người lãnh đạo lúc bấy giờ như Lê Đức Anh ...tức tối bởi vì thanh minh như thế là tôi muốn phê phán cái sự lãnh đạo của trung ương trước đó là sai. Họ tức tối nên khai trừ tôi và ông Nguyễn Trung Thành. Họ bịa tạo ra một việc là cái tham luận của ông Võ Văn Kiệt ở hội nghị bộ chính trị, nó chẳng phải là tài liệu tối mật gì cả mà dựng lên đấy là tài liệu tối mật.
“Ông Hồng Hà có liên quan đến tài liệu tối mật ấy.” Lúc bấy giờ tôi đã về hưu rồi. Nó lấy lý do đấy là tài liệu tối mật và tôi có liên quan đến tài liệu ấy. Họ khép mình vào tội vi phạm vào bí mật nhà nước. Họ lấy lý do ấy họ xử tù tôi 2 năm.
Lúc bấy giờ một số cán bộ lâu năm, lão thành cũng thừa nhận với tôi là đấy không phải là bí mật gì cả vì nếu là tối mật thì phải có những nội dung dính đến các vấn đề mà pháp lệnh nhà nước qui định. Đằng này chỉ là bản tham luận phát biểu của thủ tướng Võ Văn Kiệt trong hội nghị Bộ chính trị thôi. Nó không có liên quan gì đến các bí mật của nhà nước cả.

Cái giá của sự hối hận

Ông Lê Hồng Hà là một cán bộ công an cao cấp lúc ấy là Vụ trưởng Vụ Tổng hợp thuộc Bộ công an. Năm 1967 khi xảy ra vụ án xét lại chống đảng thì ông không có trách nhiệm điều tra hay phá vụ án này. Lúc ấy ông chỉ làm nhiệm vụ tổng hợp của Bộ công an, tuy không tham gia phá án nhưng ông biết diễn biến của nó.
Theo ông Lê Hồng Hà kể với chúng tôi thì thời gian sau này vào năm 1993, ông Nguyễn Trung Thành, Vụ trưởng Vụ Bảo vệ đảng của Ban Tổ chức Trung Ương nhận thấy sự oan ức của những người bị bắt và cảm thấy hối hận vì đã im lặng nên đã tới gặp ông Lê Hồng Hà và bàn bạc nên đem vụ này ra Trung ương để cứu xét lại cho các nạn nhân bị bắt, tuy nhiên Lê Đức Thọ đã cương quyết không chấp nhận. Ông Lê Hồng Hà kể:
Ông Lê Đức Thọ lúc đó là Trưởng ban Tổ chức Trung ương cùng với một số người coi như là đường lối của đảng đã định ra như thế mà anh lại khác ý kiến, anh không đồng ý, như thế anh có phần sai rồi. Và cái sai ấy là anh giữ quan điểm của anh khác với trung ương mà anh lại đi phổ biến, nói với nhiều người khác như thế là anh phạm pháp. Như thế là chống đảng. Và chống đảng thì tức là coi như phạm pháp.

...cái sai ấy là anh giữ quan điểm của anh khác với trung ương mà anh lại đi phổ biến, nói với nhiều người khác như thế là anh phạm pháp. Như thế là chống đảng. Và chống đảng thì tức là coi như phạm pháp.
- Ông Lê Hồng Hà
Vụ án xét lại chống đảng không chỉ xảy ra trong giới chính trị và quân đội mà còn lan ra báo chí và các nhà văn. Trong số người bị bắt có Vũ Thư Hiên và Bùi Ngọc Tấn. Vũ Thư Hiên là con của Vũ Đình Huỳnh, bị bắt vì cha ông là người có dính líu xa gần với những người khác nhưng với Vũ Thư Hiên thì hoàn toàn bất ngờ, ông chỉ là một biên tập viên của Báo ảnh Việt Nam, do yêu mến văn chương Liên Xô và ảnh hưởng nền văn hóa ấy sau khi từ Moskva về nước.
Tôi bị bắt ngày 24 tháng 12 năm 1967 qua các trại giam như Hỏa Lò, trại quân pháp Bất Bạt, trại Tân Lập, trại Phong Quang tức là có cả nhà tù và trại cải tạo. Tới năm 1976 tôi là người cuối cùng của Vụ án xét lại chống Đảng được ra khỏi nhà tù.

Nhà văn ư? Anh bị bắt!

vnweblogs-250.jpg
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Photo courtesy of vnweblogs
Nhà văn Bùi Ngọc Tấn, tác giả của Chuyện kể năm 2.000, cũng là một nạn nhân trong vụ bắt bớ này kể:
Tôi được nghe một anh bạn tôi cũng làm sếp được đi nghe phổ biến thông báo số hai của Lê Đức Thọ về vụ bắt bớ. Trong thông báo có câu mà tôi đã đưa vào tường trình năm 2002 “Bọn chúng từ bất mãn cá nhân đi đến bất mãn đối với đảng, đối với chế độ. Chúng nó ngưu tm ngưu, mã tầm mã”. Như vậy là có tổ chức mà không có tổ chức. Không có tổ chức lại hóa ra có tổ chức. Tinh vi lắm nhưng không che được mắt nhân dân đâu. Cái câu đấy khiến cho cái đám cao cấp ấy họ nói thì cũng sợ người rồi. Thế nhưng bọn tôi thì cũng gay go rồi.
Khác hẳn với thông báo số hai của Lê Đức Thọ những người bị bắt đều biết rõ mục đích của việc thanh trừng này, nhà văn Vũ Thư Hiên kể:
Căn cứ vào những cuộc hỏi cung thì rõ ràng rằng một trong những mục tiêu lớn là hạ bệ tướng Võ Nguyên Giáp. Ngay cả tôi chẳng liên quan gì tới ông Giáp nhưng cũng bị hỏi cung hàng tháng trời về chuyện tôi có nghe thấy những người nào tới nhà như ông Nguyễn Lương Bằng hay ông Đặng Kim Giang…các ông ấy có ai đến nói về chuyện Võ Nguyên Giáp thế này thế kia không? 
Thật sự ông Giáp không có biểu hiện gì về cái gọi là chống Đảng cả. Ông ấy hình như chỉ có vài lời phát biểu không đồng tình với chủ trương chống lại xu hướng cùng tồn tại hòa bình của Khrushchyov và chống lại việc sùng bái cá nhân. Võ Nguyên Giáp có thể nói với những người gần gụi với ông ấy nên cái tin này lan ra chứ thực sự ông Giáp không hề quan hệ trực tiếp với ông cụ tôi hay ông Đặng Kim Giang trong thời gian đó.

Đến mùa xuân năm 70 thì đi trại cải tạo Hàng Bồ với lệnh tập trung cải tạo 3 năm vì tội là “phần tử nguy hiểm cho cách mạng chứ không phải tuyên truyền phản cách mạng” nữa.
- Nhà văn Bùi Ngọc Tấn
Nếu nhà văn Vũ Thư Hiên bị bắt vì cha thì nhà văn Bùi Ngọc Tấn bị bắt vì một lý do hết sức phi lý: vì ông ở Hải Phòng! Nhà văn kể:
Nếu tôi ở Hà nội thì tôi đã không bị bắt. Còn bắt tôi là ông Trần Đông là vì ông muốn lấy tôi làm bậc thang để ông đi lên. Về sau ông lên được chức thứ trưởng bộ Công an chứ lúc ấy ông đang làm giám đốc công an Hải phòng.
Tôi bị giam ở 176 Trần Phú, trại tạm giam Hải phòng ở khu biệt giam. Giam xà lim khoảng chừng một năm thì họ chuyển tôi sang phòng giam chung ở bên 175 Trần Phú. Đến mùa xuân năm 70 thì đi trại cải tạo Hàng Bồ với lệnh tập trung cải tạo 3 năm vì tội là “phần tử nguy hiểm cho cách mạng chứ không phải tuyên truyền phản cách mạng” nữa. Sau 16 tháng 4 năm 72 tức là sau khi B52 đánh trở lại thì họ chuyển tôi lên trại Vĩnh quang thuộc Vĩnh Phú. Đến tháng 4 năm 73 thì được tha. Tức là chưa đến 5 năm nhưng mà tôi đếm 5 cái tết.
Những cuộc bắt bớ này cho thấy vụ án xét lại chống đảng được phát động quy mô và xuyên suốt tới địa phương chứ không khoanh vùng ở các vị trí quan trọng. Tuy nhiên khi việc chú ý tới địa phương chỉ mới manh nha thì phe thân Trung Quốc phải lo đối phó với chuyện khác quan trọng hơn khi thời cơ nổi dậy tại Miền Nam đã chín muồi, bắt đầu một cuộc chiến tranh mà miền Bắc gọi là chiến tranh chống Mỹ.
Quý vị vừa theo dõi phần ba của Vụ án xét lại chống đảng, mới quý vị theo dõi tiếp phần thứ tư cũng là phần cuối có tựa “Những người che mắt lịch sử” sẽ phát vào chương trình kế tiếp.

   

LÊ THU HÀ * TÔI TRANH ĐẤU

Lê Thu Hà - 

Hành trình tôi trở thành "phản động"

Chia sẻ bài viết này
Tôi, một công dân đầu 8x, thế hệ mà người ta thường khôi hài, mỉa mai gọi đó là sản phẩm lỗi của xã hội, của nền giáo dục dưới một thứ chủ nghĩa hoang tưởng, phi thực tế. Tôi, như bao nhiêu bạn bè cùng trang lứa, hồn nhiên lớn, hồn nhiên sống, hồn nhiên yêu đời, yêu quê hương với những lý tưởng sục sôi dưới mái trường XHCN.
 
Tôi, con nhà nòi cộng sản, ông bà nội ngoại, cô dì chú bác, và cả ba tôi đều cống hiến hết mình cho sự nghiệp đánh giặc cứu nước vĩ đại. Ba tôi từng là Trợ lý Cục chính trị Quân khu 4, từng tập kích vào chiến trường B, tham gia chỉ huy những trận đấu ở Quảng Trị, và gặp mẹ tôi. Năm 1982, khi mẹ hạ sinh 2 anh em sinh đôi là tôi và anh trai, ba quyết định xuất ngũ với chế độ về hưu mất sức lao động. Tôi lớn lên với một niềm tin mãnh liệt và một niềm tự hào lớn lao về quê hương, xứ sở, về những chiến tích lẫy lừng của cha ông.
 
 Điều kỳ lạ là, từ khi tôi biết nhận thức cho đến ngày ba tôi mất, ông chưa hề một lần kể cho chúng tôi nghe về những chiến công hay những khó khăn gian khổ trong chiến tranh mà ông đã trải qua, cũng chưa một lần định hướng cho anh em tôi gia nhập vào đội ngũ của Đảng. Ông là người khá kín tiếng, mực thước, tinh anh, với vốn kiến thức uyên bác, có tầm nhìn rộng và những nhận định sắc bén về mọi vấn đề trong cuộc sống. Hàng xóm và người dân trong khu phố đều kính trọng ông. Những năm tháng còn học phổ thông, tôi để ý thấy ba hay theo dõi thời sự, và đặc biệt là ban đêm, ba tôi hay mở đài BBC, VOA và RFA để nghe, những đài mà với hiểu biết của tôi là phản động. Tôi thường thấy ba ngồi lặng lẽ ưu tư, trầm mặc. Nhưng hồi đó, với tuổi ăn tuổi lớn, tôi quên bẵng những ưu tư đó của ba và cứ thế hồn nhiên va vào cuộc sống.
 
Và rồi, có một sự kiện đã làm thay đổi hoàn toàn nhận thức của tôi về những điều cố hữu mà tôi từng tin, từng cho là đúng. Đó là năm tôi học đại học năm thứ 2, một lần đi học tiết chính trị thay cô bạn (dạo đó sinh viên thường hay học thế cho nhau) ở một trường đại học khác, thầy dạy môn chính trị hôm đó có quá chén với bạn, trong hơi men, thầy đã khóc. Thầy bảo với chúng tôi rằng thầy vô cùng đau đớn khi phải đứng trên bục giảng, ngày ngày say sưa rao giảng về những mớ lý thuyết rất cao cả, nhân văn nhưng thực tế thì hoàn toàn ngược lại, với vô vàn những khuất tất mà nhà nước này cố tình che đậy, giấu giếm, nhưng vì miếng cơm manh áo, vì cuộc sống, thầy đành chấp nhận cắn răng chịu đựng, và làm điều ngược lại với lương tâm của mình, khiến thầy vô cùng đau khổ và day dứt. Tôi bàng hoàng, sửng sốt. 
 
Tôi không muốn tin vào những điều tai đang mình nghe. Nhưng cũng từ đó, tôi bắt đầu âm thầm tìm hiểu. Sự tò mò, hiếu kỳ và bản năng luôn tìm kiếm thông tin từ đó bắt đầu đưa tôi bước sang một bước ngoặt khác. Những năm tháng đó, Internet cũng đã có mặt ở VN nhưng vẫn còn nhiều hạn chế, và tôi cũng chưa được tiếp cận với nhiều luồng thông tin như hiện nay. Tôi bắt đầu nghĩ đến việc ba vẫn đêm đêm nghe những đài mà tôi tin là phản động, và tôi cũng đã nghĩ ba nghe chỉ để cảnh giác, đối phó với những thứ gọi là diến biến hòa bình, bạo loạn lật đổ của những thế lực thù địch ấy. Ban đầu, tôi hoang mang, vì những thông tin ấy hoàn toàn trái ngược với những gì tôi luôn có niềm tin mãnh liệt. Tôi như bơi giữa dòng nước lớn, ngộp thở, bất định. 
 
 
Rồi tôi dần dần tiếp cận, dần dần phân tích bằng những lập luận khoa học, logic, và đối chiếu với thực trạng của đất nước, của bộ máy công quyền, tôi mới bắt đầu hiểu, những thứ mà mình vẫn có niềm tin cố hữu kia, những điều mà mình luôn đinh ninh là đúng, nó hoàn toàn ngược lại. Tôi chua xót. Và tôi nghĩ, có lẽ sự trầm mặc, ưu tư của ba cũng bắt nguồn từ những phân tích nhận định như trên, mà cho đến cuối đời, ông chưa hề hé răng nói một lần, và cũng có lẽ, ông đã mang theo xuống mồ những bí mật nào đó mà tôi không hề biết được. Sau này, tôi gặp gỡ và kết thân với nhiều người bạn, họ cũng là con em cán bộ cộng sản như tôi, và họ kể cho tôi nghe về những khuất tất trong cuộc chiến, những cuộc thanh trừng chính trị, những toan tính không hề mang dáng dấp của một cuộc chiến lẫy lừng vĩ đại mà thế hệ tôi vẫn từng được học.
 
 
Điều tôi đau đớn nhất, đó ko phải là những gì mình trải nghiệm, mà đó là sự bi hài, oái oăm mà lịch sử đã để lại cho dân tộc này những niềm tin lệch lạc, mù quáng. Giá họ biết được rằng mình sống trong một giai đoạn lịch sử mà mọi sai trái khó lòng được sửa chữa nhưng vì quyền lực tối đa của nhà nước đặt lên trên mọi quyền lợi của nhân dân nó lớn quá, khó có thể một sớm một chiều thay đổi mà cố cắn răng âm thầm chịu đựng thì tôi đã phần nào bớt đau đớn. Đằng này, sự bi ai và đáng sợ của nó lại nằm ở chỗ, đa số mọi tầng lớp nhân dân đều tin tưởng đến cuồng dại cái thể chế sai lầm và lừa phỉnh lòng dân này, đó mới chính là nỗi đau đớn tột cùng.
 
 
Bạn có thể xếp tôi vào thành phần thiểu số những cá nhân hậm hực, bất mãn với chế độ, và bạn có thể dè bỉu khi bảo rằng tôi đang lầm đường lạc lối, nhưng bạn hãy chờ đi nhé, cho dù hiện nay, công cuộc đấu tranh này còn đối mặt với nhiều gian nan, trở ngại nhưng một ngày nào đó, tôi sẽ chứng minh cho bạn thấy con đường tôi đang đi hoàn toàn đúng. Hãy nhìn xuyên suốt lịch sử, bạn sẽ thấy một điều rõ ràng, tất cả mọi cuộc đấu tranh chính nghĩa đều bắt đầu từ thiểu số!
__._,_.___

Wednesday, October 23, 2013

TIN BÁC SĨ THẨM MỸ VIỆT NAM

Bác sĩ vứt xác nữ bệnh nhân khiến dư luận bàng hoàng

“Rủi ro trong cuộc sống không chừa bất cứ nghành nghề nào, quan trọng là ta chấp nhận và khắc phục như thế nào? Đáng trách trong trường hợp này là một bác sỹ có nhân thân tốt, sao lại hành động thiếu suy nghĩ và mất nhân tính như thế?”.


Cộng đồng bức xúc 'kíp trực sai sót làm bé chết ngạt trong bụng mẹ'


Đó là ý kiến của độc giả Nguyễn Thạch sau khi thông tin Bác sĩ thẩm mỹ thú tội vứt xác nữ bệnh nhân được đăng tải trên VnExpress. Dư luận đang vô cùng bàng hoàng khi nghe tin xác của chị Lê Thị Thanh Huyền (39 tuổi, quận Hoàn Kiếm) bị vứt xuống sông Hồng để phi tang. Tất cả các chứng cứ đều nhằm vào nghi án thẩm mỹ viện vứt xác khách phi tang.


Nạn nhân Thanh Huyền là Trưởng phòng bán vé của một công ty du lịch. Sáng ngày 19/10, chị Huyền đến Thẩm mỹ viện Cát Tường để làm phẫu thuật nâng ngực và hút mỡ bụng. Trong lúc phẫu thuật, chị Huyền được phát hiện đã tử vong. Lo sợ, chủ cơ sở và nhân viên đưa xác chị Huyền lên cầu Thanh Trì vứt xuống sông Hồng phi tang, đồng thời để xe máy của chị bên đường nhằm tạo hiện trường giả.


Đêm hôm đó, một thanh niên phát hiện xe Lead của chị Huyền, kiểm tra trong túi xách phát hiện hai chiếc điện thoại, chứng minh thư. Thấy trong điện thoại có nhiều cuộc gọi nhỡ, anh này gọi lại và thông báo về chiếc xe. Người nhận tin là anh Nguyễn Hữu Huy (40 tuổi, chồng chị Huyền). Ngay lập tức gia đình đã báo công an.


Qua khai thác điều tra, các nhân viên thẩm mỹ viện khai báo việc bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường vứt xác phi tang nữ bệnh nhân sau khi phát hiện bệnh nhân đã tử vong trong lúc phẫu thuật. Chiều 22/10, bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường đã thú nhận tội ác của mình, đồng thời 10 nhân viên của Thẩm mỹ viện Cát Tường cũng bị triệu tập để làm rõ mức độ liên quan.


Ngay khi sự việc xảy ra, VnExpress đã nhận được hàng nghìn ý kiến phản hồi, phẫn nộ, bức xúc của độc giả trước hành động mất nhân tính của vị bác sĩ này. “Đã làm sai gây chết người lại không dám nhận trách nhiệm mà chọn cách thủ tiêu xác, thật là vô nhân đạo”, bạn Thúy nói.


Pháp luật cần trừng trị thích đáng


“Cần phải nghiêm trị hành động mất hết tính người của vị bác sĩ và cộng sự của anh ta”, bạn Đoàn Quốc Hùng phẫn nộ. Nickname Maxo nói: “Cũng nhờ người thanh niên đã tìm thấy chiếc xe máy và điện thoại trong đêm nhưng không nổi lòng tham mà gọi điện báo cho chủ nhân. Nếu không thì vụ việc có thể bị dìm luôn xuống sông”.


Độc giản Lê Văn An bày tỏ: “Vị bác sĩ này có học thức nhưng kém nhận thức. Anh ta cũng không có tư cách đạo đức và nhân cách. Lưới trời lồng lộng làm sao mà phi tang được”. “Quá dã man. Ông ta đã làm vấy bẩn chiếc áo blue thanh khiết. Tội chồng thêm tội nên pháp luật sẽ trừng phạt ông ta thích đáng”, bạn đọc Phi bình luận.


“Bản thân tôi là một bác sỹ, tôi thấy xấu hổ và thật ghê tởm hành động vứt xác phi tang của bác sỹ Tường và nhân viên Thẩm mỹ viện Cát Tường. Mong cơ quan pháp luật xử phạt thật thích đáng cho hành động trên”, độc giả Chắc bức xúc.


Độc giả Đặng Đức Thanh phân tích: “Cái chết thì có nhiều nguyên nhân, trang thiết bị thiếu thốn, tay nghề kém cỏi, rủi ro... Nhưng vứt xác khách phi tang, tạo hiện trường giả là không có nhân tính và coi thường pháp luật. Tôi nghĩ cần phải nghiêm trị đích đáng”.






Bác sĩ Nguyễn Mạnh Tường bị bắt chiều 22/10. Ảnh: Duy Linh.


Độc giả Thọ đồng tình: “Thật không thể tưởng tượng nổi, đề nghị pháp luật xử lý nghiêm những người trực tiếp và gián tiếp có liên quan đến sự việc đau lòng này. Cầu mong hương hồn người xấu số sớm siêu thoát”.


Nickname Saobien chia sẻ: “Thật tàn nhẫn. Nếu có lương tâm thì cứ thành thật khai báo thì tội sẽ nhẹ hơn. Sự việc đã được đưa ra ánh sáng, cầu cho linh hồn chị Huyền siêu thoát”. “Kinh khủng quá, chỉ đọc bài báo thôi mà đã thấy chóng mặt. Cầu cho linh hồn chị Huyền được siêu thoát. Tội nghiệp quá, sao số phận lại bi thương đến thế?”, bạn Nguyễn Bền Chí nói.


“Kinh hoàng. Tai nạn trong nghề nghiệp, đặc biệt là nghề y là chuyện không ai muốn nhưng vẫn gặp phải cho dù đã làm (có thể) đúng quy trình chuyên môn. Nhưng vứt xác bệnh nhân để phi tang thì thật khủng khiếp và không thể tha thứ”, nickname Nguoinongdan phẫn nộ.


Độc giả Kha Nguyễn tâm sự: “Sao anh ta thiếu hiểu biết thế? Việc làm chết người thì có thể là tai nạn nghề nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật, chứ vứt xác phi tang thì trở thành giết người. Cũng do kém hiểu biết mới xảy ra chết người như vậy”.


“Việc chết người là điều không ai mong muốn. Thế nhưng bác sỹ kia không chịu thú tội ngay lại còn đem xác vứt xuống sông thì thấy ghê quá. Sao họ có thể vô cảm như thế được?”, bạn Lê Na chia sẻ.


Độc giả Thủy Tiên nói: “Làm thêm chân chính bằng nghề của mình chẳng có gì sai. Cái sai ở đây là làm thêm nhưng không đầu tư đủ trang thiết bị y tế, chẩn đoán và cấp cứu kịp thời. Ông này nếu biết dừng lại khi nạn nhân chết, tôi nghĩ tội sẽ nhẹ hơn”.


“Một bác sĩ có nhân thân tốt mà hành động như thế này có thông cảm được không? Nếu bác sĩ Tường nghĩ được rằng đây là một tai nạn, ví như tai nạn giao thông làm chết người chẳng hạn, thì việc không chạy trốn mà chạy đến công an đầu thú sẽ đúng hơn. Nếu đi đầu thú thì sẽ còn nhận được sự thông cảm, đằng này...”, bạn đọc Vinh Long nói.


Không nên đặt niềm tin vào các cơ sở thẩm mỹ không có uy tín


Trước cái chết đau lòng của nạn nhân Thanh Huyền, nhiều độc giả chia buồn với gia đình người bị nạn, đồng thời cũng có nhiều ý kiến khuyên các bạn nữ không nên đặt niềm tin vào các cơ sở thẩm mỹ không có uy tín.


“Việc bác sỹ Tường vứt xác bệnh nhân để phi tang chắn chắn sẽ bị cơ quan thực thi pháp luật xử lý thích đáng. Xong qua đây, cũng là bài học để chị em chớ đặt niềm tin vào các cơ sở thẩm mỹ không có uy tín, nên tìm hiểu kĩ những quảng cáo hấp dẫn đang mọc tràn lan”, độc giả Hồ Trung nói.


Bạn Phú Phạm chia sẻ: “Đây cũng là bài học cho chị em khi quyết định đi phẫu thuật thẩm mỹ . Theo tôi thì con người chúng ta được sinh ra như thế nào thì nên để nguyên như vậy, không nên động đến dao kéo làm gì. Làm đẹp mà đánh đổi mạng sống thì có nên không?”.


“Tội của chủ cơ sở Cát Tường sẽ được pháp luật làm rõ. Nhưng tốn tiền hàng chục triệu đi làm thẩm mỹ, “nâng cấp” vẻ đẹp để dẫn tới tai họa thì các chị em nên cân nhắc kĩ. Xin chia buồn với gia đình người bị nạn”, bạn Minh Anh nói.


Độc giả Trần Đạt tâm sự: “Quá dã man, gây ra tội thì nên nhận tội, đằng này vứt xác phi tang. Qua vụ này, các chị em nên rút kinh nghiệm có sao dùng vậy, tích cực tập luyện, ăn uống hợp lý sẽ khoẻ đẹp chứ đi thẩm mỹ chui thì có ngày chết thê thảm”.


>> Xem thêm: Bác sĩ thủ tiêu bệnh nhân từng viết những dòng về y đức rất hay / Dựng tóc gáy với ca phẫu thuật nâng ngực

Tống Thu Thảo tổng hợp
http://vnexpress.net/tin-tuc/ban-doc-viet/phap-luat/bac-si-vut-xac-nu-benh-nhan-khien-du-luan-bang-hoang-2899361.html

Bộ Y tế ‘bất bình’ vụ bác sỹ ném xác

Cập nhật: 08:31 GMT - thứ tư, 23 tháng 10, 2013
Bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường
Bác sỹ Tường quảng cáo là bác sỹ của bệnh viện Bạch Mai để lấy lòng tin khách hàng
Lãnh đạo Bộ Y tế Việt Nam đã có những phản ứng đầu tiên trước vụ việc bác sỹ thẩm mỹ ném xác bệnh nhân xuống sông Hồng ở Hà Nội để phi tang, gây chấn động dư luận trong nước.
Theo thông báo của Công an Hà Nội vào chiều thứ Ba ngày 22/10, bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường, 40 tuổi, đã ném xác một nữ bệnh nhân đã tử vong sau khi được phẫu thuật hút mỡ bụng và nâng ngực ở cơ sở thẩm mỹ Cát Tường ở Quận Hai Bà Trưng do ông làm chủ.
Vụ việc xảy ra vào ngày 19/10 nhưng đến ngày 22/10 mới được phanh phui. Hiện nay, xác nạn nhân vẫn chưa được tìm thấy dù giới chức và gia đình vẫn đang cố tìm kiếm.
Điều đáng nói là bác sỹ Tường là bác sỹ ngoại khoa của Bệnh viện Bạch Mai, một bệnh viện công đầu ngành ở Việt Nam dưới sự quản lý trực tiếp của Bộ Y tế.

Họp khẩn

Theo thông tin trên trang chủ của Bộ Y tế thì ngay sau khi biết tin về vụ việc, hồi 19h ngày 22/10, Bộ Y tế đã có cuộc họp khẩn dưới sự chủ trì của Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên.
Mặc dù lâu nay ở Việt Nam đã xảy ra rất nhiều trường hợp người bệnh hay sản phụ tử vong tại bệnh viện nhưng hiếm khi Bộ Y tế tổ chức họp khẩn như trong trường hợp này.
Sau cuộc họp, Bộ Y tế đã ra thông báo đóng dấu ‘Hỏa tốc’ để chỉ đạo giải quyết vụ việc.
"Bộ Y tế hết sức bất bình và lên án hành vi không thể chấp nhận được của Bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường."
Thông báo của Bộ Y tế
Lãnh đạo Bộ Y tế được cho là ‘rất đau lòng’ về sự việc và ‘chia sẻ mất mát với gia đình nạn nhân’, thông báo viết.
“Bộ Y tế hết sức bất bình và lên án hành vi không thể chấp nhận được của bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường.”
Bộ này cũng cam kết phối hợp với công an điều tra và ‘xử lý nghiêm theo pháp luật’.
Ngoài ra, lãnh đạo Bộ cũng chỉ đạo các đơn vị có liên quan như Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Sở Y tế Hà Nội và Bệnh viện Bạch Mai đến thăm hỏi và chia buồn với gia đình nạn nhân.
Bộ này cũng cho biết sẽ có công văn đề nghị chính quyền các địa phương trên toàn quốc tăng cường thanh tra các thẩm mỹ viện.
Bác sỹ Tường chỉ chỗ ném xác nạn nhân trên cầu Thanh Trì
Bác sỹ Tường chỉ chỗ ném xác nạn nhân trên cầu Thanh Trì
Ngoài ra, lãnh đạo Bộ còn ra lệnh cho Bệnh viện Bạch Mai ‘xem xét đình chỉ công tác tạm thời trong thời gian điều tra đối với bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường’.
Trước đó, trong một công văn hỏa tốc khác được đề ngày 22/10 gửi đến ông chủ tịch Ủy ban Nhân dân Hà Nội, Thứ trưởng Nguyễn Thị Xuyên cho biết kết quả xác minh ban đầu cho thấy bác sỹ Tường làm việc tại thẩm mỹ viện là ‘không có giấy phép hoạt động hành nghề phẫu thuật thẫm mỹ, vụ việc xảy ra vào thời gian ngoài giờ hành chính, trong ngày nghỉ cuối tuần’.
Hiện giờ, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến vẫn chưa thấy lên tiếng gì mặc dù trên các diễn đàn mạng có nhiều lời chỉ trích nhắm vào bà.

‘Kiểm soát y đức đầy đủ’

 Trả lời BBC, cựu Thứ trưởng Y tế Trần Chí Liêm nói ông chỉ mới nghe trên báo chí thôi nên ‘không thể đánh giá cụ thể được’.

“Nếu vi phạm liên quan đến đạo đức thật sư như báo chí nêu thì phải xử lý theo pháp luật,” ông nói, “Làm nghề phải thật sự đặt tính mạng con người lên trên vì cái đó là quan trọng nhất.”
"Ở các trường đại học, các bệnh viện đều có bộ phận theo dõi y đức, đánh giá cán bộ. Về bài bản nói chung ở Việt Nam tương đối tốt."
Cựu Thứ trưởng Y tế Trần Chí Liêm
Về tình trạng y đức ở Việt Nam hiện nay, ông Liêm nói là ‘có rất đầy đủ các chủ trương, chỉ đạo của Bộ, của chính phủ’.
“Ở các trường đại học, các bệnh viện đều có bộ phận theo dõi y đức, đánh giá cán bộ. Về bài bản nói chung ở Việt Nam tương đối tốt,” ông nói.
Khi được hỏi công tác tuyển dụng các bác sỹ vào các bệnh viện công có tiêu cực không thì ông nói ‘về nguyên tắc tốt lắm’.
“Quy định chung thì phải thử nghề ba bốn năm mới vô được và phải thi lý thuyết, thực hành và một số văn bản pháp quy,” ông giải thích.
“Không thể nói (bác sỹ bỏ tiền mua chỗ trong các bệnh viện danh tiếng) là tình trạng chung của cả nước được. Phát hiện trường hợp nào xử trường hợp đó,” ông nói.
Trang web của Thẩm mỹ viện Cát Tường có các chi tiết như bác sỹ Nguyễn Mạnh Tường ‘hiện đang là bác sỹ tại Bệnh viện Bạch Mai – Hà Nội’ và 'có hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ'.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/10/131023_nguyenmanhtuong_reactions.shtml

VĂN QUANG * NHỮNG CHUYỆN QUÁI ĐẢN Ở BỆNH VIỆN VN

Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
NHỮNG CHUYỆN QUÁI ĐẢN 
Ở BỆNH VIỆN VN


Nói đến chuyện bệnh viện ở VN nhiều quá rồi, thật tình tôi không muốn nhắc đến nữa. Nhưng còn những chuyện vượt quá sức tưởng tượng của con người giữa thời đại này và có lẽ ngay cả ở thời đại y khoa còn non trẻ lạc hậu cũng không ai dám ngờ tới. Ở đây không phài do khoa hoc kỹ thuật mà do chính con người. Những con người được dạy dỗ, đào tạo bài bản cả về trình độ chuyên môn đến lương tâm trong sáng và được mang danh là những nhà trí thức, được mọi người vì nể qúy trọng. Nhưng tiếc rằng họ đã bỏ quên lương tâm là thứ mà bất cứ một con người nào từ anh vô học đến anh “đại trí thức” đều phải có mới xứng đáng làm người.

Trong tuần vừa qua, cả nước rộ lên nguồn tin về những sai phạm hay nói thẳng ra là những vụ “ăn bẩn” của các ông chủ chốt tại hai bệnh viện lớn nhất Thành phố Sài Gòn là Bệnh viện Bình Dân và Bệnh Viện Chấn thương – Chỉnh hình. Nói đến 2 bệnh viện (BV) này hầu như toàn bộ người dân miền Nam VN không ai không biết và may mắn lắm mới có gia đình chưa có ai phải qua hai BV lớn đó. Nói thẳng ra, lâu nay đa số người dân đã có những bàn tán, kêu ca, nghi ngờ về sự phục vụ và cách “kiếm tiền” của các vị bác sĩ ở từng khoa trong 2 BV này, tất nhiên nói như thế không phải là tất cả các vị BS đều mang tiếng xấu, có chăng người tốt chị bị vạ lây. Chỉ cần vài ông thiếu lương tâm là người ta có thể nói đến cả cái BV đó rồi.

Nhưng trước khi tường thuật những chuyện động trời vừa được công bố của 2 BV lớn này, mời bạn đọc xem qua những chuyện “nhỏ” nhưng rất lạ, rất quái đản, tôi tin rằng các bạn khó có thể hình dung ra nổi. Mà nếu có ai kể lại, bạn có thể nghi anh ta “phịa” hoặc thứ chuyện khôi hài, bịa đặt với mục đích hay ác ý nào đó, chứ không thể có thật. Đây là những chuyện có thật 100% xảy ra trong những ngày tháng gần đây. Sản phụ và chồng suýt tự vẫn vì BV thông báo nhầm nhiễm HIV
Theo lời kể của bà Phạm Thị Hương (phường Đông Thọ, TP Thanh Hóa), rạng sáng ngày 23/8/2013, con gái bà là chị Lê Thị Oanh (21 tuổi) có dấu hiệu chuyển dạ nên được gia đình đưa đến Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa chờ sinh. Bác sĩ đưa chị Oanh đi khám, lấy mẫu xét nghiệm, trong đó có xét nghiệm máu.
Chị Oanh vừa sinh xong thì gia đình nhận được hung tin, chị dương tính với HIV.
Bà Hương kể: “Nhận tờ kết quả xét nghiệm của con gái từ nữ y tá, tôi như chết lặng rồi òa khóc. Dù rất hoang mang nhưng chúng tôi cố trấn tĩnh không để con gái biết chuyện vì sợ cháu bị sốc mà nghĩ quẩn”.Các bác sĩ cũng bàn tán khiến mọi người xa lánh
Nhưng theo bà Hương, câu chuyện con gái bà bị nhiễm căn bệnh thế kỷ được các y bác sĩ trong bệnh viện bàn tán khắp nơi. Thậm chí nhiều bệnh nhân cùng phòng biết chuyện nên tìm cách xa lánh, khiến sau đó mọi chuyện đến tai chị Oanh. 

Bà Hương tâm sự: “Con gái tôi từ khi biết tin mình bị nhiễm HIV cứ một mực đòi cắn lưỡi mà chết. Gia đình phải thường xuyên cử người túc trực bên giường bệnh để an ủi, khuyên giải. Mất nhiều ngày, cháu nó mới bình tâm trở lại nhưng tỏ ra rất đau đớn vì án tử lơ lửng trên đầu”. Bà cho biết các bác sĩ đề nghị gia đình đem nhau thai về chôn, để ở viện sẽ làm ô nhiễm và tăng nguy cơ lây bệnh.
Trước tình trạng bệnh nhân có dấu hiệu ra nhiều máu, sức khỏe xấu đi, phần vì không tin kết quả xét nghiệm của Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa nên người nhà đã chuyển chị Oanh đến Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa để theo dõi đồng thời lấy máu đi xét nghiệm lại. Tại Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa, qua hai lần xét nghiệm, kết quả đều khẳng định, bệnh nhân Lê Thị Oanh âm tính với HIV. 


Trong tâm trạng rối bời, anh Lê Duy Trọng, chồng chị Oanh cho biết, những ngày qua, gia đình sống trong không khí vô cùng nặng nề. Anh Trọng nói: “Mấy bữa trước, trong đầu tôi cứ lởn vởn ý nghĩ sẽ đưa vợ con ra sông tự tử vì cuộc sống chẳng còn ý nghĩa gì. Hai bên nội ngoại và bạn bè đều nhìn vợ chồng chúng tôi với một cái nhìn ghẻ lạnh. Đi đâu tôi cũng nghe bàn tán về chuyện tai ương nhà mình, thật không tài nào chịu đựng nổi”.
Trả lời báo chí về việc này, chiều 27/8, ông Lê Tiến Toàn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa thành phố Thanh Hóa cho rằng đây là sơ suất đáng tiếc của nhân viên bệnh viện. Tuy nhiên ông này khẳng định đó “chỉ là sai sót nhỏ”, sẽ chấn chỉnh, rút kinh nghiệm.
Khi được đề cập việc bồi thường cho chị Oanh, bác sĩ Toàn cho rằng “Hiện nay bệnh viện không có cơ chế bồi thường thiệt hại trong trường hợp chị Oanh. Việc bồi thường về vật chất thì không bởi bệnh viện không có kinh phí”.
Thưa bạn đọc, bạn có thể ngờ được chuyện đó lại xảy ra trong một BV cấp tỉnh. Và hơn thế ông Giám Đốc BV lại cho rằng “chỉ là sai sót nhỏ”. Vậy thế nào mới là sai sót lớn? Có lẽ là khi cả 2 vợ chồng anh Trọng, chị Oanh và cháu nhỏ cùng ôm nhau nhảy xuống sông tự vẫn mới là lớn? Câu trả lời vô trách nhiệm như thế thì BV ấy còn dẫn đến nhiều “sai sót nhỏ” nữa. Chưa biết chừng đã từ lâu, những sai sót này xảy ra nhưng người bệnh không biết hoặc chết rồi, không lên tiếng được nữa. Họ chỉ còn cách đợi các ông BS này ở đầu con đường đến địa ngục ở thế giới bên kia 2- Gãy chân phải, bác sỹ bó bột chân trái 


Câu chuyện thứ hai cũng ly kỳ không kém, có lẽ chỉ có ở VN mới làm được. Anh Trần Văn Hợi (bố cháu Thạch) bị bệnh đang điều trị nên ngày 17/5, chị Phạm Thị Ca (mẹ cháu Thạch) đã nhờ người thân chở cháu Thạch đến Bệnh viện Đa khoa huyện Hương Sơn điều trị. Sau khi chụp X – Quang và làm các thủ tục gây tê, cháu Thạch được bó bột điều trị. Người trực tiếp điều trị cho cháu Thạch là bác sỹ chuyên khoa Trần Xuân Hạnh, Trưởng Khoa ngoại của bệnh viện. Sau khi bó bột xong, cháu Thạch được xuất viện, chuyển về gia đình điều trị ngoại trú. Tuy nhiên, khi về đến nhà, cháu Thạch hết thuốc tê nên kêu khóc ầm ĩ. Lúc này, chị Ca mới phát hiện ra sự việc, bác sỹ đã bó bột và điều trị nhầm chân cho con trai mình. Chân phải của cháu bị gãy nhưng bột lại bó ở chân trái. Lúc này, chị Ca chở con ra bệnh viện gặp lại bác sỹ. BS Hạnh đã thừa nhận lỗi “cẩu thả” và mong gia đình thông cảm. BS này lý giải, vì do vội vàng chuẩn bị cho một ca mổ sinh nên dẫn đến sơ suất. 3- Vỡ xương tay phải, bó bột tay trái 
Anh Trần Ngọc Thạch (25 tuổi) ở phường Nghĩa Lộ, TP Quảng Ngãi cho biết, ngày 26-9, anh bị tai nạn, chụp phim bị vỡ xương thuyền tay phải và nhập viện điều trị tại Khoa Ngoại chấn thương Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi.
Thay vì bó bột tay phải, nhưng kỹ thuật viên bệnh viện lại bó bột tay trái. Sau đó bác sĩ khoa kiểm tra lại thấy anh Thạch bị bó nhầm nên đã chỉ định bó lại tay phải, nhưng nhân viên khoa này không chịu tháo bột tay trái bị bó nhầm cho anh Thạch mà cứ để luôn vậy. Thật khó hiểu!
- Chỉ cần đọc ba “chuyện vặt” đó trong các BV ở VN, chắc chắn bạn đọc đã có thể hình dung ra được những nguy hiểm chết người rình rập đủ mọi loại bệnh nhân bởi sự “sai sót nhỏ” của các vị “lương y như từ mẫu” là thế nào. Nhưng những chuyện như vậy còn là “hạng nhẹ”. Có nhiều chuyện nặng nề hơn, cả một tập đoàn “lãnh đạo” ở một số BV VN bất chấp tính mạng của bệnh nhân, vơ vét cho đầy túi tham. Gần đây đã có nhiều vụ được chính các nhân viên làm việc trong BV tố cáo, lúc đó “cơ quan chức năng” mới biết vào cuộc điều tra. Sau vụ tai tiếng rùm trời về vụ nhân bản giấy xét nghiệm tại BV Hoài Đức Hà Nội, lại đến vụ tráo đổi thủy tinh thể tại BV mắt Hà Nội cũng khiến dư luận của người dân VN vô cùng phẫn nộ.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thủy (làm việc tại BV Mắt Hà Nội), đã tố cáo BV này với 7 điểm khuất tất hay có thể gọi thẳng là gian lận. Ở đây, tôi chỉ tóm tắt một nội dung chính là việc BV này đã tráo đổi thủy tinh thể cho bệnh nhân đến mổ mắt kiếm lời bất chính nhiều tỉ đồng.
Từ năm 2011, BV Mắt HN đã mổ cho khoảng 3.000 ca (giá mỗi ca mổ khoảng 6,5 triệu đồng). Với số tiền này, lẽ ra người bệnh phải được dùng toàn bộ chất liệu của Mỹ. Nhưng trên thực tế, Giám đốc BV Vũ Thị Thanh đã cho đấu thầu các chất liệu rẻ tiền, từ dịch nhầy, đến thể thủy tinh nhân tạo để tráo đổi lúc phẫu thuật. 
Mỗi ống dịch nhầy của Ấn Độ- 245.000 đồng /hộp (lẽ ra là của Mỹ- 600.000 đồng/ hộp), dùng cho một người bệnh, lại được chia ra, dùng cho 4-5 người bệnh (có khoảng 3000 ca) bị tráo dịch nhầy. Chưa kể, trước khi mổ, bệnh nhân không được xét nghiệm HIV, viêm gan B, nguy cơ lây nhiễm rất cao. Ước tính trong năm 2011, có khoảng 3.000 ca mổ với số tiền thu được là 6,5 triệu đồng/ca... (VietNamNet, ngày 27/09) 
Sáng 6-10-2012, Sở Y tế Hà Nội đã tổ chức gặp gỡ báo chí chính thức thông tin về sự việc đánh tráo thủy tinh thể tại Bệnh viện (BV) Mắt Hà Nội. Buổi họp báo có sự tham gia của ông Phan Đăng Long, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Ban Giám đốc Sở Y tế Hà Nội; đại diện BV Mắt Hà Nội và BV Mắt Trung ương. Bà Nguyễn Thu Hương - Phó Giám đốc BV Mắt Hà Nội: BV đã “thanh minh thanh nga” rằng không có sự đánh tráo thủy tinh thể trong khi phẫu thuật cho bệnh nhân. Đây là sự hiểu lầm và đây là lỗi về hành chính của phòng tài chính…Ông Nguyễn Văn Yên - Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cũng đồng ý với lời thanh minh này. Tuy nhiên có vài câu hỏi của giới báo chí, bà Phó Giám đốc đã từ chối trả lời.Cũng trong buổi họp báo sáng 6-10, người tố cáo là BS Nguyễn Thị Thu Thủy đã liên lạc với Sở Y tế mong muốn được đối chất để nói lên sự thực, nhưng Sở Y tế từ chối. Nói với phóng viên, chị Thủy cho biết đã đã đợi nhiều giờ liền để được vào cuộc họp nhưng nhưng bảo vệ không cho vào, mặc dù có một số phóng viên bảo lãnh.
Nói với giới báo chí, bác sĩ Thủy tiếp tục khẳng định có sự gian lận, tráo đổi thủy tinh thể của BV Mắt Hà Nội đối với người bệnh chứ không phải là sự chỉ định phù hợp cho bệnh nhân như giải thích của lãnh đạo BV. BS Thủy rất phẫn nộ: “Đây là một sai phạm nghiêm trọng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và quyền lợi của người bệnh”. Không dám cho người tố cáo đối chất trước công luận, phải chăng BV đã run sợ, đã gián tiếp công nhận những sự thật như đơn tố cáo? Chưa biết vụ này có “qua sông đắm đò” không.
Nhưng bỏ qua những tai tiếng của mấy BV ở Hà Nội. Trong thời gian này, người dân TP Sài Gòn đang bàn tán rùm beng về những sai phạm tầy đình của hai BV lớn nhất TP và của cả miền Nam VN như tôi đã đề cập ở phần đầu bài. Chiều ngày 7/10, lãnh đạo sở Y tế TP. Sài Gòn đã công bố kết luận chính thức thanh tra bệnh viện Chấn thương chỉnh hình và bệnh viện Bình Dân.
Theo tường thuật của phóng viên Quốc Ngọc (báo Dân Việt), việc thanh tra được thực hiện sau khi có đơn tố cáo từ các bác sĩ làm việc tại đây bày tỏ sự bất bình trước tình trạng bệnh nhân bị “móc túi” hàng tỷ đồng mỗi năm, nhưng không một ai dám lên tiếng.

“Nhóm lợi ích” tại Bệnh viện Bình Dân  Thanh tra Sở Y tế TP Sài Gòn phát hiện hành loạt sai phạm trong việc liên doanh, liên kết với tư nhân bên ngoài nhằm đặt máy móc, thiết bị tại bệnh viện để thu lợi vào túi cá nhân hàng tỷ đồng.
Theo đó, mỗi bác sĩ khi chỉ định một bệnh nhân đi siêu âm, chụp X-quang... từ các máy liên doanh, liên kết này sẽ được hưởng 50.000 đồng, bác sĩ đọc kết quả hưởng 40.000 đồng. 
Tất nhiên, một số thành viên ban giám đốc bệnh viện còn được hưởng số tiền chênh lệch lớn từ sự liên kết đặt máy này. Cụ thể “nhóm lợi ích” (hay nói cho rõ hơn đó là nhóm tham nhũng) gồm bác sĩ Nguyễn Chí Hùng - Giám đốc mới về hưu của Bệnh viện Bình Dân - được hơn 1,16 tỷ đồng, BS Nguyễn Văn Vĩnh - Phó Giám đốc bệnh viện - được hơn 723 triệu đồng, BS Vũ Lê Chuyên - Phó Giám đốc bệnh viện - được hơn 415 triệu đồng, bà Trần Thị Xuyến - Trưởng phòng Tài chính - được hơn 531 triệu đồng và BS Hoàng Vĩnh Chúc - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp - được hơn 254 triệu đồng.

Bệnh viện vi phạm mua sắm trang thiết bị y tế không qua đấu thầu, gây lãng phí 53,7 tỷ đồng. Mua 2 máy tiệt khuẩn nhiệt độ thấp và 2 máy cắt đốt nội soi u xơ tiền liệt tuyến nhưng để "trùm mền" không sử dụng được, gây lãng phí hơn 1,7 tỉ đồng.
Ngoài các sai phạm trên, Bệnh viện Bình Dân còn thực hiện không đúng quy trình tuyển dụng lao động theo Bộ Luật Lao động; cho thuê chỗ làm bãi giữ xe, căng tin, đặt máy ATM, nhà vệ sinh, máy photocopy đều không có căn cứ pháp lý, đấu thầu; vi phạm về công tác đấu thầu, cung ứng thuốc; vi phạm công tác thực hiện quy chế chuyên môn trong khám chữa bệnh và công tác phòng, chống tham nhũng.
Thanh tra Sở Y tế đã đề nghị thu hồi số tiền gần 3,4 tỷ đồng sai phạm nộp ngân sách Nhà nước, yêu cầu bệnh viện chấn chỉnh hoạt động, xem xét tổ chức kiểm điểm và xử lý trách nhiệm các cá nhân đã có sai phạm trong kết luận thanh tra.
Tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình, qua kiểm tra 32.033 phim chụp X-quang trong các tháng 10-2010, tháng 10-2011 và tháng 6-2012, Thanh tra Sở Y tế TP Sài Gòn phát hiện có đến 6.688 phim sai, phim cắt xén để hưởng phần chênh lệch vật tư tiêu hao.
Cụ thể, khi có bệnh nhân được chỉ định chụp X-quang loại phim A (kích thước 35 x 43 cm) thì kỹ thuật viên sẽ phù phép cắt đôi phim khi chụp, cho ra hình ảnh X-quang với tấm phim chỉ còn kích thước 35 x 21,5 cm. 


Ngoài “chiêu” cắt xén, kỹ thuật viên còn dùng thêm thủ thuật tráo đổi phim, bằng cách sử dụng phim B (kích thước 26 x 36 cm) có đơn giá 23.000 đồng/tấm thay cho loại phim A có đơn giá 42.000 đồng/tấm. Qua kiểm tra 1.126 phim chụp cho bệnh nhân ngoại trú còn lưu trữ trong tháng 10.2011, thanh tra phát hiện có 444 trường hợp đổi phim A thành B, chiếm tỉ lệ hơn 39,4%.
Bằng các thủ đoạn cắt xén, tráo đổi và ghép phim X-quang như trên, nhiều năm nay, một số cá nhân tại Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình đã “móc túi” nhiều tỷ đồng từ hàng chục ngàn bệnh nhân. Theo Thanh tra Sở Y tế, ước tính số tiền sai lệch trên tổng số phim sử dụng hàng năm của bệnh viện là hơn 3,3 tỷ đồng. Riêng trong 5 tháng cuối năm 2011, việc cắt, ghép phim tạo ra số lượng "phim thừa" là 12.630 phim, tương đương gần 320 triệu đồng.
Do còn có những sai phạm chưa có cơ sở làm rõ, Thanh tra Sở Y tế đã đề nghị chuyển hồ sơ Bệnh viện Chấn Thương Chỉnh Hình cho Thanh tra TP Sài Gòn tiếp tục thanh tra toàn diện bệnh viện này.
Một loạt sai phạm ở Bệnh viện Nguyễn Tri Phương TP Sài Gòn
Bên cạnh 2 “ông lớn”, một BV nhỏ hơn là BV Nguyễn Tri Phương, Thanh tra Sở Y tế cũng xác định tình trạng gian lận phim xảy ra tại bệnh viện này. Có 2 bác sĩ gây ra “vụ việc tiêu cực” này đã phải bồi hoàn hơn 600 triệu đồng và đã nộp đơn xin nghỉ việc. (Rất tiếc tên tuổi của 2 vị bác sĩ “khả kính” này chưa được tiết lộ). 
Nguồn tin mới nhất còn cho biết: Chỉ định mổ dịch vụ những bệnh nhân cấp cứu, các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, còn bị cho là đã "rút ruột" hàng chục ngàn tấm phim để hưởng lợi. Ngoài việc "ăn" 18.000 tấm phim, đến tháng 7/2012, khoa chẩn đoán hình ảnh còn bị Ban giám đốc bệnh viện phát hiện đã "rút ruột" 135 lọ thuốc cản quang.
Thanh tra TP Sài Gòn còn phát hiện bệnh viện này có tình trạng "nhập nhằng" giữa điều trị dịch vụ và điều trị công. Bệnh viện này đã thực hiện hoạt động dịch vụ "cả trong và ngoài giờ hành chính", bác sĩ vừa hưởng lương nhà nước vừa hưởng tiền công từ điều trị dịch vụ. Trong đó, tỷ lệ điều trị dịch vụ năm 2011 chiếm hơn 53%, năm 2012 khoảng 47 % tổng số ca phẫu thuật thủ thuật toàn bệnh viện (cả trong và ngoài giờ hành chính).
Qua các vụ việc xảy ra tại các bệnh viện trên, Thanh tra Sở Y tế cho biết sẽ có kế hoạch tiếp tục thanh tra toàn diện các bệnh viện tại TP.Sài Gòn trong thời gian tới nhằm chấn chỉnh hoạt động tại các đơn vị này.
Hãy chờ những cuộc thanh tra tiếp theo 
Hiện Thanh tra Chính phủ đang hoàn thiện kết luận 20 cuộc thanh tra nữa. Trong đó có các tập đoàn, các ngân hàng như: Thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật trong quản lý sử dụng vốn, tài sản tại Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Cao su Việt Nam (VRG); Thanh tra tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Agribank) và nhiều cuộc thanh tra khác đang được thực hiện. 

Hãy chờ đợi những cuộc thanh tra này đưa dẫn tới đâu và những “quan lớn” nào sẽ bị vạch mặt chỉ tên cho nhân dân cả nước được biết. Người dân rất muốn biết những vấn đề cụ thể như ông Dương Chí Dũng, nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines, nguyên Cục trưởng Cục Hàng hải, Bộ Giao Thông Vận tải đã nâng khống số tiền mua ụ nổi để tham ô 1,6 triệu USD. Ngoài ra, ông Dương Chí Dũng bỏ túi 10 tỷ đồng trong thương vụ “béo bở” hơn. Đó là vụ mua ụ nổi cũ, 43 năm tuổi có giá thực tế hơn 2 triệu USD nhưng ông Dương Chí Dũng vẫn đồng ý mua với giá gấp gần 10 lần, bỏ túi hơn 10 tỷ đồng do bên môi giới "lại quả". Việc làm của ông Dũng gây thiệt hại cho nhà nước hơn 300 tỷ đồng.
Lần theo số tiền này, cơ quan điều tra phát hiện Dương Chí Dũng đã sử dụng số tiền tham ô để mua nhà cho “bồ nhí”, người đã có con riêng với Dương Chí Dũng, 2 căn nhà, một căn tại tầng 29 tòa tháp B, tòa nhà Skycity, Láng Hạ, Hà Nội; một căn tại tòa nhà Pacific, Lý Thường Kiệt, Hà Nội. Nếu tính theo giá bán căn nhà cao cấp này trên thị trường, giá trị tài sản lên đến khoảng gần 17,4 tỷ đồng. Rất có thể hai căn nhà này sẽ bị phong tỏa kê biên. (Tôi sẽ tường thuật chi tiết vụ tham nhũng “vĩ đại” và chạy trốn rất bài bản này trong một bài khác). Đó là điều cụ thể mà người dân muốn biết và có quyền được biết. Người dân lúc này không còn muốn nghe “một bộ phận cán bộ tham nhũng” hoặc một “một số nơi, một số địa phương yếu kém”, nói theo kiểu “huề cả làng”. 

 Văn Quang – 18-10-2013

DU TỬ LÊ * THANH THANH

 

   MISHA

 Tôi về nhà vào năm thứ mười ba,
Đã có nó trong nhiều khuôn mặt mới;
Nhưng nó (và tôi, cùng với toàn-gia)
Thì chen-chúc phía sau căn hộ cuối:
Nhà cửa mặt tiền đã thuộc người ta.
Những khuôn mặt gặp thời xông lấn tới,
Tuy láng-giềng mà quá đỗi vời xa.
Tôi, quản-chế, thu mình trong bóng tối,
Nó (can gì?) cũng chẳng dám chun ra:
Tội-nghiệp vô cùng, con chó Mi-Sa!
Tôi lén liếc những đường trên, lối dưới;
Tâm-địa thế nào: kẻ lại, người qua?
Nó phập-phồng khi ác-cẩu lân-la:
Chủ chúng đắc-thời lực quỷ, quyền ma;
Tôi yếu thế, làm sao bênh nó nổi!
Từ trong thâm-tâm bỗng thấy xót-xa:
Chó với chó, người với người: xứng đối!
Có một lần, thấy nó quá non gan
(Khách lạ tới: nó lùi vô một xó;
Không dám gầm-gừ nói lên tiếng chó,
Thì mong gì canh giữ được quân gian!)
Đợi đêm về tôi cột nó ngoài sân
Cho dạn với cảnh rơi cành, rít gió.
Nhưng khuya lại, ra xem, tôi thấy nó
Quá hãi-hùng co quắp cả toàn-thân;
Tôi bỗng chạnh lòng: mình chẳng gì hơn,
Nên thương nó như thương mình thế đó.
Tôi tắm, gội; bắt vắt ve, rận bọ
Cho nó lưỡi hồng, lông mượt, mặt mừng rơn;
Tôi bó gối ngồi, có nó bên chân.
Bỗng một hôm, lúc trời gần rạng sáng,
Tôi thức dậy, tìm không thấy Mi-Sa.
Tôi ra đường, thấy ở gốc cây đa
Nó đang bới, liếm thừa từng chút rác
Mà trong đêm giật giành bao chó khác
Đến giờ này mới vắng nên men ra!
Sương đẫm nhòa hay chính lệ mình sa?
Nỗi tủi nghẹn dâng lên từ phế phủ:
Người chưa đủ, lấy đâu cho chó đủ?!
Rồi một ngày, nó mất hẳn tăm hơi,
Dù cả nhà tôi đi kiếm khắp nơi!
(Phía sau hẻm, có mấy người nghèo khó,
Ai cũng biết là chuyên ăn trộm chó,
Nay là thành-phần tiến-bộ phe ta:
Tôi dám nào vào quan-sát, dò-la!
Nhưng gặp, thấy họ ngượng-ngùng, khắc biết!)
“Tao sinh ra làm nhầm dân nước Việt!
Mày sinh ra làm phải chó nhà tao!
Tao với mày nào có khác gì nhau:
Chó với người cùng một kiếp thương-đau!”
Tôi xuất-cảnh, hưởng tự-do, bình-đẳng,
Nơi thiên-đàng cho cả thú muông cưng:
Chó là niềm hãnh-diện để đem trưng,
Nhờ có tiện-nghi, sinh-môi, trí-tuệ.
(Nhưng có gửi về tiền rừng, bạc bể,
Cũng không giúp nhiều cho đồng-loại Mi-Sa,
Vì chó chưa thật là bạn của người ta,
Khi xã-hội chưa văn-minh phát-triển:
Quyền Người chưa trọng, nói chi quyền khuyển!)
Sống ở nước người, trông thấy chó người ta
Tôi lại càng thương nhớ chó Mi Sa!



No comments: