Friday, October 21, 2016

HOÀNG THANH TRÚC - TRÍ THỨC -

TỰ DO NGÔN LUÂN SỐ 174 NGÀY 1-7 NĂM 2013



      ĂN NHÀ VỆ SINH
HOÀNG THANH TRÚC
 HAY SỰ KHỐN CÙNG CỦA NGÀNH QUẢN LÝ GIÁO DỤC CỘNG SẢN
Khi sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi triển khai “Đào tạo tại chức, ngành học mới, thiếu giáo dục: Ăn… nhà vệ sinh”.
     Thông thường, nhà vệ sinh hay toilet tập thể là nơi “nặng mùi” phóng uế, phải cô lập để chứa chất thải của nhiều người. Chẳng đặng đừng, cần thiết lắm chúng ta mới vào đó để thải ra những thứ cặn bã mà cơ thể “chê” không còn tồn trữ được nữa. Chẳng ai muốn ở lâu trong đó, vì sao ai cũng biết rồi. Cứ ngỡ đó là nơi duy nhất chỉ có các loài “vi khuẩn, vi trùng” với bản chất quen sống trong môi trường yếm khí tối tăm bẩn thỉu, mới “chuyên nghiệp” ăn thôi (ăn chất thải).
     Nhưng thật ngạc nhiên, tuy không giống về bản chất nhưng tương đồng về hành vi, họ, một nhóm người ở một vị trí mà xã hội định danh chức năng “cao quí” là “đào tạo giáo dục” nhân cách, lại cùng nhau toa rập, học theo bản năng của loài “vi khuẩn” ấy, tổ chức cùng nhau “ăn nhà vệ sinh”.
     Xây nhà vệ sinh nhỏ xíu (29 m2) giá 600 triệu, không qua đấu thầu.
     Ngày 6-6, trao đổi với báo Tuổi Trẻ về công trình nhà vệ sinh có diện tích 29m2 nhưng có giá đầu tư lên gần 600 triệu đồng, đại diện Sở Giáo dục Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi ông Ngô Hữu Đằng (giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư và xây dựng) cho biết sở chỉ định thầu cho xí nghiệp xây dựng Vĩnh Đạt xã Tịnh Hà, huyện Sơn Tịnh, chứ không qua đấu thầu. (TT-7/6)
     Trong khi đó, nói về một nhà vệ sinh chỉ hơn 29m2 mà có tổng số vốn đầu tư gần 600 triệu đồng được dựng lên trong khuôn viên ngôi trường cũ kỹ, cơ sở vật chất xuống cấp, ông Võ Văn Vinh, hiệu trưởng THCS Long Hiệp (huyện miền núi Minh Long, Quảng Ngãi) trần tình: Nhà trường trình bày cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, nên ưu tiên hơn nhà vệ sinh; trường đang thiếu nhiều thiết bị, bàn ghế, phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng. Phòng máy vi tính được trang bị từ năm 2003 với 12 máy thì nay đã hư hỏng 6 máy, phòng thực hành sinh, hóa cũng không có. Nhưng Phòng GD huyện đề nghị và Sở GD tỉnh cho công trình vệ sinh như vậy. Trên cho cái nào thì mình nhờ cái ấy”.
     Nhà vệ sinh 600 triệu đồng: có dát vàng không?
     Gần 200 ý kiến bạn đọc gửi về Tuổi Trẻ Online bày tỏ sự ngạc nhiên đến mức không thể tin nổi cũng như sự bức xúc sau khi đọc bản tin “Cận cảnh nhà vệ sinh nhỏ xíu, giá đầu tư gần 600 triệu đồng.” (TTO. 7/6). Công luận đồng bào nhân dân có chung câu hỏi “cười ra nước mắt” là nhà vệ sinh ấy có “dát vàng” không mà có số tiền khủng khiếp đến như vậy?
     Nhiều ý kiến đề nghị thanh tra nên vào cuộc để làm rõ. Người viết xin trích đăng vài ý kiến trên Tuổi Trẻ Online để chúng ta cùng nghiệm suy:
     - Bạn đọc binhrauvs@… kể câu chuyện của mình để so sánh: “Tôi vừa đầu tư làm nhà vệ sinh cho tập thể công nhân trong nhà máy. Vật tư thiết bị chất lượng trung bình cũng tương tự như công trình này, tổng diện tích 28m2, hai khu nam nữ. Có cả đường bê tông 1,2m x 30m để đi vào khu vệ sinh. Tổng kinh phí chỉ hết 36 triệu đồng.
     - Bạn đọc Dinh Trong cũng có chung thắc mắc: Tôi là dân xây dựng mà cũng không thể tưởng tượng nổi 600 triệu họ nhét vào đâu để đẻ ra cái nhà vệ sinh 30m2 này. Nếu đưa tôi số tiền đó tôi có thể xây được 10 cái nhà vệ sinh như vậy. Các ngành chức năng hãy vì mồ hôi nước mắt nhân dân mà trung thực kiểm tra tận cùng sự việc”.
     - Bạn đọc Nguyễn Quang trào lộng: Đây là nhà vệ sinh “cao cấp”. Theo tôi biết, giá xây dựng nhà nói chung hiện tại là 5 triệu đồng/m2. Nếu tính như vậy thì nhà vệ sinh này có diện tích 29m2 x 5 triệu là 145 triệu đồng nhưng lại có giá 600 triệu!! Nhà vệ sinh này đúng là quá cao cấp rồi vì xây dựng giá gấp 4 lần nhà ở bình thường (không phải nhà vệ sinh)!”.
     - Bạn đọc Thế Duy bất ngờ: Mới đọc qua tin này tôi tưởng nhà vệ sinh có bồn tắm massage, vòi sen, máy nước nóng lạnh, phòng hấp khô, trang bị thiết bị cảm ứng tự động, ai dè nhìn lại hình thì quá bất ngờ”, “nếu không xử lý vụ này triệt để, chắc sẽ còn nhiều “nhà vệ sinh trường học” kiểu này mọc lên ngổn ngang” khắp nông thôn.
     - Bạn đọc Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ: Tôi làm kỹ sư xây dựng hơn 12 năm. Theo tôi, nếu nhà vệ sinh như vậy giá trị đầu tư chắc chắn không quá 100 triệu đồng. Đề nghị phải thanh tra để tìm ra giá trị thực. Có như vậy sẽ phát hiện tham nhũng giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công”.
     - Bạn đọc Trào Lộng: Do tình hình vàng biến động, nhà vệ sinh dát vàng cũng biến động theo ấy mà!!.
     - Bạn đọc Thiepcuoitiro@…: Cần phải xây thêm hàng rào bảo vệ và gắn biển “Nhà vệ sinh kiểu mẫu để khách tham quan” và nên ghi vào sách kỷ lục Việt Nam.
     - Bạn đọc Thienhai119@…: Nếu vật liệu được vận chuyển lên đó bằng… máy bay trực thăng thì giá đó có khi còn là rẻ.
     - Bạn đọc Trần Văn Dũng: 20 triệu đồng/m2 xây dựng một nhà vệ sinh quét vôi, một cái giá mà các công trình cao cấp cũng phải ngước nhìn… chạy dài!?
     - Bạn đọc Bùi Danh Quang cảm thán: Không hiểu nổi… chắc là đăng lầm tin chăng? Vui lòng xem kỹ lại. Sao có chuyện vô lý thế này được?
     Ngỡ ngàng, ngạc nhiên
     Ngay như bà Trương Thị Xuân Hồng –phó chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ngãi– cho biết: Tại buổi giám sát công trình vệ sinh trường Long Hiệp, tôi cũng thấy rất ngỡ ngàng, ngạc nhiên vì một nhà vệ sinh bình thường cỡ vài chục triệu, trăm triệu là cùng, nhưng khi được cô hiệu phó báo là gần 600 triệu đồng, tôi phải hỏi đi hỏi lại: có phải kinh phí như thế không. Tôi cũng không bao giờ nghĩ là nhà VS đó xây đến 600 triệu đồng”. (TTOnline).
     Trao đổi với VnExpress.net, nhiều nhà thầu xây dựng uy tín, kinh nghiệm ở Quảng Ngãi cho biết: dù nhà vệ sinh áp dụng mẫu thiết kế chung của Bộ GD&ĐT nhưng một công trình phụ nhỏ bé đơn giản là thế mà phải tốn kém chi phí “tư vấn”? “thiết kế”? hàng chục triệu đồng là quá vô lý. Theo giá thị trường hiện nay, xây dựng 1m2 công trình phụ không cầu kỳ này chi phí khoảng 3 triệu đồng thì mỗi nhà vệ sinh 29m2 đầu tư không quá 90 triệu đồng (nếu tính luôn hạng mục điện nước phụ trợ cũng không thể vượt lên trên 200 triệu) – rẻ hơn nhiều lần giá trị xây dựng dự toán mà Sở GD&ĐT Quảng Ngãi đưa ra. (VnExpress. net).
     Tuy nhiên chưa hết: nhà vệ sinh 721 triệu đồng, phải xách nước giội !?!
     Ngoài nhà vệ sinh nhỏ xíu nhưng giá “trên trời” 600 triệu đồng ở trường THCS Long Hiệp, huyện Minh Long (Quảng Ngãi) nói trên, còn có những nhà vệ sinh tương tự khác (cũng trong tỉnh này) giá đến 710 triệu, 721 triệu đồng. (TT 08-06-2013).
     Ghi nhận tại một số nhà vệ sinh mới xây dựng ở các trường này, chúng tôi phát hiện thêm nhiều bất cập, thậm chí số vốn còn cao hơn mức 600 triệu đồng. (TTO).
     Tại THCS Nghĩa Hiệp huyện Tư Nghĩa Quảng Ngãi, bên cạnh nhà vệ sinh cũ còn khá vững chắc, vẫn còn sử dụng được là nhà vệ sinh mới được xây dựng và tháp chứa nước với số vốn hơn 710 triệu đồng (từ ngân sách trong chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn). Quan sát trong nhà vệ sinh nó cũng cùng mẫu với nhà VS THCS Long Hiệp, đó là khu tiểu nam có bốn ngăn và khu tiểu nữ cũng xây ba bệ ngồi trống huơ trống hoác, dù 2 vách ngăn, không hao tốn thêm gạch xi măng là bao.
     Thầy Lê Phi Hùng –hiệu trưởng nhà trường– cho biết trường nhận bàn giao và đưa vào sử dụng tháng 9-2012. Trong quá trình thi công xây dựng, nhà trường cũng có tham gia với vai trò… “quan sát viên” Còn các khâu khác thì do Sở GD-ĐT trực tiếp làm việc với nhà thầu.
     Tại trường tiểu học Năng An, xã Đức Nhuận (huyện Mộ Đức) cũng được đầu tư xây dựng nhà vệ sinh và tháp chứa nước với kinh phí 721 triệu đồng. Công trình vốn cao như vậy, mới đưa vào sử dụng tháng 1-2013 nhưng chất lượng công trình đã xuống cấp thấy rõ. Các van khóa vòi nước bệ tiểu ngồi nữ bị hư nên nước không tự xả được, phải dự trữ nước dùng ca múc giội và các bệ tiểu nữ cũng không có vách ngăn kín. Ông Phạm Ngọc Kim, bảo vệ nhà trường, cho biết hằng ngày ông phải xách nước dự trữ để học sinh giội mỗi khi đi vệ sinh xong. Lại phiền toái: do thiết kế không tính toán kỹ nên khi giội nước chảy ra sàn, đọng lại nền gạch ở cửa khiến rêu mọc trơn trượt, nhiều học sinh bị té ngã. Để khắc phục, nhà trường phải đục tạo rãnh lộ thiên ngay cửa ra vào để nước có lối thoát ra ngoài.
     “Nhà vệ sinh cũng cần, nhưng hiện trường có 10 phòng học cấp 4 được xây từ năm 1980 nay đã xuống cấp, hư hỏng trầm trọng. Các cột, kèo bị mối mọt có nguy cơ sập nên cứ đến năm học mới nhà trường lại phải nâng cấp, sửa chữa. Tuy nhiên do sửa chắp vá không đồng bộ nên trời mưa là dột. Để học sinh học trong những phòng học như thế, chúng tôi rất lo lắng. Nguyện vọng của trường là thay thế các phòng học cũ kỹ nhưng kiến nghị mãi vẫn chưa đến lượt” –nhà vệ sinh chưa phải là điều bức thiết– hiệu trưởng nhà trường Nguyễn Văn Khanh trăn trở như vậy.
     Theo báo cáo của sở GD-ĐT Quảng Ngãi, từ năm 2010 đến nay, sở đã làm chủ đầu tư xây dựng 24 công trình nước sạch, nhà vệ sinh với tổng kinh phí đầu tư hơn 12,27 tỉ đồng. Nhà vệ sinh giá thấp nhất là 300 triệu đồng và cao nhất gần 750 triệu đồng, trung bình mỗi khu nhà vệ sinh ở các trường trên 510 triệu đồng. Cao nhất là khu nhà vệ sinh trường tiểu học Bình Chánh 749 triệu đồng, trường THPT Vạn Tường hơn 688 triệu đồng, trường THPT Phạm Kiệt hơn 632 triệu đồng, trường THPT số 2 Mộ Đức hơn 628 triệu đồng, trường tiểu học Long Sơn hơn 598 triệu…
     Trao đổi với Tuổi Trẻ sáng 7-6, ông Nguyễn Mạnh Hùng –trưởng Ban văn hóa xã hội HĐND tỉnh Quảng Ngãi– nói: “Là thành viên trong đoàn giám sát, trực tiếp về các công trình nhà vệ sinh và nước sạch ở trường Long Hiệp, những thực tế mà báo chí phản ánh là đúng”.
     Còn ông Phạm Tấn Hoàng –giám đốc Sở Xây dựng– cho biết đối với các dự án riêng lẻ thuộc chương trình này thì mọi vấn đề như thiết kế, thẩm định dự án, quy trình xây dựng, giám sát, chất lượng công trình, giá cả, chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm, sở không đủ lực lượng để kiểm tra. Sở chỉ chọn một số công trình lớn ở tỉnh để kiểm tra ngẫu nhiên rồi báo cáo chất lượng xây dựng cho UBND tỉnh. (Việt Hùng – Trà Giang -TT).
     Phó Thủ tướng yêu cầu kiểm tra nhà vệ sinh ‘giá khủng’.
     Trước thông tin nhà vệ sinh 29 m2 kèm theo cấp nước “ngốn” đến 600 triệu đồng, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh yêu cầu Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ngãi kiểm tra, Bộ NN & PTNT và UBND tỉnh Quảng Ngãi làm rõ sự việc nhà vệ sinh “giá khủng”, báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/6 tới.
     Nhìn toàn cảnh, chúng ta những người dân “đóng thuế” nghĩ gì??  (nguồn vốn ODA thì chúng ta cũng phải trả). Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Quảng Ngãi, (từ ngân sách trong chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn) từ năm 2010 đến nay Sở đã làm chủ đầu tư xây dựng 24 công trình nước sạch, nhà vệ sinh cho các trường học thuộc địa bàn huyện xã nông thôn trong Tỉnh với tổng kinh phí đã đầu tư hơn 12,27 tỉ đồng. Và theo các dự đoán sát sườn không thể tranh cãi, rất gần thực tế nói trên, tổng giá trị cụ thể thực chi trong xây dựng dù có thoải mái rộng rãi (tính luôn các hạng mục điện nước phụ trợ) cũng chỉ hết 1/3, có nghĩa khoảng hơn 4 tỷ. Số 8 tỷ “phù phép” kê thêm lên ngoài giá trị thực chi. (Ai có quyền “ăn” ngoài chủ đầu tư!?).
     Nhưng không chỉ riêng tỉnh Quảng Ngãi! Cùng thời điểm triển khai đại trà “chương trình mục tiêu quốc gia nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn” (ưu tiên cho các trường học) thuộc địa bàn huyện, xã nông thôn trên toàn quốc –mà trường hợp “ăn nhà vệ sinh” ở tỉnh Quảng Ngãi chắc chắn không là cá biệt do báo chí “nhà nước, đảng” ta vô tư bất chợt nhìn thấy– Thử nhân lên vài chục lần dự đoán số “chênh” do “ăn toilet” học sinh như khái quát nói trên chắc chúng ta không khỏi “rùng mình”.
     Hỡi ơi! Một đơn vị chuyên ngành văn hóa giáo dục xã hội tưởng chừng mang đậm sắc màu của phạm trù đạo đức: “Đào tạo và Giáo Dục” lại phàm ăn một trong những món ô uế nặng mùi nhất trên cõi đời này: “Toilét” của các cháu học sinh!?
     Trong khi đó 20 ngày qua ở chốn ngục tù, có là cơm trắng, nhưng Tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ vẫn từ chối ăn để tuyệt thực vì lý tưởng hợp pháp, vì “tù quyền” của chính mình dù điều ấy có thể làm ông mất mạng! Thật nghịch lý: 1 con người dứt khoát không tìm đến cơm trắng dù biết có thể chết vì đói, còn một nhóm người không thể chết vì đói bởi dư ăn lại tìm đến một món ô uế mà cố ăn vào dù biết có khi dẫn đến cái chết vì nhiễm độc: thân bại danh liệt, nhưng họ cứ “khoái ăn” như loài cẩu sực, dù món ăn có “nặng mùi”.
     Sau 38 năm gọi là “giải phóng”, mãi tận hôm nay, CH/XHCN/VN vẫn là quốc gia đứng đầu về tham nhũng trên thang điểm của tổ chức “minh bạch thế giới”! Ai tham nhũng? Chắc chắn, người dân thường không có chức quyền, 100% không ai có cơ hội ! Vậy họ là ai? Hình như chúng ta không đợi và không cần câu trả lời !
        

TỰ DO NGÔN LUẬN SỐ 174 NGÀY 1-7- 2013



 HAI KIỂU LIÊN KẾT

                           1- Chủ tịch nước VNCS Trương Tấn Sang hôm 21-06-2013 đã kết thúc chuyến thăm Trung Quốc theo lời mời của Chủ tịch TQCS Tập Cận Bình. Lãnh đạo hai nước đã ra Tuyên bố chung Việt-Trung bao gồm 8 điểm. Mở đầu, vẫn là giọng điệu “môi hở răng lạnh” có từ thời Việt cộng khấu đầu bái phục Tàu cộng tại Thành Đô năm 1990: “Hai bên đã nhìn lại quá trình phát triển quan hệ Việt-Trung, nhất trí cho rằng tình hữu nghị Việt-Trung là tài sản chung quý báu của nhân dân hai nước, khẳng định sẽ tuân theo các nhận thức chung quan trọng mà Lãnh đạo hai nước đã đạt được trong những năm qua về phát triển quan hệ hữu nghị Việt-Trung, tiếp tục kiên trì phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, không ngừng tăng cường tin cậy chiến lược, làm sâu sắc thêm hợp tác cùng có lợi trên các lĩnh vực, xử lý thỏa đáng các vấn đề còn tồn tại, tăng cường điều phối và phối hợp trong các vấn đề quốc tế và khu vực, thúc đẩy quan hệ Việt-Trung phát triển lành mạnh, ổn định lâu dài”. Với câu dẫn khởi xác định tinh thần và nguyên tắc như thế, đương nhiên tiếp đến là “nhất trí hợp tác chiến lược toàn diện” trong các lĩnh vực 
: 1- “duy trì tiếp xúc cấp cao thông qua các hình thức linh hoạt, đa dạng”; 2- “thực hiện tốt quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt-Trung”; 3- “làm sâu sắc thêm hợp tác giữa hai Đảng, thúc đẩy cơ chế giao lưu hợp tác giữa hai Ban Đối ngoại và Ban Tuyên giáo Tuyên truyền”; 4- “tăng cường hợp tác giữa Bộ Ngoại giao hai nước, thực hiện tốt Nghị định thư hợp tác giữa hai Bộ”; 5- “duy trì tiếp xúc cấp cao giữa quân đội hai nước, phát huy tốt vai trò cơ chế Đối thoại chiến lược quốc phòng”; 6- “hợp tác trong lĩnh vực thực thi pháp luật và an ninh, phát huy đầy đủ vai trò của cơ chế Hội nghị hợp tác phòng chống tội phạm giữa Bộ Công an hai nước”; 7- “tăng cường điều phối chiến lược phát triển kinh tế, thực hiện tốt Quy hoạch phát triển 5 năm hợp tác kinh tế thương mại Việt-Trung giai đoạn 2012-2016”; 8- “hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, hoàn thiện cơ chế hợp tác song phương về nông nghiệp”; 9- “tăng cường giao lưu và hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, thực hiện tốt Thỏa thuận hợp tác giáo dục giai đoạn 2011-2015”; 10- “giao lưu hợp tác trong lĩnh vực khoa học công nghệ, phát huy vai trò của Ủy ban hợp tác về khoa học công nghệ giữa Chính phủ hai nước”; 11- “tăng cường hợp tác giữa các tỉnh, khu tự trị biên giới hai nước, nhất là giữa 7 tỉnh của Việt Nam với 4 tỉnh (khu tự trị) của Trung Quốc”; 12- “thực hiện Kế hoạch công tác năm 2013 của Ủy ban Liên hợp biên giới trên đất liền hai nước; đánh giá tích cực việc thành lập Ủy ban hợp tác quản lý cửa khẩu biên giới”; 13- “thực hiện tốt “Hiệp định hợp tác nghề cá trong Vịnh Bắc Bộ”; tích cực nghiên cứu phương thức kiểm tra liên hợp mới tại khu vực đánh cá chung ở Vịnh Bắc Bộ”.  
                Ngoài ra, hai bên còn “nhất trí gia tăng cường độ đàm phán của Nhóm công tác về vùng biển”, nhất trí “khai thác dầu chung trên vịnh Bắc Bộ”, nhất trí “thực hiện chính sách một nước Trung Quốc, phản đối hành động chia rẽ: Đài Loan độc lập”, “nhất trí tăng cường điều phối và phối hợp tại các diễn đàn đa phương như Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Diễn đàn hợp tác Á-Âu…” và cuối cùng là nhất trí ký vào 10 văn kiện quan trọng chỉ 3 ngày sau khi Trương Tấn Sang và đoàn tùy tùng có mặt.
                Tóm lại, với 60 chữ “hợp tác”, 29 chữ “nhất trí” và 7 chữ “toàn diện” (nhưng lại chẳng hề có một câu chữ nào nói đến bộ luật về ứng xử COC và Công ước LHQ về Luật biển UNCLOS), Tuyên bố chung trên đây rõ ràng là một kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong lịch sử ngoại giao nước Việt cũng như của toàn thể nhân loại từ xưa tới nay. Nó cho thấy VN hoàn toàn nằm trong vòng  tay mạnh mẽ lẫn thô bạo của TQ. Nó cũng làm người ta liên tưởng tới hội nghị bí mật tại Thành Đô năm 1990 trong đó lãnh đạo Việt cộng -trong thế yếu đầy tuyệt vọng và với ý muốn tìm chỗ dựa cuối cùng nơi kẻ thù xưa cũ, thậm chí kẻ thù truyền kiếp- đã hoàn toàn chấp thuận tất cả những gì Tàu cộng áp đặt, khiến thứ trưởng ngoại giao Trần Quang Cơ phải chua chát ghi lại trong Hồi ký: Cuộc hội đàm Thành Đô tháng 9-90 hoàn toàn không phải là một thành tựu đối ngoại của ta, hiện tại đó là một sai lầm hết sức đáng tiếc về đối ngoại. Vì quá nôn nóng cải thiện quan hệ với TQ, đoàn ta đã hành động một cách vô nguyên tắc. Tưởng rằng thỏa thuận như thế sẽ được lòng Bắc Kinh nhưng trái lại…”. Ông cũng ghi lại lời hối tiếc của chính Phạm Văn Đồng: Mình bị hớ, mình dại rồi mà còn nói sự nghiệp cách mạng là trên hết, còn được hay không thì chẳng sao… Nhưng tôi không nghĩ vậy là thượng sách. Tôi không nghĩ người lãnh đạo nên làm như vậy.
 
                Những sự kiện xảy ra từ sau cái hội nghị khốn nạn (với dàn lãnh đạo khốn khiếp) đó tới hôm nay đã cho thấy TQ đúng là một đe dọa cực kỳ nguy hiểm, gây tổn hại sự độc lập và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, làm tiêu tan con đường tiến lên của dân tộc. Thành ra chẳng lạ gì mà hội nghị Bắc Kinh lần này được gọi là Thành Đô 2 và Tư Sang qua đó chỉ làm có một việc là nhận chiếu chỉ. Tuyên bố chung trên đây chỉ là sự hợp thức hóa mối lệ thuộc toàn diện từ lâu của Ba Đình và sự khống chế lẫn xâm nhập toàn diện của Trung Nam Hải. Khống chế trên mọi lãnh vực từ chính trị đến kinh tế, từ văn hóa tới giáo dục, từ thương mại tới công nghệ, từ nội an tới quốc phòng… Xâm nhập từ Bộ Chính trị đến mọi bộ khác trong chính phủ, từ đất liền đến hải đảo, từ biên giới đến cao nguyên, từ phố thị tới thôn làng, từ rừng đến mỏ, từ cảng đến vịnh... Bằng chứng nhức nhối là những công dân Việt phản đối sự khống chế lẫn xâm nhập của TQ từ bao lâu nay (dù viết bài, ra sách, lên tiếng, đặt nhạc, xuống đường, rải truyền đơn, giăng biểu ngữ…) đều bị thóa mạ, sách nhiễu, cấm cản, đánh đập, tù tội. Là những ngư dân Việt đã và đang làm mồi cho trò ngăn chận, cướp bóc, bắn chết, phá hoại, bắt nộp tiền chuộc của bọn Ba Tàu. Là những sản phẩm văn hóa, kỹ nghệ, lương thực, y dược độc hại và giả dổm từ phương Bắc lan tràn đất Nam. Bằng chứng mỉa mai là cờ 5 sao xuất hiện đầy dẫy trong sách mẫu giáo, cờ 6 sao xuất hiện bao lần trên tivi, trong các cuộc tiếp rước quan lại Bắc Kinh, là kỷ niệm 1000 năm Thăng Long khai mạc đúng ngày quốc khánh Tàu cộng. Mới đây là vụ TQ in sách về Tam Sa ngay trong thời gian đón tiếp và đàm phán với Chủ tịch nước Việt, rồi Tư Sang lại chọn đúng thời điểm TQ kỷ niệm một năm ngày 

 BAN BIÊN TẬP





BBC * TRÍ THỨC

'Trí thức chỉ có con đường dấn thân'

TS Jean-Francois Sabouret
Ông Jean-Francois Sabouret tin rằng đảng cộng sản Việt Nam sẽ phải thay đổi để tránh các cuộc cách mạng của quần chúng.
 
Một học giả của Pháp chuyên nghiên cứu về các vấn đề châu Á cho BBC hay đảng Cộng sản Việt Nam buộc phải tự thay đổi nếu muốn tránh các cuộc đấu tranh của quần chúng.
Trong cuộc trao đổi với BBC hôm 24/01/2012, Tiến sĩ Jean-Francois Sabouret cho rằng Đảng Cộng sản cần có một lộ trình rõ ràng, hàng năm, để chủ động chuyển đổi theo hướng trả lại quyền lực cho nhân dân.
Học giả người Pháp cũng lưu ý tới việc không riêng gì đảng cộng sản, mà theo quy luật chung, bất cứ ai "nắm quyền lực" quá lâu sẽ không tự giác "tự động" trao trả quyền lực cho nhân dân, điều được cho là một ngưỡng thách thức quan trọng đối với các lãnh đạo đảng và nhà nước ở Việt Nam hiện nay.
Bình luận về vai trò của trí thức trong quá trình biến đổi xã hội này, ông Sabouret cho rằng người trí thức "không có sự lựa chọn nào khác" ngoài dấn thân và tiếp tục dũng cảm lên tiếng vì lợi ích chung của xã hội, cộng đồng và nhân loại, dù là họ ở Pháp, ở Việt Nam hay ở bất cứ đâu.
Nói về tương lai của Đảng Cộng sản ở Việt Nam, ông Sabouret đánh giá:
"Một cách chính thức mà nói, đảng không thể nắm quyền mãi mãi được. Có nghĩa là những người nắm quyền trên cả nước từ năm 1975, ngày nay là con cháu của họ, bạn bè và đồng minh của họ đang muốn tiếp tục quyền lực lãnh đạo trong một số thời gian nữa.
"Nhưng chúng ta biết rằng những người nắm chính quyền ở Liên Xô năm 1917 chỉ có thể giữ được quyền lực trong vòng 70 năm. Còn những người nắm quyền lực ở Việt Nam từ năm 1975 tới nay, có thể còn độ 20-30 năm năm nữa, tùy vào những diễn biến cụ thể.
"Người ta chỉ có thể bắt bớ một, hay một vài người thôi, chứ làm sao có thể bắt bớ cả một dân tộc được? Điều đó là không thể!"
TS. Jean-Francois Sabouret
"Nhưng cũng có thể là ngắn hơn là bởi vì những người lãnh đạo không thể làm gì thay đổi được trước xu thế của những thế hệ trẻ, những khát vọng dân chủ, khát vọng tự do, khát vọng về tự do phát ngôn, tự do tư tưởng, tư duy."
'Không thể đi ngược'
Chuyên gia về châu Á này cho rằng Đảng Cộng sản sẽ không thể 'kháng lại được những khát vọng này' vì ông ví những nhân tố nằm trong "tư duy" con người này như nhưng lực xã hội khó có thể cưỡng lại được:
"Bạn sẽ không thể cưỡng lại được chúng, bởi vì chúng là những cơn sóng thần (tsunami) đang ập tới ở trên biển. Tư duy con người là như thế, bạn đơn giản là không thể ngăn chặn được tư duy của con người."
Học giả người Pháp cũng nhắc tới trường hợp của Miến Điện và Bắc Triều Tiên.
Ông cho rằng, những biến đổi đã xảy ra ở Miến Điện theo chiều hướng mới về cải tổ xã hội dân chủ, cởi mở, thậm chí sẽ có thể một ngày nào đó xảy ra ở Bắc Triều Tiên, trong một thế giới khó lường như hiện nay.
"Đảng Cộng sản ở Việt Nam đã mở cửa ít nhiều. Họ đã lựa chọn việc mở cửa từng bước có kiểm soát. Tôi không nói về chi tiết. Nhưng nay họ không thể đi ngược trở lại. Họ phải mở cửa. Nếu họ cứ giữ nguyên cánh cửa đóng như thế, tình thế sẽ trở nên nguy hiểm đối với họ."
Bình luận về điều gì mà những người trí thức ở Việt Nam cần phải làm vì tương lai của đất nước, lợi ích của cộng đồng, sau khi điểm lại những nỗ lực trong lịch sử tranh đấu của trí thức Pháp và trí thức nói chung trên thế giới, ông tổng kết:
"Những người trí thức Việt Nam phải tranh đấu thôi. Họ phải đoàn kết lại. Họ phải xuất bản những tạp chí, những trang web mà tại đó họ phải phản biện, phải có đầu óc phê phán. Đương nhiên điều đó là không đơn giản.
"Nhưng người ta chỉ có thể bắt bớ một, hay một vài người thôi, chứ làm sao có thể bắt bớ cả một dân tộc được? Điều đó là không thể!"
'Tới lúc can đảm'
"Nếu những người cộng sản Liên Xô cũ đã hiểu quy luật về "tự do" và đã tiến hành "cải tổ", "minh bạch" từ hớm hơn, thì có lẽ tới nay họ vẫn còn được nắm quyền lực"
TS. Jean-Francois Sabouret
Theo học giả này, đã đến lúc Việt Nam cần có những tiếng nói "can đảm" vì lợi ích chung là lựa chọn của cả quốc gia, dân tộc.
Ông nói:
"Cần phải có những người đứng lên và nói rằng đây là viễn kiến, tầm nhìn mà chúng tôi thấy phải có về Việt Nam. Chẳng hạn như một đất nước mở ra đối với nhiều đảng phái, với một nền dân chủ thực sự, với một đối lập được công nhận.
"Đó là một điều quan trọng đáng làm và những người trí thức Việt Nam phải lên tiếng. Không những chỉ khi họ ở nước ngoài vì điều đó dễ dàng. Mà ở trong nước, họ phải đoàn kết lại, xuất bản, thảo luận những tạp chí, sách vở, mở ra những hội thảo."
Điểm qua một số bài học lịch sử gần đây, kể cả trường hợp các nước diễn ra phong trào Mùa Xuân Ả Rập, ông Sabouret tin rằng lúc đầu chính quyền sẽ "không hài lòng" nhưng sau đó sẽ có sự thay đổi nhân thức:
"Chính quyền sẽ hiểu ra rằng đó là một điều hữu ích, điều hay mà họ có thể sử dụng một cách nào đấy. Họ sẽ hiểu rằng tự do là điều tất cả mọi người đều quan tâm, đó là một quy luật."
"Nếu những người cộng sản Liên Xô cũ đã hiểu quy luật về tự do và đã tiến hành Cải tổ (perestroika), và Minh bạch (Glasnost) từ sớm hơn, thì có lẽ tới nay họ vẫn còn được nắm quyền lực," học giả Pháp nói với BBC.
Tiến sĩ Jean-Francois Sabouret còn là Giám đốc Mạng lưới Nghiên cứu Châu Á, Réseau Asie, thuộc Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học - CNRS của Pháp. Ông từng sang Việt Nam làm việc về nghiên cứu.

No comments: