Monday, October 17, 2016

PHẠM THÀNH CHÂU - VINH KHANH - VƯỢT BIÊN - TỰ ĐIỂN NHẢ NGUYỄN


Monday, February 4, 2013

PHẠM THÀNH CHÂU * ĐÊM GIAO THỪA

Đêm Giao Thừa Của Những Người Lính Mất Nước


Phạm Thành Châu
(Chuyện kể với kết thúc bi thảm nhưng sự thực đơn vị đã rút khỏi vị trí)
            Năm 1981, tôi được gọi tên ra khỏi nhà tù Cộng Sản. Hơn sáu năm tù là tiêu chuẩn thấp nhất cho tù quân, cán, chính, đảng phái, tôn giáo Việt Nam Cộng Hòa. Ở trại tù, cán bộ thường nói mấy câu “Các anh có nợ máu với cách mạng, với nhân dân. 

Đảng và nhà nước đưa các anh vô đây là để bảo vệ các anh khỏi bị nhân dân căm thù làm hại tánh mạng các anh. Các anh đáng tội chết nhưng đảng và nhà nước ta khoan hồng, mở cho anh một con đường sống là học tập, lao động cải tạo.

 Các anh phải thành khẩn khai báo tội lỗi của mình, lập công chuộc tội, chấp hành nghiêm chỉnh nội qui của trại.  Về hay không về là do bản thân anh có tiến bộ hay không. Học tập tốt, lao động tốt, yên tâm cải tạo là con đường duy nhất đúng để các anh sớm được đảng và nhà nước tha về sum họp với gia đình...”


 Cán bộ nào ở trại tù nào cũng nói tương tự, tù nghe suốt mấy năm đâm thuộc lòng, có thể nói nhanh hơn cán bộ. Sự thực, ban giám thị trại chỉ có nhiệm vụ giữ tù. Tù về hay ở đều do cục Quản Huấn bộ Nội Vụ chính quyền Cộng Sản qui định sẵn số năm tù cho mỗi tù nhân, (nhưng không kêu án, tù không biết, cán bộ cũng không biết, chỉ nói, tiến bộ thì được tha về).

 Chẳng hiểu vì sao đảng Cộng Sản Việt Nam kích động người dân miền Bắc căm thù người miền Nam tàn tệ như trong bài hát “Giải Phóng Miền Nam”: “Ôi xương tan máu rơi lòng hận thù ngất trời...” Miền Nam đang sống yên lành, đâu có động chạm gì đến miền Bắc để khiến họ căm thù kéo vào bắn giết? 

Trong tù, những ông bà tù (miền Nam) bị buộc phải làm “thu hoạch”, kể tội chính quyền miền Nam “phản dân hại nước, tay sai đế quốc Mỹ”, tự mình buộc tội là “có nợ máu” với nhân dân, đáng tội chết, rồi phải hả họng hát thật to “Vùng lên nhân dân miền Nam anh hùng...” (?!)  

Không làm như thế thì “đi cùm” rồi bỏ mạng. Thế mà, nhiều ông tù còn tưởng bởû, làm ăn-ten (entenna: vu cáo tù lên cán bộ để tù bị đi cùm) để “lập công chuộc tội”. Nhưng họ lầm to. Những người làm an-ten, dù có tên trong danh sách tha tù, trại tù vẫn đề nghị giữ lại vì kiếm được một con chó săn tự nguyện, làm việc đắc lực không phải dễ.

 Những tù nhân bình thường, khi cán bộ sai làm ăn-ten (báo cáo) cũng vâng dạ nhưng chỉ báo cáo những chuyện tào lao như anh A. gây lộn với anh B., anh C. làm ồn không cho người khác ngũ hoặc “Thấy những người khác chuyện trò tôi đến gần thì họ im lặng”.

 Cũng chẳng cần làm chó săn hoặc “lao động tốt, học tập tốt”, đã là tù cải tạo thì cứ yên tâm chờ đến lượt mình đi tàu suốt. Tôi từng thấy nhiều ông tù chết, được bó bằng cái chăn của ông ta, bỏ lên xe cải tiến, kéo đi trong sân, ra cổng. 

Hai cái chân khô đét, xanh lét thò ra khỏi xe, nhịp lên nhịp xuống theo bánh xe gập ghềnh, tưởng như người chết nằm rung chân khoái trá được vĩnh viễn ra khỏi nhà tù, lên gò nằm ngủ khỏe, khỏi phải “lao động là vinh quang”.


     Thông thường, tù được thả về vào những dịp lễ, tết. Tôi ở tù vùng núi rừng tây bắc Việt Nam, được thả về trước tết âm lịch. Đi xe lửa Hà Nội - Sài Gòn, về đến ga Bình Triệu thì đúng vào 29 tháng chạp âm lịch. Tôi đi bộ từ ga Bình Triệu về đường Võ Duy Nghi, Phú Nhuận (Sài Gòn). 


Khi đi tù, tôi có gửi thư về nhà bên vợ, ở đường Võ Duy Nghi, là nơi vợ tôi và hai đứa con tá túc, nhưng không thấy trả lời cũng chẳng được thăm nuôi trong mấy năm đi tù. Nhờ sức trai, tôi chịu đựng được chứ mấy ông lớn tuổi mà không có thăm nuôi, đói lạnh, chết gần hết. Khi tôi đến nhà bên vợ, mới bước lên thềm, tôi đã dội ngược. Gia đình cán bộ đang ở trong đó. 
 
Như vậy, gia đình bên vợ tôi đã bị đánh tư sản, tài sản bị tịch thu, cả nhà bị đưa lên kinh tế mới. Chẳng biết vợ con tôi bây giờ ra sao? Tôi ôm gói đồ tù (gồm quần đùi, khăn lau mặt và bàn chải đánh răng. 

Người tù, khi được thả về, tất cả áo quần, mùng màng, nồi niêu, chén đũa, lương thực thăm nuôi, thuốc men... đều để lại cho bạn tù, chỉ đem theo vật dụng đi đường) đi lang thang mà chẳng biết về đâu? 


Anh em ruột thịt chưa chắc đã dám chứa “tù ngụy” trong nhà vì sẽ bị công an các cấp đến hạch hỏi thường xuyên, nên tôi chẳng hi vọng gì từ tâm của bà con, bạn bè. Có lẽ phải sau tết, tôi đến hàng xóm của gia đình bên vợ hỏi thăm tin tức thì họa may.


     Tôi cứ đi lòng vòng trên  đường Võ Duy Nghi, Hai Bà Trưng, Hiền Vương với cái bụng trống rỗng, nhìn ngơ ngáo mấy chậu bông tết người ta bày bán trước nhà thờ Tân Định, chứ không dám nhìn vào mấy tiệm bánh, hủ tiếu, phở. Đói bụng nên mũi rất thính. Mùi thơm của thức ăn từ các tiệm đó làm chảy nước miếng. 


Khoảng mười giờ tối, đi rả chân, tôi nằm đại vào một hiên nhà người ta, trên đường Hai Bà Trưng, bên kia đường là nghĩa trang Mạc Đỉnh Chi. Hai bên lề đường Hai Bà Trưng, giăng đầy mùng của dân kinh tế mới. Họ là dân Sài Gòn, sau năm 1975 bị đánh tư sản. 


Nhà nước Cộng Sản tịch thu tài sản, đẩy lên kinh tế mới với hai bàn tay trắng, nơi rừng núi hoang vu khai phá đất đai sinh sống, nhưng bịnh và đói chết dần, họ bỏ về Sài Gòn, ngủ lề đường cùng với dân bụi đời, vô gia cư, cầu bơ cầu bất. Vừa thiu thiu ngủ, tôi bỗng bị đá vào người rồi có tiếng nạt “Ông nầy. Chỗ của tụi tôi, ai cho ông nằm đây?” Tôi giật mình, lồm cồm ngồi lên, ôm gói đồ tù “Xin lỗi. Tôi tưởng không có ai”. Qua ánh đèn đường, tôi thấy hai cậu trung niên, khoảng bốn mươi tuổi, tướng bậm trợn, đứng chống nạnh nhìn tôi. Khi tôi bước xuống thềm, đi được mấy bước thì bị gọi giật lại “Chú!” Tôi dừng lại, yên lặng quay nhìn “Chú có phải đi tù về không?” “Phải. Mà sao?” “Chú cứ ngủ đây đi. Tụi nầy ngủ lề đường cũng được” “Sao cũng được. Cám ơn” Làm phật lòng mấy tay nầy chỉ thêm phiền nên tôi phải vâng lời, quay lại, nằm xuống hiên, gối đầu lên bọc tù, nhắm mắt để đó chứ không ngủ tiếp được. Hai tay giang hồ nầy, lẽ ra, có thể nằm phần còn lại của hiên nhà nhưng lại giăng mùng ngủ trên lề đường, gần nơi tôi nằm. Cách giăng mùng của họ cũng đơn giản. Mấy cái túi hay xách, bị gì đó chắn trên đầu và dưới chân, đình mùng cao độ hai gang tay, không chạm mặt người nằm bên trong, thật nhanh và thuận tiện. Hai cậu nằm trong mùng vừa chuyện trò vừa chửi thề rồi cười hắc hắc nghe thật ngang tàng. Tôi nằm nhìn thiên hạ qua lại. Xe gắn máy chạy vù vù, người đi bộ lê dép lẹp xẹp. Tôi không biết ngày mai đi đâu với cái túi trống trơn và cái bụng xẹp lép. Mấy năm tù đã làm cho đầu óc tôi mụ mẫm, chẳng thèm lo nghĩ. Đến đâu hay đó. Trong tù, sáng nghe kẻng báo thức, dậy ra ngồi trước cửa nhà tù để cán bộ coi tù đếm tù, lãnh mấy củ khoai mỳ hay trái bắp, ăn xong chờ kẻng để sắp hàng ra cổng, lao động. Chiều về, lại mấy củ khoai, trái bắp gì đó, ăn xong, ngồi cho cán bộ đếm tù rồi vô nhà tù nằm chờ giấc ngủ. Cán bộ khóa cửa nhà tù, bỏ đi. Khuya lại thường có bộ đội (bảo vệ) mang súng đi tuần rỏn bên ngoài các nhà tù. Tù kiệt sức sau một ngày lao động, đói và mệt rả rời nên ngủ vùi, có thao thức mà nghĩ đến gia đình cũng vô ích. Gia đình, vợ con đang lo cho người tù, sống chết ra sao? hơi sức đâu lo ngược lại cho họ. Trong tù, chẳng ai biết ngày giờ, chỉ khi nào được chén cơm trắng với chút mỡ heo hoặc miếng thịt trâu mới biết là ngày lễ lớn hoặc tết nhất. Nghỉ một ngày lao động, ăn chén cơm là biết một năm đã đi qua nhưng không bao giờ tự hỏi mình đã bao nhiêu tuổi rồi? Càng suy nghĩ càng mau chết vì mất ngủ. Nhiều ông lớn tuổi, bịnh hoạn, tối nhắm mắt để rồi sáng hôm sau không thèm mở mắt. Cứ thế mà vào cõi hư vô... Đang suy nghĩ linh tinh thì có hai ông xuất hiện, dừng lại trước hiên, nơi tôi nằm. Thấy mỗi ông một gói đồ tù trên tay, tôi biết ngay là bạn “đồng tù” nhưng làm thinh. Một ông thấy tôi nằm lỏ mắt nhìn, bèn hỏi “Anh ơi. Chỗ nầy còn trống, cho tụi tôi nằm đỡ. Được không?” “Đây đâu phải nhà của tôi. Mấy anh cứ tự nhiên” Hai ông bèn bước lên thềm, ngồi xuống, tựa lưng vào tường, duỗi chân, ẹo mình coi bộ mệt mỏi. Họ nói chuyện rù rì nhưng tôi nghe rõ và biết họ cũng từ ngoài Bắc về chung một chuyến xe lửa cuối năm với tôi. Họ đối đáp nhát gừng nhưng vẫn đậm đà tình thân. Họ kể về các trận đánh trong đó có bạn bè, người còn, người mất. Tôi cũng tốt nghiệp sĩ quan nhưng về bộ binh, nghe họ chuyện trò, tôi biết hai ông là sĩ quan dù, một ông là đại đội trưởng, ông kia là sĩ quan pháo binh tiểu đoàn dù. Hình như họ cùng tiểu đoàn nên chuyện trò rất thân mật. Trong câu chuyện, chẳng ai nhắc đến bóng hồng nào mà toàn chuyện lính tráng, đánh đấm. Tuổi trẻ miền Nam lớn lên, vừa xong trung học, buông bút là vào quân trường cầm súng, họ, đa số chưa có người yêu. Ba lô, súng đạn như người bạn đời, sinh mạng phó mặc cho viên đạn nhỏ bằng mút đũa hay mảnh pháo có khi chỉ bằng cái móng tay quyết định... Tôi may mắn, có vợ con, nhưng bây giờ cũng như không. Tôi yên lặng nghe hai ông bạn đồng tù trò chuyện và nghĩ vẩn . Khi Cộng Sản miền bắc phát động chiến tranh, đánh chiếm miền Nam, hàng triệu thanh niên trai trẻ lên đường chiến đấu để chống xâm lăng, bảo vệ tự do, an lành cho đồng bào miền Nam với sự trợ giúp của nước Mỹ. Nước Mỹ giúp miền nam Việt Nam để “be bờ” Cộng Sản. Đột nhiên, từ năm 1973, viện trợ Mỹ giảm dần rồi đến con số không. Một đô la cũng không có. 

“Nước Mỹ không có bạn, không có thù. Chỉ có quyền lợi của nước Mỹ”. Nghe nói họ bắt tay với Trung Cộng, để miền nam Việt Nam cho Cộng Sản, đổi lấy gì đó. Thế là miền Nam bị bó tay. Súng không có đạn, máy bay, xe cộ, thiết giáp, tàu bè không có xăng.

 Người lính Cộng Hòa cay đắng nhận chân người đồng minh, vì quyền lợi nước Mỹ mà bỏ rơi miền nam một cách lạnh lùng, tàn nhẫn, trong khi đó, cả một khối Cộng Sản quốc tế khổng lồ viện trợ tối đa cho Cộng Sản miền bắc, để họ thoải mái bắn giết quân dân miền nam. Người lính miền bắc được học tập để căm thù miền nam. 

 Họ bắn vào trường học (Cai Lậy), giật mìn xe đò, chôn sống gần chục nghìn dân Huế, họ pháo vào người dân vô tội trên đường chạy giặc. Những con đường đầy xác chết không toàn thây của đàn bà, trẻ con. Đại lộ kinh hoàng Quảng Trị – Huế, con đường chạy giặc khủng khiếp từ cao nguyên về đồng bằng. Người lính Cộng Hòa đến đâu, dân chúng chạy theo đến đó để được bảo vệ, cứu giúp. 

Trong giây phút hấp hối của miền nam, người lính Cộng Hòa chỉ còn biết lăn xả vào quân thù, đem thân ra che chắn cho đồng bào chạy thoát.  Đó là dịp bằng vàng để quân đội Cộng Sản miền bắc hoan hỉ trả thù, người nào sống sót thì đưa đi tù cải tạo, không có ngày về...
 

     Lúc đó đã về khuya, đường phố vắng tanh, hai cậu bụi đời đã im tiếng, hình như đang nằm lắng nghe hai ông bạn tù của tôi trò chuyện. Bỗng cái mùng động đậy và hai cậu chui ra, đứng dưới thềm, trước hai ông bạn tù, người thẳng đơ, đưa tay lên chào theo kiểu nhà binh. 

Một cậu nói lớn “Trung sĩ nhất Nguyễn văn..., đại đội..., trung đội..., trình diện đích thân” Cậu kia cũng đứng nghiêm xưng tên họ, cấp bậc, đơn vị nhưng lại “Trình diện ông thầy”. 

Thông thường, lính gọi sĩ quan cấp trên trực tiếp bằng cấp bậc hoặc các chức danh tùy ý “Ông thầy, đích thân hoặc thẩm quyền...” Thì ra các cậu đều là lính dù. Như một phản xạ, hai ông bạn tù cũng chào tay “Chào hai anh. Hai anh ngồi xuống!”. Hai cậu ngồi trên hiên nhà, chân thòng xuống lề đường. “Tụi em nằm nghe mấy ông thầy nói chuyện mới biết là sĩ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa đi tù về”. Một cậu ngậm ngùi “Từ ngày mất nước, các cấp chỉ huy đi tù, tụi em tan hàng, vơ, buồn muốn chết. Tụi em nhớ đơn vị, nhớ cấp chỉ huy, nhớ súng đạn, ba lô... nhớ đủ thứ. Lúc nãy, nằm nghe hai ông thầy nói chuyện, tụi em mừng quá, tưởng như còn đang ở đơn vị”.  “Bộ mấy cậu không bị tù cải tạo sao?” “Có, nhưng ở địa phương, tụi em bị tập trung một thời gian để nghe chửi là tay sai đế quốc Mỹ, rồi bắt đi nông trường làm thủy lợi, sau đó được đưa sang Căm Bu Chia vác đạn cho bộ đội làm nghĩa vụ quốc tế, đánh nhau với Khờ Me đỏ. Tụi em bỏ trốn về Sài Gòn” Tôi ngồi lên “Mình nói chuyện có làm phiền chủ nhà không?” “Ông thầy khỏi lo. Họ ngủ trên lầu. 

Hai ông bà chủ nhà có con là đảng viên làm lớn, được cấp nhà tịch thu của tư sản. Tụi em ngủ ở đây, giữ gìn sạch sẽ, khỏi sợ trộm cắp nên họ để yên”. Hai cậu bụi đời thì thầm với nhau rồi cậu trung sĩ đứng lên, trịnh trọng thưa 

“Thưa, mấy khi thầy trò được gặp lại nhau, tụi em có ý kiến như thế nầy. Tụi em đi kiếm rượu và mồi nhắm để mấy ông thầy và tụi em lai rai đón giao thừa...”

 Một ông cười khan “Nghe văn chương của cậu là hiểu ý rồi đó. Tụi nầy vô sản, mấy cậu kiếm xị đế là đủ rồi, khỏi mồi miết phiền phức, tốn kém”  “Không bao nhiêu đâu. Mấy tiệm phở sắp đóng cửa, họ bán xí oách rẻ đui. Mình không lấy họ cũng đổ bỏ” “Khuya rồi, ai mà còn bán rượu nữa?” “Ông thầy khỏi lo. Tụi em là mấy con ma, chỗ nào không biết!”.


     Buổi “tiệc đón giao thừa” gồm hai xị đế và thau xí oách (xương bò, xương gà) với một cái li nhỏ để trên một tờ báo được trải ra. Người nầy “vô” xong một li thì rót cho người kế tiếp, cứ thế xoay vòng. Nhờ hơi men, những câu nói nhát gừng đã thành rôm rả. 

Những người lăn lộn chiến trường thường lầm lì, ít nói, chỉ khi có tiếng súng nổ mới kích động được họ xông lên phía trước. Chính họ, những người trực tiếp chỉ huy trung đội, đại đội, dẫn dắt đồng đội tiến, thoái mới là người quyết định chiến trường. 

Giờ đây, chiến trường đã im tiếng súng, họ là kẻ chiến bại, là kẻ mất nước, bị đối phương khinh miệt, tù đày, hành hạ để trả thù. Người lính Việt Nam Cộng Hòa đã biến mất, chỉ còn lại những con người sống ngoài lề xã hội, vất vưởng, vơ.  


     Buổi “tiệc” cuối năm càng về khuya càng thân mật, thỉnh thoảng có tiếng cười. Ngoài đường đã vắng bóng người. Những con đường như ngủ say dưới ánh đèn vàng vọt. Đột nhiên, trong đêm vắng, vài tiếng pháo nổ lẻ tẻ, vang đến từ chợ Tân Định. Rồi như cùng hẹn trước, tiếng pháo đồng loạt nổ vang khắp nơi. Giờ giao thừa. 


 Mọi người đón mừng chúa Xuân bằng những tràng pháo và lễ vật trên bàn thờ, trước cửa nhà. Bọn lính tráng chúng tôi trước đây không bao giờ quan tâm đến năm mới, năm cũ vì thường xuyên hành quân nơi rừng sâu, núi thẩm, họa hoằn đi ngang qua một xóm làng xơ xác nào đó, nhìn đồng bào nghèo khổ vì chiến tranh, thấy họ chẳng có gì để đón xuân mà ngậm ngùi, nay bỗng nhiên nghe tiếng pháo mà tưởng như đang đánh nhau, nhất là mùi thuốc súng mà người ta lấy thuốc đạn ra làm thuốc pháo. 

Suốt dọc hai bên đường Hiền Vương, đường Hai Bà Trưng tiếng pháo nổ liên tục chen lẫn với tiếng pháo tống, pháo đại mỗi lúc một gần. 

Chúng tôi tưởng như mình đang bị bao vây bởi kẻ thù với những họng súng đang hướng về chúng tôi mà khạc đạn, tưởng chừng những trái đại bác, súng cối, hỏa tiễn đang trút lên đầu chúng tôi. 

Từ trên lầu, nơi chúng tôi đang ngồi, người chủ nhà thòng xuống một dây pháo dài, nổ rang, những viên pháo đại rơi xuống đất, nổ chát chúa, xác pháo bắn vào chúng tôi, khói pháo mịt mù, nồng nặc muốn ngộp thở.

 Hai cậu cựu binh như bị đồng nhập, tay nắm lại, cằm bạnh ra, mắt trừng trừng nhìn hai ông cựu sĩ quan. Một cậu chồm tới, thét lên trong tiếng nổ hỗn loạn “Thẩm quyền! Ban lệnh đi thẩm quyền.

 Chả lẽ nằm đây chịu chết sao?”. Tôi quay nhìn. Hai ông cựu sĩ quan dù lắc đầu, nước mắt họ ứa ra, trào xuống gò má xương xẩu như những giòng nước, long lanh ánh chớp của pháo nổ.  

Bỗng, một ông kêu lên, giọng điềm tỉnh “418, đây 314, xin tác xạ, hết” Ông ngồi bên cạnh, trả lời “314, đây 418, xin tác xạ, hết” Thế rồi cuộc trao đổi truyền tin diễn ra “Lệ Hằng, phải 1.5, lên 2.3 một khói nổ chạm. 

Bắn khi sẵn sàng, hết” “Lệ Hằng, phải 1.5 lên 2.3, một khói, hết” “Hướng 800, gần lại 100. Một khói, hết” “Hướng 800, gần lại 100, một khói, hết” “Hỏa tập cận phòng. Năm tràng, bắn hiệu quả, hết” “Năm tràng, bắn hiệu quả, hết” ... 

Giọng hai ông bạn tù của tôi vẫn mạch lạc, điều động nhịp nhàng pháo binh yểm trợ như trong một trận chiến sắp nổ ra. 

 Tôi hình dung một đại đội dù đóng quân trên một ngọn đồi, là một vị trí then chốt chận đường di chuyển của địch quân. 

Đương nhiên là địch tìm mọi cách nhổ cái vị trí ác hiểm đó nên thường xuyên tấn công biển người, tràn ngập. Hai ông cựu sĩ quan dù như đang kể lại một một kỷ niệm chiến đấu nào đó đã xảy ra và hai cậu cựu binh cũng là những người đã từng tham dự nhiều trận đánh đẫm máu...


     Cuộc trao đổi truyền tin trong tiếng pháo giao thừa vẫn tiếp tục. Hỏa tập như càng lúc càng kéo gần vị trí đóng quân trong khi tiếng pháo vẫn chát chúa, khi xa, khi gần. 


Rồi tiếng pháo cũng lơi dần. Người chủ nhà trên lầu đã đốt hết dây pháo, nhưng ông ta lại gắn thêm một dây pháo nữa, lần nầy ông ta chập ba bốn phong pháo vào với nhau nên pháo nổ càng dữ dội, và như cao hứng, những căn nhà kế bên cũng đem pháo ra đốt tiếp. 


Tiếng nổ càng dồn dập, khói càng mịt mù. Ông bạn tù lại cao giọng “Các hỏa tập cũ đều kéo vào 50, sẵn sàng bắn, vị trí sắp bị tràn ngập, hết” “Hỏa tập cũ kéo vào 50, bắn, hết” ... 

Cuộc trao đổi trở nên căng thẳng, gấp rúc khiến tôi tưởng tượng đến trận chiến đang đến hồi quyết định, đối phương đang mở cuộc tấn công biển người. 

Hai cậu bụi đời ngồi chết sửng, thỉnh thoảng cựa quậy như không chịu đựng được các bắp thịt và thần kinh đang căng lên hết mức. Vẫn giọng bình tỉnh “418, đây 314, địch tràn ngập vị trí. Hỏa tập tối đa, nổ chụp ngay trên đầu tôi, hết” 


“Xin 314 nhắc lại, hết” “418, đây 314, địch tràn ngập vị trí, hỏa tập tối đa ngay trên đầu tôi, hết” Giọng ông pháo binh khàn khàn “Bắn trên đầu bạn ư?”  “418, đây 314. Có bao nhiêu ông phang hết lên đầu tôi. Đó là lời cuối cùng” “314, đây 418, xin xác nhận lại. Nghe tôi không? Xin 314 trả lời... Vâng, hỏa tập tối đa trên đầu bạn. Vĩnh biệt 314”...


     Tiếng pháo giao thừa đã dứt. Cả thành phố yên lặng như đang mặc niệm tử sĩ. Vẳng lại từ xa vài tiếng nổ  lẻ tẻ, rời rạc rồi lịm dần, tưởng chừng như chiến trường đã bị kéo trôi đi xa, chỉ còn lại cảnh bình địa hoang tàn.


Phạm Thành Châu

VĨNH KHANH * HỒI KÝ VƯỢT BIÊN

Hồi Ký Vượt Biên (4) : Chuyến Vượt Biên Thứ Tư
Vĩnh Khanh (Thương Tặng Con Trai LVS) C/N 2011/08

Giữa tháng 03/1981 trong một dịp tình cờ ghé thăm Nguyễn Thành Lộc, đứa em kết nghĩa có một sạp bán quần áo cũ ở ngay trong chợ Khu Dân Sinh mà thỉnh thoảng đi đâu ngang qua tôi hay ghé vào chơi ; tôi gặp lại một người bạn cũ trước đây cùng chung một « tổ » sản xuất trong tù cải tạo với tôi, ở trại Cây Cầy A. Tên anh ta là Hồng (tôi quên họ), hàng ngày anh em cùng chung cam khổ, vui buồn ... trong một thời gian dài trong tù cải tạo . Sau khi chuyện vãn mấy câu thăm hỏi xã giao anh ta từ giã. Lộc hỏi tôi sau đó :

- Anh này tổ chức vượt biên, khách anh ta ở khu Dân Sinh này nhiều lắm. Có một lần em cũng định đi trong đường dây của anh ta đó chứ.
- Vậy hả ? Anh đâu có biết đâu. Chỉ quen với anh Hồng này hồi còn ở trong trại tù cải tạo. Sau khi về đến nay, bây giờ mới gặp lại anh ta lần đầu đó.

Thật tình mà nói, tôi nghe nói Hồng nằm trong tổ chức vượt biên thì mừng lắm, vì tôi đã đi thất bại 3 chuyến trước đây rồi. Nay nghe bạn cùng tù cải tạo với mình tổ chức thì thế nào cũng phải dò hỏi để xem may ra anh ta có thể giúp gì cho tôi được không. Tâm trạng của tôi như là người không có lối nào thoát thì gặp những gì có thể mang đến cho tôi niềm hy vọng thì dù mong manh nhưng có vẫn còn hơn là không.

Tôi ngồi nơi sạp bán quần áo cũ của Lộc chơi một hồi thì gặp lại Hồng đi trở lại, lúc đó anh ta rảnh việc nên chúng tôi rủ nhau đi uống cà phê. Câu chuyện lây lan sang vấn đề vượt biên và sau khi anh ta xác nhận là đang tính làm thêm một chuyến, tôi ngỏ lời cho vợ chồng con cái tôi tham gia. Anh ta suy nghĩ rồi nói vì anh làm chung với mấy người nữa, nên không thể quyết định một mình được, anh phải hỏi lại ý kiến với mấy người trong cùng tổ chức rồi sẽ trả lời tôi sau. Anh ta hẹn tôi một ngày sẽ gặp lại và cho tôi biết kết quả luôn.

Mấy hôm sau, tôi gặp lại Hồng đúng ngày hẹn. Lần này anh cho biết là nếu vợ chồng và hai đứa con tôi tháp tùng thì phải đóng góp 3 chỉ rưởi vàng, nói là để phụ thêm tiền dầu, bến bãi ... chứ thật ra với 3 chỉ rưởi vàng cho cả gia đình như thế thì chẳng là bao. Thật tình mà nói, đúng là 3 chỉ rưởi vàng cho hai vợ chồng, hai đứa con thì không đáng gì trong chuyện vượt biên này cả, vì người ta quen nói chuyện « cây » này « cây » nọ ... trong vấn đề vượt biên. Nhưng khổ nổi, đối với tôi lúc bấy giờ, 1 chỉ vàng cũng không có chứ đứng nói cho đến 3,5 chỉ ! Tôi đành buồn bả rút lui, tự biết mình không có khả năng đó. Khi về nhà tôi có nói chuyện này với vợ tôi. Thú thật đây là dịp đầu tiên chúng tôi có thể tham gia vượt biên cả hai vợ chồng, hai đứa con. Ba chuyến trước, chỉ có tôi và thằng con trai mà thôi, nên cả hai vợ chồng đều tiếc cho cơ hội này lắm.

Bà Dì tôi thấy vợ chồng tôi cứ bàn tán rồi tỏ vẻ buồn hoài nên hỏi thăm, tôi đem câu chuyện ra kể cho Bà nghe. Bà Dì này là chị thứ Tư của Má tôi, vì Dì chỉ có hai đứa con, nhưng một đứa thì bị bệnh thần kinh ngay từ nhỏ, chỉ còn có ông anh tôi và từ nhỏ Dì đã nuôi tôi ăn học. Đa số thời gian từ thuở ấu thơ cho đến lúc trưởng thành tôi ở nhà Dì nhiều hơn ở nhà Ba Má tôi. Nói đúng ra trước năm 1975, gia đình Bà Dì tôi tương đối khá giả, nhưng sau năm 1975 cũng như biết bao gia đình khác, gia đình Dì tôi lụn bại, sa sút nhiều. Tuy thế Bà Dì tôi vẫn giúp đỡ cưu mang cả nhà tôi khi từ rẩy bỏ về sống ở Sài Gòn. Dì tôi mở ra một trường dạy may cho vợ và hai đứa em gái tôi đứng ra dạy. Mặc dù học viên đến học khá đông, nhưng với lợi tức từ trường dạy may như thế cũng không đủ để trang trải cho toàn bộ hai gia đình của Dì tôi và gia đình tôi nhập lại. Việc kiếm sống lây lất qua ngày đã là một việc khó khăn rồi, nên những chuyện khác chúng tôi không dám hó hé gì tới Dì tôi cả. Nhưng nay Dì tôi đã hỏi tới, nên tôi kể lại cho Bà nghe câu chuyện thằng bạn tù cải tạo chung trại có thể cho hai vợ chồng, hai đứa con tôi đi được với số 3,5 chỉ vàng ... Bà Dì tôi nghe xong cũng buồn lắm, với số vàng như thế quả thật không nhiều, nhưng lại quá lớn đối với hoàn cảnh chúng tôi hiện tại. Hai ba ngày sau đó, Dì tôi gọi tôi lại và cho tôi biết bà sẽ cố giúp cho vợ chồng tôi và sẽ cho tôi 3,5 chỉ rưỡi vàng đó.

Thật là không còn gì mừng hơn nữa. Thế là tôi đi ngay lên Khu Dân Sinh, nhắn gặp Hồng. Hai hôm sau tôi gặp Hồng cho biết là nhờ bà Dì giúp đỡ nên tôi có thể đóng góp số vàng mà anh ta yêu cầu. Hồng bảo tôi cho địa chỉ rồi cứ ở nhà chờ, gần đến ngày đánh, anh ta sẽ đến cho hay và lúc đó lấy 3 chỉ rưởi vàng luôn. Như vậy thì ổn quá rồi ! Tôi mừng quá, về nhà nói lại cho vợ và Bà Dì tôi hay. Cả nhà hy vọng chờ đợi. Trong khi đó, tôi vẫn lên xuống Khu Dân Sinh và để ý theo dõi tình hình. Thằng Lộc, em kết nghĩa của tôi biết chuyện này, nên dò hỏi dùm tôi và được biết một vài người quen của nó cũng đang tham gia trong tổ chức này.

Khoảng 10 ngày sau, Hồng ghé nhà tôi cho hay là chuyến đi sắp bắt đầu, anh ta nói có mấy người khách cũng ở gần khu nhà tôi và ngày mai anh ta sẽ đến nhà họ lấy vàng cũng như sẽ cho biết chi tiết về chuyến đi sắp tới, anh ta cũng sẽ ghé nhà tôi và lấy 3,5 chỉ vàng luôn, bảo tôi chuẩn bị sẵn sàng ... Đúng 5 giờ chiều ngày hôm sau, anh ta đến nhà tôi nhận số vàng và sau đó anh ta đưa cho tôi 4 miếng thẻ bằng plastic mà anh ta gọi là thẻ lên tàu. Anh ta cho biết khi taxi đưa ra, để tránh việc đi "hôi" xảy ra, người ta sẽ hỏi thẻ lên tàu này, nếu không có thì sẽ bị từ chối không cho lên, do đó tôi phải giữ kỷ, không được làm mất ! Tôi nghe Hồng nói như thế, tôi không thắc mắc gì. Tôi hỏi Hồng :
- Làm sao tôi có thể liên lạc được anh ?

Anh ta trả lời :
- Để tránh tai mắt, tôi không ở một chổ. Nay chổ này, mai chổ khác ... Muốn liên lạc với tôi thì cứ lên Khu Dân Sinh, đến sạp bán quần áo cũ của chị P nhắn thì anh ta sẽ nhận được tin, vì khi lên Khu Dân Sinh giao dịch vần đề khách, anh hay ghé lại sạp bán quần áo của chị P này. Anh cho biết thêm, em chị P trước đây là khách của tổ chức này và đã đi thành công.

Thật tình mà nói, tôi tin lời Hồng ngay và vì trong thời gian trong tù cải tạo, anh em đã nhiều lần tâm sự, cam khổ khó khăn gì cũng chia sẽ, nay Hồng lại là người đang giúp chúng tôi, nên tôi không thắc mắc gì cả.

Trước khi chia tay, Hồng cho tôi biết :

- Chuyến đi sẽ bắt đầu trong vòng tuần tới. Sẽ có người đến đưa chúng tôi đi và chổ xuất phát bắt đầu ở bến Hàm Tử, từ đây ghe nhỏ sẽ chở chúng tôi đi ra hướng Phú Xuân, Nhà Bè, đi qua Rừng Sát và ráp nối với cá lớn trên sông Lòng Tảo rồi đi luôn ra biển.
- Vậy làm sao tụi tôi biết ngày nào đi để chuẩn bị ? Tôi hỏi.
- Cứ chuẩn bị sẵn sàng đi, tôi sẽ cho biết trước khi "đánh" một ngày.

Thế là chúng tôi sắp xếp, mua những vật dụng cần thiết cho chuyến đi, nhất là cho hai đứa nhỏ. Chuyến này là chuyến đầu tiên cả hai vợ chồng và hai đứa con cùng tham gia nên hai vợ chồng chúng tôi thấy vui trong lòng và hy vọng lắm. Bà xã tôi cứ nói : « Biết đâu số của vợ chồng mình khổ quá rồi nên Phật Trời thương tình cho cơ hội như vầy để cả gia đình cùng đi được với nhau và không còn xa cách nữa ». Ngày nào vợ tôi cũng cầu nguyện van vái cả.

Chúng tôi chờ đợi tuần lễ kế tiếp đó với tâm trạng thật nôn nóng. Cả tuần đâu có làm ăn gì được. Cứ sáng sớm tôi đạp xe lên Khu Dân Sinh, đến sạp bán quần áo cũ của Lộc ngồi nói chuyện chơi với nó, mục đích cũng chỉ là để dò hỏi xem có tin tức gì mới về chuyến đi sắp tới hay không ? Vì có mấy người khách ở đây cũng đang chờ như chúng tôi. Nhưng không có tin tức gì mới hết. Đến trưa lại đạp xe về. Cứ như vậy cả tuần lễ trôi qua cũng không thấy gì cả. Cũng không thấy ai đến nhà báo tin tức gì nữa hết ! Vợ chồng tôi lo lắm. Tôi lên Khu Dân Sinh và nhờ Lộc hỏi dùm chị P xem có gặp Hồng hoặc có tin tức gì của Hồng không ? Thì được trả lời là : « Không thấy Hồng đến, cũng không có tin gì hết. Ở đó cũng có mấy người đi khách cũng đang nôn nóng chờ và đang lo âu, không biết chuyện gì xảy ra ? ».

Tôi quả thật lo lắm, nhưng vẫn cứ bám vào hy vọng, vì được mấy người ở đó xác nhận là tổ chức của Hồng trước giờ đã làm mấy chuyến rồi, uy tín lắm ... Chỉ không biết tại sao lần này lại như thế này ... ? ?

Lại một tuần nữa trôi qua và vẫn bặt tin của Hồng. Tôi đã thấy không xong rồi. Một là Hồng đã bị bắt, hai là Hồng đã lừa gạt tôi và những người ở đây rồi trốn mất ! ! Tôi đi lên Khu Dân Sinh và đến sạp của chị P đó hỏi có cách nào nhắn được với Hồng không, thì chị cho biết là chị cũng không biết chổ ở chắc chắn của Hồng vì anh ta di chuyển và không khi nào ở một chổ nhất định. Tôi hỏi :

- Có ai biết vợ con của anh ta ở đâu không ?
- Không ai biết rõ ràng ở đâu cả, chỉ nghe nói là ở Nhà Bè.
- Nếu như vậy chuyến đi trước đây người nhà của chị đi thành công qua đường dây này thì chị liên lạc bằng cách nào ?
- Thông thường thì Hồng đến đây trao đổi tin tức.
- Nếu như chỉ có như vậy thì tại sao mọi người lại tin tưởng anh ta đến thế ?

Chị P cho biết :
- Ban đầu ở đây đâu có ai biết anh ta là ai đâu. Câu chuyện bắt đầu từ một người trước đây cũng buôn bán ở Khu Dân Sinh này lâu năm và rất có uy tín với tất cả bạn hàng ở đây. Anh này tính chuyện vượt biên và cùng tổ chức chung với Hồng. Mọi người ở đây sở dỉ biết Hồng là qua người bán hàng ở đây. Nhưng phải thành thật mà nói, họ tổ chức và làm ăn rất uy tín. Đã thành công mấy chuyến và cũng thất bại một hai chuyến, nhưng những người khách đi thất bại họ đều dàn xếp để đi chuyến chuyến kế và đều đi được hết. Chính vì thế nên khi Hồng đến đây, những người khách tham gia đều tin tưởng. Tôi cũng không biết tại sao lần này lại trục trặc như vậy ?

Tôi nôn nóng hỏi tiếp :

- Vậy bây giờ người cùng tổ chức với Hồng còn ở đây không ?
- Không ! Anh ta và toàn bộ gia đình đi trong chuyến chót thành công tới Mã Lai rồi. Trong chuyến chót, tôi có người em cũng tháp tùng đi chung.

Tôi thở dài :

- Nếu như vậy bây giờ không còn cách gì nhắn tin tới Hồng được hay sao ?
- Lúc trước thỉnh thoảng Hồng bận gì không tới được, thì có một người khác tới trao đổi tin tức. Hai ba bữa trước tôi còn thấy người này ở đây. Nhưng nghe đâu anh ta không có hợp tác chung với Hồng lâu lắm rồi.

Nghe nói vậy tôi vội hỏi ngay :
- Vậy anh ta ở đâu ? Chị làm ơn chỉ dùm cho tôi nhắn với Hồng đi, anh ta là bạn trong tù cải tạo với tôi trước đây. Tôi chỉ muốn nhắn anh ta để biết tin tức cho yên lòng. Tôi tham gia chuyến này thật tình mà nói phải nhờ bà con giúp cho mà sau khi đưa tiền cho Hồng rồi không có tin tức gì hết, tôi thiệt là khó ăn nói với bà con của tôi.

Tôi kể sơ cho chị P biết về tình cảnh khó khăn hiện tại của tôi, chị nghe qua thì cũng đâu biết phải làm sao ? Chị nói với tôi nếu chị có gặp người đó thì sẽ nhờ nhắn cho Hồng dùm tôi thôi chứ chị cũng đâu biết phải làm thề nào ? Tôi cũng hiểu vậy nhưng chỉ đành bám theo tia hy vọng cuối cùng này thôi. Tôi viết một bức thư nhỏ cho Hồng, đại ý kể rõ hoàn cảnh khó khăn của tôi hiện tại và số tiền tôi đưa Hồng là do bà Dì giúp cho, vợ chồng tôi lại đang tá túc ở nhờ nhà bà Dì này, nay tôi gặp khó khăn, nếu Hồng nhận được tin này thì với tình bạn cùng cảnh khổ với nhau trong tù trước đây, xin hảy hoàn lại số tiền đó để tôi trả lại cho Dì tôi ... Tôi viết xong nhờ chị P cố gắng giúp dùm tôi, chị cũng nhận lời. Mỗi ngày tôi lại đến Khu Dân Sinh để thăm hỏi mà cũng vẫn không có tin tức gì thêm, niềm hy vọng lụi tàn theo mỗi ngày như vậy.

Trong khi đó vợ chồng tôi quả thật gặp rất nhiều khó khăn khi phải đối diện với bà Dì của tôi. Bà đã cố gắng giúp vợ chồng tôi trong một hoàn cảnh mà tôi biết rằng Dì cũng khó khăn lắm mới có số vàng 3,5 chỉ đưa cho tôi như vậy. Nhưng sau khi Hồng lấy đi rồi và chuyến đi không thành, vợ chồng tôi bị bà Dì cằn nhằn mỗi ngày chịu không nổi. Mỗi ngày hể thấy mặt tôi là bà Dì lại la mắng về chuyện này ... Vợ chồng tôi thật không biết phải làm sao. Bà trách tôi là thời buổi này mà sao tin người quá vậy ? Nhà đang cảnh khó khăn đủ mọi thứ mà vẫn cố gắng lo cho chúng tôi, thà là đi không xong trở về thì cũng cam lòng, nhưng để bị gạt lấy mất tiền thì Bà giận tôi lắm. Dì tôi la mắng tôi là quá đúng. Chuyện này do lổi ở tôi hoàn toàn, tôi đã tin lời bạn quá. Than ôi ! Người bạn đồng cam cộng khổ với tôi trong tù. Đã từng chia sẽ với nhau những ngọt bùi cay đắng trong những tháng năm lận đận nhất, lại nỡ lường gạt tôi một số vàng 3,5 chỉ nhỏ nhoi như vậy sao ? Tuy đối với tôi vào lúc bấy giờ số vàng đó lớn lắm, rất lớn là đàng khác, nhưng tôi nghĩ cũng không đủ để bán rẻ đi tình bạn. Nhưng nói gì được nữa bây giờ !

Từ đó đến nay, tôi hoàn toàn không nghe được tin tức nào của Hồng nữa. Trong thâm tâm, dù chuyện này rõ ràng là tôi đã bị gạt, nhưng tôi vẫn hy vọng là Hồng gặp chuyện gì đó bất trắc nên không liên lạc được với tôi, chứ không phải là anh ta đã lường gạt tôi. Cố nghĩ như thế để tôi thấy lòng mình bớt bị đau đớn. Ngồi viết lại mấy dòng này mà tôi cảm khái lắm. Đây chưa phải là một chuyến đi vượt biên hẳn hoi, nhưng dù sao nó cũng là một trong những dự tính, sắp xếp cho một chuyến đi và đã bị « thua non » nữa chừng. Đoạn đường đi tìm Tự Do của tôi đã có lúc gặp phải những chuyện buồn lòng, bực bội còn hơn là những vất vả cực khổ của thân xác.
Vĩnh Khanh, Phố Đá Tròn 2005/07
 

GIỚI THIỆU VÀI CLIP HAY


 LỮ LIÊN MỪNG XUÂN




NGÕ HẸP SAIGON



 BẢY KỲ QUAN PHẬT GIÁO




CỐ ĐÔ HUẾ








GIỚI THIỆU SÁCH MỚI

Giới thiệu ‘Từ điển Nhà Nguyễn’ 
Sunday, February 03, 2013 3:55:40 PM 

 
Triệu Phong/Người Việt
 
* Tác phẩm giải thích các định chế và ngữ  nghĩa của   Nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng của Việt Nam, đã có ảnh hưởng sâu xa trên thời đại của chúng ta trong nhiều mặt lịch sử, chính trị, luật pháp, văn hóa, xã hội… Cuốn sách rất cần thiết cho các nhà biên khảo, nghiên cứu lịch sử, các bậc trí thức, dòng dõi Tôn Thất nhà Nguyễn và cho tất cả người dân xứ Huế, hay người đã một lần đến Huế và  đã yêu cố đô Huế.

HUế chiếm một vị trí khiêm tốn từ dân số đến diện tích so với các nơi khác trong nước nhưng may mắn lại là địa danh được nhắc nhở đến nhiều nhất. Số bài thơ, nhạc, viết về Huế không ngừng được sáng tác. Sách, truyện, hoặc nghiên cứu về kinh đô cuối cùng của thời phong kiến Việt Nam của nhiều tác giả cũng liên tục xuất hiện.
 
Từ điển Nhà Nguyễn do Võ Hương An biên khảo. (Hình: Triệu Phong/Người Việt)

Gia Long lên ngôi năm 1802, bắt đầu sự nghiệp xây dựng cơ đồ Nhà Nguyễn. Từ Gia Long đến Bảo Ðại là vua triều Nguyễn cuối cùng (1945), tổng cộng có tất cả 13 đời vua, họ góp công tạo dựng kinh đô với biết bao kiến trúc. Suốt 143 năm cai trị, Nhà Nguyễn đặt ra những định chế mới, khác với các triều đại Ðinh, Lê, Lý, Trần... trước đó. Nếu kể cả chín đời chúa, họ Nguyễn hiện hữu trong lịch sử Việt Nam 387 năm, dài nhất so với các triều đại quân chủ khác từ trước. Trong những thế kỷ đó các định chế của triều đại này có ảnh hưởng sâu xa trong nhiều mặt như lịch sử, chánh trị, luật pháp, văn học, văn hóa, xã hội... đối với đất nước. Trong thời gian trị vì của các triều đại đó triều đình đồng thời cũng trải qua bao biến chuyển trọng đại, từ vụ thất thủ kinh đô năm 1858, đến trận Việt Minh tiêu thổ kháng chiến năm 1945, khiến hoàng cung bị cướp phá, thất thoát nặng nề. Rồi biến cố Tết Mậu Thân 1968 và cuối cùng là 30 Tháng Tư, 1975 nâng sự thiệt hại mất mát đối với di tích Nhà Nguyễn càng lớn lao thêm.
Sau mỗi biến cố quan trọng, một số đông người con dân Huế bỏ xứ kéo nhau đi lập nghiệp ở các nơi. Không lạ gì nhiều người Huế tha phương mỗi lần về thăm cố đô trở về than thở rằng, Huế bây giờ toàn là người xa lạ từ đâu đến lập nghiệp.
Hai yếu tố nêu trên góp phần cho những hiểu biết về Huế, về triều Nguyễn ngày mỗi mai một thêm.
Là con của một vị Nhất Ðẳng Thị Vệ triều Nguyễn, thuở ấu thơ tác giả Võ Hương An từng được cha dẫn cho đi khắp các cung điện trong Ðại Nội, nghe và thấy thật nhiều về nơi chốn thâm cung bí sử ấy. Kết hợp với kiến thức sử học, tác giả nhận thấy trong cách diễn giải về chữ nghĩa thời Nhà Nguyễn của nhiều bài viết về Huế hiện nay, có sự “không hiểu, hiểu sai hoặc ngộ nhận. Từ đó dẫn đến việc nhận định, giải thích, phê phán thiếu chính xác, nếu không nói là sai lầm. Hiện tượng này thường xảy ra như thấy được qua các ấn phẩm và truyền thông, không phải ở tầm mức kiến thức phổ thông mà ngay cả trong lãnh vực biên khảo chuyên môn”.
Với nỗ lực nghiên cứu qua nhiều sách vở trong hơn năm năm trời, tác giả Võ Hương An cho ra đời cuốn “Từ điển Nhà Nguyễn” cũng vì mục đích làm sáng tỏ những sai lầm đó.
Mỗi chữ trong “Từ điển Nhà Nguyễn” có gốc chữ Hán đều được âm chữ Hán, đôi khi còn được ghi nghĩa tiếng Pháp để làm rõ nghĩa hơn. Việc âm chữ Hán giúp người đọc cũng như người nghiên cứu hiểu nghĩa của chữ hay từ ấy đúng như ý của người đương thời. Âm chữ Hán được tác giả ghi chép lại đúng như tài liệu chính thức của Nhà Nguyễn hoặc tham khảo từ BAVH (Bulletin des Amis du Vieux Hué). Theo tác giả, ban biên tập cũng như người đóng góp bài vở trong BAVH đều là người thông thạo cả tiếng Pháp lẫn tiếng Hán, lại là những người sống vào thời chế độ quân chủ đang còn, do đó sự hiểu biết ngôn ngữ của họ có độ tin cậy cao so với thế hệ sau.
Ngoài ra, cạnh phần lớn các chữ trong “Từ điển Nhà Nguyễn,” tác giả còn kèm theo hình chụp hoặc ảnh minh họa, biểu đồ hoặc bản đồ xưa, khiến cho nội dung cuốn sách càng thêm phong phú. Về mỗi địa danh, tác giả không quên kèm theo bản đồ Việt Nam với vị trí của địa danh đó để người đọc dễ hình dung.
“Từ điển Nhà Nguyễn” ghi rõ chi tiết về mọi kiến trúc của Kinh thành Huế như các cung, điện, đài, lâu, các, tạ, am... những kiến trúc hiện vẫn còn tồn tại cũng như bị hư hại hay hủy hoại hoàn toàn qua bao lần binh biến. Ngoài ra tác giả cũng kê đầy đủ các lăng tẩm, chùa miếu, di tích cổ xưa nằm rải rác trên khắp địa bàn thành phố Huế.
Sách liệt kê rành mạch các phẩm hàm của hai quan chế, ban hành dưới thời Gia Long năm 1804 và quan chế Minh Mạng từ năm 1827. Trong khi giúp độc giả hiểu được sự phân biệt gọi là cửu phẩm đối với hàng quan lại, thì chín bậc khác nhau của các bà vợ vua, gọi là cửu giai.
Trong sách cũng nêu hệ thống lục bộ gồm binh, công, hình, hộ, lại, lễ (chỉ bộ Học mới thành lập vào đời Duy Tân). Phân biệt thế nào là chiếu, cáo, chỉ, dụ, sắc...
Tác giả cũng giải thích rõ về tổ chức binh chế thời Nguyễn gồm ba lực lượng căn bản: Bộ binh, tượng binh và thủy binh. Phân biệt thế nào là thuyền, đội, cơ, dinh. Việc trang bị vũ khí và quân dụng cho các đơn vị. Ðộc giả có dịp hiểu được về phép duyệt tuyển là phép duyệt dân để xếp hạng đánh thuế, tuyển lính và đóng sưu dịch, một cách điều tra dân số thuở xưa. Giúp người đọc phân biệt thế nào là lính khố xanh, khố vàng và khố đỏ.
Tác giả kê đầy đủ và giải thích về các bộ sách chữ Nho do Quốc Sử Quán Nhà Nguyễn biên soạn, ví dụ Ðại Nam Nhất Thống Chí, Ðại Nam Thực Lục... Giải thích chi tiết về hệ thống cân, đo và đong lường.
Cho độc giả hiểu về triều phục, lễ phục gọi chung là quan phục của vua, hoàng thái hậu, hoàng tử, hoàng thân, các quan dùng trong các dịp.
Phân biệt cách gọi hoàng hậu, hoàng quí phi, hoàng tử, công tử, hoàng nữ, công chúa, phò mã đô úy... Thế nào là ngũ bất lập do Vua Minh Mạng đặt ra. Người ở các xứ khác vì không hiểu rõ cách đặt tên trong hoàng tộc nên thường cho rằng ở Huế có thêm cái họ lạ lùng như công tôn nữ, công tằng tôn nữ, công huyền tôn nữ, hoàng tôn, hoàng tằng tôn, hoàng huyền tôn... Chúng ta cũng hay nghe đến các họ như ưng, bửu, vĩnh, bảo... Ðó là lấy từ trong Ðế hệ thi và Phiên hệ thi, là những bài thơ 4 câu 20 chữ do Vua Minh Mạng làm ra năm 1822, để phân biệt rõ các dòng và thứ tự trên dưới các đời.
Về các nhân vật được nêu ra trong từ điển này, tác giả chỉ chọn những nhân vật được nhắc đến nhiều trong các bộ thông sử.
Sách còn kê rõ các chữ húy được đặt ra bắt đầu từ năm Gia Long thứ 2 (1803) và Bộ Lễ thông báo đi khắp nước để các nơi đổi có tên đất tên người trùng húy thì phải đổi đi.
Nói chung là còn nhiều, nhiều nữa không thể nào kể ra cho hết. Phải công nhận đây là một kỳ công đáng kính phục của tác giả, thiết nghĩ còn lâu về sau, nếu không muốn nói là chưa chắc có được nhà biên khảo nào sánh được với tác giả Võ Hương An.
“Từ điển Nhà Nguyễn” dày trên 760 trang, khổ lớn, bìa cứng, do Nam Việt xuất bản năm 2012, là một sách tham khảo cần có trong mỗi tủ sách gia đình. Xin trân trọng giới thiệu đến với độc giả người Huế, yêu Huế, thích tìm hiểu về Huế xưa, đặc biệt về triều đại Nhà Nguyễn, có cơ hội được biết và sử dụng chính xác hơn về chữ nghĩa thời Nguyễn.
––
TỪ ĐIỂN
NHÀ NGUYỄN
Biên khảo của VÕ HƯƠNG AN
765 trang- Bìa cứng- Giá $40.00
Trong nước Mỹ $5.00 cước phí.
Chi phiếu xin đề Namvietpublisher
PO. Box 14982
Irvine, CA 92623
     
VÀI HÀNG VỀ TÁC GIẢ
 
Tên thật: VÕ VĂN DẬT
Bút hiệu: VÕ HƯƠNG-AN
Sinh năm 1938, trưởng thành tại Huế.
Chánh quán: làng An Ninh, huyện Hương Trà, nơi năm 1802, Nguyễn Vương lập đàn  tế cáo trời đất, đặt niên hiệu Gia Long; nơi chúa Nguyễn dựng chùa Thiên Mụ, triều Nguyễn mở trường thi Hương, dựng trường Quốc Tử Giám, lập Văn miếu (Văn Thánh).
 *Cao học Sử học. Cựu Giám học trường Trung học Hàm Nghi, Huế.
* Cựu Thanh tra Giám Sát Viện (Đệ II Cộng Hòa) 
* Cựu tù nhân chính trị (7 năm) từ tháng 4- 1975.
* Định cư trong chương trình HO6 tại Hoa Kỳ năm 1991.
 Nhà nghiên cứu Võ Hương An, sinh sống ở San Jose, Bắc California, 
Dưới tên thật và bút hiệu, đã xuất bản:
-Luân hồi, biên khảo (Thế Giới,1995,2007)
-Huế của một thời, bút ký về Huế (Nam Việt,California, 2006)
-Vua Khải Định, biên khảo (Nam Việt, California, 2006)
-Lịch sử Đà Nẵng ,biên khảo (Nam Việt, California, 2007)
 Sẽ xuất bản:
-Trong ngỏ ngách sử Việt , bút khảo về sử. Nhà Xuất Bản NAM VIỆT
 

Sunday, February 3, 2013

ĐỀ PHÒNG NHỆN ĐỘC



 

Đi Rest-room Công Cộng Nên Coi chừng !!! 

 Có 3 phụ nữ ở miền bắc tiểu bang Florida được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong 5 ngày; cả 3 phụ nữ có cùng 1 chứng bệnh giống nhau: Mới đầu lên cơn sốt nóng lạnh, ói mửa, cơ thể bại hoai đến tê liệt, và cuối cùng đều chết, mà bên ngòai thân thể của họ không để lại một thương tích gì.

>>Kết qủa giảo nghiệm 3 tử thi, đã tìm thấy trong máu của họ đều có chất độc như nhau. Sau khi diều tra lý lịch của họ, mới biết họ không hề quen biết nhau, nhưng cả 3 đều đến ăn ở nhà hàng OLIVER GARDEN trong thời gian rất gần trước khi họ chết.
>>Được tin này, cơ quan An-Sinh thành phố cho chuyên viên đến đóng cửa nhà hàng Oliver Garden để điều tra, kiểm sóat thực phẫm, nước, dụng cụ nhà bếp, hệ thống máy điều hòa không khí... nhưng không tìm được cái gì khà nghi.... >>Đang lúc tóan thanh tra này 'bí-lù', thì may quá, người ta lai thấy có 1 thiếu nữ, là nhân viên của nhà hàng Oliver-Garden này được chở vào bệnh viện, và cô ta cũng có cùng chứng bệnh của 3 người mới chết. Cô ta nói với bác sĩ là cô đang nghỉ vacation, mấy bữa trước cô ta chỉ ghé nhà hàng để lãnh lương; cô ta không ăn uống gì, chỉ dùng nhà vệ sinh rồi về nhà...
>>Nghe được tin này, một nhân viên chuyên nghiên cưu về chất độc lái xe đến nhà hàng Oliver-Garden, ông ta đi thẳng vào nhà vệ sinh, lật bàn cầu lên, thấy có con nhện, mắt thường cũng nhìn thấy nó; ong ta bắt con nhện này đem về phòng thí nghiệm nghiên cứu, thì mới biết đây la lọai nhện TWO STRIPED TELAMONIA, lọai nhện này có 2 vạch đỏ trên lưng-bụng, và nó có nọc độc cực kỳ nguy hiểm; sau khi nó cắn và phun nọc độc vào người ta, 2-3 ngày sau mới phát bệnh, và chỉ 1 tuần sau là...AMEN...chết không có thuốc chữa....
>>Loai nhện này thích sinh sống ở những nơi lạnh lạnh, ẩm ướt, và tối; vì vậy ở dưới bàn cầu, hay vành bồn cầu là nơi chúng ẩn núp để
  cắn vào mông đít người 




Sau 4 phụ nữ chết vì nhện cắn, lại đến lượt 1 ông luật sư cũng được đưa vào bênh viện cấp cứu, trước khi chết, ông ta nói với bác sĩ là ông ta hay đi công tác xa nhà bằng máy bay; ông đáp chuyến bay cuối cùng trong đời, cất cánh từ Indonesia, sau khi ghé Singapore trước khi bay về USA; Ông luật sư này không hề đến nhà hàng Oliver-Garden, nhưng lại có cùng một triệu chứng và chết giống 4 phụ nữ trước đây. lúc khám nghiệm tử thi của ông, người ta chỉ tìm thấy 1 dấu chấm đỏ như đầu cây kim do vết nhện cắn trên mông đít bên phải; sau khi điều tra, người ta biết được chuyên bay ông luật sư này đi xuất phát từ Ấn-Độ...Nhân viên an phi của hãng máy bay này khám xét cả 4 chiếc máy bay xuất phát từ Ấn Độ, và người ta đã tìm thấy 2 tổ nhện độc này trong phòng vệ sinh.



Bây giờ chúng ta đã biết lọai nhện độc này vô cùng độc hại, giết người, chúng nó có thể ở bất cứ nơi nào; vì thế, trước khi sử dưng cầu tiêu công cộng, bạn hãy lật bàn cầu lên khám xét thật kỹ, nhấn nước 1 vài lần cho chắc ăn các bạn nhé.

Th.S NGUYỄN BÁ SINH * HỒI KÝ



                            

GẶP MAY


    
Hồi Ký của Ths. Nguyễn Bá Sinh

 Năm 1952, khi trường Thiếu sinh quân liên khu 4 giải thể, tôi từ Hà tĩnh trở về  học tiếp lớp 6 ở trường phổ thông cấp 2 Quảng trạch. Quân Pháp đang đồn trú ở Thanh khê, Ba Đồn, hằng ngày ca nô chở đầy quân lính ngược dòng sông Gianh lên càn quét, máy bay ban ngày oanh tạc khắp huyện. Quê tôi là vùng du kích tranh chấp giữa Viêt minh và quân đội Pháp.
Cả huyện Quảng trạch chỉ có một trường cấp 2 đóng ở vùng núi làng Tùng Chất và Quảng Châu. Chúng tôi phải mang ngô khoai gạo ở trọ, tự thổi nấu để ăn học, 3 anh em . 
Tôi, Nguyễn thiên Thụ và Đinh Hữu Hồ .chúng tôi đều là bà con họ hàng sống với nhau từ bé ở quê nên rất hiểu nhau và thương yêu nhau. Hàng ngày phải ra chợ mua thức ăn : nước mắm,cá mắm và dưa muối ở hàng Bà Khôi (thực ra tôi không biết tên bà, nhưng bà là mẹ anh Khôi học trên tôi một lớp nên gọi  là bà Khôi (tên con)) cho tiện. Mua nhiều lần hóa ra quen và biết là bạn học của con nên bà bán rẻ hơn và đôi khi mua chịu.
Lớp học chúng tôi là một cái lán lợp tranh lụp xụp dưới chân đồi, “ bốn mùa không liếp che ! gió về ” .Bàn ghế là mấy thanh củi bằng bắp chân kê lên ,trên đặt mấy tấm ván làm bàn,còn ghế ngồi thì người ta buộc cây tre dài hoặc thanh củi.
Phải học ban đêm để tránh máy bay (7 giờ tối đên độ 11 giờ đêm) chiếu sáng bằng đèn dầu lờ mờ. Học sinh có 45-50 người ,lứa tuổi chênh lệch nhau khá nhiều. Có anh đến 30 tuổi , có vợ và con.
 Anh Pham Quắc làm chủ tich xã vẫn học cùng lớp .Trong lớp có 2 nữ sinh : chị Hiến đã ngoài 20, Huê Mỹ tuổi 16 cả hai đều ở làng Cảnh Dương. Chúng tôi nhỏ tuổi nên được thầy bố trí ngồi gần con gái .Bàn trước là chị Hiến, Huê Mỹ và Trinh (cận thị), phía sau đó là Thụ (ngồi sau chi Hiến) , Hồ ngồi giữa và tôi ngồi phía ngoài.
Cả tôi và Thụ đều học giỏi (đứng đầu lớp), Hồ thì thông minh nhưng phải tính hơi lười, khi làm bài hay quay cóp. Thụ nó ghét có lần nó cho Hồ bớp tai. Nên Hồ đổi chỗ cho tôi vào ngồi giữa, như vậy là tôi ngồi phía sau lưng Huê Mỹ.
Qua trò chuyện tôi biết Mỹ là con gái Bác Nhượng cùng công tác với cha tôi ở Uỷ ban Kháng chiến hành chính huyện năm 1948-1949. Mỹ là một cô gái dáng cao cao, có nước da trắng hồng, đôi mắt sáng hiền từ , ăn nói nhẹ nhàng và dễ thương.
Tuy học cùng lớp nhưng ít trò chuyện với Mỹ, tối đến lớp học đến khuya đói bụng và thì giờ đâu mà nói chuyện.Thỉnh thoảng Mỹ có nhờ tôi làm giúp một số bài toán khó.
Đầu năm 1954 , chúng tôi đã lên học lớp 7, máy bay Pháp ném bom xuống làng Pháp Kệ giết chết thầy Lương duy Khánh dạy văn (hiệu trưởng). Các giáo sư có  thầy Nguyễn Duy Khuyên (dạy sử địa), thầy Hồng dạy toán thì ốm phải đi nằm bệnh viện. Gia đình tôi lại gặp khó khăn nên bỏ học. Mẹ của Mỹ qua một trận ốm nặng và qua đời. Mỹ rồi cũng thôi học.

Sau thôi học tôi trở thành lao động chính trong gia đình : cậu (cha) dì (mẹ kế) đã già yếu,các em Đình, Trinh, Hinh còn bé. Tôi lo việc đồng áng cày bừa, chặt củi, đắp bờ, tát nước, đơm nò mợng để kiếm tôm cá . Cuộc sống tạm tạm ổn.
 Một buổi chiều tôi đi chăn bò ngoài đồng, lúc đó một chiếc máy bay màu trắng bay rất thấp từ biển lao vào , tôi nhìn rõ phi công trong khoang máy, tôi nằm xuống nấp bên bờ ruộng ...theo phản ứng quen thuộc. Nhưng nó không ném bom... mà cũng không bắn ... nó rải từng bó giấy ,trắng xoá khắp cánh đồng... truyền đơn...truyền đơn....Đại ý như sau:
“Hởi quân sỹ Việt Minh . Hiệp định Genève đã ký kết.Quân đội viễn chinh Pháp sẻ ngưng bắn từ hôm nay.Yêu cầu phía VM cũng ngừng bắn để tránh đổ máu ...”
Tôi reo lên : ngừng bắn,ngừng bắn...ngừng bắn ,giặc Pháp sẻ rút hết,nước ta độc lập. Cầm một nắm truyền đơn chạy về nhà khoe với cậu.Cha tôi mừng lắm.Như câu thơ của Ông đã viết năm 1947
 “Độc Lập rồi đây vui sướng nhỉ
Còn non còn nước ,chúng ta còn ”
    Nhưng có ai ngờ ?  Mùa đông đến  : Cải cách ruộng đất. Cách mạng long trời lở đất.
Gia đình tôi tan nát : Cha bị giết một cách dã man. Tôi và Đình bị du kích bắt trói nhiều lần, nhà cửa ruộng vườn bị tịch thu, em phải đi ăn xin và đi ở thuê mỗi đứa một nơi. Cuộc đời thế là hết...Tuyệt vọng !!! Thế là hết .Chấm hết.
        Lo sao cho ngày kiếm được bữa ăn cả 4 anh em không chết đói. Không, không một giây phút nào còn nghĩ đến học hành.
       Thời gian đã trôi đi. Cuối 1956 nghe nói là Cải cách ruộng đất có sai lầm nghiêm trọng.Dư luân dân chúng bàn tán nhiều.Tôi có viết đơn kiện lên Tỉnh uỷ Quảng Bình về viêc giết cha tôi (tỉnh uỷ có trả lời : đang xem xét). Tôi lại viết thư kêu cứu đến chị tôi và anh rể ở Hà nội, chị tôi có gửi cho tôi thư an ủi các em và cho 5 đồng (bằng 12 Kg gạo). Anh rể tôi có cho người về tìm anh em tôi .nhưng không gặp, vì anh em tôi đã li tán.
Tôi lại gửi thư cho chị một lần nữa :nhờ anh chị xin cho tôi đi làm một việc gì (kiếm ăn), nuôi em hoặc đi học. Trong đêm tối đã có một tia sáng yếu ớt. Một hy vọng mong manh !!! 
          Tôi nhớ đến cái học bạ cấp 2 khi thôi học tôi chưa lấy về (hồi ấy không có bằng tốt nghiệp chỉ có học bạ là đủ).
Phải đến trường để nhận học bạ, lúc này trường đã dời về Cảnh Dương gần nhà của Mỹ. Từ làng tôi đến Cảnh dương khoảng 25 Km, đi bộ mất 5-6 giờ. Và tôi quyết định ra đi.
Dậy sớm,xuống Cửa Hác, lên đò sang Ba Đồn. Ghé qua nhà Anh Khương để xin hoặc vay thêm vài đồng để đi đường ,vì trong túi tôi chỉ co 2-3 đ chi đó thôi. Vào nhà,anh Khương nhờ giúp một vài việc : bổ củi ,dọn dẹp đồ đạc.rồi anh bảo ở lại ăn cơm. Anh còn bảo tôi ở thuê trong nhà làm viêc cho anh.
  Tôi chưa trả lời, ăn cơm xong đã trưa, tôi chào anh  ra đi , quên vay tiền. Đi bộ theo quốc lộ1, đường sá lam nham các hố đào phá đường trong kháng chiến san lấp chưa xong. Đường xa, mỏi chân. Qua làng Xuân kiều, Hoà Bình, Mũi Vích rồi đến làng Di lộc,Di Luân , Cầu Roòn đã quá chiều , phải ngủ lại. Bụng đói, mệt lắm. Rẽ phải đi xuống làng Cảnh dương, vào chợ đầu làng, chợ đã gần tan. 
Như định trước tôi cố tìm Bà Khôi để bà “bán hay cho”  cái gì đó ăn qua bữa, ngủ thì sẵn cái lều chợ (không tranh chấp)  đẹp hơn cái lều mà 4 anh em tôi chui rúc cả năm nay. Tìm mãi chẳng thấy bà Khôi đâu cả , tôi thấy lo và buồn .
      Quay ra đầu chợ,trời đã nhá nhem, thì may quá từ đầu dãy hàng xén. Mỹ đang dọn hàng . Ôi ! may quá ! tôi gặp lại Mỹ. Cô nàng bây giờ rắn rỏi hơn. Chiếc áo màu nâu gụ, tôn nước da trắng của nàng. Trên mái tóc còn chiếc vành khăn trắng tang của Mẹ...Mỹ cười,hỏi thăm tôi tình hình từ lúc nghỉ học,thấm thoắt đã 2 năm. Tôi cũng kể sơ qua về hoàn cảnh cơ cực của mình.Mỹ an ủi :

-Mọi việc qua rồi ,thôi Sinh cố gắng lên.
-Sinh ra đây để nhận học bạ cấp 2, đang nhờ xin ra Hà nội đi làm hoăc học.
-Bây giờ đã tối, Sinh theo mình về nhà, ăn cơm tối nghỉ lại. Mỹ sẽ giúp Sinh gặp thầy Võ Tá Ty hiệu trưởng xin lại học bạ.
 Theo sau Mỹ với gánh hàng về nhà. Nhà khá đẹp, cách biển không xa. Gió chiều lồng lộng.Và ở đây lại gặp bà Khôi, người tôi đang tìm. Bây giờ tôi mới biết, sau khi mẹ qua đời bố Mỹ đã làm bạn với bà Khôi.
         Mỹ dọn cơm cho tôi ăn, trong mâm có cá thu, rau và bát nước mắm Cảnh dương.Có bữa cơm ngon trong lúc đói, thật là sung sướng.
    Tối hôm đó Mỹ đưa tôi gặp thầy Ty, nhà thầy ở sát bên cạnh .Thầy Ty đeo kính cận nặng vui vẻ tiếp tôi.
-Thưa thầy em là học sinh lớp 7 năm 1954 em đã học xong học kỳ1 thì nghỉ học.Nay xin thầy cho em nhận học bạ.
-Thầy hỏi họ và tên tôi rồi mở tủ.Từ trong đó thầy lôi ra một chồng học bạ. Không vất vả lắm , quyển học bạ tôi màu nâu đen nhìn thấy ngay. Mừng quá,đó là kết quả 7-8 năm ăn học của tôi đã tìm thấy.
Thầy giở học bạ ra xem, gật đầu , thầy nói :
-Em là học sinh giỏi của trường.
Đêm hôm đó tôi ngủ trên một sập gụ kê ở gian ngoài, mùa hè,gió biển man mát, ăn no , đã nhận học bạ, gặp bạn tốt.Tôi thấy phấn chấn, đỡ buồn.
Nhờ có học bạ tôi đã được nhận thẳng (do anh Nguyên xin)vào học trường Cao đẳng giao thông công chính Hà nội (khoá 8).
Từ đó 5-6 năm sau tôi không gặp lại Mỹ, tôi có hỏi Anh Diệp  người Cảnh dương cùng học ở Hà nôi, được biết Mỹ đã lấy chồng, anh ấy tên là Phượng, đang hoc Đai học ở Moskva. Nghe nói Mỹ đã ra HN học ĐH bách khoa nhưng tôi chưa gặp.
Thời gian cứ trôi đi, mỗi đứa đã trưởng thành và có gia đình riêng. Sự kiên trì và cố gắng của mình đã có kết quả : Tốt nghiệp Đại học, cao học thành thạc sỹ.Từ năm 1971 liên tục được đề bạt tổ trưởng, phó, trưởng phòng, trở thành một cán bộ “hồng thắm chuyên sâu” là phó giám đốc một CôngTy Thiết Kế lớn ở Hà nội.
Trong một buổi hội thảo tiếp thị về máy xây dựng của Cộng hoà liên bang Đức, tôi tham dự với tư cách là khách mời. Các Kỹ sư người Đức giới thiệu nhiều loại máy, công nghệ xây dựng xong, đến mục thảo luận, phát biểu ý kiến của khách.
Tôi  đứng lên chất vấn : một vài tính năng, công suất, tiêu hao nhiên liệu, tôi hỏi tỷ mỷ từng loại (mà tôi đã có kinh nghiệm khi nghiên cứu các máy xây dựng do Nga chế tạo). Không ngờ những câu hỏi được thuyết trình viên và mọi người chú ý.
Giờ nghỉ , một phóng viên báo Đầu tư đến gặp tôi, anh trao cho tôi danh thiếp , hỏi thêm vài chi tiết để viết bài cho báo và hẹn gặp laị tôi .
Nghe tôi nói dọng miền Trung. Anh hỏi
-Anh quê ở Hà tĩnh hay Nghệ An ?
-Tôi quê ở Quảng Bình
-Huyện nào ?
-Quảng trạch
-Trước đây anh học trường nào?
-Trường cấp II Quảng trạch
-Anh có biết cô Mỹ không ?
-Mỹ con ông Nhượng à ?
-Đúng
-Tôi là chồng của Mỹ đây.
-Ồ! anh là Phượng
Nhận ra  chúng tôi cùng quê và  là bạn thân thiết.
Theo địa chỉ, một chiều thứ bảy tôi đến nhà Phượng Mỹ ở làng Thanh Nhàn gần cuối phố Lò Đúc.Vợ chồng Mỹ Phượng rất vui tiếp tôi, bao kỷ niệm tuổi học trò ...thời gian truân của tôi... tâm sự.
Mỹ Phưọng lại mời tôi ăn cơm rau.Tôi nhận lời ngay. Bữa cơm có : cá thu, nước mắm tất cả từ Cảnh dương gửi ra và chim câu rán do anh chị nuôi. Vui, vui quá, bao kỷ niệm xưa ôn lại. Bước đường thành công
     

 

 

No comments: