TS. NGUYỄN PHÚC LIÊN * CHO MỸ VAY NỢ
CHO
MỸ VAY NỢ LÀ
VIỆC
ĐẦU TƯ AN TOÀN
Giáo sư
Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva,
21.11.2011
Web: http://VietTUDAN.net
Thông thường người ta
dễ hãnh diện mình là “Chủ nợ“ và coi thường “Con nợ“ vì nghĩ rằng mình có quyền
xiết “Con nợ“. Đọc trtên Diễn Đàn, chúng tôi thấy một Vị viết về “Con nợ Mỹ“
trong ý tưởng thường tình như vậy . Để mở đầu, Vị ấy viết:
“Khi chúng ta nợ nhà băng một số tiền tương
đối không ít quá và cũng không nhiều quá, chúng ta là con nợ và chúng ta
sợ....chủ nợ (nhà băng) vì sợ bị xiết nhà. Nhưng khi chúng ta nợ cả triệu đô la trở lên và có nhiều khả năng
không trả nổi thì nhà băng...sợ ta (con nợ).
Tương tự như vậy các chủ nợ trên thế giới lỡ
cho anh Mỹ này vay quá nhiều, nay nếu không cho vay nữa, nó xù thì làm gì nhau.
Lỡ phóng lao phải theo lao để nó trả đồng lãi nào hay đồng đó. Cứ như vậy mà
theo nhau chui đầu vào....cái vòng kim cô của Mỹ!
Mỹ qủa là siêu cường nợ!
Không tỉnh bơ sao được khi Mỹ là "Ông Cố
Nội...nợ" chứ không phải là "Con nợ"?
Bàn loạn một chút cho dzui đời lưu vong.”
Những “Chủ nợ“
của “Con nợ Mỹ“
Theo trang mạng
"howstuffwork", danh sách đã liệt kê 10 "chủ nợ" lớn nhất
trong tổng số 11.560 tỷ USD nợ công của nước Mỹ. Nhưng với dự trù, Mỹ phải mượn
nợ lên đến 16.000 tỷ, là đụng nóc nhà (Ceiling). Theo thống kê thì Mỹ đã thiếu
nợ các nơi sau đây:
1. Tại
nước Mỹ: Công dân Mỹ và các chính quyền địa phương chính là chủ nợ
lớn nhất của chính phủ Mỹ, với 4.140 tỷ USD và chiếm 36% tổng số nợ công. Tức
là Mỹ vay của người nhà, với con số nhiều nhất, nên không sợ bị đòi, khi lâm
nguy mượn đỡ, lúc khá thanh toán lại, đó là cái lưới an toàn.
2. Trung
Cộng: là chủ nợ lớn thứ 2 của chính phủ Mỹ, với 1.260 tỷ USD và
chiếm 11% tổng số nợ công. Nợ của Trung Cộng chỉ chiếm con số 11 % nên không
đáng ngại, dù cho đại tướng Uất Trì Cung thời đại là Trì Hạo Điền muốn xiết nợ
Mỹ, thì cũng chẳng ngán, mang quân qua đòi nợ là ôm đầu máu ngay.
3. Nhật
Bản: Xứ sở hoa anh đào là chủ nợ lớn thứ 3, với 1.120 tỷ USD và
chiếm 9,6% tổng số nợ công của nước Mỹ. Đây là đồng minh thân cận của Mỹ, Nhật
cũng là nước chịu ơn Mỹ sau đệ nhị thế chiến với " bên thắng cuộc"
chẳng những không trừng phạt" bên thua cuộc" như Việt Cộng đới xử tàn
ác với quốc gia, do đó Nhật lớn mạnh và trở thành một trong các trung tâm kinh
tế toàn cầu. Cho nên Mỹ thiếu nợ Nhật cũng chỉ là chuyện trao đổi nhau thôi.
4. Brazil:
là chủ nợ lớn thứ 4 của Mỹ, với 253,4 tỷ USD và chiếm 2,2% tổng số nợ công.
Được ghi nhận là quốc gia có nền kinh tế phát triền khá nhất vùng Châu Mỹ La
Tinh.
5. Vùng
lãnh thổ Đài Loan: Hòn đảo Đài Loan là chủ nợ lớn thứ 5, với 196,6
tỷ USD và chiếm 1,7% tổng số nợ công của Mỹ.
6. Thụy
Sĩ: Đất nước Thụy Sĩ nhỏ bé chuyên về du lịch và ngân hàng là chủ
nợ lớn thứ 6 của Mỹ, với 192,7 tỷ USD và chiếm 1,7% tổng số nợ công.
7. Liên
bang Nga: Là chủ nợ lớn thứ 7 của Mỹ (với 162,9 tỷ USD,1,4% tổng số
nợ công) trong năm 2011, Tổng thống Putin đã nói Mỹ bị "tê liệt"
trong nền kinh tế thế giới.
8. Luxembourg:
Đất nước nhỏ xíu ở Châu Âu này là chủ nợ lớn thứ 8 của Mỹ, với 144,7 tỷ USD và
chiếm 1,3% tổng số nợ công 11.560 tỷ USD.
9. Vương
quốc Bỉ: Vương quốc Bỉ là chủ nợ lớn thứ 9 của Mỹ, với 143,5 tỷ USD
và chiếm 1,24% tổng số nợ công.
10. Hong
Kong: Vùng lãnh thổ Hong Kong xếp thứ 10 trong số các chủ nợ lớn
nhất của nước Mỹ, với 142,9 tỷ USD và chiếm 1,2% tổng số nợ công.
“Chủ nợ“ cần cho vay
kiếm lời và an toàn vốn
Đứng về mặt Tài
chánh, thì một số đại gia có tiết kiệm dồi dào, lại tìm mặt mà gửi vàng cho an
toàn và đồng thời kiếm được lời. Thực
vậy, những đại gia Trung quốc, Hồng Kông hay Đài Loan, thậm chí ngay cả những
vua tham nhũng của chế độ, có nhiều tiền và cùng dòng máu Chệt, mà không dám
cho Nhà Nước Trung quốc khổng lồ vay vì họ sợ mất vốn. Điều quan tâm nhất của
những người giầu là làm thế nào giữ được tiền của mình đã kiếm được cho an toàn
trong tương lai. Chính người Nga cũng không dám cho chính quyền Putin vay vì
không tin tưởng tài sản của mình sẽ ra sao sau này. Cho “Con nợ Mỹ “ vay thì
mình cảm thấy an toàn về tiết kiệm hơn. Cũng vậy, những người Việt hải ngoại
“yêu Nước, thân CSVN“ có dám cho Nhà Nước CSVN vay hay không ?
Chính vì vậy, mà “Chủ
nợ “ cần phải có “Con nợ “ an toàn để cho vay. Khi vấn đề an toàn tiết kiệm
được ổn rồi, thì người ta nghĩ đến việc cho vay sinh ra được lời.
Việc cho “Con nợ Mỹ “
vay ở đây trở thành một nghiệp vụ tài chánh, nghĩa là Mỹ trả cho tiền lời. Cả
hai vấn đề an toàn tiết kiệm và lợi nhuận đi đôi với nhau. Nếu lợi nhuận có hạ
thấp mà người ta thấy an toàn vốn, thì người giầu vẫn cho vay. Tiền lời thấp,
nhưng an toàn cao. Còn nếu muốn tiền lời cao, thì đành phải chấp nhận an toàn
kém. Đây là vấn đề tính toán đặt để tiết kiệm, chứ không phải là sự tốt bụng mà
“Chủ nợ “ cho “Con nợ “ vay. Trung quốc cho Hoa kỳ vay không phải là người Tầu
yêu thương người Mỹ mà là sự tính toán an toàn tiết kiệm đồng thời có lời.
Khi cho Mỹ vay, nghĩa
là mua Trái phiếu của Mỹ. Giữ Trái phiếu của Mỹ, có sự an toàn, đồng thời có
lợi nhuận. Những Trái phiếu này lại được mua đi, bán lại, tạo thành một Thị
trường quan trọng.
“Con nợ “ chẳng có gì
phải cám ơn lòng tốt của “Chủ nợ “. “Chủ
nợ “ cũng chẳng có gì phải lên mặt vênh vang với “Con nợ “ vì chính “Chủ nợ “
cũng cần “Con nợ “ an toàn để cho vay bảo đảm tiết kiệm.
Giáo sư
Tiến sĩ NGUYỄN PHÚC LIÊN, Kinh tế
Geneva,
21.11.2011
Web: http://VietTUDAN.net
RỪNG AMAZONE
Rừng mưa Amazon
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Rừng mưa Amazon | |
Rừng | |
Rừng mưa Amazon, gần Manaus, Brasil.
|
|
Các quốc gia | Brasil, Peru, Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam, Guyana thuộc Pháp |
---|---|
Bộ phận của | Nam Mỹ |
Sông | Sông Amazon |
Diện tích | 5.500.000 Km² (2.123.562 mi²) |
Bản đồ khu vực sinh thái rừng mưa Amazon theo định nghĩa của WWF. Đường màu vàng là đường bao quanh gần đúng rừng mưa Amazon (bỏ Venezuela và Guyana cùng Guyana thuộc Pháp). Các biên giới quốc gia có màu đen. Hình ảnh vệ tinh của NASA.
Rừng mưa Amazon (tiếng Bồ Đào Nha Brasil: Floresta Amazônica hay Amazônia; tiếng Tây Ban Nha: Selva Amazónica hay Amazonía) hay rừng nhiệt đới Amazon, gọi tắt là Rừng Amazon, là một khu rừng lá rộng đất ẩm
ở lưu vực Amazon của Nam Mỹ. Khu vực này, được gọi là Amazonia hoặc Lưu
vực Amazon bao gồm một diện tích 7 triệu km² (1,7 tỷ mẫu Anh), trong đó
rừng mưa chiếm 5,5 triệu km² (1,4 tỷ mẫu Anh). Khu vực này nằm trong
lãnh thổ của 9 quốc gia: chủ yếu là Brasil (với 60% rừng mưa), Peru (13 %), và phần còn lại thuộc Colombia, Venezuela, Ecuador, Bolivia, Guyana, Surinam cùng Guyana thuộc Pháp. Các bang hoặc tỉnh của 4 quốc gia được đặt tên Amazonas theo tên khu rừng này. Rừng mưa Amazon chiếm hơn 50% rừng mưa còn lại của Trái Đất và bao gồm một dải rừng mưa nhiệt đới lớn nhất và phong phú nhất về loài trên thế giới.
Rừng mưa Amazon là một khu bảo tồn thiên nhiên trên thế giới. Đó là
khu dự trữ sinh quyển cho loài người. Chính vì vậy sự bảo tồn các loài
động vật quý hiếm và các loại tài nguyên, nhất là nguồn tài nguyên sinh
vật tại khu vực này nhằm bảo vệ sự tồn tại và phát triển của thế giới
loài người.
Đa dạng sinh học
Rừng nhiệt đới ẩm ướt là một quần xã sinh vật phong phú nhất về loài, và các rừng mưa nhiệt đới tại châu Mỹ thì phong phú về loài hơn các rừng đất ẩm ướt ở châu Phi và châu Á[1]. Như là một dải rừng mưa nhiệt đới lớn nhất tại châu Mỹ, rừng mưa Amazon có sự đa dạng sinh học không thể so sánh. Khoảng 10% số lượng loài đã biết trên thế giới sống tại rừng mưa Amazon[2]. Nó hợp thành tập hợp lớn nhất các loài động, thực vật còn sinh tồn trên thế giới.
Khu vực này là quê hương của khoảng 2,5 triệu loài côn trùng[3], hàng chục nghìn loài thực vật, và khoảng 2.000 lài chim cùng thú. Tới nay, ít nhất khoảng 40.000 loài thực vật, 3.000 loài cá, 1.294 loài chim, 427 loài thú, 428 loài động vật lưỡng cư, và 378 loài bò sát đã được phân loại khoa học trong khu vực này[4].
Khoảng 20% loài chim trên thế giới sống trong các khu rừng mưa của
Amazon. Các nhà khoa học đã mô tả khoảng 96.660-128.843 loài động vật không xương sống chỉ tại mỗi Brasil[5].
Sự đa dạng về loài thực vật là cao nhất trên Trái Đất với một số nhà
khoa học ước tính rằng một kilômét vuông có thể chứa trên 75.000 kiểu
cây gỗ và 150.000 loài thực vật bậc cao. Một kilômét vuông đất rừng mưa
Amazon có thể chứa khoảng 90.790 tấn thực vật còn sinh tồn. Sinh khối
thực vật trung bình ước đạt 356 ± 47 tấn/ha[6].
Tới nay, ước khoảng 438.000 loài thực vật có tầm quan trọng kinh tế và
xã hội đã được ghi nhận trong khu vực với nhiều loài hơn nữa vẫn đang
được phát hiện hay lập danh lục[7].
Khu vực lá xanh của thực vật và cây gỗ trong rừng mưa dao động khoảng
25% như là kết quả của các thay đổi theo mùa. Tán lá xanh trải rộng
trong mùa khô khi ánh nắng mặt trời là cực đại và sau đó bị thu hẹp lại
trong mùa ẩm nhiều mây. Các thay đổi này tạo ra sự cân bằng cacbon giữa
quang hợp và hô hấp[8].
Khu vực rừng mưa này cũng chứa một số loài có thể gây ra những mối
nguy hiểm cho con người. Trong số các động vật săn mồi lớn nhất có cá sấu Caiman đen, báo đốm Mỹ và trăn anaconda. Trong khu vực sông, các loài cá chình điện có thể phóng ra điện gây choáng hay làm chết người, trong khi cá hổ cũng có thể cắn và làm người bị thương[9]. Hàng loạt loài ếch tên độc tiết ra các chất độc ancaloit ưa mỡ qua thịt của chúng. Tại đây cũng có hàng loạt các loài sinh vật kí sinh và các tác nhân truyền bệnh dịch. Các loài dơi quỷ sinh sống trong các rừng mưa và có thể lan truyền virus bệnh dại[10]. Các bệnh như sốt rét, sốt vàng da và sốt xuất huyết Dengue cũng có thể bị nhiễm phải trong khu vực Amazon.
Chặt phá rừng
Chặt phá rừng
là sự chuyển đổi các khu vực rừng thành khu vực không còn rừng. Các
nguồn chính của chặt phá rừng tại Amazon là các khu định cư của con
người cũng như sự phát triển đất trồng[11]. Cho tới đầu thập niên 1960, việc tiếp cận phần bên trong của rừng bị cấm đoán chặt chẽ, và về cơ bản rừng còn khá nguyên vẹn[12].
Các trang trại thành lập trong thập niên 1960 dựa trên gieo trồng cây
lương thực bằng phương pháp chặt và đốt rừng. Tuy nhiên, những người dân
tới đây định cư đã không thể quản lý đồng ruộng và mùa màng của họ do
đất đai nhanh chóng mất độ màu mỡ cũng như sự xâm lấn của cỏ dại[13].
Đất đai tại khu vực Amazon chỉ có thể tạo ra những mùa màng bội thu
trong một khoảng thời gian ngắn, vì thế những người nông dân phải thường
xuyên di cư tới những khu vực mới và dọn quang thêm nhiều đất đai[13]. Các hoạt động nông nghiệp như thế này đã dẫn tới sự phát quang rừng và gây ra tổn thất môi trường rộng lớn[14].
Trong khoảng thời gian từ năm 1991 tới năm 2000, tổng diện tích rừng
bị mất trong khu vực Amazon tăng từ 415.000 tới 587.000 km², với phần
lớn diện tích rừng bị chặt phá biến thành bãi chăn thả gia súc[15].
Bảy mươi phần trăm đất đai trước kia là rừng tại Amazon, và 91% đất đai
bị mất rừng kể từ năm 1970, được sử dụng để làm bãi chăn thả gia súc[16][17]. Ngoài ra, Brasil hiện tại là nhà sản xuất hàng thứ hai trên thế giới về đậu tương sau Hoa Kỳ.
Các nhu cầu của các trang trại sản xuất đậu tương được dùng để hợp lệ
hóa và phê chuẩn nhiều dự án vận tải gây tranh cãi mà hiện tại đang được
phát triển trong khu vực này. Hai đường cao tốc đầu tiên chạy xuyên qua
rừng mưa đã làm tăng sự định cư và chặt phá rừng. Tốc độ chặt phá rừng
trung bình hàng năm từ 2000 tới 2005 (22.392 km²/năm) là 18% cao hơn so
với 5 năm trước đó (19.018 km²/năm)[18]. Với tốc độ hiện tại, trong hai thập niên thì rừng mưa Amazon sẽ giảm khoảng 40 %[19].
Bảo tồn và thay đổi khí hậu
Các nhà môi trường e ngại về sự mất đi tính đa dạng sinh học từ việc phá hủy rừng, cũng như về việc giải phóng cacbon chứa trong thảm thực vật, điều này làm gia tăng sự ấm lên toàn cầu.
Các rừng thường xanh Amazon chiếm khoảng 10% nguồn sản sinh chính yếu
trên đất liền của thế giới và cũng khoảng 10% nguồn lưu trữ cacbon trong
các hệ sinh thái[20]—cỡ khoảng 1,1 × 1011 tấn cacbon[21]. Rừng Amazon ước tính tích lũy khoảng 0,62 ± 0.37 tấn cacbon mỗi hecta mỗi năm trong giai đoạn từ năm 1975 tới năm 1996[21].
Một mô hình máy tính về thay đổi khí hậu trong tương lai gây ra bởi bức xạ khí nhà kính
chỉ ra rằng rừng mưa Amazon có thể trở thành không ổn định trong các
điều kiện suy giảm mạnh lượng mưa và gia tăng nhiệt độ, dẫn tới sự mất
đi sự che phủ rừng mưa gần như hoàn toàn vào khoảng năm 2100[22][23].
Tuy nhiên, các giả lập về thay đổi khí hậu trong lưu vực sông Amazon
trong nhiều mô hình khác nhau là không thống nhất trong ước tính của
chúng về lượng mưa, dao động trong khoảng từ tăng yếu tới giảm mạnh[24]. Kết quả chỉ ra rằng rừng mưa có thể bị đe dọa trong thế kỷ 21 bởi thay đổi khí hậu cùng với việc chặt phá rừng.
Năm 1989, nhà môi trường C.M. Petersvaf 2 đồng nghiệp thông báo rằng
có sự thúc đẩy kinh tế và sinh học để bảo vệ rừng mưa. Một hecta tại khu
vực Amazon thuộc Peru
được tính toán có giá trị 6.820 USD nếu rừng giữ nguyên vẹn để được thu
hoạch ổn định lấy quả, nhựa mủ và gỗ; 1.000 USD nếu đốn hạ để lấy gỗ
thương mại (không thu hoạch ổn định); hay 148 USD nếu dùng làm bãi chăn
thả gia súc[25].
Do các lãnh thổ bản xứ vẫn tiếp tục bị phá hủy bởi sự chặt phá rừng
và những kẻ tàn phá hệ sinh thái, chẳng hạn như các cộng đồng người bản
xứ Amazon thuộc Peru[26] vẫn tiếp tục biến mất thì các cộng đồng khác, như người Urarina,
vẫn tiếp tục tranh đấu vì sự sinh tồn văn hóa của họ cũng như cho số
phận các lãnh thổ rừng của họ. Trong khi đó, mối quan hệ giữa các loài linh trưởng
phi người trong sự tồn tại và biểu tượng hóa của người Nam Mỹ bản xứ
vùng đất thấp đã thu được sự chú ý gia tăng, do có các cố gắng bảo tồn
tren cơ sở dân tộc-sinh học và cộng đồng.
Từ năm 2002 tới năm 2006, vùng đất bảo tồn trong rừng mưa Amazon đã
tăng gần gấp ba và tốc độ chặt phá rừng tại đó giảm xuống tới 60%.
Khoảng 1.000.000 km² (250 triệu mẫu Anh) đã được quy hoạch thành một vài
dạng bảo tồn, bổ sung thêm cho lượng hiện tại là 1.730.000 km² (430
triệu mẫu Anh)[27]
Giám sát từ xa
Sử dụng các dữ liệu giám sát từ xa cải thiện đáng kể kiến thức và hiểu biết của các nhà bảo tồn về lưu vực Amazon. Với các phân tích che phủ đất đai trên cơ sở hình ảnh vệ tinh có giá thành không quá đắt và khách quan, dường như là công nghệ giám sát từ xa sẽ là một phần không thể thiếu trong việc đánh giá phạm vi tổn thất của việc chặt phá rừng trong lưu vực[28]. Ngoài ra, giám sát từ xa là tốt nhất và có lẽ là cách thức duy nhất để nghiên cứu Amazon ở quy mô lớn[29].
Sử dụng công nghệ giám sát từ xa để bảo tồn Amazon cũng được các bộ
lạc bản xứ trong lưu vực sử dụng để bảo vệ các vùng đất bộ lạc của họ
khỏi các lợi ích thương mại. Sử dụng các thiết bị GPS cầm tây và các chương trình như Google Earth, các thành viên của bộ lạc Trio, những người sống trong rừng mưa miền nam Surinam, đã lập bản đồ các vùng đất tổ tiên của mình để giúp tăng cường các yêu sách lãnh thổ của họ[30].
Hiện tại, phần lớn các bộ lạc trong lưu vực Amazon không có các ranh
giới định nghĩa rõ ràng, làm cho lãnh thổ của họ dễ dàng trở thành mục
tiêu của việc xâm phạm thương mại các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thông qua công nghệ lập bản đồ rẻ tiền, bộ lạc Trio hy vọng có thể bảo
vệ được vùng đất tổ tiên của mình.
Nhằm lập bản đồ chính xác sinh khối của lưu vực Amazon và bức xạ
cacbon liên quan sau đó, thì việc phân loại các giai đoạn phát triển cây
gỗ trong các phần khác nhau của rừng là quan trọng. Năm 2006 Tatiana
Kuplich đã phân chia cây gỗ trong lưu vực Amazon thành 4 thể loại:
- Rừng thành thục.
- Rừng tái sinh [ít hơn 3 năm]
- Rừng tái sinh [từ 3 đến 5 năm tái phát triển]
- Rừng tái sinh [11 tới 18 năm phát triển liên tục].[31].
Ảnh hưởng của khô hạn Amazon
Năm 2005, một số phần của lưu vực Amazon đã trải qua thời kỳ khô hạn tệ hại nhất trong vòng 100 năm qua[32] và có những chỉ thị cho thấy năm 2006 là năm khô hạn kế tiếp[33]. Bài báo ngày 23-7-2006 trên báo The Independent của Anh thông báo các kết quả của Trung tâm nghiên cứu lỗ hổng rừng chỉ ra rằng rừng Amazon ở tình trạng hiện tại của nó chỉ có thể chịu đựng được 3 năm khô hạn[34][35]. Các khà khoa học tại Viện nghiên cứu Amazonia quốc gia
Brasil trong bài báo cho rằng sự khô hạn này, cùng với các hiệu ứng của
chặt phá rừng lên khí hậu khu vực, đang đẩy rừng mưa về phía "điểm đỉnh" mà tại đó nó bắt đầu tàn lụi không thể đảo ngược được. Bài báo kết luận rằng rừng đang ở bờ vực để trở thành xavan hay sa mạc, với các hậu quả thảm hại cho khí hậu thế giới.
Theo WWF, sự kết hợp của thay đổi khí hậu và chặt phá rừng làm tăng hiệu ứng khô đi của các cây đã chết và làm tăng các vụ cháy rừng[36].
Tranh cãi lãnh thổ
Một số chính khách và nhà báo cho rằng Amazon thuộc về toàn thể loài người, và vì thế nó nên là một khu vực quốc tế[37]. Năm 1989, Al Gore nói rằng: "Contrary to what Brazilians think, the Amazon is not their property, it belongs to all of us." (Ngược lại với những gì người Brasil nghĩ, Amazon không phải là tài sản của họ, nó thuộc về tất cả chúng ta)[38].
Có sự tranh luận về vấn đề này trong giới báo chí Brasil, chính phủ và
cộng đồng xã hội cho rằng phát biểu này gây tổn hại tới chủ quyền quốc gia[39].
Bài báo đăng tháng 5 năm 2008 trên New York Times với tiêu đề "Whose Rain Forest Is This, Anyway?" (Tuy nhiên, rừng mưa này là của ai?)[40] đã gây tranh luận tại Brasil[41][42] buộc tổng thống Brasil, ông Lula phải trả lời "the Amazon belongs to Brazilians" (Amazon thuộc về người Brasil)[43][44] và sau đó là phản ứng mạnh mẽ hơn: "North Americans have no moral authority to complain about Amazonia, they point fingers dirty with oil." (Người Bắc Mỹ không có quyền tinh thần để phàn nàn về Amazonia, họ chỉ trỏ những ngón tay bẩn thỉu với dầu)[45][46]
Có tranh cãi trong cộng đồng người Brasil rằng nếu Amazon bị xâm phạm thì điều đó có dẫn tới chiến tranh hay không[47][48][49]. Biên giới Amazon thuộc Brasil hiện do quân đội Brasil tuần tra và bảo vệ[50][51][52].
Xem thêm
- Amazon thuộc Peru
- Amanye
- Lưu vực Amazon
- Sông Amazon
- Rừng Đại Tây Dương
- Thay đổi khí hậu
- Bảo tồn
- Người bản xứ tại Brasil
- Người cô lập
- Ấm lên toàn cầu
- Sistema de Vigilância da Amazônia
- Bandeirantes
- Belém
- Iquitos
- Manaus
- Thể loại:Người Amazon
Người Mashco-Piro
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Người Mashco-Piro hay còn gọi là bộ lạc Mascho Piro, cũng còn được biết đến với tên gọi là người Cujareño là một bộ lạc thuộc các nhóm người bản địa Nam Mỹ và sinh sống chính bằng hình thức săn bắn và hái lượm,
những người này có thói quen sinh sống ở những vùng xa xôi thuộc rừng
rậm Amazon và tách biệt với thế giới bên ngoài. Hiện họ đang sinh sống
trong khu vực của công viên ở Peru và có hàng trăm thành viênLịch sử
Mashco-Piro là một trong những bộ lạc sống tách biệt với thế giới bên ngoài. Bộ lạc Mashco-Piro nói sử dụng ngôn ngữ Piro. Thuật ngữ "Mashco" được sử dụng lần đầu tiên bởi Padre Biedma vào1687 khi mô tả về những người Hamara.Vào năm 1894, rất nhiều người thuộc bộ lạc Mashco-Piro bị tàn sát bởi những tay súng thuộc quân đội của Carlos Fitzcarrald đang đóng trú tại Manú Riverarea. Những người còn sống sót phải rút vào sâu trong những khu vực rừng rậm để sinh sống ổn định từ đây, thỉnh thoảng bộ lạc Mashco-Piro di cư trong rừng suốt mùa khô.
Tuy vậy, hoạt động khai thác gỗ và phát triển đô thị gần đây đã thu hẹp đáng kể diện tích sống của bộ lạc Mashco-Piro. Vào năm 1998, tổ chức IWGIA ước đoán số người của bộ lạc này từ khoảng 100 cho đến 250, vào năm 1976
họ ước đoán dân số của bộ lạc này từ 20 đến 100. Giới chức địa phương
đã ra lệnh cấm người ngoài tiếp xúc với người Mashco-Piro, vì cho rằng
hệ miễn dịch của bộ lạc này không thể chống lại các loại dịch bệnh
truyền nhiễm và dân làng không thể tiếp xúc với bộ lạc Mashco-Piro vì
các bệnh truyền nhiễm có thể giết thổ dân.
Cũng đã có những cuộc chiến nổ ra giữa người Mashco-Piro và những kẻ
xâm lấn bất hợp pháp nhằm bảo vệ mảnh đất thiêng liêng do tổ tiên bộ lạc
để lại, người Mashco-Piro còn bắn cung tên vào các đoàn khách du lịch
ngồi trên tàu khi họ bơi ngang qua khu vực bộ lạc sinh sống.
Trong những năm 2013, Cơn đói khiến họ không mãi ẩn mình trong những
cánh rừng. này nữa. Các thành viên của một trong những bộ lạc bí ẩn nhất
hành tinh đã phải xuất hiện để xin thức ăn, một nhóm nhỏ của bộ lạc Mashco-Piro đã liên lạc với người dân bản địa để xin chuối. Các thổ dân thậm chí còn nhảy xuống sông để nhận thức ăn. Dân bản địa đã thả một chiếc xuồng để gửi thức ăn cho họ,
Mục lục
Tổng quan
Bộ lạc Yanomami được phát hiện vào năm 1929 trong rừng Amazon, thuộc đất nước Brasil. Bộ lạc này được nhìn thấy lần gần đây nhất tại bang Roraima năm 1985. Người Yanomami đã nhiều năm chịu sự áp bức của những người đào vàng. Bạo lực và bệnh dịch do người văn minh gây ra đã khiến dân số của họ giảm đi 20% chỉ trong 7 năm.Kể từ khi phát hiện, cho đến lúc này, bộ tộc Yanomani vẫn sống hoang dã như hàng ngàn, hàng vạn năm trước. Bộ lạc này không muốn liên hệ với thế giới bên ngoài, không muốn thay đổi những phong tục văn hóa, thói quen sống từ thuở sơ khai. Họ sống trong những túp lều lợp lá, dựng theo hình tròn và nằm sâu trong rừng.
Người Yanomami không biết chăn nuôi, trồng trọt. Họ sống phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên theo kiểu săn bắt và hái lượm. Đàn ông săn bắn, đàn bà hái lượm để kiếm sống. Cuộc sống phụ thuộc vào thiên nhiên khiến dân số bộ lạc này ngày một ít đi, do môi trường sống của họ bị thu hẹp.
Tập tục
Bộ lạc này có tục ăn, uống tro cốt của người chết. Bộ lạc này tin rằng có sự tồn tại của thế giới linh hồn. Khi người trong bộ lạc chết đi, họ tìm cách giữ linh hồn người đó ở lại. Không còn cách nào khác, là khiến thân xác người chết được hòa với thân xác người sống cho nên khi người trong bộ lạc chết đi, dân làng sẽ tiến hành đốt xác và ăn tro cốt [1].Chỉ những người có uy tín trong bộ lạc và là đàn ông mới được thực hiện nghi thức này. Họ tắm rửa sạch sẽ, lau sạch mọi vật dụng, kể cả con dao và cung tên đeo bên hông cũng được mài rửa sạch tinh. Chế biến tro người chết thành nhiều món ăn. Tro cốt người chết được hòa lẫn với món súp chuối. Xác chết được đặt lên một giàn củi. Người có uy tín trong bộ lạc sẽ châm lửa [1].
Trong thời gian đốt xác, những người đàn ông sẽ ở bên đống lửa trông
coi suốt ngày đêm. Họ liên tục mồi thêm củi khô để xác chết được tan rã
nhanh chóng. Khi thịt xương người chết đã thành than, thì những người đàn ông này sẽ cho vào cối và giã nhuyễn thành bột. Thứ bột của xác chết này được đựng trong những quả bầu khô và được cất giữ ở một nơi trang trọng trong nhà [1].
Khoảng một năm sau, người Yanomami sẽ đem tro cốt người chết ra chế biến thành thức ăn. Tro cốt được chế biến hoặc làm gia vị cho nhiều món, trong đó có món chính là súp chuối. Ngoài ra, những người đàn ông cũng nhét tro cốt vào ống nứa, rồi một người thổi, một người hít thật sâu vào trong mũi. Trong ngày lễ tưởng nhớ này, cả bộ lạc cùng thưởng thức các món ăn từ xương cốt người chết. Từ trẻ đến già, từ đàn ông đến đàn bà đều ăn đến hết. Khi ăn những món này, họ tin rằng linh hồn người chết sẽ luôn ở bên cạnh họ [1].
Phát hiện bộ lạc 200 người trong rừng Amazon
Bộ lạc này được cho là thuộc nhóm ngôn ngữ Pano
Bộ lạc mới nhất được phát hiện này hiện đang sống ở 4 khu nhà mái rơm. Họ trồng ngô, chuối, lạc và các loại cây khác.
Các quan chức Chính phủ Brazil đã xác nhận sự tồn tại của một nhóm
dân cư chưa từng được biết đến trong rừng nhiệt đới Amazon sau khi một
bộ lạc khoảng 200 người được phát hiện bởi vệ tinh.
Ba khoảnh rừng thưa lớn đã được xác định ở khu vực phía tây nam gần biên giới Peru vào tuần này, nhưng sự tồn tại của bộ tộc này chỉ được xác nhận sau những cuộc thám hiểm bằng trực thăng hồi tháng 4 để thu thập thêm dữ liệu.
Brazil có một chính sách là không liên hệ với những bộ lạc như vậy, song sẽ cố gắng ngăn chặn sự xâm nhập vào lãnh địa của họ để giúp họ bảo tồn quyền tự chủ.
Funai ước tính hiện có khoảng 68 cộng đồng dân cư cô lập đang sống trong rừng Amazon.
Bộ lạc mới nhất được phát hiện này hiện đang sống ở 4 khu nhà mái rơm. Họ trồng ngô, chuối, lạc và các loại cây khác.
Cộng đồng này ở khu vực Vale do Javari rộng lớn gần biên giới Peru với diện tích gần bằng Bồ Đào Nha và là nơi có ít nhất 14 bộ lạc chưa từng liên lạc với thế giới bên ngoài. Ông Fabricio Amorim - điều phối viên của Funai – cho hay: “Việc xác định và bảo vệ các nhóm bị cô lập là một phần trong chính sách công của Brazil”.
“Để xác nhận những thứ như thế này phải mất nhiều năm làm việc nghiêm túc”.
Khu vực này được xem là nơi có nhiều bộ lạc cô lập nhất trên thế giới – ông Amorim cho hay.
Ngoài 14 nhóm đã được biết đến, Funai đã xác nhận tới hơn 8 bộ lạc qua vệ tinh hoặc qua những cuộc thám hiểm trên mặt đất.
Ba khoảnh rừng thưa lớn đã được xác định ở khu vực phía tây nam gần biên giới Peru vào tuần này, nhưng sự tồn tại của bộ tộc này chỉ được xác nhận sau những cuộc thám hiểm bằng trực thăng hồi tháng 4 để thu thập thêm dữ liệu.
Những túp lều rơm của bộ lạc chưa từng được biết đến được phát hiện trong rừng Amazon
Hiệp hội Người da đỏ quốc gia (Funai) đã sử dụng trực thăng để không làm gián đoạn tới những nhóm người cô lập.Brazil có một chính sách là không liên hệ với những bộ lạc như vậy, song sẽ cố gắng ngăn chặn sự xâm nhập vào lãnh địa của họ để giúp họ bảo tồn quyền tự chủ.
Funai ước tính hiện có khoảng 68 cộng đồng dân cư cô lập đang sống trong rừng Amazon.
Bộ lạc mới nhất được phát hiện này hiện đang sống ở 4 khu nhà mái rơm. Họ trồng ngô, chuối, lạc và các loại cây khác.
Bộ lạc này được cho là thuộc nhóm ngôn ngữ Pano
Theo Funai, những quan sát sơ bộ cho thấy nhóm dân cư này có thể là
thuộc nhóm ngôn ngữ pano, kéo dài từ Amazon của Brazil tới rừng rậm Peru
và Bolivia.Cộng đồng này ở khu vực Vale do Javari rộng lớn gần biên giới Peru với diện tích gần bằng Bồ Đào Nha và là nơi có ít nhất 14 bộ lạc chưa từng liên lạc với thế giới bên ngoài. Ông Fabricio Amorim - điều phối viên của Funai – cho hay: “Việc xác định và bảo vệ các nhóm bị cô lập là một phần trong chính sách công của Brazil”.
“Để xác nhận những thứ như thế này phải mất nhiều năm làm việc nghiêm túc”.
Khu vực này được xem là nơi có nhiều bộ lạc cô lập nhất trên thế giới – ông Amorim cho hay.
Ngoài 14 nhóm đã được biết đến, Funai đã xác nhận tới hơn 8 bộ lạc qua vệ tinh hoặc qua những cuộc thám hiểm trên mặt đất.
Họ sống nhờ chuối, ngô, lạc và những cây trồng khác mà họ tự trồng được
Văn hóa, thậm chí là sự tồn tại của họ đang bị đe dọa bởi tình trạng
đánh bắt cá, săn bắn, khai thác gỗ bất hợp pháp, cùng với nạn phá rừng
của nông dân, hoạt động truyền giáo và buôn bán ma túy dọc biên giới
Brazil.
Công việc thăm dò dầu ở khu vực Amazon gần Peru cũng có thể làm mất ổn định khu vực.
Bất chấp những mối đe dọa này, hầu hết các nhóm người bản địa của Brazil vẫn duy trì được ngôn ngữ và truyền thống của họ.
Nhiều nhóm dân cư đã phải chiến đấu để giành quyền kiểm soát vùng đất mà họ đang sinh sống.
Bấm đây để khám phá những Bí ẩn lịch sử khiến cả nhân loại đau đầu tìm lời giải!
Theo Ngô Nguyễn (VTC News)
Bộ tộc ăn tro cốt người chết trong rừng Amazon
Tại khu rừng nhiệt đới Amazon, có bộ tộc Yanomami với phong tục rùng rợn hỏa thiêu người chết thành tro rồi ăn.
Yanomami
là một bộ tộc sống tương đối cô lập ở Nam Mỹ. Họ sống trong các rừng
nhiệt đới Amazon ở vùng núi phía Bắc Brazil và miền Nam Venezuela.
Lần đầu tiên, họ được phát hiện từ những năm 1929, nhưng hầu như người Yanomami không có bất cứ liên lạc gì với thế giới bên ngoài. Họ vẫn sống hoang dã và du mục, liên tục di chuyển như hàng ngàn năm trước. Vì thế, trong suy nghĩ của họ như chưa hề có sự hiện diện của thế giới văn minh.
Một bé gái bộ tộc Yanomami xiên que tre vào môi và mũi.
Cũng giống như các bộ tộc khác của khu rừng Amazon rộng lớn và hoang dại, vai trò của nam và nữ cũng khác nhau và được phân chia một cách rõ rệt. Phương thức sản xuất của họ không có nhiều thay đổi so với thời kỳ Đồ đá: Săn bắt và hái lượm. Bên cạnh đó, người Yanomami biết trồng thêm các loại cây rau củ quả thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Đàn ông Yanomami là những thợ săn cừ khôi.
Họ có nhiệm vụ đi săn vào tít trong rừng sâu khoảng một đến hai tuần mới trở về. Những loài thú mà thổ dân nơi đây ưa thích như lợn lòi, hươu, khỉ và một số các động vật nhỏ khác. Trong khi đó, người phụ nữ hái lượm và trồng thêm khoảng 60 loại cây khác trong vườn. Đặc biệt, mật ong rừng là nguồn thực phẩm quan trọng, không thể thiếu của người Yanomami.
Ngôi nhà của người Yanomami nhìn từ trên cao xuống.
Rùng rợn ăn tro cốt người quá cố
Khi một người Yanomami chết đi, phản ứng đâu tiên của những người đàn ông trong bộ tộc là sự tức giận đến sôi máu. Họ không tin cái chết của người trong bộ tộc do tự nhiên mà do linh hồn ma quỷ ám vào bởi một pháp sư của một bộ tộc thù địch. Cũng bởi niềm tin này mà những bộ tộc nằm sâu trong cánh rừng Amazon thường xảy ra những cuộc thánh chiến ác liệt và đẫm máu.
Nghi thức
tang lễ của người Yanomami được chia làm ba nghi lễ và diễn ra ngay tại
vị trí đống lửa đặt người quá cố trên giàn thiêu. Nghi lễ đầu tiên người
Yanomami thể hiện sự tức giận đến tột cùng đối với người chết. Nghi lễ
tiếp theo là sự tiếc thương, đau buồn khóc lóc.
Nghi lễ cuối cùng là hỏa táng người quá cố. Họ không chôn người chết, bởi cho rằng nếu làm vậy có nghĩa là bộ tộc đã từ bỏ một người con và sự chôn cất chỉ là sự phân hủy xác thịt, chứ không phải giải phóng linh hồn.
Khi mặt trời đã lặn hẳn, người Yanomami sẽ tiến hành hỏa táng người quá cố. Xác chết được đặt lên một giàn củi lớn. Tộc trưởng sẽ thay mặt bộ lạc châm lửa đưa người chết về với thế giới bên kia. Họ tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia. Ở đó linh hồn con người sẽ siêu thoát sau khi qua đời.
Trong thời gian thiêu, những người đàn ông sẽ ở bên đống lửa trông coi suốt ngày đêm. Họ liên tục mồi thêm củi khô để xác chết được "về thế giới bên kia" nhanh chóng. Đặc biệt, những người đàn ông có mặt trong buổi hỏa táng phải tắm rửa sạch sẽ, lau sạch mọi vật dụng cá nhân; kể cả con dao và cung tên đeo bên hông cũng phải lau chùi sạch sẽ.
Việc hỏa táng xong xuôi, những bộ phận cơ thể sẽ được phân chia thành từng phần khác nhau. Một phần người thân mang về chôn dưới bếp lửa gia đình nhà mình. Phần đem nghiền và giã vụn bằng chiếc cối gỗ dành cho nam và nữ riêng.
Phần tro cốt sau khi nghiền thành bột sẽ đựng trong vỏ của một loại quả khô và bên ngoài được bảo vệ bằng chiếc giỏ và được cất giữ ở một nơi trang trọng trong nhà. Khoảng một năm sau, người Yanomami sẽ đem tro cốt người chết ra trộn vào thức ăn, trong đó có món chính là chuối nấu. Đây là món ăn chính trong ngày giỗ tưởng nhớ người quá cố.
Hủ tục ăn uống tro cốt của người quá cố được xem là man rợ đối với thế giới văn minh. Nhưng với người Yanomami, điều đó thể hiện sự đau xót và quý mến với người quá cố. Họ cho rằng, tro cốt của người chết hòa quyện vào cơ thể người sống, linh hồn của người đó sẽ được tiếp thêm sức mạnh, quyền năng để trải qua mọi kiếp nạn trên đường về thế giới bên kia. Hơn nữa, làm như thế người ở lại có thể giữ người thân yêu của mình mãi mãi.
Ngoài những món ăn được trộn tro cốt của người chết, đàn ông của bộ tộc có một cách thưởng thức riêng bằng cách nhét tro cốt vào ống nứa rồi một người thổi, một người hít thật sâu vào trong mũi. Theo họ, đó cũng là một cách để lưu giữ một phần linh hồn của người đã chết ở lại.
Lần đầu tiên, họ được phát hiện từ những năm 1929, nhưng hầu như người Yanomami không có bất cứ liên lạc gì với thế giới bên ngoài. Họ vẫn sống hoang dã và du mục, liên tục di chuyển như hàng ngàn năm trước. Vì thế, trong suy nghĩ của họ như chưa hề có sự hiện diện của thế giới văn minh.
Một bé gái bộ tộc Yanomami xiên que tre vào môi và mũi.
Những
báo cáo gần đây cho thấy, bộ lạc Yanomami còn khoảng gần 20 nghìn
người, sống rải rác khắp cánh rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và
Venezuela. Họ sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, tùy từng huyết thống gia
đình, như ngôn ngữ Yanoma, Sanuma, Ninam và Yanam. Dù ngôn ngữ khác
nhau nhưng họ vẫn có thể nghe và hiểu nhau.
Các gia đình thuộc bộ
tộc Yanomami sống tập trung dưới một mái nhà lợp lá cọ rất lớn và nằm
sâu trong rừng. Kết cấu nhà theo kiểu hình tròn, ở giữa có một khoảng
trống rộng lớn không mái che dành cho những hoạt động như lễ hội, lễ
nghi và sân chơi sinh hoạt chung.
Có mái nhà chứa đến 400 người,
trong đó gồm nhiều gia đình có huyết thống gần nhau nhất cùng sinh sống.
Mỗi gia đình đều có bếp riêng, vừa để nấu ăn vừa để sưởi ấm. Khi màn
đêm buông xuống, những chiếc võng bắt đầu được treo gần những bếp lửa.
Hôn nhân của người Yanomami vẫn theo chế độ đa thê.
Điều đặc
biệt, bộ tộc này rất tôn trọng quyền bình đẳng và cho đó như một quyền
năng tối cao mà bề trên đã ban cho con người. Họ không chấp nhận sự gia
trưởng, áp đặt, mọi quyết định phải dựa trên sự đồng thuận của nhiều
người, ai cũng có tiếng nói của mình trong bộ tộc.
Cũng giống như các bộ tộc khác của khu rừng Amazon rộng lớn và hoang dại, vai trò của nam và nữ cũng khác nhau và được phân chia một cách rõ rệt. Phương thức sản xuất của họ không có nhiều thay đổi so với thời kỳ Đồ đá: Săn bắt và hái lượm. Bên cạnh đó, người Yanomami biết trồng thêm các loại cây rau củ quả thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Đàn ông Yanomami là những thợ săn cừ khôi.
Họ có nhiệm vụ đi săn vào tít trong rừng sâu khoảng một đến hai tuần mới trở về. Những loài thú mà thổ dân nơi đây ưa thích như lợn lòi, hươu, khỉ và một số các động vật nhỏ khác. Trong khi đó, người phụ nữ hái lượm và trồng thêm khoảng 60 loại cây khác trong vườn. Đặc biệt, mật ong rừng là nguồn thực phẩm quan trọng, không thể thiếu của người Yanomami.
Cho đến nay, người dân bộ tộc kỳ dị này vẫn
ăn mặc theo truyền thống, cả đàn ông và đàn bà thường ở trần và chỉ che
phần dưới bằng một mảnh vải nhỏ màu đỏ. Cả trẻ con cho đến người già đều
trang trí cơ thể bằng các hình vẽ quái dị màu đen đỏ và cài thêm lông
trên đầu. Đặc biệt, vào những dịp lễ quan trọng, người Yanomami xiên
những chiếc đũa tre qua mũi, cằm hay miệng để tăng phần hấp dẫn.
Giống
như các bộ tộc khác đang tồn tại, thế giới tâm linh luôn là một phần
không thể thiếu trong đời sống của người Yanomami. Mọi tạo vật gắn liền
với đời sống sinh hoạt, thậm chí những thứ tưởng chừng vô tri vô giác
với thế giới văn minh họ cũng cho rằng có linh hồn trong đó, như những
hòn đá, cây, núi rừng,...
Vì niềm tin này mà đôi khi họ tin rằng
chính những tạo vật đó có khi gây ra những tai họa và bệnh tật cho dân
làng. Tồn tại trong đời sống tâm linh của người Yanomami có sự hiện diện
của một vị pháp sư, người đóng vai trò quan trọng trong thế giới tâm
linh của người Yanomami. Họ tin rằng, pháp sư chính là người được đấng
tối cao gửi gắm và bảo vệ dân làng khỏi bệnh tật và thú dữ.
Ngôi nhà của người Yanomami nhìn từ trên cao xuống.
Rùng rợn ăn tro cốt người quá cố
Khi một người Yanomami chết đi, phản ứng đâu tiên của những người đàn ông trong bộ tộc là sự tức giận đến sôi máu. Họ không tin cái chết của người trong bộ tộc do tự nhiên mà do linh hồn ma quỷ ám vào bởi một pháp sư của một bộ tộc thù địch. Cũng bởi niềm tin này mà những bộ tộc nằm sâu trong cánh rừng Amazon thường xảy ra những cuộc thánh chiến ác liệt và đẫm máu.
Nghi lễ cuối cùng là hỏa táng người quá cố. Họ không chôn người chết, bởi cho rằng nếu làm vậy có nghĩa là bộ tộc đã từ bỏ một người con và sự chôn cất chỉ là sự phân hủy xác thịt, chứ không phải giải phóng linh hồn.
Khi mặt trời đã lặn hẳn, người Yanomami sẽ tiến hành hỏa táng người quá cố. Xác chết được đặt lên một giàn củi lớn. Tộc trưởng sẽ thay mặt bộ lạc châm lửa đưa người chết về với thế giới bên kia. Họ tin vào sự tồn tại của thế giới bên kia. Ở đó linh hồn con người sẽ siêu thoát sau khi qua đời.
Trong thời gian thiêu, những người đàn ông sẽ ở bên đống lửa trông coi suốt ngày đêm. Họ liên tục mồi thêm củi khô để xác chết được "về thế giới bên kia" nhanh chóng. Đặc biệt, những người đàn ông có mặt trong buổi hỏa táng phải tắm rửa sạch sẽ, lau sạch mọi vật dụng cá nhân; kể cả con dao và cung tên đeo bên hông cũng phải lau chùi sạch sẽ.
Việc hỏa táng xong xuôi, những bộ phận cơ thể sẽ được phân chia thành từng phần khác nhau. Một phần người thân mang về chôn dưới bếp lửa gia đình nhà mình. Phần đem nghiền và giã vụn bằng chiếc cối gỗ dành cho nam và nữ riêng.
Phần tro cốt sau khi nghiền thành bột sẽ đựng trong vỏ của một loại quả khô và bên ngoài được bảo vệ bằng chiếc giỏ và được cất giữ ở một nơi trang trọng trong nhà. Khoảng một năm sau, người Yanomami sẽ đem tro cốt người chết ra trộn vào thức ăn, trong đó có món chính là chuối nấu. Đây là món ăn chính trong ngày giỗ tưởng nhớ người quá cố.
Hủ tục ăn uống tro cốt của người quá cố được xem là man rợ đối với thế giới văn minh. Nhưng với người Yanomami, điều đó thể hiện sự đau xót và quý mến với người quá cố. Họ cho rằng, tro cốt của người chết hòa quyện vào cơ thể người sống, linh hồn của người đó sẽ được tiếp thêm sức mạnh, quyền năng để trải qua mọi kiếp nạn trên đường về thế giới bên kia. Hơn nữa, làm như thế người ở lại có thể giữ người thân yêu của mình mãi mãi.
Ngoài những món ăn được trộn tro cốt của người chết, đàn ông của bộ tộc có một cách thưởng thức riêng bằng cách nhét tro cốt vào ống nứa rồi một người thổi, một người hít thật sâu vào trong mũi. Theo họ, đó cũng là một cách để lưu giữ một phần linh hồn của người đã chết ở lại.
Nguoiduatin.vn
CÁC BỘ LẠC VÙNG AMAZONE
Vùng rừng Amazon, nơi bộ lạc sống biệt lập được phát hiện.
THỔ DÂN CHÂU MỸ
Thổ dân châu Mỹ
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổng dân số | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
khoảng 48 triệu người |
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Khu vực đông người sinh sống | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
(Không bao gồm người Mestizo hoặc Zambo) | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Ngôn ngữ | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
|
|||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Tín ngưỡng | |||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
Native beliefs Christianity |
Danh từ da đỏ được dịch từ redskin của tiếng Anh - một từ nay không mấy dùng vì có tính kỳ thị, mạ lị và khinh thường các giống người dân bản địa. Những từ tiếng Anh khác để chỉ dân da đỏ nay được phổ biến là Native Americans, American Indians, Indians, hay Indigenous, Aboriginal hay Original Americans. Tuy nhiên, trong tiếng Việt từ "người da đỏ" không có ý kỳ thị và là tên gọi thông dụng.
Có giả thuyết cho rằng các giống dân da đỏ có thể bắt nguồn từ dân Á châu sang Bắc Mỹ bằng giải đất liền trước từng nằm ngang eo biển Bering khoảng năm 12000 TCN. Họ sống trong những bộ lạc du mục và sinh sống bằng cách săn thú. Hiện nay, trên lãnh thổ Hoa Kỳ, dân tộc da đỏ chỉ còn khoảng 1%. Họ sống ở những vùng có điều kiện tự nhiên rất khó khăn, như: các vùng núi cao, khô hạn ở phía Tây. Trong một thời gian dài, sự phân biệt, kỳ thị, hay một lí do nào đó đã làm cho người bản địa có nguy cơ tuyệt chủng.
- ^ “Unicef, Censo Nacional 2007 total” (PDF). Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2011.
- ^ “Síntesis de Resultados”. Comisión Nacional para el Desarrollo de los Pueblos Indígenas. 2006. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2010.
- ^ “CIA - The World Factbook”. Cia.gov. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2011.
- ^ “CIA - The World Factbook”. Cia.gov. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2011.
- ^ United States Central Bureau of Statistics (2001-2005 surveys)
- ^ DANE 2005 National Census
- ^ Canada 2006 Census
- ^ “Brazil urged to protect Indians”. BBC News. 30 tháng 3 năm 2005.
- ^ 2002 Chilean Census
- ^ INDEC: Encuesta Complementaria de Pueblos Indígenas (ECPI) 2004 - 2005
- ^ http://lcweb2.loc.gov/frd/cs/profiles/Venezuela.pdf
- ^ 2005 Census
- ^ “CIA - The World Factbook”. Cia.gov. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2011.
- ^ http://convergencia.uaemex.mx/rev38/38pdf/LIZCANO.pdf
- ^ “Una comunidad indígena salvadoreña pide su reconocimiento constitucional en el país”. soitu.es. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2011.
- ^ a b “Terminology of First Nations Native, Aboriginal and Indian” (PDF). the Office of the Aboriginal Advisor for Aboriginals. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2009. “Native is a word similar in meaning to Aboriginal. Native Peoples or First peoples is a collective term to describe the descendants of the original peoples of North America”
- ^ a b “Terminology”. Indian and Northern Affairs Canada. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2009. “The Canadian Constitution recognizes three groups of Aboriginal people — Indians (First Nations), Métis and Inuit. These are three separate peoples with unique heritages, languages, cultural practices and spiritual beliefs”
Một Dân Tộc Xấu Số
Đào Viên Trong bài viết trước đây – Tạ Ơn và Tạ Lỗi →– nhân ngày Lễ Tạ Ơn hay Thanksgiving của Hoa Kỳ, chúng tôi có đề cập đến những người thổ dân ở Hoa Kỳ, đã bị người Anh Di Dân đến lục địa Mỹ châu, rồi người Hoa Kỳ, ngược đãi.
Những thổ dân này trước đây được người Tây Âu (Anh, Pháp, Mỹ) gọi trong tiếng Pháp là “les Peaux Rouges”, hay “dân Da Đỏ”, trong tiếng Anh là “American Indians” hay “người Ấn Độ tại Mỹ châu”.
Trong hai danh từ này, có lẽ danh từ người Da Đỏ gần với thực tế hơn,
vì như ta sẽ xem dưới đây, thổ dân này có gốc là người Á Châu có nước da
ngăm đen lại sống ngoài trời, hay ở trần, nên nước da của họ xẫm hơn
nước da người Tây Âu. Còn danh từ “American Indians” chắc chắn là
sai lầm, bởi vì khi người Tây Âu mới đến lục địa Mỹ châu, họ cứ tưởng
dân bản xứ là người Ấn Độ. Danh từ này không được dùng nữa.
Ngày nay người ta dùng danh từ “Native Americans” hay “Thổ dân Mỹ Châu” để chỉ dân tộc này. Danh từ tương đương được dùng trong bài viết này là “Thổ dân Da Đỏ”, nói lên sự khác biệt với người Da trắng là những người Tây Âu.
Thổ dân Da Đỏ từ đâu đến? họ là dân tộc nào?
Theo một giả thuyết đáng tin cậy hơn cả, cách đây khoảng 12,000 năm,
khi ấy eo biển Đối Mã (Bering Strait) trong thời kỳ đông đá và nước
biển ở mức thấp nhất, đã hình thành một dải đất-cầu nối liền Á châu với
Mỹ châu. Nhiều giống người từ châu Á đã vượt qua dải đất-cầu đó mà sang
Mỹ châu. Giống người này, về hình thể là người châu Á, đã sang Mỹ châu
như thế nào, nhiều hay ít, chúng ta không biết.
Nguồn gốc người Da Đỏ từ Á châu
Khi người Tây Âu sang Mỹ châu, vào những năm 1770, Thổ dân Da Đỏ Mỹ
châu đã có mặt tại vùng Tây Bắc và Đông Nam nước Mỹ ngày nay rồi. Tổng
số thổ dân được ước tính khoảng 12 triệu người. Tuy nhiên, người Tây Âu
đã mang đến lục địa mới này một chứng bệnh mới mà người thổ dân chưa bao
giờ mắc phải, do đó, dể dàng ngã gục: đó là bệnh đậu mùa (variole).
Bệnh đậu mùa đã giết chết ít ra là 30% thổ dân Mỹ Châu, nhất là ở vùng
Tây Bắc Hoa Kỳ.
Thổ dân Da Đỏ có nhiều bộ tộc khác nhau. Khác nhau không những về nề
nếp sinh hoạt, tổ chức xã hội mà đôi khi cả về ngôn ngữ. Trên toàn bộ
Hoa kỳ có khoảng 40 bộ tộc. Đông nhất là các bộ tộc Navajo, Cherokee,
Choctaw, Sioux, Chippewa, Apache, Blackfeet, Iroquois, và Pueblo. Có
những bộ tộc làm nghề nông, chủ yếu họ giồng ngô , khoai, đậu… Có những
bộ tộc chuyên săn bắn làm kế sinh nhai. Họ săn những con bò mộng để ăn
thịt, lột da để làm quần áo chăn mền hay lều trại để ở.
Mối liên lạc không tốt đẹp giữa Thổ dân Da Đỏ với người Tây Âu.
Trong khi đó, người di dân Tây Âu, phần lớn là người Anh, tiếp tục
đến Mỹ Châu, khai khẩn đất đai, tiến dần về phía Tây. Đất đai trở nên
một vấn đề quan trọng. Có khi người Tây Âu mua lại hay đổi chác đất với
người thổ dân, có khi họ tự động chiếm dụng. Từ đó đã xẩy ra nhiều đụng
độ giữa dân bản xứ với dân mới đến. Đây là mầm mống của những cuộc giao
tranh, hay chiến cuộc (người Hoa kỳ gọi là war) giữa chính quyền Hoa kỳ
và thổ dân Da Đỏ kéo dài từ thế kỷ thứ 18 đến thế kỷ thứ 20.
Năm 1789, sau cuộc cách mạng chống mẫu quốc là nước Anh cát Lợi, nước
Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ ra đời. Trong nước thái bình, quốc gia thống
nhất, chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ, rảnh tay mới thực sự áp dụng những
chính sách quốc gia đối với thổ dân Mỹ châu.
Thoạt đầu, những nhà lãnh đạo Hoa kỳ như George Washington, Henry
Knox còn coi thổ dân Mỹ châu là một giống người hèn kém nhưng có thể
giáo hóa được. Chính phủ Trung ương chưa có những chính sách rõ rệt hay
những biện pháp mạnh tay đối với dân bản xứ.
Sự bành trướng của người Hoa Kỳ về phía Tây – được gọi là cuộc Tây
tiến – đã gặp sự phản kháng của thổ dân mỗi ngày một nhiều. Đầu thập
niên 1800, một người thổ dân tên là Tecumseh thuộc bộ tộc Shawnee đã
nhìn thấy mối nguy cho cả dân tộc mình. Ông ta đã tập hợp các bộ tộc để
gây chiến với người Hoa Kỳ. Cuốc chiến này và nhiều cuộc chiến tiếp
theo, kéo dài cho đến năm 1812. Tùy theo cuộc chiến đã xẩy ra ở đâu, với
bộ tộc nào, sử sách Hoa kỳ ghi là cuộc chiến Tecumseh, cuộc chiến
Seminole, cuộc chiến Creeks. Tất nhiên là phần thắng thuộc về binh sĩ
Hoa kỳ với võ khí tối tân: súng ống, gươm giáo của Tây Âu đối đầu với
cung nỏ, búa tầm sét của kỵ sĩ Da Đỏ.
Nhiều Thổ dân đã phải đầu hàng, được người Hoa Kỳ chiêu dụ, được trở thành công dân Hoa Kỳ. Năm 1817 bộ tộc Cherokee, khoảng 300 người, kỳ hòa ước với chính phủ Liên bang, để trở nên những công dân Hoa kỳ đầu tiên có gốc là thổ dân Da Đỏ Mỹ châu.
Khi Tổng Thống Andrew Jackson lên nắm quyền vào những năm 1880, chính
phủ Liên Bang áp dụng thẳng tay một chính sách mới. Năm 1830 Tổng Thống
thứ 7 của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ Andrew Jackson ban hành Luật “Indian Removal Act”
(Bứng người Da Đỏ). Đạo luật này đã đưa đến những đợt cưỡng bách các
Thổ dân Mỹ châu. đi bộ trong gió rét tuyết rơi, từ miến Đông Hoa kỳ sang
miền Trung, bây giờ là Oklahoma, khiến cho cả chục ngàn người chết, bỏ
thây dọc đường. Hành trình này sau được mệnh danh là “Trail of Tears” (hành trình trong nước mắt), dịch từ tiếng của người Cherokees: “Nunna daul Tsuny“. (Chi tiết cuộc hành trình được ghi rõ trong Tạ Ơn và Tạ Lỗi →–)
Sang đến Oklahoma, các thổ dân Da Đỏ được đưa vào một nơi tập trung để dễ bề kiểm soát. Trại tập trung này được gọi là “Indian Reservation”, gọi tắt là “Rez”, tạm dịch là “Vùng Dành Riêng cho Thổ dân Da Đỏ”, gọi tắt là “Vùng Dành Riêng” . Vùng Dành Riêng ở Oklahoma là Vùng Dành Riêng đầu tiên được chính phủ Liên Bang lập nên cho thổ dân Da Đỏ.
Chính phủ Liên Bang Hoa kỳ đặt ra một cơ quan trong Bộ Nội Vụ, là
Bureau of Indian Affars (BIA hay là Phòng Da Đỏ Sự Vụ) để trông nom quản
lý những vấn đề về người thổ dân Da Đỏ. Cơ quan này đã giúp thổ dân Da
Đỏ rất nhiều trong những việc về giáo dục như mở trường dậy Anh ngữ, mở
nhà thờ để thổ dân biết đến đạo Thiên Chúa.Tuy nhiên những cố gắng của
người Hoa kỳ nhiều khi lại đi ngược với tín ngưỡng, phong tục tập quán
của thổ dân Da Đỏ khiến cho những mâu thuẫn giữa đôi bên chẳng giảm
thiểu chút nào.
Những thổ dân da Đỏ ở nhiều nơi đã tỏ ra rất bất bình với người Hoa
Kỳ và ngược lại binh sĩ Hoa Kỳ cũng không ưa thổ dân Da Đỏ, sẵn sàng ra
tay đàn áp khi thấy cần.
Cuộc tàn sát bộ tộc Da đỏ Lakota ở Wounded Knee Creeks
Ngày 29 tháng 12, 1890 một cuộc tàn sát đẫm máu người Thổ dân Da Đỏ
đã xẩy ta tại Vùng Dành Riêng Pine Ridge Indian Reservation, thuộc tiểu
bang South Dakota. Câu chuyện đã xẩy ra như sau:
Trước đó mấy ngày, binh đoàn thuộc Đệ Thất Trung đoàn Kỵ binh Hoa Kỳ (7th
Cavalry Regiment) do thiếu tá Samuel Whistside chỉ huy, đã bắt gặp một
số người thuộc bộ tộc Miniconjou Lakota vàHunkpapa Lakota tại gần một
nơi gọi là Porcupine Butte. Thiếu tá Whitside liền hộ tống tất cả dân Da
Đỏ về một chỗ gọi là Wounded Knee Creeks, nơi họ đóng quân. Đại tá
James Forsyth, chỉ huy trưởng Đệ Thất Kỵ binh, khi đi tuần tra trở về,
liền giam giử họ lại, cho Trung đoàn Kỵ binh vây quanh với súng ống sẵn
sáng khi bất trắc.
Sáng ngày 29 tháng 12, quân đội Hoa kỳ tiến vào định giải giáp bộ tộc
Lakota. Đến đây một cuộc lộn xộn xẩy ra. Người ta kể rằng lúc đó một
người bộ tộc Lakota tên là Black Coyote không chịu đưa súng ra cho binh
sĩ Hoa kỳ tước khí giới với lý do là ông ta đã phải mua khẩu súng đó với
tất cả gia tài của mình. Thế là có tiếng súng nổ. Bên ngoài nghĩ rằng
bên trong người Da Đỏ đã nổi loạn, liền dùng súng máy bắn xối xả, tứ
phía vào những người Da Đỏ tập trung trong đó, không phân biệt già trẻ
lớn bé, đàn ông cũng như đàn bà. Một số binh sĩ Mỹ vào tước khí giới thổ
dân Da Đỏ cũng bị bắn chết. Một số rất ít Thổ dân Da đỏ sống sót chạy
thoát khỏi vòng vây, nhưng rồi cũng bị kỵ binh Hoa Kỳ đuổi theo giết nốt
mặc dầu họ không còn vũ khí trong tay
Sau khi cuộc chiến chấm dứt, ít ra đã có 150 người Da Đỏ Lakota, đàn
ông, đàn bà và trẻ em bị giết chết, 51 người bị thương, một số bị thương
nặng đã qua đời sau đó. Về phía quân đội Hoa Kỳ 25 binh sĩ bị giết, 39
người bị thương, phần lớn do vũ khí của quân bạn bắn nhầm. Sau cùng
chính phủ Liên Bang Hoa kỳ đã tặng huân chương Danh Dự cho ít ra là 20
binh sĩ của Liên Bang, không đếm xỉa đến nhũng nạn nhân thổ dân Da Đỏ đã
bị chết oan.
Thổ dân Da Đỏ trở thành công dân Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ
Ngày 2 tháng 6, 1924 Tổng thống Calvin Coolidge, vị Tổng thống thứ 30 của Hoa kỳ, ban hành đạo luật “Indian Citizenship Act”, cho tất cả những Thổ dân Da Đỏ sinh tại Hoa Kỳ được trở thành công dân Hoa kỳ. Do đó họ có tất cả những quyền Hiến định của công dân Hoa kỳ như bầu cử, ứng cử. Tuy nhiênchính phủ Liên Bang vẫn giữ một số quyền hạn trên những việc có tính cách nội bộ của thổ dân Da Đỏ.
Vì thế những xung khắc giữa thổ dân Da Đỏ với chính quyền Hoa Kỳ vẫn
thường hằng xẩy ra, như vụ môt số sinh viên thổ dân Da Đỏ ở San
Fransisco đã ra đảo Alcatraz chiếm giữ ít lâu (1969-1971), hay khoảng
300 bộ tộc Ogala Lakota quay lại chiếm giữ Wounded Knee Creeks tháng 2,
năm 1973, kỷ niệm cuộc thảm sát bộ tộc Lakota năm 1890, để phản đối
chính quyền Liên Bang đã không giữ lời hứa. Nhiều dân Da Đỏ từ nhiều
miền đất nước cũng chạy đến Wounded Knee Creeks để ủng hộ bộ tộc Ogala
Lakota. Quân đội Hoa kỳ đến bao vây. Hai bên giằng co 71 ngày, một người
Mỹ bị thương, hai người Da Đỏ bị bắn chết, Sau cùng những bậc trưởng
thượng Da Đỏ quyết định không chiếm giữ nơi đó nữa để tránh đổ máu thêm.
Chưa hết, tháng 6, 1975 hai nhân viên của FBI vào Vùng Dành Riêng Pine Ridge để bắt một số người Da Đỏ bị tố cáo là những kẻ cướp có vũ khí. Trong một cuộc chạm súng trong Pine Ridge, cả hai nhân viên FBI bị tử thương trong lúc còn trong xe hơi. Cuộc điều tra cho thấy có kẻ đã cố ý giết họ bằng những phát súng bắn thật gần.
Sau đó một thanh niên Da Đỏ tên là Leonard Peltier bị chính quyền bắt và kết án hai án tù chung thân với tội danh cố ý đả thương chí mạng hai người. Leonard Peltier kêu oan và mặc dầu được sự hậu thuẫn của nhiều danh nhân thế giới như các ông Nelson Mandela, Desmond Tutu, Đà Lai Lạt Ma thứ 14, Jessee Jackson.., chính quyền Liên Bang Hoa Kỳ vẫn giữ y án.
Sang đến năm 2010, theo thống kê của chính phủ Liên Bang thì dân số toàn dân Hoa Kỳ là 308 triệu. Trong số này 2.8 triệu (0.9%) là dân thuần giống thổ dân Da Đỏ và 2.3 triệu (0.7%) là thổ dân Da Đỏ lai căng. Tóm lại tất cả dân số Thổ dân Da Đỏ chỉ còn là 5.2 triệu người. Phần lớn dân thuần giống Da Đỏ là bộ tộc Navajo và Cherokee
Cũng vẫn theo thống kê, 78% thổ dân Da Đỏ sống ngoài Vùng Dành Riêng. Người thuần giống Da Đỏ có xu hướng sống trong Vùng Dành Riêng.
Đời sống kinh tế và xã hội trong Vùng Dành Riêng cho người Da Đỏ
Đời sống trong những vùng Dành Riêng cho thổ dân Da Đỏ rất tồi tệ.
- Dân chúng khoảng từ 50 đến 80% không có việc làm. - 54% học trò bỏ học, chỉ ở trình độ tiểu học. - Thanh niên hư hỏng, rượu chè be bét, kéo bè kết đảng. Trong Vùng Dành Riêng Pine Ridge đã có tới 39 băng đảng với khoảng 5000 thanh thiếu niên. - Nạn thiếu nữ chửa hoang rất đông. - Phụ nữ, thiếu nữ trong Vùng thường xuyên bị đánh đập, hãm hiếp hoặc bởi người quen hay bởi người lạ.Theo thống kê củaTrung tâm Kiểm Soát Bệnh Dịch (Center for Disease Control) thì 46 % phụ nữ trong Vùng Dành Riêng ở trong tình trạng này. 80% nạn nhân nói là kẻ phạm pháp không phải là người thổ dân Da Đỏ mà là những người từ ngoài xâm nhập vào. - Nhà cửa thiếu cho nên trung bình có 15 nhân mạng cùng sống trong một nhà, thiếu chỗ thì ra xe hơi mà ngủ. Ít ra là một phần ba căn nhà không có nước hoặc điện. Số trẻ em thổ dân yểu tử nhiều gấp ba lần số trẻ em Hoa kỳ. Một nửa dân số trên 40 tuổi bị bệnh tiểu đường, Lợi tức đầu người của Thổ dân Ogala Sioux là $US 7.000 một năm, chỉ bằng một phần sáu của người Hoa Kỳ. Thanh niên Sioux muốn có việc làm, kiếm ra chút ít tiền thì chỉ có cách là đăng ký nhập ngũ sang đánh nhau tại Afghanistan. Nếu có công việc nào tốt còn sót lại thì lại vào tay những nhân viên của chính quyền Liên Bang hay Hội đồng Thổ dân ở đó. Trung bình tuổi thọ của Thổ dân Sioux tại Pine Ridge là 50 tuổi.
Nhà chật phải ngủ trong xe Một nhà báo phóng viên đã viết: “Mỗi làn tôi lái xe đến làng Whiteclay ở tiểu bang Nebraska, ngay sát với Vùng Dành Riêng Pine Ridge, quang cảnh làm tôi rất đau lòng. Rất nhiều người, không sao đếm hết, say sỉn vì rượu, nằm bò bên đường. Đàn bà sẵn sàng hiến thân để được một chai bia. Tất cả đều là thổ dân Da Đỏ, bộ tôc Ogala Lakota”.
Trong Vùng Dành Riêng, những bậc trưởng thượng của bộ tộc cấm bán
rượu. Thổ dân Da Đỏ đã có một thoả ước với chính phủ Liên Bang là chỉ
được bán rượu ở những nơi cách biên giới Vùng Dành Riêng 10 miles. Tuy
nhiên những người Da Trắng (không phải thổ dân) vẫn ngang nhiên mở các
cửa hàng bán rượu ngay sát biên giới. Họ biết rằng bộ tộc Da Đỏ đang
phải vật lộn với nạn nghiện rượu mà họ vẫn cứ bán, cả cho những thiếu
niên chưa đến tuổi trưởng thành, bất chấp luật lệ Liên bang.
Khi hè về, mỗi ngày có bốn năm chục người Da Đỏ kéo nhau ra đường
nhậu nhẹt suốt ngày. 25% thanh niên thổ dân uống rượu, 75% người lớn
nghiện rượu
Lãnh tụ Da Đỏ đã đâm đơn kiện nhiều lần, rốt cục chẳng đi đến đâu. Họ tổ chức biểu tình trước những cửa hàng bán rượu. Cảnh sát biên phòng tiểu bang Nebraska đến giải tán, xua dân Da Đỏ trở về Vùng Dành Riêng bên South Dakota.
Nhiều nhà hảo tâm và những tổ chức thiện nguyện Hoa Kỳ muốn giúp dân Da Đỏ chống lại nạn nghiện rượu, đối đầu với chính quyền tiểu bang (South Dakota) và Liên Bang nhưng cũng chẳng đi đến đâu. Nhiều người còn cho rằng chính quyền đâu có muốn thay đổi điều gì khi phải đụng chạm đến những thỏa ước Hoa Kỳ đã ký kết trước đây với thổ dân Da Đỏ.
Trên toàn thể Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ, có khoảng 300 Vùng Dành Riêng cho thổ dân Da Đỏ. Những Vùng Dành Riêng lớn nhất và đông dân nhất là những vùng sau:
Tên VùngSouth Dakota 20,700
Sang thế kỷ thứ 19 Thổ dân Da Đỏ như Ogala Sioux đã có một nếp sinh hoạt là săn bắn bò mộng. Năm 1874, người ta đã khám phá ra có mỏ vàng tại vùng Black Hills. Nhiều người Hoa Kỳ, người tìm vàng, kẻ buôn bán, đủ các thành phần đã kéo nhau đến những Vùng Dành Riêng Indian Reservations, và thêm vào đó sự thiên vị, bất chấp những thỏa hiệp trước với người Da Đỏ của chính phủ Liên Bang, những Vùng Dành Riêng càng ngày càng bị thu hẹp lại. Năm 1851 Khu Vực Dành Riêng cho bộ tộc Sioux bao trùm môt phần của ba tiểu bang South Dakota, Nebraska và Wyoming kể ra đã khá lớn với 21 triệu mẫu tây.
Bản đồ Vùng Dành Riêng năm 1851.
Sang đến năm 1889 Vùng Dành Riêng bị cắt ra làm đôi vì 3 tiểu bang mới được thành lập. Hai Tiểu bang North Dakota và Wyoming không muốn có Vùng Dành Riêng cho Thổ dân Da Đỏ. Như vậy chỉ còn Tiểu bang South Dakota là có Vùng Dàng Riêng, tại đây người ta lại chia cắt thêm thành những Vùng Dành Riêng cho các bộ tộc khác nhau.
Bản đồ chỉ còn là:
Sau nhiều năm từ 1899 đến 2012, chính phủ Liên Bang lần lượt chiếm đất của Thổ dân Da Đỏ khiến cho họ chẳng còn bao nhiêu đất đai. Năm 1980 Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã phán quyết chính phủ Hoa Kỳ phải bồi thường cho Thổ Dân Da Đỏ những khoảng đất đã chiếm hữu tại vùng Black Hills. Cả vốn lẫn lời, số tiền tính ra lên đến trên một tỷ Mỹ Kim. Thế nhưng bộ tộc Sioux không nhận: họ muốn đất của họ phải trả lại cho họ.
Kết luận
Xem như trên những người thổ dân Da Đỏ đang phải đối diện với một tương lai mù mịt. Thống kê của chính phủ Liên Bang Hoa kỳ cho thấy dân số thổ dân này chỉ còn trên 5 triệu người trong số 308 triệu người dân Hoa Kỳ. Trước thế kỷ thứ 17 khi người Tây Âu mới đến xứ này tất cả các thổ dân Da Đỏ được ước lượng khoảng 12 triệu người.
Chính phủ Liên bang Hoa kỳ quả có ý muốn giúp dân Da Đỏ thật đấy nhưng tất cả đã xẩy ra không tốt đẹp như mọi người chờ đợi hay tưởng tượng. Họ có trên 300 Vùng Dành Riêng nhưng diện tích các Vùng dần dà bị cắt xén đi, thu hẹp lại. Kinh tế tại những Vùng Rành Riêng không phát triển được.. Vẫn theo thống kê của chính phủ Liên Bang 78% người Da Đỏ không ở trong Vùng Dành Riêng cho họ mà ra ngoài sinh sống vì cơ hội thăng tiến không có, họ muốn hòa nhập với người Da Trắng. Hậu duệ của người thổ dân Da Đỏ trở nên lai căng mỗi ngày một nhiều. Trong Vùng Dành Riêng cho thổ dân Da Đỏ chỉ còn những nhóm dân – tuy là thuần giống Da Đỏ đấy – thấy không thích hợp với lối sống của những người Da Trắng Tây Âu, nên chỉ muốn sống quây quần với nhau, rất nghèo khổ. Họ sinh sống bằng một ít lương thực họ sản xuất ra, trồng trọt ngô khoai đậu. Phần lớn họ phải nhờ vả vào những tấm ngân phiếu là số tiền hàng tháng – rất ít oi – của Chính phủ Liên Bang cấp phát cho họ dưới diện bảo trợ những người nghèo khổ.
Trở lại câu hỏi: tại sao thổ dân Da Đỏ lại rơi vào tình trạng này? Tìm ra manh mối để trả lời câu hỏi này không dễ dàng chút nào. Chúng ta có thể thấy hai nguyên nhân: nội tại và ngoại lai.
Nguyên nhân Ngoại lai thì rất nhiều và khá rõ:
- Chính quyền Liên bang ở xa muốn giúp người Da Đỏ, nhưng chính quyền Tiểu bang, hay chính quyền sở tại lại không thật tâm muốn giúp, lờ đi, đôi khi lại làm ngược lại.
- Nạn kỳ thị chủng tộc vẫn còn, nhất là đối với người Da Đỏ. Chính quyền địa phương thiên vị người Da Trắng, dành những quyền lợi tốt hơn cho người Da Trắng. Một thí dụ nổi bật trong nạn kỳ thị này là vấn đề nhiều dân Da Đỏ nghiện rượu. Theo thỏa ước giữa thổ dân Da Đỏ với chính quyền Liên Bang thì không ai được bán rượu xì ke ma túy gần Vùng Dành Riêng mà chỉ được bán cách xa 10 miles biên giới Vùng Dành Riêng. Trên thực tế, chính quyền tiểu bang và địa phương thả mặc sức cho những người Da Trắng mở tiệm bán rượu ngay trước lối vào Vùng Dành Riêng cho người Da Đỏ. Không những thế, FBI, cảnh sát địa phương lờ đi , coi như không thấy họ bán rượu cho những thiếu niên chưa trưởng thành mà theo luật định là một trọng tội
- Người Da trắng không muốn đem tiền vào đầu tư vào Vùng Dành Riêng vì không thấy có lợi nhuận cao như ở ngoài.
- Vùng Dành Riêng cho thổ dân Da Đỏ phần lớn là những vùng đất khô cằn, không mầu mỡ, không có những tài nguyên thiên nhiên như mỏ quặng để khai thác.
- Những Vùng Dành Riêng lại khuất nẻo, xa thị tứ, đi lại không dễ dàng..
Nguyên nhân nội tại không dễ tìm hiểu.
- Nhiều người cho rằng đất ít, dân thưa là lý do chính để thổ dân Da Đỏ không phát triển được. Lý do này được viện dẫn ra không có tính cách thuyết phục. Nhiều nước trên thế giới có diện tích quốc gia nhỏ hơn Vùng Dành Riêng và dân số ít hơn thổ dân Da Đỏ như Tiểu quốc (pricipauté de) Monaco (36,000 người, 1 mile vuông), Liechtenstein (36,000 người, 62 mile vuông), Bahamas (350,000, 5,300 mile vuông), Luxembourg (530,000, 998 mile vuông), nhưng vẫn là những quốc gia độc lập riêng biệt. Singapore, một nước hùng mạnh ở Đông Nam Á cũng có dân số sấp sỉ như thổ dân Đa Đỏ ở Mỹ châu, sống chật chội trên một mảnh đất có diện tích là 267 mile vuông.
- Nguyên nhân chính có lẽ phải tìm hiểu nơi cá tính người Da Đỏ, trong lịch sử, truyền thống, phong tục, tập quán, và văn hóa của dân tộc này. Trước kia, người Da Đỏ phần lớn là dân du mục, dùng săn bắn làm kề sinh nhai, hợp thành nhiều bộ lạc nhỏ, di chuyển nhiều nơi. Tinh thần “hợp quần là sức mạnh” không cao như các dân tộc khác. Người Da Đỏ sống một cuộc đời rất phóng khoáng, không bị gò bó trong những chuẩn mực đạo đức hay lề lối sống của một xã hội trật tự, có trên có dưới như nhiều dân tộc khác.
- Hệ quả của những sự việc trên là họ khó đoàn kết lại với nhau, dễ dàng theo bè kết đảng, nội bộ chia rẽ để cho người ngoài khống chế, dễ bị lợi dụng.
- Dân tộc Da Đỏ thiếu những người lãnh đạo, nhìn xa trông rộng, để lèo lái, dẫn dắt dân tộc ra khỏi những khó khăn, hiểm nghèo, đối đầu được với người Da Trắng.
Trên thế giới đã có nhiều dân tộc không còn có mặt trên địa cầu này nữa. Họ bị đồng hóa. Đã có những nền văn hóa lẫy lừng, dần dà phai nhạt đi, rồi biến mất. Dấu tích chỉ còn thấy trong một số Viện Bảo Tàng. Dân tộc Chàm ở miền Nam Trung Phần nước ta là một thí dụ.
Cho đến nay, dân tộc Da Đỏ còn cưỡng lại được phần nào sức ép kinh tế, văn hóa, xã hội, trong một cơ chế chính trị Tư Bản chủ nghĩa lấy lợi nhuận làm kim chỉ nam của người Da Trắng Tây Âu, là người Hoa Kỳ.
Tương lai dân tộc Da Đỏ rất ảm đạm.
Có lẽ vì vậy mà ngày 15 tháng 6, 2009, ông Barack Obama, vị Tổng Thống được nhiều người coi là người nhân hậu, đã mời một số lãnh tụ các bộ tộc Da Đỏ vào tòa Bạch Ốc để ông nói chuyện. Trong buổi nói chuyện ông đã tỏ ý quyết tâm đổi ngược lại đường lối của chính phủ liên bang cũ, đã quên và coi thường các bộ lạc Da Đỏ. Ông cũng nói là ông rất hiểu rằng những vị đại diện Da Đỏ đến đây hôm nay đã phải “có một lòng tin tưởng vượt bực” khi họ nghĩ tới những sự dối trá không tuân thủ những hiệp ước đẵ ký kết với các bộ lạc Da Đỏ trước đây của chính phủ Hoa Kỳ.
Tổng thống Obama đã biết rằng trong nhiều trại tập trung “Indian Reservations” tình trạng nghèo đói rất thê thảm. 80 phần trăn dân Do Đỏ không có công ăn việc làm. Bởi vậy ông thấy ông phải làm một điều gì của một người có lương tâm.
Trong chính phủ Obama hiện đã có hai vị gốc Da Đỏ tham gia chánh quyền . Một là cô Kimberly Teehee, thuộc bộ lạc Cherokees. Cô Teehee, tiến sĩ Luật khoa Đại học Iowa, hiện là cố vấn trưởng trong ủy ban
Bác sĩ Yvette Roubideaux quốc gia về người Mỹ gốc Da Đỏ. Hai là bác sĩ Yvette Roubideaux, 46 tuổi, trước làm giáo sư Đại Học. Arizona, nay làm giám đốc Da Đỏ Y Tế Sự Vụ, trong Bộ Y Tế và An Sinh Quốc Gia. Bác sĩ Roubideaux là thành viên của bộ tộc Da Đỏ Rosebud Sioux.
Âu cũng là niềm an ủi cho một dân tộc xấu số.
Và cũng là một bài học cho những dân tộc, những quốc gia không biết đến : “Hợp quần gây Sức mạnh, Đoàn Kết thì Sống, Chia rẽ thì Chết”./.
____________________________________________________
No comments:
Post a Comment