Friday, October 14, 2016

DANH NHÂN HẢI NGOẠI - VIỆT CỘNG -

Saturday, October 6, 2012

VẺ VANG NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI


ĐI RA HẢI NGOẠI, THÀNH RỒNG THÀNH TIÊN,
Ở VỚI VIỆT CỘNG, THÀNH ĐIÊN THÀNH KHÙNG
Kinh Moi Qui Than Huu click vao hang chu duoi day:

TIN TỨC VIỆT NAM

 

  Hội nghị Trung ương Đảng định đoạt số phận Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (T) nói chuyện với chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong lễ khai mạc Đại hội Đảng 11, Hà Nội, 12/01/2011
Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng (T) nói chuyện với chủ tịch nước Trương Tấn Sang trong lễ khai mạc Đại hội Đảng 11, Hà Nội, 12/01/2011
REUTERS/Kham

Thanh Phương
Ngày 01/10/2012 vừa qua, đảng Cộng sản Việt Nam đã bất ngờ triệu tập Hội nghị Trung ương 6 sớm hơn dự kiến đến hai tuần. Kéo dài trong 15 ngày, Hội nghị Trung ương lần này được thông báo là chủ yếu sẽ bàn về « quy hoạch lãnh đạo chủ chốt ». Trên thực tế, Ban Chấp hành Trung ương sẽ định đoạt số phận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, hiện đang bị yếu thế trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Việt Nam.

Được Đảng giao nắm quyền Thủ tướng thêm một nhiệm kỳ vào đầu năm 2011, ông Nguyễn Tấn Dũng nay giống như là « chỉ mành treo chuông » như mô tả của các nhà phân tích.
Tuy ít có khả năng ông bị cách chức ngay bây giờ, nhưng theo nhận định của hãng tin AFP hôm nay, một điều chắc chắn là sau Hội nghị Trung ương lần này, quyền lực của Thủ tướng Dũng sẽ bị suy yếu nhiều, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế èo uột, lạm phát tăng trở lại, đầu tư ngoại quốc sụt giảm mạnh, nhiều tập đoàn Nhà nước bị thua lỗ nặng nề, bê bối tài chính trong khu vực ngân hàng.
AFP trích lời ông Carl Thayer, một chuyên gia về Việt Nam tại Úc, dự đoán sẽ có đụng độ giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với những đối thủ của ông, mà cụ thể là phe Nguyễn Phú Trọng – Trương Tấn Sang. Theo ông Thayer, có thể là ít nhất đảng Cộng sản Việt Nam sẽ tìm cách giảm bớt những quyền hành quá lớn mà phe của ông Dũng đã thâu tóm được. Vấn đề là không biết các đối thủ của Thủ tướng Việt Nam có thể đi đến việc buộc ông Dũng từ chức hay không.
Dầu sao, trận đấu sẽ rất quyết liệt, bởi vì ngay trong bài phát biểu khai mạc Hội nghị hôm thứ Hai vừa qua, Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng đã báo trước rằng « ít có Hội nghị Trung ương nào có nhiều nội dung và dự kiến họp dài ngày như hội nghị lần này ». Theo ông Trọng, những vấn đề sẽ được bàn và quyết định đều « rất quan trọng và phức tạp ».
Chỉ trích gián tiếp năng lực quản lý kinh tế của ông Nguyễn Tấn Dũng, lãnh đạo đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định là trong thời gian qua, « chúng ta chỉ mới chủ yếu tập trung cho việc chèo chống đối phó với khó khăn về tài chính và ngân hàng, mà chưa triển khai các biện pháp đổi mới mô hình tăng trưởng ». Ông Trọng cho rằng, phải tiếp tục kềm chế lạm phát, nhưng phải « tập trung ưu tiên cho ổn định, lành mạnh hóa kinh tế vĩ mô ».
Theo nhận định của AFP, chiến lược phát triển kinh tế của ông Nguyễn Tấn Dũng đã gặp nhiều thất bại ê chề. Chính ông đã thúc đẩy việc hình thành những tập đoàn công nghiệp theo kiểu Chaebol của Hàn Quốc, nhưng một số tập đoàn như Vinashin và Vinalines đã bị thua lỗ nặng nề, nợ nần chồng chất hàng tỷ đôla. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đầy nợ xấu và việc tái cơ cấu ngành này đã bị chựng lại từ cuối năm 2011. Nhiều lãnh đạo ngân hàng đã bị bắt giữ và bị khởi tố trong vụ bê bối tài chinh ở ngân hàng ACB, trong đó có ông Nguyễn Đức Kiên, một trong những người giàu nhất Việt Nam và là một trong những nhân vật thân cận với ông Nguyễn Tấn Dũng. Thứ Sáu tuần trước, cơ quan xếp hạng tín nhiệm Moody’s đã hạ bậc điểm của Việt Nam cũng chính là do quan ngại về khu vực ngân hàng.
Nay các đối thủ của Thủ tướng Dũng muốn ông phải trả giá về những thất bại đó. Nhiều trang blog cũng đang tập trung đả kích phe Nguyễn Tấn Dũng. AFP trích lời một cán bộ đảng cho rằng, « chưa bao giờ có một Thủ tướng bị công khai chỉ trích nặng nề về thất bại kinh tế và tham nhũng như thế ». Vị cán bộ này nói thêm : « Đây là cuộc đấu giữa một bên là thế lực có tiền và bên kia là thế lực có quyền, nhằm chống tham nhũng và làm trong sạch hàng ngũ Đảng ».
Theo các nguồn tin từ nội bộ Đảng, trong cuộc họp vào tuần trước, 14 ủy viên Bộ Chính trị đã không ra được một biện pháp kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho nên, mới cấp tốc triệu tập Hội nghị Trung ương để bàn về việc này. Nhưng theo vị cán bộ Đảng nói trên, sẽ rất khó mà cách chức được ông Nguyễn Tấn Dũng.
tags: Chính trị - Phân tích - Việt Nam

http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20121003-hoi-nghi-trung-uong-dang-dinh-doat-so-phan-cua-thu-tuong-nguyen-tan-dung
 

Thường vụ Quốc hội và bỏ phiếu tín nhiệm

Cập nhật: 16:27 GMT - thứ sáu, 5 tháng 10, 2012
Quốc hội Việt Nam
Quốc hội Việt Nam sẽ có thể sớm bỏ phiếu tín nhiệm Chủ tịch nước, Thủ tướng và các chức danh khác
Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 12 chiều 5/10 để bàn một loạt các vấn đề trong đó có bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo chính quyền.
Trong phiên họp này, vốn kéo dài từ 5-9 tháng Mười và 17-18 tháng Mười, ủy ban cũng có ý kiến về một loạt các dự án luật trong đó có Luật Đầu tư công, Luật Thủ đô, Luật Điện lực và Luật Việc làm, theo tin từ trang mạng của Quốc hội.
Theo Bấm trang này, đại diện của Ủy ban Thường vụ còn bàn tới các báo cáo của Chính phủ về việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách 2012 và các báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao.
Quốc hội Việt Nam cũng nói do Hội nghị lần thứ Sáu của Ban Chấp hành Trung ương đang diễn ra, các phiên họp ngày 5, 8 và 9 tháng Mười sẽ bắt đầu làm việc từ 17:30.

Sớm bỏ phiếu tín nhiệm?

Việc Quốc hội Việt Nam xem xét bỏ phiếu tín nhiệm đối với các chức danh chủ tịch nước, thủ tướng chính phủ và một loạt các bộ trưởng được xem như động thái tăng cường sự giám sát của cơ quan lập pháp đối với hành pháp.
Nói chuyện với BBC hôm 5/10, Đại biểu Quốc hội Đinh Xuân Thảo, người cũng là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp của Quốc hội, nói phiên bỏ phiếu tín nhiệm đầu tiên có thể sẽ diễn ra vào tháng Năm năm 2013 nếu các dân biểu thông qua quy trình và cách thức bỏ phiếu tín nhiệm trong kỳ họp bắt đầu vào cuối tháng Mười.
Mặc dù một số đại biểu nói nên bỏ phiếu tín nhiệm hai năm một lần, Tiến sỹ Thảo nói nên bỏ phiếu thường xuyên hơn:
"Tôi nghĩ là một nhiệm kỳ [Quốc hội] chỉ có năm năm thôi. Nếu bây giờ một người làm việc kém, không có đức mà mình phải đợi đến hai năm sau thì tôi nghĩ là quá lâu, hỏng hết công việc còn gì nữa. "
Cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết
"Nếu mà sau khi thông qua có quy chế, quy trình, thủ tục thì tiến hành hàng năm, cũng như các cán bộ công chức kiểm điểm cứ mỗi năm một lần."
Đại biểu Quốc hội Lê Văn Cuông trong khi đó nói nên có khoảng cách hai năm kể từ thời điểm Quốc hội thông qua các vị trí trong chính quyền, sau đó mới tổ chức mỗi năm một lần.
"Theo tôi cái năm đầu vì Quốc hội mới bầu và phê chuẩn các thành viên của Quốc hội và Chính phủ nên chưa bỏ phiếu.
"Còn bắt đầu từ năm thứ hai sẽ đưa ra bỏ phiếu tín nhiệm và sau đó cứ tiếp tục năm nào cuối năm cũng bỏ phiếu định kỳ để nếu như các thành viên nào không đủ tín nhiệm thì có thể xem xét để, thứ nhất, cá nhân tự từ chức, thứ hai là Quốc hội làm cái thủ tục miễn nhiệm hay là bãi nhiệm.
"Cái này nên tiến hành hàng năm một chứ không nên hai năm một lần bởi vì nhiệm kỳ của Quốc hội cũng chỉ có năm năm mà nếu như thế [hai năm một lần] thì cái thay thế cán bộ nó không kịp thời mà trong tình hình hiện nay công tác cán bộ đang là vấn đề cử tri bức xúc, cần đề cao trách nhiệp và cũng là cơ hội lựa cử được những người tiêu biểu xuất sắc để lãnh đạo đất nước."
Ông Cuông nói như vậy một nhiệm kỳ Quốc hội sẽ có bốn lần bỏ phiếu để "kịp thời thay thế" những người không đủ tiêu chuẩn.
Nhưng cựu Đại biểu Quốc hội Nguyễn Minh Thuyết nói ngay cả việc không bỏ phiếu trong năm bổ nhiệm hay phê chuẩn đầu tiên cũng là không nên.
"Tôi nghĩ là một nhiệm kỳ chỉ có năm năm thôi. Nếu bây giờ một người làm việc kém, không có đức mà mình phải đợi đến hai năm sau thì tôi nghĩ là quá lâu, hỏng hết công việc còn gì nữa.
"Ở các nước thường thường giữ chức một hai tháng mà làm không được việc hoặc là có những lỗi gì lớn thì có thể bãi miễn luôn.
"Ở những nước ấy người ta làm được thì mình cũng làm được. Người ta làm như thế thì vẫn ổn định không có gì phức tạp cả.
"Tôi nghĩ nếu ai không làm được việc thì mình cho nghỉ luôn thôi, để một năm cũng là nhiều rồi."

Mức 'báo động'

Khi góp ý cho việc bỏ phiếu tín nhiệm, một số Đại biểu Quốc hội cũng đề nghị ba mức độ để bỏ phiếu: "tín nhiệm cao", "tín nhiệm" và "tín nhiệm thấp".
Cho dù cũng có không ít ý kiến nói chỉ nên đề ra mức tín nhiệm hoặc không tín nhiệm, Tiến sỹ Đinh Xuân Thảo nói mức đệm ở giữa có tính chất "báo động":
"Thực ra, cái loại ở giữa... cũng có thể để báo động cho người lấy phiếu rằng mình như vậy cái nguy cơ thấp có thể xảy ra để cho người nhìn thấy người ta khắc phục và người ta phấn đấu."
Nhưng việc bỏ phiếu miễn nhiệm các chức danh cũng không chỉ là công việc của Quốc hội, theo Giáo sư Thuyết, người nói rằng "công tác nhân sự do bên Đảng quyết định".

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tại kỳ họp Quốc hội hồi tháng Sáu năm 2012
Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết nói Đảng quyết định về nhân sự chứ không phải Quốc hội
Ông bình luận thêm: "Theo tôi, sau khi Quốc hội đã bỏ phiếu tín nhiệm mà một vị nào đó giữ một chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn không đạt được quá nửa tổng số Đại biểu Quốc hội tín nhiệm thì lúc đó bên Đảng phải xem xét và có ý kiến.
"Nếu thấy vị đó cũng không đủ năng lực để thực hiện công việc nữa thì chuyển sang Quốc hội làm thủ tục bãi nhiệm luôn.
"Còn nếu bên Đảng thấy rằng cần lưu nhiệm vị này thì cũng cần phải có ý kiến sang Quốc hội.
"Rồi đến năm sau lại tổ chức bỏ phiếu lại và nếu vị đó vẫn không đạt được tín nhiệm thì khi đó không còn lý do gì để lưu nhiệm nữa."
Giáo sư Thuyết nói hiện nay trong Luật hoạt động giám sát của Quốc hội đã có quy định về việc xem xét bỏ phiếu bất tín nhiệm bất thường khi có đề nghị của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, một ủy ban của Quốc hội hay 20% tổng số Đại biểu Quốc hội đề nghị.
Tuy nhiên Hội đồng Dân tộc và các ủy ban của Quốc hội chưa bao giờ có đề nghị như vậy trong khi chưa có cơ chế để các Đại biểu vận động cho đủ 20% số phiếu.
Lý do, theo Giáo sư Thuyết, là có tới 92% Đại biểu Quốc hội là Đảng viên và khó thuyết phục họ đòi bỏ phiếu bất tín nhiệm với những vị không những là Đảng viên mà còn giữ chức cao trong Đảng.
Vị cựu dân biểu cho rằng chỉ cần có một Đại biểu đề nghị bỏ phiếu bất tín nhiệm và được sự ủng hộ của hai Đại biểu khác là Quốc hội đã cần phải tổ chức họp để hỏi ý kiến toàn thể Đại biểu.
Và nếu có trên 50% Đại biểu đồng ý thì cần tiến hành bỏ phiếu bất tín nhiệm.
Giáo sư Thuyết cũng cho rằng việc bỏ phiếu tín nhiệm các thành viên cao cấp của Chính phủ và Quốc hội cho thấy cơ quan lập pháp đang thực sự muốn có vai trò giám sát lớn hơn.

Thêm về tin này

  • Nhận diện các vấn đề nóng ở Quốc hội VN
    21.05.12
    ,
  • TBT: 'Tham nhũng, hư hỏng đâu cũng có'
    29.06.12
    ,
  • Quốc Hội sẽ giám sát chỉnh Đảng
    28.02.12
    ,
     

    Bỏ phiếu tín nhiệm ở VN có khả thi?

    Cập nhật: 20:38 GMT - thứ ba, 29 tháng 5, 2012
    Quốc hội Việt Nam hôm khai mạc kỳ họp thứ 3
    Bỏ phiếu tín nhiệm là một nội dung được bàn thảo tại kỳ họp Quốc hội lần này
    Một trong những nội dung mà các đại biểu Quốc hội hiện đang thảo luận trong kỳ họp thứ 3 là có hiện thực hóa việc bỏ phiếu tín nhiệm các lãnh đạo Nhà nước hay không.
    Hôm thứ Hai ngày 28/5, các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận nhóm về vấn đề này. Theo báo chí trong nước thì các nội dung thảo luận xoay quanh việc có cho phép bỏ phiếu tín nhiệm hay không về nếu có thì sẽ thực hiện như thế nào.
    BBC đã liên lạc nhà sử học Dương Trung Quốc hiện đang là đại biểu Quốc hội để tìm hiểu ý kiến của ông về vấn đề này.

    Khó khăn

    Theo ông Quốc, việc bỏ phiếu tín nhiệm đã được đề cập trong Hiến pháp từ lâu nhưng lâu nay không thực hiện được do vướng những quy định làm nó trở nên ‘bất khả thi’.
    Ông dẫn chứng là yêu cầu việc bỏ phiếu tín nhiệm phải do Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc ít nhất 20% số đại biểu quốc hội, tương đương với 100 đại biểu, đề xuất thì mới được tiến hành.
    “Hơn 90% đại biểu Quốc hội là đảng viên,” ông nói, “Họ phải hành xử theo quy định của tổ chức của mình.”
    “Rõ ràng thực tế cho thấy bao lâu nay không thực hiện được (việc bỏ phiếu tín nhiệm) vì không bao giờ đạt được điều kiện tiên quyết như thế cả,” ông giải thích.
    Do vấn đề này bị ngâm quá lâu nên tạo ra những bức xúc xã hội, ông cho biết, và càng gần đây thì người ta càng nhắc nhiều đến việc thực thi ‘điều khoản này của Hiến pháp’.
    "Không nên làm tràn lan, đại trà theo kiểu tất cả mọi thứ đều đưa ra bỏ phiếu hàng năm."
    Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc
    Ông cho rằng Quốc hội hiện đang có ‘sự nhất trí cao’ để thúc đẩy vấn đề này.
    “Có ý kiến nêu là cứ làm tự động thôi, cứ đương nhiên mỗi kỳ lấy ý kiến cho tất cả đối tượng được Quốc hội bầu ra,” ông cho biết.
    Theo thống kê thì các chức danh do Quốc hội bầu ra có đến hơn 400, ông cho biết, nên ‘phải tính thế nào cho khả thi’.
    Do đó, các đại biểu hiện có ý kiến khác nhau về cách làm như thế nào và với những đối tượng nào và ‘cuộc trao đổi hiện đang diễn ra’ ở nghị trường, ông cho biết.

    ‘Đảng thấy cần thiết’

    Theo ý kiến cá nhân của ông Quốc thì nên giới hạn việc bỏ phiếu tín nhiệm trong phạm vi bộ máy hành pháp vì ‘có liên hệ trực tiếp với lợi ích của người dân’ nên ‘người dân có thế đánh giá được năng lực và hiệu quả của họ’.
    “Đại biểu Quốc hội thay mặt cho người dân thể hiện sự đánh giá ấy,” ông nói.
    “Không nên làm tràn lan, đại trà theo kiểu tất cả mọi thứ đều đưa ra bỏ phiếu hàng năm,” ông nói, “Nếu có những vấn đề gì nổi lên, nếu có chức danh nào tạo ra những hiệu ứng xã hội cần phải đánh giá thì đánh giá.’
    Trường hợp một chức danh nào đó bị bất tín nhiệm, theo ông Quốc, thì trước hết Quốc hội sẽ cảnh báo để vị đó có thể nhanh chóng sửa chữa và nếu sau một thời hạn mà không có tiến bộ thì mới bị bãi miễn.
    Về vấn đề liệu việc bỏ phiếu tín nhiệm các chức danh cao cấp do Bộ chính trị của Đảng quản lý có ảnh hưởng đến quyền lực của Đảng hay không, ông Quốc nói ‘khi đã đưa vấn đề ra thảo luận tại Quốc hội thì chắc là phía cơ quan Đảng đã cảm thấy sự cần thiết rồi.’
    "Quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam cũng cần có một lộ trình. Dẫu sao cũng đã đi vào nhu cầu của đời sống."
    Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc
    “Nói cho cùng thực ra hoạt động của Quốc hội cũng nằm trong sự lãnh đạo của Đảng,” ông giải thích.
    Khi được hỏi tại sao việc bỏ phiếu tín nhiệm được quy định trong Hiến pháp từ lâu mà bây giờ mới được đưa ra thảo luận, ông Quốc dẫn chứng một trường hợp tương tự là quyền biểu tình cũng đến gần đây mới được đặt lên bàn tìm sự đồng thuận để thực thi.
    “Quá trình dân chủ hóa ở Việt Nam cũng cần có một lộ trình,” ông nói, “Dẫu sao cũng đã đi vào nhu cầu của đời sống.”
     http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2012/05/120529_na_confidence_vote.shtml
 

Việt Nam: con hổ thành mèo sa lưới nợ nần

2012-10-05
“Việt Nam cho thấy một trường hợp cổ điển của một nước nhỏ gặp được vận hội vĩ đại úp chụp lên mình. Những người cai trị hoặc không được chuẩn bị, hoặc kém khả năng điều hành để ứng phó với nguồn vốn khổng lồ từ nước ngoài ào ạt tuôn vào trong thập niên qua.” theo kinh tế gia Hoa Kỳ Ruchir Shama.

www.xaluan.vn photo
Ảnh tàu của Vinalines đăng trong bài "Những ông lớn lỗ khủng" của xaluan.vn

Hình mẫu của sự điều hành sai lạc

Mở đầu bài báo đăng trên tờ Newsweek, tác giả Rob Cox viết:
Thống đốc Christine Gregoire phân phát khoai tây chiên tại môt tiệm Gà Chiên Kentucky ở thành phố Hồ Chí Minh, vào hôm cách nay gần đúng hai năm.  Khoai tây chiên bằng sản phẩm trồng ở tiểu bang Washington nơi bà làm thống đốc. Tháp tùng bà thống đốc là đại diện 50 công ty Hoa Kỳ, đến Việt Nam để tìm cơ hội đầu tư kinh doanh ở nước cựu thù.
Sự kiện quan trọng nhất trong lịch trình làm việc tại Việt Nam của bà Thống đốc Washington Christine Gregoire là lễ khánh thành Cảng nước sâu Thị Vải-Cái Mép ở Bà Rịa Vũng Tàu.
Lúc đó mọi việc đều có vẻ đầy triển vọng. Nhưng nay, vụ đầu tư đó cũng như nhiều mối đầu tư khác vào Việt Nam đều “nhiễm” đầy những tai tiếng và nạn công quyền nhũng lạm.  Điều đáng buồn: đó chẳng phải chuyện hiếm hoi ở Việt Nam.
Xứ sở này có vẻ đã đi đúng hướng để chiếm vị trí con hổ kinh tế châu Á, một mô thức nhỏ hơn của xứ láng giềng khổng lổ Trung Quốc ở phía bắc.
Việt Nam tự hào với một dân số trẻ đông đảo, một tỉ lệ cao những người biết chữ, dồi dào tài nguyên thiên nhiên, tự túc về nông nghiệp, với một dải duyên hải vươn dài tranh đua cùng các bờ biển California và Thái Lan, và một vị trí chiến lược trên con đường giao thương của Thái Bình Dương.
Nhưng ngược lại, ngày nay Việt Nam càng ngày càng giống như một trường hợp tuyệt vọng.- một trường hợp điển hình cho những quốc gia mới nổi, giống như Miến Điện, đã không khai thác được cơ hội mở mang một nền kinh tế.
Cảng nước sâu Cái Mép nằm ở cửa hai sông Thị Vải-Cái Mép thuộc Bà Rịa-Vũng Tàu, khoảng 80 km từ thủ phủ kinh tế của Việt Nam, thành phố Hồ Chí Minh.  Cơ sở trông đầy lạc quan, và là một đề án liên doanh giữa công ty Cảng Sài Gòn thuộc Tổ hợp chuyên chở đường biển VINALINES của Việt Nam với công ty chuyên chở đường biển SSA Marine của Seattle, thủ phủ tiểu bang Washington ở tây bắc nước Mỹ.
Sau 6 năm chuẩn bị của SSA, bến  cảng 160 triệu đô la được Thống Đốc Gregoire khánh thành, hứa hẹn bổ khuyết chỗ thiếu kém lớn lao của hạ tầng cơ sở tại Việt Nam. Tuy nhiên dự án gặp ngay hai lần “xui xẻo” khá quen thuộc với các nhà đầu tư nước ngoài: kinh tế toàn cầu suy trầm đi đôi với nạn tham nhũng ở địa phương.

contrast-of-vn-economy
Vốn đầu tư phí phạm vào những bin-đinh- idgvv.com.vn photo 
Số lượng tàu container cặp bến của liên doanh SSA-Cảng Sài Gòn cũng như bến của hai liên doanh nước ngoài khác do VINALINES khai thác đã giảm mất một nửa trong quý 2, giữa cuộc chiến giá cả nổ ra với những công ty khai thác bến cảng đang phải phấn đấu mãnh liệt để giải quyết tình trạng ế bến, không có tàu hàng chiếu cố.
Và VINALINES ngập chìm dưới núi nợ nần và những vụ tai tiếng tham nhũng, dẫn tới vụ bắt giam truy tố 6 nhân viên lãnh đạo công ty. Cựu Chủ tịch Dương Chí Dũng cũng bị bắt ở nước ngoài và giải giao về Việt Nam hồi tháng trước, sau cuộc truy lùng kéo dài 3 tháng của Interpol.
Tóm lại, Việt Nam đã từ vị trí được giới đầu tư toàn cầu ưa chuộng, nay trở thành  “hình mẫu” cho trường hợp điều hành  sai lạc.  Quá nhiều tiền bạc đã chảy vào Việt Nam trong thập niên qua, nhất là sau khi xứ nàyđược gia nhập Tổ chức Mậu Dịch Thế Giới hồi tháng giêng 2007.  Tổng trị giá các dự án đầu tư nước ngoài trong nâm ấy vượt qua tất cả những núi đô la đổ vào Indonesia, Philippines, Thái Lan và những nước khác trong vùng cộng lại, theo số liệu của  Ngân hàng Thế Giới.
Tệ hơn nữa, cả núi tiền đã chảy vào những doanh nghiệp nhà nước vô hiệu như Vinalines, vì những lãnh đạo đảng Cộng sản và nhóm lợi ích có “quan hệ tốt” với hệ thống bại hoại của đảng.
Bài báo của Rob Cox đăng trên tờ Newsweek viết tiếp: “những cơ sở Cộng Sản ọp ẹp của Việt Nam không thể thẩm nhập hết tất cả số tiền từ các quỹ đầu tư , dẫn đến trường hợp  từng được nói đến trong sách vở kinh tế, mà các kinh tế gia gọi là “phân bổ nguồn vốn một cách sai lạc”.
“ Việt Nam cho thấy một trường hợp cổ điển của một nước nhỏ gặp được vận hội vĩ  đại úp chụp lên mình” theo Ruchir Shama, tác giả quyền sách “Những quốc gia khởi phát” và là kinh tế trưởng của “Quỹ đầu tư vào cổ phiếu tại các thị trường mởi nổi”, thuộc công ty tài chính Morgan Stanley ở New York.  Kinh tế gia Shama viết tiếp “Những người cai trị hoặc không được chuẩn bị hoặc kém khả năng điều hành để ứng phó với nguồn vốn khổng lồ từ nước ngoài ào ạt tuôn vào trong thập niên qua.”

Rót vốn sai lầm, rút ruột doanh nghiệp

Đầu tiên, nguồn tiền được trút vào công tác xây dựng những công trình xem ra thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hữu ích, như Cảng Cái Mép, đường xá, những cây cầu bắc qua sông Hồng và sông Mekong, cùng những xa lộ- mà nhiều thứ không mấy được tu bổ sau khi người Mỹ ra đi vào năm 1973.  Rồi thì nguồn vốn nước ngoài kia bắt đầu chảy sang những chung cư mới, cả những căn hộ sang trọng, để rồi nhiều bin-đinh như vậy, nhất là quanh thành phố Hồ Chí Minh, đứng trơ trơ, bỏ trống vì không có người thuê mua, hoặc bỏ dở dang không hoàn tất.

peasant
Nông dân Việt Nam- leavefreedom.blogspot.com photo 
Xong lại đến lượt những “khu công nghiệp” để chứa tất cả những nhà sản xuất nước ngoài, kiến trúc ở ven thành phố, chiếm chỗ những ruộng lúa và vườn tược của nông dân, buộc họ phải di dời. Trên thực tế, chỉ riêng một tỉnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có 20 khu công nghiệp như vậy, chiếm 3 ngàn 645 hectares đất canh tác. Thế nhưng đến tháng 7 năm nay chỉ có 810 hectares trong diện tích đó cho thuê được, theo tin chính thức của Việt Nam. Sự đầu tư quá lố này tự nó đã là cơn bội thực khó chịu cho chính sách sử dụng đầu tư. Nhưng khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu gây sứt mẻ cho nền thương mại thế giới và làm chậm nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ 2008,  các ngân hàng Việt Nam, bị chính phủ “thúc dáo” mạnh vào lưng, đã vào cuộc để giữ cho luồng vốn lưu thông.  Theo tính toán của công ty tài chính HSBC, tiền cho vay đã tăng gấp bốn lần trong 6 năm qua. Tệ hơn nữa, cả núi tiền đã chảy vào những doanh nghiệp nhà nước vô hiệu như Vinalines, vì những lãnh đạo đảng Cộng sản và nhóm lợi ích có “quan hệ tốt” với hệ thống bại hoại của đảng.
100 doanh nghiệp Nhà nước lớn nhất của Việt Nam nay ngập nợ tới khoảng 50 tỉ đô la, tính ra là hơn 1/3 GDP toàn quốc, theo tính toán của Reuters. Chỉ một số trong những tập đoàn này sụp đổ là sẽ châm ngòi cho cuộc khủng hoảng ngân hàng vô cùng to lớn, mà sự sụp đổ như vậy xem ra chẳng xa xôi gì mấy.
Vụ bắt giữ một trong những người doanh gia giàu nhất nước, Nguyễn Đức Kiên, càng phơi bày rõ hơn hệ thống tài chính lung lay của Việt Nam. (Ông) Kiên bị bắt vì cáo buộc lừa đảo, làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, khởi nguồn từ những nỗ lực của ông nhằm chống đỡ cho Ngân hàng Thương mại châu Á, hay ACB, do ông gây dựng.  Tin tức khiến nhiều khách hàng ký thác xếp hàng rút tiền khỏi ngân hàng, làm giá chứng khoán lao xuống dốc, gây tăng vọt giá vàng, là món để dành truyền thống của người Việt Nam.
Những khó khăn nghiêm trọng của hệ thống ngân hàng Việt Nam không thể nào chỉ nằm trong ACB, mà mối quan hệ của người sáng lập Nguyễn Đức Kiên với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã gây nên tin đồn là đảng Cộng sản đang tăng gấp đôi nỗ lực diệt trừ tham nhũng trong chính phủ.  Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nguyễn Văn Bình làm cả nước giật nảy mình vào hồi tháng 7 khi cảnh báo rằng nợ xấu đã lên tới 9% tổng nợ- trái ngược hẳn với dữ liệu chính thức mới mấy tháng trước nói rằng tỉ lệ đó chỉ có 4%. Đã vậy, giới ngân hàng  nước ngoài cho biết con số trên thực tế rất có thể cao hơn.


vietnam-economy
Một khoảng chợ trái cây bán rong- namvietnews.wordpress.com photo
Vì vậy ngân hàng cần được châm vốn. Uỷ ban kinh tế Quốc hội hôm mùng 4 tháng 9 cách nay 1 tháng đã ước lượng 12 tỉ đô la vốn có thể giúp ích- nhưng đó mới chỉ là bước đầu. Với dự trữ ngoại tệ chỉ khoảng 14 tỉ đô la , theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, việc này không phải dễ dàng. Chính phủ có thể in tiền, nhưng làm như vậy chỉ giết đồng bạc Việt Nam, đổ dầu vào lửa lạm phát, là mối hoạ mà chính quyền đã nỗ lực nhiều cách kềm chế được.
Một phương cách khác để cải tiến tình hình là thu hút vốn nước ngoài trở lại Việt Nam. Nhưng những nhà đầu tư nước ngoài từng tỏ ra nồng nhiệt nay đã phải e dè sau khi đã bị “trúng thương”.
Việt Nam chỉ sử dụng được mỗi một món nợ quốc tế trong năm nay – món vay 250 triệu đô la  cho VietinBank.  Việc này xảy ra hồi tháng 5 trước khi mọi việc trở nên tệ hại như trong lúc này; tuy vậy Vietinbank cũng chỉ có được một nửa số tiền họ mong muốn dù phải trả 8% lãi suất. Đó là cố gắng đầu tiên để kiếm vốn sau khi VINASHIN bị trễ hạn trả món nợ 600 triệu đô la.
Tất cả sự kiện này có thể được biện hộ là do những nguyên tắc kinh tế căn bản thiếu vững chắc gây nên. Tuy nhiên giới đầu tư nước ngoài nay cũng tỏ ra dè dặt khó đặt niềm tin vào chính phủ Việt Nam. Một ví dụ là trong vụ phá sản của VINASHIN, Hà Nội đã không trả nợ đàng hoàng cho món nợ của một công ty rõ rành rành là công ty Nhà nước, khiến các chủ nợ phải khởi kiện, trong số đó có công ty đầu tư Quỹ đối xung Elliot Associates ở New York.

Nhu cầu pháp trị

Và nếu đó chỉ là lời than phiền khó chịu của một công ty Hoa Kỳ, thì cũng còn nhiều tình huống khác gây nên sự nghi ngại về tinh thần pháp trị của Việt Nam. Có lần Công ty Dệt may quốc tế ITG của Mỹ phải tranh đấu gay go với đối tác phía Việt Nam là công ty sản xuất sợi dệt Phong Phú về một mối đầu tư liên doanh ở Đà Nẵng cách nay đã 6 năm. Phong Phú là công ty con của Tập đoàn Dệt may Việt Nam VINATEX. Vụ tranh chấp về những cam kết tài chính đáng lẽ phải được phân xử theo thể thức trọng tài tại Singapore, nhưng phía chính phủ Việt Nam thân thiết với VINATEX đã gây áp lực với toà án Việt Nam để toà này phán xử một số vấn đề giữa hai công ty. Hành động như vậy của toà án Việt Nam đã đi ngược lại thoả hiệp giữa hai đối tác về việc đưa những tranh chấp ra cơ quan trọng tài tại Singapore, không phải toà án Việt Nam.
Đã thiếu nguồn tài chính lại bị các nhà đầu tư quốc tế gần như tẩy chay, Việt Nam chẳng còn gì nhiều để lựa chọn. Không thể loại bỏ biện pháp sử dụng một “gói cứu trợ” về tài chính.  Nhưng dù Trung Quốc có vốn, khó lòng nghĩ tới việc Việt Nam phải giao nạp dù chỉ một tí ti chủ quyền nào đó cho kẻ thù truyền kiếp.
Cải tổ sâu rộng, thi hành pháp trị: cả hai điểu kiện này sẽ gây bực dọc cho tầng lớp cầm quyền cao sang, mà những chiếc Porsches và Bentleys của họ thường sóng đôi với những chiếc xích lô đạp trên đường phố Hà Nội cổ.
Vậy còn Hoa Kỳ?  Hoa Kỳ thì giàu có và đang cần ve vãn các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam để kết làm một khối chống lại cường quyền khu vực là Trung Quốc; nhưng người Mỹ cũng có những vấn đề tài chính của họ.
Dù vậy Washington vẫn có thể dễ dàng gom góp một gói cứu trợ tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF dành cho Việt Nam. Việc này còn có thể giúp tàu hải quân Mỹ trở lại những hải cảng như cảng Cam Ranh của Việt Nam.
old-town
Khu phố cổ Hà Nội - thedailybeast.com
Tác giả Rob Cox kết luận: Bằng cách nào thì cái “cơn mộng tan rồi” tại Việt Nam ngày nay cũng khiến những khoản tiền đến với Việt Nam phải đi kèm những điều kiện ràng buộc. Công cuộc cải tổ sâu rộng kể cả việc tư hữu hoá các doanh nghiệp què lê kéo dệt của nhà nước Việt Nam, đi đôi với cung cách hành xử gắn bó với tinh thần pháp trị, là những điểu kiện phải đòi hỏi.
Cả hai điểu kiện này sẽ gây bực dọc cho tầng lớp cầm quyền cao sang, mà những chiếc Porsches và Bentleys của họ thường sóng đôi với những chiếc xích lô đạp trên những đường phố đầy trở ngại của khu Hà Nội cổ.
Những người Việt Nam kiêu hãnh sẽ không muốn nhường lại nhiều ảnh hưởng, nếu không phải là không nhường lại chút nào, cho IMF. Nhưng nếu họ có thể tìm được cách thay đổi một cách thận trọng cho mọi việc sáng sủa hơn, thì họ lại còn nêu được  một tấm gương sáng cho Miến Điện và những nền kinh tế mới nổi.

VN tuyên bố bảo vệ biển đảo bằng vũ khí hiện đại nhất thế giới

Trong bài phát biểu tại Hội nghị người Việt Nam hải ngoại lần thứ hai diễn ra tại TPHCM ngày 27 và 28 vừa qua, Thiếu tướng Nguyễn Thanh Tuấn khẳng định rằng Việt Nam sẽ bảo vệ biển đảo của mình bằng những vũ khí hiện đại nhất thế giới hiện nay.


Hình chụp từ trang web dantoc.net
Chiến đấu cơ hiện đại loại SU 30-MK2 của Nga
Theo báo Tiền Phong Online cho biết Thiếu tướng NguyễnThanh Tuấn là Cục trưởng cục tuyên huấn, Tổng cục chính trị, trong bài phát biểu đã nhấn mạnh rằng Quân đội nhân dân Việt Nam có khả năng bảo vệ cách bờ biển 200 km. Tên lửa mà Việt Nam có hiện nay có thể bắn xa 600 km và quan trọng hơn hết là Việt Nam đã trang bị nhiều phi cơ chiến đấu có thể bay một chặng dài từ đất liền ra các đảo Hoàng Sa, Trường Sa khi có chiến tranh xảy ra.
Đây là lần đầu tiên một giới chức Việt Nam công khai việc phòng thủ chống Trung Quốc trước một cử tọa đông đảo từ nước ngoài về mặc dù sức ép từ phía Bắc Kinh lên chính phủ Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu nhẹ đi.

PHẠM HỒNG SƠN * HOA ĐỊA NGỤC



“Hoa địa ngục” và Đảng, Bác, Mác-Lê


Tháng 10 5, 2012
Phạm Hồng Sơn
Ông Nguyễn Chí Thiện, sinh năm 1939 tại Hà Nội, tác giả của tập thơ nổi tiếng Hoa địa ngục vừa qua đời ngày 02/10/2012 tại nước Mỹ. Những dòng sau đây xin được thay cho lời cầu nguyện tốt đẹp nhất tới linh hồn người quá cố và những bạn hữu, thân nhân và những người yêu quí ông.
Kể cả sau này khi thời thế đã thay đổi và Hoa địa ngục được xuất bản chính thức ở Việt Nam thì có thể vẫn có nhiều độc giả không thiện cảm với những từ ngữ thường quá bộc trực, cay đắng hay mang tính chửi thẳng của tác phẩm này. Nhưng nếu đặt những cảm xúc hoặc những hình thức thể hiện sang một bên thì không thể không thừa nhận Hoa địa ngục đã dám phê phán ba yếu tố – ba vấn đề – mà cho đến tận bây giờ không phải ai cũng nhận ra hoặc dám đụng đến, đó là: Đảng Cộng sản Việt Nam, lãnh tụ Hồ Chí Minh thường được gọi là “Bác” và chủ nghĩa Marx-Lenin.
Ngay năm 1959, trước khi vào tù lần thứ nhất và khi mới chỉ chớm tuổi 20, Hoa địa ngục[i] đã chĩa sự phê phán không úp mở vào đúng Đảng:
“Tôi thường đi qua phố
Có anh chàng mù, mắt như hai cái lỗ
Kính chẳng đeo, mồm thời xệch méo
Ngậm vào tiêu, cổ nổi gân lên
Dốc tàn hơi thổi đứt đoạn như rên
Mấy bài hát lăng nhăng ca ngợi Đảng
Đã mang lại Ấm no và Ánh sáng!”

(“Tôi thường đi qua”, 1959)
và bản chất gieo rắc cái ác của Đảng:
“Trên mảnh đất, Đảng gieo mầm tội lỗi!
Trong lành cũng phải tanh hôi!
Trẻ con chưa nứt mắt đã tù rồi!
Bạo lực đi về rất vội! “

(“Trên mảnh đất”, 1964)
Càng về sau, qua những lần tù càng dài thêm, sự phê phán và nhận thức về bản chất Đảng lại càng sâu hơn và, dĩ nhiên, gay gắt hơn:
“Không ai kêu nổi một lời
Mồm dân Đảng khóa đã mười mấy năm!”

(“Gửi Bertrand Russel”, 1968)
“Đảng bắt câm, bắt nói, bắt khóc, bắt cười
Bắt đói, bắt làm, hé răng oán thán
Là tù ngục mục xương độc đoán
Phải chăng đó giá công lao huyết hãn
Mấy ngàn ngày đánh Pháp những năm xưa”

(“Đồng lầy”, 1972)
“Đảng thực chất chỉ là Đảng cướp
Dựng triều đình mông muội giữa Văn minh
Sống tạm thời nhờ thủ đoạn yêu tinh,
Nhờ súng đạn Tàu, Nga, bắt bớ.”

(“Đảng”, 1973)
Và đây, Hoa địa ngục phác lên một hình ảnh toàn trị thu nhỏ của Đảng, kiểm soát hết các nhân quyền cơ bản:
“Nhà văn nhà báo
Nhà giáo nhà thơ
Nhà thờ nhà chùa
Đều sợ đều thua
Nhà tù – nhà Vua!
Chớ đùa với Đảng!”

(“Nhà văn”, 1980)
Còn về “Bác”, Hoa địa ngục đã đề cập nhiều lần trong nhiều giai đoạn khác nhau nhưng có thể nói bài “Không có gì quí hơn độc lập tự do” là bài điển hình cho cái nhìn tổng quát nhưng xuyên thấu qua mọi lớp vỏ tuyên truyền về Hồ Chí Minh hay của chính Hồ Chí Minh. Tuy nhiên nếu vẫn thành kiến về những đại từ nhân xưng như “thằng”, “nó”, “con” thì có thể có hơi khó khăn để đồng cảm được với sự bộc trực, tinh ý của Hoa địa ngục lúc mới có 29 tuổi:
“Không có gì quý hơn độc lập tự do
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tàu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
Nó tận thu từ quả trứng, quả chanh
Học lối hung tàn của cha anh nó
Cuộc chiến tranh chết vợi hết thanh niên
đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
Cũng là do Nga giật Tàu co
Tiếp nhiên liệu gây mồi cho nó
Súng, Tăng, Tên lửa, Tàu bay
Nếu không, nó đánh bằng tay?
Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó!
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách đã đem tù, đem bắn
Độ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!

Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
Tự do, không thời hạn đi tù!
Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
Vì ai cũng đói món nhục nhằn cắn răng tạm nuốt
Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt.
Đất nó thầm câm cũng chẳng được tha
Tất cả phải thành loa
Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và Đảng nó
Đó là thứ tự do không có gì quý hơn của nó !
Ôi, Độc lập, Tự do !
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Đất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn có người mơ hồ nghe nó…”

(“Không có gì quí hơn độc lập tự do”, 1968)
Và chỉ bằng hai câu thôi, Hoa địa ngục đã có thể tóm gọn “Bác”:
“Bác Hồ chúng ta
Kịch gia xuất sắc”

(“Tên hề”, 1971)
Về chủ nghĩa Marx-Lenin tức chủ nghĩ cộng sản, điều đáng ngạc nhiên nếu không muốn nói là kinh ngạc, trong một hoàn cảnh ngặt nghèo thông tin, tuổi đời còn rất trẻ và chắc chắn không có nhiều thời gian để đi học hay tự đọc, vì đã phải liên tục đi tù, nhưng Hoa địa ngục ngay lúc chưa đầy 25 tuổi đã nhận ra sai lầm rất chính trị:
“Cuộc đời tôi có nhiều lầm lẫn
Lầm nơi, lầm lúc, lầm người
Nhưng cái lầm to uổng phí cả đời
Là đã ngốc nghe và tin Cộng sản!”

(“Mỗi lầm lỡ”, 1963)
Dường như năm tháng tù đày triền miên lại làm cho Hoa địa ngụcnhận thức sâu hơn chủ nghĩa Marx-Lenin về sự bất tương thích và hệ lụy của nó đối với dân tộc:
“Học thuyết Mác, một linh hồn u ám
Không gốc rễ gì trên mảnh đất ông cha
Mấy chục năm phá nước, phá nhà.”

(“Đồng lầy”, 1972)
Và đây Hoa địa ngục đã nói về chủ nghĩa Marx cách đây gần 40 năm mà lại gần giống như những gì ai đó mới lần đầu lên tiếng gần đây:
“Chủ nghĩa Mác chỉ là không tưởng
Trái với bản chất con người, reo rắc tai ương

Nếu cứ ngu si ôm mãi chủ nghĩa này
Nếu cứ thẳng tay bóp mãi dạ dầy
Đất nước nở mặt nở mày làm sao được nữa!
Dân tộc ta phải quăng ngay nó vào bếp lửa
Nồi cơm mới có thể mong đầy
Tự do, no ấm mới sum vầy”

(“Chủ nghĩa Mác”, 1984)
Có thể nói, so với tuổi đời của bản thân, Hoa địa ngục đã nhận thức được rất sớm và cũng dám phê phán bác bỏ rất sớm, mặc dù không hệ thống, về ba trụ cột chính của quyền lực cộng sản tại Việt Nam: Đảng, Bác, Marx-Lenin.
Nếu nhìn lại “Nhân văn-Giai phẩm” và “Xét lại chống Đảng”, những hoạt động và biến cố xảy ra gần trước và sau so với Hoa địa ngục, trong ánh sáng nhận thức về ba trụ cột đó thì lại thấy nhận thức củaHoa địa ngục còn sớm cả so với thời đại nữa. Trong “Nhân văn-Giai phẩm” đã có những tiếng nói, bài viết và thái độ bất ưng, phê phán sâu sắc về sự chà đạp nhân quyền cơ bản hay vấn đề pháp trị của Đảng và có thể có cả những phê phán ẩn dụ về lãnh tụ nữa nhưng tất cả vẫn còn hoàn toàn trên tinh thần chấp nhận Đảng, tránh xa vấn đề “Bác” và không hề đề cập đến Marx-Lenin. Ở “Xét lại chống Đảng” cũng tương tự, chỉ là không đồng ý với chính sách của Đảng lúc đó, còn về chủ nghĩa Marx-Lenin, Hồ Chí Minh và Đảng đều vẫn được tôn trọng – tinh thần này gần như vẫn được các cựu thành viên của các biến cố đó giữ nguyên cho đến tận gần cuối những năm 1990.
Nhìn lại bối cảnh khắc nghiệt, tăm tối của Hoa địa ngục cách đây gần nửa thế kỷ và thực trạng hôm nay còn rất nhiều bậc trí giả vẫn tự coi Đảng, Bác là những thứ húy kỵ, lại càng thấy cái ghê gớm nhất, đáng kính phục nhất của Hoa địa ngục: không phải là bản lĩnh tù đày, kiên gan trong cô đơn hay trường thơ tố cáo in trong trí nhớ, mà là sự nhìn ra sớm, nhìn thấy triệt để nhưng lại không giấu mọi người về cái Ác rất to lớn – cái Ác ở tầm quốc gia, dân tộc.
Hoa địa ngục đương nhiên phải chia tay trần thế nhưng chắc chắn không bao giờ phải đi về địa ngục.
© 2012 pro&contra

[i] Các bài thơ trích dẫn ở đây đến từ hai nguồn: Hoa địa ngụcThơ Nguyễn Chí Thiện




Thơ Nguyễn-Chí-Thiện (sắp theo thứ-tự thời-gian sáng-tác)

Posted on 03/10/2012 by Lê Thy

(sắp theo thứ tự thời gian sáng tác do Lê Thy sưu tầm.
Xin bấm trên tựa bài trong Mục-lục dưới đây để đọc)

  1. Tôi thường đi qua (1959)
  2. Nắng đã lên rồi (1961)
  3. Lạc giống đem trồng (1962)
  4. Mẹ tôi (1963)
  5. Có thể cô ta (1964)
  6. Thương đôi mắt (1964)
  7. Anh gặp em (1965)
  8. Cánh thơ (1965)
  9. Ðất này (1965)
  10. Xuất cơm tối (1966)
  11. Những thiếu nhi (1966)
  12. Anh có biết (1966)
  13. Xưa Lý Bạch (1967)
  14. Không một chỗ (1967)
  15. Từ vượn lên người (1967)
  16. Tôi là bạn (1967)
  17. Tôi có thể ăn (1968)
  18. Này Nã Phá Luân (1968)
  19. Toàn toán đan (1968)
  20. Gởi Bertrand Rút Xen (1968)
  21. Sao có thể sống (1968)
  22. Không có gì qúy hơn độc lập tự do(1968)
  23. Tôi nhắm mắt (1969)
  24. Những tâm hồn mơ ước (1970)
  25. Mùa Ðông (1970)
  26. Bác Hồ rồi lại….(1970)
  27. Bước theo nỗi buồn(1970)
  28. Thơ của tôi (1970)
  29. Một tay em trổ (1971)
  30. Những võ sĩ (1971)
  31. Tôi chưa sống (1971)
  32. Tôi không tiếc (1971)
  33. Lý tưởng (1971)
  34. Từ tư tưởng (1971)
  35. Ðất nước tôi (1971)
  36. Sẽ có một ngày (1971)
  37. Ðược nghe Bà (1972)
  38. Ðảng đầy tôi (1972)
  39. Ðồng lầy (1972)
  40. Từ trẻ tới già (1973)
  41. Thế lực Ðỏ (1973)
  42. Núi (1973)
  43. Tôi im lặng (1974)
  44. Miếng thịt lợn (1974)
  45. Hãy cho qua (1975)
  46. Cuộc chiến đấu nầy (1975)
  47. Khi Mỹ chạy (1975)
  48. Thơ của tôi (1975)
  49. Ðừng sợ (1975)
  50. Khi muối chát (1976)
  51. Trong bóng đêm (1976)
  52. Ðất thảm (1976)
  53. Nếu ai hỏi (1976)
  54. Ðói, Khổ, Nghèo (1978)
  55. Nắng chang chang (1978)
  56. Ði về đâu (1978)
  57. Bóng ai (1978)
  58. Lệnh tha (1979)
  59. Sự đày ải (1979)
  60. Ta hỏi Ngươi (1979)
  61. Nàng Thơ (1979)
  62. Nhà văn (1980)
  63. Con thành thi nhân (1980)
  64. Ðảng ta (1980)
  65. Bác Hồ (1981)
  66. Chuyện tù (1981)
  67. Tuyệt thực (1982)
  1. Nếu cỏ (1982)
  2. Con trâu (1982)
  3. Những nàng Kiều (1982)
  4. Triệu cuộc đời (1982)
  5. Tôi đã tiếp thu (1983)
  6. Lúc đầu (1983)
  7. Mấy cái đầu (1984)
  8. Chủ nghĩa Mác (1984)
  9. Ðón Xuân (1984)
  10. Ngày Tết (1984)
  11. Nhớ thủa còn (1984)
  12. Anh như cô hồn (1984)
  13. Lâu lắm rồi (1985)
  14. Có tiếng còi tàu (1985)
  15. Nàng Thơ (1985)
  16. Tù lao thăm thẳm (1986)
  17. Trái tim hồng (1986)
  18. Người cao (1986)
  19. Ta nhớ (1986)
  20. Nhìn suất cơm (1987)
  21. Tù ăn chay (1987)
  22. Tù ăn đủ thứ (1987)
  23. Ta muốn (1987)
  24. Có những con thuyền (1987)
  25. Một đêm thức (1987)
  26. Ðất nước (1988)
  27. Nhà thơ ơi (1988)
  28. Văn là (1988)
  29. Ai đếm
  30. Trên khoảng trời xanh
  31. Cửa vào tim
  32. Tù chính trị
  33. Buồng tim chế độ
  34. Giật mình
  35. Trại khổ sai
  36. Chị tôi
  37. Hoa Ðịa Ngục
  38. Hoa độc
  39. Tiếng vọng từ đáy vực
  40. Hũ gạo
  41. Có những con đường
  42. Cây
  43. Nhớ
  44. Ðoàn Tụ
  45. Chia Lìa
  46. Trơ trọi
  47. Giả thử
  48. Chó đói
  49. Lòng xưa
  50. Tàn tắt
  51. Trôi về đâu
  52. Cộng sản
  53. Kẻ khát
  54. Hoả lò
  55. Hoả lò
  56. Tên hề
  57. Thần Hổ
  58. Cắt dạ dày
  59. Nhũng mảnh mộng tình
  60. Hồng vân
  61. Con tàu thơ
  62. Hờn căm
  63. Bóng hồng dương thế
  64. Bàn tay nhăn nheo
  65. Thiêu thân
  66. Trời mơ
  67. Ðảng
  68. Người và Chó

TÔI THƯỜNG ÐI QUA
Tôi thường đi qua phố
Có anh chàng mù, mắt như hai cái lỗ
Kính chẳng đeo, mồm thời xệch méo
Ngậm vào tiêu, cổ nổi gân lên
Dốc tàn hơi thổi đứt đoạn như rên
Mấy bài hát lăng nhăng ca ngợi Ðảng
Ðã mang lại Ấm no và Ánh sáng!
Một buổi sớm anh hình như choáng váng
Gục xuống đường tiêu rớt sang bên
Tôi vội vàng chạy lại đỡ anh lên
Anh chỉ khẽ rên: Trời, đói quá!
(1959)
NẮNG ÐÃ LÊN RỒI
Nắng đã lên rồi, hè đã sang
Trước sân yên tĩnh bóng cây bàng
Anh em tù phạm đem chăn áo
Phơi khắp sân và giây thép cao
Quần áo chăn màn tuy chẳng mới
Phần đông rách và mầu bạc phai
Nhưng những con người trong khổ ải
Trầm ngâm ve vuốt, lo ngày mai
Bỗng dưng tôi thấy lòng bồi hồi
Vì tôi nghĩ tới ngày tháng trôi
Và vì những thứ phơi trong nắng
Là cả đông buồn trước mắt tôi
(1961)
LẠC GIỐNG ÐEM TRỒNG

Lạc giống đem trồng trộn lẫn tro phân
Ðể tránh tù ăn, nhưng vô tác dụng
Trộn D. D. T thử xem dám đụng ?
Kết quả là đớp vụng hàng cân !
Ngấm thuốc lạc giống không nẩy một nhân
Ðảng đã hoàn thành kế hoạch Ðông Xuân !
(1962)

MẸ TÔI
Mẹ tôi trong những ngày giỗ chạp
Thường ngồi chắp tay cầu khấn giờ lâu
Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
Tôi chỉ thấy mẹ dùng khi lễ bái
Ðời của tôi nhiều khổ đau oan trái
Mẹ bao giờ cũng cầu nguyện cho tôi
Ðứa con trai tù tội mấy phen rồi
Hàng nước mắt chảy dài trên má mẹ
Ngồi bên mẹ, tôi thấy mình nhỏ bé
Tình thương yêu của mẹ lớn bao nhiêu
Mẹ ơi, con lòng chỉ nguyện một điều
Ðược gần sống, đừng lìa xa khỏi mẹ!
Giờ hẳn mẹ mỗi khi ngồi cầu lễ
Cho đứa con tù bệnh chốn rừng sâu
Chiếc áo hoa hiên cũ đã bạc màu
Phải đẫm ướt biết bao hàng nước lệ!
(1963)

CÓ THỂ CÔ TA
Có thể cô ta là người trong sách
Và hình như đã hiểu tôi nhiều
Biết đâu rồi, tôi chẳng được yêu
Yêu tha thiết, chân thành, trong sạch
Từ buổi đó, tháng ngày tôi cọc cạch
Ðạp chiếc xe tàng tới hiệu cô ta
Mua con tem, thiếp giấy gọi là
Tiền chẳng có, gia đình tôi thanh bạch
Song mấy năm rồi tôi chỉ là người khách
Chung thủy, hơi buồn, chẳng nói bao nhiêu
Hình ảnh cô ta như áng mây chiều.
Gợi thương nhớ mơ hồ, xa cách
(1964)

THƯƠNG ÐÔI MẮT
Thương đôi mắt không dám nhìn cái đẹp
Sợ rằng cái đẹp không vui!
Ðôi mắt sẽ ngượng ngùng cúi xuống
Bàn chân thầm lặng quay đi……
Ðôi mắt Trương Chi
Ðôi mắt sinh ra đã nhìn đáy nước
Nấm mồ định trước, xanh trong…
Năm tháng xuôi giòng…lãnh đạm
(1964)

ANH GẶP EM
Anh gặp em trong bốn bức rào dầy
Má gầy, mắt trũng
Phổi em lao, chân em phù thũng
Gió lạnh từng cơn rú qua thung lũng.
Em ngồi run, ôm ngực còm nhom
Y sĩ công an nhìn em, thôi nạt nộ om sòm.
Em ngồi lọt thỏm
Giữa bọn người vàng bủng co ro
Những tiếng ho
Những cục đờm mầu
Mớ tóc rối đầu em rũ xuống
Mình em, teo nhỏ, lõa lồ…
Em có gì đâu mà em xấu hổ!
Em là đau khổ hiện thân
Ngấn lệ đêm qua còn dấu hoen nhòa
Trên gò má tái
Trong lòng anh bấy lâu nay xám lại.
Nhìn em, lệ muốn chảy dài
Anh nắm chặt bàn tay em hơi rụt lại
Em nhìn anh, mắt đen, tròn, trẻ dại
Nước da xanh mái thoáng ửng mầu
Trong quãng đời tù phiêu dạt bấy lâu
Ðau ốm một mình tội thân em quá!
Chắc đã nhiều đêm em khóc như đêm qua
Khóc mẹ, khóc nhà.
Khóc buổi rời miền Nam thơ ấu
Chân trời hun hút nay đâu?
Rồi đây, khi nằm dưới đất sâu.
Em sẽ hiểu một điều
Là đời em ở trên mặt đất
Ðất nước đè em nặng chĩu hơn nhiều!
Nhưng nghĩ lúc thân mình bó trong manh chiếu
Anh biết lòng em kinh hãi hơn ai
Khi gió bấc ào qua vách ải
Những manh áo vải
Tả tơi
Vật vã
Vào thịt da..
Em có lạnh lắm không?
Mưa gió mênh mông
Thung lũng sũng nước bùn
Bệnh xá mối đùn,ẩm mốc
Những khuôn mặt xanh vàng gầy dộc
Nhìn nhau, đờ đẫn, không lời.
Nhát nhát em ho
Từng miếng phổi tung rời
Bọt sùi, đỏ thắm!
Em chắc oán đời em nhiều lắm.
Oán con tàu tập kết Ba Lan
Trên sóng năm nào
Ðảo chao
Ðưa em rời miền Nam chói nắng..
Sớm qua ngồi, tay em anh nắm
Muốn truyền cho nhau chút tình lửa ấm.
Mặc bao ngăn cấm đê hèn
Sáng nay em không trống không kèn
Giã từ cuộc sống
Xác em rấp trên đồi cao gió lộng.
Hồn anh trống rỗng, tả tơi…
(1965)

CÁNH THƠ
Ôi cánh thơ nhẹ nhàng là thế
Mà sao sợ hãi giam cầm?
Bởi cánh thơ chỉ là cánh chim,
nhưng cánh chim báo bão
Lại không phải bão thông thường,
mà bão trong tim
(1965)

ÐẤT NÀY
Ðất này chẳng có niềm vui
Ngày quệt mồ hôi, đêm chùi lệ ướt
Trại lính, trại tù, người đi không ngớt
Người về thưa thớt dăm ba
Trẻ con đói xanh như tàu lá
Cày bừa phụ nữ đảm đang
Chốn thôn trang vắng bóng trai làng
Giấy báo tử rơi đầy mái rạ
Buồn tất cả
Chỉ cái loa là vui!
(1965)
XUẤT CƠM TÔI
Xuất cơm tôi một hôm đánh đổ
Tôi còn đương đau khổ nhìn theo
Thì nhanh như một đàn heo
Bốn, năm, đầu bạc dẫm trèo lên nhau
Bốc ăn một loáng sạch làu
Miếng cơm, miếng đất, lầu bầu chửi nhau!
(1966)

NHỮNG THIẾU NHI
Những thiếu nhi điển hình chế độ
Thuở mới đi tù trông thật ngộ!
Lon xon không phải mặc quần
Chiếc áo tù dài phủ kín chân
Giờ thấm thoát mười xuân đã lớn
Mặt mũi vêu vao, tính tình hung tợn
Mở miệng là chửi bới chẳng từ ai
Có thể giết người vì củ sắn củ khoai!
(1966)

ANH CÓ BIẾT
Anh có biết giữa lao tù cay đắng
Rét không quần, không áo, đập hàm răng
Ðói xương sườn, xương sống chồi căng
Ốm không thuốc thân tàn xem khó thắng
Tôi vẫn có những đêm dài thức trắng
Tạo vần thơ câm lặng, anh ơi !
(1966)

XƯA LÝ BẠCH
Xưa Lý Bạch ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Rồi cúi đầu thương nhớ quê hương
Nay tôi ngẩng đầu nhìn nhện giăng bụi bám
Cúi đầu giết rệp nhặt cơm vương
Lý Bạch rượu say gác lên bụng vua Ðường
Tôi đói lả gác lên cùm rỉ xám
Lý Bạch sống thời độc tôn u ám
Phong kiến bạo tàn chưa có tự do
Tôi sống thời cộng sản ấm no
Hạnh phúc tự do, thiên đường mặt đất
Rủi Lý Bạch, mà may tôi thật!
(1967)

KHÔNG MỘT CHỖ
Không một chỗ trên con tầu quả đất
Tôi là người hành khách bơ vơ
Lỡ chuyến, lầm ga, mất cắp, bây giờ
Ðứng chen chúc trên sàn toa bẩn nhất
Sàn một toa đen dành cho súc vật
(1967)

TỪ VƯỢN LÊN NGƯỜI
Từ vượn lên người mất mấy triệu năm
Từ người xuống vượn mất bao năm?
Xin mời thế giới tới thăm
Những trại tập trung núi rừng sâu thẳm!
Tù nhân ở truồng từng bầy đứng tắm
Rệp muỗi ăn nằm hôi hám tối tăm
Khoai sắn tranh giành cùm, bắn, chém, băm
Ðánh đập tha hồ, chết quăng chuột gặm!
Loài vượn này không nhanh mà rất chậm
Khác vượn thời tiền sử xa xăm
Chúng đói chúng gầy như những cái tăm
Và làm ra của cải quanh năm.
Xin mời thế giới tới thăm!
(1967)
TÔI LÀ BẠN
Tôi là bạn của cô gái đĩ
Ế khách ngồi ngủ gật ở vườn hoa
Tôi chẳng có gì an ủi cô ta
Ngoài tình cảm chan hòa và không khinh bỉ
Tôi là anh của những em nhỏ tí
Xó chợ đầu đường, ăn cắp vặt nuôi thân
Bé tí hon mà tù tội bao lần
Miệng tục tĩu, hồn như trang giấy trắng!
Tôi là con lão ăn mày cay đắng
Không gia đình, tàn phế lắt lay
Mời lão xơi một bữa rượu thực say
Nghe lão khóc kể những ngày xa cũ
Tôi, tóm lại, là trái tim ủ rũ
Thông cảm với nhiều số phận bùn đen
Vì chính tôi, tôi là gã nhiều phen
Khổ đói, lao tù, nhục khinh nếm đủ!
(1967)
TÔI CÓ THỂ ĂN
Tôi có thể ăn vài cân sắn sống
Ngon lành như nhai kẹo xô-cô-la!
Bạn phục tôi tài hơn cả lợn là?
Tôi đương sống trong nhà giam Việt- Cộng!
* * *
Mùa đông rét, ào ào gió lộng.
Ðứng ngâm mình vớt nứa giữa giòng sông
Bạn tưởng tôi xương sắt, da đồng?
Tôi đương sống trong nhà giam Việt Cộng!
* * *
Chỗ tôi nằm sáu mươi phân chiếu rộng
Hai người bên, một hủi, một ho lao.
Bạn bảo tôi còn biết làm sao?
Tôi đương sống trong nhà giam Việt Cộng!
(1968)
NÀY NÃ -PHÁ-LUÂN
Này Nã- Phá – Luân, này César
Sao nỡ đẩy bạn các con ngã thế!
Mẹ sợ lắm cái trò chơi hoàng đế
Mà các con thời quá say mê
Chẳng thương các mẹ già
Lệ rơi thấm đá !
(1968)
TOÀN TOÁN ÐAN
Toàn toán đan đôi, chất chồng một xó
Sàn dưới, sàn trên như hấp như nung
Bị lèn như trong một chiếc cạp lồng
Hơi đất hơi người bốc lên, thở khó!
Quần áo nồng hơi giăng đầy đây đó
Muỗi rệp tung hoành, chuột gián lông nhông
Mùi hố tiêu, hố tiểu cùng xông
Hủi, suyễn, ho lao, điên rồ, náo động!
Cứ như thế lui lần sự sống
Cứ như thế rụng dần từng mống…
(1968)

GỬI BERTRAND RÚT-XEN
Ông là một bậc triết nhân
Nhưng về chính trị ông đần làm sao
Ông bênh Việt Cộng ồn ào
Nhưng ông hiểu chúng tị nào cho cam
Mời ông tới Bắc Việt Nam
Xem nô lệ đói phải làm ra sao
Mời ông tới các nhà lao
Xem bò, lợn được đề cao hơn người
Không ai kêu nổi một lời
Mồm dân Ðảng khóa đã mười mấy năm!
Xem rồi ông mới hờn căm
Muốn đem bọn chúng ra băm ra vằm
Tuổi ông ngót nghét một trăm
Nhưng thua cậu bé mười lăm đói gầy
Về môn ” Cộng sản học” này!
(1968)

SAO CÓ THỂ SỐNG
Sao có thể sống thế này được mãi?
Hiện tại hung tàn đâm suốt tương lai
Quá khứ là chi? Một chuỗi ngày dài
Bị sắt thép nghiền tan, thảm hại!
* * *
Là võ sĩ đời treo găng mãi mãi
Ngay từ khi chưa kịp bước lên đài
Bị Mác Lê ập lại đánh thua dài
Nằm đo ván trong mưa rầu nắng dãi!
* * *
Là thi sĩ có hồn thơ khắc khoải
Có cuộc đời hạnh phúc sớm ly khai
Có niềm tin nát vụn ở ngày mai
Có tù, bệnh cặp kè nhau hủy hoại
* * *
Tôi sống mãi những ngày quằn quại
Những ngày khao khát sắn và khoai
Những ngày chôn sống cả đời trai
Trừ khí khái, tình thương, lẽ phải !
(1968)

KHÔNG CÓ GÌ QUÝ HƠN
ÐỘC LẬP TỰ DO
Không có gì quý hơn độc lập tự do
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó
Tôi biết nó, đồng bào miền Bắc này biết nó
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó đầu tiên đem râu nó bện vào
Hình xác lão Mao lông lá
Bàn tay Nga đầy băng tuyết giá
Cũng nhoài qua lục địa Trung Hoa
Không phải xoa đầu mà túm tóc nó từ xa
Nó đứng không yên, tất bật, điên đầu
Lúc rụi vào Tàu, lúc rúc vào Nga
Nó gọi Tàu Nga là cha anh nó
Và tình nguyện làm con chó nhỏ
Xông xáo giữ nhà gác ngõ cho cha anh
Nó tận thu từ quả trứng, quả chanh
Học lối hung tàn của cha anh nó
Cuộc chiến tranh chết vợi hết thanh niên
đương diễn ra triền miên ghê gớm đó
Cũng là do Nga giật Tàu co
Tiếp nhiên liệu gây mồi cho nó
Súng, Tăng, Tên lửa, Tàu bay
Nếu không, nó đánh bằng tay?
Ôi đó, thứ độc lập không có gì quý hơn của nó!
Tôi biết rõ, đồng bào miền Bắc này biết rõ
Việc nó làm, tội nó phạm ra sao
Nó là tên trùm đao phủ năm nào
Hồi cải cách đã đem tù, đem bắn
Ðộ nửa triệu nông dân, rồi bảo là nhầm lẫn!
Ðường nó đi trùng điệp bất nhân
Hầm hập trời đêm nguyên thủy
Ðói khổ dựng cờ đại súy
Con cá lá rau nhát nhầu quản lý
Tiếng thớt, tiếng dao vọng từ hồi ký
Tiếng thở, lời than đan họa ụp vào thân
Nó tập trung hàng chục vạn ngụy quân
Nạn nhân của đường lối ” khoan hồng chí nhân” của nó.
Mọi tầng lớp nhân dân bị cầm chân trên đất nó
Tự do, không thời hạn đi tù!
Mắt nó nhìn ai cũng hóa kẻ thù
Vì ai cũng đói món nhục nhằn cắn răng tạm nuốt
Hiếm có gia đình không có người bị nó cho đi suốt.
Ðất nó thầm câm cũng chẳng được tha
Tất cả phải thành loa
Sa sả đêm ngày ngợi ca nó và Ðảng nó
Ðó là thứ tự do không có gì quý hơn của nó !
Ôi, Ðộc lập, Tự do !
Xưa cũng chỉ vì quý hai thứ đó
Ðất Bắc mắc lừa mất vào tay nó
Nhưng nay mà vẫn có người mơ hồ nghe nó
Nó mới vạn lần cần nguyền rủa thực to!
(1968)

TÔI NHẮM MẮT
Tôi nhắm mắt nằm yên, không ngủ
Kẻng báo rền vang, sáng tự bao giờ
Tôi nằm yên, không nghĩ ngợi, không mơ
Mà lịm chết trong bóng mờ ủ rũ
Bóng mẹ cha già đớn đau hóa mụ
Ðêm tối mênh mông đốm lửa vật vờ
Bóng cuộc đời tôi lặng vắng như tờ
Thất thểu, bơ vơ, khóc cười lỡ dở
Bóng nhợt xám vài mối tình khổ sở
Lảo đảo đi về, tuyệt vọng, âm u
Bóng hình tôi ho ra máu, lưng gù
Mở mắt ra : sừng sững bóng trại tù
(1969)

NHỮNG TÂM HỒN MƠ ƯỚC
Tôi đã biết những tâm hồn mơ ước
Hóa oan hồn, không siêu thoát lang thang
Dưới bóng cờ ma máu lửa đỏ vàng
Rên xiết đau thương, giận hờn đất nước
(1970)
MÙA ÐÔNG
Mùa Ðông ập tới đêm rừng giá
Gió bấc mưa dầm lướt thướt qua
Củ khoai hà dím thành vô giá
Bệnh cũ âm thầm lại phát ra
Lũ tôi đã đoán bao người ngã
Trong vụ đông này khó đứng qua
Thân xác hình như nan cốt mã
Mong cầu Ðông giá nới tay tha !
(1970)
BÁC HỒ RỒI LẠI
Bác Hồ rồi lại Bác Tôn!
Cả hai đều thích ôm hôn nhi đồng
Nước da hai bác màu hồng
Nước da các cháu nhi đồng màu xanh
Giữa hai cái mặt bành bành
Những khăn quàng đỏ bay quanh cổ cò!
(1970)
BƯỚC THEO NỖI BUỒN
Bước theo nỗi buồn, vĩnh biệt niềm vui
Hành trang có mồ hôi đất bụi
Chút tiền vốn_ thơ và mơ- nhẵn túi
Xó toa đen thôi chịu khó quen mùi
Chuyến xe đời lửa đỏ táp qua mui
Ðâu vũ bão xoay vần sông với núi?
(1970)
THƠ CỦA TÔI
Thơ của tôi không phải là thơ
Mà là tiếng cuộc đời nức nở
Tiếng cửa nhà giam ngòm đen khép mở
Tiếng khò khè hai là phổi hang sơ
Tiếng đất vùi đổ xuống lấp niềm mơ
Tiếng khai quật cuốc đào lên nỗi nhớ
Tiếng răng lạnh đập vào nhau khổ sở
Tiếng dạ dày đói lả bóp bâng quơ
Tiếng tim buồn thoi thóp đập bơ vơ
Tiếng bất lực trước muôn ngàn sụp lở
Toàn tiếng của cuộc đời sống dở
Và chết thời cũng dở, phải đâu thơ!
(1970)
MỘT TAY EM TRỔ
Một tay em trổ: Ðời xua đuổi
Một tay em trổ: Hận vô bờ
Thế giới ơi, người có thể ngờ
Ðó là một tù nhân tám tuổi!
Trên bước đường tù tôi rong ruổi
Tôi gặp hàng ngàn em bé như em!
(1971)
NHỮNG VÕ SĨ
Những võ sĩ tài ba tuyệt đích
Ðể luyện rèn đau đớn nề chi
Hóa thân thành bị cát vô tri
Ðể sau đó hóa thành vô địch
Nghề văn sĩ giống y nghề võ sĩ
Muốn nên tài cần phải chịu đòn đau
Những cú vào tim, những cú nhiệm màu
Giúp cho nó đập ra tình ra ý
(1971)
TÔI CHƯA SỐNG
Tôi chưa sống cuộc đời tôi định sống
Tôi còn yêu bao giấc mộng thương yêu!
Philippovna, Marguerite, Thúy Kiều
Chiều Mạc Tư Khoa, nắng lòa đất thánh
Ðêm Danube nước trời sao lấp lánh
Ánh niềm vui trong hốc mắt người thân
Những vần thơ trong lao ngục nhục nhằn
Những khoản chót sâu vào tim óc khắc
Những khoản lớn lên là tôi đã mắc
Ước mong gì trang trả nữa anh ơi!
(1971)
TÔI KHÔNG TIẾC
Tôi không tiếc khi bị đời sa thải
Thân thể vùi tan rữa, hóa bùn đen
Nhưng vần thơ trong đêm tối đê hèn
Cùng rệp muỗi viết ra mà bị mất
Tôi sẽ tiếc, khóc âm thầm trong đất
(1971)
LÝ TƯỞNG
Lý tưởng, quang vinh, mộng tình, lẽ sống
Chuyện trên trời dưới biển xa xôi!
Thú thực là dân đói chúng tôi
Chỉ mơ ước được no bằng con vật
Vì giấc mơ được làm con người đã mênh mông
không thành sự thật
Lại rũ tù cả lũ như chơi!
Gạo, sắn, ngô, khoai- Tứ chướng trên đời
Quấn chặt, rối bời, điêu đứng!
(1971)
TỪ TƯ TƯỞNG
Từ tư tưởng bước sang hành động
Phải có cầu ngôn ngữ giao thông
Trên giòng sông chuyên chính mênh mông
Ðừng nghĩ chuyện xây cầu bắc cống!
Song ngôn ngữ ngày đêm vẫn sống
Âm thầm đưa tư tưởng sang sông
Qua muôn trùng hệ thống xiềng gông
Ðảng ra sức dựng thay cầu cống
Thoát khỏi đầu là tư tưởng sống
Sẽ có ngày tạo những kỳ công!
(1971)
ÐẤT NƯỚC TÔI
Ðất nước tôi yếu nghèo bé nhỏ
Lại chịu toàn tai họa quá to
Ðồng bào tôi sống yên lành như thỏ
Cũng mỏi mòn tù ngục nằm co
Các loại mồ hôi đều chảy vào kho
Máu nhuộm cờ, hoa trưng bày đây đó
Mắt địa cầu cận thị lòi to
Lệ cứ tha hồ lụt nhỏ
Miễn là mùi xoa thay thành cờ đỏ
Vẫy mừng bọn cướp tự do
Ðạo mạo, thung dung trên tàn tro xương xọ
Tôi không nhớ hết tên bọn nó
Duẩn, Giáp, Hồ Hề, Chinh Xu gì đó !
(1971)
SẼ CÓ MỘT NGÀY
Sẽ có một ngày con người hôm nay
Vất súng, vất cùm, vất cờ, vất Ðảng
Ðội lại khăn tang, đêm tàn ngày rạng
Quay ngang vòng nạng oan khiên
Về với miếu đường, mồ mả gia tiên
Mấy chục năm trời bức bách lãng quên
Bao hận thù độc địa dấy lên
Theo hương khói êm lan, tan về cao rộng
Tất cả bị lùa qua cơn ác mộng
Kẻ lọc lừa, kẻ bạo lực xô chân
Sống sót về đây an nhờ phúc phận
Trong buổi đoàn viên huynh đệ tương thân
Ðứng bên nhau trên mất mát quây quần.
Kẻ bùi ngùi hối hận
Kẻ bồi hồi kính cẩn
Ðặt vòng hoa tái ngộ lên mộ cha ông
Khai sáng kỷ nguyên tả trắng thắng cờ hồng!
Tiếng sáo mục đồng êm ả
Tình quê tha thiết ngân nga
Thay tiếng ” Tiến quân ca”
Và Quốc tế ca
Là tiếng sáo diều trên trời xanh bao la!
(1971)
ÐƯỢC NGHE BÀ
Ðược nghe bà kể khổ
Con thấy đời con thật là đáng chết!
Con đã đi bóc lột để nuôi bà
Con bây giờ không dám nhận là cha
Dù bà là do con đẻ ra
Con, thành phần địa chủ thối tha
Trước Nhân dân, trước Ðảng, trước bà
Xin thành khẩn cúi đầu chịu tội!
Ðó là lời một cụ đồ ở ngoại thành Hà nội
Trước đấu trường giăng giối với con
(1972)
ÐẢNG ÐẦY TÔI
Ðảng đầy tôi trong rừng
Mong tôi xác bón từng gốc sắn
Tôi hóa thành người săn bắn
Và trở ra đầy ngọc rắn, sừng tê
Ðảng dìm tôi xuống bể
Mong tôi đáy nước chìm sâu
Tôi hóa thành người thợ lặn
Và nổi lên ngời sáng ngọc châu
Ðảng vùi tôi trong đất nâu
Mong tôi hóa bùn đen dưới đó
Tôi hóa thành người thợ mỏ
Và đào lên quặng quý từng kho
Không phải quặng kim cương hay quặng
vàng chế đồ nữ trang xinh nhỏ.
Mà quặng uranium chế bom nguyên tử
(1972)
ĐỒNG LẦY
Ngày ấy, tuy xa mà như còn đấy
Tuổi hai mươi, tuổi bước vào đời
Hồn lộng cao, gió thổi chơi vơi
Bốn phía bao la chỉ thấy
Chân mây, rộng mới tuyệt vời.!
Ngất ngây, làm sao ngờ tới.
Bùn đọng hồ ao mạn dưới phục chờ!
Tuổi hai mươi tuổi của không ngờ.
Không sợ!
Viễn vông đẹp tựa bài thơ
Mơ ước
Ðợi chờ
Vĩ đại.
Nhưng rồi một sớm đầu thu mùa thu trở lại
Tuổi hai mươi mắt nhìn đời trẻ dại
Ngỡ cờ sao rực rỡ.
Tô thắm màu xứ sở yêu thương
Có ngờ đâu giáo giở đã lên đường.
Hung bạo phá bờ kim cổ.
Tiếng mối giường rung đổ chuyển non sông.
Mặt trời sự sống.
Thổ ra từng vũng máu hồng.
Ôi tiếc thương bao mùa lúa vun trồng.
Một mùa thu nước lũ.
Trở thành bùn nước mênh mông
Lớp lớp sóng hồng man dại.
Chìm trôi quá khứ tương lai.
Máu,lệ, mồ hôi, rớt rãi
Ði về ai nhận ra ai!
Khiếp sợ, sững sợ, tê dại!
Lịch sử quay tít vòng ngược lại
Thời hùm beo rắn rết công khai
Ngàn vạn đấu trường mọc dậy giữa ban mai
Ðúng lúc đất trời nhợt nhạt
Bọn giết người giảo hoạt.
Nâng cốc mừng thắng lợi liên hoan.
Ðiệu nhạc cơ hàn thăm thẳm miên man.
Ðiệp khúc lìa tan thúc dục
Ngục tù cất bước oan khiên.
Thành thị thôn quê sơn hải trăm miền.
Hội tụ!
Bãi sú, bờ lau, rừng rú.
Thây người vun bón nuôi cây.
Ðạo lý tối cao của xứ đồng lầy.
Là lừa thầy phản bạn
Và tuyệt đối trung thành vô hạn.
Với Ðảng, với Ðoàn, với lãnh tụ thiêng liêng.
Hạt thóc, hạt ngô phút hóa xích xiềng.
Họa phúc toàn quyền của Ðảng.
Dần dà năm tháng.
Mắt ngả vàng, da sắc xám
Ði về ai nhận ra ai?
Ôi, ngàn hoa run tái!
Ðáng thương giữa chốn đồng lầy.
Sậy úa lau gầy,lạc loài thảm hại
Rồi đây, khi mặt trời thức dậy.
Chắc là hoa đã tàn phai.
Chẳng còn được thấy!
Tôi vẫn ngồi yên mơ màng như vậy
Mặc cho đàn muỗi quấy rầy.
Bóng tối lan đầy khắp lối.
Không còn phân biệt nổi.
Trâu hay người lặn lội phía bờ xa.
Gai ốc nổi trên da
Cái họa áo cơm không chừa ai hết!
Buồn nghĩ tới chuyện xưa thần chết.
Cùng lão tiều đốn cũi già nua.
Tôi ngước trông xem có một ngôi chùa.
Ngôi chùa đã trở thành huyễn mộng.
Con ác điểu hoài nghi xù đôi cánh rộng.
Truy lùng mồ mả cha ông.
Thánh thất miếu đường xáo động.
Con thuyền chở đạo nghiêng trao.
Sóng gió thét gào, man rợ.
Tiếng sinh sinh nức nở, âm thầm.
Mặt đất tím bầm, tiết đọng.
Lá cờ lật lọng.
Nhân buổi dương tàn âm thịnh cao bay!
Thần tượng cuồng quay, hình thay lốt rũ
Hang Pắc Bó hóa thành hang ác thú.
Bác Hồ già hóa dạng bác Hồ Ly.
Ðôi dép lốp nặng bằng trăm đôi dép sắt.
Bộ kaki vàng vàng như mắt dân đen.
Quỷ quái, đê hèn lừa đảo!
Gia tài tra khảo cướp trơn tay.
Từ buổi quỷ vương hớn hở mặt mày.
Ðứng trước Ðảng kỳ trịnh trọng.
Ðọc lời khai mạc thuở hoang sơ.
Tụ tập đảng viên đại hội dưới cờ.
Nguyện đem cuộc đời hơi thở.
Ðạp bằng, phá vỡ.
Ngàn năm văn hiến ông cha.
Ảo vọng dựng lên một thứ sơn hà.
Mê muội,nặng nề không hề nghiêng ngã.
Nó lùa, nó thả.
Lũ mặt người dạ thú xông ra.
Khiến đồng xa.
Nơi mấp mô mồ mả.
Các hồn ma cũng hả vong linh.
Vì thấy địa ngục của mình.
Còn ít nhục hình hơn dương thế!
Mạng sống không bằng con giun con dế.
Ðầu ngửng lên tuy nhìn thấy trời xanh.
Mà chân không thể nào rút khỏi.
Vũng lầy man mọi hôi tanh.
Ma quỉ rình canh, nghiệt ngã.
Rau cháo cầm hơi, mồ hôi tầm tã
Bọn sậy lau đã chán cả chờ trông.
Hầu cam phận sống trong bùn xám
Ðời càng u ám.
Quỷ vương càng đình đám liên hồi.
Ôi, dần dà tôi không phải là tôi.
Một khối rũ mòn nhức nhối
Mang đầy mộng ước thiu ôi.
Nếu tôi đổ mồ hôi
Mồ hôi sẽ hòa máu phổi.
Nhưng những niêu cơm quá vơi mà Ðảng đem phân phối.
Không nhường thịt gân một chỗ để đàn hồi!
Bao đêm rồi tôi nguyện luyện hồn tôi
Trút bỏ buồn đau tiếc hối.
Nén dập hờn căm dữ dội
Ngày đêm dìm luộc thân tôi.
Nhão nhừ, nóng hổi!
Nhưng làm sao trút và nén nổi.
Nhưng làm sao điếc, mù, câm nổi.
Khi con người chưa sống được bao nhiêu.
Cũng như khi chưa yêu mến thật nhiều
Làm sao biết ghét!
Chỉ quả bóng xì hơi đã bẹp
Mới để cho Người_ Ðịnh mệnh_ dẵm lên trên
Còn những đại dương sóng dậy vang rền.
Chỉ dịu lắng khi mệt vì bão táp!
Tôi ngồi yên nghe thời gian chậm chạp
Mang tâm hồn thấm hết cảnh trăng suông
Trên đồng không nước lội sông buông
Cây cỏ,lạnh mờ hoang vắng.
Ôi những bờ xa lời xanh nhạc nắng.
Nếu có kẻ cho đời là cay đắng.
Hãy vào đây nếm thử vị đồng lầy.
Cho dạ dầy, óc, tim , lưỡi , cổ.
Biết biệt phân tân khổ ngọt bùi!
Giữa biển vui không hiểu tiếng cười.
Là những kẻ cuộc đời chưa dậy sóng.
Trời cao, biển rộng có cũng như không!
Một tiếng quạ đêm ảo não rỏ xuống đồng.
Tôi tỉnh hẳn trở về cơn ác mộng.
Muỗi nhơn nhơn từng đàn vang tiếng động
Những con cưng của ngừng đọng tối tăm.
Chúng trưởng sinh trong đêm tối nhiều năm.
Nên chúng tưởng màu đen là ánh sáng!
Ếch nhái vẫn đồng thanh đểu cáng
Chửi bới mặt trời, ca ngợi đêm đen.
Lũ sậy lau còm cõi đứng chen.
Hơi có gió là cúi đầu rạp hết.
Bát ngát xung quanh một mầu khô chết
Ðồng lầy mỏi mệt.
Lặng câm, lũ kiến đi về.
Ôi, cuộc đời hay một cơn mê,
Mà người, ngựa, trâu bò giống nhau đến thế!
Những chiếc sơ mi bỏ ngoài để che bụng phệ.
Ði về chễm chệ xe “dim”
Lúc vuốt xoa
Lúc hăm dọa.
Lúc gật gù
Với một lũ lù lù rác rơm ẩm mốc
Những loài thảo mộc.
Ngu ngốc, ù lì , nhẫn nhục
Nằm đợi ngày tàn mục thối tha
Mặc cuốc kêu thê thảm đêm ngày.
Xác gầy, khổ não!
Bọn gỗ đó phải chờ giông bão.
Mới chịu ào ào nhổ rễ đứng lên.
Nhưng hình như Trời đã bỏ quên
Mảnh đất đồng lầy xám ngắt.
Như tôi vẫn ngồi đây héo hắt
Mắt thâm quầng trông ngóng trời xanh
Bốn chung quanh ếch nhái vẫn đồng thanh
La ó mong làm hỏng tim hư óc.
Ðể trai tráng say mùi chết chóc.
Ðể người già yên vui tang tóc.
Tóm lại là để tình nguyện ly tan.
Nhưng mặt trời mùa thu mà như tiết đại hàn.
Súng ống từng đoàn run run, nhớn nhác.
Ðảng lùa đi, tan tác, thương vong.
Mái ngói, mái gianh lệ thảm ròng ròng.
Nhỏ xuống bốc hơi trong lòng vạc bỏng.
Ðảng dữ thét gào, hóc xương ngang họng.
Giọng thều thào, gượng gạo hung hăng.
Lưới thép nền chuyên chính tung quăng
Khốc liệt, bậy xằng, ức oan, cay đắng
Dân đen tay trắng cam đành.
Từ rừng núi hoang vu tới phố xá thị thành.
Từ hải đảo xa xôi tới ruộng đồng bát ngát
Mặc áo vàng cảnh sát.
Tràn lan, nhợt nhạt cả màu xanh!
Cuộc sống đồng lầy rộp rát, nhoét tanh
Bom đạn chiến tranh còn giật giành chút xương da thảm hại.
Cái cảnh mười đi, hai ba trở lại.
Caí cảnh một trai giành nhau chín gái.
Ðương diễn ra và sẽ còn diễn mãi
Nếu Ðảng còn nắm vận mạng tương lai
Lũ sậy lau xưa chỉ biết thở dài
Cũng phải ngước trông đất trời, vấn hỏi?
Trăng lặn…sao tàn.
Bình minh không mong mỏi.
Từ từ xuất hiện trong sương.
Một bình minh héo hắt thảm thương.
Ðẩy dân tộc trên giường xuống đất.
Hãy lắng nghe một điều chân thật!
Bình minh đây đau khổ nhất địa cầu.
Nó báo hiệu một ngày không một phút
Thảnh thơi, thoải mái, ngẩng đầu.
Bình minh đây muôn thuở một mầu.
Nó báo hiệu mồ hôi kiệt quệ.
Những con người, không, những chiếc máy thảm thê.
Không dầu, không mỡ
Hỏng vỡ trước thời gian
Hãy coi chừng phải giữ vẻ hân hoan.
Tiếng khóc, tiếng than làm yêu ma run sợ.
Tội chúng phạm vô cùng man rợ.
Lộ ra, ai để chúng sinh tồn?
Nên lo âu, hốt hoảng, bồn chồn.
Chúng nghe ngóng bỏ tù tiếng nói
Hỡi tất cả những chân trời sáng chói!
Hãy hiểu rằng yên lặng nơi đây
Giữa chốn đồng lầy.
Là tiếng gọi lâm ly đầy tuyệt vọng
Biết bao giờ mùa thu lật lọng
Bị lôi lên dàn lửa trời hè!
Tôi vẫn chờ trông muôn vạn tiếng ve.
Dạo khúc tưng bừng báo trước.
Mùa hè khắp nơi đang tiến bước
Tiêu diệt thu đông
Lấy lại sắc hồng.
Phá củi sổ lồng cho đàn chim bất hạnh.
Nhưng giờ đây thu lạnh
Vẫn thỏa sức tung hoành
Giết hại màu xanh.
Sặc sụa mùi tanh.
Nó dùng máu hãm những dòng nước mắt.
Vắt những giọt mồ hôi.
Bịt tiếng người câm bặt.
Mong bốn phương lặng ngắt giữa cơ hàn!
Ðể nó tự do vang dạo khúc đàn.
Yêu ma!
Lừa bịp người xa
Buốt có người gần.
Trời đất ơi, nếu có quỷ thần.
Quỷ thần sao dung tha mãi đó?
Ðôi lúc nghe mơ hồ trong gió
Tiếng đời qua sỗng vỗ vọng về đây.
Bao ước mơ chìm chết đã lâu ngày.
Lại nghẹn ngào trỗi dậy.
Ðau xót, thương tâm.
Bên ngoài kia cuộc sống vang ầm.
Sao đây mãi âm thầm trong nấm mộ?
Phẫn nộ.oàn lên,bao khổ!
Không gian hỡi hãy tan tành sụp đổ
Cho thời gian đừng làm khổ con người.
Cho đười ươi, khỉ đột hết reo cười.
Trong tối đen đày đọa
Ôi, cái buổi đất trời giáng họa
Cũng là ngày hể hả trái tim đau!
Nhưng gió kể làm gì chuyện bốn bể năm châu.
Chuyện những chân trời bấy alu yêu dấu.
Tuyết ấm rơi, lòng người đôn hậu.
Ðảo thần ngời sáng ngọc châu
Gió hãy thương kẻ bị đóng trên tọa độ thảm sầu.
Giấc chân trời mòn mỏi thương đau.
Bốn phía trước sau toàn bóng
Những người trâu đầm mình trong bùn đọng.
Hoặc trong hầm trong xưởng rũa gân xương.
Ðể tối về theo lệnh Diêm Vương.
Vác bụng đói tới nghe bầy quỷ dữ
Giả danh nghĩa là những vì thiên sứ.
Ðặt chương trình hút máu mài xương.
Nhưng lấy tên xây dượng thiên đường.
Ðể mong mộ thêm nhiều nô lệ mới.
Tôi không hiểu loài ễnh ương ca ngợi.
Cái thiên đường khủng khiếp của ma yêu
Ðược chúng cho công xá bao nhiêu.
Mà đêm tối to mồm , đinh nhức óc.
Ấy cơm cá ma vương đầy xương hóc
Hãy coi chừng kẻo khó nuốt trôi qua.
Cứ ca đi, hơi lạc điệu bài ca.
Là Ðảng ném toàn gia vào hỏa ngục!
Tháng năm trôi mùa thu ô nhục
Vẫn kéo dài ngang nửa dãy Trường Sơn
Chúng tôi tuy chìm ngập dưới bùn trơn
Song sức sống con người hơn tất cả
Trước sau sẽ vùng lên quật ngã.
Lũ quỉ yêu xuống tận đáy đồng lầy.
Huyệt chôn vùi thu nhục nhã là đây.
Hè xuân sẽ huy hoàng đứng dậy.
Dù chúng tôi hẩm hiu không được thấy.
Màu hè

No comments: