Wednesday, October 19, 2016

DÂN LÀM BÁO - THỰC PHẨM ĐỘC - TRÀM CÀ MÂU

DÂN LÀM BÁO * ĐOÀN VĂN VƯƠN

 CHÚNG TA LÀ ĐOÀN VĂN VƯƠN
- Tôi sẽ viết lên giữa lòng ngực này và đứng giữa phố phường, hiển thị trên thế giới mạng để nói lên niềm tin mãnh liệt của tôi: Đoàn Văn Vươn vô tội. Đoàn Văn Quý vô tội. Đoàn Văn Sịnh vô tội. Đoàn Văn Vệ vô tội
- Doan Van Vuon is my hero: với tấm bảng này tôi sẽ giơ cao không ngại ngần để cho thế giới biết rằng tại Việt Nam vẫn có những con người lấn biển, mở mang đất sống, tiếp tục ý chí chiến thắng trời đất, chinh phục biển cả của tổ tiên chúng tôi. 
- Trên thế giới mạng bao la này, tôi sẽ cùng với bạn bè tôi treo cao biểu ngữ: Tự Do cho Đoàn Văn Vươn và người thân. Chúng tôi tin rằng dù đang ở bất cứ nơi nào, Huế Sài Gòn, Hà Nội, Paris, London, Cali... chúng tôi đều có thể làm làm được điều tối thiểu này.
- Bằng ngòi bút của tôi, tôi sẽ tiếp tục viết và vinh danh những con người lấn biển vá trời, bày tỏ niềm tin và lòng cảm phục của thế hệ chúng tôi như là những chứng nhân về hành động dũng cảm của họ trước thiên nhiên khắc nghiệt và cường hào hung dữ. 
- Và tôi, một Công Dân Tự Do, xin gửi đến mọi người lời cam kết: tôi sẽ cùng với nhiều bạn bè của tôi đồng hành với thân nhân của anh Đoàn Văn Vươn trên bước đường đi tìm công lý. Công bằng của gia đình họ đồng nghĩa với công bằng của chúng tôi. Trong điều kiện cho phép, tôi sẽ có mặt tại Hải Phòng để thể hiện sự ủng hộ đối với Đoàn Văn Vươn và các thân nhân của anh. 
Hãy cùng nhau công khai tuyên bố rằng: Tự do cho anh, công lý cho gia đình anh là tự do và công lý cho chính dân tộc Việt Nam
Hãy đồng hành và đáp ứng lời kêu gọi của người phụ nữ tay lấm, chân bùn nhưng đã can trường tuyên bố: Chấp nhận mất để xã hội được
Hãy cùng nhau thực hiện 1 hay nhiều điều trên và hướng đến Hải Phòng hoặc cùng nắm tay nhau đi về thành phố cảng. 
Chúng ta là Đoàn Văn Vươn. 
Nguyễn Hoàng Vi 
107/22 Phan Văn Năm, P. Phú Thạnh, Q. Tân Phú, Sài Gòn 
CMND: 025121325 
Phạm Thanh Nghiên 
Số nhà 17, Phương Lưu 2, Đông Hải 1, Hải An, Hải Phòng 
CMND: 030960703 
Nguyễn Ngọc Như Quỳnh 
24 Đặng Tất - Vĩnh Phước - Nha Trang 
CMND: 225048950 
Vũ Sỹ Hoàng 
20 Đường số 4, Tổ 5, Kp 3, Linh Xuân, Thủ Đức 
CMND: 370946457 
Nguyễn Tiến Nam 
Tổ 24, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái 
CMND: 060686883 
Trịnh Anh Tuấn 
20 Hồ Xuân Hương, Buôn Mê Thuột, Đăk Lăk 
CMND: 245086856 
Nguyễn Lân Thắng 
Thịnh Quang, Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội 
CMND: 012145845 
Huỳnh Công Thuận 
280/14A Huỳnh Văn Bánh, F11, Q. Phú Nhuận, Sài Gòn 
CMND: 330668464 
Võ Trường Thiện 
2A, Nguyễn Thị Định, Bình Tân, Nha Trang 
CMND: 225120789 
Châu Văn Thi 
180/1k KP4 Trần Xuân Soạn, P. Tân Hưng Q7, Sài Gòn, 
CMND: 024568970 
Linh mục Lê Ngọc Thanh 
Dòng Chúa Cứu Thế, 38 Kỳ Đồng, Q.3, Sài Gòn 
CMND: 230752095 
Linh mục Phan Văn Lợi 
16/46 Trần Phú, thành phố Huế, Thừa Thiên-Huế 
CMND: 190083880 
Trần Đức Thạch 
Xóm Tân Mỹ, xã Tam Hợp, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An 
CMND: 181853598 
Phạm Văn Trội 
Chương Dương, Thường Tín, Hà Nội. 
CMND: 111750941 
Mục sư Nguyễn Trung Tôn 
Thôn Yên Cổ, xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa 
CMND 171535225 
Ls. Nguyễn Văn Đài 
P302, Z8 ngõ 1, phố Tạ Quang Bửu, Bách Khoa, Hà Nội 
CMND: 012216392 
Trương Minh Đức 
Đường N3, thị trấn Mỹ Phước 1, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương 
CMND: 370597860 
Mục sư Thân Văn Trường 
20/84A, tổ 10, KP6, Linh Trung, Thủ Đức, Saigon 
CMND: 271988881 

NGUYÊN ANH * BÀ BỘ TRƯỞNG Y TẾ VIỆT CỘNG

nh hãi với bà bộ trưởng y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Nguyên Anh (Danlambao) - Vừa qua, bà Bộ trưởng Bộ Y Tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có buổi làm việc với lãnh đạo các sở ngành trực thuộc. Trong đó, ngoài tập huấn kỹ năng nhân viên từ bác sỹ cho đến nhân viên giữ xe, bà Tiến còn 'dạy' cho họ: người bệnh là 'khách hàng' của mình, "đem đến thu nhập cho mình, cần phải chăm sóc chu đáo"
Người đứng đầu bộ y tế cũng kiên quyết cấm bác sỹ nhận phong bì bằng cách... 'ký cam kết', nhưng lại đồng thời cho phép bác sỹ sau khi điều trị cho bệnh nhân thì... được phép nhận phong bì tiền!
Về việc này, bản tin trên báo Thanh Niên tường thuật:
Người nhà bệnh nhân cũng phải ký cam kết không đưa phong bì cho bác sĩ trước và trong khi điều trị còn sau khi điều trị lại là vấn đề khác. Bà Kim Tiến dẫn chứng: “Trong miền Nam, bệnh nhân đưa phong bì cho bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi và nói nếu bác sĩ không nhận quà thì bệnh của tôi không khỏi được".
Theo Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến: "Quà của bệnh nhân biếu bác sĩ sau khi đã được điều trị khỏi phần nhiều thể hiện tình cảm, sự biết ơn của người bệnh với người thầy thuốc nên không thể cấm họ biếu hay cấm bác sĩ nhận quà sau khi đã điều trị mà chỉ cấm nhận trước và trong điều trị”.
Bó tay !
Thứ nhất: đã là bác sỹ, một khi ra trường thì các tân bác sỹ đều phải tuyên thệ lời thề Hippocrates, trong đó không có điều khoản nào nói con bệnh là khách hàng và cho phép nhận quà cả. Bà Kim Tiến là một bộ trưởng mà lại phát biểu hồ đồ, không hiểu vì sao bà lại có cái suy nghĩ đầu voi đuôi chuột như vậy?
Nếu đẩy mạnh y đức nói không với phong bì nhưng lại cho phép nhận quà sau khi khỏi bệnh, bà có đoan chắc là đám bác sỹ sẽ ra giá gói quà thế nào hay không ?
Thế nào là quà ?
Quà trong thời buổi thực dụng ngày nay có thể chỉ là vài ba trăm nghìn nhưng nó cũng có thể vài chục hay vài trăm triệu. Như thế bà mặc nhiên công nhận cái trò hối lộ trong cái ngành mình quản lý !
Là một bộ trưởng một ngành nhiều tai tiếng, sao bà không chặt cái đám sâu móc ngoặc nâng giá thuốc, mỗi một viên đến tay người bệnh đều được bọn chúng ăn chặn cả chục lần. Bọn kê khống giá thiết bị ăn chênh lệch, bọn bác sỹ trong bệnh viện ung bướu ra giá cho con bệnh vài ngàn đô-la để được ưu tiên giải phẫu, chúng tham nhũng trên đầu người bệnh, trong khi nền kinh tế lao đao xuống cấp thì bọn chúng vẫn phè phỡn vì đặc thù của nó lúc nào cũng có bệnh nhân.
Về y đức bà có cảm thấy kỳ cục không khi ai tới bệnh viện cũng phải đóng viện phí trước mới được khám và chữa bệnh?
Đừng đổ cho kinh tế thị trường, nếu nói như vậy thì xem như ngành của bà đã xổ toẹt vào lời thề Hippocrates !
Người dân cứ tưởng rằng với cái tâm và cái tầm bộ trưởng như bà sẽ làm được nhiều việc vĩ mô hơn khi đến tham quan bệnh viện, gặp cảnh bệnh nhân từ dưới gầm giường bò ra nhưng từ đó đến nay cũng đâu có gì thay đổi.
Thay vì tập huấn cho nhân viên nhận quà, bà suy nghĩ dùm người dân tại sao khi tai nạn giao thông người dân luôn tự phát cấp cứu, kẻ bị nạn thì ai cũng về bên kia thế giới? Đơn giản vì họ bị lôi kéo ra khỏi xe không đúng tư thế cũng đủ chết rồi, cái băng ca bằng nhựa cứng và tập huấn thao tác cho các đơn vị địa phương chắc quá khả năng của bà.
Với dân số 90 triệu dân và số lượng nhà thương ít ỏi nằm trong các khu dân cư lớn, người bệnh chỉ biết kéo về thành phố để được điều trị và được yêu cầu... gửi quà tri ân !
Thật là vãi lọ khi tại Việt Nam có một bộ trưởng tuyên bố người bệnh là 'khách hàng' đem nguồn thu nhập đến cho bác sỹ !
Chia sẻ bài viết:

Wednesday, March 27, 2013

THỰC PHẨM ĐỘC HẠI VIỆT NAM

PRIORITY *** Bao Toan Mang Song ! Thuc Pham VN BI CAM NHAP CANHG - TUYET DOI TAY CHAY Hang hoa Thuc Pham tu TRUNGCONG va VN Cong San

Please read and help forward this important info to friends and relatives.
Những thực phẩm kém phẩm chất (có thể nguy hại đến sức khỏe) nhập cảng từ Việt Nam mà FDA đang cấm.
Người Việt Hải Ngoại cần lưu ý những thực phẩm kém phẩm chất nhập cảng từ Việt Nam.
Mới đây Cơ Quan An Toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã từ chối, không cho nhập cảng vào Hoa Kỳ, 27 lô hàng mà phần lớn là thực phẩm đã chế biến, sản xuất từ Việt Nam vì lý do thiếu an toàn sức khỏe.
Những loại thực phẩm này không chỉ nhập cảng vào Bắc Mỹ (Hoa Kỳ và Canada) mà còn được nhập cảng vào tất cả những quốc gia nơi có người Việt Tị Nạn sinh sống như những nước tại Âu châu, Nhật, Úc, v.v...
Nhận thấy rằng đây là vấn đề vô cùng lớn lao liên hệ đến sức khỏe của hàng triệu người Việt trên khắp thế giới, và tại Việt nam, nên chúng tôi chuyển ngữ và khẩn cấp gửi thông tin nầy đến tất cả qúy vị, đặc biệt lưu ý các bà nội trợ, các nhà hàng. Các đấng mày râu lo chuyện nước non, chuyện quốc gia đại sự, cũng cần lưu tâm lưu ý qúy phu nhân, qúy vị sẽ không thực thi được trọn vẹn lý tưởng của mình một khi sức khỏe bản thân và gia đình có... vấn đề. Riêng bà con nhân dân trong nước và những người Việt hải ngoại về thăm thân nhân, cũng xin hết sức cảnh giác, đau ốm, ngộ độc thực phẩm và đi khám, chữa bệnh ở Việt Nam là cả một vấn đề không thể coi thường, đừng để cho đến khi quá muộn.
Dưới đây là danh sách các công ty và địa chỉ, các loại thực phẩm bị FDA từ chối nhập cảng vào Hoa Kỳ, lý do vi phạm các điều khoản quy định về an toàn dược/thực phẩm.
1- Aquatic Products Trading Company, Tôm đông lạnh cỡ lớn có đầu, trộn lẫn các chất dơ bẩn và độc tố có hại cho sức khỏe (FILTHY, SALMONELLA), vi phạm các điều khoản 601(b), 801(a)(3), 402(a)(3), 402(a)(1)
2- Mai Linh Private Enterprise, Vũng Tàu, Thịt cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia chloramphenicol (CHLORAMP) không an toàn cho sức khỏe, điều khoản 402(a)(2)(c) (i), 801(a)(3), theo định nghĩa của điều 21 U.S...C. 348;
3- Batri Seafood Factory, Bến Tre, Chả cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia chloramphenicol không an toàn cho sức khỏe, điều khoản 402(a)(2)(c) (i), 801(a)(3), theo định nghĩa của điều 21 U.S.C. 348;
4- Nam Hai Company Ltd, có 2 sản phẩm vi phạm:
a) Thịt cua nấu chín đông lạnh, có trộn lẫn độc tố gây ngộ độc, độc chất salmonella và hóa chất phụ gia chloramphenol (POISONOUS, CHLORAMP, SALMONELLA,) gây tai hại cho sức khỏe, vi phạm các điều khoản 402 (a) (1), 801(a)(3), 601(a), 402(a)(2)(c) (i), 402(a)(1) theo định nghĩa của luật 21 U.S.C. 348;
b) Lươn đông lạnh, có độc chất salmonella, và nhãn ghi giả mạo (FALSE, SALMONELLA,) một loại sản phẩm khác gây hiểu lầm cho người tiêu thụ, vi phạm các điều khoản 403(a)(3), 801(a)(3), 502 (a), 402 (a) (1);
5- ACECOOK VIETNAM CO...., LTD, Mì lẩu Thái có hương vị hải sản, chế biến có lẫn lộn các chất dơ bẩn và không ghi các thành phần cấu tạo nên sản phẩm (LIST INGRE, FILTHY,) vi phạm các điều khoản 403 (i) ( 2), 801 (a) (3), 601 (b) 402 (a) (3) ;
6- Olam Vietnam Ltd, thị xã Gia Nghĩa, có 7 lô hàng bị ngăn chặn gồm Tiêu đen nguyên hạtTiêu đen xay đều có chứa độc chất Salmonella, vi phạm các điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;
7- Don Nguyen, 3 sản phẩm thô là Đậu khấu (Cardamon), Cam thảo (Licorice) và Quế (Cinnamon) ghi sai nhãn về hình thức và nội dung được quy định theo các điều khoản 4(a), 801(a)(3);
8- Van Nhu Seafoods Limited Company (VN Seafoods Co.), Nha Trang, Cá sòng ngân (Mackerel) cắt khúc đông lạnh, chế biến dơ bẩn, lẫn lộn các chất hỗn tạp, điều khoản vi phạm 601(b), 801(a), 402(a)(3);
9- Nam Phong Trading Co, Tiêu bột chứa độc chất Salmonella, theo điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;
10- Lucky Shing Enterprise Co Ltd, Bột ngũ cốc ăn liền vi phạm rất nhiều điều khoản bị nghiêm cấm gồm có: Thiếu thông tin đầy đủ (NOT LISTED) về sản phẩm theo đòi hỏi của các điều 502 (o), 801 (a) (3), 510 (j), 510 (k);
Không ghi thành tố gây rủi ro bệnh tật hiện diện trong sản phẩm dưỡng sinh (UNSFDIETLB) , theo các điều 402 (f) (1) (A);
Giả mạo sản phẩm (FALSE) gây hiểu lầm, điều 403 (a) (1), 502 (a);
Trên nhãn thiếu thông tin đặc biệt về thực phẩm dinh dưỡng (DIETARY,) theo điều 403 (j);
Nhãn không ghi phần tiếng Anh (NO ENGLISH,) 403 (f), 502 (c), vi phạm các điều luật 21 CRF 101. 15 (c), 801.15 (c) (1) và 201.15 (c) (1);
Thực phẩm dưỡng sinh nầy (được coi) là một loại dược phẩm mới nhưng CHƯA có đơn xin thử nghiệm để được chấp thuận (UNAPPROVED, ) theo điều 505 (a);
11- Nhan Hoa Co., Ltd, Cá đông lạnh, chứa độc tố Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;
12- United Seafood Packer Co. Ltd, Thịt (Fillet) cá lưỡi kiếm (swordfish) đông lạnh, chứa độc chất gây ngộ độc (poisonous), vi phạm điều khoản 402 (a) (1), 801 (a) (3), 601 (a);
13- Seapimex Vietnam, có 7 lô hàng về Chả cua đông lạnh, có hóa chất phụ gia Chloramphenol không an toàn sức khỏe theo định nghĩa của điều luật 21 U.S.C. 348, vi phạm các điều khoản 402 (a) (2) (c) (i), 801 (a) (3) ;
14- MY THANH CO., LTD, có 5 lô hàng gồm 4 sản phẩm:
Cá hồng (Red Snapper) đông lạnh bị từ chối nhập cảng, vi phạm các điều:
- Ghi không đúng tên sản phẩm mà là dưới tên một loại sản phẩm khác (WRONG IDENTIFICATION), vì không biết hay nhằm đánh lừa người tiêu thụ? Điều này chỉ có công ty sản xuất mới có thể trả lời !) theo điều 403 (b), 803 (a) (3);
- Thiếu ghi chú về trọng lượng hay số lượng (LACKS N/C) theo điều 403 (e) (2), 502 (b) (2);
- Nhãn sai (WRONG LABELING) về vị trí, hình thức và nội dung theo điều 4 (a), 801 (a) (3);
- Dưa muối và Nước chấm chay (nước tương: Vegetarian dipping sause) có các vi phạm:
- Không đăng ký là loại sản phẩm đóng hộp có độ acid thấp (NEEDS FCE) theo đòi hỏi của điều luật 21 CFR 801.25 (c) (1) hoặc 801.35 (c) (1), vi phạm điều 402 (a) (4), 801 (a) (3);
Không ghi chú thông tin về tiến trình sản xuất (NO PROCESS,) theo đòi hỏi của điều luật 21 CFR 801.25 (c) (2) hoặc 801.35 (c) (2), vi phạm điều 402 (a) (4), 801 (a) (3);
- Cá sòng ngâm muối (mắm cá sòng) vi phạm:
Độc chất Histamine vượt quá liều lượng chấp nhận, gây hại cho sức khỏe theo các điều 402 (a) (1), 801 (a) (3);
Sản phẩm dơ bẩn, có chứa các chất dơ bẩn hỗn tạp (FILTHY) theo các điều 601 (b), 801 (a) (3), 402 (a) (3);
15- Kien Giang Ltd, t/p HCM, có 2 sản phẩm là Cá nhồng (barracuda) và cá mang giổ (Perch,) đông lạnh, dơ bẩn, trong sản phẩm có tạp chất vi phạm các điều 601 (b), 801 (a) (3), 402 (a) (3) ;
16- Vinh Sam Private Trade Trade Enterprise, Tuy Hòa, Cá lưỡi kiếm tươi (swordfish), có độc tố gây ngộ độc, vi phạm các điều 402 (a) (1), 801 (a) (3), 601 (a) ;
17- Tu Hung Trading Company aka Doanh Nghiep Tntm Tu Hung, có 3 sản phẩm:
a) Bánh hạnh nhân, nhãn không ghi các thành phần nguyên liệu tạo nên sản phẩm (LIST INGRE,) vi phạm các điều 403 (i) (2), 801 (a) (3);
b) Bánh chay: Không đủ phẩm chất (STD QUALITY,) như được ghi trên nhãn, vi phạm điều 403 (h) (1), 801 (a) (3)
Nhãn hiệu giả mạo (FALSE,) không ghi đúng nguyên liệu hay ghi sai lạc gây nhầm lẫn cho người tiêu thụ, vi phạm điều 502 (a), 801 (a) (3);
c) Bánh tráng mè: Không ghi đúng tên theo định nghĩa, tính chất và tiêu chuẩn của sản phẩm (STD IDENT,) theo điều 401, do đó vi phạm các điều 403 (g) (1), 801 (a) (3) ;
Nhãn hiệu không ghi các tố chất chính yếu gây dị ứng (ALLERGEN,) hiện diện trong sản phẩm theo đòi hỏi của các điều 403 (w), 403 (w) (1), 801 (a) (3) ;
18- Trung Nguyen Coffee Enterprise (Cà phê Trung Nguyên), Cà phê bột uống liền "3 in 1" (túi có 20 gói), đã vi phạm các điều:
- Không ghi thành phần nguyên liệu tạo ra sản phẩm (LIST INGRE,) 403 (i) (2) ;
- Nhãn hiệu giả mạo hay ghi chú sai lạc (FALSE ID,) vi phạm các điều 403 (a) (1), 801 (a) (3), 502 (a) ;
- Sản phẩm không cung cấp đầy đủ thông tin về các thành phần dinh dưỡng và chất béo (TRANSFAT,) có trong sản phẩm theo đòi hỏi của điều 21 CRF 101.9 (c), vi phạm điều 403 (q), 801 (a) (3) ;
19- Dragon Waves Frozen Food Factory Co. Ltd, Nha Trang, Cá ngừ (cắt thành từng miếng) đông lạnh, sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất gây ngộ độc, cùng với độc chất Histamine vượt quá liều lượng chấp nhận, vi phạm các điều 402 (a) (1), 402 (a) (3), 601 (b), và 801 (a) (3);
20- Thang Loi Frozen Food Enterprise, Tôm đông lạnh, có độc chất Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;
21- Hai Dang International Trading Services Co. Ltd, t/p HCM, hóa chất hay dược liệu Lidocaine (dùng trong thực phẩm [?], có thành phần hóa học là C14H22N2O,) đã vi phạm 2 điều:
- Không liệt kê thông tin đầy đủ về sản phẩm (NOT LISTED,) theo đòi hỏi của các điều 502 (o), 801 (a) (3), 510 (j), hoặc 510 (k);
- Dược liệu mới chưa xin phép kiểm nghiệm để được chấp thuận xử dụng (UNAPPROVED, ) vi phạm điều 505 (a), 801 (a) (3);
22- Chinh Dat Co., Ltd, Bao tử cá sấy khô, sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất, vi phạm các điều 402 (a) (3),601 (b), và 801 (a) (3) ;
23- Vinh Hiep Co., Ltd, t/p HCM, có 2 sản phẩm:
Thịt hào (ngêu, sò) hấp chín đông lạnh,Mực đông lạnh, là các sản phẩm dơ bẩn, nhiều tạp chất, vi phạm các điều 402(a)(3), 601(b), và 801(a)(3);
24- Vifaco Nong Hai San-Xay, thịt ốc hấp chín đông lạnh, chứa độc chất Salmonella, vi phạm điều 402 (a) (1), 801 (a) (3) ;
25- Vuong Kim Long Co. Ltd, có 3 sản phẩm về bún khô, loại đặc biệt, sợi lớn, sợi nhỏ, sản phẩm dơ bẩn và loại phẩm màu không an toàn, vi phạm các điều 601(b), 801(a)(3), 402(a)(3), 402(c), 501(a)(4)(B) . 
Trên đây chỉ liệt kê điển hình một số công ty, một số sản thực phẩm bị từ chối nhập cảng vào Hoa Kỳ nội trong năm mà thôi. Còn bao nhiêu công ty khác, bao nhiêu sản phẩm khác đã "lọt sàng" trước đó và sau nầy? 
Còn bao nhiêu sản phẩm từ Việt Nam với nguyên liệu nhập lậu từ China đã vượt ra ''biển lớn" vào Canada , Âu châu, Nhật, Úc v.v... và v.v...? Bao nhiêu triệu tấn thực phẩm có các chất độc hại đã "nằm vùng" (và hoành hành) trong bao tử người Việt sống ở nước ngoài và tất nhiên cả và người dân trong nước?
Thỉnh thoảng trong nước, báo chí có loan tin học sinh, công nhân hay người dân bình thường, thấp cổ bé miệng bị ngộ độc thức ăn, nhưng không thấy thống kê số người ngộ độc hay tử vong. Tình trạng thông tin hay thống kê nầy đối người Việt sống ở nước ngoài trên toàn thế giới lại càng hiếm hoi, có thể nói là hầu như chưa nghe thấy (vì không ai thông báo hay loan tin chứ không hẳn là không có).
AK Sưu tầm

Tuesday, March 26, 2013

TRÀM CÀ MÂU * TRONG LÚC TANG GIA BỐI RỐI

image

Mẹ vợ ông Hàn mới chết, con cháu từ xa đổ xô về chịu tang. Các anh chị em vợ của ông chọn một cái hòm do nhà quàn đề nghị, với giá 12 ngàn đô. Ông Hàn chê đắt, bảo khoan quyết định, chờ ông khảo giá đã. Ông Hàn bình tĩnh ngồi bên máy vi tinh, lục tìm khảo giá. Bà vợ ông thì chạy lui chạy tới trong phòng khách, dẫm chân đành đạch trên sàn nhà, khóc bù lu bù loa, rồi đến day áo ông mà nói:
“Giờ nầy mà anh còn ngồi đây thong dong khảo giá? Chuyện nầy cấp bách. Có phải mua món hàng gia dụng đâu mà chần chờ? Tốn kém bao nhiêu anh em chúng tôi cũng chung chịu. Mẹ chết có một lần. Làm chi cái việc hà tiện xấu thế?”

Ông anh vợ cũng bối rối nói:
“Giờ phút nầy, thì nhà quàn ra giá bao nhiêu, mình cũng phải nhận. Có đắt hơn ít trăm bạc, cũng không sao. Mình lựa chọn cái hòm đó, chứ họ có ép mình đâu?”


Ông Hàn quay ngoắt lại, nói với giọng cứng rắn:
“Ít trăm thì tôi khảo giá làm chi? Phải ít nhất là mấy ngàn đồng. Có thể tiết kiệm được từ 40% đến 60% toàn bộ chi phí tang lễ. Dù là tiền của ai đi nữa, tôi cũng không muốn phung phí.”

Bà vợ thét lên:
“Rồi mua phải thứ hòm giả mạo, không tốt. Nó đâu đem đến liền cho mình được, chờ đến bao giờ mới có? Chậm trể việc ma chay. Mà lỡ nhà quàn không chịu nhận hòm từ nơi khác đưa tới, thì đem cái hòm đi tặng ai, tôi nhất định không cho để trong nhà nầy.”

image



Ông Hàn cười hề hề, chậm rải trả lời:
“Giả mạo làm sao được? Cũng hòm ấy, cùng hiệu, cùng tên, cùng nhà sản xuất. Nhà quàn cũng mua tại các nơi đó thôi. Rồi cọng thêm chi phí, tiền lời, mà tăng giá lên. Ai dại mua thì ráng chịu. Nhà quàn cũng không làm gì sai trái. Họ làm thương mãi, phải kiếm cho được nhiều tiền lời càng tốt. 



Họ chẳng có gạt gẫm ai. Nhưng nếu mình mua được hòm đúng giá, thì người bán sẽ chuyển ngay đến nhà quàn trong vòng 24 giở. Chắc chắn. Theo luật liên bang Mỹ, bắt buộc nhà quàn không được từ chối quan tài và các vật dụng cần thiết cho người chết do thân nhân mua và đem đến. 


Trường hợp đó, nhà quàn chỉ lo các dịch vụ tang ma, các lễ lạc mà thôi. Tôi còn phải kêu nhà quàn cung cấp cho mình bảng ghi giá cả của từng mục, gọi là FPL (Funeral Price List) theo luật định. Tôi sẽ so sánh thêm giá cả của từng mục dịch vụ để không bị hố, trả giá cao, đắt. Bà đừng lo, nếu nhà quàn không nhận hòm, thì tôi bán lại kiếm chút lời.”

“Bây giờ không phải là lúc đùa giỡn được. Anh có chắc hòm được giao đúng thứ mình muốn, và trong vòng 24 giờ không. Giao cho nhà quàn, họ tráo hòm khác thì sao? Anh đã có kinh nghiệm nào đâu?”

“ Mình có thể đòi hiện diện trong lúc giao hàng, ai mà đánh tráo được?”

Cả nhà bực mình, xôn xao vì thái độ kỳ cục của ông Hàn. Một bà chị vợ gay gắt:
“Có phải vì không là mẹ ruột, nên cậu nhẩn nhơ, và đòi làm những chuyện trái đời?”

Ông Hàn hơi giận, giọng cứng, gằn: “Nầy, chị đừng nói thế. Mấy năm nay ai chăm sóc mẹ? Ai đưa mẹ đi bệnh viện, làm đủ thứ giấy tờ, nhắc mẹ uống thuốc hàng ngày? Thằng nầy chứ ai. Thế thì bây giờ mẹ qua đời, tôi không có quyền phụ giúp mẹ và cả gia đình nầy, cử hành tang lễ đàng hoàng hơn, ít tốn kém hơn hay sao?”

Ông Hàn gầm gừ bỏ đi, lục lọi tìm tòi trong mấy chồng hồ sơ, và quăng ra một tờ bào “US News & World Report” và nói:
“Các anh, các chị đọc bài “Đừng Chết Trước Khi Đọc Bài Nầy” (Don’t Die Before You Read This) đi, để biết.


image


Vợ ông Hàn la lên: “Trời ơi, giờ nầy còn bụng dạ nào mà đọc báo? Mà nó viết gì? Sao anh không tóm tắt kể cho bà con nghe, xem có lọt tai không?”

Ông Hàn chầm chậm nói: “Tác giả Miriam Horn viết về chuyện linh mục Henry Wasielewsky. Vị linh mục nầy đã vạch trần cách làm ăn thiếu lương thiện, bóc lột quá đáng của một số nhà quàn trong lúc tang gia bối rối. Đã bị những nhà quàn bất lương hăm dọa, nhiều lần kêu điện thoại lúc nửa đêm đòi xin tí huyết, không những thế, ông còn bị cảnh sát địa phương săn đuổi, và cả vị Giám Mục địa phận cũng đày ông đi xa.

 Bài báo viết rất hay, kể rõ một số thủ đoạn của những nhà quàn thiếu lương thiện.”Ngưng một lát, uống hớp nước xong, ông Hàn nói tiếp: “Tác giả viết thêm rằng, người ta không có kinh nghiệm, không có thì giờ trong thời gian cấp bách, không có đủ bình tĩnh khi đang đau buồn, bối rối, cho nên nhà quàn và nghĩa địa làm giá rất cao. 


Tang quyến mệt quá, và nghĩ rằng người chết chỉ có một lần, nên giá nào cũng chịu. Cò kè giá cả trong lúc đau buồn nầy, thì thấy có cái gì lấn cấn trong lòng. 

Trong bài báo nói, giá cái hòm chỉ 675 đô, mà nhà quàn đưa giá 3495 đô, cũng gật đầu chấp nhận. Giá xe tang mỗi giờ vào thời đó chỉ 25 đô mà tăng lên 200 đô hay cao hơn nữa. Cũng như các món khác như là hoa, bia mộ, thiệp cám ơn vân vân, tăng gấp 3 đến 8 lần. Nếu giá chỉ tăng 100% thôi, là đã là phước cho tang chủ lắm.”

image


Ông Hàn cười, và tiếp lời: “Bài báo viết thêm rằng, trường hợp tang chủ kêu đắt, họ nói khéo lắm. Đề nghị bỏ xác vào thùng giấy đem chôn sẽ được rẻ hơn nhiều, tang quyến nghe mà xót xa, đau lòng, tủi thân, nghĩ rằng mình thương người quá cố không đủ, thế là cắn răng chịu giá cao.”

Bà Hàn hỏi thêm: “Còn gì nữa không?”
“Đây, tác giả viết rằng, có một bà đã khóc và xin bà con bạn bè trợ giúp tiền bạc để làm đám tang cho chồng. Nhà quàn đòi 995 đô cho cái hòm. Khi có người hỏi sao đắt thế, họ bảo đó là loại hòm đặc biệt. Có người không tin, đi khảo giá, cũng hòm đó, loại đó, thì nơi sản xuất bảo rằng đó là loại rẻ nhất bằng ván ép.

image


Người ta đến phàn nàn với nhà quàn, thì họ giảm giá xuống 50%. Có nhà quàn gián tiếp hối lộ cho tu sĩ, giáo sĩ, tặng những vé máy bay đi chơi, du lịch miễn phí, để họ dành cho nhà quàn sắp xếp chương trình tang lễ. Có thế mới ra giá cao được. 


Có thể tưởng tượng được không, cùng một cái hòm, mà có nơi đưa giá chỉ 1495 đô, mà nơi khác cho giá 9910 đô. Một số nhà quàn kiếm tiền của thân nhân kẻ quá cố dễ dàng, bằng cách bán các phụ kiện trong đám ma. Ví như gắn thêm một tượng kim loại nhỏ, hình Đức Mẹ Maria, giá mua chỉ chừng 3 đến 5 đô, mà tính đến một hai trăm. Người ta ngại, không dám hỏi về những biếu tượng thiêng liêng nầy.”

image


Ông Hàn đưa tờ báo cho mọi người và thúc hối : “Đọc đi, mọi người đọc đi để thấy việc tôi làm đây là đúng hay sai. Nếu không biết, thì để cho người khác làm, đừng cản trở”

Vừa lúc đó, thì có bà Kim đến. Bà nầy trước đây làm việc cho nhà quàn, bà là trưởng giám đốc tang lễ, nay đã về hưu. Ông Hàn như bắt được của quý, xoắn lấy bà Kim, yêu cầu giúp đỡ, hướng dẫn dể làm sao giảm thiểu được chi phí đám tang . Bà Kim ngồi cười. Vợ ông Hàn chạy ra phân bua:


Giờ nầy mà ông xã em còn khảo giá trên mạng để làm tang lễ. Ông ấy muốn giảm chi phí, vì nhiều nhà quàn thường cho giá cao trên trời. Chị làm trong nghề, xin chị chỉ giúp tụi em với.”

image


Bà Kim chậm rải: “Không phải nhà quàn nào cũng thiếu lương thiện, muốn nhân cơ hội tang gia bối rối mà moi tiền. Rất nhiều nhà quàn đàng hoàng, uy tín, nhưng họ cũng thừa khôn ngoan, để tìm lợi tức tối đa cho cơ sở kinh doanh của họ. 


Giá cả cũng có cao, nhưng cao vừa phải, không quá lố. Nếu họ có đề nghị, quảng cáo khách hàng mua thêm mục nầy, mục kia, thì là lẽ thường trong việc kinh doanh kiếm lời. 

Với chủ trương không gạt gẫm ai, nhưng ai muốn có những thứ xa xỉ, đắt tiền, mà có khả năng tài chánh, thì tại sao nhà quàn lại bỏ lỡ cơ hội ? Nhà quàn là nơi làm thương mãi, kiếm lợi tức, chứ không phải nơi làm phước thiện.”

Ông Hàn nhỏ nhẹ: “Chị có nhiều kinh nghiệm trong ngành nầy, chúng tôi xin chị vài lời vàng ngọc hướng dẫn cho, làm sao để giảm thiểu chi phí chôn cất thân nhân, tránh những sai lầm tốn kém vô ích.”

Bà Kim cười: “ Sai lầm lớn nhất của tang quyến, là không chịu khảo giá năm ba nơi khác nhau. Người ta cho giá nào, thì cũng nhận, không dám hỏi mà cũng không dám mặc cả từ quan tài, cho đến đất chôn, và các nghi lễ tốn kém khác. Sai lầm kế tiếp là chọn lựa nhà quàn. 

Thường chọn gần nhà, hoặc nơi đã có người quen làm đám tang rồi. Nếu không khảo giá vài ba nơi, tang quyến có thể trả giá gấp 3 lần nơi khác. Ví như cùng việc mai táng, có nơi cho giá 2500 đô mà chỗ khác đến 6500 đô. Cũng việc thiêu xác, có nơi chỉ 395 đô, mà nơi khác đến 5600 đô.”

image


Bà vợ ông Hàn bẻn lẻn nói nho nhỏ: “Nếu chị không nói ra điều đó thì em tưởng ông chồng em là người khùng, gàn dỡ, chướng ách. Nhưng em hỏi chị, thì giờ đâu mà đi khảo giá, thân nhân mình chết rồi, có nằm đó mà chờ được không?”

Bà Kim cười nhẹ nhàng:


“ Cứ thong thả, để xác thân nhân tại bệnh viện, nơi đây có đủ phòng lạnh để tồn trử, không ai đem xác quăng đi hoặc gởi hoá đơn xuống âm phủ đòi tiền người chết. Khi nào tìm được nơi làm tang lễ tốt, giá cả xứng đáng, chịu được, thì mới ký hợp đồng”

Một ông rể trong gia đình xen vào câu chuyện: “Trường hợp của gia đình tôi, ông bố vừa tắt thở tại bệnh viện, thì khoảng mười phút sau có nhân viên của nhà quàn đến tiếp xúc với gia đình, nói là họ được kêu điện thoại để đem thi hài thân nhân quý vị về nhà quàn. 

Chúng tôi vừa ngạc nhiên, vừa mừng là tự nhiên có người lo cho mình, khỏi phải đi tìm, chạy ngược xuôi trong lúc bối rối nầy. Chị có biết tại sao nhà quàn biết giỏi thế?”



Bà Kim cười: “Có gì lạ đâu? Nhiều nhà quàn liên lạc mật thiết với các y-tá trong các khu cấp cứu, hồi sinh. Khi có người qua đời, thì y tá báo ngay cho nhà quàn biết. Cũng là chuyện làm ăn thường tình”


Ông Hàn hỏi: “Làm sao giảm thiểu được chi phí tống táng, mà tang lễ vẫn được trang trọng, bình thường?”

image

Bà Kim nói: “Đừng gồng mình lên mua tất cả các mục không cần thiết mà nhà quàn liệt kê và khuyến cáo. Mua tối thiểu mà thôi. Vòng hoa trên ngực, vòng hoa trên quan tài, mình mua chỉ mấy chục đô, nhà quàn sẽ tính đắt gấp năm, gấp mười lần. Nếu khôn ngoan, thì làm lễ tưởng niệm tại nhà, tại chùa, nhà thờ. Trang trọng và thân mật hơn.”

Bà Hàn lo lắng hỏi: “Chỉ có mua hòm và đất chôn thôi, là đã đủ. Còn chi phí gì khác nữa chăng ?”

Bà Kim cười : “ Có lẽ ai cũng tưởng chôn cất là đơn giản như chị nghĩ. Không. Cả mấy chục thứ chi phí , tôi kể sơ ra đây mà thôi, nghe chán lằm. 

Nầy nhé, chi phí cơ bản tại nhà quàn để bàn định việc chôn cất, giấy phép chính quyền, khai tử, mua hòm, vải tẩm liệm, quách bao quanh hòm dưới đất, chuyển xác từ nơi chết về nhà quàn, tẩm xác bằng cách rút hết chất lỏng trong người ra và bơm chất hoá học vào, trang điểm cho người chết,

 áo quần liệm, giữ xác trong phòng lạnh, mướn phòng viếng thăm, đem xác ra vào, lễ viếng thăm, thức ăn, giải khát, tổ chức cử hành tang lễ, in chương trình tang lễ, cuốn tập ghi khách viếng thăm, vòng hoa trên ngực và vòng hoa trên giá, tụng niệm tôn giáo, ban nhạc, xe tang chuyển hòm từ nhà 


quàn ra huyệt mộ, xe lớn chở thân nhân theo quan tài, xe chở các vòng hoa ra nơi chôn, đất chôn, đào và lấp mộ, chuẩn bị mặt bằng để làm lễ hạ huyệt, căng lều, ghế ngồi, xếp đặt việc hạ huyệt, bia mộ tạm, đăng cáo phó, bia mộ, khắc chữ, dựng bia vân vân, mỗi mục là tính tiền riêng. 

 Chưa kinh nghiệm thì tưởng chỉ có mua hòm và đât chôn là xong. Cọng tất cả lại, cũng là số tiền rất lớn, tang gia không ngờ được.”



image

Bà Hàn hỏi: “Thế thì mục gì mình có thể từ chối, không mua?”
“Còn tùy cách lựa chọn, thường thì mục nầy kéo theo mục kia, nhưng có nhiều mục có thể bỏ qua được. Nếu muốn tránh những chi phí linh tinh, thì tốt nhất là giảm bớt các nghi tức rườm rà, như thăm viếng nhìn mặt, làm lễ tại nhà quàn. 

 Thân nhân có thể làm lễ tưởng niệm tại nhà thờ, chùa hay tại tư gia trong khung cảnh nghiêm trang, và bà con đỡ phải cực nhọc thăm viếng. Người quá cố được đưa từ bệnh viện đến nhà quàn, rồi thẳng ra huyệt mộ. Ngày nay, nhiều gia đình Mỹ tổ chức tang lễ đơn giản cho người quá cố, chỉ riêng trong vòng bà con thật gần gũi thân thiết, không tiếp bạn bè, quan khách, không vòng hoa, không phúng điếu”

Bà Hàn cắt ngang lời: “Thế thì không sợ người ta nghị dị, chê cười? Thiên hạ tưởng gia đình keo kiệt, bần tiện, không dám chi tiền, hoặc người ta chê mình nghèo?”

image


Bà Kim thở dài: “Quan trọng nhất là ước nguyện của người quá cố. Biết họ muốn gì, và mình làm được gì trong khả năng tài chánh của gia đình. Nhiều người chết, muốn tang lễ đơn giản, mà gia đình sợ bạn bè bà con dèm pha, phải gồng mình lên chi tiêu, nợ nần, mua lo âu vào thân. Cách tốt nhất, là mỗi người, làm sẵn di chúc, viết rõ các ước muốn của mình, trong khả năng tài chánh có thể. 


Chuẩn bị trước khi chết một chương trình và lối tang lễ mà mình ưa thích, mong muốn, và hợp với khả năng tài chánh sẵn có. Đừng để gánh nặng đè lên vai người còn sống, và đôi khi thực hiện tang lễ trái với ý muốn của mình. 


Đừng có dặn miệng thôi, không có bằng chứng, con cháu nhiều người quên mà không ai nghe. Khi đó, gia đình đỡ bối rối, vì kẻ muốn thế nầy, người muốn thế kia, gây gổ nhau. Nếu tang lễ có đơn giản, thì cũng không ngại ai chê cười. Nếu những người có dư tiền, muốn hoang phí đem chôn tiền xuống đất, thì cũng không ai trách móc . 


Bà nội tôi ngày trước, muốn con cháu mặc áo sô, thắt lưng rơm, dép cỏ, khóc lóc, nằm lăn lộn cản đường xe tang. Thuê thêm người khóc mướn làm điếc tai bàng dân thiên hạ. Thấy không đẹp, thiếu văn minh. Nghe đâu ông cố nội của tôi chết, hòm quàn trong nhà gần môt năm dài, tiếp khách viếng tang, chôn xong thì bà cố chết vì quá mệt nhọc, và gia đình sạt nghiệp.”

image


Ông Hàn hỏi: “Trẻ như chúng tôi, có nên viết di chúc không? Khi nào là lúc nên viết?”
“Trên năm mươi tuổi, thì viết được rồi. Những người bệnh nặng, nên viết ngay là tốt nhất. Tôi biết, nhiều người Mỹ giàu hàng trăm triệu, khi chết cũng muốn làm đám tang đơn giản, tối thiểu, không cho ai nhìn mặt, và chỉ có vài chục thân nhân tham dự.  


Trong nghề, tôi biết khá nhiều gia đình Việt Nam giàu có, khi chết cũng chuyển xác từ bệnh viện thẳng đến nhà thiêu luôn, khỏi phải qua nhiều giai đoạn, nghi thức rườm rà. Rồi bà con bạn bè đến nhà làm lễ tưởng niệm, nhắc chuyện vui buồn liên hệ đến người quá cố trong không khí vui vẻ, bình thường. Tôi nhấn mạnh ở điểm nầy, nếu không muốn cho thân nhân bối rối khi mình qua đời, thì mỗi người lớn tuổi, nên viết sẵn lời dặn dò cho gia đình”

Ông anh lớn nói: “Theo tôi nghĩ, người Việt mình bắt chước Mỹ, trưng bày mặt người chết cho bạn bè thân nhân nhìn lần cuối trước khi đem chôn là một việc làm không nên. Vì dù có trang điểm cách nào đi nữa, thì khi đã chết, mặt mày cũng không còn dễ nhìn như khi còn sống, nếu không nói là xấu xí, rờn rợn, hốc hác, tái mét.  


Cái hình ảnh cuối cùng trong trí của bạn bè rất quan trọng. Nếu không được đẹp đẽ, thiếu sống động như xưa, uổng vô cùng. Nhiều lần đi đám tang bà con, tôi thấy mặt mày người chết hốc hác, méo mó, miệng vẩu, mắt sâu, mà cứ buồn và tiếc mãi, giá như tôi đừng nhìn thấy hình ảnh đó thì hơn, để tôi còn giữ mãi trong trí cái khuôn mặt vui tươi, rắn rỏi, dễ thương ngày xưa. 

Nhất là nhiều người bạn, cứ nhắc đến tên, là tôi mường tượng ra đôi mắt sáng, nụ cười như hoa tươi, thay được bằng một hình ảnh vêu vao khó nhìn. Tôi cứ muốn quên đi, để lấy lại hình ảnh đẹp đẽ xưa, mà không được.


Tôi chắc không ai muốn bị bạn bè nhìn họ với một nhan sắc xấu xí cả. Tuy nhiên, cũng có rất ít trường hợp, thấy mặt người chết đẹp hơn khi còn sống. Đó là những trường hợp người chết chưa bị bệnh lâu dài, nhan sắc chưa bị tàn phá nhiều. ”
Bà vợ ông Hàn nói: “Theo tôi, thì vì người trang điểm kém, hoặc chi ít tiền trang điểm, nên người chết không được đẹp”
Bà Kim cười lớn: “Một chiếc xe Ford đời cũ, làm sao mà sửa lại thành đẹp bằng chiếc xe Mercedes đời mới. 

Tô trát cũng có giới hạn thôi, ngoại trừ mang cái mặt nạ khác. Theo kinh nghiệm của tôi, thì không phải đám tang nào của người Mỹ cũng trưng bày mặt người chết cho bạn bè nhìn. Nhất là những người đã đau yếu bệnh hoạn lâu ngày, ngay cả khi chưa chết, họ không muốn ai thấy họ đã ốm o, hốc hác, xấu xí cùng cực.”


image


Ông Hàn thêm vào câu chuyện; “Khi làm mặt và trang điểm cho người chết, tôi xem chiếu trong phim tài liệu, mà sợ. Ngoài việc moi hết tim gan phèo phổi, dạ dày, ruột non ruột già, thấy người ta còn dùng mấy cây sắt dài chừng nửa thước, to hơn chiếc đũa, xiên từ trong miệng xuống cổ, vào thân, có lẽ để giữ cho cái đầu và xác ở vị trí thẳng.

 Rồi cắt trong nướu, để dùng dây kẽm may, xâu hàm trên và hàm dưới lại với nhau trong vị trí bình thường, cho miệng khỏi há ra, và may môi lại với nhau. 

Dùng chất dẻo đắp vào các nơi cần đắp. Sau đó, dùng phấn, màu, thoa lên mặt, tạo thành một lớp giống như da thường. Cắt tóc, cạo hay tiả râu lại cho đẹp. Nếu mình chứng kiến tận mắt khi họ làm cho thân nhân mình, thì đau lòng lắm.”

Ông anh vợ cắt ngang: “Thôi, thôi, dượng đừng nói chuyện đó, nghe mà ghê. Khuất mắt, mình không thấy thì đỡ sợ. Sao không trở lại câu hỏi chính, là làm thế nào để chi phí tang lễ ít tốn kém nhất?”


Bà Kim cười: “Cách tốt nhất là thiêu xác, và nếu thiêu liền, chuyển xác từ nơi chết, trực tiếp đến lò thiêu, tang lể làm tại nhà, không nhìn mặt, thì đỡ được rất nhiều chi phí khác như tẩm liệm, ướp thuốc, xem mặt, thuê phòng, xe tang. Thường phí tổn chỉ trên 1000 đô thôi.”
Bà Kim hớp thêm ngụm trà, rồi tiếp: “Có người nói sợ nóng, không dám thiêu. Nhưng khi chết rồi, thần kinh đã tê liệt, thì đâu biết chi nữa mà nóng hay lạnh. Nếu còn biết nóng lạnh, thì khi nằm dưới đất lạnh lẽo, tối om, chật chội, ngộp , dòi bọ vi trùng đục khoét, mặt mày teo rúm, há hốc mồm miệng, nhăn răng, khô đét, hoặc rữa mũn ra, thì có khó chịu hơn không?


 Chưa kể điều mà chủ nghĩa địa bảo là đất ‘vĩnh viễn’, thì thường là 49 năm hay 99 năm thôi. Sau đó thì thông cáo trên báo chí là sẽ dời xác. Con cháu có bao giờ đọc đến cái thông cáo nầy, mà có đọc, cũng không biết đó là mộ của thân nhân mình. 

Bên Âu Châu, có nhiều hầm nhà mồ, xương chất đẩy, xương của hàng trăm vạn ngôi mộ được đào lên, gom lại, xếp đặt hàng triệu miếng xương lẫn lộn , rất mỹ thuật. 

Luật lệ nhiều xứ, chỉ cho chôn 5 năm hay 10 năm, hoặc mấy chục năm thôi. Phải bốc mộ sau thời gian đó. Ít có nơi nào là vĩnh viễn hoặc lâu vài ba trăm năm. Ngày nay tại Mỹ, ngưòi ta càng ngày càng ưa thích việc thiêu xác.

 Các xứ khan hiếm đất đai như Nhật, và cả Tàu, Ấn Độ, đều thiêu xác. Ngoại trừ những vùng xa xôi, còn giữ lại việc chôn dưới đất.Theo thống kê năm 2009, thì mười tiểu bang sau đây, có tỷ lệ thiêu xác cao nhất ở Mỹ: Nevada 73.93%, Washington 69.62%, Oregon 69.24%, Hawaii 68.82%, Vermont 65.67%, Arizona 65.60%, Montana 64.81%, Maine 62.75%, Colorado 62.01%, Wyoming 61.76%”

Bà Hàn xen vào: “Người theo đạo Chúa, có thiêu xác được không?”

Bà Kim cười và tiếp lời: “Mãi cho đến khi Đức Giáo Hoàng Phao Lồ Sáu tuyên bố việc hoả thiêu là không trái với Giáo Luật vào năm 1963 và ba năm sau, các linh mục được phép làm lễ cho các đám tang hoả thiêu, thì việc hỏa táng được phát triển rất mau. 


Ngày xưa giáo hữu Thiên Chuá tin rằng, phải còn xác, để chờ ngày phán xét cuối cùng, mà sống lại trên thân xác đó. Chì còn đạo Do Thái là cấm hỏa thiêu thôi, vì họ cho rằng, tro cốt nằm trong hủ, không thể “đất bụi trở về lại với đất bụi được”


image

Ông Hàn bưng bánh ra mời bà con, và nói : “Ông anh rễ tôi kể rằng, thời mới chạy qua Mỹ mấy năm sau 1975, anh em đồng khoá Võ Bị Đà Lạt đi thăm viếng một người bạn đang hấp hối vì bệnh ung thư trong khu chờ chết ở Viện Phục Hòi.

 Khi đó, đa số đều độc thân, hoặc vợ con còn kẹt lại ở Việt Nam, bơ vơ, không bà con thân thích. Anh em thấy ông bạn nằm thiêm thiếp, bàn nhau đóng tiền thiêu xác. Tưởng hắn mê man không nghe được, nhưng bỗng hắn mở mắt ra và nói rõ ràng : “Ông cóc muốn thiêu, sợ nóng lắm. Chôn mà thôi” Đám bạn bè giật mình nhìn nhau. 

Một ông bạn nóng tánh, gằn giọng: “Đưa tiền đây, tụi tao chôn cho. Thằng nào cũng rách mướp, tiền đâu mà chôn mầy.” Một ông bạn khác nháy mắt, rồi nói: “Mầy muốn chôn cũng được, yên tâm đi.” Khi đi ra ngoải, anh bạn nói: “ 

Cứ hứa đại, cho nó yên tâm chết. Sau khi chết rồi, thì cóc biết chó gì nữa, thiêu hay chôn thì cũng thế.” Thời đó, mới đến Mỹ, người nào cũng đi làm việc lao động với đồng lương tối thiểu, lo nuôi thân chưa đủ, lại lo gởi tiền giúp gia đình bên Viêt Nam, tiền đâu mà bỏ ra chôn cất bạn bè, đòi việc ngoài khả năng, làm sao mà thoả mãn được? Nầy chị Kim, chị biết tại sao ngày nay người ta chuộng việc thiêu xác hơn là chôn không?

Bà Kim ăn bánh, uống nước, rồi thong thả nói: “Theo nghiên cứu của các nhà xã hội học, người ta chuộng thiêu hơn chôn vì càng ngày người có học thức cao càng đông đảo 

hơn, việc thiêu xác được quần chúng chấp nhận xem như bình thường, đất chôn không còn dễ dàng và rẻ như xưa, tiết kiệm đất đai cho người còn sống, giáo luật không cấm thiêu, tiện lợi, giản dị và tiết kiệm được nhiều thì giờ, giảm thiểu chi phí không cần thiết.”

Một người khác trong gia đình hỏi: “Tôi nghe nhiều người già mua trước toàn bộ chương trình tang lễ, từ đầu tới cuối. Khi nằm xuống thì khỏi bàn cãi lôi thôi gì, và tiền bạc cũng đã thanh toán xong. Gia đình khỏi phải bận tâm. Việc mua trước đó, có thất không, và có lợi hại gì không?”

Bà Kim gật gù: “Mua trước toàn bộ các mục cho đám tang cũng là điều hay. Nhưng phải liệt kê rõ ràng từng danh mục cho minh bạch, đừng thiếu khoản nào. 


Để sau nầy khỏi phải trả thêm, vì thiếu sót. Cũng có nhà quàn muốn kiếm chác thêm chút chút, khi làm đám tang, nói là hòm loại nầy chưa về hoặc mới hết, phải chờ mua . Nghe chờ mua hòm là đã hết hồn, và chấp nhận trả thêm tiền cho cái hòm đắt hơn.”


image

Ông Hàn hỏi: “Có khi nào mình mua trước, tiền thanh toán hết rồi, mà khi chết, họ chối từ làm tang ma hay không?”
Bà Kim cười khanh khách: “Chuyện gì cũng có thể xảy ra cả. Bình thường, thì không có chuyện rắc rối đó. Ngoại trừ khi nhà quàn bị đóng cửa, hoặc đã đổi chủ. Kẹt nhất là khi mình đổi nơi cư trú quá xa nhà quàn ký hợp đồng làm tang lễ, hoặc mình chết ở một chốn xa xôi nào đó, mang xác về tốn kém hơn là chôn hay thiêu ở nơi chết. 

Thường thường hợp đồng nầy không trả lui được, không chuyển nhượng cho người khác được. Mua trước cũng có cái lợi, là phí tổn khòi phài tăng theo thời giá.”

image


Cả nhà mời bà Kim ở lại ăn cơm, để tham dự cuộc họp gia đình và điện thoại khảo giá việc tang lễ. Cả gia đình bàn cãi sôi nổi, kẻ muốn chôn, người muốn thiêu, bà chị lớn còn muốn làm đám tang linh đình, đủ các nghi thức rườm rà. 

Cả nhà cãi nhau thành to tiếng, mãi chưa đi đến đâu, thì cô Út lấy trong xách tay ra một là thư, nhìn mọi người và nói với giọng run run đầy nước mắt:



“Thưa các anh chị, em muốn cho mẹ có được một đám tang bình thường như mọi người. Em để các anh chị quyết định, nhà chúng ta không thiếu tiền, không cần tiết kiệm. Nhưng các anh chị không đồng ý với nhau, có thể sinh ra bất hoà, nên em xin trình lá thư của mẹ gởi cho em từ lâu, để anh chị xem. Đây, em xin đọc lá thư :

“...Sau này mẹ chết, thì mẹ ước mong các con làm đám tang đơn giản. Không khăn sô, không tụng niệm, không để bà con xem mặt, không phúng điếu, không vòng hoa, và mẹ muốn được thiêu xác. Tro cốt thì đem thả xuống Thái Bình Dương, để mẹ hoà tan vào biển cả, may ra thấm về thấu tận quê nhà bên kia đại dương. Đừng chôn tiền xuống đất. Tiền tiết kiệm được đem cúng cho hội từ thiện ..”

Cả nhà trách cô Út tại sao không đưa là thư ra từ đầu, để khỏi bàn cãi lôi thôi, cô khóc mà không trả lời.


Sau khi nhờ bà Kim phối hợp, cả nhà hoàn tất và ký khế ước hỏa thiêu. Chi phí tang lễ chôn cất do nhà quàn đề nghị tổng cọng 34,680 đô, chỉ còn tốn 1676 đô bao gồm toàn bộ thủ tục giấy tờ, chuyển xác, hoả thiêu và bình tro tạm.


Toàn anh chị em trong gia đình góp thêm tiền, đem tặng hội từ thiện 35 ngàn đô. Cả nhà đều vui mừng, nhẹ nhỏm. /.
Tràm Cà Mau

TIN TỨC GẦN XA

Lãnh đạo Bình Nhưỡng ra lệnh 
chuẩn bị tấn công Mỹ 
Lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong-un. Ảnh do KCNA cung cấp ngày 29/03/2013.
Lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong-un. Ảnh do KCNA cung cấp ngày 29/03/2013.
REUTERS/KCNA

Tú Anh
Theo hãng thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA , lãnh đạo Kim Jong Un vào đêm 28 rạng 29/03/2013 đã ra lệnh cho các tướng lãnh sẵn sàng phóng tên lửa vào lãnh thổ Hoa Kỳ và các căn cứ tại Thái Bình Dương. Một nguồn tin quân sự Hàn Quốc cho biết « hoạt động tại các cơ sở tên lửa của Bắc Triều Tiên gia tăng rõ nét ».

Để gọi là « trả đũa » các máy bay oanh tạc B2 tàng hình của Mỹ tập trận với Hàn Quốc, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Il ra lệnh cho quân đội sẵn sàng tấn công « không thương tiếc » . Theo KCNA, Kim Jong Un ra lệnh này vào đêm qua trong cuộc họp khẩn cấp với bộ tổng tư lệnh : Trong trường hợp bị khiêu khích « trắng trợn », quân đội Bắc Triều Tiên « phải tấn công một cách không thương tiếc vào lục địa Mỹ…. vào các căn cứ quân sự tại Thái Bình Dương, tại đảo Guam, Hawai và tại Nam Triều Tiên ».
Ngày hôm qua, trong cuộc tập trận hàng năm với đồng minh Hàn Quốc có hai oanh tạc cơ B2, có khả năng mang vũ khí hạt nhân, tham gia diễn tập trên lãnh thổ Hàn Quốc.
Lãnh đạo miền bắc cho sự kiện này không phải là chuyện tập trận bình thường, mà thực sự là « tối hậu thư » của đối phương.
Hãng tin Yonhap trích dẫn một nguồn tin quân sự Hàn Quốc xin dấu tên, khẳng định là cường độ hoạt động tại các căn cứ tên lửa của Bắc Triều Tiên gia tăng rõ rệt.
Dường như để làm tăng thêm căng thẳng, Bình Nhưỡng cắt « đường dây điện đỏ » phương tiện liên lạc khẩn cấp giữa hai chính phủ. Hôm nay, KCNA công bố hai tấm bản đồ trong phần tin tức, không rõ vô tình hay cố ý để lộ hai tấm bản đồ « hành quân tên lửa chiến lược » ghi các mục tiêu phải tấn công.
Theo giới phân tích thì hỏa tiễn liên lục địa của Bình Nhưỡng không đủ sức bay đến châu Mỹ.
Về phần Hoa Kỳ, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hegel tuyên bố là Washington « sẵn sàng đối phó với mọi tình huống ». Trong khi đó, Bắc Kinh, qua phát ngôn viên bộ ngoại giao kêu gọi « các bên cùng hợp tác bảo vệ hòa bình ».
Tại Seoul, một chuyên gia quân sự Hàn Quốc cho rằng Bình Nhưỡng chỉ dọa chứ không dám làm.

Lãnh tụ Bắc Triều Tiên: Đã tới lúc thanh toán với Mỹ

Ảnh do KCNA phát hành cho thấy nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un thảo luận về kế hoạch tấn công với các tướng lãnh trong cuộc họp khẩn tại một địa điểm bí mật.
Ảnh do KCNA phát hành cho thấy nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un thảo luận về kế hoạch tấn công với các tướng lãnh trong cuộc họp khẩn tại một địa điểm bí mật.
















http://www.voatiengviet.com/content/kim-jong-un-noi-da-toi-luc-thanh-toan-voi-my/1631082.html
 


'Mỹ không muốn thấy Trung Quốc ỷ lớn ăn hiếp bé'

Tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận tại Biển Đông.
Tàu chiến Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận tại Biển Đông.

Về những diễn biến đáng lo ngại hồi gần đây tại Biển Đông, Tiến sĩ Charles Morrisson, Chủ tịch Hội Đông-Tây, một viện nghiên cứu chính sách tại Châu Á- Thái Bình Dương, nói rằng Hoa Kỳ không muốn tranh chấp được giải quyết bằng vũ lực hay thái độ 'ỷ lớn hiếp bé'. Trao đổi với Ban Việt Ngữ VOA, Tiến sĩ Morrisson cho biết:

“Chúng ta không muốn chứng kiến các cuộc tranh chấp đó được giải quyết bằng vũ lực hay thái độ hiếp đáp. Hoa Kỳ đã nêu lên rất rõ các lợi ích của mình trong khu vực, về mặt tự do hàng hải và giải quyết tranh chấp một cách hòa bình dựa trên những tiến trình theo đó các vấn đề như thế này được giải quyết bằng các cuộc tham khảo ý kiến và những tiến trình đa phương, thay vì nước lớn ỷ thế hiếp đáp nước nhỏ.”

VOA: Ông ám chỉ Trung Quốc là nước lớn hiếp đáp nước bé?

Tiến sĩ Morrisson:“Cách cư xử của Trung Quốc có thể làm nhiều nước khác nghĩ như thế. Và quả là tôi có ý ám chỉ rằng một số khía cạnh trong cách cư xử của Trung Quốc có những đặc tính đó. Đấy không phải là cách để đạt một giải pháp hòa bình cho các vấn đề.”

VOA: Ông có nghĩ vấn đề Biển Đông có thể được giải quyết một cách hòa bình tại thời điểm này?

Tiến sĩ Morrison: “Thật là khó nói! Tất cả mọi người phải đồng ý về điểm đó trước đã. Thách thức tại đây là làm thế nào để tất cả mọi người đều đồng ý, rồi có một tiến trình theo đó những vấn đề xảy đến sẽ được xử lý theo một đường lối không làm căng thẳng leo thang hơn nữa.”

Tiến sĩ Charles Morrisson hiện là Chủ tịch Hội Đông-Tây, một trong những viện nghiên cứu chính sách lớn nhất khu vực Châu Á-Thái bình dương. Ông bảo vệ luận án Tiến sĩ về quan hệ quốc tế tại Đại học John Hopkins.

 

Tổng thống Nga bất ngờ ra lệnh tập trận tại Biển Đen

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu (phải) trước cuộc họp với các viên chức quốc phòng tại Bộ Tổng tham mưu ở Matxcơva ngày 27/02/2013.
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu (phải) trước cuộc họp với các viên chức quốc phòng tại Bộ Tổng tham mưu ở Matxcơva ngày 27/02/2013.
REUTERS/Alexei Nikolsky/Ria Novosti/Pool

Trọng Thành
Theo hãng thông tấn Nga ITAR-TASS, lệnh tập trận tại Biển Đen của Tổng thống Nga đã được chuyển đến Bộ trưởng Quốc phòng vào 4 giờ sáng, giờ địa phương hôm nay 28/03/2012.

Người phát ngôn điện Kremlin Dmitri Peskov tuyên bố, có tổng cộng 36 chiến hạm và 7.000 binh sĩ sẽ tham gia vào cuộc tập trận này. Cũng theo giới chức trên, mục tiêu của cuộc tập trận hải quân ở Biển Đen là nhằm trắc nghiệm các khả năng chiến đấu và mức độ hợp đồng tác chiến của quân đội Nga. Lý do Nga không thông báo trước cho các đối tác nước ngoài, vì số lượng binh sĩ tham gia vào chiến dịch này chỉ dưới 7.000 người.
Hôm nay, không quân Nga cũng đồng thời tiến hành các cuộc tập trận tại căn cứ không quân Enguels, vùng Saratov (Volga). Tham gia tập trận có các máy bay ném bom, chiến đấu cơ, máy bay vận tải và trực thăng. Theo người phát ngôn Bộ Quốc phòng, thì mục tiêu của đợt tập trận không quân này là tập dượt thực hiện « các nhiệm vụ răn đe chiến lược ».
Các tập trận kể trên do tân Bộ trưởng Quốc phòng Serguei Choigou chỉ huy. Ông Serguei Choigou được bổ nhiệm vào cương vị này, sau khi Bộ trưởng tiền nhiệm Anatoli Serdioukov bị cách chức vào tháng 11/2012 vì bị cáo buộc tham nhũng.
Tổng thống Nga đã giao cho tân Bộ trưởng Quốc phòng trách nhiệm tiếp tục thực hiện kế hoạch tái vũ trang quân đội. Trở lại điện Kremlin từ tháng 5/2012, Tổng thống Putin đã xác định mục tiêu tiến hành một cuộc tái vũ trang « chưa từng có » nước Nga, với hơn 550 tỉ euro cho công nghiệp quốc phòng trong 10 năm tới.
tags: Nga - Quân sự - Quốc phòng - Quốc tế
http://www.viet.rfi.fr/quoc-te/20130328-tong-thong-nga-bat-ngo-ra-lenh-tap-tran-tai-bien-den 

 

 

 

 

2013 : Hải quân Trung Quốc tập trận 40 cuộc

Một đơn vị hải quân Trung Quốc, tỉnh Sơn Đôn, 04/03/2013.
Một đơn vị hải quân Trung Quốc, tỉnh Sơn Đôn, 04/03/2013.
REUTERS/Stringer

Trọng Nghĩa
Vừa tăng cường các hành động khiêu khích nhắm vào các láng giềng đang có tranh chấp biển đảo với họ, Hải quân Trung Quốc liên tiếp đưa thêm các thông báo nhằm mục tiêu phô trương uy lực. Theo hãng tin Ấn Độ PTI, Hải quân Trung Quốc ngày 27/03/2013 xác nhận sẽ tiến hành 40 cuộc diễn tập quân sự trong năm nayđể nâng cao năng lực chiến đấu của mình. Cùng lúc, Tân Hoa Xã cũng cho biết là Quân đội Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác với các lực lượng thực thi luật pháp trên biển để bảo vệ tốt hơn lợi ích của Bắc Kinh.

Trong một chương trình vào hôm qua, đài truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV được hãng PTI trích dẫn, cho biết là Hải quân của Quân đội Giải phóng Nhân dân sẽ tiến hành 40 cuộc tập trận trong năm nay, bao gồm cả một số cuộc tập trận chung với nhiều nước khác. Mục tiêu được tuyên bố là nhằm tăng cường tính sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ biên giới trên biển và lợi ích quốc gia.
Lời thông báo về số lượng tập trận trên đây được đưa ra vào lúc Trung Quốc ngày càng tăng cường các chiến dịch tuần tra biển, vừa nhằm áp đặt chủ quyền của Bắc Kinh trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hiện do Nhật Bản kiểm soát, vừa nhằm khẳng định cụ thể sự hiện diện của Trung Quốc tại vùng Biển Đông, mà hầu như toàn bộ diện tích bị Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ.
Trong cuộc họp báo hôm qua tại Bắc Kinh, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc đã nêu bật sự kiện quân đội Trung Quốc sẽ tham gia cuộc tập trận chung ASEAN + 8, được tổ chức tại Brunei vào tháng Sáu 2013.
Đây là một cuộc thao diễn tập hợp lực lượng của 10 quốc gia thuộc Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN, cùng với tám đối tác (Úc, New Zealand, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Nga và Mỹ).
Cũng trong cuộc họp báo hôm qua, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc xác nhận là quân đội Trung Quốc sẽ tăng cường hợp tác với các lực lượng thực thi luật pháp trên biển của nước này, trực thuộc Cục Hải dương Quốc gia.
Theo nguồn tin trên, quân đội Trung Quốc đã thiết lập các cơ chế phối hợp với ba bộ phận vừa được nhập vào Cục Hải dương : Lực lượng Hải giám thuộc bộ Công an, lực lượng Ngư chính, thuộc bộ Nông nghiệp và lực lượng cảnh sát biển chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan Trung Quốc.
tags: Châu Á - Quân sự - Trung Quốc
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130329-hai-quan-trung-quoc-loan-bao-40-cuoc-tap-tran-nam-2013-va-tang-cuong-ho-tro-cac-l

Bắc Hàn bị phát hiện sửa ảnh để ra oai

Cập nhật: 11:02 GMT - thứ sáu, 29 tháng 3, 2013

Hãng AFP cho rút lại hình ảnh 'giả' mà truyền thông Bắc Hàn đã đăng
Hãng thông tấn AFP vừa phát hiện, một bức ảnh tàu hải quân Bắc Hàn tập trận do hãng KCNA đăng hôm 26/03 có sự can thiệp của photoshop.
Ảnh chụp tám tàu đổ bộ dạng có đệm khí hiện đại tiến vào bờ biển phía đông của Bắc Triều Tiên trong khuôn khổ cuộc tập trận chống đổ bộ vào đất liền.
Bắc Hàn cho ra một loạt ảnh chụp và video tập trận quy mô, bắn đạn thật, cùng với các thông tin như “pháo binh và hỏa tiễn đã vào vị trí chiến đấu số một”, nhắm tới mục tiêu kẻ thù là các căn cứ quân sự Hoa Kỳ và “con rối của Mỹ “ là Nam Hàn.
Nhưng một phóng viên của hãng AFP đã quyết định đi xa hơn do có nguồn tỏ ra nghi ngờ về năng lực hải quân thực sự của Bắc Triều Tiên.
Dùng phần mềm Tungstene - chuyên để xác định chứng cứ điều tra – cho thấy có sự can thiệp của kỹ thuật số vào bức ảnh, nhằm thổi phồng số lượng tàu đổ bộ cũng như làm cho chúng trông có vẻ lớn hơn mức bình thường.
“Chứng minh được bức ảnh trên được làm giả không phải dễ. Họ đã áp dụng nhiều cách khác nhau để sửa ảnh,” theo Antonin Thuillier, phóng viên của AFP chuyên gia về phần mềm xác định chứng cứ.
“Công việc này cũng như là khi bạn đối diện với một tử thi và cần phải chứng minh được càng sớm càng tốt là đã xảy ra tội ác.”
"Chứng minh được bức ảnh trên được làm giả không phải dễ. Họ đã áp dụng nhiều cách khác nhau để sửa ảnh. Công việc này cũng như là khi bạn đối diện với một tử thi và cần chứng minh càng sớm càng tốt là có xảy ra tội ác."
Atonin Thuiller, AFP
Quá trình phân tích mất tới hơn 90 phút, do phần mềm Tungstene dùng phân tích thuật toán.
Kết quả cho thấy, hai chiếc tàu đổ bộ tiến sát bờ biển là giống hệt nhau, mà theo tính toán thì không thể có sự giống nhau gần như hoàn toàn đến mức như vậy, theo Antonin.
Hơn nữa, chiếc tàu lớn nhất trên bờ biển cũng được “dựng lai”, với một số chi tiết được nhân đôi từ một tàu khác cũng trong ảnh.
Một phần mềm được dùng để xác định "tuổi" của các điểm phân giải của ảnh, để có thể tách điểm ảnh phần nguyên gốc và những điểm ảnh mới.
Chiêu copy và dán đã được dùng khá nhiều nhằm tăng số lượng tàu, mà có thể nguyên gốc chỉ có khoảng hai chiếc.
KCNA có lẽ là nguồn thông tin và hình ảnh duy nhất được phép đưa hình ảnh Bắc Triều Tiên ra nước ngoài, và tất nhiên là dưới sự chỉ đạo kỹ lưỡng của nhà nước.
Tuy nhiên, dù là ai thực hiện sửa bức ảnh của Bắc Hàn đi nữa, thì kỹ thuật biên tập ảnh của họ cũng khá điêu luyện, chuyên gia AFP nhận xét.

Lại dọa Mỹ


Ông Kim Jong-un 'cuối cùng cũng ra lệnh sẵn sàng bắn để tấn công bất kỳ lúc nào'
Tin mới nhất hôm nay 29/03 cho thấy, Bắc Hàn cho hệ thống hỏa tiễn vào vị trí sẵn sàng để tấn công Hoa Kỳ nhằm đáp lại vụ cho máy bay B-52 bay lượn trên bán đảo Triều Tiên.
Hãng KCNA nói lãnh tụ Kim Jong-un vừa ký lệnh ngay sau cuộc họp muộn hồi đêm 28/03 với các tướng lĩnh cấp cao.
Đã tới lúc “dàn xếp mọi chuyện” với Hoa Kỳ, KCNA dẫn lời ông Kim, vì vụ máy bay B-52 là “tối hậu thư”.
Ông Kim Jong-un “cuối cùng cũng ký kế hoạch chuẩn bị kỹ thuật cho hỏa tiễn chiến lược KPA, ra lệnh sẵn sàng bắn để có thể tấn công bất kỳ lúc nào”, KCNA viết.
Bình Nhưỡng cực kỳ bất bình trước cấm vận mới của Liên Hợp Quốc và Hoa Kỳ, và đặc biệt là đối với cuộc tập trận thường niên Mỹ - Nam Hàn.
Quốc gia này liên tục đưa ra đe dọa bằng nhiều hình thức khác nhau trong thời gian gần đây, nhưng một phần có lẽ nhằm củng cố quyền lực ở hậu phương, và phần còn lại, hy vọng Mỹ sẽ vì thế mà bỏ tập trận với Nam Hàn như cựu tổng thống Bill Clinton từng làm.
"Bắc Hàn phải hiểu rằng việc họ đang làm là rất nguy hiểm. Chúng tôi muốn làm rõ rằng, chúng tôi nghiêm túc xem xét những khiêu khích từ phía Bắc Hàn và sẽ có lời đáp cho họ."
Chuck Hagel, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ
Phương Tây hiện vẫn chỉ coi đây là cách Bình Nhưỡng tuyên truyền và Hoa Kỳ lại cho máy bay B-52 hoạt động nhiều hơn ở khu vực bán đảo Triều Tiên.
Cho tới gần đây, quan điểm chung của giới quan sát là khó có thể xảy ra một cuộc chiến hạt nhân trên diện rộng tại Đông Bắc Á nhưng cũng có mối lo sợ một tính toán sai lầm từ phe nào cũng có thể dẫn tới tình trạng khó kiểm soát.
Vì thế, Hoa Kỳ nay nói rằng họ đã sẵn sàng cho “bất kỳ tình huống nào” xảy ra trên bán đảo Triều Tiên.
“Bắc Hàn phải hiểu rằng việc họ đang làm là rất nguy hiểm,” Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Chuck Hagel nói với báo giới hôm thứ Năm 28/03.
“Chúng tôi muốn làm rõ rằng, chúng tôi nghiêm túc xem xét những khiêu khích từ phía Bắc Hàn và sẽ có lời đáp cho họ.”
Từ Bắc Kinh, đồng minh thân cận và được cho là có ảnh hưởng nhiều nhất tới Bắc Triều Tiên vẫn ra sức kêu gọi các bên liên quan phải “bình tĩnh”.



Hội thảo Biển Đông Asia Society:Tham vọng bá chủ của Trung Quốc lộ rõ
Tàu hải giám Trung Quốc thuộc hạm đội Hải Nam tại cảng Hải Khẩu Hải Nam ngày 27/12/ 2012.
Tàu hải giám Trung Quốc thuộc hạm đội Hải Nam tại cảng Hải Khẩu Hải Nam ngày 27/12/ 2012.
REUTERS/China Daily
Trọng Nghĩa
Vấn đề tranh chấp tại Biển Đông đã được thảo luận nhân một cuộc hội thảo tại Mỹ (13 - 15/03/2013), do Hội châu Á Asia Society (New York) cùng với Trường Hành chánh công Lý Quang Diệu (Singapore) đồng tổ chức. Tập hợp nhiều nhà nghiên cứu hay quan chức chính phủ từ 6 nước (Hoa Kỳ, Singapore, Việt Nam, Trung Quốc, Philippines và Úc), sự kiện này đã thu hút sự chú ý của giới quan tâm đến tình hình Biển Đông, vì là dịp để hiểu rõ hơn quan điểm của từng tác nhân liên quan đến hồ sơ này.
Như được ghi trong chương trình, nội dung cuộc hội thảo xoay quanh các vấn đề như nguồn gốc tranh chấp Biển Đông, quan hệ Mỹ-Trung ở khu vực này, Vai trò của luật pháp quốc tế trong vấn đề giải quyết tranh chấp, quan điểm của ASEAN về Biển Đông…
Trước việc Trung Quốc liên tiếp có những hành động ngày càng lấn lướt ở vùng Biển Đông, một trong những mối quan tâm là tìm hiểu xem đâu là giới hạn của tham vọng biển đảo của Bắc Kinh tại Đông Nam Á, đặc biệt trong bối cảnh Philippines vừa quyết định khởi động vụ « kiện » đường lưỡi bò của Trung Quốc trước Tòa án Quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc. Do vậy, các phát biểu của phía Trung Quốc tại cuộc hội thảo đã được giới quan sát hết sức chú ý.
Những người tham gia hội thảo
Trong danh sách của hội Asia Society về các diễn giả chủ chốt tham gia hội thảo, đáng chú ý nhất về phía Mỹ có ông Christopher Hill, nguyên trợ lý ngoại trưởng phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, hiện đứng đầu Trường Nghiên cứu Quốc tế Josef Korbel tại Đại học Denver, trong lúc về phía Trung Quốc là một sĩ quan cao cấp, tướng Chu Thành Hổ, Giám đốc Học viện Quốc Phòng, thuộc Trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc.
Bên cạnh đó là nhiều chuyên gia quen thuộc như Tiến sĩ Patrick Cronin, Trung tâm Nghiên cứu CNAS, ông Walter Lohman (Hội nghiên cứu Heritage Foundation) Giáo sư Jerome A. Cohen, chuyên gia uy tín về luật quốc tế tại Đại học New York University, Giáo sư Robert Beckman, Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore.
Trong số các diễn giả Trung Quốc, còn có ông Trương Tân Quân, giảng sư tại Đại học Thanh Hoa, Bắc Kinh, trong lúc Đại học Quốc gia Singapore cử thêm hai chuyên gia về châu Á Hoàng Thịnh (Huang Jing) và Dương Phương (Yang Fang), đều thuộc Đại học Quốc gia Singapore.
Phía Việt Nam có bà Nguyễn Thị Lan Anh thuộc Học viện Ngoại giao, và bà Nguyễn Thị Thanh Hà, Vụ trưởng Vụ Pháp Luật của Bộ Ngoại Giao Việt Nam. Về Philippines, có Đại sứ nước này tại Hoa Kỳ đến tham gia. Trong số các nước Đông Nam Á có tranh chấp tại Biển Đông, không thấy có mặt Brunei và Malaysia.
Là người thường xuyên theo dõi các diễn biến liên quan đến khu vực được ông gọi là biển Đông Nam Á (tức Biển Đông), Tiến sĩ Vũ Quang Việt, nguyên chuyên gia thống kê tại Liên Hiệp Quốc, đã có điều kiện dự cuộc hội thảo tại Hội Asia Society, và đã đồng ý chia sẻ với thính giả RFI một số suy nghĩ về điều có thể gọi là tham vọng độc chiếm Biển Đông của Trung Quốc đã được đại diện cao cấp của phía Trung Quốc - tướng Chu Thành Hổ - công khai bộc lộ trước đông đảo các nhà nghiên cứu quốc tế.
Duy trì nguyên trạng theo kiểu Trung Quốc !
Tham vọng này có thể thấy qua các tuyên bố của nhân vật này, từ việc phản bác yêu cầu tài phán quốc tế của Philippines, xác định chủ quyền của Bắc Kinh trong vùng, coi nhẹ các nỗ lực của ASEAN trong việc thúc đẩy bộ Quy tắc ứng xử tại Biển Đông để ngăn ngừa xung đột, cho đến việc xem Biển Đông là một vấn đề song phương Mỹ-Trung, và nhất là chủ trương duy trì nguyên trạng hiện nay, nhưng theo kiểu Trung Quốc, tức là để cho Trung Quốc mặc sức tung hoành.
Sau đây, là phần phỏng vấn Tiến sĩ Vũ Quang Việt tại Hoa Kỳ :

Mỹ phản đối vũ lực trên Biển Đông

Cập nhật: 12:09 GMT - thứ ba, 26 tháng 3, 2013
Từ Washington, Bộ Ngoại giao Mỹ đã có phản ứng về vụ căng thẳng mới nhất trên Biển Đông giữa Bắc Kinh và Hà Nội.
Phát biểu trước các phóng viên hôm thứ Ba ngày 26/3, ông Patrick Ventrell, phó phát ngôn nhân tạm quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ, nói rằng nước này ‘quan ngại’ khi nghe tin về vụ việc và rằng Washington đang tìm hiểu thêm từ cả hai phía Bắc Kinh và Hà Nội.
“Chúng tôi cực lực phản đối việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lực hay cưỡng ép của bất cứ bên nào để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của họ trên Biển Hoa Nam,” ông Ventrell nói.
Ông bình luận rằng vụ việc này cho thấy rất cần thiết phải có một bộ quy tắc ứng xử để xử lý các tranh chấp ‘một cách minh bạch và có nguyên tắc’.

'Đúng đắn và hợp lý

Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ tàu cá Việt Nam bị hư hại và thúc giục Hà Nội bảo ngư dân tránh vào vùng biển của Trung Quốc.
“Phản ứng của cơ quan chức năng của Trung Quốc trước một tàu cá bất hợp pháp của Việt Nam là đúng đắn và hợp lý.
"Chúng tôi phản đối mạnh mẽ việc đe dọa hoặc sử dụng vũ lựng hay cưỡng ép của bất cứ bên nào để thúc đẩy tuyên bố chủ quyền của họ trên Biển Hoa Đông."
Patrick Ventrell, phó phát ngôn nhân tạm quyền của Bộ Ngoại giao Mỹ
"Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam tiến hành các bước nghiêm túc nhằm cải thiện việc giáo dục và quản lý ngư dân để tránh các hoạt động trái phép như vậy”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Hồng Lỗi được Reuters dẫn lời nói với các phóng viên tại Bắc Kinh.
Ông Hồng lỗi đã từ chối trả lời các câu hỏi liệu có hay không việc tàu Trung Quốc bắn vào tàu cá Việt Nam và liệu tàu Trung Quốc có phải tàu chiến hay không.
Vào hôm 25/03, Bộ Ngoại giao Việt Nam xác nhận một tàu Việt Nam bị Trung Quốc bắn bốc cháy ở đảo Hoàng Sa và Hà Nội đang đòi Bắc Kinh bồi thường.
Báo Tiền Phong hôm Chủ Nhật đã đưa tin tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi bị tàu Trung Quốc đuổi và nổ súng bắn cháy cabin tại đảo Hoàng Sa nhưng sau đó bà đã bị gỡ xuống.
Trang web của Bộ Ngoại giao dẫn lời người phát ngôn Lương Thanh Nghị nói hôm 25/03:
"Ngày 20/3/2013, tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc truy đuổi và nổ súng bắn cháy cabin.
"Chúng tôi hy vọng phía Việt Nam tiến hành các bước nghiêm túc nhằm cải thiện việc giáo dục và quản lý ngư dân để tránh các hoạt động trái phép như vậy"
Hồng Lỗi, Bộ Ngoại giao Trung Quốc
"Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, đe dọa tính mạng và gây thiệt hại tài sản của ngư dân Việt Nam.
"Hành động này đã vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)."
Ngoài những lời tuyên bố mang tính quy ước này, Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng sử dụng những ngôn từ mạnh mẽ hơn.
Ông Nghị được dẫn lời nói: "Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động sai trái và vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam.
"Ngày 25/03/2013, đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện Đại Sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối việc làm nói trên của phía Trung Quốc."
Trên trang mạng xã hội Weibo của Trung Quốc (một trang nhắn tin kiểu Twitter), người ta thấy có một số ý kiến cho rằng nên khuyến khích việc tấn công vào tàu Việt Nam và một số ý kiến khác nói nên làm điều tương tự với tàu Nhật khi có tranh chấp.
"Đây là một cách tốt để thể hiện sức mạnh của chúng ta. Lần sau chúng ta cần nã đạn thật."
Bình luận trên trang Weibo ở TQ
Một người bình luận rằng "Đây là một cách tốt để thể hiện sức mạnh của chúng ta. Lần sau chúng ta cần nã đạn thật.”
Một người khác viết “Đừng quên rằng, Bộ trưởng quốc phòng mới của chúng tôi đã từng tham gia cuộc chiến Việt – Trung.”
Phản hồi lại các bình luận đã được dịch và đưa lên trang Facebook của BBC tiếng Việt, một độc giả viết "Đây là một nước đi mạnh của TQ, nếu VN không làm rõ vụ này chắc chắn những bước tiếp theo của TQ sẽ còn lớn hơn nữa. Chỉ phản đổi mà không có động thái nào đủ mạnh thì nhà cầm quyền TQ sẽ "bắt vía" VN. Mọi việc cứ chờ xem".
Còn một người khác viết "Việt Nam có đầy đủ chứng cứ không thể chối cãi về chủ quyền hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, Việt Nam cương quyết lên án hành động vi phạm chủ quyền đối với hai quần đảo... những câu ai thuộc lòng :)))))"
'Hùng hổ đuổi theo'


"Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động sai trái và vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam"
Lương Thanh Nghị, Người phát ngôn Bộ Ngoại Giao
Theo báo Tiền Phong, tàu cá QNg 96382 cuối cùng đã về tới đảo Lý Sơn hôm 22/3, hai ngày sau khi bị bắn.
Báo dẫn lời thuyền trưởng Bùi Văn Phải, 25 tuổi, và viết:
"Khoảng 10 giờ ngày 20/3, khi sắp kết thúc phiên đánh bắt tại khu vực đảo Lin Côn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, tàu ông [Bùi Văn Phải] - gồm chín ngư dân - đụng phải chiếc tàu tuần tra của Trung Quốc mang số 786, sơn màu trắng xám.
"Tàu sắt Trung Quốc liền hùng hổ đuổi theo. Thuyền trưởng Phải kéo ga chạy thật nhanh. Do nằm ở vị trí không có rạn san hô ngầm để lọt vào tránh né như mọi lần, ngư dân đành cho tàu chạy thẳng.
"Bọn lính bên tàu tuần tra liên tục buộc tàu ngư dân dừng lại. Khoảng 30 phút sau, bất ngờ đạn lửa từ tàu tuần tra Trung Quốc (có thể là động tác cảnh cáo) bắt đầu nã sang ca bin tàu ngư dân của ta.
"Hốt hoảng và bất ngờ, các ngư dân đang ngồi trước mũi thuyền liền đưa tay lên đầu la to.
"Nóc cabin bắt đầu bốc cháy ầm ầm. Tấm bạt nhựa trên cabin tan chảy để lộ ra 4 bình gas đang nằm giữa đống lửa rừng rực. Nếu không kịp thời dập tắt đám cháy thì có thể nổ tàu."
"Nóc cabin bắt đầu bốc cháy ầm ầm. Tấm bạt nhựa trên cabin tan chảy để lộ ra 4 bình gas đang nằm giữa đống lửa rừng rực. Nếu không kịp thời dập tắt đám cháy thì có thể nổ tàu."
Thuyền trưởng Bùi Văn Phải
Tiền Phong nói sau đó một ngư dân lớn tuổi đã trèo lên nóc cabin trong khi tám ngư dân còn lại múc nước đưa lên để chữa cháy trong lúc tàu Trung Quốc "vội vã tháo lui".
Trung tá Nguyễn Văn Thanh, Đồn phó đồn Biên phòng Lý Sơn cũng được dẫn lời cho biết ông đã "chỉ đạo cho các đội nghiệp vụ thu thập hồ sơ để báo cáo về trên xử lý".
Thuyền trưởng Phải cũng nói với Tiền Phong chuyện tàu tuần tra Trung Quốc đuổi tàu Việt Nam ở Hoàng Sa là điều thường xuyên xảy ra nhưng phía Trung Quốc có hành động mạnh tay hơn trong thời gian gần đây.
Ông Phải cũng nói trước lần bị bắn này, tàu của ông từng bị hai tàu tuần tra khác của Trung Quốc mang số 262 và 263 rượt đuổi.
Các hành động bị coi là "hung hăng" của Trung Quốc trên Biển Đông đã kéo theo nhiều cuộc biểu tình phản đối ở Việt Nam trong hai năm qua.
Chính quyền Việt Nam một mặt lên tiếng phản đối nhưng mặt khác lại ngăn cấm người dân có những hành động phản đối tương tự trên đường phố.
 http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2013/03/130326_trung_quoc_phan_ung_vu_ban_tau_ca_vietnam.shtml

Việt Nam : Báo chí đồng loạt tố cáo Trung Quốc bắn cháy tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi

Tàu cá Việt Nam. Ảnh minh họa.
Tàu cá Việt Nam. Ảnh minh họa.

Anh Vũ
Năm ngày sau sự việc một tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi đang họat động tại ngư trường Hòang Sa bị tàu tuần tra Trung Quốc bắn cháy, ngày 25/03/2013 phát ngôn viên bộ Ngoại giao Việt Nam lên tiếng tố cáo hành động của phía Trung Quốc bằng những lời lẽ khá gay gắt. Tiếp theo phản ứng của của bộ Ngoại giao, các báo nhất loạt đăng bài về vụ việc mặc dù đã có thông tin từ trước.

Bình luận về vụ việc, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lương Thanh Nghị nói : « Đây là vụ việc hết sức nghiêm trọng, vi phạm chủ quyền Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa »« Việt Nam kiên quyết phản đối, yêu cầu phía Trung Quốc điều tra, xử lý nghiêm hành động sai trái và vô nhân đạo nói trên, bồi thường thiệt hại cho ngư dân Việt Nam ».
Sự việc tàu cá mang số hiệu QNg 96382 TS của ngư dân tỉnh Quảng Ngãi trong lúc đang hoạt động nghề cá bình thường tại ngư trường truyền thống thuộc khu vực quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc bắn cháy xảy ra từ hôm 20/03/2013.
Sáng ngày hôm qua 25/03/2013, một số báo như Người Lao Động và Tiền Phong đã thông tin trên trang mạng, nhưng ngay sau đó không hiểu vì lý do gì các báo trên lại phải rút bài xuống. Phải đợi đến cuối giờ chiều, sau khi có phản ứng của bộ Ngoại giao, các báo chính thống ở Việt Nam mới gần như đồng loạt đưa tin về vụ cùng với những câu chữ lên án mạnh mẽ, dẫn lại lời của phát ngôn viên Ngoại giao.
Trang VietnamNet chạy tựa : "Tàu Trung Quốc nổ súng là sai trái, vô nhân đạo". Trang Chính phủ thì « Yêu cầu Trung Quốc điều tra xử lý nghiêm vụ bắn tàu cá Việt Nam » , hay báo Người Lao động thì trở lại với khí thế hừng hực « phải chặn ngay ý đồ đen tối ». Tương tự, trang báo Tiền Phong hôm nay cũng có bài phóng sự « tan hoang tàu cá Việt bị tàu Trung Quốc bắn » kể lại chi tiết vụ việc.
Tuy nhiên không một thông tin nào cho biết tàu Trung Quốc nổ súng vào tàu cá Việt Nam là loại tàu gì. Từ Quảng Ngãi, nhà báo Thanh Thảo cho RFI biết một vài suy nghĩ của ông về vụ việc này.
 Hỏa tiễn Bắc Hàn 'đã lên bệ phóng'
Cập nhật: 10:45 GMT - thứ ba, 26 tháng 3, 2013

Ông Kim Jong-un thị sát pháo binh trong cuộc tập trận ở Tây Bắc Hàn hôm 25/03
Bắc Hàn tuyên bố vừa cho pháo binh và hỏa tiễn vào “tư thế chiến đấu” để chuẩn bị tấn công căn cứ của Hoa Kỳ ở Hawaii, Guam và trên đất Mỹ.
Tuyên bố trên do hãng tin nhà nước KCNA đăng, tiếp theo loạt lời lẽ hiếu chiến từ Bình Nhưỡng.
Sự việc xảy ra đúng lúc Nam Hàn đánh dấu ba năm ngày tàu chiến Cheonan bị chìm khiến 46 thủy thủ thiệt mạng.
Nam Hàn nói không thấy có các dấu hiệu của các hoạt động bất thường từ phía Bắc.
“Kể từ lúc này, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Triều Tiên cho toàn bộ pháo binh vào tư thế chiến đấu số 1, kể cả pháo binh tầm xa và đơn vị hỏa tiễn chiến lược sẽ nhắm tới tất cả các mục tiêu kẻ thù, căn cứ quân sự ở Mỹ, Hawaii và Guam,” theo KCNA đăng.
Tuyên bố trên được đưa ra cũng đúng lúc quốc gia này đang ra sức tăng cường tập trận trên diện lớn, và cũng không rõ lệnh trên chỉ áp dụng lên một số đơn vị cụ thể hay đối với toàn bộ quân đội, theo phóng viên Lucy Williamson của BBC ở Seoul.
Trong một buổi họp báo, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi nói ông hy vọng “các bên liên quan [sẽ] kiềm chế để làm giảm căng thẳng.”
Bắc Hàn được cho là không có đủ trình độ kỹ thuật để bắn tới Hoa Kỳ dù là bằng vũ khí nguyên tử hay tên lửa đạn đạo, nhưng có thể bắn tới căn cứ quân sự Mỹ trong khu vực với hỏa tiễn tầm trung.
Căng thẳng vẫn ở mức cao trên bán đảo Triều Tiên từ khi Bắc Hàn cho thử tên lửa lần ba hồi tháng 02/2013.

'Con đường sống duy nhất'


"Đối với miền Bắc, con đường sống duy nhất là dừng ngay các hành động khiêu khích và đe dọa, từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa, trở thành một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế."
Tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye
Tuyên bố trên được đưa ra chỉ vài giờ sau khi tổng thống Nam Hàn Park Geun-hye kêu gọi Bắc Hàn “thay đổi hành động” bằng cách từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Phát biểu từ nghĩa trang quốc gia ở Daejon, nơi chôn cất các thủy thủ thiệt mạng tàu Cheonan, bà Park cho rằng Bắc Hàn sẽ tiếp tục đe dọa an ninh quốc gia phía Nam.
“Đối với miền Bắc, con đường sống duy nhất là dừng ngay các hành động khiêu khích và đe dọa, từ bỏ vũ khí hạt nhân và tên lửa, trở thành một thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế,” bà nói.
Tàu chiến Cheonan bị chìm năm 2010 gần vùng biển biên giới chồng lấn phía Đông của Triều Tiên.
Nam Hàn nói ngư lôi của Bắc Hàn đánh chìm tàu, nhưng Bình Nhưỡng chối bỏ mọi liên quan.
Nhiều tháng sau, Bắc Hàn nã pháo vào đảo Yeonpyeong ngay gần đó, khiến bốn người Nam Hàn thiệt mạng, trong đó có hai thường dân. Bình Nhưỡng nói đó là lời đáp cho cuộc tập trận của Nam Hàn.
Tuần trước, Nam Hàn và Hoa Kỳ cùng ký kết kế hoạch quân sự mới – kết quả của cuộc tập trận chung nhằm hạn chế tấn công từ phía Bắc Hàn.
Trong khi đó, sớm hôm thứ Ba 26/03, quan chức nói rằng hệ thống máy tính của các chính quyền địa phương ở Nam Triều Tiên bị treo trong thời gian ngắn, theo hãng tin Yonhap.
Trang web của những người rời bỏ Bắc Hàn cũng bị ảnh hưởng, cũng theo hãng tin trên.
Daily NK, trang web mới lập tập trung vào tin tức liên quan tới Bắc Hàn nói, một tin trên Facebook của trang này “bị tấn công tin tặc lúc 13:40” giờ địa phương hôm thứ Ba.
Đài Bắc Hàn Tự do cũng nói trang web của họ “bị phá hoàn toàn”, sau khi bị tấn công vào lúc trưa, theo Yonhap.
Một phát ngôn từ văn phòng tổng thống Cheong Wa Dae, nói chính phủ đã “làm việc để xác nhận xem vụ treo mạng trên là do lỗi kỹ thuật hay do tin tặc”.
Hồi tuần trước, một ngân hàng của Nam Triều Tiên cũng bị tấn công vào hệ thống máy tính và một số dịch vụ ngân hàng.
Bắc Hàn vốn vẫn bị cáo buộc tấn công tin tặc Nam Hàn từ năm 2009 và năm 2011.
 
  Cả ngàn con vịt chết trôi sông ở TQ


Cập nhật: 04:40 GMT - thứ ba, 26 tháng 3, 2013
Người dân đang đem chôn xác vịt
Chỉ trong vòng một thời gian ngắn hết lợn rồi vịt chết hàng loạt ở Trung Quốc
Khoảng 1.000 con vịt chết đã được vớt lên từ một con sông ở tây nam Trung Quốc, nhà chức trách địa phương cho biết.
Các cư dân ở huyện Bằng Sơn, tỉnh Tứ Xuyên đã tìm thấy vịt chết trên sông Nam Hà và đã báo cho giới chức bảo vệ môi trường địa phương
Chính quyền địa phương cho rằng số vịt chết trên sông này không ảnh hưởng đến người dân cũng như đàn gia súc địa phương vì họ không dùng nước sông làm nước uống.
Vụ việc vịt chết xảy ra trong bối cảnh số lợn chết được tìm thấy trên sông Hoàng Phố chảy qua Thượng Hải đã vượt quá 16.000.
Phát biểu trên Đài phát thanh Quốc gia Trung Quốc hôm Chủ nhật ngày 24/3, ông Lương Vị Đông, phó giám đốc Sở truyền thông Huyện Bằng Sơn, cho biết giới chức đã được báo tin về vịt chết hôm thứ Ba ngày 19/3.
Giới chức sau đó đã tìm thấy hơn 50 túi được xác của khoảng 1.000 con vịt trôi trên sông Nam Hà.
Chính quyền không thể xác định nguyên nhân vịt chết vì các xác chết đã phân hủy, ông Lương cho biết, và các xác vịt này đã được đem chôn sau khi được khử trùng.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy các xác vịt này trôi xuống từ thượng nguồn và các nông dân ở Bằng Sơn không phải là thủ phạm xả xác vịt ra sông, ông Lương nói thêm.

‘Súp đặc’

Tuy nhiên thông tin này đã làm bùng phát lo ngại và chỉ trích trên mạng xã hội Weibo của Trung Quốc. Nhiều người nói họ không tin vào lời cam đoan của chính quyền về chất lượng nước.
"Lợn chết vẫn còn đấy mà giờ đến vịt chết xuất hiện – xã hội này thích cạnh tranh lắm sao?,"
Công dân mạng có tên là sugarandsweet viết trên Weibo
“Hết lợn chết giờ đến vịt chết... món súp này ngày càng đặc,” một người có tên là Baby Lucky bình luận.
“Lợn chết vẫn còn đấy mà giờ đến vịt chết xuất hiện – xã hội này thích cạnh tranh lắm sao?,” một công dân mạng có tên là sugarandsweet viết.
Trong một diễn biến khác, chính quyền Thượng Hải đã xác nhận rằng họ đã vớt hơn 16.000 xác lợn trên sông Hoàng Phố, vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt chết cho người dân Thượng Hải.
Công việc vớt xác lợn ‘cơ bản đã hoàn tất’, chính quyền Thượng Hải cho biết trong một thông cáo hôm Chủ nhật ngày 24/3.

No comments: