Monday, October 17, 2016

HÀN SONG TƯỜNG - KAWABATA - ĐẶNG TIỂU BÌNH

Tuesday, February 19, 2013

HÀN SONG TƯỜNG * NGÀY HOÀNG HÔN CHẾT

Ngày Hoàng Hôn Chết

Hàn Song Tường

Lúc mở tủ kiếm quần áo thì một anh nhện vô cớ sa ngay vào mặt tôi rồi cong đuôi chạy mất. Bực mình tôi lẩm bẩm chửi thề. Tôi nhìn ra ngoài, trông quang đãng sau một trận mưa lớn, vậy tội gì không ra ngắm phố, ngắm đường. Tôi huýt gió rồi thay quần áo, hôm nay tôi mặc áo bỏ trong quần, sơ mi mầu nâu nhạt, đi đôi giày của tụi Versace, thằng sư tổ Versace này đã lăn quay ra chết bởi phát súng của tên tình cũ, chết thế cũng sướng, khỏi lo lắng gì cả.

 Rồi tôi ước cô ta, con Lý bắn tôi một viên vào tim chết tốt, tôi bỗng phá ra cười khi nghĩ Lý sẽ tức chết nếu cô biết cái bảo hiểm nhân thọ tôi đã gạch bỏ tên cô, chắc chắn Lý sẽ vừa khóc vừa chửi tôi mười năm là ít, làm sao hơn khi cô đã ngoại tình. Tôi có nói rõ với lão bác sĩ gà chết David Lillard cả tháng nay là Lý đã ngoại tình, người yêu của tôi đã ngoại tình, nhưng lão không tin, lão bảo phải có bằng chứng, cái gì thì khó chứ bằng chứng thì dễ ợt, hai ngày trước tôi đã lục ví của cô ta, một vỉ thuốc ngừa thai, lát nữa đây tôi sẽ mang vất vào mặt lão. Từ tiệm cà phê tôi đi thả bộ đến phòng mạch của bác sĩ Lillard, hoa blue bonnet đã nở tím ngập đường, gió hiu hiu, mặt trời và đất như mang một màu quạnh quẽ như nhau, xe cộ vắng vẻ lạ lùng.


Lòng tôi bỗng dưng thấy buồn rồi nhớ đến con nhện có cái bụng đốm hoa rơi vào mặt buổi sáng. Nhện ơi, nhện hỡi, hình như có ai đó đọc cho tôi nghe bài ca con nhện nhưng tôi không nhớ rõ nữa. Khi đi qua khu chợ, tôi sờ vào túi quần, vỉ thuốc ngừa thai của Lý nổi dầy cộm, lần này thì lão David thuạ Lão thua là cái chắc. Bước vào văn phòng bác sĩ sao mà vắng lặng, một vài con bệnh ngồi lặng lẽ, im lìm thấy chán nản. Tôi chờ mãi cho đến khi cô y tá có cặp vú to bằng quả dừa ra gọi tên tôi sẵng giọng Danny Hung Pham, mẹ tổ con quỷ này vô duyên gớm, nó vẫn hay cười khi gặp tôi, nụ cười như muốn chọc giận. Bác sĩ hỏi, hôm nay anh có khỏe không. Anh còn thuốc uống mà, tôi cười mỉm, bữa nay tôi mang đến cho ông xem bằng chứng, vợ tôi nó đã ngoại tình. Rồi tôi vất vỉ thuốc ngừa thai lên bàn.

Bác sĩ, ông xem, một thằng không có con, tinh trùng loãng, cả đời chẳng làm cho mụ nào thụ thai được, vậy vợ tôi nó giữ cái vỉ này làm cái trò gì. Lão Lillard cầm vỉ thuốc xem kỹ lưỡng rồi đứng dậy, bật cười ầm ỹ. Chỉ có vậy thôi sao, anh bạn ơi, cô vợ anh cô ấy khôn lắm, cô ấy dùng thuốc này để tưới cây. Tưới cây, tôi hỏi lại. Lão gật gù, ừ, cứ pha một ly nước với một viên thuốc, rồi đổ xuống mỗi gốc cây một chút thì cây cối sẽ ra quả ra hoa xanh ngát cả mùa. Vậy sao. Sao cô ta không kể với tôi. Kể với anh làm gì, chuyện nhỏ mà, rồi lão gọi cô y tá mang cho lão một ly nước và bỏ viên thuốc ngừa thai vào, xong lão đổ lên mấy cây kiểng trong phòng rồi dặn dò, tuần sau bạn đến mà xem, mấy cây này lá nó xanh um lên hết, chẳng có phân bón nào tốt bằng, tin tôi đi, bà vợ anh đúng là người biết trồng cây.

Tôi gật gù. Cô y tá nói ậm ừ như bị bóp cổ, con quỷ cái này xấu gái làm sao. Tôi nhún vai, bỏ vỉ thuốc vào túi áo... Lý đang dọn dẹp sách, cái tủ sách quá cao và chồng chất của tôi. Lý bảo tôi nên vất bớt những sách báo cũ, để nhìn chỉ chật và bẩn nhà. Tôi nói không. Sách vở là gia tài của tôi. Tôi còn gì ngoài chồng sách mua ở các tiệm sách cũ bán nửa giá tiền. Lý gắt nhưng anh không bao giờ đọc nữa. Đọc rồi coi lại làm gì, vậy thì phải vất đi. Không. Nó là vật bất ly thân. Nàng nhún vai rồi vất tuốt một số sách vào bao rác. Có quyển truyện in hình bìa tranh của Luciant Freud vẽ một người đàn bà nằm vạch hết ra tàn bạo thật. Tôi giật vội cuốn sách trên tay Lý, cái bìa xé toạc thảm thương, mình mẩy cô ta chia làm hai, phía dưới trên tay tôi, nửa trên của Lý. Tôi bỗng dưng muốn khóc. Có ai nỡ xé em đâu, sao em nỡ xé người tạ Tôi mắng Lý. Lý đẩy tôi ngã xuống sàn nhà, bê chồng sách ném xuống thùng rác phía dưới lầu.

Tiếng kêu như đập một bên thái dương. Lý làm tôi bực bội vô cùng. Tủ sách Lý dọn dẹp vài ngày đã vơi đi một nửa. Có tiếng Lý nói, trời ạ, làm sao anh có thể giữ những quyển sách vô loài này. Tôi không trả lời, tôi nhượng bộ cô ta, cho dù cô có bảo con chim phượng là loài ác điểu, có cái mỏ to như mõ diều hâu, và giấc mộng Nam Kha là sự thật, thì thế giới này cũng chẳng tận thế hôm nay, và cho dù Lý cam chắc với tôi rằng hai vú của nàng vẫn còn trinh tiết, nàng chưa cho ai ngậm lên vú thì tôi vẫn là người chồng thứ thật của Lý, một người chồng không được ngậm lên vú vợ, đó là sự cam kết, tôi đã bằng lòng khi lấy cô...

Lý nấu ăn, dọn dẹp, tóc nàng cột cao, để lộ cổ trắng đẹp, trông Lý cao quá. Tôi muốn Lý làm hòa với tôi, ngọt ngào với tôi sau khi cô vất một số sách của tôi đi, nhưng cô không nói một lời, tôi nhìn xung quanh nhà những cây kiểng xanh tốt, lão bác sĩ nói đúng, Lý đã dùng thuốc ngừa thai tưới cây. Tôi khen, em đúng là người biết trồng cây, nhưng Lý bất thần hét lên. Ông Hưng ơi. Tôi không phải bà Lý. Tôi là Karen ông nghe chưa. Bà Lý không còn ở đây nữa. Bác sĩ của ông là thằng ngụ Chữa bệnh kiểu này mười đời ông vẫn điên. Ông ấy phải cho ông nhớ là bà Lý đã chết. Chết là hết. Chết là không còn hiện diện là không có quyền gì trên quả đất này ông có hiểu không. Hôm nay ông phải đọc mười lần tên tôi. Karen, ông đọc đi. Mười lần. Nàng nói cho đã, rồi đẩy tôi vào phòng ngủ.

... Một ngày sau khi Karen mắng chửi tôi, nàng đi biệt dạng. Chị gái tôi bảo Lý hay Karen cũng là đàn bà, tìm hiểu mà chị Cô ấy đi rồi sẽ về. Lý chết hay sống cũng thế thôi. Tôi bực. Nhưng Karen đi đâu. Tôi muốn biết cô ấy đi đâu. Mấy người cứ lừa dối tôi. Tôi không muốn là kẻ điên. Nói xong tôi đập vỡ một ly nước, rồi đi ra cửa, thằng em út chạy ra cản, tôi hất nó ngã chúi, nó chạy theo năn nỉ. Về đi anh, mai tôi đưa anh đi chơi. Tôi không nói mở cửa xe, chạy ào vào phố chính... Tôi đi lăng quăng một mình. Hai bên đường người ta đi lại ồn ào. Một người đàn bà mặc áo tắm hai mảnh, giơ cao cái bảng Men will be girls.

Cô gái rủ tôi vào quán rượu, không mất tiền vào cửa hôm naỵ Tôi đứng lại vuốt ve cánh tay cô tạ Cô nói, sờ thì phải trả tiền. Bỏ vào đâu. Cô chỉ vào nịt vú, tôi vạch nịt ngực cô rồi bỏ tiền vào. Rẻ chán. Cô cười môi đỏ chót, phía dưới phồng quá, đúng là đàn ông, tôi cười rồi bước vào bar rượu, bọn đàn ông, son phấn tấp nập. Lâu lâu họ tốc váy lên cho nhìn, cửa mình trắng bóc. Mẹ chúng nó cạo lông hết, người đàn ông ngồi bên cạnh nói khá lớn, đàn ông hết đó, nó kéo ra đàng sau giả đàn bà, vậy sao, hồi bước vô ông không thấy cái bảng Men will be girls. Vậy tất cả là đàn ông, ừ , ở đây không có đàn bà tốc váy, chỉ có đàn bà nhìn đàn ông tốc váy vui ghê, tôi gật gù thích thú, ngắm nhìn bọn họ đi qua đi lại, quả thật mỹ miều. Khuya lắm, thôi tôi về. Tôi nghiêng ngửa, rượu thấm say, tiếng chửi thề ào ào sau lưng, nghe quen quen chứ không tức giận, vui thật... Lý đã trở về. Cô dạy tôi hát một bài ca lạc hậu buồn cười.


Tôi chê lời không hay, nghe ngô nghệ Lý vỗ tay, vậy là anh đã tỉnh rồi, hôm nay tôi muốn anh phải rõ, anh không có lỗi gì với Lý, Lý chết không phải vì anh, anh phải hiểu anh không thể không tỉnh, anh phải nhớ tôi tên Karen, một người nhận tiền của hãng bảo hiểm để trông nom anh, một nữ y tá 30 tuổi và có bồ, có thuốc ngừa thai để trong xách tay, tại sao anh dám lấy của tôi, tôi không muốn nghe lời bác sĩ của anh nữa, hắn bắt tôi lặng thinh, tôi cứ là Lý thì anh sẽ không là anh. Tôi là Karen, nàng hét vào tai tôi, tôi che mặt. Nàng thẩy cho tôi ổ bánh mì, miệng vẫn lải nhải, Lillard là tên ngu, một bác sĩ ngu, hắn không nhận ra anh chỉ là một người mất trí giả. Một người sống giả, giả mãi rồi thấy hay quá không muốn tỉnh nữa. Từ nay nếu anh không gọi tôi là Karen, tôi sẽ nghĩ việc, không đến đây nữa. Tôi gật đầu, đưa tay thề. Cô hỏi, hôm qua anh đi đâu.

"Đi xem bọn giả gái"

"Họ đẹp không."

"Đẹp đến sợ."

"Họ giống ai."

"Giống Lý." Tôi chỉ cô.

Cô nghe nhẩy xổ, tát bốc vào mặt tôi.

"Nói lại ngaỵ"

"Giống Karen."

Tôi nói rồi xoa má, cô suýt xoa.

"Sao anh không đánh trả tôi."

"Đánh trả cô chết thì sao."

"Tôi không chết, lần sau anh phải đánh lại tôi nhớ không."

Tôi vẫn nói, tôi sợ em chết mất, em không đến đây nữa. Cô cúi mặt, bắt tôi nói lại. Tôi sợ Karen không đến làm việc nữa, tôi phải nói bốn lần, cô khen ngoan rồi ôm lấy tôi... Tháng mười trời lạnh Karen dẫn tôi đi ăn sáng, bây giờ tôi phải gọi cô là Karen, không cô lại đánh tôi, mấy tuần qua tôi cứ bị đòn luôn vì gọi cô tên Lý. Hình như Lý đổi tên rồi, tên Lý không hay sao em, tên Lý là hoa Lý, hoa Lý đẹp và thơm, em đã nói với tôi như thế, sao em lại đổi tên đi, cả cái nốt ruồi trên môi em cũng cắt vất đi đâu. Lý ôi, Lý ơi...



Karen chở tôi đi phía nam thành phố, Karen bảo nhà ở đây sờ cháy tay, mắc kinh khủng, mỗi ngày mỗi tăng giá, tôi nghe nói gật gù, hình như đã lâu tôi không để ý chuyện gì cả. Khi vào tiệm ăn trưa, cô lại kể chuyện đụng xe, một tai nạn của ai đó, họ có cái tên giống hệt tôi và Lý. Người đàn bà tên Lý đã chết. Sao tôi không biết. Nàng nhún vai, vì anh không muốn nhớ. Tôi nói, thôi bỏ chuyện đụng xe, nghe không vui. Ừ, cô gật, tôi hỏi cô, cô có thể cho tôi nghe nhạc, cô bảo chờ đi đến đầu tháng tới bà Tina Turner về đây tôi sẽ dẫn anh đi xem, chắc anh cũng thích bà này, một bà 60 tuổi nhảy tưng tưng hát thống thiết. Tôi mê bà này vô cùng. Tôi cãi, tôi chỉ thích ca sĩ Việt. Ai, cô hỏi.

"Tôi không nói ra đâu, một bà cũng già rồi."

"Không sao, nghệ sĩ làm gì có tuổi. Tôi không chú ý đến tuổi tác."

Tôi cười.

"Sao ngày xưa cô bảo ca sĩ già hát hết hay không còn hơi."

"Không phải tôi nói."

"A, Lý nói thế."

"Sao anh cứ nhớ Lý mãi vậy, tôi thì sao. Thôi

anh cứ kể chuyện cô Lý cho tôi nghe đi. Miễn là

anh phải hiểu tôi không phải là Lý, anh nhớ nghẹ"

Tôi nhắm mắt, làm sao để tôi có thể nói với Karen con khùng điên này, Lý chính là Karen, tôi hiểu cái trò giả dạng của cô, để tránh cái chuyện chung giường với tôi, vì tôi nhớ sau một vụ gì đó, xẩy ra đến bất ngờ, tôi bị liệt mẹ nó cánh tay trái, liệt cha dương vật, nên cô chỉ muốn bỏ tôi đi. Tôi nói với cộ Em chỉ muốn đổi đời và xa lánh tôi...

Cô im lặng, có tiếng cô thở dài. Tôi lại nhắc, thôi cô hãy bỏ tôi đi, tôi đã thấy những thay đổi, lòng nào tôi giữ được, Lý hay Karen chẳng còn yêu tôi, tôi sẽ quen một mình bên cạnh bà chị ế chồng. Gió có gào ngoài phên cửa, bão có đổ một cây cầu chắc chị ấy cũng không xúc động. Rồi tôi cũng như chị, tôi bỗng khóc ấm ức. Cô dẫn tôi ra xe vỗ về. Anh Hưng anh không được đuổi tôi. Cô nói rồi lau nước mắt cho tôi. Trời đã bắt đầu tối. Mặt trời đã đi ngủ. Khi vào nhà, chị tôi vẫn còn ngồi xem phim bộ. Cô đưa tôi vào phòng, nằm bên cạnh tôi. Gió mùa thu thổi lành lạnh từng nơi, rít khẽ trên nóc nhà như muốn ẩn sống nơi căn phòng tôi ở. Tôi nghe tiếng gió, tiếng thở đều đều của cô, tiếng chân chị tôi vào phòng hỏi cô về một người nào đó.

Cô ngồi dậy nói, em không muốn gặp hắn nữa, chị tôi suýt xoa, tôi nghiệp em tôi, chị an ủi cô, tôi thấy cô lặng thinh, buồn buồn... Lý ơi, sao em làm mù mắt chị em tôi... Tôi choàng dậy nửa đêm, tiếng côn trùng réo vang ngoài vườn sau, dội vào tôi nỗi cô quạnh khó tả. Tôi thấy tôi không là tôi nữa, tôi như không còn hiện hữu trên đời sống này, sao họ cứ mãi gạt gẫm tôi, bác sĩ bảo cô ấy đúng là Lý, còn cô nói cô là Karen.


 Tôi biết tin ai. Tôi ngồi co vào góc giường, đếm từng ngón tay, ngón chân. Một lần Lý khen, tay tôi đẹp. Các ngón tay anh đẹp quá, không đẹp làm sao họa sĩ được, tôi kiêu hãnh nói vậy. Tôi ra ngoài phòng khách ngắm bức tranh tôi vẽ Lý, tôi gọi Lý thống thiết. Người trong tranh đẹp não nùng, đẹp đến sợ, hai vú trinh nguyên của cô xinh xắn làm sao, hai vú quay vòng trong đầu tôi muốn nổ, vùng ngực bỗng lạnh toát, chút âm thanh kêu cứu thoát ra từ một nơi xa thẳm nào đó dồn tôi muốn ngã quy... Tôi cắn chặt môi, máu chảy ra tươi thắm. Tôi hiểu tôi đã mất Lý hoàn toàn. Vệt máu chảy trong miệng, mặn chát. Tôi nói, Lý em đã bỏ tôi, tôi còn ai để yêu thương.

... Một tháng sau Karen dẫn tôi đến bác sĩ Lillard. Cô y tá vẫn gọi tên tôi ấm ớ. Lý kể với bác sĩ vài chuyện. Ông xoa tay cười. Ông hỏi tôi, anh thuộc tên Karen chưa. Karen giỏi thật, ông khen. Tôi nhìn ông không chớp mắt, điệu bộ của ông ta giống hệt tên tình nhân của Lý, với cái cổ dài, đôi mắt màu hạt dẻ. Chính hắn đã đoạt chiếm Lý của tôi, giết chết Lý của tôi, tôi nhớ chính hắn đã giết Lý vì ghen, hắn đúng là tên lái chiếc xe truck màu xanh tím đã đâm vào xe Lý, đúng hắn đang đóng vai tên bác sĩ Lillatrd này. Còn ai vào đây. Tôi xông lại, nắm lấy cổ hắn vật xuống nhà, tôi phải giết ông. Tiếng nói thoát ra như ma lực khiến Lillard vùng chạy, đồ vật rơi tứ tung, tôi cầm chiếc kéo trên bàn đâm vào người mình. Máu tôi đổ xuống sàn nhà, Lý ơi, em thấy không, mất em anh đau đến chừng nào...

Hơn một năm sau tôi rời khỏi nhà thương tâm trí, Karen lại trở về, nàng chọn cho tôi một nơi ở khác, nàng đã có một đứa con gái được gần một tuổi, nó nhỏ xíu, Karen bảo, nó là gia tài của cộ Tôi hỏi xin cô được bế nó. Cô gật, con bé đẹp như búp bê, cái miệng lúc nào cũng cười. Tôi ôm nó cho sát, con ai mà đẹp thế này hả Karen.

... Cơn chấn động nào làm cả nhà tôi khóc, gió mùa nào thổi tan cả một dãy hàng rào. Tôi về mang tâm trạng bằng an không thể kể. Chị tôi khóc nức khi hai tòa nhà ở New York sụp đổ. Chị nói, chị không ngờ chị yêu quê hương này đến thế, em ơi, em có hiểu không. Nỗi đau nào rồi cũng qua, ai cũng phải sống bình thường, em đã bình an chưa. Tôi gật, tôi nhắm mắt, rồi mở mắt, Karen đang múa cho tôi xem một vũ khúc người đàn bà đi tìm người yêu dưới nước, nàng múa với vũ điệu thiên nga, thân hình uốn éo, cánh tay hất cao ngang đầu, đủ cho tôi thấy nụ hoa mai đỏ xâm bên vú trái, tôi nhìn sau lưng nàng. Ngoài cửa sổ gió thổi tơi bời, Lý đang nhìn tôi cười lặng lẽ, tôi bật dậy chạy theo Lý, gọi cô, với chụp cô, cho đến khi tôi nhìn tôi nằm vật trên nền gạch, mắt hé mở nhìn lên bầu trời cao và thăm thẳm màu hoàng hôn.



Trời New Orleans thấy đẹp vô cùng. Ai đó lật tôi sang một bên, có bàn tay của Karen vuốt lên mắt tôi, nước mắt nàng rơi tơi tả như mưa, nước mắt thắm vào môi tôi da mặt tôi. Chị tôi đã rẽ đám đông, ôm chặt tôi vào lòng. Tôi thấy máu trong miệng tôi bắt đầu ứa ra chảy xuống đùi chị. Chị tôi ấm quá, truyền hơi ấm sang tôi, đó là lần cuối tôi ở cõi đời này. Một ngày rất đẹp, tôi đã nắm được tay Lý rồi, Lý sẽ không bỏ tôi đi nữa. Nàng âu yếm, em sẽ mãi bên anh. Chân chúng tôi đạp lên ánh hoàng hôn mà bước, tương lai rộng như bầu trời này. Tôi sẽ chẳng bao giờ cần Lý trả lời. Tại sao nàng ngoại tình. Trả lời chỉ là dư thừa. Tôi cần gì đoái hoài đến sự yếu đuối của nàng ngày ấy. Chúng tôi như đi lạc vào rừng mây kia. Mây đưa chúng tôi đi thật xạ Hoàng hôn đỏ thắm trên người nàng. Đôi vú thanh tân cũng nhuốm đỏ, nàng mỉm cười, nụ cười hoàng hôn đẹp vô cùng. Tôi khen Lý. Tôi kéo Lý sát vào người cho đến khi ánh sáng đã tàn và hoàng hôn liệm chết dưới chân đồi. Chúng tôi cùng tan biến mất.



Hết

KAWABATA

Truyện ngắn chưa từng được công bố của Kawabata

Nhà văn Yasunari Kawabata, Nobel Văn học 1968 (Albin Michel)
Nhà văn Yasunari Kawabata, Nobel Văn học 1968 (Albin Michel)

Thanh Hà
Sau 86 năm bị bỏ quên, truyện ngắn chưa từng được xuất bản của nhà văn người Nhật, Kawabata Yasunari mang tên « Utsukushii ! -Tuyệt diệu ! » vừa được phát hiện. Kawabata là văn hào đầu tiên của xứ hoa anh đào được trao tặng giải Nobel Văn học năm 1968.

Nhà nghiên cứu Ishikawa Takumi, thuộc đại học Rikkyo - Tokyo đã cùng với chủ nhân nhà xuất bản Hiroshi Sakaguchi đã tình cờ tìm thấy bản thảo của Kawabata tại một kho lưu trữ tài liệu của một tờ báo địa phương, thuộc Fukuoka, miền đông nước Nhật.
Quỹ Kawabata đã đem tài liệu này đi chứng thực. Tác phẩm « Utsukushii ! - Tuyệt diệu ! » được xác nhận là một trong những truyện ngắn từng được giải Nobel văn học Nhật Bản sáng tác khi còn trẻ.
« Utsukushii!» là câu chuyện kể về một doanh nhân đang chôn cất một cô gái trẻ ngay trong nấm mộ của người con trai mình. Đó là một đứa con tàn tật. Cô gái trẻ kia đã chết khi đến viếng mộ con trai vị doanh nhân. Trên tấm mộ bia, có ghi dòng chữ « Nơi đây yên nghỉ một cặp trai tài gái sắc »
Cả câu chuyện xoay quanh nỗi cô đơn, sự đồng cảm. Tất cả đã toát lên từ ngòi bút của một nhà văn mới vừa 27 tuổi. Khi đó Kawabata Yasunari đã mồ côi cả cha lẫn mẹ và cũng đã mất đi người ông ngoại, người duy nhất đã ru êm tuổi thơ của Kawabata.
Theo lời nhà nghiên cứu Ishikawa Takumi thì truyện ngắn vừa được phát hiện có nội dung rất gần với một tác phẩm khác của Kawabata là « Utsukushiki Haka - Ngôi mộ đẹp » được sáng tác vào năm 1954.
Nhà văn Kawabata Yasunari sinh năm 1899 tại Osaka. Năm 1968, ông là người Nhật đầu tiên và là người châu Á thứ ba được trao tặng giải thưởng Nobel Văn học. Nối tiếng với những tác phẩm như « Xứ Tuyết – Yukiguni »; « Tiếng rền của Núi - Yama no Oto » hay « Người đẹp say ngủ - Nemueru bijo ». Năm 1972 Kawabata tự sát, kết liễu cuộc đời và sự nghiệp.

TIN TỨC GẦN XA

 

Đánh Việt Nam, Đặng Tiểu Bình sai lầm'

Cập nhật: 10:51 GMT - thứ ba, 19 tháng 2, 2013
 Chiến tranh biên giới 1979

Việt Nam bị bất ngờ nhưng đã giáng trả và cầm chân, đẩy lùi Trung Quốc
Tôi phải cảm ơn Internet vì nhờ nó bao lần tìm kiếm lại được bạn bè và những kỷ niệm xa xôi vài chục năm. Lần này cũng vậy, lại như một khám phá mới về bạn bè cũ mà người bạn học xưa "mới xuất hiện" lại gợi cho tôi kỷ niệm khó quên đúng vào ngày kỷ niệm 17/2/1979.
Đây là những gì người bạn viết trên Facebook của cô:
"Ngày này 34 năm trước, mình cứ tưởng phải đi sơ tán. Mình vẫn nhớ là mẹ chuẩn bị cả túi cứu thương cho 3 anh em. Rồi trên loa đài lúc nào cũng phát bài hát "Quân xâm lược bành trướng dã man, đã giày xéo mảnh đất tiền phương, lửa đã cháy và máu đã đổ trên khắp dải biên cương..." TV thì có mấy vở kịch bêu riếu mấy thàng lính khựa bê cột mốc nhảy sang đất ta để chôn trộm... Càng ngày càng ghét! Mình có thù dai ko nhỉ?"
Bạn tôi đã nhớ không sai, kể cả khi cô nhắc lại lời bài hát trong ca khúc của nhạc sỹ Phạm Tuyên. Trong gia đình tôi có hai người anh đang ở độ tuổi cuối cấp II, hay đầu cấp III, đã nộp đơn xung phong cùng với những người bạn học cùng trường lớp hoặc cùng phường xóm của họ. Một người được chấp nhận ngay, và người kia một thời gian sau cũng nhập ngũ, để tham gia mỗi người chừng 3-4 năm, trong suốt khoảng thời gian trên dưới 10 năm của cuộc chiến phía Bắc.
"Kỷ niệm rõ nét nhất còn lại trong em có lẽ là những bát cơm các chú bộ đội mỗi người bớt một xíu cho các cháu nhỏ ở nhà. Khi đó nhà em đầy bộ đội ở. Dưới tấm phản em nằm toàn đạn B40 và nửa gian buồng trong chứa đầy súng"
Một nhân chứng ở Hà Tây
Ông bố tôi lần tìm trong tủ ra một chiếc ba lô cũ mà nếu tôi nhớ không lầm là từ thời chống Pháp, hoặc có thể muộn hơn, đã bạc màu, và đưa cho một trong hai người anh, nhưng tôi đoán là sau đó, họ có quân trang khác. Hai người anh khác và một người chị trong gia đình lớn tuổi hơn nữa, từng có kinh nghiệm từ chiến trường, người thì ở bên Lào, người thì ở quân y, người thì trong thời đường sắt chiến tranh, cũng chuẩn bị tinh thần trở lại đội ngũ khi được động viên.
Còn người em út của họ, là tôi, thì ở trường, như người bạn của tôi ở trên gợi lại, chúng tôi được chỉ dẫn tập sơ cứu, tập sơ tán dưới các tầng hầm của ngôi trường nhà tu cũ từ thời Pháp để lại, tập ứng phó nếu chiến sự xảy ra.
Trẻ con nhưng trong nhà, quanh xóm còn dạy nhau những câu như "Tả-lớ", "Tả-xê-nản" hay "Tung-xí-xẩu-lai", mà tôi được dịch và hiểu đơn giản khi đó là "Đánh", "Đánh đi" hay "Giơ tay lên", đại khái thế.
Ngoài đường phố, trước vạt cỏ bên nhà, khu đất ven chùa, vỉa hè quanh tiểu khu là nơi nhiều chiếc hầm trú ẩn cá nhân được đào và người ta dần dần khiêng tới các khung bê tông cốt sắt hình tròn, màu trắng, và đặt chúng xuống, với tấm đậy bê tông ở bên trên.
Mẹ tôi bảo hệt như thời B52 ở Hà Nội ngày trước.

'Chiến tranh đảo lộn'

Chiến tranh biên giới
Việt Nam điều động nhanh lực lượng quân sự để ứng phó
Chúng tôi thấy người lớn có vẻ bộn chộn hơn, có cái gì đó khác thường, mà sau này chúng tôi làm quen qua những bản tin trên đài, các bài báo đưa tin trên các tờ như Nhân dân, Quân đội Nhân dân, Hà Nội Mới, hay những báo khác, mà may mắn, nhờ cha làm báo mà tôi được đọc như Tổ Quốc, Độc Lập, Đại Đoàn Kết... với những hình ảnh, tin tức chiến sự.
Trên đường, ngoài phố ở thủ đô, những người lính xuất hiện, những xe cộ và khí tài chiến tranh được di chuyển hàng ngày, và nhiều dòng người tản cư ở các tỉnh biên giới đổ về.
Tôi còn nhớ, nếu ký ức thời B52 còn loáng thoáng, thì ký ức và nhận thức thời 1979 đã rõ nét hơn rất nhiều, và chúng theo tôi tới ngày nay, từ những hình ảnh chiến trường, qua đài báo, tới các bài nhạc trên đài, loa phát thành, các bức biếm họa của Nguyễn Nghiêm và nhiều họa sỹ khác bài Trung Quốc xâm lược, hay cuộc "Bốn Hiện Đại hóa" khi đó...
Một người bạn của tôi nhớ lại: "Kỷ niệm rõ nét nhất còn lại trong em có lẽ là những bát cơm các chú bộ đội mỗi người bớt một xíu cho các cháu nhỏ ở nhà. Khi đó nhà em đầy bộ đội ở. Dưới tấm phản em nằm toàn đạn B40 và nửa gian buồng trong chứa đầy súng. Biết thế hồi đó xin các chú một khẩu để giờ chơi hoặc chuẩn bị đánh giặc thì hay biết mấy," anh bạn của tôi ở Hà Tây hài hước kể.
Còn một người bạn khác ở ngay gần Nhà thờ lớn Hà Nội khi đó, nói với tôi: "Lại nhớ tới tiếng còi hú giữa trưa từ phía Nhà hát lớn năm xưa và tiếng thở dài của ông bà nội, chắc Hà nội lại phải đi sơ tán như năm nào mất thôi. Ôi cái thời bình mà đâu có yên!"

'Ông Đặng sai lầm'

"Sai lầm ấy là đã luôn sử dụng bạo lực đi trước, như trong cách giải quyết vụ Thiên An Môn chỉ 10 năm sau sự kiện chiến tranh 1979 xâm lăng Việt Nam"
Bây giờ nhìn lại, có lẽ ai đó không tán thành, nhưng tôi cho rằng Đặng Tiểu Bình, tuy có công lao với Trung Quốc của ông ta thế nào đó, nhưng cuộc chiến tiến đánh Việt Nam, sau những mặc cả toan tính của Trung Quốc với các thế lực quốc tế khác từ trước thời ông, và từ khi ông lên nắm ghế lãnh đạo, là một sai lầm của ông.
Sai lầm bạo lực này, tuy đã cho thấy ông ta muốn "dạy Việt Nam một bài học" ra sao, hay muốn cảnh cáo Việt Nam về điều mà ông cho là "ăn cháo đá bát" gì đó, thì nó cũng đã giống như các cuộc chiến xâm lược của phong kiến phương Bắc của nước ông bao đời với các quốc gia láng giềng nhỏ bé hơn, trong đó có VN, đẩy hàng trăm thanh niên trai tráng, gia đình nông dân vốn còn cơ cực, trở thành nạn nhân của chết chóc, thành bia đỡ đạn.
Cả bên phía Trung Quốc với khoảng 7 quân đoàn với hơn hai chục sư đoàn tác chiến mà nhiều người tin là có một số đông quân số là thành phần nông dân, dân nghèo hoặc thuộc con em các dân tộc sát biên giới của Trung Quốc với Việt nam.
Trung Quốc của ông ta một lần nữa, sau sai lầm này, có thể đã tiếp tục hằn sâu trong tầng sâu tâm lý của một dân tộc khác, là một quốc gia bạo lực, khó tin cậy, mà ngày nay, họ vẫn "quả táo không lăn xa gốc lắm", khi mà vẫn mưu đồ trên Biển Đông, hay trên các khu vực biên giới với láng giềng, nơi mà họ luôn lấn tới, dùng áp lực lấy sức mạnh lợi thế, lấn từng bước, lấn tới đâu, củng cố chủ quyền, tuyên truyền kiểu 'kẻ cướp' tới đó, bê-tông hóa tới đó, lấn đủ thứ từ cột mốc xi măng cốt thép, tới dùng di cư dân số có tính toán sang các quốc gia lân bang dưới các chiêu xuất khẩu lao động, thuê đất, thuê chợ, mở khu thương xá, khai thác rừng đầu nguồn, thuê hợp tác khai thác khoáng sản v.v... nghĩa là đủ phương cách từ quân sự, chính trị, thương mại, kinh tế, tới di dân cơ học v.v...
Ông Đặng Tiểu Bình
Ông Đặng Tiểu Bình (ngoài cùng, bên phải) đã muốn dạy cho Việt Nam một bài học
Sai lầm của Đặng Tiểu Bình, nhưng có thể là một cơ hội cho loài người trong hai thế kỷ liên quan, nhận rõ tính chất bạo lực và tư duy bạo lực của họ, mặc dù về đối nội ông ta được coi là nhà cải cách tư duy kinh tế đem lại các cách nhìn "mèo trắng, mèo đen" thực dụng hơn cho Trung Quốc khi đó còn đang đói nghèo.
Có bạn có thể nghĩ nếu họ là Đặng, họ phải làm như vậy, vừa mở ra với phương Tây về vốn, quan hệ, công nghệ, vừa lấn lướt láng giềng, ngăn chặn mọi sự cạnh tranh, như với Việt Nam, để mở rộng cương vực, tìm giải pháp lâu dài cho tài nguyên, năng lượng và dân số... Nhưng đó là quyền của bạn khi cho là như vậy, và tôi xin tôn trọng quyền ấy.
Phần tôi vẫn cho ông Đặng đã sai lầm khi tiến hành chiến tranh xâm lược và thảo phạt kiểu đó, dù ông ta có mưu đồ kết hợp với Khmer Đỏ và các lực lượng nào đó kìm hãm, chế ước Việt Nam theo logic có lợi của ông ta. Sai lầm ấy là đã luôn sử dụng bạo lực đi trước, như trong cách giải quyết vụ Thiên An Môn chỉ 10 năm sau sự kiện chiến tranh 1979 xâm lăng Việt Nam.
Tư duy bạo lực cuả ông có thể đã làm gương xấu tới ngày nay cho những người lãnh đạo cấp cao và gây cảm hứng cứng rắn cho lớp cán bộ này ở Trung Quốc, trong cả đối nội lẫn đối ngoại. Tư duy đó nếu còn, e rằng sẽ làm Trung Quốc mất bạn, thêm thù, mà có thể sẽ là "những mối cừu thù truyền kiếp", rất khó dùng PR chính trị hay tiền bạc mua chuộc để xóa hết ngay.

'Bất lợi cho Trung Quốc'

"Trung Quốc có thể sẽ đến một ngày cần xem lại xem liệu Đặng Tiểu Bình và chính quyền của ông ta có sai hay không, sai ra sao, khi sử dụng biện pháp chiến tranh trong cuộc xâm lược đầy bạo lực này, để thay đổi tư duy, não trạng của họ"
Tất nhiên, có người đặt vấn đề chính quyền của ông Lê Duẩn đã thiếu khôn ngoan, non tính toán, thiếu tỉnh táo thời cuộc cùng tầm nhìn chưa vượt qua màn hình địch ta, trắng đen thù - bạn, cái nhìn đặc trưng thời chiến tranh lạnh, hay ông và các đồng chí trong Ban lãnh đạo còn say sưa "chiến thắng", yếu về ngoại giao, để đưa Việt Nam tiếp tục bị cô lập trên bàn cờ khu vực và quốc tế, đối lập với Trung Quốc, như một cường quốc đang lên hoặc có tiềm năng lớn khi đó, đối lập thay vì tiếp tục đi dây với quốc gia đã hậu thuẫn nhiều mặt và có quan hệ tốt hơn song phương với lãnh đạo tiền nhiệm của ông Lê Duẩn thời chiến tranh với người Pháp, người Mỹ như ông Hồ Chí Minh v.v... và do đó đẩy Việt Nam vào một cuộc chiến nữa, bên cạnh sa lầy ở Campuchia, chuyện đó tôi xin hoàn toàn chia sẻ và không bình luận thêm.
Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng Trung Quốc có thể sẽ đến một ngày cần xem lại xem liệu Đặng Tiểu Bình và chính quyền của ông ta có sai hay không, sai ra sao, khi sử dụng biện pháp chiến tranh trong cuộc xâm lược đầy bạo lực này, để thay đổi tư duy, não trạng của họ, bởi nếu Trung Quốc tiếp tục như vậy hiện nay và trong tương lai, họ có thể sẽ tự gieo gió gặt bão trong quan hệ quốc tế chăng, khi mà nhiều đối tác có thể sẽ cảnh giác với họ và không ngoại trừ sẽ tìm cơ hội để "chơi lại" Trung Quốc và đưa họ vào thế tan rã hoặc khốn đốn.
Nhưng đó là một viễn kiến mang tính giả thuyết xa xôi, quá khứ là quá khứ, lịch sử là lịch sử. Chỉ có điều rõ ràng với Hoàng Sa 1974, với Trường Sa 1988 và đặc biệt Chiến tranh Biên giới phía Bắc 17/2/1979, cùng các diễn biến gần đây, bộ mặt và não trạng 'xâm lược, bá quyền nước lớn' của Trung Quốc, bản chất được cho là 'hiếu chiến,' vẫn có vẻ là một đường hướng, chiến lược nhất quán, không thay đổi, đằng sau các thủ thuật 'đối ngoại, tuyên truyền' khác nhau của Bắc Kinh, không chỉ với Hà Nội mà với bất cứ ai khác mà Trung Quốc có thể 'nhăm nhe tiến chiếm, lấn sân'...
Và dù thế nào, thì cung cách 'hành xử bạo lực' của họ, nếu không thay đổi, thì e rằng sẽ còn có thể trong lâu dài dẫn đến sự cấu thành một nhân tố đằng sau tâm lý bài Trung Quốc, và cảnh giác cao độ mang tính tâm lý dân tộc bền vững ở nhiều quốc gia, dân tộc láng giềng, khu vực và trên thế giới trong quan hệ với Trung Quốc, mà trong đó có Việt Nam.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/02/130219_deng_xiaoping_mistaken.shtml
 
Ông Lý Quang Diệu cảnh báo về TQ
Cập nhật: 16:33 GMT - thứ ba, 19 tháng 2, 2013
Ông Lý Quan gDiệu (giơ tay, giữa)
Ông Lý Quang Diệu (giữa) tin rằng TQ sẽ không có cải cách dân chủ
Trung Quốc phải tránh những sai lầm của Đức và Nhật Bản trong thế chiến hai trong cuộc cạnh tranh siêu cường hiện nay, đó là lời cảnh báo của cựu Thủ tướng Singapore, Lý Quang Diệu trong một cuốn sách mới ra.
Ông Lý năm nay 89 tuổi cho rằng Trung Quốc cũng cần phải tránh bài học của Nga Xô trong chạy đua vũ trang, tránh đối đầu với Mỹ, và dự đoán Trung Quốc và giới lãnh đạo mới sẽ không lựa chọn một thể chế cho phép tự do dân chủ.
Trong cuốn sách “Lý Quang Diệu: Cái nhìn về Trung Quốc, Mỹ và Thế giới của một bậc thầy”, của các tác giả Graham Allison, Robert Blackwill và Ali Wyne, dựa trên các cuộc phỏng vấn với ông và các tư liệu, ông Lý được trích dẫn nói:
“Trung Quốc phải tránh sai lầm của Đức và Nhật. Cuộc cạnh tranh quyền lực, ảnh hưởng và các nguồn tài nguyên của họ trong thế kỷ trước đã dẫn tới hai cuộc chiến khủng khiếp.
“Sai lầm của Nga là đã chi phí quá nhiều vào quân sự mà quá ít vào công nghệ dân sự cho nên kinh tế đã sụp đổ.”
Ông Lý cảnh báo về thất bại của Trung Quốc nếu chạy đua với người Mỹ. Ông nói:
“Tôi tin rằng lãnh đạo Trung Quốc đã học được rằng nếu bạn chạy đua vũ trang với Mỹ, bạn sẽ thất bại. Bạn sẽ tự phá sản. Do vậy nên khiêm tốn, cười thầm trong vòng 40 hoặc 50 năm nữa.”

'Không chọn dân chủ'

"Trung Quốc sẽ đuổi kịp Mỹ về tổng sản phẩm quốc nội tuyệt đối. Nhưng tính sáng tạo của nó sẽ không bao giờ theo kịp người Mỹ bởi vì văn hóa của nó không cho phép sự trao đổi tự do và thách đố giữa các ý tưởng"
Lý Quang Diệu
Tin vào khả năng cường quốc hàng đầu thế giới của Trung Quốc, cựu Thủ tướng Singapore dự đoán:
“Trung Quốc sẽ đuổi kịp Mỹ về tổng sản phẩm quốc nội tuyệt đối. Nhưng tính sáng tạo của nó sẽ không bao giờ theo kịp người Mỹ bởi vì văn hóa của nó không cho phép sự trao đổi tự do và thách đố giữa các ý tưởng.”
Nhà cựu lãnh đạo được cho là còn có ảnh hưởng tại châu Á và Đông Nam Á cho hay ông không tin vào một nước Trung Quốc của dân chủ tự do.
Ông Lý được các tác giả cuốn sách trích lược nói tiếp:
“Nếu Trung Quốc như thế, nó sẽ sụp đổ. Nếu bạn tin rằng sắp có một cuộc cách mạng dân chủ nào đó ở Trung Quốc, bạn đã sai.”
Về đường hướng hiện đại hóa của nước này, ông dự đoán: “Các nhà lãnh đạo cộng sản Trung Quốc sẵn sàng thử mọi phương pháp ngoại trừ dân chủ trong một hệ thống đa đảng.”
Ông Lý giải thích điều này là do Đảng Cộng sản Trung Quốc “tin rằng nó cần có sự độc quyền về quyền lực thì mới giữ được ổn định” và rằng Đảng còn “sợ mất đi sự kiểm soát của trung ương đối với các tỉnh lỵ” hay địa phương.

'Tâm hồn sắt đá'


Ông Tập Cận Bình
Ông Lý Quang Diệu nhận xét Tập Cận Bình là một lãnh đạo kín đáo và kiên định với chủ kiến của mình
Đặc biệt ông Lý Quang Diệu, qua cuốn sách, còn bộc lộ nhận xét của ông về tân lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập Cận Bình. Chính trị gia lão làng này được trích dẫn nói:
“Ông ấy (Tập Cận Bình) là một người kín đáo, không phải theo nghĩa là ông ấy không nói chuyện với bạn, mà theo nghĩa ông ấy không bao giờ phản lại ý thích hoặc đi ngược lại điều gì mà ông ấy đã không thích.
“Luôn luôn có một nụ cười nhã nhặn trên mặt ông ấy, dù là bạn có nói hay không một điều gì đó làm ông ấy khó chịu. Ông ấy có một tâm hồn sắt đá.”
Mới đây, trong một tài liệu nội bộ không công bố ở Trung Quốc, ông Tập Cận Bình được trích dẫn khi tới thăm tỉnh Quảng Đông, nói với các cán bộ lãnh đạo về nhu cầu giữ ổn định ở Trung Quốc, theo tiết lộ của New York Times.
"Vì sao Liên Xô tan rã? Vì sao Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ? Một lý do quan trọng là các lý tưởng của họ đã bị dao động..."
Chủ tịch TQ Tập Cận Bình
Ông được dẫn lời nói: “Vì sao Liên Xô tan rã? Vì sao Đảng Cộng sản Liên Xô sụp đổ? Một lý do quan trọng là các lý tưởng của họ đã bị dao động...
Tờ báo Mỹ cho rằng thời gian lên nắm quyền lực tối cao của ông Tập Cận Bình chưa lâu, mới chừng vài ba tháng, do đó có thể để “đứng vững” trước các đối thủ tối cao, và cũng có thể vẫn trung thành với những niềm tin của mình, như điều mà ông Lý Quang Diệu tin là bản chất của tân lãnh đạo Trung Quốc, ông Tập đã chọn phương án “siết chặt sự an toàn” quyền lực của Đảng.
Và do đó, các cải cách chính trị, thể chế dân chủ khả dĩ làm thay đổi vị thế độc tôn của Đảng cộng sản hay cải cách dân chủ sâu sắc có thể còn là 'xa vời'.
Tiếp tục về kinh nghiệm của Liên Xô cũ, ông nói: “Cuối cùng, cái gì Liên Xô nhận được là một lời lặng lẽ của Gorbachev tuyên bố giải thể Đảng Cộng sản, một chính đảng lớn đã ra đi,
“Mà cuối cùng, không có ai là một con người thực thụ, không có ai bước ra để kháng cự cả,” nhà lãnh đạo vừa kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào hối thúc việc bảo vệ Đảng, khi rút tỉa bài học một cách cứng rắn.

TIN KHOA HỌC

 Hai hiện tượng thiên văn kỳ thú đầu năm 2013

2013-02-18
Trong tuần qua xuất hiện hai hiện tượng thiên văn gây chú ý. Gia Minh hỏi chuyện khoa học gia thiên văn học Trịnh Xuân Thuận về hai hiện tượng đó.

AFP photo
Đồ họa NASA thu được hôm 08/2/2013 mô tả thiên thạch có tên DA14 đến gần trái đất.

Giáo sư Trịnh Xuân Thuận hiện giảng dạy tại Khoa Thiên Văn, Đại học Virginia, Hoa Kỳ. Hồi năm ngóai, ông đuợc Học viện Pháp Quốc tặng giải thưởng thế giới Cino del Duca. Giải thưởng với tiền mặt 300 ngàn euro nhằm vinh danh người có công trình phổ biến tri thức khoa học lưu hành rộng rãi trên khắp thế giới.

Tác động đến trái đất

Gia Minh: Chào giáo sư, xin giáo sư giải thích lại cho quí thính giả của Đài Á Châu Tự Do về hai hiện tượng thiên văn mới xuất hiện tuần qua gây tác động đến Trái Đất của chúng ta?
Khoa học gia Trịnh Xuân Thuận: Hiện tượng đó ngày nào cũng có, nhưng hai hiện tượng vừa rồi được chú ý vì tương đối rất to có thể gây hại đến trái đất. Chứ thực tế thiên thạch từ trời rơi xuống cứ mỗi ngày cả ngàn tấn. Tuy nhiên, do trái đất có bầu khí quyển, nên khi thiên thạch vào khí quyển trái đất thì thường cháy hết. Khi cháy, chúng ta thấy những đường ánh sáng và gọi là ‘sao băng’.
Những thiên thạch thường từ lòng sao chổi (comet) tan ra, thường cả trăm thiên thạch như thế. Khi nào quỹ đạo trái đất vào quỹ đạo sao chổi chết đó, thì người ta thấy những sao băng như thế. Khi những thiên thạch lớn hơn không cháy hết có thể đụng trái đất. Thiên thạch ở bên Nga lớn khoảng mấy thước bằng kích cỡ một chiếc xe hơi. Khi đến khí quyển trái đất chừng 10 cây số trong không trung , gặp áp lực rất mạnh nên nổ tung. Vụ nổ tạo nên làn sóng lan xuống khiến cho cửa kính trong nhà dưới đó bị vỡ. Chừng gần 1000 người bên Nga bị thương là do cửa kính trong nhà vỡ gây nên.
Tuy nhiên theo tôi nghĩ, hiện tượng đó cũng tương đối khá hiếm. Hiện tượng thiên thạch lớn mấy thước mà đến trái đất như thế cũng chĩ trong vòng chừng 10- 20 năm một lần thôi chứ không nhiều. Thường những hạt bụi như thế đều cháy hết trên không trung.
Gia Minh: Còn thiên thạch lớn hơn mà người ta nói lớn gần bằng một sân vận động thì thế nào rồi?
Khoa học gia Trịnh Xuân Thuận: Cái này không phải là sao chổi chết mà là thiên thạch thuộc nhóm phần đông nằm trong quỹ đạo giữa Mars (Sao Hỏa) và Jupiter (Sao Mộc). Thường chúng đi quanh Mặt Trời giữa hai quỹ đạo đó. Quy đạo Trái đất khác, và chúng không đi ngang qua quỹ đạo Trái đất nên không gây ra đụng chạm nhau. Nhưng thỉnh thỏang quỹ đạo có thay đổi. Trong vòng asteroid (hành tinh nhỏ) đó, thỉnh thỏang có những thiên thạch đụng nhau và hất vào quỹ đạo của Trái đất. Thì thiên thạch có tên DA14 đến rất gần Trái đất, chỉ cách chừng khoảng 30 ngàn cây số, tức hai rưỡi đường kính Trái đất thôi; nhưng không đụng trái đất. Hiện tượng này còn hiếm hơn nữa, có thể mỗi trăm năm mới có một lần. Thiên thạch càng lớn thì khả năng đụng Trái đất càng nhỏ đi.
Hiện tượng đó ngày nào cũng có, nhưng hai hiện tượng vừa rồi được chú ý vì tương đối rất to có thể gây hại đến trái đất.
Khoa học gia Trịnh Xuân Thuận
Thiên thạch mà giết chết loài khủng long trên Trái Đất 65 triệu năm về trước là một thiên thạch rất lớn. Lớn khỏang cả chục cây số. Một thiên thạch lớn cả chục cây số như thế mà đụng trái đất sẽ khiến tung bao nhiêu bụi lên không trung. Bụi này cắt nguồn ánh sáng xuống khiến Trái đất lạnh đi, cây cối chết hết; loài khủng long lúc bấy giờ không còn gì để ăn nên chết đi. Ba phần tư sinh vật trên Trái đất mất đi. Chỉ còn những loài chuột sống trong hang đá, ăn các lọai hạt mới có thể tồn tại.
Hiện tượng đó là cho tiến hóa ( evolution) trên Trái Đất thay đổi. Tuy nhiên, những thiên thạch lớn như thế thì cả trăm triệu năm mới có một lần.
Đối với thiên thạch lớn chừng nửa sân vận động như DA14 vừa rồi thì NASA (Cơ quan Không gian Hoa Kỳ), có những kính thiên văn lớn có thể theo dõi 95% những thiên thạch nào như thế đi ngang qua Trái đất và lảm hại cho Trái đất.
DA14 thì người ta biết cả năm nay rồi. Còn thiên thạch bên Nga thì nhỏ hơn, và không biết trước.

Liệu con người có thể can thiệp?

033_RIA13-1379492_4182-250.jpg
Một cửa hàng ở Nga bị vỡ kính do áp lực từ vụ nổ thiên thạch trong không trung hôm 16/2/2013. AFP photo
Gia Minh: Với sự biết trứơc, khả năng của con người hiện nay có thể có tác động gì vào đường đi của các thiên thạch để không đụng vào Trái đất? Khoa học gia Trịnh Xuân Thuận: Với kính thiên văn, người ta có thể biết trước hai ba năm; người ta có thể nghĩ đến; nhưng trong thực tế chưa làm. Chỉ có trong phim Hollywood thôi.
Tôi nghĩ có thể sử dụng hỏa tiễn đưa một lọai bom lên cho nổ gần thiên thạch đó để đường đi không đụng vào Trái đất. Tôi nghĩ có đủ công nghệ để làm chuyện đó; tuy nhiên con người chưa bao giờ làm chuyện đó. Từ khi đi vào không gian đến nay, chưa có thiên thạch nào đi thẳng vào Trái đất.
Gia Minh: Qua sự kiện ở vùng núi Ural của Nga khiến cho cả ngàn người bị thương ( hẳn nhiên người ta hỏang lọan); giáo sư nghĩ sao về khả năng dự báo thiên thạch trong thời gian tới?
Khoa học gia Trịnh Xuân Thuận: Chỉ có cách là sử dụng kính thiên văn theo dõi mỗi tối. Căn cứ vào làn ánh sáng thay đổi, người ta có thể biết quỹ đạo của thiên thạch và khi nào nó đến (Trái đất) và đến khu vực nào. Với thông tin đó người ta có thể báo cho dân chúng tại khu vực đó đi di tản đến nơi khác. Chứ không thể có khả năng tài chính để phóng lên phá những thiên thạch nhỏ. Ngòai ra những thiên thạch nhỏ thì ánh sáng của chúng cũng khó để có thể theo dõi.
Tôi nghĩ có thể sử dụng hỏa tiễn đưa một lọai bom lên cho nổ gần thiên thạch đó để đường đi không đụng vào Trái đất. Tôi nghĩ có đủ công nghệ để làm chuyện đó; tuy nhiên con người chưa bao giờ làm.
Khoa học gia Trịnh Xuân Thuận
Gia Minh: Hệ thống kính thiên văn hiện nay có thể bao trùm tòan bộ địa bàn Trái đất không?
Khoa học gia Trịnh Xuân Thuận: Chỉ có NASA thôi; nhưng những kính thiên văn lớn hiện có thể nhìn rất xa nhưng vào một vùng rất nhỏ trên trời. Thực tế không cần kính thiên văn lớn, nhưng phải chụp được một vùng bao la trên trời. Do đó cần phải có một network ( mạng) kính thiên văn từ nước này qua nước kia 24/24 tiếng để ‘nhìn’ trời. Hiện NASA có một network như vậy.
Gia Minh: Như thế phải có sự phối hợp giữa các nước với nhau?
Khoa học gia Trịnh Xuân Thuận: Đúng rồi. Phần đông những nước có khả năng tài chính để phối hợp là Mỹ, Châu Âu và Nhật thôi. Họ lo chuyện đó; chỉ dùng khả năng của network đó thôi.
Gia Minh: Cám ơn giáo sư đã dành thời gian cho chương trình.

Nasa trấn an : Thiên thạch bay "sát" trái đất nhưng không đáng lo

Ảnh Nasa chụp Thiên thạch 2012 DA14 dự kiến bay sát trái đất vào ngày 15/2/2013. REUTERS/NASA/JPL-Caltech
Ảnh Nasa chụp Thiên thạch 2012 DA14 dự kiến bay sát trái đất vào ngày 15/2/2013. REUTERS/NASA/JPL-Caltech

Tú Anh

 heo cơ quan không gian Hoa Kỳ, vào ngày thứ sáu 15/02/2013, một thiên thạch nặng 135 ngàn tấn sẽ bay “gần” trái đất nhưng không va chạm. Nasa cho biết là đã thực hiện nhiều tiến bộ quan trọng trong việc phát hiện và đo lường quỹ đạo các vật

Biến đổi khí hậu đe dọa Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long

2011-10-17
Lâu nay tại nhiều nơi trên trái đất người ta ghi nhận nhiều hiện tượng bất thường về thời tiết mà giới khoa học cho bởi tình trạng biến đổi khí hậu gây nên.
AFP
Đồng Bằng Sông Cửu Long, vựa lúa của Việt Nam
Vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, vựa lúa chính của Việt Nam, là một trong những nơi được cho bị tác động bởi tình trạng đó. Do vậy, Nhà Nước Việt Nam cũng như giới khoa học đặc biệt quan tâm.
Vậy công tác nghiên cứu về tác động của biến đổi khí hậu tại khu vực đó thế nào?
Trong chuyên mục Khoa Học-Môi trường kỳ này, Gia Minh hỏi chuyện tiến sĩ Lê Anh Tuấn, thuộc Viện Nghiên cứu Biến Đổi Khí hậu, Đại học Cần Thơ, về công tác đó. Trước hết ông giới thiệu những công tác đang thực hiện:

Kế hoạch ứng phó

Ts Lê Anh Tuấn: Chúng tôi nghiên cứu những kịch bản biến đổi khí hậu liên quan đến vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Đặc biệt chúng tôi chú trọng đến những đối tượng bị tổn thương nhiều do biến đổi khí hậu như những người nghèo, những người sống tại các vùng chịu rủi ro cao, những nông dân sản xuất tại những vùng bị ngập lũ hay vùng ven biển. Từ đó tìm ra những giải pháp thích nghi cho họ, mà những giải pháp đó phù hợp với điều kiện tự nhiên và khả năng tài chính mà họ có thể có được.
Gia Minh: Qua một thời gian hoạt động, những kết quả cụ thể đạt được cho đến nay thế nào?
Ts Lê Anh Tuấn: Thứ nhất chúng tôi giúp cho các chính quyền địa phương nhận ra được những tác động của tình trạng biến đổi khí hậu đến với khu vực của họ như thế nào.
chúng tôi chú trọng đến những đối tượng bị tổn thương nhiều do biến đổi khí hậu như những người nghèo, những người sống tại các vùng chịu rủi ro cao, những nông dân sản xuất tại những vùng bị ngập lũ hay vùng ven biển. Từ đó tìm ra những giải pháp thích nghi cho họ
Ts Lê Anh Tuấn
Mùa lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. AFP
Mùa lũ ở Đồng Bằng Sông Cửu Long. AFP
Tiếp đó chúng tôi có những cuộc tiếp xúc với người nông dân để họ cho chúng tôi biết những khó khăn gì mà họ đang gặp phải, liên quan đến sản xuất, sinh kế của họ cũng như phản ánh của họ về chính sách hiện nay có phù hợp với điều kiện canh tác, hay điều kiện thay đổi khí hậu- thời tiết trong tương lai. Chúng tôi cũng ghi nhận những mong muốn của họ để về xây dựng nên những dự án. Từ những dự án đó chúng tôi xin tài trợ của các tổ chức trong cũng như ngoài nước giúp cho họ cách nào đó để thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai.
Gia Minh: Hiện chính quyền trung ương tại Việt Nam cũng có chương trình phòng chống biến đổi khí hậu, và như ông cho biết có giúp nâng cao nhận thức cho các chính quyền địa phương về vấn đề liên quan, vậy cả hai được kết hợp triển khai ra sao?
Ts Lê Anh Tuấn: Chúng tôi triển khai theo hai hướng: hướng từ trên xuống nhằm xem các chính sách từ trung ương đưa xuống mang tính chung chung, rồi một số chính sách liên quan đến biến đổi khí hậu, và kinh phí từ trung ương rót xuống cho các tỉnh thực hiện công tác nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu cụ thể lên vùng địa phương của họ. Hướng thứ hai từ dưới lên: xem tác động xảy ra tại địa phương thế nào qua phản ánh của người dân sống tại địa phương đó. Rồi người dân đưa ra những đề xuất gì. Chúng tôi đứng ở giữa, giúp cho chính quyền cấp tỉnh, cấp huyện phối hợp được những điều từ trên đưa xuống, dưới đưa lên, từ đó có những hành động thích ứng biến đổi khí hậu trước mắt và trong tương lai.
Chúng tôi cũng tổ chức những buổi tập huấn cho người dân làm quen với việc phân tích những khó khăn, cũng như những mối rủi ro và những biện pháp thích nghi phù hợp.
Tại những vùng lũ, họ xem có thể tận dụng được gì mà lũ mang lại cho sinh kế của họ, hoặc hạn chế những tác hại của lũ, chẳng hạn. Còn ở những vùng hạn họ chọn ra những loại cây trồng thích hợp và những biện pháp nào có thể sử dụng nước ngọt tiết kiệm
Ts Lê Anh Tuấn
Gia Minh: Khi tiếp xúc với nông dân thì họ nêu ra những thay đổi nào ảnh hưởng đến sinh kế của họ?
Ts Lê Anh Tuấn: Tùy theo từng vùng. Tại những vùng lũ, họ xem có thể tận dụng được gì mà lũ mang lại cho sinh kế của họ, hoặc hạn chế những tác hại của lũ, chẳng hạn. Còn ở những vùng hạn họ chọn ra những loại cây trồng thích hợp và những biện pháp nào có thể sử dụng nước ngọt tiết kiệm. Và thay vì tập trung nhiều để sản xuất lúa, thì có thể chọn một loại cây ít cần nhiều nước hơn, hoặc những vùng nào mặn quá thì chuyển qua nuôi trồng thủy sản … Đồng thời chúng tôi cũng đề xuất cho họ những cách xây nhà tránh bão, hoặc đặt một cao trình nào đó để tránh được lũ lụt, hoặc 
 
Ông Dang Roi bên thửa ruộng bị nước mặn tràn vào hôm 05.07.2010 tại tỉnh Bến Tre.
Ông Dang Roi bên thửa ruộng bị nước mặn tràn vào hôm 05.07.2010 tại tỉnh Bến Tre.AFP
làm nhà thế nào cho thoáng mát để giảm bớt thay đổi về nhiệt độ, trồng cây xanh…

Thí điểm trên từng vùng nhỏ

Gia Minh: Những vùng cụ thể và những công tác cụ thể ra sao?
Ts Lê Anh Tuấn: Thực tế đến bây giờ mới triển khai ở dạng cộng đồng nhỏ mà thôi. Ở cấp xã và huyện chúng tôi làm thử một số mô hình mẫu. Từ mô hình mẫu đó rút kinh nghiệm xem có phát triển tốt không, giúp được cho người dân thích ứng tốt không. Tiếp đó sẽ mời người dân ở những địa phương khác đến xem, rồi họ trao đổi với nhau điều gì làm tốt, việc gì không làm được, hoặc làm thì cần có những điều kiện nào đó như sự hổ trợ của chính quyền hay trung ương… Đó là những cuộc tọa đàm giữa người dân với nhau, có sự tham gia của những nhà khoa học và đại diện của chính quyền. Từ đó tìm ra giải pháp phù hợp cho vùng này có thể áp dụng cho vùng khác được không, và cần cải tiến như thế nào…
Thực tế đến bây giờ mới triển khai ở dạng cộng đồng nhỏ mà thôi. Ở cấp xã và huyện chúng tôi làm thử một số mô hình mẫu. Từ mô hình mẫu đó rút kinh nghiệm
Ts Lê Anh Tuấn
Mới chỉ dám triển khai ở dạng nhỏ thôi chưa ở dạng lớn vì những lý do: kinh phí hạn chế, chưa biết được độ rủi ro của những đều xuất đến đâu.
Gia Minh: Những mô hình nhỏ đó nằm tại những địa phương nào thưa tiến sĩ?
Ts Lê Anh Tuấn: Chúng tôi làm ở những vùng bị rủi ro cao như những vùng lũ ở An Giang hay Đồng Tháp, hoặc những vùng mặn như ở Bến Tre, Bạc Liêu, Trà Vinh và Sóc Trăng. Tại Cần Thơ chúng tôi cũng chọn một số điểm như thế; tức là chọn một số điểm ở vùng lũ, rồi vùng mặn, vùng ở giữa.
Gia Minh: Qua quan sát, trung tâm thấy có những thay đổi cụ thể nào trong thời gian qua?
Ts Lê Anh Tuấn: Thực ra biến đổi khí hậu đến từ từ chứ không như thiên tai hay bão tố, lũ lụt mà chúng ta thấy rất rõ.

Vùng Khai Long, tỉnh Cà Mau trong khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn đang bị sóng biển tàn phá từng ngày
Vùng Khai Long, tỉnh Cà Mau trong khu vực hệ sinh thái rừng ngập mặn (với diện tích khoảng 230ha, thuộc ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển) đang bị sóng biển tàn phá từng ngày. Source Đai Học An Giang (e-news)
Một số nơi nếu có đến thực sự, thì thấy một số nơi người dân có thể tồn tại, thích ứng và phát triển được nhưng có một số nơi khó khăn hơn. Chúng tôi đang từ từ tổng kết những mô hình như thế. Hiện nay chưa có đủ dữ liệu để nói mô hình này tốt hơn mô hình kia hay như thế nào. Quá trình đó chúng tôi đang tiếp tục theo dõi.
Gia Minh: Có đánh giá đối với hiện tượng nước lũ năm nay về nhiều không, thưa ông?
Ts Lê Anh Tuấn: Chúng tôi mới có một số đánh giá sơ bộ. Thực ra mùa lũ đang diễn biến. Những năm trước, khô hạn rất nặng nề nên một số nơi như những vùng có đê bao, họ không quản lý, bồi đắp, sửa chữa lại những đê bao. Năm nay, lũ đến đột ngột và cao hơn mọi năm nhiều, xấp xỉ năm 2000. Hậu quả một số vùng đê bao không làm kỹ lưỡng bị vỡ gây thiệt hại. Những chổ có chuẩn bị tốt hơn thì có thể chống chọi được, và có thể thu hoạch được lúa thu đông- tức lúa vụ ba. Điều đó chúng tôi cũng đang tập hợp tất cả những số liệu để phân tích phần nào do nguyên nhân bất thường từ thiên nhiên, và nguyên nhân nào do chủ quan của con người.
Chúng tôi làm ở những vùng bị rủi ro cao như những vùng lũ ở An Giang hay Đồng Tháp, hoặc những vùng mặn như ở Bến Tre, Bạc Liêu, Trà Vinh và Sóc Trăng. Tại Cần Thơ chúng tôi cũng chọn một số điểm như thế; tức là chọn một số điểm ở vùng lũ, rồi vùng mặn, vùng ở giữa
Ts Lê Anh Tuấn
Gia Minh: Còn tình trạng nhiễm mặn thì thế nào?
Ts Lê Anh Tuấn: Tình trạng nhiễm mặn năm rồi cũng sâu hơn mọi năm khá nhiều, một phần do nguồn nước từ thượng nguồn xuống rất ít, và vào những giai đoạn triều cường mặn nhiễm sâu hơn. Nhiều vùng hồi nào giờ không bị nhiễm mặn, nhưng năm rồi có dấu hiệu mặn đến rồi.
Khi tôi mới bắt đầu công tác này thì khái niệm biến đổi khí hậu còn xa lạ đối với người dân, nhưng bây giờ họ quen rồi và có thể tham gia lý giải trong vấn đề này.
Gia Minh: Vậy những đề xuất như thế nào?
Ts Lê Anh Tuấn: Tổng quát, hiện nay vẫn tiếp tục theo dõi những diễn biến của biến đổi khí hậu, tiếp tục phân tích những số liệu để có kịch bản tốt hơn giúp giảm bớt những rủi ro. Cần lường trước được những bất ổn mà chưa tiên đoán được, ví dụ những đập xây dựng ở thượng nguồn sẽ làm đảo lộn tất cả qui luật của dòng chảy của Sông Mê Kông đối với vùng Đồng bằng Sông Cửu Long, rồi những biện pháp thích nghi của người dân hiện nay có thích ứng trong tương lai hay không. Rồi xem lại những đầu tư cần thiết cho Đồng bằng Sông Cửu Long trong tương lai. Vấn đề này cũng đang tiếp tục làm để có những kế hoạch hành động trong tương lai.
Gia Minh: Việc phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác như thế nào?
Ts Lê Anh Tuấn: Chúng tôi có thành lập ra những mạng lưới để trao đổi và chia xẻ thông tin với nhau. Chúng tôi thường tổ chức những cuộc hội thảo cũng như tham gia những cuộc hội thảo,hoặc tham gia hội thảo của các đơn vị khác để trao đổi thông tin về những gì chúng tôi có và xem lại những mô hình thích ứng khác nhau. Các dự án khác đang triển khai họ cũng gửi cho chúng tôi góp ý.Chúng tôi cũng tham gia một phần hay toàn bộ trong quá trình thực hiện dự án.
Nếu chọn những giải pháp thật tốt, lại bị giới hạn về mặt tài chính. Bây giờ phải xem ngưỡng nào là tối ưu mà phù hợp điều kiện thay đổi ngoài ý muốn của mình kể cả từ thiên nhiên và từ con người. Đồng thời cũng liên quan đến những chính sách của Nhà Nước khi đầu tư cho ĐBSCL
Ts Lê Anh Tuấn
Gia Minh: Tiến sĩ đánh giá về tiến độ thực hiện dự án thế nào?
Ts Lê Anh Tuấn: Thực ra chúng tôi đang quá tải, công việc càng ngày càng nhiều. Vấn đề không đơn giản như suy nghĩ ban đầu. Tương đối phức tạp vì vùng đồng bằng Sông Cửu Long là nơi sản xuất lúa quan trọng của Việt Nam, cũng là nơi sản xuất thủy sản. Nếu chọn những giải pháp thật tốt, lại bị giới hạn về mặt tài chính. Bây giờ phải xem ngưỡng nào là tối ưu mà phù hợp điều kiện thay đổi ngoài ý muốn của mình kể cả từ thiên nhiên và từ con người. Đồng thời cũng liên quan đến những chính sách của Nhà Nước khi đầu tư cho Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Đồng bằng Sông Cửu Long còn đối diện với những vấn đề, ngoài chuyện ô nhiễm nguồn nước, còn chuyện gia tăng dân số, sức ép về phát triển kinh tế, đến chuyện các nước như Lào, Kampuchia, Trung Quốc xây dựng những đập thủy điện chắn ngang dòng chảy mà Việt Nam không thể kiểm soát quá trình vận hành … Đó là những thử thách rất lớn mà tôi không biết mình ( Việt Nam) có được những giải pháp tối ưu nào để đối phó.
Đó là vấn đề nhức đầu mà chúng tôi đang tìm cách giải quyết.
Gia Minh: Cám ơn tiến sĩ nhiều.
 

NGHIÊM TRANG * GIA ĐINH VIỆT NAM TẠI ĐỨC


Câu chuyện vượt biên của một gia đình Việt tại Đức

Cập nhật lúc 08-02-2013 15:15:02 (GMT+1)

Người Việt ở Dorsten liên hoan với cha đạo. Ảnh: Picasa.



 Hoang Nhu Thiet nay đã 64 tuổi, cùng vợ và các con vượt biển vào năm 1980 để thoát khỏi Việt Nam. Số phận đã đưa anh đến Đức trên chuyến tàu định mệnh năm ấy.
“Ngày 24.4.1980, chúng tôi lên thuyền, tất cả 45 người cùng thực phẩm đủ ăn một tháng,“ Nhu Thiet kể. Thuyền lúc đó rộng 3,8 mét, dài 11 mét, chở những người Việt muốn đi tìm miền đất mới, trong đó có anh và người vợ đang mang thai đứa con thứ tư.
Họ đã lái thuyến hướng về phía mà họ nhìn thấy có một chiếc trực thăng nào đó và luôn ra tín hiệu bằng ánh sáng để cầu cứu. Sau 2 ngày lênh đênh trên biển, một chiếc tàu lớn hiện ra.
“Chúng tôi sợ rằng đây có thể là thuyền Nga,“ người đàn ông Việt Nam kể lại. Tuy nhiên, họ đã may mắn vì đó là một con tàu Đức đi trên biển để cứu những người Việt Nam. Cùng với chuyến tàu định mệnh này, họ đã đến Đức.
“Tôi không quan tâm tàu đi đâu. Tôi đã muốn đến Mỹ vì có họ hàng, nhưng tôi cũng chào đón Đức,“ Hoang Nhu Thiet chia sẻ. Với anh và gia đình, điều quan trọng lúc đó là được thoát khỏi Việt Nam.
“Chúng tôi phải rời khỏi nhà mình gần Sài Gòn. Ở đó, tôi từng là bộ đội. Họ dọa tôi sẽ cho tôi vào trại cải tạo vì lí do chính trị,“ Nhu Thiet nhớ lại thời kì đó.
Sang đến Đức, họ được đưa về một trại tập trung, sau đó phân tán trên toàn Đức. Nhà họ Hoàng đến thành phố Dorsten, nơi vợ anh sinh đứa con gái. Họ trở thành những người Việt thứ hai ở thành phố này và cô con gái được đặt tên Đức Martina.
Cả gia đình đã rất hạnh phúc khi vượt biển thành công. Trải qua bao nhiều đắng cay, cuối cùng thì niềm vui cũng đến với họ. Người con gái họ bỏ lại Việt Nam khi đó mới lên hai tuổi. Nhưng chỉ ít tháng sau khi vợ chồng nhà họ Hoàng rời quê hương, đứa bé đã được một người khác nhận nuôi và họ cũng vượt biên và kế hoạch đoàn tụ của họ đã thành công.
Sau bé gái Martina, vợ Nhu Thiet đã hạ sinh thêm 3 người con nữa tại Barkenberg. Gia đình đã tìm được một quê hương mới. “Chúng tôi sống tại đây và trở thành một phần của xã hội này. Mấy chị em chúng tôi hồi nhỏ hay đi hầu lễ cha đạo, giúp việc trong nhà thờ vào mỗi kì nghỉ hoặc đưa thư giúp cha. Chúng tôi thuộc về nơi này,“ Martina, năm nay đã 32 tuổi, kể về tuổi thơ của mấy chị em cô. Dù vậy thì một phần tình cảm gia đình cô vẫn dành cho quê hương Việt Nam. 
Năm 1998 Nhu Thiet Hoang có trở về thăm quê hương. „Nhưng tôi thật sự không muốn quay lại đó nữa“, người đàn ông này thẳng thắn nói. „Cảnh sát đã giữ tôi 3 tiếng đồng hồ vì thị thực của tôi và họ đưa ra cho tôi vô số câu hỏi. Lúc đó tôi cảm thấy mình như một phạm nhân.“
Nghiêm Trang, Nguy Nga – vietinfo

CÔNG TỬ VĨNH LONG

Những chuyện chưa biết về đại công tử đất Vĩnh Long 

Công tử Bảy Lời thời trẻ

Công tử Bảy Lời

 

Chủ nhật, 10/06/2012 09:32

Có thể nói Công tử Bảy Lời của xứ Vĩnh Long là một thanh niên con nhà giàu có nhưng tính tình khác xa Hắc Công tử Bạc Liêu và Bạch Công tử Mỹ Tho.


Thương người, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào, từ lúc còn rất trẻ Công tử Lời đã ý thức được sự thống trị, áp bức của người Pháp và sớm tham gia vào cuộc cách mạnh giải phóng dân tộc.

Công tử Lời hy sinh đền nợ nước khi mới bước qua tuổi 30, nhưng mãi cho đến tận bây giờ mỗi khi nhắc đến tên Công tử Lời nhiều người còn tiếc thương cảm phục, trong khi người đời luôn chê cười lối sống xa hoa trụy lạc đến mức táng gia bại sản, không cần biết gì đến sự hưng vong của quốc gia như 2 vị Công tử xứ Bạc Liêu, Mỹ Tho.

Bảy Lời lúc về già
Chân dung mẹ công tử


Công tử Lời và vụ hỏi vợ có 1 không 2

Như đã nói, năm 16 tuổi Công tử Lời được cha sắm cho 1 chiếc xe hơi hiệu DeLage mui trần với giá 5.000 đồng tiền Đông Dương bấy giờ, tương đương với giá 500 tấn lúa. Hồi đó ở xứ Cái Nhum chỉ có một mình Công tử Lời có xe hơi, cộng thêm với cái mã đẹp trai, con nhà giàu, nên cậu Bảy Lời là niềm mơ ước hàng đêm của không biết bao nhiêu cô con gái trong những gia đình danh gia vọng tộc xứ Cái Nhum, Long Hồ, Vĩnh Long.

Mỗi lần Công tử Lời đưa xe ra đường, các cô gái quần là áo lượt thi nhau xin được quá giang xe của cậu Bảy, mong lọt vào mắt xanh của cậu.

Nhưng Công tử Lời lúc đó chẳng thèm tơ tưởng gì đến chuyện trai gái yêu thương, trong mắt của cậu Bảy Lời lúc đó đám con gái con nhà khuê các, danh gia vọng tộc trong vùng hình như chẳng đáng giá bao nhiêu.

Tuy vậy với tính tình phóng khoáng, cậu Bảy Lời sẵn sàng cho các cô gái quá giang xe, nhưng lần nào cho các cô nàng quá giang xe cậu Bảy Lời cũng tìm cách phá đám cho bõ ghét.

Những bậc bô lão xứ Cái Nhum còn nhớ, một hôm cậu Bảy Lời đi đám cưới ở thị xã Vĩnh Long. Tình cờ đi chung đám cưới với cậu Bảy Lời có các tiểu thư con nhà khuê các ở xứ Cái Nhum. Khi phát hiện cậu Bảy Lời trong đám cưới, các tiểu thư xúm lại bắt chuyện.

Đến lúc ra về, 4 cô tiểu thư xứ Cái Nhum nằng nặc đòi cậu Bảy Lời cho quá giang xe hơi về nhà, không chịu đi ghe. Nghe mấy tiểu thư đòi đi xe hơi của mình, cậu Bảy Lời vui vẻ đồng ý, mở cửa xe cho 1 cô lên ngồi phía trước, 3 cô ngồi ở ghế sau.

 Cả 4 cô tiểu thư chưa kịp yên vị trên xe thì cậu Bảy Lời bật công tắc nổ máy xe rồi đạp ga cho xe phóng vụt một cái làm các tiểu thư ngã chúi nhủi ra phía trước, mặt mày xanh như tàu lá nhưng chẳng dám hé răng than thở tiếng nào.

Từ Vĩnh Long về Cái Nhum, cậu Bảy Lời cho xe phóng như bay khiến khăn choàng, áo dài của các tiểu thư tung bay phấp phới, tóc nhiều cô dựng đứng cả lên, cô nào cô nấy mặt mày méo xẹo như muốn khóc.

Cuối cùng, một cô bạo gan năn nỉ cậu Bảy Lời chạy chậm lại, nhưng càng năn nỉ thì cậu Bảy Lời càng cho xe chạy hết tốc lực, khiến các cô ngồi im thin thít.

 Khi xe về đến chợ Cái Nhum, cả 4 tiểu thư áo xống xộc xệch vội vàng xuống xe, đứng xếp hàng chắp tay vái cậu Bảy Lời 1 cái thật dài rồi ai về nhà nấy, từ đó về sau chẳng cô nào dám xin quá giang xe của Công tử Lời.


Cô Năm Võ Thị Phối, người vợ tảo tần chung thủy của Công tử Bảy Lời.

Nhưng cuối cùng thì cậu Bảy Lời cũng bị tiếng sét ái tình đánh trúng, thương yêu và quyết tâm cưới bằng được một cô thôn nữ lớn hơn mình 2 tuổi về làm vợ.

Người ta kể rằng, trong những chuyến đi chơi cùng đám bạn bè ở khu vực ngã tư Long Hồ, một hôm ghé nhà người quen thì cậu Bảy Lời bất ngờ chạm mặt cô Năm Phối (Võ Thị Phối), con ông Hương cả Tường của làng An Đức, quận Châu Thành (nay là huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long).

 Ông Cả Tường là người nề nếp gia phong, tuy không giàu có nhưng là người có học, nổi tiếng sống đạo đức, thanh liêm. Cô Năm Phối có 9 anh chị em, trong đó có 7 gái.

Người ta nói cô Năm Phối không phải là người phụ nữ hương sắc đến mức tuyệt thế giai nhân, lại lớn hơn cậu Bảy Lời 2 tuổi, nhưng là một thôn nữ có khuôn mặt tròn ưa nhìn, nước da trắng trẻo và có đôi bàn tay, bàn chân rất đẹp.

Nhưng trong con mắt cậu Bảy Lời, cô Năm Phối là một cô gái nết na, nhân hậu, đáng yêu và đáng để lấy làm vợ.

 Muốn là làm, sau khi hỏi thăm được thân thế của cô Năm Phối, một hôm Công tử Lời lái xe thẳng đến nhà cô Năm, xin gia nhân cho vào gặp ông Cả Tường.

Khi giáp mặt vị nhạc phụ tương lai, Công tử Lời chẳng ngại ngùng, nói thẳng: “Thưa bác, con muốn cưới cô Năm, con gái bác, làm vợ”.

 Ông Cả Tường chới với, vì ngày xưa muốn đi hỏi vợ là cả một chuyện đại sự, cha mẹ người con trai phải nhờ mai mối đến dạm ngỏ, còn Công tử Lời đơn thân độc mã đến gặp người lớn xin hỏi vợ là chuyện xưa nay chưa hề có.

Ông Cả Tường nhìn cậu thanh niên non choẹt,  ăn mặc bảnh bao một hồi, rồi ông nghiêm sắc mặt nói thẳng: “Cậu còn trẻ, nên lo lập nghiệp. Hiện tại cậu còn xài tiền nhà.

Tôi không ham rể giàu, không ham xe hơi, nhà lầu. Ít ra cậu cũng phải nói với gia đình nhờ mai mối, chớ có “phang ngang, bửa củi” như vậy là không phải lễ…”.

 Bị từ chối thẳng, cậu Bảy Lời về nhà suy tính kế` khác, quyết tâm cưới cho bằng được cô Năm Phối về làm vợ.

Cậu Bảy Lời tập hợp 12 gia nhân, sắm 12 mâm lễ vật, sai họ chèo ghe 12 cây số lên nhà ông Cả Tường để hỏi vợ, nhưng cậu Bảy không đi theo đoàn ghe. Ông Cả Tường thấy chuyện động trời như vậy nên nhất định không tiếp.

Thực hiện lời dặn của Công tử Lời, đoàn gia nhân ngay lập tức bèn giở chiêu ăn vạ: “Ông Cả không nhận sính lễ, về nhà chúng con bị Công tử Lời cho nghỉ việc”.

 Gần cả ngày đoàn gia nhân nằm ăn vạ tại nhà ông Cả Tường với 12 mâm sính lễ hỏi vợ khiến dân chúng trong làng hay tin kéo tới xem rần rần như xem hát bội. Bí quá, ông Cả Tường bèn xuống nước đồng ý nhận 2 mâm lễ rồi năn nỉ đoàn người lui về.

Từ khi được ông Cả Tường nhận 2 mâm sính lễ, cậu Bảy Lời nghiễm nhiên xem mình đã là con rể trong nhà ông Cả, nên mỗi lần lái xe đi ngang nhà ông thì cậu Bảy đều ghé thăm, tặng quà.

 Nhiều lúc cậu Bảy Lời lái xe hơi đi săn ở miền Đông về thì đều cho xe ghé nhà “nhạc phụ tương lai” chia đôi “chiến lợi phẩm” săn được, dù là con nai lớn hay con heo nhỏ.

Ông Cả Tường lúc đầu rất bực mình vì tính tình ngông nghênh, xốc nổi xem trời bằng vung của Công tử Lời, nhưng mỗi lần Công tử Lời ghé thăm ông Cả đều phải miễn cưỡng ngồi tiếp chuyện cậu thanh niên.

Càng ngày ông Cả Tường càng phát hiện cậu Bảy Lời tuy sống phóng khoáng ngang tàng nhưng thắng tính, hỏi chuyện gì cậu Bảy Lời cũng đáp lại lễ phép, trôi chảy, kiến thức uyên thâm, chữ Pháp, chữ Hoa thông thạo khiến ông dần dần cũng thấy có cảm tình.

Thế là năm 17 tuổi, năm 1928, Công tử Lời được ông Cả Tường chấp thuận cho hỏi cưới cô Năm Phối về làm vợ.

Sau ngày về làm vợ của Công tử Lời, với bổn phận là cô con dâu út, tính tình chân thật, nết na, hiền dịu nên cô Năm Phối rất được ông bà Châu Xuyên thương yêu, tin tưởng.

Người ta kể, năm ông Châu Xuyên bệnh nặng nhắm bề khó qua khỏi nên cho gọi con dâu út là cô Năm Phối đến bên giường bệnh.

Ông Châu Xuyên đưa tận tay cô Năm Phối một cái va li bằng nhôm, kích thước to đến 30 x 40 x 10 cm và dặn dò: “Đây là tất cả gia sản của nhà ta. Tía mất rồi con ráng lo cho má con thằng Lời và đứa con sắp chào đời của nó. Con không được tiết lộ với ai. Nếu sợ không an toàn thì gởi cho chú Hai Xi, tá điền của tía, là người trọng tín nghĩa”.

Cô Năm Phối mở va li ra thấy toàn tiền giấy 100 đồng hình bộ lư chất đầy va li. Cô hết sức bàng hoàng vì từ nhỏ đến lớn cô chưa được tận tay cầm tờ giấy 10 đồng, nói chi đến 1 va li tiền đầy ắp giấy bạc 100 đồng. Sau vụ giao chiếc va li tiền, mấy ngày sau thì ông Châu Xuyên qua đời.

Lo tang lễ cho cha chồng xong, trong lúc chưa gửi tiền được cho người tin cẩn, cô Năm Phối đem chôn chiếc va li tiền trong bồ lúa rồi giăng mùng ngủ ngay trên đó để giữ chiếc va li. Sau này, nhờ chiếc va li tiền của ông Châu Xuyên giao lại mà cô Năm Phối đã nhiều lần cứu công tử Bảy Lời ra khỏi lao tù vì ông mang tội đi làm Quốc sự.

5 lần vào tù ra khám và hy sinh vì Tổ quốc

Trong lòng người dân Vĩnh Long, Công tử Lời không chỉ là người nhân ái, hay giúp đỡ tá điền, người nghèo khó mà còn là người chiến sĩ cộng sản kiên trung, từng 5 lần vào tù ra khám nhưng vẫn giữ vững khí tiết cách mạng.

Ngã tư Long Hồ, nơi Công tử Lời gặp được cô Năm Phối người vợ thủy chung con ông Hương cả Tường, cũng chính là nơi Công tử gặp được người thanh niên cùng trang lứa tên Nguyễn Văn Đại, thành viên của Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội vào năm 1929.

Năm 1930, nơi đây đã hình thành chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Vĩnh Long do ông Nguyễn Văn Thiệt làm bí thư (sau này ông Thiệt là bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long).

Chính mối duyên gặp gỡ này đã giúp “công tử” Lời bắt gặp lý tưởng Cộng sản và hăng hái tham gia vào phong trào cách mạng.

Trong lịch sử tỉnh Vĩnh Long do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia xuất bản, kể lại sự việc đấu tranh đầu tiên của người dân tỉnh Vĩnh Long chống lại thực dân Pháp xâm lược, có sự tham gia của Công tử Bảy Lời: “Ngày 2/6/1930, khoảng 2.000 người gồm nông dân, tiểu thương, học sinh, thợ thủ công… từ Châu Thành, Tam Bình, Vũng Liêm kéo về ngã tư Long Hồ, sắp thành đội ngũ, giương cao biểu ngữ “Tinh thần ngày Quốc tế Lao động 1-5 muôn năm!”, “Đảng Cộng sản Đông Dương muôn năm!”, “Đả đảo đế quốc Pháp và quan làng tay sai!”, “Giảm thuế cho dân nghèo!”.

Ông Châu Văn Sanh (Công tử Lời) là người dẫn đầu đoàn biểu tình kéo về tỉnh lỵ Vĩnh Long trong tiếng hô vang, tiếng tù và, tiếng mõ inh ỏi. Khi đoàn biểu tình đến Văn Thánh miếu (nay thuộc phường 4, TP Vĩnh Long), cách dinh chủ tỉnh Vĩnh Long khoảng 2 cây số thì bị lính Pháp và lính người Việt chặn đường.

Theo lệnh của quan chủ tỉnh Vĩnh Long, đám binh lính thẳng tay nổ súng vào đoàn người biểu tình làm 8 người chết tại trận, 60 người khác bị thương. Công tử Bảy Lời Châu Văn Sanh bị bắt tại trận và bị giặc và đưa về giam giữ”.

Các tài liệu của tỉnh Vĩnh Long còn ghi rõ: trong cuộc đàn áp tại Văn Thánh miếu, Công tử Lời bị giặc đánh chảy máu đầu và bị lôi lên xe đem về giam ở nhà lao Vĩnh Long, sau đó chuyển lên giam tại Sài Gòn.

Sự kiện trên khiến cô Năm Phối phải dùng tiền lo lót để ông được tha, khoảng 2 tháng sau khi bị bắt giam thì Công tử Lời được ra tù. Đó là lần thứ một công tử Bảy Lời bị bắt.

Người ta nói phần nhờ cô Năm Phối chạy lo đút lót, phần do xuất thân từ tầng lớp điền chủ, lại là “công tử” ăn chơi có tiếng nên thực dân Pháp không thể tin cậu Bảy Lời là người cầm đầu đoàn biểu tình. Sau khi ra tù, Công tử Bảy Lời tiếp tục hoạt động cách mạng, cuối năm 1931 lại bị bắt.

Hồi ký của ông Nguyễn Văn Nhung, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, có đoạn viết: “Tháng 7/1931, tôi ở chung khám lớn Sài Gòn với Tổng Bí thư Trần Phú, Ung Văn Khiêm, Nguyễn Văn Tây, Ngô Văn Chính và Châu Văn Sanh.

Trần Phú bị đánh đến lao phổi nặng, tôi và Châu Văn Sanh nằm kế bên thay nhau chăm sóc cho đồng chí Trần Phú, nhưng Trần Phú bị mệt và ho liên tục. Châu Văn Sanh có mặt lúc đồng chí Trần Phú trút hơi thở cuối cùng, sau đó có dự lễ mặc niệm noi gương người Cộng sản kiên cường”.

 Ông Nguyễn Văn Nhung cũng có nhắc lại một chuyện về Công tử Bảy Lời lúc ở Khám lớn Sài Gòn: “Công tử Lời gan dạ lắm. Năm 1931 đồng chí Trần Phú bị bắt, bị tra tấn dữ dội, thêm bệnh lao phổi rất nặng nhưng giặc lại biệt giam không cho ai chăm sóc.

Công tử Lời cảm phục người đồng chí trung kiên nên đã bẻ khóa phòng giam của Trần Phú để vào chăm sóc cho ông, lén tiếp tế thức ăn, thuốc uống”.

Lần thứ 2 Công tử Bảy Lời bị bắt, cô Năm Phối lại lặn lội từ Cái Nhum lên Vĩnh Long, rồi lên Sài Gòn tìm luật sư “chạy án” cho ông. Bác sĩ Nguyễn Văn Hoài, quê Long Châu, Vĩnh Long, lại là giám đốc Nhà thương điên Biên Hòa, bày kế làm giám định sức khỏe cho “công tử” Lời và kết luận ông bị bệnh tâm thần.

Sau này bà Năm Phối kể lại cho con cháu nghe vụ này bà tốn hết “3 sọt tiền bạc trắng” (khoảng 3.000 đồng tiền Đông Dương) để “công tử” thoát nạn tù. Đến đầu năm 1932 Công tử Bảy Lời lại được ra tù.

Sau khi ra tù Công tử Bảy Lời tiếp tục hoạt động một thời gian thì ông lại bị địch bắt lần thứ 3 vào ngày 3-7-1933. Sau gần một năm giam giữ, Công tử Bảy Lời bị đưa ra tòa xét xử tội làm quốc sự.

Ngày 1-6-1934 Tòa kêu án Công tử Bảy Lời 10 năm tù giam và 10 năm đày biệt xứ.

Nghe được hung tin, cô Năm Phối lại tiếp tục “gánh bạc trắng” đi chạy án, ông lại được tha. Năm 1936, Mặt trận Bình dân Pháp lên cầm quyền ở chính quốc, Công tử Bảy Lời tích cực tham gia phong trào đòi dân chủ, dân quyền.

Ông tiếp tục bị bắt giam lần thứ 4 tại Mỹ Tho. Lần này những kẻ bắt giam Công tử Bảy Lời chẳng thèm xét xử làm gì cho mệt mà thẳng thừng bắn tin cho gia đình mang tiền qua chuộc ông về.

Những tư liệu của gia đình Công tử Bảy Lời còn ghi, lần thứ 4 đi chuộc ông về cô Năm Phối phải chi mất “2 thùng bạc sọ”, khoảng 200 đồng tiền Đông Dương. Những người thân trong gia đình của Công tử Bảy Lời còn nhớ rõ, tuy thân bị tù đày nhưng cậu Bảy Lời vẫn giữ nguyên bản chất “công tử” hay giúp đỡ mọi người.

Trong tù, Công tử Bảy Lời hay gửi giấy ra nhờ gia đình mua bún, bánh hỏi, lạp xưởng, tôm khô, heo quay, thịt chà bông, phô mai…mỗi lần vài chục ký để gửi vô tù, mà phải là loại thượng hảo hạng.

Gia đình hỏi ông có 1 mình cần gì nhiều thức ăn như vậy, Công tử Bảy Lời trả lời tỉnh queo: chia cho mấy bạn tù cùng bồi bổ sức khỏe để tiếp tục đấu tranh.

Sau vài lần Công tử Bảy Lời bị bắt giam, bà Đào Thị Bòi gom góp tiền của để thu xếp đưa ông sang Hongkong sinh sống để ông ngưng hoạt động cách mạng nhưng Công tử Lời nhất định không chịu đi, ở lại quê hương tham gia đấu tranh.

Chiếc va ly nhôm đầy ắp giấy bạc 100 đồng do ông Châu Xuyên trao tận tay cô Năm Phối, sau này hết sạch vì lo lót chuyện tù đày và tiếp tế cho Công tử Bảy Lời.

Lần thứ 5 Công tử Bảy Lời bị giặc bắt là vào năm 1940. Theo lời kể của ông Nguyễn Thành Thơ, nguyên Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, năm 1937-1939, theo yêu cầu cách mạng, Công tử Lời mở 1 tiệm sách ở thành phố Cần Thơ, tên nhà sách là Đời Mới, ở cầu tàu Lục Tỉnh đi lên phía tay trái, nay là đường Ngô Quyền, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ.

Tại tiệm sách này, Công tử Bảy Lời bán sách cách mạng tiến bộ, sách nghiên cứu chủ nghĩa Mác. Thời kỳ này Mặt trận Bình dân Pháp cầm quyền nên các loại sách này được bán tự do.

 Vào thời điểm này, Công tử Bảy Lời rất nổi tiếng, giao du với nhiều nhà cách mạng như: Nguyễn An Ninh, Châu Văn Liêm, Tạ Uyên, Nguyễn Thị Nhỏ…Khi nội các Daladier thay Mặt trận Bình dân lên cầm quyền ở Pháp thì ở Đông Dương, thực dân Pháp quay lại đàn áp dã man những người theo phong trào dân chủ.

Nhà sách Đời Mới ở Cần Thơ của Công tử Bảy Lời bị giặc đóng cửa nên ngày 4-1-1940 ông thuê xe chở sách về quê nhà chợ Cái Nhum. Khi xe chở sách đi đến ngã tư Long Hồ thì bị giặc chặn bắt quả tang trên xe có chở nhiều sách cấm và tài liệu tuyên truyền Cộng sản.

Công tử Bảy Lời bị giặc đưa về Sài Gòn giam 1 thời gian, dù cô Năm Phối đã hết sức chạy chọt lo lót nhưng đến ngày 20-7-1940 ông bị tòa án Sài Gòn kết tội “vận động lực lượng bất hợp pháp để lật đổ chính quyền” với bản án 5 năm tù và 10 năm biệt xứ. Sau khi bị tòa kết án, Công tử Bảy Lời bị đày ra Côn Đảo.

Theo lời kể của bà Võ Thị Canh, em ruột của cô Năm Phối, 6 tháng trước ngày mãn hạn tù, Công tử Bảy Lời có gửi về gia đình 1 bức thư.

Đây là bức thư cuối cùng ông viết từ nhà tù Côn Đảo, nên sau ngày Công tử Bảy Lời hy sinh bức thư của ông được bà Năm Phối cất giữ trong tủ sắt như một bảo vật.

Bà Canh kể, bức thư cuối cùng của Công tử Bảy Lời viết bằng mực tím, nội dung tha thiết nhớ nhung vợ con, xin lỗi vợ vì mình nặng việc đại sự quốc gia nên đã không làm tròn trách nhiệm 1 người con đối với mẹ già, không làm tròn trách nhiệm người chồng, người cha…

Trong bức thư, Công tử Bảy Lời còn cho gia đình biết sau khi về đến đất liền ông phải tiếp tục chịu án “lưu đày biệt xứ 10 năm” trên Long Khánh, Đồng Nai.

Theo thông báo của chính quyền thực dân, ngày Công tử Bảy Lời được về đất liền là ngày 3-7-1943, nên cô Năm Phối và gia đình đếm từng ngày để mong gặp mặt ông.


Văn Thánh Miếu Vĩnh Long, nơi Công tử Bảy Lời cầm đầu
đoàn biểu tình đầu tiên ở Vĩnh Long và bị giặc bắt lần thứ nhất.

Càng gần đến ngày mãn hạn tù, gia đình, người thân và nhiều đồng chí của ông trong đất liền càng mong ngóng, trông tin, bởi trong Công văn của chúa đảo Côn Sơn gửi toàn quyền Đông Dương vào ngày 21/6-1943 báo cáo danh sách 17 tù nhân được trả tự do vào ngày 3-7 năm đó có ông Châu Văn Sanh, Công tử Bảy Lời.

 Nhưng Công tử Bảy Lời đã không bao giờ về được đất liền, quê mẹ. vào ngày 3/7/1943, cái ngày mà gia đình lẽ ra phải được gặp mặt  Công tử Bảy Lời thì cả nhà ngất xỉu khi nhận được hung tin ông đã trút hơi thở cuối cùng vào ngày 27-6 tại nhà tù Côn Đảo, trước ngày mãn hạn tù 6 ngày.

Công tử Bảy Lời hy sinh khi chỉ mới 33 tuổi, cái tuổi sung mãn nhất của người thanh niên đang xả thân vì nghiệp lớn. Sau này Công tử Bảy Lời được Nhà nước truy tặng Liệt sĩ.

Về cái chết của Công tử Bảy Lời ở nhà tù Côn Đảo, cho đến nay vẫn chưa có tài liệu nào xác thực vì sao ông hy sinh chỉ 6 ngày trước khi mãn hạn tù giam.

Theo 1 vài tài liệu (chủ yếu qua những câu chuyện kể của những người từng biết Công tử Bảy Lời) thì có tin nói ông chết vì bị suy kiệt sức khỏe do mắc bệnh kiết lỵ quá nặng nhưng bọn cai ngục không cho chữa trị. Nhưng theo tin đồn và tài liệu của người Pháp để lại, có cơ sở để tin rằng Công tử Bảy Lời chết do bị bọn cai ngục thủ tiêu theo lệnh quan thầy.

 Trong công văn của chúa ngục Côn Sơn gửi cho Toàn quyền Đông Dương ngày 21/6/1943 có đề cập đến việc phải thả tù nhân Châu Văn Sanh (tức Công tử Bảy Lời) vào ngày 3/7/1943, nhưng không hề đề cập gì đến tình trạng sức khỏe, bệnh tật của công tử.

Chỉ 6 ngày sau khi có công văn này thì Công tử Bảy Lời hy sinh. Người ta đồn rằng, do biết chắc sau khi mãn hạn tù Công tử Bảy Lời sẽ tiếp tục hoạt động cách mạng chống lại chính quyền thực dân Pháp nên giặc Pháp đã lén lút thủ tiêu ông.

Nguồn tin này có cơ sở vì giặc Pháp liệt ông là thành phần ngoan cố, chống phá chính quyền Pháp bị bắt đã 5 lần nhưng vẫn không sợ, sau khi ra tù có thêm uy tín để tập hợp quần chúng đấu tranh nên chúng thủ tiêu ông.

1 tài liệu của gia đình Công tử Bảy Lời còn cho biết: việc thủ tiêu Công tử Bảy Lời đã được giặc Pháp tính toán trước, bởi lẽ sau khi nhận được thư của Công tử Bảy Lời thông báo ông sẽ được tha về đất liền để chấp hành bản án 10 năm lưu đày biệt xứ thì cô Năm Phối vội vã đến Cảnh sát tỉnh Vĩnh Long để hỏi thăm chuyện đi đày biệt xứ.

Tại đây tên cảnh sát trưởng thẳng thừng trả lời cô Năm Phối: “Ổng không về đâu, bà đừng chờ đợi mất công. Đất nước này làm gì có chỗ cho ổng dung thân”.

 Lúc đầu gia đình vợ con của Công tử Bảy Lời tưởng tên cảnh sát trưởng hù dọa. Nhưng sau đó chuyện Công tử Bảy Lời không bao giờ về tới đất liền gặp mặt vợ con đã thành sự thật.

 Công tử Bảy Lời hy sinh để lại người vợ và 4 người con, nhưng tấm gương trung kiên bất khuất của ông cho đến nay người dân Vĩnh Long vẫn còn nhớ mãi.

No comments: