TIN THẾ GIỚI
Chuyên gia kêu gọi Mỹ-Trung dự phòng Bắc Triều Tiên sụp đổ
Lãnh đạo Kim Jong Un đến thăm một công trường của quân đội Bắc Triều Tiên (ảnh do KCNA công bố 27/05/2013)
REUTERS
Cũng như Đông Đức, chế độ Bắc Triều Tiên có thể sụp đổ bất
ngờ, không có dấu hiệu báo trước. Tuy nhiên, khác với Đông Đức, tình
trạng « rắn mất đầu » tại Bình Nhưỡng sẽ đưa đến thảm họa kinh hoàng, vì
không có chuẩn bị. Viện nghiên cứu chiến lược RAND Corp kêu gọi Hoa Kỳ
và Trung Quốc hội ý.
Hôm qua 19/09/2013,Viện nghiên cứu chiến lược Mỹ RAND Corp,
một tổ chức bất vụ lợi, công bố bản phúc trình về tình hình Bắc Triều
Tiên với nhận định : Chính quyền Kim Jong Un có dấu hiệu mất ổn định
trong một giai đoạn. Hầu hết các nhà phân tích đều đồng ý rằng chế độ
này có khả năng bị sụp đổ. Tác giả bản báo cáo, Bruce Bennett, một
chuyên gia về quốc phòng cho rằng đây không còn là vấn đề « khi nào »
hay là « nếu ».
\
Bản báo cáo liệt kê một loạt hệ quả nếu chính quyền Kim Jong Un sụp
đổ : Từ khủng hoảng lương thực cho đến nội chiến tại quốc gia khép
kín, nhưng có vũ khí sát hại hàng loạt . Rand Corp không loại trừ kịch
bản chiến tranh với Trung Quốc.
Theo dự báo, tình hình Bắc Triều Tiên có thể suy thoái nhanh chóng.
Trong điều kiện lương thực và thuốc men đang thiếu nghiêm trọng, một khi
chế độ lung lay sẽ đưa đến phản xạ tích trữ nhu yếu phẩm, làm cho tình
hình nguy ngập hơn. Nạn đói sẽ làm cho dân chúng bỏ nhà đi kiếm sống tạo
ra một làn sóng tỵ nạn làm cho các giải pháp viện trợ nhân đạo, cứu
đói khó có thể thực hiện. Rồi số phận của 200.000 tù nhân cải tạo sẽ ra
sao ?
Trong tình thế này, quân đội và lực lượng an ninh có thể xung đột với
nhau để bảo vệ trước nạn giành giựt lương thực. Nếu cộng đồng quốc tế
không phản ứng kịp thì có nguy cơ xẩy ra nội chiến với những cuộc nổi
dậy mang tinh chất cướp bóc, gây ra tình trạng bất ổn kéo dài, cản trở
tiến trình thống nhất đất nước.
Do vậy, bản báo cáo đề nghị các biện pháp làm giảm bớt các hệ quả
này: Hoa Kỳ và đồng minh Hàn Quốc cần phải có sẵn kế hoạch và phương
tiện nhanh chóng vận chuyển lương thực thuốc men cho miền bắc. Nhưng
điều quan trọng hơn hết là phải thuyết phục được cán bộ và binh sĩ Bắc
Triều Tiên biết rằng họ sẽ được Hàn Quốc đối xử tốt, và có đời sống tươi
sáng hơn trong một đất nước thống nhất. Có lẽ ý thức và lo ngại quân
đội bội phản, bộ máy tuyên truyền của chính quyền Bình Nhưỡng khẳng định
người dân miền nam đói khổ gấp mười lần người dân miền bắc.
Về quân sự, quân đội Bắc Triều Tiên, với kho vũ khí hóa học, vi trùng
và có thể có cả hạt nhân là một mối đe dọa lớn. Mỹ và Hàn Quốc cần
phải can thiệp nhanh chóng để « kiểm soát » kho vũ khí này được cất giấu
đó đây trên lãnh thổ.
Vấn đề là Trung Quốc cũng dự phóng khả năng này và sẽ đưa quân ra
tay trước để « bảo vệ » các kho vũ khí chiến lược này và nhân đó « lấn
chiếm một phần lớn lãnh thổ Bắc Triều Tiên » .
Nguy cơ quân đội Mỹ và Trung Quốc đụng nhau sẽ rất lớn, nhưng theo
viện RAND Corp, thái độ của Bắc Kinh đang thay đổi trong thời gian gần
đây và có thể mở đường cho đối thoại.
Cho đến nay, Trung Quốc ngần ngại thảo luận về khả năng chế độ Bình
Nhưỡng sụp đổ, vì không muốn mang tiếng « phản bội » đồng minh và vô
tình làm tình hình Bắc Triều Tiên suy thoái thêm.
Bản báo cáo đề nghị Bắc Kinh và Washington cần phải thỏa thuận lập
một đường ranh để quân đội hai bên không chạm mặt nhau. Đường ranh đó
không lấn sâu quá 50 km kể từ dòng sông Áp lục, biên giới thiên nhiên
Trung-Triều.
Một điểm đáng lo khác được nêu lên là quân số của Bắc Triều Tiên có
thể đươc cắt giảm từ 22 sư đoàn xuống còn 12 sư đoàn vào năm 2022 vì
sinh suất thấp. Bình Nhưỡng sẽ cân bằng quân số bằng cách nào ? Vũ khí
hạt nhân ? Hay gia tăng lực lượng trừ bị ?
Trước câu hỏi chất vấn của báo chí về « xác suất » Bình Nhưỡng sụp đổ
trong năm tới, chuyên gia Bruce Bennett trả lời là 2%. Tuy nhiên, ông
lý giải, xác xuất này tuy thấp, nhưng vẫn còn cao hơn xác xuất « bị cháy
nhà ». Biết vậy nhưng ai cũng mua bảo hiểm.
Cũng theo Bruce Bennett, tất cả các quốc gia trong khu vực đều lo
âu chế độ Bình Nhưỡng tự tan rã. Một trong những kịch bản có xác suất
cao nhất là Kim Jong Un bị ám sát.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130920-chuyen-gia-keu-goi-my-trung-du-phong-bac-trieu-tien-sup-doVĂN HÓA VIỆT NAM
Tại sao trống đồng không được sử Việt cổ đề cập nhiều?
Trống đồng thường được xem là một vật biểu tượng của dân tộc Việt nam. Mới đây Tiến sĩ Lê Minh Khải từ Đại học Hawaii nêu lên vấn đề là tại sao trong sách sử cổ của người Việt rất ít đề cập đến trống đồng. Tiến sĩ khảo cổ học Nguyễn Thị Hậu ở TP HCM trao đổi vấn đề này với Kính Hòa..
Kính Hòa: Thưa bà lâu nay trống đồng được xem như một vật
tượng trưng cho dân tộc Việt Nam. Nhưng gần đây có một học giả từ Đại
học Hawaii là Tiến sĩ Lê Minh Khải có nêu một vấn đề là các sách sử biên
niên của người Việt hầu như không có ghi chép về trống đồng, tức là
người Việt xa lạ với trống đồng. Với tư cách một nhà khảo cổ, bà có nhận
xét gì về chuyện này?
TS Nguyễn Thị Hậu: Về mặt văn bản học thì nhận xét của anh Lê
Minh Khải là rất chính xác. Trong các bộ sử của chúng ta không thấy nhắc
tới trống đồng như một biểu tượng của quyền lực hay của quốc gia. Tôi
thấy đây là một góc nhìn rất hay, nó không chỉ liên quan đến một cổ vật
đẹp nhất của chúng ta là trống đồng, mà nó còn liên quan đến các vấn đề
khác như lịch sử, dân tộc, quốc gia.
Về mặt niên đại thì trống đồng có tuổi từ 2000 đến 2500 năm cách này
nay. Đây là thời kỳ có nhiều truyền thuyết liên quan đến nước Văn Lang
của vua Hùng vương.
Trong các bộ sử của chúng ta không thấy nhắc tới trống đồng như một biểu tượng của quyền lực hay của quốc gia.
- TS Nguyễn Thị Hậu
Theo các nhà ngôn ngữ học thì từ thế kỷ thứ 10 có sự tách ra hai tộc
người. Người Mường sống ở vùng cao và họ còn duy trì rất nhiều tập tục
liên quan đến trống đồng. Còn tộc người Việt, sau này là người Kinh sống
ở vùng đồng bằng và tạo nên các triều đại phong kiến của Việt Nam, thì
hầu như không có lễ hội tập tục gì liên quan đến trống đồng, thậm chí nó
không phải là 1 loại của cải có giá trị như đối với người Mường và 1 số
tộc miền núi khác.
Rồi sang thế kỷ 20 chúng ta tiếp nhận nhiều khái niệm mới như dân
tộc, quốc gia, đồng thời nhiều trống đồng được phát hiện ở vùng đồng
bằng song Hồng, cho nên có thể là phát sinh 1 nhu cầu có sự biểu trưng
cho dân tộc.
Đó là vài suy nghĩ của tôi nhân đọc bài của anh Lê Minh Khải.
Kính Hòa: Có phải là vấn đề được ông Lê Minh Khải nêu lên
sẽ đưa đến 1 câu hỏi là liệu chúng ta có phải là con cháu của những
người Đông sơn chủ nhân trống đồng hay chúng ta là một bộ tộc từ nơi
khác đến?
TS Nguyễn Thị Hậu: Theo những chứng liệu khảo cổ học thì không
thấy rằng người Việt chúng ta đến từ một nơi xa lạ nào đó, vấn đề tôi
đặt ra là giữa chúng ta và người Đông sơn, hay còn gọi là người Việt cổ
khác nhau như thế nào! Vì thời gian biến chuyển 2000 năm chắc chắn là có
nhiều sự biến đổi về tộc người, về văn hóa. Và nhất là phải nghiên cứu
việc tách ra hai tộc người Mường và Việt. Người Mường còn duy trì rất
nhiều nét của văn hóa Đông sơn, về tập tục, trang trí nhà cửa.
Kính Hòa: Trở lại vấn đề văn bản học, có phải là chúng ta
nói nhiều về trống đồng từ khi người Pháp khai quật được nhiều trống
đồng trên lãnh thổ Việt Nam?
Đúng là từ khi người Pháp phát hiện rất nhiều trống đồng ở nước ta và nhất là chiếc đẹp nhất tên là Ngọc Lũ, thì sách sử của chúng ta mới bắt đầu đề cập nhiều đến trống đồng và thời đại các vua Hùng.
- TS Nguyễn Thị Hậu
TS Nguyễn Thị Hậu: Những bộ sử trước đây như Việt Nam sử lược
của Trần Trọng Kim cũng đặt dấu hỏi về thời đại Hùng Vương như là những
huyền thoại. Việc đó là đương nhiên vì lúc ấy chúng ta chưa có chứng cứ.
Và chúng ta hiểu rằng huyền thoại không phải là lịch sử, nhưng nó có
thể chứa dựng một điều gì về lịch sử trong đó mà cần phải làm rõ.
Đúng là từ khi người Pháp phát hiện rất nhiều trống đồng ở nước ta và
nhất là chiếc đẹp nhất tên là Ngọc Lũ, thì sách sử của chúng ta mới bắt
đầu đề cập nhiều đến trống đồng và thời đại các vua Hùng. Người ta cho
trống đồng như là hiện vật tiêu biểu cho thời kỳ Đông sơn đó.
Kính Hòa: Xin hỏi câu cuối cùng là về số lượng thì có rất nhiều trống đồng được tìm thấy ở Việt Nam so với các quốc gia khác?
TS Nguyễn Thị Hậu: Tôi không có số liệu thống kê mới nhất,
nhưng theo quyển Khảo cổ học Việt nam thời đại kim khí tập 2 của Viện
khảo cổ học thì chúng ta có khoảng 200 trống loại 1 chưa kể các loại gọi
là minh khí, tức là loại được làm nhỏ đi để chôn trong các ngôi mộ,
cũng không kể đến các loại trống muộn hơn như của người Mường. Về số
lượng thì như vậy chỉ đứng hàng thứ hai sau khu vực Quảng Tây của người
Choang bên Trung quốc thôi.
Kính Hòa: Xin cảm ơn TS Nguyễn thị Hậu.
NGUYỄN THIÊN THỤ * CÁC CHÙA Ở HUẾ
CÁC CHÙA Ở HUẾ
1. CHÙA TỪ ĐÀM
Chùa Từ Đàm là một ngôi chùa cổ danh tiếng ở Huế; hiện tọa lạc tại số 1 đường Sư Liễu Quán, thuộc phường Trường An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế, Việt Nam.
Chùa do Thiền sư Minh Hoằng - Tử Dung[1] khai sơn vào khoảng năm 1690 [2], và sau đó được đặt tên là chùa Ấn Tôn (hay Tông), với ý nghĩa là "lấy sự truyền tâm làm tông chỉ"[3].
Năm 1702, nhà sư Liễu Quán (về sau cũng là một cao tăng) đến chùa, xin tham học với Thiền sư Minh Hoằng - Tử Dung[4]
Năm 1703, Thiền sư Minh Hoằng - Tử Dung cho trùng tu chùa. Cũng trong năm này, chúa Nguyễn Phúc Chu ban cho chùa tấm biển Sắc Tứ Ấn Tôn Tự. Sau khi Sư viên tịch, theo lời phó chúc, học trò của Sư là Thiền sư Thiệt Vinh - Bửu Hạnh làm Trụ trì chùa[5].
Năm 1802, nhà Tây Sơn bị đánh đổ. Khi ấy, vì thời gian và vì chiến tranh, chùa Ấn Tôn bị hư hại nặng như nhiều ngôi chùa khác trong vùng [6]. Tuy nhiên, mãi đến năm Gia Long thứ 12 (1813), Thiền sư Đạo Trung - Trọng Nghĩa mới có thể tổ chức trùng tu chùa[7].
Năm 1841, vua Thiệu Trị đổi tên chùa Ấn Tôn thành Từ Đàm (do kỵ húy tên vua là Miên Tông) [7], với ý nghĩa là "đám mây lành của Phật pháp" [8].Từ những năm 1920 trở về sau, phong trào chấn hưng Phật giáo Việt Nam được phát triển ở cả ba miền. Trong quãng thời gian ấy, chùa Từ Đàm là trung tâm của phong trào Chấn hưng Phật giáo Trung Kỳ[10].
Ban đầu, chùa Từ Đàm chỉ là tịnh thất nhỏ làm bằng cây lá, sau nhiều lần trùng tu mới có diện mạo như ngày nay.
Cổng tam quan được xây dựng năm 1965 (ảnh 2). Bên phải sân (từ cổng nhìn vào) là cội bồ đề có nguồn từ cây bồ đề ở Bồ Đề Đạo Tràng tại Ấn Độ (tức nơi Phật Thích Ca thành đạo)[15].
Ngôi chính điện chùa cũ gồm ba gian, lợp ngói, rộng 7,4 m, dài 18 m, và mặt tiền ngó về hướng Đông Nam [16]. Đến ngày 4 tháng 7 năm 2006, chùa đã tổ chức tái thiết ngôi chánh điện, và khánh thành vào sáng ngày 30 tháng 3 năm 2010. Công trình mới có chiều dài 42 m, chiều ngang 35,9 m, gồm hai phần (dưới là tầng hầm làm hội trường, trên là ngôi chánh điện), được kiến trúc theo mô hình trùng thiềm điệp ốc, gồm ba gian hai chái, và hai bện có lầu chuông, lầu trống. Đây là kiểu kiến trúc truyền thống của chùa Huế (ảnh 1)[17]. Sau đó, Đại lễ An vị Phật đã được tổ chức trọng thể vào ngày rằm tháng 11 năm Đinh Hợi (24 tháng 12 năm 2007).
Chính điện chùa Từ Đàm vừa được trùng tu xong
Toàn cảnh các gian thờ Phật bên trong Chính điện
Tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni (tượng cũ)
Tháp 7 tầng ở sân chùa
Ngày 6 tháng Giêng năm Mậu Tý (12 tháng 2 năm 2008), tháp Ấn Tôn 7 tầng (mỗi tầng thờ một tượng Phật bằng đồng) cao 27 m (ảnh 3) cũng được khởi công xây dựng ở sân chùa (từ cổng nhìn vào ở phía trái), và khánh thành ngày rằm tháng 2 năm Canh Dần (30 tháng 3 năm 2010) [18].
Ngoài ra, phía bên phải sân chùa (từ cổng nhìn vào) là Hội quán rộng
lớn, gồm 10 gian phòng, cao 2 tầng. Tầng dưới của Hội quán hiện được
dùng làm Văn phòng Ban Trị sự Phật giáo tỉnh Thừa Thiên-Huế.
2. CHÙA BÁO QUỐC
Chùa Báo Quốc tọa lạc ở đường Báo Quốc, thuộc phường Phường Đúc, thành phố
Huế, chùa Báo Quốc ban đầu có tên là Hàm Long Thiên Thọ Tự, do Thiền sư
Giác Phong dựng vào cuối thế kỷ XVII, đời Chúa Nguyễn Phúc Tần. Đến năm
1747, Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban cho chùa tấm biển "Sắc Tứ Báo Quốc Tự"
có ghi dòng chữ: "Quốc Vương Từ Tế đạo nhân ngự đề".
Chùa được xây dựng theo kiểu chữ "Khẩu-口” trên đồi Ham Long rộng
khoảng 2 hecta. Qua khỏi cổng tam quan cổ kính là một khoản sân đất có
hai hàng cổ nhãn uy nghi tiếp đến là khoảng sân trên trồng nhiều cây
tùng có lan can bao bọc.
Vào thời Tây Sơn, chùa đã bị chiếm đóng và trưng dụng làm kho chứa
diêm tiêu. Sau đó vào năm 1808, Hoàng Hậu Hiếu Khương cho tái thiết ngôi
chùa, xây tam quan, đúc đại hồng chung, bảo khánh và đổi tên là chùa
Hàm Long Thiên Thọ tự và mời thiền sư Phổ Tịnh làm trụ trì.
Năm 1824, vua Minh Mạng ngự thăm chùa và sắc tứ tên "Báo Quốc Tự".
Nhà vua đã tổ chức đại giới đàn tại chùa nhân lễ Vạn thọ tứ tuần đại
khánh vào năm 1830. Đến năm 1858, do chùa bị hư hỏng nhiều, vua Tự Đức
và Hoàng Thái hậu Từ Dũ đã ban tiền trùng tu ngôi chánh điện và các công
trình khác.
Trong phong trào chấn hưng Phật giáo vào những năm 1930, chùa đã có
nhiều đóng góp về mặt đào tạo tăng tài cho Phật giáo. Năm 1935, trường
Sơ đẳng Phật giáo được mở tại chùa. Đến năm 1940, trường Cao đẳng Phật
giáo cũng lại được mở tại đây. Năm 1957, Giáo hội Tăng già Thừa Thiên và
Ban Quản trị chùa đã tổ chức đại trùng tu ngôi chùa. Hòa thượng Thích
Trí Thủ, vừa là Giám đốc Phật học đường, vừa là trụ trì chùa, đã có
những đóng góp to lớn cho Phật giáo nói chung và cho việc tái thiết ngôi
tổ đình trang nghiêm với những nét kiến trúc cổ kính nói riêng.
Từ năm 1959 đến trước 1975 trường trung tiểu học tư thục Bồ Đề Hàm
Long ra đời, đây là một ngôi trường đã lưu dấu nhiều kỷ niệm đẹp của bao
thế hệ học trò là Tăng, Ni và Phật tử Huế. Ngày nay, tên trường Hàm
Long chỉ còn là một tấm bản rêu phong ngay ngã ba Điện Biên Phủ-Báo
Quốc, là dấu tích một thời cũng là kỷ niệm ngọt ngào như nước giếng Hàm
Long.
Giếng Hàm Long (tên chữ là Hàm Long Tĩnh), theo bia “Hàm Long Tỉnh”
thì Giếng Hàm Long nằm ngay dưới chân đồi Hàm Long xuất hiện cùng thời
với Hoà thượng Giác Phong khai sơn (khoảng năm 1674). Giếng có một mạch
nước theo lỗ đá phun ra như vòi rồng, có nước trong, thơm và ngọt. Nước
giếng này sau đó được tiến dâng lên các Chúa, còn người dân thì tuyệt
đối không được phép dùng, từ đó nó trở thành một giếng thiêng, giếng
cấm: cho nên mới có câu ca dao:
Nước Hàm Long đã trong lại ngọt
Em thương anh rày có bụt chứng tri.
3. CHÙA DIỆU ĐẾ
Chùa Diệu Đế toạ lạc bên bờ sông Hộ Thành, người Huế
gọi là sông Gia Hội, hoặc sông Đông Ba, nay là số 100B đường Bạch
Đằng, gần cầu Gia Hội.
Chùa Diệu Đế có một vị trí quan trọng trong lịch sử Phật Giáo ở Huế. Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi nên đã có cảnh quan rất đẹp, với vườn tược rộng rãi, cây cối xanh tươi. Năm 1844 nhà vua đã tôn tạo và sắc phong làm Quốc tự. Chùa trở thành một danh lam của đất kinh kỳ.
Chùa Diệu Đế có một vị trí quan trọng trong lịch sử Phật Giáo ở Huế. Chùa nguyên là phủ của vua Thiệu Trị trước khi lên ngôi nên đã có cảnh quan rất đẹp, với vườn tược rộng rãi, cây cối xanh tươi. Năm 1844 nhà vua đã tôn tạo và sắc phong làm Quốc tự. Chùa trở thành một danh lam của đất kinh kỳ.
Tam quan chùa Diệu Đế
Diệu Ðế là ngôi quốc tự thứ ba, được vua Thiệu Trị coi là một trong hai mươi thắng cảnh của đất kinh đô Huế.Chùa
được vua Thiệu Trị truyền lệnh xây dựng với qui mô lớn vào các năm
1842, 1844 khi mới lên ngôi vài năm, trên vùng đất nhà vua đã ra đời.
Khuôn viên chùa nằm gọn giữa bốn con đường: phía trước là đường Bạch Ðằng
chạy dọc theo một nhánh sông Hương, phía sau là đường Tô Hiến Thành gần
chùa Diệu Hỷ, bên trái là con đường mang tên chùa Diệu Đế và bên phải
là đường chùa Ông. Kiến trúc ban đầu của chùa rất qui mô. Tuy không đẹp
bằng chùa Thiên Mụ, nhưng chùa Diệu Ðế có vẻ độc đáo riêng, có bốn lầu
(hai lầu chuông, một lầu trống và một lầu bia).
Chính điện là đại giác, tả hữu chính điện là Thiền Đường, phía trước điện
dựng gác Ðạo Nguyên hai tầng ba gian, sau gác Ðạo Nguyên có hai lầu
chuông trống xây cân đối ở hai bên, chính giữa là lầu Hộ Pháp, sân
trong có La Thành, sân trước có hai nhà lục giác, nhà bên tả đặt hồng
chung, nhà bên hữu dựng bia lớn khắc bài văn do vua Thiệu Trị soạn. Hệ
thống La Thành ngoài chùa Diệu Ðế xây dựng kiên cố, bề thế, trước có
Phượng Môn ba cửa, hai bên có cổng nhỏ, ngoài bờ sông có xây bến thuyền
khoảng mười bậc lên xuống.
Trước đây, chùa Diệu Ðế có nhiều tượng Phật do được chuyển từ chùa Giác Hoàng, sau sự kiện Kinh đô thất thủ (1885). Cuối năm này, chính phủ Nam Triều đặt sở Đúc Tiền ở Cát Tường Từ Thất, phủ đường Thừa Thiên ở Trí Tuệ Tịnh Xá và một tăng phòng làm nhà lao của tỉnh, một tăng phòng làm trụ sở cho Khâm Thiên Giám. Năm 1887 phần lớn các ngôi nhà trong chùa đều bị triệt hạ...về sau, ngoài cổng La Thành xây thêm bốn trụ biểu.
4. CHÙA QUỐC ẤN
Chùa Quốc Ân (寺恩國) là một trong những ngôi tổ đình danh tiếng và lâu đời bậc nhất tại cố đô Huế. Hiện tại chùa Quốc Ân vẫn còn bảo lưu nhiều dấu ấn văn hóa Phật giáo trong các thời kỳ từ Thuận Hóa đến Phú Xuân và Huế ngày nay.Chùa thuộc hệ phái Bắc Tông, do tổ sư Tạ Nguyên Thiều khai sơn vào khoảng những năm 1682-1684 với tên ban đầu là thảo am Vĩnh Ân.
Tổ sư Nguyên Thiều, pháp tự là Hoán Bích, người ở Triều Châu, Quảng Đông, Trung Quốc sang hoằng hóa ở Việt Nam vào năm 1677 ở tại phủ Quy Ninh (nay là Bình Định) lập chùa Thập Tháp-Di Đà.Vào khoảng năm 1682-1684, dưới thời chúa Hiền (Nguyễn Phúc Tần) sư Nguyên Thiều ra Phú Xuân ở xứ Thuận Hóa, sư chọn chân đồi Hòn Thiên (chân núi Bân), phía trái núi Ngự Bình để dựng chùa Vĩnh Ân và tháp Phổ Đồng. Chúa Nguyễn Phúc Tần đóng góp ngân khoản xây chùa.
Quốc Ân Tự
Sư Nguyên Thiều là người được chúa Nguyễn Phúc Thái trọng vọng, năm 1689, chúa cho miễn thuế đất và đổi hiệu chùa là Quốc Ân và ban tấm biển "Sắc tứ Quốc Ân Tự".[2]
Toàn cảnh chùa
Khuôn viên chùa rộng khoảng 5.000m2, trong đó diện tích xây dựng khoảng 550m2.
Chùa kiến trúc theo kiểu chữ khẩu truyền thống, tam quan quay hướng Tây
Nam gồm 4 trụ. Vào cổng, qua khoảng sân rộng là chính điện. Bên phải
sân có tấm bia kích thước (1.6 x 0.725 x 0.07)m do chúa Nguyễn Phúc Chu
ghi bài minh tựa đề "Sắc tứ Hà Trung Tự Hoán Bích Thiền sư tháp ký minh"
dựng vào tháng 4 năm Bảo Thái thứ 10 (năm 1730). Cạnh bia là 2 am thờ Thiên Y A Na và am thờ Ngũ Hành
Tiền đường chánh điện dài 12m, sâu 22m.[4]
Một góc khuôn viên chùa
Gian bên trái thờ Bồ Tát Quan Thế Âm, hai bên là Hộ pháp, phía trước thờ Bồ Đề Đạt Ma, gian bên phải thờ Quan Vân Trường, các tượng khí này đều do Tổ Nguyên Thiều mang đến từ Trung Hoa. Hậu liêu thờ chân dung Tổ Nguyên Thiều và nhiều long vị của chư tổ và chư vị trú trì kế thế..
Chùa Thiên Mụ (��天姥) hay còn gọi là chùa Linh Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế (Việt Nam) khoảng 5 km về phía tây. Chùa Thiên Mụ chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.
Chùa Thiên Mụ
Trước thời điểm khởi lập chùa, trên đồi Hà Khê có ngôi chùa cũng mang tên Thiên Mỗ hoặc Thiên Mẫu, là một ngôi chùa của người Chăm1.
Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, ông đã đích thân đi xem xét địa thế ở đây nhằm chuẩn bị cho mưu đồ mở mang cơ nghiệp, xây dựng giang sơn cho dòng họ Nguyễn sau này.
Người dân địa phương cho Nguyễn Hoàng biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: "Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh". Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn 2.
Chính điện
Tháp Phước Duyên
Trong chùa Thiên Mụ có tháp Phước Duyên, cao 21 m, gồm 7 tầng, được xây dựng ở phía trước chùa vào năm 1844. Mỗi tầng tháp đều có thờ tượng Phật. Bên trong có cầu thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng trên cùng, nơi trước đây có thờ tượng Phật bằng vàng.
Phía trước tháp là đình Hương Nguyện, trên nóc đặt Pháp luân (bánh xe
Phật pháp, biểu tượng Phật giáo.Pháp luân đặt trên đình Hương Nguyện
quay khi gió thổi).
Trận bão năm 1904
đã tàn phá chùa nặng nề. Nhiều công trình bị hư hỏng, trong đó đình
Hương Nguyện bị sụp đổ hoàn toàn (nay vẫn còn dấu tích). Năm 1907, vua Thành Thái
cho xây dựng lại, nhưng chùa không còn được to lớn như trước nữa. Hai
bên tháp có hai nhà tứ giác, đặt hai tấm bia đời Thiệu Trị. Sâu vào bên
trong là hai nhà lục giác, một nhà để bia và một nhà để quả chuông đúc
đời chúa Nguyễn Phúc Chu.
6. CHÙA THUYỀN TÔN
Chùa Thuyền Tôn là một tổ đình lớn ở Huế, lúc đầu chỉ là một am tu của ngài Liễu Quán được dựng vào khoảng năm 1708 ở núi Thiên Thai, ngày nay thuộc thôn Ngũ Tây, xã Thuỷ An. Tổ Liễu Quán quê ở Phú Yên, ra Thuận Hoá tầm sư học đạo. Ngài đã tham học với ngài Giác Phong, chùa Báo Quốc, ngài Thạch Liêm chùa Thiên Mụ, và ngài Tử Dung, chùa Ấn Tôn (các vị này đều từ Trung Quốc sang), và sau khi đắc pháp với ngài Tử Dung đã khai sinh thiền phái Lâm Tế - Liễu Quán, một dòng thiền có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Huế, cả miền Trung và nhiều vùng trong Nam, với nhiều danh tăng thuộc nhiều thế hệ đắc pháp và một sự nghiệp hoằng pháp độ sanh rất lớn.
Trong thế kỷ 20, ngài Giác Nhiên thuộc đời thứ 8
dòng thiền Liễu Quán, là người có công chấn hưng Phật Giáo, đồng sáng
lập An Nam Phật Học Hội, Viên Âm Nguyệt San, lập trường đại học Phật
Giáo ở chùa Tây Thiên, góp phần đào tạo các vị cao tăng như Thích Trí
Thủ, Thích Đôn Hậu, Thích Mật Nguyệt, Thích Mật Hiển, và hai vị từ trong
nam về sau trở thành danh tăng là Thích Thiện Hoa và Thích Thiện Hoà.
Ngài Giác Nhiên được cung thỉnh làm Tăng Tống thứ hai của Giáo Hội Phật
Giáo Việt Nam Thống Nhất. Ngài viên tịch năm 1979 lúc 102 tuổi. Chùa
cũng được trùng tu nhiều lần để thành một ngôi chùa rất lớn với trụ
biểu, chánh điện uy nghi. Đợt trùng tu gần đây nhất là do Hoà Thượng
Thích Thiện Siêu, trụ trì chùa Thuyền Tôn (kiêm trú trì chùa Từ Đàm)
thực hiện.
Chùa Thuyền Tôn
7. CHÙA TỪ HIẾU
Chùa Từ Hiếu hay Tổ đình Từ Hiếu là tên một ngôi chùa ở thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Chùa là một trong những ngôi cổ tự lớn và là một danh lam có tính văn hoá và lịch sử của cố đô Huế.
Chùa Từ Hiếu hay Tổ đình Từ Hiếu là tên một ngôi chùa ở thôn Dương Xuân Thượng III, phường Thủy Xuân, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên-Huế. Chùa là một trong những ngôi cổ tự lớn và là một danh lam có tính văn hoá và lịch sử của cố đô Huế.
Năm 1843, sau khi từ chức "Tăng Cang Giác Hoàng Quốc Tự" và trao quyền điều hành chùa Bảo Quốc cho pháp đệ là Nhất Niệm, Hoà thượng Nhất Ðịnh đã đến đây khai sơn, dựng "Thảo Am An Dưỡng" để tịnh tu và nuôi dưỡng mẹ già [1].
Hoà thượng Nhất Ðịnh nổi tiếng là người con có hiếu, tương truyền có lần mẹ già bị bệnh rất nặng, hàng ngày ông lo thuốc thang nhưng bà vẫn không khỏi. Có người ái ngại khuyên ông nên mua thêm thịt cá để tẩm bổ cho mẹ, có làm được điều đó mới mong bà chóng hồi sức. Nghe xong, mặc thiên hạ đàm tiếu chê bai, thiền sư vẫn chống gậy băng rừng lội bộ xuống chợ cách đó hơn 5 km để mua cá mang về nấu cháo cho mẹ già ăn.
Câu chuyện vang đến tai Tự Đức vốn là vị vua rất hiếu thảo với mẹ, vua rất cảm phục trước tấm lòng của sư Nhất Định nên ban cho "Sắc tứ Từ Hiếu tự". Chùa được mang tên Từ Hiếu từ đó. Trong tấm bia ghi lại quá trình xây dựng chùa giải thích:
- Từ: là đức lớn của Phật, nếu không từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại.
- Hiếu: là đầu hạnh của Phật, nếu không hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời.
- Chùa Từ Hiếu nằm khuất trong một rừng thông trên một vùng đồi của
phường Thủy Xuân. Khuôn viên chùa rộng chừng 8 mẫu, phía trước có khe
nước uốn quanh, phong cảnh thơ mộng.
Trước cổng chùa có ngôi tháp cao 3 tầng được xây dựng vào năm 1896
dùng làm nơi tàng trữ kinh tượng theo sắc chỉ của nhà vua. Cổng chùa
được xây theo kiểu vòm cuốn, hai tầng có mái che và ngay trước con đường
lát gạch để vào chánh điện là một hồ bán nguyệt trồng sen và nuôi cá
cảnh. Cấu trúc chùa theo kiểu ba căn hai chái, trước là chính điện thờ
Phật, sau là Quảng Hiếu Đường. Ở khu nhà hậu có án thờ Tả quân đô thống Lê Văn Duyệt cùng con ngựa gỗ và thanh đại đao của ông.
Hai bên sân chùa có hai lầu bia để ghi lịch sử xây dựng chùa. Chùa
được xây theo kiểu chữ khẩu (口), chính điện ba căn, hai chái, phía trước
thờ Phật, phía sau thờ Tổ. Nhà hậu là Quảng Hiếu đường, ở giữa thờ đức
thánh quan, bên trái thờ hương linh phật tử tại gia, bên phải thờ các vị
Thái giám..., bên tả sân hậu là Tả Lạc Thiên (nhà tăng) và bên hữu là
Hữu Ái Nhật (nhà khách).
Hồ bán nguyệt
Lăng mộ Hoạn quan Nhà Nguyễn"trong khuôn viên chùaXung quanh ngôi chùa Từ Hiếu còn có khá nhiều lăng mộ các vị phi tần của các chúa Nguyễn. Do địa thế đẹp, yên tĩnh lại không xa thành phố Huế nên nơi đây trở thành thắng cảnh ở nơi ngoại ô điền dã của dân thành phố Huế.
Xin đọc
NGUYỄN THIÊN-THỤ * NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO
No comments:
Post a Comment