Friday, October 14, 2016

NGUYỄN VĂN SÂM - DIỄN VĂN OBAMA

Sunday, September 30, 2012

NGUYỄN VĂN SÂM * CÓ MỘT THỒI



Có Một Thời Tình Người Quá Lạt
Truyện ngắn của Nguyễn Văn Sâm
1.
Giữ thói quen đi bộ từ tưng bửng sớm bấy lâu nay ở bên đó Già Phát thức dậy ngay từ khi ánh sáng đầu ngày mới le lói ở cuối chơn trời đương cố gắng vương tay qua những chòm cây còn ướt sương trên cành lá. Già đi qua xóm chợ, rẽ xuống bờ sông ngang trước mặt ngôi nhà kỹ niệm của người thương khách từng là tình nhơn của một nữ sĩ Pháp sanh trưởng ở Việt Nam mà cuộc đời được quay thành phim ăn khách mấy năm về trước. Ngôi nhà xưa, cổ kính nhưng đồ sộ, vững chắc, im lìm trong giấc ngủ, tương phản với sự nhếch nhác, rộn rịp của quán lều chứa hàng từ bạn hàng mang đủ thứ thập vật đến từ trong đồng gần đó hay từ các đò máy ghe máy tới từ mút thiệt xa. Già thích quan sát, cũng như thích hòa mình với cuộc sống của dân quê lao động nên thong thả đi dạo xem chợ sớm có cái hấp dẫn vô vàn với Già.
Già chú ý đến một ông lão lớn hơn mình chừng 5, 10 tuổi gì đó, khó đoán được vì khuôn mặt khắc khổ nhăn nheo như hầu hết người nghèo ở vùng  nầy, đương ngồi trước mái hiên một gian hàng chưa mở cửa, bên cạnh một bó chổi tàu cau. Ông già méo mặt ngó xuống cái chưn đương bị chảy máu do bị xe  đụng chừng đâu năm mười phút trước.
Máu từ vết thương vẫn ròng ròng, ông lão ngó quanh quất tìm một thứ gì đó có thể lau máu. Già Phát lên tiếng:
“Anh kiếm xin miếng vải sạch sạch mà lau, xài giẻ hay giấy dơ thà rằng đừng xài. Nguy hiểm lắm.”
Ông lão ngước mắt lên ngó Già rồi vẫn quơ đại đùa một chút giấy báo dưới đất trước mặt lau chỗ vết thương, chép miệng:
“Cũng phải lau đở thôi. Không có thứ gì sạch hơn. Cái thằng ác ôn, sáng sớm mà chạy mau quá mạng, đụng mình rồi còn sừng sộ. Thôi nhịn nó, lo cho thân mình tốt hơn là chửi bới, gây gổ…”
Một người đàn bà  đẩy cửa tiệm bước ra, ngó xéo qua ông lão rồi đuổi xô nặng nhẹ nào là sáng sớm máu dơ xui xẻo, nào là choán chỗ không cho  bà mở cửa tiệm…
Ông lão vác bó chổi của mình lên vai. Hơi cồng kềnh chút đỉnh nhưng cũng không nặng bao nhiêu, bước đi khập khểnh. Già Phát động tâm, hỏi:
“Anh bán tới chừng mấy giờ thì hết bó chổi nầy?”
“Làm sao biết được? Thường thì tới trưa, chợ vừa tan tan thì hết.”
“Được chừng bao nhiêu tiền?”
 “Ối, chừng trăm ngàn chứ bao nhiêu. Làm từ chiều hôm quá tới khuya mới được bao nhiêu đó. Bán hết thì có chút đỉnh. Mà bữa nay bị xe đụng chắc là đi không được, đành chịu ế!”
Già Phát thò tay vô túi. Hai tấm giấy năm trăm ngàn mới bỏ vô trước khi ra khỏi khách sạn đề phòng đạp bể trứng gà trứng vịt của người ta vẫn còn đó. Già kín đáo xếp chúng lại bằng mấy ngón tay vẫn thọc trong túi.
“Thôi anh lấy đở chút nầy, bữa nay anh đi thẳng về nhà lo thuộc men, đừng bán  nữa. Mớ chổi đó dành cho tuần tới.”
Cặp mắt ông lão tròn xoe, tưởng chừng như tiên hiện ra giúp mình. Già Phát thấy vui vui trước sự ngạc nhiên vui mừng đó của người đối diện. Một triệu đồng bằng năm chục đô. Mình cũng chẳng nghèo hơn khi cho số đó cho người cần, nhưng chắc chắn mình giàu hơn về mặt tình cảm vì đã biết buông bỏ, chia xẻ.
Ông lão bán chổi gật đầu chào Già Phát hai ba lần nữa rồi cà thọt bước đi. Chợ sớm vẫn ồn ào nhưng Già Phát không nghe gì hết, chỉ thấy lòng mình rộn rã một niềm vui. Ngoại vật như tan biến hết thảy, chỉ còn là một tĩnh lặng thơ thới Niết Bàn mà Già Phát là một người đương ở bên trong.

2.
Trời Sàigòn nắng chan chan, không khí đương nhảy múa luân vũ mà Già Phát phát lãnh từ đầu tới từng ngón cẳng. Già chưa biết phải phản ứng làm sao cho đúng. Đánh lộn tới sứt đầu mẻ trán thì nguy hiểm quá mà chưa chắc ăn. Chạy kêu được công an tới thì chắc mẽm là nó đã rời khỏi địa bàn rồi. Cũng có thể tụi nó ăn chịu hay có những lý do mà mình lạ nước lạ cái không thể nào cải lý được. La lớn để cầu may có người tới giúp thì bảo đảm dân tò mò bu coi thừa cơ giựt hốt thì nhiều mà kẻ giúp đỡ thì chưa chắc đã có mống nào. Đành bó tay thôi. Răng Già Phát đánh bò cạp, chưn Già Phát run run như đứng không vững. Muốn nói xin chút lại tiền thì cũng nói không thành tiếng. Người đàn bà trẻ đầu ắp tay gối với Già cả năm nay giờ coi bộ xẻn lẻn, làm thinh như là muốn ngó chỗ khác để cho qua tang lề.
Già ấp úng:
“Đâu… em nói coi chuyện ra làm sao mà tầy huầy như thế nầy? Cậu nầy là ai vậy?”
Em không trả lời, chỉ vắn tắt như mọi khi:
“Còn hỏi?”
Rồi em ngó qua thằng nhóc. Thằng nhóc trừng mắt bậm trợn với Già:
“Cha già chúa Ôn, cụp pha xuống đi. Ngó gì? Móc mắt cho thành Đồ Chiểu bây giờ! Còn không chịu biến nữa, hay là đợi ăn dao?”
Vừa nói nó vừa ngồi xuống, bộ tịch tự tin, hai tay móc ra hai con dao Thái Lan dài sọc kẹp đâu sẵn trong nách, dằn mạnh lên bàn. Em giựt mình thụt lùi vô vách, lấy tay che miệng, sợ hết vía.
Già Phát từ tốn:
“Thì cậu cũng đưa trả lại cho tui chút đỉnh chứ kiểu nầy thì kẹt quá. Tiền đâu tui chi trả nầy nọ những tháng ngày sống ở đây?”
“Trả cho mấy dao thì có. Ông già mượn vợ tui cả năm nay thì ai trả thiệt thòi cho tui đây. Quần thảo nó đã đời rồi, còn ức hiếp gì nữa. Bao nhiêu đó còn quá rẽ. Trả bằng mạng già mới xứng. Thiệt là đồ Yamaha!” Rồi nó phóng một dao phập lên bàn, cán dao lay động phát ra âm thanh ghê ghê răng. Vừa mỉm cười đểu vừa nghiến hàm, nó hăm he: “Thằng nầy không ưa nói nhiều nha. Cũng không ưa lùm xùm lèng xèng. Ai chọc giận là thằng nầy xin chút lòng heo làm tiết canh đó.”
Già Phát tiu nghỉu dợm cẳng bước ra, tức tối nhưng cũng muốn phì cưới khi nhớ lại danh từ mà thằng nhóc gán cho mình: Yamaha, Già Mà Ham. Thiệt cũng không oan lắm, hình như mình có chút ham hố gì đó trong vòng một năm nay trong chuyện háo hức đi đi về về!
Bỗng thằng nhóc đập bàn, lườm lườm Già như muốn ăn tươi nuốt sống:
“Nè già dịch, tính đi đâu đó, bộ dễ hả? Đứng lại. Cái con Trời đánh nầy mầy xét coi kép lão của mầy còn diếm địa ở đâu không. Tụi bây với nhau chắc mầy biết rõ khứa lão diếm tiền ở chỗ độc nào. Đừng để tao phải ra tay.”
“Còn gì nữa mà xét. Chả có nhiêu anh lấy hết rồi.” Rồi cô ả quay qua người tình hờ: “Thôi đi ra đi ông ơi! Lớ ngớ hoài thấy bắt mệt!”
Già Phát thầm cám ơn em. Nó vậy mà cũng hạ thủ lưu tình. Nó biết ông còn chút đỉnh bỏ trong vớ mà không khai ra. Đây là một trong số rất ít lần con Huệ nói câu dài.
Già bước như chạy ra cửa. Căn nhà thân thuộc, cái ngạch cửa Già thường đứng dựa cửa ngó mong ra hẽm, kéo vài hơi thuốc sau những phút giây lên Tiên dối tuổi cả năm trời nay giờ sao như hang cọp, xin giả từ. Già mừng rơn khi được bước qua nó mà không nghe tiếng đe dọa từ phía sau.
Lách qua mấy cái bàn choáng lối đi của vài ba quán nhậu trong hẽm, Già Phát không buồn ngó mấy ánh mắt của những bợm nhậu ngưng mấy phút chai chú chai anh bất mãn ngó Già khi Già tránh mấy cục xà bần lấp trủng đi sát vô bàn nhậu của họ. Mấy dĩa tiết canh đỏ lòm lắc rắc lòng heo thái nhỏ  nằm trơ trẻn trên một hai bàn nhậu đương để cho ruồi thưởng thức trước khiến Già nhớ tới câu nói của thằng nhóc hồi nảy. Già tính thầm trong bụng về số tiền còn lại để trang trải những việc cần thiết. Già tính lời phải nói sao với con cái khi trở về. Bước ra tới đường cái tưởng là dễ thở hơn nhưng Già cảm thấy nhức đầu vì tiếng xe cộ, vì khói xăng tràn ngập, vì những cái giựt mình khi xe Honda xẹt bất thình lình tới gần đụng mình. Già húng hắn ho và thấy uể oải.
Thằng chó chết, đợi mình đem tiền về nhiều mới ra tay. Chuyện nầy dành ôm bụng mà chịu chớ nói ra càng thêm nhục. Ba chục ngàn chớ bộ ít sao! Già lẩm bẩm như người mất trí, chỉ muốn ngã xụp xuống như thân chuối đỗ rồi ra sao thì ra.

3.
Già Phát theo bạn bước vô một quán cà phê ôm ở cuối con đường nhỏ. Cả một con đường dài toàn là quán cà phê ôm và quán nhậu. Không có căn nào là nhà ở thuần túy. Người bạn liên tục trấn an Già rằng quán nầy chủ nhơn tử tế, không chặt đẹp, mấy em cũng dễ coi. Già không thấy hứng thú với chuyện ôm ấp mấy em đáng tuổi cháu con mình nên chỉ ậm ừ cho qua. Đi vì nể bạn và tò mò hơn là ham thích.
Hai ba cô gái mặc quần áo có chút hở hang đương ngồi bó gối tán dóc lật đật đứng dậy chào khách và đưa mơ-nu giới thiệu mấy loại cà phê. Già Phát kêu theo bạn cho có rồi bâng quơ ngó ra đường, không chú ý gì tới mấy em. Một lúc lâu ớn hai ly cà phê phin mới được bưng ra.
“Hai anh cảm phiền cho xin tiền trước.”
Con số nói ra Già Phát hơi giựt mình. Cao bằng cả chục lần bên đó. Gì mà dữ vậy? Già Phát nghĩ bụng. Người bạn của Già biết ý nên hào sảng móc tiền trả. Trong khi cô gái dợm cẳng bước đi thì Già Phát dúi thêm một ít rồi nói cám ơn. Con nhỏ tròn mắt ngó Già, lí nhí một cách thân thiện lẫn bối rối:
“Xin cám ơn hai anh. Hai anh không có gì mà phải cám ơn tụi em.”
Già nói ý nghĩ chơn thật của mình:
“Mấy con còn trẻ quá mà kêu chúng tôi bằng anh nghe sao kỳ kỳ.”
“Ai vô đây thì cũng là anh em suốt. Tứ hải giai huynh đệ mà!” Rồi cô ta bẹo má già. “Có đẻ đái gì đâu mà con con bố bố.”
“Thôi kêu bằng bác đi.”
Cô ta chống càm mình lên đỉnh đầu của già. Già nhắm mắt, nín thở.
“Có chút máu thịt cật ruột nào mà bác bác cháu cháu. Em từng thấy nhiều anh còn lớn tuổi hơn mấy anh nữa, lúc đầu nghiêm trang, sau rồi tay chưn còn quờ quạng kinh hồn hơn thiên hạ nhiều. Hết biết luôn!”
Già Phát làm thinh, ngó qua thì bạn mình đã yên vị, đương thì thầm tâm sự ngày Xuân với một em tóc nhuộm vàng có bộ ngực bốc lửa đưa chồm ra phía trước khoe khoang.
“Thôi cô vô làm gì thì làm đi, tui cần chút yên tỉnh ngồi đây thưởng thức cà phê…”
Một cái bỉu môi dài sọc. Người bạn của Già cười khúc khích. Em của ông ta thì cười dòn dài rồi chui rút vô ngực ông ta.”
Lâu lắm người bạn của Già mới nói:
“Tiền ngồi gần người đẹp đã tính rồi. Không ngồi gần thì lỗ.’”
“Tôi thà chịu lỗ chứ cái điệu nầy không quen, thấy chướng chướng.”
Người bạn của Già biết tánh bạn mình nên làm thinh, tiếp tục hưởng cảm giác đồng thời của tay mũi, miệng…
Một người đàn ông cở tuổi của Già dáng dấp coi bộ trang nhã, quần áo sạch sẽ, ôm cặp da đi vô quán, xâm xâm tới bàn của Già mời coi bói. Cô em hồi nảy từ bên trong bước ra, liếng thoắng ca ngợi tài của thầy bói và và năn nỉ Già cho mình tiền để coi bói xem tại sao mấy tháng nay mình xui quá, làm gì cũng hư hại, tiền đổ ra như nước.
Cũng là những lời nói chung chung, lẻo mép của người kiếm sống bằng lời nói dối trá lừa phỉnh về một tương lai tươi đẹp của người coi kèm theo những câu thiệu về tuổi tác hạn, vận, đại hạn, đại kiết, trung hạn, xung khắc, kỵ tuổi nầy tuổi kia cốt tạo lòng tin để thiên hạ xì tiền ra.
Già Phát thấy vui vui. Cha thầy bói nầy kiếm chút tiền còm, còn đáng thương hơn mấy cha nội ngoại cảm ở đây, mấy ông Trời con chế sữa ong chúa, mấy bác sĩ nắn gân chế ra cả trăm loại thuốc, bịnh nào cũng có, bán đầy trời bên đó, móc túi mấy người đau chưn phải hả miệng, chắc lưỡi tự an ủi bằng câu phước chủ may thầy, có tin có lành…
Rồi không biết ông ứng bà hành gì Già Phát đưa tay cho ông ta bói.
“…..Số ông thong dong, nhìn tướng cũng biết mạng ông ở dưới chưn ông Huỳnh Đế, nghĩa là mạng có phước đi du lịch xa, lâu dài, nhiều lần. Sang hơn biết bao nhiêu người suốt đời ru rú trong làng trong xóm. Tui nói hỏng trúng thì ông liệng đồ nghề tui ra đường để tui bỏ nghề luôn! Tuổi ông năm nay nếu theo sách xưa như Diễn Cầm Tam Thế hay Dịch Lý Qui Nguyên thì trên sáu mươi là đã quá số rồi, không coi được nữa Nhưng mà thời đại mới nầy Mỹ Nga phóng vệ tinh, phóng người lùm lum lên vũ trụ làm lệch đi nguyên lý âm dương của Trời Đất nên số con người ở địa cầu nầy bị ảnh hưởng. Bây giờ nhơn loại tới bảy mươi hai tuổi mới hết số, nghĩa là ai cũng có số mạng thay đổi xui hên thêm một kỷ nữa.. Ông tuổi Dần, năm nay năm Thân. Dần Thân Tỵ Hợi, tứ hành xung, năm nay ông xui từ đây tới cuối năm, phải cúng sao giải hạn hay làm phước lớn mới qua khỏi đại hạn sắp tới. Hạn lớn lắm!”
Già Phát giựt mình, trước khi qua đây đi khám bịnh mới biết trong máu có mỡ hơi nhiều, áp huyết lên cao, đầu gối thỉnh thoảng sưng rồi xẹp, tuyến tiền liệt phình đại. Không phải xui là gì? Rồi chuyện vợ chết gần cả năm không khai để vẫn lảnh tiền già của vợ bây giờ bị kêu lên bắt trả lại, dầu mỗi tháng chút ít cũng là….  xui. Thêm nữa, tiền bão hiểm nhơn thọ của vợ mấy đứa con xúm lại năn nỉ mượn gần hết, hổng phải xui là gì? Gần đây nhứt là mấy cái thẻ tín dụng đòi tiền phạt trả trể mấy tháng mình bỏ về VN tới hơn bốn trăm đồng. Chắc chắn xui là đây rồi. Trí Già miên man lục lọi chuyện nầy chuyện kia những lúc gần đây. Ờ mà còn nữa, tháng trước xuống phi trường họ bắt chờ giấy tờ gì đó một lúc lâu ớn, cuối cùng thiên hạ về gần hết mới tới lượt mình. Hai thùng đồ bị rạch xéo dán lại ai cũng thấy rõ mà không biết khiếu nại với ai. Về tới khách sạn soát lại mới hay đồ vật có giá chút đỉnh và thuốc men mất hết. Tới cái máy chụp hình cũ tính đem về cho thằng cháu cũng không cánh mà bay!  Vậy chẳng phải xui là gì?
Ông thầy bói nhấn mạnh hơn:
“Cần phải làm phước để giải hạn. Làm phước như thế nào thì tôi không biết, mà có biết cũng bất khả lậu.” Rồi ông chép miệng bộ thiệt là nghiêm trọng: “Không dám đâu!”
Con bé nảy giờ ngồi im lắng nghe bây giờ mới ỏng ẹo:
“Thôi anh làm ơn cưới em đi làm phước. Em đương cô đơn.”
Già Phát ngó qua con nhỏ. Con nhỏ mình mẫy coi cũng được ớn, chết là nó chỉ lớn hơn cháu ngoại mình chừng chục tuổi là cùng. Nó nói chuyện vô duyên trời thần, ở gần nó chắc đau tim mà chết có ngày. Già làm thinh lơ mơ nghe ông thầy bói nói về chuyện sao hạn, về giải hạn. Nghe hoài một điệp khúc bực mình Già phán một câu làm cụt hứng mọi người:
“Ối! Bói ra ma ấy mà, con người ta sống trên đời thì phải có lúc hên lúc xui, cúng giải cũng chẳng nhằm nhò gì. Hồi xưa mấy ông Ba Tàu bày đặt ra bói toán, phong thủy để bàn tán cho vui cửa vui nhà, mấy ông Việt Nam sau đó cứ nhắm mắt tin càng .. Bá vơ! Bá bơ!”
Già Phát thao thao còn ông thầy bói thì lặng lẽ xếp lại đồ nghề, ngồi làm thinh chờ tiền quẻ. Thái độ của ông ta bình tĩnh, chịu đựng, có chút ê chề nhưng mà không lộ vẽ giận dữ hay bất bình. Già Phát thấy mình bất lịch sự, vội móc tiền ra trả, hậu hỉ như là chuộc lỗi.
Trời ngã về chiều. Mây bỗng kéo tới giăng giăng. Một vài giọt mưa phất phất xuống mặt đường rồi bốc hơi tan biến do sức nóng còn lại trên mặt nhựa. Gió bỗng thổi mạnh hơn, hắt tạt nước vô tới chỗ khách ngồi rồi trút xuống ào ào, một lúc không lâu thì nước đã ngập tới thềm nhà.
Một cô gái ướt mẹp bước mau vô quán. Mặt bầm tím, buồn bã, cặp mắt một trời u sầu, gật đầu chào Già Phát bằng bác. Già thấy vui vui.
Tiếng hai bạn gái của cô ta trao đổi nho nhỏ với nhau:
“Rồi! Con Huệ lại bị dập nữa. Điệu nầy hoài chắc có ngày mà chết sớm. Kêu nó bỏ đi mà nó cứ chần chờ...”
Cô gái đi thẳng ra sau. Bên ngoài gió thét gào. Già Phát lơ mơ với hoạt cảnh vừa xảy ra trước mắt.

4.
Nằm gát đầu lên bụng con Huệ để lấy lại sức, Già Phát hỏi:
“Thương không?”
“Biết còn hỏi.”
“Sao bị đánh hoài mà trước đây em không tìm cách trốn khỏi tay thằng quỉ đó?”
“Bởi!”
“Nữa nhe!”
“Dịch vật!”
“Bữa trời mưa hỗm, mình gặp nhau lần đầu, anh thương em liền.”
“Duyên nợ.”
“Em có cần tiền để trả nợ cho nó và bọn đầu gấu không?”
“Thôi, kỳ lắm!
“Vậy thì sao?”
“Trốn luôn.”
“Tháng tới anh về bển mấy tháng lo chuyện nhà cửa bên đó ở đây một mình nếu có chuyện gì thì sao?”
“Tới đâu hay đó.”
“Cả tuần nay anh đi ăn nhậu với thằng Khu Vực mấy lần, có gì thì em cầu cứu nó. Anh ứng trước cho nó chút đỉnh rồi!”
“Vô ích. Thêm tròng khác thôi.”
“Nói chuyện với em mệt thấy mồ, cứ xài một hai chữ không. Nói nguyên câu được không hè?”
“Quen rồi!”
“Vậy thì làm sao em tiếp khách. Làm sao nói chuyện yêu đương?”
“Đâu cần đâu!”
“Ờ há! Mà từ lúc nào mình đổi từ bác-cháu qua anh-em vậy?
“Bữa em trúng gió.”
“Rồi em nhờ anh cạo gió cho em.”
“Đừng nói nữa. Mắc cỡ lắm!”
“Ai mắc cỡ?”
“Ai thì biết!”
….
“Lúc anh mới mướn nhà cho em ở trốn thằng đó, em khỏi bị đánh đập, có thích không?
“Cô đơn. Nhớ!”
“Nhớ ai?”
“Ai thì biết! Bác!”
Có tiếng cười dòn của hai người. Một lúc sau.
“Lúc còn làm ở quán cà phê, có nhiều người si em không?
“Cả rỗ.”
“Anh cũng vậy. Lớn tuổi mà còn duyên ngầm, đi đâu mấy cô cũng theo quá xá!”
“Sao chọn em?”
“Thì làm phước chớ sao? Thấy em như con mèo ướt bữa đó. Mèo ướt mà còn bị chó vật nữa.”
“Nằm vầy tội thì có.”
“Trước đó là lòng tốt thì có phước. Sau nầy hư trừ bớt chút đỉnh cũng còn phước chán.”
“Trừ tới số âm vô cực luôn.”
Già Phát giựt mình. Con nhỏ biết dùng chữ số âm vô cực trong trường hợp nầy không phải là người ngu. Tiếc là nó quá trẻ, mình không thể lâu dài được. Mà đã  lỡ ăn thua, không thể rút lui được nữa. Phải lo cho nó thôi, dầu nó không trực tiếp đòi hỏi gì. Già tính chuyến nầy về bển sẽ nói với các mấy con là mình rút tiền để dành từ đó tới giờ về đây lo xây nhà dưỡng già. Các con không thể lo được cho ba, thôi đừng cản mủi cản lái gì hết, để ba tìm người lo cho thân già của ba. Con nhỏ cũng đáng để cho mình lo, như là làm phước.

5.
Một tuần sau ngày bị gỡ tay lấy tiền, Già Phát lấy hết can đảm quay trở về xóm có căn nhà thân thuộc cũ. Quang cảnh chung không thay đổi nhưng cánh cửa nhiều kỷ niệm của Già cả năm nay thì đóng im ỉm. Mấy cái bàn nhậu như là cỏ dại đã lan ra lấn chiếm gần hết cái sân. Có tấm bản giấy treo to-òng teng trên cánh cửa, chữ nguyệch ngoạc: Nhà cho mướng. Xin liêng hệ số ….
Già Phát bước thẳng đi luôn, hi vọng trong xóm không còn ai nhớ tới bản mặt mo của mình nữa. Tiền đã ra đi, tức thiệt, nhưng hy vọng cái xui cuối năm của mình cũng theo đó mà bay đi, coi như là mình giúp vốn cho một cặp vợ chồng trẻ nghèo có tiền làm ăn, đổi đời. Già quên phứt đi một năm hưởng xuân dối tuổi của mình mới vừa qua. Đi ngang mặt hai đứa nhỏ ghẻ chóc ốm o đương ngồi ăn xin ở đầu hẽm Già Phát cũng quên luôn chuyện thí cho chúng nó chút đỉnh để làm phước như đã từng quên bấy lâu nay trong suốt cuộc đời của Già.
Trời trưa nắng thiệt gắt, có tiếng la ồn ào: “Bắt cướp! bắt cướp! Nó cướp xe của người bị tai nạn.” Hai đứa nhỏ ăn mày nhăn mặt, nheo nheo mắt, còng lưng xuống cái lon không. Xe cộ vẫn xẹt qua xẹt lại như từ trước tới giờ. Chỗ người bị tai nạn đằng kia, người coi như kiếng bu mỗi lúc mỗi nghẹt. Già chợt nhớ tới ông lão bán chổi, và con nhỏ ưa nói một câu bằng hai ba chữ vừa mới lướt qua trong đời Già. Sau khi làm phước cho ông lão bán chổi sao mà lòng thơ thới còn sau khi làm phước cho con nhỏ nầy sao mà trỉu nặng âm u lòng quá.
Kỳ hen?


Nguyễn Văn Sâm
(Victorville, CA, Sept. 2-19, 2012)

DIỄN VĂN CỦA TỔNG THỐNG OBAMA

Phát biểu của Tổng thống Obama tại Phiên họp thứ 67 Đại hội đồng LHQ ngày 25/9/2012
Posted on September 27, 2012
Trụ sở LHQ, New York - Thưa Ngài Chủ tịch, ông Tổng thư ký, các đoàn đại biểu thành viên, quýBà  quý Ông: Tôi muốn bắt đầu ngày hôm nay bằng cách kể với bạn về một người Hoa Kỳ tên làChris Stevens.

Chris sinh ra tại một thị trấn được gọi là Grass Valley, California, là con trai của một luật sư và một nhạc sĩ. Là một người đàn ông trẻ tuổi, Chris gia nhập Peace Corps, và dạy tiếng Anh tại Ma-rốc. Và ông đã yêu thương và tôn trọng nhân dân Bắc Phi và Trung Đông. Ông sẽ thực hiện cam kết đótrong suốt cuộc đời của ông. Là một nhà ngoại giao, ông đã làm việc từ Ai Cập đến Syria, từ Saudi Arabia tới Libya. Ông được biết đến khi đi bộ trên đường phố của các thành phố nơi ông làm việc, nếm các món ăn địa phương, gặp gỡ càng nhiều người cành tốt, nói tiếng Ả Rập, lắng nghe với một nụ cười vui vẻ.

Chris đã đến Benghazi trong những ngày đầu của cuộc cách mạng Libya, trên một chuyến bay vận tải. Là đại diện của Hoa Kỳ, ông đã giúp người dân Libya đối phó với xung đột bạo lực, chăm sóc cho những người bị thương, và phát thảo một viễn cảnh cho mai sau trong đó các quyền của tất cả người Libya sẽ được tôn trọng. Và sau cuộc cách mạng, ông ủng hộ sự ra đời của một nền dân chủ mới, như Libya đã tổ chức cuộc bầu cử, và thiết lập các tổ chức mới, và bắt đầu tiến về phía trước sau nhiều thập kỷ của chế độ độc tài.

Chris Stevens yêu công việc của mình. Ông tự hào về đất nước mà ông phục vụ, và nhìn thấy phẩm giá những người mà ông đã gặp. Và cách đây hai tuần, ông đến Benghazi để xem xét kế hoạch thành lập một trung tâm văn hóa mới và hiện đại hoá một bệnh viện. Đó  lúc khu tòa nhàcủa Hoa Kỳ bị tấn công. Cùng với ba đồng nghiệp của ông, Chris đã bị giết chết trong thành phố mà ông đã cứu giúp. Ông năm nay 52 tuổi.

Tôi nói với bạn câu chuyện này bởi vì Chris Stevens thể hiện cái tốt đẹp nhất của Hoa Kỳ. Giống như các viên chức cấp cao ngoại giao đồng nghiệp của mình, ông đã xây dựng cây cầu bắc qua cácđại dương và các nền văn hóa, và đã đầu tư sâu rộng trong hợp tác quốc tế mà Liên Hợp Quốc đại diện cho. Ông đã hành động với sự khiêm nhường, nhưng ông cũng biện minh cho một loạt các nguyên tắc  một niềm tin rằng các cá nhân được tự do quyết định số phận của mình, và sống trong tự do, nhân phẩm, công lý, và các cơ hội.

Các cuộc tấn công vào dân thường ở Benghazi là những cuộc tấn công vào Hoa Kỳ. Chúng tôi rất biết ơn về sự hỗ trợ nhận được từ chính phủ Libya và từ người dân Libya. Không có  phải nghi ngờ rằng chúng tôi sẽ không ngừng truy tìm những kẻ giết người và đưa chúng ra trước công lý. Và tôi cũng đánh giá cao trong những ngày gần đây, các nhà lãnh đạo của các nước khác trong khu vực –bao gồm Ai Cập, Tunisia và Yemen  đã thực hiện các bước để bảo vệ các cơ sở ngoại giao của chúng tôi, và kêu gọi bình tĩnh. Và các chính quyền tôn giáo trên toàn cầu cũng đã làm như vậy.

Nhưng bạn cần biết, các cuộc tấn công trong hai tuần qua không chỉ đơn giản là một cuộc tấn công vào Hoa Kỳ. Nó cũng là một cuộc tấn công vào mọi chuẩn mực mà Liên Hiệp Quốc đã thành lập  ýniệm về mọi người có thể giải quyết sự khác biệt của họ một cách hòa bình; ngoại giao có thể thay thế chiến tranh; trong một thế giới phụ thuộc lẫn nhau, tất cả chúng ta có quyền lợi trong việc hướng tới cơ hội lớn hơn và an ninh cho các công dân của chúng ta.

Nếu chúng ta nghiêm túc phát huy những chuẩn mực này, thì sẽ không đủ để đặt thêm cảnh vệ ở phía trước một sứ quán, hoặc đưa ra lời hối tiếc và chờ đợi sự phẫn nộ đi qua. Nếu chúng ta nghiêm túc về những chuẩn mực ấy, chúng ta phải nói chuyện một cách trung thực về những nguyên nhân sâu xa hơn của cuộc khủng hoảng  bởi vì chúng ta phải đối mặt với sự lựa chọn giữa dùng vũ lực mà  sẽ đẩy chúng ta ra xa nhau và niềm ao ước mà chúng ta đều có chung.

Hôm nay, chúng ta phải tái khẳng định rằng tương lai của chúng ta sẽ được xác định bởi những người như Chris Stevens   không phải bởi những kẻ giết ông ấy. Hôm nay, chúng ta phải tuyên bố rằng bạo lực và bất khoan dung không có chỗ đứng trong Liên Hiệp Quốc.

Đã gần hai năm kể từ khi một người bán hàng ở Tunisia tự thiêu để phản đối tham nhũng áp bức ởđất nước của mình, và đã gây ra những gì được biết đến như là mùa xuân Ả Rập. Và kể từ đó, thế giới đã bị cuốn vào bởi sự chuyển đổi diễn ra, và Hoa Kỳ đã hỗ trợ các lực lượng thay đổi.

Chúng tôi có được cảm hứng từ các cuộc biểu tình của người dân Tunisia lật đổ một nhà độc tài, bởi vì chúng tôi nhận ra niềm tin của chúng tôi nằm trong khát vọng của đàn ông và phụ nữ xuốngđường.

Chúng tôi nhấn mạnh về việc thay đổi ở Ai Cập, bởi vì hỗ trợ của chúng tôi cho dân chủ cuối cùngđưa chúng tôi vào phía người dân.

Chúng tôi ủng hộ một quá trình chuyển đổi lãnh đạo tại Yemen, vì lợi ích của người dân không cònđược phục vụ bởi một hiện trạng tham nhũng.

Chúng tôi đã can thiệp vào Libya cùng với một liên minh rộng lớn, và với nhiệm vụ của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, bởi vì chúng tôi có khả năng ngăn chặn việc giết hại những người vô tội, vàbởi vì chúng tôi tin rằng những khát vọng của người dân mạnh mẽ hơn một bạo chúa.

Và như chúng ta gặp nhau ở đây, chúng ta một lần nữa tuyên bố rằng chế độ của Bashar al-Assad phải kết thúc để những đau khổ của người dân Syria có thể dừng lại và một bình minh mới có thể bắt đầu.

Chúng tôi đã có những quan điểm này bởi vì chúng tôi tin rằng tự do và tự quyết không phải là duy nhất cho một nền văn hoá nào. Đây không phải là những giá trị của riêng Hoa Kỳ hoặc của Phương Tây    những giá trị của toàn thế giới. Và ngay cả khi có thách thức to lớn xảy đến trong quátrình chuyển đổi dân chủ, tôi tin chắc rằng cuối cùng chính phủ của dân, do dân, và  dân hầu như có khả năng mang lại sự ổn định, thịnh vượng, và cơ hội cá nhân phục vụ như nền tảng cho hòa bình thế giới.

Vì vậy, chúng ta hãy nhớ rằng đây là một mùa của sự tiến bộ. Lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ qua, Tunisia, Ai Cập và Libya đã bỏ phiếu cho các nhà lãnh đạo mới trong cuộc bầu cử đáng tin cậy, cạnh tranh và công bằng. Tinh thần dân chủ này không bị hạn chế với thế giới Ả Rập. Trong năm qua, chúng ta đã nhìn thấy quá trình chuyển đổi quyền lực một cách êm thắm ở Malawi vàSenegal, và một tổng thống mới ở Somalia. Ở Miến Điện, một tổng thống đã thả tù nhân chính trị và mở cửa một xã hội khép kín, một người bất đồng chính kiến ​​can đảm đã được bầu vào Quốc hội, và người dân mong đợi tiếp tục cải cách xa hơn. Trên toàn cầu, người dân đang vận động để tiếng nói của họ được lắng nghe, nhấn mạnh trên phẩm giá bẩm sinh của họ, và quyền quyết định tương lai của họ.

Và cuộc khủng hoảng của những tuần gần đây nhắc nhở chúng ta rằng con đường dân chủ không kết thúc với việc đầu phiếu. Nelson Mandela đã từng nói: “Để được tự do không phải là chỉ đơn thuần là ném xiềng xích gông họ, mà còn phải sống theo cách tôn trọng và tăng cường sự tự do của những người khác”. (Vỗ tay)

Dân chủ chân chính đòi hỏi các công dân không thể bị tống vào tù  những gì họ tin, và các doanh nghiệp có thể được mở mà không phải trả tiền hối lộ. Nó phụ thuộc vào người dân có hay không quyền tự do nói ra những suy tư của họ và tụ họp mà không sợ, và phụ thuộc vào nguyên tắc pháp quyền và quyền theo đúng thủ tục pháp lý để đảm bảo các quyền của tất cả mọi người.

Nói cách khác, dân chủ chân chính và tự do thực sự   công việc khó khăn. Những người cầm quyền phải phản kháng sự lôi cuốn vào việc đàn áp những người bất đồng chính kiến. Trong thời buổi kinh tế khó khăn, các quốc gia thường bị lôi cuốn   thể bị lôi cuốn vào việc tập hợp lực lượng xung quanh kẻ thù đã nhận thức, ở trong và ở nước ngoài, chứ không chiu tập trung vào công việc nhọc nhằn của cải cách.

Hơn nữa, luôn luôn có những từ chối sự tiến bộ của con người  kẻ độc tài bám lấy quyền lực, lợi ích tham nhũng phụ thuộc vào tình trạng hiện tại, và những kẻ cực đoan thổi bùng lửa ngọn của thùhận và chia rẽ. Từ Bắc Ireland tới Nam Á, từ châu Phi đến châu Mỹ, từ vùng Balkan đến bờ Thái Bình Dương, chúng ta đã chứng kiến những ​​cơn co giật có

No comments: