Wednesday, October 26, 2016

TỐ CỘNG - THƠ- KHA TƯ GIÁO

TỰ DO NGÔN LUẬN 177, NGÀY 15-8-2013



 
BỊT MIỆNG THIÊN HẠ -ÔM CẢ BẦU TRỜI
Hôm 31-07-2013, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã công bố Nghị định 72/2013/NĐ-CP nhằm “quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ internet và thông tin trên mạng”. Nghị định khá dài, gồm 6 chương, 46 điều và sẽ có hiệu lực từ ngày 01-09 tới đây.
Vừa mới ban hành, văn kiện lập tức được đồng bào trong lẫn ngoài nước, Việt Nam lẫn quốc tế quan tâm. Báo The Nation của Thái Lan số ra ngày 09-08 bình luận: “Chính phủ Việt Nam sẽ ôm toàn bộ bầu trời với hai bàn tay nhỏ bé của mình bằng cách ban hành một đạo luật mới để kiểm soát và “làm sạch” thông tin công cộng phổ biến qua Internet. Hà Nội đã ban hành luật mới, được gọi là Nghị định 72, hình sự hóa việc sử dụng các phương tiện truyền thông xã hội cho bất cứ điều gì ngoại trừ việc “cung cấp hoặc trao đổi thông tin cá nhân”. Quả thế, các điều 5, điều 20 và điều 25 (vốn được dư luận quan tâm nhất) quy định nội dung đăng tải và thông tin trao đổi trên các trang mạng thế nào là được phép, là “hợp pháp”, thế nào là cấm chỉ, là “phạm luật”! 

Đi từ kiểu phân biệt độc đáo mà có lẽ thế giới chưa từng biết đến: trang thông tin điện tử tổng hợp, trang thông tin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử cá nhân và trang thông tin điện tử ứng dụng, Nguyễn Tấn Dũng đã ngon lành định nghĩa: “Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiết lập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ mạng xã hội để cung cấp, trao đổi thông tin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và không cung cấp thông tin tổng hợp” (Điều 20.4). Nghĩa là kể từ nay, các blogger và những người sử dụng các mạng xã hội như Facebook, Twitter (mấy chục triệu tại VN)… chỉ được kể chuyện nhà, chuyện tình, chuyện chơi nhởi của mình chứ không được trích dẫn, chia sẻ, bình luận thông tin xã hội từ báo viết, báo hình, báo điện tử của nhà nước hay của bất cứ nơi đâu trên hoàn cầu. 



Chưa hết, nghị định mới cũng cấm các công ty dịch vụ Internet (cả quốc nội lẫn quốc tế, oai dữ!) cung cấp những thông tin có nội dung bị xem là “chống phá Nhà nước Việt Nam, phá hoại an ninh quốc gia, trật tự xã hội và đoàn kết dân tộc hoặc những thông tin xuyên tạc bôi nhọ uy tín các tổ chức, bôi nhọ danh dự và nhân phẩm các cá nhân.” (Điều 5). Điều 25 thì đòi buộc các tổ chức, doanh nghiệp thiết lập mạng xã hội phải “loại bỏ hoặc ngăn chặn thông tin có nội dung vi phạm quy định tại Điều 5…; Cung cấp thông tin cá nhân và thông tin riêng của người sử dụng khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước…; Có ít nhất 01 hệ thống máy chủ đặt tại Việt Nam đáp ứng việc thanh tra, kiểm tra, lưu trữ, cung cấp thông tin…; Đăng ký, lưu trữ và quản lý thông tin cá nhân của người thiết lập trang thông tin điện tử cá nhân và người cung cấp thông tin khác trên mạng xã hội…;

Báo cáo theo quy định và chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền…” Nghĩa là Nguyễn Tấn Dũng, nhân danh đảng CSVN, muốn cưỡng buộc các đại công ty Internet toàn cầu như Google, Yahoo, Facebook, Twitter, YouTube v.v… phải đồng lõa với chính sách tăng cường đàn áp tự do Internet của Hà Nội (vừa bị Tổ chức Phóng viên Không biên giới xếp thứ 172/179 quốc gia trong bảng sắp hạng về tự do báo chí), phải gây nguy khốn cho sự an toàn của công dân mạng bằng cách tiết lộ danh tính của những người bị “đảng ta” coi là vi phạm các khoản cấm kỵ về ngôn luận được pháp luật VN quy định hết sức mập mờ (xưa nay vẫn vậy), phải giới hạn đáng kể những nội dung mà các công ty nước ngoài được phép đăng tải trên trang web cũng như mạng xã hội có liên quan đến VN của họ. Thông cáo của Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo CPJ hôm 23-07-2013 đã thẳng thừng tố cáo như thế.

Đây mới là mục đích chính khiến Nghị định được ban hành (dù vài quan chức bộ 4T đã lu loa là nhà nước chỉ cốt bảo vệ quyền tác giả!). Nó đặt ra những giới hạn và cấm cản hòng đối phó với sự phát triển Internet hiện nay tại VN mà Hà Nội đã không lường được và lái được. Bởi lẽ Internet ngày càng tự khẳng định là tay lực sĩ phá vỡ bức tường bưng bít thông tin, đập tan tành cây kéo kiểm duyệt của nhà nước, đào mồ chôn chính sách “ngu dân để dễ trị” của CS, nâng cao dân trí một cách sâu sắc, nhanh chóng và mạnh mẽ. Ngoài ra, trên Internet, qua các mạng xã hội, đã xuất hiện tại VN - nơi nghiêm cấm mọi xã hội dân sự độc lập, nơi mà mọi đoàn thể quần chúng phải chui vào cái rọ Mặt trận TQ - cái khả năng hình thành các liên kết, các tổ chức, các hội đoàn, vuột khỏi tầm tay của lãnh đạo CS vốn cố chấp và mù quáng chủ trương quản lý toàn diện xã hội.
Thành ra chẳng lạ gì mà nhiều tổ chức nhân quyền tầm mức hoàn vũ như Ủy ban Bảo vệ các Nhà báo, Tổ chức Phóng viên Không biên giới, Tổ chức Ký giả Không biên giới đã lên tiếng chỉ trích mạnh mẽ Nghị định quái đản này. Ông Benjamin Ismail, Giám đốc khu vực Châu Á-Thái Bình Dương của Ký giả KBG nhận xét: “Nghị định này sẽ dẫn đến các hệ quả về mặt kinh tế. Tôi tin chắc rằng các cá nhân và tổ chức thuộc mọi lĩnh vực đang hoạt động ở VN sẽ mạnh mẽ phản đối nó vì nó cản trở khả năng hoạt động và trao đổi thông tin của họ. Nghị định này, tôi quả không hiểu nổi!”. Tòa đại sứ Hoa Kỳ tại VN -vốn chưa quên lời phát biểu hùng hồn của Trương Tấn Sang về nhân quyền trước Bộ ngoại giao cùng Tổng thống Mỹ cách đó 6 hôm - đã bày tỏ thái độ quan ngại sâu sắc. 

Tuyên bố của sứ quán Mỹ ghi nhận: “Nghị định 72 trái với nghĩa vụ của VN trong Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như những cam kết của VN trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền”. Nó chỉ có hại vì “sẽ hạn chế sự phát triển của lĩnh vực công nghệ thông tin đang hé mở của VN bằng việc kềm chế sự đổi mới trong nước và ngăn cản đầu tư nước ngoài”. Các cơ quan báo chí lớn của thế giới như The Economist tại Anh đăng bài với tựa đề: “VN và mạng internet: Sự đàn áp táo bạo”. Tờ Washington Post tại Hoa Kỳ thì viết: “VN không phải là nước duy nhất thực hiện đàn áp mạng… nhưng với Nghị định 72, VN dường như đang tụt xuống một mức tồi tệ mới… đây là một trong những quốc gia có các quy định truyền thông cứng rắn nhất” (theo BBC 12-08-2013). Nhật báo Sankei của Nhật hôm 05-8 viết rằng: “Người dân VN càng ngày càng bất mãn chế độ vì nhiều lý do như tham nhũng, hối lộ, nay cộng thêm với nền kinh tế đang tụt dốc nên chính quyền CSVN sợ rằng người dân sẽ ra mặt chống đối công khai hơn, mạnh mẽ hơn, bởi vậy phải ra cái nghị định 72 này”.


Sống tại VN, ai cũng biết nghị định là một phương pháp sử dụng "luật rừng" của nhà cầm quyền CS, do Chính phủ ký, không cần thông qua Quốc hội, nên thường có những điều hết sức cẩu thả, ngớ ngẩn, không sát thực tế, thậm chí bất khả thực hiện. Ví dụ Nghị định về cấm tụ tập đông người cũng đã đưa ra những định nghĩa hết sức vô lối và cho phép nhiều hành xử hết sức tùy tiện. Như có thể bắt giam, phạt hành chính những người biểu tình trong ôn hoà và trật tự chống Tàu cộng xâm lược, song lại làm ngơ trước cảnh thanh niên đổ ra đường hỗn loạn, làm tắc nghẽn giao thông để đón sao Hàn hay để khoe khoang chuyện đồng tính luyến ái !?!

Trở lại với Nghị định quái đản của Nguyễn Tấn Dũng, chúng ta thấy nó:

- Vi phạm trầm trọng Điều 19 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (mà Chủ tịch nước CSVN Trương Tấn Sang mới cam kết tuân giữ trong Tuyên bố chung với Tổng thống Hoa Kỳ hôm 25-07) và Điều 19 Công ước Quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị: “Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia”. Nghị định cũng vi phạm quyền công dân được tham gia vào việc điều hành xã hội, vi phạm quyền tự do tư tưởng và lập hội đã quy định trong Hiến pháp, và chống ngay đường lối quần chúng hóa xưa rày của CS khi tuyên truyền chính sách của họ.

- Vì tiêu diệt tự do ngôn luận và tự do internet (một nhân quyền mới của thời hiện đại), Nghị định gây tổn hại nghiêm trọng cho việc xây dựng một xã hội lành mạnh (mà VN chưa có) trong đó các ý kiến thuận nghịch liên quan đến mọi vấn đề đều được phép trình bày để cuối cùng chân thiện mỹ thắng cuộc; cho việc xây dựng một nhà nước có trách nhiệm (mà VN chưa thấy), vì họ phải thường xuyên chịu sự góp ý, giám sát và phê bình của nhân dân về tư cách lãnh đạo, về phương thức quản lý điều hành, về chính sách đối nội và đối ngoại; cho việc xây dựng một quốc gia tiến bộ văn minh (mà VN chưa thành) nhờ chỗ các quyền tự do của công dân, mà tiên quyết là quyền tự do ngôn luận, được có cơ hội triển nở, như người ta đang thấy tại các nước dân chủ phú cường.

- Quan trọng hơn nữa, Nghị định 72 vừa bước theo chân Tàu cộng trong việc giám sát và hạn chế các hoạt động trên mạng của người dân (xưa rày vẫn vậy giữa Ba Đình và Trung Nam Hải), vừa bước vào lòng Tàu cộng vì muốn xóa sạch các ý kiến, từ đó triệt tiêu các hành động chống Tàu toàn diện đang ngày càng sôi sục giữa tuyệt đại đa số người dân Việt Nam, vừa trên không gian ảo vừa tại không gian thực. Internet và các mạng xã hội từ lâu đã cung cấp biết bao tin tức bình luận về thói ngang ngược thô bạo của Bắc Kinh, thói hèn nhát khiếp nhược của Hà Nội, cũng như đã cất lên và truyền tải bao lời kêu gọi biểu tình chống bọn ngoại xâm cướp nước và bọn nội xâm bán nước. Việc cố tình đánh sụt dân trí và tiêu diệt dân khí như thế, tiếp tục kiểm soát tâm tư tuổi trẻ (vốn chiếm đa số dân mạng) và giam nhốt những người yêu nước như thế (gần 50 blogger trong nửa năm 2013 này) -đang khi Trung Quốc ngày càng trở thành một đại họa cho thế giới và nhất là cho Việt Nam- việc ấy quả là một mối nguy khôn lường cho dân tộc trước mắt và lâu dài. Thành thử toàn dân VN phải chống lại đòn bịt miệng thiên hạ trắng trợn và mộng ôm cả bầu trời cuồng điên này của CS bằng cách ngày càng hành xử quyền tự do ngôn luận trên internet và qua các trang mạng xã hội. Mỗi blogger, mỗi công dân mạng hãy trở thành một nhà báo cổ vũ cho sự thật và lẽ phải, cho dân chủ và nhân quyền, để đương đầu lại với đám dư luận viên vô tri thức và vô giáo dục (có tới bảy tám mươi ngàn) ngày ngày chỉ tốn cơm dân tổn mệnh nước, để vạch trần và lên án trước quốc dân những sai lầm và tội ác của lãnh đạo Cộng sản!
BAN BIÊN TẬP

THƠ ĐẠT GIẢ



Thơ Đạt Giả:
Những Nét Chấm Phá Về Quê Hương.
Nhà văn ghi lại sự sự kiện mình nhìn thấy như cách nào đó chụp bắt lịch sử. (Đạt Giả)
That is  the supreme value of history. The study of it is the best guarantee against repeating it. (John Buchan, Baron Tweedsmuir).
1.   Trên những dòng sông.
     Lềnh mặt nước cá lờ đờ hả họng,
Nổi dật dờ trên vải đủi đen thui.
Dòng sông đứng than trời như bọng:
Xót dân nghèo vớt cá chết nặng mùi.”
2.   Sống ké nghĩa trang.
Ngày nô đùa chơi hú tim hú mọi,
Tối che sương dỗ giấc giữa tha ma.
Gái mới lớn trẻn trơ mời khách chọi,
Hình mộ bia nhăn mặt: “Cõi ta bà!”
3.   Tin trên báo lề phải.
     Quần chúng giận bọn người bày khiếu kiện,
Tàu lạ ai đắm tàu Việt ngoài khơi!
Dân mình giỏi ra đường gặp tiên tiến,
Đồn công an nhiều kẻ bỏ cuộc chơi!
4.   Khôn lanh chợ búa.
Đầy thớt thịt, ướp phèn thâm thành mướt,
Cá trê đen ngâm phẩm biến trê vàng.
Cua bó vải nằm bên gà bơm nước,
Lòng heo hôi từ biên giới tuồn sang.
5.   Những con đường kẹt cứng.
Lòng đường nghẹt, lướt vĩa hè, nhả khói,
Chiếm mặt bằng’ buôn bán có bảo kê.
Lỡ va quẹt, câu đầu tiên: chưởi bới,
Xách xe ra, Thần Chết đứng gần kề.
6.   Xóm Văn Hóa.
Sáng tiệc nhậu, trưa tối chiều nhậu, nhậu,
          Vợ gây chồng, con giết mẹ tỉnh queo.
          Trai mười mấy dáng đi người đau lậu,
          Trẻ lớp Năm đã biết khoái phì phèo.
7.   Trường phổ thông cơ sở.
Gái đánh nhau, xé quần bạn cùng lớp.
Thầy gạ trò vô khách sạn kiểm bài.
Em nhỏ yếu chôm tiền đem cúng nộp,
Học điều hư, tốt nghiệp khỏi thày lay.
8.   Gia đình văn hoá gương mẫu.
Ra sở sớm quán bia ngồi hằng bữa,
Cuộc tình hờ móng đỏ đổi tào khang.
Bỏ mặc vợ te te mang bụng chữa,
Con lang thang trốn học theo hoang đàng.
9.   Bịnh viện công.
Nằm trở đầu hai bịnh nhơn giường hẹp,
Không phong bao vô hóa đối vô tâm.
Chết như rạ, phận nghèo hèn tôm tép,
Động lòng ai những tiếng khóc âm thầm!
10.      Quí Ngài Lãnh Đạo.
Nhà biệt thự, ô tô con bóng loáng,
Tiệc tùng nhiều, quan chức dự dài dài.
Món đặc sản dân đen nghe thấy choáng,
Phòng đầy tiền: Cướp đất nước tương lai.
11.      Quốc Hội Ba Đình.
Mấy nhiệm kỳ cử tri nỏ biết mặt,
Phát biểu xằng tháng trước phải thông qua.
Tay cầm giấy rặn từng lời cho chắc.
Đại biểu hề, luật lệ của tà ma.
12.      Dân đen Việt Nam.
Chuyện mất đất, mất đai: “Để nhà nước!”,
Chuyện biểu tình tụ tập: “Khỏi cần lo!”.
      Chạy cơm gạo, thuốc men dòng xuôi ngược,
      Nghe tuyên truyền lếu láo lấy làm no!
Đạt Giả, CA, Ngày Độc Lập của nước Mỹ, 2013

CHÙA LIÊN TRÌ PHÁT QUÀ

Đăng lúc 12:52 Sáng 22/07/13
 
 VRNs (22.07.2013) – Sài Gòn – Sáng hôm qua, 21.07.2013, Hòa thượng Thích Không Tánh, trụ trì Chùa Liên Trì đã tổ chức phát quà cho các thiếu nhi bị bệnh ung thư.
Buổi phát quà có sự hiện diện của Thượng tọa Thích Viên Hỷ (Phật giáo), linh mục Antôn Lê Ngọc Thanh (Công giáo), hiền huynh và hiền tỷ chánh trị sự Nguyễn Kim Lân và Nguyễn Bạch Phụng (Cao Đài giáo), mục sư Nguyễn Hoàng Hoa và mục sư Hồ Hữu Hoàng (Tin Lành), và ông Lê Quang Hiển, thay mặt Cụ hội trưởng Lê Quang Liêm (PG Hòa Hảo).
 
Trước giờ phát quà, các trẻ em bệnh cùng với phụ huynh các em được nhà chùa mời dùng cơm chay, sau đó tất cả vào chánh điện. Bắt đầu giờ nhận quà, Hòa thượng Thích Không Tánh, Tổng vụ trưởng vụ Từ thiện xã hội, GHPGVNTT đã gới thiệu các chức sắc tôn giáo cho bá tánh được tường, rồi Hòa thượng mời các chức sắc nhiếp tâm nguyện cầu với Đấng Tối Cao của mỗi tôn giáo để chúc lành cho các cháu bệnh ung thư và gia đình các cháu.
 
Hòa thượng Thích Không Tánh cho biết, những món quà nhỏ chia cho các cháu hôm nay là phần đóng góp của bác sĩ Phan Minh Hiển và quý ân nhân ở phương xa gởi về. Tổng số có 111 cháu và 4 phụ nữ ung thư ngực đã bị cắt hoàn toàn nhận được quà, mỗi cháu có một bao thư tiền, một con thú nhồi bông và bánh sữa. Ngoài ra, một số trẻ em bệnh ung thư trên 5 tuổi được tặng thêm mỗi cháu một mặt nam châm chữa bệnh, giúp giảm đau theo phương pháp y học hiện đại của thế giới hiện nay.
 
Hôm nay an ninh có mặt khá đông, nhưng chỉ vào chụp hình, chứ không gây rối như những lần trước. Nhờ vậy mà các trẻ em và phụ huỳnh rất an vui. Giá mà không có mấy chú an ninh ra vào, tới lui dí máy chụp hình vào mặt người tham dự thì buổi trao quà cho các cháu sẽ viên thành hơn.
Sau đây là những tấm ảnh phóng viên VRNs ghi nhận được trong buổi phát quà hôm qua.
 
 
Một bé bị ung thư mắt, một bà mẹ thuộc sắc tộc thiểu số
 
Các em mang trong mình chứng bệnh ung thư, nhưng vẫn vui và bình an, còn cha mẹ các em là mất ăn mất ngủ
 
Mẹ con dùng cơm chay nhà chùa mời, trước lúc cầu nguyện và nhận quà
 
Công an quay phim chụp hình. Nhà báo Trương Minh Đức cũng chụp hình. Hôm nay những người lấy tin khá hiền hòa, kể cả công an và các phóng viên lề dân.
 
Các chức sắc tôn giáo cầu nguyện xin Đấng Tối Cao chúc lành cho các bệnh nhân và phụ huynh của các cháu.
 
Các chức sắc thay mặt quý ân nhân trao quà cho các trẻ em bị ung thư
 
Lm. An Thanh trao quà và nói chuyện với các cháu
 
Hòa thượng Thích Không Tánh chụp hình chung với một số cháu bệnh ung thư, sau khi nhận quà.
 
Thầy Tánh an ủi và khuyến khích bố – con trẻ bệnh.
 
Thượng tọa Thích Viên Hỷ chụp hình chung với trẻ em và phụ huynh bệnh.
PV. VRNs
Ảnh: Manna Khanh, VRNs


Vào 13:09 Ngày 22 tháng 7 năm 2013, Chua LienTri <thichkhongtanhvn@gmail.com> đã viết:
Xin Chan thanh Cam on Quy Linh Muc Le Ngoc Thanh cung Quy Trang mang WWW.Chuacuuthe.com
Rat tiec toi chi doc duoc Ban Tin va hinh thi khong duoc do Linh Muc !
Xin kinh chuyen den Quy Chuc sac TG,BS Hien,GDCQN Vancouver,Quy Than huu,An nhan duoc biet.
Nay kinh: Thich Khong Tanh.
---------- Forwarded message ----------
From: Anthony LE NGOC THANH <naygum@gmail.com>
Date: 2013/7/22
Subject: Tin hôm qua đa đăng ở đây
To: Chua LienTri <thichkhongtanhvn@gmail.com>





--
An Thanh, CSsR
Skype: cheoreoooVoo: cheoreo
Cellphone N:
Website: www.ducme.tv
www.chuacuuthe.com

VIỆT CỘNG CÚNG TẾ ĐỒNG CHÍ



Khi Trưởng Giả HỌC Làm Sang
CHÓ MÈO SƯỚNG HƠN NGƯỜI...

XHCN (Xạo Hết Chỗ Nói) tin rằng con người không có linh hồn, mà nghĩa trang này lại công khai cầu siêu cho chó mèo?
Như vậy biết đâu có người quên cầu siêu cho cha mẹ, ông bà nhưng lại nhớ cầu siêu cho con chó Cún, mèo Miu?

Đến nghĩa trang, chủ nhân của chó, mèo mang theo nhiều đồ ăn mà lúc sống chúng thích. Vừa thắp nhang, họ vừa bật khóc trước tro cốt cún cưng.




Chiều15/6, lễcầusiêucho loài vật được tổ chức tại nghĩa trang chó mèo ở Trương
Định, Hà Nội. Buổi lễ này diễn ra hàng năm để cầu cho loài vật siêu sinh tịnh độ,
có một kiếp khác may mắn, tốt đẹp hơn. Chủ nhân của khu nghĩa trang và khách
dành cho chó mèo đặc biệt này là ông Nguyễn Bảo Sinh.




Bàn thờ bày biện nhiều loại hoa quả,bánh trái, nước ngọt được đặt giữa sân. Phía dưới khu vực nghĩa trang ở cuối vườn có đặt một bàn thờ cúng chúng sinh trước “mộ tổ” Ami, chú chó của ông Sinh được chôn cất đầu tiên ở đây.



Mâm cúng chúng sinh gồm bát nước, bát cháo, bánh, hoa quả, ốc sống.



Nghĩa trang được phân chia thành những khu vực riêng biệt. Khu vực mộ chó, mèo nằm ven theo một hồ nước nhỏ có thả hoa súng giữa vườn. Các ngôi mộ đều được xây bằng gạch đá ong có gắn bia mộ in ảnh và ngày sinh, ngày mất bên trên. Trước mỗi ngôi mộ như này đều đặt một bát hương.




Những cún cưng được hỏa táng, tro cốt sẽ đựng vào hũ nhỏ và đặt trên bức tường có kính ngăn cách các tầng.



Trong vườn nghĩa trang còn có một “đài hóa thân hoàn vũ” mini dùng để hỏa táng chó, mèo. Nếu không muốn chôn, chủ nhân của con vật có thể hỏa táng. Theo nội quy nghĩa trang cải táng năm thứ 3, nếu gia chủ lưu lại đóng 1 triệu đồng/năm; Sau năm thứ 3, tro cốt lưu lại đóng 500.000 đồng/năm; Nếu gia chủ không đến làm thủ tục, nghĩa trang sẽ chuyển sang thủy táng.




Đến lễ cầu siêu, người thân của chú chó Mít trong ảnh không quên mang theo đồ ăn và quà của chị gái từ nước ngoài gửi về. Chủ nhân của Mít cho hay, chú chó này là của người chị gái sống ở nước ngoài. Biết mình sắp chết, Mít đợi bằng được người chị gái ấy về rồi khóc và ra đi. Lúc chết, Mít khoảng 10 tuổi.




Mỗi nấm mộ, bức ảnh trong nghĩa trang chó mèo là một câu chuyện buồn của những người chủ của chúng. Mới mất được ba tuần, ngày nào mẹ con người phụ nữ này cũng cúng cơm và thức ăn ở nhà cho chú chó tên Mực. Xem Mực như một thành viên của gia đình nên chị cho hay sẽ cúng cơm đến hết 49 ngày.

Đến thăm chú chó Tonic, người chủ này mang tới cho cún cưng một quả trứng vịt lộn. Ngày còn sống, Tonic thích trứng vịt lộn, thịt bò, kem và sữa chua. Ở với gia đình anh 18 năm, Tonic qua đời vì ‘tuổi cao sức yếu". Nhà ở Long Biên nhưng mỗi khi rảnh rỗi, chủ nhân của Tonic lại lặn lội sang tận nghĩa trang này để thăm nó.


Vừa thắp xong nén nhang, người phụ này bật khóc trước tro cốt của cún cưng.




Số tiền công đức, ủng hộ của những người đến dự lễ cầu siêu, thăm mộ thú cưng được ghi công khai trên bảng

DUY NHÂN * KHA TƯ GIÁO



 
Kha Tư Giáo
Người không nhn ti

1.
Tôi biết anh khi cùng đến trình diện “ học tập ” tại trường Pétrus Ký ngày 24 tháng 6 năm 1975. Anh sinh năm 1942, tốt nghiệp khóa 1 Chánh Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Sau khi ra trường anh bị động viên khóa 9/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, rồi được biệt phái làm việc ở Kỹ Thương Ngân Hàng, tức Ngân hàng Quân Đội ở đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Anh là một thanh niên khỏe mạnh, to cao, chưa lập gia đình. Vì cận thị nên lúc nào cũng mang kính trắng. Trông anh ai cũng dễ nhận ra anh là một trí thức giàu tiềm năng, nhiều nghị lực. Anh có người chú ruột là kỹ sư làm bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ của chế độ Cộng Sản Bắc Việt. Sở dĩ tôi biết nhiều về anh là do khi bị đưa vào trại tập trung ở Thành Ông Năm , Hốc Môn, cũng như khi ra Phú Quốc tôi lúc nào cũng được “ biên chế ” cùng tổ , đội với anh, chỗ nằm cũng sát bên anh, vì người ta căn cứ theo thứ tự A, B, C của tên mỗi người khi lập danh sách. Tên anh rất lạ và dễ nhớ : Kha Tư Giáo.

Khi mới vào trại tập trung, ngoài giờ lao động khổ nhọc, các “ cải tạo viên “ còn phải học mười (10) bài chánh trị. Sau mỗi bài học là những buổi thảo luận trong tổ, đội. Mỗi ngưởi phải viết “ bài thu họach ” những gì mình “ tiếp thu ” được sau những bài giảng của cán bộ tuyên truyền, được gọi là giáo viên. Sau bài học đầu tiên đề tài thảo luận đưa ra là mọi người phải “ liên hệ bản thân ”, xác định mình là người có tội với nhân dân, với “ cách mạng ”. Người cầm súng thì giết bao nhiêu cách mạng trong từng trận đánh. Bác sĩ thì chữa trị cho binh sĩ lành bệnh để đánh phá cách mạng như thế nào. Người làm ngân hàng ( như tôi và anh Kha Tư Giáo ) thì có tội phục vụ cho nền tài chánh, dùng tiền nuôi dưỡng chiến tranh. Cảnh sát thì đàn áp nhân dân ra làm sao, vân vân…Trại của chúng tôi đa số là sĩ quan biệt phái. Họ nói biệt phái là phái làm công tác đặc biệt. Thí dụ giáo viên biệt phái là những người lãnh lương hai đầu, một bên là quân đội, một bên là giáo dục, được phái về dạy học để đánh rớt học sinh, buộc học sinh phải đi lính, biệt phái ngân hàng là sĩ quan được đưa về làm công tác ngân hàng, kiếm thêm thu nhập cho người lính để có thêm sức cầm súng. Do đó, sĩ quan biệt phái là những người có tội rất nặng với cách mạng và nhân dân hơn những người khác. Anh KTG thì cho rằng anh và các bạn anh không ai là người có tội. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cầm súng chống lại bộ đội Bắc Việt và quân nằm vùng là để tự vệ mà không hề chống lại nhân dân, đồng bào ruột thịt trong Nam cũng như ngoài Bắc. Riêng bản thân anh, sanh ra và lớn lên ở miền Nam, học hành và làm công tác chuyên môn ngân hàng để sống và phục vụ cho đất nước thì sao gọi là có tội. Lập trường anh Giáo không đáp ứng yêu cầu của Việt Cộng. Đó là tấn thảm kịch của anh.
 Anh bị bắt làm kiểm điểm liên tục còn những người khác thì cũng bị bắt phải “ giúp đỡ ” anh nhìn thấy được tội lỗi của mình để được cách mạng và nhân dân khoan hồng. Càng kiểm điểm anh càng thấy mình là người vô tội. Bài viết lúc đầu thì dài, về sau chỉ còn bốn chữ thật to chiếm hết trang giấy : TÔI KHÔNG CÓ TỘI. Việt Cộng hỏi, anh trả lời những gì cần phải nói anh nói hết rồi. Bạn bè trong đội thấy anh giữ lập trường như thế thì rất nguy hiểm cho anh mà bạn bè cũng khổ. Vì sau giờ lao động cực nhọc đáng lẽ được nghỉ ngơi, lại phải ngồi kiểm điểm với anh đến mỏi mệt, chán chường. Nhiều người trách anh sao không biết “ nín thở qua sông ”, họ khuyên anh cứ viết đại vào giấy là mình có tội một cách chung chung, miễn là thực tế không làm gì hại nước, hại dân là được. Anh bảo như vậy là mắc lừa Cộng Sản và lương tâm không cho phép.

Khi tất cả cán bộ ở trại đều bất lực thì cán bộ cao cấp từ Sài Gòn được cử xuống. Những người này tỏ ta có tay nghề hơn. Nghe đâu là sư trưởng VĐG từng là thành viên của phái đoàn đàm phán Bắc Việt tham dự hội nghị Paris năm 1973, cùng với một đại tá chánh ủy sư đoàn ( ?). Họ không trấn áp anh mà tỏ ra lắng nghe và chịu đối thọai. Anh Giáo đã chứng tỏ bản lĩnh của mình bằng những câu hỏi đặt ra mà họ không trả lời được. Ngược lại, anh còn phản công, vạch trần tội ác của họ. Từ vai một người tù, một tội nhân anh trờ thành một công tố viên trước tòa, luận tội Việt Cộng. Bằng một giọng đầm ấm và trầm tĩnh, anh Giáo nói :

- Chúng tôi là những người sanh ra và lớn lên ở miền Nam. Nhờ hạt gạo của đồng bào miền Nam nuôi lớn và trưởng thành từ nền văn hóa và giáo dục khoa học, nhân bản và khai phóng. Chúng tôi có lý tưởng của chúng tôi cũng như các anh có lý tưởng của các anh. Lý tưởng của các anh là dùng bạo lực để lật đổ chánh phủ hợp hiến, hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản. Lý tưởng của chúng tôi là bảo vệ Tự Do, Dân Chủ. Các anh từ miền Bắc vào xâm lăng miền Nam, buộc lòng dân quân miền Nam phải cầm súng tự vệ. Chúng tôi có câu “ giặc đến nhà đàn bà phải đánh”. Chẳng lẽ một công dân cầm súng chống lại kẻ thù để bảo vệ bà con mình, gia đình mình, tổ quốc mình thì có tội ?

Hai cán bộ Việt Cộng im lặng, chỉ gật gật cái đầu. Một lúc sau, viên đại tá chính ủy lên tiếng :

- Các anh chỉ là tay sai đế quốc Mỹ. Ở đâu có Mỹ, có bom đạn Mỹ thì chúng tôi đánh. Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…

Anh Giáo ngắt lời :

- Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi, chớ gì ? Các anh chỉ biết lặp lại mà không biết gì về quốc tế công pháp. Tôi nhắc lại, hiệp định Genève năm 1954 mà các anh đã ký ngày 20/7/1954 quy định từ vĩ tuyến 17 trở ra là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, từ vĩ tuyến 17 trở vào là nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng tôi, được Liên Hiệp Quốc và quốc tế công nhận

Tên sư trưởng phản ứng :

- Các anh là công cụ Đế quốc Mỹ âm mưu chia cắt vĩnh viễn đất nước. Còn chúng tôi đánh Mỹ là để thống nhất đất nước, mang lại Độc Lập cho Tổ Quốc, Tự Do, Hạnh Phúc cho đồng bào.

Anh KTG :

- Nên nhớ, các anh mới là người âm mưu cùng thực dân Pháp chia cắt đất nước bằng hiệp định Genève năm 1954. Chúng tôi không hề ký vào hiệp định đó. Đồng minh chúng tôi không phải chỉ có Mỹ mà có Đại Hàn, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi và tất cả quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Các anh mới là tay sai Liên Xô và Trung Cộng. Chủ nghĩa Cộng Sản chủ trương bành trướng, xâm lược, nhuộm đỏ toàn thế giới chớ không riêng gì Việt Nam.

Tên sư trưởng :

- Người Cộng Sản làm cách mạng là để giải phóng các dân tộc khỏi áp bức, bóc lột mà đầu sỏ là đế quốc Mỹ để mang lại công bằng xã hội, ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
- Tôi thiết nghĩ những người cần được giải phóng là nhân dân miền Bắc đang thiếu Tự Do, Dân Chủ, đang sống đời lầm than cơ cực. Chúng tôi không cần các anh giải phóng.

Bất ngờ, tên đại tá chánh ủy đập tay xuống bàn cái rầm. Ly nước trước mặt hắn ngã đổ tung tóe :
- Quân phản động !
Anh KTG vẫn giữ điềm tĩnh và im lặng. Thời gian trôi qua nặng nề. Tên sư trưởng dịu giọng :

- Các anh ôm chân đế quốc, bị đầu độc bởi vật chất xa hoa và văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa tư bản thối tha nên không nhìn thấy tội lỗi của mình.

Bằng một giọng ôn tồn mà cương quyết, anh Giáo trả lời :

- Chúng tôi là người Việt quốc gia, không theo chủ nghĩa nào cả. Chủ nghĩa chỉ là lý thuyết, là giáo điều do con người đặt ra để phục vụ cho những mục tiêu chánh trị nhất định trong một giai đọan lịch sử nhất định. Đến lúc nào đó nó sẽ bị đào thải do không theo kịp sự tiến hóa không ngừng của xã hội. Còn chủ nghĩa Cộng Sản chỉ là chủ nghĩa ngoại lai, duy vật và sai lầm khi chủ trương vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc, đi ngược lại bản chất con người, ngược lại truyền thống duy tâm , trọng đạo và nền văn hóa cổ truyền của người Việt. Nó quá tàn nhẫn và sai lầm khi chủ trương đấu tranh giai cấp bằng chuyên chính vô sản. Tôi cho rằng nó sẽ không tồn tại lâu dài.

Thấy hai tên Việt Cộng vẫn im lặng, anh Giáo nói tiếp :

- Trong thời gian Tết Mậu Thân năm 1968 các anh đã đồng ý hưu chiến để đồng bào an tâm vui đón ba ngày lễ cổ truyền của dân tộc. Vậy mà các anh lại tấn công vào các đô thị miền Nam, gieo rắc kinh hoàng, chết chóc cho người dân vô tội. Khi các anh rút lui khỏi Huế lại nhẫn tâm sát hại, chôn sống hàng ngàn dân lành. Các anh ký hiệp định Paris năm 1973 để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam. Lúc nào các anh cũng giương cao ngọn cờ chống Mỹ cứu nước như chánh nghĩa đấu tranh của mình, nhưng khi Mỹ rút đi rồi thì các anh dốc toàn lực đánh chiếm miền Nam. Vậy mà các anh nói được là hòa bình, hòa giải dân tộc !

Nói tới đây anh Giáo ngừng lại trong giây phút, rồi bất ngờ anh chỉ tay về phía hai cán bộ Việt Cộng :

- Vậy thì giữa chúng tôi và các anh, ai mới là người có tội ?

Bấy giờ thì hai tên Việt Cộng giận run, nét mặt đanh lại, xám ngắt. Chúng không trả lời câu hỏi của anh Giáo mà đuổi anh ra khỏi phòng.

Bằng đủ mọi cách đấu tranh buộc anh Giáo nhận tội không kết quả, bọn Việt Cộng để cho phong trào lắng xuống. Ai cũng hồi hộp, lo lắng, không biết điều gì sẽ xảy đến cho anh KTG. Việt Cộng có thể mang anh ra bắn công khai về tội phản động như họ đã từng làm ở trại này mà anh Giáo cũng như mọi người trong trại đều biết. Thời gian này anh Giáo cho biết các em của anh đi học tập cùng đợt đã được ông chú bảo lãnh về hết, trong đó có người em ở trại kế bên, chỉ cách nhau một hàng rào dây thép gai. 
Ngày hai anh em chia tay nhau bên hàng rào, anh Giáo dặn em hãy về lo cho mẹ và gia đình và đừng lo gì cho anh, chắc là lâu lắm anh mới được về. Phần anh vẫn vui vẻ sống cùng anh em với tinh thần bình thản, một đôi khi còn tiếu lâm, khôi hài nữa. Anh thường hay hát những bài như Hà Nội, Niềm tin và Hy vọng, Anh lính quân bưu vui tính…Tôi hỏi sao không hát những bản nhạc của mình, anh nói hãy cố giữ nội quy của họ để họ không nói được mình. Anh Giáo là thế, lúc nào cũng tự trọng. Mười bài học chánh trị rồi cũng qua. Chúng tôi có nhiều giờ rảnh hơn vì lúc này không còn phải ngồi hàng giờ để thảo luận và “ giúp đỡ ” anh Giáo nữa. Nghĩ lại,Việt Cộng dùng từ cũng ngộ, như từ “giúp đỡ ” được dùng trong trường hợp này. Chúng tôi xét thấy chẳng có ai đủ tư cách để giúp đỡ anh Giáo, ngược lại rất nể trọng anh và được anh giúp đỡ rất nhiều .

Vào những buổi chiều sau khi cơm nước xong, anh và tôi thường hay đi bách bộ dưới tàng những cây sứ có hoa màu trắng, tỏa hương thơm ngát. Chúng tôi thường trao đổi với nhau về chuyện ngân hàng và những vấn đề mà cả hai cùng quan tâm.Thấy anh nhặt rất nhiều bông sứ, tôi hỏi :

- Chi vậy ?

- Mai mốt về tặng người yêu- Anh trả lời.

- Chắc là cô bạn rất thích hoa này ?

- Vì nó trắng tinh khiết và thơm dịu dàng.

- Sợ tới chừng đó nó sẽ phai màu đi – Tôi e ngại.

- Không sao. Dù hoa có phai màu nhưng chắc sẽ giữ được tình cảm của mình trong đó !

- Anh lãng mạn quá – Tôi nhận xét.

Anh Giáo cười để lộ hai cái răng khểnh và một đồng tiền dưới khóe miệng bên phải. Trông anh dễ thương hơn bao giờ hết !

Có lần trong lúc trò chuyện anh nói hiện nay anh ghét nhất là cái khẩu hiệu “ Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội ”. Bản thân chủ nghĩa xã hội không ra gì thì làm sao mà yêu cho được. Theo anh Giáo, yêu nước là yêu nước. Không thể và không nên gán ghép nước Việt Nam với bất cứ một chủ nghĩa nào, dù là Chủ Nghĩa Xã Hội, Cộng Sản hay Tư Bản. Nếu những chủ nghĩa này sụp đổ thì không yêu nước nữa hay sao ?

2.

Đêm 21 tháng 6 năm 1976 chúng tôi được chở bằng Motolova đến Tân Cảng xuống tàu há mồm 503 ra Phú Quốc. Chuyến đi thật kinh hoàng như địa ngục trần gian mà con người có thể tưởng tượng được. Hàng ngàn người bị dồn trên con tàu đóng kín cửa. Ăn uống, ói mửa, tiểu tiện chỉ có một chỗ, cho vào thùng phuy. Khi tàu cập bến Phú Quốc có nhiều tù nhân bị xỉu, những người còn lại đều kiệt sức. Tù nhân phải dùng chính những thùng phuy này để nấu cháo ăn ngay trong đêm. Cho tới hôm nay là ba muơi bốn năm, hình ảnh hãi hùng này vẫn còn ám ảnh tôi. Tôi ghi vào nhật ký :

Đau đớn thay những linh hồn cháy lửa
Suốt đêm ngày tắm rửa với mồ hôi
Với cao tay quờ quạng chút hơi người
Miệng gào thét những âm thanh khiếp đảm


Ở Phú Quốc ngoài việc trồng rau để “ cải thiện ” bửa ăn, việc lên rừng đốn củi là công tác thường xuyên và cực nhọc nhất. Nhiều anh em nghe lời Việt Cộng, đi tìm vác những cây to để chứng tỏ mình là người “ tiến bộ ”. Anh Giáo thì không. Lúc nào anh cũng ung dung, tự tại. Anh chỉ tìm vác những cây vừa sức mình. Khi thấy cần phải nghỉ thì anh dừng lại nghỉ, mặc cho bọn vệ binh ôm súng canh giữ cho tới lúc hết mệt anh mới đứng lên đi tiếp. Anh khuyên anh em phải biết giữ gìn sức khỏe vì thời gian “ học tập” hãy còn dài. Giờ đây ngồi ghi lại những dòng này, cảnh tượng của năm nào lại hiện ra trước mặt : Trong một buổi chiều ảm đạm, gió thổi ào ào. Một bên là biển, một bên là rừng. Đoàn tù cả trăm người, dài hơn cây số, xếp hàng đôi, áo quần lôi thôi lếch thếch, vai vác những thân cây nặng nề, mồ hôi lã chã, chậm chạp lê bước trên những con dốc ngoằng ngoèo, trơn trợt. Nhiều người té lên té xuống. Hai bên và phía sau là những tên vệ binh ôm súng AK thúc giục.Tới đầu một con dốc, anh Giáo đặt thân cây xuống, ngồi trên đó nghỉ mệt. Khi một ngừời không đi nổi thì cả đoàn phải dừng lại chờ. Điều này bọn cai tù Việt Cộng không muốn. Tên chỉ huy đến chỗ anh Giáo bắt phải đứng lên đi tiếp Anh Giáo trả lời mệt quá nên phải nghỉ. Tên cán bộ không chịu. Thế là cuộc đấu trí bắt đầu. Đến khi đuối lý, tên cán bộ rút khẩu K 54 ra khỏi vỏ. Cả đoàn tù hồi hộp. Cả khu rừng như nín thở. Tên cán bộ đến bên anh , nghiêm sắc mặt :

- Anh có đứng lên không ?

- Tôi còn mệt.

- Anh không chấp hành lệnh phải không ?

- Tôi đã nói là tôi còn mệt. Bao giờ hết mệt tôi sẽ đi.
Tên cán bộ hướng khẩu K54 về phía anh Giáo :
- Anh không đứng lên tôi bắn.
Anh Giáo vẫn ngồi bất động, lạnh lùng đáp :

- Anh cứ bắn đi !

Tên cán bộ Việt Cộng bóp cò. Hai tiếng nổ chát chúa vang động cả khu rừng. Một bầy chim bay lên tán lọan, kêu quang quác… Nhiều người tù gục xuống, ôm ngực :

- Lạy Chúa tôi.

Sự việc diễn ra chỉ trong vài giây ngắn ngủi nhưng đã nói lên tất cả nét bi hùng của cuộc chiến sau “ Hòa bình ” mà kẻ có vũ khí trong tay đã thua, đồng thời tính chất anh hùng của người chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong hoàn cảnh sa cơ thất thế vẫn sáng ngời, chói lọi. Người tù đã thắng! Không biết vì sợ hãi hay run tay mà đường đạn nhắm vào anh Giáo đã đi trượt một bên tai, làm bể nát phần thân cây mà anh Giáo đang ngồi trên đó. Tôi thì sửng sốt, bàng hoàng, tưởng như mình vừa trải qua một giấc mơ, vừa chứng kiến một cảnh chỉ có thể xảy ra trên màn ảnh, truyền hình !

Anh Giáo thường hay kể truyện Tam Quốc, truyện Thần Điêu Đại Hiệp, truyện Tây Du Ký cho chúng tôi nghe. Hết truyện Tàu đến truyện tiếu lâm, làm cho đời sống tù tội bớt căng thẳng. Sau một thời gian ở Phú Quốc, Việt Cộng nhiều lần cho họp liên trại, phát động lại chiến dịch đấu tranh bắt anh Giáo nhận tội, nhưng rồi không thể nào lay chuyển được tư tưởng của anh.

Riêng đám tù binh chúng tôi bấy giờ rất thoải mái chớ không còn căng thẳng như lúc ở Hốc Môn. Người ta chỉ tổ chức đấu tranh với anh Giáo cho có lệ. Những lần như thế chúng tôi khỏi phải lên rừng vác củi, được nghỉ lao động, lại thích hơn.
Nhưng thời khắc định mệnh đã tới ! Một hôm trong lúc xếp hàng điểm danh cuối ngày, cán bộ Việt Cộng ra lệnh cho anh Giáo phải bỏ kính ra. Anh trình bày vì cận thị từ lâu nên không bỏ ra được. Chỉ chờ có thế, chúng ra lệnh nhốt anh vào cũi sắt làm bằng dây thép gai, thứ mà chúng ta hay gọi là chuồng cọp, diện tích rất hẹp, nằm không được mà ngồi cũng không được. 
Chuồng cọp để giữa trời , không có mái che mưa che nắng. Ngay từ năm 1930, khi thành lập đảng Cộng Sản, họ đã có chính sách “ Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc bốc tận rễ ”. Anh KTG là một trí thức mặc dầu thua trận vẫn cương quyết giữ vững lập trường chống Cộng và quyết tâm bảo vệ chánh nghĩa Quốc Gia thì sẽ bị tiêu diệt là điều khó tránh khỏi. 
Tiến sĩ toán ĐXH, cá nhân tôi và biết bao anh em khác cùng đội cũng mang kính trắng giống như anh KTG mà không hề bị làm khó dễ. Điều này được giải thích như thế nào đây ? Mỗi ngày Việt Cộng chỉ cho anh Giáo nửa chén cơm lạt. Anh lại tuyệt thực để đấu tranh và phản đối chính sách dã man và sự trả thù hèn hạ của chúng. Ngoài tuyệt thực, anh Giáo còn dùng lời ca, tiếng hát để làm vũ khí đấu tranh. Bài hát anh Giáo sử dụng là bài Đêm Nguyện Cầu, trong đó có những câu :

“ Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối…
Nghẹn ngào cho non nước tôi, trăm ngàn ưu phiền…”


Có lẽ trong giờ phút đó, anh Giáo biết rằng mình đã ở vào thế hoàn toàn tuyệt vọng và chỉ có thể nguyện cầu mà thôi. Đây là lần đầu tiên mà có lẽ cũng là duy nhất trong đời, tôi nhìn thấy một người hát bằng tất cả linh hồn như vậy. Anh Giáo thường cất tiếng hát của mình vào những đêm khuya thanh vắng. Giọng hát của anh bay vào không gian, vào từng lán, trại, có lúc thật cảm xúc, có lúc nghe rợn người như âm thanh phát ra từ cõi chết. 
Nhiều người nghe anh hát thì ngủ không được, nhiều người đang ngủ thì bừng tỉnh dậy và khóc nức nở. Bài Đêm Nguyện Cầu là của Lê- Minh- Bằng. Anh Bằng năm nay vẫn còn sống ở Mỹ, chắc anh không ngờ sáng tác của anh lại có người sử dụng trong hoàn cảnh đắng cay như vậy. Giờ đây mỗi lần nghe lại bài hát này tôi không cầm được nước mắt vì nhớ tới người bạn của mình. Lời ca của anh Giáo rồi thì cũng yếu dần và tôi không nhớ cho đến khi nào thì tắt lịm. Anh bị xuống sức rất nhanh. Từ một thanh niên khỏe mạnh cao hơn một thước bảy, chỉ trong vòng một tháng anh chỉ còn là một bộ xương, duy có đôi mắt là còn tinh anh, sáng ngời, khiến cho nhiều người không dám nhìn thẳng vào mắt anh, nhất là cán bộ Việt Cộng.

Ngày 20 tháng 6 năm 1977 Việt Cộng cho di chuyển một số tù nhân từ Phú Quốc về Long Giao, Long Khánh. Anh Giáo di chuyển đợt đầu, tôi thì đi đợt kế tiếp. Trong lúc di chuyển, anh Giáo bị còng tay, lúc nào cũng có vệ binh ôm súng canh chừng. Ngay khi về tới Long Giao tôi vội đi tìm anh Giáo. Khi gặp được anh thì anh đang hấp hối. Tôi nắm tay anh, bàn tay lạnh ngắt Lời nói cuối cùng anh nhắn lại với tôi là khi nào được về thì nói tất cả sự thật cho gia đình anh biết. Tôi hỏi địa chỉ ở đâu thì anh thều thào trong hơi thở rất yếu. Hình như anh thốt ra hai chữ Huyền Trân. Sau này khi đi lao động tình cờ tôi gặp được nấm mộ của anh, phủ đầy cỏ dại ở một góc sân banh hoang vắng. Trên mộ có tấm bảng gỗ nhỏ có đề tên anh, nét chữ nhạt nhòa.

3.

Tôi được tha về cuối năm 1977. Mặc dầu phải đương đầu với biết bao khó khăn trong đời sống hàng ngày đối với một người vừa mới ra tù, tôi vẫn để tâm đi tìm gia đình anh Kha Tư Giáo. Theo quyết định ra trại, tôi chỉ được tạm trú ở nhà một tháng, sau đó phải chịu sự điều động của địa phương đi “Kinh Tế Mới ”. Nhờ may mắn, tôi xin được giấy chứng nhận là thuộc diện sử dụng vào công việc của thành phố. Từ đó tôi xin được việc làm và dần dần ổn định được đời sống. Tôi đã tìm khắp mọi nẻo đường, từ Sài Gòn vô Chợ Lớn, Bà Chiểu, Phú Nhuận, nhất là đường Huyền Trân Công Chúa, đường có hai chữ Huyền Trân mà tôi đã nghe anh Giáo thốt ra trong lúc lâm chung. Nhưng con đường này toàn là biệt thự, có vẻ là công sở hơn là nhà tư nhân. Tôi cứ đi qua, đi lại con đường này không biết bao nhiêu lần. Khi tôi vào hỏi đều nhận được cái lắc đầu của chủ nhà. Cũng có lần tôi cầu may lên Thành Ủy Sài Gòn ở đường Trương Định , quận Ba để hỏi thăm về đồng chí KVC, Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ nhưng tôi không qua được cổng bảo vệ vì khi được hỏi quan hệ như thế nào với đồng chí bộ trưởng thì tôi trả lời quanh co mà không chứng minh được gì cả.

Trong suốt hai mươi năm ở SàiGòn không tìm được gia đình anh Giáo thì tôi được người em vợ bảo lãnh đi Mỹ, định cư ở Chicago vào cuối năm 1997. Sang Mỹ tôi vẫn tìm cách thực hiện nguyện vọng cuối cùng của người bạn quá cố. Tôi cố gắng dò hỏi trong số bạn bè mà tôi liên lạc được xem có ai biết gia đình họ Kha ở đâu không. Một lần nữa tôi không có tin vui. Điều tôi làm được là cuối tháng 12 năm 2001 tôi viết lại câu chuyện về anh Kha Tư Giáo, đặt tựa đề Người Không Nhận Tội và gửi cho tờ Việt Báo ở California, mục “ Viết về nước Mỹ ”. Tôi chọn mục này vì đây là diễn đàn có số độc giả rất lớn, ở khắp nơi trên thế giới, biết đâu gia đình anh Giáo sẽ đọc được. Hy vọng của tôi rất mong manh vì bài của tôi không nói gì về nước Mỹ mà chỉ viết về người bạn của mình đã ngã gục trong tù Cộng Sản. Vậy mà không ngờ, bài viết cũng được chọn đăng và được phổ biến trên hệ thống thông tin toàn cầu. Tôi lại hồi hộp chờ đợi bài viết của mình đến với gia đình anh KTG. Ngày 23 tháng 1 năm 2002 tôi nhận được email của Ban Chủ Nhiệm Việt Báo chuyển cho cùng với bức điện thư của anh KTC, em của anh KTG gửi từ Autin, Texas, báo tin gia đình anh đã đọc được bài viết của tôi. Bức điện thư ngắn ngủi nhưng đã gây cho tôi một cảm xúc mạnh, một niềm vui lớn. Bạn hãy tưởng tượng cũng biết được là tôi hạnh phúc như thế nào khi nỗi niềm đã được giải tỏa, khi ước mơ 25 năm đã thực hiện được, nhất là ước mơ đó là của người quá cố, nên có tính cách linh thiêng.

Chiều chủ nhật 27 tháng 1 năm 2002, tôi đang ở nhà thì nhận được điện thọai từ Texas :

- Hello ! Tôi là KHT, em ruột anh Kha Tư Giáo. Xin lỗi có phải…

- Tôi, Duy Nhân đây.

- Chào anh Duy Nhân ! Có phải anh là tác gỉa bài viết Người Không Nhân Tội ?

- Tôi đây chị.

- Hân hạnh được nói chuyện với anh. Gia đình tôi đọc được bài viết của anh trên Internet. Không ngờ sự thật như vậy..

Tới đây thì tiếng nói đứt quãng. Tôi nghe được cả sự nghẹn ngào bên kia đầu dây. Chị HT quá xúc động. Tôi cũng vậy. Tôi giữ được im lặng trong một phút, rồi nói :

- Đây là giây phút mà tôi chờ đợi suốt hai mươi lăm năm nay.

- Gia đình chúng tôi cám ơn anh nhiều lắm.

- Tôi chỉ làm nhiệm vụ đối với anh Giáo, một người bạn của tôi.

- Bài viết của anh nói lên được nhiều điều. Qua đó, gia đình tôi hiểu rõ sự thật về anh Giáo, về Cộng Sản mà nhiều cán bộ cao cấp theo Cộng Sản suốt đời cũng không hiểu được.

Tôi lại nghe tiếng nức nở bên kia đầu dây. Chị HT lại khóc. Sau đó chị kể cho tôi nghe những sự kiện tiếp theo cái chết của anh Giáo. Chín tháng sau khi anh Giáo chết thì Việt Cộng mới báo tin về gia đình, Họ có hoàn lại cho gia đình một số vật dụng cá nhân, trong đó có cặp kính trắng. Bây giờ tới phiên tôi đau lòng và xót xa khi nghe nhắc tới cặp kính trắng.
 Đó chứng tích của sự trả thù hèn mọn và một chính sách sai lầm đối với trí thức, đối với người thuộc chế độ cũ mà tôi là nhân chứng từ đầu tới cuối. Khi gia đình nhận được giấy báo tử của anh Giáo thì mẹ và các em đi gặp cán bộ có chức quyền để hỏi tin tức. Họ nói anh Giáo nhịn ăn cho tới chết. Mẹ anh hỏi lý do gì khiến anh Giáo phải tuyệt thực, anh Giáo có tội gì phải biệt giam, đề nghị cho xin bản án hoặc biên bản về cái chết của anh Giáo. Việt Cộng không trả lời. Mặc dầu uất ức nhưng mẹ anh cố kiềm nước mắt không bật khóc trước mặt Việt Cộng. Đến khi mẹ anh Giáo đề nghị được dẫn đi tìm mộ thì bọn Việt Cộng lại tỏ ra khó chịu và đòi hối lộ. Cuối cùng, bà và các em phải đi tìm một mình và dĩ nhiên là không thể nào tìm được ! Vì quá đau buồn, mẹ anh Giáo qua đời sau đó ít lâu. Khi tôi nhắc đến tên Huyền Trân thì chị nói đó không phải là tên đường mà là tên của chị. Có lẽ trong lúc lâm chung anh Giáo gọi tên chị mà tôi tưởng là tên đường. Chị HT nói cho tới bây giờ gia đình chị không ai biết anh Giáo nằm ở đâu. Tôi thì biết rất rõ. Ngôi mộ quay đề về hướng Đông ở một góc sân banh. Trên mộ có xuất hiện một cây hoa dại có bông rất lạ. Ngày xưa mỗi lần đi lao động về ngang qua ngôi mộ tôi đề bứt vài bông đem về cắm trong lọ mà tưởng tượng anh Giáo như còn sống. Anh Giáo đã chết một cách vô danh mà anh hùng như loài hoa kia đã dũng cảm vươn lên giữa khô cằn và gai góc.

Sau chi HT thì anh KTH, em kế anh Giáo từ bên Pháp đã liên lạc với tôi bằng thư và nói chuyện qua điện thọai. Anh cho biết rõ hơn về tính tình ngay thẳng, cương trực của anh Giáo. Anh H tỏ ra rất hãnh diện và tự hào về người anh của mình, đã chọn cái chết mà không phải ai cũng làm được. Anh đã thanh thản đi vào trang sử bi hùng của Quân Lực VNCH và dân tộc.

Anh Kha Tư Giáo ơi ! Ở một nơi nào đó chắc là anh đã mãn nguyện vì ước muốn sau cùng của anh đã được thực hiện, dầu có muộn màng. Bài mà tôi viết về anh người ta đã lấy dựng thành kịch (1), cho phổ biến, trình chiếu khắp nơi mà không xin phép tác giả. Thôi thì hãy ngậm cười mà tha thứ cho họ, tha thứ tất cả. Tha thứ cho những kẻ đã hành hạ anh, những kẻ bỏ đói anh, tha thứ luôn cho cái chuồng cọp nhốt anh đêm ngày và cái còng sắt siết chặt tay anh rớm máu ! Bây giờ đã là ba mươi bốn năm, vậy mà tôi tưởng như mới ngày nào…Lịch sử vẫn đang ghi nhận những sự thay đổi, những bước tiếp diễn lạnh lùng của nó. Có những điều anh nhận định, anh mong mỏi bây giờ đã là sự thật, ngọai trừ Tự Do và Hạnh Phúc cho mọi người. Gia đình anh có nhiều thay đổi : Mẹ anh đã qua đời, ông chú anh cũng đã ra đi. 
Người ta dùng tên chú anh để đặt tên một con đường nhỏ ở Thủ Đức nhưng lại viết sai chính tả ! Anh còn lại những người thân nhưng đã phân tán mỗi người mỗi ngã. Có người còn ở Việt Nam, có người ở Pháp, ở Mỹ…Tôi vẫn đang liên lạc với họ, vẫn nghe tiếng họ nói mà chưa một lần gặp mặt. Vậy mà cảm thấy như đã thân quen tự thuở nào. Về phần tôi, khi nào điều kiện cho phép tôi sẽ về lại Việt Nam. Tôi sẽ đi tìm ngôi mộ của anh, sẽ thắp lên đó một nén hương và trồng bên cạnh đó một cây sứ có bông màu trắng.


Duy Nhân; 21/03/2010
Newer Posts Older Posts

No comments: