Thursday, October 20, 2016

VIỆT CỘNG - THƠ - NGÔ MINH

Friday, May 3, 2013

TIN TỨC XA GẦN


VIỆT NAM - 
Bài đăng : Thứ năm 02 Tháng Năm 2013 - Sửa đổi lần cuối Thứ năm 02 Tháng Năm 2013

Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc hội nghị trung ương 7

Hội nghị Trung ương 7dự kiến kéo dài đến ngày 11/05/2013 (DR)
Hội nghị Trung ương 7dự kiến kéo dài đến ngày 11/05/2013 (DR)

Thanh Phương
Hôm nay, 02/05/2013, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã khai mạc tại Hà Nội. Dự kiến kéo dài đến ngày 11/05, hội nghị trung ương lần này diễn ra trong bối cảnh kinh tế tiếp tục trì trệ, đấu đá trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng vẫn gay gắt.

Theo báo chí chính thức, trong bài phát biểu khai mạc, tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng cho biết là Hội nghị trung ương 7 sẽ xem xét và quyết định 6 vấn đề lớn. Bên cạnh việc « hoàn thiện hệ thống chính trị » và « tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận », ông Nguyễn Phú Trọng nêu lên vấn đề sửa đổi Hiến pháp 1992.
Tuy tổng bí thư Đảng kêu gọi các ủy viên trung ương phải « chân thành lắng nghe ý kiến của nhân dân », nhưng ông nhấn mạnh Nhà nước sẽ vẫn do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, tức là sẽ không chấp nhận những kiến nghị đòi xóa bỏ điều 4 Hiến pháp.


Trong bài phát biểu khai mạc, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết hội nghị lần này sẽ sơ kết một năm thực hiện « Nghị quyết trung ương 4 về xây dựng Đảng ». Nhưng không ai chờ đợi là sẽ có những thay đổi nhân sự sau hội nghị trung ương 7, mặc dù các ủy viên trung ương sẽ cho ý kiến về dự kiến quy hoạch cán bộ « cấp chiến lược » cho nhiệm kỳ tới, tức Ban chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, Ban Bí thư và các chức danh lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước. 
Xin nhắc lại là trong Hội nghị Trung ương 6 ngày 15/10/2012, mặc dù Bộ Chính trị đã « đề nghị » được kỷ luật đối với tập thể và kỷ luật đối với « một ủy viên Bộ Chính trị » ( mà ai cũng biết đó là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ), nhưng rốt cuộc Hội nghị Trung ương 6 đã không kỷ luật một ai, kể cả ông Nguyễn Tấn Dũng, người bị xem là chịu trách nhiệm chính về tình trạng tăng trưởng kinh tế chậm, lạm phát tăng trở lại, tham nhũng tràn lan và khủng hoảng ngân hàng. 
Hội nghị Trung ương 7 lần này cũng diễn ra trong bối cảnh đấu đá tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng vẫn diễn ra gay gắt và kinh tế Việt Nam ngày càng trì trệ. Trước hội nghị, đã có những tin đồn về việc đổi tiền, trong khi đó, chính sách quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước thì bị chỉ trích nặng nề. 
Về vấn đề tham nhũng, không biết có phải là trùng hợp thời điểm hay không, nhưng trước Hội nghị Trung ương 7, một vụ được gọi là « trốn thuế lớn nhất lịch sử » diễn ra dưới thời Bí thư Thành ủy Hà nội Nguyễn Phú Trọng cuối năm 2004, với số tiền thất thoát nhiều nghìn tỷ đồng, liên quan đến công ty đầu tư bất động sản CIPUTRA ở Hà Nội, đã bị phanh phui. Cũng như mọi khi, chống tham nhũng có thể sẽ là cái cớ để các phe đấu đá với nhau trong nội bộ ban lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam.
tags: Việt Nam

Thursday, May 2, 2013

NHIỀU TÁC GIẢ * SÁM HỐI

 
Tạ Lỗi Trường Sơn
Đỗ Trung Quân (1982)


1.
Một ngàn chín trăm bảy mươi lăm
Các anh từ Bắc vào Nam
Cuộc trường chinh 30 năm dằng dặc
Các anh đến
Và nhìn Sài Gòn như thủ đô của rác
Của xì ke, gái điếm, cao bồi
Của tình dục,ăn chơi
“Hiện sinh – buồn nôn – phi lý!!!”
Các anh bảo con trai Sài Gòn không lưu manh cũng lính ngụy
Con gái Sài Gòn không tiểu thư khuê các, cũng đĩ điếm giang hồ

Các anh bảo Sai Gòn là trang sách “hư vô”
Văn hóa lai căng không cội nguồn dân tộc
Ngòi bút các anh thay súng
Bắn điên cuồng vào tủ lạnh, ti vi
Vào những đồ tiêu dùng mang nhãn Hoa Kỳ
Các anh hằn học với mọi tiện nghi tư bản
Các anh bảo tuổi trẻ Sài Gòn là “thú hoang” nổi loạn
Là thiêu thân ủy mị, yếu hèn
Các anh hùa nhau lập tòa án bằng văn chương
Mang tuổi trẻ Sài Gòn ra trước vành móng ngựa!!!

2.
Tội nghiệp Sài Gòn quá thể
Tội nghiệp chiếc cầu Công Lý
Có anh thợ điện ra đi không về
Tội nghiệp những “bà mẹ Bàn Cờ” của những ngày chống Mỹ
Lửa khói vỉa hè nám cả những hàng me
Tội nghiệp những người Sài Gòn đi xa
Đi từ tuổi hai mươi
Nhận hoang đảo tù đày để nói về lòng ái quốc
Có ai hỏi những hàng dương xanh
Xem đã bao nhiêu người Sài Gòn hóa thân vào sóng nước
Tội nghiệp những đêm Sài Gòn đốt đuốc
Những “người cha bến tàu” xuống đường với bao tử trống không
Tội nghiệp những ông cha rời khỏi nhà dòng
Áo chùng đen đẫm máu
Tội nghiệp những chiến trường văn chương, thi ca, sách báo
Những vị giáo sư trên bục giảng đường
Ưu tư nhìn học trò mình nhiễm độc
Sài Gòn của tôi – của chúng ta.
Có tiếng cười
Và tiếng khóc.

3.
Bảy năm qua đi với nhiều buồn vui đau xót
Một góc phù hoa ngày cũ qua rồi
Những con điếm xưa có kẻ đã trở lại làm người
giã từ ghế đá công viên để sống đời lương thiện
Những gã du đãng giang hồ
cũng khoác áo thanh niên xung phong lên rừng xuống biển
Tìm lại hồn nhiên cho cuộc sống của mình
Cuộc đổi thay nào cũng nhiều mất mát, hi sinh…

4.
Và khi ấy
Thì chính “các anh”
Những người nhân danh Hà Nội
Các anh đang ngồi giữa Sài Gòn bắt đầu chửi bới
Chửi đã đời
Chửi hả hê
Chửi vào tên những làng quê ghi trong lí lịch của chính mình
Các anh những người nhân danh Hà Nội sợ đến tái xanh
Khi có ai nói bây giờ về lại Bắc!!!
Tội nghiệp những bà mẹ già miền Bắc
Những bà mẹ mấy mươi năm còng lưng trên đê chống lụt
Những bà mẹ làm ra hạt lúa
Những năm thất mùa phải chống gậy ăn xin
Những bà mẹ tự nhận phần mình tối tăm
Để những đứa con lớn lên có cái nhìn và trái tim trong sạch
Bây giờ
Những đứa con đang tự nhận mình “trong sạch”
Đang nói về quê mẹ của mình như kẻ ngoại nhân
Các anh
Đang ngồi giữa Sài Gòn nhịp chân
Đã bờm xờm râu tóc, cũng quần jean xắn gấu
Cũng phanh ngực áo, cũng xỏ dép sa bô
Các anh cũng chạy bấn người đi lùng kiếm tủ lạnh ti vi, casette, radio…
Bia ôm và gái
Các anh ngông nghênh tuyên ngôn ”khôn và dại”
Các anh bắt đầu triết lý “sống ở đời”
Các anh cũng chạy đứt hơi
Rượt bắt và trùm kín đầu những rác rưởi Sài Gòn thời quá khứ
Sài Gòn 1982 lẽ nào…
Lại bắt đầu ghẻ lở?

5.
Tội nghiệp em
Tội nghiệp anh
Tội nghiệp chúng ta những người thành phố
Những ai ngổn ngang quá khứ của mình
Những ai đang cố tẩy rửa “lí lịch đen”
Để tìm chỗ định cư tâm hồn bằng mồ hôi chân thật

6.
Xin ngả nón chào các ngài
“Quan toà trong sạch”
Xin các ngài cứ bình thản ăn chơi
Bình thản đổi thay lốt cũ
Hãy để yên cho hàng me Sài Gòn
Hồn nhiên xanh muôn thưở
Để yên cho xương rồng, gai góc
Chân thật nở hoa.
Này đây!
Xin đổi chỗ không kì kèo cho các ngài cái quá khứ ngày xưa
Nơi một góc (chỉ một góc thôi)
Sài Gòn bầy hầy, ghẻ lở
Bây giờ…
Tin chắc rằng trong các ngài đã vô số kẻ tin vào ”thượng đế”
Khi sống hả hê giữa một thiên đường
Ai bây giờ
Sẽ
Tạ lỗi
Với Trường Sơn?


Xin Lỗi Tháng Tư !

Thời trai trẻ, gác bút nghiên, gác mọi ước mơ ...lên đường " đánh Mỹ!"
Cây súng trên vai, máu đỏ trong tim!
Mụ lí trí! Hùng hục vượt Trường Sơn.
Đêm nghỉ, ngày đi, giày vẹt gót, áo sờn vai thấm lạnh!
Mẹ còng lưng vắt kiệt sức, mỏi mòn, thao thức đợi con về!
"Ba mươi tháng Tư" Bên Thắng cuộc, hả hê!!!
Con trở thành kẻ "kiêu binh!" trong đoàn "quân Giải phóng!"
Nhưng! Ba mươi tám năm sau con vô cùng thất vọng!
Không hiểu mình đi Giải phóng cho ai???
Chỗm trệ trên cao, toàn những kẻ bất tài!
Đáy xã hội, nhiều "dân oan!" mất đất.
Những nghịch lý, tai ương...chồng chất!
Khoảng cách "sang, hèn" cứ rộng mãi ra.
Người ở "quê" không còn tha thiết với "ao nhà".
Tràn vào Miền Nam "ngoạ, chiếm, xâm canh...từ núi, rừng, chợ búa, thị thành, lầu cao, gác tía ....!"


Ngay như nhà ta thôi!
Chỉ có mình tôi "gọi là : góp công giải phóng".
Chẳng tước quan gì! Mà cũng cả xóm kéo vào.
Người thì bán rau, lượm ve chai, giặt ủi, bán thịt chó, thuốc Lào ...
Thậm Chí! Có cả lừa gạt, bảo kê, hút chích, đĩ điếm, bụi đời...
Đi đâu, ở đâu cũng gặp toàn người "ngoài ấy".
Còn! đố ai tìm thấy bóng dáng người "miền trỏng!" hiện diện trên quê hương mình đấy?
Nhà cửa, ruộng vườn ngoài ấy họ bỏ hoang???
Quê Hương tôi, tên thật đẹp (làng Vàng).
Cũng có đình, chùa, bờ xôi, ruộng mật!
Không hiểu vì sao nhiều người "bỏ tất ?" để vào Nam chen lấn, đua đòi?


Riêng tôi!
Đã hơn sáu mươi năm, đang ở cuối cuộc đời .
Vẫn cháy bỏng! Muốn được về nơi mình "chôn nhau, cất rốn!"
Đã mấy năm nay, tôi đã làm kẻ "chạy trốn!"
Trốn khỏi "sai lầm !" những năm, tháng ...đã đi qua!
Trở về quê hương, cất lại một nếp nhà!
Tập làm nông, ngớ ngẩn tìm những mảnh gốm xưa, và "Hoài niệm!" thuở ấu thơ ....


Bỗng choàng tỉnh! Đôi khi tìm thấy mình trong đó.
Cửa, cổng nhà tôi cứ mở toang! Kể cả khi trời đang nổi giông, nổi gió ...
Mỗi tháng Tư về tôi lại nhớ vào Nam!
Xin lỗi ! "tháng Tư!"
Xin lỗi ! Miền Nam, những việc tôi đã làm!
Xin lỗi tất cả!
Cả những người "bên thua cuộc!"
Biết sao được !
Mọi người chúng ta sinh ra, đâu có thể chọn được thời cuộc
Nhưng! Lẽ đời, Đen, trắng phải phân minh!
Xin lỗi! "tháng Tư!"
Hãy tha thứ cho mình! Rất chân thành, chứ không phải lời giả dối.

 


Ngô Minh
LỖI TẠI CHÚNG TÔI !

Nghĩ về chiến dịch Mậu Thân 1968, nhà thơ Chế Lan Viên hỏi: “Ai chịu trách nhiệm về cái chết 2000 người?” Và ông tự trả lời: “Tôi! Tôi/người viết những câu thơ cổ võ/Ca tụng người không tiếc mạng mình trong mọi cuộc xung phong”.
Vâng, nhà thơ vĩ đại ơi, lỗi tại chúng tôi, những nhà thơ, nhà văn đã hùa theo ông tụng ca cái chết mà không biết mình đã góp trí tuệ làm cho cái chết trên đất nước này nhiều thêm ! Hu hu…
*
Nhà thơ Phùng Quán kể chuyện bọn tham nhũng, dối trá đang lúc nhúc nẩy nòi , rồi nhà thơ cạn chén ngậm ngùi :” Lỗi tại tôi. Lỗi tại tôi. Tôi đã không có những áng văn chương thật xúc động để bọn tham những, độc ác, bọn dối trá, lẹo lươn, đọc là khóc , là quyết tâm “làm lại cuộc đời”…
Vâng, xin giơ tay đồng tình với Phùng Quán : Lỗi tại chúng tôi, những nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã không có những tác phẩm làm cho bọn bất lương rơi nước mắt, cho chúng biết “đi với nhân dân” như nhà thơ “Lời mẹ dặn”…
*
Nhà thơ Tuân Nguyễn đạp xe đạp đi bỏ báo cho người bán báo buổi sáng. Bỗng một chiếc xe ô tô con rẽ ngang không còi, không thèm quan sát, đâm vào làm anh ngã gục bên đường. Trước khi chết , anh thều thào :” Lỗi tại tôi. Lỗi tại tôi. Đừng bắt anh lái xe đó…”
Vâng, lỗi tại chúng tôi, những nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã không có những tác phẩm làm cho bọn lái xe độc ác đọc là rơi nước mắt, để chúng biết thương người đi đường. Chứ như bây giờ tim chúng đã thành sắt .
*
Vâng, lỗi tại chúng tôi, những nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã không có những tác phẩm thật hay, làm cho các quan chức Hải Phòng, Tiên Lãng đọc là phải khóc , phải thương những người nông dân như anh Đoàn Văn Vươn suốt tháng năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời để có được mấy héc-ta đầm nuôi thủy sản kiếm sống, để không có việc cưỡng chế bất công, bất minh, bất nghĩa….
*
Vâng, lỗi tại chúng tôi, những nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã không có những tác phẩm thật vĩ đại về nông dân , làm cho lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, huyện Văn Giang, ngàn chiến sĩ công an nhân dân đọc phải khóc, phải thương người nông dân như bố mẹ ông bà tiên tổ mình, để ném dùi cui, roi điện, súng bắn hơi cay xuống sông, không xông vào cuộc cưỡng chế bạo tàn , vung cả dùi cui, hơi cay, roi điện vào mặt nông dân , nhà báo, coi họ như cầm thú, bởi đồng tiền đã làm họ hóa đá dây thần kinh nhân tính.
*
Vâng, lỗi tại chúng tôi, những nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã không có những tác phẩm thật hay, thật xúc động làm cho quan lại quận Cái Răng, Cần Thơ và doanh nhân Công ty Cổ phần Xây dựng số 8 (CIC 8) thuộc Bộ Xây dựng đọc phải mủi lòng, khóc trước trang văn, để đến khi họ nhìn mẹ con bà Phạm Thị Lài cởi trường giữ đất , họ phải biết xót thương , không sai vệ sĩ lôi hai mẹ con khỏa thân xềnh xệch như lôi hai con vật …Ôi, văn hóa Việt đang trở về thời hồng hoang rừng rú ? . Vâng, lỗi tại chúng tôi…
*
Vâng, lỗi tại chúng tôi, những nhà văn, nhà thơ Việt Nam đã không có những tác phẩm thật hay, thật xúc động làm cho những cha nội như Tổng Giám đốc Vinashin Pham Thanh Bình, Vinaline Dương Chí Dũng cùng đồng bọn và quan thầy đã rót vốn vô tư để chúng vơ vét, làm giàu, cho chúng biết thương nước đang nghèo, thương dân còng lưng đóng thuế… Để cho cơn lũ tham lam đã cuốn rỗng hồn người . Ôi lỗi của chúng tôi. Lỗi của chúng tôi…
*
Tổ Quốc Việt Nam ơi, ngàn lần tha tội cho chúng tôi , những nhà văn, nhà thơ của nhân dân , ăn cơm uống nước nhân dân, từng no đới rét lạnh với nhân dân, từng cầm súng chiến đấu cùng nhân dân, nhưng cả đời chỉ biết viết loại văn chương “phải đạo”, làm cho thầy Hoàng Ngọc Hiến bực mình, nên không có những tác phẩm chân thật, xúc động để làm cho bọn tham những, bọn “lợi ích nhóm” chuyên ăn cướp đất của dân, đọc phải khóc, phải biết thương nước thương dân, bỏ bút không ký, bỏ tiền không tham …
Ôi …
Lỗi tại chúng tôi
Lỗi tại chúng tôi
Lỗi tại chúng tôi
QUÊ CHOA

Không phải tại các đồng chí nhà văn, tại nhân dân tất !

  Nguyễn Văn Thiện

Đọc bài của đồng chí nhà thơ Ngô Minh:  “NHÂN DÂN ƠI, LỖI TẠI CHÚNG TÔI”, thấy oan khuất cho các đồng chí nhà văn nhà thơ nước mình quá! Trong một xã hội công bằng dân chủ văn minh thế ni mà để các đồng chí hàm oan là không được, tội to lắm!          
Trong bài viết, đồng chí Ngô Minh tha thiết nhận lỗi và nhận giùm cho các đồng nghiệp của mình là chưa đủ tài đức để viết nên những áng thơ văn lay động lòng người, cảm hoá bọn cẩu quan hãm hiếp dân đen…          

Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì nói zậy mà hổng phải zậy. Nhà văn nhà thơ như các đồng chí (ở mô thì nỏ biết chứ ở xứ ta) thì làm được cái chi mà rộn chuyện! Nếu mà nói tội của các đồng chí là tội ở chỗ khác. Chỗ này nè: Các đồng chí đã (trong một thời gian dài, và đang tiếp tục) lừa dối bạn đọc, nhồi sọ bạn đọc nhiều điều viển vông không tưởng.         
Có đồng chí nào nói thẳng nói thật chưa? Lác đác vài người… Còn đa số các đồng chí là để tóc, nuôi râu, đội mũ sao cho giống… nhà văn để hàng năm nhận tiền tài trợ, đi trại sáng tác ăn tục nói phét. Sản phẩm là một mớ hổ lốn (đang nói đa số nhé), không biết vứt vào đâu… Nói các đồng chí đừng buồn, hết mưa Huế đến mưa Đồng Đăng đến mưa Tam Đảo, hết ngực Tây Bắc đến ngực Tây Nguyên, hết tóc dài Hà Nội đến tóc ngắn Sài Gòn… Sọt rác nào đựng cho nổi?!          
Nói tóm lại là không liên quan đến các đồng chí, các đồng chí cứ yên tâm mà cống hiến cho cách mạng. Còn lỗi thuộc về ai ư? Quá dễ, lỗi này thuộc về nhân dân, nhân dân sẽ họp thôn, họp xóm, họp xã, họp huyện, họp tỉnh, họp lung tung xà bần để nghiêm túc kiểm điểm và rút kinh nghiệm sâu sắc, nhân dân cũng sẽ phê và tự phê thẳng thắn để khi nào tiến lên đến thiên đường mới thôi!          
Nói thế, đã yên lòng các đồng chí chưa?          
Nhiệt liệt…          
Nhiệt liệt…
N. V. T.
Dẫn theo BVN ngày 11/6/2012

 

Wednesday, May 1, 2013

BÀ ĐẦM XÒE * QUAY ĐẦU LÀ BỜ

“Quay đầu là bờ”, anh hai, anh ba, anh tư, dì chín, mợ năm …ơi!

h319 
Hôm trước BĐX có bài “Từ ngoại lệ của dân nước mình đến ngoại lệ của Đảng Cộng sản Việt Nam” là muốn nhắn nhủ các đồng chí Cộng sản Việt Nam, bản chất cũng chí là anh cả, anh ba, anh tư, gì năm, gì chín… thoát thai từ nhà quê, trong hơi thở còn hôi mùi bùn đất trâu bò nên cần lẹ làng vứt bỏ cái áo khoác Cộng sản hôi hám lộn sòng trên người mấy chục năm đi để về với bà con dân tộc, tránh để tình cảnh đất nước bị dồn đến chân tường mà rơi vào thảm họa như các đảng cộng sản cầm quyền trên thế giới. Chẳng biết Bà nói có lọt được vào lổ tai các vị ấy không?
Trong khi Bà còn phân vân như vậy thì liên tục trên thế giới từ châu Âu cho đến châu “phương Tây” xuất hiện nhiều tổ chức và cá nhân lên tiếng chỉ trích Cộng sản Việt Nam đang cầm quyền ở Việt Nam vi phạm nhân quyền ngày một trầm trọng hơn. Lần này họ nói với thái độ gay gắt hơn, quyết liệt hơn, rõ ràng hơn, rằng, nếu lãnh đạo Việt Nam cứ tiếp tục vi phạm nhân quyền, không thực hành cải cách chính trị thì sự hợp tác và ủng hộ Việt Nam của họ sẽ không còn, cụ thể là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ ở Biển Đông, vấn đề hợp tác và đầu tư trong làm ăn và những viện trợ nhân đạo khác.
Mà theo các số liệu và sự kiện đã công bố thì những cái xấu của nước mình đã và đang bị dồn đến chân tường thật rồi. 
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông David Shear, nhấn mạnh bảo vệ nhân quyền phổ quát là khía cạnh quan trọng trong bang giao Việt-Mỹ và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích tất cả tù nhân chính trị.
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông David Shear, nhấn mạnh bảo vệ nhân quyền phổ quát là khía cạnh quan trọng trong bang giao Việt-Mỹ và Hoa Kỳ sẽ tiếp tục kêu gọi chính phủ Việt Nam phóng thích tất cả tù nhân chính trị.
Ngoài Biển Đông bọn Tầu Cộng không chỉ đưa tàu to súng lớn lượn lờ trên lãnh hải của ta mà nó còn công khai tập trận, đưa cả người ra du lịch ở quần đảo Hoàng Sa của ta, đặc biệt hơn chúng còn công khai bắn tầu và ngư dân của ta khi bà con ta đang hành nghề trên biển của ta.
Ta có phản đối đấy, nhưng có mấy tiếng nói của tổ chức này, cá nhân kia hay chính danh là chính phủ lên tiếng ủng hộ chúng ta đâu.
Trong đất liền thì tình hình kinh tế đang ngày một nguy ngập. Hàng loạt các doanh nghiệp thi nhau phá sản và không còn hoạt động kinh doanh gì đã lên đến cả trăm vạn công ty, rồi đặc biệt là cái khoản nợ công đã lên tới 128, 9 tỷ đô la ( theo tinh toán của thế giới), bằng 106 % GDP của nước mình.
Thế nước đã đến hồi nguy ngập quá rồi.
Thời nay muốn làm ăn, muốn bảo vệ được lãnh thổ mà không có bạn bè thật tâm, thật lòng dựa trên những giá trị đạo đức phổ quát của con người, tức là nhân quyền, thì phát triển đất nước, bảo vệ đất nước bằng cách chi đây?
Các đồng chí cộng sản là anh cả, anh hai, gì tư, mợ chín đang lãnh đạo đảng và nhà nước ơi, chắc các anh, các gì hẳn còn nhớ, hồi ta đánh Pháp, đánh Mỹ mà Pháp, Mỹ đều phải chạy về nước là ta được sự ủng hộ của nhân dân khắp năm châu, trong đó có nhân dân Pháp, Mỹ. Tại sao họ lại ủng hộ ta? Vì ta có chính nghĩa. Cái chính nghĩa đó là giành độc lập cho dân tộc và thống nhất đất nước.
Vậy thì tại sao bây giờ họ lại không ủng hộ ta như hồi đánh Pháp, đánh Mỹ và hồi đầu thực hành hội nhập nữa? Vì ta cứ cố tình
Vào ngày 18 tháng 4, Nghị Viện Liên Minh Châu Âu thông qua nghị quyết lên án nhà cầm quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền, quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận. Nghị quyết được sự nhất trí của 6 chính đảng, chỉ có một đảng là đảng cực tả bỏ phiếu trắng. Một trong những dấu hiệu biểu trưng sự phản đối của đại biểu tại Quốc hội Liên minh Châu Âu hôm 18 tháng 4, 2013
Vào ngày 18 tháng 4, Nghị Viện Liên Minh Châu Âu thông qua nghị quyết lên án nhà cầm quyền Hà Nội vi phạm nhân quyền, quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận. Nghị quyết được sự nhất trí của 6 chính đảng, chỉ có một đảng là đảng cực tả bỏ phiếu trắng.
Một trong những dấu hiệu biểu trưng sự phản đối của đại biểu tại Quốc hội Liên minh Châu Âu hôm 18 tháng 4, 2013
không thực hiện chính nghĩa.
Ta nói dân ta đã có tự do, dân chủ nhưng ta chưa có đa nguyên đa đảng thì dân chủ dựa vào đâu? Làm sao có thế có được? Thế giới người ta biết tỏng rằng, một chế độ xã hội không có đa nguyên thì không thể có dân chủ.
Ta nói các thành phần kinh tế bình đẵng với nhau mà nhà nước cũng làm kinh tế, quân đội, công an cũng làm kinh tế, tức cũng có công ty thì bình đẵng ở đâu? Thế giới người ta biết tỏng rằng, làm ăn mà không có cạnh tranh bình đẳng thì làm ăn thế nào được, phát triển thế nào được. Nhà nước mà làm kinh tế thì sớm muộn nền kinh tế ấy cũng lụn bại.
Ta nói mọi công dân đều bình đẵng trước pháp luật, nhưng nước ta chưa có tam quyền phân lập thì cơ sở nào để bình đẵng? Thế giới người ta biết tỏng rằng, không có tam quyền phân lập thì án nào cũng chí là án lấy ra từ túi các anh, các gì mà thôi.
Thời đại internet bùng nổ thông tin, to nhỏ gì cũng đều lọt vào buồng riêng của mỗi gia đình, mình chẳng thể đu dây, lừa mị, “che lồn lá khoai” mãi được đâu. Nó chuế lắm.
Giáo sư Jonathan London trả lời báo chi Việt Nam tại Hội thảo về Biển Đông tại Quảng Ngãi ngày 27 và 28.4.2013: “Dù Việt Nam có những bằng chứng rất vững chắc về chủ quyền Biển Đông, nhiều nước như Mỹ và châu Âu rất ngại ủng hộ mạnh mẽ, chính bởi vì những vấn đề chính trị của Việt Nam.Việt Nam phải cải cách chính trị để được quốc tế ủng hộ về Biển Đông”
Giáo sư Jonathan London trả lời báo chi Việt Nam tại Hội thảo về Biển Đông tại Quảng Ngãi ngày 27 và 28.4.2013: “Dù Việt Nam có những bằng chứng rất vững chắc về chủ quyền Biển Đông, nhiều nước như Mỹ và châu Âu rất ngại ủng hộ mạnh mẽ, chính bởi vì những vấn đề chính trị của Việt Nam.Việt Nam phải cải cách chính trị để được quốc tế ủng hộ về Biển Đông”
Thà các anh, các gì cứ như Triều Tiên độc quyền phong kiến, nhất quyết bịt tai hết thảy người dân lại cho nó cam, đằng này, các văn bản nào hay ho về con người, về xã hội của các tổ chức trên thế giới mình cũng cam kết ký kết vào đó như phòng chống tham nhũng, quyền của trẻ em, đặc biệt là công ước về nhân quyền mà chính các anh, các gì lại là người đầu tàu vi phạm thì nói chi đến mấy ông lính là công an, bộ đội, công chức, viên chức lèm nhèm.
Thế giới người ta biết tỏng cả rồi.
Bài học đánh Mỹ, đánh Pháp còn sờ sờ ra đấy. Anh cả, anh ba, anh tư, gì chín… đã vội quyên rồi sao?
Không được thế giới ủng hộ, giúp đỡ, các anh, các gì có thể bảo vệ và xây dựng đất nước này được không? Tất nhiên là không rồi.
“Quay đầu là bờ” anh tư, anh ba, gì chín… ơi! Kẻo mất hết đến nơi rồi!
B.Đ.X

QUÊ CHOA

LÊ MAI * BỐN ÔNG HỌ L;Ê

Bốn ông họ Lê -Phần 4

1067950_ongLeKhaPhieu-450 
Trong khi các cánh quân đang buộc phải rút lui khỏi Huế trong Mậu Thân 68 thì Trung đoàn 9 chủ lực do Lê Khả Phiêu làm Chính ủy lại được tăng cường vào chiến trường. Gạo hết, tất cả đều rất khó khăn, dựa vào dân cũng có hạn, vì dân đâu có nhiều gạo mà san sẻ cho bộ đội. Theo tự truyện của nhà sử học Nguyễn Đắc Xuân, ông Trần Anh Liên, Chính ủy cánh Bắc ra lệnh cho Đội công tác thanh niên đi quyên góp lương thực cung cấp cho Trung đoàn 9. Có người kêu lên:
- Trời ơi, người ta đã rút ra rồi mà các ông còn vào chiến trường nữa, khổ đến thế này!
Vẫn theo tự truyện nêu trên, năm 1997, ông Nguyễn Đắc Xuân đến giúp ông Trần Anh Liên biên tập cuốn hồi ký, nhân xem truyền hình, được biết Hội nghị lần thứ 4, Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) vừa bầu Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư.
Ông Trần Anh Liên hỏi ông Nguyễn Đắc Xuân:
- Anh có nhớ Trung đoàn 9 vào chiến trường nhằm lúc có lệnh rút lui, không chiến đấu được lại thiếu gạo nhờ anh em mình chạy gạo cho họ hồi Tết Mậu Thân không?
- Dạ nhớ chứ! Em bị các bạn thanh niên Huế thắc mắc vì sao đơn vị đang thiếu gạo mà lại đem gạo chia cho bộ đội chủ lực.
Ông Liên cười khặc khặc:
- Đúng rồi, đúng rồi. Ông Chính ủy đơn vị thiếu gạo ấy là Lê Khả Phiêu vừa được bầu làm Tổng bí thư đấy. Ông ta tiến bộ nhanh thật.
Trước đó, tháng 1.1994, Lê Khả Phiêu được bầu vào Bộ chính trị. Như vậy, việc ông ta vào Bộ chính trị hay lên Tổng bí thư đều không phải diễn ra trong Đại hội Đảng toàn quốc, mà là Đại hội giữa nhiệm kỳ và Hội nghị Trung ương.
Rời Cambodia, ông Lê Đức Anh trở về nước năm 1986, làm Tổng tham mưu trưởng rồi Bộ trưởng Quốc phòng. Sau khi quân VN rút khỏi Cambodia, ông Lê Khả Phiêu cũng trở về nước với chức vụ Phó Chủ nhiệm rồi Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Con đường thăng tiến đến đỉnh cao quyền lực của ông Phiêu diễn ra khá nhanh chóng.
Cũng là gặp Giang Trạch Dân, nhưng hai ông họ Lê mỗi người có một cách ứng xử khác nhau. Ta biết, TQ luôn luôn tìm mọi cách tác động vào nội bộ VN và họ sử dụng rất nhiều âm mưu, thủ đoạn thâm độc. Để bình thường hóa quan hệ Việt – Trung, tháng 8.1991, với tư cách “đặc phái viên của Bộ chính trị”, ông Lê Đức Anh sang thăm nội bộ TQ. Trước khi vào hội đàm, có ít phút trò chuyện, Giang nói với Lê Đức Anh: “Tôi ở địa phương mới lên làm Tổng bí thư. Trước chưa biết, nhưng nay nghiên cứu lịch sử mới biết Trường Sa là của TQ”. Ông Lê Đức Anh đáp: “Tôi cũng giống như đồng chí, tôi ở chiến trường mới về. Khi về Trung ương có dịp nghiên cứu về lịch sử, địa lý và pháp lý thì thấy rõ, Hoàng Sa và Trường Sa là thuộc lãnh thổ VN”. Nghe vậy, Giang không nói gì nữa, chỉ cười. Rõ ràng, đây là một cú nắn gân của Giang.
Khi Lê Khả Phiêu làm Tổng bí thư, Giang lại đề nghị cuộc gặp với ông Phiêu để bàn về biên giới và biển Đông. Đáng chú ý là trong những người cùng đi có Bộ trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Trần Đình Hoan bị phía TQ ngăn lại, không cho vào hội đàm. Sự việc này đã gây nên nhiều phiền phức cho Lê Khả Phiêu sau này. Vào ngày cuối cùng của năm 1999, truyền hình đột ngột loan tin về việc ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa VN và TQ – một Hiệp ước có rất nhiều tranh cãi cho đến nay.
Dường như Lê Khả Phiêu muốn tạo ra một sự khác biệt so với những người tiền nhiệm và có vẻ ông đã làm được điều đó, chí ít là ở bề nổi. Cuộc họp báo quốc tế do Tổng bí thư chủ trì sau khi nhận chức không lâu với gần 200 phóng viên trong nước và quốc tế tham dự quả là một sự kiện đặc biệt. Ngồi “rỉ tai, mách nước” bên cạnh Lê Khả Phiêu là Nguyễn Mạnh Cầm, Bộ trưởng Ngoại giao. Cũng có đôi câu hỏi tương đối khó từ phóng viên phương Tây, nhưng ông ta trả lời khá trôi chảy. Các ngài đổi mới, chấp nhận kinh tế thị trường, vậy tại sao Thủ tướng Phan Văn Khải mới đây lại tuyên bố không đi theo chủ nghĩa tư bản? Ngài xuất thân từ quân đội, liệu ngài có hiểu biết về kinh tế hay không? Theo ông Phiêu, Phan Văn Khải trả lời như vậy là đúng. Còn nói tôi xuất thân từ quân đội, thì nhiều người tiền nhiệm của tôi như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười cũng vậy. Dĩ nhiên, chúng tôi nắm vững các vấn đề về kinh tế…
Về lĩnh vực chống tham nhũng, ông Lê Khả Phiêu cũng nổi lên rất ấn tượng, mà đầu tiên là vụ cắt chức Ngô Xuân Lộc, Phó Thủ tướng. Sau khi thôi chức Tổng bí thư, phát biểu của ông về xây dựng, chính đốn Đảng, về chống tham nhũng, chống chủ nghĩa cá nhân ngày càng mạnh mẽ.
“Cống ở xã tôi cũng bị xơi một nửa” – câu nói rất hay của ông Lê Khả Phiêu nhân trả lời phỏng vấn tờ Tuổi trẻ năm 2005:
“Ngay ở xã tôi, làm cái cống cũng bị xơi hơn một nửa. Tôi về thì bà con bảo: hai trăm triệu mà xơi tới trăm hai, còn có tám chục. Đấy mới chỉ là công trình nhỏ thôi đấy”. Ở đây, “xơi” là một từ được ông dùng rất “đắt”.
Đó là chuyện ở xã ông Lê Khả Phiêu. Còn với bản thân ông thì sao?
- “Tôi nói thật có chuyện họ đến biếu tiền, năm nghìn, mười nghìn chứ không ít đâu”.
- “Năm, mười nghìn đô?”.
- “Đô chứ. Lúc tôi còn thường trực Bộ Chính trị đã có rồi, lúc làm Tổng bí thư càng có”.
Thật khó mà tin được một ông Tổng bí thư bộc lộ vấn đề chống tham nhũng một cách thẳng thắn đến thế. Năm 2009, trang mạng BBC có loan truyền hình ảnh đến thăm nhà cựu Tổng bí thư Lê Khả Phiêu. Người ta thấy, trong nhà ông có từ cặp ngà voi đến một chiếc lư được bảo quản cận thận trong hộp kính, chiếc trống đồng, còn trên sân thượng là vườn sau rạch – những hình ảnh chẳng biết hư thực ra sao.
Thời gian gần đây, người ta ít khi thấy ông Lê Khả Phiêu lên tiếng, kể cả việc triển khai Nghị quyết 4 về phê bình và tự phê bình mới đây, trong khi ông đi thăm đây đó lại khá nhiều. Cũng có ý kiến cho rằng, việc ông thường xuất hiện với một ông “quan to” Chính phủ gây nên sự “phản cảm” – vì uy tín ông “quan to” ấy rất thấp và ngày càng xuống thấp. Nhưng, trong chính trị, người ta hiểu rằng, thông điệp mà ông phát ra, có lẽ, chính là ở sự “sát cánh” ấy.
Bốn ông họ Lê – thực ra chỉ có ba ông họ Lê thôi, còn một ông họ Phan (Phan Đình Khải – Lê Đức Thọ). Những chức danh quan trọng nhất trong thiết chế chính trị VN, bốn ông họ Lê đều đã từng nắm giữ: Tổng bí thư, Bí thư thứ nhất, Chủ tịch nước, Trưởng ban Tổ chức Trung ương, Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tham mưu trưởng, Bộ trưởng Quốc phòng, Chủ nhiệm Tổng cục chính trị, Thượng tướng, Đại tướng…
Có những sự trùng hợp kỳ lạ: Lê Duẩn và Lê Đức Thọ là một “cặp bài trùng” nổi tiếng, cộng tác chặt chẽ với nhau từ những ngày chống Pháp, ấy thế mà thời gian cuối đời hai ông lại có những ngã rẽ đáng kinh ngạc. Còn ông Lê Đức Anh và Lê Khả Phiêu, có thể nói điều gì tương tự? Việc ông Lê Khả Phiêu lên Tổng bí thư, tất nhiên ảnh hưởng của ông Lê Đức Anh rất lớn; ngược lại, cũng từ ảnh hưởng của ông Lê Đức Anh và hai ông có vấn khác mà ông Phiêu bị hạ bệ. Thời tiết chính trị, thật chẳng bao giờ có thể dự đoán chính xác được.
Bốn ông họ Lê đều nổi danh trong lịch sử VN hiện đại và chúng ta tin rằng rồi đây lịch sử sẽ dành cho họ những hàng chữ nét đậm.
QUÊ CHOA

TUYÊN BỐ CHUNG VỀ HIẾN PHÁP

Danlambao - Hôm 1/5, đại diện các chức sắc của 5 tôn giáo là Phật Giáo Việt Nam Thống Nhứt, Công Giáo, Tin Lành - Giáo Hội Lutheran Việt Nam - Hoa Kỳ, Cao Đài chính thống - Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh, Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy đã cùng nhau ra Tuyên Bố Chung về việc sửa đổi Hiến pháp 1992.

Nội dung bản Tuyên Bố Chung nhấn mạnh đến 8 điểm:
1- Do ý kiến nguyện vọng của toàn dân Việt Nam lập nên, tức là phải trưng cầu dân ý, có Liên Hiệp Quốc giám sát.
2- Tránh tất cả mọi sự lệ thuộc vào ngoại bang, nhất là Trung Quốc.

3- Tránh mọi điều xâm phạm đến quyền tự do căn bản của người dân Việt Nam như: Tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận, tự do hội họp, tự do lập hội...

4- Bầu cử Quốc Hội, tất cả các đảng phái đều được tự do ứng cử.
5- Bầu  cử chính quyền do dân cử, dân bỏ phiếu trực tiếp dưới sự kiểm soát của Liên Hiệp Quốc.

6- Bầu cử theo thể chế Dân Chủ Tự Do.

7- Tam Quyền Phân Lập rõ ràng.

8- Xây dựng một nước Việt Nam thật sự Hòa Bình - Trung Lập - Tự Do - Dân Chủ; Do Dân - Phục Vụ Dân - Lập Quyền Dân.
Những người tham gia ký tên đại diện cho 5 tôn giáo tại Việt Nam gồm có: 
1- Hòa Thượng Thích Không Tánh - Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.
2- Linh Mục Đinh Hữu Thoại - Dòng Chúa Cứu Thế - Sài Gòn.
3- Linh Mục Lê Ngọc Thanh - Dòng Chúa Cứu Thế - Sài Gòn.
4- Mục Sư Nguyễn Hoàng Hoa - Giáo Hội Lutheran Việt Nam - Hoa Kỳ.
5- Mục Sư Hồ Hữu Hoàng - Giáo Hội Lutheran Việt Nam - Hoa Kỳ.
6- Cụ Lê Quang Liêm - Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo thuần túy.
7- Chánh Trị Sự Hứa Phi - Cao Đài chính thống - Hội Thánh Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Tòa Thánh Tây Ninh.
Dưới đây là toàn văn bản Tuyên Bố chung:

__._,_.___

THANH HÀ * LƯƠNG BẠC TỶ

Hé lộ ngày càng nhiều sếp bự nhận lương bạc tỷ

Thanh Hà (VTC News) - Một Tập đoàn lớn của Việt Nam là Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cũng rất mạnh tay trả thù lao cho cán bộ. Ông Lê Đăng Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cho biết, hiện tập đoàn này có 25.000 nhân sự và thu nhập bình quân đầu người của Viettel khoảng 18 triệu đồng/tháng, khá cao so với mức trung bình khoảng 10 triệu đồng/tháng tại FPT và VNPT...
*
2013 vẫn là năm khó khăn nhưng ngày càng nhiều doanh nghiệp công bố mạnh tay chi lương bạc tỷ cho các sếp lớn.
Theo báo cáo thường niên của Tổng công ty Cà phê Việt Nam (VCF), trong năm 2012, riêng tiền lương của các thành viên Ban tổng giám đốc đều trên 1 tỷ đồng. Trong đó, mức lương vị trí tổng giám đốc của ông Phạm Quang Vũ là hơn 1,51 tỷ đồng, tương đương bình quân 126 triệu đồng/tháng. 
Ngoài khoản lương, ông Vũ còn được cộng thêm gần 1 tỷ phụ cấp và thưởng. Như vậy, tổng thu nhập trong năm 2012 của ông Vũ đạt gần 2,5 tỷ đồng. Ngoài ra, là một cổ đông của công ty, ông Vũ còn nhận được 566 triệu đồng cổ tức. 
Là công ty gây ấn tượng với những khoản lợi nhuận ngàn tỷ đồng nhưng Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) có vẻ rụt rè khi chi mức lương “khiêm tốn” hơn so với VCF cho lãnh đạo.
Cụ thể, tại GAS, chủ tịch Hội đồng quản trị hưởng lương cao nhất, 70 triệu đồng một tháng, Phó chủ tịch hơn 59 triệu, thành viên 57 triệu, trưởng ban kiểm soát nhận lương 47,1 triệu, thành viên ban kiểm soát lương 37,3 triệu đồng.
Hé lộ ngày càng nhiều sếp nhận lương bạc tỷ
Ngoài ra, Chủ tịch nhận thêm khoản tiền thưởng 30 triệu đồng một tháng. Như vậy, trong một tháng, chủ tịch của GAS nhận được 100 triệu đồng, tương đương 1,2 tỷ đồng một năm.
Một Tập đoàn lớn của Việt Nam là Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cũng rất mạnh tay trả thù lao cho cán bộ. Ông Lê Đăng Dũng, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel cho biết, hiện tập đoàn này có 25.000 nhân sự và thu nhập bình quân đầu người của Viettel khoảng 18 triệu đồng/tháng, khá cao so với mức trung bình khoảng 10 triệu đồng/tháng tại FPT và VNPT.
Và thù lao của các sếp Viettel tất nhiên phải cao hơn con số 18 triệu đồng/tháng của nhân viên rất nhiều. ông Dũng cho biết Viettel trả lương theo khối quản lý với mức lương cao nhất là Tổng giám đốc và khối chuyên gia. 
Mặc dù ông Dũng từ chối tiết lộ mức lương cao nhất trong khối lãnh đạo hoặc chuyên gia của Viettel, song, một nguồn tin cho biết, tại Viettel có những chuyên gia được trả lương tới vài trăm triệu mỗi tháng.
Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, lãi sau thuế năm vừa qua chỉ là 785 tỷ đồng nhưng ngân hàng Á Châu (ACB) vẫn mạnh tay chi trả lương, thưởng cho lãnh đạo. 
Cụ thể, các thành viên hội đồng quản trị ACB nhận thù lao 14,3 tỷ đồng, gần gấp đôi so với năm 2011. Với các lãnh đạo, năm 2012, thu nhập ban tổng giám đốc và thù lao hội đồng quản trị, ban kiểm soát đều tăng. Ban tổng giám đốc nhận về 23,5 tỷ đồng, tương đương gần 200 triệu đồng/tháng bình quân (tính cả nhân sự cũ đã từ nhiệm là ông Lý Xuân Hải), còn các thành viên HĐQT nhận 14,3 tỷ thù lao, cao gấp đôi 2011, tương đương 62,7 triệu đồng/tháng/người (tính cả thành viên đã từ nhiệm). 
Một công ty có quy mô nhỏ hơn nhiều là Công ty Cổ phần Sông Đà 9 (SD9) cũng không tiếc tiền cho lãnh đạo. Tổng lương, thù lao hội đồng quả trị và các khoản thu nhập khác năm 2012 được Đại hội thông qua là hơn 2,7 tỷ đồng, trong đó tiền lương của chủ tịch hội đồng quản trị là 60 triệu đồng/tháng.
Trước đó, dư luận đã xôn xao về mức lương khủng của nhiều sếp lớn như bầu Đức, bà Thanh, bà Dung,.. 
Được biết mức lương cứng mà bầu Đức, chủ tịch Hoàng Anh Gia Lai nhận được là 240 triệu đồng/tháng, tương ứng 2,88 tỷ đồng mỗi năm. Chủ tịch kiêm CEO Nguyễn Thị Mai Thanh của công ty cổ phần Cơ điện lạnh REE nhận lương 100 triệu đồng/tháng, tương ứng 1,2 tỷ đồng/năm. Bà Cao Thị Ngọc Dung, Tổng giám đốc PNJ nhận lương khoảng 1,7 tỷ đồng/năm. 
Tuy nhiên, tính tới thời điểm này, chưa ai vượt qua được mức lương khủng mà ông Nguyễn Đức Vinh, nguyên Tổng giám đốc Techcombank thiết lập nên. Khi đảm nhiệm vị trí CEO tại Techcombank, ông Vinh nhận lương 20 tỷ đồng mỗi năm. 
Thanh Hà
DÂN LÀM BÁO

No comments: