Monday, October 17, 2016

HUY LÂM - NGƯỜI GIÀ - HUY PHƯƠNG - BÙI MỸ DƯƠNG

Tuesday, March 19, 2013

HUY LÂM * NGƯỜI GIÀU SỐNG LÂU

Người giàu sống lâu

- Huy Lâm

Người viết chưa từng được may mắn làm một người giàu có sung túc nên không biết cuộc sống của người giàu ra sao. Nhưng được làm người giàu chắc là sướng, ít nhất là về mặt vật chất.
Này nhé, bạn cứ thử tưởng tượng xem, một người không cần phải thật giàu có, chỉ cần rủng rỉnh tiền bạc thôi, khi muốn mua một món đồ gì là có thể mua ngay chứ không cần phải nhìn vào ví xem có đủ tiền không? Rồi không phải đắn đo suy nghĩ là có nên mua hay không? Hoặc cân nhắc xem món đồ ấy có thật sự cần thiết hay không? Nếu muốn đi chơi xa ư? Ừ thì cứ lấy vé máy bay hạng nhất, rồi tới đâu đó là đã có sẵn khách sạn sang trọng ở những góc phố chính, rất tiện cho việc di chuyển và mua sắm.

Người không giàu thì không được cái diễm phúc ấy. Muốn làm gì cũng phải tính toán cho thật kỹ, chi li từng khoản tiêu xài. Vé máy bay thì xem hãng nào rẻ hơn mới đi. Ở khách sạn thì cỡ ba sao là đủ sang rồi. Ăn uống thì kiếm những tiệm tương đối bình dân thôi, chớ vào những nơi khăn trải bàn thì trắng muốt, ủi là thẳng nếp, muỗng nĩa đặt ngay ngắn, ly lớn ly nhỏ, đĩa to đĩa bé được sắp xếp thật cầu kỳ. Nếu chẳng may liều mình bước vào những nơi ấy một lần cho biết mà nhỡ có bị chém trầy trụa chiếc thẻ tín dụng thì cũng đáng đời, chẳng ai thèm thương xót. Nghèo mà ham.
Đồng tiền nối liền khúc ruột. Do đó, nếu không phải là người giàu có, tiền bạc rủng rỉnh, thì khi làm bất cứ chuyện gì, dù lớn hay nhỏ, bạn hãy gắng nhớ phải so đo tính toán cho thật khôn ngoan, sảy một cái là gặp nạn như chơi, mệt vô cùng. 



Thế thì, làm người giàu quả là sướng thật. Nhưng điều đó dường như vẫn chưa đủ, người giàu thì càng ngày càng giàu thêm. Người nghèo thì may lắm là dậm chân tại chỗ, còn không thì bị thụt lùi. Trong danh sách các tỉ phú trên thế giới của tạp chí Forbes thì hiện nay là 1.426 người, tăng thêm 210 tỉ phú trong năm qua. Tổng số tài sản của những nhà đại phú này là $5,4 ngàn tỉ, tăng thêm sơ sơ có $800 tỉ so với một năm trước đó. Trung bình mỗi nhà tỉ phú ôm một khối tài sản trị giá $3,7 tỉ. Đây là con số khổng lồ mà đại đa số những người đi làm bình thường như chúng ta có mơ tới mấy mươi đời cũng không với tới. Riêng tại Hoa Kỳ, lợi tức của nhóm 1%, những người đứng đầu trong nấc thang kinh tế, đã tăng gấp đôi kể từ năm 1980, chiếm 20% tổng số lợi tức toàn quốc. Trong khi đó lợi tức của những người đi làm bình thường chỉ tăng 4% mà mức lạm phát lại ăn bớt đi 2% - nghĩa là mức sống của đại đa số không tiến thêm bao nhiêu.
Đã thế, người giàu lại còn được sống lâu hơn người bình thường để hưởng thụ cho hết những cái sung sướng vật chất mà đời ưu đãi cho họ nữa cơ chứ.
Theo một nghiên cứu của nhóm Longevity Science Advisory Panel ở Anh Quốc, với người giàu ở nước này, tuổi thọ trung bình của đàn ông là 83,8 và phụ nữ là 86,7, tương phản với nhóm người lao động bình thường, tuổi thọ trung bình của họ là khoảng ba năm ngắn hơn. Nghiên cứu trên còn cho thấy khoảng cách tuổi thọ giữa giàu và nghèo càng ngày càng cách biệt. Đầu thập niên 1980, khoảng cách biệt tuổi thọ giữa giàu và nghèo là khoảng hai năm, đến nay khoảng cách biệt đó là 3,5 năm.


Kết quả của nghiên cứu nói rằng lý do mà người nghèo chết sớm hơn là vì cuộc sống của họ kém lành mạnh hơn là những người giàu. Họ không được hưởng những dịch vụ y tế tốt hơn mà lại có thói quen uống rượu, hút thuốc và thêm bị béo phì. Thế nên, tuổi thọ của họ vì thế mà bị thấp hơn so với người giàu. Tựu trung cũng chỉ vì “ba cái lăng nhăng” nó quấy mà cụ Nguyễn Công Trứ trước đây đã phải buột miệng than thở.


Những nghiên cứu khác cho thấy ở Mỹ cũng thế, người giàu sống thọ hơn người nghèo. Một nghiên cứu của Văn phòng Ngân Sách Quốc hội (CBO) vào năm 2008 thấy rằng khoảng cách biệt tuổi thọ giữa giàu nghèo ở Mỹ, cũng như giữa những người có bằng cấp và không bằng cấp, đã tăng kể từ thập niên 1980. Trong thập niên 2000, những nhóm người có lợi tức cao sống thọ hơn những nhóm người có lợi tức thấp là khoảng 1,9 năm. Khoảng cách biệt đó đã tăng 1,6 năm kể từ thập niên 1980.
Tương tự như các nước Tây phương, người giàu Á châu sống thọ hơn người nghèo Á châu. Theo một nghiên cứu vào năm 2011 của viện nghiên cứu The Korean National Pension Research Institute nói rằng những người Nam Hàn có lợi tức thuộc nửa cao hơn thì sống thọ hơn những người có lợi tức thuộc nửa thấp hơn khoảng bốn năm.


Cũng có bằng chứng khoa học cho thấy người giàu chậm lão hóa hơn do trong cơ thể của người giàu sản xuất một loại hormone có liên hệ tới tuổi thọ của con người nhiều hơn là người nghèo.
Trong một bài báo trên tờ The Washington Post trong mục về sức khỏe, tác giả Michael A. Fletcher đưa ra một so sánh giữa hai khu vực giàu nghèo tại tiểu bang Florida để ta thấy được sự khác biệt rất rõ rệt về tuổi thọ ở hai nơi nằm kề cận nhau thuộc vùng phía nam nước Mỹ. Khu vực giàu có là quận St. Johns. Vì là một cộng đồng khá giả nên người dân sống trong khu vực này được hưởng tất cả những tiện nghi mà chỉ người giàu mới có như: những sân golf với thảm cỏ xanh quanh năm bao bọc lấy khu vực dân cư và gần đó là bãi biển dài thẳng tắp, sân quần vợt mới tinh và một hệ thống đường mòn tỏa ra khắp mọi ngõ ngách dành cho xe đạp và người đi bộ.


Nhờ vậy mà lối sống của dân cư trong quận St. Johns rất lành mạnh. Họ năng hoạt động bên ngoài hơn. Bảy ngày một tuần, từ sáng tới tối, lúc nào cũng có người đạp xe đạp, đi bộ, đánh golf hoặc chơi quần vợt. Và hẳn nhiên là với lối sống lành mạnh đó, tuổi thọ trung bình của người dân ở đây cũng tương đối cao hơn những nơi khác. Theo kết quả nghiên cứu của trường Đại học Washington, phụ nữ tại đây có thể sống tới gần 83 tuổi, so với chỉ hai thập niên trước, tuổi thọ của họ kéo dài thêm bốn năm. Tuổi thọ trung bình của nam giới là hơn 78 tuổi, dài hơn sáu năm so với hai thập niên trước.


Nhưng khi nhìn qua khu vực hàng xóm là quận Putnam bên cạnh, đời sống ở đây không những không có cảnh nhàn viên như St. Johns mà tuổi thọ còn bị ngắn hơn rất nhiều. Lợi tức trung bình và trị giá nhà ở của Putnam chỉ bằng khoảng một nửa so với St. Johns. Và tuổi thọ trung bình của quận Putnam kể từ năm 1989 chỉ nhích lên được một chút. Tuổi thọ của phụ nữ tại đây là khoảng 78 tuổi, so với hai thập niên trước chỉ nhích lên ít hơn một năm. Trong khi đó, cùng thời gian này, tuổi thọ của nam giới tăng thêm được một năm rưỡi và hiện nay là khoảng 71 tuổi, bảy năm ngắn hơn so với tuổi thọ nam giới ở quận St. Johns cách đó ít dặm.


Khoảng cách biệt tuổi thọ khá xa giữa hai quận hạt nằm sát bên nhau có lẽ phản ánh một sự thật khó chối cãi về sự bất quân bình kinh tế giữa nhóm người này với nhóm người kia càng ngày càng gia tăng tại nước Mỹ. Tuy tuổi thọ trung bình ở Mỹ tiếp tục tăng đều đặn, đạt 78,5 tuổi vào năm 2009, có những bằng chứng nghiên cứu cho thấy sự tăng tuổi thọ này phần lớn chỉ xảy ra ở nhóm những người giàu có và khá giả.
Mà tuổi thọ không chỉ chênh lệch bởi những nhóm với mức lợi tức khác nhau, mà hiện nay một vài nhóm - đặc biệt là những phụ nữ da trắng có lợi tức thấp - cũng đang bị thua xút tuổi thọ.


Một bản phúc trình được đăng trên tạp chí Health Affairs vào tháng Hai vừa qua nói rằng gần một nửa các quận hạt ở Mỹ trong thời gian qua, số phụ nữ chết trước tuổi 75 với tỉ lệ cao hơn trước đây rất nhiều. Các quận hạt mà tuổi thọ của phụ nữ đang sút giảm thường là ở khu vực nông thôn thuộc vùng phía nam và tây.
Tình hình đời sống ở những khu vực nông thôn nước Mỹ nói chung không chỉ là khó kiếm được công việc tốt (đưa đến lợi tức thấp) mà sự tiếp cận các dịch vụ y tế cũng khó khăn do số bác sĩ cung ứng không đủ. Ngay cả những người có bảo hiểm y tế muốn gặp bác sĩ cũng là chuyện khó khăn, nan giải. Do đó, những người bệnh, nhất là những người mang những căn bệnh hiểm nghèo đã không có được sự săn sóc y tế đúng mức và điều này ảnh hưởng không ít tới tuổi thọ của họ.


Vậy, phải chăng chuyện kinh tế và tuổi thọ có sự liên hệ mật thiết với nhau?
Không hẳn thế. Đó chỉ là một cách ngụy biện. Giàu nghèo không phải là lý do chính mà tuổi thọ dài hay ngắn. Vấn đề là ở chỗ người giàu thường có khuynh hướng sống lành mạnh và có ý thức hơn đối với cuộc sống của chính họ. Thế thôi.
Mà suy cho cùng, sống thọ hay không không quan trọng. Cái quan trọng là cuộc sống có hạnh phúc vui vẻ hay không?

GIẢI TRÍ CỦA NGƯỜI GIÀ

Những thú vui giải trí của những người đứng tuổi



Hát Karaoke tại Toronto, Canada
Westminster , California (tin tổng hợp)

Khi bước vào căn phòng khách của một gia đình người Việt , trên đường Sapphire, thành phố Westminster, người ta tưởng như là bước vào một sàn nhảy của một phòng trà ca nhạc: có ca sĩ hát trên bục sân khấu, có những cặp dìu nhau theo điệu nhạc, và xung quanh căn phòng có những người ngồi lắng nghe tiếng hát, hay rù rì nói chuyện.


Một hình thức giải trí rất thông dụng của những người đứng tuổi ở Little Saigon là các chương trình “hát cho nhau nghe” có khiêu vũ. Các buổi trình diễn thường diễn vào vào những ngày cuối tuần tại những tư gia. Một nhóm bạn bè, những người mà con cái đã lên đại học hay đã trưởng thành, tụ tập tại một trong nhà của những người này. Mỗi cặp mang đến một món ăn, và hùn tiền để mướn nhạc sĩ đến chơi nhạc “sống”: thường mỗi người phải bỏ vào từ 6 hay 7 mỹ kim cho tiền trả thù lao cho nhạc sĩ đến đánh đàn.

Theo bà Phạm Diễm Tuyết năm nay 75 tuổi đang sống ở Santa Ana, thì bắt đầu là những cuộc họp bạn, để ăn uống tâm sự, rồi dần dà mới biến thành những chương trình hát karaoke, nhảy đầm.

Ông Phú Lê một cựu sĩ quan không quân VNCH, về hưu cách đây vài năm, đã mua nhà ở Westminster trong nhiều năm qua, với mục đích tổ chức các chương trình họp bạn,hát cho nhau nghe này. Ông Phú đã bỏ tiền mua một dàn máy loại nhà nghể”Public announcement system” và những dụng cụ lỉnh kỉnh khác như microphones, trống, đàn, bàn ghế..v.v.
Các nhóm hát cho nhau nghe ở Cali thường có chừng 30 người. Họ hát làm hai đợt, xen vào giữa nửa tiếng đồng hồ dành cho việc ăn uống.

Chúng tôi cũng xin nói thêm ở đây là hát cho nhau nghe là một thú vui tao nhã, về tinh thần cũng như thể chất và giúp ích cho sức khỏe. Đến các hộp đêm để nhẩy đầm chăng? Đó là khung cảnh của khói thuốc, của rượu chè, thuốc lắc.
Còn đến dự khán các chương trình ca nhạc ư? Đó là một cách giải trí thụ động, không tốt cho bằng chính mình tự hát.

Hát cũng như tập thở khí công, còn nhẩy đầm cũng là một phương cách tập thể dục hữu hiệu như đi bộ, chạy treadmill. Một điểm lợi khác nữa là khi tập hát, hay nhảy đầm, người ta phải suy nghĩ những bước tiến lui, và đây là một cách thức hữu hiệu ngăn ngừa bệnh quên, Alzheimer’s.

Tại Toronto, chương trình hát cho nhau nghe trên Thời Báo Radio đã kéo dài hơn 4 năm qua, hiện đã phát thanh trên 200 chương trình. Qúy độc giả có thể gửi những bài hát dưới dạng mp3 qua mạng internet, hay gửi những CD đến địa chỉ của Thời Báo, chúng tôi sẽ lần lượt cho phát thanh, không kể hát hay hay hát không hay, trong tinh thần “hát hay không bẳng hay hát”. Quý vị cũng có thể nghe các chương trình hát cho nhau nghe trên website này (cột màu đen, ở bên phải, dưới các quảng cáo của Radio, SBTN Canada)

HUY PHƯƠNG * TRUNG CỘNG

Một người làm thương mãi biết hổ thẹn

Thiên An Môn 1989
HUY PHƯƠNG
Cổ nhân vẫn cho rằng “phi thương bất phú.” Kỹ sư, giáo viên, công chức đồng lương cố định là lẽ đương nhiên; bác sĩ, luật sư ngay thẳng, không làm điều mờ ám thì lợi tức cũng giới hạn. Duy chỉ có giới thương mãi tùy thời cơ, đối tượng, nhu cầu mà xoay chuyển, thu lợi tức cho mình, cho nên người ta có nói: “Người mua lầm chứ người bán không lầm.” Có món mua một bán hai, nhưng cũng có món mua một bán mười.
Thời VNCH có bao nhiêu người kể cả giới có chức có quyền, trong khi quân đội đổ máu ngoài chiến trường, thì hậu phương người ta “tuồn” thuốc tây, xăng, gạo, vải vóc và cả… vũ khí cho địch quân để làm giàu, chỉ vì đồng tiền, dù là đồng tiền vấy máu. Thị trấn nhỏ bé Gò Dầu Hạ sát biên giới Kampuchea, dân số không đến vài chục nghìn mà đã có hơn 10 nhà thuốc tây, thuốc thời đó không cần toa bác sĩ, bán cho ai, nếu không mua đem về tiếp tế cho Việt Cộng bên kia biên giới?
Bây giờ trong khi Trung Cộng thôn tính Hoàng Sa, Trường Sa, ngang ngược trên Biển Đông, bắt bớ giam cầm ngư phủ Việt Nam ngay trong hải phận quốc tế, cắt dây cáp của tàu dò dầu khí của Việt Nam, lập làng, thuê đất, thuê rừng, khai thác bauxit trên đất Việt Nam, toàn dân phải chịu nhục vì tập đoàn cai trị muốn bán nước. Trong khi đó thì bọn con buôn, sẵn sàng vì lợi nhuận, nhập hàng độc hại giết người vào để giết dân mình, con buôn du lịch thì tổ chức cho đồng bào mình, viếng thăm đất nhà của bọn bành trướng, nơi mà gần đây đã có cửa hiệu trương bảng cấm người Việt Nam và chó mà không biết nhục. Ngay cả các dịch vụ du lịch người Việt tị nạn ở Mỹ, ở Úc, ở Canada, ở Âu Châu… mỗi năm đã tổ chức bao nhiêu chuyến du hành đi thăm Bắc Kinh, Thượng Hải… đem thêm ngoại tệ cho đất nước này, qua các trạm hải quan của Trung Cộng mà không thấy xấu hổ, đứng chụp ảnh tại Quảng trường Thiên An Môn mà không nghe mùi máu tanh của 5,000 người đã chết chỉ vì đòi hỏi dân chủ trong đêm 4 tháng 6-1989.
Nhưng những nhà buôn kiếm lời trên những chuyến du lịch đi Trung Cộng không quan tâm đến điều này, dù họ là những người Việt Nam, vô cảm vì nỗi đau chung của người Việt.
Công ty du lịch của ông Trần Nguyên Thắng ở ngay đất Bolsa này đã làm được một điều mà tôi nghĩ chưa một công ty du lịch nào làm được, đó là ông từ chối không làm tour cho đồng bào của ông đi Trung Quốc. Ở đây là đất tự do, ông không là giám đốc một công ty du lịch của nhà nước CSVN, làm dịch vụ theo chỉ thị, nên ông có quyền làm ăn theo ý ông. Ai thấy tiền mà không tham, vì tour du lịch Trung Cộng là tour rẻ nhất, dễ ăn nhất, vì rẻ nên có nhiều người tham dự.
Trước hết, ông giám đốc công ty du lịch này không ưa cộng sản, ông cho rằng: “Văn hóa cộng sản là một thứ văn hóa tồi tệ nhất trong lịch sử Á Châu. Đấu tố giai cấp, tình yêu giai cấp đã đạp đổ đi tất cả mọi truyền thống cũ. Để sống sót trong hệ thống cộng sản, con người buộc phải sống thay đổi nhiều bộ mặt để có miếng ăn, để có chỗ ngủ. Đời sống dạy cho cán bộ, cho người dân phải biết cách luồn lách, biết cách nịnh bợ, biết cách sống giả nhân giả nghĩa, biết cách bè phái tham nhũng hối lộ để sống còn trong xã hội đó. Có người nào trong tổ chức chính phủ và đảng của Trung Cộng ngày nay đã không từng là những Hồng Vệ Binh năm xưa dưới thời của Mao Trạch Đông. Những hung thần con nít đó đã làm lại lịch sử và nền văn hóa cộng sản cho đất nước Trung Hoa.”
Chỉ nói riêng về danh xưng của đất nước cộng sản đông dân nhất thế giới này, vì sao phải gọi họ là Trung Quốc như CSVN đã gọi, mà không gọi họ là Trung Cộng cho… chính danh? Tôi đã đồng ý với Trần Nguyên Thắng khi ông viết rằng: “… danh từ Trung Quốc hình thành từ tên Trung Hoa Dân Quốc từ thời Tôn Dật Tiên, tên mà Thống Chế Tưởng Giới Thạch vẫn dùng khi đến Đài Loan. Còn Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa với Cộng Sản chủ nghĩa do đảng Cộng Sản chỉ huy không gọi là Trung Cộng thì gọi là gì bây giờ. Có chữ “Quốc” nào trong cái tên đó đâu! Đến danh từ tên mà cũng có ý lừa đảo lập lờ, nếu họ thật tốt thì có sợ gì mà không tự nhận là Trung Cộng. Vì thế tôi không gọi họ là Trung Quốc mà gọi họ là Trung Cộng cho đúng tên và chính danh.” Là một người hướng dẫn du lịch nhiều năm, đi nhiều nơi trên thế giới, ông Thắng cho rằng danh lam thắng cảnh của nước Tàu không thể so sánh được với Ai Cập, Peru, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp, Slovenia, Kampuchea, Miến Điện và ngay cả Việt Nam. Ông chê văn hóa Trung Cộng còn thấp kém vì chỉ biết dối trá, lọc lừa, chụp giựt, ăn cắp, chen lấn, vô lễ… Không giấu diếm, sợ hãi vì còn mong muốn đi về Việt Nam, ông Trần Nguyên Thắng, một người kiếm tiền lương thiện bằng những tour du lịch, cũng cho rằng “chế độ cộng sản hiện nay tại Việt Nam còn tệ nạn tham nhũng, thối nát, quan liêu…”
Trong một bài báo gần đây sau khi có tin một nhà hàng ở Bắc Kinh treo bảng “miễn tiếp khách Nhật, Phi, Việt và chó,” ông đã mong có một ngày nào đó khi về Việt Nam ông sẽ mở một cửa hàng, với những thực phẩm “đặc biệt” để dành cho cán bộ cộng sản và… lợn: “For Communist members and pig only!”
Tôi không quen ông Trần Nguyên Thắng của công ty du lịch mang tên ông, cũng như chưa hề giáp mặt ông một lần, nhưng tôi nghĩ ông là người can đảm, biết hổ thẹn và có tấm lòng yêu nước.
Trong giới làm thương mãi, không ai chê tiền, ông cũng cần tiền, nhưng không phải ở chỗ đó, vì ông còn biết nhục.

NGUYỄN BÁ CHỔI * CHIẾN TRANH VIỆT NAM


Xin đừng gọi “em” bằng… chiến tranh chống Mỹ

Thưa các anh,
Em là cuộc chiến tranh kéo dài trên 20 năm trên nước Việt Nam mà anh chàng nhạc sĩ phản chiến dựa hơi lính để trốn lính của “bên thua cuộc” gọi là “20 năm nội chiến từng ngày”; còn các anh thì gọi là “chiến tranh chống Mỹ cứu nước”, về sau này gọi vắn tắt “chiến tranh chống Mỹ”. Em đau khổ dường nào khi bị các anh gọi không đúng tên em.
 
Trước hết, em muốn gợi nhắc nhở để may ra các anh sống lại chút tình đồng cảm mà thấu hiểu cho nỗi lòng em ròng rã từ 50 năm qua. Các anh thử tưởng tượng khi tên mình bị người ta gọi sai đi, hoặc do vô tình, hoặc cố ý vì nguyên nhân hay mục địch nào đó. Chẳng hạn như anh Nguyễn Thanh Tú bị gọi là Nguyễn Thành Thúi, anh Trần Đăng Thanh ra Trần Bất Hạnh, anh Nguyễn Phú Trọng thành Lú Nặng, anh Nguyễn Tấn Dũng ra Dũng Xà Mâu hay Ba Ếch, anh Trương Tấn Sang thành Trương Tấn Xạo... mặc dù trên thực tế người ta gọi tên các anh này trại ra như thế rất là “hợp tình hợp lý”- em mượn chữ của “nhà báo” kiêm “tiến sĩ” kiêm luôn “giáo sư” Nguyễn Thanh Tú nói về “phải giữ lấy điều 4 HP”.
Thưa các anh, tên cúng cơm đầy đủ của em là “Chiến tranh do CS Miền Bắc (tức nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà) xâm lăng Miền Nam (tức Việt Nam Cộng hòa)”, ban đầu bị các anh gọi là “Giải phóng Miền Nam”, về sau đổi thành “Chiến tranh Chống Mỹ”.
Người ta gọi trại tên các anh Thanh Tú ra “thằng thúi”; Đăng Thanh “bất hạnh”; Phú Trọng “lú nặng”; Tấn Dũng “Dũng xà mâu, Ba Ếch”; Tấn Sang “tấn xạo”... là gọi đúng bản chất “sự việc”; thế mà các anh đã chẳng những buồn phiền, rầu rĩ mà còn giận hờn tím gan. Còn như em đây, bị các anh gán cho cái tên với ý nghĩa hoàn toàn trái ngược lại. Nay thiết nghĩ đã đến lúc em phải đòi lại cho đúng tên thực của mình. Em đau khổ cũng quen rồi nhưng vì, như lời bác cuỗm được của ông Quản Trọng bên Tàu dạy các cháu, “vì lợi ích trăm năm trồng người”, em thiết nghĩ sự gọi đúng tên đúng việc này nếu không thức tỉnh được các anh đầu óc có chưa chai lì thì cũng vì “sổ hưu” thì ít ra cũng giải độc được cho con cháu các anh để chúng hiểu đúng sự thật lịch sử nước non nhà.
Em ra đời năm 1954 tức là ngay khi các anh phải rút về Bắc vĩ tuyến 17 theo Hiệp định Genève chia đôi đất nước, các anh đã cài cắm người ở lại và chôn dấu vũ khí để chuẩn bị đánh chiếm Miền Nam khi đó chưa có sự hiện diện của quân đội Mỹ. Hiệp định do các anh ký chưa ráo mực thì chính các anh chờ đêm tối đến mò về làng mạc thôn ấp nơi đồng bào Miền Nam đang sống yên lành, tìm bắt cóc sát hại viên chức chính quyền, rồi từ từ “thừa thắng xông lên”, các anh cho ra mắt “Mặt trận giải phóng Miền Nam”, vào ngày 20/12/1960.
Từ đó, thân em càng phình ra theo những “thành công” phá làng đốt xóm, bắt cóc giết người, đắp mô, gài mìn đường sá, tung lựu đạn rạp hát phòng trà... Cho mãi đến 1964, khi Miền Nam chịu không thấu sự hoành hành từ phía các anh mà Miền Nam có câu hát “giặc Miền Bắc vô đây, bàn tay nhuốm máu anh em...”, quân đồng minh của họ do Mỹ dẫn đầu với Thái Lan, Tân Tây Lan, Úc, Nam Triều Tiên, Phi Luật Tân mời mới nhảy vào cứu nguy.
Như vậy thì rõ ràng: “các anh chống đồng bào Miền Nam trước khi “chống Mỹ”. Rõ ràng Mỹ chỉ là kẻ đến sau bộ đội cụ Hồ trong cuộc đời em”.
Mà quả thực rõ ràng là như vậy. Khi Hiệp định Paris chưa ngã ngũ, “anh” Lê Đức Thọ đã đi đêm với Kissinger Mỹ để lừa gạt Miền Nam ký vào bản hiệp định cho Mỹ rút quân và các anh muốn làm gì thì làm sau đó.
Quân Mỹ đã rút năm 1973, đúng như tinh thần Hiệp định Hoà bình mà các anh đã ký kết.
Quân Mỹ đã rút khỏi, nhưng thân em nào có được yên. Các anh vẫn giày vò thân em vì sự thực, như thuở ban đầu, mục đích chủ trương của các anh là chống người Việt Mền Nam chứ đâu phải chống Mỹ. Chỉ cần xem những tấm hình chụp “anh” Thọ đi đêm với Kít Mỹ với khuôn mặt hồ hởi phấn khởi của hai anh thì biết thân phận em còn phải nằm ngửa ra cho đến hai năm sau.
Nói chi đâu xa: vụ Mậu Thân mà mới đây nhân dịp kỷ niệm 45 năm các anh vẫn còn bày trò gian lận bằng cuốn phim gọi là “tài liệu” về Mậu Thân Huế của cô ả Lê Phong Lan.
Năm đó em tưởng mình được yên thân trong ba ngày Tết, vì chính các anh đề nghị và được bên Miền Nam đồng ý hưu chiến cho bà con Mừng Xuân sang, nhưng chính các anh đã tráo trở. Xuân vừa sang, tiếng súng AK đã nổ vang phố Huế. Em (tức chiến tranh) lại phải tức giấc. Chính các anh đi ruồng bắt rồi đem chôn sống hàng ngàn người Việt chứ đâu phải người Mỹ! Chống Mỹ thì chôn sống Mỹ chớ hà cớ gì lại đi chôn sống người Việt!
Em nhớ không sai, tinh thần của Hiệp Định Paris 1973 là chấm dứt chiến tranh, vãn hồi hoà bình mà các anh đã ký; và quả nhiên rõ ràng là quân Mỹ đã rút khỏi Miền Nam. Vậy mà các anh vẫn đánh quân Miền Nam và đánh lớn bằng chiến dịch Hồ Chí Minh để phe các anh có được “đại thắng mùa xuân”, và tù binh không ai khác hơn là người Việt Nam. Trắng đen thế ấy nhưng các anh cho đến nay vẫn không chịu “sáng mắt sáng lòng” gọi em bằng tên “Chiến tranh chống Mỹ” thì oan cho em quá.
Các anh ơi, nếu em nhớ không lầm thì trong một cuốn tiểu thuyết nói về yêu đương nào đó có chuyện anh chàng kia tuổi tác đáng bậc chú cô bé nọ, nhưng vì yêu đã xin “đừng gọi anh bằng chú”
Nay em cũng xin các anh, không phải vì yêu mà vì công lý, xin đừng gọi em là “Chiến tranh chống Mỹ”, nhưng hãy gọi cho đúng tên.
Đó là cuộc chiến tranh xâm lăng Miền Nam Tự Do do Cộng sản Miền Bắc phát động.
Em cám ơn các anh,

BÙI MỸ DƯƠNG * HỌP BẠN TRƯNG VƯƠNG


 
Hp mt các bn (53-60) ơi.
Thưa các bn nh li kỳ hp mt 2004 ti California nhóm (53-60) ca chúng ta ln đu tiên gp g rt đông gm 81 bn và gn ba chc đc lang quân.
Chúng ta mng mng ti ti khóc cười vì đã hơn 40 năm mi gp nhau đông như vy.
Chúng ta vn  thường tham d ngày l Hai Bà t chc California, Washington DC, Houston, rt đông các cu hc-sinh ca trường thuc nhiu niên khóa nhưng nhóm (53-60) ca chúng ta rt ít. Vì thế có gp nhau cũng không có cơ hi hàn huyên nh li nhng ngày thn tiên thu đó 
 
Hi hoa anh đào ta th đô Hoa thnh Đn năm 2003 tuy chung mà riêng nhóm bn (53-60) ti TH đô khá đông, tình nghĩa đy  p ” con tim”.
Tú-Nht sp xếp  ăn, cho cả đám bn., trưng dng chng con chuyên ch.  trong nhng ngày hội, Ch đã  “ x áo” trong cơn tuyết giá bt cht. 
 Kim-Hân hiếu khách không làm” tài xế” nàng phi nh con trai đón tn Phi trường và  sau đó cô con gái d thương đã đưa mẹ và bn đi gii thiu nhng cnh đp tượng trưng ca Th-đô.
Bn Trn th Ninh rt thân t thu “xoã tóc vai”, bao năm dâu b gp li nhau, anh ch,  đón v “túp lu lý tưởng “ cho ăn ng mt đêm ri tin chân ra phi trường.

 Thy tình bè bn thân thiết như thế nên Nguyn th Tho, Kim-Long,  Châu-Hà, Khánh-Ngc,  Kim–Dung bàn kế hoch là làm sao tìm được các bn đng niên khoá gp nhau sau bao năm xa mái trường thân yêu ?? Cùng ý đó tt c đã  tìm  kiếm và  nhóm (53-60) đã thành hình có danh sách 208 bn gồm hi ngoi và trong nước, Chúng ta ni kết liên lc  thăm hi, chia vui x bun vi nhau.
Bây gi đã là nhng c già tui hc cao, tui tri thiên mnh,.Chng tôi nhn đnh c sng  trên 60 tui là được Thượng đế ưu ái ban phúc lm ri. Vy mà lũ (53-60) chúng ta đã vượt qua được ranh gii trên c thp niên ri đó mng không ??.
Nh năm đu tiên (2004) sau 2 ba tic chào mng ca dân qun Cam Cam , ti mình kéo xung San Diego  quy phá, ăn ung nhà Phm th Kim . Bn Kim phi nh chng con, dâu r giúp mt tay cho ba tic c trăm người được chu đáo. Chúng ta trò chuyn cười nói tưởng như “tui thơ ngây” ngày nào. Ri tic ln tic nh đãi nhau tng nhóm, đ ri lưu luyến chia tay.
Năm 2005 ngày gia-đình Trưng-Vương hi ng ti Houston nhóm (53-60)  cũng có cuc hp mt riêng ti  “ lu đài tình ái” ca Ngô kim Nhy, vi lòng hiếu khách  thc ăn chn lc,  cnh nhà đẹp rộng rãi cho chúng ta nhớ lại những ngày thơ dại “ hái hoa, bắt bướm,  …” Kết thúc những ngày gặp nhau bằng bữa ăn đậm tình quê ở quán Phố Xưa. Thầy trò tâm tình thoải mái.
Năm 2006 cũng nhân ngày l Hai Bà,  chúng ta li mt ln na đến vùng bin đp có khí hu tt nht nước M do bn Ngân-Sơn “ đăng cai”  vi ba trưa kiu Pháp ti nhà và hướng dn du lch ca vùng tây nam nước M. Đi xem cnh, tâm tình khi v “kiến bò bng ” ch nhân cho ăn  buffet tại nhà hàng . Quyết tâm trả thù dân tộc ( nhà hàng Tầu) các bạn TV thể hiện câu “ nữ thực như hổ” cho nhà hàng lỗ chơi…
Năm 2008 chúng ta lại họp mặt ở Texas xứ nóng tình bỏng, các bạn sở tại đãi tại nhà hàng chưa đủ, thân thương hơn phải tại gia nữa: Kim-Long, Châu-Hà và sau cùng đến nhà Trương hoàng Yến với bến sông sau nhà chúng ta lại được dịp thoả thích nói cười ăn uống. Những dịp vui đó cả lũ chúng tôi như được trở về “ngày tháng cũ”
Tháng 8 năm 2010 M Dương kỷ-niệm lên “lão” nhóm bạn ta ở Canada và nhiều tiểu bang trên đất Mỹ về tham dự : Nam bắc California, Washington DC, Washington state,  Virginia, New Jesey, Florida, Texas ….Tất cả khoảng trên 70 vị và phu quân . Tiệc tùng xong quí  vị lại xuống vùng phía nam thăm các bạn ở San Diego, ra Park hội họp ca hát và ngày sau cùng đi xem đảo Catalina bằng tầu. Cả ngày hàn huyên vui vẻ, mệt nhoài, Mỹ-Dương đã chia tay các bạn bằng những bát phở gà, phở sào, cơm gà hay chả cá Thăng Long tại nhà hàng Quang Trung để mai ai về nhà nấy nhớ mãi cuộc vui này.
Tháng 4 năm 2011 Đoan Chính nại cớ về hưu cho nhóm chúng ta họp mặt tại San Jose’
Ngoài tiệc của  Đoan-Chính bạn Đỗ thị Đào và Đỗ thị Mai đã đón đưa, cho ăn cho ở, khoản đãi thật chu đáo  không ngờ tình bạn của chúng ta thương nhau như thế. Đào vận dụng chồng con phụ giúp. quí hoá quá hỡi các bạn TV của chúng ta.ơi !!
Không dám nhắc thêm nhưng ở tuổi của chúng ta rất hạn hẹp nếu có cơ hội thì cố gắng cùng nhau gặp mặt “kẻo mai kia mốt nọ” lại nuối tiếc khôn nguôi!...
Ngày 23 tháng 2 năm 2013 Mỹ Phan tổ chức “ vào tròng” được 50 năm, chị có nhã ý mời quí bạn  tham dự và sau đó riêng tư hội ngộ (53-60) . Nếu đông đủ, chúng ta sẽ làm một cuộc du lịch khác như Las Vegas, hay Sand Canyon v..v.. ???
Minh Loan đi chơi Texas về cho biêt các bạn Houston ủng hộ hết mình cuộc hội ngộ vào tháng 2 năm 2013 này.



TV (53-60) kỷ niệm 60 năm ngày rời ngôi trường thân yêu .
Như đã định  thứ bẩy ngày 23/2/2013….bữa tiệc mừng “ lễ vàng” của bạn Trần Mỹ-Phan và anh Bùi phong Quang có khoảng trên 30 bạn đồng khoá tham dự tuy vui nhưng chưa được thoả chí chuyện trò.  Để kéo dài thời gian gặp nhau, ban tổ chức thuê xe bus du ngoạn thành phố “ đỏ đen” cho tự do nói cười mà không làm phiền người khác. Thời gian rong ruổi trên xe, lũ chúng tôi đã có khoảnh khắc riêng tư từng nhóm, chuyện vui buồn của những tháng ngày xa cách.  Muốn làm cho không khí vui tươi sinh động chị trưởng ban tổ chức Minh Loan lên micro nói lời chào mừng và chương trình du ngoạn đồng thời khuyến khích các bạn hát, hay kể chuyện vui. Thanh Hải, Kim Dung năng động phụ với Minh Loan phân phối  đồ ăn thức uống cho các bạn. 
Phần ăn gồm một bánh paté nóng hổi mới lấy trong tiệm, một cái bánh khúc do bàn tay khéo léo Quỳnh-Giao, gói thạch dừa ngon dòn do bà Kim nổi tiếng quận Cam.  Ăn ngon để có sức, những trái quit, chùm nho ngọt làm trong giọng, chai nước mát bớt khản cổ vì nói nhiều. Cám ơn các chị bạn chu đáo lo ăn, lo uống nhưng làm sao cho chuyến đi vui vẻ thế là Minh Loan cổ võ, khuyến khích các bạn biểu lộ tài năng. Cả đám như được xem cuốn DVD cây nhà lá vườn: bạn Kim-Toàn với giọng ca mạnh, cao vút, làm chúng tôi vừa ngưỡng mộ vừa được cười nghiêng ngả. Cô dâu 50 năm cũng góp lời ca có thể chị xúc động ( sau đêm ngà ngọc) nên giọng trĩu nặng. Minh-Chúc hát hay và thường là người của đám đông, Vân Phương cô bạn không cùng trường nhưng cùng xóm hát thật hay với bản nhạc tiền chiến khiến những tràng vỗ tay kêu như pháo nổ. Thanh Hải phân phát một số bản nhạc cho cả lũ đồng ca góp tiếng: nào nhạc Xuân, nhạc quê hương. Hết hát đến kể chuyện vui, mà  tiếu lâm của VN thì phải hiểu nghĩa trắng nghĩa đen mới lấy được nụ cười. Để tường trình tôi tóm tắt: đem thơ của bà chúa thơ nôm Hồ xuân Hương ra bình giải.
  


Tài nói chuyện cười có vợ chồng đốc Thủy & Ngọc-Ly kể vài nét đùa nghịch của nghề nghiệp, vợ chồng nhà văn Thiên nhất Phương & Vân Xã sưu tầm nhiều chuyện đó đây xưa nay cũng làm cho nhiều bạn “ em hiền như ma sơ” đỏ mặt. Tiếng hát lời ca và những mẩu chuyện vui cho chúng tôi “lão bà” quên hiện tại, trở về  tuổi “ đôi tám”.
Ôi! một giấc mơ tuyệt đẹp đang vẩn vơ trong đầu thì xe dừng ngay trước khách sạn Rio. Đôi vợ chồng hết lòng với bạn anh Thành & Ngân-Sơn sau bữa tiệc của Mỹ-Phan đã vội lái xe đi trước lo nơi ăn, chốn ở, giải trí cho chúng tôi. Xin trân trọng lòng hiếu khách của anh chị hôm nay cũng như cách đây mấy năm trước  (2006) tại San Diego.
Một ngày ồn ào trên xe vẫn chưa đủ, đến song bài phải thử thời vận, chúng tôi hạn chế  cuộc chơi để khỏi cay cú mất vui. Kết quả nhóm 4 đứa chúng tôi Tuyết, Hồi, Hoa và Dương được sòng bài trả cho 24 xu. Mấy giờ kéo máy chuyện trò vui vẻ mà túi không vơi,  nhớ câu ca dao con gái bẩy nghề chúng tôi thể hiện“ ăn quà là bốn”. Vé “ăn thả cửa” trong 24 giờ, chủ tiệm đánh vào lòng tham con người nên tiệm ăn “ all you can eat” rất đông, vì họ biết dung tích bao tử có hạn, muốn ăn nhiều cũng không được. 
Vân-Thu, Hải, Kim-Dung, Ngân-Sơn dẫn các bạn đi xem show, bốn đứa chúng tôi chỉ muốn nói chuyện với nhau, nói mãi, nói hoài mà không hết. Quá khuya mới về phòng nghỉ, hy vọng những mộng đẹp thuở xa xưa, một ngày gặp lại  chính mình nơi các bạn. Niềm vui gặp các bạn, tinh thần giao động đã phải dùng một viên thuốc trợ giúp để ngày mai còn tiếp tục cuộc chơi.
Sau một ngày ăn (quà) chơi ( bấm máy) thoả thích ở chốn không có ngày đêm, tiền bạc như  cỏ rác, xin nhắc lại lời người bạn lần đầu tiên viếng thăm nơi đây: “ kém trời mỗi cái cao”.
Một ngày quên hết chuyện trần thế, các bà già trở về bến mơ, tung tả trẻ trung vui đùa như hồi ăn quà vặt trước cửa trường Trưng-Vương 60 năm về trước.!!! Niềm vui riêng tư từng nhóm bây giờ tụ hội vui chung ở không gian nhỏ hẹp  ( xe bus) trên đường trở về quận Cam. Con đường dài Las Vegas –Westminster như ngắn lại bằng giọng hát lời ca, tiếng cười rộn ràng của các “ lão bà” và xe đã đến điểm hẹn, chấm rứt cuộc hành trình bằng chầu phở Thanh mà Kim Dung là “ nhà tài trợ” ???
Chúng tôi “ lưu luyến” chia tay vì ngày mai có chương trình khác nữa. Một số bạn phương xa được con cháu, những người quen mời đãi, chúng tôi  Đoan –Chính, Quỳnh-Giao, Hồng-Lan, Hồi-Hương, Hoa, Tuyết, Mỹ-Dương đến nhà cặp vợ chồng Diệp & Hợi thưởng thức tài bếp núc và lối đón tiếp nồng hậu của họ.
Bữa tiệc chia tay của nhóm ( 53-60) tổ chức tại nhà hàng Seafood World. Minh-Loan chu đáo chọn nhà hàng, thực đơn, dàn nhạc, ca sĩ , MC , nhiếp ảnh, tường trình với các bạn không đến tham dự đồng thời để chúng tôi ghi nhớ vài hình ảnh đáng yêu của các bạn gìa hôm nay.  Rất tiếc và bạn Ngô kim-Nhụy đã lặn lội từ Texas tới mà ngày vui cuối mệt không đến được , chúc bạn mau bình phục để chúng ta còn có dịp gặp lại nhau nữa ! 
Cuối bữa tiệc mỗi người còn được tặng chút quà lưu niệm như để nhớ ngày họp mặt nhau hôm nay.(3/2013).
Tuổi của chúng tôi, đường đời đã trải, thời gian còn hạn hẹp nên khẳng định rằng: chúng ta cần và phải có bạn trong  đời.
Nhà tư tưởng Aristote đã nói: “ Tình bạn là cái cần thiết đối với cuộc sống, vì không ai lại mong muốn cuộc sống không có bạn bè”.
Người bạn đời đã ra đi nên ngoài tình gia-đình anh chị em và đàn con cháu thì bạn bè là nguồn an ủi cho bớt cô đơn, đi nốt đoạn cuối cuộc đời vì thế tôi thương và thèm các bạn lắm. Nghe tin  bạn ở xa tham dự ngày hội ngộ, vui mừng khôn xiết, họ cũng như tôi mong gặp những “ con bạn” thương yêu thuở  “ tuổi dại khờ” .
                                ::_DSC1836.JPG                            
   Đám bạn học TV  chúng tôi quen biết nhau hơn nửa thế-kỷ, dù ở tuổi Lão Lai cũng không ngại đường xa tìm đến với nhau thương quá; phải tiếp đón thật tận tình. Hiện tại mới thật, ngày mai làm sao biết, bây giờ có cơ hội hãy nắm lấy không sẽ tiếc nuối. Câu nhận xét của các cụ quả không sai “ vì tình vì nghĩa, không vì cả bát cơm” nhất là xứ Mỹ vật chất dư thừa.
California  nắng ấm khí hậu điều hòa, người Việt Nam định cư  nhiều hơn các nơi khác. Các bạn  (53-60) nơi này khá đông chỉ cần gọi qua phone ới một tiếng là vui buồn có nhau.  Ngày họp mặt các bạn, tất cả đều mong ước, nhưng nước Mỹ rộng lớn tội cho đám bạn già mệt mỏi trong cuộc hành trình dài. Cùng tiểu bang tự lái xe hay dùng xe đò cũng  mất vài giờ bó chân bó cẳng. Bắc California  có Đoan Chính đến trước mấy ngày, Ngô bích Vân phải chuyển  2 chuyến xe lửa, Vân Xã có ông tài xế sẵn sàng rong ruổi từ thành phố vàng San Francisco, Nguyễn thị Hồng ham vui mượn chuyến xe đò Hoàng. Nguyễn thị Tâm cũng được đức lang quân tháp tùng cho phải phép. Phía nam, Phạm thúy Vân , Ngân Sơn từ San Diego lên.  Tiểu bang nóng bỏng Texas, Houston có “ba con mèo mướp” Hoa, Hồi-Hương, Tuyết  rồi Dương-Chi, Kim-Dung, Hanh, Kim-Nhụy, Thanh-Phong cũng sang phó hội. Ông rể sĩ quan võ bị Đà-Lạt từ thành phố Seattle thuộc tiểu bang mầu xanh, cũng mượn cánh chim trời dẫn cô vợ Nguyệt Thanh đi gặp các bạn thời“ áo trắng”. 
Tôi làm công việc của các chị (Tú-Nhật, Hường-Liên) trưởng lớp những năm xưa là điểm danh, xin quí bạn đứng lên, nhoẻn nụ cười thật tươi  cho các chú phó nhòm chụp hình:  Bùi thị Ái, Nguyễn ngọc Lan-Hương, Lê ngọc-Loan, Nguyễn kim-Dung, Hoàng thanh-Hải, Nguyễn thị Nhung, Nguyễn hoà-Phong, Dương vân-Thu, Đặng thị Diệp, Tiêu mỹ-Lợi, Nguyễn thị Điển, Vũ ngọc-Vinh, Phan thị Quỳnh-Giao, Lê thị hồng-Lan, Nguyễn anh-Vân, Phạm hồng-Yến, Nguyễn thị Tâm, Nguyễn ngân-Sơn, Nguyễn thị Tuyết, Bùi hồi-Hương, Nguyễn thị Hoa, Phạm kim-Dung, Đỗ dương-Chi, Mai thanh-Phong, Đỗ thị-Chúc, Trần minh-Loan, Trần mỹ-Phan, Nguyễn kim-Oanh, Bùi Mỹ-Dương, Đào nguyệt-Thanh, Trần thị Hanh, Nguyễn ngọc-Hoàn, Trần thị Tân, Nguyễn thị Hồng, Ngô bích-Vân, Phạm đoan-Chính, Trinh thư-Hương , Đinh hồng-Oanh, Phạm thị Dung, Trịnh hồng-Hạnh, Trần bạch-Lan.
 Chuông tan học chưa reo, cổng trường chưa mở mà các anh họ, anh ruột, cháu chắt đã thẫn thờ , thập thò, chờ đợi như  quí anh: Nguyễn đình Thảng, Bùi thế Thành, Nguyễn văn Quỳnh, Hoàng văn Hợi, Nguyễn song Thuận, Trần đức Tiến, Nguyễn ngọc Hốt, Đặng quý-Đông, Trần đức-Tiến.  Nếu sự việc trên xẩy ra 60 năm về trước chắc quí chị sẽ bị gọi ra văn phòng khiển trách nặng ….
Cám ơn các bạn đã tạo cơ hội họp mặt (53-60), đây chỉ là bản tường trình đùa nghịch mong làm các bạn cười thật nhiều, có sức khỏe dẻo dai để chúng ta lại gặp nhau thêm nhiều năm nữa nhé .


Thương mến . Bùi mỹ Dương  ( mùa Xuân 3/2013)





No comments: