KAMI * GIÁO DỤC VIỆT NAM & THÁI LAN
Vì sao giáo dục Thái Lan và Việt Nam xếp cuối bảng trong khu vực?
Tin này đã khiến cho không ít người hoài nghi tính trung thực của báo cáo nói trên, vì điều trớ trêu là xếp hạng của giáo dục Việt nam đứng trên Thái lan một quốc gia được người Việt khá kiêng nể nhưng lại xếp dưới cả Campuchia, một quốc gia mà hầu như tất cả người Việt Nam có ý xem thường. Vậy thấy cũng cần phải nói rõ hơn về WEF và Báo cáo về Tính Cạnh tranh toàn cầu để mọi người được biết rõ hơn về nó.
The World Economic Forum - Diễn đàn Kinh tế Thế giới có tên viết tắt WEF là một tổ chức quốc tế độc lập và trung lập, hoạt động phi lợi nhuận, và không có bất kỳ liên kết thiên lệch nào đối với các yếu tố mang tính chính trị, quốc gia dân tộc, hay cá nhân đơn lẻ. WEF có trụ sở chính tại Davos - Thụy Sỹ, đây là một tổ chức quốc tế độc lập cam kết cải thiện tình trạng của thế giới bằng cách tham gia kinh doanh, chính trị, khoa học và các nhà lãnh đạo của xã hội để định hình chương trình nghị sự toàn cầu, khu vực và ngành công nghiệp. Hàng năm ngoài các cuộc họp quốc tế thường niên và nhiều cuộc họp khu vực khác mà khách tham dự là các chuyên gia kinh tế, tài chính, nhà đầu tư, kinh doanh có thứ hạng của thế giới tham gia. Diễn đàn Kinh tế thế giới có vai trò quan trọng như một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín và hoạt động hiệu quả, thu hút sự quan tâm và tham dự của hầu hết những người đứng đầu các nước lớn, các tổ chức quốc tế cũng như các tập đoàn, công ty hàng đầu thế giới để cùng nhau bàn thảo về những vấn đề then chốt toàn cầu (các xu thế vận động của kinh tế thế giới, mô thức tăng trưởng, các vấn đề quản trị nền kinh tế, quản trị doanh nghiệp, các vấn đề có tầm ảnh hưởng toàn cầu. Và Báo cáo cạnh tranh toàn cầu là một bản thông báo hàng năm có mức độ tin tưởng cao được Diễn đàn kinh tế thế giới phát hành.
Báo cáo này “nhằm đánh giá khả năng cung cấp mức độ thịnh vượng cao hay thấp đối với dân chúng ở mỗi quốc gia, trong đó có công bố “chỉ số cạnh tranh quốc gia” nhằm đo lường khuynh hướng của các thế chế, chính sách, những nhân tố tạo thành trạng thái hiện thời & những mức giới hạn về trạng thái thịnh vượng kinh tế”. Lần này theo Báo cáo năng lực cạnh tranh tòan cầu 2013 – 2014, theo đó, năng lực cạnh tranh của Việt Nam đã tăng 5 bậc, xếp hạng 70/148 (toàn cầu) và thứ 7/10 trong số các quốc gia trong khu vực Asean. Các quốc gia trong khu vực Asean được xếp thứ hạng (toàn cầu) lần lượt, cụ thể Singapore thứ 2, Malayxia thứ 24, Brunei Darussalam thứ 26, Thái lan thứ 37, Indonexia thứ 38, Philipin thứ 59, Lào thứ 81, Campuchia thứ 88 và Myanmar thứ 139.
Như trên đã nói, trong phần báo cáo "Tính hiệu quả của hệ thống giáo dục" cho biết Việt Nam chỉ xếp thứ 7 trong số 8 nước ASEAN được tiến hành khảo sát xếp hạng, kết quả của báo cáo cho thấy thứ hạng của Việt nam đứng trên Thái lan và xếp dưới Campuchia. Một điểm đáng lưu ý là báo cáo của WEF khẳng định rằng tài chính không phải là yếu tố quan trọng nhất để bảo đảm nền giáo dục tốt và lương giáo viên cao không hẳn tạo ra khả năng giảng dạy thích hợp thì sự hoài nghi đó phần nào được lý giải. Điều này là hoàn toàn đúng đối với nền giáo dục của Thái lan trong giai đoạn hiện nay. Từ khoảng 10 năm trở lại đây, các chuyên gia cho rằng nguyên nhân khiến cho chất lượng giáo dục của Thái lan thấp kém hơn so với các nước trong khu vực là do thu nhập của đội ngũ thầy cô giáo thấp do mức lương bình quân của ngành giáo dục thấp hơn các ngành khác. Và chính quyền Thái lan trong vòng 10 năm đã điều chỉnh ngân sách ưu tiên cho giáo dục từ 100.000 triệu baht năm 2004 lên hơn 300.000 triệu baht chủ yếu là dành cho việc tăng lương của giáo viên.
Trong vòng 10 năm nhà nước đã có 6 lần điều chỉnh tăng mức lương cho giáo viên trong ngành giáo dục với tổng số 26%,việc này đã làm cho hiện nay lương trung bình của giáo viên có thâm niên khoảng 15 năm cao hơn so với các ngành nghề khác. Nhưng đến lúc này người ta mới nhận thấy thu nhập của giáo viên không phải là vấn đề quyết định. Mà gần đây nhất, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Thái lan khi trả lời phỏng vấn của kênh TV3 cho biết trong đề thi của các kỳ thi vào đại học hoàn toàn đã không đề cập tới nội dung đã dạy cho học trò. Mà là các nội dung đặc biệt mà học sinh lớp 12 ở nông thôn - không có điều kiện học thêm hoàn toàn không biết.
Nền giáo dục có hiệu quả không hoàn toàn phụ thuộc vào ngân sách đầu tư cho giáo dục cuả các quốc gia nhiều hay ít. Mà có lẽ nó phụ thuộc vào phương châm và chiến lược phát triển giáo dục của từng quốc gia, đây là vấn đề quan trọng và mang tính quyết định. Vấn đề này một phần chịu ảnh hưởng của tư duy của các nhà lãnh đạo ngành giáo dục, đó là sự lựa chọn giữa một hệ thống giáo dục mang tính hình thức và một hệ thống giáo dục mang tính thực chất. Một hệ thống giáo dục mang tính hình thức và đối phó, đây có lẽ là điểm tương đồng giữa ngành giáo dục Việt nam và Thái lan. Ngân sách hàng năm dành cho giáo dục ở hai quốc gia này không hề nhỏ, chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng chi ngân sách nhà nước. Song cũng vì quá chú trọng về mặt hình thức, như cơ sở vật chất trường sở trang bị đồng phục của học sinh, hay thiết bị phục vụ công tác giáo dục quá mức cần thiết...
Ví dụ ở Thái lan để thu hút phiếu bầu đảng cầm quyền đã đưa ra chính sách và nhà nước đã tiến hành trang bị cho học sinh lớp 1 mỗi học sinh một máy máy tính bảng (tablet), xin hỏi việc trang bị một thiết bị như vậy cho một đứa trẻ 6-7 tuổi có phù hợp, đạt hiệu quả và cần thiết hay không? Cũng như giáo dục ở Việt nam tính hình thức của giáo dục đã chịu ảnh hưởng của nền chính trị độc đảng, đảng lãnh đạo thì cái gì cũng tốt kể cả giáo dục. Như việc lấy chỉ tiêu học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học làm cơ sở đánh giá chất lượng của ngành giáo dục nói chung và chất lượng dạy và học của các trường nói riêng là điều hoàn toàn sai lầm. Vấn đề căn bản và quan trọng nhất là ở chỗ cần phải có một tầm nhìn chiến lược cũng như triết lý và chính sách giáo dục đúng đắn và phù hợp. Điều này thì ở Việt nam các nhà quản lý giáo dục đã ít nhiều nhìn thấy, nhưng chưa họ làm được vì nhiều năm nay họ còn quá lúng túng với công việc tiến hành cải cách giáo dục và không biết khởi đầu tầm nhìn chiến lược cũng như triết lý và chính sách giáo dục của Việt nam bắt đầu từ đâu và khi nào?
Khác với Thái lan là các nhà quản lý giáo dục đã không tư duy được vấn đề này, mà bằng chứng gần đây nhất trong 2 năm đầu của nhiệm kỳ 4 năm của nội các của bà thủ tướng Yingluck Shinawatra, họ đã thay tới 4 đời Bộ trưởng Giáo dục. Thực trạng đó đã khiến tình trạng học sinh lớp 3 lớp 4 của Thái lan đọc không thông, viết không thạo chiếm tỷ lệ không nhỏ.
Một điều thấy rằng cũng phải cần nói, đó là tính thực dụng của người Thái lan vấn đề này cũng có hai mặt của nó, trong giáo dục cũng vậy. Người Thái lan khác người Việt ở điểm này. Người Thái sẵn sàng sao chép lại các mọi thứ thành tựu của con người đã đưa vào sử dụng trong cuộc sống mà họ cho là tốt để áp dụng ở quốc gia của họ, kể cả chính trị. Trong giáo dục cũng vậy, hệ thống giáo dục của Thái lan là sự pha trộn của giáo dục phương tây và phương đông nhưng tất cả đều dừng lại ở mức nửa vời không đến nơi đến chốn. Họ cũng theo đuổi phương châm “dạy ít, học nhiều” của phương tây, nhưng chỉ áp dụng một nửa là dạy ít. Còn việc làm thế nào để trò học nhiều thì hoàn toàn còn bị bỏ ngỏ và phó mặc cho học sinh. Cũng như, trong giáo dục ở bậc tiểu học và phổ thông trung học cũng vậy, do các hoạt động khác ngoài các môn học cũng được tính điểm và dùng để tính điểm trung bình, nên một số giáo viên đã giúp học sinh lấy điểm số thông qua các hoạt động này để bù cho phần điểm thi không đạt. Đây cũng là một biểu hiện của bệnh thành tích khá phổ biến, học sinh đủ điểm trung bình nhưng kiến thức thì hoàn toàn không có. Kết quả là trong 4 năm trở lại đây kết quả thi ONET của học sinh cuối cấp ở Thái lan với các môn học như Toán, Khoa học tự nhiên và Anh ngữ đều đạt dưới mức trung bình.
Kinh nghiệm của sự thành công nền giáo dục ở Singapore là một bài học tốt cho các nước khác. Ở Sinhgapore tiêu chí “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” không chỉ là khẩu hiệu, ở đó mọi chính sách ưu tiên cho ngành giáo dục được thực hiện một cách nghiêm túc trong mọi chính sách cụ thể của Singapore. Đây có lẽ là vấn đề mấu chốt mà hai quốc gia Việt nam và Thái lan phải coi đây là bài học cho mình. Hàng năm, trong kế họach đầu tư của mình, nhà nước Singapore luôn quan tâm và ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Bắt đầu từ năm 1997, khi “Thinking Schools, Learning Nation – TSLN” (Nhà trường tư duy, quốc gia học tập) được coi là Tầm nhìn chiến lược với vai trò định hướng đổi mới cho giáo dục Singapore. Trong đó “Nhà trường tư duy” là mô hình trường học – nơi tư duy sáng tạo, niềm say mê học tập suốt đời và tinh thần phụng sự tổ quốc của học sinh được kích thích ngay từ tuổi nhỏ. Còn theo mô hình “Quốc gia học tập”, học tập được coi là văn hóa quốc gia, trong đó mọi tầng lớp xã hội đều dồi dào tính sáng tạo và đổi mới.
Những cái đó cộng với phương châm giáo dục “dạy ít, học nhiều” đã giúp cho người họ (học sinh, sinh viên) nâng cao năng lực tư học, bám sát thực tiễn. Đồng thời phương châm này cũng giúp cho giáo viên và cán bộ quản lý để mỗi người luôn soi lại mình để cải tiến phương pháp giảng dạy sao cho đơn giản và hiệu quả nhất, giúp HS-SV thực sự làm chủ lớp học. Một điều không thể nhắc đến, là một trong những yếu tố giữ vai trò quyết định trong sự thành công của giáo dục Singapore đó là chính sách giáo viên, ở Singapore giáo viên phải là những người giỏi nhất và yêu nghề. với đầu vào của các giáo viên được chọn lọc hết sức kỹ càng. Đặc biệt số lượng chỉ tiêu tuyển sinh ngành sư phạm tương đương với lượng giáo viên thiếu trong ngành giáo dục. Do vậy, khi được tuyển chọn, sinh viên gần như chắc chắn được sẽ được Bộ giáo dục tiếp nhận và bảo đảm có việc làm cho họ. Điều đó khiến cho giáo viên ở Singapore luôn có sự tâm huyết với nghề nghiệp cũng như học của mình.
Vấn đề giáo dục là một vấn đề lớn, mang tính quyết định trong việc hoạch định chiến lược phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, nó cần phải được coi là trung tâm của vấn đề cải cách. Đầu tư cho giáo dục một cách đúng đắn sẽ thu được những hiệu quả vô cùng lớn và nó là một trong những việc cần được chú trọng giải quyết. Tuy nhiên trong giáo dục thì có rất nhiều vấn đề có liên quan cần phải bàn bạc để xem xét giải quyết , nhưng cũng cần lưu ý đối với giáo dục không thể tháo gỡ các tồn tại ở khúc giữa.
Ngày Nhà giáo VN, 20 tháng 11 năm 2013
© Kami
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA
TƯỞNG NĂNG TIẾN * BÊN BẠI CUỘC
Điều Rất May Của Bên Bại Cuộc
Thu, 12/05/2013 - 17:39 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
Đôi dép lốp của Bác, rõ ràng, không chỉ đã đi vào trái
tim toàn thể nhân loại mà còn đi vào vũ trụ và (sẵn trớn) đi
luôn vào lịch sử văn học nghệ thuật, và danh nhân của dân tộc
Việt.
Tôi bỏ ra nhiều thập niên để nghiên cứu về Vũ Trụ Học,
Thiên Văn Học, Đại Dương Học, Địa Chất Học, và Nhân Chủng Học.
Sau khi đã hoàn toàn thông thiên văn/ đạt địa lý, và hiểu thấu
(hết trơn hết trọi) mọi lẽ cơ trời huyền diệu – cuối đời –
thấy mình vẫn còn rảnh rỗi quá xá nên bèn tìm hiểu thêm
(chút đỉnh) về tiểu sử của những vị lãnh tụ được sùng bái
(nhất) trong khối cộng: Stalin, Lenin, Kim Nhật Thành, Kim Chính
Nhật, Hồ Chí Minh.
Cả năm đều có một điểm này chung: khi họ chuyển qua từ
trần thì dân chúng đều khóc lóc quả trời, quá đất – đến nỗi
có nơi bị lụt lội, thiệt hại đến mùa màng vì dư ... nước
mắt!
Họ còn có một điểm chung nữa: không ai mang dép khi tiếp
xúc với quần chúng, trừ ông Hồ Chí Minh. Cuộc đời của nhân
vật huyền thoại này gắn liền với đôi dép như hình với bóng,
ông lê la dép khắp mọi nơi – kể cả khi đi công du ở nước ngoài:
Khi Bác tới thăm 1 ngôi đền lớn và cổ kính của Ấn Độ thì có một
chuyện lạ xảy ra. Lúc Bác bước vào trong đền, để lại đôi dép bên ngoài
thì bất ngờ có hàng trăm phóng viên báo chí, nhiếp ảnh, quay phim ập đến
vây kín đôi dép cao su của Bác.
Họ như phục sẵn từ rất lâu rồi, một số phóng viên còn cúi xuống
dùng tay sờ, nắn đôi dép tỏ vẻ lạ lùng và trịnh trọng. Sau đó họ vội
vàng ghi chép lại những gì mình vừa thấy. Từ những góc độ, cự ly khác
nhau, các phóng viên thi nhau bấm máy, họ chen nhau để có được những vị
trí thuận lợi.
Rồi tiếp theo đó là cảnh đám đông dân chúng kéo đến từ các ngả, ùa vào để được ngắm nghía đôi dép.Đó chỉ là một cảnh tượng tự hào và cảm động mà bạn bè quốc tế đã dành cho đôi dép của Bác trong rất nhiều nơi Bác tới thăm. (“Trăm phóng viên nước ngoài vây kín đôi dép của Bác” – Tin Ngắn, 19/05/2013).
Cảnh tượng “tự hào và cảm độngmà bạn bè quốc tế đã dành cho
đôi dép của Bác” ở New Delhi, thực ra, chả là cái (đinh) gì nếu
so với lòng sùng kính của đồng bào trong nước – nhất là đối
với những người ở vùng xa, vùng sâu, vùng căn cứ cách mạng:
“Không dối lòng đâu, mỗi lần đi “dép Bác Hồ” là thấy bụng không
nghĩ điều trái, chân không đi hai đường. Chẳng riêng mình, cả làng này
ai cũng vậy. Chiến tranh khỏi nói, hòa bình rồi có biết bao chuyện khó…
Bông Rẫy hồi chiến tranh chỉ có 50 hộ, bây giờ đã lớn lên gần
120 hộ mà không còn ai đói, chỉ còn 10 hộ nghèo. Ai cũng có xe máy, hơn
một nửa đã làm được nhà xây. Không ai nghe lời kẻ xấu vượt biên trái
phép… Không nhờ phép lạ “dép Bác Hồ” sao được thế? Có “dép Bác Hồ” là
thắng tất!
Đinh Ngút cất lên một tràng cười sảng khoái. Ông nâng niu đôi dép mòn vẹt trên tay nói tiếp:
- Bông Rẫy bây giờ hãy còn gần hai chục người giữ
được “dép Bác Hồ” năm sáu chín như mình. Năm ngoái huyện đội vào xin mấy
đôi, nói để làm bảo tàng, dân làng mới cho. Phải để giáo dục bọn trẻ
chứ. Mất “dép Bác Hồ” là giẫm phải vết chân kẻ xấu đấy. Mừng là lũ thanh
niên bây giờ rất biết nghe lời người già. Chúng nó cũng học theo đi
“dép Bác Hồ”. Nhất trí với nhau: Ngày thường không nói, có ngày lễ là
phải đi “dép Bác Hồ”. Hôm học tập đạo đức, tư tưởng Bác mới đây, già trẻ
ai cũng lấy “dép Bác Hồ” ra mang, y như là chuẩn bị lên đường hồi chiến
tranh vậy…
(Lê Quang Hồi. “Làng Bông Rẫy Mang Dép Bác Hồ.” Quân đội Nhân dân 1-6-2009).
Đôi dép lốp của Bác, rõ ràng, không chỉ đã đi vào trái
tim toàn thể nhân loại mà còn đi vào vũ trụ và (sẵn trớn) đi
luôn vào lịch sử văn học nghệ thuật, và danh nhân của dân tộc
Việt:
“... vào năm 1970, một năm sau ngày Bác đi xa, nhà thơ
Nam Yên đã viết một bài thơ lời lẽ dung dị nhưng rất mực thắm thiết, gợi
lên cảm xúc thương mến Bác vô bờ. Bài thơ được nhạc sĩ Vân An phổ nhạc:
"Dép Bác, đôi dép cao su
Bác đi từ ở chiến khu Bác về
Phố phường trận địa
Nhà máy đồng quê
Đều in dấu dép Bác về, Bác ơi,
Dép này, Bác trải đường dài
Dép này, Bác mở tương lai nước nhà
Đường đi chiến đấu gần xa
Dấu dép cha già dẫn lối con đi."
Bác Hồ là biểu trưng của tất cả những gì dung dị, mang một bản
sắc dân tộc Việt Nam nhuần nhị, sâu xa nhất. Ngay cả quần áo, đồ dùng
tiện nghi của Bác cũng đơn sơ, mộc mạc trong đó đôi dép của Bác trở
thành một hình tượng thân quen, thắm thiết đối với chúng ta... (Trung Đức. “Đôi Dép Bác Hồ Đôi Dép Cao Su.” vietnamngayve 23-03-2013).
Hai chữ “chúng ta” trong câu văn thượng dẫn, tiếc thay, không
bao gồm cái đám dân miền Nam – nơi vùng địch tạm chiếm. Ở đây,
trong suốt chiều dài của cuộc chiến vừa qua không ai được mang
dép như Bác, và người dân cũng thiếu vắng hình ảnh của của
lãnh tụ kính yêu (cỡ Bác) để tôn thờ. Và có lẽ vì thế nên
có người đã sinh ra lòng đố kỵ, ghanh tị, rồi thốt ra những
lời lẽ xúc phạm đến Bác một cách rất nặng nề:
Nhưng người Hà Nội đến lạ! Họ biết Xã Hội
Chủ Nghĩa là cái bánh vẽ cực kỳ thối tha mà cứ hớn hở
ngồi vào lột lá bóc ăn và xơn xớt khen ngon khen ngọt đến nỗi
người ngoài nhìn vào phát thèm. Họ biết Hồ Chí Minh gian manh
xảo trá mà cứ ngoác miệng ngợi ca lúc ông ta còn sống và
khóc khô nước mắt khi ông chết. (Vũ Biện Điền. Phiên Bản Tình Yêu, Volume II. Fall Church,Virginia: Tiếng Quê Hương, 2012).
Nói thư thế là “vơ đũa cả nắm.” Ở đâu mà không có kẻ
này, kẻ nọ. Ở Hà Nội, cũng có người ngắm đôi dép bác Hồ
với đôi mắt ráo hoảnh:
“Một lần tôi quay cảnh ông thăm đồng bào nông dân ở Hải
Dương, mùa hè năm 1957. Sáng sớm hôm ấy trời mưa to, trên đường còn lại
những vũng nước lớn. Ðến một đoạn đường lầy lội ông tụt dép, cúi xuống
xách lên. Trong ống ngắm của máy quay phim tôi nhìn rõ hai bên vệ cỏ
không bị ngập. Tôi chợt hiểu: ông không đi men vệ đường bởi vì ông muốn
chưng đôi dép.” (Vũ Thư Hiên. Đêm Giữa Ban Ngày, 2nded. Fall Church, Virginia: Tiếng Quê Hương, 2008).
Ồ thì ra Bác dùng dép để chưng! Thảo nào mà đôi
dép râu đã được toàn ban Tuyên Giáo Trung Ương cầy cục, bằng
mọi cách, để đặt nó lên ...bàn thờ tổ quốc cho bằng được mới
thôi!
Và thế mới biết là cái khái niệm “chính chủ” của (đương
kim) Bộ Trưởng Đinh La Thăng không phải là hoàn toàn vô lý hay vô
cớ. Cùng là đôi dép cao xu, sản xuất hàng loạt, nhìn thô kệch
y hệt như nhau mà Bác thì xử dụng nó như là vật trang sức
cho cuộc đời hoạt động chính trị của mình, và cũng phần nào
nhờ nó mà sự nghiệp cách mạng của Bác có lúc đã lên đến
“đỉnh cao chói lọi,” còn đám thường dân (dấm dớ) mà buộc phải
xỏ chân vào là đời kể như khốn nạn – nếu không bỏ mạng thì
cũng bỏ mẹ như chơi. Coi nè:
12/8/1967- Bù Đốp, miền Nam Việt Nam
Tù binh Việt Cộng 15 tuổi… Ảnh và chú thích:chauxuannguyen.org
Tù binh Việt Cộng 15 tuổi… Ảnh và chú thích:chauxuannguyen.org
Hình ảnh này nếu dùng để minh hoạ cho bài thơ “Vay Tuổi” của Phùng Cung là (kể như) hết xẩy:
Con vừa mười sáu tuổi đời
Nửa đêm vay tuổi lấy người chiến tranh
Đèn con tiễn đến cổng đình
Quay về hụt bước ngỡ mình chiêm bao
Khe Sanh – Dốc miếu là đâu
Vắng con nhớ đến bạc đầu cô đơn
Máu chiều gội đỏ hoàng hôn
Nghĩa trang mồ giả, nắm xương không mồ...
Dù cũng sinh ra trong thời chinh chiến nhưng vì sống bên này
vỹ tuyến nên tôi may mắn hơn những người cùng tuổi với mình.
Trong khi họ chân đi dép râu, vai đeo ba lô, tay ôm súng đạn vượt
Trường Sơn thì tôi vẫn được ngồi yên lành ở trường trung học
công lập Trần Hưng Đạo – Đà Lạt.
Dù vậy, rất ít khi tôi chịu ngồi yên trong lớp. Một tuần,
ít nhất cũng có đến hai ba hôm tôi bỏ học. Tôi ra ngồi cà phê
Tùng (Đà Lạt) để tập uống cà phê đen, hút thuốc lá Basto Xanh,
nghe nhạc Beatles hay đọc Im Lặng Hố Thẳm và Hố Thẳm Tư Tưởng của Phạm Công Thịện – nếu vào buổi sáng.
Chiều, tôi đi lang thang quanh đồi Cù rồi ngồi dựa gốc thông hát nhạc vàng (Thu Vàng, Chiều Vàng) nho nhỏ chỉ đủ chính mình nghe:
-Chiều hôm qua lang thang trên đường
Hoàng hôn xuống, chiều thắm muôn hương
chiều hôm qua mình tôi bâng khuâng
Có mùa Thu về, tơ vàng vương vương
Hoàng hôn xuống, chiều thắm muôn hương
chiều hôm qua mình tôi bâng khuâng
Có mùa Thu về, tơ vàng vương vương
-Trên đồi xanh chiều đã xuống dần
Mặt trời lấp ló sau đồi chiều vàng.
Riêng mình ta ngồi ngắm quanh trời
Lạnh lùng nghe tiếng chim chiều gọi đàn
Mãi cho đến sau Mùa Hè Đỏ Lửa, khi đã hai mươi tuổi, tôi
mới nhận được giấy mời của Nha Động Viên đi trình diện nhập
ngũ “để sát cánh cùng quân dân cán chính chống cộng sản xâm
lược.”
-Ý Trời, cộng sản xâm lược hồi nào vậy cà?
- Sao hồi giờ không nghe ai nói gì hết trơn hết trọi về cái vụ này há?
- Mà họ xâm lược làm chi mới được chớ? Why and for what?
Đến khi tôi tìm ra được giải đáp cho những câu hỏi trên thì
mọi sự đã trở nên quá muộn, tôi đã trở thành một kẻ thuộc
bên thua cuộc. Dù sao (nói có thánh thần làm chứng) tôi vẫn
cảm ơn Trời là đã may mắn không sinh ra và lớn lên ... ở Bên Thắng Cuộc, cái bên mà vô số thiếu niên hay thiếu nữ phải đi dép râu để cùng với Bác hành quân rồi trở thành “những đoá hoa bất tử nơi ngã ba Đồng Lộc”
hay tù binh trên đường Trường Sơn. Hiếm hoạ mới có người vào
đến được Sài Gòn để rồi trở về với con búp bê, hay cái khung
xe đạp trên vai!
Nguồn ảnh: sacei07.org
Suy cho cùng trong mỗi cuộc chiến tranh. Bên nào thắng thì nhân dân cũng bại. Nhưng ở bên bại cuộc (chắc) đỡ bại hơn, chút xíu!
NGUYỄN NGỌC GIÀ * CỘNG SẢN ĐÁNH NHAU
Cộng sản đánh nhau và hành động của chúng ta
Mượn ý của người cộng sản, cách đây gần 70 năm - để đặt tựa cho bài
viết này. Khi Nhật - Pháp đánh nhau, người cộng sản đã xúi giục dân
chớp thời cơ, theo họ cướp chính quyền và khi thành công, họ đã phản bội
hoàn toàn lợi ích dân tộc Việt Nam từ dạo ấy.
Người cộng sản đang đánh nhau
Trong bài "Nhà ngoại cảm và người cộng sản" [1], người viết đã trình ra trước công luận một số biểu hiện người cộng sản đang tranh giành quyền bính và triệt hạ lẫn nhau, dù chính thể này đang trên đường tiêu vong.Những trang thông tin mang tên: Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Thị Kim Ngân, Trần Đại Quang, Phùng Quang Thanh, Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Tô Huy Rứa, Tô Lâm, Đinh Thế Huynh v.v... làm người dân không khỏi đặt câu hỏi: Tại sao chúng ngang nhiên tồn tại và những ai, những tổ chức nào đã cấp kinh phí cho chúng [2] duy trì hoạt động sau những "cái đuôi": ".org", ".com", ".net" v.v...?
Bất kể những người ủng hộ chế độ độc tài toàn trị, một khi "ngã ngựa", các trang web nói trên cũng không buông tha, bằng cách xúm vào đánh hội đồng, dù đó là Trương Duy Nhất [3], Phạm Viết Đào [4], hoặc mới đây, qua vụ "nhà ngoại cảm", chúng cũng không bỏ qua những cái tên do bà Nguyễn Thị Kim Ngân hay ông Nguyễn Tấn Dũng tặng bằng khen. Nói cách khác, thông qua "nhà ngoại cảm", chúng đang sử dụng chiêu thức "đục nước béo cò", khi bà Phó Chủ tịch Quốc hội và ông Thủ tướng tỏ ra sơ hở, thông qua việc tặng bằng khen cho những tay lừa đảo dùng những mảnh bằng này để "hành nghề" tìm "hài cốt liệt sĩ".
Các trang này cũng "đeo bám" chặt nhiều người đấu tranh dân chủ, mới đây blogger Nguyễn Lân Thắng tiếp tục trở thành nạn nhân từ trang nguyentandung.org và được các trang "đồng liêu" dẫn về, như truongtansang.net [5]. Trước đây có trang "Tư Sang Nham Hiểm" tập trung đánh vào ông Trương Tấn Sang [6], nhưng dạo gần đây đã biến mất trên "chiến trường" không để lại dấu vết (!).
Dù các trang "mượn danh" nói trên tỏ ra "trung dung" khi đưa tin, nhưng không tài nào ngụy biện được, vì không một vị chủ tịch nước, thủ tướng, bộ trưởng, chủ tịch quốc hội v.v... rảnh rỗi và dư tiền đến nỗi "mướn người" đôi co, hạ nhục công dân của mình. Bởi khi làm những việc hèn mọn đó, chính các vị cấp cao tự hạ thấp uy tín và tầm thường hóa vị trí quyền lực của họ trong mắt người dân và cả dư luận quốc tế.
Thật nhục nhã! Chưa có một quốc gia nào lại để những kẻ "khuất mặt khuất mày" tự tung tự tác biến thủ tướng, bộ trưởng v.v... thành những kẻ chua ngoa, vô học khi lấy tên riêng của họ để bôi nhọ thông qua việc "ăn thua đủ" với công dân như tại "xứ sở thiên đường XHCN". Tại sao những kẻ này ngang nhiên sử dụng rất nhiều tên cá nhân của những ông (bà) cấp cao, nhưng vẫn nhởn nhơ tồn tại mà không một cơ quan công quyền nào, không một tờ báo "lề đảng" nào dám hó hé đặt câu hỏi chính thức với Ban Tuyên giáo và Bộ Thông tin - Truyền thông?
Một thời gian dài hoạt động công khai và táo tợn "mượn đại" tên tuổi lãnh đạo cấp cao nhất Việt Nam, nhưng chưa bao giờ thấy Ban Tuyên giáo trung ương, Bộ Thông tin - Truyền thông kết hợp với công an, viện kiểm sát, tòa án điều tra, bắt giữ, khởi tố những kẻ nào đứng phía sau các trang mạng mạo danh và ngụy danh, dù ai cũng biết Vũ Hải Triều đã từng huênh hoang thông báo phá sập 300 trang báo và blog, y gọi là "xấu". Chẳng lẽ bộ máy công quyền bất lực? Hay một sự dung dưỡng từ nhiều phía nào đó xuất hiện từ lâu mà ngay nội bộ người cộng sản biết rõ nhưng không dám động tới?
Một dạo, trang nguyentandung.org giễu cợt ngay chính ông Thủ tướng trong một bài viết về bà Trần Ngọc Sương, bằng cách đăng hình một bộ phim cổ trang Hàn Quốc minh họa cho bài viết này [7] (xem ảnh), lúc đó Dân Luận đã chụp lại để làm bằng chứng. Hiện nay, bài viết này vẫn còn, nhưng phần hình đã sửa lại, lấy đúng ảnh bà Trần Ngọc Sương [7A]. Đó thêm một chi tiết nhỏ nhưng đắt giá, để rộng đường dư luận, suy nghĩ xem những kẻ núp sau các trang này thuộc thế lực nào?
Cần nhắc lại công văn 7169/VPCP - NC [8] do Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 12/9/2012. Trong đó, yêu cầu phải nghiêm trị bất kỳ trang nào có bất kỳ bài viết nào nhằm bôi nhọ tên tuổi lãnh đạo cấp cao nói riêng và chống chế độ nói chung, không chỉ riêng danlambao, quanlambao, biendong.
Thay vì Nguyễn Bắc Son nói [9]: “Nếu ta có nhiều tin tốt thì sẽ có điều kiện đẩy lùi tin xấu chưa được kiểm chứng trên các trang mạng, trang báo, như người ta đã nói “khi lúa tốt thì không còn cỏ dại nữa”, thì điều ông ta và các ông (bà) cộng sản khác nên ngẫm nghĩ về tục ngữ: "Nuôi ong tay áo, nuôi khỉ dòm nhà". Hôm nay có thể lũ "khỉ đột" cắn, bầy "vò vẽ" đốt "kẻ thù" theo lệnh ta, nhưng ngày mai nó sẵn sàng quay lại "làm thịt" ta, một khi nó tìm thấy mối lợi lớn hơn và vững chắc hơn. Đó là phương châm sống của những hạng phản phé, tráo trở và bất lương. Có thể nói, chúng chính là "những con người XHCN" do chế độ cộng sản hoài thai và sinh sản.
Báo Người Lao Động cho hay [10] "Văn phòng Chủ tịch nước chuyển đơn vụ án Hàn Đức Long", trong có đoạn: "Bà Bùi Thị Keng, Vụ trưởng Vụ Pháp luật thuộc Văn phòng Chủ tịch nước, vừa ký văn bản thông báo việc đã chuyển đơn của Trung tâm Tư vấn pháp luật - Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị xem xét lại vụ án Hàn Đức Long..." có thể bị oan sai về việc "giết người" và "hiếp dâm trẻ em".
Cùng bài báo, phóng viên cho biết: "ông Thân Văn Khoa - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Giang - cho biết đã nắm được vụ việc qua báo chí và khẳng định: “Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã có thư tay đề nghị Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chỉ đạo ngành tòa án xem xét lại vụ án, như vậy chứng tỏ vụ này có vấn đề...". Sau này, bất cứ ai bị oan ức, hãy đồng loạt rủ nhau kéo đến nhà riêng của ông Lê Khả Phiêu để đảm bảo vụ án của mình được "đèn trời soi xét" (!).
Ông Lê Khả Phiêu, người đã từng gọi "đồng chí" của mình một cách "trìu mến" - "thằng y tá" [11], có nhà riêng tại số 7/36C1 Lý Nam Đế quận Ba Đình - Hà Nội [12], với cuốn sách "Mênh mông tình dân", nay gây "xúc động" mãnh liệt, khi tỏ ra quan tâm sâu sắc đến Hàn Đức Long. Đó là địa chỉ đáng tin cậy, một cơ hội quá lớn mà không một người dân oan nào nên bỏ lỡ.
"Liên đoàn Luật sư Việt Nam", tiền thân do chính tay Thủ tướng ký Quyết định số 76/QĐ-TTg, ngày 16/01/2008, phê duyệt Đề án "Thành lập Tổ chức Luật sư toàn quốc", sau này cài cắm Lê Thúc Anh vào [13], người đã bị Luật sư Nguyễn Đăng Trừng phản đối kịch liệt, nay chính "Liên đoàn" này cũng hăng hái và nhiệt tình giúp dân oan như thế, quả thật đáng khích lệ và gây cảm động lớn trong dân chúng.
Hành động của chúng ta
Mạng lưới blogger Việt Nam vừa ra thông báo [14] với 5 yêu cầu và 5 hành động thiết thực cho tự do dân chủ tại Việt Nam.Trong khi đó, "Ở Trung Quốc, giới lãnh đạo đang lo sợ lặp lại số phận của Liên Xô" [15] đồng thời "Tòa án Tây Ban Nha ra lệnh truy nã quốc tế Giang Trạch Dân và Lý Bằng" [16] vì tội "diệt chủng" đối với người Tây Tạng trong thập niên 80-90. Điều kiện để Tòa án Tây Ban Nha phát lệnh truy nã, vì có một người Tây Tạng lưu vong, mang quốc tịch Tây Ban Nha khởi kiện. Nhà nước Tây Ban Nha cũng mở rộng điều tra đến cả Hồ Cẩm Đào, vì không còn được quyền đặc miễn, từ khi thôi chức Chủ tịch nước vào tháng 11/2012.
Gần đây, tại Trung Quốc, một đảng chính trị mới xuất hiện có tên "Chí Hiến" [17]. Bối cảnh ra đời trong sự suy tàn của ĐCSTQ và mâu thuẫn nội bộ nghiêm trọng với án tù dành cho Bạc Hy Lai đã kích thích chính đảng này ra đời để ủng hộ Bạc.
Trước đó, 10/09/2013, Tòa hình sự Quốc tế La Haye (Hà Lan) khai mạc phiên tòa [18] xét xử Phó Tổng thống Kenya William Ruto về cáo buộc phạm « tội ác chống nhân loại », liên quan đến các bạo lực đẫm máu sau cuộc bầu cử tổng thống 2007. Tháng 11/2013, Tổng thống Kenya Uhuru Kenyatta cũng phải ra tòa vì cáo buộc tương tự. Căn cứ để đưa cả Tổng thống và Phó Tổng thống nước này ra tòa, do quốc gia Kenya đã tham gia "Quy chế Rome 1998" - Tòa Hình sự Quốc tế (ICC - International Criminal Court).
Lưu ý, Tòa ICC là một tòa án thường trực [18A] để truy tố các cá nhân phạm tội ác diệt chủng, tội ác chống lại loài người, tội ác chiến tranh, và tội ác xâm lược. Riêng tội ác xâm lược, tòa bắt đầu thụ lý từ năm 2017. Tòa này ra đời vào ngày 01 tháng 7 năm 2002 - ngày hiệp ước thành lập, Quy chế Roma về Tòa án Hình sự Quốc tế, hiệu lực, và nó chỉ có thể truy tố tội phạm vào ngày hoặc sau ngày đó. Trụ sở chính thức của tòa án là ở Den Haag, Hà Lan, nhưng các tố tụng hình sự của tòa có thể diễn ra bất cứ nơi nào .
Có lẽ đó là lý do cốt tử mà cộng sản Việt Nam biết rõ, nên không muốn tham gia "Quy chế Rome 1998", minh chứng từ viện dẫn cách đây 5 năm của Bộ Tư Pháp [19]: "...chưa phải là vấn đề cấp bách vì Việt Nam đang có một nền hoà bình và ổn định, hơn nữa ICC không liên quan đến những lợi ích kinh tế trước mắt dễ nhận thấy nên chưa cần thiết phải nghiên cứu, gia nhập Quy chế Rome" . Viện dẫn này trong bối cảnh kinh tế Việt Nam vào năm 2008 vẫn còn đầy hào nhoáng với các chỉ số kinh tế luôn tốt đẹp. Giờ đây, bộ mặt kinh tế đã phơi bày thê thảm. Chính tính thực dụng không cần che giấu qua trích dẫn trên, cho thấy tâm địa đen tối và tham lam của người cộng sản rõ hơn bao giờ hết.
Do đó, chỉ có thể buộc cộng sản Việt Nam thỏa hiệp và chấp nhận tham gia vào "Quy chế Rome 1998" khi nền kinh tế Việt Nam hiện nay chực chờ vỡ tung vào bất kỳ thời điểm nào. Đây là cơ hội quá tốt cho tất cả các lực lượng, cá nhân uy tín đang đấu tranh dân chủ trong ngoài nước tận dụng.
Việc trúng cử vào UNHRC hay ký kết "Công ước chống tra tấn" (viết tắt CAT), người cộng sản Việt Nam mạnh dạn tham gia và hoan hỉ vui mừng, vì điều quan trọng nhất là những cam kết này không kèm theo bất kỳ chế tài nào đi cùng. Những cam kết này hoàn toàn mang tính tự nguyện, tự giác, đúng nghĩa hòa nhập thế giới để đỡ mang tiếng hoang dã, rừng rú. Nói tóm lại, nó chỉ là những cam kết mang tính trang trí, vô thưởng vô phạt. Do đó, không có gì vui mừng, cũng không có gì đáng phẫn nộ với những "chú khỉ hát xiệc", có lúc vụng về một chút, đôi khi lại tỏ ra đủ khéo léo, để làm vừa lòng "khán giả" năm châu.
Dựa vào các căn cứ nói trên, có lẽ điều các chuyên gia kinh tế, luật sư, luật gia v.v... và mọi người đấu tranh dân chủ trong, ngoài nước nên suy nghĩ, hợp lực để biến thành hiện thực:
- Làm sao để "quốc tế vận" và "quốc nội vận" sao cho "Nhà nước CHXHCNVN" buộc phải tham gia vào "Quy chế Rome 1998"? Chính việc tham gia vào "Quy chế Rome" để mọi tội lỗi giới chóp bu được quốc tế xét xử công khai, công bằng, ôn hòa, mới mở ra con đường dân chủ hóa trong hòa bình tại Việt Nam. Bằng ngược lại, khó tránh biến cố bạo loạn, ám sát, khủng bố mang tính du kích hay liều chết v.v... chực chờ bùng nổ, xuất phát từ tính chây ì, ương bướng, bạo ngược và tàn ác của người cộng sản, khiến người dân không còn tiếp tục chịu đựng thêm nữa. Đặc biệt, khi gắn với nền kinh tế đã quá tả tơi. Từ nay đến 2014 - 2015, không thấy bất kỳ một tia sáng nào cho ĐCSVN với sự bảo thủ cùng cực, không chịu thay đổi hiến pháp. Điều cần lưu ý, khi tham gia "Quy chế Rome", những thành phần cấp trung cao, trung và thấp hầu như không thuộc phạm vi tòa triệu tập trong tư cách bị cáo. Đó là điều mà lực lượng tay sai hiện nay nên suy nghĩ kỹ về việc thoát tội, bởi tòa ICC chỉ xét xử những kẻ cầm quyền cấp cao nhất và trực tiếp ra chủ trương. Đây cũng là mấu chốt để những ai còn đang phân vân và tiếp tay cho cộng sản Việt Nam chống lại nhân dân suy nghĩ kỹ về một con đường dân chủ ôn hòa nhất. Không có gì là không phải trả giá. Nợ nhiều trả nhiều, nợ ít trả ít. Chẳng ai đi bắt tội "thiên lôi".
- Phải chăng tất cả tù nhân lương tâm đã ra khỏi nhà tù nhỏ dù ở trong nước hay đã ra nước ngoài, đang bị quản chế hay bị giam lỏng, hoặc các nhà bất đồng chính kiến đã đi tị nạn chính trị, đã đến lúc liên kết và hình thành một hình thức tựa như "Mạng lưới blogger Việt Nam" để cùng ra tuyên bố: Chúng tôi hoàn toàn vô tội và phản đối án tù phi pháp? Lời tuyên bố trực tiếp như thế này, có vẻ mạnh mẽ hơn rất nhiều so với "Mạng lưới blogger Việt Nam" lên tiếng thay?
- Phải chăng tất cả thân nhân của những tù nhân lương tâm còn đang ở tù cùng kết hợp những người ở mục 2, để thay mặt người thân đang ở tù, cùng ký vào tuyên bố như trên? Song hành với nó, đồng loạt gởi đơn yêu cầu "giám đốc thẩm" hoặc "tái thẩm" cho thân nhân mình trong tình hình mới (Việt Nam vừa tham gia UNHRC, CAT)?
- Phải chăng cần một phái đoàn do UNHRC cử tới với thời gian sớm nhất? Đã đến lúc cần lập một ủy ban giám sát độc lập, gồm nhiều thành phần khả tín và uy tín, trong đó có các cựu tù nhân lương tâm và thân nhân của tù nhân lương tâm đang thụ án, mà những người này đủ khả năng và kiến thức chuyên môn, nhằm thay mặt toàn bộ các tù nhân lương tâm và thân nhân của họ để kết hợp với phái đoàn do Liên Hiệp Quốc cử tới, nhằm đạt tính khách quan khi điều tra những tố giác vi phạm nhân quyền?
- Tất cả dân oan, dù bất kỳ hình thức oan sai nào, từ thân nhân bị công an đánh chết, bản thân bị xử oan, mất đất, bị đàn áp, gây thương tích v.v... trên mọi miền đất nước, có lẽ đã đến lúc cùng nhau đồng loạt trực tiếp đến gởi đơn kêu oan cùng các chứng cứ cho: ông Lê Khả Phiêu, ông Trương Tấn Sang, Liên đoàn luật sư Việt Nam, Liên đoàn Luật sư của từng địa phương?
- Không lẽ trong hơn 2 triệu người gốc Việt sống ở nước ngoài không có một người nào có đủ điều kiện để tiến hành khởi kiện Việt Cộng tại Tòa án Tây Ban Nha như người Tây Tạng đang kiện Trung Cộng?
- Đã là thời điểm chín muồi để thành lập một chính đảng trong nước như lời kêu gọi của ông Lê Hiếu Đằng, ông Hồ Ngọc Nhuận với sự đồng thuận từ nhiều ý kiến khác?
Kết
Kinh tế Việt Nam đang tơi tả. Chính trị Việt Nam đang bế tắc. Quốc phòng Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng. Dân tình Việt Nam tựa những đập thủy điện nứt nẻ, chuẩn bị vỡ tung. Thế giới đang dành cho lực lượng dân chủ một thiện cảm sâu sắc cùng sự quan tâm nhân quyền Việt Nam rõ rệt. Lúc này hay bao giờ để người Việt trong và ngoài nước cùng xắn tay áo thực hiện một cuộc chuyển đổi hòa bình cho một chính phủ hậu cộng sản?Nguyễn Ngọc Già, Việt Nam 21-11-2013
*Nội dung bài viết không phản ảnh quan điểm của RFA
________________
[1] http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/nguyen-ngoc-gia-11062013-11062013091939.html
[2] http://bolapquechoa.blogspot.com/2013/11/gia-dang-lanh-ao.html
[3] http://nguyentandung.org/vu-truong-duy-nhat-bai-hoc-cho-nhung-ke-ngong-cuong-vong-tuong.html
[4] http://nguyentandung.org/pham-viet-bua.html
[5] http://truongtansang.net/nguyen-lan-thang-la-dua-chau-dua-con-bat-hieu.html
[6] https://danluan.org/tin-tuc/20130420/truong-duy-nhat-hau-quan-lam-bao
[7] https://danluan.org/tin-tuc/20120119/nguyen-ngoc-gia-ba-tran-ngoc-suong-ong-doan-van-vuon-cuoc-thu-hung-sap-toi
[7A] http://nguyentandung.org/nguyen-tan-dung-thong-tin-thi-cu-dua-nhieu-chieu-nhung-an-tai-ho-so.html
[8] http://thuvienphapluat.vn/archive/Cong-van-7169-VPCP-NC-xu-ly-thong-tin-co-noi-dung-chong-Dang-va-Nha-nuoc-vb147534.aspx
[9] http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/150224/-anh-sang-toa-khap-noi-thi-bong-toi-khong-con-.html
[10] http://nld.com.vn/phap-luat/van-phong-chu-tich-nuoc-chuyen-don-vu-an-han-duc-long-20131116065626740.htm
[11] https://danluan.org/tin-tuc/20120523/tro-chuyen-voi-tuong-dang-quoc-bao-va-cuu-tbt-le-kha-phieu
[12] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/inpictures/story/2009/01/090126_leaders_house.shtml
[13] http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/11142013-thoisu-nngia-11142013113214.html
[14] http://danlambaovn.blogspot.com/2013/11/thong-bao-cua-mang-luoi-blogger-viet.html
[15] http://danlambaovn.blogspot.com/2013/11/o-trung-quoc-gioi-lanh-ao-ang-lo-so-lap.html#.Uo3-GVusqW4
[16] http://danlambaovn.blogspot.com/2013/11/toa-tay-ban-nha-ra-lenh-truy-na-quoc-te.html#.Uo3-Q1usqW4
[17] http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131111/xuat-hien-dang-chinh-tri-moi-o-trung-quoc.aspx
[18] http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130910-toa-hinh-su-lahaye-lan-dau-tien-xu-mot-pho-tong-thong-tai-vi
[18A]http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%B2a_%C3%A1n_H%C3%ACnh_s%E1%BB%B1_Qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF
[19] http://moj.gov.vn/ct/tintuc/Pages/thong-tin-khac.aspx?ItemID=3605
Wednesday, December 4, 2013
HUỲNH LONG AN * GIÁO DỤC VNCH
Nhìn lại nền Giáo dục VNCH : Sự tiếc nuối vô bờ bến
Huỳnh Long An
Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là nền giáo dục Việt Nam dưới chính thể Việt Nam Cộng Hòa. Triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng hòa là nhân bản, dân tộc, và khai phóng. Hiến pháp Việt Nam Cộng Hòa nhấn mạnh quyền tự do giáo dục, và cho rằng “nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí”, “nền giáo dục đại học được tự trị”, và “những người có khả năngmà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn”.
Hệ thống giáo dục Việt Nam Cộng Hòa gồm tiểu học, trung học, và đại
học, cùng với một mạng lưới các cơ sở giáo dục công lập, dân lập, và tư
thục ở cả ba bậc học và hệ thống tổ chức quản trị từ trung ương cho tới
địa phương.
Tổng quan
Từ năm 1917, chính quyền thuộc địa Pháp
ở Việt Nam đã có một hệ thống giáo dục thống nhất cho cả ba miền Nam,
Trung, Bắc, và cả Lào cùng Campuchia. Hệ thống giáo dục thời Pháp thuộc
có ba bậc: tiểu học, trung học, và đại học. Chương trình học là chương
trình của Pháp, với một chút sửa đổi nhỏ áp dụng cho các cơ sở giáo dục ở
Việt Nam, dùng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính, tiếng Việt chỉ là ngôn
ngữ phụ. Sau khi Việt Nam tuyên bố độc lập vào năm 1945, chương trình
học của Việt Nam – còn gọi là chương trình Hoàng Xuân Hãn (ban hành thời chính phủ Trần Trọng Kim - được đem ra áp dụng ở miền Trung và miền Bắc. Riêng ở miền Nam,
vì có sự trở lại của người Pháp nên chương trình Pháp vẫn còn tiếp tục
cho đến giữa thập niên 1950. Đến thời Đệ Nhất Cộng Hòa thì chương trình
Việt mới được áp dụng ở miền Nam để thay thế cho chương trình Pháp. Cũng
từ đây, các nhà lãnh đạo giáo dục Việt Nam mới có cơ hội đóng vai trò
lãnh đạo thực sự của mình.
Ngay từ những ngày đầu hình thành nền Đệ Nhất Cộng Hòa,
những người làm công tác giáo dục ở miền Nam đã xây dựng được nền móng
quan trọng cho nền giáo dục quốc gia, tìm ra câu trả lời cho những vấn
đề giáo dục cốt yếu. Những vấn đề đó là: triết lý giáo dục, mục tiêu
giáo dục, chương trình học, tài liệu giáo khoa và phương tiện học tập,
vai trò của nhà giáo, cơ sở vật chất và trang thiết bị trường học, đánh
giá kết quả học tập, và tổ chức quản trị. Nhìn chung, người ta thấy mô
hình giáo dục ở Miền Nam Việt Nam
trong những năm 1970 có khuynh hướng xa dần ảnh hưởng của Pháp vốn chú
trọng đào tạo một số ít phần tử ưu tú trong xã hội và có khuynh hướng
thiên về lý thuyết, để chấp nhận mô hình giáo dục Hoa Kỳ có tính cách
đại chúng và thực tiễn. Năm học 1973-1974, Việt Nam Cộng Hòa có một phần
năm (20%) dân số là học sinh và sinh viên đang đi học trong các cơ sở
giáo dục. Con số này bao gồm 3.101.560 học sinh tiểu học, 1.091.779 học sinh trunghọc, và 101.454 sinh viên đại học;
số người biết đọc biết viết ước tính khoảng 70% dân số. Đến năm 1975,
tổng số sinh viên trong các viện đại học ở miền Nam là khoảng 150.000 người (không tính các sinh viên theo học ở Học viện Hành Chính Quốc Gia và ở các trường đại học cộng đồng).
Mặc dù tồn tại chỉ
trong 20 năm (từ 1955 đến 1975), bị ảnh hưởng nặng nề bởi chiến
tranh vànhững bất ổn chính trị thường xảy ra, phần thì ngân sách eo hẹp
do phần lớn ngân sách quốc gia phải dành cho quốc phòng và nội vụ (trên
40% ngân sách quốc gia dành cho quốc phòng, khoảng 13% cho nội vụ, chỉ
khoảng 7-7,5% cho giáo dục), nền
giáo dục Việt Nam Cộng Hòa đã phát triển vượt bậc, đáp ứng được nhu cầu
gia tăng nhanh chóng của người dân, đào tạo được một lớp người có học
vấn và có khả năng chuyên môn đóng góp vào việc xây dựng quốc gia và tạo
được sự nghiệp vững chắc ngay cả ở các quốc gia phát triển.
Kết quả này có được là nhờ các nhà giáo cóý thức rõ ràng về sứ mạng
giáo dục, có ý thức trách nhiệm và lương tâm nghề nghiệp, đã sống cuộc
sống khiêm nhường để đóng góp trọn vẹn cho nghề nghiệp, nhờ nhiều bậc
phụ huynh đã đóng góp công sức cho việc xây dựng nền giáo dục quốc gia,
và nhờ những nhà lãnh đạo giáo dục đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ
lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở Miền Nam Việt Nam.
Triết lý giáo dục
Năm 1958, dưới thời Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục Trần Hựu Thế,
Việt Nam Cộng Hòa nhóm họp Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) tại Sài
Gòn. Đại hội này quy tụ nhiều phụ huynh học sinh, thân hào nhân sĩ, học
giả, đại diện của quân đội, chính quyền và các tổ chức quần chúng, đại
diện ngành văn hóa và giáo dục các cấp từ tiểu họcđến đại học, từ phổ
thông đến kỹ thuật… Ba nguyên tắc “nhân bản” (humanistic), “dân tộc” (nationalistic), và “khai phóng”
được chính thức hóa ởhội nghị này. Đây là những nguyên tắc làm nền tảng
cho triết lý giáo dục của Việt Nam Cộng Hòa, được ghi cụ thể trong tài
liệu Những nguyên tắc căn bản do Bộ Quốc gia Giáo dục ấn hành năm 1959 và sau đó trong Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa (1967).
1. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục nhân bản.
Triết lý nhân bản chủ trương con người có địa vị quan trọng trong thế gian này; lấy con người làm gốc, lấy
cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; xem con người
như một cứu cánh chứ không phải như một phương tiện hay công cụ phục vụ
cho mục tiêu của bất cứ cá nhân, đảng phái, hay tổ chức nào khác. Triết
lý nhân bản chấp nhận có sự khác biệt giữa cáccá nhân, nhưng không chấp
nhận việc sử dụng sự khác biệt đó để đánh giá conngười, và không chấp
nhận sự kỳ thị hay phân biệt giàu nghèo, địa phương, tôngiáo, chủng tộc…
Với triết lý nhân bản, mọi người có giá trị như nhau và đều có quyền được hưởng những cơ hội đồng đều về giáo dục.
2. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục dân tộc.
Giáo dục tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong mọi sinh
hoạt liên hệ tới gia đình, nghề nghiệp, và quốc gia. Giáo dục phải bảo
tồn và phát huy được những tinh hoa hay những truyền thốngtốt đẹp của
văn hóa dân tộc. Dân tộc tính trong văn hóa cần phải được các thếhệ biết
đến, bảo tồn và phát huy, để không bị mất đi hay tan biến trong
nhữngnền văn hóa khác.
3. Giáo dục Việt Nam Cộng Hòa là giáo dục khai phóng.
Tinh thần dân tộc không nhất thiết phải bảo thủ, không nhất thiết
phải đóng cửa. Ngược lại, giáo dục phải mở rộng, tiếpnhận những kiến
thức khoa học kỹ thuật tân tiến trên thế giới, tiếp nhận tinhthần dân
chủ, phát triển xã hội, giá trị văn hóa nhân loại để góp phần vào
việchiện đại hóa quốc gia và xã hội, làm cho xã hội tiến bộ tiếp cận với
văn minhthế giới.
Từ những nguyên tắc căn bản ở trên, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đề
ra những mục tiêu chính sau đây cho nền giáo dục của mình. Những mục
tiêu này được đề ra là để nhằm trả lời cho câu hỏi: Sau khi nhận được sự
giáo dục, những người đi học sẽ trở nên người như thế nào đối với cá
nhân mình, đối với gia đình, quốc gia, xã hội, và nhân loại.
Mục tiêu giáo dục thời VNCH:
1. Phát triển toàn diện mỗi cá nhân.
Trong tinh thần tôn trọng nhân cách và giá trị của cá nhân học sinh,
giáo dục hướng vào việc phát triển toàn diện mỗi cá nhân theo bản tính
tự nhiên của mỗi người và theo những quy luật phát triển tự nhiên cả về
thể chất lẫn tâm lý. Nhân cách và khả năng riêng của học sinh được lưu ý
đúng mức. Cung cấp cho học sinh đầy đủ thông tin và dữ kiện để học sinh
phán đoán, lựa chọn; không che giấu thông tin hay chỉ cung cấp những
thông tin chọn lọc thiếu trung thực theo một chủ trương, hướng đi định
sẵn nào.
2. Phát triển tinh thần quốc gia ở mỗi học sinh.
Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh hiểu biết hoàn cảnh xã
hội, môi trường sống, và lối sống của người dân; giúp học sinh hiểu biết
lịch sử nước nhà, yêu thương xứ sở mình, ca ngợi tinh thần đoàn
kết,tranh đấu của người dân trong việc chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc;
giúp học sinh học tiếng Việt và sử dụng tiếng Việt một cách có hiệu quả;
giúp học sinh nhận biết nét đẹp của quê hương xứ sở, những tài nguyên
phong phú của quốc gia, những phẩm hạnh truyền thống của dân tộc; giúp
học sinh bảo tồn những truyền thống tốt đẹp, những phong tục giá trị của
quốc gia; giúp học sinh có tinh thần tự tin, tự lực, và tự lập.
3. Phát triển tinh thần dân chủ và tinh thần khoa học.
Điều này thực hiện bằng cách: giúp học sinh tổ chức những nhóm làm
việc độc lập qua đó phát triển tinh thần cộng đồng và ýthức tập thể;
giúp học sinh phát triển óc phán đoán với tinh thần trách nhiệmvà kỷ
luật; giúp phát triển tính tò mò và tinh thần khoa học; giúp học sinh có
khả năng tiếp nhận những giá trị văn hóa của nhân loại.
Giáo dục tiểu học:
Bậc tiểu học thời Việt Nam Cộng hòa bao gồm năm lớp, từ lớp 1 đến lớp 5 (thời Đệ Nhất Cộng Hòa gọi là lớp Năm đến lớp Nhất).
Theo quy định của hiến pháp, giáo dục tiểu học là giáo dục phổ cập
(bắt buộc). Từ thời Đệ Nhất Cộng Hòa đã có luật quy định trẻ em phải đi
học ít nhất ba năm tiểu học. Mỗi năm học sinh phải thi để lên lớp. Ai
thi trượt phải học “đúp”, tức học lại lớp đó. Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.
Số liệu giáo dục bậc tiểu học[8] | ||
---|---|---|
Niên học | Số học sinh | Số lớp học |
1955 | 400.865 | 8.191 |
1957 | 717.198[9] | |
1960 | 1.230.000[9] | |
1963 | 1.450.679 | 30.123 |
1964 | 1.554.063[10] | |
1970 | 2.556.000 | 44.104 |
Học sinh tiểu học chỉ học một buổi, sáu ngày mỗi tuần. Theo quy định, một ngày được chia ra 2 ca học; ca học buổi sáng và ca học buổi chiều.
Vào đầu thập niên 1970, Việt Nam Cộng Hòa có 2,5 triệu học sinh tiểu
học, chiếm hơn 80% tổng số thiếu niên từ 6 đến 11 tuổi; 5.208 trường
tiểu học(chưa kể các cơ sở ở Phú Bổn, Vĩnh Long và Sa Đéc).
Tất cả trẻ em từ 6 tuổi đều được nhận vào lớp Một để bắt đầu bậc tiểu
học. Phụ huynh có thể chọn lựa cho con em vào học miễn phí cho hết bậc
tiểu học trong các trường công lậphay tốn học phí (tùy trường) tại các
trường tiểu học tư thục. Lớp 1 (trước năm 1967 gọi là lớp Năm) cấp tiểu học mỗi tuần học 25 giờ, trong đó 9,5 giờ môn quốc văn; 2 giờ bổn phận công dân và đức dục (còn gọi là lớp Công dân giáo dục). Lớp 2 (trước năm 1967 gọi là lớp Tư),
quốc văn giảm còn 8 tiếng nhưng thêm 2 giờ sử ký và địa lý. Lớp 3 trở
lên thì ba môn quốc văn, công dân và sử địa chiếm 12-13 tiếng mỗi tuần.
Một năm học kéo dài chín tháng, nghỉ ba tháng hè. Trong năm học có khoảng 10 ngày nghỉ lễ (thông thường vào những ngày áp Tết).
Giáo dục trung học:
Tính đến đầu những năm 1970, Việt Nam Cộng Hòa có hơn 550.000 học
sinh trung học, tức hơn 20% tổngsố thanh thiếu niên ở lứa tuổi từ 12 đến
18; có 534 trường trung học (chưa kể các cơ sở ở Vĩnh Long và Sa Đéc).
Đến năm 1975 thì có khoảng 900.000 học sinh ởcác trường trung học công
lập. Các trường trung học công lập nổi tiếng thời đó có Petrus Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trưng Vương, Gia Long,
Lê Quý Đôn (Sài Gòn) tiền thân là Trường Chasseloup Laubat, Quốc Học
(Huế), Trường Trung học Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ
Tho), Phan Thanh Giản (Cần Thơ)… Các trường công lập đều hoàn toàn miễn phí, không thu học phí và các khoản lệ phí khác.
Tên gọi năm lớp bậc tiểu học | |
---|---|
trước 1971 | sau 1971 |
lớp năm | lớp một |
lớp tư | lớp hai |
lớp ba | lớp ba |
lớp nhì | lớp tư |
lớp nhất | lớp năm |
Tên các lớp bậc trung học đệ nhất cấp | |
lớp đệ thất | lớp sáu |
lớp đệ lục | lớp bảy |
lớp đệ ngũ | lớp tám |
lớp đệ tứ | lớp chín |
Tên các lớp trung học đệ nhị cấp | |
lớp đệ tam | lớp mười |
lớp đệ nhị | lớp 11 |
lớp đệ nhất | lớp 12 |
Trung học đệ nhất cấp:
Trung học đệ nhất cấp bao gồm từ lớp 6 đến lớp 9 (trước năm 1971 gọi là lớp đệ thất đến đệ tứ), tương đương trung học cơ sở
hiện nay. Từ tiểu học phải thi vào trung học đệ nhất cấp. Đậu vào
trường trung học công lập không dễ . Các trường trung học công lập
hàngnăm đều tổ chức tuyển sinh vào lớp Đệ thất (từ năm 1971 gọi là lớp
6), kỳ thi có tính chọn lọc khá cao (tỷ số chung toàn quốc vào trường
công khoảng 62%); tại một số trường danh tiếng tỷ lệ trúng tuyển thấp
hơn 10%. Những học sinhkhông vào được trường công thì có thể nhập học
trường tư thục nhưng phải trảhọc phí. Một năm học được chia thành hai “lục cá nguyệt”
(hay “học kỳ”). Kể từ lớp 6, học sinh bắt đầu phải học ngoại ngữ,
thường là tiếng Anh hay tiếng Pháp, môn Công dân giáo dục tiếp tục với
lượng 2 giờ mỗi tuần. Từ năm 1966 trở đi, môn võ Vovinam (tức Việt Võ đạo) cũng được đưa vào giảng dạy ở một số trường. Học xong năm lớp 9 thì thi bằng Trung học đệ nhất cấp.
Kỳ thi này thoạt tiên có hai phần: viết và vấn đáp. Năm 1959 bỏ phần
vấn đáp rồi đến niên học 1966-67 thì Bộ Quốc gia Giáo dục bãi bỏ hẳn kỳ
thi Trung học đệ nhất cấp.
Trung học đệ nhị cấp:
Trung học đệ nhị cấp là các lớp 10, 11 và 12, trước
1971 gọi là đệ tam, đệ nhị và đệ nhất; tương đương trung học phổ thông
hiện nay. Muốn vào thì phải đậu được bằng Trung học đệ nhất cấp, tức
bằng Trung học cơ sở. Vào đệ nhị cấp, học sinh phải chọn học theo một
trong bốn ban như dự bị vào đại học. Bốn ban thường gọi A, B, C, D theo
thứ tự là Khoa học thực nghiệm hay còn gọi là ban vạn vật; ban toán; ban
văn chường và ban văn chương cổ ngữ, thường là Hán văn. Ngoài ra học
sinh cũng bắt đầu học thêm một ngoại ngữ thứ hai. Vào năm lớp 11 thì học
sinh phải thi Tú tài I rồi thi Tú tài II năm
lớp 12. Thể lệ này đến năm học 1972-1973 thì bỏ, chỉ thi một đợt tú tài
phổ thông. Thí sinh phải thi tất cả các môn học được giảng dạy (trừ môn
Thể dục), đề thi gồm các nội dung đã học, không có giới hạn hoặc bỏ
bớt. Hình thức thi kể từ năm 1974 cũng bỏ lối viết bài luận (essay) mà theo lối thi trắc nghiệm có tính cách khách quan hơn.
Số liệu giáo dục bậc trung học[8] | ||
---|---|---|
Niên học | Số học sinh | Số lớp học |
1955 | 51.465 | 890 |
1960 | 160.500[9] | |
1963 | 264.866 | 4.831 |
1964 | 291.965[10] | |
1970 | 623.000 | 9.069 |
Mỗi năm có hai đợt thi
Tú tài tổ chức vào khoảng tháng 6 và tháng 8. Tỷ lệ đậu Tú tài I
(15-30%) và Tú tài II (30-45%), tại các trường công lập nhìn chung tỷ lệ
đậu cao hơn trường tư thục do phần lớn học sinh đã được sàng lọc qua kỳ
thi vào lớp 6 rồi. Do tỷ lệ đậu kỳ thi Tú tài khá thấp nên vào được đại
học là một chuyện khó. Thí sinh đậu được xếp thành: Hạng “tối ưu” hay
“ưu ban khen” (18/20 điểm trở lên), thí sinhđậu Tú tài II hạng tối ưu
thường hiếm, mỗi năm toàn Việt Nam Cộng Hòa chỉ một vài em đậu hạng này,
có năm không có; hạng “ưu” (16/20 điểm trở lên); “bình”(14/20); “bình
thứ” (12/20), và “thứ” (10/20).
Một số trường trung học chia theo phái tính như ở Sài Gòn thì có
trường Petrús Ký, Chu Văn An, Võ Trường Toản, Trường Hồ Ngọc Cẩn (Gia
Định) và các trường Quốc học (Huế), Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Võ Tánh
(Nha Trang), Trần Hưng Đạo (Đà Lạt), Nguyễn Đình Chiểu (Mỹ Tho) dành cho
nam sinh và các trường Trưng Vương, Gia Long, Lê Văn
Duyệt, Trường Nữ Trung học Đồng Khánh (Huế), Trường Nữ Trung học Bùi Thị
Xuân (Đà Lạt), Trường Nữ Trung học Lê Ngọc Hân (Mỹ Tho), Trường Nữ
Trung học Đoàn Thị Điểm (Cần Thơ) chỉ dành cho nữ sinh.
Học sinh trung học lúc bấy giờ phải mặc đồng phục: nữ sinh thì áo dài
trắng, quần trắng hay đen; còn nam sinh thì mặc áo sơ mi trắng, quần màu
xanh dương.
Trung học tổng hợp:
Chương trình giáo dục trung học tổng hợp (tiếng Anh: comprehensive high school) là mộtchương trình giáo dục thực tiễn phát sinh từ quan niệm giáo dục của triết gia John Dewey,sau
này được nhà giáo dục người Mỹ là James B. Connant hệ thống hóa và
đemáp dụng cho các trường trung học Hoa Kỳ Giáo dục trung học tổng hợp
chú trọng đến khía cạnh thực tiễn và hướng nghiệp, đặt nặng vào các môn
tư vấn,kinh tế gia đình, kinh doanh, công-kỹ nghệ, v.v… nhằm trang bị
cho học sinhnhững kiến thức thực tiễn, giúp họ có thể mưu sinh sau khi
rời trường trunghọc. Ở từng địa phương, phụ huynh học sinh và các nhà
giáo có thể đề nghị nhữngmôn học đặc thù khả dĩ có thể đem ra ứng dụng ở
nơi mình sinh sống. Thời Đệ Nhị Việt Nam Cộng Hòa chính phủ cho thử
nghiệm chương trình trung học tổng hợp,nhập đệ nhất và đệ nhị cấp lại
với nhau. Học trình này được áp dụng đầu tiên tại Trường Trung học Kiểu
mẫu Thủ Đức, sau đó mở rộng cho một số trường như Nguyễn An Ninh (cho
nam sinh; 93 đường Trần Nhân Tông, Quận 10) và SươngNguyệt Ánh (cho nữ
sinh; góc đường Bà Hạt và Vĩnh Viễn, gần chùa Ấn Quang) ở Sài Gòn, và
Chưởng Binh Lễ ở Long Xuyên.
Trung học kỹ thuật:
Các trường trung học kỹ
thuật nằm trong hệ thống giáo dục kỹ thuật, kết hợp việc dạy nghề với
giáodục phổ thông. Các học sinh trúng tuyển vào trung học kỹ thuật
thường được cấphọc bổng toàn phần hay bán phần. Mỗi tuần học 42 giờ; hai
môn ngoại ngữ bắtbuộc là tiếng Anh và tiếng Pháp. Các trường trung học
kỹ thuật có mặt hầuhết ở các tỉnh, thành phố; ví dụ, công lập thì có
Trường Trung học Kỹ thuật Cao Thắng (thành lập năm 1956; tiền thân là
Trường Cơ khí Á châu thành lập năm 1906 ở Sài Gòn; nay là Trường Cao
Đẳng Kỹ Thuật Cao Thắng), Trường Trung học Nông Lâm Súc Bảo Lộc, Trường
Trung học Kỹ thuật Nguyễn Trường Tộ; tư thục thì có Trường Trung học Kỹ
thuật Don Bosco (do các tu sĩ Dòng Don Bosco thành lập năm 1956 ở Gia Định; nay là Trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM).
Các trường tư thục và Quốc Gia Nghĩa Tử
Các trường tư thục và Bồ đề:
Ngoài hệ thống trường công lập của chính phủ là hệ thống trường tư
thục. Vào năm 1964 các trường tưthục giáo dục 28% trẻ em tiểu học và 62%
học sinh trung học. Đến niên học 1970-1971 thì trường tư thục đảm nhiệm
17,7% học sinh tiểu học và 77,6% học sinh trung học. Con số này tính
đến năm 1975, Việt Nam Cộng Hòa có khoảng 1,2 triệu học sinh ghi danh học ở hơn 1.000 trường tư thục ở cả hai cấp tiểu học và trung học.
Các trường tư thục nổi tiếng như Lasan Taberd dành cho nam sinh;
Couvent des Oiseaux, Regina Pacis (Nữ vương Hòa bình), và Regina Mundi
(Nữ vương Thế giới) dành cho nữ sinh. Bốn trường này nằm dưới sự điều
hành của Giáo Hội Công Giáo.
Trường Bác ái (Collège Fraternité) ở Chợ Quán với đa số học sinh là người Việt gốc Hoa cũng là một tư thục có tiếng do các thương hội người Hoa bảo trợ. Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có
hệ thống các trường tiểu học và trung học Bồ Đề ở nhiều tỉnh thành,
tính đến năm 1970trên toàn quốc có 137 trường Bồ đề, trong đó có 65
trường trung học với tổng sốhọc sinh là 58.466. Ngoài ra còn có một số
trường do chính phủ Pháp tài trợ như Marie Curie, Colette, và
Saint-Exupéry. Kể từ năm 1956, tất cả cáctrường học tại Việt Nam, bất kể
trường tư hay trường do ngoại quốc tài trợ, đều phải dạy một số giờ
nhấtđịnh cho các môn quốc văn và lịch sử Việt Nam. Chương trình học
chính trongcác trường tư vẫn theo chương trình mà Bộ Quốc gia Giáo dục
đã đề ra, dù có thể thêm một số giờ hoặc môn kiến thức thêm. Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Viêt Nam tổng cộng có 1.087 trường tư thục ở miền Nam Việt Nam bị giải thể và trở thành trường công (hầu hết mang tên mới).
Các trường Quốc Gia Nghĩa Tử:
Ngoài hệ thống các trường công lập và tư thục kể trên, Việt Nam Cộng
Hòa còn có hệ thống thứ ba là các trường Quốc gia nghĩa tử. Tuy đây là
trường công lập nhưng không đón nhậnhọc sinh bình thường mà chỉ dành
riêng cho các con em của tử sĩ hoặc thương phế binh của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa như
là một đặc ân của chính phủ giúpđỡ không chỉ phương tiện học hành mà cả
việc nuôi dưỡng. Hệ thống này bắt đầuhoạt động từ năm 1963 ở Sài Gòn,
sau khai triển thêm ở Đà Nẵng, Cần Thơ, Huế,và Biên Hòa. Tổng cộng có 7
cơ sở với hơn 10.000 học sinh. Loại trường này do Bộ Cựu Chiến binh quản
lý chứ không phải Bộ Quốc gia Giáo dục, nhưng vẫn dùng giáo trình của
Bộ Quốc gia Giáo dục. Chủ đích của các trường Quốc gianghĩa tử là giáo
dục phổ thông và hướng nghiệp cho các học sinh chứ không đượchuấn luyện
quân sự. Vì vậy trường Quốc gia nghĩa tử khác trường Thiếu sinhquân. Sau
năm 1975, các trường quốc gia nghĩa tử cũng bị giải thể.
Giáo dục đại học:
Học sinh đậu được Tú tài II thì có thể ghi danh vào học ở một trong
các viện Đại Học, trường Đại Học, và học viện trong nước. Tuy nhiên vì
số chỗ trong một số trường rất có giới hạn nên học sinh phải dự một kỳ
thi tuyển có tính chọn lọc rất cao; các trường này thường là Y, Dược,
Nha, Kỹ Thuật, Quốc gia hành chánh và Sư Phạm. Việc tuyển chọn dựa trên khả năng của thí sinh,hoàn toàn không xét đến lý lịch gia đình. Sinh
viên học trong các cơ sở giáo dục công lập thì không phải đóng tiền.
Chỉ ở một vài trường hay phân khoa đại học thì sinh viên mới đóng lệ phí
thi vào cuối năm học. Ngoài ra, chính phủ còn có những chương trình học
bổng cho sinh viên.
Số liệu giáo dục bậc đại học | |
---|---|
Niên học | Số sinh viên |
1960-61 | 11.708[45] |
1962 | 16.835[10] |
1964 | 20.834[10] |
1974-75 | 166.475[46] |
Chương trình học trong các cơ sở giáo dục đại học được chia làm ba
cấp. Cấp 1 (học 4 năm): Nếu theo hướng các ngành nhân văn, khoa học,
v.v.. thì lấy bằng cử nhân (ví dụ: cử nhân Triết, cử nhân Toán…); nếu theo hướng các ngành chuyên nghiệp thì lấy bằng tốt nghiệp (ví dụ: bằng tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm, bằng tốt nghiệp Học viện Quốc gia Hành chánh…) hay bằng kỹ sư (ví dụ: kỹ sư Điện, kỹ sư Canh nông…). Cấp 2: học thêm 1-2 năm và thi lấy bằng cao học hay tiến sĩ đệ tam cấp (tiếng Pháp: docteurde troisième cycle; tương đương thạc sĩ ngày nay). Cấp 3: học thêm 2-3 năm và làm luận án thì lấy bằng tiến sĩ (tương
đương với bằng Ph.D. của Hoa Kỳ). Riêng ngành y, vì phải có thời gian
thực tập ở bệnh viện nên sau khi học xong chương trình dự bị y khoa phải
học thêm 6 năm hay lâu hơn mới xong chương trình đại học.
Mô hình các cơ sở giáo dục đại học:
Phần lớn các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa được tổ chức theo mô hình viện đại học (theo Việt-Nam Tự-Điển của Hội khai trí Đức Tiến: Viện = Nơi, sở). Đây là mô hình tương tự như university của Hoa Kỳ và Tây Âu, cùng với nó là hệ thống đào tạo theo tín chỉ (tiếng Anh: credit). Mỗi viện đại học bao gồm nhiều phân khoa đại học (tiếng Anh: faculty; thường gọi tắt là phân khoa, ví dụ: Phân khoa Y, Phân khoa Sư phạm, Phân khoa Khoa học, v.v…) hoặc trường hay trường đại học (tiếng Anh: school hay college; ví dụ: Trường Đại học Nông nghiệp, Trường Đại học Kỹ thuật, v.v…). Trong mỗi phân khoa đại học hay trường đại học có các ngành (ví dụ: ngành Điện tử, ngành Công chánh, v.v…); về mặt tổ chức, mỗi ngành tương ứngvới một ban (tiếng Anh: department; tương đương với đơn vị khoa hiện nay).
Về mặt tổ chức, viện đại học của Việt Nam Cộng Hòa duy trì đường lối
phi chính trị của các đại học Tây Phương. Các khoa trưởng của các trường
phân khoa không do Bộ Quốc gia Giáo dục bổ nhiệm mà do các giáo sư của
Hội đồng Khoa bầu lên.
Trong hai thập niên 1960 và 1970, lúc hội nghị Hòa Bình đang diễn ra ở
Paris, chính phủ Việt Nam Cộng Hòa ráo riết lên kế hoạch tái thiết sau
chiến tranh, với viễn cảnh là hòa bình sẽ lập lại ở Việt Nam, một chính
phủ liên hiệp sẽ được thành lập, người lính từ các bên trở về cần được
đào tạo để tái hòa nhập vào xã hội. Trong khuôn khổ kế hoạch đó, có hai
mô hình cơ sở giáo dục đại học mới và mang tính thực tiễn được hình
thành, đó là trường đại học cộng đồng và viện đại học bách khoa.
Trường đại học cộng đồng là một cơ sở giáo dục đại học sơ cấp và đa
ngành; sinh viên học ở đây để chuyển tiếp lên học ở các viện đại học
lớn, hoặc mở mang kiến thức, hoặc học nghề để ra làm việc. Các trường
đại học cộng đồng được thành lập với sự tham gia đóng góp, xây dựng, và
quản trị của địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển ở địa phương
trong các mặt văn hóa, xã hội, và kinh tế. Khởi điểm của mô hình giáo
dục này là một nghiên cứu của ông Đỗ Bá Khê tiến hành vào năm 1969 mà các kết quả sau đó được đưa vào một luận án tiến sĩ trình ở Viện Đại học Southern California vào năm 1970 với tựa đề The Community College Concept: A Study of its Relevance to Postwar Reconstruction in Vietnam (Khái
niệm trường đại học cộng đồng:Nghiên cứu sự phù hợp của nó với công
cuộc tái thiết hậu chiến ở Việt Nam). Cơ sở đầu tiên được hình thành là
Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang, thành lập vào năm 1971 ở Định
Tường sau khi mô hình giáo dục mới này được mang đi trình bày sâu rộng
trong dân chúng.
Vào năm 1973, Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức (tên tiếng Anh: Thủ Đức Polytechnic University, gọi tắt là Thủ Đức Poly)
được thành lập. Đây là một cơ sở giáo dục đại học đa ngành, đa lĩnh
vực, và chú trọng đến các ngành thực tiễn. Trong thời gian đầu, Viện Đại
học Bách khoa Thủ Đức có các trường đại học chuyên về Nông Nghiệp, Kỹ
Thuật, Giáo Dục, Khoa Học và Nhân Văn, Kinh tế và Quản trị, và Thiết kế
đô thị; ngoài ra còn có trường đào tạo sau đại học. Theo kế hoạch, các
cơ sở giáo dục đều được gom chung lại trong một khuôn viên rộng lớn, tạo
một môi trường gợi hứng cho trí thức suy luận, với một cảnh trí được
thiết kế nhằm nâng cao óc sáng tạo; quản lý hành chính tập trung để tăng
hiệu năng và giảm chi phí.
Sau năm 1975, dưới chính thể Cộng Hoà xã hội Chủ Nghĩa Việt Nam, toàn
bộ các cơ sở giáo dục đại học thời Việt Nam Cộng hòa bị đổi tên và bị
phân tán theo khuôn mẫu giáo dục của Liên Xô nên không còn mô hình theo
đó các trường hay phân khoa đại học cấu thành viện đại học, mà mỗi
trường trở nên biệt lập. Giáo dục đại học Việt Nam dưới các chính thể
Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa và Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam theo mô
hình phân tán ngànhhọc. Các “trường đại học bách khoa” được thành lập
dưới hai chính thể này( Trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội, Trường Đại học
Bách Khoa TPHCM, vàTrường Đại Học Bách Khoa Đà Nẵng) không giống như mô
hình viện đại học bách khoa vì chỉ tập trung vào các ngành kỹ
thuật Tương tự, mô hình “trường đại học tổng hợp” (Trường Đại Học Tổng
Hợp Hà Nội, Trường Đại Học Tổng Hợp TPHCM và Trường Đại Học Tổng Hợp
Huế) cũng chỉ tập trung vào các ngành khoa học cơ bản, chứ không mang
tính chất toàn diện. Đến đầu thập niên 1990, chính phủ Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam mới thành lập 2 “đại học”cấp quốc gia và 3 “đại học”
cấp vùng theo mô hình gần giống như mô hình việnđại học. Vào
tháng 10 năm 2009, một số đại biểu của QuốcHội nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam đưa ra đề nghị gọi tên các“đại học” cấp quốc gia và cấp
vùng là “viện đại học”.
Các viện đại học công lập:
Viện Đại Học Sài Gòn: Tiền thân là Viện Đại Học Đông Dương (1906),
rồi Viện Đại Học Quốc Gia Việt Nam (1955)– còn có tên là Viện Đại học
Quốc gia Sài Gòn. Năm 1957, Viện Đại học Quốc Gia Việt Namđổi tên thành
Viện Đại học Sài Gòn. Đây là viện đại học lớn nhất nước. Trướcnăm 1964,
tiếng Việt lẫn tiếng Pháp được dùng để giảng dạy ở bậc đại học, nhưngsau
đó thì chỉ dùng tiếng Việt mà thôi theo chính sách ngôn ngữ theo đuổi
từnăm 1955. Riêng Trường Đại Học Y Khoa dùng cả tiếng Anh. Vào thời điểm
năm1970, hơn 70% sinh viên đại học trên toàn quốc ghi danh học ở Viện
Đại học Sài Gòn.
Viện Đại Học Huế: Thành lập vào tháng 3 năm 1957 với 5 phân khoa đại học: Khoa học, Luật, Sư phạm, Văn khoa, vàY khoa.
Viện Đại Học Cần Thơ: Thành lập năm 1966với 4 phân khoa đại học: Khoa
học, Luật khoa & Khoa học Xã hội, Sư phạm, và Văn khoa.
Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức:Thành lập năm 1974. Tiền thân là Trung
tâm Quốc gia Kỹ thuật (1957), Học viện Quốc gia Kỹ thuật (1972).
Các viện đại học tư thục
Viện Đại Học Đà Lạt: Thành lập ngày 8tháng 8 năm 1957. Một phần cơ sở của Viện Đại học Đà Lạt nguyên là một chủng viện của Giáo hội Công Giáo. Viện đại học này có 4 phân khoa đại học: Chính trị Kinh doanh, Khoa học, Sư phạm, Thần học và Văn khoa. Theo ước tính, từ năm1957 đến 1975 viện đại học này đã giáo dục 26.551 người.
Viện Đại Học Vạn Hạnh: Thuộc khối Ấn Quang của
Giáo hội phật giáo hội Việt Nam Thống Nhất; thành lập ngày 17 tháng 10
năm 1964 ở số 222 đường Trương Minh Giảng (sau 1975 là đường Lê Văn Sỹ),
Quận 3, Sài Gòn-Gia Định với 5 phân khoađại học: Giáo dục, Phật Học,
Khoa Học Xã hội, Khoa học ứng dụng, và Văn học& Khoa học nhân văn.
Vào đầu thập niên 1970, Vạn Hạnh có hơn 3.000 sinhviên.
Viện Đại Học Phương Nam: Được cấp giấy phép năm 1967 tọa lạc ở số 16
đường Trần Quốc Toản (sau năm 1975 là đường 3Tháng Hai), Quận 10, Sài
Gòn. Viện đại học này thuộc khối Việt Nam QuốcTự của Hội Phật Giáo Việt
Nam Thống Nhất, Giáo sư Lê Kim Ngân làm việntrưởng. Viện Đại học Phương
Namcó 3 phân khoa đại học: Kinh tế-Thương mại, Ngoại ngữ, và Văn khoa.
Vào thậpniên 1970, viện đại học này có khoảng 750 sinh viên ghi danh.
Viện Đại Học An Giang (Hòa Hảo): Thành lập năm 1970 ở Long Xuyên với 5
phânkhoa đại học: Văn khoa, Thương mại-Ngân hàng, Bang giao Quốc tế,
Khoa học Quảntrị và Sư phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Phật
Giáo Hòa Hảo.
Viện Đại Học Cao Đài: Thành lập năm 1971 trên đường Ca Bảo Đạo ở Tây
Ninh với 3 phân khoa đại học: Thần học Cao Đài, Nông lâm mục, và Sư
phạm. Viện Đại học này trực thuộc Giáo hội Cao Đài
Viện Đại Học Minh Đức: Được cấp giấy phép năm 1972, trụ sở ở Sài Gòn
với 5 phân khoa đại học: Kỹ thuật Canh nông, Khoahọc Kỹ thuật, Kinh tế
Thương mại, Nhân văn Nghệ thuật, và Y Khoa. Viện Đại họcnày do Giáo hội
Công Giáo điều hành.
Các học viện và viện nghiên cứu
Học Viện Quốc Gia Hành Chính:Cơ sở này được thành lập từ thời Quốc
Gia Việt Nam với văn bản ký ngày 29tháng 5 năm 1950 nhằm đào tạo nhân sự
chuyên môn trong lãnh vực công quyền nhưthuế vụ và ngoại giao. Trường
sở đặt ở Đà Lạt; năm 1956 thì dời về Sài Gòn đặt ở đường Alexandre de
Rhodes; năm 1958 thì chuyển về số 100 đường Trần Quốc Toản (gần góc
đường Cao Thắng, sau năm 1975 là đường 3/2), Quận10, Sài Gòn. Học viện
này trực thuộc Phủ Thủ tướng hay Phủ Tổng thống, đến năm1973 thì thuộc
Phủ Tổng ủy Công vụ. Học viện có chương trình hai năm cao học, chia
thành ba ban cao học, đốc sự, và tham sự.
Học Viện Quốc Gia Nông Nghiệp (1972-1974): tiền thân là Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp (1968-1972) rồi nhập vào Viện Đại học Bách Khoa Thủ Đức năm 1974.
Ngoài những học viện trên, Việt Nam Cộng hòa còn duy trì một số cơ quan nghiên cứu khoa học như Viện Pasteur Sài Gòn, Viện Pasteur Đà Lạt, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Hải dương học Nha Trang, Viện Nguyên tử lực Đà Lạt, Viện Khảo cổ v.v. với những chuyên môn đặc biệt.
Các trường đại học cộng đồng:
Bắt đầu từ năm 1971 chính phủ mở một số trường đại học cộng đồng (theo mô hình community college của
Hoa Kỳ) như Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang ở Mỹ Tho, Duyên Hải ở
Nha Trang, Quảng Đà ở ĐàNẵng (1974), và Long Hồ ở Vĩnh Long.
Trường Đại học Cộng đồng Tiền Giang đặt trọng tâm vào nông nghiệp;
Trường Đại học Cộng đồng Duyên Hải hướng về ngư nghiệp. Riêng Trường
Long Hồ còn đang dang dở chưa hoàn tất thì chính thể Việt Nam Cộng hòa
bị giải tán. Ở Sài Gòn thì có Trường Đại học Regina Pacis (khai giảng
vào năm 1973) dành riêng cho nữ sinh do Công Giáo thành lập, và theo
triết lý đại học cộng đồng.
Các trường kỹ thuật và huấn nghệ:
Ngoài những trường đại học còn có hệ thống trường cao đẳng như Trường
Bách khoa Phú Thọ và Trường Nông lâm súc. Một số những trường này sang
thập niên 1970 được nâng lên tươngđương với cấp đại học.
Trường quốc gia Nông Lâm mục: Thoạt tiên là Nha Khảo cứu Đông Dương
thành lập năm 1930 ở B’lao, cơ sở này đến năm 1955 thì nâng lên thành
Trường Quốc gia Nông lâm mục với chương trình học bốn năm. Diện tích
vườn thực nghiệm rộng 200 ha chia thành những khu chăn nuôi gia súc,vườn
cây công nghiệp, lúa thóc.[74] Qua từng giai đoạn Trường đổi tên thành
Trường Cao đẳng Nông Lâm Súc (1962-1968), Trung tâm Quốc gia Nông nghiệp
(1968-1972), Học viện Quốc gia Nông nghiệp (1972-1974). Cuối cùng
Trường Quốc gia Nông lâm mục được sáp nhập vào Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức ( có trụ sở ở số 45 đường Cường Để, Quận 1, Sài Gòn). Trường còn có chi nhánh ở Huế, Cần Thơ, và Bình Dương.
Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ: Thành lập năm 1957 thời Đệ nhất Cộng Hoà
gồm bốn trường: Trường Cao đẳng Công chánh, Trường Cao đẳng Điện học,
Trường Quốc gia Kỹ sư Công nghệ, và Trường Việt Nam Hàng hải. Năm 1968
lập thêm Trường Cao đẳng Hóa học. Năm 1972, Trung tâm Quốc gia Kỹ thuật
đổi thành Học viện Quốc gia Kỹ thuật và đến năm1974 thì nhập với Trường
Đại học Nông nghiệp để tạo nên Viện Đại Học Bách Khoa Thủ Đức
Học Viện Cảnh Sát Quốc Gia:Thành lập năm 1966 để đào tạo nhân viên giữ an ninh và thi hành luật pháp.
Các trường nghệ thuật:
Trường Quốc gia Âm Nhạc và Kịch Nghệ: Thành lập ngày 12 tháng 4 năm
1956 dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa. Chương trình học sau được bổ túc để bao
gồm các bộ môn âm nhạc cổ điễn TâyPhương và truyền thống Việt Nam cùng
kịch nghệ.
Trường Quốc Gia Âm Nhạc Huế:Thành lập năm 1962 ở cố đô Huế chủ yếu dạy âm nhạc cổ truyền Việt Nam,dùng nhà hát Duyệt Thị Đường trong Kinh Thành Huế làm nơi giảng dạy.
Trường Quốc Gia Trang Trí Mỹ Thuật:thành lập năm 1971, trên cơ sở
nâng cấp Trường Trung học Trang trí Mỹ thuật Gia Định (tiền thân là
Trường Mỹ nghệ Gia Định, thành lập năm 1940).
Trường Quốc Gia Cao
Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn: thành lập sau năm 1954; chuyên đào tạo về nghệ
thuật tạo hìnhvới các chương trình học 3 và 7 năm. Vị giám đốc đầu tiên
là họa sĩ Lê Văn Đệ (1954-1966).
Sinh viên du học ngoại quốc:
Một số sinh viên bậc đại học được cấp giấy phép đi du học ở nước
ngoài. Hai quốc gia thu nhận nhiều sinh viên Việt Nam vào năm 1964 là
Pháp (1.522) và Hoa Kỳ (399), đa số theo học các ngành khoa học xã hội
và kỹ sư.
TÀI LIỆU VÀ DỤNG CỤ GIÁO KHOA
Năm 1958, chính phủ Đệ nhất Cộng hòa cho
lập Ban Tu thư thuộc Bộ Quốc gia Giáo dục để soạn, dịch, và in sách
giáo khoa cho hệ thống giáo dục toàn quốc. Tính đến năm 1962, Bộ Quốc gia Giáo dục đã ấn hành xong 39 đầu sách tiểu học, 83 sách trung học, và 9 sách đại học.[82]
Các giáo chức và họa sĩ làm việc trong Ban Tu thư đã soạn thảo trọn
bộ sách cho bậc tiểu học. Bộ sách này được đánh giá cao cả về nội dung
lẫn hình thức. Có nhiều sách đã được viết, dịch, và phát hành để học
sinh và sinh viên có tài liệu tham khảo. Phần lớn sách giáo khoa và
trang thiết bị dụng cụ học tập do Trung tâm Học liệu của Bộ Giáo dục sản
xuất và cung cấp với sự giúp đỡ của một số cơ quan nước ngoài. Trung
tâm này còn hợp tác với UNESCO để
viết và dịch sách dành cho thiếu nhi để giúp các em hiểu biết về các
nền văn hóa khác nhau và tạo sự đoàn kết giữa các nhi đồng trên thế
giới. Bộ Giáo dục cũng dành riêng ngân quỹ để in sách giáo khoa bậc tiểu
học cho gần 30 sắc tộc thiểu số khác nhau ở Việt Nam.
Ngoài ra, để có sự thống nhất trong việc sử dụng các danh từ chuyên môn, Bộ Giáo dục cũng đã thiết lập Ủy ban Quốc gia Soạn thảo Danh từ Chuyên môn bao gồm nhiều giáo sư đại học. Ủy ban đã soạn thảo và, thông qua Trung tâm Học liệu, ấn hành những tập đầu tiên trong lĩnh vực văn học và khoa học.[83] Trong những dự án đó Bộ cho in lại nguyên bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm.
NHÀ GIÁO
Đào tạo giáo chức:
Trường Đại học Sư phạm Sài Gòn thuộc Viện Đại học Sài Gòn (thành lập vào năm 1957) là cơ sở sư phạm đầu tiên, bắt đầu khai giảng năm 1958.[84] Sau có thêm các trường cao đẳng sư phạm ở Ban Mê Thuột, Huế, Vĩnh Long, Long An, và Quy Nhơn[85] Nha Trang, Mỹ Tho, Cần Thơ, Long Xuyên.[86] Ngoài ra còn có Trường Đại học Sư phạm Huế thuộc Viện Đại học Huế và Trường Đại học Sư phạm Đà Lạt thuộc Viện Đại học Đà Lạt.[87] Vào
thời điểm năm 1974, cả nước có 16 cơ sở đào tạo giáo viên tiểu học với
chương trình hai năm còn gọi là chương trình sư phạm cấp tốc. Chương
trình này nhận những ai đã đậu được bằng Trung học Đệ nhất cấp.[88] Hằng năm chương trình này đào tạo khoảng 2.000 giáo viên tiểu học.[89] Giáo viên trung học thì phải theo học chương trình của trường đại học sư phạm (2 hoặc 4 năm).[90] Sinh viên các trường sư phạm được cấp học bổng nếu ký hợp đồng 10 năm làm việc cho nhà nước ở các trường công lập sau khi tốt nghiệp.[91]
Nha Sư phạm (thuộc Bộ Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên) và các trường
sư phạm thường xuyên tổ chức các chương trình tu nghiệp và các buổi hội
thảo giáo dục để giáo chức có dịp học hỏi và phát triển nghề nghiệp. Bộ
Văn hóa, Giáo dục và Thanh niên cũng gởi gởi nhiều giáo chức đi tu
nghiệp ở các nước như Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Nhật, Đức, v.v…[87]
Đối với giáo sư đại học thì đa số xuất thân từ Viện Đại học Đông Dương ở Hà Nội từ trước năm 1954. Số khác được đào tạo ở Pháp, Đức và Mỹ. Vào năm 1970 tổng cộng có 941 giáo sư giảng dạy ở các trường đại học của Việt Nam Cộng hòa.[56]
Đối với giáo sư đại học thì đa số xuất thân từ Viện Đại học Đông Dương ở Hà Nội từ trước năm 1954. Số khác được đào tạo ở Pháp, Đức và Mỹ. Vào năm 1970 tổng cộng có 941 giáo sư giảng dạy ở các trường đại học của Việt Nam Cộng hòa.[56]
Đời sống và tinh thần giáo chức:
Chỉ số lương của giáo viên tiểu học mới ra trường là 250, giáo học bổ
túc hạng 5 là 320, giáo sư trung học đệ nhất cấp hạng 4 là 400, giáo sư
trung học đệ nhị cấp hạng 5 là 430, hạng 4 là 470. Với mức lương căn
bản như vậy, cộng thêm phụ cấp sư phạm, nhà giáo ở các thành phố thời Đệ nhất Cộng hòa có cuộc sống khá thoải mái, có thể mướn được người giúp việc trong nhà. Sang thời Đệ nhị Cộng hòa, đời sống bắt đầu đắt đỏ, vật giá leo thang, nhà giáo cảm thấy chật vật hơn, nhất là ở những thành phố lớn như Sài Gòn và Đà Nẵng.
Tuy vậy, lúc nào các nhà giáo cũng giữ vững tinh thần và tư cách của
nhà mô phạm (người mẫu mực, người đóng vai trò hình mẫu), từ cách ăn mặc
thật đứng đắn đến cách ăn nói, giao tiếp với phụ huynh và học sinh, và
với cả giới chức chính quyền địa phương.[87]
THI CỬ VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
Đề thi trắc nghiệm đã được sử dụng cho môn Công dân, Sử, Địa trong các kỳ thi Tú tài I và Tú tài II từ niên khóa 1965-1966. Đến năm 1974,
toàn bộ các môn thi trong kỳ thi tú tài gồm toàn những câu trắc nghiệm.
Các vị thanh tra trong ban soạn đề thi đều phải đi dự lớp huấn luyện về
cách thức soạn câu hỏi, thử nghiệm các câu hỏi với trên 1.800 học sinh ở
nhiều nơi, phân tích câu trả lời của học sinh để tính độ khó của câu
hỏi và trả lời để lựa chọn hoặc điều chỉnh câu hỏi trắc nghiệm cho thích
hợp.[27]
Đầu những năm 1970, Nha Khảo thí của Bộ Quốc gia Giáo dục đã ký hợp đồng với công ty IBM để
điện toán hóa toàn bộ hồ sơ thí vụ, từ việc ghi danh, làm phiếu báo
danh, chứng chỉ trúng tuyển… đến các con số thống kê cần thiết. Bảng trả
lời cho đề thi trắc nghiệm được đặt từ Hoa Kỳ, và bài làm của thí sinh được chấm bằng máy IBM 1230. Điểm chấm xong từ máy chấm được chuyển sang máy IBM 534 để đục lỗ. Những phiếu đục lỗ này được đưa vào máy IBM 360 để
đọc điểm, nhân hệ số, cộng điểm, tính điểm trung bình, độ lệch chuẩn,
chuyển điểm thô ra điểm tiêu chuẩn, tính thứ hạng trúng tuyển v.v… Nhóm
mẫu (sample) và nhóm định chuẩn (norm group) được lựa chọn kỹ càng theo đúng phương pháp của khoa học thống kê để tính điểm trung bình và độ lệch tiêu chuẩn.[27]
Một số nhà lãnh đạo giáo dục tiêu biểu
Trong suốt thời gian 20 năm tồn tại, các vị tổng trưởng (tức bộ trưởng) và thứ trưởng giáo dục của Việt Nam Cộng hòa đã có những ý tưởng, sáng kiến, và nỗ lực mang lại sự tiến bộ cho nền giáo dục ở miền Nam Việt Nam. Sau đây là vài nhà lãnh đạo tiêu biểu:[96]
- Phan Huy Quát: sinh năm 1911, mất năm 1979; Tổng trưởng Giáo dục Quốc gia Việt Nam 1949. Ông mất trong tù cải tạo dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Nguyễn Thành Giung: sinh năm 1894 tại Sa Đéc; tiến sĩ vạn vật học (Viện Đại học Khoa học Marseille); Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục 1952-53 thời Quốc gia Việt Nam, kiêm Phó Viện trưởng Viện Đại học Hà Nội.[97]
- Trần Hữu Thế: sinh năm 1922 tại Mỹ Tho, mất năm 1995 tại Pháp; tiến sĩ khoa học (1952), từng dạy học ở Lyon (Pháp) và làm giáo sư ở Trường Đại học Khoa học thuộc Viện Đại học Sài Gòn; từ 1958 đến 1960làm Bộ trưởng Bộ Quốc gia Giáo dục; từng làm Đại sứ của Việt Nam Cộng hòa tại Philippines. Dưới thời Bộ trưởng Trần Hữu Thế, số lượng học sinh, sinh viên gia tăng nhanh chóng, và nhiều cải tiến trong giáo dục đã được thực hiện. Cùng thời kỳ này, Đại hội Giáo dục Quốc gia (lần I) được tổ chức ở Sài Gòn vào năm 1958 chính thức hóa ba nguyên tắc nhân bản, dân tộc, và khai phóng làm nền tảng cho triết lý giáo dục Việt Nam Cộng hòa.
- Nguyễn Văn Trường: sinh năm 1930 tại Vĩnh Long; giáo sư tại Viện Đại học Huế; hai lần đảm trách chức vụ Tổng trưởng Giáo dục thời kỳ chuyển tiếp giữa Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa. Ông là người tích cực vận động và đóng góp vào sự ra đời của Viện Đại học Cần Thơ vào năm 1966.
- Trần Ngọc Ninh: sinh năm 1923 tại Hà Nội; bác sĩ giải phẫu và giáo sư Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, giáo sư Văn minh Đại cương và Văn hóa Việt Nam tại Viện Đại học Vạn Hạnh; Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Giáo dục thời kỳ chuyển tiếp giữa Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa.[98]
- Lê Minh Trí: bác sĩ y khoa tai-mũi-họng, giáo sư Trường Đại học Y khoa Sài Gòn,[99] làm Tổng trưởng Giáo dục bị ám sát bằng lựu đạn năm 1969.[100]
- Nguyễn Lưu Viên: sinh năm 1919; bác sĩ, từng làm việc tại Trường Đại học Y khoa Sài Gòn, Bệnh viện Chợ Rẫy, và Viện Pasteur Sài Gòn; từ 1969 đến 1971 làm Phó Thủ tướng kiêm Tổng trưởng Giáo dục rồi Phó thủ tướng kiêm Trưởng Phái đoàn Việt Nam Cộng hòa ở Hội nghị La Celle Saint Cloud trong chính phủTrần Thiện Khiêm.
- Ngô Khắc Tĩnh: sinh năm 1922 tại Phan Rang, mất năm 2005 tại Hoa Kỳ; dược sĩ (tốt nghiệp ở Pháp); từ năm 1971 đến 1975 làm Tổng trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh niên; từ năm 1975 đến 1988 bị tù cải tạo dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Đỗ Bá Khê: sinh năm 1922 tại Mỹ Tho, mất năm 2005 tại Hoa Kỳ; tiến sĩ giáo dục (Viện Đại học Southern California); Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh niên thời Đệ nhị Cộng hòa. Ông là người đã thiết lập hệ thống các trường đại học cộng đồng ở miền Nam Việt Nam và được xem là “cha đẻ của các trường đại học cộng đồng Việt Nam”. Ông còn thiết lập Viện Đại học Bách khoa Thủ Đức vào năm 1974 dựa theo mô hình của các viện đại học bách khoa ở California (Hoa Kỳ) và làm việc với vai trò viện trưởng sáng lập của viện đại học này.
- Nguyễn Thanh Liêm: sinh năm 1934 tại Mỹ Tho; tiến sĩ giáo dục (Viện Đại học Iowa State, Hoa Kỳ); Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Giáo dục, và Thanh niên thời Đệ nhị Cộng hòa.
- Các Bộ trưởng Quốc gia Giáo dục: Vương Quang Nhường, Nguyễn Dương Đôn, Nguyễn Quang Trình
ĐÁNH GIÁ
Về học bạ trên, Giáo sư Dương Thiệu Tống, trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức đánh giá như sau:
“Điểm nhận xét đầu tiên của tôi
là điểm số các môn học ngày xưa sao lại thấp đến thế, ngay cả đối với
học sinh đứng nhất lớp như các thí dụ trên đây.
…
Vậy phải chăng các thầy giáo chúng tôi ngày xưa không bị áp lực bởi thi đua đạt thành tích nên có thể cho điểm trung thực hơn? Phải chăng chúng tôi quá khắt khe với học sinh? Hay là học sinh ngày nay giỏi hơn xưa quá nhiều? Tôi xin phép dành các câu hỏi này cho các đồng nghiệp và các trường học của chúng ta suy ngẫm và tìm giải đáp.” ( Trích từ nguồn Blog Lý Toét )
…
Vậy phải chăng các thầy giáo chúng tôi ngày xưa không bị áp lực bởi thi đua đạt thành tích nên có thể cho điểm trung thực hơn? Phải chăng chúng tôi quá khắt khe với học sinh? Hay là học sinh ngày nay giỏi hơn xưa quá nhiều? Tôi xin phép dành các câu hỏi này cho các đồng nghiệp và các trường học của chúng ta suy ngẫm và tìm giải đáp.” ( Trích từ nguồn Blog Lý Toét )
Từ ngày 7 đến ngày 28 tháng 6 năm 1975 ( tức là sáu tuần sau sự kiện ngày 30 tháng 4), Arthur W. Galston, giáo sư sinh học ở Viện Đại học Yale, viếng thăm miền Bắc Việt Nam (lúc đó vẫn là Việt Nam Dân chủ Cộng hòa). Theo tường trình của Galston cho tạp chí Science số ra ngày 29 tháng 8 năm 1975 thì một trong những chủ đề khiến các nhà lãnh đạo miền Bắc bận tâm vào lúc đó là vấn đề thống nhất với miền Nam. Theo tạp chí Science thì “Việc
thống nhất trong lĩnh vực khoa học và giáo dục có lẽ sẽ có nhiều khó
khăn vì hai miền đã phát triển theo hai chiều hướng khác nhau trong
nhiều thập niên. Nhưng dù cho có nhiều khó khăn, Galston nhận thấy các
nhà lãnh đạo miền Bắc công khai bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nhiều đặc
điểm của nền khoa học và giáo dục ở miền Nam; họ dự định kết hợp những
đặc điểm này vào miền Bắc khi quá trình thống nhất đang được thảo luận
sôi nổi vào lúc đó thực sự diễn ra.” Theo Galston, các nhà lãnh đạo miền Bắc, cụ thể được nhắc đến trong bài là Nguyễn Văn Hiệu (Viện trưởng Viện Khoa học Việt Nam) vàPhạm Văn Đồng (Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa), đặc biệt quan tâm đến hệ thống giáo dục nhấn mạnh đến các ngành kỹ thuật và điện tử cùng hệ thống các trường đại học cộng đồng hệ hai năm đã được thiết lập ở miền Nam (nguyên văn tiếng Anh: “the widespread educational emphasis on engineering and electronics and the system of two-year, community colleges”).[104]
Lời chứng và đánh giá của ông Mai Thái Lĩnh, cựu sinh viên Viện Đại học Đà Lạt,[105] nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân Thành phố Đà Lạt dưới chính thể Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam: “Tôi là con của một cán bộ Việt Minh– tham gia Cách mạng tháng Tám tại Lâm Đồng sau đó tập kết ra miền Bắc [...] Chế độ Việt Nam Cộng hòa lúc
đó biết lý lịch của tôi, nhưng vẫn không phân biệt đối xử, cho nên tôi
vẫn có thể học hành đến nơi đến chốn. Tính chất tốt đẹp của nền giáo dục
cũ của miền Nam là
điều tôi công khai thừa nhận, vì vậy suốt 14 năm phục vụ trong ngành
giáo dục “xã hội chủ nghĩa” (1975-1989), tôi bị người ta gán cho đủ thứ
nhãn hiệu, chụp cho nhiều thứ mũ chỉ vì tôi nêu rõ những ưu điểm của nền
giáo dục cũ cần phải học hỏi. Chính là do thừa hưởng nền giáo dục đó
của miền Nam mà tôi có được tính độc lập trong tư duy, không bao giờ
chịu nô lệ về tư tưởng…“[106]
Đánh giá của nhà phê bình văn học Thụy Khuê: “Có
thể nói, trong suốt thời gian chia đôi đất nước, mặc dù với những tệ nạn
của xã hội chiến tranh, tham nhũng; miền Nam vẫn có một hệ thống giáo
dục đứng đắn. Trong chương trình giáo khoa, các giai đoạn lịch sử và văn
học đều được giảng dậy đầy đủ, không thiên hướng. Ở bậc trung học học
sinh gặt hái những kiến thức đại cương về sử, về văn, và tới trình độ tú
tài, thu thập những khái niệm đầu tiên về triết học. Lên đại học, sinh
viên văn khoa có dịp học hỏi và đào sâu thêm về những trào lưu tư tưởng
Đông Tây, đồng thời đọc và hiểu được văn học nước ngoài qua một nền dịch
thuật đáng tin cậy, dịch được những sách cơ bản. Nguyễn Văn Trung trong
hồi ký đã nhấn mạnh đến sự tự trị của đại học, nhờ sự tự trị này mà các
giáo sư có quyền giảng dạy tự do, không bị áp lực chính trị của chính
quyền. Chính điều kiện giáo dục này, đã cho phép miền Nam xây dựng được
một tầng lớp trí thức, một tầng lớp văn nghệ sĩ và một quần chúng độc
giả; giúp cho nhiều nhà văn có thể sống bằng nghề nghiệp của mình. Và
cũng chính tầng lớp trí thức và sinh viên này đã là đối trọng, chống lại
chính quyền, khi có những biến cố chính trị lớn như việc đàn áp Phật
giáo thời ông Diệm và việc đấu tranh chống tham nhũng (như vụ báo Sóng
Thần) thời ông Thiệu.“[107]
(Nguồn: Wikipedia, FB Tuyen Nguyen)
Huỳnh Minh Tú (biên tập và thêm hình ảnh sưu tầm từ Intern
No comments:
Post a Comment