Wednesday, July 31, 2013
BIỂN ĐÔNG *“GIẤC MƠ TRUNG HOA”
“GIẤC MƠ TRUNG HOA”
VÀ CUỘC TRANH ĐOẠT BIỂN ĐÔNG
BienDong.Net: Xét từ góc độ văn hóa chính trị nước lớn truyền thống của Trung Quốc, không mấy khi một vấn đề địa chính trị cục bộ như Biển Đông lại liên quan đến một chủ thuyết quốc gia như “Giấc mơ Trung Hoa” mà nhà lãnh đạo Tập Cận Bình đưa ra sau khi lên nắm quyền lực tối cao tại Trung Quốc.
Thế mà Biển Đông lại có liên quan tới chủ thuyết đó, ít nhất trên hai phương diện.
Kể từ khi trở thành Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, ông Tập Cận Bình bắt đầu chính thức đề cập đến “Giấc mơ Trung Hoa”. Khái niệm này trừu tượng và sự trừu tượng được tạo ra một cách có ý thức. Nhưng đôi lần chính ông Tập Cận Bình nêu ra một số nội hàm cụ thể. Trong bài phát biểu khai mạc Diễn đàn Châu Á Bác Ngao (BFA) năm 2013, ngày 7/4, Chủ tịch nước Trung Quốc nói: “Vào giữa thế kỷ 21, Trung Quốc sẽ trở thành một quốc gia xã hội chủ nghĩa hiện đại, thịnh vượng, hùng mạnh, dân chủ, văn hóa tiên tiến và hòa hợp, cụ thể là, sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hòa sẽ thành hiện thực”.
“Giấc mơ Trung Hoa” bản chất là một khẩu hiệu nhằm tập hợp lực lượng trong nước vào lúc nền kinh tế Trung Quốc bước vào giai đoạn khó khăn, thử thách mới và to lớn. Sau khi tăng trưởng đạt đến đỉnh điểm vào năm 2007, kinh tế Trung Quốc bắt đầu phát triển chậm lại. Vào lúc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu nổ ra từ mùa thu năm 2008, những gói kích thích kinh tế lớn mà chính phủ Trung Quốc đưa ra đã duy trì nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ khá cao trong tình hình kinh tế toàn cầu tụt dốc không phanh. Các liều kích thích kinh tế trong giai đoạn này nhằm đạt được một mục tiêu quan trọng là giữ cho nền kinh tế ổn định trước Đại hội ĐCSTQ 18, phần nào phản ánh tư duy nhiệm kỳ.
Nhưng các gói kích thích tài chính tiền tệ đã để lại hàng loạt hậu quả tiêu cực về nợ xấu, nhiều ngành sản xuất cung vượt quá cầu do sản lượng dư thừa và làm sâu sắc thêm các bất cập về cơ cấu kinh tế. Ban lãnh đạo mới của Trung Quốc hiện nay đang đối mặt với những sức ép lớn từ bên trong và bên ngoài, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại và căng thẳng xã hội leo thang. Một trong vấn đề sống còn nhưng hết sức nan giải là cải cách cơ cấu kinh tế nhằm tạo ra sự phát triển bền vững.
Trước tình hình đó, để đoàn kết trong đảng và tạo sự nhất trí xã hội, ổn định lòng dân, đồng thời kích thích chủ nghĩa dân tộc nước lớn, ông Tập Cận Bình kêu gọi mọi người Trung Quốc hướng tới “Giấc mơ Trung Hoa” nhằm thực hiện sự phục hưng vĩ đại dân tộc Trung Hoa.
Một trong những nội hàm của giấc mơ đó là xây dựng Trung Quốc thành một “cường quốc biển”. Theo một ước lệ, một cường quốc biển phải có ít nhất 3 triệu km2. Tính theo Công ước Luật biển quốc tế 1982, Trung Quốc chỉ có khoảng hơn 1 triệu km2 biển. Trung Quốc phải làm sao kiếm thêm được ít nhất 2 triệu km2 nữa? Biển Hoa Đông là một dải biển hẹp, rộng không quá 400 hải lý. Tại đây, người Trung Quốc không những phải đối mặt với với hải quân hiện đại của Hàn Quốc và Nhật Bản mà đàng sau hai nước này là lực lượng mạnh của Mỹ. Sức mạnh hải quân của các quốc gia này vượt trội so với hải quân Trung Quốc về chất lượng cũng như số lượng.
Tính đi tính lại, Trung Quốc xem Biển Đông là cơ hội làm ăn lớn. Tranh đoạt Biển Đông là quốc sách hàng đầu của các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc từ thời ông Giang Trạch Dân trở đi. Nhưng đến thời ông Tập Cận Bình thì chiến lược tranh đoạt Biển Đông được đẩy lên mức cao chưa từng thấy. Ông Tập Cận Bình trong 6 tháng đầu cầm quyền đã hai lần viễn du phương Nam và đặt chân đến Biển Đông. Đó là điều đặc biệt ít xẩy ra tự cổ chí kim. Các hoàng đế Trung Hoa từng nhiều lần hạ du Giang Nam, nhưng đến thăm Biển Đông, mà người Trung Quốc gọi là Nam Hải, thì chưa có tiền lệ nào. Hải Nam - điểm tận cùng của lãnh thổ đế chế Trung Hoa, trong nhiều thế kỷ bị xem là “Nam hoang”.
Trong chuyến thăm địa phương đầu tiên của nhà lãnh đạo này sau khi lên cầm quyền, vào tháng 12/2012, ông Tập Cận Bình đã đến thăm Hạm đội Nam Hải. Và trên một trong các tàu chiến của Hạm đội này, ông Tập đề cập đến “Giấc mơ Trung Hoa”, khi nói chuyện với các thủy thủ: “Giấc mơ này có thể nói là giấc mơ về một quốc gia hùng mạnh. Đó là giấc mơ về một quân đội hùng mạnh”.
Lần tiếp theo, vào dịp dự Diễn đàn Bác Ngao, ông Tập lại thăm tàu chiến và tàu đánh cá. Ông khuyến khích ngư dân Trung Quốc ở Hải Nam và Quảng Đông tích cực ra khơi, “đánh được nhiều cá lớn”.
Không nói thì cũng rõ, khi lãnh đạo tối cao nói một, ắt địa phương ra sức làm mười. Hải quân và các lực lượng chấp pháp, cùng ngư dân của Trung Quốc càng đẩy mạnh tranh chấp, đẩy mạnh khai thác Biển Đông. Đến cuối tháng 7 vừa rồi, Cục hải dương nhà nước Trung Quốc (SOA) hoàn thành việc tái cơ cấu, tích hợp chức năng của các cơ quan “chấp pháp” cũ, như Cục hải giám, lực lượng tuần duyên thuộc Bộ Công an, lực lượng thực thi luật pháp nghề cá trực thuộc Bộ Nông nghiệp và lực lượng cảnh sát biển thuộc Tổng cục hải quan... Theo báo Quân giải phóng Trung Quốc, SOA sẽ được trang bị các thiết bị, bao gồm cả vũ khí. Giới quan sát cho rằng các hoạt động tuần tra trên biển của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông sắp tới sẽ thiên về vũ lực hơn. Bên cạnh đó, các nhà đương cục Trung Quốc ở Hải Nam ra sức củng cố và khai thác Hoàng Sa của Việt Nam như một cứ điểm trọng yếu ở Biển Đông.
Đầu năm 2013, Trung Quốc vướng vào vòng lao lý với nước láng giềng chung Biển Đông là Philippines. Điều Trung Quốc lo ngại nhất ấy là từ vụ khiếu kiện của Philippines, Tòa án trọng tài quốc tế về luật biển của Liên hợp quốc có thể đưa ra phán quyết bác bỏ đường lưỡi bò phi pháp mà Trung Quốc đưa ra. Đường lưỡi bò này bao trùm một diện tích hơn 2 triệu km2 Biển Đông, cộng với những vùng biển ở Hoàng Hải, biển Hoa Đông mới có thể khớp với diện tích cần thiết để thực hiện giấc mộng trở thành “cường quốc biển”.
Ở một phương diện thứ hai, lòng dân Trung Quốc đang ngày càng không yên. Trung Quốc là một quốc gia trở nên giàu có nhưng một bộ phận lớn dân chúng vẫn nghèo khó. Sự phân chia lại của cải và các cải cách nhằm bảo đảm công bằng xã hội luôn húc đầu vào bức trường thành của các tập đoàn lợi ích. Thế thì giới cầm quyền dựa vào đâu để duy trì quyền lực và giữ “ổn định xã hội”? Một trong các công cụ ấy là quân đội.
Vai trò quân đội được đề cao thì ngân sách quân sự càng tăng, dù 23 năm qua (trừ 2010) đã liên tục đạt hai chữ số; và theo Stockholm International Peace Research Institute (SIPRI), ngân sách này tăng gấp ba lần trong 10 năm qua, hiện nay tương đương với tổng chi phí quốc phòng của Pháp, Nhật Bản và Anh và lớn hơn ngân sách quốc phòng 12 nước Châu Á cộng lại... Binh chủng nào cũng cạnh tranh để có phần bánh lớn hơn trong ngân sách quốc phòng và hải quân chiếm “phần bánh sư tử”. Ngoài hải quân, các lực lượng “chấp pháp” dân sự và bán quân sự trên biển cũng tích cực hoạt động, mở rộng quy mô đội tàu và tần suất hoạt động. Đó đều vì lợi ích cục bộ của họ.
Vì vậy, từ Hoàng Hải qua biển Hoa Đông tới Biển Đông đâu đâu cũng thấy các lực lượng trên biển của Trung Quốc ra sức gây sự với các nước láng giềng. Càng tích cực gây sự, thành tích càng lớn, có như vậy mới bảo đảm phần bánh ngân sách hiện tại, đồng thời làm cho phần bánh này lớn hơn trong tương lai.
Giới lãnh đạo tại Bắc Kinh dung túng và khuyến khích các hoạt động gây căng thẳng của hải quân và các lực lượng biển cũng là một cách hướng sự chú ý của dư luận ra bên ngoài, cũng là một cách kích động chủ nghĩa dân tộc nước lớn Trung Hoa. Các vùng biển bao bọc Trung Quốc trở thành nơi tạo ra một kiểu xung đột cục bộ có tính thường trực để hướng sự chú ý của dư luận trong nước ra bên ngoài. Đó cũng chính là một trong các mục tiêu của “Giấc mơ Trung Hoa”.
2013 là năm Trung Quốc tập trung đả kích và cô lập Philippines. Không ai lạ gì chiến lược bẻ bó đũa từng chiếc của Trung Quốc. Nếu họ đè bẹp được ý chí của người Philippines, họ sẽ làm như vậy với các quốc gia biển láng giềng khác. Ngoại giao Trung Quốc tích cực hoạt động ở Đông Nam Á, tạo ra “bình mới” khi nói nhiều về thiện chí Trung Quốc thực hiện DOC và thương lượng COC. Nhưng thực tiễn quá khứ cho thấy các hoạt động ngoại giao cũng chỉ nhằm đánh lạc hướng dư luận, câu giờ và tiếp tục chia rẽ ASEAN.
Lãnh đạo Trung Quốc nêu “Giấc mơ Trung Hoa”, đó là nhằm duy trì chính thể cầm quyền của họ. Lớp người giàu có ở Trung Quốc có một giấc mơ khác, đó là duy trì các đặc quyền đặc lợi và các lợi ích tập đoàn của họ. Tầng lớp thanh niên có một giấc mơ khác, đó là có việc làm và cơ hội tiến thân. Còn người nông dân và dân nghèo thành thị chỉ mong đủ ăn, đủ mặc, tuổi già không bị bỏ rơi.
Với các mâu thuẫn nội tại, “Giấc mơ Trung Hoa” khó mà hiện thực. Cũng như các nỗ lực thôn tính Biển Đông đang tạo ra những mầm họa lâu dài cho chính sách đối ngoại và sự ổn định của Trung Quốc, trong đó có việc nó ngày càng lôi cuốn các nước lớn can dự vào một vùng biển nằm tại sườn phía nam của Trung Quốc.
NGỌC ẨN * LỊCH SỬ TÁI DIỄN
Lịch sử thường hay tái diễn
Ngọc Ẩn (Danlambao)
- Ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp gỡ TT Mỹ Obama ngày 25-7-2013
tại tòa Bạch Ốc. Ông Sang có nhắc lại chuyện ông Hồ Chí Minh viết thư
kêu gọi sự giúp đỡ của TT Harry Truman ngày 28-2-1946. Năm 1946 ông Chủ
tịch Hồ Chí Minh kêu gọi Mỹ giúp đỡ, năm 2013 thì ông Chủ tịch Trương
Tấn Sang kêu gọi Mỹ giúp đỡ thì đúng là lịch sử thường hay tái diễn.
TT Truman đã từ chối giúp đỡ Hồ Chí Minh chỉ vì ông ta biết quá rõ là Hồ
Chí Minh là đảng viên đảng cộng sản và là tay sai của Nga, Tàu. Những
hành động lật lọng, gian manh, dã man, nô lệ của HCM sau này đã chứng
minh TT Truman là người sáng suốt trong quyết định không liên hệ với
HCM. Nếu TT Truman đã tin tưởng, viện trợ vũ khí và tiền bạc cho ông Hồ
để chỉ vài năm sau đó ông Hồ khủng bố, tù đày dân, thủ tiêu người Việt
yêu nước nhưng không theo cộng sản, và ông Hồ giết hơn 100 ngàn người
trong CCRĐ, thì lịch sử của TT Truman phải mang một vết nhơ là tiếp tay
cho tổ chức khủng bố.
HCM xử bắn ân nhân là bà Cát Hanh Long theo mệnh lệnh của Tàu. Bà là
người đã bỏ ra rất nhiều tài sản nuôi nấng, che chở đảng viên CS và ông
Hồ. Giết bà Cát Hanh Long, HCM đã chứng tỏ bản chất nô lệ đến tận cùng
của sự hèn mạt, ham mê quyền lực đến mất hết lương tri.
Ông Hồ giết bà Cát Hanh Long thì Nguyễn Phú Trọng đang giết anh Điếu Cày
và cùng lúc Trương Tấn Sang muốn hợp tác với Mỹ? Trong BCT đảng CSVN có
hai thái thú đắc lực là Nguyễn Phú Trọng và Nguyễn Chí Vịnh. Bằng chứng
BCT CSVN làm tay sai cho Tàu thì cứ nhan nhản trước mắt. BCT nhận lệnh
của Tàu bỏ tù người dân VN chống Tàu xâm lược. Anh Điếu Cày, anh Trần
Huỳnh Duy Thức, anh Cù Huy Hà Vũ, em Phương Uyên và Đinh Nguyên Kha,
Việt Khang đang ngồi tù với những bản án nặng nề chỉ vì lòng yêu nước và
chống bọn Tàu xâm lược. Bỏ tù người yêu nước là đảng CSVN tự tố cáo là
những tên thái thú.
Ông Trương Tấn Sang tuyên bố muốn hợp tác toàn diện với Mỹ thì đó là
điều đáng khích lệ. Sự hợp tác nào cũng có điều kiện và mỗi bên phải
thực hiện những điều cam kết bằng hành động cụ thể ngỏ hầu tạo niềm tin.
Sự hợp tác cũng cần thời gian để chứng minh thiện chí của đôi bên.
Người Mỹ tôn trọng nhân quyền và yêu cầu những người bạn tôn trọng nhân
quyền. Muốn làm bạn với dân Mỹ thì đảng CSVN cần thả tù chính trị, tôn
trọng nhân quyền, tự do tôn giáo. Cách thể hiện thành thật nhất là đảng
CSVN thả ngay lập tức anh Điếu Cày, Trần Huỳnh Duy Thức, Phương Uyên,
Đinh Nguyên Kha, Đỗ Thị Minh Hạnh, Cù Huy Hà Vũ, Nguyễn Tiến Trung
v.v...
Người Mỹ đã và đang trở thành những người bạn đáng tin cậy với những
quốc gia cựu thù như Nhật Bản, Đức. Hoa Kỳ đánh bại Nhật bằng bom nguyên
tử mà giới lãnh đạo nước Nhật vẫn sáng suốt không ngã theo cộng sản
Nga, Tàu chống Mỹ. Kết quả là Mỹ giúp xây dựng lại nước Nhật và nước Đức
thành những cường quốc hùng mạnh như ngày hôm nay.
Những quốc gia sau thế chiến thứ II chọn theo Nga Tàu như Việt Nam,
Cuba, Bắc Hàn đều trở thành hèn quốc. Những quốc gia theo chủ nghĩa CS
bị chậm tiến vì họ phí mất một thời gian 20-30 năm thực hiện đường lối
kinh tế quốc doanh, hợp tác xã, làm chủ tập thể để đưa đến kết quả là
dân chết đói, đất nước nghèo xác xơ, dân đi làm lao nô, làm đĩ ở các
nước tư bản nơi đó họ đã biết dùng 20-30 năm để phát triển kinh tế theo
cá thể và kinh tế thị trường. 10 năm thực hiện kinh tế XHCN đã làm tụt
hậu thêm 20 năm như vậy là tổng cộng 30 năm tụt hậu. So sánh sự phồn
thịnh, nét văn hóa, đạo đức của miền Nam và thành phố Sài gòn trước 1975
và sau 10 năm CSBV chiếm đóng và áp đặt kinh tế XHCN thì thấy rõ sự
khác biệt. Trước năm 1975 miền Nam có nhiều cơ sở kỹ nghệ dệt vải, đóng
tàu, đóng thùng xe hơi, xe buýt, đa số người dân có xe Honda, Suzuki, áo
quần sạch sẽ, nữ sinh đi học mặc áo dài, nam sinh mặc áo sơ mi, quần
tây. Người dân được ăn cơm trắng, mỗi tuần được ăn cơm với cá thịt vài
lần.
Chỉ 10 năm thực hiện kinh tế làm chủ tập thể thì chỉ có đi bộ và đạp xe
đạp, nóc nhà thì tháo tôn lợp lá, người dân đói ăn bo bo, gạo mục, cơm
trộn khoai, áo quần rách rưới, văn hóa thì chỉ học Bác và đảng, thịt cá
thì chỉ có cán bộ cao cấp mới được hưởng. Người có tài buôn bán làm kinh
tế thì bị đày lên rừng. Kẻ ngu dốt với trình độ học vấn lớp 3 như Lê
Duẫn đã trở thành người chỉ đạo thực hiện kinh tế làm chủ tập thể cho cả
nước. Quốc gia CS nào sớm thức tỉnh để chuyển qua kinh tế tư bản càng
sớm càng trở nên khá giả nhanh hơn. Mao Trạch Đông tàn phá tan hoang
kinh tế nước Tàu qua áp dụng kinh tế XHCN và Mao chống Mỹ kịch liệt.
Đặng Tiểu Bình đã bắt tay với Mỹ và họ Đặng mở cửa TQ theo kinh tế tư
bản. Thị trường chứng khoán là cốt lõi của nền kinh tế tư bản như thế mà
TQ là một nước CS lại mở thị trường buôn bán chứng khoán, điều đó cho
thấy kinh tế XHCN đã khánh tận. Buôn bán chứng khoán chính là một cách
làm chủ tập thể mà các đảng CS vẫn mơ ước mà không biết cách thực hiện.
Những lý thuyết của chủ nghĩa CS, con người CS mơ ước mà không làm được
thì chúng ta có thể kết luận chủ nghĩa CS là chủ nghĩa lừa bịp và những
người theo chủ nghĩa CS tự biến họ thành những tên đại bịp. Ông HCM là
một tên diệt chủng thì đảng CS gọi ông ta là "cha già dân tộc" trong khi
đó dân Cam Bốt gọi Pol Pot là tên diệt chủng và nguyền rủa hắn như súc
vật. Bọn Hán tộc húc chìm tàu, giết ngư dân Việt, chiếm thác Bản Giốc
thì BCT CSVN vẫn đồng ca nhạc phẩm tình hữu nghị Việt Trung 16 vàng + 4
tốt, như thế Bác và đảng có phải là những tên đại bịp?
Đảng CSVN lấy lý do đánh cho Mỹ cút và giải phóng dân miền Nam. Sau khi
ký hiệp định Paris và Mỹ đã bắt đầu rút quân từ 1972 thì Bác và đảng vẫn
tiếp tục cướp đoạt miền Nam năm 1975. Như thế thì có phải Bác và đảng
là những tên ngụy đã lừa gạt lòng yêu nước của người miền Bắc để dùng
xương máu của họ và biến họ thành bộ đội tiền phương của Trung cộng?
Trung cộng đã dùng xương máu người Việt để xâm lược nước Việt chỉ vì sự ngu xuẩn tột cùng của Hồ Chí Minh và đảng CSVN. Chúng ta không thể gọi đảng CSVN là lính đánh thuê cho Tàu chỉ vì đánh thuê phải được trả tiền. Đảng CSVN sau khi chiếm được miền Nam thì dâng đất, dâng biển, dâng tài nguyên cho Tàu, chúng ta chỉ có thể gọi đảng CSVN là Việt gian là nô lệ Tàu khựa. Em Phương Uyên rất sáng suốt khi gọi Tàu khựa hãy cút đi. Quân đội VNCH là một lực cản rất lớn đã ngăn chận làn sóng xâm lược của Trung cộng. Việt cộng đã mắc mưu Trung cộng đi giết hại anh em VNCH để ngày nay VC phải quỳ gối, hai tay triều cống quê hương VN cho Trung cộng. Đó là kết quả của cụm từ "đảng lãnh đạo."
Trung cộng đã dùng xương máu người Việt để xâm lược nước Việt chỉ vì sự ngu xuẩn tột cùng của Hồ Chí Minh và đảng CSVN. Chúng ta không thể gọi đảng CSVN là lính đánh thuê cho Tàu chỉ vì đánh thuê phải được trả tiền. Đảng CSVN sau khi chiếm được miền Nam thì dâng đất, dâng biển, dâng tài nguyên cho Tàu, chúng ta chỉ có thể gọi đảng CSVN là Việt gian là nô lệ Tàu khựa. Em Phương Uyên rất sáng suốt khi gọi Tàu khựa hãy cút đi. Quân đội VNCH là một lực cản rất lớn đã ngăn chận làn sóng xâm lược của Trung cộng. Việt cộng đã mắc mưu Trung cộng đi giết hại anh em VNCH để ngày nay VC phải quỳ gối, hai tay triều cống quê hương VN cho Trung cộng. Đó là kết quả của cụm từ "đảng lãnh đạo."
Trở lại chuyện ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang muốn hợp tác với Mỹ và
ông Sang còn nhắc lại chuyện ông Hồ cũng đã từng muốn hợp tác với nước
Mỹ và TT Truman. Câu hỏi được đặt ra là ông Sang ve vãn Mỹ để được gia
nhập khối mậu dịch tự do xuyên Thái Bình Dương (TTP) do Mỹ đề xướng chỉ
vì CSVN cần tiền? Ông Sang và đảng CSVN có thực tâm muốn xây dựng đất
nước như Nhật Bản và Đức đã làm sau chiến tranh? Ông Sang và đảng CSVN
có từ bỏ chủ thuyết CS khi kết thân với Mỹ? Ông Sang và đảng CSVN có dẫm
lại những bước sai lầm, bịp bợm như ông Hồ đã làm? Mỹ đã không mời TQ
tham dự TTP như thế là Mỹ đã vẻ một lằng ranh cho các quốc gia chọn lựa
TQ hay Hoa Kỳ. Người Mỹ không đòi hỏi gì khó khăn hay cao xa khi quý vị
muốn làm bạn với nước Mỹ. Người Mỹ chỉ đòi hỏi rất hợp lý là nhà cầm
quyền phải tôn trọng ý kiến người dân của nước họ và tôn trọng quyền làm
người theo các điều lệ nhân quyền trong hiến chương liên hợp quốc.
Những điều kiện người Mỹ đòi hỏi rất chí tình, chí lý nhưng cực kỳ khó
khăn đối với những tên độc tài, say mê quyền lực và sẵn sàng làm nô lệ
ngoại bang để nắm quyền lực.
Ông Sang và đảng CSVN nên nhớ nằm lòng, tư bản Mỹ mua tài nguyên của VN
và cùng lúc giúp VN phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật và mang dân
chủ đến với dân. Trung cộng thì cướp tài nguyên của VN, giết ngư dân và
biến VN thành một tỉnh của Tàu. Đảng CSVN hãy chọn lựa sáng suốt, Bác Hồ
của các anh đã sai lầm “Vĩ Đại” và đảng CSVN đang tiếp tục sai lầm mà
dâng quê hương cho Hán tộc. Dân tộc Mỹ yêu chuộng tự do sẽ không làm bạn
với kẻ độc tài, hèn với giặc ác với dân. Nếu ông Trương Tấn Sang vẫn
bịp bợm như Hồ Chí Minh thì lịch sử lại tái diễn với TT Obama như đã xảy
ra dưới thời TT Truman.
30/7/2013
THANH VÂN * MỸ LÊN ÁN TRUNG QUỐC
Trang Chủ
Bài viết mới nhất
Mỹ lên án Trung Quốc về Biển Đông
Thanh Vân
Vietnamnet (31/07/2013)-
Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết lên án việc Trung Quốc sử dụng vũ
lực để xác lập tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Hoa Đông; Nổ lớn ở nhà
máy chiết xuất khí propane tại Mỹ… là những tin nóng.
Nổi bật
Hôm 29/7 (giờ địa phương), Thượng viện Mỹ đã nhất
trí thông qua nghị quyết lên án việc sử dụng vũ lực để xác lập các tuyên
bố chủ quyền tại những khu vực tranh chấp trên Biển Đông và Biển Hoa
Đông. Theo hãng tin Kyodo, động thái này diễn ra sau khi Trung Quốc ngày
càng gia tăng tuyên bố chủ quyền hàng hải.
“Thượng viện Mỹ chỉ trích việc sử dụng những hành
động bức ép, lời đe dọa hay vũ lực của các tàu hải quân, an ninh hàng
hải hoặc tàu cá và máy bay quân sự lẫn dân sự trên Biển Hoa Đông và Biển
Đông, để khẳng định tuyên bố chủ quyền với biển hoặc lãnh thổ tranh
chấp hay thay đổi hiện trạng”, nghị quyết có đoạn.
Quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư. (Ảnh: Forextv) |
Nghị quyết trên được các thượng nghị sĩ cả hai đảng
Cộng hòa và Dân chủ thuộc Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đệ trình hồi
tháng 6. Nghị quyết lưu ý việc tàu công vụ Trung Quốc gia tăng hoạt động
tại gần quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư tranh chấp với Nhật và ở những khu
vực khác trên Biển Hoa Đông, Biển Đông.
Hãng tin Kyodo của Nhật Bản cho rằng, với động thái
này, Thượng viện Mỹ hy vọng sẽ kiềm chế được Bắc Kinh, giữa lúc tàu
Trung Quốc tiếp tục đi vào vùng biển gần Senkaku/ Điếu Ngư. Nghị quyết
tuyên bố rằng, Mỹ chống lại mọi hành động đơn phương tại quần đảo hiện
đang do Tokyo kiểm soát ở Biển Hoa Đông.
Theo nghị quyết này, Mỹ có “lợi ích quốc gia trong
việc những tàu thuyền, máy bay tự do đi lại trên vùng biển châu Á – Thái
Bình Dương”. Nghị quyết cũng bày tỏ thái độ ủng hộ đối với việc xây
dựng một Bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông, thúc giục mọi quốc gia hỗ trợ
những nỗ lực của khối ASEAN trong vấn đề này.
Trong một diễn biến khác, theo BBC, Tướng Herbert
Carlisle, người giám sát lực lượng Không quân Mỹ ở Thái Bình Dương, cho
rằng những động thái đòi chủ quyền lãnh thổ “hung hăng” của Trung Quốc
tiềm ẩn nguy cơ “tính toán sai lầm”, nhưng cũng giúp Washington tăng
cường quan hệ với các nước khác tại khu vực.
Thanh Vân
*****
Nguồn:
VỀ BA ÔNG TỔNG
Phe hữu Mỹ bực vì Obama và Hồ Chí Minh
Cập nhật: 09:45 GMT - thứ bảy, 27 tháng 7, 2013
Chia rẽ trong chính trị Hoa Kỳ lại được khơi dậy sau câu nói của Tổng thống Barack Obama về lãnh tụ cộng sản Hồ Chí Minh.
Khi tiếp Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang ở Nhà
Trắng hôm 25/7, ông Obama cho biết phía Việt Nam tặng ông bản sao lá
thư Hồ Chí Minh gửi tổng thống Mỹ Harry Truman năm 1946 bày tỏ mong muốn
có quan hệ “hợp tác đầy đủ” .“Hồ Chí Minh đã nói ông muốn hợp tác với Hoa Kỳ. Và Chủ tịch Sang bày tỏ rằng ngay cả nếu 67 năm đã trôi qua, thì cũng là điều tốt khi chúng ta còn đang có tiến bộ,” ông Obama nói.
‘Thiếu hiểu biết’
Ngay lập tức kênh truyền hữu cánh hữu Fox News gọi bình luận của ông Obama là “ngu dốt”, đặt câu hỏi phải chăng ông xúc phạm giới cựu binh Mỹ tham chiến ở Việt Nam.
Chris Stirewalt, biên tập viên chính trị của Fox News, cho rằng ngụ ý của ông Obama, tổng thống thuộc đảng Dân chủ, là “giá như ông Hồ và Truman có thể làm những gì mà Obama và ông Sang làm tuần này, thì đã tránh được biết bao hiểu lầm”.
Ông này nói “thật khó hiểu làm sao” Người Cha Lập Quốc như Jefferson lại “gây cảm hứng cho sự nghiệp giết chóc của nhà độc tài Việt Nam”.
Viết trên tờ Wall Street Journal, cây bút Ronald Radosh lại nói Hồ Chí Minh “không phải là Washington hay Jefferson; ông ta là tay Marxist-Leninist trung thành”.
“Hãy gạt đi ý tưởng là Hồ Chí Minh có chút gì quan tâm đến Tuyên ngôn Độc lập, ngoại trừ đó chỉ là công cụ mà có lúc ông ta dùng đến để hy vọng đạt được các mục tiêu cộng sản,” người này viết.
Một số chính khách đảng Cộng hòa cũng ra tuyên bố phản đối.
Dân biểu Texas, Sam Johnson, từng bị giam bảy năm tại nhà tù Hỏa Lò ở Hà Nội trong thời chiến, nói ông Obama “xúc phạm” các tù nhân chiến tranh.
“Đây là cú tát vào mặt những người từng phục vụ - và đặc biệt những ai phải trả cao nhất cho tự do trong thời kỳ đen tối đó,” ông này ra thông cáo.
Từ Florida, dân biểu Ileana Ros-Lehtinen tuyên bố "đánh đồng Hồ Chí Minh với Thomas Jefferson là xúc phạm cống hiến và hy sinh của những người từng phục vụ ở Việt Nam".
"Dám nói một tay đồ tể tàn sát đối thủ và giết những người chống lại ách chuyên chế lại có cảm hứng từ những lý tưởng đã đưa quốc gia này trở thành đất nước tự do và dân chủ nhất thế giới, là coi thường những Người Cha Lập Quốc và những người đổ máu để bảo vệ viễn kiến của họ," bà giận dữ.
Nhưng cũng có người bênh vực tổng thống Mỹ, như cây bút Asawin Suebsaeng trên trang Mother Jones.
“Điều Obama nói là sự thật lịch sử. Tháng Chín 1945, Hồ Chí Minh đã đọc Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa tại Hà Nội.”
“Lá cờ ánh sao chói lọi [quốc ca Mỹ ] được một ban nhạc người Việt chơi lúc ông ta đọc diễn văn, nhưng ông ta còn mở đầu tuyên ngôn bằng trích dẫn Thomas Jefferson,” cây bút này nhắc lại.
Các sử liệu Mỹ và Việt Nam ghi lại giai đoạn lực lượng OSS, tiền thân của CIA hợp tác với Việt Minh chống phát xít Nhật ở Đông Dương.
Nhóm OSS (Office of Strategic Services) do thiếu tá Allison Thomas chỉ huy đã hỗ trợ vũ khí, điện đài và huấn luyện cho nhóm vũ trang của ông Hồ Chí Minh nhằm thu thập tin tình báo về quân đội Nhật tại Việt Nam vào giai đoạn cuối Thế chiến II.
Thiếu tá Thomas cũng có mặt tại Hà Nội và trong bữa ăn tối với ông Hồ Chí Minh ngày 15/9/1945 đã hỏi ông có phải là 'cộng sản' hay không.
Ông Hồ, khi đó vừa giành chính quyền được vài tuần đã xác nhận "Đúng vậy, nhưng chúng ta vẫn có thể là bạn chứ?", ông hỏi lại sỹ quan Mỹ, theo sử gia Bấm Claude Berube trong một bài viết đã được công bố.
Lê Duẩn và 'chiến tranh vì hòa bình'
Cập nhật: 08:11 GMT - thứ hai, 29 tháng 7, 2013
Cuốn sách Hanoi's War (Cuộc
chiến của Hà Nội) của Tiến sĩ Nguyễn Liên Hằng (tựa đề đầy đủ: Cuộc
chiến của Hà Nội: một Biên khảo Sử học Quốc tế về Cuộc chiến tranh vì
Hòa bình ở Việt Nam, NXB Đại học North Carolina, 2012) đưa ra bằng chứng
và kiến giải tươi mới về các khía cạnh chính trị, ngoại giao và quân sự
then chốt về cuộc chiến Việt Nam.
Nhờ tham khảo rất nhiều tài liệu tiếng Việt, bao
gồm các nguồn sử liệu gốc thu thập từ Việt Nam, cuốn sách đã phân tích
tư duy chiến lược của ban lãnh đạo Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào giai
đoạn thập niên trước và sau cuộc can thiệp quân sự của Mỹ vào năm 1965.Cuốn sách cũng đề cập các tranh cãi, cạnh tranh cừu thù trong nội bộ Đảng Lao Động, một giai đoạn từ trước tới nay vẫn còn yếu kém về tư liệu. Cuốn sách đặc biệt tỏ ra khéo léo trong việc trình bày các chia rẽ nội bộ Đảng sau khi ký kết hiệp định Geneva 1954 kết thúc chiến tranh Pháp-Việt Nam (1946-1954).
'Giải phóng' miền Nam
Một số đảng viên đảng Cộng sản, trong đó có nhiều người hoạt động ở miền Nam Việt Nam, lặng lẽ lên án quyết định của lãnh đạo cấp cao chấp nhận hiệp định và kêu gọi đình chỉ các chiến dịch quân sự và phân chia đất nước. Những đảng viên này cho rằng việc kết thúc chiến tranh sớm là hèn nhát, và họ nghĩ thật ngây thơ khi giả định rằng hai năm sau, sẽ có thống nhất đất nước trong hòa bình.Khi rõ ràng là tổng tuyển cử sẽ không bao giờ thành hiện thực, ban lãnh đạo Đảng đã phải quyết định liệu (1) có chờ đợi các sự kiện ở miền Nam và tiếp tục công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc mà Đảng đã được thực hiện ngay sau khi ký kết hiệp định Geneva hoặc (2) theo đuổi "giải phóng" miền Nam bằng vũ lực vốn chịu nguy cơ khiêu chiến với Hoa Kỳ.
"Lê Duẩn, một thành viên trung thành Nam tiến, đã thành công trong việc loại bỏ các đối thủ theo ý thức hệ trong Đảng, trong đó có ông Hồ."
Mặc dù một số học giả từ lâu đã nhận ra điều này và trên thực tế trước đây đã đề cập vấn đề này trong các tác phẩm của mình, nhiều độc giả vẫn ngạc nhiên khi biết rằng ông Hồ Chí Minh đã không còn là nhân vật trung tâm ở Hà Nội vào thời điểm cuộc chiến với Hoa Kỳ nổ ra.
Ông Hồ đã luôn là khuôn mặt biểu tượng của cách
mạng Việt Nam, một điều chắc chắn, thế nhưng các cá thể khác ít được
biết đến hơn thì lại thực sự nắm quyền quyết định ở Bắc Việt vào năm
1965.
Nổi bật trong số này, như trình bày của tác giả,
là Lê Duẩn, Bí thư Thứ nhất Đảng Lao động, và vị phó trung thành của
ông, Lê Đức Thọ, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương đầy quyền lực của Đảng.
Với sự hậu thuẫn từ ông Thọ, sử dụng các thủ
đoạn lèo lái, lừa dối, và các chiến thuật, Lê Duẩn, một thành viên trung
thành Nam tiến, đã thành công trong việc loại bỏ các đối thủ theo ý
thức hệ trong Đảng, trong đó có ông Hồ. Ông Duẩn tạo lập một cấu trúc
điều hành cho phép ông ta có thể độc chiếm quyền lực chính trị, trở
thành một nhà độc tài, và đưa Bắc Việt tiến vào con đường đụng độ chiến
tranh với Hoa Kỳ.
Tác giả sách đưa ra một so sánh thú vị - và hợp
lý - giữa cặp Duẩn – Thọ với bộ đôi phía Mỹ. Giống như Tổng thống Mỹ
Richard Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Henry Kissinger, lèo lái hoạch
định các chính sách đối ngoại quan trọng dưới bức màn bí mật, Lê Duẩn và
Lê Đức Thọ cũng làm điều tương tự ở Bắc Việt.
Theo tác giả, bước đường "chiến tranh vì hòa
bình" của Hà Nội đều do Lê Duẩn hoạch định. Sự thiếu niềm tin của ông
vào ngoại giao, quyết tâm của ông dùng bạo lực để "giải phóng" miền Nam,
và niềm tin vào chiến thắng tất yếu của một chiến lược cách mạng giải
thích việc Hà Nội, trong thời gian dài, cứng rắn cự tuyệt đàm phán
nghiêm túc với Washington mà lại tìm kiếm thắng lợi bằng các phương tiện
quân sự.'Niềm tin sai lầm'
"Đánh giá về giai đoạn cuối cùng trong cuộc chiến của tác giả đôi lúc có vấn đề. Một phần khá cầu kỳ của biên khảo rất tiếc lại bị vô hiệu bởi một tiết lộ về quan hệ đối ngoại gần đây của Hoa Kỳ."
Như tất cả các chuyên khảo đầy tham vọng, tác giả cũng mắc một số lỗi và thiếu sót nhất định. Trong phần đầu của cuốn sách, tác giả viết rằng "bộ máy chiến tranh" của Hà Nội đã được "kích hoạt" vào cuối năm 1961. Bằng chứng hiện hữu cho thấy sự tiêu diệt quân lực của chính quyền Sài Gòn không trở thành mối ưu tiên chiến lược đối với Hà Nội cho đến Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ IX vào cuối năm 1963.
Đánh giá về giai đoạn cuối cùng trong cuộc chiến
của tác giả đôi lúc có vấn đề. Một phần khá cầu kỳ của biên khảo rất
tiếc lại bị vô hiệu bởi một tiết lộ về quan hệ đối ngoại gần đây của Hoa
Kỳ. Một tài liệu mới chỉ ra rằng trong khi phát động Chiến dịch
Linebacker II, hay còn gọi là đợt "đánh bom Giáng sinh" vào Hà Nội và
Hải Phòng, hồi tháng 12/1972, Nixon đã tìm cách chuyển thông điệp của
ông nhằm đạt được "hòa bình trong danh dự" cho Hà Nội, mà không quan tâm
đến phản ứng của Sài Gòn. Đó là, các vụ đánh bom vào tháng 12/1972 chỉ
nhằm mục tiêu thuyết phục Hà Nội tiếp tục các cuộc đàm phán hòa bình bị
đình chỉ và thừa nhận trên hai vấn đề còn lại để một thỏa thuận có thể
được hoàn tất, nó không hề có ý mong ông Thiệu tuân theo một giải pháp
thương lượng.
Mặc dù có những thiếu sót nhỏ, cuốn ‘Cuộc chiến
của Hà Nội’ là một công trình học thuật xuất sắc. Các sinh viên nghiêm
túc nghiên cứu về cuộc chiến Việt Nam phải đọc cuốn sách này.
Bài viết phản ánh quan điểm riêng của tác
giả, Phó Giáo sư sử học tại Hawaii Pacific University ở Honolulu, người
có nhiều công trình nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam, trong đó có cuốn
"Một nền hòa Bình cay đắng: Washington, Hà Nội, và sự hình thành của
Hiệp định Paris," "Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hội nghị Genève 1954:
Một phê bình xét lại" trong Lịch sử Chiến tranh Lạnh...
Khen tên dân gian của Tổng Bí thư
Cập nhật: 11:17 GMT - thứ tư, 31 tháng 7, 2013
Báo Bấm
Đại biểu Nhân dân có bài nói Tổng Bí thư đảng Cộng sản
Việt Nam có tên dân gian 'Trọng Lú' vì người dân 'khen ông sạch' và chê
các lãnh đạo khác tham tiền.
Tác giả Thăng Long của bài báo 'Viết tiếp Có lẽ
sự thật nằm ở dư luận' mở đầu bằng chuyện ông Trọng lẩy Kiều 'Nghĩ mình
phận mỏng cánh chuồn' khi nhậm chức Chủ tịch Quốc hội khóa XII.
Cây viết Thăng Long bình luận trong
bài viết mà từ ông với chữ Ô viết hoa luôn được dùng khi nói đến vị Tổng
Bí thư hiện nay: "[T]ôi có ý chê Ông...với cương vị ấy sao Ông lại lẩy
câu kiều ở hoàn cảnh ấy của Kiều. Sau này hiểu hơn, tôi mới thấy thông
cảm vì tôi biết Ông thật sự chân thành."
Nói bóng gió tới những câu vè về ông Trọng
khi làm Bí thư Hà Nội, và các cộng sự ở Hà Nội gồm ông
Phùng Hữu Phú là Phó của ông Trọng kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân, ông
Hoàng Văn Nghiên là Chủ tịch và ông Nguyễn Quốc Triệu là phó của ông
Nghiên, tác giả Thăng Long bình luận:
"Ông được ghép chữ Lú ngay sau tên của mình
cùng vần vè với người khác gán với chữ tham, chữ gian, chữ gì gì nữa,
nói chung là chẳng hay ho gì."
"Đọc cả câu ấy, phải sau rất nhiều năm, và hình
như cho đến bây giờ tôi mới thật hiểu. Hiểu ra cái thâm thúy của dân
gian: Họ chê người ta. Họ khen Ông bằng cái cười mỉm, nụ cười thoáng qua
như Nguyễn Ái Quốc tả nụ cười của Phan Bội Châu.
"Ấy là, Ông sạch, sạch quá, mình Ông sạch. Sạch
như Ông chắc phải như Khuất Nguyên mà tìm tới sông Mịch La thôi, sạch
như thế với thói đời xưa nay bẩn, thì là lú lẫn thật rồi."
Khuất Nguyên (278 - 343 trước Công lịch) là
nhà thơ Trung Hoa thời Chiến Quốc, được cho là tác giả Sở Từ
đã nhảy xuống sông tự vẫn sau khi Sở mất nước.
"Ông sạch, sạch quá, mình Ông sạch. Sạch như Ông chắc phải như Khuất Nguyên mà tìm tới sông Mịch La thôi, sạch như thế với thói đời xưa nay bẩn, thì là lú lẫn thật rồi."
"Anh Đông, thư ký của Ông kể, khi về nhận Bí thư Thành ủy Hà Nội, Ông xòe bàn tay bảo, mình với cậu thi đua nhé. Hai bàn tay ấy hôm nay vẫn còn trắng.
"...Hồi mới có Nghị quyết Trung ương 4, dân và cán bộ thì thích, nhưng có kẻ ghét, có kẻ đặt điều bảo nghe nói chụp được cả ảnh bà nhà ông ấy nhận phong bì.
"Anh em có hỏi, tôi có nói: Họ không nói được gì ông ấy thì họ bảo bà ấy, như tôi biết bà ấy không có tính ấy, tay bà ấy không biết cầm cái phong bì đâu. Ai biết cầm nhìn biết liền."
'Kỹ lưỡng, tình người'
Bài báo cũng nói chính ông Trọng là người ký quyết định nâng cấp báo Đại biểu nhân dân lên 'Báo loại I, cấp tổng cục'.Tác giả nhắc lại rằng chính ông Trọng quyết định tự ký quyết định bổ nhiệm tổng biên tập Hồ Anh Tài lúc bấy giờ với mức phụ cấp 1,25, mức mà Quốc hội có thể quyết thay vì mức 1,3, vốn thuộc về quyền của Ban Tổ chức Trung ương.
Hơn nữa ông Trọng cũng được cho là đã sửa câu 'Văn phòng Quốc hội là cơ quan chủ quản của Báo Đại biểu Nhân dân' thành 'Văn phòng Quốc hội là cơ quan chủ quản của Tòa soạn báo Đại biểu Nhân dân' cho phù hợp với luật báo chí.
Tác giả bình luận: "Kỹ lưỡng đến thế, chặt chẽ từ pháp lý đến tình người như thế còn được mấy ai nhỉ?"
"Giàu như Phú - Lú như Trọng - Lật lọng như Nghiên - Tiêu tiền như Triệu"
Vè dân gian về lãnh đạo Hà Nội
'Sự thật ở dư luận'
Vào cuối bài viết, tác giả kết: "Ấy là vì Văn Bông đã viết ra thì tôi đành viết thêm thôi chứ không có ý gì khen chê."Bởi, dư luận có khi có cái ranh mãnh của nó.
"Như, có người bảo Nghị quyết Trung ương 4 có làm gì được ai đâu. Thế thì, ngẫm mà xem, sao có nhiều kẻ xấu sợ nó đến thế?"
Bài của ông Thăng Long được viết sau khi có bài 'Có lẽ sự thật nằm ở dư luận' của tác giả Văn Bông, cũng của báo Đại biểu Nhân dân.
Bấm
Văn Bông nói về tình trạng 'rải kinh phí ngoài hợp đồng' và
tiền 'đi đêm' mà doanh nghiệp phải chi cho các quan chức chính phủ để có
hợp đồng.
Câu kết của bài 'Có lẽ sự thật nằm ở dư luận'
là: "Sự thật trước pháp luật là căn cứ vào chứng lý, nhưng sự thật trong
xã hội đôi khi nằm ở dư luận.
"Người làm hoạch định chính sách đôi khi phải tìm sự thật ở dư luận."
Hiện chưa rõ vì sao báo Đại biểu Nhân dân đăng bài viết này, trong bối cảnh gì.
Một vài năm trước, Tổng biên tập báo Hồ
Anh Tài có cho hay quan điểm của ông về báo chí Việt Nam "Nghị
quyết của Đảng, Pháp luật của Nhà nước không quy định 'vùng cấm'. Vậy
tại sao chúng ta phải lảng tránh".
"Khen ngợi là thuộc tính của báo chí nhưng phê phán cũng là một thuộc tính khác của báo chí", ông Bấm
Hồ Anh Tài nói hồi 2007 trong một cuộc đối thoại với bạn đọc tại Việt Nam.
Hiệp định Paris: Thất bại của Lê Duẩn
Cập nhật: 15:56 GMT - thứ hai, 28 tháng 1, 2013
Từ đầu
Cuộc chiến Việt Nam mùa xuân 1965, các lãnh đạo của Việt Nam Dân Chủ
Cộng Hòa cương quyết đánh Mỹ và đồng minh “ngụy” ở Sài Gòn cho đến
“chiến thắng cuối cùng”. Với Hà Nội, “chiến thắng cuối cùng” nghĩa là
quân Mỹ rút lui vô điều kiện, lật đổ chế độ “phản động” ở Sài Gòn và
thống nhất đất nước dưới sự cai trị của Đảng Lao Động.
Quyết tâm chiến thắng “mọi thứ”, Hà Nội thậm chí
không chịu nghĩ đến khả năng có giải pháp thương lượng. Kỷ niệm cay
đắng về Hội nghị Geneva 1954, cùng sự giáo điều của các lãnh đạo chủ
chốt cùng Bí thư Thứ nhất Lê Duẩn khuyến khích cách nghĩ này ở Hà Nội.
Theo nhiều cách, chiến lược của Hà Nội trong cuộc chiến phản ánh con
người Lê Duẩn: quân sự, cứng nhắc và chống mọi đàm phán.Từ 1965 đến giữa 1972, chiến lược của Hà Nội về căn bản không thay đổi. Lê Duẩn và các lãnh đạo còn lại tập trung nỗ lực tìm chiến thắng bằng quân sự, và để làm điều này, họ vận động càng nhiều trợ giúp vật chất từ các đồng minh và khơi dậy cảm thông từ phần còn lại của thế giới. Cuộc “đấu tranh ngoại giao” này nhằm vận động dư luận chống Mỹ can thiệp ở Đông Dương, cô lập giới hoạch định chính sách Mỹ cả trong và ngoài nước. Cả sau khi đồng ý hòa đàm ở Paris với chính quyền Lyndon Johnson năm 1968 và rồi bí mật đàm phán với Richard Nixon một năm sau, Hà Nội vẫn từ chối đàm phán nghiêm túc, và chỉ dùng cuộc họp để thăm dò dự tính của Mỹ và thúc đẩy đấu tranh ngoại giao.
"Trong phần lớn thập niên sau 1965, Hà Nội trung thành đi theo 'tư tưởng Lê Duẩn'."
Trước các thách thức này, tháng Sáu 1972, Hà Nội có thay đổi đáng kể đầu tiên trong chiến lược: như các văn kiện chính thức nói, Hà Nội bắt đầu “đàm phán nghiêm túc” với Washington để chuyển từ “chiến lược chiến tranh sang chiến lược hòa bình”. Đến cuối tháng 10, lãnh đạo miền Bắc đạt được thỏa thuận ban đầu với Mỹ. Nhưng Tổng thống miền Nam Nguyễn Văn Thiệu phản đối và đòi sửa chữa lớn trước khi thông qua.
Rất muốn có một “hòa bình trong danh dự” mà với ông có nghĩa là hòa bình hậu thuẫn bởi đồng minh Việt Nam của ông, Nixon đã chấp nhận chịu đựng Thiệu – người mà rõ ràng không phải là một “con rối” – và kêu gọi Hà Nội ngồi vào bàn đàm phán để chỉnh sửa thỏa thuận.
Hà Nội chấp nhận yêu cầu của Nixon, nhưng lại từ chối thừa nhận hai vấn đề quan trọng: ngôn từ dùng để định nghĩa khu vực phi quân sự (DMZ) giữa hai miền Việt Nam sau lệnh ngừng bắn, và lời tựa cho thỏa thuận.
Bên cạnh đó, Quốc hội mới của Hoa Kỳ đã lên kế hoạch triệu tập vào tháng Một và có nhiều khả năng sẽ ép Nixon chấm dứt cuộc chiến bằng cách từ chối chu cấp, điều sẽ khiến Nhà Trắng phải rút hết quân khỏi Việt Nam vô điều kiện.
Về nguy cơ Nixon leo thang chiến tranh, Hà Nội cũng đã cho là khá nghiêm trọng, nhưng không đủ nghiêm trọng để khiến họ phải trở nên mềm mỏng hơn trên bàn đám phán.
Như xảy ra nhiều lần trong Chiến tranh Việt Nam, Hà Nội đánh giá thấp quyết tâm bảo vệ lợi ích của Tòa Bạch Ốc ở Việt Nam. Đợt đánh bom Giáng sinh ở Hà Nội và Hải Phòng gây chấn động tâm lý cho Hà Nội, chưa kể thiệt hại vật chất. Vài ngày sau khi Hà Nội cam kết trở lại bàn thương lượng và Nixon tạm dừng đánh bom, hội đàm mở lại ở Paris.
Sự thực tế của Hà Nội, việc họ muốn kết thúc đàm phán, chấm dứt chạm súng, thể hiện rõ qua sự sẵn lòng có những nhượng bộ mới, nhất là ngôn ngữ về tình trạng khu phi quân sự sau khi ngừng bắn. Nếu Hà Nội đã có những nhượng bộ này ngay từ đầu tháng 12, cuộc đánh bom Giáng sinh đã tránh được.
Ngày 27/1/1973, Washington, Sài Gòn, Hà Nội và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam ký Hiệp định Paris. Thỏa thuận chấm dứt “cuộc chiến chống Mỹ” nhưng không quyết định tương lai Việt Nam.
Đánh giá Hiệp định Paris
Hà Nội công khai ca ngợi Hiệp định Paris là một “chiến thắng vĩ đại.” Nếu chúng ta bàn về vấn đề người thắng, kẻ thua, rõ ràng hiệp định này là một chiến thắng cho Washington hơn là Hà Nội.
Nếu nhìn nhận tình hình Việt Nam vào năm 1972-73, các điều khoản Hiệp định lẽ ra phải có lợi hơn cho Hà Nội.
Thế nhưng cuối cùng, các điều khoản của Hiệp định Paris lại có lợi cho Washington hơn nhiều so với Hà Nội.
Phải thừa nhận hiệp định này đã bắt Hoa Kỳ phải rút hết quân ra khỏi miền Nam Việt Nam, thế nhưng quân Mỹ cũng đã bắt đầu rút trước đó; Nixon đã tiến hành rút quân từ năm 1969!
Bên cạnh việc mở đường cho tù nhân Mỹ được quay về, Hiệp định lại cho phép Mỹ được tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Sài Gòn - nơi chính quyền ông Thiệu vẫn ngự trị, cùng với một số lượng các sỹ quan cố vấn.
Quan trọng hơn hết, Hiệp định đã áp đặt hàng loạt hạn chế lên phía Hà Nội và kết thúc bằng sự chấm dứt viện trợ quân sự của Sô Viết và Trung Quốc cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
"Quyết định của Hà Nội ký vào Hiệp định Paris chứng minh sự mệt mỏi trước chiến tranh và sự thất bại của ý thức hệ Lê Duẩn vốn định hình chiến lược của phe Cộng sản trong chiến tranh."
Chỉ cần nhìn vào thực tế như vậy cũng thấy quyết định của Hà Nội ký vào Hiệp định Paris chứng minh sự mệt mỏi trước chiến tranh và sự thất bại của ý thức hệ Lê Duẩn vốn định hình chiến lược của phe Cộng sản trong chiến tranh.
Tại sao một bên đã từng từ chối đàm phán nghiêm túc và ký thỏa thuận với Washington, giờ lại bất ngờ đổi ý vào năm 1973 nếu như không phải đã kiệt sức, thậm chí cảm thấy, dù trong một khoảnh khắc, đang thua?
Hòa bình cay đắng
Hà Nội chiến thắng cuộc chiến Việt Nam, đó là điều chắc chắn, tuy nhiên họ cũng không thắng dựa trên các điều khoản của mình, là thắng một cách vô điều kiện.
Để đạt được sự “giải phóng” hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước dưới một quốc kỳ, Hà Nội đã phải vi phạm Hiệp định Paris – thỏa thuận đã giúp cho cả Lê Đức Thọ và Kissinger, hai đại diện của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kỳ, nhận giải Nobel Hòa bình.
Việc vi phạm Hiệp định Paris, điều mà phía Mỹ ít nhất đã cố gắng tôn trọng ở mức độ không đưa quân trở lại miền Nam, đã phá vỡ hình ảnh nạn nhân của chiến tranh chỉ muốn độc lập và hòa bình mà phe Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã dựng lên hơn một thập kỷ qua.
Điều đó, cùng với những tình huống khác, đã làm giảm sự đáng tin của Hà Nội trong mắt thế giới, và một phần nào đó giải thích tại sao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lại bị quốc tế bỏ rơi hồi năm 1980.
Hiệp định Paris không phải là một “thắng lợi vĩ đại” của Hà Nội; nó là một sự hòa bình cay đắng và cần thiết để tạo những điều kiện dẫn đến chiến thắng nhanh chóng nhưng đầy rắc rối năm 1975.
Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả, phó giáo sư lịch sử ở Đại học Hawaii Pacific, Honolulu. Ông là tác giả cuốn A Bitter Peace: Washington, Hanoi, and the Making of the Paris Agreement (North Carolina, 2002). Tác phẩm thứ hai của ông, Hanoi’s Road to the Vietnam War, 1954-1965, sắp được nhà xuất bản Đại học California ấn hành.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/01/130128_pierre_asselin_paris1973.shtml
TRUNG QUỐC LUẬN
Người được xem là nhà
báo thời sự quốc tế kỳ cựu nhất của BBC, John Simpson, có cuộc hỏi đáp
trên Twitter với độc giả về Trung Quốc.
Được thực hiện hôm 30/7, ông John Simpson, chủ
biên trang Quốc tế của BBC News, cho biết nhận xét riêng của ông về các
khía cạnh liên quan Trung Quốc.BBC Việt ngữ giới thiệu một phần nội dung cuộc hỏi đáp trên Twitter. Xin lưu ý các câu trả lời của John Simpson đều rất ngắn, theo hình thức tiểu blog của Twitter.
Độc giả Hamas:Việc người lao động Trung Quốc được tăng lương sẽ ảnh hưởng thế nào nền kinh tế Trung Quốc và thế giới?
John Simpson: Đó không còn là nơi của lao động rẻ tiền nữa. Các công ty nước ngoài đang đổi chỗ. Giống như Nhật, Anh, nước này phải chuyển sang sản xuất công nghệ cao.
chrisorton2011:Xin chào John, ông nghĩ Trung Quốc sẽ làm gì với Bắc Hàn?
Hiện Trung Quốc đã bớt ủng hộ Bắc Hàn rồi, họ thấy mất mặt. Và họ cũng hiểu động tác ra vẻ của Bắc Hàn không nguy hiểm như vẻ ngoài.
_JoalGo: Ông thấy 10 năm nữa, Trung Quốc và phương Tây sẽ ra sao – liệu sẽ có sự dịch chuyển quyền lực?
Nếu chúng ta may mắn, Trung Quốc sẽ dân chủ hơn và gần với phương Tây như Nhật. Nếu không may, Trung Quốc chia rẽ và hỗn loạn.
@omed_mustafa:Còn nước nào có thể cạnh tranh với Trung Quốc về xuất khẩu?
Không. Trung Quốc sẽ không thể tiếp tục mãi mãi với mức độ hiện nay vì chi phí và lương tăng lên, nhưng vẫn vô cùng quan trọng.
@pauljackman:Theo ông Hồng Lỗi , đâu là nhận thức văn hóa sai lầm lớn nhất của Anh về Trung Quốc và công dân của họ?
Các viên chức Trung Quốc luôn nói chúng ta quá vội vã phê phán mà không hiểu thực tế trong lập trường chính trị của Trung Quốc.
@0zzym:Mạng internet liệu rồi có lật đổ chính quyền Trung Quốc như ở Trung Đông?
Mạng bị hạn chế nặng nề ở Trung Quốc, nên sẽ không xảy ra đâu. Nhưng sự tăng vọt các quan điểm và than phiền thì chắc chắn là đe dọa.
Nó luôn là vấn nạn lớn khi các xã hội khép kín đột nhiên tiếp xúc với tiền bạc và không có sự giám sát phù hợp.
@mikepjba:Người Trung Quốc đã chào đón chủ nghĩa tư bản nhưng khi nào sẽ chào đón dân chủ?
Những người bạn đối kháng người Trung Quốc của tôi cho rằng quốc hội được dân bầu sẽ chỉ còn cách 5, 7 năm nữa thôi.
@bestdogadvice:Xét hết mọi khía cạnh, Trung Quốc có phải là nền dân chủ không?
Hiện tại thì không, khi mà quá nhiều người bị bịt miệng. Nhưng đáng ngạc nhiên là các nhà đối kháng hàng đầu rất lạc quan.
@chrisvstumour:Có tình huống nào mà sẽ đem lại động lực cho chính trị đa đảng ở Trung Quốc?
Các nhà đối kháng hàng đầu Trung Quốc nay tin rằng có thể 5, 7, 10 năm nữa sẽ có dân chủ đa đảng.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2013/07/130731_china_john_simpson_answers.shtml
'Trung Quốc chắc chắn sẽ phản ứng'
Cập nhật: 16:11 GMT - thứ sáu, 26 tháng 7, 2013
Media Player
Có ý kiến nói Trung
Quốc chắc chắn sẽ phản ứng về việc Việt Nam và Hoa Kỳ tuyên bố đẩy mạnh
các dự án hợp tác khai thác, thăm dò dầu khí trên Biển Đông sau nhân
chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trương Tấn Sang.
Bình luận từ Hà Nội hôm 26/7/2013, ông Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Trung Quốc ở Quảng Châu nói:"Chắc chắn là Trung Quốc sẽ không im lặng. Vì họ chỉ muốn Việt Nam... ở trong vòng kiềm tỏa của họ thôi...
"Chắc chắn Trung Quốc không hài lòng với việc này và họ sẽ có những biện pháp này nọ để hạn chế, để ngăn cản."
Ông Dy nói ông tin tưởng rằng ban lãnh đạo Việt Nam đã có đủ tư duy, đủ suy nghĩ, đủ biện pháp cụ thể để giải quyết, bởi vì theo ông trước khi Việt Nam ký kết hợp tác với Hoa Kỳ về hợp tác khai thác dầu ở Biển Đông, Việt Nam đã có thỏa thuận với Trung Quốc, đặc biệt trong chuyến thăm Bắc Kinh trước đó trong năm của Chủ tịch Sang.
Ông bình luận: "Anh bạn láng giềng lớn của tôi, có phải là tôi không dám phớt lờ anh đâu trong vùng vịnh Bắc Bộ, ngoài cửa vinh Bắc Bộ em xin làm với anh chu đáo, thế còn ở chỗ khác, anh để em làm với người khác chứ."
Ông Dương Danh Dy cũng cho rằng nếu Việt Nam đạt thỏa thuận về mua bán vũ khí, khí tài trực tiếp với Hoa Kỳ, Trung Quốc cũng không có quyền gì để "ngang ngược" cấm Việt Nam mua vũ khí của Mỹ.
"Tất nhiên họ sẽ gây những khó khăn ngầm, gây những áp lực ngầm, chắc chắn thế nào cũng có, nhưng công khai mà hầm hừ thì theo tôi không thể làm được."
Bản tuyên bố chung của nguyên thủ hai nước, nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ ba ngày của ông Trương Tấn Sang, có đoạn:
"Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của
quan hệ thương mại ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế và đặc biệt nhắc
tới: Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng
Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ về hỗ trợ thương mại và đầu tư trong
lĩnh vực dầu khí và năng lượng ở Việt Nam,
"Thỏa thuận khung triển khai dự án phát
triển mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi Việt Nam giữa Tập đoàn Dầu khí
Việt Nam và Công ty Exxon Mobil, Thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Công ty
thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty dầu khí Murphy...", Tuyên
bố chung, trên trang mạng của Nhà Trắng cho hay.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/multimedia/2013/07/130726_duongdanhdy_us_vn_deal.shtml
TIN THẾ GIỚI
Trung Quốc nợ các hãng phim Hollywood nhiều triệu đô la
Tờ Hollywood Reporter, số nợ này lên đến nhiều triệu đô la,
liên quan đến sáu hãng phim chủ chốt là Disney, Warner, Universal,
Paramount, Fox và Sony. Theo tính toán của tạp chí trên, thì chính quyền
Trung Quốc thông qua China Film Group còn nợ hãng phim Warner trên 31
triệu đô la cho bộ phim « Man of Steel », nợ Sony 23 triệu đô la cho
phim « Skyfall » và 23 triệu đô đối với hãng Fox cho bộ phim « Life of
Pi » (L’odyssée de Pi) .
Việc chi trả đã bị ngưng khi các hãng phim lên tiếng chống đối lại việc chính quyền Trung Quốc áp dụng một loại thuế mới hồi đầu năm, đánh vào lợi nhuận với tỉ lệ 2%.
Tổ chức Motion Picture Association of America (MPAA) đại diện cho quyền lợi các hãng phim Mỹ, hiện đang thương lượng với chính quyền Bắc Kinh để xác định ai sẽ phải trả số thuế này.
Cuộc xung đột này tuy vậy không làm cho các hãng phim ngưng cung cấp các sản phẩm điện ảnh cho khán giả Trung Quốc : thị trường phim ảnh tại đây năng động nhất thế giới, và các hãng sản xuất phim nỗ lực đặt chân vào thị trường Trung Quốc, cho dù bị hạn chế đáng kể.
Năm ngoái, một hiệp định được Hoa Kỳ xem là lịch sử, đã giúp linh hoạt phần nào các điều kiện khai thác phim Mỹ tại Trung Quốc. Theo các điều khoản của hiệp định trên, số phim Mỹ có thể được công chiếu hàng năm ở Trung Quốc từ 20 được nâng lên 34 phim, và phần được chia của các hãng phim trên tổng doanh thu được ấn định là 25%.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130731-trung-quoc-no-cac-hang-phim-hollywood-nhieu-trieu-do-la
Mỹ giúp Philippines dọ thám Trung Quốc tại Biển Đông
Trong những ngày qua, báo chí liên tiếp đưa tin về việc chính
quyền Manila được Mỹ giúp đỡ trong việc tìm hiểu về hoạt động của tàu
thuyền Trung Quốc trên vùng Biển Đông. Trả lời báo giới vào hôm nay,
31/07/2013, Ngoại trưởng Philippines công khai xác nhận rằng máy bay do
thám của Mỹ đã cung cấp thông tin tình báo quan trọng về hoạt động quân
sự của Trung Quốc trong khu vực tranh chấp với Philippines ở Biển Đông.
Trên nguyên tắc đây là cuộc họp lần thứ 7 của Ủy ban Hợp tác
song phương Việt Nam Philippines lần này diễn ra tại Manila dưới sự chủ
trì của Ngoại trưởng Philippines Albert Del Rosario và đồng nhiệm Việt
Nam. Hai bên sẽ xem xét tiến độ thực hiện các chương trình hợp tác đề ra
cho thời kỳ từ năm 2011 đến 2016.
Ngoại trưởng hai nước Việt Nam và Philippines sẽ họp lại tại
Manila ngày mai 01/08/2013 để thảo luận về khả năng hợp tác trên vấn đề
an ninh hàng hải. Trong một bản thông cáo, Bộ Ngoại giao Philippines cho
biết là phái đoàn Việt Nam do Ngoại trưởng Phạm Bình Minh dẫn đầu cũng
sẽ đề cập đến các cơ chế và sáng kiến quốc phòng trong khu vực.
Theo báo chí Philippines, trong cuộc họp báo mới đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines ông Raul Hernandez đã xác định rằng nội dung thảo luận sẽ bao gồm các sáng kiến hợp tác về an ninh và quốc phòng, hợp tác hàng hải, đầu tư, thương mại và nông nghiệp.
Diễn ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng trên Biển Đông do các động thái ngày càng quyết đoán của Trung Quốc nhắm vào cả Việt Nam lẫn Philippines, theo giới quan sát, vấn đề Biển Đông và đối sách chống Bắc Kinh chắc chắn sẽ được hai bên quan tâm.
Một trong những vấn đề mà các chuyên gia phân tích muốn biết là quan điểm công khai của Việt Nam sẽ ra sao trên vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc mà Philippines đang xúc tiến trước Tòa án Luật Biển Liên Hiệp Quốc.
Cho đến nay, Hà Nội vẫn né tránh, không ra mặt chính thức hậu thuẫn cho Manila, chỉ xác định – như tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam gần đây – rằng trong tư cách một quốc gia ven biển có quyền lợi hợp pháp và chính đáng ở Biển Đông, « Việt Nam quan tâm và theo dõi sát tiến trình của vụ kiện này ».
Bên cạnh đó, còn có vấn đề Việt Nam và Philippines cũng có tranh chấp chủ quyền trồng chéo tại khu vực quần đảo Trường Sa. Giới phân tích đều cho rằng Hà Nội và Manila cần tìm cách xử lý trước các tranh chấp song phương này để có thế mạnh hơn trong đàm phán với Trung Quốc.
Việc chi trả đã bị ngưng khi các hãng phim lên tiếng chống đối lại việc chính quyền Trung Quốc áp dụng một loại thuế mới hồi đầu năm, đánh vào lợi nhuận với tỉ lệ 2%.
Tổ chức Motion Picture Association of America (MPAA) đại diện cho quyền lợi các hãng phim Mỹ, hiện đang thương lượng với chính quyền Bắc Kinh để xác định ai sẽ phải trả số thuế này.
Cuộc xung đột này tuy vậy không làm cho các hãng phim ngưng cung cấp các sản phẩm điện ảnh cho khán giả Trung Quốc : thị trường phim ảnh tại đây năng động nhất thế giới, và các hãng sản xuất phim nỗ lực đặt chân vào thị trường Trung Quốc, cho dù bị hạn chế đáng kể.
Năm ngoái, một hiệp định được Hoa Kỳ xem là lịch sử, đã giúp linh hoạt phần nào các điều kiện khai thác phim Mỹ tại Trung Quốc. Theo các điều khoản của hiệp định trên, số phim Mỹ có thể được công chiếu hàng năm ở Trung Quốc từ 20 được nâng lên 34 phim, và phần được chia của các hãng phim trên tổng doanh thu được ấn định là 25%.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130731-trung-quoc-no-cac-hang-phim-hollywood-nhieu-trieu-do-la
Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario tại cuộc họp ASEAN ở Brunei, 01/07/2013 - REUTERS
Theo Ngoại trưởng Albert Del Rosario, phi cơ trinh sát P-3
Orion của Hải quân Mỹ thường xuyên bay qua khu vực được Philippines cho
là vùng lãnh thổ hợp pháp của mình, nhưng lại là nơi bị Trung Quốc cho
tàu quân sự đến giám sát.
Khi được hỏi về giá trị của thông tin được máy bay do thám Mỹ thu thập, Ngoại trưởng Philippines khẳng định : « Tôi cho rằng các thông tin đó có ý nghĩa quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi rất quan tâm đến những gì đang xảy ra tại vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi, trên thềm lục địa của chúng tôi, và chúng tôi muốn biết khi có bất kỳ một hành vi xâm nhập nào ».
Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông, kể cả các khu vực gần Philippines và các nước láng giềng khác như Việt Nam, hay Malaysia. Căng thẳng gia tăng hẳn lên trong những năm gần đây do việc Trung Quốc đã áp dụng chiến thuật vừa ngoại giao vừa quân sự chèn ép các láng giềng, đặc biệt là Philippines và Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, Philippines đã liên tục kêu gọi đồng minh Hoa Kỳ giúp đỡ trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Mặc dù khẳng định không thiên về phe nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nhưng Mỹ cũng đã giúp nâng cấp quân đội Philippines.
Khi được hỏi là việc Hoa Kỳ giúp Philippines - bằng cách dùng máy bay do thám động tĩnh của Trung Quốc – liệu có mâu thuẫn với chủ trương trung lập của Mỹ hay không, ông Del Rosario nhấn mạnh đến quan hệ thân thiện giữa Washington và Manila, cũng như đại cục trong khu vực.
Theo Ngoại trưởng Philippines, Mỹ và nước ông có hiệp ước quốc phòng, cho phép giúp đỡ nhau khi có xâm lược. Ngoài ra, Hoa Kỳ muốn duy trì hòa bình ở châu Á – Thái Bình Dương và bảo đảm tự do đi lại ở Biển Đông, do đó « Chúng tôi tin rằng họ có quyền hiện diện… Và chúng tôi cũng muốn họ có mặt ».
Theo tiết lộ của người đứng đầu ngành ngoại giao Philippines, máy bay do thám Mỹ đã hoạt động trên vùng biển mà nước này tranh chấp với Trung Quốc, ít nhất từ năm 2010, khi ông lên làm ngoại trưởng.
Ông không cho biết thêm chi tiết các thời điểm cụ thể nhưng xác định rằng phi cơ trinh sát Mỹ chủ yếu hoạt động nhân những cuộc tập trận chung giữa Philippines và Hoa Kỳ.
Lời xác nhận của Philippines vào hôm nay chắc chắn sẽ làm Trung Quốc bực dọc. Lý do là vì cho đến nay, Bắc Kinh luôn luôn lớn tiếng cho rằng Washington không có vai trò gì trong cuộc tranh chấp tại Biển Đông.
Việc Hoa Kỳ giúp đỡ Philippines do thám Trung Quốc ngoài Biển Đông nêu bật quan hệ quân sự chặt chẽ giữa Manila và Washington. Quân đội Philippines – thuộc diện yếu kém nhất – đã dựa vào thiết bị quân sự thặng dư của Mỹ để nâng cấp các phương tiện của mình.
Cụ thể nhất là vào năm 2011, Philippines đã biến một tàu tuần duyên cũ của Mỹ thành soái hạm của hạm đội Hải quân của mình, và đang chờ nhận thêm một chiếc thứ hai để tăng cường tiềm lực hải quân. Ngoại trưởng Del Rosario hôm nay cho biết là Philippines đang tìm cách trang bị thêm cho mình nhiều tàu Mỹ khác trong tương lai.
Ngoài ra, trong năm nay, Philippines hy vọng nhận được 50 triệu đô la viện trợ quân sự của Hoa Kỳ, một con số tăng 60% so với năm ngoái.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130731-philippines-xac-nhan-da-duoc-my-cap-tin-tinh-bao-ve-trung-quoc-tai-bien-dongKhi được hỏi về giá trị của thông tin được máy bay do thám Mỹ thu thập, Ngoại trưởng Philippines khẳng định : « Tôi cho rằng các thông tin đó có ý nghĩa quan trọng đối với chúng tôi. Chúng tôi rất quan tâm đến những gì đang xảy ra tại vùng đặc quyền kinh tế của chúng tôi, trên thềm lục địa của chúng tôi, và chúng tôi muốn biết khi có bất kỳ một hành vi xâm nhập nào ».
Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền trên gần như toàn bộ vùng Biển Đông, kể cả các khu vực gần Philippines và các nước láng giềng khác như Việt Nam, hay Malaysia. Căng thẳng gia tăng hẳn lên trong những năm gần đây do việc Trung Quốc đã áp dụng chiến thuật vừa ngoại giao vừa quân sự chèn ép các láng giềng, đặc biệt là Philippines và Việt Nam.
Trong bối cảnh đó, Philippines đã liên tục kêu gọi đồng minh Hoa Kỳ giúp đỡ trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Mặc dù khẳng định không thiên về phe nào trong cuộc tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông, nhưng Mỹ cũng đã giúp nâng cấp quân đội Philippines.
Khi được hỏi là việc Hoa Kỳ giúp Philippines - bằng cách dùng máy bay do thám động tĩnh của Trung Quốc – liệu có mâu thuẫn với chủ trương trung lập của Mỹ hay không, ông Del Rosario nhấn mạnh đến quan hệ thân thiện giữa Washington và Manila, cũng như đại cục trong khu vực.
Theo Ngoại trưởng Philippines, Mỹ và nước ông có hiệp ước quốc phòng, cho phép giúp đỡ nhau khi có xâm lược. Ngoài ra, Hoa Kỳ muốn duy trì hòa bình ở châu Á – Thái Bình Dương và bảo đảm tự do đi lại ở Biển Đông, do đó « Chúng tôi tin rằng họ có quyền hiện diện… Và chúng tôi cũng muốn họ có mặt ».
Theo tiết lộ của người đứng đầu ngành ngoại giao Philippines, máy bay do thám Mỹ đã hoạt động trên vùng biển mà nước này tranh chấp với Trung Quốc, ít nhất từ năm 2010, khi ông lên làm ngoại trưởng.
Ông không cho biết thêm chi tiết các thời điểm cụ thể nhưng xác định rằng phi cơ trinh sát Mỹ chủ yếu hoạt động nhân những cuộc tập trận chung giữa Philippines và Hoa Kỳ.
Lời xác nhận của Philippines vào hôm nay chắc chắn sẽ làm Trung Quốc bực dọc. Lý do là vì cho đến nay, Bắc Kinh luôn luôn lớn tiếng cho rằng Washington không có vai trò gì trong cuộc tranh chấp tại Biển Đông.
Việc Hoa Kỳ giúp đỡ Philippines do thám Trung Quốc ngoài Biển Đông nêu bật quan hệ quân sự chặt chẽ giữa Manila và Washington. Quân đội Philippines – thuộc diện yếu kém nhất – đã dựa vào thiết bị quân sự thặng dư của Mỹ để nâng cấp các phương tiện của mình.
Cụ thể nhất là vào năm 2011, Philippines đã biến một tàu tuần duyên cũ của Mỹ thành soái hạm của hạm đội Hải quân của mình, và đang chờ nhận thêm một chiếc thứ hai để tăng cường tiềm lực hải quân. Ngoại trưởng Del Rosario hôm nay cho biết là Philippines đang tìm cách trang bị thêm cho mình nhiều tàu Mỹ khác trong tương lai.
Ngoài ra, trong năm nay, Philippines hy vọng nhận được 50 triệu đô la viện trợ quân sự của Hoa Kỳ, một con số tăng 60% so với năm ngoái.
Trung Quốc lấn lướt Biển Đông : Hà Nội - Manila tăng cường hợp tác
Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang (trái) và tổng thống Philippines Benigno Aquino (ảnh ghép)
Montage RFI
Theo báo chí Philippines, trong cuộc họp báo mới đây, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines ông Raul Hernandez đã xác định rằng nội dung thảo luận sẽ bao gồm các sáng kiến hợp tác về an ninh và quốc phòng, hợp tác hàng hải, đầu tư, thương mại và nông nghiệp.
Diễn ra vào thời điểm căng thẳng gia tăng trên Biển Đông do các động thái ngày càng quyết đoán của Trung Quốc nhắm vào cả Việt Nam lẫn Philippines, theo giới quan sát, vấn đề Biển Đông và đối sách chống Bắc Kinh chắc chắn sẽ được hai bên quan tâm.
Một trong những vấn đề mà các chuyên gia phân tích muốn biết là quan điểm công khai của Việt Nam sẽ ra sao trên vụ kiện đường lưỡi bò Trung Quốc mà Philippines đang xúc tiến trước Tòa án Luật Biển Liên Hiệp Quốc.
Cho đến nay, Hà Nội vẫn né tránh, không ra mặt chính thức hậu thuẫn cho Manila, chỉ xác định – như tuyên bố của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam gần đây – rằng trong tư cách một quốc gia ven biển có quyền lợi hợp pháp và chính đáng ở Biển Đông, « Việt Nam quan tâm và theo dõi sát tiến trình của vụ kiện này ».
Bên cạnh đó, còn có vấn đề Việt Nam và Philippines cũng có tranh chấp chủ quyền trồng chéo tại khu vực quần đảo Trường Sa. Giới phân tích đều cho rằng Hà Nội và Manila cần tìm cách xử lý trước các tranh chấp song phương này để có thế mạnh hơn trong đàm phán với Trung Quốc.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20130731-viet-nam-philippines-muon-tang-cuong-hop-tac-bien-dong
Trong một nghị quyết được toàn thể các nghị sĩ thông qua ngày
29/07/2013, Thượng viện Mỹ đã lên án mọi hành động cưỡng bức và đe dọa
do các lực lượng trên biển tiến hành tại vùng Biển Đông và Biển Hoa
Đông. Lời lên án không nêu đích danh Trung Quốc, nhưng hầu như toàn bộ
các sự kiện nêu lên đều chỉ rõ Bắc Kinh là thủ phạm gây bất ổn.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130731-thuong-vien-my-len-an-hanh-vi-hung-hang-cua-trung-quoc-tai-bien-dong
Thượng viện Mỹ lên án hành vi hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông
Lực lượng hải quân Trung Quốc tập dợt diễu hành tại căn cứ Thanh Đảo 3/2013 - REUTERS /Stringer
Nghị quyết mang số hiệu S. RES. 167, sau khi nêu bật các diễn
biến đáng quan ngại tại hai vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, đã đưa ra 7
“quyết nghị” mà đầu tiên hết chính lời lời tố cáo không chút mập mờ các
hành động : “Sử dụng các biện pháp cưỡng chế, đe dọa hay võ lực do các
lực lượng hải quân, an ninh trên biển, tàu đánh cá, phi cơ quân sự hay
dân sự tiến hành trên vùng Biển Đông và Biển Hoa Đông, để khẳng định chủ
quyền lãnh thổ và lãnh hải hoặc thay đổi nguyên trạng hiện nay.”
Bên cạnh đó, Nghị quyết 167 của Thượng viện Mỹ cũng kêu gọi các bên
tranh chấp biển đảo trong khu vực là nên cố gắng tự kềm chế, tránh các
hành động có nguy cơ làm căng thẳng leo thang, trong đó có các hành vi
“đưa người đến cư ngụ tại những hòn đảo lớn nhở, bãi cạn, bãi ngầm hay
các thực thể địa dư khác”.
Văn kiện đặc biệt khẳng định hậu thuẫn của chính quyền Mỹ đối với
tiến trình đi đến một bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông giữa ASEAN và
Trung Quốc, cũng như các hoạt động ngoại giao của tất cả các bên tranh
chấp tại Biển Đông nhằm duy trì hòa bình và ổn định cho khu vưc.
Sau cùng, Nghị quyết cũng xác nhận sự ủng hộ của Thượng viện Mỹ đối
với các hoạt động liên tục của Lực lượng Võ trang Hoa Kỳ tại khu vực Tây
Thái Bình Dương “bao gồm việc thiết lập quan hệ đối tác với lực lượng
vỡ trang các nước khác trong vùng, nhằm đảm bảo quyền tự do hàng hải,
duy trì hòa bình và ổn định, đảm bảo việc tôn trọng các nguyên tắc của
luật pháp quốc tế được toàn thế giới công nhận, trong đó có việc giải
quyết một cách hòa bình các vấn đề chủ quyền và giao dịch thương mại hợp
pháp mà không bị cản trở”.
Trong phần trình bày tình hình dẫn đến bản nghị quyết 167, Thượng
viện Mỹ đã liệt kê hàng loạt các hành vi lấn lướt của Trung Quốc trong
việc tranh giành chủ quyền trên Biển Đông với Philippines và Việt Nam,
và trên Biển Hoa Đông với Nhật Bản.
Về Biển Đông, các nhà lập pháp Mỹ trước hết ghi nhận « nhiều sự cố
nguy hiểm và gây bất ổn trong những năm gần đây, trong khu vực này ». Đó
là vụ « tàu Trung Quốc cắt cáp thăm dò địa chấn của một tàu thăm dò dầu
khí Việt Nam vào tháng 5 2011 », kế đến là vụ « tàu Trung Quốc chặn lối
vào bãi Scarborough vào tháng Tư năm 2012 », rồi vụ « Trung Quốc phát
hành một bản đồ chính thức mới, xác định ‘đường chín đoạn’ gây tranh cãi
là biên giới quốc gia của Trung Quốc ».
Thượng viện Mỹ cũng ghi nhận vụ việc gần đây nhất nhắm vào
Philippines : “Kể từ ngày 08 tháng Năm năm 2013, tàu Hải quân và Hải
giám Trung Quốc hiện diện thường xuyên ở vùng biển xung quanh bãi Second
Thomas Shoal, nằm cách khoảng 105 hải lý về phía Tây bắc của đảo
Palawan của Philippines.
Về Biển Hoa Đông, các Thượng nghị sĩ Mỹ đã có những lời lẽ rất mạnh,
cảnh cáo Trung Quốc rằng Hoa Kỳ sẽ phản đối bất kỳ hành động đơn phương
nào trên quần đảo Senkaku thuộc quyền quản lý của Nhật Bản, lên án việc
Bắc Kinh đã gửi tàu của các cơ quan nhà nước đến khu vực gần đảo, làm
cho tình hình căng thẳng thêm lên.
Nghị quyết đặc biệt lưu ý rằng quần đảo Senkaku thuộc quyền quản lý
của Tokyo, và theo hiệp ước an ninh song phương với Nhật Bản, Hoa Kỳ vẫn
cam kết « đáp trả bất kỳ một cuộc tấn công vũ trang nào nhắm vào các
vùng lãnh thổ dưới quyền quản lý của Nhật Bản ».
Theo đài truyền hình Nhật Bản NHK, sở dĩ Thượng viện Mỹ - một định
chế có uy thế rất lớn trong lãnh vực đối ngoại - đã thông qua nghị quyết
cứng rắn vừa kể, đó là vì đã thấy rõ quan điểm cứng rắn của Bắc Kinh
trên các tranh chấp chủ quyền biển đảo hiện nay nhân hội nghị thượng
đỉnh Mỹ-Trung hồi tháng Sáu vừa qua.
Mặt khác, Trung Quốc được cho là còn xem nhẹ một nghị quyết từng được
Thượng viện Mỹ thông qua năm ngoái tái khẳng định rằng quần đảo Senkaku
nằm trong phạm vi áp dụng của Hiệp ước an ninh Nhật-Mỹ.
Thượng viện Mỹ thông qua nghị quyết về Biển Đông
Nghị quyết 167 dẫn ra nhiều vụ việc nguy hiểm liên quan đến các hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông và Biển Hoa Đông.
CỠ CHỮ
31.07.2013
Nghị quyết do Thượng nghị sĩ Robert Menendez, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại
Thượng viện, bảo trợ thúc giục các nước có tuyên bố chủ quyền tại hai
vùng biển này nhanh chóng hình thành và thông qua một bộ quy tắc ứng xử
để tránh xung đột.
Nghị quyết 167 dẫn ra nhiều vụ việc nguy hiểm liên quan đến các hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Trong số này có vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam, việc Bắc Kinh phát hành bản đồ chính thức xác nhận chủ quyền theo đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông và thành lập thành phố Tam Sa.
Nghị quyết yêu cầu Thượng viện Mỹ lên án hành động đe dọa, áp bức, và dùng võ lực để dành chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Nghị quyết 167 dẫn ra nhiều vụ việc nguy hiểm liên quan đến các hành động của Bắc Kinh tại Biển Đông và Biển Hoa Đông. Trong số này có vụ tàu Trung Quốc cắt cáp tàu thăm dò của Việt Nam, việc Bắc Kinh phát hành bản đồ chính thức xác nhận chủ quyền theo đường lưỡi bò 9 đoạn ở Biển Đông và thành lập thành phố Tam Sa.
Nghị quyết yêu cầu Thượng viện Mỹ lên án hành động đe dọa, áp bức, và dùng võ lực để dành chủ quyền ở Biển Đông và Biển Hoa Đông.
Thượng nghị sĩ Menendez cho biết Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào các cuộc tranh chấp qua đường lối ngoại giao.
Ông Menendez nói với lịch sử giao tiếp lâu nay tại khu vực, Mỹ hết sức
quan tâm đến việc hợp tác với tất cả các bên để phát triển, thực thi, và
duy trì trật tự dựa trên luật lệ tại đây. Và việc này, theo Chủ tịch
Menendez, được bắt đầu bằng cách ủng hộ-khuyến khích một giải pháp hòa
bình và đưa vào hoạt động các cơ chế hữu hiệu để xử lý tranh chấp làm
ảnh hưởng đến ổn định khu vực.
Cùng lúc đó, Tư lệnh Không quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương tuyên bố các hành động gây hấn của Bắc Kinh hầu dành chủ quyền có nguy cơ là những sự tính toán sai lầm, nhưng đồng thời cũng giúp Washington củng cố các mối quan hệ với các nước trong khu vực.
Reuters dẫn phát biểu của Tướng Herbert Carlisle hôm 29/7 nói rằng mỗi một hành động của Bắc Kinh đều dẫn tới các hậu quả không mong muốn cùng nhiều hiệu ứng kéo theo sau.
Vẫn theo lời Tư lệnh Carlisle, trong một số trường hợp, các đồng minh của Mỹ ở khu vực có thể ngưng mua thiết bị quốc phòng từ các nhà cung cấp không phải là Hoa Kỳ và muốn Washington tăng cường sự hiện diện nhiều hơn như lực lượng đối trọng với Trung Quốc.
Cùng lúc đó, Tư lệnh Không quân Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương tuyên bố các hành động gây hấn của Bắc Kinh hầu dành chủ quyền có nguy cơ là những sự tính toán sai lầm, nhưng đồng thời cũng giúp Washington củng cố các mối quan hệ với các nước trong khu vực.
Reuters dẫn phát biểu của Tướng Herbert Carlisle hôm 29/7 nói rằng mỗi một hành động của Bắc Kinh đều dẫn tới các hậu quả không mong muốn cùng nhiều hiệu ứng kéo theo sau.
Vẫn theo lời Tư lệnh Carlisle, trong một số trường hợp, các đồng minh của Mỹ ở khu vực có thể ngưng mua thiết bị quốc phòng từ các nhà cung cấp không phải là Hoa Kỳ và muốn Washington tăng cường sự hiện diện nhiều hơn như lực lượng đối trọng với Trung Quốc.
Tướng Carlisle cho biết Ngũ Giác Đài đang nỗ lực gia tăng việc luân phiên các binh sĩ Mỹ xuyên suốt khu vực Châu Á nhiều như mức ở Châu Âu trong thời Chiến Tranh Lạnh.
Nguồn: ABS-CBNnews.com, Foreign.senate.gov, Philstar.com, Reutershttp://www.voatiengviet.com/content/thuong-vien-my-thong-qua-nghi-quyet-ve-bien-dong/1713894.html
Nhìn lại chuyến đi Mỹ của Chủ tịch Sang
Cập nhật: 14:19 GMT - thứ bảy, 27 tháng 7, 2013
Tôi rất mừng là thấy hai bên rõ ràng có
những bước tiến mạnh mẽ về sự hiểu biết lẫn nhau, cũng như cam kết về
quan hệ hợp tác giữa hai nước. Thực sự là kết quả này tốt đẹp hơn sự
mong đợi của tôi.
Trong khi trên thực tế thì không thực hiện bao nhiêu những cái gì là tốt hoặc những cam kết về hợp tác mà là chỉ thấy gây khó từ phía ông láng giềng lớn cho Việt Nam nhiều thôi.
Nhân quyền
Bởi vì trước đó tôi cũng có một đôi
chút lo lắng là có thể có những điều chưa thực thống nhất giữa hai bên,
hoặc có thể tạm gọi là bất đồng, vì có thể nó làm ảnh hưởng tới kết quả
của chuyến đi.
Nhưng rút cuộc với tuyên bố chung đó,
cũng như với những lời lẽ mà các vị lãnh đạo đã phát biểu ra trước công
chúng thì phải nói là đấy là những điều thực sự rất tốt.
… Tôi nghĩ thỏa thuận hợp tác toàn diện
cũng đã là một thỏa thuận rất tốt rồi. Và tùy theo cách gọi thôi, gọi
là chiến lược hay gọi là hợp tác toàn diện, hay dùng những từ ngữ đi
chăng nữa thì cái cốt lõi là nội dung, nội hàm của những hợp tác sẽ là
mở rộng ra như thế nào. Thì lần này hợp tác toàn diện đã nói rõ là mở
rộng ra hợp tác trên nhiều mặt khác nhau.
… Lâu nay sự hợp tác giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ có lẽ được nhấn mạnh rất nhiều về góc độ thương mại, kinh tế, một
phần nào đó về văn hóa, giáo dục, nhưng về các lĩnh vực khác chưa được
nhấn mạnh nhiều.
… Tôi quan tâm hơn tới việc thực tâm
tiến hành với nhau, những công việc cụ thể để thực hiện sự hợp tác đó,
hơn là những ngôn ngữ có thể là đẹp, có thể là cao siêu, nhưng mà trên
thực tế không mang lại hành động đáng kể.
Ví dụ như ở Việt Nam, người Việt Nam
thường hay nhạy cảm và không hài lòng với những cách như là đưa ra những
phương châm bốn tốt, hoặc là 16 chữ chẳng hạn, đối với ông láng giềng
lớn.Trong khi trên thực tế thì không thực hiện bao nhiêu những cái gì là tốt hoặc những cam kết về hợp tác mà là chỉ thấy gây khó từ phía ông láng giềng lớn cho Việt Nam nhiều thôi.
Nhân quyền
"Tôi nghĩ nhà nước hoàn toàn có được một cách giải quyết khác, thỏa đáng hơn mà không gây ra những bức xúc, hoặc là bất bình trong xã hội, nhưng đồng thời cũng không làm cho những nước khác hiểu nặng nề về tình hình nhân quyền ở Việt Nam"
Bà Phạm Chi Lan
… Về phía Mỹ tôi nghĩ là đã hiểu hơn về
tình hình của Việt Nam, cho nên cách đặt vấn đề của phía Mỹ cũng không
quá căng thẳng đối với câu chuyện về nhân quyền ở Việt Nam. Thế còn phía
Việt Nam, tôi mong là thông qua tất cả những gì đã trao đổi ở bên Mỹ
thì các vị lãnh đạo Việt Nam cũng hiểu được là khi bên phía Mỹ không làm
quá căng về chuyện nhân quyền, thì không có nghĩa là Việt Nam không cần
cải thiện.
Và qua thái độ đó cũng chứng tỏ phía Mỹ
có niềm tin nhất định, đồng thời có mong muốn là Việt Nam sẽ cải thiện
được tình hình nhân quyền ở Việt Nam.
Tình hình nhân quyền ở Việt Nam có một
số vấn đề mà ngay cả những người sống ở Việt Nam, những công dân Việt
Nam, như cá nhân tôi chẳng hạn cũng không đồng tình đối với việc bắt bớ
một số những người trẻ như là trường hợp của cô Phương Uyên, chẳng hạn,
hay là đối với một số blogger.
Nhưng mà những cái đó, tôi nghĩ nhà
nước hoàn toàn có được một cách giải quyết khác, thỏa đáng hơn mà không
gây ra những bức xúc, hoặc là bất bình trong xã hội, nhưng đồng thời
cũng không làm cho những nước khác hiểu nặng nề về tình hình nhân quyền ở
Việt Nam. Tôi mong là qua đây, Việt Nam cũng có nỗ lực của mình để cải
thiện về phía nhà nước Việt Nam, thế và các nước cũng góp thêm phần vào
thúc đẩy quá trình đó.
Bấm
Trả lời phỏng vấn BBC, ngày 26/7/2013
Đối với Việt Nam, cán cân mậu dịch có
chênh lệch nhưng so với Trung Quốc thì không có là bao nhiêu hết. Hoa Kỳ
đồng ý nâng cấp “chiến lược toàn phương diện” với Việt Nam cho thấy vai
trò quan trọng của Việt Nam ở Đông Nam Á để cân bằng thế lực của Trung
Quốc. Sự cân bằng thế lực của Trung Quốc quan trọng hơn nhiều với cán
cân mậu dịch vài trăm triệu USD một năm. Hoa Kỳ chẳng có thua thiệt gì
về vấn đề này cả vì Hoa Kỳ dùng sự cân bằng này để đạt nhiều lợi nhuận ở
những nơi khác.
Cục diện của Việt Nam không thể nào chỉ
được đánh giá dễ dàng hay không dễ dàng dựa trên tiểu chuẩn giữa Việt
Nam và Hoa Kỳ mà phải nói dựa trên tiêu chuẩn “con cờ Việt Nam” như thế
nào trong ván cờ quốc tế.
Thời đại này là thời đại của sự liên
đới nương tựa lẫn nhau nên “interdependence” quan trọng hơn
“independence” rất nhiều. Trung Quốc là đối thủ của Hoa Kỳ trên nhiều
phương diện, nhưng chính Trung Quốc lại là “sự nương tựa lẫn nhau”
(interdependence) cho sự phát triển của Hoa Kỳ, và ngược lại, Hoa Kỳ
chính là chất xúc tác cho phát triển của Trung Quốc.
Nhiều người nghĩ rằng Hoa Kỳ dùng Việt
Nam như một người tiền phong chống sự bành trướng của Trung Quốc xuống
phía nam. Điều đó đúng một phần. Phần khác có lẽ cũng quan trọng không
thua kém gì khác lại quan trọng hơn đó là Hoa Kỳ dùng Việt Nam như đầu
cầu để khai thác tài nguyên và đầu tư của Khối Asean.
VÁN CỜ, QUÂN CỜ"Kinh nghiệm của tôi ở Thành phố Houston, các doanh nhân e ngại luật pháp của Việt Nam còn rất bấp bênh. Họ e ngại Ngành Tư pháp không được độc lập hơn là e ngại vấn đề tham nhũng"
Ông Hoàng Duy Hùng
Trong ván cờ quốc tế hiện nay, Việt Nam
đang từ từ trỗi dậy ở phía nam, là đầu tàu quan trọng của Asean nên Hoa
Kỳ đối xử rất “rộng tay” với Việt Nam cho dầu còn có nhiều vấn đề lấn
cấn như vấn đề đàn áp nhân quyền hay không có đối lập ở Việt Nam. Đó là
lý do tại sao Tổng Thống Barack Obama đã tiếp đón rất long trọng với Chủ
Tịch Trương Tấn Sang và đã rộng tay trong vấn đề mậu dịch với Việt Nam
dẫu rằng rất nhiều người Việt biểu tình ở ngoài Tòa Bạch Ốc cũng như
nhiều Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu của Hoa Kỳ đã viết thư yêu cầu Tổng
Thống Barack Obama làm áp lực với Chủ Tịch Trương Tấn Sang nhiều hơn nữa
trong vấn đề nhân quyền.
... Kinh nghiệm của tôi ở Thành phố
Houston, các doanh nhân e ngại luật pháp của Việt Nam còn rất bấp bênh.
Họ e ngại Ngành Tư pháp không được độc lập hơn là e ngại vấn đề tham
nhũng. Vấn đề tham nhũng là một vấn nạn nhưng cũng còn có thể giải quyết
bằng luật pháp. Hệ thống luật pháp không có vững và ngành tư pháp không
độc lập thì không còn cách gì để cứu vãn. Do đó, triệt hạ tham nhũng là
một cấp bách, nhưng Việt Nam cần xây dựng hệ thống luật pháp vững vàng
và ngành tư pháp phải được độc lập lại càng cấp bách hơn.
Nghị viên thành phố Houston, tiểu bang Texas Hoa Kỳ, Bấm
trả lời phỏng vấn BBC ngày 27/7/2013
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/07/130726_us_viet_visit_reviews.shtml
No comments:
Post a Comment