Saturday, October 15, 2016

TRUYỆN, THƠ

Friday, November 2, 2012

NGUYỄN HÀM THUẬN * ƯỚC GÌ EM LÀ BIỂN LẶNG

ƯỚC GÌ EM LÀ BIỂN LẶNG
Nguyễn Hàm Thuận Bắc


 (Mến tặng Nguyễn Phương Uyên)
Trường Sa, ngày đêm canh đảo
Sao trời thao thức nhớ em
Ước gì em là biển lặng
Ru anh bờ sóng dịu hiền

Trường Sa ngày đông gió lạnh
Mây trời vần vũ dọc ngang
Ước gì em là tia nắng
Xuyên mây rọi xuống biển vàng

Trường Sa ngày hè bỏng cháy
Nắng nôi rát mặt rát mày
Ước gì em là mây đảo
Mát che người lính nơi đây!

Trường Sa vào mùa bão tố
Mưa tràn, sóng dựng, biển dâng
Ước gì em là tấm áo
Cho anh mặc để che thân

Trường Sa giặc Tàu hay tới
Nghênh ngang chiến hạm dọa người
Ước gì em là cuồng bão
Nhấn chìm hết lũ đười ươi!

Nay vừa nghe tin sét đánh
Công an đã bắt em rồi!
Sao nỡ bắt người vô tội?
Thương nhà, yêu nước…
Trời ơi!

QUÊ CHOA

Thursday, November 1, 2012

DUY NHÂN * CHUYỆN VƯỢT BIÊN

Chuyện Vượt Biên
07/31/2005 
Tác giả : Duy Nhân
 

Tác giả Duy Nhân, cựu sĩ quan VNCH, cựu tù cải tạo, hiện là cư dân Chicago, đã góp nhiều bài Viết Về Nước Mỹ đặc biệt. Bài viết lần này, theo tác giả, đuợc trích từ tiểu thuyết của ông sắp xuất bản “Sân Khấu Cuộc Đời”. Đây là truyện kể rất sống động và xúc động về một cuộc vượt biển, với đù thảm cảnh giông bão, hải tặc và những di lụy sau đó. 

*
Một buổi sáng tại thành phố Chicago. Trong một phòng khách, hai người đàn bà sắp sửa làm sui gia với nhau, đang bàn về thủ tục hôn lễ của con họ. Con gái bà Nguyễn sẽ lấy con trai bà Lan. Khi bà Nguyễn thắc mắc hỏi lý do gì bà Lan không đồng ý ghi tên chồng bà là anh Tín vào tấm thiệp báo tin lễ thành hôn của con thì bà Lan trả lời:
- Tôi biết thế nào chị cũng hỏi tôi về điều đó. Đối với ngườI ngoài thì tôi chủ trương im lặng, họ nghĩ sao mặc họ. Còn đối vớI anh chị, đã là sui gia vớI nhau, tôi thấy cần phải cho chị biết tất cả sự thật. Câu chuyện như thế này...
Nói tới đây bà Lan đứng lên châm thêm trà vào hai tách, mời bà Nguyễn rồi bà uống một hớp. Bà bắt đầu kể:
- Lúc đó là năm 1985. Khi anh Tín, ba cháu Vinh vừa mớI đi học tập cải tạo ở ngoài Bắc về thì có một gia đình quen biết tổ chức vượt biên. Họ biết anh Tín là cựu Trung tá, hạm trưởng Hải quân nên rủ tham gia làm hoa tiêu, lái tàu vớI điều kiện thật dễ dãi. Anh Tín thì họ miễn còn bốn mẹ con tôi họ chỉ lấy tượng trưng hai cây vàng, khi tới nơi mới trả, trong khi những ngườI khác thì mỗi đầu người phải là bốn cây, đóng đủ. Về mặt tài chánh thì tôi có thể đảm đương đươc.
Trước sự ưu tiên của chủ ghe tôi cũng định đem gia đình đi hết cho có vợ chồng, con cái. Lúc đó đêm đêm tôi thường mở đài B.B.C Luân Đôn nghe phần phát thanh Việt ngữ. Bình luận về thuyền nhân Việt Nam, phát thanh viên nói trong số những ngườI ra đi thì năm mươi phần trăm bị bắt lại, hai nhăm phần trăm chết trên biển vì nhiều lý do, hai bốn phần trăm bị hải tặc cướp bóc, hiếp dâm, chỉ có một phần trăm là an toàn đến được bến bờ Tự Do. Sau ba ngày đêm suy nghĩ, tôi quyết định là để anh Tín đi một mình...
Trên đây là lược trích hoàn cảnh câu chuyện được hồi tưởng. Và sau đây là phần truyện kể về chuyến vượt biên.
*
I. TÀU VƯỢT BIỂN
Anh Tín xuống xe ở cây số đã định thuộc một vùng ở xã Phước Hòa. Anh mang balô đi vào ngã ba độ hai trăm thước rồi rẽ phải chừng năm mươi thước nữa thì thấy trước mặt có mấy quán nước. Anh vào quán thứ hai. Anh quan sát một lượt. Ở một góc bàn có một thanh niên ngồi một mình, đầu độI chiếc nón nỉ cũ màu xám, trước mặt anh là ly cà phê đen. Đúng là ngườI được mô tả trước. Chỉ còn xác nhận lại mật hiệu thôi.
Anh Tín thong thả đặt balô xuống, kêu cô chủ quán cho anh ly đá chanh, rồi lấy thuốc ra hút. Người thanh niên lấy một điếu thuốc cầm tay, đến chỗ anh ngồi:
- Ủa ! Bác Ba, đi đâu mà về trễ vậy"
Anh Tín nhìn người thanh niên:
- Tôi đi lên Hai Giỏi ở Long Thành dự đám cưới con ảnh mấy ngày nay.
NgườI thanh niên chớp mắt hai cái:
- Vậy thì bác uống hết ly nước rồi cùng về với cháu cho vui. Chứ bây giờ trưa rồi, chờ xe đạp ôm thì lâu lắm.
Hút xong điếu thuốc, anh Tín trả tiền nước, cùng vớI người thanh niên rời khỏi quán.
Đi được một đoạn đường, ngườI thanh niên dừng lại, nói:
- Bây giờ về nhà cháu, chờ đến giờ mình dùng tắc xi ra tàu lớn. Nếu đi xe đạp ôm trên lộ tẻ thì mất bốn muơi lăm phút. Nhưng để tránh gặp người đi đường, mình đi đường khác, nhiều chỗ phải lộI ruộng nên phải trên một tiếng mới tới. Bác đưa cái ba-lô đây con mang cho.
Anh Tín cởI ba lô đưa cho người dẫn đường, im lặng bước theo ngườI thanh niên. NgườI này cũng không nói gì mà lầm lũi bước đi, đi mãi. Anh Tín bước theo mà cảm thấy muốn hụt hơi. Nhiều lần người thanh niên phải dừng lại chờ.
Phải mất gần một tiếng đồng hồ hai ngườI mới ra khỏi đám rẫy , chẳng khác gì một khu rừng rậm rạp, chỉ trừ không có cây cổ thụ thôi. Tay chân anh Tín đầy vết cắt. NgườI thanh niên đề nghị nghỉ mười lăm phút. Anh Tín lấy thuốc ra, mờI ngườI thanh niên cùng hút. Chỉ cái đầm lầy dầy đặc những cây đước, dừa nước và cây ô rô trước mặt, ngườI thanh niên nói:
- Chúng ta sẽ băng qua cái đầm kia nữa là tới. Mặc dầu không xa nhưng ít nhất phải nửa tiếng mớI vượt qua được vì nhiều chỗ sình lún tớI đầu gối nên rất khó đi. Có lẽ bác phải xăn ống quần và cởi giày ra mớI lội được.
Nghe ngườI thanh niên nói thế, anh Tín cởI giày ra, dùng chính dây giày cột hai chiếc lại vớI nhau và xăn quần lên tớI đầu gối. NgườI thanh niên lại đề nghị, bác đưa đôi giày đây con xách luôn cho. Anh nói, để bác xách cũng được, rồi máng nó lên vai và ngậm ngùi nhớ đến vợ anh, tác giả của đôi giày đặc biệt này.
Anh Tín theo bước chân người thanh niên, lách mình vào đám dừa nước, ngườI đứng bên ngoài không thể nhìn thấy được. Có những chỗ anh phải đứng như trờI trồng giữa ruộng vì không thể nào nhấc chân lên được. NgườI thanh niên phải quay lại, đưa vai cho anh nắm làm điểm tựa và phải khó khăn lắm mớI nhấc nổI chân lên. NgườI thanh niên giải thích, bác đừng bao giờ dang hai bàn chân ra xa. Cứ chân trái bỏ tới trên những đầu ngón chân thì rút chân phải lên và bỏ tớI trước cũng trên những đầu ngón chân, cứ thế mà đi thì không sợ lún. Đừng bao giờ đặt chân xuống bùn bằng cái gót. Tóm lại, bác đi như kiểu gà đi chứ đừng đi theo kiểu vịt chạy. Anh ráng bước từng bước theo hướng dẫn của ngườI thanh niên thì đi được, mặc dầu rất chậm, thỉnh thoảng anh rút chân lên tạo thành những tiếng kêu ọt ẹt, vậy mà ngườI thanh niên bước đi êm re.
Sau một tiếng đồng hồ luồn lách trong đám dừa nước, những cây bần, cây mắm, những đám ô rô, cóc kèn nhọn hoắt, cuối cùng cũng đến được nhà ngườI dẫn đường thì anh Tín lả ngườI đi, như sắp ngừng thở. Đến khi rửa chân thì máu ở hai chân anh rỉ ra: cả chục con đỉa đã bám vào chân anh mà hút máu. Người thanh niên phải khó khăn gỡ từng con. Anh cảm thấy nhức nhối, thịt như bị sứt ra vì con đìa cố bám chặt không chịu nhả. Khi lấy được con đỉa ra, chỗ cắn vẫn tiếp tục ra máu, phải lấy vôi bôi lên chỗ vết thương. Phần còn lại chỗ chân anh thì bị ô rô cào rách nát.
Anh Tín bước vào trong nhà. Đó là một căn nhà lá nhỏ đơn sơ, được ngăn chia phía trước và sau bằng tấm vách đan bằng tre có lối đi thông nhau được che bởI một tấm màn bằng vải bông màu tím, cũ xì. Phía trước, người thanh niên gọi là nhà trên, có kê bộ ván ngựa, gọI là bộ nhưng chỉ có một tấm, một cái bàn tròn và một cái ghế dài làm bằng tre, ngoài ra, không có thứ gì khác. Ngồi trên ván là gia đình một ngườI Tàu. Hai ông bà và hai ngườI con trai, độ mười tám, đôi mươi. Trên ghế dài là một ngườI đàn bà Việt Nam, cùng vớI đứa con trai. NgườI thanh niên nói, đây là những khách hàng sẽ cùng đi vớI bác trên chuyến taxi tối nay. Anh Tín gật đầu chào mọI ngườI rồi quay lại nói chuyện vớI ngườI thanh niên:
- Bộ cháu ở một mình"
Người thanh niên:
- Khi thấy con về thì vợ con đi ra, có lẽ lên xóm trên mua thức ăn về làm cơm chiều.
- Có xa lắm không"
- Dạ, chèo ghe chừng hai mươi phút.
Anh Tín hỏi tiếp:
- Ở đây vợ chồng sống như thế nào"
NgườI thanh niên trả lời:
- Dạ, vợ con thì đi mò cua, bắt cá. Còn con thì có chiếc ghe nhỏ đi chở mướn, bất cứ thứ gì. Mấy tháng nay nó biến thành chiếc taxi đưa ngườI vượt biên. Chủ tàu thì trả tiền công cho con từng chuyến tính trên đầu người. Chủ yếu con sống được là nhờ tiền khách cho. MỗI khi ra tớI tàu lớn ai cũng móc hết trong túi ra, còn bao nhiêu tiền Việt Nam thì cho con hết. Cũng đỡ lắm bác.
NgườI thanh niên nói chuyện vớI anh Tín được một lúc thì chị vợ về đến nhà. Anh xin phép xuống nhà bếp phụ vợ chuẫn bị bữa cơm cho mọI ngườI và dặn hờ, nếu có động tĩnh gì thì mau vào trong buồng lánh mặt. Nói xong anh xách cái ba-lô của anh Tín để vào trong. Bây giờ thì anh Tín quay sang nói chuyện vớI gia đình người Tàu.
Được biết gia đình này ở Bình Dương mà sau này chánh quyền Cộng sản đổI tên lại thành tỉnh Sông Bé. Ông là chủ một Lò chén lớn ở Lái Thiêu. Sau ngày 30 tháng 4 năm 75 thì biến thành Hợp Tác Xã sành sứ thủy tinh. Một công nhân là du kích nằm vùng tại cơ sở của ông trở thành Chủ nhiệm còn ông thì họ cho làm Phó chủ nhiệm phụ trách kỹ thuật, không quyền hành gì cả trên cái cơ ngơi đồ sộ ông đã bỏ cả đờIi mới xây dựng nên. Được một thời gian, ông buồn quá, xin xuống làm xã viên như những ngườI khác. Ông nói:
- Nó lói hồi chước ngộ làm ông chủ, bây giờ cách mạng dìa ngộ cũng làm ông chủ. Làm chủ tập thể..xã nghĩa gì ló, ngộ quên dồi. Vậy mà ngộ biểu nó làm cái chén, cái dĩa gì nó cũng hổng chịu.Tối ngày chỉ họp công nhân lại bắt học tập. Học tập cái ông cố lội nó hay cái giống gì, ngộ đâu có biết. Ngộ nhức đầu quá, chịu hổng lổi mớI xin nghỉ, tìm đường vượt biên. Bốn lần bị gạt, một lần ở tù, chiếng lày không xong, có lước nhảy xuống biển chết cho dồi...
Anh Tín nhìn ông Tàu một hồi mà cảm thấy buồn cho sự đổi đời, rồi ái ngại, nói:
- Nị đi vượt biên mà đi mình không, lại mặc đồ đẹp giống như đi ăn giỗ quá vậy hè"
Ông Tàu cườI hề hề:
- Thằng chủ tàu bảo đừng có đem theo cái gì hết, cơm nước có ngườI lo. Nó còn lói ngộ mà đem nhiều đồ quá, làm tàu nặng chìm chết ráng chịu. Nghe nó nói dzậy, ngộ đâu dám đem theo cái gì, chỉ bọc theo mấy chục cây vàng thôi.
Vợ chồng ngườI thanh niên làm cơm xong thì dọn lên hai mâm. Một mâm cho gia đình người Tàu trên ván ngựa, mâm còn lại để ở bàn tròn cho anh Tín và người đàn bà có con nhỏ. Người đàn bà chừng ba mươi tuổI, áo bà ba nâu, quần đen, dáng người mảnh mai, gương mặt trái soan, da ngâm vì nắng gió nhưng vẫn không làm mất đi nét đằm thắm, diụ dàng của ngườI thôn nữ có học. Tóc chị để dài, được kẹp lại gọn gàng sau gáy, đôi mắt to đen nhưng phảng phất một nỗI buồn sâu kín. Chị cho biết tên Vân ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, chồng là đại úy bộ binh, học tập cải tạo ngoài Vĩnh Phú, được báo tin là chết vì bệnh. Mấy lần ra Bắc tìm xác chồng, lần nào cũng được một anh bộ đội dẫn ra khu rừng trước mặt, nói ở đó đó, rồi thôi. Con trai duy nhất của chị vừa đúng mườI ba tuổi. Hai mẹ con bị đuổI đi kinh tế mới đâu miệt Long Khánh. Sống không nổI nên trở về thành phố tìm đường vượt biên. Đó là tất cả những gì ngườI đàn bà cho biết.
Sau bữa cơm, mọi người được đưa ra bến sông. Trời tối đen như mực. Người thanh niên cầm đèn pin đi đầu, anh Tín đi kế, tiếp theo là ngườI đàn bà và đứa con, cuối cùng là gia đình người Tàu. Họ đi hàng một, mò mẫm trong đêm tối, đạp lên gai góc, bụi rậm mà đi. Họ té lên té xuống, lại lồm cồm đứng lên đi tiếp, không ai nói lời nào.
Rồi cũng tới bến sông. Cầm tay nhau xuống ghe, chông chênh, nghiêng ngả. Người thanh niên kéo máy đuôi tôm. Đợi cho tiếng máy nổ đều mớI cho ghe rẽ nước, lao vào đêm tối.
Những con kinh, con rạch ngoằn ngoèo, được che kín bởI những cây tràm, cây đước hai bên. Những bầy đom đóm lập lòe chớp tắt trong các lùm cây nhìn từ xa như những đàn ma trơi, làm cho cảnh vật thêm mờ ảo, ghê rợn. Đâu đây, thỉnh thoảng vang lên tiếng mái chèo khua nước, làm những ngườI trên ghe muốn đứng tim. NgườI thanh niên giải thích đó là những người đi giăng câu sớm, không có gì phải sợ. Rồi thì từ xa hiện ra ánh đèn le lói, cứ tỏ dần như có thuyền ai đang tiến lại gần. Hóa ra đó là ánh đèn từ các dàn đáy mà ghe đang tiến tớI, lướt qua. Thỉnh thoảng cũng có những thuyền đi ngược chiều...
Cứ như thế, gần một tiếng đồng hồ, ngườI thanh niên đưa những khách hàng đặc biệt từ hồi hộp này đến hồi hộp khác. Cuối cùng ghe đã đến một nhánh sông. NgườI thanh niên cho ghe ém mình trong bụi rậm rồi tắt máy. Anh nói:
- Mình đợi ở đây chừng nửa tiếng thì “cá lớn” đến bốc đi. Đây là điểm hẹn cuối cùng trên sông Thị Vải. Khi các bác lên tàu, đi một mạch chừng nửa tiếng thì ra tới cửa biển, nên rất an toàn.
Nghe ngườI thanh niên nói, ai nấy đều thở phào nhẹ nhõm. Mọi ngườI móc túi quần túi áo ra những tờ giấy bạc cuối cùng còn lại cho hết ngườI thanh niên. Ông người Tàu vì không còn tiền Việt Nam nên lấy tờ một trăm đô ra cho. Người thanh niên cám ơn rối rít. Anh Tín nói:
- Khi đến Mỹ bác sẽ cho người liên lạc với cháu. Người đó sẽ tự giơiI thiệu là, là Cu Tý. Đó là tên ở nhà của thằng con trai bác. Có gì cháu giới thiệu dùm tổ chức nào đáng tin cậy một chút.
Người thanh niên dặn:
- Muốn tìm cháu, bác cứ nói ngườI nhà tới ngã ba chỗ bác cháu mình gặp nhau, kêu xe đạp ôm bảo chở đến nhà Út Măng là xong. Bác nhớ tên cháu là Út Măng.
Trong lúc đang nói chuyện ngườI thanh niên để ý thấy từ xa xuất hiện một tàu đánh cá không đèn, tốc độ chậm dần. Anh liền nổ máy ghe, tiến ra. Khi đến gần, từ trên tàu hắt ra một vệt sáng dài, quét ngang qua chiếc taxi. Người thanh niên đáp lại bằng hai tia chớp đèn pin, một ngắn, một dài. Thế là chiếc tàu đánh cá ngừng hẳn lại, bốc người vượt biên lên, nhanh gọn.
Đó là một con tàu đánh cá bằng gỗ, dài khoảng mườI bốn thước, ngang độ ba thước rưỡi, máy sáu bloc. Chiếc tàu này, theo anh Tín chở sáu mươi người là vừa, bây giờ lại chở đến trên hai trăm con người, nằm ngồi chật ních dưới khoang tàu. Chủ tàu là Ba Vạn, độ ngoài năm mươi tuổi, ngườI thấp đậm, nước da nâu sậm, mặt vuông, mày rậm, tiếng nói ồ ồ, ra vẻ là dân thương hồ, sông nước. Đoán biết được anh Tín nghĩ gì, Ba Vạn nói:
- Xin anh thông cảm. Vì trả tiền mua bãi đắt quá nên phải cho đi như thế này mới đủ sở hụi. Bọn công an gửi ngườI theo cũng bộn.
Nói xong, Ba Vạn đứng lên vươn vai, ngáp dài, chứng tỏ đã quá buồn ngủ và mỏi mệt. Anh Tín để balô vào một góc trong cabin rồi ngồi vào ghế thế chỗ Ba Vạn, cầm lái. Ba Vạn ngồi vào chiếc ghế bên cạnh, móc thuốc ra hút, đồng thời châm cho anh Tín một điếu. Anh nói:
- Con sông này tôi rành lắm, ngõ ngách nào tôi cũng biết, chứ đường biển thì tôi chưa từng đi.
Anh Tín nói:
- Dễ ẹc hà, anh ngồi đây coi tôi lái cũng biết.
Nói rồi, anh tăng tốc. Con tàu nhắm hướng cửa biển mà tiến. Thuỷ triều đã dâng cao. Con Sông Thị Vải đầy nước, lững lờ trôi lại phía sau. Bầu trời bây giờ đầy sao, tỏa xuống mặt sông một màu loang loáng bạc. Đã có nhiều tàu đánh cá ra khơi. Có những chiếc đi ngược chiều. Tới nhánh sông gần cửa biển, một trạm kiểm soát rọi đèn pha kêu vào, ở đó đã có một chiếc tàu đang bị kiểm soát. Anh Tín thừa dịp, tăng ga cho tàu vượt luôn. Gió mỗi lúc càng thổI mạnh. Ngọn hải đăng từ núi lớn ở Vũng Tàu phóng ra những vệt sáng mạnh mẽ, quét qua quét lại trên mặt biển.
II. GIÔNG BÃO
Trời bây giờ đã mờ sáng. Cửa biển Vũng Tàu hiện ra trước mặt. Tàu bè hoạt động nhộn nhịp, chiếc chạy trước, chiếc chạy sau. Bỗng nhiên Ba Vạn lên tiếng:
- Phía sau có mấy chiếc rượt theo mình, không biết là tàu đánh cá hay công an biên phòng. Hay là ta tăng tốc"
Anh Tín tỉnh bơ:
- Muốn biết dễ lắm. Tôi không tăng tốc mà tôi đổi hướng.
Tức thì anh Tín cho tàu rẽ trái chín mươi độ. Chạy một đổI, anh quay sang Ba Vạn :
- Anh thấy chưa" Nó đi lối nó, mình đi lối mình. Nếu nó là công an biên phòng và có ý muốn rượt mình thì khi mình đổi hướng nó cũng sẽ đổi hướng theo và tăng tốc. Đàng này...
Vừa nói, anh Tín cho tàu rẽ phải lại chín mươi độ và giữ tay lái theo hướng trước mặt mà tiến ra đại dương mênh mông . Ba Vạn lại hỏi:
- Trường hợp nó rượt theo mình thì phải làm sao"
Anh Tín cườI:
- Thì mở hết tốc độ mà chạy chứ biết làm sao! Trường hợp này hơi nguy hiểm là máy tàu bị nóng lên, nên sau đó phải chạy chậm lại, nếu cần thì phải cho ngưng hẳn, chờ máy nguội mớI chạy tiếp. Tôi chưa có kinh nghiệm nhưng nghe anh em nói tụi Việt Cộng nếu đuổi theo mình thì chỉ chạy một đoạn ngắn rồi thôi vì nó sợ hết dầu. Bao nhiêu dầu chúng nó rút ra đem bán lấy tiền chia nhau xài hết rồi.
Trong lúc hai người nói chuyện thì con tàu vẫn giữ tốc độ vừa phải, tiếp tục rẽ sóng. Mặt biển, bầu trời cứ sáng dần. Phía chân trời tiếp giáp biển trước mặt đã ửng hồng, báo hiệu mặt trời sắp sửa nhô lên. Anh Tín nhìn ống dòm rồi đưa cho Ba Vạn:
- Bóng dáng những con tàu biển đã xuất hiện, chúng ta sắp ra đến hải phận quốc tế.
Nói xong, anh Tín trải tấm hải đồ trước mặt rồi chỉ cho Ba Vạn cái vị trí hiện tại của con tàu. Anh nói Ba Vạn đặt cái hải bàn vào đúng tọa độ rồi xoay về hướng các quần đảo Mã Lai, đoạn nói:
- Có phải anh thấy mũi tên hải bàn hướng về phía Tây Nam và chỉ đúng 24 độ không. Nếu trờI yên biển lặng như thế này và giữ tay lái đúng tọa độ đó rồi nhắm mắt đi ngủ, ba ngày mở mắt ra thì sẽ thấy mình đang ở bãi biển Mã Lai.
Ba Vạn cườI :
- Anh nói nghe sao ngon cơm quá. Tôi muốn biết trong trường hợp có bão thì phải xử lý ra sao. Rồi thì rủi ro mình làm rơi hải bàn xuống biển nữa"
Anh Tín thản nhiên nói:
- Trường hợp không có hải bàn, nếu trời trong, ta sẽ nhận định theo hướng trăng sao. Trường hợp trời tối, có nhiều mây thì ta phải lái theo hướng gió. Ta phải biết lúc đó đang là gió mùa hay gió bấc. Gió mùa thì thổi từ Tây Nam lên Đông Bắc, còn gió Bấc thì ngược lại. Vấn đề này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm, sự dày dạn của ngườI hoa tiêu. Nghe hướng gió rồi phải làm nhiều động tác, kỹ thuật nữa, mới cho con tàu đi theo sự nhận định của mình. Khi có bão dĩ nhiên là gió đổi chiều không biết được và con tàu sẽ bị lệch hướng. Khi đó, phải cho tàu ra xa bờ vì nếu tàu gần bờ sẽ bị sóng đánh dội ngược rất mạnh, tàu dễ bị lật, nhất là những con sóng đánh thẳng vào mạn tàu luôn luôn nguy hiểm, cần phải tránh. Khi tàu ở ngoài khơi, xa bờ lúc có bão cũng có nhiều con sóng cao nhưng độ dốc giữa hai con sóng nó thoai thoải hơn, con tàu chỉ bị nhồi lên nhồi xuống như lúc anh lái xe gặp ổ gà, hay lúc anh say rượu vậy thôi.
Ba Vạn tỏ ra rất lý thú:
- Chuyện giông bão mà anh kể sao vui quá. Bây giờ tôi mớI hỏi, nếu rủi máy tàu bị chết giữa chừng thì xử lý thế nào"
Anh Tín không trả lờI câu hỏi này mà hỏi lại Ba Vạn:
- Anh có nhớ trước khi đi tôi dặn anh đem theo một tấm bạt và mấy cây tre dài tới nóc nhà không" Cái đó là để làm buồm trong trường hợp mà máy tàu làm reo, không làm việc nữa
Ba Vạn à một tiếng thật dài, rồi nói:
- Vậy mà tôi quên chứ.
- Thật là một cái quên chết ngườI!
Anh Tín nói thầm trong bụng rồi hỏi Ba Vạn:
- Anh còn thắc mắc gì nữa không, để tôi trả lời luôn thể. Cứ coi như thày giáo khảo bài học trò vậy, để cho tôi suy nghĩ mà nhớ lại. Chứ hơn chục năm nay rồi không ôn lý thuyết cũng không có điều kiện thực hành, chắc cũng quên nhiều thứ lắm. Chỉ có dịp này mớI ôn luyện lại tay nghề được thôi.
Ba Vạn nhìn anh Tín từ đầu tới chân rồi gật gật cái đầu:
- Tôi thấy anh vẫn còn phong độ và vững vàng lắm. Thật không hổ danh là một hạm trưởng Hải Quân Việt Nam Cộng Hoà.
Anh Tín cười thật thoải mái:
- Làm hạm trưởng với bà xã chưa chắc đã được nữa là... Hồi nãy anh hỏi trường hợp tàu hỏng máy giữa chừng mà không đặt vấn đề trong lúc tàu lênh đênh giữa biển như vậy lại có bão dữ dộI thì làm thế nào để cho sóng không cuốn tàu xuống đáy biển.
Ba Vạn:
- Tình huống này, quả tình tôi không dám hỏi. Bây giờ tôi muốn hỏi anh một câu rất thực tế là làm sao để biết tàu mình sắp đến nơi để mình còn thông báo với bà con trên tàu cho họ mừng.
Anh Tín hơi ngập ngừng:
- Thôi thì chuyện này để tôi lo. Mình cũng mong cho nó đừng xảy ra. Còn cái việc anh hỏi là làm sao để biết tàu mình sắp đến nơi thì dễ lắm. Biển Việt Nam sâu hơn trăm mét, còn biển Mã Lai sâu chừng phân nửa. Khi gần đến nơi, anh lấy một cuộn dây cước lớn thật chắc, cột ở đầu một cái bù lon hay con tán nặng một chút rồi bỏ xuống biển đo cũng biết. Nếu quan sát bằng mắt thì anh để ý khi tàu ở vùng biển sâu thì nước biển ở đó đen ngòm, khi tàu tiến dần vào bờ thì nước biển trở nên đục, trong nước như có lẫn cát. Cho đến khi nhìn thấy những con hải âu bay lượn trên bầu trời, khi dòm xuống biển mà thấy rác rến trôi lềnh bềnh thì yên chí lớn là tàu anh đang gần bờ biển lắm rồi. Như vậy là rõ rồi chứ gì" Nếu muốn biết gì thêm, anh cứ hỏi.
Ba Vạn:
- Tốt lắm. Ít ra cũng phải như vậy chớ.
Con tàu vẫn tiếp tục tiến đều...
Trời và nước cùng một màu xanh biếc. Mặt biển lóng lánh như dát bạc.
Gần chín giờ thì ra tới hải phận quốc tế. Anh Tín canh lại tọa độ và chỉnh hướng con tàu. Ba Vạn xuống hầm tàu thông báo. Mọi người vỗ tay, reo hò và tranh nhau lên boong tàu, từng đợt, từng đợt, phát biểu vung vít:
- Thoát khỏi bọn Việt Cộng rồi, bà con ơi!
- Bà con ơi! Lên đây mà thở không khí Tự Do.
- Đây là giây phút bác mong chờ từ mười năm nay. Hạnh phúc quá, các con ơi, các cháu ơi!
Có nhiều người bật khóc. Có ngườI nhảy xuống biển vì quá sung sướng. Anh Tín phải cho tàu chạy chậm lại. Ba Vạn thả lưới xuống cho ngườI này leo lên rồi nói:
- Sao dại quá vậy. Không sợ cá mập à"
NgườI này cườI tỉnh bơ:
- Thoát được chế độ Cộng sản mà chui vào bụng cá cũng mát lòng mát dạ.
Nói xong, người này lại la lớn:
- Má ơi ! Con không nuôi cá mà con sẽ gửI tiền về nuôi má.
Trước thái độ kỳ lạ của ngườI thanh niên ai cũng lắc đầu. Rồi thì người ta bàn chuyện tương lai ngay trên boong tàu:
- Tôi sẽ mở nhà hàng.
- Tôi thì làm neo.
- Còn tôi, không cần làm bác sĩ nữa mà đi cắt cỏ cũng sướng.
- Tôi sẽ đi khắp thế giới để tố cáo tộI ác của Việt Cộng.
Một ngườI mặc áo chùng đen linh mục tỏ ra vui mừng, nhưng điềm đạm nói:
- Họ không cho tôi làm nhân chứng và rao giảng Đức tin và tình yêu Thiên Chúa ở quê nhà thì tôi làm việc này ở nước ngoài thôi. Ở đâu cũng được.
Rồi thì người trong ban tổ chức, phần lớn trong gia đình Ba Vạn, cùng với một số thanh niên giúp phân phát đồ ăn, nước uống cho mọi người.
Ai nấy đều tươi tỉnh trở lại sau một ngày một đêm mệt mỏi, say sóng và ngộp thở, nằm ngồi sắp lớp như cá mòi hộp dướI khoang tàu. Bây giờ thì chia hai, một nhóm khoảng hai phần ba ở dướI khoang tàu, số còn lại thì ở trên boong tàu. Tàu chạy thoải mái, bình yên được hai ngày.
Chiều ngày thứ ba anh Tín thấy hiện tượng lạ. Trời đang trong sáng thì tối dần lại. Phía chân trời trước mặt có nhiều đám mây đen dày đặc xếp lớp như vẩy cá. Gió càng lúc càng mạnh. Anh Tín nói Ba vạn mở radio để nghe tin thờI tiết thì được biết một cơn bão hình thành ngoài khơi biển Trung Hoa đang hướng về phía Tây Nam, tức là đuổi theo con tàu. Ba Vạn ra lệnh cho mọi ngườI tất cả xuống hầm tàu và chuẩn bị . Có người hỏi chuẩn bị là làm cái gì thì Ba Vạn ú ớ không biết trả lờI như thế nào, rồi ông cáu gắt:
- Không chịu xuống mau, chết hết bây giờ. Ở đó mà hỏi.
Khi ngườI cuối cùng xuống tớI hầm tàu, chỉ còn lại hai ngườI trên boong là anh Tín và Ba Vạn thì gió bắt đầu thổi mạnh, biển động dữ dội. Mây đen đã phủ kín bầu trờI trước mặt. Sóng bắt đầu vỗ mạnh vào mạn tàu. Gió rít từng hồi. Con tàu chuyển mình kêu răng rắc. Những tia chớp xẹt qua xẹt lại từng chập như muốn xé nát bầu trời đen thui trước mặt ra từng mảnh, kèm theo tiếng sấm nổ vang trên đầu, thật là kinh hãi.
Mưa mờ mịt bốn bề. Những cơn sóng dồn dập xô tớI, từng đợt, từng đợt. Con tàu bây giờ như chiếc lá tre trong cơn giông bão. Có lúc gió đổi chiều, anh Tín phải cho tàu, đi ngược sóng, cưỡi trên sóng mà tiến, có lúc lại đi chéo sóng. Một mình anh tả xung hữu đột trong cơn bão cấp mười. Một cột nước trắng xóa khổng lồ được sóng ném lên boong tàu nơi buồng lái làm cho cả Ba Vạn cùng anh Tín té nhào. May nhờ trước đó hai người đã cẩn thận dùng dây buộc mình vào một cây cột nơi cabin nên không bị rớt xuống biển. Tuy nhiên con tàu bị quay vòng tròn trong lúc hai ngườI bị té. May sao, anh Tín chụp lại được tay lái. Nếu không, con tàu đã lật úp!
Trong lúc đó, dướI khoang tàu cảnh tượng diễn ra như địa ngục. Tiếng con nít khóc, tiếng người lớn gào thét thất thanh. Những ngườI có đạo thì râm ran đọc kinh, cầu Chúa cầu Phật. Những tiếng kêu khóc, than vãn rồi thì cũng tắt nghẽn vì ai cũng hết hơi, kiệt lực, mặt mày xanh lè xanh lét, quần áo ướt mem, nằm bẹp dí dướI khoang tàu, thoi thóp như những cái xác biết thở. Chỉ một ít thanh niên là còn hoạt động. Họ dùng mọI phương tiện để tát nước ngày đêm không dám ngừng tay vì mấy cái cửa bên hông tàu bị bão làm bung, họ phải vất vả lắm mớI chống chọI vớI cơn bão để lắp ghép lại mấy cánh cửa, tuy thế, nước biển , nước mưa vẫn cứ ào ạt tuôn vào theo từng đợt sóng.
Sau một ngày một đêm thì cơn bão tan dần. Trời quang, mây tạnh như chẳng có chuyện gì xảy ra. Con tàu bị bão cuốn dạt ra hướng Đông Nam. Anh Tín chỉnh hướng cho tàu chạy ngược lại, xuôi Nam về hướng Tây. Các can nhựa loại hai mươi lít dùng đựng nước uống trên boong tàu bị ngã lăn lóc, một số bị bể, nên nước uống còn lại rất ít. Đây là một tai họa khác cho mọi người. Ba Vạn âm thầm gom lại, đem tất cả xuống hầm tàu. Toàn bộ thức ăn đều bị nước biển tràn ngập, Ba Vạn đem phân phát hết cho mọi ngườI để tự bảo quản. Thực ra đâu còn gì nữa mà bảo quản !
Mặt trời lại hiện ra rực rỡ, chiếu những tia sáng chói chang xuống tận hầm tàu. Ai cũng ướt mem, gầy rạc và bơ phờ. Nhiều ngườI xanh xao nằm im nhắm mắt không biết là còn sống hay đã chết. Rồi thì ngườI ta phát hiện ra một xác chết. Đó là một phụ nữ có mang, không có người thân. Ông bác sĩ đòi đi cắt cỏ lúc trước đến vạch mắt chị, xem rồi bấm mạch. Xong, buông tay ngườI đàn bà ra, ông bác sĩ nói:
- NgườI này chết thật rồi, chết trước đây một giờ.
Thế là ngườI ta xúm lại, than khóc nức nở. Xác ngườI phụ nữ cuối cùng rồi cũng được mấy thanh niên mang lên boong tàu làm lễ thủy táng. Xác ngườI đàn bà được đặt ngay ngắn trên boong tàu, gói trong một cái chăn mỏng. Vị linh mục làm dấu thánh giá. MọI ngườI cùng nhau qùi xuống xung quanh ngườI chết, đọc kinh. Giọng đọc kinh cứ râm ran từng hồi, khi thì phất phơ trong bốn bề gió lộng, khi thì rì rào trong tiếng sóng đại dương.Toàn cảnh tạo nên một bức tranh ảm đạm thê lương không một ai có thể tưởng tượng được. Vị linh mục hướng về phía mặt trờI, cất giọng thật lớn, nhưng lạc hẳn đi:
- Trong đại dương bao la, xin Chúa hãy dang tay đón nhận linh hồn của ngườI đàn bà và đứa con của bà để họ được yên nghỉ thanh bình trong nước Chúa. Đồng thờI xin Chúa và Đức Mẹ hãy xót thương, phù hộ chở che cho các thân phận nhỏ bé của các thuyền nhân chúng con, dẫn dắt cho con tàu chúng con vượt được mọI hiểm nguy, trắc trở mà đến được bến bờ Tự Do. Amen !
Mọi ngườI cùng làm dấu thánh gía. Anh Tín cho tắt máy tàu để xác người đàn bà được ném xuống biển. Xong, anh Tín cho tàu chạy thật chậm. Mọi người quay lại nhìn cái xác lần cuối. Nó cứ dập dềnh trôi theo con tàu như có một năng lực vô hình nào điều khiển. Anh Tín vẫn giữ tốc độ chậm như vậy chừng hai mươi phút. Xác chết vẫn đuổI theo, không muốn rời bỏ con tàu. Vị linh mục đề nghị mọI ngườI hãy đọc kinh và cầu nguyện cho ngườI chết đừng bám theo con tàu nữa để cho mọI người được an tâm ra đi. Tức thì xác chết trôi chậm lại. Anh Tín tăng ga cho tàu dọt đi. Trong giây phút, không ai còn nhìn thấy xác chết đâu nữa.
Khi mọI ngườI trở xuống khoang tàu thì phát hiện một trường hợp có người bệnh nặng. Đây là con của chị Vân, ngườI cùng ăn cơm chung mâm, cùng đi chung một chiếc taxi để lên tàu lớn với anh Tín. Thằng bé thân mình lạnh ngắt, cặp mắt trắng dã, lừ đừ, ngực thở phập phồng, thoi thóp. Chị Vân kêu gào:
- Con tôi sao vầy nè. Bà con ơi! Làm sao cứu giùm con tôi.
MọI ngườI giúp chị Vân bồng thằng bé tìm một chỗ khô để đặt nó nằm xuống nhưng trong khoang tàu không có chỗ nào khô cả. NgườI ta phải gỡ cánh cửa bên hông tàu để đặt nó nằm trên đó. Chị Vân lấy một bộ đồ khô, thay cho nó. Mọi ngườI xúm lại thoa dầu nóng và cạo gió cho thằng bé. Mình mẩy nó bầm tím. Ông bác sĩ đến hỏi trên tàu ai có thuốc gì không. Ai nấy đều lắc đầu trả lờI không có. Ba Vạn mớI lên boong tàu hỏi anh Tín. Anh Tín lục balô lấy ra một hộp sữa và mấy viên thuốc cảm hiệu Tylenol đưa cho ba Vạn. Mọi ngườI lại xúm nhau, nấu nước nóng, pha sữa. Ông bác sĩ thì lấy một viên thuốc tán ra cho nhuyển, hòa với sữa, đỗ cho thằng bé uống. Nhưng uống vào, nó lại ói ra. Mắt nó nhắm nghiền và hơi thở yếu dần. Chị Vân khóc òa lên:
- Tôi lạy bác sĩ . Bác sĩ cứu giùm con tôi. Tôi sẽ mang ơn bác sĩ suốt đời..
Ông bác sĩ vẫn yên lặng, rồi thì ông lắc đầu.Tim thằng bé ngừng đập. Mọi ngườI cùng nhau đọc kinh cầu nguyện. Chị Vân ôm xác con khóc nức nở, làm ai cũng khóc theo.Lễ thủy táng nạn nhân thứ hai của cơn bão cũng diễn ra trên boong tàu giống lần trước. Lần này gồm có Ba Vạn, ông bác sĩ, vị linh mục, chị Vân và một số thuyền nhân.
Khi anh Tín tắt máy tàu, xác thằng bé vừa quăng xuống biển thì chị Vân thét lên hai tiếng: ‘‘ Con ơi! ... ’’. Rồi chị gieo mình xuống biển. Mọi ngườI bàng hoàng, khiếp đảm nhìn chị Vân chới với giữa biển khơi, khi chìm xuống, khi trồi lên. Trong đám đông có ngườI nói: ‘‘Làm sao cứu chị Vân’’. Mọi người nhìn nhau, rồi cùng nhìn anh Tín. Chỉ trong mấy giây ngắn ngủi, anh Tín bỏ tay lái, phóng xuống biển chỗ chị Vân đang bị sóng dìm xuống. Trên tàu, Ba Vạn lập tức buông lưới và thả dây xuống.
Phải khó khăn lắm anh Tín mới lôi chị Vân đang chìm từ dưới làn nước đen ngòm lên mặt biển, dùng lưới bao chị lại để những ngườI trên tàu kéo lên như kéo một con cá khổng lồ. Chị Vân tay chân xuôi xị, không còn dấu hiệu của sự sống. Ông bác sĩ vác chị lên, làm động tác xốc nước cho chị ói ra, xong để nằm trên boong tàu và liên tục làm hô hấp nhân tạo cho chị cho đến khi chị thở lại được.
NgườI ta mang chị xuống hầm tàu, đặt chị ngồi dựa ở khoang trong cùng tương đối khô ráo và kín gió, xoa dầu khắp người cho cơ thể chị ấm lên, cho chị uống mỗI lần một chung sữa. Ông bác sĩ nói chị đã thoát khỏi nguy hiểm nhưng vẫn trong tình trạng khi mê khi tỉnh. Khi tỉnh dậy chị hỏi con chị đâu, rồi chị kêu gào than khóc thảm thiết. Ba Vạn dặn mọi ngườI xung quanh hãy để ý canh chừng chị Vân rồi ông lên boong tàu.
Mặt trờI bây giờ đã lên cao, tận đỉnh đầu, chiếu những tia nắng gay gắt xuống mặt biển, như một tấm gương phẳng lặng bao la. Anh Tín ra vẻ thích thú nhìn bộ quần áo ướt của mình cứ bốc hơi và khô dần. Ba Vạn thì lim lặng nhìn trờI và nước rồi bất ngờ quay lại nói:
- NgườI ta thường hay nói sau cơn mưa trờI lại sáng, bây giờ mình có thêm kinh nghiệm, sau cơn bão, trời đẹp vô cùng.
Anh Tín nhìn Ba Vạn:
- Vừa rồi là cơn bão nhiệt đới, bất chợt như một trận mưa rào trong đất liền, chứ mùa này ít khi có bão lắm. Anh không nghe người ta nói tháng ba bà già đi biển đó sao"
- Tôi cũng mong sao cho từ đây trở đi trờI yên biển lặng. Cầu xin Phật Bà Quan Âm phù hộ độ trì cho mọi người được tai qua nạn khỏi. Chưa chi mình đã mất hai mạng người rồi.
Chợt nhớ tớI người đàn bà có mang đã chết, Ba Vạn nói:
- Thật ra là ba chứ không phải hai nữa, không kể chị Vân nếu không cứu kịp.
Rồi thì anh Tín kể cho Ba Vạn nghe những gì anh biết về chị Vân từ lúc gặp nhau ở nhà ngườI dẫn đường cho tớI lúc lên taxi ra tàu lớn. Nghe xong Ba Vạn nói:
- Thật là tộI nghiệp. Anh là người đã cứu chị. Vậy thì hãy cố mà giúp chỉ trên bước đường sắp tới

HUY PHƯƠNG * NHỮNG CẶP KÍNH TRẮNG



 

Những cặp kính trắng

HUY PHƯƠNG

 
Ngày xưa khi còn nhỏ, lúc trông thấy những người mang kính trắng, tôi hỏi bố tôi vì sao họ lại mang kính như thế, bố tôi giải thích rằng vì họ là những người có học, họ phải mang kính để đọc sách. Bố tôi còn giải thích thêm, những nông dân mù chữ, suốt đời chẳng bao giờ phải mang kính. Tôi nghiệm ra điều này có lẽ đúng, vì tôi chưa bao giờ thấy một người phu xe (ngày xưa) hay một ông đạp xích lô (ngày nay) mang kính trắng cả.

Hiện nay trẻ em Đài Loan so với thế giới là những người mang kính cận sớm nhất, vì đây là một nước tân tiến, trẻ em đã bắt đầu làm quen với computer từ bậc tiểu học nên rất dễ hư mắt. Phải chăng đây là một đất nước tiến bộ và trí thức?
Tôi nhớ ông Mao Trạch Đông có tuyên bố một câu đại khái “Trí thức không bằng cục cứt” và không hiểu vì sao người cộng sản lại ghét trí thức đến thế, mà đại diện là những người mang kính trắng. Bằng chứng là Polpot của Kampuchea đã giết sạch những ai mang kính trắng, vì “bọn trí thức là kẻ thù của nhân dân”. Với người Cộng sản Việt Nam, ngoài ông Hồ ra không thấy ai mang kính trắng, nhưng cán bộ nhà tù tập trung sau năm 1975 lại hình như không ưa mấy anh tù miền Nam mang kính. Nhiều người tù đã bị lột kính đạp nát dưới chân trong những ngày đầu trình diện như trong một câu chuyện tôi đã kể hầu độc giả trước đây. Trí thức hay tiểu tư sản đều là những kẻ phản động.
Có người thắc mắc sau ngày 30 tháng 4, khi Việt Cộng vào “giải phóng” miền Nam không thấy ai đeo kính trắng cả! Có lẽ cũng không cần giải thích.
Người cộng sản cần “hồng” hơn “chuyên”, cần lòng trung thành tuyệt đối với đảng hơn là cần trí thức chuyên môn. Ở trong các trại tù dành cho dân miền Nam trước đây, hầu như những “cán bộ giáo dục” là những tên dốt đặc nhưng có tuổi đảng lâu đời. Ngoài đời các bộ trưởng chuyên ngành cần bằng cấp nhưng những người lãnh đạo đảng chỉ cần lòng tin cậy của đảng và dễ sai bảo. Nhưng gần đây, trước thế giới mở rộng, không thể ngu dốt sống như người rừng, và để theo kịp đà văn minh, con người phải có trình độ hiểu biết, phải có học, nói một cách khác là phải có bằng cấp để điều hành việc nước. Chức vụ nào phải có bằng cấp chuyên môn tương xứng. Bộ Trưởng Giáo Dục ít ra phải có văn bằng Tiến Sĩ Giáo Dục, Công Chánh phải có Kỹ Sư Cầu Đường. Nhưng từ lòng trung thành, mê muội từ đảng bước ra vội vã, cán bộ cộng sản đã phải “đốt giai đoạn” để có bằng cấp trong tay, hợp thức hóa cho tương xứng với các chức vụ hiện tại do quyền lực đảng đã ban cho.
Cộng Sản Việt Nam lấy lý do trong chiến tranh phải dở dang việc học tập. Khi cuộc chiến kết thúc, nhiều người trong số họ phải theo học hệ tại chức, vừa đi làm hay giữ chức vụ điều khiển vừa đi học. Đại học tại chức nào dám đánh hỏng một ông Bí Thư Tỉnh Ủy hay con một ông trong Bộ Chính trị đã ghi danh, nên đại học tại chức trở thành nơi “nấp bóng” của một số cấp lãnh đạo, kể cả sinh viên thuộc dạng “con cháu”, theo học hệ này cốt kiếm tấm bằng đại học để hợp thức hóa và làm “bùa ngãi” tiến thân. Từ đó, có các đại học tại chức lan tràn mà theo các nhà chuyên môn, 10 người ghi danh chưa có được một người sau 4 năm học đạt được chuẩn tối thiểu của bậc đại học, theo như Giáo sư Phạm Minh Hạc trong một cuộc phỏng vấn của đài VOA, trong khi đó, bằng cấp giả cũng là một tệ nạn lan tràn ở Việt Nam trong giới có chức quyền.
Việt Nam hứa sẽ đào tạo một năm 2,000 tiến sĩ ở trong và ngoài nước. Một Trưởng Ty Văn Hóa Thể Thao tỉnh lẻ có bằng Tiến Sĩ sau khi chỉ có mặt tại Mỹ ba tháng và chưa qua một lớp ESL nào. Chưa lúc nào Việt Nam cần bằng cấp và “yêu trí thức” đến thế.
Nếu tổng hợp các nhân vật trí thức do ba ông trùm Cộng Sản là Staline, Mao Trạch Đông, Hồ Chí Minh hạ sát để củng cố quyền lực, con số này có thể lên đến vài chục triệu người, sao bây giờ những người CSVN khát trí thức và mê bằng cấp đến thế. Theo tài liệu của VNTTX, chúng ta thử điểm qua “bằng cấp” của 14 ông trong Bộ Chính Trị qua Đại Hội XI (2011):
1.Trương Tấn Sang, Thường trực Ban Bí Thư Trung Ương Đảng, sinh năm 1969, Cử Nhân Luật Khoa.
2. Phùng Quang Thanh, Đại Tướng Bộ Trưởng Quốc Phòng, sinh năm 1949, Đại học Khoa học Quân sự.
3. Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ, sinh năm 1949, Cử nhân Luật.
4. Nguyễn Sinh Hùng, Phó Thủ tướng, sinh năm 1946, Tiến sĩ Kinh Tế.
5. Lê Hồng Anh, Đại tướng Bộ trưởng Bộ Công An, sinh năm 1949, Cử Nhân Luật.
6. Lê Thanh Hải, Bí thư Thành Ủy HCM, sinh năm 1950, Cử Nhân Kinh Tế.
7. Tô Huy Rứa, Trưởng Ban Tuyên Giáo Trung Ương, sinh năm 1947, Tiến Sĩ Triết học.
8. Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Quốc Hội, sinh năm 1944, Cử nhân Văn ĐH Tổng Hợp, Tiến sĩ Ngành Xây Dựng Đảng (?)
9. Phạm Quang Nghị, Bí thư Thành Ủy Hà Nội, sinh năm 1949, Tiến Sĩ Triết học.
10. Trần Đại Quang, Trung tướng Thứ trưởng Bộ Công An, sinh năm 1956, Tiến Sĩ Luật Khoa.
11. Tòng thị Phóng, Phó Chủ Tịch Quốc Hội, sinh năm 1954, Cử Nhân Luật.
12. Nguyễn Văn Dụ, CVP Trung Ương Đảng, sinh năm 1947, Đại Học Kinh Tế.
13. Đinh Thế Huynh, Tổng Biên tập Nhân Dân, sinh năm 1953, Tiến sĩ Báo Chí.
14. Nguyễn Xuân Phúc, Chủ nhiệm Văn Phòng Chính Phủ, Đại học Kinh Tế.
Trong danh sách này, ông Nguyễn Phú Trọng là người “trí thức” nhất. Tiểu sử ghi ông có ba năm đi học ở Đại học Tổng Hợp Hà Nội, ba năm ở trường đảng cao cấp, một năm học Nga văn, hai năm đi Liên Xô học ở Hàn Lâm Viện Khoa học Xã Hội. Còn các ông khác
không nghe những bằng cấp Tiến Sĩ Triết học, Tiến Sĩ Luật Khoa, Tiến Sĩ Báo Chí, Tiến Sĩ Kinh Tế, Cử nhân Luậ... này tốt nghiệp ở đâu, năm nào, thời gian đi học bao lâu, vì tiểu sử của các Ủy Viên này kín đặc, từ những chức vụ trong rừng ra đến “vùng giải phóng”, lên đến Ủy Viên Bộ Chính Trị không có một thời gian nào dành cho việc cắp sách đến trường. Không có lẽ những bằng cấp này chỉ cần lấy trong vài ngày, ít nhất thì cũng cho quần chúng biết họ tốt nghiệp vào thời gian nào, tại đâu và thời gian học là bao lâu.
Tôi xin lấy tiểu sử của ông Hoàng Xuân Hãn để làm ví dụ, khi nói ông có văn bằng Thạc Sĩ Toán, thì trong tiểu sử của ông có ghi rõ, “nói có sách, mách có chứng:”
Ông sinh năm 1908.
Năm 1926, đậu bằng Thành Chung, ra Hà Nội học trung học ở trường Bưởi.
Năm 1927, chuyển sang học chuyên Toán ở Lycée Albert Sarraut.
Năm 1928, đỗ thủ khoa kỳ thi tú tài toàn phần và được nhận học bổng của chính phủ Đông Dương sang Pháp học dự bị để thi vào các trường lớn.
Năm 1930, học Trường Bách khoa Paris.
Năm 1932-1934, vào học École Nationale des Ponts et Chaussées.
Năm 1935, đậu cử nhân toán.
Năm 1936, đậu thạc sĩ toán tại khoa Toán trường Đại học Sorbonne.
Vì vậy, tôi đâm ra nghi ngờ bằng cấp của các Ủy Viên trong Bộ Chính Trị CSVN là bằng cấp giả hay bằng đại học tại chức, hoặc là bằng cấp “học đại”, cho rằng ta đây cũng trí thức, khoa bảng, ghi vào tiểu sử để “giật le”, như cách nói của người bình dân Nam Bộ. Bố thằng nào dám chất vấn, trong đại hội đảng, là bằng cấp của quý ông là bằng tại chức, bằng mua hay bằng giả! Ai chẳng biết chuyện “dốt chuyên tu, ngu tại chức!” Theo tôi, quý ông trong Bộ Chính trị không cần thiết phải nêu bằng cấp như bọn bần dân chúng tôi.
Nguyễn Tấn Dũng từ một anh liên lạc cứu thương, y tá, lên đến Thủ Tướng, Lê Hồng Anh là cán bộ văn nghệ xã, bây giờ mang cấp Đại Tướng, Bộ trưởng Công An, hay dù là một anh xuất thân bẻ “ghi” đường sắt, thợ mộc... đi nữa mà có đảng dẫn đường cũng lên đến cấp lãnh đạo tối cao, đâu cần đến ba cái loại bằng cấp “tư sản” tiến sĩ, cử nhân “chạy đầy đường” Hà Nội như thế.
Bây giờ những người cộng sản không còn ghét trí thức khoa bảng nữa, nói chung là không còn ghét loại người mang kính trắng như bọn Polpot. Nhưng tôi thật nghi ngờ những cặp kính trắng này không có độ, là những cặp kính cửa sổ (window glasses).
Cô giáo Hà Thủy tốt nghiệp Đại học Văn, Sư phạm Hà Nội chính quy, thuộc loại giỏi, hiện là thạc sĩ mà còn hiểu “canh gà Thọ Xương” là một món ăn như “bánh cuốn Thanh Trì” thì liệu các thứ bằng cấp ma, bằng cấp giả này đi tới đâu?

THÙY LINH * HỐ ĐEN


 

HỐ ĐEN

Thùy Linh
Mấy tháng gần đây chân dung Thủ tướng của chúng ta ngày càng trở nên “yếu đuối” trong mắt thiên hạ. Ông “nhu hoà” đến mức không thể điều khiển được đám bầy tôi quá ư lộn xộn và ngang ngược chăng? Không biết điều đó khiến ông trở nên đáng thương hay đáng trách? Không khéo có người còn thấy ông dễ thương từ khi ông tuyên bố “3 năm nay tôi không kỷ luật một ai”. Thử kể từ khi tiếng súng Đoàn Văn Vươn vang trên bầu trời đầy mây giông, chớp loé mà không có nổi tiếng sấm động.
Câu chuyện Tiên Lãng ai cũng biết sau khi có tiếng súng hoa cải của anh em nông phu họ Đoàn. Còn trước đó đơn thư thưa kiện từ huyện lên tỉnh không ai lắng nghe và giải quyết. Dư luận không đủ thông tin để được đánh động. Luật pháp không đứng về dân đen, kẻ thất thế, không quyền lực. Trong khi chính quyền được bảo trợ rất nhiều bởi các nghị định, kể cả luật pháp. Các quyết định ở cấp nào cũng có thể sáng tác và thực thi, từ TW, tỉnh, huỵên, thậm chí là xã dựa trên cái gọi là pháp luật, cụ thể là sở hữu toàn dân về đất đai. Và người ta coi đó là làm đúng pháp luật. Thuyết phục, giải trình không được, kịên cáo cũng không xong, thân cô thế cô đành dùng súng để đáp trả. Âu cũng là lẽ thường tình. Khi vụ việc rúng động cả nước thì Thủ tướng mới xuất đầu lộ diện để phân xử. Việc này đáng lẽ phải xử ở toà thì nay cả chính quyền, toà án các cấp phải chờ chỉ thị của Thủ tướng. Rồi thủ tướng kết luận vụ cưỡng chế là sai, cần giảm nhẹ tội cho anh em họ Đoàn…Và: “Thủ tướng yêu cầu giải quyết dứt điểm vụ Tiên Lãng”…Dứt điểm cái gì khi một việc đơn giản nhất là ai phá nhà anh Vươn sau nhiều tháng điều tra vẫn chưa chỉ ra được? Giám định ngôi nhà bị phá vẫn chưa công bố? Mọi việc vẫn ầm ì trong bóng tối.
 Chưa xong vụ Tiên Lãng thì xảy ra vụ Văn Giang còn đang làm đau nhức tâm can mọi người. Không những huyện mà cả tỉnh, bộ Công an vào cuộc giúp đỡ cuộc cưỡng chế. Bỗng thành hai bên chiến tuyến không cân sức: một bên là chính quyền từ huyện, tỉnh đến TW được nhân danh pháp luật bảo trợ cùng vũ khí, bên kia là những người dân nghèo chỉ có đất đá, gậy gộc, chai xăng cộng thêm những…câu chửi tuyệt vọng. Cưỡng chế thành cuộc đàn áp đầy màu sắc bạo lực và tất nhiên nhân dân thua. Tỉnh báo cáo thành tích cưỡng chế diễn ra tốt đẹp đúng pháp luật. Những nhà báo bất đắc dĩ quay lén được cảnh công an, dân phòng đánh dân đưa tràn lan trên mạng, thế là thành chuyện. Vì tại cuộc họp báo trước khi có vụ cưỡng chế, báo chí đã bị khuyến cáo là không nên đến nơi đó. Và: “Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo Hưng Yên tường trình về vụ Văn Giang”. Tường trình của Văn Giang chắc chắn vẫn bắt đầu từ câu: “Việc cưỡng chế làm đúng theo pháp luật” và “dự án Ecopark đã được Thủ tướng phê duyệt” mà họ lấy làm khiên đỡ lâu nay để đối phó với dư luận…Không lẽ để xử lý, Thủ tướng phải bắt đầu từ việc nhìn lại bản thân mình?
Còn đang nóng trên các mặt báo là vụ Dương Chí Dũng (cục trưởng cục Hàng hải) bị khởi tố và bỏ trốn. Chánh văn phòng chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định bổ nhiệm ông Dũng là đúng qui trình. Ai cũng hiểu ông Đam đại diện cho Thủ tướng để phát ngôn. Bộ trưởng Bộ GTVT cũng khẳng định không sai, thậm chí còn cứu nguy cho Vinalines khỏi sụp đổ vì mâu thuẫn kéo dài giữa mấy ông đứng đầu tập đoàn. Thậm chí Bộ trưởng GTVT còn nói rằng: ông Dương Chí Dũng hàng năm đều được nhận xét đánh giá là cán bộ “rất tốt”, từng được bầu vào thường vụ Đảng ủy doanh nghiệp TƯ, đại biểu đi dự ĐH Đảng toàn quốc và “đây là đánh giá chính thống nhất của tổ chức về năng lực, đạo đức cán bộ”. Một cán bộ chủ chốt không thể hoá giải những mâu thuẫn cá nhân ở một tập đoàn kinh doanh lớn, làm ăn thua lỗ đang bị thanh tra mà vẫn bổ nhiệm vào chức vụ cao ở một bộ để đưa ra những quyết sách có tính chiến lược cho một ngành, mà ông Bộ trưởng vẫn nói là đúng thì hiểu cách dùng người của chính quyền là thế nào? Hơn nữa, Chủ tịch tập đoàn một thành viên (Dương Chí Dũng) là do Thủ tướng kí quyết định đề bạt dựa vào đề nghị của Bộ Nội vụ và Bộ GTVT, vậy mà khi Bộ GTVT điều cán bộ đó sang chức vụ khác (theo ông Thăng là chức vụ đó nhỏ hơn Chủ tịch tập đoàn) mà không hề thông qua Thủ tướng hay sao để đến giờ “Thủ tướng yêu cầu báo cáo việc bổ nhiệm ông Dương Chí Dũng”???
Nói đến hiện tượng Dương Chí Dũng thì theo ông Thăng: “Cuối năm 2010, tại đại hội Đảng khối doanh nghiệp Trung ương, ông Dũng vẫn được bầu vào Ban chấp hành Đảng uỷ và được Ban chấp hành bầu vào thường vụ Đảng uỷ khối đồng thời còn được bầu là đại biểu đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI. Đây là đánh giá chính thống nhất của tổ chức về năng lực, đạo đức cán bộ”, cho đến lúc vỡ chuyện xấu xa bỗng làm mình nhớ sự kiện Bạc Hy Lai bên Trung Quốc tuy qui mô nhỏ hơn. Nhưng bản chất không thay đổi: cái xấu xa được che đậy kỹ càng trên ghế cao quyền lực cho tới khi mặt nạ bị bóc trần mới chịu thừa nhận…Việc bổ nhiệm Dương Chí Dũng mấy hôm nay báo chí đã vào cuộc khiến Văn phòng chính phủ, Bộ GTVT, Bộ Nội vụ đã giãi bày khá chi tiết trước bàn dân thiên hạ. Không biết các chức sắc sẽ giãi bày thêm cái gì với Thủ tướng? Liệu còn gì chưa thể bạch hoá với dư luận ở phía sau việc bổ nhiệm này mà chỉ có thể báo cáo riêng với Thủ tướng? Và quan trọng hơn Thủ tướng sẽ giải quyết sự vụ này theo hướng nào khi chính ông là người ký quyết định đưa Dương Chí Dũng ngồi vào ghế Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines, nơi bắt đầu con đường phạm tội của ông ta?
Những vụ việc tiêu cực đều được Thủ tướng yêu cầu báo cáo như rơi vào “hố đen”. Sự phản hồi từ Thủ tướng sau các báo cáo thì cũng nằm trọn trong “hố đen” đó.
Sự kêu gào, đề nghị khẩn thiết, kịên cáo tuyệt vọng của người dân trước sự bất công khủng khiếp mà họ phải gánh chịu, cụ thể là những vụ khiếu kiện kéo dài nhiều tháng năm, thậm chí cả tự tử và lột truồng trước mắt thiên hạ trong tuyệt vọng điên cuồng cũng không làm chính quyền động lòng và cũng bị “hố đen” vô hình nuốt chửng.
Cái tốt đẹp lạc lõng bơ vơ gắng gượng quay quanh “hố đen” để không bị nó cuốn vào cõi mịt mùng tối tăm, và chả đủ sức cứu giúp những thân phận người bé nhỏ bị “hố đen” lấn lướt nhấn chìm vào lòng sâu của nó.
Không có gì thoát khỏi “hố đen” đó chăng?
Không có gì giữ được vẹn nguyên nếu có ngày thoát được “hố đen” đó chăng?
 QUÊ CHOA

THƠ ĐỖ TRUNG QUÂN * MỘT NĂM,


 
MỘT NĂM

 ĐỖ TRUNG QUÂN *
Gửi Hồ Trung Tú
Đà nẵng
Chuyến bay muộn – cuối cùng
Phi trường còn hai người đàn ông
Một người về
Một người tiễn
Ly cà phế sân bay vẫn muôn thuở
Dở
như không thể dở hơn
“Ngày mai anh làm gì ?”
Đơn giản lắm! Tôi để nỗi căm giận vượt qua sợ hãi”
“Rồi sau đó làm gì?”
Không biết! còn chân thì cứ đi…
……………………………………………..
Cánh bay vào thăm thẳm bóng tối
Ngả người trên ghế
Cố ngủ một giấc cuối cùng của những năm hưởng thụ
Bar pub, show biz, ánh đèn màu phù hoa…
Ngày mai
Sẽ khởi hành vào những ngày thập giá
Thượng đế đặt lên vai dân tộc mình.
Thử thách một bình mình chưa ló dạng
……………………………………………………….
Gõ cửa nhà lúc 2 giờ sáng
Đốt thuốc mịt mù ngoài sân lúc 4 giờ sáng
khoác áo ra đường lúc 6 giờ sáng
bước vào một cuộc đời khác lúc 8 giờ sáng
làm cuộc tổng kiểm tra đời mình
đã hỏng chưa
hay còn thuốc chữa…
về nhà lúc 3 giờ chiều
ngả lưng ngủ mệt
đồng hồ sẽ dừng ở đấy – vĩnh viễn
giờ chúa chết
nhưng xứ sở này
muôn đời
lẫm liệt
             [ cho ngày 5- 6- 2011]

 Trích QUÊ CHOA

TIN VIỆT NAM

 


Quốc tế phản ứng trước bản án của Việt Khang, Anh Bình

Nhạc sĩ Việt Khang (trái) và Trần Vũ Anh Bình bị tuyên án về tội 'tuyên truyền chống nhà nước'
CỠ CHỮ

Hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình bị kêu án hôm 31/10 về tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’ vì các khúc thể hiện lòng yêu quê hương-dân tộc, phản đối Trung Quốc xâm lấn Hoàng Sa-Trường Sa trong đó có bài Việt Nam tôi đâu, Anh là ai, Ngục tối Hiên ngang, và Người Việt Nam.

Bản án 4 năm tù của Việt Khang và 6 năm tù dành cho Anh Bình bị quốc tế xem là một hành động thêm nữa chứng tỏ những vi phạm trầm trọng của chính quyền Hà Nội đối với quyền tự do tư tưởng của công dân, một trong những nhân quyền căn bản mà Việt Nam đã ký cam kết tôn trọng với quốc tế.
Rõ ràng đây là một diễn tiến hết sức đáng ngại cho thấy chính quyền Việt Nam đang mở rộng chiến dịch đàn áp quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân...Chúng tôi kêu gọi Hoa Kỳ, Liên hiệp Châu Âu và các nước trên thế giới quan tâm đến nhân quyền áp lực Việt Nam mạnh mẽ để họ phải phóng thích hai nhạc sĩ này ngay lập tức và vô điều kiện.
Phó Giám đốc phụ trách khu vực Châu Á thuộc Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch Phil Robertson phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Rõ ràng đây là một diễn tiến hết sức đáng ngại cho thấy chính quyền Việt Nam đang mở rộng chiến dịch đàn áp quyền tự do bày tỏ quan điểm của công dân, bỏ tù từ những người chỉ trích nhà nước, các blogger bất đồng chính kiến, và bây giờ là tới các nhạc sĩ. Điều này chứng tỏ Hà Nội hoàn toàn không dung chấp bất kỳ ý kiến nào trái với quan điểm độc đoán của nhà nước. Bản án dành cho những nhà sĩ này quá đỗi nhẫn tâm. Chúng tôi kêu gọi chính quyền Mỹ, Liên hiệp Châu Âu và các nước trên thế giới quan tâm đến nhân quyền áp lực Việt Nam mạnh mẽ để họ phải phóng thích hai nhạc sĩ này ngay lập tức và vô điều kiện.”

Hôm 31/10, Thượng nghị sĩ Ron Boswell của Australia ra thông cáo báo chí nhấn mạnh việc bỏ tù hai nhạc sĩ ôn hòa Việt Khang và Anh Bình cho thấy một mức thấp kém nữa của Việt Nam giữa lúc Hà Nội tíêp tục giữ một thành tích nhân quyền tồi tệ cùng cực.

Ông Boswell nói hai nhạc sĩ bị chính quyền Việt Nam gán cho là tuyên truyền chống chế độ là hai người vô tội chỉ thực thi quyền công dân của họ để chất vấn hành động của chính quyền.

Ông Boswell kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam lắng nghe lời kêu gọi của quốc tế, tôn trọng quyền tự do phát biểu của người dân, và phóng thích tất cả các tù nhân bị giam giữ chỉ vì đã phơi bày các hành động của nhà nước ra ánh sáng.

Bài hát Việt Nam Tôi Ðâu do Việt Khang sáng tác
Hồi đầu năm, Thượng nghị sĩ Boswell đã lên tiếng trước Thượng Viện Australia về vụ việc của Việt Khang trước khi ông cùng với thượng nghị sĩ Mark Furner đệ trình kiến nghị thư đề nghị chính phủ Australia cải thiện các cuộc đối thoại nhân quyền với Việt Nam để áp lực Hà Nội phóng thích các công dân Việt Nam bị bắt giam phi lý.

Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam và tổ chức Ân xá Quốc tế cũng đã lên tiếng bày tỏ quan ngại về vụ án của nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình.

Trong hơn 1 tháng qua tại Việt Nam có 6 người có các hoạt động chống Trung Quốc bị bắt giam hoặc bị tuyên án về tội danh ‘tuyên truyền chống nhà nước’.

Nửa tháng trước khi tuyên án 10 năm tù đối với hai nhạc sĩ Việt Khang và Anh Bình, chính quyền đã bắt giam nữ sinh viên chống Trung Quốc Nguyễn Phương Uyên.

Trước đó vào cuối tháng 9, ba blogger gồm Điếu Cày, Tạ Phong Tần, và AnhbaSG bị tuyên án tổng cộng 26 năm tù cũng với tội danh tương tự.
  http://www.voatiengviet.com/content/quoc-te-phan-ung-truoc-ban-an-cua-viet-khang-anh-binh/1536856.html


Bạo lực phổ biến tại Việt Nam : tìm hiểu cội rễ
"Cẩu tặc" bị đánh chết hay trọng thương là chuyện xảy ra khá thường xuyên. Trong ảnh, một vụ đốt xe cẩu tặc ở tỉnh Nghệ An (DR)
"Cẩu tặc" bị đánh chết hay trọng thương là chuyện xảy ra khá thường xuyên. Trong ảnh, một vụ đốt xe cẩu tặc ở tỉnh Nghệ An (DR)
Trọng Thành
Tại Việt Nam trong thời gian gần đây, các vụ tội phạm trộm cướp dùng súng ngày càng gia tăng. Các vụ giết người càng lúc càng nghiêm trọng và phổ biến. Trong khuôn khổ tạp chí Cộng đồng của RFI hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị một góc nhìn để tìm hiểu về các cội rễ của tình trạng bạo lực phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt qua hiện tượng « cẩu tặc ».
Cũng theo báo chí trong nước, tội phạm giết người do mâu thuẫn liên quan đến tranh chấp tài sản đất đai, trong sinh hoạt, nợ nần kinh tế, bệnh tật, tức liên quan đến những nguyên nhân mà ngôn từ trong nước vẫn gọi là « nguyên nhân xã hội » chiếm tuyệt đại đa số các trường hợp giết người (khoảng 90% trong năm qua, theo một thống kê). Tội phạm do người chưa thành niên, bạo lực gia đình và học đường có xu thế gia tăng cũng là điều gây lo ngại trong xã hội.
Tại sao bạo lực có xu hướng ngày càng nghiêm trọng và phổ biến hơn tại Việt Nam ?
Trong khuôn khổ tạp chí Cộng đồng của RFI hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu với quý vị một góc nhìn để tìm hiểu về các cội rễ của tình trạng bạo lực phổ biến ở Việt Nam, đặc biệt qua hiện tượng « cẩu tặc » (tức hiện tượng bắt trộm chó, và đi liền với nó là những hành động trả đũa quyết liệt của đám đông đối với các thủ phạm, cũng như các phản ứng tàn bạo từ phía những kẻ bị truy đuổi).
Trong thời gian gần đây, công luận đã ghi nhận nhiều trường hợp kẻ cắp chó bị đám đông đánh « hội đồng » cho đến chết, và ngược lại, thủ phạm khi bị đuổi theo đã dùng súng sát hại người truy bắt. Dường như, không kể trong các trường hợp những băng nhóm « xã hội đen » đọ sức bằng vũ khí, có lẽ ít trong trường hợp nào, mà bạo lực lại diễn ra một cách quyết liệt đến mức mạng đổi mạng như vậy. Mà lý do của nó, theo một số người đơn giản chỉ là con chó, tức không phải là một vật có giá trị lớn, hành động đánh chết người trộm như vậy là quá dã man và là một hành vi phạm pháp nghiêm trọng.
Ngược lại, các tranh luận tại các diễn đàn trên mạng về chủ đề này cho thấy, không ít người ủng hộ việc đám đông đánh chết thủ phạm để trả thù, vì cho rằng chó không chỉ là một vật nuôi, mà còn là một động vật thân thiết với con người, hành vi trộm chó đáng phải chịu một trừng phạt như vậy.
Trong các xung đột giữa kẻ cắp và người mất chó, dường như rất ít có sự can thiệp của chính quyền. Thường thì khi lực lượng an ninh có mặt thì tội ác đã xảy ra. Cũng có nhiều người cho rằng, chính việc các thủ phạm trộm chó không bị trừng phạt nghiêm minh, mà trong xã hội đã tạo ra một vùng trống, nơi các hành động bạo lực mang tính « tự xử » như trên được dung túng.
Trộm chó là một hành vi phạm tội. Kẻ đi trộm chó giết người truy bắt là một tội ác nghiêm trọng. Ngược lại, đám đông đánh kẻ cắp chó đến chết cũng là một hành vi tội ác nhưng cho đến nay, chính quyền Việt Nam vẫn tỏ ra rất lúng túng trong xử lý. Bạo lực man rợ của đám đông và những mâu thuẫn trong các quan niệm xã hội về hiện tượng kể trên, báo động một mức độ khủng hoảng tinh thần rất đáng lo ngại trong xã hội Việt Nam.
Để tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này, RFI đặt câu hỏi với một số nhà nghiên cứu, nhà văn Việt Nam. Dù liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hiện tượng « cẩu tặc », chúng tôi hy vọng ý kiến của các vị khách mời sẽ mang lại cho quý thính giả những thông tin bổ ích để soi tỏ các gốc rễ của tình trạng bạo lực tại Việt Nam hiện nay. Khách mời của RFI hôm nay là nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình, nhà xã hội học Tương Lai, nhà văn Tạ Duy Anh và nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn.
Thịt chó : từ ăn cắp vặt đến trộm cướp có tổ chức
Nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình cho biết về sự phổ biến của thói quen ăn thịt chó tại Việt Nam, cũng như nạn bắt trộm chó không phải bây giờ mới có.
Ông Trịnh Hòa Bình : Trước kia, người ta vẫn nhìn nhận thịt chó là món ăn giầu đạm, mà ăn uống nó bỗ bã, thành ra hay tụ tập được những người khoái khẩu đánh chén, nhân dịp liên hoan, lễ hội ở các cơ quan đơn vị đoàn thể, ví dụ tập quân sự, tập tự vệ thắng lợi, hay có công việc gì, thậm chí dịp giáp Tết chẳng hạn, có xu hướng mời nhau đi khoản đãi thịt chó trên đường Nhật Tân (Hà Nội). Hoặc là để « giải đen », người ta thường mời nhau đi dùng thịt chó.
Từ đấy thành ra thịt chó thành một món hàng bán chạy. Đối với người nuôi chó tình cờ, không tốn kém bao lăm, trừ phi nuôi chó thương mại. Nuôi như thế lại vui cửa vui nhà, rồi kết cục tổng kết là được một món tiền. Thế nhưng từ đấy đám đạo tặc, hay là một bộ phận đám thanh niên hút chích, túng thiếu, hoặc thậm chí không phải thanh niên mà là những người có tuổi, người ta thấy rằng là có thể kiếm chác được từ con chó đó, nên rộ lên cái phong trào câu chó. Câu chó bằng lưỡi câu hay bằng thòng lọng. Một cô một cậu, hay hai cậu làm một cái thòng lọng đi qua chỗ con chó quăng một cái, ríu một cái là xách được con chó đi.
Cái hành vi đó ở hương thôn cũng có, mà ở thành thị cũng có. Có điều ở giữa thanh thiên bạch nhật thì không xảy ra, nhưng trong ngõ xóm thì cũng khá lâu rồi.
TS Trịnh Hòa Bình (Hà Nội)
31/10/2012
Nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình lưu ý những diễn biến mới của nạn cẩu tặc trong thời gian gần đây, chuyển từ hình thức « trộm vặt » sang ăn trộm có tổ chức, có trang bị vũ khí súng, với các bạo lực khốc liệt xung quanh hiện tượng này, đồng thời ông cũng đưa ra một số lý giải bước đầu.
Ông Trịnh Hòa Bình : Gần đây rộ lên chuyện có những nhóm ăn trộm chó với quy mô thường xuyên, phổ biến. Và dẫn đến gây phẫn nộ ở cộng đồng (Cũng chẳng mấy khi có chuyện vây bắt đâu, trừ khi có một ngõ cụt, thì người ta mới vây bắt, vì chắc chắn phần thắng về người ta, chứ còn bây giờ cái thói dửng dưng, cái bệnh « vô cảm » trong xã hội). Thế cho nên dẫn đến câu chuyện nhóm cẩu tặc nó chuẩn bị hung khí để chống trả, để bảo vệ mình.
Có nhiều câu chuyện diễn ra cũng buồn, và buồn cười, cười ra nước mắt. Có những kẻ trộm chó. Có những kẻ trộm chó bị quây đánh đến chết. Có những tên thoát thân được. Việc đó đã trở thành một hiện tượng, trở thành một cái gì đó thu hút sự quan tâm của nhiều người.
Đánh chết cẩu tặc : Tức giận kẻ ăn cắp hay trút bỏ những uất ức cá nhân ?
Về vấn đề này, nhà xã hội học Trịnh Hòa Bình lý giải :
Ông Trịnh Hòa Bình : Thế vì sao người ta đánh ? Rõ ràng, khi bọn trộm chó lấy đi của người ta một nguồn thu nhập. Và cái quan trọng là những người đi làm cẩu tặc ấy cũng không xuất phát từ lao động chân chính, thậm chí còn xuất phát từ hành vi ngông cuồng, chơi ngông lại xã hội và đồng thời lại có ăn có tiêu. Lâu nay người ta hay nói rằng, đám này tập trung vào nhóm nghiện, nghiện chích hay túng thiếu. Lâu nay chúng tôi có cái mốt là, nếu có hành vi vi phạm chuẩn mực, y như đổ là tại nghiện game, bạo lực… hay rồi là tiêm chích, nghiện ma túy… Cũng có một phần lớn sự thực như thế, nhưng tôi cho rằng, nhiều khi người ta cũng viện dẫn, đánh vào những khách thể không biết tự bảo vệ, ví dụ cái game nó không biết tự bảo vệ. Trong các câu hỏi cung thường nhật, người ta (công an) thường đưa ra câu hỏi mớm : Có phải mày nghiện game không ?… Những điều đó cho thấy xã hội bây giờ thiếu sự cắt nghĩa, sự lý giải một cách có cơ sở, và thiếu cái điều tra, thiếu cái nghiên cứu. Thành ra cũng phán bằng cái suy luận, hoặc là bằng những nguyên nhân cụ thể của một vụ việc hay một hành vi nào đó mà thôi.
Xung quanh chuyện vây đánh chết bọn cẩu tặc, thì nguyên nhân có sự căm thù đối với người ăn cắp chó cũng có, nhưng mà lắm khi cũng là trút gửi những ẩn ức, những cái trĩu nặng, những cái làm phiền hà người ta trong cuộc sống thường ngày, những cái bức xúc mà người ta không tìm được cách giải thoát. Và (hành động trút giận như vậy) vừa khéo là lúc có kẻ xâm phạm vào sự tĩnh lặng, xâm phạm vào sự « phát triển bình thường » của một cộng đồng, thì là mọi người xúm vào vây đánh. Phải nói là trong nhiều trường hợp, việc đánh hội đồng như vậy, cũng có những người đánh cho sướng tay, đánh cho hả hê, đánh cho trút gửi những bực dọc, những sự thua thiệt, những sự bị chèn ép của mình ở đâu đó mà không giải tỏa được. Cho nên có những khi xảy ra những trận huyết chiến giữa cộng đồng, nhóm xã hội bị cướp chó và những kẻ cẩu tặc.
Hiện tượng này cho thấy sự lộn xộn của một xã hội trưởng thành đang còn pha trộn, hỗn độn, thiếu trật tự, chuẩn mực. Rõ ràng nó mang dáng dấp của một xã hội tiểu nông, tự phát, vô chính phủ, chứ không phải là của một xã hội mà xây dựng được cái văn minh, nền nếp của quản lý đô thị hiện đại. Điều này đúng với cả hai phía, phía người trừng phạt kẻ ăn trộm cũng như những kẻ manh tâm đi cướp giật, trộm chó của người ta.
“Căm thù giai cấp” thay vì giáo dục nhân tính
Về những gốc rễ sâu xa của các bạo lực gắn liền với hiện tượng cẩu tặc cũng các bạo lực tràn lan trong xã hội Việt Nam hiện nay, nhà văn Tạ Duy Anh cho biết ý kiến :
Ông Tạ Duy Anh : Thực ra hiện tượng mang tính bạo lực này không quá xa lạ với xã hội Việt Nam hiện nay. Nó đã có tiền lệ trong lịch sử (chẳng hạn những vụ đấu tố trong cải cách ruộng đất), còn trong hiện tại thì những vụ chính quyền bất chấp pháp luật cưỡng chế dân, hoặc dân tổ chức chống lại chính quyền vẫn diễn ra thường xuyên, ví dụ điển hình là cuộc cưỡng chế bi thảm khu đầm nuôi tôm của gia đình anh em ông Đoàn Văn Vươn hồi đầu năm nay.
Ngày nào báo chí chả đưa những tin tức liên quan đến bạo lực, đến mức có thể nói bạo lực hiện diện trong hầu hết các lĩnh vực đời sống, liên quan đến mọi đối tượng như: Bạo lực học đường, bạo lực gia đình, bạo lực công sở… Trẻ em lột quần áo nhau ra giữa đường để tra tấn bạn, vợ chồng đánh nhau, đốt chết nhau cả khi đang trên giường, sếp đánh nhân viên dưới quyền hoặc đánh nhau vỡ mặt ngay trong cuộc nhậu, công an thì đánh chết dân, dân cũng đánh chết công an, chả ai kém cạnh. Thế rồi trí thức chân yếu tay mềm cũng thượng cẳng chân, hạ cẳng tay… là chuyện cơm bữa. Chuyện đám đông đánh chết cẩu tặc chỉ là một trong chuỗi những sự kiện mang tính bạo lực, nằm ngoài khả năng kiểm soát của lý trí cộng đồng. Rõ ràng là trong xã hội Việt Nam đang có hiện tượng tính mạng con người bị coi rẻ. Đây là tín hiệu đáng sợ.
Nhà văn Tạ Duy Anh (Hà Nội)
31/10/2012
Thực ra mỗi dân tộc đều có mặt hay mặt dở về tính cách và thói quen ứng xử. Với người Việt, theo tôi, háo danh và đố kị là những mặt dở nhất dễ nhận thấy, chứ không phải là tính hung bạo. Người Việt không phải là những người đề cao bạo lực, nếu đem so với người Triều Tiên, Trung Quốc… Thậm chí trong ứng xử với kẻ thù, tôi nghĩ người Việt thuộc những dân tộc bao dung nhất. Có tới vài trăm ngàn người Mỹ du lịch đến Việt Nam mỗi năm, trong đó có nhiều cựu quân nhân, nhưng họ hoàn toàn bình an, được đón nhận thân thiện ở bất cứ đâu, điều mà tôi tin không bao giờ có, nếu cuộc chiến hơn 40 năm trước của họ không phải với Việt Nam mà với một quốc gia Hồi giáo nào đó.
Thói quen ưa bạo lực của người Việt là bước thụt lùi về mặt văn hoá, đạo đức. Nó là hệ quả của quá trình phát triển có quá nhiều chuẩn mực bị lệch hoặc bị bỏ qua. Ví dụ từ khi bước vào đời, những người như tôi đã phải học cách căm thù giai cấp, thay vì học cách yêu thương con người, thì phải thấm nhuần tư tưởng không được mềm lòng trước kẻ thù, thay vì phải biết hối hận khi làm gãy một cành cây, làm đau con mèo, con chó. Sợ nhất là thay vì dạy trẻ con sự nhường nhịn, đề cao lòng vị tha, thì người ta lại nhồi nhét tinh thần đấu tranh một mất một còn, đấu tranh bằng bạo lực, không khoan nhượng, không lùi bước… nghĩ lại mà kinh hoàng. Tôi từng nói rất thật với suy nghĩ của mình trong một lần thảo luận với các linh mục tương lai của chủng viện Hà Nội rằng : « Những người như tôi được giáo dục để tiến thẳng một lèo thành quỷ sứ! ».
Về vấn đề bạo lực xung quanh nạn cẩu tặc, GS Tương Lai không trực tiếp cho nhận xét, tuy nhiên, ông nhắc đến một số hiện tượng rất phổ biến khác tại Việt Nam, như nạn đinh tặc hay nạn trẻ em ném đá lên tàu hỏa đang chạy. Từ đó ông cho biết một số suy nghĩ và nhận định của ông về gốc rễ của tình trạng bạo lực phổ' biến ở Việt Nam hiện nay.
Ông Tương Lai : Hai cái nạn đó (đinh tặc và nạn ném đá lên tàu đang chạy) khiến tôi xót xa và suy nghĩ về cái kết cấu hạ tầng tâm lý xã hội, tức là cái « infrastructure psycho-sociologique » (của con người Việt Nam). Những hiện tượng đó chỉ nảy sinh ra, khi sự giáo dục, nền tảng nhân văn, ý thức nhân bản bị coi nhẹ trong một thời gian rất dài. Hiện nay người ta tập trung vào việc giáo dục lý tưởng, giáo dục ý thức hệ mà bỏ lơi mất nền tảng nhân văn, tính nhân bản của con người, tức là người ta nhấn mạnh « giai cấp tính », ở đây thuộc về phạm trù của tư tưởng Mao-ít, mà coi nhẹ nhân tính.
Giáo sư Tương Lai (Sài Gòn)
31/10/2012
Muốn thay đổi phải đi tìm nguồn gốc của chuyện này. Đó là vì trong một thời gian rất dài, tập trung vào giáo dục lý tưởng, giáo dục sự trung thành ý thức hệ, mà bỏ lơi giáo dục cái nền tảng nhân bản, cái tinh thần nhân văn cho thế hệ trẻ. Vì nhấn mạnh « đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển xã hội », nói như Mao Trạch Đông, « đấu tranh với người là niềm vui lớn », từ đó mới đẻ ra quan niệm « súng đẻ ra chính quyền », « tạo phản là có lý », để huy động cả một thế lực, cái đám choi choi nổi dậy làm « cách mạng văn hóa vô sản », và nó gây ra một tai họa khủng khiếp, ba mươi mấy triệu người chết trong cuộc Đại cách mạng văn hóa ấy ở Trung Quốc. Ở Việt Nam chưa xảy ra chuyện này, nhưng ở Việt Nam, từ thời Cải cách ruộng đất, rồi nhấn mạnh đến « đấu tranh giai cấp là động lực của sự phát triển xã hội » và trong nhà trường chủ yếu nhấn mạnh đến giai cấp tính mà coi nhẹ nhân tính. Theo tư tưởng Mao-ít, không có nhân tính chung chung, mà nhân tính là thông qua giai cấp tính mà biểu hiện, chỉ có tính giai cấp, không có tính người, tính người là quan điểm tư sản. Chính cái đó nó để lại những dấu ấn quá rất nặng nề, nó thẩm thấu, qua thời gian tạo nên một kết cấu hạ tầng tâm lý xã hội.
Bây giờ phải có một cải tạo cơ bản trở lại, đặt lại nền móng nhân bản, nhân văn, thì mới lý giải được những vấn đề kia.
Việt Nam chưa từng có một xã hội « dân sự » thực thụ
Về các hành động bạo lực phổ biến trong mọi lĩnh vực ở Việt Nam và thấm vào trong rất nhiều quan hệ giữa người với người, nhà nghiên cứu văn hóa Vương Trí Nhàn muốn tìm đến một cội rễ xa xưa hơn là các thói tệ trầm kha của chế độ hiện hành. Theo ông Vương Trí Nhàn, tình trạng này có căn nguyên trong những hạn chế về « trình độ sống của dân tộc », trong sự thống trị của tầng lớp cường hào tại các làng xã, cũng như tính chất quân sự truyền đời của xã hội Việt nam.
Ông Vương Trí Nhàn : Cái vấn đề bạo lực hiện nay và nó nằm trong tất cả các mối quan hệ xã hội và nó có chiều sâu lịch sử. Và nó nằm trong tiềm thức của con người, trong cách quan hệ của người với người. Thậm chí là có khi người ta không dùng đến chân tay mà người ta dùng chữ nghĩa cũng là có tính chất bạo lực, cũng là có tính chất trị nhau, gọi là dằn mặt nhau. Chứ không phải là dùng lý lẽ để giải thích với nhau, tức là quan hệ theo kiểu « mà trong lẽ phải có người có ta » đấy.
Ông Vương Trí Nhàn (Hà Nội)
31/10/2012
Tôi có cảm tưởng là ở ta, cái lý kẻ mạnh bao giờ cũng thắng. Nhưng chữ mạnh ở đây không phải là trí tuệ mà là tay chân, về sự liều lĩnh, sự áp chế người khác, sự quyết liệt, chứ không phải mạnh về đầu óc và sự hợp lý, cái tư duy duy lý nó làm cho người ta có thể giải quyết được các mối quan hệ với nhau.
Cái tôi băn khoan nhất hiện nay là trình độ sống của cộng đồng, trình độ sống của dân tộc. Nếu mình không giải quyết được vấn đề đó, hiểu được vấn đề đó, thì mình sẽ rất là bế tắc, không hiểu được các vấn đề khác. Một khi mình hiểu được vấn đề này nó là lịch sử và nó chỉ đến thế thôi, và nó có tính phổ biến khắp tất cả các lĩnh vực, thì có thể nói là mình đỡ sốt ruột đi và mình yên tâm, chờ đợi và có những cách giải quyết nó… hơn.
Tôi có cảm tưởng ở Việt Nam, người chưa thành người, xã hội chưa thành xã hội. Chúng ta là một đạo quân thì đúng hơn. Trong lịch sử, phần lớn những người đứng đầu các triều đều là thủ lĩnh quân sự. Chúng ta chưa hình thành một xã hội dân sự, chưa bao giờ có một xã hội dân sự thật sự rõ rệt cả. Trong thực tế, thời hiện đại, chúng ta giải quyết các việc lớn của xã hội bằng con đường quân sự, thành ra vì thế cho nên cái yếu tố bạo lực nó chi phối xã hội cũng mạnh lắm.
Cái chính theo tôi là phải đặt vấn đề sự phát triển tinh thần, trí tuệ của người Việt Nam. Trong nhận thức của người bình thường, không dùng đầu óc, hiểu biết để giải quyết quan hệ với nhau, mà thường thường là theo cái lối « cả bè to hơn mâm cỗ » hay « nén bạc đâm toạc tờ giấy », những thứ gì dùng bạo lực nó đã chi phối hết cả các mối quan hệ hàng ngày với nhau, trong quan hệ con người với nhau.
Ví dụ trong các làng xã, vai trò của các trương tuần, hay các cường hào. Nắm làng xã không phải là người văn hay chữ tốt hay hiểu biết đâu, mà là những người có thế lực mạnh và điều đó kéo dài đến tận xã hội hiện đại. Người ta gọi là những cường hào, và những bộ phận này nó hoạt động mà không có lý lẽ nào cả, tức là nó chỉ dùng sức mạnh thuần túy tay chân, và kèm theo rất nhiều thủ đoạn nào đó để giải quyết với nhau thôi. Chính cái điều đó nó nằm trong các làng xã, nhất là ở Bắc Bộ, mà mình thấy là có lịch sử lâu dài đó.
Tôi cảm thấy chúng ta chưa có một xã hội dân sự, như thế giới người ta vẫn hiểu. Ngay trong mỗi con người, người ta cảm thấy là, « già đòn non nhẽ », không cần có lý gì cả. Có một câu tục ngữ « cả bè to hơn văn tự », tức là một nhóm, một thế lực quy tụ với nhau thì hơn hết mọi thứ. Theo tôi điều này nằm trong sự phát triển kém cỏi của ngôn ngữ, của sự giao lưu về tinh thần, của văn hóa, giáo dục, nó làm cho xã hội Việt Nam có tính chất bạo lực ngay trong cơ sở làng xã của nó, cho đến các sự biến ở triều đình. Khi mà phải giải quyết những gì ở trong đám đông, thì người ta không cần có lý lẽ gì với nhau cả. Lời nói không có tính thuyết phục gì cả, và kẻ mạnh là kẻ thắng.
Thói giả dối tràn ngập, người dân không tin chính quyền
Cũng liên quan đến các gốc rễ sâu xa trong hiện tại của tình trạng bạo lực ngày càng nghiêm trọng tại Việt Nam, nhà văn Tạ Duy Anh nhấn mạnh thêm tới hai điều : sự giả dối trở thành nếp sống phổ biến và sự mất lòng tin vào chính quyền và hệ thống pháp luật. 
Ông Tạ Duy Anh : Nhưng nguy hiểm nhất, theo tôi, là thói giả dối đang tràn ngập và được đề cao trên thực tế trong xã hội Việt Nam ngày nay. Muốn tiến thân thì phải biết nói dối. Nói dối càng hoàn hảo càng được trọng dụng. Thế là người ta thi nhau học cách nói dối. Hô khẩu hiệu là hành vi nói dối trắng trợn và đáng sợ nhất, nhưng nó mang lại hiệu quả nhãn tiền. Thói dối trá với hiện tượng bạo lực thì liên quan gì ở đây? Nó đẩy sự trung thực, tình thương người, lòng vị tha, tính tự trọng, thói quen chấp pháp… bật ra ngoài, như những thứ vô dụng; hoặc những thứ thuộc về phẩm chất ấy bị làm cho biến dạng, méo mó. Đồng hành với thực trạng trên là quá trình tích tụ ẩn ức xã hội. Hậu quả là những thông điệp văn hoá truyền đi bị sai lạc. Người ta không còn tức khắc lượng định được cái gì là quý giá (mạng người chẳng hạn), cái gì chỉ là thứ tầm thường (con chó chẳng hạn). Một xã hội như vậy thì chuyện gì chả có thể xảy ra.
Thêm vào đó là xã hội đang mất lòng tin trầm trọng trong khi pháp luật thường xuyên bị lợi dụng để làm bình phong cho những hành động phi pháp của những người có tiền, có thế lực. Tức là trong hành động người dân có cả lý do để họ không tin pháp luật, không tin nó được áp dụng vô tư, công bằng, nhanh chóng. Họ tự giải quyết lấy những việc đáng ra chỉ pháp luật mới được phép can thiệp. Theo tôi đó là thảm họa pháp lý và đạo đức.
Xin chân thành cảm ơn các vị khách mời đã dành thời gian cho tạp chí Cộng đồng của RFI. 
 http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121031-cac-coi-re-cua-tinh-trang-bao-luc-pho-bien-tai-viet-nam


 

TIN TỨC HOA KỲ-TRUNG QUỐC

 


 Khác biệt giữa ông Obama, Romney 

về chi tiêu quốc phòng, Trung Quốc

Tổng thống Obama và ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Mitt Romney
CỠ CHỮ
Chi phí quốc phòng

Tổng thống Obama phải đối diện với việc tự động cắt giảm hơn 100 tỉ đô la ngân sách liên bang vào cuối năm nếu không đạt được thỏa hiệp với đảng Cộng hòa. Kế hoạch, được gọi là tạm thời theo từng giai đoạn, làm chậm lại nhịp độ chi tiêu quốc phòng.

Trong cuộc tranh luận giữa hai ứng cử viên về chính sách ngoại giao, ông Obama nói đề nghị ngân sách quốc phòng của ông sẽ không “giảm” chi tiêu mà “vẫn giữ nguyên.” Ông cáo buộc đối thủ Romney đề nghị những chi tiêu quân sự không được các tướng lãnh yêu cầu.

Ông Romney muốn đảo ngược “kỷ nguyên Obama về cắt giảm chi tiêu quốc phòng.” Cựu Thống đốc bang Massachusettes nói mục tiêu của ông sẽ là đưa ra những chi phí cốt lõi về quốc phòng, bao gồm những quỹ cho những cuộc hành quân, mua bán, nghiên cứu và phát triển, ở mức tối thiểu là 4% tổng sản lượng nội địa của nước Mỹ.

Trong cuộc tranh luận vào tháng 10, ông Romney bênh vực kế hoạch xây dựng quân đội lớn hơn của ông bằng cách cắt giảm chi tiêu của nhiều chương trình của chính phủ, gồm có chương trình bảo hiểm sức khỏe của Tổng thống Obama mà những người chỉ trích gọi là “Obamacare.”

Trung Quốc

Tổng thống Obama tìm cách tiếp cận hòa hoãn hơn đối với Trung Quốc và không gọi Bắc Kinh là quốc gia dùng mánh khóe để vận dụng tiền tệ. Trong buổi tranh luận tháng 10, ông Obama nói chính quyền của ông có một kỷ lục thắng các vụ vi phạm mậu dịch chống lại Trung Quốc. Ông Obama sẽ tiếp tục gây sức ép với Bắc Kinh về vấn đề tiền tệ và sẽ kiên trì yêu cầu Trung Quốc tuân thủ “những qui định giống như các quốc gia khác.”

Ông Romney gọi Trung Quốc là quốc gia dùng mánh khóe vận dụng tiền tệ, cáo buộc Bắc Kinh đánh cắp quyền sở hữu trí tuệ và bản quyền của Hoa Kỳ, làm giả nhiều hàng hóa của Mỹ. Ông Romney nói ông sẽ theo đuổi những chính sách làm giảm bớt quan hệ mậu dịch mất cân bằng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Ông thiên về việc duy trì và nới rộng sự hiện diện của hải quân Hoa Kỳ tại vùng tây Thái Bình Dương, một phần là để làm nản lòng bất cứ mưu đồ xâm lấn nào của Trung Quốc đối với các nước láng giềng.
 
 

Trung Quốc đồng ý bắt tay với Đài Loan bảo vệ chủ quyền Biển Đông

Cờ Trung Quốc cắm trên một cụm nhà giàn tại một đảo ở Trường Sa (REUTERS)
Cờ Trung Quốc cắm trên một cụm nhà giàn tại một đảo ở Trường Sa (REUTERS)

Trọng Nghĩa
Chỉ hơn một tuần lễ sau khi được các “học giả” Trung Quốc và Đài Loan khuyến nghị là hai bên nên hợp sức bảo vệ chủ quyền Trung Quốc trên vùng Biển Đông, chính quyền Bắc Kinh vào hôm nay, 31/10/2012 đã bắn tin cho biết hoàn toàn tán đồng ý kiến này.

Theo phát ngôn viên cơ quan đặc trách Đài Loan của Trung Quốc, người ở cả hai bên eo biển Đài Loan (tức là Trung Hoa Lục địa và Đài Loan) có nhiệm vụ bảo tồn chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông.
Trả lời các phóng viên nhân một cuộc họp báo, ông Dương Nghị, phát ngôn viên của Quốc Đài biện, tức định chế của Nhà nước Trung Quốc chuyên trách vấn đề quan hệ với Đài Loan cho rằng việc phối hợp với nhau để bảo vệ chủ quyền biển đảo Trung Quốc là “nghĩa vụ” của đồng bào ở cả hai bên.
Theo quan chức này, các đề xuất liên quan đến nội dung hợp tác giữa Đài Loan và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông, đến từ mọi tầng lớp xã hội ở hai bên eo biển Đài Loan, đều đáng được hoan nghênh : « Chúng tôi sẽ rất hân hạnh khi thấy các cuộc thảo luận về chủ đề này của các doanh nghiệp và các tổ chức phi chính phủ ở cả hai bên eo biển Đài Loan ».
Trả lời một câu hỏi khác, ông Dương Nghị cũng khẳng định rằng quần đảo Điếu Ngư/Senkaku - hiện do Nhật Bản kiểm soát - là một phần vốn có của lãnh thổ Trung Quốc, mà mọi người ở cả hai bên eo biển Đài Loan cũng có nghĩa vụ phối hợp để bảo vệ chủ quyền.
Như tin chúng tội đã loan, ngày 23/10/2012, ông Ngô Sĩ Tồn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc đã cho biết là giới học giả Trung Quốc và Đài Loan đã quyết định khởi động chương trình nghiên cứu để khẳng định được trước cộng đồng quốc tế tính chất hợp pháp của tấm bản đồ hình chữ U mà Bắc Kinh đã công bố để xác định chủ quyền Trung Quốc trên hầu như toàn bộ vùng Biển Đông.
Các học giả này còn đề nghi chính quyền hai bên đưa chủ đề Biển Đông vào chương trình nghị sự các cuộc đàm phán giữa hai bên, và nhất là hợp tác để đồng thăm dò và khai thác dầu khí, kể các trong các vùng đang tranh chấp như chung quanh quần đảo Trường Sa.
Phải nói rằng việc Đài Loan Trung Quốc tìm cách bắt tay với nhau trên vấn đề Biển Đông không làm giới phân tích ngạc nhiên. Trả lời phỏng vấn của RFI, tướng Daniel Schaeffer từng nhấn mạnh rằng tấm bản đồ hình lưỡi bò từng được Quốc dân đảng Trung Quốc vẽ ra từ trước lúc họ bị đẩy qua Đài Loan, và sau này, Bắc Kinh chỉ lấy lại tấm bản đồ đó, sửa đổi đôi chút rồi chuyển lên Liên Hiệp Quốc vào tháng 05/2009. Trong bối cảnh đó, trên hồ sơ Biển Đông, theo tướng Schaeffer, Đài Loan với Trung Quốc “đứng chung một chiến tuyến”.
Cho dù vậy, Đài Loan luôn luôn đòi được tham gia vào các cuộc đàm phán giữa các nước có tranh chấp tại Biển Đông. Theo hãng tin Đài Loan CNA vào hôm qua, 30/10/2012, một quan chức cao cấp bộ Ngoại giao Đài Loan lại bày tỏ hy vọng được phép tham gia các cuộc thảo luận với các thành viên ASEAN về các quy tắc ứng xử tại vùng Biển Đông.
Đối với quan chức này, việc Đài Loan bị gạt ra bên lề các cuộc đàm phán về Biển Đông là điều đáng tiếc vì Đài Loan cũng là một bên có tranh chấp chủ quyền. Phải nói là yêu sách chủ quyền của Đài Loan tại Biển Đông cũng rộng khắp như đòi hỏi của Trung Quốc.
tags: Châu Á - Trung Quốc - Đài Loan

Hoa Kỳ và Trung Quốc sau bầu cử và đại hội

2012-10-31
Một ngẫu nhiên khiến hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới là Hoa Kỳ và Trung Quốc đang có thay đổi lãnh đạo giữa nhiều vấn đề nan giải trong nội bộ.


AFP photo
Tổng thống Mỹ Barack Obama (P) hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào trước một cuộc họp song phương tại trung tâm hội nghị ở Los Cabos, Mexico vào ngày 19 tháng 6 năm 2012, bên lề hội nghị thượng đỉnh G20.

Phải chăng vì vậy mà đôi bên cùng phê phán lẫn nhau về những khó khăn kinh tế của mình? Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu sự kiện này qua phần trao đổi với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện.

Dàn lãnh đạo mới

Việt Long: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, sau nhiều năm chuẩn bị, tuần tới, Hoa Kỳ có tổng tuyển cử và sau đó hai ngày, Trung Quốc có Đại hội đảng khóa 18. Sau tổng tuyển cử, Hoa Kỳ sẽ có Quốc hội mới, khóa 113, và có thể lãnh đạo Hành pháp mới. Bên kia Thái bình dương, sau Đại hội, đảng Cộng sản Trung Quốc có Tổng bí thư khác trong một Bộ Chính trị và Thường vụ mới.
Qua năm sau, cả hai nền kinh tế dẫn đầu thế giới sẽ có một lớp người lãnh đạo mới, nhưng họ cũng phải ứng phó với nhiều nan đề thật ra đã cũ ở bên trong, nhất là về kinh tế.
Vì vậy, kỳ này chúng ta sẽ tìm hiểu về những thay đổi trên thượng tầng, những vấn đề kinh tế chìm sâu bên dưới và quan trọng không kém, tương quan giữa hai quốc gia đang có ảnh hưởng rất mạnh đến kinh tế toàn cầu. Ông nghĩ sao về đề nghị này?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Chúng ta có một thực đơn hấp dẫn mà tôi sẽ phải gói cho gọn để khỏi vượt thời lượng. Đáng chú ý nhất trong đề tài này là sự đối chiếu, là so sánh hai quốc gia. Một đàng là Hoa Kỳ đã phát triển và công nghiệp hóa từ lâu trong một chế độ dân chủ; đàng kia là Trung Quốc với một chế độ độc tài có tham vọng là nhờ quyền lực tập trung đó mà thâu ngắn giai đoạn để cũng trở thành một nước công nghiệp hoá....
Việt Long: Như vậy ta sẽ trước tiên đi từ những thay đổi trên thượng tầng lãnh đạo chính trị, đó là Tổng tuyển cử tại Hoa Kỳ và Đại hội đảng tại Trung Quốc.
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Hiến pháp Hoa Kỳ quy định là cứ hai năm một lần, dân chúng đi bầu lại toàn thể Hạ viện, một phần ba Thượng viện và nhiều chức Thống đốc tiểu bang, rồi bốn năm một lần thì đi bầu lại chức vụ Tổng thống cùng Phó Tổng thống. Cũng từ Hiến pháp, dù Hoa Kỳ theo phương thức "Tổng thống chế" hơn là "Đại nghị chế" như nhiều nước Âu, Úc hay Nhật Bản, quyền lực về nội trị của Tổng thống Mỹ thật ra bị giới hạn bởi Quốc hội, Tối cao Pháp viện và cả một định chế độc lập là Ngân hàng Trung ương, nên chỉ có thế tương đối mạnh là về đối ngoại.
Ta cũng để ý là Hoa Kỳ theo chế độ liên bang nên Tổng thống và chính quyền liên bang không thể lấn quyền lực của các tiểu bang và trong cuộc bầu cử tổng thống đầy phức tạp, các tiểu bang nhỏ vẫn có tiếng nói riêng khi chọn ứng viên ngay từ vòng sơ bộ. Điều ấy dẫn tới một nghịch lý năm nay là nhiều tiểu bang nhỏ mới giữ vị trí bản lề và quyết định về người sẽ là tổng thống.
Sau cùng, tình trạng bầu bán liên tục ấy lại công khai cho nên mọi chuyện xấu tốt, kể cả xuyên tạc khi tranh cử, đều được phơi bày cho công luận biết để phê phán với hậu quả là cử tri đều thấy rõ, rằng lãnh đạo chỉ là người đi xin việc và người dân có quyền sa thải họ bằng lá phiếu. Nhìn từ bên ngoài thì ta có thể thấy rằng bầu cử tại Mỹ có vẻ huyên náo như chợ phiên hay điên khùng bát nháo như chợ cá, mà ứng cử viên nào cũng sợ là không được làm "đầy tớ của nhân dân".
Việt Long: Trong khi ấy mọi chuyện tại Trung Quốc lại có vẻ tuần tự và ổn định hơn, nhưng sự thật có hẳn là như vậy không?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Quả là nhìn qua Trung Quốc thì mọi sự lại có vẻ êm đềm ổn định hơn, thậm chí là kín như bưng, nhưng lâu lâu lại như mụn bọc xưng tấy vì mưng mủ.
Xứ này có hơn một tỷ 330 triệu dân, mà quyền quyết định lại thuộc một đảng duy nhất. Đảng này có hơn 80 triệu đảng viên, tiếng là có quyền dân chủ khi cử đại biểu vào các Đại hội năm năm tổ chức một lần. Sự thật thì không phải quần chúng bầu ra đảng nên đảng không là đại diện của họ, đấy chỉ là sự khẳng định từ trên xuống mà không ai được nói khác.
Sự thật cũng không là đảng viên ở dưới bầu lên lãnh đạo ở trên theo lối gọi là dân chủ tập trung mà là lãnh đạo, từ Bộ Chính trị gồm 25 người và Thường vụ Bộ Chính trị gồm chín người, đã quyết định trong bí mật cho ở dưới chấp hành. Sự thật khác là các đảng viên cán bộ không có trách nhiệm giải trình với người dân ở dưới mà chỉ cần được hậu thuẫn của thượng cấp trong guồng máy đảng ở trên để được thăng quan tiến chức. Kết quả là ở trên có nhiều quyền mà lại ít thông tin về thực tế ở dưới vì được cấp dưới báo cáo sai, trong khi dân chúng và báo chí lại ít được quyền tự do phản bác.

Hiện trạng Trung Quốc


035_pau715182_03-250.jpg
Một nhà đầu tư Trung Quốc nhìn vào giá cổ phiếu (màu đỏ là tăng, màu xanh lá cây là giảm) tại một nhà môi giới chứng khoán thành phố tại tỉnh Hải Nam hôm 11/10/2012. AFP photo
Việt Long: Người ta cứ ca ngợi thành tích cải cách và tăng trưởng của Trung Quốc từ ba chục năm qua. Nhưng như ông vừa trình bày thì xứ này cũng có khá nhiều khó khăn trong nội bộ, có phải như vậy không? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Sự thật thì sau 30 năm khủng hoảng vì sự hoang tưởng của tư tưởng Mao Trạch Đông khiến mấy chục triệu người chết oan trong thời bình thì 30 năm cải cách từ 1979 đến 2009 là một tiến bộ lớn cho mức sống của người dân và khả năng sản xuất của kinh tế.
Nhưng dù có thay đổi, chế độ chính trị đó vẫn không giải quyết nổi những khó khăn cơ bản về kinh tế và xã hội trên một lãnh thổ bát ngát mà thiếu tài nguyên và có quá nhiều dị biệt giữa các khu vực. Như nhiều trí thức trong đảng đã phát biểu gần đây, "Trung Quốc là sự bất ổn từ dưới cơ sở, là sự bất mãn của thành phần ở giữa, và sự bất lực của lãnh đạo trên chóp bu." Sau Đại hội 18 này, thế hệ thứ năm, sẽ lãnh đạo trong 10 năm tới, phải cải cách và chuyển hướng để tránh khủng hoảng. Việc cải cách ấy thì thế hệ trước đó, của những Hồ Cẩm Đào, Ngô Bang Quốc và Ôn Gia Bảo, đã thấy là cần thiết mà thực hiện chưa nổi.
Cũng do sự bất mãn của đông đảo quần chúng ở dưới, lại trong một chu kỳ thay đổi lãnh đạo qua vận động ngầm cho Đại hội đảng, mà chủ nghĩa ái quốc được đảng khai thác để xả sức ép tâm lý bằng tự ái dân tộc và dồn phản ứng người dân qua hướng bài ngoại và đề cao chủng tộc. Vì vậy mà Trung Quốc đang gặp cảnh ngộ có thể nói là vỏ thì cứng mà ruột lại mềm. Đối ngoại thì ngang tàng hung hãn, chứ bên trong đã có mầm ung thối.
Việt Long: Ta trở lại chuyện Hoa Kỳ và các nan đề ở bên trong đang trở thành nổi cộm trong cuộc tranh cử năm nay. So sánh với cái mầm ung thối như ông nói về Trung Quốc thì ra sao?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tôi xin phép sẽ rất ngắn gọn đối chiếu tương quan giữa đôi bên để nói về thực lực và tiềm năng của hai nền kinh tế đang dẫn đầu thế giới.
Nói chung, khó khăn của các nền kinh tế công nghiệp hoá tại Âu Châu, Nhật Bản hay Hoa Kỳ xuất phát từ nhiều thập niên tăng chi và đi vay nên khó xoay trở khi phải trả nợ vào đúng lúc kinh tế trôi vào chu kỳ suy trầm. Những khó khăn đó là cơ hội cho Trung Quốc giải thích cái tính ưu việt của mô hình tổ chức và lãnh đạo chính trị của mình. Nhưng sự sai lầm của xứ khác không thể giải trừ được hậu quả tai hại từ những sai lầm của mình. Và trên cái lực dù sao vẫn rất mạnh của các nền kinh tế tiên tiến, cái thế của nền dân chủ vẫn cho phép người ta cải sửa. Các chế độ độc tài thì khó cải sửa và khủng hoảng kinh tế tất nhiên trở thành khủng hoảng xã hội, rồi dội lên thượng tầng thành khủng hoảng chính trị.
Một cách ngắn gọn và khá tiêu biểu thì Hoa Kỳ và sinh hoạt bầu bán là sự bất ổn thường trực với lập luận đả kích nhà cầm quyền được hàng ngày tung ra trước dư luận, nhưng đấy cũng là sự cải tiến thường trực của cả xã hội vì nhà nước không là tất cả và quyết định về tất cả mọi việc. Trung Quốc thì có cái vẻ ổn định mà thật ra rất khó chuyển hoá, về kinh tế chẳng hạn thì họ chưa thể chuyển lượng sang phẩm, từ tăng trưởng qua phát triển.
Vì vậy mà Trung Quốc đang gặp cảnh ngộ có thể nói là vỏ thì cứng mà ruột lại mềm. Đối ngoại thì ngang tàng hung hãn, chứ bên trong đã có mầm ung thối.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Việt Long: Ông trả lời sao khi mà dư luận thế giới nói đến việc Trung Quốc đang là một chủ nợ của Hoa Kỳ với hơn ngàn tỷ đô la Công khố phiếu họ nắm trong tay?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Câu hỏi này rất lý thú vì cho phép chúng ta soi thấu vào ngọn nguồn của vấn đề và thấy ra nhược điểm sinh tử trong cơ cấu kinh tế của Trung Quốc.
Chúng ta biết Trung Quốc chọn chiến lược Đông Á là lấy xuất khẩu làm đầu máy tăng trưởng. Kết quả là nhà nước nắm trong tay một khối lượng dự trữ ngoại tệ tương đương với khoảng ba ngàn ba trăm tỷ đô la mà cả thế giới nói đến. Nhưng người dân vẫn chẳng được hưởng kết quả ngoạn mục đó một cách tương xứng vì vậy họ mới bất mãn và động loạn xã hội mới bùng nổ. Bây giờ, với khối tài nguyên ngoại tệ dồi dào ấy, lãnh đạo Trung Quốc làm những gì? Họ đầu tư ra ngoài và có phương tiện lớn lao để mua chuộc hoặc lung lạc xứ khác, đấy là cái mặt nổi về chính trị hay tuyên truyền ở bên trên. Chuyện kinh tế bên dưới lại hơi khác
Việt Long: Thưa ông, thế thì cái mặt chìm là những gì ở bên dưới?
Nguyễn-Xuân Nghĩa: Thưa rằng trong luồng giao dịch tài chính với bên ngoài, tính đến Tháng Sáu vừa qua thì Trung Quốc đạt mức thặng dư tương đương với khoảng một ngàn 750 tỷ đô la. Đấy là kết số của tài sản họ đầu tư ra ngoài, khấu trừ phần đầu tư của ngoại quốc vào thị trường của họ. Người ta có thể kết luận rằng Bắc Kinh tung tiền khuynh đảo thế giới, kể cả nhờ vị trí chủ nợ lớn nhất của Mỹ. Thực tế kinh tế vốn dĩ cứng đầu, sự thật bên dưới lại chẳng như vậy.
Trung Quốc có dự trữ ngoại tệ lớn lao mà hai phần ba tức là hai ngàn tỷ là tài sản đầu tư ra ngoài, phân nửa số này là đầu tư vào thị trường Hoa Kỳ, đa số dưới dạng Công khố phiếu, có lời thấp mà mức an toàn cao. Đấy là ý nghĩa của việc làm chủ nợ của nước Mỹ. Nhưng Trung Quốc cũng nhận một ngàn 900 tỷ đô la đầu tư ngoại quốc, kể cả của Mỹ - tức là vay tiền nước ngoài để phát triển – và phải trả tiền lời cao gấp bội. Tiền lời ấy là lợi nhuận của doanh nghiệp quốc tế đầu tư vào thị trường Trung Quốc.
Nôm na là Trung Quốc vay tiền ngoại quốc để phát triển và phải trả tiền lời rất cao. Thế rồi khi thu hoạch được tài sản là khối ngoại tệ ấy thì lại cho ngoại quốc vay với lãi suất cực thấp. Một cường quốc đang đòi lũng đoạn thế giới thì chẳng thể làm ăn theo kiểu lkỗ lã như vậy! Sở dĩ vẫn cứ thế vì các nhược điểm sinh tử trong cơ cấu kinh tế của họ. Hỏi cho dễ hiểu, vì sao Bắc Kinh không dùng tài sản vĩ đại của mình đầu tư vào bên trong cho người dân được hưởng? Vì bên trong thiếu an toàn và có thể mất!

Mối lo nào cho Hoa Kỳ


000_Was6450199-250.jpg
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Leon Panetta (T) lắng nghe Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lương Quang Liệt nói trong một cuộc họp báo chung tại Lầu Năm Góc hôm 07/5/2012. AFP photo
Việt Long: Quả là ông cứ hay nêu ra những nghịch lý bất ngờ! Trung Quốc đi vay đắt và cho vay rẻ nên thật ra là gặp bất lợi lớn vì những nhược điểm trong cơ cấu kinh tế cùa mình. Còn Hoa Kỳ thì sao? Nguyễn-Xuân Nghĩa: Tại Mỹ, nhất là trong chu kỳ tranh cử hầu như thường trực, thế giới cứ thấy dư luận than vãn về nhiều chứng tật bên trong, kể cả tình trạng doanh nghiệp Mỹ đầu tư ra ngoài và tạo công việc làm cho người dân xứ khác trong khi công nhân viên Mỹ bị thất nghiệp.
Sự thật kinh tế chìm sâu bên dưới lại khác. Hoa Kỳ là nơi tiếp nhận đầu tư trực tiếp của nước ngoài nhiều hơn mọi quốc gia trên thế giới. Nghĩa là làm sao? Là các doanh nghiệp Âu Châu hay Nhật Bản đã bỏ tiền vào kinh doanh tại Hoa Kỳ, tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ. Vì thời lượng có hạn, tôi chỉ xin nêu thêm một thí dụ khác để so sánh với Trung Quốc.
Trong mùa bầu cử tại Mỹ, người ta đả kích nhau là bị nhập siêu tức là mua nhiều hơn bán với Trung Quốc nên mới là con nợ của Bắc Kinh. Hoa Kỳ có mức tiêu thụ khoảng 70% Tổng sản lượng và đấy là vấn đề thật. Nhưng hơn 88% số tiêu thụ là mua hàng hóa và dịch vụ nội địa của doanh nghiệp Mỹ, chỉ khoảng 12,5% là mua từ nước ngoài. Trong số này, phần của Trung Quốc, với thương hiệu là "Chế tạo tại Trung Quốc", chiếm chưa tới 3%, mà quá nửa trị giá lại thuộc về doanh nghiệp Mỹ đã nhập khẩu, đóng gói và quảng cáo rồi phân phối tại Mỹ.
Mối lo nếu có từ phía Bắc Kinh thì chính là an ninh chứ không là kinh tế hay mậu dịch.
Nguyễn-Xuân Nghĩa
Ngược lại, Trung Quốc có cái thế xuất khẩu rất mạnh mà cái lực lại tùy vào các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào đây để tìm lợi thế nhân công rẻ. Khi lợi thế ấy không còn hoặc kinh tế các nước tiên tiến bị đình trệ và giảm mức nhập khẩu, là chuyện đang xảy ra, thì chính Trung Quốc mới bị lao đao và lãnh đạo mới càng khó xử lý.
Để kết luận, có lẽ ta phải vượt qua nhiễu âm của tranh cử để nhìn ra thực lực và tương quan mạnh yếu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Mối lo nếu có từ phía Bắc Kinh thì chính là an ninh chứ không là kinh tế hay mậu dịch.
Việt Long: Xin cảm tạ chuyên gia Nguyễn-Xuân Nghĩa đã trả lời cuộc phỏng vấn kỳ này.

Theo dòng thời sự:


No comments: