Tuesday, September 3, 2013
ĐẶNG CHÍ HÙNG * CHÚNG TA PHẢI LÀM GÌ?
Chúng ta phải làm gì? (Kỳ 3) - Hoạt động nhóm và thông tin liên lạc
Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Kết hợp với các biện pháp đã nêu trong bài kỳ 2 để giành độc lập, tự do, dân chủ cho Việt Nam. Như trong “Chúng ta phải làm gì?” kỳ 2
tôi đã trình bày công việc trước mắt của chúng ta là hoạt động theo
nhóm từng công việc cụ thể. Trong kỳ 3 này tôi xin gửi đến bạn đọc những
gì chúng ta cần phải làm để hoạt động xây dựng lực lượng và nhóm cùng
với một số lưu ý về thông tin liên lạc trong lúc chờ thời cơ vùng lên.
Dẫu biết rằng trên thực tế đã có rất nhiều tổ chức đã có những hoạt động
rất hiệu quả. Nhưng một chút kinh nghiệm nhỏ bé của tôi trong hoạt động
mong rằng có thể giúp ích nhiều bạn. Đây hoàn toàn không phải là yêu
cầu hay “dạy khôn” mà chỉ đơn thuần là một ý kiến, một lời chân thành
của cá nhân tôi.
I. Đôi điều cơ bản về hoạt động nhóm
1. Đôi điều về nhóm
Mặc dù hoạt động nhóm đã phổ biến từ rất xa xưa. Nhưng thực tế cho thấy
đã có những vấn đề nảy sinh trong mô hình làm việc theo nhóm thường liên
quan đến nhiệm vụ được giao và quá trình triển khai công việc và bản
thân quy trình làm việc đội nhóm.
Nếu không có sự chú ý đầy đủ đến quy trình này, hiệu quả của nhóm sẽ
không được phát huy, và ngược lại, nếu có sự quản lý phù hợp, mô hình
làm việc theo nhóm sẽ đạt hiệu quả gấp nhiều lần so với những gì một cá
nhân riêng lẻ có thể làm được. Đây chính là lý do giải thích việc tại
sao đội nhóm lại có sức hấp dẫn đến vậy, mặc dù quá trình hình thành
nhóm luôn gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi không ít thời gian.
Mô hình làm việc theo nhóm có thể thúc đẩy tinh thần hợp tác, sự phối
hợp, hiểu biết và hỗ trợ lẫn nhau giữa các thành viên, từ đó tạo ra
những giải pháp mới cho mọi vấn đề khó khăn. Những kỹ năng và sự hiểu
biết của cả nhóm có ích lợi lớn đối với từng cá nhân. Tuy nhiên, lợi ích
lớn nhất của mô hình đội nhóm là tận dụng mọi nguồn lực chung của nhóm.
Kỹ năng của mỗi cá nhân và sự tự giám sát của nhóm sẽ tạo điều kiện cho
việc hoàn thành mục tiêu một cách tốt nhất. Thậm chí, với những vấn đề
có thể được xử lý bởi một cá nhân thì việc giao cho đội nhóm giải quyết
vẫn có những ích lợi riêng: thứ nhất là việc tham gia của nhóm sẽ tăng
khả năng quyết định và thực hiện, thứ hai là có những vấn đề mà nhóm sẽ
có khả năng phân tích rõ hơn chỉ một cá nhân riêng lẻ.
Ích lợi của mô hình đội nhóm còn được thể hiện qua sự hoàn thiện bản
thân của mỗi thành viên tham gia. Qua việc tham gia thảo luận về quyết
định của nhóm, qua việc tham gia tìm hiểu mục đích và văn hóa nhóm, mỗi
người sẽ có khả năng giải quyết những vấn đề liên quan đến công việc. Từ
góc độ cá nhân, mỗi người có thể phát huy được khả năng tiềm tàng của
mình. Bởi vì nhóm có thể tạo môi trường làm việc tập thể - nơi mỗi cá
nhân đều được giao trách nhiệm và có quyền hạn, nơi mà sự tin tưởng và
sẻ chia được đặt lên hàng đầu - nên có thể khuyến khích mọi người làm
việc nhiệt tình hơn.
Vì những lợi ích như vậy, nên việc xây dựng và phát triển nhóm là một
nhiệm vụ rất quan trọng. Thông thường, quá trình phát triển của một nhóm
trải qua các giai đoạn: hình thành, xung đột, bình thường hóa và cuối
cùng là thực hiện.
Giai đoạn một: Là khi mọi người tập hợp thành một nhóm.
Trong giai đoạn này, các thành viên tỏ ra giữ ý, khiêm nhường và có phần
hơi lạnh nhạt. Mâu thuẫn hiếm khi bùng phát do chủ yếu mọi hoạt động
còn mang tính chất cá nhân. Mỗi cá nhân sẽ đều có ý kiến riêng và nhìn
chung đều dè dặt. Dường như không ai chứng tỏ được khả năng làm lãnh đạo
của nhóm.
Giai đoạn hai: Đây là thời kỳ bắt đầu hình thành bè cánh,
có sự xung đột giữa các tính cách trái ngược nhau, không ai chấp nhận ý
kiến của người khác mà chưa có cuộc tranh cãi gay gắt trước đó. Đặc biệt
là có rất ít sự giao tiếp giữa các thành viên, vì không ai sẵn sàng
nghe người khác nói cũng như không chịu mở lòng với người khác. Cuộc
"chiến tranh ngầm" này mang tính cực đoan với những lời châm chọc, công
kích có ý nghĩa sâu xa.
Giai đoạn ba: Các tiểu nhóm bắt đầu nhận ra giá trị của mô
hình làm việc hợp tác, do đó sự xung đột dần lắng xuống. Vì tinh thần
hợp tác đã rõ ràng hơn nên mỗi thành viên cảm thấy an toàn để phát biểu ý
kiến của mình và mọi vấn đề bắt đầu được thảo luận cởi mở với toàn
nhóm. Đặc biệt là mọi người đã lắng nghe lẫn nhau. Phương pháp làm việc
nhóm bắt đầu được thiết lập và được mọi thành viên thừa nhận.
Giai đoạn bốn: Là thực hiện nhiệm vụ của nhóm. Đây là giai
đoạn nhóm làm việc nhiệt tình, tích cực và hiệu quả nhất. Nhóm ổn định
thành một hệ thống có tổ chức, nền tảng của việc trao đổi ý kiến một
cách tự do và thẳng thắn. Đây cũng là giai đoạn nhóm đạt được những mục
tiêu chủ yếu và là công cụ hỗ trợ đắc lực nhất cho tổ chức.
2. Những kỹ năng cần thiết của nhóm
Một nhóm cần bao gồm hai kỹ năng là kỹ năng quản lý và kỹ năng tương tác
cá nhân. Để phát huy hiệu quả làm việc theo nhóm, chúng ta cần tập hợp
được cả hai kỹ năng này.
Một nhóm phải thực hiện hầu hết các nhiệm vụ như tổ chức các cuộc họp,
quyết định ngân sách, lập các kế hoạch chiến lược, các mục tiêu và giám
sát việc thực hiện. Sẽ là điều không tưởng khi hi vọng một cá nhân đảm
nhận mọi trách nhiệm quản lý nhóm mà không có sự hỗ trợ nào từ các thành
viên khác. Là một tập hợp các cá nhân khác nhau, nhóm còn cần phải học
các cách ứng xử và các kỹ năng quản lý con người.
Để nhóm có thể phát triển tốt và phát huy tác dụng của nó, các bạn có thể tham khảo một số gợi ý sau đây:
Trước hết, nhóm cần có tâm điểm. Hai tâm điểm chính là
nhóm và nhiệm vụ được giao. Nếu cần quyết định một vấn đề, nhóm sẽ quyết
định. Nếu có vướng mắc, nhóm sẽ giải quyết. Nếu một thành viên không đủ
năng lực hoàn thành nhiệm vụ, nhóm sẽ yêu cầu thay thế. Khi mâu thuẫn
cá nhân tăng lên, nhóm cần xem xét vấn đề từ khía cạnh ảnh hưởng của mâu
thuẫn đó tới những nhiệm vụ được giao cho mỗi cá nhân. Nhưng nếu nhóm
thiếu sự tổ chức và mục đích cụ thể, khi đó trách nhiệm lại thuộc về cấp
lãnh đạo và chủ đầu tư.
Thứ hai là cần có sự minh bạch rõ ràng về mục tiêu chính
của công việc. Trong bất kỳ trường hợp nào, nhóm cũng phải giải thích rõ
ràng và cụ thể nhằm đảm bảo mọi người đều hiểu rõ về điều đó.
Tiếp theo, nhóm cần có những cách tác động khác nhau lên
các loại người khác nhau trong nhóm. Trách nhiệm của trưởng nhóm là
khuyến khích các cá nhân ít nói bộc bạch ý kiến của mình và tham gia vào
các cuộc thảo luận và hoạt động của nhóm. Ngược lại, những người sôi
nổi trong nhóm thường có xu thế nổi bật và chiếm ưu thế ở trong các thảo
luận nhóm. Trách nhiệm của trưởng nhóm là theo dõi họ, khuyến khích họ
đóng góp ý kiến, đồng thời nhắc nhở họ phải biết lắng nghe ý kiến người
khác.
Mặt khác, nhóm cũng cần có sự phản hồi trong mọi hoạt động của các cá
nhân. Mọi sự phê bình phải mang tính công bằng và khách quan, tập trung
vào nhiệm vụ mà họ thực hiện chứ không phải cá nhân họ. Những sai phạm
cần được chỉ ra rõ ràng và kịp thời. Sẽ rất có ích nếu trưởng nhóm đưa
ra sự phản hồi một cách thường xuyên, đặc biệt đối với lỗi lầm, dù là
nhỏ nhất. Điều này sẽ làm giảm đi những tác động tiêu cực của sự sai lầm
khi mọi việc đã trở nên quá muộn. Còn với các trường hợp làm việc tốt,
trưởng nhóm nên khen ngợi và đánh giá cao. Điều đó sẽ khuyến khích mọi
người làm việc tốt hơn.
Một điều cũng rất cần thiết khi làm việc trong nhóm là chủ động giao
tiếp với mọi người. Giao tiếp là trách nhiệm của cả người nói lẫn người
nghe. Người nói phải chủ động tìm cách diễn đạt ý kiến một cách ngắn gọn
và dễ hiểu nhất, còn người nghe thì chủ động tìm cách hiểu ý của người
nói và nếu có thắc mắc thì nên hỏi lại kỹ hơn. Tóm lại, cả hai cần đảm
bảo ý kiến sẽ được diễn đạt một cách đầy đủ và chính xác.
Mô hình đội nhóm mang lại nhiều ích lợi, nhưng cũng là phong cách làm
việc khó khăn đối với mọi người. Đội nhóm là một mối quan hệ, vì vậy bạn
cần phải gìn giữ và củng cố nó. Một khi mọi người trong nhóm có trách
nhiệm với mục tiêu chung, họ sẽ tạo thành một động lực lớn cho sự phát
triển. Bên cạnh đó, thời gian và nguồn lực cần được phân bổ hợp lý trong
nhóm, quy trình thực hiện của nhóm cần được thiết lập, giám sát và xem
xét cụ thể.
II. Cụ thể các vấn đề nhóm trong đấu tranh chống cộng sản
Ở phần trên chúng ta đã nêu khái quát về lợi ích, khó khăn và những kỹ
năng cần thiết của hoạt động nhóm. Trong phần này là những công việc cụ
thể hơn trong vấn đề nhóm đấu tranh chống cộng sản.
Như chúng ta đã biết khi chúng ta đấu tranh ngoài tinh thần dân tộc thì
những tính cách chuyên môn đều không được đào tạo theo kiểu "chính quy"
bài bản như cộng sản, chưa kể sự lỏng lẻo trong thế "liên kết" hiện vẫn
chưa thể thực hiện được trong bối cảnh tranh tối tranh sáng vì niềm tin
đã bị chính sách "phân hóa" đốn ngã kể từ khi HCM đem chủ thuyết cộng
sản về áp đặt trong đời sống của con dân Việt. Vì thế mục tiêu tối hậu
phải là BÍ MẬT. Phải biết chia thành nhiều nhóm, phân công tác đặt đúng
vai trò khả năng để thực hiện, đào tạo khả năng chuyên môn là điều rất
cần thiết vì mỗi "hành động" phải đi đến thành công chứ không thể thất
bại. Và một khi thất bại cũng chỉ ảnh hưởng một nhóm chứ không bị phá vỡ
toàn diện. Bất cứ một tổ chức hay một đoàn thể nào cũng bắt đầu từ một
người khởi xướng, hiền thần hay minh quân cũng đều phải thuộc lòng và áp
dụng đúng với câu "Khử ngọc chỉ cần bảy ngày, nhận biết người tài phải cần đến ba năm"
nhận biết người tài chưa đủ, phải biết sử dụng cái tài đó vào đúng nơi
đúng chỗ, đúng việc. Khởi đầu dĩ nhiên là tạo dựng nhân lực, sau đó tùy
theo khả năng nhân lực có được mà hành động, bên cạnh đó vẫn tiếp tục
chiêu dụng nhân tài, những người đồng chí hướng. Sau đây là sơ đồ mô
hình nhóm theo ý tưởng của tôi:
1. Nguyên tắc hoạt động của nhóm:
- Một nhóm nên có khoảng dưới 10 người (Nếu có đông hơn thì nên chia
nhỏ) dưới sự lãnh đạo của một người, tất cả đều mang bí danh. Chỉ những
thành viên trong nhóm biết nhau và không biết các thành viên nhóm khác.
- Các thành viên hoạt động thống nhất với các nhóm khác thông qua trưởng
nhóm của mình mà không biết đến các thành viên nhóm khác (Có nghĩa là
chỉ có các trưởng nhóm và các thành viên trong 1 nhóm biết nhau, hai
nhóm kết nối thông qua trưởng nhó của mình).
- Mỗi một trưởng nhóm cũng là thành viên của một nhóm cấp cao hơn nên cũng áp dụng mô hình ban đầu như trên đã nêu.
- Mỗi một người sẽ thành lập một nhóm dưới 10 người dưới sự chỉ đạo của
mình, từ đó con số sẽ nhân lên. Và cũng lặp lại mô hình ban đầu đó là
chỉ trưởng nhóm mới biết được trưởng nhóm khác mà không được biết tên,
thông tin của các thành viên nhóm khác.
- Làm được điều này sẽ an toàn vì nếu một nhóm bị lộ thì không ảnh hưởng
nhiều đến nhóm khác. Mặc dù vậy vẫn đảm bảo tính thông suốt thông tin
qua việc sử dụng Internet và qua 1 trưởng nhóm.
- Nên có một phó trưởng nhóm để chia sẻ công việc của nhóm và cũng sẵn sàng thay thế trưởng nhóm trong trường hợp bất khả kháng.
2. Một vài lưu ý trong hoạt động nhóm:
-Vấn đề chi tiết trong kế hoạch hành động nó mang tính cách chiến thuật,
điều này tùy thuộc vào khả năng của người lãnh đạo để đặt tên cho mỗi
"chiến dịch". Như vậy việc vạch ra hành động cho nhóm đặt ra yêu cầu
người lãnh đạo phải tìm được Leader thích hợp.
- Không nên thông báo quá nhiều thông tin của nhóm như đi biểu tình, họp
mặt vì như vậy công an, an ninh cộng sản sẽ biết trước kế hoạch để đàn
áp. Cách thức thông tin là thông qua internet để các leader các nhóm
dùng thành viên của mình để thông báo. Sau đó từ các thành viên lại tỏa
đến các nhóm của mình theo mô hình bên trên. Kinh nghiệm từ các cuộc
biểu tình, hội họp tại Việt Nam cho thấy cần dùng thành viên trong nhóm
hơn là thông báo trên Facebook hay các trang mạng lề dân.
- Muốn cung cấp thông tin tuyên truyền cho bạn đọc thì nên dùng 1 facebook riêng không chung với facebook cá nhân.
- Tuyệt đối các leader không được lộ thông tin của thành viên nhóm mình cho các nhóm khác biết.
- Không dùng tên thật trong bất cứ tình huống nào để làm việc.
- Không nên mất quá nhiều thời gian vào họp hành và các công việc mang tính hình thức.
- Hạn chế mức tối đa họp nhóm offline. Dùng tối đa online để họp nhóm qua skype, teamviews...
- Luôn đề ra tâm điểm là lợi ích chung của phong trào đấu tranh chống cộng sản và đặt hiệu quả công việc lên trên hết.
III. Một số lưu ý trong thông tin liên lạc
Có thể có bạn đọc cho đây là điều thừa. Tuy nhiên cũng là rất cần thiết
nếu chúng ta lưu ý đến các phương pháp bảo mật thông tin. Có thể sau này
trong thực tiễn hoạt động phát sinh nhiều khó khăn như Virus mới,
hacker mới do trình độ con người phát triển không giới hạn nhưng trong
gia đoạn này cũng là có ích cho những nhóm cần bảo mật thông tin. Cũng
cần nói thêm là trong khả năng có hạn của mình, đây chỉ là gợi ý của
tôi. Những nhóm nào có khả năng kỹ thuật cao hơn thì sẽ có những biện
pháp hoạt động tốt hơn giúp ích cho nhóm mình hoạt động an toàn. Phần
này chỉ là ý kiến của tôi giúp bạn đọc tham khảo.
1. Vài lời khuyên về Hệ điều hành:
a. Windows:
- Thông thường chúng ta hay dùng hệ điều hành Windows. Trong các
loại hệ điều hành Windows thì chúng ta hay dùng phổ biến là windows xp
và windows 7.
- Các loại windows quá cổ lỗ thì không nên dùng vì không có update
để tương thích với các vấn đề bảo mật cũng như phần mềm tương thích
hoặc quá chậm. Windows 8 mới ra khuyên bạn không nên dùng vì cần thời
gian hoàn thiện vá các lỗi cũng như để các phần mềm tương thích.
- Có thể chỉ dùng windows xp hoặc windows 7. Trong đó tôi khuyên
các bạn nên dùng windows 7 bản ultimate 32 hoặc 64 bit tùy theo máy của
các bạn. Bản ultimate là bản chạy ổn định và không có nhiều các lỗi bảo
mật.
b. Android:
- Một lời khuyên là các bạn không nên dùng bất cứ thiết bị android
nào để soạn thảo văn bản quan trọng vì HĐH này không an toàn ở bất cứ
phiên bản nào. HĐH này chỉ phục vụ mức độ giải trí cho đến giờ phút này
vì nó mắc quá nhiều lỗi bảo mật. Những virus có thể đến ngay từ những
phần mềm trên Google Market không được kiểm soát.
- Không được dùng email quan trọng của mình có liên lạc với thành
viên trong nhóm để đăng ký google market trên các thiết bị android. Điều
này dễ dẫn đến lộ thông tin qua thiết bị Android.
c. Ubuntu:
- Lời khuyên tốt nhất cho các bạn là dùng hệ điều hành Ubuntu để
dùng cách công việc cho mình. Vì ubuntu có mức độ an toàn hơn cả linux.
Cho đến nay chưa có malware nào vượt qua được ubuntu (Mặc dù đã có lời
đồn về Hacker có Virus cho Ubnutu nhưng chưa được kiểm chứng và cũng có
thể sửa lỗi của Ubuntu khi phát hiện ra lỗi bảo mật).
- Nhược điểm của Ubuntu là có số 1 phần mềm không tương thích như
yahoo messenger. Tuy nhiên đây cũng không phải là vấn đề lớn vì ta có
thể cài đặt song song ubuntu trên 2 ổ cứng (hard disk) khác nhau. Một ổ
dùng windows cho công việc thường. Còn Ubuntu thì dùng làm việc tốt với
office, skype, gmail….
- Dowload ubuntu tại địa chỉ sau:
hoặc ra cửa hiệu mua đĩa ubuntu install để boot và cài đặt.
- Hướng dẫn cài ubuntu song song với windows:
Once the Windows installer
has been downloaded, you need to open it to install Ubuntu. You'll find
detailed instructions below. If you need further help, support options
are listed at the bottom of this page.
1. If you are using Internet Explorer, you'll be asked whether you want
to run or save the file. Choose 'Run' to launch the installer.
Most other web browsers (like Firefox, for example) will only ask you to
save the file. To start the installation, click 'Save' and then
double-click the downloaded file.
2. If a security message like this appears, click 'Continue' to proceed.
3. To install Ubuntu, all you need to do is choose your user name and
password. Do note that you need to enter your password twice to make
sure you typed it correctly.
4. After choosing your password, click 'Install'. The files will be downloaded and installed automatically.
5. Wait until Ubuntu is downloaded and installed. This can take quite a
while — the downloaded file size is around 500MB - but you can keep
using your computer throughout.
6. When the installation is complete, you’ll be prompted to restart your computer. Click 'Finish' to restart.
7. After your computer restarts, choose 'Ubuntu' from the boot menu.
2.Trình duyệt web:
- Chúng ta có thể dùng 1 trong các trình duyệt sau đây: firefox,
IE, Chrome, Opera..Nhưng theo lời khuyên các bạn nên dùng trình duyệt
Opera hoặc Firefox để duyệt các web dễ bị theo dõi IP.
- Lý do dùng Opera là nhanh, có giao diện tiếng Anh, Việt, dễ dùng
và đặc biệt không có lỗi bảo mật cộng với việc có sẵn proxy ngăn chặn 1
số tấn công ban đầu và dò Ip của các trang web độc.
- Không nên dùng chrome để duyệt các website nhạy cảm vì trình duyệt này tương đối nhiều lỗi bảo mật.
- Khi dùng thì tuyệt đối không dùng chế độ lưu lịch sử (history tự động) hoặc khi dùng xong thì bạn clear history đi ngay.
- Lưu ý: có thể dùng CCleaner để xóa thường xuyên các cookies
duyệt web. Tuyệt đối không để lưu password email, skype, yahoo trên
website mà phải dùng chế độ hỏi pass mỗi khi kích hoạt chương trình.
Dowload CCleaner tại đây:
Dowload opera tại đây:
3. Lưu trữ:
- Hiện nay các dịch vụ đám mây chưa hoàn thiện công nghệ bảo mật
và cũng có thể các dịch vụ của công ty chịu sự kiểm duyệt của chính
quyền nên không nên dùng các dịch vụ chia sẻ và lưu trữ dữ liệu đám mây
cho các dữ kiện quan trọng.
- Có thể dùng usb hoặc ổ cứng (HDD) cắm ngoài để lưu trữ, tuy
nhiên phải đặt pass các tài liệu làm 2 lớp; Lớp thứ nhất đặt pass trong
word, exel… lớp thứ hai là đặt pass tại folder.Có thể dùng phần mềm để
khóa folder, có nhiều loại phần mềm. Tôi khuyên các bạn nên dùng
Bitlocker hoặc folder lock
- Các usb, ổ cứng cắm ngoài phải được kiểm tra và diệt virus bằng
các phần mềm diệt virus chuyên dụng trước khi copy dữ liệu và tương tác
với máy tính.
4. Email:
- Lời khuyên cho các bạn không nên dùng yahoo mail. An toàn nhất
hiện nay là gmail hoặc tốt hơn là một email có mua của 1 công ty lớn bên
Mỹ. Xin giới thiệu ví dụ như Go Daddy chẳng hạn.
- Không dùng email chính của mình có thông tin quan trọng trên
thiết bị android, đặc biệt là tránh share trên google hoặc sync trên
thiết bị android.
- Không dùng email thật của mình đăng ký các website hoặc diễn đàn.
- Nên tạo chữ ký khi dùng và đặc biệt dùng http (vào setting ->chê độ always use http)
- Không dùng email chính cho facebook hoặc các mạng xã hội tương tự.
- Nên dùng opera đi kèm với các phần mềm fake ip (sẽ giới thiệu ở dưới) để mở email.
- Nên quét virus các file đính kèm (đặc biệt các email lạ) bằng total virus rồi hãy mở file đó.
5. Các phần mềm vượt tường lửa:
Các bạn có thể dùng nhiều biện pháp, phần mềm để vượt tường lửa và fake
ip cho an toàn nhưng tôi giới thiệu 2 phương pháp phổ biến và an toàn
nhất sau đây (Xin trích dẫn chính bài viết đã được DLB đăng tải):
a. Hướng dẫn vượt tường lửa bằng phần mềm Ultra Surf
Xem tại:
* Lưu ý: Các bạn không cần dùng bản IE mà Ultrasurf đã tự động hiện lên.
Các bạn tắt IE đi mà dùng các trình duyệt khác như Firefox, Opera… để
dùng Ultrasurf.
b. Dùng Hospot Shield:
Xem tại:
* Lưu ý 1: Các bạn có thể thấy trên đầu trang web bạn truy
cập sẽ có quảng cáo của Hotspot Shield chèn vào. Nếu bạn dùng IE thì
bạn sẽ phải chung sống với nó vì không có cách nào loại bỏ được. Nếu bạn
dùng Firefox hoặc Chrome thì có thể loại bỏ quảng cáo này rất đơn giản
bằng cách cài thêm add-on AdBlock Plus, frame quảng cáo sẽ bị chặn và
bạn sẽ thấy trang web như bình thường.
**Lưu ý 2: Còn 2 cách có thể áp dụng đó là vào các website chuyển tiếp setup DNS.
+ Website chuyển tiếp:
+ setup DNS:
Đầu tiên vào My Network Places sau đó chọn view network connections tiếp
theo nháy đúp vào biểu tượng mạng máy tính(Local Area Connection) Chọn
internet protocol tcp/ip tiếp theo chọn properties. Hiện ra bảng cấu
hình địa chỉ mạng và lần lượt đặt địa chỉ mạng tỉnh như sau: Ip addres
192.168.1.45
subnet mask: 255.255.255.0
default: 192.168.1.1
dsn server: 8.8.8.8
DSN server: 8.8.4.4
6. Phòng chống và diệt Virus:
Đừng bao giờ nghĩ rằng chiếc PC chạy Windows của bạn luôn an toàn trước
vấn nạn virus. Mặc dù trên máy đã có cài phần mềm phòng chống virus miễn
phí uy tín (Avast, Microsoft Security Essentials)
hay phải trả tiền cho những thương hiệu mạnh (Symantec Norton,
Kaspersky), bạn vẫn nên tận dụng hết lợi thế của những thiết lập bảo mật
được tích hợp sẵn trong Windows 7.
Action Center
Action Center là trung tâm quản trị bảo mật trên PC, nơi liệt kê và cho
phép thiết lập tăng cường bảo mật như tường lửa, cũng như kiểm tra
thường xuyên tình trạng bảo trì, bao gồm sao lưu và phục hồi dữ liệu, để
đảm bảo chắc chắn là máy của bạn luôn “sạch”.
Action Center có biểu tượng là lá cờ trắng bên phải thanh công cụ của
Windows 7, hoặc có thể truy xuất bằng cách nhấp chuột vào: Control
Panel/System and Security/Action Center.
Tại cửa sổ Action Center, bạn nên chắc chắn rằng Windows Firewall đang
được bật (on), phần mềm phòng chống virus đã được cập nhật bản mới nhất
và hệ thống Windows đang được đặt chế độ tự động cập nhật.
Mỗi khi một mục bảo mật nào đó trong diện giám sát có sự thay đổi, ví dụ
phần mềm virus đã quá hạn cập nhật, Action Center đưa ra cảnh báo trên
thanh tác vụ taskbar. Khi đó, mở Action Center sẽ thấy mục này có màu
đỏ, cho thấy vấn đề là nghiêm trọng, và yêu cầu xử lý.
Action Center hữu ích trong việc cảnh báo cho bạn những rắc rối có thể
xảy đến, và hãy nhớ, đừng phớt lờ những cảnh báo do Action Center đưa
ra.
Windows Defender
Windows Defender là phần mềm phòng chống spyware, được tích hợp sẵn và chạy tự động (nếu được bật lên) trong Windows 7.
Spyware (phần mềm gián điệp) là bất kỳ phần mềm nào không mong muốn hoặc
có thể gây hại, đã âm thầm “chui” vào máy của bạn vào một lúc nào đó
bạn không hề biết. Nó có thể lây qua đường Internet, mạng nội bộ, hoặc
từ các thiết bị lưu trữ đã bị nhiễm như CD/DVD hay USB.
Windows Defender ngăn chặn spyware theo 2 cách:
• Bảo vệ theo thời gian thực. Windows Defender đưa ra cảnh báo
khi spyware tìm cách tự cài nó vào máy tính hoặc bắt đầu hoạt động. Cảnh
báo cũng được đưa ra khi các chương trình tìm cách thay đổi các thiết
lập quan trọng trong Windows.
• Tùy chọn quét. Bạn có thể sử dụng Windows Defender để quét phát
hiện spyware có thể có trên máy của mình, lên lịch quét thường xuyên,
và đặt tùy chọn tự động gỡ bỏ bất cứ thứ gì bị phát hiện là đã nhiễm
trong quá trình quét.
Để mở Windows Defender, nhấp chuột vào Start, gõ Defender vào hộp tìm
kiếm (search), rồi chọn Windows Defender trong danh sách kết quả hiện
lên.
User Account Control
UAC (kiểm soát tài khoản người dùng) là tính năng bảo mật nhắc nhở bạn
quyền cài đặt hoặc chạy một chương trình. UAC hỏi nhiều tới mức khiến
người dùng Windows Vista khó chịu, nhưng đã được cải tiến trong Windows
7. Tùy chọn không còn đơn giản với on/off mà đã có 4 cấp độ cảnh báo
người dùng có thể đặt.
Windows 7 UAC có 4 mức cảnh báo.
Windows 7 UAC thông báo cho bạn biết khi một chương trình tạo sự thay
đổi có thể gây hại cho máy hoặc khiến hệ thống dễ bị tấn công.
Nếu bạn có quyền quản trị (đa phần là như vậy), bạn chấp nhận (chọn
“Yes”) để tiếp tục. Nếu tài khoản Windows bạn đang dùng không phải là
quản trị, sẽ cần nhập mật khẩu của một tài khoản quản trị để tiếp tục.
Khi hệ thống yêu cầu bạn quyền để chạy hoặc cài đặt một phần mềm, UAC sẽ
bật lên một hộp thoại, nhắc bạn một trong bốn câu sau, tùy theo tình
huống:
• Chương trình hay thiết lập là một phần của Windows và cần có quyền (administrator).
• Chương trình không thuộc Windows và cần có quyền mới thực hiện được.
• Chương trình chưa được nhận biết và cần có quyền mới thực hiện được.
• Chương trình đã bị chặn bởi người quản trị hệ thống vì chưa được nhận biết hoặc không đáng tin cậy.
Để sửa các thiết lập đối với UAC, nhấp chuột vào Start, và chọn Control
Panel. Trong hộp tìm kiếm, gõ uac rồi chọn Change User Account Control
Settings.
Windows Update
Windows Update nhiều khi có thể gây phiền hà cho bạn. Đó là lúc nó liên
tục đề nghị khởi động lại máy sau khi có bản cập nhật quan trọng đã được
tự động tải về và cài đặt lên hệ thống. Nhưng, nhờ vậy mà PC của bạn
được nâng cấp chế độ bảo mật với những bản vá mới nhất của Windows,
trong khi bạn chẳng mất công gì cả.
Bạn có thể thiết lập cho Windows luôn luôn tự động cài các bản cập nhật
hay chỉ những bản “quan trọng” mà thôi. Các bản cập nhật quan trọng là
những bản vá cho các lỗ hổng bảo mật được xác định là “nghiêm trọng”.
Ngoài ra, còn có các bản cập nhật “khuyến nghị” dành cho những vấn đề ít
quan trọng hơn.
Để bật tính năng tự động cập nhật cho Windows Updates, thực hiện các thao tác sau:
• Nhấp chuột vào Start, rồi gõ Update vào trong hộp tìm kiếm, sau đó chọn Windows Update trong danh sách kết quả.
• Trên cửa sổ bên trái, chọn Change Settings.
• Dưới Important Updates (cập nhật quan trọng), bạn có thể chọn nếu muốn
các bản cập nhật mới được tự động tải về và cài đặt lên máy, kèm theo
là giờ hẹn cập nhật hàng ngày mà bạn cho là thích hợp.
• Dưới Recommended Updates (cập nhật theo khuyến nghị) chọn vào hộp
"Give me recommended updates the same way I receive important updates",
rồi nhấp chuột vào nút OK.
Windows Firewall
Windows Firewall là tính năng tường lửa trong Windows với hai lựa chọn
on/off nhằm giúp ngăn chặn tin tặc và sâu máy tính tìm cách xâm nhập vào
máy tính của bạn thông qua mạng nội bộ hay Internet. Tường lửa còn có
tác dụng chặn máy tính của bạn, khi đã bị nhiễm, không cho gửi phần mềm
độc hại đến các máy tính khác trong mạng.
Trừ khi máy của bạn đã nằm trong vùng an toàn nhờ có một tường lửa ngăn
cách, như tường lửa mạng doanh nghiệp chẳng hạn, bạn nên bật tính năng
Windows Firewall để bảo vệ máy của mình cũng như an toàn cho mạng nội
bộ.
Để bật tính năng Windows Firewall, thực hiện như sau:
• Nhấp chuột vào Start, và chọn Control Panel. Gõ firewall vào hộp tìm kiếm, rồi chọn Windows Firewall.
• Trên cửa sổ bên trái, chọn "Turn Windows Firewall on or off". Nếu bạn
được nhắc nhập mật khẩu quản trị (administrator) thì gõ vào mật khẩu của
một tài khoản quản trị.
• Chọn bật Windows Firewall dưới mỗi mạng nội bộ mà bạn muốn bảo vệ, rồi chọn OK.
Chú ý: Nếu máy tính của các bạn được nối với một mạng doanh nghiệp, các thiết lập của mạng này có thể ngăn bạn bật Windows Firewall.
- Một số phần mềm diệt và quét virus an toàn: Avast, Symantec,
Kasperspy, Bitdefender, total Virus nhưng chúng tôi khuyên các bạn nên
dùng bitdefender, total virus, Mcaffe hoặc avast là vừa chặn vừa quét
virus hiệu quả nhất.
- Luôn cài sẵn Bitdefender hoạc Mcaffe để block virus và cảnh báo virus khi duyệt web cũng như dowload file.
- Sau đó dùng total virus để dò xét cẩn thận hơn trước khi mở file.
7. Các lưu ý cơ bản:
- Tuyệt đối không dùng email thật để comment cũng như đưa password trên bất cứ website nào.
- Không khai pass cũng như email trên tất cả trang web yêu cầu cần
pass và mail để đọc tin. Muốn đọc thì tạo ra mail mới không dùng làm gì
để duyệt web.
- Tuyệt đối không dùng yahoo messenger để chat vì bảo mật không tốt.Có thể dùng gtalk (hangout), skype.
- Các bạn có thể download dùng bản office portable để dùng vì nếu
chỉ dùng word, exel, power point thì nên dùng bản này vì nó an
toàn(Không phải setup mà chạy trực tiếp trên windows) nên không có
malware nào phá được. Đặc biệt có thể copy vào usb để đem theo khi đến
đâu chỉ cần click vào run là ok.
- Sử dụng bàn phím ảo: Để tránh những phần mềm gián điệp đang nằm
trên máy tính của bạn, hoặc phục sẵn trên hệ thống đường truyền Internet
của các nhà cung cấp dịch vụ thì khi gõ username và password thì các
bạn nên sử dụng bàn phím ảo có sẵn trên máy tính và rê chuột để nhấn
phím ảo này. Các phần mềm gián điệp sẽ gần như là bó tay trong việc lần
mò ra những ký tự mà chúng ta vừa thao tác.
(Xem thêm bài viết tại DLB:
- Lưu ý khi dùng máy tính và mạng: Hạn chế dùng may tính Lenovo,
điện thoại Lenovo và Huawei của Trung cộng, vừa thực hiện không dùng
hàng Trung cộng triệt phá quan hệ Trung cộng – Việt Cộng mà không dùng
vì có cài sẵn Virus mà chính phủ Mỹ, Úc… đã cảnh báo và ra lệnh cấm.
Không dùng Usb 3G tại Việt Nam trừ trường hợp bất khả kháng vì USB 3G
tại VN đều gắn phần mềm theo dõi của Trung cộng - Việt công thông qua
việc tất cả USB 3G của các nhà mạng tại Việt Nam như Mobifone,Vinaphone,
Viettel đều dùng của Huawei sản xuất. Nên dùng các wifi public hoặc tại
quán café rồi xong việc nên rút ngay, thay đổi địa điểm.
IV. Kết luận:
Trong bối cảnh tranh tối sáng của một nền chính trị độc tài cộng sản
đang đi vào chỗ ngõ cụt thì chúng ta cần phải tỉnh táo và bình tâm trước
bất cứ hành động nào. Lý tưởng chiến đấu dứt khoát với cộng sản là điều
luôn phải giữ vững nhưng tùy tình hình chúng ta phải tùy biến để nắm
lấy thời cơ.Việc chúng ta làm trước mắt là tích cực chuẩn bị lực lượng
cho ván cờ tiếp theo với cộng sản. Khi thời cơ đến chúng ta sẽ phải vùng
lên để tránh kỳ hạn Việt Nam được cộng sản giao cho Trung cộng năm 2020
theo thỏa ước Thành Đô.Tuy vậy cũng không thể vì nóng vội 80 năm qua bị
cộng sản đàn áp mà đi đến những hành động có thể phá bỏ công sức đấu
tranh bấy lâu nay. Bài học nóng vội thời Pháp là một ví dụ.Chỉ vì nóng
vội quá muốn thoát Pháp mà bị tròng cổ cộng sản còn dã man và ngu dốt
hơn Pháp. Mục tiêu tối thượng của chúng ta lúc này là xây dựng lực
lượng, tuyên truyền sự thật và gây sức ép với cộng sản để khi thời cơ
đến, cùng đồng bào dẹp bỏ hoàn toàn cộng sản độc tài.
Sẽ có rất nhiều lợi ích trong việc này đó là: Giữ được lửa và lực lượng
đấu tranh thật sự không bị cộng sản bức hại. Đồng thời chúng ta hãy làm
những gì cộng sản đang lo sợ để mau chóng giải thoát quê hương Việt Nam
khỏi lũ bán nước và cướp nước. Tương lai nằm trong ta chính chúng ta.
Không còn con đường nào khác ngoài con đường đi theo mô hình mà người
Châu Âu đã khẳng định: Loại bỏ hoàn toàn cộng sản ra khỏi đời sống chính
trị.
03/09/2013
TIN THẾ GIỚI
Bắc Kinh chống tham nhũng hay đấu đá nội bộ ?
Ông Chu Vĩnh Khang, cựu lãnh đạo ngành an ninh Trung Quốc, nằm trong tầm ngắm của cơ quan điều tra.
Reuters
Chiến dịch chống tham nhũng tại Trung Quốc có dấu hiệu với
càng lúc càng cao hơn, nhưng động cơ là gì ? Đó là câu hỏi đang được
giới quan sát đặt ra sau một loạt những vụ cách chức nhằm vào các nhân
vật ở thượng tầng chính quyền Bắc Kinh, và nhất là sau khi có tin ông
Chu Vĩnh Khang (Zhou Yongkang), cựu lãnh đạo guồng máy an ninh Trung
Quốc thời Hồ Cẩm Đào, đã nằm trong tầm nhắm của giới điều tra. Tuy
nhiên, theo hãng tin Pháp AFP vào hôm nay, 03/09/2013, nhiều chuyên gia
phân tích cho rằng chống tham nhũng chỉ là cái cớ che giấu cuộc đấu đá
đang gay gắt trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Thông tin mới nhất được báo chí Trung Quốc loan tải vào hôm nay
là vụ ông Tưởng Khiết Mẫn (Jiang Jiemin) - Chủ nhiệm Ủy ban Quản lý
Tài sản Nhà nước đầy uy lực - đã bị cách chức trong khuôn khổ cuộc điều
tra về các hành vi tham ô thời ông, còn lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Nhà
nước Trung Quốc CNPC.
Kerry Brown, giáo sư môn chính trị Trung Quốc tại Đại học Sydney nhận định : « Rất có thể đây là một sách lược nhằm chứng tỏ rằng chiến dịch không miễn trừ bất cứ ai ». Cho dù vậy, nhà nghiên cứu này vẫn phê phán : « Đối với tôi, đó vẫn là một phương thức thô sơ để tìm cách đối phó với điều (tệ nạn tham nhũng) vốn là một vấn đề mang tính cấu trúc, và rõ rệt là đang tràn lan ».
Theo giới quan sát, ngày nào mà Trung Quốc không có một cơ chế kiểm tra độc lập, với hệ thống các cơ quan chuyên trách và các tập đoàn quốc doanh khổng lồ chẳng khác gì một « Nhà nước trong Nhà nước » nhưng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc làm sạch tham nhũng đã trở thành một vấn đề không thể làm được.
Trong tư cách là Ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đứng
đầu Ủy ban Quản lý Tài sản Nhà nước với hàm bộ trưởng, sự kiện ông Tưởng
Khiết Mẫn bị hạ bệ, vì bị nghi ngờ tham nhũng đã thu hút sự chú ý do vị
trí rất cao của ông trong chính quyền.
Thế nhưng, dư luận Trung Quốc đang nôn nóng chờ xem số phận của ông
Chu Vĩnh Khang, một nhân vật còn có vai vế cao hơn nữa, được cho là cũng
ở trong tầm nhắm của chiến dịch « Bàn tay sạch » kiểu Trung Quốc. Nhật
báo South China Morning Post tại Hồng Kông hôm thứ Sáu 30/08 đã tiết lộ
nguồn tin theo đó ông Chu Vĩnh Khang – nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, cựu
lãnh đạo guồng máy an ninh thời ông Hồ Cẩm Đào – cũng đã trở thành đối
tượng của một cuộc điều tra không chính thức vì tham nhũng.
Về bề nổi, thì chiến dịch bài trừ tham nhũng tại Trung Quốc đang tăng
tốc, đúng theo cam kết mà nhân vật số một tại nước này là Chủ tịch Tập
Cận Bình từng đề ra, nghĩa là sẽ săn bắt cả loại hổ báo, tức là các quan
chức quyền thế, chứ không riêng gì loài ruồi muỗi, chỉ những kẻ cấp
thấp.
Và nếu quả thực là ông Chu Vĩnh Khang bị sa lưới trong chiến dịch
này, thì đó quả là một sự kiện kinh thiên động địa chẳng khác gì vụ Bạc
Hy Lai, vì cho đến tháng 11 năm ngoái, Chu Vĩnh Khang còn là Ủy viên
Thường vụ Bộ Chính Trị, cơ chế lãnh đạo cao nhất tại Trung Quốc, và từ
cuộc Cách mạng Văn hóa (1966-1976) đến nay, chưa hề có một ủy viên nào
trong cơ chế này bị truy tố.
Cho dù vậy, các nhà phân tích được AFP phỏng vấn đều có thái độ hoài
nghi về hiệu quả của chiến dịch, được xem là xuất phát từ động cơ chính
trị, thể hiện một cuộc đấu đá đang diễn ra gay gắt trên thượng tầng Nhà
nước Trung Quốc, chứ không phải vì động cơ đạo đức.Kerry Brown, giáo sư môn chính trị Trung Quốc tại Đại học Sydney nhận định : « Rất có thể đây là một sách lược nhằm chứng tỏ rằng chiến dịch không miễn trừ bất cứ ai ». Cho dù vậy, nhà nghiên cứu này vẫn phê phán : « Đối với tôi, đó vẫn là một phương thức thô sơ để tìm cách đối phó với điều (tệ nạn tham nhũng) vốn là một vấn đề mang tính cấu trúc, và rõ rệt là đang tràn lan ».
Theo giới quan sát, ngày nào mà Trung Quốc không có một cơ chế kiểm tra độc lập, với hệ thống các cơ quan chuyên trách và các tập đoàn quốc doanh khổng lồ chẳng khác gì một « Nhà nước trong Nhà nước » nhưng đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế, việc làm sạch tham nhũng đã trở thành một vấn đề không thể làm được.
Bên cạnh đó, việc tấn công vào ông Chu Vĩnh Khang cũng có thể là một
cách thức được giới lãnh đạo đương quyền áp dụng để triệt hạ phe nhóm
đối nghịch trong Đảng. Chu Vĩnh Khang được xem là hậu thẫn chính của Bạc
Hy Lai trước khi nhân vật này bị thất sủng. Dù đã về hưu trên danh
nghĩa, Chu Vĩnh Khang vẫn còn nhiều thế lực sau thời gian dài chịu trách
nhiệm guồng máy an ninh.
Tương lai của Chu Vĩnh Khang, người thét ra lửa thời Hồ Cẩm Đào sẽ ra
sao ? Giới quan sát đã chờ đợi xem các bước tiếp theo của chính quyền
đối với nhân vật này.
Theo lẽ thường tại Trung Quốc, từ khi một lãnh đạo cao cấp bị tình nghi « vi phạm kỷ luật đảng
» - ám ngữ thường dùng để chỉ tội tham nhũng – nhân vật này sẽ phải
trải qua một số giai đoạn. Sau khi quyết định điều tra được công bố, là
khả năng bị bãi nhiệm, bị tước bỏ các chức vụ trong đảng, sau đó bị trục
xuất khỏi Đảng và khỏi Quốc hội Trung Quốc, bị chính thức buộc tội và
cuối cùng là bị điệu ra tòa.
Nếu ông Chu Vĩnh Khang bị chính thức điều tra, đây sẽ là một động
thái chưa từng thấy, vì luật bất thành văn tại Trung Quốc cho đến nay
vẫn là miễn truy tố các thành viên Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị đã về
hưu.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130903-trung-quoc-chong-tham-nhung-hay-dau-da-noi-boHết thời Chu Vĩnh Khang?
Cập nhật: 04:20 GMT - thứ ba, 3 tháng 9, 2013
Rất ít nhân vật gây chia rẽ ở Trung Quốc như ông Chu Vĩnh Khang, ông hoàng phụ trách bộ máy an ninh của nước này.
Ông Chu, vốn là Ủy viên Thường vụ Bộ
Chính trị khóa trước hiện đã nghỉ hưu, được cho là đang bị
Đảng Cộng sản Trung Quốc điều tra về tội tham nhũng.Trùm an ninh
Từ những giếng dầu ở miền đông bắc lạnh giá của Trung Quốc, ông Chu đã leo dần lên đến Thường vụ Bộ Chính trị, cơ quan quyết sách tối cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc.Khi còn ở đỉnh cao quyền lực, ngân sách nhà nước chi tiêu cho bộ máy an ninh và tư pháp của ông Chu còn nhiều hơn chi tiêu cho quốc phòng, y tế và giáo dục.
“Trong nội bộ Đảng, ông ấy (Chu Vĩnh Khang)
được cho là có công đảm bảo ổn định và giúp cho Đảng tránh
bị sụp đổ,” một nguồn tin giấu tên thân cận với giới lãnh đạo
Trung Quốc nói với hãng tin Anh Reuters.
Trong khi đó, ông Hồ Giai, một nhà bất
đồng chính kiến nổi tiếng của Trung Quốc, thì nhận xét hoàn
toàn trái ngược: “Không ai có thể kiểm soát ông ta. Không ai có
thể đụng đến được ông ta.”
Hồ Giai bị kết tội hoạt động lật đổ
chính quyền hồi năm 2008. Một trong số các nguyên do là ông đã
có một loạt bài viết kêu gọi đem Chu Vĩnh Khang đi treo cổ vì
bị một loạt cáo buộc vi phạm nhân quyền.
"Trong nội bộ Đảng, ông ấy (Chu Vĩnh Khang) được cho là có công đảm bảo ổn định và giúp cho Đảng tránh bị sụp đổ. "
Một nguồn tin giấu tên thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc
Hôm thứ Sáu ngày 30/8, nhật báo Bưu điện
Hoa Nam Buổi sáng có trụ sở ở Hong Kong đưa tin ông Chu đang bị
điều tra về tham nhũng.
Mặc dù thông tin này khó lòng kiểm chứng
nhưng chính quyền Trung Quốc cho thấy họ đang xử lý người từng
được ông Chu đỡ đầu tại Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc
(CNPC).
Ông Chu đã thăng tiến dần qua các chức vụ
trong ngành dầu khí cho đến khi lên đến chức giám đốc điều
hành của CNPC vào giữa những năm 1990.
Hôm Chủ nhật ngày 1/9, chính quyền loan
báo rằng ông Tưởng Khiết Mẫn, chủ tịch của CNPC cho đến tháng
Ba năm nay, đang bị điều tra vì ‘vi phạm nghiêm trọng kỷ luật
Đảng’. Đây là cách nói của Đảng Cộng sản Trung Quốc thường
dùng cho tội tham ô.Ông Tưởng hiện đang là người đứng đầu cơ quan chịu trách nhiệm quản lý các doanh nghiệp nhà nước.
‘Số phận chấm hết’
Bất kỳ hành động điều tra nào nhằm vào ông Chu cũng là một việc chưa từng xảy ra ở Trung Quốc bởi vì chưa có bất cứ một ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị nào, dù là đang tại nhiệm hay đã về hưu, từng bị ngồi tù vì các tội danh kinh tế kể từ khi Đảng Cộng sản lên nắm quyền tại Trung Quốc vào năm 1949.
“Tôi nghĩ Chu Vĩnh Khang rõ ràng là đã
gặp chuyện. Chính xác là chuyện gì thì tôi không biết nhưng
người ta nói với tôi rằng số phận ông ấy là chấm hết,” ông
Tony Saich, một chuyên gia về Trung Quốc tại Trường Quản lý
Kennedy của Đại học Harvard.
Sinh trưởng ở tỉnh Giang Tô gần Thượng Hải
vào lúc mà cuộc xâm lược của Nhật Bản đang ở cao trào vào
năm 1942, Chu Vĩnh Khang gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc khi
còn là sinh viên tại Học viện Dầu khí Bắc Kinh.
Sau nhiều năm công tác trong lĩnh vực dầu
khí và các bộ có liên quan, Chu được giao cho cai quản tỉnh Tứ
Xuyên rộng lớn ở tây nam trước khi được cất nhắc lên làm bộ
trưởng công an vào năm 2002 và sau đó vào Thường vụ Bộ Chính
trị năm năm sau đó để phụ trách Ủy ban Chính trị và Pháp luật
của Đảng.
Các lãnh đạo tối cao của Trung Quốc đã
rất ấn tượng trước thành tích phụ trách an ninh của Chu mặc
dù các cuộc nổi loạn và biểu tình vẫn lan rộng ở Trung Quốc
do sự bất mãn với hố ngăn cách giàu nghèo ngày càng rộng, ô
nhiễm môi trường, cưỡng chế đất và tình trạng tham nhũng của
các quan chức.
Ông Hạ Quốc Cường, người từng đứng đầu
Ban Tổ chức Trung ương Đảng, hồi năm 2002 đã từng nhận xét ông
Chu là ‘sáng suốt, sáng tạo, táo bạo và tập trung’
Cho đến năm 2007, ông Lý Nguyên Triều, người
lên kế nhiệm ông Hạ, đánh giá tình hình an ninh dưới thời của
ông Chu là ‘một trong những thời kỳ tốt nhất trong lịch sử’.
“Công lao của Chu Vĩnh Khang không nhỏ,” nguồn tin thân cận với giới lãnh đạo Trung Quốc nói.
Ông Chu từng cảnh báo rằng quá trình phát
triển của Trung Quốc cần sự ổn định và trật tự. Ông nói
rằng giữ gìn ổn định là ‘nhiệm vụ số một của chính phủ’.
Liên hệ với Bạc?
Chính vì vậy mà ông Chu đã tạo ra rất nhiều kẻ thù trong cộng đồng nhân quyền mặc dù nhỏ nhưng rất quyết liệt của Trung Quốc.Ông truy tố bất cứ ai mà ông cho rằng có thể gây hại đến ổn định, trong đó có các thành viên Pháp Luân Công và các nhà hoạt động dân chủ như ông Lưu Hiểu Ba, người đạt giải Nobel Hòa bình.
“Chu phải chịu phần lớn trách nhiệm cho
việc các vấn đề pháp lý dậm chân tại chỗ trong vòng 10, 20 năm
qua. Thật ra, mọi thứ đã đi lùi,” Ngãi Vị Vị, nhà bất đồng
chính kiến bị bắt giữ suốt 81 ngày mà không có cáo trạng hồi
năm 2001, nói.
Ông Chu vẫn duy trì mối liên hệ gần gũi
với ngành công nghiệp dầu khí ngay cả khi ông vào Thường vụ Bộ
Chính trị.
Trong những năm gần đây ông cũng góp phần
trong việc thúc đẩy và điều phối các thỏa thuận về đường ống
cung cấp khí đốt từ các nước láng giềng Trung Á như
Tukmenistan và Kazakhstan.
“Ông Chu luôn dõi theo các hoạt động trong
ngành. Ông ấy quan tâm và ủng hộ ngành từ vị trí cao,” một
quan chức dầu khí giấu tên nói.
"Tôi nghĩ Chu Vĩnh Khang rõ ràng là đã gặp chuyện. Chính xác là chuyện gì thì tôi không biết nhưng người ta nói với tôi rằng số phận ông ấy là chấm hết. "
Tony Saich, chuyên gia về Trung Quốc tại Trường Quản lý Kennedy của Đại học Harvard
Các tin đồn cho rằng ông đã do dự trong việc trừng phạt Bạc Hy Lai, cựu bí thư Thành ủy Trùng Khánh.
Trước khi ông Bạc sa cơ, Chu Vĩnh Khang đã
đề xuất cho Bạc lên thay ông ở Ủy ban Chính pháp, một số nguồn
tin ẩn danh trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết.
Bộ máy an ninh của ông Chu cũng hứng chịu
một thất bại ê chề hồi năm ngoái khi nhà hoạt động khiếm thị
Trần Quang Thành có thể trốn thoát khi đang bị quản thúc tại
gia và bỏ chạy đến Tòa đại sứ Mỹ ở Bắc Kinh.
Vụ tai tiếng đó đã khiến cho chủ tịch
Trung Quốc khi đó là ông Hồ Cẩm Đào và người kế nhiệm ông là
ông Tập Cận Bình, phải đặt bộ máy an ninh và tình báo dưới
sự kiểm soát chặt chẽ hơn.
Khi ông Chu kết thúc nhiệm kỳ tại Thường
vụ Bộ Chính trị tại Đại hội Đảng hồi tháng 11 năm ngoái, vị
trí của ông cũng bị giáng cấp.
Mạnh Kiến Trụ, bộ trưởng Công an khi đó,
đã lên thay ông Chu. Tuy nhiên ông Mạnh chỉ là ủy viên Bộ Chính
trị chứ không được vào Thường vụ Bộ Chính trị.
Trung Quốc đối mặt với nhiều thách thức về môi trường
CỠ CHỮ
03.09.2013
BẮC KINH — Cơ quan quản lý môi trường
Trung Quốc mới đây đã có một quyết định hiếm có là ngưng các dự án mới
của hai đại công ty dầu khí quốc doanh vì không thỏa mãn các qui định về
ô nhiễm. Các tổ chức tranh đấu bảo vệ môi trường hoan nghênh việc này,
nhưng họ nói rằng đây chỉ là một bước tiến nhỏ trong lúc giới lãnh đạo ở
Bắc Kinh tìm cách cân bằng giữa hai mục tiêu phát triển kinh tế và bảo
vệ môi trường. Từ Bắc Kinh, thông tín viên Bill Ide của đài VOA gởi về
bài tường thuật sau đây.
Bầu không khí dơ bẩn ở Trung Quốc cùng với cái giá môi trường mà nước này phải trả cho nhiều thập niên bùng phát kinh tế đã thu hút sự chú ý của nhiều người trên thế giới. Đây cũng là một nguồn chính tạo ra sự bất bình của công chúng đối với chính quyền.
Các nhà phân tích cho biết quyết định hồi đầu tuần này của Bộ Bảo vệ Môi trường được thực hiện một phần vì áp lực ngày càng tăng của dân chúng.
Ông Dương Phú Cường, thuộc một tổ chức bảo vệ môi trường có tên Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên, nói rằng thông điệp mạnh mẽ này không phải chỉ nhắm tới hai công ty có các dự án vừa bị đình chỉ là Tổng công ty ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Hóa dầu Trung quốc.
"Đây là một lời cảnh báo cho tất cả các xí nghiệp quốc doanh là họ phải ra sức làm việc để gánh vác trách nhiệm xã hội của các xí nghiệp do nhà nước làm chủ."
Ông Dương nói thêm rằng quyết định này cũng là một phản ứng trước những lời chỉ trích của công chúng là Bộ Bảo vệ Môi trường không làm đủ để kiểm soát các công ty gây ô nhiễm.
"Hành động này của Bộ Bảo vệ Môi trường là một nỗ lực để chứng tỏ họ có quyết tâm chấp hành luật lệ một cách nghiêm chỉnh."
Những mối quan tâm và nhận thức của người dân về vấn đề môi trường đã tăng mạnh ở Trung Quốc trong vài năm gần đây. Tháng giêng năm nay, những mối lo ngại đã tăng cao khi một làn sóng ô nhiễm không khí hoành hành ở thủ đô Bắc Kinh và nhiều nơi khác trên khắp nước. Sau đó không lâu, sự phát giác gạo nhiễm hóa chất độc hại ở Quảng Đông làm cho nhiều người báo động về phẩm chất nước.
Các tổ chức môi trường và các tổ chức phi chính phủ cho biết một trong các nguồn ô nhiễm lớn nhất ở Trung Quốc là than đá, một nguồn năng lượng chiếm một phần khá lớn trong nhu cầu năng lượng khổng lồ của nước này.
Hạ tuần tháng 8 vừa qua, một cuộc nghiên cứu mới cảnh báo rằng kế hoạch xây thêm 22 nhà máy điện chạy bằng than đá ở tỉnh Quảng Đông có thể gây ra cái chết của 16.000 người trong vòng 40 năm.
Cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi ông Andrew Gray, một nhà tư vấn về chất lượng không khí, qua sự ủy thác của tổ chức môi trường Hòa bình Xanh. Ông Gray cho biết trong khu vực này hiện giờ đã có 140 nhà máy điện chạy bằng than đá và 22 nhà máy mới sẽ làm cho sản lượng điện ở đây gia tăng hơn 50%.
"Sản lượng điện và nhu cầu ở vùng này gia tăng rất đỗi nhanh chóng và vì thế những quyết định đang được thực hiện sẽ ảnh huởng tới người dân của vùng này trong một thời gian rất lâu."
Chính phủ Trung Quốc đang tìm cách cải thiện những biện pháp bảo vệ môi trường cho các nhà máy than đá và đã bắt đầu một kế hoạch có qui mô rất lớn để sáp nhập công nghiệp này thành 10 công ty cỡ lớn và 10 công ty cỡ trung bình. Nước này hiện có hàng vạn công ty than cỡ nhỏ và các công ty này không có đủ vốn để đầu tư vào kỹ thuật bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, trong lúc Trung Quốc tìm cách sáp nhập các công ty khai thác than đá, họ cũng có kế hoạch xây thêm nhiều nhà máy điện chạy bằng than đá. Việc xây dựng các nhà máy này là một vấn đề nguy hại cho môi trường, chẳng phải chỉ vì những mối rủi ro ô nhiễm mà còn vì các nhà máy này sử dụng rất nhiều nước.
Bà Betsy Otto là giám đốc dự án của Viện Tài nguyên Nước Thế giới, một tổ chức nghiên cứu ở Washington. Bà Otto cho biết như sau về vấn đề này.
Ông Đặng nói thêm như sau: "Tài nguyên nước không phải là thứ có thể thay đổi một cách nhanh chóng. Những gì chúng ta đang có bây giờ là những gì mà chúng ta có. Nhưng các kế hoạch của chính phủ để nới rộng hoạt động sản xuất than đá lại đang gia tăng với tốc độ quá nhanh."
Viện Tài nguyên Nước Thế giới cho biết 60% năng suất điện của các nhà máy mà chính phủ Trung Quốc định xây nằm ở 6 tỉnh, trong đó có Nội Mông. Tuy nhiên, những tỉnh đó chỉ có 5% tài nguyên nước của cả Trung Quốc.
Bầu không khí dơ bẩn ở Trung Quốc cùng với cái giá môi trường mà nước này phải trả cho nhiều thập niên bùng phát kinh tế đã thu hút sự chú ý của nhiều người trên thế giới. Đây cũng là một nguồn chính tạo ra sự bất bình của công chúng đối với chính quyền.
Các nhà phân tích cho biết quyết định hồi đầu tuần này của Bộ Bảo vệ Môi trường được thực hiện một phần vì áp lực ngày càng tăng của dân chúng.
Ông Dương Phú Cường, thuộc một tổ chức bảo vệ môi trường có tên Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên, nói rằng thông điệp mạnh mẽ này không phải chỉ nhắm tới hai công ty có các dự án vừa bị đình chỉ là Tổng công ty ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc và Tập đoàn Hóa dầu Trung quốc.
"Đây là một lời cảnh báo cho tất cả các xí nghiệp quốc doanh là họ phải ra sức làm việc để gánh vác trách nhiệm xã hội của các xí nghiệp do nhà nước làm chủ."
Ông Dương nói thêm rằng quyết định này cũng là một phản ứng trước những lời chỉ trích của công chúng là Bộ Bảo vệ Môi trường không làm đủ để kiểm soát các công ty gây ô nhiễm.
"Hành động này của Bộ Bảo vệ Môi trường là một nỗ lực để chứng tỏ họ có quyết tâm chấp hành luật lệ một cách nghiêm chỉnh."
Những mối quan tâm và nhận thức của người dân về vấn đề môi trường đã tăng mạnh ở Trung Quốc trong vài năm gần đây. Tháng giêng năm nay, những mối lo ngại đã tăng cao khi một làn sóng ô nhiễm không khí hoành hành ở thủ đô Bắc Kinh và nhiều nơi khác trên khắp nước. Sau đó không lâu, sự phát giác gạo nhiễm hóa chất độc hại ở Quảng Đông làm cho nhiều người báo động về phẩm chất nước.
Các tổ chức môi trường và các tổ chức phi chính phủ cho biết một trong các nguồn ô nhiễm lớn nhất ở Trung Quốc là than đá, một nguồn năng lượng chiếm một phần khá lớn trong nhu cầu năng lượng khổng lồ của nước này.
Hạ tuần tháng 8 vừa qua, một cuộc nghiên cứu mới cảnh báo rằng kế hoạch xây thêm 22 nhà máy điện chạy bằng than đá ở tỉnh Quảng Đông có thể gây ra cái chết của 16.000 người trong vòng 40 năm.
Cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi ông Andrew Gray, một nhà tư vấn về chất lượng không khí, qua sự ủy thác của tổ chức môi trường Hòa bình Xanh. Ông Gray cho biết trong khu vực này hiện giờ đã có 140 nhà máy điện chạy bằng than đá và 22 nhà máy mới sẽ làm cho sản lượng điện ở đây gia tăng hơn 50%.
"Sản lượng điện và nhu cầu ở vùng này gia tăng rất đỗi nhanh chóng và vì thế những quyết định đang được thực hiện sẽ ảnh huởng tới người dân của vùng này trong một thời gian rất lâu."
Chính phủ Trung Quốc đang tìm cách cải thiện những biện pháp bảo vệ môi trường cho các nhà máy than đá và đã bắt đầu một kế hoạch có qui mô rất lớn để sáp nhập công nghiệp này thành 10 công ty cỡ lớn và 10 công ty cỡ trung bình. Nước này hiện có hàng vạn công ty than cỡ nhỏ và các công ty này không có đủ vốn để đầu tư vào kỹ thuật bảo vệ môi trường.
Tuy nhiên, trong lúc Trung Quốc tìm cách sáp nhập các công ty khai thác than đá, họ cũng có kế hoạch xây thêm nhiều nhà máy điện chạy bằng than đá. Việc xây dựng các nhà máy này là một vấn đề nguy hại cho môi trường, chẳng phải chỉ vì những mối rủi ro ô nhiễm mà còn vì các nhà máy này sử dụng rất nhiều nước.
Bà Betsy Otto là giám đốc dự án của Viện Tài nguyên Nước Thế giới, một tổ chức nghiên cứu ở Washington. Bà Otto cho biết như sau về vấn đề này.
"Khi chúng tôi nhìn vào kết quả của cuộc phân tích của chúng tôi về 336
nhà máy phát điện mới chạy bằng than đá mà họ định xây, chúng tôi phát
giác hơn phân nửa các nhà máy này được xây ở những khu vực mà nguồn nước
bị căng thẳng ở mức cao hoặc rất cao. Đó là những nơi vốn dĩ đã có
nhiều sự cạnh tranh về nguồn nước khả dụng. Vì các nhà máy điện chạy
bằng than đá đòi hỏi rất nhiều nước, để làm nguội và để phát điện, nên
việc này sẽ làm gia tăng sự căng thẳng trong vấn đề cung ứng nước."
Tổ chức môi trường Hòa bình Xanh đã tìm cách nêu ra những mối quan tâm về nhu cầu mà than đá đặt ra đối với nguồn nước vốn bị giới hạn của Trung Quốc hồi cuối tháng 7 khi họ công bố một bản báo cáo về công ty sản xuất xăng dầu từ than đá lớn nhất Trung Quốc, công ty Thần Hoa.
Báo cáo này cho biết Thần Hoa chẳng những gây ô nhiễm cho môi trường qua việc xả nước thải độc hại một cách bất hợp pháp, mà còn làm cho mực nước ngầm bị cạn kiệt ở vùng Nội Mông, nơi tọa lạc của nhà máy sản xuất than.
Công ty Thần Hoa đã thừa nhận việc xả nước thải trái phép và đang thực hiện một cuộc đánh giá về những tác động môi trường mà nhà máy của họ gây ra cho nguồn nước. Theo ông Đặng Bình, một chuyên gia về vấn đề biến đổi khí hậu của tổ chức Hòa Bình Xanh, mặc dù công ty Thần Hoa phải hoàn tất cuộc duyệt xét trước cuối năm nay, nhưng nhà máy của họ vẫn tiếp tục hoạt động và còn có kế hoạch khuyếch trương thêm nữa.
Tổ chức môi trường Hòa bình Xanh đã tìm cách nêu ra những mối quan tâm về nhu cầu mà than đá đặt ra đối với nguồn nước vốn bị giới hạn của Trung Quốc hồi cuối tháng 7 khi họ công bố một bản báo cáo về công ty sản xuất xăng dầu từ than đá lớn nhất Trung Quốc, công ty Thần Hoa.
Báo cáo này cho biết Thần Hoa chẳng những gây ô nhiễm cho môi trường qua việc xả nước thải độc hại một cách bất hợp pháp, mà còn làm cho mực nước ngầm bị cạn kiệt ở vùng Nội Mông, nơi tọa lạc của nhà máy sản xuất than.
Công ty Thần Hoa đã thừa nhận việc xả nước thải trái phép và đang thực hiện một cuộc đánh giá về những tác động môi trường mà nhà máy của họ gây ra cho nguồn nước. Theo ông Đặng Bình, một chuyên gia về vấn đề biến đổi khí hậu của tổ chức Hòa Bình Xanh, mặc dù công ty Thần Hoa phải hoàn tất cuộc duyệt xét trước cuối năm nay, nhưng nhà máy của họ vẫn tiếp tục hoạt động và còn có kế hoạch khuyếch trương thêm nữa.
Ông Đặng nói thêm như sau: "Tài nguyên nước không phải là thứ có thể thay đổi một cách nhanh chóng. Những gì chúng ta đang có bây giờ là những gì mà chúng ta có. Nhưng các kế hoạch của chính phủ để nới rộng hoạt động sản xuất than đá lại đang gia tăng với tốc độ quá nhanh."
Viện Tài nguyên Nước Thế giới cho biết 60% năng suất điện của các nhà máy mà chính phủ Trung Quốc định xây nằm ở 6 tỉnh, trong đó có Nội Mông. Tuy nhiên, những tỉnh đó chỉ có 5% tài nguyên nước của cả Trung Quốc.
Nhiều doanh nghiệp nước ngoài dọa bỏ Việt Nam sang các nước láng giềng
CỠ CHỮ
03.09.2013
Tờ Thanh Niên hôm nay dẫn tin của Phòng Thương Mại Âu Châu nói rằng đây là một dấu hiệu cho thấy sự thất vọng của giới đầu tư về môi trường kinh doanh tại Việt Nam, và sự xuất hiện nổi bật hơn của các nước láng giềng trong khu vực, kể cả Campuchia và Miến Điện.
Vẫn theo kết quả cuộc khảo sát, 45% các doanh nghiệp tin rằng so với Việt Nam, các thị trường ASEAN khác có thể là những nơi tốt hơn cho các hoạt động kinh doanh của họ.
Khi được hỏi về sự hấp dẫn của thị trường Việt Nam, 37% trả lời “trung
bình”, chỉ có 18% cho rằng Việt Nam nằm trong số các nước dẫn đầu về
tính hấp dẫn đối với giới đầu tư.
Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam tin rằng những thủ tục hành chánh rườm rà là những rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Một trở ngại khác được nhắc tới là các dịch vụ hậu cần kém, và lực lượng lao động không thể được khai thác triệt để vì những quy định giới hạn các giờ làm việc phụ trội.
Ông Kimio Yamaguchi, Chủ tịch Hiệp Hội này, và cũng là Tổng giám đốc của Công ty Sojitz Vietnam, xác nhận Nhật Bản có kế hoạch đổ thêm đầu tư vào Việt Nam, nhưng ông nói rằng môi trường đầu tư tại Việt Nam vẫn kém hơn so với kỳ vọng.
Tờ Thanh Niên dẫn lời ông Đỗ Nhật Hoàng, người đứng đầu Cơ quan Đầu Tư Nước Ngoài của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Việt Nam, quy lỗi cho Nghị quyết 108, hướng dẫn việc thi hành luật đầu tư về tình hình xấu đi của môi trường đầu tư .http://www.voatiengviet.com/content/cac-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-doa-bo-vietnam-sang-cac-nuoc-lang-gieng/1742250.html
Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam tin rằng những thủ tục hành chánh rườm rà là những rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Một trở ngại khác được nhắc tới là các dịch vụ hậu cần kém, và lực lượng lao động không thể được khai thác triệt để vì những quy định giới hạn các giờ làm việc phụ trội.
Ông Kimio Yamaguchi, Chủ tịch Hiệp Hội này, và cũng là Tổng giám đốc của Công ty Sojitz Vietnam, xác nhận Nhật Bản có kế hoạch đổ thêm đầu tư vào Việt Nam, nhưng ông nói rằng môi trường đầu tư tại Việt Nam vẫn kém hơn so với kỳ vọng.
Tờ Thanh Niên dẫn lời ông Đỗ Nhật Hoàng, người đứng đầu Cơ quan Đầu Tư Nước Ngoài của Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư Việt Nam, quy lỗi cho Nghị quyết 108, hướng dẫn việc thi hành luật đầu tư về tình hình xấu đi của môi trường đầu tư .http://www.voatiengviet.com/content/cac-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-doa-bo-vietnam-sang-cac-nuoc-lang-gieng/1742250.html
Syria : 2 nghị sĩ McCain và Graham kêu gọi can thiệp mạnh
Thượng
nghị sĩ John McCain (trái) phát biểu trước báo giới, sau cuộc gặp với
Tổng thống Barack Obama tại Nhà Trắng, Washington, 02/09/2013. Bên phải
là thượng nghị sĩ Lindsey Graham.
REUTERS/Mike Theiler
Từ Washington, thông tín viên Anne-Marie Capomaccio tường thuật :
« Rất đúng, nhưng ông Barack Obama có thể làm hay hơn nữa ». Trên đây là nội dung lời tuyên bố của Thượng nghị sĩ John McCain khi ông bước ra cửa Nhà Trắng vào chiều hôm qua 02/09/2013. Thượng nghị sĩ Cộng hòa muốn đảm nhận trọn vẹn vai trò của người gây áp lực hành lang trong đảng của mình, nhưng ông yêu cầu phải có một chiến dịch quân sự mạnh mẽ hơn với những mục tiêu rõ rệt hơn so với đề nghị của tổng thống.
Thượng nghị sĩ bang Arizona lý giải : « tôi đã thảo luận với nhiều đồng nghiệp nhưng trước khi có thể thuyết phục họ thì chính tôi cũng phải cảm thấy được thuyết phục. Hoa Kỳ cần phải quan tâm theo dõi tình hình trong vùng (Trung Đông) và chúng ta phải loại trừ Bachar al Assad ».
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130903-thuong-nghi-si-john-mccain-va-lindsey-graham-keu-goi-can-thiep-manh-vao-syria« Rất đúng, nhưng ông Barack Obama có thể làm hay hơn nữa ». Trên đây là nội dung lời tuyên bố của Thượng nghị sĩ John McCain khi ông bước ra cửa Nhà Trắng vào chiều hôm qua 02/09/2013. Thượng nghị sĩ Cộng hòa muốn đảm nhận trọn vẹn vai trò của người gây áp lực hành lang trong đảng của mình, nhưng ông yêu cầu phải có một chiến dịch quân sự mạnh mẽ hơn với những mục tiêu rõ rệt hơn so với đề nghị của tổng thống.
Thượng nghị sĩ bang Arizona lý giải : « tôi đã thảo luận với nhiều đồng nghiệp nhưng trước khi có thể thuyết phục họ thì chính tôi cũng phải cảm thấy được thuyết phục. Hoa Kỳ cần phải quan tâm theo dõi tình hình trong vùng (Trung Đông) và chúng ta phải loại trừ Bachar al Assad ».
Thượng nghị sĩ John McCain thẩm định là phương án oanh kích vào những
mục tiêu giới hạn không giải quyết được cuộc khủng hoảng tại Syria.
Cuối cùng ông nhấn mạnh là chính quyền Obama cần phải chấm dứt thái độ
chần chừ, do dự và phải cung cấp vũ khí cho đối lập Syria.
Quan điểm này được Thượng nghị sĩ Lindsey Graham chia sẻ : Ông tuyên
bố quốc hội cần phải bỏ phiếu chấp thuận một cuộc can thiệp quân sự nếu
không Hoa Kỳ sẽ bị chê cười và tệ hơn nữa là sẽ bị suy yếu. Vị thượng
nghị sĩ nhiều thế lực của tiểu bang Nam Caroline sẽ có vai trò chủ chốt
trong cuộc biểu quyết đang được sửa soạn. Ông nói với báo chí : « Syria
là khối u ung thư đang di căn trong khu vực (thế mà) từ hai năm nay
tổng thống (Obama) đã để cho thảm họa lan rộng. Khi phải thuyết phục
dân chúng ủng hộ chiến dịch quân sự thì sẽ khó vô cùng. Nhưng chưa phải
là trể ».
Theo hai nhà lãnh đạo đảng Cộng hòa có chủ trương đánh mạnh, thì để
thuyết phục người dân Mỹ, thì không một chiến binh Mỹ nào đổ bộ. Nguyên
tắc này sẽ được viết thành giấy trắng mực đen trong nghị quyết trình
quốc hội ngày 9 tháng 9 tới.
HUỲNH PHAN * BIÊN GIỚI BIỂN
Bài viết mới nhất
Biên giới biển không thể phân định bằng quyền lực
Huỳnh Phan với Giáo sư Stein Tonnesson
-Nếu
một nước mạnh hơn, định sử dụng sức mạnh để ép nước khác phải ký vào
thỏa thuận nhượng bộ biên giới biển, tôi nghĩ trong thời đại ngày nay
điều đó khó xảy ra.Sử gia phương Tây: Việt Nam theo đuổi tôi
TuanVietNam xin tiếp tục cuộc trò chuyện với Giáo sư Stein Tonnesson về xung đột trên Biển Đông.
Việt – Trung: nội bộ một nền văn minh?
Khi nào thì ông bắt đầu quan tâm đến xung đột ở Biển Đông?
Vào năm 1992, tôi nhớ vậy, sau khi tôi làm xong luận án tiến sĩ về đề tài cách mạng Việt Nam và cuộc chiến Đông Dương lần thứ nhất. Lúc đó, tôi phát hiện ra có hai điều thú vị liên hệ tới Việt Nam và các bên liên quan khác, để cho các học giả nghiên cứu, và tìm cách giải quyết chúng, về mặt học thuật.
Thứ nhất là vấn đề sông Mekong, liên quan đến Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Căm-pu-chia, và Việt Nam.
Thứ hai là vấn đề Biển Đông, liên quan tới Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia, Philippines, Brunei và Việt Nam.
Đó là hai sự kiện mà tôi thực tâm muốn nghiên cứu. Và tôi bắt đầu tìm các nguồn tài trợ để nghiên cứu, và đã tìm thấy trong một số chương trình nghiên cứu chính trị.
Tôi nhớ là vào năm 1996, hay 1997, gì đó, khi vấn đề Biển Đông trở nên căng thẳng do có sự cố Mischief (vào năm 1995, Philippines đã hất cẳng quân đội Trung Quốc khỏi Đảo Vành Khăn – Mischief Reef). Từ đó, đề tài Biển Đông bắt đầu được quan tâm trên bình diện quốc tế.
Đầu tiên, có một tác phẩm dạng như tiểu thuyết trinh thám, được viết bởi hai nhà báo, về cuộc chiến sẽ diễn ra ở Biển Đông.
Thứ hai là bộ phim của James Bond (trong loạt phim 007), về cuộc chiến ở Biển Đông giữa Trung Quốc và Việt Nam, và James Bond đã hành động để cứu khu vực này.
Cuốn sách thứ ba mà tôi chú ý là “Sự xung đột giữa các nền văn minh”, do nhà chính trị học Samuel P. Huntington viết, về thời kỳ hậu chiến tranh lạnh.
Trong chương nói về cuộc chiến giữa Việt Nam và Trung Quốc, ai đã đọc hẳn nhớ lời cảnh báo của tác giả là cuộc chiến diễn nằm nội bộ một nền văn minh, và chính vì vậy Mỹ phải đứng bên ngoài cuộc chiến. Đơn giản bởi vì họ thuộc một nền văn minh khác, và, vì vậy, không được can thiệp vào công việc nội bộ của một nền văn minh khác.
Tôi nghĩ, đấy là một quan điểm gây tranh cãi lớn, mà tôi hoàn toàn không đồng ý. Thế nhưng, về một mặt khác, cùng với cuốn tiểu thuyết và nhân vật James Bond, nó lại kích thích tôi muốn nghiên cứu sâu về Biển Đông.
Trong nghiên cứu về Biển Đông, hẳn ông cũng có những người giúp đỡ tại Việt Nam?
Một người trong ngành ngoại giao mà tôi gặp khi tham dự Hội nghị Việt Nam học năm 1998, trước đó đã tham dự một khóa học ở Oslo, và trở thành bạn với tôi. Đó là ông Nguyễn Vũ Tú, Đại sứ Việt Nam tại Philippines.
Còn có một vài người khác nữa, hiện đang giữ những chức vụ quan trong tại ngành ngoại giao cũng là bạn tốt của tôi.
Giáo sư Stein Tonnesson |
Để tìm hiểu về quan điểm, và các bằng chứng của Việt Nam, về Biển Đông, ông làm cách nào để tiếp cận kho dữ liệu của Việt Nam?
Kho dữ liệu về Biển Đông mà tôi có thế tra khảo lại là kho dữ liệu của phương Tây, chủ yếu về thời kỳ thuộc địa. Bởi vì, anh phải hiểu rằng, đối với những sự kiện phức tạp như vậy, anh không thế nào mò vào kho dữ liệu của bất cứ nước nào có liên quan, bất kể chế độ chính trị nào. Mọi chuyện liên quan đến chủ quyền lãnh thổ đều được coi là tuyệt mật hết.
Chính vì vậy, tôi chỉ có thể tìm thấy những tư liệu cần thiết trong kho lưu trữ của người Pháp và người Anh thôi.
Còn tại Việt Nam, tôi có quan hệ tốt với một số học giả, và họ trao đổi với tôi những quan điểm của họ. Tôi thực sự đánh giá cao trình độ hiểu biết và thái độ khách quan của một số học giả Việt Nam.
Chẳng hạn, quan chức ở Ban Biên giới (Bộ Ngoại giao), hay những người đã trực tiếp tham gia đàm phán về lãnh thổ, với Lào, Căm-pu-chia, và tất nhiên là Trung Quốc. Chẳng hạn như các hiệp định ký năm 1999 và 2000. Hay những người đang đàm phán hiệp định bên ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ.
Những nhận xét của những người đóng góp rất lớn vào những nhận định, kết luận của trong các bài viết, công trình của tôi.
Theo ông, vấn đề gì quan trọng nhất trong giải quyết tranh chấp Biển Đông?
Càng nghiên cứu sâu về Biển Đông, tôi càng thấy tầm quan trọng vô cùng to lớn của luật quốc tế về biển, đặc biệt là công ước năm 1982. Bởi vì phân định biên giới trên biển không thể tiến hành bằng quyền lực, tức là cử tàu chiến đi vẽ đường phân định, hoặc xây dựng các hàng rào phân định.
Biển nói chung là mở, để cho tàu đánh cá, hay tàu nói chung, chạy qua, chạy lại. Vì vậy, muốn có lãnh hải rõ ràng, các bên liên quan phải chấp thuận đồng ý với nhau.
Bìa cuốn sách Việt Nam năm 1946: Chiến tranh đã bùng nổ như thế nào của Giáo sư Stein Tonnesson |
Ông có thế giải thích rõ hơn được không? Rõ ràng có nước đang sử dụng sức mạnh của mình, dưới các hình thức khác nhau, để đe doạ các nước còn lại?
Nếu một nước mạnh hơn, định sử dụng sức mạnh để ép nước khác phải ký vào thỏa thuận nhượng bộ biên giới biển, tôi nghĩ trong thời đại ngày nay điều đó khó xảy ra. Bởi vì sao? Các nước bây giờ hiểu rõ quyền của mình, theo Công ước Quốc tế về Luật Biển (UNCLOS), và họ sẽ không chấp nhận bị chèn ép đâu.
Nhưng bằng cách nào?
Họ sẽ duy trì yêu sách của họ, mặc dù có thể bị tấn công. Nhưng rồi họ sẽ tìm con đường tới với cường quốc khác để bảo vệ quyền lợi của mình.
Cuộc tranh giành chủ quyền trước sau cũng dẫn tới việc khai thác tài nguyên, chẳng hạn dầu khí. Nhưng liệu một cường quốc có dám đặt dàn khoan, giá trị hảng tỷ đô la, ở vị trí nằm xa bên ngoài thềm lục địa và đặc quyền kinh tế không? Tôi nghĩ là không, bởi các cường quốc bên ngoài sẽ tìm mọi cách can dự vào chuyện này, và họ được bảo vệ bởi UNCLOS.
Đó là lý do tôi cho rằng cách duy nhất để giải quyết tranh chấp về lãnh thổ là phải dựa trên UNCLOS.
Ông đánh giá thế nào về học giả Trung Quốc qua các lần hội thảo tại Việt Nam?
Tôi nhìn thấy hai xu hướng xảy ra cùng một lúc đối với các học giả Trung Quốc.
Xu hướng thứ nhất, họ tiếp tục truyền thống bảo vệ quyền lợi của quốc gia mình. Và mỗi khi có căng thẳng trong tranh luận tại hội thảo, họ đã nói những điều mà bản thân họ cũng chẳng mấy tin, nhưng vì lợi ích quốc gia họ, và họ dễ dàng ăn nói với “ở nhà” hơn. Nhưng xu hướng này có cái dở là hủy hoại mọi khả năng hiểu nhau hơn giữa các học giả các nước khác nhau.
Xu hướng thứ hai là có những người muốn hiểu biết thêm về luật biển quốc tế, sau mỗi kỳ hội thảo. Tôi cảm nhận sự tiến bộ của họ rất nhanh.
Chính vì vậy, tuy điều này không thể hiện công khai tại các diễn đàn, nhưng trong các cuộc gặp giữa họ với nhau, các cuộc nói chuyện ngày càng dựa nhiều hơn vào luật pháp quốc tế.
Ông nghĩ rằng ông cảm thấy xu hướng của các học giả Trung Quốc như thế nào?
Tôi nghĩ cuộc hội thảo đầu tiên họ tỏ ra thú vị nhất. Họ cởi mở, đưa ra các vấn đề hợp tác, và chúng tôi tranh luận với nhau cả trong thời gian làm việc, cả lúc ăn trưa, ăn tối, hay bên ly rượu.
Thế nhưng từ cuộc hội thảo thứ hai, khi “đường lưỡi bò” được các học giả quan tâm nhiều hơn, tranh cãi tới chủ quyền nhiều hơn, thì các cuộc tranh luận trở nên căng thẳng quá mức cần thiết. Và không khí tranh luận trở nên kém tính khoa học, bởi các học giả Trung Quốc không còn đưa ra được những lập luận mới, và các cuộc tranh luận trở nên kém thú vị.
Xin cám ơn ông.
Huỳnh Phan (Thực hiện)
*****
Nguồn:
No comments:
Post a Comment