Tuesday, October 25, 2016

THỰC PHẨM VIỆT NAM - VÕ VĂN KIỆT - VI ĐỨC HỒI -TRUNG CỘNG

THỰC PHẨM VIỆT NAM


VC Hầm thc ăn
bằng ... bột tẩy sàn nhà
Bột mềm công nghiệp giá rẻ được mua bán thoải mái để chế biến thực phẩm, tiềm ẩn nhiều nguy hại cho sức khỏe người sử dụng.

Chị H. - chủ một quán phở có tiếng trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP HCM - tiết lộ cho chúng tôi biết rất nhiều quán ăn, nhà hàng hiện nay thường dùng bột mềm để hầm xương và thực phẩm. Loại bột mềm này mua bán rất dễ dàng nên ít ai quan tâm đến tác hại của chúng.
Dùng củi lửa, lấy gì lời !

Theo chị H., nếu hầm 10 kg xương bò theo cách thông thường thì phải mất khoảng 8 giờ mới mềm và ra hết chất. Tuy nhiên, chỉ cần thêm vài trăm gam bột mềm với giá vài chục ngàn đồng thì chưa tới 1 giờ sau là đã có được nồi nước dùng (nước lèo) thơm ngon và rất trong. Nếu dùng bột mềm hầm thịt, gân, đuôi bò hay chân giò heo, ngoài việc nhanh mềm, thịt còn có độ dẻo rất ngon. Bột mềm dùng hầm đậu nấu chè cũng rất nhanh…

Tìm hiểu từ nhiều người kinh doanh quán ăn, chúng tôi được biết họ vẫn thường dùng loại bột mềm này trong chế biến thực phẩm nhưng không biết tác hại của nó thế nào. Chị M. - chuyên bán bánh canh giò heo ở gần chợ Bàn Cờ, quận 3, TP HCM - giải thích: “Thấy người ta bán công khai lại rẻ, tiện dụng, ít tốn than và đỡ mất thời gian nên nhiều người đã mua dùng. Hầm cả chục ký chân giò chỉ mất khoảng nửa giờ là xong. Khi vớt ra, chân giò rất mềm nhưng vẫn còn nguyên miếng. Trong khi đó, nếu hầm theo cách thông thường thì phải mất vài giờ, nhưng xương, thịt lại hay bị vỡ vụn, nhìn kém hấp dẫn hẳn… Không tin, chị cứ về hầm thử vài cái chân giò sẽ thấy hiệu quả ngay”.

Không như các hóa chất độc hại khác thường phải bán lén lút, loại bột mềm này được bày bán khá công khai ở chợ Kim Biên, quận 5, TP HCM. Tại một gian hàng nằm bên hông chợ này, khi biết chúng tôi có ý định mua bột mềm, người bán nhanh nhẩu múc 200 g cho vào một hũ thủy tinh có dán sẵn tem “bột mềm” và báo giá 20.000 đồng.


Khi chúng tôi hỏi về cách dùng, người bán tỏ ra ngạc nhiên, nhưng sau đó cũng nhiệt tình chỉ dẫn: “Tẩy sàn nhà hay vật dụng thì chỉ cần cho ít nước vào bột rồi nhúng khăn chà lên vết dơ nhiều lần sẽ sạch bóng. Còn nếu dùng hầm thức ăn thì tùy nhiều hay ít, chỉ cần cho vài muỗng bột này vào là mềm ngay…”.
Chúng tôi thắc mắc bột tẩy vết dơ dùng hầm xương liệu có hại gì không, người bán trấn an: “Vậy là chị không chuyên nghiệp rồi! Bây giờ, ai cũng mua bột này về hầm xương hết chứ hầm bằng củi lửa thì lấy gì mà lời!”.

Nhập nhèm
Theo các chuyên gia về hóa chất, bột mềm (hay bột nhừ) là một trong những tên gọi của muối natri hydro carbonat (NaHCO3). Loại phụ gia này có tác dụng điều chỉnh độ chua, chống vón và tạo xốp, nằm trong danh mục được phép sử dụng. Tuy nhiên, loại bột mềm dùng trong thực phẩm phải đạt độ tinh khiết cao (không chứa các tạp chất asen, thủy ngân…) và phải được cấp phép dùng cho chế biến thực phẩm với liều lượng nhất định, vì thế giá thường rất cao.

Trên thị trường hiện nay, nhiều người bán nhập nhèm bột mềm công nghiệp (thường có thành phần asen, thủy ngân và nhiều tạp chất khác, giá rẻ, vốn chỉ được dùng trong một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp hoặc để làm sạch các vết bẩn trên gạch men, bồn sứ, nệm da, sàn nhà…) với bột mềm thực phẩm. Dùng bột mềm công nghiệp để chế biến thực phẩm sẽ gây nguy hại cho sức khỏe người sử dụng.


Nhiều chuyên gia y tế cho biết thủy ngân có độc tính rất cao. Dùng thức ăn có chứa thủy ngân thì chất này sẽ tích lũy dần trong não, thận, gan, tóc và da, tồn tại dai dẳng trên cơ thể con người, gây tổn thương hệ thần kinh trung ương. Trong khi đó, asen cũng là chất cực độc. Nếu thâm nhập cơ thể con người mỗi ngày một ít với liều lượng nhỏ nhưng trong thời gian dài, chất này sẽ gây mệt mỏi, buồn nôn, hồng cầu và bạch cầu giảm, sạm da, rụng tóc, sút cân, giảm trí nhớ, mạch máu bị tổn thương, viêm dạ dày và ruột... Lâu dài hơn, asen còn có thể gây ung thư.

Toàn hàng Trung Quốc
Thử tìm mua bột mềm dùng trong thực phẩm, chúng tôi hỏi nhiều quầy hóa chất ở chợ Kim Biên nhưng đều không có hàng. Nhiều chủ quầy cho biết: “Thứ đó bây giờ mắc lắm, cả triệu đồng 1 kg nên bán cũng không ai mua”. Chị D., chủ một gian hàng ở chợ Kim Biên, cho hay quầy, sạp ở đây nếu có bán bột mềm thì thường là loại có giá trên dưới 100.000 đồng/kg. “Loại có giá này toàn là hàng Trung Quốc” - chị D. khẳng định.
Theo Người Lao động

Food Cooking
by ... floor detergent

Soft flour industry is cheap to purchase comfort food processing, potential health hazard for the user.

Ms. H. - The owner of a well-known noodle shop on Nguyen Thi Minh Khai Street, District 1, Ho Chi Minh City - revealed to us many cafes, restaurants are now commonly used to tunnel bone and soft flour foods. This soft powder is easy to purchase at one cares about their harmful effects.
Use a wood fire, taking what words!

Q. In your opinion, if 10 kg of cow bone tunnel in the normal way, then it takes about 8 hours and the best quality software. However, just a few hundred grams of powder for tens of thousands of software contract, less than 1 hour after the pot has been used (broth) and very tasty in. If you use a soft flour stew meat, ribs, oxtail or pork leg, in addition to fast soft flesh with very good ductility. Using soft flour cooked beans stewed tea is also very fast ...

Chemicals, cleaning, detergents
Despite the hazards, many people still use cheap soft powder used in industry to food processing.
Learn from the restaurant business, we know they are still soft powder used in food processing, but do not know how its harmful effects. Ms. M. - Sells pork soup buns give you near, District 3, Ho Chi Minh City - explained: "Seeing people openly selling cheap, convenient, less time consuming coal and support so many people have bought used. Ham rolls dozen feet up takes only about half an hour is finished. When picked up, the foot rolls are soft but still intact pieces. Meanwhile, if the tunnel in the usual way, it may take a few hours, but bone, flesh or crumble, look much less attractive ... I can not believe, I just tried a few feet of sausage stew will find effective immediately " .

Unlike other toxic chemicals usually sold surreptitiously, this software is powder sold quite openly at Kim Bien Market in District 5, HCMC. At a booth located on the side of this market, knowing we intend to buy cake flour, sellers are quick to draw on a 200 g glass jar stuck Stamped "soft flour" and 20,000 quotes.

When we asked about using the seller surprised, but then also enthusiastic instructions: "Remove the floor or items for less water, only to dip powder then rub the towel on the stain several times to clean ball. As if cellar for food, depending more or less, just for a few scoops into a soft dough right ... ".
We wonder detergent stains bone tunnel using harmful if not, the seller assured: "So then you are not professional! Now, everyone is buying this powder on bone tunnel instead of the fire pit with wood, what you said. "
Enter unnecessarily

According to chemical experts, soft flour (or flour like hell) is one of the names of sodium hydrogen carbonate (NaHCO3). This additive effect adjusting acidity, anti-pilling and create foam, on the list of permitted uses. However, soft powder used in food to achieve high purity (impurities do not contain arsenic, mercury ...) and have been licensed for food processing certain doses, so prices are very high.
In today's market, many sellers enter unnecessarily soft flour industry (often components of arsenic, mercury and other contaminants, cheap, which is only used in some industrial areas or to clean stains on ceramic tiles, porcelain sinks, leather cushions, floor ...) with soft flour foods. Using a soft powder to industrial food processing will cause harm to the health of users.

Many health experts say mercury is highly toxic. Use food containing mercury, the substance will gradually accumulate in the brain, kidney, liver, hair and skin, persistent on the human body, causing damage to the central nervous system.Meanwhile, arsenic is toxic. If penetrate the human body every day a little small doses, but in the long run, this will cause physical fatigue, nausea, decreased red blood cells and white blood cells, skin burns, hair loss, weight loss, memory loss , vascular injury, inflammation of the stomach and intestines ... Longer term, arsenic can cause cancer.

All of China
Try looking to buy soft powder used in food, we asked a lot of chemicals in Kim Bien market but are not empty. Many bar owners said: "The thing with fair now, the 1 million kg sold and no one should buy". Ms. D., a stall owner at Kim Bien market, for or stand, stall here selling if soft dough is usually priced around 100,000 VND / kg. "This is all kind of valuable Chinese goods" - Ms. D. confirmed.
 





Rợn người thực phẩm giả bằng nhựa, cao su xuất hiện ở Việt Nam
 
Cập nhật: 09:19 | 10/08/2013
Một loạt thông tin về thực phẩm giả làm từ nhựa và cao su thời gian qua khiến người tiêu dùng không khỏi bàng hoàng vì mức độ tinh vi cũng như sự vô lương tâm của những kẻ đầu trò.
Nghi án thịt bò làm bằng cao su tại Sài Gòn
Khi mua bò khô ở một quán nằm trên đường số 39, gần khúc giao với đường Lâm Văn Bền, Q.7 về ăn, chị Hàn Thu Hiền, ngụ tại đường Pasteur (Q.3, TP.HCM) thấy có dấu hiệu bất thường. Chị cùng chồng kiểm tra thì phát hiện thịt bò giống cao su.
cao su, đốt cháy, nhựa, thực phẩm giả, trứng, thịt bò giả, mực cao su 
Miếng “thịt bò” với những thớ thịt đều, thẳng tắp.

Nhìn bề ngoài, những miếng thịt bò không có gì bất thường, chỉ đến khi đưa vào miệng nhai mới phát hiện thịt dai, những sợi thịt có thể kéo dài như dây thun.

cao su, đốt cháy, nhựa, thực phẩm giả, trứng, thịt bò giả, mực cao su 

Muội than nhỏ xuống từ miếng thịt giống hệt như khi đốt cao su hay nhựa ni lông.

cao su, đốt cháy, nhựa, thực phẩm giả, trứng, thịt bò giả, mực cao su

Miếng thịt dễ dàng bắt lửa mặc dù đang ướt sũng.


Chồng chị Hiền dùng lửa kiểm tra, miếng thịt bắt lửa nhanh chóng và có mùi khét, cùng với muội than rơi xuống giống hệt như khi đốt cao su hay nhựa ni lông. “Nếu là lát bò mỏng có lẽ tôi đã nhai và nuốt mà không phát hiện, đằng này miếng bò khô lớn hơn hẳn, nên hai vợ chồng không dám ăn”, chị Hiền kể lại.

Mực khô làm từ nhựa
Trong khoảng thời gian từ cuối năm 2012 đến đầu năm 2013, cơ quan chức năng liên tiếp phát hiện loại mực khô giả làm từ nhựa.
Vào cuối năm 2012, tại chợ Đông Ba (TP Huế) có hàng chục sạp hàng bị phát hiện bày bán loại thực phẩm giả này. Mực giả trông giống như mực khô thật đã được xé và tẩm gia vị, có màu trắng hồng, với giá chỉ từ 230.000 - 250.000 đồng/kg, bằng 1/3 so với giá mực khô thật, nên rất nhiều người mua.

cao su, đốt cháy, nhựa, thực phẩm giả, trứng, thịt bò giả, mực cao su

Mực giả xuất xứ từ Trung Quốc được bán tràn lan tại chợ Đông Ba, TP Huế.

Mặc dù hình thức giống như mực khô thật xé sẵn, nhưng mùi vị của loại mực này khác hẳn với mực khô thông thường. Khi đốt, mực này bị cháy đen và có mùi khét như mùi polymer cháy, chứ không có mùi của mực nướng thật, khi nhai cũng không dai như mực thông thường.
Không chỉ chợ Đông Ba, tại nhiều chợ khác trên địa bàn Thừa Thiên - Huế, đặc biệt là các chợ vùng huyện, thị xã, loại mực xé này cũng được bán tràn lan. Khách mua chủ yếu là các chủ nhà hàng, quán ăn, họ mua để làm gỏi hoặc làm mồi nhậu bán cho khách.
Theo nhận định của cơ quan chức năng, loại mực khô giả có xuất xứ từ Trung Quốc. Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Thừa Thiên - Huế sau đó đã tiến hành thu giữ và tiêu hủy loại thực phẩm giả nguy hiểm này.
Tuy nhiên, đến ngày 29/1 vừa qua, tại chợ TP Hà Tĩnh, Đội QLTT số 1 thuộc Chi cục QLTT Hà Tĩnh tiếp tục phát hiện và thu giữ 32kg mực khô đã xé tơi nghi làm giả bằng nhựa trong lúc kiểm tra quầy hàng của 3 hộ kinh doanh gồm Hồ Thị Hương, Nguyễn Thị Lục, Trần Thị Vân.
Theo khai nhận, mỗi kg mực khô này giá 200.000 đồng. Lô hàng trên có xuất xứ từ TP. Vinh, Nghệ An.
Đốt một ít trong số 32kg mực khô thu giữ được thì thấy ngọn lửa khi cháy nổ lẹt bẹt, mùi khét lẹt. Theo nhận định của cơ quan chức năng, rất có thể lô hàng mực khô này là giả, được làm từ nhựa.

Trứng gà dẻo như cao su Vào tháng 3/2012, một người dân ở Hà Nội đi ăn bún ngan tại quán ăn ở đầu phố Chùa Hà, quận Cầu Giấy và có gọi thêm món trứng non. Tuy nhiên, nghi ngờ chất lượng quả trứng, trao đổi với chủ quán thì không được giải thích rõ ràng, người này sợ quá không ăn nữa mà gói mang về.

cao su, đốt cháy, nhựa, thực phẩm giả, trứng, thịt bò giả, mực cao su

Các vết dao cắt trên bề mặt trứng giống hệt khi cắt thạch hay cắt cao su... bề mặt rất mịn, không xốp hay bột như trứng thường

.cao su, đốt cháy, nhựa, thực phẩm giả, trứng, thịt bò giả, mực cao su

Trứng có độ đàn hồi, uốn cong như cao su.

Về nhà, khách hàng của quán bún ngan đã chụp lại một số hình ảnh trứng non mà người này nghi là giả, cắt lát uốn cong rồi thả ra nó lại trở về hình dạng ban đầu, hoặc bóp bẹp vào rồi thả ra nó lại như cũ, không vỡ, ăn thử thấy vị nhạt nhạt... Nhìn bên ngoài, những quả trứng giả này rất khó phân biệt với trứng thường. 
Mứt nghi làm từ nhựa
Đầu tháng 2 năm nay, đoàn kiểm tra liên ngành về an toàn thực phẩm Công an quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) phát hiện tại Công ty TNHH Đại Phát DTT, do ông Nguyễn Thành Tâm (ngụ Vũng Liêm, Vĩnh Long) làm giám đốc, có các loại hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu làm giả nên
kiểm tra.
 cao su, đốt cháy, nhựa, thực phẩm giả, trứng, thịt bò giả, mực cao su 
Qua đó, đoàn kiểm tra đã thu giữ 100 bao đường không nhãn mác, 10 bao bột ngọt (mỗi bao 25 kg) có xuất xứ Trung Quốc, 127 thùng bò cụng, 13 thùng mứt táo, nho khô, mủ gòn, táo khô không rõ nguồn gốc…
Khi mở niêm phong, trưởng đoàn kiểm tra là Thiếu tá Mai Phương Trang đã lấy thử những trái mứt táo cắt nhỏ và đập vỡ hột thì phát hiện hột táo có khả năng được làm bằng nhựa. Còn những miếng mủ gòn khi ngâm vào nước thì ra màu đỏ nhạt, nhưng không nở mà vẫn cứng như vỏ cây.
Đoàn kiểm tra sau đó đã lấy mẫu các thực phẩm giả trên gửi xét nghiệm để điều tra, làm rõ.
(Theo Trí thức trẻ)

 
 Phát Hiện Thịt Bò 'Cao Su' Ở Sài Gòn

Internet 2013/08/08

Khi mua bò kho ở quán về ăn, nhai miếng thịt bò thấy có dấu hiệu bất thường, chị Hàn Thu Hiền, ngụ tại đường Pasteur (Q.3, TP.HCM) cùng chồng kiểm tra thì phát hiện thịt bò giống cao su.
Theo phản ánh của chị Hiền, chị mua bò kho tại một quán ăn nằm trên đường số 39, gần khúc giao với đường Lâm Văn Bền, Q.7.
Nhìn bề ngoài, những miếng thịt bò trong tô không có gì bất thường, chỉ đến khi đưa vào miệng nhai mới phát hiện thịt dai, những sợi thịt có thể kéo dài như dây thun.
Chồng chị Hiền dùng lửa kiểm tra, miếng thịt bắt lửa nhanh chóng và có mùi khét, cùng với muội than rơi xuống giống hệt như khi đốt cao su hay nhựa ni lông. "Nếu là lát bò mỏng có lẽ tôi đã nhai và nuốt mà không phát hiện, đằng này miếng bò kho lớn hơn hẳn, nên hai vợ chồng không dám ăn".
Miếng "thịt bò" với những thớ thịt đều, thẳng tắp.
Muội than nhỏ xuống từ miếng thịt giống hệt như khi đốt cao su hay nhựa ni lông.
Miếng thịt dễ dàng bắt lửa mặc dù đang ướt sũng.
 
HN: Nhốn nháo vì mực khô làm từ...cao su
Thông tin có mực khô được làm bằng cao su, giống y như thật, được bày bán công khai tại nhiều nơi, từ các khu danh lam thắng cảnh, khu nghỉ mát đến các chợ có bán đồ hải sản khiến người tiêu dùng cảm thấy sợ hãi.
Loại mực này khi đốt lên chỉ thoang thoảng có mùi đặc trưng của mực, cho vào miệng nhai thì dai như cao su. Ngoài việc móc túi khách hàng, ẩn sau những con mực "cao su" ấy còn tiềm tàng những nguy hiểm gì đối với sức khoẻ người tiêu dùng?
Sái quai hàm vì... ăn "mực cao su"!
Một ngày đẹp trời giữa tháng hai (âm lịch), tôi cùng nhóm bạn trảy hội Đền Cửa ông (Cẩm Phả - Quảng Ninh), nơi thờ danh tướng Trần Quốc Tảng- con thứ ba của tướng quân Trần Hưng Đạo, một trong những di tích đời nhà Trần nổi tiếng ở vùng Đông Bắc. Sau khi hoà mình cùng du khách thập phương chiêm bái ba khu đền Hạ, đền Trung và đền Thượng, ngắm nhìn quần thể kiến trúc hình chân vạc trông ra vịnh Bái Tử Long hùng vĩ, đoàn chúng tôi dừng lại nghỉ ngơi nơi chân núi. Được thư giãn đôi chân, ăn chút điểm tâm, ngắm cảnh trời nước quả là một cái thú thưởng ngoạn giữa nơi sơn thuỷ hữu tình. Chúng tôi gọi mấy cốc bia, vài con mực khô nhâm nhi, trò chuyện.
Vốn là người cẩn thận, để có mực ngon uống bia, tôi đã ra mẹt mực của người bán hàng chọn từng con một. Với loại mực khô, phải con dày mình, to vừa phải, sờ tay còn chút ẩm, đượm vị mặn mòi của biển mới là loại thượng hạng. Biết vậy, nên khi chọn được con mực ưng ý tôi mới yêu cầu chị bán hàng nướng chín. Chúng tôi mải chuyện rông dài nên cũng chẳng để ý đến con mực nướng. Một lát sau đã có đĩa mực xé đều tay khá chuyên nghiệp được mang tới.
Mực khô "cao su" tiềm tàng những nguy hiểm vô cùng đối với sức khoẻ người tiêu dùng.
Cánh mày râu thấy có mực nướng là chén tới luôn. Mấy chị em thì nhẹ nhàng nhón mực chấm tương ớt rồi từ từ thưởng thức. Trời ạ, ai cũng kêu sao loại mực này lại dai thế, mà lại không thấy vị ngọt thường thấy. Ban đầu chỉ ngỡ mình không mua được mực ngon nên chúng tôi chặc lưỡi: Thôi ăn tạm. Nhưng chị bạn bỗng thảng thốt kêu: Hình như cao su! Tất cả ngừng ăn, tất cả những cặp mắt đổ dồn vào đĩa mực. Tôi đưa lên mũi ngửi kỹ, có mùi mực nhưng ít, kéo tay mạnh nghe thấy bựt như sợi dây đứt. Lên tiếng với người bán hàng, chị này tỉnh queo: Mực ngon phải dai chứ! Tôi kéo miếng mực ra để khẳng định đó là cao su, lúc này chị ta đành chịu.
Loại mực này được bán với giá 140 ngàn đồng/kg, tôi định mua về làm quà, nên khi nướng ăn tại đây thấy nghi ngờ nên đem trả lại. Thấy khách phát hiện ra mực rởm, chị ta dịu giọng: "Thôi chị trả lại cho em 100 ngàn đồng. Mực này chị cũng phải mua, chẳng may phải con nó thế, mỗi người chịu thiệt một chút". Mấy thực khách cùng ngồi ăn mực, thấy vậy đều kiểm tra lại đĩa mực mình đang dùng, rồi mang trả lại. Có người còn la ó, giữa chốn linh thiêng vậy mà vẫn còn bày đặt lừa đảo du khách. Đúng là ăn phải "mực cao su”, nhai sái cả quai hàm.
Tôi gói phần mực cao su ấy mang về làm bằng chứng. Thấy một số người bạn kể lại, từ mùa hè khi đi nghỉ mát tại Đồ Sơn (Hải Phòng), Bãi Cháy (Quảng Ninh), Hải Thịnh (Nam Định)... đã ăn phải loại "mực cao su" này. Nói đến "mực cao su", chính những phóng viên còn có người bán tín, bán nghi, bởi nhìn cảm quan bằng mắt thì khó có thể phân biệt được. Anh bạn đồng nghiệp của tôi lấy tay kéo miếng mực vẫn khẳng định là mực thật. Nhưng khi anh lấy bật lửa đốt miếng mực thì nó cháy nổ lép bép, không thành tro mà chảy dài, kéo ra được như ta đốt sợi nilon, hay cao su vậy.
Đã xuất hiện ở các chợ Hà Nội
Từ thực tế phải ăn cá mực "cao su" ở Cửa ông, phóng viên đã tìm đến các chợ để tìm hiểu về loại mực khô này. Hầu hết tại các chợ trên địa bàn Hà Nội mặt hàng mực khô được bày bán nhiều và cũng khá đắt hàng. Đặc biệt tại chợ Đồng Xuân, mặt hàng mực khô được bán nhiều nhất. Theo như quảng cáo của một chủ sạp hàng: "Mực này thì miễn chê, được đóng hộp từ Thanh Hoá, Nghệ An ra đấy. Mực ngon giá từ 350 - 420 đồng/kg, còn loại 2, loại 3 thì rẻ hơn 220 - 300 đồng/kg. Thấy chúng tôi đi qua dãy hàng khô, chủ hàng nào cũng đon đả: "Mực khô lột da, mực khô còn da, mực dẻo, mực một nắng... đủ cả. Như để khẳng định chỉ có mực ở Đồng Xuân là chuẩn, chị chủ quán giơ túi mực lên: "con nào cũng đều tăm tắp em ạ". Chị này bẻ qua bẻ lại con mực rồi nói: "Dẻo thế này cơ mà! Đã bán thì phải bán hàng ngon, nếu không bán cho ai".
"Mực cao su" và mực thật rất khó để có thể phân biệt bằng mắt thường (Ảnh minh hoạ)
Theo quan sát của phóng viên, tại một số chợ (không phải là chợ đầu mối) đã xuất hiện những người bán hàng rong mặt hàng mực khô có bày bán "mực cao su" (giống với loại mực mà PV đã mua ở Cửa ông, Quảng Ninh). Mực được đựng trong túi nilông màu trắng không ghi rõ nguồn gốc, thậm chí có nhiều mẹt mực được bày bán có dấu hiệu mốc và bị nặng mùi. Giá "mực cao su" về đến mẹt rong tại chợ Thành Công được chị bán hàng hét giá 200 ngàn đồng/kg. Khi phóng viên hỏi: "Mực gì mà dẻo như cao su thế chị?", chị bán hàng xua tay "hỏi gì mà nhiều thế. Không mua thì thôi!". Ngay lập tức, chị này cất luôn mấy túi mực mà tôi vừa xem xuống phía dưới...
Một vòng quanh chợ Thành Công, khi phóng viên hỏi có bán mực Trung cộng không thì chủ một quầy hàng cho biết: "ở đây bán cho khách quen thì không giao mực đó. Còn là mực Tàu, nếu mua thì tôi lấy giúp. Loại này chủ yếu bán cho những người bán rong, quán quà đêm vỉa hè". Nghe vậy, thì chắc chắn loại mực này đã về đến các chợ đầu mối, có điều thương lái còn nghe ngóng, chưa bày bán công khai? Mấy người bạn tôi mua phải mực này đều cho biết, khi nướng mực, nó sun lên và "con mực" không hề có mùi tanh tự nhiên như thường thấy ở mực thật.
Mực giả bẳng cao su chưa biết sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ người tiêu dùng. Đề nghị các cơ quan chức năng sớm vào cuộc làm rõ.
Internet
 
CÁ KHÔ BẰNG NHỰA

Trong lần về thăm Việt Nam và nghỉ mát (2/2013), gia đình tôi có mua một vài cân cá khô tại một chợ ở TP. Vinh, gọi là quà quê sang dùng dần. Rất quý, thỉnh thoảng có dịp anh em bạn bè thân đến chơi, gia đình tôi mới đem ra ăn.

Gần đây (8/2013), khi có các thông tin về cá mực làm từ nhựa, mì nhựa, thịt bò kho làm từ nhựa v.v. thì nhà tôi mới bắt đầu nghi ngờ về gói quà quê này. Đem ra xem cẩn thận thì, cả nhà mới bất ngờ nhận ra loại cá ép miếng tưởng là tạo thành từ các miếng cá lát mỏng, phơi khô có thể là…nhựa 100%.
Tiến sĩ Hóa học mua phải cá làm từ nhựa ở VN 1
Các miếng cá ép nhựa mua từ chợ Vinh
Loại cá ép nhựa này được làm khá tinh vi, nếu không đốt thử thì không thể nhận ra, nó giống hệt như được tạo thành từ các lát cá nhỏ. Bề mặt miếng nhựa, được điểm các vệt màu trắng bạc như da cá biển, cùng các vệt màu vàng đậm như cá phơi “được nắng”.
Các đầu và bavia nhọn nổi lên trên bề mặt và viền miếng cá, khi cầm đâm nhẹ vào tay, tạo cảm giác giống như các xương dăm khô có trong các lát cá. Về mùi, miếng nhựa được tẩm mùi tanh đặc trưng của cá biển khá kỹ, không bị mất mùi khi để lâu ngoài không khí nên khó có thể nhận ra đây là cá giả.
Rất tiếc là trong quá trình chế biến trước đây, do rán bằng dầu ăn hay quay vi sóng ở nhiệt độ không đủ cháy để tạo nên tạo mùi khét nhựa đặc trưng nên gia đình chúng tôi đã ăn mấy lần mà không thể phát hiện ra. Chỉ đến khi được đốt trên ngọn lửa thì “miếng cá nhựa” cháy khét lẹt, mềm oặt chứ không đanh và có mùi đặc trưng protein cháy như của cá khô thật.

Tiến sĩ Hóa học mua phải cá làm từ nhựa ở VN 2
Sau khi đốt nhựa bắt đầu cháy vón cục, cứng, khét lẹt...
Tiến sĩ Hóa học mua phải cá làm từ nhựa ở VN 3
Phần chưa được đốt mềm oặt, lộ rõ các bọt khí tạo thành trong quá trình thổi, ép nhựa
Theo nhận định cả ở góc độ chuyên môn và kinh tế thì đây là loại “sản phẩm” được làm từ nguyên liệu là các hạt nhựa trong, cao cấp chứ không phải là từ nhựa tái chế rẻ tiền nên giá thành nguyên liệu đầu vào khá cao.
Nếu cộng thêm chi phi vận chuyển, tiếp thị v.v, thì chắc chắn là lợi nhuận cho “kẻ sản xuất” là không có vì giá “sản phẩm cuối cùng” ra đến chợ là rất rẻ.
Vậy lý giải cho động cơ của hành động này là gì nếu không phải là “kẻ sản xuất” sẵn sàng bỏ ra một chi phí để đầu độc người tiêu dùng Việt Nam.

Tiến sĩ Hóa học mua phải cá làm từ nhựa ở VN 4
Miếng cá ép nhựa sau khi nướng
Một câu hỏi nữa đặt ra là các lực lượng quản lý thị trường ở đâu mà để cho loại cá giả độc hại này lưu hành công khai tại các chợ vùng biển của Việt Nam, vùng mà đáng lẽ ra người tiêu dùng có thể yên tâm khi ăn các sản phẩm đặc sản từ biển.
Để thật giả lẫn lộn sẽ làm giảm tiêu thụ các sản phẩm cá thật, ảnh hưởng đến kinh tế địa phương nói chung và đến sản xuất của các hộ gia đình, cơ sở sản xuất nói riêng tại các tỉnh ven biển cả nước. Các cơ quan chức năng liên quan cần ráo riết vào cuộc, sớm chấm dứt tình trạng này.
Q. Anh - T.Hà - TS. Thành Đồng
(TS. Thành Đồng – cán bộ nghiên cứu Viện Hóa học Công nghiệp, hiện đang công tác tại Châu Âu).
Theo Đất Việt









MỰC KHÔ GIẢ Ở  VIỆT NAM
- Bà xã anh Dương đi du lịch Nha Trang, trên chuyến tàu trở về thấy người bán hàng chào bán mực rẻ nên chị đã mua nửa kg với giá 150 ngàn đồng. 

“Tôi thấy bà xã nướng mực mà ở ngoài thấy mùi khét bốc ra thấy rất khó chịu, không giống mùi mực thật khi nướng lên sẽ thơm lừng. Khi nướng lên mực vẫn thẳng như lúc ban đầu không hề cuộn tròn lại. 
mực giả, keo, Nha Trang, bán rong

Mực giả nguyên con trông rất giống mực thật
Nghi ngờ có vấn đề tôi đem số mực còn lại ra kiểm tra thì thấy hình dáng bên ngoài không hề giống mực thật. Râu mực không quăn như bình thường, thân mực thì được cắt góc nhìn rất thô, đuôi mực thì được cắt chéo góc và được dính bằng keo”, anh Dương (Nhà Bè, TP.HCM) chia sẻ.


mực giả, keo, Nha Trang, bán rong

Đuôi mực giả được cắt thẳng không tự nhiên như đuôi mực thật
Trước đó, bà xã anh Dương đi du lịch Nha Trang, trên chuyến tàu trở về thấy người bán hàng chào bán mực rẻ nên chị đã mua nửa kg với giá 150 ngàn đồng.
Nhìn thấy 4 con mực to như bàn tay, mỗi con trong một túi ni lông nhìn rõ cả mặt trước mặt sau trông màu sắc cũng ngon nên chị và nhiều người trên cùng chuyến tàu đã mua về làm quà.

mực giả, keo, Nha Trang, bán rong 

Đuôi mực được gắn bằng keo Theo tính toán của chị và nhiều người thì giá này rẻ hơn ngoài thị trường rất nhiều. Lúc đó chị chỉ nghĩ đơn giản là mực ở Nha Trang gần biển nên giá thành có thể rẻ hơn.
Mở gói mực ra vẫn có mùi đặc trưng của mực khô nên chị không hề nghi ngờ gì. Chỉ tới khi nướng lên mới phát hiện thấy mùi khét khác lạ. Khi đưa số mực còn lại ra xem kỹ thì anh thấy có nhiều dấu hiệu bất thường.
Nếu chỉ nhìn thoáng qua thì mực khô giả trông rất giống mực thật, có phần râu, thân và đuôi và cả phấn trắng. Tuy nhiên, nhìn kỹ bằng mắt thường cũng có thể phát hiện ra những điểm bất thường như râu không quăn một cách tự nhiên, đuôi mực thì được cắt hình tam giác không giống đuôi mực thật và đặc biệt bóc phần đuôi và phần râu dính vào thân ra thì thấy được dính bằng keo.
mực giả, keo, Nha Trang, bán rong 

Râu mực giả đã nướng Khi anh Dương cắt một miếng ra cho vào chảo để nướng thì anh còn thấy trong chảo chảy ra chất đen còn miếng mực cũng không co lại và không ngót đi vẫn cứ thẳng như ban đầu.
“Tôi đã dặn bà xã đi du lịch không mua bất cứ thứ gì ở khu du lịch về làm quà, bởi nếu không mua phải hàng kém chất lượng thì cũng bị giá đắt. Thông tin về mực giả xé sẵn ăn liền thì tôi cũng đã nghe rồi. Nhưng bây giờ tận mắt chứng kiến mực giả nguyên con thì mới thấy mức độ làm giả rất tinh vi. Nếu chỉ nhìn thoáng qua thì khó có thể phát hiện đây là mực giả. Chỉ khi săm soi kỹ thì mới phát hiện ra những điều bất thường ở mực giả”, anh Dương chia sẻ.
Trước thực trạng trên, để bảo vệ quyền lợi, người tiêu dùng nên lựa chọn thật kỹ tránh mua phải hàng giả, kém chất lượng và nên mua ở những cửa hàng có uy tín.
Tin tức Việt Nam cho biết nhiều nơi đã phát hiện mực khô giả. Ngày 12/8 vừa qua, Chi cục Quản lý thị trường tỉnh TT-Huế đã tiến hành tiêu hủy 240 kg mực khô xé trong gần 1 tấn mực được phát hiện trên do bốc mùi và có nhiều sâu, giòi bên trong.
Mực xé tẩm gia vị hiện đang được bán nhiều tại các chợ, quán nhậu với giá từ 270.000-300.000đ/kg.
Một bao mực xé “dỏm” được giữ tại Chi cục Quản lý thị trường tỉnh TT-Huế

 
Mực xé tẩm gia vị “dỏm” được phát hiện tại Huế
 Tại chợ Đông Ba (TP Huế) hiện có hàng chục sạp hàng bày bán loại mực giả này. Mực này trông giống như mực khô thật đã được xé và tẩm gia vị, có màu trắng hồng. Với giá chỉ từ 230.000 - 250.000 đồng/kg, bằng 1/3 so với giá mực khô thật, nên rất nhiều người mua.
Mực giả xuất xứ từ Trung Quốc được bán tràn lan tại chợ Đông Ba, TP Huế.


Saturday, August 17, 2013

ĐẶNG CHÍ HÙNG * VÕ VĂN KIỆT


Những sự thật cần phải biết (phần 16)
Võ Văn Kiệt: Kẻ ăn vụng biết chùi mép 
 
Đặng Chí Hùng (Danlambao)

Võ Văn Kiệt được cho là một trong lãnh đạo tiến bộ có nhiều tư tưởng cải cách, đổi mới được một số người lầm tưởng cho rằng ông ta là một trong những người “tốt” và “phá cách”. Nhưng sự thật có phải như vậy hay không? Hoàn toàn không phải như vậy mà căn bản sau khi tìm hiểu thì Võ Văn Kiệt chỉ là một trong những kẻ “ăn vụng biết chùi mép” mà thôi. Trong bài viết này tôi xin vạch ra một số bằng chứng cho thấy Võ Văn Kiệt không hề phá cách mà độc tài như biết bao lãnh tụ cộng sản khác.

I. Sơ qua về con người Võ Văn Kiệt:

Theo tiểu sử của Võ Văn Kiệt đăng trên báo Công an nhân dân (cộng sản) thì ông ta có hơn 60 năm tuổi đảng, điểu này cho thấy ông ta cũng gạo cội như bao “đồng chí” khác trong việc cướp, cướp nữa, cướp mãi của dân tộc Việt Nam.
Trích đoạn nguyên văn trên báo Công an: 
“Đồng chí Võ Văn Kiệt; tên khai sinh là Phan Văn Hòa; bí danh: Sáu Dân. Sinh ngày 23/11/1922, tại xã Trung Hiệp, huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.

Năm 1938, đồng chí tham gia hoạt động trong phong trào Thanh niên phản đế. Tháng 11/1939, đồng chí được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, làm Bí thư Chi bộ, Huyện ủy viên và tham gia cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ở huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long.
Từ năm 1941 đến năm 1945, đồng chí hoạt động cách mạng ở Rạch Giá, tham gia Tỉnh ủy lâm thời và tham gia khởi nghĩa cướp chính quyền ở tỉnh Rạch Giá.

Sau Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945, khi thực dân Pháp tái chiếm Nam Bộ, đồng chí làm Ủy viên Chính trị dân quân cách mạng liên tỉnh Tây Nam Bộ.
Năm 1950, đồng chí được điều về tỉnh Bạc Liêu làm Phó Bí thư rồi Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu.
Năm 1955, đồng chí được bầu làm Ủy viên Xứ ủy Nam Bộ, Phó Bí thư liên Tỉnh ủy Hậu Giang.
Năm 1959, đồng chí được điều về Khu Sài Gòn - Gia Định làm Bí thư Khu ủy T.4 (Sài Gòn - Gia Định) cho đến cuối năm 1970.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng (năm 1960), đồng chí được bầu làm Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Là Ủy viên Trung ương Cục miền Nam, đồng chí tiếp tục làm Bí thư Khu ủy T.4 (Sài Gòn - Gia Định), rồi Bí thư Khu ủy Khu 9 (Khu Tây Nam Bộ).

Năm 1972 đồng chí được bầu làm Ủy viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III. Từ năm 1973 đến 1975 đồng chí được điều về công tác ở Trung ương Cục và là Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục miền Nam. Trong thời gian chuẩn bị giải phóng Sài Gòn, đồng chí được Trung ương Cục phân công làm Bí thư Đảng ủy đặc biệt trong Ủy ban Quân quản thành phố Sài Gòn.

Năm 1976 đồng chí làm Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng chí được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa VI. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (năm 1976), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị và được phân công làm Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (tháng 3/1982), đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986), đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. Tháng 02/1987, đồng chí được bầu làm đại biểu Quốc hội khóa VIII và được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Chủ nhiệm Ủy ban Kế hoạch Nhà nước, Phó Chủ tịch Thường trực rồi Phó Chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng, 

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng (tháng 6/1991), đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị. Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa VIII, đồng chí được Quốc hội phê chuẩn giữ chức Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng; sau đó, tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII (tháng 8/1991), đồng chí được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng (tháng 6/1996), đồng chí tiếp tục được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng, được Ban Chấp hành Trung ương Đảng bầu làm Ủy viên Bộ Chính trị và được cử làm Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị.

Tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX (1992-1997), đồng chí được Quốc hội bầu làm Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.

Từ tháng 12/1997 đến tháng 4/2001, đồng chí được Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII cử làm Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam.

Đồng chí là đại biểu Quốc hội các khóa VI, VIII, IX. Do có công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc, đồng chí đã được Đảng và Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, nhiều huân chương, huy chương cao quý khác và Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng”. (1)
Võ Văn Kiệt
Chúng ta đọc nguyên văn tiểu sử của Võ Văn Kiệt cho thấy một con người tham gia đảng cộng sản suốt từ năm 17 tuổi cho đến chết với hơn 60 năm tuổi đảng thì khó có thể trong sạch và tử tế. Và cũng chính bởi không tử tế nên ông ta đã được băng đảng cướp phong tặng nhiều huân huy chương giành cho những kẻ có thành tích của đảng.
Theo thông tin được loan tải rộng rãi từ lề dân trên Internet, Võ Văn Kiệt là một chính trị gia háo dâm và có nhiều thủ đoạn. Ông là một nhân vật chủ chốt trong vụ tham nhũng hàng chục triệu USD về dự án xây dựng đường giây điện cao thế 500KVA từ Bắc vào Nam. Vì không thể làm ngơ được trước áp lực quá mạnh của dư luận, Võ Văn Kiệt buộc lòng phải hy sinh một đàn em của ông là Vũ Ngọc Hải, Bộ trưởng Năng lượng, với bản án ba năm tù về tội “lãng phí tài sản nhà nước”. Hải âm thầm chịu đựng làm vật tế thần và sau khi mãn hạn tù (được ân xá sớm), ông ta được bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám đốc Công ty Điện lực Việt Nam, một trong những nơi hái ra tiền.
Phan Lương Cầm
Vợ của Võ Văn Kiệt là Phan Lương Cầm, cựu giảng viên ĐHBK Hà Nội. Bà này là vợ hai của ông Kiệt, bà vợ cả là Trần Kim Anh đã chết năm 1966. Phan Lương Cầm là người đứng sau giật dây nhiều vụ áp-phe không lồ. Báo chí quốc tế đã có thời kỳ gọi bà là “Mrs 10%” (Bà Mười Phần Trăm) vì đó là tỷ lệ chia chác cho bà trong các hợp đồng thương mại được ký kết ở cấp Chính phủ. Phan Lương Cầm “núp bóng” chồng để buộc cán bộ kỹ thuật phải sử dụng hàng trăm ngàn chiếc cột điện đặc chế do bà sản xuất trong dự án xây dựng đường dây Bắc - Nam. Theo sự đánh giá của các chuyên gia ngoại quốc, những chiếc trụ điện tráng kẽm theo công thức của “khoa học gia” Phan Lương Cầm là quá mắc và dễ hỏng nhưng nhà nước đã phải trả cho bà hàng chục triệu USD. Lợi dụng chức vụ của chồng và được chồng bảo kê, bà Cầm cũng đã tiến hành rủa tiền và chiếm đất của dân qua dự án sân Golf Đồng Mô - Hà Nội và nhiều biệt thự ven biển Mỹ Khê - Đà Nẵng, Nha Trang, Cam Ranh - Khánh Hòa.
Một scandal khác suýt khiến Võ Văn Kiệt rơi đài là vụ một đơn vị hải quan và biên phòng ở Hạ Long - Quảng Ninh bắt giữ hơn 200 chiếc xe hơi mới toanh nhập cảng lậu vào Việt Nam bởi “quý tử của Thủ tướng”. Ông đã tức tốc đích thân can thiệp vào vụ này trước khi nó nổ lớn và đã “giải quyết êm thấm” bằng cách thăng chức cho các sĩ quan biên phòng đã giải thoát cho cậu con trai của ông. Con trai của Võ Văn Kiệt là “một đại gia trong các đại gia cỡ lớn” ở Việt Nam. Tuy còn trẻ (trên dưới 30 tuổi) nhưng y là chủ nhân của bãi biển Ty-Top và khách sạn hạng sang Plaza Hotel ngay ở trung tâm Sài Gòn. Theo một tài liệu có thể tin cậy được, gia đình Võ Văn Kiệt có khoảng $370 triệu USD trong các ngân hàng ngoại quốc, không kể hàng chục bất động sản thương mại trong và ngoài nước.
Đường dây 500kV – hốt bạc của
vợ chồng Kiệt – Cầm
Ông Võ Văn Kiệt tuy không ra mặt, nhưng vợ con ông ta khuynh đảo các gói thầu, hợp đồng kinh tế béo bở. Bà Cầm tuy không đứng tên nhưng vẫn là bà ta trúng thầu: Cung cấp sắt đường dây 500 klv (ăn chênh lệch sắt nhập tốt bằng sắt nấu lại từ phế phẩm), Hồ Dầu Tiếng - Tây Ninh (bị rò), Đường HCM đoạn từ Đà Lạt đến Bình Dương (ông Võ Văn Kiệt đã làm lễ khởi công ở Buôn Mê Thuật sau bị mang tiếng, bỏ). Tất cả các quota nhập xe hơi đều phải qua tay bà Cầm... Không những thế, trước khi nhắm mắt lìa đời ông sợ vợ con ông sau này bị đám còn sống "cải tạo tư sản mại bản" nên dặn dò 1 câu mà nhiều người biết: "Phải tuân thủ tổ chức" tức là muốn giàu bền vững phải bám vào đảng.
Cái mà người dân chúng ta nhìn thấy bề ngoài đó là thủ tướng Kiệt xé rào mở cửa kinh tế thi trường tự do định hướng XHCN là do đàn anh Trung cộng chỉ thị cho phép sau mật ước Thành Đô 1990 chứ không phải là chủ trương của ông Kiệt cũng như cộng sản Việt Nam. Thời điểm đó Trung cộng đã mở cửa làm ăn với Mỹ và thế giới tự do vào cuối thập niên 70. Trung cộng đã chỉ đạo cộng sản Việt Nam và ông Kiệt phải tuân theo để khỏi bi sụp đổ như Đông Âu và Liên Xô.
Ông Kiệt sinh năm 1922. Ngoài 2 bà vợ Phan Lương Cầm  Trần Kim Anh thì ông Kiệt còn một người con rơi mang tên Phan Thành Nam sinh năm 1952, hiện là chủ công ty Tradico. Con gái ông Kiệt là Phan Hiếu Dân sinh năm 1955 hiện làm chủ rất nhiều tài sản ở Sài Gòn, bất cứ nơi nào người ta cũng nghe nói đến tài sản của bà Dân.
Có điều lý thú là bà Cầm sinh năm 1943 thì không thể có con là Phan Thành Nam sinh năm 1952 khi bà Cầm 10 tuổi được. Như vậy Phan Thành Nam rõ ràng là con của 1 bà vợ khác của ông Kiệt hoặc lý lịch công khai của bà Cầm là man trái vì bà sinh năm 1943. Qua Nga năm 1970, thì năm 1973 trở thành tiến sĩ giáo sư, với nhiều chức vụ quan trọng như giám đốc chủ tịch của nhiều hiệp hội khoa học kỹ thuật. Vì chính những cái lối con quan vợ quan học 3 hôm trở thành Tiến Sỹ giáo sư, nên đất nước chúng ta hiện nay không sản xuất nổi một chiếc đinh vít cho đúng với nghĩa đinh vít.
Cũng cần đọc thêm là qua hai nguồn Wiki được chấp nhận bởi cộng sản thì Phan Thành Nam sinh năm 1952 khi bà vợ cả Trần Kim Anh chưa mất (Năm 1966). Như vậy trong lúc vợ cả còn sống thì ông Kiệt cũng giống như bao nhà “cách mạng” khác lang chạ, vợ nọ con kia. (2), (3).
Tuy nhiên đây chỉ là vài nét sơ qua về con người và gia đình ông Kiệt. Trong bài viết này chủ yếu đến 2 tội ác của ông Kiệt: Tội khủng bố trong chiến tranh, cướp bóc trong chiến dịch đánh tư sản và tội đàn áp dân chủ tự do. Bài viết này với những sử liệu cho thấy sự thật khác hẳn sự ca tụng sai lệch của cuốn sách “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức để đánh bóng cho tên tuổi của một người thân của Huy Đức - ông Võ Văn Kiệt.
II. Khủng bố trong chiến tranh và tham gia tích cực vào việc “Cướp ngày”

1. Một chỉ huy khủng bố: 
Thứ nhất, Võ Văn Kiệt trong chiến tranh đã góp công không nhỏ vào việc cướp đoạt VNCH của cộng sản. Đặc biệt trong chiến dịch khủng bố và tráo trở Tết mậu Thân 1968 thì Võ Văn Kiệt góp công lớn. Đây là bài viết của Lê Thanh Hải - bí thư SG trên báo Sài Gòn Giải Phóng có đoạn:
“Cuối tháng 10 năm 1967, Hội nghị Trung ương Cục miền Nam họp và ra Nghị quyết về tiến hành tổng công kích - tổng khởi nghĩa (Nghị quyết Quang Trung). Thực hiện “Nghị quyết Quang Trung”, Khu trọng điểm được thành lập bao gồm Khu Sài Gòn - Gia Định và một phần đất của các tỉnh tiếp giáp với Sài Gòn (tạm thời giải thể Khu Sài Gòn - Gia Định). Khu trọng điểm gồm 6 phân khu, đặt dưới sự lãnh đạo của một Đảng ủy gồm các đồng chí Nguyễn Văn Linh, Võ Văn Kiệt, Trần Văn Trà và hình thành 2 Bộ Tư lệnh Tiền phương Bắc (I) và Nam (II). Đồng chí Sáu Dân - Võ Văn Kiệt làm “Tư lệnh Bộ Tư lệnh tiền phương II”
Trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy Mậu Thân 1968 ở Khu trọng điểm, đồng chí Sáu Dân - Võ Văn Kiệt với tư cách người đứng đầu Bộ Tư lệnh Tiền phương II (Nam Sài Gòn) đã cùng Đảng ủy Khu trọng điểm và Bộ Tư lệnh Tiền phương lãnh đạo, chỉ huy đánh vào những mục tiêu chiến lược hàng đầu của địch, góp phần đánh bại ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ, buộc chúng phải xuống thang chiến tranh và đàm phán với ta ở Paris.” (4).
Như vậy tội khủng bố của Kiệt là không thể chối bỏ.
Ngoài ra bài báo của Lê Thanh Hải còn khẳng định Võ Văn Kiệt cũng là một trong kẻ chủ chốt tiến hành cướp phá VNCH trong năm 1975:
“Ngày 8 tháng 4 năm 1975, Bộ Chỉ huy Chiến dịch giải phóng Sài Gòn - Gia Định được thành lập, sau đó được vinh dự mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh gồm 12 đồng chí, trong đó có đồng chí Võ Văn Kiệt, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Trung ương Cục được phân công phụ trách công tác tiếp quản sau giải phóng.”
Thứ hai, cũng vẫn là báo đảng ca ngợi “thành tích” khủng bố của đồng chí Võ Văn Kiệt như sau:
“Trung ương nhìn thấy những khó khăn của khu Tây Nam bộ, nên tháng 11/1971 đã điều động đồng chí Võ Văn Kiệt về làm Bí thư Khu ủy khu Tây Nam bộ.” Và kết quả chỉ huy của “đồng chí” Võ Văn Kiệt như sau:” Khu ủy và Bộ Tư lệnh Quân khu Tây Nam bộ quyết định mở chiến dịch tổng hợp, chọn U Minh - Chương Thiện làm trọng điểm I; Trà Vinh làm trọng điểm II. Qua 6 cao điểm, từ tháng 4 - 8/1972, khu Tây Nam bộ đã loại khỏi vòng chiến đấu 26.000 tên địch, giải phóng trên 19 xã với hơn 400.000 dân, khí thế của cán bộ, quân và dân tăng lên rõ rệt.” (5)
Bỏ qua cái mỹ từ “giải phóng” thì chúng ta con số người chết do sự chỉ đạo của Võ Văn Kiệt đi xâm lăng nước khác cũng cho thấy ông ta là con người như thế nào.
Thứ ba, cũng nói đến vai trò của Võ Văn Kiệt quan trọng đến thế nào trong chiến dịch ăn cướp miền năm năm 1975 thì báo đảng đã khẳng định:
“Ngay sau đó, Bộ Chỉ huy Miền đã họp và quán triệt Chỉ thị của Bộ Chính trị và bàn các giải pháp thực hiện. Trung ương Cục và Quân ủy Miền đã thông qua kế hoạch kết hợp tiến công quân sự với phong trào nổi dậy của quần chúng. Trung ương Cục cử đồng chí Võ Văn Kiệt chuyên lo vấn đề tổ chức và chỉ đạo kế hoạch nổi dậy của quần chúng phối hợp với cuộc tiến công của các binh đoàn chủ lực của ta và thành phố. Trung ương Cục cũng chỉ đạo các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long tự giải phóng với phương châm: xã giải phóng xã, huyện giải phóng huyện, tỉnh giải phóng tỉnh.” (6)
Như vậy chúng ta thấy rõ ràng trong sự sụp đổ của miền Nam bởi những kẻ xâm lăng miền Namthì Võ Văn Kiệt có vai trò không hề nhỏ chút nào.
2. Tham gia cướp ngày: 
Để cướp đoạt tài sản và tiền của thì đảng cộng sản đã tiến hành chính sách đánh tư bản, đổi tiền và tịch thu tài sản của nhân dân dưới mỹ từ “đánh gian thương”, “tiểu tư sản”. Hậu quả đó là hàng triệu người bị cướp nhà giao cho cán bộ, bị mất cơ nghiệp và bị đẩy đi kinh tế mới. Kết quả X-2 và X-3, với “công lao to lớn” của Đỗ Mười, Mai Chí Thọ... thu được khoảng hơn 4.000 kg vàng, gần 1.200.000 đô la, và một khối lượng hàng hóa không thống kê hết. Từ chiếc xe hơi, TiVi, tủ lạnh, đến bịch bột giặt, quả trứng gà đều khê khai và tịch thu chất trong các kho, để rồi không cánh mà bay, hoặc biến thảnh phế thải. Sau đó cộng sản tích cực đẩy bà con đi kinh tế mới. Để minh chứng cho việc Võ Văn Kiệt có vai trò không nhỏ thì chúng ta cần phải có những dẫn chứng sau đây:
Thứ nhất, năm 1976, ông Kiệt là ủy viên Bộ Chính Trị (dự khuyết), bí thư Sài Gòn (đã bị cưỡng ép đổi tên thành Thành phố Hồ Chí Minh). Những kế hoạch đánh tư sản, ông ta không thể không biết và không tham gia. Kinh tế miền Nam nói riêng, Việt Nam nói chung từ đó bắt đầu bị suy kiệt. Mặc dù sau 1975, cộng sản tiếp quản một cơ sở sản xuất phồn thịnh ở thành phố, và vùng đất trù phú ở nông thôn. Võ Văn Kiệt tiếp sức cùng Đỗ Mười phá nát cơ sở công nghiệp thương mại Sài Gòn. Theo hệ thống chính trị thì Võ Văn Kiệt không thể không “đồng tình” để rồi không tham gia. Vì nếu không tham gia đồng tình với những kẻ cướp ngày (Xem “Những sự thật cần phải biết” phần 13 - Những kẻ cướp ngày) thì ông ta đã không thể đứng vững và tiến xa trong nhịp đập chung của những kẻ ăn cướp.
Một cảnh trong thời bao cấp
Thứ hai, miền Nam Việt Nam đến ngày 30/04/1975 vẫn còn nguyên các công trình kinh tế, nhà máy, hạ tầng cơ sở, bệnh viện, trường học, giáo dục của 1 nền kinh tế đúng đắn: kinh tế thị trường. Cho đến ngày 30/04/1975 tại miền Nam công nhân vẫn còn việc làm tại các khu công nghiệp như tại Biên Hòa. Nông dân miền Nam vẫn vừa làm vừa chơi vẫn dư dả. Dưới sự lãnh đạo "tài tình và sáng suốt" của đcs Việt Nam trong đó có Võ Văn Kiệt chỉ sau 5 năm "giải phóng" cả nước sắp chết đói. Cũng vì sự "tài tình" mà đồng bằng sông Cửu long là vựa lúa của cả nước mà không sản xuất nổi gạo nuôi sống cả nước?. Chính Võ Văn Kiệt và đảng cộng sản đã tiến hành để cướp bóc đến thảm trạng chết đói của dân. Tại sao các nhà máy tại Biên hòa và toàn miền nam phải đóng cửa để công nhân thất nghiệp ra đứng đầy đường nếu không có "công" của Lê Duẩn, Võ Văn Kiệt, Đỗ Mười...?

Nếu nền kinh tế thị trường tại miền Nam không bị Võ Văn Kiệt và đảng cộng sản bóp cổ chết thì Việt Nam chưa đến nỗi mạt, xếp hạng gần cuối bảng kinh tế thế giới như ngày hôm nay. Đảng cs Việt Nam đã làm dân tộc ta điêu đứng và đói khổ vô hạn. Chính vì sợ dân chết đói sẽ làm loạn miền Nam mà cộng sản bắt buộc phải “xé rao” bằng cách thức trợ giá của Võ Văn Kiệt. Ngoài ra cũng là một mũi tên trúng hai đích để mị dân rằng đảng và Võ Văn Kiệt “lo cho dân” nhưng thực chất là dùng miếng ăn để dễ bề cai trị nhân dân Miền Nam đang quen với một chế độ tự do và no ấm thực sự như VNCH. Như vậy trong việc cướp của và “xé rào” thì Võ Văn Kiệt đã khéo ăn vụng và chùi mép để lấy tiếng “tiến bộ”.
Thứ ba, nói về hành động đánh tư sản hay còn gọi là “cướp ngày” thì chính cộng sản đã công nhận Võ Văn Kiệt có vai trò không nhỏ. Trong văn kiện đại hội đảng cộng sản tháng 4 năm 1979 (Số 03/VKĐ- BCT) khi đánh giá về tình hình miền Nam có đoạn trang 3:
“Trong 4 năm qua chúng ta đã giải quyết thành công nạn tư bản mại bản tại miền nam do tàn dư của chế độ cũ để lại. Thành công có sự đóng góp không nhỏ của các đồng chí trong bộ chính trị, đặc biệt là các đồng chí Đỗ Mười, Mai Chí Thọ, Võ Văn Kiệt và các đồng chí trong ủy ban quân quản thành phố. Việc đánh tư sản mại bản đã được thực hiện nghiêm túc và đạt được nhiều thắng lợi quan trọng...”
Thì ra đảng công nhận Võ Văn Kiệt “có công” lớn trong đánh cướp của cải của nhân dân đây mà.
Cũng văn kiện này khẳng định chính sách đẩy nhân dân Miền Nam đi kinh tế mới sau khi cướp bóc của họ nhà cửa tài sản mà Võ Văn Kiệt tham gia chính yếu:
“Ngoài việc đánh tư bản. Quân ủy trung ương đã chỉ đạo ủy ban quân quản triệt để thực hiện chính sách đưa người dân đi kinh tế mới.”

Chúng ta hẳn cũng đã biết Võ Văn Kiệt là thành viên chủ chốt của ủy ban quân quản thành phố SG. Vậy thì việc thực hiện chính sách đẩy dân đi kinh tế mới Võ Văn Kiệt không thể “vô can”.
Thứ tư, sau khi chiếm được miền Nam, chính sách bắt nhân dân đi làm thủy lợi và thanh niên đi “xung phong” cũng là một tội ác của cộng sản nói chung và Võ Văn Kiệt nói riêng. Để nói về điều này thì báo đảng đã ca ngợi:
“Tích cực tham gia khai hoang, phục hóa và xây dựng kinh tế. Những năm tháng đầu của cuộc sống hòa bình xây dựng đất nước, Lực lượng TNXP thành phố đã bất chấp nguy hiểm, khó khăn, tham gia tháo gỡ bom mìn, khai hoang phục hóa, làm thủy lợi, cải tạo và xây dựng đồng ruộng để trồng các loại cây nông nghiệp ngắn ngày trên vùng đất hoang hóa ở ngoại thành Thành phố, tham gia xây dựng hàng loạt nông trường và công trình thủy lợi góp phần phát triển kinh tế...”  (7)
Võ Văn Kiệt và những “thanh niên xung phong” đi làm thủy lợi ở Kiên Giang năm 1977

III. Một kẻ độc tài, tiêu diệt dân chủ

Đây là một trong những tội ác nặng nề của Võ Văn Kiệt vì từ lúc Võ Văn Kiệt đã bóp vỡ những đấu tranh dân chủ, bỏ tù người yêu nước và ra nhiều chính sách độc tài. Chính Võ Văn Kiệt cũng đã là người đưa Nguyễn Tấn Dũng - một tên tham nhũng và độc tài lên cai trị Việt Nam.
Thứ nhất, tại Hội nghị Thành Đô năm 1990, Võ Văn Kiệt là nhân vật quan trọng phái đoàn Việt Nam. Mật ước hội nghị Thành Đô đã đưa Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào Tàu cộng, nguy cơ mất nước cũng phát xuất từ đây. Và để thực hiện cho được nội dung của hội nghị này thì Võ Văn Kiệt đã thực hiện bỏ tù nhiều người yêu nước.
Tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa VIII (tháng 8 năm 1991), Võ Văn Kiệt được Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (thay Đỗ Mười). Tại kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa IX (1992-1997), Võ Văn Kiệt được bầu làm thủ tướng, Phó Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh.
Thập niên 90 là thời kỳ của Võ Văn Kiệt có một số vụ án và sự kiện chính trị đáng chú ý:
Tháng 11/1991: Bác sĩ Nguyễn Đan Quế bị xử 20 năm tù và 5 năm quản thúc tại gia, cùng với nhà báo Châu Sơn Nguyễn Văn Thuận án 10 năm, trong một phiên tòa chớp nhoáng, không có luật sư biện hộ và không cho công chúng tham dự.
Tháng 5/1992: Luật sư Đoàn Thanh Liêm bị xử 12 năm tù vì bài viết “Năm Điểm Thỏa Thuận Căn Bản” nhằm đặt cơ sở luận lý và pháp lý cho một Hiến Pháp tương lai.
Tháng 3/1993: Giáo sư Đoàn Viết Hoạt bị xử 15 năm tù, và những bạn đồng chí hướng khác với mức án trên dưới 10 năm, vì ấn hành tờ báo bí mật “Diễn Đàn Tự Do”.
Tháng 12/1993: Việt kiều Kỳ Ngọc Thanh và 4 người thuộc Liên Minh Hùng Gia Đại Việt cùng 2 nông dân với bản án tổng cộng 47 năm, về vụ thực hiện Chiến Dịch Nguyễn Trãi đòi hỏi đa nguyên đa đảng, và tổ chức 150 nông dân biểu tình trước Sở Thú Sài-gòn vào ngày 20/5/1991 nhằm yêu cầu giải quyết công bằng ruộng đất.
Tháng 8/1995: Giáo sư Nguyễn Đình Huy bị xử 15 năm tù giam, và những bạn đồng chí hướng khác với mức án trên dưới 10 năm, vì hoạt động trong Phong Trào Thống Nhất Dân Tộc Và Xây Dựng Dân Chủ, tiến hành tổ chức công khai Hội Nghị Quốc Tế Về Vấn Đề Phát Triển Việt Nam tại Sài Gòn.
Như vậy suốt thời kỳ Võ Văn Kiệt thì việc bỏ tù người yêu nước cũng diễn ra như cơm bữa và nói ông ta “ dân chủ”, “xé rào” là lố bịch.
Thứ hai, ngoài việc bất bớ các nhà yêu nước, đấu tranh cho dân chủ thì Võ Văn Kiệt cũng ra những chính sách cho phép đàn áp nhân quyền và dân chủ. Hãy thử điểm xem ông ta đã làm gì.
Tháng 4/1997: Nghị định 31/CP do chính ông Võ Văn Kiệt ký ban hành nhằm quản chế hành chánh - một công cụ pháp luật chính yếu để trấn áp các nhân vật tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền. Nghị định 31/CP ban hành ngày 14/04/1997 cho phép giam giữ công dân ngay tại gia đình (quản chế tại địa phương) mà không cần xét xử, mở đường dễ dàng hơn cho những đợt trấn áp sau đó của đảng cộng sản VN đối với những người thể hiện công khai chính kiến khác biệt. Có thể có người cho rằng Võ Văn Kiệt chỉ là người phải chấp hành kỷ luật đảng hay nguyên tắc “tập trung dân chủ” của đảng cộng sản VN khi hạ bút ký vào văn bản phản dân chủ đó. Nhưng nếu vậy, thì ông ta làm thủ tướng làm gì? Bù nhìn chăng? Hoàn toàn không phải vậy mà là sự đồng thuận.
Ngoài ra để đánh phá công cuộc đấu tranh của người Việt tự do thì chính Võ Văn Kiệt đã ra "Nghị quyết 36/CP" để gọi kẻ cựu thù là khúc ruột ngàn dặm, một bộ phận không thể tách rời. Đến nay ai cũng biết đó là nghị quyết vừa để rút ruột những người Việt tị nạn cộng sản. Vừa để cho phép đánh phá phong trào tự do thông qua chiêu bài “hòa hợp, hòa giải”.
Như vậy Võ Văn Kiệt đâu có phải là nhà dân chủ hay là một thứ tiến bộ gì? Thực chất là một thành viên nằm trong tập đoàn độc tài, bán nước và có khả năng chùi mép cao.
Thứ ba, thời Võ Văn Kiệt làm thủ tướng cũng là thời Trung Tướng Trần Độ bị vùi dập. Sách “Nhật ký rồng rắn” của ông viết trong giai đoạn 2000-20012 bị tịch thu và cấm xuất bản... Trích đoạn từ “Nhật Ký rồng rắn” của ông Trần Độ:
“Thật ra Đảng Cộng sản VN từ lâu đã không còn tin vào miệng lưỡi của chính mình nhưng vì tham lam vô độ đam mê quyền lợi và vật chất nên cứ phải cố đóng trò để duy trì độc Đảng độc quyền, suốt ngày đóng trò, cả năm đóng trò, ở đâu cũng thấy các vai hề, ở đâu cũng thấy các trò lừa bịp. Suốt ngày đêm, suốt năm tháng cũng lúc nào cũng chỉ nghe thấy những lời nói dối, nói lừa.”
Ngoài ra vụ án liên quan đến ông Hà Sỹ Phu cũng có bàn tay của Võ Văn Kiệt. Đó là vụ án “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” xảy ra năm 1995 khi Võ Văn Kiệt đương giữ chức Thủ tướng, trong đó tài liệu được coi là “bí mật nhà nước” là bức thư của đương kim Thủ tướng Võ Văn Kiệt gửi cho Bộ Chính trị đề ngày 09/08/1995. Nhưng, xét từ hình thức đến nội dung, bức thư đó không thuộc qui định tài liệu Tối mật của các qui phạm pháp luật đương thời (Pháp lệnh về Bảo vệ bí mật Nhà nước, Qui chế Bảo vệ bí mật Nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 84/HĐBT ra ngày 9/3/1992). Bức thư vừa kể còn được phổ biến khá rộng rãi trong dân chúng vào trước khi xảy ra vụ án và chính ông Hoàng Hữu Nhân, cựu Bí thư thành ủy Hải Phòng, một cán bộ cộng sản lão thành, đã viết lên bản sao của bức thư đó rằng: “Chẳng có gì đáng gọi là “bí mật quốc gia”. Không đăng báo, phát thanh là một thiếu sót.”

Những “bị cáo” nạn nhân trong vụ án đó là ông Lê Hồng Hà, Đại tá công an về hưu, ông Nguyễn Kiến Giang, cựu Phó giám đốc Nhà xuất bản Sự thật và ông Nguyễn Xuân Tụ (tức Hà Sĩ Phu), Phó tiến sỹ sinh học, cựu Phó giám đốc Phân viện Khoa học Việt Nam tại Đà Lạt. Cả ba người đều bị kết tội với các án tù dài ngắn khác nhau vì bị cáo buộc rằng đã “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” là bức thư kể trên. Vụ án đã gây nên nhiều bất bình, phẫn nộ nơi dư luận trong, ngoài nước. Nhiều cán bộ cộng sản lão thành cũng đã lên tiếng bênh vực hay vận động để ủng hộ các bị cáo. Nhưng đương kim Thủ tướng Võ Văn Kiệt hoàn toàn im lặng. Bản thân ông Lê Hồng Hà, vào tháng 01/1998, sau khi ra tù, đã có đơn thư khiếu nại gửi tới các cơ quan tư pháp, tòa án và đồng kính gửi tới chính cá nhân cựu Thủ tướng Võ Văn Kiệt (lúc đó đang giữ chức Cố vấn Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam để đòi hỏi minh oan. Nhưng phản hồi cho lá đơn đó vẫn là sự im lặng, của những nơi, những cá nhân được gửi, từ đó cho tới tận hôm nay.
Thứ tư, Báo Người Việt mới đây đã thuật lại một tư liệu của WikiLeaks có nói đến Võ Văn Kiệt. Trong một trích dẫn, Người Việt viết: 

“Một nguồn tin ở đồng bằng sông Cửu Long cho biết, cha của Nguyễn Tấn Dũng tử nạn vì bị Hoa Kỳ hay quân đội VNCH tấn công ngay giữa lúc đang họp với hai lãnh đạo của lực lượng nổi dậy lúc đó là Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt.”
Công điện giải thích: “Vẫn theo nguồn tin này, cả Lê Đức Anh và Võ Văn Kiệt tin rằng họ nợ Dũng một món ‘ân oán’, và có bổn phận phải đền bù cho Dũng. Đó là lý do tại sao, dù có lập trường đối nghịch nhau, cả hai, Lê Đức Anh thuộc thành phần bảo thủ, từng giữ chức chủ tịch nước từ năm 1992 đến 1997, và sau khi về hưu vẫn có rất nhiều thế lực; và Võ Văn Kiệt, cố Thủ Tướng và là nhân vật có khuynh hướng cải tổ nặng ký nhất, đều cùng tiếp tay hỗ trợ cho sự nghiệp chính trị của Dũng.” (8)
Như vậy rõ ràng Võ Văn Kiệt có vai trò rất quan trọng đưa đến một Việt Nam suy đồi, đổ nát và sắp rơi hẳn vào tay Trung cộng ngày nay dưới “đưa cháu yêu” 3X của Võ Văn Kiệt.
Thứ năm, Võ Văn Kiệt tự nhận mình là một “học trò” luôn làm theo Hồ Chí Minh. Trích dẫn bài báo trên báo Hà Nội mới của đảng có viết:
“Về phần mình, đồng chí Võ Văn Kiệt từng bộc bạch: "Trải qua bao năm tháng suốt từ Cách mạng Tháng Tám đến ngày nay, từ những phút gian nguy giữa sống và chết, đến những ngày chia ngọt sẻ bùi từng thắng lợi... tôi càng thấm thía những bài học mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy."” (9)
Chính vì học tập theo Hồ Chí Minh mà tư tưởng độc tài công an trị, dùng công an để bảo vệ đảng đã được chính Võ Văn Kiệt khẳng định như sau trên một bài viết trên báo điện tử chính phủ cộng sản:
“Đồng chí ghi nhận và đánh giá cao vai trò của lực lượng Công an đối với sự nghiệp cách mạng: “Mỗi thắng lợi của cách mạng nước ta đều có đóng góp của lực lượng Công an nhân dân... Chúng ta phải quan tâm bảo vệ vững chắc chế độ chính trị và những thành quả cách mạng đã giành được. Công an nhân dân có vai trò rất quan trọng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa sống còn này” - Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày thành lập Công an nhân dân Việt Nam (19/8/1945-19/8/1995).
Và: “Dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, sự quan tâm chỉ đạo toàn diện công tác công an của đồng chí Võ Văn Kiệt, lực lượng Công an nhân dân đã ngày một lớn mạnh, trưởng thành, xứng đáng là lực lượng nòng cốt, xung kích trên mặt trận bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội; xứng đáng là “thanh bảo kiếm” bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa, thực hiện những mong muốn lúc sinh thời của Đồng chí: “Lực lượng Công an phải thực sự trong sạch, vững mạnh, xứng đáng là công cụ, là “thanh bảo kiếm” của Đảng”.” - Phát biểu của Võ Văn Kiệt tại Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 52 (tháng 1/1997). (10)

Với việc dùng từ “Thanh kiếm bảo vệ đảng” đã cho thấy Võ Văn Kiệt cũng chẳng khá hơn là mấy so với các lãnh tụ cộng sản khác khi chủ trương dùng công an bảo vệ đảng mà không bảo vệ dân. Điều này cho thấy những “suy tư” cuối đời của ông ta chỉ là giả tạo.

IV. Kết Luận
Năm 1991, khi thăm chính thức Thái Lan ông Võ Văn Kiệt nói: “Chúng tôi tự hào đã đánh thắng 3 đế quốc to”. Thủ tướng Thái Lan đáp lời: “Chúng tôi tự hào vì không phải đánh nhau với đế quốc to nào cả”. Điều đó cho thấy ông ta vẫn tự hào với những chiến công phi nghĩa gây nhiều đau thương cho dân tộc. Mặc dù sau này khi về già ông ta có câu nói vuốt đuôi “Mỗi dịp 30 tháng tư có triệu người vui thì cũng có triệu người buồn”. Tuy nhiên điều đó không nói lên điều gì cả vì nó giống tất cả sự phản tỉnh của các ông lãnh đạo cộng sản sau khi đã cướp bóc đủ đầy của nhân dân mà thôi.
Cả một đời Võ Văn Kiệt tham gia cộng sản, tham gia những chiến dịch khủng bố của đảng CSVN trong vai trò chóp bu lãnh đạo, đánh phá và ăn cướp miền Nam sau đó là lên chức dùng công an trị để đàn áp nhân quyền thông qua các vụ bắt bớ và quyết định cụ thể. Điều đó cho thấy tội ác của Võ Văn Kiệt không hề nhỏ và những ai chạy tội cho Võ Văn Kiệt như cuốn “Bên Thắng Cuộc” của Huy Đức thì thật thiếu trung thực và ngay thẳng.

Một người theo cộng sản đến cuối đời với những tội ác tày trời là không thể tha thứ. Duy có điều Võ Văn Kiệt là kẻ ăn cướp biết chùi mép mà thôi. Tuy nhiên, lịch sử không cho phép nói dối và không thể nào xóa được tội ác của cộng sản nói chung và Võ Văn Kiệt nói riêng. Chính vì vậy cộng sản càng cho thấy đúng là không thể sửa chữa mà phải loại bỏ hoàn toàn.
16/08/2013danlambaovn.blogspot.com
_________________________________
Chú thích:

TIN TỨC VIỆT NAM & THẾ GIỚI

 

Ca sĩ teen hát những bài hát của Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình

Ca sĩ teen Vivian Huỳnh trình diễn dòng nhạcTuổi Trẻ Yêu Nước
Ca sĩ teen Vivian Huỳnh trình diễn dòng nhạcTuổi Trẻ Yêu Nước
CỠ CHỮ
Một cô bé 13 tuổi nổi tiếng trong cộng đồng người Việt hải ngoại vì trình bày rất thành công các ca khúc từng khiến cho hai nhạc sĩ tại Việt Nam bị bỏ tù về tội “tuyên truyền chống nhà nước”.

Cô Vivian Huỳnh thời gian gần đây đã được mời đi nhiều nơi trên nước Mỹ để thể hiện các tác phẩm của nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình như Việt Nam tôi đâu, Anh là ai, Nỗi đau quê hương….

Vì sao một thiếu niên sinh trưởng tại Mỹ lại đam mê các ca khúc bị nhà nước Việt Nam xem là phản động, không quản ngại thời gian và công sức để phổ biến các tác phẩm đó?

Tạp chí Thanh Niên VOA có cuộc trao đổi với ca sĩ trẻ này hồi đầu tháng 8 nhân chuyến lưu diễn của cô từ San Jose, bang California lên thủ đô Washington DC để góp mặt trong chương trình Dòng nhạc Tuổi trẻ Yêu nước.
Bấm vào nghe cuộc trao đổi với ca sĩ 13 tuổi Vivian Huỳnh


Trà Mi-VOA

 

  Ông Vi Đức Hồi bị biệt giam vì phản đối cách đối xử

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2013-08-14
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Ông Vi Đức Hồi được giải Hellman/Hammett năm 2009 của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch
Ông Vi Đức Hồi được giải Hellman/Hammett năm 2009 của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch
RFA files
Sáng ngày 14 tháng 8 năm 2013, bà Hoàng Thị Tươi, như lịch thăm nuôi chồng thường lệ đã đến trại giam Nam Hà để thăm chồng là tù nhân lương tâm Vi Đức Hồi. Tại đây bà được biết ông Hồi bị kỷ luật và biệt giam 6 tháng vì ông đã phản kháng công an trại giam đánh gãy chân anh Lê Văn Sơn là một trong số 14 thanh niên Công Giáo đang bị giam tại trại Nam Hà.
Bà Hoàng Thị Tươi kể lại cho chúng tôi biết như sau:
Theo như anh ấy nói lý do họ kỷ luật anh ấy là vì anh ấy phản đối việc anh Lê Văn Sơn bị đánh cách đây gần một tháng. Việc thứ hai là anh ấy làm đơn gửi chủ tịch nước rằng trại giam đã lắp đặt máy phá sóng điện thoại trong buồng giam rất ảnh hưởng đến sức khỏe của anh em tù nhân, làm cho rất nhìêu anh em bị đau đầu. Một việc nữa là họ gắn camera 24/24 để theo dõi tất cả đời tư của anh em trong trại như vậy là không hợp lý. Vì phản đối những việc như vậy nên họ kỷ luật anh ấy. Họ biệt giam anh ấy và kỷ luật 6 tháng bây giờ đã được 1 tháng
Khi chúng tôi thắc mắc tù nhân trong tại giam có được phép sử dụng điện thoại hay không mà bị đặt máy phá sóng bà Tươi cho biết:
Vâng, tuyệt đối không đựơc sử dụng điện thoại nhưng họ vẫn gắn máy phá sóng trong đó vì vậy mới ảnh huởng đến sức khỏe các tù nhân nên anh ấy mới có ý kiến.
Ông Vi Đức Hồi gia nhập Đảng Cộng sản năm 1980 và từng là Giám đốc trường Đảng huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn. Ông Hồi đã viết nhiều bài báo chống tham nhũng và bất công xã hội, đòi hỏi tự do dân chủ cho Việt Nam cũng như cảnh báo việc mất nước vào tay Trung Quốc. Ông là thành viên của Khối 8406 và đã nhiều lần bị đưa ra "đấu tố" ở địa phương, kể cả bà Hoàng Thị Tươi là vợ của ông cũng bị khai trừ khỏi đảng vì không chịu lên án chồng.
Ông được trao giải Hellman/Hammett năm 2009 của tổ chức nhân quyền Human Rights Watch vì các đóng góp trong việc "thúc đẩy tự do ngôn luận".

TBA

Không biết thứ trưởng ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn có đọc bài phỏng vấn này không?
14/08/2013 17:42

  Việt Nam: đại diện tòa thánh Vatican đòi hỏi tự do tôn giáo

TS Duong Hong-An   
Trong một thánh lễ cử hành tại Vĩnh Long, Đức Tồng Giám Mục Leopoldo Girelli, đại diện tòa thánh Vatican tại Viet Nam, kêu gọi Việt Nam phải tôn trọng tự do và nhân quyền. Thông tấn xã Asianews đã loan truyền tin này ngày hôm qua thứ sáu 16.08.2013.

 
Công an đàn áp giáo xứ Thái Hà


 Cộng sản đàp áp giáo dân tại Saigon
Cộng sản đàn áp g1o dân tại Đồng Chiêm

Trên chục ngàn tín đồ Thiên Cháu giáo đã dự thánh lể. Đức Tồng Giám Mục Girelli tuyên bố, có nhiều điếu luật căn bản mà bất cứ quốc gia nào cũng phải tôn trọng. Ngài cũng kêu gọi giáo dân thực hiện điều „ngươi phải yêu người thân cận như chính mình“ (Nächstenliebe / Charity).Sau nhiều cuộc thương thuyết gay go nhà nước Việt Nam đã ưng thuận cho Đức Tổng Giám Mục LEOPOLDO GIRELLI được làm Đại diện Tòa Thánh không thường trú tại Việt Nam. Hiện hai bên vẫn còn đang bàn thảo việc đặt lại quan hệ ngoại giao. Tại Việt Nam trong dân số 90 triệu có 6 triệu người theo Thiên Chúa Giáo. Họ luôn luôn bị chính quyền đàn áp.

TS Duong Hong-An (Forum Vietnam 21)
Nguồn bản tin tiếng Đức:
http://kipa-apic.ch/index.php?pw=&na=0,0,0,0,d&ki=245903   

Đại sứ David Shear nói về quan hệ Mỹ-Việt




Vũ Hoàng - RFA
2013-08-17
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
intw-david-shear
Cuộc phỏng vấn ĐS. David Shear tại Virginia, tối 16 tháng 8, 2013
RFA photo
Hôm 16/8, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam ông David Shear tiếp xúc với cộng đồng người Việt tại vùng Hoa Thịnh Đốn, tại tư gia bác sỹ Nguyễn Quốc Quân. Trong buổi gặp mặt này, ngoài những vấn đề như dân chủ, nhân quyền trong nước, các vấn đề khác trong mối quan hệ song phương giữa 2 quốc gia cũng được người Mỹ gốc Việt rất quan tâm như: hiệp định TPP, buôn bán vũ khí sát thương hay cho nhận con nuôi.
Vũ Hoàng: Trước hết xin cám ơn ông đã dành thời gian cho cuộc phỏng vấn với đài RFA hôm nay. Thưa ông, hiện tại Hoa Kỳ đang cân nhắc việc dỡ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam. Ông có thể cho biết tiến trình này hiện giờ ra sao rồi?
ĐS David Shear: Những cuộc hội đàm với phía Việt Nam thực sự chưa có nhiều tiến triển, khi chủ đề này được đưa ra, thì cơ bản chúng tôi nói rằng, để ủng hộ cho chuyện dỡ bỏ buôn bán vũ khí sát thương, chúng tôi cần phải thấy những tiến bộ về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam. Điều này thật đơn giản, đó là những gì mà các cuộc đàm phán ngoại giao đến nay có được. Tôi cho rằng sẽ vẫn còn mất nhiều thời gian hơn nữa để có thêm gì mới trong các cuộc trao đổi giữa đôi bên.
Vũ Hoàng:Trong trường hợp lệnh cấm vận được bãi bỏ, thì loại vũ khí nào sẽ được bán sang Việt Nam?
ĐS David Shear: Chúng tôi không biết, chúng tôi không biết phía Việt Nam cần loại nào, chúng tôi cũng không biết loại nào chúng tôi nên bán hay có thể bán. Như tôi trình bày, các cuộc đàm phán vẫn còn ở giai đoạn đầu, vẫn mới chỉ là giai đoạn sơ khởi mà thôi. Vì vậy, tôi nhắc lại, chắc chắn sẽ còn mất nhiều thời gian hơn nữa để có thêm những chi tiết hơn.
Vũ Hoàng: Trong trường hợp Việt Nam đồng ý thả toàn bộ các tù nhân chính trị, thì quan điểm của Hoa Kỳ về việc cấp quy chế tị nạn cho những người này sẽ ra sao?
ĐS David Shear: Chúng tôi đã khẳng định rất mạnh mẽ rằng chúng tôi muốn các tù nhân chính trị phải được thả, và chuyện gì xảy ra đối với các tù nhân này sau khi được thả thì thực sự tùy vào từng hoàn cảnh. Chúng tôi sẽ phải cân nhắc các hoàn cảnh này là như thế nào trước khi có những quyết định tiếp sau, chẳng hạn như cấp quy chế tị nạn chính trị.
Vũ Hoàng: Theo ông bao giờ các vòng đàm phán giữa VN và Hoa Kỳ sẽ kết thúc?
ĐS David Shear: Tổng thống Obama và các nước đối tác đàm phán TPP hồi năm ngoái công bố rằng mục tiêu để kết thúc đàm phán giữa các đối tác về vấn đề khu vực mậu dịch tự do sẽ vào cuối năm nay.
Vũ Hoàng: Hiện tại, Việt Nam chỉ có Tổng Liên đoàn lao động trực thuộc Chính phủ là cơ quan đại diện duy nhất cho người lao động, vậy quan điểm của chính phủ Hoa Kỳ về việc có hay không nên có thành lập các nghiệp đoàn không thuộc chính phủ của Việt Nam?
 
envoy-shear-n-quangdo
Đại sứ David Shear thăm Tăng Thống Thích Quảng Độ hôm 17 tháng 8 năm 2012
ĐS David Shear: Lao động là một chương trong Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, đây là một dự thảo hiệp định, chúng tôi kỳ vọng là chương này sẽ đặt ra những tiêu chuẩn rất cao, và chúng tôi cũng rất cẩn trọng đặc biệt là với vấn đề tự do lập hội. Chắc chắn chúng tôi sẽ không dễ dãi đối với Việt Nam về vấn đề lao động trong việc đàm phán cho hiệp định TPP, đây hẳn là một chương khó khăn khi đàm phán.
Vũ Hoàng: Mới đây, khi trả lời báo chí trong nước, ông có nói đại ý rằng cách tốt nhất để VN đạt được cơ chế thị trường là hai bên kết thúc thành công các vòng đàm phán, ông có thể nói rõ hơn tại sao như vậy?
ĐS David Shear: Cơ chế kinh tế thị trường là một vấn đề quan trọng đối với phía Việt Nam, chúng tôi nói với Việt Nam rằng cách tốt nhất để giải quyết vấn đề của kinh tế thị trường là đặt trong bối cảnh của một thỏa thuận về quan hệ Đối tác Xuyên Thái Bình Dương. Vì thế, khi chúng tôi có một thỏa thuận trên văn bản của TPP, chúng tôi sẽ xem xét cơ chế kinh tế thị trường. Tôi sẽ không vội xét đoán kết quả của các cuộc thương thảo.
Vũ Hoàng: Câu hỏi cuối cùng thưa ông, hiện tại, vấn đề cho nhận con nuôi giữa Việt Nam và Hoa Kỳ đang bị chững lại, quan điểm của ông về vấn đề cho nhận con nuôi giữa 2 nước trong thời gian sắp tới sẽ ra sao?
ĐS David Shear: Vấn đề con nuôi Việt Nam là mối quan hệ cho nhận con nuôi rất quan trọng. Chúng tôi dừng chương trình nhận con nuôi từ Việt Nam vào năm 2009 vì chúng tôi quan ngại về vấn đề cho con nuôi được giải quyết từ phía Việt Nam. Kể từ đó đến nay, Việt Nam đang nỗ lực để cải thiện các thủ tục, Việt Nam thành công tuân thủ Công Ước Hague về cho nhận con nuôi. Tôi rất hi vọng trong tương lai gần Hoa Kỳ sẽ bắt đầu xóa bỏ lệnh cấm với chương trình cho nhận con nuôi với các em có nhu cầu đặc biệt. Và qua thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục xem xét vấn đề trên diện rộng hơn, cả Hoa Kỳ và Việt Nam hiện đang làm việc chặt chẽ với nhau trên phương diện Công Ước Hague, và khi chúng tôi thấy Việt Nam có cải thiện, thì chúng tôi sẽ xem xét những gì đang làm với vấn đề nhận con nuôi từ Việt Nam.
Vũ Hoàng: Thay mặt thính giả đài RFA, xin chân thành cám ơn ông đã dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn đặc biệt này!
 

 Thống kê kinh tế Trung Quốc : Một trò đánh đố
Bến cảng chở hàng xuất khẩu tại tỉnh Liêu Ninh - REUTERS
Bến cảng chở hàng xuất khẩu tại tỉnh Liêu Ninh - REUTERS

Trọng Nghĩa
Trong những năm gần đây, các thị trường tài chính thế giới lúc nào cũng phải nôn nóng chờ đón các số liệu thống kê kinh tế Trung Quốc được Bắc Kinh thông báo. Thế nhưng, ngày càng có nhiều chuyên gia đặt câu hỏi về độ tin cậy của các số liệu chính thức Trung Quốc, bị tình nghi là bị chính quyền thao túng và bóp méo vì động cơ chính trị.

Theo ghi nhận của hãng tin Pháp AFP ngày 15/08/2013 vừa qua, giới phân tích đang càng lúc càng hoài nghi trước các chỉ số kinh tế tối quan trọng như GDP của Trung Quốc chẳng hạn, vào lúc mà càng ngày càng có khác biệt giữa số liệu chính thức của Bắc Kinh với ước tính của các chuyên gia liên quan đến các lãnh vực khác nhau, đặc biệt là số liệu về ngoại thương.
Sản xuất theo số Nhà nước thì tăng, nhưng theo HSBC thì giảm
Một ví dụ gần đây nhất là chỉ số PMI của hoạt động sản xuất tại Trung Quốc. Theo thống kê của chính phủ, chỉ số này đã tăng từ 50.1 trong tháng Sáu, lên thành 50.3 trong tháng Bảy, tức là sản xuất có tăng. Thế nhưng, theo tính toán của các chuyên gia ngân hàng HSBC rất có uy tín, chỉ số PMI của Trung Quốc lại biến thiên theo chiều ngược lại, từ 48.2 trong tháng Sáu, xuống còn 47.7 trong tháng Bảy.
Trong một nhận xét của mình, Stephen Green, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng Standard Chartered đã không ngần ngại mỉa mai : « Nếu mà có một chỉ số đo lường mức độ hoài nghi đối với số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc, thì lần này chỉ số đó sẽ đạt mức kỷ lục ».
Nguyên nhân rất đơn giản. Căn cứ vào toàn cảnh kinh tế Trung Quốc và thế giới hiện nay, tất cả các nhà quan sát đều dự báo rằng chỉ số PMI của nước này phải giảm, chứ không thể nào tăng như thống kê chính thức được Bắc Kinh đưa ra !
Giáo sư tài chính học Michael Pettis tại Đại học Bắc Kinh giải thích : « Một trong rất nhiều vấn đề ở Trung Quốc là số liệu thống kê luôn được coi là hàm chứa một ý nghĩa chính trị ».
Một trong những dấu hiệu bất thường được vị giáo sư này nêu bật là sự kiện Trung Quốc tính toán và công bố các thống kê hàng tháng và hàng năm nhanh hơn nhiều so với Pháp, một nước có nền kinh tế nhỏ hơn nhiều nhưng số liệu thống kê nổi tiếng là chính xác hơn.
Phát biểu với hãng tin Pháp AFP, ông Pettis không khỏi bâng khuâng : « Điều đó buộc ta phải tự hỏi là làm thế nào mà người Trung Quốc lại có thể thống kê nhanh hơn người Pháp như vậy. Điều này quả là một vấn đề ».
Bình quân tỷ lệ tăng trưởng của các tỉnh cao hơn tỷ lệ chung của cả nước !
Theo AFP, lâu nay, các chuyên gia luôn nghi ngờ sự xác thực của các số liệu do các quan chức địa phương cung cấp. Do việc sự nghiệp những người này chủ yếu phụ thuộc vào thành tích kinh tế tại khu vực họ quản lý, họ rất dễ sa vào việc « tô hồng » thực tế để lập công.
Đối với ông Toshiya Tsugami, giám đốc một công ty tư vấn, nguyên là cựu tham tán kinh tế tại Đại sứ quán Nhật Bản ở Bắc Kinh, khuyết điểm nằm ở cơ cấu chính trị của Trung Quốc, giao quyền hạn hành chính rộng lớn cho các địa phương, trong lúc chính quyền trung ương lại giữ quyền cất nhắc và thăng chức.
Ông Tsugami giải thích : « Các lãnh đạo địa phương do đó đã lao vào một cuộc cạnh tranh gay gắt để vùng của họ phô trương được một tỷ lệ tăng trưởng GDP cao nhất, qua đó giúp họ thăng quan tiến chức. Do việc họ đồng thời chịu trách nhiệm công bố số liệu thống kê, cho nên họ rất dễ dàng thổi phồng số liệu ».
Giáo sư Pettis cũng công nhận thực trạng nói trên. Theo ông, nếu cộng các tỷ lệ tăng trưởng của tất cả các tỉnh Trung Quốc lại với nhau, rồi tính bình quân, thì con số đạt được cao hơn rất nhiều so với tỷ lệ tăng trưởng của cả nước, « một điều tất nhiên là phi lý ».
Trong bối cảnh đó, tỷ lệ tăng trưởng thực thụ của Trung Quốc, theo các chuyên gia, hoàn toàn có thể là không « hoành tráng » như Bắc Kinh từng công bố. Ông Stephen Green thuộc ngân hàng Standard Chartered chẳng hạn, đã so sánh các số liệu khác nhau về lạm phát để chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc chỉ là 7,2% trong năm 2011, và 5,5% trong năm 2012 - thấp hơn số liệu của chính phủ là 9,3% và 7,8%.
Bản thân ông Stephen Greencũng phải công nhận rằng tính toán của ông cũng chỉ là một trò đánh đố vì « để đặt vấn đề về các số liệu chính thức, ta lại phải dùng các con số chính thức (khác) », cũng thuộc loại có vấn đề !
Trong một bài nghiên cứu công bố tuần trước, Giáo sư Christopher Balding thuộc Trường Kinh doanh Ngân hàng HSBC của Đại học Bắc Kinh cho rằng số liệu « thiên lệch » về lạm phát, trong đó có giá bất động sản, có xu hướng thổi phồng một cách đáng kể quy mô của nền kinh tế Trung Quốc, vốn đã vươn lên đứng thứ hai trên thế giới sau Hoa Kỳ.
Trong một bản tóm lược gởi đến AFP, chuyên gia này nói rõ : « Nếu chúng ta điều chỉnh lại giá (chính thức) của bất động sản một cách chặt chẽ hơn, điều đó sẽ làm cho tỷ lệ lạm phát giá tiêu dùng thường niên ở Trung Quốc tăng thêm 1%, với hệ quả là GDP thực tế nước này bị mất đi hơn 1.000 tỷ đô la "(khoảng 12%) ».
Ngay Thủ tướng Trung Quốc cũng dè dặt với thống kê chính thức
Không chỉ có giới chuyên gia ngoại quốc là không tin tưởng nhiều vào số liệu thống kê chính thức của Trung Quốc. Hãng AFP nhắc lại : Chính đương kim Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, cách đây vài năm đã thừa nhận là bản thân ông cũng phải thận trọng trước các chỉ số kinh tế chính thức.
Theo một điện mật của ngành ngoại giao Mỹ được WikiLeaks tiết lộ, vào năm 2007, khi còn là lãnh đạo tỉnh Liêu Ninh (miền Đông bắc Trung Quốc), ông Lý Khắc Cường đã tâm sự với Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh rằng một vài số liệu của Trung Quốc được « chế tạo một cách thủ công », và do đó không đáng tin cậy.
Chính ông Lý Khắc Cường đã cho biết rằng bản thân ông, khi muốn đánh giá tình trạng kinh tế thực sự của tỉnh ông phụ trách, ông chỉ tập trung vào ba chỉ số : mức tiêu thụ điện, mức độ vận chuyển hàng hóa qua đường sắt và khối tín dụng đã cấp phát.
Theo bức điện được WikiLeaks tiết lộ, ông Lý Khắc Cường đã kết luận với một nụ cười rằng : « Tất cả các con số khác, đặc biệt là số liệu thống kê về GDP, chỉ mang tính chất tham khảo để biết thông tin mà thôi. »
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130817-thong-ke-kinh-te-trung-quoc-mot-tro-danh-do
 
 

Phá dỡ biệt thự giả sơn ở Bắc Kinh

 Tòa biệt thự giả sơn đồ sộ của trọc phú Trung Quốc xây trên nóc một chung cư cao ốc 26 tầng ở Bắc Kinh bắt đầu bị tháo dỡ theo lệnh của chính quyền thủ đô nước này.

Biệt thự xây cất công phu với diện tích tới 800 mét vông được cho là biểu tượng của giới giàu có đang lên coi thường pháp luật và phá vỡ các quy tắc xây dựng đô thị.
Láng giềng của chủ công trình, một ông trùm trong kinh doanh y dược cổ truyền, đặt vấn đề vì sao chính quyền phải đợi tới nhiều năm, kể từ khi nhận được khiếu nại, mới ra tay.
Họ cũng đặt vấn đề phải chăng vị trọc phú, từng là ủy viên cố vấn về chính trị của chính quyền địa phương, có một quan hệ khăng khít với những thế lực rất mạnh mà nhờ đó mà công trình xây cất không phép đã không hề bị can thiệp suốt thời gian dài.

Công việc, cuộc sống người Sài Gòn

Cập nhật: 11:26 GMT - thứ năm, 15 tháng 8, 2013
Các nhân vật trong câu chuyện này xuất hiện trong chương trình Working Lives của kênh truyền hình BBC World News, do nhà báo Justin Rowlatt thực hiện. Đây là một phần của loạt chương trình về Việt Nam trên truyền hình và trang web BBC trong tháng Tám năm 2013.
Huỳnh Văn Hải, thợ may công nghiệp Cartina
Khó mà tìm ra đâu là Hải - người công nhân may với dáng người nhỏ con, vẻ mặt thẹn thùng, ít nói - giữa hàng nghìn người thợ may công nghiệp đang cần mẫn gò lưng đằng sau dây chuyền gần 1000 máy móc các loại phục vụ cho ngành may mặc đại công nghiệp.
Tuy nhiên, nhờ có những người công nhân như Hải mà ngành sản xuất đại công nghiệp của Việt Nam đã phát triển vượt bậc trong mấy năm qua. Mặc dù vậy, ngành này sẽ khó giúp Hải có được cuộc sống khá giả hơn, và qua đó thúc đẩy Việt Nam lên hàng quốc gia có thu nhập cao trong khu vực.
Mỗi ngày, Hải vào ca lúc 7 giờ sáng và về nhà lúc 5 giờ chiều, cứ thế một ngày 10 tiếng nếu không phải làm tăng ca thêm 2 đến 4 tiếng nữa.
"Nghề may của em cả chục năm nay vẫn thế. Lương có tăng một chút nhưng lạm phát cao nên đời sống cũng không cải thiện nhiều," Hải cho biết.
Đồng lương bốn triệu rưỡi mỗi tháng dường như chỉ đủ trang trải cho chi phí sinh hoạt thành thị đắt đỏ. Để có thêm tiền gửi về quê phụ cấp cho cha mẹ đã già và một người em gái bị bệnh bại liệt, Hải và ba người em nhận thêm hàng may gia công tại nhà.
Ngay trước ngõ căn nhà cấp 4 được xây chen chúc trên một nghĩa địa cũ gần ngã tư An Sương, vẫn còn rõ đó vài ngôi mộ chưa san lấp.
Vừa về tới nhà, Hải đã tất bật ngồi vào máy may để làm cho kịp đơn hàng Abercrombie & Fitch sắp phải giao cho đúng thời hạn.
Mỗi chiếc áo thành phẩm sẽ giúp Hải kiếm thêm được 10.000 đồng.
Làm được vài cái áo, Hải lại quay vào bếp tranh thủ nấu cơm tối cho cả nhà.
Câu chuyện của Hải dường như đã trở nên quá đỗi quen thuộc giữa thành phố Sài Gòn luôn hối hả và bươn chải với hàng triệu người lao động nhập cư. Hải chỉ là một trong hơn mười triệu người công nhân may xí nghiệp đã và đang thầm lặng đóng góp vào sự phát triển kinh tế Việt Nam qua công việc và cuộc sống đơn giản, vất vả của mình.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/08/130814_working_lives.shtml


No comments: