Thursday, October 20, 2016

DÂN TRUNG QUỐC - CHU TỬ -TẢN ĐÀ

BBC * NGƯỜI TRUNG QUỐC

Người TQ hãy lịch sự khi ra nước ngoài’

Cập nhật: 07:13 GMT - chủ nhật, 19 tháng 5, 2013
Du khách Trung Quốc
Du khách Trung Quốc thường bị than phiền là ứng xử kém khi đi nước ngoài
Một quan chức cấp cao của Trung Quốc đã kêu gọi khách du lịch nước này phải biết cách cư xử sao cho lịch sự hơn khi đi du lịch nước ngoài.
Ông Uông Dương, ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc và là một trong bốn phó thủ tướng nước này, thừa nhận rằng ‘cách hành xử kém văn minh’ của một số du khách Trung Quốc đã làm tổn hại đến hình ảnh đất nước.
Một trong số các ví dụ về ‘ứng xử kém’ của du khách Trung Quốc mà ông Uông đưa ra là nói chuyện ồn ào nơi đông người và khạc nhổ.

Bị đối xử tệ?

Tuy nhiên, theo phóng viên BBC Celia Hatton ở Bắc Kinh thì một số người dân Trung Quốc than phiền rằng họ bị đối xử tệ khi ra nước ngoài.
Đi du lịch nước ngoài hiện nay đã trở nên rất phổ biến trong một bộ phân dân cư Trung Quốc ngày càng trở nên giàu có.
Du khách Trung Quốc tiêu khoảng 102 tỷ Mỹ kim ở nước ngoài chỉ tính trong năm ngoái, tăng 40% so với năm trước đó.
Tổ chức Du lịch Thế giới cho biết du khách Trung Quốc hiện nay là nguồn thu nhập lớn nhất trên thị trường du lịch toàn cầu.
Lời kêu gọi của ông Uông được đưa ra trên trang mạng của tờ Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
"Chính quyền hãy tuyên truyền cho người dân biết giữ gìn trật tự công cộng và đạo đức xã hội một cách đàng hoàng, tôn trọng tín ngưỡng và phong tục của nước sở tại, chú ý đến lời ăn tiếng nói và cách xử sự và bảo vệ môi trường."
Uông Dương, phó thủ tướng Trung Quốc
“Nâng cao tính văn minh của người dân và xây dựng hình ảnh đẹp của du khách Trung Quốc là trách nhiệm của chính quyền ở tất cả các cấp và các cơ quan ban ngành có liên quan,” ông viết.
Ông Uông kêu gọi giới chức ‘tuyên truyền cho người dân biết giữ gìn trật tự công cộng và đạo đức xã hội một cách đàng hoàng, tôn trọng tín ngưỡng và phong tục của nước sở tại, chú ý đến lời ăn tiếng nói và cách xử sự và bảo vệ môi trường’.

Bài viết của ông Uông đã nhận được những phản hồi trái ngược trên mạng xã hội Weibo của cộng đồng mạng Trung Quốc.
“Đã đến lúc chúng ta hãy tự cảnh báo bản thân,” một người viết, “Khi mà người Trung Quốc giàu hơn thì chúng ta lại cư xử tệ hơn.”
Tuy nhiên, cũng có người cho rằng một quan chức cao cấp như vậy của Đảng Cộng sản – vốn đang phải đối phó với hàng loạt bê bối tham nhũng – thì không có tư cách gì khuyên người khác phải biết xử sự.

Nhiều người dân Trung Quốc cho rằng họ bị đối xử như những công dân hạng hai khi ra nước ngoài trong khi truyền thông nước này thì đầy dẫy nhưng tin tức về du khách Trung Quốc bị cướp giật.
Hồi đầu năm nay các diễn đàn mạng của Trung Quốc đã tràn ngập những lời lẽ phản đối sau khi có tin rằng một khách sạn ở đảo Maldives đã dẹp ấm nước trong những phòng có khách Trung Quốc, phóng viên Hatton cho biết.

Theo Hatton thì người chủ khách sạn này đã không vui với việc du khách Trung Quốc dùng ấm nước để đun nước nấu mì gói thay vì bỏ tiền ăn uống tại nhà hàng của khách sạn.

TRÂN THỊ LAI HỒNG * VỊNH BƯC DƯ ĐỒ RÁCH

Vịnh Bức Dư Đồ Rách

Trần thị LaiHồng sưu tầm
Để nhớ môt thời thơ ấu từng chạy qua nhà thờ Ông Già Bến Ngự

                                     tan_da
                                            Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1888-1939)


Ôn cố tri tân, đọc chuyện xưa nghĩ chuyện nay, dẫu đã ngót trăm năm, hoàn cảnh và tâm trạng có khác, xưa chống ngoại xâm, nay chống giặc ngay trong nước do cấp lãnh đạo cõng về … !




Trước hiểm họa đất nước bị xâm lăng, Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu có bài thơ Vịnh Bức Dư Đồ Rách. Bài thơ in lần đầu năm 1921, trong tập thơ Còn Chơi. Đến năm 1925 được tuyển chọn in trong tập Thơ Tản Đà:


Nọ bức dư đồ thử đứng coi
Sông sông núi núi khéo bia cười
Biết bao lúc mới công vờn vẽ
Sao đến bây giờ rách tả tơi
Ấy trước ông cha mua để lại
Mà sau con chắu lấy làm chơi (3)
Thôi thôi có trách chi đàn trẻ
Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi. (4)


Các nhà văn, nhà thơ đương thời cảm tác cùng tác giả, lên tiếng hưởng ứng, ủng hộ tư tưởng của Tản Đà bằng cách có nhiều bài họa lại… Tản Đà đồng cảm liền viết bài họa lại thứ 2 – Vịnh Bức Dư Đồ Rách – 2, đăng trên ĐPTB (Đông Phương Thời báo), số 635, năm 1927:


Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi
Ta bồi cho chúng chị em coi
Giận cho con chắu đà hư thế
Nghĩ đến ông cha dám bỏ hoài.
Còn núi còn sông: Nhìn vẫn rõ
Có hồ có giấy dễ mà chơi.
Bởi chưng hồ giấy ta chưa có
Đành chịu ngồi trông rách tả tơi.


Như được chắp thêm cánh, đồng hành bay bổng cùng Tản Đà, các nhà nho, nhà văn có tâm huyết, yêu đất nưóc, dân tộc cùng tham gia họa lại Bức Dư Đồ Rách… Tản Đà viết tiếp bài thứ 3 – Vịnh Bức Dư Đồ Rách – 3, đăng trên Đông Phương Thời Báo số 636, năm 1927:

Đành chịu ngồi trông rách tả tơi
Buồn chăng? Hỡi các chị em ơi!
Nghĩ cho lúc trước thương người vẽ
Ngó lại xung quanh hiếm kẻ bồi
Hồ giấy bây giờ mua kiếm khó
Non sông ai hỡi đợi chờ ai?
Còn núi còn sông còn ta đó
Có lúc ta bồi chúng bạn coi.


Cuối cùng Tản Đà tổng kết cuộc họa thơ do ông khởi xướng bằng bài Vịnh Bức Dư Đồ Rách – 4, cũng đăng trên Đông Phương Thời Báo số 643, cùng năm 1927:


Có lúc ta bồi chúng bạn coi
Chị em nay hãy tạm tin lời
Dẫu cho tài có cao là thánh
Chưa dễ tay không vá nổi trời
Hồ giấy muốn mua, tiền chẳng sẵn
Non sông đứng ngắm lệ nhường rơi
Việc nhà chung cả ai ai đó
Ai có cùng ta sẽ liệu bồi?


Trong số những bài họa, có hai bài của Cụ Phan Bội Châu, cũng cùng năm 1927.

I
Thôi để rồi ta sẽ liệu bồi,
Ta bồi cho chúng chị em coi.
Giận cho con cái đà hư thế,
Nhớ đến ông cha dám bỏ hoài.
Còn núi, còn sông nhìn vẫn rõ,
Có hồ, có giấy dễ như chơi,
Vì chưng hồ giấy ta chưa có
Đành chịu ngồi trông rách tả tơi.

II

Hóa rách ra lành thế mới hay
Trời giăng giấy khắp, đất hồ đầy,
Non sông sẵn vóc thêu hoa gấm,
Gan óc ghe phen trổ gió mây.
Trắng úa, hồng tươi tùy thợ ý,
Bột rền, keo dẻo cốt thầy tay.
Người đà mới mới ta nên mới,
Bồi vá mà chi, kéo khuấy rầy.
Phan Bội Châu
1927



Dưới đây là bản tiếng Anh Vịnh Bức Dư Đồ Rách của Tản Đà, do Giáo sư Huỳnh Sanh Thông chuyển ngữ.

The Tattered Map

Stand there and have a look at that poor map.
Its streams and hills make sorry butts for jokes.
You know how long it took to draw the map?
Why is it now all tattered and torn up?
Our fathers purchased it, left it to us-
how dare their children make a toy of it?
Oh well, it’s no use blaming juveniles.
Let’s all do what we must and mend the map.
Huỳnh Sanh Thông


[From An Anthology of Vietnamese Poems, edited and translated by Huỳnh Sanh Thông, Yale University Press, 1996]

Bài họa Vịnh Bức Dư Đồ Rách, của Trần thị LaiHồng

Nhìn tấm dư đồ rách tả tơi
Non non nước nước ngắm nhìn coi
Cha ông xưa cố công gìn giữ
Con cháu nay hoài của bán chơi !
Ải Bắc xoẹt cắt đầu biên giới
Bờ Đông bò liếm chiếm ngàn khơi
Tổ quốc giang san nay sứt mẻ
Dư đồ một tấm tả tơi rồi !!!!!!!


Trần thị LaiHồng
Hoa bang,tháng 5, 2013,
để nhớ môt thời thơ ấu từng chạy qua nhà thờ Ông Già Bến Ngự
Chú thích :
  1. Tản Đà tên thật là Nguyễn khắc Hiếu (1888-1939), người làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn tây.Vì quê ông gần sông Đà và núi Tản Viên , nên lấy bút hiệu là Tản Đà.
2. Cụ Phan Bội Châu (Sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 – mất ngày 29 tháng 10 năm 1940) là một nhà cách mạng Việt Nam trong phong trào chống Pháp. Ông đã thành lập phong trào Duy Tân Hội và khởi xướng phong trào Đông Du.
Cụ Phan Bội Châu tên thật là Phan Văn San, tự là Hài Thu, bút hiệu là Sào Nam, Thị Hán, Độc Kinh Tử, Việt Điểu, Hàn Mãn Tử, v.v…

Từng bôn ba khắp nước và qua TRung Quốc, Nhật bản, liên kết với các nhà yêu nước như Phan Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Nguyễn Thượng Hiền, Nguyễn Hàm (tức Tiểu La Nguyễn Thành), Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế, Đặng Thái Thân, Hồ Sĩ Kiện, Lê Huân, Nguyễn Quyền, Võ Hoành, Lê Đại để cùng họ chống Pháp. Ông chọn một hoàng thân nhà Nguyễn, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, làm lãnh tụ phong trào Cần Vương.
Có nhiều tác phẩm có tác động lớn với sĩ phu trong nước(Việt Nam Quốc sử khảo (1909), Ngục Trung Thư, Lưu Cầu Huyết Lệ Tân Thư,Việt Nam Vong Quốc Sử, Việt Nam Quốc sử bình diễn ca (1927) …) Các tác phẩm của ông đã tạo nên một làn sóng mới thúc đẩy nhiều thanh niên yêu nước tham gia phong trào Đông Du, xuất ngoại học tập để tìm đường chống Pháp. Bị Pháp bắt tại Hàng Châu, dẫn giải về Hà Nội và xử án chung thân khổ sai. Về sau, bản án được đổi lại thành án quản thúc tại gia. Theo Việt Nam Pháp Thuộc Sử, ông được giảm án vì phản ứng mạnh mẽ của toàn dân đối với nhà cầm quyền Pháp.
Từ năm 1926, ông bị đưa về sống ở Bến Ngự, Huế, cho đến khi mất tại Huế vào năm 1940. Lúc đó ông được gọi là Ông già Bến Ngự.


3. Giáo Sư Huỳnh Sanh Thông (1926-2008) gốc Hóc Môn, từng bị Pháp bắt vì chống chính quyền Pháp. Du học Hoa Kỳ, tốt nghiệp Đại học Ohio, giảng viên Việt ngữ Viện Ngoại vụ Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tại Washington DC, và chuyển sang dạy Văn chưong việt Nam, Đại học Yale. Ông có về ViệtNam làm việc cho Việt Nam Thông tấn xã và sau đó trở lại định cư tại Hoa Kỳ, dạy tại Đại học Yale , cư ngụ trong khuôn viên Yale cho đến khi qua đời.
Ông từng dịch nhiều tác phẩm văn chương Việt Nam sang Anh ngữ, trong đó có Truyện Kiều/ The Tale of Kieu của đại thi hào Nguyễn Du. GS. Huỳnh Sanh Thông cũng là tác giả của 2 cuốn sách do nhà xuất bản Yale Press ấn hành, là An Anthology of Vietnamese Poems: From the Eleventh through the Twenthieth Centuries (Tuyển tập thi văn Việt Nam: Thế kỷ 11 đến thế kỷ 20) và Flowers from Hell (Hoa địa ngục), tức tập thơ của Nguyễn Chí Thiện. Các tác phẩm này cũng do Đại học Yale xuất bản. Ngoài ra ông là người sáng lập bộ sách Lac-Viet và tạp chí Vietnam Forum (Diễn đàn Việt Nam). Tạp chí này ra được 16 số từ năm 1983 đến năm 1997. Riêng bộ sách Lac-Viet có nhiều bài biên khảo và dịch thuật các bản văn cổ kim như “The Song of a Soldier’s Wife” tức Chinh phụ ngâm và “The Quarrel of the Six Beasts” tức Lục súc tranh công.
Ông từng là Giám đốc dự án Ðông Nam Á của Đại Học Yale, và là sáng lập viên Diễn đàn Việt Nam và cơ sở xuất bản Lạc Việt. GS. Huỳnh Sanh Thông được giải thưởng the AAS Benda Prize năm 1981 và được học bổng MacArthur Fellowship năm 1987.
Giáo sư Huỳnh Sanh Thông còn là giám đốc Yale Southeast Asian Refugee Project (Dự án của Viện đại học Yale về người tỵ nạn Đông nam Á) từ năm 1981 đến 1990.
Ông từng nhận giải “Harry J. Benda Prize in Southeast Asia Studies” vào năm 1981 và “MacArthur Fellowship” vào năm 1987.

NGUYỄN XUÂN HOÀNG * VỤ CHU TỬ BI ÁM SÁT HỤT


Blog / Nguyễn Xuân Hoàng

  Nhìn lại vụ Chu Tử bị ám sát hụt, ngày 16-4-1966(  kỳ 1)

Nhà báo Chu Tử Chu Văn Bình, hình bên trái, chụp hồi làm chủ nhiệm nhật báo Sống, Saigòn, trước khi bị bắn. (Ảnh Internet). Phải, sau một tuần nằm bệnh viện sau khi bị bắn, ông Chu Tử, tay cầm khăn che miệng đứng sau nhà văn Duyên Anh (ngồi) và giữa nhà văn Nguyễn Thụy Long (áo đen bên trái) và nhà thơ trào phúng Tú Kếu (có râu cằm, bên phải), đến thăm anh chị em biên tập tại toà sọan báo Sống ngày 22 tháng 4, 1966. (Ảnh trích Chu Tử không hận thù, Sống, 1966).Nhà báo Chu Tử Chu Văn Bình, hình bên trái, chụp hồi làm chủ nhiệm nhật báo Sống, Saigòn, trước khi bị bắn. (Ảnh Internet). Phải, sau một tuần nằm bệnh viện sau khi bị bắn, ông Chu Tử, tay cầm khăn che miệng đứng sau nhà văn Duyên Anh (ngồi) và giữa nhà văn Nguyễn Thụy Long (áo đen bên trái) và nhà thơ trào phúng Tú Kếu (có râu cằm, bên phải), đến thăm anh chị em biên tập tại toà sọan báo Sống ngày 22 tháng 4, 1966. (Ảnh trích Chu Tử không hận thù, Sống, 1966).
CỠ CHỮ
Trùng Dương
Báo chí miền Nam
Nhân kỷ niệm 38 năm ngày giỗ Chu Tử

Kỳ 1.

Trong một buổi mạn đàm với vài người bạn trẻ, tôi được hỏi về kinh nghiệm với tờ Sóng Thần nói chung và với ông Chu Tử nói riêng. Tôi trả lời phần nói chung như đã trả lời trên tạp chí Hợp Lưu (*), rằng nhật báo Sóng Thần ra đời vào cuối năm 1971, với chủ trương chống tham nhũng trong chính quyền và quân đội nhằm làm sạch Miền Nam để hỗ trợ cho cuộc chiến đấu chống Cộng sản bảo vệ phần đất tự do cuối cùng của Việt Nam. Sóng Thần là tờ báo đầu tiên ở Miền Nam mà tài chính là do các cổ đông thuộc mọi tầng lớp quan tâm tới vận mệnh đất nước đóng góp. Tờ báo trong giai đoạn đầu do ông Chu Tử làm chủ biên với sự cộng tác, tiếp tay của nhiều đồng nghiệp khác, và tôi đứng tên chủ nhiệm chịu trách nhiệm về pháp lý. Tôi cũng nói sơ về những đóng góp nghề nghiệp của tôi trong thời gian bốn năm, 1971-75, với tờ báo.
Khi nói tới kinh nghiệm làm việc với ông Chu Tử, một chi tiết chợt bật ra trong đầu mà đã từ lâu tôi quên bẵng đi mất. Đó là việc làm “ghost writer” cho người tự nhận đã bắn ông Chu Tử năm 1966, vào một giai đoạn có thể nói là một trong các thời kỳ chính trị nhiễu nhương nhất của Việt Nam Cộng Hoà. Sở dĩ ký ức tôi không ghi đậm việc này vì có lẽ tôi không hề coi đó là một công trình gì đáng kể, vì đó chỉ là một loạt bài viết để câu độc giả, theo đề nghị của ông Chu Tử. Ngoài ra, việc thực hiện cái “hồi ký” đăng thành nhiều kỳ trên tờ Sóng Thần hoàn toàn đi ngược lại với quan niệm cầm bút của tôi sau này, khi đã trưởng thành và hiểu biết hơn. Tôi không phủ nhận việc mình đã làm, vì nhu cầu câu khách và trong một môi trường hoàn toàn thiếu sót tài liệu, chưa kể bên cạnh đó là sự non nớt nghề nghiệp của chính mình; nhưng tôi tin rằng nếu có dịp làm lại thì chắc chắn sản phẩm sẽ khác lắm với loạt bài hiện nằm trên microfilm Sóng Thần hiện được lưu trữ tại Đại học Cornell.

Bối cảnh Miền Nam giữa thập niên 1960

Vào giữa thập niên 1960, tình hình ở Miền Nam khá đen tối. Quân đội vừa lật đổ chế độ mệnh danh là “gia đình trị” của ông Ngô Đình Diệm. Một số tướng lãnh thay vì rút về lo chuyện quân sự thì xoay ra thay phiên nhau cầm quyền, đảo chính chỉnh lý lẫn nhau, bên cạnh sự tranh chấp ảnh hưởng của các phe nhóm tôn giáo, đặc biệt là Phật Giáo sau nhiều năm bị đàn áp dưới chế độ của ông Diệm vốn nghiêng về Thiên Chúa Giáo, và các đảng phái chính trị. Trong khi đó, Mặt trận Giải phóng Miền Nam, gọi tắt là Việt Cộng, do đấy cũng bận rộn thừa nước đục thả câu nhằm lũng đọan tình hình bằng những vụ khủng bố phá hoại ám sát, gây hoả mù, hết sức hỗn loạn, khiến Hoa Kỳ vô cùng quan ngại cho công cuộc chống lại sự bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản trong cuộc Chiến Tranh Lạnh dạo ấy. Tôi vẫn nghĩ, khác với nhiều người cho rằng Mỹ đã có dự mưu từ trước đem quân vào Việt Nam, tình hình bất ổn tại Miền Nam trong giai đoạn này đúng ra là một trong những nguyên nhân đã thúc đẩy Hoa Thịnh Đốn phải đưa quân ồ ạt vào Nam Việt Nam. Đây là một quyết định đã hẳn là vô tình tạo cho Cộng sản một “chính nghĩa”, đó là “chống Mỹ cứu nước”.

Là một người cầm bút thẳng thắn, bộc trực, có sao nói vậy, thấy điều gì chướng tai gai mắt thì không thể bỏ qua, ông Chu Tử, lúc ấy đang là chủ nhiệm nhật báo Sống, đã “lùa” không thiếu các nhân vật tai mắt đương thời không phân biệt đảng phái, ý thức hệ, tôn giáo, giai cấp mà ông cho là bất xứng hay đạo đức giả vào mục “Ao Thả Vịt” được rất nhiều người đọc. Mà người đọc thì đa số đọc gì tin nấy, ít thắc mắc, tin riết rồi tưởng thật, không cả cần biết là đã gọi là “Ao Thả Vịt” thì không có bao nhiêu sự thật trong đó. Nhìn lại, tôi phải nhận là mình vừa phục vừa hãi cho người coi ao vì đã làm một cái việc quá can đảm trong một cái môi trường hết sức nhố nhăng đầy súng ống, thuốc nổ và đầu óc cực đoan, nếu không là Việt Cộng nằm vùng thừa nước đục thả câu, của thời buổi ấy.

Do đấy, bên cạnh những người thích đọc ông, cũng không thiếu người thù ghét ông, vì lý do này hay động lực khác, chính trị, tôn giáo, kể cả ghen tị cá nhân vì sự thành công của ông Chu Tử. Thật vậy, có thể nói ông Chu Tử là một trong một số rất ít người cầm bút, cả bên văn chương lẫn báo chí ở Việt Nam từ trước tới nay, trong cũng như ngoài nước, đã thành công và được nhiều người biết đến như vậy.

Chu Tử: nhà văn kiêm nhà báo thành công vượt bực

Xuất thân là một nhà giáo, ông Chu Tử (1917-1975) bắt đầu viết tiểu thuyết đăng từng kỳ vào cuối thập niên 1950, và là tác giả của những cuốn tiểu thuyết nổi tiếng được nhiều người tìm đọc, như Yêu, Sống (tức Loạn), Ghen (tức Nắng), và Tiền. Trong đó, cuốn Yêu nổi tiếng hơn cả và đã từng được tái bản, về mối tình giữa thầy giáo Đạt và cô Diễm, con gái của ông giáo Thức là bạn của Đạt. Yêu sau được dựng thành phim, do đạo diễn kiêm nhà văn Đỗ Tiến Đức thực hiện vào năm 1973. Rồi ông Chu Tử nhẩy vào làm báo, cũng được nhiều người thích, tìm đọc.

Về văn nghiệp của Chu Tử, nhà văn Võ Phiến -- tác giả của nhiều sách truyện, tùy bút, biên khảo trước và sau 1975, và đặc biệt hơn cả là bộ Văn Học Miền Nam Tổng Quan (1986, 1992), về 20 năm văn học Miền Nam, gồm bẩy cuốn -- đã nhận xét về Chu Tử, như sau: “Chu Tử viết truyện được nhiều người khoái, mà làm báo cũng khiến lắm người khoái quá trời, bất luận là cao hay thấp, người ta khoái ông, khoái cái phong cách ông trong cuộc sống cũng như trong văn chương.”

“Trong tiểu thuyết của Chu Tử,” ông Võ Phiến viết tiếp, “có những nhân vật hoặc ngang tàng, bướng bỉnh, hoặc hào sảng, khí phách, hoặc nhiều khi kỳ cục.

“Hiệp tới nhà ông đốc phủ Thinh xin việc, đã biết ông ta thân cộng, ông ta không ưa Bắc Kỳ, lại càng ghét Bắc kỳ di cư; thế mà Hiệp cứ ngang nhiên xưng là thanh niên mới di cư vào Sài gòn, lại thách thức là trong vòng sáu tháng sẽ có thể làm cho cô con gái cưng của nhà này phải ăn rau muống (Loạn). Ông Xương đánh bạc thua, nổi dóa mắng tới tấp người này vung tay tát chéo người kia, người có quyền thế có sức mạnh hơn ông nhiều; thế mà rốt cuộc trước cơn giận ‘chính nghĩa’ kẻ gian phải sợ hãi, chịu khuất (Loạn). Trang là học trò của Đạt, một cô học trò xinh đẹp; thầy trò gặp nhau ba, bốn năm sau, Trang rất lễ phép cầm tay Đạt đặt lên mông mình hỏi: ‘Anh có biết cái gì đây không?’ (Yêu). Huyền là học trò Thanh, thầy trò yêu thầm nhớ trộm nhau trong bao nhiêu lâu. Về sau Thanh vào ở trong một ngôi chùa. Một hôm Huyền tìm đến, mân mê bàn thay Thanh và nói thẳng: ‘Em muốn được làm vợ anh, ngay bây giờ… ngay lúc này…’ Thanh hoảng hốt. Nhưng Huyền nhất định tiến tới. Và nàng ‘được làm vợ’ tức thì, ngay trong chùa (Tiền) v.v… Những con người như thế, giá nghe họ sống đâu đó ở ngoài đời, thiên hạ cũng ầm ầm đổ xô đến để tiếp xúc, để cho biết. Ngộ quá mà! Người ta ai chẳng tò mò muốn chứng kiến những cái ngộ nghĩnh, độc đáo? Hiểu con ai hiểu bằng cha mẹ, hiểu nhân vật không ai bằng tác giả; thì chính Chu Tử ông ta cũng thường nói đến các nhân vật của mình như là những con người ‘bốc đồng’, ‘bốp chát’, ‘ngổ ngáo’, ‘ngang ngược’, ‘cynique’, ‘tàn bạo’, là những ‘đứa trơ’, ‘trắng trợn’, ‘trâng tráo’ vv…

“Trong truyện cũng như ngoài đời, khác gì? Cái lạ thường thu hút mạnh.”  (**)

Trong văn chương đã vậy. Bước qua địa hạt báo chí, vì lối viết đơn giản, bộc trực, nên nhiều chuyện và nhân vật ông Chu Tử thả vào “Ao Thả Vịt” nghe cứ như thật một trăm phần trăm ấy, độc giả đọc nhiều người khoái tỉ, đem ra bàn tán. Do đấy, nhiều đối tượng bị ông lùa vô ao đã bất bình. Ân oán giang hồ cũng từ đấy mà ra.

Kết quả là tòa soạn báo Sống có lần bị đốt phá. Không ai biết ai chủ mưu đốt phá, nhưng có tin đồn là tay chân của Thượng tọa Thích Thiện Minh, người mới bị ông Chu Tử lùa vào ao kỳ cọ. Rồi vào buổi sáng ngày 16 tháng 4, 1966 chủ nhiệm Chu Tử vừa rời nhà ra xe để đi đến toà báo thì bị một trong hai tên lởn vởn ở đầu ngõ rút súng Colt 9 bắn bốn phát từ phía sau bên trái xe xuyên qua xe trúng ông, rồi leo lên xe gắn máy tên kia vẫn giữ máy nổ và tẩu thoát. Chu Tử bị ám sát trong vòng chưa đầy nửa năm kể từ khi ký giả Từ Chung của nhật báo Chính Luận bị bắn tử thương ngay trước nhà ông vào trưa ngày 30 tháng 12, 1965 khi ông về nhà ăn trưa.

Số ông Chu Tử còn cao, nên dù bị trúng đạn gẫy xương quai hàm, mất mấy cái răng, song không có viên đạn nào đi vào chỗ phạm. Và ông đã thoát chết nhờ sự chữa trị tận tâm của các y sĩ và nhân viên tại Bệnh viện Cơ Đốc gần nhà ông ở vùng Phú Nhuận. Báo chí Miền Nam, chưa dứt cơn bàng hoàng trước cái chết của Từ Chung, lại rơi vào cơn rúng động khác với vụ Chu Tử bị ám sát hụt.

Trong khi theo dõi tin tức về bệnh tình của Chu Tử, có thể nói hầu như cả Miền Nam cùng nhất loạt lên tiếng phản đối hành động man rợ của những kẻ dùng bạo lực đàn áp mong bịt miệng tự do báo chí và ngôn luận của giới cầm bút, đồng thời đòi hỏi chính quyền Miền Nam phải có những biện pháp bảo vệ giới trong tay chỉ có ngọn bút, và đặc biệt là phải ban hành luật báo chí công nhận quyền tự do ngôn luận. Điều đặc biệt hơn cả là chưa đầy một tuần sau ngày ông Chu Tử bị ám sát hụt, toàn thể làng báo Miền Nam đồng loạt nghỉ ra báo một ngày, đó là ngày thứ Năm 21 tháng 4, 1966, tức số báo đề ngày 22-4-66 “để tỏ tình đoàn kết báo chí trong việc tranh đấu chống đàn áp và kềm chế báo chí” và “nêu cao tinh thần tranh đấu chung cho tự do dân chủ.” (***)

Tóm lại, việc Chu Tử bị ám sát không còn là việc một cá nhân người cầm bút bị mưu hại mà đã trở thành vấn đề quyền tự do báo chí và ngôn luận bị âm mưu triệt tiêu dù bất cứ do ai, phe nhóm hay Cộng sản chủ động. Lần đầu tiên làng báo Miền Nam tỏ tình đoàn kết chặt chẽ chưa từng thấy trước đó.-Còn tiếp một kỳ

 

  Nhìn lại vụ Chu Tử bị ám sát hụt, ngày 16-4-1966 (kỳ 2)

Nhà báo Chu Tử Chu Văn Bình, hình bên trái, chụp hồi làm chủ nhiệm nhật báo Sống, Saigòn, trước khi bị bắn. (Ảnh Internet). Phải, sau một tuần nằm bệnh viện sau khi bị bắn, ông Chu Tử, tay cầm khăn che miệng đứng sau nhà văn Duyên Anh (ngồi) và giữa nhà văn Nguyễn Thụy Long (áo đen bên trái) và nhà thơ trào phúng Tú Kếu (có râu cằm, bên phải), đến thăm anh chị em biên tập tại toà sọan báo Sống ngày 22 tháng 4, 1966. (Ảnh trích Chu Tử không hận thù, Sống, 1966).Nhà báo Chu Tử Chu Văn Bình, hình bên trái, chụp hồi làm chủ nhiệm nhật báo Sống, Saigòn, trước khi bị bắn. (Ảnh Internet). Phải, sau một tuần nằm bệnh viện sau khi bị bắn, ông Chu Tử, tay cầm khăn che miệng đứng sau nhà văn Duyên Anh (ngồi) và giữa nhà văn Nguyễn Thụy Long (áo đen bên trái) và nhà thơ trào phúng Tú Kếu (có râu cằm, bên phải), đến thăm anh chị em biên tập tại toà sọan báo Sống ngày 22 tháng 4, 1966. (Ảnh trích Chu Tử không hận thù, Sống, 1966).
CỠ CHỮ
Trùng Dương
Báo chí miền Nam
Nhân kỷ niệm 38 năm ngày giỗ Chu Tử

Kỳ 2.

Ai bắn Chu Tử?

Hầu như mọi người đều tin Việt Cộng nằm ở phía sau vụ ám sát Chu Tử, cũng như trong trường hợp của Từ Chung, người mà trước khi bị hạ sát đã từng công khai lên tiếng báo động về việc Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đã nhiều lần đe dọa ông. Ông Chu Tử lại nghĩ khác, và còn có vẻ quyết đoán, rằng thì là người bắn ông không thể là Việt Cộng.
Ngay sau khi hồi phục, ông Chu Tử đã viết một bài dài đăng thành nhiều kỳ trên báo Sống, sau được ban biên tập Sống gom lại in chung với những bản tin tức, bài viết, thông cáo, tuyên ngôn xung quanh vụ Chu Tử bị bắn trong tập sách tựa là Chu Tử Không Hận Thù.(***) Theo ông Chu Tử thì người bắn ông không thể là Việt Cộng được, vì tên này hành sự “tay non” không có tính nhà nghề và “nghệ thuật” cao như Cộng sản. “Trong vụ ám sát tôi, tôi nhận thấy kẻ sát nhân của tôi không những là một tay ‘non’, khờ khạo, chưa có kinh nghiệm gì, tôi còn nhận diện rõ sát nhân của tôi là một ‘anh em quốc gia (!)’. Ở điểm hắn còn lúng túng, vương vấn đôi chút lương tâm, nên đi ngang mặt tôi mà không dám bắn, chỉ đủ can đảm bắn vào sau xe, vào lưng, vào cổ, gáy tôi, chứ không dám nhìn thẳng vào mặt tôi để bắn.” (Chu Tử Không Hận Thù, tr. 69)
Vậy người bắn ông là ai, ông không nhất quyết. Nhưng ông nói, rất…Chu Tử và hào sảng, là ông sẵn sàng tha thứ, mong có dịp gặp người đã bắn ông để… cám ơn, “không phải một lần mà tới ba lần, vì kẻ sát nhân đã giúp tôi ba điều vô giá, dù có núi tiền núi bạc, cũng không mua nổi!”
Điều thứ nhất là ông cám ơn kẻ sát nhân đã cho ông ăn bốn viên đạn mà ông vẫn sống để có dịp biết rằng mọi người, kể cả những nhân vật đã từng bị ông lùa vào “Ao Thả Vịt” cọ rửa kỹ lưỡng trước đây, đã quan tâm lo lắng cho ông và gửi thư, điện tới chúc ông chóng thoát cơn hiểm nghèo, đồng thời lên án bọn khủng bố. Và ông cũng tội nghiệp cho ông Từ Chung đã chết liền tại chỗ, không có dịp nhìn thấy người đời tiếc thương và ưu lo cho mình.
Điều thứ hai khiến ông biết ơn kẻ sát nhân là “bốn viên đạn của kẻ sát nhân đã tạo cơ hội để bao nhiêu thù ghét mà ngòi bút oan nghiệt của tôi đã tích lũy từ bao năm nay, vụt tiêu tan biến thành lòng tha thứ. Tôi vốn là kẻ vô tâm, thương mình, thương người, nhưng khi tôi cầm bút, hình như có ma lực gì, xui khiến tôi trở thành tàn ác, ba que, xỏ lá đến cùng cực. Do đó từ mấy năm nay, các bạn cộng tác với tôi và tôi đã gây ra nhiều thù ghét không đâu.” Và ông Chu Tử hứa để đền đáp lại sự “đại xá” của kể cả những người thù ghét ông song đã ưu lo cho ông khi ông bị bắn suýt chết, ông công khai xin lỗi và “tuyên bố từ nay sẽ không bao giờ còn ‘hỗn’ với ai” nữa.
Và điều thứ ba khiến ông thấy muốn gặp kẻ sát nhân để cám ơn vì – đây là điểm nói lên bản chất hồn nhiên lãng mạn của Chu Tử -- nhờ bốn viên đạn đưa ông tới gần cái chết mà ông có kinh nghiệm của kẻ đã kề cận cái chết, rất hữu ích cho việc… sáng tác vì ông đã có kinh nghiệm thực, không còn phải nặn óc tưởng tượng ra nữa. (CTKHT, tr. 66-67)
Người tự nhận đã bắn Chu Tử
Và ông đã…cầu được ước thấy. Kẻ ấy, hay người tự nhận đã bắn ông, cuối cùng tìm tới ông Chu Tử vào một buổi tối vào đầu thập niên 1970, trong lúc ông đang làm chủ biên nhật báo Sóng Thần.
Một bữa nọ, ông Chu Tử ghé bàn làm việc của tôi, nói ông muốn gặp riêng tôi có việc. Tôi ngước nhìn ông, ngạc nhiên, vì chưa bao giờ ông lại muốn gặp riêng với tôi, mà bao giờ cũng có vài anh em trong nhóm chủ biên hoặc ban biên tập. Tôi đứng dậy theo ông lên phòng khách ở lầu ba của toà nhà chúng tôi muớn làm tòa soạn ở số 133 đường Võ Tánh, Sài Gòn dạo ấy. Thực ra thì chúng tôi chỉ mướn có tầng trệt và lầu hai để làm tòa soạn và trị sự (còn in báo thì mang bản kẽm sang nhà in Nguyễn Bá Tòng sát bên nhà thờ Huyện Sĩ trên đường Bùi Chu, cách tòa báo mấy khu phố), còn từ lầu ba trở lên là thuộc về gia đình của chủ nhà. Mỗi khi có việc riêng chúng tôi mượn phòng khách của gia đình chủ nhà để họp.

Ông Chu Tử tay run run (từ ngày bị bắn tay ông vẫn run như vậy) rút trong túi ra hai trang giấy viết tay đưa cho tôi, trên đó ông ghi lại cuộc gặp gỡ với tên đã bắn ông, và đề nghị tôi viết lại cái “hồi ký” của tên sát nhân đăng thành nhiều kỳ trên báo. Theo ông thì một hồi ký như vậy sẽ rất “ăn khách”, mà tờ báo thì lúc nào cũng cần những bài nằm “ăn khách” như vậy để giữ độc giả.
Cũng phải thẳng thắn mà nhận rằng sau mấy tháng đầu sôi nổi và được độc giả chiếu cố khi tờ báo mới xuất hiện vào cuối năm 1971 với sự hiện diện của ông Chu Tử trong vai trò chủ biên, tờ Sóng Thần, với chủ trương chống tham nhũng, hơi lao đao, từ trên 100 ngàn ấn bản mỗi ngày tụt xuống dần còn dăm bẩy chục ngàn, và có triển vọng tụt xuống nữa. Một phần tờ báo bị chính quyền tịch thu hơi nhiều lần, lúc thì vì lý do an ninh quốc gia khi thì vì tội xâm phạm thuần phong mỹ tục, hoặc bị các cá nhân thưa kiện. Điển hình là loạt bài của nữ ký giả Lê thị Bích Vân tố Tướng Nguyễn Văn Toàn về tội dụ dỗ gái vị thành niên, khiến cả Bích Vân lẫn tôi cùng phải vác chiếu ra hầu toà mấy lần. Đây là giai đoạn trước khi xẩy ra biến cố Mùa Hẻ Đỏ Lửa 1972, biến cố đã khiến tờ báo, nhờ sự tiếp tay đắc lực của hai văn phòng đại diện Quảng Trị và Huế với những tin tức cập nhật sớm hơn nhiều báo khác, bỗng lại lên như diều gặp gió. Nhất là sau đó Sóng Thần phát động chiến dịch hốt xác gần 2,000 đồng bào tử nạn trên Đại Lộ Kinh Hoàng (khúc giữa Quảng Trị và sông Mỹ Chánh) đã được sự tham gia của đông đảo độc giả.
Thú thực là tôi chưa hề làm “người viết ma” (ghost writer) cho ai bao giờ. Thế nhưng vì thương tờ báo, công trình đóng góp và kỳ vọng của nhiều người, và sự sống còn của nó để phục vụ lý tưởng làm sạch xã hội chúng tôi theo đuổi hồi đó, nên tôi không chút đắn đo nhận lời làm người viết ma cho người bắn ông Chu Tử.
Tôi không còn nhớ hết nội dung của hai trang giấy ông Chu Tử trao cho tôi. Nhưng đại khái, theo ghi nhận của Chu Tử, thì người nhận đã bắn ông thú nhận là anh ta là một Phật tử theo phe Thượng tọa Thích Thiện Minh, người đã bị ông Chu Tử lùa vào “Ao Thả Vịt”. Và anh ta bất bình về việc thần tượng của mình bị bôi nhọ, chứ anh ta không có dính dáng gì tới Việt Cộng. Luận điệu này phù hợp với lối suy luận của Chu Tử trong bài tự truyện “Chu Tử trong những suy nghiệm sinh tử của bản thân” in lại trong tập CTKHT, như đã đề cập tới ở trên. Và tôi đã dựng nên một “hồi ký” trong chiều hướng đó, dựa vào vỏn vẹn có hai trang giấy viết tay ghi lại cuộc gặp gỡ với kẻ tự nhận bắn mình của ông Chu Tử, với rất nhiều…tưởng tượng.

Viết lại kinh nghiệm này tôi cũng còn có một mục đích, đó là nếu có ai tình cờ đọc lại cái “hồi ký” (hình như tựa là) Tôi bắn Chu Tử trên microfilm báo Sóng Thần thì nên hiểu là đó chỉ là một loạt bài hoàn toàn do tưởng tượng của một người quen với việc sáng tác văn chương hơn là làm báo trong thời kỳ đầu thập niên 1970, nhằm câu độc giả, và hoàn toàn không có một giá trị văn học hay lịch sử nào. Người bắn ông Chu Tử không hẳn là đã có dụng ý tôn giáo. Và người đến gặp ông Chu Tử có thể có dụng ý nào khác, không ai biết được. Cũng có thể đây là một đòn của Cộng sản hồi ấy để đào sâu thêm những xung đột tôn giáo ở Miền Nam, vốn là nghề của họ, bên cạnh các hành động khủng bố, phá hoại.
Ai thực sự là người bắn Chu Tử?
Khi sưu tầm tài liệu để viết bài về ông Chu Tử, tôi tìm thấy trên Wikipedia.org có đoạn này: “Vì chính kiến, tòa báo [Sống] bị Lực lượng Tranh thủ Cách mạng của phe Phật giáo cực đoan tấn công năm 1966.[4] Cũng vào thời điểm đó ông [Chu Tử] bị mưu sát gần nhà, bị trúng đạn nhưng thoát chết. Cuộc biệt kích này do Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam chủ trương.[5]”

Tôi tìm đọc chú thích số 5 bên dưới bài viết rất sơ sài về Chu Tử với một số chi tiết không chính xác lắm, thì thấy ghi nguồn là “Captured Documents (CDEC): Report of Viet Cong Plan of Assassination and Terrorist Action in Saigon City (4 pages) 15 May 1967”, nhưng không có đường dẫn (Web link) đến chỗ chứa tài liệu trên mạng. Tìm một hồi không ra bản tường trình này, tôi liên lạc với chị bạn tại Vietnam Center để nhờ tìm tài liệu trên, chị chuyển tôi qua một người chuyên về loại tài liệu bắt được của địch  này.

Cuối cùng tôi có được cái link để tải xuống tài liệu mang số F034600991054 (****), trong đó có ghi tên đặc công Việt Cộng đã có nhiệm vụ hạ sát hai ký giả Từ Chung và Chu Tử: Huỳnh Văn Long. Do thành tích này, Long đã được thưởng huân chương thành tích đệ tam đẳng của Mặt trận Giải phóng Miền Nam. Tôi có hỏi xin bản sao nguyên tác bằng tiếng Việt nhưng được biết thường sau khi làm tường trình xong thì các tài liệu nguyên thủy bị hủy bỏ. Vậy xin ghi lại để rộng đường dư luận.

Một nén hương cho ông Chu Tử

Ngày 30 tháng 4 năm nay cũng là kỷ niệm 38 năm ông Chu Tử bị tử nạn trên đường di tản. Tôi viết bài này như một nén hương chân thành tưởng niệm một nhà văn và nhà báo tên tuổi và cũng rất độc đáo của nền văn học Miền Nam, đồng thời để ghi lại một cách chính xác hơn một chi tiết quan trọng trong vụ ông Chu Tử bị ám sát hụt vào năm 1966. Tôi không có ý chống báng suy đoán về người giết mình của ông Chu Tử, có chăng là tôi muốn nói lên sự thích thú của tôi về tính hồn nhiên cả tin khá lãng mạn của tác giả Yêu -- một cái tật mà chính tôi cũng mắc phải (và cũng hãnh diện mang cái tật đó).

Cuối cùng, lẽ ra bài này đã được đăng trong một tập san đặc biệt tưởng niệm và vinh danh ông Chu Tử, nhưng dự tính của một số thân hữu văn nghệ và tôi đã không thành. Riêng tôi, đã tự hứa phải có bài này để tưởng nhớ ông, nên viết. [TD, 2013/04]

Chú thích:
 (*) Lê Quỳnh Mai phỏng vấn Trùng Dương: http://www.hopluu.net/D_1-2_2-117_4-355_5-4_6-2_17-15_14-2_10-92_12-1/. Đọc thêm về kinh nghiệm Sóng Thần của Trùng Dương qua bài tùy bút “Sao Đặc Trời” tại http://www.tienve.org/home/literature/viewLiterature.do;jsessionid=B6288EE8499620DDDEAB8855654C4363?action=viewArtwork&artworkId=8636
(**) Võ Phiến, “Chu Tử,” Truyện Miền Nam, 1954-1975, tập hai, Nhà Xuất Bản Văn Nghệ, Westminster, Calif., 1993, tr. 10-11.
(***) Chu Tử Không Hận Thù, Nhật báo Sống biên soạn và xuất bản, 1966, Sàigòn, Viet Nam; Xuân Thu tái bản tại Hoa Kỳ, 1987 (?). Sách dầy 200 trang, gồm bẩy phần: 1) Chu Tử trước mũi súng sát nhân, ghi nhận các sự kiện xung quanh vụ Chu Tử bị bắn, ; 2) Chu Tử trong cơn phẫn nộ thương yêu của côn gluận, ghi nhận phản ứng của đồng bào các giới với vụ khủng bố; 3) Chu Tử trong những suy nghiệm sinh tử của bản thân, là tập tự truyện của Chu Tử viết sau khi anh đã đối diện với cái chết, tr. 65-105; 4) Chu Tử trước ngòi bút thân ái của các văn hữu, gồm những bài viết đặc biệt về Chu Tử; 5) Chu Tử và anh em Sống; 6) Chu Tử và phản ứng chung của báo giới trong và ngoài nước; và 7) Chu Tử và vài hình ảnh vụ mưu sát. Sách hiện được lưu trữ tại Thư Viện Quốc Hội và các thư viện công cộng tại những vùng có đông người Việt cư ngụ tại Hoa Kỳ. Độc giả có thể nhờ thư viện địa phương mượn giùm qua chương trình Interlibrary Loan.
(****) Captured Documents (CDEC): Report of Viet Cong Plan of Assassination and Terrorist Action in Saigon City,  15 May 1967, Folder 1054, Box 0099, Vietnam Archive Collection, The Vietnam Center and Archive, Texas Tech University. Web link:  http://www.vietnam.ttu.edu/virtualarchive/items.php?item=F034600991054.
http://www.voatiengviet.com/content/nhin-lai-vu-chu-tu-bi-am-sat-hut/1660154.html

TÀI LIỆU TỔNG HỢP * NGHỆ THUẬT UỐNG RƯỢU VANG

Nghệ thuật thưởng thức rượu vang
Đồ uống có cồn được lên men từ nước nho ép tươi được gọi là rượu vang. Đó là định nghĩa cơ bản về một thức uống hầu như không thể thiếu trong những bữa ăn của người phương Tây, đặc biệt vào những ngày lễ Tết hay dịp kỷ niệm. Chúng ta biết đến vang Pháp, vang Ý, vang Úc, vang Chile, nhưng có lẽ ít người biết rằng di chứng khảo cổ đã chứng minh rằng kỹ thuật làm rượu vang đã có từ 5 đến 6 nghìn năm trước Công nguyên ở vùng Damascus gần biển Đen (nay thuộc nước Cộng hòa Hồi giáo Syria).
Dưới thời Ai Cập cổ đại, kỹ thuật làm rượu đã trở thành một khoa học. Những loại nho được trồng và chăm sóc chu đáo bởi các chuyên gia và quả nho sau đó được các nô lệ ép, lên men theo các công thức mà đến hàng ngàn năm sau vẫn còn nguyên giá trị. Rượu vang đã trở thành một mặt hàng béo bở và đi theo thuyền bè, lạc đà đến những trung tâm thương mại của thế giới hồi đó. Nhưng phải đợi đến thời Hy Lạp cổ đại, việc sản xuất và tiêu thụ rượu vang mới chính thức nở rộ. Đảo Chios được coi là nơi sản xuất ra thứ rượu ngon nhất thời đó, nên đôi khi còn được mệnh danh là „Bordeaux của thời cổ đại“. Được cổ súy bởi các nhà vua La Mã, rượu vang được trồng ở khắp nơi thuộc các vùng đất của đế quốc mà nay là Pháp, Đức và Ý và từ đó lan nhanh ra khắp châu Âu và các vùng khác của thế giới cho tới ngày nay.
Thứ hạng chất lượng
Ngoài việc phân biệt về vùng đất trồng, chất lượng rượu vang còn được đánh giá thông thường theo ba thang tăng dần như sau (tạm lấy cách gọi của Pháp làm chuẩn). Vin de table hay Vin de France là thứ rượu vang ở cấp thấp nhất, có thể xuất xứ từ mọi nơi và không được chú trọng đặc biệt về kiểm tra chất lượng trong phương pháp sản xuất. Vin de pays hay IGP có nhiều độ cồn hơn và phải ghi rõ vùng đất xuất xứ của rượu trên nhãn chai và cái tên nhãn hiệu này được pháp luật bảo vệ. AOC hay AOP là thứ rượu vang ở cấp cao nhất với chất lượng đã được cơ quan có thẩm quyền kiểm định. Nếu bạn uống vang Đức, ba thứ bậc tương ứng được gọi lần lượt là Tafelwein, Landwein và Q.b.A.
 Tất nhiên trên thực tế, việc đánh giá chất lượng một sản phẩm rượu vang còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác và còn nhiều thang bậc phức tạp đặc biệt dành cho các loại rượu cao cấp, nhưng các nhãn ghi trên chai theo mô tả sơ bộ ở trên là một cơ sở cơ bản để người tiêu dùng bình thường có thể dựa vào. Thế nhưng bạn đừng tin cậy quá mức vào nhãn hiệu. Bởi vì rượu vang trên thực tế chỉ ngon khi bạn nếm thử và cảm nhận được vị ngon của nó mà thôi.
Thử rượu
Khi thử rượu, bạn cố gắng đừng để các thông tin về chai rượu đánh lừa cảm giác thật sự của mình. Hãy tập trung và khách quan. Thời điểm thử rượu nên vào buổi sáng, vì khi đó các „cơ quan thẩm định“ của bạn „trong lành“ nhất. Ly rượu cần sạch sẽ và không mùi, ly dùng uống rượu đỏ là loại ly to rộng (ly Bordeaux) còn ly dùng uống rượu trắng là ly nhỏ, mảnh (ly Chardonnay). Rượu trắng luôn được ướp lạnh trước và nếu có điều kiện thì cả trong khi uống, khi mở chai cần rót ngay vào ly. Ngược lại, rượu đỏ không cần ướp lạnh, sau khi mở chai cần để hở cổ chai một thời gian ngắn vài phút để rượu „thở“ trước khi rót vào ly. Khi cầm ly rượu, bạn chú ý đối với rượu trắng nắm ở chân ly còn rượu đỏ bạn có thể cầm cả bụng ly. Lý do là rượu trắng rất nhạy cảm với việc thay đổi nhiệt độ của chiếc ly. 
Thử rượu thông thường gồm 4 bước. Ở bước thứ nhất, bạn để cho các cơ quan „nhận diện“ rượu gồm màu sắc, mùi và vị. Nhà thơ Horaz sống ở thế kỷ thứ nhất trước Công nguyên đã gói ghém công thức của bước thứ nhất này trong chữ C.O.S., viết tắt cụm từ tiếng Latinh Color-Odor-Sapor (Màu-Mùi-Vị). Ở bước thứ hai, bạn thử diễn tả một cách cụ thể nhất các cảm nhận của mình bằng từ ngữ. Bước thứ ba, bạn so sánh với những kinh nghiệm sẵn có về rượu vang đã uống trong quá khứ. Bước thứ bốn, bạn đánh giá rượu có ngon hay không. Quả thật đơn giản phải không?
Kết hợp rượu với đồ ăn

Trước bữa ăn hoặc trong khi dùng món khai vị, đồ uống thường là Champagne Brut hoặc Rosé của Pháp, Sekt Trocken của Đức, Crémant (Pháp) hay Spumante (Ý). Ly dùng cho các loại rượu này là loại ly cao, thon. Cầm ly ở chân để tránh ảnh hưởng đến nhiệt độ rượu. Uống rượu theo kiểu nhấm nháp „câu giờ“ trước khi vào món chính. Lúc bắt đầu món chính, bạn cần uống hết rượu khai vị, để chuyển sang rượu vang.
Có thể bạn đã từng nghe đến quy tắc chung cơ bản sau: „Đỏ thịt, trắng cá“: khi bạn ăn thịt thì nên dùng vang đỏ, còn ăn cá thì nên uống vang trắng. Tuy nhiên trên thực tế có nhiều quy tắc vô cùng phức tạp. Tạp chí nổi tiếng về rượu vangGuide Hachette của Pháp hàng năm đều đưa ra một danh sách dài các món ăn và thứ rượu vang phù hợp với đồ uống đó. Nếu bạn không có danh sách này, hãy theo nguyên tắc riêng của bạn, đó là hãy uống thứ rượu mà bạn thấy ngon nhất với món đồ ăn mà bạn thích thưởng thức nhất.
Khi dùng món tráng miệng, thường là đồ ngọt, bạn nên dùng Champagne Extra-Sec của Pháp hoặc Moscato Naturale của Ý. Nếu tráng miệng bằng phó mát (Camembert chẳng hạn), bạn có thể uống Riesling Spätlese Halbtrocken (Đức) hoặc Chablis (Pháp).
Thưởng thức rượu vang đúng cách là cả một nghệ thuật mà loài người đã gìn giữ từ hàng ngàn năm nay. Trong những ngày Xuân, nếu bạn mở một chai rượu vang và chợt quên tất cả các nguyên tắc thì cũng đừng lo ngại gì. Điều quan trọng là bạn đang được hạnh phúc bên bữa ăn quây quần sum họp gia đình đầm ấm và vui tươi của bạn.
Gợi ý nhỏ cho việc kết hợp vang và đồ ăn 
Thịt bò nướng: Cabernet Sauvignon (Pháp), Tempranillo (Tây Ban Nha), Carmenere (Úc)
Vịt, ngan, thịt thú rừng: Shiraz (Úc), Côtes du Rhône (Pháp)
Mì Ý: Chianti (Ý)
Tôm, cua, hải sản: Riesling (Đức), Pinot Grigio (Ý), Sauvignon Blanc (Úc)
Cá rán, cá nướng: Chardonnay (Pháp)
Món có gừng: Riesling (Đức) 
Sushi: Sauvignon Blanc (Úc)

Nghệ thuật uống rượu Vang

Khi thưởng thức rượu vang, bạn phải nhấm nháp từ từ để cảm nhận sự dịu ngọt của nó. Thưởng thức rượu vang cũng là một nghệ thuật, một niềm đam mê.
Ai cũng có thể uống thức uống này, nhưng để nếm và cảm nhận được những đặc điểm khác nhau của vang, bạn cần có thời gian luyện tập. Cầm ly rượu vang, người sành rượu vang sẽ sử dụng nhiều giác quan để thưởng thức thật chậm rãi, từ màu sắc cho đến hương vị.
Ngắm, ngửi và nếm rượu vang
Người mê rượu vang luôn có cảm giác hứng thú ngay từ khi rót rượu vào ly, ngắm nghía độ trong của rượu cũng như sự thay đổi màu sắc dưới ánh sáng. Bạn có thể đặt ly ruợu trước tấm phông trắng để thấy rõ màu rượu đậm hay nhạt, hoặc cầm ly rượu nghiêng nhẹ, cho một ít rượu tràn lên thành ly.Màu rượu càng đậm có nghĩa rượu càng ngon, càng đậm đà. Đừng ngại ngùng khi đặt mũi vào sát miệng ly để ngửu mùi.
Tuy nhiên, hãy chọn không gian trong lành, không khói thuốc, mùi nước hoa quá nồng hay mùi thức ăn ngào ngạt để việc cảm nhận mùi. Rượu vang ngon là mùi trái cây thơm mát. Ngửi mùi rượu vang là bước chuẩn bị cho việc nếm rượu. Khi nếm, bạn hãy nhấp từng ngụm nhỏ, giữ một ngụm nhỏ trong miệng, rồi dùng lưỡi đưa qua đưa lại. Phần ngọt của rượu sẽ được phát hiện nhờ đầu lưỡi, phần chua được phát hiện cạnh lưỡi, phần đắng được phát hiện bởi phần cuống lưỡi. Cảm giác đầu tiên khi uống bao giờ cũng là ngọt, sau đó là chua và sau cùng là đắng.
Rượu vang và món ăn

Chọn rượu cho món ăn rất quan trọng. Mỗi loại rượu vang, trắng hay đỏ, đều đi theo món ăn mà bạn sẽ dùng. Tuy nhiên, việc chọn vang trắng hay đỏ không hoàn toàn mang tính bắt buộc. Nhưng những người sành ăn uống đã đúc kết kinh nghiệm và đưa ra một vài lựa chọn cho bạn.
Với các món ăn được chế biến từ cá, tôm hùm, cua... bạn nên dùng vang trắng chát hoặc hơi chát (ví dụ rượu vang trắng vùng sông Loire). Các món ragu, rô- ti hoặc thịt nướng, bạn hãy dùng vang đỏ hơi đậm (vang đỏ vùng sông Loire, vàng Bordeaux nhẹ...).
Với món ngan ngỗng của Pháp, rượu vang trắng có vị rất ngọt, nhưng là lựa chọn phụ hợp nhất dành cho bạn. Vang Rose' thường được dùng vào mùa hè, cho những bữa ăn ngoài trời. Khi uống loại rượu vang này, bạn nên ướp cho thật lạnh. Tránh dùng rượu vang chung với nước, trái cây, salad và sô- cô- la. Giấm trong món salad và sô- cô- la được coi là kẻ thù của thức uống này.
Cách chọn rượu vang
Không phải ai cũng biết cách chọn rượu vang. Muốn chọn loại tốt, bạn phải có kinh nghiệm và kiến thức về từng loại rượu. Để tránh gặp khó khăn lúc chọn rượu, trước khi mua, bạn nên biết rõ mình cần loại rượu nào. Có thể dựa vào món ăn mà bạn sẽ dùng, sở thích của vài người trong gia đình. Nếu thích loại rượu vang đã từng dùng, bạn hãy ghi nhớ để sau đó để tìm mua loại tương tự. Ý kiến của những người sành về rượu cũng sẽ giúp ích cho bạn.

Thưởng thức rượu vang

Nguồn gốc rượuvang
Rượu vang có nguồn gốc từ châu Âu và ngày nay cũng được nhiều gia đình người Việt dùng dù cho rượu vang có giá không hề rẻ. Rượu vang là loại rượu mang tính chất thưởng thức chứ không phải là rượu gạo , rượu trắng để nhậu như của Việt nam. Khi uống rượu vang bạn cần biết:
1. Cách chọn rượu
Người ta thường dùng
Rượu vang đỏ cho các món ăn từ thịt và
Rượu vang trắng cho các món hải sản
  • Không pha nước đá vào rượu vang
  • Món ăn từ thịt đỏ : nướng , quay nên dùng vang đỏ
  • Món ăn từ hải sản nên dùng vang trắng
  • Nước Pháp, Ý, Chi lê, Mỹ, Úc, Tây Ban Nha là các nước xuất khẩu nhiều rượu vang nhất
  • Vang đỏ uống ở nhiệt độ 20°C-28°C, khi uống vang đỏ không nên ướp lạnh hay chung với đá. Bạn có thể xem thêm trên chai rượu
2. Cách uống
Ngắm : rót rượu dưới 1/2 ly, dùng ly chuyên uống rượu vang để uống. Loại rượu vang quý, rất lâu năm thì có màu nâu đỏ. Còn những loại khác thì có màu đỏ ruby
Lắc: Khi uống rượu vang thì người ta thường xoay xoay rượu trong ly để nó bán lên thành và có thể quan sát được mức độ kết dính của nó
Ngửi : Sau khi lắc xong thì kê mũi vào để ngửi hương vị của rượu, đối với người sành rượu và đã dùng qua nhiều loại rượu thì mới có thể phân biệt được rượu chất lượng hay không, còn đối với những người mới dùng lần đầu hoặc ít dùng thì bạn cũng có thể tập làm như vậy để có kinh nghiệm. Thường rượu vang được để trong thùng gỗ sồi đã hun khói nên có thể bạn sẽ ngửi được mùi này.
Nếm: việc hiểu được nguồn gốc của chai rượu giúp bạn có khái niệm tốt hơn về cách thưởng thức rượu, hương vị riêng của mỗi loại rượu. Khi uống rượu bạn không nên uống 1 hơi mà nên nhấm nháp từng tí rượu và nên hở môi trên 1 tí cho không khí đi vào miệng cùng với rượu , sẽ giúp vị của rượu thêm đậm đà. Bạn ngậm rượu một chút rượu để dễ dàng cảm nhận. Để cho từng giọt rượu tràn qua lưỡi trước khi đi vào dạ dày. Một số người có những cách nếm rượu khác nhau nên bạn cũng không nên ngạc nhiên khi một số người lim dim mắc khi uống vang.
Nhấp nháp: rượu vang có vị hơi chát và khó uống nên bạn phải sử dụng lưỡi và mũi để đánh giá được chất lượng của rượu.
Hãy cảm nhận rượu vang theo cách của bạn và bạn sẽ thấy được cái hay, cái quý của rượu vang. Rượu vang có thể dùng trong tiệc với một vài món finger food sẽ càng tuyệt.

NHỮNG HIỂU BIẾT CƠ BẢN VỀ RƯỢU VANG

Tác dụng của rượu vang
Rất hiếm người trên thế giới uống vang để được bảo vệ trước chứng nhồi máu cơ tim.
Nhưng tại chủ đề: Dinh dưỡng cho sức khỏe, kênh truyền hình Mỹ CBS từ năm 1991 đã trích dẫn những kết quả từ các cuộc nghiên cứu những thực phẩm không tốt cho sức khỏe đối với đàn ông Pháp và so sánh với những nghiên cứu tương tự ở Mỹ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, đàn ông Pháp hút thuốc nhiều hơn đàn ông Mỹ, chơi ít thể thao và dùng nhiều chất béo như bơ, pho-mát, thịt hun khói.
Tuy nhiên, người Pháp uống vang đỏ vào bữa trưa, lượng vang tiêu thụ nhiều hơn 10 lần. Và những người mắc bệnh nhồi máu cơ tim ít hơn từ 30 đến 50%.
Chất ta-nanh (là một loại axit) có tác dụng bảo vệ tim. Nó đẩy mạnh quá trình sản xuất protein HDL và làm giảm một lượng cholesterin nguy hiểm sản sinh từ protein LDL rất phổ biến.
Ở những thực phẩm chứa nhiều chất béo chúng bám chặt lấy thành tim và ngăn ô-xy, cản trở dòng lưu thông máu, đến khi các cơ tim bị mệt. Vang đỏ với hàm lượng lớn chất tananh đã ngăn ngừa được quá trình này. Ngày nay các bác sỹ thường khuyên nên sử dụng mỗi ngày 2 li vang (0,1l) đối với phụ nữ và 3 ly đối với đàn ông.
Thức nào rượu nấy
Đối với đồ ăn và rượu vang, thì độ mạnh của vị giác phải bổ sung cho nhau. Bữa ăn càng nặng, thì vang cần mạnh và nặng. Bữa ăn càng nhẹ, thì vang cần nhẹ hơn và yếu hơn (tươi, trái cây và nồng độ cồn thấp).
Thịt và nước sốt cũng quyết định loại rượu vang cần dùng. Nếu các món có thịt không dùng nước sốt, thì thịt sẽ quyết định cho việc chọn vang, nếu có nhiều hoặc không nhiều nước sốt lắm, thì nước sốt nhất định sẽ quyết định việc lựa chon rượu, chứ không phải thịt.
Nguyên lý là: vang trắng dùng với loại thịt sáng màu, vang đỏ dùng với loại thịt tối màu. Về cơ bản thì nguyên lý này đúng, nhưng nhiều trường hợp cũng không thể áp dụng.
Vang dùng đối với các món ngọt như món tráng miệng hoặc kem ngọt tốt nhất là loại vang ngọt cuối mùa (thường là loại vang nho muộn, ngọt, sâm banh nửa chát, rượu mùi ngọt).
Những loại vang ngon và có giá trị hơn thường được xếp dùng thứ tự theo chất lượng. Những loại rượu chất lượng thấp hơn dùng trước những loại cao. Một chủ nhà sành ẩm thực không nên dùng sâm banh khi bắt đầu, mà luôn dùng khi kết thúc một bữa ăn vui vẻ. Có thể nói, đó là sự lên ngôi của bữa tối.
Tương tự, nhiệt độ của rượu vang cũng ảnh hưởng đến mùi vị. Nếu vang có nhiệt độ quá thấp sẽ làm giảm cảm giác về thính và vị giác, nếu nhiệt độ quá cao sẽ lấy đi hết độ tinh khiết và làm người thưởng thức cảm thấy nhàm chán sau một vài ngụm. Khi ăn nhiều thực vật thì không nên uống vang cùng. Hãy thưởng thức vang vào những giờ phút có ý nghĩa.
Một số mùi hương cần biết
Những loại vang được sản xuất từ một vùng trồng nho sẽ có vị đặc trưng về độ thuần khiết của loại đó. Đặc biệt đối với vang trắng, đặc trưng về chủng loại là tiêu chí đánh giá chất lượng.
Người Pháp đã gọi đây là trò chơi tập thể của vị trí, đất và khí hậu vì hương thơm đặc trưng của một loại sẽ thay đổi từ vùng trồng nho này đến vùng khác. Ngay cả khi vang được chiết xuất ở cùng một vùng trồng nho, thì nhiều loại vang cũng chỉ giống nhau chút ít.
Vang trắng có các mùi hương đặc trưng sau:
- Chardonnay: Hương hạnh nhân, dưa bở, chanh, bưởi, chuối.

- Chenin Blanc: Hương táo, hạnh nhân, quít.

- Các hương liệu của gia vị: Hoa trà, nhãn, bồ đề, bánh mì.
- Gruener Veltiner: Hương ớt Đà Lạt, hạt tiêu.
- Pinot Blanc: Hương lê, trà.
- Pinot Gris: Khoai tây, bánh mỳ, hạnh nhân cháy, mỡ lợn muối.
- Riesling: Anh đào, mơ, dưa bở, xăng.
- Sauvignon Blanc: Ớt Đà Lạt, cà chua xanh, phúc bồn tử đen, dâu.
- Welschriesling: Táo, hương keo.
Còn đối với vang đỏ thì hương vị đa dạng hơn rất nhiều do được làm từ nhiều vùng trồng nho khác nhau. Vang Cabernet Chile, Sauvignon đặc trưng ở chỗ làm người ta nhớ đến một vị bạc hà hoặc bạch đàn – kẹo ngậm.
Những người uống vang kinh nghiệm có thể nhận ra Cabernet ở đặc điểm này. Một Cabernet vùng Bodeaux không bao giờ có vị bạch đàn, thay vào đó là gỗ bá hương.
Các mùi hương đặc trưng của vang đỏ là:
- Blauer Zweigelt: Nước đào, cẩm chướng.

- Blaufraenkisch: Ngũ da bì, Kon-fit-tuya anh đào, xạ hương, sôcôla đắng.

- Cabernet Franc: Dâu xanh, hạt tiêu xanh, nước ớt Đà Lạt, cỏ.
- Cabernet Sauvignon: Sơ ri, gỗ bá hương, tiêu Thuỵ Sỹ, cẩm chướng, bạch đàn.
- Merlot: Dâu, sơ ri, mận, xạ hương
- Pinot Noir: Ngũ da bì, mứt đào nhừ, mận, cẩm chướng.
- Pinotage: Anh đào chua, mận, chuối, tiêu, quế.
- Syrah (Shraz): Phúc bồn tử Thụy Sĩ, nấm củ, thịt, đồng thảo.
- Tempranillo: Dâu (quả mâm xôi), quất, gỗ đàn hương, xạ hương.
- Zinfandel: Phúc bồn tử Thụy Sĩ, nước mận, chuối, tiêu.
Bạn biết gì về nút chai vang?
Nhiệm vụ chính của nắp chai là đảm bảo tính nguyên bản của vang – thời cổ đại việc làm giả vang rất phổ biến. Ngoài ra nắp chai cũng làm giảm quá trình trao đổi giữa vang trong chai với môi trường bên ngoài. Cuối cùng nắp chai còn có thể bảo vệ rượu trước một sự phá hoại nguy hiểm: Mọt nút
Nút bấc là gì?
Nút bấc – là những tế bào đã chết của vỏ cây sồi chuyên dùng để làm nút bấc. Thành phần bên trong của tế bào là chất nitơ, còn vỏ tế bào là suberin. Suberin là một chất không thấm nước, chúng ngăn chất lỏng từ trong nút bấc chảy ra. Vì vậy chai được đóng bằng nút bấc rất thích hợp để làm chín muồi rượu vang. Ngoài ra nút bấc cũng có tính đàn hồi.
Nút bấc tự nhiên
Hầu hết các chai vang đều được đóng nút bấc tự nhiên. Vì nó được làm từ vỏ của sồi chuyên dùng làm nút bấc “Quercus suber”, nên nó cũng là loại nút đắt nhất.
Nút bấc được ép chặt vào trong cổ chai, rất bền, mùi trung tính và là một sản phẩm của tự nhiên – cũng như vang. Những lỗi nút bấc đa phần bắt nguồn từ quá trình chế biến và bảo quản.
Trên 50% nút bấc chai xuất xứ từ Bồ Đào Nha. Một số ít từ Sardinien, Nam Phi, Tây Ban Nha và Pháp. Tuy nhiên do ngành sản xuất rượu vang phát triển không ngừng nên vật liệu làm nút bấc đang ngày càng trở nên khan hiếm./.

NHỮNG HIỂU BIẾT VỀ RƯỢU VANG | TIEC BUFFET | WEDDING PLANNER | TỔ CHỨC TẬN NƠI

Các cuộc giao lưu với các đối tác hay tiếp khách của giới doanh nhân không thể thiếu các buổi tiệcrượu, có thể là rượu vang, rượu cocktail hay đơn giản chỉ là những món ăn và thức ăn nhẹ trong bữa tiệc TeaBreak, tiệc Cocktail – finger food. Chúng ta phải làm quen với phong cách ăn uống của đối tác trong thời kì hội nhập, và trang bị một chút kiến thức về ” ăn nhậu ” để tự tin hơn trên bàn tiệc.
Các loại rượu vang
Rượu vang được chiết xuất từ những quả nho để lên men, hay đôi khi từ một số loại trái cây khác. Nét đặc trưng của rượu nho là trực tiếp lên men từ nho chứ không qua công đoạn chưng cất nào. Và có nồng độ khoảng 8 – 18 độ. Rượu vang được xem như là thức uống sang trọng và bổ dưỡng mà thiên nhiên ban tặng cho con người.
Rượu vang đỏ được làm từ những quả nho vỏ màu sẫm. vỏ được loại bỏ trong quá trình lên men, chính các chất như tannin, pigment (anthocyanin) có trong vỏ đã tạo ra màu sắc tự nhiên cho rượu. Tiêu biểu như: Zinfandel, Petite Sirah, Merlot hay Pinot Noir
Rượu vang trắng được làm từ nhiều loại nho khác nhau, thường là loại có vỏ màu vàng và màu xanh. Các loại vang trắng như: Chardonnay, Chenin Blanc hay Pinot Gris. Loại rượu này có nồng độ nhẹ đặc trưng, uống ngon nhất khi mới làm.
Rượu vang hồng được làm từ loại nho có vỏ màu sẫm nhưng đã được bỏ vỏ để tạo màu nhẹ của rượu, hay là sự pha trộn giữa rượu vang đỏ và trắng. Một số loại như: White Zinfandel, Grenache, Blush và cũng uống rất ngon khi mới làm.
Các loại rượu vang có ga như Champage ở giai đoạn đầu chiết xuất cũng giống như các loại rượu vang thông thường khác, nhưng loại rượu này còn có thêm giai đoạn lên men thứ hai để tạo bọt tăm. Các loại tiêu biểu như: Champagne, Cava, Cre’mant và Sparkling Brut.
Loại rượu vang thường, hay vang nổ là loại vang dùng để tráng miệng như Port, Sherry, Madeira và Eiswein. Hàm lượng đường trong các loại rượu này khá cao.
Các loại rượu vang hoa quả được chiết xuất từ các loại quả như: đào, táo và mâm xôi kết hợp thêm với nho.
Kết hợp rượu vang phù hợp với món ăn
Để tạo ra sự hài hòa cho món ăn và đồ uống phải biết lựa chọn món ăn và loại rượu tương ứng. Để tổ chức một buổi tiệc rượu dùng rượu vang đỏ nên chon các món thịt đỏ như bò, dê, cừu,.. Còn vang trắng thì dùng với các món hải sản hoặc gia cầm. Nhiều khi bạn cũng phải quan tâm đến thị hiếu cá nhân, sở thích của mỗi người.
Với món tanh thì nên chọn rượu hơi chua, còn vị nồng chát của vang đỏ lại thích hợp với những món thịt đỏ quay hoặc nướng.
Còn nếu khi ăn tráng miệng nên chọn loại rượu vang có độ ngọt vừa phải nếu không muốn dạ dày biểu tình
Cách mở và rót rượu : đây cũng là phần thưởng thức rượu vang
Cách mở chai vang
1. Dùng dao sắc cắt vỏ bao nút chai khoảng 2cm dưới miệng chai rồi lau sạch với một khăn khô.
2. Giữ thẳng dụng cụ khui, vặn vào cho tới gần vòng chót. Kéo lên hơn 1 cm rồi vặn tiếp cho cái khui xuống hết, kéo từ từ lên một cách nhẹ nhàng để tránh không khí vào nhanh sẽ làm xáo trộn rượu.
3. Ngửi nút chai để biết được rượu trong chai ra sao. Rượu non, nút mới thì mùi của nút mạnh hơn. Rượu già thì nút đã được thấm rượu nhiều hơn và có thể biết được rượu đã hỏng do quá tuổi.
Rót một chút ra ly để thử, nếu rượu có mùi nút chai( giống như mùi tất bẩn bị ướt), thì có nghĩa là rượu đã hỏng.
Qui trình khui rượu vang

Cách rót rượu:
Nguyên tắc rót từ phải sang trái, rót phải thật nhẹ nhàng, không được rớt ra bàn.
Rót chỉ khoảng 2/3 ly đối với loại rượu vang đỏ nói chung, uống ở nhiệt độ bình thường; khoảng nữa ly hay 1/3 ly đối với các loại vang uống lạnh.
Thưởng thức rượu vang là cả một nghệ thuật nếu mà muốn tận hưởng hết hương vị của nó!

Nghệ Thuật Uống Rượu Vang

Nghệ thuật ẩm vang

Trong giao tiếp hiện đại để có một buổi thù tiếp thành công thì vai trò của chủ nhà khá quan trong, bởi không chỉ gói gọn trong việc bày biện nhà cửa mà còn phải chứng tỏ được “đẳng cấp” của mình trong việc chọn thức ăn thức uống cho phù hợp.

1. Nguyên tắc kết hợp rượu và thức ăn:

Nghe-thuat-am-vang-2.jpg

Nếu bạn mời khách đến nhà ăn một bữa tối có kèm rượu vang thì nguyên tắc dễ nhớ, dễ áp dụng nhất là rượu đỏ đi cùng thịt đỏ, rượu trắng đi cùng thịt trắng. Đối với thịt gà thì lại là ngoại lệ, vì thịt gà là thịt trắng nên dùng với các loại rượu đỏ hương trái cây thì phù hợp hơn cả. Một chút”lệch pha” thú vị như cá hồi hoặc cá thu thì dùng rượu đỏ vẫn hơn là dùng rượu vang trắng. Có một số điều bạn phải nhớ và tránh mắc phải như không được rót rượu quá sớm nếu khai vị bằng salad có dấm, vị của dấm sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vị của rượu, nhưng nếu món khai vị là những thức có pho-mát hoặc các món chiên thì rượu sẽ được rót ngay từ đầu bữa. Nếu món chính trong bữa ăn là thịt bò, cừu thì lựa chọn đầu tiên và đúng nhất là vang đỏ, nên chọn các dòng có vị chat nhiều như Cabernet Sauvignon hoặc Pinot Noir hoặc các dòng vang đỏ của Ý thường có vị chat nhiều.

 Nếu món chính là hải sản hoặc cá thì chọn rượu vang trắng có độ chat cao. Đối với các loại thịt bê, gia cầm, heo thì nên dùng rượu trắng, nếu bạn muốn dùng rượu đỏ thì phải chắc rằng đó là dòng vang đỏ ngọt như Merlot chẳng hạn. nếu bạn có ý mời khách các thứ cay, nóng như thức ăn Ấn Độ, Thái Lan thì nên sử dụng các loại rượu trái cây có gas và được ướp lạnh kỹ.

Trên thị trường Việt Nam hiện chỉ phổ biến một số dòng chính và bạn có thể đọc được nhãn các dòng này dễ dàng như dòng rượu trắng Sauvignon Blanc có vị hơi chua thích hợp với các món hải sản. Dòng rượu trắng Chardonay rất phổ biến với vị ngọt nhẹ, hợp với các loại thịt trắng và cá. Dòng vang đỏ Cabernet Sauvignon hợp với cá hồi và các loại thịt đỏ nấu hoặc nướng không dùng kèm sốt. Dòng vang đỏ Merlot có vị ngọt và thường có độ cồn cao thì nên dùng để uống cùng với các loại thức ăn như patê gan, thịt rừng hoặc các món đút lò có nhiều pho-mát. Dòng vang đỏ Pinot Noir cũng khá phổ biến nhưng đắt tiền, độ cồn cao, vị chát và hơi chua thích hợp với các món như thịt thỏ, gà, các món nếu từ thịt nguội…

2. Nguyên tắc mời rượu:
 Để những người khách có ấn tượng hoàn hảo khi được bạn mời một ly rượu, đó là cả một quá trình từ lúc bạn đi mua rượu cho đến lúc cái chất nước sóng sánh quyến rũ ấy được rót ra ly. Bạn phải luôn nhớ là những chai rượu thích được yên tĩnh và được ủ lạnh ở những nhiệt độ thích hợp. thông thường, rượu giữ được chất lượng và mùi vị khi được cất giữ ở nơi mát mẻ. Để chuẩn bị cho bữa ăn, các loại rượu nên được ủ lạnh ở nhiệt độ thích hợp với từng loại: như rượu trái cây có gas hoặc sâm-panh là 7 độ, vang trắng từ 7 – 10 độ. Vang đỏ từ 13 – 16 độ.

Bước quan trọng tiếp theo là khui rượu. Nên đầu tư một món đồ khui tốt, có thể là nhãn Victorinox. Đầu tiên là gỡ bỏ lớp giấy bạc quanh cổ chai. Có thể dùng phần lưỡi dao khứa quanh phần mép cổ chai để tách lớp giấy bạc dễ dàng hơn. Sau đó phấn chóp lưỡi đồ khui ngay tâm điểm của nút bấc và xoay chậm cho đến khi lút được phân nửa lưỡi khui, tựa phần còn lại vào mép cổ chai và rút nhẹ ra. Với những chai rượu “lớn tuổi” bạn có thể làm gãy nút bấc, bẻ hẳn phần gãy ra khỏi đồ khui và bắt đầu lại với phần còn mắc lại trong cổ chai.

Điều quan trọng để có một ly rượu hoàn hảo chính là chiếc ly. Thủy tinh trong vắt hoặc pha lê là sự lựa chọn tối ưu, đừng bao giờ dùng ly thủy tinh màu. Dạng ly phổ thông mà bạn cần có là ly bầu có chân đế đơn giản, ly dùng rượu trắng có cở 100z, nhỏ hơn ly rượu đỏ một chút (120z).

3. Uống rượu sành điệu:

Posted Image

Uống rượu là cả một nghệ thuật. Khi rượu được rót vào ly thủy tinh trong, bạn có thể xét màu sắc của rượu để biết được tuổi và vị của nó. Vang trắng theo tuổi sẽ chuyển từ sắc xanh nhạt sang sắc nâu nhạt. vang đỏ theo tuổi màu sẽ nhạt dần đi. Thường thì vang đỏ càng có tuổi càng ngon nhưng vang trắng thì ngược lại. Xoay nhẹ chân ly để đảo rượu lên và hít nhẹ để cảm nhận được hương của rượu. Ngụm đầu tiên bạn sẽ đảo nhẹ trong vòm miệng để cảm nhận được hương vị một cách rõ nhất, nuốt nhẹ và thấy vị rượu lan tỏa trong mình.

Vậy đấy, chuyện ăn uống bẩm sinh ai cũng biết, nhưng nói đến nghệ thuật ẩm thực, thưởng thức cho đúng cách thì lại rất công phu. Tuy nhiên với việc giao tiếp ngày càng tinh tế thì biết để áp dụng và thành công trong quan hệ xã hội cũng là điều nên làm. 

No comments: