Wednesday, October 31, 2012
SONG CHI * XÂY NHÀ TÙ
Phải xây thêm bao nhiêu nhà tù cho đủ?
Thu, 11/01/2012 - 00:23 — songchi Song Chi.Ngày 30 tháng 10, lại thêm hai nhạc sĩ bị đưa ra tòa xử về tội “tuyên truyền chống phá nhà nước”.
Lại thêm một phiên tòa bôi bác diễn ra tại một trong hai thành phố lớn nhất VN-vẫn những trò hề cũ như trong những phiên tòa tương tự xử những vụ án có liên quan đến yếu tố chính trị: công an chặn chốt các ngả đường dẫn đến tòa án, không khí cực kỳ căng thẳng, phiên tòa gọi là công khai nhưng chính thân nhân của bị can còn không được tham dự, người bị xử và cả luật sư vừa lên tiếng thì chánh án đã ngắt lời, không cho nói, không hề có tranh luận….Và cuối cùng là những bản án nặng nề: 10 năm tù cho hai nhạc sĩ, chưa kể mỗi người phải chịu thêm 2 năm quản chế.
Cũng lại là chuyện không có gì mới, đối với một nhà cầm quyền như nhà nước cộng sản VN.
Ngày càng nhiều người theo nhau bước chân vào nhà tù bởi tội danh “tuyên truyền chống phá” hoặc “âm mưu lật đổ nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa VN”.
Nhưng cũng có những điểm khác hơn: Thứ nhất, phạm vi người bị bắt ngày càng được mở rộng: không chỉ là luật sư, doanh nhân thành đạt, trí thức tên tuổi, mà cả những blogger, nhạc sĩ tự do, một cô sinh viên mới tuổi 20.
Thứ hai, những việc làm của họ nhiều khi quá nhẹ so với tội danh bị quy chụp, nhiều người trong số họ như 3 blogger trong nhóm CLB Nhà báo tự do, hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình, hay cô bé sinh viên Nguyễn Phương Uyên không hề chống phá nhà nước cộng sản VN, không kêu gọi đa nguyên đa đảng, đòi thay đổi thể chế chính trị…
Từ số lượng, khối lượng công việc tức “mức độ phạm tội”của họ đôi khi chỉ là vài bài báo, từ hai cho đến hơn chục bài hát, dăm ba bài thơ, hoặc biểu tình, rải truyền đơn…Nhưng điểm chung ở họ: là những bài báo bài ca bài thơ, hành vi đi biểu tình hay rải truyền đơn ấy đều nhằm phản đối hành vi xâm lược Hoàng Sa Trường Sa, chủ nghĩa bành trướng bá quyền trên biển Đông của nhà cầm quyền Trung Quốc-nghĩa là chống nhà cầm quyền Trung Quốc chứ không phải chống nhà nước VN. Nghĩa là yêu nước. Nghĩa là lẽ ra đáng phải được khuyến khích, ủng hộ thì nhà nước VN lại bỏ tù họ.
Nếu trước kia những người bị bắt với cùng hai tội danh này chí ít phải có những lời lẽ, lập luận, hành vi phản kháng nhà nước VN, kêu gọi đa nguyên đa đảng, đòi tự do dân chủ…thì nay những người này chỉ mới “ghét” TQ, phản đối TQ là đã bị bắt, bị tù, bị cho là “chống phá nhà nước VN” rồi. Thế mới lạ.
Một điểm nữa: những bản án cũng ngày càng nặng hơn so với khối lượng công việc tức “mức độ phạm tội” của người bị xét xử. Nhẹ nhất cũng 4, 6 năm như nhạc sĩ Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình, nặng hơn thì 10, 12 năm như blogger Công lý và Sự thật tức nhà báo, luật sư Tạ Phong Tần, blogger Điếu Cày tức nhà báo Nguyễn Văn Hải.
Người ta cũng nhận thấy càng ngày nhà cầm quyền VN càng tỏ ra bất chấp dư luận, bất chấp phản ứng của người dân được bộc lộ qua mạng lưới truyền thông “lề dân” và phản ứng của quốc tế. Kể cả khi Tổng thống Barack Obama hay Ngoại trưởng Hillary Cliton lên tiếng về trường hợp blogger Điếu Cày thì họ vẫn có những cách hành xử “vỗ mặt” như trên.
Lý giải như thế nào về những điều này?
Như tất cả những người tỉnh táo, có lương tri, có lòng với vận mệnh đất nước, dân tộc đã chỉ ra: nhà cầm quyền VN đã xác định rõ thái độ, con đường đi: VN đứng về phía TQ, đảng và nhà nước cộng sản VN mãi mãi là đồng minh, là “bạn vàng”, là đàn em của đảng và nhà nước cộng sản TQ, chống lại nhà cầm quyền TQ cũng có nghĩa là chống lại nhà nước VN. Tệ hơn nữa, nếu xét đến tất cả những gì mà nhà cầm quyền TQ đã và đang gây ra cho đất nước, dân tộc VN từ trước đến nay thì hành động đó không có định nghĩa nào khác hơn là đồng lõa với giặc, là bán nước.
Với việc bất chấp phản ứng của các nước yêu tự do dân chủ trên thế giới, nhà nước VN cũng khẳng định luôn VN không muốn làm bạn với các nước tự do dân chủ, và cũng không muốn thay đổi để đi cùng với dòng chảy/xu hướng tiến bộ chung của thế giới. Ngược lại, an tâm đã có sự che chở của đàn anh Trung Nam Hải, VN cương quyết lội ngược dòng, tiếp tục là một nhà nước độc tài tàn bạo trong con mắt thế giới.
Liệu còn có cách lý giải nào khác hơn cho tất cả những gì đã và đang tiếp tục diễn ra?
Ở một góc độ khác, tôi thật tình thắc mắc: việc họ-những người đang có quyền trong bộ máy đảng và nhà nước cộng sản VN-cứ tiếp tục hành xử bất chấp sự kinh ngạc lẫn ghê sợ của thế giới, bất chấp sự chỉ trích, giận dữ lẫn cảnh báo của người dân nào là “lịch sử sẽ phán xét”, nào là “hãy biết sợ quả báo”, “làm như thế chỉ bất lợi về nhiều mặt cho chính nhà cẩm quyền mà thôi”…thì họ hẳn phải u mê đến mức hết sức tự tin rằng chế độ này vẫn tồn tại muôn năm và người dân thì ngu dốt lắm nên không nhận ra điều gì cả?
Và cứ tình hình này thì VN phải xây thêm bao nhiêu nhà tù cho đủ đây.
http://www.rfavietnam.com/node/1389
TƯỞNG NĂNG TIẾN* NGUYỄN TRUNG TRỰC
Cụ Nguyễn Đã Rời Rạch Giá
Thu, 10/25/2012 - 22:08 — tuongnangtien
S.T.T.D Tưởng Năng Tiến
1839 – 10/27/68
Và bây giờ thì Rạch Giá nổi tiếng vì một công trình kiến trúc bề thế, có tên là "nhà thờ họ" của đương kim Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng – bên cạnh một bãi rác khổng lồ – trông như một mụn gấm nổi bật trên manh áo rách tả tơi, bẩn thỉu. Với ít nhiều chủ quan, tôi tin rằng sự ô nhiễm không gian tâm linh mới chính là lý do đã khiến cho nguời dân điạ phương đem di ảnh của Nguyễn Trung Trực ra khỏi địa phương này.
“Tôi đến vàm Nhựt Tảo thuộc tỉnh Long An vào một ngày tháng chạp... Chiều
hôm sau, lúc đó đã gần 5 giờ, tôi hỏi đường lên vàm Nhựt Tảo và ‘cái
tàu ông Nguyễn Trung Trực đốt của tụi Tây’. Bác xe ôm ở một góc đường
thị xã Tân An có vẻ rành, bác chỉ qua cầu Tân An (bắc ngang sông Vàm Cỏ
Tây), qua cầu Bến Lức (sông Vàm Cỏ Đông), đến ngã tư Tân Trụ rẻ phải…”
- Chị ơi vàm Nhựt Tảo ở đâu vậy?
- Đây này! Cô gái chỉ ngay dòng sông trước mặt…
Vậy ra là tôi đang đứng ngay ngả
ba sông, nơi Nguyễn Trung Trực đánh đắm chiến thuyền Espérance của Pháp
năm 1861… Tôi băng qua sân rộng đến sát mép sông, thấy một cái miếu nhỏ
bé, cửa miếu hướng ra bờ sông. Vòng ra mặt trước miếu nhìn vào mới biết
đó là miếu ngũ hành, cả gian miếu âm u chập chờn.”
“Tôi bước vào miếu, tự dưng
xương sống lạnh buốt như đang bước vào một nơi nhiều âm khí dù trời chưa
tối hẳn. Không gian trong ngôi miếu nhỏ tịch mịch quá, tưởng như nghe
được tiếng sông chảy bên ngoài. Bên góc phải bàn thờ ngũ hành có một hộc
bàn thấp lè tè, trên để tấm hình Nguyễn Trung Trực chít khăn đen, bên
dưới ghi:
ANH HÙNG DÂN TỘC
NGUYỄN TRUNG TRỰC
(1838-1868)
“Nguyễn Đình Chiểu viết ‘Nước
mắt anh hùng lau chẳng ráo.’ Thật là nao lòng quá. Một dũng tướng ngang
dọc từ Tân An đến Rạch Giá, lập những chiến công ‘oanh thiên địa’ và
‘khấp quỷ thần’ trong lứa tuổi 20, ngay nơi chiến tích của ông cách đây
146 năm, nay chỉ có một ngôi đền xây dang dở, và một bức hình nhỏ trên
một bệ thờ thấp, nằm ké trong cái miếu ngũ hành tàn tạ âm u vôi lở sơn
tróc hương tàn bàn lạnh. Đôi mắt ông thao thiết nhìn ra sông, rất lặng
lẽ…”
“Tôi ra đứng trước cửa miếu nhìn
ngả ba sông Nhựt Tảo qua những cây hoang um sùm. Dòng sông trong vắt và
êm đềm, thỉnh thoảng một chiếc phà nhỏ chở khách ngang qua. Trời đã
chập choạng và một tiếng chim chợt kêu. Ở quán nước sát mé sông, tôi hỏi
bà chủ quán:
- Chị ạ, chắc tấm hình ông Nguyễn Trung Trực người ta thờ tạm hả chị, chờ khi cái đền lớn xây xong?
- Đâu có, cái miếu nhỏ đó hổng
phải thờ ông Nguyễn Trung Trực. Mấy bữa trước có một bà dưới Rạch Giá
đem hình ổng lên để thờ ké trong miếu đó!
Miếu Ngũ Hành ở Tân An, nơi có để hình thờ (ké) của cụ Nguyễn Trung Trực.
(Ảnh Từ Khanh)
“Thờ ké trong miếu! Phải, cái
bàn thờ ông thấp và bé hơn bàn thờ năm tượng ngũ hành nhiều lần, bên di
ảnh ông có một chai nhựa khô nước (hay rượu), trước có một con ngựa nhỏ
màu trắng. Có lẽ cái bệ thờ này để thờ bạch mã – như trong nhiều miếu ở
miền quê thường có thờ “Bạch Mã Thái Giám” tức con ngựa trắng để đỡ chân
cho thành hoàng của làng xã – rồi người đàn bà Rạch Giá tội nghiệp kia
đem hình ông lên không biết đặt đâu nên để ‘ké’ vào bệ thờ con ngựa
trắng, trước hình ông là một bình hoa giả, hai chén nước nhỏ, một bát
nhang lạnh. Vậy thôi.”
Chỉ “vậy thôi” mà bài viết “Nhựt Tảo 147 Năm Sau”
của Từ Khanh bỗng khiến tôi thấy lòng dạ bất an. Tôi rời Rạch Giá đã
lâu, và chưa bao giờ có dịp quay về chốn cũ. Không hiểu chuyện gì đã
khiến người ta phải đem di ảnh của cụ Nguyễn lên đến Long An, để thờ ké
trong một cái miễu ngũ hành (“hương tàn bàn lạnh”) như thế?
Đường Nguyễn Trung Trực - Rạch
Giá bắt đầu từ bến xe Lạc Hồng, và chấm dứt ở bên này Cầu Đúc. Bên kia
cầu trở đi là đường Phó Điều, tên gọi đầy đủ là Phó Cơ Điều, dẫn đến đầu
chợ Nhà Lồng.
Trên nóc chợ có dựng tượng cụ
Nguyễn Trung Trực bằng đồng. Pho tượng nhỏ, kích thước chỉ bằng một
người thường, và không có đường nét nào đặc biệt – ngoại trừ đôi mắt. Cụ
Nguyễn đang đứng bạt gươm mà (sao) trông buồn thảm thiết!
Thời gian ở Rạch Giá, tôi kiếm sống bằng cách bán bánh tiêu. Tôi hay len lách rao hàng, giữa những bàn ăn, trong chợ Nhà Lồng:
- Bánh tiêu đây thầy Hai ơi.
- Mời dì Ba ăn bánh tiêu nóng.
- Mua dùm một cái bánh tiêu đi cô Tư.
- Má Năm ơi, ăn bánh tiêu mới ra lò không?
Hôm nào may mắn tôi bán được hết
(hay gần hết) mẹt hàng. Xong, tôi vào quán cà phê ngồi đếm tiền và nghỉ
xả hơi. Sau khi dấu tờ bạc 20 đồng làm vốn (có hình bác Hồ nhìn nghiêng)
vào gấu quần, tôi sẽ xài hết số tiền còn lại.
Giá vốn một cái bánh tiêu là bốn
mươi xu. Tôi bán ra năm mươi, lời 10 xu gọn ghẽ. Nếu bán được 48 cái
bánh, tôi sẽ được 4 đồng 80. Tôi ăn luôn hai cái bánh ế thì vẫn còn lời
đến 4 đồng.
Số tiền này – vào những năm đầu của
thập niên 1980, lúc mà Đảng CSVN chưa có “dũng cảm” và “quyết tâm” đổi
mới – đủ để người dân thường mua được một bao thuốc lá nội hoá, kẻ khá
giả hút được hai điếu thuốc lá “3 số” nhập cảng, và vừa vặn để cho tôi
có thể sống qua được một ngày (tạm gọi là) no đủ.
Ly cà phê đen giá một đồng. Nếu mà
cà phê sữa cũng cùng giá thì đỡ biết chừng nào. Những lúc thiếu ăn tôi
không mê cà phê đen lắm. Tôi chi thêm một đồng nữa cho mấy điếu thuốc lá
(Vàm Cỏ hay Lao Động) là kể như một buổi sáng êm xuôi.
Trưa và chiều tôi sẽ dùng hai đồng
còn lại, cho 2 đĩa cơm trắng, ở cửa hàng ăn uống quốc doanh. Khi đói
(tới bến) thì thức ăn là đồ xa xỉ.
Hôm nào mà bánh ế thì vất vả hơn
chút xíu. Tối, tôi lại phải đi loanh quanh ở khu rạp hát Châu Văn, giữa
trung tâm thị xã – nơi có những xe bán thức ăn đêm – để giành giật những tô mì thừa hay cháo cặn với những kẻ cùng cảnh ngộ.
Đêm, tôi ngủ chung với những đứa bé
bụi đời ở sân quần vợt của Rạch Giá. Nằm nhìn sao trời nhấp nháy, tôi
hay nhớ đến nét mặt buồn phiền – cùng với ánh mắt thê thiết – của cụ
Nguyễn, đứng nhìn từ nóc chợ Nhà Lồng. Ngó bộ, ổng không được hài lòng
(lắm) về cái vụ… tôi đi bán bánh tiêu!
Nguyễn Trung Trực vốn là một ngư
dân. Khi đất nước bị ngoại xâm, ông tham gia kháng chiến, tạo nên những
chiến công (“oanh thiên địa, khấp qủi thần”) làm nức lòng người.
Tôi thì được theo học từ một trường
đại học văn khoa, tốt nghiệp từ một trường đại học võ bị nhưng khi đất
nước bị nạn nội xâm thì đi… bán bánh tiêu – kiếm sống qua ngày! Chưa
hết, khi nhắm sống không nổi nữa thì tôi liền bỏ quê hương mà chạy, và…
“lặn mất tăm” – theo như cách nói của nhà văn Nguyễn Quang Lập. Ví von, mỉa mai như vậy (chắc) chưa đã miệng nên thằng chả còn chêm thêm vài câu nữa:
“Nghĩ cũng buồn cười, nhiều người
hay lắm, qua sông đấm bòi mà làm như oai lắm, tự cho mình cái quyền phán
xét kẻ khác, mồm loa mép giải như đàn bà hàng cá, tự đắc văn hoá, hết
chê người này ngu lại chửi kẻ khác hèn, oách lắm. Oách thế sao người ta
vừa ho cái đã lặn không sủi tăm, rồi ngoi sang bờ bên vung chân múa tay
chửi bới hung hăng lắm. Ui giời, là anh hùng.”
Không dám «anh hùng» đâu. Cũng
không dám «oách» đâu. Đã tha phương cầu thực ai mà lại «vung tay múa
chân chửi bới hung hăng» kỳ cục vậy, cha nội! Nhưng thỉnh thoảng nghe
chuyện cố hương mà không nén được một tiếng thở dài (hay một tiếng chửi
thề) thì… có!
Có bữa, trên đài Á Châu Tự Do, tôi nghe người ta kể về một công trình kiến trúc mới hoàn thành (ở Rạch Giá) như sau :
“Dù đã cố gắng tưởng tượng sự
hoành tráng của nó qua những lời kể trên điện thoại, nhưng khi tận mắt
chứng kiến thì nó vượt quá trí tưởng tượng của mình nhiều lần. Đó chính
là nhà thờ họ của đương kim Thủ Tướng Ba Dũng vừa mới khánh thành cách
đây một tháng. Dù rất kín cổng cao tường nhưng có lẽ cũng muốn cho người
ngoài nhìn thấy sự hoành tráng của nó nên qua những khe hở hàng rào vẫn
có thể thấy được ‘chiều sâu’ bên trong khuôn viên.”
“Cả khuôn viên bao gồm 1 căn
biệt thự theo kiến trúc tây và 3 gian nhà thờ theo kiến trúc Việt cổ.
Giới thầu xây dựng tham gia làm công trình này nói nó trị giá gần 40 tỷ
đồng và đã khởi công từ 2 năm trước đó. Tôi không vào được bên trong
nhưng theo người bạn thì nguy nga vô cùng, toàn những cột gỗ to một
người ôm không hết được chạm trổ công phu, những vật trang trí trong các
gian thờ thì toàn là những loại đặc biệt và thượng thặng, được chọn từ
những nơi sản xuất nổi tiếng nhất và tâm linh nhất Việt Nam về các món
hàng ấy mang về đây…”
“Cái nhà thờ này phải làm thật
to, to nhất ở đây để tỏ lòng thành kính với tổ tiên và các vị thánh thần
ở vùng đất này để được gia hộ cho sự nghiệp của Thủ tướng bền vững. Và
đúng là nó to thật, to hơn nhiều lần cái đền ông Nguyễn – nơi thờ vị Anh
hùng Dân tộc Nguyễn Trung Trực và những người đã hy sinh cùng với ông
tại đất Rạch Giá này.”
Hình chụp từ bên ngoài của khuôn viên nhà thờ họ Nguyễn Tấn Dũng
Thời nào, xã hội nào mà không có
những kẻ tiểu nhân đắc ý. Sự phô trương bề thế, lố lăng của họ, theo
tôi, không thể ảnh hưởng đến sự tôn kính và thâm nghiêm (đã trở thành
truyền thống) nơi đền thờ cụ Nguyễn. Đây chắc không phải là nguyên cớ
khiến người dân Rạch Giá đem dời di ảnh của Nguyễn Trung Trực, lên thờ ở
Tân An.
Lý do chắc phải tìm ở nơi khác. Và tôi tìm được một bài báo (“Sống Trong Vùng Độc Hại”) trên Tuổi Trẻ Online:
“Tại khu phố Quang Trung, phường
Vĩnh Quang (thành phố Rạch Giá, Kiên Giang) có một bãi rác đã tồn tại
từ hơn 20 năm qua. Bác sĩ Phạm Thị Tuyết, một nạn nhân sống trong vùng ô
nhiễm, bức xúc:”
- Người dân ở đây đã gửi hàng trăm lá đơn cầu cứu nhưng vẫn không thấy chính quyền động tĩnh gì…
“Phó trưởng khu phố Quang Trung Lê Thanh Mai cho biết thêm:
- Không chỉ 810 hộ dân ở đây bao
năm nay phải sống chung với mùi hôi thối mà cả một khu dân cư rộng lớn
cũng phải chịu đựng. Bởi nhiều khi mùi hôi thối bị cuốn theo chiều gió
bay đến tận Trung tâm thương mại TP Rạch Giá, tràn vào các lớp học, cách
cả chục cây số còn ngửi thấy mùi hôi. Mỗi khi có tiệc tùng không dám
mời khách đến chơi vì… sợ ruồi, sợ mùi hôi và sợ khách không dám ăn!”
Nhà dân, bãi rác và nghĩa trang “sống chung” - Ảnh: M.H.
Bãi rác khổng lồ giữa thành phố
Rạch Giá khiến tôi có thêm ý niệm về sự “ô nhiễm không gian tâm linh”
(rất có thể) cũng đang xẩy ra ở địa phương này – nơi mà hai thế kỷ
trước, vào đêm 16 tháng 6 năm 1868, cụ Nguyễn đã xuất thần bất ý làm
khiếp vía qủi thần (Kiếm bạt Kiên Giang khấp qủi thần).
“Chiến tích này… theo sử gia Phan Khoang viết trong cuốn Việt Nam Pháp Thuộc Sử thì nghĩa quân đã giết được viên chỉ huy trưởng Pháp và 30 quân trú phòng … Còn theo nhà thám hiểm Pháp tên Combanaire viết trong cuốn La Verité sur la Cochinchine xuất bản năm 1909 tại Sài Gòn thì con số người Pháp bị tử vong lên tới 70 người… (Lý Minh Hào. Nguyễn Trung Trực Trên Đất Kiên Giang. California: Papyrus, 1995. 28).
Sách sử tuy còn đó nhưng bụi thời
gian đã phủ mờ guơng oanh liệt của tiền nhân, nơi địa linh nhân kiệt.
Đến cuối thế kỷ hai mươi, Rạch Giá chỉ còn được biết đến như một nơi
chuyên bán bãi và buôn người vượt biển. Cùng lúc đây cũng là nơi đã
khiến “Bông Lúa Nổi Giận”, và lương dân phải bỏ của chạy lấy người, vì nạn cường hào ác bá.
Sang đến thế kỷ XXI Rạch Giá được
công luận chú ý vì những bài báo tố giác tham nhũng, và mô tả tài sản
cũng như những cơ sở kinh doanh bất chính, có liên quan đến thân nhân
gia đình của Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng. Tác giả những bài viết này, ký
giả Trương Minh Đức, đã bị toà án Kiên Giang tuyên án năm năm tù – với tội danh “lạm dụng quyền tự do dân chủ để chống phá nhà nước Việt Nam.”
Và bây giờ thì Rạch Giá nổi tiếng
vì một công trình kiến trúc bề thế, có tên là “nhà thờ họ của đương kim
Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng – bên cạnh một bãi rác khổng lồ – trông như
một mụn gấm nổi bật trên manh áo rách tả tơi, bẩn thỉu. Với ít nhiều chủ
quan, tôi tin rằng sự ô nhiễm không gian tâm linh mới chính là lý do đã
khiến cho nguời dân điạ phương đem di ảnh của Nguyễn Trung Trực ra khỏi
địa phương này.
Cụ Nguyễn đã rời Rạch Giá nhưng đêm
qua tôi vẫn nằm mơ thấy ánh mắt thê thiết của ông, đứng nhìn từ nóc chợ
Nhà Lồng, dù theo Lý Minh Hào – tác giả của công trình biên khảo thượng
dẫn – nơi đặt pho tượng Nguyễn Trung Trực đã được thay thế bằng tấm
hình bác Hồ (nhìn thẳng) tự lâu rồi.
Tưởng Năng Tiến
TRẦN QUANG HẢI * NGÂM THƠ
Trần Quang Hải : Có bao nhiêu cách ngâm thơ ở Việt Nam
22/07/2009
Hỏi : Tôi có dịp nghe người Tàu ngâm thơ giống như đọc thơ . Còn người Việt ngâm thơ có cảm tưởng như hát vậy ? Xin cho biết bên xứ Việt Nam có bao nhiêu cách ngâm thơ ? và ngâm thơ có nhạc đệm hay không ?
Đáp : Nguyên cả Á châu, ngâm thơ đều là đọc thơ với giọng trịnh trọng, chứ không có ngân nga lên xuống như Việt Nam . Xứ Việt Nam duy nhứt có nhiều thể loại ngâm thơ không những ở Á châu mà luôn cả trên thế giới .
Nếu ông nghe người Việt ngâm thơ mà có cảm giác như hát , điều đó dễ hiểu là vì người Việt phát triển thể điệu ngâm thơ trên một bát độ , lên xuống .
Hỏi: Xứ Việt Nam có bao nhiêu cách ngâm thơ ?
Đáp :Ở miền Bắc có 4 loại ngâm thơ : ngâm sa mạc, ngâm Kiều hay lẫy Kiều, ngâm thơ theo hát ru, ngâm thơ theo hát nói .
1. Ngâm Sa Mạc
Thang âm sa mạc rất đặc biệt, là có sự hiện hữu của quãng ba trung (tierce neutre / neutral third) có nghĩa là quãng ba ở chính giữa hai quãng ba thứ (tierce mineure / minor third) và quãng ba trưởng (tierce majeure / major third) . Thang âm (échelle musicale / musical scale) như sau : Do, Mi trung, Fa, Sol, Sib, Do . Người ngâm phải biết thể luật ngâm theo điệu Sa Mạc . Tất cả chữ chót của câu thơ bằng dấu huyền như “làng , buồn, tình, đời , vv” thì phải ngâm ở nốt DO. Còn chữ chót của câu thơ bằng không dấu như “thương, yêu, tôi , anh , em” thì ngâm ở nốt MI trung
2. Ngâm Kiều hay Lẫy Kiều
Ai là người Việt cũng đều biết tới truyện Kiều . Nhưng cách ngâm Kiều không phải là ai cũng biết . Thang âm gần giống như thang âm Sa mạc nhưng không có quãng ba trung mà là quãng ba thứ và được trình bày như sau : Do, Mib, Fa, Sol, Sib, Do . Khi ngâm ngừng ở chữ dấu huyền ở cuối câu thơ thì phải ngâm ở nốt DO . Khi chữ chót của câu thơ là không dấu thì phải ngâm ở nốt FA . Do đó tạo sự khác biệt giữa Sa Mạc và lẫy Kiều .
3. Ngâm thơ theo Hat Ru
Hát ru là điệu ru con miền Bắc, dựa trên thang âm : Do, Re, Fa, Sol, La, Do . Chữ có dầu huyền ở cuối câu thơ phải ngâm ở nốt DO, và nếu chữ chót không dấu thì phải ngâm ở nốt FA .Gọi là ngâm thơ chứ thật ra là hát ru , chỉ trừ là không có hát „à á a ời ! à á a à ơi ! „ như trong hát ru .
4. Ngâm thơ theo hát nói
Hát nói là một thể loại trong Ca Trù được dùng vào cách ngâm thơ miền Bắc . Thang âm rất đặc biệt : Do – Fa – Lab- Do. Chữ chót của câu thơ là dấu huyền thì phải ngâm ở nốt DO, và nếu chữ chót là không dấu thì ngâm ở nốt FA , chứ không thể ngâm ở bất cứ nốt nào . Người nào ngâm theo thễ Hát nói là phải có căn bản về Ca Trù , nếu không thì sẽ ngâm sai .
Ở miền Trung có ngâm thơ Huế tức là dựa trên thang âm miền Trung (được nghe lúc hát hò mái nhì , hò mái đẩy). Thang âm gồm có những nốt nhạc như sau : Do, Re (hơi thấp), Fa (hơi cao), Sol, La (hơi thấp), Do . Nốt cuối câu có thể ở nốt DO hay nốt FA tùy theo người ngâm muốn dừng ở đău .
Ở miền Nam có nhiều cách ngâm thơ . Ở lục tỉnh người ta đọc thơ Vân Tiên (truyện Lục Vân Tiên của cụ Nguyễn Đình Chiểu) . Thang âm : Do , Mib, Fa, Sol, La, Do . Chữ chót là dấu huyền thì phải ngâm ở nốt DO. Nếu chữ chót là không dấu thì phải ngâm ở nồt FA
Ngâm thơ theo điệu Hò thì cũng dựa trên thang âm đặc biệt miền Nam như thang âm dùng trong đọc thơ Vân Tiên
Ngâm thơ Tao Đàn đặc biệt của miền Nam nhưng do nhà thơ Đinh Hùng (người Bắc) tạo ra sau hiệp định Genève năm 1954 chia nước Việt ra hai miền Bắc / Nam . Nhà thơ Đinh Hùng có làm một chương trình ngâm thơ trên đài phát thanh Saigon « Ngâm thơ Tao Đàn » . Trong chương trình này có cách ngâm thơ đặc biệt , và khán giả nghe quen gọi là ngâm thơ theo điệu Tao đàn . Thang âm hoàn toàn miền Nam : Do, Mib, Fa, Sol, La, Do . Chữ cuối câu thơ nếu là dấu huyền thì ngâm ở nốt DO . Còn nếu không dấu thì ngâm ở nốt FA hay có thể ngừng ở nốt SOL
Lúc trước ở miền Nam trong chương trình “ngâm thơ Tao Đàn” ngoài Đinh Hùng , còn có bà Hồ Điệp (lúc trước khi vào Nam là cô đầu hát ca trù rất hay), Tô Kiều Ngân, nữ ca sĩ Hoàng Oanh , vv…
Ngày nay ở hải ngoại, có nhiều người thích ngâm thơ nhưng căn bản không có , hoặc không nắm vững các thể loại và lại thích trộn ba bốn thể loại ngâm thơ vào chung trong một bài khiến cho khi nghe một chương trình ngâm thơ trở thành nhàm chán .
Hỏi : Ngâm thơ có nhạc đệm hay không ?
Đáp : Lúc khởi đầu vào đầu thế kỷ 20, đệm ngâm thơ chỉ có tiếng sáo, đàn tranh , đàn bầu. Về sau có thêm đàn nguyệt (hay đàn kìm theo miền Nam)
Từ khi có thể điệu ngâm thơ Tao đàn thì lại có thêm piano. Lúc trước 1975 ở Saigon, GS Nhạc sĩ Nghiêm Phú Phi là người đàn piano để đệm ngâm thơ rất được ưa chuộng . Sau này ở hải ngoại, những người ngâm thơ được đệm chánh là tiếng sáo, tiếng đàn tranh, và đôi khi đàn bầu . Sự giới hạn nhạc khí là do bởi ở hải ngoại hiếm có nhạc sĩ dàn kìm .
Trần Quang Hải
Nhạc sĩ & Dân tộc nhạc học gia
Paris, Pháp
Tuesday, October 30, 2012
TIN TỨC GẦN XA
Việt Nam kết án tù 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình với tội danh ''tuyên tuyền chống Nhà nước''
Hai nhạc sĩ Việt Khang (phải) và Trần Vũ Anh Bình (trái)
Hai nhạc sĩ Việt Khang (tức Võ Minh Trí) và Trần Vũ Anh Bình
(còn có tên là Hoàng Nhật Thông) đã bị bắt từ cuối năm 2011, trong bối
cảnh chính quyền gia tăng đàn áp phong trào biểu tình phản đối Trung
Quốc. Tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước » vẫn thường được chính quyền Hà Nội sử dụng để bỏ tù các nhà đối lập, nhà đấu tranh dân chủ ở Việt Nam.
Nhạc sĩ Việt Khang được nhiều người biết đến qua một số nhạc phẩm thể hiện lòng yêu nước trước những hành động xâm lấn của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa như “Anh là ai ?” và “Việt Nam tôi đâu ?”. Anh đã từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vào mùa hè năm 2011.
Còn nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình là thành viên một ca đoàn thuộc Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, do các cha Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách. Theo Truyền thông Chúa Cứu Thế, những tác phẩm của Trần Vũ Anh Bình được nhiều bạn trẻ yêu thích, như "Người Việt Nam", "Rạng Ngời Nước Nam". . .
Trả lời RFI Việt ngữ sau phiên tòa, luật sư Trần Vũ Hải, người bào chữa cho nhạc sĩ Việt Khang, khẳng định rằng không thể xem những sáng tác của anh là hành động chống Nhà nước và cho biết ông sẽ tiếp tục yêu cầu trả tự do cho Việt Khang, để anh được đoàn tụ với vợ con :
Luật sư Trần Vũ Hải : Phiên tòa diễn ra từ 8 giờ đến 12 giờ 30, cuối cùng Tòa kết án anh Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù giam và 2 năm quản chế, còn anh Võ Mạnh Trí, tức là nhạc sĩ Việt Khang là 4 năm tù giam và 2 năm quản chế. Điều khoản áp dụng là điều 88 Bộ Luật hình sự khoản 1, như vậy có thay đổi một chút, so với đề nghị của Viện kiểm sát, là điều 88, khoản 2. Khoản 2 là từ 10 đến 20 năm tù. Còn khoản 1 là từ 3 đến 12 năm tù.
RFI : Thưa luật sư, luật sư có hài lòng về kết quả của phiên tòa ?
LS Trần Vũ Hải : Tôi chỉ nói ngắn gọn như thế này. Tôi là luật sư cũng như anh Việt Khang, chỉ mong rằng, kết thúc phiên tòa anh Việt Khang sẽ được trả tự do tại tòa dưới bất kỳ hình thức gì. Việc anh ấy không được tự do tại tòa tất nhiên chúng tôi không hài lòng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận trước khả năng như vậy và anh Việt Khang, theo tôi, cũng sẽ kháng cáo. Bởi vì anh có mong muốn lớn nhất là được đoàn tụ với gia đình. Anh ấy có vợ và một đứa con 4 tuổi, anh ấy muốn được đoàn tụ với gia đình càng sớm càng tốt. Tôi, là luật sư, sẽ giúp anh ấy đạt được nguyện vọng đó.
RFI : Theo luật sư, việc tòa án quy kết anh Việt Khang như vậy có bảo đảm tính chất pháp lý không ?
LS Trần Vũ Hải : Khi tôi yêu cầu triệu tập giám định viên văn hóa, liên quan đến các bài hát của các bị cáo, trong đó có của anh Võ Minh Trí (tức nhạc sĩ Việt Khang), thì Tòa có triệu tập, nhưng họ chưa đến. Chúng tôi thấy rằng, như vậy cũng chưa được nghiêm túc. Tuy nhiên, Tòa án và Viện kiểm soát cho rằng kết luận giám định chỉ là tham khảo, không phải là bắt buộc trong các phiên tòa. Nhưng tôi cũng nói rằng, dù thế nào thì Tòa và Viện kiểm sát cũng dựa vào kết luận giám định ấy để truy cứu, xét xử các bị cáo, nên (giám định viên) cũng cần phải có mặt. Đấy là một cái mà về mặt tố tụng tôi thấy là chưa hài lòng.
Anh Việt Khang nói rằng, hai bài hát mà anh ấy viết, (anh ấy) thừa nhận rằng có hai ý thức (tức là hai nhận thức khác nhau về bài hát này) mà anh biết được. Ý thức thứ nhất là thể hiện lòng yêu nước. Thì thực ra anh ấy biết rằng, nếu hát bài này lên, thì nhiều người hiểu rằng, nội dung này là cũng « chống Nhà nước », tức là anh ấy thừa nhận, có hai ý thức từ hai bài hát này. Anh ấy nói như vậy tại phiên tòa, cũng như tại cơ quan điều tra.
Còn tôi, với tư cách là luật sư, tôi cũng nói rằng là, nếu xem bài đó một cách khách quan, thì ngay cả chỗ giám định viên văn hóa cũng nói rằng, hầu hết các bài đều có nội dung chống Nhà nước « ở mức độ này hay mức độ khác ». Như vậy, tôi nói rằng không phải tất cả các bài đều có nội dung chống Nhà nước. « Ở mức độ này hay mức độ khác » thì có thể rút kinh nghiệm, xử lý hành chính… chứ không phải ở mức độ hình sự. Như vậy, ngay trong nội dung kết luận giám định cũng mờ mờ, ảo ảo. Tôi có nói thêm là riêng bài hát « Anh là ai ? », thì chỗ giám định có nói rằng : (bài hát này) chỉ phản kháng lại việc giải quyết của chính quyền. Tức là có một số vụ biểu tình được coi là trái phép và chính quyền giải tán, thì bài hát này phản kháng lại việc đó.
Tôi nói rằng, phản kháng và phản đối các cách (hành xử) của chính quyền thì không phải là chống Nhà nước. Bởi vì chính quyền cũng có thể làm đúng, làm sai, và người ta cũng có quyền phê phán, và cái chuyện đó cũng là chuyện bình thường. Và hôm nay tôi chưa nói, nhưng tương lai, tôi sẽ nói là, ngay cả việc đó (việc giải tán biểu tình bằng bạo lực), thì chính quyền cũng thừa nhận là sai. Ví dụ vụ anh (Nguyễn Chí) Đức, biểu tình viên bị đạp vào mặt. Thì rõ ràng người ta cũng thừa nhận là sai cơ mà. Như vậy, bài hát này không thể coi là chống (Nhà nước), mà chỉ có thể nói là phản kháng thôi. Tất nhiên là nghe cái bài hát này có thể không tốt cho chính quyền, nhưng đó là chuyện khác.
Bài hát thứ hai, Viện kiểm sát có nói và anh Việt Khang có nói là : Có một cái câu, một cụm từ, anh (Việt Khang) không ghi, nhưng một người bạn ở bên Mỹ, một chủ trang mạng, họ sửa lại, nhưng anh ấy, với tư cách là tác giả, anh ấy phải chịu trách nhiệm. Tức là có nói đến « Chống quân xâm lược phương Bắc, chống bè lũ bán nước ». Anh ấy nói rằng, thực tế là anh viết « Chống quân xâm lược phương Bắc cướp nước Việt Nam », chứ anh không nói phần còn lại. Thế thì, anh cũng thừa nhận rằng, nếu viết theo người sửa chữa kia, thì (có thể) được hiểu là phỉ báng Nhà nước, thì anh cũng hiểu như vậy, nhưng thực ra không phải là câu xuất phát từ anh. Thì Viện Kiểm sát cũng nói cái đoạn thêm bớt từ, Việt Khang có thể không có ý thức được điều đó, nhưng để cho người khác lợi dụng, và từ đó mà dẫn tới nói xấu chính quyền Việt Nam. Chúng tôi cũng nói rằng, trách nhiệm đó cũng cần phải tranh cãi. Cái này cũng chỉ là nói ám chỉ thôi, chứ không phải là đích danh. Bởi vì nếu chống ai, thì phải nói rõ là chống người đó, kể tên đích danh, còn nếu ám chỉ thì hiện nay trong văn học, có rất nhiều tác phẩm ám chỉ, có thể đúng, có thể sai. Nhưng nếu chúng ta kết tội tất cả các tác phẩm văn hóa nghệ thuật có ám chỉ, thì rất là không hay.
Vào cuối tháng 9 vừa qua, ba blogger nổi tiếng ở Việt Nam, Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, Phan Thanh Hải, tức Anhbasaigon và Tạ Phong Tần đã bị kết án tù nặng nề cũng với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », những bản án đã bị quốc tế phản đối kịch liệt, đặc biệt là Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu.
Cô Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố HCM, cũng đã bị bắt giữ từ ngày 14/10 và cũng bị cáo buộc tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », do đã tham gia vào việc rải truyền đơn chống Trung Quốc.
Các tin bài liên quan
Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng (Phỏng vấn luật gia Lê Hiếu Đằng)
Việt Nam: Nhạc sĩ Việt Khang ra tòa ngày 30/10
Việt Nam: Công an xác nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên vì tội tuyên truyền chống Nhà nước (Phỏng vấn mẹ Nguyễn Phương Uyên)
Luật sư Lê Quốc Quân xác định bị công an hành hung
Phong trào kêu gọi trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang trong cộng đồng người Việt ở Bắc Mỹ
(Phỏng vấn giáo sư Phạm Cao Dương)
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121030-viet-nam-ket-an-tu-2-nhac-si-viet-khang-va-tran-vu-anh-binh-voi-toi-danh-%C2%AB-tuyen-t
Phiên tòa xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vừa
kết thúc sáng hôm nay 30/10/2012. Giống như nhiều người bày tỏ thái độ
chống Trung Quốc xâm lược một cách quyết liệt trong thời gian gần đây,
tòa án Việt Nam lại dành cho hai nhạc sĩ nhiều năm tù với tội danh «
tuyên truyền chống Nhà nước ».
Hôm nay, ngày 30/10/2012, các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền
tại Nga đã đứng ra tổ chức lễ tưởng niệm cho hàng triệu nạn nhân dưới
thời Liên Xô. Họ bị bắn, bị lưu đày hay bị đưa vào các trại cải tạo.
Nhân cuộc hội thảo về Biển Đông do Viện Quan hệ Quốc tế và
Chiến lược Pháp IRIS phối hợp với Quỹ Gabriel Péri đồng tổ chức ngày
16/10/2012, Tướng Daniel Schaeffer, một chuyên gia Pháp đã phân tích mưu
đồ của Trung Quốc, đang tìm cách "lãnh địa hóa" - sanctuariser - hay
độc chiếm Biển Đông. Trả lời RFI, Tướng Schaeffer cho rằng Việt Nam cần
phải quốc tế hóa mạnh mẽ hơn hồ sơ này để đối phó với chiến lược của
Trung Quốc.
Nhạc sĩ Việt Khang được nhiều người biết đến qua một số nhạc phẩm thể hiện lòng yêu nước trước những hành động xâm lấn của Trung Quốc ở Hoàng Sa và Trường Sa như “Anh là ai ?” và “Việt Nam tôi đâu ?”. Anh đã từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc vào mùa hè năm 2011.
Còn nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình là thành viên một ca đoàn thuộc Giáo xứ Đức Mẹ Hằng Cứu Giúp, do các cha Dòng Chúa Cứu Thế phụ trách. Theo Truyền thông Chúa Cứu Thế, những tác phẩm của Trần Vũ Anh Bình được nhiều bạn trẻ yêu thích, như "Người Việt Nam", "Rạng Ngời Nước Nam". . .
Trả lời RFI Việt ngữ sau phiên tòa, luật sư Trần Vũ Hải, người bào chữa cho nhạc sĩ Việt Khang, khẳng định rằng không thể xem những sáng tác của anh là hành động chống Nhà nước và cho biết ông sẽ tiếp tục yêu cầu trả tự do cho Việt Khang, để anh được đoàn tụ với vợ con :
Luật sư Trần Vũ Hải : Phiên tòa diễn ra từ 8 giờ đến 12 giờ 30, cuối cùng Tòa kết án anh Trần Vũ Anh Bình 6 năm tù giam và 2 năm quản chế, còn anh Võ Mạnh Trí, tức là nhạc sĩ Việt Khang là 4 năm tù giam và 2 năm quản chế. Điều khoản áp dụng là điều 88 Bộ Luật hình sự khoản 1, như vậy có thay đổi một chút, so với đề nghị của Viện kiểm sát, là điều 88, khoản 2. Khoản 2 là từ 10 đến 20 năm tù. Còn khoản 1 là từ 3 đến 12 năm tù.
RFI : Thưa luật sư, luật sư có hài lòng về kết quả của phiên tòa ?
LS Trần Vũ Hải : Tôi chỉ nói ngắn gọn như thế này. Tôi là luật sư cũng như anh Việt Khang, chỉ mong rằng, kết thúc phiên tòa anh Việt Khang sẽ được trả tự do tại tòa dưới bất kỳ hình thức gì. Việc anh ấy không được tự do tại tòa tất nhiên chúng tôi không hài lòng. Tuy nhiên, chúng tôi cũng nhận trước khả năng như vậy và anh Việt Khang, theo tôi, cũng sẽ kháng cáo. Bởi vì anh có mong muốn lớn nhất là được đoàn tụ với gia đình. Anh ấy có vợ và một đứa con 4 tuổi, anh ấy muốn được đoàn tụ với gia đình càng sớm càng tốt. Tôi, là luật sư, sẽ giúp anh ấy đạt được nguyện vọng đó.
RFI : Theo luật sư, việc tòa án quy kết anh Việt Khang như vậy có bảo đảm tính chất pháp lý không ?
LS Trần Vũ Hải : Khi tôi yêu cầu triệu tập giám định viên văn hóa, liên quan đến các bài hát của các bị cáo, trong đó có của anh Võ Minh Trí (tức nhạc sĩ Việt Khang), thì Tòa có triệu tập, nhưng họ chưa đến. Chúng tôi thấy rằng, như vậy cũng chưa được nghiêm túc. Tuy nhiên, Tòa án và Viện kiểm soát cho rằng kết luận giám định chỉ là tham khảo, không phải là bắt buộc trong các phiên tòa. Nhưng tôi cũng nói rằng, dù thế nào thì Tòa và Viện kiểm sát cũng dựa vào kết luận giám định ấy để truy cứu, xét xử các bị cáo, nên (giám định viên) cũng cần phải có mặt. Đấy là một cái mà về mặt tố tụng tôi thấy là chưa hài lòng.
Anh Việt Khang nói rằng, hai bài hát mà anh ấy viết, (anh ấy) thừa nhận rằng có hai ý thức (tức là hai nhận thức khác nhau về bài hát này) mà anh biết được. Ý thức thứ nhất là thể hiện lòng yêu nước. Thì thực ra anh ấy biết rằng, nếu hát bài này lên, thì nhiều người hiểu rằng, nội dung này là cũng « chống Nhà nước », tức là anh ấy thừa nhận, có hai ý thức từ hai bài hát này. Anh ấy nói như vậy tại phiên tòa, cũng như tại cơ quan điều tra.
Còn tôi, với tư cách là luật sư, tôi cũng nói rằng là, nếu xem bài đó một cách khách quan, thì ngay cả chỗ giám định viên văn hóa cũng nói rằng, hầu hết các bài đều có nội dung chống Nhà nước « ở mức độ này hay mức độ khác ». Như vậy, tôi nói rằng không phải tất cả các bài đều có nội dung chống Nhà nước. « Ở mức độ này hay mức độ khác » thì có thể rút kinh nghiệm, xử lý hành chính… chứ không phải ở mức độ hình sự. Như vậy, ngay trong nội dung kết luận giám định cũng mờ mờ, ảo ảo. Tôi có nói thêm là riêng bài hát « Anh là ai ? », thì chỗ giám định có nói rằng : (bài hát này) chỉ phản kháng lại việc giải quyết của chính quyền. Tức là có một số vụ biểu tình được coi là trái phép và chính quyền giải tán, thì bài hát này phản kháng lại việc đó.
Tôi nói rằng, phản kháng và phản đối các cách (hành xử) của chính quyền thì không phải là chống Nhà nước. Bởi vì chính quyền cũng có thể làm đúng, làm sai, và người ta cũng có quyền phê phán, và cái chuyện đó cũng là chuyện bình thường. Và hôm nay tôi chưa nói, nhưng tương lai, tôi sẽ nói là, ngay cả việc đó (việc giải tán biểu tình bằng bạo lực), thì chính quyền cũng thừa nhận là sai. Ví dụ vụ anh (Nguyễn Chí) Đức, biểu tình viên bị đạp vào mặt. Thì rõ ràng người ta cũng thừa nhận là sai cơ mà. Như vậy, bài hát này không thể coi là chống (Nhà nước), mà chỉ có thể nói là phản kháng thôi. Tất nhiên là nghe cái bài hát này có thể không tốt cho chính quyền, nhưng đó là chuyện khác.
Bài hát thứ hai, Viện kiểm sát có nói và anh Việt Khang có nói là : Có một cái câu, một cụm từ, anh (Việt Khang) không ghi, nhưng một người bạn ở bên Mỹ, một chủ trang mạng, họ sửa lại, nhưng anh ấy, với tư cách là tác giả, anh ấy phải chịu trách nhiệm. Tức là có nói đến « Chống quân xâm lược phương Bắc, chống bè lũ bán nước ». Anh ấy nói rằng, thực tế là anh viết « Chống quân xâm lược phương Bắc cướp nước Việt Nam », chứ anh không nói phần còn lại. Thế thì, anh cũng thừa nhận rằng, nếu viết theo người sửa chữa kia, thì (có thể) được hiểu là phỉ báng Nhà nước, thì anh cũng hiểu như vậy, nhưng thực ra không phải là câu xuất phát từ anh. Thì Viện Kiểm sát cũng nói cái đoạn thêm bớt từ, Việt Khang có thể không có ý thức được điều đó, nhưng để cho người khác lợi dụng, và từ đó mà dẫn tới nói xấu chính quyền Việt Nam. Chúng tôi cũng nói rằng, trách nhiệm đó cũng cần phải tranh cãi. Cái này cũng chỉ là nói ám chỉ thôi, chứ không phải là đích danh. Bởi vì nếu chống ai, thì phải nói rõ là chống người đó, kể tên đích danh, còn nếu ám chỉ thì hiện nay trong văn học, có rất nhiều tác phẩm ám chỉ, có thể đúng, có thể sai. Nhưng nếu chúng ta kết tội tất cả các tác phẩm văn hóa nghệ thuật có ám chỉ, thì rất là không hay.
Phản ứng của các tổ chức nhân quyền
Theo AFP, trước khi phiên tòa diễn ra hôm nay, nhiều tổ chức nhân
quyền đã kêu gọi trả tự do cho hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh
Bình. Ông Rupert Abbot, thuộc tổ chức Ân xá Quốc tế tuyên bố : « Đối xứ như vậy với những người chỉ sáng tác các bài hát thì thật là lố bịch ». Đối với ông Abbot, hai nhạc sĩ nói trên là những « tù nhân lương thức ». Về phần ông Phil Robertson, Phó giám đốc đặc trách châu Á của Human Rights Watch thì lên án « sự đàn áp ngày càng tăng đối với quyền tự do ngôn luận ». Theo ông Robertson, « đầu tiên là những người chỉ trích chính quyền, tiếp đến là các blogger, rồi đến các nhà thơ, bây giờ là các nhạc sĩ ( cũng bị bỏ tù) ».Vào cuối tháng 9 vừa qua, ba blogger nổi tiếng ở Việt Nam, Nguyễn Văn Hải, tức Điếu Cày, Phan Thanh Hải, tức Anhbasaigon và Tạ Phong Tần đã bị kết án tù nặng nề cũng với tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », những bản án đã bị quốc tế phản đối kịch liệt, đặc biệt là Hoa Kỳ và Liên hiệp châu Âu.
Cô Nguyễn Phương Uyên, sinh viên Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố HCM, cũng đã bị bắt giữ từ ngày 14/10 và cũng bị cáo buộc tội danh « tuyên truyền chống Nhà nước », do đã tham gia vào việc rải truyền đơn chống Trung Quốc.
Công an bắt giữ em trai LS Lê Quốc Quân
Theo tin từ mạng xã hội Facebook, sáng sớm hôm nay, 30/10/2012, gần
70 an ninh thành phố Hà Nội đã ập vào nhà riêng của doanh nhân Lê Đình
Quản, giám đốc công ty VietnamCredit và là em trai của luật sư Lê Quốc
Quân. Anh Lê Đình Quản bị còng tay, bắt đi, với cáo buộc trốn thuế và sẽ
bị tạm giam 3 tháng để điều tra.Các tin bài liên quan
Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng (Phỏng vấn luật gia Lê Hiếu Đằng)
Việt Nam: Nhạc sĩ Việt Khang ra tòa ngày 30/10
Việt Nam: Công an xác nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên vì tội tuyên truyền chống Nhà nước (Phỏng vấn mẹ Nguyễn Phương Uyên)
Luật sư Lê Quốc Quân xác định bị công an hành hung
Phong trào kêu gọi trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang trong cộng đồng người Việt ở Bắc Mỹ
(Phỏng vấn giáo sư Phạm Cao Dương)
Trấn áp không dập tắt được những tiếng nói yêu nước phản kháng
Một cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc tại Việt Nam
Bình luận về vụ án Việt Khang trong bối cảnh xẩy ra nhiều vụ
bắt bớ và kết án tù những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam, từ TP
Hồ Chí Minh, luật gia Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam cho biết ý kiến.
RFI : Xin kính chào luật gia Lê Hiếu Đằng. Phiên
tòa xét xử hai nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình vừa kết thúc. Xin
luật gia cho biết nhận định của ông về phiên tòa này.
Ông Lê Hiếu Đằng : Phiên tòa sáng nay xét xử nhạc sĩ Việt Khang và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình thì cũng như tất cả các phiên tòa khác, như phiên tòa xử anh Cù Huy Hà Vũ, hay mới đây xử 3 blogger (Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải). Nói là phiên tòa công khai nhưng không khí rất là căng thẳng. Công an dàn lực lượng ra để đối phó với những người đi tham dự phiên tòa. Nếu đã nói công khai minh bạch, tại sao không cho dân người ta tham dự ? Và nếu không cho nhân dân tham dự, thì ít nhất cũng phải cho người thân được tham dự. Nhưng gần đây, có hiện tượng, ngay cả những người thân, ví dụ sáng nay chẳng hạn, những người thân của anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lại không được dự. Tôi nghĩ là điều đó là không có dân chủ. Nhất là đối với lực lượng báo chí thì chúng ta cứ cho tham gia, kể cả báo chí nước ngoài nói chung.
Nếu nhà nước thấy rằng việc làm của mình đúng đắn, tự tin, thì mình làm công khai minh bạch, cho nhiều người tham gia càng tốt, thì cái việc làm mình nó sáng tỏ. Còn nếu thấy việc làm chưa đủ tự tin, hay là như thế nào đó, mà lại úp úp mở mở, và dàn hết lực lượng cảnh sát công an ra để ngăn chặn, thì tôi cho là cái này rất là « thất chính trị ». Anh có thể thắng, theo nghĩa nào đó, là xử tù người ta. Nhưng cái mất của anh rất lớn, là mất lòng tin của dân, và ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước Việt Nam. Nhất là trong thời buổi này, vấn đề nhân quyền, vấn đề bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân tất cả các nước đang là một vấn đề mà người ta đều rất quan tâm với xu thế tiến bộ hiện nay.
RFI : Vừa rồi, như ông biết, tại Việt Nam diễn ra một loạt các vụ xét xử hay bắt bớ, với nhiều án tù với tội danh chống Nhà nước. Phải chăng có một chủ trương trấn áp thực sự, một làn sóng trấn áp của chính quyền đối với những người bất đồng chính kiến ?
Ông Lê Hiếu Đằng : Tôi cho rằng, đứng trước đòi hỏi chính đáng của người dân, trước phong trào đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội, đấu tranh để thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, thì thay vì đáp ứng lại các đòi hỏi chính đáng ấy, cũng như các đòi hỏi về ruộng đất của nông dân, thì chính quyền lại dùng các biện pháp trấn áp. Bắt bớ, đàn áp, đạp vào mặt người biểu tình, bắt người dân, hay đàn áp các cuộc đấu tranh của nông dân Văn Giang, Hải Phòng, Nam Định… hay một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Thế thì cái này đem đến một hậu quả như thế nào, thì chúng ta đã biết rõ. Đó là làm cho lòng dân ngày thêm bất bình, chứ nó không đi đến đâu cả. Mặc dầu anh dùng những bản án nặng nề đối với Cù Huy Hà Vũ, đối với 3 blogger vừa rồi, rồi đối với một số người đấu tranh khác, và sáng nay là Việt Khang. Có tin là 4 năm tù, có tin là 5 năm tù. Còn anh Anh Bình thì 6 năm tù gì đó.
Tôi thấy những cái bản án đó rất nặng nề so với những gì các anh, các chị ấy đã làm. Có lẽ người ta muốn dùng các biện pháp phát xít để mà làm cho người dân, để làm cho giới trí thức, giới văn nghệ sĩ phải sợ, không hưởng ứng phong trào đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội, đấu tranh chống lại cường quyền hiện nay trên đất nước Việt Nam.
Nhưng tôi nghĩ, dân tộc Việt Nam có truyền thống, anh càng trấn áp, thì… Mà chính tôi đi làm cách mạng, và chính các vị lãnh đạo cách mạng đã nói với tôi đấy : « Ở đâu có áp bức, thì ở đấy có đấu tranh thôi ». Anh dùng cái biện pháp đó thì cũng không thể nào dẹp được phong trào đấu tranh hiện nay, mà anh phải bằng chính nghĩa của anh, phải bằng sự minh bạch của anh.
RFI : Thưa ông, vừa rồi ông có nói đến việc tòa kết án hai nhạc sĩ thì quá nặng so với hành động của họ. Không biết như vậy ông muốn nói rằng, họ cũng có thể bị kết một cái án nhất định trong chế độ hiện hành, hay ý ông muốn nói rằng, cần phải có một sự khoan hồng từ phía Nhà nước ?
Ông Lê Hiếu Đằng : Tôi có trên tay hai bản nhạc của nhạc sĩ Việt Khang. Thì hai bản nhạc này không có nội dung gì nghiêm trọng cả. Bởi vì hiện nay, còn có nhiều người nói nặng nề hơn nữa. Ví dụ như, tôi đọc một đoạn trong bài « Việt Nam tôi đâu ? », « Già trẻ, gái trai, giơ cao tay chống xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam ». Tôi nghĩ có lẽ « Nhà nước » xử cái câu sau đấy, có đúng không ?
Giơ tay chống « xâm lược », « xâm lược » ở đây người ta hiểu là chống Trung Quốc, những thành phần hiếu chiến Trung Quốc, còn việc « chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam », thì nếu ai nhu nhược thì người đó phải chịu, có phải không ? Nói « nhu nhược » đây anh cho là ám chỉ Nhà nước mình, vậy Nhà nước mình có nhu nhược hay không nhu nhược mà lại phải xử án ? Nếu chúng ta không nhu nhược, thì bằng hành động của chúng ta, chúng ta phải chứng tỏ là chúng ta không nhu nhược. Chúng ta phải chứng minh cho nhân dân biết là nhạc sĩ Việt Khang nói vậy đấy, nhưng tôi không nhu nhược đây, bằng các hành động chống lại việc nó bức bách ngư dân này, cho báo chí phản bác lại một cách công khai luận điệu hiếu chiến của bọn cầm quyền Trung Quốc, hay trên báo chí, ví dụ như tờ báo Hoàn cầu của Trung Quốc chẳng hạn. Thì anh làm như vậy, thì làm sao nói anh nhu nhược được ?
Thậm chí nhiều người còn dùng những chữ còn mạnh mẽ hơn cả Việt Khang nữa như « hèn nhát ». Nhiều người đây là nhiều quan chức, đảng viên cũng dùng chữ đó, chứ không phải chỉ là những người bình thường đâu. Thì như vậy đâu phải là một tội nặng nề, thậm chí không phải là tội nữa. Mà đó là một sự phê phán, bằng âm nhạc phê phán thái độ chưa thỏa đáng của Nhà nước mình đứng trước hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc.
Cứ nói "16 chữ vàng, 4 tốt". Cái miệng thì nói như vậy, nhưng hành động thì xâm lược. Thậm chí còn những mưu toan xâm lấn trên bộ, như đưa người vào đứng chân ở những vị trí chiến lược của Việt Nam, thậm chí lũng đoạn về mặt kinh tế và chính trị nữa, làm dân Việt Nam phải lo cái đó.
Mà nhạc sĩ Việt Khang nói lên cái tâm trạng đó của người dân Việt Nam, nhất là giới trẻ Việt Nam hiện nay. Cũng như vừa rồi em Nguyễn Phương Uyên bị bắt, một số nhân sĩ trí thức chúng tôi đang tính sẽ có một tuyên bố về vấn đề này, cũng như tuyên bố về vấn đề bắt bớ hiện nay, để tỏ thái độ chính trị của chúng tôi trước những hành động không đúng mức của Nhà nước.
Trong bài hát thứ hai : « Xin hỏi anh là ai ? » « Xin hỏi anh là ai ? Sao anh bắt tôi ? Tôi làm điều gì sai ? Xin hỏi anh là ai ? Sao bắt tôi chẳng một chút nương tay ? Xin hỏi anh là ai ? Sao không cho tôi xuống đường để bày tỏ… », tôi thấy là, nếu mấy anh công an, hay Nhà nước chúng ta thấy rằng, đây là ám chỉ lực lượng công an, hay là như thế nào thì tôi thấy… Mà nói thẳng là, đấy là chưa nói việc công an, quân đội là con em của nhân dân, là con em của những nông dân, tại sao lại đàn áp nông dân ở Văn Giang, tại sao lại trấn áp gia đình anh Vươn ở Hải Phòng ? Rồi tại sao lại đạp vào mặt anh Đức (Nguyễn Chí Đức) ở Hà Nội, rồi bắt những người yêu nước ở Sài Gòn ? Hôm tôi biểu tình, tôi chứng kiến bắt người như bắt một con heo.
Thì những câu hỏi này làm cho những người công an phải suy nghĩ. Anh là người Việt Nam, thì anh đứng về phía Việt Nam hay phía Trung Quốc ? Trong khi mà chúng tôi biểu tình chống Trung Quốc (gây hấn), chứ không phải biểu tình chống Việt Nam, theo Trung Quốc, nhưng mà các anh lại đi đàn áp chúng tôi là những người đi biểu tình, cũng như bây giờ bắt bớ anh Việt Khang và xử 4, 5 năm tù. Thế thì anh đứng về phía ai ? Anh đứng về phía Trung Quốc, hay đứng về lợi ích tối cao của đất nước Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam ?
(Có) những người phải trả lời trước lịch sử, trước nhân dân về vấn đề này. Với việc sử dụng tòa án, trấn áp anh cũng không dẹp tắt được ngọn lửa yêu nước của nhân dân Việt Nam đâu. Nó sẽ bùng lên thôi chứ không thể nào dập tắt được. Tôi nghĩ như vậy.
Với hai bài nhạc này, tôi đánh giá là anh Việt Khang chẳng có tội gì hết. Các sáng tác của anh Trần Vũ Anh Bình thì tôi chưa được biết.
Nếu mà với các bản nhạc này mà có tội, thì bản thân rất nhiều người Việt Nam hiện nay đang có tội, kể cả các vị lão thành cách mạng, như tướng Vĩnh, hay những người thường hay phát biểu trên các phương tiện công khai. Ví dụ như tôi nói anh Trần Mạnh Hảo, trước đây là nhà thơ, bộ đội, đã từng đi chiến đấu. Anh ấy có cả những bài thơ còn quyết liệt hơn cả cái này nữa. Và còn nhiều người nữa chứ không chỉ có anh Trần Mạnh Hảo.
Thế thì sao ? Nếu bắt thì có lẽ là Nhà nước Việt Nam không đủ các nhà tù để giam chứa những người yêu nước hiện nay trên cả nước, trong đó có Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh. Ví dụ như, ký tên vào các kiến nghị vừa rồi, thì có hàng ngàn người, thì anh giam hàng ngàn người đó đi. Những tư tưởng này (trong hai bài hát của Việt Khang) thì cũng như vậy đi.
Thành ra tôi cho rằng, cái biện pháp trấn áp phát xít, bắt bớ giam cầm có tác dụng ngược, rất là nguy hiểm. Nó rất có hại cho chính quyền Việt Nam.
Với tư cách một công dân, tôi đề nghị từ ông Tổng bí thư cho đến Chủ tịch nước cho đến các lãnh đạo cao cấp khác phải xem xét lại vấn đề này một cách nghiêm túc, để mà ngăn chặn cái làn sóng, nếu như anh nói có cái làn sóng đó, mà đúng là hiện nay có cái làn sóng đàn áp bắt bớ đối với những người yêu nước, đối với những người khác chính kiến.
Chúng ta phải có thói quen như thế giới hiện nay là phải tôn trọng các ý kiến khác nhau, vấn đề khác chính kiến là điều rất bình thường. Miễn là chúng ta đấu tranh trong hòa bình, không bạo lực, không gây chết chóc. Chúng tôi phản đối hoàn toàn những ai muốn gây chết chóc đổ máu.
Đấu tranh bằng tiếng nói, bằng biểu tình, bằng những gì mà luật pháp đã cho phép, thì tôi nghĩ rằng Nhà nước phải tôn trọng. Nếu không, Nhà nước sẽ đẩy một số người, vì không có các hoạt động..., họ lại đi vào các hoạt động khác, nó tại hại hơn, thì lúc đó là… đó là những bất ổn chính trị hết sức nghiêm trọng.
Xin chân thành cảm ơn ông Lê Hiếu Đằng
Các tin bài liên quan
Việt Nam kết án tù 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình với tội danh ''tuyên tuyền chống Nhà nước''
Việt Nam: Nhạc sĩ Việt Khang ra tòa ngày 30/10
Việt Nam: Công an xác nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên vì tội tuyên truyền chống Nhà nước
LS Dương Hà muốn kháng nghị xử giám đốc thẩm vụ án Cù Huy Hà Vũ
Ba nhà báo độc lập Việt Nam bị kết án từ 4 đến 12 năm tù
Việt Nam: Vi phạm pháp luật trong vụ bắt và xét xử các nhà báo độc lập
Phúc thẩm vụ án 3 thanh niên kêu gọi tẩy chay bầu Quốc hội Việt Nam
Trấn áp người dân chỉ chứng tỏ là chính quyền đang rất yếu và sợ dân (phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng về vụ Văn Giang)
Vụ Tiên Lãng, Hải Phòng: Chính quyền địa phương đã phá hoại chính sách Nhà nước
Phong trào kêu gọi trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang trong cộng đồng người Việt ở Bắc Mỹ
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121030-tran-ap-khong-dap-tat-duoc-nhung-tieng-noi-yeu-nuoc-phan-khang
Ông Lê Hiếu Đằng : Phiên tòa sáng nay xét xử nhạc sĩ Việt Khang và nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình thì cũng như tất cả các phiên tòa khác, như phiên tòa xử anh Cù Huy Hà Vũ, hay mới đây xử 3 blogger (Nguyễn Văn Hải, Tạ Phong Tần và Phan Thanh Hải). Nói là phiên tòa công khai nhưng không khí rất là căng thẳng. Công an dàn lực lượng ra để đối phó với những người đi tham dự phiên tòa. Nếu đã nói công khai minh bạch, tại sao không cho dân người ta tham dự ? Và nếu không cho nhân dân tham dự, thì ít nhất cũng phải cho người thân được tham dự. Nhưng gần đây, có hiện tượng, ngay cả những người thân, ví dụ sáng nay chẳng hạn, những người thân của anh Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình lại không được dự. Tôi nghĩ là điều đó là không có dân chủ. Nhất là đối với lực lượng báo chí thì chúng ta cứ cho tham gia, kể cả báo chí nước ngoài nói chung.
Nếu nhà nước thấy rằng việc làm của mình đúng đắn, tự tin, thì mình làm công khai minh bạch, cho nhiều người tham gia càng tốt, thì cái việc làm mình nó sáng tỏ. Còn nếu thấy việc làm chưa đủ tự tin, hay là như thế nào đó, mà lại úp úp mở mở, và dàn hết lực lượng cảnh sát công an ra để ngăn chặn, thì tôi cho là cái này rất là « thất chính trị ». Anh có thể thắng, theo nghĩa nào đó, là xử tù người ta. Nhưng cái mất của anh rất lớn, là mất lòng tin của dân, và ảnh hưởng đến uy tín của nhà nước Việt Nam. Nhất là trong thời buổi này, vấn đề nhân quyền, vấn đề bảo vệ các quyền tự do dân chủ của công dân tất cả các nước đang là một vấn đề mà người ta đều rất quan tâm với xu thế tiến bộ hiện nay.
RFI : Vừa rồi, như ông biết, tại Việt Nam diễn ra một loạt các vụ xét xử hay bắt bớ, với nhiều án tù với tội danh chống Nhà nước. Phải chăng có một chủ trương trấn áp thực sự, một làn sóng trấn áp của chính quyền đối với những người bất đồng chính kiến ?
Ông Lê Hiếu Đằng : Tôi cho rằng, đứng trước đòi hỏi chính đáng của người dân, trước phong trào đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội, đấu tranh để thực hiện các quyền tự do dân chủ của công dân đã được quy định trong Hiến pháp, thì thay vì đáp ứng lại các đòi hỏi chính đáng ấy, cũng như các đòi hỏi về ruộng đất của nông dân, thì chính quyền lại dùng các biện pháp trấn áp. Bắt bớ, đàn áp, đạp vào mặt người biểu tình, bắt người dân, hay đàn áp các cuộc đấu tranh của nông dân Văn Giang, Hải Phòng, Nam Định… hay một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Thế thì cái này đem đến một hậu quả như thế nào, thì chúng ta đã biết rõ. Đó là làm cho lòng dân ngày thêm bất bình, chứ nó không đi đến đâu cả. Mặc dầu anh dùng những bản án nặng nề đối với Cù Huy Hà Vũ, đối với 3 blogger vừa rồi, rồi đối với một số người đấu tranh khác, và sáng nay là Việt Khang. Có tin là 4 năm tù, có tin là 5 năm tù. Còn anh Anh Bình thì 6 năm tù gì đó.
Tôi thấy những cái bản án đó rất nặng nề so với những gì các anh, các chị ấy đã làm. Có lẽ người ta muốn dùng các biện pháp phát xít để mà làm cho người dân, để làm cho giới trí thức, giới văn nghệ sĩ phải sợ, không hưởng ứng phong trào đấu tranh vì dân chủ, vì tiến bộ xã hội, đấu tranh chống lại cường quyền hiện nay trên đất nước Việt Nam.
Nhưng tôi nghĩ, dân tộc Việt Nam có truyền thống, anh càng trấn áp, thì… Mà chính tôi đi làm cách mạng, và chính các vị lãnh đạo cách mạng đã nói với tôi đấy : « Ở đâu có áp bức, thì ở đấy có đấu tranh thôi ». Anh dùng cái biện pháp đó thì cũng không thể nào dẹp được phong trào đấu tranh hiện nay, mà anh phải bằng chính nghĩa của anh, phải bằng sự minh bạch của anh.
RFI : Thưa ông, vừa rồi ông có nói đến việc tòa kết án hai nhạc sĩ thì quá nặng so với hành động của họ. Không biết như vậy ông muốn nói rằng, họ cũng có thể bị kết một cái án nhất định trong chế độ hiện hành, hay ý ông muốn nói rằng, cần phải có một sự khoan hồng từ phía Nhà nước ?
Ông Lê Hiếu Đằng : Tôi có trên tay hai bản nhạc của nhạc sĩ Việt Khang. Thì hai bản nhạc này không có nội dung gì nghiêm trọng cả. Bởi vì hiện nay, còn có nhiều người nói nặng nề hơn nữa. Ví dụ như, tôi đọc một đoạn trong bài « Việt Nam tôi đâu ? », « Già trẻ, gái trai, giơ cao tay chống xâm lược, chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam ». Tôi nghĩ có lẽ « Nhà nước » xử cái câu sau đấy, có đúng không ?
Giơ tay chống « xâm lược », « xâm lược » ở đây người ta hiểu là chống Trung Quốc, những thành phần hiếu chiến Trung Quốc, còn việc « chống kẻ nhu nhược bán nước Việt Nam », thì nếu ai nhu nhược thì người đó phải chịu, có phải không ? Nói « nhu nhược » đây anh cho là ám chỉ Nhà nước mình, vậy Nhà nước mình có nhu nhược hay không nhu nhược mà lại phải xử án ? Nếu chúng ta không nhu nhược, thì bằng hành động của chúng ta, chúng ta phải chứng tỏ là chúng ta không nhu nhược. Chúng ta phải chứng minh cho nhân dân biết là nhạc sĩ Việt Khang nói vậy đấy, nhưng tôi không nhu nhược đây, bằng các hành động chống lại việc nó bức bách ngư dân này, cho báo chí phản bác lại một cách công khai luận điệu hiếu chiến của bọn cầm quyền Trung Quốc, hay trên báo chí, ví dụ như tờ báo Hoàn cầu của Trung Quốc chẳng hạn. Thì anh làm như vậy, thì làm sao nói anh nhu nhược được ?
Thậm chí nhiều người còn dùng những chữ còn mạnh mẽ hơn cả Việt Khang nữa như « hèn nhát ». Nhiều người đây là nhiều quan chức, đảng viên cũng dùng chữ đó, chứ không phải chỉ là những người bình thường đâu. Thì như vậy đâu phải là một tội nặng nề, thậm chí không phải là tội nữa. Mà đó là một sự phê phán, bằng âm nhạc phê phán thái độ chưa thỏa đáng của Nhà nước mình đứng trước hành động xâm lược trắng trợn của Trung Quốc.
Cứ nói "16 chữ vàng, 4 tốt". Cái miệng thì nói như vậy, nhưng hành động thì xâm lược. Thậm chí còn những mưu toan xâm lấn trên bộ, như đưa người vào đứng chân ở những vị trí chiến lược của Việt Nam, thậm chí lũng đoạn về mặt kinh tế và chính trị nữa, làm dân Việt Nam phải lo cái đó.
Mà nhạc sĩ Việt Khang nói lên cái tâm trạng đó của người dân Việt Nam, nhất là giới trẻ Việt Nam hiện nay. Cũng như vừa rồi em Nguyễn Phương Uyên bị bắt, một số nhân sĩ trí thức chúng tôi đang tính sẽ có một tuyên bố về vấn đề này, cũng như tuyên bố về vấn đề bắt bớ hiện nay, để tỏ thái độ chính trị của chúng tôi trước những hành động không đúng mức của Nhà nước.
Trong bài hát thứ hai : « Xin hỏi anh là ai ? » « Xin hỏi anh là ai ? Sao anh bắt tôi ? Tôi làm điều gì sai ? Xin hỏi anh là ai ? Sao bắt tôi chẳng một chút nương tay ? Xin hỏi anh là ai ? Sao không cho tôi xuống đường để bày tỏ… », tôi thấy là, nếu mấy anh công an, hay Nhà nước chúng ta thấy rằng, đây là ám chỉ lực lượng công an, hay là như thế nào thì tôi thấy… Mà nói thẳng là, đấy là chưa nói việc công an, quân đội là con em của nhân dân, là con em của những nông dân, tại sao lại đàn áp nông dân ở Văn Giang, tại sao lại trấn áp gia đình anh Vươn ở Hải Phòng ? Rồi tại sao lại đạp vào mặt anh Đức (Nguyễn Chí Đức) ở Hà Nội, rồi bắt những người yêu nước ở Sài Gòn ? Hôm tôi biểu tình, tôi chứng kiến bắt người như bắt một con heo.
Thì những câu hỏi này làm cho những người công an phải suy nghĩ. Anh là người Việt Nam, thì anh đứng về phía Việt Nam hay phía Trung Quốc ? Trong khi mà chúng tôi biểu tình chống Trung Quốc (gây hấn), chứ không phải biểu tình chống Việt Nam, theo Trung Quốc, nhưng mà các anh lại đi đàn áp chúng tôi là những người đi biểu tình, cũng như bây giờ bắt bớ anh Việt Khang và xử 4, 5 năm tù. Thế thì anh đứng về phía ai ? Anh đứng về phía Trung Quốc, hay đứng về lợi ích tối cao của đất nước Việt Nam, Tổ quốc Việt Nam ?
(Có) những người phải trả lời trước lịch sử, trước nhân dân về vấn đề này. Với việc sử dụng tòa án, trấn áp anh cũng không dẹp tắt được ngọn lửa yêu nước của nhân dân Việt Nam đâu. Nó sẽ bùng lên thôi chứ không thể nào dập tắt được. Tôi nghĩ như vậy.
Với hai bài nhạc này, tôi đánh giá là anh Việt Khang chẳng có tội gì hết. Các sáng tác của anh Trần Vũ Anh Bình thì tôi chưa được biết.
Nếu mà với các bản nhạc này mà có tội, thì bản thân rất nhiều người Việt Nam hiện nay đang có tội, kể cả các vị lão thành cách mạng, như tướng Vĩnh, hay những người thường hay phát biểu trên các phương tiện công khai. Ví dụ như tôi nói anh Trần Mạnh Hảo, trước đây là nhà thơ, bộ đội, đã từng đi chiến đấu. Anh ấy có cả những bài thơ còn quyết liệt hơn cả cái này nữa. Và còn nhiều người nữa chứ không chỉ có anh Trần Mạnh Hảo.
Thế thì sao ? Nếu bắt thì có lẽ là Nhà nước Việt Nam không đủ các nhà tù để giam chứa những người yêu nước hiện nay trên cả nước, trong đó có Sài Gòn – TP Hồ Chí Minh. Ví dụ như, ký tên vào các kiến nghị vừa rồi, thì có hàng ngàn người, thì anh giam hàng ngàn người đó đi. Những tư tưởng này (trong hai bài hát của Việt Khang) thì cũng như vậy đi.
Thành ra tôi cho rằng, cái biện pháp trấn áp phát xít, bắt bớ giam cầm có tác dụng ngược, rất là nguy hiểm. Nó rất có hại cho chính quyền Việt Nam.
Với tư cách một công dân, tôi đề nghị từ ông Tổng bí thư cho đến Chủ tịch nước cho đến các lãnh đạo cao cấp khác phải xem xét lại vấn đề này một cách nghiêm túc, để mà ngăn chặn cái làn sóng, nếu như anh nói có cái làn sóng đó, mà đúng là hiện nay có cái làn sóng đàn áp bắt bớ đối với những người yêu nước, đối với những người khác chính kiến.
Chúng ta phải có thói quen như thế giới hiện nay là phải tôn trọng các ý kiến khác nhau, vấn đề khác chính kiến là điều rất bình thường. Miễn là chúng ta đấu tranh trong hòa bình, không bạo lực, không gây chết chóc. Chúng tôi phản đối hoàn toàn những ai muốn gây chết chóc đổ máu.
Đấu tranh bằng tiếng nói, bằng biểu tình, bằng những gì mà luật pháp đã cho phép, thì tôi nghĩ rằng Nhà nước phải tôn trọng. Nếu không, Nhà nước sẽ đẩy một số người, vì không có các hoạt động..., họ lại đi vào các hoạt động khác, nó tại hại hơn, thì lúc đó là… đó là những bất ổn chính trị hết sức nghiêm trọng.
Xin chân thành cảm ơn ông Lê Hiếu Đằng
Các tin bài liên quan
Việt Nam kết án tù 2 nhạc sĩ Việt Khang và Trần Vũ Anh Bình với tội danh ''tuyên tuyền chống Nhà nước''
Việt Nam: Nhạc sĩ Việt Khang ra tòa ngày 30/10
Việt Nam: Công an xác nhận bắt giữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên vì tội tuyên truyền chống Nhà nước
LS Dương Hà muốn kháng nghị xử giám đốc thẩm vụ án Cù Huy Hà Vũ
Ba nhà báo độc lập Việt Nam bị kết án từ 4 đến 12 năm tù
Việt Nam: Vi phạm pháp luật trong vụ bắt và xét xử các nhà báo độc lập
Phúc thẩm vụ án 3 thanh niên kêu gọi tẩy chay bầu Quốc hội Việt Nam
Trấn áp người dân chỉ chứng tỏ là chính quyền đang rất yếu và sợ dân (phỏng vấn ông Lê Hiếu Đằng về vụ Văn Giang)
Vụ Tiên Lãng, Hải Phòng: Chính quyền địa phương đã phá hoại chính sách Nhà nước
Phong trào kêu gọi trả tự do cho nhạc sĩ Việt Khang trong cộng đồng người Việt ở Bắc Mỹ
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121030-tran-ap-khong-dap-tat-duoc-nhung-tieng-noi-yeu-nuoc-phan-khang
Nga tưởng niệm nạn nhân Cộng sản
Một tín đồ Chính thống giáo Nga trong một nghi lễ tưởng niệm các nạn nhân của chế độ Cộng sản, Stavropol, 30/10/2012
REUTERS/Eduard Korniyenko
Tổ chức đứng ra làm lễ tưởng niệm là Hội bảo vệ nhân quyền mang
tên Memorial. Hội này được thành lập bởi do viện sĩ li khai Andrei
Sakharov và một số người chống đối dưới thời Xô viết. Các nhà tổ chức
chọn ngày 30/10 bởi vì đây là Ngày Tù chính trị dưới thời Liên Xô. Ngày
này được tổ chức lần đầu tiên vào ngày 30/10/1974 bởi các nhà li khai
từng bị giam tại các trại giam Mordovie và Oural.
Tại Kirovsk miền bắc Nga, chính quyền địa phương đã cấm tập hợp để hưởng ứng ngày kỉ niệm và cấm cả việc đặt một bản tưởng niệm ở một nơi gần một nghĩa trang cách xa trung tâm thành phố. Còn ở Boulouvo, ngoại ô Maxcơva, nơi mà dưới thời Staline, 20.000 người bị chôn tập thể, một buổi cầu nguyện tôn giáo cũng đã diễn ra với sự tham dự của hàng trăm người.
Còn ngày hôm qua, ở Maxcơva tại quảng trường Loubianka, đối diện với trụ sở của cơ quan tình báo nga FSB tại Matxcơva, gần 1.000 người đã tập hợp để tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp dưới thời Staline.
Trong một bản thông cáo, Hội bảo vệ nhân quyền Memorial nêu rõ, năm nay lễ tưởng niệm có một ý nghĩa chính trị đặc biệt, vì không chỉ để tưởng niệm nạn nhân dưới thời cộng sản, mà còn cho các tù chính trị của nước Nga hiện tại.
Tại Kirovsk miền bắc Nga, chính quyền địa phương đã cấm tập hợp để hưởng ứng ngày kỉ niệm và cấm cả việc đặt một bản tưởng niệm ở một nơi gần một nghĩa trang cách xa trung tâm thành phố. Còn ở Boulouvo, ngoại ô Maxcơva, nơi mà dưới thời Staline, 20.000 người bị chôn tập thể, một buổi cầu nguyện tôn giáo cũng đã diễn ra với sự tham dự của hàng trăm người.
Còn ngày hôm qua, ở Maxcơva tại quảng trường Loubianka, đối diện với trụ sở của cơ quan tình báo nga FSB tại Matxcơva, gần 1.000 người đã tập hợp để tưởng niệm các nạn nhân bị đàn áp dưới thời Staline.
Trong một bản thông cáo, Hội bảo vệ nhân quyền Memorial nêu rõ, năm nay lễ tưởng niệm có một ý nghĩa chính trị đặc biệt, vì không chỉ để tưởng niệm nạn nhân dưới thời cộng sản, mà còn cho các tù chính trị của nước Nga hiện tại.
Trung Quốc và chiến lược
« lãnh địa hóa » Biển Đông
Tướng Daniel Schaeffer tại Hội thảo về Biển Đông ở Paris ngày 16/10/2012.
Trọng Nghĩa/RFI
Ngày 16/10/2012, một cuộc hội thảo khoa học về tình hình Biển
Đông đã mở ra tại Paris với chủ đề "Biển Đông phải chăng là một không
gian khủng hoảng mới ? – Mer de Chine méridionale : nouvel espace de
crise ?". Do Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp IRIS phối hợp với
Quỹ Gabriel Péri đồng tổ chức, cuộc hội thảo đã tập hợp được nhiều
chuyên gia tên tuổi ở Pháp và châu Âu, cũng nhu thu hút đông đảo những
người quan tâm đến dự thính và thảo luận.
Các bài thuyết trình rất đa dạng, đề cập đến các vấn đề pháp lý, chính trị, ngoại giao, kinh tế và đặc biệt là quân sự, liên quan đến tình hình căng thẳng hiện nay do tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các láng giềng, đặc biệt là Việt Nam. Trong số các diễn giả, có ông Daniel Schaeffer, một viên tướng người Pháp đã về hưu, từng là tùy viên quân sự tại sứ quán Pháp ở Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc, hiện là chuyên gia nghiên cứu độc lập về Biển Đông và châu Á. Bài thuyết trình của tướng Schaeffer đã nêu bật một chiến lược mà theo ông, Trung Quốc đang áp dụng để gọi là sanctuariser, tạm dịch là lãnh địa hóa Biển Đông, tức là độc chiếm khu vực này bất chấp chủ quyền của các nước khác.
Sau buổi hội thảo, tướng Schaeffer đã đồng ý dành cho RFI một bài phỏng vấn để giải thích rõ hơn về ý muốn chiến lược của Trung Quốc, đã bộc lộ rõ ràng qua việc chính thức tung ra tấm bản đồ 9 đường gián đoạn - bị gọi là đường lưỡi bò – khoanh vùng lãnh thổ của họ hầu như chiếm trọn vùng Biển Đông, để rồi buộc các nước khác chấp nhận, cho dù đòi hỏi của Trung Quốc bị cho là phi lý.
Trước hết, tướng Schaeffer xác định là chính qua việc quan sát các động thái hoàn toàn không có cơ sở pháp lý của Bắc Kinh liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thực thể mà họ gọi là quần đảo Trung Sa mà ông cho rằng Trung Quốc muốn lãnh địa hóa toàn bộ Biển Đông.
"Tôi đã bảo vệ quan điểm này từ hơn một năm nay, ngay từ năm ngoái, nhân Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ III do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức ở Hà Nội. Tôi đã có quan điểm này sau khi quan sát cách thức Trung Quốc biện minh cho đường 9 đoạn tại Biển Đông, tức là đường trung tuyến giữa phần mà họ cho là lãnh thổ của họ và phần thuộc chủ quyền các nước khác.
Khi xem xét hoạt động của ngành ngoại giao Trung Quốc, và nhất là các hoạt động trong lãnh vực pháp lý liên quan đến vấn đề quyền trên biển, ta thấy rằng Trung Quốc đã vạch ra chung quanh quần đảo Hoàng Sa những đường cơ sở thẳng, cứ như là đây là một quốc gia quần đảo.
Nhưng dựa vào luật biển, thì điều đó hoàn toàn không có bất kỳ một cơ sở pháp lý nào được chấp nhận trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển... Đó là điểm thứ nhất.
Điểm thứ nhì liên quan đến Trường Sa.
Khi Trung Quốc phản ứng vào năm ngoái trước công hàm của Philippines gởi đến Liên Hiệp Quốc đề phản đối các đòi hỏi của Trung Quốc liên quan đến đường 9 đoạn, Bắc Kinh đã cho hiểu rõ ý định vạch ra những đường cơ sở thẳng tương tự chung quanh Trường Sa. Tại vì trong công hàm đưa ra để phản bác các đề nghị của Philippines, Trung Quốc cho biết là đối với họ, quần đảo Trường Sa có quyền có lãnh hải, có vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế.
Cho nên, khi ta tính đến các lập luận đó, cũng như lập luận về một số bãi đá như James Shoal, hay một mỏm đá khác nằm phía Nam quần đảo Trường Sa - không thuộc quần đảo này nhưng lại ở bên trong đường 9 đoạn - và khi ta nhìn những sự cố liên quan đến bãi Scarborough, thì tất cả những yếu tố đó đều nhằm mục tiêu « vật thể hóa », tức là cụ thể hóa các đòi hỏi căn cứ theo đường 9 đoạn đó
Thêm vào đó, vào hạ tuần tháng Sáu vừa qua (23/06/2012), tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC đã kêu gọi các tập đoàn quốc tế đấu thầu để cùng với họ thăm dò, khai thác 9 lô nằm ở ngoài khơi Việt Nam, trong vùng đặc quyền kinh tế kinh tế của Việt Nam, nhưng lại thuộc một vùng lãnh thổ mà Trung Quốc cho là của họ. Đây là một điều đáng sửng sốt vì 9 lô đó nằm ở ngoài khơi ngang tầm với Đà Nẵng.
Theo tướng Schaeffer, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên cái mà họ gọi là « Trung Sa Quần đảo » còn phi lý hơn nữa.
"Thêm vào đó, nếu đi ngược lên phiá Bắc, ta thấy cái mà Trung Quốc gọi là Trung Sa Quần đảo mà quốc tế quen gọi là bãi Macclesfield. Đây là một bãi ngầm, không bao giờ nổi lên trên mặt nước kể cả khí thủy triều thấp. Dó đó, trong mọi trường hợp, bãi này không có quyền có lãnh hải, và lại càng không có quyền hưởng khu đặc quyền kinh tế. Trung Quốc cũng có đòi hỏi tương tự đối với một bãi ngầm khác là Truro Shoal.
Do việc bãi Truro, cũng như bãi Macclesfield, đều không thể có được một vùng đặc quyền kinh tế hay lãnh hải, cho nên Trung Quốc đã gộp hai thực thể này với bãi ngầm Scarborough nằm về phía Philippines, và gọi tập hợp đó là « quần đảo Trung Sa, một loại quần đảo hoàn toàn tưởng tượng không hơn không kém.
Chung quanh đó hiện giờ họ chưa vẽ đường cơ sở thẳng nào, cũng chưa nói đến khả năng đó, nhưng ta có thể suy đoán về việc đó dựa vào những gì xẩy ra trước đây. Giữa quần đảo Hoàng Sa và cái gọi là Trung Sa rất có thể có một sự liên tục về mặt pháp lý, điều đó sẽ cho phép Trung Quốc vạch một đường cấm bược tàu chiến đi qua khu vực phải dừng lại.
Dù sao đi nữa, Trung Quốc hiện đang áp dụng ở vùng đặc khu kinh tế của họ những quy định dùng cho vùng lãnh hải trên vấn đề quyền qua lại một cách vô hại của tàu chiến, có nghĩa là tức là mỗi khi đi qua vùng lãnh hải của Trung Quốc, tàu chiến các nước khác phải xin phép. Phải nói thêm là không chỉ có Trung Quốc, mà Việt Nam, Indonesia cũng áp dụng quy tắc như vậy.
Vấn đề là Trung Quốc lại muốn áp dụng quy tắc kể trên cho vùng biển bên trong đường 9 đoạn được họ coi là vùng đặc quyền kinh tế. Điều đó có nghĩa là khi muốn thì Trung Quốc có thể cấm tất cả các tàu chiến nước ngoài vượt qua đường lưỡi bò đó.
Cho đến nay, các nhà quan sát đã nói rất nhiều về mục tiêu kinh tế của Trung Quốc trong việc tìm cách độc chiếm Biển Đông, tức là để chiếm đoạt nguồn dầu khí được cho là dồi dào trong khu vực. Tuy nhiên, như tướng Schaeffer đã phân tích ở trên, vấn đề quân sự là một nhân tố tối quan trọng. Và việc lãnh địa hóa Biển Đông sẽ cho phép Bắc Kinh triển khai hạm đội tàu ngầm của họ một cách an toàn hơn, dự phòng khi phải tấn công vào Mỹ. Ông giải thích :
"Khi nhìn trên bản đồ, ta thấy ở Tam Á (phía Nam đảo Hải Nam) có căn cứ hải quân nơi Trung Quốc đặt các tàu ngầm phóng tên lửa của họ
Giữa căn cứ Tam Á này và vùng sâu đầu tiên ở Biển Đông, nơi mà các tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc có thể tuần tra một cách yên ổn, là một khoảng cách dài 430 cây số. Bất kỳ một phi cơ trinh sát nào cũng có thể phát hiện ra tầu ngầm Trung Quốc khi các con tàu này rời cảng và đến nơi tuần tra hay đi xa hơn nữa, ra Thái Binh Dương, lúc các con tàu này đi qua eo biển giữa đảo Luzon của Philippines và vùng phía Nam Đài Loan.
Hơn nữa tàu ngầm loại Tấn (Jin), tức là tàu nguyên tứ phóng tên lửa thế hệ hai hiện nay của Trung Quốc lại rất ồn, do đó rất dễ phát hiện. Cho nên cũng dễ hiểu lý do tại sao Trung Quốc muốn biến cả vùng này thành một lãnh địa của riêng họ.
Ngoài ra, dù muốn hay không, dù có nêu rõ hay không, mục tiêu của Trung Quốc không phải tấn công Mỹ mà là tự bảo vệ mình trước Mỹ, mà muốn tự bảo vệ đối với Mỹ, thì phải làm sao để có thể đưa tàu ngầm của họ đến được nơi mà mục tiêu Mỹ nằm trong tầm bắn của tên lửa phóng đi từ tầu ngầm của họ. Hiện nay, hoả tiễn Cự Lãng (Julang) của Trung Quốc chỉ có tấm bắn 8000 cây số, chưa có khả năng bắn đến Mỹ từ Biển Đông…
Nhìn chung, đó là lý do vì sao Trung Quốc muốn lãnh địa hóa vùng Biển Đông, Trung Quốc cũng không thể chuyển dịch căn cứ tàu ngầm lên phía Bắc, vì Biển Hoa Đông có một thềm lục địa chạy dài đến tận hố Okinawa, không xa bờ biển Nhật Bản lắm, do dó tầu ngầm Trung Quốc khó có thể che giấu hành tung.
Tóm lại nơi kín đáo nhất, hay ít lộ liễu nhất, đối với tàu ngầm Trung Quốc chính là ở phiá Nam, nơi mà họ đang đặt căn cứ Tam Á.
Đấy là tất cả những lý do khiến tôi cho là Trung Quốc muốn lãnh địa hóa, tức là độc chiếm vùng Biển Đông.
Theo tướng Schaeffer, ông không phải là chuyên gia duy nhất nghĩ rằng Trung Quốc muốn lãnh địa hóa vùng Biển Đông. Hiện nay có nhà phân tích đã so sánh chiến lược Trung Quốc đang thực hiện ở Biển Đông với chủ trương Liên Xô trước đây, thiết lập “tiền đồn” tại vùng biển Okhostsk và Barents; người khác thì nói là Trung Quốc đang thực hiện học thuyết Monroe theo kiểu Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là Việt Nam phải làm gì trước chiến lược đó của Trung Quốc, nhất là khi Việt Nam đang ở trên tuyến đầu. Theo tướng Schaeffer, trong lãnh vực chống lại đường lưỡi bò của Trung Quốc, Việt Nam không lẻ loi, và cần phải vận động, từ khối ASEAN cho đến các nước khác
"Theo tôi thì trước tiên hết Việt Nam không đơn độc. Giờ này thì cả Việt Nam lẫn Philippines đang ở trên tuyến đầu, sắp tới đây tôi cho rằng sẽ đến lượt Indonesia và Malaysia. Vấn đề theo tôi trước hết là giữa các nước trong Hiệp hội Đông Nam Á cần phải có một sự đoàn kết, phải thu hút sự chú ý của quốc tế trên thực tế là các đòi hỏi của Trung Quốc hoàn toàn không phù hợp chút nào với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Cần phải thu hút sự chú ý không chỉ của Hoa Kỳ - nhưng Hoa Kỳ dư biết chuyện này rồi – mà cả của các nước khác trong vùng như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Liên Hiệp Châu Âu, thậm chí cả các nước châu Mỹ La tinh nữa vì lẽ Biển Đông là một vùng có rất nhiều tuyến hàng hải cực kỳ quan trọng đi qua, và nếu bị Trung Quốc ngăn chặn thì rất phiền.
Dĩ nhiên là Trung Quốc lúc nào cũng thề thốt là họ sẽ không bao giờ ngăn cấm lưu thông hàng hải vân…vân, nhưng mà khi một nước nào có quyền thống trị trên một khu vực, thì ngay cả khi có những lời hứa ngon ngọt, một ngày nào đó mà họ không thích nữa thì họ hoàn toàn có thể cấm tàu bè nước khác qua lại.
Bản thân tôi, tôi không bao giờ tin tưởng vào các cam kết đó của Trung Quốc, cho dù suy cho cùng họ không có lợi lộc gì về mặt kinh tế khi cấm lưu thông hàng hải trên Biển Đông, nhưng điều đó không cấm cản ta đưa ra những giả thuyết, và trong một số trường hợp, giả thuyết về tình huống tệ hại nhất…
Tóm lại, cộng đồng quốc tế cần được hiểu là một ngày nào đó, nếu xảy ra sự cố trong vùng đó, thì không chỉ các nước trong vùng gặp vấn đề, mà tất cả các nước có giao thương với khu vực sẽ bị khó khăn.
Do đó cần phải thuyết phục Trung Quốc cho bằng được là họ phải chấp nhận thương thảo vấn đề chủ quyền trên Biển Đông trên cơ sở Luật biển quốc tế. Nếu cần thì phải đưa ra trước Tòa án Công lý Quốc tế, cho dù phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị thủ tục hồ sơ – một số người đã nêu ra vấn đề này, nhưng theo tôi thì tranh chấp Biển Đông đã kéo dài cả 60 năm nay rồi, cho nên năm, mười năm chẳng thấm vào đâu…
Theo tướng Schaeffer, Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực quốc tế hóa vấn đề. Cho đến nay, Bắc Kinh luôn chống lại điều này vì biết rõ rằng mình bị đuối lý trong lãnh vực pháp lý. Trong những ngày qua, học giả Trung Quốc và Đài Loan loan báo ý định hợp lực với nhau để nghiên cứu cơ sở pháp lý của tấm bản đồ lưỡi bò. Trả lời câu hỏi của RFI về điểm này, tướng Schaeffer không hề ngạc nhiên vì theo ông, trên hồ sơ Biển Đông, Trung Quốc và Đài Loan cùng chung một chiến tuyến :
"Rõ ràng là khi bị tấn công trên vấn đề pháp lý của đường 9 đoạn thì họ phải tìm mọi cách để biện minh. Ở đây tôi rất tâm đắc với câu hỏi của ông vì cho đến nay, khi nói đến tranh chấp Biển Đông, báo chí quốc tế thường liệt kê Đài Loan và các nước Đông Nam Á trong phe những nước chống lại đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.
Thế nhưng, trong trường hợp Biển Đông, Đài Loan hoàn toàn không đứng về phía các nước Đông Nam Á mà là về phía Trung Quốc, Do đó, trong vấn đề này, phải nói rõ là Đài Loan và Trung Quốc cùng đứng chung chiến tuyến trong cuộc chiến bảo vệ đường 9 điểm !
Các bài thuyết trình rất đa dạng, đề cập đến các vấn đề pháp lý, chính trị, ngoại giao, kinh tế và đặc biệt là quân sự, liên quan đến tình hình căng thẳng hiện nay do tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các láng giềng, đặc biệt là Việt Nam. Trong số các diễn giả, có ông Daniel Schaeffer, một viên tướng người Pháp đã về hưu, từng là tùy viên quân sự tại sứ quán Pháp ở Việt Nam, Thái Lan và Trung Quốc, hiện là chuyên gia nghiên cứu độc lập về Biển Đông và châu Á. Bài thuyết trình của tướng Schaeffer đã nêu bật một chiến lược mà theo ông, Trung Quốc đang áp dụng để gọi là sanctuariser, tạm dịch là lãnh địa hóa Biển Đông, tức là độc chiếm khu vực này bất chấp chủ quyền của các nước khác.
Sau buổi hội thảo, tướng Schaeffer đã đồng ý dành cho RFI một bài phỏng vấn để giải thích rõ hơn về ý muốn chiến lược của Trung Quốc, đã bộc lộ rõ ràng qua việc chính thức tung ra tấm bản đồ 9 đường gián đoạn - bị gọi là đường lưỡi bò – khoanh vùng lãnh thổ của họ hầu như chiếm trọn vùng Biển Đông, để rồi buộc các nước khác chấp nhận, cho dù đòi hỏi của Trung Quốc bị cho là phi lý.
Trước hết, tướng Schaeffer xác định là chính qua việc quan sát các động thái hoàn toàn không có cơ sở pháp lý của Bắc Kinh liên quan đến các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và thực thể mà họ gọi là quần đảo Trung Sa mà ông cho rằng Trung Quốc muốn lãnh địa hóa toàn bộ Biển Đông.
"Tôi đã bảo vệ quan điểm này từ hơn một năm nay, ngay từ năm ngoái, nhân Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ III do Học viện Ngoại giao và Hội Luật gia Việt Nam tổ chức ở Hà Nội. Tôi đã có quan điểm này sau khi quan sát cách thức Trung Quốc biện minh cho đường 9 đoạn tại Biển Đông, tức là đường trung tuyến giữa phần mà họ cho là lãnh thổ của họ và phần thuộc chủ quyền các nước khác.
Khi xem xét hoạt động của ngành ngoại giao Trung Quốc, và nhất là các hoạt động trong lãnh vực pháp lý liên quan đến vấn đề quyền trên biển, ta thấy rằng Trung Quốc đã vạch ra chung quanh quần đảo Hoàng Sa những đường cơ sở thẳng, cứ như là đây là một quốc gia quần đảo.
Nhưng dựa vào luật biển, thì điều đó hoàn toàn không có bất kỳ một cơ sở pháp lý nào được chấp nhận trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển... Đó là điểm thứ nhất.
Điểm thứ nhì liên quan đến Trường Sa.
Khi Trung Quốc phản ứng vào năm ngoái trước công hàm của Philippines gởi đến Liên Hiệp Quốc đề phản đối các đòi hỏi của Trung Quốc liên quan đến đường 9 đoạn, Bắc Kinh đã cho hiểu rõ ý định vạch ra những đường cơ sở thẳng tương tự chung quanh Trường Sa. Tại vì trong công hàm đưa ra để phản bác các đề nghị của Philippines, Trung Quốc cho biết là đối với họ, quần đảo Trường Sa có quyền có lãnh hải, có vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế.
Cho nên, khi ta tính đến các lập luận đó, cũng như lập luận về một số bãi đá như James Shoal, hay một mỏm đá khác nằm phía Nam quần đảo Trường Sa - không thuộc quần đảo này nhưng lại ở bên trong đường 9 đoạn - và khi ta nhìn những sự cố liên quan đến bãi Scarborough, thì tất cả những yếu tố đó đều nhằm mục tiêu « vật thể hóa », tức là cụ thể hóa các đòi hỏi căn cứ theo đường 9 đoạn đó
Thêm vào đó, vào hạ tuần tháng Sáu vừa qua (23/06/2012), tập đoàn Dầu khí Hải dương Trung Quốc CNOOC đã kêu gọi các tập đoàn quốc tế đấu thầu để cùng với họ thăm dò, khai thác 9 lô nằm ở ngoài khơi Việt Nam, trong vùng đặc quyền kinh tế kinh tế của Việt Nam, nhưng lại thuộc một vùng lãnh thổ mà Trung Quốc cho là của họ. Đây là một điều đáng sửng sốt vì 9 lô đó nằm ở ngoài khơi ngang tầm với Đà Nẵng.
Theo tướng Schaeffer, việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền trên cái mà họ gọi là « Trung Sa Quần đảo » còn phi lý hơn nữa.
"Thêm vào đó, nếu đi ngược lên phiá Bắc, ta thấy cái mà Trung Quốc gọi là Trung Sa Quần đảo mà quốc tế quen gọi là bãi Macclesfield. Đây là một bãi ngầm, không bao giờ nổi lên trên mặt nước kể cả khí thủy triều thấp. Dó đó, trong mọi trường hợp, bãi này không có quyền có lãnh hải, và lại càng không có quyền hưởng khu đặc quyền kinh tế. Trung Quốc cũng có đòi hỏi tương tự đối với một bãi ngầm khác là Truro Shoal.
Do việc bãi Truro, cũng như bãi Macclesfield, đều không thể có được một vùng đặc quyền kinh tế hay lãnh hải, cho nên Trung Quốc đã gộp hai thực thể này với bãi ngầm Scarborough nằm về phía Philippines, và gọi tập hợp đó là « quần đảo Trung Sa, một loại quần đảo hoàn toàn tưởng tượng không hơn không kém.
Chung quanh đó hiện giờ họ chưa vẽ đường cơ sở thẳng nào, cũng chưa nói đến khả năng đó, nhưng ta có thể suy đoán về việc đó dựa vào những gì xẩy ra trước đây. Giữa quần đảo Hoàng Sa và cái gọi là Trung Sa rất có thể có một sự liên tục về mặt pháp lý, điều đó sẽ cho phép Trung Quốc vạch một đường cấm bược tàu chiến đi qua khu vực phải dừng lại.
Dù sao đi nữa, Trung Quốc hiện đang áp dụng ở vùng đặc khu kinh tế của họ những quy định dùng cho vùng lãnh hải trên vấn đề quyền qua lại một cách vô hại của tàu chiến, có nghĩa là tức là mỗi khi đi qua vùng lãnh hải của Trung Quốc, tàu chiến các nước khác phải xin phép. Phải nói thêm là không chỉ có Trung Quốc, mà Việt Nam, Indonesia cũng áp dụng quy tắc như vậy.
Vấn đề là Trung Quốc lại muốn áp dụng quy tắc kể trên cho vùng biển bên trong đường 9 đoạn được họ coi là vùng đặc quyền kinh tế. Điều đó có nghĩa là khi muốn thì Trung Quốc có thể cấm tất cả các tàu chiến nước ngoài vượt qua đường lưỡi bò đó.
Cho đến nay, các nhà quan sát đã nói rất nhiều về mục tiêu kinh tế của Trung Quốc trong việc tìm cách độc chiếm Biển Đông, tức là để chiếm đoạt nguồn dầu khí được cho là dồi dào trong khu vực. Tuy nhiên, như tướng Schaeffer đã phân tích ở trên, vấn đề quân sự là một nhân tố tối quan trọng. Và việc lãnh địa hóa Biển Đông sẽ cho phép Bắc Kinh triển khai hạm đội tàu ngầm của họ một cách an toàn hơn, dự phòng khi phải tấn công vào Mỹ. Ông giải thích :
"Khi nhìn trên bản đồ, ta thấy ở Tam Á (phía Nam đảo Hải Nam) có căn cứ hải quân nơi Trung Quốc đặt các tàu ngầm phóng tên lửa của họ
Giữa căn cứ Tam Á này và vùng sâu đầu tiên ở Biển Đông, nơi mà các tàu ngầm nguyên tử Trung Quốc có thể tuần tra một cách yên ổn, là một khoảng cách dài 430 cây số. Bất kỳ một phi cơ trinh sát nào cũng có thể phát hiện ra tầu ngầm Trung Quốc khi các con tàu này rời cảng và đến nơi tuần tra hay đi xa hơn nữa, ra Thái Binh Dương, lúc các con tàu này đi qua eo biển giữa đảo Luzon của Philippines và vùng phía Nam Đài Loan.
Hơn nữa tàu ngầm loại Tấn (Jin), tức là tàu nguyên tứ phóng tên lửa thế hệ hai hiện nay của Trung Quốc lại rất ồn, do đó rất dễ phát hiện. Cho nên cũng dễ hiểu lý do tại sao Trung Quốc muốn biến cả vùng này thành một lãnh địa của riêng họ.
Ngoài ra, dù muốn hay không, dù có nêu rõ hay không, mục tiêu của Trung Quốc không phải tấn công Mỹ mà là tự bảo vệ mình trước Mỹ, mà muốn tự bảo vệ đối với Mỹ, thì phải làm sao để có thể đưa tàu ngầm của họ đến được nơi mà mục tiêu Mỹ nằm trong tầm bắn của tên lửa phóng đi từ tầu ngầm của họ. Hiện nay, hoả tiễn Cự Lãng (Julang) của Trung Quốc chỉ có tấm bắn 8000 cây số, chưa có khả năng bắn đến Mỹ từ Biển Đông…
Nhìn chung, đó là lý do vì sao Trung Quốc muốn lãnh địa hóa vùng Biển Đông, Trung Quốc cũng không thể chuyển dịch căn cứ tàu ngầm lên phía Bắc, vì Biển Hoa Đông có một thềm lục địa chạy dài đến tận hố Okinawa, không xa bờ biển Nhật Bản lắm, do dó tầu ngầm Trung Quốc khó có thể che giấu hành tung.
Tóm lại nơi kín đáo nhất, hay ít lộ liễu nhất, đối với tàu ngầm Trung Quốc chính là ở phiá Nam, nơi mà họ đang đặt căn cứ Tam Á.
Đấy là tất cả những lý do khiến tôi cho là Trung Quốc muốn lãnh địa hóa, tức là độc chiếm vùng Biển Đông.
Theo tướng Schaeffer, ông không phải là chuyên gia duy nhất nghĩ rằng Trung Quốc muốn lãnh địa hóa vùng Biển Đông. Hiện nay có nhà phân tích đã so sánh chiến lược Trung Quốc đang thực hiện ở Biển Đông với chủ trương Liên Xô trước đây, thiết lập “tiền đồn” tại vùng biển Okhostsk và Barents; người khác thì nói là Trung Quốc đang thực hiện học thuyết Monroe theo kiểu Trung Quốc.
Câu hỏi đặt ra là Việt Nam phải làm gì trước chiến lược đó của Trung Quốc, nhất là khi Việt Nam đang ở trên tuyến đầu. Theo tướng Schaeffer, trong lãnh vực chống lại đường lưỡi bò của Trung Quốc, Việt Nam không lẻ loi, và cần phải vận động, từ khối ASEAN cho đến các nước khác
"Theo tôi thì trước tiên hết Việt Nam không đơn độc. Giờ này thì cả Việt Nam lẫn Philippines đang ở trên tuyến đầu, sắp tới đây tôi cho rằng sẽ đến lượt Indonesia và Malaysia. Vấn đề theo tôi trước hết là giữa các nước trong Hiệp hội Đông Nam Á cần phải có một sự đoàn kết, phải thu hút sự chú ý của quốc tế trên thực tế là các đòi hỏi của Trung Quốc hoàn toàn không phù hợp chút nào với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.
Cần phải thu hút sự chú ý không chỉ của Hoa Kỳ - nhưng Hoa Kỳ dư biết chuyện này rồi – mà cả của các nước khác trong vùng như Ấn Độ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga, Liên Hiệp Châu Âu, thậm chí cả các nước châu Mỹ La tinh nữa vì lẽ Biển Đông là một vùng có rất nhiều tuyến hàng hải cực kỳ quan trọng đi qua, và nếu bị Trung Quốc ngăn chặn thì rất phiền.
Dĩ nhiên là Trung Quốc lúc nào cũng thề thốt là họ sẽ không bao giờ ngăn cấm lưu thông hàng hải vân…vân, nhưng mà khi một nước nào có quyền thống trị trên một khu vực, thì ngay cả khi có những lời hứa ngon ngọt, một ngày nào đó mà họ không thích nữa thì họ hoàn toàn có thể cấm tàu bè nước khác qua lại.
Bản thân tôi, tôi không bao giờ tin tưởng vào các cam kết đó của Trung Quốc, cho dù suy cho cùng họ không có lợi lộc gì về mặt kinh tế khi cấm lưu thông hàng hải trên Biển Đông, nhưng điều đó không cấm cản ta đưa ra những giả thuyết, và trong một số trường hợp, giả thuyết về tình huống tệ hại nhất…
Tóm lại, cộng đồng quốc tế cần được hiểu là một ngày nào đó, nếu xảy ra sự cố trong vùng đó, thì không chỉ các nước trong vùng gặp vấn đề, mà tất cả các nước có giao thương với khu vực sẽ bị khó khăn.
Do đó cần phải thuyết phục Trung Quốc cho bằng được là họ phải chấp nhận thương thảo vấn đề chủ quyền trên Biển Đông trên cơ sở Luật biển quốc tế. Nếu cần thì phải đưa ra trước Tòa án Công lý Quốc tế, cho dù phải mất rất nhiều thời gian để chuẩn bị thủ tục hồ sơ – một số người đã nêu ra vấn đề này, nhưng theo tôi thì tranh chấp Biển Đông đã kéo dài cả 60 năm nay rồi, cho nên năm, mười năm chẳng thấm vào đâu…
Theo tướng Schaeffer, Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực quốc tế hóa vấn đề. Cho đến nay, Bắc Kinh luôn chống lại điều này vì biết rõ rằng mình bị đuối lý trong lãnh vực pháp lý. Trong những ngày qua, học giả Trung Quốc và Đài Loan loan báo ý định hợp lực với nhau để nghiên cứu cơ sở pháp lý của tấm bản đồ lưỡi bò. Trả lời câu hỏi của RFI về điểm này, tướng Schaeffer không hề ngạc nhiên vì theo ông, trên hồ sơ Biển Đông, Trung Quốc và Đài Loan cùng chung một chiến tuyến :
"Rõ ràng là khi bị tấn công trên vấn đề pháp lý của đường 9 đoạn thì họ phải tìm mọi cách để biện minh. Ở đây tôi rất tâm đắc với câu hỏi của ông vì cho đến nay, khi nói đến tranh chấp Biển Đông, báo chí quốc tế thường liệt kê Đài Loan và các nước Đông Nam Á trong phe những nước chống lại đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc.
Thế nhưng, trong trường hợp Biển Đông, Đài Loan hoàn toàn không đứng về phía các nước Đông Nam Á mà là về phía Trung Quốc, Do đó, trong vấn đề này, phải nói rõ là Đài Loan và Trung Quốc cùng đứng chung chiến tuyến trong cuộc chiến bảo vệ đường 9 điểm !
THƠ NGUYỄN KHÔI
MẸ ỐM
(Gửi : các con tôi)
---------
Các con xa
Mẹ già
Mẹ ốm
Ngóng mong con
Tựa cửa
Mẹ chờ...
Chẳng đợi được bát canh, viên thuốc
Mộng mị hoài thuở các con thơ.
Thuở bom đạn
địu con sơ tán
Lán trong rừng bên suối ,dốc cao
Bữa rau cháo: chăm con bú mớm
Bố vắng nhà
hầm hố mẹ đào.
Thời bao cấp :sắn khoai, rau muống
Các con vui xe đạp đến trường
Nhà vách đất, đèn dầu thắp sáng
Mừng các con "Cá vượt Vũ môn".
Nay khôn lớn Cử nhân, Tiến sĩ
Mải làm ăn góc biển , chân trời
Bố mẹ già : tự mình phụng dưỡng
Sống lặng thầm
Thương các con thôi !
Thương kiếp người
Mẹ ngồi Mẹ ước :
"Mong một ngày xum họp gia đình"
Nước thống nhất
Nhà mình tan tác
Đến bao giờ mới hết chiến tranh ? (1)
-----
(1)chiến tranh nóng, chiến tranh lạnh và v.v...
Góc thành nam Hà Nội, 7- 10-2012
Nguyễn Khôi
VỚI TÔ ĐÔNG PHA
(Tặng : Vũ Quang Tần & Tô Ngọc Thạch)
-------------------
"Tri thị hà nhân cựu thi cú
Dĩ ưng tri ngã thử thời tình"
(Nhớ ai để lại vần thơ cũ
Đã thấu tình ta đến thế cơ ?"
*
Qua Tây Hồ
Gặp Tô Đông Pha
Đang xả thơ vào trăng, vào gió...
Tây Hồ mộng mơ
còn đây
Thơ Tô Đông Pha nổi chìm
kính dâng Hoàng thượng
Khâm thử !
Thơ cất cánh vẫy vùng
Thả lên bầu trời "các Quan phe"
Khâm thử !
Lệnh Vua
Cấm chỉ "văn hay chữ tốt " về Triều
Nơi biếm trích cứ tha hồ làm thơ
Ca ngợi Đức Vua
Tự do than thở
Khâm thử !
Hàng Châu (Trung Hoa) 17-6-2006
Nguyễn Khôi
CHÙM TỨ TUYỆT BỎ QUÊN
*1-RƯƠU BẮC HÀ
Rượu Bắc Hà ấm lòng ngày giá rét
Tình Người H'mông đến chết vẫn còn say
Hoa Mận nở bắc cầu sang đón tết
Vó ngựa giòn "cướp vợ" nẻo đèo mây
Lào Cai 1995
*2-MỘT THOÁNG CHÙA
Ngồi đọc Kinh...anh không thể đi tu
Tiếng gõ mõ thêm yêu đời trần tục
Phật tại tâm cho lòng yêu chân thực
Áo nâu sồng da thịt đượm mùi...mơ.
Chùa Hà 1993
*3-TẶNG BẠN
Yêu vợ con,đồng chí
Sao "tịch côc"ngồi "thiền"
-Đời còn bao nhiêu việc
Thoát tục có là "điên" ?!
1993
*4-ĐÓA HOANG HOA
Ai nhớ ai về thăm vườn cũ
Chưa bưa thương nhớ mảnh trăng hờn
Thầm thĩ còn ai ngồi dưới trúc
Còn ai yêu soi mặt chữ điền ?
Huế 2002
*5-VIẾNG BẾ KIẾN QUỐC
Người "đi" còn lại mùi hương
Người "đi" còn in dáng điệu
Để khoảng trống trong Thi đàn
Cả một phương trời lẻ thiếu
Hà Nội 27-6-2002
*6-QUÊ
Người quê đã mất ruộng cày
Kẻ đi chạy chợ, kẻ đày xe ôm
Phố vui...xóm lại tủi buồn
Gái thôn tấp tểnh theo đường Tiếp Viên.
2003
*7 -PHỐ MANG TÊN NGUYỄN BÍNH
Dân gian thì thích "Chân quê"
Phố phường khó ở thì về xóm quen
Mừng là phố đã có tên
Thương cho trăng sáng ở bên bờ rào.
Hà Nội 2002
*8-THÁI BÌNH
Đi đâu cũng gặp Thái Bình
Tây Ninh, Tây Bắc đượm tình quê hương
Cầu Bo từ thưở lên đường
Tay vung chiếc gậy Trường Sơn tự hào.
Tây Ninh 1995
*9-THĂM HUẾ
Cũng may còn Huế để thăm
Vẫn còn Thiên Mụ bên dòng Hương xanh
Vẫn còn Lăng tẩm, Hoàng thành
Thương Lam Kinh đã tan tành từ lâu ?!
Huế 1985
*10-XUÂN
Một ấm trà xanh, một cành mai
Một giọt sương đêm phủ trắng trời
Xuân nay được thấy Lạng Sơn tuyết
Ngát chén hương lòng chẳng muốn vơi.
Lạng Sơn 2003
Nguyễn Khôi
No comments:
Post a Comment