Friday, October 21, 2016

NGUYỄN QUỐC CHÁNH - LÊ DŨ CHÂN - VĂN QUANG

Tuesday, July 2, 2013

NGUYỄN QUỐC CHÁNH * QUÊ HƯƠNG VÀ cnxh

Quê Hương và Chủ Nghĩa Xã Hội !Tác Giả : Nguyễn Quốc Chánh, Saigon
Chủ nghiã dạy em, thù hận hờn căm
Chủ nghiã dạy em, độc ác bất nhân
Chủ nghiã dạy em, lọc lừa xảo trá
Chủ nghiã dạy em, dối gian trăm ngả

Chủ nghiã dạy em, bội phản vong ân
Chủ nghiã dạy em, giết chết lương tâm
Chủ nghiã dạy em, vô thần đấu tố

Chủ nghiã mù, rước voi dày mả Tổ
Chủ nghiã ngu, thờ đồ tể ngoại bang
Chủ nghiã bưng bô, xây dựng thiên đàng
Chủ nghiã lừa em, những con bò sữa
Chủ nghiã bất lương, ma cô nhà chứa

Chủ nghiã tú bà, dụ dỗ thơ ngây
Chủ nghiã cò mồi, vơ vét luôn tay

Chủ nghiã cai thầu, bán buôn Tổ-Quốc
Chủ nghiã lưỡi câu, móc mồi dân tộc

Chủ nghiã bịp lừa, bánh vẽ tự do
Chủ nghiã cá ươn, tư tưởng vong nô
Chủ nghiã chết đi, Quê Hương vẫn sống

Ai nhân danh hạnh phúc
Thứ hạnh phúc ngục tù

Ai nhân danh dân chủ
Thứ dân chủ si ngu

Ai nhân danh chân lý
Thứ chân lý đui mù

Bao nhiêu năm, ai nhân danh chủ nghiã,
Tự-Do xích xiềng, Dân-Chủ dối gian
Mác-Lênin, đâu phải người Việt Nam !

Sự thật đó có làm em đau nhói ?
Vẫn chập chờn lượn bay bầy quạ đói
Chồn cáo kia có rình rập trước sau

Ngẩng mặt cao và đừng sợ đớn đau
Đứng lên em bằng tâm hồn biển động.

Em đứng lên như đại dương dậy sóng
Tiếng sét thần tuổi trẻ nổ ầm vang

Những tượng hình, chủ nghiã, phải tiêu tan
Cây Dân-Chủ bừng lên ngàn sức sống,

Em bây giờ khôn lớn
Mắt rực lửa yêu thương,
Biết đâu là sự thật
Em tìm thấy con đường.
Tự-Do sẽ nở hoa
Trên quê hương khốn khó

Anh như con ngựa già
Vẫn cúi đầu kiên nhẫn
Đốt những đám cỏ khô
Dọn đường cho em đi làm lịch sử

Nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh sinh năm 1958 ở Bạc Liêu, hiện sống tại Sài Gòn. Tác giả của nhiều tập thơ như Ðêm mặt trời mọc, Khí hậu đồ vật và Của căn cước ẩn dụ, và Ê, tao đây. Thơ của ông đã được nhiều tác giả dịch ra tiếng Anh. Trong bài phỏng vấn dành cho nhà văn Vi Ký, nhà thơ Nguyễn Quốc Chánh nhận xét về đảng Cộng Sản:

Ðảng Cộng sản thắng Tây và Mỹ bằng máu của dân tộc, bằng vũ khí của Nga và Tàu, rồi nộp “độc lập dân tộc” cho cộng sản Tàu và Nga. Ai chỉ ra tình trạng thế chấp và bán đứng đó đều bị cho là phản động. Kẻ phản động có thể gây tai họa cho Ðảng nhưng lại là phúc của dân.
Những ai vì Ðảng sẽ kết án kẻ phản động, còn những ai vì con người thì sẽ hoan hô kẻ phản động. Hãy nhớ câu nói lịch sử của ông Nguyễn Văn Thiệu:
“Ðừng tin những gì cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì cộng sản làm”.

(Gửi tuổi trẻ Việt Nam )

Em hãy ngồi xuống đây
Anh kể câu chuyện này

Trên cánh đồng cỏ cháy
Ngậm ngùi như khói bay


Con ngựa già một đời
Chưa thấy được ngày vui
Mắt mỏi mòn trông đợi
Những mầm cỏ xanh tươi.


Đã bao nhiêu năm rồi
Hướng nhìn về xa xôi
Tâm tư đau nhức nhối
Cuộc đời vẫn nổi trôi


Em nhìn về tương lai
Cố dấu tiếng thở dài
Mắt dường như ngấn lệ
Có phải vì khói cay?


Em thấy đó, trên đường đi không đến,
Quê hương đau, chồn cáo vẫn nghêng ngang
Những con thú người nhảy múa kiêu căng
Ngửa mặt hú một bài ca chủ nghiã.
Ngôn ngữ văn nô, đỉnh cao trí tuệ.




 

LƯU DŨ CHÂN * TRẢ LẠI TẤT CẢ

  Trả lại tất cả
                                                                      
Trả lại chế độ xin cho
Trả lại gạo lúa cân đo gạt lường
Trả lại tổ phố dân phường
Trả lại tên những con đường mới thay
Trả lại biểu ngữ băng tay
Trả lại cờ đỏ đắng cay búa liềm
Trả lại thẻ đỏ đảng viên
Trả lại "đồng chí" xỏ xiên tình người
Trả lại cách mạng tháng 10
Trả lại câu hát tiếng cười 75
Trả lại ơn đảng 70 năm
Trả lại nhà nước lá xăm mạnh giàu
Trả lại 4 tốt gối đầu
Trả lại 16 chữ Tàu bất lương
Trả lại dân chủ láo lường
Trả lại độc lập bắc phương đè đầu
Trả lại đảng cử dân bầu
Trả lại "ông chủ" thay trâu đi cày
Trả lại trả hết cho bây
Đoạn tuyệt cái kiếp ăn mày từ đây


Trả thẻ đảng
Trả thẻ đoàn
Trả thẻ hội
Trả thẻ mặt trận
Trả thẻ nhà báo
Trả hết cho chúng nó
Về nhà lao động nuôi con
Chung tay xây dựng nước non
Đập tan chế độ cháu con già hồ
Sửa sang lại bức dư đồ
Đã bị cộng đảng vong nô dập vùi
Vùng lên giáo mác dùi cui
Đánh cho tụi nó phải chui ống cầu
Xong xuôi làm lại từ đầu
Dựng xây đất nước ngàn sau vững
bền.
Lê Dủ Chân

"Diễn biến hoà bình", "Tự diễn biến…" là các cụm từ mơ hồ để nói về những điều có thật của sự cố xa rời lý tưởng, nhạt đảng, bỏ đảng và chống đảng đang nhan nhản đó đây nơi người này kẻ nọ trong nội tình cộng sản Việt nam. Chẳng thế đã có lần, tay đảng trưởng Nguyễn Phú Trọng đã phải công khai và não nề than rằng "…quá nhiều đảng viên nhưng cộng sản được mấy người…" Quả thật, nhạt đảng, bỏ đảng luôn là gót chân Achilles, mãi mãi vẫn là tử huyệt không thể hoá giải và vô phương khắc phục của các đảng cộng sản còn sót lại trên thế giới.
Thật vậy, ngay đàn anh Trung quốc, sau năm 1949, khi cộng sản "giải phóng" Hoa lục chưa lâu, đã có không ít người âm thầm và công khai chán đảng, bỏ đảng. Để đối phó, Mao trạch đông đã phát động phong trào "Cách mạng văn hoá" với rất nhiều mỹ từ như "phê và tự phê bình" rồi "rèn cán chỉnh quân…" này nọ, nhưng thực chất chỉ nhằm thanh toán và loại trừ những kẻ đáng nghi, không cùng suy nghĩ lập trường. Kiểu "cách mạng" này đã giết hại vài chục triệu người, với đủ kiểu giết từ nhẹ nhàng kín đáo đến trắng trợn công khai.



Dù vậy, chán đảng, bỏ đảng đã là làn sóng không bao giờ chấm dứt, chỉ khác nhau ít nhiều tuỳ thời điểm mà thôi. Gần đây, vào đầu vào tháng 11 năm 2004, sau loạt bài xã luận trên tờ Đại Kỷ nguyên với 9 bài bình luận lột trần chân tướng cộng sản, quen gọi là Cửu bình , những người rời bỏ đảng cộng sản đã lên tới con số 138 triệu.



Con số ấy đang tăng lên từng ngày với phong trào "Thoái đảng" gồm ‘tam thoái bảo bình an". Tam thoái đó là: thoái đảng, thoái đoàn và thoái đội.
Cụ thể, ngày 17/5/2013 vừa qua, trước toà nhà Liên Hiệp Quốc tại New York, hàng trăm người Hoa tay cầm biểu ngữ, rất ôn hoà, họ chỉ đứng yên lặng biểu tình nhằm ủng hộ 138 triệu người Hoa đã từ bỏ Đảng Cộng Sản Trung Quốc và các tổ chức liên đới của nó. Hình ảnh ấy đã gây được ấn tượng sâu sắc với cộng đồng thế giới.
Với những tội ác tràn đầy và thực trạng vô cùng tệ hại do đảng CSVN gây ra cho đất nước hiện nay, cộng sản đã mất hết tính chính danh, chắc chắn làn sóng bỏ đảng và chống đảng tại Việt Nam sẽ xảy ra tương tự như tại Trung Quốc.



Thật vậy, qua nhiều thiều thập niên, làn sóng đảng viên chống lại đảng, từ bỏ đảng ở Việt Nam ngày càng lan rộng. Làn sóng này khởi đầu với Trần Dần, Phùng Quán, Phùng Cung và nhiều người khác trong vụ Nhân Văn Giai Phẩm (1955), rồi lan dần đến Hoàng Minh Chính (1967), Trương Như Tảng (1978), Dương Quỳnh Hoa (1979), Hoàng Hữu Quýnh (1981), Huỳnh Nhật Hải (1988), Huỳnh Nhật Tấn (1988), Bùi Tín (1990), Nguyễn Hộ (1991), Trần Độ (1999), Phạm Quế Dương (1999), Phạm Đình Trọng (2009), Đỗ Xuân Thọ (2010), Nguyễn Chí Đức (2012), v.v. Đó là những đảng viên tương đối có tên tuổi đã công khai từ bỏ hoặc chống lại đảng.
Còn biết bao đảng viên khác đang thờ ơ với các sinh hoạt đảng, âm thầm từ bỏ hoặc chống lại đảng mà ít người biết đến.
- Không ít người đã bỏ đảng vì chán ghét đảng, căm hờn đảng đã lường gạt và lợi dụng lý tưởng của mình;
- Không ít người đã bỏ đảng vì thấy đảng đã tự lột mặt nạ và hiện nguyên hình là một đảng cướp, một kiểu cướp có bảo kê bằng luật của kẻ mạnh, luật của cường quyền.
- Đảng, chẳng phải chỉ là phản dân hại nước mà còn là buôn dân bán nước, hèn với giặc ác với dân.
- Nhiều đảng viên chưa thể dứt khoát từ bỏ đảng được vì họ sợ bị đảng trả thù, sợ bị "mất nồi cơm", mất công việc "thơm" đang làm.

- Nhiều người chán đảng nhưng chỉ dám tỏ thái độ thờ ơ, ngừng sinh hoạt, và chờ ngày đảng sụp đổ để có thể công khai biểu lộ tư tưởng chán ghét đảng mà họ cứ phải dấu kín trong lòng biết bao năm.
Tóm lại, đảng cộng sản đã mất hết chính danh, khi danh không chính thì ngôn làm sao thuận? 
Chưa có bộ phận nào nghiên cứu để biết chính xác số đảng viên bỏ đảng, chán đảng, thù đảng hay tỏ thái độ thờ ơ với các sinh hoạt đảng là bao nhiêu. Nhưng với tình hình hiện nay, người ta dự đoán con số ấy là không hề nhỏ.
Để ngăn chặn làn sóng bỏ đảng ngày càng mạnh, bộ chính trị đảng CSVN đã dùng chế độ lương hưu làm mồi nhử và vòng kim cô để ràng buộc những người muốn bỏ đảng [*].



Họ cũng trưng dẫn cách hành xử đầy căm  thù của nhiều người Việt tại hải ngoại đối với những người bỏ đảng như Bùi Tín, Hoàng Minh Chính ra để răn đe, hù dọa. Trong chiều hướng đó, Bộ Chính Trị CSVN đang tận dụng mọi phương cách để làm sao, người Việt hải ngoại càng tỏ ra căm thù chế độ, càng tẩy chay và nghi ngờ những người đã từ bỏ đảng Cộng sản thì càng tốt, vì càng giúp đảng ngăn chặn làn sóng bỏ đảng và chuyển sang hàng ngũ đấu tranh dân chủ chống lại đảng.
Thái độ dị ứng, nghi ngờ và ác cảm của khá nhiều người Việt tại hải ngoại đối với những người bỏ đảng, hay xuất thân từ đảng cộng sản nhưng dám nói sự thật về chế độ cộng sản như Huy Đức với tác phẩm ‘Bên thắng cuộc’, khiến cho những người này bị "chênh vênh", "kẹt cứng" và hụt hẫng vì lâm vào tình huống "đi cũng dở, ở không xong". Họ quay về với đảng cộng sản thì không được, vì không phù hợp với lương tâm họ và chắc chắn sẽ bị đảng trả thù do đã nói nhiều điều bất lợi cho đảng, mà về với hàng ngũ quốc gia, với phe chống cộng thì bị phe này nghi ngờ, tẩy chay, chống đối [**]. Điều này khiến cho những người đang muốn từ bỏ đảng để về với hàng ngũ quốc gia phải nghi ngại, e dè, và cuối cùng không dám. Hoặc, rất muốn nhưng quá nản đành phải "kính nhi viễn chi".
Như thế hóa ra những người chống cộng kiểu này lại làm đúng những điều mà chế độ cộng sản mong muốn. Gala Silberkweit Stern thật chí lý khi lấy tựa cho một tác phẩm của mình là: "Les deux extrêmes se rencontrent" (Hai thái cực gặp nhau) [***]; Józef Ignacy Kraszewsky còn xác định rõ hơn: "The evil is in the two extremes, or rather the two extremes meet and form one evil" (Sự ác nằm ở hai thái cực, hay nói đúng hơn, hai thái cực hợp lại cùng làm nên một điều ác) [****].
Những người chống cộng kiểu ấy đâu biết rằng những bài viết chống cộng của những người từng phục vụ trong chế độ cộng sản thường gây thiệt hại cho chế độ cộng sản nhiều hơn những bài viết tương tự của những người quốc gia. Thật vậy, kinh nghiệm đời thường cho thấy không mấy ai có thể làm thiệt hại ta bằng những người đã từng là bạn, mà nay lại quay lưng lại với ta. Trước đây họ càng thân với ta bao nhiêu thì khi họ chống lại ta, họ càng trở nên bất lợi cho ta bấy nhiêu. Đối với các đảng phái cũng vậy, đảng viên càng cao cấp bao nhiêu thì khi phản lại đảng, họ  càng nguy hiểm cho đảng bấy nhiêu. Lời tố cáo của họ về những điều xấu xa của đảng được mọi người tin nhiều hơn những người ngoài đảng vì nó mang tính nhân chứng hay lời chứng.
Hiện nay, phe quốc gia chống cộng thiếu một bộ phận quan trọng là "Cục Tâm Lý Chiến" mà chế độ VNCH đặt rất nặng, vì cục này gây thiệt hại rất lớn cho cộng sản. Do đó, sau 1975, những ai đã từng phục vụ trong ngành Tâm Lý Chiến cũng như ngành Tình Báo thì bị cộng sản đặc biệt căm thù và phạt nặng hơn những người thuộc những ngành khác. Một sản phẩm quan trọng của "Cục Tâm Lý Chiến" là "Chính Sách Chiêu Hồi" đã làm cho bao cán binh cộng sản rời bỏ hàng ngũ của họ trở về với chính nghĩa quốc gia, đồng thời cung cấp cho chế độ VNCH nhiều tin tức quan trọng rất bất lợi cho cộng sản. Do vậy, sau 1975, họ bị cộng sản trả thù hết sức tàn bạo.
Nhiều người đã tôn vinh chế độ VNCH, một chế độ tuy dân chủ còn non trẻ nhưng vẫn hơn trăm ngàn lần những chế độ độc tài hiện nay, tại sao chúng ta không tiếp nối chính sách chiêu hồi của VNCH để kêu gọi những người theo chế độ cộng sản trở về với chúng ta? Tại sao chúng ta lại hành xử ngược với phương cách của chế độ VNCH mà chúng ta cho là chính nghĩa? Chúng ta chửi cộng sản, tố cáo tội ác cộng sản để những người cộng sản giác ngộ được bản chất của chế độ rồi từ bỏ cộng sản để trở về phía chúng ta, có phải vậy không? Tại sao khi họ có khuynh hướng phản đảng, từ bỏ đảng, chúng ta lại nỡ quay lưng với họ? Thử hỏi chúng ta có cần hay nên đón nhận  họ, gần gũi với họ để cùng họ tranh đấu giải thể chế độ cộng sản không? Phải chăng số đảng viên cộng sản trở về với hàng ngũ đấu tranh của chúng ta càng đông thì sự sụp đổ của chế độ càng nhanh và càng có cơ may trở thành hiện thực?
Và như thế, quay lưng với những người nhạt đảng hoặc bỏ đảng, chính là ta tự chặt tay mình ?
Người Việt Thầm Lặng


[*]      Đại tá Trần Đăng Thanh, Học viện Chính trị, Bộ Quốc phòng giảng về Biển Đông cho các lãnh đạo Đảng ủy khối, lãnh đạo Đảng, Tuyên giáo, Công tác chính trị, Quản lý sinh viên, Đoàn, Hội thanh niên các trường Đại học-Cao đẳng Hà Nội, đã thuyết giảng: "Hiện nay các đồng chí đang công tác chưa có sổ hưu nhưng trong một tương lai gần hoặc một tương lai xa chúng ta cũng sẽ có sổ hưu và mong muốn mỗi người chúng ta sau này cũng sẽ được hưởng sổ hưu trọn vẹn. Và tôi đi giảng bài cho tất cả các đối tượng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam thời XHCN hiện nay có rất nhiều nội dung, trong đó có một nội dung rất cụ thể, rất thiết thực với chúng ta đó là bảo vệ sổ hưu cho những người đang hưởng chế độ hưu và bảo vệ sổ hưu cho những người tương lai sẽ hưởng sổ hưu, ví dụ các đồng chí ngồi tại đây. Cho nên ta phải nói rõ luôn, hiện nay chúng ta phải làm mọi cách để bảo vệ bằng được Tổ quốc Việt Nam thời XHCN.
                                           (Trích http://phunucovang.com/2012/12/31/dai-ta-tran-dang-thanh, đoạn 7)
                                                                       Đại tá Trần Đăng Thanh rao giảng về tình hình Biển Đông
[**]    Nhiều người trong hàng ngũ quốc gia tẩy chay và chống đối những người bỏ đảng cộng sản và tố cáo những sự thật xấu xa của chế độ là vì: những người này tuy nói bất lợi cho chế độ, nhưng lại không nói đúng như những người quốc gia thường nghĩ. Những người quốc gia kia đòi buộc những người này phải nói, phải viết đúng như những điều họ đang nghĩ về chế độ cộng sản thì họ mới chịu. Nhưng điều họ đòi buộc đó làm sao có thể xảy ra được khi những người kia từng bị cộng sản nhồi sọ từ hồi nhỏ, lại sống trong chế độ cộng sản suốt cuộc đời họ, bị chế độ ảnh hưởng đến tư tưởng, quan niệm, đến cả cách sử dụng từ, nhất là họ vẫn còn có thể bị chế độ bỏ tù? Những người đòi buộc như thế không hề tự đặt mình vào hoàn cảnh của họ: nếu mình sống dưới chế độ cộng sản nhiều năm như họ, bị cộng sản nhồi sọ như họ, lại còn đang sống dưới ách tàn bạo của chế độ cộng sản như họ, liệu mình có can đảm nói sự thật về chế độ giữa lòng chế độ như họ không? Họ không hề tự hỏi rằng khi về Việt Nam, sống giữa lòng chế độ như họ, mình có dám nói dám viết những điều tương tự như họ đã nói đã viết không?
[***] Gala Stern, Gide Et Mauriac: Les Deux Extrêmes Se Rencontrent, Cornell University, June, 1956.
[****] Józef Ignacy Kraszewsky (Người Ba Lan), The Jew (bản dịch tiếng Anh của Linda Da Kowalewska), Dodd, Mead & Company, New York 1890 (trang 387). 
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
Mời đọc thêm:
1) Đại Kỷ Nguyên với 9 bài bình luận (Cửu Bình):
2) Một vài góp ý cho cuộc đấu tranh chống cộng sản hiện nay:
     http://nguoivietthamlang2012.blogspot.com/2013/05/gopychocuocdautranh.html 

3) Đừng mắc bẫy cộng sản:
     http://nguoivietthamlang2012.blogspot.com/2013/05/dungmacbaycongsan.html 

4) Nhận xét về hai phương cách đấu tranh  chống cộng:
     http://nguoivietthamlang2012.blogspot.com/2013/05/nhanxetve2phuongcachdautranh.html

5) Đấu tranh – Lùi để Tiến
     http://nguoivietthamlang2012.blogspot.com/2013/05/dautranh-luidetien.html 

6) Đấu tranh để chiến thắng hay để lấy tiếng?
     http://nguoivietthamlang2012.blogspot.com/2013/06/dautranhdechienthanghaydelaytieng.html 

 
                                                        ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

VĂN QUANG * VẤN NẠN MẠI DÂM


Văn Quang – Viết từ Sài Gòn

BÙNG NỔ VẤN NẠN MẠI DÂM
 
Quả tình “vạn bất đắc dĩ” tôi mới phải “khui” lại vấn đề này, một vấn đề rất “nhạy cảm” với hầu hết những “người tử tế”, nhất là các bà vốn coi trọng lễ giáo dù còn “cổ một tí” hay đã “thoáng” hơn ở một mức độ nào đó. Các bà xấu hổ giùm cho những người bước vào thế giới mại dâm bất cứ vì lý do nào. Nhưng tình trạng này ở VN hiện nay đã nổi lên “rầm rộ” trở thành một “vấn nạn” hầu như không có lối thoát và ngày càng lan rộng từ thành phố đến tỉnh lẻ, từ con phố sang trọng đến khắp hang cùng ngõ hẻm với sự tham gia của đủ mọi hạng người, bất kể trình độ, đẳng cấp, bất kể giàu nghèo, bất kể hoàn cảnh ra sao. Có chồng hay chưa chồng, cần tiền hay cần tình, mua bán dâm chỉ như cái thú vui như đi uống rượu hoặc chơi ma túy hay chỉ là kiểu đua đòi cùng chị cùng em.
 
Mại dâm hay mãi dâm
Hiện nay, ở VN rất nhiều người sử dụng từ “mại dâm” và không thể phân biệt “mãi dâm” với “mại dâm” là gì. Theo chữ nghĩa “mại” là mua, “mãi” là bán. Vậy người bán và người mua là hai đối tượng khác hẳn nhau. Ta gọi “mãi dâm” là hành động mua dâm còn “mại dâm” là hành động bán dâm. Do vậy, khi viết “gái mãi dâm” (mua dâm) là sai mà phải viết là “gái mại dâm” (bán dâm). Thực ra, nay không chỉ có “gái mại dâm” (tức những người phụ nữ làm nghề bán dâm), mà còn có “phụ nữ mãi dâm” (tức là phụ nữ bỏ tiền ra để mua dâm từ nam giới). Những người nam theo đuổi hành động bán dâm thoả mãn cho nhu cầu của người mua dâm (cả nam và nữ) thì được gọi một cách dè bỉu trong tiếng Việt là “đĩ đực”, hay “gigolo” hay “male prostitute” trong tiếng Anh. Con số này tuy không nhiều, chỉ chiếm 1-2% trong “nghề” này. Nhưng đó cũng là một hiện tượng đang có chiều hướng gia tăng.
Nhưng để tiện việc trình bày đề tài bớt rối, bài này gọi chung là nạn “mại dâm” như thói quen nhiều người thường dùng.
 
Không có giải pháp nào
Ở đây, tôi chỉ muốn đi tìm những nguyên nhân nào đã khiến cho tình hình mại dâm ở VN phát triển đến chóng mặt như thế. Tất nhiên tôi không hề có tham vọng đưa ra những giải pháp để ngăn chặn hay “chấn chỉnh” vấn nạn này. Đó là điều không thể bởi với tình hình hiện nay, kinh tế suy thoái trong một môi trường xã hội thiếu ổn định, niềm tin và đạo đức bị đánh cắp bởi tham nhũng, bởi sự phân hóa giàu nghèo nằm sát nách nhau, giá trị con người bị thay thế bằng vật chất.
Trong tình cảnh như thế, giải pháp nào cũng là “bất khả thi”. Dù cho nhà nước cùng với các nhà nghiên cứu, các cơ quan thi hành pháp luật có đưa ra hàng trăm giải pháp cũng không thể nào giải quyết hết được. Tất cả chỉ như con bệnh thập tử nhất sinh, cho uống liều thuốc cảm quá nhẹ, theo kiểu “còn nước còn tát” chứ không mong bình phục. Tất cả phải là do chính con người nhìn nhận sự việc như thế nào thôi. Con người với cuộc sống lại do kinh tế chi phối, xã hội trong sạch hay không là động lực chính thúc đẩy, quyết định con người ấy sống như thế nào. Ảnh hưởng dây chuyền ấy quấn chặt lấy nhau nên không thể giải quyết từ một mặt của vấn đề được. Tôi chịu thua, không đưa ra được giải pháp nào. Xã hội sẽ quyết định.  Khi nào xã hội sạch thì con người mới “sạch” được. Xin lật lại một chút quá khứ.
 
Có thời kỳ mại dâm được xem như hợp pháp
Năm 1953, khi tôi mới bước chân vào “hòn ngọc Viễn Đông”, đó là “Sè Gòn”, nơi tôi hằng mơ ước. Sau 2 tháng nằm trong Trường SQTB Thủ Đức, chúng tôi được đi phép chiều thứ bảy và ngày chủ nhật ở Sài Gòn. Trong thời gian đầu, ông bạn nằm chung giường đôi với tôi là ông Hồ Trung Hậu, ông nằm tầng trên, tôi nằm tầng dưới. Ông Hậu là dân Nam chính cống, là công chức thời Pháp và gia đình ông sống theo phong cách rất “Tây”. Ông hướng dẫn tôi đi chơi quanh thành phố (TP). Vài tháng sau, tôi quen dần và đi chơi cùng mấy ông bạn “Bắc kỳ” ngu ngơ. Chúng tôi được làm quen đủ thứ lạ từ Thảo Cầm Viên đến Vườn Lài, Kim Chung Đại Thế Giới… Dù trong túi rất ít tiền cũng cố bò vào xem cho “mở rộng tầm mắt”. Tôi chỉ kể qua về vài điều có liên quan đến đề tài này.
Hồi đó Sinh viên sĩ quan đi chơi bị hạn chết rất nhiều thứ, thí dụ không được đi xe buýt và xe xích lô máy, phải đi taxi, không được bén mảng đến những bar có treo bảng “interdit militaire”  “cấm quân nhân”… Nhưng có một nơi quân nhân được phép ra vào tự do đúng luật. Đó là một BMC (bordel militaire contrôler) nằm chềnh ềnh giữa đường Gallienie, nay là đường Trần Hưng Đạo. Qua một cái cổng có bốt gác do lính Tây canh chừng, anh nào cũng bị khám sơ qua xem có bệnh tật gì không. Vào trong là hàng chục dẫy nhà nằm ngang dọc, đèn đuốc sáng choang. Các cô gái đứng bày hàng trước cửa, ăn mặc đủ kiểu nhưng không cần lõa lồ quá bởi vào đây toàn là khách “có nhu cầu” rồi, khỏi cần cạnh tranh mời chào như những nơi khác. Tuy nhiên các cô vẫn cần khoe tí sắc vóc mập ốm cho khách chọn. Đó là mơi hoàn toàn hợp pháp.
Còn những nơi khác như Bình Khang, Vườn Lài cũng là những nơi mua vui cho khách bình dân có nhu cầu tìm đến. Ngay cả các khách sạn ở Chợ Lớn cũng gần như “tự do” chẳng ai thèm khám xét bắt bớ. Tôi muốn nói đến sự “hợp pháp” hay mặc nhiên được công nhận là “chuyện bình thường” của những nơi chốn đó. Ngay cả cờ bạc cũng có nơi chốn hợp pháp như Đại Thế Giới (Casino grand monde) do Bình Xuyên cai quản. Trên cổng lớn sáng rực ánh đèn néon, hàng chữ Grand Monde như một lời xác nhận với mọi người dân Saigon rằng nơi đó là sòng bạc được nhà nước bảo trợ, cứ mặc tình mà sát phạt!.
Rồi đến thời kỳ quân đội Mỹ tràn vào VN, đóng quân ở các thành phố. Nạn mại dâm tràn lan khắp nơi, nhà cho thuê “room for rent”, “ house for rent” chỉ thiếu chữ “người for rent” thôi. Tôi có một anh bạn già, chỉ làm nghề chụp ảnh khỏa thân cho các cô gái bán dâm cho quân đội Mỹ mà xây được nhà 3 tầng giữa đại lộ, nay giá cả lên đến cả chục tỉ đồng.
Phải kể đó là “thời loạn lạc”, Sài Gòn cũng giống như Okinawa của Nhật khi quân đội Mỹ quản lý quần đảo này từ năm 1945, tới năm 1972 mới trả lại cho Nhật Bản. Thời kỳ đó cũng phát sinh tệ nạn mại dâm, có người còn cho rằng các cô gái Nhật ở địa phương này được khuyến khích kiếm tiền để làm giàu cho đất nước sau chiến tranh. Nhưng sau đó, TP Nhật lại hồi sinh và nạn mại dâm chấm dứt.
Cũng như ở Sài Gòn, từ 1960 đến 1975,  tệ nạn mại dâm bớt hẳn bởi đời sống kinh tế khá hơn, đời sống văn hóa hồi phục, đạo đức được coi trọng. Bộ mặt TP sáng sủa hơn rất nhiều. Tất nhiên chẳng thành phố nào trên thế giới này không có mại dâm, chỉ nhiều hay ít mà thôi. Sài Gòn cũng vậy, tệ nạn mại dâm vẫn còn nhưng không đến nỗi là thảm họa và mại dâm cũng bị bắt nhưng không “quá nhiều” và quá “đa dạng” như bây giờ (năm 2013).

Nạn mại dâm âm thầm phát triển nhanh chóng
Rồi sau năm 1975, thành phố đổi chủ, trong những năm đầu, sự nghèo đói làm nạn mại dâm không có đất sống. Mọi người lo ăn chưa xong, lấy gì đi chơi. Người ta tưởng là TP “sạch”, thật ra là TP đói, bởi chưa anh nào kiếm ra nhiều tiền cả.
Tuy nhiên, đến giai đoạn “đổi mới” 1986 về sau, kinh tế thị trường phát tác những mặt trái của nó. Nạn tham nhũng, hối lộ, buôn gian bán lận, nạn bè phái con ông cháu cha trở thành “giai cấp hưởng thụ”, ngược lại là những người thuộc lớp nông dân, công nhân lao động làm không đủ ăn…
Bên cạnh đó, không thiếu những người đẹp khoe nhà trăm tỉ, đi xe mười tỉ, người tình Tây, Hàn Quốc, bảnh trai, gia tài hàng tỉ đô. Người ta bỏng mắt nhìn báo chí khoe giùm nhà của Ngô Mỹ Uyên Trị giá 300 tỷ; nhà Trang Nhung 100 tỉ, nhà Lã Thanh Huyền 30 tỷ đồng và mới đây nhất là nhà của ca sĩ Thu Minh giữa trung tâm TP Sài Gòn, nhìn ra nhà thở Đức Bà có giá khoảng triệu Mỹ kim. Hà Hồ đi xe chục tỉ đồng…
Trong khi các cô gái tự cho mình là đẹp, học hành đàng hoàng, nhưng nghèo kiết xác, kiếm được cái xe máy đã là may, làm hùng hục không đủ tiền đổ xăng, cuộc đời tẻ nhạt trong ngõ hẻm.
Những người có nhà cao cửa rộng bằng con đường làm ăn chân chính hoặc may mắn “yêu chân thành” được một “đại gia” chẳng có gì đáng bàn. Thế nhưng “hội chứng khoe của”, kể cả kiểu khoe thân thể, chụp hình khỏa thân vì những mục đích vớ vẩn rồi tung lên mạng gây scandal lấy tiếng, đã âm ỷ làm cháy bỏng những giấc mơ của các cô gái khác.
Từ đó là mầm mống phát sinh ra lối sống đua đòi hưởng thụ, sùng bái vật chất, chạy theo lối sống cá nhân vị kỉ, coi rẻ giá trị cộng đồng. Mại dâm theo đó cũng xuất hiện trở lại ngày càng nhanh chóng, dưới nhiều hình thức, tinh vi hấp dẫn, kỳ quái hơn. Nếu trước đây các cô gái bán dâm vì nghèo khó vì ít học thì nay khác hẳn.
 
Chỉ có 10% gái bán dâm vì nghèo khó
Một anh là “tuyên truyền viên” của hội chống HIV cho biết: “Tôi đã tiếp xúc với rất nhiều gái mại dâm, số cô mà tôi đã gặp, đã trò chuyện, chắc phải đến vài trăm. Trong số đó, có lẽ chỉ 1/10 là hoàn cảnh thực sự quá khó khăn, buộc phải làm gái. Còn lại, đa số là lười nhác, thích chưng diện, thích ăn sung mặc sướng... Với những người đó, tôi không thể thông cảm hay xót xa được...”
Hầu hết gái bán dâm khi bị phát hiện đều đổ cho “nhà nghèo” nên mới đi bán thân. Nhưng theo điều tra thì 52,2% gái bán dâm có gia cảnh trung bình và 2,4% khá giả chứ không hề nghèo. 27,6% đi bán dâm là do bạn bè rủ rê, 63,9% là do lôi kéo bởi chính những gái mại dâm khác, chỉ có 6% là do bị lừa hoặc cưỡng bức.
Có gái mại dâm mới 16 tuổi khi bị bắt đã trả lời tỉnh queo: “Ở nhà mỗi lần xin 5-10 ngàn đi chơi game mà ông bà già cứ cằn nhằn nên em mới đi làm kiếm tiền chơi, khỏi bị cằn nhằn nhức đầu”. Có gái mại dâm nói thẳng với nhà báo: “Chị không bỏ nghề đâu, vì nghề này vừa sướng lại vừa có tiền”. Thậm chí, có ngôi làng đua nhau đẩy con gái đi bán dâm để làm giàu. Có bà mẹ vì hám tiền đã bất chấp nhân phẩm và tình mẫu tử, ép con đi bán dâm hoặc lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc. Mặt khác, tại các cửa khẩu tiếp giáp với Trung Quốc, tình hình mua bán người vì mục đích mại dâm và bắt cóc trẻ em để đưa sang Trung Quốc cũng trở thành vấn đề đáng báo động.
Đặc biệt, một số gái mại dâm còn là người mẫu, diễn viên, hoa hậu, ca sĩ... có thu nhập cao, nhưng vì muốn ăn chơi xa hoa mà đi bán dâm. Một số còn kiêm luôn vai trò “tú bà”, chăn dắt và môi giới mại dâm. Người mẫu bán dâm Hồng Hà nói đi bán dâm là “để mua được nhà lầu, xe hơi”.
 
Gái bán dâm có học, đẹp và sành điệu
Quan niệm cho rằng gái mại dâm do “học vấn thấp” thực tế không còn đúng nữa. Một số gái bán dâm có học vấn không hề thấp. Công an đã làm rõ một số đường dây mại dâm bao gồm những sinh viên có ngoại hình đẹp, thích ăn chơi đua đòi tại các trường đại học, cao đẳng được các tú bà tuyển mộ để bán dâm giá cao. Gái bán dâm trong các đường dây này là sinh viên nhưng lại thích đua đòi, ăn chơi ở những chốn sành điệu, dù bố mẹ chu cấp đầy đủ nhưng vẫn đi bán dâm chỉ để có tiền thỏa mãn sĩ diện. Có sinh viên, thậm chí cả học sinh Trung hoc phổ thông mới 17 tuổi đã vừa bán dâm vừa kiêm luôn vai trò môi giới mại dâm, buôn bán phụ nữ với những chiêu tinh vi như bán trinh giả.
Như thế cái nghèo chỉ chiếm 10%, còn lại là “con gái nhà lành” đi bán dâm. Đấy mới chính là thảm họa và là điều đáng lo ngại cho toàn cảnh nền luân lý đạo đức hiện nay. 
 
Bùng nổ dư luận mại dâm
Nhưng tại sao đến lúc này dư luận về mại dâm lại bùng lên dữ dội trên khắp các trang báo VN và là đề tài bàn tán không chỉ ở quán cóc vỉa hè mà còn là nỗi lo của những “gia đình tử tế”. Nỗi hoang mang của những bà mẹ, ông bố, người anh người chị lương thiện khi có những đứa con em sống “bí mật” hay thác loạn. Dư luận bùng lên bởi hai lý do:
 
1- Vụ án Mỹ Xuân
Ngày 27 tháng 6 vừa qua, Tòa án TP Sài Gòn  đưa ra xét xử Mỹ Xuân cùng 5 bị cáo bị về hành vi “Môi giới mại dâm”. Có hàng trăm thứ chuyện về vụ mua bán dâm “cao cấp” gồm toàn nghệ sĩ nổi tiếng từ ca nhạc đến điện ảnh, người mẫu thời trang… làm rung rinh khắp 3 miền Trung Nam Bắc và cả báo chí quốc tế. Phiên tòa xử Mỹ Xuân cùng 5 bị cáo đã được đưa ra xét xử vào 08g sáng ngày 27-6.
Theo bản cáo trạng, ngày 2/6/2012 (cách đây 1 năm), công an ập vào khách sạn ở Q.1 (TP Sài Gòn) bắt quả tang 4 đôi nam nữ đang thực hiên hành mua bán dâm. Trong đó, các cô gái bán dâm được xác định là Lê Thị Thúy Hường (người mẫu có nghệ danh Jenny Phương), Lê Thị Yến Duy (hoa khôi thời trang tỉnh Bến Tre 2010), người mẫu Nguyễn Thị Minh Nhài (nghệ danh Ngọc Thúy). Tuy nhiên, cả bốn người đẹp trên và bốn khách mua dâm bị bắt quả tang đều có đơn xin vắng mặt tại tòa ngày 27-6 vừa qua.
Tiếp tục mở rộng điều tra đường dây môi giới mại dâm này, cơ quan công an đã bắt khẩn cấp Võ Thị Mỹ Xuân (30 tuổi, được biết đến với tên gọi hoa hậu Mỹ Xuân), Trần Thị Hoa (27 tuổi, người mẫu tên Thiên Kim), Trần Quang Mai (41 tuổi, quê Long An, ngụ Q.3), Lê Quang Tuấn Anh (28 tuổi, quê Lâm Đồng, ngụ Q.Phú Nhuận), Lương Quốc Huy (26 tuổi, quê Bình Thuận) và Nguyễn Hữu Đạt (44 tuổi, ngụ Q.Bình Thạnh). Vụ án được khởi tố vào ngày 11/6/2012.
Sơ lược nội dung vụ án Mỹ Xuân, từ giữa năm 2011 (2 năm sau khi đoạt danh hiệu Hoa Hậu Nam Mekong năm 2009), Mỹ Xuân cùng một số người mẫu, ca sĩ được Mai dẫn mối đi bán dâm cho khách với giá từ 1.000 đến 2.500 USD (trong trường hợp đi tour). Sau thời gian hành nghề, Xuân quen biết với nhiều đại gia đến đầu tháng 4/2012, cô chuyển sang môi giới cho một số "đàn em" trong đó có hoa khôi của một tỉnh miền Tây để lấy “hoa hồng”. Mỗi lần phục vụ các cô được trả khoảng 1.000 đến 1.500 USD.
Gần trưa, toà tuyên án Trần Quang Mai 5 năm tù, Tuấn Anh 3 năm tù, Mỹ Xuân 2 năm 6 tháng tù. Thiên Kim 2 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 4 năm, Quốc Huy 1 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 2 năm. Hữu Đạt bị phạt 1 năm 24 ngày tù (bằng thời hạn tạm giam).
Nhiều bạn đọc đã biết quá rõ về vụ án này và thật tình tôi không muốn “dài dòng” về họ một lần nữa bởi bản án của dư luận từ một năm nay đã là một hình phạt rất nặng đối với các cô gái “chân dài” và gia đình họ. Bản án này nặng hơn tất cả mọi bản án khác.
 
2- Chuyện Đồ Sơn không có mại dâm
Lý do thứ hai là chuyện ầm ĩ về phố đẻn đỏ ở Quất Lâm Vũng Tàu. Nhà báo nói dày đặc nhà hàng bán dâm, nhưng ông Phạm Ngọc Dũng, Phó trưởng phòng Chính sách phòng chống mại dâm Cục Phòng chống tệ nạn xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết, Cục đã nhiều lần chỉ đạo kiểm tra, đánh giá về tệ nạn mại dâm tại Đồ Sơn (Hải Phòng) và Quất Lâm nhưng kết quả báo cáo của các địa phương đều khẳng định là không phát hiện có mại dâm tại hai địa điểm này. Các địa phương báo cáo chỉ có một vài trường hợp, không đáng kể.
Mấy anh phóng viên “nực gà” bèn vào cuộc, lôi ra đủ hình ảnh, clip video, bằng chứng về nạn “Đồ Sơn đầy đĩ” này. Nhân đó còn có rất nhiều ông “ăn theo” lôi ra hàng trăm thứ chuyện khác, mại dâm nam, mại dâm nữ, các “địa danh” nổi tiếng và các phi vụ cực kỳ hấp dẫn, các sinh viên học sinh, các nữ công nhân làm thêm, các bà đi tìm “phi công trẻ”, các đại gia chân giày và chân đất đi tìm “nhu cầu”, ly kỳ hơn nữa là các người đẹp nổi danh trong làng showbiz kiếm tiền như thế nào. Có những cô chính thức bị bắt, bị phạt nhưng cũng có những cô bị “nghi ngờ” bị đối thủ tung tin chẳng biết thất thiệt hay có thật. Người tung, kẻ hứng, người kết tội, kẻ cãi, cứ ầm ầm. Có viết ngàn trang cũng không đủ.
 
Các mánh khóe bán dâm thời nay
Thời gian gần đây, gái mại dâm hoạt động tinh vi hơn. Nhiều gái mại dâm là lưu động, không nằm trong đường dây lớn mà tự hoạt động theo kiểu đơn lẻ hoặc theo nhóm 2-3 người, không ở trong nhà chứa hoặc đứng đường mà tự quảng cáo, chào mời trên các trang web đen, trên internet hoặc điện thoại di động. Những cô này rao bán dâm trên mạng, tung thông tin, hình ảnh, số điện thoại hoặc sử dụng nickname để chatsex với sự hỗ trợ của webcam. Sau khi móc nối với khách và xác minh đúng “mật khẩu”, gái mại dâm sẽ cho khách địa chỉ hoặc sẽ đi đến địa chỉ của khác. Ngoài ra, hoạt động mại dâm theo phương thức gái bao theo tour du lịch đang gia tăng.
Bên cạnh đó, tổ chức hoạt động mại dâm vẫn là lợi dụng các dịch vụ ăn nghỉ, vũ trường,  karaoke, tiệm hớt tóc, cà phê, tẩm quất... đã hình thành các đường dây liên tỉnh, hoặc có sự móc nối với các hướng dẫn viên du lịch để cung cấp gái mại dâm cho khách đến các địa điểm du lịch trong nước hoặc nước ngoài.
 
Luật pháp VN xử mại dâm như thế nào
Trung bình, có khoảng 66% người bán dâm hoạt động độc lập. Ngày nay có ít người bán dâm qua môi giới rất dễ hiểu vì pháp luật Việt Nam trừng phạt môi giới mại dâm rất nặng, trong khi lại nhẹ tay với người bán dâm và mua dâm. Môi giới phải lĩnh án hình sự và bị tù nhiều năm, nhưng mua và bán dâm thì lại chỉ bị phạt hành chính vài trăm ngàn. Trình độ học vấn của gái bán dâm cao so với trước nên cũng tìm những cách hoạt động tinh vi hơn mà không cần qua môi giới. Việc chỉ xử nặng kẻ môi giới mà nương nhẹ xử lý mua bán dâm khiến việc chống mại dâm thiếu tính răn đe nên tác dụng phòng chống rất thấp.
Luật mới năm 2012 quy định gái mại dâm sẽ không bị đưa đi phục hồi nhân phẩm ở trại như trước, mà chỉ bị phạt tiền (300 ngàn nếu lần đầu và 5 triệu nếu tái phạm). Lý do của việc bãi bỏ áp dụng hình thức đưa gái mại dâm vào trại là để “tăng cường áp dụng các biện pháp xã hội”, để gái mại dâm tự nguyện hoàn lương. Tuy nhiên, thực tế là các cơ sở hỗ trợ xã hội ở Việt Nam còn rất thiếu và yếu, mỗi tỉnh cả năm chỉ hỗ trợ được mấy chục người, trong khi số gái bán dâm cả nước lên tới hàng vài chục ngàn hoặc chẳng có cách nào thống kê hết. Ví dụ, Chi cục Phòng chóng tệ nạn Hà Nội chỉ đặt mục tiêu hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm được cho khoảng 60-80 người bán dâm trong suốt 3 năm. Tại TP Sài Gòn, mỗi năm chỉ hỗ trợ được 30 suất vay vốn tạo việc làm. Ở Khánh Hòa, suốt năm 2011 chỉ có 2 cô gái mại dâm được hỗ trợ hoàn lương và 6 cô được tư vấn, hỗ trợ vay vốn tạo việc làm.
Việc áp dụng quy định mới trong khi không cân nhắc đến tình hình thực tế đã khiến nhiều người lo ngại rằng mại dâm sẽ lan tràn bởi mức xử phạt quá nhẹ, trong khi các biện pháp quản lý tại xã hội thì yếu và lỏng lẻo. Mặt khác, thu nhập từ bán dâm cao hơn nhiều so với lao động thông thường lại ít nặng nhọc, một tỷ lệ lớn gái bán dâm chẳng phải vì nghèo khổ mà vì muốn có nhiều tiền để ăn chơi. Do vậy, việc bỏ biện pháp cưỡng chế sẽ khiến việc gái mại dâm tự nguyện hoàn lương là rất khó khăn, trong khi sẽ ngày càng có nhiều cô gái trẻ sẵn sàng bước vào con đường này vì không còn sợ bị xử phạt nặng.
Giám đốc Sở Lao Động- Thương Binh- Xã Hội Thành phố Sài Gòn nhận định: tình trạng bắt rồi lại thả này dễ làm gia tăng mại dâm; khi bị bắt quả tang gái mại dâm sẵn sàng nộp phạt rồi sau đó tiếp tục hoạt động bình thường, thậm chí công khai. Thu nhập trung bình của gái mại dâm ít nhất cũng khoảng trên 10 triệu đồng/tháng, gái gọi cao cấp tới 150 triệu đồng/tháng, phạt tiền 300 ngàn thì chẳng bõ bèn gì. Nếu số tiền nộp phạt lớn, gái bán dâm sẽ tăng giá, không ảnh hưởng đến túi tiền. Một gái bán dâm không che giấu: “Sau một thời gian làm nhân viên phục vụ cho các quán ăn, vừa mệt lại không có tiền nhiều, nghe lời mấy đứa bạn bảo làm gái vừa sướng vừa có tiền nên em theo. Lúc mới vào nghề phải lén lén lút lút, sợ công an bắt giam, giờ chỉ bị phạt hành chính thì chẳng còn gì phải sợ nữa… Tính ra, một ngày em có thể tiếp đến 10 khách, mỗi lượt cũng được 200.000 – 300.000 đồng thì nộp phạt cũng chẳng đáng là bao”.
Đáng sợ hơn nữa, mới dây Công an Hải Phòng đã bắt được một nhóm thanh thiếu niên mam nữ thuê nhà trọ bình dân tại phường Kênh Dương (quận Lê Chân), tụ tập sống bầy đàn và sử dụng ma túy. Hầu hết ở độ tuối 21, nhiều nhất là 25. Trong đó có cả em Đỗ Bích Ngọc (ở xã Tân Dương, huyện Thủy Nguyên) mới 13 tuổi.
Nguồn tin mới nhất còn tiết lộ những trận “đập đá” (chơi ma túy) thâu đêm suốt sáng của nhiều “kiều nữ, tiểu thư” Hà thành – hầu hết là con nhà giàu có, quyền thế – rơi vào trạng thái hoang tưởng tình dục. Chuyện hoang tưởng tình dục kể ra có nhiều người không dám tin. Thậm chí bản thân những “kiều nữ” này cũng không thể tưởng tượng nổi tại sao họ lại có thể quan hệ tình dục theo kiểu “bầy đàn” kinh hoàng đến thế... Từ đó đến việc bán thân chỉ là “chuyện nhỏ”.
 
Ngày ấy là bao giờ?
Chuẩn mực đạo đức suy thoái, nhiều cô gái dù có học thức vẫn không ngần ngại kiếm tiền từ con đường này (ước tính 10,3% gái bán dâm có trình độ Đại học, cao đẳng, trung cấp nghề). Do học đòi “phong cách Tây sành điệu”, nhiều cô coi rẻ nhân phẩm, sẵn sàng làm theo bản năng, chấp nhận dùng thân xác mình làm vật trao đổi vì tiền bạc danh lợi. Trong điều kiện xã hội hiện nay, nếu vẫn cho rằng gái mại dâm là “nạn nhân của số phận, vì hoàn cảnh mới phải bán dâm” không còn phù hợp, nhiều trường hợp chẳng đói nghèo, dốt nát gì vẫn đi bán dâm. Việc liên tiếp nhiều vụ án mại dâm sinh viên, người mẫu bị phát hiện đã gióng lên hồi chuông báo động về lối sống ngày càng tha hóa của một số người trong xã hội.
Sau phiên tòa xử vụ án “môi giới mua bán dâm” này, có 2 luồng dư luận được đặt ra là tại sao không công bố danh tính những “đại gia” mua dâm và cần phải xử phạt những người di mua dâm mà chỉ phạt người “đi bán của trời cho”?
 
Câu hỏi thư hai là có nên hợp pháp hóa nạn mại dâm như cá cược đá bóng không? Nhiều độc giả cho rằng không hợp pháp hóa mại dâm chỉ là “đạo đức giả”. Tại VN, chắc khó có thể xảy ra chuyện hợp thức hóa tệ nạn này, nó vẫn cứ sống như cơn bão ngầm thôi.
Chúng ta chỉ có thể hy vọng khi nào nền kinh tế và đời sống văn hóa thực sự được phục hồi, bớt tham nhũng, cuộc sống có niềm tin vào đạo lý, và khoảng cách giàu nghèo không còn quá xa, lúc đó mới giải quyết được một phần những thứ bệnh nan y trầm kha như thế này. Ngày ấy là bao giờ, chưa ai trả lời được.
 
Văn Quang 28-6-2013

Monday, July 1, 2013

NGUYỄN HOÀNG LONG* CỘNG SẢN PHẢI CHẾT


Tổng Trọng thất bại, bộ chính trị loại Bá Thanh: Đảng VC phải chết thôi!
13/05/2013
Nguyễn Hoàng Long –by minhhieu90


Tong Trong that bai - BCT loai Ba Thanh -


Nguyễn Hoàng Long (Danlambao) – Sự đấu đá và tranh giành quyền lực của các quan chức chóp bu CS đã tạo ra những khoảng trống quyền lực. Khoảng trống này ngày càng to và quyền lực của nhân dân đang lấp vào đó.
Nói như vậy không phải là tùy hứng hay chủ quan.
Trong một nền chính trị đa đảng luôn có những lực lượng đối lập sẵn sàng thay thế đảng cầm quyền, cho nên những sai lầm và thiếu sót của chế độ sẽ kịp thời sửa chữa và bổ sung.
Còn trong chế độ độc tài đảng trị, lực lượng đối lập đã bị đàn áp và thủ tiêu, cho nên những sai lầm của đảng cầm quyền ngày càng trở nên nghiêm trọng và không thể nào sửa chữa được. CSVN đang đi đến thời điểm chết.
Quan sát xã hội VN trên nhiều mặt, chúng ta thấy đất nước VN đang rơi vào khủng hoảng nghiêm trọng và toàn diện. Đây là hậu quả của chính sách CS.
Tiền bạc trong ngân hàng không có người vay; doanh nghiệp phá sản hàng loạt; công nhân thất nghiệp tràn lan; chính phủ lẩn quẩn và sai lầm trong việc ra quyết sách; đảng tiếp tục giáo điều và trở thành thế lực chống lại lợi ích của dân tộc…
Điều nguy hiểm là đạo đức suy đồi, tinh thần người dân trở nên bạc nhược, tệ sùng bái đồng tiền ngày càng gia tăng.
Đảng CSVN bước đến giai đoạn tập trung quyền lực cao độ, dẫn đến sự chia rẻ gay gắt trong nội bộ đảng. Các phe phái đang gằm gè, đe dọa, kình chống và hạ bệ lẫn nhau.
Bức tranh của xã hội CS: quan chức tham nhũng, giàu sụ, ăn thừa mặc thải; đối lập với cuộc sống của đa số người lao động ngày càng khó khăn trong thời buổi kinh tế lạm phát, đình đốn.
Đảng CS bây giờ là tập hợp một bọn tiểu nhân, lừa thầy phản bạn, nịnh trên đạp dưới, mua quan bán chức, vắt chanh bỏ vỏ, đàn áp dân lành. Một lũ cướp ngày không thỏa lòng tham lam.
Một chế độ mà nền chính trị cai trị dân chúng bằng sự mị dân và khủng bố, nền kinh tế nằm trong một nhóm người quyết định bởi lợi ích của nhóm ngân hàng, nền hành chính sinh ra không phải phục vụ nhân dân mà để tham nhũng. Chế độ đó ắt sụp đổ.
Nạn mua quan bán chức đã trở thành phổ biến trong bộ máy CS. Làm quan cũng là cách làm giàu. Đầu tư cho con đường quan lộ của mình là cách đầu tư chụp giựt và lưu manh nhất. Một vị thế trong guồng máy được bảo đảm bằng sự che chở của quan trên và sự tung hê của quan dưới.
Nền hành chính CS đã trở thành cái chợ, trong đó quan lại có thể mua bán và trao đổi vị trí cho nhau. Đặc điểm của cái chợ này là không có người lỗ vốn. Chưa thấy ông quan nào phá sản cả?
Sự giàu có của quan chức lấy từ đâu? Nếu không từ lợi nhuận của doanh nghiệp, từ các dự án thì cũng từ tài nguyên của đất nước và tiền thuế của người dân.
Hệ thống CS gắn bó, câu kết với nhau cũng chỉ vì tiền. Đồng tiền hủy hoại cả một dân tộc. Thật là khủng khiếp? Cho nên, nếu hệ thống CS sụp đổ, thì nó sẽ sụp đổ cái rụp.
Ngày trước đảng kêu gọi công nhân, nông dân làm cách mạng giải phóng dân tộc. Sau cách mạng, đảng vơ vét của cải, tài sản dồn về bè lũ của mình. Giai cấp nông dân, công nhân trở thành những kẻ đói khổ, khốn cùng hơn dưới thời thực dân, phong kiến.
Sống ở VN hiện nay, ai không có tiền sẽ chết. Con đi học, tốn tiền. Vô bệnh viện, tốn tiền. Xin vào làm trong guồng máy nhà nước, tốn nhiều tiền hơn… Trong tranh chấp dân sự, ai nhiều tiền hơn sẽ thắng. Xã hội không còn trật tự, luật lệ, luật pháp, công minh gì cả?
Kẻ nào chơi dao ắt có ngày sẽ chết vì dao. Kẻ nào dùng tiền sẽ chết vì tiền, Nguyễn Đức Kiên là một ví dụ.
Đến bây giờ mà ông Trọng vẫn lấy những quan điểm và đường lối của đảng cách đây 30-40 năm để lãnh đạo đất nước. Ông ta không hiểu là cái đám đảng viên ngày nay không theo lý tưởng của đảng, mà chỉ lo vơ vét đổ đầy túi tham. Không một ông đảng viên CS nào đi theo đường lối của đảng mà trở nên giàu có được.
Nền kinh tế VN đã khác trước. Xã hội phát triển, đời sống tinh thần và vật chất của người dân được nâng cao. Đầu óc họ đã giải phóng khỏi miếng cơm manh áo. Đi đây đi đó, truy cập tin tức trên mạng, họ hiểu được sự thối nát và tham nhũng của chế độ.
Những người yêu nước lo lắng cho đạo đức xã hội xuống cấp và chủ quyền quốc gia đang bị xâm phạm.
Con người ta càng giàu thì càng khôn ra. Có mấy người giàu chịu nghe ông Trọng nói? Họ không có thời gian để nghe những lời tầm bậy. Họ nghe theo cái thằng ban cho họ chức quyền và tiền bạc.
Quan điểm định hướng xã hội chủ nghĩa, kiên quyết giữ điều 4 của hiến pháp, 19 điều đảng viên không được làm… đã trở thành lỗi thời. Ông Trọng trở thành con người thiếu thực tế, không còn tin vào những gì mình nói và chẳng biết mình nói gì.
Hiến pháp không còn phù hợp với thực trạng của đất nước. Đảng muốn thay đổi nhưng không biết thay đổi từ đâu và bằng cách nào? Đảng muốn giữ điều 4 ư? Nhưng giữ làm gì khi đã mất quyền lãnh đạo đất nước.
Hiến pháp cần phải đơn giản và dễ hiểu để mọi công dân có thể hiểu và làm theo cách của mình. Đảng cầm quyền không được phép dẫn dắt dân tộc đi sai đường.
Sự mâu thuẫn trong các tổ chức chính trị là điều luôn tồn tại. Sự đối lập của các nhóm lợi ích ở quốc gia nào cũng có. Đất nước càng giàu có thì sự xung đột của các nhóm lợi ích ngày càng lớn. Sự đấu đá, triệt phá, lật đổ nhau trong nội bộ CS là điều đương nhiên.
Quyền lực không phải bao giờ cũng nhượng bộ và chia sẻ với nhau được.
Sai lầm lớn nhất của CS là không chấp nhận dân chủ trong một thế giới ngày càng tự do. CS đã dốc hết ý chí và tiền bạc để đàn áp phong trào dân chủ trong nước, nhưng lại không biết làm cách nào để ngăn chặn những mâu thuẫn lợi ích trong nội bộ của họ.
Nhóm lợi ích sinh ra trong chế độ độc tài, sống bằng tài nguyên của quốc gia và mồ hôi nước mắt của nhân dân. Nhóm lợi ích ngày càng lớn mạnh, đến thời điểm nào đó, nó sẽ làm thối rửa cái chế độ đã sinh ra nó.
Nhóm lợi ích, con quái vật của nền kinh tế thị trường sẽ dẫm nát, tàn phá cái định hướng XHCN mà lâu nay đảng cố gắng tuyên truyền.
Các nhóm lợi ích đang cắn xé lẫn nhau và hủy hoại đất nước. Người dân đã trở thành nạn nhân của cuộc đấu đá này. Thân phận bọt bèo chịu khổ trăm bề. Sau bao nhiêu năm cai trị, đảng CS đã biến dân chúng thành những tên nô lệ của ý thức hệ, và những con vật tế thần cho các chính sách.
Trong một xã hội dân chủ, người dân sẽ là trọng tài trong những cuộc tranh giành, đấu đá quyền lực. Lá phiếu của cử tri sẽ bỏ cho phe, mà họ cho là mang lại lợi ích cho đất nước và dân tộc.
Trong chế độ CS không có vị trọng tài này. Phần thắng trong cuộc tranh giành quyền lực thuộc về những kẻ có nhiều quyền và tiền.
Hơn 2.000 năm trước, Mạnh Tử đã dạy: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”. Mọi chế độ trước hết là bảo vệ nhân dân, sau đó bảo vệ chủ quyền và tài nguyên quốc gia. Quan lại chỉ là thứ cỏ rác.

Tong trong that bai, BCT loai Ba Thanh -




Chuyện ông Nguyễn Bá Thanh từ bỏ bí thư thành ủy nhưng không đắc cử vào BCT là đề tài đáng để bàn cãi. Điều đó cho thấy đảng đang mất quyền lãnh đạo.

Ông Thanh được cho là một gương mặt sáng của CSVN, có tài xây dựng Đà Nẵng (ĐN) trở thành một thành phố văn minh, sạch đẹp và đáng sống…

Đảng rất muốn có nhiều người như Bá Thanh để chứng tỏ cho dân chúng thấy rằng, đảng còn thực tâm xây dựng và phát triển đất nước, chứ không phải là “một bộ phận không nhỏ đang thoái hóa, biến chất”.

Đảng đưa ông Thanh ra TW để đánh bóng lại hình ảnh đã hoen ố của mình. Hy vọng Bá Thanh là trụ cột để chống đỡ triều đình khỏi sự sụp đổ.

Bỏ ĐN ra Hà Nội, Bá Thanh coi như mãn nguyện. Ông ta đã có chỗ để “hạ cánh an toàn”. Làm được gì chưa biết, nhưng dư luận nhìn ông ta đang đi lên chứ đâu có xuống?

Người dân Đà Nẵng hoan hô Bá Thanh. Quan chức Đà Nẵng sợ Bá Thanh, bởi vì sự nghiệp của mình, xe hơi nhà lầu, vợ đẹp con ngoan là nhờ ơn mưa móc của ông ta. Một tên độc tài, có tài trong một đám vừa ăn, vừa phá.


Ra Hà Nội là gần mặt trời, quan chức ở Đà Nẵng muốn có người che chở, và các doanh nghiệp Đà Nẵng muốn có người ở TW để chạy dự án. Bá Thanh là người khôn ngoan, vì ông ta biết rằng có lại cũng chẳng làm được gì hơn.

Đất đai Đà Nẵng coi như đã bán hết; từ bờ biển Mỹ Khê cho đến Làng Cùi Phong Vân, từ sân vận động Chi Lăng cho đến trường học Phan Châu Trinh… Những chiếc cầu đã xây xong, tiền bạc đã chung đều, chia đủ.

Nhưng nợ thuế nhà nước đến 3.434 tỉ, chưa trả. Nợ dân chúng hàng vạn lô đất tái định cư… Chưa kể ân oán giang hồ trước đây với Trần Văn Thanh và Đinh Công Sắt chưa thanh toán sòng phẳng.


Một tên gian hùng và quỷ quyệt. Trước bà con cử tri Quận Sơn Trà mà ông ta còn lêu lểu rằng: gia đình ông ta khá giả, nhưng không có 100USD gửi ngân hàng. Đó là nguyên tắc của các lãnh đạo Đà Nẵng. Láo toét… Ông ta không gửi thì hàng trăm doanh nghiệp và hàng vạn công chức ở ĐN sẳn sàng gửi hộ ông ta.

Họp cử tri ở quận Liên Chiểu, có người hỏi: Tại sao đến bây giờ ĐN vẫn chưa có bí thư thành ủy? Nguyên bí thư né tránh câu trả lời. Nói ra, sẽ lòi xì những thối nát, độc tài, tham nhũng và có thể là tội ác ghê gớm của chiếc ghế này.


Quan điểm của CSVN từ trước đến nay là đảng lãnh đạo, không có đảng nói không ai nghe. Bỏ chức bí thư thành ủy nhưng lại không đắc cử vào BCT cho thấy, đảng đã lúng túng và mất quyền chỉ huy trong điều hành nhân sự.

Ủy viên BCT là một một ông vua trong triều đình nhà đảng, một vị trí cần phải có để thực thi chức vụ trưởng ban Nội chính.


Tổng bí thư Trọng là người nắm quyền, nhưng trong hội nghị lần trước ông ta không kỷ luật được đảng viên của mình. Lời phát biểu nghẹn ngào, uất ức trong phiên kết thúc hội nghị TW 6 thể hiện sự bất lực và bế tắc của ông ta.

Vai trò lãnh đạo của đảng và cả uy tín ông ta không còn nữa. Đây là điều đáng mừng, vì đảng CS bây giờ đã có một chút không khí dân chủ, nhiều đảng viên không chấp hành quyết định của đảng trưởng. Tổng kết hội nghị TW lần này, chắc Tổng Trọng sẽ cay đắng, nghẹn ngào và uất ức hơn lần trước.

Dưới chế độ CS, cuối cùng ai cũng là nạn nhân; kể cả Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp… và bây giờ đến lượt Tổng Trọng.


Sự sụp đổ của CS là điều không thể tránh khỏi. Nó có thể sụp đổ vào tháng sau hay năm sau, không ai biết trước được. Tất cả công dân VN, từ dân đen cho đến quan chức, đều cảm nhận đang có sự thay da đổi thịt nhưng không biết đến từ đâu?

Chế độ dân chủ đến sớm hay muộn phụ thuộc vào lòng can đảm của dân chúng. Phải thoát ra khỏi sự khiếp sợ và đứng lên để tiêu diệt cường quyền.

Sài Gòn ngày 11/05/2013

Nguyễn Hoàng Long

danlambaovn.blogspot.com(Fwd: hung vu<vhungvu07@yahoo.com.au> , NVQG, 5/14/2013, 3.28AM)




ĐỖ THÁI NHIÊN * TƯ TƯỞNG PHAN CHÂU TRINH


Tư tưởng Phan Châu Trinh và hiện tình Việt Nam

Đỗ Thái Nhiên

Phan Chau Trinh Phơto (Attachment)
     
(Cụ Phan Châu Trinh)

Đối diện với mỗi tình huống của đời sống, con người đều có những suy nghĩ riêng nhằm giúp cho xã hội có được những ứng xử thích nghi. Đó là mối liên hệ giữa tư tưởng và hiện tình của đời sống. Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu tư tưởng Phan Châu Trinh và hiện tình Việt Nam.

Tư tưởng Phan Châu Trinh đã chỉ ra rằng: bất cứ xã hội nào cũng có ba khối vấn đề căn bản: dân sinh, dân trí, dân khí.

Dân sinh Việt Nam.

Dân sinh là hoạt động của guồng máy kinh tế ở mỗi quốc gia. Hoạt động này làm cho đời sống thể chất của người dân đạt mức cân bằng. Như vậy phục vụ người dân là mục tiêu hàng đầu của kinh tế. Thế nhưng trong thực tế, một số tư nhân đã nhân danh “quyền tự do kinh doanh” của cá nhân để sản sinh ra chế độ tư bản tư nhân.  Chế độ này mở đường cho tệ trạng cá lớn nuốt cá bé trên lãnh vực sản xuất và tiêu thụ. Dĩ nhiên đây là một hình thức hoạt động kinh tế phản nhân quyền.
Đảng CSVN đã nhân danh “quyền làm chủ tập thể” của quần chúng nhân dân để thâu tóm toàn bộ tài nguyên quốc gia vào guồng máy kinh tế độc quyền của đảng. Từ đó, chế độ tư bản nhà nước ra đời. Tư bản nhà nước kiểu Cộng SảnViệt Nam độc hại hơn tư bản tư nhân vạn phần ở điểm  đảng viên Cộng Sản Việt Nam hành sử quyền ưu tiên trong kinh doanh với sự hổ trợ tích cực của hệ thống quyền bính do đảng CS tổ chức và điều động. Vụ Vinashin 2006 và các năm kế tiếp gây thiệt hại cho ngân quỹ quốc gia khoảng 4 tỷ Mỹ Kim. Mới đây, 01/2013, qua những tranh cãi giữa Thanh Tra Chính Phủ và ông Văn Hữu Chiến Chủ Tich UBND TP Đà Nẵng, dư luận được biết TP Đà Nẵng và các tỉnh, thành khác thông qua tác vụ “Chuyển nhượng quyền sử dụng đất” đã tham nhũng số tiền nhiều tỷ Mỹ Kim( Báo Thanh Niên 19/01/2013).  Hai vụ tham nhũng vừa nêu chỉ là hai giọt nước trong biển tham ô tại Việt Nam dưới chế độ Cộng Sản.  Tham ô là ác quỷ của dân sinh. Vì vậy , một trong những mục tiêu hàng đầu của tư tưởng Phan Châu Trinh là lời dặn dò: mọi người Việt Nam hãy quyết tâm xây dựng cho người dân một đời sống sung mãn trong no và ấm: HÂỤ DÂN SINH.  Muốn có được hậu dân sinh, người dân Viêt Nam phải đấu tranh đòi hỏi CSVN, một tập thể độc tài và tham ô, phải trả lại quyền điều hành guồng máy quốc gia vốn của nhân dân, về lại với nhân dân.
 
Dân trí Việt Nam

Có ý kiến cho rằng “hiểu biết là sức mạnh”. Thật vậy, muốn có sức mạnh để diệt trừ tham ô và để xây dựng cuộc dân sinh hạnh phúc, dân trí ( hiểu biết của người dân ) phải được nâng cao. Dân trí gồm hai mặt:

1)Giáo dục đời sống thể chất: Giúp con người có nghề nghiệp để sinh sống tự lập. Đồng thời, nuôi sống gia đình, tiếp tay xây dựng xã hội.

2)Giáo dục đời sống tinh thần: Giúp con người hiểu biết quyền và nghĩa vụ làm người. Đây là lãnh vực giáo dục dân trí mà nhà ái quốc Phan Châu Trinh nhấn mạnh là KHAI DÂN TRÍ . Từ nhiều thập niên qua, do gian ý bảo vệ ngôi vị độc quyền cai trị đất nước để tự do tham ô và củng cố quyền hành, chế độ CSVN áp dụng chính sách giáo dục hai mặt:

                  Một là giáo dục học đường: sinh viên học sinh được nhồi sọ là phải trung với đảng, hiếu với dân. “Hiếu với dân” chỉ là lời dạy sáo ngữ. Trung với đảng là đảng nói sao, phải nghe vậy, mọi phản biện đối với đảng đồng nghĩa với  đaị phản động.

                 Hai là giáo dục xã hội: CSVN ngấm ngầm truyền bá loại văn hoá cá nhân hưởng thụ, tiền bạc là trên hết, dối gạt là thông minh. Từ đó con người sống trong xã hội chẳng khác gì con vật sống với bầy, đàn động vật: chỉ biết “chăm sóc cho bộ lông của chính nó”, tương lai của đất nước đã có đảng lo.  Một cách căn bản, đảng có hai điều lo: lo tham ô và lo hạ cánh an toàn.

Dân trí Việt Nam ngày nay là “dân trí bỏ rơi việc nước”. Đối diện với “dân trí ngu dân” kia. Tư tưởng Phan Châu Trinh hô hào “ Khai dân trí ”.  Khai ở đây là mở trí cho người dân để họ hiểu rằng lương tâm làm dân đòi hỏi người dân có bổn phận tích cực tham dự việc nước thông qua cấu trúc chính trị dân chủ đa nguyên.

Dân Khí  Việt Nam

Dân gian thường nói: “ Có thực mới vực được Đạo”.  Đạo ở đây là đạo yêu nước. Thực là dân sinh. Thấy và hiểu được Đạo là dân trí.  Có đủ sức và đủ can trường để “Vực Đạo” hay không, đó là vấn đề dân khí. Làm thế nào để củng cố và tăng cường dân khí, để chấn dân khí? Những hành động của Phan Châu Trinh trong đấu tranh chánh trị để phục vụ tổ quốc là lời giải đáp cho câu hỏi vừa nêu.

Tại Quảng Nam, mùa hè năm 1906 cùng với hai nhà cách mạng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp,  trong một lần vận động cho tư tưởng Duy Tân, Phan Châu Trinh đã kêu gọi quần chúng Việt Nam hãy “Tự lực khai hoá”. Lời kêu gọi vừa kể hàm ý: chỉ có người Việt mới yêu thương người Việt, chỉ có người Việt mới có khả năng bảo vệ và phát triển đất nước Việt Nam.

Phan Bội Châu sanh năm 1867. Phan Châu Trinh sanh năm 1872. Cả hai nhà chí sĩ này đều chống Pháp dứt khoát.  Phan Bôi Châu chủ trương chống Pháp bằng hoả lực quân sự.  Phan Châu Trinh chủ trương chống Pháp bằng cách vừa tự lực khai hoá quần  chúng ( hậu dân sinh, khai dân trí, chấn dân khí ) vừa vận dụng mọi tác động của mặt trận văn hoá, chính trị, quốc nội, quốc tế để từng bước một lấy lại độc lập cho Viêt Nam. Mặc dầu khác đường lối đấu tranh nhưng hai chí sĩ họ Phan vẫn giữ lòng thân mến và tương kính, giữa hai người không hề có một tranh cãi phủ định đối phương.  Dị biệt tư tưởng nhưng vẫn chấp nhận lẫn nhau trên lý tưởng độc lập dân tộc.  Đó là chân ý nghĩa của dân chủ đa nguyên.

Phan Châu Trinh vừa chống thực dân Pháp vừa chống những phong tục tập quán tệ hại trong xã hội Việt Nam hồi bấy giờ. Ông chống kiểu học từ chương, chống mê tín, dị đoan.  Ông kêu gọi học quốc ngữ, cắt tóc ngắn, cắt móng tay… Phan Châu Trinh là nhà cách mạng đấu tranh cho một xã hội Việt Nam văn minh nhân bản.  Phương pháp đấu tranh của Ông có tính can trường, dứt khoát, bền bỉ nhưng tuyệt đối tránh quá khích, tránh vơ đũa cả nắm.

Những suy nghĩ và hành động của Phan Châu Trinh trong nỗ lực chống thực dân Pháp đã cô đọng lại thành lời minh xác rằng: muốn tổ quốc Việt Nam trường tồn và thịnh vượng mỗi cá nhân công dân cần tu học nhiệt tình yêu nước, toàn bộ dân tộc phải bền bỉ xây dựng và phát triển nội lực dân tộc trên nền tảng đoàn kết và tương nhượng của tư tưởng dân chủ đa nguyên.  Đó là dân khí.  Mức độ dân khí tại Việt Nam ngày nay được thẩm định thông qua hai sự kiện:

Một là thái độ “bỏ rơi việc nước” của một thành phần quần chúng. Thái độ này là hậu quả của chủ trương “dân trí ngu dân” của nhà cầm quyền CSVN.

Hai là chính sách “ ác với dân, hèn với giặc” của giới đương quyền Hà Nội.
Các sự kiện nêu trên vừa đẩy dân khí của quần chúng Việt Nam xuống tới mức thấp nhất vừa làm cho đại hoạ Bắc xâm ngày càng tiến gần tới quả tim Việt Nam. Không còn nghi ngờ gì nữa, chấn dân khí là xuất phát điểm tiên khởi của con đường cứu nước.

Lịch sử loài người đã cho thấy: giới tu sĩ phải mất biết bao công lao và thời giờ cho công cuộc truyền bá một đạo giáo. Dân khí cần được xem trọng như tôn giáo. Mỗi người Việt Nam hãy là một giáo sĩ của đạo DÂN KHí.  Có như vậy dân khí mới thực sự có cơ hội được chấn hưng.

Tóm lại,
Dân sinh Việt Nam hiện bị đè bẹp dưới ách kinh tế quốc doanh tham ô và bóc lột. Guồng máy kinh tế phi nhân này được nguỵ danh dưới tên gọi “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”.

Dân trí Việt Nam hiện bị hôn mê trong văn hoá bầy đàn của động vật:  mỗi con vật chỉ biết và chỉ có khả năng “chăm sóc cho bộ lông của chính nó”. Cha đẻ của loại văn hoá động vật kia chính là đảng CSVN.

Dân khí Viêt Nam hiện đang bị hai tảng đá dân sinh và dân trí như vừa mô tả kéo tuột dốc theo tốc độ ngựa phi.

Làm thế nào người Việt Nam có thể biến phương châm “Hậu dân sinh, Khai dân trí, Chấn dân khí” trở thành hành động sống cụ thể của xã hội?  Câu trả lời nằm ở lương tri ái quốc của mỗi người Việt Nam và ở kho tàng tư tưởng cách mạng của Chí Sĩ Phan Châu Trinh./.

Đỗ Thái Nhiên  (03/2013)
(Fwd: Hien Tong <
tongphuochien@yahoo.com>, 5/13/2013, 10.19AM)
  

No comments: