Thursday, September 13, 2012
NGUYỄN MINH ANH * PHÙ ĐIÊU CHỢ BẾN THÀNH
Tìm lại tác giả phù điêu chợ Bến Thành
đăng 08:05 08-01-2012 bởi Nhan Pham
[
đã cập nhật 08:23 08-01-2012
]
Nằm
ở trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, chợ Bến Thành đã trở nên quá quen
thuộc với mỗi người dân Sài Gòn, cũng như đối với du khách trong và
ngoài nước. Theo dòng thời gian, kiến trúc của chợ Bến Thành có nhiều
thay đổi. Tuy thế, dáng vẻ và phần đầu của mặt tiền chợ vẫn giữ được như
xưa. Trong lòng nhiều thế hệ, chợ như là một biểu tượng của Sài Gòn -
Thành phố Hồ Chí Minh cho dù điều đó chưa được chính thức công nhận.
Quen thuộc là vậy, có thể nhiều người quan sát thấy những bức phù điêu trang trí chợ Bến Thành với hình con bò, con cá đuối, nải chuối...
Nhưng có lẽ, ít người biết tác giả của những bức phù điêu đó là ai?
Quen thuộc là vậy, có thể nhiều người quan sát thấy những bức phù điêu trang trí chợ Bến Thành với hình con bò, con cá đuối, nải chuối...
Nhưng có lẽ, ít người biết tác giả của những bức phù điêu đó là ai?
Tìm lại người xưa
Trong quá trình tìm về lịch sử trường Mỹ nghệ Biên Hòa, cũng như dòng gốm Biên Hòa xưa. Tôi cũng may mắn tìm gặp lại được hai nghệ nhân gốm Biên Hòa, những người đã trực tiếp gắn những bức phù điêu ở chợ Bến Thành năm xưa.
Mùa hè năm 2007, qua lời giới thiệu của một chị làm trong ngành gốm, tôi được gặp ông Nguyễn Trí Dạng (Tư Dạng), một nghệ nhân gốm Biên Hòa xưa, hiện sống tại phường Thống Nhất, thành phố Biên Hòa. Qua vài lời nói chuyện làm quen. Tôi liền hỏi ông ngay: “Cháu nghe nói trường mình, trường Mỹ nghệ Biên Hòa, ngày xưa có làm phù điêu trang trí cho chợ Bến Thành?”. Ông Tư Dạng trả lời ngay: “Đúng, làm năm 1952, mẫu là sáng tác của ông Mậu; tôi và một người bạn là hai người trực tiếp lên Sài Gòn gắn những bức phù điêu đó”.
Nguyễn Trí Dạng (trái) và Võ Ngọc Hảo, hai nghệ nhân đã trực tiếp gắn những bức phù điêu chợ Bến Thành
Được
gợi về những năm tháng xa xưa, ông hào hứng kể lại vô số chuyện cũ.
Chuyện về những người thầy, những thợ bạn và những sản phẩm gốm Biên Hòa
xưa. Đó là những chuyện không xưa lắm, nhưng lớp trẻ ngày nay khó hình
dung về một ngôi trường nổi tiếng một thời với dòng gốm mỹ nghệ Biên
Hòa. Sinh ra trong một gia đình có truyền thống về gốm mỹ nghệ, nên từ
rất nhỏ ông đã có dịp tiếp xúc với những người nghệ nhân của trường Bá
nghệ, càng quan sát ông càng đam mê những đất, men. Năm 14 tuổi, ông vào
học trường Mỹ nghệ Biên Hòa, sau 4 năm học tập, ông tốt nghiệp năm
1950, và cũng là khóa học trò cuối cùng của trường dưới sự điều hành của
ông bà Balick. Sau khi ra trường, ông làm việc liên tục tại Hợp tác xã
Mỹ nghệ Biên Hòa cho đến khi được tuyển vào trường Kỹ thuật Biên Hòa,
năm 1966, để làm thầy dạy ban gốm của trường. Cả đời ông gắn liền với
nghề gốm, hiện nay ở tuổi 76, ông vẫn làm những sản phẩm gốm cho những
đơn hàng nhỏ, lẻ.
Gặp được người nghệ nhân thứ nhất, tôi tiếp tục đi tìm người nghệ nhân thứ hai đã tham gia gắn những bức phù điêu đó. Sau nhiều cuộc tìm kiếm, cùng với sự hướng dẫn chỉ đường của ông Tư Dạng, tôi cũng tìm được người nghệ nhân này, gặp được ông tại Cù Lao Phố (Biên Hòa) vào một ngày trung tuần tháng 10. Ông là Võ Ngọc Hảo, sinh năm 1932 tại Tân Thành, Biên Hòa. Vào học trường Mỹ nghệ Biên Hòa năm 1945, sau bốn năm học tập, ông tốt nghiệp ban gốm của trường vào ngày 11.07.1949. Sau khi tốt nghiệp, ông ra làm thợ cho Hợp tác xã Mỹ nghệ Biên Hòa đến năm 1961, sau đó ông làm cho công ty cấp nước thành phố đến khi nghỉ hưu. Hiện nay, ông sống tại Bình Lục, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Tại Cù Lao Phố, vào một ngày tháng 10.2007, hai người nghệ nhân mỹ nghệ Biên Hòa năm nào, sau nhiều năm xa cách, ngày nào lên gắn những phù điêu tóc hãy còn xanh nay mái đầu đã bạc. Gặp lại, hai ông ôn lại những kỷ niệm năm xưa về mái trường Mỹ nghệ, nay chỉ còn trong ký ức. Và nhớ lại những ngày đi gắn những bức phù điêu, đó là những kỷ niệm không thể nào quên. Người viết bài này được phép ngồi cạnh hai vị nghệ nhân, dịp này xin thuật lại đôi điều về những ký ức đó!
Ký ức còn lại
Tôi đọc được một trang nhật ký của một nghệ nhân mỹ nghệ Biên Hòa ghi: “Ngày 1.9 (âm lịch) mưa cả ngày. Qua ngày 2.9 nước lên lẹ cấp kỳ. Nước xuống lần cho tới ngày 17.9. Đâu về đó”. Đó là những dòng chữ ghi lại nhật ký trận lũ lịch sử Nhâm Thìn (1952) tại Biên Hòa.
Sau
trận lũ lụt Nhâm Thìn, ba ông Phạm Văn Ngà (Ba Ngà), Nguyễn Trí Dạng
(Tư Dạng) và Võ Ngọc Hảo được Hợp tác xã Mỹ nghệ Biên Hòa cử lên Sài Gòn
để gắn những bức phù điêu chợ Bến Thành. Những bức phù điêu này được
nhà thầu chợ Bến Thành đặt trường Mỹ nghệ Biên Hòa làm. Thầy Lê Văn Mậu
được giao sáng tác theo đơn đặt hàng, được sự giúp của những người thầy
và những nghệ nhân lành nghề bên Hợp tác xã Mỹ nghệ Biên Hòa như: Sáu
Sảnh, Tư Ngô, Hai Sáng, chủ Thạch, anh Tóc... Thầy Lê Văn Mậu sáng tác
trực tiếp lên đất, sau đó chỉnh sửa với sự góp ý của những người nghệ
nhân. Rồi những bức phù điêu đó, nhằm để tránh những sự vênh méo ở những
sản phẩm có độ nung cao như gốm Biên Hòa, chúng được cắt ra theo từng
miếng nhỏ riêng, để đem mang đi chấm men, đi nung. Lò đốt bằng củi thỉnh
thoảng gây “hỏa biến” ở những đồ gốm, đặc biệt có ở những bức phù điêu
chợ Bến Thành những màu men trắng ta, trắng ngà ngà vàng mỡ gà rất đẹp,
rất hiếm gặp. Do những miếng nhỏ của những bức phù điêu được đặt ở nhiệt
độ không đều nhau, tuy trong cùng một lò nung, nên khi ra lò nó có
miếng màu nhạt, màu đậm là vậy.
Gặp được người nghệ nhân thứ nhất, tôi tiếp tục đi tìm người nghệ nhân thứ hai đã tham gia gắn những bức phù điêu đó. Sau nhiều cuộc tìm kiếm, cùng với sự hướng dẫn chỉ đường của ông Tư Dạng, tôi cũng tìm được người nghệ nhân này, gặp được ông tại Cù Lao Phố (Biên Hòa) vào một ngày trung tuần tháng 10. Ông là Võ Ngọc Hảo, sinh năm 1932 tại Tân Thành, Biên Hòa. Vào học trường Mỹ nghệ Biên Hòa năm 1945, sau bốn năm học tập, ông tốt nghiệp ban gốm của trường vào ngày 11.07.1949. Sau khi tốt nghiệp, ông ra làm thợ cho Hợp tác xã Mỹ nghệ Biên Hòa đến năm 1961, sau đó ông làm cho công ty cấp nước thành phố đến khi nghỉ hưu. Hiện nay, ông sống tại Bình Lục, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Tại Cù Lao Phố, vào một ngày tháng 10.2007, hai người nghệ nhân mỹ nghệ Biên Hòa năm nào, sau nhiều năm xa cách, ngày nào lên gắn những phù điêu tóc hãy còn xanh nay mái đầu đã bạc. Gặp lại, hai ông ôn lại những kỷ niệm năm xưa về mái trường Mỹ nghệ, nay chỉ còn trong ký ức. Và nhớ lại những ngày đi gắn những bức phù điêu, đó là những kỷ niệm không thể nào quên. Người viết bài này được phép ngồi cạnh hai vị nghệ nhân, dịp này xin thuật lại đôi điều về những ký ức đó!
Ký ức còn lại
Phù điêu hình bò và heo (cửa Đông)
Tôi đọc được một trang nhật ký của một nghệ nhân mỹ nghệ Biên Hòa ghi: “Ngày 1.9 (âm lịch) mưa cả ngày. Qua ngày 2.9 nước lên lẹ cấp kỳ. Nước xuống lần cho tới ngày 17.9. Đâu về đó”. Đó là những dòng chữ ghi lại nhật ký trận lũ lịch sử Nhâm Thìn (1952) tại Biên Hòa.
Phù điêu hình bò và vịt (cửa Đông)
Phù điêu hình cá đuối và nải chuối (cửa Tây)
Trước
khi đóng thùng mang lên Sài Gòn bằng những chiếc xe công nhông. Những
mẫu gốm của phù điêu chợ Bến Thành được mang từ trường trong (ngày nay
là địa điểm trường CĐ Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai) ra sắp ngoài trường
ngoài (ngày nay là địa điểm trụ sở UBND tỉnh Đồng Nai), bởi lò nung gốm
được đặt ở trường trong. Những mẫu gốm của phù điêu được đem sắp ngay
chỗ cột cờ, chỗ văn phòng thầy Mã Phiếu (trưởng phòng hành chánh trường
Mỹ nghệ Biên Hòa) bước ra, sắp ra ở đó. Thầy Lê Văn Mậu, chắp tay sau
lưng, đi qua đi lại coi xem tấm nào nó bị vênh mới cho đục sau lưng cho
nó mỏng để cho nó bằng. Xong xuôi đâu đó mới xếp vào thùng chuyển lên
Sài Gòn. Rồi xuống dưới đó, chợ Bến Thành, nhà thầu khi họ xây dựng họ
chừa lại những mảng tường cho mình để gắn những phù điêu. Và họ cũng làm
sẵn cho mình những giàn giáo, những cô công nhân trộn cho những hồ vữa
sẵn để mình chỉ tập trung gắn những phù điêu. Ông Phạm Văn Ngà, người
thợ cả chỉ đạo gắn những bức phù điêu cho hai người thợ trẻ, ông Tư Dạng
và Hảo, làm những công việc cần làm để gắn những bức phù điêu lên. Từng
tấm, từng tấm, gắn từ những tấm ở dưới trước rồi dùng những cây chỏi để
giữ cho nó gắn chặt với hồ vữa, đến khi hoàn thành một bức phù điêu,
kiểm tra lại xem chổ nào còn hở thì trét hồ cho kín. Nhìn thấy công việc
cũng không khó khăn lắm, cộng với nhiều công việc đang đợi mình ở Biên
Hòa, nên ông Ba Ngà về trước, để lại những tấm phù điêu đó cho hai người
thợ trẻ tiếp tục công việc.
Những thuận lợi ban đầu, khi ở Sài Gòn họ tạo điều kiện cho mình, nhưng bên cạnh đó gặp cũng không ít khó khăn. Ở cái cửa chính kế ga xe lửa, chổ này về khuya cá biển về họ mần rầm rầm hơi nó bốc lên mà nó hôi tanh, muốn ói vậy, trong khi đó mình phải ngủ trên... những chiếc đồng hồ nơi cửa chính này. Ban ngày thì nắng chang chang, sáng có sương mù tối đến mưa phùn, những giấc ngủ lạnh buốt là thế nhưng những người nghệ nhân Biên Hòa này luôn cố gắng để hoàn thành công việc được giao. Theo trí nhớ của hai nghệ nhân gốm, thì thời gian hoàn thành 12 bức phù điêu cho bốn cửa của chợ Bến Thành khoảng hai tháng trở lại chứ không có hơn, cũng mau lắm!
Khi những bức phù điêu đã tương đối hoàn tất thì người thợ cả Ba Ngà xuống xem, chỉnh sửa lại đôi chổ còn thiếu sót. Hai người thợ trẻ hoàn thành công việc được giao, họ phấn khởi, đó là những kỷ niệm một thời nay khó phai mờ trong ký ức!
Lê Văn Mậu - tác giả những bức phù điêu
Lê Văn Mậu (1917 - 2003) là một nhà giáo nhân hậu và một điêu khắc gia tài hoa. Sinh năm 1917 tại Vĩnh Long. Năm 1930, lên Sài Gòn ở nhà người cậu là bác sĩ Quế để học trung học. Sau khi đậu Diplôme vào năm 1934, Lê Văn Mậu lên Biên Hòa xin học điêu khắc trong dịp hè với ông Balick, hiệu trưởng trường Mỹ nghệ. Ông bà Balick là thân chủ bác sĩ Quế nên rất quí thầy và sắp xếp cho thầy ở Cù Lao Phố. Khi ông Balick hứa sẽ xin cho thầy học bổng học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thì thầy quyết định bỏ học ban tú tài mà theo học trường Mỹ nghệ. Trong thời gian học ở đây, những mẫu sáng tác của thầy được Hợp tác xã Mỹ nghệ Biên Hòa chọn để đưa vào sản xuất. Sau những năm tháng học tập, thầy đậu hạng nhất kì thi tốt nghiệp khóa ngày 2.7.1937.
Phù điêu hình bò và cá (cửa Nam)
Những thuận lợi ban đầu, khi ở Sài Gòn họ tạo điều kiện cho mình, nhưng bên cạnh đó gặp cũng không ít khó khăn. Ở cái cửa chính kế ga xe lửa, chổ này về khuya cá biển về họ mần rầm rầm hơi nó bốc lên mà nó hôi tanh, muốn ói vậy, trong khi đó mình phải ngủ trên... những chiếc đồng hồ nơi cửa chính này. Ban ngày thì nắng chang chang, sáng có sương mù tối đến mưa phùn, những giấc ngủ lạnh buốt là thế nhưng những người nghệ nhân Biên Hòa này luôn cố gắng để hoàn thành công việc được giao. Theo trí nhớ của hai nghệ nhân gốm, thì thời gian hoàn thành 12 bức phù điêu cho bốn cửa của chợ Bến Thành khoảng hai tháng trở lại chứ không có hơn, cũng mau lắm!
Phù điêu hình vịt (cửa Bắc)
Khi những bức phù điêu đã tương đối hoàn tất thì người thợ cả Ba Ngà xuống xem, chỉnh sửa lại đôi chổ còn thiếu sót. Hai người thợ trẻ hoàn thành công việc được giao, họ phấn khởi, đó là những kỷ niệm một thời nay khó phai mờ trong ký ức!
Lê Văn Mậu - tác giả những bức phù điêu
Lê Văn Mậu (1917 - 2003) là một nhà giáo nhân hậu và một điêu khắc gia tài hoa. Sinh năm 1917 tại Vĩnh Long. Năm 1930, lên Sài Gòn ở nhà người cậu là bác sĩ Quế để học trung học. Sau khi đậu Diplôme vào năm 1934, Lê Văn Mậu lên Biên Hòa xin học điêu khắc trong dịp hè với ông Balick, hiệu trưởng trường Mỹ nghệ. Ông bà Balick là thân chủ bác sĩ Quế nên rất quí thầy và sắp xếp cho thầy ở Cù Lao Phố. Khi ông Balick hứa sẽ xin cho thầy học bổng học trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương thì thầy quyết định bỏ học ban tú tài mà theo học trường Mỹ nghệ. Trong thời gian học ở đây, những mẫu sáng tác của thầy được Hợp tác xã Mỹ nghệ Biên Hòa chọn để đưa vào sản xuất. Sau những năm tháng học tập, thầy đậu hạng nhất kì thi tốt nghiệp khóa ngày 2.7.1937.
Đoàn Trường Kỹ thuật Biên Hòa tham dự khóa hội thảo về giáo dục năm 1965 tại Sài Gòn (Lê văn Mậu đầu tiên, bên trái)
Được
ông Balick giới thiệu, cuối năm 1937, thầy đã vào trường Cao đẳng Mỹ
thuật Đông Dương không phải qua thi tuyển. Năm 1940, báo Pháp La volonté
indochinoise nhận xét phê bình:
“Tác phẩm Đám rước của ông Mậu, do cách bố cục và sự tìm tòi trong cách thể hiện, đã báo hiệu một nghệ sĩ tài năng”. Sau nhiều trăn trở tính suy, mùa hè năm 1942, thầy quyết định thôi học một năm trước khi thi tốt nghiệp, ông hiệu trưởng E. Jonchère cho thầy một chứng chỉ với nhận xét rất tốt.
Theo thư mời của ông Balick, Lê Văn Mậu trở thành giáo viên dạy môn điêu khắc và môn vẽ cho trường Mỹ nghệ Biên Hòa kể từ năm 1944, là người thế chân cho thầy Nhứt (Đặng Văn Quới) nghỉ hưu. Từ đó thầy gắn bó với trường Mỹ nghệ, với Biên Hòa tròn nửa thế kỷ. Cuộc đời nhà giáo của thầy phẳng lặng êm đềm. Năm 1963, thầy được cử làm hiệu trưởng trường Mỹ nghệ Biên Hòa, nhưng với tên mới là trường Kỹ thuật Biên Hòa.
Năm 1973, trường Kỹ thuật Biên Hòa có sự xáo trộn, thầy xin thôi chức hiệu trưởng và thầy thuyên chuyển về trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn làm giảng viên môn điêu khắc. Sau 1975, thầy tiếp tục dạy tại trường cũ, nhưng có tên mới là ĐH Mỹ thuật Tp.HCM, cho đến khi nghỉ hưu.
Ông Nguyễn Hoàng, hiệu trưởng nhận xét: “Ông là người thầy đã đóng góp nhiều công sức để đào tạo cho đội ngũ điêu khắc ở miền Nam trước và sau giải phóng”.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình thầy Lê Văn Mậu đã sáng tác hàng trăm tác phẩm lớn nhỏ. Hiện nay được lưu giữ trân trọng tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Đồng Nai, sưu tập tư nhân trong và ngoài nước. Chỉ xin kể một số tác phẩm tiêu biểu của thầy: Đức mẹ Maria (1951, Nhà thờ Biên Hòa), Napoléon xem binh thư (1954, Pháp), Phật Thích Ca (1954, Chùa Xá Lợi), Bóng xế tà (1964, Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh), Đại thần Phan Thanh Giản (1964, Vĩnh Long), Tượng trưng tài nguyên và kinh tế Biên Hòa (1967), Anh hùng Nguyễn Trung Trực (1968, đặt trước chợ Rạch Giá), Đài phun nước Cá hóa long (1968 - 1970, Công trường Sông Phố, Biên Hòa), Hùng Vương dựng nước (1989, Khách sạn Continental, Thành phố Hồ Chí Minh)… Thầy ba lần làm tượng VIP đáng nhớ: tượng Cựu hoàng Bảo Đại (1948), tượng Tổng thống Ngô Đình Diệm (1959) và tượng Bà Sáu Thiệu (1970-1973). Và thầy đã sáng tác rất nhiều mẫu mã phục vụ cho những sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hòa.
“Tác phẩm Đám rước của ông Mậu, do cách bố cục và sự tìm tòi trong cách thể hiện, đã báo hiệu một nghệ sĩ tài năng”. Sau nhiều trăn trở tính suy, mùa hè năm 1942, thầy quyết định thôi học một năm trước khi thi tốt nghiệp, ông hiệu trưởng E. Jonchère cho thầy một chứng chỉ với nhận xét rất tốt.
Theo thư mời của ông Balick, Lê Văn Mậu trở thành giáo viên dạy môn điêu khắc và môn vẽ cho trường Mỹ nghệ Biên Hòa kể từ năm 1944, là người thế chân cho thầy Nhứt (Đặng Văn Quới) nghỉ hưu. Từ đó thầy gắn bó với trường Mỹ nghệ, với Biên Hòa tròn nửa thế kỷ. Cuộc đời nhà giáo của thầy phẳng lặng êm đềm. Năm 1963, thầy được cử làm hiệu trưởng trường Mỹ nghệ Biên Hòa, nhưng với tên mới là trường Kỹ thuật Biên Hòa.
Năm 1973, trường Kỹ thuật Biên Hòa có sự xáo trộn, thầy xin thôi chức hiệu trưởng và thầy thuyên chuyển về trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn làm giảng viên môn điêu khắc. Sau 1975, thầy tiếp tục dạy tại trường cũ, nhưng có tên mới là ĐH Mỹ thuật Tp.HCM, cho đến khi nghỉ hưu.
Ông Nguyễn Hoàng, hiệu trưởng nhận xét: “Ông là người thầy đã đóng góp nhiều công sức để đào tạo cho đội ngũ điêu khắc ở miền Nam trước và sau giải phóng”.
Trong sự nghiệp sáng tác của mình thầy Lê Văn Mậu đã sáng tác hàng trăm tác phẩm lớn nhỏ. Hiện nay được lưu giữ trân trọng tại Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Bảo tàng Đồng Nai, sưu tập tư nhân trong và ngoài nước. Chỉ xin kể một số tác phẩm tiêu biểu của thầy: Đức mẹ Maria (1951, Nhà thờ Biên Hòa), Napoléon xem binh thư (1954, Pháp), Phật Thích Ca (1954, Chùa Xá Lợi), Bóng xế tà (1964, Bảo tàng Mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh), Đại thần Phan Thanh Giản (1964, Vĩnh Long), Tượng trưng tài nguyên và kinh tế Biên Hòa (1967), Anh hùng Nguyễn Trung Trực (1968, đặt trước chợ Rạch Giá), Đài phun nước Cá hóa long (1968 - 1970, Công trường Sông Phố, Biên Hòa), Hùng Vương dựng nước (1989, Khách sạn Continental, Thành phố Hồ Chí Minh)… Thầy ba lần làm tượng VIP đáng nhớ: tượng Cựu hoàng Bảo Đại (1948), tượng Tổng thống Ngô Đình Diệm (1959) và tượng Bà Sáu Thiệu (1970-1973). Và thầy đã sáng tác rất nhiều mẫu mã phục vụ cho những sản phẩm gốm mỹ nghệ Biên Hòa.
Bài và ảnh: Nguyễn Minh Anh (Cựu sinh viên trường Cao đẳng Mỹ thuật Trang trí Đồng Nai
LÊ XUÂN NHUẬN *NHÀ NƯỚC TRONG THI-CA
“NHÀ NƯỚC” TRONG
THI-CA
Cuối bộ “Việt-Nam Sử-Lược”,
Quyển II, ở Chương Tổng Kết, sử-gia Trần Trọng
Kim có chú-thích: “Trước tôi đã dự-bị viết một
quyển sử nối theo sách này. Tôi đã thu-nhặt được rất nhiều tài-liệu. Chẳng may
đến cuối năm bính-tuất (1946) có cuộc chiến-tranh ở Hà-nội, nhà tôi bị đốt
cháy, sách-vở mất sạch, thành ra đành phải bỏ quyển sử ấy không làm được nữa.”
(trang 353)
Như thế tức là bộ
“Việt-Nam
Sử-Lược” đã
được hoàn-thành sau biến-cố bính-tuất 1946 – là cuộc “kháng chiến toàn
quốc” khởi đầu
vào ngày 19-12-1946.
Điều đáng chú ý là, trong những
trang sử sau cùng, viết về “Công-việc của người Pháp tại Việt-Nam”, Ông Trần Trọng Kim đã viết: “chính-phủ Bảo-hộ một mặt thì lo việc
phòng giữ, một mặt lo mở-mang các công-cuộc kiến-thiết...” (trang 315), và
kết-luận (cho toàn bộ “Việt-Nam
Sử-Lược”): “Ấy
là những công-việc làm của chính-phủ bảo-hộ vậy.” (trang
317)
Như thế, từ-ngữ
“chính
phủ” đã được
sử-dụng suốt thời Pháp-thuộc cho đến sau 1946.
Đó
là về phía không-cộng-sản.
Còn về phía cộng-sản,
thì:
Trước đó, Việt-Minh (Việt Nam Cách Mạng Đồng
Minh Hội), tức Cộng-Sản Việt-Nam, đã thành-công trong cuộc “Cách Mạng Mùa
Thu” hay là
“Cách Mạng
Tháng Tám” vào
ngày 19-8-1945, được chính-thức-hóa bằng lễ
tuyên-bố Việt Nam
Độc Lập, thành-lập
nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, với một “Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời”, vào ngày
2-9-1945 (sau khi Hoàng-Đế Bảo Đại đã tuyên-bố Việt Nam Độc Lập lần đầu tiên vào ngày
11-3-1945, hai ngày sau cuộc chính-biến
Nhật đảo-chính Pháp 9-3-1945).
Đến ngày 1-1-1946, Việt Minh mở rộng chính-phủ,
gọi là “Chính
Phủ Liên Hiệp
Lâm Thời”.
Đến ngày 2-3-1946, họ tổ-chức bầu-cử Quốc-Hội,
thành-lập “Chính
Phủ Liên Hiệp
Kháng Chiến” (có khi gọi là “Chính Phủ Liên Hiệp Quốc
Gia”.
Sau một thời-gian “kháng
chiến”, nhiều người bất-mãn cộng-sản đã đặt ra mấy câu thơ:
Chú phỉnh tôi rồi,
chính
phủ
ơi!
Chú khiêng lên hết chiến khu
rồi!
Thi đua chi nữa? thua đi
mãi!
Kháng chiến lâu rồi, khiến chán
thôi!
Như thế, phía Cộng Sản Việt Nam, cho đến nhiều năm sau
“kháng chiến
toàn quốc”
19-12-1946, cũng vẫn gọi bộ máy cầm quyền
(cai trị) của họ là Chỉnh Phủ.
*
Vậy thì, kể từ ngày nào mà
từ-ngữ “Nhà
Nước” ra đời,
thay cho hai chữ “Chính Phủ” (bên phía cộng-sản
Việt-Nam)?
*
Tôi nhớ, dưới thời Pháp-thuộc
(từ cuối thế-kỷ 19 đến trước ngày 3-9-1945), hai tiếng “Nhà Nước” đã được các giới bình-dân
Việt-Nam sử-dụng, ít nhất là tại
Huế.
Người Việt-Nam nào làm việc với người
Pháp (Tòa Khâm-Sứ, Tòa Công-Sứ; các
cơ-quan PTT (Postes, Télégraphes et Téléphones= Bưu-Điện), Hôpital (=Bệnh-Viện),
Eaux et Forêts (=Thủy-Lâm), Douanes et Régies (=Quan-Thuế), Traveaux Publics=
Công-Chánh), Police (=Cảnh-Sát), Sûreté (=Mật-Thám),
thậm-chí cả Sipéa (Société Indochinoise de Pétrole et d’Électricité en Annam=
Nhà Đèn), v.v... đều được gọi là “làm việc Nhà Nước”, “ăn lương Nhà
Nước”.
“Nhà Nước”, ở đây, là “Nhà Nước Bảo-Hộ”,
“Nhà Nước Pháp” thực-dân.
Làm việc bên phía Nam-triều hầu như không được gọi là
“làm việc Nhà Nước”.
Nhưng ở Huế có một “Nhà Thờ
Nhà
Nước” (ở Đường
Nguyễn Tri Phương). Đó là nhà thờ Ky-Tô-Giáo dành riêng cho các
quan-chức/sĩ-quan và gia-đình Pháp Bảo-Hộ, tức là Nhà Thờ
Chính-Phủ Pháp Thực-Dân.
*
Tuy nhiên, từ-ngữ
“Nhà
Nước” đã được
đưa vào thi-ca Việt-Nam, kể từ năm 1939, sau khi Pháp, Anh, Úc, và Tân Tây Lan tuyên-chiến với Đức Quốc-Xã ở Châu Âu, giai-đoạn đầu của
Chiến-Tranh Thế-Giới
Lần Thứ Hai.
Nói là thi-ca Việt-Nam, nhưng thật ra chỉ là một bài
thơ lục-bát tiếng Việt, mà do Chính-Phủ Bảo-Hộ
Pháp phổ-biến, để tuyển-mộ người
Việt-Nam qua Pháp tham-gia vào quân-đội
Pháp chống lại Đức xâm-lăng. Tòng-quân để tham-dự
chiến-chinh, gọi là tòng-chinh.
Nguyên trong Chiến-Tranh Thế-Giới Lần Thứ
Nhất (1914-1918), liên-quân Anh–Pháp có mở một cuộc tổng-tấn-công
tại Sông Somme, đánh vào tuyến đầu của
Đức xâm-lăng tại đây, mà kết-quả lúc đầu là
“phe ta” thiệt-hại hơn một triệu quân, của cả chính-quốc lẫn các thuộc-địa năm
Châu (Âu, Á, Úc, Mỹ, Phi), biến nó thành mặt-trận đẫm
máu nhất, và trận-chiến lớn nhất, trong lịch-sử Chiến-Tranh Thế-Giới Lần Đầu
Tiên.
Trong cuộc chiến này có
một người Việt-Nam tên Đỗ Hữu Vị, tốt-nghiệp Quân-Trường
Đặc-Biệt danh-tiếng Saint-Cyr của Pháp, mang cấp đại-úy, là người
Đông-Dương đầu tiên đậu bằng phi-công quốc-tế, đã tử-trận khi đang lái phi-cơ
oanh-tạc quân thù, vào ngày 9-7-1916, được cả thế-giới vinh
danh.
Tại Việt-Nam, trên bìa của mỗi cuốn vở mà
mọi học-sinh mua dùng, đều có in các bức họa tả cảnh (The Capitaine) Đại-Úy
Phi-Công Đỗ Hữu
Vị xung-trận và
lâm-nạn. Đó là một tấm gương hy-sinh vẻ-vang đáng được noi theo cho giới
học-sinh, và nay là giới tòng-chinh.
Dưới đây là bài thơ nói
trên:
Ơi anh em bạn tòng chinh!
Vì sao nước Pháp hưng binh phen
nầy?
Chỉ vì nước Đức cố
gây,
Muốn làm bá chủ Đông Tây một
mình:
Bấy lâu sinh sự
hoành hành,
Chiếm xong Áo, Tiệp, lại giành
Ba-Lan.
Kể sao xiết nỗi
hung tàn:
Giết người, cướp của, dã man vô
cùng!
Pháp Anh hai nước
một lòng
Quyết phò Công Lý, chẳng dong
cường quyền,
Đồng Minh quân đội
kết liền
Với quân thuộc địa khắp miền
gần xa.
Binh hùng tướng
dũng kéo ra
Dưới cờ Đại Pháp kể đà rất
đông.
Thù giặc Đức cũng
thù chung:
Nếu không chinh phạt thì không
hòa bình.
Đánh cho Quốc Xã
tan tành,
Hít Le cũng phải thất kinh oai
Trời!
Anh em Nam Việt ta
ơi!
Vốn dòng nghĩa khí, vốn nòi
thông minh,
Trong lòng vốn sẵn cảm
tình,
Biết ơn bảo hộ với mình lâu
nay;
Tùng chinh lại gặp
hội này,
Đền ơn ta phải góp tay với
người!
Quản gì vượt biển
ra khơi!
Chí nam nhi đạt ắt thời càng
hay.
Sắt son ghi tạc dạ
này,
Lo tròn phận sự cho tày người
ta:
Anh hào nổi tiếng
phương xa
Vẻ vang cho nước, cho nhà xiết
bao!
Khi về cởi bức
chiến bào,
Hai Nhà Nước thưởng công lao cho
mình:
Ngoài xã hội,
trong gia đình,
Tháng ngày vui hưởng thái bình
phước chung.
Anh em nên cố gắng
công!
Thế là đã có khá nhiều người
Việt-Nam hưởng-ứng lời kêu gọi qua bài
thơ, tòng-chinh qua Pháp đánh Đức. Đánh qua đánh lại một
thời-gian, rồi có một số người Việt-Nam lập gia-đình với nguời
Pháp, và một số khác thì qua
Đức, lấy vợ Đức...
*
Nhưng chủ-đề của bài này là hai
chữ “Nhà
Nước”.
Có người cho rằng
Chính
Phủ, là giới
cầm quyền, nhập-nhằng tự xưng mình là Quốc Gia, là Nước (Đất Nước, Xã Tắc, Giang Sơn,
Non Sông), nên khi Việt-hóa hai tiếng gốc Hán “Quốc Gia” thì tự gọi mình là
“Nhà
Nước”.
Còn nhớ sau khi
Pháp đã bị Đức xâm-lăng vào năm 1940, Đại-Tướng Philippe Pétain của Pháp (vốn là một nhà ái-quốc
anh-hùng chống Đức nổi bật trong cuộc
Chiến-Tranh Thế-Giới
Lần Thứ Nhất, được
phong Thống-Chế, vượt lên trên mọi Đại-Tướng), với tư-cách Thủ-Tướng Chính-Phủ
của Nước mà ông biến thành Quốc-Gia Pháp-Lang-Sa (chấm dứt Đệ-Tam
Pháp-Quốc Cộng-Hòa), đã chịu giảng hòa (đầu hàng) với Đức, trở thành “bù nhìn” của kẻ
thù, tức là phản-quốc (1940-1944) trong cuộc Chiến-Tranh Thế-Giới Lần Thứ
Hai.
Chính-Phủ Pétain thay-đổi khẩu-hiệu “Liberté –
Égalité – Fraternité” (Tự Do – Bình Đẳng – Bác Ái) của Đệ-Tam Pháp-Quốc
Cộng-Hòa, thành “Travail – Famille – Patrie”
(Cần Lao – Gia Đình – Tổ
Quốc).
Đó là lần đầu tiên từ-ngữ
“Travail” của Pháp (Labor của Anh= Lao Động) được Nhà Cầm Quyền Thực-Dân
Pháp Bảo-Hộ tại Việt-Nam (là tay sai của Chính-Phủ
Pétain, mà Pétain thì là tay sai của
Đức Quốc-Xã) dịch ra tiếng
Việt là “Cần Lao”.
*
Tóm lại, một bên thì dùng hai tiếng “Nhà Nước”, một bên thì dùng từ-ngữ “Cần Lao”; mà cả hai cặp chữ ấy thì đều do tay-sai
Pháp Thực-Dân Bảo-Hộ của Pháp phản-quốc tay-sai của Đức Quốc-Xã đặt ra cho người Việt-Nam.
HOÀNG LONG HẢI * BÚN BÒ HUẾ
Bún bò Huế
hoànglonghải
Ngoài miếng giò heo, tô bún bò Huế cầu kỳ hơn với những miếng chuối bắp xắt lát (*), với những cọng rau quế trắng mà người ta cho rằng thơm hơn cọng rau quế đỏ. Chất chát của chuối bắp sẽ đẩy những mỡ, gia vị ra khỏi lưỡi, để cho cái lưỡi được “sạch”, miếng thịt heo ăn tiếp sau sẽ ngon hơn. Các thứ thịt trong tô bún bò giò heo không có mùi tanh, kể cả miếng giò heo to, nó có mùi béo ngậy, kích thích giác quan người ăn. Cho nên có người ăn bún bò, không như khi ăn phở, không cần ăn thêm rau quế. Rau chỉ làm cho miếng ăn thơm hơn.
Người nấu bún bò không mua loại heo nuôi theo kiểu công nghiệp. Giò heo họ nấu phải là thứ heo cỏ, lông đen, nhỏ con do người ta nuôi theo lối thủ công. Giò heo không lớn quá, mỡ không nhiều quá, da không dày quá mà lại dòn, nước ngọt.
Bún bò giò heo là món ăn của người Huế, nói riêng. Người Huế lại thích ăn ớt. Người Nam Kỳ ít thích ăn ớt, thấy tô bún ngon nhưng chỉ cứ ngồi nhìn, không dám đụng đũa. Trên mặt nồi bún là một lớp váng đỏ au do ớt bột tao với mỡ. Mặc dù người bán bún đã lấy cái vá chao trên mặt nồi cho váng ớt tan ra hai bên trước khi múc nước cho vào tô bún, bề mặt tô bún vẫn là một lớp ớt đỏ lóng lánh mỡ. Thế mà trên bàn, đôi khi còn có thêm một dĩa ớt sừng trâu hay ớt mọi (ớt hiểm) hay một chén tương ớt. Vừa ăn, thực khách vừa xuýt xoa vì cay, có khi toát mồ hôi, rớm nước mắt, trong cái bấc lạnh của vùng Châu Á Gió Mùa từ biển Đông thổi về mới đúng với cái thú ăn bún bò trong mùa lạnh.
Nếu chỉ muốn ăn có mỗi một món bún bò, người ta đến “Bún
Bò Quốc Việt” trên đường Lê Văn Duyệt, chỗ gần cuối đường. Quán nầy
trông có vẽ bình dân, ghế bàn xộc xệch, dành cho lính tráng gốc Huế hơn
là khách văn nhân; nhưng tô Bún Bò Quốc Việt không kém tô bún bò Huế
chính cống. Năm 1970, tôi có cô bạn nữ quân nhân người Nam, tên là
Nguyễn T. Thanh Nh. làm việc cùng cơ quan, một người hễ khi tôi nói gì
về Huế thì vễnh tai, tròn xoe hai mắt như cố ghi vào trí vào lòng những
gì tôi nói. Một lần tôi đãi cô ăn bún bò ở đây. Nghe ăn bún bò, cô ta
thích lắm, muốn “ăn cho biết”. Nhưng khi tô bún được bưng ra thì cô ta
chỉ ngồi nhìn, không dám cầm đũa. Hỏi, cô ta trả lời: “ỚÙt thế làm sao
ăn, sợ quá!”
Bún bò cũng không sống nỗi với Cọng Sản, chúng cũng vượt
biên và nhờ lòng ưu ái của nền đa văn hoá Mỹ, tô bún bò giò heo Huế nay
đã định cư ở Cali và vài nơi khác, chưa biết bao giờ nhập quốc tịch Mỹ.
Tôi ước ao tô bún bò sẽ không bị Mỹ hóa: Thêm một miếng
Hamberger chẳng hạn. Dù sao, tô bún bò khi chưa bị Mỹ hóa thì vẫn còn
bản sắc dân tộc Việt, bưng tô bún bò, nuốt những sợi bún phải chăng là
nuốt vào lòng “sợi nhớ sợi thương”./
(*) Dẻo như cơm nếp. Có khi
người ta gọi là bắp trắng theo màu sắc.(*) Bắp chuối xắt thành từng lát
thật mỏng. Món ăn rất thông dụng của người Việt ăn sống hoặc nấu canh
chua như người Nam.
hoànglonghải
hoànglonghải
Nước ta có 3 miền, mỗi miền có những món ăn khác
nhau: Người Bắc ăn phở, người Namăn hủ tiếu, người Trung ăn bún bò. Nhìn
chung như vậy. Dĩ nhiên vài nơi có những đặc sản khác như Quảng Nam có
mì Quảng, Bình Định có bánh tráng, kể sao hết được.
Mì làm bằng bột mì, bún làm bằng bột gạo. Bột mì có
nhiều ca-lo-ri hơn bột gạo nên người sinh sống ở xứ lạnh thường ăn mì,
người xứ nóng ăn gạo. Ở xứ ta thì ngược lại, ngoài Bắc, ngoài Trung lạnh
thì ăn phở, bún bò làm bằng bột gạo, miền Nam xứ nóng thì ăn hủ tiếu;
mì làm bằng bột mì.
Có thể các món ăn nầy gốc gác từ bên Tàu di cư sang ta: Hoặc theo gót chân phiêu bạt của người Lạc Việt thuở xa xưa mà xuống lưu vực sông Nhị hoặc theo người Tàu chạy trốn nhà Thanh như Dương Ngạn Địch, Trần Thắng Tài, Mạc Cửu mà ỏđịnh cưõ ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghe chữ “hủ tiếu” thì rõ. “Hủ tiếu” đâu phải là tiếng của người Nam, nó là tiếng Tàu rặc được phiên theo âm Việt.
Phở là tiếng Tàu hay tiếng ta? Nhưng phở quả là món ăn gốc tự bên Tàu. Người Pháp không phiên âm tiếng phở. Toàn Quyền Đông Pháp Pasquier gọi nước mắm là “nước mắm”, không gọi nó là “xì dầu” hay dịch ra tiếng Pháp là một loại “xốt” lấy ra từ cá. Trong khi đó thì người Pháp gọi phở là “Soupe de Chinoise”. Sao lại là món “xúp” của Tàu. Họ từng thấy bên Tàu cũng có phở hay họ cũng bị ám thị rằng văn minh Việt Nam bắt nguồn từ trong văn minh Trung Hoa?
Nói như thế thì bún bò không có nguồn gốc ngoại lai. Bún bò là rất Việt Nam, rất “dân tộc”. Bún là tiếng ‘nôm’, không gốc gác họ hàng gì với tiếng Tàu cả. Bò là con bò, thịt bò, cũng là tiếng “nôm” không dính dáng gì tới “ngưu” là tiếng người Tàu gọi chung cả trâu lẫn bò. Miếng thịt bò ngênh ngang nằm trong tô bún thì gọi nó là thịt bò, không ai gọi nó là “ngưu nhục”.
Có thể các món ăn nầy gốc gác từ bên Tàu di cư sang ta: Hoặc theo gót chân phiêu bạt của người Lạc Việt thuở xa xưa mà xuống lưu vực sông Nhị hoặc theo người Tàu chạy trốn nhà Thanh như Dương Ngạn Địch, Trần Thắng Tài, Mạc Cửu mà ỏđịnh cưõ ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghe chữ “hủ tiếu” thì rõ. “Hủ tiếu” đâu phải là tiếng của người Nam, nó là tiếng Tàu rặc được phiên theo âm Việt.
Phở là tiếng Tàu hay tiếng ta? Nhưng phở quả là món ăn gốc tự bên Tàu. Người Pháp không phiên âm tiếng phở. Toàn Quyền Đông Pháp Pasquier gọi nước mắm là “nước mắm”, không gọi nó là “xì dầu” hay dịch ra tiếng Pháp là một loại “xốt” lấy ra từ cá. Trong khi đó thì người Pháp gọi phở là “Soupe de Chinoise”. Sao lại là món “xúp” của Tàu. Họ từng thấy bên Tàu cũng có phở hay họ cũng bị ám thị rằng văn minh Việt Nam bắt nguồn từ trong văn minh Trung Hoa?
Nói như thế thì bún bò không có nguồn gốc ngoại lai. Bún bò là rất Việt Nam, rất “dân tộc”. Bún là tiếng ‘nôm’, không gốc gác họ hàng gì với tiếng Tàu cả. Bò là con bò, thịt bò, cũng là tiếng “nôm” không dính dáng gì tới “ngưu” là tiếng người Tàu gọi chung cả trâu lẫn bò. Miếng thịt bò ngênh ngang nằm trong tô bún thì gọi nó là thịt bò, không ai gọi nó là “ngưu nhục”.
Nếu phở là “Soupe de Chinoise” thì tô phở chắc phải
theo chân người Lạc Việt hay Tàu mà xuống đất Nam Việt, tức là vùng sông
Nhị ngày nay. Nói thế cũng chưa chắc đúng. Biết đâu sứ Việt Nam khi qua
Trung Hoa thấy tô phở ngon mà rước về, không có cờ quạt, lọng che như
người xưa đón quan trạng vinh qui mà phải học thuộc lòng cách nấu rồi
dấu lén trong trí, như kiểu ông Trạng Bùng dấu hột bắp nếp (*) trong búi
tóc để đem về nước Việt làm giống. Người Tàu thường tự khoe là nước của
Thiên Triều, cao hơn các dân tộc chung quanh một bậc nhưng không mấy
khi hào phóng mà chia cho chư hầu một hột giống bắp, giống đậu, hoặc
cách chế biến
một món ăn, một tô phở, mặc dù người Tàu bóc lột chư hầu không thiếu
phần triệt để.
Về bún bò thì đâu có riêng gì Huế mới có. Quảng Trị cũng có bún bò vậy, còn Quảng Bình thì sao? Qua khỏi đèo Hải Vân, bún bò Đà Nẵng trở thành một món ăn “lưu lạc” nơi xứ lạ quê người. Nó nằm lu thu một mình, lạc lỏng giữa đám mì Quảng ồn ào như ở hải cảng Đà Nẵng nhưng lại chẳng cô đơn khi vào tới thủ phủ miền Nam.
Về bún bò thì đâu có riêng gì Huế mới có. Quảng Trị cũng có bún bò vậy, còn Quảng Bình thì sao? Qua khỏi đèo Hải Vân, bún bò Đà Nẵng trở thành một món ăn “lưu lạc” nơi xứ lạ quê người. Nó nằm lu thu một mình, lạc lỏng giữa đám mì Quảng ồn ào như ở hải cảng Đà Nẵng nhưng lại chẳng cô đơn khi vào tới thủ phủ miền Nam.
Gốc gác tô bún bò là những cộng bún nằm trong tô
thịt bò có nước xáo thịt bò mà không có thịt heo. Có lẽ miền Trung có
những ngọn đồi thoai thoải thuận tiện cho việc nuôi bò, nhưng khi tô bún
bò “định cư” ở Cố Đô thì nó có phần “thay da đổi thịt”. Bên cạnh bún và
thịt bò, người ta thêm vào đó một miếng giò heo. Đó là những cái chân
của con heo đã cạo trắng, không còn chút lông, cái móng già đã được lấy
đi. Miếng giò heo được chặt làm đôi, mỗi bên mỗi móng vì chân heo chỉ có
hai móng hoặc là một khoanh tròn phần trên của chỗ móng heo, đầy lên
những da và thịt. Tại sao lại giò heo mà không là thịt heo, như tên gọi
của nó:
“Bún bò giò heo” (Không ai gọi “Bún bò thịt heo”). Lối ăn như thế là
theo cách của người Tàu. Người Tàu cho rằng tinh chất của mỗi động vật
tụ lại nơi chân của nó cho nên chân là phần bổ nhứt trong cơ thể con
vật.
Do đó, chúng ta thấy nhiều món ăn làm bằng chân động vật bổ và ngon đáo để. Đó là món chân vịt nổi tiếng của nhà hàng “Lạc Quần” Chợ Lớn nằm trên đại lộ Trần Hoàng Quân hay món chân vịt của nhà hàng Quốc Tế, Cần Thơ. Một vài tiệm ăn nhỏ ở Hà Tiên cũng có món chân vịt nầy, giá rẻ vì tại các cù lao trong vịnh Thái Lan nằm gần Hà Tiên người ta nuôi nhiều vịt bằng thứ cá vụn ngư phủ đánh bắt được nhưng ít khi chở lên bán ở Saigon. Thi sĩ Nguyễn Hoàng Thu, tác giả tập thơ “Nét Gầy và Mây”, một người bạn tù cải tạo của tôi, kể cho nghe hồi anh làm lễ thành hôn ở Phước Long, nơi nầy người ta nuôi dê khá nhiều nhưng ít ai biết làm thịt dê. Một người Tàu biết nghề tình nguyện giúp anh bạn, chỉ đòi tiền công bằng bốn cái chân dê. Đã là thịt dê mà lại ăn bốn cái chân, không biết có ai kinh nghiệm để cho rằng nó hơn hay thua Viagra.
Do đó, chúng ta thấy nhiều món ăn làm bằng chân động vật bổ và ngon đáo để. Đó là món chân vịt nổi tiếng của nhà hàng “Lạc Quần” Chợ Lớn nằm trên đại lộ Trần Hoàng Quân hay món chân vịt của nhà hàng Quốc Tế, Cần Thơ. Một vài tiệm ăn nhỏ ở Hà Tiên cũng có món chân vịt nầy, giá rẻ vì tại các cù lao trong vịnh Thái Lan nằm gần Hà Tiên người ta nuôi nhiều vịt bằng thứ cá vụn ngư phủ đánh bắt được nhưng ít khi chở lên bán ở Saigon. Thi sĩ Nguyễn Hoàng Thu, tác giả tập thơ “Nét Gầy và Mây”, một người bạn tù cải tạo của tôi, kể cho nghe hồi anh làm lễ thành hôn ở Phước Long, nơi nầy người ta nuôi dê khá nhiều nhưng ít ai biết làm thịt dê. Một người Tàu biết nghề tình nguyện giúp anh bạn, chỉ đòi tiền công bằng bốn cái chân dê. Đã là thịt dê mà lại ăn bốn cái chân, không biết có ai kinh nghiệm để cho rằng nó hơn hay thua Viagra.
“Bò teo heo nở” là kinh nghiệm các bà đầu bếp. Vì
vậy, trước khi bị miếng giò heo “bề thế” tấn công, các miếng thịt bò đã
vội teo lại khi đôi đủa của người đầu bếp lật qua lật lại chúng trong
nồi thịt xáo. Không như thịt heo chặt từng miếng to, thịt bò được thái
mỏng, không quá mỏng để khi nó teo lại người ta không thấy nó ở đâu cả,
ướp gia vị tiêu hành nước mắm trước khi cho vào nồi xáo. Khi thịt bò vừa
chín, người ta cho nó vào nồi nước bún bò.
Để nước xáo được trong, không như nồi nước lèo phở,
nấu lần thứ nhứt sôi, nổi bọt thì đổ nước đi nấu lại; người nấu bún bỏ
vào nồi một trái thơm gọt vỏ hoặc vài muỗng me khô, một bó sả. Tuy
nhiên, người ta thường nấu với thơm hơn me chua vì chất thơm làm cho giò
heo mau mềm mà vẫn dòn.
Ngoài miếng giò heo, tô bún bò Huế cầu kỳ hơn với những miếng chuối bắp xắt lát (*), với những cọng rau quế trắng mà người ta cho rằng thơm hơn cọng rau quế đỏ. Chất chát của chuối bắp sẽ đẩy những mỡ, gia vị ra khỏi lưỡi, để cho cái lưỡi được “sạch”, miếng thịt heo ăn tiếp sau sẽ ngon hơn. Các thứ thịt trong tô bún bò giò heo không có mùi tanh, kể cả miếng giò heo to, nó có mùi béo ngậy, kích thích giác quan người ăn. Cho nên có người ăn bún bò, không như khi ăn phở, không cần ăn thêm rau quế. Rau chỉ làm cho miếng ăn thơm hơn.
Người nấu bún bò không mua loại heo nuôi theo kiểu công nghiệp. Giò heo họ nấu phải là thứ heo cỏ, lông đen, nhỏ con do người ta nuôi theo lối thủ công. Giò heo không lớn quá, mỡ không nhiều quá, da không dày quá mà lại dòn, nước ngọt.
Bún bò giò heo là món ăn của người Huế, nói riêng. Người Huế lại thích ăn ớt. Người Nam Kỳ ít thích ăn ớt, thấy tô bún ngon nhưng chỉ cứ ngồi nhìn, không dám đụng đũa. Trên mặt nồi bún là một lớp váng đỏ au do ớt bột tao với mỡ. Mặc dù người bán bún đã lấy cái vá chao trên mặt nồi cho váng ớt tan ra hai bên trước khi múc nước cho vào tô bún, bề mặt tô bún vẫn là một lớp ớt đỏ lóng lánh mỡ. Thế mà trên bàn, đôi khi còn có thêm một dĩa ớt sừng trâu hay ớt mọi (ớt hiểm) hay một chén tương ớt. Vừa ăn, thực khách vừa xuýt xoa vì cay, có khi toát mồ hôi, rớm nước mắt, trong cái bấc lạnh của vùng Châu Á Gió Mùa từ biển Đông thổi về mới đúng với cái thú ăn bún bò trong mùa lạnh.
Khi chiến tranh lan tràn rộng hơn, nhiều người miền
Nam ra phục vụ ngoài Trung, người ta bỗng thấy xuất hiện những tô bún bò
có giá sống. Thế là không xong rồi. Khó có thể có sự hòa hợp hòa giải
“loạn xà ngầu” giữa tô phở Hà Nội, tô bún bò giò heo Huế và tô hủ tiếu
Nam bộ. Thật đấy, người khó tính chẳng bao giờ chịu một tô bún bò giá
sống nửa Nam nửa Trung.
Ăn bún bò Huế không ít khi tôi nhớ tới bún bò Quảng Trị, quê tôi. Bún bò Quảng Trị “Chơn chất” hơn. Bún bò là bún bò, không có cái đuôi “giò heo” theo sau.
Ăn bún bò Huế không ít khi tôi nhớ tới bún bò Quảng Trị, quê tôi. Bún bò Quảng Trị “Chơn chất” hơn. Bún bò là bún bò, không có cái đuôi “giò heo” theo sau.
Khi tôi mới lớn, ăn bún bò, thấy nồi nước xáo của
mấy chị, mấy mự (mợ) mấy dì bà con xa gần bên ngoại tôi là nồi đất, chưa
“hiện đại” như sau nầy để có nồi nhôm. Bún làm bằng gạo trắng, nhiều
khi gạo đỏ, và cọng bún lại nhỏ hơn cọng bún của tô bún bò Huế. Thuở ấy,
cả thị xã chỉ có mấy tiệm ăn, người ta bán phở: phở nước phở xào chớ
không bán bún bò bao giờ. Muốn ăn bún bò, phải ăn bún gánh của những
người đi bán dạo. Sau nầy, khi tôi xa xứ rồi mới nghe nói tới những quán
bún bò giò heo bên bờ sông Thạch Hãn, gần Ty
Thông Tin, hay bún bò giò heo trên đường Phan Thanh Giản như người ta nói. Với Huế, người ta có thể nhắc tới Vĩ Dạ qua hình ảnh “Thuyền chở trăng”, “Hoa bắp lay”, hay “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” như trong thơ Hàn Mặc Tử. Quả thật tôi không về Vĩ Dạ để xem trăng ở vườn nhà ai mà lại chui vào chợ Vĩ Dạ ăn bún bò viên. Bún bò viên không có giò heo, mà chỉ có những viên thịt bò to gần bằng ngón chân cái, ăn một lần, nhớ một đời. Nó không phải là thứ thịt bò xay như ở Saigon hay bên xứ Mỹ nầy. Người ta xắt nhỏ miếng thịt bò rồi bỏ vào cối đá quết cho thật nhuyễn như làm nem chã. Quết xong, miếng thịt dính chặt vào nhau như miếng cao su non. Thịt xay thường rã rời, không dính chặt với nhau như miếng thịt quết. Sau đó, người bán nêm gia vị sao cho vừa miệng người ăn. Làm việc nầy, người chủ không cần dấu nghề như các tiệm nem chả của người Bắc ở Saigon, nhưng nêm sao cho được ngon là rất điều khó cho ai muốn học nghề. Tôi biết ăn bún bò viên Vĩ Dạ chỉ là một sự tình cờ. Thưởng thức món ngon ấy chưa được bao lâu thì xảy ra biến cố tết Mậu Thân, tôi đành nhập ngủ, để lại phía sau những tô bún bò viên từ bấy đến nay chưa từng được trời cho hưởng lại cái lộc ăn ấy một lần nữa.
Tôi vốn dĩ có tính bướng. Đi ăn giỗ nhà bà con, tôi không ưa những món chay giả mặn. Ăn chay mà cũng có món nem, chả, sườn, giò và cả bún bò giò heo. Món ăn chay không ngon hay tôi có định kiến với những món ăn giả mặn đó. Mấy năm làm “giáo tại gia” nhà một ông chú họ, mỗi rằm và mồng một cả nhà ăn chay, nếu nhằm ngày nghỉ không bận đi học, thế nào tôi cũng ra quán bún bò Mai Lợi phía ngoài cửa Đông Ba, bên cạnh vườn hoa, cách nhà tôi không xa để ăn một tô bún bò mà tôi thường gọi đùa là “Trả thù đời”. Đời bắt tôi tu nhưng chẳng bao giờ tôi chịu tu. Với bao nhiêu tô bún bò trong đời, khi xuống địa ngục chắc tôi sẽ ở tầng chót và kiếp sau hóa thành “Trư Bát Giới”. Biết đâu đó lại là điều vui!
Bún bò giò heo Huế cũng mang “Tính giai cấp” như trong cộng đồng nó hiện hữu. Càphê Lạc Sơn là nơi lui tới của những người có tiền có bạc, công chức, sĩ quan thì bún bò ở đây tô vừa to, cục giò cũng vừa to và làm nhẹ túi tiền của khách thưởng thức. Muốn ăn tô bún ngon thật sự thì lên quán cô Ba đầu dốc Nam Giao hay bún bò Mụ Rớt ở Ngự Viên. Bún bò Ngự Viên mới xuất hiện khoảng đầu thập niên 1960, khi Ngự Viên không còn nữa, đã biến thành một xóm lao động nhà cửa chen chúc. Nghĩ tội nghiệp cho các công chúa, cung phi ngày xưa. Hồi ấy làm gì có bún bò Ngự Viên cho vua “ngự” hay các nàng dùng để “thời”.
Cảnh “tang thương” ấy ngày xưa công chúa cung phi gánh chịu đã đành, người đời nay đâu tránh khỏi. Tết Mậu Thân, ông Rớt bị Việt Cọng bắn ngay trước cửa nhà ông, vì tội ông ta bán bún bò ngon cho “tên ngụy ăn vào cho sảng khoái để mạnh tay đánh phá cách mạng” như họ thường lý luận một cách triệt để hay ông có tham gia đảng phái Quốc Gia mà họ gọi là “phản cách mạng”. Tới tiệm mụ Rớt ăn tô bún, chưa chắc người ta quên đi hình ảnh ông Rớt bị bắn chết nằm chèo queo trên mặt đường, mất đi cái vui thuở binh đao chưa về tận xóm Ngự Viên nầy.
Thông Tin, hay bún bò giò heo trên đường Phan Thanh Giản như người ta nói. Với Huế, người ta có thể nhắc tới Vĩ Dạ qua hình ảnh “Thuyền chở trăng”, “Hoa bắp lay”, hay “Lá trúc che ngang mặt chữ điền” như trong thơ Hàn Mặc Tử. Quả thật tôi không về Vĩ Dạ để xem trăng ở vườn nhà ai mà lại chui vào chợ Vĩ Dạ ăn bún bò viên. Bún bò viên không có giò heo, mà chỉ có những viên thịt bò to gần bằng ngón chân cái, ăn một lần, nhớ một đời. Nó không phải là thứ thịt bò xay như ở Saigon hay bên xứ Mỹ nầy. Người ta xắt nhỏ miếng thịt bò rồi bỏ vào cối đá quết cho thật nhuyễn như làm nem chã. Quết xong, miếng thịt dính chặt vào nhau như miếng cao su non. Thịt xay thường rã rời, không dính chặt với nhau như miếng thịt quết. Sau đó, người bán nêm gia vị sao cho vừa miệng người ăn. Làm việc nầy, người chủ không cần dấu nghề như các tiệm nem chả của người Bắc ở Saigon, nhưng nêm sao cho được ngon là rất điều khó cho ai muốn học nghề. Tôi biết ăn bún bò viên Vĩ Dạ chỉ là một sự tình cờ. Thưởng thức món ngon ấy chưa được bao lâu thì xảy ra biến cố tết Mậu Thân, tôi đành nhập ngủ, để lại phía sau những tô bún bò viên từ bấy đến nay chưa từng được trời cho hưởng lại cái lộc ăn ấy một lần nữa.
Tôi vốn dĩ có tính bướng. Đi ăn giỗ nhà bà con, tôi không ưa những món chay giả mặn. Ăn chay mà cũng có món nem, chả, sườn, giò và cả bún bò giò heo. Món ăn chay không ngon hay tôi có định kiến với những món ăn giả mặn đó. Mấy năm làm “giáo tại gia” nhà một ông chú họ, mỗi rằm và mồng một cả nhà ăn chay, nếu nhằm ngày nghỉ không bận đi học, thế nào tôi cũng ra quán bún bò Mai Lợi phía ngoài cửa Đông Ba, bên cạnh vườn hoa, cách nhà tôi không xa để ăn một tô bún bò mà tôi thường gọi đùa là “Trả thù đời”. Đời bắt tôi tu nhưng chẳng bao giờ tôi chịu tu. Với bao nhiêu tô bún bò trong đời, khi xuống địa ngục chắc tôi sẽ ở tầng chót và kiếp sau hóa thành “Trư Bát Giới”. Biết đâu đó lại là điều vui!
Bún bò giò heo Huế cũng mang “Tính giai cấp” như trong cộng đồng nó hiện hữu. Càphê Lạc Sơn là nơi lui tới của những người có tiền có bạc, công chức, sĩ quan thì bún bò ở đây tô vừa to, cục giò cũng vừa to và làm nhẹ túi tiền của khách thưởng thức. Muốn ăn tô bún ngon thật sự thì lên quán cô Ba đầu dốc Nam Giao hay bún bò Mụ Rớt ở Ngự Viên. Bún bò Ngự Viên mới xuất hiện khoảng đầu thập niên 1960, khi Ngự Viên không còn nữa, đã biến thành một xóm lao động nhà cửa chen chúc. Nghĩ tội nghiệp cho các công chúa, cung phi ngày xưa. Hồi ấy làm gì có bún bò Ngự Viên cho vua “ngự” hay các nàng dùng để “thời”.
Cảnh “tang thương” ấy ngày xưa công chúa cung phi gánh chịu đã đành, người đời nay đâu tránh khỏi. Tết Mậu Thân, ông Rớt bị Việt Cọng bắn ngay trước cửa nhà ông, vì tội ông ta bán bún bò ngon cho “tên ngụy ăn vào cho sảng khoái để mạnh tay đánh phá cách mạng” như họ thường lý luận một cách triệt để hay ông có tham gia đảng phái Quốc Gia mà họ gọi là “phản cách mạng”. Tới tiệm mụ Rớt ăn tô bún, chưa chắc người ta quên đi hình ảnh ông Rớt bị bắn chết nằm chèo queo trên mặt đường, mất đi cái vui thuở binh đao chưa về tận xóm Ngự Viên nầy.
Vốn có cuộc sống “kín cổng cao tường”, các bà các cô
gái Huế không mấy khi ra ngồi tiệm ăn bún bò. Cắn miến thịt heo to, ớt
đỏ dính quanh mồm, vừa ăn vừa hít hà hay xì xụp giữa chỗ đông người là
việc không mấy khi họ chịu làm. Thế nhưng không phải họ không được ăn
những tô bún ngon. Họ ở nhà ăn bún gánh, là bún của những người gánh bán
dạo từng nhà. Đừng tưởng rằng những tô bún gánh nầy ít ngon. Thật ra,
có gánh còn ngon hơn cả bún bò mụ Rớt hay cô Ba. Người sành ăn không ăn
bún gánh sớm. Họ chờ hơi trưa, khi bụng đói hơn chút nữa, khi nồi nước
xáo rặc bớt nước, cô lại. Đó là lúc “cao điểm” của một tô bún bò
ngon.
Mỗi người bán gánh có một khu vực riêng, coi như giang sơn của họ, một thứ luật bất thành văn, người ở giang sơn bên cạnh ít khi xâm lăng vào. Do đó, trong những người bán bún gánh với nhau, không có chuyện cải cọ tranh giành khách ăn. “Cộng đồng bún bò gánh” đó có trật tự kỷ cương hơn bất cứ một cộng đồng người Việt nào.
Buổi sáng, khi trời còn mờ mờ, người ta thấy các chị, các dì gánh những gánh bún bò nối đuôi nhau từ phía bên kia cầu An Cựu, cống Phát Lát như một toán lính hành quân đi dọc theo một trục lộ. Lò than còn cháy đỏ xua bớt chút lạnh còn vướng vất của buổi sớm mai, có khi bếp lửa còn khói tuông ra, loảng dần trong không khí. “Đạo quân bún gánh” đó qua khỏi cầu An Cựu tỏa ra nhiều nhánh, rẽ tay trái lên An Lăng, Phú Cam, Bến Ngự, Nam Giao, Ga Huế, hay rẽ phải xuống Vĩ Dạ, chợ Cống. Đông nhứt vẫn là những gánh bún vượt qua cầu Trường Tiền xuống phố Đông Ba, Ô Hồ, qua Gia Hội hay lên Thượng Tứ, tiến chiếm các mục tiêu trong nội thành, vào tận Lương Y, Tây Lộc. Nếu tò mò hỏi, chúng ta biết hầu hết những người bán bún gánh đều ở xóm An Cưụ. Đó là nghề truyền thống của một cái xóm nhỏ, nổi tiếng như loại “nem An Cựu” nếu so với “nem Thủ Đức” thì Thủ Đức thua xa.
Mỗi người bán gánh có một khu vực riêng, coi như giang sơn của họ, một thứ luật bất thành văn, người ở giang sơn bên cạnh ít khi xâm lăng vào. Do đó, trong những người bán bún gánh với nhau, không có chuyện cải cọ tranh giành khách ăn. “Cộng đồng bún bò gánh” đó có trật tự kỷ cương hơn bất cứ một cộng đồng người Việt nào.
Buổi sáng, khi trời còn mờ mờ, người ta thấy các chị, các dì gánh những gánh bún bò nối đuôi nhau từ phía bên kia cầu An Cựu, cống Phát Lát như một toán lính hành quân đi dọc theo một trục lộ. Lò than còn cháy đỏ xua bớt chút lạnh còn vướng vất của buổi sớm mai, có khi bếp lửa còn khói tuông ra, loảng dần trong không khí. “Đạo quân bún gánh” đó qua khỏi cầu An Cựu tỏa ra nhiều nhánh, rẽ tay trái lên An Lăng, Phú Cam, Bến Ngự, Nam Giao, Ga Huế, hay rẽ phải xuống Vĩ Dạ, chợ Cống. Đông nhứt vẫn là những gánh bún vượt qua cầu Trường Tiền xuống phố Đông Ba, Ô Hồ, qua Gia Hội hay lên Thượng Tứ, tiến chiếm các mục tiêu trong nội thành, vào tận Lương Y, Tây Lộc. Nếu tò mò hỏi, chúng ta biết hầu hết những người bán bún gánh đều ở xóm An Cưụ. Đó là nghề truyền thống của một cái xóm nhỏ, nổi tiếng như loại “nem An Cựu” nếu so với “nem Thủ Đức” thì Thủ Đức thua xa.
Vào Saigon, nhớ Huế, đố ai khỏi nhớ tô bún bò Huế. Người ta có thể
ghé quán Hạnh Lợi trên đường Hiền Vương, gần ngã tư Pasteur để “làm một
chầu cho đã nhớ”. Hạnh Lợi có nhiều món ăn Huế: Nem chả, bánh bèo, bánh
nậm, bánh bột lọc bọc tôm thịt nhưng tôi chỉ thích có bún bò. Nó là Huế
bậc nhứt trong những món ăn Huế. Chã ở đây vẫn ngon hơn chã Quốc Hương
trên đuờng Trần Hưng Đạo. Chả Huế làm bằng thịt quết, không thêm bột nên
miếng chả vị ngọt hơn. Người Saigon cái gì cũng vội: Ăn vội, đi vội,
nói vội theo cuộc sống văn minh. Họ không có thì giờ ngồi nhâm nhi miếng
chã để phân biệt cái nào là thịt, cái nào là bột lạt lẽo trong miếng
chả đang ăn.
Sau 1972, vì sợ chiến tranh, người Huế khăn gói vào sống Saigon
nhiều hơn nên trong hành trình Nam Tiến của họ có mang theo hình ảnh tô
bún bò Huế. Do đó, sau 1972, Saigon bỗng rộ lên nhiều tiệm bún bò.
Saigon đã bị Huế xâm lăng cũng như mấy trăm năm trước, tô hủ tiếu gốc
Tàu chế ngự thị trường ăn uống Saigon.
LÊ PHAN * MỘT SỰ PHẢN BỘI
Một sự phản bội /// bài viết của LÊ PHAN
Một sự phản bội
Mời đọc bài viết của LÊ PHAN, con gái của Cựu Thủ Tướng Phan Huy Quát.
Bà đang là biên tập viên cho đài phát thanh BBC London. Bài viết cô đọng thấm thía, không chỉ cho người dân Miền Nam mà là cho người dân Bắc VĂN GIANG đang mất đất, viết cho những bộ đội Việt Cọng đã chết dưới tay giặc Tàu năm 1979, bài viết cho các nhà trí thức Miền Bắc như Trần đức Thảo, Trần Độ, Nguyễn Hộ, những kẻ bị lừa cả một đời hy sinh ... Viết cho kẻ dự phần chiến thắng nhưng đã không được dự phần chia của cướp được.
Nếu Võ văn Kiệt còn sống chắc sẽ nói lại là :
" 30 tháng 4, có 3 triệu người vui, có 84 triệu người buồn".
Ðã
mấy năm nay rồi tôi không muốn viết và không viết về ngày 30 tháng 4.
Không viết bởi sau bao nhiêu năm, những điều mình muốn nói đã nói rồi. Không viết bởi càng viết chỉ càng thấm thía với lời của ông Võ Văn Kiệt, vì mình nằm trong số cả triệu người buồn.
Vả lại, ba mươi mấy năm sau, bây
giờ, ở một khía cạnh nào đó, tôi không còn có cảm tưởng mình là người
Việt nữa. Việt Nam của tôi là Việt Nam của quá khứ. Việt Nam đó không
còn nữa.
Nhưng khổ một nỗi, ở một góc cạnh
nào đó Việt Nam vẫn nằm trong tim tôi. Làm sao có thể quên được khi ngày
ngày vẫn còn cầm bút viết tiếng Việt, đọc tin tức về Việt Nam và dầu
muốn dầu không, vẫn bâng khuâng về đất cũ.
Hôm nọ, ngồi xem những đoạn video
được đưa lên Internet về cuộc biểu tình phản đối của người dân ba xã của
huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên, rồi sau đó, cũng trong lúc làm tin,
chợt được xem một đoạn về phản ứng của miền Nam Việt Nam, cả dân chúng
lẫn chính quyền trước việc Trung Quốc chiếm quần đảo Hoàng Sa, tôi bỗng
cảm thấy mừng mình là dân miền Nam chứ không phải là dân miền Bắc. Tôi
có thể mất nước, phải bỏ xứ mà đi sống tha phương cầu thực và ngày nay
nhận đất lạ làm quê hương, nhưng ít nhất tôi không phải sống trong một
quốc gia, dưới một chế độ, đã đòi sự hy sinh tột đỉnh của dân mình rồi
phản bội.
Ðoạn video mà tôi thấy về Văn Giang
là lúc đoàn dân chúng của các xã bị cưỡng chiếm tụ tập về để bảo vệ mảnh
vườn của mình. Họ từng đoàn từng lớp kéo nhau đi, tay cầm gậy, cuốc,
xẻng. Ðoạn clip khá dài, người quay đứng yên một chỗ, quay đoàn người đi
qua. Họ đủ cả, già có, trẻ có, đàn ông có, đàn bà cũng có.
Có khá nhiều người đội nón an toàn, một số khá đông phụ nữ khoác thêm một cái khăn ở dưới nón an toàn, trông ra có lẽ cũng có lý vì ít nhất nón an toàn bảo vệ không bị công an đánh bể đầu. Giữa đám nón an toàn hay nón baseball có lác đác một số đội nón cối. Trong số người đội nón cối, có vài người đứng tuổi. Họ đội nón cối, mặc quần áo bộ đội. Có lẽ có thiếu là họ mang quân hàm và huy chương đeo lên ngực. Một vài cái nón cối còn cả lá cờ, rõ ràng là nón của một cựu quân nhân.
Một số trông họ có lẽ là những chiến
sĩ đã bị chính quyền gọi nhập ngũ để chống lại xâm lăng của đoàn quân
phương Bắc, một số già hơn, có thể đã bị chính quyền gọi nhập ngũ, không
phải để bảo vệ tổ quốc, mà để tham gia vào một cuộc chiến tương tàn,
một cuộc nội chiến mà trong đó anh em gặp nhau trên bãi chiến trường.
Cuộc chiến tranh Bắc Nam mà ngày 30
tháng 4 là ngày kết thúc, mặc cho chính quyền có khoác cho nó cái áo
tuyên truyền gì chăng nữa cũng vẫn là một cuộc nội chiến, người Việt
giết người Việt. Như lời ca phản chiến hồi nào có thể “kẻ thù tôi mang
áo màu chủ nghĩa” nhưng họ vẫn là người Việt. Và cũng xin đừng bảo tôi
sai. Tôi có hai ông chú, một ông là sĩ quan quân đội miền Bắc, một ông
là sĩ quan quân đội miền Nam. Cũng may là hai chú tôi chưa từng tham
chiến trên cùng một chiến trường nào cả, chuyện đó hẳn đã xảy ra cho
nhiều gia đình trên đất Việt trong những năm chiến tranh.
Ðã ba mươi mấy năm rồi, tôi không
còn muốn tranh cãi cho chính nghĩa của miền Nam nữa bởi chuyện đó đã qua
rồi, nhưng ngồi nhìn những cựu quân nhân miền Bắc lầm lũi vác gậy đi
tranh đấu để bảo vệ mảnh đất, mảnh vườn, kế sinh nhai của mình, tôi bỗng
cảm thấy tuy mất nước, xa nhà nhưng vẫn còn không xấu số bằng họ. Họ là
những người đã đem hết cả tuổi thơ dâng cho chế độ. Chế độ và đảng cầm
quyền đã khởi xướng cuộc chiến tranh Bắc Nam dẫn đến việc cả triệu người
ở hai bên chiến tuyến cũng như dân lành gục ngã. Nếu miền Bắc không
nhất quyết đòi chiếm miền Nam thì làm gì có chiến tranh.
Nhưng sau khi đòi hỏi sự hy sinh tối
thượng đó của người dân dưới quyền cai trị của mình, đảng Cộng sản Việt
Nam và những người lãnh đạo chính quyền ở miền Bắc đã thất hứa với nhân
dân. Tôi còn nhớ một lần về Việt Nam, một bà thím sau ngày đổi mới,
lương công chức không đủ sống, mở một quán bán tạp hóa bên cửa ngách của
nhà mình, đã mỉa mai, “Hồi đó các ông ấy bảo ‘Ðánh thắng giặc Mỹ ta sẽ
xây dựng bằng mười ngày nay’! Bây giờ đã ‘Ðánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy
nhào’, vậy mà vẫn không đủ ăn!”
Khác với những năm đó, Việt Nam
trong những năm cho đến gần đây quả đã phát triển bằng năm bằng mười lúc
trước. Cứ đi về thành phố Hà Nội ngày nay so với Hà Nội của những năm
đầu thập niên 1990, khi lần đầu tiên tôi trở về Hà Nội thì cũng thấy rõ
sự thay đổi. Có điều những phát triển to lớn đẹp đẽ đó người dân không
được chia hưởng. Trong khi ruộng vườn của họ bị chiếm đoạt để xây khu
“đô thị mới” EcoPark, một khu hẳn là rất sang trọng vì partner của họ là
công ty địa ốc Savills ở Luân Ðôn, một trong những công ty mà nhìn
quảng cáo của họ ở Luân Ðôn toàn là nhà cỡ trên một triệu bảng Anh.
Ecopark quảng cáo là “thành phố xanh
tươi, cuộc đời trọn vẹn.” Họ quảng cáo “không gian phố trong vườn” và
những khu như “Rừng cọ: luxury apartment; Phố Trúc là shopping mall,
Vườn Tùng và Vườn Mai: biệt thự detached or semi-detached villas.” Trang
quảng cáo của Ecopark mở đầu với một đoạn nhạc thật êm tai. Tiếc thay
tiếng nhạc đó không làm át nổi tiếng than khóc của người dân Văn Giang.
Bây giờ tôi mới hiểu cái uất ức và
thấm thía cái nỗi đau của những người như ông Trần Ðộ hay Nguyễn Hộ. Họ
là những nhà trí thức, mang tuổi trẻ và lý tưởng đi để cứu nước khỏi họa
ngoại xâm, rồi để thống nhất đất nước vì đảng cộng sản bảo với họ là
không thể để đất nước chia đôi, là miền Nam đang quằn quại trong áp bức
của Mỹ Ngụy.
Tôi cũng chưa quên những bà con vào
Nam sau 30-4-1975, gom góp một ký đường, vài lon sữa làm quà, tưởng là
quý hóa lắm, ai dè miền Nam đâu có thiếu thốn và khổ cực như họ bị đánh
lừa. Ðã có những người, thẹn quá, giấu luôn quà, không dám đem ra cho bà
con trong Nam nữa.
Tôi cũng vẫn còn chưa quên người anh
họ của ông xã tôi, một cán bộ trung kiên, làm việc cho ban tuyên giáo
trung ương, ban tuyên truyền của đảng cộng sản, hỏi nhỏ chú em, “Vậy chú
có bao nhiêu nợ máu với nhân dân. Nhà cửa này là do Mỹ nó cho đấy à?”
Nhưng cái vỡ mộng khi vào Nam sau
năm 1975 có lẽ cũng một phần nào được xoa dịu vì dầu sao cũng là kẻ
thắng. Cái vỡ mộng sau đó, khi vào năm 1979, người anh em “môi hở răng
lạnh” dạy cho một bài học kinh hồn. Cho đến bây giờ chính quyền Hà Nội
vẫn chưa công nhận số tử vong của trận chiến biên giới, cả về quân nhân
lẫn thường dân.
Và sau cùng, giọt nước làm đầy ly là
khi chính quyền bỏ rơi chủ thuyết, chạy theo “định hướng thị trường” và
chỉ còn muốn làm giàu. Thật là đau đớn vì sau cùng họ mới thấy là những
gì họ hy sinh cả cuộc đời đã chỉ là những cái bánh vẽ.
Lê Phan
"Bạc lòng nhưng chẳng cam lòng,
mang theo nhục nước vào trong mộ phần" - HHC
| ||
__._,_.___
No comments:
Post a Comment