Thursday, November 8, 2012
NGƯỜI NHẬT QUAN NIỆM VỀ NHÓM MÁU
Cập nhật: 16:00 GMT - thứ hai, 5 tháng 11, 2012
Bạn có máu nhóm A, B, O, hay
AB? Một điều được rất nhiều người Nhật Bản tin là nhóm máu có liên hệ
tới tính cách. Thế nhưng tại sao họ lại tin như vậy?
Máu là thứ kết nối toàn thể nhân loại nhưng hầu
hết chúng ta ít khi nghĩ về nhóm máu của mình trừ khi phải tiếp máu. Thế
nhưng tại Nhật thì nhóm máu có ảnh hưởng quan trọng tới cuộc sống, tình
yêu và công việc.Theo người Nhật thì người có nhóm máu A là người nhạy cảm, hoàn thiện và một người làm việc trong nhóm rất tốt nhưng hay lo lắng. Người có nhóm máu O có tính tò mò, rộng lượng nhưng bướng bỉnh. Người nhóm máu AB là có tính nghệ thuật, bí ẩn, khó lường trước. Còn người nhóm máu B là người lập dị, có tính cá nhân và ích kỷ.
Khoảng 40% dân số Nhật thuộc nhóm máu A, 30% nhóm O trong khi chỉ có 20% thuộc nhóm B, còn nhóm AB chiếm 10% còn lại.
Bốn cuốn sách miêu tả tính cách của người thuộc bốn nhóm máu khác nhau rất được ưa chuộng tại Nhật và đã bán được hơn 5 triệu bản.
Các chương trình truyền hình buổi sáng, báo chí thường có các lá số dự đoán dựa theo nhóm máu và bàn về sự phù hợp trong các mối quan hệ. Nhiều công ty làm mối cũng dựa trên nhóm máu.
Cả một ngành công nghiệp với những sản phẩm như nước ngọt, kẹo cao su, muối tắm bồn và thậm chí bao cao su, được sản xuất phục vụ cho các nhóm máu khác nhau, cũng mọc lên như nấm.
Không có cơ sở khoa học
"Chúng ta có thể chỉ ra một vài xu hướng chung của một nhóm, nhưng không thể nói rằng người này là tốt hay xấu vì nhóm máu của họ."
Giáo sư Terumitsu Maekawa, Đại học châu Á Tokyo
"Giống nhau được xem là tốt trong xã hội Nhật," phiên dịch viên Chie Kobayashi nói. "Nhưng chúng tôi thích tìm thấy những khác biệt nhỏ giúp phân biệt mọi người. Một mặt khác nó cũng có thể dẫn tới những điều không hay nói vẫn được gắn liền với nhóm máu B và AB thiểu số."
Chỉ mãi tới năm 1901, người ta mới phát hiện có nhóm máu ABO nhờ khoa học gia người Áo, ông Karl Landsteiner. Nghiên cứu đoạt giải thưởng Nobel của ông đã giúp xác định sự khác biệt giữa các nhóm máu, đặt nền móng cho việc truyền máu được an toàn.
Nó cũng được chính phủ quân nhân Nhật Bản dùng vào những năm 1930 để đào tạo binh lính tốt hơn và trong thời gian Đệ nhị thế chiến, Quân đội Nhật hoàng được cho là đã thành lập các đơn vị chiến đấu theo nhóm máu.
Nhiên cứu nhóm máu tại Nhật Bản đã thu hút sự chú ý của công chúng khi một cuốn sách được xuất bản vào những năm 1970s của tác giả Masahiko Nomi, một người không làm việc trong ngành y.
Hai cha con ông Nomi đã xuất bản hàng chục cuốn sách về đề tài này.
Các sử dụng bất thường
Niềm tin về nhóm máu cũng được sử dụng theo những cách thức bất thường.Đội bóng chày nữ của Nhật đã đoạt huy chương vàng tại Thế vận hội Bắc Kinh và người ta nói rằng họ đã sứ dụng lý thuyết về nhóm máu để tập luyện cho các cầu thủ.
Một số trường mẫu giáo thậm chí còn áp dụng các biện pháp giảng dạy dựa theo nhóm máu, và một số công ty lớn nghe nói đã đưa ra quyết định về phân công công việc dựa vào nhóm máu của nhân viên.
Năm 1990, tờ Asahi Nhật báo đưa tin Hãng Điện tử Mitsubishi đã tuyên bố thành lập một nhóm gồm toàn những nhân viên có nhóm máu AB vì "khả năng lập kế hoạch của những người này".
Niềm tin này cũng ảnh hưởng tới cả chính trị. Một cựu Thủ tướng xem nhóm máu là quan trọng tới mức ông đã công bố có nhóm máu A trong phần hồ sơ chính thức của mình trong khi đối thủ của ông mang nhóm máu B.
Hồi năm ngoái một Bộ trưởng, ông Ryu Matsumoto, đã buộc phải từ chức sau khi nhậm chức một tuần khi có một cuộc cãi cọ nóng nảy với một viên chức địa phương trên truyền hình. Trong tuyên bố từ chức của mình ông đổ lỗi cho việc ông có nhóm máu B.
Nhưng không phải tất cả mọi người đều coi niềm tin vào nhóm máu là chuyện vô thưởng vô phạt.
Bất chấp những cảnh báo, nhiều công ty tiếp tục hỏi nhóm máu của người xin việc tại các cuộc phỏng vấn tuyển dụng nhân viên, ông Terumitsu Maekawa, Giáo sư chuyên về so sánh tôn giáo tại Đại học châu Á Tokyo và cũng là tác giả của vài cuốn sách về nhóm máu. Ông là người đã chỉ trích những điều vẫn được nhiều người tin tại Nhật về nhóm máu.
"Chúng ta có thể chỉ ra một vài xu hướng chung của một nhóm, nhưng không thể nói rằng người này là tốt hay xấu vì nhóm máu của họ," ông nói.
Trong cuốn sách của mình ông tìm hiểu lý thuyết rằng các nhóm máu chiếm ưu thế có thể quyết định niềm tin tôn giáo và những chuẩn mực xã hội.
Ở xã hội phương Tây, nhóm máu O và A chiếm gần như 85% nhưng tại Ấn Độ và châu Á, nhóm máu B chiếm đa số. Giáo sư Maekawa cho biết Nhật là trường hợp khá bất thường vì có nhiều nhóm máu khác nhau hơn so với các nước khác tại châu Á.
Chính bản thân Giáo sư Maekawa là người có nhóm máu B mà nhóm máu này tại Nhật vẫn bị cho là có tính cá nhân và ích kỷ.
"Nó thật chẳng hay. Nhưng điều đó không làm tôi bận tâm vì nó chẳng có cơ sở khoa học," ông nói.
Dường như tại Nhật bất kể cố gắng tới mức nào các nhà khoa học vẫn không thể xóa bỏ điều vẫn được rất nhiều người tin tưởng đó là nhóm máu nói lên tất cả.
http://www.bbc.co.uk/vietnamese/culture_social/2012/11/121105_blood_group_personality.shtml
TIN TỨC QUỐC TÊ
Khai mạc Đại hội đảng CS Trung Quốc: Hồ Cẩm Đào tố cáo nạn tham nhũng
Các
đại biểu chờ đợi lễ khai mạc đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ
18 tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 08/11/2012.
REUTERS/Carlos Barria
Đại hội 18 đánh dấu sự chuyển giao thế hệ lãnh đạo. Trong tư
cách tổng thư ký Đại hội, ông Tập Cận Bình, hiện là Phó chủ tịch nước,
chắc chắn sẽ được chỉ định làm Tổng bí thư Đảng, thay thế cho ông Hồ Cẩm
Đào.
Vào lúc 9h00, giờ địa phương, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào đọc diễn văn, thực chất là một bản tổng kết 10 năm cầm quyền của ông.
Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần này diễn ra trong khi đất nước đang trải qua những căng thẳng xã hội, người dân tố cáo nạn tham nhũng tràn lan, hố ngăn cách giàu nghèo gia tăng.
Ông Hồ Cẩm Đào tuyên bố : « Chống tham nhũng và tăng cường liêm chính chính trị, mối quan tâm chính của người dân, là một cam kết rõ ràng và và lâu dài của Đảng ». Lãnh đạo Trung Quốc cảnh báo : « Nếu chúng ta thất bại trong việc giải quyết vấn đề (tham nhũng), điều này có thể đe dọa sự tồn vong của Đảng, thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của Đảng và sự sụp đổ của Nhà nước ».
Mặc dù trong bài diễn văn dài tới hai tiếng đồng hồ, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào không nhắc một câu chữ nào tới tên ông Bạc Hy Lai, nhưng rõ ràng, những lời cảnh báo nói trên hàm ý nói vụ cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh, bị cáo buộc lạm dụng quyền lực, tham nhũng và những tội khác, buộc đảng Cộng sản Trung Quốc phải khai trừ nhân vật này.
Vẫn theo ông Hồ Cẩm Đào, « Tất cả những ai vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật, bất kỳ họ là ai, có quyền lực như thế nào, ở vị trí xã hội nào, đều phải bị đưa ra xét xử và trừng phạt ». Đồng thời, Tổng bí thư mãn nhiệm kêu gọi : « Các lãnh đạo, đặc biệt là những lãnh đạo cấp cao, phải nghiêm khắc tự giác kỷ luật, chú ý đến việc giáo dục, giám sát gia đình và cấp dưới của mình. Các lãnh đạo không bao giờ được tìm kiếm các đặc quyền ».
Tuần trước, vào lúc đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị Đại hội lần thứ 18, báo Mỹ The New York Times đã đăng bài điều tra, cho biết gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo, người vẫn hô hào mạnh mẽ chống tham nhũng, có tài sản trị giá tới 2,7 tỉ đô la, kể từ khi ông nhậm chức.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121108-bac-kinh-to-cao-nan-tham-nhung-keu-goi-cai-cach-va-tang-cuong-suc-manh-hai-quan
Tổng bí thư Đảng khóa 17 Hồ Cẩm Đào, hôm nay 08/11/2012,
trong phiên khai mạc, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải cách
chính trị, kêu gọi cần phải mở rộng dân chủ hơn nữa trong xã hội Trung
Quốc. Tuy nhiên, giới quan sát đều có chung một nhận định: Không có việc Bắc Kinh chấp nhận đa nguyên đa đảng.
http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121108-ong-ho-cam-dao-keu-goi-day-manh-cai-cach-he-thong-chinh-tri
Báo chí Pháp hôm nay, 05/11/2012 lẽ dĩ nhiên đã quan tâm đến
hai sự kiện nổi bật là cuộc bầu cử tổng thống Mỹ ngày mai và Đại hội
đảng cộng sản Trung Quốc vào Thứ năm. Thời sự Pháp cũng được chú ý với
bản phúc trình về sức cạnh tranh của Pháp, mà hai tờ Les Echos và Le
Figaro cùng chạy hầu như một tựa : « Bản báo cáo dồn Tổng thống Hollande
vào chân tường ». Thế nhưng Le Monde cũng không quên Việt Nam, với bài
phân tích lời công khai thú nhận sai lầm gần đây của thủ tướng Nguyễn
Tấn Dũng.
Vào lúc 9h00, giờ địa phương, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào đọc diễn văn, thực chất là một bản tổng kết 10 năm cầm quyền của ông.
Đại hội đảng Cộng sản Trung Quốc lần này diễn ra trong khi đất nước đang trải qua những căng thẳng xã hội, người dân tố cáo nạn tham nhũng tràn lan, hố ngăn cách giàu nghèo gia tăng.
Ông Hồ Cẩm Đào tuyên bố : « Chống tham nhũng và tăng cường liêm chính chính trị, mối quan tâm chính của người dân, là một cam kết rõ ràng và và lâu dài của Đảng ». Lãnh đạo Trung Quốc cảnh báo : « Nếu chúng ta thất bại trong việc giải quyết vấn đề (tham nhũng), điều này có thể đe dọa sự tồn vong của Đảng, thậm chí dẫn đến sự sụp đổ của Đảng và sự sụp đổ của Nhà nước ».
Mặc dù trong bài diễn văn dài tới hai tiếng đồng hồ, Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào không nhắc một câu chữ nào tới tên ông Bạc Hy Lai, nhưng rõ ràng, những lời cảnh báo nói trên hàm ý nói vụ cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh, bị cáo buộc lạm dụng quyền lực, tham nhũng và những tội khác, buộc đảng Cộng sản Trung Quốc phải khai trừ nhân vật này.
Vẫn theo ông Hồ Cẩm Đào, « Tất cả những ai vi phạm kỷ luật Đảng và pháp luật, bất kỳ họ là ai, có quyền lực như thế nào, ở vị trí xã hội nào, đều phải bị đưa ra xét xử và trừng phạt ». Đồng thời, Tổng bí thư mãn nhiệm kêu gọi : « Các lãnh đạo, đặc biệt là những lãnh đạo cấp cao, phải nghiêm khắc tự giác kỷ luật, chú ý đến việc giáo dục, giám sát gia đình và cấp dưới của mình. Các lãnh đạo không bao giờ được tìm kiếm các đặc quyền ».
Tuần trước, vào lúc đảng Cộng sản Trung Quốc chuẩn bị Đại hội lần thứ 18, báo Mỹ The New York Times đã đăng bài điều tra, cho biết gia đình Thủ tướng Ôn Gia Bảo, người vẫn hô hào mạnh mẽ chống tham nhũng, có tài sản trị giá tới 2,7 tỉ đô la, kể từ khi ông nhậm chức.
Lãnh đạo Trung Quốc kêu gọi đẩy mạnh cải cách hệ thống chính trị
Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào trong phiên khai mạc đại hội Đảng 18, ngày 08/11/2012.
REUTERS
Rút kinh nghiệm từ khóa trước, nhận thấy nhưng nguy cơ đe dọa
sự lãnh đạo của đảng Cộng sản, ông Hồ Cẩm Đào, Tổng bí thư khóa 17, kêu
gọi phải đẩy mạnh hơn nữa cải cách dân chủ.
Một lần nữa trong báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa 17, ông Hồ Cẩm Đào khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản Trung Quốc đưa đất nước theo « con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc ». Tuy nhiên, trước thực tế ở Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây, như nạn tham nhũng lan tràn rộng khắp, nỗi bất bình của dân chúng trước những bất công xã hội ngày càng tăng, đảng Cộng sản Trung Quốc cũng ý thức được nguy cơ sụp đổ của hệ thống chính trị nếu không thay đổi.
Tổng bí thư đảng khóa 17, hôm nay, trong phiên khai mạc, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải cách chính trị, kêu gọi cần phải mở rộng dân chủ hơn nữa trong xã hội Trung Quốc. Ông Hồ Cẩm Đào nói: « Cải cách cơ cấu chính trị là một phần quan trọng của công cuộc cải cách tổng thể của Trung Quốc. Chúng ta phải tiếp tục cố gắng, một cách tích cực và thận trọng nhằm đẩy mạnh cải cách thể chế chíh trị, phát triển dân chủ nhân dân rộng rãi ».
Ông Hồ cũng giải thích thêm : « Chúng ta phải kiện toàn hơn hệ thống dân chủ , bảo đảm cho nhân dân được bầu và tham gia vào các quyết định dân chủ ». Cụ thể cần phải giảm tỉ lệ lãnh đạo đảng viên trong các cơ quan dân cử ở Trung Quốc.
Trong bài diễn văn, ông Hồ Cẩm Đào kêu gọi các lãnh đạo Đảng phải tôn trọng pháp luật trong suy nghĩ cũng như trong hành động.
Văn kiện ông Hồ Cẩm Đào đọc tại phiên khai mạc chỉ là báo cáo của khóa trước, mang tính tổng kết và gợi mở cho lãnh đạo khóa tới. Những thay đổi thực sự sẽ được thông báo sao khi thông qua báo cáo chính trị của khóa mới.
Tuy nhiên, giới quan sát đều có chung một nhận định là không hy vọng sẽ có một nội dung nào trong các văn kiện của Đại hội 18 lần này chấp nhận đa nguyên đa đảng, có chăng là chỉ một vài cảnh báo kêu gọi dân chủ hóa trong khuôn khổ quản lý của đảng Cộng sản.
Một lần nữa trong báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa 17, ông Hồ Cẩm Đào khẳng định sự lãnh đạo tuyệt đối của đảng Cộng sản Trung Quốc đưa đất nước theo « con đường chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc ». Tuy nhiên, trước thực tế ở Trung Quốc trong nhiều năm trở lại đây, như nạn tham nhũng lan tràn rộng khắp, nỗi bất bình của dân chúng trước những bất công xã hội ngày càng tăng, đảng Cộng sản Trung Quốc cũng ý thức được nguy cơ sụp đổ của hệ thống chính trị nếu không thay đổi.
Tổng bí thư đảng khóa 17, hôm nay, trong phiên khai mạc, đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải cách chính trị, kêu gọi cần phải mở rộng dân chủ hơn nữa trong xã hội Trung Quốc. Ông Hồ Cẩm Đào nói: « Cải cách cơ cấu chính trị là một phần quan trọng của công cuộc cải cách tổng thể của Trung Quốc. Chúng ta phải tiếp tục cố gắng, một cách tích cực và thận trọng nhằm đẩy mạnh cải cách thể chế chíh trị, phát triển dân chủ nhân dân rộng rãi ».
Ông Hồ cũng giải thích thêm : « Chúng ta phải kiện toàn hơn hệ thống dân chủ , bảo đảm cho nhân dân được bầu và tham gia vào các quyết định dân chủ ». Cụ thể cần phải giảm tỉ lệ lãnh đạo đảng viên trong các cơ quan dân cử ở Trung Quốc.
Trong bài diễn văn, ông Hồ Cẩm Đào kêu gọi các lãnh đạo Đảng phải tôn trọng pháp luật trong suy nghĩ cũng như trong hành động.
Văn kiện ông Hồ Cẩm Đào đọc tại phiên khai mạc chỉ là báo cáo của khóa trước, mang tính tổng kết và gợi mở cho lãnh đạo khóa tới. Những thay đổi thực sự sẽ được thông báo sao khi thông qua báo cáo chính trị của khóa mới.
Tuy nhiên, giới quan sát đều có chung một nhận định là không hy vọng sẽ có một nội dung nào trong các văn kiện của Đại hội 18 lần này chấp nhận đa nguyên đa đảng, có chăng là chỉ một vài cảnh báo kêu gọi dân chủ hóa trong khuôn khổ quản lý của đảng Cộng sản.
Ông Nguyễn Tấn Dũng tự
« đánh roi vào mình »
Ông Nguyễn Tấn Dũng (trái) Trương Tấn Sang tại Đại Hội XI
Reuters
Trên phụ trang Điạ lý & Chiến lược, Bruno Philip, thông tín
viên của Le Monde tại Đông Nam Á - trong hàng tựa « Au Vietnam, M. Dung
s’autoflagelle / Tại Việt Nam, ông Dũng tự đánh roi vào mình » - đã
dùng một hình tượng tôn giáo để nói về sự kiện thủ tướng Việt Nam,
trong buổi khai mạc khóa họp thường niên của Quốc hội, ngày 22/10, đã
công khai tự phê bình, điều ít thấy.
Nguyên nhân là vì kết quả hoạt động kinh tế tồi tệ và cách quản lý không mấy tốt các tập đoàn nhà nước, và nhiều vụ tai tiếng, mà vụ gần đây nhất dính đến một trong những người đồng minh của ông.
Bài báo nhắc lại lời ông Dũng công nhận tình hình kinh tế vĩ mô không tốt, lạm phát còn có thể tăng lên, nợ xấu (các ngân hàng) chồng chất và chấp nhận trách nhiệm chính trị của ông, chấp nhận các sai lầm của ông trước kết quả này. Thủ tướng Dũng còn cảnh báo là tăng trưởng Việt Nam sẽ chỉ khoảng 5,2% trong năm nay, mức thấp nhất từ năm 1999 đến nay.
Tác giả bài báo nhận thấy ông Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng Việt Nam có uy lực nhất từ trước đến nay, nhưng ông cũng phải dè chừng các đối thủ trong Đảng và các nhân vật trong hệ thống lãnh đạo tối cao, vẫn ẩn mình, rình rập, chờ đợi bước sai lầm của người rất bị ghen tỵ. Bài báo cho biết là các nhân vật trong đảng cho là chưa bao giờ một thủ tướng bị công khai chỉ trích dữ dội như thế.
Le Monde nhắc lại là sau khi Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương vào giữa tháng 10 bế mạc, ông Nguyễn Tấn Dung vẫn giữ được chiếc ghế của mình, bất chấp sự chống đối của chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng. Hai người này - vốn muốn làm ông Nguyễn Tấn Dũng suy yếu đi - đã không lay chuyển được ông Dũng.
Tuy nhiên Thủ tướng Việt Nam đã bị chỉ trích vì kết quả điều hành kém cỏi. Theo bài báo, đó là cách để dẹp yên những lời chỉ trích chính quyền và Đảng, được lưu truyền trên mạng.
Tác giả bài báo nhắc lại 3 sự kiện tác hại đến thủ tướng Việt Nam, từ vụ tập đoàn Vinashin, mà việc điều hành kém cỏi làm Nhà nước Việt Nam mất tương đương với 3 tỷ euro. Ông Dũng, theo bài báo từng chủ trương dựa vào các tập đoàn lớn nhà nước để kéo kinh tế đi lên, đã ở tuyến đầu hứng chịu vụ tai tiếng. Vụ thứ hai là việc cho Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên và vụ thứ 3 là vụ Nguyễn Đức Kiên, vụ này đã thêm củi thêm lửa cho những đối thủ của ông Dũng.
Thông tín viên của Le Monde nhìn thấy là trong bối cảnh trên, ông Dũng không còn sự chọn lựa nào khác là phải tự kiểm điểm để cứu lấy điều then chốt : chiếc ghế và quyền lực của ông.
Theo Bruno Philipp, nơi thủ tướng Việt Nam, có hai mặt. Trước hết, ông là một nhân vật có vẻ hiện đại, mở cửa ra bên ngoài, nhưng một mặt khác, ông lại là người chủ trương cứng rắn đối các nhà ly khai, những bloger hay phê phán, mà nhiều người đã phải chiụ án tù. Theo bài báo thì ông Dũng phải trấn an cánh thủ cựu.
Bruno Philip kết luận : Chưa một thủ tướng nào của Việt Nam ghi đậm dấu ấn cá nhân của mình trong công việc mình làm như ông Dũng, ông vẫn là một người có tài thuyết phục nhân tâm. Nhưng ưu điểm này, theo bài báo, có thể tác hại ngược lại đến ông.
Trung Quốc : Bước tiểu nhảy vọt
Libération hôm nay đã đặc biệt chú ý đến Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc Thứ năm tới đây, với một tựa hóm hỉnh ở trang nhất « Trung Quốc, bước tiểu nhảy vọt ». Không chỉ dùng trang nhất để nêu bật hồ sơ Trung Quốc, với một bức ảnh có những lá cờ búa liềm vàng trên nền đỏ chiếm 4 phần năm trang báo, Libération đã dành trọn 5 trang báo để phân tích những khía cạnh khác nhau của chế độ Trung Quốc vào lúc chuẩn bị thay đổi lãnh đao.
Trong bài phân tích với tựa đề rất tượng hình « Trung Quốc thay đầu nhưng không thay mặt », Philippe Grangereau, thông tín viên của Libération tại Bắc Kinh nói thẳng là nhân Đại hội lần thứ 18 mở ra vào thứ Năm sắp tới, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ chỉ định người kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào. Thế nhưng, đường lối chính trị của nước nay sẽ hầu như không thay đổi.
Theo ghi nhận của Libération, có hai yếu tố nổi bật nhân đại hội này của đảng Cộng sản Trung Quốc : các đại biểu sẽ thông qua giàn ủy viên mới trong Bộ Chính trị. Đây là lần dầu tiên từ 10 năm nay mà cơ chế lãnh đạo tối cao này tại Trung Quốc thay đối nhân sự. Mặt khác, ông Tập Cận Bình trên nguyên tắc sẽ được cử lên thay đương kim lãnh đạo Hồ Cẩm Đào làm Tổng bí thư Đảng.
Có điều, theo Philippe Grangereau, các bước thay đổi quan trọng này lại diễn ra một cách hoàn toàn kín mít, chẳng khác gì cuộc họp bầu Đức Giáo Hoàng của các Hồng Y trong nhà nguyện Sixtine.
Về nhân vật số một sắp tới đây tại Trung Quốc là Tập Cận Bình, nhật báo Pháp không ngần ngại xem sự dăng quang của nhân vật này là sự trở lại của một "kẻ thù của nhân dân". Philippe Grangereau giải thích rằng Tập Cận Bình là con của một lãnh đạo từng là chiến hữu của Mao Trạch Đông thời kỳ trước năm 1949. Thế nhưng đến năm 1969, Mao đã trở giáo, và tống giam người bạn đồng hành của mình.
Thế là Tập Cận Bình, lúc đó mới 16 tuổi, đã phải trải qua một con dướng gian nan khổ ải, phải cật lực đấu tranh để gia nhập đảng Cộng Sản, để rời được ngôi làng nơi ông bị lưu đầy…
Ngoài Tập Cận Bình, Libération còn chú ý đến một số gương mặt khác, như Thủ tướng mãn nhiệm Ôn Gia Bảo. Theo tờ báo, đây là một nhân vật có lời lẽ cách tân và luôn phô trương hình ảnh của một người bình dị, nhưng lại được cho là đã tích lũy hơn hai tỷ euro tài sản theo nhật báo Mỹ New York Times.
Một nhân vật khác cũng sẽ về hưu nhân đại hội này là ông Chu Vĩnh Khang, chịu trách nhiệm guồng máy an ninh và tư pháp. Theo Liberation, ông Khang bị đánh giá là có quá nhiều thế lực, do đó, người thay thế ông rất có thể là sẽ không có chân trong ban thường vụ Bộ Chính tri.
Về một nhân vật đang lên, Libération chú ý đến ông Vương Kỳ Sơn, một trong những ứng viên vào Thường vụ bộ Chính trị. Từng là chủ tịch thành phố Bắc Kinh, ông Sơn là phó thủ tướng đặc trách Kinh tế và Tài chánh. Ông đã được tờ báo Time đưa vào danh sách 100 người có thế lực nhất thế giới.
Le Monde cũng chú ý đến Đại hội đảng ở Trung Quốc nhưng quan tâm đến quân đội. Trong hàng tựa, tờ báo khẳng định là : Bộ tham mưu Trung Quốc sẽ thay đổi gương mặt. Theo Le Monde thì 7 trên 12 thành viên Quân Ủy Trung ương sẽ nhường chỗ lại cho thế hệ mới.
Nhưng điều mà tờ báo chờ đợi xem là rốt cuộc ông Hồ Cẩm Đào có ở lại chiếc ghế chủ tịch Quân ủy Trung ương hay không.
Hoa Kỳ : Hồi hộp chờ kết quả bầu tổng thống
Như nói trên sự kiện khác mà báo Pháp dành nhiều trang, là cuộc bầu cử tổng thống ngày mai ở Hoa Kỳ. Các báo so sánh chủ trương và phân tích cuộc vận động của hai ứng viên. Điều mà báo Pháp ghi nhận trước tiên đã được tóm lược trên một dòng tựa của Le Figaro ở trang nhất : « Sự hồi hợp vẫn nguyên vẹn »
Đến ngày chót trước khi cuộc bỏ phiếu chính thức mở màn, hai ứng viên Barack Obama và Mitt Romney vẫn sát nút với nhau. Nhận định chung của báo, như hai tờ La Croix và L’Humanité, mỗi báo một vẻ, là : « Kinh tế : Yếu tố then chốt phân định thắng bại ».
L’Humanité nói đến ‘một cuộc bỏ phiếu trong bão tố kinh tế’. Tờ báo gắn bão Sandy với thất nghiệp ở Mỹ, đánh giá là thất nghiệp còn chắc chắn hơn Sandy là sẽ gây ảnh hưởng nặng nơi phòng phiếu. La Croix, nói ngắn gọn : Kinh tế : Trọng tài trong cuộc bầu cử Mỹ.
Trong hàng tựa lớn trang trong, La Croix khẳng định là người Mỹ sẽ bỏ phiếu cho một nền kinh tế tốt hơn, vì như tờ Les Echos chạy tựa ở trang trong : Thất nghiệp vẫn còn cao hơn lúc đầu nhiệm kỳ của ông Obama.
Pháp ủng hộ Obama
Trong khi chờ đợi quyết định tối hậu của cử tri Mỹ, La Croix nhìn thấy là những nơi khác trên thế giới, như Paris đã chọn ông Obama. Tờ báo lấy làm ngạc nhiên về việc thành viên chính phủ Pháp đã chọn thẳng thừng ứng viên Obama. Trả lời đài France Inter, Thủ tướng Pháp Ayrault đã tuyên bố là nếu ông là cử tri Mỹ thì ông sẽ bầu cho Obama. Ngoại trưởng Pháp không lên tiếng, nhưng bộ trưởng đặc tránh Châu Âu, Bernard Cazeneuve, trả lời đài truyền hình LCP, cho là đối với riêng ông thì ông rất mong muốn Obama tái đắc cử.
Theo La Croix, việc nêu quan điểm như trên khá bất thường, hiếm khi mà Paris biểu lộ lập trường một cách rõ ràng như thế trước cuộc bầu cử tổng thống của một quốc gia đồng minh phương Tây.
Riêng tổng thống Pháp theo La Croix, thì ngay từ đầu đã đánh cuộc trên thắng lợi của ông Obama, và đã cố gắng không gây sức ép trên ông Obama trên nhiều hồ sơ : Afghanistan, NATO, lá chăn chống tên lửa, Iran, Syria, Mali. Trả lời báo chí, ông Holllande cho biết là ở cương vị một tổng thống Pháp, thuộc Đảng Xã hội, ông không muốn gây phiền hà cho một ứng cử viên Mỹ khi ủng hộ người đó.
Riêng dân chúng Pháp, theo một cuộc thăm dò dư luận quốc tế từ tháng 7 đến tháng 9/2012, có đến 72% người được hỏi chọn ứng viên Obam, chỉ 2% chọn Mitt Romney.
Nhưng không phải chỉ có Pháp, nhiều nước trên thế giới cũng ủng hộ Obama cho dù họ cũng đôi khi bị thất vọng. Tại Anh Quốc và Đức người chọn Obama, thấp hơn ở Pháp, nhưng cũng đến hơn 63%. Riêng phần ông Mitt Romney, điểm cao nhất mà ông đạt được là ở Kenya, quê quán ông Obama ? Tại đấy, ông Romney được 18% người ủng hộ, kế đến là tại Ba Lan với 16%, và tại Pakistan, 14%.
Le Monde cũng dành tựa trang nhất cho bầu cử Mỹ, nhưng quan tâm đến chính sách đối ngoại của ông Mitt Romey với dòng tựa : « Thế giới theo cái nhìn của Mitt Romey ». Ở trang trong, tờ báo nêu câu hỏi chạy trên hai trang báo : Chính sách ngoại giao của Mỹ như thế nào trong trường hợp Mitt Romney được bầu ?
Le Monde trả lời ngay bên dưới : Sẽ có thái độ nghi kỵ đối với Liên Hiệp Quốc, gây sức ép mạnh hơn lên Nga và Trung Quốc. Trong cuộc vận động, ứng viên đảng Cộng hoà cho thấy đường hướng đối ngoại : Hỗ trợ Israel mạnh mẽ hơn, tiếp tục hỗ trợ Pakistan nhưng chừng mực, tránh làm phật lòng Nhật Bản và Ấn Độ, nhưng cứng rắn với Trung Quốc, còn Nga thì chỉ giữ quan hệ tối thiểu mà thôi. Châu Phi kể như bị quên đi, Châu Mỹ La tinh thì mập mờ.
Riêng đối với Trung Quốc, Le Monde nhìn thấy là có lẽ Bắc Kinh với Mitt Romney có thể hy vọng là Hoa Kỳ sẽ ít có hơn những hành động cụ thể tấn công vào kinh tế Trung Quốc.
http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121105-ong-nguyen-tan-dung-tu-%C2%AB-danh-roi-vao-minh-%C2%BBNguyên nhân là vì kết quả hoạt động kinh tế tồi tệ và cách quản lý không mấy tốt các tập đoàn nhà nước, và nhiều vụ tai tiếng, mà vụ gần đây nhất dính đến một trong những người đồng minh của ông.
Bài báo nhắc lại lời ông Dũng công nhận tình hình kinh tế vĩ mô không tốt, lạm phát còn có thể tăng lên, nợ xấu (các ngân hàng) chồng chất và chấp nhận trách nhiệm chính trị của ông, chấp nhận các sai lầm của ông trước kết quả này. Thủ tướng Dũng còn cảnh báo là tăng trưởng Việt Nam sẽ chỉ khoảng 5,2% trong năm nay, mức thấp nhất từ năm 1999 đến nay.
Tác giả bài báo nhận thấy ông Nguyễn Tấn Dũng là thủ tướng Việt Nam có uy lực nhất từ trước đến nay, nhưng ông cũng phải dè chừng các đối thủ trong Đảng và các nhân vật trong hệ thống lãnh đạo tối cao, vẫn ẩn mình, rình rập, chờ đợi bước sai lầm của người rất bị ghen tỵ. Bài báo cho biết là các nhân vật trong đảng cho là chưa bao giờ một thủ tướng bị công khai chỉ trích dữ dội như thế.
Le Monde nhắc lại là sau khi Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương vào giữa tháng 10 bế mạc, ông Nguyễn Tấn Dung vẫn giữ được chiếc ghế của mình, bất chấp sự chống đối của chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng. Hai người này - vốn muốn làm ông Nguyễn Tấn Dũng suy yếu đi - đã không lay chuyển được ông Dũng.
Tuy nhiên Thủ tướng Việt Nam đã bị chỉ trích vì kết quả điều hành kém cỏi. Theo bài báo, đó là cách để dẹp yên những lời chỉ trích chính quyền và Đảng, được lưu truyền trên mạng.
Tác giả bài báo nhắc lại 3 sự kiện tác hại đến thủ tướng Việt Nam, từ vụ tập đoàn Vinashin, mà việc điều hành kém cỏi làm Nhà nước Việt Nam mất tương đương với 3 tỷ euro. Ông Dũng, theo bài báo từng chủ trương dựa vào các tập đoàn lớn nhà nước để kéo kinh tế đi lên, đã ở tuyến đầu hứng chịu vụ tai tiếng. Vụ thứ hai là việc cho Trung Quốc khai thác bauxite ở Tây Nguyên và vụ thứ 3 là vụ Nguyễn Đức Kiên, vụ này đã thêm củi thêm lửa cho những đối thủ của ông Dũng.
Thông tín viên của Le Monde nhìn thấy là trong bối cảnh trên, ông Dũng không còn sự chọn lựa nào khác là phải tự kiểm điểm để cứu lấy điều then chốt : chiếc ghế và quyền lực của ông.
Theo Bruno Philipp, nơi thủ tướng Việt Nam, có hai mặt. Trước hết, ông là một nhân vật có vẻ hiện đại, mở cửa ra bên ngoài, nhưng một mặt khác, ông lại là người chủ trương cứng rắn đối các nhà ly khai, những bloger hay phê phán, mà nhiều người đã phải chiụ án tù. Theo bài báo thì ông Dũng phải trấn an cánh thủ cựu.
Bruno Philip kết luận : Chưa một thủ tướng nào của Việt Nam ghi đậm dấu ấn cá nhân của mình trong công việc mình làm như ông Dũng, ông vẫn là một người có tài thuyết phục nhân tâm. Nhưng ưu điểm này, theo bài báo, có thể tác hại ngược lại đến ông.
Trung Quốc : Bước tiểu nhảy vọt
Libération hôm nay đã đặc biệt chú ý đến Đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc Thứ năm tới đây, với một tựa hóm hỉnh ở trang nhất « Trung Quốc, bước tiểu nhảy vọt ». Không chỉ dùng trang nhất để nêu bật hồ sơ Trung Quốc, với một bức ảnh có những lá cờ búa liềm vàng trên nền đỏ chiếm 4 phần năm trang báo, Libération đã dành trọn 5 trang báo để phân tích những khía cạnh khác nhau của chế độ Trung Quốc vào lúc chuẩn bị thay đổi lãnh đao.
Trong bài phân tích với tựa đề rất tượng hình « Trung Quốc thay đầu nhưng không thay mặt », Philippe Grangereau, thông tín viên của Libération tại Bắc Kinh nói thẳng là nhân Đại hội lần thứ 18 mở ra vào thứ Năm sắp tới, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ chỉ định người kế nhiệm ông Hồ Cẩm Đào. Thế nhưng, đường lối chính trị của nước nay sẽ hầu như không thay đổi.
Theo ghi nhận của Libération, có hai yếu tố nổi bật nhân đại hội này của đảng Cộng sản Trung Quốc : các đại biểu sẽ thông qua giàn ủy viên mới trong Bộ Chính trị. Đây là lần dầu tiên từ 10 năm nay mà cơ chế lãnh đạo tối cao này tại Trung Quốc thay đối nhân sự. Mặt khác, ông Tập Cận Bình trên nguyên tắc sẽ được cử lên thay đương kim lãnh đạo Hồ Cẩm Đào làm Tổng bí thư Đảng.
Có điều, theo Philippe Grangereau, các bước thay đổi quan trọng này lại diễn ra một cách hoàn toàn kín mít, chẳng khác gì cuộc họp bầu Đức Giáo Hoàng của các Hồng Y trong nhà nguyện Sixtine.
Về nhân vật số một sắp tới đây tại Trung Quốc là Tập Cận Bình, nhật báo Pháp không ngần ngại xem sự dăng quang của nhân vật này là sự trở lại của một "kẻ thù của nhân dân". Philippe Grangereau giải thích rằng Tập Cận Bình là con của một lãnh đạo từng là chiến hữu của Mao Trạch Đông thời kỳ trước năm 1949. Thế nhưng đến năm 1969, Mao đã trở giáo, và tống giam người bạn đồng hành của mình.
Thế là Tập Cận Bình, lúc đó mới 16 tuổi, đã phải trải qua một con dướng gian nan khổ ải, phải cật lực đấu tranh để gia nhập đảng Cộng Sản, để rời được ngôi làng nơi ông bị lưu đầy…
Ngoài Tập Cận Bình, Libération còn chú ý đến một số gương mặt khác, như Thủ tướng mãn nhiệm Ôn Gia Bảo. Theo tờ báo, đây là một nhân vật có lời lẽ cách tân và luôn phô trương hình ảnh của một người bình dị, nhưng lại được cho là đã tích lũy hơn hai tỷ euro tài sản theo nhật báo Mỹ New York Times.
Một nhân vật khác cũng sẽ về hưu nhân đại hội này là ông Chu Vĩnh Khang, chịu trách nhiệm guồng máy an ninh và tư pháp. Theo Liberation, ông Khang bị đánh giá là có quá nhiều thế lực, do đó, người thay thế ông rất có thể là sẽ không có chân trong ban thường vụ Bộ Chính tri.
Về một nhân vật đang lên, Libération chú ý đến ông Vương Kỳ Sơn, một trong những ứng viên vào Thường vụ bộ Chính trị. Từng là chủ tịch thành phố Bắc Kinh, ông Sơn là phó thủ tướng đặc trách Kinh tế và Tài chánh. Ông đã được tờ báo Time đưa vào danh sách 100 người có thế lực nhất thế giới.
Le Monde cũng chú ý đến Đại hội đảng ở Trung Quốc nhưng quan tâm đến quân đội. Trong hàng tựa, tờ báo khẳng định là : Bộ tham mưu Trung Quốc sẽ thay đổi gương mặt. Theo Le Monde thì 7 trên 12 thành viên Quân Ủy Trung ương sẽ nhường chỗ lại cho thế hệ mới.
Nhưng điều mà tờ báo chờ đợi xem là rốt cuộc ông Hồ Cẩm Đào có ở lại chiếc ghế chủ tịch Quân ủy Trung ương hay không.
Hoa Kỳ : Hồi hộp chờ kết quả bầu tổng thống
Như nói trên sự kiện khác mà báo Pháp dành nhiều trang, là cuộc bầu cử tổng thống ngày mai ở Hoa Kỳ. Các báo so sánh chủ trương và phân tích cuộc vận động của hai ứng viên. Điều mà báo Pháp ghi nhận trước tiên đã được tóm lược trên một dòng tựa của Le Figaro ở trang nhất : « Sự hồi hợp vẫn nguyên vẹn »
Đến ngày chót trước khi cuộc bỏ phiếu chính thức mở màn, hai ứng viên Barack Obama và Mitt Romney vẫn sát nút với nhau. Nhận định chung của báo, như hai tờ La Croix và L’Humanité, mỗi báo một vẻ, là : « Kinh tế : Yếu tố then chốt phân định thắng bại ».
L’Humanité nói đến ‘một cuộc bỏ phiếu trong bão tố kinh tế’. Tờ báo gắn bão Sandy với thất nghiệp ở Mỹ, đánh giá là thất nghiệp còn chắc chắn hơn Sandy là sẽ gây ảnh hưởng nặng nơi phòng phiếu. La Croix, nói ngắn gọn : Kinh tế : Trọng tài trong cuộc bầu cử Mỹ.
Trong hàng tựa lớn trang trong, La Croix khẳng định là người Mỹ sẽ bỏ phiếu cho một nền kinh tế tốt hơn, vì như tờ Les Echos chạy tựa ở trang trong : Thất nghiệp vẫn còn cao hơn lúc đầu nhiệm kỳ của ông Obama.
Pháp ủng hộ Obama
Trong khi chờ đợi quyết định tối hậu của cử tri Mỹ, La Croix nhìn thấy là những nơi khác trên thế giới, như Paris đã chọn ông Obama. Tờ báo lấy làm ngạc nhiên về việc thành viên chính phủ Pháp đã chọn thẳng thừng ứng viên Obama. Trả lời đài France Inter, Thủ tướng Pháp Ayrault đã tuyên bố là nếu ông là cử tri Mỹ thì ông sẽ bầu cho Obama. Ngoại trưởng Pháp không lên tiếng, nhưng bộ trưởng đặc tránh Châu Âu, Bernard Cazeneuve, trả lời đài truyền hình LCP, cho là đối với riêng ông thì ông rất mong muốn Obama tái đắc cử.
Theo La Croix, việc nêu quan điểm như trên khá bất thường, hiếm khi mà Paris biểu lộ lập trường một cách rõ ràng như thế trước cuộc bầu cử tổng thống của một quốc gia đồng minh phương Tây.
Riêng tổng thống Pháp theo La Croix, thì ngay từ đầu đã đánh cuộc trên thắng lợi của ông Obama, và đã cố gắng không gây sức ép trên ông Obama trên nhiều hồ sơ : Afghanistan, NATO, lá chăn chống tên lửa, Iran, Syria, Mali. Trả lời báo chí, ông Holllande cho biết là ở cương vị một tổng thống Pháp, thuộc Đảng Xã hội, ông không muốn gây phiền hà cho một ứng cử viên Mỹ khi ủng hộ người đó.
Riêng dân chúng Pháp, theo một cuộc thăm dò dư luận quốc tế từ tháng 7 đến tháng 9/2012, có đến 72% người được hỏi chọn ứng viên Obam, chỉ 2% chọn Mitt Romney.
Nhưng không phải chỉ có Pháp, nhiều nước trên thế giới cũng ủng hộ Obama cho dù họ cũng đôi khi bị thất vọng. Tại Anh Quốc và Đức người chọn Obama, thấp hơn ở Pháp, nhưng cũng đến hơn 63%. Riêng phần ông Mitt Romney, điểm cao nhất mà ông đạt được là ở Kenya, quê quán ông Obama ? Tại đấy, ông Romney được 18% người ủng hộ, kế đến là tại Ba Lan với 16%, và tại Pakistan, 14%.
Le Monde cũng dành tựa trang nhất cho bầu cử Mỹ, nhưng quan tâm đến chính sách đối ngoại của ông Mitt Romey với dòng tựa : « Thế giới theo cái nhìn của Mitt Romey ». Ở trang trong, tờ báo nêu câu hỏi chạy trên hai trang báo : Chính sách ngoại giao của Mỹ như thế nào trong trường hợp Mitt Romney được bầu ?
Le Monde trả lời ngay bên dưới : Sẽ có thái độ nghi kỵ đối với Liên Hiệp Quốc, gây sức ép mạnh hơn lên Nga và Trung Quốc. Trong cuộc vận động, ứng viên đảng Cộng hoà cho thấy đường hướng đối ngoại : Hỗ trợ Israel mạnh mẽ hơn, tiếp tục hỗ trợ Pakistan nhưng chừng mực, tránh làm phật lòng Nhật Bản và Ấn Độ, nhưng cứng rắn với Trung Quốc, còn Nga thì chỉ giữ quan hệ tối thiểu mà thôi. Châu Phi kể như bị quên đi, Châu Mỹ La tinh thì mập mờ.
Riêng đối với Trung Quốc, Le Monde nhìn thấy là có lẽ Bắc Kinh với Mitt Romney có thể hy vọng là Hoa Kỳ sẽ ít có hơn những hành động cụ thể tấn công vào kinh tế Trung Quốc.
TƯỞNG NĂNG TIẾN * NHỮNG TẤM ẢNH
Những Tấm Ảnh Khó Phai Của Năm 2012
Sun, 11/04/2012 - 08:23 — tuongnangtien
Lời thưa đầu:
Gần như thành thông lệ, cứ vào cuối năm, mọi người sẽ có dịp nghe Những Câu Nói Ấn Tượng Nhất Trong Năm do nhiều tác giả phổ biến. Mỗi năm một tuổi, tôi bây giờ bắt đầu nghễnh ngãng nghe (e) không được rõ như trước nên bắt đầu có thói quen theo dõi thời sự bằng hình.
Chục tấm ảnh này, tôi xem được trong vòng 10 tháng đầu năm 2012. Chắc chắn, từ đây đến hết năm, còn nhiều hình ảnh khác “ấn tượng” hơn, sẽ được sưu tập và phổ biến bởi những blogger chuyên nghiệp - vào cuối năm nay. Mong thay.
Trân trọng
Tưởng Năng Tiến ngày (04 tháng 11 năm 2012)
II.
Bà Nguyễn Thị Thanh Tuyền,
vợ ông Nguyễn Công Nhựt – người “treo cổ tự tử” trong đồn công an
Bình Dương: “Sinh mạng con người trong chế độ này quá nhỏ nhoi.” Ảnh: Hẹn Nhau Sài Gòn. January 25, 2012.
III.
“Tôi không biết những người mặc thường phục vô cớ hành hung tôi là ai, tôi tha thứ cho tất cả họ.Tôi mong rằng họ đừng để ĐCSTQ lợi dụng, hãy để cho chúng tôi yên ổn tu luyện!”
Linh Phan, học viên Pháp Luân Công Việt Nam. Ảnh: Dân Làm Báo. May 20, 2012.
IV.
Linh Phan, học viên Pháp Luân Công Việt Nam. Ảnh: Dân Làm Báo. May 20, 2012.
IV.
Thân phụ phóng viên Hoàng Khương, trước toà, sau khi nghe con bị tuyên án 4 năm tù. Ảnh: Thuận Thắng. July 9, 2012
V.
Quân Đội Nhân Dân trình diện bộ trưởng bình dân Đinh La Thăng: Ảnh: Tiền Phong. July 5, 2012.
IX.
Đói cho sạch. Rách cho thơm. Ông và bà Huỳnh Hoàng Nam: trả lại của rơi trị giá 300 triệu đồng và từ chối nhận mọi hình thức đền ơn vì “đó là việc làm rất đơn giản.” Ảnh: xaluan.com. September 3, 2012.
X.
Sinh viên, xăng, máu, và những hạt mầm của xã hội dân sự: Ảnh STRINGER/VIETNAM/REUTERS. Sun, Sep 16, 2012
XI.
Hình ảnh của một “bộ máy tư pháp xộc xệch” chữ dùng của cố luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Ảnh: Nguyễn Hữu Vinh. June 8, 2012.
Wednesday, November 7, 2012
QUAN LÀM BÁO * NGUYỄN TẤN DŨNG TRẢ THÙ
Thursday, November 1, 2012
Sự trả thù của Nguyễn Tấn Dũng
Lịch sử các kỳ hội nghị Trung ương của Đảng CSVN đã ghi nhận hội nghị Trung ương 6 khóa XI là kỳ hội nghị được dư luận trong và ngoài nước quan tâm, kỳ vọng nhiều nhất.
Trong thời buổi kinh tế khó khăn vất vả bon chen kiếm sống, người dân Việt Nam ít người quan tâm đến các hội nghị, cuộc họp của giới quan chức mà thông thường là nhàm chán, khuôn mẫu, khô khan. Tuy nhiên, thời gian kể từ sau hội nghị Trung ương 5, chuẩn bị tiến hành hội nghị Trung ương 6, mọi sự quan tâm của người dân, đặc biệt là tầng lớp bình dân, đều hướng vào các diễn biến xung quanh sự kiện chính trị quan trọng này.
ThủTướng in tiền cứu gái RƯỢU? ThủTướng cướp tiền của DÂN xoá nợVinashin xử tội gì Congái hưởng phúc cha Vạchtrần sự dối trá 'Vuakhông ngai' xin tỵ nạn Đằngsau tái cấu trúc 9 NH BịtMiệng nhân dân vấn Tạisao Nguyễn Tấn Dũng thoát lưới Vinashin? Hôbiến nợ xấu cho Vinashin Dấu ấnNguyễn Tấn Dũng
Đa phần tin tức lan truyền trong dư luận đều là tin đồn, khó kiểm chứng, chỉ đến khi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công khai phát biểu trước toàn thể hội nghị và quốc dân đồng bào rằng: “Ban Chấp hành Trung ương quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tự khắc phục, tự sửa chữa khuyết điểm;” thì những người từ trước đến nay vẫn kỳ vọng vào cuộc chỉnh đốn do Đảng CSVN phát động, tin tưởng cuộc chỉnh đốn sẽ đập tan bè đảng tham nhũng hại dân và tên đầu sỏ Nguyễn Tấn Dũng, họ bỗng chợt nhận ra đây chỉ là “Vở kịch” của sân khấu chính trị Việt Nam được diễn xuất bởi các kịch gia cộng sản.
Lần đầu tiên trong lịch sử Đảng CSVN, tập thể Bộ Chính trị xin nhận kỷ luật. Nếu đúng lời ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, thì cả 14 vị lãnh đạo chóp bu đã thống nhất ý kiến 100%. Báo chí nhà nước ra sức ca ngợi việc “tự phê bình và xin nhận kỷ luật” này là chưa từng có trong lịch sử, là dũng cảm, thành khẩn, cầu thị, cách mạng v.v…
Sự thật, không thể có chuyện kỷ luật tập thể Bộ Chính trị, những lãnh đạo tối cao của đảng và nhà nước, mười mấy ông “Vua tập thể”, làm vậy chẳng khác nào Đảng tự chặt đầu mình.
Vậy màn diễn nhận lỗi tập thể này là thế nào? Tại sao việc biểu quyết kỷ luật “một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị” không được tiến hành độc lập, công khai danh tính, mà lại gắn thêm nội dung kỷ luật cả tập thể Bộ Chính trị rồi tiến hành cùng lúc, giấu giếm dư luận, tựa như lỗi này là lỗi của tập thể, cá nhân bị kỷ luật thì cả tập thể cùng bị kỷ luật, vậy là hòa cả làng, tất cả được xí xóa.
Các nhà quan sát phân tích phần nhiều chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng của hội nghị mà ít chú ý đến tình tiết quan trọng này: Nguyễn Tấn Dũng cùng phe cánh đã lật ngược thế cờ, từ thiểu số trở thành đa số, từ tình thế là một đối tượng trọng tâm của cuộc chỉnh đốn Dũng đã tráo trở biến thành một “dũng sĩ tự phê bình” gắn liền với trách nhiệm tập thể. Đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đó không cần nói thì ai cũng biết chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi một nước cờ thật cao, vô hiệu hóa toàn thể ban lãnh đạo Trung ương Đảng CSVN, thoát hiểm một cách ngoạt mục.
Người đã giúp Dũng đi nước cờ cao, người đó phải có đủ quyền bính để gây sức ép lên toàn thể ban lãnh đạo Trung ương Đảng CSVN, làm thay đổi cán cân quyền lực vốn đang nghiêng hẳn về phía liên minh Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang, người đó không ai khác chính là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Tướng Phùng Quang Thanh ban đầu dường như đứng về phía liên minh Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang trong cuộc chỉnh đốn nhằm hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng, bỗng chốc trở mặt theo gót những kẻ cơ hội. Tổng cục 2 – Bộ Quốc phòng từng trợ lực giúp ngài Tổng bí thư điều tra và bắt giữ bọn thuộc hạ của Dũng, thì nay quay ngoắt 180 độ vào thời điểm quyết định khiến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rơi vào thế bí, buộc phải chấp nhận thỏa hiệp với phe Nguyễn Tấn Dũng. Toàn bộ sự việc trên đều không nằm ngoài những toan tính của Nguyễn Tấn Dũng. Mưu kế này được giữ kín và sử dụng đúng thời điểm quyết định.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vì quá tin tưởng vị trí ổn định của mình trong Đảng, được đa số Ủy viên Trung ương và Bộ Chính trị ủng hộ, trong khi uy tín và thanh danh của Nguyễn Tấn Dũng rơi xuống thấp tận cùng, nhưng ông Trọng quên rằng Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn có năng lực dùng quân đội, công an để điều khiển, khống chế Trung ương và Bộ Chính trị; từ thiểu số, Dũng có thể trở thành đa số, ngược lại, đa số của ông Trọng rất dễ là thiểu số.
Tuy thiểu số nhưng Dũng có hai đồng minh quan trọng trong Bộ Chính trị là Lê Hồng Anh và Nguyễn Xuân Phúc, bên cạnh đó, Dũng còn hai “cánh tay” vô cùng lợi hại:
Thứ nhất, bên công an, Phụ trách an ninh là Nguyễn Văn Hưởng, Tô Lâm, Trần Quốc Liêm, họ khống chế cả một hệ thống tình báo, mật vụ, bí mật theo dõi giám sát tất thẩy các Ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất cử nhất động đều không qua nổi bọn họ. Nguyễn Văn Hưởng – với vai trò là cố vấn an ninh cho Thủ tướng, luôn sát cánh bên Dũng, trở thành tay sai đắc lực của Dũng.
Thời gian công tác trong Trung ương (từ tháng 1/1995), Nguyễn Tấn Dũng được giao giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, do đó Dũng luôn nắm chắc lực lượng công an để đứng vững chân. Trong 6 năm làm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định bổ nhiệm, thăng tướng cho rất nhiều lãnh đạo Bộ Công an. Từ tháng 4/2007 đến tháng 12/2011, có bốn đợt thăng hàm cấp tướng Công an, tổng cộng đã có 118 người được thăng cấp lên Thiếu tướng, 23 người được thăng cấp từ Thiếu tướng lên Trung tướng.
Thứ hai, bên quân đội có nhiều tướng lĩnh là thuộc hạ thân tín do Dũng cất nhắc đưa lên. Dũng luôn nắm chặt quân Át chủ bài là tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục 2, người có ảnh hưởng lớn trong quân đội.
Được sự hậu thuẫn của Nguyễn Chí Vịnh, Dũng bí mật lên kế hoạch chia rẽ và làm suy yếu Trung ương, cô lập đối thủ chủ yếu, lôi kéo sự ủng hộ của giới tướng lĩnh quân đội, cho thân tín bằng mọi cách mua chuộc được tướng Phùng Quang Thanh.
Cùng lúc, hệ thống tình báo, mật vụ của Nguyễn Văn Hưởng – Trần Quốc Liêm đã trợ giúp Dũng thu thập nhiều tin tức, tình hình trong nội bộ Đảng. Người của Hưởng được tung đi làm nhiệm vụ thuyết khách, mua chuộc bằng tiền không được thì họ đe dọa, uy hiếp, không từ bất cứ thủ đoạn nào.
Các ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đa số đều ủng hộ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiến hành cuộc chỉnh đốn nội bộ, song do họ sợ sự uy hiếp của hệ thống tình báo, mật vụ, nên không dám liên minh, hợp tác với nhau.
Nguyễn Tấn Dũng đã đạt được mục đích không để Trung ương đoàn kết, nhất trí xung quanh Tổng bí thư và Chủ tịch nước. Tình thế dần dần đảo ngược, Dũng có thêm nhiểu sự ủng hộ, đặc biệt là của tướng Phùng Quang Thanh.
Không loại trừ khả năng Nguyễn Tấn Dũng lợi dụng sự can thiệp của Bắc Kinh để kiếm thêm số phiếu ủng hộ về mình. Trong bối cảnh Trung Quốc đang chuyển giao quyền lực, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc không muốn Việt Nam có xáo trộn lớn về nhân sự cấp cao, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Trung Quốc.
Kết quả cuối cùng, Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết không thi hành kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng và tập thể Bộ Chính trị. Với kết quả này Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục tại vị chờ thời cơ để phục thù. Trước tình thế đó, liên minh giữa hai ông Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang cũng tạm thời hoãn binh để tìm đối sách phù hợp.
Những tội trạng mà Nguyễn Tấn Dũng phải kiểm thảo tại hội nghị Trung ương 6 không được công khai cho toàn dân biết, nhưng đối với tự kiểm thảo của Dũng, hội nghị Trung ương đã ra quyết nghị và truyền đạt trong nội bộ Đảng. Qua lời nhận lỗi của Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội (phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII) có thể thấy rằng Dũng đã chịu sức ép rất lớn, không thể tiếp tục lộng quyền, phải tạm thời nhường bớt quyền hành.
Chức vụ Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Dũng nắm giữ, thì nay chuyển về cho Tổng bí thư; Những thân tín của Dũng trong hệ thống ngân hàng từng bước bị thanh lọc; Nhóm lợi ích kinh tế cùng “chiếc vòi bạch tuộc” vươn dài bị chặt đứt, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước được cấu trúc lại, chấm dứt giai đoạn thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước… Tuy nhiên, quyền uy của Dũng trong chính phủ, công an vẫn rất lớn, lực lượng còn nguyên vẹn không bị tổn thất nào.
Kẻ tham quyền cố vị thì vẫn chứng nào tật ấy không bao giờ thay đổi, một người mưu mô thủ đoạn, tham tàn vô độ như Nguyễn Tấn Dũng sẽ không dễ gì đầu hàng. Nguyễn Tấn Dũng đã không từ thủ đoạn nào để khống chế Trung ương CSVN, tranh đoạt quyền lực, thì cũng không từ thủ đoạn nào để trả thù, trừng phạt những đối thủ chính trị, phe đối lập và bất đồng chính kiến.
Đòn thù của Nguyễn Tấn Dũng có thể giáng xuống bất cứ lúc nào, tàn nhẫn và khốc liệt. Có thể kết luận hội nghị Trung ương 6 khóa XI là một thất bại của Đảng CSVN; Những nhân tố gây bất ổn chưa được loại bỏ, những mâu thuẫn nội tại chưa được giải quyết, không có thay đổi đáng kể nào ở thượng tầng kiến trúc, hình thái ý thức hệ; Tóm lại không có bất cứ đột phá nào ngoài những lời xin lỗi, hứa hẹn suông!
Việt Nam, ngày 30 tháng 10 năm 2012
Trần Vân (gửi đăng)
Đa phần tin tức lan truyền trong dư luận đều là tin đồn, khó kiểm chứng, chỉ đến khi ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng công khai phát biểu trước toàn thể hội nghị và quốc dân đồng bào rằng: “Ban Chấp hành Trung ương quyết định không thi hành kỷ luật đối với tập thể Bộ Chính trị và một đồng chí trong Bộ Chính trị; và yêu cầu Bộ Chính trị có biện pháp tự khắc phục, tự sửa chữa khuyết điểm;” thì những người từ trước đến nay vẫn kỳ vọng vào cuộc chỉnh đốn do Đảng CSVN phát động, tin tưởng cuộc chỉnh đốn sẽ đập tan bè đảng tham nhũng hại dân và tên đầu sỏ Nguyễn Tấn Dũng, họ bỗng chợt nhận ra đây chỉ là “Vở kịch” của sân khấu chính trị Việt Nam được diễn xuất bởi các kịch gia cộng sản.
Lần đầu tiên trong lịch sử Đảng CSVN, tập thể Bộ Chính trị xin nhận kỷ luật. Nếu đúng lời ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói, thì cả 14 vị lãnh đạo chóp bu đã thống nhất ý kiến 100%. Báo chí nhà nước ra sức ca ngợi việc “tự phê bình và xin nhận kỷ luật” này là chưa từng có trong lịch sử, là dũng cảm, thành khẩn, cầu thị, cách mạng v.v…
Sự thật, không thể có chuyện kỷ luật tập thể Bộ Chính trị, những lãnh đạo tối cao của đảng và nhà nước, mười mấy ông “Vua tập thể”, làm vậy chẳng khác nào Đảng tự chặt đầu mình.
Vậy màn diễn nhận lỗi tập thể này là thế nào? Tại sao việc biểu quyết kỷ luật “một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị” không được tiến hành độc lập, công khai danh tính, mà lại gắn thêm nội dung kỷ luật cả tập thể Bộ Chính trị rồi tiến hành cùng lúc, giấu giếm dư luận, tựa như lỗi này là lỗi của tập thể, cá nhân bị kỷ luật thì cả tập thể cùng bị kỷ luật, vậy là hòa cả làng, tất cả được xí xóa.
Các nhà quan sát phân tích phần nhiều chỉ tập trung vào kết quả cuối cùng của hội nghị mà ít chú ý đến tình tiết quan trọng này: Nguyễn Tấn Dũng cùng phe cánh đã lật ngược thế cờ, từ thiểu số trở thành đa số, từ tình thế là một đối tượng trọng tâm của cuộc chỉnh đốn Dũng đã tráo trở biến thành một “dũng sĩ tự phê bình” gắn liền với trách nhiệm tập thể. Đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đó không cần nói thì ai cũng biết chính là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã đi một nước cờ thật cao, vô hiệu hóa toàn thể ban lãnh đạo Trung ương Đảng CSVN, thoát hiểm một cách ngoạt mục.
Người đã giúp Dũng đi nước cờ cao, người đó phải có đủ quyền bính để gây sức ép lên toàn thể ban lãnh đạo Trung ương Đảng CSVN, làm thay đổi cán cân quyền lực vốn đang nghiêng hẳn về phía liên minh Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang, người đó không ai khác chính là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phùng Quang Thanh.
Tướng Phùng Quang Thanh ban đầu dường như đứng về phía liên minh Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang trong cuộc chỉnh đốn nhằm hạ bệ Nguyễn Tấn Dũng, bỗng chốc trở mặt theo gót những kẻ cơ hội. Tổng cục 2 – Bộ Quốc phòng từng trợ lực giúp ngài Tổng bí thư điều tra và bắt giữ bọn thuộc hạ của Dũng, thì nay quay ngoắt 180 độ vào thời điểm quyết định khiến Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng rơi vào thế bí, buộc phải chấp nhận thỏa hiệp với phe Nguyễn Tấn Dũng. Toàn bộ sự việc trên đều không nằm ngoài những toan tính của Nguyễn Tấn Dũng. Mưu kế này được giữ kín và sử dụng đúng thời điểm quyết định.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng vì quá tin tưởng vị trí ổn định của mình trong Đảng, được đa số Ủy viên Trung ương và Bộ Chính trị ủng hộ, trong khi uy tín và thanh danh của Nguyễn Tấn Dũng rơi xuống thấp tận cùng, nhưng ông Trọng quên rằng Nguyễn Tấn Dũng hoàn toàn có năng lực dùng quân đội, công an để điều khiển, khống chế Trung ương và Bộ Chính trị; từ thiểu số, Dũng có thể trở thành đa số, ngược lại, đa số của ông Trọng rất dễ là thiểu số.
Tuy thiểu số nhưng Dũng có hai đồng minh quan trọng trong Bộ Chính trị là Lê Hồng Anh và Nguyễn Xuân Phúc, bên cạnh đó, Dũng còn hai “cánh tay” vô cùng lợi hại:
Thứ nhất, bên công an, Phụ trách an ninh là Nguyễn Văn Hưởng, Tô Lâm, Trần Quốc Liêm, họ khống chế cả một hệ thống tình báo, mật vụ, bí mật theo dõi giám sát tất thẩy các Ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất cử nhất động đều không qua nổi bọn họ. Nguyễn Văn Hưởng – với vai trò là cố vấn an ninh cho Thủ tướng, luôn sát cánh bên Dũng, trở thành tay sai đắc lực của Dũng.
Thời gian công tác trong Trung ương (từ tháng 1/1995), Nguyễn Tấn Dũng được giao giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an, Ủy viên Đảng ủy Công an Trung ương, do đó Dũng luôn nắm chắc lực lượng công an để đứng vững chân. Trong 6 năm làm Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định bổ nhiệm, thăng tướng cho rất nhiều lãnh đạo Bộ Công an. Từ tháng 4/2007 đến tháng 12/2011, có bốn đợt thăng hàm cấp tướng Công an, tổng cộng đã có 118 người được thăng cấp lên Thiếu tướng, 23 người được thăng cấp từ Thiếu tướng lên Trung tướng.
Thứ hai, bên quân đội có nhiều tướng lĩnh là thuộc hạ thân tín do Dũng cất nhắc đưa lên. Dũng luôn nắm chặt quân Át chủ bài là tướng Nguyễn Chí Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục 2, người có ảnh hưởng lớn trong quân đội.
Được sự hậu thuẫn của Nguyễn Chí Vịnh, Dũng bí mật lên kế hoạch chia rẽ và làm suy yếu Trung ương, cô lập đối thủ chủ yếu, lôi kéo sự ủng hộ của giới tướng lĩnh quân đội, cho thân tín bằng mọi cách mua chuộc được tướng Phùng Quang Thanh.
Cùng lúc, hệ thống tình báo, mật vụ của Nguyễn Văn Hưởng – Trần Quốc Liêm đã trợ giúp Dũng thu thập nhiều tin tức, tình hình trong nội bộ Đảng. Người của Hưởng được tung đi làm nhiệm vụ thuyết khách, mua chuộc bằng tiền không được thì họ đe dọa, uy hiếp, không từ bất cứ thủ đoạn nào.
Các ủy viên Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đa số đều ủng hộ Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiến hành cuộc chỉnh đốn nội bộ, song do họ sợ sự uy hiếp của hệ thống tình báo, mật vụ, nên không dám liên minh, hợp tác với nhau.
Nguyễn Tấn Dũng đã đạt được mục đích không để Trung ương đoàn kết, nhất trí xung quanh Tổng bí thư và Chủ tịch nước. Tình thế dần dần đảo ngược, Dũng có thêm nhiểu sự ủng hộ, đặc biệt là của tướng Phùng Quang Thanh.
Không loại trừ khả năng Nguyễn Tấn Dũng lợi dụng sự can thiệp của Bắc Kinh để kiếm thêm số phiếu ủng hộ về mình. Trong bối cảnh Trung Quốc đang chuyển giao quyền lực, nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc không muốn Việt Nam có xáo trộn lớn về nhân sự cấp cao, vượt ra khỏi tầm kiểm soát của Trung Quốc.
Kết quả cuối cùng, Ban Chấp hành Trung ương đã biểu quyết không thi hành kỷ luật Nguyễn Tấn Dũng và tập thể Bộ Chính trị. Với kết quả này Nguyễn Tấn Dũng tiếp tục tại vị chờ thời cơ để phục thù. Trước tình thế đó, liên minh giữa hai ông Nguyễn Phú Trọng và Trương Tấn Sang cũng tạm thời hoãn binh để tìm đối sách phù hợp.
Những tội trạng mà Nguyễn Tấn Dũng phải kiểm thảo tại hội nghị Trung ương 6 không được công khai cho toàn dân biết, nhưng đối với tự kiểm thảo của Dũng, hội nghị Trung ương đã ra quyết nghị và truyền đạt trong nội bộ Đảng. Qua lời nhận lỗi của Nguyễn Tấn Dũng trước Quốc hội (phiên khai mạc kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIII) có thể thấy rằng Dũng đã chịu sức ép rất lớn, không thể tiếp tục lộng quyền, phải tạm thời nhường bớt quyền hành.
Chức vụ Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng do Dũng nắm giữ, thì nay chuyển về cho Tổng bí thư; Những thân tín của Dũng trong hệ thống ngân hàng từng bước bị thanh lọc; Nhóm lợi ích kinh tế cùng “chiếc vòi bạch tuộc” vươn dài bị chặt đứt, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty nhà nước được cấu trúc lại, chấm dứt giai đoạn thí điểm thành lập tập đoàn kinh tế nhà nước… Tuy nhiên, quyền uy của Dũng trong chính phủ, công an vẫn rất lớn, lực lượng còn nguyên vẹn không bị tổn thất nào.
Kẻ tham quyền cố vị thì vẫn chứng nào tật ấy không bao giờ thay đổi, một người mưu mô thủ đoạn, tham tàn vô độ như Nguyễn Tấn Dũng sẽ không dễ gì đầu hàng. Nguyễn Tấn Dũng đã không từ thủ đoạn nào để khống chế Trung ương CSVN, tranh đoạt quyền lực, thì cũng không từ thủ đoạn nào để trả thù, trừng phạt những đối thủ chính trị, phe đối lập và bất đồng chính kiến.
Đòn thù của Nguyễn Tấn Dũng có thể giáng xuống bất cứ lúc nào, tàn nhẫn và khốc liệt. Có thể kết luận hội nghị Trung ương 6 khóa XI là một thất bại của Đảng CSVN; Những nhân tố gây bất ổn chưa được loại bỏ, những mâu thuẫn nội tại chưa được giải quyết, không có thay đổi đáng kể nào ở thượng tầng kiến trúc, hình thái ý thức hệ; Tóm lại không có bất cứ đột phá nào ngoài những lời xin lỗi, hứa hẹn suông!
Việt Nam, ngày 30 tháng 10 năm 2012
Trần Vân (gửi đăng)
Nụ cười chiến thắng của đô la & sự tàn bạo thời trung cổ! Tiểu xảo 'nhận lỗi' của Thủ Tướng! Đừng 'ăn cắp' ngôn từ của nhân dân! Cái văn bản 'Mèo mửa' của BCT! Xin hỏi 'Quốc vụ khanh Chính phủ'? Xin hỏi 'Quốc vụ khanh Chính phủ'? Kỷ luật Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng! Thủ Tướng cần làm gì để 'rửa lại mặt' sạch sẽ? HÃY CHỜ XEM THỦ TƯỚNG THỰC HIỆN LỜI HỨA BẰN NƯỚC MẮT & QUYẾT TÂM! Nguyễn Tấn Dũng chấp nhận ra đi hay gian lận? KIểm điểm Thủ Tướng 19 điều ĐV không được làm! Thực thi CV 7169 bẩn thỉu! Thông điệp của ba Dũng gởi 'ứng viên Thủ Tướng'! Ai đã Hacked vào QLB? Tiểu sử Việt gian NTD 'Món quà quý giá' Của Thủ Tướng NTD mừng quốc khánh TQ! 'Cá 1 ăn 100 y tá về 'đuổi gà'! NTD - Con tàu sắp chìm -P2 Nguyễn Tấn Dũng - Diễn viên đại tài Nguyễn Tấn Dũng -Con tàu sắp chìm Thủ tướng thoát tội nhờ tâm linh... Thủ Tướng bỗng hoá con mèo ướt! 'Ma xó' Nguyễn Tấn Dũng lại bịt miệng nhân dân Nguyễn Tấn Dũng -Hít-le của thế kỷ 21! 'Thách đấu' Thủ Tướng về điều hành kinh tế Vĩ mô 'Thách đấu' Thủ Tướng về Tái cấu trúc NH 'Hiệp sĩ' Tràn Hưng Quốc 'thách đấu' Thủ Tướng về các 'Quả đấm thép' 'Thách đấu' Thủ Tướng Những điều Đảng viên không được làm 'Thách đấu' Thủ Tướng trên võ đài Thủ Tướng lại lãng phí của dân Thủ Tướng bị 'Lừa'! 'Luật 7169' lê máy chém khắp Việt Nam KH biến CTN thành 'Kẻ phản Quốc' Ghê rợ sau VB 7169 của Thủ Tướng Ngươi là ai mà chống Luật Biển? Giải mã lá phiếu chống Luật Biển đông Lộ mặt kẻ hán gián, bán nước Không phải Quan điểm VP CTN THủ Tướng YC xử lý Quan làm báo!
Sự hành hình người dân vô tội của Nguyễn Tấn Dũng... Giải mã "Ai cõng rắn cắn gà nhà"? Thủ Tướng 'Quên'! 4 câu hỏi cho TƯ 6 Trông đợi gì vào Cuộc họp BCT sắp tới? Cảnh giác với Nguyễn Tấn Dũng Những giây phút cuối cùng của con Quái vật Từ các HN TƯ Đảng đến các 'Trận đấu' 'TÌNH BÁO' hay 'GIÁN ĐIỆP'? Chủ tịch nước có phải là 'Thiên Tử'? TBT:Có thể phải loại bỏ CB... CHÍNH TRƯỜNG VN NHỮNG NGÀY QUA Công bố thư của TKy TBT XinChủ tịch nước diệt sâu chúa Tậpđoàn Trần Thái là ai? CASINOlậu của gia đình Thủ Tướng Lãnhtụ thành con tin NhàThủ Tướng sẽ bị khám? Chủtịch Sabeco là ai? QuỷSa-Tăng phải xuống địa ngục! Gótchân A-sin của Thủ Tướng Chiêubài ổn định or ' ghế' Tổng Thống? Cuộchôn nhân ma quỷ NgườiViệt đổ tiền vào đâu? ế
ThủTướng in tiền cứu gái RƯỢU? ThủTướng cướp tiền của DÂN xoá nợVinashin xử tội gì Congái hưởng phúc cha Vạchtrần sự dối trá 'Vuakhông ngai' xin tỵ nạn Đằngsau tái cấu trúc 9 NH BịtMiệng nhân dân vấn Tạisao Nguyễn Tấn Dũng thoát lưới Vinashin? Hôbiến nợ xấu cho Vinashin Dấu ấnNguyễn Tấn Dũng CÙNG CHƠIBÀI Ù! BÃO NỔI LÊNRỒI Tạisao Thủ tướng 'ÔM' Tập đoàn
QUAN LÀM BÁO * THẰNG CHĂN TRÂU CỦA ĐẢNG
Thursday, November 1, 2012
NHẬN TRÁCH NHIỆM MIỆNG THOÁT TỘI,
THẰNG TRẺ TRÂU CŨNG LÀM ĐƯỢC...
Phá nát thị trường vàng được xây dựng mấy chục năm qua chỉ bởi ông Thốn
đốc nghĩ rằng có 300-400 tấn vàng nằm trong dân .. Ở cương vị của một
ông Thống đốc mà gốc là an ninh của Tướng Hưởng, do vậy chẳng cần phải
suy nghĩ làm thế nào để cho nhân dân tin tưởng mang vàng gởi vào nhà
nước, ông ta lại đẻ ra hàng loạt chính sách 'như ăn cướp' làm cho thị
trường vàng hỗn loạn, khiến cho bố già Kiên bán khống cả triệu lượng
vàng, gây thiệt hại cho các cổ đông của ACB, Eximbank, Techcombank...
gần 20.000 tỷ đồng, chưa kể đến thiệt hại hàng ngàn tỷ do các thương
hiệu khác bỗng dưng bị mất giá, bỗng dưng phải mang đến cống cho Lê Hùng
Dũng và Đỗ Minh Phú - Chủ nhân của vàng SJC trong thời gian ngắn vừa
qua để được đổi thành vàng SJC... Thiệt hại do chính ông thống đốc gây
ra có thể tính ra hàng trăm ngàn tỷ chỉ vì cái chính sách độc quyền vàng
miếng SJC này... Vậy mà 'chỉ nhận trách nhiệm' bằng miệng vậy sao?
Nếu quả thật nhận trách nhiệm và phải bồi thường toàn bộ thiệt hại từ sự
sai lầm của những chính sách do ông Thống đốc đưa ra thì ông ta có còn
dõng dạc nhận trách nhiệm' nữa không??? Rõ ràng cả hai thầy trò đều
'nhận trách nhiệm chính trị'! Thiệt hại gây ra cho đất nước, cho nhân
dân đều có thể đo đếm được, nhưng cả hai thầy trò 'chỉ nhận trách nhiệm
miệng'!
Có lẽ chỉ có ở đất nước Việt Nam mới thế này, người dân thực sự bị coi
như 'dân ngu cu đen' nên mới có những loại Thủ Tướng, Thống đốc cái
miệng thơn thớt nhận 'trách nhiệm' nhưng về đến nhà thì hỷ hả với những
bao tải đô la thu được từ những 'trách nhiệm' của mình được trả công!
Đến nay vẫn ngoan cố không thu hồi cái quyết định sai trái mà ông
Thống đốc lại chuẩn bị đẻ ra bộ máy hành chánh tham gia vào quan lý
vàng, gia công vàng, rồi chắc chắn sẽ 'phân phối' vàng... mấy tháng qua
tiền hối lộ của các Công ty kinh doanh vàng miếng rơi vào túi Dũng và
Phú khi muốn có vàng SIC để bán, hay được đổi vàng nhanh, không bị 'làm
khó', bị chê' vàng méo'! Thì sắp tới sẽ lại là ông A bà B nào đó mà chắc
chắn ông Thống đốc sẽ 'bán' được mấy cái 'ghế chức vụ này' kiếm bạc tỷ!
Thống đốc và thị trường vàng: “Tôi nhận trách nhiệm!”
►Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhận trách nhiệm về những hạn chế trong quản lý thị trường vàng...
Thống đốc cho biết, theo đánh giá chưa đầy đủ thì nền kinh tế có 300 - 400 tấn vàng, tương đương 15 đến 20 tỷ USD bị chôn chặt vào vàng - Ảnh: Tuổi Trẻ.
Được mời làm rõ một số vấn đề đại biểu quan tâm về thị trường vàng tại phiên thảo luận của Quốc hội sáng 31/10, Thống đốc Nguyễn Văn Bình đã nhận trách nhiệm về những hạn chế trong quản lý ở lĩnh vực này.
Cụ thể hơn, ông Bình nói, Ngân hàng Nhà nước đã không làm tốt việc tuyên truyền phổ biến chính sách trong quản lý thị trường vàng, nên có nhiều thông tin chưa đầy đủ và chính xác gây bất ổn trên thị trường.
Thống đốc cho biết, theo đánh giá chưa đầy đủ thì nền kinh tế có 300 - 400 tấn vàng, tương đương 15 đến 20 tỷ USD bị chôn chặt vào vàng.
Thực hiện đề án chống "vàng hóa", Ngân hàng Nhà nước đã ban hành một số chính sách quan trọng, trong đó có Nghị định 24 và đã có kết quả ban đầu. Từ tháng 5/2012 trở lại đây giá vàng bên ngoài và trong nước chênh nhau khá lớn, nhưng không còn hiện tượng người dân đổ xô đi mua vàng, tỷ giá hoàn toàn ổn định, Ngay lúc Quốc hội đang họp, giá vàng cao hơn thế giới 3 triệu đồng nhưng tỷ giá vẫn hạ.
Như vậy, mục tiêu ban đầu đã đạt kết quả rất có ý nghĩa quyết định, vàng hóa nền kinh tế đã được chặn đứng, từ tháng 5 đến nay, ngân hàng đã mua lại 60 tấn vàng từ nền kinh tế và mua 10 tỷ USD từ đầu năm đến nay để tăng thanh khoản và góp phần giảm lãi suất ông Bình cho biết.
Tuy nhiên, Thống đốc Bình thêm một lần xin nhận khuyết điểm về những bất cập trong quản lý thị trường vàng, liên quan đến quan ngại về sự độc quyền vàng miếng SJC.
Ông cho biết, từ 25/5, kể cả SJC cũng đã chấm dứt dập vàng miếng, chỉ có Ngân hàng Nhà nước thực hiện độc quyền nhà nước dập vàng miếng và chọn SJC làm mác độc quyền. Các loại vàng miếng đã được cấp phép được phép lưu hành bình thường.
Thống đốc Bình cũng nhấn mạnh là không bắt buộc chuyển đổi từ vàng miếng này sang vàng miếng khác, tuy nhiên do việc tuyên truyền chưa tốt nên còn có cách hiểu khác nhau dẫn đến lo lắng về vấn đề này. Ông xin nhận trách nhiệm, đồng thời khẳng định sẽ nỗ lực để nhanh chóng đáp ứng nhu cầu chuyển đổi vàng thương hiệu khác sang vàng SJC.
Liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Thống đốc cho biết là từ tháng 4/2012 đến nay đã có 36 nghìn tỷ đồng được khoanh nợ, giãn nợ.
Nhấn mạnh ý nghĩa vô cùng quan trọng của hàng tồn kho trong giải quyết nợ xấu, Thống đốc cũng nhẩm tính sơ bộ, nếu tỷ lệ 20% hàng tồn kho hiện nay là của tổng hàng hóa sản xuất ra thì khi giải quyết hàng tồn kho là xử lý được 4% nợ xấu ngân hàng.
"Ngành ngân hàng phấn đấu hết mức, đến cuối năm nay nếu ngân hàng nào không trích lập đủ dự phòng rủi ro thì không cho chia cổ tức", Thống đốc Bình khẳng định với hy vọng nợ xấu sẽ được xử lý.
Tội của thống đốc phải xử thế nào? Thủ phạm gây ra khan hiếm vàng - Bình ruồi! Thống đốc Bình - con sĩ bị thí! 'Phân ruồi' xin 'bám càng' Vua đi Apec Tổng hợp về Thống đốc Bình Cấp phát' Doping liều mạnh cho các Bố già Hệ lụy từ độc quyền vàng miếng SJC Thống đốc nhận bao nhiêu đô la? Thống đốc quên 'Câu hỏi chất vấn' Cắt 'CU' Q.Chánh thanh tra NHNN Nợ xấu & Hàm răng Thống đốc Nguyễn Văn Bình? TĐ Nguyễn Văn Bình - Con cờ thí? Mảng tối đằng sau đổi vàng SJC Bố già Nguyễn Đức Kiên 20 TỶ USD CHO THÂU TÓM ĐỢT 1 Đằng sau tái cấu trúc 9 NH
NGUYỄN THẾ THỊNH * QUAN TỰ ĐỤC ĐÁY THUYỀN
Quan tự đục đáy thuyền
Nguyễn Thế Thịnh
Lâu nay, người ta hay nói đến cụm từ “mất lòng tin”. Tôi thì không tin điều này, chỉ vì một điều, cuộc đời mình đã quá cơ cực, cầm súng chiến đấu cũng chỉ mong hết cơ cực, và thực tế thấy đời mình hôm nay sướng hơn hồi trên rừng: không sốt rét, không đói ăn, không cận kề cái chết…Sướng hơn rất nhiều. Sướng nhất là không có chiến tranh.
Cho đến một hôm, một tay cán bộ hỏi người báo cáo viên trong một cuộc học tập quán triệt nghị quyết,
đoạn nói về lòng tin, thực ra anh ta hỏi bằng một câu chuyện, rằng, lúc
già, ba anh ta đeo hết huân huy chương đầy ngực chụp một bức ảnh để sau
này thờ, chụp xong, mang về lồng sẵn trong khung.
Con cháu đến khen tấm chân dung
rất hoành tráng, nhưng đặt ra một câu hỏi: “Ba ơi, ba chụp ảnh thế này
ngộ nhỡ sau này thay đổi chế độ, chế độ mới họ vào họ bắn cả nhà mình đi
thì sao?”. Ông già nghe xong, nước mắt lưng tròng, tự tay đốt tấm ảnh
và đi chụp lại một chân dung mặc thường phục, chính là bức ảnh thờ bây
giờ.
Câu chuyện nó đau đớn và xúc phạm đến mức lúc đó, nếu có súng, tôi đã bắn chết tên kia.
Nhưng rồi nghĩ lại, không phải
hắn ta, mà chính ông già cựu binh. Ông nghĩ sao mà tự tay mình đốt tấm
ảnh để chụp lại? Câu hỏi làm tôi hiểu, đúng là có chuyện…mất lòng tin.
Thời gian gần đây, có nhiều sự
kiện khiến người ta hay bàn đến lòng tin. Hôm rồi, trên diễn đàn Quốc
hội, một vị đại biểu nói, đại ý, trong bối cảnh kinh tế khó khăn, Bộ
GTVT lại đề ra thêm nhiều loại phí, thực ra là thuế, đổ lên người dân,
khiến người dân vô cùng căng thẳng, tạo thêm bức xúc cho xã hội. Nhiều
đại biểu khác khi bàn chuyện đất đai, cũng nói đại ý, người dân mất đất,
khiến học rất bức xúc mà mất lòng tin.
Cho dù thế, cái thằng cựu binh trong tôi vẫn không thể tin là đến một lúc nào đó mình cũng như họ.
Hôm nay, nghe Bộ Nội vụ, Bộ GTVT
trả lời báo chí về việc bổ nhiệm cán bộ hàm cục trưởng lý giải rằng,
việc bổ nhiệm là do nội bộ Vinalines mất đoàn kết kéo dài, Chủ tịch HĐQT
Dương Chí Dũng mất đoàn kết với tổng giám đốc cũ, sau đó mất đoàn kết
với tổng giám đốc mới…Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng GTVT nói rằng, ông bổ
nhiệm ông Dũng lên Cục trưởng Cục Hàng hải là để “giải cứu Vinalines”;
phó của ông là ông Lê Mạnh Hùng lại lý luận theo kiểu “phỉnh con nít ăn
cứt gà”: “Hai anh em mất đoàn kết thì điều một ông đi”. Phù họa theo dàn
đồng ca này, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Trần Anh Tuấn khẳng định quy trình
đúng, ai cũng đúng tất, nói chung, chỉ có bản thân ông Dương Chí Dũng,
người đang bỏ trốn, là sai. Nhưng biết đâu, một ngày đẹp giời náo đó,
ông Dương tái xuất và khẳng định: Tao cũng đéo sai!
Càng nói, thấy ông Thăng càng
bị thiểu năng, ông Hùng cấp dưới cũng lây bệnh thiểu năng theo. Một nội
bộ mất đoàn kết, anh là người lãnh đạo, ở nội bộ đó lại có tổ chức đảng,
tại sao anh không chỉ đạo làm rõ nguyên nhân mất đoàn kết do đâu, do
ai…mà lại nói trớt quớt là điều đi để giải cứu Vinalines?
Suốt mấy năm nay, chúng ta tổ
chức học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, có học tập, có
chương trình hành động, có sơ kết, tổng kết…Học tập Bác là học tập tinh
thần đoàn kết, Bác chả dặn “giữ gìn sự đoàn kết trong Đảng như giữ gìn
con ngươi của mắt mình” đó sao? Vậy thì Đảng bộ của một tập đoàn lớn đâu
rồi? Đảng bộ Bộ GTVT đâu rồi? Hay là để người dân học tập còn các công
được đặc cách…miễn học và làm theo?
Trở lại ngụy biện của thứ trưởng
Hùng, xin nói thế này, làm một thằng anh, cho dù thằng đó bị bệnh dow,
khi thấy hai đứa em mất đoàn kết nó cũng biết kêu lại hỏi vì sao, chứ
thằng anh bị dow đó nhất định không xử lý bằng cách đuổi một thằng đi mù
quáng và ngu si như ông Hùng nói.
Người dân biết hết, chẳng qua họ
không được nói, không có điều kiện nói, vì vậy, cách giải thích đầy
ngụy biện của các ông chỉ làm cho xã hội bức xúc thêm khi vốn dĩ đã có
quá nhiều điều bức xúc, chắc ông Thăng, ông Hùng, ông Tuấn đã nghe câu
“giọt nước làm tràn ly”.
Người dân mất lòng tin chính là
vì cách suy nghĩ, sự ngụy biện bằng mọi giá để bảo vệ chính mình và nhóm
của mình, cách nói đó nhất định không hề vì nhân dân!
Các ông có nghe câu Khổng Tử:
Dân nâng thuyền, dân có thể lật thuyền? Dân không định lật thuyền nhưng
tự mỗi ông trong các ông đã đục một lổ thủng dưới dáy thuyền đang chở
chính mình.
Xin các ông làm ơn dừng lại.
Đánh nhau không chết, nhất định tôi không muốn chết chìm. Để cứu mọi
người, nhất định có người ném các ông xuống biển!
KHUYẾT DANH * MỘNG CẦM
Bí ẩn cuộc tình Hàn Mạc Tử & Mộng Cầm
Từng ngâm nga thơ Hàn Mặc Tử, từng nghe chuyện tình của Hàn thi sĩ với Mộng Cầm, rồi từng nghe đi nghe lại ca khúc "Hàn Mặc Tử"của Trần Thiện Thanh, bất ngờ vào mùa hè năm 1997, tôi lại có dịp ngồi cạnh "người đẹp của thi nhân", nơi một quán cà phê sân vườn, mang tên Mộng Cầm.
Quán là một căn nhà lợp tranh, cạnh đại lộ Nguyễn Văn Linh, khu Nam Sài Gòn, xung quanh có nhiều ao bèo thả cá để khách có thể vừa câu cá vừa nhâm nhi cà phê. Chủ quán là đôi vợ chồng bác sỹ Mộng Đào và Phạm Thiên Bê, con gái và con rể của bà Mộng Cầm.
Đây thôn Vĩ dạ, một vết cứa đâm tim
Người ta chỉ mới được biết về mối tình lãng mạn của Mộng Cầm - Hàn Mạc Tử qua sách báo. Nhưng bên cạnh mối tình đẹp như mơ ấy, còn có một đời thường với rất nhiều bí ẩn. Mộng Cầm- Huỳnh Thị Nghệ, người thiếu nữ trong mộng ngày xưa ấy của Hàn Mạc Tử, trước mặt tôi bây giờ là một cụ bà ở tuổi tám mươi. Tuy vậy, trên gương mặt bà vẫn còn phảng phất nét kiêu sa. Thốt nhiên bà mở lời: "Vào tuổi này rồi chẳng còn gì để giấu". Rồi bà kể như từng phân đoạn hồi tưởng, qua hơi thở có khi hụt hẫng, đứt quãng, dường như là những lời sám hối, tiếc thương.
Quê Mộng Cầm ở Phan Thiết, gần lầu Ông Hoàng nhưng thân sinh bà lại ra làm việc tận Nghệ An. Và ngày 17/7/1917, bà được sinh ra ở đó nên mới có tên "cúng cơm" là Huỳnh Thị Nghệ. Thì ra, tên Nghệ là do sinh ở Nghệ An. Sau đó bà được gửi về trọ ở nhà ông cậu ở Phan Thiết học trường Pline Exercices.
Mộng Cầm là cháu gọi nhà thơ Bích Khê bằng cậu nên bà cũng có "máu thơ văn". Tên Mộng Cầm xuất hiện từ khi bà làm thơ gửi đăng báo. Qua những vần thơ trên báo, Hàn Mạc Tử đã tìm đến làm quen, bày tỏ tình cảm với bà qua bài Muôn năm sầu thảm, với câu mở đầu "Nghệ hỡi Nghệ"…Bài thơ ấy, bà Mộng Cầm vẫn thuộc nằm lòng từ đó đến nay. Hàn Mặc Tử là tình yêu đầu đời của bà.
Bà nhìn ra bầu trời tím hoàng hôn ngoại ô Sài Gòn hồi tưởng… Một mùa hè, năm xưa, Hàn Mặc Tử từ Quy Nhơn vào Phan Thiết thăm Mộng Cầm. Hàn hỏi ở đâu có cảnh đẹp thì đưa anh đi thăm cho biết. Mộng Cầm đã đưa Hàn Mặc Tử lên lầu Ông Hoàng. Đó là một ngọn đồi thấp, nhưng lên đó vào những đêm trăng tỏ, có thể nhìn thấy Mũi Né và thị xã Phan Thiết mờ ảo, lấp lánh đèn hiệu hay đèn ghe chài như những viên kim cương khổng lồ. Nào ngờ, đây lại là lần đi chơi sau cùng của hai người. Hàn Mạc Tử ra Huế, sau đó vào Quy Nhơn, điều trị bệnh phong ở bệnh viện phong Quy Hòa, và mất ở đó .
Tại sao Hàn Mặc Tử lại ra Huế? Bây giờ thì Mộng Cầm nói hết những gì mà bà giấu kín trong lòng gần 60 năm. Đó là Hàn Mặc Tử có mối tình đầu với một cô gái Huế tên là Hoàng Cúc. Thân sinh của Hoàng Cúc làm quan chức trong Sở Đạc điền ở Quy Nhơn. Sau khi biết Hàn Mặc Tử theo đuổi con gái mình, do không thích văn nhân, thi sĩ nên ông đã tìm cách đưa Hoàng Cúc về Huế. Thế là Hàn Mặc Tử ra Huế tìm và sau đó có bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ. Bài thơ này tuyệt hay nhưng Mộng Cầm lại ghét cay, ghét đắng...
Bà trải các câu thơ ra và dằn từng tiếng, khác với các nghệ sĩ ngâm thơ ngọt ngào. Và dằn cho đến câu cuối: "Sao anh không về chơi thôn Vĩ/Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên/Vườn ai mướt quá xanh như ngọc/Lá trúc che ngang mặt chữ điền…".Không biết lần này ra Huế, Hàn có tìm đến thăm cụ Phan Bội Châu như lần trước, hồi cuối năm 1931, khi còn là Phong Trần hay không? Bấy giờ thi sĩ mới 19 tuổi, tìm đến thăm cụ Phan Bội Châu ở Bến Ngự, giữa vòng vây của mật thám Pháp. Do trước đó, từ năm 1930-1931, Hàn đã nổi tiếng với bút hiệu Phong Trần là nhờ lời giới thiệu của cụ Phan. Lúc bấy giờ cụ Phan bị Pháp bắt an trí ở Huế. Cụ lập Mộng Du thi xã với mục đích quy tụ những nhà thơ yêu nước, Hàn Mặc Tử gửi đến thi xã 3 bài thơ yêu nước là Thức khuya, Chùa Hoang và Gái ở chùa (sau in lại trong "Lệ Thanh thi tập"). Mở đầu bài "Thức khuya" có câu: "Non sông bốn mặt ngủ mơ màng/Thức chỉ mình ta dạ chẳng an…" và được cụ Phan rất tán thưởng "…Từ ngày về nước đến nay, được xem nhiều thơ văn quốc âm, song chưa gặp được bài nào hay đến thế…Ước ao có ngày gặp gỡ". Cụ đã họa lại và cho đăng báo. Bài họa bài "Thức khuya" mở đầu: "Chợ lợi trường danh tí chẳng màng/Sao ăn không đặng ngủ không an…".
Ngoài Hoàng Cúc và Mộng Cầm ra, Hàn Mặc Tử còn có hai người tình nữa là Mai Đình nữ sĩ và Ngọc Sương, chị gái của thi sĩ Bích Khê. Mối tình của Mai Đình nữ sĩ không sâu đậm, chỉ là "tình văn chương", còn với Ngọc Sương thì như ngọn gió mát thoảng qua đời Hàn mà thôi (theo Quách Tấn, một người bạn thân thiết của thi sĩ).
"Lầu Ông Hoàng đây, anh ở đâu"
Mối tình của Hàn Mặc Tử và Mộng Cầm chẳng đi đến đâu. Mộng Cầm bộc bạch: Với hai lẽ, một là bà là con nhà phong kiến, cha mẹ luôn cản trở bà lấy một người Công giáo, lại là văn nhân, thi sĩ. Nhưng quan trọng hơn là lúc ấy bà quá thương Hàn Mặc Tử.
Theo bà hiểu thì người bị bệnh phong gần đàn bà sẽ rất mau chết. Vì vậy, bà cố tránh để Hàn Mặc Tử mau chóng bình phục, sau đó sẽ liêu lần với cha mẹ. Nhưng tiếc là Hàn không qua khỏi… Bây giờ người đọc thấy những vần thơ hai người viết cho nhau rất thắm thiết, nhưng thật sự cho đến lúc Hàn Mặc Tử mất, giữa Mộng Cầm và Hàn Mặc Tử không hề có chuyện gần gũi. Thời ấy, mới cầm tay nhau là đã run lắm rồi. Sau này nhớ lại những kỷ niệm với cố nhân, Mộng Cầm có bài thơ "Kỷ niệm Hàn Mặc Tử ở lầu Ông Hoàng", một bài thơ chưa bao giờ phổ biến, được bà chép tay, nét chữ đã phai màu, trao cho tôi. Bài thơ như sau: “Sương sa trong lúc hoàng hôn/Đường lên dốc đá sáng dần bể xanh/Triều dâng con nước mênh mông/Chuông chùa văng vẳng tiếng lòng xôn xao/Lầu Ông Hoàng đây, anh ở đâu?/Hồn xưa anh mất cảnh gieo sầu/Mây mù phủ kín vòng bình địa/Căm hờn tháp cũ cuộc bể dâu”.
Thật cảm động, như một chiều tình cờ được nghe thơ nhạc giao duyên, vì khi bà Mộng Cầm ngâm nga: "Lầu Ông Hoàng đây, anh ở đâu" thì cô con gái, bác sỹ Mộng Đào mở lớn nhạc bài "Hàn Mặc Tử".
Sau khi Hàn Mặc Tử mất, Mộng Cầm lập gia đình và sinh được 7 người con. Người bạn đời của bà cũng biết rõ mối quan hệ của bà với Hàn Mặc Tử nhưng vẫn tôn trọng nhà thơ quá cố. Con gái lớn của bà là Mộng Đào, là bác sĩ, đang công tác tại TP HCM. Mười lăm năm trước, Thành phố mới Nam Sài Gòn được khai hoang trên đồng phèn, Cảnh chiều buồn vắng vẻ, khi tiễn chân tôi ra cổng, bà níu tay tôi dặn dò: "Anh coi có bạn bè nhạc sỹ, nhờ phổ bài thơ này ra bài hát dùm tôi". Ngày 23/7/2007, bà Mộng Cầm qua đời tại số nhà số 300, Trần Hưng Đạo, Phan Thiết.
Theo lời trăng trối của bà Mộng Cầm, cô con gái Hồ Mộng Đức đã mai táng bà trên lưng đồi lầu Ông Hoàng. Và lầu Ông Hoàng từ lâu đã đi vào tâm thức bao thế hệ khi nghe những bài hát về mối tình lãng mạn này, như Hàn Mặc Tử, Mộng Cầm Ca… và cả bài ca vọng cổ Tâm sự Mộng Cầm… Thế mà đến nay tôi vẫn chưa nhờ ai phổ nhạc bài thơ "Lầu Ông Hoàng đây, anh ở đâu?" của bà được.
No comments:
Post a Comment