Monday, October 17, 2016

HOÀNG NGỌC LIÊN - HÀN SONG TƯỜNG - ĐOÀN DỰ

Friday, February 22, 2013

HOÀNG NGỌC LIÊN * SEN VÀNG LÃNG ĐÃNG

Truyện Ma (Kinh Dị) »
 
Truyện Ma (Kinh Dị) » Sen Vàng Lãng Đãng
Font Size: Tác Giả: Hoàng Ngọc Liên
Tìm Kiếm bằng Tựa Đề:
    Sương in mặt, tuyết pha thân,
    Sen vàng lãng đãng như gần, như xạ
    (Nguyễn Du)
    Sinh hoạt trong trại giam này gồm nhiều thành phần xã hội khác nhau - cả tù chính trị và tù có án - chung sống, thật đa dạng và cũng lắm điều vụi Khá nhiều hình thức hấp dẫn được trình bày, lôi cuốn một số người hưởng ựng
    Đại để có những nhóm: Chiếu Phim, Bói Toán, Cầu Cơ và Truyện Mạ
    * Chiếu Phim, - (tên gọi dành cho một xuất kể chuyện, khoảng gần 60 phút),- do một vị đọc nhiều hiểu rộng, nói thao thao bất tuyệt trước một cử toạ vài chục người chính thức tham dự - không kể các thính giả nghe kẹ Sở dĩ quý vị này có biệt danh là "nghe ké", là vì họ không đóng góp gì vào những buổi "chiếu phim", trái với những người tham dự chính thức, phải luân phiên chiêu đãi Người Kể Chuyện: trà ngon, thuốc thơm, kẹo bạnh Quý vị nghe ké cũng chẳng quan tâm gì đến việc mình không có gì đóng góp với anh em, mà vẫn được nằm nghẹ phim! Trong lán trại, mỗi người có chỗ nằm của mịnh Địa điểm kể truyện gần chỗ vị nào nằm, vị đó cứ tự nhiên được nghe miễn phí, nếu không muốn đóng góp phần chiêu đãi như các anh em khạc
    Nhóm Chuyện Phim này tuy đông người tham dự nhất, nhưng lại chỉ chăm chú nghe một người nói, nên được coi là một nhóm tổ chức có qui củ, nghiêm túc nhật Năm đó, Song Lộc tiên sinh là Người Kể Truyện hay nhất, được anh em phục sát đật Ông rất hứng thú khi thấy anh em chăm chú nghe và ít khi quan tâm đến chuyện được mời mọc ăn uộng Ông kể rõ ràng, minh bạch, hầu như thuộc lòng nội dung cả chục pho võ hiệp tiểu thuyết Kim Dung, lại đi vào từng chi tiết, cả tên những chiêu thức kiếm thuật, côn, quyện rất khó nhớ, ông cũng đọc ra vanh vạch
    ** Bói Toán, tuy gọi là một nhóm, nhưng lúc nào cũng chỉ có hai người sinh hoạt: Vị lốc cốc tử và người nhờ coi bọi Nhóm này hầu như khộng phát thanh, vì những lời nói của ông thầy chỉ vừa đủ cho khách hàng lãnh hội mà thội
    *** Nhóm Cầu Cơ tổ chức thường vào quá nửa khuya để tránh tai mắt của nhà cầm quyền, ngoài mấy người quen mặt tham dự, phần còn lại đều đã đi vào giấc ngủ, sau một ngày lao động mệt nhọc
    **** -n ào nhất là nhóm Truyện Mạ Độc quyền làm diễn giả là một lão tiền bối có hỗn danh là Lão Tạm
    Chẳng là lão có đến ba vị phu nhân không chính thức, tức là trên nguyên tắc, dù đã ngoại lục tuần, lão vẫn còn độc thân, chưa cưới vợ lần nạo Lão bị tuyên án mười năm tù về tội buôn lậu hàng quốc cấm qua biên giợi Lúc mới khăn gói quả mướp đến chỗ nằm hiện nay, lão đạ tự khai về câu chuyện ba bà này từng làm lão thất điên bát đạo Dù đã phải cất một căn chòi giữa khoảng đồng không mông quạnh, cách chợ Thốt Nốt thuộc tỉnh Long Xuyên khoảng nửa giờ đi bộ, để khỏi làm phiền lối xóm trong vườn, có căn nhà hương hoả của lão trước đậy Lối xóm của lão thường phải điếc tai về những lời qua lại giữa mấy bà mỗi lúc không hẹn mà gặp nhau trong nhà lạo Cũng thể theo sáng kiến của bà nhỏ nhứt, ngoài việc cất cái chòi biệt lập giữa cánh đồng, lão còn đã phân chia một chương trình "thăm viếng" rành rọt cho mỗi bà, để không ai gặp ai trong căn chòi của lạo Thế mà rồi mấy bà cũng đụng đầu nhau toé lửa, cãi cọ ì xèo, đôi khi còn thượng cẳng chân, hạ cẳng tay làm lão chịu không thậu Thêm vào đó, lại gặp chuyện ma quỷ nên lão phải... di tản qua Căm Pu Chia ít ngạy Lão ham vui, theo mấy ông bạn nhậu lên mãi tận một làng hẻo lánh thuộc quận Chi-Phou, tỉnh Svay-Riệng Tại đây, lão tham tiền, mà cũng ỉ mình rành đường đi nước bước, nhận chuyển một số hàng về ngả Tân Châu, Châu Độc Đó là nguyên nhân đưa lão vô đậy
    Lão cho rằng đời lão tàn vì ba bà, nên mới được anh em tặng cho cái hỗn danh: Lão Tam, mặc dù lão thứ tự Không hiểu công lực của lão thâm hậu đến đâu mà đương đầu nổi với cả ba bà, nhưng tài kể chuyện Ma của lão quả thực thần sầu quỷ khộc Chẳng thế mà có đến cả chục đệ tử cúc cung phục vụ lão thực phẩm, thuốc men để được nghe lão kể cho nghe những chuyện ma làm nhiều cậu dựng tóc gạy
    Mấy chú nhỏ nghe chuyện lão kể, sợ đến nỗi trời nóng mà phải trùm mền kín mịt Có cậu đêm khuya một mình không dám vô nhà cầu, đành nằm nhịn, chờ sạng
    Tối hôm đó, đầu kia căn nhà là truyện phim Tiếu Ngạo Giang Hồ do Song Lộc tiên sinh kể, tới hồi Giáo Chủ Triêu Dương Thần Giáo là Đông Phương Bất Bại cầm chiếc kim thêu mà sắp đánh bại cựu Giáo Chủ Nhậm Ngã Hành, Lệnh Hồ Xung, Hướng Vấn Thiên và Quang Minh Hữu Sứ Thượng Quang Vận
    Mọi người đang nín thở theo dõi câu chuyện đến hồi hấp dẫn nhất thì cuối căn nhà, có tiếng kêu thất thanh:
    - Ma! Ma!
    Mấy ông bạn đang nghe "ké" ngóc đầu dậy:
    - Ma ở đâu mà Mả Tào lao không hà!
    Người vừa kêu ma một cách sợ hãi đó chính là Lão Tam, diễn giả về những chuyện ma rất rùng rợn
    Chiều hôm qua, Lão Tam đang kể câu chuyện Ma mà chính lão được chứng kiến, và cũng là nạn nhân, trong thời gian lão còn cư ngụ trong chòi nói trên, nơi lão dùng làm địa điểm hò hẹn định kỳ với một trong ba người đàn bà đều hâm mộ lạo
    Sống trong căn chòi trơ trọi giữa khu đồng ruộng bao la, chung quanh lại nhiều nấm mộ, hầu như lọt vô một nghĩa trang vô chủ, kể ra Lão Tam cũng là người gan dạ
    Được hỏi vậy chớ những đêm không có bà nào đến bầu bạn, lão làm gỉ
    Lão Tam cười hăng hắc:
    - Thì cũng phải nghỉ xả hơi chớ! Ôm hoài cho chết sảo
    Rồi lão nói tiếp:
    - Bởi vậy mới có chuyện!
    Kể đến đây, câu chuyện đang ngon trớn, bỗng nhiên Lão Tam ngưng ngang xương:
    - Bữa nay tới phiên đứa nào châm trà, sao im lặng quá vẩy
    Một chàng trai, cũng tù hình sự, khoảng ba mươi tuổi, giơ tay:
    - Tới phiên con, tía!
    Lão hất hàm:
    - Trà đẩu
    Thanh niên gãi đầu:
    - Cho con thiếu kỳ này đi, tịa Lần sau xin bồi dưỡng tía hai xuất trà lá kẹo (tức trà tầu, thuốc lá, bánh kẹo) đàng hoạng
    Lão Tam lắc đầu:
    - Vậy là bữa nay tạm ngưng ở đậy Đứa nào ghiền kể chuyện hổng chịu nổi thì qua bển nghe "cọp" chuyện Tiếu Ngạo Giang Hồ!
    Nói xong, lão nằm xây qua một bên, ngụ
    Ngờ đâu, chẳng hiểu Tổ trác thế nào, lão lại nằm mơ thấy ma nên mới la lối om sòm!
    Lão lẩm bẩm:
    - Lại con mẹ Hai Mì chết bất đắc kỳ tử, hiện về phá nữa!
    Bữa nay, đúng giờ hẹn và đến phiên một khổ chủ, đã sẵn sàng trà lá kẹo đàng hoàng, lão mới bắt đầu kể câu chuyện chính lão là nạn nhân, như đã viết trên đây, câu chuyện xảy ra đã lâu mà bây giờ nhớ lại, lão vẫn còn thấy ớn!
    Khuya đó, một đêm cuối tháng, tuy mát trời nhưng chẳng hiểu sao lão trằn trọc không ngủ được Lão nhổm dậy, quơ chai rượu tắc kè, rót một chung rồi cầm ra phía ngoài sận Trời tối như mực, xa xa mấy ánh đèn leo lẹt Lão ngồi trên chiếc ghế cây, đặt ly rượu một bên, thỉnh thoảng uống một hợp
    Thốt nhiên nhìn về phía con lộ xuống Thốt Nốt, lão nhận ra, ngoài ánh lửa bập bùng của mấy căn nhà bên xóm cây da lớn, phía ngoài còn có một ngọn đèn đong đựa Lão ngạc nhiện Khuya rồi mà còn ai đi đâu cả Mà hình như ngọn đèn di chuyển về phía lạo Hay là bà Chín kiếm lạo Thừa dịp vào thời gian trong chương trình nghĩ ngơi không hẹn với bà nào của lão, bà Chín dám qua mặt hai "tình địch", để lén đến với lão lặm
    Ai chớ bà Chín mà xé rào thì lão hoan nghệnh Chẳng phải vì bả trẻ nhứt,mới khoảng trên dưới bốn mươi, mát da mát thịt nhứt, lại có sạp chạp phô trong nhà lồng chợ Thốt Nốt, mà là vì bả rất duyên dáng, lại đa tịnh Bà goá chồng chừng vài năm nay, có độc nhứt một cô con gái rượu - con bé Hai - mà lão đã gặp bữa ghé Thốt Nốt dự đám cưới con người bạn thận Chính ông này đã giới thiệu bà Chín Chạp Phô cho lạo Trên nguyên tắc, dù trọng tuổi, lão vẫn còn là trai... tơ, vì chưa lập gia định Khi gạo đã nấu thành cơm, bà Chín mới hay là lão đang có hai bạ già nhân ngãi, nhưng lỡ rồi, nên bà mới buộc lão phân chia thời gian cho từng bà, để khỏi đụng đầu nhau trong cái tổ quỷ giữa đồng!
    Thành ra mỗi tháng, ba tuần lễ đầu đã phân chia cho ba bà, lão chỉ còn rảnh sáu hay bảy ngày, từ hai mươi lăm ta tới ngày mồng một, tuỳ theo tháng đó đủ hay thiếu, dành để dưỡng sực Hôm nay là ngày hai mươi lăm, "ca" chót của bà Chín mới chấm dứt hồi bữa qua, chẳng lẽ bả đã thèm ặn chè liền vẩy Nhưng chẳng hiểu dự đoán của lão trúng hay là vì uống chung rượu nặng, hoa mắt nhìn gà hoạ cuốc, lão thấy người cầm đèn bão tới gần lão, quả nhiên là bà Chịn
    Nhưng sao bả bày đặt mặc bộ đồ bà ba lụa màu vàng lợt rộng thùng thình, có mùi hoa lài hương thơm phảng phẩt Lão cười cầm bàn tay lạnh ngắt vì đi trong đêm khuya của bà Chín, lão ân cần kéo người tình vô trong chòi:
    - Khuya rồi mà sao em còn tới vẩy Có chuyện gì khổng
    Bá Chín cười chúm chím:
    - Bộ hổng có chuyện thì không cho em tới phải hổn
    Lão lắc đầu:
    - Qua hỏi vậy thôi! Nhưng coi chừng hai mụ kia mà hay được thì qua sẽ bị xé xác!
    - Vậy nên em mới tới vợi Tư vào khuya nạy Bộ Tư không chịu sảo
    Lão giã lả:
    - Ai biểu qua không chịu Em tới là qua mừng hụm
    Cuộc tình của lão đến thế coi như đầy hoan hị Trời chưa sáng, lão chợt tỉnh ngủ và nhận ra cục cưng không còn nằm bên cạnh lão nựa Lão cho là chuyện thường, vì cả trong những phiên chính thức, bà Chín vẫn thường ra về sớm để tránh dị nghị, nhất là con bé Hai thức dậy mà không thấy má, lại dò hỏi lôi thôi!
    Năm đêm liền sau đó, bà Chín tiếp tục chương trình, vẫn đến căn chòi hú hí với lạo Nhưng bả đều tới vào cữ quá nửa khuya, rồi lại ra đi lúc trời chưa sáng, lúc lão còn mệt ngụ Lão đang mơ mơ màng màng thì thấy bóng dáng bà Chín với chiếc áo màu vàng loà xoà, lướt vô nhẹ nhàng không một tiếng động
    Trưa ngày thứ sáu, tức ngày mồng một đầu tháng, người tình đầu tiên của lão tới phiên, bước vô căn chòi thì thấy lão nằm một đống, mặt mũi xanh lẹ Bà này hết hồn, đè lão ra cạo giọ Hồi lâu lão mới tỉnh dậy Trong mình lão không còn chút khí lực nạo Bà ta đưa lão tới một ông thầy thuốc tàu ở chợ Long Xuyên coi mạch, hốt thuốc, cả nửa tháng sau lão mới hồi sực
    Tuy vậy, lão vẫn chờ đợi, ngày hai mươi mốt ta, lại tới phiên bà Chín đến với lạo Lão vẫn còn ham cái mùi hoa lài thơm ngát mà suốt mấy đêm đã làm lão ghiện Mùi hoa mà, ngay từ ban đầu gá nghĩa, chưa bao giờ lão cảm nhận ở bà Chịn Nhưng càng mong càng mất, mấy ngày sau cũng không thấy tăm hơi bà Chịn Không còn cách nào khác, lão lại mò xuống nhà lồng chợ Thốt Nột
    Lão rất ngạc nhiên khi nghe con bé Hai nói:
    - Má cháu đi về Ngoại ở Sóc Trăng cả tháng nay vẫn chưa lên!
    - Cháu có nhớ là Má đi ngày nào khổng
    Nó trả lời ngay:
    - Hai mươi lăm tháng trước, cậu Mười cháu lên cho hay là bà Ngoại binhNgạy chiều hôm đó, Má cháu ngồi sau xe hông đa của cậu Mười về Cần Thơ liện Chắc là Bà Ngoại cháu đau nặng nên Má cháu chưa lện
    Lão nghe nó nói mà rụng rời cả tay chận Bà Chín đi Cần Thơ ngày hai mươi lăm tháng trước, vậy chớ ai xách cây đèn lồng, khuya đó tới căn chòi của lảo
    Lão quên cả dặn con nhỏ, khi Má nó trở về, nói là có Ông Tư kiệm Lão hốt hoảng cắm đầu chạy vệ chọi Đúng là mấy đêm liền, lão đã ăn nằm với ma quỵ Lão nằm vật ra thở dộc Không có bà nào đến với lão trong thời gian nạy Chiều hôm đó, lão trở lại căn nhà trong vượn Thằng Út thấy cậu Tư về cũng không thèm ra đọn Đứa cháu con bà chị này này vốn không ưa lão, nó giận lão đèo bòng quá nhiều bà, bỏ bê nhà cửa ruộng vườn, khiến nó làm việc ứ hơi mà vẫn không xọng
    Đêm đó, lão lại trằn trọc không ngủ được Thốt nhiên, đâu đây phảng phất mùi Hoa Lài quen thuộc Lão thấy ớn xương sộng Hay là có một oan hồn nào theo phá lạo Lão sực nhớ ra là đã từng phụ tình một người đàn bà trong xọm Bà này sau đó đã tử nạn trong một vụ chìm xuộng Lão không hay biết gì về tên họ của người đàn bà này, mà người ta thường kêu là Bà Hai Mì, vì bả có gánh mì ngồi bán ngoài chợ lạng
    Sáng hôm sau, lão lần ra coi ngôi mộ của người mà lão phụ tịnh Lão trố mắt nhìn tấm bia mộ có ghi rõ ràng họ và tên bà Hai Mì: "Trương Thị Lài" sanh năm Ất Dậu (1945) tạ thế ngày.... v. v...
    Toàn thân lão lạnh toạt Mùi Hoa Lại Bóng áo vàng loà xoà lướt tợi Đúng là oan hồn của bả về "báo" cái tội phụ tình của lạo
    Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến lạo di tản qua Căm Pu Chia để rồi có dịp vô đậy bóc lịch!?
    

HÀN SONG TƯỜNG * CHIẾC BÓNG

Hàn Song Tường
CHIC BÓNG
truyện ngắn

Dựa mình trên cái xích đu, quyển sách để bên cạnh, không gian đang tịch mịch, lặng lẽ, bỗng dưng hai mẹ con họ lại lớn tiếng, khiến tôi phải chú ý. Đứa con giọng khó chịu. Mẹ, con không muốn tu hành gì ráo trọi. Mẹ xem, người tu thì thành tiên, thành Phật, còn loại vật có tu mấy kiếp cũng chỉ thành quỷ, thành người. Mà đó chỉ là biến hoá mà ra, trong giây lát thôi. Hoá quỷ thì ai cũng sợ, hoá người cũng để mua vui. Vâỵ con không muốn nữa. Bà mẹ lắng nghe rồi dụi má vào vai con, nói như van. Ta đây tu trước là để trường sinh bất tử, sau có phép để biến hoá. Con xem mới đây mà chúng ta có thể đổi được sắc lông của mình, lúc đỏ, lúc xanh. Trông thật là lạ phải không. Con vẫn không thích. Nói rồi đứa con vút cánh bay nhanh. Và mẹ nó cũng bay theo bén gót, vài sợi lông tơ rơi xuống người tôi còn dính đầy trên áo.
Trời xanh như ngọc, thành phố vừa thoát một cơn bão, gió đi hướng khác. Lá bùa tôi dán ở cánh cửa, được gỡ xuống cất kỹ. Thầy tôi dặn, đối với thầy, tôi không cần nguyên tắc, hay lỗi phải, thầy có thể đọc được lòng tôi, khi tôi vào căn phòng màu tím và đóng cửa lại. Đây là năm thứ tư tôi theo thầy học phép tiên. Căn phòng này được sơn lại cả ba lần. Mỗi một phép tôi tạm hiểu, thì sơn lại một màu. Cũng như mỗi tuần vào ngày thứ hai, tôi phải đọc 20 lần câu chú kính người, nể thiên hạ. Câu chú này rõ hay, do thầy tôi soạn ra. Sau đó là bài ma ha phạt xà da đế, có nghĩa là đạo pháp rực rỡ bao la, không bờ bến, chính là chỉ về hoá thân của đức bảo kích thủ nhỡn bồ tát, tôi phải đọc 100 lần, bài thứ ba những chân ngôn lấy từ sách tu tiên, sách của các bậc đại thánh. Khi học đạo với thầy, tôi có thể chọn bất cứ tuần nào trong tháng. Một tháng chỉ học một tuần, khi không muốn học cũng chẳng cần xin phép. Thầy dễ lắm, ông ấy không thích phép tắc của thế gian, tôi là người học trò thứ ba của thầy, hai người kia, một đã chết, một giàu có vô cùng, kim cương mà hắn cất bằng lon, lâu lâu đổ ra nhìn cho thích. Thầy bảo hắn đi sai đường, nhưng chẳng la mắng gì. Thỉnh thoảng hắn đến đổ tiền xuống nền nhà của thầy, ba người đếm từ thẫm tối tới khuya mới xong, tiền này tôi không biết thầy cất ở đâu, ai có mượn tiền của thầy thì cũng phải làm giấy tờ đàng hoàng, có luật sư làm chứng, dĩ nhiên thầy tôi là một người đắc đạo, tài giỏi.
Học được ba năm là tôi có thể nghe được tiếng loài vật, nhưng chỉ khoảng nửa tiếng đồng hồ, đây là cái phép thầy truyền  vào người tôi, tự nhiên một ngày ngủ dậy, bỗng dưng cảm thụ được quyền này, tôi gọi là quyền, vì khả năng này ghê khiếp hơn mọi chuyện trên đời, khi tai lỡ nghe phải, thì miệng tôi luôn đọc một câu triết pháp của thầy, hoặc câu trong kinh đại bi chú đó là câu giả kiết ra a tất đà dạ, có nghĩa kim cương pháp luân, luôn hàng phục oán ma, kết lại một mối ma chướng và có thể tiêu hóa vô hình mà được thành tựu…Không ai có thể tưởng ra nỗi vui sướng, thỏa chí trong lòng tôi, khi hiểu rằng muôn loài trên quả đất này đều nuôi bao nỗi oán hận, thất chí, hão huyền như nhau cả.
Tôi cao 5'8, mặt mày sáng sủa, rõ một thanh niên 28 tuổi đẹp trai và học giỏi, tốt nghiệp B.A hạng honor, đang làm ở ngân hàng, nghe kể là giòng dõi của một bại tướng bên Tàu, chạy sang Việt nam cư trú, giòng họ chia ra nhiều nhánh, mỗi nhánh mỗi tật, hiền lành, tàn ác, đam mê, khốn khổ, giầu, nghèo chênh lệch, lúc thạnh, lúc suy. Giòng thứ nhất kể từ ông cố nội tôi thờ đức Khổng Tử, lấy câu sự sống chưa biết, biết chi sự chết để cấm con cháu mê tín dị đoan, nhưng đến đời ông chú ruột của bố tôi, thì theo ông Lão Tử, trong nhà treo nhiều tranh Lão Tử cưỡi trâu đi dạo, Trang Tử cầm quạt bước loanh quanh dưới núi, nhưng các con cháu sau này thì loạn, đạo, đời tùm lum, lai Mỹ, lai Tàu túa sua, tóc vàng, tóc đỏ đủ màu. Tôi là con cháu của giòng thứ nhất, không hề nói được một câu tiếng Tầu. Chị tôi bảo có tào lao, mình người Việt chính cống có Tầu hồi nào, tại cái họ mình nó ít người có, nên bà con đặt ra gốc Tầu cho vui. Trước họ hàng ở Việt Nam phân tán, lấy tiền bạc, địa vị làm cách phân gianh, giàu không chơi với nghèo, giỏi ít tiếp xúc với dốt, giờ thì khác nhau, sau 1975 đổi đời, ai cũng bỏ của chạy lấy người, đâu đâu cũng là nhà, kẻ trước nghèo đi lượm ve chai, bán thịt quay, sang ở Mỹ thành giàu. Kẻ ở Việt Nam trước là cô chủ, con ông chủ ngân hàng sang đây thành nghèo, vì thế họ hàng lại tìm kiếm và hàn gắn lại, đẹp, xấu, kể hết ra cho bỡ cơn bỉ cực, cô Bảy tôi khi lên cơn chửi Ba Tầu có tính đầu cơ tích trữ, vì vậy Ba Tầu một phần làm hỏng miền Nam, nên cô mới ra nông nổi này, chồng vượt biển mất tích, con đi tù, và cô Bẩy còn cả quyết người Tầu là ở dơ nhất thế giới, nên bệnh hoạn từ họ mà truyền ra, từ bệnh sâu quảng, giang mai, hột xoài, thiên pháo cũng do họ lây lan ra cả.
Đã hơn hai mươi năm qua rồi, bà con trẻ tuổi của tôi, lớn lên bên Mỹ cũng nhiều, tôi đi mọi nơi đều gặp họ hàng, người hay, kẻ dở trong họ tôi không thiếu, duy có tôi, hiện được chị gái phong cho cái tên “quái nhân”. Điều này rất bí mật. Chị tôi khóc. Tao không ngờ mày đi học trò tà ma, quỷ quái gì đó, mày giờ lạ quá em ơi. Tôi bịt miệng chị mắng. Thật là đàn bà bậy bạ, thầy tôi mà nghe được không vui. Trời đất, thời buổi này mà mày còn tin chuyện phép tiên, chỉ là chuyện hoang đường. Tôi bực, đập cái gối xuống đất. Tôi nói chị im, chị không tu được để tôi tu, không luyện phép được để người ta luyện, cõi học bao la, lấy đâu ra quả quyết là sai hay đúng. Chị quết nước mắt bỏ đi, tôi vào phòng ngồi trên một cái khăn lớn, luyện khí công, chân khí này, không dễ mà học được. Bài chú luyện được thầy tôi sửa chữa, thêm khá nhiều quy tắc. Sau khi đọc thuộc lòng một trang giấy gồm 1021 chữ, cứ đọc như vậy một năm, đọc cho đến khi nào mồ hôi toát ra từ lỗ chân lông nhỏ xuống như tắm, sau đó mới bắt đầu ngồi yên mà tập khí công. Khi luyện tầng thứ nhất, hít hơi vào bằng mũi rồi đưa xuống đan điền, xong dùng ý vận chuyển toàn thân, bao bọc khắp châu thân. Tầng thứ hai, dùng ý chuyển xuống hai lòng bàn tay, dùng ý chuyển xuống hai lòng bàn chân, rồi từ từ dùng ý đưa lên đỉnh đầu. Tầng thứ ba, dùng ý khai mở đại châu thiên từ đỉnh đầu. Tầng thứ tư, thu nhận từ trường là điện quang ở ngoài không gian rút vào thân. Khi điện quang nhập thân, dùng tất cả ý chí tập trung, đưa hết chạy toàn thân rồi phát ra luồng điện quang bao bọc, và từ điện quang là khí công. Thú thật một năm ngồi luyện, chưa đi đến đâu, ra ngoài trời lạnh dưới không độ vẫn thấy rét, áo ngoài vẫn phải khoác thêm, tôi than với thầy, tôi muốn đi trên tuyết mà cởi trần, thầy tôi cười, chuyện nhỏ, nhưng cũng không phải dễ sợ, cố gắng thì được, thầy an ủi tôi, tôi hiểu tôi không đáng làm học trò thầy, cho dù bây giờ tôi có thể dùng ngón tay trỏ đẩy tuôn một giọt máu tím xuống ly nước lạnh, cầm trên tay một viên đá, khiến nó tan ra nước nóng vẫn coi tầm thường quá, tôi chê tôi.  Để bỏ thêm công sức vào tu luyện, tôi đã chia tay với Mỹ A người yêu, mà chỉ nghĩ đến phép tiên. Cô nhỏ này không chịu bỏ qua, cô cứ lằng nhằng cả năm nay, hết email, gọi phôn, đón đường, làm khổ tôi không ít, lúc tôi đang ngồi luyện khí công, chẳng rõ sao cô vào được trong phòng tôi, đập phá đồ đạc, xé sách xé vở, trông cô như bị kinh phong, cô hét. Tên ngu kia ơi, bộ mắc bệnh hay sao mà bỏ tôi. Tôi lắc đầu. Tôi đã giải thích với cô, tôi đi học phép tiên. Nói mấy cô cũng chẳng hiểu, cô cứ gào lên, cô lột quần áo, nhảy tưng tưng điên khùng, tôi năn nỉ cô, tôi nói tha cho tôi, tôi không muốn dính dáng vào đàn bà nữa. Cô không nghe, cô lại làm ồn thêm. Cô đập tay, đập chân. Cô hỏi ai cho anh uống bùa mê, thuốc lú gì, người đang bình thường mà hóa ra dại thế này. Nước mắt cô lả chã rơi. Tôi nghĩ đến ngón tay tuôn máu tím, máu xanh của tôi rồi mỉm cười. Bóng cô mờ mờ nhạt phếch, cô đi lúc nào tôi không biết, cái nịt ngực vất trên ghế, tôi xếp lại cho vào ngăn tủ…
Thầy đọc một đoạn sách Trang Tử. Chạy không biết đi đâu, động không biết làm gì, chẳng những quên người mà thực cũng chẳng nhớ tới mình nữa. Khi ta luyện được cái tâm như thế, tức là cõi lòng đã thư thái định nhất, mà nẩy ra thứ ánh sáng trời, nói khác đi, tức là chính thì tĩnh, tĩnh thì sáng vậy. Thầy bảo hãy đọc cho thấu suốt một đoạn thôi cũng đủ mở cánh cửa cho những chuyện bắt gặp ở đời. Tôi bảo tôi đọc mà như con vẹt..Kể từ lúc cô gái đến quấy rầy tôi, đúng lúc tôi luyện khí công, hôm ấy suýt nữa máu dồn mạnh ở tim, bể tim mà chết. Con khỉ gió ấy, vú nó cứ tưng lên xuống, tôi nhắm mắt mà nó cứ hiện ra. Điệu này phải bỏ học một tháng, chứ không tẩu hỏa chết toi. Thầy lại đọc. Hàn Tiên Tử cháu ruột của nhà thơ Hàn Dũ tu tiên đắc đạo, dùng một bình rượu mà rót cho khắp lượt khách uống, cả trăm người không hết, lấy chậu đựng lửa mà trồng sen, phút chốc nở hoa thơm ngát cả nhà, Hàn Tương Tử, đẹp trai như thế, văn chương như thế mà còn phải bỏ tất cả để tu tiên, vậy ta là cái thá gì trong thiên hạ, ta chỉ sợ tu tiên không được, anh phải thắng cái tầm thường đang lóe ra trong óc anh. Tôi cúi mặt. Thầy đã đọc đước ý tôi. Tôi đứng dậy bỏ về, thầy không tiễn, chẳng hỏi, đây là ngày buồn của tôi. Khi tôi hỏi thầy một câu. Sao đã lâu thầy không biến ra một chùm nho. Thầy cười. Cứ biến thế, thiên hạ làm sao buôn bán. Tôi không muốn làm ồn ào cái thế gian này.
Trời khuya lắm, tôi đứng ở lan can nhà trọ, khi tôi đi tìm Mỹ A, lúc nghe cô bỏ nhà đi lang thang, theo nhóm bụi đời, tập vũ sexy. Thẫm tối. Tôi đi tìm cô ở ba nơi phòng trà, ca nhạc, cô ở đâu, cho dù cái gì đi nữa, tôi vẫn muốn cô sống bình an. Cô nói. Bình an cái mả trời anh, khi cô túm tôi ở chỗ đậu xe, rồi theo tôi về nhà. Cô im lặng nằm ngủ, mặt quay vào vách, con bò điên thấm mệt. Tôi ngắm cô thở dài. Quả thật người tôi đã thay đổi. Tôi không còn là đàn ông. Tôi như một người vô nam, vô nữ. Khi cô mắng mỏ cả trời đất này, cô chửi mẹ kiếp nó, trên đời làm gì có thánh nhân, thánh nhân không có nữa, anh có hiểu không, tất cả những gì anh nói, chỉ là bịp bợm. Rồi cô leo lên người tôi, hôn tới tấp như mưa, không bỏ sót chỗ nào. Thôi chợt hiểu thấu, đàn bà làm hư hỏng con người. Khi cô hãm hiếp tôi, tôi không né tránh, tôi sợ làm tổn thương cô. Tóc cô dài, rũ xuống mặt tôi, bao phủ như một chùm ma lực. Tôi chợt nghe một con mèo đang kêu rên lên khi làm tình, tôi phải bịt tai và tỏ ra vô tri. Mỹ A bực tức như người trên lò lửa, cô cào cấu tôi. Máu tôi đổ xuống nệm, da thịt tôi rách nát, tôi kêu lên đau thiếp, tôi nói đây là cuộc bạo dâm. Cô hành xác tôi bằng một kẹp tóc, cô rạch nát phần ngực tôi. Tôi xin cô nhẹ tay. Cô la. Không làm mạnh, anh có cảm giác được sao. Tôi lại van xin. Cô cười to đắc ý. Khi xong việc, tôi ôm ngực kêu đau. Cô ngồi bôi thuốc khắp người tôi, miệng xin lỗi, mắt vui mừng, người vẫn cởi truồng. Cô đang thắng tôi một hiệp…Tôi lại trốn cô, khi cô về nhà yên ổn, cô chẳng thấy tôi nữa. Cô gọi. Tên khùng điên kia, phép anh tới đâu. Dạo này tôi ở hẳn nửa tháng bên nhà ông thầy. Sau vụ làm tình, tôi bỗng mắc cỡ, đàn ông ngủ với đàn bà mà mắc cỡ là có chuyện khác thường, tôi hiểu thế. Khi các câu chú thấm vào người, mọi việc thế nhân sẽ được ổn thỏa. Thầy tôi chắc chắn với tôi như vậy.
…Tôi không thể dùng ý đưa điện quang phát toàn thân, mạnh mẽ, chỉ chạy nhè nhẹ như mưa rào, cả năm qua sụt sùi, lấp lóe. Nhất là sau khi Mỹ A hãm hiếp tôi, tôi bệnh lây lất, di tinh như mộng. Thầy chữa bệnh cho tôi bằng củ nghệ, lá dâm bụt, a dao và hải sâm,bốn loại này nấu chung để ăn buổi sáng, buổi chiều rễ tranh nấu với đậu đỏ, mật ong và đuôi bò. Buổi tối chỉ uống lá dâm bụt rang khô. Tôi có chút ngạc nhiên hỏi thầy. Lá dâm bụt rang khô, hạ thổ là là chữa bệnh liệt dương, thầy nghĩ sao mà cho con uống loại này. Thầy gắt anh chẳng biết gì. Khi uống chung vào với loại khác nó còn chữa bệnh mộng tinh. Anh sắp chết đến nơi mà còn diệt dục cái gì. Anh phải biết tự nhiên là tốt, anh đây học làm đạo sĩ, thời buổi này nghe nó lạ, nhưng đạo sĩ từ thuở nào chẳng cấm lấy vợ, sanh con, có điều tránh được thì tốt, còn không thì chẳng nên nghĩ ngợi cho thành bệnh như anh. Tôi cúi mặt im lặng. Tôi chẳng thể nói với thầy. Tư  khi luyện chú, tôi chẳng muốn dính dáng đến chuyện trai gái…
Hơn hai tháng chữa bệnh, tôi đã lấy lại phong độ. Vào tuần lễ đầu mùa hạ, cơn nóng của Houston chỉ mới vừa vừa. Tôi đã nghe tin Mỹ A xúi chị tôi, nhốt tôi lại, không cho ra khỏi nhà. Chị tôi bảo cô. Chị không thể, tội lắm, để nó yên, em đừng lo về nó nữa. Mỹ A cãi. Tôi cứ lo. Con tôi ai nuôi. Ơ, con của Mỹ A tức là con của tôi sao. Chuyện lạ. Tôi lại lắng nghe. Chị gái nói. Em cứ đem con bé về đây, khỏi gởi bà ngoại, chị nuôi cho. Em không thèm. Mỹ A la lối, em muốn hắn chữa bệnh, và đi làm. Trời ơi, hắn điên khùng thế này, mà chịu nổi ư. Chị tôi vuốt tóc Mỹ A. Em cứ chờ, rồi nó sẽ đi làm lại, em sẽ có tiền. A ha, thiên hạ chỉ vì tiền, Mỹ A yêu gì tôi, nó còn vu cho tôi điên khùng. Hỡi con chim sẻ ngoài sân kia, hãy làm chứng cho tôi, hãy nói với tôi, Mỹ A là người đàn bà không tốt, cô ta muốn tôi nhập viện tâm thần.
Khi luyện đến tầng thứ hai của khí công, bàn tay tôi rất nóng. Thầy bảo, đây là điều khá hơn. Khi tôi đặt tay lên chiếc bánh bao nguội, dùng ý đẩy nhẹ, nó tự nóng lên như hấp, thầy khen khá lắm, có điều thầy chê lòng tôi không tĩnh, tôi ngồi thiền không được lâu, luôn bị động, thầy bảo thiền là chìa khóa mở mọi việc tu thân, tu đạo, đừng coi thường mà lụy, hãy luôn nghĩ thiền là sự lắng đọng nhất nơi cõi không, một biển hồ trong suốt, anh phải tập hiểu thêm nữa. Vì cần chờ anh thấu đáo hơn, thầy chưa thể truyền cho anh phương pháp xuất hồn. Tôi bật khóc, năn nỉ. Thầy đạp cho tôi một đạp văng tuốt ra khỏi cửa. Tôi đi lang thang giữa mùa đông lạnh lẽo này, tóc dài hơi phủ xuống tai, xung quanh tôi gió mưa thổi vù vù, tôi cho hai tay vào túi quần, mọi người qua lại hấp tấp, tôi nghe một người đứng ở hiên cửa dọa đứa con nít. Tiếng cô gái. Nín đi, coi chừng ông điên đến bắt kìa. Cô tưởng tôi không hiểu tiếng Mễ sao, mà cô nói thẳng vào mặt tôi, tay còn chỉ chỏ, đứa nhỏ nhìn sang tôi, đang đứng dưới mưa đá, đôi mắt sợ hãi, nó nín khóc. Tôi cười, đưa tay đón bắt những viên đá lạnh, từ trời rơi xuống, mấy năm liền Houston bỗng có mưa đá. Vào năm 1995, một cơn mưa đá xuất hiện lớn nhất, làm hư hỏng biết bao nhà cửa và xe cộ. Năm nay lại trở lại thăm chơi. Tôi cầm những miếng đá lớn. Rồi làm cho nó tan thành nước rửa mặt. Cái mặt lem luốc của tôi chắc bớt đi phần nào.
Mỹ A đã dẫn con đi bác sĩ, cô bảo nó hay bị cảm, cô đổ thừa bởi nó thiếu sự thương yêu của tôi. Tôi không thèm trả lời. Mỹ A biết thế nào để đo lường tấm lòng tôi, đứa con gái bé bỏng ấy gọi tôi bằng Daddy, thỉnh thoảng đánh tôi một cái rồi chạy trốn, nó tròn, xinh như đứa bé nặn bằng đất, chị tôi luôn miệng nói khi ôm nó. Cưng em. Cưng em. Đêm tôi lén ra chỗ con gái nằm. Nó sốt. Thở mệt nhọc. Tôi đặt tay lên đỉnh đầu nó, truyền một luồn chân khí, đoạn đặc biệt nhất của khí công. Dĩ nhiên con bé khỏi bệnh. Mỹ A hôm sau, nức nở khen lão bác sĩ già chữa giỏi, gần về hưu mà còn hay gớm, chỉ một muỗng cà phê thuốc cảm mà hết tiệt…Tôi yên tâm, ngồi một mình, tư lự trong phòng, Mỹ A lại đè ngửa tôi ra nhét vào miệng tôi một viên thuốc, chiều cô, tôi nuốt trọn, nào ngờ thuốc gì khiến tôi lăn ra ngủ mất hai ngày, thế là mất vụ ngồi thiền hôm chủ nhật, tôi chán nản, chẳng thèm nhìn mặt Mỹ A. Khi cô ép tôi ngồi cắt tóc, cô ra lệnh. Nội tuần sau anh phải đi làm lại. Sở này đuổi thì sở khác nhận, tôi đã hỏi việc cho anh rồi, làm ở chỗ bán rượu, anh nên nhớ, chỗ nào miễn có tiền là được. Tôi lắc đầu, nói với Mỹ A. Tôi có rất nhiều tiền để trong thùng giấy. Cô nghe cười, giọng mất dạy. Đi ăn cướp về à, hồi nào. Cô dọa. Tôi sẽ gọi cảnh sát bắt anh vào nhà thương nếu anh không chịu đi làm. Tôi phá lên cười lớn, nhà thương, đùa sao em, việc gì phải bắt tôi vào nhà thương. Vì sao à. Vì anh điên, mất việc, bệnh hoạn, làm những chuyện trời ơi đất hỡi. Tôi cãi. Điên hồi nào. Em nghe kìa, hai vợ chồng con sóc đang nói chuyện, khi hai con sóc chạy mất, tôi kể cho Mỹ A, chúng nó bàn với nhau, chọn một chỗ thật tốt, để cho cô vợ sanh con. Mỹ A gào lên. Ngu xuẩn. Anh có biết em khổ lắm không. Anh đừng bịa ra nhiều trò nữa. Tôi gục mặt. Mẹ kiếp, con vợ này cô chẳng hiểu gì, bởi thế người gần ta, chưa chắc đã hiểu ta. Tôi ôm cô làm hòa. Xuống nước. Thôi anh không kể gì với em nữa, chịu chưa. Cô gật đầu, nước mắt còn đọng trên má. Cô đưa tay sờ vuốt mặt tôi, điệu thương cảm hiện lên  từng ngón tay cô, cô lại đỡ tôi uống một viên thuốc màu xanh. Cô nói. Nghe lời em uống đi, em thương.
Giờ đi bên khắc, đêm thanh loạn ngày (1). Câu thơ tôi đọc tặng Mỹ A. Cô cảm ơn, nhưng dặn dò. Đừng tặng em thơ, em sợ thơ, em sợ thơ, anh phải biết thế. Ừ thì tôi biết, khi cơn mê sảng đọc thơ bỏ thiền, trầm thống như cơn bệnh. Tôi bỗng khóc theo thơ and hell the shadow of a soul on fire, Mỹ A bỏ chạy, tôi ôm mặt, lời thơ của Omak Khayyam như lưỡi gươm đâm tôi một dao nhuốm máu. The moving finger writer; and, having writ tôi đã không thể đọc thơ để dừng bước chân cô, và tôi xấu hổ với nhà thơ tiền bối, move on: nor all thy piety nor wit. Tôi vất tập thơ xuống đất, gió bỗng bật một cánh cửa phòng. Gió nào luồn vào tận trong nhà ta. Hỡi em. Mỹ A sao em nhỏ bé và tội nghiệp. Cơn gió lại cuộn gió ra ngoài, ngôi nhà yên tĩnh lắm.
Khi ông thầy đạp tôi ra khỏi cửa, còn Mỹ A nhét thuốc vào miệng, hai tháng trôi qua, mây vẫn bay và ngày vẫn qua đi, thời gian tôi ngồi im lặng nhìn vào cái bóng của mình thấy thân bóng lắm bóng ơi, tôi nhớ lời thầy mắng mỏ. Bao nhiêu năm theo thầy, thầy mắng có một lần, cớ gì tôi cứ nhớ như in. Anh chưa sửa soạn phần ngoại hình mà đòi sửa soạn phía trong. Khi tôi xin thầy chỉ tôi về phép tam muội. Anh chưa có cái rễ mà đòi làm cổ thụ, anh vén phúc chưa tròn mà đòi hành đại định. Thưa thầy con xin cứ mơ, tôi nói thế. Thưa thầy, con biết cái bóng của con đây, con chưa bắt được hòng gì về tam muội, đại định, xin tha lỗi cho con. Khi thầy tôi lại bảo. Khi anh bị hiếp dâm, không có nghĩa là cái óc của anh nó cũng bị hiếp dâm, anh đã giữ chặt nó trong đầu, anh đừng đổ thừa cho người đàn bà ấy nữa, đã vậy khí công chỉ là phần bên ngoài mà chưa đạt đến nơi, thế mà mè nheo đòi học phép xuất hồn, xuất vía, tạm muội, đại định. Tôi không hối hận truyền cho anh phép nghe được tiếng muôn loài, xin anh tự hỏi lòng từ khi nghe được tiếng của mọi chúng sinh anh có làm sao không, nếu anh không muốn giữ tôi xin lấy lại phép ấy. Tôi bật quỳ xuống chân thầy ăn năn. Không, thầy đừng đòi lại phép ấy. Thầy lại lắc đầu. Trời ơi. Cái hùng lực không có, bi, trí, dũng chẳng thông mà đòi truyền phép tam muội. Con ơi, bất cứ điều gì, thầy mong con bước từng bước một. Thầy bỏ đi ra bếp…Mưa gió lại tời bời trong lòng tôi. Tôi lại đi theo thầy ra bếp.
- Con xin thầy đừng đuổi con đi…
- Tôi không thể giữ anh được nữa…
- Tại sao?
- Tôi nói một, anh phải hiểu mười…
- Hôm nay con đã khác hôm qua…
- Khác chỗ nào?
- Con đã thấy cái bóng của con nó cười…
- Vậy sao.
- Thưa thật vậy, nó khác lắm, nó không giống cái thằng bị vợ bỏ nữa…
Thầy tôi im lặng, bước ra khỏi nhà.
Tôi vò đầu, nằm vùi ôm gối.
Như sách đèn.
Đọc suốt thâu đêm.
Tôi nằm khóc giữa những trang sầu muộn.
Tôi nhớ Mỹ A chăng. Tôi đọc câu quái quỷ gì đây. Tôi bật dậy, nhìn vào cái bóng mình mải miết, bức tường quyết không sơn phết nữa.
... Mỹ A đập cửa ầm ầm. Cô trói tôi vào chân giường. Mỹ A bảo cô không muốn tôi đi tìm đạo, đi học phép tiên, ông thầy của tôi, cô chưa trông thấy bao giờ, tôi bịa ra quá đáng, hãy học ở cô đây, bên cô là đạo, bên cô là tất cả, tìm đâu cho mệt nhọc hả anh. Cô cười khinh bỉ. Môi cô đỏ như máu đọng, đôi mắt hồ thu, tóc đen như huyền ngọc, ai đẻ ra em, mà em đẹp ác thế hả Mỹ A. Tôi hỏi. Em đã bỏ tôi, sao lại về. Cô lại mỉm cười. Bỏ rồi về là thường tình, bỏ luôn mới nên thắc mắc. Cô hôn lên mặt tôi, đôi môi cô cong, cô nói, cô cười, cô vợ tôi dạo này luôn tự kiêu, là nhờ cô, tôi mới hoàn hồn, tỉnh trí, biết thế nào là đường ngay lẽ phải. Rồi tệ hơn nữa, cô thu hết những sách vở, kinh kệ, sách thánh hiền, sách buôn lậu, sách của bọn ma cô, bỏ vào cái lò nướng thịt thiêu rụi. Chị tôi kể một tuần mới đốt hết sách. Mùi giấy và mùi dầu mỡ, bay khét lẹt.
Khủng khiếp quá. Con ác phụ. Tôi gọi cô với cái tên mới này. Cô ngẩng mặt chấp nhận. Làm sao để thoát cơn đại nạn, khi tôi vẫn bị cô trói chặt. Tôi bắt đầu quỳ xuống chân giường, nhắm mắt nghĩ đến một tấm lòng độ lượng, và một kiểu giết người. Làm thế nào tôi có thể giết cô. Mỹ A sẽ chết, và máu cô sẽ dập tắt cái đống lửa trong lò nướng thịt kia, làm sao tôi giết được cô ngay lúc này. Cô ác quá khi chỉ một tuần trước, tôi có tâm sự với cô, tôi chỉ là một người tìm sống theo cách riêng của tôi, tôi muốn được quyền sống hết cho tôi và tôi muốn lòng tôi trống rỗng, có một tâm để hùng tráng với ý thức, nghĩa là tôi sống trên tôi. Cô nghe cười khẩy. Cô bảo cô chẳng thèm hiểu những câu tôi nói, cô bảo tôi luôn mâu thuẫn, lúc tôi nói tôi trống, lúc tôi nói tôi đặc, cô chẳng cần đòi hỏi, học hỏi gì. Cô như cây cỏ, tự nhiên cũng làm người. Còn anh, anh chỉ là một ông điên. Cô cười ầm ĩ lên..

Tất nhiên tôi không có tài giết được Mỹ A, cái ý giết cô, nó loen ra vài phút rồi tắt lụi. Chị tôi an ủi. Em sinh ra không phải giết người. Chị thương em lắm em ơi. Nhưng Mỹ A, sao cô nhẫn tâm thế, bao ngày rồi, ba tháng rồi, thầy tôi không cho tôi vào phòng học nữa. Cảnh sát kéo tôi sềnh sệch vào ngõ nhà thương, nhà thương là thương người lắm thay, ngõ ngách trong nhà thương mịt mù, lờ khờ dám lạc, các bạn mới láng giềng, ở cùng phòng, đứng ở cửa phòng ăn, đưa tay chào theo kiểu nhà binh, có anh đẹp trai, có anh mắt lác, miệng méo, có anh mũi quặp, móng tay dài. A Di Đà Phật. Viên ngọc dấu trong tay. Nghe lời. Tin lời thế. (2)
Ba năm sau Mỹ A đi lấy chồng bác sĩ, bỏ chồng tu sĩ. Đứa con giờ đã lớn. Cô thiếu nữ vẫn đến thăm cha hàng tháng. Hắn từ nhà thương điên về nhà đã ngót ngét mười năm, hắn không mua sách vở gì, kể từ ngày Mỹ A đốt sách, hắn chỉ đọc cóp ở thư viện, hằng tuần hắn chuyên luyện tam muội, đại định, lúc nào cũng cho mình chưa thoát cõi vô minh.. Người chị gái sống trong tinh thần của đứa em duy nhất, bà bảo bởi yêu thương em, mà sống thế, cho đến một hôm hắn tuyệt thực trong 30 ngày, lấy kim cương pháp luân và thiên long bát bộ làm thần chú, rồi tự đốt chết thể xác mình bằng lửa tam muội, nhục thể được chôn như một thiền gia.
Năm sau, vào ngày giỗ hắn, đứa con gái đến dọn dẹp căn phòng của cha cô. Cô đổ ra một thùng đựng đầy tiền Mỹ kim. Một lời nhắn ghi trên tấm giấy, đây là số tiền thầy ông, bán đất có lời, dành tặng cho trẻ mồ côi. Một cuốn sách viết về địa tạng bồ tát, một số trang viết dở dang về mật chú đà la ni tạng. Một toa thuốc tặng cho Mỹ A để nàng khỏe mạnh, trẻ mãi không già và khôn ngoan, xinh đẹp khác người, toa thuốc ghi như sau:

1.   Đường quy (Tẩy rượu)
2.   Bạch truật (Sao)
3.   Bạch thược (Tẩy rượu)
4.   Bạch phục linh (Bỏ bì)
5.   Sinh tri mẫu (Bỏ lông)
6.   Hương phụ (Đồng tiện sao)
7.   Bối mẫu (Bỏ ruột)
8.   Địa cốt bì
9.   Mạch môn đông (Bỏ ruột)
10. Trần bì (Đều tám phân)
11. Bạc hà (đều ba phân)
12. Sài hồ (Đều ba phân)
13. Cam thảo (Đều ba phân)
Nấu với ba lát gừng sống.
Mỹ A cầm toa thuốc, nước mắt nàng không thể ngừng rơi, đến nỗi toa thuốc bị ướt như trúng mưa. Lúc ấy mùa thu. Nắng vàng. Và có gió mát, trời rất đẹp. Tại Houston, nàng nhận ra chiếc bóng hắn còn in lên tường như một vết xâm. Nàng ngẩn ngơ nhìn, lòng đau như cắt.
Hàn Song Tường
(1)   Thơ Bùi Giáng
(2)   Kinh Ngọc (Phạm Thiên Thư)
© gio-o.com 2009

ĐOÀN DỰ * NHƯ CHUYỆN CỔ TÍCH

Như chuyện cổ tích của một thời đã qua

- Chuyện kể của Đoàn Dự
           
Tên hắn là Khải. Hắn học với tôi năm lớp 11 tại trường Tân Phương, Gò Vấp. Nhà hắn ở trại định cư Cái Sắn nằm giữa hai tỉnh Long Xuyên và Rạch Giá. Hình như bố mẹ hắn có quen với một ông trùm họ đạo ngày trước cũng ở Cái Sắn, sau lên Sài Gòn, trông coi giúp Cha sở ở nhà thờ Ngã năm Bình Hòa, Gia Định. Rồi hắn lên Sài Gòn, nhờ ông trùm đó xin với Cha cho ở nhờ ngoài hành lang nhà thờ, làm người kéo chuông, trông coi, quét dọn... để có chỗ ăn ở, đi học. Cha thấy hắn ngoan ngoãn, lễ phép, nhất là trước đây lại cùng họ đạo với ông trùm nên rất vui lòng. Lúc ấy, tại Xóm Gà Gia Định có trường Tân Phương của ông Phan Ngô mới mở, dạy tới lớp Đệ Nhị (tức lớp 11 bây giờ). Cha nói với ông Phan Ngô xin cho hắn học miễn phí để chuẩn bị đi thi Tú tài I. Phần vì trường mới mở đang cần học sinh, phần vì nể lời Cha nên ông Phan Ngô cũng đồng ý. Ngoài ra, Cha thấy hắn ham học ngoại ngữ, giỏi tiếng Anh nên mỗi tháng cho tiền hắn học thêm Anh văn cao cấp ở Hội Việt-Mỹ đường Mạc Đĩnh Chi, Tân Định. Như vậy, ngoài việc học ở trường Tân Phương vào các buổi sáng, cứ đến buổi chiều, mỗi tuần ba lần, hắn cuốc bộ từ Gia Định lên Tân Định để học tại Hội Việt-Mỹ. Cha cũng thích ngoại ngữ, buổi tối hắn thường chỉ dẫn thêm tiếng Anh cho Cha.


Trường hợp tôi thì lại khác. Nhà tôi cũng nghèo, mẹ tôi làm thợ dệt nhưng tôi thi đậu hạng nhì vào lớp Đệ Thất (lớp 6 bây giờ) trường Nguyễn Trãi nên được học bổng, mỗi tháng 300 đồng, tương đương với một chỉ vàng lúc bấy giờ, việc sách vở, học hành đỡ phải lo lắng. 



Ba năm sau, khi bắt đầu lên đến lớp Đệ Ngũ (lớp 8), tôi và hai bạn khác trong lớp rủ nhau “học nhảy”: Trường Nguyễn Trãi lúc đó chưa có cơ sở nên phải học nhờ tại trường Tiểu học Đa Kao ở số 94 đường Phan Đình Phùng (bây giờ là đường Nguyễn Đình Chiểu). Tất cả các lớp đều học buổi chiều, còn buổi sáng thì học sinh trường Đa Kao học. Buổi sáng được nghỉ, ba đứa chúng tôi đóng học phí học lớp Đệ Tứ (lớp 9) trường Cộng Hòa của giáo sư Phạm Văn Vận ở đường Pasteur để thi Trung học Phổ thông, nếu đậu sẽ sớm được một năm, cái đó kêu là “học nhảy”. Nhà nghèo, nên dù học thêm lớp Đệ Tứ trường tư nhưng tôi vẫn tiếp tục học lớp Đệ Ngũ trường công để được học bổng và đề phòng nếu rớt Trung học thì vẫn có chân trong trường công. 
Cuối năm ấy, cả ba đứa chúng tôi đều đậu Trung học, rồi thi vào lớp Đệ Tam (lớp 10) trường Hồ Ngọc Cẩn, tức lại trở lại trường công. Tôi đậu hạng 5 trong số 52 học sinh thi đậu, hơi thấp, không được học bổng vì Bộ Quốc gia Giáo dục chỉ cho mỗi lớp có 3 người, từ hạng 1 tới hạng 3.
Hai anh bạn yên tâm học lớp Đệ Tam tại Hồ Ngọc Cẩn, còn tôi, nhảy được một năm nhưng mất học bổng, tôi ân hận lắm.
Đúng lúc ấy ông Phan Ngô mở trường Tân Phương có tới lớp Đệ Nhị (lớp 11 bây giờ – thời đó trường tư chưa trường nào có lớp Đệ Nhất, học xong lớp Đệ Nhị, đậu xong Tú tài I được quyền xin vào Đệ Nhất trường công, bắt buộc trường công phải nhận, thời ông Diệm là như thế, rất ưu tiên cho học sinh).
Ông Phan Ngô là hiệu trưởng trường Tân Thịnh ở đường Đinh Công Tráng, Tân Định. Người em con chú con bác với ông là ông Phan Thuyết làm giám đốc. Trường dạy giỏi, nổi tiếng nên rất đông học sinh. Nhưng không hiểu hai anh em có chuyện xích mích gì đó nên bán trường, ông Phan Thuyết về mở trường Đạt Đức ở Phú Nhuận, còn ông Phan Ngô mở trường Tân Phương ở Gò Vấp. Ông cho người phát quảng cáo, mời học sinh thi cũng gọi là học bổng vào lớp Đệ Nhị nhưng khác với học bổng của Bộ Quốc gia Giáo dục là lấy 3 người, người hạng nhất và hạng nhì được miễn học phí, người hạng ba được giảm 50%, còn những người khác thì được cứu xét, nếu nghèo sẽ được giảm. (“Học bổng” của nhà nước Việt Nam hiện nay cũng vậy, chỉ được miễn hay giảm học phí chứ không có tiền. Sinh viên học giỏi mà nghèo thì có thể vay, tối đa mỗi tam cá nguyệt được 400 ngàn đồng tức khoảng 20 đô-la Mỹ, một năm được 1.6 triệu, tức 80 đô-la, sau khi tốt nghiệp, đi làm sẽ phải trả lại).
Học sinh thi khá đông. Tôi lại đậu hạng nhì nên được miễn học phí.
Vào học lớp Đệ Nhị trường Tân Phương, tôi quen với hắn rồi dần dần hai đứa trở thành thân thiết với nhau.
Tôi chưa từng thấy một người bạn nào nghèo như vậy. Ngày nào đi học hắn cũng mặc một bộ đồ duy nhất: chiếc áo sơ mi cũ màu cháo lòng có hai miếng vá, một miếng ở lưng, một miếng ở vai; chiếc quần ka ki cũng cũ, vá một miếng lớn ở mông. Có lẽ hắn tự vá lấy bằng chỉ đen, đường chỉ vụng về trông thô kệch chẳng ra sao cả. Chân hắn đi đôi dép Nhật mòn vẹt, sứt mẻ, một quai màu xanh, một quai màu đỏ, cột bằng dây kẽm. Có lần tôi hỏi sao hai quai dép lại bên xanh bên đỏ? Hắn cười, hơi mắc cỡ: “Tại mình nhặt được trong thùng rác ấy mà. Nó bị đứt, họ vứt đi, mình kiếm được hai cái quai cột vô đi tạm chứ chẳng lẽ đi học lại đi chân không”. 
Hắn nghèo, cả lớp ai cũng biết nhưng ai cũng thông cảm, chẳng ai chê cười. Nhất là các chị, nhiều khi giấm giúi cho hắn tiền uống nước. Ngày tết, trường tổ chức cắm trại, thi đấu bóng chuyền và văn nghệ ở trong sân, mỗi lớp có một cái quầy nho nhỏ cung cấp bánh mì, kẹo bánh và nước ngọt cho lớp của mình. Mỗi bạn trong lớp đóng mỗi người 10 đồng, hắn không có tiền, định không tham dự, các chị bàn nhau không bắt hắn đóng.
Cuối năm ấy, lớp chúng tôi có 51 người, thi đậu ngay trong khóa 1 là 13 người, trong đó có tôi và hắn. Tỉ lệ như vậy là khá cao, bởi vì thi tú tài thời đó rất khó, trường tư giỏi lắm cũng chỉ đậu khoảng 10% là cùng, đằng này đậu tới hơn 25%. Thầy Phan Ngô mừng lắm, thầy nói: “Trường Tân Phương là nhứt, không khác gì trường Tân Thịnh ngày trước”.
Sau khi đậu xong Tú tài phần I, các bạn người Nam thì đa số nộp đơn vào học lớp Đệ Nhất (lớp 12) trường Petrus Ký, còn tôi và hắn là người Bắc nên nộp đơn vào trường Chu Văn An. Tôi từ trường công lại trở lại trường công, “nhảy” được hai năm. Còn hắn, có sự tiến bộ: ông trùm nhà thờ Ngã năm Bình Hòa cho hắn mượn một chiếc xe đạp cũ. Hội Phụ huynh học sinh Chu Văn An cứu xét, thấy hắn nghèo, cho hai kỳ học bổng, mỗi kỳ 500 đồng và một bộ quần áo may sẵn, hơi ngắn. 
Cuối năm ấy, đậu xong Tú tài phần II, tôi thi vào Đại học Sư Phạm còn hắn thì thi vào trường Kỹ sư Phú Thọ nhưng rớt. “Cậu ngốc lắm, giá thi Sư Phạm với tớ có lẽ đã đậu, thi Kỹ sư Phú Thọ khó muốn chết, tớ không dám nghĩ đến”. “Tại tớ thi ngành Điện nên mới rớt chứ giá thi Công chánh hay Công nghệ thì đỡ hơn”.
Hắn rớt, đáng lẽ bị kêu đi sĩ quan Thủ Đức nhưng có người anh cũng đã ở trong quân đội nên được hoãn. “Tớ phải về Cái Sắn làm giấy tờ nộp hồ sơ hoãn dịch cậu ạ”. “Hoãn thì được rồi nhưng làm sao có tiền đi xe?”. “Cha có cho. Cha dặn làm giấy tờ xong, nhớ lên xem người ta có cho thi vào ngành nào thì thi chứ không lại lỡ mất một năm học”.
Hôm lên, hắn đến nhà tôi chơi và hỏi những ngày hắn về Cái Sắn, ở Sài Gòn họ có cho thi gì không. Tôi nói Tổng nha Cảnh sát ra thông cáo cho thi lấy 50 người vào học khóa Biên tập viên cảnh sát, học bổng mỗi tháng cũng 1,500 đồng giống như Đại học Sư phạm và Quốc gia Hành chánh. “Biên tập viên cảnh sát là làm gì?”. “Tớ không rõ, họ nói cũng học 3 năm, ra làm phó quận cảnh sát”. “Được đấy, có lẽ tớ sẽ nộp đơn thi Biên tập viên cảnh sát”. Thời chúng tôi, con nhà nghèo, thi vào ngành nào thì phải nhắm có học bổng chứ nếu học những trường không có học bổng như Y khoa, Dược khoa, Luật, Văn khoa, Khoa học v.v..., tuy không phải thi tuyển nhưng không có tiền ăn học suốt bao nhiêu năm. 
Giữa lúc hắn đang lo làm đơn thi Biên tập viên cảnh sát thì có tin Bộ Quốc gia Giáo dục ra thông cáo, Cơ quan Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO cho hai học bổng, một thi tiếng Anh, du học tại Mỹ, một thi tiếng Pháp, du học tại Pháp hay Thuỵ Sĩ gì đó, tất cả mọi khoản đều do Liên Hiệp Quốc đài thọ, học tiến sĩ kinh tế, sau này sẽ ra làm cho Liên Hiệp Quốc, giúp đỡ các nước nghèo. “Cậu đã biết tin đó chưa?”. “Chưa, tớ không biết gì hết, nhà thờ đâu có radio mà nghe. Cậu có nộp đơn không?”. “Không, Tú tài II tớ đậu Bình Thứ chứ đâu phải hạng Bình như cậu. Họ bắt phải từ hạng Bình trở lên mới được thi”. 

Thời chúng tôi, thi tú tài I hay tú tài II, kết quả thi đậu có 5 hạng gọi theo tiếng Pháp: đậu thường gọi là hạng Thứ (Passable); trên Thứ là Bình Thứ (Assez Bien); trên Bình Thứ là Bình (Bien); trên Bình là Ưu (Honorable); rồi đến Tối Ưu (Très Honorable) là hết mức, môn nào cũng phải đạt tối đa khoảng 20 điểm. Hắn đậu Bình, cao hơn tôi một bậc. “Nộp thì nộp vậy thôi chứ cả Anh văn lẫn Pháp văn mới lấy có hai người, khó lắm, chắc tớ không đậu được đâu”. “Biết đâu đấy, cứ nộp đơn đi, may mà giờ vinh quang đã điểm thì bọn cắc ké nghèo mạt rệp như tụi mình cũng ngon lành ra phết”. “Vậy tớ nộp đơn cả bên UNESCO lẫn bên Biên tập viên cho chắc ăn”.
Hắn nộp đơn xong, khoảng hai tháng sau thì dự cuộc thi của UNESCO. Hắn kể rằng, đợt thứ nhất, hơn 200 người cả Anh văn lẫn Pháp văn, thi viết, loại bớt còn 50 người. Đợt thứ nhì, 50 người lại loại lần nữa, còn lại 10 người trong đó có hắn. Rồi 5 người trong nhóm Anh văn bọn hắn vào “sát hạch” tại tòa đại sứ Mỹ, còn 5 người nhóm Pháp văn thì sát hạch tại tòa đại sứ Pháp hay Thuỵ Sĩ, hắn không để ý. 

Hắn kể, giám khảo nhóm Anh văn của hắn gồm ba giáo sư, một ông người Mỹ, một ông người Canada, một ông người Úc hay Tân Tây Lan gì đó hắn không biết rõ, tất cả đều nói tiếng Anh. Họ thay đổi nhau quay hắn về tình hình kinh tế các nước trên thế giới, về vai trò của một nhà kinh tế học đối với các nước nghèo như ở châu Phi chẳng hạn. Cuối cùng, vị giáo sư người Úc hay Tân Tây Lan hỏi hắn quê ở đâu, cha mẹ làm nghề gì, từ nhỏ tới lớn sống như thế nào..., hắn nói thật rằng quê hắn ở Nam Định, di cư vào Nam năm 1954, ở trại định cư Cái Sắn thuộc tỉnh Long Xuyên, bố mẹ hắn rất nghèo, làm nghề trồng cói và dệt chiếu ở Cái Sắn, còn hắn thì kéo chuông và hầu hạ trong Nhà thờ Bình Hòa để có chỗ ăn học. Tất cả ba vị giám khảo đều trợn tròn mắt, không ngờ một học sinh được vào chung kết của một cuộc thi quan trọng như vậy mà gia đình lại nghèo đến thế.
“Dám cậu thắng mấy người kia nhờ cái nghèo của cậu lắm ạ! Người Tây phương họ có cái nhìn khác lắm, sẵn sàng ưu tiên cho người nghèo nếu thấy thực sự đó là người giỏi chứ không khinh bỉ người nghèo như bên Việt Nam mình”.
“Tớ cũng hy vọng như vậy. Trông nét mặt ba vị giám khảo thấy họ có vẻ có cảm tình với tớ lắm. Nhưng thôi, kệ, muốn đến đâu thì đến. Tớ cam đoan với cậu thi Biên tập viên cảnh sát tớ đậu là cái chắc. Làm phó quận trưởng cảnh sát cũng bảnh ra phết!”.
Trong khi tâm sự, hắn kể với tôi rằng bữa đi mua giấy tờ lập hồ sơ thi du học, hắn mua ở tiệm sách Thanh Trúc gần Ngã tư Phú Nhuận. Cô con gái bà chủ cỡ chừng 15 – 16 tuổi, xinh lắm và rất tốt bụng. Thấy hắn vét túi mà vẫn không đủ tiền trả, cô ta cười rồi cho luôn, không tính một đồng nào cả.
“Cô bé cỡ 15 – 16 tuổi, vậy là cô em. Cô chị lớn hơn, khoảng 17 – 18 tuổi, mặt tròn, cũng đẹp nhưng không xinh bằng cô em”.
“Ủa, thế cậu cũng biết tiệm đó?”.
“Biết chứ, tớ là dân Phú Nhuận mà, vẫn mua sách ở tiệm đó”.


Tôi kể cho hắn nghe bà mẹ còn tốt hơn nữa. Hồi tôi được phần thưởng cuối năm ở trường Tân Phương, trong số các cuốn sách lãnh thưởng có cuốn Triết Học Nhập Môn của tác giả gì tôi quên mất tên. Cuốn sách đó nghiên cứu về triết học nói chung chứ không phải sách lớp Đệ Nhất dạy về triết học để đi thi tú tài II. Tôi đem đến tiệm Thanh Trúc nhờ bà chủ đổi cho cuốn Luận Lý Học của tác giả Trần Bích Lan tức nhà thơ Nguyên Sa, giáo sư triết trường Chu Văn An. Bà coi qua cuốn sách của tôi rồi cười: “Sách người ta tặng cho các trường để phát phần thưởng thường là sách khó bán nên họ mới tặng. Tiệm tôi không bán loại này. Nhưng thôi, cậu được phần thưởng như vậy là quý, muốn đổi thì tôi cũng đổi để cậu may mắn, năm tới thi đậu. Một vài cuốn sách chẳng đáng bao nhiêu...”. Cuốn Luận Lý Học của giáo sư Trần Bích Lan đắt hơn cuốn Triết Học Nhập Môn một chút nhưng bà chủ tiệm cũng cho luôn, không bắt trả tiền chênh lệch. 
Tôi kết luận rằng bà mẹ tốt bụng như thế nên các cô con gái cũng tốt là một chuyện thường.
Hắn thở dài, nét mặt hơi buồn: “Nhà họ giàu, tiệm sách có tới mấy tầng lầu ở ngoài mặt đường, còn mình thì nghèo rớt mồng tơi không đáng xách dép cho họ. Tớ nói thật, nếu tớ được học bổng đi du học bên Mỹ kỳ này, đậu xong tiến sĩ tớ sẽ trở về, quỳ xuống dưới chân cô ấy, nói với cô ấy rằng nhờ cô cho giấy tờ lập hồ sơ nên tôi mới được du học, không bao giờ tôi dám quên ơn cô...”. 
Tôi bật cười: “Cậu ngốc thấy mẹ, nếu đậu thì đến báo tin từ trước khi đi cho người ta còn chờ đợi chứ đậu xong tiến sĩ, hàng chục năm trời, họ lấy chồng mất tiêu rồi thì lúc ấy có ngồi mà khóc!”.
“Ừ há, mình cũng ngu thật. Nhưng biết họ có đợi hay không?”.
“Tại sao lại không? Vấn đề là cậu có thắng được mấy người kia hay không chứ nhà giàu thì họ khôn lắm, họ dư biết giá trị của một thằng học sinh nghèo được học bổng du học bên Mỹ”. Và tôi nói thêm: “Ngoài ra, sang đấy ăn ở ra sao, học hành thế nào cậu luôn luôn viết thư về cho em chứ đâu phải như Kinh Kha sang Tần, một đi là không trở lại”. “Ờ há, vậy mà tớ không nghĩ ra, tớ phải ghi địa chỉ tiệm sách nhà em mới được”.
Thế rồi hắn đậu thật, hơn 200 người, lấy có 2 người, khó chứ không phải dễ. Tội nghiệp, trước khi đi hắn vẫn còn nghèo bởi vì sang bên ấy, vào học trường nào rồi người ta mới trả lại tiền vé máy bay và bắt đầu cho lãnh học bổng chứ không phải họ đưa trước. Mọi thứ chi phí như mua sắm va-li, giày dép, quần áo mặc trong mùa lạnh, kể cả tiền vé máy bay v.v... đều là của Cha cho. Cha còn nói hôm hắn đi, Cha bận không đưa tiễn được nhưng sẽ cho tài xế chở hắn ra phi trường.
“Rồi ông cụ bà cụ cậu ở dưới Cái Sắn có lên không?”.
Hắn lắc đầu, vẻ mặt buồn buồn: 



“Không, gia đình tớ nghèo lắm, không có bà con anh em gì ở trên này. Bố mẹ tớ nói lên đây vừa tốn tiền lại vừa làm phiền Cha, không có chỗ ở chẳng lẽ lại ở nhờ Cha trong nhà thờ”.
Tôi tưởng tượng ra cảnh hôm hắn đi, chắc chỉ có mình tôi và người tài xế của Cha đưa hắn ra phi trường. Nhưng ra đến đấy người tài xế sẽ quay trở lại chứ đâu có tiễn làm gì, chung quy chỉ có mình tôi mà thôi. “Cậu đã đến từ biệt cô bé chưa?”. “Có, tớ có đến nhưng cô ấy mắc đi học, chỉ gặp bà mẹ. Tớ kể cho bà ấy nghe chuyện cô bé cho giấy tờ làm đơn, nhờ đó tớ mới được du học, tớ đến chào từ biệt và gửi lời nhờ bà cám ơn cô bé giùm”. “Bà ấy có nói gì không?”. “Có, bà ấy xuýt xoa, thế ạ, quý hóa quá nhỉ, tôi không biết gì hết chứ nếu biết tôi đã mời cậu đến nhà dùng bữa cơm thân mật. Bao giờ cậu đi? – Dạ, thưa sáng mai. – Sáng mai, sớm vậy sao? Vậy là không kịp rồi, cậu không đến đây từ trước. – 
Bà ấy tiếc lắm. Tớ cám ơn bà ấy rồi đi...”. “Đó, cậu thấy chưa, tớ đã nói nhà giàu, nhất là một tiệm sách quen với chữ nghĩa, họ không dại gì mà không biết giá trị của con người”, và tôi giục: “Cậu đến nữa đi, phải gặp cô bé bằng được và dặn cô ấy chờ đợi, học xong cậu sẽ trở về”. Hắn lắc đầu: “Không dám đâu, đến sợ lại gặp bà ấy nữa tớ mắc cỡ lắm. Dù sao cô ấy cũng hãy còn nhỏ...”. “Trời đất ơi, 15-16 tuổi mà nhỏ cái gì! Sang đấy cậu phải học cử nhân, cao học, tiến sĩ, ít nhất cũng 8 năm nữa. Lúc ấy cậu khoảng 28, cô bé 24, chả nhỏ một tí nào cả”. Hắn khẽ thở dài: “Nói thật với cậu, từ bé tới lớn tớ khổ sở quá nên không dám nghĩ tới chuyện cao xa. Trước khi ra đi, tớ chỉ mong được nhìn thấy cô ấy một lần, được nghe thấy cô ấy nói một tiếng là sung sướng lắm rồi. Sang đấy tớ sẽ cố gắng học hành để đền đáp ơn nghĩa cô ấy...”.
Thật kỳ cục, có đáng gì đâu mấy tờ sơ yếu lý lịch, mấy tờ mẫu đơn tiếng Việt phải dịch sang tiếng Anh để nộp cho cơ quan UNESCO mà tên bạn tôi lại đặt nặng vấn đề đến thế? Nếu cô bé không xinh xắn, tính tình không vui vẻ và không có lòng thương người thì hắn có mê cô ta đến mức đó hay không? Tưởng tượng tới cảnh hắn lên máy bay chẳng có ai đưa tiễn, tôi nghĩ ra cách là ngay buổi chiều hôm đó đến tiệm sách kể hết mọi chuyện với bà mẹ. Có cả cô bé cũng có ở đấy. Nghe tôi kể, cô chỉ cúi mặt mỉm cười, hai gò má ửng hồng còn bà mẹ thì rất chú ý.


Cuối cùng, bà cười dễ dãi: “Hồi sáng cậu ấy có đến đây, tôi có biết mọi chuyện. Ý cậu là muốn nhờ em Trúc đi tiễn cậu ấy giùm phải không?”.
“Vâng ạ”.
“Mấy giờ thì cậu ấy lên máy bay?”.
“Dạ thưa 11 giờ 30, nhưng phải đến sớm ít nhất 2 tiếng đồng hồ để nó còn vào làm thủ tục”.
“Có, tôi biết. Sáng mai Chủ nhật em Trúc đi được. Vậy khoảng 8 giờ 30 cậu đến đây đi cả với em cho vui. Chắc có em Thanh cũng đi nữa”.
Tôi đoán Thanh là tên người con gái lớn của bà.



“Dạ, vâng ạ”.
Cô bé vẫn cúi mặt cười, tay cầm cây bút Bic không mở nắp vẽ vẽ bâng quơ trên mặt tủ kính quầy hàng cho đỡ mắc cỡ, chắc cô cũng quên không nhớ mặt hắn.
Sáng hôm sau, tôi đến. Hai cô con gái mặc juýp theo kiểu đơn giản thời đó, cô lớn juýp trắng, cô bé juýp hồng nhưng cũng rất đẹp. Nhất là cô chị, cô có thoa chút phấn hồng nên lại càng đẹp, tôi nghe đâu đây thoang thoảng mùi thơm của phấn son hay của hương trinh nữ? Ôi chao, đời đẹp quá, tôi, một thằng sinh viên bắt đầu học năm thứ nhất ĐHSP, nhà nghèo, mẹ làm thợ dệt nhưng đứng bên cô, ngửi mùi hương ngan ngát đó tôi vẫn thấy đời đẹp như thường. Chắc cô cũng có cảm tình với tôi, thấy trong lúc đợi xe taxi, cô đứng sát bên cạnh tôi. Bà mẹ tiễn ra tận vỉa hè. Bà đưa tiền cho cô lớn: “Đây, tiền đây, nhớ trả tiền cho anh, đừng để anh trả nghe con!”. Cô không cầm, giọng con gái Bắc ngọt như mía lùi: “Con có rồi mẹ!”.


Chúng tôi đến. Hắn đang đứng một mình bên cạnh chiếc va-li hơi cũ, có lẽ của Cha cho mượn và một chiếc túi xách để trên mặt chiếc va-li đó. Thấy chúng tôi tới, hắn cứ ngớ ra coi bộ hết sức ngạc nhiên. Tôi cười, giới thiệu: “Đây là cô Thanh, chị của cô Trúc. Còn đây là cô Trúc, người bạn vẫn nhớ ơn đó. Các cô thân hành ra đây tiễn bạn...”. Hắn không ngờ mình được hân hạnh đó nên lúng túng như gà mắc tóc, mỉm cười khẽ gật đầu chào. Các cô chào lại. Cô chị nói: “Chúng em đến tiễn anh, chúc anh lên đường mạnh giỏi. Thỉnh thoảng anh nhớ viết thư về cho Trúc”. “Vâng, cám ơn các cô, thế nào tôi cũng phải viết”. Tôi cười: “Được viết thư cho người đẹp sướng thấy bố rồi lại còn phải viết với không phải viết. Sao nào, nếu học xong tiến sĩ kinh tế, có trở lại thăm cô Trúc không nào?”. Hắn cười, mặt đỏ bừng, bây giờ tôi mới thấy hắn nói được một câu có thể coi là thông minh: “Có chứ, đó là mơ ước lớn nhất trong đời mình, nếu hai cụ nhà cho phép và cô Trúc sẵn sàng chờ đợi”. Cô chị hỏi: “Học tiến sĩ thì mất chừng bao lâu hả anh?”.
 Hắn nói: “Khoảng chừng 8 năm, sớm nhất cũng phải 6 năm. Bên Mỹ nếu cố gắng vẫn có cách học vượt thời gian như vậy. Bên mình thường thường là phải 10 năm...”. Cô chị nói: “Lúc ấy Trúc mới 22 hay 24 tuổi, còn sớm chán”. Tôi cười, nói đùa: “Sao, ‘cô bé đẹp’, có đợi được không thì cho biết ý kiến?”. Cô bé chỉ cúi mặt cười, không nói gì cả. Tôi hỏi gặng quá bắt buộc cô phải trả lời: “Dạ được”. “Được thì ngoéo tay đi, hắn là dân Công giáo, đã nói là sẽ giữ lời, có tôi làm chứng!”. Cô chị cười: “Em cũng làm chứng luôn”. Mọi người cùng cười, hắn đã bạo dạn nên đưa tay ra ngoéo tay cô bé khiến cô đỏ mặt nhưng cũng ngoéo lại. Trời đất ơi, phải chi tôi được ngoéo tay cô chị nữa thì đỡ quá! Nhưng nhà tôi nghèo, mẹ tôi làm thợ dệt, tôi 20 tuổi, còn cô thì khoảng 18 tuổi, kém tôi 2 tuổi, làm sao tôi có điều kiện lấy vợ trong lúc còn đang đi học mặc dầu cô cũng có vẻ quý mến tôi, luôn luôn đứng sát cạnh tôi.
Cuộc tiễn đưa chỉ có thế. Ba năm sau, tôi tốt nghiệp, đi dạy. Thời đó chúng tôi học Đại Học Sư Phạm theo régime 3 năm, các ban khoa học đều phải học bằng tiếng Pháp, thi cử cũng bằng tiếng Pháp. Sau khóa của tôi thì được đổi sang régime 4 năm và đã được chuyển ngữ, học bằng tiếng Việt. Ngoài ra, thời đó các trường trung học đệ nhị cấp dạy tới lớp 12 rất ít, ở các tỉnh lớn mới có, nên tôi đậu hạng 5 mà phải đi xa, cách Sài Gòn gần 300 cây số, vài tháng lễ, tết mới về nhà một lần.



Có lẽ cũng đến 5-6 năm, một lần tôi về, thấy trên mặt bàn có tấm thiệp của hắn làm đám cưới với Thanh Trúc. Hai chị em nhà đó có cái lạ là cô em tên Thanh Trúc, cô chị tên Trúc Thanh, ngược lại với nhau. Phong bì bên ngoài đã có vẻ cũ, bám bụi. Tấm thiệp bên trong đề ngày cưới cách đấy đã hơn hai tháng. “Thằng Khải nó về rồi hở mẹ?”. “Ừ, cậu ấy về, nghe đâu đã đậu tiến sĩ, về làm đám cưới với cô con gái tiệm sách ở gần ngã tư Phú Nhuận. Cả hai cô cậu ấy đến chơi, đem thiệp cưới đến mời anh nhưng tôi nói anh dạy học ở mãi Bạc Liêu, chắc không về kịp. Cậu ấy nói cưới xong sẽ đưa cô ấy sang Mỹ, bao giờ có dịp về sẽ gặp anh sau”. Thời chúng tôi, người Việt ở bên Mỹ rất ít, nên họa hoằn lắm, hễ có ai về Việt Nam cưới vợ thì sau khi cưới xong, đem đi rất dễ chứ không khó khăn, phải làm đủ thứ giấy tờ bảo lãnh mới được đi như bây giờ. Cái thằng đó giỏi thật, lúc nó ra đi thì tôi bắt đầu vào Sư Phạm, học xong 3 năm, đi dạy 6 năm, tức mới 9 năm mà nó đã đậu đạt, đi làm, để dành được tiền về cưới vợ, giỏi thật. Tôi rất phục nó. 
Thế rồi tôi được đổi về trường Trung học Dĩ An, Biên Hòa, cách Thủ Đức khoảng 10 cây số. Năm năm sau, 1975, miền Nam sụp đổ, các giáo viên – giáo sư trung học bây giờ gọi là giáo viên – của 7 trường thuộc hai huyện Dĩ An và Lái Thiêu chúng tôi phải đi cải tạo tại K4 Long Khánh. Người cán bộ giáo dục về tiếp thu các trường thuộc hai huyện đó thấy người ta cách ly các sĩ quan và hạ sĩ quan cảnh sát thuộc hai tỉnh Bình Dương và Biên Hòa tại hai trường An Mỹ và Trịnh Hoài Đức, có du kích gác, rồi sẽ đưa đi học tập cải tạo thì bắt các nam giáo viên chúng tôi đi học tập cho... có tinh thần yêu nước vậy thôi. Hơn sáu tháng trời cải tạo tại K4 Long Khánh, tôi suýt bỏ mạng tại đấy. Bởi vì cơ thể tôi ưa lạnh chứ không ưa nóng. Cứ hễ trời nóng là tôi ho rũ rượi, ở nhà thường uống Terpin-Codein, một thứ thuốc rất rẻ do Việt Nam chế tạo. Đi học tập, trong trại không có thuốc men, lại ăn uống kham khổ nên tôi ho liên tục, ban đêm không ngủ được, thân hình gầy xác như con cá mắm. 


Sáu tháng sau, các giáo viên được thả về. Sài Gòn buồn thê thảm và nghèo không thể tưởng tượng nổi. Mẹ và em gái tôi nói chuyện người ta đánh tư sản mại bản (nghĩa là tư sản mất gốc), các tiệm lớn ở Phú Nhuận bị tịch thu nhà cửa, hàng hóa, gia đình bị đuổi đi kinh tế mới, tiếng khóc như di. Còn ở Chợ Lớn, các tiệm người Tàu sợ quá, ném những cây vải còn nguyên cả xấp và các đồ đạc xuống đường, kệ ai muốn nhặt thì nhặt nhưng chẳng ai dám nhặt. Em tôi kể thêm: “May hồi trước anh Khải về làm đám cưới với cô con gái thứ hai tiệm sách Thanh Trúc rồi đưa cô ấy sang Mỹ chứ không thì bây giờ bị kẹt, tiệm đó bị đánh, muốn cưới cũng chẳng được”. Tôi ngạc nhiên:
 “Sao, tiệm sách Thanh Trúc cũng bị đánh? Người ta bán sách chứ có làm gì đâu mà đánh?”. “Có, cả nhà may Bảo Toàn cũng bị đánh, tiệm bị tịch thu, nghe đâu người ta đuổi ông bà ấy lên cái gác xép nhỏ tí mãi tuốt tầng ba trên lầu, bây giờ nghèo lắm”. Bảo Toàn là nhà may lớn nhất Phú Nhuận, trước đây tôi thường may quần áo ở đấy nên cũng khá quen, ông bà Bảo Toàn rất tốt, đối đãi với khách hàng rất niềm nở, ân cần. “Tiệm sách Thanh Trúc còn một cô con gái lớn nữa tên là Thanh. Cô có nghe nói gì về cô con gái lớn đó không?”. “Họ nói cô ấy lấy chồng, có bầu, nhà chồng là một tiệm vàng cũng ở gần đấy. Hôm đánh tư sản, cả hai tiệm bị tịch thâu, cô ấy buồn quá định tự tử nhưng người ta cứu được...”. Miệng tôi đắng ngắt. Tôi nhớ đến hôm tiễn Khải ra phi trường, có cả cô chị cùng đi, cô thường đứng sát bên cạnh tôi, cái mùi son phấn thơm thơm sang trọng tôi không thể nào quên được. 
Rồi chúng tôi được Ty Giáo dục Sông Bé – Dĩ An trước thuộc Biên Hòa, bây giờ thuộc tỉnh Sông Bé – cho đi học tập chính trị hè sau đó cho đi dạy lại. Nghèo lắm. Lương tôi trước 63 ngàn, bây giờ chỉ còn 41 đồng, nghèo không chịu nổi. Rồi tôi lấy vợ. Nhà tôi cũng dạy cùng trường nhưng môn Anh văn, tốt nghiệp ĐHSP sau tôi 6 năm. Năm ấy tôi 32 tuổi.
Lương của hai vợ chồng cộng lại chưa đầy 80 đồng. Nhà tôi dạy thêm Anh văn buổi tối cho các học sinh gia đình sắp đi vượt biên hoặc được bảo lãnh. Còn tôi, lúc rảnh tôi dịch truyện bán cho các nhà xuất bản ở trên Sài Gòn, buổi tối giữ con cho vợ dạy học. Giáo viên chúng tôi anh nào cũng gầy như cò bợ, quần áo ngày trước mặc vừa, bây giờ rộng thùng thình, áo thì mặc được còn quần cài dây nịt dúm dím, mặc không được. 
Một hôm tôi nghĩ ra cách là khi về nhà ở Phú Nhuận, Sài Gòn thì đem hai chiếc quần tây đến tiệm Bảo Toàn, leo lên cái gác xép tận trên lầu ba theo cái cầu thang bên cạnh, nhờ ông Bảo Toàn sửa lại giùm. Ông đo người tôi, xem kỹ hai chiếc quần tây rồi nói: “Sửa không được đâu. Bây giờ phải tháo hết các đường chỉ ra, ủi cho thẳng rồi cắt lại như cắt quần mới chứ sửa đâu có được”. Tôi hỏi giá cả, ông nói: “Ông là người quen, tôi tính ông mỗi chiếc ba đồng gọi là có thôi”. Tôi mừng quá, cám ơn rối rít. Ông nói: “Ông thấy tôi khổ như vậy đó. Ngày trước tiệm tôi lớn nhất Phú Nhuận, ngay cả may đồ cho khách tôi cũng chỉ trông nom chứ đã có thợ, đâu phải nhúng tay vào. Bây giờ thì đi may lại chiếc quần, kiếm ba đồng bạc...”
. “Hình như tiệm sách Thanh Trúc bên kia cũng bị đánh tư sản như bên tiệm bác?”. “Có chứ, tiệm nào hơi có máu mặt một chút mà chả bị đánh. Họ bảo bán sách là toàn các thứ phản động, đáng lẽ họ đuổi đi kinh tế mới nhưng cô Thanh cô ấy tự tử, họ cho cả nhà ở tạm cái bếp ở phía đằng sau”. Rồi ông nói thêm: “Nhà bà ấy cũng bị tịch thu hết, nghèo lắm. May nhờ có vợ chồng cô Trúc ở bên Mỹ gửi quà về nên mới sống được”. Tưởng tôi không biết gì về vợ chồng Khải, ông kể: “Nghe nói người chồng cô Trúc đậu tiến sĩ kinh tế, trước làm trong cơ quan Liên Hiệp Quốc, sau làm giáo sư dạy đại học tại California”. Rồi ông kết luận: “Con người ta có số cả. Lúc lấy chồng, cô Trúc mới hăm mấy tuổi, gia đình lại khá giả nhưng vẫn quyết định đi, bây giờ đang bảo lãnh cho cả nhà sang bên ấy đấy. Tôi thấy họ đi được là đúng, gia đình bà ấy đối xử với ai cũng tốt lắm”.
Con người có số hay không tôi không biết, nhưng theo tôi nghĩ, câu chuyện giữa cô bé 16 tuổi tên Trúc và anh chàng học sinh nghèo tên Khải hơi giống chuyện cổ tích của một thời đã qua, nay khó có nữa.

NGỌC GIAO * BA NGÀY TẾT

Ba ngày Tết của ông lão bán xăng

tieuthuye 
Hoàng yên Lưu
Bức tranh người giàu đón Tết trong hoa tươi, pháo nổ, rượu nồng và mỹ vị, với nguồn vui, âm nhạc tràn ngập trong nhà ngoài ngõ đã trở nên quá quen thuộc. Còn người nghèo đón Tết ra sao? Cái Tết của người nghèo thì muôn vẻ khác nhau nhưng ở thời nào cũng thế, và ở đâu cũng thế, đều ảm đạm, đạm bạc và đơn sơ như ba ngày Tết của ông lão bán săng qua ngòi bút của một nhà văn tiền chiến: Ngọc Giao. Theo phong tục cũ, cho dù nghèo, cho dù số phận hẩm hiu, bạc bẽo đến đâu, thì như thi gia Tú Xương đã nói: “Chẳng phong lưu cũng ba ngày Tết”, người bình dân vẫn giữ tập tục thuần lương cố tìm cho ra không nhiều thí ít: “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” và đi lễ đình, lễ chùa cầu may mắn trong dịp tân niên. Cảnh cha con lão Cù trong truyện của Ngọc Giao là bức tranh Tết có màu sắc giản dị, ảm đạm và thê lương khác hẳn với màu xuân ồn ào, tươi thắm. Ảm đạm trước cảnh nghèo, trước sự cô đơn, tủi thân tủi phận trước thế nhân chỉ biết trọng phú khinh bần nên kẻ xem tranh khó tránh được tiếng thở dài.
Ngọc Giao, sinh 1911, tạ thế 1997, nổi tiếng trước 1945 với nhiều truyện ngắn như Quán gió, Phấn hương và truyện dài như Đất; Xã Bèo, tiểu thuyết hội tề... Ngọc Giao từng là thư ký tờ Tiểu thuyết thứ bảy và cùng trong nhóm Tân Dân với Nguyễn Công Hoan, Thanh Châu, Vũ Bằng, Trương Tửu và Lê Văn Trương... Nhóm này về phong cách sáng tác đối lập với Tự Lực văn đoàn và với các tờ Phong HóaNgày Nay nên trên văn đàn Việt Nam trong khoảng thời gian 32-45 của thế kỷ trước thường xảy ra nhiều cuộc bút chiến giữa họ. Sau hiệp định Genève, Ngọc Giao ở lại Hà nội và bị gác bút cho tới tuổi già.
Truyện ngắn Ba ngày Tết của ông lão bán xăng của Ngọc Giao in lần đầu trên tờ Tiểu thuyết thứ bảy số 403 năm 1942. Qua truyện này, người đọc sẽ thấy ngòi bút tài hoa của Ngọc Giao nặng về tình cảm, có chút hoài nghi và bi quan và với chút phong vị lãng mạn của một kẻ để lòng gợi giấc mơ xưa.
“Thôi thế là xong! Lão Cù đập một nhát búa cuối cùng vào cái mộng gỗ cho kẽ ván quan tài khít vào nhau. Lão xoa tay cho bụi mạt cưa bay đi chứ không thèm rửa, rồi quay lại bảo thằng bé con đang lúi húi quét vỏ bào dồn vào góc bếp:
- Tôm, con chạy mau lên hàng bà Chánh bảo bà bán cho gạo nếp, đậu xanh để về gói bánh. Con lại ghé vào chợ lấy hai chai rượu ở hàng cô Lý nữa, nhớ không?
Tôm là một thằng bé gầy gò, được cái nhanh như con chuột nhắt. Nó bị câm. Trước kia vợ lão Cù nhặt được cái hoang thai ấy ở đằng sau chùa làng. Vợ chồng lấy làm lạ, vì cả làng không có ai chửa hoang. Có hai người góa chồng thì cả hai đều tái giá rồi.
- Thế thì tất ai ở đâu xa đem đến vứt vào cửa Phật, ông mày ạ.
Lão Cù nhìn vợ, tợp một chén rượu, cười lớn:
- Hay là con của sư bà đấy chăng! Độ này sư bà chăm đi quyên giáo lắm!
Người vợ phát cháy lưng chồng, mắng:
- Phải gió, cái lão này! Tai vách mạch rừng, nhà chùa biết thì bỏ xác.
Hai vợ chồng thực thà, có ý định đánh tiếng cho nhiều người biết, để nghe ngóng xem có ai đến nhận thì cũng xin trả lại. Nhưng sau đó một hai năm, thằng bé cứ lớn lên, biết bò, biết đi mà không biết nói, cũng chẳng ai đến nhận nó cả.
Thấy con câm, lão Cù buồn càng uống rượu. Riêng người vợ thì cam vui mà nhận cái ơn Trời Phật ban cho. Vợ chồng lấy nhau từ thuở tóc xanh, đến ngày cả hai mái tóc đã ngà ngà hoa râm vẫn chẳng sinh nở được lấy một lần.
- Thôi thầy nó ạ, phiền muộn làm gì. Miễn là có được một đứa con bên mình, trước vui cửa vui nhà, sau này mình già, khi nhắm mắt cũng có một cây gậy chống đưa mình ra bãi tha ma. Chả hơn là đôi vợ chồng trơ trọi hả ông?
Lão Cù cũng đành nguôi sầu não. Lão bớt rượu đi, lại chăm làm như trước.
Những hồi đắt hàng, lão hì hục làm cả ban đêm. Hai vợ chồng cố đẩy cưa, xẻ gỗ. Chồng bào, vợ đục, cái nóng ngày hè bốc lên như hơi than lửa dưới mái nhà gianh lụp xụp, hai vợ chồng lau mồ hôi nhìn nhau một cách nhọc mệt rồi lại bào, lại đục.
Túp lều gianh ấy ở cách biệt bên đường cái quan. Vợ chồng lão không có một tấc đất trong làng, xin ở nhờ không ai nhận, vả ai người ta dám chứa cái nghề của lão, cái nghề làm săng buôn xác chết.
Cho nên hai vợ chồng khó khăn lắm mới xin phép bọn hào lý trong làng để ra ngoài cánh đồng, dựng cái mái gianh kia bên con đường cái quan chạy xa tắp đến chân trời. Con đường xuyên từ làng này sang làng nọ, chạy men theo cả đường xe lửa, nhờ vậy mà luôn luôn có kẻ qua người lại. Họ qua đấy để đến các chợ, đến nhà ga. Lão Cù chợt nghĩ ra một mối lợi, lão định mở thêm một quán hàng nước, hàng quà cho vợ bán. Nhưng ý định ấy vừa bàn bạc xong thì người vợ chết.
Kể sao hết cái cảm tình của lão trong cái đêm lão vừa canh xác vợ vừa tự tay mình đóng cỗ quan tài để bỏ vợ và đem chôn. Mỗi một nhát bào đưa đi, lão lại ngừng tay nhìn trừng trừng vào thớ gỗ trắng, tưởng đến lúc thịt da người vợ sẽ thấm vào dưới lòng đất lạnh. Mỗi một nhát búa đập thình thịch vào mảnh ván lão tưởng như đập vào những mẩu xương của vợ mình.
Chôn cất vợ xong, lão Cù lại chán đời lại uống rượu. Rượu say lão hát nghêu ngao một mình giữa cánh đồng mênh mông. Gió và lúa reo bên chân lão. Nước con sông đào Nguyệt đức thờ ơ trôi không cùng.
Thằng con câm cũng đã lớn lên. Thấm thoát Tôm đã mười hai tuổi. Nó gày gò nhưng không bao giờ ốm. Phơi nắng cả ngày, tóc nó đỏ như râu ngô, da thịt quắt đi như con cá muối. Cả ngày hai cha con chẳng nói với nhau một lời. Bố, rượu say lầm lì như những cỗ quan tài nằm đợi khách. Con thì chiều chiều chờ bố cơm rượu xong ngồi hát dăm ba câu dưới gốc cây, để lại vác cái vó ra bờ sông ngồi đợi cá. Được cá nó ú ớ reo lên. Người bố nhìn con bằng đôi mắt tội nghiệp. Bữa rượu ấy người bố lại say và càng thấy thương người con tàn tật hơn. Cuộc đời tẻ nhạt của cha con lão hàng săng dầu dãi cùng năm tháng giữa cánh đồng như vậy, như hai lá cỏ khô hèn mọn.
Tết đến, ai mà không đón Tết. Lão Cù chớp đôi mắt lèm nhèm nhìn hút theo thằng Tôm lẩn vào những con đường ruộng, lão chặc lưỡi lầm bẩm:
- Ấy quên không dặn nó mua cái chân giò cúng mẹ nó.
Lão cúi xuống, chống cao cái liếp cho sáng. Lão khuân những chiếc quan tài xếp lên nhau cho gọn ghẽ, rồi lấy chiếc chiếu phủ kín.
- Tết nhất, họa có ai ra vào đây chăng! Bày sờ sờ những của này ra, người ta cho là gớm ghiếc.
Lão Cù nói một mình, dọn dẹp một mình, làm ra bận bịu. Mặt lão đỡ cau có, thỉnh thoảng cái miệng lão nhích cười trong bộ râu kín, rậm. Lão dán mấy cái tranh con mèo, con lợn, đây là phần Tết của thằng Tôm. Còn mấy mảnh giấy hồng điều, dài lê thê viết chữ Nho, thì phần lão. Lão đứng ngâm nga, chữ đọc được, chữ không đọc được. Nhưng lão cũng cứ gật gù, khen hay, phục thầy khóa ngồi bán chữ ở chợ Câu Nôm là giỏi.
Thầy khóa là bạn thân của lão. Dạy học, học trò chán chữ, chán thầy, thầy đành xoay sang nghề đi cúng. Lão Cù đã mời thầy khóa đến cúng ngày tứ cửu của bà Cù. Lão nghe thầy khóa kể cảnh đời gian nan mà thương xót. Lão vỗ vai thầy khóa mà hẹn rằng:
- Tôi cũng nghèo như thầy! Thôi ta chỉ còn cách này có thể giúp nhau: bao giờ mẹ già của thầy trăm tuổi, tôi xin phúng cụ cỗ áo quan tốt.
Thầy khóa cảm động, đã khóc trên chén rượu bữa ấy được lão Cù gọi vào hàng mời uống nhạt với ngô rang.
Hôm nay ngày tất niên, thầy khóa làm đôi câu đối tặng lão. Lạo Cù dán lên vách nhà chơi Tết.
Lão đang ngâm nga thì thằng Tôm về, đầu đội thúng gạo, đỗ, bó lá dong hai chai rượu và cái thủ lợn máu đỏ ròng ròng.
Thế là cả đêm ba mươi, hai cha con lão Cù ngồi canh nồi bánh chưng trong bếp. Thằng Tôm đến canh ba không gượng được nữa, lấy mớ rơm trải ra đất, nằm cuộn tròn dưới chân bố ngáy khò khó. Lão Cù ngồi không nhúc nhích. Lão lắng nghe tiếng pháo giao thừa đốt bên kia sông, ở các làng xa xa.
* * *
Ngày mồng một Tết, lão Cù khăn gói chỉnh tề, thằng Tôm thì được mặc cái áo the vá đụp, cái quần chúc bâu mới kêu loạt soạt, hai cha con mang vàng hương vào trong làng lễ đình.
Đến cổng cái lớn, Tôm kéo áo cha đứng lại. Khốn khổ! Cả năm cha con nhà nó có vào làng làm gì đâu tuy rằng vẫn đóng góp như mọi người. Ai cũng có ý gớm bộ mặt cha con nó. Người ta chỉ buộc lòng gặp lão, vào nhà lão lúc nào cần mua cỗ áo quan. Khi không ai lại dại dột vào nhà hàng săng. Huống hồ là ngày đầu năm mới. Gặp lão người ta biết tránh đi đâu, mà chúc lão một câu lấy lệ thì còn gì ghê rợn bằng câu: “Năm mới chúc cụ buôn may bán đắt, phát tài!” Lão biết vậy nên từ xưa tới nay, ngày Tết không ai ra nhà lão. Cha con lão cũng không muốn gặp ai, không dám vào nhà ai.
Thằng Tôm nhìn bố ú ở ra hiệu. Nó như muốn nói rằng:
- Bố ơi, đi lối sau đình hơn bố ạ. Như thế chẳng ai trông thấy bố con mình.
Lão Cù nhìn con chép miệng. Lão cho là phải, bèn lủi thủi đi quành ra đường khác. Đến sau đình, thằng Tôm nhanh nhẹn xé cái lỗ hàng rào thủng do chó làng vẫn chui qua đó ra đồng. Nó xé cái lỗ to ra, chui vào trước, rồi đứng bên trong, nó dắt bố vào theo.
Còn sớm chưa có ai ra lễ. Phải đợi một lúc ông Từ mới ra. Lão Cù to tiếng lễ phép chúc tuổi ông Từ. Ông Từ rút mảnh khăn vải đỏ ở vai lau râu, khẽ gật đầu nhạt nhẽo. Lão Cù bước đến gần, đưa cao cái khay vàng hương lên, trong đó đã đặt sẵn mấy đồng hào kền mới trắng nõn:
- Năm mới gọi là có lá vàng thẻ hương ra lễ Thánh. Lòng thành lại xin có chút quà mừng tuổi cụ.
Ông Từ đổi nét mặt vui vẻ, từ chối lấy lệ vài câu, bỏ tiền vào túi, mở khóa cửa đình, thỉnh mấy tiếng chuông.
Lễ thánh xong, lão Cù hoan hỉ vái ông Từ. Cha con lão lại chui ra lỗ rào thủng sau đình. Về nhà lão ngồi uống rượu. Thằng Tôm cũng được bố rót cho một chén. Rượu nồng lần đầu uống đã ngấm say, mặt thằng bé đỏ gay. Bưng nồi cơm ở bếp lên, nó lao đao ngã đè lên nồi cơm, kêu inh ỏi như con lợn bị chọc tiết.
Lão Cù vuốt râu, cười khà khà.
- Con ơi, khốn khổ thân con, giá còn mẹ mày thì cha con mình đâu đến nỗi vất vả thế này.
Mắt lão lấp lánh ướt trong tiếng cười khô héo. Chén rượu run ở trên tay, lão khóc, ôm đầu Tôm vào cánh tay gầy mà khóc.
Ngày mồng hai, mồng ba Tết với thiên hạ vui với hoa cười, pháo nổ.
Túp lều gianh heo hút của lão già bán săng không có hoa, có pháo, chỉ có gió mưa lùa vào, buồn như quán chợ hoang.
Lão Cù ngồi lầm lì suốt ba ngày xuân, không nhúc nhích vò rượu vơi ủ trong lòng. Tôm thì ngồi co ro bên con sông, con sông đào nước lạnh chảy thờ ơ”.
(Ngọc Giao -Tiểu thuyết thứ bảy 1942)

No comments: