Thursday, October 27, 2016

CHUYỆN NƯỚC MỸ - TẠ TỴ - BẢY VIỄN

PHƯƠNG VŨ * NƯỚC MỸ



NUỚC MỸ SỐ MỘT
Phượng Vũ

Các công viên, các khu “rest area” dọc các xa lộ, thậm chí ở những buổi meeting, hội chợ... cũng có những cầu tiêu tạm cho mọi người dùng khi cần đến và chẳng bao giờ phải tốn một xu nào. “Đi cho biết đó biết đây
Ở hoài một chỗ, biết ngày nào “khôn”
Ông bà ta từ ngàn xưa đã có cái “nhìn xa trông rộng” thấy được nhu cầu phát triển sự hiểu biết, sự “khôn” lên qua việc đi đó đây.

Vì thế ngày nay du lịch là ngành “kỹ nghệ không khói” nhưng đem lại lợi nhuận lớn cho rất nhiều nước trên thế giới. Ngoài ra nhờ đi đó đây, ta mới có dịp mở rộng tầm nhìn, có dịp so sánh để “biết mình, biết người”.



Không phải chỉ tốn tiền mà còn “gian nan” khi hữu sự, để tìm cho ra “nơi cần đến”, ngay cả ở những thủ đô văn minh lẫy lừng lâu đời của thế giới! Tôi nhớ có một lần khi thăm thủ đô Paris, một người trong đoàn cần toilet, bác tài chạy xuôi, chạy ngược, vòng vòng mãi mà vẫn không tìm ra!

Cuối cùng một sáng kiến được nêu ra: tới một nhà hàng nào đó vô mua bất kỳ món gì đó để được đi toilet! Đó là nỗi khổ tâm lớn của các vị cao niên khi đi du lịch châu Âu, các vị phải nhắc nhau nhịn uống nước (điều này lại rất hại cho sức khỏe) để khỏi “khốn đốn” khi hữu sự!

Tôi nhớ một lần ở Rome, hướng dẫn viên dẫn một bà đi mãi qua đường này, tới ngõ nọ mà vẫn không tìm ra “nơi phải đến”, “bí” quá bèn hỏi:
- Bà có chịu tốn 10 Euro để vô restaurant kia mua thứ gì đó để được đi WC không?
- Nín hết nổi rồi, bây giờ không phải 10 Euro mà 20 Euro tôi cũng chịu luôn!

Có những WC có người ngồi thâu tiền còn đỡ, có những nơi, họ thiết kế sẵn phải bỏ đúng số tiền (cắc) quy định thì cổng mới mở cho vô. Khi đi du lịch đâu phải ai cũng có sẵn tiền cắc (Euro) trong túi, có một bà “mắc” quá nhưng không đổi được tiền cắc, nên phải mượn tứ tung trong đoàn, mỗi người thương tình móc hầu bao bỏ vô máy một ít, máy nuốt hết nhưng còn thiếu mấy xu, chưa đủ tiền, máy không mở cổng! Thật khốn đốn với máy móc vô tình!


  
Ở một số nước châu Á như Trung quốc, khách du lịch phải luôn thủ sẵn giấy vệ sinh trong bóp, vì trong toilet không có giấy vệ sinh.

Tôi cứ bị ấn tượng mãi về một lần thăm Bắc Kinh (cách đây hơn 10 năm), đoàn du khách được một dàn các cô gái trẻ đẹp mặc xường xám đón chào tưng bừng ngay từ lối vào nhà hàng. Nhà hàng thiết kế rực rỡ sang trọng, đèn đuốc sáng choang như... cung đình.

Sau bữa ăn khi cần đi WC, tôi ngạc nhiên khi bước vào thấy có một bàn trải khăn trắng bóc, trên bàn có một bình hoa tươi thật to, đẹp, và một cô gái xinh đẹp rực rỡ mặc xường xám ngồi đó chỉ để làm nhiệm vụ phát cho mỗi khách 1- 2 miếng giấy vệ sinh nhỏ.


Ôi “cung đình” mà không có giấy vệ sinh! Đúng là Cộng Sản, hình thức trình diễn thì xôm tụ, nhưng nhu cầu căn bản thì không được đáp ứng.


Trong đời sống có những nhu cầu xem ra có vẻ nhỏ nhặt, tầm thường, nhưng khi cần đến mà không có thì nó trở thành một trở ngại lớn, khiến người ta “điêu đứng” vì nó.


Nghe kể có một đoàn du khách nước ngoài viếng các lăng tẩm của triều đình Huế, đi từ lăng này đến lăng kia, cảnh đẹp hùng vĩ bao la..., bỗng một du khách cần đi WC, hướng dẫn viên tìm hoài không ra, bèn chỉ khách vào bụi cây xài đỡ,khách cương quyết không chịu! Vậy là cả đoàn phải ngưng tham quan, ra xe trở về khách sạn.




Phi trường ở Mỹ, ghế ngồi chờ đợi cho hành khách là ghế nệm dày và lúc nào cũng dư thừa, thậm chí lúc ít khách có thể nằm ngủ thoải mái. Toilet và vòi nước uống có khắp nơi, bây giờ lại có thêm những chỗ cho hành khách charge pin điện thoại, laptop, I pad, I phone...

Nhưng khi tới phi trường Paris (CDG) những nhu cầu căn bản đó hình như biến mất. Thực ra trước đây tôi đã đến phi trường Paris nhiều lần, nhưng đều đi ra ngay luôn. Lần này chuyến bay chuyển ở Paris trước khi tới Berlin nên tôi mới có cơ hội thâm nhập CDG.

Trước hết khi máy bay đáp xuống CDG, tôi ngạc nhiên khi thấy phải đi cầu thang sắt xuống, với va li carry-on, nếu kéo đi thì nhẹ nhàng, nhưng phải xách nó lên và leo mấy chục bậc thang xuống thì không dễ chút nào!

Sau đó, leo lên xe buýt chở vô phi trường. Vô đây tôi lại tiếp tục chạy vòng vòng, mệt “bở hơi tai” vì phải xách carry-on lên xuống cầu thang nhiều lần đi từ khu này qua khu khác, phải qua khu x-ray (khám bằng tay là chính) rồi mới tới được cổng đổi chuyến bay!


Khu nhà kiếng tương đối nhỏ nhưng có tới 12 cổng, mỗi cổng chỉ vỏn vẹn có một quầy nhỏ và một computer. Có một số băng ghế sắt trong khu vực cho hành khách ngồi đợi nhưng quá ít so với nhu cầu, nên hành khách ngồi la liệt dưới đất, khắp lối đi. Một số ông thì ngồi vắt vẻo trên các lan can, bờ tường.

Tôi vừa mỏi chân, vừa mệt vừa khát nước, nhưng nhìn quanh cả khu vực không thấy có vòi nước uống nào, cả WC cũng không có, chỉ thấy toàn người là người


Khi lên được máy bay Air France, ngồi yên chỗ quan sát, tôi có cảm tưởng nó là “xe đò bay” thì đúng hơn (khi so sánh với máy bay Mỹ mà tôi vừa đi) vì ghế ngồi và thiết bị cũ kỹ như từ thế kỷ trước.


Lúc máy bay cất cánh tôi nghe nó gầm gừ “phành phành” rồi “ạch ạch” như đang cố sức nâng cái thân già nua bốc lên khỏi mặt đất, tôi chỉ lo nó rớt (may là tôi có mua bảo hiểm rồi nên đỡ lo). Cuối cùng sau một hồi “lắc lư con tàu” nó cũng bay lên được. Yên tâm rồi, tôi mệt mỏi ngủ thiếp đi (vì chẳng có phương tiện giải trí nào: nhạc, tivi...).

Cơn khát nước làm tôi chợt tỉnh, thấy chung quanh ai cũng có ly nước, tôi bèn yêu cầu một nam tiếp viên cho xin ly nước, nhưng hắn trố mắt ra ngó tôi như tôi đang đòi hỏi một điều gì quá đáng, rồi hắn phớt lờ (đúng là tính “ga lăng” của đàn ông Pháp đã trở thành quá khứ).

Có lẽ họ cho rằng họ chỉ phát nước theo giờ của họ, hết giờ là hết phát? Sau khi yêu cầu 2 lần không được, khát quá tôi đợi lúc bà tiếp viên trưởng đi ngang để lập lại yêu cầu, bà bảo tôi đợi một lát và mang đến cho tôi một ly nước nhỏ.

Hình như nước trở thành hiếm quý và cách phục vụ lịch sự cũng hiếm quý luôn! Ôi Air France! một thuở mơ ước khi tôi còn học trung học ở Saigon, lúc nhìn những hình ảnh quảng cáo của Air France trên các tạp chí nước ngoài!

Ôi mộng và thực đúng là “nghìn trùng xa cách”! Xin tạm biệt Air France và phi trường Paris (kinh đô ánh sáng một thời) mà không mong ngày gặp lại! Có lẽ từ đây nếu có du lịch châu Âu, tôi phải lo học thuộc lòng câu của William Shakespear: “I always feel happy, you know why? Because I d'ont expect any thing from anyone.”


Tới phi trường Berlin (TXL) lại cũng phải đi cầu thang sắt xuống, rồi đi xe bus vô phi trường, xem ra phi trường này còn nhỏ và thiếu tiện nghi hơn phi trường Paris, tôi lại tiếp tục xách carry-on mệt nghỉ, chứ không kéo đi nhẹ nhàng như ở các phi trường Mỹ. May mà hai nước Pháp và Đức là hai nước lớn lại có nền kinh tế vững mạnh trong khối châu Âu!

Đúng là có đi ra ngoài mới thấy nước Mỹ là số một, đó là chưa kể đến vụ so sánh giá cả hàng hóa ở Mỹ và châu Âu, hàng hóa ở Mỹ vừa nhiều vừa rẻ. Sau này về đến phi trường LAX tôi thấy thật nhẹ nhàng, thoải mái, tất cả đều được chuẩn bị phục vụ chu đáo nhanh gọn, lịch sự.

Đúng là “sweet home” Ôi! “My beautiful America”. Bây giờ tôi mới cảm thấy thực sự yêu mến và tự hào về quê hương thứ 2 của tôi : Nước Mỹ yêu dấu! Quả là:
“Phải chờ đến xế chiều
Ta mới thấy ánh sáng ban ngày rạng rỡ biết bao!”

Nói đến niềm tự hào về nước Mỹ, tôi lại nhớ đến sự việc trên chuyến Cruise Coastal vừa đi. Ngày thứ hai lên tàu thì toilet trong phòng bị nghẹt, tôi gọi điện cho họ sửa mấy lần mà tình trạng vẫn không thay đổi, tôi phải xuống chỗ “Customer Service” để xếp hàng đi khiếu nại.

Thật ngạc nhiên khi họ “tỉnh bơ” cho biết không phải chỉ riêng phòng tôi mà các phòng ở tầng 2,5,8 đều bị như vậy, họ đang sửa, khi nào xong họ sẽ thông báo. Tôi bèn hỏi:
- Trong khi chờ sửa, thì khách giải quyết vụ toilet ra sao?
- Đi kiếm mấy cái toilet công cộng mà xài
- Nhưng chúng ở đâu?

Sau một hồi thắc mắc tới lui, họ mới chịu lục sơ đồ ra để tìm và cho biết một cái ở lầu 9, một cái khác ở lầu 4. Nghĩa là khi hữu sự phải “ôm bụng” chạy vòng vòng mấy tầng lầu để đi tìm cái toilet công cộng và xếp hàng chờ tới phiên. Chắc là dân châu Âu quen kiểu này rồi nên không thấy phiền?

Trở về phòng, tôi bực bội kể lại cho chị bạn cùng phòng nghe, chị là bác sĩ hưu trí ở Đức. Sáng nay chị đã là nạn nhân “ôm bụng” chạy vòng vòng, may mà tình cờ tôi nhớ ra cái toilet công cộng ở lầu 9 cạnh bên nhà hàng, nên chỉ cho chị. Do đó tôi tưởng chị là “đồng minh” bèn nói:


-Hệ thống phục vụ trên tàu quá tệ! Đã vậy xem ra họ còn thản nhiên cho đó là chuyện nhỏ, không hề có một lời xin lỗi khách hàng. Ở Mỹ thì họ đã xin lỗi ríu rít rồi...

Không ngờ chị phản ứng mạnh:
- Mệt quá, Mỹ cái gì cũng tốt, cũng ngon lành hết! Dân Mỹ được nuông chiều quá hóa hư! Bởi vậy trên thế giới, Mỹ đi đâu cũng bị chúng ghét, bị khủng bố cho chết hết là đúng rồi! Lúc nào cũng đòi hỏi thứ này, thứ kia , còn đòi xin lỗi...“nhà giàu đứt tay bằng ăn mày đổ ruột”...

Chị mắng cho một hồi “tràng giang đại hải” mà vẫn chưa hả cơn giận. Tôi ngơ ngác vì bỗng dưng mình bị “giũa” một trận te tua chỉ vì là “dân Mỹ” mà nào tôi có đòi hỏi điều gì cao cấp đâu, chỉ là những nhu cầu căn bản thôi.

Thôi “một sự nhịn chín sự lành”, nên tôi nín nhịn vì chị lớn hơn tôi nhiều, coi như mình nhịn “chị hai” trong nhà cho mọi chuyện êm xuôi tốt đẹp trong chuyến đi chơi! Suy ra mới biết tinh thần “bài Mỹ” ở các nước Âu châu khá mạnh (ghé vô Nga 1 ngày tham quan cũng phải nộp tiền làm đơn xin visa).

Kiểu này qua các nước Trung Đông chắc bị “xơi tái” quá, nhưng tôi nhớ một lần cách đây 5,6 năm dân Mỹ qua Ai cập thì lại được đối xử như VIP, đi đâu cũng được ưu tiên và có xe jeep hộ tống “tiền hô, hậu ủng” rất oai!
Hôm sau tâm sự với một chị bạn khác về nỗi ấm ức bị mắng oan.

Chị trả lời:
- Chắc tại chị ấy ở Đức lâu, nên ngấm tinh thần “tự tôn dân tộc” của dân Đức, không muốn nước nào qua mặt, mà như vậy là tự ái dân tộc dỏm, vì dù gì mình cũng là người Vyết Nam! (Chị cười) Ai bảo Mỹ giàu hơn, mạnh hơn nên dễ bị chúng ghét!
Tôi chán ngán:



- À thì ra vậy! Hèn gì em nghe người ta thường nói “ở đời mình thua chúng khinh, mình hơn chúng ganh ghét, mình bằng chúng nói xấu”.
Không biết đến bao giờ các dân tộc trên thế giới sẽ sống với nhau trong tâm trạng “để hận thù người người lắng xuống” hầu không còn ai cảm thấy:

“Đôi khi ta muốn thoát ly
Đi thật xa khỏi cuộc đời này
Xa lìa chuyện ganh đua với chê bai” (L.H.H.)

Dù sao nhờ có đi ra ngoài, có dịp mở rộng tầm nhìn, có dịp so sánh, tôi mới biết trân quý hơn những điều tôi đang được hưởng mỗi ngày ở xã hội này, mà đôi khi quá quen, tôi cứ xem đó là lẽ đương nhiên, là chuyện thường tình (giống như trong đời sống gia đình có nhiều người có phước có được những bà vợ, ông chồng rất tốt, rất tử tế, nhưng họ không hề biết quý và cứ nghĩ đó là chuyện đương nhiên và bình thường, cho đến khi không còn nữa mới hối tiếc thì đã muộn!).

Khi ý thức lại những tiện nghi của đời sống ở Mỹ mà tôi vẫn xem đó là chuyện bình thường, tôi mới biết đôi khi nó là niềm ước mơ của biết bao người trên thế giới nói chung và dân tộc Việt Nam nói riêng. Họ không chỉ cần những nhu cầu vật chất căn bản của đời sống nhưng còn cần những nhu cầu căn bản về tinh thần (quyền làm người, quyền tự do...) mà họ khát khao nhưng không hề được đáp ứng!


Xin cám ơn Chúa, xin cám ơn đời đã cho tôi có một cuộc sống tương đối an lành trên xứ Mỹ này, để từ đó tôi biết yêu thương và chia sẻ nhiều hơn với những mảnh đời bất hạnh khác nơi quê nhà, vì có thể “Một tình thương cho cuộc sống đang chờ đợi ta” bởi:
“Tình yêu là trái chín của mọi mùa
Nằm trong tầm với của mọi bàn tay” (Mẹ Theresa)

Phượng Vũ
9/2013
_

BUI THY ĐAO NGUYÊN * TẠ TỴ




Tạ Tỵ (1921 - 2004)
 
 
Tạ Tỵ (1921-2004) tên thật là Tạ Văn Tỵ, sinh ngày 3 tháng 5 năm 1921 tức ngày 26 tháng 3 năm Tân Dậu tại Hà Nội. Trong giấy khai sinh của ông ghi ngày 24 tháng 9 năm 1922, vì khai muộn mất một năm. Từ khi còn là một sinh viên, Tạ Tỵ đã thành danh khá sớm. Năm 1941, nhờ nhận một giải thưởng tranh, ông được đến thăm kinh đô Huế.

Năm 1943, ông tốt nghiệp tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Và cũng năm này, bức tranh "Mùa Hè" của Tạ Tỵ đoạt một giải thưởng của Salon Unique.

Năm 1946, chiến tranh nổ ra giữa Việt Minh và Pháp, Tạ Tỵ cùng với nhiều hoạ sĩ Việt Nam khác, đã tham gia mặt trận Việt Minh chống Pháp và ông là người thầy dạy mỹ thuật đầu tiên trong Liên khu 3. Tác phẩm "Nhớ Hà Nội" năm 1947 (20 × 25 cm) được Tạ Tỵ vẽ trong giai đoạn này.

Tháng 5 năm 1950, Tạ Tỵ rời khỏi vùng kháng chiến để trở về Hà Nội. Ông viết cho một người bạn rằng "Cách suy nghĩ của tôi không hợp với kháng chiến sau mấy năm chung sống với họ" [1]. Bắt đầu từ đầu thập niên 1950, ngoài tài vẽ chân dung hí họa, ông còn sáng tác trên nhiều lĩnh vực khác, như: truyện, thơ, kịch bản, bút ký...

Năm 1951, ông triển lãm 60 bức tranh tại Hà Nội. Sau 1954, ông vào Nam và sống ở Sài Gòn. Ở đây ông đã phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa với cấp bậc sau cùng là trung tá trong Tổng cục Chiến tranh Chính trị. Năm 1956, ông triển lãm hơn 60 bức tranh đầu tiên tại Sài Gòn. Và năm 1961, ông triễn lãm lần thứ hai 60 bức tranh lập thể và trừu tượng cũng ở nơi đó.

Năm 1975, sau thời gian học tập cải tạo, ông cùng vợ con vượt biển đến Malaysia và đến định cư tại Hoa Kỳ. Trong thời gian sống tại nước ngoài, Tạ Tỵ lại tiếp tục sáng tác. Năm 2003 sau khi vợ ông qua đời tại Mỹ, ông quyết định trở về Việt Nam với ước vọng sống những ngày cuối cùng ở quê hương mình. Vào 10 giờ sáng 24 tháng 8 năm 2004 (mùng 9 tháng 7 năm Giáp Thân), Tạ Tỵ đã từ trần tại nhà riêng số 18/8 đường Phan Văn Trị, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh, sau một cơn bệnh kéo dài do tuổi già, hưởng thọ 83 tuổi.
Họa Sĩ Tạ Tỵ bên tác phẩm tranh trừu tượng của mình
Sự nghiệp của ông, về hội họa:
- 1951: triển lãm 60 bức tranh tại Hà Nội.
- 1956: cuộc triển lãm hơn 60 bức tranh đầu tiên tại Sài Gòn.
- 1961: Cuộc triễn lãm lần thứ hai 60 bức tranh lập thể và trừu tượng ở Sài Gòn.
Tác phẩm của ông được trưng bày tại nhiều bảo tàng viện nghệ thuật quốc tế ở Tokyo, San Francisco, New York và Paris.

Về văn chương:
- Những Viên Sỏi (tập truyện), NXB Nam Chi Tùng Thư 1962
- Yêu Và Thù (tập truyện), NXB Phạm Quang Khai 1970
- Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (nhận định văn học), NXB Nam Chi Tùng Thư 1970
- Phạm Duy Còn Ðó Nỗi Buồn, NXB Văn Sử Học 1971
- Cho Cuộc Đời (thơ), NXB Khai Phóng 1971
- Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Nhận định văn học), NXB Lá Bối 1972
- Giờ (tập truyện), NXB Gìn Vàng Gởi Ngọc 1972
- Nghĩ (tạp văn), NXB Khai Phóng 1974
- Ðịa Ngục (hồi ký), NXB Thằng Mõ 1985
- Khuôn Mặt Văn Nghệ - Đã Ði Qua Ðời Tôi (hồi ký), NXB Thằng Mõ 1990
- Nhà Tôi (tập truyện), NXB Xuân Thu 1992

Tạ Tỵ là một nghệ sĩ đa tài. Ban đầu ông có vẽ sơn mài, cùng thời kỳ với những họa sĩ như Nguyễn Gia Trí, Lê Phổ, Nguyễn Tư Nghiêm... Nhưng ông được biết đến nhiều hơn cả khi đi theo trường phái tranh lập thể. Theo họa sĩ Trịnh Cung, Tạ Tỵ là người gắn bó và đi đầu trong phong cách hội họa lập thể ở Việt Nam từ thập niên 1940 đến 1960; sang thập niên 1970, ông chuyển sang phong cách trừu tượng.

Tuy sống trong thời kì hai miền Việt Nam chia cắt, nhưng người ta không tìm thấy bóng dáng chiến tranh trong hội họa Tạ Tỵ. Một mảng tranh được công chúng biết đến nhiều là những bức ký họa do Tạ Tỵ vẽ về những nghệ sĩ mà ông quen biết. Những bức chân dung các nghệ sĩ như Đái Đức Tuấn, Vũ Hoàng Chương, Trịnh Công Sơn... có thể tìm thấy nhiều trên sách báo miền Nam Việt Nam trước 1975 và được giới nghệ sĩ đánh giá cao.

Ngoài hội hoạ, ông còn nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực sáng tác: truyện, thơ, kịch bản, bút ký... Trong hơn nửa thế kỷ sáng tác, Tạ Tỵ đã để lại nhiều tác phẩm với các thể loại khác nhau.

Ðề tựa cho tuyển tập truyện ngắn Những Viên Sỏi của Tạ Tỵ xuất bản lần đầu tiên, Nhà văn Nguyễn Hoạt viết: "Tôi nhận thấy trong con người Tạ Tỵ cũng như trong tác phẩm văn chương của anh, cái đáng yêu nhất, đáng quý nhất vẫn là 'Tình Thương' chân thành, một 'Tình Thương' do sự khích động qua xúc cảm mà bật ra, chứ không phải là một thứ văn chương hời hợt, giả tạo."


Câu Truyện Ngày Xưa

Năm xưa tuổi em mười sáu
Tóc dài buông xõa đôi vai
Em nói, em cười rộn rã
Hương thơm ứa ngợp hình hài

Từng sớm em vui chúng bạn
Mộng đời nở dưới gót hoa
Tà áo ngập ngừng đùa gió
Đẹp như những cánh buồm xa

Bốn buổi đi về lối cũ
Nhà em ở cách xa trường
Quạnh quẽ đường dài, phố vắng
Tôi nhìn, tôi nhớ, tôi thương

Nhà em có vườn hoa tím
Mỗi mùa nở sắc heo may
Nhà tôi trông qua gác nhỏ
Nhìn em sập đổ bóng ngày

Có những buổi chiều hờ hững
Tay tì cửa sổ ngóng trông
Mắt ngước nhìn trời xa thẳm
Mầu đen lành lạnh vô cùng

Buồng học bên em đèn sáng
Gác tôi u uất tình đêm
Tóc óng rung rung đốm lửa
Rũ xuôi đợt sóng êm đềm

Mười ngón thon thon đỏ máu
Vươn dài như những búp hoa
Tôi sẽ thì thầm cầu nguyện:
- Hồn thơ nằm giữa tay ngà.

Em vẫn chưa hay gác nhỏ
Âm thầm khao khát, ước mong
Một buổi nào đây trời đẹp
Buồng đơn đón gót chân hồng

Bàn mọt gọn gàng sách vở
Lại cài thêm một bông hoa
Chiếu nát lau chùi bụi đất
Mở tung ánh sáng vào nhà

Mộng đã từ lâu chưa hé
Trang thư nằm chết mùa Đông
Giòng chữ tâm tình nghẹn thở
Nổi trôi nhân sự bềnh bồng

Một buổi em đi mười chín
Lấy chồng kinh Bắc xa xôi
Đồi núi chập chùng mở hội
Gió về se lạnh lòng tôi

Gác nhỏ giã từ tưởng vọng
Mưa về quằn quại tiếc thương
Đâu giấc mơ tình dằng dặc ?
Nhìn qua ô cửa mười phương

Ngày đến tháng qua năm hết
Chuyện xưa thôi nhắc đầu môi
Khói lửa bốn trời ly loạn
Nhìn lên kinh Bắc xa rồi

Tôi mơ buổi mai trời sáng
Hoa cười nở thắm vườn trinh
Tay súng cầm ngang, miệng hát:
- A ha, này tuổi Thanh Bình

Em lại trở về buồng cũ
Bên chồng ôm ấp con thơ
Tôi lại trở về gác nhỏ
Nhìn em như chẳng bao giờ...

Nhưng thôi còn đâu buổi ấy
Tôi ngồi dằn bút lòng đau
Gác cũ trơ vơ gạch ngói
Kinh thành tang tóc lên mầu

Phố nhỏ nằm trơ nắng rãi
Bóng nghiêng cây đổ đường dài
Lớp lớp nhà xiêu bụi trắng
Mùa Thu tím sắc lòng ai ?...

Em có về đây một buổi
Tôi chờ đã héo mầu hoa
Năm tháng phai xanh tàn tạ
Hờ ơi, thuở ấy đâu mà ?...

(Hà Nội, 1952)


Thương về năm cửa Ô xưa

Tôi đứng bên này vỹ tuyến
Thương về năm cửa Ô xưa
Quan Trưởng đêm tàn dẫn lối
Đê cao hun hút chợ Dừa
Cầu Rền mưa dầm lầy lội
Gió về đã buốt lòng chưa?
Yên Phụ đôi bờ sóng vỗ
Nhị Hà lấp lánh sao thưa
Cầu Giấy đường hoa phượng vỹ
Nhớ nhung biết mấy cho vừa...

Cửa Ô ơi, cửa Ô
Năm ngả đường đất nước
Trôi từ vạn nẻo sông hồ
Nắng mưa bốn hướng đổ vào lòng Hà Nội
Gục đầu nhớ tiếng võng đưa!...

Có biết chăng ai, mái tóc bồng bềnh chảy suôi ý đẹp
Có nhớ chăng ai, lệ nào ướt đẫm tình người
Tê tái tiếng cười
Từng cánh hoa đời khép lại
Thương về năm cửa Ô xưa!...

BẢY VIỄN

 Sự thật về kho báu của tướng Bình Xuyên Bảy Viễn

Cũng thật khó mà nói rằng Bảy Viễn là anh hùng hay gian hùng? Lâu nay người đời vẫn hay nhìn nhận Bảy Viễn là một tướng cướp, một tay giang hồ cộm cán, một thủ lĩnh Bình Xuyên theo kiểu Lương Sơn Bạc của Trung Quốc ngày xưa.
Điều này cũng không sai, nhưng xem chừng hơi khắc khe với con người này.

Một con người từng chọc trời khuấy nước, ngang dọc một thời. Nhưng xem cung cách và lối hành xử của Bảy Viễn, từ vụ cướp đoạt cặp nhà voi lớn nhất của cha con ông cụ Dương Văn Ngôn, Dương Minh Hiển và cưới cô Hai Lúa, con gái Hội Đồng Đống ở làng Đa Phước thì ai cũng phải nể sợ vì kiểu hành xử rất giang hồ của Bảy Viễn.

Thành lập quân đội, đánh nhau tranh giành giang sơn nhỏ bé, lập Tổng hành dinh, lập cung tần mỹ nữ như lãnh chúa và gom góp của cải thiên hạ về lập kho báu…kết cuộc, vẫn là con số 0.

Chính giá trị tài sản kho báu Bình Xuyên trở thành một cuộc đấu giá khi cuộc cờ chính trị Bình Xuyên đã tàn.

 Bảy Viễn và gia đình ông ta phải trả giá bằng cái chết oan nghiệt của cậu con trai – “thế tử” Lê Paull mang quân hàm thiếu tá, mới 27 tuổi đời trong một cuộc giải cứu bất thành.

Vợ con là kho báu thứ nhất của Bảy Viễn

Bảy Viễn tên thật là Lê Văn Viễn, sinh năm Giáp Thìn (1904) tại Phong Đước, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn (nay là Long An).

Cha là Lê Văn Dậu, người Hoa gốc Triều Châu. Năm 1921, Bảy Viễn vào tù lần đầu với bản án 20 ngày tù giam khi mới 17 tuổi do phạm tội trộm xe đạp.

Năm 1927, Bảy Viễn phạm tội hành hung người khác và bị phạt giam 2 tháng tù.

Năm 1936, Bảy Viễn bị chính quyền Nam Kỳ tuyên án 12 năm khổ sai đày đi Côn Đảo do tội cướp có vũ trang (súng) đến năm 1940, Bảy Viễn vượt ngục thành công về đất liền sau 4 lần thất bại.

Năm 1942, Bảy Viễn bị bắt trong vụ tổ chức cướp xưởng mộc Bình Triệu.

Tòa án tuyên phạt 12 năm khổ sai đày ra Côn Đảo cộng thêm 8 năm còn thiếu trước đây là 20 năm.

Năm 1945 tham gia kháng chiến chống Pháp và trở thành Chi đội trưởng Chi đội 9 thuộc Liên khu Bình Xuyên, do Ba Dương (tức Dương Văn Dương) làm Tổng chỉ huy.

Ngày 20/2/1946 Ba Dương hy sinh trong một trận chống càn của Pháp ở Bến Tre khi chỉ huy một bộ phận quân Bình Xuyên vượt sông Soài Rạp từ Rừng Sác về cứu nguy cho mặt trận An Hóa - Giao Hòa.

Sau khi Ba Dương hy sinh, Bảy Viễn vận động để nắm chức Tư lệnh Bình Xuyên nhưng một số cán bộ chỉ huy trưởng các chi đội Bình Xuyên đã không tán thành.

Ngày 12/4/1946, Nguyễn Bình, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Nam Bộ ký quyết định phong cho Năm Hà (tức Dương Văn Hà em cùng cha khác mẹ với Dương Văn Dương) làm Tư lệnh lực lượng Bình Xuyên thay cho Ba Dương.

 Tháng 5/1946 Nguyễn Bình ký quyết định phong cho Bảy Viễn làm Khu Bộ phó chiến khu 7 với ý định tách Bảy Viễn ra khỏi vị trí trực tiếp chỉ huy lực lượng Bình Xuyên và để Bảy Viễn không bất mãn bỏ kháng chiến về với Pháp.

Tháng 12/1947, Trung tá Savani (Phòng Nhì Pháp) cho người bí mật tiếp xúc với Bảy Viễn để chuẩn bị lập Chiến khu Quốc gia Rừng Sác.

Cuối tháng 5/1948 Bảy Viễn mang hai đại đội võ trang mạnh, thân tín nhất, có cả trung liên và đại liên, từ Rừng Sác, vượt sông Soài Rạp, băng qua lộ 4, xuôi theo dòng kênh Dương Văn Dương đến căn cứ địa của Nam Bộ, tại làng Nhơn Hòa Lập để họp và nhận chức Khu bộ trưởng Chiến khu 7.

Tại cuộc họp Trung Tướng Nguyễn Bình quyết định giải tán tổ chức Bình Xuyên phiên chế thành các Trung đoàn Vệ Quốc Đoàn để phá tan âm mưu chia rẽ quốc gia và Việt Minh của Phòng nhì Pháp.

Bảy Viễn phản đối quyết liệt nên rạng sáng ngày 27/5/1948, Bảy Viễn đã âm thầm rút quân Bình Xuyên rời chiến khu Đồng Tháp đến Đông Thành nơi Chi đội 4 của Mười Trí (bạn thân Bảy Viễn) đóng quân và cho bạn biết ý định về hợp tác với Pháp. Mười Trí không ngăn cản nhưng âm thầm phân tán lực lượng võ trang của Bảy Viễn.

Cho nên khi rút về tới xã Hưng Long, huyện Bình Chánh, Bảy Viễn chỉ còn có hai trung đội. Sau khi về hợp tác với Pháp, Bảy Viễn được Tướng De la Tour gắn lon Đại tá.

Năm 1952, Bảo Đại phong cho Bảy Viễn cấp bậc Thiếu tướng 2 sao (Général de Brigade).

Năm 1955 quân đội Ngô Đình Diệm tảo thanh quân Bình Xuyên và các giáo phái, Bảy Viễn đào thoát sang Pháp. Năm 1970 Bảy viễn qua đời tại Paris.

Bảy Viễn có 3 bà vợ chính thức và rất nhiều bà vợ, nhân tình khác rải rác khắp nơi. Tuy chưa có bất cứ tài nào ghi lại đầy đủ chi tiết về các bà vợ Bảy Viễn, nhưng qua lời kể của nhiều người, có hai lần Bảy Viễn cưới vợ theo kiểu giang hồ.
Chân dung Bảy Viễn
Chân dung Bảy Viễn
Một là chuyện Bảy Viễn cưới vợ là cô Hai Lúa, con gái rượu của Hội đồng Đống ở làng Đa Phước và “nợ duyên” với cô Hà Thị Tám-Kế toán hãng thuốc lá MIC trong một lần ăn chơi, Bảy Viễn “tìm bắt bò lạc” được nhà văn Nguyên Hùng nhắc đến trong tiểu thuyết “Người Bình Xuyên” đủ cho thấy tính cách ngang ngược, giang hồ của Bảy Viễn không khác gì các lãnh chúa ngày xưa.

Nhân chuyến công cán ủy lạo Bộ đội Phú Thọ năm 1946, Uỷ viên quân sự Bảy Viễn đã sai cận vệ mang tới nhà gửi cho Hội đồng Đống một gói quà đặc biệt.

 Phía bên ngoài ghi người gửi: ủy viên quân sự Lê Văn Viễn. Người nhận: ông Hội Ðồng Ðống, làng Ða Phước.

 Biết Hội đồng Đống là người rất mê súng ngắn dùng hộ thân trong thời buổi loạn lạc nên Bảy Viễn đánh trúng tâm lý. Vừa mở ra xem, Hội đồng Đống mừng húm, mắt sáng rực như đèn pha ô tô.

Cầm trên tay cây súng Colt có hình con ngựa, nước thép sáng xanh, chưa có dấu tay, ông mừng quýnh quáng réo con gái : “Lúa ơi, con đâu?”.

Cô Hai Lúa mới tròn 18 tuổi, xinh đẹp, vóc dáng phổng phao đang dở tay nấu nướng từ sau bếp, vội vàng chạy lên khi nghe cha gọi. Hội đồng Đống cầm khẩu súng khoe: “Con coi, thằng Ủy viên quân sự Lê Văn Viễn tặng cho ba nè”.

 Như để trấn an con gái đàn bà hễ thấy súng đạn là hoảng hốt lên, Hội đồng Đống giải thích: “Có gì mà sợ ! Ðây là võ khí để phòng thân. Thời buổi lộn xộn, mình là dân có máu mặt, là mục tiêu của bọn cướp Tư Ty ở cầu ông Thìn hay là đám Mười Nhỏ bên Xóm Cỏ.

 Thằng ủy viên quân sự tặng mình khẩu súng này thật là biết ý mình quá. Cho vàng cũng không mừng bằng !”.

Cô Lúa nhìn vào cái hộp và thấy một tấm danh thiếp in dòng chữ: Lê Văn Viễn, Ủy viên quân sự, mặt sau thấy có mấy dòng chữ viết tay: “Cháu xin cưới cô Hai Lúa và đây là sính lễ đầu tiên kính dâng bác”.

Cô đưa cho cha đọc xong, Hội đồng Đống bấm bụng nghĩ thầm: Thằng Ủy viên quân sự không tặng mình khẩu súng khơi khơi mà có điều kiện.

 Một kiểu cầu hôn ngang ngược lạ đời!. Ông chợt nhớ lại lần gặp gỡ trước đây không lâu nên gạn hỏi con gái đã có chuyện gì với nhau chưa? Cô Lúa một mực trả lời chỉ làm quen sơ sơ thôi…

Hội đồng Đống đem chuyện cầu hôn của Bảy Viễn bàn xuôi tính ngược với con gái vì biết Bảy Viễn là dân giang hồ thứ thiệt từng vào tù ra tội như đi chợ, hơn nữa giờ đây là Ủy viên quân sự, súng đạn và binh lính kè kè. Nếu từ chối cũng không phải là chuyện dễ.

 Chẳng dè cô Lúa vốn đã có tình ý, mê mẫu người hùng diệt bạo trừ gian, quân tử hành hiệp như Bảy Viễn nên cô nghĩ: Có hai loại người cầm súng, một là kẻ gian ác, hại người. Một là hành hiệp cứu người, trừ gian.
Người hùng Bảy Viễn của cô thuộc loại hai. Thế là một tuần sau Bảy Viễn nghiễm nhiên là rể quý ông Hội đồng Ðống. Con rể Bảy Viễn lớn hơn nhạc phụ…1 tuổi.

Lần cưới vợ khác của Bảy Viễn được xem là “duyên nợ” do ông trời sắp sẳn, bởi Bảy Viễn và mấy chiến hữu của ông đương lúc buồn đi tìm nơi giải trí rồi thách đố cá cược nhau tìm “bắt bò lạc” trong sòng bài Đại Thế Giới của Sáu Ngọ ở Chợ Lớn.

“Bò lạc” mà Bảy Viễn và các chiến hữu của ông nhắm đến là những phụ nữ còn sắc nước hương trời, nướng tiền trong các sòng bạc đến không còn một xu dính túi.

Khi đó, những “cao thủ” như Bảy Viễn xuất hiện ra tay hào hiệp “anh hùng cứu mỹ nhân”, chí ít cũng qua đêm hưởng lạc cho vui. Vì trên đời chẳng ai chọn vợ chốn đỏ đen bao giờ.

Thời Pháp thuộc, ở khu vực Chợ Lớn có lập một sòng bạc lớn nhất Sài Gòn mà cũng lớn nhất Ðông Dương có tên gọi Đại Thế giới nằm giữa Chợ Lớn (Q.5), gồm rất nhiều gian hàng, rạp hát, sân khấu xiếc, nhà hàng - vũ trường, quán giải khát lộ thiên.

 Ðặc biệt là dãy dài các gian hàng rộng lớn, trang trí sáng trưng, mỗi gian một vẻ: chơi theo người Việt là hốt me, chơi theo Pháp là roulette, chơi theo Tàu là tài xỉu. Ai thích món nào cứ tới gian hàng mình thích.

Suốt ngày đêm sòng bạc luôn nhộn nhịp người vào ra tấp nập như bầy ong vỡ tổ. Hầu hết những đại gia, điều chủ Nam Bộ, quan lại chính quyền Pháp, Việt đều lui tới sòng bạc.

Chính lò nướng tiền khổng lồ này đã thành danh nhiều câu chuyện để đời về Công tử Bạc Liêu, Bảy Viễn…

Thường thì gian roulette có mướn mấy cô đầm thứ thiệt, đầm lai cũng có đứng làm chim mồi và phụ giúp hướng dẫn các quan ngoại quốc lui tới giải vận đen.

Còn gian tài xỉu thì chủ sòng bạc bố trí các cô xẩm Hồng Kông, Quảng Đông rất trẻ đẹp, mặc áo xườn xám cổ cao, sát nách, bó sát ngực và mông, hai bên hông xẻ cao để lộ cặp đùi thon dài, trắng nõn nà.

 Các cô này đứng sau quầy số, tay cầm chiếc cào để vùa tiền và chung tiền cho khách chơi...

Bảy Viễn và Tư Thiên dạo quanh một vòng các gian trong sòng bạc rồi quyết định tìm bò lạc giải sầu.

 Cao hứng Tư Thiên nói luôn: “Tôi biết có nhiều “con bò lạc” đẹp dễ sợ. Ðó là mấy bà Thông, bà Phán trốn chồng vô đây chơi tài xỉu. Khi thua hết tiền thì đứng xớ rớ đâu đó chờ gặp người quen mượn tiền để gỡ gạc hoặc có tiền đi xích lô về nhà.

Nếu không gặp người quen thì túng quá, các bà làm liều, bắt bồ với mấy tay hảo ngọt...Nghe đến đây, máu dê của Bảy Viễn trỗi dậy liền cam kết với nhóm bạn hữu từng chung chiến hào nơi chiến khu trở về chia nhau đi tìm bò lạc.

Bảy Viễn vốn là một tay đào hoa và thông minh, vừa đảo một vòng gian tài xỉu trở đã nhìn thấy một giaI nhân sắc nước hương trời, ăn mặc rất thời trang, bắt mắt đang tiến tới gian hàng tài xỉu gần đó. Người đẹp có khuôn mặt rạng ngời, thanh tú tuy tuổi đã xấp xỉ 40 nhưng vóc mình thon eo, ngực nở, mông tròn.

Nàng mặc áo dài màu khói nhang làm nổi hẳn lên màu đen mướt của chiếc quần lãnh đen.

Nàng bước tới gần như một định mệnh sắp bày của tạo hóa, Bảy Viễn càng thú vị được chiêm ngưỡng khuôn mặt trái xoan thanh tú, đôi mắt to, hàng mi dài, sống mũi cao, đôi môi mọng hình quả tim.

 Mặc cho kẻ si tình đang trồng cây si ngẩn ngơ bên cạnh, người đẹp dường như không hề quan tâm đến ai bên cạnh mình, một tay nàng mở ví đặt xấp tiền lên bàn vào những con số mà nàng yêu thích.

Bảy Viễn không bỏ qua cơ hội ngàn năm có một để tiếp cận con mồi và làm quen. Bảy Viễn nhỏ nhẹ đặt tiền vào con số bên cạnh mỹ nhân rồi sẵn dịp làm quen: “Tôi xin phép hưởng chút hên của bà…”.

Mỹ nhân không thèm nghe, không thèm nhìn cặp mắt si tình của Bảy Viễn, nàng đang căng mắt ngọc nhìn vào cái chén trên tay tên bông vụ lắc thật mạnh. Khi hết lượt đặt tiền, ả lắc bông vụ hạ tay xuống bàn để 3 con xúc xắc quay tít rồi dừng lại, sau đó là tiếng hô báo kết quả. Lần này không may, người đẹp bị thua.

 Bảy Viễn kiên trì thuyết phục người đẹp nuôi con số, biết đâu tái xuất giang hồ trở lại.

 Chẳng dè vận may đã về lại với người đẹp, được thể Bảy Viễn tấn công bằng một cam kết xã giao, nếu ván thứ ba thắng, xin mời người đẹp một chầu xã giao bên phía vũ trường đối diện.

 Đó là điểm hẹn của Tư Thiên cùng mấy người bạn Bảy Viễn, ai bắt được bò lạc nhanh nhất người thua sẽ chiêu đãi một chầu. Nào ngờ duyên số lại dành cho Bảy Viễn vận may mắn hơn tất cả mọi người khác.

 “Bò lạc” mà Bảy Viễn kéo từ sòng bạc qua là cô Hà Thị Tám, kế toán hãng thuốc lá MIC và cũng từ sau cuộc gặp hôm ấy trở thành người vợ thứ ba của Bảy Viễn.

Trước đó là cô Hai Lúa, cô Hoa. Sau này, trong cuộc truy lùng kho báu Bình Xuyên vào năm 1955 khi chính quyền Ngô Đình Diệm dẹp tan quân đội Bình Xuyên, nhiều người nhận định rằng, phần lớn kho báu Bình Xuyên nằm trong tay 3 bà vợ Bảy Viễn, số tiền vàng mà quân đội Quốc gia thu được tại Rừng Sác, chỉ là một phần bé nhỏ trong kho báu Bình Xuyên.

 Sự thật ra sao thì không ai biết vì sau đó Bảy Viễn được đưa sang Pháp định cư và mất vào năm 1970 tại Paris.

Sự thật về kho báu Bình Xuyên

Liên quan đến kho báu Bình Xuyên có hai thông tin trái ngược nhau và khác nhau rất xa về số lượng, diễn biến và tính chất ý đồ chính trị liên quan.

Chuyện xảy ra vào năm 1971, Tướng Dương Văn Minh (Minh Lớn) định ra tranh cử Tổng thống, lập tức trong Phủ Đầu Rồng dấy lên cáo buộc tướng Minh biển thủ tài sản cả thùng phuy vàng kho báu Bình Xuyên.

Tờ báo Hòa Bình lên tiếng đặt vấn đề cho rằng tướng Minh Lớn biển thủ số tiền Đông Dương, phuy vàng và kim cương trong kho báu Bình Xuyên. Sau đó tờ báo này phải đính chính vì thông tin sai sự thật.

Số là ngày 3/3/1956, Thiếu tướng Dương Văn Minh có họp báo nói về các chiến dịch miền Tây và sự hợp tác của Tướng Trần Văn Soái.

Tướng Minh cho biết trong chiến dịch Hoàng Diệu, đã tịch thu 20 kí vàng và 16 triệu rưởi bạc, số tiền này sẽ dùng để xây cất một Cô Nhi Viện Quốc Gia ở Thủ Đức theo quyết định của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Trong báo cáo của Tiểu đoàn hải quân trong chiến dịch Hoàng Diệu, Thoại Ngọc Hầu thanh tảo Bình Xuyên tại Rừng Sác năm 1955 do Tướng Minh làm tổng chỉ huy có đoạn: “Tiểu Đoàn cũng có chạm súng lẻ tẻ với tàn quân Bình xuyên trong những ngày cuối cùng của Chiến dịch Hoàng Diệu, nhưng đã tịch thu được một số tiền rất lớn của Bảy Viễn chôn dấu tại Rừng Sác.

Tiền nhiều quá phải dùng giang đĩnh thuộc Giang đoàn xung phong của Đại úy Nguyễn Kiên Hùng vận chuyển tiền tịch thu được ra tàu Hải quân ở ngoài sông Lòng Tàu.

Không biết Bộ Chỉ huy hành quân đem số tiền này đi đâu và chia chác ra làm sao.
Doanh trại, tổng hành dinh của Bảy Viễn
Doanh trại, tổng hành dinh của Bảy Viễn

Khi Đại Đội 3 (tôi: Thiếu uý Ngô Văn Định) báo cáo tìm được nơi chôn giấu tiền, thì các ông Đại tá Dương Văn Minh, chỉ huy chiến dịch, Thiếu tá Phạm Văn Liễu Tham mưu trưởng Thủy quân Lục chiến đã có mặt ngay tại địa điểm đào thấy tiền chứa trong mấy chục cái lu sành bằng cỡ như thùng xăng 200 lít.

Chấm dứt hành quân trở về hậu cứ, Tiểu đoàn có nhận được một ngân khoản, Đại úy Tiểu đoàn Trưởng đã chia đồng đều cho mỗi anh em là 47 đồng” .

Tiền loại 100 đồng Đông Dương có mệnh giá tương đương 1,200 Franc vào năm 1955. Mặt sau tờ bạc có in hình ba cô gái Việt- Miên-Lào.

Liên quan đến kho báu này, một ký giả chiến trường có ghi lại báo cáo Liên đoàn nhảy dù phát hiện kho báu như sau: “Trận đánh quyết liệt trong ngày cuối cùng của chiến dịch 23/10/1955, tất cả bộ chỉ huy Bình Xuyên đều bị bắt sống.

Khi chiếm Tổng hành dinh Bảy Viễn tại Rừng Sác, Đại đội nhảy dù của Trung úy Nguyễn Văn Tâm - Tiểu Đoàn số 1 tình cờ phát hiện một kho bạc lớn.

Một binh sĩ dùng báng súng đập vỡ vách một phòng (vách làm bằng ván ép) từ trong tuôn ra những gói vuông dài như gạch.

Lượm lên mới biết đó là nhưng gói bạc của Bảy Viễn chưa kịp gửi kho bạc. Cặp ngà voi dài trên thước rưỡi và một thùng kẽm.

Số bạc quá nhiều, vì thế Trung úy Nguyễn Văn Tâm gọi máy truyền tin báo cho Đại tá Tư lệnh Đỗ Cao Trí, lập tức Đại tá Trí gọi truyền tin cho Đại tá Tư lệnh chiến dịch Dương Văn Minh” .

Cho đến năm 2001, khi ông Dương Văn Minh qua đời, một số tướng lĩnh Việt Nam cộng hòa (VNCH) sống dưới triều đại Ngô Đình Diệm và Nguyễn văn Thiệu lại dấy lên diễn đàn về kho báu Bình Xuyên.

Bại tướng Nguyễn Chánh Thi trong cuốn “Việt Nam một trời tâm sự” kể lại: “Sáng ngày thứ 4, một toán thuyền và độ vài trăm người có súng đi ra với nhiều lá cờ trắng xin đầu hàng.

Tiếp theo là một chiếc tàu chở ông Hồ Hữu Tường và ông Trần Văn Ân, cố vấn của Lê Văn Viễn ra điều đình.

Trong toán này có Thiếu tá Tư Nhỏ trước kia ở Quân đội VNCH đào ngũ theo Bình Xuyên vì y là con rể của Bảy Viễn. Tư Nhỏ ra đầu hàng và tình nguyện đi chỉ chỗ vàng bạc chôn giấu của Bảy Viễn.

 Hắn ta nói: “Trước đây một toán Bình Xuyên 8 người cùng chiếc du thuyền của Bảy Viễn chở 6 thùng 200 lít đựng bạc và một thùng đựng vàng, hột xoàn đem đi chôn giấu. Khi chôn xong rồi thì 8 người ấy đều bị giết ngay và lấp xuống ở gần đó.

 Khi tình hình ở đây được hoàn toàn yên ổn, tôi được quan sát tận mắt sự đào hầm giấu tiền và các bộ mặt căng thẳng của Bộ Tư lệnh của Đại tá Dương Văn Minh và Trung tá Nguyễn Khánh mà đâm ra hoài nghi.

Trung tá Nguyễn Khánh lúc đó chơi trò “cao bồi”, hai tay cầm hai khẩu súng lục, miệng nói: Cấm không ai được đến gần đây cả! “Tiền!” Thật là khó coi? Chán mắt! Tôi lạnh lùng cho chiếc tàu của tôi trở về vị trí đóng quân, trong lòng tôi suy nghĩ miên man về thái độ cử chỉ của bọn họ. Tin ít mà ngờ nhiều.”

Câu chuyện về tài sản của Bình Xuyên được Tướng Thi kể lại có nhiều điểm khác với câu chuyện do Đại tá Nguyễn Văn Y, cựu Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc Gia, tường thuật lại dưới đây.

Vì thế, một câu hỏi đã được đặt ra: Phải chăng đây là 2 số tiền và vàng khác nhau? Về sau, ông Diệm cũng chỉ ra lệnh điều tra về số tiền và vàng mà Đại tá Y đã tìm được, chứ không nói gì đến số tiền và vàng mà Tướng Thi đã kể.

 Đại tá Nguyễn Văn Y, cựu Tổng Giám đốc Cảnh sát Quốc Gia kiêm Đặc ủy Trưởng Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo của VNCH đã tường thuật như sau: Lúc đó ông ta là Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu Trưởng Chợ Lớn, chỉ huy Tiểu Đoàn 184.

Vào khoảng tháng 5/1955, sau khi đánh đuổi quân Bình Xuyên chạy vào Rừng Sác, ông đã thả các nhân viên Phòng Nhì đi thăm dò ven rừng.

Các nhân viên này thấy một người đang ngồi câu cá trên một chiếc xuồng ở một khu vắng, dáng điệu rất khả nghi, nên bắt về thẩm vấn.

Sau nhiều cuộc tra hỏi, người này thú nhận anh ta là một cận vệ của Bảy Viễn, được phái ở lại giữ hai thùng phuy vàng và bạc đã phải nhận chìm xuống nước trước khi chạy trốn. Ông đã cho thợ lặn xuống tìm nhưng không thấy.

Nhân viên Phòng 2 tiếp tục thẩm vấn, người này quả quyết nơi anh ta làm dấu đúng là nơi đã nhận 2 thùng phuy xuống.

 Thấy thái độ quả quyết của anh này, ông cho thợ lặn xuống mò một lần nữa, nhưng trong một phạm vi rộng hơn.

Quả nhiên, thợ lặn đã vớt được hai thùng này cách xa nơi đánh dấu khoảng 100 thước, vì bị nước cuốn trôi đi. Đây là thứ thùng phuy đựng dầu xăng loại 200 lít. Kiểm tra cho thấy một thùng đựng bạc giấy, còn một thùng đựng vàng.

Bạc giấy toàn là loại 500$, được gói trong những bao nilon nhỏ, có nhiều bao bị nước thấm ướt. Ông bảo nhân viên đem số bạc ướt phơi khô rồi đưa tất cả đi nạp vào ngân khố.

Còn thùng vàng được chở đến giao cho Đại tá Dương Văn Minh, Quân Trấn Trưởng Sài Gòn.

 Tướng Nguyễn Khánh, lúc đó là Trung tá Chỉ huy Phó của Đại tá Minh, cho biết số vàng này khi giao nạp đã được bỏ vào trong hai cái rương, nhưng rồi sau đó không còn nghe Dương Văn Minh nói gì về số vàng này.

Ông Diệm đã ra lệnh cho Thẩm phán Lâm Lễ Trinh, Biện lý Tòa sơ thẩm Sài Gòn, và Thiếu Tá Mai Hữu Xuân, Giám Đốc An Ninh Quân Đội, mở cuộc điều tra vụ này.

Tướng Minh đã sừng sộ và giận dữ nói rằng, ông Diệm là người bội bạc, ông đã giúp ông Diệm đánh dẹp Bình Xuyên mà còn hỏi cái gì.

Bản báo cáo hai trang của Đại tá Mai Hữu Xuân chỉ xác nhận số vàng Tiểu khu Chợ Lớn tịch thu được đã giao cho Đại tá Dương Văn Minh cất giữ và đề nghị nên đem ra chia nhau.

Thực tế Kho tàng Bình Xuyên, theo nhận định của rất nhiều người có thể chia làm 4 phần: Kho tàng do 3 bà vợ chính thức của Tướng Bảy Viễn nắm giữ.

Ðó là bà Lúa, con gái Hội đồng Ðống ở làng Ða Phước, bà Hà Thị Tám, nguyên Thư ký kế toán hãng thuốc lá MIC và bà Hoa; một phần là số tiền Đông Dương chôn giấu, mà Đệ nhất Tiểu đoàn Bộ Binh Thủy quân Lục chiến phát hiện ra; một phần nữa là số tiền Đông Dương và vàng do Liên đoàn Nhảy dù phát hiện, trong đó có cặp ngà voi khổng lồ rất quí giá, sau này trưng bày tại phòng Khánh tiết Dinh Độc Lập. Phần tài sản cuối cùng là vàng, kim cương và tiền Đông Dương do Trung tá Bảy Môn chôn giấu, tẩu tán.
Theo pntoday
 Bảy Viễn : Cuộc đời ngang dọc 


image
 

1- Mở bài

Bảy Viễn vào đời bằng một chuỗi tiền án không mấy vẻ vang gì, từ trộm vặt, hành hung người, rồi ăn cướp có vũ khí. Cuộc đời giang hồ vào tù ra khám, vượt ngục. Chữ nghĩa không có, thời thế đưa đẩy lên địa vị một tướng lãnh, nắm giữ bộ máy cảnh sát công an đô thành Sài Gòn Chợ Lớn. Một tướng cướp lại đóng vai trò người đi bắt cướp, giữ an ninh Đô thành, thì thật là quá mĩa mai cho một thời nhiễu nhương của người Việt.
 

image



2/- Vụ cướp tiệm vàng Kim Khánh
Năm 1942, Bảy Viễn với người bạn giang hồ là Mười Trí, lên kế hoạch đánh cướp tiệm vàng Kim Khánh, tại một nơi buôn bán ồn ào náo nhiệt trên đường Trần Hưng Đạo. Bảy Viễn giả làm ông chủ tiệm vàng giàu có ở Cần Thơ, dùng yếu tố bất ngờ, với khẩu súng Colt để cướp vàng và tiền bạc.

Theo kế hoạch, tài xế và Mười Trí đậu chiếc xe Huê Kỳ sang trọng trước tiệm vàng. Mười Trí giữ nhiệm vụ ra dấu hiệu để liên lạc và bảo vệ. Một đàn em giả làm dân dạo phố ngồi ở ngã tư, ra dấu làm hiệu, khi cảnh sát gác đường ra về đổi phiên.
Trưa hôm đó, chiếc xe Huê Kỳ bóng láng ngừng trước tiệm vàng Kim Khánh. Bảy Viễn oai vệ trong bộ đồ lớn màu hột gà, cà vạt đỏ, kiếng gọng vàng, nón Fletcher, giày 2 màu, xách cạt táp da, miệng ngậm xi gà, bước vào giở nón chào chủ tiệm:


- “Tôi định lên sớm, nhưng kẹt hai chiếc bắc Cần Thơ và Mỹ Thuận, nên giờ mới tới. Trưa trờ trưa trật rồi, bà chủ thông cảm cho”.
Bảy Viễn kéo tay áo xem giờ, để lộ chiếc đồng hồ Omega vàng, nói : “Kém 15 phút đầy 12 giờ, bà chủ chưa nghỉ trưa sao ?”



Bà chủ nhìn Bảy Viễn, nhìn ra chiếc xe Huê Kỳ, biết là khách sộp, tươi cười đáp :
- “Đúng 12 giờ, tiệm đóng cửa, ăn cơm và nghỉ trưa, nhưng có khách từ lục tỉnh lên, chúng tôi vui lòng đón tiếp, quá 12 giờ cũng không sao”.
Bảy Viễn trao danh thiếp : “Đây là tiệm vàng của tôi, mới khai trương hồi tháng trước, nhờ trời thương, làm ăn khá nên chuyến nầy lên Sài Gòn bổ hàng. Nghe các đồng nghiệp nói tiệm Kim Khánh là nơi đáng tin cậy, nên tôi tới làm quen”.


Bà chủ mời xem hàng trong tủ kiếng. Khi thấy Mười Trí dùng tờ báo xếp làm tư, quạt phe phẩy ra hiệu, cho biết cảnh sát đã rời ngã tư đi đổi gác, thì lập tức, Bảy Viễn dằn khẩu “colt đuôi” trên mặt kiếng và nói : “Không được la ! Hễ la là chết tức khắc”. Tất cả vàng trong tủ kiếng được dồn hết vào cặp da. Chiếc xe phóng nhanh đến ngã tư mới nghe tiếng bà chủ la làng. Chỉ trong 10 phút là xe đã ra tới mũi tàu Phú Lâm.
Phấn khởi trước thắng lợi quá dễ dàng, Bảy Viễn rủ Mười Trí ăn hàng xuởng mộc Bình Triệu.



3/- Cướp xuởng mộc Bình Triệu


Xưởng mộc Bình Triệu là nơi chuyên đóng ghế salon danh tiếng nhất Sài Gòn. Chủ là một người Tàu Chợ Lớn. Buổi tối chỉ có người tài phú ngủ lại xưởng, giữ số tiền chờ gởi nhà băng vào cuối tuần.
Sáu giờ chiều ngày 8/9/1942, Bảy Viễn và quân sư Mười Trí cùng hai tên đàn em là Ba Rùm và Tư Nhị, lên chiếc xe lộng lẫy mô đen mới sau cùng, vừa chạy hết “rô đai”, do một đại xì thẩu Chợ Lớn là Trần Tăng cho mượn.


Xe vượt qua cầu Bình Lợi đến thẳng xuởng mộc Bình Triệu. Khi tài phú người Tàu mở cửa cổng, thì tức khắc, Bảy Viễn kè sát tên Tàu, ấn mạnh khẩu colt đuôi vào ba sườn hắn, nói :
- “Tao tới đây mượn tiền ông chủ mầy, xài tạm trong cơn túng quẩn, muốn sống thì vô nhà mở tủ đưa hết tiền cho tao”.


Tư Nhị theo sát Bảy Viễn, quơ hết mớ bạc trong tủ bỏ vào túi kaki, trong khi đó, Mười Trí quan sát động tịnh bên ngoài. Trước khi rút, Bảy Viễn ra lịnh : “Mầy không được la làng, chờ cho xe tao đi xa rồi mới đuợc phép la, nghe chưa !”.


Khi xe đang ở giữa cầu Bình Lợi, thì phía sau có đèn pha xe hơi chớp sáng. Ba Rùm quay lại. Đèn pha mỗi lúc một tới gần. Ba Rùm la lên : “Thằng Tây trên xe nó bật đèn pha xin qua mặt xe mình đó anh Bảy”. Bảy Viễn nhấn ga, chiếc xe phóng nhanh, không cho qua mặt. Hai chiếc xe cứ lao hết tốc độ như cuộc đua chạy nước rút.
Trời bỗng chớp nhoáng, mấy tiếng sấm, rồi mưa bắt đầu rơi. Chiếc xe sau vẫn bám sát.


Mười Trí nói :
- Trời mưa, đường trơn, thôi cho nó qua mặt đi.
Bảy Viễn cự lại :
- Không được. Cho nó qua, nó sẽ báo cho đồn Bà Chiểu truy bắt tụi mình.


Bổng Mười Trí giật mình. Trước mặt là một chiếc xe bò, cà rịch cà tang đi sát lề, theo sau là chiếc thổ mộ (Xe ngựa). Thế rồi thổ mộ vượt qua xe bò. Con đường đã hẹp lại không có chỗ cho xe hơi vượt qua. Mười Trí toát mồ hôi lạnh khi thấy Bảy Viễn vẫn miết ga 120km/giờ. Vừa lúc xe thổ mộ qua mặt xe bò, rồi nép vào lề mặt, chiếc xe của Bảy Viễn vượt qua như ánh chớp. Mọi người thở phào, nhẹ nhõm. Chưa hết gian nan. Khi tới cầu Băng Ki, Bảy Viễn thình lình chặt cua, quẹo qua ngã ba Cây Thị để sửa lưng thằng Tây, cắt đuôi nó, thế nào nó cũng ngon trớn chạy thẳng.


Do quẹo gấp mà không bớt ga rà thắng, lại gặp đường trơn, chiếc xe sàng qua sàng lại rồi đâm đầu xuống ao cá vồ bên đường. Không thể kéo chiếc xe lên được. Mười Trí thở dài : “Thôi, chỉ có nước ôm tiền về nhà, sáng mai mướn xe kéo nó lên, o bế cẩn thận rồi trả lại cho Trần Tăng. Thế là cả nhóm bao một cuốc xe ngựa về nhà Bảy Viễn.

Cảnh sát truy ra chủ xe là Trần Tăng. Thế là cả nhóm bị tóm. Ra toà mỗi người lãnh 12 năm tù khổ sai, đày đi Côn Đảo. Riêng Bảy Viễn, cộng thêm 8 năm còn thiếu do vụ vượt ngục trước kia, thành 20 năm.

4/- Vài nét về Bảy Viễn
 
 

image




Bảy Viễn là một tướng cướp lừng danh trước năm 1945. Về sau, theo Việt Minh chống Pháp, rồi ly khai Việt Minh về hợp tác với chính phủ quốc gia của quốc trưởng Bảo Đại. Bảy Viễn, thủ lãnh Bình Xuyên chống chính phủ Ngô Đình Diệm, bị dẹp tan năm 1955. Bảy Viễn chạy sang Pháp lánh nạn và mất năm 1970.
Lê Văn Viễn sinh năm 1904 tại Phong Đước, quận Cần Giuộc, tỉnh Chợ Lớn. Cha là Lê Văn Dậu, người Tàu gốc Triều Châu. Bảy Viễn học hết tiểu học trường làng rồi đi bụi đời, học võ, học gồng. Mình xâm hình con rồng màu đỏ ở lưng, đầu rồng ở sau cổ, đuôi rồng xuống tới hậu môn. Hai vai, xâm hình đầm ở truồng, đầu rắn xâm ở đầu dương vật. Vì xâm mình rất đau, dùng kim đâm cho chảy máu rồi lấy mực tàu trét vào, cho nên những người chịu nổi thì thuộc về tay anh chị. Người cao 1,7 m.


Bảy Viễn lập băng đảng, nổi danh là tay anh chị chợ Bình Đông, bảo kê các trường đá gà, rồi đứng bến xe lục tỉnh.
- Năm 1921, bị tù lần đầu 20 ngày về tội ăn cắp xe đạp.
- Năm 1927. bị tù 2 tháng vì hành hung ông chủ, khi giữ chân gác sòng bài cho ông.
- Năm 1936. Ngày 28/8/1936, bị kết án 12 năm khổ sai, đày đi Côn Đảo về tội cướp tiệm vàng ở Giồng Ông Tố, thu được số tiền rất lớn là 6,000$. (Hồi đó, 1 đồng bạc mua được 5 giạ gạo).
image
Bảy Viễn Tướng Bình Xuyên

- Ngày 8/2/1940, ở tù được 4 năm thì vượt ngục lần thứ nhất về đất liền. Như vậy còn thiếu 8 năm, nên được cộng thêm vào án 12 năm trong vụ cướp xưởng mộc Bình Triệu.

5/- Cuộc vượt ngục lần thứ hai


Tù Côn Đảo chỉ có một phương tiện duy nhất là bứt mây rừng, đốn cây kết bè, chờ đến mùa gió chướng, thổi từ biển vào đất liền, rồi thả bè cho trôi theo chiều gió. Trong lịch sử vượt ngục Côn Đảo không tới 10 cuộc thành công.


Tù nhân được điểm danh mỗi ngày. Các bãi biển thả bè hướng về đất liền, luôn luôn được canh giữ cẩn mật, bởi những phạm nhân sắp mãn hạn tù, được cử làm “trật tự” chờ đợi ngày về Sài Gòn, ra khám.


Hơn nữa, vùng biển Côn Đảo có rất nhiều cá mập, ít có chiếc bè nào dám vượt qua mũi Cá Mập cả. Gian nan và nguy hiểm chập chùng trên đường vượt biển. Lắm khi giông bão nổi lên, cuốn bè trôi mất phương hướng, thay vì vào ven biển đất liền thuộc các tình miền Nam, lại trôi ngược lên tận đảo Hải Nam của Trung Hoa. Người chết vì đói và khát. Côn Đảo cách Vủng Tàu 120km.


Trong chuyến vượt ngục lần thứ hai nầy, trên bè có Mười Trí, Bảy Viễn, Tư Nhị và Năm Bé. Trước cảnh đồng hội đồng thuyền, sống chết trên biển, các tay giang hồ liền nhớ đến chuyện Đào viên kết nghĩa của bộ ba Lưu, Quan, Trương trong chuyện Tàu, nên đồng ý kết nghĩa huynh đệ giang hồ, có phước cùng hưởng, có họa cùng chia.



Trời hôm đó sáng rở, biển lặng, đúng giờ hoàng đạo, mỗi người tiểu chung vào một cái ca, lấy nước tiểu thay máu đào uống vào, kết nghĩa anh em theo kiểu tù vượt ngục. Mười Trí sinh năm 1903 làm đại ca, Bảy Viễn sinh 1904, làm nhị ca, tam ca là Năm Bé và em út là Tư Nhị.

6/- Đánh cướp chủ đồn điền Dầu Tiếng

Một hôm, đàn em Bảy Viễn báo cáo tình hình, tên giám đốc đồn điền cao su Dầu Tiếng, hàng tuần đều đến nhà băng lấy tiền về trả lương cho thầy, thợ.


Theo kế hoạch, Bảy Viễn đi mướn chiếc xe Huê Kỳ và đích thân lái. Mười Trí giữ vai cận vệ. Đúng giờ G sáng thứ bảy, Bảy Viễn cho xe đậu sát chiếc xe của Tây giám đốc đồn điền, rồi xách cặp da vào ngồi ở ghế chờ đợi, dành cho khách hàng, mở sổ sách ra giả vờ tính toán mà cặp mắt luôn theo dõi thằng Tây.


Khi tên giám đốc ôm tiền bước ra khỏi cửa nhà băng, thì Mười Trí chồm qua xe hỏi mượn bật lửa châm thuốc. Người tài xế vô tình mò tìm bật lửa, thì nhanh như cắt, Mười Trí dùng cạnh bàn tay chém vào gáy, làm tên tài xế bất tĩnh, gục xuống. Bảy Viễn chờ cho thằng Tây đến bên cửa xe mới tấn công. Một gói ớt bột đập ngay vào mắt, tên giám đốc tá hỏa, buông va li tiền và ôm mặt.


Nhanh tay, Bảy Viễn chụp túi bạc liệng lên xe rồi nhảy lên đạp ga vọt nhanh. Mọi việc xảy ra quá nhanh nên không nghe có ai la làng cả.


Bảy Viễn về đến sào huyệt cả tuần lễ, thì vụ cướp táo bạo giữa ban ngày mới được báo chí bàn tán xôn xao. Các phóng viên đồng ý với nhau rằng, kiểu cướp phóng xe Hoa Kỳ là sở trường của Bảy Viễn.


Sáng hôm đó, xe đạp Mười Trí cán đinh nên phải ghé lề đường vá xe. Thình lình, một xe chở đầy lính lướt qua, Mười Trí biết bị lộ, nên vọt thẳng xuống Sài Gòn. Bảy Viễn đang ngồi đánh bài thì được tin báo, xuống xuồng bơi qua sông thoát hiểm. Nhưng sau đó, bị bắt nguội và lại bị kết án đày đi Côn Đảo một lần nữa, là lần thứ ba.


Ở đảo, nhờ Ba Rùm giúp đở, nên Bảy Viễn và Mười Trí vượt ngục lần thứ ba.


Khi về tới đất liền thì tình hình chính trị thay đổi nhanh chóng, Nhật Hoàng tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô điều kiện. Bọn Nhật ở Đông Dương buồn rầu hơn bố chết, nhiều sĩ quan, Harakiri, tự mổ bụng tự tử.
Theo báo chí, thì quân đội Anh-Ấn tước khí giới quân Nhật ở miền Nam, quân của Tưởng Giới Thạch do tướng Lư Hán chỉ huy, tước khí giới Nhật từ vĩ tuyến 16 trở lên Hà Nội. Thừa lúc Nhật bị tước khí giới, người Pháp còn bị Nhật giam, Việt Minh cướp chánh quyền, tuyên bố độc lập vào ngày 2/9/1945. Trong khi đó, quân đội Pháp từ Calcutta và Bombay, Ấn Độ, đang trên chiến hạm trực chỉ Sài Gòn để tái chiếm lại Nam Kỳ từ tay người Nhật.


Bảy Viễn dốt về chính trị, không biết nên ngã về phía nào, theo Việt Minh hay Pháp, cho nên áp dụng “nắng chiều nào, che chiều đó”, rồi quyết định mua súng, lập bộ đội. Súng đạn tụi Nhật rẻ như bèo, dại gì đem nạp cho quân Anh-Ấn.
Ngày 5/10/1945, tướng Pháp Leclerc đến Tân Sơn Nhất, sau khi chiến hạm Triomphant chở đầy lính cập bến Sài Gòn. Tướng Leclerc tuyên bố, Pháp sẽ quét sạch Việt Minh trong 3 tuần lễ. Quân Pháp bắt đầu đánh chiếm Biên Hòa, Thủ Dầu Một, Tân An, Mỷ Tho. Ủy viên quân sự Trần Văn Giàu cho các đơn vị vũ trang rút ra ngoại ô, tổ chức đánh du kích.



Thực dân Pháp bắt đầu chiến dịch truy tìm những thành phần theo Việt Minh và những nhóm anh chị giang hồ, đầu trộm đuôi cướp, vì thế, Bảy Viễn phải ra bưng.
 

image
Nữ quân Bình Xuyên

7/- Bộ đội Bình Xuyên


Bình Xuyên là tên của một ấp thuộc làng Chánh Hưng, quận Nhà Bè. Sau năm 1945, Bình Xuyên chỉ một lực lượng của dân giang hồ Nam Bộ, mà người đứng đầu là Ba Dương. Ba Dương (Dương Văn Dương) đang “đứng bến” tại bến xe Sài Gòn-Tây Ninh-Nam Vang (Phnom Penh), thì Pháp ban hành tình trạng khẩn cấp, hốt hết những “phần tử nguy hiểm” gồm Cộng Sản và dân giang hồ, nên phải chạy về ẩn trốn ở quận Cần Giuộc.


Ba Dương bị bọn chỉ điểm bắt về quận. Chủ quận là tay gian ác, buộc Ba Dương phải uống hết một chùm tóc rồi mới được thả. Tóc vô người, phá nát bộ tiêu hóa rồi chết lần chết mòn. Thời may, Ba Dương có một đệ tử trung thành trong quận, lãnh về thuốc men chữa trị nên sống sót.


Ba Dương quy tụ đàn em và đám giang hồ bị rượt đuổi, lập căn cứ tại ấp Bình Xuyên và theo Việt Minh chống Pháp. Mười Trí là bạn giang hồ của Ba Dương, nên cả bọn Bảy Viễn gia nhập bộ đội Việt Minh ở Bình Xuyên. Bảy Viễn giữ chức chỉ huy phó.


Khi Ba Dương bị Tây bắn chết, được VM phong chức thiếu tướng đầu tiên ở miền Nam. Bảy Viễn có tham vọng muốn lên thay Ba Dương làm chỉ huy trưởng, nhưng bị cán bộ VM ngăn chận, nên không thành. Lãnh đạo kháng chiến Nam Bộ là Thiếu tướng Nguyễn Bình, tên thật là Nguyễn Phương Thảo, em kết nghĩa với tướng cướp, nhà văn Sơn Vương Trương Văn Thoại.
Nguyễn Bình, một mặt muốn giữ lực lượng của Bảy Viễn theo VM, một mặt tách rời Bảy Viễn ra khỏi quyền lực, bằng cách phong chức Tư lịnh phó khu 7 cho Bảy Viễn.
image
Tướng Nguyễn Bình
Vì không được tin dùng, và do sự móc nối của tên trung tá phòng nhì Pháp Savani, nên Bảy Viễn mang 2 đại đội về hợp tác với quân đội Pháp, và được thăng chức Đại tá.



8/- Con lộ 15Hồi đầu kháng chiến, con đường Sài Gòn-Vủng Tàu dài 125km bị phá hủy nặng nề. Bị cuốc trốc lớp nhựa, cào bỏ đá xanh rồi trồng tre lên. Qua vài mùa mưa, tre mọc xanh um. Những nơi chưa kịp trồng tre, thì cây cối bị đốn ngã chụm vào nhau, con đường 15 biến mất. Cầu sắt hay cầu xi măng gì cũng bị phá sập hết. Chiếc cầu dài nhất trên tuyến đường là cầu Cỏ May bị sập nhịp giữa.




image
Đại tá Bảy Viễn được tướng Pháp De la Tour giao nhiệm vụ giải tỏa con đường nầy. Công binh Pháp xây cầu, làm đường tới đâu, thì quân Bình Xuyên đóng đồn bót giữ an ninh tới đó. Công việc giải tỏa con đường bắt đầu từ thời tướng De la Tour, kéo dài qua thời tướng Chanson và hoàn thành ở thời tướng Bondis, như thế là mất 3 năm.


image

 

Tướng Bondis vô cùng mừng rở khi công tác giải tỏa hoàn thành, và đề nghị Bảo Đại phong cho Bảy Viễn lên chức Thiếu tướng.

9/- Lót tay mua lọng

- Quân sư Huỳnh Đại : Một đêm đi cao lâu, Bảy Viễn gặp lại ân nhân, thuở xưa đã giúp đỡ trong khi mãn tù nghèo đói, lang thang, đó là Huỳnh Đại, một thương gia người Tàu có máu Mạnh Thường Quân, hiện làm chủ nhà hàng Đại La Thiên, sang trọng nhất nhì trong Chợ Lớn. Lịch sử Huỳnh Đại cũng tương tự như của chú Hoả, Hui Bon Hoa. Từ tay trắng làm nên sự nghiệp.
Cả hai, tay bắt mặt mừng, kéo nhau vào mở Sam banh chuyện trò tâm sự.

Huỳnh Đại gợi ý làm ăn : “Chức thiếu tướng coi thì oai thiệt, nhưng không bằng nhà kinh doanh. Tôi khuyên chú em nhân lúc có tướng, có quyền, nhảy ra thương trường, phát tài mau hơn.”


Bảy Viễn đáp lại : “Với Đại Thế Giới, mỗi ngày vô két nửa triệu bạc đủ rồi, đại ca còn bày vẽ chi nữa cho mệt”.
 


image

 

Huỳnh Đại cười, nói : Chuyện làm ăn gặp thời thì phải bung ra, nên nhớ, đời người chỉ có một thời mà thôi. Chú em hãy noi gương Chú Hỏa, với số vốn bạc tỷ, chú em có thể mua nhà băng, mua bán nhà cửa, một vốn bốn lời. Mình chỉ cách chú làm ăn, nhưng trước hết phải tìm người đỡ đầu. Có bao giờ chú em liên hệ với cựu hoàng Bảo Đại, nay là quốc trưởng chưa ?”

Bảy Viễn giật mình : – Chưa, tôi chưa bao giờ nghĩ tới, người ta ở trên cao còn mình ở dưới thấp làm sao mà vói tới được”.

Huỳnh Đại tiếp : – Cao thì cao, nhưng ông ta cũng vẫn cần tiền, vì một người ăn xài như vua, mà nay lương bổng hàng tháng thì làm sao cho đủ ? Chú mầy nên trích ra một số tiền hoa hồng hàng tháng, gởi cho cựu hoàng, gọi là giúp vào quỹ xã hội của ông ta. Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn. Sách có câu “thọ tài như thọ tiễn”, cựu hoàng sẽ có cách báo đáp xứng đáng”.
 

image
Quốc Trưởng Bảo Đại ở Hồng Kông và Pháp


- Nghĩa đệ của Bảo Đại : Nghe lời Huỳnh Đại, tướng Bảy Viễn tìm cách liên hệ với Bảo Đại, nhưng lót tay không phải là chuyện dễ. Bảy Viễn ra lịnh cho hai anh em quân sư là Lai Hữu Tài và Lai Hữu Sang lập hồ sơ về Bảo Đại…. Đọc xong lý lịch, Bảy Viễn quyết định lót tay Bảo Đại để có chiếc lọng che thân phòng khi bất trắc.
Bảy Viễn nhờ bào đệ của Bảo Đại là Vĩnh Cần làm trung gian cho biết, Bảy Viễn sẽ ủng hộ quốc trưởng mỗi tháng 240,000$.



Đầu năm 1954, Bảo Đại nhận Bảy Viễn là “nghĩa đệ” khi Bảy Viễn giúp 500,000 đô la Mỹ để Bảo Đại gởi qua Hồng Kông cho cô bồ Tàu lai Tây, tên Hoàng Tiểu Lan (Jenny Woong), đã có con gái với Bảo Đại, tên Nguyễn Phúc Phương Ân.
Bảy Viễn được giao phụ trách cảnh sát công an Sài Gòn Chợ Lớn.
 


image

 
Bảy Viễn mở rộng Đại Thế Giới (Casino Grand Monde), Kim Chung (Tiếng chuông vàng – Casino Cloche d’Or), được báo chí Pháp ca ngợi hết lời : “Một thành phố trong một thành phố”. Đại Thế Giới gồm gian hàng cờ bạc, 2 rạp chiếu bóng, 3 rạp cải lương, Tiều Quảng, vũ trường. Đại Thế Giới có 3 chi nhánh, một ở đường Camette, 2 ở trong Chợ Lớn.
Thủ tướng Trần Văn Hữu không ký Quyết định mở rộng Đại Thế Giới, nhưng Bảo Đại ký.

10/- Chọn Tham Mưu Trưởng cho Quân Đội Quốc Gia Việt Nam


image
Phan Văn Giáo & Bảo Đại ở phi trường Đà Lạt 1949

Bảo Đại mời một số chính khách lên biệt điện Đà Lạt để bàn thảo về việc chọn một Tham Mưu Trưởng cho QĐ/QG/VN. Trong các nhân vật được quốc trưởng đề cử, có tên Bảy Viễn. Thủ hiến Trung phần, dược sĩ Phan Văn Giáo, là người đả kích Bảy Viễn hơn ai hết. Không may cho ông, là ông chê bai Bảy Viễn trước mặt đại diện Lai Hữu Sang. Tư Sang điện khẩn vụ việc, báo cáo cho Bảy Viễn.


Bảy Viễn tức sôi máu, nhảy lên chiếc Jaguar, loại xe đua mới xuất xưởng, chạy một mạch lên Đà Lạt. Con đường có nhiều đèo cao, vòng vèo, kế bên vực thẩm, ở những khúc cua có những cái am nhỏ bên đường, để cúng cô hồn những người tử nạn, nhưng xe vẫn miết ga. Đến khách sạn Langbian, nơi có quan khách đến ở dự phiên họp với quốc trưởng, Bảy Viễn lớn tiếng hỏi Tư Sang :
- Thằng chó đẻ Phan Văn Giáo là thằng nào mà dám nói xấu Bảy Viễn nầy ?
 


image
Bảo Đại 


Một người bồi nhanh chân báo động, Phan Văn Giáo dông ra cửa sau, đón taxi lên biệt điện cầu cứu với Bảo Đại. Bảy Viễn và Tư Sang phóng xe lên biệt điện. Phan Văn Giáo trốn biệt. Bảo Đại phải đứng ra dàn xếp. Dù chết hụt, nhưng Phan Văn Giáo vẫn tiếp tục công kích Bảy Viễn :


- “Không hiểu quý ngài nghĩ thế nào, chớ riêng tôi, tôi cảm thấy vô cùng xấu hổ nếu một tướng cướp được chọn để giao chức Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Quốc Gia Việt Nam. Trước đây, Đại Thế Giới do ông Lâm Giống, người gốc Ma Cau thầu khai thác. Để buộc Lâm Giống phải giao Đại Thế Giới lại cho mình, Bảy Viễn không ngần ngại sai đàn em ném lựu đạn vào sòng bạc Kim Chung, làm thiệt mạng 60 người. Rồi còn bắt cóc những người trong ban giám đốc để tống tiền.
 


image
Bảy Viễn


Các ngài có biết không, khi nhậm chức cầm đầu ngành cảnh sát công an Sài Gòn Chợ Lớn, Bảy Viễn liền cho lập xóm Bình Khang, một nhà chứa khổng lồ hoạt động công khai, phục vụ binh sĩ”.
Phan Văn Giáo là người xu nịnh Bảo Đại, đã gả em vợ tên Lê Thị Phi Ánh cho Bảo Đại làm thiếp.
image
TT Diệm cùng tướng Bảy Viễn


11/- Thủ tướng Ngô Đình DiệmQuân đội Pháp ngày càng thua trên các mặt trận, Bảo Đai qua Pháp, gọi là để theo dõi thời cuộc, cho rằng số phận VN sẽ được giải quyết tại bàn hội nghị giữa các cường quốc. Hoa Kỳ thuyết phục Bảo Đại chấp thuận cho Ngô Đình Diệm làm thủ tướng. Bảo Đại không ưa gì ông Diệm, nhưng tình thế bắt buộc nên phải đồng ý.


image

 

Ba Tướng đối lập với ông Ngô Đình Diệm : Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Văn Hinh, và Lê Văn Viễn (thủ lĩnh Bình Xuyên) đang diễn mua chuộc HHHG tại Dinh Độc Lập
Bảy Viễn lúc nào cũng theo dõi, nghe ngóng về Bảo Đại, vì đó là cái lọng che chở cho Bình Xuyên, cho cái ghế ngồi vững chắc của ông ta.


Ngô Đình Diệm về nước vào tháng 6 năm 1954. Thủ tướng Diệm dẹp Đại Thế Giới và Kim Chung, làm cho Bảo Đại và Bảy Viễn bất mãn, vì đó là cái túi tiền của cả hai. Trung tá Phòng Nhì Pháp, Savani cho Bảy Viễn biết, là ông Diệm quyết tâm dẹp các lực lượng vũ trang của các giáo phái và đảng Đại Việt ở miền Trung.
12/- Bình Xuyên tấn công quân chính phủ Ngô Đình Diệm
 
 
image




- Thành lập Mặt Trận Quốc Gia Toàn Lực : Khi thủ tướng Diệm đóng cửa Đại Thế Giới và Kim Chung, thì Bảo Đại và Bảy Viễn nhất quyết đánh ông Diệm. Mặt Trận Quốc Gia Toàn Lực (MTQGTL) quy tụ lực lượng vũ trang của các giáo phái, gồm Cao Đài, Hòa Hảo, Thiên Chúa và Bình Xuyên, để chống chính phủ Ngô Đình Diệm.
Bình Xuyên chỉ có 3 tiểu đòan. Năm Lửa Trần Văn Soái, Hòa Hảo, gởi 1 tiểu đoàn, Cao Đài biệt phái 1 tiểu đoàn, tướng Nguyễn Văn Hinh chi viện 1 tiểu đoàn lính Dù, như vậy MTQGTL có 6 tiểu đoàn.



Ngày 9/5/1955, Bảo Đại đánh điện triệu tập ông Diệm sang Pháp, nhưng ông không đi và tiến hành việc triệt hạ lực lượng vũ trang của các giáo phái.
12/2. Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ đảo chánh Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Theo lịnh của Bảo Đại, tướng Nguyễn Văn Hinh rời VN vĩnh viễn, và phải trao quyền Tổng Tham Mưu Trưởng QĐ lại cho Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ.


Trong hồi ký “Việt Nam nhân chứng”, tướng Trần Văn Đôn thuật lại như sau :
“Nguyễn Văn Vỹ hấp tấp họp báo, tuyên bố rằng quân đội cùng ông đảo chánh Ngô Đình Diệm. Thiếu tướng Lê Văn Tỵ, tướng Trần Văn Đôn, Nguyễn Hữu Có, Dương Văn Đức được gọi đến. Thiếu tướng Lê Văn Tỵ hỏi :


- Các anh đang làm gì đó ?
Trung tướng Nguyễn Văn Vỹ trả lời : – Tôi làm đảo chánh.
- Anh lấy gì để làm đảo chánh ?
- Quân đội.
Tướng Lê Văn Tỵ lột sao trên vai của mình để xuống bàn, nói :
- Tôi lột lon trả lại cho anh. Tôi không theo anh đâu !” (Hết trích)
 

image
Tướng Lê Văn Tỵ
oOo


Nhị Lang, tên thật là Thái Lân, một nhà văn, nhà cách mạng lão thành, cố vấn chính trị và là người phát ngôn của thiếu tướng Trịnh Minh Thế, kể lại vụ việc như sau :
“Khi tôi tới nơi khoảng 6 giờ chiều, chúng tôi bắt gặp một số sĩ quan khoảng 50 người đang ngồi chật phòng khách, tầng dưới của Dinh Độc Lập. Trên lầu, tôi thấy Lê Văn Tỵ đang ngồi trong phòng khách với một sĩ quan mà tôi không biết tên.



Thấy hơi lạ, vì tại sao thủ tướng Diệm lại tiếp khách một lượt đông sĩ quan như thế ? Tôi bèn nhờ Đại úy tùy viên Tạ Thành Long kín đáo dọ xét tình hình, thì được biết, hồi chiều nầy, tướng Nguyễn Văn Vỹ thừa lịnh Bảo Đại, tước binh quyền trong tay Thiếu tướng Lê Văn Tỵ. Và tướng Tỵ bị các sĩ quan “áp giải” theo họ vào Dinh Độc Lập để tước đoạt nốt quyền lãnh đạo chính phủ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Như thế có nghĩa là số 50 sĩ quan nầy đã đồng loã với tướng Vỹ, kéo vào Dinh Độc Lập, lấy số đông bao vây và áp đảo ông Diệm.


Xin nhắc lại, Bảo Đại đã không những triệu hồi Ngô Đình Diêm sang Pháp mà còn đòi cả Lê Văn Tỵ phải bỏ nhiệm vụ đi theo. Mặt khác, Bảo Đại còn phong cho trung tướng Nguyễn Văn Vỹ làm Tổng Tư Lịnh QĐ/QG/VN.

Lúc đó, Nhị Lang chỉa súng vào tướng Vỹ và lột lon ông ta. Trần Trung Dung bèn báo cáo, và Ngô Đình Nhu kéo tướng Vỹ vào phòng.

Nếu không có hành động phi thường, nhanh trí và quyết định chớp nhoáng của Nhị Lang, chỉa súng lột lon, và nếu không có khẩu Colt 45, thì tướng Vỹ đã thành công trong việc áp đảo ông Diêm từ chức, để đưa Bảy Viễn lên làm Thủ tướng, thì chắc chắn tình thế sẽ hỗn loạn và rối rắm muôn phần.
Trung tướng Vỹ và Nguyễn Tuyên bay lên Đà Lạt, từ đó bay sang Cao Miên rồi sang Pháp sống lưu vong.”
image

 

- Quân Bình Xuyên tấn công Dinh Độc Lập : Mâu thuẫn hai bên căng thẳng đến cực điểm, Bảy Viễn ra lịnh cho Bình Xuyên tấn công trước. Kế hoạch tác chiến được soạn thảo cẩn thận. Những chiếc cầu qua cù lao Chánh Hưng đã được bí mật gài mìn.



Chiều ngày 28/4/1955, lính Bình Xuyên do Bảy Môn chỉ huy, mở cuộc tấn công Dinh Độc Lập bằng súng cối làm chết một người và nhiều người bị thương. Các bót công an của Mai Hữu Xuân cũng bị tấn công. Vài phút sau, quân chính phủ phản pháo vào mục tiêu Chánh Hưng, tiến đến các đầu cầu. Mặt trận phía cầu Tân Thuận, giao cho lính Cao Đài về hợp tác với chính phủ, do thiếu tướng Trịnh Minh Thế chỉ huy.
Bảy Môn cho châm điện phá các cầu, chỉ có cầu Nhị Thiên Đường là còn nguyên vẹn. Hai bên quần nhau suốt 4 ngày, quân chính phủ do Đại tá Dương Văn Minh chỉ huy đã tiến vào tổng hành dinh của Bảy Viễn. Bình Xuyên rút về phía cầu Tân Thuận, là đầu cầu để xuống Rừng Sác.

Mặt trận cầu Tân Thuận gay go nhất, nhiều đợt xung phong qua cầu bị chận lại, nguy hiểm nhất là giang đỉnh của Bảy Viễn, từ dưới sông xả đại liên lên cầu, rồi súng cối nhắm vào đội hình của Trịnh Minh Thế mà tác xạ không ngừng. Một tin xôn xao. Đó là thiếu tướng Trịnh Minh Thế bị tử thương. Một nhà báo Mỹ nói về cái chết của Trịnh Minh Thế, đang đứng trên xe jeep để chỉ huy, tướng Thế gục đầu, quỵ xuống do một phát đạn trúng ngay vào đầu.


Ai giết Trịnh Minh Thế ? Ông Diệm lúng túng, khi kẻ chạy về với quốc gia mà chết khó hiểu như thế, thì còn ai dám chạy về với mình nữa ?.

 
image
Tin đồn cho biết, trong túi Trịnh Minh Thế còn một ngân phiếu 70 triệu đồng chưa lãnh. Thiên hạ đoán rằng, đó là tiền mà Hoa Kỳ thưởng cho tướng Thế đã về hợp tác với quốc gia. Và ông Ngô Đình Nhu là người mãn nguyện trước cái chết đó. Thật ra, trong tình hình như thế, có rất nhiều người muốn loại trừ tướng Trịnh Minh Thế, trong đó có nhóm người của tướng Nguyễn Văn Vỹ trong Quân Đội Quốc Gia VN.

image

 
Trận chiến ác liệt kéo dài 5 ngày, phía chính phủ có 26 tử thương và 52 người bị thương.
- Quân Bình Xuyên rút vào Rừng Sác : Rừng Sác là khu rừng ngập mặn thuộc quận Cần Giờ, nằm giữa các cửa sông Đồng Nai, Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, diện tích 75,740 hecta.


Rút quân vào Rừng Sát là một sai lầm của Bảy Viễn, vì nước uống rất hiếm, bị bao vây lâu ngày, số nước ngọt dự trữ bị cạn kiệt, gây khó khăn cho mấy ngàn binh lính. Mặt khác, súng cối từ tàu hải quân quốc gia, cứ liên tục nã vào mà không có công sự vững chắc, nên bộ binh bị thương rất nhiều. Người Pháp viện trợ cho Bảy Viễn một chiếc xà lan mới toanh, trang bị đài phát thanh, do Trịnh Khánh Vàng phụ trách, chửi rủa ông Diệm ra rả suốt ngày.
Chính phủ mở Chiến Dịch Hoàng Diệu, do đại tá Dương Văn Minh chỉ huy đánh dẹp Bình Xuyên ở Rừng Sác. 6 tiểu đoàn Bình Xuyên bị bao vây, tinh thần quân lính hoang mang, suy sụp trước những trận pháo kích ác liệt của quân đội quốc gia. Yếu điểm của Bình Xuyên là vợ con binh lính chạy theo vào Rừng Sác rất đông, làm trở ngại tác chiến.


image


Ba tiểu đoàn : quân Dù, Cao Đài, Hòa Hảo không quen đánh giặc, ra quân lần đầu, gặp hỏa lực ác liệt nên buông súng bỏ chạy. Bảy Môn đưa thiếu tá Bay, tiểu đoàn trưởng quân Cao Đài ra hội đồng kỷ luật xét xử vì binh lính bỏ chạy gần hết.

13/- Bảy Viễn sang Pháp
Đang lúc bị bao vây ở Rừng Sác, bỗng nhận được tin của thiếu tá trưởng Phòng Nhì Pháp, Savani ra lịnh rõ rang : “Hai ông Tài và Sang hãy đưa thiếu tướng theo người của ta, cắt đường rừng ra Phú Mỹ, sẽ có xe đưa về Bà Rịa. Thế là bộ ba thoát hiểm trong gang tấc, vì quân chính phủ bao vây bắt sống toàn bộ chỉ huy Bình Xuyên.


Ba người chui vào một lô cốt bỏ hoang. Tư Sang dùng máy liên lạc với Vủng Tàu. Sáng hôm sau, một chiếc xe nhà binh Pháp đưa tất cả về Bà Rịa, từ đó, trực thăng đưa ra Vũng Tàu. Phi cơ nhà binh Pháp chở 3 tên tay sai sang Lào, rồi đến Pháp bằng Air France.


Ngày 7/11/1955, Bảy Viễn đến Paris một cách âm thầm như một du khách, vì Pháp muốn giữ bí mật về việc đã ủng hộ giáo phái chống Thủ tướng Diệm. Bảy Viễn an thân nhưng chưa an lòng, vì 3 bà vợ còn kẹt ở VN, và con trai là thiếu tá Lê Paul đang bị giam.

image
Lê Paul con trai Bảy Viễn bị bắn chết
Tướng tá Bình Xuyên bị hốt hết, rồi sau đó đưa ra Côn Đảo, gồm Trần Văn Ân, Hồ Hữu Tường, Trịnh Khánh Vàng, Jean Baptist Nguyễn Văn Đồng. Riêng Lê Paul được tách riêng ra và bị nhốt ở bót Phú Lâm.

Vì sao Lê Paul bị nhốt riêng và không bị đày đi Côn Đảo ?
Sau nầy, ký giả Hilaire Du Berrier cho biết, trong trận đánh cuối cùng, một binh sĩ đã dùng bán súng đập vào vách làm bằng ván ép, thì từ bên trong tuôn ra những bó tiền bằng viên gạch. Ngô Đình Nhu nghĩ rằng, có thể còn những chỗ dấu tiền khác nữa, nên hạch hỏi Lê Paul và bắt làm con tin buộc Bảy Viễn phải nhả tiền ra để cứu con trai.


Bảy Viễn đã cho biết tất cả những trương mục trong các ngân hàng, nhưng ông Nhu cho rằng tiền trong ngân hàng là tiền của quốc gia, không giấu giếm gì được. Việc mà ông muốn là những chỗ chôn dấu khác. Thật ra không có kho tàng nào cả. Thế là số phận của người con 27 tuổi bị xử theo luật giang hồ. Đó là ngày 14/4/1956, cảnh sát đưa Lê Paul ra khỏi bót Phú Lâm, chạy về hướng Phú Định, đến giữa đường xô xuống bắn chết.


 image

 
14/- Kết


Với Bảy Viễn, cuộc đời như một giấc mộng, từ tay không tạo ra tột đỉnh vinh quang bằng những nấc thang mánh mung, bất chánh, phi nghĩa, rồi khi tỉnh giấc, tay trắng hòan trắng tay, sống trong nghèo đói và chết âm thầm nơi đất khách quê người.



image




Cũng giống như nhân vật Vy Tiểu Bảo trong Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung, thất học nhưng nhờ nhanh trí mánh khóe, gian xảo, biết nịnh bợ nên đã leo lên đến tột đỉnh vinh quang, nhưng cuối cùng cũng hoàn tay trắng, không vượt qua được số phận của những con người cùng chung cảnh ngộ.

Trúc Giang
Minnesota ngày 7/3/2012


TD * NỤ CƯỜI



Hãy Cho Nhau Nụ Cười


Sưu tầm TĐ



Cuộc đời của kiếp con người, ai ai cũng trải qua lọt lòng mẹ cho đến khi lìa đời, vi thế không tránh khỏi cảnh vui buồn của cuộc đời, nếu các bạn già nay đã bước vào tuổi lục tuần hay thất thập hoặc là tuổi thọ cao hơn nữa, nếu nhìn lại quá khứ thì phải mỉm cười, để suy ngẫm cuộc đời thì sẽ thấy điều đó. Tuy nhiên, đôi khi vì sanh sống phải lo làm ăn, tranh giành vật chất, danh lợi cho nên đôi khi quên mất nụ cười trên môi, bởi chúng ta không nghĩ đến nụ cười bằng 10 thang thuốc bổ, có ích lợi vô cùng cho bản thân, hơn nữa, dân tộc chúng ta có thói quen gì cũng Cười, khen chê cũng cười, hay dở cũng cười, xem hài kịch cũng cười...nhưng nụ cười có nhiều phương cách khác nhau :



Cười đắc thắng khi thành công, cười mỉa mai, cười chế nhạo, cười mím chi...nhưng dù vậy chính nó cũng đem lại hữu ích bản thân cho chúng ta, bằng chứng Ngài Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng xác nhận Tôi là một cây cười chuyên môn, xem sđd mới nhât "My Spiritual Journey" (Hành trình tâm linh của tôi) chuyển ngữ do Tuệ Uyển : ...Tôi đã từng đối diện với nhiều trường hợp khó khăn suốt con đường của cuộc đời tôi, và quê hương tôi đang trãi qua một thời điểm nghiêm trọng. Nhưng tôi cười thường xuyên, và cái cười của tôi là lây lan. Khi người ta hỏi tôi làm thế nào tôi có thể tìm thấy động lực để cười bây giờ, tôi trả lời rằng tôi là một cây cười chuyên môn. Cười là một đặc điểm của người Tây Tạng điều này khác biệt với người Nhật Bản hay Ấn Độ. Họ rất vui vẻ, giống như người Ý Đại Lợi, hơn là hơi dè dặt một chút như người Đức hay người Anh.Sự vui tươi của tôi cũng đến từ gia đình tôi. Tôi đến từ một ngôi làng nhỏ, không phải một thành phố lớn, và cung cách của đời sống là vui tính hơn. Chúng tôi luôn luôn hài hước với chính mình, chọc ghẹo người khác, đùa bởn. Đấy là thói quen của chúng tôi. 
Nhân đây, xin trích dẫn từ mạng Internet sự ích lợi của Cười, được Bác sĩ Lương Lễ Hoàng giải đáp như sau : Theo các nhà khoa học, cười là một hoạt động được điều khiển từ não bộ và phản xạ cười bắt đầu từ một kích thích ở phần trước của vùng hạ đồi (hypothalamus), một trung khu thần kinh cao cấp, chi phối hệ thần kinh tự chủ. Kích thích cười lan tỏa như làn sóng và truyền một luồng thần kinh đến trung khu cảm xúc ở rìa não.Sau khi tín hiệu được phát ra: cơ mặt sẽ giãn và các biểu lộ tình cảm mãn nguyện sẽ xuất hiện ở vùng mặt như cử động nhẹ ở mắt và môi, ít nhất phải có 15 cơ phận hoạt động cùng lúc. Chưa kể khi cười thoải mái có thể làm rung chuyển toàn bộ cơ bắp, từ đầu đến chân.
Một Nụ Cười Bằng Mười Thang Thuốc Bổ
Ngoài ra, bác sĩ kể ra 10 thang thuốc bổ của nụ cười như sau :
1. Cười có tác dụng bồi bổ tế bào thần kinh. Khi cười, kích thích hai bán cầu đại não, giúp tăng cường khả năng tiếp thu các sự kiện mới và lưu giữ những thông tin cũ. Vì vậy nếu dạy trẻ trong không khí vui vẻ sẽ thấy chúng tiếp thu nhanh hơn và nhớ lâu hơn.

2. Cười tăng cường chức năng các cơ quan nội tạng. Khi cười, cơ hoành được nâng lên hạ xuống, các cơ bụng co bóp, tác động vào bộ máy tiêu hóa, giúp ruột tăng nhu động, chống táo bón, tăng hoạt động của các tuyến tiêu hóa, giúp hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng hơn. Các cơ quan như gan, thận, lách... cũng nhờ máu lưu thông mà tăng cường các chức năng của chúng.
3. Cười tăng cường chức năng hô hấp, làm phổi thở ra liên tục, tác dụng làm sạch đường thở, đẩy các khí độc ra khỏi cơ thể. Tiếp theo là hít vào sâu làm tăng tính đàn hồi của nhu mô và các tiểu phế quản, oxy được đưa nhiều vào cơ thể, chống hiện tượng xơ dính các tổ chức kẽ và màng phổi.
4. Cười giúp tăng cường hoạt động của tim, làm cho máu chảy mạnh hơn. Vì vậy, các tế bào của cơ thể được nuôi dưỡng tốt hơn và thời gian phục hồi nhanh hơn. Cười còn rất tốt với những bệnh nhân cao huyết áp vì cười nhiều có tác dụng hạ áp huyết.
5. Vui cười làm tăng hệ miễn dịch. Người ta nghiên cứu thấy khi cười hệ bạch cầu tăng, mà bạch cầu như đội quân xung kích, là những vệ sĩ đắc lực của cơ thể, là hàng rào lý tưởng ngăn chặn các yếu tố ngoại lai có hại xâm nhập vào cơ thể, do đó cười giúp cơ thể chống lại bệnh tật rất tốt.
6. Cười giúp cơ thể trẻ lâu, tăng tuổi thọ. Khi cười, 17 cơ mặt rung động, co giãn nhịp nhàng, nên cười có tác dụng làm mờ các nếp nhăn ở trán, khóe mắt và rãnh mũi má. Người có tính tình vui vẻ, luôn tươi cười sẽ giữ được nét mặt trẻ lâu
7. Khi cười sẽ mang lại nhiều tác động cho cơ thể. Cười làm gia tăng quá trình đốt cháy năng lượng. Theo các nhà nghiên cứu, 15 phút cười sảng khoái giúp cơ thể tiêu hao số calo tương đương đường chạy 800m. Đồng thời, khi cười cũng giúp cho cơ bụng được săn chắc hơn.
8. Cười có tác dụng giảm bớt áp lực công việc. Khi cười, mọi mệt nhọc sẽ bị xua tan, chán nản chuyển thành tin tưởng, mọi người trở nên hăng hái làm việc.
9.Tiếng cười không những xua tan nỗi ưu tư, bực bội, mà còn giúp bạn nảy sinh những ý tưởng mới để giải quyết công việc một cách minh mẫn và chính xác.
10.Cười giúp ta tự tin trong giao tiếp Một nụ cười tươi tắn là khởi đầu tốt để bạn tự tin bước đến làm quen với người khác. Ai cũng thích nhìn và làm quen với những người có gương mặt rạng rỡ, nụ cười tươi tắn.
Thật ra ngoài mười thang thuốc bổ cho bản thân ta còn tạo ra thêm một thang thuốc bổ cho những người xung quanh khi được thưởng thức nụ cười của chúng ta nữa.
Vì vậy theo tôi là có đến 11 thang thuốc bổ cơ đấy! Cho nên ta phải tập cười thường xuyên. Hơn nữa, tiếng cười có tác dụng tích cực đối với huyết áp và quá trình cơ thể tiết ra chất giảm đau, trợ giúp đắc lực cho hệ miễn dịch… vì thế tại nhiều bệnh viện ở New York người ta dành không ít chương trình cho các nghệ sỹ hề gây cười cho bệnh nhân nhỏ tuổi coi như là một thứ thuốc hữu hiệu. Các thầy thuốc cho rằng cười là một môn thể thao tinh thần nhằm rèn luyện sức khỏe và cũng là loại thần dược để chữa bệnh.Theo sự nghiên cứu của các nhà tâm lý học, khi thực hiện một nét đặc trưng cho một cảm xúc nào đó của con người thì tất yếu tạo ra tình cảm đó. Vì thế, khi giả vờ cười ta có thể cảm thấy có một niềm vui thật sự do sự co giãn của các vùng cơ mặt tạo ra, tác động đến nhiệt độ máu dẫn đến bộ não. Vì vậy, ở Mỹ hay nhiều quốc gia Tây âu có hàng loạt các trung tâm “tiếng cười trị liệu” hình thành với nhiệm vụ giúp người ta thoát khỏi trạng thái ủ rũ đến với nụ cười tươi trẻ.

Căn cứ theo các nhà nghiên cứu thần kinh học khẳng định: "Nụ cười khiến vòng tuần hoàn máu, nhịp thở cùng quá trình trao đổi oxy diễn ra mạnh hơn" và cơ thể sẽ tiết ra chất endorphine. Đây là, loại thần dược giảm đau tự nhiên, nó ảnh hưởng rất lớn tới trạng thái tinh thần. Ngoài ra, nó còn làm giảm quá trình tiết ra những hormone gây stress trong cơ thể. Đồng thời, điều hoà trạng thái tình cảm, giúp bạn trấn tĩnh trước lo âu, khủng hoảng. Hơn nữa, nếu cười trong 1 phút tương đương với 10 phút tập thể dục với máy. Còn nếu cười trong 10 phút, cơ thể sẽ giảm 10-20 mm áp lực máu. Khi cười, các cơ trên mặt đều được căng giãn, thúc đẩy mạch máu hoạt động, khiến khuôn mặt trở nên hồng hào, rạng rỡ, đáng yêu. Đây cũng là bài tập thể dục đơn giản dành cho khuôn mặt.
Cuối cùng, một nụ cười tự nhiên phải thật sự xuất phát từ nội tâm và ánh mắt để chấp nhận sự sống trong cuộc đời hiện tại, thì đời sống chúng ta mới được An Lạc. bởi nó là trí tuệ làm vui lòng người khác, tránh được tâm trạng cay đắng khổ đau, phiền muộn, gương mặt hồn nhiên tươi sáng, chống lại bệnh tật, có tấm lòng cởi mở bao dung, một tinh thần lạc quan yêu đời với mọi người được nhẹ nhàng thanh tịnh, thư thái, nó còn làm tăng sinh lực, khiến ta vui vẻ, lanh lợi, có thêm lòng yêu thương. Một số đặc điểm khác, nếu chúng ta không tìm cách chiến thắng nỗi buồn, cứ để nó gặm nhấm rồi buông xuôi tất cả, thì sẽ gánh chịu thiệt hại về mặt tinh thần, cho nên chúng ta phải cười để đem lại ích lợi cho bản thân.
Như đã trình bày ích lợi của nụ cười, nếu chúng ta bình tâm mà xét, cuộc đời của con người chỉ sống tạm một thời gian nào đó ở trần gian, tùy theo căn nghiệp sống lâu hay mau hoặc trẻ hay già rồi cũng phải ra đi, chỉ khi không còn có một hơi thở ra vô là kết liểu đời người. Bởi cuộc đời con người là : Số Không là số trời ban, không ai tránh khỏi bước qua kiếp người. Quả đúng vậy, Số không là số thần kỳ.Bởi vì, là số bắt đầu tức số không dương khi chúng ta lọt lòng mẹ để chào đời và số chấm dứt tức số không âm khi chúng ta nhắm mắt lìa đời, không một ai tránh khỏi của cuộc đời Có Không, Không Có này.

Và mỗi người đều có lối sống ý nghĩ khác nhau, cho nên có sự tranh chấp hư danh cũng như ganh ghét với nhau đủ mọi phương diện không tránh khỏi, để rồi khi nhắm mắt xuôi tay không mang theo hết được, hiểu biết được như vậy, tại sao lại hẹp hòi, không hoan hỉ để cho nhau một nụ cười tươi đẹp với nhau? Thật vô lý!

Nếu chúng ta nhìn những gương mặt không cho nụ cười với nhau, tối ngày chỉ biết tranh giành, ganh ghét hơn thua, đôi khi còn dựng đứng câu chuyện để bêu xấu, hảm hại người để mưu cầu làm lợi cho mình mà không nghĩ đến gây nhân để gặt quả xấu trong tương lai mà còn phải mang tội vọng ngữ phỉ báng cho người sẽ làm gương mặt xấu đi, tấm lòng không dễ thương từ ái, bố thí, làm cho mất ăn mất ngủ và đưa đến sức khỏe càng ngày kém đi. Hơn nữa, nếu hại người không đúng sự thật vì không có, thì tại hại nói xấu đó sẽ trở lại cho bản thân người đó khó lường


Riêng những người hoan hỉ để cho nhau một nụ cười, có gương mặt tươi đẹp phúc hậu, xem mọi người như thân tộc nhiều đời của mình với nhau nay gặp lại trên trần gian này, cho nên sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi với nhau và có tấm lòng Từ Bi Hỉ Xả thương người như thể thương thân.

No comments: