PHẬT GIÁO HÒA HẢO
PHẬT GIÁO HÒA HẢO
THUẦN TÚY
-----------------------------
CÔNG LÝ HAY
CƯỜNG QUYỀN BẠO NGƯỢC?
Chỉ không đầy
2 tuần lễ mà gần chục Trị Sự Viên lãnh đạo các Giáo Hội PGHH Thuần Túy và vài
ba tín đồ lương thiện PGHH ở trong các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ bị công an sách nhiễu hù dọa đủ điều xoay
quanh các vấn đề liên tôn và cầu an, cầu siêu . . . Cái điều đáng nói là ông
Nguyễn Văn Hoành 75 tuổi, ông Nguyễn Văn Thiết 59 tuổi và vợ là Huỳnh Thị Kim
Hương 59 tuổi là những tín đồ PGHH không chức vụ gì trong các hệ thống Giáo Hội
PGHH nhưng có lòng ủng hộ tích cực các công tác từ thiện của Giáo Hội PGHH
Thuần Túy cũng bị công an “chiếu cố” hù dọa. Như vậy rõ ràng
rằng công an của nhà cầm quyền cộng sản Việt
Nam (csVN) không phải là cơ quan quyền lực đảm bảo và duy trì công lý mà là một
cơ quan phát huy cường quyền với mục đích: AI LÀM VỪA LÒNG CỘNG SẢN THÌ SỐNG
THÌ YÊN, AI LÀM TRÁI Ý CỘNG SẢN THÌ PHẢI CHẾT PHẢI BỊ TÙ ĐÀY, HAY ÍT NHẤT LÀ BỊ
HÀNH HẠ BẰNG MỌI CÁCH . . .
Như vậy là công lý hay cường quyền bạo
ngược ?
Dân Chủ hay độc tài toàn trị?
Thực ra vấn đề Liên tôn, về phần PGHH Thuần Túy là do tôi (Lê Quang Liêm) chủ xướng, bất cứ
ai (công an hay bất luận giới cầm quyền cs nào) muốn hỏi về Liên Tôn thì xin mời đến gặp tôi.
-Còn về cầu
an, cầu siêu là hành vi phước thiện cứu
độ quần sanh mà tôn giáo nào cũng đều đặt vào hàng đầu và đó cũng là một phong
tục nghìn đời của con Hồng cháu Lạc, nếu công an cho rằng đó là làm sai luật
pháp vì không xin phép. . . Thật là không còn lời gì để bình luận! Cầu nguyện
trong nhà mà phải xin phép? Được nhà cầm quyền cho phép thì mới được cầu nguyện
Thật tinh thần
Nhân quyền và Tự Do Tôn Giáo của nước CHXHCNVN quá tuyệt vời! Trong thời Pháp
thuộc, thực dân Pháp cũng khủng bố PGHH, nhưng những buổi cúng kiến hay cầu
nguyện của PGHH thì thực dân Pháp không hề va chạm. Ngoại bang dị chủng mà còn
biết tôn trọng quyền tín ngưỡng thiêng liêng, tiếc thay người Việt với người
Việt lại không biết điều này.
Theo tôi nghĩ
có lẽ đảng csVN quá trung thành với tư tưởng Mac-Lenine (điều 4 Hiến Pháp 1992)
mà quên đi nguồn gốc của tổ Tiên chăng?
Nói đến việc
quên đi nguồn gốc Tổ Tiên , có lẽ tôi đã nói thừa, vì chính đảng csVN xác nhận
bằng giấy trắng mực đen trong Hiến Pháp
1992 (điều 4) rằng: đảng csVN . . . theo
chủ nghĩa Mac-Lenine và tư tưởng Hồ Chí Minh là lực lượng lãnh đạo Nhà Nước và
Xã Hội . . .
Bằng chứng
hiển nhiên là toàn bộ Hiến Pháp 1992 không hề nói đến giòng giống con Hồng cháu
Lạc, 4000 năm văn hiến mà chỉ nói đến:
. . . Từ năm 1930, dưới sự lãnh đạo
của đảng cộng sản Việt Nam do Chủ Tịch
Hồ Chí Minh sáng lập . . . hay là: . . . Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mac-Lenine
và tư tưởng Hồ Chí Minh , thực hiện cương lỉnh xây dựng đất nước . . .
Rõ ràng là “VÔ
TỔ QUỐC”! trắng trợn xóa đi công lao xương máu của tiền nhân nghìn đời qua các
thời : ĐINH . . . LÊ . . . LÝ . . . TRẦN
. . . LÊ . . .
Gần 70 năm
qua, PGHH là nạn nhân hàng đầu của đảng csVN. Bằng bao nhiêu hành vi tàn ác ,
bạo ngược , đảng csVN luôn tìm cách triệt tiêu PGHH trong mọi trường hợp, trong mọi tình huống,
trong mọi cơ hội có thể được . . .
Nhưng CHÁNH
NGHĨA bao giờ cũng thắng . . . Từ năm 1947, PGHH chưa đầy 2 triệu người, trải
qua một quá trình não nuột dài đăng đẳng dưới nanh vuốt búa liềm của cộng sản
cho đến nay PGHH đã lên đến gần 7 triệu người
. . Những mồ chôn tập thể các thi hài của nhân sĩ, tín đồ PGHH rải rác
trong các tỉnh Miền Tây đã nói lên cái
tội ác tày trời của việt minh cộng sản , nhất là tại Phú Thuận (Đồng Tháp) một
mồ chôn tập thể gần 500 thi hài nạn nhân PGHH bị việt minh cộng sản ám hại . . . trơ trơ cùng tuế nguyệt . . . mà hàng
năm con cháu những gia đình này phải âm thầm rơi lệ nhớ tưởng người thân làm
cho trời đất cũng động lòng, cỏ cây cũng héo hắt úa xào thương cảm . . . Thế mà
các người lãnh đạo đương thời của đảng csVN vẫn tiếp tục ngược đãi nghiệt ngã
tìm cách triệt tiêu PGHH.
Tôi xin hỏi
quý Ông:
-Nguyễn Phú
Trọng.
-Trương Tấn
Sang.
-Nguyễn Sinh
Hùng.
-Nguyễn Tấn
Dũng.
Là những người
thừa kế các tiền nhiệm để ung dung ngồi nhà ăn bát vàng hãy trả lời với tôi:
PGHH PHẠM TỘI GÌ? Mà các ông vẫn tiếp tục truy quét PGHH mãi mãi như thế ấy ?
hay là các ông có thù hận gì với PGHH ?
38 năm cầm
quyền, hệ thống cầm quyền của các ông hết người này tới người khác vẫn như một,
là đối xử nghiệt ngã với PGHH trong lúc họ không có hận thù gì với các ông cũng
như các ông không có hận thù gì với họ.
Tôi xin đơn cử
ra đây một vài trường hợp điển hình để các ông tự suy gẫm:
-Từ sau
30/4/75 cho đến năm 1999, 24 năm dài đăng đẳng đó đảng cs của các ông triệt để
cấm PGHH không được hoạt động gì hết từ việc nhỏ đến việc lớn , lễ lộc lớn nhỏ
không được tổ chức . . . sấm giảng không
được công khai đọc tụng . . . lễ bái thường nhật không được công khai hành sử .
. . tín đồ PGHH không được tụ họp quá 3 người, v.v. . . và v.v. . . Toàn bộ tài
sản của Giáo Hội , hằng chục bịnh viện, trường học v.v. . .hằng ngàn độc giảng
đường, hằng trăm chùa chiền và hội sở đều bị nhà cầm quyền cs tìm cách chiếm
đoạt, tịch thu . . . đặc biệt là văn phòng Đại Diện Trung Ương PGHH tại 114 Bùi
Thị Xuân, Q1 SG cũng bị chiếm đoạt một cách bạo ngược, rồi bán cho tư nhân làm
nơi “du hí”, thục bida, bán đồ tạp nhạp, thậm chí còn tổ chức những ổ mãi dâm
trá hình. Thật là độc ác, nhẫn tâm biến một nơi thanh tịnh tôn nghiêm thành một
nơi đồi trụy.
Sau khi mãn tù
5 năm và quản chế 5 năm, đến năm 1990 tôi (Lê Quang Liêm) phải cầm đầu khối
PGHH Thuần Túy tranh đấu quyết liệt đòi hỏi nhà cầm quyền cs phải cho PGHH tái
phục hoạt.
Cuộc tranh đấu
với một chế độ cường quyền bạo ngược
thật là vô cùng truân chuyên . Gần 50 Trị Sự Viên PGHH bị ngồi tù từ 5 năm đến
chung thân chỉ vì cái tôi đòi Tự Do Tôn Giáo. Nhà cầm quyền cs bạo ác đến độ
bắt cả vợ chồng một lượt, đại thể như Nguyễn Văn Thơ, Dương Thị Tròn, Võ Văn
Bửu và Mai Thị Dung phải bỏ lại 2 đứa con thơ khoảng 10 tuổi, không nơi bảo
bọc, Nguyễn Thanh phong và Nguyễn Ngọc Hà cũng bỏ lại 2 đứa con thơ khoảng 10
tuổi, không ai nuôi dưỡng, v.v. . . và v.v. . .
Độc lập, Tự
Do, Hạnh Phúc . . . là ở những điểm này đây ! Thật buồn cười.
Cuộc tranh đấu
của khối PGHH kéo dài suốt 10 năm gây tiếng vang ra quốc tế làm cho đảng csVN
thấy rằng không thể trắng trợn triệt tiêu PGHH như thế ấy, phải dùng kế sách
tinh vi hơn , bèn “đẻ” ra một Ban Trị Sự Trung Ương PGHH để làm công cụ tiếp
tục triệt tiêu PGHH. Ban Trị Sự này được tín đồ PGHH gọi là Ban Trị Sự quốc
doanh.
Bằng chứng
hiển nhiên đã cho thấy là ngay ngày lễ ra mắt , Ban Trị Sự này ban hành một qui
chế:
a-Hủy bỏ hệ
thống Giáo Hội PGHH là hệ thống lãnh đạo PGHH do Đức Huỳnh Giáo Chủ thành lập
từ năm 1945.
b-Không sử
dụng đạo kỳ (lá cờ dà) là biểu trưng của PGHH trải qua nhiều thời kỳ đã nhuốm
không biết bao nhiêu máu xương của anh hùng liệt sĩ PGHH.
c-Hủy bỏ 40%
thi văn Giáo lý PGHH.
d-Không đòi
lại tài sản của Giáo Hội PGHH đã bị nhà cầm quyền cs chiếm đoạt.
Trước hành
động phản đạo một cách công khai như vậy, Khối PGHH Thuần Túy phải tiếp tục đấu
tranh một cách vô cùng gian khổ, nhà cầm quyền cs mới cho sử dụng cờ và tổ chức
2 ngày lễ: một là lễ 18/5 âl ngày khai Đạo, và lễ 25/11 âl (ngày Đản sanh Đức
Huỳnh Giáo Chủ) còn ngày lễ 25/2 âl, ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ bị VMCS ám hại thì
triệt để cấm.
Nhưng 2 ngày
lễ được cho phép này thì chỉ có Ban Trị Sự quốc doanh mới được tổ chức còn PGHH
Thuần Túy thì bị cấm. Tuy nhiên PGHH Thuần Túy vẫn tự nhiên tổ chức trong lúc
nhà cầm quyền cs ở các tỉnh Miền Tây tìm mọi cách ngăn đường đón ngõ không cho
ai được đi đến tham dự tại địa điểm chánh của cuộc lễ. Những cuộc ngăn trở như
vậy , nhà cầm quyền cs sử dụng đến hàng ngàn công an và các lực lượng cơ giới,
đủ loại . . . như một cuộc hành quân to tát . . .
Ngoài ra còn
không biết bao nhiêu hành động cường quyền bạo ngược của nhà cầm quyền csVN thẳng
tay khủng bố PGHH Thuần Túy không sao kể xiết.
*
* *
Tôi là một
công dân già, 94 tuổi, đã sống qua nhiều chế độ : từ thời Pháp thuộc đến các
chánh phủ thân Pháp . . . nền đệ nhất công hòa (cụ Ngô Đình Diệm), nền đệ nhị
cộng hòa (T T Nguyễn Văn Thiệu) tất nhiên tôi là một chứng nhân lịch sử, tôi có
thể nói một cách trung thực rằng: so với các chế độ vừa kể trên , Công Hòa Xã
Hội của đảng csVN là tồi tệ nhất về mọi mặt . . .
Thời Pháo
thuộc là cái thời kỳ bị trị dưới ách thực dân ngoại bang dị chủng mà còn có một
ít điểm nhân đạo đối với tôn giáo, nói chung, và với PGHH, nói riêng.
Riêng về PGHH,
vì Đức Huỳnh Giáo Chủ chủ trương chống Pháp nên thực dân Pháp khủng bố . . .
Nhưng các ngày lễ của PGHH vẫn được tự do tổ chức, thực dân Pháp không hề ngăn
trở , gây khó khăn gì hết . . . Còn bây giờ, dưới chế độ gọi là Cộng Hòa Xã hội
Chủ Nghĩa Việt nam , những ngày lễ của PGHH thì cái cho cái không. Cái cho thì
chỉ có Ban Trị Sự quốc doanh còn được ít
nhiều tự do tổ chức, còn PGHH Thuần Túy thì nhà cầm quyền cs tìm đủ mọi cách để
ngăn trở? Tại sao ? ? ?
Thậm tệ hơn
nữa là những ngày giổ của gia đình các Trị
Sự Viên PGHH Thuần Túy đểu bị cản trở, ngăn đường đón ngõ không cho một
ai được vào nhà dự lễ giổ. Điển hình là nhà anh Nguyễn Văn Cường tại Phường
Thới An, Ô Môn (Cần Thơ) ngày mồng 2 tháng Chạp năm 2012 . . . nhà cô Nguyễn
Thị Ngọc Lan cũng ở Phường Thới An (Cần Thơ) ngày 23/8 âl năm 2012, nhà ông
Nguyễn Văn Heo ở Thị Trấn Phú Hòa (An Giang) ngày 8/6 Âl năm 2005. . . nhà ông
Hà Hải ở Xã Nhơn Mỹ (Anh Giang) ngày 27/4 âl năm 2006, chính tôi (Lê Quang
Liêm) cũng bị ngăn chận . . . v.v. . . không thể kể xiết.
Nên nhớ rằng : Lễ giổ là ngày lễ thiêng liêng của
con người tưởng nhớ đền người thân, là một phong tục ngàn đời của dân tộc Việt,
không một quyền lực nào có thể xâm phạm. Thế mà nhà cầm quyền cs vẫn mạnh tay
khuấy phá ngày lễ này.
Tôi xin hỏi
Quý Ông lãnh đạo đất nước:
-Nguyễn Phú trọng.
-Trương Tấn
Sang.
-Nguyễn Sinh
Hùng.
-Nguyễn Tấn
Dũng.
Rằng: Nếu
trong ngày giổ của gia đình quý Ông bị một quyền lực nào đó khuấy phá như những
kẻ thừa hành của Quý Ông đã từng khuấy phá PGHH Thuần Túy thì Quý Ông sẽ nghĩ
sao và sẽ làm gì ?
Tôi nghĩ nếu
phải viết với Quý ông về những hành vi bạo ngược của chế độ CHXHCNVN dù có viết
đến 100 trang giấy cũng chưa hết, tôi mong các ông nhìn về quá khứ để thấy
những gì của Quý Ông đã làm mà tìm một hướng mới cho tương lai của mình.
Trước khi chấm
dứt cuộc trình bày , tôi xin thành khẩn nhắn nhũ đến Quý ông đang lãnh đạo đất
nước từ cấp thật cao đến cấp thấp một vài lời tâm huyết:
a-Sau 38 năm
cầm quyền, một số lớn Quý ông đã quá no đủ, giàu có , nứt đố đổ vách, nay nên
tìm một con đường rút lui trong êm đẹp và danh dự là: CÁI GÌ CỦA DÂN HÃY TRẢ
LẠI CHO DÂN . . . Đừng để nước đến trôn
mới nhảy thì làm sao hưởng được những tài sản đã tích lũy.
b-Hãy noi theo
gương của Miến Điện.
c-Hãy chấm dứt
mọi hành động bạo ngược , khơi tỏ ánh sáng công lý trong tinh thần Tự Do dân
Chủ.
d-Hãy trả tự
do cho tất cả tù nhân tôn giáo, tù nhân lương tâm, tù nhân chính trị . . .
Một vài thân
hữu khuyên tôi đừng phổ biến tài liệu này, nếu phổ biến thì cs sẽ giết tôi bằng
cách này hay cách khác, nhưng riêng tôi thì cần phổ biến tài liệu này để được
cs giết tôi vì tôi đã quá già rồi, 94 tuổi, không còn làm gì được cụ thể cho
dân cho nước, nếu để chết trên giường bịnh thì tôi buồn lắm và nếu được cs giết
thì tôi rất vui vì đúng với tâm nguyện của tôi là đức Thầy của tôi bị cs ám
hại, gần 2 vạn tín hữu của tôi bị cs giết, nay tôi bị cs giết là trọn niềm với
Thầy tôi, trọn tình với tín hữu của tôi và để cho mọi người thấy rõ cái mặt
thật của đảng csVN.
NAM MÔ A DI ĐÀ
PHẬT.
Ngày 17
tháng 8 năm 2013
Hội Trưởng Trung Ương PGHH Thuần Túy
LÊ QUANG LIÊM
KINH TẾ TRUNG CỘNG PHẢI ĐẢO ĐIÊN
TRUNG CỘNG SẺ PHẢI ĐIÊN ĐẢO
Phục hưng "Made in USA"
Thế giới phẳng có khép lại hay không khi nhiều doanh nghiệp lớn của Mỹ đang đưa nhà máy từ Trung Quốc trở về Mỹ?
Tổng thống Obama từng hỏi cố lãnh đạo của Apple là Steve Jobs: "Tại sao iPhone không được sản xuất tại Mỹ?" Steve Jobs đưa ra câu trả lời không rõ ràng: "Việc làm đó không thể trở lại nước Mỹ được".
Tuy nhiên, quan điểm về vấn đề này đối với người quyết định tương lai của Apple rất rõ ràng: Apple tin vào quy mô của các nhà máy ở nước ngoài cũng như sự linh hoạt, nhanh nhạy, kỹ năng công nghiệp tốt của người lao động nước ngoài hiện đã hơn cả người lao động Mỹ. "Made in USA" vì vậy không thể trở thành lựa chọn cho sản xuất sản phẩm của Apple.
Tuy nhiên, đây là chuyện 5 năm về trước. Cuối năm ngoái, hãng Apple bắt đầu xây dựng một dây chuyền sản xuất máy tính Mac tại Mỹ. Lý do không phải là lời kêu gọi của Tổng thống Obama mà Apple thấy nhiều lợi ích khi đưa dây chuyền sản xuất trở lại quê hương. Hiện nay, nhiều công ty Mỹ nhận ra rằng họ đã đi quá xa với mô hình gia công ở nước ngoài và cần thiết phải trở lại quê nhà. Các hãng công nghệ và sản xuất lớn như Google, General Electric, Caterpillar và Ford đang chuyển dần sản xuất trở về nước Mỹ hoặc cho xây thêm nhà máy ở Mỹ.
Bởi vì, theo một cuộc khảo sát của Tổ chức Tư vấn Boston, 80% trong số 5.000 người dùng sẵn sàng chi thêm tiền để mua những sản phẩm được sản xuất tại Mỹ, trong đó có các thiết bị điện tử. Thậm chí người Trung Quốc cũng sẵn sàng bỏ thêm tiền để được sở hữu những sản phẩm được sản xuất tại Mỹ.
Cuộc hồi hương của hàng loạt thương hiệu Mỹ diễn ra trong bối cảnh chi phí lao động tại các "công xưởng thế giới" như Trung Quốc, Ấn Độ tăng. Chẳng hạn, lương của người lao động ở Trung Quốc và Ấn Độ đã tăng từ 10-20%, trong khi lương ở Mỹ và châu Âu bắt đầu bị các nước bắt kịp. Theo nghiên cứu của công ty cố vấn kinh doanh toàn cầu AlixPartners, đến năm 2015, chi phí sản xuất tại Trung Quốc sẽ ngang bằng với chi phí tại Mỹ.
Do vậy, theo Scott Paul, Chủ tịch Liên minh Sản xuất Mỹ (AAM), quay trở lại sản xuất tại Mỹ là một bài toán thông minh về lâu dài. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp giờ đây nhận ra việc gia công ở nước ngoài có những nhược điểm về khoảng cách địa lý, khiến chi phí vận chuyển tăng vọt, thời gian giao hàng chậm trễ. Họ cũng nhận ra rằng việc thuê gia công ở nước ngoài trong khi tiếp tục duy trì nghiên cứu và phát triển (R&D) ở quê nhà có ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động đổi mới.
Trong xu hướng này, các doanh nghiệp Mỹ và phương Tây đang nhanh chóng từ bỏ mô hình sản xuất mọi thứ tại chỗ với chi phí thấp để cung cấp cho phần còn lại của thế giới. Trung Quốc giờ đây không còn được xem là địa điểm sản xuất giá rẻ như trước, mà đã trở thành một thị trường tiêu thụ khồng lồ. Khi chuyển nhà máy tới những thị trường mới, các công ty thường đặt mục tiêu để nhanh chóng nắm bắt nhu cầu khách hàng và nhanh chóng đáp ứng sự thay đổi trong nhu cầu ở địa phương.
Hãng máy tính Lenovo cũng đã có những sản phẩm sản xuất tại Mỹ vì muốn nắm bắt nhu cầu của khách hàng Mỹ và nhanh chóng đáp ứng. Không chỉ các doanh nghiệp phương Tây mới tìm cách đem dây chuyền sản xuất về quê nhà, ngay cả các công ty lớn ở những thị trường mới nổi như Tata Group cũng đang tìm cách khuếch trương thương hiệu, năng lực sản xuất và nhân công ở phương Tây.
Đây không phải là một xu hướng nhất thời mà là một trào lưu trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế toàn cầu sau hai thập kỷ phát triển trong mô hình "thế giới phẳng". Các nhà máy Mỹ ngày càng được tiếp cận với năng lượng giá rẻ nhờ vào dầu và khí đốt từ đá phiến sét bùng nổ.
Ngược lại, các công ty bên ngoài nước Mỹ lại bị đội chi phí vận chuyển do giá nguyên liệu cao, nghĩa là chi phí tiết kiệm từ nhân công thấp tại Trung Quốc sẽ "bốc hơi" khi phải vận chuyển hàng hóa sang Mỹ. "Sản xuất sẽ trở lại, nhưng nó phát triển thành một loại rất khác ngày hôm nay.
Trước đây, trong làn sóng chuyển cơ sở sản xuất sang những nước như Trung Quốc, các công ty lập luận họ cần phải chuyển công việc ra nước ngoài để có đủ lợi nhuận và tiền chi trả cho nghiên cứu đổi mới công nghệ. Tuy nhiên, việc đưa cơ sở sản xuất ra nước ngoài về tổng thể lại làm nền kinh tế Mỹ suy yếu.
Willy Shih, giáo sư Trường Kinh doanh Harvard trong cuốn sách "Tại sao Mỹ cần phục hưng sản xuất" cho biết: "Khi từ bỏ công đoạn sản xuất sản phẩm, bạn sẽ mất rất nhiều giá trị gia tăng". Mỗi 1 đồng của hoạt động sản xuất trả 1,48 đồng cho nền kinh tế. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trên thực tế, Mỹ vẫn là quốc gia với kỹ nghệ sản xuất hùng mạnh nhất hoàn cầu. Theo Viện McKinsey Global, mỗi năm, kỹ nghệ sản xuất đạt doanh số 1.800 tỷ USD. Mỗi USD của hoạt động sản xuất mang lại 1,48 USD cho nền kinh tế.
Chính sách ở mọi cấp độ đang dành khá nhiều ưu đãi hấp dẫn để thu hút giới chủ quay về Mỹ. Chẳng hạn, các viện nghiên cứu đã nhận được tài trợ 30 triệu USD để kết nối với 32.000 nhà sản xuất và các trường đại học hàng đầu trong chiến dịch tăng tốc đổi mới trong lĩnh vực công nghệ cao.
Hãng General Electric năm ngoái đã đưa công việc sản xuất máy giặt, tủ lạnh, và máy nước nóng từ Trung Quốc về tiểu bang Kentucky. Nhà bán lẻ khổng lồ Walmart cũng vừa ra tuyên cáo sẽ bày bán lượng hàng hoá trị giá 50 tỷ USD với nhãn hiệu "Made in USA" trong vòng 10 năm tới. Có 37% những công ty với doanh số 1 tỷ USD đang cân nhắc đưa các dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc về lại Mỹ trong thời gian tới
Friday, August 16, 2013
VẠN MỘC CƯ SĨ * BÀI BA LÁ
BÀI BA LÁ
Đài RFI loan tin rằng Báo chí Trung Quốc hôm nay, 15/08/2013 đưa tin : Một vườn thú ở Trung Quốc mới đây đã thản nhiên lấy chó giả làm sư tử để đánh lừa khách xem. Trò giả mạo này bất ngờ bị phát giác khi con sư tử giả lại lên tiếng sủa, thay vì gầm lên như một "chúa tể sơn lâm" thực thụ.
Theo hãng tin Pháp AFP, trích dẫn tờ Đông phương Nhật báo tại Hồng Kông, thì vụ giả mạo cười ra mắt này xẩy ra tại thành phố Tháp Hà, tỉnh Hà Nam. Trong sở thú của Thành phố này, có một con chó Ngao Tây Tạng to lớn đã được nhốt trong một cái chuồng. Vấn đề sẽ không có gì đáng nói nếu bên ngoài chuồng không có tấm biển ghi rõ « Sư tử châu Phi ».
Vụ lấy chó giả sư tử này đã diễn ra trót lọt cho đến một hôm, có một em bé 6 tuổi đã hết sức ngạc nhiên khi thấy con « sư tử » mà em đứng xem lại sủa vang như một con chó. Em liền nói với bà mẹ và như vây, vụ giả mạo đã đổ bể.
Phải nói là vụ lấy chó giả sư tử này đã có thể được tiến hành tốt đẹp là vì chó ngao Tây Tạng là một loài chó to lớn, mạnh mẽ, đôi khi rất dữ tợn, có bờm rất dày, do đó về hình dáng, loại chó ngao này cũng giống phần nào với loài sư tử đực.
Có điều là « tiếng nói » của hai loài hoàn toàn khác nhau – bên sủa, bên gầm - khiến cho một đứa trẻ cũng nhận ra ! Thế là bể mánh. Ban Giám Đốc sở thú thực hiện phê và tự phê nhưng chẳng qua là hứa cuội. Thật ra trên thế giới thiếu gỉ trò giả mạo tương tự. Như đến ngày Noel, hàng chục, hàng trăm ông già Noel đi nghêng ngang đường phố, thế mà có ai than phiền gì đâu, và có ai chửi vào mặt là "đồ giả mạo"! Trong Sở thú nhiều nơi, người ta cũng cho người giả làm sư tử, làm khỉ đột. Thế mà có đâu việc phê và tự phê? Ngay cả Việt Nam, mấy ông bày ra phê và tự phê, kiểm điểm đánh đấm ghê gớm nhưng có chết ai đâu!
Từ trước đến nay, Việt cộng ra tay đánh dân, bỏ tù những người yêu nước. Nhưng sau khi Trương Tấn Sang đi Mỹ về, muốn đớp mồi ngon Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), Việt Cộng bèn thực hiện những trò bài ba lá để lừa Mỹ và nhân dân Việt Nam. Cụ thể là vụ án hai sinh viên Nguyễn Phương Uyên Đinh Nguyên Kha. Tại phiên tòa Sơ thẩm ngày 16/5 /2013 ,cả hai người bị xử tù 6 năm và 8 năm tù giam vì tội Tuyên truyền chống Nhà nước XHCN theo điều 88 Bộ Luật Hình sự. Thế nhưng nay họ xử nhẹ Nguyễn Phương Uyên 3 năm tù cho hưởng án treo, trong khi Đinh Nguyên Kha được giảm án xuống 4 năm tù giam, mặc dầu Phương Uyên còn phải chịu 52 tháng thử thách và Đinh Nguyên Kha thêm 3 năm quản chế tại địa phương.
Để muốn vào TPP, Việt Cộng sẽ thả vài tù nhân hay giảm án để tỏ ra họ tuân thủ điều kiện Nhân quyền của Mỹ. Họ cũng ló mòi bày trò đa nguyên, đa đảng và đối lập cuội.
Lê Hiếu Đằng chọn Hồ Ngọc Nhuận làm trợ thủ có thể là Phó đảng trưởng. Ấy là chọn đúng nhân tài và rất có lợi thế vì sau Hồ NGọc Nhuận là cả một số đông đảo sẵn sàng xung phong . Lực lượng này là những tay săn đuổi rất cừ và rất trung thành với chủ nghĩa Dao Mác như Kiều Mộng Thu, Lý Chánh Trung , Vũ Hạnh, Huỳnh Tấn Nẫm, Lê Văn Nuôi, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân ...chắc chắn sẽ vào đảng Dân chủ xã hội của Lê Hiếu Đằng. Tại Mỹ hiện nay cũng còn một vài dư đảng của Hồ Ngọc Nhuận, Kiều Mộng Thu đã từng đóng vai dân biểu Quốc hội VNCH. Không biết các chiến sĩ thi đua, anh hùng lao động và dũng sĩ diệt Mỹ nằm vùng trước 1975 nay còn đủ sức hoan hô, đả đảo hay không hay đã liệt giường, liệt sĩ cả rồi?
Từ đây đến cuối năm 2013 đầu 2014 chắc cũng có thêm vài anh hùng nhôm nhôm xuất hiện, mang mặt nạ dân chủ, đa nguyên. Nghề chế tạo hàng giả là nghề của cộng sản quốc tế. Ông Hồ, Trưòng Chinh, Lê Duẩn, , Trần Huy Liệu, Lê Đức Thọ, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh ,Tố Hữu đều là chuyên viên làm hàng giả và chơi bài ba lá. Bài thơ của Tố Hữu đã nói lên nghề tâm đắc của ông và đảng ông qua bài thơ dưới đây:
Có anh bộ đội mua đồng hồ.
Thiệt giả không rành anh cứ lo
- Đành hỏi cô nàng, cô tủm tỉm;
"Giả mà như thiệt khó chi mô!".
Họ chơi giỏi quá cho nên nhiều người hăng hái tham gia chống Mỹ, và hoan hô Trung Cộng, chứ chẳng hung hăng như bà mẹ kia bảo là" khinh thường nhân dân"!Ai cũng tin Hô Chí Minh, Trường Chinh mà ca tụng:
Mối tình hữu nghj Việt Hoa,
Vừa là đồng chí, vừa là anh em.
Nhưng tứ 1979, người đồng chí đã thành thằng côn đồ, và đất Việt Nam đã thành châu quận Trung Quốc. Hồ Chí Minh và đảng cộng sản nay rớt bộ áo khoác ngoài, rớt mặt nạ lộ hình những con chó ghẻ, những mặt yêu tinh.
Sau khi Trương Tấn Sang đi Mỹ về, Việt Cộng sẽ chơi nhiều trò cờ gian bạc lận. Họ sẽ chơi bài ba lá cho đến khi vào được TPP thì những mặt nạ tự do, dân chủ, đa nguyên, nhân quyền sẽ tự họ vứt đi. Con chó ngao ở Sở Thú Trung Quốc nay trơ mặt trở lại làm chó chứ không còn đóng vai vua bách thú nữa. Mỹ có mắc mưu không hoặc Mỹ có nước cờ gì cao siêu không?
VẠN MỘC CƯ SĨ
LÊ HIẾU ĐẰNG
Thư gửi anh Lê Hiếu Đằng
Nguyễn Bá Chổi (Danlambao)
- Trước hết tôi xin mạn phép tự giới thiệu là người cùng thế hệ với
Anh, sống bằng cơm gạo Miền Nam và được giáo dục đào tạo dưới mái trường
Việt Nam Cộng Hòa trước 1975, như anh Lê Hiếu Đằng. Chỉ khác nhau ở
chỗ, một người thì gia nhập quân đội cầm súng ra biên cương để giữ gìn
đất nước trong chế độ Tự do Dân chủ; một người thì được an toàn nơi hậu
phương và thụ hưởng đầy đủ quyền tự do ngôn luận kể cả hô hào lật “nhào”
chính quyền và quân đội đang bảo vệ mình (“ đánh cho mỹ cút đánh cho
ngụy nhào”).
Sau khi đọc qua “Suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh...” của anh Đằng trên BVN, tôi có vài điều nhắn gửi đến Anh.
Điều trước tiên là tôi cảm phục Anh đã can đảm cất tiếng nói “phản tỉnh”
sau những năm dài lầm đường lạc lối, trong khi có biết bao người “chống
mỹ cứu nước”, cùng thời với anh Đằng nay cũng đã “sáng mắt sáng lòng”-
ngôn ngữ bình dân gọi là “trắng mắt ra”-nhưng chỉ ngậm bồ hòn mà không
còn có được chút dũng khí của “khi xưa em còn bé”... dại xuống đường để
can đảm cất lên lời thống hối ăn năn.
“Những suy nghĩ trong những ngày nằm bệnh...” của anh Đằng, nhìn
một cách tổng quát, thật là đáng được “xiển dương”, đặc biệt giữa thời
buổi các quan lớn “Kách Mạng” đang trong thời kỳ “quá độ” bán miệng như
bán trôn vinh thân ấm cật kiểu ông Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh
Sơn phát biểu về người Mỹ gốc Việt biểu tình đòi nhà cầm quyền nước
CHXHCN... thả tù những người yêu nước chống Phương Bắc xâm lăng, và trả
lại cho người dân Việt Nam quyền Tự do Dân Chủ, nhân chuyến đi Mỹ của
CTN Trương T ấn Sang vừa rồi.
Thưa anh Đằng, tuy vậy, trong bài viết của Anh cũng có những điều khiến
nhiều người không hài lòng, thậm chí nổi giận; ngôn ngữ Miền Nam ta nay
bị chữ nghĩa Kách- mạng- hoá thành “bức xúc”.(Cái gì cũng “bức xúc” cho
nó phẻ (khỏe), thay vì bực tức, khó chịu, tức tối, bất mãn, phát cáu, ấm
ức, bị xúc phạm, nóng lòng, sốt ruột, chột dạ, vân vân và vân vân...)
Riêng tôi có hai điều cần góp ý với Anh:
Một là, anh Đằng nên ngỏ lời xin lỗi đồng bào Miền Nam một tiếng. Vì bao
nhiêu thống hận, tang thương, và mất mát họ phải chịu đựng gần 40 năm
qua và những di lụy khôn nguôi do “bên thắng cuộc” gây nên trong đó có
sự góp sức không nhỏ của anh Lê Hiếu Đằng mà nay anh đang trên đường ăn
năn thống hối.
Hai là, trong khi anh thừa nhận, “Tôi không biết với chế độ gọi là “ưu
việt” hiện nay có người tù nào đã được cho ra đi thi như chúng tôi hay
không?”, mà anh vẫn cứ tiếp tục gọi “ân nhân” của anh Đằng là “địch”,
thì có phải “do lỗi người đánh máy” không. Mong anh Đằng rà lại cái
“khâu” chính tả này.
Thưa anh Đằng, ngoài hai “bức xúc “ trên đây, tôi còn c ó một điều không
đồng ý với Anh ở chỗ Anh cho rằng, “ĐCSVN ngày trở thành kiêu binh. Đâu
đâu cũng vỗ ngực xưng tên là “ĐCSVN quang vinh muôn năm”. Ngay cả Hội
trường của cơ quan dân cử như HĐND TP thế mà chẳng thấy đất nước, Tổ
quốc đâu cả, chỉ thấy một khẩu hiệu to chần dần [to đùng] “ĐCSVN quang
vinh muôn năm”.
Anh nhìn lại mà xem Tổ quốc, Đất nước Việt Nam mình từ ngày bị ĐCSVN
thộp cổ túm đầu so với thế giới nhục bỏ mẹ, nhất là người dân Việt khi
phải xuất trình hộ chiếu CHXHCN... với nhân viên hải quan ở những phi
trường quốc tế. Kể cả chủ tịch nước của mình bây giờ khi ra nước ngoài
gặp nguyên thủ quốc gia kẻ khác, người ta có tiếp đãi mình ra thể thống
gì đâu. Nói đâu xa, anh Đằng còn lạ chi hai cảnh khác biệt giữa hình ảnh
TT Ngô đình Diệm trước kia với CTN Trương Tấn Sang bây giờ, khi hai vị
đặt chân đến Hoa Kỳ và gặp gỡ vị nguyên thủ nước chủ nhà, cũng đủ thấy
nước VN ngày nay còn chút vinh nào nữa mà đòi.
Rồi từ dạo Trịnh Công Sơn mừng hết lớn lên đài hát “Nối vòng tay lớn”
đến nay, trời đất quay cuồng mải mê mỗi độ Tết đến, Xuân cũng thui thủi
khép mình sau ĐCSVN:
Mừng Đảng
Mừng Xuân
Mừng Đất Nước.
Như vậy mà anh Đằng cứ than trách đảng độc quyền “quang vinh” mọi nơi
mọi chốn; chẳng những “quang vinh” ở Hội trường của cơ quan dân cử như
HĐNDTP mà còn quang vinh trong các nhà tù, hay đầu đường xó chợ; ĐCSVN
vưỡn ưỡn ngực “quang vinh muôn năm” ngay cả giữa chốn đồng không mông
quạnh.
Anh lại so bì “chẳng thấy Đất nước, Tổ quốc đâu cả”! Uả có lẽ anh nằm
bệnh viện nên vừa rồi Sơn of the pig lên đài TV Phố Bolsa dạy người Mỹ
gốc Việt rằng “Đảng là Tổ quốc, Đất nước” sao.
Tôi đùa một chút co vui chứ biết anh Đằng đã “rành sáu câu” và chán ngấy
thứ này và “những con tương cận” lắm rồi. Chỉ tiếc là anh Đằng chưa
“tỉnh” hẳn để “phản” cho đúng “địch” của anh bây giờ là ai, chứ không
phải là những người bảo vệ cho một chế độ đã cho Anh ra ngoài đi thi cử
trong khi Anh ở tù, điều mà chính anh chế độ “ưu việt” không bao giờ
“dám” làm.
Cuối cùng tôi cầu chúc Anh chóng bình phục thể xác lẫn tâm hồn hầu sau
này khi nằm xuống được thanh thản trong lòng đất Miền Nam hiền đã cưu
mang Anh và tha thứ cho đứa con lầm lỡ biết sám hối quay về đường ngay
nẻo chính.
Cám ơn anh Lê Hiếu Đằng đã đọc thư này của tôi.
Kêu gọi thành lập chính đảng mới ở VN
Cập nhật: 11:17 GMT - thứ sáu, 16 tháng 8, 2013
Trong bài viết tựa đề "Suy nghĩ trong những ngày nằm bịnh…", ông Lê Hiếu Đằng, người được biết lâu nay với nhiều ý kiến đóng góp cho tiến trình dân chủ hóa ở trong nước, nhấn mạnh tầm quan trọng của đa nguyên, đa đảng.
Ông cho hay: "Có thời gian từ 1975 đến 1983 tôi là giảng viên Triết học và Chủ nghĩa xã hội khoa học ở Trường Đảng Nguyễn Văn Cừ thuộc Khu ủy Sài Gòn-Gia Định".
Jonathan Head, phóng viên BBC
Giới chức cộng sản tại Việt Nam
chừa rất ít khoảng trống cho giới bất đồng, và việc gần 40 blogger đang
bị cầm tù là minh chứng rõ ràng.
Chỉ riêng việc đặt câu hỏi về sự
độc nắm quyền lực của đảng đã bị coi là tội phạm nghiêm trọng rồi. Cho
nên các nhà hoạt động, những người tuyên bố sẽ lập một đảng mới, Đảng
Dân chủ Xã hội, đang chấp nhận rủi ro lớn.
Việc hai trong số họ là các thành
viên hàng đầu của Mặt trận Tổ quốc, là tổ chức chính thức được Cộng sản
ủng hộ - có thể sẽ đem lại cho họ sự bảo vệ nào đó.
Tuyên bố của họ được đưa ra sau
hàng tháng có cuộc tranh luận bất thường về hệ thống chính trị, sau khi
đảng cầm quyền lấy ý kiến nhân dân về đề án cải cách bản hiến pháp theo
mô hình Liên Xô.
Một nhóm các học giả đã soạn thảo bản kiến nghị kêu gọi có dân chủ đa đảng – mà nay đã thu thập được hàng ngàn chữ ký.
Niềm tin của người dân đối với
giới lãnh đạo đất nước đã bị tổn hại do sự quản lý yếu kém đối với nền
kinh tế, và Đảng Cộng sản đã bị phân rẽ do cạnh tranh phe phái.
Nhưng vẫn chưa có mối đe dọa thực
sự đối với sự cầm quyền của đảng. Đảng mới vẫn mới chỉ là tưởng – và
ngay cả khi nó được thành lập thì cũng khó mà đoán được là đảng mới sẽ
được phép hoạt động tới đâu, hay sẽ được cho tồn tại bao lâu.
Ông nói tới nay, sau khi cải cách cho phép nhiều thành phần kinh tế thì "một khi cơ sở hạ tầng có nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong xã hội sẽ có nhiều tầng lớp với lợi ích khác nhau, thì tất yếu họ phải có tổ chức để đấu tranh bảo vệ quyền lợi của họ".
"Đó là qui luật tất yếu, vì vậy không thể không đa nguyên đa đảng được, và như vậy điều 4 Hiến pháp hiện nay là vô nghĩa."
Điều 4 của Hiến pháp hiện hành quy định quyền lãnh đạo bao trùm của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Theo ông Lê Hiếu Đằng, "trước sau gì các vị lãnh đạo của Đảng CS phải chấp nhận thách thức này: các Đảng, tổ chức đối lập sẽ đấu tranh bình đẳng với Đảng CS trong các cuộc bầu cử hợp pháp có quan sát viên Quốc tế giám sát như hiện nay Campuchia đã làm".
Luật không cấm
Luật gia Lê Hiếu Đằng lập luận rằng "chủ trương không đa nguyên đa đảng chỉ là chủ trương của Đảng [CSVN] chứ chưa có một văn bản pháp lý nào cấm điều này"."Mà nguyên tắc pháp lý là điều gì luật pháp không cấm chúng ta đều có quyền làm. Đó là quyền công dân chính đáng của chúng ta," ông khẳng định.
Từ đó, ông Đằng kêu gọi các đảng viên CSVN đang muốn ra khỏi Đảng, hoặc không còn sinh hoạt Đảng cùng "tuyên bố tập thể ra khỏi Đảng và thành lập một Đảng mới, chẳng hạn như Đảng Dân chủ Xã hội".
"Đây là một yếu tố sẽ làm cho xã hội công dân, xã hội dân sự mạnh lên, không có thế lực nào ngăn cản được."
Ông cũng khuyến cáo cuộc đấu tranh phải được thực hiện "với phương châm công khai, minh bạch, ôn hòa, bất bạo động, phản đối tất cả mọi hành động manh động, bạo lực khiêu khích gây chiến tranh".
Ủng hộ ý tưởng trên của ông Lê Hiếu Đằng, một nhân vật đương chức khác của MTTQ Việt Nam cũng ra lời kêu gọi người dân "đứng vào hàng ngũ Đảng Dân chủ Xã hội mới ngày nay".
Ông Hồ Ngọc Nhuận, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM, nói với BBC chính đảng mới sẽ không nhằm chống đối Đảng CSVN, mà cùng hợp tác để thúc đẩy "xây dựng dân chủ cho nước Việt Nam".
"Có một đảng thì không thể có dân chủ. Một đảng cầm quyền từ năm nay qua năm khác, nắm hết mọi thứ, mọi tổ chức, thì không thể gọi là có dân chủ."
Ông Nhuận cho rằng các đảng viên CS kỳ cựu như ông Lê Hiếu Đằng đã hết sức "kiên nhẫn" nhưng Đảng CSVN ngày càng tỏ ra "độc đoán, độc tài, chuyên chế".
Đảng Dân chủ Xã hội sẽ "góp sức làm việc, xây dựng dân chủ" với Đảng CSVN.
Phản ứng tích cực
Theo ông Hồ Ngọc Nhuận, nếu như các đảng viên CSVN giống như ông Lê Hiếu Đằng "ở trong Đảng mà chán nản, không muốn tham gia nữa thì thành lập Đảng mới để̀ đối lập với Đảng CSVN và xây dựng nền dân chủ thật sự"."Chủ trương không đa nguyên đa đảng chỉ là chủ trương của Đảng [CSVN] chứ chưa có một văn bản pháp lý nào cấm điều này."
Luật gia Lê Hiếu Đằng
"Tôi nghe phản hồi từ nhiều người, cho tới giờ này ai nấy đều tán đồng, ủng hộ, chỉ có một trường hợp phản đối."
Tuy nhiên ông Nhuận cũng nói cần chờ đợi mới biết rõ phản ứng thế nào.
"Chính quyền chưa có phản ứng gì," ông nói.
Việt Nam cũng đã từng có các đảng Dân chủ và Xã hội, tồn tại song song sau 1975 với Đảng Cộng sản, nhưng giải thể năm 1988.
Năm 2006, nhà hoạt động bất đồng chính kiến Hoàng Minh Chính tuyên bố phục hoạt Đảng Dân chủ Việt Nam, nhưng có ý kiến cho rằng nên coi đây là một đảng mới.
Ông Chính qua đời năm 2008.
Cũng đã có một số nỗ lực kêu gọi thành lập chính đảng đối lập ở Việt Nam, và một số đảng cũng tuyên bố ra đời, nhưng chưa có lực lượng nào thực sự tỏ ra có khả năng thách thức Đảng CSVN trong tiến trình chính trị-xã hội ở trong nước.
Vận động thành lập đảng Dân chủ Xã hội
Cập nhật: 11:12 GMT - thứ sáu, 16 tháng 8, 2013
Media Player
Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt
trận Tổ quốc TP HCM Hồ Ngọc Nhuận nói ông và một số người
cùng chí hướng đang nỗ lực vận động thành lập đảng mới để
đối lập với Đảng CSVN.
Đây là ý tưởng do ông Lê Hiếu Đằng, Phó chủ
nhiệm Hội đồng Tư vấn về Dân chủ và Pháp luật thuộc Ủy ban Trung ương
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đưa ra trong một bài viết mới ra vào
giữa tháng Tám này.Ông Hồ Ngọc Nhuận, Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP HCM, nói với BBC chính đảng mới sẽ không nhằm chống đối Đảng CSVN, mà cùng hợp tác để thúc đẩy "xây dựng dân chủ cho nước Việt Nam".
"Có một đảng thì không thể có dân chủ. Một đảng cầm quyền từ năm nay qua năm khác, nắm hết mọi thứ, mọi tổ chức, thì không thể gọi là có dân chủ."
Ông Nhuận cho rằng các đảng viên CS kỳ cựu như ông Lê Hiếu Đằng đã hết sức "kiên nhẫn" nhưng Đảng CSVN ngày càng tỏ ra "độc đoán, độc tài, chuyên chế".
Đảng Dân chủ Xã hội sẽ "góp sức làm việc, xây dựng dân chủ" với Đảng CSVN.
http://danlambaovn.blogspot.ca/2013/08/thu-gui-anh-le-hieu-ang.html#.Ug7jP21OKbg
TIN THẾ GIỚI
Mỹ muốn mở rộng sự hiện diện quân sự tại Philippines
VOA – Thứ năm, 15/08/2013
Hoa Kỳ và Philippines khởi sự các cuộc thảo luận về việc mở rộng sự hiện diện quân sự của Mỹ tại quốc gia Ðông Nam Á này.
Hai bên đang đàm phán một thỏa thuận sẽ cho phép các lực lượng và
trang thiết bị quân sự của Hoa Kỳ được sử dụng tạm các doanh trại quốc
phòng của Philippines.
Manila đang đẩy mạnh khả năng quốc phòng trong lúc Trung Quốc tăng
mạnh tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết vùng Biển Ðông giàu tài nguyên
năng lượng và khoáng sản.
Các giới chức Philippines nói rằng việc gia tăng sự hiện diện luân
chuyển của Hoa Kỳ sẽ giúp củng cố
tư thế quốc phòng của nước này.
Hôm thứ Hai, Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario nói
rằng Philippines quyết tâm sử dụng đường lối ngoại giao để giải quyết
các tranh chấp, nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng chính phủ nước ông sẽ bảo
vệ chủ quyền lãnh thổ bằng mọi giá .
Trước đây trong tháng này, Philippines đã tiếp nhận một tàu chiến cũ
được tân trang lại của lực lượng Tuần dương Hoa Kỳ theo một hiệp ước
liên minh quân sự song phương giữa Manila với Washington.
Chiếc tàu này cùng thực hiện nhiệm vụ với một chiếc tàu chiến cũ khác của Hoa Kỳ được Philippines đưa vào sử dụng vào năm 2011.
Không quân Mỹ dùng căn cứ Ấn Độ do thám Trung Quốc
Thụy Miên
Thanh Niên Online – 17/08/2013 03:50
Đó là nội dung trong tài liệu mật dài 400 trang, của Cơ quan Tình
báo trung ương Mỹ (CIA), mà hãng thông tấn PTI giải mật vào ngày 16.8.
Cụ thể, New Delhi từng cho phép Washington sử dụng một căn cứ không quân của Ấn Độ để
tiếp nhiên liệu cho máy bay do thám U-2 của Mỹ. Theo đó, khi xảy ra
chiến tranh biên giới với Trung Quốc, Thủ tướng Ấn Độ lúc bấy giờ là
Pandit Jawaharlal Nehru đã yêu cầu Mỹ viện trợ quân sự. Vào ngày
11.11.1962, ông Nehru đồng ý cho Lầu Năm Góc triển khai các sứ mệnh U-2
dọc theo biên giới với Trung Quốc để
nắm rõ tình trạng xâm phạm biên giới của quân đội quốc gia láng giềng.
Đến cuối tháng 11, biệt đội G được triển khai đến Takhli (Thái Lan),
khởi động các chuyến bay đến vùng biên giới Ấn – Trung.
Máy bay do thám U-2 của Mỹ – Ảnh: Foreign Policy |
Sau những chuyến bay đầu tiên, Lầu Năm Góc lật bài ngửa, đề nghị được
chính thức sử dụng căn cứ của Ấn Độ, vừa theo dõi được căn cứ tên lửa
phòng không của Liên Xô, vừa để mắt đến miền đông Trung Quốc. Đến tháng
4.1963, Washington chính thức đề nghị được sử dụng căn cứ của New Delhi,
rồi ngày 3.6.1963, việc sử dụng căn cứ không quân Charbatia ở phía nam
Calcutta (hiện là Kolkata), đã được thông qua trong cuộc hội đàm thượng
đỉnh giữa Tổng thống Mỹ John F Kennedy và người đồng cấp Ấn Độ S
Radhakrishnan. Tuy nhiên, sự hợp tác ngắn ngủi này đã chấm dứt sau khi
Thủ tướng Nehru qua đời vào năm 1964. Đến tối qua, các bên liên quan
chưa phản ứng gì về thông tin trên.
Thụy Miên*****
Nguồn:
NHỮNG KHU VƯỜN ĐẸP NHẤT THẾ GIỚI
Những khu vườn đẹp như trong cổ tích trên thế giới
Bạn nghĩ rằng những khu vườn tuyệt đẹp trong các câu truyện cổ tích chỉ có thể gặp được trong mơ. Nhưng chúng có thật đấy. Hãy cùng tới thăm những khu vườn mà chúng tôi giới thiệu sau đây để thấy rằng những giấc mơ của bạn là hoàn toàn có thật.
1. Butchart Gardens: British Columbia, Canada
Đẹp và nổi tiếng nhất tại Canada, Butchart Gardens được coi là một trong những “vườn tiên” dưới hạ giới. Trải rộng trên diện tích 20 hecta, Butchard Gardens là tổng thể với nhiều khu vườn tuyệt mỹ, khiến người ta phải sửng sốt và nín thở vì tưởng mình lạc vào cõi thần tiên.
2. Hershey Gardens: Pennsylvania, Hoa Kỳ
Khu vườn Hershey Gardens mê hoặc người ta bởi vẻ đẹp đến từ những chú bươm bướm bởi đây là ngôi nhà của “những thiên thần nhiều màu sắc” có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Đến với Hershey Gardens, bạn có thể chiêm ngưỡng những chú bướm từ khi còn “trong trứng” tới lúc đã “tung cánh trên trời”.
3. Vườn bách thảo Hoàng Gia, London
Nằm tại vùng ngoại ô Kew, London, vườn bách thảo Hoàng Gia là “ngôi nhà” rộng nhất thế giới cho các loài thực vật, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Trong khu vườn này, bạn có thể đi thăm một loạt các khu nhà của hoa súng, cọ và các khu nhà kính, đồng thời trong đó cũng có một thư viện lớn với 750.000 đầu sách.
4. Vườn thực vật Abbey: Quần đảo Scilly, Anh Quốc
Vườn thực vật Abbey nằm trên đảo Tresco thuộc quần đảo Scilly được gọi là “khu vườn thần tiên” bởi sự hiện diện của hơn 20.000 loài thực vật ở đây.
Bạn sẽ thấy ngây ngất từ những bước chân đầu tiên khi bước vào đây bởi vẻ rực rỡ muôn màu của đủ các loại hoa đang “chen nhau” khoe sắc và tỏa hương.
5. Vườn hoa Monet, Giverny, Pháp
Nằm ở làng Giverny, Pháp, cách thủ đô Paris khoảng 1 tiếng lái xe, vườn hoa Monet là một trong những vườn hoa đẹp nhất thế giới, thu hút khoảng 500.000 du khách tới đây mỗi năm để chiêm ngưỡng các bông hoa khoe sắc.
Vườn hoa Monet gồm 2 phần: Vườn hoa The Clos Normand và Vườn Ao. Hoa ở đây được trồng không theo hàng theo lối nhưng lại tạo nên một bức tranh tự nhiên đầy lạ mắt và đẹp tuyệt vời.
6. Vườn hoa lâu đài Luisium, Dessau, Đức
Vườn hoa này được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2000 bởi vẻ đẹp như tranh vẽ của nó với những bông hoa nhỏ chúm chím bên tòa lâu đài mang phong cách Neo-Gothic đầy ấn tượng.
7. Khu vườn lâu đài Egeskov, Funen, Đan Mạch
Lâu đài Egeskov là một trong những lâu đài đẹp nhất Đan Mạch. Vì thế, không có gì khó hiểu khi khu vườn rộng tới 20 hecta quanh nó là một trong những khu vườn “thần tiên” đẹp nhất thế giới. Vẻ đẹp của khu vườn này được công nhận bằng giải thưởng European Garden Award 2012 dành cho những khu vườn đẹp nhất châu Âu.
8. Vườn Ngự Uyển, cung điện Mùa Hè, St. Peterburg
Vườn Ngự Uyển nằm trong cung điện Mùa Hè đã được đưa vào danh sách Di sản Thế giới bởi vẻ đẹp và sự cổ kính của nó. Được trang trí bằng những bức tượng đá cẩm thạch từ thế kỷ 18, các bình trang trí và đài phun nước, khu vườn này tạo ấn tượng về chiều rộng tuyệt vời cùng sự hài hòa với không gian và cảnh vật xung quanh.
9. Vườn Kenrokuen, Kanazawa, Nhật Bản
Vườn Kenrokuen được coi là 1 trong 3 khu vườn đẹp nhất Nhật Bản với màu xanh bao phủ của nhiều loại cây cối, ao hồ, thác nước và màu sắc của các loài hoa trải dài trên 100.000 mét vuông.
Đẹp và nổi tiếng nhất tại Canada, Butchart Gardens được coi là một trong những “vườn tiên” dưới hạ giới. Trải rộng trên diện tích 20 hecta, Butchard Gardens là tổng thể với nhiều khu vườn tuyệt mỹ, khiến người ta phải sửng sốt và nín thở vì tưởng mình lạc vào cõi thần tiên.
2. Hershey Gardens: Pennsylvania, Hoa Kỳ
Khu vườn Hershey Gardens mê hoặc người ta bởi vẻ đẹp đến từ những chú bươm bướm bởi đây là ngôi nhà của “những thiên thần nhiều màu sắc” có nguồn gốc từ Bắc Mỹ. Đến với Hershey Gardens, bạn có thể chiêm ngưỡng những chú bướm từ khi còn “trong trứng” tới lúc đã “tung cánh trên trời”.
3. Vườn bách thảo Hoàng Gia, London
Nằm tại vùng ngoại ô Kew, London, vườn bách thảo Hoàng Gia là “ngôi nhà” rộng nhất thế giới cho các loài thực vật, được UNESCO công nhận là Di sản thế giới.
Trong khu vườn này, bạn có thể đi thăm một loạt các khu nhà của hoa súng, cọ và các khu nhà kính, đồng thời trong đó cũng có một thư viện lớn với 750.000 đầu sách.
4. Vườn thực vật Abbey: Quần đảo Scilly, Anh Quốc
Vườn thực vật Abbey nằm trên đảo Tresco thuộc quần đảo Scilly được gọi là “khu vườn thần tiên” bởi sự hiện diện của hơn 20.000 loài thực vật ở đây.
Bạn sẽ thấy ngây ngất từ những bước chân đầu tiên khi bước vào đây bởi vẻ rực rỡ muôn màu của đủ các loại hoa đang “chen nhau” khoe sắc và tỏa hương.
5. Vườn hoa Monet, Giverny, Pháp
Nằm ở làng Giverny, Pháp, cách thủ đô Paris khoảng 1 tiếng lái xe, vườn hoa Monet là một trong những vườn hoa đẹp nhất thế giới, thu hút khoảng 500.000 du khách tới đây mỗi năm để chiêm ngưỡng các bông hoa khoe sắc.
Vườn hoa Monet gồm 2 phần: Vườn hoa The Clos Normand và Vườn Ao. Hoa ở đây được trồng không theo hàng theo lối nhưng lại tạo nên một bức tranh tự nhiên đầy lạ mắt và đẹp tuyệt vời.
6. Vườn hoa lâu đài Luisium, Dessau, Đức
Vườn hoa này được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2000 bởi vẻ đẹp như tranh vẽ của nó với những bông hoa nhỏ chúm chím bên tòa lâu đài mang phong cách Neo-Gothic đầy ấn tượng.
7. Khu vườn lâu đài Egeskov, Funen, Đan Mạch
Lâu đài Egeskov là một trong những lâu đài đẹp nhất Đan Mạch. Vì thế, không có gì khó hiểu khi khu vườn rộng tới 20 hecta quanh nó là một trong những khu vườn “thần tiên” đẹp nhất thế giới. Vẻ đẹp của khu vườn này được công nhận bằng giải thưởng European Garden Award 2012 dành cho những khu vườn đẹp nhất châu Âu.
8. Vườn Ngự Uyển, cung điện Mùa Hè, St. Peterburg
Vườn Ngự Uyển nằm trong cung điện Mùa Hè đã được đưa vào danh sách Di sản Thế giới bởi vẻ đẹp và sự cổ kính của nó. Được trang trí bằng những bức tượng đá cẩm thạch từ thế kỷ 18, các bình trang trí và đài phun nước, khu vườn này tạo ấn tượng về chiều rộng tuyệt vời cùng sự hài hòa với không gian và cảnh vật xung quanh.
9. Vườn Kenrokuen, Kanazawa, Nhật Bản
Vườn Kenrokuen được coi là 1 trong 3 khu vườn đẹp nhất Nhật Bản với màu xanh bao phủ của nhiều loại cây cối, ao hồ, thác nước và màu sắc của các loài hoa trải dài trên 100.000 mét vuông.
LỄ VU LAN
MÓN QUÀ VU LAN
mở cuốn an bum nhìn thấy mẹ
bóng mẹ năm nào nay đã xa
đêm nằm nghe gió lùa thao thức
đêm nằm nghe gió lùa thao thức
mưa gõ vào
tim nỗi nhớ
nhà
đời sống hôm nay đầy
đủ lắm
mà con không mẹ, chẳng còn cha
ngày xưa con sống ngu ngơ vậy
ngày xưa con sống ngu ngơ vậy
giờ biết thương yêu thiếu mẹ già
mẹ đã ra
đi thời khó
nhọc
quê nghèo nặng trĩu gánh bôn ba
quê nghèo nặng trĩu gánh bôn ba
sắn
khoai nuôi mẹ ngày sau cuối
con mắc tù
lao phải vắng nhà
gian khó
một đời cha mẹ gánh
ơn dày nghĩa nặng chẳng phôi pha
ơn dày nghĩa nặng chẳng phôi pha
mẹ ơi sầu
tũi đường xa
xứ
xin gửi
hôm nay một chút quà
tháng bảy
Vu Lan mùa báo hiếu
âm dương
cách trở mấy đường xa
nén nhang
ngọn nến lung linh gió
chẳng khóc
mà sao mắt lệ nhòa
MẠC
PHƯƠNG ĐÌNH
MY VU LAN PRESENT
I gazed in the album at my dear Mom’s picture
And realized that now is so far-off her figure
I listened to the rain as if on my heart flick
And realized that now is so far-off her figure
I listened to the rain as if on my heart flick
The wind
blow making me agitatedly nostalgic
Although is abundant my current subsistence
Neither my Mom nor my Dad stays in existence
As a child I was so dull being by Mom kissed
Neither my Mom nor my Dad stays in existence
As a child I was so dull being by Mom kissed
Now that I know whom to love, Mom is missed
Mom
departed this life during a difficult time
Scurrying beneath the burden in our poor clime
Scurrying beneath the burden in our poor clime
Until your
last days on manioc hand to mouth
While I was in prison as a “puppet” of the South
While I was in prison as a “puppet” of the South
Such a
hard period Dad and Mom bore your part
That feeling of gratitude I bury deep in my heart
Dear Mom please accept from this sad son adrift
On this commemorative day my little humble gift
That feeling of gratitude I bury deep in my heart
Dear Mom please accept from this sad son adrift
On this commemorative day my little humble gift
Vu Lan
mid-seventh month, the filial duty event
Between
life and death how far to suffer torment
Joss-sticks
and candles spark, the wind uprears
I don’t
cry but why my eyes get wet with tears
Verse
translation by THANH-THANH
Gioi thieu nhac NM: Me. Tu Bi (Hà Ngoc Nhung)
Nếu không tin Mẹ
Con còn tin ai
Nếu không yêu Mẹ
Làm sao con được hôm nay
Mẹ là con đường, đưa con đi đến Chân Trời
Mẹ là chiếc cầu, đưa con qua bờ sông rộng
Ôi bờ sông-rộng-Nhân-Gian!
Nếu không kính Mẹ
Con còn kính ai
Suốt trong cuộc đời
Mẹ luôn là huệ là sen
Mẹ là bài ca con hát suốt đời
Mẹ là niềm vui nuôi lớn nụ cười
Ôi nụ-cười-Chứa-Chan!
Những đêm đêm về,
Mẹ thường ra sân
Chấp tay nguyện cầu
Bình an cho đàn con yêu
Mẹ nhìn bông dừa
Trôi theo con nước lớn ròng
Mẹ nhìn sao trời
Lung linh hải hồ cuộc đời
Ôi đời hải hồ chia ly!
Chốn xa nhớ mẹ
Nhớ từng tiếng ru
Võng đưa đêm dài
Mẹ âm thầm chờ từng con
Mẹ là trường giang, mang tới bến bờ
Mẹ là thuyền nan, con hát về nguồn
Ôi cội nguồn mến yêu!
NGHIÊU MINH
FROM NghieuMinhMusic@aol.com TO 1 recipient
Full HD
MP3
MẸ TỪ BI
Con còn tin ai
Nếu không yêu Mẹ
Làm sao con được hôm nay
Mẹ là con đường, đưa con đi đến Chân Trời
Mẹ là chiếc cầu, đưa con qua bờ sông rộng
Ôi bờ sông-rộng-Nhân-Gian!
Nếu không kính Mẹ
Con còn kính ai
Suốt trong cuộc đời
Mẹ luôn là huệ là sen
Mẹ là bài ca con hát suốt đời
Mẹ là niềm vui nuôi lớn nụ cười
Ôi nụ-cười-Chứa-Chan!
Những đêm đêm về,
Mẹ thường ra sân
Chấp tay nguyện cầu
Bình an cho đàn con yêu
Mẹ nhìn bông dừa
Trôi theo con nước lớn ròng
Mẹ nhìn sao trời
Lung linh hải hồ cuộc đời
Ôi đời hải hồ chia ly!
Chốn xa nhớ mẹ
Nhớ từng tiếng ru
Võng đưa đêm dài
Mẹ âm thầm chờ từng con
Mẹ là trường giang, mang tới bến bờ
Mẹ là thuyền nan, con hát về nguồn
Ôi cội nguồn mến yêu!
NGHIÊU MINH
----------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------
phổ nhạc
Đoàn Thi
phổ nhạc
Phạm Anh Dũng
No comments:
Post a Comment