Thursday, October 27, 2016

TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN - CÀ PHÊ CỘNG -

NGUYỄN NGỌC HOA* MỘT ĐỜI CHUNG THỦY




MỘT ĐỜI CHUNG THỦY
NGUYỄN NGỌC HOA*

Tháng Giêng 2005 tôi có việc về Sài gòn sau gần ba mươi năm bỏ nước ra đi. Trước khi tôi lên đường, mẹ gọi điện thoại dặn dò,
“Cây có cội, nước có nguồn. Đã về bên mình, con ra ngoài làng một chuyến.”
“Con chưa tính...” tôi lưỡng lự.
“Con lạy bàn thờ tổ tiên, viếng mồ mả ông bà, và thăm cậu Các giùm mẹ,” mẹ khẩn khoản.
Tôi không thể từ chối. Quê hương là nơi mẹ luôn luôn yêu quý thiết tha dù đã rời xa hơn nửa thế kỷ. Với đồng lương hưu ít oi, mẹ chắt chiu dành dụm từng đồng, mỗi năm năm bảy lần gửi tiền về biếu bà con, sửa sang nhà thờ họ, và trùng tu mồ mả tổ tiên. Mẹ ước nguyện khi qua đời được hoả táng và di cốt rải trên dòng sông Nhật Lệ ở quê nhà. Mẹ khuyến khích,
“Ngoài mình có động Phong Nha là kỳ quan thiên nhiên lớn và đẹp nhất thế giới, đưa con Châu đi cho biết.”
Đánh trúng tâm lý thích viếng thắng cảnh của Châu, vợ tôi, mẹ nói thêm,
“Tuần trước thằng Giáng gọi điện thoại qua, mẹ dặn hắn thu xếp cho hai đứa bây ở khách sạn ngoài cửa sông Nhật Lệ. Khách sạn nớ (đó) của hắn, đừng lo.”
Năm nay trên tám mươi tuổi, anh Giáng là trưởng tộc và thuộc hàng anh tôi, gọi mẹ bằng mự (thím). Những cú điện thoại hàng tháng không ngoài mục đích xin tiền, nhưng đối với mẹ là sợi dây liên lạc với bà con thân thuộc nơi chôn nhau cắt rún.
* * *
Xong việc Sài gòn, chúng tôi thuê xe có tài xế lái đi dọc theo Quốc lộ 1 ra Trung, sống lại những năm tháng hạnh phúc đau thương trong trí nhớ và kỷ niệm. Ngày đầu ngừng lại ở Phan Thiết ngày trước Châu là cô học trò trung học áo trắng; bạn cũ của nàng tổ chức một buổi họp mặt đón mừng, vui như thời đi học (lời của nàng). Ngày thứ hai ghé lại Quảng Ngãi nghỉ đêm để hôm sau viếng thăm thánh địa Mỹ Sơn của người Chàm; thành phố về đêm tiêu điều vắng vẻ, không một chút sinh khí. Sau đó dừng chân tại Huế xưa kia tôi sống nhiều năm và lớn lên để thăm bạn cũ trường xưa và dùng làm điểm xuất phát về thăm quê cũ.
Trên đường từ Huế ra Đồng Hới, dừng chân ở hai địa điểm lịch sử ghi hằn trong ký ức là Cổ Thành Quảng Trị của mùa hè đỏ lửa 1972 và cầu Hiền Lương bắc qua sông Bến Hải một thời là biên giới Bắc-Nam. Phong cảnh hoang tàn vắng vẻ của hai nơi này gieo mối cảm hoài thấm thía giống như tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan khi đi ngang qua đèo Ngang gần hai thế kỷ trước:
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc,
Thương nhà mỏi miệng cái gia gia.
Xe vào thị xã vào khoảng một giờ trưa. Đã biết tên và địa chỉ tiệm ăn mà bạn Châu ở Huế giới thiệu, chúng tôi dừng xe nhờ một ông chạy xe ôm chỉ đường. Câu trả lời của người đồng châu gặp đầu tiên khiến tôi ngỡ ngàng,
“Không nói mô (đâu); đưa đây năm ngàn rồi chỉ chỗ ăn cho.”
Tôi không trả tiền, dù năm ngàn đồng chỉ tương đương với 30 xu Mỹ. Lái xe đi loanh quanh thị trấn tìm chỗ ăn trưa, nhưng không nơi nào có thức ăn. Người ta cho biết cơm trưa đã hết, cơm chiều chưa nấu, và phố chợ không bán quà vặt có thể ăn đỡ đói.
Xe chạy qua chợ Tam Tòa, chợ chính của thị xã. Nhớ khi xưa nhiều lần được ngoại đặt ngồi trong cái thúng ở đằng trước, thúng sau chất hàng cho cân rồi gánh đi theo tới đây. Bảo tài xế cho tôi xuống thăm chợ một mình, đi qua các sạp hàng lộ thiên tìm lại hình bóng thân yêu của ngoại.
Lúc tôi trở lại, Châu kể chuyện hai ông công an đến đòi tiền,
“Đưa đây sáu chục ngàn đi uống cà phê, không thì giữ giấy tờ và giam xe.”
Sáu chục ngàn đồng gần bằng bốn đô la; Châu hỏi tại sao, một ông trả lời thẳng thừng,
“Xe đậu lại đây và chị là Việt kiều nước ngoài. Hỏi xú xớ sẽ ‘phạt’ gấp đôi.”
Chịu đói bụng và nén uất ức vì bị cướp ngày trắng trợn, chúng tôi tìm đường đến nhà cậu Các, anh mẹ. Lớn hơn bốn tuổi, cậu theo kháng chiến khi mẹ mới mười ba. Tóc bạc phơ, người gầy gò như cây củi nhưng đôi mắt còn tinh anh, cậu ra cổng đón và nắm tay tôi khóc ròng,
“Thấy con là cậu nhớ đến mẹ con.”
Tôi cảm động theo cậu vào nhà và đưa quà – món tiền hơn cả tháng lương hưu của mẹ. Nước mắt tràn trề, cậu diễn tả nỗi nhớ nhung và lòng ưu ái dành cho em gái ở xa nửa vòng trái đất mà không hề hỏi tới tôi hay Châu một câu. Nhớ năm nay mẹ tám mươi tuổi, sáu mươi bảy năm cậu chưa gặp và không hề biết mặt mũi mẹ ra sao, tôi hỏi,
“Cậu gặp lại mẹ con hồi nào?”
“Chưa gặp nhưng đêm nào cậu cũng mơ thấy mẹ con,” cậu trả lời với giọng thành khẩn.
Nhà cậu khá lớn, chung quanh có vườn rộng trồng cây ăn trái. Mợ mất sớm, cậu ở chung với vợ chồng người con trai và đứa cháu nội năm tuổi là cháu Đạt đang chơi ngoài hè hát líu lo,

“Đêm qua em mơ gặp bác Hồ. Râu bác dài, tóc bác bạc phơ...”

Thì ra cậu mơ thấy mẹ giống như cháu Đạt mơ thấy bác Hồ!

Đã được báo trước nên anh Giáng cùng mấy bô lão tộc thuộc chờ sẵn ở nhà thờ họ đón tiếp “chú” Bé học sáng (học giỏi) – không biết nguồn tin “học sáng” từ đâu ra. Sau khi trao món tiền mẹ tặng họ và làm lễ ra mắt tổ tiên, tôi ngỏ ý muốn đi thăm nhà cũ nhưng anh Giáng gạt đi,


“Bây giờ là văn phòng huyện, chú tới không được mô.”

“Tôi chỉ tới coi chứ có làm gì đâu mà lo. Nhà ông nội, sao không được tới?” tôi không chịu.

“Đây không phải như bên Mỹ; chú làm tới họ sẽ không để yên mà về Mỹ mô.”

Tôi biết điều này nên không kỳ kèo. Nhớ lời mẹ dặn, tôi hỏi đường đi tới nghĩa trang họ Nguyễn, anh lại cản,
“Mùa này nước ngập, chú mự không ra chỗ nớ được mô.”
(Sau này tôi mới biết thửa đất dùng làm nghĩa trang gia tộc mười mấy đời đã bị chính quyền trưng dụng. Mẹ tiếp tục gửi tiền về để “trùng tu mồ mả,” nhưng không ai cho biết mồ mả thực sự ở đâu.)
Để Châu và anh tài xế ở nhà anh Giáng, tôi lần xuống cuối làng tìm nhà anh Đồng, một túp lều xiêu vẹo đổ nát trong bãi đất vắng vẻ. Một bà già lụ khụ mù một bên mắt ra mở tấm liếp che cửa, nhìn mãi tôi mới nhận ra là con Chắt, cháu họ gọi bằng ông. Nó nhận ra tôi, mừng rỡ,
“Cả tháng ni (nay) con mắt tui máy hoài, biết rứa (vậy) là có quới nhơn tới nhà.”
“O mi (cô mày) ở một mình hả?” tôi lúng túng lựa cách gọi thích hợp.
“Chớ ở với ai chừ (bây giờ)! Ôông về răng (sao) mà đúng lúc, bửa ni kỵ ôông sơ,” nó lính quýnh chỉ chiếc ghế duy nhất trong nhà mời ngồi.
“Ông sơ” chính là ông nội tôi. Trên bàn thờ, một kệ gỗ thô gắn vào tường đất, ba cây nhang cắm trong lư hương bằng đất nung còn cháy đỏ. Lễ vật vỏn vẹn gồm hai chén cơm đơm lưng đặt hai bên đọi (tô) canh rau nấu rạm (cua đồng). Nước mắt ràn rụa, tôi quỳ mọp trên sàn đất lạy trước bàn thờ.


Con Chắt kể sau “ngày tiếp quản" 1954, một tối anh Đồng đi họp ủy ban không về. Hôm sau xác anh được tìm thấy sau miếu Thổ Địa, tay trói ké và khắp người bầm tím. Anh bị lên án “phản động” vì không chịu hợp tác buộc tội nội là “thành phần bóc lột.”

Ngày đấu tố nội, dân làng được huy động tụ tập ở đám đất rộng trước đình làng. Mụ Ruộng ngồi ghế chủ tịch “tòa án nhân dân,” bắt nội quỳ trước “tòa” tay chân trói ôm vào chiếc cọc lớn sau lưng. Bà nội con Chắt là mụ Đình kể tội và chửi mắng nội là “tên địa chủ gian ác hút máu mủ nhân dân.” Nhưng khi vu nội hãm hiếp bà cháu mụ, mụ bị con Chắt cãi phăng,


“Không có chuyện nớ. Ôông sơ là người tốt, là người ơn của nhà mình.”

“Tổ cha mi dám cãi lời cán bộ,” mụ Đình la lớn.

Bà già quê mùa thiếu học trước mắt tôi hãnh diện,

“Tại rứa, ôông Cột táng tui một cái trúng con mắt trái máu chảy ròng ròng; mắt tui đui từ bữa nớ.”

“O mi quả thiệt là vị anh hùng của họ Nguyễn mình,” tôi cảm kích vô vàn.

Ông Cột là chồng mụ Ruộng và người thi hành bản án tử hình. Trong lúc cán bộ chỉ huy dân làng đưa tay hô to khẩu hiệu đả đảo địa chủ, ông ta kéo nội sền sệt đẩy xuống đứng dưới cái hố đào sẵn, lấp đất ngang cổ chừa lại đầu. Khi “tòa” ra lệnh, ông Cột hô Chú Chóp dắt trâu chạy trước, ông đẩy lưỡi cày mài sắc chạy sau...


Kể đến đây con Chắt khóc lớn,

“Bữa nớ là ngày mười sáu tháng Chạp mình, giống như bữa ni. Nhớ ơn đùm bọc của ôông sơ, nghèo cách mấy năm mô (nào) tui cũng nấu chén cơm lạt (nhạt) cúng ngài.”

“Vậy xác ông nội chôn ở đâu?” tôi hỏi.

“Họ đem đi mô (đâu) không biết; có chôn cất chi mô,” con Chắt gạt nước mắt lắc đầu.

Trở lại nhà anh Giáng, tôi bảo Châu và anh tài xế sửa soạn về Huế; Châu ái ngại,

“Anh không sao chứ?”

“Không sao; anh chỉ không muốn ở lại nơi này thêm một phút nào nữa.”

“Còn chương trình đêm nay ở khách sạn Nhật Lệ và ngày mai viếng động Phong Nha?”
“Không cần...” tôi bỏ dở câu nói, bước nhanh ra xe.
Về tới Huế gần nửa đêm, ghé Bến Ngự ăn bánh lá (bánh nậm) chả tôm, món ăn ưa chuộng của tôi. Ăn bữa đầu tiên trong ngày nhưng miệng đắng nghét, nuốt không hết cái bánh lá thứ hai. Đêm hôm ấy nằm mơ thấy mình biến thành Superman bay đi tìm tên đầu sỏ bọn giết người cướp của. Mà sao Superman giống như Tề Thiên Đại Thánh trong phim truyện Tây Du Ký?


* * *


Nửa thế kỷ là một thời gian rất dài. Thằng Gái – anh Quang – đã hy sinh trên chiến trường Tây Nguyên năm 1970, cha mất ở Hoa kỳ hơn hai mươi năm trước, và thằng Sáng – nay gọi bằng tên trong khai sinh là Sang – vừa về hưu sau nhiều năm làm công chức. Sau này có thêm một cô con gái và ba cậu con trai, thị tộc của mẹ với con, cháu, và chắt có cả thảy 31 người.


Trong cuộc họp mặt Giáng sinh cuối năm, trước mặt mọi người mẹ trách,

“Xa xứ hơn năm mươi năm mà khi về không ngủ ở quê nhà được một đêm!”

Giữ kín cái chết thảm thiết của nội, tôi cúi đầu nhận lỗi. Quê hương tôi quỷ quyệt và tàn ác, có gì để luyến thương? Vậy mà có người bảo là “chùm khế ngọt”!


Nguyễn Ngọc Hoa

Ngày 16 tháng Tư,2013

Friday, September 13, 2013

NGUYỄN THỊ HỒNG * TRUYỆN TRONG TÙ


TRUYỆN TRONG TÙ

NGUYỄN THỊ HỒNG
  Một cuộc gặp bất ngờ sau hai mươi tám năm của hai người tù. Người nọ nhận ra người kia là «Sỹ quan» của mình, một người là buồng trưởng, là« Vua» của khoảng hai trăm năm mươi thằng tù. Họ nhận ra nhau mừng rỡ thiếu ôm chầm lấy nhau. Không họ vẫn giữ khoảng cách như khi xưa, người này là kẻ hầu hạ của kẻ kia và người kia là thủ lĩnh của người này. Cách nay hai mươi tám năm, năm 1985 họ là những thằng tội phạm bị bắt nhốt vào trại tạm giam. Họ bị bắt và tống giam kẻ trước người sau cách nhau mươi mười lăm ngày.

Một người do vợ ở ngoài lo lót chạy chọt, với lại bản thân người đó cũng có chút năng lực lãnh đạo và kèm theo có thủ đoạn nên được làm Buồng trưởng hay là «Vua». Còn người kia được làm «sỹ quan» do bản lĩnh anh này khá tốt. Khi lần đầu tiên mới vào buồng giam, anh này vừa bước qua cửa buồng giam thì bị đánh một trận phủ đầu. Đó là "Luật", thường thì những người tạm giam này khi bị đánh sẽ vô cùng sợ hãi mà lạy van và có cái gì trên người thì bị lột cho bằng sạch.

Riêng anh này thì không, khi bị đánh phủ đầu anh dũng cảm đánh lại mấy thằng «Đầu gấu», anh ta hạ được mấy thằng thế là thay luôn chức vụ của những thằng bị thua, tức là anh được làm « Đầu gấu» hay là trật tự rồi được lên «Sỹ quan».

Hai người tù khi xưa say sưa kể chuyện cũ. Câu chuyện của hai mươi tám năm về trước tại Buồng Đ nhà tù TP- HP. Câu chuyện lọt vào tai một blogger trong làng weblog thế là chuyện này được đưa lên trang blog để mọi người hiểu thêm về nhà tù.

Nhà tù TP- HP do Pháp xây dựng. Buồng Đ là một trong những buồng giam cứu của nhà tù. Buồng Đ phần đông là nơi tạm giam những cán bộ, nhân viên, công nhân phạm tội bị bắt giữ chưa có án hoặc một ít đã có án rồi đang đợi chuyển đi những trại cải tạo khác vì vậy buồng Đ so với những buồng chứa tội phạm khác có phần ưu ái hơn, ít hơn những kẻ giang hồ đầu mấu đầu mặt nên đỡ bị ức hiếp lẫn nhau hơn.

Buồng Đ rộng chừng hơn 5m, dài khoảng 20m. Phía trên buồng là một cửa ra vào, trên nữa là chỗ nằm bằng gỗ cho Buồng trưởng (Tù thường gọi là sập gỗ), phía dưới là hai dãy phản gỗ dài đến tận cuối phòng, mỗi dãy rộng chừng 2m để cho tù nhân nằm ngang, ở giữa là lối đi lúc nào cũng sạch bong, và cuối cùng là nhà vệ sinh thùng được gọi là «Nhà Mét». Hai dãy phản cao chừng 1m, phần trống dưới phản gọi là «Mà». Ngày trước Pháp nhốt tù , tù nhân chỉ nằm trên phản không nằm dưới «Mà», ngày nay vì quá đông tù nhân nên nằm cả dưới «Mà».

Cơ cấu nhân sự trong buồng giam như sau: Mỗi buồng có một Quản giáo là công an của trại giam, Quản giáo chỉ định Buồng trưởng (đã được sự đồng ý của Giám thị), dưới Buồng trưởng có buồng phó , hai « Sỹ quan » , một thư ký, một «Lái xe», mấy « Vệ sỹ». Tù gọi Buồng trưởng và nhóm người này là Triều Đình. Những người này là người giúp việc tuyệt đối trung thành của Buồng trưởng và được hưởng những đặc ân từ Buồng trưởng. Những đặc ân đó là được khám những bị quà người nhà phạm nhân gửi vào ( Những bị quà này đã được công an trại giam kiểm tra kỹ lưỡng từ trước)


Những bị quà này có thứ gì ngon sẽ được giữ lại kính dâng Buồng trưởng đã, còn lại mới đến chủ nhân của nó. Đặc ân tiếp theo là được Buồng trưởng cho ra ngoài thoải mái hơn, được chia cơm, được dội nước tắm cho tù nhân và tất nhiên là được ăn no hơn!

Dưới buồng trưởng, buồng phó là bậu sậu «vệ sỹ», «sỹ quan», «lái xe», thư ký gồm khoảng mười người. . . Còn lại hơn hai trăm người là « Nhân dân». «Nhân dân» được chia làm nhiều tổ, mỗi tổ có tổ trưởng, tổ phó. Tất cả Vua,Quan và Nhân dân được nhốt trong cái buồng Đ rộng chừng 100m2. Khi phạm nhân vừa đủ thì «nhân dân» được nằm thoải mái, khi phạm nhân đông quá thì «nhân dân» phải nằm nghiêng kiểu úp thìa.

«Nhân dân» trong buồng nhất nhất phải tuân thủ kỷ luật sắt của Vua (Tức là buồng trưởng) nếu như không muốn đến đêm bọn trật tự của Vua nó dẫm cho lè lưỡi ra, hoặc là «Quên tên». Nếu một người «dân» bị «Vua» quên tên tức là thằng dân chỉ có chết đói, chết khát ,không được tắm và bị nằm gần nhà Mét mà ngửi phân của hơn hai trăm con người!

BUỒNG TRƯỞNG :

Buồng trưởng cũng là thằng tù nhưng nó là «Thằng vua dầu lửa» nghĩa là gia đình nó giàu, buồng trưởng được quản giáo chỉ định, Buồng trưởng còn sướng hơn vua bởi mỗi lần buồng trưởng ăn, ngủ, tắm, đi ị thì bao giờ cũng có «Sỹ quan», «Lái xe»,«Vệ sỹ» hầu hạ từ A đến Z. Khi buồng trưởng đi vệ sinh thì một «lái xe» đi trước, hai «vệ sỹ» hai bên và một «vệ sỹ »khác cầm theo giấy vệ sinh đi sau bảo vệ cho buồng trưởng. Nếu không, trong đám «Nhân dân» cũng sẽ có kẻ anh hùng nổi lên mà xỉa cho buồng trưởng một nhát.

Buồng trưởng tắm thì lũ «vệ sỹ», «sỹ quan» có người múc nước, có kẻ kỳ lưng, có đứa lau khô và đặc biệt buồng trưởng có quyền cởi truồng tắm bất cứ ở đâu trong buồng tù. Buồng trưởng ăn cũng vậy. Đám «vệ sỹ», « sỹ quan» hầu hạ cho buồng trưởng ăn uống, xỉa răng xong xuôi đám «vệ sỹ» mới được ăn rồi nhân dân mới được ăn sau hết.


Khi buồng trưởng nói «Giết trâu» thì lập tức đám vệ sỹ đứa thì chuẩn bị nước, đứa thì chuẩn bị chè, đứa thì chuẩn bị túi ni lông. Để làm gì? Để pha trà cho buồng trưởng uống. Chè được gọi là Trâu. Trong tù họ muốn đun nước sôi phục vụ Buồng trưởng họ làm như sau:

Họ chuẩn bị những túi ni lon gửi quà cất kỹ, một chiếc bàn chải đánh răng bị xẻ một rãnh đủ nhét viên đá lửa vào, một mảnh thủy tinh bé tý, bông được lấy từ những chiếc chăn. Những thứ này dưới bàn tay tù họ làm xiếc một tý là có lửa. Nước được cho đầy túi với chè, lửa đã có sẵn chỉ cần một tờ báo châm lửa đốt dưới túi ni lon, túi nước sẽ sôi. Đó là «Giết Trâu», "trâu giết" xong được rót ra ca nhựa và mời buồng trưởng xơi.

Khi Buồng trưởng đi ngủ, Buồng trưởng nằm trên sập, dưới đất xung quanh là đông đủ đám buồng phó, "sỹ quan", "vệ sỹ", trật tự, "lái xe" khoảng mươi người nằm xung quanh để bảo vệ Buồng trưởng cũng chỉ vì sợ "nhân dân" nổi dậy mà cho buồng trưởng một nhát. Bởi cũng đã có trường hợp "nhân dân" vùng lên lấy hẳn bàn chải đánh răng mài nhọn mà chọc cho Buồng trưởng một phát lòi mắt rồi.

"NHÂN DÂN"

"Nhân dân" sống trong buồng tù luôn ở trong tâm trạng căng thẳng, một phần lo tìm cách đối phó với công an điều tra, một phần lo sợ đối phó với "Triều đình", phần nữa sợ bạn tù cướp hết miếng ăn còn lại mà người nhà gửi vào, hoặc bị chọc mù mắt vì một cái làm phật ý với những thằng lưu manh bên cạnh. Chưa nói đến sợ bị tay chân buồng trưởng kỷ luật cho đi «chăn kiến» hoặc là cho nằm nhà Mét dài dài.

«Chăn kiến» là hình phạt và là trò tiêu khiển vui nhất trong các hình thức kỷ luật của «Triều Đình» Đối với «nhân dân» mắc tội khinh khi. Mỗi khi «chiếu chỉ Chăn kiến» được ban ra thì «nhân dân» phải tìm bắt cho đủ 30 hay 50 chú kiến to nhỏ. Người mắc tội sẽ phải chăn lũ kiến đó trong cái vòng tròn được vẽ trong một thời gian dài. Nếu để mất một chú kiến thôi thì thằng «nhân dân» đó sẽ ốm đòn với lũ "vệ sỹ"," sỹ quan". Điều này khiến cho toàn thể «nhân dân» sợ xanh mắt. «Nhân dân» còn sợ không được tắm và sợ được tắm, sợ bị quên tên, Sợ bị nằm nhà Mét.

Mỗi buổi sáng khi quản giáo vứt cho buồng trưởng chùm chìa khóa xuống nền nhà là đến giờ dậy. Buồng trưởng hô: «Dậy», tức thì hơn hai trăm con người bật dậy như cái lò xo, sau đó là xếp hàng ra sân làm vệ sinh cá nhân. Còn nhiều nỗi sợ, nhưng nỗi sợ đáng kể hơn nữa là sợ đi vệ sinh, buồn ị mà không được ị, đầy bọng nước mà không được xả, chỉ có một nhà Mét dùng cho trên hai trăm người, thùng phân lúc nào cũng đầy ự, một ngày mới khiêng đi đổ một lần.

Tắm cũng là điều đáng sợ. Mấy ngày mới được tắm một lần, khi tắm thì được ra sân và ngồi xếp hàng, được phép cưởi truồng cả lũ. Một thằng sỹ quan dùng một chiếc xô múc nước tưới từ đầu hàng tù cho đến cuối hàng tù, đó là xô cho tù kỳ cọ. Sang xô thứ hai được dội từ đầu hàng đến cuối hàng là xô cho tù giặt, rồi đến xô thứ ba thứ tư. Vì vậy ghẻ là chuyện đương nhiên. Chiếc xô tù dùng là những chiếc xô bằng cao xu mềm nếu là xô sắt tây hay xô nhựa thì đó sẽ là vũ khí để tù xử tù vào tội chết nên chả dại gì mà cho tù dùng xô sắt tây!

Thế giới về đêm trong tù ngoài "Triều đình" và "nhân dân" ra còn có một số người được gọi là« Choang». Choang là những người gác tù biến chất. Mỗi khi Buồng trưởng cần đến Choang thì Buồng trưởng cho tay chân ném cái đĩa sắt ra ngoài (Đĩa sắt không được dùng tự do trong tù, muốn dùng phải giấu Cán bộ, tù gọi công an là cán bộ mà). Đĩa sắt giáp đất phát ra tiếng choang tức thì người gác tù chạy lại hỏi «Có việc gì?», nhóm sỹ quan nói «Có sâu đây». "Sâu" là thư do những người mới bị bắt vào viết về cho gia đình thông tin tình hình và xin tiền gia đình.

Gia đình nhận được thư của người nhà vừa bị bắt thì ai mà không sướng, vừa được biết tin người nhà vừa được thông cung thì tiền gửi vào tiếc gì! Vậy là Choang có một khoản, buồng trưởng có một khoản và bản thân người tù mới vào được nâng đỡ rất nhiều. Nghe nói sau này bọn Choang bị kỷ luật mất một số.

Chuyện hai người tù đang rôm rả bỗng nhiên có chuông điện thoại reo, điện thoại của vợ người «Sỹ quan» gọi về. Cuộc chuyện trò khép lại, họ cho nhau số điện thoại và hẹn gặp nhau vào dịp khác. Hai người bắt tay nhau thật chặt rồi chia tay. Họ không nghi ngờ gì có một người đang uống cafe bện cạnh chăm chú nghe câu chuyện của họ rồi ghi nhớ và về chép lại đưa lên blog cho cả làng đọc.


Nếu như ai muốn nghe kể chuyện tù tiếp thì người chép chuyện này sẽ hẹn hai người tù đó để mời họ kể nữa cho tất cả chúng ta nghe, vì blogger này kịp thời ghi nhớ cả số điện thoại của họ lại. Blogger tôi xin thay mặt hai tù nhân đã ở buồng Đ nhà tù TP- HP năm 1985 cảm ơn những độc giả của bài ghi chép này.


Wednesday, September 11, 2013

DUY NHÂN * CHUYỆN VƯỢT BIÊN

 
Chuyện Vượt Biên

Tác giả : Duy Nhân
 
 
Tác giả Duy Nhân, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, hiện là cư dân Chicago, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Bài viết lần này, theo tác giả, đuợc trích từ tiểu thuyết của ông sắp xuất bản “Sân Khấu Cuộc Đời”. Đây là truyện kể rất sống động và xúc động về một cuộc vượt biển, với đù thảm cảnh giông bão, hải tặc và những di lụy sau đó.
*
Một buổi sáng tại thành phố Chicago. Trong một phòng khách, hai người đàn bà sắp sửa làm sui gia với nhau, đang bàn về thủ tục hôn lễ của con họ. Con gái bà Nguyễn sẽ lấy con trai bà Lan. Khi bà Nguyễn thắc mắc hỏi lý do gì bà Lan không đồng ý ghi tên chồng bà là anh Tín vào tấm thiệp báo tin lễ thành hôn của con thì bà Lan trả lời:
- Tôi biết thế nào chị cũng hỏi tôi về điều đó. Đối với ngườI ngoài thì tôi chủ trương im lặng, họ nghĩ sao mặc họ. Còn đối vớI anh chị, đã là sui gia vớI nhau, tôi thấy cần phải cho chị biết tất cả sự thật. Câu chuyện như thế này...
Nói tới đây bà Lan đứng lên châm thêm trà vào hai tách, mời bà Nguyễn rồi bà uống một hớp. Bà bắt đầu kể:
- Lúc đó là năm 1985. Khi anh Tín, ba cháu Vinh vừa mớI đi học tập cải tạo ở ngoài Bắc về thì có một gia đình quen biết tổ chức vượt biên. Họ biết anh Tín là cựu Trung tá, hạm trưởng Hải quân nên rủ tham gia làm hoa tiêu, lái tàu vớI điều kiện thật dễ dãi. Anh Tín thì họ miễn còn bốn mẹ con tôi họ chỉ lấy tượng trưng hai cây vàng, khi tới nơi mới trả, trong khi những ngườI khác thì mỗi đầu người phải là bốn cây, đóng đủ. Về mặt tài chánh thì tôi có thể đảm đương đươc.
Trước sự ưu tiên của chủ ghe tôi cũng định đem gia đình đi hết cho có vợ chồng, con cái. Lúc đó đêm đêm tôi thường mở đài B.B.C Luân Đôn nghe phần phát thanh Việt ngữ. Bình luận về thuyền nhân Việt Nam, phát thanh viên nói trong số những ngườI ra đi thì năm mươi phần trăm bị bắt lại, hai nhăm phần trăm chết trên biển vì nhiều lý do, hai bốn phần trăm bị hải tặc cướp bóc, hiếp dâm, chỉ có một phần trăm là an toàn đến được bến bờ Tự Do. Sau ba ngày đêm suy nghĩ, tôi quyết định là để anh Tín đi một mình...
Trên đây là lược trích hoàn cảnh câu chuyện được hồi tưởng. Và sau đây là phần truyện kể về chuyến vượt biên.
*
I. TÀU VƯỢT BIỂN
Anh Tín xuống xe ở cây số đã định thuộc một vùng ở xã Phước Hòa. Anh mang balô đi vào ngã ba độ hai trăm thước rồi rẽ phải chừng năm mươi thước nữa thì thấy trước mặt có mấy quán nước. Anh vào quán thứ hai. Anh quan sát một lượt. Ở một góc bàn có một thanh niên ngồi một mình, đầu độI chiếc nón nỉ cũ màu xám, trước mặt anh là ly cà phê đen. Đúng là ngườI được mô tả trước. Chỉ còn xác nhận lại mật hiệu thôi.
Anh Tín thong thả đặt balô xuống, kêu cô chủ quán cho anh ly đá chanh, rồi lấy thuốc ra hút. Người thanh niên lấy một điếu thuốc cầm tay, đến chỗ anh ngồi:
- Ủa ! Bác Ba, đi đâu mà về trễ vậy"
Anh Tín nhìn người thanh niên:
- Tôi đi lên Hai Giỏi ở Long Thành dự đám cưới con ảnh mấy ngày nay.
NgườI thanh niên chớp mắt hai cái:
- Vậy thì bác uống hết ly nước rồi cùng về với cháu cho vui. Chứ bây giờ trưa rồi, chờ xe đạp ôm thì lâu lắm.
Hút xong điếu thuốc, anh Tín trả tiền nước, cùng vớI người thanh niên rời khỏi quán.
Đi được một đoạn đường, ngườI thanh niên dừng lại, nói:
- Bây giờ về nhà cháu, chờ đến giờ mình dùng tắc xi ra tàu lớn. Nếu đi xe đạp ôm trên lộ tẻ thì mất bốn muơi lăm phút. Nhưng để tránh gặp người đi đường, mình đi đường khác, nhiều chỗ phải lộI ruộng nên phải trên một tiếng mới tới. Bác đưa cái ba-lô đây con mang cho.
Anh Tín cởI ba lô đưa cho người dẫn đường, im lặng bước theo ngườI thanh niên. NgườI này cũng không nói gì mà lầm lũi bước đi, đi mãi. Anh Tín bước theo mà cảm thấy muốn hụt hơi. Nhiều lần người thanh niên phải dừng lại chờ.
Phải mất gần một tiếng đồng hồ hai ngườI mới ra khỏi đám rẫy , chẳng khác gì một khu rừng rậm rạp, chỉ trừ không có cây cổ thụ thôi. Tay chân anh Tín đầy vết cắt. NgườI thanh niên đề nghị nghỉ mười lăm phút. Anh Tín lấy thuốc ra, mờI ngườI thanh niên cùng hút. Chỉ cái đầm lầy dầy đặc những cây đước, dừa nước và cây ô rô trước mặt, ngườI thanh niên nói:
- Chúng ta sẽ băng qua cái đầm kia nữa là tới. Mặc dầu không xa nhưng ít nhất phải nửa tiếng mớI vượt qua được vì nhiều chỗ sình lún tớI đầu gối nên rất khó đi. Có lẽ bác phải xăn ống quần và cởi giày ra mớI lội được.
Nghe ngườI thanh niên nói thế, anh Tín cởI giày ra, dùng chính dây giày cột hai chiếc lại vớI nhau và xăn quần lên tớI đầu gối. NgườI thanh niên lại đề nghị, bác đưa đôi giày đây con xách luôn cho. Anh nói, để bác xách cũng được, rồi máng nó lên vai và ngậm ngùi nhớ đến vợ anh, tác giả của đôi giày đặc biệt này.
Anh Tín theo bước chân người thanh niên, lách mình vào đám dừa nước, ngườI đứng bên ngoài không thể nhìn thấy được. Có những chỗ anh phải đứng như trờI trồng giữa ruộng vì không thể nào nhấc chân lên được. NgườI thanh niên phải quay lại, đưa vai cho anh nắm làm điểm tựa và phải khó khăn lắm mớI nhấc nổI chân lên. NgườI thanh niên giải thích, bác đừng bao giờ dang hai bàn chân ra xa. Cứ chân trái bỏ tới trên những đầu ngón chân thì rút chân phải lên và bỏ tớI trước cũng trên những đầu ngón chân, cứ thế mà đi thì không sợ lún. Đừng bao giờ đặt chân xuống bùn bằng cái gót. Tóm lại, bác đi như kiểu gà đi chứ đừng đi theo kiểu vịt chạy. Anh ráng bước từng bước theo hướng dẫn của ngườI thanh niên thì đi được, mặc dầu rất chậm, thỉnh thoảng anh rút chân lên tạo thành những tiếng kêu ọt ẹt, vậy mà ngườI thanh niên bước đi êm re.
Sau một tiếng đồng hồ luồn lách trong đám dừa nước, những cây bần, cây mắm, những đám ô rô, cóc kèn nhọn hoắt, cuối cùng cũng đến được nhà ngườI dẫn đường thì anh Tín lả ngườI đi, như sắp ngừng thở. Đến khi rửa chân thì máu ở hai chân anh rỉ ra: cả chục con đỉa đã bám vào chân anh mà hút máu. Người thanh niên phải khó khăn gỡ từng con. Anh cảm thấy nhức nhối, thịt như bị sứt ra vì con đìa cố bám chặt không chịu nhả. Khi lấy được con đỉa ra, chỗ cắn vẫn tiếp tục ra máu, phải lấy vôi bôi lên chỗ vết thương. Phần còn lại chỗ chân anh thì bị ô rô cào rách nát.
Anh Tín bước vào trong nhà. Đó là một căn nhà lá nhỏ đơn sơ, được ngăn chia phía trước và sau bằng tấm vách đan bằng tre có lối đi thông nhau được che bởI một tấm màn bằng vải bông màu tím, cũ xì. Phía trước, người thanh niên gọi là nhà trên, có kê bộ ván ngựa, gọI là bộ nhưng chỉ có một tấm, một cái bàn tròn và một cái ghế dài làm bằng tre, ngoài ra, không có thứ gì khác. Ngồi trên ván là gia đình một ngườI Tàu. Hai ông bà và hai ngườI con trai, độ mười tám, đôi mươi. Trên ghế dài là một ngườI đàn bà Việt Nam, cùng vớI đứa con trai. NgườI thanh niên nói, đây là những khách hàng sẽ cùng đi vớI bác trên chuyến taxi tối nay. Anh Tín gật đầu chào mọI ngườI rồi quay lại nói chuyện vớI ngườI thanh niên:
- Bộ cháu ở một mình"
Người thanh niên:
- Khi thấy con về thì vợ con đi ra, có lẽ lên xóm trên mua thức ăn về làm cơm chiều.
- Có xa lắm không"
- Dạ, chèo ghe chừng hai mươi phút.
Anh Tín hỏi tiếp:
- Ở đây vợ chồng sống như thế nào"
NgườI thanh niên trả lời:
- Dạ, vợ con thì đi mò cua, bắt cá. Còn con thì có chiếc ghe nhỏ đi chở mướn, bất cứ thứ gì. Mấy tháng nay nó biến thành chiếc taxi đưa ngườI vượt biên. Chủ tàu thì trả tiền công cho con từng chuyến tính trên đầu người. Chủ yếu con sống được là nhờ tiền khách cho. MỗI khi ra tớI tàu lớn ai cũng móc hết trong túi ra, còn bao nhiêu tiền Việt Nam thì cho con hết. Cũng đỡ lắm bác.
NgườI thanh niên nói chuyện vớI anh Tín được một lúc thì chị vợ về đến nhà. Anh xin phép xuống nhà bếp phụ vợ chuẫn bị bữa cơm cho mọI ngườI và dặn hờ, nếu có động tĩnh gì thì mau vào trong buồng lánh mặt. Nói xong anh xách cái ba-lô của anh Tín để vào trong. Bây giờ thì anh Tín quay sang nói chuyện vớI gia đình người Tàu.
Được biết gia đình này ở Bình Dương mà sau này chánh quyền Cộng sản đổI tên lại thành tỉnh Sông Bé. Ông là chủ một Lò chén lớn ở Lái Thiêu. Sau ngày 30 tháng 4 năm 75 thì biến thành Hợp Tác Xã sành sứ thủy tinh. Một công nhân là du kích nằm vùng tại cơ sở của ông trở thành Chủ nhiệm còn ông thì họ cho làm Phó chủ nhiệm phụ trách kỹ thuật, không quyền hành gì cả trên cái cơ ngơi đồ sộ ông đã bỏ cả đờIi mới xây dựng nên. Được một thời gian, ông buồn quá, xin xuống làm xã viên như những ngườI khác. Ông nói:
- Nó lói hồi chước ngộ làm ông chủ, bây giờ cách mạng dìa ngộ cũng làm ông chủ. Làm chủ tập thể..xã nghĩa gì ló, ngộ quên dồi. Vậy mà ngộ biểu nó làm cái chén, cái dĩa gì nó cũng hổng chịu.Tối ngày chỉ họp công nhân lại bắt học tập. Học tập cái ông cố lội nó hay cái giống gì, ngộ đâu có biết. Ngộ nhức đầu quá, chịu hổng lổi mớI xin nghỉ, tìm đường vượt biên. Bốn lần bị gạt, một lần ở tù, chiếng lày không xong, có lước nhảy xuống biển chết cho dồi...
Anh Tín nhìn ông Tàu một hồi mà cảm thấy buồn cho sự đổi đời, rồi ái ngại, nói:
- Nị đi vượt biên mà đi mình không, lại mặc đồ đẹp giống như đi ăn giỗ quá vậy hè"
Ông Tàu cườI hề hề:
- Thằng chủ tàu bảo đừng có đem theo cái gì hết, cơm nước có ngườI lo. Nó còn lói ngộ mà đem nhiều đồ quá, làm tàu nặng chìm chết ráng chịu. Nghe nó nói dzậy, ngộ đâu dám đem theo cái gì, chỉ bọc theo mấy chục cây vàng thôi.
Vợ chồng ngườI thanh niên làm cơm xong thì dọn lên hai mâm. Một mâm cho gia đình người Tàu trên ván ngựa, mâm còn lại để ở bàn tròn cho anh Tín và người đàn bà có con nhỏ. Người đàn bà chừng ba mươi tuổI, áo bà ba nâu, quần đen, dáng người mảnh mai, gương mặt trái soan, da ngâm vì nắng gió nhưng vẫn không làm mất đi nét đằm thắm, diụ dàng của ngườI thôn nữ có học. Tóc chị để dài, được kẹp lại gọn gàng sau gáy, đôi mắt to đen nhưng phảng phất một nỗI buồn sâu kín. Chị cho biết tên Vân ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, chồng là đại úy bộ binh, học tập cải tạo ngoài Vĩnh Phú, được báo tin là chết vì bệnh. Mấy lần ra Bắc tìm xác chồng, lần nào cũng được một anh bộ đội dẫn ra khu rừng trước mặt, nói ở đó đó, rồi thôi. Con trai duy nhất của chị vừa đúng mườI ba tuổi. Hai mẹ con bị đuổI đi kinh tế mới đâu miệt Long Khánh. Sống không nổI nên trở về thành phố tìm đường vượt biên. Đó là tất cả những gì ngườI đàn bà cho biết.
Sau bữa cơm, mọi người được đưa ra bến sông. Trời tối đen như mực. Người thanh niên cầm đèn pin đi đầu, anh Tín đi kế, tiếp theo là ngườI đàn bà và đứa con, cuối cùng là gia đình người Tàu. Họ đi hàng một, mò mẫm trong đêm tối, đạp lên gai góc, bụi rậm mà đi. Họ té lên té xuống, lại lồm cồm đứng lên đi tiếp, không ai nói lời nào.
Rồi cũng tới bến sông. Cầm tay nhau xuống ghe, chông chênh, nghiêng ngả. Người thanh niên kéo máy đuôi tôm. Đợi cho tiếng máy nổ đều mớI cho ghe rẽ nước, lao vào đêm tối.
Những con kinh, con rạch ngoằn ngoèo, được che kín bởI những cây tràm, cây đước hai bên. Những bầy đom đóm lập lòe chớp tắt trong các lùm cây nhìn từ xa như những đàn ma trơi, làm cho cảnh vật thêm mờ ảo, ghê rợn. Đâu đây, thỉnh thoảng vang lên tiếng mái chèo khua nước, làm những ngườI trên ghe muốn đứng tim. NgườI thanh niên giải thích đó là những người đi giăng câu sớm, không có gì phải sợ. Rồi thì từ xa hiện ra ánh đèn le lói, cứ tỏ dần như có thuyền ai đang tiến lại gần. Hóa ra đó là ánh đèn từ các dàn đáy mà ghe đang tiến tớI, lướt qua. Thỉnh thoảng cũng có những thuyền đi ngược chiều...
Cứ như thế, gần một tiếng đồng hồ, ngườI thanh niên đưa những khách hàng đặc biệt từ hồi hộp này đến hồi hộp khác. Cuối cùng ghe đã đến một nhánh sông. NgườI thanh niên cho ghe ém mình trong bụi rậm rồi tắt máy. Anh nói:
- Mình đợi ở đây chừng nửa tiếng thì “cá lớn” đến bốc đi. Đây là điểm hẹn cuối cùng trên sông Thị Vải. Khi các bác lên tàu, đi một mạch chừng nửa tiếng thì ra tới cửa biển, nên rất an toàn.
Nghe ngườI thanh niên nói, ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm. Mọi ngườI móc túi quần túi áo ra những tờ giấy bạc cuối cùng còn lại cho hết ngườI thanh niên. Ông người Tàu vì không còn tiền Việt Nam nên lấy tờ một trăm đô ra cho. Người thanh niên cám ơn rối rít. Anh Tín nói:
- Khi đến Mỹ bác sẽ cho người liên lạc với cháu. Người đó sẽ tự giơiI thiệu là, là Cu Tý. Đó là tên ở nhà của thằng con trai bác. Có gì cháu giới thiệu dùm tổ chức nào đáng tin cậy một chút.
Người thanh niên dặn:
- Muốn tìm cháu, bác cứ nói ngườI nhà tới ngã ba chỗ bác cháu mình gặp nhau, kêu xe đạp ôm bảo chở đến nhà Út Măng là xong. Bác nhớ tên cháu là Út Măng.
Trong lúc đang nói chuyện ngườI thanh niên để ý thấy từ xa xuất hiện một tàu đánh cá không đèn, tốc độ chậm dần. Anh liền nổ máy ghe, tiến ra. Khi đến gần, từ trên tàu hắt ra một vệt sáng dài, quét ngang qua chiếc taxi. Người thanh niên đáp lại bằng hai tia chớp đèn pin, một ngắn, một dài. Thế là chiếc tàu đánh cá ngừng hẳn lại, bốc người vượt biên lên, nhanh gọn.
Đó là một con tàu đánh cá bằng gỗ, dài khoảng mườI bốn thước, ngang độ ba thước rưỡi, máy sáu bloc. Chiếc tàu này, theo anh Tín chở sáu mươi người là vừa, bây giờ lại chở đến trên hai trăm con người, nằm ngồi chật ních dưới khoang tàu. Chủ tàu là Ba Vạn, độ ngoài năm mươi tuổi, ngườI thấp đậm, nước da nâu sậm, mặt vuông, mày rậm, tiếng nói ồ ồ, ra vẻ là dân thương hồ, sông nước. Đoán biết được anh Tín nghĩ gì, Ba Vạn nói:
- Xin anh thông cảm. Vì trả tiền mua bãi đắt quá nên phải cho đi như thế này mới đủ sở hụi. Bọn công an gửi ngườI theo cũng bộn.
Nói xong, Ba Vạn đứng lên vươn vai, ngáp dài, chứng tỏ đã quá buồn ngủ và mỏi mệt. Anh Tín để balô vào một góc trong cabin rồi ngồi vào ghế thế chỗ Ba Vạn, cầm lái. Ba Vạn ngồi vào chiếc ghế bên cạnh, móc thuốc ra hút, đồng thời châm cho anh Tín một điếu. Anh nói:
- Con sông này tôi rành lắm, ngõ ngách nào tôi cũng biết, chứ đường biển thì tôi chưa từng đi.
Anh Tín nói:
- Dễ ẹc hà, anh ngồi đây coi tôi lái cũng biết.
Nói rồi, anh tăng tốc. Con tàu nhắm hướng cửa biển mà tiến. Thuỷ triều đã dâng cao. Con Sông Thị Vải đầy nước, lững lờ trôi lại phía sau. Bầu trời bây giờ đầy sao, tỏa xuống mặt sông một màu loang loáng bạc. Đã có nhiều tàu đánh cá ra khơi. Có những chiếc đi ngược chiều. Tới nhánh sông gần cửa biển, một trạm kiểm soát rọi đèn pha kêu vào, ở đó đã có một chiếc tàu đang bị kiểm soát. Anh Tín thừa dịp, tăng ga cho tàu vượt luôn. Gió mỗi lúc càng thổI mạnh. Ngọn hải đăng từ núi lớn ở Vũng Tàu phóng ra những vệt sáng mạnh mẽ, quét qua quét lại trên mặt biển.
II. GIÔNG BÃO
Trời bây giờ đã mờ sáng. Cửa biển Vũng Tàu hiện ra trước mặt. Tàu bè hoạt động nhộn nhịp, chiếc chạy trước, chiếc chạy sau. Bỗng nhiên Ba Vạn lên tiếng:
- Phía sau có mấy chiếc rượt theo mình, không biết là tàu đánh cá hay công an biên phòng. Hay là ta tăng tốc"
Anh Tín tỉnh bơ:
- Muốn biết dễ lắm. Tôi không tăng tốc mà tôi đổi hướng.
Tức thì anh Tín cho tàu rẽ trái chín mươi độ. Chạy một đổI, anh quay sang Ba Vạn :
- Anh thấy chưa" Nó đi lối nó, mình đi lối mình. Nếu nó là công an biên phòng và có ý muốn rượt mình thì khi mình đổi hướng nó cũng sẽ đổi hướng theo và tăng tốc. Đàng này...
Vừa nói, anh Tín cho tàu rẽ phải lại chín mươi độ và giữ tay lái theo hướng trước mặt mà tiến ra đại dương mênh mông . Ba Vạn lại hỏi:
- Trường hợp nó rượt theo mình thì phải làm sao"
Anh Tín cườI:
- Thì mở hết tốc độ mà chạy chứ biết làm sao! Trường hợp này hơi nguy hiểm là máy tàu bị nóng lên, nên sau đó phải chạy chậm lại, nếu cần thì phải cho ngưng hẳn, chờ máy nguội mớI chạy tiếp. Tôi chưa có kinh nghiệm nhưng nghe anh em nói tụi Việt Cộng nếu đuổi theo mình thì chỉ chạy một đoạn ngắn rồi thôi vì nó sợ hết dầu. Bao nhiêu dầu chúng nó rút ra đem bán lấy tiền chia nhau xài hết rồi.
Trong lúc hai người nói chuyện thì con tàu vẫn giữ tốc độ vừa phải, tiếp tục rẽ sóng. Mặt biển, bầu trời cứ sáng dần. Phía chân trời tiếp giáp biển trước mặt đã ửng hồng, báo hiệu mặt trời sắp sửa nhô lên. Anh Tín nhìn ống dòm rồi đưa cho Ba Vạn:
- Bóng dáng những con tàu biển đã xuất hiện, chúng ta sắp ra đến hải phận quốc tế.
Nói xong, anh Tín trải tấm hải đồ trước mặt rồi chỉ cho Ba Vạn cái vị trí hiện tại của con tàu. Anh nói Ba Vạn đặt cái hải bàn vào đúng tọa độ rồi xoay về hướng các quần đảo Mã Lai, đoạn nói:
- Có phải anh thấy mũi tên hải bàn hướng về phía Tây Nam và chỉ đúng 24 độ không. Nếu trờI yên biển lặng như thế này và giữ tay lái đúng tọa độ đó rồi nhắm mắt đi ngủ, ba ngày mở mắt ra thì sẽ thấy mình đang ở bãi biển Mã Lai.
Ba Vạn cườI :
- Anh nói nghe sao ngon cơm quá. Tôi muốn biết trong trường hợp có bão thì phải xử lý ra sao. Rồi thì rủi ro mình làm rơi hải bàn xuống biển nữa"
Anh Tín thản nhiên nói:
- Trường hợp không có hải bàn, nếu trời trong, ta sẽ nhận định theo hướng trăng sao. Trường hợp trời tối, có nhiều mây thì ta phải lái theo hướng gió. Ta phải biết lúc đó đang là gió mùa hay gió bấc. Gió mùa thì thổi từ Tây Nam lên Đông Bắc, còn gió Bấc thì ngược lại. Vấn đề này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, sự dày dạn của ngườI hoa tiêu. Nghe hướng gió rồi phải làm nhiều động tác, kỹ thuật nữa, mới cho con tàu đi theo sự nhận định của mình. Khi có bão dĩ nhiên là gió đổi chiều không biết được và con tàu sẽ bị lệch hướng. Khi đó, phải cho tàu ra xa bờ vì nếu tàu gần bờ sẽ bị sóng đánh dội ngược rất mạnh, tàu dễ bị lật, nhất là những con sóng đánh thẳng vào mạn tàu luôn luôn nguy hiểm, cần phải tránh. Khi tàu ở ngoài khơi, xa bờ lúc có bão cũng có nhiều con sóng cao nhưng độ dốc giữa hai con sóng nó thoai thoải hơn, con tàu chỉ bị nhồi lên nhồi xuống như lúc anh lái xe gặp ổ gà, hay lúc anh say rượu vậy thôi.
Ba Vạn tỏ ra rất lý thú:
- Chuyện giông bão mà anh kể sao vui quá. Bây giờ tôi mớI hỏi, nếu rủi máy tàu bị chết giữa chừng thì xử lý thế nào"
Anh Tín không trả lờI câu hỏi này mà hỏi lại Ba Vạn:
- Anh có nhớ trước khi đi tôi dặn anh đem theo một tấm bạt và mấy cây tre dài tới nóc nhà không" Cái đó là để làm buồm trong trường hợp mà máy tàu làm reo, không làm việc nữa
Ba Vạn à một tiếng thật dài, rồi nói:
- Vậy mà tôi quên chứ.
- Thật là một cái quên chết ngườI!
Anh Tín nói thầm trong bụng rồi hỏi Ba Vạn:
- Anh còn thắc mắc gì nữa không, để tôi trả lời luôn thể. Cứ coi như thày giáo khảo bài học trò vậy, để cho tôi suy nghĩ mà nhớ lại. Chứ hơn chục năm nay rồi không ôn lý thuyết cũng không có điều kiện thực hành, chắc cũng quên nhiều thứ lắm. Chỉ có dịp này mớI ôn luyện lại tay nghề được thôi.
Ba Vạn nhìn anh Tín từ đầu tới chân rồi gật gật cái đầu:
- Tôi thấy anh vẫn còn phong độ và vững vàng lắm. Thật không hổ danh là một hạm trưởng Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà.
Anh Tín cười thật thoải mái:
- Làm hạm trưởng với bà xã chưa chắc đã được nữa là... Hồi nãy anh hỏi trường hợp tàu hỏng máy giữa chừng mà không đặt vấn đề trong lúc tàu lênh đênh giữa biển như vậy lại có bão dữ dộI thì làm thế nào để cho sóng không cuốn tàu xuống đáy biển.
Ba Vạn:
- Tình huống này, quả tình tôi không dám hỏi. Bây giờ tôi muốn hỏi anh một câu rất thực tế là làm sao để biết tàu mình sắp đến nơi để mình còn thông báo với bà con trên tàu cho họ mừng.
Anh Tín hơi ngập ngừng:
- Thôi thì chuyện này để tôi lo. Mình cũng mong cho nó đừng xảy ra. Còn cái việc anh hỏi là làm sao để biết tàu mình sắp đến nơi thì dễ lắm. Biển Việt Nam sâu hơn trăm mét, còn biển Mã Lai sâu chừng phân nửa. Khi gần đến nơi, anh lấy một cuộn dây cước lớn thật chắc, cột ở đầu một cái bù lon hay con tán nặng một chút rồi bỏ xuống biển đo cũng biết. Nếu quan sát bằng mắt thì anh để ý khi tàu ở vùng biển sâu thì nước biển ở đó đen ngòm, khi tàu tiến dần vào bờ thì nước biển trở nên đục, trong nước như có lẫn cát. Cho đến khi nhìn thấy những con hải âu bay lượn trên bầu trời, khi dòm xuống biển mà thấy rác rến trôi lềnh bềnh thì yên chí lớn là tàu anh đang gần bờ biển lắm rồi. Như vậy là rõ rồi chứ gì" Nếu muốn biết gì thêm, anh cứ hỏi.
Ba Vạn:
- Tốt lắm. Ít ra cũng phải như vậy chớ.
Con tàu vẫn tiếp tục tiến đều...
Trời và nước cùng một màu xanh biếc. Mặt biển lóng lánh như dát bạc.
Gần chín giờ thì ra tới hải phận quốc tế. Anh Tín canh lại tọa độ và chỉnh hướng con tàu. Ba Vạn xuống hầm tàu thông báo. Mọi người vỗ tay, reo hò và tranh nhau lên boong tàu, từng đợt, từng đợt, phát biểu vung vít:
- Thoát khỏi bọn Việt Cộng rồi, bà con ơi!
- Bà con ơi! Lên đây mà thở không khí Tự Do.
- Đây là giây phút bác mong chờ từ mười năm nay. Hạnh phúc quá, các con ơi, các cháu ơi!
Có nhiều người bật khóc. Có ngườI nhảy xuống biển vì quá sung sướng. Anh Tín phải cho tàu chạy chậm lại. Ba Vạn thả lưới xuống cho ngườI này leo lên rồi nói:
- Sao dại quá vậy. Không sợ cá mập à"
NgườI này cườI tỉnh bơ:
- Thoát được chế độ Cộng sản mà chui vào bụng cá cũng mát lòng mát dạ.
Nói xong, người này lại la lớn:
- Má ơi ! Con không nuôi cá mà con sẽ gửI tiền về nuôi má.
Trước thái độ kỳ lạ của ngườI thanh niên ai cũng lắc đầu. Rồi thì người ta bàn chuyện tương lai ngay trên boong tàu:
- Tôi sẽ mở nhà hàng.
- Tôi thì làm neo.
- Còn tôi, không cần làm bác sĩ nữa mà đi cắt cỏ cũng sướng.
- Tôi sẽ đi khắp thế giới để tố cáo tộI ác của Việt Cộng.
Một ngườI mặc áo chùng đen linh mục tỏ ra vui mừng, nhưng điềm đạm nói:
- Họ không cho tôi làm nhân chứng và rao giảng Đức tin và tình yêu Thiên Chúa ở quê nhà thì tôi làm việc này ở nước ngoài thôi. Ở đâu cũng được.
Rồi thì người trong ban tổ chức, phần lớn trong gia đình Ba Vạn, cùng với một số thanh niên giúp phân phát đồ ăn, nước uống cho mọi người.
Ai nấy đều tươi tỉnh trở lại sau một ngày một đêm mệt mỏi, say sóng và ngộp thở, nằm ngồi sắp lớp như cá mòi hộp dướI khoang tàu. Bây giờ thì chia hai, một nhóm khoảng hai phần ba ở dướI khoang tàu, số còn lại thì ở trên boong tàu. Tàu chạy thoải mái, bình yên được hai ngày.
Chiều ngày thứ ba anh Tín thấy hiện tượng lạ. Trời đang trong sáng thì tối dần lại. Phía chân trời trước mặt có nhiều đám mây đen dày đặc xếp lớp như vẩy cá. Gió càng lúc càng mạnh. Anh Tín nói Ba vạn mở radio để nghe tin thờI tiết thì được biết một cơn bão hình thành ngoài khơi biển Trung Hoa đang hướng về phía Tây Nam, tức là đuổi theo con tàu. Ba Vạn ra lệnh cho mọi ngườI tất cả xuống hầm tàu và chuẩn bị . Có người hỏi chuẩn bị là làm cái gì thì Ba Vạn ú ớ không biết trả lờI như thế nào, rồi ông cáu gắt:
- Không chịu xuống mau, chết hết bây giờ. Ở đó mà hỏi.
Khi ngườI cuối cùng xuống tớI hầm tàu, chỉ còn lại hai ngườI trên boong là anh Tín và Ba Vạn thì gió bắt đầu thổi mạnh, biển động dữ dội. Mây đen đã phủ kín bầu trờI trước mặt. Sóng bắt đầu vỗ mạnh vào mạn tàu. Gió rít từng hồi. Con tàu chuyển mình kêu răng rắc. Những tia chớp xẹt qua xẹt lại từng chập như muốn xé nát bầu trời đen thui trước mặt ra từng mảnh, kèm theo tiếng sấm nổ vang trên đầu, thật là kinh hãi.
Mưa mờ mịt bốn bề. Những cơn sóng dồn dập xô tớI, từng đợt, từng đợt. Con tàu bây giờ như chiếc lá tre trong cơn giông bão. Có lúc gió đổi chiều, anh Tín phải cho tàu, đi ngược sóng, cưỡi trên sóng mà tiến, có lúc lại đi chéo sóng. Một mình anh tả xung hữu đột trong cơn bão cấp mười. Một cột nước trắng xóa khổng lồ được sóng ném lên boong tàu nơi buồng lái làm cho cả Ba Vạn cùng anh Tín té nhào. May nhờ trước đó hai người đã cẩn thận dùng dây buộc mình vào một cây cột nơi cabin nên không bị rớt xuống biển. Tuy nhiên con tàu bị quay vòng tròn trong lúc hai ngườI bị té. May sao, anh Tín chụp lại được tay lái. Nếu không, con tàu đã lật úp!
Trong lúc đó, dướI khoang tàu cảnh tượng diễn ra như địa ngục. Tiếng con nít khóc, tiếng người lớn gào thét thất thanh. Những ngườI có đạo thì râm ran đọc kinh, cầu Chúa cầu Phật. Những tiếng kêu khóc, than vãn rồi thì cũng tắt nghẽn vì ai cũng hết hơi, kiệt lực, mặt mày xanh lè xanh lét, quần áo ướt mem, nằm bẹp dí dướI khoang tàu, thoi thóp như những cái xác biết thở. Chỉ một ít thanh niên là còn hoạt động. Họ dùng mọI phương tiện để tát nước ngày đêm không dám ngừng tay vì mấy cái cửa bên hông tàu bị bão làm bung, họ phải vất vả lắm mớI chống chọI vớI cơn bão để lắp ghép lại mấy cánh cửa, tuy thế, nước biển , nước mưa vẫn cứ ào ạt tuôn vào theo từng đợt sóng.
Sau một ngày một đêm thì cơn bão tan dần. Trời quang, mây tạnh như chẳng có chuyện gì xảy ra. Con tàu bị bão cuốn dạt ra hướng Đông Nam. Anh Tín chỉnh hướng cho tàu chạy ngược lại, xuôi Nam về hướng Tây. Các can nhựa loại hai mươi lít dùng đựng nước uống trên boong tàu bị ngã lăn lóc, một số bị bể, nên nước uống còn lại rất ít. Đây là một tai họa khác cho mọi người. Ba Vạn âm thầm gom lại, đem tất cả xuống hầm tàu. Toàn bộ thức ăn đều bị nước biển tràn ngập, Ba Vạn đem phân phát hết cho mọi ngườI để tự bảo quản. Thực ra đâu còn gì nữa mà bảo quản !
Mặt trời lại hiện ra rực rỡ, chiếu những tia sáng chói chang xuống tận hầm tàu. Ai cũng ướt mem, gầy rạc và bơ phờ. Nhiều ngườI xanh xao nằm im nhắm mắt không biết là còn sống hay đã chết. Rồi thì ngườI ta phát hiện ra một xác chết. Đó là một phụ nữ có mang, không có người thân. Ông bác sĩ đòi đi cắt cỏ lúc trước đến vạch mắt chị, xem rồi bấm mạch. Xong, buông tay ngườI đàn bà ra, ông bác sĩ nói:
- NgườI này chết thật rồi, chết trước đây một giờ.
Thế là ngườI ta xúm lại, than khóc nức nở. Xác ngườI phụ nữ cuối cùng rồi cũng được mấy thanh niên mang lên boong tàu làm lễ thủy táng. Xác ngườI đàn bà được đặt ngay ngắn trên boong tàu, gói trong một cái chăn mỏng. Vị linh mục làm dấu thánh giá. MọI ngườI cùng nhau qùi xuống xung quanh ngườI chết, đọc kinh. Giọng đọc kinh cứ râm ran từng hồi, khi thì phất phơ trong bốn bề gió lộng, khi thì rì rào trong tiếng sóng đại dương.Toàn cảnh tạo nên một bức tranh ảm đạm thê lương không một ai có thể tưởng tượng được. Vị linh mục hướng về phía mặt trờI, cất giọng thật lớn, nhưng lạc hẳn đi:
- Trong đại dương bao la, xin Chúa hãy dang tay đón nhận linh hồn của ngườI đàn bà và đứa con của bà để họ được yên nghỉ thanh bình trong nước Chúa. Đồng thờI xin Chúa và Đức Mẹ hãy xót thương, phù hộ chở che cho các thân phận nhỏ bé của các thuyền nhân chúng con, dẫn dắt cho con tàu chúng con vượt được mọI hiểm nguy, trắc trở mà đến được bến bờ Tự Do. Amen !
Mọi ngườI cùng làm dấu thánh gía. Anh Tín cho tắt máy tàu để xác người đàn bà được ném xuống biển. Xong, anh Tín cho tàu chạy thật chậm. Mọi người quay lại nhìn cái xác lần cuối. Nó cứ dập dềnh trôi theo con tàu như có một năng lực vô hình nào điều khiển. Anh Tín vẫn giữ tốc độ chậm như vậy chừng hai mươi phút. Xác chết vẫn đuổI theo, không muốn rời bỏ con tàu. Vị linh mục đề nghị mọI ngườI hãy đọc kinh và cầu nguyện cho ngườI chết đừng bám theo con tàu nữa để cho mọI người được an tâm ra đi. Tức thì xác chết trôi chậm lại. Anh Tín tăng ga cho tàu dọt đi. Trong giây phút, không ai còn nhìn thấy xác chết đâu nữa.
Khi mọI ngườI trở xuống khoang tàu thì phát hiện một trường hợp có người bệnh nặng. Đây là con của chị Vân, ngườI cùng ăn cơm chung mâm, cùng đi chung một chiếc taxi để lên tàu lớn với anh Tín. Thằng bé thân mình lạnh ngắt, cặp mắt trắng dã, lừ đừ, ngực thở phập phồng, thoi thóp. Chị Vân kêu gào:
- Con tôi sao vầy nè. Bà con ơi! Làm sao cứu giùm con tôi.
MọI ngườI giúp chị Vân bồng thằng bé tìm một chỗ khô để đặt nó nằm xuống nhưng trong khoang tàu không có chỗ nào khô cả. NgườI ta phải gỡ cánh cửa bên hông tàu để đặt nó nằm trên đó. Chị Vân lấy một bộ đồ khô, thay cho nó. Mọi ngườI xúm lại thoa dầu nóng và cạo gió cho thằng bé. Mình mẩy nó bầm tím. Ông bác sĩ đến hỏi trên tàu ai có thuốc gì không. Ai nấy đều lắc đầu trả lờI không có. Ba Vạn mớI lên boong tàu hỏi anh Tín. Anh Tín lục balô lấy ra một hộp sữa và mấy viên thuốc cảm hiệu Tylenol đưa cho ba Vạn. Mọi ngườI lại xúm nhau, nấu nước nóng, pha sữa. Ông bác sĩ thì lấy một viên thuốc tán ra cho nhuyển, hòa với sữa, đỗ cho thằng bé uống. Nhưng uống vào, nó lại ói ra. Mắt nó nhắm nghiền và hơi thở yếu dần. Chị Vân khóc òa lên:
- Tôi lạy bác sĩ . Bác sĩ cứu giùm con tôi. Tôi sẽ mang ơn bác sĩ suốt đời..
Ông bác sĩ vẫn yên lặng, rồi thì ông lắc đầu.Tim thằng bé ngừng đập. Mọi ngườI cùng nhau đọc kinh cầu nguyện. Chị Vân ôm xác con khóc nức nở, làm ai cũng khóc theo.Lễ thủy táng nạn nhân thứ hai của cơn bão cũng diễn ra trên boong tàu giống lần trước. Lần này gồm có Ba Vạn, ông bác sĩ, vị linh mục, chị Vân và một số thuyền nhân.
Khi anh Tín tắt máy tàu, xác thằng bé vừa quăng xuống biển thì chị Vân thét lên hai tiếng: ‘‘ Con ơi! ... ’’. Rồi chị gieo mình xuống biển. Mọi ngườI bàng hoàng, khiếp đảm nhìn chị Vân chới với giữa biển khơi, khi chìm xuống, khi trồi lên. Trong đám đông có ngườI nói: ‘‘Làm sao cứu chị Vân’’. Mọi người nhìn nhau, rồi cùng nhìn anh Tín. Chỉ trong mấy giây ngắn ngủi, anh Tín bỏ tay lái, phóng xuống biển chỗ chị Vân đang bị sóng dìm xuống. Trên tàu, Ba Vạn lập tức buông lưới và thả dây xuống.
Phải khó khăn lắm anh Tín mới lôi chị Vân đang chìm từ dưới làn nước đen ngòm lên mặt biển, dùng lưới bao chị lại để những ngườI trên tàu kéo lên như kéo một con cá khổng lồ. Chị Vân tay chân xuôi xị, không còn dấu hiệu của sự sống. Ông bác sĩ vác chị lên, làm động tác xốc nước cho chị ói ra, xong để nằm trên boong tàu và liên tục làm hô hấp nhân tạo cho chị cho đến khi chị thở lại được.
NgườI ta mang chị xuống hầm tàu, đặt chị ngồi dựa ở khoang trong cùng tương đối khô ráo và kín gió, xoa dầu khắp người cho cơ thể chị ấm lên, cho chị uống mỗI lần một chung sữa. Ông bác sĩ nói chị đã thoát khỏi nguy hiểm nhưng vẫn trong tình trạng khi mê khi tỉnh. Khi tỉnh dậy chị hỏi con chị đâu, rồi chị kêu gào than khóc thảm thiết. Ba Vạn dặn mọi ngườI xung quanh hãy để ý canh chừng chị Vân rồi ông lên boong tàu.
Mặt trờI bây giờ đã lên cao, tận đỉnh đầu, chiếu những tia nắng gay gắt xuống mặt biển, như một tấm gương phẳng lặng bao la. Anh Tín ra vẻ thích thú nhìn bộ quần áo ướt của mình cứ bốc hơi và khô dần. Ba Vạn thì lim lặng nhìn trờI và nước rồi bất ngờ quay lại nói:
- NgườI ta thường hay nói sau cơn mưa trờI lại sáng, bây giờ mình có thêm kinh nghiệm, sau cơn bão, trời đẹp vô cùng.
Anh Tín nhìn Ba Vạn:
- Vừa rồi là cơn bão nhiệt đới, bất chợt như một trận mưa rào trong đất liền, chứ mùa này ít khi có bão lắm. Anh không nghe người ta nói tháng ba bà già đi biển đó sao"
- Tôi cũng mong sao cho từ đây trở đi trờI yên biển lặng. Cầu xin Phật Bà Quan Âm phù hộ độ trì cho mọi người được tai qua nạn khỏi. Chưa chi mình đã mất hai mạng người rồi.
Chợt nhớ tớI người đàn bà có mang đã chết, Ba Vạn nói:
- Thật ra là ba chứ không phải hai nữa, không kể chị Vân nếu không cứu kịp.
Rồi thì anh Tín kể cho Ba Vạn nghe những gì anh biết về chị Vân từ lúc gặp nhau ở nhà ngườI dẫn đường cho tớI lúc lên taxi ra tàu lớn. Nghe xong Ba Vạn nói:
- Thật là tộI nghiệp. Anh là người đã cứu chị. Vậy thì hãy cố mà giúp chỉ trên bước đường sắp tới.

Tuesday, September 10, 2013

VỀ QUÁN CÀ PHÊ CỘNG Ở HÀ NỘI II

 

Cuộc thập tự chinh của ĐCS chống Cộng Cà Phê

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-09-11
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
sgtt.vn-305-1.jpg
Một góc quán cà phê Cộng, Hà Nội.
Photo courtesy of sgtt.vn


Quán cà phê tại Hà Nội Cộng cà phê vẫn còn hoạt động dù đã xóa đi các hình ảnh nhà cầm quyền không thích. Báo Việt Nam vẫn tiếp tục chỉ trích quán cà phê này.
Đã hơn ba tuần lễ kể từ khi quán Cộng Cà Phê ở Hà Nội bị một số tờ báo của nhà nước tấn công, xem xét, trước khi Phòng an ninh chính trị của công an thủ đô “vào cuộc” điều tra. Câu chuyện làm ồn của một quán cà phê, có thể dẫn tới việc bị phạt vi cảnh cho lần nhắc nhở đầu tiên, đã nhanh chóng chìm vào không khí tội phạm chính trị khá nặng nề. Người đứng đầu ngành văn hóa thông tin Hà Nội nói rằng chính quyền sẽ quan tâm sát sao chuyện này vì nó đụng chạm đến chính trị và an ninh.
Hôm 9/9/2013 lại xuất hiện một bài báo trên Petro Times tiếp tục cuộc chiến chống Cà phê Cộng. Lần này bài báo lặp lại những chỉ trích chính trị lần trước kết hợp với việc phê bình một xe tải treo các khẩu hiệu chính trị của đảng cộng sản một cách không đàng hoàng.
Về phía chủ nhân của Cộng Cà Phê thì ngoài phát biểu của ca sĩ Linh Dung với báo Đất Việt, đến nay không có phản ứng gì, nhưng trên trang FB của chủ nhân đã xuất hiện một quyển thực đơn mới mà trong đó không còn hình bóng của Lenin nữa. Rồi hình như các hình ảnh nghịch ngợm được cho là không kính trọng các lãnh tụ cũng không còn nữa. Cộng Cà phê đã lùi một bước trước sự tấn công của nền chuyên chính Cộng sản.
Lý lẽ của bên tố cáo gồm hai phần. Thứ nhất là hình ảnh các lãnh tụ bị bôi bác. Theo họ thì hình ảnh của lãnh tụ phải được đặt ở nơi xứng dáng để tôn vinh,  trong đó ngoài hai ông Mác và Lê Nin vẫn được treo ảnh ở nhiều nơi tại Việt Nam, lại còn có cả ông Mao Trạch Đông bên Trung quốc vốn có lúc bị bộ máy tuyên truyền Việt Nam gắn với nhãn hiệu bành trướng xâm lược và nhiều điều xấu xa khác.
Lý lẽ thứ hai là Cộng Cà Phê xem thường các tác phẩm của Lenin mà bên tố cáo cho là kho tàng của nhân loại.
Phản ứng trước cuộc tấn công nhắm vào Cộng Cà Phê này, nhiều khách hàng của quán cho là sự việc không có gì ầm ĩ.
Một nữ họa sĩ trẻ là khách hàng của quán nói, “Em thấy bình thường, khi vào quán thì có một không khí nhẹ nhàng, em không thấy có vấn đề gì về việc bài trí quán cả. Em có đọc một số bài báo và em thấy nó nực cười, chẳng có cơ sở nào để chỉ trích như vậy cả.”
Chiến dịch của ĐCS
sgtt-200.jpg
Photo courtesy of sgtt.vn


Điều đáng ngạc nhiên là số đông giới trẻ thủ đô, dù lớn lên dưới mái trường xã hội chủ nghĩa như cô nữ họa sĩ kia, được cho học các kinh điển cách mạng từ tuổi thiếu nhi, cũng không thấy những châm biếm của quán cà phê Cộng là một cái gì đó nghiêm trọng. Họ xem những thông điệp châm biếm cái độc tôn cũ kỹ là chuyện vui nhộn bình thường, bình thường trong xã hội thông tin đa chiều ngày nay, bình thường với bao lý thuyết, tư tửởng của nhân loại mà người ta có thể tiếp cận hàng giờ hàng phút.
Vấn đề khá thú vị ở chổ là nếu sự bày trí của quán cà phê này đụng chạm tới an ninh và chính trị, thì tại sao hàng năm trời nó tồn tại mà không thấy ai nói gì? Blogger Uyên Vũ nói về sự việc này như sau:

Nó đã ra đời cả chuỗi quán như vậy tức là sự tồn tại của nó đã từ lâu rồi sở dĩ nó được chú ý trở lại là vì cũng có khi người ta muốn dùng chuyện này để mà khỏa lấp những vấn đề thời sự khác.
Không rõ là bộ máy tuyên huấn của đảng cộng sản Việt Nam muốn khỏa lấp chuyện gì đấy trong vô vàn chuyện xảy ra dưới quyền lãnh đạo của họ hiện nay hay không hay chỉ đơn giản là họ …không biết tới hay là…không hiểu ra!

Có thể so sánh chiến dịch này với các chiến dịch khác mang tính văn hóa tư tưởng trong thời gian qua. Chiến dịch tấn công quyển sách Trại súc vật được thực hiện hàng nửa năm trời sau khi quyển sách được ấn hành. Chiến dịch tấn công luận văn của nhà văn Nhã thuyên thì sau khi luận văn đã ra đời đến hai năm. Quyển sách Trại súc vật được nhiều người đọc hơn, nhiều người cũng biết đến nhà văn Nhã Thuyên là ai sau những chiến dịch ấy. Và Cộng Cà Phê dường như cũng đang đông khách hơn.
Nhà thơ Trần Mạnh Hảo có lần nhận xét về công tác tuyên truyền của đảng cộng sản hiện nay rằng,“Đám tuyên truyền của đảng cộng sản đang vỡ trận.”
Mà ngay trong chiến dịch (nếu có thể gọi nó là chiến dịch) văn hóa tư tưởng này cũng không thấy phía tuyên án bàn gì đến cái tên của quán là Cộng Cà Phê. Cái tên Cộng đó cùng với hình ảnh nền là các vạch đỏ cùng ngôi sao vàng, rõ ràng là mang một ý nghĩa khác với dấu cộng trong toán học. Và dường như nó muốn tạo nên một thông điệp nhiều ẩn ý, Quán Cộng Cà Phê trong một đất nước cầm đầu bởi đảng Cộng sản.
Nhưng làm sao để tấn công mục tiêu ấy, đâu thể nhân danh chủ nghĩa cộng sản đế tấn công một cái tên mang hàm ý của chính chủ nghĩa ấy. Cuộc thập tự chinh của đảng cộng sản trong thế vỡ trận của công tác tuyên truyền như nhà thơ Trần Mạnh Hảo nói chống lại tên tuổi của Cộng Cà Phê sẽ có kết quả ra sao?

 

Cà phê Cộng”, một sự giải thiêng nhẹ nhàng

Kính Hòa, phóng viên RFA
2013-09-03
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
39786_423513531950_7409952_305.jpg
Quán cà phê Cộng tại Hà Nội.
Courtesy Cà phê Cộng


Quán cà phê Cộng tại Hà Nội đang bị phòng an ninh chính trị thủ đô điều tra về những điều mà một vài tờ báo Việt Nam cho rằng quán này đã xúc xiểm đến các biểu tượng lịch sử và lãnh tụ.

Gợi nhớ thời bao cấp

Liên tiếp hai ngày 22 và 23 tháng tám năm 2013, trên báo mạng Petro Times đăng bài chỉ trích một quán quán cà phê ở Hà Nội tên là Cộng Cà Phê. Trong bài đầu tiên, tờ báo cho biết một chi nhánh của Cộng Cà Phê ở Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy làm ồn ào ảnh hưởng đến đời sống cư dân xung quanh. Bài báo thứ hai miêu tả quán cà phê cộng đã lấy các quyển sách Lenin toàn tập cắt ra rồi viết đè lên đó các menu của quán, trang trí của quán là các câu khẩu hiệu của các lãnh tụ cộng sản như Lenin và Hồ Chí Minh được sửa lại, ví dụ câu nói Học, học nữa học mãi được sửa thành Cộng, Cộng nữa, Cộng mãi, còn câu Tiến lên toàn thắng ắt về ta được sửa thành Ngồi im toàn thắng ắt về ta.
Bên cạnh đó báo Petro Times còn đưa các hình ảnh khác như là hình các lãnh tụ cộng sản trên nền đỏ vàng đội mũ và cầm một loại thức uống gì đó trông giống như Coca Cola, rồi búa liềm, sao vàng.v.v…. được quán cà phê Cộng sử dụng để trang trí.
Bài báo thứ hai này kết luận là, các hành vi này bộc lộ sự lệch lạc và yếu kém trong nhận thức, xúc phạm tới lịch sử và lãnh tụ dân tộc. Bài báo còn nói:
Dù có là câu nói của thánh nhân đi nữa thì cũng chẳng có cơ chế chế tài nào, đâu có làm như thời phong kiến là bắt bớ những điều phạm úy được.
-Nguyễn Lân Thắng
“Thật buồn là nhiều bạn trẻ thường lui tới đây vì cho rằng quán có cách trang trí rất “độc”, rất “riêng” mà không hề quan tâm tới những điều thiêng liêng, quan trọng đã và đang bị chủ quán làm cho méo mó.”
Ngày 31 tháng tám, báo Petro Times lại đưa tin là phòng an ninh chính trị nội bộ của công an thành phố Hà Nội đã vào cuộc điều tra cái mà báo này gọi là những sai phạm của quán Cà phê Cộng. Và bài báo cho rằng quán cà phê này đã làm ảnh hưởng đến an ninh chính trị, gọi quán này có các hành vi vô đạo đức, và “chà đạp lên những giá trị tư tưởng, lý luận đạo đức của các vị lãnh tụ như Lenin, đặc biệt là Chủ tịch Hồ Chí Minh.”
Được biết chủ quán cà phê Cộng là một ca sĩ trẻ ở Hà Nội tên là Linh Dung, từng được biết đến qua bài hát “Vì một thế giới ngày mai” nhân kỳ đại hội thể thao Đông Nam Á SEAGAMES lần thứ 22. Báo Đất Việt trích lời ca sĩ Linh Dung, cô nói rằng việc kinh doanh của cô hoàn toàn đúng pháp luật. Giải thích về cái hình ảnh dung cho trang trí của quán, cô nói them:


35963_423513471950_709961_250.jpg

Bên trong Quán cà phê Cộng tại Hà Nội. Courtesy Cà phê Cộng.



“Tôi không có bất cứ giải thích nào về vấn đề này. Mỗi người đều có những quan điểm khác nhau, không thể vừa lòng hết mọi người. Việc kinh doanh của tôi đều bắt nguồn từ những ý nghĩ trong sáng chứ không phải là phản động.”
Kỹ sư Nguyễn Lân Thắng là người đã từng đến quán Cộng nói với chúng tôi như sau:
“Tôi đến quán đó vào một ngày mùa đông khá lạnh, tôi thấy rằng quán đó có cái cách trang trí gợi nhớ lại một chút không khí thời bao cấp, có thể là cũng hài hước đôi chút nhưng không phải là cái gì ghê gớm như báo và đài đưa tin đâu.”
Được biết là quán cà phê Cộng cũng là địa chỉ mà giới Văn nghệ sĩ thủ đô hay lui tới. Chúng tôi hỏi chuyện một nữ họa sĩ trẻ cũng là khách hàng thường xuyên của quán này, chị nói với chúng tôi chị thích quán cà phê này, và chị nói về các bài báo chỉ trích quán cộng như sau:
“Em thấy bình thường, khi vào quán thì có một không khí nhẹ nhàng, em không thấy có vấn đề gì về việc bài trí quán cả. Em có đọc một số bài báo và em thấy nó nực cười, chẳng có cơ sở nào để chỉ trích như vậy cả.”

Sự giễu nhại nhẹ nhàng

Cách nay không lâu, báo chí Việt Nam có một loạt bài tấn công nhà văn Nhã Thuyên về luận văn Thạc sĩ của cô về nhóm văn chương ngoài chính thống tên là nhóm Mở Miệng. Lên tiếng mạnh mẽ nhất là giáo sư Phong Lê, được xem là một nhà nghiên cứu phê bình lý luận văn học hiện nay ở Việt Nam. Ông Phong Lê nói với đài Á châu tự do về cái mà ông gọi là xúc phạm của luận văn Nhã Thuyên như sau:
“Nó phạm phải một điều mà tôi cho là không thể giải thiêng được và xúc phạm đến Hồ Chí Minh, xúc phạm nhiều chân lý, nhiều điều đáng lẽ phải tôn trọng. Đối với tôi việc giải thiêng Hồ Chí Minh thì tôi không chấp nhận đựơc.”
Dường như lần này, với quán cà phê Cộng, lại là vấn đề Giải thiêng hay chăng!
39786_423513521950_6547456_250.jpg
Bên trong Quán cà phê Cộng tại Hà Nội. Courtesy Cà phê Cộng.
Trong nội dung các bài báo tấn công quán cà phê Cộng của ca sĩ Linh Dung, khối lượng từ ngữ dành cho sự xúc phạm đến các hình ảnh, tư tưởng chiếm phần lớn. Nữ họa sĩ trẻ ở Hà Nội nói với chúng tôi rằng sự trang trí của quán bằng các câu khẩu hiệu được sửa lại, hay là tấm thực đơn viết trên quyển sách Lenin toàn tập chỉ là “sự giễu nhại nhẹ nhàng”:
“Theo em đấy là sự giễu nhại nhẹ nhàng thôi, giễu nhại về những lý thuyết giáo điều của thời xưa. May mắn là chúng ta đang sống ở thé kỷ 21, nhiều thông tin, chứ như ngày xưa là chỉ đóng khung trong một lý thuyết.”
Vậy nếu quán Cộng có đụng đến sự giải thiêng thì đó phải chăng chỉ là một “sự giải thiêng nhẹ nhàng”.
Lịch sử nhân loại thời hiện đại đã được mở màn bằng thời kỳ phục hưng rực rỡ, thời kỳ mà vị trí của con người được trân trọng hơn, các giáo điều, các quyền lực thánh thần bị giải thiêng, nhường bước cho sự phát triển khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật.
Với tư cách một học thuyết chính trị xã hội, chủ nghĩa cộng sản tuyên bố rằng những người theo chủ nghĩa cộng sản là những người vô thần, duy vật. Nhưng điều trái khoáy ở đây là “họ rất ưa thích sự thiêng liêng” sùng bái, mà các đối tượng được sùng bái là các lãnh tụ cộng sản. Từ các ông Lenin, Stalin bên Liên Xô cũ, cho đến ông Hồ Chí Minh ở Việt Nam, hay ông Mao Trạch Đông bên Trung Quốc cùng gia tộc họ Kim bên Bắc Triều Tiên, các từ ngữ tụng ca được dùng một cách tối đa. Và như ông Phong Lê đã nói là ông không đồng ý giải thiêng, mặc dù ông chắc chắn là một đảng viên cộng sản, về mặc lý thuyết là có tư duy khoa học biện chứng.
Trở lại quán cà phê Cộng. Không biết rồi chính quyền và công an thành phố Hà Nội sẽ ứng xử ra sao với những biểu hiện giải thiêng nhẹ nhàng đó của họ. Nếu chỉ vì sự ồn ào của một cái quán thì chắc hẳn không cần phòng an ninh chính trị của thủ đô phải ra tay. Nhưng liệu có điều luật nào qui định rằng dùng bìa sách Lenin làm bảng viết thực đơn thì sẽ bị phạm tội chăng? Kỹ sư Nguyễn lân Thắng nói rằng:
“Dù có là câu nói của thánh nhân đi nữa thì cũng chẳng có cơ chế chế tài nào, đâu có làm như thời phong kiến là bắt bớ những điều phạm úy được. Nếu bây giờ chính quyền dẹp những quán cà phê Cộng đó thì chỉ làm trò cười cho thiên hạ mà thôi.”
Một điều có phần chắc là nếu quán cà phê của ca sĩ Linh Dung bị dẹp đi, những người trẻ tuổi ở Hà Nội mất đi một địa chỉ mà họ cảm thấy dễ chịu, “một sự giễu nhại nhẹ nhàng”.

VỀ QUÁN CÀ PHÊ CỘNG Ở HÀ NỘI I


Café Cộng: Sáng tạo

hay bôi bẩn hình tượng?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-09-07
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
39786_423513531950_7409952_305.jpg
Quán cà phê Cộng tại Hà Nội.
Courtesy Cà phê Cộng


Chỉ một thời gian rất ngắn khi câu chuyện về nhà văn Nhã Thuyên và nhóm Mở Miệng chưa kịp lắng xuống thì tác phẩm Đại Gia lại mang đến cho người đọc khá bất ngờ khi hay tin tác phẩm này bị Cục xuất bản cấm lưu hành. Cuốn sách chưa kịp trình làng đã mất hút trong sự phán xét một chiều của quan chức tuyên giáo để lại uẩn ức cho nhà văn Thiên Sơn cùng những ai chờ đợi sự bất ngờ từ tác phẩm mang lại mặc dù theo tác giả cho biết đứa con tinh thần của ông chỉ là một tiểu thuyết hư cấu.

Sống lại một thời không muốn quên

Trong lúc Đại Gia còn đang trong vòng tranh cãi thì câu chuyện về chuỗi quán Café Cộng lại làm bùng cháy lên chút yên ắng đến buồn lòng về sinh hoạt tinh thần của giới trẻ. Chỉ vài quán café mang tên Cộng nhưng làm sống lại cả một thời mà nhiều người không muốn quên. Cái thời được gọi là “bao cấp” trong kinh tế cũng đồng nghĩa với bao cấp trong tư duy khi các khuôn mặt lãnh tụ được kính cẩn treo nơi trang trọng nhất và người dân được định hướng rằng những lãnh tụ ấy là sao sáng dẫn đường giải phóng dân tộc cũng như nếu không có họ thì Việt Nam vẫn còn trong vòng nô lệ bởi hai lực lượng thù địch là thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ.
Tuy nhiên vấn đề ở chỗ, những khuôn mặt lãnh tụ như Karl Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Fidel Castro xuất hiện trên tường của café Cộng không còn cái vẻ “lãnh tụ” nữa mà tụt hạng xuống làm người dân bình thường với một cung cách mới thay vì quảng bá chủ nghĩa Cộng sản họ lại quảng cáo nước giải khát.
Người xem không thể không bật cười khi thấy Karl Marx đội một chiếc sô bằng sắt trong khi Lenin, Stalin tay cầm ly đầu đội phễu như trong một bữa tiệc nào đó mà khẩu hiệu không còn được chú ý đến nữa. Mao Trạch Đông cùng với Fidel Castro nâng cao ly như kêu gọi nhân dân toàn thế giới hãy uống Coca thay vì cặm cụi tìm lối đi lên xã hội chủ nghĩa!
Nó đã ra đời cả chuỗi quán như vậy tức là sự tồn tại của nó đã từ lâu rồi sở dĩ nó được chú ý trở lại là vì cũng có khi người ta muốn dùng chuyện này để mà khỏa lấp những vấn đề thời sự khác.
-Blogger Uyên Vũ
Bức tranh này xuất hiện tại Hà Nội vào năm 2013 và người xem nó thản nhiên như xem bức hí họa của “Sát thủ đầu mưng mủ” cách đây vài năm. Hiếu kỳ và hơi vui vui, không ai thấy bị xúc phạm hay sợ hãi kể cả những người từng một thời say mê những thần tượng này, những người theo Đảng trong những năm tháng khó quên bắt đầu từ thời kỳ hoàng kim của Đảng Cộng sản trên toàn thế giới.
Lịch sử đã chứng minh sự tàn ác của Stalin, của Mao và không ai còn mơ màng với những món ăn chính trị từng một thời đặt trịnh trọng trên bàn ăn Cộng sản do hai tay tổ này dọn ra nữa.
Café Cộng đã từ những khái niệm này, lập lại vết tích ấy ngay trên tác phẩm Lenin toàn tập, tác phẩm mà người Cộng sản Việt Nam cho là kinh điển của mọi thời đại. Cuốn sách ấy được giữ nguyên cái bìa nhưng bên trong nó được sáng tạo thành một tấm thực đơn và khách có thể chọn bất cứ thức uống nào họ thích, hoàn toàn ngược lại với menu mà Lenin đưa ra vài chục năm trước đây.
Café Cộng gọi đó là “giải khát có đá”. Ngay cách gọi này cũng gây ấn tượng mạnh cho vị khách nào thích để ý tới chữ nghĩa. Cách dùng chữ này chứng tỏ chủ quán là một nhân vật rất thích sự sáng tạo, một yếu tố không thể thiếu đối với một quán café khi hầu hết thực khách đều cần một không gian riêng trong những giây phút thư giãn của họ.
Người Hà Nội chắc không ai lại không biết cái câu khét tiếng của Lenin: “học, học nữa học mãi” và khi vào café Cộng nó trở thành câu slogan rất dễ thương: “Cộng, Cộng nữa, Cộng mãi”. Thay vì học những lý thuyết khô khan vô ích người ta sẽ dễ thở hơn khi cộng vào đời sống của mình những ý tưởng thú vị từ cái quán nhỏ bé này.
Nhà thơ bút tre Đặng Văn Đăng khi nghe tin chủ tịch Hồ Chí Minh mất đã viết ngay hai câu mà dân gian còn truyền khẩu tới nay:

“Bỗng nghe tin sét đánh ngang
Bác Hồ đang sống, chuyển sang từ trần.”

39786_423513521950_6547456_250.jpg
Bên trong Quán cà phê Cộng tại Hà Nội. Courtesy Cà phê Cộng.
Bài thơ ngộ nghĩnh, rất bất ngờ và làm cái tin bác mất trở nên bình thường, vậy mà hàng triệu người không cần để ý đến những tiết tấu rất bút tre ấy. Có lẽ sau 45 năm, chỉ có café Cộng lại dám nguệch ngoạc câu thơ "Tiến lên, toàn thắng ắt về ta" trong bài thơ chúc Tết Mậu Thân 1968 của Chủ tịch HCM trở thành một câu thơ nghịch ngợm, và rất có duyên thành câu "Ngồi im... toàn thắng ắt về ta" của café Cộng!
Nói gì thì nói, đây là câu thơ Yoga, câu thơ Thiền xuất sắc mà chỉ có Cộng mới sáng tạo ra. Tiến lên là “động” mà càng động thì càng tan, chỉ có sự yên lặng tuyệt đối bằng cách ngồi im mới có thể hóa giải mọi thứ tục lụy trên đời. Biết bao nhiêu thiền sư đã theo đuổi lý thuyết này nhưng Cộng là người chuyển đổi hoàn hảo nhất vào một câu thơ được nhiều người biết. Biết, nhưng dĩ nhiên không có gì hay.
Câu thơ khô khan sắt thép không có gì hay ấy qua tay café Cộng bỗng dưng trở thành công án Thiền, và hơn thế nó làm cho người ta mỉm cười, yên ổn với cái tâm không động đậy.
Tuy nhiên không phải ai cũng thích sự thâm trầm ấy, đặc biệt là những người cộng sản trung kiên trong lực lượng tuyên giáo.

Thiếu tôn trọng một tài sản trí thức?

Báo Đất Việt trong loạt bài viết về đề tài này đã lên án café Cộng khi dám dùng sách của Lenin để làm thực đơn vì đây là tác phẩm giá trị về tư tưởng, lý luận chính trị. Café Cộng đã thiếu tôn trọng một tài sản trí thức trên toàn thế giới và từ đó đề nghị Hà Nội phải có biện pháp mạnh xử lý.
Trong trường hợp của quán Café Cộng này theo tôi thì nó chả có vấn đề gì nghiêm trọng.
-Nhà văn Nguyễn Viện
Ngày 30/8, trả lời báo Đất Việt, ông Tô Văn Động - GĐ Sở Văn hóa Hà Nội khẳng định: "Sở đã nắm được thông tin và đang phối hợp với cơ quan công an (PA83) để kiểm tra báo cáo thành phố". Ông Động nói thêm "Quan điểm của Sở là phải được xử lý quyết liệt, vì vấn đề này còn liên quan tới cả vấn đề an ninh và chính trị nên phải báo cáo kiến nghị thành phố xử lý".
Xử lý quyết liệt như thế nào thì ông Động không cho biết nhưng ngay khi nguồn tin này xuất hiện thì số khách đến cái quán nhỏ xíu ở đường Triệu Việt Vương ấy tăng lên gấp hai lần. Một người có nickname Ghiencafe viết:
“Với một không gian không rộng lắm, nhưng vẫn đủ mang lại cho bạn sự thoải mái. Cộng là sự hoài niệm về một Việt Nam chiến tranh năm nào với ghế vải dù, hay hoa văn của những chiếc chăn Tàu sặc sỡ. Bạn ngồi nhâm nhi ngụm cafe (được pha khá chuẩn, thơm nồng), và… có rất nhiều cái để ngắm: những bức ảnh lịch sử, mô hình máy bay, những dây điện được mắc cách tường bằng những quả sứ nhỏ xíu… tất cả, hết sức giản dị mà sinh động. Những ấn tượng ấy, giúp cho chúng ta nhớ mãi về một thời chiến đấu kiên cường và hào hùng của các thế hệ cha ông..”
Một dân ghiền café khác viết trên tường facebook:
“Bước chân vào quán cà phê, bạn sẽ ấn tượng ngay với không gian xưa cũ của quán, nhưng cũng toát lên vẻ trẻ trung rất xì tin, chẳng thế mà các teen sành điệu Hà thành rất thích chọn Cộng cà phê làm điểm hẹn tán gẫu. 
Quán bé như bao diêm, thêm một phần gác khá nhỏ ngồi bệt bên trên. Bức tường để mộc, sơn vôi trắng với đường vân gồ gề, sàn nhà ốp gỗ mộc, bộ bàn ghế nâu trầm cũ kỹ. Trang điểm cho quán là những đồ vật hết sức đơn sơ nhưng rất ấn tượng, nào là mô hình máy bay, những cuộn chỉ cắm trên tường, những con ốc vít điện từ ngày xửa ngày xưa... tất cả tựa như một bức tranh sắp đặt đậm chất teen tinh nghịch.”
Trên trang nhà của café Cộng vài người nhận xét về quán khác hẳn với những gì mà Đất Việt mô tả. Một trong những baì viết khá thú vị ấy của tác giả Nguyễn Quý Đức:
“Dăm chiếc bàn gỗ sẫm màu, ghế cao ghế thấp. Một cái gì đó xưa xưa, lại mới mới. Những bức ảnh không màu, vài cái lọ men, màu xanh bộ đội trên tường, màu sơn đen đã mòn trên sàn gỗ. Thân quen? Có. Là lạ? Cũng đúng là lạ.
….
Nếu ở chung quanh đang có bóng dáng đèn nê-ông, đèn chớp nháy, ở góc này của Triệu Việt Vương là cái biển màu bộ đội đấy, và cái biển đèn yếu điện khiêm nhường, cái logo có ngôi sao vàng trên vài cái vệt đỏ. Rất phong cách.
……..
Vào cái thời đấy, ở Cộng là một bước nhảy… lùi. Biến chuyển nho nhỏ chính là đấy: là không đi với thời đại đèn led, biển hiệu nhấp nháy mà trở lại một cái thời… đơn giản, ít sung túc hơn. Cái thời mà ai cũng muốn quên, chắc chắn. Nhưng cùng lúc, nó là cái thời tiền tư bản. Chưa đâu: chưa lo đến tiền, tiền, tiền, đến nhà đất, ô tô. Anh em khổ cùng với anh em, thương nhau, câu nói đầu môi chỉ là cơm nắm, chú lợn con nuôi dưới giường. Bao cấp. Cái thời đau thương, nhưng hay hơn cái lúc này ở cái tinh thần chịu đựng, chấp nhận và không đua đòi.”

35963_423513471950_709961_250.jpg
Bên trong Quán cà phê Cộng tại Hà Nội. Courtesy Cà phê Cộng.
Sau cơn hồng thủy chinh phạt của lực lượng an ninh văn hóa, café Cộng bây giờ ra sao? Một người chơi facebook ghé café Cộng và tả lại hình ảnh của nó hôm nay:
“Vẫn khung cảnh cũ, cũ kỹ, những chiếc bàn, ghế gỗ thô thô, uống cafe bằng cốc sắt tây, đôi chỗ nham nhở... Nhưng hình như đã mất đi cái gì đó. Đúng rồi, mất đi những bức tranh, ảnh châm biếm: anh Nin đội thùng sắt, Stalin mọc sừng... những câu khẩu hiệu: cộng, cộng nữa, cộng mãi... cũng biến mất. Một số bức ảnh thời bao cấp, thời chiến tranh... hay ho, chủ quán cũng gỡ mất. Nhất là cuốn Menu bằng sách của VL Lê Nin cũng được cô bé phục vụ cho biết là cất đi rồi.”
Qua hẳn những đồn thổi về hành tung của quán café đầy thú vị này, blogger Uyên Vũ nhận xét tại sao cho đến lúc này ban thì chính quyền mới để ý tới cái quán bé xíu ấy:
“Đó chỉ là sáng tạo của người kinh doanh. Họ muốn dùng những cách độc đáo và loại hình như vậy không có ở Việt Nam. Sài Gòn này vốn là một thành phố năng động cởi mở cũng không có dạng đó. Người kinh doanh như vậy thứ nhất phải có sự nhạy bén của dân kinh doanh. Họ biết món hàng đọc sẽ hút khách hơn. 
Cái quán như vậy không phải mới mở mà nó đã ra đời cả chuỗi quán như vậy tức là sự tồn tại của nó đã từ lâu rồi sở dĩ nó được chú ý trở lại là vì cũng có khi người ta muốn dùng chuyện này để mà khỏa lấp những vấn đề thời sự khác. Khi mà công luận được tập trung vào một phía thì nó sẽ chia sẻ lượng người quan tâm. Hai nữa có những người không thể gọi là nhà báo được khi mà họ viết bài với thái độ đầy ác ý với quán đó bằng những ngôn từ vừa mạ lỵ lại vừa quy kết.”

Nhà văn Nguyễn Viện đưa ra nhận xét:
“Trong trường hợp của quán Café Cộng này theo tôi thì nó chả có vấn đề gì nghiêm trọng. Tuy nhiên xét ở một góc độ nào đó thì do sống lâu quá trong một thế giới khép kín đến khi có một hành động gì hơi bất thường một chút, hay biểu lộ một cá tính hay những suy tưởng muốn làm mới qua hình thức nào đó như tạo ra hình ảnh lạ cho việc kinh doanh của họ thì có thể nó gây sốc cho một giới nào đó.”
Nhưng có lẽ bài thơ của tác giả Huỳnh Văn Úc gửi cho trang blog Nguyễn Tường Thụy sẽ nói lên rất nhiều điều về quán café này:
“Em ơi! Buồn làm chi?
Anh sẽ đưa em đến Cà Phê Cộng,
Để nhớ lại một thời ta đã sống.
Ta sẽ ngồi trên chiếc ghế vải dù
Làm theo kiểu ghế xích đu
Ngắm những bức tranh một thời khói lửa
Những bức tranh không đâu còn nữa
Ngắm chiếc bàn củ kỹ gỗ nâu
Và ta sẽ nhìn thật lâu
Những cuốn sách đã đi vào dĩ vãng
Những khẩu hiệu đã đi vào quên lãng
Những con người ta đã tôn thờ
Mà nay chỉ còn thấy trong mơ
Mỗi khi ta ngược về quá khứ.
Em ơi! Em bằng lòng chứ?
Ngồi bên anh với tách cà phê
Thấy mình nửa tỉnh nửa mê
Nhấp từng giọt đắng nhớ về ngày xưa.”

 http://www.rfa.org/vietnamese/programs/LiteratureAndArts/plus-cafe-creative-or-smearing-communist-idols-ml-09072013084521.html

 

 Chuyện về quán café “CỘNG” ở Hà Nội

image

Việt Nam đang vội vã tiêu diệt Cà phê ‘Cộng’ – Hoá ra họ sợ cả chính họ!
Mấy ngày nay, ca sĩ Linh Dung đột nhiên “nổi tiếng” vì quán cafe Cộng của cô. Chính xác là cách bài trí của cô làm ai đến đây cũng thích thú, được xả xì – trét dư luận “bức xúc”.

image

Cafe Cộng của ca sĩ Linh Dung nằm ở phường Trung Hòa (Cầu Giấy – Hà Nội). Khi vừa bước vào quán, mọi người sẽ thấy ngay hình cờ đỏ sao vàng, hình các vị ông tổ Cộng sản Karl Marx, Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Filden Castro …. thành như những diễn viên hề quảng cáo đồ uống.

image

Các ông Tổ Cộng sản được mặc những bộ quần áo màu đỏ, đen, cầm cốc coca và đội những chiếc mũ chóp nhọn hài hước, khá thú vị!
Ngay câu khẩu hiệu “Học, học nữa, học mãi” của Lenin bị chế thành “Cộng, cộng nữa, công mãi” phản ánh đúng thực chất của thể chế của vài nước Cộng sản còn đang xót lại!

Câu thơ của Hồ Chí Minh, “Tiến lên, toàn thắng ắt về ta” nằm trong bài thơ chúc Tết Mậu Thân 1968 mà Chủ tịch HCM đã phải nuốt nước mắt vào lòng khi hay biết hàng triệu người vô tội đã vùi thây của cuộc Tổng Tiến công của Tên độc tài Lê Duẩn để viết theo ‘đơn đặt hàng’ của Lê Duẩn tại trạm giam K9 đã được cải biến thành: “Ngồi im… toàn thắng ắt về tay” khá đúng với thực trạng chính trường sát phạt nhau để dành ‘Ghế’ mà dân Hà Nội vẫn nói “Ghế thì ít mà ĐÍT thì nhiều” hoặc trong các cuộc dành ‘vé đi tàu suốt’ 5 năm ở nhà Đỏ thì đúng là chỉ có “Những kẻ ngậm hạt thị” là ‘đầu xuôi đuôi lọt’, hay 15 năm làm ông Nghị không phát biểu một lời thì “Toàn thắng ắt về tay”!

image

Bản thực đơn của quán cafe này được chế từ cuốn Lê-nin toàn tập. Ngoài bìa, menu này giống hệt tác phẩm nổi tiếng trên, cũng có chữ Lê-nin toàn tập và ảnh ông, nhưng bên trong là các loại thức ăn, đồ uống… Chủ quán còn dán thêm tờ giấy nâu vỏ bao xi măng hay ghi trực tiếp tên đồ uống bằng bút dạ to lên trang sách phản ánh đúng thứ triết lý hổ lốn, đạo đức giả, duy ý trí mà Đảng cộng sản Việt Nam lầm lũi cắm cúi nghe theo.

Ngoài ra, cafe Cộng cũng được chủ nhân của nó bài trí với phong cách “thời chiến”. Hòm thuốc súng làm bàn uống nước, hộp tiếp đạn làm ghế… Hình ảnh người dân trong các ấp chiến lược trong kế hoạch “Chiến tranh đặc biệt” dồn dân lập ấp những năm 60 theo miêu tả của Truyền thông Miền Bắc cũng được giăng đầy quán!

Nếu ở đất nước tự do thì sản phẩm trang trí của cô ca sĩ chủ nhân Linh Dung có thể đoạt giải về sáng tạo và khả năng trào phúng, nhưng ở Việt Nam thì ngay lập tức bị phá rối.
Trước tiên người ta tạo dư luận, àm ầm ỹ bởi giới Truyền thông để cho cơ quan chính quyền có cớ vào cuộc và bước tiếp theo xẽ xử phạt bắt tháo bỏ, nếu không sẽ bị đóng cửa, rút giấy phép – Đó là kịch bản sẽ diễn ra cho Cà phê Cộng!

image

Chưa hết, hãy nghe Ông Tô Văn Động – GĐ Sở Văn hóa Hà Nội tuyên bố: “Sở đã nắm được thông tin và đang phối hợp với cơ quan công an (PA83) để kiểm tra báo cáo thành phố”.
Rồi ông này nhấn mạnh sẽ để công an quyết định!!! Họ đang hình sự hoá để rồi từ đó có thể bắt bớ chủ nhân và cuối cùng thì đồng tiền ‘đi trước’ là đồng tiền khôn may ra mới cứu được Linh Dung thoát khỏi tội “Phản động”!
Hoá ra kể cả ông tổ cộng sản ở tận đẩu tận đâu cũng được Chính Phủ VN chăm chăm bảo vệ như mạnh sống của họ!

Ca sĩ Linh Dung đã phát biểu: “Tôi không có bất cứ giải thích nào về vấn đề này. Mỗi người đều có những quan điểm khác nhau, không thể vừa lòng hết mọi người. Việc kinh doanh của tôi đều bắt nguồn từ những ý nghĩ trong sáng chứ không phải là phản động”.
Ca sĩ Linh Dung từng nổi tiếng với bài hát “Vì một thế giới ngày mai” trong kỳ đại hội Sea Games 22. Năm 2010, nhóm nhạc Đại – Lâm – Linh cũng làm báo chí tốn kha khá giấy mực khi trình diễn trong bộ trang phục của nhà tu hành, đầu trọc xem ra phản ánh khá đúng về thực trạng đời sống văn hoá của nhân dân Việt Nam hiện nay .

image

Ca sĩ Linh Dung khẳng định việc kinh doanh của mình là hoàn toàn đúng pháp luật và trong sáng.
*
Quán cafe Cộng chế khẩu hiệu cách mạng, Lênin toàn tập gây phản cảm
Quán cà phê Cộng (Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội) gây phản cảm khi chế khẩu hiệu cách mạng, sách Lênin toàn tập để buôn bán.

image

Nằm tại tầng 1, tòa nhà 4F, KĐT Trung Yên, phường Trung Hòa (Cầu Giấy – Hà Nội), quán cà phê Cộng từ lâu đã gây phản cảm tới mọi người khi chủ quán đã chế biển hiệu đè lên lá cờ đỏ sao vàng tôn nghiêm.

image

Vào các buổi tối, quán cà phê này còn tổ chức những màn tiếc mục ca nhạc với đài loa được bật hết cỡ gây ra sự ồn ào xung quanh khu vực.

image

Không những thế, khi vào bên trong quán, hình cờ và nhiều khẩu hiệu nổi tiếng của các vị lãnh tụ còn bị chế thành những câu hài hước.

image

Hơn nữa, quán cà phê Cộng còn lấy cả sách Lênin toàn tập để chế thành bảng danh mục sản phẩm của quán khiến cho nhiều người cảm thấy mất đi sự tôn trọng (Trong ảnh là cuốn sách Lênin toàn tập được chế thành quyển Menu trong quán cà phê Cộng).

image

Bên trong quyển sách này không phải là nội dung xây dựng xã hội XHCN mà lại bị chủ quán ghi đè lên bởi những dòng chữ là tên các loại đồ uống cà phê, sinh tố, rượu,….

image

“Những vị lãnh đạo quân đội tý hon bên ly cà phê tại quán Cộng“ – theo một nhân viên làm tại quán cà phê Cộng ở địa chỉ KĐT Trung Yên, phường Trung Hòa (Cầu Giấy – Hà Nội) nói và cho biết: “Đây không phải là địa chỉ duy nhất, cà phê Cộng được mở rộng thành một chuỗi gần chục cửa hàng ở địa bàn Hà Nội“.

image

Một hình ảnh thời hoa lửa của dân tộc làm vật trang trí trong quán bán hàng.

image

Tương tự một hình ảnh khác cũng được chủ quán cà phê Cộng chế không còn gì để nói.

image

Câu nói nổi tiếng “Học, học nữa, học mãi“ của Lênin đã bị chủ quán chế thành “Cộng, Cộng nữa, Cộng mãi“. Điều chẳng giống ai này đã khiến nhiều khách hàng cảm thấy tò mò và tìm đến quán cà phê Cộng của quán khiến nhiều người hết sức bức xúc trước những biểu tượng mang tính tôn nghiêm của dân tộc.

image

Còn khẩu hiệu Tiến lên toàn thắng ắt về ta trong bài thơ chúc tết của Bác Hồ năm 1968 thì bị biến thành Ngồi im…toàn thắng ắt về ta…

No comments: