Monday, October 31, 2016

VĂN QUANG =TIN QUỐC TẾ =TRẠI GIAM TRUNG CỘNG = BIẺN ĐÔNG

VĂN QUANG * ĂN GÌ CŨNG CHẾT

Ăn gì cũng có thể chết !!
Văn Quang 

Trong phần này, tôi chưa nói đến những mưu kế cùng sản phẩm độc hại của Trung Quốc ồ ạt tung vào thị trường VN trong thời gian vừa qua, không từ một thủ đoạn nào họ không dám làm. Đó chính là một cuộc xâm lăng, từ việc dùng tàu sắt đâm thẳng vào tàu đánh cá của ngư dân đến việc xuất sang VN những thứ đồ chơi của trẻ em nhiễm độc gây ung thư Phải một bài dài mới phân tích hết được thủ đoạn ngày càng tàn độc của "người bạn láng giềng bốn không tốt, 16 chữ đen sì" này, chúng ta sẽ bàn đến vào một bài khác.

Ở đây tôi chỉ nói đến những thủ đoạn của chính đồng bào chúng ta hạ độc người dân VN mình.Các cụ ta đã dạy "thượng bất chính hạ tắc loạn", nôm na là người trên không liêm chính thì người dưới tất phải loạn. Loạn ở đây có nghĩa là loạn về đạo đức, về nhân cách. Cho nên những con buôn bất lương ở VN ngày càng nhiều cũng vì thế. Tôi không dám nói tất cả con buôn đều như vậy, nhưng sự thật là ngày càng nhiều người buôn bán có muốn lương thiện cũng không được, bởi lương thiện lấy tiền đâu "bôi trơn", lấy gì "cống nộp" cho các quan hàng tháng chỉ để kiếm một chỗ ngồi, chỉ mong được yên thân, chưa nói đến chuyện được buôn gian bán lận. Vả lại nhà anh hàng xóm bỗng chốc xây lên bốn năm tầng, con đi xe hơi, du học Mỹ, Úc, Canada, thế mà nhà mình cứ cái xe gắn máy cà tàng đi miết, không đủ tiền đóng học phí cho con.

Và hàng trăm thứ xa hoa khác xung quanh quyến rũ mời gọi. Tất cả những thứ đó bào mòn sự lương thiện của con người. Một người buôn gian bán lận rồi mười người, hai mươi người không hoặc chưa bị trừng phạt, nên cấp số cứ nhân lên thành một xã hội loạn. Người ta thản nhiên dùng mọi cách để kiếm tiền, không từ một thủ đoạn gian manh nào không làm, dù làm để hại ngay bà con anh em mình. Một phần cũng do anh bạn láng giềng làm cho hư thân mất nết, chỉ cho chúng ta cách giết lẫn nhau mộc cách "ngọt ngào".


Ăn gì cũng có thể chết !!

 
Những ngày gần đây, người dân Sài Gòn trở nên hoảng sợ với những tin tức hàng ngày về đồ ăn thức uống, cái gì cũng có độc. Người ta tưởng như ăn cái gì cũng có thể lăn đùng ra, không chết cũng ngắc ngư giống như hàng trăm công nhân ngộ độc nằm lăn lóc trong bệnh viện. Chính tôi và gia đình tôi và nhà hàng xóm cũng phát hoảng khi đọc hàng tin trên hầu hết các báo VN với cái tiêu đề "Người Hà Nội: Sáng phở thịt thối, trưa bún chả hóa chất".

 
image



Tô bún rêu cua vàng lườm này không do gạch cua mà do phẩm màu công nghiệp dùng cho sơn, dầu đánh bàn ghế giá 50.000 đồng/kg. Chỉ một chút chấm vào đầu đũa là cả một nồi bún riêu nổi váng gạch cua.

Đây là điều hết sức nguy hiểm có thể gây tổn thương cho hệ thống thần kinh và tiêu hóa của người ăn, dẫn tới nguy cơ rối loạn về thần kinh cũng như mắc các chứng bệnh ung thư.
Như thế người Sài Gòn và các tỉnh thành cũng "được thừa hưởng" phở và bún chả chẳng khác gì dân Hà Nội. Mời bạn xem qua cách chế biến món ăn của thời đại ngày nay.

Nước phở chế biến từ thịt ôi thiu
image


Nhập viện vì bị ngộ độc

Khi ăn những bát phở thởm ngon, ít người biết rằng nhiều quán phở, quán bún tại Hà Nội chỉ cần bỏ ra 50.000 là có vài chục lít nước phở chế sẵn từ nước luộc và ép các loại thịt ôi thiu làm ruốc.
Nước phở loại này được lấy từ nước luộc các loại thịt ôi, thối được chế làm ruốc. Các loại thịt ôi, thối được đưa vào luộc, rồi ép để lấy bã làm ruốc, các loại nước ép luộc thịt, nước ép thịt, thậm chí là loại nước rửa chảo xào thịt được tận dụng đế bán làm nước phở.

image



Cuối mỗi ngày, các loại thịt nhập về chế biến, hầu hết là các loại thịt ế, ôi thiu tại các chợ lớn nhỏ tại Hà Nội, rồi thịt lợn xề, lợn bột, lợn ốm, lợn chết được mang về, luộc lên là có các loại thịt trắng muốt, làm ruốc trông rất bắt mắt. Loại nước luộc chỉ cần để lắng, gạn ra là có thể bán cho các cửa hàng phở ngon lành.

Thậm chí, những hôm khách đông tiệm bán phở còn không có hàng để bán, họ phải pha với đường hóa học, thêm gia vị để tạo mùi vị.


image
Nước rửa chảo cũng có thể làm nước phở
Bún chả vàng thơm nhờ tẩm hóa chất

 Tại khu vực quầy hương liệu trong chợ Đồng Xuân, Hà Nội có thể dễ dàng để mua được loại hương liệu mà các hàng bún chả thường dùng để để tạo mùi, tạo màu cho món chả nướng giúp chả có màu đẹp và thơm ngon, cuốn hút. (Ở Sài Gòn và tỉnh lân cận có thể tìm mua các loại hóa chất này ở chợ Kim Biên)

image

Để làm món nướng như vịt nướng, thịt nướng các hàng quán không thể thiếu 2 loại phụ gia đó là một lọ hỗn hợp như dạng sa tế và một gói bột màu trắng. 

Những lọ phụ gia như thế chi chít chữ Trung Quốc, không có lấy một dòng phụ đề nào bằng tiếng Anh hay tiếng Việt, chất bột trắng được đựng trong túi nilon, không nhãn mác. Mỗi lọ có thể dùng cho 30kg thịt. Chỉ cần ướp qua thịt trước khi nướng là chả có màu vàng ngon, thay vì màu trắng nhờ nhờ. Hầu hết các quán bún chả đều phải dùng đến loại này vì thịt họ dùng để làm chả toàn là thịt ế, thịt ôi từ hôm trước hoặc thịt lợn bệnh và chất này sẽ loại bỏ hết mùi ôi, thiu của thịt.
Chưa hết, còn vô số nhửng tin tức "lặt vặt" cũng kinh hoàng không kém như:
- Nem chua Thanh Hóa làm từ bì heo bẩn; biến thịt thối thành thịt tươi; heo bệnh thành thịt quay; thịt thối thành lạp xưởng; trứng bẩn trứng thối tràn ngập các chợ.
Ngay cả những loại trái cây hàng ngày người dân thường dùng cũng bị tẩm độc.
Đu đủ tẩm hóa chất Trung Quốc chín nhanh rất đẹp
image

Dùng hóa chất Trung Quốc làm đu đủ chín vàng đều, ruột đỏ rất bắt mắt.
Đu đủ sau khi hái xuống, được nhỏ một chút dung dịch của Trung Quốc vào phần cuống, chỉ sau 1 ngày quả chín vàng, ruột đỏ rất bắt mắt đánh lừa hầu hết mọi gia đình bình dân VN.
Loại thuốc có khả năng "phù phép" này có giá bán 5.000đồng/1 lọ 5ml. Trên bao bì ghi hạn dùng 2 năm, nhưng không ghi ngày sản xuất và chỉ có vài dòng chữ tiếng Trung Quốc. Tìm mua loại hóa chất này rất khó, chỉ những chủ buôn hoa quả lớn hoặc dựa vào mối quen mới mua được. Loại hóa chất Trung Quốc này ban đầu các chủ buôn dùng cho chuối, nhưng giờ được sử dụng cho cả đu đủ.

Những chủ buôn sau khi thu mua đu đủ về sẽ dùng hóa chất nhỏ trực tiếp lên phần cuống của quả, việc nhỏ phải hết sức tỉ mỉ, nếu không đúng phần cuống thì quả sẽ héo quắt hoặc thối nhũn. Đu đủ sẽ chín 1 ngày sau khi dùng hóa chất nên sau khi được nhỏ thuốc, đu đủ được bọc báo và đặt vào trong thùng xốp dán kín băng dính rồi chở đi tiêu thụ. Chuối cũng được "chế biến" tương tự nên trái nào cũng chín mọng, vàng ươm.

Dừa tẩy trắng độc hại


image

Dừa được tẩy trắng bằng hóa chất

Hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axít gốc phốt pho và lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng phù hợp. Nếu sử dụng vô tội vạ sẽ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng.
Chị Tiên, chủ một vựa dừa, cho biết chỉ cần ra chợ Kim Biên, ghé vào bất cứ tiệm hóa chất nào hỏi mua chất tẩy trắng dừa sẽ được giới thiệu 2 loại bột màu trắng, không bao bì, nhãn mác với giá bán khoảng 125.000 đồng/kg. Mỗi thùng nước khoảng 20 lít pha trộn với 6 muỗng bột (3 muỗng loại này, 3 muỗng loại kia) rồi ngâm dừa vào, chờ nước thấm hết vào là xong.

Một bác sĩ chuyên về an toàn vệ sinh thực phẩm cho biết hóa chất tẩy trắng dừa có thể là một loại axít gốc phốt pho cộng với lưu huỳnh, chỉ được dùng với liều lượng phù hợp, có kiểm soát. "Sử dụng chất tẩy trắng vô tội vạ rất nguy hiểm cho người tiêu dùng. Chỉ cần thường xuyên chạm tay vào lớp vỏ bên ngoài cũng đã có hại rồi, nói gì đến việc hóa chất đó thấm vào ruột và nước dừa. Dùng hóa chất này rất dễ dẫn đến các bệnh liên quan đường tiêu hóa, hô hấp, nếu tích trữ trong người nhiều và lâu dài sẽ gây ra các bệnh lý khó lường".

Rượu pha bằng .. thuốc sâu và phân lân bán khắp Hà Nội

image


Tại hầu hết các quán cơm bình dân, quán nhậu trên địa bàn các quận Long Biên, Cầu Giấy, Thanh Trì, Hoàng Mai, Từ Liêm (Hà Nội) .. rượu độc sau khi được đưa về sẽ được giới thiệu là "rượu quê cực êm, cực phê", bày bán tràn lan giá 20 - 30 ngàn đồng/lít.


Khi tìm hiểu từmột số nhân viên chuyên chở rượu, chất mà người phụ nữ trên dùng để pha với rượu là .. thuốc sâu và phân lân. Vậy là rượu cồn đã độc, lại càng"phê" thêm vì thuốc trừ sâu và phân bón. Theo một nhân viên, mỗi ngày quán này tiêu thụ hết khoảng bốn thùng phuy rượu độc.

image


Do uống phải rượu độc, không ít "đệ tử Lưu Linh" đã hôn mê bất tỉnh nhập viện, thậm chí phải vào bệnh viện tâm thần điều trị. Theo thống kê từ bệnh viện tâm thần Hà Nội, mỗi tháng có ít nhất 40 người loạn thần nhập viện. Người điều trị nhanh nhất cũng mất 2 tháng, nhiều người phải nằm viện điều trị cả năm. Nguyên nhân lớn do các bệnh nhân uống quá nhiều rượu độc.

 
Chơi cũng chết

image


Phao bơi trẻ em Trung Quốc nhiễm chất độc

 
Đồ chơi Trung Quốc đang tràn ngập thị trường VN bởi mẫu mã đa dạng, màu sắc rực rỡ và trên hết là giá rẻ. Những loại đồ chơi bằng nhựa dành cho trẻ nhỏ , khi sản xuất thường không thể thiếu phthalates - chất được dùng làm phụ gia tăng độ dẻo cho nhựa. Theo Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh - Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội - nếu chất phthalates theo đường tiêu hóa vào cơ thể sẽ làm rối loạn hoạt động của các tuyến nội tiết như: Bé gái bị dậy thì sớm, còn nam thì cơ quan sinh dục bị teo lại .. Đặc biệt, nếu trẻ ngậm đồ nhựa trong miệng, phthalatses nhanh chóng hòa tan trong nước bọt và chất này sẽ trực tiếp đi vào cơ thể.

Ngoài ra, theo một số kết quả giám định gần đây của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học kiểm tra, hầu hết đồ chơi bằng nhựa của Trung Quốc như: Súng gươm, lựu đạn, kể cả lồng đèn .. đều sản xuất bằng các loại nhựa tái chế, trong đó có chứa chất cadimi (Cd) cao gấp nhiều lần mức cho phép. Đây là một trong ba kim loại độc hại đối với cơ thể con người, có thể gây ung thư tuyến tiền liệt, ung thư phổi, dị tật thai nhi ..

Không liều thì .. sang Tây mà sống

Thưa bạn đọc, tôi không kể hết những đồ ăn thức uống có pha "hóa chất độc hại" hiện nay đang có mặt ở hầu hết các tiệm ăn, quán nước khắp các tỉnh thành cho đến quận huyện tại VN. Toàn là những thứ bà con mình hại nhau. Kể nhiều quá e rằng có nhiều vị về VN phải mang sẵn các thứ đồ hộp từ nước ngoài về. Chắc có vị thắc mắc tại sao dân VN vẫn ăn mà không chết? Xin thưa là chết nhiều rồi nhưng chết vì các loại bệnh lâu ngày tích tụ lại nên không thể kết luận là tại đồ ăn. Chất độc âm thầm tàn phá cơ thể sinh ra đủ loại bệnh. Vì thế, bệnh viện ở VN lúc nào cũng đầy ắp, phải nằm 3-4 người 1 giường và nằm cả dưới gầm giường là chuyện tất nhiên.

Vả lại là dân VN sống ở thời này là phải liều mới sống được. Không liều thì .. sang Tây mà sống!
Văn Quang

VIÊT NAM TRONG HỌA PHẨM

Việt Nam trong họa phẩm

Published on November 27, 2013   ·   No Comments
Thật đáng buồn vì ở Việt Nam xưa nay không có nền mĩ thuật nghiêm chỉnh để lưu giữ hình ảnh đất nước – con người qua mỗi thời kỳ ; chưa kể đến nỗi phiền muộn về sự phá hoại di sản tiền nhân một cách vô ý thức của chính người Việt Nam. Trong bài viết này, BBT TTXVA kỳ vọng sẽ cung cấp cho quý độc giả cái nhìn chân thực, đa chiều chưa từng có về đời sống tiền nhân. Mọi quan điểm khác biệt, mong quý độc giả vui lòng comment lịch thiệp dưới bài viết !
孝億國
Họa phẩm Hiếu ức quốc (孝億國) do Lý Công Luân (1049 – 1106) vẽ năm 1078. Tranh mô tả ba sứ thần Đại Việt sang Trung Hoa triều cống và nối lại bang giao sau chiến tranh Việt-Tống (1075 – 1077), Đại Việt sử ký toàn thư chép : “Mậu Ngọ, [Anh Vũ Chiêu Thắng] năm thứ ba [1078], (Tống Nguyên Phong năm thứ nhất). Mùa xuân, tháng giêng, sửa lại thành Đại La, sai Đào Tống Nguyên đem biếu nhà Tống năm con voi thuần, xin trả lại các châu Quảng Nguyên, Tô Mậu và những người các châu ấy bị bắt đi“.
竹林大士出山图
Trúc Lâm đại sĩ xuất sơn đồ (竹林大士出山图) do họa gia Trần Giám Như (陳鑑如) vẽ năm 1363. Tranh mô tả thượng hoàng Trần Nhân Tông (Trúc Lâm đại sĩ) xuất du từ động Vũ Lâm, giữa đường có hoàng đế Trần Anh Tông và bá quan nghênh đón.
Cừu Anh chức cống đồ (trích)
Một phần bức Cừu Anh chức cống đồ (仇英职贡图) do họa gia Cừu Anh vẽ trong khoảng đầu thế kỷ XVI. Tranh mô tả các sứ đoàn sang Trung Hoa triều cống ; sứ đoàn Đại Việt (triều Lý) cầm lệnh kỳ đỏ, đem theo hai con voi trắng và một con voi đen để chở cống phẩm.
Nguyễn Trãi
Chân dung Nguyễn Trãi (阮廌, 1380 – 1442). Hiện chưa rõ năm bức tranh ra đời, tuy nhiên, qua tranh thì thấy rằng Nguyễn Trãi có thói quen nhai trầu.
OLYMPUS DIGITAL CAMERA
Họa phẩm được in trong cuốn An Nam lai uy đồ sách (安南來威圖冊), xuất bản dưới triều Minh Mục Tông (1567 – 1572). Tranh thể hiện rất rõ chính sách ngoại giao “dĩ nhu địch cương, dĩ cương địch nhu” của triều Mạc : Người đứng trong chính điện là sứ thần triều Minh, người lạy chào là Thượng hoàng Mạc Đăng Dung (dòng chữ : Ngụy vương Mạc Đăng Dung / 偽王莫登庸) ; địa điểm này là trấn Nam Giao quan, năm 1540. Đại Việt sử ký toàn thư chép : “Canh Tý, [Nguyên Hòa] năm thứ 8 [1540] , (Mạc Đại Chính năm thứ 11 ; Minh Gia Tĩnh năm thứ 19). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 15, Mạc Đăng Doanh chết. Con trưởng là Phúc Hải lên ngôi, lấy năm sau làm Quảng Hòa năm thứ nhất. Mùa đông, tháng 11, Mạc Đăng Dung cùng với cháu là Văn Minh và bề tôi là bọn Nguyễn Như Quế, Đỗ Chế Khanh, Đặng Văn Tri, Lê Thuyên, Nguyễn Tổng, Tô Văn Tốc, Nguyễn Kinh Tế, Dương Duy Nhất, Bùi Trí Vĩnh, qua trấn Nam Quan, mỗi người đều cầm thước, buộc dây ở cổ, đi chân không đến phủ phục trước mạc phủ của quân Minh quỳ gối, cúi đầu dâng tờ biểu đầu hàng, nộp hết sổ sách về đất đai, quân dân và quan chức cả nước để chờ phân xử, dâng các động Tê Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, An Lương, La Phù của châu Vĩnh An trấn Yên Quảng, xin cho nội thuộc vào Khâm Châu. Lại xin ban chính sóc, cho ấn chương, để kính cẩn coi giữ việc nước và chờ lệnh thay đổi hay quyết định khác. Lại sai bọn Văn Minh và Nguyễn Văn Thái, Hứa Tam Tỉnh mang biểu đầu hàng sang Yên Kinh“.
Chu ấn thuyền hội quyển (trích)
Thương gia Nhật Bản dâng cống phẩm lên chúa Nguyễn Phước Nguyên (阮福源 , 1563 – 1635) xin lập thương điếm tại Hội An ; tranh vẽ trong sách Chu ấn thuyền hội quyển (朱印船繪卷) khoảng đầu thế kỷ XVII. Người Nhật gọi chúa Sãi là Hội An lãnh chúa (會安领主).
NguyenPhuocAnh1783
Chúa Nguyễn Phước Ánh (阮福暎, 1762 – 1820), tranh vẽ năm 1783 khi ông lưu trú tại Bangkok (kinh đô Xiêm). Ông bận trang phục như một thương gia Hoa kiều.
Nguyễn Phúc Cảnh
Chân dung Hoàng tử Nguyễn Phước Cảnh (阮福景, 1780 – 1801), tranh do họa sĩ Maupérin (người Pháp) vẽ năm 1787.
Nguyễn Quang Hiển dâng biểu cầu hòa
Họa phẩm Nguyễn Quang Hiển nhập cẩn tứ yến đồ (阮光显入觐赐宴图) : Sứ thần Nguyễn Quang Hiển dâng biểu cầu hòa lên hoàng đế Càn Long, tháng 7 năm 1789. 
乾隆八旬萬壽慶典圖
Một phần bức tranh Càn Long bát tuần vạn thọ khánh điển đồ (乾隆八旬萬壽慶典圖), vẽ năm 1790. Đoàn kiệu rước hoàng đế Càn Long (1711 – 1799), bá quan lạy chào. Người mặc Bổ phục màu tía là Nguyễn Quang Hiển (阮光显) – cháu gọi bằng cậu của hoàng đế Quang Trung (1753 – 1792).
Nguyễn Quang Hiển
Nguyễn Quang Hiển mang danh nghĩa hoàng đế Quang Trung để giao tiếp với triều Thanh, cho nên đề tựa trong họa phẩm vẫn gọi ông là An Nam quốc vương Nguyễn Quang Bình (安南國王阮光平).
Tùy tùng Nguyễn Quang Hiển
Đoàn tùy tùng (gồm nam và nữ) của Nguyễn Quang Hiển dâng cống phẩm mừng thọ hoàng đế Càn Long.
Phan Huy Ích
Chân dung Lễ Bộ Thượng thư Phan Huy Ích (潘輝益 ; 1751 – 1822) năm 1790.
Réception solennelle des ambassadeurs annamites dans la salle du trône aux Tuileries en 1863
Hoàng đế Napoléon Đệ Tam (1808 – 1873) và hoàng hậu Eugénie de Montijo (1853 – 1871) tiếp sứ đoàn Đại Nam tại cung điện Tuileries (Paris), ngày 5 tháng 11 năm 1863.
The Annamite Ambassadors in Paris - Antique Print 1863
Sứ đoàn Đại Nam.
Tirailleurs_Tonkinois_1885
Lính khố đỏ (milicien à ceinture rouge) Bắc Kỳ năm 1885.
1898 L'EMPEREUR D'ANNAM EN COCHINCHINE
Bức ký họa hoàng đế Thành Thái (成泰, 1879 – 1954) trong chuyến công du Nam Kỳ, ngày 22 tháng 11 năm 1898.
Lính khố đỏ hành quân
Lính khố đỏ hành quân.
1902 Tirailleurs tonkinois - attaque d'un repaire de pirates
Lính khố đỏ tấn công một căn cứ của quân khởi nghĩa, 1902.
© Copyright 2013 CorbisCorporation
Hoàng đế Thành Thái xem voi đấu hổ, 1904.
A la frontière sino-tonkinoise des tirailleurs indigènes désarment des réformistes chinois - le petit journal 19 juillet 1908
Lính khố đỏ bắt giữ một nhóm cách mạng quân Trung Hoa ở biên giới Trung-Việt, 19 tháng 7 năm 1908.

Tuesday, November 26, 2013

NGUYỄN QUANG LẬP * NHỜ EURO CUP

Có vợ đẹp nhờ Euro cup

Nguyễn Quang Lập 


Bạn bè cùng lứa với mình, thằng Chí muộn vợ nhất. Mình cũng thuộc diện muộn vợ, đến năm 1990 đã có hai con mà nó vẫn chưa vợ. Hồi ở Quảng Trị, thỉnh thoảng vẫn gặp nó, hễ hỏi vợ chưa nó đều nhăn răng cười, nói chờ ưa chưa. Ba sáu ba bảy tuổi rồi chứ không ít, thời đó tuổi ấy chưa vợ là ế thật chứ không phải chuyện chơi. Hỏi thì nó cười, nói tau bằng tuổi họa sĩ Tư trong sách của mi, cũng nỏ vợ con chi. Họa sĩ Tư chủ trương cứ để rứa cho đàn bà nó thèm, tau cũng rứa. Nó nói phét vậy thôi, kĩ sư thủy lợi ở huyện khỉ ho cò gáy, quanh năm lọc cọc chiếc xe đạp rách, cái ti vi đen trắng cũng không có, ai lấy?


Cuối năm 1992 bỗng đâu thằng Chí ghé qua nhà mình, nói tau có vợ rồi. Mình ngạc nhiên hỏi ai thế? Nó cười cái xoẹt, nói oa chà hay cực kì luôn, chuyện ni còn li kì hơn tiểu thuyết. Nó cười khặc khặc rồi ném cái thiệp cưới cho mình, nói mi liệu hồn về dự cưới đó. Bao thơ mừng cưới dày dày một chút, tau đang kẹt... Mình mò đến dự cưới, cứ tưởng vợ nó chắc diện ế chồng không xấu cũng già, ai dè cô nàng giáo viên cấp 3 xinh nhất huyện, lại là con ông chủ tịch huyện. Lạ quá trời.


Xong đám cưới, mình kéo nó ra quán, nói mày kể tao nghe làm sao mày kiếm được cô vợ xinh thế. Nó cười khặc khặc, nói oa chà hay lắm hay lắm. Hạng như tau có các vàng cũng chẳng dám mơ lấy được cô vợ vừa đẹp vừa sang như rứa. Xứ khỉ ho cò gáy như ri, con gái chủ tịch huyện là công chúa giữa rừng xanh, sang lắm thiệt đo. Nó vừa kể vừa cười khặc khặc, nghe như chuyện cổ tích đời mới, rất khó tin nhưng mà vui.

Một hôm liên hoan tổng kết ủy ban huyện, trời xui nó ngồi gần ông chủ tịch huyện. Ông này máu bóng đá lắm, hễ ngồi nhậu là nói chuyện bóng đá. Dân văn phòng huyện chẳng ai biết bóng đá để hầu chuyện ông, chỉ có nó là võ vẽ tí chút. Nó không thuộc dân ghiền bóng đá, tiện thì xem không thì thôi. Chủ yếu xem bóng đá trên báo. Được cái nó nhớ rất tài, tên các cầu thủ chỉ cần đọc qua nghe qua là nhớ ngay. Khi viết chuyện này thỉnh thoảng mình phải gọi điện hỏi nó, Euro cup đã qua hai chục năm nó vẫn nhớ như in.

Đúng bữa liên hoan là khai mạc Euro cup 1992, Thụy Điển gặp Pháp lúc 8 giờ đêm. Chủ tịch huyện bắt nhà hàng khiêng cái ti vi ra vừa nhậu vừa xem. Thằng Chí cười khặc khặc, nói tau có biết ơ rô ơ rót chi mô. Tau ghét bọn ơ rô, bọn ni chỉ được cái cu to chứ đá đấm như bòi. Là tau nghĩ rứa chứ đã có khi mô xem ơ rô mà biết, ti vi mô mà xem. Nó cười một tràng uống một hơi rồi túc tắc kể công cuộc cua gái của nó.

Bữa đó chủ tịch huyện gặp được nó khác gì buồn ngủ gặp chiếu manh, thích lắm. Có hơi bia bốc lên mồm mép nó như tép nhảy, cứ dựa theo ông chủ tịch huyện mà tán phét. Cũng J. Ericksson, Rijkaard, cũng Brolin, Platt… loạn cả lên. Toàn tên tuổi lạ hoắc, dân văn phòng huyện lác mắt. Kì thực nó chưa bao giờ biết mấy cầu thủ đó méo hay tròn, cái tên cũng chưa từng nghe tới. Hi hi.

Khi đó mọi người đều chắc cú Pháp cũng thắng Thụy Điển, nó phán hòa. Mình hỏi sao ông phán hòa, nó cười khặc khặc, nói biết chết liền. Tau đoán mò thôi, chỉ vì tau ghét cả hai thằng đó, cho chúng hòa cho xong chuyện. Tau phán bừa 1-1. Không ngờ hòa thiệt, lại hòa 1-1… Thằng Chí ngửa cổ cười khặc khặc. Mỗi lần nó ngửa cổ cười khặc khặc, cái yết hầu nhảy lên nhảy xuống như có con cóc đang nhảy trong cổ nó vậy, rất ngộ.


Sau trận khai mạc, Chủ tịch huyện mê tít nó, hôm sau nhất định mời nó về nhà ông xem trận Anh- Đan Mạch. Bây giờ nó mới tận mặt con gái ông chủ tịch huyện. Cô giáo tên Lê, cũng rất mê bóng đá. Giờ này Lê rất muốn cắp bồ vào quán cà phê- bóng đá hò hét cho vui.

Nhưng anh bồ giáo viên giỏi toán ghét bóng đá, coi bóng đá là thứ nghệ thuật thần kinh. Có hai cái gôn một quả bóng, hai chục thằng đá quá đá lại suốt buổi không biết chán, rõ là thần kinh, hi hi. Lê đành ngồi nhà xem bóng đá với bố. Lê thua thằng Chí gần chục tuổi, gọi nó bằng chú. Biết phận mình không xơ múi gì được, nó ra vẻ ông chú không thèm để ý đến Lê, suốt buổi chỉ tán chuyện với ông chủ tịch huyện, coi Lê là hạng cháu chắt, không chấp.


Ông chủ tịch huyện sai Lê bày đồ nhậu, ba người vừa nhậu vừa xem. Ông chê Đan Mạch, nói è he cái thằng đậu vớt đá đấm cái chi, trận ni Anh nó mần thịt. Bây giờ thằng Chí mới biết Đan Mạch vào vòng chung kết nhờ Nam Tư có chiến tranh, không tham gia được. Không biết bóng đá Đan Mạch nhưng biết Đan Mạch có Andersen, có Chú lính chì dũng cảm nó phán bừa, nói Anh không thể thắng nổi Đan Mạch mô chú ơi, trận ni rồi cũng hòa nốt.


 Không ngờ Lê phấn khởi quá túm tay nó day day, nói thiệt không chú thiệt không chú. Ông chủ tịch huyện lườm con gái, nói anh mày chưa vợ, chú chú cái chi. Anh mày giỏi bóng đá lắm, phán tỉ số như thần. Lê mừng lắm, nói anh Chí nói trận ni hòa à, hòa mấy mấy. Nó làm bộ ông đồ hay chữ, nói lực Anh hơn Đan Mạch, thế Đan Mạnh hơn Anh, thế- lực đấu nhau bất phân thắng bại, trận này tất hòa 0-0. Quả nhiên đúng. Lê nhìn nó mắt sáng long lanh, thuở bé đến giờ chưa một người đẹp nào nhìn nó như thế.


Thằng Chí nghiễm nhiên trở thành chuyên gia Euro cup của cha con ông chủ tịch huyện. Lê phục nó sát đất, vừa xem bóng vừa há miệng nghe nó phán. Đến trận Pháp-Đan Mạch, Lê hỏi nó, nói anh Chí đoán xem trận ni Đan Mạch thắng hay thua? Nó cười, nói không phải đoán, em muốn răng anh sẽ cho đúng như rứa. Lê lườm cái liếc cái, nói em thích Đan Mạch thắng thôi. Nó nhìn Lê ( mắt cũng long lanh không kém hi hi), nói rứa thì Đan Mạch thắng. Chủ tịch huyện biết tỏng thằng Chí muốn gì, ông nhìn nó cười cười, nói Pháp làm sao thua được, mi đừng có nịnh thối con gái tau, nó có người yêu rồi đó.


Bình thường vừa nghe dọa thế thằng Chí đã dựng tóc gáy tính bài chuồn ngay. Bữa đó khác, nghe vậy nó càng bị kích thích, càng nói cứng, nói chú ơi cháu nịnh làm chi, tại trời đó chú. Lê thích răng thì trời cho rứa. Chủ tịch huyện cười cái hậc, nói được rồi, để coi trời thương hay mi thương. Ông vừa dứt lời Lasen cho vào một quả. 
Nó sướng quá cười rung râu. Nhưng đến phút 60 Papin gỡ hòa cho đội Pháp, chủ tịch huyện đập bàn kêu to, nói đó, thấy chưa Chí, kha kha kha… Khi đó nó lo thắt ruột, trận này thua chắc phải ăn cứt ông chủ tịch quá. Nhưng trời thương nó, phút 78 Elstrup cho ngay một quả, Đan Mạch thắng 2-1. Nó đứng vụt lên, Lê cũng đứng vụt lên ôm chầm lấy nó, ông chủ tịch huyện cười nhạt không nói gì.


Đến trận bán kết Hà Lan- Đan Mạch, Chủ tịch huyện không mời nó đến nhà xem nữa nhưng Lê lại mời, nó liều đến. Hôm đó rất đông người xem, ai cũng chắc mẩm Hà Lan sẽ vào chung kết. Ông chủ tịch nhìn nó cười nhạt, nói thắng Chí có dám ủng hộ Đan Mạch nữa không? Nó liếc Lê rồi cười, nói dạ em Lê ủng hộ đội mô cháu ủng hộ đội đó. Lê nhìn nó lúng túng, nói em ủng hộ Đan Mạch nhưng em không dám tin Đan Mạch thắng trận ni. Chủ tịch huyên cười kha kha kha, nói đó, thấy chưa Chí, tưởng bở nữa không Chí!


Phớt lờ Chủ tịch huyện, nó nói cứng với Lê, nói em muốn là trời muốn, Đan Mạch vào chung kết. Trận đó hòa 2-2, đến phiên sút phạt đền, tim nó mấy lần suýt đứt cuống. Cuối cùng Đan Mạch thắng chung cuộc 5-4. Khi Christofte sút vào quả phạt đền cuối cùng, Lê nhảy lên ôm cổ nó hôn chùn chụt. Nhà đông khách, Chủ tịch huyện hơi ngượng với con gái, ông chỉ mặt thằng Chí, nói này Chí, chung kết Đức- Đan Mạch mi vẫn bắt Đan Mạch hả? Nó dạ. Ông nói nếu Đan Mạch vô địch tao gả con Lê cho mi, cho không khỏi cần sính lễ. Nó dạ. Ông nói nhưng nếu Đức vô địch thì mi tự nguyện tự giác đi khỏi huyện ni, đừng nói tau đuổi mi nghe chưa. Nó dạ.

Trận chung kết nhà Chủ tịch huyện đầy khách. Người ta đến không phải vì trận chung kết, chủ yếu vì cái sự cá cược có một không hai kể từ ngày thành lập huyện. Phút 18 Jensen ghi bàn cho Đan Mạch, nó nhảy lên ôm chầm lấy Lê, nói em ơi, anh sắp có em rồi. Chủ tịch huyện cười như mếu. Phút thứ 78 Vilfort ghi bàn thứ hai cho Đan Mạch, mọi người nhảy lên, nó lẳng lặng đi ra ngoài. Mâm rượu nó đã chuẩn bị sẵn gửi ở quán trước ngõ. Nó đội mâm rượu vào nhà vừa lúc trận đấu kết thúc, Đan Mạch thắng Đức 2-0. Nó đội mâm rượu quì trước mặt ông Chủ tịch huyện, nói thưa chú, xin chú nhận lấy mâm rượu này.

Mặt Chủ tịch huyện đỏ bừng, ông đánh mặt sang con gái, nói ý con Lê ra răng hè, nói coi. Miệng ông cười rất tươi nhưng mắt thì vằn lên ý như bảo: “ Mi mà đồng ý chết tao!” Lê không sợ, cô lẳng lặng đi đến bưng lấy mâm rượu, nói chà, ba thua rồi còn hỏi. Ông chủ tịch huyện bật cười kha kha kha, nói thua thì thua, cưới thì cưới, rể thì rể, sợ chi hè! Mọi người vỗ tay ầm ầm.

Kể đến đó thằng Chí nhăn răng cười , nói trời cho tau vợ như rứa đó, hay không? Nó tu sạch cốc bia, ngửa cổ cười khặc khặc, cái yết hầu nhảy lên nhảy xuống như có con cóc đang nhảy trong cổ nó vậy. Con cóc là cậu ông trời mà, hi hi.

NGUYỄN NGỌC GIÀ * BẤT ĐỘNG SẢN

Hãy mua bất động sản đi!

Nguyễn Ngọc Già (Danlambao) - Tựa bài viết này mượn ý của Đoàn Nguyên Đức, khi ông ta "rao hàng": “Hãy mua nhà đi, đừng chần chừ nữa” [1], cách đây hơn nửa năm. 
Đừng mơ tưởng nữa
Đã đến lúc những ai còn mơ tưởng vực dậy thị trường này, nên tỉnh táo nhìn thẳng vào sự thật. Sự thật của cái chết không tài nào cứu nổi, bất chấp người cộng sản đang cố bằng mọi cách với những biện pháp tưởng chừng "quyết liệt" (chữ "đồng chí X" thích dùng) nhưng hoàn toàn bế tắc, tựa chú trăn, dù khổng lồ nhưng lỡ nuốt chửng con mồi to hơn cả nó, nên giờ đang nghẹn họng và chuẩn bị nôn ngược ra mà chết. Cái chết không tránh khỏi bởi lòng tham vô đáy. Quy luật muôn đời là thế.


Ở đây không bàn đến những "mưu ma chước quỷ" trong việc "sản xuất" ra "các loại luật" cùng các thủ đoạn cướp đất tàn nhẫn vô nhân đạo của bộ ba: giới cầm quyền - doanh nghiệp bất động sản - ngân hàng, bởi ai cũng biết "ba con quỷ" này quậy phá ra sao rồi. 
Ở đây cũng không bàn đến giá thành bất động sản, bởi chỉ có "bộ ba" nói trên mới biết rõ trong cái gọi là "giá thành", các loại "chi phí đen" ngốn bao nhiêu trong đó, để dẫn đến giá bán vượt xa tầm với của người dân trung lưu và dân nghèo - số chiếm đông đảo trong xã hội.

Theo một khảo sát quốc tế [2] trong năm 2011, người lao động thu nhập thấp (dưới 2 đôla/ngày) chiếm 18,2% dân số (16,1 triệu người), người lao động thu nhập 5 đôla/ngày chiếm đến 70,4% dân số (63,1 triệu người). Tổng số khoảng 79,2 triệu người so với khoảng 89,2 triệu dân tại Việt Nam.

Dù khảo sát trên dự đoán năm 2012, tỉ lệ người thu nhập 5 đô/ngày sẽ giảm dần xuống 67,1%, nhưng thực tế dường như diễn ra ngược lại và ngày càng có xu hướng cho thấy 2 thành phần thu nhập nói trên, không những không giảm mà còn có dấu hiệu tăng lên, bởi các chuyên gia nói "tỉ lệ thất nghiệp thực tế phải gấp đến mười lần" [3] so với số báo cáo chỉ 1,99% (năm 2012).

Năm 2013, dân số Việt Nam vừa chào đón công dân thứ 90 triệu [4]. Ước số người thu nhập thấp (theo tỉ lệ như trên), chí ít vào khoảng trên dưới 80-81 triệu người. Số người thu nhập như thế, thì ăn còn chật vật, nói gì đến ở, dù là "nhà ở xã hội", sản phẩm mà chế độ cộng sản đang hướng dư luận tập trung vào, vẻ như lo cho người nghèo, chẳng qua để xoa dịu lòng dân đang chất ngất phẫn nộ, khi thu nhập của họ ngày càng kiệt quệ cùng tình trạng "nghèo hóa" ngày một gia tăng. \

Đồng hồ nợ công thế giới [5] (The global debt clock) hôm 21/10/2013 đã điểm nợ Việt Nam đạt mức 76,706 tỉ USD, vị chi mỗi người Việt Nam đang gánh hơn 851 USD. Trong số nợ này, nhất định người dân chúng ta đang gánh cả cái thứ "của nợ" từ bộ "ba con quỷ" nói trên. Cho đến giờ này, không một số liệu "nợ xấu" nào, được các nhà quan sát độc lập ghi nhận như là con số có thể tin được.
Mặc dù ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cho báo Tiền Phong hay [6], con số mới nhất mà ông ta "được biết" thì "nợ xấu" ngân hàng khoảng 400.000.000.000.000 đồng, tương đương 20 tỉ đô Mỹ. Tuy thế, ông Vũ Khoan chưa bao giờ tin [7] vào những con số đại loại như thế, dù những người làm thống kê đều là... đồng chí của ông ta (!).

Tất nhiên, ông Thiên đã nói rất rõ bằng chữ "được biết", điều này có nghĩa con số không được phép biết, dù là "viện trưởng", cũng không biết... nổi (!). Con số thất nghiệp người ta còn mạnh miệng để "nhân 10 lần", thì con số nợ xấu dù giả sử chỉ tạm nhân đôi, cũng làm cho người dân đen rơi vào tình trạng "tối tăm mày mặt" bởi nhiều con số không đằng sau, gây hoa mắt đến choáng váng!

Dù cho những doanh nghiệp không kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản, thì tài sản thế chấp cho ngân hàng phần lớn cũng xuất phát từ bất động sản, đó là chưa kể cách gọi là "tín chấp" mà chính phủ ép ngân hàng cho các doanh nghiệp nhà nước vay lâu nay, như Vinashin hay EVN [8], PVN v.v..., nhưng những khoản vay vô tội vạ, vay mà không cần lo lắng như thế này, không những đút vào túi riêng, đổ sông đổ biển mà còn bị đẩy vào chứng khoán, ngân hàng và bất động sản một cách bừa bãi không kiểm soát nổi.

"Nợ xấu" không những đến từ đó, mà còn do giá bất động sản cao "tít trời" như ông Nguyễn Bá Thanh nói [9]: "Miếng đất giá trị 100 tỉ đồng, ông đưa lên 500 tỉ. Lẽ ra 100 tỉ thì được vay 60 tỉ, nhưng vì ông đưa lên 500 tỉ nên họ được vay 300 tỉ". Giờ đây, không những "300 tỉ" "đi đời nhà ma" mà ngay cái miếng đất đó, giá 100 tỉ cũng không còn... "nguyên vẹn", do giá đất đã qua thời sốt nóng từ lâu. Không những thế, cứ giả sử tịch biên được để phát mãi thu hồi nợ theo kiểu "của đổ hốt lại", cũng không chắc miếng đất chỉ có duy nhất một chủ nợ, bởi nó bị "giằng xé" từ "năm cha bảy chú" với thủ đoạn đem một tài sản cầm cố cho vài ngân hàng khác nhau [10], điều này do chính "đám lãnh đạo" ngân hàng góp tay mà ra. Đó gọi là "thiệt đơn thiệt kép" - như người ta hay nói.

Tuy nhiên, người cộng sản rất "thủy chung" với khái niệm "Kinh tế thị trường định hướng XHCN". Đó là loại tư duy quái đản nhất, họ vẫn không chịu gột rửa trong đầu. Thế là cứ đi "ăn mày" các nước nỗi khát khao "kinh tế thị trường". Chẳng có gì lạ, khi bà Virginia Foot nói [11]: "Đã hội nhập với thế giới, tham gia sân chơi chung toàn cầu, nhưng Việt Nam vẫn có cách làm ăn không giống ai".

"Định mức" 70m2 và giá dưới 15 triệu
Một điều oái oăm nữa, thử hỏi, dựa vào đâu để ban hành "tiêu chuẩn" theo gói 30.000 tỉ: giá căn hộ dưới 15 triệu đồng/m2 và diện tích dưới 70m2 thì được ưu đãi vay 6%/năm? 
"Định mức" nói trên không phải phản ánh đầu óc đặc quánh "bao cấp" của "thời xa vắng" từ những năm 80 thế kỷ trước thì là gì?

 Không những thế, vô hình chung, chính cái "định mức" này trở thành "chuẩn mực chết" kìm hãm một thị trường tự do, vào lúc này cần phải được giải thoát hơn bao giờ hết. Quá tai hại! Tự người cộng sản đã mắc kẹt ngay trong "cái lồng" do họ tạo ra. Các chủ đầu tư cứ theo đó mà loanh quanh sao cho gần với "chuẩn" này, thế cho nên, thay vì để thị trường tự điều tiết giá cả, tự định đoạt loại diện tích sao cho dễ bán (nghĩa là phù hợp với đa số người mua), nó trở thành cái thòng lọng thắt dần vào cổ các "đại gia" bất động sản, bởi hầu hết các dự án đang dở dang hay đã hoàn thành, tất cả đã xong quy hoạch và thiết kế từ lâu.

Trên thực tế, từ nhiều năm trước, các chủ đầu tư cũng không bao giờ thực hiện công tác điều tra nhu cầu nhà ở người dân một cách nghiêm túc, khi bắt tay làm dự án, thay vào đó, họ chỉ quảng cáo rầm rộ, với thiết kế "đậm chất tây", đầy hào nhoáng nhất thời mà không tính đến văn hóa nông nghiệp của dân Việt vẫn còn rất đậm.
Giả sử "định mức" 15 triệu đồng/m2 là hợp lý, thử hỏi một thị trường tự do đúng nghĩa, tại sao cần phải ngăn cản giới bất động sản giảm giá đến mức, cho tới khi nào người mua có thể chấp nhận? Điều đó có nghĩa, giá bán một mét vuông hoàn toàn không được phép nói tới khái niệm "đáy" hay "trần" trong tình hình hiện nay. Điều đó cũng phần nào giải thích thêm, tại sao "nhà nước" cứ thích "nghĩ thay, quyết thay, làm thay" cho giới bất động sản.

Không thể nói là không có "vấn đề" trong "núi" bất động sản đang đông cứng (!) Ngoài ra, các chi phí hay gọi là "bôi trơn", trên thực tế, thường thuộc loại "chi phí ứng trước", giờ các đại gia bất động sản chắc khó có thể cam chịu "ôm hận" một mình, nên việc "nhà nước" tham gia vào "giải cứu" cũng là điều dễ hiểu. 
Một dạo một số chủ đầu tư đòi "chẻ nhỏ" diện tích ra còn 25m2/căn hộ, nhưng thực tế không thể làm vì sự hồ đồ và bất khả thi của cách nghĩ này.

Cái gọi là "giảm giá" hiện nay, thực chất không có, bởi chủ đầu tư dùng nhiều "thủ thuật" biến hóa: gian lận trong cách tính diện tích căn hộ, thay đổi vật liệu xây dựng rẻ tiền hơn, bớt xén các tiêu chuẩn quy định chất lượng trong xây dựng, chèn ép lương công nhân v.v... nó làm cho giá bán ngỡ là giảm, thực chất chỉ là chiêu lừa bịp, thậm chí nguy hiểm rình rập người dân, khi chọn những nơi như thế làm chốn an cư. Kể cả những lời hứa hão và những chiêu khuyến mãi khác nhưng không có tính chế tài khả thi, nó chỉ dùng để làm sao tống khứ hàng tồn kho càng nhanh, càng nhiều, càng tốt.

Dù có những căn hộ chưa hoàn thành, đang rao 45m2 với giá 500 triệu [11A], nhưng không ai dám chắc về chất lượng và tiện ích của những nơi này không làm chủ nhân mau chóng thất vọng khi dọn vào ở. Phát sinh tranh chấp rất dễ tiếp tục bùng nổ như đã bùng nổ trong thời gian qua. Bế tắc cho bất kỳ ai rơi vào trường hợp như thế, bởi dù có khởi kiện dân sự, phần thắng hiếm khi nào thuộc về cư dân với "thành quả" chỉ chuốc nỗi muộn phiền, phí phạm nhiều thời gian và tiền bạc cho mình. Nguyên nhân vì sao cư dân thường thua kiện hay vấp phải chây ì của chủ đầu tư, với sự bàng quan từ giới cầm quyền, thì ai cũng hiểu.

 
Ông Alan Phan đã từng bày tỏ: nhà chức trách chẳng cần làm gì để cứu bất động sản cả, hãy để nó "rơi tự do" [12]. Thật ra, người cộng sản biết đó là phương án duy nhất đúng. Đúng với quy luật kinh tế của nền kinh tế thị trường, nhưng họ không thể làm và không dám làm. Bởi thị trường bất động sản "rơi tự do" cũng có nghĩa, chính bản thân họ, gia đình họ, các phe cánh của họ cùng "rơi tự do" trong tình trạng cắm đầu xuống đất, chết chùm.
Thanh toán qua ngân hàng 
Một dạo, giới cầm quyền đưa ra phương thức, dù đã được thế giới sử dụng từ rất lâu - mua bán nhà phải qua ngân hàng [13], nhưng cuối cùng họ vẫn không đưa công cụ quản lý kinh tế quan trọng này vào thực tế. Lý do ai cũng hiểu, khi công cụ "ích nước lợi nhà" này khai triển, người cộng sản chỉ có... chết ngắc! 
Giờ đây, họ hí hoáy gọi là gỡ khó cho "cái gói 30.000 tỉ đồng" mà sau gần nửa năm trời, giải ngân được... hơn 1% [14](!).

 Trong đó: 
- Giải ngân cho 905 khách hàng với dự nợ 220,9 tỷ đồng/21.000 tỉ đồng. 
- Giải ngân cho 7 doanh nghiệp với dư nợ 122,6 tỉ đồng/9.000 tỉ đồng. 
Vẫn tiếp tục lì lợm, "bộ ba tam giác" "quậy" cho thị trường bất động sản nát bét, nay cũng chính họ đòi "gỡ khó" (!). Trịnh Đình Dũng - Bộ trưởng Bộ Xây dựng nói [15]: "... vấn đề quan trọng không phải là nhanh hay chậm mà phải đúng đối tượng". Trước đây, khi đưa ra vụ "30.000 tỉ", họ nói để giải quyết hàng bất động sản tồn kho. Nay, họ "định hướng" lại, nói là vì người nghèo (?!).
Các thủ tục nặng nề trong "gói cứu trợ", vẫn phô bày rõ, người dân hiện nay không khác gì đang sống thời kinh tế chỉ huy tập trung, bao cấp: xét duyệt, chứng nhận từ phường xã, cơ quan làm việc về việc chưa có nhà, đủ thu nhập trả nợ v.v... Nó tỏ ra vô cùng lạc hậu, ấu trĩ trong thời buổi công nghệ thông tin. Không những các thủ tục đó làm khó và cản bước người nghèo mong muốn có "căn nhà mơ ước", giới cầm quyền vẫn bộc lộ thứ "tư duy thủ công" đến thảm hại.
Chỉ mỗi việc chứng minh khả năng người vay có đủ khả năng trả nợ trong tình hình kinh tế vỡ nát, cũng làm các ngân hàng chùn tay cho vay. Với tư cách bên cho vay, làm sao ngân hàng đủ can đảm mở rộng túi tiền (dù cứ tạm cho là có) cho người nghèo, khi ở vào thế "nắm dao đằng lưỡi", khi tâm lý "con chim sợ cành cong" còn nguyên đó, do giới cầm quyền và chính nội bộ ngân hàng tạo ra từ núi nợ đầm đìa cùng hàng loạt "viên chức ngân hàng" xộ khám? Nhu cầu thu hồi đủ vốn và lãi từ các hợp đồng cho vay vẫn là chân lý không thể chối cãi. Đừng vay mượn thêm nữa cái gọi là kinh doanh để "phục vụ chính trị" hay "an sinh xã hội". Nó đã hết thời lâu rồi với di họa đầy dẫy, từ thủ đoạn đánh lận đó.

Điều lẽ ra nên làm và làm từ rất lâu, ít nhất khi vừa được Mỹ bỏ cấm vận, làm bước đệm cho Việt Nam hội nhập thế giới, đó chính là "mã số cá nhân" - tiền đề để mỗi người đều có (ít nhất) một tài khoản và mọi thứ đều phải thanh toán qua ngân hàng. Đó là cách giải quyết khoa học, nhẹ nhàng, hiệu quả nhất cho cả phía cho vay lẫn bên vay, trong việc mua bán bất động sản. Người cộng sản đã không làm, do họ nhìn thấy trước "tai họa" từ việc làm này mang tới.

Bây giờ, giới cầm quyền định kết hợp với Ngô Bảo Châu làm việc này [16], có vẻ họ nói cho qua chuyện, bởi thật tâm làm, đó là "gót chân achilles", nó sẵn sàng tố cáo toàn bộ gia sản cùng những phi vụ mờ ám của tất cả những "con bạch tuộc" khổng lồ trong thế giới "mafia đỏ". Người cộng sản phải chết. Do đó, quá khó để tin họ thật sự muốn quản lý hiện đại, văn minh như các nước nhằm phục vụ tốt cho dân.

Tuy nhiên, không có nghĩa thế giới không biết tài sản của họ ở đâu và bao nhiêu, bởi [17] "...Thụy Sĩ không còn là vùng đất hứa của những đồng tiền bất chính đã làm thất vọng những nhà độc tài trên thế giới". Không chỉ riêng Thụy Sĩ, đài BBC có bài "Miến Điện dân chủ hóa hay tự diễn biến?" [18], trong đó cho hay, có một "danh sách đen" của các nhân vật đầu sỏ Miến Điện lên tới hơn 900 người, mà tài sản của họ bị Hoa Kỳ và Cộng đồng Âu Châu quyết định đóng băng tại hải ngoại, dựa theo tài liệu công bố hồi tháng 11 năm 2007. Chỉ là chưa đến lúc tài sản chìm nổi các "đại gia đỏ" Việt Nam bị phơi ra trước công luận. Trước sau gì cũng đến ngày đó.
Kết 
Gói 30.000 tỉ đồng đã bộc lộ tất cả những sai trái, duy ý chí, chống lại quy luật kinh tế. Nhận lãnh thất bại, nhưng người cộng sản vẫn cực đoan để đưa ra hàng loạt "giải pháp" rối rắm, nhiêu khê và lý thuyết suông. Thậm chí, dù có tuân theo quy luật kinh tế khách quan, "gói giải cứu" cũng quá ít ỏi và trễ tràng so với tình hình kinh tế bi đát cùng hiện trạng bất động sản vô phương sống sót như người viết ví von qua hình ảnh chú trăn tham lam đến chết nghẹn. 
____________________________________ 
Chia sẻ bài viết:

TIN THẾ GIỚI


Nhật ký bí mật từ một trại lao cải TQ

Cập nhật: 16:44 GMT - thứ ba, 26 tháng 11, 2013
Bà Lưu Hoa và tấm chăn nhật ký viết lén trong trại lao cải
Đối với bà Lưu Hoa, năm nay 50 tuổi, những cảnh kinh hoàng về trại lao cải vẫn còn rõ như mới. Trong bảy năm qua, bà bị gửi tổng cộng ba lần tới các “trại lao động cải tạo” do phản đối việc chính quyền cướp đất ở quê nhà, bà nói.
Nhưng trong lần gắng sức cuối cùng, bà Lưu đã làm một việc thực sự đặc biệt: bà viết nhật ký kể lại những trải nghiệm của mình.
Người mẹ một con làm việc 11 tiếng mỗi ngày trong xưởng làm quần áo cho bộ đội Trung Quốc. Mỗi lần lính gác quay đi là bà lại tranh thủ lấy trộm một miếng vải lót áo để viết nhật ký.
Trong căn hộ nhỏ của mình ở Bắc Kinh, bà trải lên chiếc bàn trước mặt cho tôi xem mấy tấm vải trông như mảnh chăn vá. Nhưng nếu nhìn kỹ, những đoạn đã được may nối vào với nhau thực ra là các đoạn nhật ký viết trong hai năm.
Tập tài liệu đặc biệt này như một bảng điểm tên những người đối xử ngược đãi trong trại. Một đoạn nhật ký viết hôm 13/09/2011 về một phạm nhân bị lính gác tra tấn bằng dùi cui điện: “Toàn bộ mặt bà ấy tím bầm lên sau khi bị đánh.”

Bị đối xử như ‘súc vật’

Đồ nghề viết nhật ký khi ở trong trại lao cải của bà Lưu Hoa
Bà Lưu cũng cho tôi xem cái túi nhỏ màu đỏ, bên trong là ruột bút bi xanh nhỏ xíu mà bà từng dùng để viết nhật ký, vẫn được bà thường giấu dưới nách. May cho bà là lính gác chưa bao giờ phát hiện ra.
Mỗi lần có phạm nhân được thả là bà lại nhờ họ mang các mẩu vải ra cho mình. Rồi bà Lưu thu thập lại khi được tự do và vá chúng lại với nhau.
Bà bị bắt khi đang đi trên phố ở Bắc Kinh năm 2010. Bà bị giam giữ do biểu tình phản đối chính quyền cướp đất – chẳng có phiên tòa nào được mở ra, bà cũng bị luận phạm tội gì.
Trong thời gian cải tạo, bà Lưu nói bị lính gác đánh đập, cũng giống như rất nhiều người trong số 400 phụ nữ trong trại. “Chúng tôi bị đối xử như nô lệ,” bà nói, “nô lệ của đảng Cộng sản”.
Hồi đầu tháng 11 này, Bắc Kinh thông báo sẽ xóa bỏ hệ thống trại lao động cải tạo, vốn bị ghét bỏ. Trong quá khứ,, các tội phạm nhỏ và thường là các nhà bất đồng chính kiến hay những người đi biểu tình, có thể bị giam giữ tới bốn năm mà không cần qua xét xử.
Sau những trải nghiệm đó, giờ bà Lưu vẫn đang cố gắng quay trở lại cuộc sống bình thường, nhưng bà không thể quên được những gì đã xảy ra.
“Họ đối xử với chúng tôi như súc vật,” bà nói. “Chúng tôi chỉ muốn được đối xử như một công dân và có quyền như tất cả mọi người.”
Tin hệ thống lao cải bị đóng cửa không mang lại nhiều an ủi cho bà khi bà từng tự tử trong quá khứ vì tuyệt vọng. Và bà Lưu vẫn tin rằng Đảng Cộng sản – dù là có trại hay không có trại – cũng sẽ tìm cách bắt giam bà.
 Bất ổn Thái Lan: Vì sao và như thế nào?
Cập nhật: 12:52 GMT - thứ ba, 26 tháng 11, 2013
Cảnh sát bên ngoài Hạ viện Thái Lan hôm 26/11
Cảnh sát đã gia tăng sự hiện diện trước làn sóng biểu tình mới
Trong vài tuần qua, một giai đoạn tương đối bình lặng trong chính trường Thái Lan đã tan vỡ.
Hàng chục ngàn người biểu tình đã xuống đường ở Bangkok giống như những phong trào phản kháng trước đây vốn đã dẫn tới một cuộc đảo chính của phe quân đội, chiếm giữ sân bay quốc tế của phe áo đỏ, hai thủ tướng phải từ chức theo lệnh của tòa án cũng như chiến dịch của quân đội ở Bangkok khiến hơn 90 người chết hồi năm 2010.
Những năm bất ổn xoay quanh vị cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra làm cho Thái Lan sốc và kiệt sức vào năm 2010.
Trong ba năm qua không ai muốn có thêm đối đầu.
Những cố gắng của phe hoàng gia cứng rắn nhằm khơi dậy biểu tình chống chính quyền của em gái ông Thaksin, Thủ tướng Yingluck Shinawatra, đã không mang lại kết quả.
Tất cả đã thay đổi trong tháng trước khi đảng Pheu Thai của ông Thaksin bỗng nhiên mở rộng một đề nghị ân xá, vốn ban đầu chỉ ảnh hưởng tới những thường dân tham gia biểu tình trong quá khứ, thành việc xóa bỏ tất cả những vụ kết tội liên quan tới những xung đột chính trị kể từ năm 2004 tới nay.
Dự luật có vẻ xóa bỏ không chỉ bản án lạm quyền đối với ông Thaksin hồi năm 2008 mà còn gỡ trách nhiệm cho những người ra lệnh xả súng vào những người ủng hộ ông vào năm 2010.
Ủy ban chống tham nhũng của Thái Lan cũng ước tính khoảng hơn 25.000 vụ tham nhũng có thể bị ảnh hưởng bởi đề nghị ân xá.
Chỉ có vài trăm vụ bị xử theo luật khi quân hà khắc là không thuộc diện được ân xá.
Điều quan trọng là dự luật có vẻ mở đường cho ông Thaksin trở về sau hơn năm năm sống lưu vong.

Khí thế

Những cuộc biểu tình lần này rất rộng khắp và đầy khí thế.

Ông Thaksin vẫn được dân quê Thái Lan ưa chuộng
Tham gia xuống đường có các học giả, thẩm phán, bác sỹ, y tá, sinh viên, nhân viên văn phòng cũng như các đối thủ truyền thống của ông Thaksin từ Đảng Dân chủ đối lập và từ các nhóm áo vàng đã khiến ông và các đồng minh mất quyền trong giai đoạn 2006-2008.
Ngay cả một số người trong phong trào áo đỏ từng xuống đường ủng hộ ông Thaksin nay cũng biểu tình phản đối đạo luật.
"Đây không chỉ là chính trị đảng phái mà là sự chống lại đạo luật đã khiến cả nước cùng phản đối" - đó là nhận định của cựu bộ trưởng tài chính Korn Chatikavaij, người từ chức phó chủ tịch Đảng Dân chủ để có thể tổ chức biểu tình.
Bỗng dưng những người của Đảng Dân chủ, vốn đã không thể đánh bại đảng Pheu Thai trong bầu cử hay ở quốc hội, thấy mình ở tuyến đầu của một phong trào phản kháng đang lan rộng nhằm hạ gục chính quyền.
Làm sao một đảng chiếm đa số trong quốc hội và đã rất tự tin đi theo nghị trình mị dân của họ từ khi lên cầm quyền lại có thể mắc sai lầm đến thế.
Điều rõ ràng là ông Thaksin đã can thiệp vào dự luật.
Trong suốt nhiệm kỳ thủ tướng, bà Yingluck luôn bị cáo buộc rằng bà chỉ là con rối và rằng tất cả các quyết định quan trọng đều do ông anh đưa ra.
Bà Yingluck luôn bị cáo buộc bị anh trai giật dây
Những cáo buộc đó không phải khi nào cũng đúng và cách cầm quyền mang tính hòa giải của bà khiến ngay cả các đối thủ cũng khen ngợi.
Nhưng về dự luật ân xá, vấn đề cá nhân và hóc búa nhất mà bà từng phải giải quyết, bà thủ tướng thậm chí cũng không giả vờ ra quyết định.
Bà đã không có mặt tại hạ viện khi dự luật được thông qua và nói rằng đảng của bà chứ không phải bà muốn có dự luật này.
Trong khi đó ông Thaksin, hiện đang sống lưu vong, đã trả lời phỏng vấn và cả quyết rằng việc ân xá diện rộng như vậy là cách tốt nhất để tiến bước vì đạo luật sẽ cho đất nước cơ hội bắt đầu lại từ đầu và xóa mọi xung đột xảy ra từ khi ông còn tại nhiệm.

Vấn đề cũ

Trên thực tế nó đã có hiệu quả ngược lại. Sự phân cực rõ rệt trong xã hội Thái lại một lần nữa được phơi bày.
Và thành phần rộng khắp của đợt chống đối dự luật ân xá, cho dù chủ yếu chỉ ở Bangkok, có nhiều điểm giống như các cuộc biểu tình hồi đầu năm 2006, vốn đã khiến Thủ tướng Thaksin lúc bấy giờ phải kêu gọi bầu cử sớm và cuối cùng bị đảo chính hồi tháng Chín.
Khi đó ông đã tính toán sai lầm phản ứng của công chúng đối với vụ bán tập đoàn Shin Corp mà gia đình ông được lợi lớn.
Dường như lại một lần nữa ông đi quá đà.
Nhưng lần này tình hình cũng có những khác biệt quan trọng.
Đảng Pheu Thai đang cố gắng xây dựng quan hệ tốt với giới lãnh đạo cao cấp thân hoàng gia trong quân đội.
Người biểu tình ở Thái Lan hôm 25/11/2013
Người biểu tình chống chính phủ ở Thái Lan hôm 25/11/2013
Ngay cả vị tư lệnh quân đội đôi khi bạo miệng, Tướng Prayuth Chan-ocha, đã khá yên lặng về vụ ân xá và các cuộc biểu tình.
Một cuộc đảo chính khác có vẻ khó xảy ra.
Và cả phong trào áo vàng cứng rắn, thành tố quan trọng của bất kỳ phong trào xuống đường nào nhằm gây sức ép lên chính phủ, cũng không còn mạnh như xưa.
Như thế Đảng Dân chủ, vốn đang tăng thanh thế trong mấy tuần qua, lại phải vật lộn với vấn đề cũ: làm sao đánh bại ông Thaksin, cho dù ông ở trong hay ở ngoài Thái Lan, trong bầu cử.
Đây là vấn đề mà đảng lâu đời nhất ở Thái Lan vẫn chưa có giải pháp.
Đây là bản trích dịch bài báo của tác giả Jonathan Head, đăng lần đầu trên BBC News Online hôm 7/11. Dự luật ân xá sau đó bị Thượng viện Thái Lan bác bỏ, nhưng vẫn châm ngòi cho các cuộc biểu tình đang diễn ra.

 B-52 Mỹ thách thức vùng phòng không TQ
Cập nhật: 23:43 GMT - thứ ba, 26 tháng 11, 2013
Máy bay B52 của Mỹ
Hoa Kỳ nói hai máy bay B52 đã bay theo 'thủ tục thông thường' - hình minh họa
Hoa Kỳ vừa cho hai máy bay thả bom B-52 bay trên khu đảo tranh chấp ở biển Hoa Đông, nơi Trung Quốc gần đây lập vùng phòng không, theo quan chức Hoa Kỳ.
Trung Quốc lập vùng “nhận dạng phòng không” hôm thứ Bảy 23/11, nhấn mạnh rằng các máy bay đi vào vùng này phải tuân theo luật lệ, nếu không sẽ phải đối mặt với “các biện pháp phòng vệ khẩn cấp”.
Một phát ngôn viên của Ngũ giác Đài nói hai máy bay B-52 đã đi theo “thủ tục thông thường”.
Vùng đảo Điếu Ngư/Senkaku là nguyên nhân gây tranh chấp ngày càng căng thẳng giữa Nhật Bản và Trung Quốc.
Nhật đã tuyên bố coi vùng phòng không của Trung Quốc là “không hề có giá trị”, và hai hãng hàng không lớn nhất nước này cũng thông báo sẽ chú ý tới yêu cầu của Tokyo không thi hành theo luật mới.

‘Thủ tục thông thường’

Vùng đảo không người ở Senkaku/Điếu Ngư là nguyên nhân gây căng thẳng Nhật - Trung từ nhiều năm qua .Đại tá Steve Warren từ Ngũ giác Đài nói Washington đã “cho thực hiện các hoạt động ở vùng đảo Senkaku”.

“Chúng tôi vẫn tuân theo các thủ tục thông thường, trong đó có việc không gửi hành trình bay, không liên lạc điện đàm trước và không đăng ký tần sóng của chúng tôi,” ông nói.
Cũng chưa thấy có phản ứng gì từ Trung Quốc, ông nói thêm.
Hai máy bay xuất phát từ đảo Guam hôm thứ Hai không mang theo vũ trang, là một phần của cuộc tập trận thường xuyên trong khu vực, theo quan chức Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ - hiện có khoảng 70.000 quân ở Nhật Bản và Nam Hàn - từng nói sẽ không tôn trọng các vùng mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, ông Chuck Hagel gọi đây là “nỗ lực gây mất ổn định nhằm thay đổi hiện trạng trong khu vực”. Tòa Bạch ốc cũng cho đây là “hành động khiêu khích không cần thiết”.
Nhật Bản đã bày tỏ phản đối mạnh mẽ đối với hành động được coi là “leo thang” của Trung Quốc.
Đài Loan, cũng tuyên bố chủ quyền với khu đảo, cho rằng hành động của Trung Quốc rất đáng tiếc và cam kết quân đội nước này sẽ áp dụng các biện pháp để bảo vệ an ninh quốc gia.
Hàng không Singapore và hãng Qantas của Úc đều nói rằng họ sẽ tuân theo luật mới của Trung Quốc.

Tuy nhiên, Úc đã cho triệu đại sứ Trung Quốc hôm thứ Ba 26/11 để bày tỏ phản đối về khu vực phòng không này.
Ngoại trưởng Úc Julie Bishop nói “thời điểm và cách hành xử” của Trung Quốc khi đưa ra tuyên bố trên là “không giúp ích gì cho những căng thẳng gần đây trong khu vực.”

Mỹ điều máy bay thách thức vùng phòng không Trung Quốc

Các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư
Các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư
CỠ CHỮ
Mỹ cho biết đã cho 2 máy bay quân sự bay qua một khu vực tranh chấp ở Biển Hoa Đông mà không thông báo với Trung Quốc. Ðây là thách thức trực tiếp đầu tiên đối với nỗ lực thiết lập một khu vực thông báo phòng không của Bắc Kinh.

Giới chức Ngũ Giác Ðài hôm thứ Ba cho biết máy bay ném bom B-52 đã tham gia cuộc tập trận thường xuyên bên trên quần đảo tranh chấp hôm thứ Hai. Chưa có phản ứng tức thì từ phía Bắc Kinh.

Ðộng thái này theo sau những thông báo trước đó của Mỹ rằng máy bay quân sự của họ sẽ không xác định danh tính của mình theo các quy định mới của Trung Quốc.

Mỹ và Nhật Bản đã tuyên bố sẽ không công nhận vùng xác định phòng không mà trong đó Bắc Kinh muốn tất cả máy bay dân sự và quân sự phải xác định danh tính và chấp hành mệnh lệnh của Trung Quốc.

Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera hôm thứ Ba nói rằng Tokyo đang làm việc chặt chẽ với Washington và thực hiện mọi bước cần thiết để bảo vệ lãnh thổ Nhật Bản.

Mặc dù giới chức Mỹ và Nhật lên án động thái của Trung Quốc là khiêu khích, họ nhấn mạnh điều này sẽ không tác động đến cách thức hai nước làm việc trong khu vực.

Nhưng những quy định mới đang ảnh hưởng đến các chuyến bay thương mại của Nhật Bản. Một số hãng hàng không Nhật Bản cho biết họ giờ sẽ thông báo cho Trung Quốc khi máy bay của họ vào khu vực mới.

Việc thành lập khu vực mới này là sự kiện mới nhất trong một loạt những động thái làm gia tăng căng thẳng quanh các hòn đảo đang tranh chấp ở Biển Hoa Đông mà Nhật gọi là Senkaku và Trung Quốc gọi là Ðiếu Ngư.

Từ mấy tháng nay Trung Quốc đã gửi máy bay và tàu tuần tra thường xuyên tới gần quần đảo vốn do Nhật Bản kiểm soát trên thực tế. Những hành động này làm dấy lên lo ngại vô tình xảy ra đụng độ.

Mỹ công nhận quyền kiểm soát Nhật Bản nhưng nói không có lập trường về chủ quyền "căn bản" của những đảo này. Tuy nhiên, Mỹ từng nói nhóm đảo nằm trong phạm vi hiệp ước phòng thủ chung mà theo đó Mỹ có bổn phận giúp đỡ Nhật Bản nếu nước này bị tấn công.
 

Trung Quốc ‘có âm mưu mới’ về biển Đông?

Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc
Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh của Trung Quốc
CỠ CHỮ
Chính sách của Trung Quốc như tôi đã nói nhiều lần là lúc đấm, lúc xoa, lúc tiến, lúc lùi. Khi mà gặp sự phản đối mạnh mẽ của các nước lớn trong khu vực thì họ lùi lại còn khi thấy thời cơ thì họ lại thò ra.
Một đội tàu chiến của Trung Quốc với sự dẫn đầu của tàu sân bay Liêu Ninh hôm nay đã khởi hành đến biển Đông để diễn tập tại đây. Trước đó, có tin Bắc Kinh cân nhắc khả năng thiết lập vùng phòng không trên vùng biển tranh chấp giữa nhiều quốc gia này. VOA Việt Ngữ đã hỏi chuyện chuyên gia nghiên cứu về quan hệ Việt – Trung, ông Dương Danh Dy, để tìm hiểu xem các động thái mới nhất của Trung Quốc có ý nghĩa như thế nào với Việt Nam.

VOA: Thưa ông, báo chí Trung Quốc mới đây trích lời ông Doãn Trác, một thiếu tướng hải quân của Trung Quốc, nói rằng Bắc Kinh có kế hoạch lập vùng phòng không trên biển Đông. Ông nghĩ sao về tuyên bố này?

Ông Dương Danh Dy: Trung Quốc gần đây có sự điều chỉnh sách lược về biển Đông. Chính sách của Trung Quốc như tôi đã nói nhiều lần là lúc đấm, lúc xoa, lúc tiến, lúc lùi. Khi mà gặp sự phản đối mạnh mẽ của các nước lớn trong khu vực thì họ lùi lại còn khi thấy thời cơ thì họ lại thò ra. Cho nên tôi thấy chuyện này nó cũng là một trong những bước đi tất nhiên, những thủ đoạn, những bước đi tất nhiên của Trung Quốc thôi, cũng giống như vùng biên giới trên không với Nhật Bản ở biển Hoa Đông. Cái chính là âm mưu bá chiếm biển Đông của Trung Quốc thì bất biến.

VOA: Hôm nay, Trung Quốc đã đưa hàng không mẫu hạm Liêu Ninh tới biển Đông để theo lời họ nói là để tiến hành nghiên cứu và diễn tập. Liệu hành động đó có phải là nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc ở biển Đông không?

Ông Dương Danh Dy: Nó vẫn nằm trong chiến lược lâu dài của Trung Quốc. Bây giờ theo tôi, sau  một thời gian họ xoa rồi họ lùi thì giờ họ lại [thực hiện] một âm mưu mới ở biển Đông. Cái đó là cái tất nhiên. Nếu họ không làm thì mới là điều ngạc nhiên. Còn khi mà họ có các bước đi như vậy thì rõ ràng là Trung Quốc muốn dần dần thực hiện sự hiện diện của họ tại biển Đông một ngày một mạnh lên. Họ muốn chứng tỏ rằng họ muốn bá chiếm biển Đông, chiếm 80% vùng biển Đông của họ, và muốn biến điều đó thành hiện thực. Chắc chắn là những âm mưu rồi những hành động này, hành động kia của Trung Quốc là nhằm thể hiện chủ quyền của Trung Quốc. Làm ở Hoa Đông rồi thì phải làm ở biển Đông thôi.  

VOA: Trước các diễn biến dồn dập như vậy tại biển Đông, ông nhận định ra sao về tình hình tại vùng biển này trong thời gian tới?

Ông Dương Danh Dy: Tôi nghĩ rằng là Trung Quốc họ làm thế thôi, còn giờ nếu xảy ra xung đột, theo tôi nghĩ, có lẽ chưa phải lúc. Các nước trong khu vực rất cảnh giác, chăm chú theo dõi mọi động thái của Trung Quốc và chuẩn bị cho tình huống xấu nhất có thể xảy ra. Hiện nay chưa phải là lúc Trung Quốc dám gây ra những thay đổi lớn ở biển Đông. Nội bộ Trung Quốc nhiều chuyện lắm. Họ vừa họp Hội nghị Trung ương 3 xong nhưng mà qua hội nghị này ta cũng thấy là nhiều vấn đề lắm, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường rồi bất mãn của dân chúng rồi vụ nổ ở Quảng trường Thiên An Môn hay Tân Cương vân vân. Cho nên là, tôi nghĩ rằng họ làm gì thì làm nhưng trong lúc này họ chưa thể gây chuyện lớn được.

VOA: Ông đánh giá ra sao về phản ứng của Việt Nam thời gian qua và ông nghĩ sao về hành động của Việt Nam trong thời gian sắp tới?

Ông Dương Danh Dy: Tôi thấy rằng thái độ của Việt Nam hiện nay như thế là đúng mức. Một mặt thì không muốn to tiếng, không muốn gây chuyện với Trung Quốc về vấn đề này để làm cho vấn đề nó trở nên sâu sắc và nghiêm trọng hơn. Một mặt thì Việt Nam vẫn lặng lẽ chuẩn bị và cảnh giác trước mọi hành động có thể có của Trung Quốc. Nếu mà đòi hỏi Việt Nam lên tiếng mạnh mẽ như Nhật Bản và Philippines thì tôi nghĩ rằng là hơi khó. Nhật Bản và Philippines cách Trung Quốc vùng biển rất xa. Sau lưng Nhật Bản còn có Mỹ và sau lưng Philippines còn có Mỹ. Chứ còn Việt Nam có hơn một nghìn cây số trên đất liền với Trung Quốc. Tôi là người đã từng trải qua những cuộc đấu tranh với Trung Quốc trên biên giới trên bộ thì xin nói thật rằng làm láng giềng với anh láng giềng lớn này thì khó chịu và vất vả lắm.

 Vùng phòng không TQ ‘là cuộc chơi dài’
Cập nhật: 11:40 GMT - thứ ba, 26 tháng 11, 2013
Việc Trung Quốc đưa ra “vùng nhận dạng phòng không” tại Biển Hoa Đông để khẳng định tuyên bố về chủ quyền trước Nhật Bản là một cuộc chơi dài hơi, theo giới quan sát.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã dùng từ “nguy hiểm” để mô tả việc Trung Quốc thành lập “vùng nhận dạng phòng không” trên vùng biển Hoa Đông.
Vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh mới tuyên bố bao phủ cả quần đảo có tranh chấp mà hiện do Nhật quản lý với tên gọi Senkaku còn Trung Quốc gọi là Điếu Ngư. Trung Quốc nói các máy bay đi vào khu vực này phải tuân theo các quy tắc của họ.
Chính quyền Tổng thống Obama từng tuyên bố tự vệ cho Nhật tại quần đảo này.
Giới ngoại giao nước ngoài nói Trung Quốc đang đánh giá thấp cả năng lực hải quân Nhật lẫn cam kết hỗ trợ của Washington cho Tokyo.
Động thái của Trung Quốc đang gây phản ứng mạnh từ các nước láng giềng, kể cả Hoa Kỳ hiện đang đồn trú hơn 70.000 binh lính tại Nhật Bản và Nam Hàn.
Washington, với hàng trăm phi cơ quân sự đóng trong vùng, nói họ không có kế hoạch tuân thủ các qui định mà Bắc Kinh mới tuyên bố.
Cả Đài Loan và Nam Hàn là những nơi thân Hoa Kỳ đều bác bỏ bước đi này của Trung Quốc.
'Lợi ít hại nhiều'
"Gây căng thẳng cho quá nhiều láng giềng cùng lúc chẳng mang lại lợi ích gì cho Trung Quốc"
Bonnie Glaser, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Chiến lược tại Washington, D.C.
Ông Dương Ngọc Quân, phát ngôn nhân của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cuối tuần qua đã yêu cầu Hoa Kỳ "thật lòng tôn trọng an ninh quốc gia của Trung Quốc và ngừng đưa ra những phát ngôn thiếu trách nhiệm về việc Trung Quốc thiết lập Vùng nhận diện phòng không trên Biển Hoa Đông.
“Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu Nhật Bản chấm dứt toàn bộ các động thái phá hoại chủ quyền lãnh thổ cũng như những lời bình luận thiếu trách nhiệm đánh lạc hướng dư luận quốc tế và gây ra căng thẳng trong khu vực,” ông Dương nói.
Nam Hàn đã phản đối Trung Quốc về vùng nhận dạng phòng không vì bao trùm cả một số khu bãi cạn mà Seoul kiểm soát nhưng Bắc Kinh tuyên bố có chủ quyền.
Bộ Ngoại giao Nam Hàn đã triệu tập tùy viên quân sự Trung Quốc ở Seoul tới và nói vùng này là không thể chấp nhận bởi được đơn phương vẽ ra.

Seoul nói sẽ không thông báo cho Trung Quốc về các phi cơ bay qua vùng này.
Về ngắn hạn, động thái này gây ảnh hưởng tiêu cực cho nỗ lực của Bắc Kinh muốn gây ảnh hưởng cấp vùng, Bonnie Glaser, chuyên gia từ Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế Chiến lược tại Washington, D.C. cho biết.
“Gây căng thẳng cho quá nhiều láng giềng cùng lúc chẳng mang lại lợi ích gì cho Trung Quốc,” bà Glaser nói.

Denny Roy, một chuyên gia an ninh tại Trung Tâm Đông Tây ở Hawaii, nói rằng Trung Quốc nhiều khả năng chọn giải pháp to tiếng trước.
“Trung Quốc nay có thể bắt đầu đếm và đưa tin về điều họ gọi là sự vi phạm của Nhật, và biện luận rằng phía Trung Quốc đã kiềm chế bằng việc họ gọi là không thực hiện quyền bắn hạ, sau đó biện luận tiếp là Trung Quốc không thể nhẫn nại mãi được,'' ông Roy nói.

 Đồng chí Bala và các đảng cộng sản
Cập nhật: 15:06 GMT - thứ ba, 26 tháng 11, 2013
Mất ngày qua dư luận Anh chú ý nhiều về vụ ‘Nô lệ Brixton’ đầy bí hiểm cho đến khi cảnh sát xác định rằng ba người phụ nữ bị giam 30 năm trong một căn nhà ở Nam London là nạn nhân của một cặp ‘đảng viên cộng sản kiểu Mao’.
Nhiều tờ báo Anh chạy tựa nói ‘Hợp tác xã Marxist-Leninist-Mao’ của ông Aravindan Balakrishnan (73 tuổi) và vợ, bà Chanda (67 tuổi) đã giam các tín đồ của họ nhiều năm.
Cả hai đã bị cảnh sát Anh bắt giam.
Số ba ‘nô lệ’ gồm một cụ bà gốc Malaysia 69 tuổi, một phụ nữ Irish 60 tuổi và người phụ nữ 30 tuổi có khả năng là con của bà 60 tuổi và ông Balakrishnan.
Độ tuổi đã cao của cả thủ phạm và lời xác nhận vụ án 'không mang tính tình dục' lại càng khiến câu chuyện trở nên ly kỳ cho đến khi nhà chức trách nói đây là một nhóm có tính ý thực hệ.
Các nạn nhân vừa tự nguyện đi theo 'đồng chí Bala' vừa bị tẩy não và chịu phục tùng trong ba mươi năm mà không bỏ trốn.
Đây cũng là dịp để chúng ta xem lại chuyện phái Maoist từng hoạt động ở Anh thế nào và các đảng phái cộng sản hoặc tự nhận là cộng sản hiện nay ra sao.

‘Không phải cộng sản’

Cảnh sát Anh đã xác nhận ông Balakrishnan và vợ từng hoạt động trong tổ chức cộng sản mang tên Trung tâm Tưởng niệm Mao Trạch Đông (Mao Zedong Memorial Centre), ở Acre Lane, Brixton, Nam London trong thập niên 1970.
Trung tâm nay đã bị đóng cửa năm 1978 sau hai năm hoạt động.

Nhưng chủ nghĩa Mao có thực là đã tác động gì đến hoạt động của nhóm Balakrishan?
Về lý thuyết, lãnh tụ Mao Trạch Đông chỉ nêu ra chủ thuyết về sở hữu công, hợp tác hóa nông nghiệp nhằm hiện đại hóa cấp tốc nước Trung Quốc.
Các phái theo Mao ở nước ngoài lại không quan tâm nhiều đến vấn đề Trung Quốc (xóa phong kiến, chống đế quốc, chống xét lại...) mà chỉ thu nhận từ chủ thuyết này cách tổ chức chi bộ thành những đơn vị kiểm soát chặt cá nhân, đề cao lãnh tụ và tập thể.

Chủ nghĩa Mao ảnh hưởng nhiều đến vùng Nam Á
Hiện các nhóm phiến quân Maoist còn mạnh nhất vẫn là vùng tiểu lục địa Nam Á, nơi xuất thân của ông Balakrishnan.
Giáo sư Vương Hiểu Bình từ Đại học Manchester nói với BBC News rằng ở Trung Quốc, chủ nghĩa Mao là “chủ nghĩa cộng sản truyền thống cộng thêm tầng lớp cầm quyền độc đoán".
Còn trên thế giới như ̉ở Anh, Pháp vào hai thập niên 1960 và 1970, phái Maoist muốn lập ra các cộng đồng chung sống bình đẳng nhưng bị lãnh đạo kiểm soát độc đoán, theo Giáo sư James Grayson từ Đại học Sheffield được BBC News trích lời.
Đài truyền hình Channel 4 ở Anh cũng đã phỏng vấn chính Tổng bí thư Đảng Cộng sản Anh Quốc, Robert Griffiths về chuyện này.
Ông Griffiths xác nhận rằng hai “đồng chí Bala” và “đồng chí Chanda” đã bị khai trừ khỏi Đảng Cộng Sản Anh từ lâu.
“Họ không có liên hệ gì với các hoạt động chính trị dòng chính của phái tả hay cộng sản ngay từ khi đó.”

Ông cũng nói nhóm “giam giữ nô lệ” nhân danh cộng sản ở Nam London vừa rồi “đáng được quan tâm về mặt tâm thần” nhiều hơn là về chính trị.
Nhưng cảnh sát Anh cũng không hề coi thường các hoạt động của nhóm này vì họ có liên hệ tới 13 địa chỉ khắp London.
Cùng lúc, tin từ Malaysia nói có một nhà hoạt động sinh viên tên là Hishamuddin Rais cho báo chí biết ông tin rằng bà cụ Malaysia được cứu ra khỏi căn nhà “Hợp tác xã Maoist” ở London có thể là Siti Aishah, một nhân vật từng hoạt động trong nhóm thiên tả Tân Thanh niên Malaysia.
Nếu đây là đúng thì người ta cũng sẽ tìm lại cả liên hệ giữa các phong trào phái tả từ Đông Nam Á và châu Âu một thời.

Một đồng nghiệp BBC từ vùng Nam Á cũng cho tôi hay Aravindan Balakrishnan là tên của người Tamil, và có thể nhân vật này đến từ tiểu bang Tamil Nadu của Ấn Độ nơi cho đến nay các đảng cộng sản vẫn hoạt động mạnh.

Chống toàn cầu hóa

"Họ không có liên hệ gì với các hoạt động chính trị dòng chính của phái tả hay cộng sản ngay từ khi đó"
Lãnh đạo Đảng CS Anh nói về nhóm Balakrishnan
Nhóm ly khai Balakrishnan nay trở thành một giáo phái già nua và đa số các đảng cộng sản tại Anh, Pháp, Đức đều đã qua thời hào quang, không bằng các nước Đông Âu và vùng Nam Âu.
Lừng lẫy nhất châu Âu là Đảng Cộng sản Pháp, ra đời năm 1920 với ông Hồ Chí Minh là thành viên sáng lập, nay chỉ còn 10 dân biểu Quốc hội sau cuộc bầu cử 2012.

Vào lúc đỉnh cao, Đảng có tới 180 dân biểu và tham gia liên minh cầm quyền ở Pháp cả cấp trung ương và địa phương.
Nhưng vào tháng 2/2013 vừa qua, đảng này cũng đã tuyên bố bỏ biểu tượng búa liềm.
Trên thực tế Đảng Cộng sản Pháp không chỉ suy giảm từ sau khi Liên Xô sụp đổ, mà còn bị chính Tổng thống Francois Mitterrand của Đảng Xã hội (anh em) kết liễu vì các mâu thuẫn đường lối liên minh.
Ở Anh, chủ nghĩa cộng sản chưa bao giờ mạnh như ở Pháp hay Ý và hoạt động của Đảng Cộng sản Anh Quốc (CPGB) cũng yếu hẳn đi sau khi Liên Xô tan rã.
BBC News năm ngoái có bài mô tả những khoản tiền cuối cùng của CPGB và cho hay trụ sở cũ của họ nay là văn phòng của ngân hàng HSBC tại khu Covent Garden, London.
Hoạt động nhiều nhất có lẽ vẫn là các đảng cộng sản hoặc Marxist ở Nam Âu.
Phản ứng dữ dội trước kế hoạch thắt lưng buộc bụng quốc tế áp đặt lên Hy Lạp khiến Đảng Cộng sản xuống đường liên tục nhưng cũng gây ra phản ứng từ phe cực hữu.

Vụ xô xát mới nhất giữa hai phái này hồi tháng 9 ở Athens đã làm một số người thiệt mạng.
Nhưng ngay cả ở Bồ Đào Nha, Đảng Cộng sản cũng không tự cầm quyền được mà phải vào Liên minh Dân chủ Thống nhất (CDU) với Đảng Xanh và một số tổ chức nhỏ hơn.
Liên minh này được 552,506 phiếu, bằng 11.06% số phiếu bầu vào cuối tháng 9 trên cả nước và nắm cả thẩy 213 ghế hội đồng địa phương và làm chủ 34 thành phố, thị trấn ở quốc gia trên 10 triệu dân.

Xứng nhận cộng sản?

Khác với các đảng cộng sản Trung Quốc, Việt Nam luôn cần quan hệ tốt với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB), các đảng cộng sản châu Âu vẫn tiếp tục lên án những tổ chức này, coi chúng là “phương tiện” của chủ nghĩa tư bản – đế quốc.
Tiếp nối truyền thống Cách mạng Cẩm chướng 1974, vừa rồi, tổng bí thư Jeronimo de Sousa vẫn kêu gọi 15 nghìn đảng viên trung kiên chống Ngân hàng Trung ương châu Âu mà ông gọi là “một chế độ độc tài mềm, làm suy sụp đất nước Bồ Đào Nha”.

Forbes có bài nói 'Hy Lạp xứng đáng nhận chủ nghĩa cộng sản'
Đa số bài Mỹ, các đảng cộng sản châu Âu cũng vừa nêu ra sáng kiến vận động công nhân, nông dân ở các nước thuộc nhóm Brics (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi) cùng nhóm Alba (Nam Mỹ) để chống lại chủ nghĩa tư bản toàn cầu.
Câu hỏi là chính quyền các nước như Nga và Trung Quốc có để cho họ vào vận động ‘chống đế quốc’ hay không?
Nhìn sang châu Á, Trung Quốc đã từ lâu không quan tâm đến chủ nghĩa cộng sản châu Âu.
Việt Nam dù làm đối tác chiến lược với nhóm ‘trùm tư bản’ như Hoa Kỳ, Anh, Pháp nhưng vẫn cử đại biểu dự hội nghị phong trào cộng sản quốc tế đều, ở Hy Lạp năm 2011 và Nga năm 2012.
Tuy thế, chuyện này chẳng phải là vấn đề gì với châu Âu vì các đảng cộng sản, Marxist hay Maoist trên thực tế ở đây thường chỉ đông các thành viên cao niên hoặc thu hút một số nhỏ thanh niên cấp tiến.
Ngay ra cái tên ‘phong trào cộng sản quốc tế’ cũng chỉ còn là hình thức và nền kinh tế cộng sản không hấp dẫn được ai.
Khi giới tư bản bực bội với Hy Lạp hồi 2011, trên tạp chí Bấm Forbes - mà ấn bản tiếng Việt cũng vừa có - có buông lời bình nổi tiếng, 'Give Greece What It Deserves: Communism'.
Tạm dịch là 'Hãy để Hy Lạp nhận chủ nghĩa cộng sản cho biết thân'.
Bấm Trở về đầu trang

No comments: