Saturday, October 15, 2016

BIỂN ĐÔNG - VIỆT CỘNG

Hội thảo Biển Đông tại Paris : Giới chuyên gia cảnh báo về tình hình căng thẳng

Bản đồ Biển Đông (DR)
Bản đồ Biển Đông (DR)

Trọng Nghĩa
Hôm nay, 16/10/2012, tại hội trường Nhà Hóa học ( Maison de la Chimie ) ở Paris, một cuộc hội thảo về Biển Đông đã được mở ra với chủ đề chính : « Biển Đông phải chăng là một không gian khủng hoảng mới ? », do Học viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược (IRIS ), phối hợp với hội Fondation de Gabriel Péri tổ chức.


Trọng Nghĩa 
 
 Cuộc hội thảo quy tụ rất nhiều chuyên gia tên tuổi, quan tâm đến Biển Đông nói riêng và châu Á nói chung. Từ cuộc hội thảo, Trọng Nghĩa gởi về bài tường trình.
16/10/2012
More

Việt Nam : Trung ương Đảng không theo Bộ Chính trị, điều chưa từng xẩy ra

Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị 6, 15/10/2012
Ông Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư đảng Cộng sản Việt Nam, phát biểu tại phiên bế mạc Hội nghị 6, 15/10/2012

Trọng Thành
Ngày 15/10/2012, Hội nghị của Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam kết thúc sau 2 tuần lễ họp kín. Một trong những điều đặc biệt gây bất ngờ được công luận chú ý từ hội nghị này là, Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam đã không chấp nhận đề nghị của Bộ Chính trị xin nhận một hình thức kỷ luật cho tập thể các lãnh đạo cao nhất và cho riêng cá nhân « một lãnh đạo », mà hầu như ai cũng biết là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Hội nghị Trung ương 6 của đảng Cộng sản Việt Nam diễn ra trong bối cảnh xã hội Việt Nam đang khủng hoảng về nhiều mặt, trong đó, công luận đặt rất nhiều câu hỏi về vai trò của đảng Cộng sản, vai trò của Bộ Chính trị và Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam. Sau đây là phần nhận định của Tiến sĩ Lê Đăng Doanh, từ Hà Nội.
Tiến sĩ Lê Đăng Doanh (Hà Nội)
16/10/2012
RFI : Kính chào Tiến sĩ Lê Đăng Doanh. Như ông biết, ngày hôm qua, Hội nghị 6 của đảng Cộng sản Việt Nam vừa kết thúc, rất mong ông cho biết các nhận định của ông về quá trình diễn ra hội nghị này, về kết quả cũng như triển vọng của những diễn tiến tiếp theo.
Lê Đăng Doanh : Hội nghị 6 của Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng sản Việt Nam chắn chắn là một hội nghị hết sức quan trọng. Đây không phải một hội nghị có tính thủ tục bình thường. Hội nghị này có lẽ sẽ đi vào lịch sử như là một trong những nỗ lực hết sức cao của ban lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là chấn chỉnh lại tổ chức, chấn chỉnh lại kỷ luật của Đảng, và chuẩn bị cho những bước phát triển tới đây của Đảng.
Mọi người đã hết sức nóng lòng theo dõi, và trên mạng cũng có rất nhiều tin đồn đoán. Đến buổi tối ngày hôm qua, đài truyền hình Việt Nam đã đưa toàn văn bài của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và thông cáo báo chí của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương.
Dĩ nhiên mọi người đều tập trung sự chú ý vào sự « phê bình và tự phê bình ». Điều đáng chú ý là, Bộ Chính trị đã 100% đồng ý là xin nhận khuyết điểm, và xin Ban Chấp hành Trung ương kỷ luật tập thể Bộ Chính trị và một thành viên, một Ủy viên của Bộ Chính trị. Điều đáng ngạc nhiên là sau đó, Ban Chấp hành Trung ương đã không đồng ý, cả kỷ luật Bộ Chính trị, cũng như kỷ luật « đồng chí » đó.
Điều này hơi ngạc nhiên, vì Ban Chấp hành lại chỉnh sửa quyết định của Bộ Chính trị. Và đấy là một điều từ trước đến nay hầu như chưa xảy ra. Và đây là một điều làm cho các nhà quan sát đang hết sức quan tâm, theo dõi, thảo luận, và mọi người đang chuẩn bị để xem xem rằng, sau Hội nghị Trung ương 6 thì diễn biến trong thực tế sẽ như thế nào.
RFI : Xin ông giải thích về cái thực tế gần như chưa có tiền lệ này trong nội bộ đảng Cộng sản Việt Nam.
Lê Đăng Doanh : Bình thường thì Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam là một cấp lãnh đạo rất có uy tín, và thường thì, nếu Bộ Chính trị đã có quyết định, thì Bộ Chính trị có đủ uy tín, lập luận, sức thuyết phục, để thuyết phục được Ban Chấp hành Trung ương, để thuyết phục thực hiện quyết định mà 100% thành viên Bộ Chính trị đã đồng ý.
Việc Bộ Chính trị không thuyết phục được Ban Chấp hành Trung ương là điều khiến mọi người ngạc nhiên. Đây là điều mà tôi thấy hiện nay chưa giải thích được, và chưa biết được rằng hệ quả sẽ như thế nào ?
Bởi vì quá trình « phê bình và tự phê bình » này là quá trình đấu tranh nội bộ rất thẳng thắn và mất rất nhiều công sức, như ông Tổng bí thư đã nói. Tức là đã họp đến 21 ngày từ tháng Bảy cho đến vừa rồi. Rồi Trung ương lại họp thêm 15 ngày. Trong đó, riêng về chủ đề này đã họp 5 ngày. Tôi nghĩ rằng, đây là một điều rất không bình thường, và không biết rằng là sắp tới đây Bộ Chính trị sẽ thực hiện sự lãnh đạo của mình như thế nào, nếu như mà việc Bộ Chính trị quyết định 100% đồng ý rồi, mà ra đến Trung ương lại không thuyết phục được.
Đây là điều mà cá nhân tôi, đã từng phục vụ cho một số đồng chí lãnh đạo của đảng Cộng sản Việt Nam trong một thời gian tương đối dài, hết sức lấy làm chú ý. Và hiện nay tôi chưa có thể giải thích được điều này.
RFI : Dường như xét theo quy định của đảng Cộng sản Việt Nam, Ban Chấp hành Trung ương của Đảng, về mặt chính danh là cấp lãnh đạo, còn Bộ Chính trị chỉ là cấp thay mặt trong một thời gian nhất định. Do đó, phải chăng việc Ban Chấp hành Trung ương có ý kiến ngược với Bộ Chính trị thì cũng là điều bình thường về nguyên tắc ?
Lê Đăng Doanh : Theo điều lệ Đảng thì Trung ương là cấp lãnh đạo cao nhất, và có quyền quyết định về những vấn đề quan trọng và Bộ Chính trị nếu có quyết định thì phải báo cáo ra Trung ương, để Trung ương cho ý kiến, sẽ chuẩn y, hoặc đồng ý, hoặc bác bỏ. Về điều lệ, thì rõ ràng là như vậy.
Song, thực tế là Ban Chấp hành Trung ương bầu ra Bộ Chính trị, và Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo tiêu biểu, tập trung trí tuệ, uy tín, chịu trách nhiệm về đường lối. Bộ Chính trị chính là cơ quan chuẩn bị các quyết định của Trung ương. Về uy tín, về trình độ, về sức thuyết phục thì, thường cho đến nay, người ta thường trông đợi rằng, Bộ Chính trị có đủ sức thuyết phục, có đủ uy tín, và có đủ khả năng để trình bày, thuyết phục Ban Chấp hành Trung ương, theo các quyết định (của Bộ Chính trị), mà trong trường hợp này là 100% đồng ý. Vậy mà Trung ương lại không đồng ý và bác bỏ.
Về mặt điều lệ, quyết định của Trung ương là cao hơn và quyết định của Trung ương như vậy là hợp lý (hợp theo điều lệ của Đảng). Nhưng người ta sẽ đề ra câu hỏi : Uy tín, sức thuyết phục của Bộ Chính trị như thế nào ? Đấy là cái điều làm cho tôi suy nghĩ. Vả lại rằng, sau việc Trung ương quyết định như thế này, thì sắp tới đây, diễn biến của tình hình sẽ như thế nào ? Sẽ tốt lên, sẽ có một sự sửa chữa và chỉnh đốn hết sức nghiêm túc ? Nếu như điều đó chưa xảy ra, thì lúc bấy giờ Bộ Chính trị có thể có những quyết định như thế nào, và liệu Bộ Chính trị quyết định lần này, thì liệu có thuyết phục được Trung ương không ?
Điều này sẽ là một thách thức và đem lại những hệ quả mà trong thời điểm hiện nay tôi chưa có thể lý giải được hết.
RFI : Thưa Tiến sĩ, có một số người quan sát nhận xét rằng, trong hội nghị rất đặc biệt này, Bộ Chính trị của đảng Cộng sản Việt Nam đã chính thức nhận lỗi về phần mình và xin chịu kỷ luật. Như vậy, có bình luận rằng, đây là một thành công của ê-kíp lãnh đạo, đã biết đứng ra chịu trách nhiệm, không phải trước xã hội và quốc gia, trước đất nước, mà là trước Ban Chấp hành Trung ương, tức là trong nội bộ Đảng. Đây có thể nói là một thành công của ban lãnh đạo hiện nay, có phải không ?
Lê Đăng Doanh : Rõ ràng là như vậy, việc ông Tổng bí thư thay mặt Bộ Chính trị, với một giọng nói hết sức nghẹn ngào, đã nhận khuyết điểm, đã gây ra sự xúc động lớn, đã gây ra sự chú ý, bởi vì đây là một nỗ lực rất lớn của Ban Chấp hành Trung ương, của Bộ Chính trị, của cá nhân ông Tổng bí thư.
Như vậy, thành công ở đây, theo tôi là thành công trong việc thể hiện sự nỗ lực chân thành và trách nhiệm đối với dân tộc, đối với Ban Chấp hành Trung ương. Nhưng người ta sẽ đặt câu hỏi là, tại sao Bộ Chính trị lại không thuyết phục được Ban Chấp hành Trung ương ?
Nếu như có kỷ luật này, thì tôi tin rằng, sức thuyết phục của Bộ Chính trị, và của đợt kiểm điểm « phê bình và tự phê bình », chắc chắn sẽ cao hơn. Nhưng điều này không xảy ra, vậy hệ quả sẽ là thế nào ? Sức thuyết phục và khả năng quyết đoán của Bộ Chính trị đến đâu trong thời gian tới đây ?
Bộ Chính trị đã có những quyết tâm như thế, đã có thảo luận kỹ như thế, rồi thì đã có một nỗ lực chân thành đến như thế, rồi ông Tổng bí thư đã có lời nhận khuyết điểm thống thiết đến như thế mà lại không thuyết phục được Ban Chấp hành Trung ương. Phải chăng Ban Chấp hành Trung ương có những cân nhắc khác ? Có những căn cứ khác với Bộ Chính trị chăng ? Và điều này, (sự mâu thuẫn) giữa lập luận của Ban Chấp hành Trung ương và lập luận của Bộ Chính trị, sẽ được lý giải ra làm sao ? Đấy là những điều cần phải được giải thích và làm rõ thêm.
Xin chân thành cảm ơn Tiến sĩ Lê Đăng Doanh.
tags: Chính trị - Phỏng vấn - Việt Nam 
 

Hội nghị trung ương 6: Sự thất bại của đảng?

2012-10-16
Hội nghị Trung Ương 6 kết thúc với sự thất vọng lẫn cay đắng lan tỏa khắp nơi và người có quan tâm cho rằng đây là thời kỳ đen tối nhất của lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam.


Courtesy vinhphuc.gov
Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11, hôm 02/10/2012.
Mặc Lâm phỏng vấn GS Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Xã Hội Việt Nam để biết thêm ý kiến của một đảng viên lão thành trước diễn tiến cũng như kết quả của Hội nghị 6.

Kết quả là số không

Trước tiên Giáo sư Tương Lai cho biết:

Kết quả là số không! Đây là một sự thất bại thảm hại. Bởi vì Ban chấp hành Trung ương là cơ quan quyền lực cao nhất của đảng. GS Tương Lai
GS Tương Lai: Ai cũng biết rằng thực chất hội nghị này là để giải quyết một vấn đề nổi cộm và muốn qua đó kỷ luật một anh mà xét về mặt hiện tượng thì nó đã tạo nên sự phẫn nộ trong dân chúng về hành vi tham nhũng, độc đoán, vội vã gây nên những hệ lụy rất tai hại. Nếu làm được điều này thì có nghĩa là lấy lại được uy tín cho ông Tồng bí thư, cho Bộ chính trị, cho Ban chấp hành Trung ương và nói chung cho thể chế chính trị mà ông Nguyễn Phú Trọng đang là người đứng mũi chịu sào.
Mặc Lâm: Thưa GS, tuy nói thế nhưng cuối cùng thì nhân vật mang tên “một đồng chí trong bộ chính trị” vẫn không nhận bất cứ kỷ luật hay chế tài nào. Như vậy thì kết quả của hội nghị có thanh công như Tổng bí thư khẳng định hay không?
GS Tương Lai: Kết quả là số không! Đây là một sự thất bại thảm hại. Bởi vì Ban chấp hành Trung ương là cơ quan quyền lực cao nhất của đảng. Thực ra Đại hội là cơ quan cao nhất nói về mặt đảng, Bộ Chính trị chỉ là cơ quan điều hành thôi, nhưng mà lâu nay người ta biến nơi đó thành một thứ đảng, phải nói là siêu đảng.
000_Hkg7884482-250.jpg
Hội nghị lần thứ 6 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN khóa 11, diễn ra tại Hà Nội ngày 1 tháng 10 năm 2012. AFP PHOTO.
Thật ra đứng về mặt nguyên lý và điều lệ thì Ban chấp hành Trung ương mới là cơ quan cao nhất. Vậy thì kết quả của Ban chấp hành Trung ương người ta biểu quyết với tỷ lệ hơn 70 % không đồng ý với quyết định của ông Tổng bí thư và của Bộ chính trị, nhưng vẫn không kỷ luật hay đưa ra một biện pháp nào thì điều đó nói lên rằng bên này bên kia là rất phức tạp trong cơ quan quyền lực cao nhất của đảng. Đồng thời cũng là cơ quan giữ trách nhiệm cao nhất về sự tồn vong của chế độ. Nếu kỷ luật được cái ông Ủy viên Bộ chính trị mà người ta không nói tên ra nhưng ai cũng biết, ngay một việc đơn giản ấy cũng không làm nỗi!
Mặc Lâm: Điểm mà người dân chú ý và hy vọng nhất là luật đất đai sẽ được thay đổi nhưng Tổng bí thư khẳng định đất đai vẫn thuộc sở hữu toàn dân, có nghỉa là không ai được có cái quyền tư hữu. Theo GS hành động này của đảng, của hội nghị có sáng suốt và thích hợp với nhu cầu thiết yếu của toàn dân hay không?
GS Tương Lai: Đương nhiên cũng có thể cải tiến chỗ này chỗ nọ như là một chiếc áo chấp mảnh vá cắt ở phía dưới đưa lên cầu vai. Đưa một mảnh sau lưng ra trước ngực…nhưng về cơ bản cái áo khoác nó rộng cỡ về sở hữu toàn dân, nó vẫn trùm lên toàn bộ vấn đề đất đai thì làm sao giải quyết được vần đề đất đai hiện nay?
Bởi vì nhân danh toàn dân, nhân danh nhà nước nên người ta sẵn sàng cướp đất của dân mà pháp luật thì đứng về phía những người ăn cướp. Vậy thì làm sao thỏa mãn nhu cầu của dân được?

Giải khát bằng độc dược?

Mặc Lâm: Khi mà đảng không thấy có nhu cầu phải theo nguyện vọng của dân thì cũng đồng nghĩa với việc chấp nhận đối đầu với những tranh đấu sẽ tiếp tục xảy ra. Như vậy thì giải pháp chấp vá ấy có khác gì giải khát bằng thuốc độc?

Những người làm chính trị khôn ngoan hiện nay chính là phải tìm những giải pháp khác để làm yên lòng dân. GS Tương Lai
GS Tương Lai: Về mặt logic thì hình như có vẻ đúng như thế. Nhưng trong diễn bíến tình hình thì tôi không tin nó sẽ diễn ra như thế. Tôi vẫn tin rằng trong Ban chấp hành Trung ương qua biểu quyết vừa rồi tôi hiểu có những người người ta đã suy tính, chỉ có điều là người ta có nói ra hay không. Lựa chọn thái độ lúc nào thì người ta nói ra hay không nói ra. Vì vậy không cho phép tiếp tục giải khát bằng thuốc độc đâu, tức là đàn áp, dùng bạo lực để đè bẹp tinh thần dân chủ. Tôi tin người ta không dám làm điều ấy, và muốn cũng không làm được mặc dầu về mặt logic thì điều này có thể diễn ra nhưng thực tế tình hình đã dạy cho người ta bài học nếu làm chuyện đó thì người ta sẽ không còn gì nữa.
Kết quả của hội nghị này nó đã đưa đến sự mất lòng dân ghê gớm. Những người làm chính trị khôn ngoan hiện nay chính là phải tìm những giải pháp khác để làm yên lòng dân.

Mặc Lâm: Trong bản tổng kết ông Tổng bí thư không hề có một câu nào nhắc tới vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo, cụ thể là Biển Đông. Theo GS thì việc gì đang xảy ra phía sau hội nghị này? Phải chăng yếu tố Trung Quốc đang khống chế, bao trùm lên tất cả?
GS Tương Lai: Với một hội nghị trung ương quan trọng như thế, bàn thảo nào là vấn đề kinh tế, vấn đề giáo dục, rồi công nghiệp… đủ cả, nhưng không động một câu tới thực tế Biển Đông. Ông Chủ tịch nước đã phát biểu và báo Tuổi Trẻ đã giật một cái tít rất dài là: “Không được để vấn đề Biển Đông ảnh hưởng đến mối quan hệ Việt Trung” Vậy thì thực chất mối quan hệ Việt Trung này là gì? Vấn đề Biển Đông là gì?
Đúng lúc Hội nghị trung ương 6 khai mạc thì chúng nó tổ chức mừng quốc khánh nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại thành phố Tam Sa. Lúc chúng làm như thế không biết Bộ Ngoại giao ta có biết không mà ém nhẹm đi để vẫn có một lời chúc mừng thắm thiết thì tôi thấy đấy là một xúc phạm ghê gớm đối với lòng tự tôn dân tộc.
Đương nhiên đứng về mặt ngoại giao chúc mừng thì cứ chúc mừng, thậm chí vừa nhổ nước bọt vào nhau mà vẫn chìa tay ra bắt tay nhau thì đấy là chuyện bình thường trong ngoại giao. Nhưng khi chúng nó kéo cờ quốc khánh của chúng nó trên lãnh thổ của chúng ta. Trên cái thành phố mà chúng nó thành lập ra ở Hoàng Sa trong đó gồm cả Trường Sa nữa để chúng nó mừng quốc khánh mà chúng ta vẫn gửi thư chúc mừng lời lẽ không có một cái gì khác, thì đấy là một nỗi nhục mà những người trí thức nào còn một chút nhân phẩm và lương tri không thề không phẫn nộ và lên án.
Mặc Lâm: Xin cám ơn GS

Cho vay bừa bãi, hãy hỏi Việt Nam!

Cập nhật: 10:40 GMT - thứ ba, 16 tháng 10, 2012
Một ngày sau Hội nghị 6 của Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quan tâm của dư luận về các kết luận của cuộc họp vẫn rất lớn, đem lại số người đọc tăng đột biến vào trang web BBC Tiếng Việt trong 24 giờ qua.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng 'được Trung ương trao nhiệm vụ'
BBC Tiếng Việt xin giới thiệu tiếp một số ý kiến đánh giá chính trị nội bộ nhân Hội nghị hoặc viễn cảnh kinh tế Việt Nam tới đây:
TS Lê Sỹ Long, Đại học Houston:
Điều tôi ghi nhận sau Hội nghị là Trung ương Đảng đã không dám kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng giữa nhiệm kỳ 2 của ông ta vì sợ rằng sẽ làm hỏng liên minh chính trị trong Đảng. Ba phái trong liên minh: Văn phòng Chủ tịch nước, Tổng bí thư và Văn phòng Chính phủ từng đủ năng động để đổi mới đất nước qua nền kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa. Ba phái này cũng đi theo tuần tự của việc thay đổi lãnh đạo, yếu tố đã và đang đóng vai trò cốt yếu để Việt Nam là một trong những thể chế độc đoán vững vàng nhất thế giới.
Biến liên minh đó thành một nền chính trị phe nhóm, nơi mà một phái thất vọng có thể đẩy phái kia ra khỏi ghế ngay giữa nhiệm kỳ, là điều mà các nhà lãnh đạo cộng sản luôn cố tránh. Một phần là vì họ biết từ thời Cuộc chiến Việt Nam, khi chế độ Miền Nam luôn bị phe phái phá vỡ: những kẻ trong thuyền đẩy những người ngồi ra ngoài.
Tôi nghĩ điều quan trọng nhất là hành động hai phái của các ông Sang và Trọng đưa ra chống lại ông Dũng phản ảnh một thực tế hiện nay là chỉ có thay đổi nhân sự trong Ban Chấp hành Trung ương và các nhân vật được bổ nhiệm làm lãnh đạo những tập đoàn nhà nước thì Đảng mới có thể giành lại niềm tin của người dân.
Điều khác biệt giữa ông Sang và ông Dũng là chỗ, ông Sang tin rằng ông Dũng đã hư hỏng về đạo đức “trong công việc, sinh hoạt hàng ngày, trong gia đình, vợ con”, còn về vai trò của các tập đoàn nhà nước thì hai ông này, đều là người miền Nam, có quan điểm giống nhau.
Raphael Cecchi, chuyên gia về châu Á của tập đoàn ONDD:
"Trên thực tế, Thủ tướng Dũng đã được Trung ương trao cho một nghị trình để thực hiện cho tới kỳ họp tiếp"
GS Carl Thayer
Đánh giá kinh tế Việt Nam thời gian qua, tôi nghĩ quyết định đúng của họ đã làm được là ngay từ đầu 2011 Nghị quyết 11 đưa ra được các biện pháp phục hồi kinh tế vĩ mô và giúp kiềm chế lạm phát.
Về các quyết định sai trái hoặc sự thiếu vắng các quyết định, thì chính sách lấy tăng trưởng làm tiền đề khi kinh tế bị quá nóng (tăng trưởng tín dụng của Việt Nam ở mức đột ngột và cao nhất châu Á trong thập niên qua), đã dẫn tới việc mất cân bằng, làm suy giảm niềm tin của giới đầu tư và thị trường Việt Nam và tiền đồng, đồng thời làm yếu hệ thống ngân hàng (vì tích lũy thêm nhiều nợ xấu).
Việc lập ra các tập đoàn nhà nước lớn mà điển hình là quản lý yếu kém, dồn nguồn tài nguyên sai trái, tài chính yếu kém và quản lý từ trên bị lỏng lẻo.
Cải cách cơ chế của Việt Nam cũng yếu, đặc biệt là vì đã tập trung ít vào các tập đoàn nhà nước thua lỗ, quản trị kém như Vinashin, và điều này đã làm hại tăng trưởng, làm trầm trọng thêm các căn bệnh của hệ thống và bài mòn niềm tin.
Tư nhân hóa cũng bị ngưng lại một thời gian, và trong các trường hợp này, trách nhiệm cần được đổ cho cả Thủ tướng Dũng và sự chống cự cải cách từ Đảng và các nhóm đặc quyền đặc lợi.
GS Carl Thayer, nhà bình luận từ Úc:
Trên thực tế, Thủ tướng Dũng đã được Trung ương trao cho một nghị trình để thực hiện. Và hội nghị trung ương lần tiếp theo, rất có thể sẽ mở ra vào tháng 12 hoặc đầu năm tới.
Và từ nay tới đó, Thủ tướng Dũng phải làm tốt, căn cứ vào những gì ông ta đã hứa khi tự phê. Sẽ có nỗ lực phối hợp để xác định rõ và xử những ai bị cho là chịu trách nhiệm về Vinashin và Vinalines. Ban Kinh tế Trung ương sẽ họp để tư vấn cho Đảng qua các phân tích nhằm buộc ông Dũng phải có trách nhiệm về hành vi của mình.
Bộ Chính trị cũng sẽ phải ra được một kế hoạch hành động mang tính phối hợp nhằm giải quyết các điều yếu kém đã nêu ra ở hội nghị trung ương lần này.


Bangkok Post cảnh báo khủng hoảng tới có thể xảy đến chỉ với Việt Nam và Myanmar

Umesh Pandey, trên báo Bangkok Post trong ngày hội nghị bế mạc:
Cho tới gần đây, Việt Nam khiến Thái Lan sợ vì có thể vượt qua Thái Lan về tăng trưởng và tính hấp dẫn đầu tư. Người ta cũng đặt câu hỏi có phải bạo loạn chính trị ở Thái Lan đã khiến nước họ tụt hậu sau Việt Nam. Nay thì chúng ta không còn nghe thấy những câu hỏi như vậy, và không phải vì Thái Lan làm gì hay hơn.
"[Về chuyện] bất cẩn khi cho vay thì bạn hãy hỏi người Việt Nam"
Báo Thái Lan
Điều cần được hỏi là có phải tại châu Á cách lãnh đạo Một Người đúng hay là không. Một Người ở Việt Nam đã có thể khiến nền kinh tế đất nước tốt hơn hoặc tồi đi. Chúng ta cũng thấy tình trạng tập trung quyền lực vào một cá nhân ở cả Philippines, Campuchia, Myanmar, nơi các ông Benigno Aquino, Hun Sen và Thein Sein chỉ đạo chính.
Hãy nghĩ đến chuyện đó, khi người ta có thể nêu ra rằng 7 trong 10 nền kinh tế Asean không được điều khiển bằng các nguyên tắc cơ bản của đất nước mà bị chỉ tay bởi một đảng hay một ông lớn.
Cách điều hành độc đoán có thể tạo ra ổn định nhưng về lâu dài lại tạo rủi ro chính trị. Chúng ta đã thấy hậu quả của nó trong cuộc khủng hoảng kinh tế 1997.
Trong khi xảy ra khủng hoảng 1997 -98, các chế độ từng đem lại lợi ích kinh tế cho người dân có thể sống sót nhưng những người như Tổng thống Suharto bị sụp đổ vì ông không còn đem lại được gì cho Indonesia nữa.
Để một nhân vật quyền thế chỉ đạo các chính sách chỉ là cách làm tốt khi bối cảnh chung còn tốt, nhưng cách làm này có nhiều rủi ro khi tình hình xấu đi. Ổn định bề ngoài sẽ nhanh chóng nhường chỗ cho các tệ nạn như tham nhũng, bè phái, và từ đó dẫn đến các vấn đề lớn hơn trong tương lai.
Khi các vấn đề là thiếu thận trọng hay bất cẩn khi cho vay thì bạn hãy hỏi người Việt Nam nhé.
Cuộc khủng hoảng tiếp theo, nếu xảy ra, có thể sẽ xảy ra riêng với Việt Nam hoặc Myanmar mà không ảnh hưởng gì đến các nước Asean còn lại. Nhưng tác động của nó với tâm lý chung có thể rất lớn và sức hấp dẫn chung của cả khu vực có thể sẽ bị xóa mất.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/10/121016_opinions_vn_party.shtml

 

Tổng Bí thư 'nghẹn ngào' nhận lỗi

Cập nhật: 12:50 GMT - thứ hai, 15 tháng 10, 2012
Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã bế mạc sau 15 ngày họp kín.
Diễn văn bế mạc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được phát đi trên truyền hình nhà nước vào buổi tối cùng ngày.
Mục Bảy của bài diễn văn đề cập Báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
Giọng người đứng đầu Đảng trở nên nghẹn ngào khi nói: "Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu."
"Mặc dù nhiều khuyết điểm, hạn chế có từ các khoá trước, nhưng với trách nhiệm chính trị của cơ quan lãnh đạo hiện nay, Bộ Chính trị và từng Uỷ viên Bộ Chính trị tự nhận thấy sâu sắc trách nhiệm chính trị của mình trước những khuyết điểm, hạn chế đó."
Ông Trọng cho biết: "Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị."
Tuy vậy, theo ông, "Ban Chấp hành Trung ương đã thảo luận rất kỹ, cân nhắc toàn diện các mặt ở thời điểm hiện nay và đi đến quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tích cực khắc phục, sửa chữa khuyết điểm; không để các thế lực thù địch xuyên tạc, chống phá."

SƠN TRUNG * ĐẢNG CỘNG SẢN TRÊN ĐÀ RƠI XUỐNG VỰC SÂU





ĐẢNG  CỘNG SẢN TRÊN ĐÀ RƠI XUỐNG VỰC SÂU


SƠN TRUNG 



 Từ khi các triết gia Hy Lạp nghĩ đến việc xây dựng chủ nghĩa cộng sản thì nhiều triết gia khác đã lên tiếng chỉ trích. Marx đã đảo ngược tình thế, lập ra một lý thuyết cộng sản sắt máu mà ông là là hữu hiệu và thực tế. Nhất là lúc bấy giờ giai cấp vô sản  nghèo khổ đang hình thành và giai cấp tư bản cũng đang lớn mạnh, nhiều người tin theo Marx, đã cầm gươm giáo giết người trong cơn mê cuồng của thời ấy. 

Chính trong lúc cộng sản Liên Xô lớn mạnh, chế bom nguyên tử và lên không gian trước Mỹ, và Trung Quốc giành được độc lập, có trong tay một số dân chúng và đất đai to lớn, thì uy lực cộng sản rất lớn, nhưng chính lúc đó, một số triết gia, học giả, chính trị gia, nhà tôn giáo và thường dân đã hiểu thế nào là cộng sản và sự thất bại thảm thương của cộng sản mặc dầu họ che dấu rất kín đáo.
Không ai thấy rõ cộng sản bằng người dân nghèo mà bị đôn lên làm địa chủ và bị chém giết cho đúng chỉ tiêu của Bắc Kinh và Kremlin đặt ra. Và cũng chính họ đã thấy những  người yêu nước và yêu chủ nghĩa Marx  đã hy sinh cuộc đời và tài sản trong kháng chiến chống Pháp để rồi rốt cuộc bị đảng  xử tử vì tội thành phần...
 Sau khi Đông Âu và Liên Xô tan rã, Khrushchev tố cáo tội ác Stalin, cả thế giới mới bàng hoàng, nhận ra mình ngu dại, đã một đời uổng phí đi theo lũ Satan mang lốt người, mang khẩu hiệu bình đẳng, dân chủ, không giai cấp và cơm no áo ấm....

Những ai dù là cán bộ, công nhân viên hay công nhân, nông dân đã sống với cộng sản thì đều biết họ bị bóc lột dã man hơn địa chủ, thực dân.  Những nô lệ trong các Hợp Tác Xã, làm tích cực nhất  cũng chỉ được mỗi ngày  một hai lon gạo còn mồ hôi nước mắt của dân được giao cho đảng cướp, và một phần vào tay bọn giám đốc HTX, bọn xã ủy, huyện ủy:

-Làm ngày không đủ, 
tranh thủ làm đêm,
 ngày thêm ngày nghỉ.


-Đi làm hợp tác hợp te
Không đủ miếng giẻ mà che cái L.


Một người làm việc bằng ba,
Để cho cán bộ xây nhà sửa sân
Một người làm việc bằng hai
Để cho cán bộ mua đài, sắm xe...

Trừ những tên có thành tích giết người và những tên nịnh hót, đa số cán bộ đều bị bóc lột. Một số vẫn tin tưởng mù quáng, nhưng  những ai ngu lắm thì đến ngày về hưu non cũng sẽ nhận thức rằng một đời của họ đã bị cộng sản lừa đối:


Ăn như thày tu
Ở như nhà tù
Nói như lãnh tụ
Về hưu non mới biết mình ngu..

 Những ai chậm hiểu nữa là khi cộng sản bỏ " bao cấp" bắt dân đóng tiền học, tiền bệnh viện, và cộng sản  buôn bán với tư bản là chính cộng sản  đã thừa  nhận chủ nghĩa cộng sản đã thất bại. Đảng cộng sản bản chất chính trị không còn nữa mà chỉ còn lại một tổ chức Mafia cướp của giết người, thi hành mọi thủ đoạn gian trá để có tiền bạc, địa vị.. Đảng cộng sản  nay là đảng cướp công khai, gồm con cháu, vợ chồng, anh em của chúng . Chúng cướp tài sản quốc gia và tài sản nhân dân một cách công khai và tàn bạo, không  sợ pháp luật nào trừng phạt.  Chúng mặc sức sống huy hoàng và đấu đá nhau trong khi đời sống dân chúng ngày càng xuống thấp.

Chúng đã bán nước. Ngày xưa chúng láo khoét khoe khoang anh hùng vì chúng cậy thế Nga Tàu. Nay chúng vẫn tiếp tục làm tay sai cho Trung Quốc, tuân theo mệnh lệnh của Trung Quốc. Cuộc đại hội đảng vừa qua chứng tỏ bọn Hà Nội vẫn cúi đầu thần phục Trung Quốc, tuân lệnh Trung Quốc, không dám hạ  thủ Nguyễn Tấn Dũng mặc dầu y ngang nhiên cướp tài sản nhà nước. Và những tên nào muốn ăn trên ngồi trốc đều phải tuân lệnh quan thầy Trung cộng.

Cộng sản bây giờ là một lũ hèn mạt, chúng khống dám chống Trung Quốc xâm lược, phải tuân lệnh Trung Quốc và nhượng bộ Trung Quốc mọi sự, từ quân sự, kinh tế, chính trị. Đảng cộng sản bây giờ bất lưc trong việc xây dựng đất nước nhưng hành động rất côn đồ và tàn ác với nhân dân. Nhân dân ta phải chuẩn bị một ngày tiệu diệt Việt Cộng và Trung Cộng để xây dựng đất nước.
Việt Nam như một ngôi nhà bị mối mọt ăn hết, chỉ chờ một cơn gió nhẹ là sụp đổ. Ngày đó không xa.

Sơn Trung

 
 
 


No comments: