Thursday, October 27, 2016

CÁC LOẠI BÚN - VĂN QUANG - NGUYỄN ÁNH 9

CÁC LOẠI BÚN VIỆT NAM

 

 Bún mắm đồng quê đậm đà

 A. CÁCH LÀM BÚN MẮM MIỀN TÂY

Bún mắm đồng quê của miền Tây có vị ngọt và đậm đà.
Gọi là bún mắm đồng quê vì đây là công thức nấu bún mắm riêng ở quê.
Món bún mắm của người miền Tây có vị ngọt, đậm đà và được xem là một món ăn mang nét đặc trưng.

Bún mắm đồng quê đậm đà - 1

Nguyên liệu:
Cá bông lau/ cá lóc: 500gr
Mắm cá sặc: 200gr
Mắm cá linh: 200gr
Mực ống: 200gr
Tôm tươi làm sạch: 200gr
Thịt heo quay: 200gr
5 tép sả đập dập, 3 lít nước dùng, 2 củ hành tím nướng sơ cho thơm, 2 quả cà tím cắt miếng vừa ăn, ngâm muối cho sạch, bún tươi, nước mắm, chanh ớt, rau sống ăn kèm, củ ngải bún.
Cách làm:
Cho phần mắm cá với 1l nước dùng vào nồi đun nhỏ lửa cho đến khi xác cá nát mềm. Lọc lại qua rây và bỏ phần xác mắm cá. Cho phần nước dùng còn lại và hỗn hợp mắm trở lại nồi, thêm phần sả, ngải bún, hành tím vào đun dưới lử liu riu. Nêm gia vị bột ngọt, đường, nước mắm.
Cà tím cho vào nồi nước dùng trước 10 phút để nấu mềm. Làm nóng chừng 2 muỗng canh dầu ăn với sả băm, để cho dầu vừa dậy thơm mùi sả là tắt bếp. Cho phần sả dầu ăn trở lại nồi nước dùng, thêm vài lát ớt tươi, nêm nếm lại gia vị lần nữa.
Trụng bún cho nóng, bỏ cá, tôm, mực, thịt heo quay lên trên, thêm chút lá hẹ, rau đắng, rồi chan nước dùng có thêm cà tím. Dùng kèm rau sống.
Bí quyết: bạn có thể tìm thấy củ ngải bún loại ngâm sẵn là ngải bún Thái hay củ tươi bán ở chợ Bến Thành. Thêm ngải bún món bún mắm của bạn thơm và đầy vị hơn.
Canh sườn non nấu củ sen
Vị ngọt tự nhiên của sườn son và củ sen giòn mát là món canh được yêu thích trong mùa nóng nực này
Bún mắm đồng quê đậm đà - 2

Nguyên liệu:
Sườn non: 500gr
Nước dùng: 2l-2.5l
Củ sen, lạc (đậu phộng), cà rốt, muối, hạt nêm, tiêu, đường, cơm trắng (ăn kèm)
Cách làm:
Đậu phộng rửa sạch, ngâm nước nóng 2 giờ, rửa lại qua nước lạnh. Củ sen gọt vỏ, dùng đũa đẩy hết phần bùn trong ruột củ sen, rủa lại cho thật sạch bùn, thái khoanh tròn. Cà rốt bỏ vỏ, cắt lát.
Sườn non rửa sạch, đổ nước ngập mặt sườn, đun sôi khoảng 3 phút, đổ bỏ nước luộc lần đầu đi. Cho chừng 2 lít rưỡi nước vào nồi với 1/3 muỗng cà phê muối, khoảng 1 muỗng cà phê hạt nêm, nấu sôi, rồi cho sườn non vào, nấu sôi, hớt bọt để nước trong.
Cho củ sen, đậu phộng, cà rốt vào nấu sôi lại, sau đó giảm lửa nhỏ, nấu khoảng 1 tiếng rưỡi, đậu phộng và củ sen mềm là được. Nêm thêm một chút muối, đường cho vừa miệng. Múc canh ra tô. Rắc tiêu. Dùng kèm cơm trắng rất ngon.
Mách nhỏ: sườn nấu canh phải chần qua nước sôi, nước canh sẽ trong và thơm. Không cần loại sườn nhiều thịt, như vậy sẽ ít váng mỡ hơn.

  Photobucket

Bún mắm có nguồn gốc xuất xứ từ Campuchia, sau đó xâm nhập vào Việt Nam – đặc biệt là các Tỉnh Miền Tây Nam Bộ. Nên Miền Tây được thừa hưởng bí quyết nấu Bún Mắm từ lâu đời và hương vị không lẫn vào đâu được.
Trước đây chúng ta muốn thưởng thức một Tô Bún mắm đúng nghĩ, đúng vị và đúng chất. Chúng ta sẽ phải thong dong xuống tận Miền Tây để thưởng thức món Bún Mắm chính hiệu.
Nhưng ngày nay, với tinh thần học hỏi của đời sau,gia truyền vùng miền.Tất cả hương vị, bí quyết và chất đặc trưng Bún Mắm Miền Tây đã có tại Bún Mắm Cô Ba  hiện diện tạiSaigon và Âu, Mỹ
 Với bí quyết và hương vị đặc sắc riêng, đã làm khách hàng rất hài lòng khi thưởng thức Bún Mắm
Đến với Bún Mắm  khách hàng có thể thưởng thức ngay một tô Bún Mắm hấp dẫn, nóng hổi với các nguyên liệu tươi ngon mà khi nhìn thấy đã muốn thưởng thức ngay.
- Từng lát heo quay vàng rụm và giòn tan
- Mực ống xắt lát tươi ngon hấp dẫn
- Tôm sú để đuôi thịt căng đầy
- Chả cá từng lát dày thơm ngon
- Ớt chin dồn chả cá chiên vị thơm nồng
- Cà Tím bong bẩy
- Các loại rau đặc sản Miền Tây tươi ngon, sạch sẽ được trưng bày hấp dẫn trên đĩa:
  • Bông Súng
  • Kèo nèo
  • Rau Nhút
  • Rau Đắng
  • Giá, bắp chuối, rau thôm, rau muống…
Đặc biệt có Bún Mắm đầu Cá Lóc hấp dẫn, thơm ngon…
 Bún Mắm  hiện nay có hai chi nhánh, với đội ngủ nhân viên tần tình- phục vụ chu đáo. Và với lượng khách hàng hiện nay, Bún Mắm Cô Ba sẽ mở thêm nhiều chi nhánh để phục vụ nhu cầu khách hàng.


image


B. GIỚI THIỆU CÁC LOẠI BÚN KHÁC

1. Bún đậu mắm tôm


Đây là món ăn đang thuần túy miền quê xứ Bắc. Vào Nam thì người ta không ăn mắm tôm nguyên chất  như xưa ơ Trung, Bắc mà phải pha chế  cho khỏi mặn.
2. Bún cá rô đồng



Bún cá rô đồng bình dị như chính tên gọi nhưng ai đã một lần thưởng thức sẽ không thể quên được hương vị thơm ngon, dịu nhẹ mà nó mang lại. Nguyên liệu chính làm nên hương vị cho món ăn là thịt cá rô đồng chiên vàng cùng nước dùng thoang thoảng hương thìa là thơm ngon.
3. Bún chả Hà Nội



Bún chả là đặc sản Hà Nội, mỗi khi nhắc đến người ta sẽ hình dung ra một món ăn đậm đà với các nguyên liệu bún, thịt nướng, chả và nem. Bát bún chả hấp dẫn, thơm mùi quyến rũ của thịt và chả được nướng vừa chín tới. Nước mắm được pha vừa ăn, có vị béo của thịt, những lát đu đủ xanh, cà rốt đỏ ăn kèm có độ giòn, mềm cho bạn cảm giác ngon miệng.
4. Bún bò Huế



Có nguồn gốc từ cố đô Huế, bún bò từ lâu đã trở thành món ăn rất được người Sài Gòn ưa thích. Nước dùng đậm đà, vị cay xé lưỡi, ăn sáng, ăn trưa hay ăn tối đều thích hợp là những ưu điểm của món ăn này. Bên cạnh đó, bún bò Huế còn được biến tấu với nhiều thành phần như bún bò giò, bún bò chả, bún bò tái, gân... vừa ngon miệng vừa không gây cảm giác ngấy.
5. Bún thang




Tuy không phổ biến ở Sài Gòn như các loại bún, miến, phở khác của Hà Nội, bún thang cũng là một món ngon được nhiều người yêu thích. Ăn bún thang một lần rồi sẽ nhớ mãi bát bún nhiều màu sắc, vị cay nồng của ớt, tỏi, vị ngọt của xương trong nước dùng. Đó còn là mùi thơm ngào ngạt của bát nước dùng bốc khói nghi ngút hấp dẫn người ăn… Vì lẽ đó, món bún thang đã trở thành một món ngon đặc sản Hà thành hấp dẫn thực khách.

6. Bún cá thìa là



Bún cá thìa là mang đậm hương vị đặc trưng của người miền Bắc. Bát bún nhiều màu sắc với màu vàng của chả cá thác lác chiên, trắng của bún, đỏ của cà chua, xanh của hành cùng hương thơm thoang thoảng của thìa là rất hấp dẫn.
7. Bún cá ngừ



Không quá cầu kỳ nhưng bún cá ngừ lại là một món ăn hấp dẫn, đậm đà và cay nồng. Món ăn được chế biến rất đơn giản, vài lát cá tươi, hành tây thái mỏng, ớt trái. Cho tất cả các nguyên liệu đó vào nồi và đặt lên bếp, để lửa hơi lớn. Sau khi thấy nồi cá sôi thì cho nhỏ lửa để gia vị thấm đều vào từng thớ thịt cá. Một đĩa rau gồm xà lách, bắp chuối thái mỏng, vài cọng húng quế, giá sống, đĩa bún tươi, chén ớt xanh... Món này xuất xứ từ miền Trung.

8. Bún mắm miền Tây


Bún mắm miền Tây được xem là món ăn dân dã, nước lèo được chế biến từ mắm cá linh, cá sặc rất đặc trưng. Nước dùng trong các quán bún mắm ở Sài Gòn đã được gia giảm để tránh đi cái nặng mùi cũng như vị gắt của mắm, nhưng không làm mất đi cái đậm đà cùng hương vị đặc trưng của bún mắm. Nó phù hợp với khẩu vị của người Sài Gòn, không quá ngọt, quá mặn hay cay nhưng cũng không nhạt.
9. Canh bún




Canh bún là món ăn bình dị rất quen thuộc của người Sài Gòn. Món ăn như là một bức tranh đầy màu sắc hấp dẫn thực khách. Đó là màu trắng của bún lẫn trong màu xanh của rau muống, điểm xuyết bên trên là màu vàng của đậu phụ, màu vàng ươm của ốc luộc, màu nâu của riêu cua, tiết lợn... tất cả tạo nên một bức tranh tổng hòa đẹp mắt với hương vị thơm ngon.
10. Bún riêu ốc



Thành phần chính của món ăn là riêu cua, ốc. Những con ốc bươu to tròn được xào vàng ươm, nhìn thật hấp dẫn. Riêu cua được làm từ cua đồng, thịt cua được giã nhuyễn để miếng riêu vừa xốp, vừa thơm, cho vào miệng thì tan ra khắp đầu lưỡi nhưng không bị nát khi cho vào bát bún. Bên cạnh đó là các nguyên liệu quen thuộc như chả, đậu phụ và một miếng tiết lợn.
11. Bún cá dầm Nha Trang




Bún cá dầm là món ăn nổi tiếng của thành phố biển Nha Trang. Nguyên liệu làm nên món ăn này là cá dầm, cá thu, cá cờ... một phần thịt cá được hấp hoặc luộc chín, một phần được dùng để làm chả cá làm tăng thêm hương vị hấp dẫn, thơm ngon cho món ăn.

12. Bún mọc




Thoạt nhìn thấy bún mọc có vẻ đơn giản nhưng lại thể hiện được sự tinh tế của người miền Bắc. Món ăn được chế biến khá đơn giản, có thành phần chính là sợi bún nhỏ và mọc (tên gọi khác của người Bắc dùng để gọi giò sống). Phần mọc thường được chế biến thành 3 loại khác nhau như: giò sống vo thành viên nhỏ, nấu chín trong nước dùng; giò sống vo viên chiên vàng; giò sống trộn với nấm hương, vo viên nấu chín.

13. Bún thịt nướng



Bún thịt nướng nhiều thành phần nhưng không cầu kỳ, là món ăn nhanh, phù hợp với tính cách cũng như cuộc sống năng động của người Sài Gòn. Thành phần bún khá đơn giản với bún tươi, các nguyên liệu ăn kèm phong phú như: chả giò, thịt nướng, nem nướng cùng một ít rau sống thái nhỏ và nước mắm chua ngọt. Bạn có thể dễ dàng thưởng thức món ăn này tại quán cóc ven đường hay ngồi trong khung cảnh sang trọng của nhà hàng.

14. Bún giả cầy




Miếng móng giò với lớp da vàng vàng ruộm cùng hương thơm của riềng mẻ quyện vào nhau thật hấp dẫn. Ăn miếng móng giò, cảm nhận cái giòn giòn của lớp da bên ngoài, cái mềm của lớp thịt bên trong hòa quyện trong nước nhựa mận được nêm đậm đà rất vừa miệng. Trong những ngày trở gió, món bún giả cầy quen thuộc luôn là món ăn ưa thích của nhiều người.

15. Bún cá Châu Đốc


Thành phần chính làm nên sự nổi tiếng của món ăn là cá lóc. Cá lóc làm sạch, đầu cá được cắt rời nhưng vẫn giữ nguyên bộ lòng. Cá luộc hoặc hấp chín, sau đó được lột da và lóc hết xương, những thớ thịt cá trắng tinh được xếp gọn gàng trên đĩa. Sẽ là thiếu sót nếu không nhắc đến nước dùng, chính cái vị ngọt thanh làm cho món ăn trở nên hấp dẫn và ngon miệng.

16. Bún sứa



Bún sứa là món ăn ngon, đặc sản của người dân phố biển Nha Trang. Thành phần chính của bún là sứa. Sứa để làm bún là loại nhỏ bằng đầu ngón tay cái, màu trắng đục, nhìn giống như cơm trái dừa nước. Ngoài sứa, trong bát bún còn có chả cá, cá dầm.
17. Bún cà ri gà



Những cọng bún tươi trắng tinh hòa lẫn với cà ri được nấu sền sệt có màu vàng sậm trông rất bắt mắt. Điểm hấp dẫn nhất chính là những miếng gà thơm ngon, khoai lang bùi, ngọt, cùng với tiết lợn được thái thành từng miếng to bản. Tất cả đều được ninh nhừ trong thứ nước cà ri đậm đà, thơm ngậy, tạo nên hương vị chủ đạo của món ăn. Bún cà ri gà được ăn kèm với húng quế và giá đỗ sống giúp hương vị thêm thơm ngon và người ăn sẽ không có cảm giác ngấy.
18. Bún bung Hà Nội



Không nổi tiếng và có nhiều hàng quán như các món bún chả, bún mọc hay bún cá rô đồng... bún bung vẫn được nhiều người thưởng thức vì hương vị thơm ngon của nó mang lại. Bún bung còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như bún móng giò, bún dọc mùng, bún sườn... tùy theo thành phần có trong món ăn. Một bát bún bung đầy đủ gồm có dọc mùng (bạc hà), mọc viên, móng giò, sườn non...

19. Bún nước lèo miền Tây



Điểm đặc biệt là nước lèo của loại bún này luôn trong veo, không có cặn. Đầu tiên, cho mắm bò hóc vào nồi, thêm một lượng nước vừa đủ, đun sôi, trong suốt quá trình nấu phải canh vớt hết bọt. Cá lóc đồng, làm sạch, luộc, lóc lấy thịt. Xương cá cho vào cối giã chung với ngải bún và sả bằm, sau đó vắt lấy nước cho vào nối nước lèo. Nêm gia vị vừa ăn là được. Bún nước lèo được ăn kèm với đĩa rau sống đủ các loại như: bắp chuối, húng thơm, húng quế, hẹ, giá sống... cùng chén nước mắm ớt nguyên chất cho món ăn thêm đậm đà.

20. Bún gỏi dà Sóc Trăng


Theo những người sành ăn, xuất phát điểm của món bún này là gỏi cuốn, với các thành phần như tôm, bún, rau, giá... Về sau người ta biến tấu bằng cách cho tất cả các nguyên liệu đó vào tô, trộn chung với nước chấm gỏi rồi ăn như và (lùa) cơm. Người Nam phát âm "và" thành "dà" nên món ăn có tên gọi như vậy. Lúc đầu, đây là món bún khô, sau được dùng chung với nước lèo hơi chua có pha tương hột. Đây chính là điểm nhấn làm cho người ăn phải nhớ mãi khi thưởng thức. Điểm khác biệt của món ăn đến từ chính nước dùng có vị ngọt thanh của xương heo, chua nhẹ của nước me và thoang thoảng hương thơm của tương hạt.

21. Bún tiêu giò Sóc Trăng


Nước dùng được nấu từ gia vị chủ yếu là hạt tiêu, tạo ra hương vị cay nồng làm nên đặc trưng cho món ăn này. Hương vị ấm nồng trong món ăn càng ngon hơn nếu bạn ăn trong thời tiết lạnh hay trong những ngày trời mưa.

22. Bún ốc chuối đậu


Tên gọi bún ốc chuối đậu được tổng hợp từ các thành phần làm nên món ăn. Chế biến món này không khó nhưng mất nhiều thời gian vì có nhiều thành phần như ốc, chuối xanh, đậu, thịt lợn... Bún ốc chuối đậu hấp dẫn với màu vàng của nghệ cùng hương thơm đậm đà khiến bạn không thễ cưỡng lại được.

23. Bún suông (bún đuông)


Bún suông là đặc sản của đất Trà Vinh. Tên gọi của món ăn xuất phát từ chả tôm, tươi ngon, mềm mịn được tạo hình như những con đuông (một loại sinh vật vẻ ngoài như con sâu, sống trong cây dừa) tạo nên tên gọi độc đáo cho món bún suông (gọi chệch từ "đuông").
24. Bún chả cá miền Trung


Bún chả cá là món ăn nổi tiếng của người miền Trung với nhiều thương hiệu như: bún chả cá Quy Nhơn, Đà Nẵng, Nha Trang... Chả cá ngon và nổi tiếng do làm từ cá tươi, đảm bảo độ dai. Nguyên liệu thường là cá thu, cá mối, cá cờ… Khi chế biến, người ta thường làm thành hai loại là chả hấp và chả chiên. Dù là chiên hay hấp, chả cá luôn có một vị đặc trưng giống nhau: dai, mềm, ngọt vị cá.25. Bún hến




Bún hến được xem như anh em với món cơm hến nổi tiếng của dân Huế. Món ăn dân dã nhưng là món nhớ đời với nhiều người đến Huế. Đặc biệt là nước hến luộc có màu trắng đục, cho vào đầy một cái tô đã đủ gia vị như rau chuối non, rau môn, ớt, bùi đậu phụng mè rang, đậm đà mắm ruốc, tiêu, tỏi, ớt bột, tóp mỡ heo… Chỉ chừng đó thôi nhưng ngon đến lạ kỳ, mỗi tô bún chỉ một nhúm hến mà vẫn ngọt ngào.


VĂN QUANG * CHO PHÉP THÌ LO




CHO PHÉP THÌ LO, KHÔNG CHO THÌ LẠC HẬU

Trong bài kỳ trước, tôi đã “hàn huyên” cùng bạn đôi điều về chuyện “cờ bịch tại VN thời xa xưa”, đồng thời kể những chuyện có thật tôi đã từng chứng kiến để hy vọng phác họa được đôi nét trung thực nhất về khung cảnh cờ bạc vui chơi thời đó.

(Trong bài này có một con số tôi đã nhớ lầm, đoạn “Từ mạt chược đến các phòng trà tiệm nhảy”. Các cô đầu rượu từ miền Bắc “dô Nam” là năm 1954, chứ không phải 1975 như đã viết lầm. Xin chân thành cáo lỗi cùng bạn đọc).

Kỳ này tôi sẽ bàn về chuyện cờ bạc tại VN hiện nay. Dư luận bùng lên mạnh mẽ khi Chính phủ VN đã chính thức trình dự thảo Nghị định kinh doanh đặt cược đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội VN. Theo dự thảo, Nhà nước sẽ cho phép kinh doanh ba loại hình đặt cược gồm đua ngựa, đua chó và bóng đá quốc tế, cùng với nghị định hoạt động kinh doanh casino.

Chỉ có 2 món cờ bạc nguy hại nhất
 
Trong 4 khoản đó, đua ngựa và đua chó chỉ ảnh hưởng tới một số người ở thành thị và là dân có tiền, loại trung lưu trở lên mới đến trường đua ngựa và đua chó. Dân “nhà quê” chẳng ai biết hai món ăn chơi này. Đua ngựa chỉ có ở TP Sài Gòn, còn đua chó là móm “ăn chơi” sau này mới mọc ra ở Vũng Tàu. Mỗi tuần thu hút vài trăm con bạc đến chơi. Như tôi đã kể với bạn kỳ trước, ngay từ hồi trước năm 1975, các bạn tôi hầu như chẳng ai buồn ngó ngàng đến cái trường đua ngựa ấy, ngoại trừ mấy em ca ve dắt mấy anh “kép độc” có máu cờ bịch đến chơi vài ba trận rồi thường là trắng tay trở về đi “cày” tiếp. Những ông cay cú với đua ngựa và đua chó thường là những ông có liên quan đến “chơi ngựa đẹp” hoặc “chơi chó Tây”. Tuy nhiên sự được thua ở cả hai cái trường đua này không lớn lắm, cho nên không mấy ai quan tâm đến hai cái trường đua này.


Chỉ còn 2 mục là cá độ bóng đá và cờ bạc ở các casino VN đang được đông đảo người dân chú ý đặc biệt. Chúng ta hãy tìm hiểu xem thật sự vì lý do nào có dự thảo nghị định và dư luận trên đây?





Cờ bạc là cứu cánh


Hàng chục năm gần đây, ở VN bỗng dưng có những ông giàu ngang xương, là quan chức thì chuyện giàu sang là hết sức bình thường, nó đã trở thành chuyện tất yếu cứ như người trúng vài chục cái xổ số độc đắc hay đào được kho vàng. Mấy ông ấy không giàu mới là lạ. Còn có những ông “tay ngang” bỗng trở thành đại gia, đại gia chân giày, đại gia chân đất. Có tiền không ăn chơi để làm gì? Nền cờ bịch nhờ “triết lý” đó phát triển nhanh chóng. Các đại gia “thi đua khoe của” lao vào vòng cờ bịch, khi ăn khi thua. Nhưng chẳng có anh nào giàu thêm vì cờ bạc cả. Chỉ toàn những anh thua cháy túi. Và càng thua thì càng phải gỡ lại chút vốn. Nay cay ăn, mai cay gỡ chính là cái cứu cánh cho cuộc chơi.


Những anh không có tiền thì hy vọng có tiền nhanh hơn, nhiều hơn nên lao vào vòng cờ bạc. Còn những anh cứ tưởng rằng mình giỏi, mình đáng làm thầy mấy thằng giàu ngu dốt, không giải thích được tại sao nó lại giàu hơn mình, vợ con nó sống sung sướng như bà hoàng, trong khi suốt đời vợ con mình nheo nhóc, đói rách. Anh ta lại thèm những chiếc xe sang trọng, mơ những cái nhà lầu sừng sững trước mắt, nên chỉ còn hai cách, một là đi ăn cướp hai là đi cờ bịch, may ra gập vận đỏ cũng nhảy lên hàng đại gia.


Cả cái sự giàu có thể hiểu được và không thể hiểu được trở thành nỗi khao khát của anh dân rách nên rách cũng lao vào vòng cờ bạc để may ra giàu như thằng hoạn lợn, thằng thợ hồ thời xưa. Đó là thứ cứu cánh cho anh rách.





Cho phép thì lo, không cho thì lạc hậu


Giàu chơi theo kiểu nhà giàu, nghèo chơi theo kiểu nhà nghèo. Nền cờ bạc ở VN từ đó trở nên “sung mãn” bội phần. Nhưng mọi hình thức cờ bạc ở VN đều bị cấm, mọi công dân đều phải đánh lén. Và tất nhiên cờ bạc lậu là bị bắt. Ngoại trừ khi có bảo kê. Cái gì củng có “ngoại lệ” của nó. Nhưng bị bắt rồi vẫn đánh, cờ bạc như ma túy âm thầm không bỏ được. Từ đó tệ nạn trộm cướp, giết người lại có cơ hội tràn lan. Cướp giết rồi lại đi đánh bạc, đi cá độ. Cái vòng luẩn quẩn ấy xé nát biết bao gia đình, gây nên biết bao thảm cảnh. Bắt rồi lại phải thả, thả rồi lại bắt, xã hội cứ quay mòng mòng trong khung cảnh hỗn loạn ấy. Chính vì thế nên mới có cái “tư tưởng” là thà cho đánh bạc trong vòng trật tự của luật pháp hơn là cấm, càng cấm càng loạn. Ngoại tệ “chảy máu” ra nước ngoài ngày càng nhiều trong khi nhà nước đã nghèo lại không thu được đồng xu thuế nào lại phải chi cho công tác an ninh, theo dõi, bắt bớ, nuôi tù mỗi ngày một nhiều.


Đây là một “tư tưởng” đã có từ lâu, một “vết thương có thật”, song những nhà làm ra luật chưa nhìn nhận là một thực tế. Cho phép cờ bạc thì sợ dân chê “vi phạm đạo đức xã hội”, không cho phép thì tệ nạn nhiều không diệt được, xã hội loạn khó cai trị.





Lừng khừng và thói đạo đức giả


Có thể lấy câu nói của ông Chủ nhiệm UB Dân tộc Ksor Phước làm điển hình cho tâm trạng ấy: “Nếu đồng ý (cho cờ bạc hợp pháp) thì lo mà không đồng ý thì bị nói là mấy ông già, lạc hậu”. Câu nói phản ảnh rất đúng tâm rạng của các quan. Vì cái sự “lừng khừng” ấy mà cách làm và cách nghĩ cũng “lừng khừng” luôn hay còn mang tính là đạo đức giả. Bởi vậy nên mới sinh ra hàng loạt các dự thảo, các nghị định “không giống ai” vừa thò đầu ra đã bị dư luân đập tơi bời hoa lá. Đã có tới 50.000 văn bản sai quy định bị Bộ Tư Pháp bác bỏ. Gần đây là quy định về ghi họ tên cha mẹ trong chứng minh nhân dân; xử phạt xe không chính chủ; quy định về số vòng hoa được đặt trong đám tang, không rắc vàng mã, không lắp ô cửa kính trên nắp quan tài... quy định quay phim chụp ảnh cảnh sát giao thông làm việc phải xin phép, mới ra hơn một ngày đã phải hủy bỏ. Trước đó, còn có dự thảo nghị định buồn cười như quy định về “ngực lép, chân ngắn” không được đi xe máy, người đứng gác ở các nơi thu phí xe phải khâu túi áo…


Trong khi đó, những cái cần phải ra nghị định hoặc phải bàn thảo sâu sát hơn như cho hay không cho cá độ bóng đá, cho hay không cho người VN chơi ở các casino lại cứ làm thinh hàng chục năm, ông “đại biểu” nào của dân cũng biết và ông nào cũng… im lặng là vàng. Bây giờ sự thể quá đáng lắm rồi mới phải bàn, phải ra dự thảo. Cẩn thận là điều tốt, nhưng cẩn thận quá hóa nhu nhược, hóa “vô cảm” thì không chấp nhận được. Cho hay không, cứ dứt khoát một lần cho rõ ràng “giấy trắng mực đen”.





Tình hình cờ bạc tại VN qua cá độ bóng đá hiện nay


Trước hết xin điểm qua về tình hình cá độ bóng đá. Đây là phong trào điển hình rầm rộ nhất từ thành thị tới thôn quê, không nơi nào không có cá độ bóng đá. Chỉ cần nhìn vào những cuộc chơi này cũng có thể nhìn thấy rất rõ tình hình cờ bạc tại VN hiện nay.


Hãy nhìn lại một vụ cá độ bóng đá trong làng quan chức lên tới hàng triệu đô la Mỹ.


Đó là vào thời nguyên thứ trưởng Bộ Giao thông Nguyễn Việt Tiến. Trong Bộ này có ngài Tổng giám đốc PMU 18 là hách nhất. Ông này phạm nhiều tội, chỉ xin kể một tội có liên quan tới đề tài này là tội cờ bịch. Tòa án xác định nguyên tổng giám đốc PMU 18 Bùi Tiến Dũng đã cá độ bóng đá 1,5 triệu USD với 2 đầu mối là cựu cảnh sát Bùi Quang Hưng và Nguyến Văn Hồng. Một phần số tiền trên do cấp dưới và các đơn vị liên quan hối lộ Dũng. Trong năm 2005, Bùi Tiến Dũng đã giao dịch, đặt cược 1,5 triệu USD với 2 trùm cá độ Bùi Quang Hưng và Nguyễn Văn Hồng, sau khi Hưng và Hồng nhận tiền của các con bạc trên đã chuyển cho một số trùm các độ khác. Những người này sau đó lại liên lạc với các đường dây cá độ ở nước ngoài…


Xét như thế thì tình hình cá độ trầm trọng từ lâu rồi chứ chẳng phải vài năm gần đây. Ngoại tệ của VN chảy ra nước ngoài như suối. Chỉ có một vụ bị phanh phui cũng đã chóng mặt rồi. Chắc các bạn “con nhà giàu học giỏi” ở nước ngoài cũng hoảng hồn chứ nói gì đến dân Việt ở trong nước.


Còn mấy anh “con nhà bình dân” cá độ ở khắp các quán cà phê, từ năm ba chục đến vài ba trăm ngàn, vài ba triệu và cứ thế “ta tiến lên, ta đi lên, ta nộp tiền” vào cá độ. Thế nên anh tryền hình K+ mới chịu khó chi hàng chục triệu đô độc quyền những trận bóng đá hay nhất thi đấu sớm vào thứ bảy và ngày chủ nhật. Các quán cà phê nào cũng cần thuê bao đài K+ để dân ghiền kéo đến ra kèo, đặt cược, tiền trao cháo múc liền. Ngay trong chung cư tôi ở, một quán cà phê có cá độ và ngay đối diện bên kia đường là tiệm cầm đồ.


Văn minh hơn tí nữa, không cần ra quán cà phê thì cá trên các trang web, các trang báo. Trong thời gian diễn ra Euro 2012, CA VN đã ngăn chặn được hơn 300 website cùng 315 địa chỉ IP máy chủ của các website đánh bạc, cá độ bóng đá. Trong đó, khoảng 80% lượng website mới phát sinh bị chặn ngay lập tức.





Cá độ trên mạng vẫn quá dễ dàng


Tưởng rằng sau khi công an phá vỡ hàng loạt tổ chức cá cược qua mạng cuối năm 2012, đầu năm 2013 những kẻ tổ chức cá độ bóng đá sẽ chùn tay. Nhưng không phải vậy. Vào Internet tìm kiếm Google với từ khóa cá cược bóng đá chỉ trong vòng 3 giây đã có trên 5 triệu kết quả. Hàng ngàn địa chỉ sẵn sàng cung cấp trang chơi, tận tình hướng dẫn nộp tiền, cược tiền, rút tiền. Không chỉ Google mà nhiều trang tin điện tử cũng đang quảng cáo cho nhiều trang cá độ bóng đá, trong đó có một trang tin chuyên về bóng đá. Mới vào đầu giải, các trang cá độ đang tích cực khuyến mãi kéo khách chơi. Trang M88 khuyến mãi nhân đôi tài khoản nộp, thua cho trích lại hoa hồng. Có trang còn khuyến mãi hấp dẫn hơn: tặng một suất đi Brasil xem giải vô địch thế giới.


Đáng ngạc nhiên, các trang cá độ đều chuyển tiền và thanh toán tiền qua các ngân hàng mà họ quảng cáo là “liên kết”. Tìm hiểu những người đã từng thắng, họ chuyển tiền cho nhau rất dễ dàng.


Hiện nay, ngoài M88, Ibet, Sbobet… còn hơn 10 trang cá độ đang hoành hành tại Việt Nam. Mặc dù trang chủ đặt tại nước ngoài nhưng toàn bộ hệ thống điều hành nằm trong nước. Tổng đài tư vấn khách hàng với số điện thoại 00442... ứng trực trả lời 24/24h còn nhanh hơn tổng đài 1080 của ngành bưu điện. Các cơ quan chức năng làm gì mà bỏ ngỏ đối với hoạt động cờ bạc trái phép này?


Với những lời đường mật đánh trúng tậm lý của dân chơi, những tay có máu đen đỏ dễ dàng xà vào lòng các ông chủ sòng bạc nước ngoài.





Những người chơi không sợ bị bắt


Bản thân Chính phủ VN cũng đã thẳng thắn công bố những hệ lụy – dù chỉ là phần nổi của tảng băng – của những hoạt động ngầm. Đó là 1.254 vụ cá cược bất hợp pháp bị phát hiện. Đó là số tiền thu giữ hơn 50 tỉ và 2,5 triệu USD. Đó là thực tế có trận, có người cá độ hơn 300 ngàn USD. Có tổ chức đã nhận cược hơn 10 triệu USD. Bản thân Quốc hội cũng đã xác nhận tình trạng người Việt Nam ra nước ngoài để chơi casino dẫn đến ''chảy máu'' ngoại tệ. Và cuối cùng, Ủy ban Thường vụ Quốc Hội cũng đã “gật đầu” cho phép thí điểm cho người Việt Nam vào chơi trong casino Vân Đồn- Quảng Ninh.


Có những vị đi nước ngoài như đi chợ, tiền trong các ngân hàng trong và ngoài nước không ai biết bao nhiêu, họ chẳng bao giờ bị bắt, bởi lẽ rất giản dị là họ không thèm chơi ở VN, họ ra nước ngoài chơi thả cửa và hợp pháp cứ như ông hoàng xứ dầu lửa Ả Rập. Mỗi lần đi lại có một chân dài theo sau “nâng khăn móc túi”.


Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa cũng phải nhìn nhận “hậu quả của cá cược bóng đá ở Việt Nam hiện rất lớn. Đặt ra việc này là để giải quyết vấn đề xã hội chứ không phải thu ngân sách, kinh tế”.


Chưa nói đến ở TP Sài Gòn và các tỉnh giáp với viên giới Campuchia, khá nhiều vị kéo nhau sang các casino của Campuchia đánh bạc. Đã có rất nhiều cậu thua cháy túi, vay mượn của chủ sòng bài hoặc của “xã hội đen” bị chúng bắt giam hành hạ, buộc gia đình phải mang tiền sang trả nợ. Đồng tiền mồ hôi nước mắt của dân làm ruộng cũng phóng sang bên kia biên giới quá nhiều rồi và vẫn đang tiếp tục.

Dân yêu bóng đá thích đội nào?

Nói về dân cá độ bóng đá vẫn yêu thích các đội bóng của Anh, họ quen thuộc với những cái tên đội bóng MU (Manchester United) mà nhiều ông bình luận viên truyền hình VN gọi là đội “mờ u”, tôi không hiểu tại sao họ lại không gọi là “mờ xi” (Man City) và những cái tên cầu thủ như Rooney, Van Persi…. Hôm nào có trận đối đầu nảy lửa như MU với Chelsea là náo nức chờ đón và cá độ tưng bừng. CA chán, cũng chẳng còn muốn bắt. Các đội Đức và Tây Ban Nha cũng bắt đầu được chú ý, nhưng chắc còn lâu mới được chào đón bằng các đội của Anh.

Còn bóng đá VN hồi này làm dân chán quá rồi. Đội bóng Sài Gòn Xuân Thành tức mình vì bị phạt oan, bỏ luôn giải, không thèm chơi nữa là gáo nước lạnh tạt vào mặt làng bóng đá VN. Cho nên có cho cá độ bóng đá VN hay không chẳng phải là điều quan trọng. Cá độ mà cứ nghi là cầu thủ đá như buồn ngủ, vừa đá vừa nằm sân nghỉ mệt câu giờ hay trọng tài cũng bị nghi là bán độ rồi cãi nhau um xùm, làm gì còn hứng thú mà cá nữa, chỉ thua oan. Đến khi mở cửa sân bóng cũng không có “khứa” vào xem thì hết chuyện nói rồi. Thế nên có cho cá độ hay không chẳng có gì đáng bàn.

Những cuộc chơi “bình dân” hợp pháp và không hợp pháp

Nếu nói chơi chơi cờ bạc hợp pháp hiện nay, ai cũng hiểu đó là chơi xổ số. Tỉnh nào cũng có, giàu nghèo gì chơi tuốt hết. Dân làm ruộng, bán ve chai cho đến các ông bà trí thức lớn, trí nhỏ đều vui vẻ bỏ tí tiền mua vé số và mua riết thành “ghiền”. Thật ra đây là “trò chơi” với 10 con số và “ngày nào cũng chỉ 10 con số” còn có “tính cờ bạc'” hơn là cá độ bóng đá. Bạn chỉ cần ngồi ở một quán phở, quan cà phê đầu hẻm, cũng có ít nhất vài chục lần phải lắc đầu đến xái cổ vì mấy người bán xổ số mời mọc. Có người mời rất lỳ lợm, bạn lắc vài cái chưa chịu đi.

Đi kèm với trò chơi xổ số là đường dây lô đề. Đây cũng chính là trò cờ bạc nguy hiểm nhất cho người bình dân. Có tí tiền là chui vào lô đề. Là anh em với xổ số hợp pháp nhưng lô để lại hoàn toàn bất hợp pháp. Càng bất hợp pháp càng nẩy nở mạnh.


Gần đây nhất một “Bà trùm” cầm đầu đường dây thầu đề bạc tỷ tại Sài gòn bị bắt với nhiều đàn em và tang vật. 13 điểm ghi đề. Các “đại lý” đánh bạc bị bắt quả tang nằm rải rác ở quận 11, Tân Bình, Tân Phú và Bình Tân. 27 bị tạm giữ cùng bà “trùm đề”.


Bà “trùm” Tuyến khai nhận đứng ra thầu đề từ cuối năm 2010. “Bà trùm” này mở rộng chân rết là các đại lý ghi số đề ở nhiều quận. Cuối ngày, sau khi tính toán ăn thua, nhiều đàn em thân tín sẽ được bà Tuyến sai đi giao, nhận tiền. Mỗi ngày có hàng trăm phơi đề được fax về nhà Tuyến với số tiền cược trên dưới 500 triệu đồng. Bà này thừa nhận mỗi ngày bình quân thắng khoảng 300 triệu. Bà Tuyến nói tỉnh queo: “Có ngày thua hơn chục tỷ nhưng khoảng chừng một tháng sau là tôi kiếm cả vốn lẫn lời”.


Đó chỉ một đường dây ở Sài Gòn, còn bao nhiêu đường dây khác nữa vẫn hoạt động từ nhiều năm nay ở khắp các tỉnh thành cho tới thôn quê. Kết luận không ngoa rằng hầu như “cả nước đang đánh bạc bất hợp pháp”.

Còn phải chờ
 
Hiện nay còn nhiều ý kiến trái ngược nhau về vấn đề cho hay không cho phép cá độ bóng đá, cho hay không cho người VN vào đánh bạc tại các Casino tại VN. Còn rất nhiều quy định cần phải cân nhắc như mỗi lần cá độ bao nhiêu, tổ chức như thế nào và 7 đối tượng không được phép tham gia đặt cược, trong đó, nếu đối tượng thuộc diện bị bố, mẹ, vợ, chồng, con ruột có đơn đề nghị không cho tham gia đặt cược.


Nhưng nhìn chung dư luận, đa số đã có vẻ đồng tình với dự thảo cho phép này. Tôi chỉ nêu hai thí dụ ngược chiều trong rất nhiều lời bình của độc giả tràn lan trên các báo:


- Ban Phan Thanh Tùng viết ngắn gọn: “Đáng lẽ ra "cá cược" phải được cho phép lâu rồi.Thu nhập đánh thuế từ nguồn này là rất lớn, xã hội sẽ được hưởng lợi,tạo được nguồn thu cho nhà nước, người dân đỡ phải đóng phí chồng phí như hiện nay”.


- Ông Vũ Vinh Phú - nguyên Phó giám đốc Sở Thương mại Hà Nội viết “Tôi phản đối hợp pháp cá cược bóng đá. Đua ngựa, đua chó thì có thể chấp nhận cá cược, chứ cá cược bóng đá thì… hỏng”. Lý do, theo ông Vũ Vinh Phú, việc cá cược là không phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt. “Hợp pháp cá cược khiến nhiều người rơi vào tâm lý ăn thua, ảnh hưởng tới tình cảm, đạo đức xã hội, nghĩa vợ chồng… Cá cược cũng như hành động giáo dục thế hệ trẻ, thế hệ tương lai chơi cờ bạc.


- Khi được mời góp ý về dự thảo này, một Bộ có liên quan nhiều nhất đến hoạt động đặt cược - cho rằng hoạt động đặt cược (thực chất là đánh bạc, gá bạc) đang diễn ra hết sức phức tạp. Do vậy, cho phép đặt cược dù ở mức độ nào cũng dễ hiểu là Nhà nước đã hợp pháp hóa hoạt động đánh bạc, gá bạc trái phép hiện nay. Khi đó, hoạt động đánh bạc, gá bạc dưới mọi hình thức (được phép hay trái phép) sẽ phát triển tràn lan, khó kiểm soát. Bộ này cũng đánh giá dự thảo nghị định "chưa có cơ sở pháp lý vững chắc để ban hành" mà cần tiếp tục chỉnh lại theo hướng chặt chẽ hơn, tránh những vùng “tranh tối, tranh sáng”.

Có lẽ ranh giới mong manh giữa các hoạt động được phép và không được phép trong hoạt động kinh doanh cá cược cần có thêm thời gian để làm rõ và chỉnh sửa cho phù hợp hơn với thực tế cuộc sống. Trên thế giới có 135 quốc gia cho phép, nhưng ở châu Á chỉ có 19% quốc gia cho phép điều này. Đó là thái độ thận trọng của các Chính phủ.

Còn ở VN, tôi nghĩ ngày pháp luật chính thức cho phép cá độ bóng đá cũng sẽ đến, nhưng bao giờ thì chỉ có trời biết, bởi còn phải “thảo luận” dài dài và cũng bởi cái tâm trạng cho phép thì lo, không cho thì lạc hậu.


Văn Quang – 30-8-2013

Saturday, August 31, 2013

NGUYỄN ÁNH 9

 

 Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 : Tôi chỉ mong dòng nhạc tử tế được hát một cách tử tế

Nhạc sĩ kiêm tác giả Nguyễn Ánh 9 (DR)
Nhạc sĩ kiêm tác giả Nguyễn Ánh 9 (DR)

Thụy My
Vừa qua dư luận đã dậy sóng trước việc nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, khi trả lời một tờ báo mạng đã có những nhận xét thẳng thắn về một số ca sĩ nổi tiếng tại Việt Nam hiện nay. Một ca sĩ bị chạm tự ái đã phản bác mạnh mẽ. Nhưng điều đáng chú ý là sau đó trên báo chí chính thức cũng như trên các mạng xã hội, hầu hết là những tiếng nói ủng hộ những lời nói chân thành của người nhạc sĩ đã có nhiều năm trong nghề, trong khi các ca sĩ được ông đề cập có lượng fan hết sức đông đảo.

RFI Việt ngữ đã đặt câu hỏi với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 cách đây vài hôm, trong lúc các diễn đàn tràn ngập những bài viết về sự kiện này.



Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 - TP Hồ Chí Minh
31/08/2013
by Thụy My
RFI : Kính chào nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, rất cảm ơn ông đã nhận lời trao đổi với RFI. Thưa nhạc sĩ, vì sao vừa rồi ông đã lên tiếng ?Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 : Đúng ra thì tôi là một nhạc sĩ sáng tác. Có những báo phỏng vấn là có một số ca sĩ hát bài như thế nào, cảm nghĩ của tôi về ca sĩ bây giờ…Thì tôi cũng có nói là đứng trên phương diện cá nhân riêng tôi, có nhiều ca sĩ nổi tiếng, nhưng khi hát bài của tôi thì không diễn tả hết được bài hát, rồi lại hát bằng một phong cách khác, làm thay đổi hoàn toàn bài hát của tôi.

Cá nhân tôi là tác giả thì tôi có quyền bày tỏ nỗi niềm của tôi là tôi không thích, mặc dầu người đó có thể là một ngôi sao. Tôi đâu có chê họ hát dở, hay chê họ không có tài. Mỗi người có một cái tài riêng, có cái riêng của mình để mà có khách, có số lượng người hâm mộ, nhưng cá nhân tôi thì tôi không bằng lòng.
Khi tôi nói như vậy là trên vấn đề xây dựng, góp ý kiến. Tinh thần mà tôi nói đó, người viết báo viết hơi chệch một chút. Đặt cái tựa đó như là một hình thức tôi xúc phạm tới họ, tôi khinh rẻ họ chẳng hạn. Trong khi tôi không « chửi bới » ai hết, chỉ có lời nói chân thành của tôi mong là nếu là hát bài của tôi được đàng hoàng thì hát, còn nếu không hát được thì thôi. Chớ đừng có hát như vậy thì tội nghiệp cho bài hát của tôi, và tội nghiệp cho tôi nữa !


RFI : Vì sao, thưa nhạc sĩ ?
Tại vì tôi quan niệm rằng người ca sĩ là tác giả thứ hai, sau tác giả viết ra bài hát. Vì người ca sĩ đó chuyển tải những gì mà tác giả bài hát đã viết ra, để đưa tới công chúng. Xong rồi còn phải qua ban nhạc đệm nữa, phong cách đệm làm sao cho theo ý tứ bài hát. Chứ không phải một bài hát rất trữ tình, lãng mạn rồi tự nhiên chơi nhạc xập xình vào thì nó mất hết cái lãng mạn của bài hát đi.
Đồng thời mặc dầu giọng ca đó rất đẹp, rất là tốt, có học đàng hoàng, nhưng mà khi hát bài của tôi nhiều khi cường điệu quá, thì đâm ra cái trữ tình, cái dễ thương, cái tình cảm của bài hát không còn nữa. Tôi buồn thì tôi chỉ nói lên vấn đề đó thôi, để rồi nếu người ca sĩ hay những sao đó họ nghĩ lại chút xíu, họ hát bài tôi một cách tử tế hơn, một cách nghiêm chỉnh hơn. Còn hoặc là họ đừng hát thì tốt hơn.
Bài hát cũng như đứa con tinh thần của tôi vậy. Khi sanh nó ra được rồi thì ai cũng muốn con mình đẹp, khỏe, dễ thương. Rồi người ca sĩ mà dẫn nó ra giới thiệu với khán giả thì cho nó bận đồ tử tế một chút. Đừng có hoa hòe quá, tội nó. Tại vì nó đâu có biết gì đâu, cho nó bận cái gì thì nó bận cái đó, thành ra nhiều khi không thích hợp. Đeo bông tai hay vòng vàng vào đâm ra nó dị hợm đứa con tôi đi. Tôi chỉ mong nó trình làng với bà con sao cho đẹp mắt, dễ thương, để ai nấy yêu thương nó. Đó, tôi chỉ mong mỏi thế thôi.
Còn nếu mà anh không cho bận được áo đắt tiền thì thôi, để cho người khác bận cho hợp hơn, họ may đẹp hơn hay là vừa ý hơn, họ trang sức cho cái áo đẹp hơn. Tinh thần là như thế.
Nhưng rồi người viết báo lại viết khác, nhấn mạnh đến chỗ như là tôi thóa mạ những người ca sĩ đó, đâm ra hiểu lầm. Rồi từ sự hiểu lầm đó dẫn đến một giây phút nào đó mất bình tĩnh. Mấy người ca sĩ khác thì họ im lặng không nói, họ hiểu tôi. Tôi vốn là một nhạc sĩ nổi tiếng hiền lành, ít nói, mà tự nhiên giờ tôi nói một lần, tôi « phang » như vậy thì họ cũng hiểu là vì người viết bài chuyển tải không đúng những lời tôi nói.
Chỉ riêng có một người không hiểu điều đó. Hồi đầu tôi cũng buồn, tôi cũng bị sốc. Nhưng sau tôi nghĩ lại chắc đó là tuổi trẻ thành ra thôi, mình cũng thông cảm, nóng nảy là chuyện thường. Nếu chừng nào bình tâm nghĩ lại chắc cũng sẽ ghi nhận ý kiến của tôi thôi .
Tôi chỉ muốn cái đẹp cho tất cả mọi người, và người ca sĩ cũng thấy đó là cái đẹp. Tôi cũng mong là họ hát tử tế - dòng nhạc tử tế của tôi được người tử tế hát, cho những khán giả tử tế nghe. Tôi chỉ muốn thế thôi.
RFI : Nếu ca sĩ được coi là tác giả thứ hai như ông nói, đặt ví dụ như người ca sĩ đó nói rằng họ hiểu bài hát đó như vậy nên diễn đạt như họ hiểu thì ông thấy thế nào ?
Nếu mà họ lười thì tôi chỉ yêu cầu họ đừng có hát nữa – đừng hát bài đó nữa, tội nghiệp chú, thế thôi. Còn nếu họ tiếp tục hát như vậy thì nếu họ có khách, người nghe họ chắc cũng không « tử tế ». Có nhiều người chỉ cần biết là thần tượng của họ hát thôi, họ không biết đương hát bài gì nữa ! Họ chỉ hoan hô sự có mặt của thần tượng của họ thôi - thì đó lại là vấn đề khác rồi.
RFI : Hình như là bây giờ có nhiều giá trị giả tạo quá phải không thưa nhạc sĩ ?
Đương nhiên là tôi thấy cũng có những giá trị ảo. Giá trị thật sự là giá trị tồn tại mãi với thời gian. Còn giá trị ảo chỉ trong một giây phút nào đó thôi, rồi sẽ đi vào quên lãng. Thì đó, tùy theo người ca sĩ. Thời gian làm ngôi sao của họ rất ngắn, họ chỉ muốn rồi họ hưởng an nhàn, họ dư tiền dư bạc, họ về sống với nghề khác.
Còn những người nghệ sĩ thực thụ, tử tế, chẳng những sống với nghề mà họ còn yêu nghề của mình, coi đó là lẽ sống của đời họ. Họ đem tiếng hát phục vụ cho mọi người, nói lên tình cảm của mình. Đó là những người hát tử tế, những người ca sĩ biết yêu nghề của mình.
Và những người yêu nghề thì tôi nghĩ rằng vẫn còn đó, thành ra tôi không sợ những cái danh vọng ảo lấn lướt. Sự thật nó tồn tại mãi.
RFI : Có vẻ như làm ca sĩ bây giờ dễ hơn phải không ạ, trong khi thời trước mỗi ca sĩ đều có một phong cách rất riêng…
Đúng rồi. Tại vì hồi xưa thí dụ như Thái Thanh hát thì biết đó là giọng hát của Thái Thanh. Khánh Ly hay là Lệ Thu, Duy Trác, Tuấn Ngọc, Sĩ Phú…mỗi người đều có một giọng riêng của mình, nghe họ hát là biết ai hát ngay.
Còn bây giờ giới trẻ có nhiều người hát đóng khung vào một thứ, cũng cái kiểu hát đó, rồi hát không rõ lời. Người Việt Nam hát tiếng Việt mà giống như người ngoại quốc hát tiếng Việt vậy đó, mình hổng biết ai là ai hết. Có thể người này vắng, người kia thế cũng chẳng ai biết hết trơn. Thành ra không có dấu ấn cá nhân, mà đây chỉ là bắt chước với nhau tập thể thôi - tưởng người đó hát như thế là hay, bắt chước theo.
Trong nghệ thuật nếu mình bắt chước, tức nhiên là mình đã thua rồi, tại vì bản photocopy không bao giờ bằng bản gốc hết. Trong ca nhạc cũng vậy. Cứ đinh ninh là mình bắt chước « sao » thì sẽ được như « sao » – không phải vậy đâu !
Nhưng mà « sao » ở đây là « sao » thế nào ? Có những người tự nhận mình là ngôi sao. Có người được các cơ quan truyền thông báo chí tung hô lên, những người bầu sô tổ chức tự quảng cáo là sao này sao nọ, thét rồi họ tưởng họ là sao. Có những người hát hay thật, tuy không được tung hô, nhưng mà họ vẫn là sao. Sao trong lòng mọi người chứ không phải là sao trên sân khấu.
Tôi nghĩ mình hát không phải là mình kiếm cái « sao », mà mình hát cho tâm hồn mình, sống với cái nghề của mình - đem tiếng hát lời ca đến cho mọi người. Phải trân trọng, trau giồi, phải yêu nghề thì mới tiến triển trên con đường nghệ thuật. Và lúc nào cũng cố gắng rèn luyện mình, ngày mai phải hơn ngày hôm nay. Chứ nếu thành công xong mình đứng một chỗ rồi vênh vênh tự đắc, ngủ quên trên chiến thắng, thì đứng đó hoài thôi chứ không thể nào lên được nữa.
Nghệ thuật nó mênh mông lắm, không thể nào biết đâu là bờ bến, thì làm sao mình biết là mình đã đạt đỉnh cao của nghệ thuật được ? Đó là vô cùng khó, và cả một đời người chưa chắc đã đạt tới vinh quang của nghệ thuật.
RFI : Ông cũng có nhận xét là trước đây nhạc sĩ sáng tác vì cảm xúc, bây giờ thì không ít người viết theo đơn đặt hàng…
Nhiều khi mình cũng phải thông cảm như thế này. Nhạc sĩ xứ nào không biết, chứ ở Việt Nam mình nghèo lắm. Nhạc sĩ viết lên tâm tư mình thôi. Ngoài ra có những người viết theo đơn đặt hàng, tại vì họ cần sống chứ.
Rồi khi họ viết được một, hai bài thì thấy kiếm tiền sao dễ quá, đồng tiền làm cho họ quên đi cái bổn phận thiêng liêng của mình là sáng tác. Bây giờ họ sáng tác không phải cho mọi người mà sáng tác cho một, hai người nào đó. Nếu vì cái chung thì luôn tốt hơn vì cái riêng, phải không ?
RFI : Trong thị trường ca nhạc hiện nay, dường như giọng hát của ca sĩ không còn là quan trọng nhất, mà phải có những yếu tố khác như có vũ đoàn phụ họa chẳng hạn ?
Bây giờ thì theo « thời trang », mốt bây giờ ca sĩ hát thì phải có múa phụ họa phía sau. Nhưng không nên lạm dụng quá. Bài nào cũng như vậy đâm ra không còn ý nghĩa của phần múa đệm cho bài hát đó mà thành một thứ bắt buộc, thì không còn hay nữa.
Cũng như nếu món nào cũng bỏ ớt nhiều, cay quá làm sao người ta ăn nổi ? Phải tùy theo bài hát, tùy theo phối âm, tùy theo sân khấu để rồi kết hợp hay là không kết hợp với màn múa cho hay hơn. Chứ không phải là không biết màn múa đằng sau là cái gì, chỉ biết múa qua múa lại thấy đẹp thì thôi, hết, không để lại ấn tượng gì.
Đó là sự lạm dụng, riết rồi tập cho người ta nếu ca sĩ ra hát mà không có ban múa thì không phải « sao ». Làm cho con mắt khán giả quen với mấy cái đó, tưởng là hát thì phải có múa, hổng có thì họ la ó.
Đó là một hình thức – xin lỗi nói cũng hơi quá – mình giáo dục cho quần chúng đi xem thế nào là nghệ thuật. Điều đó là quan trọng, mà ít người để ý tới. Đối với người ca sĩ cũng vậy. Ca sĩ kia hát có ban múa mà tôi không có, bộ tôi dở hơn mấy người kia, không « có thớ » bằng mấy người kia ? Đừng có định kiến sai lệch như thế.
RFI : Phải chăng có những ca sĩ ỷ lại vào giọng hát tốt nên không quan tâm lắm đến tình cảm, đến cái hồn của bài hát ?
Đối với tôi, những ca sĩ hát mà tôi tâm đắc là những người ca sĩ hát bài tôi đúng với tinh thần của nó, với những gì tôi viết ra. Tôi không quan niệm ca sĩ « lớn » hay « nhỏ ». Ví dụ cô Thái Thanh hay Lệ Thu, Khánh Ly, Thanh Thúy…chẳng hạn thì các ca sĩ ấy cứ hát, nhưng còn có những ca sĩ hạng B, hạng C…
Nói là hạng B, C chứ thật ra phân hạng thì kỳ lắm. Họ không có may mắn như những người hạng A thôi. Họ vẫn hát hay, nhưng họ chưa có môi trường, chưa có dịp để xuất hiện trước công chúng, và không có ai đưa họ ra ánh sáng hết.
Nếu may mắn có một cơ hội lọt ra ngoài ánh sáng thì họ sẽ tỏa sáng. Nhưng họ vẫn âm thầm hát trong những chỗ nhỏ nhoi, những phòng trà, những quán nho nhỏ. Họ hát vẫn hay như thường. Mà tôi thấy phần đông những ca sĩ hát ở những chỗ nhỏ như thế là những người hát có hồn nhất.
RFI : Trong thời đại điện tử này, dù đã có kỹ thuật làm cho hay hơn nhưng có lẽ vẫn phải tôn trọng người sáng tác và khán giả ?
Tôi nghĩ rằng không riêng ở Việt Nam mà tại các nước khác trên thế giới - dòng nhạc cũ, dòng nhạc hồi xưa, lúc mà chưa có những cái văn minh hiện đại như bây giờ - người ta hát hay hơn nhiều lắm. Vì sao ? Bây giờ những gì hay đều là nhờ máy móc sửa chữa lại hết. Hồi xưa ca sĩ hát thật, ban nhạc chơi thật, và người viết hòa âm cũng thật luôn.
Bây giờ toàn là thâu bài hát thì chỉ cần hát qua một lần rồi máy tự động sửa, cao thấp tùy ý, trong veo hay trầm bổng là máy móc làm hết. Thì họ đâm ra lười biếng, và không lao động nghệ thuật nữa.
Làm sao mà kiếm ra được những Yves Montant, làm sao kiếm được những giọng ca như Edith Piaf, Jacqueline François, hay là Charles Aznavour ? Không ! Mất hết rồi, không còn nữa ! Kỹ thuật nó giết chết tình cảm đi.
Kỹ thuật là con dao hai lưỡi. Nếu mình không biết sử dụng, thì nó giết đi tình cảm con người. Nhưng nếu biết sử dụng, thì vẫn hát một cách tình cảm, cố gắng hát cho tốt. Trừ lúc nào bịnh, yếu quá thì mình cứu vớt bằng kỹ thuật.
Chứ còn thét rồi người ca sĩ ỷ y, thôi, tôi hát không tới thì lên tông. Nhạc sĩ đánh cái tông này khó quá không được, thôi thì cũng đẩy lên một cái. Đâu còn hay nữa đâu. Mà càng hiện đại chừng nào thì tâm hồn càng mất mát.
RFI : Thưa ông, cũng có dư luận cho rằng ông không việc gì phải nói lời xin lỗi ?
Tôi xin lỗi là tại vì thế này : tôi không muốn người ta hiểu lầm tôi. Ví dụ như tôi nói Đàm Vĩnh Hưng hát bài « Đưa em về », nếu mà hát như vậy thì ca sĩ gọi là hạng C, đi hát lót phòng trà cũng hát được. Tại vì những người mới hát thì muốn hát sao thì hát mà, đâu có biết gì đâu ; cũng như mấy người mới học đọc thì đọc tầm bậy tầm bạ vậy thôi. Hát như vậy thì đừng hát, đừng bắt tôi nghe đứa con tinh thần của tôi bị như thế.
Cũng như cô Thanh Lam hát bài “Cô đơn” của tôi. Bài này là một sự lắng đọng, một tình cảm nhẹ nhàng, đầy ăm ắp kỷ niệm trong đó, thì đừng có gào thét. Mặc dầu giọng Thanh Lam rất tốt, nhưng cách thể hiện của Thanh Lam không tốt. Khi tôi nói thế, Thanh Lam cũng hiểu được và có nói tiếng nào đâu. Riêng Đàm Vĩnh Hưng có lẽ còn trẻ, suy nghĩ nông cạn…
Tôi nghĩ rằng khi tôi nói ra, nếu coi đó là những lời phê bình, những gì tôi muốn gởi gấm thì tôi cám ơn. Còn nếu hiểu lầm đó là lời phỉ báng, thì tôi xin lỗi ! Nhưng mà tôi có quyền nói lên ý kiến của tôi - là tác giả của bài hát đó.
RFI : Có lẽ từ hôm đó đến giờ ông cũng rất mệt mỏi ?
Cái gì cũng có điểm đến, điểm đi và điểm dừng. Những việc gì đến thì nó đã đến rồi, và bây giờ cũng đã dừng rồi. Tôi chỉ muốn nói lại một lần chót những suy nghĩ của tôi, ý kiến cá nhân của riêng tôi. Người nào nghe thì tôi cám ơn, không nghe tôi cũng cám ơn. Chứ không phải tôi tự cho mình là một cây « đại thụ » như mấy nhà báo đã phong cho tôi.
Tôi sợ cái chữ « đại thụ » lắm, vì tôi đâu có là cái gì đâu ? Tự nhiên phong cho tôi như vậy, tôi mắc cỡ lắm ! Tôi chỉ là một người nhạc công bình thường thôi mà. Tôi chỉ nói ý kiến cá nhân của tôi, nếu ai hiểu được, thương tôi thì thương, còn ai ghét tôi thì tôi đành chịu .
Cũng nhờ vụ này mà tôi mới biết được là có nhiều người thương thật sự. Không phải vì tôi là nhạc sĩ nổi tiếng, hay vì tôi đàn hay, nhưng vì tôi là một người rất thành thật, và cởi mở, hòa đồng với tất cả mọi người. Không bao giờ muốn một người nào buồn hết, dầu người đó có sỉ vả hay mắng tôi thì tôi cũng cười trừ thôi.
Thì mình xui thôi, ngày nào người đó hiểu là được. Tôi vẫn tiếp tục coi những người đó là bạn đồng hành, không có gì phải trách móc, giận hờn.
RFI : Bữa giờ có thêm những ca sĩ nào phàn nàn, trách móc gì không thưa ông ?
Không, hổng có người nào hết. May quá !
RFI : Có lẽ đây cũng là một trong những sự kiện đáng nhớ trong cuộc đời làm nghệ thuật của ông ?
Đây có thể nói là lần duy nhất, và là một kỷ niệm rất là sâu sắc của tôi, để tập cho tôi bớt cái tánh nói thẳng đi. Vì nói thẳng nhiều khi sự thật mất lòng. Mà mình không nói thẳng thắn thì không được, khổ vậy đó ! Thì thôi đành chịu vậy chứ làm sao bây giờ, bản năng của mình trời sinh ra như thế rồi. Nếu có mang tiếng đi nữa thì cũng chấp nhận, đành mang tiếng thôi.
RFI : Xin rất cảm ơn nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 ở Thành phố Hồ Chí Minh đã vui lòng nhận trả lời phỏng vấn của RFI Việt ngữ.
 http://www.viet.rfi.fr/van-hoa/20130831-nhac-si-nguyen-anh-9-toi-chi-mong-dong-nhac-tu-te-duoc-hat-mot-cach-tu-te

 

BẦU CỬ Ở CAM BỐT -

 


HẬU BẦU CỬ CAM BỐT -

Bài đăng : Chủ nhật 18 Tháng Tám 2013 - Sửa đổi lần cuối Chủ nhật 18 Tháng Tám 2013
Cuộc đọ sức giữa đảng của Hun Sen và đối lập vẫn tiếp tục

 Attachment: trang 5, DL 146


Từ Mỹ trở về Phnom Penh ngày 16/08/2013, ông Sam Rainsy (giữa), chủ tịch đảng Cứu nguy Dân tộc Cam Bốt tuyên bố tiếp tục đấu tranh phản đối kết quả bầu cử ngày 28/7.

REUTERS/Samrang Pring
Phạm Phan / Đức Tâm

Cuộc bầu cử Quốc hội Cam Bốt hôm 28/7 vừa qua đã đem lại thắng lợi cho đảng cầm quyền, theo như công bố của Ủy ban Bầu cử Quốc gia thông báo. Tuy đã có bước tiến lớn so với cuộc bầu cử năm 2008, giành 55 ghế, nhưng đảng đối lập Cứu nguy Dân tộc vẫn khẳng định có gian lận bầu cử và tiếp tục khiếu nại.Cuộc đọ sức giữa đảng của ông Hun Sen và phe đối lập do Sam Rainsy lãnh đạo vẫn tiếp tục. Thông tín viên Phạm Phan tại Phnom Penh tường trình.

Cam Bốt bầu cử ngày 28/07 và đến nay, tình hình vẫn bế tắc vì phe đối lập phản đối kết quả bầu cử, xin cho biết tình hình hiện nay ra sao ?

Trước bầu cử độ hai tháng đa phần báo chí quốc tế đều nhận định đảng cầm quyền tiếp tục thắng cử như các lần trước. Tuy nhiên trong cuộc vận động tranh cử lần này, người dân Cam Bốt đều thấy sự lớn mạnh của phe đối lập, cụ thể là những người ủng hộ đảng Cứu nguy Dân tộc của ông Sam Rainsy và Kem Sokha ngày càng nhiều so với cuộc bầu cử năm 2008, phần lớn là giới trẻ có học.Tại những đơn vị tranh cử quan trọng như thủ đô Phnom Penh, tỉnh nông nghiệp giàu có là Kampong Cham, tỉnh Prey Veng đông dân sát biên giới Việt Nam…hầu hết các cử tri bỏ phiếu cho đối lập.

Những người trẻ thuộc thành phần con ông cháu cha, những người mà các cụ lão đang cầm quyền trong Đảng Nhân Dân Cam Bốt tin tưởng họ sẽ là thế hệ tre già măng mọc, nhưng đa số họ bị thất cử, như trường hợp Hun Many, con trai ông Hun Sen.

Dù việc điếm phiếu được công bố sau ngày 28/7 do Ủy ban Bầu cử Quốc gia thông báo, nhưng phe đối lập vẫn cho kết quả này là gian lận. Theo ông Sam Rainsy, đảng ông phải chiếm ít nhất 63 ghế tại Quốc Hội, chứ không phải chỉ có 55 ghế như Ủy Ban Bầu Cử Quốc Gia nói. Nếu con số này đúng thì đảng cầm quyền chỉ chiếm được 60 ghế và phải thua cuộc.

Do vì tất cả hệ thống truyền thanh, truyền hình, guồng máy phát thanh bằng loa tại miền quê đều do đảng ông Hun Sen nắm hết, thế cho nên, tiếng nói người dân trên các phương tiện truyền thông độc lập cần được chú ý.Hiện nay, chương trình dành cho dân chúng khắp nước góp ý chuyện bầu cử được thực hiện bởi đài phát thanh Tổ Ong độc lập với chính quyền, và được rất nhiều người dân tham gia cũng như lắng nghe hàng ngày.

Các điểm chính mà rất nhiều người dân thảo luận sôi nổi, tán đồng, đó là họ không chú ý đến vai trò của Ủy ban Bầu cử Quốc gia, vì cho rằng cơ quan này thân với chính quyền. Thứ hai, họ kêu gọi phải có cuộc kiểm phiếu độc lập, trong đó các đảng tham dự với sự quan sát của các tổ chức chuyên môn về bầu cử ở trong và ngoài nước. Thứ ba, họ kêu gọi lẫn nhau về cuộc biểu tình toàn quốc nếu chính quyền cứ ngang bướng buộc phe đối lập phải chấp nhận kết quả do Ủy ban Bầu cử Quốc gia đưa ra theo kế hoạch được sắp xếp trước khi diễn ra bầu cử.

Phe đối lập đe doạ biểu tình. Chính quyền điều quân đội và chiến xa vào Phnom Penh. Liệu có xẩy ra trấn áp hay không?

Tình hình vì thế trở nên nóng hơn, tưởng chừng có thể nổ ra biểu tình bất cứ lúc nào. Cách đây khoảng một tuần, có độ 200 người tổ chức biểu tình trước Hoàng cung do một vị sư có tiếng dẫn đầu. Cuộc biểu tình này kêu gọi hai bên bình tĩnh đừng để xảy ra đối đầu bằng sức mạnh.

Chính vì có sự đe dọa từ phe đối lập ngay sau bầu cử mà chính quyền cho di chuyển một số xe tăng và quân trú phòng từ các tỉnh về cửa ngõ Phnom Penh với lý cớ gìn giữ an ninh. Tuy nhiên, các diễn biến này cho thấy chính quyền lo ngại người dân xuống đường đòi lật đổ ông Hun Sen.

Sự xuất hiện xe tăng và binh lính ở sát thủ đô, dĩ nhiên gây tâm lý lo sợ cho một số người dân. Bên cạnh đó cũng có người lên tiếng kêu gọi đừng sợ hãi, hãy can đảm đứng lên để con cháu họ còn có tương lai.

Ông Hun Sen xuất thân là phiến quân Khmer Đỏ, một phong trào chủ trương dùng bạo lực nổi loạn chiếm chính quyền, tất nhiên, ông cũng bị ảnh hưởng lề lối hoạt động này. Chưa ai tiên đoán được, quân đội có nghe lệnh ông Hun Sen để bắn thẳng vào dân một khi phe đối lập huy động hàng chục ngàn người hay nhiều hơn nữa biểu thị cho sức mạnh dân chủ.

Tuy nhiên cuộc đảo chính tháng 7 năm 1997, và nhiều cuộc trấn áp người dân bằng súng đạn cho thấy đảng cầm quyền sẽ không nhân từ với bất kỳ lực lượng nào trong nước muốn kéo ông Hun Sen xuống khỏi chiếc ngai vàng hiện nay. Và tình hình hiện nay vẫn chưa có giải đáp, chưa biết dân thắng ông Hun Sen hay ngược lại.

Trong mọi trường hợp, số lượng dân biểu Đảng Nhân dân Cam Bốt bị giảm qua cuộc bầu cử này. Vậy điều này tác động ra sao đến nội bộ đảng Nhân dân Cam Bốt ?

Đây là hậu quả tất phải đến với một đảng cầm quyền làm mất lòng dân. Trong năm năm qua, sau khi thắng cử năm 2008, đảng cầm quyền không giữ lời hứa với dân khi ra tranh cử. Đã có nhiều đoàn người đại diện cho dân ở các địa phương kéo về thủ đô và đi đến biệt điện của ông Hun Sen để dâng thỉnh cầu nhờ thủ tướng can thiệp giúp đỡ đừng để các công ty quyền thế cướp đất dân, nhưng lời than và nước mắt của dân không được nghe đến.

Kết quả bầu cử năm nay, đảng cầm quyền thấy được âm vang tiếng than của dân. Từ hơn 90 ghế năm 2008, xuống chỉ còn 68 ghế năm nay. Và còn xuống nữa nếu cuộc kiểm phiếu độc lập được tiến hành. Theo kết quả sơ khởi, hơn 1 triệu người bị gạch tên khỏi danh sách cử tri, những người này theo nhận định của đảng cầm quyền, họ sẽ bỏ phiếu cho đảng đối lập.

Bụng làm dạ chịu, khi đảng cầm quyền xa rời dân thì dân tin đảng đối lập để chọn mặt gởi vàng. Theo luật Cam Bốt, mỗi đảng có quyền sắp xếp nhân sự trong đảng để đảm đương đủ số ghế mà họ chiếm được trong bầu cử. Bị mất nhiều ghế, đảng cầm quyền sẽ đưa người trẻ là con ông cháu cha vào thay các nhân vật không có thế lực trong đảng.

Kết quả cuộc bầu cử ngày 28/7 cho thấy sự trưởng thành của người dân Cam Bốt trong việc sử dụng lá phiếu dân chủ. Và cơ hội thắng cử một cách minh bạch cho một đảng cầm quyền chỉ biết có mình đã không còn nữa.

Giới quan sát đánh giá ra sao về vai trò của đối lâp trong tương lai ?

Sự lớn mạnh của phe đối lập, cụ thể qua số phiếu mà họ chiếm được chưa chính thức là 55 ghế so với hơn 30 ghế năm 2008 cho thấy đối lập Cam Bốt ngày một mạnh hơn. Theo nhiều nhà quan sát thì cho rằng từ đây về sau đối lập sẽ là lực lượng nặng ký trong chính trường mà đảng cầm quyền phải kiên dè.

Sự lớn mạnh đi lên từ chỗ lòng dân bất mãn chính quyền không làm gì nhiều để thỏa mãn nguyện vọng rất bức thiết của đại đa số dân nghèo. Có một điểm mà giới quan sát chưa nói nhiều đến, đó là đi kèm với sự lớn mạnh của phe đối lập là tình cảm kỳ thị cũng lan rộng hơn.

Những người dân ủng hội đối lập không ngại miệng cho rằng chính quyền hiện nay được người Việt dựng lên, và ảnh hưởng của Việt Nam lan tràn trong xã hội. Nếu ông Sam Rainy không điều chỉnh quan điểm chính trị cho cân bằng thì cái ác mà ông định diệt chưa mất, nhưng cái ác biểu hiện qua óc phân biệt sắc tộc của không ít người Cam Bốt dành cho người Việt, sắp được đẻ ra.

(Fw: hung vu , NVQG, 8/19/2013, 6.00AM)

 

Cam bốt : bầu cử Quốc hội, Đảng đối lập trỗi dậy mạnh mẽ

Dân Cam Bốt đang theo dõi kết quả bầu cử ngày 28/07/2013 tại một ngôi chùa ở Phnom Penh.
Dân Cam Bốt đang theo dõi kết quả bầu cử ngày 28/07/2013 tại một ngôi chùa ở Phnom Penh.
REUTERS/Damir Sagolj

Lê Vy
Cuộc bầu cử Quốc Hội tại CamBốt được báo chí Pháp hôm nay khá quan tâm. Báo Le Monde có bài viết mang tựa : « Tại Cam Bốt, Thủ tướng Hun Sen tái đắc cử mặc dù phe đối lập lớn mạnh ». Báo La Croix thì đăng bài : « Phe đối lập Cam Bốt lên án kết quả bầu cử ».

Theo báo Le Monde, đảng Nhân dân Cam bốt đang cầm quyền đã chiến thắng vào kỳ bầu cử Quốc hội ngày 28/07/2013 nhưng bị mất 22 ghế so với năm 2008. Kết quả cho thấy phe đối lập đang trỗi dậy mạnh mẽ và dành chiến thắng quan trọng. Từ nay, đảng Cứu nguy Dân tộc Cam bốt đối lập của ông Sam Rainsy trở thành sức mạnh chính trị mà chính phủ cần phải tính đến.
Ông Sam Rainsy, được về nước sau khi bị lưu đày 4 năm tại Pháp, nhận định : « Người dân lũ lượt đi bầu để thể hiện thiện chí và nền dân chủ đang tiến bước ».
Tuy nhiên, báo Le Monde cho biết đảng Cứu nguy Dân tộc Cam bốt (CNRP) không thừa nhận kết quả bầu cử do có gian lận. Các đại diện của Đảng tố cáo một số cử tri khi đến nơi bầu cử thì phát hiện ra đã có người bầu thay cho họ. Đảng đối lập còn kêu gọi thành lập một hội đồng giám sát do Liên Hiệp Quốc chủ trì để điều tra về việc cáo buộc có gian lận trong bầu cử.
Về phía Đảng cầm quyền, Thủ tướng Hun Sen, 61 tuổi đã lập kỷ lục là lãnh đạo chính trị cầm quyền lâu nhất châu Á, trong gần ba thập niên. Theo Le Monde, ông Hun Sen đã nêu ra hai lập luận chính để chứng tỏ thành quả cầm quyền khá tích cực. Thứ nhất, là người cựu chiến binh Khmer Đỏ đã đào ngũ qua phía « kẻ thù Việt Nam » trước lúc chế độ Pol Pot sụp đổ, đã đưa đất nước trở lại bình thường và ổn định sau khi đất nuớc xứ Chùa tháp được quân đội Hà Nội giải phóng vào năm 1979.
Thứ hai, ông tự nhận là người mang lại phồn thịnh và đã cải thiện đáng kể cơ sở hạ tầng cho đất nước. Ngày nay, đường xá, phương tiện đi lại và khu vực đô thị nhiều hơn trước. Công nghiệp phát triển hơn, tăng trưởng kinh tế mang lại lợi ích cho một bộ phận dân chúng.
Nhân vật đối lập, ông Sam Rainsy, 64 tuổi, với hộ chiếu Pháp, là một biểu tượng của mong muốn quét sạch hệ thống chính trị luôn bị cáo buộc là gia đình trị và tham nhũng. Hai trong ba con trai của tướng Hun Sen vừa mới được phong các chức vụ quan trọng trong quân đội.
Các nhà bảo vệ nhân quyền còn tố cáo chính quyền đã cấp giấy phép của các dự án công nghiệp cho những người thân cận. Bài báo nhận định nhiều thanh niên Cam Bốt còn quá trẻ để nhớ về thời kỳ Khmer đỏ, và họ có cảm giác đang sống dưới một chế độ độc đảng với khuynh hướng độc tài mặc dù được bao bọc bằng lớp sơn dân chủ.
Về phía nhân vật đối lập, ông Sam Rainsy, trong một cuộc vận động tranh cử ngắn ngủi, ông đã hứa hẹn khá nhiều như tăng lương cho công chức nhà nước, cho những người ngoài 65 tuổi quyền về hưu, tăng mức lương tối thiểu, đảm bảo giá cả cho các mặt hàng thức ăn, hạ giá xăng, chăm sóc sức khỏe miễn phí cho người nghèo…
Tờ báo kết luận để thay đổi phần nào thế cuộc chính trị tại Cam Bốt thì phía đối lập của ông Sam Rainsy sẽ phải dành thắng lợi lớn hơn trong những lần bầu cử sắp tới để giảm tầm ảnh hưởng của đảng cầm quyền hiện nay tại Quốc hội.
Thỏa thuận Bruxelles-Bắc Kinh về pin mặt trời : giới công nghiệp châu Âu thất vọng
Báo Le Monde hôm nay quan tâm đến thỏa thuận giữa Bruxelles và Bắc Kinh về sản phẩm pin mặt trời. Trung Quốc bị cáo buộc là đã phá giá pin mặt trời vì đã trợ giá cho các công ty của mình. Sau một thời gian tranh cãi, ngày 27/07 vừa qua, Ủy viên phụ trách thương mại Liên minh châu Âu Karel De Gucht cho biết đã thành công trong việc đưa ra một thỏa thuận với các nhà xuất khẩu pin mặt trời Trung Quốc, sẽ mang lại cân bằng trên thị trường với giá cả ổn định.
Phòng thương mại Trung Quốc chuyên xuất nhập khẩu máy móc và hàng điện tử gọi đây là những cuộc thương lượng « gay go và tỉ mỉ » nhưng suy cho cùng thì thỏa thuận này cho thấy « thiện chí của phần đông các công ty » Trung Quốc muốn có thể tiếp tục xuất khẩu pin mặt trời sang châu Âu và duy trì được thị phần khá béo bở của mình.
Thế nhưng, các nhà sản xuất công nghiệp châu Âu đã yêu cầu Ủy ban châu Âu điều tra về chống phá giá, đã không mấy hào hứng trước thỏa thuận vừa rồi bởi họ cảm thấy lợi ích của mình không được bảo vệ mấy. Vào đầu tháng Sáu, việc áp đặt thuế quan lên pin mặt trời đã gây chia rẽ sâu sắc trong nội bộ châu Âu. Chính phủ của thủ tướng Đức Angela Merkel phản đối ra mặt. Từ đó, Trung Quốc dọa trả đũa trong nhưng lĩnh vực khác. Bắt đầu từ việc Trung Quốc tiến hành điều tra việc trợ giá của chính phủ Pháp cho ngành rượu vang, gây lo ngại cho phía Pháp.
Bài báo nhận định trong bối cảnh chia rẽ nội bộ, mức thuế mà ông Karel De Gucht ủng hộ ít có cơ may tồn tại hơn 6 tháng và sự thỏa thuận này dường như là giải pháp duy nhất. Ông Milan Nitzschke, phát ngôn viên của nhà sản xuất pin mặt trời Đức thì khẳng định đã trình lên tòa án châu Âu để xem xét lại thỏa thuận trên.
Sữa Candia của Pháp trên đường chinh phục thị trường Trung Quốc
Trong hồ sơ kinh tế, báo Les Echos và báo Le Figaro đồng loạt quan tâm đến nhà sản xuất sữa Pháp Candia và cho biết Candia muốn mở khoảng một trăm cửa hàng tại Trung Quốc. Báo Les Echos chạy tựa : « Sữa : Candia trên đường chinh phục thị trường Trung Quốc ».
Theo báo Les Echos, công ty Candia vừa thông báo đã mở một cửa hiệu đầu tiên vào ngày 23/07/2013 tại Ôn Châu, phía Nam Thượng Hải. Từ nay đến cuối năm, công ty sẽ mở thêm 10 tiệm khác tại các thành phố lớn trong vùng. Theo phát biểu của tổng giám đốc Candia thì trong hai hay ba năm tới, công ty sẽ mở lên đến cả trăm cửa hàng và tập trung chủ yếu tại vùng duyên hải phía Đông.
Tất cả sản phẩm được sản xuất tại Pháp và được cung ứng bởi 12 500 nhà sản xuất tôn trọng các quy tắc nghiêm ngặt về chất lượng. Tiêu chí này sẽ được các cửa hàng Trung Quốc nhấn mạnh khi mà tai tiếng về sữa nhiễm chất melanine vẫn chưa dứt.
Trước mắt thì các mặt hàng bán ra tại Trung Quốc giống y như tại Pháp nhưng theo nhu cầu tiêu dùng, công ty Candia cũng có thể sáng tạo thêm nhiều mặt hàng đặc biệt.
Báo Le Figaro thì mô tả các cửa hiệu được trang trí theo phong cách Pháp với ảnh của các em bé và các bình sữa trong tủ kính. Đặc biệt, tờ báo còn nhận định Candia không phải là nhà sản xuất sữa đầu tiên của phương Tây muốn tận dụng thị trường Trung Quốc. Ngoài ra còn có các hãng khác như Danone, Nestlé, Abbott hay Mead Johnson. Thế nhưng, sự cạnh tranh của các nhà sản xuất sữa phương Tây không phải lúc nào cũng được quốc gia này nhìn với cặp mắt thiện cảm. Trung Quốc buộc tội các nhà sản xuất sữa phương Tây lợi dụng sự mất lòng tin của các bà mẹ Trung Quốc đối với các nhãn hiệu nội địa để tăng giá sữa. Do đó, sau cuộc điều tra về giá sữa vừa qua, một số nhãn hiệu sữa Tây đã quyết định giảm giá.
Pháp : Vụ cướp nữ trang kỷ lục trong lịch sử
Liên quan đến thời sự tại Pháp, các báo chí Pháp đều quan tâm đến vụ cướp nữ trang lớn nhất trong lịch sử Pháp xảy ra vào chủ nhật 28/07/2013. Báo Le Monde đăng bài : « Vụ cướp kỷ lục tại khách sạn Carlton-Cannes ». Báo Le Figaro có bài viết : « Cannes : vụ trộm kinh khủng tại Carlton ».
Theo báo Le Figaro, trị giá của số trang sức bị đánh cắp lên đến 103 triệu euro theo đánh giá mới nhất vào ngày hôm qua. Cả hai tờ báo đều nhận định đây là vụ cướp lớn nhất trong lịch sử nước Pháp, diễn ra giữa ban ngày ban mặt, tại một cuộc triển lãm tại khách sạn Carlton ở Cannes.
Theo báo Le Monde thì tên cướp bịt mặt, đội mũ và mang theo một khẩu súng vào khu triển lãm và mọi việc diễn ra hết sức nhanh chóng. Không hề xảy ra hành động bạo lực nào.
Báo Le Figaro cho biết là các nhà điều tra đang cố gắng xác định xem tên cướp có tòng phạm hay không bởi vì « tên cướp nắm rõ các nơi đi lại và tốc độ xảy ra vụ cướp hết sức nhanh chóng, cho nên có khả năng là có nhân viên bảo vệ hay nhân viên tổ chức triển lãm tòng phạm với tên cướp », theo nhận định của công tố viên Philippe Vique ở văn phòng công tố Grasse. Ngoài ra, hệ thống báo động cũng không hề rú lên khi xảy ra vụ đánh cắp.
Pháp : ¼ dân số là người nhập cư ?
Trên hồ sơ xã hội, báo La Croix hôm nay quan tâm đến nguồn gốc của dân Pháp và cho biết trong suốt mùa hè này, tại bảo tàng Lịch sử và nhập cư ở Paris có hiển thị 4 tấm áp phích trong đó có một tấm với nội dung : « ¼ dân số Pháp xuất thân là người nhập cư ». Một con số có thể gây bất ngờ nhưng đã được nhiều công trình nghiên cứu chứng minh.
Trong cuốn sách mang tên « Le Creuset français » do Seuil xuất bản vào năm 1988, tác giả Gérard Noiriel cho biết « 1/3 dân số Pháp có nguồn gốc từ người nước ngoài ».
Viện Thống kê và Nghiên cứu Quốc gia Pháp (Insee) đưa ra số liệu vào năm 2008 như sau : có 5,3 triệu người nhập cư , tức 8,4% dân số hiện đang sống tại Pháp, chủ yếu là người gốc châu Phi. Ngoài ra, 6,5 triệu có thể được gọi là « thế hệ thứ hai » bởi có ít nhất cha hoặc mẹ là người nhập cư (11%), thường là gốc Nam Âu. Ông Pascal Blanchard, nhà sử học chuyên nghiên cứu về nhập cư nhận xét : « Nếu bạn tìm ngược về cội nguồn 20 thế hệ trước, bạn sẽ có cơ may tìm thấy tổ tiên của mình là người da đen, gốc Haïti, châu Phi ».
tags: Bầu cử - Cam Bốt - Châu Á - Điểm báo
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130730-cam-bot-bau-cu-quoc-hoi-dang-doi-lap-troi-day-manh-me
 

Vận động bầu cử bước vào những ngày cuối tại Campuchia

Người ủng hộ Thủ tướng Hun Sen và đảng Nhân dân đứng dưới chân dung các lãnh đạo đảng. Từ trái: Chea Sim, Thủ tướng Hun Sen và ông Heng Samrin trong một chiến dịch tranh cử tại Phnom Penh.
Người ủng hộ Thủ tướng Hun Sen và đảng Nhân dân đứng dưới chân dung các lãnh đạo đảng. Từ trái: Chea Sim, Thủ tướng Hun Sen và ông Heng Samrin trong một chiến dịch tranh cử tại Phnom Penh.
CỠ CHỮ
Robert Carmichael













 http://www.voatiengviet.com/content/van-dong-bau-cu-buoc-vao-nhung-ngay-cuoi-tai-campuchia/1708734.html
 
PHE ĐỐI LẬP PHẢN ĐỐI KẾT QUẢ BẦU CỬ TẠI CAM BỐT
(07/31/2013 08:28 PM) (Xem: 291)
Tin Phnom Penh - Thủớng Cam Bốt Hun Sen vừa đưa ra luận điệu hòa giải trong bài nói chuyện đầu tiên trước công chúng kể từ cuộc bầu cử quốc hội gây nhiều tranh cãi hôm Chủ nhật. Lãnh tụ cầm quyền lâu năm phát biểu trước đám đông ở Phnom Penh rằng ông mở ngỏ cơ hội thảo luận với phe đối lập, tán đồng việc điều tra các cáo buộc gian lận nếu Ủy ban Bầu cử Quốc gia cảm thấy việc làm đó cần thiết. Trong khi đó, phe đối lập Cam Bốt tuyên bố chiến thắng cuộc bầu cử quốc hội hôm Chủ nhật, và đang bác bỏ kết quả bầu cử ban đầu của chính phủ đưa ra. Đảng Cứu Quốc Cam Bốt hôm nay nói rằng các dữ liệu của riêng họ tại các phòng phiếu cho thấy đảng của họ giành được ít nhất 63 ghế tại quốc hội, so với 60 ghế mà Đảng Nhân dân Cam Bốt giành được. Các số liệu ban đầu của chính phủ công bố hôm Chủ nhật cho thấy Đảng Nhân dân giành được 68 ghế, giảm đáng kể so với cuộc bầu cử lần trưc, nhưng vẫn đủ để để cho Thủ ớng lâu năm Hun Sen tiếp tục nắm giữ quyền lực. Hôm nay Đảng Cứu Quốc của thủ lãnh đối lập Sam Rainsy tập trung để quy tụ các bằng chứng về những cáo buộc vi phạm, trong lúc nhiều cáo buộc gian lận đang được các quan sát viên quốc tế tiếp tục đưa ra.
http://sbtn.net/D_1-2_2-71_4-76349/phe-doi-lap-phan-doi-ket-qua-bau-cu-tai-cam-bot.html

No comments: