Friday, October 21, 2016

HÀNG ĐỘC TRUNG CỘNG -HÀ NỘISAIGON

TRUNG CỘNG XẤU XA * HÀNG ĐỘC HẠI

 TRUNG CỘNG LÀ ĐẠI HOẠ CHO NHÂN LOẠI - NHẤT LÀ VIỆT NAM



I – THUỐC TÂY GIẢ:
 
Tại PANAMA: hơn 300 người tử vong vì uống thuốc ho Made in China có độc chất gây bệnh là một loại độc chất cao thường tìm thấy trong nước chống đông đặc của xe hơi.


- Tại HAITI: trên 76 trẻ em, phần lớn dưới 5 tuổi chết vì thận bị hủy hoại một cách kỳ lạ giống như nạn nhân ở Panama . Nhờ sự giúp đở của Hoa Kỳ, người ta khám phá ra nạn nhân tử vong vì thuốc trị sốt cho trẻ em có độc chất “Diethylene Glycol” phát xuất từ Xingang và qua công ty giao dịch Sinochem International. - Không chỉ trong dược phẩm có chất Diethylene Glycol, còn được Tàu đưa độc chất nầy vào kem giả mạo dưới nhãn hiệu Colgate. Chính quyền Canada khuyến cáo dân chúng ngưng sử dụng kem đánh răng giả mạo độc hại Made in China .


Dưới chủ đề “TRUY LÙNG THUỐC CỦA TỬ THẦN” phóng viên của tạp chí Le Nouvel Observateur, kể lại cuộc điều tra của một nhân viên bào chế dược phẩm Thụy Sĩ hầu tóm cổ những kẻ sát nhân đã giết hại hàng ngàn bệnh nhân bằng thuốc giả đến từ Trung Cộng. Cuộc săn lùng chỉ trên địa bàn các quốc gia Cận Đông: Ai Cập, Jordanie, Syrie.


Mở đầu bài viết, phóng viên Jean Paul Mari kể lại câu chuyện của ADEL, một người Palestine : Vợ của anh bị ung thư vú, nhờ biết bệnh rất sớm và các bác sỹ lạc quan sẽ chữa được bệnh. Vấn đề thuốc “Imanitib” rất đắc, giá 2000 USD hộp. Để chữa trị cho vợ, Adel đã huy động gia đình bạn bè giúp đỡ đưa vợ sang Israel điều trị, Thời gian đầu, bệnh của vợ anh có vẻ ổn định. Sau đó, anh đưa vợ trở lại Palestine vào bệnh viện tối tân ở Ramallah. Bác sỹ Baker sử dụng loại thuốc nói trên, nhưng giá thành chỉ có một nửa thôi. 
 
 
Vợ của Adel chết 6 tháng sau đó vì thuốc sử dụng tại đây là thuốc giả được pha chế chỉ có nước, pha một ít đường, phẩm màu và một ít aspirine. Giá thành của mỗi họp thuốc nầy là 2 USD. Điều nầy đã thúc giục JEAN LUC mở cuộc điều tra. Nhân vật trung tâm mạng lưới mà Jean Luc tìm ra được tên WAJEE ABU ODEH, một người Jordanie, đến từ Thẩm Quyến ở Hoa Lục. Tại vùng Cận Đông, mạng lưới do Wajee Abu Odeh điều khiển, cung cấp thuốc giả cho Jordanie, Ai Cập, Syrie…họ cung cấp thuốc giả tới 50% thuốc chữa trị ung thư. Không kể các loại thuốc giả chết người nầy tràn lan ở những vùng ngoại ô nghèo và qua nhiều môi giới nó hiện diện tại những bệnh viện có uy tín ở thủ đô.


II – TRÀ TÀU TẨM CHẤT ĐỘC CHÌ:  
 
Theo The New Chenese Take Out – Michael E. Telzrow cho biết: Kỹ nghệ sấy khô lá trà tại Trung Cộng đã đạt tới trình độ tinh vi chưa từng có: Các hãng sản xuất trà dùng khí thải từ xe ô tô để làm khô lá trà nhanh chóng bằng cách trải lá trà tươi trên sàn của nhà kho, rồi lái những xe vận tải vào trong, nổ máy để khí thải từ ống khói xe làm khô lá trà. Vấn đề là xăng pha chì và những chất chì độc hại thoát ra theo khói xe bám trên lá trà. Chất độc chì sẽ ngấm dần dẫn đến việc hủy hoại thận và còn nhiều nguy cơ khác.


III – NƯỚC TƯƠNG LÀM BẰNG TÓC: 
 
Bài viết nầy của GS, Tse – Yan Lee, B.H.Sci nhằm trình bày cho độc giả biết về một loại nước tương được sản xuất tại Hoa Lục không an toàn và được bày bán khắp nơi tại Hoa Lục và trên thế giới.Nước tương được chế biến từ đậu nành, gồm có hợp chất protein, carbohydrate không chất béo, dồi dào chất riboflavin (B2) và các chất khoáng như sodium, calcium, phosphorus, sắt, selenium và chất kẽm. Hàng năm, trên khắp thế giới người ta đã sản xuất ra hàng ngàn triệu tấn nước tương để cung ứng cho thị trường tiêu thụ. Vào năm 2003, tại Trung Cộng người ta sản xuất hàng loạt nước tương mang nhãn hiệu “HONGSHUAI SOY SAUCE”, áp dụng theo phương pháp sinh hóa và kỹ thuật tân tiến bởi một nhà máy chế biến thực phẩm gia vị không theo phương pháp chế biến cổ điển bằng đậu nành và lúa mì nên giá thành rất rẻ và được các nhà hàng và nhà trường sử dụng rất nhiều. 
 
Tháng giêng năm 2004, viên quản lý cho một nhóm ký giả của chương trình TV “Weekly Quality Report” biết thành phần của nước tương gồm có “amino acid”, “sodium hydroxide”, “hydrochloric acid” và mật đường (loại dung dịch phế thải sau khi đã quay ly tâm thành đường cát trắng) và vài chất hóa học khác hòa tan với nước. 
 
Nhu cầu chế biến nước tương, hàng tháng nhà máy phải sử dụng đến hàng chục ngàn tấn “amino acid” dưới dạng bột từ một nhà máy sản xuất hóa chất khác. Sau đó các ký giả đã tìm ra nguyên liệu để bào chế ra loại xi-rô amino acid này tại một nhà máy sinh hóa ở tỉnh Hồ Bắc. Họ trả lời các ký giả rằng “amino acid” chủ yếu chế biến từ tóc con người, thu nhặt được từ các tiệm hớt, uốn tóc và từ các đống rác thải ra ở các bệnh viện khắp nơi trong nước rất dơ bẩn và mang nhiều loại vi khuẩn gây nhiều mầm bệnh khác nhau.
 
 Tóc con người chứa nhiều loại hóa chất độc hại như thạch tín “arsenic” và chì “lead” sẽ gây phương hại trầm trọng đến hệ thống tiêu hóa, gan, thận, tim mạch, hệ thần kinh và sinh dục. Sau khi tin tức ghê tởm nầy được phổ biến trên toàn thế giới khiến Hiệp Hội Các Quốc GiaChâu Âu, Hong Kong, Đài Loan, Nhật, Hoa Kỳ…đã từ chối nhập cảng một số hiệu nước tương và nhiều loại thực phẩm khác sản xuất từ Trung Hoa Lục Địa vì lý do an toàn cho sức khỏe dân chúng.



IV- TỎI BỘT, ỚT BỘT NHIỄM PHÓNG XẠ:
 
 Do khả năng công nghệ bảo quản thực phẩm quá kém nên tỏi bột và ớt bột là sản phẩm nổi tiếng của quận Qixian, tỉnh Henan do cơ xưởng Limin sản xuất phải sử dụng chất phóng xạ Cobalt-60 để giữ lâu cho tỏi bột và ớt bột khỏi bị hư hỏng. Ngày 7/6/ 2009, chất Cobalt-60 bị rò rỉ thấm qua quần áo bảo hộ của công nhân và chất phóng xạ Cobalt-60 tuôn ra ngoài không khí, xưởng Limin bị phát hỏa, gây chết chóc cho nhiều người. Có khoảng 800.000 người trong vòng bán kính 50 km đã bỏ của chạy lấy thân. Hàng quán tại Qixian đóng cửa, đường xá vắng tanh như một thành phố chết.


HOA KỲ BÁO ĐỘNG NHIỀU MẶT HÀNG NHẬP TỪ HOA LỤC CÓ CHẤT ĐỘC: Hoa Kỳ liên tiếp báo động về hàng hóa nhập cảng từ Trung Cộng có chứa kim loại Cadmium độc hại tiềm ẩn trong những kiểu trang sức thời trang. Quốc Hội Mỹ đã cấm các sản phẩm chứa chì nhập cảng vào Mỹ dưới dạng nữ trang cho trẻ em. Nhưng, cadmium còn độc hại hơn chì nhiều. Cadmium có thể gây bệnh ung thư.


Thượng Nghị Sĩ Mark Pryor báo động: “Sẽ có nhiều phụ huynh tức giận khi biết nữ trang nhập cảng như thế có thể làm tổn hại sức khỏe con em họ.” Nhiều sản phẩm may mặc dành cho trẻ em không bảo đảm an toàn, chứa nhiều hóa chất “formaldehyde”, “cadmium” và “chromium” độc hại vượt mức cho phép, gây nhiễm trùng da và đường hô hấp cho trẻ em.


Trong khuôn khổ bài báo nầy, chỉ liệt kê những mặt hàng độc có tính cách tượng trưng mà thôi, còn nhiều mặt hàng độc khác như trái cây có tẩm hóa chất bảo quản Carbendazim hoặc còn dính thuốc trừ sâu, đũa ngâm hóa chất…một khi các hóa chất độc hại nầy bám vào các bộ phận trong cơ thể con người sẽ công phá tiến trình thoái hóa và tăng trưởng tế bào tự nhiên mà sinh ra nhiều TẾ BÀO DỊ HÌNH không cần thiết dư thừa, đan kết vào nhau, tích tụ lại làm thành bướu độc, cục u…là tiến trình của nguy cơ dẫn đến nhiều căn bệnh ung thư.


Vì thế, tất cả mặt hàng tươi, khô, đông lạnh hoặc đóng gói mang nhãn hiệu MADE INCHINA là người tiêu thụ rùng mình kinh sợ. Trung Cộng thay đổi chiến lược để lừa người tiêu thụ bằng cách thay thế nhãn hiệu “Made in China” bằng nhãn hiệu mới trên các bao bì của thực phẩm, hàng hóa…là “MADE IN P.R.C” đó là chữ viết tắt “People Republic of China” (Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc). Nhưng, nhãn hiệu “Made in P.R.C” đánh lừa giới tiêu thụ không được bao lâu thì bị phát giác làm mức tiêu thụ hàng hóa Trung Cộng lại bị thế giới tẩy chay, tụt dốc thê thảm.


Trung Cộng lại giở thói gian manh, tiếp tục đánh lừa người tiêu thụ, không nhận diện được các mặt hàng độc của Trung Cộng bằng những phương cách xảo quyệt khác. Một thí dụ điễn hình: WAL-MART là một trong những siêu thị lớn nhất nước Mỹ. Nếu nhập hàng từ Trung Cộng do công ty Wal-Mart đặt mua, Trung Cộng sẽ ghi “MADE FOR WALMART USA” hoặc “PACKAGED IN USA”.
 
 Hàng hóa nhập từ Trung Cộng bằng những kiện hàng lớn, được ghi rõ ràng xuất xứ “Made in China” đúng theo qui định của chánh phủ Hoa Kỳ. Nhưng, khi những kiện hàng được tháo ra bán lẻ trên các quày hàng thì mang nhãn hiệu khác như “MADE FOR WALMART USA” hoặc “PACKAGED IN USA” và hàng chữ nhỏ li ti như “Made in China” hoặc “Made in P.R.C” nằm ở gốc nào đó rất khó nhìn thấy. Xin hãy cẩn thận khi mua hàng để đừng bị Trung Cộng lừa bằng những mánh khóe bẩn thỉu nầy.


BÀI HỌC CỦA ĐÀI LOAN TẨY CHAY HÀNG ĐỘC CỦA TRUNG CỘNG: 
 
Một thành phố Đài Loan, thị trấn Chitung, nơi trận bão Morakot ập vào làm 500 người chết trong một vụ lở đất lớn và 700 người phải di tản sau cơn bão nhiệt đới tồi tệ nhất trong vòng 50 năm qua, đã xảy ra vào ngày 8/8/ 2009. Chánh quyền địa phương đã từ chối nhận 100 “nhà lưu động” lấp ráp nhanh do Trung Cộng viện trợ vì lo sợ hóa chất độc hại, vì những căn nhà nầy có chứa chất “formali”, một loại hóa chất nguy hiểm.


Phó Quan Hành Chánh quận tên Chung Chia nói: “Mặc dầu những ngôi nhà là trợ giúp nhân đạo, nhưng chúng tôi cần phải đặt an toàn làm ưu tiên hàng đầu.” Ngoài ra, họ cũng từ chối hàng viện trợ của Trung Quốc gồm: 10.000 túi ngủ, 10.000 chăn đấp cùng với 176 triệu nhân tệ (26 triệu USD). Người dân Đài Loan đã mất tin tưởng vào hàng hóa Trung Quốc từ năm trước khi sản phẩm sữa bột của Trung Quốc của một số hãng Trung Quốc bị tìm thấy nhiễm melamine làm chết ít nhất 6 trẻ em và khiến hàng chục nghìn trẻ em lâm trọng bệnh. Đây là một cái tát vào mặt bọn lãnh đạo Trung Nam Hải.


V- VIỆT NAM THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ HÀNG ĐỘC CỦA TRUNG CỘNG:
 
 Tất cả mặt hàng độc chết người do Trung Quốc sản xuất bị thế giới tẩy chay và vất vào thùng rác. Những con chó lãnh đạo Trung Nam Hải dùng Việt Nam làm thị trường tiêu thụ những hàng độc nầy vừa để thu lợi nhuận và vừa dùng nó làm vũ khí giết người thầm lặng, không tiếng súng để giết dân Việt Nam chết dần chết mòn. Sách lược dã man nầy, Trung Quốc chia ra làm hai giai đoạn:



GIAI ĐOẠN I: 
Ngày 30 tháng 6 vừa qua, nhiều tờ báo trong nước đồng loạt lên tiếng báo động về hiện tượng nầy, từng đoàn doanh nhân Tàu Cộng vượt biên giới bỏ ngỏ, ào ạt sang Việt Nam từ Bắc vào trong Nam, tung tiền mua giá cao, vơ vét hàng nông sản, thu hút hàng sạch nhu yếu phẩm từ thủy sản, đường cát, heo, gà, vịt, trứng gà, vịt cũng bị thu mua chất hàng đống. Đặc biệt là vịt sống là sản phẩm bị chiếu cố tận tình nhất, khiến giá mỗi con từ 60.000 đồng/ con tăng vọt lên 120.000 đồng, tức tăng gấp đôi. Cho đến nay, chiến dịch vét hàng đã lên đến cao điểm, nhưng chưa biết chừng nào mới chấm dứt. Hiện tượng nầy, khiến vật giá trong nước tăng tốc leo thang không ngừng vì thiếu hàng để bán, làm dân nghèo khốn đốn. 
 
Theo nhận định của bà Nguyễn thị Thu Sắc, Phó chủ tịch Hiệp hội Hàng Xuất Cảng Thủy Hải Sản VN (VASEP) nói rằng: những năm trước thương gia Tàu sang VN thu mua tôm trực tiếp từ các trại nuôi tôm của người Việt mình. Còn bây giờ, họ ra tận bến cá, đón tàu đánh cá vừa từ ngoài khơi vào, tung tiền thu mua trực tiếp, gôm sạch các loại hải sản. Các công ty VN chế biến thủy, hải sản thiếu hàng xuất cảng, nâng giá mua lên để cạnh tranh mà vẫn chào thua các doanh nhân Tàu Cộng lắm tiền nhiều bạc nầy.


Tại miền Trung, các tay thương gia Tàu Cộng nầy chiếu cố tận tình. Hậu quả, là giá tôm trắng hồi nằm ngoái chỉ có 57.000 đồng/ kí bây giờ vọt lên 90.000 đồng/ kí. Bà Sắc báo động, tình trạng nầy sẽ giết các công ty xuất cảng thủy sản và hải sản trong nước. Từ đầu năm đến giờ đã có 147 công ty loại nầy ở VN đã phải đóng cửa vì không mua được hàng. Bà Sắc cho biết đã đến lúc chánh phủ VN nên bắt chước Indonesia , vì quốc gia nầy đã cấm xuất cảng nguyên liệu thủy, hải sản kiểu đó. Việt Nam cần phải bảo vệ thị trường nội địa. Ngoài ra, các tên thương gia nầy còn nhắm vào hồ tiêu. Theo lời ông Đỗ Hà Nam , Chủ tịch Hiệp Hội Tiêu VN (VPN), cho biết: đã có 20% toàn bộ sản lượng tiêu VN bị thương lái Tàu Cộng thu vét. Cao su cũng vậy, có đến 70% số cao su làm ra ở VN đã vượt biên vào Hoa Lục.


GIAI ĐOẠN II: 
 
Sau khi hút hết “HÀNG SẠCH” của thị trường Việt Nam, bọn Trung Nam Hải cho các thương buôn Tàu tuôn “HÀNG ĐỘC” vượt qua biên giới vào Việt Nam bán với giá rẻ mạt vừa túi tiền của đại đa số đồng bào lao động để đầu độc dân Việt Nam trên qui mô cả nước, gây ra hiện tượng “GIÀU ĂN SẠCH, NGHÈO ĂN ĐỘC”. Xin liệt kê một số hàng độc của Trung Quốc tượng trưng:


GẠO NHỰA TÀU:
 
 Sau khi tung tiền vơ vét cả triệu tấn gạo của VN chở sang Tàu. Liền sau đó, “gạo nhựa Tàu” được Trung Quốc tung vào VN đã xuất hiện trên thị trường, đó là một loại giả làm bằng khoai lang / khoai tây xay nhuyển rồi trộn với bột nhựa (resin). Gạo nhựa Tàu nấu trên 30 tiếng vẫn không làm hạt gạo nát nhừ, hột cơm vẫn nguyên vẹn và không dính vào nhau. Tất cả các gạo nhựa Tàu đều cùng kích thước và màu sắc giống nhau.


SỮA ĐỘC MELAMINE:
 
 Melamine là hóa chất dùng để sản xuất nhựa, được trộn vào các sản phẩm sữa để chúng trông giàu protein hơn để dánh lừa thị giác giới tiêu thụ khiến các em nhỏ uống vào sẽ mắc bệnh “sạn thận”. Các hãng thông tấn nước ngoài đưa tin scandal về sữa độc melamine làm tử vong 4 em bé và làm hơn hàng trăm ngàn trẻ em khác bị bệnh vào năm 2008. Sau đó, chánh quyền Trung Quốc đã tìm thấy và tịch thu 170 tấn sữa bột độc hại nầy. Số 170 tấn sữa độc melamine không được Trung Quốc thiêu hủy và tái phối trí lại để đưa vào thị trường Việt Nam tiêu thụ với giá rẻ khoảng 62.000 đồng/kí so với sữa bột Tân Tây Lan rẻ hơn 20.000 đồng /kí. Nguồn tin cho biết, sữa độc melamine tràn ngập ở các chợ biên giới phía Bắc, đưa vào bán ở các chợ đầu mối tại Sài Gòn như chợ Kim Biên, Bình Tây và các đại lý chuyên doanh phân phối thực phẩm.



LỤC PHỦ NGŨ TẠNG CỦA GIA SÚC VÀ GIA CẦM: 
 
Ngộ độc thực phẩm diễn biến ngày càng phức tạp tại Việt Nam . Mỗi năm đã xẩy ra hàng ngàn vụ ngộ độc thực phẩm chết người. Nguyên nhân là ăn phải hàng độc, nhập lậu qua biên giới Việt – Trung bỏ ngỏ, kẻ qua người lại, nhập cảnh không cần visa . Hàng ngày, con buôn người Tàu lợi dụng nhập cảnh không cần chiếu kháng, để đưa hàng ngàn tấn hàng độc ồ ạt vượt qua biên giới vào Việt Nam tiêu thụ. Phần lớn hàng độc được con buôn VN chiếu cố nhiều nhất như: tim, cật, thận, lòng heo, chân gà, vịt, cánh cổ, trứng non, lòng mề…được con buôn người Hoa ngâm tẩm và ướp bằng hóa chất như formol (dùng để ướp xác chết) để giữ tươi được lâu ngày, chống thối rữa. Những món hàng độc nầy khi vượt qua biên giới, được con buôn VN cho vào thùng xốp chuyển đi khắp nước tiêu thụ. Một người đi chào hàng nói với đối tác: “Yên chí đi! Có để đến nửa tháng nữa cũng chưa thối đâu! Đã tẩm ướp thứ đó rồi thì có chôn xuống đất tới cả tháng, đào lên vẫn còn tươi nguyên!”. Thị xã Hà Khẩu (Hoa Lục) là nơi tập trung nguồn hàng độc loại nầy, cung cấp cho chợ Tả Cái và Tả Xéo cách đó 1km để con buôn chuyển về VN tiêu thụ bằng vạn nẻo đường khác nhau.


TRỨNG GÀ, VỊT NHIỄM MELAMINE CỦA TRUNG CỘNG:
 
 Loại hàng độc nầy tập trung tại “tổng kho trứng” chợ Sẻo Cái ở Hà Khẩu, muốn mua bao nhiêu cũng có, nếu cần giao hàng ở bên Việt Nam cũng OK! Đây là một chợ khá lớn, bày bán mọi loại thực phẩm tươi, vệ sinh rất kém, bẩn thỉu và lầy lội, tấp nập nhiều con buôn VN đến mua bán hàng, đặc biệt là trứng gà các loại ở chợ nầy. Khu bán trứng gà nằm ngay bên ngoài gần đường vào chợ, hàng đống các thùng trứng gà, vịt xếp chồng chất lên nhau. Giá cả tại chỗ như sau: khoảng 31.000 đồng/1 kg, khi chở về đến chợ Cốc Lếu ở Lào Cai bên VN là 47.000 đồng/1kg, quả là siêu lợi nhuận. Tại thành phố Lào Cai có chợ Cốc Lếu, Gốc Mít, Kim Tân bày bán rất nhiều trứng gà nhiễm melamine của Trung Quốc đã qua công đoạn vỏ trứng được đánh màu, chờ con buôn phân phối đi khắp nơi. Trong khi trận bão melamine trong sữa Trung Cộng chưa lắng dịu thì tìm thấy trứng gà nhiễm melamine của Trung Quốc đang ồ ạt xâm nhập vào thị trường VN.

TRÁI CÂY NHẬP LẬU TỪ TRUNG CỘNG : 
 
Hầu hết tất cả trái cây nhập cảng từ Trung Quốc đều có tẩm hóa chất bảo quản là mối quan tâm của người tiêu dùng như: TÁO: Quả táo nhập từ Tàu, được bọc trong một một lưới xốp. Lưu ý, khi bốc lưới xốp ra thì thấy hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả, đó là do hóa chất bảo quản bị bốc hơi. CAM: Hiện nay, cam nhập lậu từ Tàu, loại cam nầy quả rất to, bọc trong lưới, có màu vàng tươi do tẩm hóa chất và bị đánh bóng. QUÝT: Quýt Tàu vỏ dày, bị đánh bóng và bóc vỏ, hai đầu múi quýt thường khô. HỒNG: Hồng Tàu rất dễ nát nên hàng nhập lậu thường được tẩm nhiều hóa chất bỏa quản hình dáng. Ngoài ra, hồng Tàu có vỏ rất đẹp, màu vỏ đỏ đậm do bị bôi phẩm màu. DƯA HẤU: Phần lớn dưa hấu bán trên thị trường loại vỏ vàng, ruột cũng màu vàng là của Tàu, nhưng lại lấy nhãn hiệu của New Zealand . Loại dưa hấu nầy hay bị tiêm nước đường hóa học vào trong ruột nên khi bổ ra sau vài tiếng, ruột sẽ bị mềm nhũn.


VI- ĐỀ CAO CẢNH GIÁC VŨ KHÍ SINH HỌC CỦA TRUNG CỘNG:
 
 Tin Saigon cho biết: Căn bệnh tay chân và miệng đang hoành hành dữ dội tại VN trong 6 tháng vừa qua với 15.000 người mắc bệnh đa số là trẻ em, trong đó có 50 trẻ em tử vong. Theo phúc trình của viện Pasteur Saigon: tại thành phố Saigon và các tỉnh lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An và Tiền Giang có tỉ lệ trẻ em nhiễm bệnh cao nhất Việt Nam . Theo Trung Tâm Y Tế Dự Phòng thì 99% trẻ em tử vong vì chứng bệnh kỳ lạ nầy. Trẻ nhiễm bệnh nầy bị sốt cao, nổi mụt nước khắp cơ thể, thân thể đau nhức dữ dội và dẫn tới tử vong. 
 
Việc nầy, làm chúng ta liên tưởng tới khoảng thời gian đầu tháng 3 năm 2003, những ca bệnh SARS đầu tiên xuất hiện tại tỉnh QUẢNG ĐÔNG, miền Nam Hoa Lục. Từ đó, bệnh SARS bắt đầu lây truyền nhanh chóng các nước trên thế giới. Đây là căn bệnh truyền nhiễm mới đầu tiên của thế kỷ XXI. Người ta đặt nghi vấn: “Có phải virus gây bệnh Sars có nguồn gốc từ cái LAB bí mật nào đó của Trung Cộng bị rò rỉ và phát tán ra ngoài, gây khốn đốn cho nhân loại?”
 
 Chắc chắn là như vậy rồi! Nếu như, tỉ lệ trẻ em nhiễm căn bệnh kỳ lạ nầy tiếp tục tăng cao, nguy cơ biến thành dịch lan tràn khắp nước, Trung Tâm Y Tế Dự Phòng Sàigòn cần phối hợp với Viện Pasteur Saigon báo động với Tổ Chức Y TẾ Thế Giới (WHO) và Cơ quan Kiểm soát và Ngăn ngừa bệnh Dịch Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention) viết tắt “CDC” để tìm biện pháp giúp đỡ, xác định đặc điểm của loại virus nầy, nhằm chận đứng kịp thời, trước khi quá muộn.



VII – KẾT LUẬN: 
 
Trước khi chấm dứt bài viết nầy, tôi xin nhắc lại lời của ông WINSTON CHURCHILL (1946) để thay cho lời kết: “Thế chiến thứ II đã không bao giờ xảy ra trong lịch sử nếu có những hành động ngăn chận đúng lúc…nhưng không một ai muốn lắng nghe. Chúng ta phải chắc chắn điều nầy không tái diễn.”(There was never a war (WW II) in all history easier to prevent timely action…but no one would listen…we surely must not let that happen again.” Và ông MICHAEL SCROCCARO – Giám đốc Sterling Communication – có viết bài bình luận “COMMENTARY: CHINA SIGNALS WAR, WILL THE WORLD LEARN FROM HISTORY?” Ông đã cảnh báo cảnh báo Phương Tây: “Tại sao Phương Tây đang tiếp tục làm ngơ trước những tín hiệu và bài học của lịch sử nữa chăng? Có phải vì những tin tức trong Trung Hoa Lục Địa không rõ ràng, không đủ sức thuyết phục để chúng ta lưu tâm sao?”


(So, why is the West ignoring the signs and lessons of history yet again? Could it be that news out of China is not clear or compelling enough to grasp our attention?”)


===========================================


Bài đọc thêm :
Kinh hoàng món ăn, thuốc bổ made in Tàu Cộng “China”


Thuốc bổ dành cho nam giới làm từ… thức ăn cho gà. Trước khi cả thế giới sửng sốt với thông tin thuốc nhộng được chế từ xác trẻ sơ sinh, Công an thành phố Tây An (tỉnh Thiểm Tây, TQ) cũng đã triệt phá đường dây sản xuất các loại thuốc bổ, thuốc cảm… từ nguyên liệu chính là thức ăn nuôi gà và các thức ăn chăn nuôi khác. Vụ kiểm tra bất ngờ diễn ra hôm 8/8/2011, tại một con phố của thành phố Tây An và bất ngờ khi “nhà máy” sản xuất thuốc tây chỉ là căn phòng rộng, xây gạch thô sơ cùng với máy móc cũ kỹ, lạc hậu


.
Nguyên liệu SX thuốc chủ yếu là thức ăn cho gà và vài loại thức ăn chăn nuôi khác. Các trang mạng TQ thông tin, khi lực lượng công an xông vào thì tại hiện trường vương vãi khá nhiều bao bì rất nhiều loại thuốc khác nhau, chủ yếu là thuốc bổ, thuốc hạ huyết áp, thuốc giảm béo, thuốc cho bệnh nhân tiểu đường, thuốc bổ dành cho nam giới… Tất cả đều chưa được dập ngày sản xuất cũng như các thành phần bên trong. Tuy nhiên lực lượng kiểm tra phát hiện, thành phần chính của các loại thuốc tây đóng vỉ này chỉ là từ… thức ăn cho gà và vài loại thức ăn chăn nuôi khác, sau đó được pha trộn với hóa chất để tạo mùi. Được biết số thuốc bị thu giữ tại hiện trường có trị giá khoảng 5 triệu nhân dân tệ.


Thuốc y học cổ truyền TQ gây tác dụng phụ nghiêm trọng. Theo khuyến cáo của Cơ quan Khoa học Y tế (HSA), người dân không nên sử dụng hai loại thuốc y học cổ truyền TQ là Ren Sem Tu Chon Chin Kuo Pill và Huo Li Bao vì chúng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. HSA đã phát hiện, hai loại thuốc này có chứa lượng lớn các dược liệu của y học phương Tây hiện đại và chúng được pha trộn một cách bất hợp pháp, không theo tiêu chuẩn an toàn của HSA, có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng cho người sử dụng.



Hai loại thuốc y học cổ truyền Trung Cộng có thể gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Ren Sem Tu Chon Chin Kuo Pill là sản phẩm được đóng gói lọ có nhãn có nhãn màu vàng, bên trong có chứa những viên thuốc tròn màu đen được quảng cáo có tác dụng giảm đau. Nó chứa dexamethasone và Clorpheniramin. Còn Huo Li Bao được đóng gói trong hộp màu xanh lá cây, bên trong có vỉ chứa viên nang màu xanh. Các viên nang này được sử dụng để điều trị đau viêm khớp. Nó chứa piroxicam, Chlorpheniramin và frusemide Các sản phẩm này đều được nhập khẩu từ TQ.


Đặc sản kinh khủng: Gà chết. Cứ rạng sáng sớm, như thường lệ, một người đàn ông TQ lại lái xe máy đi thu mua gà chết. Đi tới cổng nhà ai, ông ta cũng hỏi câu: “Có gà chết không?”. Tổng cộng có khoảng 5 người lái xe đi thu mua gà chết cho 1 ông chủ như thế này. Mỗi con gà chết được thu mua với giá 1 tệ và sẽ được bán với giá 9 tệ sau khi chế biến. Đột nhập lò chế biến gà tại TQ, người ta tận mắt chứng kiến cảnh ngổn ngang những con gà chết được vất bừa bãi trên nền nhà, ngoài sân. Có 4 người chuyên nhúng gà vào nước sôi và vặt lông. Sau đó, dùng xà phòng và thuốc tẩy để làm sạch rồi tẩm mầu. Hàng loạt chân gà đã ướp formon hoặc hóa chất nên khi xử lý mốc cũng đơn giản, vẫn đảm bảo tươi sống. Khi nướng lên, các chủ cửa hàng chân gà nướng chỉ cần gia giảm các loại gia vị cho át mùi là lại thành đặc sản


Những con gà chết chuẩn bị được “hô biến” thành thịt gà ngon. Theo một dân kinh doanh chân gà về Việt Nam, “chân gà nhập từ nước bạn về chẳng còn tí mùi vị gì, dai nhách. Chỉ đến khi vào tay các chủ hàng chân gà thì nó mới thơm ngon, kể cả hương vị cũng là đánh lừa miệng khách hàng”


.Những con gà chết sau khi qua các công đoạn “hô biến” được “khoác” một lớp ngoài bắt mắt và vô cùng thơm ngon


Công đoạn cuối cùng là tẩm hóa chất tăng độ bắt mắt cho gà. Trong khi đó, hiện nay, gà lậu TQ không qua kiểm dịch vẫn đang từng ngày được tuồn về Việt Nam, đặc biệt là ở Lạng Sơn luôn trong thời gian cao điểm “tập kết” ở đường biên, chờ dịp nhập cảnh VN. “Một kg gà TQ giá chỉ 25.000-30.000 đồng là cùng” – Khang, lái xe ôm vùng biên, khẳng định với phóng viên. “Mỗi con đem về thành công, trả cho người dắt mối, bảo kê 2.000 đồng, tôi bỏ túi 5.000 – 7.000 đồng. Về xuôi mỗi kg gà TQ vẫn bán được 55.000 – 60.000 đồng, khoản chênh lệch gần gấp đôi đó những người ngồi ôtô hưởng”. Chính vì mỗi chuyến kiếm được cỡ trăm ngàn, ngày làm được vài chuyến nên dù nghe nói dịch gia cầm đang quay lại nhưng gà lậu từ các cửa khẩu vẫn ồ ạt đổ về.


Dầu ăn chế biến từ nước ‘cống rãnh’ Cơ quan thông tấn Trung Quốc vừa tiết lộ: Một vài loại dầu ăn bắt mắt được bày bán trên các cửa hàng ở Bắc Kinh, Thiên Tân và Hà Bắc hóa ra được tái chế từ dầu đã qua chiên xào nhiều lần, hoặc từ nước rãnh thải


Dầu ăn hóa ra được tái chế từ dầu đã qua chiên xào nhiều lần, hoặc từ nước rãnh thải. Theo Chinadaily và Beijing Times, một vài nhà sản xuất các loại dầu bẩn nói trên cho ra lò gần 100 tấn sản phẩm kém chất lượng mỗi ngày. Kỹ thuật sản xuất và các thiết bị tinh lọc tiên tiến khiến cho người mua khó mà phân biệt được dầu nào được sản xuất an toàn và dầu nào bắt nguồn từ chất thải. Một người trong nghề cho biết nguyên liệu thô để sản xuất ra dầu ăn bẩn gồm có dầu ăn từ các nhà hàng được chiên đi chiên lại nhiều lần, thịt lợn thừa từ các lò mổ và mỡ gia cầm. Sau đó, chúng được trộn với nhau và tẩy màu. Thiết bị chính để lọc dầu là các thùng chứa lớn và bộ lọc, nối với nhau bằng ống dẫn. Dầu trở nên sáng màu hơn qua khâu lọc và tinh chế, sau cùng được đóng gói thành dầu ăn như bình thường. Số liệu từ cơ quan quản lý Bắc Kinh cho biết: khoảng 1.750 tấn thức ăn thừa được tạo ra trong thành phố mỗi ngày, và 60 tấn dầu bẩn được tái chế từ đây


Nội tạng lợn, bò phế thải TQ đổ về Việt Nam. Những bì nội tạng chuyển về Việt Nam. Những loại thực phẩm như nội tạng lợn, bò, dê, chân gà… ướp hóa chất độc hại, dân TQ “không dám động đến” nhưng vẫn đang ngày ngày chảy qua biên giới, rồi ồ ạt về các đô thị ở Việt Nam và trở thành món ăn khoái khẩu của không ít thực khách. “Trắng hếu, nhạt, luộc lên thấy nước hơi tanh và có vị lạ; riêng lòng lợn ném xuống đất nẩy cái bịch” – đó là cách phân biệt mà một tiểu thương tên Hương tại chợ Kỳ Lừa, Lạng Sơn chỉ cho PVkhi nghe hỏi về nội tạng động vật tươi sống. Cũng theo chị Hương, trước đây ở xứ Lạng, chân gà, nội tạng lợn bán đầy, dọc các đường cũng có. Nhưng giờ dân vùng biên chỉ bán về xuôi chứ không dám ăn vì… kinh lắm.
 
 Tuy vậy, theo tìm hiểu của chúng tôi tại Lạng Sơn cũng có hàng chục cửa hàng ăn sử dụng gà thải, nội tạng động vật TQ để bán cho khách hàng. Từng vào sâu nội địa TQ để “săn” hàng, Tuyến kể: “Chủ loại hàng nội tạng động vật trước tôi định bắt tay là một tiểư thương nhỏ người Trung Quốc thiểu số. Hàng của nó, nói thật, toàn hàng tồn, hàng bệnh từ các nơi. Mua về, hàng để phệt ngay xuống sàn ximăng. Vài thằng ngồi lọc, cái nào hôi, nát quá dành để cô nước dùng bán cho các tiệm lẩu, phở. Hàng nào còn tạm sẽ được nhúng vào thùng hóa chất”.
 
 Thùng đó độc thế nào? Tuyến bảo không biết nhưng “lúc gần về, thấy một con chuột bị đuổi sa vào, được vớt ra ngay nhưng lát sau đã lăn ra chết!”. Theo số liệu của các cơ quan chức năng, chỉ riêng lực lượng cảnh sát giao thông năm 2007 đã bắt được tới 170 tấn gà, nội tạng động vật nhập lậu, hơn 22.000 con gà, gần 60.000 quả trứng nhập lậu từ TQ. Theo cán bộ tham mưu của Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh Lạng Sơn, đó đúng là con số không đáng kể vì cảnh sát giao thông chỉ là đơn vị phối hợp và chỉ dừng kiểm tra những xe có nghi vấn. Wang Ruiyuan, phó chủ tịch chi nhánh dầu ăn thuộc Hiệp hội Dầu ăn và Ngũ cốc Trung Quốc, cho biết hiện không có cách nào hiệu quả để phát hiện dầu ăn bất hợp pháp.


Kinh hoàng bánh bao “bẩn” ở siêu thị TQ Chương trình “Tiêu dùng” của CCTV đưa tin, mỗi ngày có hơn 30 ngàn chiếc bánh bao độc hại này được đưa vào kệ bày bán tại các siêu thị lớn như Thượng Hải Liên Hoa, Hoa Liên, Địch Á Thiên Thiên… Kết quả điều tra ban đầu phát hiện, trên bao bì các dòng sản phẩm bánh bao này, ngày sản xuất được in thành ngày nhập hàng vào siêu thị, những chiếc bánh đã quá hạn sử dụng thì được hô “biến” thành bánh bao mới.


Bánh bao quá hạn sử dụng được hô “biến” thành bánh bao mới. Một nhân viên siêu thị cho hay, những loạt bánh bao tẩy trắng này đều do một công ty sản xuất và cung ứng, hiện bán khá chạy tại các siêu thị lớn. Phóng viên CCTV đã xâm nhập vào xưởng sản xuất của công ty này và phát hiện một loạt bánh bao dập ngày sản xuất 22/3 được tuồn ngược trở lại xưởng để “tái chế” thành bánh bao mới và xuất lại cho siêu thị. Theo ghi nhận của phóng viên, những chiếc bánh bao cũ được đổ vào máy đánh tan thành bột. Sau đó một công nhân đổ thêm 2 túi bột trắng vào cho máy đánh đều trước khi đổ khuôn. Chưa đầy 10 phút sau, loạt bánh bao “tái chế” nóng hổi được xuất lò. Công đoạn tái chế kéo dài khoảng gần 20 phút. Công ty này đã dùng đường hóa học để thay thế đường kính, đồng thời trộn thêm chất bảo quản, chống thối và chất tẩy trắng không rõ nguồn gốc. Một công nhân tiết lộ: “Tôi không bao giờ ăn bánh này. Có đánh chết tôi cũng không dám ăn.” Mỗi ngày, bình quân công ty tái chế bánh bao xuất xưởng khoảng 30 ngàn chiếc và cung ứng cho từ 300 đến 400 siêu thị ở Thượng Hải, hàng đang bán rất chạy.


Rùng mình thịt lợn bẩn Sau bánh bao bẩn, khiến người TQ phẫn nộ, thì nay, đất nước đông dân nhất hành tinh lại một phen rùng mình, kinh hãi khi hàng tấn thịt bẩn “rùng rùng” chuyển động trên các ô tô tải.


Nếu không được phát hiện thì lô thịt lợn bẩn này đã nằm trên bàn ăn của người tiêu dùng. Người dân TQ không khỏi bàng hoàng khi biết tin tập đoàn Song Hội (tỉnh Hà Nam, TQ), một thương hiệu lớn trong lĩnh vực công nghệ thực phẩm của nước này, đã và đang cung cấp ra thị trường rất nhiều thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn bẩn (lợn được nuôi bằng chất kích thích tăng nạc đã bị cấm từ nhiều năm qua. Ngày 12/4/2011, Bộ Công an TQ tổ chức họp báo cho biết, 96 đối tượng liên quan trong vụ bê bối thịt lợn bẩn này đã bị bắt, thu giữ hơn 4 tạ chất kích thích tăng nạc, đóng cửa một cơ sở sản xuất và phá 2 đường dây tiêu thụ loại chất kích thích tăng nạc này. 
Theo cơ quan chức năng, chất kích thích tăng nạc là loại chất hóa học có tên gọi Ractopamine và Clenbuterol, khi trộn với thức ăn chăn nuôi lợn sẽ làm tăng nạc, giảm mỡ, giảm lượng thức ăn và thịt lợn khi mổ tươi hơn, giảm chi phí sản xuất. Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đã cấm sử dụng loại chất kích thích tăng trưởng này trong chăn nuôi vì nếu thường xuyên ăn loại thịt lợn “siêu nạc” và các sản phẩm chế biến từ thịt lợn “siêu nạc”, người dùng có thể bị ngộ độc, chân tay run rẩy, đứng không vững, choáng đầu, mất sức, tim đập nhanh.


Rau Trung Cộng nhiễm độc nặng Năm 2010, 2011, TQ liên tục phát hiện dư lượng thuốc trừ sâu quá cao trong rau của Trung Quốc, chứa chất độc hại nghiêm trọng gây ra các bệnh nguy hiểm đến tính mạng người dùng. “Do thời tiết khô hạn, thuốc trừ sâu trên hoa quả và rau xanh không phai đi và dẫn tới dư lượng thuốc trừ sâu vẫn cao. Có 3 loại thuốc trừ sâu được dùng phổ biến trong trồng cây và tác động tới con người. Tuy nhiên, sau khi phai bớt, các loại rau quả vẫn có thể ăn được” – Giám đốc sở nông nghiệp Nam Ninh là Tang Bowen cho biết.


Trung Quốc phát hiện nhiều loại rau nhiễm độc nặng. Tháng 4/2011 vừa qua, Bộ Y tế Trung Quốc vừa thông tin: iốt phóng xạ ảnh hưởng từ vụ nổ nhà máy điện hạt nhân Fukusima 1 Nhật Bản đã được phát hiện trong các loại rau trồng trên chính đất Trung Quốc. Các mẫu kiểm tra được tiến hành vào ngày 5/4 đã tìm thấy hàm lượng i-ốt phóng xạ ở mức độ thấp trong rau bina trồng tại Bắc Kinh, Thiên Tân và tỉnh Hà Nam. Hàm lượng i-ốt phóng xạ khoảng 1-3 becquerels/kg. Theo các chuyên gia y tế, hàm lượng i-ốt phóng xạ có thể tích tụ trong con người khi ăn phải những thực phẩm có nồng độ phóng xạ cao và làm tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp. Nhưng nó phân rã tự nhiên trong vòng vài tuần. Trong khi đó, tại Việt Nam, ở các chợ đầu mối, thậm chí là các siêu thị lớn nhỏ vẫn đang bày bán đầy rẫy các loại hoa quả được nhập về từ Trung Quốc mà hoàn toàn chưa kiểm soát được nguy cơ.http://www.tuoitreyeunuoc.com/index/6420

Tàu Cộng Dùng Độc Hại Nhân Loại

LÊ DUY NHẤT* SAIGON & HÀ NỘI

Góc nhìn thú vị về sự khác biệt Hà Nội - Sài Gòn

(TNO) Có thể thấy được những hình ảnh ấn tượng, cô đọng và hài hước khi “soi” Sài Gòn và Hà Nội qua cùng một lăng kính.

Một bộ ảnh đồ họa có tựa đề The Difference Between Hanoi and Saigon (tạm dịch: Sự khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn) của tác giả Lê Duy Nhất đang rất được lòng cư dân mạng khi mô tả nét khác biệt giữa Hà Nội và Sài Gòn bằng một cách thể hiện ấn tượng.
Thanh Niên Online giới thiệu cùng bạn đọc bộ ảnh The Difference Between Hanoi and Saigon của chàng trai 27 tuổi này (phần chú thích thể hiện quan điểm riêng của tác giả bộ ảnh):

So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 4
Trên đường phố Hà Nội có nhiều gánh hàng rong. Trên đường phố Sài Gòn có nhiều xe đẩy bán hàng rong

So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 5
Ở Hà Nội có nhiều gánh hàng hoa, xe đạp chở hoa bán rong. Sài Gòn dường như không có hình ảnh này. Người Sài Gòn thường mua trong các tiệm hoa tươi

So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 6
Mâm ngũ quả bày lên bàn thờ trong những ngày Tết Nguyên đán của người Hà Nội và người Sài Gòn cũng rất khác nhau

So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 7
Tết đến, xuân về, Hà Nội có hoa đào, Sài Gòn có hoa mai

So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 8
Người Hà Nội có “thú” ăn phở trong các quán vỉa hè, bên lề đường, trong ngõ phố cổ. Người Sài Gòn thường thưởng thức phở trong tiệm ăn, nhà hàng

So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 9
Hình ảnh bữa sáng ở Hà Nội gắn liền với tô phở nóng hổi, ở Sài Gòn gắn liền với ly cà phê
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 10
Trong bữa cơm, các gia đình ở Hà Nội thường có “phép tắc” mời cơm. Ở Sài Gòn, điều này không mấy phổ biến
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 11
Hà Nội có bún chả. Sài Gòn có cơm tấm
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 12
Người Sài Gòn ăn ngọt và cay hơn người Hà Nội
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 13
Người Hà Nội thích uống trà nóng. Người Sài Gòn thích uống cà phê đá
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 14
Ở Hà Nội, địa điểm lý tưởng để “buôn chuyện” là những quán trà đá, trà chanh vỉa hè. Ở Sài Gòn, địa điểm lý tưởng để “tám chuyện” là những quán cà phê bệt
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 15
Người Hà Nội thường tiếp khách bằng trà. Người Sài Gòn thường tiếp khách bằng nước suối, nước ngọt
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 16
Những cơn mưa ở Hà Nội có thể kéo dài dầm dề. Mưa ở Sài Gòn đến nhanh và tạnh nhanh
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 17
Có vẻ như văn hóa công việc “cấp trên, cấp dưới” giữa Hà Nội và Sài Gòn cũng có rất nhiều điều khác biệt
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 18
Giọng nói chắc chắn là điểm khác biệt đặc trưng nhất giữa người Hà Nội và người Sài Gòn
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 19
Trong văn hóa ứng xử, dường như người Hà Nội thiên về sự khéo léo, văn hoa trong lời ăn tiếng nói. Trong khi đó, người Sài Gòn đề cao sự thẳng thắn, không vòng vo
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 20
Ngay cả chiếc “mũ đồng phục” của cảnh sát giao thông ở Hà Nội và Sài Gòn cũng có kiểu dáng rất khác nhau
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 21
Cỗ cưới ở Hà Nội thường ăn buổi trưa. Tiệc cưới ở Sài Gòn thường ăn buổi tối
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 22
Đàn ông Hà Nội thường đi nhậu sau lúc tan sở, xế chiều, xẩm tối và cố gắng về nhà trước khi quá khuya. Đàn ông Sài Gòn có thể nhậu thâu đêm suốt sáng
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 23
Người Hà Nội có vẻ thức dậy sớm hơn người Sài Gòn
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 24
Ở Hà Nội thông dụng loại taxi 4 chỗ. Ở Sài Gòn, taxi 7 chỗ lại thông dụng hơn
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 25
Khái niệm “xe đẹp hay xe xấu” ở Sài Gòn không mấy phổ biến như ở Hà Nội
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 26
Phong cách ăn mặc ở Hà Nội theo quy chuẩn hơn. Ở Sài Gòn thoải mái hơn
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 27
Hà Nội có nhiều hồ lớn trong nội thành hơn Sài Gòn
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 28
Một điểm tương đồng giữa Hà Nội và Sài Gòn đó là tắc đường
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 29
Nhịp sống của Sài Gòn có vẻ hối hả hơn Hà Nội
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 30
 Những đồ vật khiến người Hà Nội và người Sài Gòn hoài cổ cũng rất khác nhau
So sánh tếu táo giữa Hà Nội và Sài Gòn 31
Theo như Lê Duy Nhất thì khi đã yêu Hà Nội, Sài Gòn hay một thành phố nào khác, có lẽ sẽ không mấy khó khăn để vượt qua rào cản văn hóa, thích nghi và hòa nhập với môi trường sống, người dân của thành phố đó
Lê Duy Nhất quê Thanh Hóa, đã chuyển vào sống và làm việc tại Sài Gòn hơn 10 năm. Ý tưởng thực hiện bộ ảnh đồ họa The Difference Between Hanoi and Saigon nhen nhóm trong đầu chàng trai 27 tuổi này sau khi tham gia một cuộc thi thiết kế đồ họa liên quan đến hình ảnh và văn hóa Việt Nam.
Duy Nhất chia sẻ rằng bản thân anh gặp không ít khó khăn khi lựa chọn ra những nét khác biệt “dễ thương” để đưa vào bộ ảnh: “Trước đây đã có nhiều bài so sánh Hà Nội và Sài Gòn theo cả hướng tiêu cực và tích cực. Mình thì chỉ mong muốn giới thiệu cuộc sống hai miền, không hề có ý định khen chê miền nào cả”.
Lý giải về quyết định viết chú thích ảnh bằng tiếng Anh, Duy Nhất chia sẻ: “Mình chọn ngôn ngữ này bởi nó có vẻ súc tích, cô đọng hơn. Vừa có thể giới thiệu về văn hóa Hà Nội, Sài Gòn hay cả Việt Nam với bạn bè quốc tế và cũng để “né” những từ ngữ tạo cảm giác phân biệt vùng miền”.
Linh San

Friday, June 14, 2013

NGUYỄN HOÀI NAM * CON LỢN HẠCH


NGUYỄN HOÀI NAM 
CON LỢN HẠCH 


 Năm 1977, tôi được Đại học Y khoa Huế gởi ra học chuyên khoa Sinh hóa ở Hà Nội, để sau này làm giảng viên chuyên ngành cho trường.
   Hồi đó, thủ đô quá nghèo: xe bò vẫn nghênh ngang giữa phố, xe đạp còn chở phân “bắc” nhiều nơi, xây dựng còn dùng vôi sống ủ trộn than… Lương thực, công nghệ phẩm v.v.. thời ấy đa số đều phải dùng tem phiếu. Từ cách quản lý “bao cấp” này mới sinh ra nhiều tội danh “không giống ai”, sinh viên chúng tôi sợ nhất là tội “phe phẩy” (buôn bán tem phiếu), về Huế nghỉ phép thừa mấy kí tem gạo  đem đi bán nhà trường bắt được sẽ kỷ luật nặng !!!  Tôi hút thuốc lá và tập uống rượu từ hồi đó: số là hàng tháng mỗi sinh viên nam được mua 4 gói thuốc Sa Pa, Tam Đảo, Điện Biên, Vàm Cỏ gì đó và chai rượu Cam hay Chanh…đem bán không được nên đành uống !!!
  Theo tôi, Con lợn hạch của Nguyễn Hoài Nam là một câu chuyện có thật trong cuộc sống thời đó. Người đọc như tôi rất cảm thông và thấu hiểu những nỗi đau của con người trong xã hội bao cấp, lạc hậu không chỉ trong chiến tranh mà cả thời hậu chiến..

Trong số năm cô bộ đội phục viên đã lỡ xuân thì, được điều về Hợp tác xã nông nghiệp Sao Vàng, huyện Xuân Thủy, tỉnh Nam Định, Côi là người kém nhan sắc nhất. Nói kém nhan sắc là nói cho lịch sự, đúng ra phải nói là Cô xấu, rất xấu, xấu ma chê quỷ hờn, xấu chưa từng thấy.
Côi xuất thân là con nhà bần cố nông, đen như cột nhà cháy, tay chân cục mịch, vai to mông lớn ngực đầy nhưng lại thiếu chiều cao, trông giống như cái cối xay biết đi. Đã thế lại răng hô mũi tẹt. Khi đối diện với Côi, người ta chỉ có thể nhìn vào một con mắt của nàng. Giải thích theo hình học không gian thì vì hai con ngươi của Côi không đồng trục – cả trục ‘tung’ lẫn trục ‘hoành’ - cho nên khi mắt phải nhìn lên phương Bắc thì mắt trái hướng về phương Nam, khi mắt trái quay ra biển Đông thì mắt phải lại hướng sang non Đoài. Người miền Bắc gọi là ‘mắt lác’.
Có thể vì vậy mà nay đã 30 ngoài, Côi vẫn đơn côi. Chồng con chưa có chẳng nói làm gì mà cả đến cái lạc thú của ‘hủ hóa’, từ ngày dậy thì cho tới nay, Côi cũng chưa được nếm mùi. Tức là nàng vẫn còn là trinh nữ. Nhưng ưu điểm ‘chưa vương mùi bùn’ đó chẳng ăn nhằm gì tới việc phân công của đồng chí chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp Sao Vàng.
Vào thời nhà nước hô hào đổi mới và mở cửa, khi mà đồng chí chủ nhiệm đồng thời cũng là bí thư chi bộ Đảng đã quên hết ‘đạo đức cách mạng’, đã quên mất ‘cần kiệm liêm chính, chí công vô tư’, đã biết treo lịch cởi truồng bên trong cánh tủ, đã biết thưởng thức video ‘tươi mát’, thì chẳng cần nói ra, ai cũng biết một người con gái xấu xí như Côi sẽ bị đẩy đi chỗ nào cho khuất mắt.
Liễu, cô bộ đội xinh đẹp nhất trong nhóm năm người, hồi ‘kháng chiến chống Mỹ’ từng làm hộ lý cho mấy đời thủ trưởng, giờ đây được phân công làm thư ký riêng cho đồng chí chủ nhiệm. Đào, cô thứ hai, tuy không xinh đẹp bằng Liễu nhưng ngực nở eo thon mông tròn lại có đôi mắt ướt đa tình thì được phân công làm thủ kho, nơi đồng chí chủ nhiệm có kê cái giường để ngủ trưa cạnh bồ lúa. Sen, cô thứ ba, nhan sắc trung bình nhưng người ngợm trông cũng khá sạch nước cản, được phân công làm chị nuôi. Mai, cô thứ tư, khá xấu nhưng nhờ học hết cấp 1, được phân công phụ giúp bên nhà trẻ.
Phân công xong cho bốn cô, đồng chí chủ nhiệm nhìn vào một mắt của Côi, ngần ngừ một chút rồi nói:
- Ở đây còn toàn là công việc đồng áng nặng nhọc, tôi không nỡ để một người từng tham gia chiến đấu như đồng chí phải chân lấm tay bùn. Thôi, bên tổ chăn nuôi đang cần một người để trông coi con lợn hạch, đồngchí sang đó vậy, nhàn hạ chán! (1)
Côi dãy nảy:
- Khiếp, đàn bà con gái ai lại đi coi lợn hạch. Em không chịu đâu!
- Coi lợn hạch thì có sao!
- Sao đồng chí chủ nhiệm không giao cho anh nào đó?
- Không được, cấp trên đã quy định chỉ có phụ nữ mới được phục vụ trong tổ chăn nuôi. Thôi, nếu đồng chí không chịu thì để tôi điều về... tổ gánh phân vậy!
Phân mà đồng chí chủ nhiệm hợp tác xã Sao Vàng nói tới ở đây phải hiểu là ‘phân bắc’, tức phân người. Dĩ nhiên, đồng chí chủ nhiệm đã nói thế thì Côi không còn con đường nào khác hơn là chấp nhận về tổ chăn nuôi để trông coi con lợn hạch.
Côi tuy xấu xí nhưng tính tình hiền lành chất phác, chịu thương chịu khó. Những người như Côi, sống dưới thời nào, chế độ nào cũng dễ trở thành nạn nhân. Lên 7 tuổi, Côi đã đoạt danh hiệu ‘cháu ngoan Bác Hồ’ nhờ vượt chỉ tiêu nộp phân trâu, phân bò. Mỗi khi xúc từng bãi phân còn nóng hổi, cẩn thận gói trong tàu lá chuối đem về nhà phơi khô, Côi không bao giờ nghĩ tới việc đoạt danh hiệu mà chỉ biết mình đang góp phần xây dựng đất nước.
 Năm 12 tuổi, Côi được làm đội trưởng Thiếu niên Tiền phong, đặc trách công việc chăn trâu trong xã. Năm 16 tuổi, Côi tình nguyện gia nhập đoàn bộ đội Trường Sơn. Được phân công gánh lương tải đạn, sửa đường, lấp hố bom, Côi đã đem hết sức mình phục vụ đoàn quân ‘sinh Bắc tử Nam’. Công tác nào Côi cũng vượt chỉ tiêu. Tất cả vì mục đích cao cả ‘giải phóng đồng bào miền Nam ruột thịt khỏi ách thống trị của đế quốc Mỹ’.
Giờ đây, đứng trước con lợn hạch nồng nặc mùi hôi, Côi chỉ cảm thấy khó chịu trong một vài phút đồng hồ. Bởi vì sau khi nghe chị tổ trưởng trình bày khó khăn của hợp tác xã trong việc gây giống lợn, Côi đã nhớ ngay tới lời bác Hồ dạy và nhủ thầm: ‘Giờ đây chính là lúc mình thực hiện lời Bác: 'đánh xong giặc Mỹ, ta sẽ xây dựng đất nước to đẹp gấp mười ngày xưa’.
Rồi Côi nhìn vào con lợn hạch của hợp tác xã Sao Vàng mà trong lòng ái ngại, xót xa: tuy cũng thuộc giống tốt nhập từ Liên Xô, nhưng thân hình thì gầy gò, bụng lép kẹp, bốn chân khẳng khiu, hai hòn dái thì chỉ vừa bằng hai quả cà pháo thì nhảy cái nỗi gì!
Chả trách hợp tác xã cứ phải nộp cám cho xã bên cạnh để mượn con lợn hạch bên đó về cho đám lợn nái khát tình chịu đực.
Với tinh thần trách nhiệm của một người nắm trong tay tương lai của đàn lợn hợp tác xã, Côi tự hạ quyết tâm làm sao trong vòng một tháng trời, phải biến con Hạch vô tích sự này thành một vũ khí vô địch, góp phần vào việc đưa cả nước tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội như lời đồng chí Tổng bí thư Lê Duẩn kính mến đã dạy.
Việc đầu tiên là phải tìm cách bồi dưỡng thể chất cho con Hạch. Côi đề nghị chị Mến, tổ trưởng chăn nuôi, trong buổi họp báo cáo công tác kỳ tới của hợp tác xã phải xin gia tăng tiêu chuẩn bồi dưỡng cho con Hạch, ít nhất cũng mỗi ngày hai quả trứng gà và mỗi tuần một ký đỗ chè (đậu xanh).
Thoạt nghe chị Mến đề nghị, lão chủ nhiệm hợp tác xã trợn mắt:
- Này, đừng có tập tành cho lợn cái thói tiểu tư sản ấy nhé...! Trứng gà với lại đỗ chè! Hừ... Đồng chí phi hành gia Phạm Tuân lúc chuẩn bị sang Liên Xô để bay lên vũ trụ còn chưa được hưởng tiêu chuẩn cao như thế nữa là... là lợn!
Chị Mến vốn là người ăn ngay nói thẳng, cãi lại:
- Nhưng thưa đồng chí chủ nhiệm, nhiệm vụ của đồng chí Phạm Tuân là mang bèo hoa dâu lên không gian thí nghiệm chứ đâu có phải là... là... nhảy cho lợn nái có chửa...! Còn con Hạch, đồng chí Côi nói nếu không bồi dưỡng thì dứt khoát nó không thể thi hành chức năng một cách có hiệu quả được. Đồng chí ấy đã hạch toán kinh tế như sau: mỗi ngày bốn quả trứng gà, mỗi tuần hai ký đỗ chè, vị chi mỗi năm mất một nghìn bốn trăm sáu chục quả trứng và một trăm linh tư ký đỗ. Nhưng nếu con Hạch ‘nhảy’ có hiệu quả thì lợi nhuận của một lần cũng đủ cho nó bồi dưỡng suốt năm.

Lão chủ nhiệm hợp tác xã gãi cằm một lúc rồi ngập ngừng:
- Để tôi tính xem nào... Thôi được, cứ thử cho nó một nửa tiêu chuẩn mà đồng chí Côi đề nghị, xem hình hình có tiến triển theo xu hướng đi lên hay không đã... Mà này, phải nhớ bám sát theo dõi đồng chí Côi, đừng để tiêu chuẩn của lợn lại lọt vào miệng người nhé!


Dĩ nhiên, Côi còn ‘cần kiệm liêm chính’ gấp ngàn lần đồng chí chủ nhiệm hợp tác xã. Chẳng những nàng không ăn bớt ăn xén tiêu chuẩn bồi dưỡng của con Hạch mà còn lén lấy tiêu chuẩn cá khô của mấy con lợn đang được vỗ béo để cho nó ăn thêm. Côi lập luận: Mấy con lợn bột càng mau béo thì càng bị giết thịt sớm, mình bớt tiêu chuẩn cũng là làm phước cho chúng nó đấy thôi! (2)
Bên cạnh đó, mỗi khi cho ăn hay tắm cho con Hạch, nàng thường vỗ về nó, nào là ‘Hạch ngoan nhé, ăn nhiều nhảy giỏi rồi chị xin cấp trên tăng tiêu chuẩn cho...’ nào là ‘phấn đấu vượt chỉ tiêu, thể nào Hạch cũng được huy chương Bác Hồ...’


Không hiểu vì con Hạch hiểu được tiếng người, vì Côi mát tay, hay vì hiệu quả của trứng gà và đỗ chè mà chỉ hơn một tháng sau khi nàng nhận nhiệm vụ, con Hạch đã nổi tiếng là tốt giống nhất trong đám lợn hạch của cả xã. Hai hòn dái của nó lúc này đã to bằng hai quả cà bát, đỏ ửng. Cả đến những chị lợn nái khó tính nhất cũng đều được thỏa mãn. Chưa bao giờ Hạch phải nhảy tới lần thứ hai. Và thường thì mấy tháng sau đó, chị nái nào cũng đẻ mỗi lứa cả chục con trở lên, con nào cũng khỏe mạnh, ăn nhiều, mau lớn.

Côi không chỉ đem lại hạnh phúc cho đám lợn nái khát tình mà còn đem niềm vui tới cho cả xã. Lợn đẻ nhiều, hiệu xuất gia tăng, lợi tức bình quân đầu người trong hợp tác xã dĩ nhiên cũng tăng theo. Tiếng lành đồn xa, độ nửa năm sau thì con Hạch không còn chỉ ‘nhảy’ đám lợn nái trong xã nhà mà còn được rước sang giúp các xã bên cạnh, có nơi còn đem cả ô-tô tới đón Hạch và Côi.


Nửa năm nữa trôi qua, khi số lần Liễu, thư ký riêng của đồng chí chủ nhiệm, bị bà vợ cho người đón đường hăm dọa tạt át-xít, và số lần Đào, cô thủ kho, lên bệnh viện Huyện để phá thai cũng nhiều bằng số lần Côi được Ủy ban Nhân dân Tỉnh biểu dương, thì một sự kiện vô cùng vĩ đại đã xảy ra cho hợp tác xã Sao Vàng. Đó là nhân dịp kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ, con Hạch được Bộ Nông Nghiệp và Chăn Nuôi bình chọn là ‘con lợn hạch xuất sắc nhất trong năm’, còn Côi thì được tặng danh hiệu ‘chiến sĩ nuôi lợn hạch tiên tiến’, nhận cờ luân lưu của Quốc Hội, kèm theo huân chương Lao Động hạng nhất. Hình của con Hạch và Côi được xuất hiện trên báo Đảng, và Bộ Nông Nghiệp và Chăn Nuôi đã nhân dịp này chỉ thị các địa phương cử người về hợp tác xã Sao Vàng để học tập kinh nghiệm của Côi.


Tin vui vừa về tới nhà, Ủy ban Nhân dân Xã đã ra lệnh tổ chức một cuộc mít-tinh trọng thể để đón nhận cờ và huân chương, cũng như để biểu dương công trạng của Côi và con Hạch.
Đêm hôm ấy, Côi mơ gặp Bác Hồ...
Sau khi con Hạch đoạt danh hiệu vô địch lần thứ hai thì một biến cố đã xảy ra trong lòng các cô bộ đội phục viên lỡ thời của hợp tác xã Sao Vàng. Đó là việc Bộ Xã Hội và Thương Binh phân công cho hợp tác xã việc bao bọc và dạy nghề cho một số thương binh không nơi nương tựa. Kinh nghiệm đã cho các cô thấy song song với việc bao bọc và dạy nghề, Bộ còn chỉ thị cho địa phương tổ chức những buổi ‘tìm hiểu’ với mục đích kiếm vợ cho những anh chàng ế vợ, hoặc bị vợ bỏ nói trên.


Thời gian những năm sau 1975 là khoảng thời gian xảy ra nhiều rối loạn nhất trong cuộc sống gia đình ở ngoài miền Bắc. Một số bộ đội trở về sau hơn 10 năm chiến đấu thì thấy vợ mình đã có 3, 4 mặt con với một ông chủ tịch, một ông bí thư hay anh công an khu vực. Lại có những chàng trở về thì vợ vẫn còn đó, nhưng ngày chàng ra đi nàng mới sanh một, nay về lại thấy tới hai, hỏi đứa con lớn: ‘Mẹ mày bế con ai vậy?’ Thì nghe nó đáp: ‘Con ông, em bố đấy'. Thì ra lúc chàng bộ đội xông pha nơi tuyến đầu, ở nhà bố chồng thấy con dâu cô đơn, phòng không chiếc bóng, bèn thay mặt con trai yên ủi vỗ về, chẳng biết làm thế nào mà cô con dâu có bầu, đẻ ra đứa bé ‘con ông em bố’. Cảnh trớ trêu ấy không phải là hiếm, và thường thì chẳng có chàng bộ đội nào nỡ xách dao đâm bố, đành bỏ xứ ra đi không hẹn ngày về!



Về phần nữ giới, một số nhận được hung tin chàng đã ‘tử Nam’, một số bị chồng bỏ để lấy một cô gái miền Nam văn minh dễ dãi nào đó và ở luôn không về, một số khác thì vì tình trạng trai thiếu gái thừa, cho tới nay đã băm lăm băm sáu mà vẫn chưa hề biết tới hơi hám đàn ông. Sau cùng là những cô gái vượt Trường Sơn sống sót trở về, như năm cô bộ đội phục viên của hợp tác xã Sao Vàng.




Vì vậy, trung ương đã ra chỉ thị điều động các đơn vị bộ đội về đóng ở những nơi có nhiều con gái chưa chồng, hoặc phụ nữ bị chồng bỏ, thường là các nông trường, công trường... và tổ chức những buổi gặp gỡ tập thể để đôi bên quan hệ tìm hiểu nhau. Sau đó, thành vợ thành chồng thì càng tốt, không thì ít nhất đôi bên cũng giải quyết được những đòi hỏi xác thịt.
Hợp tác xã nông nghiệp Sao Vàng không phải là một đơn vị sản xuất lớn, tập trung nhiều đàn bà con gái cho nên cấp trên chỉ điều về hơn một chục chàng bộ đội thuộc thành phần sứt tai gẫy gọng, bị đám con gái trong Nam liệt vào hàng phế thải!



Thế rồi cũng giống như việc phân công trước đây khi năm cô bộ đội phục viên về hợp tác xã Sao Vàng, ai đẹp thì ưu tiên, nay Liễu, thư ký riêng của đồng chí chủ tịch hợp tác xã, lấy được một tay thượng úy bị vợ bỏ, tuy đã khá lớn tuổi nhưng so với đồng chí chủ nhiệm vẫn còn trẻ chán, chỉ phải tội ông ta đi khập khiễng vì bị thương ở gót chân. Đào, cô thủ kho, lấy được một viên trung úy độc thân, mặt mày sáng sủa nhưng ốm o gầy còm, lại còn bị méo mồm vì miểng đạn xuyên qua xương hàm. Sen, cô chị nuôi, lấy một tay thiếu úy chột mắt, và Cúc, cô phụ giúp trông coi nhà trẻ, lấy một tay thượng sĩ cụt tay...



Côi không để ý tới đám đàn ông con trai mới đến. Nguyên nhân: nàng không hề mảy may hy vọng sẽ có người thèm quan hệ với một cô gái xấu xí, đen đủi, tròn trùng trục như mình. Đã vậy, người ngợm lúc nào cũng nồng nặc mùi hôi từ con Hạch ám sang. Chả là ngoài việc gần gũi trong lúc tắm rửa, bồi dưỡng con Hạch, Côi còn đích thân đưa nó đi ‘công tác’ và phụ giúp mỗi khi nó phải ‘nhảy’ những con lợn nái cao lớn gấp rưỡi, gấp đôi. Những lúc ấy, mặc cho ai cười thì cười, Côi nhảy phắt vào chuồng, đỡ hai chân trước của con Hạch gác lên lưng con lợn nái, rồi khi hai chân sau của nó đã kiễng lên hết cỡ mà vẫn trật duột, nàng còn phải dùng tay để phụ giúp nó tiến công chính xác vào mục tiêu...!

Chính vì mặc cảm ấy, mỗi lần đi sinh hoạt tìm hiểu, Côi thường ngồi thu mình trong một góc phòng họp của hợp tác xã, hồn để tận đâu đâu.
Nhưng hình như có bàn tay ông tơ bà Nguyệt xen vào: Trong đám thương phế binh ấy, lại có một chàng trung sĩ pháo binh mù cả hai mắt.


Khoan, tên chàng trung sĩ, không mù từ lúc lọt lòng mẹ, cũng chẳng mù do chất độc hóa học của đế quốc Mỹ rải xuống đường mòn Hồ Chí Minh, mà mù vì hậu quả của chiến thắng, mù khi đã hòa bình.
Khoan vốn là người bị hen suyễn từ nhỏ nên cũng không lấy gì làm khỏe mạnh. Sau khi thoát chết vì kiết lỵ ngay những ngày đầu vượt Trường Sơn, Khoan bị mắc chứng sốt rét kinh niên. Da lúc nào cũng vàng như nghệ, người ngợm gầy yếu mong manh như trong năm đói (Ất Dậu, 1945). Sau khi chiếm được miền Nam, cấp trên nhận thấy để một người teo tóp như Khoan trong đơn vị đại pháo 130 ly thì quả là móp mặt binh chủng, bèn cho về phục vụ tại kho đạn Gò Vấp.


Trước năm 1975, việc quân đội Việt Nam Cộng Hòa xây kho đạn tại Gò Vấp, nơi có nhiều người Bắc di cư 54 chuyên nghề làm pháo, có thể chỉ là một sự tình cờ, hoặc do bàn giao lại từ tay người Pháp. Nhưng sau 1975, khi mà các cấp chỉ huy và bộ đội Bắc Việt đã biết mánh mung, thì ai cũng thấy được mối quan hệ chặt chẽ giữa kho đạn và dân Gò Vấp: bộ đội bán thuốc súng cho dân để lấy tiền, dân mua thuốc súng để làm pháo!


Thành thử kể cả vào thời gian cao điểm của cuộc xâm lược Căm-bốt, cứ 10 trái đạn đại bác được vận chuyển sang chiến trường xứ Chùa Tháp thì lại có ít nhất 10 trái khác được cưa ra để lấy thuốc nổ bán cho dân làm pháo. Tuy nhiên, cũng có một số nhỏ bộ đội không tham gia công việc ‘ăn cắp của công’ này, trong số đó có Khoan. Nhờ vậy mà chàng thoát chết...


Buổi chiều hôm ấy, mấy tay bộ đội láu cá trong tổ trực của Khoan lén đem một trái đạn đại bác 155 ly ra gần hàng rào cưa để lấy thuốc nổ. Khoan không tham dự mà chỉ đứng gần đó quan sát. Chẳng hiểu vội vã hấp tấp, cưa mạnh tay thế nào mà trái đạn phát nổ. Ba tên chết tan xác, ruột gan bay lên máng lủng lẳng trên dây điện; hai tên bị thương nặng. Khoan chỉ bị bay mất một trái thận và thêm mấy miểng đạn vào trán, nhưng vì chạm phải thần kinh thị giác nên mù cả hai mắt!


Cũng giống như Côi, Khoan xuất thân giai cấp bần cố nông ở miền Bắc, sinh ra đã được dạy phải kính yêu Bác Hồ, mới biết đi đã bị nhồi nhét tư tưởng xã hội chủ nghĩa, vừa thuộc 24 chữ cái đã được học căm thù đế quốc Mỹ, vừa tròn 17 tuổi đã được lệnh lên đường giải phóng miền Nam... Khoan tin theo như bổn đạo tin Chúa. Nay bị tàn tật cũng không một chút oán hận đời. Trái lại, chàng còn cảm thấy tội nghiệp cho những đồng đội đã chết tan xác. Khoan suy nghĩ một cách đơn giản: họ có thiếu thốn mới phải cưa đạn để bán lấy tiền!


Cũng với một tâm trạng bi quan như Côi, mỗi lần được lệnh đi sinh hoạt tìm hiểu, Khoan thường mò mẫm tìm một góc nhà mà ngồi. Hôm đó anh chàng vô tình tiến tới chỗ Côi, đụng phải người nàng. Dù chỉ va chạm nhẹ, Khoan cũng biết ngay đó là đàn bà, liền vội vàng xin lỗi. Rồi Khoan ngồi xuống. Một cái mùi là lạ bay vào mũi chàng: mùi lợn hạch từ người Côi.


Nhưng với Khoan, cái mùi lại hay hay, nếu không muốn nói là có sức thu hút kỳ lạ. Có thể so sánh với việc một cô gái thích mùi mồ hôi nách của đàn ông. Trong trường hợp đó, cái mùi đã trở thành một thứ duyên thầm!
Khoan lên tiếng hỏi chuyện, Côi chỉ đáp nhát gừng. Cho rằng mình chưa đủ vồn vã, Khoan càng ra sức thân thiện. Cuối cùng, Côi đã chịu nói chuyện. Tuy nhiên cũng chỉ là cái tình đồng chí trong sạch, không dính dáng gì tới ái tình cả. Cho nên sau phần trà bánh, khi các cặp khác đã đưa nhau đi kiếm một lùm cây hay ra bờ ruộng để ‘hủ hóa’ hoặc ‘tìm hiểu’ thêm các ngõ ngách trên thân thể của nhau, Khoan và Côi vẫn ngồi lại.


Buổi sinh hoạt kế tiếp, vừa tới nơi, Khoan đã quơ quơ cái gậy tìm tới góc nhà. Côi thấy tội nghiệp, khẽ lên tiếng gọi. Câu chuyện giữa hai người vẫn giới hạn trong tình đồng chí nhưng đối đáp của Côi đã có phần bớt khô khan, gượng ép.
Buổi thứ ba, nói chuyện được một lúc, Khoan đánh bạo ngỏ ý muốn tiến xa hơn:
- Này Côi, mình bỏ quách hai tiếng 'đồng chí' có đi được không?

Côi bỡ ngỡ. Từ ngày lớn lên rồi vào bộ đội tới nay, trừ mấy con bạn thân ra và nay là chị Mến, tổ trưởng tổ chăn nuôi, tất cả mọi người đều gọi nàng là ‘đồng chí’. Côi là người thất học, không hiểu ý nghĩa chữ đồng chí là gì mà chỉ biết rằng một khi đã gọi nhau là đồng chí thì không còn phân biệt nam nữ, không được nói chuyện tình cảm riêng tư, không được biểu lộ sự thân thiết, không được cười đùa... Nhưng không gọi bằng đồng chí thì gọi bằng cái gì bây giờ, Côi chưa thể tìm ra câu trả lời.
Nàng đáp:
- Vâng, tùy đồng chí!


Khoan bật cười. Côi xao xuyến. Nàng chưa bao giờ được nghe giọng cười trong sáng mà ấm áp, hiền lành mà ngay thẳng đến như thế. Hình như sống trong tập thể này, người ta hạn chế cười với nhau. Hoặc có cười chăng cũng chỉ là cười xã giao, cười châm biếm, cười gằn, cười gượng chứ chẳng mấy ai cười thoải mái như tiếng cười của Khoan...
Buổi thứ tư, Khoan vừa ngồi xuống đã vội hỏi ngay:
- Côi bôi nước hoa gì mà thơm thế?


- Em làm gì có tiền mua nước hoa! Đây là dầu thơm hiệu Con Sóc em mua hồi còn ở trong Nam ấy mà. (3)
Thấy Côi bỗng nhiên xưng em với mình, Khoan vô cùng sung sướng, vừa hít hà, vừa lấy điểm:
- Thơm thật, thơm thật...!
Hai tháng sau, Côi là người cuối cùng trong 5 cô bộ đội phục viên trong hợp tác xã Sao Vàng lên xe hoa về nhà chồng. Nói là lên xe hoa cho nó văn vẻ, thực ra Côi cùng chị Mến cuốc bộ ra trụ sở Ủy ban Nhân dân Xã, nơi đó Khoan và một người trong đơn vị đã chờ sẵn. Côi mặc một cái áo sơ-mi trắng mua hồi còn ở trong Nam, quần lãnh đen, chân đi dép nhựa. Khoan cũng có được một cái sơ-mi ngắn tay, phía dưới là cái quần bộ đội và đôi dép râu.


Sau khi Côi ký tên và Khoan lăn tay vào tờ đăng ký hôn thú, mọi người trở về phòng họp của hợp tác xã để dự tiệc trà, gồm có bánh bích-quy, kẹo và nước trà. Tiệc trà xong, Côi trở lại tổ chăn nuôi. Hôm nay con Hạch phải sang xã bên để nhảy. Ban sáng, chị Mến có lòng tốt đề nghị Côi để chị đề cử người khác đi thay, chẳng gì thì hôm nay cũng là ngày cưới, đời người có một lần, ai lại dắt lợn hạch đi rông như như vậy. Tuy nhiên, Côi đã từ chối. Bởi vì hôm nay là lần đầu tiên xã bên nhờ con Hạch tới nhảy một chị lợn nái giống doóc-sia (yorkshire), để thí nghiệm xem giống lợn nái Mỹ này có thể thụ tinh của lợn hạch Liên Xô hay không. Là người mang danh hiệu ‘chiến sĩ thi đua’, Côi muốn đích thân mình phải đưa con Hạch đi công tác cho yên trí.


Về tới nơi, Côi mệt đừ người, mồ hôi nhễ nhại, vừa vì đường xa, vừa vì phải giúp con Hạch hoàn thành nhiệm vụ, Nhìn con Hạch nằm thở, đôi mắt lờ đờ, Côi thấy tội nghiệp nó quá. Con lợn nái doóc-sia to lớn kềng càng, cao đến ngang bụng người, con Hạch chỉ đứng tới ngang mông mà phải nhảy. Mỗi lần con Hạch nhảy lên rồi bị tuột xuống, con lợn nái đang động tình lại lồng lộn, giận dữ quay lại húc cho một cái làm con Hạch văng sang một bên. Dễ mất đến cả tiếng đồng hồ, người và vật mới xong công tác!


Trước khi về nhà, Côi tắm rửa thật kỹ. Tổ chăn nuôi có giếng nước riêng, hoang phí một chút cũng chẳng sao, còn nước ở nhà có bằng đó, dội quá tay một cái là chẳng còn nước mà vo gạo.
Về tới nhà, thấy Khoan ngồi trên ghế, đôi mắt mù ngóng ra cửa, Côi thấy dạt dào yêu thương, lòng bỗng xôn xao, rộn rã như một cô gái mới lớn biết yêu lần đầu. Cơm nước xong, hai người ngồi uống trà. Cũng là trà Tuyên Quang hạng bét mà sao hôm nay thơm ngon thế nhỉ...!
Một lúc sau, Khoan ngập ngừng hỏi:
- Tối... tối mịt chưa Côi?
Côi hiểu ý, e thẹn đáp:
- Mới xâm xẩm thôi... Anh cứ đi nghỉ trước đi, em đóng cửa rồi rửa mặt tí...
Sau khi đóng cửa, cài then cẩn thận, Côi mở cái rương bằng sắt tây lấy ra một bộ quần áo in hoa, loại mà trong Nam người ta gọi là ‘đồ bộ’. Từ ngày mua ở chợ Bà Chiểu cách đây hơn bốn năm, Côi chưa bao giờ dám mặc. Một phần vì tiếc, sợ mặc thì nó cũ đi, một phần vì xấu hổ, xấu hổ với chính mình. Nhưng đêm nay nàng có lý do chính đáng để mặc nó, có điều là Khoan chỉ có thể sờ được mặt vải mịn láng chứ không thể thấy được những bông hoa muôn màu rực rỡ. Côi áp bộ quần áo vào mũi, hít hà mùi băng phiến một lúc rồi mới cầm cái đèn đầu đi xuống bếp, đồng thời cũng là nơi tắm rửa. Nàng cởi bộ quần áo đang mặc và nhìn xuống thân thể của mình, lòng bâng khuâng. Đã từ lâu lắm rồi, Côi quên mất mình là đàn bà.Quên mất công dụng và chức năng của những bộ phận mà trời phú cho. Nay thì hoa sắp có chủ. Lần đầu tiên trong đời, Côi run run đưa tay lên vuốt ve bộ ngực căng đầy với hai cái núm vú xinh xinh của mình, rồi xuống đôi mông tròn trịa như hai trái dưa hấu Tết ở miền Nam, và cuối cùng là vùng bụng dưới rậm rì... Giã từ đời con gái nhé!
Côi mặc xong bộ quần áo mới, sực nhớ ra điều gì liền lấy chai dầu Con Sóc sức lên cùng khắp thân thể rồi mới cầm đèn đi lên nhà. Sau khi tắt đèn, Côi khe khẽ vén mùng chui vào giường.
Mùi cói thơm của chiếc chiếu hoa mới mua càng làm Côi thêm háo hức......Nhưng Côi đã phải thất vọng. Thất vọng não nề. Khoan chỉ vừa đủ sức mở cửa động đào xong là ngã vật sang một bên, thở dồn dập, mồm há hốc... Côi chán chường nằm im nghe Khoan thở. Mấy phút sau, Khoan mới đủ sức quay sang phía vợ, thì thào:


- Anh... tệ quá! Để mai anh... bồi dưỡng rồi... trả nợ em!
Nghe Khoan nói thế, hậm hực trong lòng Côi bỗng dưng tan biến mất. Thay vào đó là sự thương tội. Khoan có muốn làm mình thất vọng đâu. Bao nhiêu sức lực của tuổi thanh xuân đã hy sinh cho cách mạng hết cả rồi. Lại còn mất một quả thận thì làm sao còn đủ sức... Bồi dưỡng ư? Ngoài mỗi ngày hai bữa cơm gạo hẩm với rau luộc, tép khô, muối hạt thì còn gì nữa đâu mà bảo bồi dưỡng!
Côi quay sang ôm lấy bộ ngực lép kẹp của chồng, vỗ về:
- Thôi, ngủ đi anh, bao giờ... trả nợ em cũng được!


Đêm thứ hai, đêm thứ ba, rồi đêm thứ tư, Côi đều bị thất vọng. Chẳng những Khoan đã không tiến bộ thêm chút nào mà còn có phần thụt lùi. Hay là anh ấy đã yếu mà mình lại bắt phục vụ liên tục? Côi bỗng nhớ tới con Hạch, mỗi lần nó tỏ ra uể oải, thiếu tích cực trong công tác là nàng biết trong người nó không được khỏe và phải đình chỉ công tác trong vài ngày. Thế là Côi bắt Khoan phải nghỉ ngơi một tuần. Nhưng rồi đâu cũng hoàn đó, chưa kể lần này, sau khi xuống ngựa Khoan còn nằm bất động như cái xác chết đến cả mười lăm phút đồng hồ...!


Tuy ít học nhưng do kinh nghiệm ông bà để lại, Côi đoán nguyên nhân chính là do việc Khoan bị mất một quả thận. Nàng bỗng nhớ tới ông lang Học ở xã trên, dòng họ ông nổi tiếng ba đời về chữa trị các chứng đau lưng yếu thận cho đàn ông, hiếm muộn cho đàn bà. Có điều thuốc của ông rất đắt.
Dù không biết mình có khả năng theo đuổi tới nơi tới chốn hay không, ngày hôm sau Côi cũng xin chị Mến miễn công tác để đưa Khoan tới nhà ông lang Học. Sau khi nghe Khoan kể về quá trình bệnh hoạn, thương tật và diễn tiến mỗi lần gần vợ, ông lang vừa bấm mạch vừa quan sát sắc diện của anh, rồi lắc đầu nhè nhẹ. Khoan đi ra, ông ra hiệu cho Côi theo mình vào phòng trong. Côi lo lắng hỏi:
- Thưa ông, tình hình của anh ấy ra sao ạ?
Ông lang chậm rãi trả lời:
- Nguy kịch thì cũng chẳng có gì đáng gọi là nguy kịch, tuy nhiên với thể lực như vậy mà lại thiếu mất một quả thận thì nói về cái việc vợ chồng ấy, mỗi tháng anh ấy chỉ nên gần chị một lần thôi.
Côi thất vọng:
- Chỉ một lần thôi sao?


- Một lần cũng kể là vượt chỉ tiêu rồi đấy... Chị phải biết rằng ba bát cơm mới được một giọt máu, ba giọt máu mới được một giọt tinh. Hiếm hoi như thế đấy chứ nào có phải nước máy, cứ mở vòi là chảy...! Đấy là tôi nói về lượng, còn về phẩm thì... thì được đến đâu hay đến đó, đừng bắt anh ấy cố gắng quá, có ngày thành đại họa!
Côi nhìn ông lang khẩn khoản:
- Thế ông có cách nào giúp anh ấy cải tiến tình hình sức khỏe không ạ?
- Tôi không phải lang băm nên không thể nói bừa, phải thử một thời gian đã.
- Thử cách nào ạ?


- Vừa uống thuốc bắc vừa bồi dưỡng. Thuốc thì tôi cắt theo toa ‘Phục Dương’ gia truyền, là kết hợp tinh hoa của toa ‘Ngũ Dạ Lục Giao’ của vua minh Mạng và toa ‘Trường Xuân Bát Bửu’ của Mao chủ tịch. Mỗi tuần uống một thang, mỗi thang năm chục nghìn...
Côi tái mặt. Lương xã viên của nàng mỗi tháng chỉ có hơn sáu chục nghìn, vừa đủ nuôi hai miệng ăn. Còn Khoan làm ngoài biên chế trong tổ đan lát, mỗi tháng được ba chục nghìn là quý lắm rồi. Tiền đâu mà mỗi tuần cắt một thang thuốc năm chục nghìn!
Như không để ý tới sắc mặt của Côi, ông lang tiếp:


- Về bồi dưỡng thì cũng chẳng cần phải cao lương mỹ vị gì, chỉ cần mỗi ngày một lạng thịt với lại mấy quả trứng gà...
Côi như muốn ngất xỉu... Cả tiêu chuẩn xã viên bậc ba của nàng cộng với tiêu chuẩn thương binh bậc bốn của Khoan mỗi tháng mới mua được một ký thịt lợn và một lạng mỡ. Thịt ngoài chợ thì đắt gấp ba bốn lần, đào đâu ra tiền mà mua mỗi ngày một lạng...!
Cuối cùng, Côi quyết định được tới đâu hay tới đó. Nàng gom góp tất cả vốn liếng dành dụm được đúng năm chục nghìn, cắt một thang Phục Dương...


Thuốc của ông lang Học công hiệu như thần. Chỉ cần một thang, đêm hôm ấy chàng Khoan ốm yếu ho hen kia đã đủ sức đưa Côi, một cô gái khỏe như trâu lên tận đỉnh vu sơn. Lần đầu tiên trong đời, Côi thấy toàn thân mình như tê dại đi trong cơn khoái lạc tột cùng...
Tay chân rã rời, Côi nằm im, khoan khoái nghiền ngẫm những rung động lần đầu được hưởng, như con bò nằm nhai lại mớ cỏ non thơm phức vừa gặm vội vã... Giời ơi, có ngờ đâu cái thú ái ân nó lại sướng khoái lạ lùng, tuyệt vời đến thế !


Nhưng đúng như lời ông lang Học đã cảnh cáo, uống thuốc Phục Dương mà không bồi dưỡng thì còn nguy hại gấp chục lần không uống. Đêm thứ hai, Khoan cũng còn đủ sức đưa Côi lên đỉnh khoái lạc, nhưng chỉ vừa đủ sức mà thôi. Bởi vì đúng lúc đó, chàng bỗng rùng mình một cái rồi toàn thân lạnh ngắt, cứng đơ, mồ hôi ướt đẫm lưng. Dù đang đê mê, Côi cũng còn đủ tỉnh táo để hiểu rằng việc gì sẽ xảy ra với chồng nếu nàng không phản ứng kịp thời. Côi nhanh nhẹn dùng hai chân quặp lấy người Khoan cho nằm yên tại vị trí rồi với tay lên đầu giường lấy cái kim băng và lọ dầu gió...


Sau cái đêm Khoan suýt bị thượng mã phong ấy, Côi không còn dám tơ tưởng tới chuyện chăn gối nữa mà chỉ lo bồi dưỡng cho chồng. Sau khi đã nghĩ nát óc mà không tìm ra lối thoát, Côi đang tuyệt vọng thì bỗng nhớ tới mấy quả trứng gà trong tiêu chuẩn của con Hạch. Phải rồi, chỉ còn cách ăn bớt tiêu chuẩn của con Hạch mà thôi. Côi là một đảng viên cộng sản cuồng tín và trung kiên bậc nhất, cho nên lúc đầu nàng kiên quyết chống trả tư tưởng mờ ám nói trên. Không thể được, mình mà lấy mấy trái trứng gà trong tiêu chuẩn của con Hạch đem về bồi dưỡng cho chồng thì sau khi chết làm sao dám nhìn mặt Bác Hồ dưới suối vàng? Bác đã dạy ‘cần kiệm liêm chính’ cơ mà!


Nhưng ngay sau đó, Côi lại rạo rực nhớ tới những khoái lạc đêm nào. Nàng thầm thưa với Bác Hồ: cháu đã nửa đời hy sinh cho cách mạng mà chưa hưởng được tí gì, nay vì hạnh phúc cá nhân mà đành phải trái lời Bác dạy, xin Bác tha tội cho; hơn nữa, trong hai năm qua, con Hạch góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội bằng ấy cũng đã đủ rồi...!
Vậy là Côi quyết định ăn bớt tiêu chuẩn của con Hạch. Hai quả trứng gà, từ nay nó sẽ chỉ được hưởng một, một dành cho Khoan. Việc thi hành âm mưu cũng chẳng khó khăn gì: Thừa lúc không ai để ý, Côi chỉ việc nhét quả trứng vào kẽ hõm giữa hai cái vú nung núc những thịt của nàng, cài khuy áo lại thì có trời biết.



Buồi chiều về vừa tới nhà, Côi vội vã đóng cửa lại, cẩn thận lấy cái tăm tre chọc thủng hai đầu quả trứng, đưa cho Khoan mút cái rột là xong. Sáng hôm sau, Côi nhét cái vỏ trứng vào ngực, đem tới bỏ lại trong rổ như cũ. Múc cám ra máng xong, con Hạch vừa nhào tới thì Côi lấy hai quả trứng, một còn nguyên một đã rỗng ruột, bỏ vào máng và lớn tiếng vỗ về như mọi khi:
--Chị cho Hạch xơi trứng này... Nhớ hoàn thành chỉ tiêu nhé!
Con Hạch táp một cái. Phi tang!


Tuy nhiên, không có ‘Phục Dương’ thì việc mỗi ngày mút một quả trứng gà tươi cũng chẳng đủ để biến một người bệnh tật, ốm yếu như Khoan thành một đực rựa khỏe mạnh. Khoan tuy có hồng hào thêm được một tí nhưng đêm đêm vẫn tiếp tục bỏ cuộc sớm để Côi phải chịu cảnh bẽ bang:

Cố đấm ăn xôi, xôi lại hỏng

Cầm bằng làm mướn, mướn không công!

(Hồ Xuân Hương)

Sau đó, Côi nhận thấy chỉ còn cách mỗi ngày lấy luôn quả trứng còn lại của con Hạch về cho Khoan bồi dưỡng, và mỗi tuần, cuỗm luôn ký đỗ chè trong tiêu chuẩn của nó về bán lấy tiền cắt thuốc bổ thận cho Khoan.



Cái kẽ hõm giữa hai vú Côi nhét thêm một quả trứng nữa vẫn còn thừa chỗ. Riêng về việc tẩu tán ký đỗ thì kinh nghiệm Côi có thừa: Ngày vượt Trường Sơn vào tới Tây Nguyên, nàng thường giả dạng thường dân mỗi lần tải cả chục ký gạo từ Kontum vào rừng, bằng cách bó quanh bụng, quanh đùi, quanh ống chân, qua mặt quân địch dễ như chơi, nay chỉ có một ký đỗ thì nhằm nhò gì!

Thế là từ đó mỗi ngày Khoan được bồi dưỡng hai quả trứng gà. Còn đỗ thì Côi lén đem sang xã bên cạnh bán cho bà hàng xôi, mỗi ký 15 nghìn, nhờ vậy cứ hơn ba tuần thì lại đủ tiền cắt một thang Phục Dương cho Khoan. Kết quả thật khả quan. Trong khi con Hạch càng ngày càng lười công tác thì Khoan lại đủ sức để ‘nhảy’ mỗi tuần một lần. Dĩ nhiên, nhảy có chất lượng!

Say sưa với hạnh phúc riêng, Côi không còn để ý tới con Hạch nữa. Nhưng có một người khác đang âm thầm theo dõi tình hình công tác của nó. Đó là mụ Hến, tân tổ trưởng tổ chăn nuôi.

Mụ Hến không phải ai xa lạ mà chính là bà vợ của đồng chí chủ nhiệm hợp tác xã Sao Vàng kiêm bí thư chi bộ Đảng. Trước kia, nhờ thế lực của chồng, mụ được làm tổ trưởng tổ phơi và cân đong. Lý do để mụ vận động nắm tổ này cho bằng được cũng đơn giản: khi phơi thóc, mụ có thể bảo lũ con dẫn bầy gà con của nhà mình ra ăn thóc hợp tác xã, ai thấy thì lại giả vờ đuổi; còn khi cân đong thu mua gạo thóc, nông phẩm của xã viên, nhờ lanh tay 10 mụ ém còn 9, tới khi giao bán cho huyện, 9 mụ lại đẩy thành 10. Nhờ tẩu tán sản phẩm thặng dư, cộng với tiền ăn bẩn của chồng, mụ Hến có tiền xây nhà gạch hai tầng, và mới đây đã sắm cho đứa con gái lớn một chiếc xe Honda Dream.

Thế nhưng mụ Hến không chỉ tham tiền mà còn hám danh. Sau khi thấy chị Mến, tổ trưởng chăn nuôi, nhờ thành tích của Côi và con Hạch mà được bình bầu làm ‘tổ trưởng xuất sắc’, được về Hà Nội thăm lăng Bác, được thiếu nhi thủ đô quàng vòng hoa, được báo Đảng đăng hình... mụ Hến đã bắt chồng điều chị Mến đi nơi khác để đưa mình về coi tổ chăn nuôi.

Thời gian chị Mến bàn giao công việc cho mụ Hến cũng là lúc Côi bắt đầu lấy hết tiêu chuẩn của con Hạch về cho Khoan bồi dưỡng và cắt thuốc cho chồng. Thấy từ ngày mình về nhận chức tổ trưởng, con Hạch càng ngày càng lười nhảy, mà có nhảy cũng không đạt chỉ tiêu, cũng hết chất lượng, mụ Hến đâm nghi Côi là tay chân của chị Mến, nay thấy chị bị thuyên chuyển nên cố tình phá thối để trả thù. Từ đó, mụ ngấm ngầm theo dõi hành tung của Côi.

Mụ Hến xuất thân là một liên lạc viên của Việt Minh thời kháng Pháp. Năm lên 7 tuổi, Hến đã được biểu dương nhờ những thành tích như báo cáo bố đêm nằm ngủ thở dài vì sắp tới lượt đi ‘dân công’, báo cáo mẹ còn dấu cái nhẫn cưới bằng bạc không chịu nộp ủng hộ kháng chiến, tố cáo hàng xóm giết gà ăn rồi đổ tội cho chồn cáo, tố cáo cô giáo ‘hủ hóa’ với người yêu. v.v...

Với những kinh nghiệm rình mò như thế, việc theo dõi hành tung của Côi đối với mụ Hến chẳng mấy khó khăn.

Hôm ấy là Thứ Hai đầu tuần, ngày mà khi ra về ngoài hai quả trứng nhét trong ngực, Côi còn quấn quanh đùi ký đỗ.

Kẻng tan việc vừa đánh ba tiếng, mụ Hến đã ra lệnh:

- Mọi người ở nại (lại) cho tôi nên nớp (lên lớp)!

Sau khi mọi người trong tổ đã tụ tập trước sân, mụ dõng dạc:

- Đồng chí Côi bước ra khỏi hàng!

Côi rụt rè tiến lên.

- Đồng chí dấu những gì trong người, tự giác lấy ra cho mọi người xem!

Côi xanh mặt, trong khi mọi cắp mắt đổ dồn về phía nàng, ai nấy đều thắc mắc ‘chẳng lẽ cả đến Côi cũng ăn cắp?’

Thấy Côi im lặng cúi đầu, mụ Hến lên giọng:

- Đồng chí không dám thú nhận hử? Vậy thì để tôi nói cho mọi người nghe nhé: các đồng chí có biết tại sao từ ngày tôi về đây nàm tổ trưởng chăn nuôi, con Hạch nại không còn sức đi nhảy đực nữa hay không...? Thật dễ hiểu: đồng chí Côi đã nấy hết tiêu chuẩn trứng và đỗ chè của nó đem về bồi dưỡng cho chồng...

Mọi người cùng ‘ồ’ lên kinh ngạc.

Riêng mụ Hến, tới đây mụ đã để lộ toàn bộ cái bản chất tàn độc, dã man và cung cách thấp hèn của một kẻ vô học, theo Đảng từ khi mới nứt mắt:

- ...Bồi dưỡng để công tác thì chẳng nói nàm gì, đây bồi dưỡng chỉ để cùng nhau... hủ hóa. Tôi quên, xin nỗi đồng chí Côi nhé, đã đăng ký nấy nhau thì tôi không được phép gọi nà hủ hóa nữa, mà phải gọi là đ...(ịt).

Từ lâu, bản thân mụ Hến đã không còn được hưởng một lần ân ái cho ra hồn. Mỗi khi bị mụ đòi hỏi mà không có cớ gì để thoái thác, chồng mụ - lão chủ nhiệm hợp tác xã Sao Vàng – đành phải thi hành bổn phận làm chồng một cách gượng ép, miễn cưỡng, qua quýt cho xong nợ chứ chẳng hứng thú gì.

 Điều đó mụ Hến thấy rõ: hai bàn tay lão không thèm đụng tới người mụ, mặt quay đi chỗ khác, đầu óc có lẽ đang nghĩ tới cái con đĩ bộ đội lẳng lơ ở văn phòng hợp tác xã... Thành thử mụ ghen cả với lạc thú của Côi, một cô gái xấu xí, bẩn thỉu mà theo mụ không có quyền hưởng một thứ gì trên cõi đời này cả... Mụ Hến như nổi cơn điên dại, mụ không còn nhớ mình đang đứng trước mặt đám đàn bà con gái nữa. Mụ buột miệng phun ra những lời cực kỳ thô bỉ, trong lòng vô cùng hả hê vì được dịp nói bẩn:

- Đồng chí có biết mỗi nần vợ chồng đồng chí đ... nhau thì hợp tác xã bị thiệt hại mấy nứa nợn không...? Tại sao đồng nại câm như hến thế? Những núc đ... nhau, đồng chí tru tréo ghê nắm kia mà... (mụ nhái giọng Côi) ... Giờ... ời ơi, bu... u ơi, sướng quá!... Ối giờ... ời ơi, Khoa... oan ơi, sướng quá...!

Mọi người há hốc mồm, trợn tròn mắt, còn Côi thì tái mặt: vậy là mụ Hến đã rình rập cả những lúc nàng và Khoan làm chuyện vợ chồng. Côi muốn độn thổ!

Rồi như thể đang đứng trước một kẻ thù truyền kiếp, mụ Hến xông tới trước mặt Côi, nắm cổ áo nàng giật mạnh: hai quả trứng gà văng khỏi ngực, rơi xuống nền đất vỡ nát. Mọi người còn đang sững sờ thì mụ đã cúi xuống nắm quần Côi kéo tụt xuống tận bắp chân:

- Đấy, cả tổ nàm chứng nhé, trứng dấu trong vú, đỗ dấu quanh bẹn nhé, không khéo còn nhét cả cá khô trong háng nữa đấy. Kinh tởm! Vậy mà cũng huân chương nao động mí nại chiến sĩ thi đua... Thi đua đ... thì có!

Buổi họp toàn thể xã viên của hợp tác xã Sao Vàng để kiểm thảo Côi và Khoan được tổ chức vào 9 giờ đêm hôm đó. Khi mọi người đã hiện diện đông đủ, vẫn không thấy đôi vợ chồng khốn khổ xuất hiện. Lão chủ nhiệm sai người đi tìm. Một lát sau, Khoan được đưa tới.



- Vợ đồng chí đâu? Lão chủ nhiệm hỏi.

- Tôi cũng chẳng biết nữa. Từ lúc về nhà, cô ấy chỉ có khóc, sau đó âm thầm bỏ đi. Tôi đợi mãi cũng chẳng thấy về.

Lão chủ nhiệm vội vàng ra lệnh đình hoãn buổi họp kiểm thảo. Chả là hồi chiều, lão đã dặn Đào, cô thủ kho, tới kho để tranh thủ làm đêm. Tuy nhiên, trước khi giải tán, mụ Hến cũng còn cố bắt toàn thể xã viên hiện diện nhất trí thông qua biện pháp xử lý kỷ luật do mụ đề nghị: cảnh cáo Khoan, loại Côi ra khỏi biên chế và chuyển sang tổ gánh phân.

Ra khỏi phòng họp, lão chủ nhiệm nói với vợ:

- Mẹ nó về trước nhé, tôi phải đi kiểm soát kho mới được. Thời buổi này, chẳng còn biết tin ai nữa!

Mụ Hến đi rồi, lão quay sang tìm Đào:

- Này đồng chí Đào, ta về kho làm việc.

Vừa vào trong kho, lão chủ nhiệm đã vội vã cài then cửa lại, rồi một tay ôm eo, một tay bóp loạn xạ lên cặp vú căng tròn của Đào. Vừa bốc hốt, lão vừa lôi Đào về phía cái giường kê cạnh bồ lúa.

Từ ngày được trao chức vụ thủ kho tới nay, Đào đã phải phục vụ con lợn lòng của lão chủ nhiệm không biết bao nhiêu lần, nhưng chưa bao giờ Đào thấy lão hùng hổ, ngấu nghiến như hôm nay. Cô nàng chống chế lấy lệ:

- Nhè nhẹ thôi đồng chí, em đang có mang!

Nghe Đào nói, lão chủ nhiệm mới sực nhớ tới việc Đào đã về làm vợ tay trung úy méo mồm từ mấy tháng nay. Cái tư tưởng được đè vợ người khác ra càng khiến thú tính trong người lão chủ nhiệm trở nên hung bạo. Lão đẩy mạnh Đào xuống giường rồi chồm lên như một con hổ đói. Chưa bao giờ cái giường tre lại phải chịu đựng những cơn bão táp dồn dập, kinh hồn đến như vậy!

Sáng hôm sau, vừa chặt chân tới văn phòng, lão chủ nhiệm đã đi vội vào buồng trong, mở tủ lạnh lấy trứng gà tươi mút một hơi mấy quả. Trở ra, lão ra lệnh cho Liễu, cô thư ký riêng, làm cho mình một ly cam vắt.

Lão ưỡn người trên ghế, hai chân gác lên bàn, đưa cặp mắt dâm đãng quan sát cô gái xinh đẹp nhất trong đám nữ bộ đội phục viên. Hình như từ ngày con bé lấy chồng, người nó trông mẩy hẳn ra...! Lão chủ nhiệm nghĩ thầm rồi bất giác nuốt nước bọt. Bỗng một tia sáng lóe ra trong đầu, lão gọi:

- Này đồng chí Liễu!

- Gì cơ ạ?

- Đồng chí Đào có chửa rồi. Đã không biết thì thôi chứ biết ai lại nỡ để đồng chí ấy ở dưới cái kho bụi bặm ấy...! Hay là ta để đồng chí ấy lên đây lo giấy tờ còn đồng chí xuống coi kho nhé?

Xưa nay, Liễu thừa biết Đào có tiền mua quần áo đẹp, sắm đồng hồ đeo tay... là nhờ được giữ chìa khóa kho. Nàng cũng thừa biết để đổi lại, Đào đã phải tỏ ra dễ dãi mỗi khi đồng chí chủ nhiệm đòi ủng hộ sinh lý. Sau hai năm ở trên văn phòng, Liễu đã hơi tởm đồng chí chủ nhiệm nồng nặc mùi hôi nách này. Tuy nhiên so với các thủ trưởng mà nàng được phân công làm hộ lý thời còn trong chiến khu, Liễu thấy đồng chí chủ nhiệm vẫn còn sạch sẽ, phong lưu chán. Hơn nữa, ở trên văn phòng đã chẳng sơ múi gì mà còn có nguy cơ có ngày bị mụ Hến nổi cơn ghen cho người tạt át-xít. Thôi thì mình cũng chẳng lành lặn gì, nhất là cũng đã lấy được chồng rồi, xuống làm thủ kho quách cho xong, vừa yên thân vừa có tiền!

Lòng đã quyết, Liễu cười lẳng lơ, ỏn ẻn đáp:

- Đồng chí chủ nhiệm bảo sao, em làm vậy ạ.


Đúng lúc đó, bưu tín viên tới, đem vào một tờ báo Đảng. Lão chủ nhiệm vừa mới mở tờ báo ra, chưa kịp đọc đã thấy một xã viên hấp tấp chạy vào, hổn hển báo cáo:

- Thưa đồng chí chủ nhiệm, đồng chí Côi tự tử... chết rồi!

- Cứ từ từ xem nào, việc gì mà phải quýnh quáng lên thế...! Tự tử ở dâu?

- Thưa, đồng chí ấy nhảy xuống giếng của tổ chăn nuôi ạ!

Lão chủ nhiệm cau mày, chửi thề:

- Mẹ kiếp, sao không đi chỗ khác mà chết cho khuất mắt! Nhảy xuống giếng chăn nuôi thì rồi đây còn ma nào dám mua lợn của mình nữa... Thôi, lo mà kéo xác nó lên rồi trình công an.

Rồi như không còn quan tâm tới cái chết của cô xã viên từng đem lại vinh dự cho cả hợp tác xã Sao Vàng, lão chủ nhiệm bình thản ngồi xuống bàn đọc báo Đảng. Lướt qua trang nhất, lão bỗng buột miệng:

- Mẹ, tay này can đảm thật, ăn thế mới gọi là ăn chứ!

Liễu hỏi:
- Tin gì thế đồng chí?
- Tin thứ trưởng Bộ năng lượng bị cách chức vì tội ăn cắp hàng nghìn tấn thép, trị giá có đến vài chục nghìn cây vàng. Báo nói thể nào cũng bị khai trừ khỏi Đảng.
Hàng chục nghìn cây vàng! Lão chủ nhiệm thẫn thờ, rồi bất giác nhắc lại câu nói của mình ban nãy:
- Mẹ, ăn như thế mới gọi là ăn, có bị khai trừ ông cũng đếch cần. Chặc! Làm lớn sướng thật, chứ ai như đám tép riu chúng mình, ăn cả đời chắc gì đã mua được cái ô-tô vài trăm lượng!


Đúng một tuần sau khi Côi nhảy xuống giếng tự tử chết, vào khoảng nửa đêm, dãy nhà dùng làm tổ chăn nuôi của hợp tác xã Sao Vàng bỗng dưng bốc cháy. Sáng ra kiểm điểm thiệt hại, mụ Hến thấy trong số lợn bị chết cháy, có cả con Hạch.
Gần đó là cái xác cong queo, cháy đen của Khoan. Không ai biết đích xác vì anh chạy không kịp, hay anh đã tự kết liễu đời mình?!

Nguyễn Hoài Nam

VŨ QUÝ HẠO NHIÊN * PHIẾU TÍN NHIỆM

 

Phép toán và lá phiếu tín nhiệm

Cập nhật: 09:16 GMT - thứ ba, 11 tháng 6, 2013
Bỏ phiếu tín nhiệm là cuộc 'bầu cử không ai thua'
Cuộc bỏ phiếu tín nhiệm cho 47 nhân vật nắm chức vụ cao nhất nước Việt Nam đã qua, kết quả đã được công bố, và người ta sẽ còn tiếp tục phân tích ý nghĩa chính trị và phe phái của sự việc này.
Dù gì đi nữa, đây là lần đầu tiên Quốc hội Việt Nam có một cuộc bỏ phiếu kín không chịu áp lực chính trị và định hướng của người cầm đầu.
(Chuyện kể rằng Cố chủ tịch Quốc hội Trường Chính khi lấy biểu quyết thì nói, “Ai không nhất trí, giơ tay!”). Vì vậy, kết quả này đáng được phân tích theo hướng thuần túy khoa học - cụ thể hơn là toán học.
Nếu so sánh cuộc bỏ phiếu này với cuộc thăm dò dư luận, thì kết quả kiểm phiếu thiếu một chi tiết mà các cuộc thăm dò thường hay có, là kết quả bầu cử không có con số cho phép tham khảo chéo. Thí dụ, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh được 167 phiếu “tín nhiệm cao” trong khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được 160 phiếu “tín nhiệm thấp.”
Vậy có phải cũng khoảng 160 người đó vừa bầu “tín nhiệm thấp” ông Dũng vừa bầu “tín nhiệm cao” ông Ninh? Với bảng kết quả được công bố như hiện nay, chúng ta không có câu trả lời đó.
Nói chung, bảng kết quả bầu cử này là một bảng dữ liệu sơ sài, nên kết quả phân tích vì vậy cũng yếu theo. Do đó, cần đọc những phân tích dưới đây theo tinh thần “có bao nhiều xài bấy nhiêu”.

Bầu cử không ai thua

Biểu đồ người đạt tín nhiệm cao 
 
Trước hết, chắc chắn ai cũng nhận thấy, lá phiếu nào cũng là phiếu tín nhiệm. Từ tín nhiệm cao tới tín nhiệm thấp, chứ chẳng đại biểu nào “không tín nhiệm” ai cả.
Điều này khác với đa số các cuộc bầu cử khác khi cử tri bầu cho người này thắng và người kia thua. Với cuộc bầu cử không thắng không thua này, có hai cách đơn giản (có thể quá đơn giản) để xếp hạng ai hơn ai.
Một cách, là chỉ nhìn vào phiếu “tín nhiệm cao” xem ai được tỷ lệ cao nhất. (Tỷ lệ cao khác số phiếu cao, vì số phiếu tổng cộng cho mỗi nhận vật, có khác nhau chút ít.)
Theo cách đó, những người đứng đầu bảng là: Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Trương Thị Mai; Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh; Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng khoảng giữa chừng, hạng 26. Dưới cùng, là Bộ trưởng Giáo dục Đào tạo Phạm Vũ Luận, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, và Bộ trưởng Văn hóa Thể thao Du lịch Hoàng Tuấn Anh.
Một cách ngược lại, là nhìn vào phiếu “tín nhiệm thấp” xem ai bị tỷ lệ cao nhất. Theo cách này, 5 người bị nhiều “tín nhiệm thấp” nhất là Thống đốc Bình, Bộ trưởng Luận, Thủ tướng Dũng, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng.
Trong cả hai cách này, dù nhìn xuôi theo “tín nhiệm cao” hay nhìn ngược theo “tín nhiệm thấp,” hầu hết các bộ trưởng, phó thủ tướng, đều đứng hạng thấp, trong khi những đại biểu chủ nhiệm các ủy ban trong quốc hội đều đứng hạng cao.
Thí dụ, nhìn theo tỷ lệ “tín nhiệm cao,” trong số 23 người dẫn đầu, 65% là nhân sự Quốc hội, 26% thuộc chính phủ, trong khi đó ngược lại 83% số 23 người cuối bảng là người thuộc chính phủ và chỉ có 4% (một người) là đại biểu quốc hội. (Ở giữa hai nhóm “top 23” [đầu bảng xếp hạng 23] và “bottom 23” [cuối bảng xếp hạng 23] là Vũ Đức Đam - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ.)
Điều này cho thấy nói chung các đại biểu quốc hội bỏ phiếu tín nhiệm lẫn nhau, chứ không tín nhiệm những nhân vật bên chính phủ.

Thống đốc Bình đứng hạng chót

Biểu đồ 23 người đạt tín nhiệm thấp
Một cách khác, bao quát hơn, để đánh giá chung các lá phiếu không riêng gì “cao” hay “thấp,” là phép đếm Borda. Mang tên một nhà toán học làm sĩ quan quân đội Pháp thời Napoleon, phương pháp này cho phép so sánh những lá phiếu khi người ta bầu theo nhiều hạng khác nhau.
Như Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được 210 phiếu “tín nhiệm cao,” nhiều hơn Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải 186 phiếu, nhưng đồng thời cũng bị 160 phiếu “tín nhiệm thấp,” cũng nhiều hơn Hoàng Trung Hải 44 phiếu. Vậy ai hơn ai?
Borda giải quyết bằng cách cho điểm : Mỗi phiếu hạng 1 được hệ số cao hơn phiếu hạng 2, và phiếu hạng 2 cao hơn phiếu hạng 3.
Thí dụ, nếu trung lập, có thể cho mỗi phiếu “tín nhiệm cao” được 3 điểm, phiếu “tín nhiệm” được 2 điểm, phiếu “tín nhiệm thấp” được 1 điểm. Ngoài ra, vì không ai cũng có số phiếu bầu giống nhau, nên số điểm này phải tính trung bình trên điểm tối đa.
Theo cách đó, ba người được tín nhiệm nhất là đại biểu Kim Ngân, đại biểu Mai, Bộ trưởng Thanh. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đứng hạng 5, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hạng 6, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hạng 38. Hai người chót danh sách là Thống đốc Bình và Bộ trưởng Luận.
Tuy nhiên, cách cho hệ số với khoảng cách đều đặn 3-2-1 như vậy chưa hẳn đã phản ảnh đúng những suy nghĩ trong đầu các đại biểu khi họ bỏ phiếu.

Phiếu “tín nhiệm thấp” nặng hay nhẹ

"Trong cả hai cách này, dù nhìn xuôi theo “tín nhiệm cao” hay nhìn ngược theo “tín nhiệm thấp,” hầu hết các bộ trưởng, phó thủ tướng, đều đứng hạng thấp, trong khi những đại biểu chủ nhiệm các ủy ban trong quốc hội đều đứng hạng cao."
Hệ số có thể tính khác. Thí dụ, ta có thể cho rằng các đại biểu quốc hội đây là lần đầu tiên được “tín nhiệm thấp” ai đó, nên sẽ đi quá đà trong việc bỏ phiếu “tín nhiệm thấp”.
Nếu vậy, phiếu “tín nhiệm thấp” là phiếu không khả tín, nên hệ số của “tín nhiệm cao” và “tín nhiệm” cần tăng lên, 4 và 3 điểm chẳng hạn, đồng thời giảm bớt ảnh hưởng của phiếu “tín nhiệm thấp,” với hệ số 0 điểm chẳng hạn.
Đổi lại như vậy, ba vị Kim Ngân, Mai, Thanh vẫn đứng đầu, ông Hùng xuống hạng 6, ông Sang xuống hạng 9, ông Dũng tụt hẳn xuống gần chót, hạng 43, theo sau là Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Kim Tiến, Bộ trưởng Luận, Thống đốc Bình.
Ngược lại, ta cũng có thể cho rằng đại biểu quốc hội Việt Nam xưa nay vốn quen “nhất trí cao,” nên những là phiếu “tín nhiệm cao” trên thực tế không đáng giá bao nhiêu, trong khi đó nếu họ đã bỏ phiếu “tín nhiệm thấp” thì phiếu đó có sức nặng.
Nếu vậy, hệ số của “tín nhiệm cao” và “tín nhiệm” phải giảm đi (đều 2 điểm chẳng hạn) và tăng ảnh hưởng của “tín nhiệm thấp,” thí dụ hệ số 1.5.
Với hệ số mới này, chính người Chủ tịch Quốc hội bị tụt xuống hạng 20, Chủ tịch nước Sang xuống hạng 22, và 4 người đội sổ, theo thứ tự, là Thống đốc Bình, Bộ trưởng Luận, Thủ tướng Dũng, và Bộ trưởng Kim Tiến.

Tại sao tới 3 lựa chọn?

"Bốn người đội sổ, theo thứ tự, là Thống đốc Bình, Bộ trưởng Luận, Thủ tướng Dũng, và Bộ trưởng Kim Tiến."
Nhưng khi phải mang phép đếm Borda ra dùng, thì câu hỏi đặt ra là tại sao đến nỗi thế? Bình thường, phép đếm Borda chỉ được dùng khi có nhu cầu xếp hạng từ trên xuống dưới.
Thí dụ, ở Mỹ, khi xếp hạng các đội banh đại học, hãng AP lấy phiếu bầu từ các phóng viên thể thao và dùng phương pháp Borda để chọn ra 20 đội đứng đầu toàn quốc. Giải cầu thủ xuất sắc (MVP) của liên đoàn bóng chày MLB cũng dùng phép tính này (với hệ số 15-9-8-7-6-5-4-3-2-1).
Rõ ràng, ở đây không có nhu cầu xếp hạng những nhân vật được bầu, mà tiếng là, theo phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, là để “Quốc hội dùng quyền giám sát tối cao của mình đối với vấn đề nhân sự.”
Nhưng những con toán ở trên cho thấy, thông điệp của Quốc hội bị pha loãng bởi tùy theo cách nhìn kết quả, sự đánh giá đối với nhân sự có khác đi.
Hơn nữa, rõ ràng là các đại biểu Quốc hội bầu cho các vị chủ nhiệm trong chính cơ quan này, nhiều hơn là cho phía chính phủ, nên những phiếu thấp đối với riêng bộ trưởng này hay thủ tướng kia mất bớt ý nghĩa.
w.bbc.co.uk/vietnamese/forum/2013/06/130611_ket_qua_phieu_tin_nhiem_hao_nhien.shtml

 

No comments: