NGUYỄN QUỐC KHẢI * VIỆT NAM KHÓ ĐƯỢC VÀO TPP
VIỆT NAM KHÓ ĐƯỢC VÀO TPP VÌ VI PHẠM QUYỀN LAO ĐỘNG QUỐC TẾ CĂN BẢN
Nguyễn Quốc Khải
Washington-DC, 3-2-2014
Hình (Báo Lao Động): Một cuộc đình công của công nhân tại Việt Nam.
Việc thương thuyết về Hiệp Ước Hợp Tác Xuyên thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) giữa 12 quốc gia trong đó có Việt Nam, có nhiều triển vọng sẽ kết thúc trong năm 2014. Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất đang lãnh đạo việc thương thuyết này. Khi nhiều nước họp lại để trao đổi thương mại với nhau, luôn luôn có một số vấn đề phải cùng nhau giải quyết. Những vấn đề chính của TPP bao gồm quyền lao động, đầu tư, thu mua hàng hóa và dịch vụ của chánh phủ, dược phẩm và nông phẩm. Quyền lao động đứng hàng đầu, một vấn đề giản dị đối với những nước văn minh, nhưng xem ra gai góc đối với Việt Nam. Giữa một nước giầu và tiên tiến nhất là Hoa Kỳ và một nước nghèo và chậm tiến nhất là Việt Nam, đương nhiên có sự xung khắc mạnh mẽ về vấn đề lao động. Trong phần (I) của bài phân tách này chúng ta sẽ bàn về quyền lao động ở Việt Nam. Ở phần (II), chúng ta sẽ nói về quyền lao động và việc gia nhập TPP của Việt Nam.
I. QUYỀN LAO ĐỘNG
Điều 69 của Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định rằng “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luận.”
Điều 25 của Hiến Pháp Việt Nam 2013 cũng quy định tương tự: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Trên thực tế, công dân Việt Nam không có những quyền như vậy kể cả quyền hội họp và lập hội.
Quyền tập họp
Tại Việt Nam, công dân không có quyền tự do hội họp. Điều 5.2 của Nghị Định 38/2005/NĐ-CP về biện pháp bảo đảm trật tự công cộng ký ngày 18-3-2005 ngăn cấm “tập trung đông người trái với quy định của pháp luật ở lòng đường, vỉa hè, trước trụ sở cơ quan, tổ chức, tại khu vực đang diễn ra các hội nghị quốc tế, kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc các hoạt động chính trị quan trọng khác của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hoặc nơi công cộng khác.”
Điều 7 của Nghị Định này quy định rằng “Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký. Quy định này không áp dụng đối với các hoạt động do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức.”
Bộ Công An sau đó quy định thêm rằng tất cả mọi tập hợp từ năm người trở lên, phải có giấy phép của chánh quyền địa phương. 1/
Quyền lập hội
Việt Nam có những tổ chức do chánh phủ bảo trợ (government-sanctioned organization viết tắt là GSO) nhưng không có một tổ chức phi chánh phủ nào cả (non-government organization viết tắt là NGO). Tất cả những GSOs tại Việt Nam kể cả những tổ chức tôn giáo – ngoại trừ một số ít độc lập thường xuyên bị chánh quyền gây khó khăn 2/ – phải trực thuộc hoặc liên kết với với chánh quyền.
Thực tế là Việt Nam chưa phê chuẩn Công Ước 1948 của Liên Hiệp Quốc về Quyền Tự Do Lập Hội và Bảo Vệ Quyền Tổ Chức (U.N. Convention of 1948 concerning Freedom of Association and Protection of the Right to Organize) bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 4-7-1950, nghĩa là đã hơn nửa thế kỷ.
Quyền tổ chức và thương lượng tập thể
Công nhân Việt Nam không có quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Tất cả mọi cuộc đình công đều tự phát, không có người lãnh đạo, và đều bị chánh quyền và chủ nhân coi là bất hợp pháp. Những cuộc đình công này không được hỗ trợ bởi bất cứ nhóm nào hay bởi chánh phủ. Do đó, sức mạnh thương lượng tập thể rất yếu.
Theo luật lao động hiện hành, công nhân phải đưa những cuộc tranh chấp ra tòa. Họ chỉ có thể đình công nếu những tranh chấp không thể giài quyết được bằng thương lượng. Công nhân bắt buộc phải bồi thường chủ nhân nếu tòa án xét thấy rằng cuộc đình công của công nhân là bất hợp pháp. 3/
Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (TLĐLĐVN) là một tổ chức công đoàn duy nhất ở Việt Nam. Tất cả những công đoàn địa phương đều phải gia nhập TLĐLĐVN, một phong trào quần chúng thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của Đảng CSVN. Tất cả những người lãnh đạo công đoàn ở cấp quốc gia hay địa phương, đều là đảng viên Cộng Sản.
TS Đỗ Quỳnh Chi, một chuyên gia về lao động, sáng lập viên và giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Lao Động, đã viết trong tài liệu nghiên cứu xuất bản vào 2008 rằng không phải là một điều bất thường khi những quản trị viên của công ty trở thành người lãnh đạo công đoàn và những chủ công ty tìm cách ảnh hưởng đến cuộc bầu cử công đoàn. Do đó, những người lãnh đạo công đoàn thường được lãnh lương nhiều hơn những công nhân khác.
TS Đỗ Quỳnh Chi nhận xét thêm rằng Đảng CSVN tìm mọi cách để tuyển mộ đảng viên trong khu vực tư – một khu vực xẩy ra nhiều vụ đình công nhất. Mục tiêu là để thu nhận đa số các công nhân trong khu vực này vào đảng vào năm 2020 và thiết lập các tổ đảng viên trong tất cả các công ty. Điều này cho chúng ta thấy rằng Đảng CSVN hi vọng kế hoạch này sẽ giúp CSVN không những đã nắm được hết các chi nhánh công đoàn ở các công ty, mà còn len lỏi vào hàng ngũ công nhân hầu chi phối họ và giới hạn những cuộc đình công bất hợp pháp. Nếu tình trạng hiện tại không thay đổi, TS Chi cho rằng công đoàn không thể là một công đoàn thực sự. Nó sẽ tiếp tục là một tổ chức của nhà nước và tiếp tục có những cuộc đình công bất hợp pháp.
TS Võ Trí Hào tại Đại Học Kinh Tế thành phố HCM nói trắng ra rằng: “Ai cho tiền hoạt động thì bảo vệ người ấy; Công đoàn thời kỳ Đổi mới chưa bao giờ đứng ra tổ chức đình công để đấu tranh quyết liệt quyền lợi cho công nhân.” 4/
Ông Tống Văn Công, trong một bài bình luận đăng trên báo Lao Động, phân tách một số trường hợp đình công đã nhận xét rằng chủ tịch công đoàn cơ sở ăn lương của chủ nên không dám tập hợp ý kiến của công nhân, không dám gửi kiến nghị và đối thoại với chủ nhân, và không dám tổ chức đình công. Sau khi các cuộc đình công xẩy ra, cấp trên của công đoàn và đại diện chính quyền phải đến công ty tiến hành thủ tục làm thỏa ước lao động tập thể. Ông Công kết luận rằng công đoàn cơ sở hiện nay không đóng một vai trò nào cả. Theo ông Cống, cần phải để công nhân tự chọn lựa người có tâm huyết dược công nhân tín nhiệm vào công đoàn cơ sở. 5/
Thật là oái ăm khi giới công nhân lại bị kiềm chế trong một quốc gia do Đảng CSVN lãnh đạo, nhưng chính đảng này tự nhận là “đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” 6/
Với tất cả những giới hạn và chế tài như trên, giới công nhân mất hết tất cả những võ khí để tranh đấu bảo vệ quyền lợi của mình. TLĐLĐVN không đại diện công nhân mà chỉ là một công cụ của Đảng CSVN dùng để kiểm soát giới công nhân.
Cấm cưỡng bức lao động
Một số phúc trình tiết lộ rằng có vấn đề cưỡng bức lao động tại Việt Nam. Tù nhân thường xuyên bị cưỡng ép làm việc không được trả lương hoặc được trả rất ít. Tù nhân sản xuất thực phẩm và những sản phẩm khác để tiêu thụ trong nhà tù hay bán ở địa phương. Hạt điều là một trường hợp nổi tiếng. Human Right Watch tường thuật rằng cưỡng bức lao động được sử dụng tại các trung tâm phục hồi ma túy trên toàn quốc Việt Nam. Các tù nhân tại những trung tâm này phải bóc vỏ hạt điều trong sáu đến bẩy giờ mỗi ngày mà chỉ được lãnh $3 mỗi tháng. Cũng theo bản phúc trình này, trong thời gian 2000-2010, có trên 309,000 tù nhân đã đi qua 59 trung tâm giam giữ tại Việt Nam. 7/
Ngoài ra, các tù nhân tại các trại tù khác, kể cả các tù nhân lương tâm, gần đây đã tố cáo rằng họ bị cưỡng bức tham gia vào việc chế biến hạt điều. 8/ Việc xuất cảng hạt điều mang lại cho Việt Nam 1.5 tỉ Mỹ Kim mỗi năm.
Điều kiện làm việc và lương bổng
Cũng như Hiến Pháp 1992 và 2013 của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bảo đảm mọi quyền căn bản của công dân, luật lao động Việt Nam bảo đảm trên giấy tờ đầy đủ quyền lợi của công nhân như tại bất cứ một quốc gia phát triển trên thế giới. Trên thực tế, phần đông những công nhân Việt Nam phải chịu đựng lương thấp, làm nhiều giờ một ngày, không được trả lương phụ trội, điều kiện làm việc hại sức khỏe, không có bảo hiểm, và không có hưu bổng. Đây là những lý do tại ra sự bất ổn về công nhân tại Việt Nam.
Làn sóng đình công dầu tiên xẩy ra vào năm 2005 ở Việt Nam ở một mức độ ôn hòa. Con số đình công tăng dần vào những năm kế tiếp với 400 vụ vào năm 2006, 600 vụ vào năm 2007, và 762 lần vào năm 2008. Các vụ đình công nhiều hơn và cường độ mạnh hơn do mức lạm pháp gia tăng. Chánh phủ Việt Nam điều chỉnh lương tối thiểu hàng năm. Tuy nhiên mức lương tối thiểu tăng không kịp mức lạm phát. Năm 2011 chứng kiến 978 vụ đình công. Đến năm 2013 chỉ còn 400 vụ, phần lớn vì lương tăng và kinh tế trì trệ. Khu vực dệt may và đặc biệt các công ty đầu tư ngoại quốc là những nơi trải qua nhiều vụ đình công hơn những nơi khác.
Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam chưa hề khởi xướng, tổ chức, hay yểm trợ một cuộc đình công nhân. Do đó, theo luật, tất cả những cuộc đình công tại Việt Nam là bất hợp pháp. Và cũng theo luật, công nhân tham gia những cuộc đình công bất hợp pháp phải bồi thường chủ nhân như trên đây đã nói. Tuy nhiên cho tới nay, chính quyền Việt Nam chưa giám thi hành các luật này.
Một công nhân tại một xưởng máy trung bình phải làm 10 giờ mỗi ngày và sáu ngày mỗi tuần. Tuy nhiên họ chỉ được trả khoảng 28 xu một giờ hay 70 Mỹ kim mỗi tháng. Con số này tương tương với mức lương tối thiểu hiện nay trong khoảng 1.65 triệu – 2.35 triệu đồng Việt Nam, tức là vào khoảng 4% lương tối thiểu của Hoa Kỳ. Với thu nhập này công nhân gặp nhiều khó khăn để nuôi dưỡng gia đình.
II. LAO ĐỘNG và HỢP TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG
Lao động là một vấn đề gai góc trong các hiệp định thương mại quốc tế, đặc biệt là đối với tổ chức Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) giữa 12 nước trong đó có Việt Nam, đang được thành lập. Lý do là lao động là một trong những yếu tố ấn định giá sản xuất, khả năng tiếp thị, và việc làm.
Tiếng nói từ Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ
Vào tháng 4 năm vừa qua, Đại Sứ Demetrios Marantis, Đại diện Văn Phòng Thương Mại Hoa Kỳ, trực thuộc Phủ Tổng Thống Mỹ, đã đến Việt Nam để thương thuyết về TPP, đặc biệt về vấn đề lao động. Ông đã nhấn mạnh với Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam về tầm mức quan trọng đối với Hoa Kỳ của những điều khoản lao động trong TPP, bao gồm năm tiêu chuẩn cốt lõi của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế thuộc Liên Hiệp Quốc về quyền lao động. 9/
Năm tiêu chuẩn lao động cốt lỗi được rút tỉa từ tám Công Ước Lao Động Quốc Tế bao gồm:
1. Quyền lập hội.
2. Quyền thương lượng tập thể.
3. Loại bỏ mọi hình thức cưỡng bách lao động.
4. Loại bỏ lao động trẻ em.
5. Loại bỏ kỳ thị việc làm và nghề nghiệp.
Việt Nam hiện nay chưa thỏa mãn được những tiêu chuẩn trên. Ba tiêu chuẩn sau cùng có thể được cải thiện với thời gian. Nhưng đối với tiêu chuẩn (1) và (2), Việt Nam gặp khó khăn vì CSVN muốn độc quyền cai trị đất nước, không muốn có bất cứ một tổ chức nào đứng độc lập với họ. Tuy nhiên, nếu làm như vậy, CSVN đặt quyền lợi của Đảng lên trên quyền lợi của đất nước.
Chính phủ Hoa Kỳ chịu rất nhiều áp lực của những nhà lập pháp Hoa Kỳ. Quyền lao động là một phần của Quyền của con người nói chung. Trong một chuyến đi Việt Nam vào cuối năm 2013, Ngoại Trưởng John Kerry tuyên bố tại Hà Nội rằng “Việt Nam cần chứng tỏ tiếp tục tiến bộ về nhân quyền và tự do, bao gồm tự do tôn giáo, tự do phát biểu và tự do hội họp.”
Ông Kerry nói tiếp “không có những cải tổ như vậy, Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ rất có thể chống lại giao ước với Việt Nam, bao gồm cả việc gia nhập của Việt Nam vào chương trình Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương và việc thi hành hiệp định năng lượng hạt nhân dân sự.” 10/
DB George Miller, một thành viên cao cấp của Ủy Ban Giáo Dục và Nhân Lực (Committee on Education and the Workforce) của Hạ Viện Hoa Kỳ đã gửi thư vào tháng 7, 2013 cho Đại Sứ Michael Froman, Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ, nhân dịp Chủ Tịch Nhà Nước Trương Tấn Sang viếng thăm Hoa Kỳ. Trong lá thư này Ông Miller tố cáo rằng Việt Nam không tôn trọng quyền tự do lập hội, quyền thương lượng tập thể, cưỡng bách lao động và sử dụng lao động trẻ em. Ông cũng yêu cầu Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ ước định xem Việt Nam có thể thi hành bổn phận về lao động hay không nếu hiệp định TPP được ký kết. Nếu quá khó khăn để định lượng một vấn đề còn đang trong vòng thương thuyết, Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ làm một cuộc khảo sát tương tự về việc Việt Nam thi hành những luật lệ về lao động trong khuôn khổ Hiệp Định Thương Mại Song phương Mỹ Việt ký ngày 10-5-2007. 11/
Tiếng nói từ những tổ chức lao động Hoa Kỳ
Hành pháp Hoa Kỳ còn chịu nhiều áp lực của các tổ chức lao động Hoa Kỳ. Tỏng Liên Doàn Lao Động Hoa Kỳ (American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations viết tắt là AFL-CIO), môt trong những tổ chức lao động lớn nhất ở Hoa Kỳ, bao gồm 56 công đoàn với 12.5 triệu đoàn viên, tố cáo rằng chương Lao Động của thỏa ước TPP đã không đề cập tới những tiêu chuẩn lao động cốt lõi của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế và cũng không hề nói những điều lệ lao động có thể buộc thi hành được hay không. AFL-CIO tuyên bố tiếp rằng AFL-CIO đã tranh đấu cam go để thiết lập được một chương mạnh mẽ về lao động trong thỏa ước TPP hầu bảo đảm rằng công nhân của bất cứ một quốc gia nào trong TPP, kể cả Việt Nam, có thể sử dụng những quyền căn bản như quyền lập hội và quyền thương thuyết tập thể. 12/
Vào tháng 7 năm vừa qua, trước khi Chủ Tịch Nhà Nước Việt Nam viếng thăm Hoa Kỳ, Ông James P. Hoffa, Tổng Chủ Tịch của International Brotherhood of Teamsters, một tổ chức công đoàn tại Hoa Kỳ với 1.4 triệu đoàn viên, nói rằng điều kiện làm việc đã tồi tệ và lạm dụng tại Việt Nam cần phải được đề cập đến trước khi cộng đồng thế giới thưởng công cho Việt Nam.
Bản thông cáo báo chí của The Internatrional Brotherhood of Teamsters phổ biến ngày 24-7-2013 nói rằng một liên minh những nhà hoạt động lao động và nhân quyền đã kêu gọi ngưng mọi thương thuyết với Việt Nam về TPP cho đến khi Việt Nam có thể chứng tỏ rằng quốc gia này thỏa mãn được những tiêu chuẩn căn bản về lao động, môi trường, và nhân quyền. 13/
Communications Workers of America (CWA) tuyên bố rằng thu nhận Việt Nam vào TPP là thưởng công cho một chế độ vi phạm nhân quyền và quyền lao động một cách có hệ thống. CWA tố cáo rằng Việt Nam can dự vào việc buôn lao động trẻ em, điều kiện làm việc không an toàn, trà đạp quyền lao động được quốc tế công nhận, kỳ thị nữ công nhân mang thai, công nhân không được hưởng ít nhất bốn ngày nghỉ trong tháng, phải làm nhiều giờ phụ trội mặc dù không muốn. Như để thách thức Hoa Kỳ, khoảng 10 ngày trước khi Tổng Thống Obama tiếp Chủ Tịch Nhà Nước Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng vào ngày 15-7-2013, Việt Nam ban hành một nghị định mới hạn chế tối đa việc sử dụng Internet và quy định hình phạt nặng nề những ai trao đổi tin tức trên mạng. 14/
Ủy Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Công Nhân Việt Nam (U.S. Committee to Protect Vietnamese Workers – CPVW-USA) vào 2008 cũng đã đề nghị Chánh Phủ Hoa Kỳ không chấp thuận cho Việt Nam hưởng quy chế Ưu Đãi Phổ Quát (Generalized System of Preference – GSP) cho đến khi Việt Nam cho phép công nhân được tự do thành lập nghiệp đoàn độc lập và được quyền thương lượng tập thể. 15/ Mặc dù Việt Nam được nhiều công ty lớn của Mỹ có vốn đầu tư ở Việt Nam ủng hộ bao gồm IBM, Ford, etc. nhưng rõ ràng Việt Nam không thỏa mãn điều kiện lao động, do đó chánh phủ Hoa Kỳ cho tới nay vẫn chưa chấp thuận cho Việt Nam hưởng quy chế này.
III. KẾT LUẬN
Với sự vắng mặt của Trung Quốc trong TPP, nếu trở thành một hội viên của TPP, Việt Nam sẽ là một nguồn cung cấp lao động rẻ tiền nhất trong 12 nước. Giá lao động ở Trung Quốc đã thấp, nhưng lương lao động ở Việt Nam còn thấp hơn, chỉ bằng khoảng 1/2 của Trung Quốc. Nếu vào được TPP, Việt Nam sẽ thu hút được thêm nhiều vốn đầu tư ngoại quốc để phát triển. TPP sẽ vô cùng lợi ích đối với Việt Nam. Với những cải tổ chính trị tương tự tiếp theo cải tổ về lao động và nhân quyền, Việt Nam sẽ phát triển nhanh chóng trong mười năm tới và sẽ thu ngắn khoảng cách thua kém những nước Á châu khác và tăng cường một cách đáng kể khả năng bảo vệ lãnh thổ. Sức mạnh kinh tế mang lại sức mạnh về quân sự. Nhưng nếu Việt Nam không thay đổi luật lao động cho phù hợp với luật lao động quốc tế thì Việt Nam khó vào được TPP. Một cơ hội tốt đẹp lại sẽ bi bỏ lỡ. Việt Nam sẽ tiếp tục thụt hậu. 16/ Nếu trường hợp này xẩy ra, thật là bất hạnh cho 90 triệu dân Việt Nam.
Chú thích:
1. Thông tư của Bộ Công An số 09/2005/TT-BCA ngày 5-9-2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị Định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng.
2. Một số tổ chức (chính thức hay không chính thức) được biết đến nhiều là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Khối 8406, Nhóm Thân Hữu Đà Lạt, Đảng Thăng Tiến, Đảng Việt Tân, Đảng Dân Chủ Nhân Dân, Đảng Dân Chủ Việt Nam, Công Đoàn Độc Lập Việt Nam, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Hội Bầu Bí Tương Thân.
3. Nghị Định Số 11/2008/NĐ-CP, 30-1-2008 và Thông Tư Liên Tịch số 07/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC, ngày 30-5-2008.
4. Võ Trí Hào, “Sửa Hiến Pháp Đừng bít lối vào TPP: ai cho tiền thì bảo vệ người ấy,” Tuần Việt Nam, 27-9-2013.
5. Tống Văn Công, “Vì sao hơn 5.000 cuộc đình công không do công đoàn lãnh đạo?” Báo Lao Động, 26-7-2013.
6. Điều 4.1 Hiến Pháp 2013.
7. HRW, “The Rehab archipelago, forced labor and other abuses in drug detention centers in Southern Vietnam,” September 7, 2011.
8. Đỗ Thị Minh Hạnh, “Thư gửi cho cha từ trại tù,” Xuân Lộc, Đồng Nai, 10-6-2013.
9. American Chamber of Commerce in Vietnam, “Strong labor standards more investment opportunities: working in Vietnam to advance TPP,” April 22, 2013.
10. Mathew Lee, “Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc, tăng cường trợ giúp Hải Quân Đông Nam Á,” AP, 16-12-2013. Bản tiếng Việt: Nguyễn Quốc Khải.
11. George Miller, “Letter to Ambassador Michael Froman, Office of the United States Trade Representative,” July 24, 2013.
12. AFL-CIO, “Trans-Pacific Partnership Free Trade Agreement (TPP), undated document on www.aflcio.org.
13. International Brotherhood of Teamsters, “Labor and Human Rights Coalition Call for Suspension of Trade Discussion with Vietnam,” July 24, 2013.
14. Nghị Định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
15. Khai Nguyen, “Comment on Vietnam’s eligibility under the Generalized System of Preferences Program,” U.S. Committee to Protect Vietnamese Workers August 4, 2008.
16. Nguyễn Quốc Khải, “Việt Nam và Hiệp Định TPP – Thách Thức và Cơ Hội,” VOA, 30-8-2013.
Việc thương thuyết về Hiệp Ước Hợp Tác Xuyên thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) giữa 12 quốc gia trong đó có Việt Nam, có nhiều triển vọng sẽ kết thúc trong năm 2014. Hoa Kỳ là quốc gia có nền kinh tế mạnh nhất đang lãnh đạo việc thương thuyết này. Khi nhiều nước họp lại để trao đổi thương mại với nhau, luôn luôn có một số vấn đề phải cùng nhau giải quyết. Những vấn đề chính của TPP bao gồm quyền lao động, đầu tư, thu mua hàng hóa và dịch vụ của chánh phủ, dược phẩm và nông phẩm. Quyền lao động đứng hàng đầu, một vấn đề giản dị đối với những nước văn minh, nhưng xem ra gai góc đối với Việt Nam. Giữa một nước giầu và tiên tiến nhất là Hoa Kỳ và một nước nghèo và chậm tiến nhất là Việt Nam, đương nhiên có sự xung khắc mạnh mẽ về vấn đề lao động. Trong phần (I) của bài phân tách này chúng ta sẽ bàn về quyền lao động ở Việt Nam. Ở phần (II), chúng ta sẽ nói về quyền lao động và việc gia nhập TPP của Việt Nam.
I. QUYỀN LAO ĐỘNG
Điều 69 của Hiến pháp Việt Nam 1992 quy định rằng “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luận.”
Điều 25 của Hiến Pháp Việt Nam 2013 cũng quy định tương tự: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.”
Trên thực tế, công dân Việt Nam không có những quyền như vậy kể cả quyền hội họp và lập hội.
Quyền tập họp
Tại Việt Nam, công dân không có quyền tự do hội họp. Điều 5.2 của Nghị Định 38/2005/NĐ-CP về biện pháp bảo đảm trật tự công cộng ký ngày 18-3-2005 ngăn cấm “tập trung đông người trái với quy định của pháp luật ở lòng đường, vỉa hè, trước trụ sở cơ quan, tổ chức, tại khu vực đang diễn ra các hội nghị quốc tế, kỳ họp Quốc hội, Hội đồng nhân dân hoặc các hoạt động chính trị quan trọng khác của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội hoặc nơi công cộng khác.”
Điều 7 của Nghị Định này quy định rằng “Việc tập trung đông người ở nơi công cộng phải đăng ký trước với Uỷ ban nhân dân có thẩm quyền nơi diễn ra các hoạt động đó và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký. Quy định này không áp dụng đối với các hoạt động do các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức.”
Bộ Công An sau đó quy định thêm rằng tất cả mọi tập hợp từ năm người trở lên, phải có giấy phép của chánh quyền địa phương. 1/
Quyền lập hội
Việt Nam có những tổ chức do chánh phủ bảo trợ (government-sanctioned organization viết tắt là GSO) nhưng không có một tổ chức phi chánh phủ nào cả (non-government organization viết tắt là NGO). Tất cả những GSOs tại Việt Nam kể cả những tổ chức tôn giáo – ngoại trừ một số ít độc lập thường xuyên bị chánh quyền gây khó khăn 2/ – phải trực thuộc hoặc liên kết với với chánh quyền.
Thực tế là Việt Nam chưa phê chuẩn Công Ước 1948 của Liên Hiệp Quốc về Quyền Tự Do Lập Hội và Bảo Vệ Quyền Tổ Chức (U.N. Convention of 1948 concerning Freedom of Association and Protection of the Right to Organize) bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày 4-7-1950, nghĩa là đã hơn nửa thế kỷ.
Quyền tổ chức và thương lượng tập thể
Công nhân Việt Nam không có quyền tổ chức và thương lượng tập thể. Tất cả mọi cuộc đình công đều tự phát, không có người lãnh đạo, và đều bị chánh quyền và chủ nhân coi là bất hợp pháp. Những cuộc đình công này không được hỗ trợ bởi bất cứ nhóm nào hay bởi chánh phủ. Do đó, sức mạnh thương lượng tập thể rất yếu.
Theo luật lao động hiện hành, công nhân phải đưa những cuộc tranh chấp ra tòa. Họ chỉ có thể đình công nếu những tranh chấp không thể giài quyết được bằng thương lượng. Công nhân bắt buộc phải bồi thường chủ nhân nếu tòa án xét thấy rằng cuộc đình công của công nhân là bất hợp pháp. 3/
Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam (TLĐLĐVN) là một tổ chức công đoàn duy nhất ở Việt Nam. Tất cả những công đoàn địa phương đều phải gia nhập TLĐLĐVN, một phong trào quần chúng thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, một tổ chức ngoại vi của Đảng CSVN. Tất cả những người lãnh đạo công đoàn ở cấp quốc gia hay địa phương, đều là đảng viên Cộng Sản.
TS Đỗ Quỳnh Chi, một chuyên gia về lao động, sáng lập viên và giám đốc Trung Tâm Nghiên Cứu Lao Động, đã viết trong tài liệu nghiên cứu xuất bản vào 2008 rằng không phải là một điều bất thường khi những quản trị viên của công ty trở thành người lãnh đạo công đoàn và những chủ công ty tìm cách ảnh hưởng đến cuộc bầu cử công đoàn. Do đó, những người lãnh đạo công đoàn thường được lãnh lương nhiều hơn những công nhân khác.
TS Đỗ Quỳnh Chi nhận xét thêm rằng Đảng CSVN tìm mọi cách để tuyển mộ đảng viên trong khu vực tư – một khu vực xẩy ra nhiều vụ đình công nhất. Mục tiêu là để thu nhận đa số các công nhân trong khu vực này vào đảng vào năm 2020 và thiết lập các tổ đảng viên trong tất cả các công ty. Điều này cho chúng ta thấy rằng Đảng CSVN hi vọng kế hoạch này sẽ giúp CSVN không những đã nắm được hết các chi nhánh công đoàn ở các công ty, mà còn len lỏi vào hàng ngũ công nhân hầu chi phối họ và giới hạn những cuộc đình công bất hợp pháp. Nếu tình trạng hiện tại không thay đổi, TS Chi cho rằng công đoàn không thể là một công đoàn thực sự. Nó sẽ tiếp tục là một tổ chức của nhà nước và tiếp tục có những cuộc đình công bất hợp pháp.
TS Võ Trí Hào tại Đại Học Kinh Tế thành phố HCM nói trắng ra rằng: “Ai cho tiền hoạt động thì bảo vệ người ấy; Công đoàn thời kỳ Đổi mới chưa bao giờ đứng ra tổ chức đình công để đấu tranh quyết liệt quyền lợi cho công nhân.” 4/
Ông Tống Văn Công, trong một bài bình luận đăng trên báo Lao Động, phân tách một số trường hợp đình công đã nhận xét rằng chủ tịch công đoàn cơ sở ăn lương của chủ nên không dám tập hợp ý kiến của công nhân, không dám gửi kiến nghị và đối thoại với chủ nhân, và không dám tổ chức đình công. Sau khi các cuộc đình công xẩy ra, cấp trên của công đoàn và đại diện chính quyền phải đến công ty tiến hành thủ tục làm thỏa ước lao động tập thể. Ông Công kết luận rằng công đoàn cơ sở hiện nay không đóng một vai trò nào cả. Theo ông Cống, cần phải để công nhân tự chọn lựa người có tâm huyết dược công nhân tín nhiệm vào công đoàn cơ sở. 5/
Thật là oái ăm khi giới công nhân lại bị kiềm chế trong một quốc gia do Đảng CSVN lãnh đạo, nhưng chính đảng này tự nhận là “đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời là đội tiên phong của Nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam, đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, Nhân dân lao động và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.” 6/
Với tất cả những giới hạn và chế tài như trên, giới công nhân mất hết tất cả những võ khí để tranh đấu bảo vệ quyền lợi của mình. TLĐLĐVN không đại diện công nhân mà chỉ là một công cụ của Đảng CSVN dùng để kiểm soát giới công nhân.
Cấm cưỡng bức lao động
Một số phúc trình tiết lộ rằng có vấn đề cưỡng bức lao động tại Việt Nam. Tù nhân thường xuyên bị cưỡng ép làm việc không được trả lương hoặc được trả rất ít. Tù nhân sản xuất thực phẩm và những sản phẩm khác để tiêu thụ trong nhà tù hay bán ở địa phương. Hạt điều là một trường hợp nổi tiếng. Human Right Watch tường thuật rằng cưỡng bức lao động được sử dụng tại các trung tâm phục hồi ma túy trên toàn quốc Việt Nam. Các tù nhân tại những trung tâm này phải bóc vỏ hạt điều trong sáu đến bẩy giờ mỗi ngày mà chỉ được lãnh $3 mỗi tháng. Cũng theo bản phúc trình này, trong thời gian 2000-2010, có trên 309,000 tù nhân đã đi qua 59 trung tâm giam giữ tại Việt Nam. 7/
Ngoài ra, các tù nhân tại các trại tù khác, kể cả các tù nhân lương tâm, gần đây đã tố cáo rằng họ bị cưỡng bức tham gia vào việc chế biến hạt điều. 8/ Việc xuất cảng hạt điều mang lại cho Việt Nam 1.5 tỉ Mỹ Kim mỗi năm.
Điều kiện làm việc và lương bổng
Cũng như Hiến Pháp 1992 và 2013 của Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam bảo đảm mọi quyền căn bản của công dân, luật lao động Việt Nam bảo đảm trên giấy tờ đầy đủ quyền lợi của công nhân như tại bất cứ một quốc gia phát triển trên thế giới. Trên thực tế, phần đông những công nhân Việt Nam phải chịu đựng lương thấp, làm nhiều giờ một ngày, không được trả lương phụ trội, điều kiện làm việc hại sức khỏe, không có bảo hiểm, và không có hưu bổng. Đây là những lý do tại ra sự bất ổn về công nhân tại Việt Nam.
Làn sóng đình công dầu tiên xẩy ra vào năm 2005 ở Việt Nam ở một mức độ ôn hòa. Con số đình công tăng dần vào những năm kế tiếp với 400 vụ vào năm 2006, 600 vụ vào năm 2007, và 762 lần vào năm 2008. Các vụ đình công nhiều hơn và cường độ mạnh hơn do mức lạm pháp gia tăng. Chánh phủ Việt Nam điều chỉnh lương tối thiểu hàng năm. Tuy nhiên mức lương tối thiểu tăng không kịp mức lạm phát. Năm 2011 chứng kiến 978 vụ đình công. Đến năm 2013 chỉ còn 400 vụ, phần lớn vì lương tăng và kinh tế trì trệ. Khu vực dệt may và đặc biệt các công ty đầu tư ngoại quốc là những nơi trải qua nhiều vụ đình công hơn những nơi khác.
Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam chưa hề khởi xướng, tổ chức, hay yểm trợ một cuộc đình công nhân. Do đó, theo luật, tất cả những cuộc đình công tại Việt Nam là bất hợp pháp. Và cũng theo luật, công nhân tham gia những cuộc đình công bất hợp pháp phải bồi thường chủ nhân như trên đây đã nói. Tuy nhiên cho tới nay, chính quyền Việt Nam chưa giám thi hành các luật này.
Một công nhân tại một xưởng máy trung bình phải làm 10 giờ mỗi ngày và sáu ngày mỗi tuần. Tuy nhiên họ chỉ được trả khoảng 28 xu một giờ hay 70 Mỹ kim mỗi tháng. Con số này tương tương với mức lương tối thiểu hiện nay trong khoảng 1.65 triệu – 2.35 triệu đồng Việt Nam, tức là vào khoảng 4% lương tối thiểu của Hoa Kỳ. Với thu nhập này công nhân gặp nhiều khó khăn để nuôi dưỡng gia đình.
II. LAO ĐỘNG và HỢP TÁC XUYÊN THÁI BÌNH DƯƠNG
Lao động là một vấn đề gai góc trong các hiệp định thương mại quốc tế, đặc biệt là đối với tổ chức Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) giữa 12 nước trong đó có Việt Nam, đang được thành lập. Lý do là lao động là một trong những yếu tố ấn định giá sản xuất, khả năng tiếp thị, và việc làm.
Tiếng nói từ Hành Pháp và Lập Pháp Hoa Kỳ
Vào tháng 4 năm vừa qua, Đại Sứ Demetrios Marantis, Đại diện Văn Phòng Thương Mại Hoa Kỳ, trực thuộc Phủ Tổng Thống Mỹ, đã đến Việt Nam để thương thuyết về TPP, đặc biệt về vấn đề lao động. Ông đã nhấn mạnh với Ông Đặng Ngọc Tùng, Chủ Tịch Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam về tầm mức quan trọng đối với Hoa Kỳ của những điều khoản lao động trong TPP, bao gồm năm tiêu chuẩn cốt lõi của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế thuộc Liên Hiệp Quốc về quyền lao động. 9/
Năm tiêu chuẩn lao động cốt lỗi được rút tỉa từ tám Công Ước Lao Động Quốc Tế bao gồm:
1. Quyền lập hội.
2. Quyền thương lượng tập thể.
3. Loại bỏ mọi hình thức cưỡng bách lao động.
4. Loại bỏ lao động trẻ em.
5. Loại bỏ kỳ thị việc làm và nghề nghiệp.
Việt Nam hiện nay chưa thỏa mãn được những tiêu chuẩn trên. Ba tiêu chuẩn sau cùng có thể được cải thiện với thời gian. Nhưng đối với tiêu chuẩn (1) và (2), Việt Nam gặp khó khăn vì CSVN muốn độc quyền cai trị đất nước, không muốn có bất cứ một tổ chức nào đứng độc lập với họ. Tuy nhiên, nếu làm như vậy, CSVN đặt quyền lợi của Đảng lên trên quyền lợi của đất nước.
Chính phủ Hoa Kỳ chịu rất nhiều áp lực của những nhà lập pháp Hoa Kỳ. Quyền lao động là một phần của Quyền của con người nói chung. Trong một chuyến đi Việt Nam vào cuối năm 2013, Ngoại Trưởng John Kerry tuyên bố tại Hà Nội rằng “Việt Nam cần chứng tỏ tiếp tục tiến bộ về nhân quyền và tự do, bao gồm tự do tôn giáo, tự do phát biểu và tự do hội họp.”
Ông Kerry nói tiếp “không có những cải tổ như vậy, Quốc Hội Hoa Kỳ sẽ rất có thể chống lại giao ước với Việt Nam, bao gồm cả việc gia nhập của Việt Nam vào chương trình Hợp Tác Xuyên Thái Bình Dương và việc thi hành hiệp định năng lượng hạt nhân dân sự.” 10/
DB George Miller, một thành viên cao cấp của Ủy Ban Giáo Dục và Nhân Lực (Committee on Education and the Workforce) của Hạ Viện Hoa Kỳ đã gửi thư vào tháng 7, 2013 cho Đại Sứ Michael Froman, Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ, nhân dịp Chủ Tịch Nhà Nước Trương Tấn Sang viếng thăm Hoa Kỳ. Trong lá thư này Ông Miller tố cáo rằng Việt Nam không tôn trọng quyền tự do lập hội, quyền thương lượng tập thể, cưỡng bách lao động và sử dụng lao động trẻ em. Ông cũng yêu cầu Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ ước định xem Việt Nam có thể thi hành bổn phận về lao động hay không nếu hiệp định TPP được ký kết. Nếu quá khó khăn để định lượng một vấn đề còn đang trong vòng thương thuyết, Văn Phòng Đại Diện Thương Mại Hoa Kỳ làm một cuộc khảo sát tương tự về việc Việt Nam thi hành những luật lệ về lao động trong khuôn khổ Hiệp Định Thương Mại Song phương Mỹ Việt ký ngày 10-5-2007. 11/
Tiếng nói từ những tổ chức lao động Hoa Kỳ
Hành pháp Hoa Kỳ còn chịu nhiều áp lực của các tổ chức lao động Hoa Kỳ. Tỏng Liên Doàn Lao Động Hoa Kỳ (American Federation of Labor and Congress of Industrial Organizations viết tắt là AFL-CIO), môt trong những tổ chức lao động lớn nhất ở Hoa Kỳ, bao gồm 56 công đoàn với 12.5 triệu đoàn viên, tố cáo rằng chương Lao Động của thỏa ước TPP đã không đề cập tới những tiêu chuẩn lao động cốt lõi của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế và cũng không hề nói những điều lệ lao động có thể buộc thi hành được hay không. AFL-CIO tuyên bố tiếp rằng AFL-CIO đã tranh đấu cam go để thiết lập được một chương mạnh mẽ về lao động trong thỏa ước TPP hầu bảo đảm rằng công nhân của bất cứ một quốc gia nào trong TPP, kể cả Việt Nam, có thể sử dụng những quyền căn bản như quyền lập hội và quyền thương thuyết tập thể. 12/
Vào tháng 7 năm vừa qua, trước khi Chủ Tịch Nhà Nước Việt Nam viếng thăm Hoa Kỳ, Ông James P. Hoffa, Tổng Chủ Tịch của International Brotherhood of Teamsters, một tổ chức công đoàn tại Hoa Kỳ với 1.4 triệu đoàn viên, nói rằng điều kiện làm việc đã tồi tệ và lạm dụng tại Việt Nam cần phải được đề cập đến trước khi cộng đồng thế giới thưởng công cho Việt Nam.
Bản thông cáo báo chí của The Internatrional Brotherhood of Teamsters phổ biến ngày 24-7-2013 nói rằng một liên minh những nhà hoạt động lao động và nhân quyền đã kêu gọi ngưng mọi thương thuyết với Việt Nam về TPP cho đến khi Việt Nam có thể chứng tỏ rằng quốc gia này thỏa mãn được những tiêu chuẩn căn bản về lao động, môi trường, và nhân quyền. 13/
Communications Workers of America (CWA) tuyên bố rằng thu nhận Việt Nam vào TPP là thưởng công cho một chế độ vi phạm nhân quyền và quyền lao động một cách có hệ thống. CWA tố cáo rằng Việt Nam can dự vào việc buôn lao động trẻ em, điều kiện làm việc không an toàn, trà đạp quyền lao động được quốc tế công nhận, kỳ thị nữ công nhân mang thai, công nhân không được hưởng ít nhất bốn ngày nghỉ trong tháng, phải làm nhiều giờ phụ trội mặc dù không muốn. Như để thách thức Hoa Kỳ, khoảng 10 ngày trước khi Tổng Thống Obama tiếp Chủ Tịch Nhà Nước Trương Tấn Sang tại Nhà Trắng vào ngày 15-7-2013, Việt Nam ban hành một nghị định mới hạn chế tối đa việc sử dụng Internet và quy định hình phạt nặng nề những ai trao đổi tin tức trên mạng. 14/
Ủy Ban Hoa Kỳ Bảo Vệ Công Nhân Việt Nam (U.S. Committee to Protect Vietnamese Workers – CPVW-USA) vào 2008 cũng đã đề nghị Chánh Phủ Hoa Kỳ không chấp thuận cho Việt Nam hưởng quy chế Ưu Đãi Phổ Quát (Generalized System of Preference – GSP) cho đến khi Việt Nam cho phép công nhân được tự do thành lập nghiệp đoàn độc lập và được quyền thương lượng tập thể. 15/ Mặc dù Việt Nam được nhiều công ty lớn của Mỹ có vốn đầu tư ở Việt Nam ủng hộ bao gồm IBM, Ford, etc. nhưng rõ ràng Việt Nam không thỏa mãn điều kiện lao động, do đó chánh phủ Hoa Kỳ cho tới nay vẫn chưa chấp thuận cho Việt Nam hưởng quy chế này.
III. KẾT LUẬN
Với sự vắng mặt của Trung Quốc trong TPP, nếu trở thành một hội viên của TPP, Việt Nam sẽ là một nguồn cung cấp lao động rẻ tiền nhất trong 12 nước. Giá lao động ở Trung Quốc đã thấp, nhưng lương lao động ở Việt Nam còn thấp hơn, chỉ bằng khoảng 1/2 của Trung Quốc. Nếu vào được TPP, Việt Nam sẽ thu hút được thêm nhiều vốn đầu tư ngoại quốc để phát triển. TPP sẽ vô cùng lợi ích đối với Việt Nam. Với những cải tổ chính trị tương tự tiếp theo cải tổ về lao động và nhân quyền, Việt Nam sẽ phát triển nhanh chóng trong mười năm tới và sẽ thu ngắn khoảng cách thua kém những nước Á châu khác và tăng cường một cách đáng kể khả năng bảo vệ lãnh thổ. Sức mạnh kinh tế mang lại sức mạnh về quân sự. Nhưng nếu Việt Nam không thay đổi luật lao động cho phù hợp với luật lao động quốc tế thì Việt Nam khó vào được TPP. Một cơ hội tốt đẹp lại sẽ bi bỏ lỡ. Việt Nam sẽ tiếp tục thụt hậu. 16/ Nếu trường hợp này xẩy ra, thật là bất hạnh cho 90 triệu dân Việt Nam.
Chú thích:
1. Thông tư của Bộ Công An số 09/2005/TT-BCA ngày 5-9-2005 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị Định số 38/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của chính phủ quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng.
2. Một số tổ chức (chính thức hay không chính thức) được biết đến nhiều là Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo, Khối 8406, Nhóm Thân Hữu Đà Lạt, Đảng Thăng Tiến, Đảng Việt Tân, Đảng Dân Chủ Nhân Dân, Đảng Dân Chủ Việt Nam, Công Đoàn Độc Lập Việt Nam, Hiệp Hội Đoàn Kết Công Nông Việt Nam, Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự, Hội Bầu Bí Tương Thân.
3. Nghị Định Số 11/2008/NĐ-CP, 30-1-2008 và Thông Tư Liên Tịch số 07/2008/TTLT-BLĐTBXH-BTC, ngày 30-5-2008.
4. Võ Trí Hào, “Sửa Hiến Pháp Đừng bít lối vào TPP: ai cho tiền thì bảo vệ người ấy,” Tuần Việt Nam, 27-9-2013.
5. Tống Văn Công, “Vì sao hơn 5.000 cuộc đình công không do công đoàn lãnh đạo?” Báo Lao Động, 26-7-2013.
6. Điều 4.1 Hiến Pháp 2013.
7. HRW, “The Rehab archipelago, forced labor and other abuses in drug detention centers in Southern Vietnam,” September 7, 2011.
8. Đỗ Thị Minh Hạnh, “Thư gửi cho cha từ trại tù,” Xuân Lộc, Đồng Nai, 10-6-2013.
9. American Chamber of Commerce in Vietnam, “Strong labor standards more investment opportunities: working in Vietnam to advance TPP,” April 22, 2013.
10. Mathew Lee, “Hoa Kỳ nhắm vào Trung Quốc, tăng cường trợ giúp Hải Quân Đông Nam Á,” AP, 16-12-2013. Bản tiếng Việt: Nguyễn Quốc Khải.
11. George Miller, “Letter to Ambassador Michael Froman, Office of the United States Trade Representative,” July 24, 2013.
12. AFL-CIO, “Trans-Pacific Partnership Free Trade Agreement (TPP), undated document on www.aflcio.org.
13. International Brotherhood of Teamsters, “Labor and Human Rights Coalition Call for Suspension of Trade Discussion with Vietnam,” July 24, 2013.
14. Nghị Định số 72/2013/NĐ-CP ngày 15-7-2013 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng.
15. Khai Nguyen, “Comment on Vietnam’s eligibility under the Generalized System of Preferences Program,” U.S. Committee to Protect Vietnamese Workers August 4, 2008.
16. Nguyễn Quốc Khải, “Việt Nam và Hiệp Định TPP – Thách Thức và Cơ Hội,” VOA, 30-8-2013.
Sunday, December 1, 2013
TRẦN NGỌC TOÀN * VƯỢT BIÊN
VƯỢT BIÊN !
TRẦN NGỌC TOÀN
Từ Trại Tù Cải Tạo Số 3 Tân Kỳ, ở vùng núi Nghệ Tĩnh, năm 1981, tôi được
chuyển về Nam với gần 300 người cùng số phận trên một chuyến xe lửa. Ở
trại tù Hàm Tân đến ngày 22/3/1984, tôi được lệnh thả về nhờ sự xoay sở
của gia đình. Đáng lý, tôi phải chịu thêm “một lệnh tập trung cải tạo 3
năm” nữa mới hy vọng ra khỏi trại giam theo tiêu chuẩn của Việt Cộng.
Năm 1978, khi còn ở trại tù Hoàng Liên Sơn, trong lá thư đầu tiên được
gởi về cho gia đình, tôi tự thấy không có ngày về nên đã nhắn với gia
đình tìm cách vượt biên bằng câu: “Hãy đi khu kinh tế mới với bà chị của
tôi,” trong khi bà chị tôi đã sang Mỹ từ năm 1969.
Sau đó bẵng đi cả năm sau tôi mới được tin vợ con tôi đã vượt biên và
định cư tại Virginia với bà chị của tôi, năm 1979. Đứa con gái lớn của
tôi mới 10 tuổi và đứa em vừa 5 tuổi.
Tính ra tôi ở tù cộng sản gần trọn 9 năm với 5 năm ngoài Bắc và 4 năm
trong Nam. Giấy Ra Trại buộc tôi phải trở về Đà Lạt với cha tôi vì gia
đình tôi ở Sài Gòn đã vượt biên từ năm 1978. Tôi phải quay về Đà Lạt để
thăm gia đình. Ba tôi xoay sở cho tôi chứng nhận của công an là tôi đã
rời khỏi địa chỉ này từ năm 1963 để tôi quay về lại Sài Gòn tìm cách
vượt biên. Tôi chưa có quyền công dân và còn chịu chế độ quản chế của
công an ít nhất 6 tháng. Hằng ngày tôi phải mang cuốn tập giấy 100 trang
vào trình diện công an khu vực với tường trình đã làm việc gì trong
ngày đó.
Hai tháng sau ngày ra tù, số phận đẩy đưa, một hôm trên đường đạp chiếc
xe mượn được quanh thành phố Sài Gòn tìm thăm bạn bè, chợt một người
trung niên với nước da ngâm đen và gương mặt “bụi đời” xắn ngang trước
đầu xe tôi, ngay trên đường phố Phan Thanh Giản. Khi tôi còn ngạc nhiên
chưa biết chuyện gì, chàng ta cười như đắc thắng và nói: "Ông không biết
tôi là ai đâu, nhưng tôi biết ông là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4
TQLC.”
Vẫn bình tĩnh tôi im lặng chờ. Anh ta vui vẻ xuống xe nói: “Ghé vô sạp
cà phê bên này rồi nói chuyện tiếp.” Sau đó, anh ta tự giới thiệu là một
thượng sĩ trong trường Thiếu Sinh Quân (TSQ) ở Vũng Tàu, đối diện với
hậu cứ của Tiểu Đoàn 4 TQLC, đã biết và nghe nhiều chuyện về tôi lúc còn
làm tiểu đoàn trưởng. Chuyện trò dần dà đến khi tôi nhận ra anh là “phe
ta” tôi mới thú thật tôi đang tìm đường vượt biên vì gia đình đang ở
Mỹ. Lúc ấy, anh ta mới cho tôi tên và địa chỉ của người chị ruột để liên
lạc theo chân vượt biên.
Lo ngại tôi bị bắt khi đến những nơi nằm chờ, anh ta hứa sẽ đưa tôi
thẳng xuống ghe lớn. Tôi phải ra chợ tìm mua một bộ quần áo công nhân
màu xanh của miền Bắc.
Về sau này, tôi mới được biết ông thượng sĩ TSQ này có cậu ruột làm quận
ủy Quận 4 đã đứng ra tổ chức vượt biên. Tôi không tìm hiểu thêm nhưng
đã cảm nhận được tình cảm chân thành của một chiến hữu xuất thân từ
Thiếu Sinh Quân đối với tôi.
Vào một buổi chiều ngày 30/ 4/1984, vào khoảng 7 giờ tối, đột nhiên anh
ta xuất hiện và hối thúc tôi mang túi nhỏ hành trang leo lên chiếc xe
gắn máy Honda chỉ trong vòng 5 phút. Tôi đã chuẩn bị tất cả và luôn ở
trong tư thế “sắp sẵn” của một hướng đạo sinh. Anh này chở tôi chạy vùn
vụt trong cảnh Sài Gòn còn nhá nhem vì thiếu điện.
Dù đi đâu tôi cũng quan sát kỹ, anh ta vượt qua cầu Trịnh Minh Thế lên
đường chạy dọc theo thương cảng Sài Gòn. Vừa vượt qua cầu Tân Thuận, xe
rẽ tay mặt rồi chạy thẳng vào một chiếc tàu sắt loại chở hàng duyên hải.
Không nói gì nhiều, anh ta ngoắc tôi đi theo xuống tàu, bước thẳng vào
buồng máy và nói lớn với một người được xem là thợ máy tàu: “Anh này là
công nhân của tàu. Mấy anh sắp đặt cho ông ta.” Thế là anh quay ngoắt
người bỏ đi để tôi không kịp chào hay cám ơn nữa.
Tôi được biết anh thợ máy nguyên là Hạ Sĩ Quan Hải Quân phục vụ trong
giang đoàn.
Chủ tàu có con trai trước 75 đi lính Địa Phương Quân cùng vượt biên với
vợ, mang theo một khẩu súng M16 giấu lại sau ngày 30 tháng 4. Nhóm tổ
chức vượt biên gồm Việt Võ Đường và gia đình của họ. Tôi một mình đơn
chiếc liều thân đánh một canh bạc “nhất chín nhì bù”. Với ngoài 40 tuổi
đời, tôi biết mình không thể sống nổi dưới chế độ cộng sản bạo tàn. Vợ
con đã vượt biên qua Mỹ từ đầu năm 1979. Anh thượng sĩ TSQ này đã cho
tôi đi với giá 3 cây vàng nhưng không phải đóng trước một đồng nào, khi
qua tới đảo gia đình mới trả tiền. Em gái của tôi bên Pháp đã gởi tiền
về nuôi tôi sau ngày ra tù nhưng cô ấy nhất quyết không cho tôi vượt
biên vì sợ nguy hiểm. Dù vậy tôi cũng nhất quyết ra đi bởi cuộc sống
chẳng còn ý nghĩa gì sau ngày nước mất nhà tan.
Trong túi xách tay nhỏ, tôi mang theo hai bộ đồ lót, chiếc quần Jean còn
sót lại sau ngày du học Hoa Kỳ trở về năm 73, một mảnh giấy mang lý
lịch trên tập sách kỷ niệm sau ngày tốt nghiệp khóa Chỉ Huy và Tham Mưu
của TQLC Hoa Kỳ, tại Quantico, và tờ Giấy Ra Trại với tội danh là Tiểu
Đoàn Trưởng TĐ4/TQLC Ngụy. Tôi gặp nhiều rắc rối với tội danh này khi về
trình diện tại địa phương. Nhưng ở trại tạm cư vượt biên đây là một
bằng chứng cụ thể nhất để xin đi định cư ở Hoa Kỳ. Dù vậy tôi cũng chuẩn
bị cho mình một lý lịch giả lấy tên của một người anh chú bác đã chạy
sang Mỹ từ năm 1975 để ngừa trường hợp bị bắt lại. Sau gần 9 năm tù cải
tạo trở về, tôi gầy nhom.
Mấy tháng ra tù cũng chẳng phục hồi được bao nhiêu vì chẳng khác nào từ
nhà tù nhỏ ra nhà tù lớn.
Lay hoay phụ dọn dẹp dưới tàu đến khoảng sau 10 giờ đêm tôi nghe họ nhổ
neo rời bến. Bỗng dưng, trong giờ phút ấy lòng tôi chợt dậy lên nổi buồn
đau thắt vì từ nay không biết đến bao giờ mới trở lại quê hương. Quê
hương mà chính tôi cũng đã đổ máu xương để bảo vệ. Quê hương với bao
người thân, với những mảnh đất thân yêu suốt trên những chặng đường hành
quân ngày nào, từ mủi Cà Mau ra tận Gio Linh, Quảng Trị. Quê hương với
thành phố Đà Lạt sương mù đầy thơ mộng nơi tôi được sinh ra và lớn lên.
Chính vì tình quê hương ấy đã thúc đẩy tôi vội vã rời Trường Chỉ Huy và
Tham Mưu của TQLC Hoa Kỳ tại Quantico, Virginia, trở về với cuộc chiến
ngày càng tàn khốc trên khắp mọi nẻo đường quê hương.
Bấy giờ đã 10 năm sau ngày vội vã tìm đường trở về từ Hoa Kỳ, tôi phải
lìa bỏ ra đi để tìm lại gia đình và tìm lại bản thân của mình sau những
năm dài chinh chiến, sau những năm tháng tù tội khủng khiếp.
Những điều về chủ tàu và nhóm người vượt biên mãi vài năm sau ngày định
cư ở Virginia tôi mới được biết. Từ ngày đặt chân xuống tàu ra đi, tôi
chẳng quen biết một ai và cũng muốn giữ kín lý lịch để ngừa trường hợp
bị VC bắt lại.
Chiếc tàu rời bến lặng lẽ trong đêm không một ánh đèn. Đến khoảng 10 giờ
đêm, chợt nghe tiếng người lao xao kèm theo tiếng động dội trên thành
tàu, tôi nghe tiếng người hối thúc: “Chạy ra đón người từ ghe nhỏ lên
tàu”. Trong bóng tối đen như mực, tôi nhào người ra boong tàu vừa lúc
người và đồ vật lao xuống từ thành tàu. Tôi vội đưa tay ra đỡ, không
nhìn ra được ai là ai. Tuy hỗn loạn nhưng không ai dám lớn tiếng. Cả hai
bên bờ thành tàu đều có người nhảy xuống trong đêm tối. Chiếc tàu vẫn
chạy với tốc độ chậm trên sông Sài Gòn. Tất cả những lao xao, hỗn loạn
chợt ngưng hẳn sau độ nửa giờ đồng hồ trôi qua. Tôi mò trở về góc tạm
trú dưới buồng máy tự dỗ mình vào giấc ngủ.
Vốn xuất thân là một người lính Thủy Quân Lục Chiến nên tôi rất quen
thuộc với những chuyến hành quân đổ bộ trên tàu.
Năm 1971, tôi cũng đã có dịp xuống thực tập dưới một chiếc tàu ngầm
nguyên tử của Mỹ ở Okinawa. Năm 1972, tôi cũng có dịp làm Sĩ Quan Liên
Lạc trên Hàng Không Mẫu Hạm Entrerprise của Đệ Thất Hạm Đội Hoa Kỳ. Bây
giờ vượt biên trên một chiếc tàu chở hàng nhỏ với hơn 50 người. Thiếp đi
một giấc đến sáng, tôi bò lên boong tàu xem xét thì thấy mình đang ở
giữa biển cả mênh mông. Nghe tài công nói tàu chưa ra ngoài vùng biển
quốc tế. Tàu còn có thể bị truy nã và bắt quay về Vũng Tàu. Tôi cũng
chẳng bận tâm mà để mặc cho số phận.
Trời trong sáng và biển lặng êm. Tàu chạy khá nhanh so với tàu đổ bộ LCU
của Hải Quân Cọng Hòa. Tôi tìm một góc vắng trên boong tàu và dỏi mắt
quan sát. Như thế là tàu đang chạy về hướng Nam. Nếu tàu chạy xa đất
liền chắc sẽ gặp một hòn đảo của Nam Dương hoặc Mã Lai.
Ngược lại, sát vào duyên hải độ vài hải lý, thế nào tàu cũng phải gặp
Hòn Khoai hay Phú Quốc. Tuy Hải Quân của Việt Cộng lúc ấy rất yếu nhưng
chúng có thể dùng ghe đánh cá với trang bị AK47 và Thượng Liên để khống
chế được. Những ý tưởng này chỉ nằm trong đầu của tôi vì tôi chẳng có tư
cách gì trên tàu và cũng muốn che giấu lý lịch của mình khi thấy còn
trong tầm tay của VC.
Quả thực, sau một ngày và một đêm ngoài biển cả, sáng sớm hôm sau có
nhiều người la lớn: “Đất liền! Đất liền!” Khi chạy lên boong, nhìn về
phía Đông, tôi thấy khoảng 3, 4 chiếc ghe đánh cá đang dàn hàng ngang
nhắm chiếc tàu xông tới. Rồi có người la lớn: “Ghe VC! Đổi hướng chạy
mau!” Lập tức, chiếc tàu quay hướng ngược lại chạy hết tốc lực. Một thời
gian ngắn đoàn ghe đánh cá biến mất ở cuối mặt biển chân trời. Ai nấy
thở phào, mừng rỡ.
Tàu tiếp tục chạy suốt ngày thứ ba cho đến gần nửa đêm mới ngừng máy khi
thấy một giàn khoang dầu trước mặt. Nghe nói nhóm tổ chức vượt biên
quyết định chạy tiếp. Trời vừa rạng hừng đông, bất chợt tàu ngừng hẳn
giữa biển cả mênh mông. Nghe nói máy tàu bị hư và còn rất ít dầu.
Có vài chiếc tàu buôn lớn xuyên đại dương chạy ngang trong tầm mắt. Cả
tàu, già trẻ lớn bé xô nhau lên trên boong kêu la và phất khăn áo trắng
cầu cứu. Chẳng thấy có một chút quan tâm. Tôi biết mình đã đến hải phận
quốc tế. Nhìn quanh chỉ thấy biển cả chênh vênh. Đã quen chịu đựng những
năm tháng đói dài trong 5 năm tù ngoài Bắc nên tôi không nghĩ gì ngoài
việc tìm lối thoát dù đang bị kẹt cứng trên chiếc tàu chết máy.
Mãi đến khi mặt trời đứng bóng, chợt một chiếc tàu buôn mang cờ Nam
Dương xuất hiện từ hướng Đông chạy tới trong tiếng reo hò mừng vui của
người vượt biên trên tàu. Chiếc tàu Nam Dương khổng lồ cặp sát bên hông
chiếc tàu hỏng máy. Nhiều tiếng người la lớn réo gọi: “Ai nói được tiếng
Anh lên gấp!” Tôi chen chân chạy lên. Từ trên bờ thành cao, một người
tay cầm loa nói xuống: “Các anh cần gì. Tôi muốn gặp người nói tiếng
Anh.” Tôi vừa đưa tay cao lên vừa nói lớn: “Tôi đây. Chúng tôi lánh nạn
CS Việt Nam. Tàu bị hư máy và thiếu mọi thứ!” Trên loa có tiếng đáp
xuống: “Tôi là Thuyền Trưởng Hải Dương Hạm Nam Dương.
Chính phủ tôi không có chính sách cứu người vượt biên từ Việt Nam.
Nhưng chúng tôi sẵn sàng giúp các anh. Tôi sẽ cho thợ máy xuống giúp sửa
máy và cho một ít tiếp liệu. Từ đây, các anh chỉ cần chạy theo hướng…
độ 3 tiếng đồng hồ sẽ đến hòn đảo gần nhất của Nam Dương.” Tôi đáp: “Xin
cám ơn quý vị rất nhiều. Chúng tôi sẽ làm theo sự chỉ dẫn của ông.”
Ngay sau đó, một người thợ máy leo thang xuống rồi vào thẳng buồng máy.
Trong khi ấy, từ trên boong tàu buôn, tháp câu từ từ thả xuống 2 thùng
dầu cặn cở 100 lít, một bành thực phẩm và thức ăn. Nhóm tổ chức vượt
biên đã nhanh nhẹn thu nhận về nơi của họ.
Tôi không còn ngần ngại, chạy lên buồng lái, nói với người lái tàu:
“Tôi là một sĩ quan TQLC. Theo ông thuyền trưởng cho biết anh lấy hướng
phương giác… rồi chạy độ 3 tiếng đồng hồ sẽ gặp một đảo nhỏ của Nam
Dương.” Anh lái tàu gật gật đầu có vẻ nhận hiểu. Tôi liếc thấy có chiếc
hải bàn trước bánh lái. Một người trẻ tuổi ngồi gần có vẻ chủ tàu còn ôm
trong người một khẩu carbine M1 với băng đạn. Không nói gì thêm tôi
quay về chỗ của mình. Chỉ trong vòng chưa tới một giờ sau nghe máy tàu
nổ và người thợ máy Nam Dương đã leo trở về tàu buôn. Tự dưng tôi thấy
lòng mình nhẹ nhàng phơi phới. Tàu khởi hành ngay sau đó. Tôi yên chí
tìm chỗ nằm. Chẳng thấy ai réo gọi gì đến mình. Tôi nghe người ta xì xào
trong kiện hàng của tàu Nam Dương cho xuống, ngoài nước uống còn có cả
thuốc lá Dunhill nữa.
Cũng may, tôi còn được ông bạn trẻ mới tự xưng là Thiếu Úy Địa Phương
Quân, cho 1 chén cơm với cá khô kho mặn và một bát nước lạnh. Thế là tôi
ngủ vùi đi sau bao ngày thấp thỏm chờ đợi.
Tàu chạy suốt đêm và trọn ngày hôm sau, là ngày thứ 5, cũng chẳng thấy
đâu là đất liền. Hỏi ra mới biết có lẽ chủ tàu mua nhầm hải bàn “dỏm”
của Chợ Lớn. Sau cùng tôi đề nghị cứ chạy về hướng Nam thế nào cũng đến
Nam Dương hay Mã Lai, theo bản đồ trong trí nhớ của tôi. Tất cả nhờ kinh
nghiệm và học hỏi từ phong trào Hướng Đạo và chỉ huy đánh trận trong
quân đội. Đến rạng ngày thứ Sáu, khi chưa thấy đất liền bỗng có một
chiếc tàu đánh cá khá lớn của Nam Dương cặp theo. Chủ ghe Nam Dương nói
bằng tiếng Anh khó nghe với đại ý anh ta sẵn sàng kéo tàu về đảo Sian
Tan của Nam Dương và xin quyên góp một số tiền Việt Nam của người trên
tàu. Hóa ra, theo lệnh của tổ chức Liên hiệp Quốc, tàu đánh cá nào kéo
được tàu vượt biên Việt Nam vào bờ sẽ được trọng thưởng. Thế là tàu được
kéo mãi tới chiều tối mới cập vào cảng của đảo Sian Tan, Nam Dương,
trước mũi súng chờ đợi của quân đội Nam Dương trên bờ.
Dưới ánh đèn pha chiếu sáng, mọi người trên tàu đi hàng một lên trước
họng súng canh gác của quân đội Nam Dương. Từ cầu tàu đi bộ về một ngôi
trường tiểu học và được chia ra vào hai phòng học với nam và nữ riêng.
Tất cả đều phải lột hết quần áo ra để chịu sự khám xét.
Khi đến gần một người ngồi sau một chiếc bàn có vẻ sĩ quan, tôi hỏi:
“Anh là TQLC hả?” Anh ta nhìn tôi từ đầu đến chân rồi hỏi lại: “Sao anh
biết?” Tôi đáp: “Nếu ở đảo, anh không là Hải Quân thì là TQLC.” Hắn cười
và gật đầu. Tôi hỏi tiếp: “Trong TQLC, anh có biết Trung Tá Herman
Mujirun không?” Anh chợt đứng lên nhìn tôi đầy vẻ ngạc nhiên: “Sao anh
biết?” Tôi đáp: “Tôi học chung cùng khóa Chỉ Huy và Tham Mưu của TQLC
Hoa Kỳ với Trung Tá Herman Mujirun năm 1972 và 1973, tại Quantico,
Virginia, Hoa Kỳ”.
Anh ta tươi cười và đưa tay bắt tay tôi, nói: “Tôi là Trung Úy… TQLC Nam
Dương.
Trung tá Herman Mujirun bây giờ là Trung Tướng Tư Lệnh TQLC Nam Dương.”
Tôi đáp: “Nếu được, anh vui lòng tin cho ông ấy biết tôi là … TQLC Việt
Nam đang lánh nạn CS Việt Nam.”
Mười năm sau ngày rời căn cứ TQLC Hoa Kỳ tại Quantico, Virginia, trở về
Việt Nam, tôi đã trở thành kẻ chiến bại với gần trọn 9 năm tù đày CS.
Người bạn học cùng khóa từ Nam Dương nay đã lên trung tướng làm Tư Lệnh
TQLC. Dĩ nhiên tôi không trông đợi gì từ ông ta nhưng dù sao ông cũng
còn thân thiết với tôi hơn những người cùng máu mủ Việt Nam theo chủ
nghĩa CS.
Họ đã thẳng tay trừng trị và tiêu diệt chúng tôi ngay sau ngày lấn
chiếm miền Nam dưới nguồn tài trợ không ngừng của CS Nga và Tàu. Tôi
cũng đã làm trọn bổn phận của một chiến binh gìn giữ miền Nam.
Ngày hôm sau, tôi tìm cách mò ra khu chợ nhỏ gần trường học đổi chiếc
chỉ vàng may giấu lận trong lưng quần đùi với giá 10 ngàn đồng Nam
Dương. Tôi ghé vào trạm bưu điện xin gởi một điện tín sang Mỹ cho gia
đình. Vài ngày sau, tôi cùng người trên tàu được chuyển về đảo Kuku.
Trong kế hoạch tập trung người vượt biên, một tuần sau tôi được xuống
tàu về đảo Ga Lăng. Suốt thời gian này tôi chẳng gặp ai quen biết.
Chiếc tàu tập trung người tỵ nạn của Nam Dương với độ 300 người đủ hạng
tuổi, hướng về Ga Lăng. Trong suốt chuyến hải trình dài một ngày và một
đêm, với tâm tư trầm xuống, tôi tìm một góc vắng, nằm suy tưởng lại cả
một thời gian dài trong chiến trận và những năm tháng tù đày khổ ải.
Từ một thiếu úy trẻ xông pha vào lửa đạn cho đến ngày bỗng chốc tất cả
sụp đổ xuống khi Dương Văn Minh kêu gọi buông súng vào trưa ngày 30
tháng 4 năm 1975. Rồi đến nỗi thất vọng chán chường cùng cực dày vò trên
chuyến tàu Sông Hương khi bị VC lùa xuống chuyển ra Bắc vào đầu tháng 6
năm 1976. Quê hương yêu dấu một đời chợt xa xôi nghìn dặm, từ Đà Lạt
nơi chôn cắt rún, cho đến miền Tây bát ngát đồng lúa, miền Đông chập
chùng rừng núi và miền Trung đầy sỏi đá nghèo nàn. Không biết ngày nào
tôi mới nhìn thấy lại quê cha đất tổ.
Sáng ngày hôm sau, bỗng chợt mọi người trên tàu lăng xăng chạy tới lui
và xôn xao tiếng gọi réo nhau inh ỏi: “Tàu vào cảng rồi! Chuẩn bị lên
bờ!” Thấy mọi người chen chúc tôi cứ nằm nguyên chờ đợi.
Cứ thế mà yên chí chờ đợi vì bây giờ đã vượt qua hiểm nguy rồi. Chợt một
người trẻ chạy lại lay mạnh hai chân tôi và nói: “Anh T. dậy mau!
Trưởng phái đoàn Mỹ trên cảng gọi loa xuống muốn gặp anh trước hết đó.”
Tôi hơi ngạc nhiên. Trưởng phái đoàn Mỹ chờ đón? Tuy vậy tôi cũng từ từ
ngồi dậy, tay xách túi nhỏ đi lên từ cuối boong tàu. Tự nhiên, mọi người
tự động dạt hết ra hai bên nhường đường cho tôi đi tới. Nhiều tiếng nhỏ
to xầm xì hai bên tai.
“Ống Tá TQLC này chắc là Sịa (CIA) rồi. Cũng không phải ông tướng. Làm
gì mà trưởng phái đoàn Mỹ ra tận cầu tàu đón như vậy?” “Chắc cũng thứ dữ
à nghen!” Đúng! VC gọi TQLC là bọn “ác ôn côn đồ Lính Thủy Đánh Bộ” mà.
Nhưng tôi không phải là Sịa là cái chắc. Không có người nào sinh đẻ
ngoài nước Mỹ làm việc cho CIA được. Chỉ có người làm tay sai thôi. Xong
việc là hết.
Tôi nghĩ chắc có bàn tay của người bạn cùng học khóa Chỉ Huy và Tham Mưu
của TQLCHK tại Quantico là Trung Tướng Herman Mujirun, dù ông ta không
liên lạc hay gặp tôi trong thời gian qua. Khi vượt biên tôi đã chuẩn bị
mọi thứ cần thiết.
Dù vậy, tôi như người từ cung trăng rơi xuống. Mới ngày nào, lầm lủi đi
phá rừng trên tận miền thượng du Bắc Việt thâm độc, dưới mũi súng của bộ
đội VC.
Tưởng mình sẽ chết lần hồi trong đói khát và bệnh hoạn, không còn mong
gì ngày về. Chính nhờ bọn Tàu muốn “dạy cho VC một bài học” bằng cuộc
tấn kích năm 1979, tù cải tạo mới được lần chuyển về Nam. Nếu không, chỉ
vài năm sau sẽ không còn một ai sống sót nổi. Mới ngày nào đây, mỗi
sáng tay còn cầm quyển tập giấy 100 trang đi trình diện công an phường,
chịu mọi lời hoạnh họe vì mang tội danh Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4
Lính Thủy Đánh Bộ.
Bây giờ tôi đang thảnh thơi đi lên vùng đất của Tự Do và Nhân Phẩm.
Trưởng Phái Đoàn Mỹ hơi nhỏ con nhưng trông có vẻ đầy tự tin khi ông ta
bước tới đưa tay bắt tay tôi.
- “Mừng ông đến vùng tự do. Tôi là Đại Úy Hải Quân Alan Barr, Trưởng
Phái Đoàn Mỹ của Liên Hiệp Quốc tại Ga Lăng.”
- “Cám ơn Đại Úy. Tôi là… TNT TQLCVN số quân 60A/402. 189 nguyên là Tiểu
Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 4 TQLC Việt Nam.”
- “Chúng tôi được giải quyết nhanh hồ sơ của Trung Tá để ông sẽ lên
chuyến bay đi Mỹ sớm nhất. Mời ông lên xe.”
Đại Úy HQ Alan leo lên ghế tài xế và chỉ tôi ngồi vào ghế trưởng xa
trước bao nhiêu cặp mắt vừa thèm muốn vừa nể phục của mọi người đang
chen nhau lên bờ. Có lẽ mười năm đen tối của đời tôi đã trôi qua.
Alan cũng không ra hiệu cho một cựu sĩ quan trẻ, làm thông dịch viên,
quay về trại: “Tôi không cần anh nữa. Sáng mai gặp lại.”
Bước vào một căn phòng làm việc nhỏ, trong khu trại Ga Lăng 1, Alan cúi
xuống chiếc tủ lạnh nhỏ lấy ra một lon Coke chìa ra mời tôi. Sau gần 10
năm đói khát, một hớp nước Coca rơi xuống cổ tưởng như uống nước tiên,
sướng đã cả người.
Alan ngồi tươi tỉnh sau bàn làm việc với một hồ sơ ngay trước mặt.
- “Anh học Trường Cao Đẳng Chỉ Huy và Tham Mưu TQLC/HK năm nào? Ai là
chỉ huy trưởng? Tướng Tư Lệnh TQLC/HK lúc đó là ai? Anh trở về Việt Nam
năm nào? Anh tốt nghiệp khóa mấy của Trường Võ Bị Quốc Gia Việt
Nam?....”
- “Trước hết tôi xin nhắc lại số quân của tôi cho anh kiểm nghiệm. Sau
đây là những câu trả lời…..”
Chỉ trong vòng 15 phút sau, Đại Úy HQ Alan Barr tươi cười đẩy hồ sơ
trước mặt anh về phía tôi.”
Cho anh xem qua hồ sơ của anh từ Ngũ Giác Đài chuyện tới.”
Tôi liếc mắt đọc qua và không khỏi sửng sốt khi thấy đầy đủ như bản
Tướng Mạo Quân Vụ của tôi trong Phòng Tổng Quản Trị Sư Đoàn ngày xưa,
với cả hình ảnh mới nhất chụp tại Trường CHTM của TQLC/HK tại Quantico,
Virginia, năm 1972-73. Trong ấy, còn có cả hình ảnh vợ con tôi với địa
chỉ tại Falls Church, Virginia. Thế là tôi đã qua cuộc phỏng vấn và được
biết tôi sẽ được đưa đi bệnh xá lập thủ tục khám sức khỏe đi Mỹ vào
sáng mai.
Ngay sau đó, Alan nhờ tôi giúp giải quyết một hồ sơ khó khiến ông ta
ngần ngại khi quyết định. Alan nói: “Có một ông tự xưng là đại tá nhưng
lại làm xã trưởng ở miền đồng bằng sông Cửu Long. Để tôi gọi ông ta lên
để anh tìm hiểu xem sao.”
Một ông trung niên người Nam da đen màu nắng và rắn chắc bước vào phòng.
Tôi đứng dậy chào và bắt tay ông ta, nói thân thiện: “Ông trưởng phái
đoàn Mỹ này muốn nhờ tôi tìm hiểu về anh để giải quyết hồ sơ cho anh.
Nghe nói anh xưng là đại tá mà lại làm xã trưởng. Tôi thuộc binh chủng
TQLC nên không biết nhiều bên Bộ Binh nhưng cấp bậc đại tá chắc tôi cũng
biết. Có gì anh có nói thật cho tôi biết may ra tôi giúp được cho anh.”
- “Thú thiệt tôi là Xã Trưởng Xã… và cấp bậc Đại Tá của Hòa Hảo.”
Tôi à lên một tiếng mừng rỡ và hiểu liền. Tôi quay sang giải thích bằng
Anh ngữ cho Alan. Chàng ta cười nói: “Đúng rồi Hòa Hảo. Thay vì làm tỉnh
trưởng mà làm xã trưởng thôi.”
Tôi được xếp đặt ở tạm trong một dãy nhà dài với ván gỗ và mái lợp tôn
trong khu tỵ nạn Ga Lăng I, với khoảng 30 người đủ hạng tuổi. Khi rảnh
rỗi, tôi một mình đi lang thang trong khu tạm cư, thăm những ngôi mộ của
người vượt biên. Một năm trước đây, người Việt gốc Hoa được VC cho “đi
bán chính thức” đã mang theo cả gia đình và tài sản giấu giếm được.
Trên chuyến tàu 600 người ấy chỉ có độ 10 người vốn là công chức và quân
nhân của miền Nam. Tôi được gặp lại một số anh em chiến hữu TQLC đã đến
đây gồm hầu hết người trẻ và cấp bậc thấp nhưng họ hết lòng và tận tụy
giúp đỡ lẫn nhau tại trại tỵ nạn. Trước ngày rời đảo, tôi gặp người khóa
đàn em Võ Bị cùng phục vụ trong TQLC đã vượt biên lần thứ 14 mới thoát.
Trước đó, trong chuyến đi thứ 13 anh đã bị chìm ghe ngoài khơi Vũng Tàu.
Vợ con anh lần hồi chết trôi trong tầm tay của anh. Tôi thật hết sức
may mắn sau những gian lao khổ ải gần 10 năm.
Trại tỵ nạn ở Ga Lăng như một xã hội thu hẹp của Việt Nam Cọng Hòa ngay
trên lãnh thổ của Nam Dương. Trong số hàng triệu người bất chấp mạng
sống hiểm nguy vượt thoát khỏi gông cùm CS, chắc có ít nhất một phân nửa
không đến bến bờ tự do, mà bị hải tặc Thái Lan cướp của, chém giết hoặc
đói khát, chìm ghe, lạc hướng rồi bị vùi thân xuống biển cả. Mặc cho
thế giới tự do đau xót, bọn VC vẫn chưởi rủa dù là cùng màu da xác thịt
Việt Nam.
Tôi lưu lại đảo Ga Lăng chỉ trong vòng 11 ngày và được chỉ định làm
trưởng phái đoàn tỵ nạn sang Mỹ vào chuyến bay ngày 12 tháng 6 năm 1984
từ Singapore.
3/2010
TRẦN NGỌC TOÀN K16
THÔI HUỲNH * HAI NĂM TRÊN XỨ CHÙA THÁP
Hai năm trên xứ chùa Tháp 85-87
Thôi Huỳnh
1.- Lên đường :
Tay xách túi làm bằng bao cát Nylon, hình dạng như là túi du lịch có quai xách, vai vác cây đờn tự chế mà tôi trao đổi bằng những gói quà thăm nuôi, bước ra khỏi cổng trại cải tạo Z30D Hàm Tân, thiếu một tháng 10 ngày đủ chín năm. Như bao anh em ở tù ra, tôi làm bất cứ việc gì miễn sao có gì bỏ bụng và phụ bà xã lo cho mấy đứa con mà mình là cột trụ trong gia đình đã phải tù tội suốt thời gian dài, thời sung mãn nhất của đời trai, nhưng mà có được yên đâu, nay chính quyền địa phương gọi đi phát quang ở thác Trị An một tháng với nhu cầu hằng ngày tự túc, mai gọi lên làm chuồng lợn cải thiện cho Phường…,thật đúng là thoát nhà tù nhỏ để chui vào nhà tù lớn.
Thôi Huỳnh
1.- Lên đường :
Tay xách túi làm bằng bao cát Nylon, hình dạng như là túi du lịch có quai xách, vai vác cây đờn tự chế mà tôi trao đổi bằng những gói quà thăm nuôi, bước ra khỏi cổng trại cải tạo Z30D Hàm Tân, thiếu một tháng 10 ngày đủ chín năm. Như bao anh em ở tù ra, tôi làm bất cứ việc gì miễn sao có gì bỏ bụng và phụ bà xã lo cho mấy đứa con mà mình là cột trụ trong gia đình đã phải tù tội suốt thời gian dài, thời sung mãn nhất của đời trai, nhưng mà có được yên đâu, nay chính quyền địa phương gọi đi phát quang ở thác Trị An một tháng với nhu cầu hằng ngày tự túc, mai gọi lên làm chuồng lợn cải thiện cho Phường…,thật đúng là thoát nhà tù nhỏ để chui vào nhà tù lớn.
Nhân dịp thằng cháu rễ đi phép từ Kampuchea (KC) về, nó là tài xế một trong hai chiếc xe be (Loại reo) chở cây trong rừng ra, sau đó cây được cưa thành phẩm và đưa về Việt Nam (VN) tiêu thụ, hai xe reo nầy được yểm trợ an ninh bởi SĐ9/CSVN đóng tại KC, thằng cháu hỏi “Cậu có muốn qua KC làm gỗ với cháu thì đi với cháu ?”. Nếu tính ra tháng đó đúng là tháng thứ 12 của thời gian quản chế, coi như hết thời gian quản chế tại gia, đi đâu phải xin phép của chính quyền địa phương, đang đợi trả quyền công dân, tôi không chần chờ gì nữa nên quyết định lên đường.
Sáng ngày lên đường, tôi gom góp được mấy trăm dằn túi, còn thằng cháu thì nó không có bao nhiêu vì khi về tới nhà bị vợ móc hết chỉ cho tiền xe thôi. Hai cậu cháu đón xe đò xuống xa cảng Miền Đông để đón xe lên Tây Ninh, xong đón xe Lam đến chợ Hữu Nghị ở cạnh biên giới KC, vừa xuống xe mấy chú xe đạp thồ gạ mối và hứa đưa qua biên giới an toàn. Sau khi ngã giá xong chú xe thồ chở cậu cháu tôi đi một đoạn gần tới trạm kiểm soát, chú rẻ vào đường xe bò và đi vòng phái sau lưng của trạm độ 100 mét ngoài đồng trống trơn, nhìn nhau thấy rõ vì không có gì che khuất, vậy mà chúng tôi qua trạm an toàn.
Bước qua ranh giới giữa hai nước, tâm trạng vương vấn một nỗi buồn khó tả, nhìn cảnh tượng thì biết ngay một bên không có cây gì hết còn bên kia cây thốt nốt đầy dẩy. Vì trời sắp tối chú xe thồ đề nghị hai cậu cháu tôi về nhà chú nghỉ qua đêm và sáng mai đón xe lôi máy về Neak Lương. Sáng hôm sau hai cậu cháu lên xe lôi máy 125 phân khối chở trên dưới 10 người, xe qua chốt thứ nhất và thứ hai an toàn vì lính KC giữ chốt không làm khó dễ khi có một vài điếu thuốc có cán (đầu lọc) hay bánh trái gì đó là xong ngay, nhưng nghe nói đến trạm gần Neak Lương, có sự phối họp kiểm soát của bộ đội KC và bộ đội VN, mọi người phải xuống xe hết, nhưng không ngờ gần tới trạm một đám mưa quá lớn đổ xuống, bác tài lấy vải nhựa trùm khách hàng lại, còn toán kiểm soát lo trú mưa nên xe qua trạm luôn.
Mọi người xuống xe và theo phà qua bên kia sông, xong đón xe ôm cậu cháu về nhà bến tram.
Tôi nói đây là bến trạm là vì là nhà ở của ông bà Tư, ông Tư là người KC vùng IV còn bà Tư là Tàu lai Việt, nhà hai ông bà là trạm trung chuyển của hai chủ xe, tài xế và lơ của hai chiếc xe reo, họ từ VN qua ngụ ở đây một đêm có cơm nước đàng hoàng được ghi sổ thanh toán sau, xong sáng hôm sau đón xe củi lên chỗ làm, Ngả ba La-ét và ngược lại.
Lên trên rừng tôi chưa biết thế nào, nên trước khi rời VN, tôi bọc nhựa giấy ra trại và trước khi lên xe củi để lên ngả ba La-ét, tôi xếp nó để trên cục gạch ngoài cái chòi phía trước nhà ông bà Tư và dằn lên trên một cục gạch khác, coi như trong mình không có miếng giấy lộn lưng, sống đời lưu vong vô Tổ quốc.
Ông Sáu Thái (ST) là một trong hai chủ xe, ông độ trên dưới 50 và cũng hay phát (nổ) lắm. Phải công nhận bà Tư chủ nhà là người rất tế nhị, những gì mà hai nhóm xe, nhất là hai ông và bà chủ xe, có thể vì cùng nghề nghiệp hay vì quyền lợi mà họ không dám đối mặt với nhau nơi chỗ làm, đợi khi về đến bến trạm có bao nhiêu họ xổ ra cho bằng hết, bà chủ nhà là một máy thâu âm rất tốt, nếu không thì cái nhà sẽ nổ tung.
Thằng cháu tôi lái chiếc xe của ông ST, chiếc còn lại là của bà Tư, một phụ nữ đứng tuổi và chính chắn, nhưng chuyện uất ức trên chỗ làm cũng không giữ nổi trong lòng. Qua tới nơi tôi lấy thứ của tôi trong gia đình để cho dễ gọi là Út, cháu tôi giới thiệu với ST và ST nói tôi ở nhà lo cơm nước cho mấy đứa đi làm về có cơm ăn mà nghỉ ngơi, tôi thấy cũng ổn. Chỗ ngủ của nhóm ông Thái trong đó có cậu cháu tui là một chòi tranh, dùng làm lớp học cho sóc nhưng đã bỏ hoang phế và lớp học được chuyển qua bên kia đường trong một cái nhà to rộng như nhà kho.
Sóc nầy nằm trên đường đi Kampong Soam, ngay ngả ba đi lên vườn trà của vua Shianook và có tên gọi là Ngả ba La-ét. Nhà dân ở là những nhà sàn cao cẳng, mái tôn hay tranh, vách bằng vỏ cây, tranh hay gổ được cất theo một hàng dài dọc theo con lộ. Chợ là những mái hiên nhà che ra chứa hàng hóa, gạo được bạn hàng người KC mang lên từ thủ đô Phnom Penh (PP) theo những chiếc xe củi ngược xuôi.
2.- Đạp rừng :
Người Việt ở sóc nầy chiếm độ 30%, chuyên làm gỗ gồm trắc, cẩm lai và nhất là giáng hương, ngày ngày họ vào rừng đì tìm được cây xong, hạ xuống rồi đẳn hay cưa thành khúc gọi xe reo kéo về trại cưa. Cái khó là làm sao luồn lách qua khỏi trạm kiểm lâm đặt ở ngay Ngả ba La-ét. Phải nói rằng tài nguyên của đất nước KC bị tàn phá không nương tay của ngoại bang, đầu tiên là những gỗ quý như trắc, cẩm, giáng hương, hết gỗ quý xong tới bằng lăng, rồi tới dầu, gỗ tạp.
Nhà ông Bảy ở sau lớp học nơi tôi ngủ, ông cũng chuyên đi đạp rừng, sau hơn tháng lo cơm nước cho nhóm xe reo của ông ST, tôi chuyển qua đi phụ với ông Bảy để học việc và chuyển chỗ ngủ qua nhà của ông ta. Sau thời gian vì ông Bảy yếu sức khỏe không đi rừng nữa, tôi nhập vào nhóm anh em của chú Tư, một hôm chúng tôi đi bốn người do em chú Tư là chú Năm dẫn đường, ngày đó chúng tôi đốn mỗi người một cây dầu, đường kính trên dưới thước, cao ngước lên trật ót, thẳng boong.
Bầu trời u ám không có chút ánh sáng nào, chắc độ 2-3 giờ chiều, anh em tập họp lại đi về, chú Năm dẫn đường, chú lấy hướng đi bằng cách dựng đứng cán búa nơi chỗ trống và nhìn cái bóng mờ mờ của cán búa, nhưng ba lần đi là ba lần lòng vòng và cuối cùng cũng trở về chỗ xuất phát ban đầu, ai cũng bắt đầu mất tinh thần, lo sợ đủ thứ nếu phải ngủ lại rừng đêm nay, đến vòng thứ tư tôi liền leo lên đống cây ở một khoảng trống nhìn lên bầu trời mây dày đặc, như có một vệt sáng mờ tôi nghỉ đó là mặt trời và tự nhiên tôi chỉ tay về một hướng và kêu gọi anh em theo hướng đó, quả nhiên chừng 15 phút sau chúng tôi ra đúng cửa rừng mà chúng tôi đã vào hồi sáng, tôi nghỉ chắc có ông bà hay người khuất mặt độ cho chúng tôi không phải ngủ lại rừng.
Những cây dầu đó được xe của ông ST kéo ra gồm tài xế và 3 người, sau khi ăn cây xong xe chạy ra liền bị quân Pôn Pốt phục kích, tài xế bị thương, một người chết vì ngồi kế bên tài xế, còn hai người sống sót chạy thụt mạng về nhà. Ngày hôm sau lực lượng bộ đội CSVN vào yểm trợ để kéo xe ra, khi đến nơi thấy tất cả bánh xe đều bị bắn xẹp chỉ trừ một cái, nhưng cái bánh xe còn nguyên bị gài mìn con cóc, sau khi mìn được gở, ông ST táy máy cầm lên xem thế nào mìn nổ bị thương nhẹ bàn tay làm mọi người không nín được cười. Cây được bỏ lại rừng và xe được kéo về bỏ trước lớp học bỏ hoang, các vỏ xe được tháo ra và chất đống trước lớp học mà sau nầy làm mồi cho bà hỏa, chuyện sẽ được kể tiếp.
3.- Thập tử nhất sinh, cầu bị gãy :
Sau khi quen nước quen cái, tôi tách ra đi đạp cây một mình, ngày ngày lơn tơn trong rừng với chiếc búa đẽo trên tay, lưởi búa dài không được một tấc, vậy mà tôi hạ những cây giáng hương (GH) đường kính 6-7 tấc như chơi, vui sướng nhất là khi cây chuyển mình kêu “răng rắc” trước khi ngả xuống với tiếng rầm vang động một góc rừng, tôi hạ được năm cây đủ một xe, vào sóc gần đó gọi mấy chú nhỏ KC ra cắt lóng.
Trong lúc đi lại trong rừng, tôi phải quan sát kỹ trước sau và hai bên để phát hiện sớm những gì đang đến gần, nhất là khi gặp phải dân địa phương làm bộ hỏi thăm hướng đi ra lộ, còn như gặp phải Pon Pốt thì chịu thua thôi, vì người KC căm thù dân Viêt Nam đến nổi bộ đội mang danh nghĩa là giải phóng cho người dân KC thoát khỏi ách cai trị diệt chủng của Pôn Pốt cũng không dám đi vào sóc một mình. Trên đường đi qua lại giữa PP và La-ét, thỉnh thoảng tôi thấy một vài gia đình người Tàu họ sống chen chúc với người KC trong sóc và không có gì xảy ra, ngược lại người Việt mà lọt vô đó thì trước sau gì cũng gặp nạn, tôi sẽ kể sau.
Một cây cầu bắt ngang con suối khô bằng những thân cây rừng cho xe qua lại, một hôm xe của bà Tư qua cầu trên chất đầy gổ, xe qua 2/3 cầu, “rắc” một tiếng vang lên, phản ứng của tài xế là nhấn ga, rất may xe qua luôn vô sự. Hơn tháng sau cây gảy được thay thế và xe qua lại bình thường. Phía sau dãy nhà ở sóc có gia đình anh Út, nghe nói anh Út có vựa hột vịt ở một tỉnh ở miền Tây, gặp một người đàn bà còn trẻ, hai người nắm tay nhau qua sứ Chùa Tháp và trong thời gian chờ đợi cơ hội, cô vợ nấu xôi và chè bán cho khách đi đường ngược xuôi giữa PP và Shianookville, nên có biệt danh là Út Xôi (UX).
Tôi bàn với anh UX “Tôi đạp được mấy cây GH và đám nhóc KC đang cắt lóng, vì anh biết tiếng KC, ngày mai anh với tôi luộc một con gà và mua một lít rượu vào cúng Thần Rừng và người khuất mặt, gà và rượu để lại cho đám thợ cưa, sau khi cây được chở ra, bán xong mình trừ mọi chi phí, còn lại là phần hai anh em mình, anh UX đồng ý. Tôi có chiếc xe đạp để làm chân, sáng hôm đó cụ bị xong để đi vào rừng, thấy một trong hai bánh xe bị mềm mà tôi nhớ ngày hôm qua sau khi đi về bánh xe còn cứng, nhờ đám xe be bơm dùm bánh xe, tôi dự tính từ đây vô tới cửa rừng, dấu xe trong lùm cây, băng rừng vào đến chỗ thợ cưa, cúng xong đi ra là giờ xe be quay về sau khi ăn cây xong, nếu bánh xe mềm lại hai anh em sẽ có giang xe be về.
Kế hoạch đúng như dự tính, khi hai anh em đi ra gần tới đường nghe tiếng xe “hụn hụn”, biết là xe đã ăn cây xong và trên đường về, hai anh em chạy miết ra, chú lơ ngồi trên những lóng be thấy chúng tôi, chú gọi tài xế ngừng lại, xe dừng lại trên đầu dốc mà dưới trủng là cái cầu đã gảy lúc trước đã được sửa chửa xong. Tôi vào lùm cây lấy xe đạp ra và thấy bánh xe còn cứng, nhưng có xe be rồi thì lên xe về cho nó khỏe, tội gì phải đạp 10 cây số đường đất đỏ ghồ ghề về nhà.
Tôi đẩy chiếc xe đạp vào giữ hai
lóng be (GH), anh UX ngồi phía trong, tôi ngồi phía ngoài trên cùng một
lóng be, khoảng giữa thùng xe, còn chú lơ ngồi phía sau trên hai lóng be
dài, xe từ từ lăn bánh xuống dốc, thông thường khi xe qua cầu, chú lơ
xe kêu gọi anh em trên xe xuống hết trừ tài xế, qua cầu xong mọi người
lên xe lại cho được an toàn, không hiểu sao lần nầy chú lơ làm thinh,
sau nầy nghe nói là chú thiếu thuốc nên ngồi mơ mơ màng màng, vì bị
chứng bệnh nầy mà chú bị hạ tầng công tác từ tài xế xuống thành lơ, xe
bò từ từ qua cầu, đến giữa cầu một tiếng “rắc” khô khan vang lên, tài xế
phản ứng như lần trước nhấn ga, nhưng vì ở giữa cầu, xe lại nặng và mất
thăng bằng nên nghiêng một bên, thân người tôi bị một lực đẩy vô hình
đưa về phía trước, khi gần tới thanh sắt ngang của xe,
Tôi bị một cái gì
rất to nặng đánh vào lưng tôi làm ngực tôi chạm vào thanh sắt ngang của
xe nghe một tiếng “hự”, nhìn xuống ngực tôi thấy một lằn đen bầm chạy
ngang ngực, ngoái cổ nhìn xem vật gì thì ra khúc be GH đường kính 6-7
tất, dài 5-6 thước nó đi theo tôi khi xe nghiêng và thấy lóng be đó bật
ngược lại sau khi đánh vào lưng tôi, xe nghiêng khoảng trên 10 độ, nhìn
xuống suối thấy không có nước, tôi nhảy xuống và nằm thở hổn hển, hơi
thở nặng nề, thấy vậy anh em xuống cổng tôi lên bên kia cầu, anh UX bị
thương nhẹ ở mông, còn chú lơ ngồi phía sau té vào giữa hai lóng be bị
cuốn vào giữa chết liền tại chỗ.
Sau nầy được biết lóng cây thay vào cầu là cây lọ nồi bị sam (mọt) ở giữa. Bị thương như vậy mà không có thuốc men gì cả, tôi chỉ tốn 10 ria mua con trúc sống nhỏ của người KC đem về mua lít rượu ngâm để thoa vết thương, tôi không biết phải làm thế nào, tôi bỏ nguyên con trúc sống vào bình rượu không ngờ tuần lễ sau nghe mùi thum thủm bèn đem đi đổ và rồi dần dần vết bầm cũng tiêu mất, coi như sức khỏe trở lại bình thường.
Sau nầy được biết lóng cây thay vào cầu là cây lọ nồi bị sam (mọt) ở giữa. Bị thương như vậy mà không có thuốc men gì cả, tôi chỉ tốn 10 ria mua con trúc sống nhỏ của người KC đem về mua lít rượu ngâm để thoa vết thương, tôi không biết phải làm thế nào, tôi bỏ nguyên con trúc sống vào bình rượu không ngờ tuần lễ sau nghe mùi thum thủm bèn đem đi đổ và rồi dần dần vết bầm cũng tiêu mất, coi như sức khỏe trở lại bình thường.
Có
một điểm mà tôi cứ suy nghĩ hoài không tìm ra được câu trả lời và chỉ
nghỉ rằng là có Ông Bà, hay người khuất mặt hộ độ, vì khúc be to lớn và
nặng nề như vậy làm gì có lực nào đánh bật ngược lại phía sau khi dập
vào lưng tôi, nó phải đè bẹp ngực tôi dưới sức nặng của nó, còn nói có
sức phản hồi của hơi trong ruột bánh xe đạp sau khi bị ép, tôi nghỉ
không có thể, chỉ có ơn trên phù hộ là điều có thể trả lời thắc mắc của
tôi mà thôi và đó là niềm tin mảnh liệt khi tôi sống lưu vong tại KC.
Trong thời gian tôi dưỡng bệnh, bà con báo cho tôi biết là có người muốn vào rừng chở cây của tôi đi bán, tôi theo sát và hắn ta không thực hiện ý đồ, hắn cầm con dao đi rừng trèo lên xe quát tháo, tôi đứng dưới với búa đẽo trên tay và nói nhỏ với chú tài xế tôi quen “Chú cho tôi mượn trái Mini của chú đi”, hắn là tay bộ đội giải ngũ chắc cũng đã biết sức công phá của loại lựu đạn Mini nên sau đó hắn bỏ ý định cướp cây của tôi, nhưng hơn tuần sau hắn tiến hành lần nữa, cây chở ra tôi chận lại và tôi theo người mua về đến trại cưa, tôi lấy trước 4.000 ria, còn lại ít người mua hẹn trả sau.
Một buổi chiều gặp người mua cây, tôi đòi nợ, chú ta nói về PP sẽ đưa tiền, hai anh em đón xe củi, về nửa chừng chú ghé vào nhà người quen dự đám giổ, xong hai anh em đón xe củi đi tiếp hướng về thủ đô PP.
Sáng hôm sau, tôi đón xe củi lên lại La-ét, khi xe chạy ngang xã mà chúng tôi dự đám giổ chiều hôm qua, thấy một căn nhà bị cháy lở dở còn đang ung khói, đó là nhà của vợ chồng người VN có chiếc xe reo ( Chiếc thứ 3 mà tôi được biết), có đứa con gái độ đôi mươi, ngày hôm đó hai ông bà đã về VN, đứa con gái ở lại, một cô con gái ở Ngả ba La-ét xuống chơi và một cô con gái của một bà đi buôn chuyến, đêm đó 3 cô gái ngủ trong nhà và người tài xế, còn phía trước hiên nhà có hai người, một là người đàn bà, mẹ của một trong ba cô gái và một cậu con trai đang theo đuổi cô con gái của bà.
Trong thời gian tôi dưỡng bệnh, bà con báo cho tôi biết là có người muốn vào rừng chở cây của tôi đi bán, tôi theo sát và hắn ta không thực hiện ý đồ, hắn cầm con dao đi rừng trèo lên xe quát tháo, tôi đứng dưới với búa đẽo trên tay và nói nhỏ với chú tài xế tôi quen “Chú cho tôi mượn trái Mini của chú đi”, hắn là tay bộ đội giải ngũ chắc cũng đã biết sức công phá của loại lựu đạn Mini nên sau đó hắn bỏ ý định cướp cây của tôi, nhưng hơn tuần sau hắn tiến hành lần nữa, cây chở ra tôi chận lại và tôi theo người mua về đến trại cưa, tôi lấy trước 4.000 ria, còn lại ít người mua hẹn trả sau.
Một buổi chiều gặp người mua cây, tôi đòi nợ, chú ta nói về PP sẽ đưa tiền, hai anh em đón xe củi, về nửa chừng chú ghé vào nhà người quen dự đám giổ, xong hai anh em đón xe củi đi tiếp hướng về thủ đô PP.
Sáng hôm sau, tôi đón xe củi lên lại La-ét, khi xe chạy ngang xã mà chúng tôi dự đám giổ chiều hôm qua, thấy một căn nhà bị cháy lở dở còn đang ung khói, đó là nhà của vợ chồng người VN có chiếc xe reo ( Chiếc thứ 3 mà tôi được biết), có đứa con gái độ đôi mươi, ngày hôm đó hai ông bà đã về VN, đứa con gái ở lại, một cô con gái ở Ngả ba La-ét xuống chơi và một cô con gái của một bà đi buôn chuyến, đêm đó 3 cô gái ngủ trong nhà và người tài xế, còn phía trước hiên nhà có hai người, một là người đàn bà, mẹ của một trong ba cô gái và một cậu con trai đang theo đuổi cô con gái của bà.
Nửa đêm Pôn Pốt về, đám dân địa phương điềm chỉ
đây là nhà của Duồn ( Một từ không đẹp ám chỉ người Việt mình), người
đàn bà và cậu con trai biết tiếng KC, sợ quá lẻn trốn mà không báo động
kịp những người trong nhà, một quả B40 bắn vào nhà và vài loạt AK, ba cô
gái cùng tài xế bị chết cháy dưới hầm trú ẩn mà chung quanh là những
bánh xe be cũ, mấy tay đi dự đám giổ hồi chiều không có xe về lại La-ét,
họ vô văn phòng Xã ngủ qua đêm, phải một phen kinh hồn chạy trối chết.
4.- Dự tiệc cưới :
Trong thời gian sống ở Ngã ba La-ét, chú Bảy Trưởng sóc là người Campuchia Vùng IV, thân với tôi, một hôm chú rủ tôi đi dự đám cưới người bà con ở gần Cảng Sihanoukville, hai anh em đón xe củi đi dự. Đám cưới ở KC là một lễ lớn trong làng, người trong làng đều được mời tham dự, ăn uống ba ngày liền, sau tiệc là nhảy lâm- thoong, các trò vui chơi được tổ chức xung quanh đám cưới như đánh bài, bầu cua v.v..., ngày lễ chánh một cái chòi xinh đẹp được dựng lên treo đầy hoa, một cái bàn và 2 ghế dành cho chú rể và cô dâu, một người mang chiếc trống cơm đánh tum tum hai đầu và một người đứng tuổi tay cầm lược và kính soi mặt, hai người vừa đi vừa đánh trống vừa ca hát những câu khuyên đôi tân giai nhân nếp sống tương lai sao cho hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, thỉnh thoảng người cầm kính và lược dừng lại chảy đầu cho cô dâu. Đây là nếp sống Văn hóa của người KC rất hay và đầy ý nghĩa một ngày trọng đại của hai người Nam và Nữ.
5.- Hai lần cháy nhà :
Một buổi chiều, nghe mọi người la làng “cháy nhà”, tôi chạy ra thấy cháy căn nhà cách nhà ông Bảy 3 căn, tôi chạy tới xách nước giếng dội lên vách được vài gáo, thấy ngọn lửa càng lúc càng cao, tôi bỏ thùng chạy về nhà quơ lấy đồ đạc vừa ra khỏi nhà ngọn lửa đã liếm tới vách, chỉ còn nước đứng nhìn ngọn lửa hoành hành thiêu rụi gần hết sóc, đống vỏ xe reo của ô ST bị Pôn Pốt bắn lủng để gần trường học bị cháy rụi rất may là xe không bị ảnh hưởng gì.
Ngọn lửa bắt đầu do em bé bưng cây đèn dầu vấp
té, đèn văng vào vách tranh, còn độ gần hai tháng là tới Tết ta, dân bị
cháy nhà qua trường học bên kia đường tạm trú, còn phần đông người Việt
có bà con thân nhân ở thủ đô PP nên họ về dưới, chỉ còn một ít bám trụ
lo dựng lại nhà cửa, tôi cũng về PP ăn Tết. Nhà cửa được dựng lại củng
khá nhiều để đón Tết, còn vài ngày nữa hết năm, Pôn Pốt kéo quân về đốt
nhà lần nữa, lần nầy làm một số người Việt không trở lại sóc để sinh
sống.
Qua Tết tôi trở lên, thấy cảnh điêu tàn thê thảm, chỉ còn lại một
vài nhà vì nằm phía sau, trong đó có nhà của anh UX, nhưng lúc nầy anh
không còn ở nhà mà anh phải đi phát quang ở tỉnh sát biên giới Thái Lan,
nghe nói nơi đây có mỏ đá quý hiếm và có lẽ anh UX đã lẩn sang đất Thái
rồi chăng vì quá lâu không nghe tin tức của anh gì cả, anh đã bỏ lại
người vợ trẻ kết nối nơi đất lạ quê người.
Đêm đó tôi không có chỗ ngủ
và tôi xin ngủ nhờ trên phản tre dành riêng cho chủ nhà, trong nhà còn
người em trai bà con của anh UX ngủ phía sau. Vì cô UX nấu nướng suốt
đêm nên nhường cái phản tre cho tôi. Không ngờ khoảng 3-4 giờ sáng, tôi
cảm thấy phản tre chuyển động, tôi đoán chắc chủ nhà mệt mỏi nên giao
việc lại cho người em ngả lưng một chút cho đở mệt, tôi bèn nhích nhẹ
người sát vách để nhường chủ nhà nằm thoải mái và tôi nằm yên cho tới
sáng không cục kịch, nhúc nhích gì cả.
6.- Đánh tôm :
Sáng hôm sau tôi đón xe củi về lại PP, lân la với xóm Việt Nam có nhiều gia đình có ghe đánh tôm ở Vịnh Thái Lan, xóm chài mang tên Pen-ờ-Pâu (Bươm bướm), chủ ghe vừa KP vừa VN độ 200 chiếc, mỗi ghe chiều dài độ 5-6 thước và bề ngang độ hơn thước. Cứ 2 giờ sáng là ghe tấp nập chạy ra biển nhờ nước lớn, nếu ra trể dễ bị mắc cạn tại cửa đẩy ghe rất mệt và lỡ chuyến tôm. Lưới đánh tôm làm bằng dây cước quá nhỏ và phải kéo bằng tay, đôi lúc bàn tay rướm máu, kéo lên có tôm thì vui, còn 3-4 kéo không có tôm nào thì cảm thấy buồn đau, nếu có ghe nào trúng mấy ghe khác bu lại lưới thả tứ tung làm vướng lưới nhau cũng là một nạn của nghề nghiệp.
6.- Đánh tôm :
Sáng hôm sau tôi đón xe củi về lại PP, lân la với xóm Việt Nam có nhiều gia đình có ghe đánh tôm ở Vịnh Thái Lan, xóm chài mang tên Pen-ờ-Pâu (Bươm bướm), chủ ghe vừa KP vừa VN độ 200 chiếc, mỗi ghe chiều dài độ 5-6 thước và bề ngang độ hơn thước. Cứ 2 giờ sáng là ghe tấp nập chạy ra biển nhờ nước lớn, nếu ra trể dễ bị mắc cạn tại cửa đẩy ghe rất mệt và lỡ chuyến tôm. Lưới đánh tôm làm bằng dây cước quá nhỏ và phải kéo bằng tay, đôi lúc bàn tay rướm máu, kéo lên có tôm thì vui, còn 3-4 kéo không có tôm nào thì cảm thấy buồn đau, nếu có ghe nào trúng mấy ghe khác bu lại lưới thả tứ tung làm vướng lưới nhau cũng là một nạn của nghề nghiệp.
Những lúc kéo lên gặp phải ghẹ lớn nhỏ gì cũng kê lên thành ghe
dằn bằng khúc gổ cho nát xong thả lưới xuống biển cho sạch lưới. Buổi
cơm chiều thường có nồi canh chua toàn là cá đuối, mực, me, muối và bột
ngọt, không rau cải gì hết và rất ngon. Có những ngày ra Vịnh Thái Lan
xong gặp mưa to phải rút về, nhìn trời nước mênh mông và chiếc ghe như
một lá tre bềnh bồng trên biển cả lặn hụp theo con sóng mà không biết nó
sẽ bị nhận chìm lúc nào.
Vì sắp vào mùa tôm nên bà con của ghe tôm ở PP đổ vồn về nên tôi phải nhường chỗ cho họ vì số người trên ghe có hạn và ưu tiên cho người bà con trong nhà, và tôi lại vai mang bị ra đón xe lửa đi về xã Tăng Hao (H).
7.- Xã Tăng Hao :
Trong thời gian tới lui nhà bà Tư ở PP, trong nhà có cô Dung sau nầy được biết cô lên lập nghiệp ở xã Tăng Hao (TH), và cô lập gia đình với chú Hoàng, thợ chuyên đóng tàu đi buôn giữa Thái Lan (TL) và KC, tìm được nhà của Dung xong, tối tôi treo vỏng ở mái hiên ngủ vì nhà chật hẹp. Xã TH có một khu dành riêng cho người Việt sinh sống độ trên trăm gia đình, mỗi gia đình chen chúc nhau trong những chòi tranh chật hẹp vì ai cũng sống tạm qua ngày và nuôi hy vọng tìm cơ hội lên đường đi tiếp qua TL.
8.- Anh Tư bánh bao :
Ở nhà Dung được vài tháng, Dung về VN, lúc qua lại KC Dung dẫn theo một cô gái lai Mỹ, khoảng đôi mươi. Ở chợ TH có anh Tư, người Tàu Chợ Lớn, trên dưới 55, chuyên làm bánh bao bán rong khắp Xã, anh ta cũng có những cô vợ hờ ban ngày phụ giúp làm và bán bánh, đêm về có người hủ hỉ vui tuổi già, thấy anh ta quảy gánh bánh bao rảo khắp xã trong đêm hôm, nghĩ cũng tội cho cái thân già mà thích gậm cỏ non, khi thấy bóng dáng cô bé ở nhà Dung anh ta liền đòi cưới và cho de (bỏ) các cô vợ hờ. Dung cũng đồng ý và chọn ngày lành tháng tốt làm lễ hợp hôn và cho rước dâu, tôi được yêu cầu đại diện bên đàng gái và bên đàng trai có một mình chú rể, lễ vật cưới gồm 2 chỉ vàng, một trả công cho Dung đem cô gái từ VN qua, một chỉ làm quà cưới cô dâu và 4 cái bánh bao dành cho 4 người gồm có chủ nhà, cô dâu, chú rễ và tôi. Sau 15 phút lễ cưới xong chú rể dẫn cô dâu về dinh ở xóm chợ.
Tôi thường mắc võng ngủ ở mái hiên, hôm đó độ 5 giờ sáng tôi thấy toán Tuần tiểu phối hợp giữa bộ đội KC và VN đi qua, tôi thức dậy ra phía sau làm vệ sinh cá nhân, vì anh Tư bánh bao phải đi PP mua bột về làm bánh sau đêm động phòng, cô vợ trẻ lo sợ vì chỗ ngủ mới lạ nên bương về lại nhà Dung, vừa đến nơi thấy toán Tuần tiểu đi ngược trở ra, muốn gọi cửa nhà Dung mà không kịp, chợt thấy cái võng của tôi không có người nằm, cô ta bèn chun vào và phủ mùng lại, nhưng có lẽ quá trể không qua được những cặp mắt của toán Tuần tiễu. Có tiếng gõ cửa và ra lệnh “ Nhà có ai ra mở cửa”, khi Dung mở cửa, một bộ đội VN hỏi “Ai ngủ đây ?”, Dung trả lời “Anh Út của em”, “Vậy gọi anh Út dậy xem”, sau đó không phải anh Út mà cô gái làm Dung ngỡ ngàng không biết trả lời sao, cô gái bị dẫn về Xã. Tin tức cô dâu bị bắt về Xã bay tới bến xe làm chú rể phải hủy bỏ chuyến đi PP mua hàng, ở nhà lo làm một bửa tiệc thịnh soạn và một thùng Beer để mang cô dâu về lại.
Ở đây tôi cũng đã chứng kiến một bà sồn sồn có đứa con gái 15-16 tuổi bán trinh chi có 2 chỉ vàng, bà ta thấy tôi và cũng muốn tôi trở thành cận vệ cho bà và con bà. Rồi một bà nữa có biệt danh “bà Năm Mồng”, hể các cô trong động của bà có xích mích nhau bà ra lệnh “Mầy giựt mồng nó tao” nên bà nổi danh như vậy, bà cũng có hai gái một trai còn nhỏ, bà cũng thường hay nói bóng nói gió khi đến nhà Dung chơi, sau đó bà cặp với anh Tư thầy bói, người miền Tây, anh bói thế nào mà cái động của bà Năm Mồng do anh ta quản lý, tài thiệt. Còn một bà nữa bán cháo lòng, môt hôm ăn xong tôi trả 4 tờ năm ria cho tô cháo, nhận tiền xong bà nói “Tiền nầy tôi cất giữ riêng không tiêu xài” , tôi chỉ cười trừ thôi.
9.- Ăn cá nóc :
Gia đình chú Thành gồm vợ và hai con, nhà đối diện với nhà của Dung, chú còn trẻ và chú nói quê chú ở Dốc Sỏi, Biên Hòa, chú bảo rằng chú biết tôi, còn tôi không biết chú là vì chú thuộc lớp trẻ. Hàng ngày tôi và những thợ rừng bất đắc dĩ, muốn vào rừng chặt cây làm nhà, hầm than hay tước vỏ cây làm vách phải băng qua một eo biển dài độ 3 km, sáng nước rút xa bờ nên đi trên cát thoải mái, chiều về phải lội nước lên tới ngực, nước rút đi để những vũng nước đôi khi có những con cá ngủ quên chưa thoát đi kịp.
Vì sắp vào mùa tôm nên bà con của ghe tôm ở PP đổ vồn về nên tôi phải nhường chỗ cho họ vì số người trên ghe có hạn và ưu tiên cho người bà con trong nhà, và tôi lại vai mang bị ra đón xe lửa đi về xã Tăng Hao (H).
7.- Xã Tăng Hao :
Trong thời gian tới lui nhà bà Tư ở PP, trong nhà có cô Dung sau nầy được biết cô lên lập nghiệp ở xã Tăng Hao (TH), và cô lập gia đình với chú Hoàng, thợ chuyên đóng tàu đi buôn giữa Thái Lan (TL) và KC, tìm được nhà của Dung xong, tối tôi treo vỏng ở mái hiên ngủ vì nhà chật hẹp. Xã TH có một khu dành riêng cho người Việt sinh sống độ trên trăm gia đình, mỗi gia đình chen chúc nhau trong những chòi tranh chật hẹp vì ai cũng sống tạm qua ngày và nuôi hy vọng tìm cơ hội lên đường đi tiếp qua TL.
8.- Anh Tư bánh bao :
Ở nhà Dung được vài tháng, Dung về VN, lúc qua lại KC Dung dẫn theo một cô gái lai Mỹ, khoảng đôi mươi. Ở chợ TH có anh Tư, người Tàu Chợ Lớn, trên dưới 55, chuyên làm bánh bao bán rong khắp Xã, anh ta cũng có những cô vợ hờ ban ngày phụ giúp làm và bán bánh, đêm về có người hủ hỉ vui tuổi già, thấy anh ta quảy gánh bánh bao rảo khắp xã trong đêm hôm, nghĩ cũng tội cho cái thân già mà thích gậm cỏ non, khi thấy bóng dáng cô bé ở nhà Dung anh ta liền đòi cưới và cho de (bỏ) các cô vợ hờ. Dung cũng đồng ý và chọn ngày lành tháng tốt làm lễ hợp hôn và cho rước dâu, tôi được yêu cầu đại diện bên đàng gái và bên đàng trai có một mình chú rể, lễ vật cưới gồm 2 chỉ vàng, một trả công cho Dung đem cô gái từ VN qua, một chỉ làm quà cưới cô dâu và 4 cái bánh bao dành cho 4 người gồm có chủ nhà, cô dâu, chú rễ và tôi. Sau 15 phút lễ cưới xong chú rể dẫn cô dâu về dinh ở xóm chợ.
Tôi thường mắc võng ngủ ở mái hiên, hôm đó độ 5 giờ sáng tôi thấy toán Tuần tiểu phối hợp giữa bộ đội KC và VN đi qua, tôi thức dậy ra phía sau làm vệ sinh cá nhân, vì anh Tư bánh bao phải đi PP mua bột về làm bánh sau đêm động phòng, cô vợ trẻ lo sợ vì chỗ ngủ mới lạ nên bương về lại nhà Dung, vừa đến nơi thấy toán Tuần tiểu đi ngược trở ra, muốn gọi cửa nhà Dung mà không kịp, chợt thấy cái võng của tôi không có người nằm, cô ta bèn chun vào và phủ mùng lại, nhưng có lẽ quá trể không qua được những cặp mắt của toán Tuần tiễu. Có tiếng gõ cửa và ra lệnh “ Nhà có ai ra mở cửa”, khi Dung mở cửa, một bộ đội VN hỏi “Ai ngủ đây ?”, Dung trả lời “Anh Út của em”, “Vậy gọi anh Út dậy xem”, sau đó không phải anh Út mà cô gái làm Dung ngỡ ngàng không biết trả lời sao, cô gái bị dẫn về Xã. Tin tức cô dâu bị bắt về Xã bay tới bến xe làm chú rể phải hủy bỏ chuyến đi PP mua hàng, ở nhà lo làm một bửa tiệc thịnh soạn và một thùng Beer để mang cô dâu về lại.
Ở đây tôi cũng đã chứng kiến một bà sồn sồn có đứa con gái 15-16 tuổi bán trinh chi có 2 chỉ vàng, bà ta thấy tôi và cũng muốn tôi trở thành cận vệ cho bà và con bà. Rồi một bà nữa có biệt danh “bà Năm Mồng”, hể các cô trong động của bà có xích mích nhau bà ra lệnh “Mầy giựt mồng nó tao” nên bà nổi danh như vậy, bà cũng có hai gái một trai còn nhỏ, bà cũng thường hay nói bóng nói gió khi đến nhà Dung chơi, sau đó bà cặp với anh Tư thầy bói, người miền Tây, anh bói thế nào mà cái động của bà Năm Mồng do anh ta quản lý, tài thiệt. Còn một bà nữa bán cháo lòng, môt hôm ăn xong tôi trả 4 tờ năm ria cho tô cháo, nhận tiền xong bà nói “Tiền nầy tôi cất giữ riêng không tiêu xài” , tôi chỉ cười trừ thôi.
9.- Ăn cá nóc :
Gia đình chú Thành gồm vợ và hai con, nhà đối diện với nhà của Dung, chú còn trẻ và chú nói quê chú ở Dốc Sỏi, Biên Hòa, chú bảo rằng chú biết tôi, còn tôi không biết chú là vì chú thuộc lớp trẻ. Hàng ngày tôi và những thợ rừng bất đắc dĩ, muốn vào rừng chặt cây làm nhà, hầm than hay tước vỏ cây làm vách phải băng qua một eo biển dài độ 3 km, sáng nước rút xa bờ nên đi trên cát thoải mái, chiều về phải lội nước lên tới ngực, nước rút đi để những vũng nước đôi khi có những con cá ngủ quên chưa thoát đi kịp.
Chú Thành và hai người nữa, một bộ đội đào ngũ và một
cậu bé độ 15 tuổi, vào rừng đốn cây bán cho những người hầm than, một
buổi sáng đi ngang thấy con cá nóc mắc kẹt lại trong vũng nước, mọi
người xuống bắt con cá lên và dự định sẽ nướng cá làm món ăn trưa. Đến
trưa con cá được nướng bên cạnh lò than, ông chủ lò được mời nhưng ông
từ chối, chú bộ đội bảo “Ối ! cá nóc nầy tôi ăn thường lắm trong thời
chiến có sao đâu”.
Ba người ngồi ăn một chập, cậu bé thấy môi mấp máy
giựt giựt, hoảng quá buông đủa băng biển chạy về nhà, vừa tới ngưởng cửa
kêu “Mẹ ơi con ăn cá nóc” xong té quỵ xuống và được đưa vào Trạm xá
nhưng không qua khỏi. Còn lại hai người một chập sau cũng thấy hiện
tượng như vậy bèn băng biển về, nhưng khi tới một ghềnh đá không còn đủ
sức đi tiếp nên nằm trên mõm đá, các ghe câu người KC thấy vậy mang về
bỏ nằm trên bãi tắm. Hôm đó tôi không đi rừng, nghe ông Trưởng khu kêu
anh em xuống bến tắm đem hai người bạn xấu số mình về.
Cùng với các
thanh niên khác, tôi xuống đến nơi thấy hai người nằm nơi nước xâm xấp,
không thấy ai tình nguyện cổng hai chú về, nghĩ tình người cùng xóm Dốc
Sỏi, tôi khom người xuống bế xốc chú Thành lên vai, chạy được một đổi,
tôi sang vai cho chú em chạy theo sau, vừa khi đó tôi thấy phân trong
quần tà lỏn chú Thành rớt ra, tôi nghỉ “Thôi rồi! hết phương cứu chữa”.
Ngày đưa chú đến nơi an nghỉ, bà con trong xóm, kẻ ít người nhiều quyên
góp phúng điếu cho thiếm Thành, tôi còn trong túi độ trên 100 ria đưa
cho thiếm 50, dù sao tôi cũng còn có thể tìm được cái khác bằng sức lao
động của mình.
10.- Lại cô Út Xôi (UX) :
Như tôi đã nói, sau hai lần cháy nhà, Ngã ba La-ét còn lại không bao nhiêu người Việt sinh sống. Ở phía sau nhà của Dung, xã Tăng Hau, có cái nhà của anh Bảy, Thiếu úy QLVNCH và một đứa con trai sinh sống bằng nghề vô chai Soda đem bỏ mối bạn hàng. Một hôm anh ta bảo tôi “Đêm đêm anh qua ngủ giữ nhà dùm tôi trong thời gian tôi vắng nhà”. Chiều chiều tôi mang võng mùng và chăn qua treo trên cái giường ván ngủ, một buổi chiều khi vừa tới cửa thấy ánh đèn dầu loe lét chiếu ra, tôi lấy làm lạ, khi vào trong nhận ra không ai xa lạ là cô Út Xôi ở Ngã ba La-ét. Được biết là cô cũng rời Ngã ba La-ét về sống ở PP, sau đó theo xe lửa đi buôn chuyến từ Nông Pênh đến Tăng Hau, rồi gặp tay Thiếu Úy Bảy để có chổ ngủ qua vài đêm đợi bán hết hàng rồi về lại Nông Pênh.
10.- Lại cô Út Xôi (UX) :
Như tôi đã nói, sau hai lần cháy nhà, Ngã ba La-ét còn lại không bao nhiêu người Việt sinh sống. Ở phía sau nhà của Dung, xã Tăng Hau, có cái nhà của anh Bảy, Thiếu úy QLVNCH và một đứa con trai sinh sống bằng nghề vô chai Soda đem bỏ mối bạn hàng. Một hôm anh ta bảo tôi “Đêm đêm anh qua ngủ giữ nhà dùm tôi trong thời gian tôi vắng nhà”. Chiều chiều tôi mang võng mùng và chăn qua treo trên cái giường ván ngủ, một buổi chiều khi vừa tới cửa thấy ánh đèn dầu loe lét chiếu ra, tôi lấy làm lạ, khi vào trong nhận ra không ai xa lạ là cô Út Xôi ở Ngã ba La-ét. Được biết là cô cũng rời Ngã ba La-ét về sống ở PP, sau đó theo xe lửa đi buôn chuyến từ Nông Pênh đến Tăng Hau, rồi gặp tay Thiếu Úy Bảy để có chổ ngủ qua vài đêm đợi bán hết hàng rồi về lại Nông Pênh.
Lỡ bộ rồi tôi
đành treo võng ngủ, còn cô nàng thì ngủ trên giường. Đang lim dim mơ
màng, tự nhiên võng sút dây làm cái “rầm” trên giường. Lòm còm ngồi tôi
dậy cột lại dây võng cho chắc ăn, nào ngờ hơn nửa tiếng đồng hồ sau dây
võng lại sút nữa, lần nầy tôi hơi nghi và có ý lo sợ chắc có ai vô hình
phá mình nên không dám nằm trên võng nữa, tôi treo mùng nằm được một
lúc, cảm thấy buồn buồn bèn chui qua mùng của nàng ngủ cho nó ấm.
11.- Dựng nhà :
Lúc sau nầy tôi không vô rừng chặt cây, bóc vỏ đem về bán cho những người dựng nhà mà hợp tác với anh Ba Tà Lỏn (Vì lúc nào trên người anh ta chỉ có chiếc tà lỏn ngay cả lúc vô rừng cũng vậy) cưa lết ( Tức xẻ ván bằng lưởi cưa tay và thợ cưa ngồi mỗi người mỗi bên lết từ từ tới). Tôi dự tính dựng nhà nên sang lại miếng đất 200 ria và bắt đầu vào rừng tha cây về đục đẻo làm nhà sàn hai gian cũng khá rộng và một chái bếp, dự trù mẹ con nó có qua đủ chỗ ở, ngày dựng nhà tôi luộc con gà và một lít đế cúng đất đai và thổ địa, xong nhờ mấy chú lối xóm đến dựng lên ba vì nhà xong.
11.- Dựng nhà :
Lúc sau nầy tôi không vô rừng chặt cây, bóc vỏ đem về bán cho những người dựng nhà mà hợp tác với anh Ba Tà Lỏn (Vì lúc nào trên người anh ta chỉ có chiếc tà lỏn ngay cả lúc vô rừng cũng vậy) cưa lết ( Tức xẻ ván bằng lưởi cưa tay và thợ cưa ngồi mỗi người mỗi bên lết từ từ tới). Tôi dự tính dựng nhà nên sang lại miếng đất 200 ria và bắt đầu vào rừng tha cây về đục đẻo làm nhà sàn hai gian cũng khá rộng và một chái bếp, dự trù mẹ con nó có qua đủ chỗ ở, ngày dựng nhà tôi luộc con gà và một lít đế cúng đất đai và thổ địa, xong nhờ mấy chú lối xóm đến dựng lên ba vì nhà xong.
Sáng hôm sau đi vào rừng chặt cây tiếp, khi về đến nhà bà
vợ khóm trưởng nói “ Hồi sáng anh Út đi vô rừng, một tay Sĩ quan bộ đội
(SQBD) đi ngang hỏi “Nhà ai dựng lên đây ?” bà vợ Khóm trưởng nói “Nhà
của anh Út”, tên SQBD nói tiếp “anh Út nào, dựng nhà không xin phép, xô
sập”, nghe xong tôi nói với bà rằng trước khi có ý định dựng nhà tôi đã
thông qua ý kiến với anh Khu Trưởng (KT) và ông ta nói cứ dựng đi. Tôi
bắt đầu đi mua tranh về lợp xong hai mái chỉ một mình thôi, nhà rất vững
và chắc chắn.
12.- Lại hai lần cháy nhà :
Vì nhà chưa có vách nên tôi vẫn còn ngủ ở mái hiên của nhà Dung, một hôm đang ngon giấc nghe bà con la cháy nhà, lúc đó độ 4-5 giờ sáng, chạy ra sân thấy ngọn lửa đang hoành hàng về hướng nhà của mình, tôi chạy lên xem sao, lúc đó ngọn lửa đang tiến bị một luồng gió đánh bạt sang hướng khác, tôi nghĩ vầy là nhà mình an toàn, không ngờ một giọng nói vang lên trong đám người đứng hiếu kỳ kế bên ông KT “Ông Khu Trưởng, xô sập cái nhà nầy nhang ông ?” không hiểu sao ông KT nói “ Ờ. .ờ, xô đi.”. Thế là 7-8 thanh niên đang đứng đó nghe ông KT, hè nhau xô, nhưng nhà không ngã chỉ có mái trước ngã xuống thôi. Ngọn lửa lụi dần không cần ai chữa vì không còn gì để cháy và mọi người giải tán, nhìn mái nhà trước mà buồn năm phút.
12.- Lại hai lần cháy nhà :
Vì nhà chưa có vách nên tôi vẫn còn ngủ ở mái hiên của nhà Dung, một hôm đang ngon giấc nghe bà con la cháy nhà, lúc đó độ 4-5 giờ sáng, chạy ra sân thấy ngọn lửa đang hoành hàng về hướng nhà của mình, tôi chạy lên xem sao, lúc đó ngọn lửa đang tiến bị một luồng gió đánh bạt sang hướng khác, tôi nghĩ vầy là nhà mình an toàn, không ngờ một giọng nói vang lên trong đám người đứng hiếu kỳ kế bên ông KT “Ông Khu Trưởng, xô sập cái nhà nầy nhang ông ?” không hiểu sao ông KT nói “ Ờ. .ờ, xô đi.”. Thế là 7-8 thanh niên đang đứng đó nghe ông KT, hè nhau xô, nhưng nhà không ngã chỉ có mái trước ngã xuống thôi. Ngọn lửa lụi dần không cần ai chữa vì không còn gì để cháy và mọi người giải tán, nhìn mái nhà trước mà buồn năm phút.
Nguyên nhân cháy nhà là một người đàn bà thức dậy sớm vô ý
trong lúc nấu nướng. Sáng hôm sau tôi lên dọn dẹp thu gọn lại, đang lom
khom một chú thanh niên đi ngang, chú nầy còn thiếu nợ cây sửa nhà chưa
trả, nói “Chú Út, chú biết ai kêu ông Khu Trưởng xô nhà của chú không
?”, tôi trả lời không biết, chú nói tiếp “Tôi đó”, tôi chỉ buông câu
“Vậy hả”. Đang còn thu dọn, lại nghe bà con la làng “Cháy nhà” nữa, nhìn
cột khói đen xám gần nhà của Dung, tôi lật đật chạy về để thu dọn đồ
của mình và giúp đở Dung, nhưng ngọn lửa lại thổi ngược về nhà của mình,
thôi bây giờ coi như chịu trận, thế nào cũng mặc.
Nguyên nhân là một
tay bộ đội VN thường hay mua thuốc hút chịu ở quán gần nhà Dung, bà chủ
quán đòi nợ cũ, tay bộ đội chẳng những không có tiền trả mà còn dọa “bà
mà nói nữa tôi đốt quán bà”, nói xong hắn móc Zippo ra bật lửa liền. Lửa
tàn, tôi thả bộ lên xem nhà mình thế nào rồi, đến nơi được biết ngọn
lửa lại cũng bị gió bạt đi nơi khác, nhưng mái nhà sau cũng bị cùng số
phận của mái trước. Thật, tay Sĩ quan bộ đội miệng mồm có khác và sau đó
được biết nhà của chú thanh niên, kêu gọi xô nhà tôi, cũng biến thành
tro, thật là trời cao có mắt.
Tôi bỏ ý định cất nhà, tân dụng cây còn lại và tranh có sẳn, tôi làm một chái bếp để ở thôi, tôi mua ván về vừa làm sàn và làm giường ngủ luôn cho tiện. Khu Việt ở xã Tăng Hau trở nên đìu hiu sau hai lần cháy nhà, lúc nầy lại có phong trào đi đào ao tôm ở Tho-mo-so (TMS) vùng đá trắng, dân Việt vùng TMS nầy đi mò sò huyết, hay ủi xệp, xệp là hai cây tre dài, xỏ lưới vào hình rẻ quạt, hai tay hạ lưới xuống đi một đoạn rồi nâng lên. Sau nầy ở TMS, tôi cũng mua một cái đi xệp, cá không thấy mà rắn biển thì nhiều, mổi lần gặp phải liền nhanh tay bốc liệng đi.
Tôi bỏ ý định cất nhà, tân dụng cây còn lại và tranh có sẳn, tôi làm một chái bếp để ở thôi, tôi mua ván về vừa làm sàn và làm giường ngủ luôn cho tiện. Khu Việt ở xã Tăng Hau trở nên đìu hiu sau hai lần cháy nhà, lúc nầy lại có phong trào đi đào ao tôm ở Tho-mo-so (TMS) vùng đá trắng, dân Việt vùng TMS nầy đi mò sò huyết, hay ủi xệp, xệp là hai cây tre dài, xỏ lưới vào hình rẻ quạt, hai tay hạ lưới xuống đi một đoạn rồi nâng lên. Sau nầy ở TMS, tôi cũng mua một cái đi xệp, cá không thấy mà rắn biển thì nhiều, mổi lần gặp phải liền nhanh tay bốc liệng đi.
Tôi
gởi nhà lại cho anh ba Tà Lỏn trông dùm, sắm một cái len để múc đất mềm
thẩy lên bờ làm hầm tôm, đón tàu ra TMS, đến nơi tôi nhập vào toán đào
hầm nuôi tôm, lúc nước ròng thì không nói gì khi nước lớn đôi khi tới
ngực, lượng đất đào mổi ngày được tính bằng khối và quy ra tiền, ngày
thứ năm thay vì tiếp tục đào, tay quản lý bắt anh em đi dọn cây cối mà
không cho biết tiền công ngày dọn, tôi phản đối và xách len về.
13.- Ụ ghe :
Về nhà treo võng đang nằm tòn ten và suy tính ngày mai sẽ ra sao, tình cờ một chú em tới chơi, chú hỏi “ Chú Út muốn làm thợ đóng ghe không, chỉ cần chú biết nghề mộc chút chút là được”, chú dẫn tôi tới ụ ghe của chú Hai chuyên đóng ghe đi buôn bên Thái, trong thời gian KC cáp duồn người Việt mình vào năm 1971, gia đình chú chạy về tỵ nạn tại núi Thị Vải, chú nhận tôi làm với lương ngày 100 ria và cơm nước chủ lo, tôi thấy vậy là quá ổn. Là nhà sàn, nên mọi người tối đều giăng mùng ngủ hai bên, chú Hai có nuôi một con chó, lúc nhỏ đẹp và dể thương, tối chú hay cho nó ngủ trên chân mùng của mọi người cho ấm, nhưng khi lớn nó ăn cá bạc má chết lềnh khênh ở bờ biển nên bị bệnh xà mâu, rụng long, lỏng khỏng và hôi hám trông dễ sợ.
13.- Ụ ghe :
Về nhà treo võng đang nằm tòn ten và suy tính ngày mai sẽ ra sao, tình cờ một chú em tới chơi, chú hỏi “ Chú Út muốn làm thợ đóng ghe không, chỉ cần chú biết nghề mộc chút chút là được”, chú dẫn tôi tới ụ ghe của chú Hai chuyên đóng ghe đi buôn bên Thái, trong thời gian KC cáp duồn người Việt mình vào năm 1971, gia đình chú chạy về tỵ nạn tại núi Thị Vải, chú nhận tôi làm với lương ngày 100 ria và cơm nước chủ lo, tôi thấy vậy là quá ổn. Là nhà sàn, nên mọi người tối đều giăng mùng ngủ hai bên, chú Hai có nuôi một con chó, lúc nhỏ đẹp và dể thương, tối chú hay cho nó ngủ trên chân mùng của mọi người cho ấm, nhưng khi lớn nó ăn cá bạc má chết lềnh khênh ở bờ biển nên bị bệnh xà mâu, rụng long, lỏng khỏng và hôi hám trông dễ sợ.
Đêm trời trở lạnh, vẫn thói quen vào nằm
ngủ ở chân mùng, nó liền bị đá, nó chạy qua mùng khác và cũng bị như vậy
thôi. Tôi đang ngủ khi trở mình thấy mùng mình bị căn, tưởng con chó
đang nằm ở chân mùng liền tung nó một đạp. Sáng ra chú Hai nói đêm hôm
tôi bò ra đi tiểu, khi bò ngang mùng anh Út, bị đạp một cái mà không dám
la, mọi người cười quá trời, vài bửa sau con chó được cạo bằng nước
xôi, sạch trơn, trắng hếu ngon lành, chú Hai thỉnh thoảng vào xóm mang
về một chú để thưởng công anh em.
Bán đảo TMS nằm trong vịnh TL, tàu buôn đồ lậu từ giữa KC và TL qua lại nồm nợp, nên phe ta cũng ra đi sau khi thời cơ cho phép. Dọc theo bờ biển những cây dừa cao rợp bóng mát nên quán cà phê của phe ta mọc lên, còn hai bên cầu tàu những nhà sàn của những người Hoa giàu có đều có tàu đi buôn qua TL. Một hôm lửa lại bùng phát, những cây dừa là những bó đuốc cao lêu nghêu, tàn bay khắp nơi tới xóm chợ và hai dãy nhà sàn ở cầu cũng không tránh khỏi bàn tay cũa bà hỏa, sau nầy được biết là Pôn Pốt lẻn về đốt phá. Các nhà sàng của đám người Tàu giàu có đem TV, máy móc liệng xuống biển để tránh bà Hỏa, nhưng rồi cũng đâu còn sử dụng được vì nước biển.
Nhân gần ngày cuối năm, tôi trở lại Tăng Hao để thăm người quen, về tới nơi thấy chái bếp của mình có người ở, hỏi ra mới biết là tay khóm trưởng thấy không có ai ở nên tuyên bố là hắn xí được và cho bà con của hắn vô ở, đêm đó tôi phải treo võng ngủ ngoài trời. Ngày hôm sau tôi phải giải thích cho vợ chồng dọn đi và trả lại chái bếp cho tôi, thật tôi cũng buồn lòng, nhưng không thể làm khác hơn được.
14.- Một chỉ rưởi vàng :
Mỗi ngày chỉ có cử Cà phê sáng là tốn tiền thôi nên tiền lương tôi để trong sổ của chú Hai, mình khỏi phải bận tâm cất giữ, khi số dư khoảng độ 6.000 ria, giá vàng ở VN và KC lúc đó ngang nhau khoảng 3.000/chỉ. Đùng một cái đêm sáng ngày giá vàng lên trên 4.500/chỉ, làm mình mất toi gần 30% số tiền để dành của mình, tôi bèn lấy tiền ra để mua chiếc nhẩn 1 chỉ 1/2, mua xong nếu đeo vô tay sợ bị va chạm khi làm việc bị móp méo nên tôi lấy chỉ quấn và đeo vào cổ cho nó tiện. Chiều nghỉ việc ra dòng nước từ trên chảy xuống tắm, tự nhiên tôi cảm thấy một ma lực nào buộc tôi phải ngoái cổ ra phía sau, ơ kìa... ai sao giống bà xã mình đang men theo biển đi tới vậy ? Đúng rồi bà xã mình chứ ai, thật là mừng khôn xiết.
Bán đảo TMS nằm trong vịnh TL, tàu buôn đồ lậu từ giữa KC và TL qua lại nồm nợp, nên phe ta cũng ra đi sau khi thời cơ cho phép. Dọc theo bờ biển những cây dừa cao rợp bóng mát nên quán cà phê của phe ta mọc lên, còn hai bên cầu tàu những nhà sàn của những người Hoa giàu có đều có tàu đi buôn qua TL. Một hôm lửa lại bùng phát, những cây dừa là những bó đuốc cao lêu nghêu, tàn bay khắp nơi tới xóm chợ và hai dãy nhà sàn ở cầu cũng không tránh khỏi bàn tay cũa bà hỏa, sau nầy được biết là Pôn Pốt lẻn về đốt phá. Các nhà sàng của đám người Tàu giàu có đem TV, máy móc liệng xuống biển để tránh bà Hỏa, nhưng rồi cũng đâu còn sử dụng được vì nước biển.
Nhân gần ngày cuối năm, tôi trở lại Tăng Hao để thăm người quen, về tới nơi thấy chái bếp của mình có người ở, hỏi ra mới biết là tay khóm trưởng thấy không có ai ở nên tuyên bố là hắn xí được và cho bà con của hắn vô ở, đêm đó tôi phải treo võng ngủ ngoài trời. Ngày hôm sau tôi phải giải thích cho vợ chồng dọn đi và trả lại chái bếp cho tôi, thật tôi cũng buồn lòng, nhưng không thể làm khác hơn được.
14.- Một chỉ rưởi vàng :
Mỗi ngày chỉ có cử Cà phê sáng là tốn tiền thôi nên tiền lương tôi để trong sổ của chú Hai, mình khỏi phải bận tâm cất giữ, khi số dư khoảng độ 6.000 ria, giá vàng ở VN và KC lúc đó ngang nhau khoảng 3.000/chỉ. Đùng một cái đêm sáng ngày giá vàng lên trên 4.500/chỉ, làm mình mất toi gần 30% số tiền để dành của mình, tôi bèn lấy tiền ra để mua chiếc nhẩn 1 chỉ 1/2, mua xong nếu đeo vô tay sợ bị va chạm khi làm việc bị móp méo nên tôi lấy chỉ quấn và đeo vào cổ cho nó tiện. Chiều nghỉ việc ra dòng nước từ trên chảy xuống tắm, tự nhiên tôi cảm thấy một ma lực nào buộc tôi phải ngoái cổ ra phía sau, ơ kìa... ai sao giống bà xã mình đang men theo biển đi tới vậy ? Đúng rồi bà xã mình chứ ai, thật là mừng khôn xiết.
Lúc ở nhà của Dung bao lần gởi cho cháu của bà Tư đem thư về
PP để gởi về VN, tiền tem và công vài chục ria cho một cái thư, nhưng
mà bà xã có nhận được cái nào đâu, cái cuối cùng nhờ ông chú quen đem về
nên bà xã lần mò sang tìm. Tôi đi đường Tây Ninh còn bà xã đi đường
Châu Đốc Hồng Ngự, đến nhà bà Tư ở thủ đô PP rồi lên xã TH đến nhà Dung,
trên đường đi bị bắt vô HDX nhổ cỏ hết buổi vì nhập cảnh lậu.
Nhờ Dung
đưa xuống tàu qua TMS và cũng nhờ các bà, các cô đi buôn giúp đở nên mới
tìm đúng chỗ. Lúc đầu tôi dự tính để bà xã ở lại chơi thời gian và đưa
về, nhưng sau nghỉ lại hai vợ chồng cùng về một lượt, vì lúc đó tin tức
Mỹ đang bàn thảo với phía Việt cộng để đưa đi định cư các sĩ quan đã bị
tù tội trên 3 năm. Trên đường về lại xã Tăng Hao, hai vợ chồng ngủ một
đêm duy nhất trên cái sàn chái bếp trước khi bán rẻ cho người ở lại. Một
đêm cũng đủ an ủi phần nào công lao khổ nhọc dưng lên cái nhà to lón và
cuối cùng biến thành cái chái bếp mà hai vợ chồng tôi được dịp trải qua
một đêm hạnh phúc nhất trong đời sống lưu vong của mình trên xứ Chùa
Tháp.
15.- Những chuyến vượt biên :
Những ai đã bước qua đất KC đều có ý chờ đợi cơ hộ để sang Thái xin tị nạn. Trong thời gian tôi đi cưa lếch với anh ba Tà Lỏn, có một toán khác sau khi cưa đủ sản phẩm bán cho mấy chủ ghe và họ cho ghe vào điểm hẹn để ăn hàng, lợi dụng thời cơ toán cưa cướp ghe, uy hiếp và cướp tư trang của tài công là con chủ ghe, khi ghe qua được Thái, toán cướp bị tố giác và bị nhà cầm quyền Thái bắt giữ. Chị Ba, cũng là Sĩ quan Nữ của QLVNCH, chị đang được bắt mối đi với 3 chỉ vàng một đầu người, tôi đành chịu và không biết chị có đến nơi đến chốn không, mong chị mọi sự tốt lành.
Một gia đình là Thiếu úy Quân Y/ QLVNCH, vợ và đám con, phần nhiều là gái, có nhà sàn ở Tho-mo-so, hàng ngày vợ chồng và mấy đứa lớn theo ghe ra biển mò sò huyết, sò huyết ở vịnh Thái Lan nhỏ hơn sò huyết của ta, người bắt sò đi rà hai bàn chân trên cát, hể gặp sò thì hụp xuống nước lượm lên, nhờ nhà đông người nên ngày nào cũng kiếm trên dưới tạ sò, trừ tiền ghe ra cũng còn kha khá
15.- Những chuyến vượt biên :
Những ai đã bước qua đất KC đều có ý chờ đợi cơ hộ để sang Thái xin tị nạn. Trong thời gian tôi đi cưa lếch với anh ba Tà Lỏn, có một toán khác sau khi cưa đủ sản phẩm bán cho mấy chủ ghe và họ cho ghe vào điểm hẹn để ăn hàng, lợi dụng thời cơ toán cưa cướp ghe, uy hiếp và cướp tư trang của tài công là con chủ ghe, khi ghe qua được Thái, toán cướp bị tố giác và bị nhà cầm quyền Thái bắt giữ. Chị Ba, cũng là Sĩ quan Nữ của QLVNCH, chị đang được bắt mối đi với 3 chỉ vàng một đầu người, tôi đành chịu và không biết chị có đến nơi đến chốn không, mong chị mọi sự tốt lành.
Một gia đình là Thiếu úy Quân Y/ QLVNCH, vợ và đám con, phần nhiều là gái, có nhà sàn ở Tho-mo-so, hàng ngày vợ chồng và mấy đứa lớn theo ghe ra biển mò sò huyết, sò huyết ở vịnh Thái Lan nhỏ hơn sò huyết của ta, người bắt sò đi rà hai bàn chân trên cát, hể gặp sò thì hụp xuống nước lượm lên, nhờ nhà đông người nên ngày nào cũng kiếm trên dưới tạ sò, trừ tiền ghe ra cũng còn kha khá
Thời gian sau họ mua ghe rồi mua lưới đi
đánh tôm, bỏ nghề mò sò, rồi sau cùng là mua máy đuôi tôm, rồi một ngày
đẹp trời nào đó ghe đánh tôm đi hết cả gia đình làm bà con lối xóm ngỡ
ngàng. Tay Hsq bộ đội được cắt cử là trưởng của khu người Việt tỏ ra
bực tức vì để xẩy cả bè cá lớn và mồm luôn miệng lên án đồ phản quốc,
ham thức ăn thừa của Đế quốc Mỹ.
Cũng mong gia đình của Th/úy Quân Y
được đến nơi an toàn và đang hưởng những gì tốt đẹp nhất của Đế quốc ban
cho. Một anh thợ chuyên sửa máy đuôi tôm, một hôm ông thợ cùng gia đình
ra đi với chiếc ghe và máy đuôi tâm tốt và mạnh nhất và cũng tên Hạ sĩ
quan bộ đội đó miệng chửi thề không ngớt.
16.- Kết :
Sau hai năm sinh sống trên đất nước xứ Chùa Tháp có một điểm mà chúng ta thấy rõ nhất là Thủ đô Pnong Penh rất ít người bản xứ sinh sống, phần đông là dân da vàng nhất là người Trung Hoa, người bản xứ rút về nông thôn xa xôi hẻo lánh, hoạt động thương mại do người Hoa nắm ở những chợ lớn chung quanh vùng thủ đô, còn người Việt chúng ta phần đông làm những việc không tên miễn sao có hai bửa cơm là được rồi, còn các chị em ta không gì ngoài bán trôn nuôi miệng. Sau bao năm đất nước Campuchia được xem là nước nghèo nàn lạc hậu ở Đông Nam Á, ấy vậy mà nay họ đã chế tạo được chiếc xe hơi của riêng họ còn riêng Việt Nam ta sau năm 1975 đến nay do tài lảnh đạo của một nhóm người mang danh là đỉnh cao của trí tuệ của loài người, thế mà đất nước tụt hậu quá thê thảm, thật hết ý kiến.
Georgia, 09-22-2013
Thôi Huỳnh
16.- Kết :
Sau hai năm sinh sống trên đất nước xứ Chùa Tháp có một điểm mà chúng ta thấy rõ nhất là Thủ đô Pnong Penh rất ít người bản xứ sinh sống, phần đông là dân da vàng nhất là người Trung Hoa, người bản xứ rút về nông thôn xa xôi hẻo lánh, hoạt động thương mại do người Hoa nắm ở những chợ lớn chung quanh vùng thủ đô, còn người Việt chúng ta phần đông làm những việc không tên miễn sao có hai bửa cơm là được rồi, còn các chị em ta không gì ngoài bán trôn nuôi miệng. Sau bao năm đất nước Campuchia được xem là nước nghèo nàn lạc hậu ở Đông Nam Á, ấy vậy mà nay họ đã chế tạo được chiếc xe hơi của riêng họ còn riêng Việt Nam ta sau năm 1975 đến nay do tài lảnh đạo của một nhóm người mang danh là đỉnh cao của trí tuệ của loài người, thế mà đất nước tụt hậu quá thê thảm, thật hết ý kiến.
Georgia, 09-22-2013
Thôi Huỳnh
HUY PHƯƠNG * PHÊ BÌNH & ĐẢ KÍCH
HUY PHƯƠNG
Phê bình và đả kích, một mặt của chủ nghĩa hiện thực xã hội
Văn nghệ hiện thực nhằm miêu tả chân thực cuộc sống. Trong việc miêu tả đó có bao hàm thái độ của nhà văn nghệ đối với xã hội. Thái độ ấy gồm có hai mặt: khen và chê, hoặc nói một cách khác, ca ngợi và phê bình. Tác dụng tích cực của văn nghệ chính là ở chỗ đó. Chính vì chỗ đó mà chúng ta thường nói: văn nghệ là một vũ khí đấu tranh sắc bén.Trước đây chúng ta thường phân biệt hai thứ hiện thực: hiện thực phê bình hoặc đả kích, xem như là một loại riêng của xã hội tư bản; và hiện thực xã hội chủ nghĩa có biểu hiện hướng đi lên, (v.v…) xem như là một kiểu hiện thực riêng của xã hội chủ nghĩa. Nếu do đó mà hiểu rằng hai thứ hiện thực ấy khác hẳn nhau về phương pháp và tính chất, hiểu rằng trong chủ nghĩa hiện thực xã hội không có yếu tố phê bình, đả kích thì đó là một nhận thức không đúng. Sự thực, hiện thực xã hội chủ nghĩa gồm có hai mặt: một là ca ngợi cuộc sống mới, con người mới, đề ra triển vọng và hướng đi lên của xã hội, v.v… đó là mặt tạm gọi là xây dựng và lãng mạn cách mạng; thứ hai là: phê phán những tàn tích của xã hội cũ, đả kích những tệ tục còn tồn tại hoặc mới nảy nở ngay trong quá trình phát triển của cách mạng v.v…, đó là mặt phê bình hoặc gọi là phê phán, đả kích.
Điều
này hoàn toàn không phải do những người văn nghệ muốn hay không muốn,
không phải do ý định tô hồng hay bôi đen này nọ của tác giả. Nó là một
đòi hỏi của thực tế xã hội; thực tế ấy là sự đấu tranh giữa cái cũ và
cái mới, giữa cái tiến bộ và cái thoái hóa, giữa cái tốt và cái xấu, một
cuộc đấu tranh rất quyết liệt diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Cuộc
đấu tranh ấy đã bắt đầu từ nghìn năm về trước qua các chế độ xã hội và
sẽ còn tiếp tục lâu dài sau này nữa.Do đó chúng ta thấy trong những tác
phẩm hiện thực của xã hội phong kiến và tư bản không phải chỉ đơn thuần
có một mặt vạch cái xấu, đả kích, phủ nhận mà không xây dựng gì.
Hài
kịch của Mô-li-e bên cạnh những nhân vật phản diện cũng có cả những nhân
vật chính diện; tác phẩm của Ban-dắc vạch những tội lỗi của bọn địa
chủ, bọn tư sản hãnh tiến nhưng đồng thời cũng bênh vực cho những nạn
nhân của đồng tiền, ca ngợi những tâm hồn trong trắng bị xã hội vùi dập…
Chỉ có một điều, tác dụng chủ yếu của các tác phẩm ấy vẫn là đả kích,
vẫn là phủ nhận, không những chỉ là những thói hư tệ xấu của những con
người mà thôi mà có khi còn gián tiếp lên án cả một chế độ, phủ nhận cả
một thực tế xã hôi. Một mặt khác, hoàn cảnh lịch sử và ý thức tư tưởng
của nhà văn lúc bấy giờ cũng chưa cho phép nhà văn có thể nêu lên một
lối thoát nào, một hướng đi nào cho cái xã hội đương thời.
Trong hoàn
cảnh xã hội chúng ta, mặc dầu đã có chế độ tốt đẹp, đã có một lý luận
cách mạng soi đường cho bước tiến của quần chúng, như thế không có nghĩa
là mọi thói hư tật xấu của xã hội và của con người đã có thể tự khắc
chấm dứt ngay. Chế độ không phải là một đạo bùa linh nghiệm một lúc có
thể cải lão hoàn đồng cả một xã hội. Vì xã hội và con người là một sự
tiếp tục ; xã hội cũ, và xã hội mới cũng là một sự tiếp tục, một khối
thống nhất đang phân hóa, đang biến đổi. Cho nên không có lý do gì nhà
văn khi nhìn vào cuộc sống chỉ thấy toàn những điều tốt đẹp, thanh bình
như ở một thời Nghiêu, Thuấn lý tưởng nào đó.
Cái khác căn bản của hiện
thực mới chỉ là ở chỗ chúng ta chỉ đả kích phê bình những thói hư, tệ
xấu của xã hội nhưng vẫn tán thành chế độ, vẫn ca ngợi chủ nghĩa xã hội
và chủ nghĩa cộng sản.Nói như vậy, tôi muốn trình bày một điều: cần phải
phân biệt phê bình xã hội với phê bình chế độ. Xã hội là thực tế của
cuộc sống và con người có tốt, có xấu. Chế độ là một hình thức chính
trị, một chủ nghĩa, một phương hướng cách mạng… Chế độ ta đang đấu tranh
và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện xã hội. Nhưng không
nên nghĩ rằng có chế độ tốt là hoàn cảnh xã hội đã tự khắc tốt ngay
(ngay bản thân chế độ trong quá trình phát triển và trưởng thành của nó
cũng không phải là không có những khuyết điểm sai lầm tạm thời).
Hiện
nay qua các cuộc tranh luận văn nghệ hoặc các bài phê bình trên mặt báo
(nhân một số bài vở trong Giai phẩm mùa thu và báo Nhân văn), nhiều khi
chúng ta vẫn còn lầm lẫn ở chỗ đó.Theo ý tôi có phân biệt được điều này
mới hiểu được tại sao dưới chế độ phong kiến và tư bản vẫn có thể xuất
hiện một số tác phẩm đả kích vào một tập đoàn phong kiến hoặc một bộ
phận nào đấy của giai cấp tư bản. Điều đó chính vì ngay bọn cầm quyền
chính trị trong xã hội phong kiến và tư bản cũng không tán thành một số
bộ phận thuộc tầng lớp phong kiến và tư bản.
Những bộ phận này trong khi
lộng hành, trong khi phát triển đến cao độ những thủ đoạn ngang ngược,
trắng trợn của chúng chính cũng làm mất "nhân tâm" và có khi xâm phạm
ngay đến cả cái trật tự an ninh của chế độ thống trị đương thời. Chính
vì lẽ đó mà trong nhiều trường hợp và ở một mức độ nhất định, ta thấy
hình như trong xã hội phong kiến và tư bản, nhà văn vẫn được hưởng một
quyền tự do tư tưởng và tự do sáng tác nào đấy. Tất nhiên, ngoài ra còn
nhiều lý do phức tạp khác nữa bắt nguồn từ cái cơ cấu đầy rẫy mâu thuẫn
của bản thân chế độ phong kiến, tư bản mà chúng tôi chưa thể phân tích
đầy đủ trong phạm vi bài này.
Lại nói đến xã hội ta. Trong hoàn cảnh hiện
tại của xã hội chúng ta, bên cạnh những thành tựu lớn lao đã thu được
trong sự nghiệp giải phóng con người, cải thiện cuộc sống tinh thần và
vật chất của quần chúng, ngay trong lòng cuộc sống tươi vui đang trên đà
phát triển và nẩy nở, vẫn song song tồn tại những tệ tục, những khuyết
điểm nghiêm trọng luôn luôn tấn công và đe doạ sự phát triển của Cách
mạng. Những tệ tục khuyết điểm ấy là những tàn tích của xã hội cũ để
lại, hoặc là những hiện tượng mới do trình độ ấu trĩ của Cách mạng mà
sinh ra, hoặc là những bệnh tật − theo ý tôi − nó là những bệnh kinh
niên của con người của mọi thời đại, những bệnh tật mà loài người còn
phải đấu tranh lâu dài lắm mới khắc phục được.
Sự phát triển của những tệ
tục, những thói hư tật xấu ấy có khi công khai, có khi bí mật, khi tinh
vi, khi trắng trợn. Người văn nghệ cần phải thật dũng cảm, cần phải
kiên nhẫn đi sâu vào thực tế cuộc sống của quần chúng, mới lật được nó
ra trong những ngóc ngách phức tạp của cuộc đời và của tâm hồn con
người. Thái độ của nhà văn trước tác phẩm của mình phải là thái độ kiên
quyết bảo vệ chân lý. Có như vậy thì nhà văn mới có được lòng yêu
thương, giận ghét rành mạch, mới có được nhiệt tình cách mạng đầy đủ để
tăng thêm chất đấu tranh cho tác phẩm của mình. Và cũng chỉ có như vậy
thì nhà văn mới xứng đáng là người viết sử trung thực của thời đại và
người kỹ sư tâm hồn, dùng con mắt của mình rọi chiếu vào mọi góc cạnh bí
ẩn nhất của cuộc sống.
Ở trên, tôi có nói đến tinh thần dũng cảm của
nhà văn. Đúng như vậy, nhà văn nếu muốn làm được cái sứ mệnh phát hiện
lên những vấn đề xã hội, tất nhiên không thể nào không phải đương đầu
với những sóng gió của cuộc đời, đương cầu với sức phản ứng của những
lực lượng phản tiến bộ, có khi ngụy trang dưới hình thức của công lý, và
của chính nghĩa.Ngay đến nhà thơ lớn Mai-a-cốp-ski ở Liên Xô, trong một
chế độ dân chủ, cũng đã phải phấn đấu vô cùng gian khổ trong bao nhiêu
năm với những tập quán, những tệ tục, những điều vu cáo, sỉ nhục của một
số người xung quanh để bảo vệ lấy chân lý và bảo vệ những tác phẩm của
mình.Ở nước ta, trong 10 năm qua, có thể nói chúng ta đã thiếu cái tinh
thần dũng cảm đó.
Do chỗ thiếu cái tinh thần dũng cảm đó trước cuộc
sống, cho nên chưa nói đến việc phê bình những phía đen tối trong xã
hội, ngay đến việc ca ngợi chế độ này, cuộc sống mới này, chúng ta cũng
chỉ làm được một cách hời hợt, sơ lược, và công thức. Tiếng nói của
chúng ta chẳng những chỉ là tiếng nói một chiều, mà còn là một tiếng nói
yếu đuối, vụng về. Cỗ xe văn nghệ thiếu hẳn một bánh xe đi từng bước dò
dẫm, khập khểnh trên con đường khúc khuỷu của cách mạng. Biết bao nhiêu
lần mỗi khi viết trọn một bài thơ, hoàn thành một tập truyện − tất
nhiên cũng có cái thỏa mãn nói được một phần nào cái sự thực tốt đẹp của
cuộc sống mới và những con người mới mà chúng ta yêu tha thiết − nhưng
chúng ta không khỏi có lúc thấy nặng trĩu trong lòng một nỗi băn khoăn:
bài viết hôm nay đã có những gì khác với bài viết hôm qua, đã đề xuất ra
được một vấn đề gì mới cần phải suy nghĩ cho những người sẽ đọc chúng
ta.
Và khi buông bút, trở về với cuộc sống hàng ngày, chúng ta không
khỏi thấy một cái gì gần như là một nỗi thất vọng, bực bội với chính
mình, thấy rằng hình như chưa nói được những gì đang nóng bỏng trong
lòng, những bất bình, những thắc mắc đối với cuộc sống còn nhiều bất
công vô lý chung quanh. Nhưng nghĩ như thế nhưng chúng ta vẫn không dám
làm, không dám viết như ý nghĩ. Mỗi lúc cầm bút ta lại vẫn không đủ can
đảm nói lên sự thực: ngọn bút lại hiền lành đi vào cái nếp một chiều,
lắm khi giả tạo, như một con cừu lười biếng quen theo lối cũ.
Và cứ như
thế, qua tác phẩm của chúng ta, cuộc sống như không có gì đáng băn khoăn
nữa cả, trong khi trong lòng chúng ta và ngay trong lòng cuộc sống, bao
nhiêu va chạm, xung đột, bao nhiêu lo âu, thắc mắc, đang sục sôi.Những
tác phẩm một chiều ấy không thể đi sâu vào lòng quần chúng. Người đọc
chép miệng thấy tác phẩm xa lạ với mình.
Một mặt khác nó gieo rắc một
tâm lý thỏa mãn và dễ dãi đến mức lười biếng, một tâm lý bưng bít và sợ
hãi sự thực, tạo điều kiện cho những tệ tục càng mạnh mẽ phát triển
trong bóng tối của công luận.Lác đác gần đây trên báo Văn nghệ có thấy
đăng một số thơ của Mai-a, truyện của Sê-khốp đả kích những kẻ nịnh hót,
đạo đức giả. Rồi đến những mẩu châm biếm nhỏ trong mục Nụ cười. Những
"nụ cười" này chỉ mới là những cái cười hiền lành cũng đã gây phản ứng
trong một số người đọc. Phản ứng đối với một số bài vở trong Giai phẩm
mùa thu và báo Nhân văn càng rộng rãi và kịch liệt hơn.
Tôi không nói
đến những khuyết điểm bản thân của những nụ cười, và những bài vở đó. Sự
phản ứng của một số chúng ta đôi khi hơi khe khắt, thiếu độ lượng, thậm
chí đi đến chỗ qui kết, chụp mũ cho nhau chứng tỏ chúng ta đã "mất thói
quen" đối với loại văn đó.Theo tôi quan niệm, hiện nay chúng ta cần chú
ý nhiều hơn nữa đến yếu tố "phê bình" khi nói đến hiện thực xã hội chủ
nghĩa và nên đặt thành vấn đề tranh luận rộng rãi để đi đến chõ thống
nhất ý kiến.
Về cụ thể, trong tác phẩm chúng ta nên chú ý nhiều hơn đến
những hiện tượng đấu tranh tư tưởng trong xã hội, sự xung đột giữa cái
cũ và cái mới, cái xấu và cái tốt. Trước đến nay, nhân vật phản diện
trong tác phẩm thường chỉ là đế quốc với phong kiến. Còn trong hàng ngũ
nhân dân thì cơ hồ như đã đại đoàn kết cả rồi, không còn người nào,
không có việc gì cần phê bình công kích nữa. Đó là một trong những
nguyên nhân làm cho tác phẩm nào cũng ửng một màu hồng vô tội vạ mà
người đọc đã bắt đầu không chịu được nữa.Lại có những trường hợp, trong
tác phẩm chúng ta chỉ nêu một hiện tượng xấu, một nhân vật xấu mà không
cần giải quyết, không cần xây dựng hướng đi lên, có được không?
Điều này
gần đây chúng ta đã tranh luận nhiều và còn nhiều ý kiến đang phân
tranh. Theo ý của tôi cái đó tùy theo tài năng, cá tính của tác giả và
hoàn cảnh xã hội. Nếu bản thân tác giả thấy việc "xây dựng hướng đi lên"
ấy giả tạo, gò ép đối với mình, hoặc ngay trong xã hội vấn đề mình đặt
ra thực tế còn chưa được giải quyết thì cũng không cần thiết phải có một
cái đuôi "vui vẻ cả, dĩ hòa vi quí" cho tác phẩm. Như thế, thì tác dụng
giáo dục của tác phẩm sẽ như thế nào? Thiết nghĩ rằng: bất cứ một sự
thực nào − dù là một sự thực xấu − khi đã dựng lên được một cách trung
thực sinh động và có lý lẽ thì đều có tác dụng giáo dục.
Nếu đưa lên một
hiện tượng xấu bằng một cách nào đó làm cho người đọc phải phỉ nhổ nó,
lên án nó và thấy rằng nó không thể có lý do tồn tại ở xã hội này nữa
thì tác phẩm vẫn có tác dụng giáo dục sâu sắc. Loại truyện "đặt vấn đề"
và không giải quyết này không ít ở Liên Xô. Một vài truyện ngắn của
Ô-vet-kin chúng ta đã được đọc gần đây cũng thuộc về loại này.Ngoài ra,
còn có thể phát triển những loại văn thuần túy phê bình và đả kích. Theo
ý tôi, vẫn có thể có một nhà thơ yêu tha thiết chế độ, yêu tha thiết
cuộc sống này, nhưng suốt đời chỉ làm thơ đả kích, làm nhiệm vụ của
"người công an và người y sĩ tinh thần", phòng ngừa những thói bất lương
và bệnh tật cho xã hội. Nói như vậy, chúng ta không lo rằng rồi đây sẽ
sinh ra một khuynh hướng chỉ toàn đi tìm những ngóc ngách tối tăm của
cuộc đời, trong tác phẩm chỉ toàn thấy một giọng đả kích châm biếm.
Cuộc
sống hiện tại của chúng ta căn bản vẫn là một cuộc sống tốt đẹp, phong
phú tình yêu và hy vọng, lớn lao và cũng phức tạp vô cùng, khả năng và
cá tính của văn nghệ sĩ chúng ta cũng trăm hình muôn vẻ, mỗi người mỗi
khác, nhất thiết chẳng phải vì có năm bảy người đả kích mà không còn ai
muốn ca ngợi những phía tốt đẹp của xã hội nữa.Trong vấn đề văn nghệ đả
kích còn có một vấn đề phụ thuộc thường làm cho chúng ta suy nghĩ nhiều.
Đó là vấn đề thái độ, phương pháp. Thái độ thế nào cho đúng "mức"? Phê
bình thế nào cho sâu sắc mà vẫn còn giữ được tình nghĩa bạn bè? Đả kích
thế nào để khỏi lầm lẫn giữa ta và địch?
Đó là một vấn đề phức tạp và khó
khăn cần phải trao đổi nhiều giữa chúng ta. Chỉ có một điều đã gọi là
phê bình đả kích thì về mặt thái độ cũng nên cho phép nhà văn được thật
rộng rãi. Có điều chỉ đáng phê bình thân ái, vừa nói vừa mỉm cười với
nhau, nhưng cũng có những điều cần mỉa mai, châm biếm, gay gắt, đập một
cách không thương xót. Cái đó tùy theo trường hợp và tùy theo cá tính
của nhà văn.Truyện Sê-khốp có cái mỉa mai chua chát "càng lắng càng
đau". Nhưng thơ Mai-a lại có cái khí thế giận dữ, sát phạt, khi Mai-a
đánh vào những tên nịnh hót thì ai cũng thấy đó quả là "đánh một cái
chết tươi"! Kẻ chết tươi đây không phải là cá nhân ai, nhưng chính là
những tệ tục, những thói xấu thù địch của chủ nghĩa cộng sản.
Cái khác
nhau khi ta đả kích vào "ta" và đả kích vào "địch" cũng là ở chỗ ấy. Đả
kích vào ta chỉ là đả kích vào bộ phận, vào cá nhân, vào hiện tượng cá
biệt hoặc đột xuất của xã hội ; đả kích vào địch là nhân một trường hợp
mà lên án cả một chế độ, một bản chất xã hội.Chúng ta sẽ lại nghĩ nếu
phát triển lối văn phê bình và đả kích có sợ địch lợi dụng không? Tất
nhiên kẻ địch sẽ không từ chối chộp lấy bất cứ một cơ hội nào để xuyên
tạc, vu cáo và nói xấu chế độ ta. Nhưng vấn đề là sự vu cáo, nói xấu của
chúng có tác dụng bao nhiêu, có tác dụng thế nào trong quần chúng.
Về
chỗ này có thể nói rằng nhân dân miền Nam yêu chế độ miền Bắc nhất thiết
không phải hoàn toàn chỉ vì họ nghĩ rằng ở miền Bắc tuyệt đối không còn
có một tệ tục, một con người nào xấu xa, lầm lỗi nữa. Họ yêu chế độ
miền Bắc chủ yếu vì họ tin rằng dưới ánh sáng của chế độ dân chủ nhân
dân, xã hội miền Bắc đang đấu tranh để bài trừ mọi tệ tục và cải tạo
những người xấu trở nên những người tốt. Còn miền Nam thì trái lại, đó
là nơi chế độ phát xít của Mỹ Diệm đang khuyến khích mọi thứ bóc lột,
đàn áp, bất công và vô lý, đó là nơi con người càng ngày càng bị đẩy vào
trụy lạc, sa ngã, bóng tối đang có đủ điều kiện để chồm lên ngự trị hết
mọi ngóc ngách của cuộc đời.
Nếu chúng ta phê bình những sai lầm của ta
một cách cụ thể, chính xác, quang minh chính đại, thì điều đó chỉ càng
chứng tỏ cho mọi người rằng xã hội chúng ta đang lớn mạnh và chế độ
chúng ta ngày càng tốt đẹp. Điều đó cũng là điều làm cho chúng ta càng
phải suy nghĩ, phải thận trọng mỗi khi cầm bút để làm thế nào cho tác
phẩm của chúng ta không trở thành chiếc gậy đánh con chuột nhắt mà làm
vỡ cả chiếc lọ quí, trở thành "viên đá tảng của con gấu" vô tình giết
chết cả bạn mình.*Vấn đề hiện thực xã hội chủ nghĩa là một vấn đề bao
la, rộng rãi, vấn đề phê bình, đả kích cũng là một vấn đề rất lớn cần
được tranh luận tập thể và lâu dài.
Nhân mấy vấn đề thời sự văn nghệ nóng
hổi, và cũng nhân một số băn khoăn cá nhân tôi xin trình bày lên ở đây
một số ý kiến lẻ tẻ, chưa đủ điều kiện sắp xếp thành lý luận, tạm gọi là
nêu thắc mắc và đặt vấn đề. Mong các bạn chung quanh có nhiều kinh
nghiệm hơn, cùng góp ý kiến.
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hà Nội, s. 142
(11.10.1956), tr. 7, 9.
Lại Nguyên Ân biên soạn.
No comments:
Post a Comment