BẢNG ĐỎ * PHÁ NHÀ THỜ CỦA NGUYỄN SINH HÙNG
Nhà thờ khủng của chủ tịch quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bị 'cưỡng chế'?
Ngôi nhà thờ khủng được cho là của ông Nguyễn Sinh Hùng bị lực lượng cưỡng chế phá dỡ hàng rào (Ảnh: Báo Tuổi Trẻ)
Bảng Đỏ (Danlambao) - Ngày 1/11/2013, báo Tuổi Trẻ đưa
tin: lực lượng cưỡng chế quận Cầu Giấy (Hà Nội) đã tổ chức phá dỡ một
ngôi 'nhà khủng' tại khu vực phường Dịch Vọng Hậu do xây dựng trái phép.
Ngay lập tức, trên nhiều mạng xã hội xuất
hiện thông tin khẳng định khu 'nhà khủng' bị phá dỡ chính là nhà thờ họ
của ông Nguyễn Sinh Hùng – hiện đang giữ chức chủ tịch quốc hội.
Khu nhà bị cưỡng chế tọa lạc tại một vị trí khá đẹp nằm ngay trên đường
Nghĩa Tân, gồm có một ngôi biệt thự hai tầng và một ngôi nhà thờ hoành
tráng bao quanh bởi tường rào kiên cố. Toàn bộ khu nhà được sơn màu vàng
chói với lối kiến trúc quái dị nửa biệt thự, nửa đền chùa. Được biết,
trị giá khu nhà ước tính lên đến hàng chục tỷ đồng.
Mặc dù là một công trình đồ sộ đã được khởi công xây dựng từ lâu, tuy
nhiên, mãi đến khi hoàn tất thì chính quyền địa phương mới 'phát hiện'
đây là công trình xây dựng trái phép.
Đáng chú ý, đây vốn là khu đất có diện tích 1731 mét vuông vốn được TP
Hà Nội quy hoạch xây dựng tòa nhà 23 tầng. Dự án được Công ty cổ phần
Xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (INDECO) khởi công xây dựng từ
tháng 11/2012.
Sau 1 năm thi công, tòa nhà 23 tầng bỗng chốc được 'hô biến' trở thành
khu nhà thờ dòng họ của riêng một 'ông lớn'. Dám ngang nhiên thách thức
dư luận, biến đất công thành đất tư, chắc chắn những kẻ thừa hành xây
ngôi nhà thờ khủng trên phải được bảo kê bởi một ô dù rất lớn. Nguồn tin
vỉa vè khẳng định, ô dù này không ai khác chính là đương kim chủ tịch
quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Trong buổi cưỡng chế sáng hôm 1/11, mặc dù đã huy động đầy đủ lực lượng
với cả xe ủi, máy xúc...
Tuy nhiên, lực lượng cưỡng chế mới chỉ di chuyển đồ đạc trong nhà và phã dỡ một phần của tường rào bao quanh, còn toàn bộ khu biệt thự 2 tầng và ngôi nhà thờ bên trong vẫn nguyên vẹn. Xem ra, mức độ cưỡng chế nhà quan so với nhà dân khác xa một trời một vực. Phải chăng lực lượng cưỡng chế vì sợ uy quyền của ông chủ tịch quốc hội nên vẫn phải vừa làm, vừa run?
Tuy nhiên, lực lượng cưỡng chế mới chỉ di chuyển đồ đạc trong nhà và phã dỡ một phần của tường rào bao quanh, còn toàn bộ khu biệt thự 2 tầng và ngôi nhà thờ bên trong vẫn nguyên vẹn. Xem ra, mức độ cưỡng chế nhà quan so với nhà dân khác xa một trời một vực. Phải chăng lực lượng cưỡng chế vì sợ uy quyền của ông chủ tịch quốc hội nên vẫn phải vừa làm, vừa run?
Cũng cần nhắc lại, vào tháng 6 năm ngoái, ông Nguyễn Sinh Hùng cùng
nhiều nhân vật CS chóp bu khác cũng đã đích thân về Nghệ An để dự lễ
khởi công xây dựng ngôi nhà thờ cho gia đình, anh em ông Hồ tại khu vực
núi Chung (Bài Nghệ An: Xây đền thờ hoành tráng cho thân sinh & anh chị em ruột ông Hồ).
Thực tế ai cũng biết, đây là công trình do các nhóm lợi ích vẽ ra nhằm
xây riêng ngôi nhà thờ họ cho CTQH Nguyễn Sinh Hùng và gia đình ông
này.
Saturday, November 2, 2013
TRẦN VĂN KHỎE * LAO TÙ và VƯỢT BIỂN
LAO TÙ và VƯỢT
BIỂN
MX Trần Văn Khỏe
Sài Gòn những năm cuối thập niên 70, nhà nhà vượt biển, người người tìm đường vượt biên. Người Sài Gòn những năm đó có câu “Cây cột đèn có chưn nó cũng đã đi rồi.” Đường biển thì đi bằng tàu, đường bộ thì vượt biên giới qua Cămbốt, Lào để đến Thái Lan. Những câu chuyện vượt biên vượt biển được truyền nhau bí mật, truyền cho nhau kinh nghiệm trong chỗ bạn bè, thân nhân ruột thịt. Nhưng cũng có những câu chuyện thương tâm bị cướp biển Thái Lan hảm hiếp, bắt về bán cho các động mãi dâm ở Thái.
Năm 1979 có những chuyến đi “bán chánh thức”, người Hoa bị xua đuổi về
Tàu. Người ta đóng ghe công khai, có những nguời dắt mối, mỗi đầu người 9
cây…những từ ngữ trở thành quen thuộc “Yanma Đầu Bạc” “ba lốc, bốn lốc”
(block). Rạch Chanh ở Long An là một trong nhiều chỗ đóng ghe đi bán
chánh thức. Có người bị gạt, cũng có người đi được, cũng có những chuyến
bị “bán” và bể khi ra khỏi cửa sông làm mồi cho cá. Một dạo, có một
chuyến đi bán chánh thức từ BiênHòa, đến khi vào sông Lòng Tảo bị bể tàu
và người chết, xác nổi lên tấp vào bến phà Cát Lái, Nhơn Trạch, người
ta đi vớt xác cũng có, mà người ta đi vớt của cũng không thiếu. SàiGòn
vượt biên…những câu chuyện vượt biên không kém phần hấp dẫn như tiểu
thuyết.
Trốn tù ra trong những ngày cuối tháng sáu 1979. Đã hơn 4 năm cách ly thế giới bên ngoài, tinh thần tôi khủng hoảng và sợ sệt, tôi về tịnh dưỡng dưới quê nhà anh rể tôi vùng Rạch Kiến. Được vài tháng quen cách sống bình dân, tôi trở lên lại Saigon liên lạc được một số bạn bè cũ, biết được Phan văn Đuông thằng bạn cùng khóa chung TD5/TQLC, cũng lỳ đòn trốn trại tù như tôi nên tìm nhau để dựa lưng vào nhau, có tình đồng đội thì dù tiền tuyến hay hậu phương, dù trong lòng địch thì chúng tôi vẫn thấy an tâm hơn.
Len lỏi sống qua ngày, Đuông thi bơm hộp quẹt ga chợ Sai Gòn, tôi vá bánh xe đạp khu Hải Quân Công Xưởng, kiếm ăn, đồng thời nghe ngóng tin tức để tìm đường vượt biển.
Vài tháng sau, gặp được Nguyễn văn Phải cũng khóa 4/71 bên Binh Chủng Nhảy Dù được VC thả về trước ba năm, bà me già về quê để lại căn nhà nhỏ bên hông trường “Đại Học Sư Phạm”, thấy bạn bè không nơi nương tựa, Phải kéo một đám về cho tá túc hằng đêm, sau này có thêm Sơn, Lâm BĐQ tất cả độ khoảng trên dưới năm bảy thằng toàn là SQ trong 3 binh chủng TQLC,ND,BQĐ.
Ban ngày tủa ra đường kiếm ăn, đêm thì ghé lưng được vài ba tiếng, chúng tôi thường giành nhau chỗ ngủ trên gác gần máng xối, để khi đêm về có động tỉnh thì hồn ai nấy giữ, trổ máng xối chui ra mà chạy.
Tháng ngày trôi qua, ngoài cái đói và phập phòng lo sợ hàng đêm, những thằng trốn tù như tôi và Đuông phải nổ lực ráo riết tìm đường vượt biển.
Nghe Phải nói về tổ chức vượt biên của anh Sáu (Khoái Th/tá ND). Đuông và tôi thì trên răng dưới vế tìm đâu ra một, hai cây vàng mà đi? Nhưng tôi cũng bậm gan nhờ Phải hỏi dùm "đi trước trả sau” may ra thì anh Sáu đồng ý. Vài tuần sau, nghe được trả lời, còn một chỗ cho tôi đi trong chuyến “Chín Thu”
Tôi không biết mặt anh Sáu nhưng tôi thằm phục môt vị đàn anh, cảm thông và giúp đỡ đàn em trong cảnh khốn cùng, như một tia sáng vươn lên hòa lẫn trong niềm hy vong. Vài hôm sau, ngày đổ bãi đã đến, tôi được anh Hai Nhất tới dẫn đi về Vĩnh Long. Trên xe đò, tôi tò mò hỏi:
- "Hai Nhất có phải tên thật của anh không? Và “Chín Thu” là ai? Mấy anh gọi nhau bằng ám danh tôi không hiểu ra tên ai hết".
- Tôi là HSQ đàn em của anh Sáu, tôi thường hay đi trước nên mệnh danh Hai Nhất.
Tôi hỏi tiếp, như vậy còn Chín Thu, anh hai Nhất trã lời:
- Chín Thu là anh Th/tá Mai B.T, chồng cũ ca sĩ K. L, hiện anh đang giữ con "cá Lớn", là bạn thân của anh Sáu, yên chí đi.
Tôi thầm nghỉ số tôi quá ư là may mắn, tên Mai B.T vang bóng một thời nổi tiếng dân chơi của Biệt Đoàn…, nay được anh tới đón là điều không thể tưởng.
Tới Vĩnh Long đã chiều, anh Hai Nhất và tôi ăn vội dĩa cơm lót dạ, rồi đón xe lôi chạy thẳng về điểm hẹn... Tôi không còn nhớ rõ nơi nào, một căn nhà nhỏ độ vài mươi mét vuông, cạnh bờ rạch nhỏ , vào bên trong nhà, tôi ngã lưng trên chiếc võng sau nhà. Anh hai Nhất đi tìm người liên lac. Giờ phút đến theo dự trù khoảng độ 10 giờ đêm, tôi hồi họp chờ đợi, rồi 11 giờ tôi thấy anh hai Nhất lầm lũi trở về trong bực tức anh chửi thề “ ĐM.. thằng Chín Thu chỉ rướt đám Ca sĩ Ngọc M.., bỏ lại bên cánh mình ” Lòng buồn vô hạn, nhưng cũng an ủi ,vì đâu đã mất tiền, có lẽ đây là cách chơi của bậc đàn anh... Trong khoảng gần cuối năm 1979, chuyến vượt biên đầu coi như hoàn toàn thất bại, tôi lểu thểu trở lại Saigon .
Thời điểm bấy giờ, vượt biên, vượt biển là đề tài chính. Lường gạc, lừa đảo lẫn nhau là chuyện bình thường. Vợ tôi khi tới Úc cũng cực khổ, cố gắng làm gởi tiên về gia đình nhưng chỉ đủ cho thằng em trai tuổi nghĩa vụ đóng tiền vượt biển.
Đầu năm 1980, tôi tình cờ gặp anh Phan thành Nam trước kia anh là Đ/úy trưởng phòng truyền tin Phủ Tổng Thống ở chung trại tù lúc còn ở Trảng Lớn, anh bây giờ đồng cảnh ngộ như tôi, nhưng anh may mắn hơn có được Chị Thu người vợ rất lanh lẹ và quán xuyến công việc mọi đàng.
Anh Nam cho biết đã đóng tiền một chỗ đi rất tin tưởng,chiếc ghe đang kéo lên ụ tàu Cầu Rạch Ong sửa chữa, sẽ được xuống nước trong thời gian ngắn. Làm cách nào tôi đào ra 2 cây vàng để đưa cho chủ ghe để được có phần trong chuyến đi cùng anh Nam sắm tới.
Tôi liên lạc với má vợ tôi thường xuyên, bà rất thương tôi, chạy lòng vòng vài chỗ hỏi mượn cho tôi đến khi vợ tôi gởi tiền về thì hoàn trã lại, cũng may có người bạn cùng xóm của vợ tôi cho mượn.
Được 2 cây vàng lòng mừng không diễn tả được, nhưng bấy giờ lại sợ bị mất tiền. Tôi đòi hỏi thấy chiếc tàu đồng thời được làm thủy thủ. Người chủ tàu đồng ý lời tôi. Khi đưa xong vàng, đi sâu vào nội bộ thì biết ra có 2 phe cánh đang giành giựt nhau làm chủ, một bên chủ máy và một nửa của chủ vỏ ghe.
Cuối cùng bên bỏ tiền mua máy tàu làm chủ, vì chủ vỏ ghe đã lấy quá nhiếu vàng. Tôi và anh Nam cũng may được hai bên đồng ý cho làm thủy thủ đoàn vì họ đang cần người chăm sóc chiếc ghe. Với tôi thêm một chỗ ngủ mới cho tôi thay đổi, trong thời gian di động. Tôi thường phụ thợ máy mỗi khi làm hộp số. Khi rảnh rổi thì tới nhà Diệp Phi Hùng tìm anh Sơn để học hỏi lý thuyết về cách lái ghe, khi gặp sóng biển lớn, và những ký hiệu phao nỗi ngoài cửa biển. Anh Sơn chỉ vẽ rất tân tình vì trước kia anh là dân lái gian thuyền PCF, anh Sơn luôn căn dặn:
- Nhớ lúc nào cũng đi sóng 6/4 hay 7/3, không bao giờ chẽ sóng 5/5
Những danh từ thường dùng cho dân HQ, tôi chưa bao giờ nghe, rồi anh giải thích.
- Sóng 6/4 là mũi ghe và sóng biển với góc 60 độ và 40 độ, 7/3 là 70 và 30 độ, còn 5/5 là Sóng biển và mũi ghe góc vuông 90 độ, phải nên tránh trường hợp này.
Tôi cẩn thân ghi chép từng đoạn, vẽ hình từng loại phao đặt ngoài cửa biển. Trước đây khi còn trong tù, tôi cũng học hỏi sơ qua của mấy thằng bạn Hải Quân chung trại nhưng có bao giờ nghĩ tới có dịp thực hiện bao giờ.
Khoảng tháng 3 năm 1980 chiếc ghe hạ thủy, với 14m dài, gần 3 m chiều ngang, vỏ nghe đi sông biến thành ghe biển. Lúc đang chờ hợp đồng tôi và anh Nam lấy ghe chạy thử, lái thì dễ nhưng cập bến là vấn đề khó khăn, hơn nữa tôi nghỉ đâu phải là trách nhiệm của tôi. Vài tuần sau, khi có giấy phép hợp đồng chở cát về xã Lý Nhơn thuộc Quận Nhà Bè, cũng là dịp để thử chiếc ghe, thì đám tài công chính xuất hiện, một Th/Sĩ HQ làm tài công chính, một Ch /úy và hai người khác tôi không nhớ rõ, tất cả đều là phe ta Quân đội cũ, có lẽ ngoài tài công ra, đoàn thủy thủ này toàn bộ Amateur như tôi và anh Nam.
Sau ba chuyến đi hợp đồng coi như suông sẻ, qua sông Nhà Bè rồi tới xã Lý nhơn. Kế hoach bàn thảo sẽ đổ quân vào chuyến thứ tư với hợp đồng nước đá Huyện Cần Giờ, nhưng khi ra cửa sông lớn lái gần bên phải bốc quân bên Vàm Láng.
Vào cuối tháng Tư, theo dự trù sẽ tất cả chờ trên cá nhỏ (ghe nhỏ), sẳn sàng ngoài cửa sông Vàm Láng, chờ khi trời sụp tối cá lớn (ghe lớn) đến bốc rồi thẳng ra cửa biển trong đêm. Mỗi nhóm một phận sự trên bờ ông chủ ghe điều động bốc người, phần chúng tôi là làm thế nào để đưa ghe lớn “cá lớn” tới điểm hẹn an toàn và bốc người đầy đủ.
Ghe rời ụ xuất phát khoảng lúc 8 giờ sáng, chạy sang cầu chử Y rước bà chủ ghe, lúc chờ đợi tôi lội xuống kiểm soát chân vịt lần cuối. Ghe bắt đầu rời bến, lúc đi hợp đồng thì không gì lo sợ, không hiểu lúc này sao lại run chân, chạy ra khỏi vùng sông Saigon, rồi khu vực Nhà Bè xuyên qua những con rạch nhỏ, lúc này tôi không còn đinh hướng được vì qua các khúc rạch quằn quèo. Tôi vào cabin nhìn qua tấm hải đồ định hướng. Anh Th/sĩ tài công chỉ vào Hải đồ tôi thấy đã hơn nửa đoạn đường, chúng tôi cho ghe chậm lại lúc đó độ hơn 1 giờ trưa, lòn lách trong những con rạch nhỏ solo một mình. Tôi không hiếu tại sao anh tài công lại đi đường tắc này rất dễ dàng lộ diện. Nếu là tôi lái thì sẽ đi con đường chính diện, cũng may là không ai phát giác, tà tà chạy tới, con sông bắt đầu rộng dần, rồi tới rộng lớn mênh mong anh tài công lái ra chính giữa, nhìn qua hai bên bờ quá xa, cả đoàn thủy thủ trên ghe mừng hớn hở, hy vọng đã vươn cao, gần tới chỗ bốc người, trời cũng xế chiều.
Bỗng nhiên hàng loạt AK50 bắn ròn rã vào hướng ghe chúng tôi đang chạy. Biết bị lộ, trên ghe cả đám mất tinh thần, lúc này tôi như ra lệnh cứ tiếp tục chạy như không nghe biết gì, anh Th/Sĩ cũng nghe theo chạy thẳng qua hướng về Vàm Láng. Tiếng AK50 nổ dòn và giữ dội hơn kèm theo M79, nổ ầm ầm trước sau con tàu. Bà chủ ghe quá sợ, kêu gọi chúng tôi quay vào, còn lây quây suy nghỉ thì 2,3 trái M79 nổ ầm, ầm sát bên ghe. Anh tài công hốt hoảng quay mũi tàu hướng về phía Công An. Rồi nghe tiếng AK bắt đầu bớt lại, khi thấy ghe chúng tôi hướng thẳng vào bờ.
Cửa biển quá rộng mà tôi lại lội không rành, làm sao tôi dám nhảy sông, nghĩ bụng đợt này mình chết chắc, bao nhiêu lần may đều thoát nạn giờ thì đã hết vận may. Có thể trong đoàn thủy thủ tôi là người tội nặng nhất, trốn tù, giấy tờ giả, thêm tội vượt biên. Cả đoàn thủy thủ mỗi người ngồi một góc, có thể họ cũng đang tìm lời đối đáp với bọn công an.
Chiếc ghe từ từ lũi vào chỗ cạn, một đám công an lội sình cầm súng nhảy lên ghe, trói tay tất cả, bắt lội sình vào trong xã, rồi quỳ một hàng như những tội phạm đang đợi giờ xử bắn.
Bà chủ ghe cũng bi đưa vào trong đó hỏi cung, và trình giấy hợp đồng bà đang giử.
Tên công an xã quát lên:
- Hợp đồng buôn nước đá này là giả, hợp đồng vượt biên thì đúng hơn.
Bà chủ ghe cũng cãi lại:
- Trên ghe không bằng chứng vượt biên
Tên công an cười mĩm rồi nói tiếp:
- Bà có biết ai tên là Nguyễn Thị Quí không? chủ máy của chiếc ghe này, chính bà ấy lên tận sở công an thành phố thưa bà đó. Công văn, công điện chúng tôi nhận được từ lúc 12 giờ trưa hôm nay, và bà ấy đã cho biết bà Lê thị Hồng cướp ghe vượt biển. Ghe này có phải mang số: SS0167 không?
Nói xong tên công an quăng ra bản công điện nhận từ Sở công an Thành Phố, trên đó có ghi rỏ tên chủ ghe, chủ máy, và những lời tố cáo hợp đồng giả mạo để vượt biên, nên bà chủ ghe cứng họng.
Chờ trời vừa sụp tối, chúng tôi được lệnh giải giao về huyện Cần Giờ đoạn đường này phải mất cả đêm. Tôi không còn nhớ tên xã là gì nhưng biết là xã cuối cùng của huyện. Sáu tên công an áp tải với 3 khẩu AK47, 2 khẩu M16 và 1 cây M79. Nhìn những khẩu súng trên tay 6 tên công an đang giữ, trong số các loại này tôi chỉ sợ khẩu M79.
Chúng tôi được mở trói lúc đẩy trở lại ghe, và tất cả bị đẩy xuống hầm tàu chỉ chừa lại một tài công điều khiển. Ghe chạy được một đoạn ngắn, anh tài công buồn chán nản, cho gọi tôi lên điều khiển con tàu. Tôi nhảy lên phòng lái, nhanh mắt quan sát, thấy cách công an bố trí, rồi thoáng nghĩ chắc đời mình hết chạy, một tên công an ngồi trên mũi ghe, một sau lái, một trên nóc, 2 bên hong và một ngồi cạnh bên tài công để hướng dẫn đường. Như con chim bị nhốt trong lòng, cố tìm lỗ trống bay ra, cầm tay lái nhưng đầu tôi luôn suy nghĩ.
Hơn 8 giờ đêm, trên trời mặt trăng lưỡi liềm lơ lững, ánh sáng chiếu trắng bon tàu. Bỗng tên công an ngồi canh tôi lên tiếng hỏi.
- Trên ghe các anh có gì ăn không?
Tôi suy nghĩ một chút và trả lời:
- Trên ghe có gạo, muối, khô sặc, khô đuối, nếu các anh đói bụng thì tôi đi nấu cơm. Không đợi tên CA trả lời, tôi cúi đầu xuống hầm tàu gọi thằng đàn em lên cầm lái thế tôi.
- Cứ giữ tay lái thế này, bẻ qua, bẻ lại như lái xe hơi; cố giữ cho chiếc ghe đi thẳng. Tôi đi bắt nồi cơm. Khi bước ra sau ghe gặp tên công an sau lái hỏi.
- Anh làm gì đi ra đàng sau này?
Tôi trả lời.
- Đi nấu cơm, anh ngồi trong phòng lái bảo tôi đi nấu cho tất các anh ăn.
Tên công an này yên lặng, thì ra tên công an trong phòng lái với tôi là trưởng toán. Nấu cơm xong tôi nướng cá khô sặc kèm theo khô cá đuối. Mùi cá khô làm thơm phức cả tàu, tôi thấy cả mấy tên đói bụng đang chờ ăn. Tôi vừa nấu cơm, nướng khô, nhưng đầu óc quay cuồng tìm cách thoát. Nấu cơm, nướng cá khô xong đã hơn 9 giờ đêm, tôi dọn ra phía trước mũi giữa bon tàu, rồi mời tất cả vào ăn một lượt. Sáu tên công an tụm lại ngồi ăn.
Bầu trời mờ mờ ánh trăng, mặt sông loang loáng ánh sáng. Tôi không thể xác định được điểm đứng, đây là nơi nào… Hai bên bờ mờ mờ trong sương đêm, nhưng đây là dịp ngàn năm một thuở, bằng mọi giá tôi phải thoát khỏi con tàu này. Trở vào phòng lái dặn dò thằng đàn em Ch/úy, nói vắn tắt cho anh ta hiểu hoàn cảnh hiện tại của tôi. Và tôi dặn anh ta cố gắng giữ cho con tàu ép về bên phải.
- Tao phải đi, bằng mọi giá phải đi.
Thấu hiểu được hoàn cảnh của tôi, nên anh đã làm như lời tôi dặn. Con sông rộng độ chừng 100m, tôi thì quờ quạng không lội xa.
Ghe bắt đầu lạng dần về bên phải, tôi ra sau lái, thấy Đ/úy Nam trưởng phòng truyền tin PTT nằm ngoài cạnh bon tàu. Tôi nói nhỏ vào lỗ tai anh ấy.
- Trốn không? Đã tới lúc.
Anh trả lời với giọng buồn thiu:
- Bạn đi đi, giấy tờ tôi đầy đủ, hơn nữa giờ này vợ con tôi không biết ra sao ngoài cửa biển, good luck...!!
Biết anh không đi, tôi vội vàng lòn qua khung cửa sổ bên hông tàu, chùi mình qua cửa, rôì thả nhẹ đôi chân, mình trầm xuống nước. Nước lạnh, có gió, tôi rùng mình, tự nhủ thầm “Nhứt chin nhì bù”. Tôi nhoài mình cố gắng lặn ra xa; cánh quạt chân vịt phía sau tàu giúp đẩy thẳng tôi ra một đoạn, cố nín thở, lặn sâu xuống nước, nhưng không hiểu sao lúc này đầu cứ lại trồi lên. Tôi hụp xuống và lặn ra xa cách chiếc ghe độ chừng 10 mét, tiếng máy ghe cứ nổ đều đều, không một chút nghi ngờ, trên ghe vẫn yên tỉnh. \
Trốn tù ra trong những ngày cuối tháng sáu 1979. Đã hơn 4 năm cách ly thế giới bên ngoài, tinh thần tôi khủng hoảng và sợ sệt, tôi về tịnh dưỡng dưới quê nhà anh rể tôi vùng Rạch Kiến. Được vài tháng quen cách sống bình dân, tôi trở lên lại Saigon liên lạc được một số bạn bè cũ, biết được Phan văn Đuông thằng bạn cùng khóa chung TD5/TQLC, cũng lỳ đòn trốn trại tù như tôi nên tìm nhau để dựa lưng vào nhau, có tình đồng đội thì dù tiền tuyến hay hậu phương, dù trong lòng địch thì chúng tôi vẫn thấy an tâm hơn.
Len lỏi sống qua ngày, Đuông thi bơm hộp quẹt ga chợ Sai Gòn, tôi vá bánh xe đạp khu Hải Quân Công Xưởng, kiếm ăn, đồng thời nghe ngóng tin tức để tìm đường vượt biển.
Vài tháng sau, gặp được Nguyễn văn Phải cũng khóa 4/71 bên Binh Chủng Nhảy Dù được VC thả về trước ba năm, bà me già về quê để lại căn nhà nhỏ bên hông trường “Đại Học Sư Phạm”, thấy bạn bè không nơi nương tựa, Phải kéo một đám về cho tá túc hằng đêm, sau này có thêm Sơn, Lâm BĐQ tất cả độ khoảng trên dưới năm bảy thằng toàn là SQ trong 3 binh chủng TQLC,ND,BQĐ.
Ban ngày tủa ra đường kiếm ăn, đêm thì ghé lưng được vài ba tiếng, chúng tôi thường giành nhau chỗ ngủ trên gác gần máng xối, để khi đêm về có động tỉnh thì hồn ai nấy giữ, trổ máng xối chui ra mà chạy.
Tháng ngày trôi qua, ngoài cái đói và phập phòng lo sợ hàng đêm, những thằng trốn tù như tôi và Đuông phải nổ lực ráo riết tìm đường vượt biển.
Nghe Phải nói về tổ chức vượt biên của anh Sáu (Khoái Th/tá ND). Đuông và tôi thì trên răng dưới vế tìm đâu ra một, hai cây vàng mà đi? Nhưng tôi cũng bậm gan nhờ Phải hỏi dùm "đi trước trả sau” may ra thì anh Sáu đồng ý. Vài tuần sau, nghe được trả lời, còn một chỗ cho tôi đi trong chuyến “Chín Thu”
Tôi không biết mặt anh Sáu nhưng tôi thằm phục môt vị đàn anh, cảm thông và giúp đỡ đàn em trong cảnh khốn cùng, như một tia sáng vươn lên hòa lẫn trong niềm hy vong. Vài hôm sau, ngày đổ bãi đã đến, tôi được anh Hai Nhất tới dẫn đi về Vĩnh Long. Trên xe đò, tôi tò mò hỏi:
- "Hai Nhất có phải tên thật của anh không? Và “Chín Thu” là ai? Mấy anh gọi nhau bằng ám danh tôi không hiểu ra tên ai hết".
- Tôi là HSQ đàn em của anh Sáu, tôi thường hay đi trước nên mệnh danh Hai Nhất.
Tôi hỏi tiếp, như vậy còn Chín Thu, anh hai Nhất trã lời:
- Chín Thu là anh Th/tá Mai B.T, chồng cũ ca sĩ K. L, hiện anh đang giữ con "cá Lớn", là bạn thân của anh Sáu, yên chí đi.
Tôi thầm nghỉ số tôi quá ư là may mắn, tên Mai B.T vang bóng một thời nổi tiếng dân chơi của Biệt Đoàn…, nay được anh tới đón là điều không thể tưởng.
Tới Vĩnh Long đã chiều, anh Hai Nhất và tôi ăn vội dĩa cơm lót dạ, rồi đón xe lôi chạy thẳng về điểm hẹn... Tôi không còn nhớ rõ nơi nào, một căn nhà nhỏ độ vài mươi mét vuông, cạnh bờ rạch nhỏ , vào bên trong nhà, tôi ngã lưng trên chiếc võng sau nhà. Anh hai Nhất đi tìm người liên lac. Giờ phút đến theo dự trù khoảng độ 10 giờ đêm, tôi hồi họp chờ đợi, rồi 11 giờ tôi thấy anh hai Nhất lầm lũi trở về trong bực tức anh chửi thề “ ĐM.. thằng Chín Thu chỉ rướt đám Ca sĩ Ngọc M.., bỏ lại bên cánh mình ” Lòng buồn vô hạn, nhưng cũng an ủi ,vì đâu đã mất tiền, có lẽ đây là cách chơi của bậc đàn anh... Trong khoảng gần cuối năm 1979, chuyến vượt biên đầu coi như hoàn toàn thất bại, tôi lểu thểu trở lại Saigon .
Thời điểm bấy giờ, vượt biên, vượt biển là đề tài chính. Lường gạc, lừa đảo lẫn nhau là chuyện bình thường. Vợ tôi khi tới Úc cũng cực khổ, cố gắng làm gởi tiên về gia đình nhưng chỉ đủ cho thằng em trai tuổi nghĩa vụ đóng tiền vượt biển.
Đầu năm 1980, tôi tình cờ gặp anh Phan thành Nam trước kia anh là Đ/úy trưởng phòng truyền tin Phủ Tổng Thống ở chung trại tù lúc còn ở Trảng Lớn, anh bây giờ đồng cảnh ngộ như tôi, nhưng anh may mắn hơn có được Chị Thu người vợ rất lanh lẹ và quán xuyến công việc mọi đàng.
Anh Nam cho biết đã đóng tiền một chỗ đi rất tin tưởng,chiếc ghe đang kéo lên ụ tàu Cầu Rạch Ong sửa chữa, sẽ được xuống nước trong thời gian ngắn. Làm cách nào tôi đào ra 2 cây vàng để đưa cho chủ ghe để được có phần trong chuyến đi cùng anh Nam sắm tới.
Tôi liên lạc với má vợ tôi thường xuyên, bà rất thương tôi, chạy lòng vòng vài chỗ hỏi mượn cho tôi đến khi vợ tôi gởi tiền về thì hoàn trã lại, cũng may có người bạn cùng xóm của vợ tôi cho mượn.
Được 2 cây vàng lòng mừng không diễn tả được, nhưng bấy giờ lại sợ bị mất tiền. Tôi đòi hỏi thấy chiếc tàu đồng thời được làm thủy thủ. Người chủ tàu đồng ý lời tôi. Khi đưa xong vàng, đi sâu vào nội bộ thì biết ra có 2 phe cánh đang giành giựt nhau làm chủ, một bên chủ máy và một nửa của chủ vỏ ghe.
Cuối cùng bên bỏ tiền mua máy tàu làm chủ, vì chủ vỏ ghe đã lấy quá nhiếu vàng. Tôi và anh Nam cũng may được hai bên đồng ý cho làm thủy thủ đoàn vì họ đang cần người chăm sóc chiếc ghe. Với tôi thêm một chỗ ngủ mới cho tôi thay đổi, trong thời gian di động. Tôi thường phụ thợ máy mỗi khi làm hộp số. Khi rảnh rổi thì tới nhà Diệp Phi Hùng tìm anh Sơn để học hỏi lý thuyết về cách lái ghe, khi gặp sóng biển lớn, và những ký hiệu phao nỗi ngoài cửa biển. Anh Sơn chỉ vẽ rất tân tình vì trước kia anh là dân lái gian thuyền PCF, anh Sơn luôn căn dặn:
- Nhớ lúc nào cũng đi sóng 6/4 hay 7/3, không bao giờ chẽ sóng 5/5
Những danh từ thường dùng cho dân HQ, tôi chưa bao giờ nghe, rồi anh giải thích.
- Sóng 6/4 là mũi ghe và sóng biển với góc 60 độ và 40 độ, 7/3 là 70 và 30 độ, còn 5/5 là Sóng biển và mũi ghe góc vuông 90 độ, phải nên tránh trường hợp này.
Tôi cẩn thân ghi chép từng đoạn, vẽ hình từng loại phao đặt ngoài cửa biển. Trước đây khi còn trong tù, tôi cũng học hỏi sơ qua của mấy thằng bạn Hải Quân chung trại nhưng có bao giờ nghĩ tới có dịp thực hiện bao giờ.
Khoảng tháng 3 năm 1980 chiếc ghe hạ thủy, với 14m dài, gần 3 m chiều ngang, vỏ nghe đi sông biến thành ghe biển. Lúc đang chờ hợp đồng tôi và anh Nam lấy ghe chạy thử, lái thì dễ nhưng cập bến là vấn đề khó khăn, hơn nữa tôi nghỉ đâu phải là trách nhiệm của tôi. Vài tuần sau, khi có giấy phép hợp đồng chở cát về xã Lý Nhơn thuộc Quận Nhà Bè, cũng là dịp để thử chiếc ghe, thì đám tài công chính xuất hiện, một Th/Sĩ HQ làm tài công chính, một Ch /úy và hai người khác tôi không nhớ rõ, tất cả đều là phe ta Quân đội cũ, có lẽ ngoài tài công ra, đoàn thủy thủ này toàn bộ Amateur như tôi và anh Nam.
Sau ba chuyến đi hợp đồng coi như suông sẻ, qua sông Nhà Bè rồi tới xã Lý nhơn. Kế hoach bàn thảo sẽ đổ quân vào chuyến thứ tư với hợp đồng nước đá Huyện Cần Giờ, nhưng khi ra cửa sông lớn lái gần bên phải bốc quân bên Vàm Láng.
Vào cuối tháng Tư, theo dự trù sẽ tất cả chờ trên cá nhỏ (ghe nhỏ), sẳn sàng ngoài cửa sông Vàm Láng, chờ khi trời sụp tối cá lớn (ghe lớn) đến bốc rồi thẳng ra cửa biển trong đêm. Mỗi nhóm một phận sự trên bờ ông chủ ghe điều động bốc người, phần chúng tôi là làm thế nào để đưa ghe lớn “cá lớn” tới điểm hẹn an toàn và bốc người đầy đủ.
Ghe rời ụ xuất phát khoảng lúc 8 giờ sáng, chạy sang cầu chử Y rước bà chủ ghe, lúc chờ đợi tôi lội xuống kiểm soát chân vịt lần cuối. Ghe bắt đầu rời bến, lúc đi hợp đồng thì không gì lo sợ, không hiểu lúc này sao lại run chân, chạy ra khỏi vùng sông Saigon, rồi khu vực Nhà Bè xuyên qua những con rạch nhỏ, lúc này tôi không còn đinh hướng được vì qua các khúc rạch quằn quèo. Tôi vào cabin nhìn qua tấm hải đồ định hướng. Anh Th/sĩ tài công chỉ vào Hải đồ tôi thấy đã hơn nửa đoạn đường, chúng tôi cho ghe chậm lại lúc đó độ hơn 1 giờ trưa, lòn lách trong những con rạch nhỏ solo một mình. Tôi không hiếu tại sao anh tài công lại đi đường tắc này rất dễ dàng lộ diện. Nếu là tôi lái thì sẽ đi con đường chính diện, cũng may là không ai phát giác, tà tà chạy tới, con sông bắt đầu rộng dần, rồi tới rộng lớn mênh mong anh tài công lái ra chính giữa, nhìn qua hai bên bờ quá xa, cả đoàn thủy thủ trên ghe mừng hớn hở, hy vọng đã vươn cao, gần tới chỗ bốc người, trời cũng xế chiều.
Bỗng nhiên hàng loạt AK50 bắn ròn rã vào hướng ghe chúng tôi đang chạy. Biết bị lộ, trên ghe cả đám mất tinh thần, lúc này tôi như ra lệnh cứ tiếp tục chạy như không nghe biết gì, anh Th/Sĩ cũng nghe theo chạy thẳng qua hướng về Vàm Láng. Tiếng AK50 nổ dòn và giữ dội hơn kèm theo M79, nổ ầm ầm trước sau con tàu. Bà chủ ghe quá sợ, kêu gọi chúng tôi quay vào, còn lây quây suy nghỉ thì 2,3 trái M79 nổ ầm, ầm sát bên ghe. Anh tài công hốt hoảng quay mũi tàu hướng về phía Công An. Rồi nghe tiếng AK bắt đầu bớt lại, khi thấy ghe chúng tôi hướng thẳng vào bờ.
Cửa biển quá rộng mà tôi lại lội không rành, làm sao tôi dám nhảy sông, nghĩ bụng đợt này mình chết chắc, bao nhiêu lần may đều thoát nạn giờ thì đã hết vận may. Có thể trong đoàn thủy thủ tôi là người tội nặng nhất, trốn tù, giấy tờ giả, thêm tội vượt biên. Cả đoàn thủy thủ mỗi người ngồi một góc, có thể họ cũng đang tìm lời đối đáp với bọn công an.
Chiếc ghe từ từ lũi vào chỗ cạn, một đám công an lội sình cầm súng nhảy lên ghe, trói tay tất cả, bắt lội sình vào trong xã, rồi quỳ một hàng như những tội phạm đang đợi giờ xử bắn.
Bà chủ ghe cũng bi đưa vào trong đó hỏi cung, và trình giấy hợp đồng bà đang giử.
Tên công an xã quát lên:
- Hợp đồng buôn nước đá này là giả, hợp đồng vượt biên thì đúng hơn.
Bà chủ ghe cũng cãi lại:
- Trên ghe không bằng chứng vượt biên
Tên công an cười mĩm rồi nói tiếp:
- Bà có biết ai tên là Nguyễn Thị Quí không? chủ máy của chiếc ghe này, chính bà ấy lên tận sở công an thành phố thưa bà đó. Công văn, công điện chúng tôi nhận được từ lúc 12 giờ trưa hôm nay, và bà ấy đã cho biết bà Lê thị Hồng cướp ghe vượt biển. Ghe này có phải mang số: SS0167 không?
Nói xong tên công an quăng ra bản công điện nhận từ Sở công an Thành Phố, trên đó có ghi rỏ tên chủ ghe, chủ máy, và những lời tố cáo hợp đồng giả mạo để vượt biên, nên bà chủ ghe cứng họng.
Chờ trời vừa sụp tối, chúng tôi được lệnh giải giao về huyện Cần Giờ đoạn đường này phải mất cả đêm. Tôi không còn nhớ tên xã là gì nhưng biết là xã cuối cùng của huyện. Sáu tên công an áp tải với 3 khẩu AK47, 2 khẩu M16 và 1 cây M79. Nhìn những khẩu súng trên tay 6 tên công an đang giữ, trong số các loại này tôi chỉ sợ khẩu M79.
Chúng tôi được mở trói lúc đẩy trở lại ghe, và tất cả bị đẩy xuống hầm tàu chỉ chừa lại một tài công điều khiển. Ghe chạy được một đoạn ngắn, anh tài công buồn chán nản, cho gọi tôi lên điều khiển con tàu. Tôi nhảy lên phòng lái, nhanh mắt quan sát, thấy cách công an bố trí, rồi thoáng nghĩ chắc đời mình hết chạy, một tên công an ngồi trên mũi ghe, một sau lái, một trên nóc, 2 bên hong và một ngồi cạnh bên tài công để hướng dẫn đường. Như con chim bị nhốt trong lòng, cố tìm lỗ trống bay ra, cầm tay lái nhưng đầu tôi luôn suy nghĩ.
Hơn 8 giờ đêm, trên trời mặt trăng lưỡi liềm lơ lững, ánh sáng chiếu trắng bon tàu. Bỗng tên công an ngồi canh tôi lên tiếng hỏi.
- Trên ghe các anh có gì ăn không?
Tôi suy nghĩ một chút và trả lời:
- Trên ghe có gạo, muối, khô sặc, khô đuối, nếu các anh đói bụng thì tôi đi nấu cơm. Không đợi tên CA trả lời, tôi cúi đầu xuống hầm tàu gọi thằng đàn em lên cầm lái thế tôi.
- Cứ giữ tay lái thế này, bẻ qua, bẻ lại như lái xe hơi; cố giữ cho chiếc ghe đi thẳng. Tôi đi bắt nồi cơm. Khi bước ra sau ghe gặp tên công an sau lái hỏi.
- Anh làm gì đi ra đàng sau này?
Tôi trả lời.
- Đi nấu cơm, anh ngồi trong phòng lái bảo tôi đi nấu cho tất các anh ăn.
Tên công an này yên lặng, thì ra tên công an trong phòng lái với tôi là trưởng toán. Nấu cơm xong tôi nướng cá khô sặc kèm theo khô cá đuối. Mùi cá khô làm thơm phức cả tàu, tôi thấy cả mấy tên đói bụng đang chờ ăn. Tôi vừa nấu cơm, nướng khô, nhưng đầu óc quay cuồng tìm cách thoát. Nấu cơm, nướng cá khô xong đã hơn 9 giờ đêm, tôi dọn ra phía trước mũi giữa bon tàu, rồi mời tất cả vào ăn một lượt. Sáu tên công an tụm lại ngồi ăn.
Bầu trời mờ mờ ánh trăng, mặt sông loang loáng ánh sáng. Tôi không thể xác định được điểm đứng, đây là nơi nào… Hai bên bờ mờ mờ trong sương đêm, nhưng đây là dịp ngàn năm một thuở, bằng mọi giá tôi phải thoát khỏi con tàu này. Trở vào phòng lái dặn dò thằng đàn em Ch/úy, nói vắn tắt cho anh ta hiểu hoàn cảnh hiện tại của tôi. Và tôi dặn anh ta cố gắng giữ cho con tàu ép về bên phải.
- Tao phải đi, bằng mọi giá phải đi.
Thấu hiểu được hoàn cảnh của tôi, nên anh đã làm như lời tôi dặn. Con sông rộng độ chừng 100m, tôi thì quờ quạng không lội xa.
Ghe bắt đầu lạng dần về bên phải, tôi ra sau lái, thấy Đ/úy Nam trưởng phòng truyền tin PTT nằm ngoài cạnh bon tàu. Tôi nói nhỏ vào lỗ tai anh ấy.
- Trốn không? Đã tới lúc.
Anh trả lời với giọng buồn thiu:
- Bạn đi đi, giấy tờ tôi đầy đủ, hơn nữa giờ này vợ con tôi không biết ra sao ngoài cửa biển, good luck...!!
Biết anh không đi, tôi vội vàng lòn qua khung cửa sổ bên hông tàu, chùi mình qua cửa, rôì thả nhẹ đôi chân, mình trầm xuống nước. Nước lạnh, có gió, tôi rùng mình, tự nhủ thầm “Nhứt chin nhì bù”. Tôi nhoài mình cố gắng lặn ra xa; cánh quạt chân vịt phía sau tàu giúp đẩy thẳng tôi ra một đoạn, cố nín thở, lặn sâu xuống nước, nhưng không hiểu sao lúc này đầu cứ lại trồi lên. Tôi hụp xuống và lặn ra xa cách chiếc ghe độ chừng 10 mét, tiếng máy ghe cứ nổ đều đều, không một chút nghi ngờ, trên ghe vẫn yên tỉnh. \
Thật cám ơn thằng Ch/uy đàn em. Tôi nín thở cắm đầu lặn tiếp, lặn mấy
hơi, trồi lên thở mà vẫn thấy chiếc ghe còn rất gần. Tôi than thầm trong
bụng; không còn đầu óc để tính toán, suy luận. Trong đầu chỉ còn một ý
niệm “thoát hay là chết”. Lấy hơi, vừa lặn tôi vừa bơi về bên phải để
vào bờ. Lúc này, tôi sợ nhất là khẩu M79, khi chúng phát giác có người
trốn chúng sẽ dùng khẩu đó để bắn chụp xuống sông, chắc tôi sẽ bỏ xác vì
tức nước, AK47 và M16 thì tôi đã biết rõ tầm tác hại, xui lắm tôi mới
dính đạn này. Cám ơn Thủy Quân Lục Chiến. Cám ơn Quảng Trị chiến trường.
Kinh nghiệm đó tôi lấy làm căn bản. Để đối phó cùng thực tế đêm nay.
Tôi vẫn cố sức sãi vào bờ, ghe vẫn chạy đều đều trong đêm trăng sáng, khi tôi bám được bờ thì tiếng máy đã xa dần. Nhảy lên bờ, việc đầu tiên là tìm chỗ ẩn núp, phòng khi phát giác, bọn chúng sẽ cho ghe trở lại tìm kiếm. Nằm yên lặng trong mấy gốc tràm hơn nửa tiếng với quần xà lỏn áo thun, bây giờ tôi mới thấy đói và lạnh. Tôi cố tìm một khoảng trống bằng mặt để nghỉ lưng, nhưng tìm mãi vẫn không sao có được, cuối cùng phải đành nằm trên đống rễ tràm lồi lõm. B52 (muỗi) bắt đầu quần thảo khi đã đánh hơi, chịu không nổi với đám muỗi rừng quần thảo, tôi trầm mình xuống nước để giải vây, vừa đứng yên tay chân không quậy nước, một đàn tàu ngầm (cá lòng tong) bay vào phập tới tấp vào chân tôi. Chưa bao giờ tôi nghĩ cá cắn đau như vậy. Tôi sợ một hồi nó phập luôn “thằng nhỏ” nên nhảy phóng lên bờ chịu đựng B52. Không chiu nổi B52 thì cho tàu lặn cắn. Tôi loay hoay đối phó với bọn “địch” không chợp mắt chút nào từ 10 giờ đêm tới 4,5 giờ sáng.
Ánh sáng mờ mờ từ hướng đông, chung quanh thật yên tĩnh. Lạnh và đói, tôi chợt thèm ly rượu đế ấm lòng. Tôi bâng khuâng nhớ lại những đêm lạnh nước ngập trung đội đi tiền đồn ở thôn Gia Đẳng, nhớ lại đêm trốn trại ở Bù Gia Phúc năm rồi trong rừng Phước Long. Nhưng rừng cao nguyên khác xa rừng tràm ngập mặn của vùng Rừng Sát. Những ngày đó, tôi còn đồng đội, còn anh em. Bây giờ đứng đây, một mình, “tứ đầu thọ địch”.
Tôi vẫn cố sức sãi vào bờ, ghe vẫn chạy đều đều trong đêm trăng sáng, khi tôi bám được bờ thì tiếng máy đã xa dần. Nhảy lên bờ, việc đầu tiên là tìm chỗ ẩn núp, phòng khi phát giác, bọn chúng sẽ cho ghe trở lại tìm kiếm. Nằm yên lặng trong mấy gốc tràm hơn nửa tiếng với quần xà lỏn áo thun, bây giờ tôi mới thấy đói và lạnh. Tôi cố tìm một khoảng trống bằng mặt để nghỉ lưng, nhưng tìm mãi vẫn không sao có được, cuối cùng phải đành nằm trên đống rễ tràm lồi lõm. B52 (muỗi) bắt đầu quần thảo khi đã đánh hơi, chịu không nổi với đám muỗi rừng quần thảo, tôi trầm mình xuống nước để giải vây, vừa đứng yên tay chân không quậy nước, một đàn tàu ngầm (cá lòng tong) bay vào phập tới tấp vào chân tôi. Chưa bao giờ tôi nghĩ cá cắn đau như vậy. Tôi sợ một hồi nó phập luôn “thằng nhỏ” nên nhảy phóng lên bờ chịu đựng B52. Không chiu nổi B52 thì cho tàu lặn cắn. Tôi loay hoay đối phó với bọn “địch” không chợp mắt chút nào từ 10 giờ đêm tới 4,5 giờ sáng.
Ánh sáng mờ mờ từ hướng đông, chung quanh thật yên tĩnh. Lạnh và đói, tôi chợt thèm ly rượu đế ấm lòng. Tôi bâng khuâng nhớ lại những đêm lạnh nước ngập trung đội đi tiền đồn ở thôn Gia Đẳng, nhớ lại đêm trốn trại ở Bù Gia Phúc năm rồi trong rừng Phước Long. Nhưng rừng cao nguyên khác xa rừng tràm ngập mặn của vùng Rừng Sát. Những ngày đó, tôi còn đồng đội, còn anh em. Bây giờ đứng đây, một mình, “tứ đầu thọ địch”.
Tôi đứng lên định hướng, bỗng tôi nghe đàng xa trong bờ rừng bên phải
từng hồi kẻng vang lên, loại kẻng này với tôi không lạ. Tôi di chuyển về
hướng ngược lại, đi dần về hướng tây. Một hồi kẻng khác lại vang lên.
Tránh đầu này thì nghe kẻng đầu kia. Biết mình bị lọt vào khu vực trại
cải tạo nữa rồi, nhưng tôi không biết được nó là ở nơi nào.
Tôi xác định, điều trước hết là phải lội qua bên kia sông rồi tính
tiếp. Nhìn ra sông, con sông ngày hôm qua chiếc ghe tôi đi qua. Sông rất
rộng, tôi đi tới đi lui một hồi tìm không ra khúc sông hẹp, đang tìm
kiếm thì trời mờ sáng, cảnh vật rõ dần, tôi áng chừng khúc sông nầy rộng
gần 100m. Nhìn dọc theo mé song, từ đàng xa tôi thấy một ông già ngồi
trên chiếc xuồng nhỏ, phản ứng tự nhiên, tôi thụp đầu xuống núp vào một
lùm cây. Làm gì bây giờ? Ông ta là ai? Gấn đây có xóm nhà? Hay là cán bộ
trong trại vừa đánh kẻng? Rối mù với hàng trăm câu hỏi. Tôi định thần
nhìn thật kỹ, ông già đang ngồi trên chếc xuống nhỏ, chung quanh đó là
đàn vịt đang bì bỏm lặn hụp tìm mồi. A! Ông già chăn vịt. Tôi quyết định
đi về phía ông lão. Khi thấy tôi ổng liền hỏi.
- Cậu làm gì ở đây?
Tôi phải đành nói thật: - “Dạ cháu đi vượt biên bị bắt khi ghe chạy tới đây rồi nhảy trốn”.
- À thì ra chiếc ghe chạy qua đây hồi tối.
Tôi vội hỏi thăm dò tiếng kẻng. Ông trả lời
- Đây là "Đặc Khu Rừng Sát” chung quanh đây toàn trại cải tạo “Phục hồi nhân phẩm của người xì ke ma túy”.
- Vậy bên kia sông có trại cải tạo nào không Bác.
- Không, chỉ bên này thôi.”
- Bác làm ơn đưa cháu qua sông được không, vì cháu lội không rành.
- Không được, không được, cậu có thấy một đàn vịt gần 2000 con tôi đang chăn, đưa cậu qua sông đàn vịt của tôi thất lạc biết đâu mà tìm. Thôi cậu ráng mà lội qua đi.”
Lòng buồn thất vọng, nhưng cũng hiểu cho ông vì đàn vịt đó là sự sống của ông hằng ngày. Tôi đi tới, đi lui vài lần dọc theo bờ sông, sình, bùn, cỏ lác trộn lẫn những gốc tràm và nước ngập tới gối, tôi cố tìm chổ nào hẹp nhất để lội qua, nhưng dường như không khác chổ nào. Dòng sông nước chảy xiết rộng chừng gần 100 mét. Tôi lội được hơi xa từ lúc dự định trốn tù nhưng chỉ lội tới lui trong con suối nhỏ, giờ đụng phải con sông quá rộng, lúc này tôi ước gì lội được như thằng Sinh, thằng Mỹ hai đứa nó dạy tôi lội lúc rảnh rỗi buổi chiều. Suy nghỉ bâng quơ một hồi trời sáng hẳn, đã tới lúc tôi phải quyết định lội qua, bằng mọi giá phải rời xa khu cải tạo.
Nhớ lời thằng Sinh nói, điều quan trọng nhất là khi mệt phải thả ngữa,chân đạp nhe nhàn, đừng để vộp bẽ, khi đở mệt thì trở người qua lội tiếp. Tôi lấy lời thằng Sinh như bài kinh cho mình để vượt qua con sông này.
Lấy hết bình tĩnh, tôi bắt đầu lội, lúc đầu còn khỏe, thì lội sải cố gắng lắm được khoảng 20 mét, nước sông chảy xiết, quá mệt tôi thả ngửa mặc cho dòng nước đẩy, hơi đỡ mệt tới phần lội nhái, cứ sải, ngửa, rồi nhái tới được giữa sông, thả ngửa nghỉ mệt.
Nghỉ tới vợ và đứa con gái còn chưa thấy mặt, nhưng dẩu sao vợ con tôi đã đến được bên bờ tự do, có biết tôi đang sắp chết đuối để đi tìm. Tiềm thức cũ, cứ lần lược tung ra trong lúc đó, có lẽ là dấu hiệu của những người sắp vĩnh viễn ra đi.
Bỗng nhiên tôi sực nhớ tới câu truyện “Anh Phải Sống” của Khái Hưng hai vợ chồng chèo xuồng ra giữa sông vớt củi, trời mưa, sóng lớn, rồi bị lật xuồng. Vợ chịu chết đuối, cho chồng sống nuôi 3 con “Thằng Bò, cái Bé, cái Lớn” “Anh Phải Sống” không lẽ tôi bị chết chìm như người vợ trong câu truyện này.
Ý chí tôi trở nên mạnh hơn “Tôi phải sống để tìm Tự Do”. Trở người lại, tôi sải thêm một đoạn, rồi nhái, ngửa, liên tục hai ba lần thi sắp tới bờ bên kia… Thả ngửa, nghỉ mệt lần cuối rồi lội thẳng vào bờ. Gần tới bờ tôi quá mệt, với nắm được cành tre nằm thòng đưa ra ngoài mé, mừng quá tôi đu lên để kéo người vào bờ cho lẹ. Cành tre không chụi nổi sức nặng thân tôi, gãy kêu rôm rốp.
Nghe tiếng động, tôi chợt thấy 3 dáng người chạy thẳng vào hướng tôi. Vội vàng, tôi lặn xuống chui vào gốc tre lẫn trốn, rồi ngóc đầu quan sát. Thấy 3 thanh niên với trang phục áo quần bộ đội, tôi mất hồn định lặn trốn xa, thì tôi nghe tiếng của một thanh niên trong đám.
- Đã thấy anh rồi, đừng sợ, tui em trốn nghĩa vu, không phải bộ đội.
- Nghe tiếng nói của người miền Nam, khi nhìn thấy tụi nó trẻ, chắc là nói thật. Tôi liều mạng lội ra bò lên bờ. Ba thanh niên dẫn tôi tới căn chòi nó đang ngồi ăn cơm và bắt đầu phỏng vấn.
- Anh làm gì ở đây?
- Đi vượt biên ghe anh bị bắt ngoài cửa biển, bị công an giải giao về huyện Cần Giờ, khi chạy tới đây anh nhảy trốn.
- Em có nghe tiếng ghe chạy ngang đây đêm qua nhưng không nghĩ là ghe bị bắt.
Thanh niên ngồi đối diện tôi nói:
- Anh này gan thiệt, anh có biết đây là “Đặc Khu Rừng Sát” nổi tiếng cá sấu trên con sông này không? Tuần vừa rồi có đàn trâu lội ngang sông, có một con trâu nghé bị cá sấu cắn đứt một giò.
Tôi trố mắt hỏi lại “thiệt hôn” vậy mà từ tối qua tới giờ anh cứ lên xuống nước liền liền, có biết đâu mà sợ. Quả thật là số tôi vẫn còn may mắn đúng là điếc không sợ súng, nghĩ lại rùng mình. Hồi lúc nhỏ khi chưa đi lính tôi thường nghe nói về “Đặc Khu Rừng Sát" này, nhưng không nghĩ đươc ra là địa thế quằn quèo và hiểm trở như thế này, rất lý tưởng cho VC dễ dàng bị phục kích.
Thấy mấy đứa ăn cơm với vài cục muối hột, tôi quá đói không mắc cở để mở lời.
- Cho anh xin nửa chén cơm được hôn.
- Được, người ngồi bên cạnh bới cho tôi gần một chén cơm nguội.
Tôi đớp ngon lành, cắn hột muối mà tưởng như cục đường khi nhai cơm một hồi trở thành quá ngọt, cảm giác này chưa có trong đời. Vừa ăn tôi vừa hỏi chuyện, tụi em ở đây từ bao lâu rồi?
- Hơn sáu tháng
- Có về thành phố chơi không? Nhà ở đâu? Tôi hỏi
- Thỉnh thoảng nhớ nhà, ra cửa sông lớn có giang ghe vê nhà bè, trốn về chơi vài ngày rồi trở lại.
- Anh muốn về cầu Rạch Ong thì làm sao đi?
Thanh niên ngồi cạnh tôi bên trái nói.
- Cách đây không xa lắm, tui em biết có một bà nhà ở gần khu cầu Rạch Ong xuống đây giăng câu, nhưng lâu lâu bà ấy mới về. Tụi em dẫn anh tới đó cho anh năn nỉ, may ra bà ấy về sớm.
Nói chuyện với ba đứa thanh niên trẻ, tôi tìm hiểu để rõ thêm khu vực này. Gần mười giờ sáng, ba đứa dẫn tôi đi, qua những đoạn rừng tràm, lên đê, xuống ruộng, rồi bờ rừng chừng hơn 2 cây số, tôi nhìn thấy xa kia bắt đầu tới cánh đồng ruộng chạy dọc theo những đường kinh nhỏ, và căn chòi nhỏ mập mờ. Tôi hỏi có phải căn chòi đó không?
- Đúng rồi, tụi em dẫn anh tới đó rồi quay về.
- Cám ơn mấy em nhiều lắm. Nếu không gặp tụi em thì anh biết ai mà nhờ, làm sao anh biết được khu vực này.
Tới khúc đê quẹo vào trong chòi, 2 đứa đứng lại còn một dẫn tôi đi thẳng vào trong để hỏi.
- Dì Tư, có anh nầy muốn quá giang về cầu Rạch Ong khi nào Dì về giúp dùm.
Tôi trình bày sơ qua cây chuyện vượt biên của tôi cho Dì Tư rõ.
Rồi thanh niên quay lại chào tôi “Thôi em về”. Sau khi mấy thanh niên vừa khuất cua quẹo căn chòi..
Dì Tư nhìn tôi rồi nói với giọng hốt hoảng.
- Thôi chết tôi rồi cậu ơi, ba đứa đó là điềm chỉ viên của công an thôn này. Chúng muốn hại tôi nên đưa cậu đến nhờ tôi, rồi đi báo công an để bắt luôn tôi. Thôi cậu đi tìm chỗ khác đi, tôi sợ lắm.
Biết đâu mà đi bây giờ, cả khu vực này chỉ thấy có căn chòi một, tôi tiếp tục năn nỉ dì. Thấy tôi năn nỉ quá, dì tư xiêu lòng.
- Thôi được, tôi sẽ giúp cho có giang về cầu Rạch Ong nhưng cũng phải vài hôm nữa, và bây giờ thì cậu không được ở trong chòi mà phải ra bờ rừng mà ở khi nào tôi về sẽ cho thằng con ra kêu như vậy an toàn cho cậu và cũng an toàn cho tôi.
Rồi Dì Tư chỉ hứơng trước mặt chòi là khu rừng chàm dầy đặt cách đó độ vài trăm thước, tôi nghe dì nói cũng có lý nên nghe theo; hơn nữa cũng không còn cách khác. Có người nhận giúp lúc này là vô cùng ơn phước lớn. Tôi vội vàng cám ơn Dì Tư rồi đi tiến về rừng. Đi gần tới đám rừng chàm tôi nghe tiếng động rào rào dưới mặt đất phía trước mặt, đưa mắt nhìn xuống tôi thấy hàng ngàn con còng đỏ chạy chui vào hang lẫn trốn khi nghe tiếng động của chân tôi bước đi đạp lên trên đám lá khô. Vào bờ rừng chừng năm ba thước, tôi lựa chổ mát nhất trong đám tràm khô, nằm kê đầu vào nhánh rể lớn. Mệt lã, tôi nằm yên thiêm thiếp, tưởng là xác chết, một đám còng bò ùa ra cấu xé tay chân tôi. Tôi vùng dậy đám còng văng ra tứ phía, tưởng rằng đâu chúng sợ khi biết tôi không là xác chết. Khi thiếp đi thì chúng nó lại xông vào cắn tiếp, chẳng ngủ yên được với đám còng đỏ này.
Cả đêm ngâm nước, giờ thì trời nắng chang chang trong người tôi bắt đầu lên cơn sốt, lạnh run cầm cập giữa buổi trưa, nhắm mắt nằm co rút như con tôm cho đỡ lạnh. Nghe có tiêng động trên nhánh chàm nho nhỏ, tôi mở mắt nhìn lên thấy một con rắn lớn bằng cườm tay đang cuộn mình bò xuống. Tôi nhắm mắt nằm yên không nhúc nhích, để mặc con rắn cắn hay mổ gì cũng được. Con rắn lớn bò qua cạnh đầu tôi rồi chui vào đám rác.
Nằm ngoài rừng được vài ba tiếng, tôi nghĩ lúc đó đô khoảng 2 giờ trưa. Chịu hết nổi cơn sốt tôi đi liều trở vào chòi. Dì Tư thấy tôi vào vội hỏi:
- Cậu vào đây làm gì? Đã nói cậu phải ở ngoài rừng.
- Cháu bị sốt lạnh, ngoài đó nắng quá chịu không nổi, rồi tôi tiếp tục năn nỉ dì tư.
Suy nghĩ một hồi rồi Dì Tư nói
- Tôi có thể giúp, đưa cậu tới xã Lý Nhơn, rồi từ đó đi bộ dọc theo đê chừng 5, 7 cây số, qua phà, rồi đón xe về câu Rạch Ong, nhưng đưa qua cửa biển rộng này phải mất hơn 2 tiếng.
- Cháu trong mình còn vỏn vẹn 80 đồng, vừa nói tôi vừa móc trong túi quần sọt đưa dì hết 80 đồng. Dì tư cầm lấy nhưng không hài lòng lắm, thấy mắt nhìn chiếc nhẫn cưới vàng 18K tôi đang đeo trên ngón tay áp út, hiểu ý Dì Tư tôi tuột nhẫn ra đưa. Ngay sau đó, thái độ dì đổi khác.
- Thôi được, để tôi kêu 2 cháu chuẩn bị ghe đưa cậu về xã Lý Nhơn. Nhưng nè nghe tôi dặn. Khi tới xã, đi xuyên qua rồi cập trên đê mà đi qua phà chỉ tốn 3 đồng, đón xe về Rạch Ong 5 đồng là tám. Đây tôi cho lại cậu.
Dì Tư cho tôi lại đúng 8 đồng, tôi vội vàng cám ơn Dì.
Hai thằng con tuổi chạc 13, 15 đã chuẩn bi xuồng xong, rồi vào dẫn tôi ra con kinh nhỏ. Tôi thấy chiếc xuồng 3 lá, cùng đống lá chuối bên cạnh xuồng. Tôi vừa bước xuống ngồi yên trên xuồng, thì hai đứa nhỏ nói:
- Anh nằm xuống đi, để tụi em phủ lên người lớp lá chuối, để ra ngoai kia công an không để ý, tưởng tụi em đi chở ghe lá chuối.
Tôi nằm xuống theo lời hai đứa nhỏ, rồi nó phủ lên người mình mười mấy tấm lá chuối tươi.
Thằng anh chèo mũi, đứa em chèo lái. Chiếc xuồng nhỏ chở tôi luồn từ kinh này qua kinh khác, hơn nửa tiếng mới qua hết đoạn kinh nhỏ trong khu rừng sát. Khi ra tới cửa con sông lớn, chiếc xuồng nhỏ bắt đầu gặp sóng đi chậm dần, thấy hai anh em đứa nhỏ tôi vô cùng tội nghiệp, giá tôi còn tiền cũng đưa hết cho hai em. Thỉnh thỏang tôi ngóc đầu lên nhìn xem còn bao lâu nữa.
Thằng em sau mũi nói: - “ đã hơn nửa đường, còn gần một tiếng nữa mới tới xã Lý Nhơn”
- Tụi em có thường chèo ra khu vực này không? tôi hỏi chuyện
- Thỉnh thoảng qua đây bán cá tiện đường về thành phố mua nhưng món đồ cần thiết.
- Tụi em chèo xuồng có mệt không?
- Quen rồi ngày nào mà không chèo, giăng câu, đi chợ, chèo về nhà mỗi tuần còn xa gắp bao nhiêu lần đoạn đường chở anh đi. Trò chuyện với hai đứa nhỏ một hồi thì xuồng đã tới xã Lý Nhơn.
Hai đứa nhỏ nói:
- Anh ngồi dậy đi tới nơi rồi đó.
Tôi chỉ nó cho tôi xuống chỗ tôi đỗ Cát hai tuần trước đó. Rồi chiếc xuồng chèo thẳng tới nơi. Trước khi xuống hai em căn dặn:
- Anh cứ đi thẳng trên đường đê này 5, 7 cây số sẽ gặp bến phà, qua phà rồi đón xe về cầu Rạch Ong đừng sợ lạc anh cứ đi.
- Cám ơn hai đứa em nhiều lắm, thôi hai đứa trở về nhà đi.
Lúc này đã hơn bốn giờ chiều, trong túi được Dì Tư cho lại 8 đồng, cũng hồi hợp sợ không đủ tiền xe. Bước đi trên đê có một mình đơn độc, về tới đây tôi cũng bớt sợ rồi, quần sọt, áo thun, đi chân không như người làm ruộng, phóng đi thật lẹ, được vài cây số vẫn không thấy bóng người. Tôi đâm ra lo sợ nhưng cũng phải bước đi, được vài cây số nữa thì từ xa tôi nhìn thấy được một dãy nhà, thật mừng rỡ có lẽ là tới bến phà. Khi đến gần thì quả thật vài chiếc ghe xuồng trước mặt đợi chở khách qua sông lấy giá 3 đồng. Quả thật Dì tư nói đúng. Trả 3 đồng qua sông là tới nhà Bè, tới bến xe Lam về cầu Rạch Ong tôi hỏi đúng giá 5 đồng. Tôi phóng lên ngồi cận bên bác tài, khi nhìn tôi lạ ông tài xế hỏi
- Đi đâu mà chân không, quần xà lỏn, áo thun vậy?
- Ghe đi hợp đồng bị bể hộp số ở xã Lý Nhơn, tôi phải lội bộ về nhà kêu thợ máy. Thấy có lý bác tài không hỏi nữa. Khi xe chạy đến ngang cầu Rạch Ong tôi xin xuống. Hết tiền, tôi liều quắc đại Honda ôm kêu chở thẳng về ngã sáu chỗ nhà bạn thân của thằng em, là một trong những nơi tôi thường tá túc. Về tới nhà cũng may, tôi xin được 10 đồng đem trả tiền xe.
Tá túc một đêm, sáng hôm sau đi sớm đón xe thẳng về Rạch Kiến, Long An, quê chồng bà chị hai tôi, trú ẩn. Nơi đây, với tôi coi như một căn cứ an toàn để tái phối trí, khi có sức rồi xuất quân đánh tiếp.
Mất hết tiền trong chuyến đi này nhưng an ủi là tôi vẫn còn mạng sống. Vượt biên quả thật là không đơn giản. Sau này khi trở lại Saigon để tìm đương vượt biển chuyến thứ ba. Mới vỡ lẽ cũng vì lòng chủ tham nên chuyến thứ hai của tôi hoàn toàn thất bại.
Văn viết không hay, hơn 32 năm đã bao lần tôi định viết lại chuyến trốn tù, để cháu con tôi hay đời sau được biết, nguồn gốc ở đâu và vì sao chúng được tới nơi này.
Nhờ Lý Khải Bình cho tôi dịp gặp đuợc 2 NT trong buổi tiệc tân gia. Cám ơn NT Tô Văn Cấp, NT Phan Nhật Nam đã khuyến khích tôi cứ viết lên những gì tôi nghĩ, nên đã hoàn thành xong câu chuyện trốn tù. Và đây chuyên thứ hai là đề tài vượt biển.
Chuyến trốn thứ ba của đời tôi vô cùng ngoạn mục, cũng là chuyến cuối cùng tôi giã biệt địa ngục XHCNVN.
San Jose 25-3-2012
MX Trần Văn Khỏe
- Cậu làm gì ở đây?
Tôi phải đành nói thật: - “Dạ cháu đi vượt biên bị bắt khi ghe chạy tới đây rồi nhảy trốn”.
- À thì ra chiếc ghe chạy qua đây hồi tối.
Tôi vội hỏi thăm dò tiếng kẻng. Ông trả lời
- Đây là "Đặc Khu Rừng Sát” chung quanh đây toàn trại cải tạo “Phục hồi nhân phẩm của người xì ke ma túy”.
- Vậy bên kia sông có trại cải tạo nào không Bác.
- Không, chỉ bên này thôi.”
- Bác làm ơn đưa cháu qua sông được không, vì cháu lội không rành.
- Không được, không được, cậu có thấy một đàn vịt gần 2000 con tôi đang chăn, đưa cậu qua sông đàn vịt của tôi thất lạc biết đâu mà tìm. Thôi cậu ráng mà lội qua đi.”
Lòng buồn thất vọng, nhưng cũng hiểu cho ông vì đàn vịt đó là sự sống của ông hằng ngày. Tôi đi tới, đi lui vài lần dọc theo bờ sông, sình, bùn, cỏ lác trộn lẫn những gốc tràm và nước ngập tới gối, tôi cố tìm chổ nào hẹp nhất để lội qua, nhưng dường như không khác chổ nào. Dòng sông nước chảy xiết rộng chừng gần 100 mét. Tôi lội được hơi xa từ lúc dự định trốn tù nhưng chỉ lội tới lui trong con suối nhỏ, giờ đụng phải con sông quá rộng, lúc này tôi ước gì lội được như thằng Sinh, thằng Mỹ hai đứa nó dạy tôi lội lúc rảnh rỗi buổi chiều. Suy nghỉ bâng quơ một hồi trời sáng hẳn, đã tới lúc tôi phải quyết định lội qua, bằng mọi giá phải rời xa khu cải tạo.
Nhớ lời thằng Sinh nói, điều quan trọng nhất là khi mệt phải thả ngữa,chân đạp nhe nhàn, đừng để vộp bẽ, khi đở mệt thì trở người qua lội tiếp. Tôi lấy lời thằng Sinh như bài kinh cho mình để vượt qua con sông này.
Lấy hết bình tĩnh, tôi bắt đầu lội, lúc đầu còn khỏe, thì lội sải cố gắng lắm được khoảng 20 mét, nước sông chảy xiết, quá mệt tôi thả ngửa mặc cho dòng nước đẩy, hơi đỡ mệt tới phần lội nhái, cứ sải, ngửa, rồi nhái tới được giữa sông, thả ngửa nghỉ mệt.
Nghỉ tới vợ và đứa con gái còn chưa thấy mặt, nhưng dẩu sao vợ con tôi đã đến được bên bờ tự do, có biết tôi đang sắp chết đuối để đi tìm. Tiềm thức cũ, cứ lần lược tung ra trong lúc đó, có lẽ là dấu hiệu của những người sắp vĩnh viễn ra đi.
Bỗng nhiên tôi sực nhớ tới câu truyện “Anh Phải Sống” của Khái Hưng hai vợ chồng chèo xuồng ra giữa sông vớt củi, trời mưa, sóng lớn, rồi bị lật xuồng. Vợ chịu chết đuối, cho chồng sống nuôi 3 con “Thằng Bò, cái Bé, cái Lớn” “Anh Phải Sống” không lẽ tôi bị chết chìm như người vợ trong câu truyện này.
Ý chí tôi trở nên mạnh hơn “Tôi phải sống để tìm Tự Do”. Trở người lại, tôi sải thêm một đoạn, rồi nhái, ngửa, liên tục hai ba lần thi sắp tới bờ bên kia… Thả ngửa, nghỉ mệt lần cuối rồi lội thẳng vào bờ. Gần tới bờ tôi quá mệt, với nắm được cành tre nằm thòng đưa ra ngoài mé, mừng quá tôi đu lên để kéo người vào bờ cho lẹ. Cành tre không chụi nổi sức nặng thân tôi, gãy kêu rôm rốp.
Nghe tiếng động, tôi chợt thấy 3 dáng người chạy thẳng vào hướng tôi. Vội vàng, tôi lặn xuống chui vào gốc tre lẫn trốn, rồi ngóc đầu quan sát. Thấy 3 thanh niên với trang phục áo quần bộ đội, tôi mất hồn định lặn trốn xa, thì tôi nghe tiếng của một thanh niên trong đám.
- Đã thấy anh rồi, đừng sợ, tui em trốn nghĩa vu, không phải bộ đội.
- Nghe tiếng nói của người miền Nam, khi nhìn thấy tụi nó trẻ, chắc là nói thật. Tôi liều mạng lội ra bò lên bờ. Ba thanh niên dẫn tôi tới căn chòi nó đang ngồi ăn cơm và bắt đầu phỏng vấn.
- Anh làm gì ở đây?
- Đi vượt biên ghe anh bị bắt ngoài cửa biển, bị công an giải giao về huyện Cần Giờ, khi chạy tới đây anh nhảy trốn.
- Em có nghe tiếng ghe chạy ngang đây đêm qua nhưng không nghĩ là ghe bị bắt.
Thanh niên ngồi đối diện tôi nói:
- Anh này gan thiệt, anh có biết đây là “Đặc Khu Rừng Sát” nổi tiếng cá sấu trên con sông này không? Tuần vừa rồi có đàn trâu lội ngang sông, có một con trâu nghé bị cá sấu cắn đứt một giò.
Tôi trố mắt hỏi lại “thiệt hôn” vậy mà từ tối qua tới giờ anh cứ lên xuống nước liền liền, có biết đâu mà sợ. Quả thật là số tôi vẫn còn may mắn đúng là điếc không sợ súng, nghĩ lại rùng mình. Hồi lúc nhỏ khi chưa đi lính tôi thường nghe nói về “Đặc Khu Rừng Sát" này, nhưng không nghĩ đươc ra là địa thế quằn quèo và hiểm trở như thế này, rất lý tưởng cho VC dễ dàng bị phục kích.
Thấy mấy đứa ăn cơm với vài cục muối hột, tôi quá đói không mắc cở để mở lời.
- Cho anh xin nửa chén cơm được hôn.
- Được, người ngồi bên cạnh bới cho tôi gần một chén cơm nguội.
Tôi đớp ngon lành, cắn hột muối mà tưởng như cục đường khi nhai cơm một hồi trở thành quá ngọt, cảm giác này chưa có trong đời. Vừa ăn tôi vừa hỏi chuyện, tụi em ở đây từ bao lâu rồi?
- Hơn sáu tháng
- Có về thành phố chơi không? Nhà ở đâu? Tôi hỏi
- Thỉnh thoảng nhớ nhà, ra cửa sông lớn có giang ghe vê nhà bè, trốn về chơi vài ngày rồi trở lại.
- Anh muốn về cầu Rạch Ong thì làm sao đi?
Thanh niên ngồi cạnh tôi bên trái nói.
- Cách đây không xa lắm, tui em biết có một bà nhà ở gần khu cầu Rạch Ong xuống đây giăng câu, nhưng lâu lâu bà ấy mới về. Tụi em dẫn anh tới đó cho anh năn nỉ, may ra bà ấy về sớm.
Nói chuyện với ba đứa thanh niên trẻ, tôi tìm hiểu để rõ thêm khu vực này. Gần mười giờ sáng, ba đứa dẫn tôi đi, qua những đoạn rừng tràm, lên đê, xuống ruộng, rồi bờ rừng chừng hơn 2 cây số, tôi nhìn thấy xa kia bắt đầu tới cánh đồng ruộng chạy dọc theo những đường kinh nhỏ, và căn chòi nhỏ mập mờ. Tôi hỏi có phải căn chòi đó không?
- Đúng rồi, tụi em dẫn anh tới đó rồi quay về.
- Cám ơn mấy em nhiều lắm. Nếu không gặp tụi em thì anh biết ai mà nhờ, làm sao anh biết được khu vực này.
Tới khúc đê quẹo vào trong chòi, 2 đứa đứng lại còn một dẫn tôi đi thẳng vào trong để hỏi.
- Dì Tư, có anh nầy muốn quá giang về cầu Rạch Ong khi nào Dì về giúp dùm.
Tôi trình bày sơ qua cây chuyện vượt biên của tôi cho Dì Tư rõ.
Rồi thanh niên quay lại chào tôi “Thôi em về”. Sau khi mấy thanh niên vừa khuất cua quẹo căn chòi..
Dì Tư nhìn tôi rồi nói với giọng hốt hoảng.
- Thôi chết tôi rồi cậu ơi, ba đứa đó là điềm chỉ viên của công an thôn này. Chúng muốn hại tôi nên đưa cậu đến nhờ tôi, rồi đi báo công an để bắt luôn tôi. Thôi cậu đi tìm chỗ khác đi, tôi sợ lắm.
Biết đâu mà đi bây giờ, cả khu vực này chỉ thấy có căn chòi một, tôi tiếp tục năn nỉ dì. Thấy tôi năn nỉ quá, dì tư xiêu lòng.
- Thôi được, tôi sẽ giúp cho có giang về cầu Rạch Ong nhưng cũng phải vài hôm nữa, và bây giờ thì cậu không được ở trong chòi mà phải ra bờ rừng mà ở khi nào tôi về sẽ cho thằng con ra kêu như vậy an toàn cho cậu và cũng an toàn cho tôi.
Rồi Dì Tư chỉ hứơng trước mặt chòi là khu rừng chàm dầy đặt cách đó độ vài trăm thước, tôi nghe dì nói cũng có lý nên nghe theo; hơn nữa cũng không còn cách khác. Có người nhận giúp lúc này là vô cùng ơn phước lớn. Tôi vội vàng cám ơn Dì Tư rồi đi tiến về rừng. Đi gần tới đám rừng chàm tôi nghe tiếng động rào rào dưới mặt đất phía trước mặt, đưa mắt nhìn xuống tôi thấy hàng ngàn con còng đỏ chạy chui vào hang lẫn trốn khi nghe tiếng động của chân tôi bước đi đạp lên trên đám lá khô. Vào bờ rừng chừng năm ba thước, tôi lựa chổ mát nhất trong đám tràm khô, nằm kê đầu vào nhánh rể lớn. Mệt lã, tôi nằm yên thiêm thiếp, tưởng là xác chết, một đám còng bò ùa ra cấu xé tay chân tôi. Tôi vùng dậy đám còng văng ra tứ phía, tưởng rằng đâu chúng sợ khi biết tôi không là xác chết. Khi thiếp đi thì chúng nó lại xông vào cắn tiếp, chẳng ngủ yên được với đám còng đỏ này.
Cả đêm ngâm nước, giờ thì trời nắng chang chang trong người tôi bắt đầu lên cơn sốt, lạnh run cầm cập giữa buổi trưa, nhắm mắt nằm co rút như con tôm cho đỡ lạnh. Nghe có tiêng động trên nhánh chàm nho nhỏ, tôi mở mắt nhìn lên thấy một con rắn lớn bằng cườm tay đang cuộn mình bò xuống. Tôi nhắm mắt nằm yên không nhúc nhích, để mặc con rắn cắn hay mổ gì cũng được. Con rắn lớn bò qua cạnh đầu tôi rồi chui vào đám rác.
Nằm ngoài rừng được vài ba tiếng, tôi nghĩ lúc đó đô khoảng 2 giờ trưa. Chịu hết nổi cơn sốt tôi đi liều trở vào chòi. Dì Tư thấy tôi vào vội hỏi:
- Cậu vào đây làm gì? Đã nói cậu phải ở ngoài rừng.
- Cháu bị sốt lạnh, ngoài đó nắng quá chịu không nổi, rồi tôi tiếp tục năn nỉ dì tư.
Suy nghĩ một hồi rồi Dì Tư nói
- Tôi có thể giúp, đưa cậu tới xã Lý Nhơn, rồi từ đó đi bộ dọc theo đê chừng 5, 7 cây số, qua phà, rồi đón xe về câu Rạch Ong, nhưng đưa qua cửa biển rộng này phải mất hơn 2 tiếng.
- Cháu trong mình còn vỏn vẹn 80 đồng, vừa nói tôi vừa móc trong túi quần sọt đưa dì hết 80 đồng. Dì tư cầm lấy nhưng không hài lòng lắm, thấy mắt nhìn chiếc nhẫn cưới vàng 18K tôi đang đeo trên ngón tay áp út, hiểu ý Dì Tư tôi tuột nhẫn ra đưa. Ngay sau đó, thái độ dì đổi khác.
- Thôi được, để tôi kêu 2 cháu chuẩn bị ghe đưa cậu về xã Lý Nhơn. Nhưng nè nghe tôi dặn. Khi tới xã, đi xuyên qua rồi cập trên đê mà đi qua phà chỉ tốn 3 đồng, đón xe về Rạch Ong 5 đồng là tám. Đây tôi cho lại cậu.
Dì Tư cho tôi lại đúng 8 đồng, tôi vội vàng cám ơn Dì.
Hai thằng con tuổi chạc 13, 15 đã chuẩn bi xuồng xong, rồi vào dẫn tôi ra con kinh nhỏ. Tôi thấy chiếc xuồng 3 lá, cùng đống lá chuối bên cạnh xuồng. Tôi vừa bước xuống ngồi yên trên xuồng, thì hai đứa nhỏ nói:
- Anh nằm xuống đi, để tụi em phủ lên người lớp lá chuối, để ra ngoai kia công an không để ý, tưởng tụi em đi chở ghe lá chuối.
Tôi nằm xuống theo lời hai đứa nhỏ, rồi nó phủ lên người mình mười mấy tấm lá chuối tươi.
Thằng anh chèo mũi, đứa em chèo lái. Chiếc xuồng nhỏ chở tôi luồn từ kinh này qua kinh khác, hơn nửa tiếng mới qua hết đoạn kinh nhỏ trong khu rừng sát. Khi ra tới cửa con sông lớn, chiếc xuồng nhỏ bắt đầu gặp sóng đi chậm dần, thấy hai anh em đứa nhỏ tôi vô cùng tội nghiệp, giá tôi còn tiền cũng đưa hết cho hai em. Thỉnh thỏang tôi ngóc đầu lên nhìn xem còn bao lâu nữa.
Thằng em sau mũi nói: - “ đã hơn nửa đường, còn gần một tiếng nữa mới tới xã Lý Nhơn”
- Tụi em có thường chèo ra khu vực này không? tôi hỏi chuyện
- Thỉnh thoảng qua đây bán cá tiện đường về thành phố mua nhưng món đồ cần thiết.
- Tụi em chèo xuồng có mệt không?
- Quen rồi ngày nào mà không chèo, giăng câu, đi chợ, chèo về nhà mỗi tuần còn xa gắp bao nhiêu lần đoạn đường chở anh đi. Trò chuyện với hai đứa nhỏ một hồi thì xuồng đã tới xã Lý Nhơn.
Hai đứa nhỏ nói:
- Anh ngồi dậy đi tới nơi rồi đó.
Tôi chỉ nó cho tôi xuống chỗ tôi đỗ Cát hai tuần trước đó. Rồi chiếc xuồng chèo thẳng tới nơi. Trước khi xuống hai em căn dặn:
- Anh cứ đi thẳng trên đường đê này 5, 7 cây số sẽ gặp bến phà, qua phà rồi đón xe về cầu Rạch Ong đừng sợ lạc anh cứ đi.
- Cám ơn hai đứa em nhiều lắm, thôi hai đứa trở về nhà đi.
Lúc này đã hơn bốn giờ chiều, trong túi được Dì Tư cho lại 8 đồng, cũng hồi hợp sợ không đủ tiền xe. Bước đi trên đê có một mình đơn độc, về tới đây tôi cũng bớt sợ rồi, quần sọt, áo thun, đi chân không như người làm ruộng, phóng đi thật lẹ, được vài cây số vẫn không thấy bóng người. Tôi đâm ra lo sợ nhưng cũng phải bước đi, được vài cây số nữa thì từ xa tôi nhìn thấy được một dãy nhà, thật mừng rỡ có lẽ là tới bến phà. Khi đến gần thì quả thật vài chiếc ghe xuồng trước mặt đợi chở khách qua sông lấy giá 3 đồng. Quả thật Dì tư nói đúng. Trả 3 đồng qua sông là tới nhà Bè, tới bến xe Lam về cầu Rạch Ong tôi hỏi đúng giá 5 đồng. Tôi phóng lên ngồi cận bên bác tài, khi nhìn tôi lạ ông tài xế hỏi
- Đi đâu mà chân không, quần xà lỏn, áo thun vậy?
- Ghe đi hợp đồng bị bể hộp số ở xã Lý Nhơn, tôi phải lội bộ về nhà kêu thợ máy. Thấy có lý bác tài không hỏi nữa. Khi xe chạy đến ngang cầu Rạch Ong tôi xin xuống. Hết tiền, tôi liều quắc đại Honda ôm kêu chở thẳng về ngã sáu chỗ nhà bạn thân của thằng em, là một trong những nơi tôi thường tá túc. Về tới nhà cũng may, tôi xin được 10 đồng đem trả tiền xe.
Tá túc một đêm, sáng hôm sau đi sớm đón xe thẳng về Rạch Kiến, Long An, quê chồng bà chị hai tôi, trú ẩn. Nơi đây, với tôi coi như một căn cứ an toàn để tái phối trí, khi có sức rồi xuất quân đánh tiếp.
Mất hết tiền trong chuyến đi này nhưng an ủi là tôi vẫn còn mạng sống. Vượt biên quả thật là không đơn giản. Sau này khi trở lại Saigon để tìm đương vượt biển chuyến thứ ba. Mới vỡ lẽ cũng vì lòng chủ tham nên chuyến thứ hai của tôi hoàn toàn thất bại.
Văn viết không hay, hơn 32 năm đã bao lần tôi định viết lại chuyến trốn tù, để cháu con tôi hay đời sau được biết, nguồn gốc ở đâu và vì sao chúng được tới nơi này.
Nhờ Lý Khải Bình cho tôi dịp gặp đuợc 2 NT trong buổi tiệc tân gia. Cám ơn NT Tô Văn Cấp, NT Phan Nhật Nam đã khuyến khích tôi cứ viết lên những gì tôi nghĩ, nên đã hoàn thành xong câu chuyện trốn tù. Và đây chuyên thứ hai là đề tài vượt biển.
Chuyến trốn thứ ba của đời tôi vô cùng ngoạn mục, cũng là chuyến cuối cùng tôi giã biệt địa ngục XHCNVN.
San Jose 25-3-2012
MX Trần Văn Khỏe
CHU TẤT TIẾN * CHUYỆN MỘT NGUỜI TÙ CẢI TẠO.
CHUYỆN MỘT NGUỜI TÙ CẢI TẠO.
Chu Tất Tiến.
Lời tác giả: Có những điều tưởng không nên nói, vì có thể biến mình thành khoe công, phô trương thành tích. Gần đây khi người viết đang bảo vệ danh dự cho Thi Sĩ Nguyễn Chí Thiện và Luật Sư Bùi Kim Thành, đột nhiên nhận được những lá thư tố giác trên diễn đàn là Việt Tân, sau đó, đổi thành "ăng ten" và hàng chục những chiếc mũ khủng khiếp khác.. Những lời tố giác vu vơ này, đã gây thắc mắc cho nhiều độc giả. Vậy, khi không còn chọn lựa nào khác, phải kể lại vậy.
Trên thế giới có lẽ không có trại giam nào khủng khiếp hơn các nơi gọi là Trại Tập Trung Cải Tạo, bởi vì kẻ giam giữ đối xử với những người tù như những con vật, không cấp thuốc men, chỉ cung cấp lương thực để khỏi chết đói tại chỗ, trong khi bắt làm việc cật lực từ sáng đến tối. Các tù nhân phải dựng nhà cho cán bộ, khai quang, làm đường cho xe bộ đội chạy, trồng rau cho cán bộ vưà ăn vưà bán. Ngoài ra, còn phải làm dụng cụ, tiện nghi cho cán bộ, như rèn dao, làm vali bằng tôn, đóng bàn ghế, và đan giỏ mây. Trong khi đó, kẻ giam giữ có toàn quyền sinh sát, muốn hành hạ, muốn bắn muốn giết lúc nào cũng được, không cần tòa án. Không kể những lần xử bắn tù nhân vì trốn trại, mà tù nhân lúc nào cũng có thể bị đạn bay vào mình. Tôi nhớ có lần đang gánh củi, một anh nói đùa với bạn:
-Mày trông như xì-ke.
Tên lính gác đang dẫn toán đi làm việc, đột nhiên nổi giận, lấy súng ra khỏi vai, nhắm luôn vào chân anh kia bắn một tràng:
-Ð. M. mày! Nói ai xì-ke?
Lần khác, toán chúng tôi đi làm rừng. Tới chỗ cổng gác, không thấy ai đứng đấy, anh trưởng toán bảo "thôi, cứ đi!" Vừa ra khỏi cổng chừng 10 thước, tên lính gác núp sau một thân cây, nhẩy ra, chĩa súng vào đám người ngơ ngác, nổ liền mấy phát, vừa nổ, vừa chửi:
-Ð.M. chúng mày! Ði mà không báo cáo ông à?
Anh em chúng tôi vừa thấy mũi súng chĩa ngang, liền nhẩy ngay xuống cái rãnh cạnh đấy, nghe đạn nổ trên đầu veo veo. Bắn hết một tràng, tên gác quát nạt chúng tôi leo lên, đứng xếp hàng cho hắn chửi đã đời.
Khi được thăm nuôi, anh em chúng tôi cứ phải đi từng đoàn, ra về lẻ tẻ, phải có anh em đi đón, kẻo gánh quà đi một mình, thì nhất định sẽ bịbộ đội bao vây, lột hết đồ thăm nuôi, rồi bị đuổi về trại, tay không:
-Ð. M. Ðằng sau quay, đằng trước bước! Chạy về trại, đứng lại láng cháng, ông bắn bỏ mẹ!
Tụi lính gác trấn lột hết quà của anh em như thế, nhưng đến đêm, lại bò vào trại, cầm từng gói đường, gói đậu mà bán lại cho anh em, lấy tiền!
"Ðường đây! Một kí lô ba đồng! Ðậu xanh đây! Ba đồng một kí!"
Có một đêm, anh bạn T. vừa mua xong kí đường, giận dữ kêu lên:
-Mẹ nó! Ðúng cái hộp Ghi gô đựng đường này, vợ tớ mới cho tớ hồi sáng! Nó cướp của tớ, giờ đem bán lại.
Trong Cà Tum, vì bộ đội ra vào trại rất thường, anh em có nhờ một tên bộ đội mua giùm đường, đậu. Tên này nhận lời, nhắn anh em gom tiền lại, hắn mua giùm. Lần đầu sòng phẳng, tiền trao cháo múc. Lần thứ hai, anh em gom lại, gần như toàn trại một số tiền lớn, nhờ mua giùm. Tên bộ đội hẹn giờ ra lấy hàng. Hai anh đại diện gánh một cái sọt lớn, ra rừng chờ đợi. Hàng trao xong, hai bạn gánh về. Chưa được trăm thước, thì một lũ lâu la hiện ra, tay súng gườm sẵn, hò hét um xùm:
-Bỏ gánh xuống! Hàng ăn trộm! Biết điều bỏ xuống, chúng ông bắn bỏ mẹ!
Thế là hai bạn đành bỏ hàng, chạy lấy người.
Cuộc sống truân chuyên như thế, ngày tháng dài bất tận như thế, ăn uống thiếu thốn như thế, lại thêm mỗi tối tẩy não, khiến cho đời sống tù ngục căng thẳng hơn. Năm 1975, tôi ở Trảng Lớn. Năm 1976-1978, tôi ở Kà Tum, Khối 2, L 1 T 2 (?) có anh Mừng, Quân Cảnh, làm khối trưởng, Ngô Phước Cương (ca sĩ), Ngô Phuớc An (nhạc sĩ chơi Mandoline), Tuấn (Hải quân, độc tấu ghi-ta), Hùng "rống" (ca sĩ).
Tôi làm Trưởng ban văn nghệ, kiêm quản ca. Ðúng ra, Tuấn được anh em đề cử làm Trưởng ban, nhưng trong lần đầu tiên, tập hát cho anh em, bị kẹt vì thiếu sư phạm, nên đánh nhịp tới lui, cũng không ai biết hát. Anh em la ó ầm trời. Thấy Tuấn vất vả, toát mồ hôi, tôi vì biết nhạc lý, nên nhẩy vào "cứu bồ", giữ nhịp cho anh em hát êm xuôi. Tối hôm đó, Tuấn qua lán tôi, thuyết phục tôi làm Trưởng Ban, và hứa sẽ đàn hát "số dách" cho tôi nhẹ gánh. Tuấn còn biểu diễn cho tôi nghe những bản nhạc Flamenco bất hủ cuả anh. Anh đánh đàn tay trái. Tay phải vưà gẩy dây đàn, vưà kẹp dây lại, biến thành trống.
Những ngón tay trái vừa nhấn phím, vừa móc dây! Nghe anh đánh đàn, từ "Chinese Rose, đến "La Cumpasita".. hồn nguời nghe như bay vút đến một thiên đuờng nào. Dĩ nhiên là tôi nhận lời và sau đó, buổi trình diễn văn nghệ đầu tiên, lại là hát nhạc vàng! Tôi vừa được thăm nuôi, có đậu, có đường, nên nấu một nồi chè khổng lồ, mời Tuấn, Cương, An, Hùng đến hát "chui". Ban nhạc ngồi ở chiếc bàn tre thấp, quay ra sân trống, truớc cửa B1. Tuấn chơi ghi-ta, An chơi Mandoline, Cương và Hùng thay nhau hát. Tôi đứng đằng sau ban nhạc, dặn đi dặn lại các anh là nếu thấy tôi đá chân vào bàn, lập tức chuyển "tông" sang "Bác đang cùng chúng cháu hành quân" và các bài khác. Ðể tránh bị bộ đội đột kích bất ngờ, tôi cử hai anh làm "lính gác giặc", đứng ở cuối sân, chỗ gần cổng ra vào.
Tối hôm đó, trăng sáng mông mênh. Cả vài trăm anh em ngồi xếp bằng ngoài sân, nghe những ca sĩ "tù" hát "Love Story", "Anh đến thăm em một chiều mưa"... Trong ánh trăng bàng bạc, cảnh tượng một nhóm đông người ngồi yên lặng nghe nhạc, gợi lên trong chúng tôi, những tình cảm bàng hoàng không thể tả được. Tôi đứng lặng người, say sưa nghe hát.
Bất ngờ, cảm giác thấy có hơi thở dồn dập gần tai, tôi vội quay lại, và điếng người khi thấy tên Chính Ủy đang đứng sát tôi, chăm chú lắng nghe! Vội vàng, lật bật, tôi đá chân vào bàn "lạch cạch, lạch cạch". Tuấn nhận ra dấu hiệu trước nhất, anh chuyển "tông" ngay sang "Ta vượt trên đỉnh núi cao Trường Sơn, đá mòn mà đôi dép không mòn..."
Cả ba bạn kia lập tức họa theo. Tên chính ủy đứng thêm một lúc, thấy hát nhạc "cách mạng" thì thở dài:
-Tưởng gì! Nghe nhạc này, chán bỏ mẹ!
Rồi quay đi. Cả bọn tôi thở dài. Phen này, cả lũ xuống hố rồi! Hai ông bạn làm "lính gác giặc" vì mê say nghe nhạc quá, đã từ từ bỏ vị trí vào tuốt bên trong, nên khi tên chính ủy vào, chả ai biết. Chương trình văn nghệ chấm dứt. Anh em lục tục về lán.
Ngày hôm sau, anh Mừng đi họp sớm về, gọi tôi vào:
-Này, tên chính ủy nó hỏi tôi, ai tổ chức, tôi đành phải bảo tên ông, vì không thể nói tên anh em khác. Nó bảo tôi : "Bảo thằng Tiến dẹp đi! Lần sau mà còn tổ chức hát nhạc đồi truỵ nữa, tao bắn bỏ mẹ!"
Thái độ hăm dọa nhẹ nhàng đó, có lẽ vì anh em hát hay qúa! Nhất là Ngô Phước Cương, giọng ca điêu luyện hơn các ca sĩ ngoài rất nhiều. Khi anh hát bài "Love Story" đến đoạn điệp khúc, giọng anh cao vút, khiến ai cũng mê mẩn.
Ban Văn Nghệ cuả chúng tôi, hồi đó, còn Ðiền, một nhạc sĩ trẻ. Anh chơi ghi-ta sôlô hay lắm, nhưng rất tiếc, anh không thuần nhịp. Khi vào ban nhạc, có bass, có ghi-ta "lead", có đàn "accord", tiếng đàn solo cuả anh lạc điệu. Tuấn cố gắng chỉnh hoài, nhưng không đuợc, nên đành cho anh ra ngoài ban, chỉ chơi solo một mình. Ðiền buồn lắm. Anh chỉ còn một nguời bạn thân, là con chim trắng có ngù, đẹp tuyệt, mà anh đã dậy bao ngày.
Con chim cứ nằm trong túi áo cuả anh, thỉnh thoảng thò đầu ra, duơng ngù lên như chiếc mũ cuả lính La Mã. Số phận đắng cay không tha anh, khi qua Suối Máu, anh bị ung thư ruột. Những ngày cuối đời, tôi cứ phải sang anh vào buổi tối để làm massage cho anh ngủ, nếu không, thì anh đau lắm, gào thét kinh hoàng. Ðiền ra đi, khi anh vưà mới độ ba muơi.
Không được tổ chức nhạc vàng nữa, mỗi tối, tôi bắt đầu kể chuyện phim cho một số bạn bè thân thiết nghe. Trong số đó có Thanh, Huệ, Tập (Khối Phó Khối 3), Nguyễn Vũ (họa sĩ), Ngô Ngọc Trác (QGHC), Thắng và vài anh em khác. Nếu tôi nhớ không lầm, trong khối 3 có nhà nghiên cứu văn học Huỳnh Hữu Ủy. Vì việc kể chuyện phim như vậy, mà anh em gọi tôi là "Máy chiếu phim" hay "Nhà sản xuất phim ảnh". Mỗi lần kể, là được một chén trà "quặu", đặc quánh. Kể chuyện phim mãi cũng hết, tôi quay sang chuyện "chưởng". Tôi thuộc hai bộ "Lộc Ðỉnh Ký" và "Cô gái Ðồ Long" như húp cháo. Từ khi kể chuyện "chưởng", số người nghe tăng lên dần.
Từ 5, 6 bạn đến vài chục người. Mỗi tối, sau khi ăn cơm xong, là anh em giục giã:
-Nhà chiếu phim đâu rồi! Ra đây! Ra đây mau lên! Khán giả đang chờ!
Và cứ thế, tháng ngày ở Kà Tum trôi qua, trôi qua!
Ðến năm 1978, chúng tôi chuyển trại về Suối Máu. Tôi được bổ vào Ðội 3, Nhà 12, K 4. Anh Mừng vẫn làm Ðội (Khối ?)Trưởng. Số tôi vất vả, nên sau khi các đội, khối họp lại, anh em vẫn chỉ định tôi làm Trưởng Ban Văn Hóa, Văn Nghệ, nghĩa là vừa Múa, hát, đóng kịch, vừa làm Bích báo mỗi khi có lễ, tết. Cùng làm việc với tôi có Tống Châu Khôi, Tham Sự Hành Chánh, làm Trưởng Ban Thể Thao.
Tôi kiêm luôn Trưởng Ban Vũ, phải lựa 5 bạn có chân tay dẻo cùng với tôi làm thành một ban Vũ gồm 6 ngươiø, đi múa cho các trại bạn coi chơi. Với anh Hùng làm cố vấn, chúng tôi tập cho anh em múa Sạp bằng thanh tre. Vì không có nữ, nên tôi chuyên giả gái! Múa Guatamela, thì làm cô Mễ, múa Lơ thơ tơ liễu buông mành, tôi làm cô thôn nữ, vấn khăn mỏ quạ, áo tứ thân, yếm hồng, tay cầm quạt giấy, uốn éo. Cùng với Minh "lùn" (chuyên viên làm ảo thuật), cặp chúng tôi làm anh em cười bò lăn, vì cô thôn nữ quá cao, trong khi anh chàng kia qúa thấp.
Sau khi tôi múa xong, bạn bè chạy vào nắm tay, sờ má tôi, nói:
-Mẹ kiếp! Cô này là cô Tây Lai, chứ con gái Việt nam sao mà cao quá!
Vài anh chạy lại, quơ tay quơ chân. Tôi giả bộ uốn qua uốn laị, tránh né.
Chúng tôi cười nghiêng ngả cho quên buồn.
Thực tế, những niềm vui ấy chỉ hiếm họa mới xẩy ra một năm hai, ba lần, còn lại lao động cật lực.
Những ngày tháng buồn tẻ, mệt mỏi duờng như dài hơn thuờng lệ. Tôi trở lại với chuyện "chuởng", với Ðồ Long Ðao, Truơng Vô Kỵ và Triệu Minh. Nhà 12 cuả tôi, buổi tối, biến thành sân khấu. Tôi ngồi trên võng đầu nhà, anh em ngồi nghe chăm chú. Bên cạnh tôi, luôn luôn có một ly nuớc trà, hay một chén chè ngọt. Kể chuyện như thế, đời tôi qua đi trong hạnh phúc. Nhưng cũng có lúc tái nguời.
Một hôm, tôi đang kể đến khúc Truơng Vô Kỵ đang ở nhà cuả hai chuởng môn phái Côn Lôn là Hà Thái Xung và Ban Thục Nhàn để chưã bệnh cho nguời vợ thứ năm cuả Hà Thái Xung bị hai con Kim Ngân, Huyết Xà cắn, bỗng nhìn thấy mặt anh em tự nhiên căng thẳng lạ lùng, cứ nhìn lên đầu võng mình chăm chăm. Tôi giật mình quay lại, thì thấy tên Chính Uỷ đang đứng ngay đầu võng cuả mình. Phen này thật khó sống yên. Trong một tích tắc, não tôi làm việc không ngừng, tôi cứ tỉnh bơ, coi như không có gì, tiếp tục kể, nhưng về các phuơng thuốc Nam! May mắn là đúng vào lúc mà Vô Kỵ đang tìm cách chữa bệnh cho cô Năm, nên tôi nặn óc tiếp theo:
-Mỗi buổi sáng, với nguời bị loại rắn Kim Ngân này cắn, phải tìm cho ra các vị sau đây: Lan linh chi, một gói, tì suơng hai chỉ, lạc đỉnh hồng, một cân, khổng tuớc đàm một chỉ. Hoà tất cả vào trong một ly nuớc. Cất chừng 3 tiếng đồng hồ, còn lại một chút cặn, đổ thêm nuớc vào, nấu tiếp cứ 3 thành 1. Cho nguời bệnh uống... Với nguời bị Huyết xà cắn thì khác hơn, buổi sáng ra ngoài vuờn , tìm ra cây Nhị tiên Hồng, có hoa mầu đỏ mềm, cánh nhỏ, đào xuống ba tấc...
Tôi cứ vừa mở miệng nói, vưà dùng óc, nặn ra các toa thuốc không có trên thế gian này, vưà nhìn thẳng vào anh em, như đang mở lớp dậy thuốc Nam vậy. Tên Chính Uỷ nghe mấy danh từ quái đản này khoảng 15 phút thì chán, bỏ đi. Sau khi hắn vưà ra khỏi nhà, tôi gục xuống liền. Vì động não quá sức, cứ cố tìm ra các tên thuốc tầm bậy tầm bạ, nên mệt lử, nằm thẳng cẳng.
Nhưng không vì vậy mà chuơng trình chuyện "chuởng" chấm dứt. Tôi kể hết nhà 12 thì sang nhà 16, đội 4, kéo dài cả năm trời. Mỗi buổi chiều, sau khi ăn xong, Tống Châu
Khôi, nhà 16, chạy qua nhà 12:
-Sư phụ! Sư phụ qua mau, anh em đang chờ.
Tôi còn mệt mỏi, tần ngần chưa qua, thì Tống châu Khôi tiến lại:
-Sư phụ để đệ tử cõng qua.
Việc phục vụ anh em hình như đã nằm trong máu tôi, nên không có cơ hội nào bảo vệ đuợc anh em, mà tôi lại không làm.
Một buổi tối, khoảng 7 giờ, đột nhiên tên Chính Uỷ mặt nám (mặt tên này bị một miếng nám đen ngay má), cho gọi tôi ra hội truờng, nơi treo bích báo kỷ niệm 2 tháng 9. Nhà tôi ngay cạnh hội truờng, nên vưà buớc ra khỏi cửa đã thấy anh Trần Ðức Thịnh, Ðại diện trại và tên mặt nám đứng đó. Anh Trần đức Thịnh, giáo sư Nguyễn bá Tòng, (hiện đang ở Canada) là nguời cứu mạng tôi hôm đó. Không có anh, đời tôi đã tiêu diêu miền nào rồi.
Tên mặt nám vẫy tôi vào chỗ treo tờ bích báo cuả Ðội, gằn giọng:
-Anh vẽ gì đây? Bôi bác chế độ hả? Vẽ gì mà tay què, tay cụt? Chê công nghiệp mất cân đối hả?
Nhìn lại tờ bích báo, thấy trên phần tưạ đề "Quyết Tâm", có hình một anh công nhân đội mũ bảo hiểm, một tay giơ lên, tay kia bỏ xuống, nhưng vì chỉ có một khung ngang, nên phần duới không có. Tôi nhún vai:
-Anh coi lại đi! Nếu tôi vẽ giơ cả hai tay lên, thì anh nói là "đầu hàng", nếu để cả hai tay xuống, thì lại là cụt cả hai tay sao? Ở đây, cái khung ngang, hẹp, nên tôi chỉ có thể vẽ một tay giơ lên thôi. Ðâu có gì là công nghiệp mất cân đối đâu!
Tên chính uỷ lại chỉ vào một logo cuả anh Minh vẽ hình chiếc xe máy cầy:
-Còn cái này nữa, bánh xe gì mà bị dây kẽm gai cuốn vào? Ý đồ muốn ám chỉ là công nghiệp Xã hội chủ nghĩa bị trì kéo lại hả?
Tôi bắt đầu mất bình tĩnh:
-Anh nói sao? Ðây là cái xe mới cáo. Bánh xe còn nguyên gai cao su, chúng tôi chỉ vẽ đại khái thôi, làm sao mà có kẽm gai ở đây?
Chưa thôi, tên Mặt Nám lại gõ tay vào bài viết cuả anh Giáo Sư Nguyễn văn Phú, (sau làm giáo sư tại Trung Tâm Nghiên Cứu Dịch Thuật Thành Phố):
-Này, xem này! Ðúng là kêu gọi anh em Trở Cờ, chống phá cách mạng. Còn cãi cái gì nữa?
Tôi đọc lại bức thư. Thì ra, đó là hai câu viết cho bạn bè ở nhà. Câu trên viết: Tôi mong có ngày chúng ta cùng "Trở". Hết hàng, xuống dòng, câu sau: để cùng nhau có cơ hội mà chơi "Cờ"... Hai chữ "Trở" và "Cờ" viết ở cuối hàng một cách vô tình, nhưng tên Mặt Nám này cố tình hãm hại nguời ngay. Thái độ cố tình gán ghép này để tìm ra một con dê tế thần đây. Ðột nhiên, tôi nổi điên lên:
-Tôi nói cho anh biết. Anh chỉ bới bèo ra bọ! Chẻ sợi tóc làm tư làm tám. Kiếm cớ hại nguời. Chúng tôi đâu có ngu. Ở tù như cá nằm trên thớt, anh muốn bắn, muốn giết lúc nào chả đuợc. Chúng tôi có chống anh, thì chống ở trong đầu đây nè, đâu có ngu mà chống trên giấy trắng mực đen như thế! Hai chữ này ở hai hàng khác nhau. Vô tình mà viết ra như thế. Anh muốn kiếm cớ để bắn tuị tôi chứ gì? Mẹ kiếp! Ðã thế, tôi nói cho anh biết, bắn thì bắn mẹ nó đi, đừng nói lòng vòng. Tôi đây này. Muốn bắn muốn giết thì cứ ra tay nhanh đi!
Thấy tôi nổi cơn nói một tràng, tên Mặt Nám cũng nổi cơn theo. Hắn chụp tay xuống bao súng, quát lên:
-À, thằng này chống đối cách mạng hả!
Anh Thịnh, cứu tinh, ngay trong phút giây ấy, vội giơ tay cản tên Mặt Nám:
-Khoan! Khoan! Cán bộ! Anh Tiến chiều nay bị "ấm đầu". Anh ấy mê sảng, nói tầm bậy, tầm bạ. Cán bộ đừng để ý.
Rồi anh quay về phiá nhà tôi, nói to:
-Anh em ơi! Ra cạo gío cho anh Tiến đi này! Anh ấy bắt đầu nói sảng rồi!
Trong khi tôi bị gọi lên hội truờng, một số anh em đã đi theo, đứng ngoài cưả ngó vào. Vưà nghe thấy anh Thịnh gọi ầm lên như thế, hai ba anh chạy ra ngay. Mấy anh đè ngay tôi ra đất, lột áo lên, làm massage liền, trong khi đó, A Cửu, Vua đan giỏ, đổ dầu gió vào lưng tôi, cạo soẹt soẹt.
Tên Mặt Nám đứng ngớ nguời ra, tay buông khỏi cây súng, rồi phải bỏ về. Anh Thịnh trách tôi:
-Anh nóng quá! Phải bình tĩnh để sống còn. Mai mốt trả thù không muộn. Hồi nãy, tôi không nhanh trí, thì anh mất mạng rồi! Còn đâu mà trả hận nữa!
Tôi cám ơn anh Thịnh và dặn lòng đừng làm Truơng Phi nữa. Ngày hôm sau, tên Mặt Nám kêu tôi lên phòng, chỉ vào mặt, mắng:
-Anh là thằng phản động, nhưng may mắn. Lần sau mà còn thế nữa, tôi bóp cò không tha!
Tôi chỉ mím môi, không nói chi, và gật đầu, đi về. Không làm Truơng Phi, đôi khi cũng hay.
Nhưng chỉ đuợc một thời gian, tính nào tật ấy, không bỏ đuợc, xém mất mạng. Lần này, đau đớn hơn, không mất mạng, mà mất danh dự.
Hôm ấy, như mọi ngày, nhà 12 chúng tôi trách nhiệm gánh phân tuơi ra đổ ngoài ruộng rau cho cán bộ. Khoảng gần 30 nguời lê buớc duới nắng gắt cuả trại Suối Máu, Biên Hoà về đến cổng trại cỡ 1 giờ trưa, đói lả. Vưà tới cổng trại, bỗng nhiên tên Sáu Méo, (chúng tôi đặt tên thế vì miệng hắn bị méo) quản giáo đội 3, hô lớn:
-Ðứng lại!
Tất cả ngơ ngác đứng nhìn tên Sáu Méo. Hắn tiếp tục hô to:
-Dàn hàng ngang ra, nguời này cách nguời kia một thuớc.
Lại đứng dàn hàng ngang, cách nhau một thuớc. Tôi cũng đứng theo lệnh, nhưng đến khi lệnh kế tiếp thì khựng lại:
-Tất cả quỳ xuống, dang tay ra!
Anh em chới với, trợn mắt. Thấy chưa ai thi hành, Sáu Méo gào to:
-Tôi "lói": quỳ xuống! Dang tay ra!
Sáu Méo rờ tay vào cây súng lủng lẳng bên hông:
-Nghe không? Quỳ xuống!
Ở đầu hàng bên kia, sát với chỗ Sáu Méo đứng, một vài anh lục tục cử động, có vẻ muốn quỳ. Ðột nhiên, tôi lại lên cơn điên. Tôi giơ tay, nói lớn:
-Chúng tôi không quỳ! Yêu cầu anh cho biết lý do.
Thấy một tên phản động lớn tiếng, Sáu Méo nhẩy ngay lại, tay phải rút súng, tay trái chỉ mặt tôi:
-A! Thằng "lày"! Mày chống đối cách mạng hả?
Tôi nhìn thẳng vào mặt hắn:
-Không chống đối chống điếc gì cả! Nhưng chúng tôi không quỳ! Anh có thể cùm giam chúng tôi, nhưng không đuợc làm nhục nhân phẩm chúng tôi.
Tên kia cũng bắt đầu nổi điên. Hắn lên đạn cái xoẹt, chiã ngay súng vào mặt tôi:
-Mày dám?
Nhìn thấy họng súng đen ngòm chĩa ngay vào mặt, tôi nổi xung thiên:
-Bắn hả? Bắn đi! Tôi nói cho anh biết, có bắn thì cứ bắn ngay mặt nhé! Ðừng bắn sau lưng, đừng bịt mắt! Tôi không sợ! Chỉ tức cái vô lý thôi! Tự dưng bắt quỳ mà không có lý do, muốn nhục mạ nhân phẩm Sĩ Quan Quân Lực Cộng Hoà à? Ðừng hòng! Chuyện gì cũng phải có lý do.
Sáu Méo, dân Bắc Kỳ vùng cao, thấy tôi cứng cưạ, cũng tự nhiên chùn tay. Hắn hậm hực:
-"Ní" do hả? "Lói" thì "nắm", "nàm" thì "nuời". "Nàm" không chất "nuợng". Ði đứng uể oải, như một lũ công tử bột!
Tôi chỉ tay vào đống quang gánh:
-Nhìn kià! Sáng nào tụi tôi cũng gánh đúng 50 kí lô phân tuơi, đi bốn lần, mỗi lần 5 cây số, tổng cộng là hai muơi cây số, mà cho ăn chỉ có hai củ khoai mì bằng hai ngón tay chéo. Lấy sức đâu mà làm? Anh chạy xe gắn máy, cũng phải đổ xăng thì xe mới chạy. Tụi tôi không có ăn, làm như vậy là quá sức rồi, còn thế nào nưã mới đủ chất luợng?
Nghe tôi nói một tràng như bắn ra-phan, tên Sáu Méo ngẩn nguời ra. Hắn đứng suy nghĩ một hồi, rồi hậm hực đút súng vào bao, hất hàm:
-Ðuợc rồi! Ðể đấy, về trại đi, tôi kiểm tra, anh mà "lói náo", tôi xử lý anh ngay.
Tôi cũng hất hàm:
-Cứ kiểm tra. Nếu tôi nói không đúng, anh cứ việc bắn liền. Thoải mái!
Tên Sáu Méo ra lệnh cho anh em nhà 12 về. Tôi vưà ngồi, thở ra đuợc một lúc, thì đã thấy Sáu Méo đến gọi "ra đây!" rồi đi truớc, tới nhà bếp. Tôi lẳng lặng theo sau, đầu cúi xuống, vì mệt mỏi. Con đuờng từ nhà 12 , đội 3 đến nhà bếp phải qua đội 2 gồm 4 dẫy nhà đâm ngang ra con đuờng đi chung. Sau đó, tới đội 1, gồm 4 căn nhà nữa, mới tới bếp. Ðây là con đuờng đau khổ nhất cuả cuộc đời tôi, vì chính nó đã làm cho tôi "thân bại, danh liệt". Ðang lầm lũi đi theo sau tên Sáu Méo đến nhà bếp để chứng minh, đột nhiên, tôi nghe thấy một tiếng nói nhỏ, phát lên từ một căn nhà đội 2:
-Ð.M. Ăng ten đi báo cáo!
Nghe mấy tiếng ấy, tôi rùng mình, muốn ngừng thở. Tôi liếc về dẫy nhà đội 2, thấy mấy cặp mắt đang trừng trừng nhìn tôi. Lạy Chuá! Sao lại có chuyện như vậy đuợc? Chân tôi như tê dại đi. Tim đập thật mạnh đến nỗi tôi hơi lảo đảo. Tôi muốn kêu lên, nhưng miệng tắc nghẽn. Nhưng tôi vẫn phải đi theo tên quản giáo kia. Không thể đứng lại và phân bua...
Tôi không trách loài nguời, không trách Chuá, nhưng chỉ trách số phận tôi không may mắn. Oan ơi! Oan!
Run rẩy mãi cũng đến nhà bếp. Sáu Méo gọi to tiếng:
-Quản cơm đâu?
Anh Hai "néo", bếp truởng chạy ra. Quản giáo Sáu Méo chỉ tay vào một trong những cái xô nhôm đựng khoai mì mà hỏi:
-Mỗi cái xô này cho mấy nguời ăn?
Hai "néo" trả lời:
-Thưa cán bộ, 10 nguời.
Sáu Méo tiến lại, thò tay vào đếm số khoai, mỗi miếng chỉ dài hơn ngón tay giữa một chút. Tổng cộng có 19 miếng, không đuợc 20. Sáu Méo không nói gì, lẳng lặng ra về.
Ngày hôm sau, hắn tập họp đội 3 lại, phân công theo "tua", mỗi nhà đi một ngày. Ngày chẻ củi, ngày lấy phân, ngày gánh nuớc.. Nhà 12 chúng tôi không còn phải mỗi ngày mỗi đi lấy phân như truớc. Anh em hả dạ, nhưng riêng tôi, đau xót như có ai đâm vào tim mình. Thà nó bắn tôi lúc trưa ngày hôm qua...
Trời ơi! Nuớc mắt tôi ứa ra. Tính tôi không hay khóc, nhưng khi đó, thì nuớc mắt chẩy đầy môi, mặn đắng. Tôi mà làm ăng ten ư? Trời! Bố tôi bị đấu tố, mẹ tôi bỏ xứ ra đi, chịu nghèo khổ kinh hoàng. Nhà có ba anh em, hai anh tôi thì động viên. Còn tôi, lính tình nguyện. Tôi đã từng làm đơn xin đi Nhẩy Dù mà bị bác. Sau đó, lại xin đi Bến Hải, Cà Mâu, cũng bị bác đơn. Giờ này, lại bị mang tiếng "ăng ten"! Ðau hơn dao cắt thịt.
Nhưng số phận đã như vậy rồi, đành chấp nhận khi không thể tránh. Tuy thế, sự nghiệt ngã vẫn chưa buông tha. Chắc kiếp truớc tôi làm ác, nên kiếp này, đành trả.
Một buổi trưa nắng, tôi mang cái long ghi-gô vào bếp, để hâm lại môn "cháo khoai mì", cháo làm bằng khoai mì, trộn thêm nuớc, rồi bóp cho mềm, đổ thêm muối, bỏ vào lòng bếp, một lúc sôi lên, thì là một món ngon lành. Vì bếp rất cao, tôi ngồi xổm một mình ở đó, không ai thấy, nên tình cờ tôi mới rõ một sự việc khiến cho tôi bị hoạ lớn.
Vừa lúc lon ghi-gô sôi sùng sục, tôi nguớc lên về phiá cổng gác, tới chỗ nhà cuả quản giáo, tôi thấy Tống Châu Khôi, Tham Sự Hành Chánh, nguời vẫn xưng là "đệ tử" với tôi, nguời vẫn cõng tôi đi kể chuyện "chuởng", vưà lùi lũi buớc ra khỏi nhà cuả tên Sáu Kéc, quản giáo đội 4, trên tay còn cầm quả banh! Tống Châu Khôi liếc tới liếc lui, không thấy ai, nên dọt lẹ vào cổng. Hắn không nhìn thấy tôi ngồi thấp hơn cái bếp. Tôi muốn nổi cơn lên nưã...
Ðợi cho Khôi hấp tấp buớc qua chỗ núp, tôi gọi lớn:
-Khôi! Ðứng lại!
Tống Châu Khôi giật mình, nhìn quanh. Thấy tôi, hắn lúng búng:
-Tớ.. tớ đi bơm banh!
Tôi nghiến răng, vung tay vào mặt hắn, chửi liền:
-Ð.M. Mày làm ăng ten phải không? Mày đâu có nhiệm vụ bơm banh. Bơm banh đã có Thịnh lo, không phải mày. Mày báo cáo cái gì đó?
Tống Châu Khôi sợ hãi, xuống giọng:
-Tớ.. tớ nói thật mà! Ðây, banh nè!
Tôi nổi nóng, tiến tới, tính dọng cho hắn một quả. Hắn co cẳng chạy tuốt.
Ðã tính ruợt theo, rồi thôi. Ðã tính báo cho anh em hay, rồi cũng thôi. Tôi nghĩ rằng tên này sẽ hết dám. Thôi, tha Tào! Ðâu có ngờ vì sự yếu đuối cuả tôi, mà đời tôi tan nát.
Cuối năm 78, bộ đội bỏ đi, bàn giao lại cho Công An. Khi Công an tới, chúng khôn ngoan, không tỏ thái độ gì, chỉ xào lại danh sách. Từ K4 sang K3, từ K1 qua K2... Nghĩa là không cho bạn bè gần nhau nữa. Trại K4 nơi tôi ở toàn mặt mới. Không còn mấy nguời cũ đã từng nghe tôi kể chuyện, đã từng chứng kiến tôi đối đầu với quản giáo, hoặc ca hát, muá may cho anh em coi. Không khí căng thẳng hẳn lên.
Nhiều xung đột xẩy ra, dẫn đến đánh nhau. Khi nghe báo cáo có mấy việc đánh nhau, tên quản trại chỉ nói:
-Việc cuả các anh, tôi chỉ quản lý nhân số thôi.
Thế là bùng lên một làn sóng dư luận sôi nổi. Nào là "công an sắp bàn giao cho Mỹ rồi", "Cờ ba sọc đã đuợc kéo lên ở Dinh Ðộc lập rồi", "Nguyên soái Nguyễn Cao Kỳ đã về đến Trảng Bom rồi"...Nghe tin này, nhiều anh em hùng khí nổi lên, đi đánh "ăng ten" lia chia. Tôi thấy tình hình hỏng bét, lên tiếng báo động:
-Anh em không biết đâu. Công an có nghề cuả chúng. Bây giờ, mới bàn giao, chúng cần tìm hiểu xem ai là ăng ten, ai chống đối. Chúng chờ cho ta ra mặt là chúng vớt, y như vớt bèo trong ao. Ðừng có nóng vội!
Ðang lúc xung động, đang hăng say đi đánh ăng ten mà không gặp trở ngai, những lời khuyên chí tình cuả tôi, như dầu đổ vào lửa. Mấy nguời mới đến nhìn tôi, nghi hoặc. Một chiều, nguời nằm sát tôi nhiều năm là Hưá Sang, Thiếu Uý Nhẩy Dù, ghé tai tôi nói nhỏ:
-Chết mẹ! Chúng nó định đánh anh rồi! Tôi cố cản, nhưng coi bộ không xong!
Tôi hỏi Sang:
-Cậu nằm trong ban "hành động", vậy mà cậu không bênh vực cho công lý ư?
Sang buồn bã:
-Anh hiểu cho tôi. Cả băng chúng nó, toàn thằng mới, có mình tôi, nói ai nghe.
Thuyết mập, ở nhà 16, nguời say mê nghe tôi kể chuyện, cũng chạy sang:
-Ông cẩn thận, có thằng nó tố ông là ăng ten. Tôi đang thuyết phục tụi nó.
-Ai tố tôi vậy?
-Không biết ai nữa!
A Cửu thì cẩn thận hơn:
-Tôi đi lanh quanh gần ông. Ðưá nào đụng đến ông, tôi nhẩy vào can thiệp.
Còn Hùng, Hoàng (Ðại Uý Công Binh) là những nguời cùng ở với tôi một thời gian dài thì chỉ nhìn tôi, thở dài. Nhìn quanh, toàn khuôn mặt mới lạ, đằng đằng sát khí.
Tôi vẫn cố khuyên bạn bè:
-Các bạn nhớ là công an nó sẽ vớt các bạn đó. Nên cẩn thận.
Còn cá nhân tôi, bình tĩnh chờ đợi. Khi không thể tránh đuơc rủi ro, thì cứ nhìn thẳng vào mặt nó.
Ðêm ấy, tôi hơi buồn. Bạn bè ra ngoài hội truờng hết rồi. Không khí căng như dây đàn. Tôi lấy cây đàn thân yêu ra ngồi xổm duới đất, chơi mấy bài nhạc cũ. Bất ngờ, đèn tắt phụp. Vưà ngơ ngác nguớc lên, thì "bụp", một cú đá bay vào giưã mặt! Với phản ứng quen, tôi lộn nhào ra sau, tránh đuợc cú thứ hai, và đứng dậy luôn. Trong ánh sáng mờ mờ, tôi thấy có bốn khuôn mặt lạ hoắc, chưa hề biết là ai, đứng nhìn tôi chằm chằm.
Bình tĩnh lau máu từ mũi chẩy ra, tôi hỏi:
-Các anh là ai? Tại sao lại đánh tôi?
Mấy nguời kia không nói nửa lời. Họ không tấn công nữa, khi thấy tôi thủ tấn vững vàng. Nhìn tôi chừng vài phút, nhóm nguời lẳng lặng bỏ đi. Tôi buồn bã lê buớc về chỗ ngồi. Vừa lúc ấy, Hưá Sang chạy về, hốt hoảng:
-Chúng nó đánh anh rồi hả?
Tôi gật đầu. Hưá Sang đẩy tôi ngồi xuống, lấy khăn mù xoa ra thấm máu cho tôi, rồi vắt khăn đi. Vì bị đá bằng một bàn chân rất mạnh, mũi tôi bị vỡ toang, xuơng bị dập, máu ra nhiều đến nỗi vắt đuợc thành giòng. Cùng lúc đó, A Cửu cũng chạy về, thấy máu tôi ra đầy áo, A Cửu lột áo tôi, và thay áo mới. Hùng kinh nghiệm hơn, giục Hứa Sang:
-Mày ra lấy nuớc, tao đun cho ảnh một chậu nuớc nóng.
Cả ba chăm sóc tôi kỹ luỡng như những Ma Sơ. Tôi bồi hồi nhìn các bạn, cám ơn nghẹn lời. Liếc qua cửa, tôi thấy ba bốn khuôn mặt vưà đánh tôi cũng đang ngạc nhiên nhìn vào, không hiểu sao một tên ăng ten lại đuợc anh em thuơng như vậy.
Sau khi thay quần áo xong, Hưá Sang, với hai bàn tay cứng cáp, bóp tay chân, lưng, cổ cho tôi. Mãi một lúc sau, Thuyết mới về tới. Cả Thắng "ròm" nữa. Bạn thì sưả lại cây đàn, bạn xếp dọn chỗ nằm cho tôi. Tôi vừa nói lời cám ơn thì tất cả đều gạt đi. Cùng lúc ấy, điều tôi tiên đoán đã xẩy ra. Sau nhiều ngày bỏ mặc, Công an đã bất ngờ nhẩy vào, bắn súng ầm ĩ, đạn chạm vào mái tôn, bật ra, kêu leng keng. Bọn chúng tràn vào như chó sói:
-Ở đâu, yên đó. Nhúc nhích, bắn chết mẹ!
Thế là anh em bị dính trấu. Không chạy kịp về phòng mình, một số anh bị còng ngay. Lần luợt, công an vào từng nhà, lôi các nguời bị đánh đi hết sang K.30 là khu bệnh xá. Tới luợt nhà 12, hai tên công an buớc vào hỏi ầm ĩ:
-Nhà này! Có ai bị đánh không?
Vì tôi không muốn xa anh em, nên lẳng lặng gục đầu xuống, dấu bộ mặt máu me. Ðã tuởng thoát nạn, tên công an sắp buớc ra, thì anh Hoàng, nhà truởng, lại đột nhiên đứng dậy, chỉ tay vào tôi. Tên Công an tiến tới:
-Anh này, quay mặt ra đây coi!
Không còn cách nào khác, tôi phải quay ra, và phải đi theo tên công an kia, sang K 30 bên cạnh. Lòng buồn như chết.
Ngay buổi sáng hôm sau, bọn công an uà vào trại, bắt ráo những nguời trong ban "hành động". Chúng khai thác tôi rất kỹ, nhưng tôi nhất định không khai. Tôi nói vì tắt đèn tối thui, tôi không nhìn thấy ai. Vì thế, mà chỉ đến ngày thứ ba, sau vụ đánh, thì anh em mới hiểu là họ đã mắc mưu kẻ chia rẽ rồi.
Lý do đơn giản: tất cả những ai ở trong ban Hành Ðộng, lập danh sách, và đi đánh nguời đều bị nhốt con-nếch hết. Còn nhóm đánh tôi đều bình an! Tối hôm thứ ba, anh Nguyễn Lê Tuấn, gốc K.3, liều mạng chui rào qua thăm tôi! Anh là một chủ chốt trong nhóm "hành động". Việc anh liều chui qua hai lần hàng rào để thăm tôi là một hành động nguy hiểm, lính canh mà thấy là ăn đạn ngay.
Anh nói nhỏ:
-Tôi thay mặt nhóm để xin lỗi ông! Bây giờ, hỏi thăm anh em cũ, mới biết mình lầm. Ông chính là anh hùng của trại, lại bị oan, rồi kiên quyết không khai anh em, bọn tôi xin lỗi.
Tôi bồi hồi, xúc động:
-Không sao! Ở đời, ai chẳng có lúc nhầm. Biết đuợc mình nhầm, mà nhận lỗi, mới là anh hùng thiệt. Cám ơn các bạn.
Nguyễn Lê Tuấn trầm ngâm một lúc, rồi đưa ra đề nghị làm tôi tá hoả tam tinh:
-Tuị tôi.. mong ông trở về trại, lãnh đạo anh em!
Nghe Tuấn nói, tôi ngẩn nguời, lắp bắp:
-Ông nói sao?
Tuấn nghiêm mặt:
-Tụi tôi muốn ông làm lãnh đạo. Ông vừa can truờng, vừa tình cảm. Mong ông nhận lời.
Tôi bối rối quá, không biết nói sao, chỉ biết ú ớ:
-Nhờ ông chuyển lời giùm tôi, cám ơn anh em. Ðã hiểu nhau, là vô cùng cảm động rồi, lại đuợc anh em thuơng mến, tôi xúc động lắm. Xin anh em tha thứ cho tôi, khi hiện giờ, tôi không thể làm chi đuợc. Xin chờ cho tôi có cơ hội về lại trại nhe.
Cầm lấy tay Tuấn, tôi muốn khóc:
-Ông cẩn thận khi về trại. Bọn gác mà biết, nó bắn ông, không tha.
Nhìn theo bóng Nguyễn Lê Tuấn len lách, chui bò qua hàng rào, mà ruột gan tôi nóng bỏng. Tôi run nguời, chỉ sợ nghe thấy tiếng la "Ðứng lại" là một anh hùng ngã xuống.
May sao, không có chi. Bóng tối đã che chở. Ðuợc thể, tối hôm sau, Thắng "ròm" chui qua, dúi vào tay tôi mấy viên thuốc đau nhức:
-Ông cầm lấy, tôi biết ông bị đau lắm!
Tôi ôm lấy bạn hiền, mà nuớc mắt ưá ra.
Tối hôm ấy, tôi phải một phen lo sợ. Vưà lúc sắp đưa Thắng về, tự nhiên, tên gác nghi ngờ, buớc vào phòng, la to:
-Ở đâu, yên đấy! Không đuợc di chuyển.
Không biết làm sao hơn, tôi đẩy Thắng chui ngay xuống gầm cái chõng tre tôi đang nằm, rồi giải tấm chăn ra, cho thòng xuống hai bên. Tôi nằm trong chăn, trợn mắt méo mồm, như đang bệnh nặng. Tên gác đi qua, nhìn tôi rồi bỏ đi. Tim tôi đập mãi như trống làng cho đến khi biết chắc tên gác đã về, tôi mới đẩy Thắng ra.
Ngày kế tiếp, vì không muốn cho anh em lây hoạ về mình, tôi quyết định cũng vuợt rào về trại cũ. Ðợi khi khuất bóng trăng, tôi chùi xuống đất, vưà bò vưà gạt kẽm gai, vào tới đất trại cũ, tôi vui mừng đi kiếm bạn. Gặp ngay Trần Ðức Thịnh, anh kều tôi vào nhà, rót cho tôi một ly trà nóng, và xác nhận:
-Có tên... lập danh sách đánh ông để trả thù cá nhân. Nguời cũ, ai cũng biết nó là ăng ten, chỉ trừ có những anh em mới, không rõ, nên mới mắc mưu nó. Bây giờ mới hiểu, họ cô lập nó rồi. Nó không dám gặp mặt ai, cứ trốn trong nhà như chó cún.
Tôi cuời:
-Thôi, kệ nó với Trời. Kẻ nào gieo ác thì sẽ gặp ác.
Rồi tôi chaỵ đi kiếm Hưá Sang, Hùng, A Cửu, Thuyết. Gặp nhau .. băng đã đánh tôi hôm nọ. Mấy anh đang ngồi chơi, thấy tôi vào thì giật mình. Tôi vẫy tay chào họ, mỉm cuời. Họ hơi gật đầu chào lại. Không muốn làm cho họ khó chịu, tôi đi chỗ khác chơi.
Bắt tay, trò chuyện một hồi, đã tới nửa đêm, tôi phải chui rào về lại K.30. Biết một đi là không có dịp gặp lại, lòng tôi nao nao.
Rồi K. 30 cũng giữ chân tôi thêm vài năm, thêm bao kỷ niệm, truớc khi đuợc tha vào cuối năm 1980.
Sau đó, không ngờ lại gặp Nguyễn Lê Tuấn, bán vật liệu xây dựng ở Lý Thuờng Kiệt, Tân Bình. Gặp Trần Ðức Thịnh, gặp Phạm Thanh Tâm, đội 2, Mùi "rỗ", Truờng "lắc", Hùng "Rống". Qua Mỹ lại gặp biết bao nguời xưa. Mừng mừng vui vui. Kể chuyện về trại tù như một thời gian rèn luyện tâm hồn. Từ đó, mà tôi liều mình đứng ra tổ chức Cây Mùa Xuân H.Ô năm 1991 và 1992.
Với sự tiếp tay cuả các bạn đồng tù, các bạn H.Ô, lại tổ chức Tù Ca năm 1993 và 1994. Qua các cơ hội này, gặp thêm bao nhiêu bạn bè, chỉ nhớ mặt, mà không nhớ tên. Lần đông đảo nhất là lần cùng với Nam Lộc và Tổng Hội Sinh Viên tổ chức gây quỹ xây Tuợng Ðài Chiến Sĩ Việt Mỹ. Những khuôn mặt phong suơng nhưng quả cảm cuả nguời Chiến Sĩ Quân Ðội Việt Nam Cộng Hoà lúc nào cũng toát lên niềm kiêu hãnh cuả một quân đội Bách Chiến, nhưng thua vì chính trị đểu cáng. Thôi, đành mong lá cờ Vàng Ba Sọc Ðỏ thân yêu mãi mãi tung bay khắp miền thế giới. Mọi tranh chấp rồi cũng qua đi. Con nguời rồi cũng qua đi. Chỉ còn lịch sử tồn tại muôn đời.
Chu tất Tiến.
NGUYỄN THANH PHONG * MỘT CHỨNG NHÂN
Một Chứng Nhân Của Một Dân Tộc Yêu Chuộng Tự Do - Nguyễn Thanh Phong ( Zeug eines Freiheit liebenden Volkes )
(Viết thay cho người cháu) Đã hơn hai mươi năm trôi qua, hình ảnh hãi hùng, khủng khiếp xảy ra đến với sáu mươi hai mạng người trên một con thuyền mong manh đang trên đường vượt thoát khỏi quê hương để tìm đến bến bờ tự do, vẫn còn ám ảnh tôi hoài, và có lẽ chẳng bao giờ phai nhòa được !
Cũng như hàng vạn người miền Nam Việt Nam, không ai có thể ngờ được rằng đất nước của chúng tôi lại có thể rơi vào tay Cộng Sản miền Bắc dễ dàng như thế, và cũng không ai ngờ rằng mình phải bỏ hai lần bỏ cả mồ mả tổ tiên, bỏ quê cha đất tổ để tránh xa những người cùng giòng giống, cùng chung tổ quốc Mẹ Việt Nam, con Lạc, cháu Rồng, ra đi chấp nhận chín chết, một sống để tìm hai chữ : “Tự Do”.
Năm 1954, nỗi bất hạnh thứ nhất xẩy ra đến cho dân tộc tôi, đất nước bị chia đôi, phần phía Bắc do chế độ Cộng Sản cai trị, phần phía Nam được sống dưới chế độ tự do. Gần một triệu người miền Bắc chúng tôi đã liều mạng, tìm đường ra cảng Hải Phòng để được “tàu há mồm” của quốc tế đưa vào Nam, một số phải dùng thuyền bè làm phương tiện trốn thoát. Những tưởng lần di cư ấy là lần di cư khủng khiếp nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam, không ngờ đến năm 1975, nỗi bất hạnh thứ hai lại xảy ra, lần này mới thực sự là một cuộc di cư vĩ đại vô tiền khoáng hậu và khủng khiếp gấp ngàn lần cuộc di cư 1954.
Cuộc di cư vào Nam năm 1954 được quốc tế can thiệp và giúp đỡ, cuộc hàng trình chỉ kéo dài vài ngày trên biển cả. Không có cảnh hãi hùng của hải tặc tấn công, hãm hiếp, giết người một cách man rợ, không có cảnh phải lạc lõng bơ vơ, đói khát hàng tháng trên biển cả mênh mông, không có cảnh người mẹ phải cắt da thịt mình cho con uống máu thay nước, không có cảnh người sống phải ăn đỡ thịt người chết cho khỏi chết vì đói. Tất cả những cảnh hãi hùng trên đều đã xảy ra trong cuộc di cư lần thứ hai, sau tháng 4 năm 1975.
Một điều lạ lùng là ai cũng biết ra đi là chấp nhận chín chết, một sống, nhưng ai cũng chỉ mong thoát khỏi cái chế độ Cộng Sản bằng bất cứ giá nào, đến nỗi có người đã nói: “ Nếu cây cột đèn biết đi, nó cũng sẽ đi khỏi Việt Nam”. Người ta tìm đủ mọi mánh khoé khôn ngoan, đủ mọi phương tiện để ra đi, nhiều nhất là dùng tàu đánh cá làm phương tiện vượt biên, và một trong những chiếc tàu không may nhất xảy ra cho chúng tôi, mang theo sáu mươi hai mạng người lớn nhỏ cùng với con thuyền vào lòng biển cả mênh mông. Hôm đó là một đêm cuối tháng 3 năm 1977.
Trên một chiếc tàu đánh cá chỉ dài khoảng mười sáu mét, ngang độ ba mét, sáu mươi ba người, vừa đàn ông, đàn bà, thanh niên, thiếu nữ và gần mười trẻ em. Tất cả đều là bà con, họ hàng từ một làng quê ngoài Bắc di cư vào Nam năm 1954 và định cư tại các kêng 7, kênh 2, kênh 4, kênh Thầy Ký...Cái Sắn, Rạch Giá. Để bảo toàn cho chuyến vượt biển bí mật, các người lớn đã bàn nhau kỹ, không nhận bất cứ người lạ mặt nào đi theo, cũng không hở ra điều gì cho ai biết. Việc phân công người nào làm phần vụ nào cứ bí mật mà làm. Nhở thế, số lượng xăng, dẫu cũng như lương thực mang theo tương đối bảo đảm. Hơn mười giờ đêm, mọi người đã lên đủ trên tàu. Hai ba thanh niên dùng sào đẩy chiếc thuyền tách khỏi bến một cách nhẹ nhàng, êm thắm. Con tàu bắt đầu nổ máy khi đã ra khá xa bờ và cứ thế rẽ sóng lướt tới. Mọi người trên tàu vui mừng cảm tạ Thượng Đế đã gìn giữ không để bọn công an Việt Cộng phát giác. Chỉ vì một sơ suất nhỏ, một tính toán sai lầm, toàn bộ những người trên tàu sẽ bị bắt đưa vào trại cải tạo không cần xét xử. Chẳng những thế, nhà cửa, tài sản còn để lại cũng bị trưng dụng.
Tầu đi được hơn hai ngày đàng, bốn bề chỉ toàn một bể nước mênh mông, bát ngát, không biết đâu là bờ bến. Con tầu vẫn tiếp tục cỡi trên các ngọn sóng lướt tới. Nhiều người trên thuyền, nhất là đàn bà và trẻ con bị say sóng. Có người đang ói mửa, có người nằm thiếp đi vì mệt mỏi. Bỗng mấy thanh niên ngồi trên mui thuyền reo lên: “ Có thêm thuyền của đồng bào vượt biên đi cùng với chúng ta rồi !” Mọi người vội tỉnh cơn say, ngồi nhỏm dậy với nét mặt thật vui mừng, hớn hở, vì có thêm bạn đồng hành giữa trời nước bao la.
Nhưng niềm vui vừa đến đã vội tắt ngay, khi chiếc tàu từ xa đang dần dần tiến đến, không phải là tầu vượt biên mà là một chiếc tàu đánh cá Thái Lan. Khi mọi người nhận ra tàu đánh cá Thái đang tiến lại gần tàu mình, trong lòng ai cũng hết sức lo âu, sợ hãi. Mấy ông bà già miệng lẩm bẩm đọc kinh. Các thanh niên thì nhìn nhau bối rối, không biết phải đối phó thế nào, nếu bọn trên tàu là hải tặc. Chiếc tàu to gấp rưỡi thuyền chúng tôi với những chữ ngoằn nghèo viết bằng sơn đen ngay dưới mũi cứ nhắm thẳng thuyền chúng tôi đâm vào. Nhưng đến gần, chiếc tàu Thái bẻ lái, áp sát mạn tàu, rồi một, hai, ba bốn tên to con lực lưỡng, nhảy bổ sang thuyền chúng tôi, tay tên nào cũng cầm sẵn một cây mã tấu sáng loáng. Không thể diễn tả hết nỗi lo sợ của mọi người vào lúc này.
Tiếng khóc, tiếng van lạy, tiếng cầu kinh át hẳn những tiếng sóng đang vỗ vào hai mạn thuyền gỗ xấu số ! Một tên hải tặc dùng sợi dây thừng to tướng cột chặt hai chiếc tàu lại với nhau, rồi từ trong tàu của bọn hải tặc thêm hai ba tên nữa, tất cả đều cởi trần, chỉ mặc mỗi tên một chiếc quần đùi. Tên nào tên ấy để hai hàng ria mép trông thật gớm ghiếc, nước da ngăm đen và bóng lưỡng, tưởng như chúng có thoa trên người một lớp mỡ.
Một tên, ý chừng là trưởng toán, nói một câu gì đó bằng tiếng Thái, cả bọn túm cổ những người đàn ông, thanh niên và trẻ em dồn hết lên mấy khoang phía mũi thuyền, còn đám đàn bà, con gái chúng bắt ngồi ở mấy khoang phía sau lái. Một số cầm mã tấu đứng canh, mấy tên khác đi lục soát từng người. Chúng lấy đi tất cả những thứ gì mọi người cất dấu. Sau khi đã lục lọi kỹ mọi nơi trên tàu. Với vẻ mặt đằng đằng sát khí, bọn hải tặc bắt tất cả đàn ông và trẻ con nằm sấp xuống và ra hiệu, ai ngồi hay đứng lên, chúng sẽ chém ngay. Để mấy tên cầm mã tấu đứng coi chừng, năm tên hải tặc ra hiệu bắt tất cả đàn bà con gái phải cởi hết áo quần ra, nhiều người xấu hổ, không chịu cởi hết. Một tên hải tặc với cái mặt đầy thẹo đưa ngay mũi mã tấu vào lưng quần, sẵn sàng ấn mạnh xuống. Rồi cả năm tên bắt từng người đè ngay xuống khoang thuyền dở trò hãm hiếp, mặc cho những tiếng van xin, khóc lóc, mặc cho những tiếng chửi rủa. Bọn chúng như những con thú đói mồi, vồ lấy những thân hình mảnh mai ngấu nghiến ! Thực hiện xong trò dã man bỉ ổi, năm tên hải tặc đổi chỗ cho những tên nãy giờ đứng gác, tiếp tục hãm hiếp những phụ nữ còn lại. Không một ai thoát !
Thật không còn ngôn từ nào diễn tả hết nỗi cay đắng, tức giận của những người đàn bà, con gái vừa bị làm nhục trước măt chồng, cha, anh em, con cháu mình mà không thể phản ứng được gì !
Sau khi đã lấy hết được tài sản và thỏa mãn được thú tính, bọn hải tặc cười hả hê và mở giây thừng cho hai chiếc tàu tách ra, chúng nổ máy chạy khuất dạng. Rất may bọn này không phá hỏng máy tàu, cũng không lấy đi số xăng, dầu trên thuyền, nhưng đám đàn bà, con gái không ai thiết sống nữa. Nhiều người đòi nhảy xuống biển tự vẩn. Tuy nhiên nhờ một số đàn ông lớn tuổi can ngăn, không ai thực hiện ý định tự vẩn nữa. Nhưng sau lần bị hãm hiếp tán bạo này. Các bà, các cô đã nặng lời với đám thanh niên: “ Mẹ kiếp, trên thuyền năm sáu thằng thanh niên, đứa nào cũng mang tiếng có đai nọ, đai kia mà khi gặp hải tặc, co dúm vào như đỉa phải vôi, để chúng tao bị làm nhục ! Chết đi cho rồi !”
Con tàu lại rẽ sóng, tiếp tục đi tìm đến bến bờ tự do. Ba tiếng đồng hồ sau. Từ phía trái, lại một con tàu lạ đang lao tới. Nỗi kinh hoàng vừa trải qua, giờ đây tiếp tục kéo đến. Chiếc tàu lạ càng đến gần mọi người càng nhận ra nó cùng một kiểu với chiếc tàu tấn công mình. Y như lần trước, bọn hải tặc trên tàu cặp sát vào thuyền chúng tôi và một tên nhảy sang.
Trước các lới oán trách của các bà, các cô. Đám thanh niên bị chạm tự ái, và cũng cảm thấy bị lương tâm dầy vò, vì mang tiếng có võ nghệ mà đành thúc thủ không dám ra tay. Do đó khi tên hải tặc vừa nhảy qua đã bị ngay một quả đấm như trời giáng vào mặt. Hắn lảo đảo và rơi tòm xuống biển. Thấy đồng bọn bị tấn công bất ngờ, hai tên cầm mã tấu nhảy qua. Một màn đánh nhau kịch liệt xảy ra ngay trên thuyền chúng tôi. Biết gặp phải những tay không vừa, bọn hải tặc nhảy trở lại tàu của nó và chạy kè sát tàu chúng tôi. Rất may bọn này không có súng. Nhưng không đầy 30 phút sau, chúng gọi thêm hai chiếc tàu khác, đồng bọn chúng đến tiếp cứu.
Cả ba chiếc tàu hải tặc ép tàu chúng tôi vào giữa, và hơn mười tên hải tặc hùng hổ cầm mã tấu nhảy qua, chúng không cần biết đàn bà, trẻ em, cứ giơ cao mã tấu mà chém. Không còn ai kêu nổi một tiếng. Tôi ngã sấp xuống khoang thuyền, hai ba người khác bị chém chết nằm đè lên, máu chảy ra lênh láng. Tôi nhắm mắt lại và ngất đi vì quá sợ hãi.
Không biết là bao lâu sau, khi tôi tỉnh dậy, trên thuyền hoàn toàn yên lặng, không một tiếng động, trừ tiếng sóng vỗ vào mạn thuyền phầm phập. Tôi mở mắt ra. Một cảnh tượng vô cùng khủng khiếp, vô cùng kinh hãi. Mọi người đã bị giết chết hết, không một ai sống sót, ngoại trừ tôi. Tôi phải cố gắng lắm mới bò ra khỏi mấy thây người đè lên. Cả một khoang thuyền ngập tràn máu, toàn thân tôi cũng đầy máu và máu. Tôi cố lấy hết can đảm, nhìn lại từng người thân . Đa số đàn ông, thanh niên đã không thấy xác trên tàu. Chắc chắn họ đã bị bọn hải tặc ném xác xuống biển. Số người còn lại, thật ghê rợn, người mất đầu, người bị chém cổ chỉ còn dính với mình bằng một miếngh da mỏng . Sợ hãi quá tôi lại ngất đi lần nữa.
Khi tỉnh lại tôi thấy mình ở trên con tàu lạ, xung quanh toàn những người mũi cao mắt xanh, cười nói líu lo. Tôi không biết mình đang tỉnh hay mơ, hay đang ở một thế giới nào xa lạ lắm. Rồi một bàn tay nắm lấy tay tôi, hơi ấm từ bàn tay lạ truyền vào người tôi, làm tôi tỉnh hẳn lên. Tôi ngồi nhỏm dậy, ngơ ngác và sợ hãi. Như hiểu được tâm trạng của tôi. Họ chỉ cho tôi lá cờ Mỹ nhỏ xíu may trên cầu vai họ. Rồi họ đem đến cho tôi một ly sữa, một ổ bánh mì bảo tôi ăn. Ngó lại bộ quần áo đang mặc rộng thùng thình. Tôi biết mình đã được cứu thoát.
Tôi ở trên tàu Mỹ vài ngày thì tàu cập bế́n. Họ đưa tôi lên bờ, giao lại cho một số người Mỹ khác, và không quên tặng tôi một số đồ vật cùng những lời, mà tôi nghĩ là những lời chúc mừng tôi gặp may mắn.
Tôi ở đảo không bao lâu thì được gọi đi định cư ở Mỹ, do một gia đì̀nh Công Giáo thuộc tiểu bang Iowa bảo trợ. Tôi đã sống và coi hai ông bà này như cha mẹ thứ hai của tôi. Từ đó đến nay, không tối nào tôi không cầu nguyện cho những người thân đã mất cho tôi được sống. Tôi cảm tạ Thượng Đế đã cho tôi còn sống để làm nhân chứng cho thế hệ mai sau, biết rõ nỗi bất hạnh của Dân tộc tôi, nỗi kinh hoàng và sự tủi nhục của thân phận thuyền nhân trên đường trốn chạy khỏi Quê hương. Chỉ vì mong muốn được sống Tự Do.
Tôi cảm tạ Thượng Đế đã cho tôi còn sống sót, để làm nhân chứng cho cả thế giới thấy tấm lòng hào hiệp, bao dung của nước Mỹ, người Mỹ, của những dân tộc khác trên khắp trái đất đã giang rộng bàn tay, đón nhận người Việt Nam đau khổ, chấp nhận mọi nguy nan, khốn khó chỉ để đổi lấy hai chữ “ TỰ DO”
::: Nguyễn Thanh Phong :::
Tác giả: Thanh Phong Tuổi: 57
Gia cảnh: Có vợ, 8 con, 14 cháu nội, ngoại.
Trước 1975: Sĩ Quan Cảnh Sát Quốc Gia VNCH
Đến Mỹ: 1990. Đã mất 6 người cháu, 14 thân nhân họ hàng và người cùng làng Quang Rực, Ninh Giang trên chuyến tàu vượt biên bị hải tặc tấn công và giết chết, được thuật lại trong chuyện kể Hành Trình Biển Đông. Một Nhân Chứng Của Dân Tộc Yêu Chuộng Tự Do.
TONY JUDT * CHUYỆN LIÊN XÔ NGÀY XƯA
Chuyện Ngày Xưa Khi Liên Xô Còn Là Thiên Đường
“Mày giả vờ làm việc, tao giả vờ trả lương!”
Tony Judt
Phan Trinh dịch
Chuyện Ngày Xưa Khi Liên Xô Còn Là Thiên Đường
Tác giả: Ngu sao nói?/ AlanHỏi: Sự khác nhau giữa báo Pravda (Sự thật) và báo Izvestia (Tin tức) là gì ? Đáp: Trong báo
“Sự thật” thì không có tin tức, còn trong báo “Tin tức” thì không có sự thật.
—–
Luật pháp LX bảo đảm quyền tự do ngôn luận. Nhưng nó không bảo đảm quyền tự do sau khi ngôn luận.
——
Hỏi: Điều gì là vĩnh cửu ở Liên Xô? Đáp: Những khó khăn tạm thời.
—–
Hỏi: Tình trạng hỗn độn là gì? Đáp: Chúng tôi không bình luận về nền kinh tế của đất nước.
—–
Hỏi: Có đúng là nhà thơ Vladimir Mayakovsky đã tự sát hay không? Đáp: Vâng, đúng vậy, và người ta còn thu âm lại được những lời nói cuối cùng của nhà thơ: “Các đồng chí, xin đừng bắn.”
—–
Hỏi: Thế nào là người cộng sản? Đáp: Người cộng sản là người đã đọc cuốn “Kapital” của Marx
Hỏi: Còn thế nào là người tư bản? Đáp: Người tư bản là người đã hiểu nội dung cuốn “Kapital” của Marx
—–
Hỏi: Có đúng là điều kiện sống ở các trại lao động cải tạo là tuyệt vời không? Đáp: Về nguyên tắc là đúng. Năm năm trước một thính giả của chúng tôi không tin điều này và vì thế đã được gửi tới đó để điều tra. Vị thính giả này có vẻ đã thích ở kia tới mức mà giờ này ông ta vẫn còn chưa thèm quay về lại.
—–
Ba công nhân vừa bước vào nhà tù, hỏi nhau vì sao bị tù. Người thứ nhất: “Ngày nào tôi cũng đi muộn 10 phút, họ bảo tôi phạm tội phá hoại”. Người thứ hai: “Ngày nào tôi cũng tới sớm 10 phút, họ bảo tôi là gián điệp”. Người thứ ba: “Ngày nào tôi cũng đến đúng giờ, họ bảo chắc tôi có đồng hồ ngoại”.
—–
Tại sao bao giờ KGB cũng đi thành nhóm 3 người? Trả lời: một người biết đọc, một người biết viết, người thứ ba có nhiệm vụ theo dõi hai tay có học đó.
—–
Stalin quyết định vi hành quanh thành phố xem công nhân sống như thế nào, một lần ông ta bí mật ra khỏi Điện Cẩm Linh. Sau đó ông rẽ vào rạp chiếu bóng. Phim vừa hết thì quốc ca vang lên và trên màn ảnh xuất hiện hình Stalin. Tất cả đều đứng dậy và hát quốc ca, riêng Stalin vẫn tiếp tục ngồi, tỏ vẻ rất hài lòng. Rồi ông ta thấy một người ngồi phía sau ghé vào tai thì thầm: “Này đồng chí, tất cả chúng tôi đều cảm thấy như thế, nhưng hãy tin tôi đi, đứng dậy sẽ an toàn hơn rất nhiều”.
—–
Sĩ quan KGB vào công viên và trông thấy một ông già đang cầm cuốn sách. Người sĩ quan hỏi: “Ông già đang đọc gì đấy”. Ông già đáp: “Tôi đang tự học tiếng Ivrit”. “Ông học tiếng Ivrit làm gì? Thị thực đi Israel phải chờ mấy chục năm lận. Ông sẽ chết trước khi làm xong giấy tờ”. “Tôi học tiếng Ivrit để khi lên Thiên đàng tôi có thể nói chuyện với Abraham và Moïse. Trên Thiên đàng chỉ nói bằng tiếng Ivrit thôi”. “Thế nếu ông xuống địa ngục thì sao?” – Người sĩ quan hỏi.
“Tiếng Nga thì tôi biết rồi” – ông già trả lời.
—–
Một người Mỹ và một người Nga tranh luận xem ai vĩ đại hơn: tổng thống Hoover hay Stalin?
- Tất nhiên là Hoover rồi! Bởi lẽ ông đã cai nghiện cho chúng tôi!
- Đã có gì là to tát! Stalin còn cai ăn cho chúng tớ thì sao!
—–
Một đôi nam nữ đến gặp bác sĩ tư vấn tình dục.
Thưa bác sĩ, chúng tôi lấy nhau đã hai năm, quan hệ tình dục bình thường mà không hiểu tại sao chưa có con ?
Bác sĩ hỏi : các bạn đã tham gia khoá học dành cho những người chuẩn bị lập gia đình không?
Đáp : có, chúng tôi đã tham gia khoá học này
Hỏi : thế anh chị có làm đúng như chỉ dẫn không ?
Đáp : có, chúng tôi làm đúng như chỉ dẫn. Hay là chúng tôi sẽ làm, bác sĩ xem xem chúng tôi có làm đúng không ?
Bác sĩ : Thế cũng được.
Sau khi đôi nam nữ thực hiện xong, bác sĩ băn khoăn : Có vẻ như các bạn làm đúng như chỉ dẫn. Hay là chúng tôi làm lại, bác sĩ quan sát kỹ xem chúng tôi làm có thiếu công đoạn nào không ? Đôi nam nữ đề nghị. Sau khi đôi nam nữ thực hiện lại lần hai. Bác sĩ vò đầu bứt tai : Có vẻ như cô cậu làm hoàn toàn đúng. Để tôi tham khảo ý kiến của giáo sư. Bác sĩ liền gọi điện cho giáo sư chuyên ngành, trình bày về sự việc. Tiếng giáo sư trong ống nghe : Hỏi xem có phải là Ivanov và Ivanova không? Đúng hả? Đuổi ngay chúng đi. Bọn nó là sinh viên, không có tiền thuê phòng nên bày trò ….
—–
Một ông nông dân bị nông trang cướp mất đất liền viết thư khiếu nại gửi cho đồng chí Lê Nin ở Moskva. Một tháng sau chính quyền gọi ông nông dân lên. “Tại sao ông lại gửi thư cho đồng chí Lê Nin? Ông không biết đồng chí Lê Nin đã chết rồi sao?” “Mẹ kiếp, tại sao lúc các người cần thì đồng chí Lê Nin sống mãi trong sự nghiệp, còn lúc ta cần thì đồng chí ấy lại chết mất rồi?”
—–
Hỏi: CNCS có khác CNTB không? Trả lời: Về nguyên tắc là có. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa có tình trạng người bóc lột người. Còn trong chế độ cộng sản chủ nghĩa thì là ngược lại.
—–
Hỏi: Có đúng là ở Liên Bang Xô Viết có tự do ngôn luận giống như ở Hoa Kỳ không? Đáp: Đúng thế. Ở Hoa Kỳ, quý vị có thể đứng trước cửa Nhà Trắngvà hét to, “Đả đảo Reagan!”, và quý vị sẽ không bị trừng phạt. Ở Liên bang Xô Viết, quý vị có thể đứng ở Quảng trường Đỏ ở Moskva và hét to “Đả đảo Reagan!”, và quý vị cũng sẽ không bị trừng phạt.
—–
- Truyện thần thoại Pháp khác truyện thần thoại Liên Xô thế nào?
- Một cái bắt đầu bằng câu: “Ngày xửa ngày xưa…”, thứ kia bắt đầu bằng câu: “Không còn bao lâu nữa…”
—–
Đảng bộ Leningrad mới ra nghị quyết về tạo ra sự dư thừa lương thực cho dân chúng. Phóng viên một tờ báo phỏng vấn một bà già trên đường phố là bà nghĩ gì về nghị quyết này. “Thời phát xít Đức bao vây chúng ta còn sống sót được thì chắc rồi cũng sẽ sống sót được sự dư thừa lương thực này thôi.”
—–
Hai đảng viên Ivanov và Petrov đi vào một hàng ăn để kỷ niệm sinh nhật Petrov. Hai người cưa một chai vodka xong Ivanov nói: “Bạn thân mến, anh biết là tôi yêu quý anh. Tại sao tôi lại yêu quý anh? Tôi yêu quý anh không phải vì anh ăn trộm tiền đảng phí từ văn phòng Đảng, cũng không phải vì anh đẩy mẹ vợ anh vào nhà thương điên, cũng không phải vì anh ngày nào cũng đánh vợ, lại càng không phải vì anh hiếp con bé mù 13 tuổi, tôi yêu quý anh vì anh là một người cộng sản thực sự tốt.”
—–
Hồi Liên Xô mới đổ, một anh này vào tiệm uống cà phê đòi xin một tờ báo Đảng. “Chúng tô dạo này không tích trữ báo Đảng nữa.” Vài phút sau anh ta lại xin một tờ báo Đảng. “Dạo này chúng tôi không còn có báo Đảng nữa.” Mười phút sau anh ta lại hỏi xin một tờ báo Đảng. Phục vụ viên cáu tiết hét lên: “Tôi đã nói mấy lần là bây giờ quán chúng tôi không chứa báo Đảng nữa sao anh cứ hỏi mãi?” “À, tại câu đấy nghe hay quá, xin cứ nhắc lại thêm vài lần nữa cho tôi nghe.”
—–
Một bà đi vào cửa hàng hỏi: “Các đồng chí có thịt không?” “Không, không có thịt.” “Thế các đồng chí có sữa không?” “Không, cửa hàng chúng tôi chỉ là cửa hàng thịt. Bà sang cửa hàng bên kia đường đi, bên đó họ mới không có sữa.”
—–
Hỏi: Tại sao những người bất đồng quan điểm lại bị o ép đến nỗi phải rời khỏi đất nước? Đáp: Anh không biết rằng tất cả những sản phẩm tốt nhất luôn được lựa chọn để xuất khẩu à?
—–
Hỏi: CNCS có thể xây dựng thành công ở Mỹ được không? Đáp: Được chứ. Nhưng sau đó thì chúng ta sẽ mua ngũ cốc từ đâu?
—–
Hỏi: Đến gia đoạn cuối cùng của CNXH, tức là CNCS, thì có còn trộm cắp không? Đáp: Không! Vì mọi thứ đã bị lấy sạch trong giai đoạn CNXH rồi.
—
Hỏi: Có phải Mỹ là nước có những tòa nhà chọc trời cao nhất thế giới? Đáp: Đúng. Nhưng ngược Liên Xô lại là nước chế tạo được những linh kiện bán dẫn to nhất thế giới!
—-
Hỏi: Có thể sống nổi chỉ với đồng lương chính không? Đáp: Không biết. Chưa thằng nào trong chúng tôi dám thử cả.
—-
Stalin muốn kiểm tra xem những người nông dân sống ra sao. Ông đi tới một ngôi làng
- Các đồng chí, cuộc sống ra sao?
- Dạ thưa đồng chí, trước kia chúng tôi có 2 bộ quần áo còn bây giờ chỉ có một thôi ạ.
- Quần áo không thể dùng để đánh giá mức sống được. Các đồng chí có biết rằng ở châu Phi có những nơi người ta hoàn toàn cởi truồng không?
- Thật là tội nghiệp! Chắc ở đó họ còn có chủ nghĩa cộng sản trước cả chúng ta!
—-
Một sinh viên thi trượt tốt nghiệp chỉ vì anh không nói lên được sự khác biệt giữa kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa và kinh tế Tư Bản Chủ Nghĩa. Anh sinh viên buồn bã kể lại với bố. Ông bố an ủi con: - Vậy là may đấy con à! Ở cơ quan bố, một cán bộ đã nói ra sự khác biệt này và ông ta không bao giờ trở lại nữa
http://quechoa.info/2013/05/28/chuyen-ngay-xua-khi-lien-xo-con-la-thien-duong/
“Mày giả vờ làm việc, tao giả vờ trả lương!”
Phan Trinh dịch
Giới thiệu của người dịch: Đây là đoạn cuối Chương 18 cuốn Post War của Tony Judt. Sau khi bàn về trí thức Tây Âu và Đông Âu, tác giả nói về nền kinh tế bế tắc và vờ vịt tại Đông Âu, bối cảnh của những biến động chính trị và xã hội dẫn đến cách mạng 1989.
Nếu nghịch lý là gốc của cái hài thì nền kinh tế xã hội chủ nghĩa có thể được xem như một vở kịch khôi hài đen, dù đỏ ngầu. Trong những vở đỏ đen nhiều tập kia, Tony Judt nhắc đến hai quái tật chết người của chế độ, ở Đông Âu trước đây, và cũng không khó thấy ở cả Việt Nam lâu nay, có thể tóm tắt nôm na như sau:
1. Lỗ vẫn làm: Thay vì kinh tế định đoạt chính trị như người cộng sản vẫn nói, ở đây chính trị* lại xúi bậy kinh tế. Kinh tế không xuất phát từ nhu cầu người tiêu dùng mà từ ý chí chủ quan của bề trên. Trên bảo sao dưới nghe vậy, làm khác là mất việc, phản biện thì phớt lờ, phản đối thì bỏ tù. Hậu quả là lỗ vẫn làm. Ở Việt Nam, những vụ như Boxit, Vinashin, rừng phòng hộ, điện hạt nhân, đường sắt cao tốc, 16 chữ… là những ví dụ của lỗ vẫn làm, càng làm càng lỗ, hoặc thấy lỗ mà/là cứ đâm đầu vào. Không chỉ lỗ tiền, còn lỗ cả mạng người, môi trường, lãnh thổ, cả sinh mạng Đảng.
2. Sai không sửa: Tất cả những thất bại, vờ vịt của nền kinh tế kia lãnh đạo biết cả nhưng vẫn im lặng, như một nấm mồ. Họ không dám phẫu thuật, chỉ dám dùng thuốc giảm đau tại chỗ. Thực ra, khi kinh tế đã đan xen vào chính trị thành một “khối thống nhất” thì đứt dây động rừng, sửa sẽ sụp. Học thuật thì nói như Tony Judt: Giữa hai cái xấu, Đảng chọn cái xấu ít hơn. Huỵch toẹt thì cũng có thể nói rằng: cấp trên rất hiểu cố đấm ăn xôi là xấu, nhưng vẫn đỡ xấu hơn, đỡ đau hơn và khó chết hơn là thực tâm thay đổi. (Chẳng lạ, bao nhiêu kiến nghị, phản biện, góp ý của trí thức trên cứ giả vờ như không có. Hóa ra, những kiến nghị kia không đánh thức được lãnh đạo mà đánh thức xã hội dân sự.) Nhưng, cũng như ung thư không chữa, đang sống ở giai đoạn cuối, Judt gọi là mượn thời gian để sống, được ngày nào hay ngày ấy, dân gian gọi là chờ chết.
___________________
Tiến là thoáiĐề tài mà các trí thức phản kháng ít bàn tới chính là kinh tế. Điều này cũng là một phản ứng thực tế. Kể từ thời Stalin thì tăng trưởng kinh tế, hay đúng hơn là tăng trưởng công nghiệp, vừa được xem như mục tiêu vừa được xem như thước đo mức thành công của chủ nghĩa xã hội. Kinh tế, như trình bày trong Chương 13 cuốn sách này, là ưu tiên hàng đầu của thế hệ trí thức cải cách thời kỳ đầu: nó phản ánh nỗi ám ảnh của chế độ cộng sản và một quan điểm, được cả người theo lẫn không theo chủ nghĩa Marx đồng tình, rằng mọi động thái chính trị chung quy cũng chỉ là vì kinh tế mà thôi. Vì vậy, có thể nói trong giai đoạn 1956-1968 lúc Đông Âu loay hoay tìm cách tự cải tổ, phản biện để cải cách kinh tế chính là hình thức đối lập tốt nhất có thể có, dù là đối lập trong vòng “lễ giáo”.
Nhưng đến giữa thập niên 1970, những người thông thạo tình hình đã không còn dám hy vọng nền kinh tế khối Xô-viết có thể tự cải tổ từ bên trong, và lý do không chỉ vì lý thuyết kinh tế Mác-xít đã sụp đổ sau nhiều thập niên bị lạm dụng tàn tệ, mà còn vì nguyên nhân khác. Từ năm 1973, nền kinh tế các nước Đông Âu thụt lùi rất xa so với Tây Âu, không bằng cả mức tăng trưởng chậm lúc suy thoái của Tây Âu. Ngoại trừ Liên Xô có nhiều mỏ dầu mang lại ngoại tệ, nhất là khi dầu tăng giá, thì nạn lạm phát trên thế giới vào thập niên 1970 và việc “toàn cầu hóa” thương mại và dịch vụ vào thập niên 1980 ở phương Tây đã đẩy nền kinh tế các nước khối Xô-viết vào thế bất lợi không thể khắc phục. Nếu vào năm 1963 hoạt động ngoại thương của các nước Khối Comecon (Đông Âu) đạt mức 12% tổng lượng ngoại thương toàn cầu, thì đến năm 1979 con số này lại rớt xuống chỉ còn 9% và còn nhanh chóng sụt giảm hơn nữa.[i]
Các nước khối Xô-viết không thể cạnh tranh về chất lượng với các nền kinh tế phương Tây. Cũng không nước nào, ngoại trừ Liên Xô, có nguồn nguyên liệu thô ổn định để bán cho phương Tây, vì vậy, họ không thể cạnh tranh cả với những nước kém phát triển nhưng giàu tài nguyên trên thế giới. Tính khép kín của khối Comecom còn khiến các nước này không thể tham gia những mạng lưới thương mại mới hình thành của Tây Âu, hoặc tham gia Hiệp định Chung về Thuế quan và Thương mại (GATT). Họ cũng không thể điều chỉnh nền kinh tế cho phù hợp với giá cả thị trường thế giới mà không làm người tiêu dùng trong nước phải nổi đóa (như đã xảy ra tại Ba Lan năm 1976).
Ý thức hệ xúi dại
Khuyết điểm làm lụn bại các nền kinh tế cộng sản lúc này chính là sự bất lực thâm căn do ý thức hệ xui khiến mà ra. Vì duy ý chí, quyết liệt tập trung sản xuất sản phẩm công nghiệp cơ bản nhằm đáp ứng công cuộc “xây dựng chủ nghĩa xã hội”, khối Xô-viết đã bỏ lỡ chuyến tầu đưa nền kinh tế từ sản xuất hàng loạt qua sản xuất chuyên sâu giá trị cao, vốn đã làm thay đổi toàn bộ diện mạo các nền kinh tế phương Tây vào thập niên 1960 và 1970. Họ cố bám vào mô hình kinh tế đã quá cũ kỹ, nhìn là nhớ đến Detroit hoặc Ruhr vào thập niên 1920, hoặc thậm chí cả Manchester cuối thế kỷ 19.
Vì vậy Tiệp Khắc, nước có rất ít quặng sắt, vào năm 1981 vẫn phải trở thành quốc gia đứng thứ ba thế giới (tính theo đầu người) về xuất khẩu thép. Đắng hơn nữa là Cộng hòa Dân chủ Đức (Đông Đức) lúc đó cũng đang lên kế hoạch sản xuất lớn những sản phẩm công nghiệp nặng đã hoàn toàn lỗi thời. Chẳng khách hàng đủ tỉnh táo nào lại muốn đi mua thép Tiệp Khắc hoặc máy móc Đông Đức, trừ khi được trợ giá cực rẻ, nên rút cuộc các sản phẩm này càng sản xuất, càng bán, càng lỗ vốn. Hậu quả là các nền kinh tế kiểu Xô-viết thay vì tạo ra giá trị thặng dư, lại tạo ra giá trị âm trừ. Thật vậy, nguyên liệu thô mà họ nhập khẩu hoặc khai thác từ lòng đất có giá trị còn cao hơn thành phẩm được làm từ nguyên liệu thô.
Ngay cả trong các lĩnh vực có ưu thế cạnh tranh, cách làm kinh tế kiểu Xô-viết cũng gây thiệt hại lớn. Trong khi Hungary được Comecon chọn là nơi sản xuất xe tải và xe buýt, Đông Đức vào thập niên 1980 được phân công sản xuất máy vi tính. Nhưng, khôi hài không chỉ ở chỗ máy vi tính do Đông Đức sản xuất không đáng tin cậy và cổ lỗ sĩ về chất lượng, hệ thống kinh tế tập trung còn khiến họ không thể sản xuất đủ số lượng. Trong năm 1989, Đông Đức (dân số 16 triệu) chỉ sản xuất được số máy vi tính bằng 1/5 số máy sản xuất tại Áo (dân số 7,5 triệu), trong khi Áo cũng chỉ là một đối thủ hạng ruồi trên thị trường sản xuất máy vi tính quốc tế. “Ưu thế cạnh tranh” ở đây rất tương đối: Đông Đức chi hàng triệu Đức-mã cho việc sản xuất những sản phẩm chẳng ai muốn dùng, trong khi thị trường thế giới đang có những sản phẩm tương tự với chất lượng tốt hơn và giá rẻ hơn.
Vâng ý trên
Thủ phạm gây ra tất cả những yếu kém này chính là quy hoạch tập trung, vốn chứa đầy khuyết tật bẩm sinh. Cuối thập niên 1970, Gosplan (Ủy ban Kế hoạch Nhà nước), cơ quan hoạch định kinh tế trung ương của Liên Xô, có đến 40 ban ngành kinh tế khác nhau và 27 ủy hội kinh tế hoạt động riêng biệt. Các quan chức đã bị con ngáo ộp chỉ tiêu ám ảnh nặng đến nỗi họ luống cuống đưa đại ra những chính sách nghe là cười. Giáo sư Timothy Garton Ash, chuyên nghiên cứu Đông Âu, nhắc đến chuyện khôi hài này tại Đông Đức: Trong “Kế hoạch Kinh tế Nhân dân Quận Prenzlauer Berg”, khi nói về chỉ tiêu trong việc cải tổ thư viện, người ta đã hồ hởi quy hoạch rằng “Số lượng sách lưu trữ trong các thư viện phải tăng lên từ 350.000 đến 450.000 quyển, và số lượt mượn sách phải tăng lên 108,2%”.[ii]
Hệ thống giá cả cố định cũng khiến không thể xác định được đâu là giá đúng, đâu là mức cầu, đâu là chỗ cần điều chỉnh khi tài nguyên thiếu hụt. Quản lý các cấp đều sợ rủi ro, sợ sáng tạo vì sợ không đạt chỉ tiêu trước mắt. Thực ra, họ cũng chẳng có động lực nào để làm khác đi: họ biết dù bất lực đến đâu, họ vẫn sẽ ngồi ở vị trí đang có, nhờ chủ trương nổi tiếng “ổn định cán bộ” (áp dụng từ 1971 về sau) được Brezhnev rất ưa thích. Trong khi đó, để đảm bảo chỉ tiêu bề trên định sẵn, các đốc công và giám đốc nhà máy sẵn sàng che giấu thông tin về vật liệu và lao động dự trữ trước mắt chính quyền. Phí phạm và khan hiếm, tưởng như đối nghịch, đã trở thành một cặp bài trùng dung dưỡng nhau.
Nịnh hót lên ngôi
Một hệ thống như thế rõ ràng không chỉ khuyến khích sự trì trệ, yếu kém, mà còn thúc đẩy một vòng quay tham nhũng liên hoàn không thể ngừng. Đây là một trong những nghịch lý của chủ nghĩa xã hội khi cho rằng chỉ có tư sản mới nhiều tham nhũng. Quyền lực, chức vụ và đặc quyền đặc lợi tuy không thể mua bán trực tiếp nhưng hoàn toàn lệ thuộc vào mối quan hệ trao đổi qua lại giữa chủ và khách. Quyền hạn do luật pháp quy định bị gạt qua một bên, thay vào đó là sự nịnh hót, và kẻ nịnh hót lại được tưởng thưởng bằng công việc ổn định và cơ hội tiến thân. Chỉ để có được những thứ bình thường và hợp pháp như thuốc men trị bệnh, nhu yếu phẩm, quyền đi học, người dân cũng buộc phải bẻ cong luật pháp bằng hàng loạt chiêu trò, tuy nhỏ nhặt nhưng rất xúc phạm nhân cách.
Hậu quả là cách ứng xử vừa bất tín vừa bất cần gần như trở thành chuẩn mực trong những năm này. Một ví dụ tiêu biểu: Các xí nghiệp sản xuất máy kéo hoặc xe tải đã không quan tâm sản xuất cho đủ phụ tùng, đơn giản vì họ có thể nhanh chóng đạt chỉ tiêu khi sản xuất các cỗ xe to lớn kia hơn. Bi kịch là khi những cỗ xe này hư hỏng thì không tìm đâu ra phụ tùng thay thế. Những con số chính thức được công bố chỉ nêu ra tổng số máy móc các loại được sản xuất trong một lĩnh vực nhất định, chứ không chú ý đến chuyện còn bao nhiêu máy móc chạy được. Thông tin trên giấy thì mập mờ, chỉ hỏi công nhân mới biết thật mọi chuyện.
Làm giả, lương giả, chợ giả
Thay cho những khế ước xã hội đường hoàng, ở đây lại là sự đồng lõa xã hội xã hội chủ nghĩa, và tình trạng này được diễn tả qua câu châm biếm cay độc: “Mày giả vờ làm việc, tao giả vờ trả lương”. Nhiều công nhân, nhất là lao động chân tay, cũng có lợi trong tình trạng này, vì họ được hưởng những khoản an sinh xã hội trong khi chẳng cần làm việc bao nhiêu. Cuốn Tự điển Chính trị Bỏ túi của Đông Đức đã mô tả tình trạng vừa kể một cách vô tình nhưng thật mỉa mai qua câu sau đây: “Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, sự khác biệt giữa giờ làm việc và giờ rảnh rỗi, vốn gay gắt trong xã hội tư bản, không còn nữa.”
Hai lãnh vực duy nhất tương đối có hiệu quả, trong một nền kinh tế cộng sản tiêu biểu, tính đến năm 1980, là công nghiệp quốc phòng kỹ thuật cao và cái được gọi là “nền kinh tế thứ hai” – tức các loại chợ đen cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Tầm quan trọng của nền kinh tế thứ hai này, tuy không hề và không thể được nhà nước công nhận, là bằng chứng cho thấy tình trạng bi thảm của nền kinh tế chính thức. Tại Hungary, vào đầu thập niên 1980, ước tính có tới 84.000 lao động lành nghề các loại hoạt động thuần túy trong khu vực tư nhân, đáp ứng đến gần 60% tổng nhu cầu về dịch vụ tại địa phương, từ nhu cầu sửa chữa ống nước cho đến nhu cầu mua dâm.
Thêm vào hoạt cảnh vừa kể một bên là việc canh tác nhỏ lẻ trên thửa đất gia đình của nông dân, và một bên là các xí nghiệp tư, hoạt động được nhờ công nhân tuồn nguyên liệu từ xí nghiệp nhà nước (gạch, dây đồng, chữ đúc…) rồi phù phép “chuyển đổi” cho sản xuất riêng, thì có được bức tranh tổng thể về chủ nghĩa cộng sản kiểu Xô-viết – rất gần với chủ nghĩa tư bản Ý – tức là chỉ tồn tại được nhờ nền kinh tế ngoài luồng.[iii] Đây là một mối quan hệ cộng sinh: nhà nước cộng sản chỉ duy trì được sự độc quyền trong khu vực công bằng cách chuyển qua khu vực tư tất cả những hoạt động và nhu cầu mà nhà nước không thể phủ nhận hay đáp ứng; trong khi đó, nền kinh tế ngoài luồng lại lệ thuộc vào khu vực công để có nguyên liệu, và cần hơn nữa chính là nhờ khu vực công bất lực nên khu vực tư mới có một thị trường béo bở, với những giá trị và lợi nhuận thổi phồng.
Ít con, nhiều rượu, chóng chết
Nền kinh tế tù đọng chính là lời nguyền rủa vận vào chủ nghĩa cộng sản vốn cho rằng mình hơn hẳn chủ nghĩa tư bản. Và nếu không là chất xúc tác cho hành vi đối lập, thì nền kinh tế kia cũng là nguồn gốc tạo nên bất mãn. Với hầu hết người dân dưới chế độ cộng sản thời Brezhnev, từ cuối thập niên 1960 đến đầu thập niên 1980, cuộc sống tuy không đậm màu sợ hãi hay đàn áp nhưng lại là những chuỗi ngày xám xịt và buồn tẻ. Các cặp vợ chồng ngày càng sinh ít con hơn, nhưng họ lại rượu chè nhiều hơn – lượng rượu tiêu thụ tính theo đầu người tại Liên Xô tăng bốn lần trong những năm này – và chết sớm hơn. Những khu nhà tập thể trong các xã hội cộng sản không chỉ xấu xí về mỹ thuật, mà còn tồi tệ về chất lượng và gây khó chịu khi sử dụng. Nói cách khác, nhà tập thể nhếch nhác là chiếc bóng của nhà nước toàn trị tồi tệ đã tạo ra nó. Một tài xế taxi ở Budapest có lần vừa chỉ tay về những dãy nhà tập thể cao tầng ẩm thấp, bẩn thỉu, nằm xấu xí ở ngoại ô thành phố, vừa nói với người viết rằng: “Chúng tôi sống ở đó, trong mấy cái nhà đúng kiểu cộng sản kia kìa – hè thì nó nóng, đông thì nó rét.”
Như mọi thứ khác trong khối Xô-viết, nhà tập thể thường có giá rẻ (giá thuê trung bình khoảng 4% thu nhập một gia đình bình thường ở Liên Xô), cũng vì nền kinh tế không do giá cả mà do sự khan hiếm điều phối. Điều này có lợi cho nhà cầm quyền – việc phân phối độc quyền những mặt hàng luôn khan hiếm giúp duy trì sự thúc thủ của quần chúng – nhưng cũng chứa một rủi ro nghiêm trọng mà hầu hết giới lãnh đạo cộng sản đều hiểu rất rõ. Đến cuối thập niên 1960, khi mọi sự đã rành rành là những hứa hẹn về một tương lai “xã hội chủ nghĩa” rạng rỡ không đủ sức dụ dỗ dân chúng trung thành với chế độ nữa, các nhà lãnh đạo cộng sản đã đổi chiều, xem dân chúng như những người tiêu dùng và tìm cách thay thế xã hội không tưởng (xã hội chủ nghĩa) của ngày mai bằng những sung túc vật chất của ngày hôm nay.
Sao cũng được
Đó là chọn lựa rất có tính toán. Vasil Bil’ak, nhân vật bảo thủ có công cõng rắn cắn gà nhà đưa quân Xô-viết xâm lăng Tiệp Khắc năm 1968, trong lần phát biểu với Ban Tuyên giáo Đảng vào tháng Mười 1970 đã nói rằng: “Lúc đó (năm 1948), ta treo tranh cổ động ở cửa hiệu vẽ vời chủ nghĩa xã hội sẽ đẹp đẽ ra sao và quần chúng cứ thế tin như in. Nhưng đó là cơn lên đồng của một thời xưa rồi. Bây giờ, không thể cứ treo bánh vẽ nói về chủ nghĩa xã hội sau này nữa mà cửa hàng hôm nay phải chứa cho đầy hàng, để ta ghi vào thành tích là ta đang tiến tới chủ nghĩa xã hội, là ta đang có chủ nghĩa xã hội ngay tại đây.”[iv]
Rõ ràng nhà nước đã làm điều ngược ngạo là cố khuyến khích dân chúng xem chủ nghĩa tiêu thụ như thước đo thành công của chủ nghĩa xã hội. Điều này dĩ nhiên khác hẳn với nội dung của “cuộc tranh luận trong bếp” đình đám giữa Tổng Bí thư Liên Xô Khrushchev với Phó Tổng thống Mỹ Nixon vào năm 1959, khi Khrushchev nói với Nixon rằng chủ nghĩa cộng sản sẽ qua mặt chủ nghĩa tư bản chẳng trong bao lâu nữa. Bil’ak – cũng như Kádár tại Hungary – không ảo tưởng như vị Tổng Bí thư kia. Ông hài lòng chấp nhận chủ nghĩa cộng sản là một bản sao mờ nhạt của chủ nghĩa tư bản, chừng nào có đủ hàng hóa làm người tiêu dùng hài lòng. Erich Honecker tại Đông Đức – lên làm lãnh tụ năm 1971, thay thế Walter Ulbrich, kẻ ra đi không ai thương tiếc – cũng vậy, ông chỉ hứa hẹn mang lại cho dân Đông Đức một phiên bản thu gọn của “phép lạ” kinh tế diễn ra tại Tây Đức vào thập niên 1950.
Phồn vinh giả, mệt thật
Chiến lược này thành công vừa phải trong một thời gian. Mức sống tại Tiệp Khắc, Hungary và Ba Lan được cải thiện trong thập niên 1970, ít nhất là khi đo bằng mức tiêu thụ hàng hóa bán lẻ. Số xe hơi và tivi, hai mặt hàng tiêu dùng tiêu biểu của thời kỳ này, tăng lên đều đặn: tại Ba Lan, số xe hơi tư nhân, tính bình quân đầu người trên toàn dân số, tăng bốn lần từ 1975 đến 1989. Đến cuối thập niên 1980 tại Hungary, trung bình cứ 10 người thì có 4 chiếc tivi; ở Tiệp Khắc cũng có số tương tự. Nếu người mua chấp nhận chất lượng kém, kiểu dáng nghèo nàn và không nhiều chọn lựa, họ có thể tìm được những gì mình muốn, không có ở cửa hàng nhà nước thì ra chợ đen. Tuy nhiên, ở Liên Xô, hàng hóa “ngoài luồng” khó tìm và tương đối đắt đỏ hơn.
Với nhu yếu phẩm, tình trạng cũng vậy. Vào tháng Ba 1989, một người tiêu thụ tiêu biểu ở Washington DC sẽ cần làm việc 12,5 giờ để mua một giỏ hàng nhu yếu phẩm chuẩn (gồm xúc-xích, sữa, trứng, khoai tây, rau củ, trà, bia,…). Một giỏ hàng tương tự sẽ tốn 21,4 giờ làm việc tại London, nhưng lại ngốn tới 42,3 giờ làm việc tại Moscow, mặc dù nhà nước đã trợ giá rất nhiều.[v] Chưa hết, người tiêu thụ ở Liên Xô và Đông Âu còn phải tốn nhiều thời giờ để tìm kiếm, chờ đợi mua thức ăn và những mặt hàng khác. Nếu không đo bằng đồng rúp [Nga], đồng crown [Tiệp Khắc] hay đồng forint [Hungary], mà đo bằng thời gian và công sức, thì có thể thấy đời sống dưới chế độ cộng sản vừa đắt đỏ vừa mệt mỏi.
Việc định nghĩa thành công của chủ nghĩa cộng sản bằng khả năng thỏa mãn nhu cầu cá nhân của người tiêu dùng cũng không dễ dàng, vì như trình bày ở trên, toàn bộ nền kinh tế đã được cài đặt để sản xuất lớn máy móc công nghiệp và nguyên liệu thô. Ngoại trừ thức ăn, các nền kinh tế cộng sản đã không sản xuất ra được những sản phẩm mà người tiêu dùng mong muốn (ngay sản xuất thức ăn họ cũng không hiệu quả bao nhiêu – Liên Xô từ lâu đã trở thành nước nhập khẩu gạo, đưa tổng số thực phẩm nhập khẩu tăng lên ba lần từ năm 1970 đến 1982). Cách duy nhất vượt qua trở ngại này là nhập khẩu hàng tiêu dùng từ nước ngoài, nhưng phải trả bằng tiền theo giá thị trường. Tiền chỉ có nhờ xuất khẩu, nhưng, ngoại trừ Liên Xô có dầu hỏa, thị trường thế giới chẳng quan tâm gì đến sản phẩm của khối xã hội chủ nghĩa, trừ khi chúng được bán với giá rẻ bèo, nhưng ngay cả khi bán với giá bèo, vẫn có trường hợp không ai mua. Cách thực tế nhất, cách duy nhất để các cửa hiệu có đủ hàng hóa cho người tiêu dùng tại phương Đông là vay tiền từ phương Tây.
Tư sản nuôi vô sản
Phương Tây đương nhiên sẵn sàng ra tay giúp đỡ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Ngân hàng Thế giới và những ngân hàng tư nhân đều rất vui lòng cho các nước khối Xô-viết vay tiền, vì lý do: Hồng quân Liên Xô là bảo chứng đáng tin cậy cho ổn định lâu dài, thêm vào đó, quan chức cộng sản cũng đã biến hóa các số liệu về năng suất và tài nguyên nghe rất thuyết phục.[vi] Chỉ tính trong thập niên 1970, nợ nước ngoài của Tiệp Khắc đã tăng lên 12 lần. Tại Ba Lan, nợ nước ngoài tăng đến 3000% sau khi Tổng Bí thư Gierek và tay chân cho nhập ào ạt hàng hóa được trợ giá từ phương Tây, cùng lúc thực hiện các chương trình bảo hiểm xã hội mới rất tốn kém dành cho nông dân, và cho kềm giá thực phẩm ở mức giá năm 1965.
Thật khó lòng kiểm soát khi nợ lên đến mức vừa kể. Năm 1976, Gierek cho tăng giá thực phẩm tại Ba Lan thì bạo loạn giận dữ đã nổ ra nhưng lập tức bị dẹp tan, và chế độ đã không còn con đường nào khác ngoài tiếp tục vay mượn: từ năm 1977 đến 1980, 1/3 tiền Ba Lan vay từ nước ngoài được dùng để trợ giá cho hàng tiêu dùng trong nước. Các kinh tế gia cộng sản tại Praha, Tiệp Khắc, cũng khuyến cáo nên bỏ dần bao cấp và chấp nhận giá “thật”, nhưng các lãnh tụ chính trị của họ sợ hậu quả khó lường của biện pháp này nên cũng chỉ chọn cách vay mượn nhiều hơn nữa. Và, tương tự như những năm giữa hai thế chiến, lại một lần nữa các quốc gia nhỏ và dễ vỡ tại Đông Âu phải vay vốn từ phương Tây để vực dậy nền kinh tế tự cấp, và cũng để tránh né những chọn lựa còn khó khăn hơn nhiều.
Ngập nợ
Miklós Németh, thủ tướng cộng sản cuối cùng của Hungary, vài năm sau đó cũng phải công nhận những điều vừa kể. Khoản vay một tỉ Đức-mã từ Bonn, được chấp thuận vào tháng Mười 1987 và được các chính khách Tây Đức mô tả như một đóng góp cho công cuộc “cải cách” kinh tế của Hungary, thực ra đã không được dùng để cải cách kinh tế. Németh công nhận: “chúng tôi dùng 2/3 số tiền này để trả lãi, và phần còn lại dùng để nhập thêm hàng tiêu dùng, cho khủng hoảng kinh tế nhìn bớt xấu xí.” Năm 1986, thâm thủng thương mại của Hungary được nhà nước công bố là 1,4 tỉ đô-la Mỹ mỗi năm. Từ 1971 đến 1980, nợ nước ngoài của Ba Lan đã tăng từ 1 tỉ lên 20,5 tỉ đô-la Mỹ, và sau đó còn lên cao hơn nữa. Chính Đông Đức cũng tự nhận rằng trong những năm cuối cùng của chế độ họ đã dùng trên 60% tiền lãi nhờ suất khẩu hàng năm để trả lãi tiền vay của phương Tây (dù lãi suất đã được phương Tây cắt giảm rất hào phóng). Yugoslavia, một khách hàng thường được chiều chuộng (từ 1950 đến 1964, Mỹ đã bao trả đến 3/5 thâm thủng hàng năm của Belgrade) thì luôn nhận được những khoản cho vay rộng rãi và những cam kết hỗ trợ tức thời, tất cả đều dựa trên những số liệu khống, không có bất cứ liên hệ gì với thực tế.
Gộp chung, nợ nước ngoài của Đông Âu ở mức 6,1 tỉ năm 1971, đã tăng lên 66,1 tỉ vào năm 1980, và lên tới 95,6 tỉ đô-la Mỹ vào năm 1988[vii]. Con số vừa kể không bao gồm số liệu từ Rumani – vì Ceaușescu đã trả hết nợ vay nước ngoài nhờ đè đầu cỡi cổ vắt kiệt dân nước mình trong nhiều năm trời; con số cũng có thể cao hơn nếu Hungary không có những nhượng bộ về giá cả trong thập niên 1970. Nhưng ý nghĩa của tình trạng này thật rõ ràng: hệ thống cộng sản không chỉ vay tiền để sống, mà còn vay mượn cả thời gian. Không sớm thì muộn, chế độ cần phải thực hiện những điều chỉnh kinh tế, tuy sẽ đau đớn và làm xáo trộn xã hội.
Không thể sửa
Nhiều năm sau này, ông Markus Wolf, trùm gián điệp Đông Đức, có thể tự hào rằng vào cuối thập niên 1970, mình là người dám khẳng định Đông Đức đã “hỏng rồi”. Cũng không chỉ mình Wolf thấy điều này. Những nhà kinh tế như Tamás Bauer tại Hungary, và đồng nghiệp Ba Lan Leszek Balcerowicz, cũng rất hiểu tòa nhà cộng sản xây trên cát đang lung lay đến mức nào. Nhưng, chừng nào những nhà tư bản còn bảo kê nó, thì chủ nghĩa cộng sản vẫn tồn tại. “Thời kỳ trì trệ” (nói theo Gorbachev) dưới triều Leonid Brezhnev đã tạo ra rất nhiều ảo tưởng, và không chỉ là trong các nước cộng sản. Năm 1978, khi Báo cáo của Ngân hàng Thế giới khẳng định rằng Đông Đức có mức sống cao hơn cả Anh Quốc, thì có lẽ cả thằng Cuội trên cung trăng cũng phải lăn ra cười sặc sụa.[viii]
Nhưng, những người cộng sản hiểu nhiều điều mà các nhà tài chính ngân hàng phương Tây không tưởng tượng được. Cải cách kinh tế trong khối Xô-viết không phải là bị trì hoãn, mà là không thể được. Như Amalrik dự đoán trong cuốn Liệu Liên Xô có tồn tại đến năm 1984?, giới lãnh đạo cộng sản “thấy chế độ hiện tại tệ hại, nhưng vẫn đỡ tệ hại hơn là phải đau đớn thay đổi nó.” Cải cách kinh tế, dù chỉ là những điều chỉnh cục bộ nhất, mang lại hiệu quả nhỏ nhất, cũng sẽ đứt dây động rừng, có ảnh hưởng chính trị lập tức. Những sắp xếp kinh tế của chủ nghĩa xã hội không tạo ra những khu vực độc lập mà đan xen chằng chịt vào nhau tạo thành cả một hệ thống chính trị.
Không phải vô tình mà các nước chư hầu Liên Xô tại Đông Âu đều được cai trị bởi những ông trùm già, bảo thủ và cơ hội. Vào thời đại mới của chủ nghĩa thực dụng, những vị như Edward Gierek ở Warsaw (sinh 1913), Gustáv Husák ở Praha (sinh 1913), Erich Honecker ở Bá Linh (sinh 1912), János Kádár ở Budapest (sinh 1912) và Todor Zhivkov ở Sofia (sinh 1911) – chưa kể các vị Enver Hoxha ở Tirana (sinh 1908), và Josip Broz Tito ở Belgrade (sinh 1892) – đều là những vị có tính thực tế ở mức thượng thừa. Giống như Leonid Brezhnev – sinh 1906, bảy lần nhận Huân chương Lênin, bốn lần nhận danh hiệu Anh hùng Liên bang Xô-viết, đoạt Giải Hòa bình Lenin, Tổng Bí thư, và từ 1977 kiêm luôn Chủ tịch Nước – các ông trùm này cũng chỉ già đi theo kiểu rất thường dân: Họ không có động cơ gì để tự làm khổ mình, ngược lại, họ có đủ ham muốn để được chết trên chiếc giường hiện có. [ix]
Chưa thể sụp
Mặc dù “chủ nghĩa xã hội trên thực tế” đã chứng tỏ sự bất lực và mất uy tín toàn diện nhưng điều này vẫn chưa làm chế độ sụp đổ. Aleksandr Solzhenitsyn, trong diễn văn nhận Giải Nobel Hòa bình năm 1971 (diễn văn được đọc thay, vì ông vắng mặt), nói một cách hùng hồn rằng “một khi dối trá bị lật tẩy, bạo lực trần trụi sẽ lộ nguyên bộ mặt thô bỉ của nó, và rồi bạo lực, khi ấy đã đuối sức, sẽ sụp đổ tan tành.” Nhưng nhận định này đã không hẳn đúng. Sự trần trụi của bạo lực Xô-viết đã hiện nguyên hình từ rất lâu – và còn bị phơi trần lần nữa trong cuộc xâm lăng đầy thảm họa vào Afghanistan năm 1979 – bên cạnh đó, những dối trá của chủ nghĩa cộng sản cũng đã từng bước bại lộ và được giải mã vào những năm sau biến cố 1968.
Tuy vậy, chế độ cộng sản vẫn chưa sụp đổ. Có thể nói, đóng góp nổi bật của Lenin cho lịch sử Châu Âu là ông đã bắt cóc tinh thần cấp tiến của châu Âu, vốn có tính chia rẽ ly tâm, và biến nó thành một thứ quyền lực chính trị với một hệ thống kiểm soát độc quyền rất sáng tạo: thu gom thô bạo mọi quyền hành về một mối và dùng bạo lực quyết liệt để duy trì nó tại một chỗ. Hệ thống cộng sản có thể bị bào mòn vô hạn định ở ngoại vi [Đông Âu], nhưng yếu tố khiến nó cuối cùng sụp đổ chỉ có thể đến từ trung tâm của quyền lực [Moscow]. Trong câu chuyện về ngày tàn của chủ nghĩa cộng sản, những hoạt động đối lập mới, nở rộ trong giới trí thức tại Praha và Warsaw, có thể xem là đoạn kết cho một khởi đầu mới. Còn nhân tố lãnh đạo vừa xuất hiện tại Moscow mới chính là khởi đầu cho đoạn kết.[x]
Nguồn: Post War, Tony Judt, NXB Penguine Books, 2006, trang 577-584. Tựa và tiêu đề là của người dịch.
Theo pro&contra
[i] Suốt thập niên 1980, Ba Lan và Tiệp Khắc
rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng (“tăng trưởng” âm) – nền kinh tế
các nước này thu nhỏ lại. Nền kinh tế của chính Liên Xô cũng đã co cụm
lại từ năm 1979. (TG)
[ii] Timothy Garton Ash, The Uses of Adversity (NY, 1989), trang 9. (TG)
[iii] Trong nông nghiệp, phần lớn Liên Xô,
Hungary, Rumani một lần nữa lại gợi nhớ tới tình trạng các đại trang
trại vào thế kỷ 19: giới lao động nông nghiệp bị trả lương bèo bọt, làm
việc cầm chừng, thiếu thốn dụng cụ nên chỉ làm tối thiểu cho những ông
chủ vắng mặt, còn để dành sức cho công việc thật tại các thửa đất riêng
của gia đình. (TG)
[iv] Xin cảm ơn Tiến sĩ Paulina về trích dẫn này. (TG)
[v] Dưới thời Brezhnev, một pound (khoảng nửa
ký) thịt bò tốn 3,5 rúp để sản xuất nhưng chỉ được bán với giá 2 rúp.
Cộng đồng Châu Âu cũng trợ giá cho người chăn nuôi, với tỉ lệ gần như
tương tự. Sự khác biệt nằm ở chỗ Tây Âu có Chính sách Nông nghiệp Chung,
trong khi Liên Xô thì không. (TG)
[vi] Hungary gia nhập Quỹ Tiền tệ Quốc tế
(IMF) năm 1982, cả hai đều phấn khích chúc mừng nhau. Chỉ đến năm 1989,
người ta mới biết chính quyền Hungary đã cố tình hạ rất thấp mức nợ
trong và ngoài nước của thập niên trước đó. (TG)
[vii] Jeffrey D. Sachs, cố vấn kinh tế của
chính phủ Ba Lan hậu cộng sản và nhiều nước trên thế giới, chủ trương
rằng: Kinh tế các nước hậu cộng sản sẽ khó lòng phục hồi nếu cứ phải trả
các khoản nợ do chế độ cũ để lại. Với nỗ lực vận động và tư vấn của
Sachs, Thủ tướng Đức Helmut Kohl đã giúp xóa 50% nợ cho Ba Lan, tương
đương 15 tỉ đô-la Mỹ, vào đầu thập niên 1990. Lý do để Thủ tướng Kohl
thay đổi, từ phản đối qua đồng ý xóa nợ, là vì nước Đức cũng từng được
đồng minh xóa những khoản nợ vay trước Thế chiến II. Chuyện xóa nợ được
kể lại trong Chương “Poland’s Return to Europe” (Ba Lan trở về với Châu
Âu) trong cuốn The End of Poverty (Chấm dứt nghèo đói), của Jeffrey D. Sachs, NXB Penguine Books, 2006. (ND)
[viii] Nguyên văn “Prince Potemkin must
surely have smiled in his far-off grave” (Hoàng thân Potemkin có nằm
trong mộ ở nơi xa lắc cũng phải mỉm cười). Potemkin (1739-1791) – nhà
quý tộc, chính khách, nhà quân sự Nga, được phong tước Hoàng thân Đế
quốc Nga – được nhắc đến ở đây như một kẻ phỉnh phờ, do giai thoại ông
cho xây một ngôi làng giả tạo nhưng đẹp đẽ để gây ấn tượng khi Nữ hoàng
Catherine II đến thăm. (ND)
[ix] Hơn nữa, cũng như Brezhnev, các vị này
là những người tiêu dùng hàng đầu của thời đại họ đang sống. Một truyện
tiếu lâm Xô-viết cùng thời kể rằng: Vị lãnh tụ Liên Xô một hôm khoe với
mẹ các dacha [nhà nghỉ dưỡng ở đồng quê], biệt đội xe hơi, và
các dãy nhà lưu trú mùa săn bắn của mình. Mẹ lãnh tụ khen: “Tuyệt đấy,
Leonid!” Nhưng rồi bà lại lo: “Nhưng nếu bọn cộng sản trở lại nắm quyền
thì sao con?” (TG)
[x] Tony Judt viết đoạn cuối này để dẫn nhập
vào Chương 19 “The End of the Old Order” (Kết thúc trật tự cũ), chương
nói về những yếu tố khác dẫn đến sự sụp đổ của cộng sản, trong đó nổi
bật là vai trò của Gorbachev, vai trò của Giáo hoàng John Paul II, Công
đoàn Đoàn kết, vụ Liên Xô sa lầy ở Afghanistan (khiến sau đó Liên Xô
phải bỏ hẳn chủ trương xua quân sang Đông Âu, dù để cứu các chế độ chư
hầu đang lâm nguy), thảm họa nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, những biến
chuyển ở Kremlin, phản ứng của phương Tây… Chương 19 cũng nói về diễn
tiến cách mạng 1989 tại các nước Đông Âu, trước khi chế độ cộng sản sụp
đổ tại Liên Xô năm 1991. (ND)
*Quê Choa có sửa một đôi chữ ở lời dẫn, mong người dịch thông cảm
http://quechoa.info/2013/05/30/may-gia-vo-lam-viec-tao-gia-vo-tra-luong/
*Quê Choa có sửa một đôi chữ ở lời dẫn, mong người dịch thông cảm
http://quechoa.info/2013/05/30/may-gia-vo-lam-viec-tao-gia-vo-tra-luong/
No comments:
Post a Comment