Monday, October 31, 2016

HUY PHƯƠNG= PHAN= THẾ GIỚI = VIỆT CỘNG

HUY PHƯƠNG * TIỀN VÀ MÁU

huyp091213

 Tiền và Máu!
 Huy Phương

Dec 9, 2013 at 9:02 am


“Ưu điểm” của chế độ CHXHCN hôm nay:
cái gì cũng có thể bán và không có gì không mua được!


Trong nghìn chuyện quái đản xảy ra ở Việt Nam lâu nay, bây giờ lại có thêm một chuyện quái đản nữa, là có lẽ rồi đây, thanh niên có thể tránh chuyện đi lính bằng cách đóng tiền, nói rõ là từ nay thanh niên Việt Nam sẽ góp đồng tiền thay việc góp máu cho quốc gia. Một Trung Tướng CSVN, cũng là Dân Biểu Quốc Hội, Chủ Nhiệm Ủy Ban Quốc Phòng-An Ninh, Trần Đình Nhã, đã có dự thảo như thế để sửa đổi “Luật Nghĩa Vụ Quân Sự”.
Phải chăng đây là một hình thức hợp thức hóa cho những tệ nạn lo lót tiền để khỏi phải đi “nghĩa vụ” cho phường đội, huyện đội và những người trong hội đồng tuyển “nghĩa vụ quân sự” lâu nay, cũng như người ta đã có ý kiến đề xuất cho hợp thức hóa nghề mãi dâm.
Chuyện này hẳn có lợi cho một lớp người có đặc quyền, đặc lợi tham ô có tiền, lớp người làm thương mãi buôn bán, mánh mung trục lợi từ nhân dân, sẽ dùng tiền để che chở cho con cháu họ khỏi ra chiến trường. Số phận “anh hùng” từ nay sẽ dành cho đám quần chúng nghèo hèn, hẩm hiu này, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, không có tiền đóng cho đảng và chính phủ, chỉ có phần máu và thân xác nhỏ nhoi, cống hiến cho tổ quốc thay cho lớp có tiền. Cuối cùng chỉ có nhân dân khốn khổ phải phơi thây, còn nơi ấm cúng và chỗ ngồi tốt lành dành cho con cái đảng.
Dù chính sách của CS lâu nay vẫn tìm cách chỉ trích, bôi xấu chế độ tư bản, thực dân xâm lược hay chế độ tự do miền Nam thế nào đi nữa, nhưng đứng trên cương vị của một công dân phục vụ cho tổ quốc, chế độ CSVN hiện nay còn phải mở mắt học hỏi thêm nhiều bài “công dân giáo dục” và đạo làm người của những phe mà họ cho là kẻ thù.
Tôi xin kể chuyện hai gia đình “kẻ thù” điển hình mà có lẽ chiến sử Cộng Sản ghi rõ hơn ai hết về tư cách phục vụ cho tổ quốc của những thanh niên “anh hùng” không hề núp bóng ô dù, không hề có chuyện “hy sinh đời bố – củng cố đời con!”
Chúng ta đã biết mặc dù mang cấp bậc Đại Tướng trong quân đội Pháp, Jean de Lattre de Tassigny có con trai là Thiếu Úy Bernard, được đưa đến chiến trường Đông Dương năm 1949, một nơi được xem là có những trận chiến ác liệt, và đã tử trận tại Ninh Bình trong một cuộc tấn công của Việt Minh, năm 1951, khi mới 23 tuổi. Ông nội và cha của Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ John McCain đều từng là đô đốc bốn sao của Hải quân Hoa Kỳ, nhưng gia đình này không phải là cái dù, để cho Thiếu Tá McCain khỏi phải bay dưới hỏa lực phòng không của Hà Nội và bị bắn rơi năm 1957.
Nhìn về phía VNCH, Đại úy Phi Công Phan Quang Tuấn bị bắn rơi tại mặt trận Quảng Trị, trong khi thân phụ ông, Bác sĩ Phan Quang Đán, một thời là Quốc Vụ Khanh và Bộ Trưởng, thừa quyền lực để mang con trai về một nơi an toàn. Phan Xuân Hiệp, sĩ quan Nhảy Dù, rồi Biệt Động Quân, đụng trận, bị thương ở chiến trường Cheo Reo, Phú Bổn, là con trai của con trai Tướng Phan Xuân Nhuận, Chỉ Huy Trưởng BĐQ.
Về phía Cộng Sản miền Bắc, nơi mà “ra ngõ gặp anh hùng”, “danh tướng” Võ Nguyên Giáp có hai người con trai đều không dính líu gì đến súng đạn. Trai trưởng tên Võ Điện Biên, một cái tên rất “ấn tượng”, sinh năm 1954, nhưng xong Trung Học Phổ thông, khoảng năm 1971, trong khi thanh niên miền Bắc đang đổ máu, “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước”, ông con này đã được bố gửi sang học ở Học viện Kỹ thuật Hàng không Giucopxki, liên bang Xô Viết.
Học viện này là trung tâm hàng đầu đào tạo cán bộ cho ngành khoa học hàng không và nghiên cứu hàng không vũ trụ. Ra trường, trở về phục vụ cho quân đội, nói cho oai, nhưng lại nằm trong một cái vỏ bọc bằng nhung được gọi là ngành khoa học công nghệ… Bây giờ Võ Điện Biên là Giám đốc Công ty CP Đông Sơn, chuyên cung cấp các thiết bị máy móc kỹ thuật cho các cơ quan, doanh nghiệp.
Con trai út là Võ Hồng Nam (1956), tốt nghiệp Đại học Bách khoa, hiện là Giám đốc Công ty Cổ Phần Máy tính Truyền thông Hồng Nam. Năm 1984, Võ Hồng Nam sang Hunggari làm thực tập sinh kỹ sư công nghệ ở Liên hiệp vi điện tử MEV – Buddapest, rồi kỹ sư lập trình ở viện nghiên cứu máy tính và tự động hóa Buddapest. Về nước Hồng Nam trở thành giám đốc công ty này, một doanh nghiệp làm ăn phát đạt.
Chính vì điều gì cũng nhân danh nhân dân, nhất là nhân dân thuộc loại bần cùng, đói khổ nên nhân dân phải chịu nhận vinh dự chết cho tổ quốc, để những “con ông, cháu cha” những kẻ quyền lực và có tiền ung dung ra ngoại quốc hay được điều động về trung ương, giữ những chức vụ béo bở.
Nếu đóng tiền để khỏi đi lính, thì rồi đây chính phủ sẽ ấn định bao nhiêu cho mỗi người để gọi là đủ: 500, 1,000 hay 10,000 đô la cũng là quá rẻ để nằm trong chăn ấm, nệm êm, tránh được chuyện xa nhà, nỗi nhọc nhằn tập luyện tại quân trường, và những nguy hiểm lúc đất nước có chiến tranh. Chỉ còn lại là đám “nhân dân anh hùng” đi bộ đội cho có cơm ăn và sẵn sàng chết cho đứa có tiền.
Chúng ta thường mỉa mai lên án những lực lượng lính đánh thuê cho một đất nước không phải của mình, như Quân đoàn Lê Dương Pháp (FFL) mà toàn bộ binh lính được tuyển mộ từ nước khác, như 400 người Nga đang chiến đấu như lính đánh thuê ở Syria, như Blackwater, đoàn lính đánh thuê thiện chiến của Mỹ… 
“Quân đội Cụ Hồ” rồi đây sẽ là một đoàn quân đánh thuê: không phải là thứ đánh thuê cho một quốc gia khác, mà đây là đánh thuê cho giai cấp, giai cấp bần cố nông đánh thuê cho giai cấp cầm quyền, tư bản, là những kẻ bỏ tiền ra để mua máu người khác thay vì phải đổ máu của mình ra. Những người nghèo không có tiền đóng cho chính phủ sẽ cầm súng đánh thuê cho những kẻ có tiền bỏ ra thuê!
Đó là “ưu điểm” của chế độ hôm nay: cái gì cũng có thể bán và không có gì không mua được!
Huy Phương

NGUYỄN THƠ SINH * SỐ PHẬN CỦA ASTRODOME

Người viết rong: Số phận của Astrodome 
 Nguyễn Thơ Sinh
Dec 10, 2013 at 5:43 am

Người Việt sống gần Chùa Hương sẽ tự hào về quê mình bởi ca khúc Em Đi Chùa Hương (thơ của Nguyễn Nhược Pháp được Trung Đức phổ nhạc). Người Mỹ sống ở Las Vegas tự hào về The Strips nơi có nhiều kiến trúc lừng lẫy và những sòng bạc đệ nhất hành tinh. Dân New York và New Jersey thì tự hào có Tượng Nữ thần Tự do. 
Người sống ở biên giới giữa Canada và Hoa Kỳ (Tỉnh Ontario và Tiểu bang New York) sẽ tự hào về Niagara Falls. Người Ai Cập tự hào với Kim Tự Tháp. Người Pháp có Tháp Eiffel. Người Ý có Rome. Người Campuchia có Angkor Thom và Angkor Vat. Cứ vậy, con người luôn tự hào hơn về những kỳ quan tầm cỡ, tạo được tiếng thơm gần nơi mình sinh ra và lớn lên.
Với dân Houston, Texas, Sân vận động Astrodome là niềm tự hào một thời. Không ít người tin rằng nó là biểu tượng của thành phố này. Nhưng… Vẫn cái nhưng… Đó là chuyện của nhiều năm về trước. Trong lòng những người có tuổi, Astrodome là nơi cất giữ nhiều ký ức đẹp. Còn với những thế hệ trẻ lớn lên – nó là một công trình kiến trúc sừng sững đứng đó nhưng không còn hoạt động. Để lớp trẻ hiểu được cặn kẽ mục đích hiện diện của Astrodome, người lớn phải mất nhiều thời gian giải thích, đôi khi cả hàng giờ. 
Để quyết định cứu lấy Astrodome hay khai tử nó, lần này người ta phải ghi rõ trên tờ phiếu (để cử tri đánh dấu) nhân cuộc bầu phiếu hôm 05 tháng 11 năm 2013. Nếu không được cứu, Houston sẽ đành phải ngậm ngùi chia tay nó. Đứng trước điều khó xử này: Nhiều ý kiến trái luồng. Mỗi bên một lý lẽ, nhìn chung khá mâu thuẫn. Dầu sao Astrodome một thời từng là một biểu tượng tự hào. An icon that Houstonians are proud of! Nhận xét chung là tình cảm gắn bó không dễ dàng cắt bỏ. Ngặt là… Business is business. Tình cảm ủy mị không nên chen vô, làm hỏng đi đại cuộc. Sorry Sir! Not much we can do about this.
Trải qua nhiều năm bị bỏ hoang, Astrodome đứng đó hứng bụi và có nhiệm vụ chứa đồ như một nhà kho bất đắc dĩ. Nay để khôi phục nó, người ta cần đến một cuộc trưng cầu dân ý (referendum) mục đích bán ra một lượng trái phiếu lên đến 217 triệu Mỹ kim để có tiền trùng tu nó. Trong quá khứ nó đâu tệ. Oanh liệt dữ lắm. Từng là sân nhà của các đội thể thao lừng lẫy một thời. Nhưng đã lâu nó không còn được sủng ái nữa, hẩm hiu như một nàng phi bị đẩy giam vào lãnh cung. Vì vậy, người nặng tình khó tránh cảm thương. Lần này số phận của Astrodome thông qua cuộc polls thăm dò sẽ được định đoạt: Saved or razed!
Wilton Schexnayder, 62 tuổi, một cư dân Houston, nói hãy cứu nó bởi nó là một phần của lịch sử Houton. Còn Michael Berry, một cựu nghị viên của Houston thì than thở: “Tôi cũng yêu Astrodome như các bạn vậy, nó cũng là ký ức đẹp của tôi. Nhưng đổ tiền vào một nơi đã sa lầy quả là chuyện không tốt”. Những luồng ý kiến trái chiều càng khiến cho câu chuyện thêm rắc rối. Những người cố gắng vực Astrodome dậy vẽ ra tương lai kiến (khá xán lạn) rằng: Sau khi được đại tu, Astrodome sẽ có 350.000 sqf (feet vuông) làm phòng trưng bày và 400.000 sqf diện tích tản bộ ngoài trời (plaza). Nền cũ của Astrodome cũng sẽ được nâng lên bằng với mặt đường phố. Họ cho biết đây sẽ là một vẻ đẹp mới của Astrodome. Một kỳ tích. The New Dome Experience.
Trong quá khứ, Astrodome mở cửa năm 1965, từng là sân nhà của Đội Major League Baseball’s Astros và của Đội National Football League’s Houston Oilers. Chiều cao của nó lên tới 208 feet (xấp xỉ 70 mét) tức có thể phủ kín một tòa cao ốc 18 tầng. Thời hoàng kim đã qua. Astrodome không còn là sân nhà của đội bóng nào nữa. Nó đã bị triều đại thể thao đẩy vào lãnh cung năm 1999. Kết quả: Thật hẩm hiu, chỉ được sử dụng vào những việc vặt vãnh, và chính thức đóng cửa hoàn toàn vào năm 2009. 
Sự kiện lớn nhất sau cùng nó được sử dụng như một lều tránh nạn khổng lồ cho dân Louisiana tìm đến tỵ nạn trận bão Katrina thổi vào New Orleans năm 2005. Của đáng tội, tuy vẫn còn kiên cố, nhưng do thiếu bảo trì, tình trạng xuống cấp của Astrodome là chuyện hiển nhiên, không có gì khó hiểu cả.
Đầu tháng này, hôm 02 tháng 11 năm 2013, vì yêu thương nó, nhiều người đã ùa đến mua những chiếc ghế bên trong sân vận động Astrodome, những vật dụng của AstroTurf và những kỷ vật lưu niệm khác. Những chiếc ghế một thời dành cho khán giả đến xem những trận đấu được đem ra bán đấu giá ‘yard sale’ lần này. Bẽ bàng thật. Mà thôi. Đâu thể làm gì khác hơn được. Duyên tàn tình ắt tuyệt. Âu cũng một lần đau. Người yêu mến Astrodome tự an ủi xoa dịu mình bằng thứ liệu pháp: Còn giữ lại được cái gì của Houston Astrodome thì nên giữ.
Gạt đi lớp bụi mờ của thời gian. Trở về với quá khứ. Âm thanh sôi động hoành tráng, cùng với không khí háo hức nhộn nhịp của những trận đấu quay về. Astrodome đã có tất cả những ánh hào quang đó. Một dạo nó từng là nàng phi được sủng ái nhất. Rồi bị thất sủng bởi thời gian. Đỉnh cao danh vọng đã một thời hưởng thụ. Giờ, thân phận chỉ còn biết trông cậy vào lòng thương cảm của người ái mộ. 
Nhưng đau đớn thay. Số phận của nó đã được quyết định. Ngày 05 tháng 11 năm 2013, 53% cử tri Harris County đã bỏ phiếu từ chối không cứu nó nữa. Đoàn xe ủi nay mai sẽ kéo đến san phẳng không thương tiếc. Hình ảnh bầu trời chiều của Houston (skyline) sẽ khác vì sự thiếu vắng của Astrodome. Nhưng trong lòng người mến mộ, nó vẫn đứng đó, hiên ngang và ngạo nghễ, bởi không gì có thể thay thế vị trí của nó được.
Nguyễn Thơ Sinh-

NGUYỄN QUỐC VĂN * HUYỀN THOẠI CÀ PHÊ

Huyền Thoại Cà Phê   
 


 
Huyền Thoại Cà Phê
Font Size:  Nguyễn Quốc Văn

    Vừa ở nước ngoài về sau mấy năm nghiên cứu đề tài phát triển các giống cà phê, tôi thu xếp lên Đắk Roong ngay để viếng Trần.
    Tuất, bạn thân của tôi và Trần hồi còn học ở Trâu Quỳ, giờ thay Trần làm giám đốc nông trường ra tận bến xe đón tôi.
    Lúc xe chạy ngang qua một đồi cà phê trái đang vào độ tím thẫm, Tuất bỗng hạ giọng:
    -Trần kia kìa. Cậu ấy đang vẫy cậu đấy!...
    Tôi bảo Tuất dừng xe, nhìn theo hướng tay anh chỉ... Không thấy ai ngoài một rừng cà phê điệp trùng tít tắp, tôi xăm xăm chạy lên đồi. Những tán lá xanh mướt, những cành cà phê chi chít trái, rung rinh trong gió.
    Trở lại xe, tôi hỏi Tuất:
    -Các cậu trồng lại rừng cà phê này từ bao giờ vậy?
    Tuất tròn mắt:
    -Cậu đi mới vài năm. Chỉ có thánh trồng, cà phê mới lớn nhanh đến thế... Aà, chắc là cậu...
    -Sao? Chắc là...
    -Cậu chưa nhìn các gốc cây phải không?
    Tôi giật thót người. Thì ra Trần đã táo bạo thực hiện dự án rừng chồi, một ý tưởng đẹp từ thuở cả ba chúng tôi còn là những người lính. Hồi ấy, có lần quay lại một khu rừng cà phê bị bom Mỹ phạt ngang thân vào năm trước, tôi và Trần đã ngỡ ngàng khi bất ngờ thấy những cây cà phê hồi sinh, trái chi chít trên cành, trái chín nẫu rụng xuống đầy gốc... Khi học ở nước ngoài, tôi đã đem hiện tượng ấy hỏi một giáo sư tiến sĩ về cây cà phê, ông ta nói đó chỉ là một trong những trường hợp đặc biệt, phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố đất, nước, ánh sáng ở một số vùng hiếm hoi trên trái đất...
    Tuất đưa tôi đến viếng Trần. Bạn tôi nằm yên giấc bên gốc một cây cà phê. Ai đó đã đặt trên cỏ một vài đoá hoa dại còn tươi.
    Tuất kể: Tin vào kiến thức và kinh nghiệm, Trần đã đưa ra lệnh chặt đốn toàn bộ rừng cà phê già. Công nhân phản đối, đâm đơn kiện khắp nơi. Rồi Trần bị qui tội phá hoại tài sản xã hội chủ nghĩa, bị kết án tám năm tù giam.
    Trước tòa, anh vẫn khăng khăng đưa các thông số kĩ thuật, đã được tính toán kĩ lưỡng để bênh vực mình. Khi được nói câu cuối cùng trước khi toà nghị án, anh hỏi vị chủ tọa nếu một năm rưỡi sau cà phê ra trái thì sao và được ông ta trả lời: lúc ấy anh có thể được miễn thi hành án hình sự...
    Năm ấy trời đại hạn. Cà phê bị đốn thân chỉ èo uột nhú chồi. Trần đau đớn, tự dằn vặt mình, người cứ héo quắt dần...Theo di chúc của Trần, nông trường đưa anh về táng dưới gốc cây cà phê bị chặt đầu tiên... Không ai ngờ, sau mùa mưa tiếp theo, rừng cà phê như bật dậy bởi một sức mạnh thần kỳ, cành lá sum suê, hoa thơm ngát rồi trái chi chít...
    Ba đêm ở với Tuất ở Đắk Roong, tôi đều thức trắng. Một mặt, vì tôi và Tuất còn rất nhiều chuyện cần nói với nhau. Mặt khác, có lẽ là do cà phê ở đây đắng quá. Vị đắng này, đúng thế, tôi chỉ thấy có trong huyền thoại về cây cà phê...

PHAN * TRUYỆN ĐẦU TAY

Góc của Phan:
Truyện đầu tay của cây viết mới…
Dec 14, 2013 at 6:34 pm
 
Ho sung

Từ khi ly dị chồng cũng là lúc cô Ngân phải để mắt tới những công việc bên ngoài bốn bức tường nhà cô. Cái patio, được dựng lên với mục đích xào nấu ngoài nhà vì thức ăn Việt nam thường nặng mùi, nay đã mục nát. Cái góc bếp ấy đã lạnh tanh, đóng váng nhện từ bao giờ. Rồi bộ sofa cũ được dọn ra để có chỗ ngồi chơi những khi nhàn rỗi và thèm chút khí trời tự nhiên cũng đâm ra thừa thãi. Ngày trước, chồng cô thường quét bụi bặm vào những ngày cuối tuần để dọn ăn ngoài trời.
 Thì ra đã lâu không bạn bè, không còn những buổi nướng thịt hay cá do anh ấy đi câu được. Ngân nhìn đến cái tủ lạnh cũ, là cái tủ lạnh mua tạm về xài khi mới mua nhà. Chẳng cần tiết kiệm thì cũng chẳng còn tiền để mua tủ lạnh mới sau khi vắt sạch trương mục của hai vợ chồng để có thể mua được căn nhà, nên mua sofa, tủ lạnh cũ về xài tạm.Việc hai người chăm chú đọc báo cuối tuần và đi tìm địa chỉ những nhà bán sofa, tủ lạnh cũ… đã thành một kỷ niệm khó quên. 
Kỷ niệm còn in dấu về cuộc tranh luận giữa hai vợ chồng về lối sống Mỹ và Việt. Người Việt khi mua được bộ sofa, cái tủ lạnh mới thì những cái cũ ra garage hay patio để ngồi chơi, để chứa thịt, cá khi chợ “on sale”. Khác người Mỹ là sau khi cắm điện cái tủ lạnh mới thì đẩy cái tủ lạnh cũ ra cho xe rác. Thậm chí cho tiền người chở cái tủ lạnh mới đến để họ đem cái tủ lạnh cũ đi luôn – tiện thể…
Tất cả những gì tưởng rằng mãi mãi bỗng biến mất đột ngột đến không ngờ. Cô Ngân thơ thẩn quanh nhà khi lá vàng đã bay lả chả sân trước, sân sau. Tin thời tiết lại cho biết cuối tuần này tuyết đá nặng nề, có thể hãng xưởng và trường học phải đóng cửa. Lòng buồn chưa đủ sao, trời đất còn âm u, xám xịt…
Ngân nhìn đến mấy khung cửa sổ đã rách lưới chống ruồi muỗi, nhìn đến cái máy lạnh bên hông nhà đã hoen gỉ – cần phải thay mới. Và khoảng cỏ chung giữa nhà cô và nhà bác Tư hàng xóm, thường úa vàng vì đọng nước tười cỏ, chứ mưa gì xứ này. Thảm cỏ ấy bỗng xanh um một dạo, rồi cũng tàn úa theo cái chết của bác Tư gái. Không biết bác Tư trai bây giờ ở đâu, ra sao? Bác ấy ốm yếu đến mặc cả áo len vào mùa hè. 
Nhưng không ngờ bác Tư gái, là người mạnh khỏe lại đi trước bác Tư trai. Chính bác Tư gái đã âm thầm đổ đất dọc phía bờ tường nhà bác, từng xô đất không biết lấy từ đâu và sự cần mẫn của bác Tư gái đã theo ngày tháng dồn nước đọng về phía nhà cô Ngân. Cô bồi hồi nhớ lại những ngày mới lập gia đình, rồi mua nhà và dọn về đây. Khi ấy, thảm cỏ giữa hai nhà bằng phẳng, nhưng mùa hạn gay gắt mấy năm liền, và thành phố có lệnh hạn chế tưới cỏ. Sau đó thảm cỏ bị hụt đất nên tạo ra hình lòng chảo và ứ nước mưa, nước tưới cỏ, làm cho cỏ úa.
Ngân cố hình dung lại hai bác Tư hàng xóm trong trí nhớ vì hàng xóm bên xứ sở này chỉ chào hỏi miễn cưỡng khi bất tử ra ngõ gặp nhau, chứ không qua lại, thân tình như hàng xóm bên Việt nam. Một lần duy nhất, cô dọn ăn mới nhớ ra mình đi chợ đã quên mua chanh. Cô định lái xe ra chợ Mỹ gần nhà để mua cho lẹ, thay vì bỏ thời giờ chạy ra chợ Việt nam. Không ngờ mở cửa garage đã gặp bác Tư gái đang rửa thùng rác, sau khi xe rác vừa lấy rác đi. Chắc trên đời hiếm người sạch sẽ và cẩn thận như bác Tư gái,… cô hỏi xin quả chanh. Bác Tư gái ngần ngừ, làm cô hối hận về việc đã hỏi. Chỉ còn cách nói là: Ngày mai, cháu đi làm về sẽ ghé chợ mua chanh và gởi lại bác Tư.
Bác Tư gái thở dài, mắt nhìn thảm cỏ giữa hai nhà mà nói, “Tôi không biết vợ chồng cô bận chuyện làm ăn gì mà không lo nhà cửa. Cỏ úng, cỏ úa, cũng kệ tôi lo kiếm đất, đổ đất. Tôi không có sức để đổ đất phía bên nhà cô. Nhưng dù bên phía nhà tôi, cỏ đã tốt lại. Thì bên phía nhà cô, cỏ úa, làm cho xấu chung hai nhà…
… Còn trái chanh thì cô gởi cho tôi mười xu là xong, để cô lại quên. Tôi không ăn lời cô xu nào đâu. Chỉ là chiều hôm qua đi chợ, tôi đã mua một đồng mười trái chanh, thì chia cho cô một trái”.
Ấy là người đàn bà chu tất từ trong ra ngoài nhà. Bác Tư gái nhìn khắc khổ, nhưng có vẻ mãn nguyện với cơ ngơi của đời bác là ngôi nhà tươm tất, khang trang, sạch sẽ. Không biết chuyện con cái có được bác vui lòng vì ít thấy con cháu về thăm ông bà. Riêng bác trai thì nhân hậu từ lời ăn tiếng nói, đặc biệt nụ cười của bác ấy rất hiền. Tuy bác ốm yếu do bệnh tật thì đúng hơn là tuổi tác, chắc là tù cải tạo năm xưa…
Ngân hối hận là hàng xóm bao năm với nhau mà mình chẳng thăm hỏi bác ấy được một lần cho tử tế. Bây giờ bác Tư gái mất đột ngột, bác trai chắc về ở với người con nào đó, ở đâu không rõ… Đời người sao buồn! Cuối cùng của hai bác Tư cũng có kết cuộc người đi kẻ ở, tuy hơi khác biệt với của vợ chồng cô. Chạnh lòng cô nghĩ, nếu cuộc hôn nhân của mình trọn vẹn thì ai sẽ là người đi trước? Dù ai đi trước đi sau cũng không buồn bằng ly dị. 
Cô Ngân tin mình nghĩ đúng, nên nhớ lại đã bao năm rồi nhỉ, vợ chồng cô chìm ngập trong tuyệt vọng kiếm một mụn con để cô được sống với người bạn học chung lớp tiếng Anh ở nhà thờ, hồi mới qua Mỹ. Rồi thành người yêu, cuối cùng là vợ chồng với nhau để chia chung nỗi buồn hiếm muộn. Thật tội nghiệp cho chồng. Dù bây giờ thì anh ấy đã có thể xách giỏ em bé đi cùng người đàn bà nào đó, miễn có thể sanh đẻ được. Nhưng con cái có là hạnh phúc, niềm vui, hay khổ sở của riêng anh, thì từ nay anh ấy cũng đã không thể chia sẻ gì được nữa với mình…
Ngân quên hết những quyết định như mướn người dẹp bỏ luôn cái patio vì không còn cần thiết; liệng bỏ hết tủ lạnh, sofa cũ, để khỏi thấy cảnh nhớ người. Rồi lại mướn người thay lưới cửa sổ, cũng cần trét lại những đường keo đã rạn nứt bởi nắng mưa. Ngoài ra, còn rất nhiều việc không ngờ bên ngoài bốn bức tường mà người chồng của cô đã tự lo một mình từ khi mua nhà.
Ngân thấy càng tìm hiểu những việc phải làm cho một căn nhà khi mùa đông đến thì càng nhớ thương chồng hơn. Cô quyết định bán căn nhà này. Đành thất hứa với chồng khi quyết định ly dị nhau là Ngân ráng giữ lấy căn nhà. Ngoài việc để ở, còn ý nghĩa riêng là sự tạo dựng được của hai người cần giữ gìn như kỷ niệm. 
Thương chồng bao nhiêu, Ngân lại càng xót xa thêm khi nhìn đâu cũng thấy dấu tích của người chồng luôn coi trọng tình nghĩa, quen thầm lặng làm lụng, và thấm nhuần giáo dục của gia đình anh. Chợt nhớ tới mẹ chồng, cô lạnh người vì hai chữ “hoàng tộc”. Bà mang suy nghĩ của gia đình vua chúa xa xưa nên hết đời hôm nay của bà chỉ toàn khổ hạnh; của người chết đuối trên dòng hư danh. Người mẹ chồng đáng thương hơn đáng trách việc bà đã ép vợ chồng cô ly dị chỉ vì không có con. Ngân nghĩ đến đau khổ của bà nên thương bà hơn khi biết bà thương con trai và cũng thương con dâu; bà chỉ không biết thương bà là bỏ đi hào quang đã tắt từ lâu của dòng tộc.
 Thật tội nghiệp cho chồng cô đã rất khổ tâm khi quyết định ly dị với cô theo ý muốn gia đình anh. Nghĩ cho cùng một người đơn độc, không gia đình, anh chị em như cô cũng rất buồn; nhưng gia tộc lớn như anh cũng nhức đầu với bao nhiêu phiền phức từ người thân và nhưng hoang tưởng, ảo giác, làm người ta cô đơn…
Nói gì thì bây giờ Ngân cũng đã thân một mình, dọn vào apartment ở là phải nhất! Có dịp gặp lại chồng cô sẽ nói lời xin lỗi là không giữ được căn nhà như anh muốn… Cô bỏ hết những cân nhắc, suy tính về việc kêu thợ Việt nam hay thợ Mỹ về sửa sang nhà cửa…
Người đàn ông… đáng sợ bỗng đột ngột xuất hiện trước mặt cô! Hai người nhìn nhau. Họ chờ nhau mở lời trước – theo đúng phong cách Việt nam là luôn thấy mình quan trọng hơn người đối diện nên chờ người kia chào hỏi trước!
Thôi thì cô mở lời để sớm trở vô nhà. Vì cái ông này thấy sợ quá! Cô nói, “Chào ông.”
Người đàn ông thô lỗ qua ánh mắt dò xét từ trên xuống dưới, làm cô Ngân ngượng chết người. Cô quay gót vào nhà khi không nghe người kia đáp lại lời chào của mình.
Bao nhiêu bực tức là bấy nhiêu ly nước cô uống nước liên tục từ cái máy lọc nước trong nhà. Chẳng may, người đàn ông đó là người mua lại căn nhà của ông bà Tư… thì mình bán nhà càng sớm càng tốt! Cô đang nghĩ ngợi mông lung thì tiếng chuông có khách viếng nhà vang lên. Ra mở cửa, Ngân không hề nghĩ là người đàn ông đó đã bấm chuông. Nhưng lại đúng là hắn.
Hắn nói, “Xin lỗi cô vì tôi đã làm phiền…”
“Dạ, không có chi…”
“Cô nói, không có chi chuyện gì?”
“Vậy ông xin lỗi tôi chuyện gì?” Cô Ngân hỏi lại với vẻ mặt không vui.
Người đàn ông ngập ngừng nói, “Xin được chào cô, tôi tên là Tuấn. Tôi vừa mua được căn nhà bên cạnh nhà cô. Vậy từ nay tôi sẽ là hàng xóm với gia đình cô. Ban nãy, tôi muốn được chào hỏi cô. Nhưng trước hết tôi phải xin lỗi và giải thích là tôi đã bị tai nạn lao động trong hãng lâu rồi. Bác sĩ Mỹ họ giải phẫu rất hay là không thấy vết sẹo nào trên mặt tôi. Thế nhưng hai mắt tôi không trở lại bình thường được. Tôi nhìn ai cũng rất dễ bị hiểu lầm… Tôi thành thật xin lỗi cô.”
“…”
Cánh cửa nhà khép lại, nhưng cái lưng to bè của người đàn ông còn in đậm trong tâm trí cô Ngân. Thật khó hiểu một người thô kệch, ăn nói ngập ngừng… mà lại duyên dáng, và nụ cười thật thà như không hợp với gương mặt dữ dằn của ông ta. Thật khó biết đây sẽ là người hàng xóm tốt, sống đời yên lặng như hai bác Tư, hay là một người; một gia đình huyên náo đã dọn về ở cạnh nhà mình. Thôi thì cứ bán căn nhà này là xong hết những lo âu hay phiền muộn trong lòng.
Cô Ngân không gặp người hàng xóm sau đó. Cô làm thêm giờ trong hãng cho hết ngày dài. Nhưng đêm về lại dài hơn thời gian đích thực từ mặt trời lặn tới khi đi ngủ. Nhà cô vốn dĩ đã không ồn vì chỉ có hai vợ chồng.
Mùa đông đã nhốt cô Ngân trong nhà miệt mài. Căn nhà không sửa chữa gì hết, nhưng bán lại chậm do thị trường nhà đất đang chậm. Và cuộc sống như chậm lại từ khi cuộc đời cô bước qua ngã độc hành…
Đến nghỉ lễ Giáng sinh, cô dọn dẹp nhà cửa, quét bụi bặm trong nhà. Cô chợt nhìn qua nhà bác Tư, những miếng mành cửa sổ làm khó tin mắt mình nên cô kéo hẳn màn cửa sổ lên để xem cho rõ: căn nhà khang trang, sạch sẽ và yên lặng của bác Tư sáng rực lên đèn Giáng sinh. Người đàn ông có cái lưng to bè đang thở ra khói ngoài trời lạnh, nhưng ông có vẻ vui thú và hào hứng giăng thêm những dây đèn dọc theo lối đi nhà ông từ cửa ra đường lộ…
Cô nhớ đến mấy thùng dây đèn Giáng sinh ngoài garage nhà mình, còn mới nguyên. Nhưng sẽ chẳng bao giờ dùng đến nữa vì người giăng đèn đã vĩnh viễn rời khỏi căn nhà này. Ôi! Mấy thùng dây đèn Giáng sinh tội nghiệp vì vợ chồng cô hí hửng mua về cho Giáng sinh đầu tiên hai người có nhà riêng. Khi họ dỡ ra để giăng mắc thì bà mẹ chồng ghé nhà. Bà không cho giăng vì nhà theo Phật giáo chứ có ai đạo Chúa đâu mà giăng đèn Giáng sinh. – Anh ấy lại là người con hiếu thảo và không bao giờ làm điều gì trái ý mẹ nên mấy thùng dây đèn Giáng sinh được xếp lại vô thùng, nằm im ngoài garage từ đó đến nay…
Cô không biết người hàng xóm có cần hay không để cho ông ta. Và làm như thế có kỳ cục lắm không? Đang suy nghĩ không lẽ,… thì người ấy lại sang bấm chuông nhà cô Ngân.
“Chào cô. Cô có khỏe không?…”
“Dạ, cám ơn anh. Tôi cũng bình thường. Còn anh?”
“Tôi cũng bình thường thôi. Lần đầu tiên tôi giăng đèn Giáng sinh, nên tính qua đây nhờ cô ra xem thử – coi có được không?”
“Anh hỏi chị nhà hay các con anh,… chứ tôi cũng không rành lắm đâu! Xin lỗi.”
“… Nếu vợ tôi còn sống, và chúng tôi có con thì đâu phải qua đây hỏi cô!” Người đàn ông thở dài, ngập ngừng từ giã vì còn câu hỏi trong ông nhưng không tiện nói ra. Ông ấy đã đem câu hỏi mà cô Ngân sợ nhất khi nghe ai hỏi đó trở về nhà ông. – Thật là một người tế nhị trong đời huênh hoang.
Cô nhìn theo cái lưng to bè của người hàng xóm càng thô kệch hơn vì trời lạnh nên thêm mấy lớp áo ấm. Có điều ông ấy không đáng sợ như lần đầu gặp gỡ. Cô ra garage, lấy mấy thùng đèn Giáng sinh và khệ nệ bưng qua cho người hàng xóm.
Ông ấy cám ơn rối rít, miệng nói mắt cười như trẻ được quà, “Trời ơi! Cô cho là quý rồi. Sao không nói tôi qua lấy mà cô còn bưng qua đây! Trời lạnh quá mà…”
Phải, trời lạnh lắm. Liệu những bóng đèn xanh xanh đỏ đỏ, be bé xinh xinh có sưởi ấm được hai nhà cuối ngõ, hai người cuối đường nhân duyên đã tận. Cô hoài nghi mắt mình nên lén trở ra ngoài nhà để xem lại thảm cỏ úa quanh năm giữa hai nhà hình như đã được đổ thêm đất – phía bên nhà cô, bây giờ bằng phẳng lắm, đã được bỏ cỏ mới từ bao giờ… Chắc là vậy rồi, cô đã thấy lúc bưng mấy thùng dây đèn Giáng sinh sang cho người hàng xóm và khi trở về nhà mình.
Và chắc chắn như thế sau khi đi xem lại. Cô Ngân vô nhà bần thần làm công việc mới tập tành cho hết thời gian từ sau khi ly dị là ngồi gõ keyboard về chuyện một đôi vợ chồng, họ sống trong apartment từ ngày theo nhau về ở chung vì không có tiền làm đám cưới. Sau đó, bao nhiêu kế hoạch dành dụm tiền để mua nhà đều tiêu pha vô chuyện chữa chạy bệnh nan y cho người vợ, nên họ ở apartment nhiều năm lắm! 
Nhiều lần Giáng sinh lần lượt về căn phòng chật chội nơi apartment nhưng chứa ước mơ lớn. Uớc mơ giăng thật nhiều đèn Giáng sinh ở một ngôi nhà riêng. Ước mơ đã đi vào bức thơ trăn trối của người vợ giấu trong gối nằm của chồng, chỉ ngắn gọn là: “…em có mua bảo hiểm nhân thọ từ khi biết em mắc bệnh vô sinh vì ung thư buồng trứng. Nhưng em không cho anh hay, vì anh sẽ tìm cách lấy tiền bảo hiểm đó để chạy chữa chứng bệnh bất trị của em… Khi em chết rồi, xin anh hãy dùng chút tiền bảo hiểm mà em dành dụm được để mua một căn nhà, và giăng thật nhiều đèn mỗi lần Giáng sinh về nghe anh…”
Ngân lại nhìn ra cửa sổ, cái lưng to bè của ông hàng xóm đang dựa vào gốc cây trụi lá. Chắc ông ấy đang khóc vợ khi đã giăng xong đèn Giáng sinh sáng rực ngôi nhà ước mơ lần đầu. Ngân thì nhỏ xuống keyboard những dòng chia sẻ sự cô đơn của người đàn ông dựa gốc cây trụi lá.
- Sao tôi lại đọc ra sự cô độc của người đàn bà trong thư phòng, và nghe lóc cóc tiếng keyboard như tiếng mõ tụng kinh siêu độ cho những kiếp người không may…
Phan

Monday, December 16, 2013

VIET NAM & THẾ GIỚI

 

Hoa Kỳ gia tăng trợ giúp Việt Nam bảo vệ lãnh hải

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hội đàm với Phó thủ tướng, bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Pham Bình Minh ngày 16/12/2013 tại Hà Nội.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hội đàm với Phó thủ tướng, bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Pham Bình Minh ngày 16/12/2013 tại Hà Nội.
REUTERS/Brian Snyder

Thanh Phương
Hôm nay, 16/12/2013, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry thông báo, Hoa Kỳ sẽ gia tăng trợ giúp Việt Nam bảo vệ lãnh hải trong bối cảnh căng thẳng do các tranh chấp chủ quyền ở vùng Biển Đông. Trong chuyến viếng thăm Việt Nam đầu tiên trên cương vị Ngoại trưởng Hoa Kỳ, ông Kerry cũng đã kêu gọi chính phủ Hà Nội tôn trọng nhân quyền và đẩy mạnh cải tổ chính tri và kinh tế.

Theo lời ông Kerry, Hoa Kỳ sẽ cấp thêm một khoản tài trợ 32,5 triệu đôla để giúp các nước Đông Nam Á bảo vệ lãnh hải và bảo đảm tự do lưu thông hàng hải. Riêng Việt Nam sẽ nhận được 18 triệu đôla, trong đó bao gồm 5 chiếc tàu tuần tra sẽ được giao cho lực lượng tuần duyên Việt Nam. Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Mỹ, trợ giúp về an ninh hàng hải cho khu vực Đông Nam Á trong hai năm tới sẽ tăng lên hơn 156 triệu đôla.
Phát biểu với các phóng viên sau cuộc hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, ông John Kerry nhắc lại lập trường của Mỹ « cực lực chống lại mọi hành động mang tính cưỡng ép và gây hấn nhằm xác quyền chủ quyền lãnh hải" và cho biết Hoa Kỳ đặc biệt lo ngại tình hình trên Biển Đông.
Tuy nhiên, Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh rằng việc gia tăng trợ giúp Việt Nam bảo vệ lãnh hải không có liên quan gì đến việc Trung Quốc gần đây thiết lập vùng phòng không trên biển Hoa Đông, mà đây là một kế hoạch đã được dự trù từ trước.
Ngoài vấn đề an ninh hàng hải, Ngoại trưởng Mỹ hôm nay đã thúc giục chính phủ Hà Nội trả tự do cho các tù chính trị, cải thiện tình trạng nhân quyền, đặc biệt là tôn trọng các quyền tự do tôn giáo và tự do thông tin trên Internet, đồng thời tiếp tục các cải cách theo hướng kinh tế thị trường tự do.
Theo các quan chức Hoa Kỳ, những cải tổ về chính trị và kinh tế nói trên rất quan trọng đối với việc cải thiện quan hệ Mỹ-Việt, cũng như sẽ giúp Việt Nam hưởng lợi đầy đủ từ hiệp định tự do mậu dịch Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) mà Hoa Kỳ đang đàm phán để ký kết với 11 quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20131216-hoa-ky-gia-tang-tro-giup-viet-nam-ve-an-ninh-hang-hai

 Báo chí Bắc Kinh : Tàu chiến Mỹ đe dọa an ninh Trung Quốc

Tàu sân bay Liêu Ninh  họat động trên vùng biển đảo Hải Nam hôm 29/11/2013.
Tàu sân bay Liêu Ninh họat động trên vùng biển đảo Hải Nam hôm 29/11/2013.
REUTERS/Tân Hoa Xã/Hu Kaibing

Thanh Hà
Sau sự cố trên Biển Đông hôm 5/12 , buộc tàu chiến của Mỹ phải chuyển hướng, tránh để xảy ra tai nạn với tàu của Trung Quốc, báo chí Bắc Kinh tố cáo Hoa Kỳ đe dọa an ninh của Trung Quốc và tàu Mỹ « theo dõi và sách nhiễu » tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.

Hoa Kỳ trong thông cáo đề ngày 13/12/2013 xác định tàu Mỹ hiện diện tại Biển Đông đang ở trong khu vực biển quốc tế khi xảy ra sự cố hôm 05/12/2013. Chiếc tàu tuần dương USS Cowpens của Hoa Kỳ có trang bị tên lửa dẫn đường, đã buộc phải chuyển hướng khẩn cấp, khi bị tàu của Trung Quốc chặn đường.
Nhưng trong ấn bản đề ngày hôm nay (16/12/2013), tờ Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc cho rằng USS Cowpens ngày 05/12/2013 đã tiến vào đến sát lãnh hải của Trung Quốc và đã thực sự là « một mối đe dọa đối với an ninh quân sự » của nước này.
Tờ báo của Trung Quốc còn đi xa hơn với những lời lẽ hăm dọa : « Nếu tàu hoặc phi cơ Mỹ xâm nhập vào hải hay không phận của Trung Quốc thì sẽ khó tránh khỏi một sự ‘đối đầu’ (…) Sức mạnh của Trung Quốc ngày càng lớn, Mỹ phải biết cách giao tiếp và phải tôn trọng Trung Quốc nếu không muốn để xảy ra đụng độ trên biển hay trên không ».
Cũng tờ báo này trích lời một chuyên gia quân sự của Trung Quốc xin được giấu tên, theo đó trong sự cố tại Biển Đông hôm đầu tháng, chiếc USS Cowpens đã « theo dõi và sách nhiễu » tàu sân bay mới của Trung Quốc là chiếc Liêu Ninh đang hiện diện trong khu vực. Vẫn theo chuyên gia này, tàu của Hoa Kỳ, chỉ còn cách vùng « phòng thủ của Trung Quốc » chưa đầy 45 km.
Cũng Hoàn cầu Thời báo cho rằng phía Mỹ đã « giả vờ ngây thơ » khi tiến vào vùng biển của Trung Quốc. Bắc Kinh khẳng định chủ quyền trên một diện tích 80 % tại Biển Đông.
Còn nhật báo China Daily trích lời một chuyên gia về Châu Á Thái Bình Dương của Trung Quốc, bênh vực cho hành động vừa qua của hải quân Trung Quốc. Chuyên gia này giải thích là « Trung Quốc đã chỉ có thái độ sau khi phía Hoa Kỳ đã phớt lờ trước cảnh báo » của tàu Trung Quốc.

 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131216-bao-chi-bac-kinh-tau-chien-my-de-doa-an-ninh-trung-quoc
 

 Hai giả thuyết về vụ xử tử chú dượng lãnh đạo Bắc Triều Tiên

Kim Jong-un (trước) và chú dượng Jang Song-thaek bên xe chở thi hài Kim Jong-il, ngày 28/12/tại Bình nhưỡng.
Kim Jong-un (trước) và chú dượng Jang Song-thaek bên xe chở thi hài Kim Jong-il, ngày 28/12/tại Bình nhưỡng.
REUTERS/KRT via Reuters TV

Thanh Hà
Nhà nghiên cứu Antoine Bondaz, thuộc trung tâm Asia Center và Carnegie-Tsingh Center tại Bắc Kinh phân tích trên đài RFI Pháp ngữ về vụ Bình Nhưỡng nhanh chóng hành quyết Jang Song Thaek, chú dượng của lãnh đạo Bắc Triều Tiên, Kim Jong Un.

RFI : Phải chăng đây là một đợt thanh trừng trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp tại Bình Nhưỡng ?
Antoine Bondaz : Đây chính xác là một đợt thanh trừng nhằm củng cố quyền lực của Kim Jong Un. Có thể diễn giải việc Bắc Triều Tiên xử tử ông Jang Song Thaek theo hai hướng : Thứ nhất là để Kim Jong Un thu tóm quyền lực. Lãnh đạo số một Bắc Triều Tiên không còn cần đến vị quân sư này nữa, tương tự như hồi năm ngoái, lãnh tụ Bắc Triều Tiên vào tháng 7/2012 cách chức tổng tham mưu trưởng quân đội Ri Yong Ho.
Hướng thứ hai để hiểu vụ Bình Nhưỡng xử tử chú dượng của Kim Jong Un có lẽ đáng quan ngại hơn : Đó là sự chia rẽ ngày càng rõ nét trong hàng ngũ lãnh đạo Bắc Triều Tiên. Sự chia rẽ đó có thể đe dọa đến uy thế của bản thân ông Kim Jong Un.

Chú dượng của lãnh tụ Bắc Triều Tiên hiện nay, là ông Jang Song Thaek nguyên là phó chủ tịch Ủy ban Quốc phòng. Đây là cơ quan quyền lực nhất tại quốc gia cộng sản này. Còn ông Ri Yong Ho là tổng tham mưu truởng quân đội. Cả hai nhân vật này cùng có chân trong quân đội và cùng lã những đảng viên cao cấp. Đừng quên rằng, tại Bắc Triều Tiên, đảng kiểm soát luôn cả quân đội. Thanh trừng hai nhân vật then chốt trong đảng, có nghĩa là thanh trừng luôn cả luôn cả phe quân đội.

RFI : Ông nói đến khả năng chế độ Bắc Triều Tiên đang bị chia rẽ, cũng như giả thuyết Kim Jong Un đang củng cố thế lực. Hiện nay đâu có còn mấy ai thuộc thế hệ cũ, tức là đã từng trung thành với cố lãnh tụ Bắc Triều Tiên, Kim Jong Il chung quanh ông Kim Jong Un nữa đâu ?

 Antoine Bondaz : Đúng là thành phần đó không còn nhiều và có một sự « trẻ hóa » trong hàng ngũ lãnh đạo ở Bắc Triều Tiên. Điều đáng chú ý là ông Jang Song Thaek chỉ là chú dượng của của nhân vật số 1 ở Bình Nhưỡng. Ông này là chồng của người cô ruột Kim Jong Un. Nói cách khác, Kim Jong Un không tấn công trực tiếp vào gia đình ruột thịt của mình. Lãnh đạo tối cao của chế độ Bắc Triều Tiên không nhắm vào người cô ruột, hay vào những đồng minh thân cận với gia đình họ Kim.

RFI : Jang Song Thaek từng được xem như một nhân vật thân cận của Bắc Kinh tại Bình Nhưỡng vậy phải chăng ông này bị trừng phạt, rồi bị hành quyết vì có khuynh hướng cải cách theo mô hình của Trung Quốc ?

 Antoine Bondaz : Chính xác. Đây là một giả thuyết có thể xảy ra. Đừng quên rằng ông Jang Song Thaek từng đóng một vai trò then chốt vào tháng 8/2012. Khi đó ông ta đã đến Bắc Kinh với trọng tâm kinh tế. Nhân vật này đã thảo luận nhiều với phía Trung Quốc về các chương trình cải tổ kinh tế theo mô hình của Trung Quốc. Trong mắt các nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên và nhất là của Kim Jong Un, ông Jang là một người thân Trung Quốc. Do đó nhân vật này có thể là mối đe dọa tiềm tàng đối với chế độ Bắc Triều Tiên.

RFI : Vậy cái chết của ông Jang Song Thaek ảnh hưởng như thế nào đến quan hệ giữa Bình Nhưỡng với Bắc Kinh ?
Antoine Bondaz : Còn quá sớm để trả lời câu hỏi này. Các nhà cầm quyền ở Bắc Kinh sẽ không lên tiếng về vụ xử tử ông Jang ngay bây giờ và Trung Quốc sẽ không bao giờ bày tỏ quan điểm về hồ sơ này. Chỉ biết rằng có nhiều tin tồn theo đó Trung Quốc đang mời lãnh tụ Bắc Triều Tiên đến Bắc Kinh càng sớm càng tốt. Có thể là để giải thích về vụ này.

RFI : Những gì đang diễn ra tại một đất nước khép khín như Bắc Triều Tiên ?
Antoine Bondaz : Rất khó để có được những thông tin đáng tin cậy về Bắc Triều Tiên. Hàn Quốc thu thập được một số thông tin tình báo và từ những người Bắc Triều Tiên đào thoát khỏi chế độ cộng sản của Bình Nhưỡng, hoặc qua ngả Trung Quốc hoặc qua ngả Hàn Quốc. Những thông tin đó đôi khi không chính xác, đôi khi bị bóp méo.

Trung Quốc cũng có một số thông tin về Bắc Triều Tiên. Nhưng thu thập được những thông tin cụ thể và chính xác không phải là chuyện dễ, kể cả đối với ngành tình báo Trung Quốc lẫn của Hoa Kỳ. Đôi điều biết được về xã hội Bắc Triều Tiên, chẳng hạn như là chính quyền nước này không hề tôn trọng nhân quyền, người dân Bắc Triều Tiên bị suy dinh dưỡng và không có gì thay đổi kể từ khi ông Kim Jong Il, tức là cha đương kim lãnh đạo Bắc Triều Tiên hiện nay từ trần vào cuối năm 2011. Và cũng không có gì thay đổi kể từ khi Kim Jong Un lên cầm quyền.

Ngoài ra , có một sự khác biệt rất lớn giữa những gì đang diễn ra tại thủ đô Bình Nhưỡng so với phần còn lại của Bắc Triều Tiên. Bình Nhưỡng là một thành phố tương đối phát triển về phương diện kinh tế, các phương tiện di chuyển, giao thông tương đối dễ dàng, ít ra là đối với tầng lớp trung lưu. Một số mặt hàng tiêu thụ thiết yếu được nhập từ Trung Quốc vào Bình Nhưỡng. Thế nhưng thực tế ở các vùng nông thôn Bắc Triều Tiên thì hoàn toàn khác xa. Gần như không có số liệu nào về phần còn lại của Bắc Triều Tiên ngoại trừ thủ đô Bình Nhưỡng ra cả.

RFI : Liệu đến bao giờ quốc tế mới biết được là tình hình chính trị Bắc Triều Tiên đi về đâu ?
Antoine Bondaz : Khó có thể đoán trước được điều đó. Nếu như lãnh đạo Bắc Triều Tiên sang thăm Trung Quốc đi chăng nữa thì đó cũng mới chỉ là một chuyến đi mang tính biểu tượng và để bắn đi một vài tín hiệu. Người ta cũng có thể đoán được những gì đang xảy ra ở thượng tầng cơ quan quyền lực Bắc Triều Tiên qua việc cất nhắc một số nhân vật. Nhưng có điều chắc chắn là chiến lược cơ bản của Bình Nhưỡng sẽ không có gì thay đổi : Đó là chiến lược đã được hai bố con ông Kim Jong Il và Kim Jong Un vạch ra.

 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20131216-hai-gia-thuyet-ve-vu-xu-tu-chu-duong-lanh-dao-bac-trieu-tien


CHÂU XUÂN NGUYÊN * NGÂN HÀNG VIỆT NAM HẾT TIỀN

CXN_121213_3688_Qua đây chứng tỏ là CP đã cạn veo tiền rùi, đàn con đói khát đang khóc um xùm nên phải bán tất cả những gì có thể bán được và đặc biệt là phải bán nhanh.

XHCN
Đảng Cộng Sản VN vẫn còn tôn thờ lối hành xử của (về Kinh Tế chủ đạo XHCN) Mao Trạch Đông (Con quỷ sống giết 52 triệu dân). Câu này vẫn còn trong Điều 1 Hiến Pháp nước CXXHCNVN..“Đảng và nhân dân ta quyết tâm xây dựng đất nước Việt Nam theo con đường xã hội chủ nghĩa trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.
———————–——————
Châu Xuân Nguyễn
nguoi cung kho
Qua đây chứng tỏ là CP đã cạn veo tiền rùi, đàn con đói khát đang khóc um xùm nên phải bán tất cả những gì có thể bán được và đặc biệt là phải bán nhanh.
AC nói đúng, chỉ có tài sản của SCIC là có thể bán nhanh nhất vì đó chỉ là phần hùn (cổ phiếu) trong các công ty, nói nôm na là sang nhượng phần hùn. Còn giá cả thì dĩ nhiên phải theo qui luật cung cầu, muốn bán nhanh thì sẽ bị ép giá là lẽ tự nhiên.
SCIC đẩy các chứng khoán của mình cái ào ra thị trường chứng tỏ họ không cần quan tâm đến giá bán nhiều nữa, mà chỉ quan tâm đến việc có tiền mặt ngay thôi để chi tiêu và chia chác. Mộy công ty quản lý tài sản quốc gia mà hành xử như vậy thì KT VN tiêu là cái chắc (họ đâu có màng gì tới giá trị tài sản công, chỉ mong sao có tiền là được rồi).
Còn các tổng công ty và tập đoàn thì chỉ là những ổ nợ bầy nhầy, ai mà dám mua.
Sắp tới còn 1 món có giá trị sẽ được ĐCS đem ra rao bán là “ Chủ quyền quốc gia”

TRẦN PHƯƠNG * CÂU CHUYỆN HOÀNG DUY HÙNG TREO GIẢI THƯỞNG



CÂU CHUYỆN
HOÀNG DUY HÙNG TREO GIẢI THƯỞNG
[Trần Phương]

Kính thưa Quý độc giả quan tâm đến Hoàng Duy Hùng,
Thưa Quý Vị,
Ngày Thứ Tư 20 tháng 8 năm 2008, lúc 12:23 PM trưa, Hoàng Duy Hùng phổ biến bức thư thách thức mọi người trưng bằng chứng về những việc mà Hoàng duy Hùng đã bị một số người cáo buộc. Bức thư gồm có 4 khoản nằm trong 4 mục, mỗi mục Hoàng duy Hùng treo một giải thưởng 50,000 mỹ kim, do đó với 4 mục đưa ra, Hoàng duy Hùng đã treo số tiền thưởng lên đến 200,000 (hai trăm ngàn) mỹ kim.
Nhìn qua sự việc Hoàng duy Hùng treo giải thưởng như vừa kể, có lẽ nhiều người Việt Nam đã giật mình vì không ngờ Hoàng duy Hùng... giàu xụ, trong túi y ắt hẳn tiền rừng bạc biển. Nhưng cũng lạ! Hoàng duy Hùng đã đóng cửa tiệm Luật Sư, không làm ăn gì cả, Hoàng duy Hùng từng cho biết chỉ đi đấu tranh thôi, thì số tiền này ở đâu ra? Nhớ trước đây, Hoàng duy Hùng quyên góp đồng bào Bắc Cali, gom được 100,000 mỹ kim nói rằng để "quay bánh xe nhằm mở Thiên An Môn Việt Nam", nhưng rồi sau đó bánh xe... không quay nổi. Hẳn là vụ quay bánh xe này, Hoàng duy Hùng cũng có tốn kém - nếu có thực tâm - thế mà về sau, khi bị truy vấn, Hoàng duy Hùng tuyên bố rằng sẽ trả lại đủ tiền cộng với tiền lời cho những ai còn giữ biên lai. Ngon thật! Chẳng biết tiền ở đâu ra mà Hoàng duy Hùng ngon đến thế.
Nay Hoàng duy Hùng treo giải thưởng tổng cộng 200,000 mỹ kim, tôi xin được phân tích để xem có phải Hoàng duy Hùng... tráo bài ba lá lần nữa hay không.
Thưa Quý Vị,
- Ở mục Hoàng duy Hùng đánh số 1 và treo giải 50,000 mỹ kim, cậu ta viết:
"Năm 1999, tôi công bố cái chết của Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh. Lập tức có kẻ mạo danh tự nhận là bác ruột của tôi tên là Hoàng Đức Khâm viết thư rơi mạ lỵ tôi bán đứng 320 đảng viên Đại Việt. Nếu ai trưng được bằng chứng Hoàng Duy Hùng bán đứng 320 Đảng Viên Đại Việt trong thời gian ở tù CSVN từ năm 1992 - 1993, tôi sẽ trao tặng ngay $50,000 USD, lập tức từ chức chủ tịch Cộng Đồng Houston và vĩnh viễn không bước vào sinh hoạt chính trị".
Trước hết tôi xin thưa cùng Quý Vị rằng, tôi gọi Hoàng duy Hùng là "cậu ta", vì xét về tuổi tác, học lực, và cả về bằng cấp thì không phải Hoàng duy Hùng là trí thức số-một trong hàng triệu đồng bào hải ngoại này đâu, xin Quý Vị thông cảm. Hoàng duy Hùng rất là khôn lỏi, cậu ta đặt vào cái "tụ" này 50,000 mỹ kim mà chắc chắn là không bao giờ mất tiền. Đông đảo quý vị từng ngồi tù với Việt Cộng đều biết rất rõ rằng, những điều mà tù nhân khai trong nhà tù Việt Cộng đều được chính Việt Cộng giữ bí mật, vì khi chúng "mở lời dụ khị người yếu lòng" chúng thường dùng câu nói "cách mạng đã biết hết, cách mạng chỉ thử xem anh có thành thật khai báo không". Do đó cái bằng chứng "bán đứng 320 đảng viên Đại Việt" nó nằm trong tủ của bọn Việt Cộng, làm sao có ai có để trưng ra đặng lấy 50,000 mỹ kim của Hoàng duy Hùng? Những chuyện mà người ta nêu ra về vụ 320 đảng viên Đại Việt, tất cả đều do các sự kiện đã xảy ra trong thực tế, Hoàng duy Hùng đòi phải có nhân chứng vật chứng mới chịu thua thì rõ ràng là muốn... khôn lỏi.
- Ở mục Hoàng duy Hùng đánh số 2 và treo giải 50,000 mỹ kim, cậu ta viết:
"Nếu ai trưng được bằng chứng Hoàng Duy Hùng viết Đơn Xin Khoan Hồng để CSVN trả tự do cho tôi, tôi trao giải thưởng $50,000 USD, lập tức từ chức chủ tịch Cộng Đồng Houston và vĩnh viễn không bước vào sinh hoạt chính trị. Tôi thách thức công an CSVN đưa ra bản Đơn Xin Khoan Hồng do chính tay tôi viết".
Về mục bằng chứng "Hoàng duy Hùng viết đơn xin Việt Cộng khoan hồng", cũng giống như ở mục 1, cái đơn này nó nằm trong tủ của bọn cán bộ Việt Cộng cao cấp, Hoàng duy Hùng thách thức "ai trưng được bằng chứng" nghe thật là tiếu lâm. Có lẽ khi viết xong câu trên, Hoàng duy Hùng cũng thấy mình diễu hơi dở, cho nên cậu ta bèn viết thêm câu thứ hai rằng "tôi thách thức công an CSVN". Hoàng duy Hùng thách mà biết ngay là sẽ không có tên công an Việt Cộng nào ngu đến nỗi chịu ra mặt để lấy 50,000 USD của Hoàng duy Hùng, lấy tiền thưởng xong rồi trở về... húp cháo à. Do đó kể chắc là ở cái "tụ" này, 50,000 mỹ kim vẫn còn nguyên trong túi của cậu ta.
- Ở mục số 3, Hoàng duy Hùng treo giải thưởng 50,000 mỹ kim, cậu ta viết:
"Tôi hay xưng hô với người lớn tuổi hơn là "anh" hay "chị" và xưng "em". Vì thua không được chức chủ tịch Văn Bút nên bs Nguyễn Đức An dựng chuyện gán ghép tôi là "em nuôi" của Nguyễn Hữu Nghĩa và Nguyên Hương. Tôi trao giải $50,000 USD nếu ai có bằng chứng tôi là "em nuôi" của Nguyễn Hữu Nghĩa hay của Nguyên Hương."
Theo tinh thần của câu thách thức này thì Hoàng duy Hùng muốn thách thức trước hết là Bác sĩ Nguyễn Đức An, sau đó là "nếu ai có bằng chứng". Đáng lẽ tôi dành cho Bác sĩ An trả lời câu thách thức này, nhưng vì chuyện thách thức của Hoàng duy Hùng rất buồn cười nên tôi xin phép xen vào một chút. Nếu Hoàng duy Hùng vỗ ngực xưng là Luật sư có bằng cấp ở Hoa Kỳ, thì chuyện đòi giấy tờ bằng chứng "công nhận là anh chị em nuôi" khỏi cần nói thêm cho mất công. Nhưng cũng phải hiểu rằng, người Việt Nam thông thường đều có quan niệm nhận nhau là anh chị em nuôi chỉ trên tình nghĩa và tinh thần thân hữu mà thôi, do đó không cần giấy tờ gì cả. Chỉ trừ trường hợp có ý muốn "một cái gì đó xa hơn nữa" thì mới cần làm giấy tờ hẳn hoi. Té ra đối với Hoàng duy Hùng thì hễ nhận nhau là anh chị em nuôi, thì phải suy nghĩ coi sau đó là "cái gì", do đó phải làm giấy tờ cho chắc ăn. Mà giấy tờ loại này thì chỉ người trong cuộc mới có, tức là chỉ anh nuôi, chị nuôi, em nuôi mới có tờ giấy lộn này. Đòi người nào khác phải trưng ra làm bằng chứng cái tờ giấy mà mình đang cất trong túi thì coi như chỉ giỡn chơi thôi, làm sao mất 50,000 mỹ kim ở khoản này được, phải không Hoàng duy Hùng? Có điều dám đùa giỡn với bao nhiêu người lớn tuổi trên Diễn Đàn, thì quả nhiên tư cách của Hoàng duy Hùng chỉ đáng được xem như một đứa bé mà thôi.
- Ở mục 4, Hoàng duy Hùng cũng treo giải 50,000 mỹ kim, cậu ta viết:
"FBI của Hoa Kỳ đã ra thông cáo nhiều lần yêu cầu đồng hương tỵ nạn CSVN cung cấp cho họ danh tánh những người hoạt động cho tình báo CSVN. Bà Ngọc Hạnh quả quyết ông "Khánh" và Hoàng Duy Hùng là trùm tình báo CSVN và Hoàng Duy Hùng thì bà nên cấp ngay tin tức này cho FBI. nếu bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh dám nhận lời công khai đối chất với tôi tại London nước Anh và bà chứng minh được Hoàng Duy Hùng là tình báo CSVN thì tôi sẽ tặng bà ngay $50,000 USD và tôi lập tức từ chức chủ tịch Cộng Đồng Houston cũng như vĩnh viễn không bước vào sinh hoạt chính trị. Tôi sẵn sàng để cho người của bà Ngọc Hạnh như ông Phạm Oan và bs Tôn Thất Sơn làm Ban Tổ Chức và điều hợp viên. Chỉ cần cho tôi biết trước 30 ngày để sắp xếp chương trình. Đương nhiên tôi có quyền kêu nhân chứng và trưng dẫn các tài liệu cũng như chứng minh cho mọi người thấy bà Ngọc Hạnh là ai. Bác sĩ Tôn Thất Sơn nên vận động yểm trợ tinh thần và vật chất cho bà Ngọc Hạnh để bà sang London nước Anh tham dự cuộc đối luận mà bà Ngọc Hạnh từng tuyên bố "chịu trách nhiệm" và chấp nhận đối luận tại London nước Anh.. Còn bà không dám nhận lời thì đã cho thấy tư cách của bà và những kẻ dựa hơi bà như bác sĩ Tôn Thất Sơn."
Nhìn vào bốn mục trong cái thư thách thức này, bất cứ ai cũng đều thấy rõ rằng Hoàng duy Hùng chỉ nhằm vào mục cuối cùng này mà thôi, nghĩa là cậu ta chỉ muốn "gột rửa" những gì mà cuốn Tự Truyện THẾ LỰC ĐEN đã nói về cậu ta. Trong thách thức số 4 này, độc giả rất buồn cười khi thấy Hoàng duy Hùng cáo-buộc-ngược, cậu ta viết rằng "Bà Ngọc Hạnh quả quyết ông Khánh và Hoàng duy Hùng là trùm tình báo CSVN và Hoàng duy Hùng thì bà nên cấp ngay tin tức này cho FBI" (nguyên văn).
Đến đây tôi xin phép được mở ra một cái ngoặc để nói về bản chất của Hoàng duy Hùng: Theo tôi ghi nhớ thì ngày đầu tiên ra mắt Tự Truyện THẾ LỰC ĐEN là 28/6/2008 tại Philadelphia, thế là ngay ngày hôm sau, 29/6/08 Hoàng duy Hùng vội vàng viết một bài dài để thanh minh thanh nga và bôi bẩn tác giả: bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh. Ngày 23/7/2008, ông Vũ Trọng Khải viết thư mời bốn vị trong cuộc chấp nhận một cuộc đối luận, ngày hôm sau 24/7/08, bà Ngọc Hạnh viết thư chấp nhận cuộc đối luận với 3 điều kiện tiên quyết, ngày 25/7/08 Hoàng duy Hùng viết thư chấp nhận đối luận không điều kiện (nghĩa là không nhận điều kiện nào của bà Ngọc Hạnh), và đặc biệt là đến ngày 28/7/08, Hoàng duy Hùng lại viết thêm một thư trách ông Vũ Trọng Khải về việc ông Khải đề nghị HDH chuyển giao thư mời cho "ông Khánh". Trong bức thư trách cứ vừa kể, HDH có ghi thêm một dòng ở điểm thứ 6 rằng "Thú thiệt, tới giờ phút này tôi cũng chưa đọc quyển sách Thế Lực Đen của bà Ngọc Hạnh".
Té ra Hoàng duy Hùng chưa đọc gì hết, chỉ nghe phong thanh gì đó rồi... la hoảng. Tôi chẳng biết khi viết cái thư thách thức và ra giá 50,000 mỹ kim này, Hoàng duy Hùng đã đọc cuốn Tự Truyện Thế Lực Đen hay chưa.
Tôi tin rằng Hoàng duy Hùng cũng chưa đọc, vậy mà Hoàng duy Hùng cũng dám đoán rằng "Bà Ngọc Hạnh quả quyết ông Khánh và Hoàng duy Hùng là trùm tình báo CSVN".
Sự thật, trong cuốn Tự Truyện THẾ LỰC ĐEN, bà Ngọc Hạnh chỉ viết nguyên văn như sau : "Chúng ta không thể đánh mất một thời cơ cuối cùng trong trận chiến mất còn với bạo quyền Cộng sản, nên tôi chỉ trả lời, đối chất với những người trong cuộc, những người gây tội ác là thủ phạm thật sự, là đầu mối của mọi tai họa.
- Người đó chính là nhân vật "ông Khánh".
Người lãnh đạo mạng lưới Tình báo Việt Cộng tại Hải ngoại. Người trong bóng tối, khuynh đảo, chỉ đạo, chi tiền và ra lệnh, giật dây toàn bộ các biến cố tại hải ngoại.
- Hoàng duy Hùng, người thừa lệnh trực tiếp thi hành.
- Nguyên Khôi, một manager sắp xếp hoạch định mọi kế hoạch.
- Đoan Trang vì tham vọng quyền lợi món mồi vật chất trần gian đầy quyến rũ nên đã đi vào quĩ đạo của "Ông Khánh" mà đạo diễn lại chính là "phò mã" của chị. Còn lại, tất cả đều là nạn nhân..." (trang 240 & 241, Tự truyện Thế Lực Đen, nguyên văn).
Có thể nói chắc chắn là toàn bộ cuốn Tự Truyện THẾ LỰC ĐEN, bà Nguyễn Thị Ngọc Hạnh không một lần nào gán chữ Việt Cộng cho bốn người vừa kể. Khi có người cho rằng "kẻ nào đó" là "trùm tình báo", là "tình báo", là "tay sai cộng sản", là "làm lợi cho Việt Cộng", thì "kẻ đó" không thể nào đi kiện cái người nêu ra những chữ này. Nguyên nhân là vì "một người làm tình báo đúng nghĩa và giỏi nghề" thì bản thân người đó không bao giờ có một vết tích nào để bị lộ diện là làm "tình báo" cả. Giả sử cái người được gọi là "ông Khánh" là tình báo của Việt Cộng thực sự và đang sống tại đất Mỹ mà lại đi kiện bà Ngọc Hạnh, thì bản thân "ông Khánh" phải bị FBI điều tra trước hơn ai hết. Nếu ổng là "tình báo CSVN" thật thì... chết giấc, do đó ông ta trốn biệt tăm. Còn Hoàng duy Hùng thì đáng gì mà được gọi là "trùm tình báo", theo bà Ngọc Hạnh thì cậu ta chỉ là tay sai của "trùm tình báo CSVN" thôi. Làm "trùm tình báo" chỉ bị kết tội khi bị bắt tại trận với tang vật, còn làm "tay sai" hay "làm lợi cho Việt Cộng" thì bị mọi người lên án vì những việc làm cụ thể của họ. Muốn biết Hoàng duy Hùng là ai, thì xin vào website Mặt Thật Hoàng Duy Hùng: http://www.freewebs.com/matthat-hoangduyhung/ với hơn một trăm bài viết của nhiều tác giả, và bài thứ 106 là "Đã nhổ lại liếm" sẽ trả lời cho mọi người biết nhiều chuyện rất hay. Vậy Hoàng duy Hùng treo giải thưởng 50,000 mỹ kim cho ai trưng bằng chứng cậu ta là... "trùm tình báo" chỉ là chuyện đùa, cậu ta biết rõ là tuy thách nhưng không bao giờ bị mất tiền.
Trong mục số 4 này, Hoàng duy Hùng còn dùng lối "khích tướng" để bà Ngọc Hạnh sang London tham dự cuộc đối luận với cậu ta, rồi cậu ta thòng thêm một câu rằng "Còn bà không dám nhận lời thì đã cho thấy tư cách của bà và những kẻ dựa hơi bà như Bác sĩ Tôn Thất Sơn" (nguyên văn). Tôi chẳng biết bà Ngọc Hạnh có chấp nhận tham dự đối luận với một người đã ra tuyên bố là không công nhận 2 trong 3 điều kiện tiên quyết của bà hay không, tôi chỉ muốn biết Hoàng duy Hùng quan niệm thế nào về hai chữ "tư cách" mà cậu ta dùng trong câu này. Có phải theo Hoàng duy Hùng thì "tư cách" là những thủ đoạn của một cậu bé mang danh là trí thức mà... "đã nhổ lại liếm" không?
Để kết luận cho bài này, xin tổng kết lại là bài viết thách thức và treo giải thưởng lên đến 200,000 mỹ kim của Hoàng duy Hùng thực ra chỉ là một trò tráo bài. Đối với những kẻ cờ gian bạc lận thì họ thường tráo bài ba lá, còn với Hoàng duy Hùng thì khác hơn, cậu ta tráo bài... bốn lá, cho nên y bày ra... 4 tụ.
Trần Phương
Ngày 21/8/2008

THÁI BÁ TÂN * LENIN

LÊNIN

Thái Bá Tân

Năm kia, đi hội nghị,
Tôi trở lại nước Nga,
Muốn tìm con phố cũ
Mà tìm mãi không ra.

Tôi gặp cậu cảnh sát.
“Ông hỏi phố Lênin?
Không có tên phố ấy.
Chỉ có phố Elsin.”


Biết tôi, anh ngốc nghếch,
Phố đổi tên từ lâu,
Mà còn tìm đến hỏi,
Hắn diễu tôi, lắc đầu:

“Lênin là ai nhỉ?
Chưa nghe tên bao giờ.”
Thực ra là hắn biết,
Ghét ông, nên giả vờ.

*
Liên quan đến thần tượng,
Phải khẳng định một điều:
Lênin là vô địch,
Được thờ như giáo điều.

Ông nổi tiếng hơn Chúa.
Sách nhiều hơn Thánh Kinh.
Tượng cả trong hẽm phố.
Tư tưởng trong giáo trình.

Mà tôi, thằng trai ngốc,
Tuổi chưa đến hai mươi,
Thế là tin sái cổ.
Ông Lênin nhất đời.

Ông, lãnh tụ vĩ đại
Của giai cấp công nông.
Ông, ngọn đuốc rực sáng
Soi đường cho phương Đông.

Như người dân Xô-viết,
Trong một thời gian dài,
Đương nhiên tôi đã nghĩ
Lênin không thể sai.

*
Sau hội nghị lần ấy
Tôi đi chơi một ngày.
Thủ đô nước Nga mới
Không mới, cũng chẳng hay.

Giá cả cao ngất ngưởng,
Người Nga mặt đăm chiêu,
Công khai ghét người Việt.
Người da đen cũng nhiều.

Quảng trường Đỏ vẫn thế.
Vẫn thế lăng Lênin,
Không ai xếp hàng viếng,
Thậm chí chẳng ai nhìn.

Tượng ông bị đập hết.
Cả tượng đồng chí ông.
Lênin ư? Không biết.
Báo không nói một dòng.

Ngọn đuốc tắt, cờ gãy.
Xe cẩu cẩu đầu ông,
Cứ như bị treo cổ.
Dẫu sao cũng chạnh lòng.

Hậm hực, tôi đi tiếp,
Không một lần ngoái nhìn.
Gã cảnh sát cười khẩy:
“Giờ còn hỏi Lênin!”

Lại đi, lại hậm hực,
Lầm lũi giữa ban trưa,
Với cảm giác chua xót
Nửa thế kỷ bị lừa.

(Thái Bá Tân - Hà Nội, 17. 7. 2012) 
 
 
 
 

No comments: