Friday, December 27, 2013
NGỌC PHU * VƯỢT BIỂN
NGỌC PHU kể chuyện vượt biển, trại tị nạn
KỲ IV: Đời sống ở trại tị nạn có nhiều phức tạp!
VW: Trong chuyến đi, chiếc ghe của ông may mắn không bị gặp hải tặc hoặc bị cướp bóc gì cả?
NP: Tôi có mang theo vũ khí, cây AK, cây K54, và M79. Trên ghe, thực tình, tôi có trang bị mìn claymo hai bên phía sau. Nếu tàu Việt cộng tắp vô, tôi sẽ bấm nút cho nổ. Ván ghe dày 6 phân, nên nếu có nổ, ghe chỉ bị thiệt hại thôi, chứ không gây chết người. Nhưng ghe may mắn không có gặp tàu nào nguy hiểm cả. Chỉ có gặp tàu tuần rượt trong đêm đầu tiên, tôi tắt hết đèn, xả máy cho ghe chạy tốc độ, cho nên nước vô ghe hơi nhiều. Đáy ghe bị dằn xuống, đầu ghe ngóc lên chạy, nên nước vô. Chạy một lúc, tôi không thấy tàu tuần đâu hết. Chuyến đi của tôi chỉ bị tàu tuần rượt một lần duy nhất đó thôi. Không thấy thuyền đánh cá, không bị gặp tàu hải tặc. Có thấy thương thuyền nhưng họ tránh né không đón. Ghe tôi gặp tổng cộng trên 15 chiếc thương thuyền và du thuyền, nhưng họ không tiếp mình. Chỉ tới khi gặp tàu dầu gần Mã Lai, họ tiếp mình, họ cho ít cam, ít thuốc lá hút. Nước dư cho nên không cần phải xin họ.
VW: 28 người đi trên chiếc ghe của ông, có bao nhiêu đàn ông, phụ nữ, trẻ em?
NP: Có 6 người phụ nữ. Có 14 người đàn ông, trong đó có 10 người bụi đời ở những chiếc ghe khác canh me chờ đi, vì họ biết tôi đi. Tôi cho họ đi vì muốn họ im lặng, thêm nữa, tôi thấy hoàn cảnh của họ khổ chứ chẳng có lấy tiền bạc gì hết. Họ cũng đói rách và khổ lắm nên tôi cho họ đi. Tôi cho 5 người trong gia đình Giao Linh đi trên chiếc ghe của tôi. Giao Linh có giới thiệu cho tôi thêm hai người nữa. Hai người đó là con của ông chủ tiệm vàng ở Las Vegas, hiện giờ.
Có 3 người em út của tôi giúp tôi tổ chức cuộc vượt biên. Cậu Minh hiện giờ ở San Francisco. Cậu Sơn hiện giờ ở Sydney, Uùc. Cậu Lộc hiện giờ ở chùa Tàu lớn, Tây Lai Tự, thành công lắm. Đó là những người tôi thương nhất. Người cháu trai đi chung với tôi, là thông dịch viên của quân đội Hoa Kỳ, đến Mỹ được 10 năm, cháu đã chết rồi.
VW: Lúc ông đặt chân lên đảo, những chuyện gì đã xảy ra?
NP: Khi tôi khiêng đồ lên, bảng tên “Xưởng phim truyện thành phố H.C.M.” đập vào mắt những người trên đảo. Họ nói tôi là Việt cộng. Chuyện này, anh Nguyễn Hữu Công biết rõ hết. Cả đảo muốn tiêu diệt cả chiếc ghe của tôi. Tôi mới nói chuyện với họ là, tôi công nhận là tôi có làm việc với Việt cộng, nhưng tôi không phải là Việt cộng. Thế là, họ chờ đến ngày hôm sau để xét xử. Nhưng một đêm tới sáng, mọi việc bỗng dưng yên đi. Họ chỉ cho tôi đến ở tại bãi, bị canh chừng rất cẩn mật, cả hơn một tuần lễ sau tôi mới cất được căn nhà để ở. Vợ con tôi, ban ngày chịu nắng, ban đêm chịu sương, sống như bị giam lỏng, cả 10 ngày như vậy. Tôi lấy cánh buồm giăng làm bạt che để ở, trải lá để ngủ. 10 ngày sau, họ thấy mọi việc yên lặng, không có gì xảy ra cả, họ mới để tôi cất nhà. Vợ chồng và mấy người bạn giúp sức nhau cất lên căn nhà để ở.
VW: Trại tị nạn thời gian ông ở, cuộc sống như thế nào?
NP: Luộm thuộm lắm. Cướp giựt nhiều vô cùng. Trại tôi ở, lúc tôi mới đến, có khoảng 600 người. Lúc tôi rời trại, lên tới 1,200 người. Đảo tôi ở rất là lý tưởng, đi Tanganu rất là gần. Đi xe bus là ra thành phố, xin giấy phép thôi. Ơû Pulau Bidong phải qua biển rất là xa. Pulau Bidong ngày xưa là nơi nhốt tội phạm, sau này để cho người tị nạn ở. Pulau Bisan có thể nói là trại nghỉ mát. Đường được làm từ trong trại tị nạn ra tới ngoài biển. Cảnh trí rất là đẹp.
Lúc ở đó, tôi có được nhiệm vụ là cố vấn cho ban trật tự. Tôi thành lập bốn nhóm an ninh, A, B, C, D. Mỗi đêm tôi thâu đài BBC, đài VOA, đài Việt Nam Tự Do. Sáng tôi phát thanh cho đồng bào nghe. Muốn có hệ thống phát thanh đó, tôi phải xin Mã Lai một số tiền. Lấy đó, mua máy, mua loa gắn khắp nơi. Trước đó, trại không có loa, muốn báo chuyện gì, chỉ nhắn miệng với nhau thôi. Từ lúc tôi đặt chân đến đảo, tôi gắn giàn loa âm thanh khắp nơi. Tôi lập một phòng phát thuốc, trong đó có micro làm luôn thành phòng phát thanh. Mé sau đó, tôi làm sân khấu. Trong tuần lễ, ngày thứ Bảy và Chủ Nhật là diễn văn nghệ một lần. Ơû ngoài bãi vào có sân banh. Ơû trước bến tàu đậu, tôi làm trại tiếp nhận hàng. Tôi bỏ công cho trại này rất là nhiều. Có rất là nhiều người biết điều này.
VW: Lúc đó, chính quyền Mã Lai giúp đỡ người tị nạn như thế nào?
NP: Họ chỉ cho đất đó thôi, còn người tị nạn muốn làm gì thì làm. Cứ mỗi một tuần, họ đến phát đồ ăn một lần, do Cao ủy cung cấp. Tôi cho mấy người phụ giúp tôi trong nhóm trật tự phân phát đồ ăn cho các gia đình trong trại. Có cá, đồ hộp, dầu, nước mắm, muối. Nhóm trật tự phát đồ ăn dựa theo số người trong gia đình. Đến phiên gia đình của tôi, chỉ còn lại vài con cá nhỏ, đồ ăn cũng thiếu thốn lắm. Cũng may, vợ tôi có đem theo được ba lượng vàng, vợ tôi để dành từ hồi nào tôi không được biết. Một lượng để mua vật liệu cất nhà. Một lượng tôi đổi ra chia đều cho mấy người trong ghe, mỗi người một ít tiền để xài. Một lượng, vợ chồng để dành đi thành phố Tanganu hai lần là hết sạch. Từ đó về sau, không còn gì, nên chỉ ăn đồ Cao ủy tị nạn cung cấp. (CÒN TIẾP)
KỲ V: Tổ chức Ban an ninh ở trại để bảo vệ mọi người
VW: Có họp chợ ở trong trại để bán hàng hóa không?
NP: Không có họp chợ. Mỗi ngày có hai vợ chồng người Tàu đậu chiếc xe bên kia bờ kênh, có bán đầy đủ, cái gì cũng có hết, từ nước mắm,… Mình đi qua đó mua. Oâng Mai Thảo mỗi ngày xách túi qua đó mua đồ về nấu ăn chung với bà Châu Hà và ông Văn Phụng. Họ bán những đồ mình cần thiết như rau, đồ khô, mì gói. Trong trại có quán nước bán bia, cà phê. Anh có tiệm cà phê trong trại, hiện giờ sống ở Mission Viejo, rất là khá. Tôi có gặp lại, anh rất mừng.
Thời gian ở đảo, tôi làm việc công ích nhiều hơn. Còn tội chẳng có tội gì hết.
VW: Về tín ngưỡng tôn giáo, có tổ chức nhà thờ hay chùa chiền gì không?
NP: Chỉ duy nhất có một nhà thờ. Ban ngày, cháu trai của tôi dạy Anh văn cho mấy người ở trại. Chủ Nhật có rước lễ. Những anh bụi đời không có chỗ ngủ, tối đến nhà thờ ngủ đỡ. Lúc đó, số người Công giáo cũng nhiều. Có một ông cha, nhưng tôi không nhớ là cha nào. Ơû đảo lúc đó không có chùa.
Tôi có làm một buổi văn nghệ Tết. Đồng thời, tôi cải tổ lại việc phát thơ. Đây là nhu cầu quan trọng nhất, rất dễ bị ăn cắp. Có một nhóm gian manh đã lấy thơ có money order để đổi lấy tiền xài. Đó là vấn đề luộm thuộm nhất. Tôi cũng đã bị mất một cái thơ. Khi tôi tổ chức lại việc phát thơ công khai là gọi mọi người đến, gọi tên ai có thơ đưa cho người đó, còn người có thơ không có ở đó, gởi thơ đó lại cho ban trật tự. Những người gian manh trước kia đổi thơ, họ thù tôi ghê lắm. Bằng chứng là, ngày tôi rời trại, có một nhóm thanh niên gần 40 người đi bảo vệ tôi. Họ tính là ngày tôi rời trại, họ sẽ giết tôi. Đó là nhóm người Lào, người Mường, họ dữ lắm, họ ở một khu riêng. Nhưng họ cũng kỵ tôi. Tôi tổ chức bốn nhóm trật tự cho ba trại. Anh Nguyễn Hữu Công có biết chuyện này.
VW: Trong thời gian ông ở trại, ông tổ chức những chương trình văn nghệ, có những nghệ sĩ nào?
NP: Bây giờ lớn tuổi rồi, tôi cũng không nhớ rõ lắm. Oâng Văn Phụng và bà Châu Hà có hát. Treo đèn, kết hoa, chào cờ. Tôi có trình diễn nhiều. Tôi vừa diễn hài, kể chuyện vui, hát những bài nhạc vui. Một mình tôi gánh một nửa chương trình.
VW: Ông có nhận được báo chí nào phổ biến ở đảo không?
NP: Không biết trong hoàn cảnh nào, tờ báo Trắng Đen biết tin tôi vượt biên. Họ gởi vào trại cho tôi một cuốn sách. Từ đó, tôi gởi bài lại cho họ. Bài tôi gởi đã đăng trên báo Hồn Việt và báo Trắng Đen. Tôi đã ghi âm vào cassett và gởi đi chứ tôi không có viết bài vì văn chương của tôi rất kém. Tôi nói chuyện trên sân khấu nhưng tôi không viết văn được. Thời gian đó, Trắng Đen đăng bài của tôi nhiều nhất. Sau đó, có Văn Nghệ Tiền Phong và Hồn Việt. Ba tờ báo đó đăng bài của tôi. Khánh Ly biết tôi vượt biên tới đảo, đã gởi cho tôi $200 đô la. Tôi đã gởi thơ cám ơn.
VW: Đời sống ở đảo chung đụng như vậy, có xảy ra thảm cảnh nào không?
NP: Trại tôi ở không có xảy ra thảm cảnh nào. Chỉ có những chuyện lộn xộn xảy ra như vợ chồng gây lộn với nhau, ngoại tình này kia. Nguy hiểm nhất là nhóm cướp giật. Nhóm đó chờ những người ngày mai được lên đường đi tị nạn nhập cư, buổi tối trước đó họ vô cướp hành lý, làm bậy. Còn những cô đi tiểu, đi đồng, ở ngoài rừng, bị họ hiếp. Nhóm trật tự an ninh của tôi hoạt động âm thầm, rất ít người biết, chỉ trong nhóm biết với nhau thôi, ở đảo không ai biết hết. Nhiều người không biết chúng tôi là ai, chỉ biết là đi tập khỏe thôi. Tôi kêu trên loa là chiều có buổi tập khỏe, thế là nhóm kéo nhau ra bãi ngồi chờ. Đầu óc tôi tưởng tượng về phim ảnh hơi nhiều, tôi áp dụng từ phim ảnh ra. Người nào làm bậy, nhóm biết được, buổi tối nó ngủ, nhóm trật tự an ninh đến trùm mền nó, đem ra ngoài rừng đánh bằng cây dừa cho đừ, rồi cột thả xuống dưới nước cho đến khi nước thủy triều lên, tôi ra cứu. Nó nghĩ là mình cứu nó, chứ đâu có biết mình cột nó ở đó. Cho nên, nó vừa mang ơn, mà mình trị được nó nữa.
VW: Nhóm trật tự an ninh có thường xuyên làm chuyện này không?
NP: Đêm nào cũng từ 11 đến 12 giờ đêm trở đi là làm chuyện này.
VW: Có bao giờ đánh lầm người không?
NP: Không bao giờ đánh lầm. Cho nên, sau này nhóm đó biết mới thù tôi. Ngày tôi rời đảo, có gần 40 người cầm gậy gộc theo đưa tôi lên đến xe bus, khi xe bus chạy họ mới đi. Tôi hỏi ra, mới biết lý do là, họ mới biết có một nhóm định làm thịt tôi, cho nên họ đi theo bảo vệ tôi.
KỲ cuối: Nếu biết vượt biên khổ như vậy, tôi không dám đi!
VW: Như vậy, ông ở đảo trong thời gian bao lâu?
NP: 4 tháng. Tôi đến đảo là tháng 10, rời đảo là tháng 2. Tôi đến Mỹ ngày 28 tháng 2 năm 1980, đúng ngày sinh nhật của tôi. Tôi sinh năm 1935.
VW: Ai là người bảo trợ cho ông?
NP: Ông anh của tôi. Tôi có ba ông anh. Một ông là giáo sư đại học tại Michigan. Một ông ở El Paso, và một ông làm business. Hồi đó, tôi có dự định đi Pháp. Tôi có một ông anh ở Pháp nói là tình hình ở Pháp không tốt gì lắm, nên đi Mỹ. Tôi nghe lời ổng nên đi Mỹ. Tôi làm thông dịch viên cho phái đoàn Pháp, cho nên đi Pháp rất dễ dàng. Ơû Uùc luôn có dư chỗ, cho nên, tôi đã cho các đàn em của tôi đi Uùc. Hầu hết, các đàn em của tôi đều ở Uùc.
Mỗi tuần đều có phái đoàn của các nước đến đảo như Pháp, Uùc, Mỹ. Vai trò của thông dịch viên rất quan trọng, tại vì họ không biết gì nhiều. Họ nhận người tị nạn là dựa theo lời của thông dịch viên 50%.
VW: Trong thời gian 4 tháng 10 ngày, từ lúc rời Việt Nam vượt biên năm 1979, đến Mỹ năm 1980, ấn tượng vượt biên đối với ông như thế nào?
NP: Bây giờ nhắc lại cuộc vượt biên, đối với tôi, đó là một giấc mộng kinh hoàng. Khi ra tới biển, tôi mới cảm thấy sợ biển cả. Khi biển cả bao quanh, mình mới cảm thấy sự nguy hiểm. Biển cả làm cho mình run sợ vì sự mênh mông. Mình cảm thấy như một hạt cát trong sa mạc. Tôi cảm thấy vượt biên thành công là nhờ ơn đức, hiếm hoi lắm, chỉ 1%. Aán tượng của tôi về vượt biên đến bây giờ vẫn còn hãi hùng, vẫn còn sợ
sệt. Tôi vẫn tin vào đấng tối cao đã cho tôi một ân huệ là đã tìm thấy được bờ bến. Lật bản đồ coi thấy là như vậy, nhưng khi ra tới biển, nhìn chung quanh toàn là nước và nước, không có một cây dừa, bóng mây, bóng chim, lúc đó mới thấy sợ. Nếu biết vượt biên khổ sở như vậy, sẽ không có ai đi. Khi đi rồi mới biết mình khổ.
Khi đặt chân tới Mỹ tôi thấy thanh thản. Lúc đó, đã 45 tuổi rồi, nên tôi không có nghĩ ngợi gì nhiều. Tôi chỉ nghĩ là, bây giờ mọi việc đã xong. Mình đã được định cư, cần làm sao nuôi sống gia đình. Kể từ ngày đó cho tới bây giờ, tôi đã làm trên 10 nghề để nuôi sống gia đình. Tôi không có học hành gì hết. Xuất thân từ nhỏ học rất là kém, học không được, vô trường ra là quên hết, chỉ có làm nghề để sống thôi. Tôi chỉ học ngoài đời, không có ai dạy cho tôi. Từ hát, cho tới kịch nghệ, điện ảnh, may mắn đưa đẩy tôi thành công, chứ tôi chẳng có thi cử gì hết. Nếu thi, tôi không bao giờ đậu cả. Tôi cất giữ kỷ niệm rất nhiều. Tôi sanh năm 1935, mà hình năm 1938 tôi vẫn còn giữ. (HẾT)
KỲ IV: Đời sống ở trại tị nạn có nhiều phức tạp!
VW: Trong chuyến đi, chiếc ghe của ông may mắn không bị gặp hải tặc hoặc bị cướp bóc gì cả?
NP: Tôi có mang theo vũ khí, cây AK, cây K54, và M79. Trên ghe, thực tình, tôi có trang bị mìn claymo hai bên phía sau. Nếu tàu Việt cộng tắp vô, tôi sẽ bấm nút cho nổ. Ván ghe dày 6 phân, nên nếu có nổ, ghe chỉ bị thiệt hại thôi, chứ không gây chết người. Nhưng ghe may mắn không có gặp tàu nào nguy hiểm cả. Chỉ có gặp tàu tuần rượt trong đêm đầu tiên, tôi tắt hết đèn, xả máy cho ghe chạy tốc độ, cho nên nước vô ghe hơi nhiều. Đáy ghe bị dằn xuống, đầu ghe ngóc lên chạy, nên nước vô. Chạy một lúc, tôi không thấy tàu tuần đâu hết. Chuyến đi của tôi chỉ bị tàu tuần rượt một lần duy nhất đó thôi. Không thấy thuyền đánh cá, không bị gặp tàu hải tặc. Có thấy thương thuyền nhưng họ tránh né không đón. Ghe tôi gặp tổng cộng trên 15 chiếc thương thuyền và du thuyền, nhưng họ không tiếp mình. Chỉ tới khi gặp tàu dầu gần Mã Lai, họ tiếp mình, họ cho ít cam, ít thuốc lá hút. Nước dư cho nên không cần phải xin họ.
VW: 28 người đi trên chiếc ghe của ông, có bao nhiêu đàn ông, phụ nữ, trẻ em?
NP: Có 6 người phụ nữ. Có 14 người đàn ông, trong đó có 10 người bụi đời ở những chiếc ghe khác canh me chờ đi, vì họ biết tôi đi. Tôi cho họ đi vì muốn họ im lặng, thêm nữa, tôi thấy hoàn cảnh của họ khổ chứ chẳng có lấy tiền bạc gì hết. Họ cũng đói rách và khổ lắm nên tôi cho họ đi. Tôi cho 5 người trong gia đình Giao Linh đi trên chiếc ghe của tôi. Giao Linh có giới thiệu cho tôi thêm hai người nữa. Hai người đó là con của ông chủ tiệm vàng ở Las Vegas, hiện giờ.
Có 3 người em út của tôi giúp tôi tổ chức cuộc vượt biên. Cậu Minh hiện giờ ở San Francisco. Cậu Sơn hiện giờ ở Sydney, Uùc. Cậu Lộc hiện giờ ở chùa Tàu lớn, Tây Lai Tự, thành công lắm. Đó là những người tôi thương nhất. Người cháu trai đi chung với tôi, là thông dịch viên của quân đội Hoa Kỳ, đến Mỹ được 10 năm, cháu đã chết rồi.
VW: Lúc ông đặt chân lên đảo, những chuyện gì đã xảy ra?
NP: Khi tôi khiêng đồ lên, bảng tên “Xưởng phim truyện thành phố H.C.M.” đập vào mắt những người trên đảo. Họ nói tôi là Việt cộng. Chuyện này, anh Nguyễn Hữu Công biết rõ hết. Cả đảo muốn tiêu diệt cả chiếc ghe của tôi. Tôi mới nói chuyện với họ là, tôi công nhận là tôi có làm việc với Việt cộng, nhưng tôi không phải là Việt cộng. Thế là, họ chờ đến ngày hôm sau để xét xử. Nhưng một đêm tới sáng, mọi việc bỗng dưng yên đi. Họ chỉ cho tôi đến ở tại bãi, bị canh chừng rất cẩn mật, cả hơn một tuần lễ sau tôi mới cất được căn nhà để ở. Vợ con tôi, ban ngày chịu nắng, ban đêm chịu sương, sống như bị giam lỏng, cả 10 ngày như vậy. Tôi lấy cánh buồm giăng làm bạt che để ở, trải lá để ngủ. 10 ngày sau, họ thấy mọi việc yên lặng, không có gì xảy ra cả, họ mới để tôi cất nhà. Vợ chồng và mấy người bạn giúp sức nhau cất lên căn nhà để ở.
VW: Trại tị nạn thời gian ông ở, cuộc sống như thế nào?
NP: Luộm thuộm lắm. Cướp giựt nhiều vô cùng. Trại tôi ở, lúc tôi mới đến, có khoảng 600 người. Lúc tôi rời trại, lên tới 1,200 người. Đảo tôi ở rất là lý tưởng, đi Tanganu rất là gần. Đi xe bus là ra thành phố, xin giấy phép thôi. Ơû Pulau Bidong phải qua biển rất là xa. Pulau Bidong ngày xưa là nơi nhốt tội phạm, sau này để cho người tị nạn ở. Pulau Bisan có thể nói là trại nghỉ mát. Đường được làm từ trong trại tị nạn ra tới ngoài biển. Cảnh trí rất là đẹp.
Lúc ở đó, tôi có được nhiệm vụ là cố vấn cho ban trật tự. Tôi thành lập bốn nhóm an ninh, A, B, C, D. Mỗi đêm tôi thâu đài BBC, đài VOA, đài Việt Nam Tự Do. Sáng tôi phát thanh cho đồng bào nghe. Muốn có hệ thống phát thanh đó, tôi phải xin Mã Lai một số tiền. Lấy đó, mua máy, mua loa gắn khắp nơi. Trước đó, trại không có loa, muốn báo chuyện gì, chỉ nhắn miệng với nhau thôi. Từ lúc tôi đặt chân đến đảo, tôi gắn giàn loa âm thanh khắp nơi. Tôi lập một phòng phát thuốc, trong đó có micro làm luôn thành phòng phát thanh. Mé sau đó, tôi làm sân khấu. Trong tuần lễ, ngày thứ Bảy và Chủ Nhật là diễn văn nghệ một lần. Ơû ngoài bãi vào có sân banh. Ơû trước bến tàu đậu, tôi làm trại tiếp nhận hàng. Tôi bỏ công cho trại này rất là nhiều. Có rất là nhiều người biết điều này.
VW: Lúc đó, chính quyền Mã Lai giúp đỡ người tị nạn như thế nào?
NP: Họ chỉ cho đất đó thôi, còn người tị nạn muốn làm gì thì làm. Cứ mỗi một tuần, họ đến phát đồ ăn một lần, do Cao ủy cung cấp. Tôi cho mấy người phụ giúp tôi trong nhóm trật tự phân phát đồ ăn cho các gia đình trong trại. Có cá, đồ hộp, dầu, nước mắm, muối. Nhóm trật tự phát đồ ăn dựa theo số người trong gia đình. Đến phiên gia đình của tôi, chỉ còn lại vài con cá nhỏ, đồ ăn cũng thiếu thốn lắm. Cũng may, vợ tôi có đem theo được ba lượng vàng, vợ tôi để dành từ hồi nào tôi không được biết. Một lượng để mua vật liệu cất nhà. Một lượng tôi đổi ra chia đều cho mấy người trong ghe, mỗi người một ít tiền để xài. Một lượng, vợ chồng để dành đi thành phố Tanganu hai lần là hết sạch. Từ đó về sau, không còn gì, nên chỉ ăn đồ Cao ủy tị nạn cung cấp. (CÒN TIẾP)
KỲ V: Tổ chức Ban an ninh ở trại để bảo vệ mọi người
VW: Có họp chợ ở trong trại để bán hàng hóa không?
NP: Không có họp chợ. Mỗi ngày có hai vợ chồng người Tàu đậu chiếc xe bên kia bờ kênh, có bán đầy đủ, cái gì cũng có hết, từ nước mắm,… Mình đi qua đó mua. Oâng Mai Thảo mỗi ngày xách túi qua đó mua đồ về nấu ăn chung với bà Châu Hà và ông Văn Phụng. Họ bán những đồ mình cần thiết như rau, đồ khô, mì gói. Trong trại có quán nước bán bia, cà phê. Anh có tiệm cà phê trong trại, hiện giờ sống ở Mission Viejo, rất là khá. Tôi có gặp lại, anh rất mừng.
Thời gian ở đảo, tôi làm việc công ích nhiều hơn. Còn tội chẳng có tội gì hết.
VW: Về tín ngưỡng tôn giáo, có tổ chức nhà thờ hay chùa chiền gì không?
NP: Chỉ duy nhất có một nhà thờ. Ban ngày, cháu trai của tôi dạy Anh văn cho mấy người ở trại. Chủ Nhật có rước lễ. Những anh bụi đời không có chỗ ngủ, tối đến nhà thờ ngủ đỡ. Lúc đó, số người Công giáo cũng nhiều. Có một ông cha, nhưng tôi không nhớ là cha nào. Ơû đảo lúc đó không có chùa.
Tôi có làm một buổi văn nghệ Tết. Đồng thời, tôi cải tổ lại việc phát thơ. Đây là nhu cầu quan trọng nhất, rất dễ bị ăn cắp. Có một nhóm gian manh đã lấy thơ có money order để đổi lấy tiền xài. Đó là vấn đề luộm thuộm nhất. Tôi cũng đã bị mất một cái thơ. Khi tôi tổ chức lại việc phát thơ công khai là gọi mọi người đến, gọi tên ai có thơ đưa cho người đó, còn người có thơ không có ở đó, gởi thơ đó lại cho ban trật tự. Những người gian manh trước kia đổi thơ, họ thù tôi ghê lắm. Bằng chứng là, ngày tôi rời trại, có một nhóm thanh niên gần 40 người đi bảo vệ tôi. Họ tính là ngày tôi rời trại, họ sẽ giết tôi. Đó là nhóm người Lào, người Mường, họ dữ lắm, họ ở một khu riêng. Nhưng họ cũng kỵ tôi. Tôi tổ chức bốn nhóm trật tự cho ba trại. Anh Nguyễn Hữu Công có biết chuyện này.
VW: Trong thời gian ông ở trại, ông tổ chức những chương trình văn nghệ, có những nghệ sĩ nào?
NP: Bây giờ lớn tuổi rồi, tôi cũng không nhớ rõ lắm. Oâng Văn Phụng và bà Châu Hà có hát. Treo đèn, kết hoa, chào cờ. Tôi có trình diễn nhiều. Tôi vừa diễn hài, kể chuyện vui, hát những bài nhạc vui. Một mình tôi gánh một nửa chương trình.
VW: Ông có nhận được báo chí nào phổ biến ở đảo không?
NP: Không biết trong hoàn cảnh nào, tờ báo Trắng Đen biết tin tôi vượt biên. Họ gởi vào trại cho tôi một cuốn sách. Từ đó, tôi gởi bài lại cho họ. Bài tôi gởi đã đăng trên báo Hồn Việt và báo Trắng Đen. Tôi đã ghi âm vào cassett và gởi đi chứ tôi không có viết bài vì văn chương của tôi rất kém. Tôi nói chuyện trên sân khấu nhưng tôi không viết văn được. Thời gian đó, Trắng Đen đăng bài của tôi nhiều nhất. Sau đó, có Văn Nghệ Tiền Phong và Hồn Việt. Ba tờ báo đó đăng bài của tôi. Khánh Ly biết tôi vượt biên tới đảo, đã gởi cho tôi $200 đô la. Tôi đã gởi thơ cám ơn.
VW: Đời sống ở đảo chung đụng như vậy, có xảy ra thảm cảnh nào không?
NP: Trại tôi ở không có xảy ra thảm cảnh nào. Chỉ có những chuyện lộn xộn xảy ra như vợ chồng gây lộn với nhau, ngoại tình này kia. Nguy hiểm nhất là nhóm cướp giật. Nhóm đó chờ những người ngày mai được lên đường đi tị nạn nhập cư, buổi tối trước đó họ vô cướp hành lý, làm bậy. Còn những cô đi tiểu, đi đồng, ở ngoài rừng, bị họ hiếp. Nhóm trật tự an ninh của tôi hoạt động âm thầm, rất ít người biết, chỉ trong nhóm biết với nhau thôi, ở đảo không ai biết hết. Nhiều người không biết chúng tôi là ai, chỉ biết là đi tập khỏe thôi. Tôi kêu trên loa là chiều có buổi tập khỏe, thế là nhóm kéo nhau ra bãi ngồi chờ. Đầu óc tôi tưởng tượng về phim ảnh hơi nhiều, tôi áp dụng từ phim ảnh ra. Người nào làm bậy, nhóm biết được, buổi tối nó ngủ, nhóm trật tự an ninh đến trùm mền nó, đem ra ngoài rừng đánh bằng cây dừa cho đừ, rồi cột thả xuống dưới nước cho đến khi nước thủy triều lên, tôi ra cứu. Nó nghĩ là mình cứu nó, chứ đâu có biết mình cột nó ở đó. Cho nên, nó vừa mang ơn, mà mình trị được nó nữa.
VW: Nhóm trật tự an ninh có thường xuyên làm chuyện này không?
NP: Đêm nào cũng từ 11 đến 12 giờ đêm trở đi là làm chuyện này.
VW: Có bao giờ đánh lầm người không?
NP: Không bao giờ đánh lầm. Cho nên, sau này nhóm đó biết mới thù tôi. Ngày tôi rời đảo, có gần 40 người cầm gậy gộc theo đưa tôi lên đến xe bus, khi xe bus chạy họ mới đi. Tôi hỏi ra, mới biết lý do là, họ mới biết có một nhóm định làm thịt tôi, cho nên họ đi theo bảo vệ tôi.
KỲ cuối: Nếu biết vượt biên khổ như vậy, tôi không dám đi!
VW: Như vậy, ông ở đảo trong thời gian bao lâu?
NP: 4 tháng. Tôi đến đảo là tháng 10, rời đảo là tháng 2. Tôi đến Mỹ ngày 28 tháng 2 năm 1980, đúng ngày sinh nhật của tôi. Tôi sinh năm 1935.
VW: Ai là người bảo trợ cho ông?
NP: Ông anh của tôi. Tôi có ba ông anh. Một ông là giáo sư đại học tại Michigan. Một ông ở El Paso, và một ông làm business. Hồi đó, tôi có dự định đi Pháp. Tôi có một ông anh ở Pháp nói là tình hình ở Pháp không tốt gì lắm, nên đi Mỹ. Tôi nghe lời ổng nên đi Mỹ. Tôi làm thông dịch viên cho phái đoàn Pháp, cho nên đi Pháp rất dễ dàng. Ơû Uùc luôn có dư chỗ, cho nên, tôi đã cho các đàn em của tôi đi Uùc. Hầu hết, các đàn em của tôi đều ở Uùc.
Mỗi tuần đều có phái đoàn của các nước đến đảo như Pháp, Uùc, Mỹ. Vai trò của thông dịch viên rất quan trọng, tại vì họ không biết gì nhiều. Họ nhận người tị nạn là dựa theo lời của thông dịch viên 50%.
VW: Trong thời gian 4 tháng 10 ngày, từ lúc rời Việt Nam vượt biên năm 1979, đến Mỹ năm 1980, ấn tượng vượt biên đối với ông như thế nào?
NP: Bây giờ nhắc lại cuộc vượt biên, đối với tôi, đó là một giấc mộng kinh hoàng. Khi ra tới biển, tôi mới cảm thấy sợ biển cả. Khi biển cả bao quanh, mình mới cảm thấy sự nguy hiểm. Biển cả làm cho mình run sợ vì sự mênh mông. Mình cảm thấy như một hạt cát trong sa mạc. Tôi cảm thấy vượt biên thành công là nhờ ơn đức, hiếm hoi lắm, chỉ 1%. Aán tượng của tôi về vượt biên đến bây giờ vẫn còn hãi hùng, vẫn còn sợ
sệt. Tôi vẫn tin vào đấng tối cao đã cho tôi một ân huệ là đã tìm thấy được bờ bến. Lật bản đồ coi thấy là như vậy, nhưng khi ra tới biển, nhìn chung quanh toàn là nước và nước, không có một cây dừa, bóng mây, bóng chim, lúc đó mới thấy sợ. Nếu biết vượt biên khổ sở như vậy, sẽ không có ai đi. Khi đi rồi mới biết mình khổ.
Khi đặt chân tới Mỹ tôi thấy thanh thản. Lúc đó, đã 45 tuổi rồi, nên tôi không có nghĩ ngợi gì nhiều. Tôi chỉ nghĩ là, bây giờ mọi việc đã xong. Mình đã được định cư, cần làm sao nuôi sống gia đình. Kể từ ngày đó cho tới bây giờ, tôi đã làm trên 10 nghề để nuôi sống gia đình. Tôi không có học hành gì hết. Xuất thân từ nhỏ học rất là kém, học không được, vô trường ra là quên hết, chỉ có làm nghề để sống thôi. Tôi chỉ học ngoài đời, không có ai dạy cho tôi. Từ hát, cho tới kịch nghệ, điện ảnh, may mắn đưa đẩy tôi thành công, chứ tôi chẳng có thi cử gì hết. Nếu thi, tôi không bao giờ đậu cả. Tôi cất giữ kỷ niệm rất nhiều. Tôi sanh năm 1935, mà hình năm 1938 tôi vẫn còn giữ. (HẾT)
PHẠM ĐÌNH * CHUYỆN TÙ
Chuyện Vui Buồn « Tù Cải Tạo » Phạm Đình C/N 2011/02
Chuyện
tù cải tạo toàn là đau buồn chứ làm sao mà vui được nhỉ ? Ấy thế mà
cũng có đấy. Tôi xin « nhập đề lung khởi » một chút. Nhiều người đã viết
về chuyện buồn nát ruột ra rồi và viết hay nữa như Hà Thúc Sinh với Đại
Học Máu, Tạ Tỵ với Đáy Địa Ngục ... Thật ra, Đại Học Máu cũng có chuyện
cười ... ra nước mắt và Hà Thúc Sinh ở cùng trại Trảng Lớn (Tây Ninh)
nhưng khác tiểu đoàn với tôi nên tôi không muốn đi sâu vào chi tiết
những việc học tập mà sẽ kể dăm ba chuyện vui lẫn buồn đã thực sự xảy ra
trong khu vực tôi ở tù và theo trí nhớ của tôi. Do đó, chuyện vui lẫn
buồn này khó có khả năng hay cơ may gây cười cho người đọc nhưng cũng
không phải là chuyện nghe qua rồi bỏ bởi vì đó là tất cả sự thật ! Cười
hay mếu, theo thiển ý của tôi, chẳng quan trọng cho bằng sự thật chưa
được ai kể lại, dù có nhiều quyển hồi ký về tù cải tạo ngoài hai quyển
trên, chẳng hạn như Cùm Đỏ, Trại Trừng Giới, Những Bước Chân Tù ... Lý
do đơn giản là tiểu đoàn mà tôi đi tù cải tạo chưa có nhà văn nào chịu
viết ra nên tôi đành phải « múa rìu qua mắt thợ » vậy ! Chính vì « múa
rìu ... » nên tôi cũng chỉ kể lại đơn sơ dăm ba chuyện để góp phần vào
những chuyện tù cải tạo, sợ để lâu quên mất do trí nhớ giảm sút khi mình
ngày càng già đi.
.
Trước khi nạp mình cho « cách mạng », tức là ngày 24/06/1975, tôi
cùng người anh họ đã chuẩn bị cho những ngày tù tội của mình hơi khác
với mọi người. Đó là buổi sáng dậy sớm ra ngồi quán cà phê cạnh nhà làm
một ly xây chừng rồi chở nhau bằng chiếc xe đạp cũ mới mua để lên nhìn
phố xá Sài Gòn một lần chót. (Chiếc xe Honda của tôi thì vẫn đứng nép
bên vách tường bà chủ nhà vì xăng bấy giờ thuộc nhà nước, tư nhân không
dám bán. Chiếc Honda trên cũng có số phận trùng hợp « nạp mình » giống y
như tôi sau đó khi rơi vào tay một y sĩ cán bộ !).
Tôi không tin mình sẽ về đúng kỳ hạn theo thông cáo của Uỷ Ban Quân Quản. Chẳng hiểu đó có phải là do tôi bi quan hay có linh cảm về một tương lai bất trắc ở phiá trước nên tôi đành hờ hững đạp xe dạo quanh phố phường xem như là lần cuối cùng. « Cuối cùng cho một tình yêu » ... tự do đã mất chăng ? Đến chiều, tôi mới chạy đến nhà bà chị họ lấy một lon Guigoz đựng ruốc gồm đủ thứ hầm bà lằng như thịt, đậu phụng, gừng ... mà chị dặn mấy ngày trước rồi lửng thửng dẫn xác đến địa điểm tập trung là một vận đồng trường ở đường Nguyễn Kim. Đang ngồi mơ mơ màng màng tựa lưng vào tường đến nửa đêm, bỗng tôi bị đánh thức dậy cùng với mọi người để lục tục xếp hàng lên cả chục xe Molotova bít bùng đợi sẵn ở bên ngoài !
Tôi không tin mình sẽ về đúng kỳ hạn theo thông cáo của Uỷ Ban Quân Quản. Chẳng hiểu đó có phải là do tôi bi quan hay có linh cảm về một tương lai bất trắc ở phiá trước nên tôi đành hờ hững đạp xe dạo quanh phố phường xem như là lần cuối cùng. « Cuối cùng cho một tình yêu » ... tự do đã mất chăng ? Đến chiều, tôi mới chạy đến nhà bà chị họ lấy một lon Guigoz đựng ruốc gồm đủ thứ hầm bà lằng như thịt, đậu phụng, gừng ... mà chị dặn mấy ngày trước rồi lửng thửng dẫn xác đến địa điểm tập trung là một vận đồng trường ở đường Nguyễn Kim. Đang ngồi mơ mơ màng màng tựa lưng vào tường đến nửa đêm, bỗng tôi bị đánh thức dậy cùng với mọi người để lục tục xếp hàng lên cả chục xe Molotova bít bùng đợi sẵn ở bên ngoài !
Chẳng ai đoán nổi xe sẽ chở đi đâu vì xe bị bịt kín và hai vệ binh lăm lăm cò súng ngồi sau cùng.
Đoàn xe chạy vòng vèo qua không biết bao nhiêu con đường đến tờ mờ
sáng, người tù cải tạo mở mắt ra mới biết là mình đang ở trong trại
Trảng Lớn, một căn cứ quân sự cũ, trông hoang vu đổ nát.
Thời gian đầu nhập trại có lẽ là giai đoạn hoang mang nhất của người
tù cải tạo. Hoang mang càng ngày càng tăng lên mãnh liệt, căn cứ vào
thông cáo của Uỷ Ban Quân Quản là mang theo lương thực đủ dùng trong 10
rồi 30 ngày. Hoang mang cực độ là phải vì trước đó hạ sĩ quan và binh sĩ
bị gom lại đi học tập 3 ngày ở phường đều đã được trở về nhà một cách
phấn khởi "hồ hởi".
Bây giờ người tù cải tạo mới bật ngửa ra đó chỉ là cái “mánh” để gom vào lưới toàn bộ sĩ quan, cán bộ chế độ cũ. Tuy thế, sự hoang mang cũng bị hạn chế vì những lý do khách quan. Người tù cải tạo buộc phải lao động ổn định nơi ăn chốn ở mới rất mệt mỏi, không những cho mình mà cho cán bộ quản giáo tiểu đoàn, trung đoàn ... Tối về, họ còn phải họp tổ để kiểm điểm, rút ưu khuyết điểm và đề ra phương hướng khắc phục. Không khắc phục sao được khi chẳng có nhiều dụng cụ nào như búa, kềm, cuốc, xẻng ... may lắm chỉ có vài ba cái thì làm sao hoàn thành được chỉ tiêu công tác.
Không đinh thì dùng kẽm gai cắt ra rồi tán nhọn một đầu làm đinh. Dây kẽm thì dễ hơn, chỉ gở gai ra là làm dây để cột. Quanh đi quẩn lại là lao động mệt phờ người rồi họp tổ làm rã rời cả xác lẫn hồn khiến tù cải tạo không còn thì giờ nhiều để hoang mang ... “toàn thời” như trước nữa. Đã thế, ăn uống quá thiếu thốn không đủ sức lao động nên cái ăn là một ám ảnh kinh hoàng. Ai cũng chú ý đến việc ăn, thậm chí so đo từng bó rau úa lá, từng miếng cơm cháy cho Đội, cho Tổ của mình. Lý do cũng dễ hiểu là để có sức cầm cự, khỏi bỏ mạng ở trại tù cải tạo trước khi được thả về với gia đình. Chính vì thế mà ăn không có gì, tôi vẫn nuốt được và đôi khi cũng cảm thấy ngon. Tại sao ? Có lẽ là có yếu tố tâm lý, triết lý trong đó. Ăn để tồn tại chứ không phải tồn tại để ăn !
Bây giờ người tù cải tạo mới bật ngửa ra đó chỉ là cái “mánh” để gom vào lưới toàn bộ sĩ quan, cán bộ chế độ cũ. Tuy thế, sự hoang mang cũng bị hạn chế vì những lý do khách quan. Người tù cải tạo buộc phải lao động ổn định nơi ăn chốn ở mới rất mệt mỏi, không những cho mình mà cho cán bộ quản giáo tiểu đoàn, trung đoàn ... Tối về, họ còn phải họp tổ để kiểm điểm, rút ưu khuyết điểm và đề ra phương hướng khắc phục. Không khắc phục sao được khi chẳng có nhiều dụng cụ nào như búa, kềm, cuốc, xẻng ... may lắm chỉ có vài ba cái thì làm sao hoàn thành được chỉ tiêu công tác.
Không đinh thì dùng kẽm gai cắt ra rồi tán nhọn một đầu làm đinh. Dây kẽm thì dễ hơn, chỉ gở gai ra là làm dây để cột. Quanh đi quẩn lại là lao động mệt phờ người rồi họp tổ làm rã rời cả xác lẫn hồn khiến tù cải tạo không còn thì giờ nhiều để hoang mang ... “toàn thời” như trước nữa. Đã thế, ăn uống quá thiếu thốn không đủ sức lao động nên cái ăn là một ám ảnh kinh hoàng. Ai cũng chú ý đến việc ăn, thậm chí so đo từng bó rau úa lá, từng miếng cơm cháy cho Đội, cho Tổ của mình. Lý do cũng dễ hiểu là để có sức cầm cự, khỏi bỏ mạng ở trại tù cải tạo trước khi được thả về với gia đình. Chính vì thế mà ăn không có gì, tôi vẫn nuốt được và đôi khi cũng cảm thấy ngon. Tại sao ? Có lẽ là có yếu tố tâm lý, triết lý trong đó. Ăn để tồn tại chứ không phải tồn tại để ăn !
Lao động một thời gian, tù cải tạo cũng quen dần những việc trước đây
chưa ai từng mó đến. Lúc này người nào cũng mong đến ngày học tập, chứ
lao động hoài cũng chán. Học tập xong mới có ngày trở về, dù không ai
biết rõ học tập tốt là như thế nào để được về sớm như cán bộ lải nhải
« học tập tốt sẽ về sớm ». Câu trên nằm ở đầu môi chót lưỡi của cán bộ
quản giáo nhiều nhất là khi tù cải tạo bắt đầu khai lý lịch trên cái gọi
là bản lý lịch trích ngang. Thôi thì phải khai từ đời ông bà nội, ông
bà ngoại đến cha mẹ mình và của vợ. Họ đã ở đâu, làm gì, nếu chết thì
khai rõ do nguyên nhân nào mà họ hết muốn sống ... ?
Khai không những anh em ruột mình và của vợ mà còn cả những anh em ruột của cha mẹ mình cùng con cái của họ nữa. Riêng quan hệ bạn bè thì ai dại gì mà khai, dù có muốn « thấy sang bắt quàng ... » đi nữa, vì chẳng ai biết rõ họ cách mạng thật hay giả lúc mình ở tù. Nhờ khai lý lịch mới biết thêm học tập tốt là thành khẩn khai báo tất cả mọi liên hệ của mình để cách mạng tạo điều kiện cho về sớm và giúp trở thành người tốt. Cũng có người mắc mưu này nên phải nhường anh em khác về trước mình ... vài cuốn lịch !
Khai không những anh em ruột mình và của vợ mà còn cả những anh em ruột của cha mẹ mình cùng con cái của họ nữa. Riêng quan hệ bạn bè thì ai dại gì mà khai, dù có muốn « thấy sang bắt quàng ... » đi nữa, vì chẳng ai biết rõ họ cách mạng thật hay giả lúc mình ở tù. Nhờ khai lý lịch mới biết thêm học tập tốt là thành khẩn khai báo tất cả mọi liên hệ của mình để cách mạng tạo điều kiện cho về sớm và giúp trở thành người tốt. Cũng có người mắc mưu này nên phải nhường anh em khác về trước mình ... vài cuốn lịch !
Sau một thời gian, có lẽ hơn 1 năm khăn gói đi tù cải tạo ở trại
Trảng Lớn, một hôm bỗng tôi khám phá ra mình yếu sức rõ rệt khi tôi
không thể nào kéo gàu nước từ giếng lên một cách dễ dàng như nhiều lần
trước đó. Ban đầu, tôi cảm thấy như đôi tay của mình hoàn toàn mất hết
sinh lực, mềm đi, không thể co duỗi mạnh mẽ như cũ và hai chân chẳng
những không bám chắc được nền đất mà còn không thể dựa chặt vào thành
giếng để kéo gàu nước lên. Tôi đành để gàu không mà kéo lên từ từ, từng
đoạn.
May là từ đáy đến miệng giếng không cao lắm. Tôi sợ hãi thực sự, tưởng đời mình chưa gì đã tàn trong ngõ hẹp và cố gắng suy nghĩ nguyên nhân tại sao tôi bị như vậy, nói đúng hơn là cái triệu chứng tôi đang mắc là do bệnh gì mà có. Nhiều anh bạn cũng đã từng than vãn với tôi về những triệu chứng như phù thủng, nặng và yếu chân tay ... nhưng bây giờ chính tôi cũng bị một ít triệu chứng của bệnh beriberi như họ vậy. May mắn là tôi không bị ghẻ lở như người khác. Đó là hai bệnh phổ biến mà hầu như ai cũng mắc phải. Dù lúc ấy, tù cải tạo chưa được phép thăm nuôi nhưng được phép nhận quà trong đó có thuốc trụ sinh, sinh tố ... nên người nào được tiếp tế kịp thời thì có cơ may chữa lành còn anh nào chưa được tiếp tế thì xin nhà bếp ban “ơn mưa móc” là cho nước vo gạo để trị và rồi bệnh tôi cũng được khống chế.
Duy có bệnh ghẻ thì nhiều anh cũng phải gẩy đờn tịch tình tang dài dài vì con cái ghẻ hè nhau tấn công cơ thể người tù trên ... mặt trận rộng. Có anh trèo lên nóc hầm tránh pháo kích để tự điều trị cho thoải mái, sợ phô « của quý » ra làm « công xúc tu sỉ » chăng ? Liều thuốc ... thần dược trước mắt hồi đó là thuốc súng (có sẵn rải rác trong căn cứ quân sự Trảng Lớn) vì xem như nó có thể thay thế cho lưu huỳnh nên anh nào anh nấy lo ... nạp thuốc từ trên cao, vừa kín đáo vừa mát mẻ ! Thuốc trừ muỗi cũng là thần dược, theo lời một số ... nạn nhân ghẻ !
May là từ đáy đến miệng giếng không cao lắm. Tôi sợ hãi thực sự, tưởng đời mình chưa gì đã tàn trong ngõ hẹp và cố gắng suy nghĩ nguyên nhân tại sao tôi bị như vậy, nói đúng hơn là cái triệu chứng tôi đang mắc là do bệnh gì mà có. Nhiều anh bạn cũng đã từng than vãn với tôi về những triệu chứng như phù thủng, nặng và yếu chân tay ... nhưng bây giờ chính tôi cũng bị một ít triệu chứng của bệnh beriberi như họ vậy. May mắn là tôi không bị ghẻ lở như người khác. Đó là hai bệnh phổ biến mà hầu như ai cũng mắc phải. Dù lúc ấy, tù cải tạo chưa được phép thăm nuôi nhưng được phép nhận quà trong đó có thuốc trụ sinh, sinh tố ... nên người nào được tiếp tế kịp thời thì có cơ may chữa lành còn anh nào chưa được tiếp tế thì xin nhà bếp ban “ơn mưa móc” là cho nước vo gạo để trị và rồi bệnh tôi cũng được khống chế.
Duy có bệnh ghẻ thì nhiều anh cũng phải gẩy đờn tịch tình tang dài dài vì con cái ghẻ hè nhau tấn công cơ thể người tù trên ... mặt trận rộng. Có anh trèo lên nóc hầm tránh pháo kích để tự điều trị cho thoải mái, sợ phô « của quý » ra làm « công xúc tu sỉ » chăng ? Liều thuốc ... thần dược trước mắt hồi đó là thuốc súng (có sẵn rải rác trong căn cứ quân sự Trảng Lớn) vì xem như nó có thể thay thế cho lưu huỳnh nên anh nào anh nấy lo ... nạp thuốc từ trên cao, vừa kín đáo vừa mát mẻ ! Thuốc trừ muỗi cũng là thần dược, theo lời một số ... nạn nhân ghẻ !
Tất nhiên, tôi vốn có bệnh viêm xoang mãn tính từ bé thì không kể vì
tôi « chung sống hoà bình » với bệnh này lâu rồi, nó thường gây phiền
nhiễu, mà chẳng nguy hiểm gì ngay tức thời. Tôi chỉ sợ mình không đủ sức
lao động để sống sót. Đi tù thì cùng lắm ngồi gỡ hết vài tấm lịch là
biết ngày về chứ đi tù cải tạo thế này thì không án, hạn kỳ mơ hồ, chẳng
biết đâu mà mò ! Lo quá cũng không giải quyết được gì, lại dễ bị bệnh
thì khốn. Thôi thì ai cũng đành phải đổ lỳ ra mới sống nổi. Có anh còn
đề ra triết lý gói gọn trong bốn chữ « Đến đâu hay đó » ! Hình như những
người bi quan can đảm đã chọn cho mình mỗi người một cách kết liễu cuộc
đời ngay trong năm đầu tiên. Có một anh dược sĩ chế chất nổ để tự sát.
Có anh tự cho phép mình ra trại khi hết hạn kỳ tập trung của Ban Quân
Quản. Vệ binh gác cổng đuổi vào cũng cứ điếc không sợ súng mà bước, thế
là súng nổ và anh từ giã cõi đời có lẽ theo cách anh đã tự chọn từ
trước. Lại có anh coi như không có hàng rào kẽm gai mấy lớp nên đã lầm
lủi vượt qua lúc trời tối và mìn nổ thì xác anh tung lên phơi hàng rào
sáng hôm sau.
Người tù vượt ngục Ngô Nghĩa tìm cái chết trước một đội
hành quyết là trường hợp nổi tiếng nhất đã được Hà Thúc Sinh ghi lại
trong Đại Học Máu. Có thể nói Trại Trảng Lớn là nơi tập trung hầu hết
thành phần đủ loại chuyên môn vào lò cải tạo. Bộ trưởng Bộ Chiêu Hồi
HVC, Thống đốc Ngân hàng Quốc gia LQU, khá nhiều giáo sư đại học, bác
sĩ, luật sư, nhà văn, ký giả, kỹ sư ... nghĩa là hầu như toàn bộ tinh
hoa VNCH. Thế nhưng cũng có dăm ba anh thuộc vào diện ... dở khóc dở
cười như bị tố cáo là CIA, dù chỉ là người câm (bẩm sinh) quét dọn trong
Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát hoặc mang lon sĩ quan giả để cua gái nên bị phường
gửi vào trại học tập cho ... bỏ ghét, có lẽ để cho anh chàng đền cái tội
đã lếu láo cuỗm mất người đẹp của cán bộ nằm vùng bây giờ làm lớn chăng
? Theo một hồi ký tình cờ tôi đọc được, có anh tự xưng là Trung Tướng
Tư lệnh Sư Đoàn 23A Bộ Binh (?) cũng bị tù cải tạo ở ngoài Bắc theo diện
Sĩ quan cấp Tướng ! Tên anh ta là Nguyễn Văn Huệ không hề có tên trong
hàng tướng lãnh VNCH. Đúng là chuyện khó tin mà có thật !
Tiểu đoàn tôi nghe nói có rất nhiều bác sĩ nhưng oái oăm thay, Đội
tôi đốt đuốc không tìm ra thầy thuốc nào cả ngoài tôi. Dược sĩ, nha sĩ
thì có nhưng họ có lý do hợp lý để từ chối nên tôi đành phải « ăn cơm tù
... và vác ngà voi ». Tuy công việc này chỉ là dẫn người có bệnh lên
cho y sĩ cán bộ khám bệnh nhưng thực ra là xin thuốc gồm một loại thuốc
tây độc nhất là Aspirin trị ... bá bệnh ! Đau đầu hay đau bụng gì cũng
dùng Aspirin tuốt tuồn tuột ! Đúng là thần dược (?) Những anh tù nào
chẳng may cần thuốc đặc trị thì đành phải dùng KaPemycin vậy ! Tức là
thuốc trụ sinh có tên đặc biệt là « Khắc Phục » ! ! ! Dẫn bệnh nhân xong
(1- 2 lần /tuần) là về làm đủ thứ việc linh tinh trong Đội.
Nếu được
phụ trách về y tế thôi thì sướng quá, chẳng phải là việc nặng mà chỉ
nặng khi một lần tôi đứng đực mặt ra để nghe y sĩ cán bộ chưởi những lời
nặng như búa bổ xuống đầu mình. Nguyên lúc bấy giờ, tiểu đoàn yêu cầu
các đội báo cáo cho họ biết nguyện vọng về thuốc trị bệnh của cải tạo
viên. Với sự cố vấn kiểu « quân sư quạt mo » của vài người, tôi bèn viết
một tờ kê khai hơn chục loại thuốc dài như sớ Táo quân và chỉ ký tên
đàng hoàng ở phía dưới (không dám đóng dấu !) thế mà ông y sĩ bộ đội nổi
giận nặng lời cho rằng tôi có tội bôi bác cán bộ, bôi bác cách mạng !
Anh vào đây học tập cải tạo mà sao dám bố láo bố lếu viết chêm vào nhiều
chữ nước ngoài như thế ? Muốn viết tiếng nước ngoài thì phải đánh vần
ra tiếng VN. ta mà viết để cho trong sáng rõ ràng !
Anh cố tình bôi bác
vì đã đánh giá thấp khả năng chữa bệnh của cán bộ cách mạng. Đế quốc Mỹ
« giàu mà không mạnh » còn thua, các anh là cái thá gì ! Thật ra, họ giả
vờ làm như quan tâm đến sức khoẻ tù nhân vì tình trạng quá khan hiếm
thuốc, còn báo cáo chỉ là hình thức. Cũng may cho tôi, sau này các đội
tổ chức lại sau vài đợt biên chế nên tôi đã phải « tấm lòng trinh bạch
từ nay xin chừa » ! Còn tiểu đoàn cũng có y sĩ cán bộ mới là một người
Tày dễ chịu hơn nhiều và chính anh này chẳng biết tại sao lại biết tôi
có chiếc xe Honda mà đến hỏi gạ mua. Suy nghĩ mãi, tôi mới sực nhớ ra là
mình có kê khai tài sản trong mục liên quan “đặc quyền đặc lợi” của tờ
khai lý lịch trích ngang ! Khôn thật !
Chỉ năm đầu trong gần 3 năm nằm tù cải tạo, tôi mới biết duy nhất một
lần có lễ Giáng Sinh sắp diễn ra ở bên ngoài trại tù. Chuông nhà thờ ở
xóm đạo Cao Xá không xa Trảng Lớn bao nhiêu vọng về nghe rõ những hồi
chuông vừa quen thuộc vừa xa vắng làm tê tái cõi lòng ! Tê tái cũng phải
vì năm đó, thời tiết bổng trở lạnh hơn hẳn những mùa đông trước đây,
theo lời những anh bạn từng đóng quân ở Tây Ninh. Đêm Noel, nằm vắt tay
lên trán, tôi trằn trọc không sao ngủ được, một phần vì chỉ còn dăm ngày
nữa là hết năm. Chung quanh mình cũng có vài anh đã ngáy ầm lên hết sức
vô tư nhưng phần lớn là nói chuyện tầm phào làm « một đêm không ngủ »
cho qua lễ Giáng Sinh. Lan man từ chuyện nọ nhảy chuyện kia lung tung,
có lúc bàn ra tán vào chuyện đèn sách du học ... Tây (Ninh) mà « sinh
viên » có người từng là giáo sư thực thụ, giáo sư thỉnh giảng ... ở
ngoài đời. Mấy anh « quản giáo » cũng rét nên có anh phải xử dụng khẩu
súng để giương oai nói cứng ta đây bóp cò súng mà bắn kẻ thù thì chưa hề
run tay bao giờ ! Trí thức đã từng bị Đảng ta ưu tiên trù dập hồi Cải
Cách Ruộng Đất (Trí phú địa hào : đào tận gốc, trốc tận rễ) còn ngo ngoe
làm gì được cơ chứ ? Nói một cách công bằng, tinh thần phản kháng của
trí thức miền Nam, dù bị tù tội, vẫn chưa hoàn toàn bị huỷ diệt mà âm
thầm tồn tại dưới hình thức châm biếm. Tôi nhớ lúc trại được lệnh ăn
mừng ngày lễ lớn 02-9-1975 Ban quản lý trại mua sơn về cho tù cải tạo vẽ
một pa nô rất lớn, trên đó viết hàng chữ « Không có gì quý hơn độc lập
tự do ».
Anh bạn phụ trách việc sơn đã bỏ dở nửa chừng ... xuân hai chữ
« độc lập » làm cho câu khẩu hiệu biến thành « Không có gì quý hơn đô
la » ! (Thật là một câu tiền định đã tiên tri mấy chục năm tình hình xã
hội VN. hiện nay !). Khi cán bộ xuống kiểm tra, anh bạn nói chận trước
sơn hết nên chưa hoàn thành xin cán bộ phải đi mua gấp để sơn cho kịp
ngày mừng lễ, dù rõ ràng tên cán bộ đã nhìn thẳng vào từng chữ khẩu hiệu
mà không kịp “lên lớp” chưởi mắng gì vì thời hạn mừng lễ đã « khẩn
trương » quá rồi. Có lẽ tên cán bộ sợ không đạt chỉ tiêu trên giao thì
sẽ mất cơ hội lập thành tích cá nhân hơn là quát mắng tù cải tạo thì
phải ?
Để tránh bị lên án kém tiến bộ, có anh trong khi thảo luận lại dựa
vào lời lẽ của quản giáo để nói “trả miếng” chơi. Chẳng hạn quản giáo đã
phóng đại cách tuyên truyền của miền Nam khi cho rằng VC không phải
người mà là con quỷ có đuôi. Anh bạn tù liền đưa ra một hình ảnh để mọi
người có thể hình dung là khi bị lụt ngập nước, chuột phải tìm nấp ở
những hang cao hơn, còn khô ráo, nhưng cuối cùng xoay trở cho lắm vẫn
không tài nào giấu được cái đuôi của mình thò ra trong hang (nghĩa là
vẫn « giấu đầu lòi đuôi ») !
Tôi không biết quản giáo có biết thâm ý của
anh ta không nhưng một anh bạn khác lại bị “dũa” thê thảm khi anh này
có lẽ muốn bênh vực cho việc cách mạng nói đi học tập 10 ngày đến 1
tháng mà đến nay chưa cho ai về cả. Anh ta biện hộ việc này cũng như
việc một bà mẹ trả lời cho đứa con nhỏ tuổi của mình khi nó hỏi « em con
sinh ra từ đâu hả mẹ ? » thì người mẹ tất nhiên sẽ nói qua quít cho
xong nhưng xem ra vô hại là « em con sinh ra từ nách » ! Thế là quản
giáo bắn ngay một tràng ... liên thanh nào là bà mẹ đó đuổi Pháp, Mỹ quá
đà đã chạy vào Nam năm 1954, nào là bà mẹ nói láo để lừa bịp đó không
phải bà mẹ yêu nước mà là phản động ... ! Chưa chắc anh này muốn bênh
vực nhưng muốn nhắc cho quản giáo biết là nói thật tốt hơn nói láo ngàn
lần chăng ? Vui nhất là một anh tự nhận là cháu nhà thơ Bùi Giáng lên
phát biểu. Sau khi nói cho đúng « thủ tục », anh ta xin phép đọc lên hai
câu thơ Lục Bát :
« Tôi ưa kiếp sống lang thangCà phê buổi sáng, khoai lang buổi chiều ! ».
Trong khi cả hội trường cười tán thưởng ... sự thành thật của anh thì
quản giáo chụp lấy micro oang oang chỉ trích phủ đầu là tư tưởng của
tàn dư Mỹ nguỵ độc hại thế này mà các anh không nhận ra à ?
Quản giáo trịnh trọng phân tích hai câu thơ như một nhà phê bình văn
học chính hiệu ... bà lang trọc ! Đúng là bọn đế quốc chống cộng tinh vi
và nham hiểm thật ! Kiếp sống lang thang là của ai ? Là của kẻ ăn bám,
không lao động, vô công rỗi nghề rồi nói xấu cách mạng. Bây giờ mơ tưởng
như thế là lạc hậu, phản động ! Tại sao cà phê buổi sáng và khoai lang
buổi chiều ? Đây là kiểu nói xỏ xiên, bôi đen, xuyên tạc cách mạng. Buổi
sáng có ý nói chế độ nguỵ quyền cũ thì các anh được thảnh thơi
ngồi uống cà phê còn buổi chiều ám chỉ chế độ cách mạng các anh chỉ được
ăn khoai lang, nghĩa là sống khổ cực hơn thời trước. Ý đồ của các anh
rõ ràng quá nhưng không qua mặt được cách mạng chúng tôi đâu. Đừng hòng !
Anh này phải được giáo dục thêm để cải tạo thành người tốt XHCN. Tôi
nhớ về sau người cháu của thi sĩ Bùi Giáng bị biên chế đi trại cải tạo
khác trong đợt đầu tiên.
Có anh chọn một cách phản kháng rất nguy hiểm là đóng vai người câm,
không thèm phát biểu trong bất cứ bài học nào. Trong sinh hoạt hàng ngày
cũng vậy, anh không hề mở miệng nói chuyện với anh em. Cũng may, anh có
lẽ là người duy nhất thành công trong kiểu này. Cách phản kháng trên có
thể là hậu quả của một căn bệnh tâm thần, chứ nói anh có chủ ý chống
đối thì cũng chưa chắc 100 %. Mình nghĩ thế thôi, còn đúng hay sai phải
hỏi anh mới biết rõ, nếu gặp lại anh. Thực tế mà nói, cũng có vài trường
hợp bệnh tâm thần, thật có giả có. Chẳng hạn một giáo sư trung học dạy
Toán trứ danh ở Sài Gòn thì thường đi thơ thẩn trong trại, bạ cái gì
cũng đưa vào miệng nhai tỉnh bơ ! ! !
Trong các câu chuyện tù cải tạo đáng nhớ thì câu chuyện sau đây là
buồn cười nhất, đã xảy ra vào năm đầu tiên, khi toàn trại bắt đầu học
tập 6 bài học chính trị căn bản. Học tập thực ra là nhồi nhét vì những
bài này đưa ra một định đề, như một chân lý, rồi từ định đề đó mà tha hồ
nói thánh nói tướng. Ngày kia, một gã cán bộ chẳng biết điếc không sợ
súng hay sao mà khoe « đỉnh cao trí tuệ » của mình bằng cách tiết lộ một
tin ... động trời như thế này. Đó là « ta đã trục xuất một tên cố đạo
nước ngoài phản động về nước hắn. Để che mắt công an ta, hắn lấy ba cây
tre, mai, le mọc nhiều ở ta làm tên của hắn ». Lúc đầu, chúng tôi ngơ
ngác nhìn nhau không hiểu anh ta nói gì nhưng sau khám phá ra rằng anh
ta đã đánh vần ngược tên của vị khâm sứ toà thánh bấy giờ là H Lemaitre.
Có vài anh bạn đồng tù kìm nén được, chỉ cười thầm nhưng nhiều anh bạn
lảng ra xa đã bật lên những tràng cười khanh khách khiến tên cán bộ đỏ
mặt biết mình có lẽ đã hố to vì câu chuyện này. Anh ta chạy vào dãy
nhà có tiếng cười và quát lên « Cười gì mà cười ?
Nụ cười các anh là nụ
cười của kẻ bán nuớc phản động » Chúng tôi im lặng ngay khi nghe những
lời chưởi mắng mà anh ta đã thuộc lòng nhằm đánh trống lảng và chữa thẹn
rồi đỏ bừng mặt, anh ta quày quả trở về khu vực cán bộ quản giáo ở.
Người cán bộ đi rồi, lúc đó chúng tôi được dịp cười một bữa thoả thích
như quên hết mọi chuyện phiền muộn trong đời tù. Tôi không muốn suy diễn
tất cả cán bộ quản giáo đều cùng trình độ học vấn thấp kém như anh này,
tuy nhiên chắc chắn họ hơn thua không xa nhau lắm về kiến thức tổng
quát. Đa số họ có lẽ đều học thuộc cùng một bài nên nói cũng không khác
gì nhau. Họ nói ba hoa những chuyện đại loại nghe rất ngớ ngẩn như sau.
Có vài cán bộ huyênh hoang là thằng Nhật muốn mua khói nhà máy của ta ở
Hà Nội để làm bom nguyên tử nhưng ta chưa đồng ý vì chúng trả giá thấp
quá ? ! Hoặc dầu hoả Trung Đông có thấm thía gì so với dầu hoả của ta.
Biển Đông nước ta là cái rốn dầu hoả của thế giới, mọi dầu hoả khắp nơi
đều chảy vào chổ trũng là biển VN. ta. Họ nói chuyện ra vẻ cả quyết chứ
chẳng tỏ vẻ ngờ vực gì như thể « chân lý đó không bao giờ thay đổi »
vậy. Có lẽ họ học thuộc lời từ miệng của một quan chức nào đó phát biểu
kiểu đại ngôn rồi có dịp tự mình lặp lại để khoe khoang với người khác
là mình giỏi, hiểu biết nhiều. Thế thôi. Chẳng cần mất công suy luận sự
việc đó đúng hay sai gì cả !
Như vậy, VC cũng chẳng biết gì nhiều về đối thủ của họ nhưng họ luôn luôn chơi đòn tâm lý là cách mạng biết hết và biết rõ những tội ác « đất không dung trời không tha » của nguỵ quân các anh, do đó các anh phải thành khẩn khai báo lý lịch để được cách mạng khoan hồng cho về sớm !
Thật ra, cách thảo luận những bài học chính trị mà Ban Quản giáo áp đặt mọi người phải tham gia ý kiến là một kiểu tuyên truyền “nhồi sọ”. Anh tù nào cũng phát biểu một luận điệu giống nhau, trong một khuôn mẫu lý luận đã vạch sẵn. Sự lặp đi lặp lại nhiều lần qua nhiều người khiến cho ai cũng có thể thuộc lòng hay nói như cán bộ là quán triệt cả bài học rồi. Dù bất đồng ý thế nào đi nữa, ai cũng giả vờ đóng kịch thông hiểu hết vì sợ không những ảnh hưởng đến cá nhân mình mà còn sợ liên luỵ đến thân nhân ở ngoài nữa. Cán bộ quản giáo thường vừa đe vừa vuốt là các anh cố học tập cho tốt để gột bỏ mọi tàn dư phản động và nhờ đó cách mạng cũng sẽ quan tâm giúp đỡ gia đình vợ con các anh phấn đấu xây dựng cuộc đời mới !
Đến đây, tôi cũng xin được viết vài giòng về tình trạng « ăng ten » mà đôi ba quyển hồi ký tù cải tạo có nói đến. Theo tôi, đúng cũng có mà sai cũng không thiếu. Do đó, một số người đã không may biến thành nạn nhân của sự nghi ngờ làm « ăng ten » này sau khi ra khỏi trại. Phải chăng cái miệng làm hại cái thân hay chỉ là đòn « ân oán giang hồ » mà anh em lâm nạn chơi nhau sát ván ? Trong Đội tôi cũng có tin đồn « ăng ten » là một giáo sư đại học. Ai tin nổi không ? Thế mà cũng có người tin mới lạ, tin đến nổi anh em còn đặt biệt danh cho ông ta là tiến sĩ Mách (chơi chữ Maths, thực ra nghành của ông là động lực học và thuỷ lợi).
Của đáng tội, vị giáo sư này làm Đội trưởng đội tôi nhưng chẳng ai
biết tại sao những « bí mật đời tư » trong đội đều bị cán bộ quản giáo
phụ trách “nắm” hết. Chẳng ai biết nên anh em nghi ngờ lẫn nhau và cuối
cùng nghi cho đội trưởng. Thật là « oan Thị Kính » ! Sau này, có một hồi
ký mà tác giả tôi quên tên đã nghi nhà thơ quân đội PLGĐ làm « ăng ten »
trong trại Long Giao, tôi bán tín bán nghi tự hỏi chẳng lẽ hồi còn ở
trại Trảng Lớn PLGĐ giữ chức Đội phó Sinh Hoạt đã làm « ăng ten » chăng ?
Đội phó Học Tập là giáo sư VTH thì nhất định không rồi, vì ông là người
rất có tư cách của một vị giáo sư đại học Sài Gòn. Phần nhiều anh em tù
cải tạo bị nghi ngờ làm « ăng ten » là chức sắc của đội, tổ ... hàng
ngày phải lên tiểu đoàn báo cáo với cán bộ quản giáo, chứ còn những tù
cải tạo khác làm gì có cơ hội tiếp xúc thường xuyên với cán bộ để bị
nghi oan. Trừ ra trường hợp người nào tự hào có bà con cách mạng và có
hành vi tiếp xúc mờ ám với vệ binh hoặc cán bộ thì bị nghi làm « ăng
ten » quả là không oan ức lắm !
Phải thành thực mà thừa nhận những người CSVN. tuyệt đối tuân theo
mệnh lệnh của cấp trên, dù họ biết ngày nào tù nhân cải tạo được lệnh
chuyển trại, họ hoàn toàn không tiết lộ ra cho ai biết cả. Ngay việc
kiểm soát đồ đạc của tù nhân cũng xảy ra « đột xuất » không biết đâu mà
đỡ. Lâu lâu, họ bắt người tù phơi bày tất cả mọi đồ tuế nhuyễn, của
riêng tây để họ xem xét từng cái. Mọi người có dịp ra ngồi giữa trời
phơi nắng cả buổi và lo chẳng biết mình có bị kiểm điểm vì vi phạm quy
định gì không. Nếu có sẽ khó mà về sớm được vì học tập ... chưa tốt !
Tuy nhiên, tù cải tạo lo nhất là lần biên chế đầu tiên sau khi học xong
mấy bài chính trị.
Ai đi và ai ở lại ? Lúc đó, tù cải tạo đã được phân
loại nghĩa là có nợ máu nhiều hay ít. Lần đầu thì biên chế đi Phú Quốc.
Lần khác thì biên chế đi Katum, đi Long Giao ... Nhờ những lần biên chế
này, tôi mới biết được bác sĩ đàn anh LTL qua nha sĩ VTD (anh của bác sĩ
đàn em VDS) và bác sĩ cùng khoá PTT đều ở chung một tiểu đoàn L1T2. Đa
số người đi các đợt biên chế trước đều “nặng tội” cả như chiến tranh
chính trị, phi công, pháo binh, thiết giáp ... còn lại là các sĩ quan
chuyên môn khoa học kỹ thuật đi đợt cuối cùng về Trảng Táo thuộc tỉnh
Long Khánh.
Chính ở nơi này mà tôi đã thấy thoáng qua đủ mặt « quần hùng », cùng
trường có, cùng lớp có, đang lang thang lúc thì đi lao động như cắt
tranh, vác gỗ, gánh củi ... lúc thì đi tìm chổ tắm giặt ở một lạch nước
cạnh rừng, không xa ga xe lửa Trảng Táo bao nhiêu. Ga Trảng Táo trông
thảm hại quá sức, nhỏ nhoi đến tội nghiệp, chỉ có trơ vơ một cái nhà xơ
xác cho trưởng ga và dăm ba cái chòi tranh lụp xụp và trống trải. Cũng
tại ga này mà những nàng « thương phu trích lệ » tự mình diễn xuất rất
đạt trong vai những bà bán hàng rong để mong được trực tiếp nhìn thấy
chồng cho thoả lòng nhớ thương sau bao ngày tháng. Bà thì bưng thúng
khoai, bà thì đội rổ trứng ... ngồi chờ đợi rải rác quanh ga Trảng Táo.
Cũng có bà ra đó báo tin cho chồng biết là con cái họ đã vượt biển thành
công, cứ chịu khó mà an tâm học tập, về được rồi sẽ tính sau.
Thời kỳ đi lao động cải tạo ở đây là thoải mái nhất nhưng cũng nặng
nhọc nhất. Thoải mái vì được tha hồ hít không khí núi rừng, được nhìn
ngắm những cánh hoa dại trong sương sớm, đẹp một cách tinh khiết hay
nhìn thấy cả một khu rừng cây bằng lăng nở đầy hoa tím mà chợt nhớ bài
thơ « Màu tím hoa sim » thời danh của Hữu Loan, dù hai màu tím đó đậm
nhạt khác hẳn nhau, bên thì nhẹ nhàng, bên thì đậm đà, tươi tắn. Tuy
nhiên, ai cũng cảm thấy mệt mỏi so với thời ở Trảng Lớn. Mỗi sáng sớm,
tù nhân cải tạo đi rừng như là đi hành quân, nai nịt gọn gàng nhưng nói
phải tội trông như một đám thổ phỉ vì áo quần thì vá chùng vá đụp, đầu
đội những chiếc nón tự chế không giống ai, người thì cầm rựa, anh cầm
dao mác ... lũ lượt từng đoàn tiến vào ... mặt trận nằm sâu trong rừng.
Một tổ 4 hay 6 người cùng nhau đốn tre, đốn cây hay đốn củi. Đúng là
« khó nhất đốn tre, khó nhì ve gái ».
Cũng may có anh từng trải qua việc
này nên đạt chỉ tiêu lao động không mấy khó. Vác ba cây tre dài dưới 10
thước thì đi phom phom một đoạn ngắn nhưng đi cả 10 cây số ra khỏi rừng
là muốn đứt hơi, nói không ra tiếng, phải nằm há miệng mà thở chứ không
thể ngồi hay đứng được vì cái lưng như muốn gảy rời ra từng khúc. Sau
giai đoạn làm chổ trú ngụ cho chính mình ngay trên mảnh đất có những cái
gọi là nhà tranh trông xiêu vẹo và bệ rạc bị đồng bào đi kinh tế mới
vất bỏ trước đó, người tù cải tạo được lệnh phải dựng một hội trường để
làm nơi học tập chung cho cả tiểu đoàn. Hội trường này được phân công
cho kiến trúc sư DPL phụ trách. Mọi người phải đi sâu hơn vào rừng mới
kiếm được hàng chục cây làm cột nhà vừa cao vừa to đến nỗi 4, 5 người
mới khiêng nổi một cột. Tuy nhiên, cũng nhờ công trình này, một nhóm
trong đó có tôi may mắn được làm một chuyến ... « về trần » như Từ Thức.
Đó là được phép ra thị trấn Long Khánh để mua thêm vật liệu xây dựng
hội trường.
Chúng tôi đi LK bằng xe đò chạy bằng than. Nhiều cô đi buôn
hàng, dù cũng biết chúng tôi là tù cải tạo nhưng họ rất có thiện cảm với
chúng tôi nên đã dám buông lời nửa như tán tỉnh nửa như chọc ghẹo rồi
cười giòn giã vang cả xe. Chúng tôi chỉ biết cười trừ giả vờ thoái thác
khi có cô dám bày tỏ cảm tưởng là nhớ tiếc chế độ cũ và thương mến các
quân nhân ngày xưa mặc quân phục oai hùng hơn bộ đội bây giờ rất nhiều.
Họ ăn nói không dè dặt gì cả làm chúng tôi đâm ra chột dạ nhưng cũng chỉ
đồng ý một cách âm thầm và kín đáo mà thôi ! Đến nơi, chúng tôi hẹn
nhau cố gắng đạt chỉ tiêu làm sớm, nghỉ sớm để vào quán cà phê tìm lại
hương vị của ngày xưa.
Chẳng biết chúng tôi thả hồn đê mê vào « những
ngày xưa thân ái » quá lâu hay sao mà cán bộ tiểu đoàn tìm không ra
chúng tôi đã về trước, bắt anh kiến trúc sư ở lại tìm cho ra chúng tôi
để hộ tống về sau. Báo hại, chúng tôi gồm 3 người (tổ tam tam ?) phải
ngồi viết bản tự kiểm rồi mỗi người đọc lên để phê bình, thảo luận mất
mấy ngày về cái tội đã « quan hệ linh tinh » với những thành phần không
rõ ràng ngoài xã hội ! Thật là « đi thì vui, về thì xui » quá cỡ thợ
mộc. Lại lo không được thả sớm thì thật chán mớ đời ?
Một chuyện khó quên xảy ra ở ga Trảng Táo, nơi mà hầu như ngày Chủ
Nhật nào anh em tù cũng la cà ngoài đó. Lý do là được phép đi lại tắm
giặt hay mua đồ ăn trong những ngày được nghỉ lao động. Nhưng thường là
có nhiều lý do hơn cái « chính nghĩa » đó. Ra ga để nghe giọng nói, để
nhìn thiên hạ ngoài đời xuôi ngược trên những chiếc tàu hoả cũ kỹ quen
thuộc. Ra ga để tìm một ánh mắt, một nụ cười thân thương của ai đó mà cứ
tưỏng biết đâu có thể là của mẹ, của em, của người tình ...
Chỉ tưởng
tượng thế thôi cũng đủ ấm lòng cho cuộc đời tù tội ! Chính những lần ra
chơi thơ thẩn ngoài ga như vậy mà tôi cùng một anh bạn sung sướng đến
rơi nước mắt khi được chứng kiến những gì đồng bào hành khách đi tàu đã
làm. Hôm đó, chúng tôi mua nải chuối về vừa qua khỏi đường rầy vài thước
thì đoàn tàu đi ngang và từ trên tàu ào ào vất xuống đủ thứ, nào mít
xoài chín, nào bánh kẹo ... và không ngờ có cả tiền nữa chứ ! Nhiều anh
em xúm nhau lượm, tôi và anh bạn vớ được mỗi người năm chục đồng bay tới
chổ chúng tôi đứng (thời đó 50 $ mới = 500$ cũ). Có anh còn kể đồng bào
nhiều lần thả gà vịt đã cột chân, có duy nhất một lần thả nguyên một
con heo mọi trong rọ xuống và anh em mang về trại mở tiệc ăn mừng. Hôm
đó, chúng tôi tản bộ về mà trong tâm trí vẫn còn như thấy hình ảnh những
nụ cười và những bàn tay vung vẩy dễ thương của đồng bào đi xe lửa !
Nếu ra ngoài ga, người tù cải tạo không cảm thấy mình bị xã hội bên
ngoài bỏ rơi thì đi rừng, họ lại học được khá nhiều kinh nghiệm chưa
từng bao giờ trải qua. Đi rừng thì đáng ngại nhất là đi lạc. Để tránh
lạc đường, mỗi lần đi rừng các nhóm phải xác định một điểm xuất phát
được làm dấu bằng mũi dao trên thân cây và các lối đi từ điểm xuất phát
cũng phải làm dấu như vậy. Rừng thưa cũng dễ làm lạc đường rồi, huống hồ
rừng dày đặc đủ loại cây cối che khuất ánh mặt trời thì làm người ta đi
lạc dễ như chơi. Lâu lâu, chúng tôi phải hú lên để dễ nhận ra phương
hướng của nhau.
Còn điều đáng sợ nhất là gặp thú dữ, tuy nhiên cũng may
chưa ai gặp, riêng tôi một lần không phải vắt giò lên cổ chạy trốn thú
dữ mà là con ong, con vật nhỏ bé nhưng có vũ khí lợi hại là nọc độc. Lúc
đó, vì phải lo chặt những cây thấp làm củi cho đủ chỉ tiêu, tôi xăm xăm
phạt ngang gốc cây mà trên đó có tổ ong, thế là cả đàn ong bay tứ tung
rồi xúm vào chích tôi đau nhói cả người. Anh bạn đi cùng kêu to lên mày
bỏ mũ lại mà chạy, nghe xong tôi tức tốc làm theo lời anh mới đánh lừa
được bầy ong và thoát được. Tối về, tôi chỉ đau ê ẩm chứ không nặng lắm,
có lẽ vì liều thuốc độc chưa đủ đô, nếu nhiều con cùng « hợp đồng tác
chiến » thì tôi chắc đã sưng vù cả người lên rồi chứ nhỉ ? Điều kinh
hoàng nhất nữa là gặp cháy rừng. Lửa cháy nhanh không thể tưởng tượng
được, bốn bề bừng bừng lửa nóng đỏ chẳng biết đâu mà chạy. Cả tiểu đoàn
nhốn nháo cả lên chen lẫn tiếng hò hét ra lệnh và tiếng phụ hoạ ỏm tỏi.
Nhóm thì chạy đi vác tôn ra đè chung quanh chổ cháy. Nhóm khác thì tất
bật ùa vào chặt hết cây cối ở chổ lửa chưa cháy. Nếu không kịp thời chữa
cháy thì khu nhà tranh nằm cạnh rừng của đám tù cải tạo chúng tôi đã
tan thành tro bụi. Thật là một phen kinh hồn bạt vía. Sở dĩ có cháy rừng
là vì sau mỗi lần phát quang một khu vực nào đó thì lá rừng, cành khô,
gỗ vụn ... được un lại thành nhiều đống rồi đốt để làm tốt đất mà trồng
bắp, trồng sắn (khoai mì) ..
. Đốt không cẩn thận là tàn bay theo gió
nóng phát lửa táp nguyên cả một khu rừng trong khoảng khắc. Tuy nhiên,
trong hoạ có phúc như chuyện « Tái Ông thất mã ». Cháy rừng thui luôn
những con vật chạy không kịp nên hôm đó, tiểu đoàn thu được 1 số “chiến
lợi phẩm” ngoài kế hoạch. Đó là những con kỳ đà, rùa ... mà thịt thì ăn
ngon không thua thịt gà bao nhiêu. Đôi khi cũng có con mển, con hoẳng là
những con vật còn có thịt chứ còn những con vật nhỏ khác như thỏ, sóc,
chồn ... đã cháy là thành than luôn, ăn gì được !
Nhân nhắc đến thịt
rừng, tôi lại phải nói tới một lần cán bộ tiểu đoàn đi săn được một con
bò rừng béo tốt, ít ra trên mấy trăm ký. Thế là chúng tôi được ăn theo
một bữa thật thịnh soạn. Công đầu thuộc về một anh dược sĩ có tài đầu
bếp vào hạng cao thủ. Anh chế biến tài tình làm sao mà chúng tôi ăn được
thịt bò đủ 7 món ngay trong trại cải tạo. Ngon ơi là ngon ! Thịt bò 7
món nổi tiếng ở Sài Gòn ngày xưa chưa chắc đã ngon hơn. Nói thế chứ ngon
ở đây cũng là do yếu tố tâm lý. Đói quá ăn gì chẳng ngon nhưng
nên thành thực mà thừa nhận anh làm đủ món khi thiếu gia vị cũng là tay
thượng thừa rồi vậy !
Thiên nhiên nói chung hay rừng nói riêng còn dạy cho người luôn cả sự
hiểu biết. Đời tôi chưa hề biết con vắt là con gì nên khi gặp con vắt,
mình cảm thấy chúng nó đáng sợ thật. Chúng cổ ó biệt tài đánh hơi người ở
đâu là chúng sấn sổ chạy tới. Có khi cả một bầy đang nhắm hướng mình mà
cắm đầu cắm cổ bò đến trên lối đi. Nhìn từ xa, mình cứ tưởng bò chậm
như thế còn lâu chúng mới đến mình nhưng thoắt một cái chúng lọt vào
người mình khi nào không hay. Đang nhỏ như con giòi, nó vọt lên bằng con
đĩa căng tròn vì hút máu người. Vào rừng mà gặp vắt thì dù bó chặt quần
áo, đeo găng tay, vớ chân kín đáo cách gì cũng bị vắt chui vào hút máu.
Nhiều con vắt cùng ùa vào hút máu ... nhân dân lao động ốm đói thì « từ
chết đến bị thương », thế là mạnh ai nấy chạy. Chịu gì thấu hàng hàng
lớp lớp bọn ... khát máu này ! Phải tìm khu rừng khác, ai mà dám “đội
trời chung” với kẻ thù quái quỷ như thế ? Trong khi con vắt hút máu
người từ bên ngoài thì con muỗi lại truyền ký sinh trùng tàn phá máu âm
thầm ở trong cơ thể con người nên lại càng nguy hiểm hơn. Một số anh em
khi bị chỉ định đi Suối Kiết (Long Khánh) lấy lá dừa cạn về lợp mái nhà
thay tranh đã chẳng may bỏ mạng vì bệnh sốt rét Từ lâu, Suối Kiết đã
khét tiếng là nơi bệnh sốt rét hoành hành, theo lời của cán bộ thời ẩn
núp trong rừng cũng như anh em tù cải tạo từng hành quân ở đây : Ai đi
Suối Kiết thì nguy, muỗi mà chích tất sẽ đi luôn đời !
Học tập cải tạo chỉ qua hai nơi thôi mà một số anh em đã vĩnh viễn
nằm xuống, còn nhiều trại rải rác khắp cả nước sau 1975 chẳng rõ tổng số
có bao nhiêu con người đã mãi mãi một đi không trở về với gia đình, với
những người vợ mòn mỏi trông chồng, với những bà mẹ quặn lòng nhớ con,
với hằng hà sa số những đứa bé đã biết hay chưa hề biết mặt cha nhưng
vẫn ngày đêm mong cha chúng được trở về đoàn tụ gia đình.
Khi kể vài mẫu chuyện vui buồn trên, tôi thật lòng chỉ muốn nói đến
chuyện vui nhiều hơn chuyện buồn nhưng thực tế, tôi đã bất lực không thể
làm được. Phải chăng những sự đau khổ của con người bi đát quá đến nổi
vượt lên và lấn át cả ý định ban đầu của mình ? Trong những giòng cuối
này, tôi xin kể thêm vào một chuyện thương tâm trong hàng trăm, thậm chí
hàng ngàn câu chuyện của người tù cải tạo vô danh. Đó là câu chuyện
thắt cổ, trên cây cổ thụ trước sân tiểu đoàn, của một anh Trung Uý Không
Quân trẻ tuổi và khôi ngô tuấn tú khi hạn kỳ thả tù đang được lên danh
sách mà chính anh là người được tiểu đoàn cho tham gia viết họ tên người
tù nào sắp được thả về.
Đến bây giờ, tôi vẫn còn bàng hoàng và thương tiếc cho anh, người chung tiểu đoàn với tôi. Lẽ ra, anh không nên chết trẻ một cách oan uổng như thế. Anh chưa được về đợt đầu thì các đợt kế tiếp cũng có tên anh thôi khi chúng ta đang ở những tháng cuối cùng trong trại Trảng Táo. Lúc đó, tất cả anh em tù cải tạo đều xúc động và nghĩ rằng ai muốn tự tử thì đã thực hiện vào giai đoạn đầu mới vào trại là hợp lý nhất (?) chứ còn anh thì chẳng ai hiểu được. Tôi cũng không hiểu do nguyên nhân nào vào giờ chót anh đã tự tìm đến tử thần vội vã như vậy, bằng cách thắt cổ, trước khi tôi được thả về 2 tuần sau đó. Anh đã mang theo tất cả bí mật xuống đáy huyệt. Dù không hiểu gì đi nữa, tôi cũng bắt buộc phải viết ra những lời tiếc thương anh, người tù cải tạo đoản mệnh !
Đến bây giờ, tôi vẫn còn bàng hoàng và thương tiếc cho anh, người chung tiểu đoàn với tôi. Lẽ ra, anh không nên chết trẻ một cách oan uổng như thế. Anh chưa được về đợt đầu thì các đợt kế tiếp cũng có tên anh thôi khi chúng ta đang ở những tháng cuối cùng trong trại Trảng Táo. Lúc đó, tất cả anh em tù cải tạo đều xúc động và nghĩ rằng ai muốn tự tử thì đã thực hiện vào giai đoạn đầu mới vào trại là hợp lý nhất (?) chứ còn anh thì chẳng ai hiểu được. Tôi cũng không hiểu do nguyên nhân nào vào giờ chót anh đã tự tìm đến tử thần vội vã như vậy, bằng cách thắt cổ, trước khi tôi được thả về 2 tuần sau đó. Anh đã mang theo tất cả bí mật xuống đáy huyệt. Dù không hiểu gì đi nữa, tôi cũng bắt buộc phải viết ra những lời tiếc thương anh, người tù cải tạo đoản mệnh !
Phạm Đình, C/N 2011/02
TRẦN LÊ VĂN * MỘT ĐÊM KHÔNG NGỦ
Trần Lê Văn
Một đêm không ngủ
Đã ba hôm nay, Lâm suy nghĩ về một đề tài truyện ngắn. Anh chàng chưa quen với lối làm việc có chương trình, kế hoạch. Cuốn sổ tay xinh xắn bìa màu gụ bóng, có in hình Tháp Rùa, đi đâu Lâm cũng mang theo trong người để tự nhắc nhở mình công việc hàng tuần, hàng ngày. Giở mấy trang đầu, quả có sự quyết tâm “đi vào kế hoạch cá nhân”. Cũng có những đề cương, dự án về sáng tác, cũng phân phối thời gian, có vẻ khoa học lắm. Nhưng mấy trang sau đã bắt đầu thấy những hình con chim con cò vẽ nguệch ngoạc, những câu thơ chữ Hán viết dở dang, những câu thơ trào phúng trao đổi ngầm với một người bạn trong một buổi họp kéo dài…
Ba hôm nay, Lâm lại dùng đến quyển sổ tay một cách đều đặn. Anh ghi những ý nghĩ thoáng qua trong óc, phác ra những nhân vật, mường tượng những cảnh huống. Nhưng tối nào cũng vậy, cứ đặt bút viết được ba dòng là anh lại mặc quần áo đi ra đường. Chị vợ nguýt dài, chẳng biết trách yêu hay trách thật: “Lại đi biệt tăm, biệt tích!” Câu này Lâm nghe đã quen tai quá nên cũng chẳng quan tâm cho lắm. Cứ bước ra khỏi nhà là anh thấy “nhẹ nợ”. Ra khỏi nhà là vợ hết ỷ eo hỏi tiền chợ ngày mai, mấy đứa con hết quấn chân đòi mua đồ chơi và mắt anh khỏi trông thấy nồi niêu mắm muối ngổn ngang trên cái bàn viết. Ở nhà với vợ con, mặt anh rầu rĩ như đưa đám nhưng cứ ra đến đường là anh lại nhởn nhơ, gặp bạn thì nói huyên thuyên đủ các thứ chuyện, có khi đùa cả với con nít ngoài phố. Những lúc này, Lâm cũng cảm thấy mình hơi “vô trách nhiệm” nhưng anh chàng hay đãng trí nên dễ quên. Lên đến Hồ Tây thì cuộc đời lại thấy đẹp quá, đẹp như một bài thơ tình. Trăng non tháng Tám thấp thoáng sau những đám lá lăn tăn của hàng cây phượng bên đường Cổ Ngư. Con đường này mang một màu sắc duyên dáng đặc biệt của thời đại. Bên cạnh những bộ áo ka ki, vẫn có những tà áo màu, nhưng cũng có những cái áo thon ngắn, sau lưng tung tăng hai cái đuôi sam tết nơ con bướm. Gió mát đã hơi lành lạnh, mặt hồ gờn gợn, mênh mông. Hương lá sen thỉnh thoảng bốc lên đậm đà gợi đến một ấm trà ngon. Bên kia hồ Trúc Bạch, một cái nhà có nhiều ống khói “giống như một cái tàu thủy đỗ ở bến không bao giờ chạy”. Hình ảnh này là của một anh bạn hay ví von, thường rủ Lâm đi ngắm cảnh hồ. Trên những ghế đá ngoảng lưng ra đường, từng cặp người sát vào nhau, tưởng chập làm một. Từng hàng ô tô bóng loáng, có chấm đèn đỏ đằng sau, toả về những con đường nhẵn thín, rộng thênh thang: Hùng Vương, Phan Đình Phùng, Cửa Bắc… Hà Nội ở đây không chen chúc, chật chội, ồn ào nữa. Hà Nội ở đây khoáng đãng, thanh tao, trầm mặc, rất tốt cho sự nghỉ ngơi, suy nghĩ hoặc yêu đương.
Không khí nhẹ nhàng dễ thở. Gió thổi tung bay mái tóc, lồng ngực thở căng lên như cánh buồm no gió. Thoát khỏi những căn nhà hẹp ở những phố đông người, lên đây người ta muốn cởi phanh áo, khoa chân múa tay cho sướng đời. Lâm đi tha thẩn chẳng khác gì một người vô công rồi nghề, ngắm nghía các ngôi nhà ở dọc những đại lộ. Có những cái nhà vuông vuông tròn tròn, giàn hoa, cổng sắt, phảng phất như những lâu đài cổ bên Pháp. Có những cái giống hệt cung điện quốc vương Khơ-me, đằng trước cũng giồng những cây thuộc loại dừa, loại cọ. Có cái làm theo kiểu Á đông cổng lợp ngói men sứ, mái cong cong, ngoài hiên sáng rực những đèn lồng có tua đỏ, cổ kính, uy nghi.
Lâm ngước nhìn lên những căn gác, cửa sổ có riềm lụa màu, lọc ánh đèn xanh dịu. Trên ban công nhà ai, đằng sau bức lan can trạm trổ tỉ mỉ như đăng ten, hai vợ chồng đang ngắm trăng hóng gió, ríu rít chuyện trò. Lâm có một ý nghĩ ngộ nghĩnh: “Không biết họ có nặng lời với nhau bao giờ không nhỉ!”, rồi mỉm cười một mình.
Lâm về đến nhà đã mười giờ khuya. Vợ con anh đã đi ngủ hết. Trẻ con thì nó đi ngủ sớm đã đành. Vợ anh cũng có cái thói đi ngủ sớm. Như thường lệ, anh lẩm bẩm một mình: “Người đâu mà cứ lặn mặt trời đã buồn ngủ rồi!”. Anh có ai nghe nói: hay buồn ngủ là triệu chứng thiếu máu. Nhưng anh vẫn thấy bực mình về thói ngủ sớm của vợ.
Lâm vừa lau cái mặt bàn vừa hát nghêu, hát ngao, tạo “không khí” để lại bắt đầu viết cái truyện ngắn bỏ dở. Anh tợp một hớp nước chè tươi nóng, rít một mồi thuốc lào. Cái điếu này bằng nứa già đen nhanh màu gỗ mun, miệng bịt lại, Lâm coi là một vật quý giá. Anh có khắc vào mấy chữ: “Kỷ niệm Quán Giắt – Nông Cống 1954”. Lâm chắp tay sau lưng đứng ngắm bức tranh vẽ một em bé má phinh phính, tay chân bụ bẫm đang vờn một quả táo to, đỏ mọng. Tờ giấy trắng tinh giải trên bàn. Lâm chép lại những dòng đã viết, nét chữ nắn nót như chữ mẫu ở vở tập đồ. Bỗng nhiên thằng con thứ ba của anh khóc thét lên, đập chân xuống giường đành đạch. Nó nghịch ngợm suốt ngày và có thói quen là cứ đúng nửa đêm, nó nằm mê thấy bạn nó tranh mất con chuồn chuồn hoặc cái tàu bay gấp bằng giấy và khóc nằng nặc đòi trả. Anh mở màn quạt phành phạch, xoa lưng cho nó và dỗ mãi nó cũng không nín. Anh nổi nóng, phát cho nó một cái thật đau, nó càng khóc già và đạp lung tung. Thế là cả mấy đứa thi nhau vừa ho vừa khóc om nhà. Vợ anh giở mình, làu nhàu một lúc rồi lại ngủ.
Dần dần không khí trở lại yên tĩnh. Lâm lại ngồi vào bàn, viết rồi lại xoá, loay hoay mãi chẳng thêm được dòng nào. Khoảng hai giờ sáng anh tắt đèn đi nằm nhưng cựa quậy mãi không tài nào nhắm mắt được. Câu chuyện anh bắt đầu viết mô tả một gia đình ở nông thôn bị mấy kẻ giá hoạ vu oan mà vẫn hết lòng tin yêu Cách mạng. Những nhân vật đang chập chờn trong trí anh, những ý nghĩ miên man về các tình tiết đang theo rõi anh, những câu những chữ đến dồn dập lộn xộn. Lâm bật đèn lên ghi vội rồi lại tắt đèn đi nằm, đầu nóng bừng lên như lên cơn sốt.
Anh chợt nhớ tới lời đồng chí cấp dưỡng ở nhà báo phàn nàn về cái thói làm việc đêm của các đồng chí nhà văn sống tập thể: “Các ông ấy làm mất cả giấc ngủ của người khác. Cứ nằm một lát lại nhỏm bật dậy đèn hí hoáy viết rồi đi đi lại lại, làm ồn cả nhà. Đề nghị từ nay các ông đi ngủ sớm cho”. Một anh bạn có nói đùa một cách hơi thô trong khi luận về các nghề làm đêm… Câu đùa ấy, Lâm thấy đúng với thời xưa hơn là thời nay. Lâm không tin rằng viết văn thì cứ phải viết về đêm mới được. Giá có một gian buồng thật tĩnh, một cái bàn giấy tươm tất và một vài điều kiện lặt vặt thì viết ban ngày cũng được chứ sao?
Trong các văn nghệ sĩ Liên Xô, Lâm thích nhất Sô-lô-cốp vì theo ý ông này, mỗi nhà văn cần được ở riêng một nhà. Sô-lô-cốp đưa ra một ví dụ ngộ nghĩnh: Nếu tám nhà văn ở chung với nhau, tám cái bếp cùng sôi, tám bà vợ cùng tranh luận với nhau một lúc về ngôn ngữ học thì các ông chồng còn viết lách làm sao được! Bên Liên Xô, trình độ đã cao, các bà vợ đã biết tranh luận về ngôn ngữ học chứ bên mình, trong hoàn cảnh còn thiếu thốn, các bà văn nghệ sĩ chưa gột hết tàn tích cũ, lắm khi còn khẩu chiến với nhau về một mẩu củi hoặc một củ hành mặc dù họ có thể nhường cơm sẻ áo cho nhau được.
Nếu không xảy ra những cuộc khẩu chiến ấy thì cũng sẵn có những sự lôi thôi khác ngăn cản suy nghĩ ban ngày của người viết văn. Ít lâu nay chị Lâm quen cái lối tính toán vừa buồn cười vừa sốt ruột. Nào là: bài văn tranh luận này mua được một thước vải, nào là: bài thơ kia đong được hơn một yến gạo. Lâm nhiều lần đã giảng giải cho vợ về ý nghĩa cao quý của nghề văn nhưng chị ấy nghe vẫn chưa thông. Một hôm, chị Lâm đang lúi húi thổi cơm, anh Lâm ở đâu hộc tốc chạy vào bếp đọc cho vợ nghe bài báo anh vừa viết, nhan đề là “Văn nghệ, một lợi khí đấu tranh”. Chị Lâm cúi xuống thổi lửa phù phù chẳng chú ý gì cả làm cho anh ta tưng hửng. Ngoài những nông nỗi ấy, còn chuyện trẻ con hò hét, đánh đấm nhau, khách khứa ra vào rậm rịch suốt ngày làm cho Lâm càng quen viết về đêm. Đêm là khoảng thời gian sung sướng nhất. Không gian rộng thêm ra. Mọi cái phiền nhiễu lặt vặt lắng chìm xuống. Con người hoàn toàn là của mình, hoàn toàn sống với tâm tư mình, nghe thấy rõ từng hơi thở, từng tiếng đập của tim mình. Lâm đã hiểu vì sao những người hay suy nghĩ thường lấy đêm làm ngày, lấy ngày làm đêm. Không ngủ được, Lâm đem cái chiếu võng của con giải lên thềm, ngồi nhìn ra ngoài sân, hít chút gió mát cho tỉnh người. Cây nhãn bên kia tường hàng xóm toả bóng kín nửa sân. Ánh đèn chiếu qua khung cửa hắt ánh sáng lên chòm lá xanh non của cây khế. Phần ngoạn mục nhất của nhà anh là cái khoảng sân này. Lâm thường ví nó như cái sân nhà Vương viên ngoại khi KimTrọng từ Liêu Dương trở lại tìm Kiều. Những đám rêu mọc ban ngày trông nham nhở bẩn thỉu, ban đêm trông rất nên thơ. Lúc này Lâm ngồi nhìn ra sân để tìm cảm hứng. Cảnh vật u tĩnh như trong sân ngôi chùa cổ. Trăng lặn rồi. Những ngôi sao sáng bật lên, óng ả, khiến người ta nghĩ tới người con gái đẹp buổi sáng trở dậy vừa mới rửa mặt xong. Hồi nhỏ, Lâm có đọc truyện Những ngôi sao sáng của Đi-đê-rô tả anh chàng chăn cừu một đêm có nàng con gái gục trên vai mình dưới bầu trời đầy sao khiến chàng tưởng một ngôi sao sa xuống trần biến thành người đẹp. Lâm nghĩ ngợi lan man. Những người bạn của Lâm giờ này cũng đang mải mê làm việc hay ngủ sớm không thành giấc. Công việc sáng tác đang ám ảnh, dằn vặt họ. Họ cũng đang tranh thủ lấy ít thời gian yên tĩnh, ít không gian rộng rãi của ban đêm để sống với tâm tư, để tạo cho mình một không khí thoải mái dễ chịu mà làm việc. Xã hội đang cố gắng thu xếp cho mọi người được sống thoải mái dễ chịu. Sự cố gắng của từng người thật có một ý nghĩa xã hội rất lý thú… Cuộc sống giống như một đoàn xe lửa. Lúc nó dồn toa, các toa va chạm vào nhau, có những hành khách chẳng may ngã kềnh ra. Chuyến xe chùn lại một chút, để rồi tiến nhanh trên đường vạn dặm. Kẻ nào ngồi trong cái toa xe chật vẫn nhìn lên vòm trời xanh và thích thú vì đoàn xe đang chạy, kẻ ấy thật có tâm hồn nghệ sĩ. Ví nghệ sĩ như kẻ ngồi trong xe, Lâm thấy chưa đúng hẳn. Phải ví họ như ngọn lửa đốt cháy những hòn than đun sôi cái nồi súp-de ở đầu máy. Xe không trật bánh là trông mong ở người lái máy. Hai tiếng “nghệ sĩ” khiến Lâm trìu mến nghĩ tới các bạn mình, những người Lâm gặp hàng ngày, những cái tên Lâm nhắc đến luôn luôn và đối với vợ con anh cũng đã trở nên quá quen thuộc. Ban đêm nhàn tưởng, nghĩ đến nhau cũng là một cách tiêu khiển có ý vị. Lâm không hiểu sao cuộc đời của mình lại gắn liền với cuộc đời của những con người bình thường mà kỳ dị ấy. Lũ con anh hay nhắc đến tên bác Vụ, bác Phùng, bác Long, bác Lý v.v… Chúng thấy mỗi bác một vẻ: người thì nghiêm nghị, người thì hay đùa nhưng đều giống nhau ở một vài điểm là người nào cũng ngồ ngộ một kiểu riêng, người nào cũng hay làm ồn như trẻ con và hay mua kẹo cho chúng, có khi lại chia tiền với bố chúng như trẻ con chia bánh với nhau.
Con Nguyệt, đứa con gái đầu lòng của Lâm thì cứ nhăn nhó về việc đun nước và điếu đóm mỗi khi các bác đến bàn cãi với bố nó những chuyện đâu đâu. Lẫn với những tiếng lạ tai đối với trí tưởng tượng non nớt của một em bé lên tám tuổi: nào là kỹ thuật, nội dung, nào là công thức, điển hình… Nó tưởng toàn là những thứ ăn được cả. Các bác thường rủ nhau đến nhà nó bất kể buổi trưa, buổi tối. Có khi giơ chân giơ tay, tía tai đỏ mặt nói như cãi nhau, có khi giở hàng cuộn giấy ra đọc đọc ngâm ngâm một hồi lâu. Bố nó trong lúc bàn cãi với bạn hay có dáng điệu bế thằng cu Đán giơ cao lên, rúc mũi vào bụng nó, tỏ vẻ khoái trá. Thằng bé cười như nắc nẻ, đạp đạp hai bàn chân nhỏ xíu vào vai bố. Các bác đến rồi lại đi, đi rồi lại đến. Chỉ khổ cho nó phải đun nước và hót tàn đóm với bã thuốc lào. Lâm thấy diễn lại trong óc những hoạt cảnh như vậy và cũng diễn lại những mẩu đời của từng người bạn. Ý nghĩ chẳng thành hệ thống gì…
Vụ giờ này chắc cũng đang tiếp tục viết cái tiểu thuyết trường thiên Tấm tình cao cả tả đời sống và tình duyên của một anh cán bộ với một chị công nhân. Vụ là một anh chàng đã ngoại tứ tuần, lưng đã gò xuống như ông Lã Vọng, hay mặc cái áo đại cán màu xanh bạc phếch và ngày nào cũng lủi thủi đi ở các vỉa hè Hà Nội, tay cắp một cái cặp trông như một ông giáo già. Thời kháng chiến đã từng làm chủ báo, từ ngày tiếp quản, gặp ai cũng bàn về một tờ báo dự định cho ra đời, một tờ báo thật là “trăm phần trăm Hà Nội”. Cái ma-két bỏ trong cặp thỉnh thoảng lại đem ra sửa lại.
Anh ta ở một gian gác, bốn năm tháng quên giả tiền nhà đến nỗi bà chủ phải nhắc nhở bằng cách khoá công-tơ điện và khoá máy nước. Vợ đứng tuổi làm nghề buôn gạo chạy chợ nhưng lắm khi phải vay gạo hàng xóm ăn. Anh ta đã có cháu gọi bằng ông ngoại. Bộ mặt hom hem nhưng mắt lại rất tình tứ, ban đêm thường ngồi bó củi ở sân gác nghĩ ra các loại truyện tình để giáo dục người lớn và truyện vui khoa học để giáo dục thiếu nhi theo một hướng mới. Anh lại tập sự viết cải lương “khai thác vốn cổ” để “cải thiện sinh hoạt”. Chẳng thuộc một điệu hát nào, anh mượn của rạp hát Tân Kỳ một vở về làm mẫu, xoay trần đếm số chữ, dò vần bằng vần trắc trong những bài vọng cổ, sàng sê, khốc hoàng thiên v.v… Công việc này nghe chừng cũng gay go, gian khổ lắm. Ngoài ra, anh đang chuẩn bị xây dựng một tiểu thuyết ba bốn trăm trang về những ngày tham gia kháng chiến ở Việt Bắc. Cốt truyện nhắc đi nhắc lại nhiều lần nên anh đã thuộc lòng tuy chưa viết thành văn.
Long ở gần nhà Vụ. Người ta thường gọi là “Long đông con”. Mới băm sáu tuổi, anh đã sản xuất gần một tiểu đội thiếu nhi. Anh đã nghiên cứu các sách để hãm cái đà sản xuất ấy lại mà chưa thành công. Tính lầm lí ít nói nhưng uống rượu vào thì nói nhiều và hay khóc để tỏ lòng thương bạn. Vợ mượn được một cái máy khâu “Xanh-gie” cũ, hôm nào cũng kỳ cạch may hàng cho mậu dịch đến nửa đêm. Long có khiếu về hài kịch, tuy bề ngoài ít vẻ khôi hài. Hồi giặc Pháp đánh Thái Bình, anh suýt bị lính “rạch mặt” bắt được. Sau đó, anh viết vở Chống càn diễn khắp Liên khu Ba. Anh luôn luôn bận bịu về việc xây dựng những vở kịch bốn, năm màn. Từ ngày rút khỏi Thủ đô, anh vẫn mơ trở về diễn kịch ở Nhà hát Lớn.
Thành cũng ở một phố nhỏ. Anh là một tiểu thuyết gia có thâm niên nên được xếp vào loại “văn sĩ bậc năm” trong thang lương.
Khi mới về Hà Nội, anh đi thăm tất cả các ga-ra ô-tô để tìm một chỗ trú ngụ. Về sau có người nhường cho một gian gác xép. Bà con khu phố tốt bụng, ủng hộ gia đình anh một mớ ao len cũ. Anh có tác phong thích khề khà, thù tạc với bạn hữu. Bộ đồ trà hai mươi năm về trước còn giữ làm kỷ niệm, anh chỉ đem ra tiếp những người bạn chí thân. Hồi mới tìm được chỗ ở, việc đầu tiên là ra chợ giời tậu một mảnh gỗ đánh bóng véc-ni, dỡ ở một cái quầy hàng, đem về làm cái mặt bàn viết. Lại kiếm được một cái đĩa mài mực men xanh ở một hiệu thuốc Bắc, cho vào tí đất thành một cái chậu con, trồng một khóm thạch xương bồ, thỉnh thoảng vẩy vào mấy giọt nước cho nó tươi. Đêm đêm ngồi viết, thỉnh thoảng nhìn bụng vợ một cách ưu tư, nhưng trông thấy khóm cây xanh trên bàn, lòng lại thấy mát rượi, đủ hào hứng viết tiếp cái truyện Những người dũng cảm. Trước khi đi vắng dăm ba tháng làm phóng sự, anh không quên dặn vợ con tưới nước cho cây thạch xương bồ.
Cái tính yêu thiên nhiên của Thành cũng hơi giống tính Phùng. Anh này là một thi sĩ. Tầm vóc cao lớn, khí phách giang hồ. Lâm đã nhiều lúc say mê nghe anh kể lại những thời kỳ kéo nhị ở rạp hát, đánh vật ở cửa đền, ngao du ở Vân Nam. Phùng rất thích những phong cảnh ở nơi xa, xứ lạ. Anh hay tả lại cảnh hoa đào ở Nghi Lương, tiếng chuông cừu buổi sáng ở cổng thành Mông Tự, chim yến ở Yến Tử động. Phùng lại đã tham dự nhiều chiến dịch ở những miền rừng núi tiếp giáp đất Lào. Anh đại đội trưởng nghệ sĩ ấy có dáng dấp một hiệp khách thời xưa. Anh có hàng “co-léc-si-ông” những chuyện ly kỳ về những nơi đã qua. Quen thói hào phóng, tiêu tiền bạt mạng, thế mà ở góc nhà lại giấu một con lợn đất, thỉnh thoảng anh ta bỏ vào bụng nó dăm chục một trăm “để cuối năm có món tiêu”.
Phùng rất giàu trí tưởng tượng. Trong một bức thư, gửi cho Lâm khi Phùng công tác xa Hà Nội sáu tháng, anh vẽ và tả cái nhà tương lai của những người bạn. Lâm nhớ bức vẽ và một đoạn thư: “… Mai sau cái đời nhà văn sẽ khá. Chúng ta sẽ có một khu đất và những ngôi nhà. Anh hãy nhìn xem: cái nhà cao cao ngói đỏ là nhà đọc sách của hai chúng ta. Cái nhà ngoài sẽ là của riêng anh. Cái nhà thứ hai để tiếp đón bạn hữu những ngày chủ nhật. Cái nhà lấp sau cây và chuồng chim bồ câu đó chính là nhà tôi ở (vì tính tôi thích tĩnh mịch) Chúng ta sống với nhau thú lắm. Ngoài cổng của khu nhà sẽ đề mấy chữ: 'Vạn cổ thanh xuân trang’ hay 'Biệt thự bằng hữu’ gì đó…” Một hôm, đứng trước cửa một bệnh viện chờ giờ mở cửa để khám bệnh tê thấp kinh niên, Phùng tả cái hạnh phúc tương lai ấy như đã có thật. Phùng đang nghiên cứu viết một bài đại luận: “Thơ với nhân loại”.
Ý nghĩ về Phùng trong trí Lâm lôi kéo hình ảnh một số bạn thơ khác. Linh, nhà thơ quê ở cửa biển Thần Phù, lòng lúc nào cũng sôi lên như biển động. Anh ta thuê được một cái nhà cách Hà Nội năm cây số, ngày nào cũng đi bộ bốn lần “để nhớ những ngày kháng chiến”. Sau khi bán cái bút máy nho nhỏ xinh xinh có khắc tên người tình cũ, anh ta ân hận mãi và có làm một bài thơ thuộc loại lâm ly. Đó là trường hợp hãn hữu. Thường thường anh ta làm những bài thơ thuộc loại “sù sì” chuyên môn đả cái xấu để xây dựng cái tốt. Linh là bạn thân của một nhà thơ “sù sì” khác. Anh này tên là Trang, có bà mẹ mấy thời đại sống nương náu ở gần cái cái cống mà anh gọi là “cống Long Tu” (cống này đã được sửa lại, đời bà mẹ cũng mát mặt hơn xưa). Hồi Pháp thuộc, Trang đặt cho cống ấy một cái tên đẹp đẽ là “ Đầm Hoa sen” lấy ý rằng: sen chẳng nhuốm bùn. Trong nhóm bạn hữu này lại có Bằng nhà thơ của miền Nam, nhà thơ ngọt ngào của nhiều thành phần phụ nữ; Lý, nhà thơ của cửa biển Hải Phòng, bạc tóc vẫn có số đào hoa…
Nói cho văn vẻ thì những người ấy “như mây trôi bốn phương trời tụ lại”. Đời họ có nhiều chuyện. Họ mang nhiều tâm tư. Trong tâm tư mới còn vướng cả những tâm tư cũ. Về loại này có anh đã làm đến năm tập rồi tự ý đem đốt phăng. Thỉnh thoảng cũng hơi tiếc. Từ tập thứ sáu thì không đốt. Mở đầu có câu:
Tứ thơ giờ ấm hơi người…
Bọn họ cũng có những thói xấu, nết tốt như tất cả mọi người. Họ cũng biết hằm hè bực dọc, lo tính lặt vặt nhưng lại nhiều lúc đại lượng, đáng yêu. Cuộc đời đối với họ có khi quý chuộng, có khi quên lãng hay lạnh nhạt. Chế độ của chúng ta đang cố gắng vun trồng họ, họ cũng đem tâm huyết tưới bón cho chế độ. Kẻ địch dẫu có núi vàng cũng chẳng cám dỗ nổi họ. Ở họ chẳng có gì lạ, chỉ có một cái đáng kể là sự say mê. Ngày xưa, có nhà bác học thiêu ra tro cả nhà cửa để làm thí nghiệm một thứ men sứ. Những người nghệ sĩ cũng đã tự tay mình thiêu ra tro nhiều cái lợi lộc riêng tây để thí nghiệm sự sáng tạo nghệ thuật. Có thể thành công rực rỡ, có thể có sự thất bại đắng cay. Sự nghiệp sáng tạo vẫn quyến rũ họ như con mắt của người yêu.
Bây giờ, bọn người ấy vẫn còn giữ cái thói quen chẳng biết tự bao giờ là sống về đêm. Ban đêm cái phần đẹp nhất của con người họ hiện lên, ghi lại, toả ra và có lẽ không bao giờ mất. Ngày nay, nào ai biết Ban-dắc nợ bao nhiêu món, cáu kỉnh bao nhiêu lần với người xung quanh; Nguyễn Du nhịn đói mấy bữa, lang thang những nơi nào. Nhưng Nguyễn Du, Ban-dắc còn để lại những công trình sáng tạo. Ấy là cái phần đẹp nhất của họ, cái ngọn lửa truyền từ đời này sang đời khác làm cho con đường đi của nhân loại sáng sủa ấm áp thêm. Những người nghệ sĩ Việt Nam của thời Dân chủ Cộng hoà cũng có cái hoài bão đem ngọn lửa ấy truyền đi mãi mãi, chói lọi hơn cả những thời trước. Ban đêm thường họ ngồi âm thầm, dùi mài làm việc giống những đạo sĩ thời cổ ngồi luyện đan. Có khi họ nhắm mắt mà chẳng ngủ, trằn trọc, khắc khoải hơn những người tương tư.
Đầu họ bốc lửa, bốc lửa. Người họ tưởng chừng cao lớn hơn lên, vượt qua những gian gác xép, những cái ga-ra, những mái nhà thấp… Nghĩ đến đây chợt Lâm đứng bật dậy đèn. Tiếng còi tàu đêm gợi xa xôi. Tiếng chuông đồng hồ hàng xóm thủng thẳng khoan thai. Gió gần về sáng mát rợi làm cho Lâm tỉnh táo. Anh lẳng lặng đến bên giường, vén cánh màn lên, đứng một lúc lâu nhìn vợ con ngủ. Anh kéo tấm chăn nâu đắp kín ngực cho thằng bé đang ho. Anh tự hứa: hôm rằm tháng Tám phải mua cho lũ trẻ mấy con giống bằng bột. Con Nguyệt thích chơi cá vàng, thằng Hồng thích chơi con thỏ trắng… Lâm thấy vui vui nghĩ rằng lũ con anh sẽ có đồ chơi. Chủ nhật sắp tới, một nhóm bạn hẹn đến uống trà, ăn bánh và phê bình tác phẩm. Lâm giở quyển sổ tay bìa màu gụ bóng, nắn nót viết một dòng chữ bằng mực đỏ: Nhất định đêm thứ Bảy viết xong cái truyện ngắn.
Tháng 9-56
GIAI PHẨM MÙA THU
No comments:
Post a Comment