Friday, October 14, 2016

NÉPAL - TRẦN HỒNG CHÂU - NGUYỄN THIÊN THỤ

Sunday, September 30, 2012

THẦN TRINH NỮ


 

Cuộc sống của những vị thần trinh nữ ở vương quốc Nepal
 
Trước cửa ngôi đền linh thiêng nằm trong quảng trường Durba Kathmandu thuộc trung tâm thủ đô của đất nước Nepal, dân chúng tụ tập rất đông và bỗng trở nên nhốn nháo khi ai đó hô lớn: “Nữ thần, nữ thần xuất hiện”.
Qua ô cửa sổ nhỏ của ngôi đền, một cô bé gái khoảng chừng 4 tuổi xuất hiện trong bộ trang phục màu đỏ với tóc vấn cao cùng nhiều trang sức và một con mắt thứ ba được vẽ trên trán vô cùng huyền bí. Nữ thần có vẻ mặt hơi buồn, thờ ơ đưa mắt nhìn tất cả mọi người. Toàn thể dân chúng Nepal có mặt tại ngôi đền khi đó vội vàng quỳ rạp người, thành kính lạy lục và khấn vái.

Nhiệm kì của nữ thần

Đó là một ngày của tháng 10 khi mà người dân Nepal hoan hỉ ăn mừng lễ hội Desain - một trong những lễ hội lớn nhất của vương quốc nhỏ bé nằm trên dãy Himalaya này. Người dân Nepal háo hức truyền tai nhau về một Kumari - vị thần trinh nữ sống mới của họ, thay thế cho người tiền nhiệm đã bị phế truất do đến tuổi dậy thì. Vị thần trinh nữ mới có tên là Preeti Shakya, mới chỉ lên 4 tuổi.

Sau buổi lễ phong nữ thần diễn ra trong ngôi đền, Preeti Shakya sẽ từ bỏ cuộc sống bình thường của mình để trở thành vị thánh sống của người dân Nepal. Dù là người theo đạo Hindu hay đạo Phật đều sùng kính nữ thần này, coi nàng là cội nguồn cho sự thịnh vượng và hòa bình trên vương quốc.

Trong vòng 8 năm, cho tới tận tuổi dậy thì, Preeti Shakya sẽ được cả người Hindu và tín đồ Phật giáo sùng kính như một vị thánh bảo vệ cho đức vua và toàn thể thần dân của vương quốc Nepal.

Đúng 9 giờ sáng, vị nữ thần mới xuất hiện. Tất cả dân chúng bỗng nhốn nháo khi có ai đó hô lớn: “Nữ thần, nữ thần!”. Trong phút chốc, tất cả người dân quỳ rạp xuống đất và rầm rì khấn vái. Qua ô cửa sổ nhỏ của ngôi đền, nữ thần xuất hiện trong bộ trang phục màu đỏ với tóc vấn cao cùng nhiều trang sức và một con mắt thứ ba được vẽ trên trán vô cùng huyền bí. Nữ thần có vẻ mặt hơi buồn, thờ ơ đưa mắt nhìn tất cả mọi người.

Một vị thần trinh nữ ở vương quốc Nepal

Người dân Nepal lúc này mới có cơ hội được diện kiến vị nữ thần trinh nữ mới của vương quốc mình. Nữ thần có một làn da mịn màng, bàn tay nuột nà, đôi mắt trong sáng và hàm răng trắng đều tăm tắp. Tất cả mọi người đều tỏ ra hài lòng với sự lựa chọn của các giáo sĩ hoàng gia về nữ thần mới này. Họ tin rằng Preeti Shakya sẽ mang lại cho họ những may mắn và luồng sinh khí mới trong cuộc sống.

Từ khi bắt đầu cuộc sống của một Kumari, Preeti Shakya sẽ luôn phải mặc trên mình trang phục màu đỏ. Người ta cột chặt tóc cô bé thành búi và vẽ cho em một con mắt thứ ba vào giữa trán. Đây là con mắt xua đuổi tà ma trong đức tin của người Hindu.

Trong thời gian làm nữ thần, Preeti Shakya sẽ sống tách biệt với tất cả mọi người trong cung điện nhỏ của riêng mình với một chế độ sinh hoạt của nữ thần. Trước 7 giờ sáng mỗi ngày, “nữ thần sống” phải trở dậy với sự giúp đỡ của người hầu tiến hành vệ sinh cá nhân và trang điểm, khoác lên người bộ trang phục riêng của mình.

9 giờ sáng hàng ngày, Preeti Shakya phải tới ngai vàng ngồi để dân chúng tới lễ. Ngày nào cũng vậy, cứ vào lúc 12 giờ trưa và 4 giờ chiều, “nữ thần sống” phải mặc quần áo màu đỏ, đầu đội vương miện bằng bạc, đứng nơi cửa sổ để du khách chiêm ngưỡng. Những người dân Nepal quan niệm rằng việc nhìn thấy được nữ thần là một trong những điềm may mắn của họ.

Tục lệ thờ “nữ thần sống” ở Nepal bắt nguồn từ triều đại vua Mara thế kỷ thứ 16, sau đó được triều đại vua Shara kế thừa.

Trong ngày lễ quan trọng, “nữ thần sống” được trang điểm kĩ lưỡng, khoác lên mình bộ quần áo nữ thần đẹp nhất và ngồi trên kiệu du hành trên đường phố để dân chúng được chiêm ngưỡng dung nhan của nữ thần. Mỗi lời nói và cử chỉ của nữ thần, đều được những tín đồ sùng bái coi là dấu hiệu của sự may mắn, tốt lành.

Vì vậy, ngay khi Preeti Shakya xuất hiện, những người dân sùng bái đều cố gắng để đón lấy những biểu hiện trên gương mặt của nàng. Người dân Nepal quan niệm mỗi biểu hiện trên nét mặt hoặc cử chỉ của Kumari đều được coi là điềm báo. Người  gặp được “nữ thần sống” với khuôn mặt lạnh như băng có thể xem là người may mắn bởi lúc này mọi ước nguyện của người đó đã được nữ thần chấp nhận.

Nếu như ai thấy “nữ thần sống” khóc hoặc cười thì vô cùng lo lắng bởi đó là điềm báo của bệnh tật nặng hoặc cái chết. Người dân Nepal cũng tin rằng khi “nữ thần sống” ứa nước mắt là điềm báo có ai đó sắp chết hoặc than phiền về thức ăn nghĩa là có người sắp mất mát về tiền bạc.

Quá trình tuyển chọn khắc nghiệt

Tục lệ thờ “nữ thần sống” ở Nepal bắt nguồn từ triều đại vua Mara thế kỷ thứ 16, sau đó được triều đại vua Shara kế thừa. Tại Nepal, “nữ thần sống” được gọi là “Kamari”, theo tiếng Nepal có nghĩa là thần trinh tiết. “Nữ thần sống” ở Nepal được coi là hiện thân của nữ thần tối cao Durga của Ấn Độ giáo.

 Khắp vương quốc Nepal có khoảng 5 “nữ thần sống” và mỗi Kumari trị vì một khu vực để ban phước lành cho người dân ở đó. Quan trọng nhất và được tôn thờ nhất là “nữ thần Hoàng gia” sống trong ngôi đền ở thủ đô Kathmandu. Chính vì việc tôn thờ “nữ thần sống” đã trở thành một tục lệ thiêng liêng ở nơi đây nên việc tuyển chọn nữ thần cũng phải vô cùng khắt khe và cẩn trọng.

Theo truyền thống, các Kumari được lựa chọn từ những bé gái khoảng 3 - 5 tuổi thuộc dòng tộc Shakya, cùng dòng tộc với Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Các ứng viên phải có một cơ thể hoàn hảo không có bất cứ một khuyết tật nào, chưa từng bị thương hay chảy máu. Bé gái nào được chọn làm Kumari phải hội tụ đủ một số đặc điểm như: da cổ phải trắng, lưng thẳng không bị gù, lông mày cong và nhỏ, chân thẳng, mắt đen, tóc đen và mượt, tay chân thon dài…

Theo cách gọi của người dân Nepal đó là hội đủ 32 điểm cát tường mới được lọt vào vòng cuối cùng của công cuộc tuyển chọn nữ thần. Ở vòng cuối mới thực sự là những cuộc thử thách rùng rợn. Ngoài tiêu chuẩn về hình thể, muốn trở thành “nữ thần sống” còn phải có những tố chất hơn người như can đảm, không biết sợ và bình tĩnh.

 Những ứng viên cho ngôi vị nữ thần lần lượt phải thực hiện những nghi lễ bí mật. Họ bị nhốt một mình trong gian điện rộng lớn của miếu thần, xung quanh tối đen như mực, để đầy đầu trâu máu me be bét, xương sọ người, và một số người mang mặt nạ ma quỷ. Cô bé nào không mảy may sợ hãi sẽ là hoá thân của nữ thần Kumari.

Người ta nói quá trình lựa chọn “nữ thần sống” ở Nepal cũng tương tự như tìm chọn Lạt Ma ở Tây Tạng (Trung Quốc). Những gia đình có con gái được ngồi lên ngôi vị nữ thần cũng sẽ được cả triệu người kính trọng, ngưỡng mộ, sau một đêm đã được hưởng mọi vinh hoa, phú quý.

Cái giá đắt của ngôi vị nữ thần

Bất cứ cô gái nào trở thành nữ thần đều là diễm phúc đối với cả gia đình và vương quốc. Thế nhưng, bản thân cô bé phải chịu cuộc sống cô đơn lạnh lẽo suốt quãng đời dài còn lại. Sau buổi lễ đăng quang, nữ thần được đưa vào sống biệt lập trong cung điện.

Mỗi ngày, nữ thần sẽ xuất hiện hai lần trong khoảng thời gian ngắn ngủi cho mọi người chiêm ngưỡng rồi lại lui về thế giới của mình. Cô chỉ có thể rời tòa nhà đó mỗi năm đôi lần trên một cỗ xe ngựa được những người sùng đạo kéo qua những con phố của thủ đô. Cô tuyệt đối không được phép ghé thăm cha mẹ và gia đình.

 Các Kumari của Nepal cũng được học tập nhưng không đến trường, không có bạn bè mà giáo viên phải đến nơi ở của “nữ thần sống” để giảng dạy. Nữ thần sống ẩn dật trong cung với một vài bạn chơi cùng được lựa chọn kỹ càng. Một năm cô chỉ được thấy thế giới bên ngoài vài lần khi những người mộ đạo kéo xe chở thần đi khắp thành phố.

Những gia đình có con gái được ngồi lên ngôi vị nữ thần cũng sẽ được cả  triệu người kính trọng, ngưỡng mộ, sau một đêm đã được hưởng  mọi vinh hoa, phú quý.
Tuy nhiên, cuộc sống khi làm nữ thần vẫn chưa phải là ác mộng so với khi nhiệm kì của nữ thần kết thúc. Một Kumari sẽ bị thay thế khi đến tuổi dậy thì hoặc phạm phải những quy định cấm của một nữ thần trinh nữ. Sau khi rời bỏ cuộc sống nữ thần, trở về là người bình thường, các cô gái thường phải đối diện với một cú sốc lớn.

Một “cựu nữ thần” tên là Rashmila Shakya đã kể lại sự choáng váng của mình khi trở lại đời sống thực. Khi bắt đầu có kinh nguyệt, Rashmila mất đi ngôi vị thần thánh của mình và trở về ngôi nhà nhỏ xây bằng gạch và bùn của gia đình trong một ngõ hẻm ở vùng phụ cận nghèo khó của Kathmandu. Từ đó, cựu tiểu thần nữ không biết đọc, biết viết phải bắt đầu xây dựng lại cuộc đời của mình từ con số không.

Tàn khốc nhất đối với những cựu “nữ thần sống” đó là tin đồn độc địa được lưu truyền trong dân chúng: Nếu người đàn ông nào kết hôn với một cựu “nữ thần sống” thì sẽ bị hộc máu chết chỉ trong vòng 6 tháng.

Đây chính là lí do khiến cho những cô gái sau khi từ bỏ ngôi vị nữ thần đều phải chấp nhận một cuộc sống tình duyên vô cùng khắc nghiệt. Giống nhiều cựu nữ thần khác, cô vẫn chưa lấy chồng bởi phần lớn đàn ông đều lo sợ rằng họ sẽ phải chết yểu khi lấy những cô gái này. Tất nhiên, đó chỉ là những quan niệm vô cùng lạc hậu. Theo thời gian, có nhiều “nữ thần sống” cũng đã dũng cảm “bước qua lời nguyền”.

Shira Suga - cựu “nữ thần sống” - đã kết hôn với một công nhân ngành xây dựng từ năm 15 tuổi, và họ đã sống với nhau vô cùng hạnh phúc cho tới hơn 90 tuổi. Chính phủ Nepal cũng đã đưa ra những chính sách trợ cấp cho các cựu “nữ thần sống”, phần nào an ủi cuộc sống của họ sau khi trút bỏ lớp áo thánh thần.

Saturday, September 29, 2012

THƠ TRẦN HỒNG CHÂU * ÁO BIẾC MÙA XƯA

ÁO BIẾC MÙA XƯA
Lạc bước phiếm du mùa lửa đỏ
Cố đô ly loạn khói mờ say.
Ai đi chợp chờn trong nắng biếc
Mái nhạt đền xưa ẩn bóng mây
Hàng lang rêu phủ sầu hoa sứ
Áo vân phong gấm nhớ kinh thành.
Mắt biếc hồn trao môi thần động
Ý thu khắc khỏải mộng khôn đành.
Ai về ngất ngưỡng hương men đắng
Tám hướng cửa ô say mềm say
Ngõ về gác trọ nửa vầng trăng
Lung linh gió biếc gơn ưu phiền.
Ai về mờ nhạt mơ Tình sử
Chơi vơi lửa sáp vờn yêu nữ
Điệu biếc hồn trinh thơ nở muộn
Trăng đêm ôm mộng trắng da ngà
Một góc thế kỷ nhiều nhung nhớ
Áo biếc mùa xưa sương khói phủ
Bến mê tiềm thức vẫn về chơi.
Liêu trai mộng biếc xa vời
Thiên thu nửa gối đất trời phút giây

Friday, September 28, 2012

NGUYỄN THIÊN THỤ * ẢNH HƯỞNG ÂU MỸ


                                                       ẢNH HƯỞNG ÂU  MỸ
          trong văn học MIỀN NAM(1954-1975)

                                                                   Nguyễn Thiên- Thụ
                                    

Trước 1945, các văn nhân thi sĩ Việt Nam đã học trường Pháp, đọc văn chương Pháp, và nhờ ảnh hưởng của các văn thi sĩ và triết gia Pháp như Rimbaud, Verlaine, Lamartine, Voltaire, Montesquieu. . . mà người Việt Nam đã xây dựng được một nền tư tưởng, và văn học nghệ thuật mới. Lại nữa, cũng nhờ báo chí thời tiền chiến như Gia Định báo, Đông Dương Tạp Chí, Nam Phong tạp chi ra sức cổ võ, ảnh hưởng của văn học Tây phương càng thêm mạnh mẽ trong tinh thần người Việt.

 Sau cách mạng tháng tám, ảnh hưởng đó kém đi vì cuộc chiến tranh Pháp Việt dang lan tràn khắp nơi. Tinh thần bài ngoại dâng cao tại các chiến khu Việt Minh, đến nỗi người ta bãi bỏ việc học tiếng Anh, tiếng Pháp. Hội nghị Genève 1954 đã kết thúc chiến tranh Pháp Việt, và mở ra những viễn tượng mới. Trong khi miền Bắc theo chủ nghĩa Mac Lê, chịu ảnh hưởng Nga Tàu thì miền Nam đi theo một chiều hướng khác. Lúc này ảnh hưởng Tây phương mạnh mẽ tại miền Nam vì miền Nam có tinh thần cởi mở, rộng đón tư tưởng mười phương tám hướng để làm giàu cho văn học và nghệ thuật nước nhà.

Công cuộc di cư vĩ đại năm 1954 đã đưa hơn nửa triệu nguời từ bắc vào Nam, trong đó có những tinh hoa của dân tộc trong các lãnh vực chính trị, văn hóa, nghệ thuật như Nhất Linh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Si Giác, Thẩm Quỳnh, Nghiêm Toản, Nguyễn Khắc Kham, Nguyễn Đăng Thục, Trần Văn Tuyên, Mai Thảo, Doãn Quốc Sỹ, Nguyên Sa, Nguyễn Sĩ Tế, Phạm Duy, Thái Thanh, Hồ Điệp. . . Sau khi cuộc di cư đã ổn định, đại học Việt Nam được hình thành tại Sài gòn, sau mở rộng đến Đại học Huế, Cần Thơ, Đà Lạt, Vạn Hạnh, Cao Đài, Hoà Hảo. .. Chính tại các đại học này đã trở thành những trung tâm văn hóa cho đất nuớc. Và đây chính là nơi thu hút các du học sinh Việt Nam tại ngoại quốc trở về phục vụ. Một lực lượng đông đảo đáng kể đã trở thành những giáo sư đại học, những nhà nghiên cứu và những thi văn sĩ như Bùi Xuân Bào, Nguyễn Khắc Hoạch, Nguyễn Đình Hòa, Lê Tôn Nghiêm, Thanh Lãng, Lê Văn Diệm, Lê Văn, Lê Tuyên, Trần Thái Đỉnh, Trần Văn Toàn, Trần Ngọc Ninh, Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Cao Hách, Vũ Quốc Thông, Vũ Quốc Thúc. . . Đại Học Sài gòn thành lập trước các đại học khác nhưng không có đuợc một tinh thần năng nổ như đại học Huế đã tích cực trong nhiệm vụ văn hóa và giáo dục như đã thành lập tạp chí Đại Học và nhà xuất bản Đại Học, và chính nơi đây đã trở thành trung tâm truyền bá văn hóa, nhất là văn học tây phương.

            Chính trong thập niên 1960, nhiều tạp chí có giá trị đã xuất hiện, đã dày công giới thiệu, trình bày tư tư tưởng tây phương như Sáng tạo, Hiện Đại, Thế Kỷ XX, Đại Học, Vạn Hạnh, Văn Hóa Nguyệt San, Văn Hóa Á Châu, Bách Khoa. . . Ngoài ra, những sách thuộc loại biên khảo, dịch thuật về triết học Tây phương như các tác phẩm của Lê Tôn Nghiêm, Trần Thái Đĩnh, Đặng Phùng Quân, Bùi Giáng, Phạm Công Thiện, Nghiêm Xuân Hồng. . cũng đã xuất hiện trong các nhà sách và thư viện.  Dù bang giao Việt Pháp căng thẳng, thư viện Pháp vẫn đông người lui tới, du học sinh Việt Nam vẫn sang Pháp du học, và sách báo Pháp Mỹ vẫn được chuyên chở qua Việt Nam. Chính trong môi trường văn hóa cởi mở, tự do và nhân bản này, tư tưởng Tây phương đã được trình bày và giới thiệu cho các tầng lớp độc giả Việt Nam nhất là các sinh viên, học sinh và văn nghệ sĩ. Tây phương đối với những văn nghệ sĩ quốc gia là một nguồn cảm hứng mới, một chân trởi mới có thể đem lại nhiều lợi ích cho văn học, nghệ thuật Việt Nam. Trên Sáng Tao, trong bài Chúng ta hình thành văn nghệ mới, Trần Thanh Hiệp viết:

Ngoài bản ngã dân tộc, người văn nghệ còn sống tham dự vào bản ngã phổ biến. Tiếp nối truyền thống văn nghệ dân tộc không thôi chưa đủ.  Còn phải tiếp nhận  cái diễn tiến của văn nghệ ngoại dân tộc, trong trường hợp này tôi muốn chỉ nói riêng đến văn nghệ Tây phương. Nhờ sự tiếp cận này, người văn nghệ phóng mình ra nhiều chân trời mớI lạ. Văn nghệ Tây phương phong phú về thể nghiệm, về biến thái. Con người trong đó được trình bày qua khắp các khía cạnh.  .   .  . Nhưng có lẽ bổ ích nhất cho chúng ta là sự bổ túc của văn nghệ Tây phương hiện kim, đánh dấu một chuyển hướng lớn (ST  21, 6-1958, 13).

            Ở đây, tôi xin giới thiệu ảnh hưởng tây phương trong hai lãnh vực tư tưởng, và văn học.



I.  tư tưởng

            Tại miền Nam, người đọc và nghiên cứu đã chú trọng các trào lưu tư tưởng tây phương và các triết gia tây phương như Husserl, Kant, Heidegger, Hégel và cả Marx nữa. Các tạp chí như Đại Học (Huế), Tư Tưởng (Vạn Hạnh), Sáng Tạo đã là những nguồn thông tin và truyền bá tư tưởng tây phương:

            Thân Văn Tường. Karl Jasper hay là thảm trạng của trí thức trong thân

 phận con người. Đại Học 3, 7-1961.

            Lê Tôn Nghiêm. Siêu hình học đi đến đâu?  Đại Học 2, 4-1962.

            Trần Thái Đỉnh. Bước tiến của khoa tâm lý học. Đại Học 2, 4-1962.

Trần Thái Đỉnh . Heidegger và bản chất thi ca của, Đại Học  33,  6-1963.

            Trần Thái Đỉnh và Trịnh Hùng dịch . Triết học như một khoa học đích xác.

 Đại Học 33,  6-1963

Dung Đạo . Hài hước trong tư tưởng Socrate . Đại Học  33, thángf 6-1963

            Nguyễn Văn Trung. Triết học và lịch sử triết học, Đại Học  2, 4-1962.

Ngô Trọng Anh. Đẳng thời Lévi- Strauss. Vạn Hạnh 6. 11-1969.

Phạm Công Thiện. Sự thất bại của Cơ Câu Luận.  Vạn Hạnh, 6. 11-1969.

Tuệ Sĩ. Cơ Cấu Ngôn Ngữ của Michel Foucault. Vạn Hạnh 6. 11-1969

Thích Nguyên Tánh. Việc giải thích Cơ Cấu và con đường tư tưởng Việt Nam.

                                  Vạn Hạnh 6, 11-1969.

Nguyễn Sĩ Tế. Chủ thuyết siêu thực. Sáng Tạo. 19, 4-1958.

Nguyên Sa. Triết học của Kant. Sáng tạo 11, 8-1957

Nguyên Sa. Con người trong triết học hiện đại. Sáng Tạo 19. 4-1958.

Ngoài ra lúc này các sách biên khảo và dịch thuật về triết học tây phương cũng nhiều hơn giai đoạn trước:

             Bùi Giáng. Tư Tưởng Hiện Đại. (1962)

___________   Heidegger va Tư Tưởng HIện Đại (1963)

            Albert Camus. Ngộ Nhận. Bùi Giáng dịch. Võ Tánh, Saigon, 1967.

            Albert Camus. Con ngườI Phản Kháng, Bùi Giáng.dịch. Võ Tánh, Saigon, 1968.

             Cao Văn Luận. Tâm Lý Học ( 1958).

             ____________  Luận Lý Học và Siêu Hình Học (1958).

             ____________ Đạo Đức Học ( 1959)

            ____________  Henry Bergson (1961)

                                      Danh Từ Triết Học ( 1969)

            Đặng Phùng Quân.   Hiện Hữu Tha Nhân với Gabriel Marcel.

                                                 Đêm Trắng, SG, 1969.

             ____________  Triết Học và Khoa Học. Lửa Thiêng. 1972.

             _____________  Chân Dung Triết Gia, Lửa Thiêng. SG, 1973.

             _____________  Triết Học và Văn Chương. Lửa Thiêng. SG, 1974.

            Nguyên Sa. Descartes Nhìn Từ Phương Đông. Trình Bày, SG.

             ____________  Quan Điểm Văn Học và Triết Học (1960).

             Trần Thái Đỉnh, Triết Học Nhập Môn. Ra Khơi. SG, 1961.

             ____________ Hiện Tượng Học là Gì?.THờI Mới. 1969,  

             ____________ Triết Học Kant. Nam Chi, 1969.

              ____________  Biện Chứng Pháp Là Gì? Thời Mới, 1969.

             Trần Đỗ Dũng. Descartes. Lửa Thiêng. SG. 1974.

          

          

            Trong số các trào lưu tư tưởng tây phương kể trên, các giáo sư, sinh viên, học sinh, nhà văn, nhà thơ và thanh niên nam nữ đã chú ý nhiều đến Cơ Cãu Luận, Triết thuyết Nhân Vị và tư tưởng Hiện Sinh của Pháp.  Tạp chí Tư Tưởng Vạn Hạnh đã ra số 6 (11-1969 ) đặc biệt về Cơ Cãu Luận, Đaị Học (huế) số 18 (tháng 11-1960) có chuyên đề về trào lưu Hiện Sinh, và nhóm của ông Ngô Đình Nhu đã đặt cơ sở của họ trên thuyết Nhân Vị ( Personalism) của E. Mounier để lập ra đảng Cần Lao với thuyết Nhân Vị. Nhưng mặn mà, sôi nổi nhất là triết thuyết hiện sinh đã đi vào đại học và phát triển trong văn học, nghệ thuật miền Nam. Do đó, trên báo chí và sách xuất hiện nhiều đề tài về phái hiện sinh.

Tạp chí:

            R.P.Rietsch. Le Message interrompu d’ Albert Camus. Đại Học 14, 3-1960.

            Albert Camus. Người khách trọ. Đại Học  14, 3-1960.

            Nguyễn Khắc Hoạch. Những nẻo đường mới trong rừng văn nghệ hiện đại.

                        Đại Học 11, 9-1959.

Nguyễn Khăc Hoạch. Albert Camus trong lòng thế kỷ XX. Diễn văn đọc ngày 6-3-1960 taị thính đường Quốc Gia Âm Nhạc  Saigon, đã đăng trong Văn Hóa Á Châu, tập III, loại mới số 1,tháng 4-1960.

            Nguyễn Nam Châu. Những niềm xao xuyến và hy vọng trong con người.

                        Đại Học 11, 9-1959.

            Quang Ninh. Khái niệm về chủ nghĩa hiện sinh. Sáng Tạo, Xuân kỷ hợi, 1959

Sách :

            Trần Thái Đỉnh. Triết học Hiện Sinh. Thời Mới, Saigon, 1967.

            Hoàng Vũ. ( dich) .Dịch Hạch của A. Camus. Thời Mới. Saigon, 1965.

            Tam Ich. Sartre và Heidegger trên thảm xanh. Hồng Đức, SG, 1968.          



            Trúc Thiên. Đường Vào Hiện Sinh. An Tiêm, 1969.

            Lê Thành Trị. Hiện Tượng Luận về Hiện Sinh. Phủ QVK, SG, 1969.



            Triết thuyết hiện sinh còn đưọc gọi là Existenzphilosophie. Trong triết học, chữ exist và existence chỉ một sự vật hoạt động hơn là thụ động. Gốc Latin ex , out+sistere  (stand). Existentialism nghĩa là tồn tại, hiện hữu.  Triết lý này đặt cái nhìn vào điều kiện và hiện hữu của con người, vị trí và chức năng của nó trong thế giới, và mối liên hệ của nó với Thượng Đế.  Hiện sinh là một trào lưu triết học nhấn mạnh vào hiện hữu của cá nhân. Con người hoàn toàn tự do và chịu trách nhiệm về hành động của mình. Kierkegaard (1813-55) trong các sách của ông như Fear and Trembling(1843), The Concept of Death (1844) và Sickness Unto Death (1948), cho rằng con người chỉ có tự do khi nó ở trong Thượng Đế. Qua Thượng Đế và trong Thượng Đế con người mới tìm thấy bình an trong tâm hồn, thoát mọi ưu tư và bất mãn. Tư tưởng của ông có ảnh hưởng lớn ở đầu thế kỷ XX. Các triết gia như Heidegger và Jaspers ( Đức) sau này lại trở thành những triết gia hiện sinh vô thần. Điểm đặc biệt của vô thần hiện sinh là đi ngược lại triết lý truyền thống khi cho rằng hiện sinh ( existence) đi trước bản chất ( essence). Họ lý luận rằng trong khi hiện hữu, con người làm cái này, cái kia, và do cái tự do làm cái này hay cái kia mà tạo bản chất cho hiện hữu.

            Jean Paul Sartre ( 1905-1980), trong tiểu thuyết, kịch và triết học đã quan niệm rằng con người sinh ra từ một loại Hư Vô ( le néant),  bùn lầy (le visqueux). Con người có quyền tự do ở trong đám bùn lấy, và sống một hiện hữu thụ động, trong bán ý thức, và ít khi ý thức được mình. Tuy nhiên nó có thể ra khỏi chủ thể, ra khỏi tình trạng thụ động và trở thành ý thức đuợc mình. Trong trường hợp này, con người sẽ hiểu được những hành động phi lý trước kia và cảm thấy thất vọng. Ý thức này lôi con người ra khỏi đám bùn nhơ và lúc đó con người bắt đầu hiện hữu. Khi con người biết lựa chọn tức là đã làm cho hiện hữu và vũ trụ có ý nghĩa. Đó là hoàn cảnh của người hầu bàn trong L’Etre et le Néant . Trong Chambers, Sartre nói rằng ‘ Hiện hữu có trước bản thể.. .Không có Thượng Đế, con người phải tin vào ý chí kiên cường của mình và sưc mạnh nội tâm.

            Trong quyển  L’Existentialisme est un humanisme (1946), Sartre cho rằng con người dùng ý chí vượt lên trên hoàn cảnh thụ động tức là đã dấn thân ( engagé), chính vì dấn thân, con người sẽ tham gia vào các hoạt động xã hội hay chính trị. Chính vì tham dự này mà con ngưòi tạo ra một cơ cấu và một lý do cho hiện hữu của nó, và nhờ vậy mà con người hợp nhất với xã hội.

            Cùng với Sartre, còn có Albert Camus, Simone de Bauvoir là những triết gia hiện sinh nổi tiếng.

            Sau đây là những điểm chính của triết lý hiện sinh ở trong tiểu thuyết, kịch và triết học:

            -Chú trọng cá nhân

            -Chỉ trích xã hội mà chủ dích là tìm một hiện hữu thích hợp cho cá nhân.

            -Nhấn mạnh tự do và quyền lựa chọn

            -Chống thuyết Hégel. Hiện hữu con người không thể bị lý trí, khách quan và hệ thống ràng buộc. Hiện hữu con người phải bao gồm cảm xúc, tham muốn, và chủ quan.

            -Chú trọng đến cái chết và và vai trò của con người trong đời sống.

            -Đề cao hoạt động và bất toàn trái với tĩnh lặng và hoàn hảo.

          

            Trên đây là những khía cạnh tích cực của tư tưởng Hiện sinh. Song người đời lại khai thác những khía cạnh tiêu cực trong lý luận của J. Paul Satre:

 -Con người sinh ra từ Hư Không và Bùn Lầy mà không chú trọng lời ông cho rằng con người có thể dùng ý chí thoát ra vũng lầy, dấn thân vào đời sống để hòa đồng với xã hội.

-Con người cô đơn , bị bỏ rơi và sợ hãi trong một thế giới mà nó không tạo nên. Cuộc đời như vậy là phi lý.

-Cuộc đời là bất hạnh vô ý thức, là tham vọng vô ích

            -Cuộc đời là buồn nôn ( La Nausée)

            -Địa ngục là tha nhân ( L’ Enfer, c’est les autres: Hell is other people)

Những tiểu thuyết và luận thuyết của Albert Camus (1913-1960) cũng trở thành những ngôn ngữ hiện sinh:  người khách lạ ( L’Etranger, 1941), nổi loạn ( L’Homme  Révolté, 1951).

Thanh niên, hoc sinh, sinh viên và các văn nghệ sĩ Việt Nam thường thiên về những ý tưởng tiêu cực trong tư tưởng hiện sinh., và tư tưởng này được thể hiện trong ngôn ngữ cùng thi ca, tiểu thuyết thời kỳ này. Ảnh hưởng đó đôi khi biểu lộ rõ rệt như nhan đề quyển sách về thời cuộc’’ Những Năm Tháng Buồn Nôn’’ của một dân biểu quốc hội của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nhiều khi ảnh hưởng hiện sinh chỉ là thấp thoáng. Thí dụ một đoạn sau đây trong bài thơ Đòi sống của Thạch Chương trích từ Sáng Tạo số 21, tháng 6-1958:

Tôi đòi một khí hậu thiên nhiên,

Để dễ bề trưởng thành hồn nhiên.

Và tôi nhất định từ chối

Những công thức, những phương trình giả dối.. .

Đứng về quan điểm hiện sinh, đoạn thơ này mang ý thức phản kháng.

            Một thí dụ khác. Bài thơ 1954-1961 của Vương Tân, đang trong  Văn Nghệ 6, tháng 7-1961:

                                    Quay về bên phải

                                    Súng dí sau lưng

                                    Tôi nghe lời quát

                                    Khi tuổi hai mươi.

                                    .   .    .    .     .    .      .

                                    Chúng nó cầm dao

                                    Đâm vào trái tim.

                                    Và nhìn máu chảy

                                    Sự sống dâng lên

                                    Trong nghìn huyết quãn

                                    Trên vạn cánh tay

                                    .   .    .  .    .   .     .

                                    Lúa ruộng tao vừa chín

                                    Cây vườn đang trổ bông

                                    Sao chúng mày chia bán

                                    Hỡi lũ quỷ cầm dao. . .

Bài này cũng mang ý thức phản kháng chiến tranh, phản kháng một xã hội bất công phi lý, trong đó tha nhân là địa ngục, tha nhân là kẻ sát nhân!

Thực ra ý thức cô đơn, ý thức phản kháng, và tư tưởng yếm thế đã có từ lâu trong văn chương Việt Nam . Bài thơ sau đây của Nguyễn Công Trứ đã tiềm ẩn ý thức cô đơn, ý thức phản kháng- phản kháng thượng đế, phản kháng số phận, phản kháng xã hội - và cũng có ý thức dấn thân:

                                    Ngồi buồn mà trách ông xanh,

                        Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.

                                    Kiếp sau xin chớ làm người,

                        Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.           

                                    Giữa trời vách đá cheo leo,

                        Ai hay chịu rét thì trèo với thông!

Sở dĩ tư tưởng hiện sinh được quần chúng ưa thích vì những ý niệm của trường phái này đã có sẵn trong tinh thần người Việt Nam, và nhất là nó phù hợp với tâm trạng của dân Việt Nam trong thời điểm chiến tranh giai dẳng, khốc liệt, biết bao người phải tù tội hoặc bị chém giết một cách phi lý, bao hạnh phúc tan vỡ, và bao mái nhà điêu tàn giống như dân Pháp trong đệ nhị thế chiến . Tinh thần ‘’hiện sinh’’ được thể hiện trong một số thi ca và tiểu thuyết thời kỳ này. Một số văn nhân thi sĩ đã khéo léo áp dụng, nhưng một số lại dùng tư tưởng hiện sinh như là một trang phục thời thượng, hoặc ngã theo khuynh hướng tiêu cực, than khóc, rên rỉ, van nài một cách giả tạo, hoặc quá bi thảm hóa cuộc đời.

                         

II. VĂN Học

Ngoài công việc giới thiệu các dòng tư tưởng, các tạp chi lúc này còn giới thiệu các tác giả, các trào lưu văn học, các khuynh hướng nghệ thuật tây phương:

Nguyễn Sĩ Tế. Chủ thuyết Siêu Thực. Sáng Tạo, 15, 1-1958.

 Lê Huy Oanh . Khảo về thơ Baudelaire.. Sáng Tạo  24, 9-1958;

 Lê Huy Oanh . Verlaine, nhà thơ tượng trưng, Sáng Tạo 31, 9-1959

Nguyễn Đình Hòa. Thân thế thi sĩ H.W. Longfellow. Sáng Tạo, 20,5-1958.

Hoàng Châu Thanh . Thiên nhiên trong thi ca Holderlin. Đai Học 3,7-1961.

Lê Huy Oanh. Lược khảo  phong trào thi ca siêu thực Pháp. Văn Nghệ 3,4-1961.  

Nguyễn Trung. Jacques Prévert, nhà thơ nhào lộn. Văn Nghệ, 22, 3-1963.

          

A. THI CA

Các thi nhân tây phương có óc sáng tạo, thường tìm cái cải cách hình thức và nội dung thi ca.Những cải cách này đã thành công mà cũng có thất bại. Những cải cách này đã được người Việt Nam bắt chước.

            1. Các loại thi ca

                        a.Thơ xuôi ( prose poem)

Thơ xuôi hay thơ văn xuôi: Loại này trình bày hình thức giống như văn xuôi. Nó khác thơ thường bởi vì không xuống dòng, không cắt đoạn, nhưng vẫn có vần, điệu, hình ảnh. Những tác phẩm như Iliad  và  Odyssey của Homer cách đây gần ba ngàn năm là những thi phẩm thuộc loại thơ xuôi, nhưng có điều lúc đó con người theo truyền khẩu chứ không viết thành văn tự.  Sau  do Aloysius Bertrand (1807-1841) với Gaspard de la nuit

( 1842) chính thức mở đường cho thơ xuôi . Sau này Baudelaire , Rimbaud , Oscar Wilde, Amy Lowell, và T.S. Eliot bắt chước. Tác phẩm Petits Poems en prose (1869) của Beaudelaire, và Illuminations (1886) của Arthur Rimbaud  là những thi phẩm thuộc loại này.

Đây là một đoạn thơ của Baudelaire trong tập Petits Poemes en Prose:

L'étranger

-- Qui aimes-tu le mieux, homme énigmatique, dis? ton père, ta mère, ta soeur ou ton frère?
     -- Je n'ai ni père, ni mère, ni soeur, ni frère.
     -- Tes amis?
     -- Vous vous servez là d'une parole dont le sens m'est resté jusqu'à ce jour inconnu.
     -- Ta patrie?

Bài thơ trên ý vị sâu xa nhưng hình thức chẳng khác một bài văn xuôi. Bài thơ sau đây của Rimbaud (1854-1891)  trong tập Illuminations lời trau chuốt, bóng bảy hơn.

   Fleurs

top     D'un gradin d'or, - parmi les cordons de soie, les gazes grises, les velours verts et les disques de cristal qui noircissent comme du bronze au soleil, - je vois la digitale s'ouvrir sur un tapis de filigranes d'argent, d'yeux et de chevelures.. .

b.Thơ tự do ( free verse, vers libre)

 Thể loại này rất tự do về vần, nhịp diệu, nghĩa là không theo những quy luật sẵn có,  mỗi câu dài ngắn tùy ý.Tất cả là do tự nhiên mà có âm điệu và nhịp nhàng, không theo khuôn khổ nào. Các thi sĩ thiên tài có thể tạo ra những âm tiết và nhạc điệu cho riêng thơ của họ. Điểm quan trọng của loại này là thi sĩ hoàn toàn tự do, thơ có thể có vần có điệu, cũng có thể không.

Ban đầu vào thời trung cổ, loại này tối tăm, khó hiểu. Đến sau thời  tiền cổ điển, ở châu Âu loại này được cải tiến. Goethe, Bertrand, Hugo, Baudelaire, Blake, Arnold, Walt Whitman, Erza Pound đều làm thơ tự do.

Thí dụ bài After the Sea -ship của Walt Whitman (1819-92) :

After the Sea-Ship -- after the whistling winds;
After the white-gray sails, taut to their spars and ropes,
Below, a myriad, myriad waves, hastening, lifting up their necks,
Tending in ceaseless flow toward the track of the ship:
Waves of the ocean, bubbling and gurgling, blithely prying,
Waves, undulating waves -- liquid, uneven, emulous waves,
Toward that whirling current, laughing and buoyant, with curves,
Where the great Vessel, sailing and tacking, displaced the surface. .  .
.



Bài thơ trên có vần có điệu. Bài Leaves of Grass của Walt Whitman có đoạn có vần có điệu, nhưng đoạn sau đây không có vần:



               They are alive and well somewhere.

                               The smallest sprout shows there is really no death;

                                All goes onward and outward.... and nothing collapses,

                                And to die is different from what any one supposed and

                                      luckier.

                                Has any one supposed it lucky to be born?

                               I hasten to inform him or her that it is just as lucky to

                                      die, and I know it."

Tuy thơ tự do có hai loại có vần và không có vần, đa số thi nhân Âu Mỹ làm thơ tự do có vần và nhịp điệu. Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Hũu Loan, Trần Dần, Phùng Quán, Nguyên Sa  đều làm thơ tự do có vần. Nhiều bài thơ tự do của nhóm Sáng Tạo không có vần.

                   c.Thơ không vần (blank verse):

Thể này theo mọi nguyên tắc của thơ như là có nhịp điệu, hạn số câu, số chữ  nhung không vần. John Milton viết Paradise Lost theo thể blank verse, sau phải xin lỗi độc giả.

               Nhiều tác giả Âu Mỹ làm thơ theo lối này, phần nhiều áp dụng trong truyện thơ , kịch, tuồng hay trường ca.

Sau đây là một đoạn thơ không vần của Spenser ::

Like to an almond tree y-mounted high
 On top of green Selinis all alone,
With blossoms brave bedeckèd daintily;
  Whose tender locks do tremble every one
At every little breath that under heaven is blown.

                         (Faery Queen, I. vii. 32)

 Và đây là một đoạn thơ không vần của Marlowe:

Like to an almond tree y-mounted high
Upon the lofty and celestial mount
Of evergreen Selinus, quaintly deck'd
With blooms more white than Erycina's brows,
Whose tender blossoms tremble every one
At every little breath that thorough heaven is blown.

(Tamburlaine, Part II. Act iv. sc. iii.):

                               2. Các hình thức thi ca

               Xưa nay, người ta làm thơ theo hình thức chung, tức là mỗi câu thơ đều xuống hàng. Đầu hàng bao giờ cũng ngang nhau. Một số thi nhân đi tìm những hình thức khác lạ cho thi ca theo những hình vuông tròn, trái trám, hình thoi. . .Trong những nhà thơ trên, Apollinaire( 1880-1918), Mayakovsky (1893-1930) và Dylan Thomas (1914 -1953) là những người đi đầu trong công việc này. Như sau đây là hình thức trái trám của Dylan Thomas trong bài Vision and Prayer:

What

Are you

Who is born

In the next room

So loud to my own

That I can hear the womb
Opening and the dark run

Over the ghost and the dropped son

Behind the wall thin as a wren’s bone?

Is the birth bloody room unknow

To the burn and turn of time

And the heart print of man

Bows no baptism

But dark alone

Blessing on

The wild

Child.



Đây là hình thức bàn thờ của các thi sĩ Ba Tư ở thế kỷ thứ 5 và thời Phục Hưng. Được gọi là thể bàn thờ vì thơ trình bày giống như cái bàn thờ, trên dưới phình to, giữa thót lại.  Herbert đã áp dụng loại này trong The Arte of English Poésie (1589):

Lord , who created man in wealth and store,

Though foolish he lost the same,

Decaying more and more,

Most poore: With thee

O let me rise

As larks, harmoniously,

And sing this day thy victories:

Then shall the fall further the flight in me.

 Lại có chủ trương thi ca cụ thể (concrete petry/verse), thi nhân có thể bày ra nhiều hình thức khác nhau, và khắc trên đá, trên kính, và gỗ và loại này còn gọi là thị giác thi ca

( visual poetry).

Thi ca truyền cảm do nghệ thuật và tình cảm chứ không do những hình thù kỳ lạ của bài thơ. Các thi nhân Việt Nam không bắt chước những hình thức này.

               Như đã nói ở trên, Appollinaire (Pháp), Mayakovsky (Nga), William Carlos Williams, Whitman, T.S. Eliot  và Dylan Thomas (Mỹ) là những người chuyên sáng tạo những hình thức kỳ lạ cho thi ca. Có bài câu thơ thụt ra thụt vào như bài sau đây của Dylan Thomas:

                                              And then to awake, and the farm, like a wanderer white

                                              With the dew,come back, the cock on his shoulder, it was all

                                                             Shinning, it was Adam and maiden,

                                                                            The sky gathered again

                                                             And the sun grew round that very day

                                              So it must have been after the birth aof the simple light

                                              In the first, spinning place.  .   .

                                                                                            (Fern Hill)

Và có nhữngbài thơ mà các câu không chấm phết, không viết hoa đầu giòng như bài thơ sau đây của thi sĩ Mỹlà William Carlos Williams (1883-1963):

so much depands

            upon

            a red wheel

                    barrow



glazed with rain

            water

beside the white

            chickens

( The Red Wheelbarrow)



Những người này đã chế ra lối thơ bực thang, nghĩa là một câu thơ được ngắt thành hai ba đoạn và xuống dòng. Nhiều bài thơ của William Carlos Williams (1883-1963)  có nhiều đoạn làm theo lối bực thang như  bài thơ sau đây :

                                            

Outside

                                                             outside myself

                                                                                            there is a world,    

                                              he rumbled, subject to my incursions

-          a world

(to me) at rest,

                which I approach

                                              concretely-

                                                                            The scene’s the Park

                                                                            upon te rock,

                                                 female to the city

                   -upon whose body Paterson instructs his thoughts

                   (concretly)

-late spring,

                                        a Sunday afternoon!              .  .  .

                         ( Sunday in the Park, Book II)

               Tại Pháp, Stéphane Mallarmé (1842-1898) đã làm thơ bực thang từ lâu. Trong thi tập  A Tomb for Anatole , ông viết:

                                              Fin de 1

- ô terreur

                         il est mort!

__

                                              il est mort             

                                                             absolument  -

                                              c  à d  frappé

                                              la mère le voit tel. . .

               Guillaume Apollinaire cũng làm thơ bực thang:[1]

                                              Et tout

A tant changé

                                                                                            En moi

                                              Tout

                                                                                            ( Case d’ Armon)



                                              La fusée s épanouit fleur nocture

                                                             Quand il fait nouir

                                              Et ell retombe come une pluie de larmes amoureuses

                                              De larmes heureuses cela joie fait couler

                                                             Et je t’aime comme tu m’aimes

                                                                                               Madeleine.

                                                                    ( Madeleine)



Òu est le Christophe Colomb

à qui l’on devra l’oubli

                      d’ un continent

                                     Perdre

Mais perdre vraiment
Pour laisser place  à la trouvaille

                                     ( Toujours)

               Tại Nga, Vladimir Vladimirovich Mayakovsky là một nhà thơ làm thơ bực thang.

Đây là bài ông viết trong chuyến xuất ngoại cuối cùng:

                                                             Vers sur le passeport sovietique

                                              Je dévorerais

                                                             la bureaucratie

                                                                                            comme un loup

                                              Je n’ as pas

                                                             le respect

                                                                            des madats

                                              et j’envois à tout les diables

                                                                            paitre

                                              tous les ‘papiers’  

                                                                            mais celui là.  .  .

                                              longeant le front

                                                                            des compartiments

                                                                                                       et cabines,

                                              un fonctionnaire

                                                                            bien poli s’avance

                                              Chacun tend son passeport

                                                             et moi    

                                                                            je donne

                                              mon petit canet écarlate.[2]

Một số nhà thơ Nga như Andrel Andreyevich Vosznesensky cũng làm theo lối này.

               Trên thế giới, cho đến nay, thơ tự do vẫn được ưa chuộng. Tại Việt Nam, thi sĩ cả hai miền đều làm thơ tự do. Riêng các thi sĩ miền bắc mà người khởi đầu là Hữu Loan trong bài Màu tím hoa sim đã theo lối bậc thang. Những nhà thơ này vốn chịu ảnh hưởng của Pháp, mãi sau này ( có lẽ khoảng 1960) người ta mới chịu ảnh hưởng thơ Nga, và mới nghe nói đến Mayakovsky. Nguyễn Vỹ là một nhà thơ rất yêu những hình thái tân kỳ của thi ca Âu Mỹ cho nên truớc và sau 1945, ông vẫn bắt chước các hình thức như quả trám, cái đuôi, thơ bậc thang, và thơ thụt ra thụt vào. . . Hữu Loan, Trần Dần đã cố gắng tìm con đường cải tạo thi ca Việt Nam. Tại miền Bắc, Quang Dũng , Tạ Hữu Thiện đã sáng tác vài bài thơ xuôi. Tại miền Nam,  nhóm Sáng Tạo gồm có Thanh Tâm Tuyền, Mai Trung TĨnh ,Vương Tân, Duy Thanh, Tô Thùy Yên.  .  . đã ra sức cổ xúy cho thơ tự do và thơ xuôi, nhất là thơ xuôi.

      Trên tạp chí Sáng Tạo,  trong thời điểm 1957-1960, một số là thơ tự do không vần:

                                              Anh trở thành giấc mộng

                                             Đường cỏ hoang em trở về

                                              Đáy huyệt sâu hồn tóc cũ

                                     Không ai biết chúng ta yêu nhau.  .  .

                                                                                      ( Thanh Tâm Tuyền- Một mình em )                                    Buổi chiều vào chật khoang xe. Đèn thắp lên

                                  Tiếng máy nổ bỗng thành tiếng cười dài.

                   Mưa xuống bên ngoài, ngoài cửa sổ. Những bàn tay níu lấy

                                                              vòng sắt lạnh.

                               Mỗi ngày chúng ta đứng bên nhau không quen nhau

                                      Thân mật ngó lên mái tóc rối nền trời khuya                                   

                                  Ngó vào mắt hoang vu giòng sông không bờ. . .                                

                         ( Thanh Tâm Tuyền- Một chỗ trên xe buýt, ST 11, 8-1957)

 còn phần lớn là thơ xuôi:

            Em ngủ trên vai anh, bông hoa nở trên thân cây mới mọc.Anh chúm

             những lá tay che khuất khuôn mặt em. Hơi thở nhỏ như tơ luồn qua

       kẽ lá. Anh nhắm mắt nhìn thẳng vào mặt trời sáng êm, mặt trời bằng

 bạch kim là dung nhan cô gái nhỏ. ..

   ( Thanh Tâm Tuyền- Mặt Trời Tìm Thấy)

Trên Sáng Tạo, chúng ta cũng thấy một bài thơ xuôi của Nguyên Sa:

                      Tôi giữ em lại trên một hè phố đông người. Em đừng ngần ngại.

Tôi chỉ bảo em rằng: tôi yêu em.

Tôi nói không thẹn thùng, không đắn đo, dò xét. Bỳi vì em ơi, tôi

 không phải là gã lái buôn hỏi giá hàng trong một buổi chợ chiều hỗn loạn.

Cũng không phải là người thư ký già ngồi mân mê vài chiếc đanh ghim và mưu toan làm chủ sự (Ngõ Ý, ST 20,5-1958).

Tô Thùy Yên long trọng làm Lễ Tấn phong tình yêu bằng một bài thơ xuôi:

  Em là chiếc thuyền đời thượng cổ, chở đến anh hoa trái tốt tươi ngọt ngào

                               của miền đất anh biết qua thần thoại.

Em là giòng suối trong veo nhí nhảnh chày mang theo nhan sắc của bầu trời, dòng suối đưa anh vào hứa điạ. . .

Trần Nhật Tân  luôn làm  thơ xuôi. Trong các  tập thơ của ông đều một màu thơ xuôi.

                 -Em đến ngay đi. Cuộc hành trình sẽ khởi vào đêm khuya: Tôi  không

                 nhìn thấy má hồng non vì còn mải mê với tất cả em tràn đầy trong đáy

 mắt..Em đến ngay đi. Tôi cũng đi rất vội vàng. Hành lý chỉ mang theo

 một vòng tay để ôm em, đôi mắt say sưa để thì thầm ni chuyện v đôi môi để kết hoa đàm cười trên vừng trán dịu hiền.

           ( Dư Vang Nghệ Thuật, Hạnh, SG, 1971,  232)

      Một đoạn sau đây trong bài Tĩnh vật ,Trần Nhật Tân viết năm 1969 mang màu sắc tượng trưng, khó hiểu hơn thơ xuôi của Thanh Tâm Tuyền nhưng lời thơ bóng bảy, trau chuốt hơn.                                        

                             Em gọi đêm về không gian thở lời kỉ niệm dáng

                 chiều rực rỡ áo lụa vàng hương tóc mùa thanh tân..  .chân -em-

bước-đường-thi anh trở về gác kiếm. Không gian ngủ thời gian

xa lắm anh mỏi mòn trong hang động tuổi thơ nước mắt em khô mùa trung cổ anh còn ôm mãi bài hát dưới trời khuya một mình.  .  . yên lặng nghe yên lặng. (Cõi Thơ , SG, 1974,  22).

            Những nhà thơ tiền chiến như Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng đã  đem lại những sắc thái mới cho thi ca Việt Nam về hình thức cũng như nội dung. Thơ hai ông bao gồm thơ mới và tình ca kháng chiến.  Lối tình ca kháng chiến  thì phóng khoáng hơn thơ mới nhưng vẫn có vần có điệu. Thơ mới  có vần có điệu. Trong thơ mới vẫn có loại câu dài ngắn khác nhau như Tình Già của Phan Khôi, Một mùa Đông của Lưu Trọng Lư. Tản Đà bảo đó là lối Trường đoản cú ông làm đã lâu.  Nếu như Lý Bạch còn sống, ông cũng bảo loại này tớ đã xài trong Tương Tiến Tửu! Các thi sĩ Việt Nam đã cố gắng đổi mới cho thi ca. Họ đã bắt chước Âu Mỹ về thơ xuôi, thơ không vần , thơ xuôi và thơ tự do. Nhưng số phận của loại thơ này cũng mỏng manh, non yểu như đồng loại của chúng bên Âu Mỹ. Thanh Tâm Tuyền mang hy vọng lớn lao rằng thơ tự do, thơ xuôi sẽ thay thế thơ mới dù ông biết rằng đa số người đọc thờ ơ, lạnh nhạt với thơ xuôi:

Tôi nghĩ rằng điều làm cho người đọc xa lạ với thơ hôm nay không hoàn toàn  vì hình thức tự do của nó. Thơ không vần, không điệu, thơ xuôi nếu quả thật là thơ- nghĩa là đạt được đến ngôn ngữ màu nhiệm, không chỉ chuyên chở ý tưởng mà còn ám ảnh vang vọng mãi trong tâm hồn- thì sớm muộn người đọc cũng tìm thấy và quen dần với một thứ nhịp điệu rộng rãi phức tạp ở một trình độ nghệ thuật cao hơn với thứ nhịp điệu đơn giản rút gọn ( Sáng Tạo 31, 9-1959)

          

Họ đã tích cực vận động cho lối thơ này nhưng phong trào chỉ bùng lên một thời gian rồi xẹp xuống như bong bóng hết hơi. Ngay trong thời điểm thịnh hành của nó, Nguyên Sa dường như chỉ làm một vài bài thơ xuôi, còn Cung Trầm Tưởng, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên vẫn trung thành với thể thơ lục bát mà tồn tại với thời gian. Dẫu sao, dọc thơ Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Nguyên Sa, chúng ta cảm thấy ngọt ngào hơn là những bài thơ xuôi . Nay tại hải ngoại dường như không ai còn làm thơ xuôi, riêng tại quốc nội, Trần Nhật Tân vẫn trung thành với con đường sáng tác thơ xuôi của ông.

Cũng vì ảnh hưởng Âu Mỹ, các nhà thơ cả hai miền đã có những thay đổi về hình thức thơ, như là thỉnh thoảng mới viết hoa ở câu đầu,  hoặc không viết hoa bất cứ chỗ nào,  không chấm phết, câu thơ có thể cắt ra nhiều đoạn như trong thơ lục bát, hoặc câu thơ thụt ra thụt vào, hoặc theo lối bậc thang. Và ngày nay, tại hải ngoại, các nhà thơ Việt Nam vẫn duy trì những hình thái này.

            Nói tóm lại, các thi nhân miền Nam đã cố gắng đem lại nhiều hình thái mới cho thơ Việt Nam bằng cách học hỏi, thâu thái những cái hay, cái đẹp của thi ca tây phương .



B. TIỂU THUYẾT

1- Tiểu Thuyết truyền thống

Chúng ta cần chú trọng đến ảnh hưởng của Âu Mỹ rất mạnh mẽ trong văn học Việt Nam. Một số tiểu thuyết gia Việt Nam tự khởi đãu như Hồ Biểu Chánh, Nhất Linh, Thạch Lam  đã học kỹ thuật viết tiểu thuyết của Âu Mỹ, thậm chí còn lấy tiểu thưyết Âu Tây làm truyện của mình như Hồ Biều Chánh, Dương Hà, Tùng Long. Hồ Biểu Chánh rất thành thực, ông làm một bản kê khai những tiểu thuyết Âu Tây mà ông đã vay mượn. Chúng ta có thể thông cảm cho Hồ Biểu Chánh vì đó là giai đoạn sơ khai của nển tiểu thuyết Việt Nam. Trưóc đây , người Việt Nam đã lấy truyện Tàu mà sáng tác truyện nôm như Nguyễn Du với Đọan Trường Tân Thanh, Nguyễn Đình Chiểu với Tây Minh, và bên Tây phương, các nhà thơ Pháp, Anh đã chịu ảnh hưởng của văn học Ấn Độ, La Mã vàÝ. Nhưng ngày nay, quốc tế đã quy định về tác quyền, chúng ta không thể làm như thời trung cổ nữa. Trong giai đoạn 1954-1975, báo chí Việt Nam phát triển,  một số nhà văn đã viết feuilletons cho 10, 12 tờ báo khác nhau. Họ không có thời giờ suy nghĩ, do đó một số đã lấy truyện ngoại quốc mà phóng tác. Bà Tùng Long là một nhà văn đưọc độc giả trong Nam ưa thích, nhưng bà không được mời vào hội Văn Bút VIệt Nam vì lý do là bà phóng tác hơn là sáng tác. Nhất Linh đã nói lên việc này:

Tôi thấy nói Bút Việt sở dĩ Bút Việt sở dĩ không mời bà Tùng Longvì bà phóng tác các truyện của người khác mà không để của ai. Đây cũng là lối dạo văn nhưng còn chịu khó biến đổi đi (Viết và Độc Tiểu Thuyết, chú 1, tr.98).

               Ngoài ra những phim ảnh ngoại quốc cũng đã ảnh hưởng đến văn học Việt Nam. Những tiểu thuyết của nhiều người trong đó với những cảnh đồn điền, săn bắn, buôn lậu, phi ngựa, bắn súng. . . có lẽ đã lấy cảnh từ những phim Âu Mỹ.

  Bên cạnh đó những tư tưởng phóng khoáng tự do, cuộc sống buông thả của tiểu thuyết Francois Sagan , các truyện điệp viên của Ian Fleming và các phim Âu Mỹ  cũng đã ảnh hưởng đến tiểu thuyết Việt Nam. Những nhà văn nữ VIệt Nam như Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Trùng Dương. . .đã nhấn mạnh về tình dục như các tiểu thuyết gia tây phương. Người Thứ Tám với bộ Z.28 , và Nguyên Vũ trong một số truyện chiến tranh của ông cũng mang màu sắc của những phim điệp viên 007.



2. TIỂU THUYẾT MỚI ( Nouveau roman)

Người ta cũng gọi là Anti-roman hay Anti-novel ( Phản tiểu thuyết). Đây là  từ ngữ mới do Alain Robbe- Grillet ở Pháp đặt ra để nói về tính chất và tương lai của tiểu thuyết. Những bài luận thuyết của ông ban đầu đăng trên báo chí, sau thu thập lại thành tập Pour un nouveau roman (1963) . Lý thuyết của ông được nhiều người hưởng ứng như Marguerite Duras, Samuel Beckett, Michel Butor, Claude Simon, Robert Pinget, Claude Ollier và Jean Ricardou. Họ tạo thành một phong trào rộng lớn từ Âu sang Mỹ, mục dích là đưa lại một đường hướng mới cho sáng tác tiểu thuyết, và chống lại tiểu thuyết truyền thống.Trong tiểu thuyết mới, những tình tiết,  hành động, kể lể, tư tưởng, phân tích nhân vật đều không có chỗ đứng hoặc chỉ có giá trị rất nhỏ. Tiểu thuyết mới là cái nhìn về sự vật, là sự hệ thống hóa và phân tích hồ sơ của sự vật. Họ muốn làm cho  độc giả có ấn tượng rằng tất cả là thực và tự nhiên. Họ làm cho độc giả đồng nhất với nhân vật, và tham gia vào truyện. Michel Butor đã thành công trong La Modification (1957).

Theo  J.A. Cuddon, quan niệm này chẳng mới mẻ gì vì trước đó, Huysman đã đưa ra ý kiến là tiểu thuyết phải chú trọng đến sự vật và phải từ bỏ cá nhân trong tiểu thuyết. Kafka cho rằng mô tả nhân vật là không cần thiết; James Joyce chứng minh rằng tình tiết là không quan trọng. Proust, William Faulkner, Albert Camus, Thomas Hardy, Henry James, Samuel Beckett, James Joyce, Virginia Woolf, vằ phái Sân Khấu Phi Lý (Theatre of the Absurd)[3]  chủ trương đoạn tuyệt với đuờng lối sáng tạo truyền thống. Natalie Sarraute với tập luận thuyết L’ Être du Soucon (1952) đã nói đến việc canh tân cho tiểu thuyết. Trước và sau Alain Robbe Grillet đã có nhiều người theo chủ trương này. Và đây là những tác giả và tác phẩm trong trào lưu tiểu thuyết mới:

-James Joyce (1882-1941) : Ulysse (1922), Finnegans Wake(1939)

-Virginia Wolf (1882-1941): Mrs Dalloway (1925), To the Lighthouse(1927), The Waves (1931).

-Satre (1905- 1980) : La Nausée ( 1938).

-Nathalie Sarraute: Tropismes (1939), Portrait d’un l’inconnu (1947), Le Planétarium (1959), Vous les entendez (1972).

-Maurice Blanchot: Aminadab (1942), Le Dernier Mot (1947), Les Très Haut (1948), Le Ressasement éternel (1951), Celui qui ne m’accompagnait pas (1953).

-Robbe-Grillet: Les Gommes (1953), Le Voyer (1955), La Jalousie(1957), Dans le labyrinthe (1959).

-Michel Butor: L’Emloi du temps (1957), Degrés (1960).

-Claude Simon: Le Tricher (1945), L’ Herbe (1958), La Route des Flandre (1960), Histoire (1967), La Bataille de Pharsale (1969).



Những tính chất chính của phản tiểu thuyết là không có tình tiết hấp dẫn, không có những phân đọan rõ rệt, rất it phân tích nhân vật, hay lập đi  lập lại, và mở đầu với kết thúc thường tráo đổi nhau. Có nhiều tác giả chủ trương mỗi cuốn truyện là những trang rời như là một bộ bài,  coi trang nào trước cũng được. Có những trang tô màu khác nhau, có trang để trống, có trang vẽ hình.

Chủ trương này có vẻ mới lạ, cho nên ban  đầu được nhiều người theo dõi nhưng về sau độc giả chán nản vì khó hiểu, và khó cảm .

 Sau 1960, một số nhà văn Việt Nam dã áp dụng kỹ thuật tiểu thuyết mới của Tây phương. Mai Thảo đã viết về Tiểu Thuyết Mới như sau:

Thập niên 60 đánh dấu sự hình thành từ Pháp một trào lưu mới của văn chương tiểu thuyết, tiếng Pháp gọi là Nouveau Roman, tức Tiểu Thuyết Mới, còn được gọi là Anti-Roman, qua cái nghĩa Tiểu Thuyết Mới chống lại hết thảy mọi khái niệm về văn chương tiểu thuyết cổ điển trước nó, đưa ra những khái niệm tiểu thuyết mới lạ hoàn toàn. Trình bày về trường phái Tân Tiểu Thuyết này, còn được gọi là Trường Phái của Cái Nhìn ( École du Regard) phải cả ngàn trang sách, vì cuộc vận động rât bác học, rât trí tuệ, rất cách mạng văn học.

Nhưng mấy đặc thù chính yếu về tiểu thuyêt của nhóm Tân Tiểu Thuyêt là  : nhà văn cất bỏ hoàn toàn những nhận thức chủ quan, những nhận thức ây theo lý giải của trường phái Cái Nhìn chỉ làm biến tưóng biến hình sự vật, chứ không thể hiện đưọc chân tướng uyên nguyên của sự việc Như danh từ cái nhìn đã trở thành danh từ trường phái, nhà văn chỉ có nhiệm vụ của một đôi mắt, một ống kính nhiếp ảnh. Đôi mắt ấy nhìn thấy thôi, không phê phán, không tư duy. Ống kính  nhiếp ảnh ấy chỉ chụp hình thôi, chụp từ thật nhiều phía càng hay, từ viễn ảnh tới cận ảnh, tơ tóc, tinh vi, nhưng chụp thôi, tuyệt đối chỉ chụp, một cách lạnh lùng gần như vô tri, nghĩa là sự vật và đời sống nhìn tấy thế nào thì miêu tả khách quan, chứ không gửi gắm vào miêu tả nhận thức hoặc tâm trạng chủ quan của ngươi viết  (Chân Dung 15 Nhà Văn Nhà Thơ Việt Nam , 98).

 Theo Mai Thảo, Nguyễn Đình Toàn dẫn đầu, kéo theo Hoàng Ngọc Biên, Phùng Ngọc Anh, Nguyễn Quốc Trụ, Đặng Phùng Quân đi theo tiểu thuyêt mới, và Nguyễn Đình Toàn là người thành công về loại này (98). Mai Thảo không nói ra, nhưng trong tác phẩm Sau Giờ Giới Nghiêm, Mai Thảo đã áp dụng kỹ thuật tiểu thuyết mói. Nhân vật chính đã đối thoại nội tâm rất nhiều. Mai Thảo cũng đã đặt phần kết thúc vào phần đầu và phần giữa bằng những đoạn chữ nghiêng. Dù theo tiểu thuyết mới, cách viết  của Mai Thảo cũng dễ hiểu, độc giả không phải đọc đi đọc lại nhiều lần.

                             

Võ Phiến trình bày rất rõ ràng về tiểu thuyết mới như sau:

Cho đến 1945, các tiểu thuyết gia Việt Nam dù viết loại truyện nào, dù theo khuynh hướng nào, vẫn diễn đạt trong khuôn khổ truyền thống Tây phương. .  . Sau thế chiến thứ hai, có những cố gắng táo bạo để phá vỡ cái truyền thống ấy, mở một chân trời mới cho tiểu thuyết, đem đến cho bộ môn này những khả năng mới.

Hoặc trước kia người ta vẫn kể truyện theo sự diễn tiến của câu chuyện, theo thứ tự thời gian, sau này người ta đảo lộn diễn tiến của cốt truyện, xáo trộn thứ tự thời gian. Hoặc trước kia vẫn dùng ngôi thứ ba, kể truyện trong tư cách một người đứng bên ngoài, bên trên các nhân vật; sau này có kẻ làm như hòa đồng với nhân vật, chuyển thẳng vào tác phẩm những ý tưởng âm thầm, chưa thành lời của nhân vật, chuyển những cái ấy dưới hình thức độc thoại nội tâm (monologue intérieur). Hoặc trước câu chuyện thuật lại như thể được nhìn từ một quan điểm duy nhất; sau này có những truyện được nhìn từ nhiều quan điểm khác nhau, cùng một sự việc dưới cái nhìn của nhân vật này khác hẳn dưới cái nhìn của nhân vật khác; thuật truyện như thể tác giả lật qua làm như lật qua lật lại câu chuyện, hết xem bên này lại xem phiá bên kia, làm cho sự thực hiện ra toàn vẹn hơn. Hoặc giả trươc kia thường thường trong mọi thiên truyện chỉ dùng một lối thuật sự mà thôi, sau này người ta có thể sử dụng nhiều lối khac nhau, ghép lại: một mẫu tin tưc truyền thanh bên cạnh một câu chuyện do hành khách trao đổi với nhau trên xe buyt, bên cạnh một bài báo, một đoạn truyện truyền thông. . .( Văn Học Miên Nam, 260-61)

Theo Võ Phiến, chính ông về sau cũng theo kỹ thuật này trong các truyện Cái còn lại, Đọc sách (Ảo Ảnh); Một ngày để tùy nghi ( Phù Thế). . .

Và theo Võ Phiến, khoảng 1964, tại Việt Nam, Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Đông Ngạc, Tuệ Sỹ cũng sử dụng kỹ thuật tiểu thuyết mới, mà thành công nhất là Dương Nghiễm Mậu trong truyện dài Con Sâu (261).

Tại hải ngoại, Đặng Phùng Quân vẫn thiết tha với tiểu thuyết mới mà ông gọi là Phá thể tiểu thuyết  như trong Tự truyện-  của ông.





Thời kỳ 1954-1975, Việt Nam đã mở rộng cửa đón nhận văn hóa Tây phương. Chính sự tiếp thu văn hóa này đã làm gìàu cho văn học, nghệ thuật Việt Nam. Và trong cuộc giao lưu này, người Việt Nam chịu ảnh hưởng văn hóa Pháp hơn là văn hóa Mỹ. Văn hóa Mỹ thường được thể hiện trong cuộc sống của người Việt Nam. Nhiều ban nhạc trẻ ra đời hòa tấu nhạc Mỹ. Nhiều phim Mỹ,  hàng hóa quần áo, và mỹ phấm Hoa kỳ chiếm thị trường Pháp. Khắp các đô thị đều có cơ quan Thông Tin và Thư Viện Mỹ. Hội Việt Mỹ mở khắp nơi. Nhiều lớp dạy tiếng Mỹ. Người Mỹ đã thay thế Pháp tại Việt Nam nhưng ảnh hưởng của Mỹ về văn học không mạnh mẽ. Ngay cả khi người Việt Nam sống trong lòng nước Mỹ, văn học, triết học Mỹ cũng không gây được những ấn tượng sâu xa như văn học và triết học Pháp. Dẫu sao, Pháp và Mỹ trong quá khứ và hiện tại đã có nhiều liên hệ sâu xa với Việt Nam nhất là trong mối liên hệ văn hóa.

Khi nói đến ảnh hưởng Tây phương, vài người đã biu môi mà cho rằng vong bản! Có người đi xa hơn cho rằng theo văn hóa Âu Mỹ là theo thực dân đế quốc, và gọi văn hóa Tây phương là đồi trụy. Họ quên rằng  văn hóa là gia tài chung của nhân loại, không nước nào lại không chịu ảnh hưởng văn hóa ngoại lai. Nhật bản chịu ảnh hưởng văn hóa Trung quốc, Âu Mỹ chịu ảnh hưởng văn hóa La Hy. . . Và quan trọng nhất, họ quên rằng Marx, Engels, Lenin, Stalin cũng thuộc Tây phương và nửa nhân loại trước đây đã thần phục Mạc Tư Khoa!

Bàn về ảnh hưởng Tây phương trong văn học Việt Nam thời 54-75, giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch trong quyển Dăm Ba Điều Nghĩ Về Văn Học Nghệ Thuật nhận định rất thâm thúy như sau:

Thời 60-70, triết học phương Tây tương đối phát triển mạnh tại miền Nam.. Đó chỉ là dư âm và di sản của thời hậu chiến Âu châu. .   .   .  Dĩ nhiên, sang Việt Nam, cũng đồng hoàn cảnh chiến tranh, đồng tâm trí hoang mang, chán nản và mất hướng, những hạt giống hiện sinh tha hồ nẩy nở. Nhất là lúc đó, từ nửa saui thập niên 50, có một số trí thức Việt Nam du học ở Pháp và Bỉ  về nước đã phổ biến các triết thuyết hiện sinh, hình thái Sartre và Merleau Ponty. Cộng thêm vào đó là thuyết phi lý( théorie de l’ absurde) của Albert Cmus, rồi tới trào lưu nhận vị, personalisme, của E. Mounier, một hệ tư tưởng đuợ bồi dắp và đề cao ở Việt Nam bởi những người cầm quyền đương thời, đồng tôn giáo với tác giả. .   . Nhìn chung, [các trí thức trên] đều có ảnh hưởng tới sinh viên, rồi từ đó lan ra giới trí thức và văn nghệ ngoài đại học, luôn luôn khao khát những sản phẩm tinh thần mới của Tây phương. Họ là những gạch nối, những người trung gian, chất xúc tác không thể thiếu được trong sinh hoạt văn nghệ của thời 60-70.

Ảnh hưởng tư tưởng Pháp. .  . Đến đây, tôi xin mở một dấu ngoặc. Tư tưởng hiện sinh đi vào văn nghệ với  Sartre. Kế tiếp, từ đầu thập niên 60, là trường phái Cãu Trúc( Structuralism) với R. Barthes và Lévis Strauss, rồi sau nữa là môn phái déconstruction của Derrida. .  . Đó là chưa kể những lý thuyêt và thể hiện văn nghệ như Tân Tiểu Thuyết (A.Robbe Grillet, N. Sarraute, Cl. Simon) và Tân Phê Bình (Poulet, Bathes, J.P.Richard, Weber.  .  .). Không nhiều thì ít, có liên hệ tới tư tưởng cấu trúc.. .

Ảnh hưởng của triết học Tây phương hiện đại đến văn học miền Nam là có thật Khá rõ nét trong lối sống và trong tác phẩm, nhất là ảnh hưởng chủ nghĩa hiện sinh. Những mảnh đời vật vờ, không lý tưởng, những cung cách sống ít nhiều thác loạn, hư vô của một số nhân vật tiểu thuyết và tác giả, sống triền miên trong các đô thị lớn. Phố phường, trà đình, tửu điếm, sàn nhẩy, bè bạn, phe nhóm, giọng điệu tiêu cực, khinh bạc, trong một bầu không khí trừu tượng, khép kín, giữa lúc cuộc sống lầm than, máu lửa của toàn dân đang diễn biến sôi nổi khắp nơi nơi. .    Nhóm Sáng Tạo với tinh thần avant gardiste ( tiền phong) của nó, là một điển hình của tác động Triết học Tây phương vào văn học. Ngoài một vài thành viên vẫn như đúng riêng, trung thành với phong cách và những giá trị truyền thống, cổ điển như Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, nhờ tài năng và ý hướng theo mới triệt để, nhò kinh nghiệm sống và viết, đã gói ghém, chuyên chở, văn chương hóa đuợc một số tư tưởng và ngôn ngữ triết học Hiện Sinh trong hình thái phổ thông.

Mai Thảo là một minh chứng hùng hồn. Trong những năm 60-70, ông viết nhiều truyện dài, phần nào thua sút tùy bút và truyện ngắn của ông trước đó. Có thể vì viết quá vội, có thể vì cơ bản tác giả là một nhà thơ hơn là một tiểu thuyết gia . Những trang truyện dài ưót đẫm rượu hiện sinh. ‘’Đời chẳng có gì hết. Một biểu tượng chán chường, một rừng phiền muộn. . . Ai đã làm chi đời ta? Những chiều gục đầu, những đêm rã rượi. Cơn say vật vã, chập chờn. Đôi mắt buồn như một đáy hư vô.’’ ( Sau Cơn Bão Tố )

Nhiều nhân vật trong truyện dài của Thanh Tâm Tuyền cũng là những sinh vật bơ vơ, vật vờ trong cuộcx sống trống rỗng vô định. Như thi sĩ:

       Tình yêu như đám lau buồn

       Anh thả người trôi nổi

                                     (Sáu khúc)

       Điệu nhạc gầy níu nhau tuyệt vọng

                      Sao tuổi trẻ quá buồn

                                     ( Dạ khúc )

                      Những giấc ngủ xiềng xích

                      Cuộc lưu đày thêm xa. .  .

                      Tôi khóc không ra lời

                      Và tôi đi lang thang

                                     ( Liên.  .  . Đêm)  

Ngoài ra, giáo sư Nguyễn Khắc Hoạch cũng nói đến ảnh hưởng tư tưởng hiện sinh trong một số kịch bản của Vũ Khắc Khoan, và tác phẩm của Huỳnh Phan Anh . Giáo sư cũng nói đến khuyết điểm của triết học và của một số văn nhân nghệ sĩ:

Nói về mặt tiêu cực và thấp hơn, thì ảnh hưởng Triết học nhiều lúc trở nên ‘’mốt’’thời thượng, một kiểu cách làm dáng và giả tạo. Vì thiếu tự tin, thiếu hiểu biết thấu đáo, và ít nhiều vọng ngoại, một số người đã không thực với chính bản thân, với cuộc sống phong phú bên ngoài. Họ đua nhau chạy theo những gì rất có thể là phù du, khiên cưỡng, xa vời nhân sinh, mà những hệ thống triết học nổi

 tiếng nhất đôi khi cũng không tránh khỏi. Họ quên rằng văn nghệ trước hết phải là sự chân thành, là niềm tự hào của một tài năng, một cá nhân sáng tạo độc nhất, độc lập và độc đáo, tuy biết mình không dễ thoát khỏi ảnh hưởng của môi trường vật chất và tinh thần.

   Triết học bao giờ cũng có một nét trí thức khá quyến rũ. Vấn đề chính theo tôi, khi sáng tác văn nghệ, mặc dù trong trường hợp triềt học đứng chủ đạo, vẫn phải là văn nghệ hóa triết học, đừng để những vết khâu lộ liễu, rõ nét chỉ trắng. Nghĩa là phải có cảm xúc phong phú, luôn luôn để trí tưởng tượng cụ thể, khả năng hư cấu và kỹ thuật văn nghệ cầm cương con ngựa bất kham (367 -371)..



Tóm lại, triết học và văn học Tây phương đã có ảnh hưởng lớn đến văn học miền Nam, nó làm giàu cho văn học, nghệ thuật miền Nam nhưng nó cũng gây ra những nét bi quan, yếm thế trong cuộc sống và trong văn nghệ.

                                   

                                                    Nguyễn Thiên Thụ

                                                    Văn Học Hiện Đại





[1]  Guillaume Apollinaire do Scott Bates dịch Anh ngữ, Twayne Publishers, New York, 1967.

[2]  Elsa Triolet . La Poésie Russe. Éditions Seghers, Paris, 1965.

[3] Phái Sân Khấu Phi Lý: chủ trương soạn những kịch phẩm có những chi tiết ít khi xảy ra hoặc không xảy ra trong đòi sống bình thường.

No comments: