Saturday, October 15, 2016

NGUYỄN VĂN TRƯỜNG- SƠN TRUNG

Tuesday, October 23, 2012

GS. NGUYỄN VĂN TRƯỜNG *HỒI KÝ I



 Huế
Viện Đại Học
Cha  Luận
và chúng tôi...
Nguyễn Văn Trường
Huế, trong hồi ức của tôi, qua suốt ba thập niên dài, 1945 - 1975, là Huế của những biến cố, những biến động, của những huy hoàng và tang thương. Cho đến 54, Huế là cơ ngơi của Nguyễn triều, sống với niềm kiêu hãnh của một đế đô, có chật hẹp, có tù túng, nhưng gạo vẫn trắng, nước vẫn trong. Thành-phố của bình an và lặng lẽ. Nam Kỳ, tuy xa lạ với Nguyễn Triều suốt non một thế kỷ, vẫn nhìn Huế là Thủ Đô. Nhà Vua là linh hồn của giang sơn gấm vóc từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Rồi ông Bảo Đại đi, ông Diệm về, Huế cũng vẫn là xứ sở của một triều đại mới, và vẫn được nuông chiều. Huế chỉ thực sự đi vào dâu bể của lịch-sử từ những năm sau 63.

  Năm đó, khởi đầu bằng một cuộc cách-mạng, Huế lần hồi trở thành thành phố của hận thù, của tranh chấp, của những cơn sốt chính trị. Cha, thầy, sư sải, quốc cộng, sinh-viên, chợ Đông Ba, lên đường, xuống đường. Rồi Mậu Thân 68, cuộc thãm sát. Rồi mùa hè lửa đỏ 72, Quảng Trị thất thủ, Huế trở thành vùng địa đầu giới tuyến. Phập phòng lo âu. Rồi tháng 3, 75. Cuộc rút quân thê thãm. Từ đó Huế như đi khỏi đời tôi. Hay nói một cách khác, tôi sợ, mỗi khi nghĩ về Huế.

Nhưng đó là chuyện cũ. Từ đó đến nay, cũng đã thêm gần một phần tư thế-kỷ trôi qua. Tôi bây giờ đã già, lòng đã lắng xuống, để có những cái nhìn chín chắn hơn. Tôi bây giờ đã biết nói tới, nói lui, đã biết nhìn xuôi, nhìn ngược. Trong một tâm trạng hồi niệm, tôi muốn viết về Huế của một giai-đoạn ngắn ngũi, từ 57-63, mà chúng tôi thường gọi là giai-đoạn phát-triễn đại học. Tôi muốn nói về Huế của những năm bừng lên trong một khí sắc mới, nói đến sự hình thành của đại-học Huế, nói đến Cha Luận, nói đến lũ trẻ chúng tôi, không sợ trời, không sợ đất, khuấy động cái yên tĩnh của thành phố lặng lờ như giòng Hương giang đó.  Tôi muốn nói một chút về phần đời của tôi và cái hạnh phúc nhỏ của riêng tôi, nhỏ mà thật bền, mà tôi đã tìm được trong thời gian 6 năm ở Huế.




Phải thành thật thú nhận, khi nhận sự vụ lệnh ra dạy ở Viện Đại-học Huế, cả gia đình, mẹ tôi và các anh chị tôi, không ai vui. Riêng tôi, tuy có cái thú phiêu lưu nơi đất lạ, nhưng nghe nói về Huế, thật  không có gì hấp dẫn cuốn lôi. Huế là một nước khác, ngoài nước Nam-kỳ. Huế xa xôi. Huế tù túng, chắc không hợp với một thằng người nam, thích ăn tục, nói lớn, không có ý niệm về quyền uy, thứ bậc của triều đình mà âm vang vẫn còn đâu đó trong các giai-tầng xã hội Huế. Đại-học thời tân lập, mới hiện-diện trên giấy tờ. Ông Viện-Trưởng lại là một ông cha, cha Cao Văn Luận. Ngày đó tôi còn trẻ lắm, chưa biết sống theo lề luật, chưa biết tôn-trọng những giá trị tinh-thần, nhất là những giá trị tinh-thần có tính áp đặt tôn giáo. Tôi không rõ học với ai hồi nào, nhưng trong tôi đã có một thành kiến rất mạnh về các nhà tu: học không xong, cua gái, gái chê, nên mới đi tu. Ngày còn nhỏ, tôi vẫn tin, sáng sớm ra đường gặp ông lục[i] là cả ngày xui không thể tả. Tôi là một thứ Lệnh Hồ Xung. -Lạy các cha, các thầy, tha cho con, tha cho những vọng tưởng, vọng ngôn, vọng ngữ tồi tệ, không xứng đáng này.
Vậy là tôi ra Huế, và ở lại nơi này 6 năm, từ 1957, ngày viện đại-học mới thành-lập, cho đến 1963, khi viện đã trở thành một định chế văn hóa vững chắc. Tôi rời Huế, vào Sài-gòn, nhận nhiệm-vụ mới. Tôi đi, mang theo một người Huế bên tôi, mẹ của mấy đứa con tôi, và bây giờ  là bà ngoại của đứa cháu suốt ngày gọi tôi: ”Ông Ngoại! Ông Ngoại!”. Huế không còn là Huế của những ngày tôi mới đến, Huế đã là một phần đời của tôi.
Với Viện Đại-Học Huế, với những em sinh-viên, học trò của tôi, tôi mang theo như những hành trang trân quý, mang theo cho đến bây giờ.
Với cha Luận, cái nhìn của tôi thuở ban sơ và bây giờ cũng khác đi nhiều. Cha là người linh mục độc nhất làm viện-trưởng một viện đại-học công lập. Nếu giáo sư  Nguyễn Quang Trình là ông Viện-Trưởng đầu tiên,  có công hóa giải sự chống đối việc thành lập Viện-Đại Học Huế của một số khoa bảng Sài gòn lúc bấy giờ thì cha Luận là ông Viện-Trưởng đã xây dựng và hình thành  những cơ sở chính yếu của Viện Đại Học Huế: khởi đầu là trường luật, văn-khoa, khoa-học, sư phạm. Sau đó thêm trường y. Tôi có lắm dị đồng với cha viện-trưởng của tôi, nhất là trong mấy niên học đầu. Dị đồng, và mâu thuẩn, ở cái nhìn, cách hành sử. Cha là nhân-vật nhiều người bàn cãi nhất ở Huế trong giai đoạn đó. Người không thích cha thường nói:"Cha Thích[ii], chết về trời; cha Luận chết,..kẹt..dưới thế gian."  Tôi nghĩ, vốn dĩ là con người, thì không ai là thánh, không ai hoàn hảo. Thiện ác, chánh tà, thời cũng do bởi ở tiêu chuẩn người đời đặt ra. Thương ghét, cũng tùy chủ quan được, mất của một người. Hôm nay, tôi viết về cha, lời viết sẽ không mang tính phán đoán.
Hôm nay, viết về Cha, tôi phân vân giữa hai từ: ngài hoặc cha. Có sự kính trọng người quá cố, nhưng không chỉ có bấy nhiêu. Tôi không viết một bài điếu văn để đọc tưởng niệm. Tôi chỉ muốn ghi lòng mến thương, và sự kính trọng chân thành từ trong sâu xa của tôi đối với Cha. Buổi đầu, trong giao tiếp hàng ngày, tôi xưng con và gọi ngài là Cha. Tôi không là người Ki-Tô-Giáo, nhập gia thì phải tùy tục, nên cũng có lắm ngở ngàng, lâu dần mới quen được với cách xưng hô đó. Bây giờ, tôi cũng chỉ muốn gọi ngài là cha, cha Luận, nhưng là do lòng kính mến.
Tôi cũng sẽ viết về Huế, viết về ngôi trường, viết về những đồng nghiệp, đồng sự, về những người sinh viên Huế, đến từ cái duyên tương ngộ với Cha.
Cha Luận là người đầu tàu, người tiên phong, lãnh-đạo trong việc xây dựng một viện đại-học công cho cả miền Trung Việt.
Ngài là người cho tôi duyên lành tương ngộ với cảnh đẹp, người đẹp của sông Hương, núi Ngự. Huế với tôi, đã trở thành là thơ, là mộng, là tình yêu, là tình người; tình người đồng sự, tình sư đệ, tình bạn. Huế mở đầu cho tôi một cuộc dấn thân, một tiến trình trách nhiệm, học hỏi, trăn trở, lo âu, sợ hãi, và hi vọng.
Huế, cảnh vật hiền lành, con người tao nhã, lễ nghi. Huế như một tiểu thơ, e ấp trong phòng the, mà lại muốn mọi người phải biết đến, phải trân trọng, không phải chỉ trong cái nhất thời, mà cả suốt chiều sâu lịch-sử. Huế muốn chuyển mình theo cuộc sống mới, mà vẫn muốn giữ nguyên nét cổ kính cố hữu không tìm thấy ở một nơi nào khác. Cho nên, viễn khách có bị cuốn lôi bởi nét tịch mịch, nên thơ của Huế, thì đồng thời cũng có chút khó chịu về những vẽ vời nghi thức. Người Huế không nói ăn, ngũ. Nói vậy là thô. Người Huế nói xơi, thời, ngơi, nghỉ. Cô gái Huế không mấy khi đầu trần, nhìn thẳng. Cô nhìn xuyên dưới vành nón lá, làm cô thêm vẽ thơ ngây, xinh đẹp. Lời không nói hết ý tình của Huế, vì lời không tải được hết ý, hết tình. Không hiểu được Huế nếu không hiểu ngôn ngữ của dấu hiệu, cử chỉ, thái độ, những biểu hiện trên gương mặt, trong ánh mắt, qua hơi thở nhẹ, hay trong tiếng cười thoảng.
Cứ nhìn những nét mâu thuẫn trong đời sống, trong cung cách của những con người xứ Huế... Từ sáng đến tối, cả một sư đoàn các cô, các bà bán bún bò, bánh canh, bánh nậm, cơm hến... đi khắp phố phường, đường hoàng trong chiếc áo dài cố hữu, có những mãnh vá, có chỗ bạc màu, có bụi đường, có mồi hôi, như thách thức với tiết trời nóng nực của mùa gió Lào, như nhắn nhủ phải gìn giữ cái nếp, cái nền, cái phong, cái cách.
Tôi nhìn thấy Huế như thế đó.
Tôi đến Huế như một kẻ lạc loài, ngây ngô, hoang dại. Không giống ai trong cách ăn mặc, trong cử chỉ, thái độ, ngôn từ. Sự ân cần của các vị đồng sự[iii] có thể là một việc đương nhiên trong tập tục xứ thần kinh: trọng kẻ sĩ.  Điều này cho tôi một khích lệ vô cùng lớn, nhưng cũng lắm ngại ngùng lo âu. Tôi ngại không đáp ứng được những yêu cầu, những mong đợi của sinh viên, của phụ huynh, của các bạn tôi, nói chung của người dân xứ Huế. Tôi đâu muốn làm kẻ sĩ, hay đóng vai kẻ sĩ. Tôi còn quá trẻ. Tôi chỉ là một giảng nghiệm viên[iv], và mong muốn có một cuộc sống bình thường.  Chỉ mới vài tháng trước, chớ đâu lâu lắc chi, tôi còn đi học, đi thi, còn làm giám thị nội trú cho một trường trung học, còn dạy mỗi tuần tám tiếng cho một trường trung-học ở Pháp để kiếm sống. Giờ đây, bỗng nhiên trở thành quan trọng, được đứng lớp dạy Toán Học Đại Cương, Toán Lý Hoá, Năm Thứ Nhất Trường Đại Học Sư Phạm; đôi lần được hứa hẹn sẽ là một ông quyền Khoa Trưởng; tương lai thật “xáng lạng”. Tuy nhiên, lúc bấy giờ, tôi lại nhìn sự việc tối tăm hơn. Thư viện quá thô sơ, lai rai vài quyển sách cho học trò. Ngoài phố, lơ sơ mấy tiệm sách nghèo nàn, nghèo như người học trò xứ Huế. Đồng nghiệp cùng chia nhau công việc dạy toán, chỉ có một: anh Nguyễn Văn Hai[v]. Cả hai đều là cá mè một lứa. Trên không có thầy, dưới không phụ tá, vì giảng nghiệm viên là cấp bậc thấp nhất đếm từ trên xuống trong đẳng cấp đại-học, và trong hầu hết các khoa, là bậc cao nhất từ dưới lên, trong trạng huống không mấy bình thường của Đại Học Huế buổi đầu.
Còn bên ngoài, nói chung Huế hiền mà không hiền. Thành phố nhỏ, đi xuống, đi lên, chỉ có hai con phố. Bên dưới cái trầm yên, tĩnh mịch ấy, là những cơn sóng. Dễ mà khó, cái khó gấp trăm lần những cơn giông bảo gào thét của miền Nam. Huế có Tổng Thống, có “Ông Cậu”, có Đức Tổng Giám Mục, có Thượng Tọa Trí Quang, Thiện Minh, Trí Thủ,... Huế còn là cái nôi của chế độ[vi]. Nhưng  Huế có những dồn nén...Huế nghèo,  Huế  cũng là nôi của những tham vọng của những người làm tôn giáo, làm chính trị. Nhưng cũng vì đó mà Huế đáng thương biết bao nhiêu, cũng cơ cực biết bao nhiêu, thiệt thòi biết bao nhiêu. Và việc mở một trường đại-học cho những con người cần cù, hiếu học vào lúc đó, âu cũng là một đền bù. Chỉ tiếc rằng trong lúc mọi nguời đang chăm lo mở mang cuộc sống của người dân Huế, trong lúc mà viện đại-học đang trên đà phát triển, thì bỗng dưng Huế lại phiêu lưu vào những đấu tranh chính trị, dành dựt  phe phái, làm cho cuộc sống đã khó khăn, trở nên khó khăn hơn gấp bội. Âu đó cũng là mệnh trời.
Có lẽ vì Huế là vậy mà đông đảo những người con của Huế tìm phương lập nghiệp ở những nơi khác. Thoảng hoặc họ có trở về, cũng chỉ để thăm viếng, cúng kÿ mà thôi. Huế đi để mà nhớ, chứ không phải sống để mà thương. Cha Viện Trưởng, vài năm trước khi thành lập Viện Đại Học Huế, đã có kế hoạch trồng người. Cha gởi nhiều học trò giỏi đi du học. Muốn là giáo chủ, khai đạo, phải có tông đồ. Nhưng tông đồ của cha, người đi thì có, người về không mấy ai. Cha tự an ủi: “Ở Sài gòn, tức là thủ đô thời bấy giờ, quí vị  ấy giúp Cha nhiều hơn.”
Và cũng vì thế, cha phải tuyển các hộ pháp, thời quân, sứ giả của cha ở nhiều nguồn khác nhau: tại chỗ, Sài gòn, Pháp, Anh, Mỹ, Đức, Bĩ,..và đa số thì rất trẻ. Bên những bậc cha anh--như Cụ Nhu, Cha Thích--bọn trẻ học hỏi và trưởng thành. Tôi bỗng dưng trở thành thời quân của Cha. Cũng tội cho tôi. Nhưng tôi đã được đền bù. Cuộc đời tôi nhờ đó mà đi lên.
Triều đình của Cha lúc bấy giờ có: Lê Khắc Pho[vii], “Tổng Bí Thơ” và một “Ban Bí Thơ Trung Ương” gồm toàn những hiền tài, quí ông, bà: Đỗ Ngọc Châu, Trần Đinh, Mệ Viễn Dung, Đinh Văn Kinh, Trần Thị Như Chương, Bùi Trí, Nguyễn Văn Thùy, Tôn Thất Quỳnh Thọ, Paul Vogle, Lương Hoàng Phiệt, Nguyễn Bính... Nói chung, nhân sự tương đối khá mỏng và hầu hết đều là bậc trưởng lão. Thế nhưng, sự hiểu biết, lòng tích cực và chân thành trong công tác đã giúp cho Viện Đại Học qua những khó khăn lớn nhỏ của thuở ban đầu. Chí đến ngài “Tổng Bí Thơ”, với một bên ngoài khắc khổ và khắc khe, và lúc nào cũng đạo mạo trong âu phục, chẳng mấy khi rời cái áo bành tô, như sợ lạnh, nhưng thật sự, không “lạnh chân”, “lạnh cẳng”,  không ngại khó như dáng vẽ của anh. Lòng anh lúc nào cũng nhiệt tình với đồng nghiệp, với sinh viên, với sự mở mang của Viện.
Viện Đại Học Huế thành lập do Sắc Lệnh ngày 1 tháng 3 1957 (SL 45/GD, do Bộ Trưởng Nguyễn Dương Đôn ký), và khai giảng vào tháng 9, 1957.
Về việc sáng lập Viện Đại Học Huế, giáo sư Nguyễn Văn Hai có viết[viii]:
“...Số là sau khi mới về Việt Nam nhậm chức, ông Ngô Đình Diệm ra Huế.  Lẽ tất nhiên ông ấy cần một sự tiếp đón nồng hậu của dân Huế nói chung và của học sinh Huế nói riêng.  Linh Mục Cao Văn Luận lúc bấy giờ là giáo sư Triết học tại trường[ix]. Ngài năn nỉ tôi tổ chức diễn hành tiếp đón. Tôi bàn với một số giáo sư, trưởng lớp và trưởng ban sinh hoạt của trường. Tất cả đồng ý đặt điều kiện là Ông Diệm phải hứa sau này có quyền hành thời phải mở một Đại Học tại Huế để con em miền Trung nghèo có cơ hội cầu tiến.  Lời yêu cầu cũng vừa hợp ý ông Diệm. Sau khi được đoan chắc như vậy, chúng tôi mới mặc đồng phục quần trắng có thắt cà vạt xanh lơ mang biểu ngữ đòi mở Đại Học Huế đi hàng lối chỉnh tề diễn hành chào đón.  Sau đó, Tổng thống Ngô Đình Diệm giữ lời hứa cho mở Đại Học Huế mặc dầu có sự phản đối dữ dội của các vị khoa bảng ở Sài gòn. Đại học Huế được thành lập, con em miền Trung có chỗ trau dồi chuyên môn, và nhiều lớp sinh viên tốt nghiệp đã góp công xây dựng nước Việt Nam.”
Trực thuộc Viện có Viện Hán Học, Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật và các Khoa: Văn Khoa, Khoa Học, Sư Phạm, Luật Khoa, Y Khoa[x].
Nói chung cấu trúc Viện khá qui mô.
Triều đình mõng. Lực lượng sứ giả truyền giáo lúc bấy giờ cũng rất  mỏng so với qui mô các khoa viện, trường trực thuộc. Một số lớp trường Khoa Học, Văn Khoa và Sư Phạm được ghép học chung, một số giáo sư được mời từ Saigòn ra dạy, vì thiếu nhân viên giảng huấn.
Sau đây là danh sách quí vị Khoa Trưởng và Giám Đốc đầu tiên của Viện Đại Học Huế:
Văn Khoa: Ông Lê Văn Diệm
Khoa Học: Bs. Vũ Đình Chính, Ông Trần Văn Bé.
Sư Phạm: Ông Lê Văn
Luật Khoa: Bà Tăng Thị Thành Trai, Ông Phan Văn Thiết.
Y Khoa: Ông Lê Tấn Vĩnh, Ông Lê Khắc Quyến.
Trường Cao Đẳng Mỹ Thuật: Ông Tôn Thất Đào
Viện Hán Học: LM Nguyễn Văn Thích.
Ban Giảng Huấn của những năm đầu của các khoa, trường, viện: Trần văn Bé, Nguyễn Thị Bão Xuyến, LM Urbain, Lê Thanh Minh Châu, Tôn Thất Đào, Lê Văn Diệm, Sư Huynh Ferdinand, Nguyễn Văn Hai, Trần Kinh Hòa, Tôn Thất Hanh,  Hồ Thị Hường, Lê Hữu Mục, Bùi Nam, Trần Quang Ngọc, LM Nguyễn Phương, Cụ Nhu, Lê Đình Phòng, Lê Khắc Quyến, Phan Xuân Sanh, Krainick, Trần Nhật Tân, Trần Văn Tấn, LM Nguyễn Văn Thích, Bùi Hòe Thực, Nguyễn Toại, Tăng Thị Thành Trai, Nguyễn Hữu Trí, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn văn Trường, Lê Tuyên, Lê Văn, Lê Bá Vận, Nguyễn văn Vĩnh, Lê Trọng Vinh, Trương  Đình Ý, Lê Yên,......
Ban Thỉnh  Giảng của những năm đầu: Đặng Đình Áng, Nguyễn Chánh, Trương Văn Chình, LM Trần Thái Đỉnh, Âu Ngọc Hồ, Phạm Hoàng Hộ, Trương Bữu Lâm, LM. Lê Văn Lý, Lê Tôn Nghiêm, Từ Ngọc Tỉnh, Nguyễn Quang Tuân, Thái Công Tụng, Bùi Quang Tung, Phạm Việt Tuyền,  LM Thanh Lảng, Lê Tài Triển...
Nghĩ cho cùng người sứ giả hữu hiệu nhất để giới thiệu Viện Đại Học Huế chỉ có thể là các sinh viên của Viện. Rời khuôn viên đại-học, họ tung cánh bay đi. Họ là quân nhân, là công nhân viên chức, là giáo chức, luật sư, bác sĩ, hành nghề tự do. “Họ đã góp phần xây dựng nước Việt nam.”[xi]. Hiện nay họ rải rác khắp năm châu, và hầu hết đều minh chứng một cá tính, một khả năng đáng kính phục.
Tôi may mắn được sớm biết Tiến Sĩ Dzương Đức Như[xii], giáo sư Anh Văn, học giả, nghiên cứu Hán, Nôm, hát chèo, hát nói, thật đa tài, Tiến Sĩ Ngô Đồng, nguyên Viện Trưởng Viện Đại Học Quảng Đà, Tiến Sĩ Nguyễn Đức Kiên, nguyên là Khoa Trưởng Trường Đại Học Sư Phạm Huế, Bác sĩ Trần Đình Tùng, nguyên Trưởng Khoa Sản Bệnh viện Triều Châu, Tiến sĩ Võ Văn Thơ, hiện nay là giáo sư của một Đại Học Canada.
Tôi có  duyên học đạo với  Ni Sư Trí Hãi trong một thời gian khá dài. Và khi đến Houston được  duyên may tương ngộ với  Bác Sĩ Nguyễn Văn Thuận[xiii]. Tôi không những  được thưởng thức văn của Từ Nguyên, Trần Hoàng, mà còn đàm thoại, đổi trao cái nhìn về  thế sự. Có khi tôi nhờ Từ Nguyên, đọc, góp ý, giúp cho lời văn của tôi trôi chảy, mạch lạc hơn. Từ Nguyên, Trần Hoàng có một thể văn đa dạng  có cái sắc bén của ngòi viết đấu tranh, có cái trung thực của con người cầm bút.  Khi nói về tình, tình mẹ, tình cha con, tình chồng vợ, tình anh lính chiến, tình quê hương, Từ Nguyên có thể làm cho người đọc dễ sa nước mắt. Tôi có cái duyên tương ngộ với những con người nhiều khả năng, nhiều sắc thái đặc thù, hơn hẳn các thế hệ đàn anh trong nhiều bình diện.
Và còn nhiều người khác nữa.
Tên của họ: Bùi Thị Ấu Lăng, Bùi Xuân Diêu, Phan Bang, Trịnh Viết Bách, Nguyễn Mộng Giác, Lê Thanh Hà, Tôn Thất Hà, Phạm Hòa, Đoàn Khoách, Hồng Khuê, Nguyễn Phụng Hoàng, Nguyễn Văn Hường, Trương Thị Lệ Khanh, Trương Thị Kim Sa, Nguyễn Ký, Nguyễn Khắc Lãng, Nguyễn Phú Liễm, Lê Thị Liên, Tôn Thất Liệu, Vương Thúy Nga, Nguyễn Nhuận, Hồ Thanh Phác, Tôn Thất Quÿ, Tôn Quang Sung, Nguyễn Bá Tiết, Tôn Nữ Tiểu Bích, Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Ngọc Thọ, Lê Mậu Thống, Dương Đình Tri, Lê Thị Tường Loan, Võ Văn Thơ, Trần Tuệ, Dư Tế Xuân, Vĩnh Quyền, Vĩnh Thiều, Nguyễn Gia Ứng...  Gặp lại họ, gương mặt, mái tóc họ đã có nhuộm chút  nét thời gian, nhưng mỗi người đều có một nét đẹp riêng, nói lên những khả năng, nghị lực, cá tính, ẩn tàng đâu đó như cái đẹp cố hữu của xứ thần kinh.
Và còn biết bao nhiêu người tôi muốn nhắc tên.
Tên tuổi họ có thể không nói nên nhiều. Nhưng với tôi, như gắn liền khắc cốt. Cũng dễ hiểu vì cuộc sống thầy giáo của tôi khi về nước bắt đầu với họ. Cho nên, tôi không thể quên một Châu Khắc Túy, nhỏ người, thư sinh, rất vui nhưng cũng rất liếng láu, chuyên viên “câu giờ”, mà tránh được mọi khắc khe của kỷ luật thời bấy giờ. Được biết anh không còn nữa, anh là nạn nhân của Việt Cộng trong Tết Mậu Thân. Ngay hai năm đầu, hai sinh viên của tôi, một ở ban Toán cấp tốc, một ở ban Lý Hoá, viết thơ, ghi rõ tên họ và địa chỉ quở rằng tôi quá nóng tính, mà nóng tính thì chẳng dạy “mô tê”[xiv] gì được; chỉ làm cho người học rối rắm, chẳng học được “mô tê” gì.
Tôi tìm gặp ở các em cái đẹp đặc thù ấy.
Tôi học ở các em sự khiêm cung, độc lập, thẳng thắn, chân tình, cần cù chịu khó và trách nhiệm.
Tôi học ở các em nghề dạy học, học sống trong tình sư đệ; nhờ các em tôi học tình đồng liêu, tình quê, tình người. Nhưng chắc chắn không chỉ là có bao nhiêu đó. Thật khó mô tả cái đa dạng, đa màu, những cảm nhận của một thời, thành lời, thành ý.
Sáu niên học ở Viện Đại Học Huế (1957-1963), bể dâu lắm chuyện. Nhưng đặt thù cho giai đoạn “lập quốc” này, thiết nghĩ các sự việc sau đây là nổi bật nhất:
Trong một chừng mực nào đó, Viện Đại Học độc lập đối với các đảng phái chính trị, tôn giáo và tự trị đối với chính quyền. Tự trị và độc lập là hai từ lớn. Nếu không nói rõ nghĩa thì hoặc chúng  trống nghĩa hoặc có nhiều nghĩa nên dễ ngộ nhận.
Theo văn bản, thì Viện Đại Học tùy thuộc Bộ Giáo Dục. Cụ thể như sau đây:
“Về học vụ, sự thành lập các khoa, trường, ngành học, văn bằng, chứng chỉ phải do Bộ Giáo Dục chấp thuận.
Về nhân viên, việc tuyển dụng, lương bổng, thăng thưởng, sa thải phải do Bộ Giáo và Tổng Nha Công Vụ chấp thuận.
Về Ngân sách: Quyền chuẩn chi[xv] được ủy nhiệm cho Viện Trưởng.”[xvi]
Như vậy, về hành chánh,Viện Đại Học trực thuộc Bộ Giáo Dục, và có thể bị chi phối bởi Bộ Giáo Dục và Tổng Nha Công Vụ.
Tuy nhiên, trong thực tế, chúng tôi không cảm thấy một sức ép nào từ những cơ quan nêu trên.  Sự duyệt y các kết quả thi cử, các văn bản thành lập phòng ban, v.v.  có khi là cần thiết. Tự trị không có nghĩa là không luật pháp. Nhà nước cung cấp ngân sách cho Viện, sự biện minh các chi tiêu, sự kiểm soát đương nhiên là cần thiết. Có điều là khi mình thấy thong dong trong luật pháp, mình không cảm nhận bị buộc ràng, gọi như thế là tự trị, một sự tự trị thực tế, chủ quan  và tương đối.
Viện đứng ngoài mọi đảng phái chính trị kể cả đảng chính quyền, các tổ chức tôn giáo. Gọi như thế là độc lập. Nhưng trên hết, tư trị và độc lập của nền giáo-dục đại-học nằm ở chỗ tự do truyền bá, phát huy, và thu nhận của giáo chức và sinh viên. Lẽ dĩ nhiên là trong một giới hạn khả chấp. Điều này là một giá trị hiễn nhiên của nền giáo dục Miền Nam, và là một điểm son của chế-độ.
Sứ mạng, nhiệm vụ, mục tiêu, đường lối của Viện Đại Học được minh định rõ trong những văn bản mà đôi bên, chính quyền và viện đại học đều nghiêm túc tôn trọng.
Từ nào cũng có nhiều nghĩa, tùy cái nhìn chủ quan của mỗi người. Cho nên, những văn bản có thể giải thích khác nhau, và trong việc này đôi bên đều tỏ thiện chí, và biết tương nhượng trong những giới hạn của khả năng của đôi bên.
Giáo dục là đường dài. Cổ văn viết đó là việc trăm năm trồng người. Nhà cầm quyền thời bấy giờ, có hiểu điều này và có dành cho chúng tôi một sự cảm thông ít có.
Dầu vậy, vẫn có những va chạm, xung đột gây ra nhiều thử thách. Sau đây là những thử thách mà tôi còn nhớ.

Sức ép chính trị.
Có một lần chúng tôi được rỉ tai rằng là sinh viên và chúng tôi phải gia nhập Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, đi học và đi làm phải mặc đồng phục màu xanh. Chúng tôi trình bày những thuận nghịch; lợi đâu không thấy, cái hại thì vô cùng. Các Viện Đại Học Quốc Gia không thể là nôi của một phong trào chính trị, huống chi phong trào này là tiền thân của Đảng Cần Lao Nhân Vị. Trong bối cảnh riêng của Huế, tổ chức đại học chưa được ổn định. Phụ huynh và sinh viên đã tõ thấu hiểu thực tế của đất nước, đã chấp nhận cái ban sơ thiếu thốn mọi điều của Viện Đại Học. Chính trị hóa môi trường sinh-hoạt đại-học chỉ làm cho mọi sự rối rắm thêm. Chúng tôi không thể để việc dạy, việc nghiên cứu ngưng đọng lại, hay trở thành phụ thuộc. Chúng tôi không muốn và không thể mang một nhản hiệu chính trị nào, để phụ huynh và sinh viên ngộ nhận rằng chúng tôi là những con rối chính trị, hay cố tình dùng Viện Đại Học làm bức thang cho sự nghiệp chính trị. Chúng tôi cũng không thể để học sinh mình và chính mình  bị ép buộc vào một đảng phái chỉ vì muốn học, muốn mở rộng kiến thức, muốn có một cái nghề, hay một sinh kế. Chính quyền cũng không thể vì nhu cầu của một khắc mà chà đạp trên những văn bản mà chính mình long trọng lập ra chỉ vài năm trước đây. Có người nói rằng trong chúng tôi có những con mọt, những con người muốn lập công, muốn tiến thân trên nấc thang chính trị. Thiết nghĩ, nghĩ khác và làm khác là việc bình thường; nhưng trong đội ngũ chúng tôi, rất khó có những con người phủ nhận những nguyên tắc sinh hoạt nghề nghiệp của mình.
Cơn lốc qua, chúng tôi trở lại cuộc sống bình thường thuở trước, mỗi người trở lại cái tự do chọn lựa chính trị hay phi chính trị của riêng mình.
Một lần khác, vào dịp hè Bộ Giáo Dục tổ chức một khóa Hội Thảo về Cần Lao Nhân Vị cho giáo chức đại học ở Suối Lồ ồ.  Chỉ thị là tất cả chúng tôi đều phải có mặt; dĩ nhiên là ngoại trừ có lý do thích đáng, nhưng bên trong qua lời lẽ các viên chức của Bộ Giáo Dục thì không có một lý do nào chính đáng cả. Học triết thuyết về đường lối chính sách của chính quyền chỉ có thể là một điều tốt. Nhưng một số chúng tôi, vì cái ương ngạnh của tuổi trẻ, đã nhẹ nhàng xin Cha Viện Trưởng ký một sự vụ lệnh  tổ chức trại hè ở Đà Lạt cho sinh viên Sư Phạm, ngay trong những ngày ấy. Ông Đổng Lý Văn Phòng Bộ Giáo Dục có thúc dục bảo dẹp tất cả, để đi học. Chúng  tôi không vâng dạ được, vì có nhiệm vụ lệnh trong tay. Sau đó ông có la to, dọa lớn, tay có dơ cao, nhưng rồi lẳng lặng rút về.
Được những điều này có thể là nhờ cái vị thế đặc thù của Cha Viện Trưởng. Cũng có thể là nhờ thái độ của quí vị đàn anh trong Viện Đại Học Sài Gòn. Cũng có thể là nhờ sự hiểu biết của chính quyền lúc bấy giờ. Cũng có thể là cái hồn ma tự trị đại học ghi trong  qui chế mà người Pháp để lại cho Viện Đại Học Sàigòn còn chập chờn đâu đó trong lòng người. Cũng có thể là Bộ Giáo Dục hay Chính Quyền chưa rãnh tay để đưa chúng tôi vào khuôn nếp. Sau mươi hôm khủng hoảng, gió lặng, cuộc sống trở lại bình thường, nhưng tôi cảm thấy gần Cha Viện Trưởng của tôi hơn: chúng tôi  đã cùng nhau trong một chiến tuyến.
(xEM TIẾP PHẦN II)

THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO * NHÂN DÂN

New post on quechoa.vn

NHÂN DÂN

by nguyenquanglap

Nguyễn Trọng Tạo

NQL: Lâu lắm rồi mới lại đọc một bài thơ thật hay của bác Nguyễn Trọng Tạo. Bài này làm mình nhớ tới bài Tản mạn thời tôi sống, bài thơ đã làm khổ bác Tạo một thời nhưng đã làm cho bác sang trọng hùng dũng mọi thời

Có thể thay quan, không thay được Nhân Dân
Thay tên nước, không thể thay Tổ Quốc
Nhưng sự thật khó tin mà có thật
Không thể thay quan dù quan đã thành sâu!

Quan thành dòi đục khoét cả đất đai
Vòi bạch tuộc đã ăn dần biển đảo
Đêm nằm mơ thấy biển Đông hộc máu
Những oan hồn xô dạt tận Thủ Đô

Những oan hồn chỉ còn bộ xương khô
Đi lũ lượt, đi tràn ra đại lộ
Những oan hồn vỡ đầu gãy cổ
Ôm lá cờ rách nát vẫn còn đi

Đi qua hàng rào, đi qua những đoàn xe
Đi qua nắng đi qua mưa đi qua đêm đi qua bão
Những oan hồn không sức gì cản nổi
Đi đòi lại niềm tin, đi đòi lại cuộc đời

Đòi lại những ông quan thanh liêm đã chết tự lâu rồi
Đòi lại ánh mặt trời cho tái sinh vạn vật…
Tôi tỉnh dậy thấy mặt tràn nước mắt
Nước mắt của Nhân Dân mặn chát rót vào tôi.

Ôi những ông quan không Dân trên chót vót đỉnh trời
Có nhận ra tôi đang kêu gào dưới đáy
Cả một tỷ tôi sao ông không nhìn thấy?
Vì tôi vẫn là người mà ông đã là sâu!…

10.2012

TIN BUỒN : NS .TÔ KIỀU NGÂN KHÔNG CÒN NỮA


Nghệ-sĩ
 TÔ KIU NGÂN
      đã qua đời tại Sài-Gòn
  hưởng-thọ 86 tuổi


Chúng tôi xin thành-kính chia buồn
cùng chị Tô Kiều Ngân và tang-quyến.
Nguyện-cầu cho hương-linh anh
được sớm thảnh-thơi nơi cõi vĩnh-hằng.

     Thanh-Thanh (USA) & Như Trị (Australia)
 Ảnh kỷ-niệm

 Tô Kiều Ngân - Thanh-Thanh - Như Trị
(Huế 1947)


-Nhà thơ Tô Kiều Ngân qua đời tại Sài Gòn

thọ 86 tuổi

SÀI GÒN (NV) -Nhà thơ Tô Kiều Ngân, một trong những người đồng sáng lập ban thi văn Tao Ðàn trên đài phát thanh Sài Gòn năm 1955, vừa qua đời ngày 20 tháng 10, 2012, tại Sài Gòn, thọ 86 tuổi.
 
Di ảnh nhà thơ Tô Kiều Ngân.

Nhà thơ Tô Kiều Ngân, thế danh Lê Mộng Ngân, sinh năm 1926, tại Huế. Ông bắt đầu sinh hoạt văn nghệ từ năm 1948. Tác phẩm đầu tiên của ông là kịch thơ 4 màn “Ngã Ba Ðường,” do ban kịch Sông Ô trình diễn trên sân khấu Huế.

Trong phần viết về Tô Kiều Ngân, nhà thơ Du Tử Lê từng viết: “Tuổi trẻ của ông được nuôi dưỡng trong bầu không khí trang nghiêm cổ kính của thành phố buồn, thành phố của những dấu tích xa xưa, của bao nhiêu triều đại đã hưng phế, nay chỉ còn trơ lại một nội thành với những lăng tẩm u trầm, một dòng sông Hương ‘Nông chờ’ tháng năm lạnh lùng trôi qua, biểu tượng niềm riêng, nỗi quạnh hiu của người dân xứ Huế.”
Vẫn theo bài viết của tác giả Du Tử Lê, năm 1950, Tô Kiều Ngân gia nhập quân đội. Năm 1952 ông đưa gia đình vào Nam. Tại đây, ông lần lượt viết cho các báo Ðời Mới, Người Sống Mới, đồng thời cộng tác với một vài tờ báo xuất bản tại Hà Nội như Hồ Gươm, Giác Ngộ…

Năm 1955 ông cùng Ðinh Hùng và vài người nữa thành lập ban thi văn Tao Ðàn trên đài phát thanh Sài Gòn. Sau đó ông cùng Thanh Nam chủ trương tuần báo Thẩm Mỹ, rồi cộng tác với Sáng Tạo, Văn Nghệ Tiền Phong, Tiểu Thuyết Tuần San v.v…
Về mặt quân đội, có thời ông làm chủ bút tờ Quân Ðội bán nguyệt san (do Nha C.T.T.L . ấn hành), đồng thời chủ trương biên tập nguyệt san “Văn Nghệ Chiến Sĩ” của QLVNCH.
Theo cáo phó của gia đình, linh cữu nhà thơ được quàn tại tư gia, số 57/6/4 Ðiện Biên Phủ, quận Bình Thạnh. Lễ động quan vào ngày 24 tháng 10




              Nhà thơ Tô Kiều Ngân qua đời





Saigon: Theo các nguồn tin báo chí trong nước, nhà thơ Tô Kiều Ngân vừa qua đời vào ngày 20 tháng 10 năm 2012 tại Saigon, hưởng thọ 86 tuổi.

Tô Kiều Ngân, tên thật là Lê Mộng Ngân, sinh quán ở Huế là một người có nhiều tài: ca hát, làm thơ, ngâm thơ, thổi sáo.


Trước năm 1975, ông cộng tác với ban Tao Đàn và Thi nhạc giao duyên của thi sĩ Đinh Hùng. Khi Đinh Hùng qua đời vào năm 1967, thì ông phụ trách ban Tao Đàn. Ông là thiếu tá trong quân lực VNCH, từng làm chủ bút tờ Quân Đội cũng như nguyệt san Văn Nghệ Chiến Sĩ.

Linh cữu được quàn tại tư gia tại số 57/6/4 Điện Biên Phủ, quận Bình Thạnh. Lễ động quan vào ngày 24 tháng 10 và sẽ hỏa táng tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa.

Ông có rất nhiều bài thơ nói về Huế như những câu sau đây trích trong bài thơ “Đưa Em về thăm Huế”:

Rất tiếc chưa đưa em về thăm Huế

Bằng con tàu chạy suốt mấy ngày đêm

Để em ngắm những rừng dừa xoả tóc

Bãi cát vàng sáng mát dưới trăng êm.

Monday, October 22, 2012

THƠ SƠN TRUNG * CON ĐƯỜNG TỰ DO

 
 CON ĐƯỜNG  TỰ DO
SƠN TRUNG


 Nhiều người mơ thiên đàng
Nhưng thiên đàng không phải là nơi  quyền quý cao sang
là  hạnh phúc tuyệt đối
Vì có nhiều luật lệ
Ngăn cản tự do con người
Cấm đoán  tình yêu lứa đôi
Và những lời nguyền  độc ác

Vẫn có loài rắn độc
Cám dỗ  và lừa  dối 
Xô đẩy con người vào tội lỗi
Và có Satan
Thường nổi loạn chống Chúa Trời
Gây những cuộc chiến chinh
Làm thế giới điêu linh...


Xin đừng mơ cõi trời
Xin đừng mơ tiên, thánh
Cõi trời cũng không là  nơi hạnh phúc nhất đời
Vì cõi Trời vẫn ở trong dục giới
Và sắc giới
Thánh thần vẫn đam mê, tội lỗi!
Cõi trời không được thái bình
Vì bọn A tu la gây  những cuộc chiến chinh...


Nơi nào cũng đau khổ
Nơi nào cũng chiến tranh
Nơi nào cũng chém giết
Cũng gian tham,cướp bóc, 
Tàn hại sanh linh.
Ta phải  lánh dữ làm lành 
Tranh đấu cho nhân nghĩa công bình.
Tự ta phải thắp đuốc lên
Chống lại loài  ma quỷ
Dù ta ở Địa ngục tối tăm hay Thiên giới quang vinh


Ôi! Thế giới ta vô cùng đau khổ
Vì bọn cộng sản tung hoành.
Nhân loại không được hòa bình
Vì Hồ Chí MInh
Võ Nguyên GIáp, Trường Chinh
Liên kết  cùng Lê-nin, Stalin
Và Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình..
Giết hại hàng trăm triệu dân  lành!
Sau khi Liên Xô tan rã
Đỗ Mười, Nguyễn Văn Linh
Đã sang Thành Đô xin làm nô lệ Trung quốc


Việt Nam nay không còn độc lập
Việt Nam nay không còn tự do
Vì già Hồ
Bán nước cầu vinh
Và Nguyễn Văn Linh
 hèn nhát
Còn bọn cộng sản ngày nay
Xấu xa thối nát
Phản quốc hại dân...

Chúng ta đã mất nước
Chúng ta không có tự do
Chúng ta phải  tự mình đứng lên
Với tâm bồ tát
Giải thoát chúng ta
Và giải phóng dân tộc
Để thân tâm ta an lạc
Và thế giới hòa bình...

 


Sunday, October 21, 2012

No comments: