Friday, October 21, 2016

TRUYỆN TÙ & VƯỢT BIÊN - VĂN QUANG

DUY NHÂN * CHUYỆN VƯỢT BIÊN: HẢI TẶC VÀ HỆ LỤY


                           CHUYỆN VƯỢT BIÊN: HẢI TẶC VÀ HỆ LỤY

                                                               Duy Nhân



Tác giả Duy Nhân, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, hiện là cư dân Chicago, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Bài viết lần này, Theo tác giả, đuợc trích từ tiểu thuyết của Duy Nhân sắp xuất bản “Sân Khấu Cuộc Đời”. Đây là chuyện kể rất sống động và xúc động, về một con tầu vượt biển. Sau cơn giông bão trên biển, còn nhiều thảm hoạ đang chờ đợi...

Trong lúc hai ngườI nói chuyện thì anh Tín ngửI thấy mùi khét khét bèn nói với Ba Vạn đi kiểm tra thì thấy máy đang bốc khói, đồng thời phát ra tiếng khò khè nặng nhọc một hồi rồi tắt lịm như một ngườI lấy hơi lên trước khi từ giã cõi đời.

Trong cabin, Anh Tín hai tay ôm đầu thất vọng. Rồi anh thẩn thờ đứng lên, tựa vào cabin, đưa tầm mắt nhìn ra khoảng trờI nước bao la trước mặt.
Một lúc, Ba Vạn đến bên anh Tín cho biết bộ phận giải nhiệt bị hỏng làm cho máy tàu bị nóng và cháy đồng thờI hỏi anh Tín phải làm sao bây giờ. Anh Tín lắc đầu nói:
- Tàu mình chạy được ba ngày nhưng cơn bão vừa rồi đã đưa tàu đi chệch mục tiêu khá xa. Phải chi mình có đem theo buồm bây giờ căng lên thì còn chút ít hy vọng . Đàng này...
Bằng một giọng đầy đau khổ, Ba Vạn nói: 



- Tôi đã có làm theo lời anh dặn nhưng vào giờ chót lu bu quá lại không mang theo.
Hai ngườI nói chuyện tớI đây thì im lặng. Không ai nói thêm điều gì nữa mà cùng đứng nhìn con tàu đứng yên tại chỗ, lững lờ, nhấp nhô theo sóng, chỉ lao xao như gió heo may làm lay động mặt nước trong hồ.
Nghĩ đến số phận của hơn hai trăm con ngườI dướI hầm tàu, anh Tín ứa nước mắt, nói vớI Ba Vạn:
- Anh hãy xuống mà giải thích cho họ biết mọI chuyện đi. 



Suy nghĩ một hồi Ba Vạn nói:
- Tất cả chuyện này trách nhiệm là ở tôi. Nhưng tôi không đoán được phản ứng của thuyền nhân như thế nào đây khi nghe tin dữ. Tôi thấy cần sự hổ trợ tinh thần của anh lúc này hơn bao giờ hết đó anh Tín à. Vậy anh hãy cùng xuống đó với tôi. Tôi biết uy tín anh với mọi ngườI trên con tàu này lớn lắm... 



Nghe Ba Vạn nói xong, anh Tín không ý kiến gì rồi cả hai cùng xuống hầm tàu.
Sau khi nghe Ba Vạn báo tin con tàu bị hỏng máy thì gần hai phần ba số ngườI trên tàu đồng loạt đứng lên tỏ thái độ giận dữ, làm cho con tàu mất thăng bằng, lắc lư muốn lật. Anh Tín lo ngại, lên tiếng: 



- Xin bà con đừng đứng lên và dồn về một phía, nguy hiểm lắm.
Đám đông vẫn không ngồi xuống mà có ngườI tiến ra vung tay, nói:
- Mấy ngườI làm ăn gì kỳ cục vậy. Chỉ biết gom vàng thôi rồi đem con bỏ biển hay sao?
Ba Vạn nói hết sức nhỏ nhẹ:
- Tôi thật là có lỗI với bà con, nhưng máy tàu hư ngoài sự tiên liệu của tôi
Một ngườI khác nhìn Ba Vạn bằng cặp mắt trợn trừng như toé lửa: 



- Thợ máy đâu, sao không sửa?
Ba Vạn trả lờI:
- Trong trường hợp này phải có phụ tùng thay thế mà mình không có.
- Đụ mẹ ! Vàng để làm gì mà không có phụ tùng thay thế?
Trong cái không khí nóng như lửa, trong sự ồn ào náo loạn, ngườI ta nghe rõ mồn một những câu chửI thề, những lờI nói chán chường, thất vọng. Anh Tín thấy tình hình quá căng thẳng, nếu để kéo dài thì sự nổI loạn khó mà tránh được. Anh tiến ra, đứng giữa mọI người, ôn tồn nói: 



- Thưa bà con, vì phải chống chỏi vớI cơn bão suốt một ngày, một đêm nên máy tàu bị nóng và bị cháy. Điều này đúng là ngoài sự tiên liệu của mọi người. Tàu chúng ta chở quá tải mà bây giờ không có máy nên rất dễ bị chìm. Tôi kêu gọi bà con hãy bình tĩnh, đừng manh động. Đừng để điều đáng tiếc xảy ra mớimong đối phó được vớI những khó khăn và nguy hiểm trước mặt. Còn nước thì còn tát. Chúng ta sẽ tạo khói, làm tín hiệu để cho các tàu khác thấy, hy vọng sẽ được cứu...
Những lờI của anh Tín mang lại hiệu quả tức thì. NgườI ta lần lượt trở về ngồi lại vị trí của mình. Trong lúc đó, một ngườI đàn bà bồng đứa con nhỏ, đứng lên phát biểu:
- Để được cứu vớt, điều kiện tiên quyết là chúng ta phải còn sống. Chúng tôi muốn biết mình có thể sống được bao nhiêu ngày nữa đây? 



Anh Tín tiếp lới:
- Một câu hỏi rất là thực tế. Đề nghị anh Ba Vạn nói rõ tình trạng thức ăn và nước uống của chúng ta hiện giờ ra sao?
Bầu không khí nóng bỏng trong con tàu bây giờ đã nguội dần, Ba Vạn cũng đã lấy lại được sự bình tĩnh, ông nói:
- Về lương thực, phần lớn bị vô nước biển sau cơn bão. Số còn lại tôi đã phân phát hết cho mọi ngườI rồi, về nước uống chúng ta còn đúng năm can nhựa loại hai mươi lít.
Anh Tín sợ mình nghe nhầm nên lập lại:


- Một trăm lít nước cho hơn hai trăm năm chục con người. Mỗi ngườI không được nửa lít
Nghe anh Tín nói, mọi ngườI trên tàu đều lắc đầu thất vọng. Không khí trong con tàu bây giờ trở nên sầu thảm, ảm đạm. Tất cả dường như xuôi buông theo số phận cũng như chính con tàu đang dập dềnh, nổI trôi theo sóng gió của đại dương.
Một ngày, hai ngày, rồi nhiều ngày qua đi...

Con tàu cứ lơ đễnh trôi theo sóng. Khói được đốt lên làm tín hiệu cầu cứu vẫn cứ bay lên rồi lan toả, biến mất trong không gian bao la. Không phải là ngườI ta không nhìn thấy con tàu mà có rất nhiều tàu qua lại, đến rất gần, mang cờ của nhiều nước khác nhau, nhưng họ vẫn cứ lạnh lùng lướt qua, mặc cho đám thuyền nhân trên boong tàu kêu la cầu cứu bằng nhiều cách thức khác nhau, kể cả hơn một chục thanh niên trương lên những tấm bảng, những cây cờ có kẻ chữ S O S thật lớn, hãy cứu vớt linh hồn chúng tôi. Lương thực đã hết từ lâu. 


Còn nước uống trước đây mỗI ngày mỗI người được một ly, sau giảm xuống nửa ly, bây giờ thì không còn gì cả. Người ta không còn thấy đói nữa mà thấy khát, thấy khô và cháy cổ họng. thấy máu ở lỗ mủi, lỗ tai chảy ra. Nhiều ngườI liều mình uống đại nước biển. Nhưng khi uống vào thì ngã ra chết liền. Ngày nào cũng có người chết và số lượng người chết cứ tăng dần. Ban đầu những xác chết trước khi ném xuống biển còn được vị linh mục làm lễ, đọc kinh cầu nguyện. Về sau vì nhiều ngườI chết quá, những ngườI còn lại thì cũng đã kiệt lực, không còn đủ sức để cầu nguyện nữa nên có xác chết là ném xuống biển. Bầy cá mập quen hơi cứ bám lấy con tàu. Khi xác chết ném xuống biển chỉ thoáng một cái là biến mất tiêu, không để lại chút tăm hơi.


Cuối cùng anh Tín nghĩ ra cách dùng nước biển để chưng cất theo kiểu nấu rượu đế để lấy từng giọt nước ngọt. Cả một ngày một đêm thì lấy được khoảng một lít nước ngọt. Anh cũng được tín nhiệm quản lý và phân phát số nước quý báu này. Mỗi ngày ai cũng được một nắp phén nước thấm giọng, cầm hơi. Vậy mà số người chết đã giảm đi rất nhiều. Ông ngườI Tàu đi chung vớI anh thì đem vàng ra nài nỉ xin anh bán cho mỗi ly nước là một lượng vàng nhưng anh chỉ lắc đầu mà không nói gì cả. Ông Tàu gạ mua một ly nước chỉ vớI giá một cây vàng, thực ra nếu ông muốn đổi tất cả số vàng ông có để lấy một ly nước cũng không ai chịú

Ông dựa lưng vào mạn tàu thoi thóp nửa mê nửa tỉnh. Có lẽ ông đang mơ thấy mình dự tiệc thật linh đình với đầy đủ rượu thịt. Ông ăn đâu hết nên nửa ăn nửa bỏ. Không riêng ông ngườI Tàu mà nhiều người khác cũng đang bị dìm vào mê sảng. Có người thấy mình đang nhâm nhi ly cà phê đá, có ngườI thấy mình được uống không biết bao nhiêu là ly cam vắt, có ngườI thì thấy mình đang bơi lộI trong một dòng suối nước ngọt, trong xanh, mát rượi.

Trong đêm khuya thỉnh thoảng lại vang lên những tiếng la thất thanh có lẽ từ một người đang thấy ác mộng. Không phải chỉ thấy mà ngườI ta còn nghe, nhất là vào lúc đêm khuya. Những âm thanh khi gần, khi xa, khi nghe như tiếng nhạc, khi nghe như tiếng hát, có lúc thì rên rỉ oán than, vọng lên từ dướI biển. Phải chăng là của những oan hồn, uổng tử còn vất vi vất vưỡng đâu đây trên biển, chưa siêu thoát?


Cho đến một hôm, trong lúc con tàu vẫn đang chầm chậm trôi đi như một quan tài nổi thì qua ống dòm, anh Tín phát hiện một con tàu ở rất xa đang tiến lại gần mặc dầu đó mới chỉ là hình thức một chấm đen di động. Anh Tín, Ba Vạn và một số người trên tàu hội ý xem có nên làm tín hiệu để được cấp cứu không. Nhiều người nói nếu mình thấy họ thì họ cũng thấy mình, nên cũng chẳng cần làm gì cả. Vả lại, mình đã làm biết bao lần rồi mà có được ai cứu đâu. Những ngườI khác thì nói: Sao ta lại tiêu cực và bi quan như vậy. Mặc dầu chỉ hy vọng vào lòng nhân đạo của ngườI khác nhưng sao ta lại không làm những gì còn có thể làm được? Vậy là ý kiến thứ hai được chọn và thi hành. Bao nhiêu vải bạt, bao bố, vật liệu hư cũ trên tàu được gom lại, thậm chí nhiều thanh niên còn cởi cả áo khoác ngoài, chất lại thành đống, mang lên boong tàu cho anh Tín bỏ vào thùng phuy cắt ngang phân nửa, châm dầu cặn, đốt lên, tạo khói làm tín hiệu cầu cứu.


Con tàu lạ đã thấy khói và hiện ra càng lúc càng rõ. Vì tàu không cắm cờ nên không ai biết nó thuộc quốc gia nào, làm mọi ngườI phân vân. Cho đến khi nó tớI gần thì mớI biết đó là tàu Thái Lan và khi nhìn thấy những con ngườI quái dị trên tàu thì mớI biết đó là quân cướp biển! Chúng có khoảng trên một chục tên. Đứa nào đứa nấy ở trần trùng trục, thân hình vạm vỡ, nâu sậm như pho tượng, có xâm những hình thù kỳ quái, dâm dật, mặt mày gai góc, râu ria rậm rạp, con mắt trắng dã, lại thêm cái đầu trọc lóc. Một tên cầm súng máy thuộc loại tiểu liên, đứng bất động trong tư thế sẵn sàng nhả đạn trước mũi thuyền. Mấy đứa khác, đứa thì cầm búa, đứa trang bị dao gâm, mã tấu sáng loáng đứng múa may, chỉ sang phía thuyền nhân. Sau khi cho tàu lượn mấy vòng chung quanh tàu anh Tín, lúc đó gần như bất động thì chúng cho cập sát rồi dùng dây neo buộc hai tàu lại với nhau. Tãt cả đều nhảy sang tàu anh Tín chỉ trừ tên cầm súng.

Qua các hành động có lớp lang, thứ tự của đám hải tặc, mọi ngườI đều ý thức rằng đã gặp phải đám cướp biển chuyên nghiệp, nên ai cũng khiếp đảm, tay chân như rụng rời, không còn một phản ứng nào cả. Trước hết chúng thu gom tất cả bao bị, túi xách của từng ngườI mang theo và chuyển tất cả sang tàu chúng, chất thành đống mà không cần biết trong đó có gì. Rồi chúng dồn đàn ông, con trai một bên, đàn bà và trẻ con một bên rồi ra lệnh cho tất cả mọi ngườI cởi bỏ quần áo ngoài ra để chúng lục soát, thu tất cả đồng hồ, nữ trang và mọi thứ mang trên người của nạn nhân bỏ vào bao bố. Nhiều ngườI bịt răng vàng thì bị chúng dùng kìm bẻ ngang, máu tuôn đỏ thắm mặt mày.

Trường hợp thương tâm xảy ra cho ông già ngườI Tàu. Khi bọn hải tặc ra dấu cho ông cởi đồ ra như những ngườI khác thì ông tỏ ra chần chờ và chậm chạp. Tức thì một tên trong bọn túm lấy áo ông giựt tung và xé rách. Một cái ruột tượng quấn ngang thắt lưng ông rơi ra cùng vớI những miếng vàng lá sáng chói rớt trên sàn tàu. Không biết vì tiếc của hay vì phản xạ tự nhiên, ông đưa tay dằng lấy cái ruột tượng. Trong nháy mắt, tên cướp vung mã tấu chém ông từ trên vai xuống tớI ngang bụng. Không kịp kêu lên một tìếng, cả thân người ông đổ sập xuống sàn như thân cây chuối bị chém, máu tuôn xối xả, lai láng. Có nhiều ngườI xỉu, có ngườI sợ quá bèn nhảy xuống biển, bị sóng dìm mất dạng. Mấy tên cướp biển vội gom vàng và cả máu bỏ vào bao rồi lật cái xác ông Tàu xuống biển trước sự chứng kiến của vợ con ông và tất cả thuyền nhân trên tàu, lúc bấy giờ sững sờ, đứng im, chết lặng.

Sau khi cướp của xong thì bọn hải tặc giở trò hãm hiếp phụ nữ. Chỉ trừ những người già hoặc bệnh hoạn kiệt sức nằm co ro, ủ rũ giống như đã chết như chị Vân thì chúng bỏ qua. Số người còn khoẻ thì chúng thay nhau hãm hiếp. Các nạn nhân ban đầu còn chống cự yếu ớt rồi thì cũng đành nhắm mắt xuôi tay trước bầy quỷ dữ, trong sự đau xót và bất lực của cha mẹ, chồng con và ngườI thân. Có một chị phụ nữ có con nhỏ nghĩ ra cách vạch vú ra cho con bú trước mặt bọn cướp, tưởng đâu có thể làm cho chúng xúc động trước tình mẫu tử. Không ngờ điều đó lại làm kích thích thú tính của chúng . Như một con thú điên cuồng, một tên lao tới nắm chân đứa nhỏ lôi ra, ném xuống biển rồi đè chị ra cưỡng hiếp! Trước khi rút lui, bọn hải tặc còn bắt theo một số phụ nữ. Lần này thì có một số ngườI liều chết chống lại bọn chúng, mong giành lại ngườI thân của mình, tạo nên cảnh hỗn loạn trên tàu nhưng cuối cùng tất cả đều bị tên cầm súng bắn gục, cùng với nhiều ngườI khác.

Khi bọn cướp biển rút đi rồi thì bầu trờI vẫn trong sáng, biển vẫn một màu xanh như da trời, gió biển vẫn nhè nhẹ thổi, sóng biển vẫn lao xao, yên ả như chẳng có chuyện gì xảy ra.
Trong lòng tàu, nhiều xác chết nằm rải rác đó đây. Nhiều phụ nữ không một mảnh vải che thân, nằm cong người như con tôm và khóc nức nở. Những ngườI khác thì tóc tai rũ rượi, mặt mày hốc hác. Có ngườI thì mình mẩy đầy máu. Nhiều ngườI nằm im bất động, hai con mắt nhắm nghiền không biết là còn sống hay đã chết. Đó đây vang lên tiếng khóc lóc, kêu gào thảm thiết. Ba Vạn thì như người mất trí. Cặp mắt thất thần, miệng lúc nào cũng lảm nhảm, nói những điều không có ý nghĩa, thỉnh thoảng lại ngửa mặt lên trờI, phát ra những tràng cười ghê rợn, hết cười lại khóc. Mãy trăm cây vàng thu được trong những chuyến tổ chức vượt biên trước đây, nhập vớI lần cuối cùng này đã bị bọn cướp lấy sạch!

Nhiều ngày sau, con tàu trôi giạt vào một hoang đảo. Nơi đây các thuyền nhân lại phải trải qua những ngày sống khắc nghiệt.

Thức ăn là những con hào lớn bằng ngón tay bám vào những tấm ván thuyền trôi tấp vào đảo, hết hào thì đi hái những loài rau và hoa dại màu vàng, có người gọi là cúc tần, ăn đắng nghét. Khát nước thì đi tìm những lõm đá có nước mưa đọng lại để uống. Mỗi ngày phải căng những tấm nylon hay những gì có thể để hứng từng giọt sương đêm.

Sống ở đảo mười lăm ngày, một trận dịch xảy ra đã làm chết đi gần phân nửa số thuyền nhân, phần lớn là trẻ em và ngườI già.
May sao, có một tàu của Cao Ủy Liên Hiệp Quốc phát hiện, chở tất cả những người còn sống sót vào đảo Pulau Bidong. Ở đây khoảng sáu tháng thì các thuyền nhân được cứu xét đi định cư ở các nước. Có người đi Úc, ngườI đi Canada, ngườI đi Pháp. Anh Tín, chị Vân và một số người thì đi Mỹ.

Theo lời bà Lan kể, nhiều năm sau, khi bà và các con sang Mỹ đoàn tụ, thì khám phá ra anh Tín đã có một con riêng với chị Vân.
Hai người đàn bà gặp nhau. Sau nhiều đối đáp gay gắt, chị Vân nói với bà Lan:

- Anh Tín vẫn luôn luôn nói vớI em là ảnh vẫn còn thương chị và các con nhiều lắm. Em vẫn tin lời anh Tín và suy nghĩ: Ở đây chỉ có hai vấn đề. Về bổn phận đối vớI gia đình của anh Tín thì mỗI tháng em giúp ảnh gửI tiền về cho chị, thế là giải quyết được một. Vấn đề thứ hai, em vẫn động viên ảnh bảo lãnh cho chị, khi chị và mấy cháu sang đây thì em sẽ để ảnh trở về với gia đình. Như vậy thì anh Tín, và chị chẳng thiệt thòi gì cả còn em thì cũng đã có con theo ý nguyện. Như vậy là trọn vẹn mọi bề. Em chỉ xin chị một điều là hãy để cho anh Tín được Tự Do làm mọi nhiệm vụ về mặt tinh thần và tình cảm của một ngườI cha đối vớI con em, vì nó không có tộI tình gì cả.

Bà Lan thì bảo chị Vân: Bây giờ cô tuyên bố trả lại (chồng) chưa chắc là tôi nhận!
Và rồi, tất cả tan vỡ.

Nghe bà Lan thuật lại chuyện cũ để giải thích việc không in tên ông chồng cũ vào thiệp cưới con gái, bà Nguyễn hỏi:
- Rồi thì chị và anh Tín chia tay vào lúc nào?
Câu hỏi của bà Nguyễn kéo bà Lan trở về với thực tại. Bà đáp:
- Sau đó không bao lâu. Thật ra anh Tín có năn nĩ tôi cùng vớI anh ấy thảo luận tìm giải pháp cho vấn đề, nhưng tôi cương quyết từ chối.
- Và ảnh đồng ý xa chị?
- Không đồng ý cũng không được. Vì tôi đã nói, nếu anh không ra khỏi nhà thì tôi sẽ cắn lưởI tự tử.
- Vậy là ảnh trở về vớI cô Vân?
- Nghe đâu anh bỏ đi một tiểu bang khác như là Indiana làm nghề buôn bán nhà cửa gì đó, và làm ăn thất bại, bây giờ thì về lại đây rồi, còn sống với ai thì tôi không biết.

- Phải công nhận chị là người cứng rắn có một không hai.
*
Trên đây là phần trích lược Chuyện Vượt Biên của Duy Nhân. Đầy đủ diễn tiến mọi hệ luỵ của câu chuyện, bạn đọc sẽ tìm thấy trong tiểu thuyết “Sân Khấu Cuộc Đời” do tác giả đang sửa soạn xuất bản.


HOÀNG VĂN ĐIỀU * ĐỜI HO


Ðời H.O. Buồn nhiều hơn vui


Hoàng V. Ðiều (H.O. 16)


Với tuổi đời trên “Sáu bó,” chắc chắn có nhiều điều cần nhớ thì lại không nhớ, nhiều điều cần quên thì lại cứ nhớ, cho nên những điều viết ra đây có thể không được chính xác lắm, nhất là những biến cố xảy ra trong trại tù mà nhiều người đã biết, xin các bạn đã cùng sống, chết trong các trại có thể bổ sung dùm. Chẳng hạn, tháng đầu tập trung tại trường Ðoàn Thị Ðiểm (Cần Thơ,) sau đó lần lượt các trại Chi Lăng (Châu Ðốc), Tô Ma (Chương Thiện), Lò Gạch (Tri Tôn, Châu Ðốc), Vườn Ðào (Cai Lậy), Xuyên Mộc (Long Khánh)...

Năm 1978, chúng tôi tập trung về trại Vườn Ðào, Cai Lậy, gồm hai liên trại 4 và 5. Anh em chúng tôi ở liên trại Năm, là thành phần đi lao động gom về và tại đây chúng tôi được nghe một tin tức quan trọng, liên quan đến vấn đề di tản đi Mỹ. Tin thật ? Tin giả ? Tin bịp ? Tin bẫy ? Cũng có thể là... tin đùa, do chính chúng tôi nghĩ ra, để giết thời giờ, để trôi qua những ngày tháng dài vô nghĩa, vô vọng.

Có rất nhiều nguồn tin, chẳng hạn: sẽ phải đi khai phá một nơi nào đó để lập làng “Việt gian,” rồi đem gia đình vào đó sống, hoặc thanh lọc rồi đưa ra ngoài Bắc v.v...

Nhưng tin đi Mỹ cùng với cả gia đình là điều khiến chúng tôi dao động.

Tin nói, giới Hoa kiều “đăng ký” đi hợp pháp; con lai Mỹ được chính phủ Mỹ đưa về Mỹ; và tù cải tạo cùng gia đình, cũng được ra đi.

Tin thì như vậy, nhưng sau đó thì lại có chuyện một anh nào đó nghe lén cán bộ họp, ra chỉ thị là, “không được để mất một người tù nào, vì chúng ta sẽ phải bàn giao cho Mỹ !”

Trong lòng nảy ra một cảm giác mơ hồ, một niềm hy vọng mong manh. Mặc dầu trong lòng không tin đây là sự thật, nhưng cũng cảm thấy vui vui.

Tôi chờ đợi, rồi một thời gian ngắn sau, niềm hy vọng cũng tắt ngấm, sau khi hai biến cố lớn xảy ra.

Biến cố thứ nhất là vụ Trung Tá Nguyễn Ðức Xích, thuộc liên trại Bốn (ông là cựu tỉnh trưởng Gia Ðịnh thời Tổng Thống Ngô Ðình Diệm), bị nhốt vào connex (thùng sắt). Một buổi chiều, ông được cho ra ngoài tắm rửa, rồi bỗng quản giáo hô lên là trốn trại. Ông bị bắn chết, cùng một bộ đội bị lạc đạn.

Ngày hôm sau, chúng tôi phải tập họp trên hội trường để nghe cán bộ giải thích : trường hợp anh Xích có người em là một linh mục ở bên Úc tổ chức huấn luyện binh sĩ phản động !

Biến cố thứ hai là trường hợp Ðại Úy Quách Dược Thanh, cũng thuộc liên trại Bốn (Báo Người Việt có đăng tin trường hợp này), bị nhốt vào connex và bị siết cổ chết trước khi được lệnh di tản đi trại khác.

Sau đó, chúng tôi lại phải chuyển trại, lên trại Xuyên Mộc thuộc tỉnh Long Khánh. Trên đường đi, chúng tôi phải mặc quần áo công nhân màu xanh da trời, đi dép râu và đội nón cối xanh. Tới nơi thì trời đã tối. Cán bộ trại phân nhóm cho chúng tôi ra các lán quanh đó, và chỉ trong một đêm các nón cối đều bị đập nát, anh nào còn ngoan cố lúc đi lao động thì bị anh em, đa số là anh em bên đội Suối Máu, chọi đá cảnh cáo.

Ngày hôm sau, tất cả áo đều được cởi ra, để in chữ bằng hắc ín “C.T X.M” (có người bảo là viết tắt của chữ “Chết Tại Xuyên Mộc”). Ðến đây, thực sự chúng tôi không còn một chút hy vọng nào về ngày đoàn tụ. Lòng thấy nhẹ nhõm hơn bao giờ hết, tâm hồn luôn sẵn sàng đợi Chúa gọi về. Lúc này, tôi đã rất yếu, chỉ còn chờ chết.

Trong trại B của anh em chúng tôi có rất nhiều thành phần: anh em từ trại Suối Máu về, ở Phước Long về, lán của tôi có các công chức, như Thẩm phán, Chánh án tối cao pháp viện, Giám đốc ngân hàng v.v... các lán khác thì có đội hình sự, “Phản động hiện hành,” có cả các Nhà văn như Hồ Hữu Tường, Duyên Anh v.v...

Sau hơn hai năm ở đây, sức khỏe của tôi ngày càng tồi tệ, tưởng rằng có ngày sẽ ra nằm ngoài rừng để nghe chim hót, vượn hú, ngắm hoa bằng lăng, trắng, đỏ đẹp tuyệt trần vào mùa Xuân và nhìn mưa đổ như trút nước vào mùa mưa. Rồi bỗng một hôm, một buổi sáng mùa Thu, khi tập họp chuẩn bị lao động thường ngày, tôi và một số anh em được gọi tên về.

Về thành phố, lại phải đi... tìm nhà. Số là, sau khi đi “học tập,” gia đình tôi “bị” khuyến khích rời thành phố, nên đã về quê tìm chỗ làm ruộng. Việc đầu tiên, bố tôi dẫn lên xã trình giấy tờ ra trại. Họ tịch thu tờ giấy và viết cho một tờ giấy khác, là đã tịch thu giấy ra trại của tôi và đóng dấu (Tôi vẫn còn giữ tờ giấy này, sau này khi xin lại để nộp hồ sơ thì họ nói là đã đánh mất và họ bảo tôi làm đơn để họ chứng đi xin giấy ra trại khác. Tôi lại phải lặn lội lên tận Xuyên Mộc xin lại).

Sau khi được giấy “tương đương” với giấy ra trại, tôi được lệnh “quản chế” một năm. Mới đầu không đi khỏi nhà 100 mét, chỉ được đi nhà thờ và đi làm thủy lợi. Sau đó được nới dần ra, được đi thăm bà con và được đi làm ruộng. Từ nay không còn bạn bè, không còn đồng đội, không còn ai để tâm sự, giống như con thú lạc đàn. Hơn bao giờ hết, tôi cảm thấy hoang mang, sợ hãi và sợ nhất là khi nghe tiếng “A lô,” gọi đi làm thủy lợi.

Cuối năm 1989, nghe lén đài BBC, có tin một ông đặc sứ của Mỹ qua Hà Nội bàn về vấn đề tù nhân cải tạo. Lúc này, chương trình con lai đang thực hiện, niềm hy vọng tưởng đã chết lại nhem nhúm bùng lên.

Cuối năm, một người em họ từ Cần Thơ về, ghé tai thì thầm : em thấy trên đường Lý Tự Trọng, phòng Ngoại vụ có phát đơn cho các anh đi Mỹ, anh thử lên xem.

Quả thực là có ! Tôi bèn nhờ người hàng xóm trẻ chen lấn vào lấy đơn, mặc dù ưu tiên cho cấp Tá, tôi cũng lấy được đơn xin đi Mỹ.

Có bộ hồ sơ, tôi lại không biết phải làm gì với bộ hồ sơ ấy. Trước tiên là phải đi xin lại giấy cải tạo. Sau khi xin giấy chứng từ xã, rồi qua Huyện, tôi lên trại Xuyên Mộc.

Cùng đứa cháu con bà chị, với chiếc xe đạp ọp ẹp, hai cậu cháu vừa đi vừa dắt vì trời mưa, vùng đất đỏ dính dẻo quẹo. Thời gian ấy, xe đò ngày chỉ có một chuyến, hai cậu cháu đành đèo nhau đi được khúc nào hay khúc nấy, riết rồi cũng tới, khi trời đã xế chiều.

Hỏi đường vào trại, chúng tôi vào văn phòng và người đầu tiên chúng tôi gặp là một nữ cán bộ. Sau khi trình giấy tờ, cô bảo, “Ðã bao năm rồi chẳng thấy ai xin lại giấy cải tạo, bây giờ mới lại xin, chắc là để nộp hồ sơ đi Mỹ phải không ?”

Tôi vội trả lời, “Dạ, việc này là do theo chính sách và chủ trương của nhà nước, cô làm ơn giúp đỡ, tôi ở mãi Sóc Trăng lên đây. Vả lại giấy ra trại của tôi khi về Xã thu lại và giờ đã làm mất.”

Cô cán bộ cầm giấy chứng đi vào phòng thủ trưởng và ra ngay, trả lời tôi, “Thủ trưởng nói là đã qua năm đời thủ trưởng rồi nên không chịu ký.”

Tôi thất vọng, năn nỉ tiếp, “Cô có cách nào có thể giúp tôi, xin cô giúp giùm vì tôi ở xa quá, đi lại rất khó khăn. Cô thử vào năn nỉ giùm tôi lần nữa coi.”

Cô trả lời, “Anh hãy ra nhà Trung Úy H., nhờ anh ấy giúp vì anh ấy vẫn giữ hồ sơ của anh từ ngày đó tới giờ.”

Nói xong, cô chỉ đường cho cậu cháu tôi tới nhà Trung Úy H.

Tới nơi, có mấy anh đang ở đó, tôi hỏi, “Xin lỗi, ai là Trung Úy H.?”

Một người bước ra và nói, “Tôi đây, anh có việc gì ?”

“Dạ, tôi đi xin lại giấy cải tạo, nhưng cô cán bộ trong đó nói thủ trưởng không ký vì đã qua năm đời thủ trưởng rồi. Cô ấy chỉ tôi ra anh và nhờ anh giúp đỡ.”

Anh ta mau mắn trả lời, “À thì ra cô Thiếu Úy Ng. Không sao, thủ trưởng không ký thì thủ phó ký chứ lo gì. Nhưng giờ tối rồi anh ở lại đây đi, sáng mai tôi sẽ giúp cho anh rồi hãy về.”

Chúng tôi ở nhà anh H. tối đó.

Sáng hôm sau, trời vừa mờ sáng, cậu cháu tôi vừa thức dậy, rửa mặt sơ qua, chị vợ anh H. lại đưa cho cậu cháu tôi mỗi người một trái bắp nướng to và nói, “Ăn ngô đi, anh H. vào trại sớm lắm, chắc sắp về.”

Chưa ăn hết nửa trái bắp thì H. về, đưa cho tôi tờ giấy ra trại đã ký và cả mực lăn tay. Anh bảo tôi, xong rồi chỉ còn lăn tay nữa mà thôi và anh cầm ngón tay cái của tôi lăn vào mực và ấn vào tờ giấy. Anh nói, “Xong rồi, anh cầm về.”

Tôi cám ơn anh chị H. rối rít, rồi cậu cháu ra về.

Về nhà, điền hồ sơ xong và giai đoạn đưa địa phương ký, sau đó đi dịch vụ. Vì ở Cần Thơ, dịch vụ trục trặc, tôi lại lên Sài Gòn.

Lên Sài Gòn, người ta lại chỉ chỉ về Cần Thơ. Ði lên, đi xuống, cuối cùng việc cũng xong. Tháng sau, tôi nhận được giấy xếp hạng H.O.16.

Giờ thì chỉ còn chờ đợi phỏng vấn !

Từ H.O.1 tới H.O.6 rất mau, sau đó thì bắt đầu chậm lại. Tôi quyết định bán nhà ở Sóc Trăng, lên ở nhờ nhà chị ở Biên Hòa, chờ ngày phỏng vấn. Sau hơn hai năm chờ đợi mỏi mòn, rốt cuộc rồi cũng đến ngày gọi đi phỏng vấn. Chỉ 15 phút rất mau, sau đó là thủ tục đi khám sức khỏe.

Niềm vui tưởng xuôi chèo mát mái, ai ngờ đến bữa khám sức khỏe cuối cùng trước khi lên máy bay, đứa con trai thứ ba của tôi lên trái rạ, mặc dầu đã lặn chỉ còn vết sẹo, gia đình tôi vẫn phải ngưng chuyến bay, đi ra phi trường lấy đồ đạc trở về mà nước mắt như muốn trào ra.

Hết tiền bạc, ai còn tin cho mình mượn tiền để sống và chờ đợi? Tôi đờ đẫn như một xác chết biết đi, tôi lang thang trên con đường trước Sở Ngoại Vụ. Tới trước cửa Nhà thờ Ðức Bà, tôi lầm bầm than vãn với tượng Mẹ Hòa Bình, Con phải làm gì đây hả Mẹ ? Và như một phép lạ, tôi quay ra lầm lũi đi thì có một thanh niên đi sau tôi và hỏi, “Trông anh sao buồn thảm thế ?”

Tôi trả lời, “Buồn chứ sao không buồn. Anh nghĩ coi, trưa mai đáng lẽ tôi ngồi trên máy bay đi Mỹ, bây giờ gặp trở ngại, dừng chuyến bay thì biết lấy gì sống để chờ đợi.”

Anh thanh niên đó nói, “Tôi cho anh số điện thoại này, anh hãy ra Bưu điện gọi đi, sẽ có người giúp đỡ.”

Như người chết đuối vớ được phao, chẳng cần suy nghĩ, bởi vì tôi chẳng còn gì để mất, tôi đi lại Bưu điện và nói với cô trực điện thoại, “Cô làm ơn gọi hộ số này.”

Cô ta la lên, “Ông làm gì mà phải gọi số này?”

“Có người bảo tôi phải gọi số này.”

Cô ta đẩy cái điện thoại cho và nói, “Ông quay số đi.”

“Tôi không biết quay. Cô quay giùm đi.”

Cô ta quay số và đưa ống nghe cho tôi.

Tôi cầm ống và nghe một giọng nữ sắc như dao bén, “Ðây là văn phòng cố vấn chính phủ, ông cần giúp đỡ gì ?”

“Tôi H.O.16 vừa bị đình chuyến bay, có người chỉ tôi gọi số này nhờ giúp đỡ.”

“Ông đang ngụ ở đâu ?”

“Hiện tôi ngụ ở nhà ông cậu vợ đường X.V.N.T.”

“Sáng mai ông sẽ có giấy gọi đăng ký chuyến bay lại.”

Mới sáu giờ sáng, cậu cháu tôi vừa mở cửa thì một chiếc xe môtô chạy lại và hỏi, “Ai là ông H.V.Ð.”

“Tôi đây, có chuyện gì ?”

“Ông nhận giấy đăng ký chuyến bay.”

Cậu vợ tôi vội lấy xe đưa tôi đi lên Sở Ngoại Vụ để đăng ký. Anh cán bộ tên Trí hỏi tôi, “Anh đi về Santa Anna phải không ?”

“Phải.” Nói phải, nhưng thật sự tôi có biết gì đâu, giấy bảo trợ của cơ quan U.S.C.C. đã hết hạn. Thâm tâm tôi cứ nghĩ, miễn ra khỏi Việt Nam là mừng.

“Tôi rà kỹ rồi, phải đợi hơn tháng nữa mới có chỗ cho gia đình anh sáu người.”

“Cũng được. Cám ơn anh.”

Tới đầu Tháng Tư, ra sân bay, trên đường ra máy bay thêm một lần nữa, tôi hú hồn. Con gái lớn tôi nó sửa mắt, nên khi ra máy bay, một chị công an nhìn mặt nó, nói : “Mày sửa mắt phải không?”

Tôi nói, “Phải, nhưng đã hai năm rồi, tôi không biết nên không điều chỉnh.”

“Ði đi !”

Ngồi trên máy bay, lòng vẫn còn hồi hộp. Ðến khi máy bay tới phi trường của Nhật Bản rồi, tôi mới hết lo.

Nhân viên của I.O.M. đưa gia đình tôi tới phi trường John Wayn, rồi “Bàn giao” chúng tôi cho người của cộng đoàn Hungtinton Beach.

Ðến nay thì gia đình tôi đã thực sự sống tại Mỹ tròn 17 năm, tính đúng đến ngày Thứ Năm là lễ Rửa Chân.

Cám ơn cộng đoàn nhà thờ Hungtington Beach. Cảm tạ ơn Chúa, người đã cứu gia đình con và giải thoát chúng con, phần hồn, phần xác.


Monday, June 17, 2013

BÁC SĨ VIỆT NAM

 Vụ cháu bé bị hiếp có bầu: Câu trả lời gây “sốc” của PGĐ bệnh viện












Liên quan đến vụ học sinh lớp 6 bị hiếp dâm có bầu 4 tháng nhưng Bệnh viện Đa Khoa Bỉm Sơn lại chẩn đoán bị viêm đại tràng và viêm họng, PGĐ bệnh viện này đã trả lời: “Do bệnh viện thiếu bác sĩ nên buộc phải sử dụng người kém trình độ”.

Sau khi báo điện tử Dân trí đăng tải bài viết “bị hiếp dâm, học sinh lớp 6 mang bầu 4 tháng”, nhiều độc giả đã chia sẻ, động viên gia đình cũng như cháu N. Bên cạnh đó, độc giả cũng tỏ ra bức xúc trước đội ngũ y bác sĩ đã khám bệnh cho cháu N. một cách thiếu trách nhiệm.

Chiều ngày 10/6, PV tìm đến Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này thì được biết người khám cho cháu N. cả hai lần dẫn đến chẩn đoán sai là bác sĩ đa khoa ở phòng khám của bệnh viện tên là Lê Thị Mai Chi.
Theo chị D., mẹ của cháu N., vào khoảng giữa tháng 4 dương lịch, chị có đưa cháu đi khám tại Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn khi thấy cháu có những biểu hiện buồn nôn, môi thâm tím, khó thở. Cháu N. được bác sĩ Chi khám và chẩn đoán viêm đại tràng rồi kê cho một loạt thuốc uống.

Sau khi thấy con uống thuốc vẫn không khỏi, ngày 7/5, chị D. tiếp tục đưa cháu N. xuống lại bệnh viện để khám lại nhưng lần này bác sĩ Chi lại cho rằng N. bị viêm họng và vẫn kê một loạt thuốc. Không thấy con có chuyển biến gì về những biểu hiện bất thường, chị D. đưa con ra phòng khám tư thì mới tá hỏa phát hiện con mình mang một bào thai 4 tháng tuổi.

Điều đáng nói là thời điểm chị D. mang con ra phòng khám tư để khám chỉ cách thời điểm cháu N. khám ở Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn 1 tuần. Và cái thai lớn 4 tháng tuổi nhưng vị bác sĩ đa khoa Lê Thị Mai Chi dù đã khám 2 lần vẫn không hề hay biết.



Đơn thuốc viêm họng được vị Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn khẳng định không ảnh hưởng đến sức khỏe cháu N. cùng thai nhi


Chị D. bùi ngùi: “Nếu bệnh viện phát hiện sớm việc con tôi có thai thì việc giải quyết cái thai trong bụng cháu sẽ dễ dàng hơn. Đằng này để cho con tôi uống linh tinh các thuốc đến hơn 1 tháng trời sau mới phát hiện và đi giải quyết thì vô cùng nguy hiểm đến tính mạng của con tôi và hậu quả sau này”.


Trao đổi với PV về vấn đề trên, bác sĩ Đỗ Văn Nhơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn, thừa nhận: “Việc bác sĩ Chi khám cho cháu N. không cẩn thận, không toàn diện nên mới chẩn đoán sai. Nhân viên của tôi dù là bác sĩ nhưng học tại chức nên trình độ hạn chế”.



Bác sĩ Đỗ Văn Nhơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn: "Do bệnh viện thiếu bác sĩ nên buộc phải sử dụng người kém trình độ"


Tuy nhiên, bác sĩ Nhơn cũng “biện minh” cho rằng: “Để xảy ra nguyên nhân trên là do bệnh viện quá đông bệnh nhân, mỗi ngày có khoảng vài ba trăm bệnh nhân đến khám nên không thể có đủ thời gian và điều kiện khám kỹ, đông bệnh nhân khiến cho áp lực cũng khiến cho việc sai sót là rất cao còn những phòng khám tư nhân họ ít bệnh nhân hơn nên có thời gian, điều kiện hơn.


“Hơn nữa, chúng tôi không ai ngờ cháu bé 13 tuổi lại có bầu và bản thân mẹ cháu bé và cháu bé không cho biết có bầu, chỉ có các triệu chứng nôn, môi thâm và khó thở thì chúng tôi căn cứ vào những biểu hiện như thế chứ không quan tâm đến những vấn đề khác”.

Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn, nơi chẩn đoán cháu bé có bầu 4 tháng thành bệnh viêm đại tràng và viêm họng

Khi được hỏi việc biết bác sĩ Chi hạn chế về trình độ tại sao bệnh viện vẫn sử dụng, bác sĩ Nhơn cho biết: “Do bệnh viện thiếu bác sĩ nên chúng tôi buộc phải sử dụng những người như thế.”


Sự việc vừa qua xảy ra, bệnh viện cũng chỉ “giao ban nhắc nhở, rút kinh nghiệm” chứ không có một biện pháp kỷ luật gì đối với bác sĩ “hạn chế trình độ” này.


Cũng theo Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Bỉm Sơn, gia đình cháu bé không phẫn nộ gì trước sự việc bị bác sĩ chẩn đoán sai và do bệnh viện “không liên quan” gì đến cháu bé nên không có động thái thăm hỏi gì cả.


“Trong các đơn thuốc trị viêm đại tràng, viêm họng mà bác sĩ Chi trước đó đã kê cho cháu N. không ảnh hưởng gì đến cháu N. cũng như thai nhi” - bác sĩ Nhơn khẳng định.

Nguyễn Thùy

*******

Phó giám đốc bệnh viện bác sỉ Đổ ác Nhơn
"Do bệnh viện thiếu bác sỉ nên buộc phải xử dụng người thiếu trình độ "kể cả tui đang là phó giám đốc bệnh viện tốt nghiệp các khoá tại chức chuyên tu .


*****
Chuyện ông bác sỉ Vẹm ở cái nôi XHCN miền Bắc:
Tù bị đau mắt lên gặp bác sỉ Vẹm:

Bác Sỉ:Anh bị đau mắt bao lâu?

Tù:Hơn 4 ngày

Bác sỉ:Thế 4 ngày anh khắc phục* được thì về khắc phục tiếp nhé.
* Khắc phục:loại trụ sinh tên Tây : KPmycine
Anh tù nào chửa trị không được thì trại cho uống loại trụ sinh nặng hơn : AKmycine


*****


"CỌNG ẤY" CŨNG ĐÀNH CHỊU ! KHÔNG CẤP CỨU ĐƯỢC NGƯỜI CHẾT ĐUỐI ?

Đây cũng là một chuyện có thật 100% chứ không phải loại chuyện ghét cộng sản rồi nói xấu cộng sản. Tôi có một người bạn cùng là “dân ngụy lưu dung” rất thân, anh ta kể một câu chuyện có thật xãy ra tại công trường nơi anh ta làm việc vào năm 1977.

Tại công trường có một công nhân thích đùa, cuối cùng phải chết vì đùa. Công nhân này bơi lặn rất giỏi, nhưng mỗi buổi chiều tắm sông thì thường hay dỡ trò làm bộ chết đuối, anh ta thường ngụp lặn dưới nước, đưa tay lên khỏi mặt nước quắt quắt làm như vẽ sắp sữa chết đuối. Thông thường bạn bè tắm sông của anh ta cứ vậy mà nhìn chứ không phản ứng gì cả. Chính vì vậy, đến một ngày anh ta chết đuối thật (có lẽ bị vọp bẻ) mà bạn bè của anh ta vẫn trơ mắt nhìn chứ không ai nhảy xuống tiếp cứu. Đợi chờ khá lâu không thấy anh ta lên, bạn bè nhảy xuống tiếp cứu thì đã quá muộn.


Vớt anh ta lên bờ nhưng dạo đó không ai biết làm hô hấp nhân tạo cứu người chết đuối. Trưởng công trường là một “đại cán” mới cho biết, trường hợp cứu người khẩn cấp này phải có vài “cọng ấy” ngoáy vào lổ mũi anh ta, anh ta sẽ bừng tỉnh dậy.


Cuối cùng đề cử một công nhân già đi năn nỉ chị nuôi trẻ quắt xin vài “cọng ấy”. Xin được rồi, ngoáy vào mũi anh ta đến mấy chục lần, đến mấy chục phút nhưng anh ta vẫn đi luôn. "Cọng ấy" cũng đành chịu, không làm anh ta luyến tiếc Dương Gian.


PS: Sau này vị "đại cán" kể lại, khi ở trong rừng tắm sông, nếu gặp sự cố chết đuối người giải phóng quân đều dùng "cọng ấy" để cứu người khẩn cấp.


*****

Tôi rất thông cảm cho bác sỹ. Các vị lãnh đạo vn ta học hành có tới đâu mà vẫn làm bộ trưởng, chủ tịch, hay tong bí thư.

Cái loại BS này đúng là thời CS "dốt như chuyên tu, ngu như tại chức đây" , nguy hiểm quá...
Bác sĩ Đỗ văn Nhơn đã được đào tạo đặc biệt ở bên Miên , trong thời kỳ vàng son của khờ me đỏ , và người ký tên tốt nghiệp bác sĩ ưu hạng cho ĐVN chính là lãnh tụ Pôn Pốt

-BS sĩ sai một thì PGĐ sai ..10. Cái cách chống chế thiếu khoa học, thiếu tình, thiếu lí như thế thì ở VN chỉ có ngài thủ tướng NTD mới có thể qua mặt ông PGĐ này. Không học hành mà thành tiến sĩ, cử nhân......

Trước năm 75 có 1 đoàn Cán Bộ cao cấp CS Bắc việt tổ chức đi tham quan 1 bệnh viện trong miền Nam...Có 1 ông Cán Bộ CS thấy 1 chị lao công đang quét lá cây trong bệnh viện, mới đến gần hỏi thăm.
-Chị làm tạp dịch ở bệnh viện như thế nầy được bao nhiêu năm rồi hở chị ????
-Chị lao công trả lời..- 8 năm rồi thưa anh.
-Thế à... 8 năm rồi mà vẩn quét dọn mãi thế nầy sao..??? Đúng là bọn nầy bốc lột sức lao động chị em quá đáng...!!!!! Ở ngòai Bắc chúng tôi mà chị đả có thời gian tạp dịch lâu như thế thì đả lên Bác sỉ rồi.
-....!!!!!!!????????

Đâu có gì mà ầm ỉ vậy các bác,từ những thằng chăn trâu ,y tá vườn,mua chức,mua bằng...... làm lảnh đạo thì thế thôi.Tôi nhớ hồi mới " phỏng giái "đi trạm xá khám bệnh cứ mổi lần BS (BS trong bưng ra nhé) khám mặc dù bệnh sơ thôi họ củng khám rất lâu tôi đành khen BS khám kỷ và cẩn thận quá nhưng bà kế bên nói không phải đâu BS khám thì nhanh thôi nhung viết toa thuốc mới lâu đó.......hehe các bác nghỉ sao?


Chuyện Bác sĩ cộng sản không đi học mà làm Bác sĩ là chuyện thường tình.Sau 38 năm giờ có khá hơn đôi chút,không nghe Bác sĩ Đỗ văn Nhơn nói đó sao,do Bệnh viện thiếu Bác sĩ nên phải nhận bác sĩ thiếu kinh nghiệm,học tại sở làm lấy kinh nghiệm !!! Trời đất quỉ thần ơi, Bác sĩ "lương y như từ mẫu"người bệnh,vào nhà thương,sống chết là trong tay Bác sĩ mà nói "huề" kiểu này thì đám dân đen diệt cộn lày "chết cha ngộ dồi há ?" Chẫn bệnh kiểu gì mà có bầu 4 tháng,nói viêm họng,bịnh bên đông chữa bên tây ! 
 
Hồi mới ở trong bưng ra cũng vậy đó. Ở Sài Gòn,Đà Năng,Bệnh Viện Đức,Tân Tây Lan ...Khi Vẹm vào chiếm hết,thuốc men,dụng cụ y khoa chúng chôm hết không từ bỏ một loại nào,kể cả những bóng đèn bệnh viện chúng cũng tháo gở bán chợ trời. Mình vào viện nhìn quanh ai cũng là Bác sĩ,hỏi ra mới biết toàn đám y tá giống như thủ Dũng ngày nay,chỉ biết băng bột,bôi thuốc đỏ,bó tay chân bị gãy,bị thương ngoài mặt trận....không đủ trình độ kê một toa thuốc. Hèn gì,suy ra nguyên cái đám Sang,Trọng,Hùng,Dũng,Triết,Duẫn,Mười,Minh râu,Đồng ....Tất cả cùng cái nghề chính là "rèn mã tấu" mà gặp phải thời cơ nên hốt bạc,dân Miền Nam ngu ngơ không biết làm tiền ! Ở Miền Nam trước 75,khi một vị Bác sĩ ra trường (tốt nghiệp" họ làm đúng chức năng nghề nghiệp của vị lương y,chứ không có kiểu trời ơi,đất hỡi như các anh VẸM Miền Bắc này. Họ học hành tới nơi tới chốn,không có kiểu mua bằng giả ($500 đô) như ở Việt Nam ngày nay,chỉ quanh vùng Sài gòn xuống tới bến tre có cả 500 ông Tiến sĩ (du kích) !

Bác sỉ tại chức cũng giống như thủ tướng vào học trong U MINH RỪNG khi ra khỏi Rừng trở thành tiến sỉ luật RỪNG U MINH vậy thôi .
Trong chế độ "Hồng hơn Chuyên" bọn NGU làm y công lâu năm chỉ cần nhờ có đảng là nhảy lên làm Bác Sĩ.





Thế ông BS giám đốc bệnh viện trình độ tới đâu lại sử dụng nhân viên thuộc quyền "kém trình độ?". Có cần test lại tất cả "trình độ" giám đốc bệnh viện trong cái "làng bảo tồn" trí thức cộng sản không?



Thằng dưới ngu vì thằng trên ngu.Thằng trên đã ngu không bao giờ chọn thằng khá hơn mình để làm "lính" cả. Chính vì vậy nên mới có "tập đoàn" NGU.Đó là thành công của công tác tổ chức cán bộ của chế độ này.


VĂN QUANG * XÃ HỘI VIỆT NAM


 
 
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn
Nhìn lại niềm tin và đạo đức
 
Có hai sự kiện người dân VN chú ý nhất vào những ngày giữa tháng 6 này là cuộc bỏ phiếu tín nhiệm của các ông bà “nghị” tại Quốc Hội, ông nào được tín nhiệm nhiều, ông nào “bị” tín nhiệm thấp đã được công bố vào sáng 11-6 vừa qua.
Trong số 47 chức danh, người đạt nhiều phiếu tín nhiệm cao là bà Nguyễn Thị Kim Ngân Phó chủ tịch QH, với 372 trên 492 phiếu (74.7%). Người có nhiều phiếu tín nhiệm thấp nhất là ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với 209 phiếu (41.97%) .
Người dân chất phác không có nhiều thì giờ suy nghĩ về tất cả hoặc một phần trong số 47 vị được đánh giá cao hay thấp. Đây là hai con số “cao nhất” và “thấp nhất” có vẻ thú vị nên được người dân bán tán rôm rả hơn.
 
Thật thà là cha quỷ quái
Thí dụ như có người bàn cụ thể rằng “Bà Ngân nhiều lần đã dám nói lên nỗi khổ của người dân và những điều nhà nước cần làm. Còn ông Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nước Nguyễn Văn Bình đã từng làm người dân điêu đứng vì lãi suất, vì thị trường vàng nhảy múa lung tung làm dân hoang mang, nên tín nhiệm thấp”.
Người dân chất phác chỉ nghĩ giản dị thế thôi. Giản dị chất phác nhưng rất thực tế, chứng tỏ người dân bây giờ khôn lắm. Quý vị được cầm lá phiếu bỏ vào thùng đúng hay sai, quý vị được bỏ phiếu cao hay thấp vì lý do gì, dân biết cả đấy. Họ không đủ “tầm” hay không có thì giờ để nhận định sâu sắc hơn nhưng tất cả mọi việc của các vị “chức sắc” đã làm từ giáo dục, đến y tế, giao thông, xây dựng, ngân hàng… họ đều ghi nhận trong lòng, không cần nói ra. Đó chính là niềm tin. Niềm tin thì không ai bắt buộc được. Anh có quyền bắt tôi làm cái này cái kia, kể cả bắt tù, nhưng bắt tôi tin thì không, không bao giờ. Niềm tin hình thành bởi suốt cuộc hành trình dài trong đời sống của chính gia đình bà con anh em mình đã từng trải qua với ngọt bùi cay đắng như tiếng cười và nước mắt. Rất thật thà chất phác nhưng “thật thà là cha quỷ quái” nên bao giờ nó cũng là sự thật. Dù anh có lừa được tôi một lần, nhưng không lừa được mãi, mọi sự thật rồi cũng được phơi bày dưới ánh mặt trời.
 
Thiên hạ vẫn huề bình
Tất nhiên nó còn gây ra nhiều dư luận khác từ trong các cơ quan, các công ty xí nghiệp, các xưởng lao động, cho đến quán cà phê “có hạng”, quán cóc đầu đường. Ông được coi là trí thức hay trí ngủ cũng nhỏm dậy “ý kiến”, anh thợ nề thợ mộc, chị thư ký diện “duýp” ngắn hay quần đen cũng tham gia. Đó là cái “đặc quyền” riêng tư của mọi người phát biểu kiểu “vui chơi một mùa hè” về một sự kiện lần đầu tiên xảy ra. 
Tuy nhiên, nhìn lại kết quả cuộc bỏ phiếu, dù bị tín nhiệm thấp nhưng chưa có ông bà nào bị rơi vào diện “nguy hiểm”, tức là có số phiếu tín nhiệm thấp dưới 50% hay 2/3 tính trên tổng số đại biểu Quốc hội, nói rõ hơn chưa có ông nào “dính” vào cái sự “văn hóa từ chức”. Cho nên “thiên hạ vẫn huề bình”.
Và nói như ông chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng sau cuộc bỏ phiếu là “Việc QH bỏ phiếu đánh giá cũng chính là sự động viên, đặt niềm tin để các chức danh phấn đấu tốt hơn trong thời gian tới”. Đó là mục đích chính. Tuy vậy, cái giá phải trả để lấy được lòng tin của dân không phải rẻ.
 
Ba tai nạn kinh hoàng giữa kỳ họp QH
Giữa lúc các ông bà nghị còn đang sôi nổi, hào hứng, băn khoăn về lá phiếu của mình thì liên tiếp 3 tai nạn giao thông khủng khiếp xảy ra khiến dư luận bàng hoàng kinh ngạc. Ba tai nạn ấy như một thông báo khẩn cấp cho một tình trạng đã “rầm rộ” xảy ra từ lâu, vạch trần sự bất lực của các cơ quan có trách nhiệm và ẩn giấu phía sau là những vấn đề khác trầm trọng hơn. Đó là đạo lý làm người.
Trong bài này, xin bàn đến vài nguyên nhân thực nhất dẫn đến những tai nạn giao thông nghiêm trọng. Những tai nạn đó có liên quan mật thiết đến vấn đề đạo đức xã hội. Đạo lý ấy gồm có đạo đức và luân lý, thật ra hai phạm vi đó có thể hiểu là một. Nhưng ở đây, tôi thu hẹp lại trong quan niệm sống hàng ngày. Đạo đức thuộc phạm vi cơ quan nhà nước và doanh nghiệp. Luân lý thuộc phạm vi từng cá nhân theo khuynh hướng của xã hội VN từ ngàn xưa tới nay. Nó không thuộc hẳn về một cơ quan nào, một cá nhân hay một doanh nghiệp nào. Nó liên quan đến tất cả những thứ đó gộp lại.
 
Nhìn lại 3 ngày 3 tai nạn kinh hoàng
Chỉ trong 3 ngày, 3 vụ tai nạn giao thông (TNGT) thảm khốc đã cướp đi sinh mạng 16 người, hơn 50 người khác bị thương. Chưa bao giờ người dân sống trong hoang mang vì nhiều tai nạn kinh hoàng như lúc này. Hãy nhìn vào nguyên nhân xảy ra ba vụ TNGT này:
- Thông tin chính thức mới nhất về kết quả điều tra tai nạn nghiêm trọng xảy ra trên đường đi Vũng Tàu, đối với xe vận tải 72L-2354 là do tài xế xe này và một xe vận tải khác chạy cùng chiều đã có hành vi “đua xe” trên đường, chạy song song nhau, khi thấy xe máy chạy ngược chiều, tài xế này quay tay lái, thắng rất gấp làm xe quay ngược lại và lao vào hai xe máy chạy ngược chiều khiến sáu người chết.
 - Còn vụ TNGT đối với xe chở hành khách Mai Linh vào ngày 9-6 bị lật tại đường tránh Vĩnh Điện (xã Điện Bàn, Quảng Nam) làm 3 người chết, 23 người bị thương, được xác định do tài xế chạy quá tốc độ (90km/giờ) cộng với thời gian lái xe dài (xuất bến lúc 17 giờ ngày 8-6, lúc gặp nạn là 7 giờ 15 phút ngày 9-6), tức là lái liên tiếp 12 tiếng, có thể lái xe buồn ngủ, lạc tay lái dẫn đến xe bị lật nhiều vòng trước khi lăn xuống ruộng.
- Còn đối với xe khách 43S-6420 đâm vào vách núi trên đèo Khánh Lê (Khánh Hoà) thì xe mới xuất phát được 22 km, đoạn đường này cho phép chạy 30km/giờ nhưng tài xế đã rà thắng (phanh) liên tục dẫn đến cháy má phanh, có lẽ tài xế đã chuyển về mo (số 0) nhằm tiết kiệm nhiên liệu. Đến khi má thắng bị cháy và lúc đó không thể dùng số để thắng được, cũng như không sử dụng thắng tay nên mới phải đâm vào vách đá. Thiết bị giám sát hành trình của xe không hoạt động, ngày xảy ra tai nạn cũng là thời hạn xe đến kỳ đăng kiểm. Trước đó, Trung tâm Đăng kiểm Đà Nẵng đã gửi thông báo cho chủ xe đến đăng kiểm lại trước 15 ngày. Theo hồ sơ lưu tại trung tâm này, tại lần đăng kiểm trước, xe khách 43S-6420 đã phải kiểm định đến lần thứ hai mới đạt yêu cầu vì lỗi “dây kéo thắng tay bị chùng”.
Báo cáo của Ủy an ATGT Quốc gia cho thấy, trung bình mỗi năm ở VN có khoảng 12.000 người chết vì TNGT, tương đương quân số mỗi ngày có một trung đội tử trận.
Và con số này vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, khi số vụ TNGT thảm khốc ngày càng gia tăng. Có lẽ chưa bao giờ người dân hoang mang mỗi khi ra đường đến thế.
TNGT bao năm nay là nỗi ám ảnh thường trực, khiến bao gia đình phải gánh chịu mất mát đau thương đến tột cùng, bao đứa trẻ mất cha, mẹ, bao người mất con, cháu và khiến hàng ngàn gia đình khuynh gia bại sản... Mỗi năm nhà nước phải bỏ ra trên 40.000 tỷ đồng để mong “khắc phục” tình trạng này.
Trong nhiều năm, nhiều hội nghị với hàng loạt giải pháp hạn chế TNGT đã được đưa ra, song chẳng mang lại được kết quả nào đáng kể. Hội nghị cứ bàn, cứ đưa ra “giải pháp”, tai nạn cứ gia tăng!
 
Ba giải pháp chẳng chữa được bệnh nào
Giới chức trách nhấn mạnh cần phải có giải pháp đồng bộ, tập trung vào 3 yếu tố chính là con người, cơ sở hạ tầng và việc quản lý.
Tuy nhiên đến nay, chúng ta chưa ghi nhận được sự tiến bộ nào. Bằng chứng đường sá vẫn xuống cấp, kém chất lượng, nhà thầu vẫn ăn gian vật liệu, CSGT vẫn cắm chốt đều đều, nhưng tài xế vẫn phóng nhanh, vượt ẩu, sát hạch giấy phép lái xe (GPLX) quá dễ dàng, kiểm định làm qua loa cho xong kiếm phong bì…
Trước thực tế đau lòng về TNGT và những vấn đề còn gây tranh cãi về hiệu quả của luật pháp với những tài xế coi thường tính mạng người khác, hãy nhìn thẳng vào sự thật vào những góc cạnh khác.
 
Đằng sau lỗi của tài xế là những ông chủ xe và…
Nhìn vào nguyên nhân dẫn đến những tai nạn giao thông thảm khốc, nhiều người vội kết tội ngay cho anh tài xế, lái xe trong khi say, vừa lái xe vừa ngủ gật, chạy hết tốc lực, vượt ẩu, đi liều trong mọi điều kiện mưa gió, đường núi dốc nguy hiểm…
Điều đó hoàn toàn đúng. Nhưng đằng sau lý do phóng nhanh vượt ẩu đó là gì?
Là những ông chủ hãng xe hay chủ doanh nghiệp khoán trắng cho tài xế phải “bắt khách” nhiều nhất, phải chạy nhanh hơn xe hãng khác, phải nhồi nhét thêm khách, thêm hàng hóa kiếm thêm tiền và hàng chục thứ “phải” nữa buộc anh tài làm hết sức mình. Quy định chỉ được lái xe không quá 10 tiếng một ngày, nhưng anh tài còn mở mắt được là còn lái, đôi khi cho mấy tay lơ xe học lái cho quen nghề bất chấp đường sá ra sao. Ngay cả khi xe hư cũng không có thì giờ sửa chữa hoàn chỉnh, hoặc chỉ sửa chữa qua loa rồi cứ lái, bao giờ không chạy được hoặc gặp tai nạn rồi tính sau.
Thế tại sao những ông Cảnh sát giao thông với những “nút chặn” bất ngờ giữa đường, những trạm “thu phí”, kèm thêm những đoàn thanh tra giao thông, sao không thể ngăn chặn được những vi phạm trắng trợn đó? Trường hợp này xin để nói sau. Cả hai nguyên nhân phía sau anh tài xế này chính là do phẩm chất đạo đức xuống cấp chứ chẳng phải chỉ tại bác tài.
 
Ngồi trong nhà cũng bị xe tông chết
Ngày nay ra khỏi nhà là có thể gặp tai nạn bất cứ lúc nào. Hình như có nhiều người lái xe đang tách biệt với mọi thông tin, nhận thức về văn hóa giao thông, trơ lì với nỗi đau của cộng đồng; lo tất bật mưu sinh, hoặc sống buông thả, bởi thế nên bừa bãi trong đi lại?
Ngồi trong nhà trong quán nước quán cà phê còn bị xe tông chết, nói gì đến đi đường.
Cụ thể như ngày 21/7, xe hơi số 92H-0613, do tài xế Trần Xuân Đông (SN 1977, ở TP Tam Kỳ, Quảng Nam) lái theo hướng Nam - Bắc. Khi đến km 1019+600 QL1A (thuộc thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, Quảng Nam) xe lao vào lề tông vào một chiếc xe đạp rồi tiếp tục đâm vào cột điện sau đó tiếp tục tông thẳng vào quán mì của bà Trần Thị Nga (50 tuổi), làm 7 người chết, 3 người bị thương. Trong số 7 người thiệt mạng, có 6 em nhỏ từ 9 đến 12 tuổi.
 
Đứng trên lề đường cũng dễ chết
Còn đường phố thì thôi, các cụ ở nước ngoài về chỉ có nước chóng mặt, chẳng hiểu luật lệ giao thông ở cái xứ này ra sao nữa. Thật ra các cụ có tìm hiểu cũng vô ích bởi có luật đâu mà tìm. Chỉ có sách luật chứ không ai “ngu gì” thực hiện nó cả. Thực hiện đúng bảng cấm, đèn đỏ hoặc chạy chậm ở ngã ba, ngã tư, có khi còn bị chửi te tua. Lái xe chạy vô đường hẻm hay đường một chiều nhanh gấp hai lần đi đúng đường thì ai dại gì đi đúng. Có bị tóm thì lại giở cái chiêu bài “làm luật” ra là xong. Mấy anh xe ôm là dân rách nhiều khi cũng bị “làm luật” trắng máu. Thế rồi ta lại thênh thang đường cấm ta cứ đi. Đường đông quá thì leo lên lề chạy cái vèo là qua mặt hết. Cho nên đứng trên lề đường cũng dễ chết lắm, các cụ đừng tưởng là bình an. Cho nên tôi vẫn khuyên mấy người bạn và bà con có việc phải về Sài Gòn hay Hà Nội thì nên đi taxi. Và đôi khi đi taxi có bị tính gian, bị chặt chém thì… ráng chịu chứ đừng dại đôi co với mấy ông “thần sầu” đó, chỉ một lát sau là có mấy ông tài khác quây lại “hỏi thăm sức khỏe” ngay. Làm ăn kiểu gì ở VN cũng phải có cánh, có phe, làm ăn lớn hơn thì nó chính là “lợi ích nhóm” chứ có gì lạ đâu.
 
Lòng đường không còn chỗ trống
Hiện nay, phần lớn ở các đô thị mật độ xe hơi, xe máy ngày càng tăng, lại có xu hướng sử dụng xe phân khối lớn cho nhanh và… cho oai. Tài xế (nhiều người không có bằng lái, hoặc có bằng theo kiểu nhờ thi hộ, mua hộ, nên mù tịt về luật lệ giao thông) coi đường đi như của riêng mình.
Ra đường ta gặp không ít trường hợp người lái xe thiếu kiềm chế, dù chỉ là va chạm nhỏ đã lập tức giở thói côn đồ, gây gổ đánh nhau giữa đường, chưa kể có kẻ còn chủ tâm “đánh hôi” hoặc cài bẫy “ăn vạ”.
Nhiều người đi lại thiếu trật tự, chen lấn, lạng lách, đánh võng dành đường, đèo nhau “kẹp 2 kẹp 3”... vừa đi  vừa làm xiếc, hầu hết ở lứa tuổi thanh niên.
Có người vừa lái xe (nhất là xe máy) vừa nghe điện thoại, thậm chí nói năng ồn ào, thô lỗ. Đặc biệt có khá nhiều xe hơi, xe máy giành đường nhau, sử dụng còi kêu lớn bất chấp cả trong nội đô, giờ nghỉ. Còi cứ bóp còi hết cỡ bất kể lúc nào ở đâu. Kể cả đi “tán gái” cũng bóp còi cho “nàng” chú ý.
Ở các con đường gần cổng trường học, vào giờ cao điểm thường có nhiều xe hơi các loại của phụ huynh đưa đón con cháu, họ “vô tư” nổ máy, ngồi xe choán đường cho con nhìn rõ và dễ dàng vọt đi, gây kẹt đường, kẹt cả lối đi, các bà đi bộ đón con cứ như nhảy mambo, hết né xe đang đậu đến tránh xe vọt ra bất kể phải trái.
Có những trường hợp bất chấp tín hiệu đèn đỏ, người lái xe hơi, xe máy vẫn cứ phóng bừa, vượt ẩu, có khi gây tai nạn rồi bỏ trốn. Phần lớn các xe ca trên đường đều là các tài xế trẻ, thường chạy vượt tốc độ, tranh giành khách quyết liệt. Khi bị các trạm kiểm soát giao thông xử phạt thì họ tìm mọi cách để “làm luật”, tạo nên tiêu cực, hết sức bất bình trong dư luận.
 
Ung thư của ngành giao thông
Chúng ta hãy thành thật, nói thẳng thắn với nhau hầu như ai cũng biết bây giờ tệ nạn tham nhũng ở VN phải kể đến Cảnh Sát Giao Thông đứng đầu sổ. Tuy không phải là tất cả nhưng nói là “đa số” thì đúng ngay boong. Có nhiều người gọi đó là “ung thư của ngành giao thông”. Tình trạng này từ lâu lắm chứ chẳng phải năm nay mới nhìn ra. Xin dẫn chứng cụ thể:
Giới chủ xe tải tại Đồng Bằng Sông Cửu Long tiết lộ cánh tài xế xe tải muốn làm ăn ở TP Sài Gòn thì phải xin gia nhập vào các đoàn “xe vua” để được cấp “kim bài” miễn trừ thanh tra
Để xác minh thông tin này, phóng viên một tờ báo đã bám theo xe của Đội Thanh tra giao thông (TTGT) số 4 (Sở GTVT TP Sài Gòn) trong nhiều ngày và nhận thấy không ít hiện tượng bất thường.
PV này đã mắt thấy tai nghe rất nhiều trường hợp xe vận tải, xe chở hàng, xe chở hành khách  vượt mọi quy định vẫn được CSGT cho qua. Ở đây tôi chỉ chứng minh hai trường hợp điển hình, một tại ngay TP Sài Gòn và một ở tỉnh xa.
 
“Xe vua” giữa thành phố
Theo anh N. - một chủ xe đã bỏ nghề - để trở thành “xe vua”, mỗi tháng tài xế phải chung chi 2 triệu đồng cho một xe tải lớn, 1 triệu đồng cho xe nhỏ.  Khi được phong “xe vua” thì phải dán logo trước đầu xe để TTGT phân biệt.
Tại TP Sài Gòn có 3 đoàn “xe vua” lớn nhất là Tr.L, H.L và L.V. Trước đây, Tr.L và L.V là một. Tuy nhiên, khi đoàn xe lớn mạnh, L.V tách ra hoạt động riêng. Ký hiệu đoàn xe L.V được gắn trên cabin với dòng chữ to và số điện thoại. Còn đoàn xe Tr.L thì được gắn phía trước đầu xe bên trái cũng kèm theo số điện thoại. Khi ra đường thấy những ký hiệu này, TTGT rất ít dừng xe để kiểm tra. Ngoài ra, đoàn xe H.L cũng có logo tương tự.
K. - một chủ xe gia nhập đoàn “xe vua” Tr.L - tiết lộ ông chủ đoàn  xe này chỉ có hơn 20 xe.  Tuy nhiên, các xe “mồ côi” khác muốn không bị “ăn” biên bản thì phải gia nhập. Chính vì thế, hiện nay, logo Tr.L được gắn không dưới 100 xe. Còn đoàn xe L.V cũng trên dưới 70 xe. Trên các con đường TP Sài Gòn, có rất nhiều đoàn xe mang logo của các “xe vua” hầu như không bị TTGT chặn.
 
“Xe vua” lộng hành ở Bình Định
Gần một năm qua, Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc (Tập đoàn Phúc Lộc, tỉnh Ninh Bình) đã trúng 2 gói thầu xây dựng lớn ở Bình Định là tuyến đường Long Vân - Long Mỹ với tổng kinh phí đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng và tuyến Quốc lộ 19 (đoạn từ cảng Quy Nhơn đến điểm giao với Quốc lộ 1) với tổng kinh phí đầu tư gần 5.300 tỉ đồng.
Để phục vụ 2 công trình trên, cuối năm 2012, Tập đoàn Phúc Lộc đã đưa hàng chục xe ben loại có trọng tải 13 tấn từ Ninh Bình vào Bình Định. Khi đoàn “xe vua” này xuất hiện ở Bình Định cũng là lúc người dân phải đối mặt với nỗi kinh hoàng khi đi trên đường.
Những ngày qua, Tập đoàn Phúc Lộc đưa hơn 20 xe ben xuống huyện Vân Canh vận chuyển cát đi theo Tỉnh lộ 638 về TP Quy Nhơn để phục vụ công trình xây dựng Quốc lộ 19. Mặc dù tải trọng cho phép xe vận chuyển chỉ 13 tấn nhưng thực tế, “xe vua” của Tập đoàn Phúc Lộc luôn chở từ 25 đến 30 tấn cát.
Ngoài ra, con đường này chỉ cho phép xe có tải trọng dưới 13 tấn lưu thông nhưng hằng ngày, mỗi chiếc xe ben có tổng tải trọng hơn 40 tấn (tính cả trọng tải xe và cát) vẫn chạy ngang nhiên. Vì vậy, Tỉnh lộ 638 dài gần 40 km, nối từ thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước đến xã Canh Hòa, huyện Vân Canh vừa được Sở GTVT Bình Định nâng cấp, sửa chữa cách đây khoảng 1 năm đã xuống cấp nghiêm trọng.
 
Người dân nơm nớp sợ “xe vua” đi qua
Ngoài ra, đoàn “xe vua” của Tập đoàn Phúc Lộc còn thường xuyên chạy quá tốc độ, chở đất cát không phủ bạt nên bụi bay mịt mù. Không chỉ người tham gia giao thông mà ngay cả người dân sinh sống hai bên Tỉnh lộ 638 cũng nơm nớp lo sợ mỗi khi đoàn “xe vua” đi qua.
Bà Nguyễn Thị Hương, nhà ở ven Tỉnh lộ 638, thuộc xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, bất bình kể: “Từ ngày xuất hiện đoàn xe của Tập đoàn Phúc Lộc, chúng tôi hiếm khi ra đường. Đoàn xe này chở cát quá tải lại không phủ bạt, nối đuôi nhau phóng bạt mạng khiến bụi bay mù mịt”.
 
Mỗi ngày, hàng chục xe ben của Tập đoàn Phúc Lộc tung hoành từ Tỉnh lộ 638 về TP Quy Nhơn với nhiều lỗi vi phạm nhưng ít khi bị lực lượng chức năng xử lý. Trong khi đó, ngoài những lỗi thường vi phạm như chở quá tải, không phủ bạt, chạy quá tốc độ…, phần lớn “xe vua” này đều hết hạn đăng kiểm.
Một viên chức thanh tra giao thông cho biết: “Cách đây vài hôm, tôi cùng tổ công tác đã chặn 8 xe ben chở cát của Tập đoàn Phúc Lộc để kiểm tra thì phát hiện 7 chiếc hết hạn đăng kiểm và cùng vi phạm các lỗi không mang theo giấy tờ, chở quá tải, không phủ bạt... Khi chúng tôi định lập biên bản vi phạm thì cấp trên gọi điện yêu cầu thả”.
Theo vị này, hầu hết tài xế của Tập đoàn Phúc Lộc đều không được giữ bất kỳ giấy tờ gì liên quan đến “xe vua”. Khi xe bị lực lượng chức năng kiểm tra, các tài xế chỉ việc gọi về công ty là sẽ có người xử lý. Theo tài xế K., cả 3 đoàn “xe vua” đều do một TTGT đưa người đứng ra làm.
Không riêng gì lực lượng thanh tra giao thông mà ngay cả CSGT cũng né các “xe vua” của Tập đoàn Phúc Lộc, chẳng xe nào của Phú Lộc bị phạt!
Cứ nhìn những hiện tượng trện đây, hẳn bạn đọc đã thấy rõ tình hình giao thông ở VN phức tạp và đáng sợ như thế nào. Đừng đổi tội loanh quanh nữa, chung quy đó là đạo đức xuống cấp, chính người thi hành luật pháp khiến cho người sống trong luật pháp không còn giữ được phẩm hạnh của mình. Luân lý cũng suy đồi chính vì lý do này. Làm sao tìm được niềm tin ở người dân? Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật.
 
Văn Quang – 14-6-2013
 
 
Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

(tiếp kỳ 1 đăng thứ Bảy, 15-6-2013)

Ngồi trong nhà cũng bị xe tông chết

Ngày nay ra khỏi nhà là có thể gp tai nạn bất cứ lúc nào. Hình như có nhiều người lái xe đang tách biệt với mọi thông tin, nhận thức về văn hóa giao thông, trơ lì với nỗi đau của cộng đồng; lo tất bật mưu sinh, hoặc sống buông thả, bởi thế nên bừa bãi trong đi lại?
Ngồi trong nhà trong quán nước quán cà phê còn bị xe tông chết, nói gì đến đi đường.
Cụ thể như ngày 21/7, xe hơi số 92H-0613, do tài xế Trần Xuân Đông (SN 1977, ở TP Tam Kỳ, Quảng Nam) lái theo hướng Nam - Bắc. Khi đến km 1019+600 QL1A (thuộc thị trấn Núi Thành, huyện Núi Thành, Quảng Nam) xe lao vào lề tông vào một chiếc xe đạp rồi tiếp tục đâm vào cột điện sau đó tiếp tục tông thẳng vào quán mì của bà Trần Thị Nga (50 tuổi),làm 7 người chết, 3 người bị thương. Trong số 7 người thiệt mạng, có 6 em nhỏ từ 9 đến 12 tuổi.

Đứng trên lề đường cũng dễ chết

Còn đường phố thì thôi, các cụ ở nước ngoài về chỉ có nước chóng mặt, chẳng hiểu luật lệ giao thông ở cái xứ này ra sao nữa. Thật ra các cụ có tìm hiểu cũng vô ích bởi có luật đâu mà tìm. Chỉ có sách luật chứ không ai “ngu gì” thực hiện nó cả. Thực hiện đúng bảng cấm, đèn đỏ hoặc chạy chậm ở ngã ba, ngã tư, có khi còn bị chửi te tua. Lái xe chạy vô đường hẻm hay đường một chiều nhanh gấp hai lần đi đúng đường thì ai dại gì đi đúng. Có bị tóm thì lại giở cái chiêu bài “làm luật” ra là xong. Mấy anh xe ôm là dân rách nhiều khi cũng bị “làm luật” trắng máu. Thế rồi ta lại thênh thang đường cấm ta cứ đi. Đường đông quá thì leo lên lề chạy cái vèo là qua mặt hết. Cho nên đứng trên lề đường cũng dễ chết lắm, các cụ đừng tưởng là bình an. Cho nên tôi vẫn khuyên mấy người bạn và bà con có việc phải về Sài Gòn hay Hà Nội thì nên đi taxi. Và đôi khi đi taxi có bị tính gian, bị chặt chém thì… ráng chịu chứ đừng dại đôi co với mấy ông “thần sầu” đó, chỉ một lát sau là có mấy ông tài khác quây lại “hỏi thăm sức khỏe” ngay. Làm ăn kiểu gì ở VN cũng phải có cánh, có phe, làm ăn lớn hơn thì nó chính là “lợi ích nhóm” chứ có gì lạ đâu.

Lòng đường không còn chỗ trống
Hiện nay, phần lớn ở các đô thị mật độ xe hơi, xe máy ngày càng tăng, lại có xu hướng sử dụng xe phân khới lớn cho nhanh và… cho oai. Tài xế (nhiều người không có bằng lái, hoặc có bằng theo kiểu nhờ thi hộ, mua hộ, nên mù tịt về luật lệ giao thông) coi đường đi như của riêng mình.
Ra đường ta gặp không ít trường hợp người lái xe thiếu kiềm chế, du chỉ là va chạm nhỏ đã lập tức giở thói con đồ, gây gỗ đánh nhau giữa đường, chưa kể có kẻ còn chủ tâm “đánh hôi” hoặc cài bẫy “ăn vạ.”

Nhiều người đi lại thiếu trật tự, chen lấn, lạng lách, đánh võng giành đường, đèo nhau, đèo nhau “kẹp 2 kẹp 3”... vừa đi vừa làm xiếc, hầu hết ở lứa tuổi thanh niên.
Có người vừa lái xe (nhất là xe máy) vừa nghe điện thoại, thậm chí nói năng ồn ào, thô lỗ. Đặc biệt có khá nhiều xe hơi, xe máy giành đường nhau, sử dụng còi kêu lớn bất chấp cả trong nội đô, giờ nghỉ. Còi cứ bóp còi hết cỡ bất kể lúc nào ở đâu. Kể cả đi “tán gái” cũng bóp còi cho “nàng” chú ý.
Ở các con đường gần cổng trường học, vào giờ cao điểm thường có nhiềuu xe hơi các loại của phụ huynh đưa đón con cháu, họ “vô tư” nổ máy, ngồi xe choáng đường cho con nhìn rõ và dễ dàng vọt đi, gây kẹt đường, kẹt cả lối đi, các bà đi bộ đón con cứ như nhảy mambo, hết né xe đang đậu đến tránh xe vọt ra bất kể phải trái.
Có những trường hợp bất chấp tín hiệu đèn đỏ, người lái xe hơi, xe máy vẫn cứ phóng bừa, vượt ẩu, có khi gây tai nạn rồi b trốn. Phần lớn các xe ca trên đường đều là các tài xế trẻ, thường chạy vượt tốc độ, tranh giành khách quyết liệt. Khi bị các trạm kiểm soát giao thông xử phạt thì họ tìm mọi cách để “làm luật”, tạo nên tiêu cực, hết sức bất bình trong dư luận.

Ung thư của ngành giao thông
Chúng ta hãy thành thật, nói thẳng thắn với nhau hầu như ai cũng biết bây giờ tệ nạn tham nhũng ở VN phải kể đến Cảnh Sát Giao Thông đứng đầu sổ. Tuy không phải là tất cả nhưng nói là “đa số” thì đúng ngay boong. Có nhiều người gọi đó là “ung thư của ngành giao thông”. Tình trạng này từ lâu lắm chứ chẳng phải năm nay mới nhìn ra. Xin dẫn chứng cụ thể:
Giới chủ xe tải tại Đồng Bằng Sông Cửu Long tiết lộ cánh tài xế xe tải muốn làm ăn ở TP Sài Gòn thì phải xin gia nhập vào các đoàn “xe vua” để được cấp “kim bài” miễn trừ thanh tra
Để xác minh thông tin này, phóng viên một tờ báo đã bám theo xe của Đội Thanh tra giao thông (TTGT) số 4 (Sở GTVT TP Sài Gòn) trong nhiều ngày và nhận thấy không ít hiện tượng bất thường.
PV này đã mắt thấy tai nghe rất nhiều trường hợp xe vận tải, xe chở hàng, xe chở hành khách vượt mọi quy định vẫn được CSGT cho qua. Ở đây tôi chỉ chứng minh hai trường hợp điển hình, một tại ngay TP Sài Gòn và một ở tỉnh xa.
“Xe vua” giữa thành phố
Theo anh N. - một chủ xe đã bỏ nghề - để trở thành “xe vua”, mỗi tháng tài xế phải chung chi 2 triệu đồng cho một xe tải lớn, 1 triệu đồng cho xe nhỏ. Khi được phong “xe vua” thì phải dán logo trước đầu xe để TTGT phân biệt.
Tại TP Sài Gòn có 3 đoàn “xe vua” lớn nhất là Tr.L, H.L và L.V. Trước đây, Tr.L và L.V là một. Tuy nhiên, khi đoàn xe lớn mạnh, L.V tách ra hoạt động riêng. Ký hiệu đoàn xe L.V được gắn trên cabin với dòng chữ to và số điện thoại. Còn đoàn xe Tr.L thì được gắn phía trước đầu xe bên trái cũng kèm theo số điện thoại. Khi ra đường thấy những ký hiệu này, TTGT rất ít dừng xe để kiểm tra. Ngoài ra, đoàn xe H.L cũng có logo tương tự.
K. - một chủ xe gia nhập đoàn “xe vua” Tr.L - tiết lộ ông chủ đoàn xe này chỉ có hơn 20 xe. Tuy nhiên, các xe “mồ côi” khác muốn không bị “ăn” biên bản thì phải gia nhập. Chính vì thế, hiện nay, logo Tr.L được gắn không dưới 100 xe. Còn đoàn xe L.V cũng trên dưới 70 xe. Trên các con đường TP Sài Gòn, có rất nhiều đoàn xe mang logo của các “xe vua” hầu như không bị TTGT chặn.


Xe vua lộng hành ở Bình Định

Gần một năm qua, Công ty CP Tập đoàn Phúc Lộc (Tập đoàn Phúc Lộc, tỉnh Ninh Bình) đã trúng 2 gói thầu xây dựng lớn ở Bình Định là tuyến đường Long Vân - Long Mỹ với tổng kinh phí đầu tư khoảng 1.000 tỉ đồng và tuyến Quốc lộ 19 (đoạn từ cảng Quy Nhơn đến điểm giao với Quốc lộ 1) với tổng kinh phí đầu tư gần 5.300 tỉ đồng.
Để phục vụ 2 công trình trên, cuối năm 2012, Tập đoàn Phúc Lộc đã đưa hàng chục xe ben loại có trọng tải 13 tấn từ Ninh Bình vào Bình Định. Khi đoàn “xe vua” này xuất hiện ở Bình Định cũng là lúc người dân phải đối mặt với nỗi kinh hoàng khi đi trên đường.
Những ngày qua, Tập đoàn Phúc Lộc đưa hơn 20 xe ben xuống huyện Vân Canh vận chuyển cát đi theo Tỉnh lộ 638 về TP Quy Nhơn để phục vụ công trình xây dựng Quốc lộ 19. Mặc dù tải trọng cho phép xe vận chuyển chỉ 13 tấn nhưng thực tế, “xe vua” của Tập đoàn Phúc Lộc luôn chở từ 25 đến 30 tấn cát.
Ngoài ra, con đường này chỉ cho phép xe có tải trọng dưới 13 tấn lưu thông nhưng hằng ngày, mỗi chiếc xe ben có tổng tải trọng hơn 40 tấn (tính cả trọng tải xe và cát) vẫn chạy ngang nhiên. Vì vậy, Tỉnh lộ 638 dài gần 40 km, nối từ thị trấn Diêu Trì, huyện Tuy Phước đến xã Canh Hòa, huyện Vân Canh vừa được Sở GTVT Bình Định nâng cấp, sửa chữa cách đây khoảng 1 năm đã xuống cấp nghiêm trọng.


Người dân nơm nớp sợ xe vua đi qua

Ngoài ra, đoàn “xe vua” của Tập đoàn Phúc Lộc còn thường xuyên chạy quá tốc độ, chở đất cát không phủ bạt nên bụi bay mịt mù. Không chỉ người tham gia giao thông mà ngay cả người dân sinh sống hai bên Tỉnh lộ 638 cũng nơm nớp lo sợ mỗi khi đoàn “xe vua” đi qua.
Bà Nguyễn Thị Hương, nhà ở ven Tỉnh lộ 638, thuộc xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, bất bình kể: “Từ ngày xuất hiện đoàn xe của Tập đoàn Phúc Lộc, chúng tôi hiếm khi ra đường. Đoàn xe này chở cát quá tải lại không phủ bạt, nối đuôi nhau phóng bạt mạng khiến bụi bay mù mịt”.

Thanh tra giao thông kinh doanh xe vua
Mỗi ngày, hàng chục xe ben của Tập đoàn Phúc Lộc tung hoành từ Tỉnh lộ 638 về TP Quy Nhơn với nhiều lỗi vi phạm nhưng ít khi bị lực lượng chức năng xử lý. Trong khi đó, ngoài những lỗi thường vi phạm như chở quá tải, không phủ bạt, chạy quá tốc độ…, phần lớn “xe vua” này đều hết hạn đăng kiểm.

Một viên chức thanh tra giao thông cho biết: “Cách đây vài hôm, tôi cùng tổ công tác đã chặn 8 xe ben chở cát của Tập đoàn Phúc Lộc để kiểm tra thì phát hiện 7 chiếc hết hạn đăng kiểm và cùng vi phạm các lỗi không mang theo giấy tờ, chở quá tải, không phủ bạt... Khi chúng tôi định lập biên bản vi phạm thì cấp trên gọi điện yêu cầu thả”.
Theo vị này, hầu hết tài xế của Tập đoàn Phúc Lộc đều không được giữ bất kỳ giấy tờ gì liên quan đến “xe vua”. Khi xe bị lực lượng chức năng kiểm tra, các tài xế chỉ việc gọi về công ty là sẽ có người xử lý. Theo tài xế K., cả 3 đoàn “xe vua” đều do một TTGT đưa người đứng ra làm.
Không riêng gì lực lượng thanh tra giao thông mà ngay cả CSGT cũng né các “xe vua” của Tập đoàn Phúc Lộc, chẳng xe nào của Phú Lộc bị phạt!

Cứ nhìn những hiện tượng trện đây, hẳn bạn đọc đã thấy rõ tình hình giao thông ở VN phức tạp và đáng sợ như thế nào. Đừng đổi tội loanh quanh nữa, chung quy đó là đạo đức xuống cấp, chính người thi hành luật pháp khiến cho người sống trong luật pháp không còn giữ được phẩm hạnh của mình. Luân lý cũng suy đồi chính vì lý do này. Làm sao tìm được niềm tin ở người dân? Đã đến lúc phải nhìn thẳng vào sự thật. (vq)
14-6-2013


Văn Quang – Viết từ Sài Gòn


Sunday, June 16, 2013

CHÍNH TRỊ VIỆT NAM

VN bắt liên tiếp để đổi chiều quan hệ?

Cập nhật: 13:55 GMT - thứ sáu, 14 tháng 6, 2013

Hai blogger Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào bị bắt cách nhau một tháng
Đánh giá các vụ bắt blogger tại Việt Nam, có ý kiến rằng phái 'thân Mỹ' trong nội bộ ban lãnh đạo Việt Nam đã bị qua mặt bởi phe phái muốn tìm kiếm ơn huệ từ Trung Quốc.
Bình về vụ bắt blogger mới nhất xảy ra tại Hà Nội hôm 13/6/2013, nhà quan sát tình hình Việt Nam từ Úc, Giáo sư Carl Thayer nói các vụ ngăn chặn ý kiến phê phán tham nhũng, kêu gọi dân chủ này cần được nhìn nhận trong bối cảnh quan hệ Việt – Trung.
Blogger Phạm Viết Đào bị bắt hôm qua, theo điều 258 Bộ Luật Hình sự trong vụ việc xảy ra chưa đầy một tháng sau khi công an Việt Nam bắt ông Trương Duy Nhất tại Đà Nẵng.
Nay, trả lời BBC, ông Carl Thayer giải thích bối cảnh chính trị của các vụ này:
"Người ta chỉ có thể kết luận là trước chuyến thăm Trung Quốc của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Việt Nam muốn bày tỏ hình ảnh rằng họ cứng rắn chống lại ‘âm mưu’ của các nhân vật vận động cho Diễn biến Hòa bình và cố gắng làm cho quan hệ của họ với Trung Quốc qua ý thức hệ xã hội chủ nghĩa chung của hai bên thêm mặn nồng,"
"Điều đang xảy ra là trong Đảng sau đợt phê và tự phê, và cuộc bỏ phiếu tín nhiệm trong Quốc hội vừa qua đưa tới chỗ các bộ trưởng cảm thấy họ đang “lâm chiến”, theo Giáo sư Carl Thayer.
“Họ bị phê phán theo cách họ không làm sao kiểm soát được và tìm cách đe dọa những người khác thông qua việc trấn áp các blogger nhưng cách làm này không hiệu quả vì sự phê phán trên mạng đã lan quá rộng.”
Cùng lúc, ông cũng cho rằng phái muốn hướng về phía Hoa Kỳ nay “đã bị qua mặt” (overtaken) và thế chủ động nay thuộc về phái muốn tìm kiếm ơn huệ từ Trung Quốc.
Theo ông Thayer, các vụ bắt blogger này cần được nhìn nhận trong bối cảnh quan hệ Việt – Trung và Hoa Kỳ.
Riêng về Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Giáo sư Thayer bình luận:
“Tôi đã từng nói một cách mỉa mai rằng lời hứa duy nhất Thủ tướng Dũng đã thực hiện được chính là chuyện trấn áp blogger.”
"Các đối thủ của ông Dũng cũng đồng ý với ông rằng để nhiều blogger phê phán tham nhũng, phê phán sự bất lực trong quản trị của chính phủ và kêu gọi hãy đứng lên đối mặt với Trung Quốc theo cách các blogger muốn, sẽ chỉ khiến chính quyền rơi vào vị thế khó khăn."

Bực giận lan rộng

Từ Hà Nội, hôm 14/6/2013, hãng tin AP của Hoa Kỳ bình luận:
“Vụ bắt ông Phạm Viết Đào, 61 tuổi, cho thấy mức độ lo ngại trong Đảng Cộng sản về mối đe dọa từ các cuộc vận động trên mạng Internet. Cho tới vài năm trước, Đảng có toàn quyền kiểm soát thông tin trong nước. Nay, nhiều blog, trang Facebook tự lập ra đã đăng tải tin tức chua cay về sự kém cỏi, về đấu đá nội bộ, và các tin bài này đã đến với hàng triệu người, khiến sự bực giận lan ra trước vị thế nắm quyền lâu của Đảng.
Chỉ trong năm 2013, theo AP, có 46 cây bút hoặc nhà hoạt động dân chủ bị bắt, xử tù hoặc giam cầm, nhiều hơn cả số người bị bắt vì vi phạm luật an ninh quốc gia trong cả năm 2012.
AP cũng nói dù các chính phủ nước ngoài, gồm cả Hoa Kỳ đã phê phán những vụ trấn áp, kêu gọi thả các nhà vận động nhưng cũng không có phương tiện để gây áp lực với chính quyền Việt Nam.
Giáo sư Thayer cũng nói về làn sóng bắt bớ này:
"Chính quyền Việt Nam ngày càng trở nên tồi tệ trong việc trấn áp các cây viết trên mạng. Chỉ trong năm qua đã có 46 người bị bắt, bất chấp kêu gọi từ Hoa Kỳ và EU là Hà Nội cần cải thiện tình hình."
Cùng thời gian, cộng đồng mạng tại Việt Nam cũng có một số bình luận đáng chú ý về vụ bắt các ông Phạm Viết Đào và Trương Duy Nhất.

Trung Quốc có nhiều ví dụ dùng bộ máy an ninh ngăn chặn vận động đòi dân quyền
Bài ký tên Bấm Đàm Mai Đạo đăng trên trang blog Nguyễn Tường Thuỵ hôm nay 14/6 nêu ra sự khác biệt, theo nhận định riêng của tác giả về hai người:
"Trong khi ông Nhất bị dư luận nghi ngờ là liên quan trực tiếp với ai đó, khi biết trước tin với xác suất đúng 100% so với tin chính thức về ông Nguyễn Bá Thanh và ông Vương Đình Huệ thất cử trong kỳ bầu vào Bộ Chính Trị, thì ông Phạm Viết Đào được coi là không hề dính líu trực tiếp về nhân vật cấp cao nào..."
Bài viết cho rằng ông Phạm Viết Đào, cựu thanh tra Bộ Văn Hóa, "cũng như không làm việc cho bất cứ ai với những bài viết trên trang nhà qua phong cách nhàn nhã như giọt café tí tách để bàn chuyện 'văn chương thế sự' như ông tự nhận khi tạo trang blog cá nhân".
"Ông Phạm Viết Đào, người đã làm việc nhiều năm với nhiều vị trí khác nhau trong guồng máy chính quyền nhưng vẫn thuộc về lãnh vực tinh thần - thứ mà bản thân ông cũng như tất cả người cộng sản hiểu rõ - khó quản lý nhất và hầu như chưa bao giờ "quản" được. Có lẽ ông Đào cũng không lạ lẫm gì với 'phong thái' 'bắt người định tội' của chính thể này.
Còn trên trang blog Tễu của tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện, người từng tham gia các cuộc vận động chống Trung Quốc tại Việt Nam thì thông báo tối 13/6 giờ Việt Nam rằng trang blog http://phamvietdao4.blogspot.com/ không còn truy cập được nữa.
Vào ngày 9/7 tới, dự kiến tòa án ở Hà Nội sẽ đưa luật sư bất đồng chính kiến Lê Quốc Quân sẽ ra tòa vì tội Trốn thuế vào, sau hơn sáu tháng tạm giam.
Còn cây bút, Bấm Hồ Hải thì viết trên Facebook hôm 14/6 về hai ông Trương Duy Nhất và Phạm Viết Đào rằng "nếu viết để chửi cụ thể bất kỳ một lãnh đạo nào ở nước Việt khi luật pháp còn mơ hồ, thì chuyện bị bắt theo điều luật 258 là chuyện rất bình thường".
"Và thậm chí với 3 điều luật 79, 88 và 258 mơ hồ chính quyền có thể bắt hết tất cả dân Việt bất kỳ lúc nào muốn bắt, mà không cần viết gì cả."
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/06/130614_vi_sao_bat_nhieu_blogger.shtml

MẶC LÂM * VIẾT CHO CON TRAI


“Viết cho con trai vừa có bằng lái xe”

Nhân dịp Father’s Day, chúng tôi xin gửi đến quý vị một bài viết thật cảm động trang trải những suy tư của một người cha đối với con trai mình.
Mặc Lâm, phóng viên RFA
2011-06-19
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
father-and-son-in-japan-220.jpg
Cha và Con vào ngày lễ đầu năm tại Nhật. AFP PHOTO
Bài viết ngắn nhưng chứa đựng rất nhiều điều mà hiện nay những ai có tấm lòng với quê nhà đều không khỏi bâng khuâng trước nhiều vấn đề đã trở thành vấn nạn.
Bài viết xuất hiện năm 2009 trên trang blog của Dr. Nikonian và nhanh chóng được nhiều người biết và chia sẻ cho nhau trong cộng đồng mạng. Mời quý vị thưởng thức sau đây qua các giọng đọc của Việt Long, Nam Nguyên, và Trân Văn....

Dù quê người tốt đẹp hơn

Vậy là chỉ sau một giấc ngủ dài trên máy bay, con đến Mỹ, đặt chân xuống sân bay Chicago tráng lệ. Chỉ sau một đêm, con giã từ bạn bè, góc phố thân quen, mái trường cũ…, để làm quen với một thế giới khác.
Đó là một ân sủng, khi thoát khỏi văn mẫu, đề thi sai, chạy trường chạy lớp, con bước vào một hệ thống giáo dục khác, nơi mà cơ hội đồng đều cho mọi người.
Dr. Nikonian
Cái thế giới mới mẻ của Hiệp Chng quốc Hoa Kỳ, quả kỳ lạ phải không con? Nơi mà sự ân cần, thân thiện của chú hải quan nơi phi trường, chị da đen ở Sở An sinh Xã hội, và mọi nhân viên công quyền khác làm cho cha con ta lạ lẫm. Nơi mà con vào công viên chơi bóng rổ, không phải trả tiền như trăm ngàn đứa trẻ Hoa Kỳ khác.
Đó là một ân sủng, khi thoát khỏi văn mẫu, đề thi sai, chạy trường chạy lớp, con bước vào một hệ thống giáo dục khác, nơi mà cơ hội đồng đều cho mọi người. Không có biệt lệ cho bất cứ con ông cháu cha nào cả.
Đó là lý do vì sao ta trào nước mắt, khi thấy các con trai ta, sung sướng, hồn nhiên chơi bóng rổ dưới bóng lá cờ sao vạch của một đất nước khác, không phải quê hương.
Giấc mơ Mỹ, quả là vĩ đại, không phải vì sự to lớn của nó, mà vì nó là của riêng con, riêng cho từng người. Và nó sẽ là sự thực, nếu con muốn, không phải là những lời phét lác huênh hoang của một thiên đường dối trá.
Chúc mừng con, con trai ta ạ!
marathon-in-chicago-250.jpg
Chạy maraton ở thành phố Chicago. Photo courtesy of Wikipedia.
Chỉ sáu tháng sau, ta thầm cám ơn trời đất, ông bà khi gặp lại con. Con chững chạc, cao lớn, tự tin như bao thanh niên khác trên đất Mỹ. Con không còn từ chỗ mỗi ngày trở về nhà nhớp nhúa, hôi hám, kiệt sức với khói xe, bụi đường, nước cống ngập đen xì. Con đậu bằng lái xe hơi ở Mỹ, kết quả của một cuộc thi cử công bằng và nghiêm túc.
Con có quyền tự hào khi được ngồi sau tay lái, ung dung chen vào đoàn xe xuôi ngược ngày đêm trên hệ thống xa lộ vĩ đại nơi đây.
Con đã được một quyền cơ bản, quyền lái xe, một cách danh chính ngôn thuận, mà không phải chạy chọt, dấm dúi như bao người khác ở quê nhà. Ở Mỹ, có bằng lái xe là một sự kiện lớn trong đời đó con!
Chúc mừng con, con trai ta ạ!
Các con ta, mỗi ngày cắp sách đến trường, về nhà không kiệt sức, không cùn mằn trong sự học nơi đây. Quyền đi học trong phẩm giá và niềm vui, quyền được hưởng thụ một nền giáo dục chính trực, công bằng, các con đã có! Đó là điều duy nhất, mà ta châm chước cho cái xã hội vừa kỳ quái nhất, vừa tốt đẹp nhất theo kiểu Hoa kỳ.
Chúc mừng con, con trai ta ạ!
Ta biết là ta may mắn khi có những đứa con trai như vậy!
Chỉ có một điều: con không muốn về Việt nam nữa!

Dù quê hương vẫn còn nhiều bất công và phi lý

dihoc-250
Con đường đến trường của học sinh làng Long Jôn, xã Đăk Ang. Photo courtesy of tuoitre.vn
Ta hơi chựng lại, nhưng ngẫm nghĩ một hồi, ta chẳng ngạc nhiên. Chỉ mới 6 tháng, ký ức đen của con về trường lớp, kẹt xe, khói bụi, tai nạn…vẫn chưa kịp phai nhạt. Con ghê sợ những điều ấy, cũng như ta, như triệu người Sài gòn khốn khổ khác.
Con vẫn chưa quên sự phẫn nộ về một hệ thống giáo dục đầy bất công và tiêu cực. Con vẫn chưa quên những phi vụ tham nhũng bẩn thỉu đầy trên các báo ở nhà. Và bao nhiêu điều tội nghiệp đáng buồn khác, ai mà quên được?
Nhưng mà con ơi, dù nhếch nhác thảm hại đến vậy, đó vẫn là quê hương con. Nơi đó, có một Sài Gòn, mà cha con ta đã từng rong ruổi. Nơi con cất tiếng chào đời, nơi con lẫm chm những bước đầu tiên. Nơi con nói những tiếng Việt đầu tiên “từ thuở nằm nôi”.
Kể cả những điều nhỏ nhặt nhất, từ quán phở ám khói cha con ta hay ngồi, từ hiệu video con ghé, từ quán café nhìn ra sông lộng gió cha con ta ngồi tán gẫu. Tất cả những điều tưởng như vô nghĩa với cuộc sống hào nhoáng nơi đây, nhưng là ký ức, đó là quê hương máu thịt con ạ!
Con vẫn chưa quên sự phẫn nộ về một hệ thống giáo dục đầy bất công và tiêu cực. Con vẫn chưa quên những phi vụ tham nhũng bẩn thỉu đầy trên các báo ở nhà.
Dr. Nikonian
Con đã bị nhồi vào đầu những kiến thức sử học nhàm chám, khô khan, đầy máu và căm thù. Con đã học niềm vinh quang dối trá từ nồi da xáo thịt, từ huynh đệ tương tàn.
Con đã đọc sách thấy vì nhân danh lý tưởng, niềm tin, người ta đấu tố cha mẹ anh em. Sự hung bạo, được ngụy tín dưới vỏ niềm tin. Sự mù quáng, được đậy điệm bằng lòng kiên định trung thành…
Con không thể yêu quê cha đất tổ từ những điều giả trá ấy.

Vẫn là quê hương con

Hãy về đây! Ta sẽ đem con đến Yên Tử, kể cho con nghe chuyện đánh Nguyên Mông, dưới bóng tùng già 700 năm tuổi, phủ bóng lên mộ Trúc Lâm tam tổ.
Ta sẽ chỉ cho con bãi cọc của Hưng Đạo Đại vương nơi bến Bạch Đằng, nơi gã lính viễn chinh xâm lược khi nhớ đến phải run sợ đến bạc đầu. Ta sẽ dẫn con đến ngôi từ đường đơn sơ mộc mạc của bà Bùi Thị Xuân, cùng cúi lạy anh linh nữ tướng.
Ta sẽ dẫn con đến đèo Ngang lúc “bóng xế tà”, nơi có “cỏ cây chen lá, đá chen hoa”, cho con hiểu sự thanh cao của một tâm hồn Việt. Bên ngọn sóng bạc đầu Chương Dương, ta sẽ chỉ cho con những dấu chân xưa của Yết Kiêu, Dã Tượng, và của muôn vạn dân binh áo vải khác đã ngã xuống cho “đất nước vững thiên thu”.
Trẻ lang thang. Photo courtesy dongha.gov.vn
Trẻ lang thang. Photo courtesy dongha.gov.vn
Nhớ lại đi con, con trai nhỏ của ta! Con đã đặt chân đến Vạn Lý Trường Thành, ghê sợ cái nghĩa trang ngập xương máu lớn nhất hành tinh. Con đã thấy một Bắc Kinh hào nhoáng nhưng xấu xí với khói, bụi, ô nhiễm, khạc nhổ, oang oang nơi công cộng.
Con đã thấy cảnh bắt người bán hàng rong như súc vật ngay chân Tử Cấm Thành. Con cũng đã thương hại gã Trung Hoa khốn khổ, lắp bắp một thứ tiếng Anh giả cầy khi bị quát tháo nơi sân bay quốc tế. Đất nước chúng ta, vẫn trường tồn dưới ách một gã khổng lồ, nhơ bẩn và man rợ như vậy đó con.
Vì sao hôm nay ta không để tóc đuôi sam, con không ê a Hán tự, chúng ta không nhồm nhoàm những món ăn man rợ như óc khỉ, chân gà sống nướng? Vì sao chúng ta không bị đồng hóa theo lũ thái thú ô hợp kia, nếu không phải vì khí thiêng sông núi, anh linh tiên tổ đang chảy trong con?
Quê hương con đó!
Nhiều lắm con, nhiều chỗ để chỉ cho con thấy, dân tộc mình đã oai hùng, kiêu dũng, thanh sạch và khổ đau đến mức nào để có con sinh thành hôm nay.
Hoặc nếu thì giờ eo hẹp, con hãy về một miền quê cát trắng, nơi ông bà, tổ tiên con yên nghỉ dưới bóng phi lao vi vút.
Họ đã sống, đổ mồ hôi trên mảnh đất này, như một người nông dân, lành và lương thiện như đất. Họ về với đất, trong vinh dự âm thầm, không như những ngụy-danh-nhân với lăng tẩm đền đài đồ sộ.
Sài Gòn nay, như một cô gái đẹp bị lũ du côn rạch mặt, nham nhở đến tội nghiệp. Hỗn độn, xấu xí, bẩn thỉu, và hỗn hào biết mấy so với Hòn Ngọc Viễn Đông nền nã năm xưa.
Dr. Nikonian
Quê hương con đó!
Sài Gòn mà con ca thán, đâu phải thế! Sài Gòn ngày xưa đẹp, thanh bình với “con đường Duy Tân cây dài bóng mát”, với “Trưng Vương khung cửa mùa thu”. Sài Gòn mà con ngưỡng mộ qua những ca khúc vượt thời gian, qua những người Sài Gòn xưa mà con hết lòng khâm phục.
Sài Gòn nay, như một cô gái đẹp bị lũ du côn rạch mặt, nham nhở đến tội nghiệp. Hỗn độn, xấu xí, bẩn thỉu, và hỗn hào biết mấy so với Hòn Ngọc Viễn Đông nền nã năm xưa.
Quê hương con đó!
Một ngày kia, con sẽ hiểu: đó là một phần máu thịt trong con. Con sẽ quay về với nó, như con cáo nhớ hang, con chim nhớ tổ. Con sẽ có cảm giác về nhà – coming home- như ta mỗi lần quay lại từ một thế giới đầy ánh sáng, đặt chân xuống Tân Sơn Nhất.
Cái cảm giác tìm về tổ đó, nó là bản năng, nó dẫn dắt người Do Thái quay về với mảnh đất Sion cằn cỗi, nó là niềm đau đáu của 2 triệu đồng bào con nơi đất khách. Không giải thích được bản năng tìm về cội nguồn đâu, con ạ! Mà cội nguồn con, đâu chỉ là Sài Gòn hỗn độn hôm nay.
Cội nguồn con đã bắt đầu, khi Lang Liêu mở tấm bánh chưng xanh mộc mạc tạ ơn trời đất. Gốc rễ con, đã phôi thai với mẹ Âu Cơ khi đem con lên rừng xuống biển.
piciking-garbage-250.jpg
Nhặt đồ ăn thừa từ một nhà hàng ở Hà Nội hôm 26/04/2010. Photo by Tyler Chapman/RFA.
Về đây con! Về “mặc áo the, đi guốc mộc”, về mà “nghe chuyện tình bằng lời ca dao” , về để nhìn “bóng tre êm ru” lẫn “con diều vật vờ”, để thấy “trong đêm sao mờ lòng ta bâng khuâng theo gió vi vu”…Con đã lớn lên cùng ta, với những ca khúc này mà!
Ngày con về, chắc tóc ta đã trắng như bạt ngàn lau lách. Nhưng có hề chi, nếu máu ta vẫn chảy trong con lòng thương nhớ cội nguồn không bao giờ có tuổi.
Nhớ về, nghe con!
Quý vị vừa thưởng thức bài viết có tựa đề “Viết cho con trai vừa có bằng lái xe” của tác giả Dr. Nikonian. Hy vọng bài viết đã mang đến cho quý vị những cảm xúc mới trong ngày Father’s Day, và cũng mong rằng những tâm tình mà người cha trong bức thư gửi đến cho con trai của ông sẽ là những thông điệp cho người trẻ hôm nay để họ yêu quê hương mình hơn mặc dù nơi đó vẫn còn nhiều mảng tối...

Theo dòng thời sự:

No comments: