TRẦN VĂN KHÊ * ÂM NHẠC TRONG TRUYỆN KIỀU
ÂM NHẠC TRONG TRUYỆN KIỀU
TRẦN VĂN KHÊ
Chưa
có trong một tác phẩm văn chương nào của Việt Nam mà âm nhạc được nhắc
đến nhiều như trong truyện Kiều của Nguyễn Du. Khi muốn mạn đàm về âm
nhạc trong truyện Kiều, chúng ta có thể đặt ra nhiều câu hỏi như sau:
Câu hỏi thứ nhứt: Thúy Kiều dùng cây đàn gì?
Những
họa sĩ thiết kế trang bìa thường vẽ Thúy Kiều ôm cây đàn Tì bà. Riêng
tôi, tôi đã trả lời câu hỏi này từ lâu, đã có in ra bằng Pháp ngữ và
Việt ngữ những tiểu luận về cây đàn ấy và đã khẳng định rằng Thúy Kiều
không đàn cây Tì bà như phần đông các họa sĩ đã vẽ. Cây đàn trong tay
Thuý Kiều vừa có thùng đàn tròn như mặt trăng: “Trên hiên treo sẵn cầm trăng”; Cây đàn ấy lại có bốn dây “Bốn dây to nhỏ nên vần cung thương”. Cây đàn đó phải là một loại với Hồ cầm “Nghề riêng ăn đứt, Hồ cầm một chương”.
Sau khi xem trong sách Thích danh và Tự điển Từ Nguyên - Từ Hải thì chỉ
có ba cây đàn
thuộc về Tì Bà loại: tứ huyền Tì bà, ngũ huyền Tì bà và Nguyễn Tì bà.
Ba cây đàn ấy đều có thể được gọi là Hồ cầm. Nhưng hai cây đầu thì thùng
đàn hình bầu dục chỉ có cây Nguyễn Tì bà tên thật là Nguyễn cầm do
Nguyễn Hàm đời Tấn chế ra. Đàn có thùng hình tròn như mặt trăng, có bốn
dây, cần dài hơn Nguyệt cầm của Trung Quốc, hiện đã thất truyền tại
Trung Quốc, chỉ còn hình vẽ của Nguyễn cầm trong động Đôn Hoàng và một
cây đàn nguyên bản trong Bảo tàng viện Shosoin tại Nara, Nhựt Bổn.
Chúng
ta cũng không thể nói đó là cây đàn nguyệt vì chữ Hán gọi là “Yue Qin”
tức Nguyệt cầm thì thùng đàn tròn mà cần đàn rất ngắn thường ở trong tay
người bán hàng rong chứ người quí tộc không sử dụng Yue Qin. Tiếng Việt
đàn Nguyệt cầm
ngày nay gọi là đàn Nguyệt dưới thời cụ Nguyễn Du không được gọi là
Nguyệt cầm mà mang tên đàn Song Vận.
Điều này phỏng theo tư liệu đã in
trong quyển “Đại Thanh hội điển sự lệ”, sử gia Trung Quốc có chép lại
tên các cây đàn của dàn nhạc An Nam quốc nhạc, là một trong chín dàn
nhạc của nước ngoài có mặt tại triều nhà Thanh tức là một thời đại với
Nguyễn Du.
Vậy
cây đàn Thúy Kiều sử dụng phải là Nguyễn cầm. Cụ Nguyễn Du có lẽ thích
cây đàn Nguyễn cầm nên để nó trong tay Thuý Kiều và cả một người danh
cầm khác ở làng Long Thành trong bài viết bằng chữ Hán có mấy câu:
“ Long Thành cầm giả ca ....
Độc thiện Nguyễn cầm ...”
Có nghĩa là một người ca nhi biết đờn Cầm ở làng Long Thành, chuyên đời rất hay cây Nguyễn cầm.
Câu hỏi thứ hai: Trong cả truyện, Kiều đã đàn bao nhiêu lần, đàn cho ai nghe và trong dịp nào?
Kể cả những lần Nguyễn Du chỉ nói phớt qua thì Thuý Kiều đàn tất cả tám lần.
+
Lần thứ nhứt, Kiều đàn cho Kim Trọng nghe khi gặp gỡ lần đầu. Kim Trọng
tự tay lấy cây đàn “Cầm trăng”, dâng đàn lên ngang mày và yêu cầu Thúy
Kiều đàn cho mình nghe vì đã biết tiếng Thúy Kiều là một danh cầm. Lần
này, tác giả đã dùng tới hai mươi tám câu thơ (từ câu 463 đến câu 490).
Rằng nghe nỗi tiếng cầm đài
Nước non luống những lắng tai Chung Kỳ
Thưa rằng: “Tiện kỹ sá chi
Đã lòng dạy đến, dạy thì phải vâng”
Hiên say treo sẵn cầm trăng
Vội vàng sinh đã tay nâng ngang mày.
Nàng rằng: “Nghề mọn riêng tay
Làm chi cho bận lòng nầy lắm thân!”
So lần dây Vũ dây Văn
Bốn dây to nhỏ theo vần Cung, Thương.
Khúc đau Hán Sở chiến trường
Nghe ra, tiếng sắt tiếng vàng chen nhau.
Khúc dâu Tư Mã Phượng cầu
Nghe ra như oán như sầu phải chăng !
Kê Khang, nầy khúc Quảng lăng
Một rằng lưu thủy, hai rằng hành vân.
Quá quan, nầy khúc Chiêu Quân
Nửa phần luyến chúa, nửa phần tư gia.
Trong như tiếng hạc bay qua
Đục như tiếng suối mới sa nửa vời
Tiêng khoan như gió thoảng ngoài
Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa.
Ngọn đèn khi tỏ khi mờ
Khiến người ngồi đó cũng ngơ ngẩn sầu
Khi tựa gối, khi cúi đầu
Khi vò chín khúc khi chau đôi mày.
Rằng: “Hay thì thật là hay
Nghe ra ngậm đắng nuốt cay thế nào!”
+
Lần thứ nhì, khi Mã Giám Sinh đến làm trung gian lấy ba trăm lạng bạc
mà chuộc tội cho Vương Ông, đã gạt Thúy Kiều bắt nàng phải đàn cho mình
nghe và gầy cuộc trăng hoa (câu 640: “Ép câu cầm nguyệt thử bài quạt thơ”)
+ Lần thứ ba, Kiều bị bắt buộc phải đàn khi tiếp khách trong lầu xanh (câu 1246: “Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa”).
+ Lần thứ tư, sau khi gặp Thúc Sinh trong lầu xanh, một hôm Kiều có đàn cho Thúc Sinh nghe (câu 1298: “Bàn vây điểm nước, đường tơ họa đàn”).
+
Lần thứ năm, khi Hoạn Thơ biết chồng mình là Thúc Sinh đã dan díu với
một khách làng chơi là Thúy Kiều thì tìm cách bắt nàng về nhà hành hạ
như một hoa nô. Khi biết Thúy Kiều có tiếng đàn hay, một hôm, Hoạn Thơ
bảo Thúy Kiều đàn cho mình nghe (câu 1777 đến 1780).
Phải đêm êm ả chiều trời
Trúc tơ hỏi đến nghề chơi mọi ngày
Lĩnh lời nàng mới lựa dây
Nỉ non thánh thót dễ say lòng người.
Sau khi nghe Thúy Kiều “lên dây nắn phím” thì Hoạn Thơ cũng có chút thương tài mà đối đãi bớt phần nghiêm khắc.
+
Lần thứ sáu, khi Thúc Sinh về nhà, Hoạn Thơ chẳng những bắt Thúy Kiều
dâng rượu để “làm cho nhìn chẳng được nhau”, lại còn bắt nàng đàn cho
Thúc sinh nghe (câu 1850 đến 1862).
“...Bản đàn thử dạo một bài chàng nghe!”
Nàng đà tán hón tê mê
Vâng lời ra trước bình the vặn đàn;
Bốn dây như khóc như than
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng!
Cũng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm
Giọt châu lả chả khôn cầm
Cúi đậu chàng những gạt thầm giọt Tương
Tiểu thư lại thét lấy nàng
“ Cuộc vui gây khúc đoạn trường ấy chi?
Sao chẳng biết ý tứ gì?
Cho chàng buồn bã tội thì tại ngươi”
+
Lần thứ bảy, khi Hồ Tôn Hiến gạt Thúy Kiều khuyên Từ Hải ra hàng, phục
binh bất ngờ xuất hiện. Từ Hải mặc dầu võ dõng nhưng “mãnh hổ nan địch
quần hồ” nên đã bị tử trận và chết đứng. Sau khi đó, Hồ Tôn Hiến đã bắt
Thúy Kiều dâng rượu và ép nàng phải đàn cho mình nghe (câu 2567 đến
2578).
Bắt nàng thị yến dưới màn
Dở say lại ép cung đàn nhặt tâu
Một cung gió thảm mưa sầu
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay
Ve ngâm vượn hó nào tày
Lọt tai Hồ cũng nhăn mày rơi châu.
Hỏi rằng: “Này khúc ở đâu?
Nghe ra muôn oán nghìn sầu lắm thay!”
Thưa rằng: “Bạc mệnh khúc nầy
Phổ vào đàn ấy những ngày còn thơ
Cung cầm lựa những ngày xưa
Mà gương bạc mệnh bây giờ là đây”
+ Lần thứ tám, đàn cho Kim Trọng nghe lúc tái ngộ, đoàn viên (từ câu 3197 đến 3206).
Phím đàn dìu dặt tay tiên
Khói trầm cao thấp, tiếng huyền gần xa
Khúc đâu đầm ắm dương hoà
Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh.
Khúc đâu êm ái xuân tình
Ấy hồn Thục đế hay mình Đỗ Quyên
Trong sau châu nhỏ duềnh quyên
Ấm sao hạt ngọc Lam điền mới đông
Lọt tai nghe suốt năm cung
Tiếng nào là chẳng não nùng xôn xao.
Khi
xem qua tám lần ấy, chúng ta thấy rằng Thúy Kiều chưa lần nào tự nguyện
mà đàn. Đối với Từ Hải, người đã giúp cho Kiều báo ân, báo oán, nàng
chưa một lần nào đàn cho chàng nghe. Lần quan trọng nhứt là lần đầu khi
Kiều đàn cho Kim Trọng theo lời yêu cầu của chàng, tác giả tả rành mạch
tiếng đàn và kể tên cả những bản đã đàn.
Câu hỏi thứ ba: Thúy Kiều đã đàn những bản gì?
Bản đàn được nhắc đầu tiên mang tên “Bạc mệnh” (câu 34: “Một thiên bạc mệnh lại càng não nhân”).
Thúy Kiều đã soạn bài đó nhưng khi đàn lần đầu cho Kim Trọng nghe lại
không dùng bài đó mà chỉ đàn khi bắt buộc phải đàn cho Hồ Tôn Hiến (câu
2575 đến 2578).
Lúc gặp Kim Trọng lần đầu, bản đàn của Thúy Kiều biểu diễn được Nguyễn Du mô tả bằng câu thơ: “Khúc đâu Hán Sở chiến trường” nhưng
ngang qua đó, chúng ta có thể đoán được tên những bản đàn Tì bà Trung
Quốc được nổi tiếng đến bây giờ mà Thuý Kiều đã đàn.
Sách
Sử ký có ghi lại rằng dưới đời Tần, Lưu Bang và Hạng Võ cùng nhau đánh
vua Tần. Khi thắng trận, Hạng Võ tự xưng mình là Tây Sở Bá vương còn Lưu
Bang trở thành Hán vương. Hai nước Hán và Sở đều muốn mở rộng bờ cõi
nên có sự giao tranh. Trong một trận lớn Sở Bá vương bị vây trong thành
Cát Hạ thì lúc đó muốn thoát khỏi vòng vây phải cởi giáp nặng nề để phi
ngựa ra khỏi chiến trường. Trong những bài bản cổ điển cho đàn Tì Bà có
hai loại:
+ Văn khúc gồm những bài tả cảnh, tả tình nét nhạc êm dịu, tiết tấu hòa hoãn như loại bài “Dương xuân bạch tuyết”, tả cảnh mùa xuân ấm áp khi tuyết vừa tan; hay bài “Xuân giang hoa nguyệt dạ” tả cảnh một đêm trăng đi thuyền trên sông, trên trăng dưới nước dọc hai bên bờ có hoa nở đầy cành.
+ Vũ khúc gồm những bài tả lại không khí, khung cảnh của chiến trường như bản “Bá vương xả giáp”
tả lúc vua nước Sở cởi giáp để thoát nạn phá được vòng vây đầy gian lao
khổ cực vì đi đến cửa nào cũng bị đoàn Hán quân mai phục trong bản“Thập diện mai phục” vượt ra khỏi chiến trường đến sông Ô thì đâm mình để tự tử.
Do
đó mà chúng ta có thể nghĩ rằng bản nhạc Thúy Kiều đàn cho Kim Trọng
nghe có lẽ thuộc về loại vũ khúc đó. Đặc biệt nhứt trong bài “Thập diện mai phục”
từ chương ba đến sau có nhiều đoạn ngón tay giữa của bàn tay trái phải
chen vào các dây làm cho tiếng đàn khảy không phát ra các âm có độ cao
nhứt định mà nghe như tiếng gươm giáo chạm vào nhau. Nguyễn Du chẳng có
câu: “Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau”. Vì vậy bản đàn Thúy Kiều đàn chỉ có thể là “Thập diện mai phục”.
Sau đó, đến câu “Khúc đâu Tư Mã phượng cầu” thì ai cũng biết rằng bản đàn đó là “Phụng cầu hoàng” mà
một nhà danh cầm đời Hán, Tư Mã Tương Như đàn cho Trác Văn Quân nghe.
Chúng tôi chỉ muốn nói rõ thêm là bài Phụng cầu hoàng trong nhạc Trung
Quốc rất khác xa hai bản “Phụng hoàng” và “Phụng cầu” trong
âm nhạc tài tử miền Nam trong loạt bốn bài Tứ oán. Có rất nhiều trường
hợp bản đàn trùng tên mà nét nhạc chẳng giống nhau. “Danh tương như thực
bất tương” như: Bản Nam Ai trong hai truyền thống Ca nhạc Huế và đàn tài tử, bản “Bình sa lạc nhạn” trong cổ nhạc Trung Quốc và trong
truyền thống ca nhạc Huế.
Tư
Mã Tương Như người ở đất Lâm Cùng, một hôm, đến chơi nhà Trác Vương Tôn
và dự tiệc rượu. Con gái của Vương Tôn tên Văn Quân nhan sắc tuyệt vời,
nổi tiếng làm thơ hay, ca hát giỏi. Nàng mới góa chồng và ý định thủ
tiết thờ chồng. Nàng cũng biết tiếng Tư Mã Tương Như là một người tài
hoa, phong nhã nên khi giữa tiệc mọi người yêu cầu Tư Mã Tương Như đánh
đàn thì nàng đứng sau cửa nhìn trộm. Tư Mã Tương Như nổi tiếng đàn cổ
cầm rất hay. Hôm đó, chẳng những chàng so dây cây Ỷ cầm lại còn sáng tác
ra hai khúc ca. Vừa đàn, vừa ca như có ý nhắn nhủ với người đẹp không
có mặt ở tiệc rượu nhưng vẫn ở đâu đó trong tư thất
để nghe. Ca rằng:
Phượng hề, phượng hề qui cố hương
Du ngao tứ hải cầu kỳ hoàng
Có nghĩa là:
Chim phượng về quê
Sau khi đi ngao du bốn biển để tìm chim hoàng đẹp
Hữu nhứt diễm nữ đại thức tương
Thất nhi nhân hà độc ngã trang
Hà do giao tiếp vị uyên ương
Có nghĩa là:
Có một người con gái đẹp ở nơi đây, ngay trong nhà này
Phòng gần, người xa làm khô héo ruột gan ta
Biết làm sao gặp gỡ được nhau để trở thành đôi uyên ương.
Sau
khi nghe bài ca và tiếng đàn của Tư Mã Tương Như, Trác Văn Quân vô cùng
xúc động và đêm đó đã thu xếp hành lý bỏ nhà theo chàng.
Tiếp theo từ câu 477 đến câu 478
“Kê Khang này khúc Quảng Lăng
Một rằng lưu thuỷ hai rằng hành vân”.
Kê
Khang, theo sách Thông chí là người ở nước Ngụy sống vào đời Tam quốc,
thuộc hạng hào hoa phong nhã, diện mạo khôi ngô, thấm nhuần đạo Lão
Trang, được người xưa tôn làm một trong bảy vị hiền trong phái Trúc Lâm
Thất hiền. Một đêm, ở trọ trong Hoa Dương Đình, vùng Lạc Tây, lấy đàn
cầm ra gẩy. (Đàn cầm là một nhạc khí theo tương truyền do vua Phục Hy
chế ra. Mặt đàn cong như vòm trời, lưng đàn phẳng như mặt đất (quan điểm của người xưa). Đàn
có năm dây tượng trưng cho ngũ hành. Sau Văn vương thêm một dây, Võ
vương thêm một dây nên đàn có tất cả là bảy dây.
Cây đàn này đã được ở
trong tay của những danh cầm như Khổng
Tử, người đã sáng tác bản U Lan (Bông Lan trong bóng tối) để bày tỏ
lòng mình khi rời nước Lỗ muốn ẩn dật như bông Lan ở trong bóng tối,
không ánh sáng mặt trời mà sắc vẫn đẹp, hương vẫn nồng. Bá Nha cũng dùng
cổ cầm đàn cho Chung Tử Kỳ nghe đến khi người bạn tri âm quá vãn, đạp
cây đàn của mình để không bao giờ đàn nữa vì trên đời này nếu không còn
người tri kỷ, tri âm thì tiếng đàn của mình có còn ai hiểu được nữa mà
đàn. Đàn cổ cầm cũng là cây đàn mà Tư Mã Tương Như sau khi biểu diễn
được nàng Trác Văn Quân bỏ nhà đi theo mình - giải thích thêm của người
viết).
Trong
lúc Kê Khang đang chìm trong tiếng nhạc thì có người khách lạ đến xin
gặp Kê Khang để bàn luận về âm luật. Ngay buổi đó, Kê Khang và vị khách
đã trở thành hai người bạn tâm giao. Vị khách quí lấy đàn và soạn ra
được một khúc Quãng Lăng. Kê Khang được truyền bản đó và nổi tiếng là
người đàn bản Quãng Lăng hay nhứt. Vị khách có tiên phong đạo cốt có dặn
Kê Khang là không nên truyền bản đó cho người đời sau. Lúc cuối đời, Kê
Khang bị kẻ thù ám hại nên có giai đoạn bản Quảng Lăng bị thất truyền.
Nhưng ngày nay, có nhiều nhà nhạc học Trung Quốc tìm đâu được dấu vết
của bản Quảng Lăng nên hiện giờ tại Trung Quốc lục địa
hay ở Đài Loan, bản Quảng Lăng được các danh cầm trình bày trong những
buổi hòa nhạc.
Sau đó là câu:
“Một rằng lưu thuỷ hai rằng hành vân”
Lưu
Thủy và Hành Vân, trong nhạc sử của Trung Quốc không thấy nhắc đến hai
bản đàn liền nhau như một cặp mà chỉ có tên Lưu Thủy và bản Cao san lưu
thủy đều là những bản đàn đặt riêng cho cổ cầm.
Vậy
khi cụ Nguyễn Du nói đến “lưu thủy” và “hành vân” có thể là cụ nghĩ tới
cách đàn lưu loát và êm dịu như trong Tống sử có một nhân vật là Tô
Thức thường ví lời văn hay như “mây trôi nước chảy” (hành vân, lưu
thủy).
Sau đó có hai câu:
“Quá quan này khúc Chiêu quân
Nửa phần luyến chúa nửa phần tư gia”
là
cụ Nguyễn Du muốn nhắc lại nàng cung nữ nhà Hán tên là Vương Tường
nhưng được người đời biết tên là Chiêu Quân, con nhà lương thiện ở đất
Tường Qui, nhan sắc tuyệt vời, tài nghệ xuất chúng được tuyển vào cung
dưới thời vua Hán Nguyên Đế. Số cung phi rất đông nên vua nhà Hán sai
một họa sĩ tên Mạc Duyên Thọ vẽ lại các cung nữ. Nhà vua chỉ nhìn trên
bức họa đó mà chọn những người nào vào hầu nhà vua. Các cung tần mỹ nữ
đều lo lót cho Duyên Thọ tô điểm thêm để vẽ mình thêm đẹp. Riêng Chiêu
Quân không lo lót nên họa sĩ khi vẽ nàng có thêm một nốt ruồi sát phu vì
thế mà Chiêu Quân không bao giờ được gọi vào cung.
Đến khi
Thiền Vu là vua Hung nô đem hậu lễ cống cho vua Hán để mong được chức
chư hầu và xin vua cho mình một cung nữ đẹp để đem về làm hoàng hậu thì
coi theo hình vẽ vua chọn Chiêu Quân. Đến khi đem Chiêu Quân ra mắt nhà
vua trước khi gả cho Hung nô thì nhà vua giựt mình trước sắc đẹp lộng
lẫy của nàng và không hề có nốt ruồi sát phu. Nhà vua muốn lưu Chiêu
Quân ở lại nhưng việc đã rồi, không thể nào thay đổi. Chiêu Quân khi
phải lên đường để đi đến nước Hung nô, lúc qua cửa ải lòng vô cùng xúc
động vì rời bỏ quê hương, đất nước nên ôm tỳ bà khảy một khúc đàn để nói
lên sự đau khổ của lòng mình và sau đó có rất nhiều nhạc sĩ phỏng theo
câu chuyện đó mà đặt ra nhiều bản đàn.
Tại Quảng Đông, đầu thế kỷ 20, có
một danh ca tên
Hồng Tuyến Nữ được cả nước say mê khi cô hát bài “Chiêu Quân xuất tái”
và trong một bản đàn Triều Châu truyền sang nước Việt Nam có bản “Quá
ngũ quan” còn được thông dụng. Trong các bài ca vọng cổ có bài mà nghệ
sĩ Bạch Tuyết trong vai Dương Quí Phi trách An Lộc Sơn không về kịp để
cứu mình có dùng bản “Quá ngũ quan” giữa hai đoạn vọng cổ. Bản của Thúy
Kiều đàn có lẽ là bản “Quá quan” trong những bản văn khúc đặt cho đàn Tì bà.
Khi
lọt vào tay Mã Giám Sinh thì Kiều bị ép buộc phải đàn một bản và đề thơ
vịnh quạt để thử tài thì chúng ta chỉ thấy câu thơ: “Ép cung cầm nguyệt thử bài họa thơ” mà không biết Kiều đàn bản gì.
Đến khi vào lầu xanh, Tú Bà sau khi biết tài Thúy Kiều thì bắt buộc Kiều khi tiếp khách phải đàn và đánh cờ trong câu: “Cung cầm trong nguyệt, nét cờ dưới hoa”. Biết Thúy Kiều có đàn nhưng đàn bản gì chúng ta cũng không rõ.
Khi gặp Thúc Sinh, lúc đầu còn ngại ngùng nhưng lâu ngày thì:
“Khi hương sớm, khi trà trưa
Bàn vây điểm nước, đường tơ họa đàn”
Có đàn, có đánh cờ nhưng chúng ta cũng không biết đàn bản gì.
Lúc Hoạn Thơ bắt được Kiều về nhà, đày đoạ Kiều như một nô tỳ. Một hôm muốn biết tài Thúy Kiều nên “Trúc tơ hỏi đến nghề chơi mọi ngày”. Thúy Kiều “Lĩnh lời nàng mới lựa dây, nỉ non thảnh thót dễ say lòng người”. Sau buổi đó, Hoạn Thơ đối với Kiều có phần nhẹ nhàng hơn nhưng chúng ta cũng không biết Thúy Kiều đàn bản gì.
Khi
Thúc Sinh về nhà, Hoạn Thơ bắt Kiều phải hầu tiệc rót rượu như một hoa
nô và bảo Kiều đàn cho Thúc Sinh nghe. Có lẽ Thuý Kiều đàn một bản buồn
lắm mặc dầu không nói tên ra nhưng cụ Nguyễn Du đã viết:
“Bốn dây như khóc như than
Khiến người trên tiệc cũng tan nát lòng”
Thúc
Sinh nghe lã chã dòng châu, Kiều lại một phen bị Hoạn Thơ mắng: “Cuộc
vui gẩy khúc đoạn trường ấy chi”. Và cũng như những lần khác, chúng ta
không biết Thúy Kiều đàn bản gì.
Trong đoạn sau, khi Kiều bị Hồ Tôn Hiến gạt và bắt buộc đàn cho Hồ Tôn Hiến nghe.
“Bắt nàng thị yến dưới màn
Dở say lại ép cung đàn nhặt tâu”...
“Một cơn gió thảm mưa sầu
Bốn dây nhỏ máu năm đầu ngón tay”
Tiếng đàn đã làm cho Hồ Tôn Hiến phải rơi lụy và hỏi nàng đã đàn bản gì.
“Thưa rằng bạc mệnh khúc này
Phổ vào âm ấy những ngày còn thơ”
“Cung cầm lựa những ngày xưa
Mà gương bạc mệnh bây giờ là đây”
Đây là lần đầu tiên nghe Thúy Kiều đàn bản “Bạc mệnh” mà từ trước tới giờ không bao giờ nghe nhắc đến.
Đến khi tái ngộ với Kim Trọng, Kiều một hôm đã đàn lại cho Kim Trọng nghe (từ câu 3197 - 3206)
“Khúc đâu đầm ấm dương hòa
Ấy là hồ điệp hay là Trang sinh”
Khúc đâu êm ái xuân tình
Ấy hồn Thục đế hay mình đỗ quyên ?”
Trong sao, châu nhỏ duềnh quyên
Ấm sao hạt ngọc Lam - điền mới đông”
“Hồ
điệp” là con bướm, “Trang sinh” tức là một người con trai tên Trang Chu
người ở huyện Mông, nước Lương thời chiến quốc. Trong sách Trang tử có
đoạn nói rằng: Trang Chu một hôm nằm chiêm bao thấy mình hóa ra một con
bướm. Trong lòng rất vui thích quên hẳn mình là Trang Chu nhưng khi thức
giấc thì Trang Chu vẫn là Trang Chu. Trong sách đã có nêu câu hỏi không
biết Trang Chu nằm chiêm bao thấy mình thành con bướm hay con bướm thấy
chiêm bao biến thành Trang Chu?
Trong
cổ nhạc Trung Quốc, chúng tôi chưa gặp bài nào tên “Hồ Điệp”. Trong cổ
nhạc Việt Nam, theo truyền thống Huế, thì “Hồ điệp” là một bản rất gần
với “cổ bản” theo hơi khách. Nét nhạc vui tươi. Có thể lúc gặp Kim
Trọng, tiếng đàn của Kiều không não nùng như khi xưa mà có nét vui tươi
của lần tái ngộ và chúng ta cũng không biết rõ đó là bản gì.
“Xuân
tình” đây là tình trong mùa xuân. Trong cổ nhạc Việt Nam miền Trung, có
bản “xuân tình điểu ngữ” là tiếng chim rộn rã trong mùa xuân. Trong âm
nhạc tài tử miền Nam, có bài “xuân tình chấn” là một trong sáu bản Bắc
lớn. Chúng tôi không nghĩ rằng Thúy Kiều đã đàn một trong hai bản đó vì
không phải là bản đặc biệt cho đàn Tỳ Bà.
“Thục
đế” là vua nước Thục, “Đỗ quyên” là chim quốc cũng gọi là “Tử qui”.
Trong sách Hoàn vũ ký có đoạn nhắc vua nước Thục tên là Đỗ Vũ. Khi
nhường ngôi vua cho người khác, lên núi Tây Sơn ở ẩn, chết hóa thành con
chim Đỗ quyên. Tiếng kêu ai oán. Do đó, chúng tôi hơi ngạc nhiên là cụ
Nguyễn Du nói rằng tiếng nhạc êm ái xuân tình. Có thể cụ Nguyễn Du muốn
nói Thuý Kiều vì muốn “nể lòng người cũ” nên đàn một bản “êm ái xuân
tình” nhưng lòng vẫn sầu bi cho kiếp phận như tiếng kêu ai oán của chim
đỗ quyên. Nhưng rồi chúng ta cũng không biết Thuý Kiều đã đàn bản gì.
“Duyềnh ” là vùng biển có trăng soi. “Lam-điền” tên núi ở Thiểm Tây bên Trung Quốc là nơi sanh ra nhiều ngọc quí.
Cả sáu câu này, không nói rõ ra bản gì nhưng ý thơ là lấy trong bài thơ mang tên là “Cầm Sắt” của Lý Thương Ẩn đời Đường:
“Trang sinh hiểu mộng mơ hồ điệp
Thục đế xuân tâm, thác Đỗ quyên
Thương hải nguyệt minh châu hữu lệ
Lam-điền nhựt noãn ngọc sinh yên”
Có nghĩa là:
Trang sinh trong giấc mộng buổi sáng, mơ màng tưởng mình hóa ra con bướm.
Vua Thục chết đi ký thác cho chim Đỗ quyên tình yêu mùa xuân.
Trên biển rộng, ánh trăng soi hạt ngọc sáng như có giọt nước mắt.
Tại Lam-điền dưới ánh mặt trời nóng ấm hạt ngọc lên hơi.
Lại
một lần nữa chúng ta thấy rằng từ tên bản đàn đến lời thơ của Lý Thương
Ẩn đều có liên quan đến đàn Cầm và đàn Sắt chứ không phải đàn Tì Bà
nhưng cụ Nguyễn Du dựa trên những ý đẹp đó mà diễn tả tiếng đàn của Thuý
Kiều.
Kết luận:
Chưa
có trong quyển truyện thơ nào trong văn chương Việt Nam mà tác gỉa đã
dành rất nhiều câu về âm nhạc khi nói đến nhân vật chánh như trong
truyện Kiều của Nguyễn Du.
Những
câu thơ đó chứng tỏ rằng tác gỉa rất yêu âm nhạc và đã đọc khá nhiều
sách về cổ nhạc Trung Quốc nên nhắc lại nhiều tên bản đờn danh tiếng và
khi miêu tả cách đàn của Thuý Kiều có rất nhiều câu chứng tỏ tác gỉa là
người nhận xét tiếng đàn một cách tế nhị và thi vị. Tuy nhiên, khi nhắc
đến những bản danh tiếng của cổ nhạc Trung Quốc, cụ Nguyễn Du không để ý
rằng ngoài bản “Thập diện mai phục” và “Chiêu quân xuất tái” là những
bản đặc biệt cho đàn Tì bà còn những bản khác là những bản dành riêng
cho cây đàn cổ cầm mà những nhạc khí như Hồ cầm không biểu diễn được.
Vì
thế nên khi chú thích những câu thơ của Nguyễn Du nếu phối hợp được sự
hiểu biết văn thơ từ ngữ và điển tích với Âm nhạc sử và Âm nhạc học của
Trung Quốc ngày xưa mới có thể đầy đủ được.
Trên
đây, chúng tôi có hơi nặng về Âm nhạc học nếu có chi sơ sót về mặt văn
chương từ ngữ hay điển tích, xin quí bạn độc giả bổ sung, chỉnh lý cho.
Chúng tôi rất sẵn sàng lĩnh giáo và chân thành cảm ơn.
Tuesday, November 19, 2013
FRANK YU * GIANG TRẠCH DÂN
Một nhà sử học nói rằng chế độ thời Giang Trạch Dân là “tham nhũng nhất”
Ông Nguyễn, một chuyên gia về cộng sản Trung Quốc và là tác giả của 2 cuốn sách, Hồ Diệu Bang tại những bước ngoặt lịch sử (1991) và Đặng Tiểu Bình: Biên niên sử của một triều đại (1992), giải thích: “Tôi nghĩ rằng mục tiêu ban đầu của Đặng Tiểu Bình là ‘Để cho một số người làm giàu trước’. Tuy nhiên, tôi tin rằng mục đích chính yếu của Đặng là phân bố của cải cho mọi người dân Trung Quốc một cách bình đẳng.” Ông nói với Lịch sử Minh Kính, một xuất bản bổ sung của Mirror Books, có trụ sở tại Hong Kong, hồi tháng 6.
“‘Ba đại diện’ của Giang Trạch Dân không xứng tầm với những mục tiêu
của Đặng”, ông Nguyễn nói về học thuyết bị cười chê tại Trung Quốc về sự
mập mờ. Tư tưởng của Giang bao gồm câu khẩu hiệu rằng Đảng Cộng sản
Trung Quốc (ĐCSTQ) nên phát huy thúc đẩy lực lượng sản xuất Trung Quốc,
văn hóa Trung Quốc, và “lợi ích thiết yếu của người dân Trung Quốc.”
“Khi nói đến vai trò của ĐCSTQ trong việc ‘thúc đẩy lực lượng sản
xuất’, thì ai là ‘lực lượng sản xuất’?” Ông Nguyễn chất vấn. “Thông
thường chỉ có người lao động tạo ra giá trị, tuy nhiên đôi khi giá trị
được tạo ra không được phân bổ công bằng giữa mọi người,” ông nói. “Tuy
nhiên, dưới triều đại của Giang, sản xuất không còn tạo ra giá trị nữa,
chỉ có đầu tư tư bản mới có thể tạo ra giá trị – chỉ có Phố Wall mới tạo
nên giá trị.”
“Trước tiên, Giang đến New York và mở giao dịch tại Sở Giao dịch
Chứng khoán New York, sau đó thuê Goldman Sachs cho thị trường Trung
Quốc,” ông Nguyễn nói. “Tiếp đó, Giang hạ tiền lương của nông dân và cho
phép các nhà đầu tư bất động sản trở nên giàu có… Chính là dưới sự điều
hành của Giang mà tham nhũng đã lên tới đỉnh điểm. Con trai của Giang,
cũng như con trai của Lí Bằng, đều giàu có lên trong giai đoạn này,” ông
Nguyễn giải thích.
Ông Nguyễn tin rằng khủng hoảng tài chính toàn cầu xuất phát từ Phố Wall và Giang góp phần tạo nên sự khủng hoảng đó.
Nguyễn Minh là một nhà khoa học và bình luận về chính trị. Ông đã
từng là cố vấn cao cấp và là người soạn diễn văn cho cựu Tổng bí thư Hồ
Diệu Bang, và đã làm việc với Hồ Cẩm Đào. Ông đã là công dân Đài Lo
ĐỘNG THIÊN ĐƯỜNG-QUẢNG BÌNH
Tôi khám phá Thiên Đường .
Tháng 4 vừa rồi làm 1 chuyến du ngoạn miền Trung, tất cả thông tin, hành trình, lịch bay, khách sạn, hình ảnh chụp được, geotagging đều được thực hiện trên iPhone 4. Tôi muốn chia sẽ ở đây để giới thiệu với mọi người 2 thứ:
- vẻ đẹp "ngỡ ngàng" của động Thiên Đường ở Quảng Bình.
- sự "lợi hại" của những apps phục vụ du lịch của iPhone 4.
Bà con cô bác nào thấy hay và hữu ích thì like mạnh và share mạnh nhé.
Tất cả hình ảnh của
chuyến đi trên
Maps...
Ở đâu?
Từ Đồng Hới, đi thẳng đường Hồ Chí Minh khoảng 30km sẽ đến ngã 3 rẽ vào bến đò vào Phong Nha. Từ ngã 3 đoạn rẽ vào Phong Nha – Kẽ Bàng, đi thẳng đường Hồ Chí Minh, đến gần ngã 3 Đông Dương (thực chất là điểm giao của đường HCM Đông và HCM Tây) thì rẽ trái. Đầu ngã rẽ có biển ghi “Động Thiên đường” rất to. Đi thẳng hoài khoảng 16km là đến khu resort đang xây dựng của công ty Trường Thịnh. Gửi xe đi bộ thêm khoảng 1.5km và leo 524 bậc thang là đến cửa động.
Ngã 3 vào động Phong Nha.
Lời khuyên: Đừng nên tiết kiệm 60,000 đi xe vào thẳng chân núi, vì 524 bậc thang là rất phê.
Lưu ý: Đoạn đường từ ngã 3 đường Hồ Chí Minh vào động Thiên đường phải nói là rất đẹp. Đẹp tuyệt vời. Đôi khi bạn nên dừng lại hít thở, ngắm cảnh, hoặc thậm chí là tắm suối, vì nước rất mát và trong. Cảnh vật 2 bên rất thiên nhiên, hùng vĩ, xanh mát. Đây là khu vực có nhiều động chưa được khai phá, thành ra có những đoạn đường trời đang hanh mát bỗng nhiên có những làn gió rất lạnh, người ta nói đó là “gió động”. Đi ngang đường mà thấy mát mát là biết có động đâu đó quanh mình rồi.
Từ cổng bến thuyền vào Phong Nha...
Đi ra ngã 3 quẹo trái đường Hồ Chí Minh 1 đoạn là đến cầu này (không nhớ là cầu gì, hic, chỉ biết là cảnh đẹp quá nên chụp lại)…
Đi khoảng 10km, gặp bảng chỉ dẫn quẹo trái vào Thiên Đường, đi 1 đoạn nữa sẽ tới Cầu Tróoc và thưởng ngoạn vẻ đẹp trùng đẹp của đất nước nơi đây.
Núi sông xanh rì và rất mát…
Có những đoạn đường trời đang hanh mát bỗng nhiên có những làn gió rất lạnh, người ta nói đó là “gió động”. Đi ngang đường mà thấy mát mát là biết có động đâu đó quanh mình rồi.
Đường vào động đẹp như mơ...
Một cánh đồng cỏ có thể chạy xe vào và tắm suối...
Đường đi bộ lên hang Thiên đường...
Là cái gì?
Tháng 4 vừa rồi làm 1 chuyến du ngoạn miền Trung, tất cả thông tin, hành trình, lịch bay, khách sạn, hình ảnh chụp được, geotagging đều được thực hiện trên iPhone 4. Tôi muốn chia sẽ ở đây để giới thiệu với mọi người 2 thứ:
- vẻ đẹp "ngỡ ngàng" của động Thiên Đường ở Quảng Bình.
- sự "lợi hại" của những apps phục vụ du lịch của iPhone 4.
Bà con cô bác nào thấy hay và hữu ích thì like mạnh và share mạnh nhé.
Ở đâu?
Từ Đồng Hới, đi thẳng đường Hồ Chí Minh khoảng 30km sẽ đến ngã 3 rẽ vào bến đò vào Phong Nha. Từ ngã 3 đoạn rẽ vào Phong Nha – Kẽ Bàng, đi thẳng đường Hồ Chí Minh, đến gần ngã 3 Đông Dương (thực chất là điểm giao của đường HCM Đông và HCM Tây) thì rẽ trái. Đầu ngã rẽ có biển ghi “Động Thiên đường” rất to. Đi thẳng hoài khoảng 16km là đến khu resort đang xây dựng của công ty Trường Thịnh. Gửi xe đi bộ thêm khoảng 1.5km và leo 524 bậc thang là đến cửa động.
Ngã 3 vào động Phong Nha.
Lời khuyên: Đừng nên tiết kiệm 60,000 đi xe vào thẳng chân núi, vì 524 bậc thang là rất phê.
Lưu ý: Đoạn đường từ ngã 3 đường Hồ Chí Minh vào động Thiên đường phải nói là rất đẹp. Đẹp tuyệt vời. Đôi khi bạn nên dừng lại hít thở, ngắm cảnh, hoặc thậm chí là tắm suối, vì nước rất mát và trong. Cảnh vật 2 bên rất thiên nhiên, hùng vĩ, xanh mát. Đây là khu vực có nhiều động chưa được khai phá, thành ra có những đoạn đường trời đang hanh mát bỗng nhiên có những làn gió rất lạnh, người ta nói đó là “gió động”. Đi ngang đường mà thấy mát mát là biết có động đâu đó quanh mình rồi.
Từ cổng bến thuyền vào Phong Nha...
Đi ra ngã 3 quẹo trái đường Hồ Chí Minh 1 đoạn là đến cầu này (không nhớ là cầu gì, hic, chỉ biết là cảnh đẹp quá nên chụp lại)…
Đi khoảng 10km, gặp bảng chỉ dẫn quẹo trái vào Thiên Đường, đi 1 đoạn nữa sẽ tới Cầu Tróoc và thưởng ngoạn vẻ đẹp trùng đẹp của đất nước nơi đây.
Núi sông xanh rì và rất mát…
Có những đoạn đường trời đang hanh mát bỗng nhiên có những làn gió rất lạnh, người ta nói đó là “gió động”. Đi ngang đường mà thấy mát mát là biết có động đâu đó quanh mình rồi.
Đường vào động đẹp như mơ...
Một cánh đồng cỏ có thể chạy xe vào và tắm suối...
Đường đi bộ lên hang Thiên đường...
Là cái gì?
Năm
2005, khi phát hiện hang động này, các nhà thám hiểm của Hội Hang động
hoàng gia Anh (BCRA) đã bàng hoàng vì vẻ đẹp thần tiên của hang, chỉ có
thể thốt lên được hai tiếng: “Thiên đường!”
Trong danh mục những hang động đẹp nhất thế giới, động Phong Nha được xếp hạng một trong hai hang động đẹp nhất thế giới với danh hiệu “đệ nhất động”. Tuy nhiên, khi các chuyên gia hang động tìm ra Thiên Đường, nhiều người đã cho điểm Thiên Đường đẹp gấp 10 lần Phong Nha.
Trong danh mục những hang động đẹp nhất thế giới, động Phong Nha được xếp hạng một trong hai hang động đẹp nhất thế giới với danh hiệu “đệ nhất động”. Tuy nhiên, khi các chuyên gia hang động tìm ra Thiên Đường, nhiều người đã cho điểm Thiên Đường đẹp gấp 10 lần Phong Nha.
Động
Thiên Đường là một động tại Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng, huyện Bố
Trạch, tỉnh Quảng Bình. Động này đã được Hội Nghiên cứu hang động Anh
quốc phát hiện năm 2005 và được đánh giá là động lớn nhất và đẹp nhất
tại Phong Nha-Kẻ Bàng. Đây là một động khô, không có sông ngầm chảy qua
như động Phong Nha. Theo kết quả khảo sát sơ bộ của các nhà khoa học, so
với động Phong Nha thì động Thiên Đường có chiều dài kỉ lục 31km (chỉ
mới khai thác du lịch được 1.6km), với niên đại từ 300 – 400 triệu năm
trước và quy mô lớn hơn nhiều. Trong động Thiên Đường có nhiều khối
thạch nhũ và măng đá kỳ
ảo.
Phần lớn nền đất trong động này là đất dẻo, khá bằng phẳng nên thuận
tiện cho việc tham quan và thám hiểm. Nhiệt độ bên trong động Thiên
Đường luôn chênh lệch so với bên ngoài khoảng 16 °C.
Quả không hổ thẹn với tên gọi, động Thiên Đường đứng đầu bảng xếp hạng hang động quốc tế vì tính thẩm mỹ, khoa học lẫn vẻ lộng lẫy, khoáng đạt, với nhiều tầng thạch nhũ đẹp say lòng. Khai trương ngày 3-9-2010 nhưng đến ngày 24-12-2010, động Thiên Đường mới mở cửa đón khách.
Cổng xuống Thiên đường là đây...
Có gì hay?
Đến cửa động, thật bất ngờ, cửa chỉ nhỏ vừa đủ một người xuống, nằm dưới lèn đá cao hơn trăm mét trông rất ngoạn mục. Một cái dốc dẫn xuống nền động dài 15m, dốc được tạo rất cầu kỳ với vô vàn hạt thạch nhũ to tròn, hai bên dốc có nhiều dấu tích sập đổ, ngổn ngang những cột thạch nhũ chổng chơ như thể vừa trải qua một đợt kiến tạo. Chân chạm nền động, một cảm giác mát lạnh phả vào, cho dù ngoài trời đang nắng nóng, nhiệt kế mang theo chỉ 18 độ, nhiệt độ lý tưởng để thưởng ngoạn thiên nhiên.
Đường lên lại "Hạ giới"...
Mỗi khối thạch nhũ đẹp mỗi vẻ, không khối nào giống khối nào, đã tạo nên một thiên đường huyền hoặc. Nào Cung Thạch Hoa Viên với khối thạch nhũ như tượng đức mẹ đồng trinh tay bế hài đồng; nào Cung Giao Trì là nơi Ngọc Hoàng bàn việc nước với các cận thần, xung quanh là tượng kỳ lân, chim phượng hoàng, ruộng bậc thang, nhà rơm. Độc đáo là Cung Quảng Hàn, nơi khối thạch nhũ rũ xuống trông như bức rèm the của tiên nữ. Hay Cung Quần Tiên Hội Tụ với cả quần thể tượng Phật A Di Đà, lạc đà hóa nghê châu, thầy trò Đường Tăng trên đường thỉnh kinh, linh vật mình ngựa đầu rồng, Phúc – Lộc – Thọ, tháp Phật. Có những cột nhũ lớn đường kính 1-2 m trông rất giống tượng Phật Bà Quan Âm.
Độc đáo là Cung Quảng Hàn, nơi khối thạch nhũ rũ xuống trông như bức rèm the của tiên nữ.
Cái này chắc là thạch “snack”, nhìn như mấy miếng bánh, hehe…
Cung Giao trì với thạch nhũ hình 3 ông Phước Lộc Thọ
Thạch "Phòng the"........
Ấn tượng nhất là Tháp Liên Hoa với hình thù đặc sắc mà dưới mắt mỗi người, ở mỗi góc nhìn đều mang những hình thù khác nhau; người thì bảo trông giống như cây thông Noel, người bảo giống tòa sen… Thật ra đó là khối thạch nhũ được hình thành từ những giọt nước bắn tung tóe không theo quy luật nào.
Cổng Thiên Đường.
Suối trong động...
Đây có lẽ là quảng đường động dài nhất, và là tấm hình chụp Panorama đẹp nhất của mình trong động...
Cung Quần Tiên Hội Tụ
Cao nhất là Cung Đại Thánh Đường, với trần hang cao nhất động.
Thạch “Nhà rông”
Đoạn cuối động, vẫn còn đang khai thác tiếp…
Lời khen cho nhà đầu tư Trường Thịnh
Không chỉ ngạc nhiên khi thưởng lãm một kỳ quan của đất trời mà tôi còn bất ngờ trước sự sạch sẽ, quy củ, đầu tư xây dựng công phu, chăm sóc kỹ lưỡng của đơn vị quản lý khai thác động Thiên Đường – Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh. Chắc là của tư nhân nên dàn nhân viên trong đồng phục bắt mắt đón khách rất nhiệt tình, được huấn luyện rất tốt, chào hỏi và mỉm cười rất dịu dàng như khách quý đến chơi, từ bác bảo vệ đến anh quản lý. Sau khi giới thiệu những nét chung về hang động, hướng dẫn viên đưa chúng tôi đi sâu vào trong hang qua tuyến cầu thang gỗ hàng trăm bậc được xây dựng và lắp đặt công phu dài hơn 1 km.
Không như các quần thể hang động khác tại Việt Nam, nhà đầu tư đã tôn trọng tự nhiên tối đa, ngay cả đèn chiếu sáng cũng là ánh sáng trắng nhằm giữ nguyên màu sắc tự nhiên, tươi mới của hang động. Trên toàn bộ đường tham quan, chúng tôi đều đi trên những thang gỗ tự nhiên chứ không để mài mòn nền động như những nơi khác. Cô hướng dẫn viên giải thích làm như vậy để khách dễ đi lại, bảo quản nền động không bị tàn phá.
Tấm này không phải được chụp bằng iPhone, nhưng nó mang tính chất tổng quan đường tham quan động, nên để vào cho các bạn tham khảo...
Nhà chờ ngoài cửa động.
Quả không hổ thẹn với tên gọi, động Thiên Đường đứng đầu bảng xếp hạng hang động quốc tế vì tính thẩm mỹ, khoa học lẫn vẻ lộng lẫy, khoáng đạt, với nhiều tầng thạch nhũ đẹp say lòng. Khai trương ngày 3-9-2010 nhưng đến ngày 24-12-2010, động Thiên Đường mới mở cửa đón khách.
Cổng xuống Thiên đường là đây...
Có gì hay?
Đến cửa động, thật bất ngờ, cửa chỉ nhỏ vừa đủ một người xuống, nằm dưới lèn đá cao hơn trăm mét trông rất ngoạn mục. Một cái dốc dẫn xuống nền động dài 15m, dốc được tạo rất cầu kỳ với vô vàn hạt thạch nhũ to tròn, hai bên dốc có nhiều dấu tích sập đổ, ngổn ngang những cột thạch nhũ chổng chơ như thể vừa trải qua một đợt kiến tạo. Chân chạm nền động, một cảm giác mát lạnh phả vào, cho dù ngoài trời đang nắng nóng, nhiệt kế mang theo chỉ 18 độ, nhiệt độ lý tưởng để thưởng ngoạn thiên nhiên.
Đường lên lại "Hạ giới"...
Mỗi khối thạch nhũ đẹp mỗi vẻ, không khối nào giống khối nào, đã tạo nên một thiên đường huyền hoặc. Nào Cung Thạch Hoa Viên với khối thạch nhũ như tượng đức mẹ đồng trinh tay bế hài đồng; nào Cung Giao Trì là nơi Ngọc Hoàng bàn việc nước với các cận thần, xung quanh là tượng kỳ lân, chim phượng hoàng, ruộng bậc thang, nhà rơm. Độc đáo là Cung Quảng Hàn, nơi khối thạch nhũ rũ xuống trông như bức rèm the của tiên nữ. Hay Cung Quần Tiên Hội Tụ với cả quần thể tượng Phật A Di Đà, lạc đà hóa nghê châu, thầy trò Đường Tăng trên đường thỉnh kinh, linh vật mình ngựa đầu rồng, Phúc – Lộc – Thọ, tháp Phật. Có những cột nhũ lớn đường kính 1-2 m trông rất giống tượng Phật Bà Quan Âm.
Độc đáo là Cung Quảng Hàn, nơi khối thạch nhũ rũ xuống trông như bức rèm the của tiên nữ.
Cái này chắc là thạch “snack”, nhìn như mấy miếng bánh, hehe…
Cung Giao trì với thạch nhũ hình 3 ông Phước Lộc Thọ
Thạch "Phòng the"........
Ấn tượng nhất là Tháp Liên Hoa với hình thù đặc sắc mà dưới mắt mỗi người, ở mỗi góc nhìn đều mang những hình thù khác nhau; người thì bảo trông giống như cây thông Noel, người bảo giống tòa sen… Thật ra đó là khối thạch nhũ được hình thành từ những giọt nước bắn tung tóe không theo quy luật nào.
Cổng Thiên Đường.
Suối trong động...
Đây có lẽ là quảng đường động dài nhất, và là tấm hình chụp Panorama đẹp nhất của mình trong động...
Cung Quần Tiên Hội Tụ
Cao nhất là Cung Đại Thánh Đường, với trần hang cao nhất động.
Thạch “Nhà rông”
Đoạn cuối động, vẫn còn đang khai thác tiếp…
Lời khen cho nhà đầu tư Trường Thịnh
Không chỉ ngạc nhiên khi thưởng lãm một kỳ quan của đất trời mà tôi còn bất ngờ trước sự sạch sẽ, quy củ, đầu tư xây dựng công phu, chăm sóc kỹ lưỡng của đơn vị quản lý khai thác động Thiên Đường – Công ty Cổ phần Tập đoàn Trường Thịnh. Chắc là của tư nhân nên dàn nhân viên trong đồng phục bắt mắt đón khách rất nhiệt tình, được huấn luyện rất tốt, chào hỏi và mỉm cười rất dịu dàng như khách quý đến chơi, từ bác bảo vệ đến anh quản lý. Sau khi giới thiệu những nét chung về hang động, hướng dẫn viên đưa chúng tôi đi sâu vào trong hang qua tuyến cầu thang gỗ hàng trăm bậc được xây dựng và lắp đặt công phu dài hơn 1 km.
Không như các quần thể hang động khác tại Việt Nam, nhà đầu tư đã tôn trọng tự nhiên tối đa, ngay cả đèn chiếu sáng cũng là ánh sáng trắng nhằm giữ nguyên màu sắc tự nhiên, tươi mới của hang động. Trên toàn bộ đường tham quan, chúng tôi đều đi trên những thang gỗ tự nhiên chứ không để mài mòn nền động như những nơi khác. Cô hướng dẫn viên giải thích làm như vậy để khách dễ đi lại, bảo quản nền động không bị tàn phá.
Tấm này không phải được chụp bằng iPhone, nhưng nó mang tính chất tổng quan đường tham quan động, nên để vào cho các bạn tham khảo...
Nhà chờ ngoài cửa động.
No comments:
Post a Comment