Sunday, September 30, 2012
PHAN HẠNH * LÒNG HÀO HIỆP
Lòng hào hiệp và Thói tiểu nhân
Có
một câu chuyện xảy ra trong giai đoạn gần cuối Đệ Nhị Thế Chiến liên
quan đến lòng hào hiệp của Trung úy phi công Franz Stiegler của
Luftwaffe (Không Quân Đức) đã tha mạng cho do Trung úy phi công Charles
Brown cùng phi hành đoàn 10 người trên một oanh tạc cơ Hoa Kỳ đang khốn
đốn trên bầu trời. Điều đáng khâm phục là câu chuyện đó do chính Trung
úy Brown kể lại. Tại sao lòng hào hiệp của viên phi công Đức đó khiến
cho người Mỹ tôn vinh? Vì mặc dù vẫn biết Brown đang đi dội bom nước
Đức, vẫn biết tha cho địch là mất cơ hội được trao tặng huy chương cao
quý và có thể bị đưa ra trước tòa án quân sự để lãnh án tử hình, nhưng
Trung úy Franz Stiegler vẫn chấp nhận do lòng hào hiệp.
Trong
tác phẩm Tâm Hồn Cao Thượng thuộc loại sách chuyện dành cho trẻ em do
Hà Mai Anh dịch từ nguyên tác Les grands coeurs của văn hào Edmond De
Amicis người Ý, Chương Sáu với tựa đề Lòng Hào Hiệp kể về Crotsi, một
cậu học sinh nghèo tàn tật vì bị chọc ghẹo chế giễu nên đã không dằn
được sự nóng giận và đã ném lọ mực văng trúng thầy. Người bạn tốt của
Crosti là Garoné đứng ra nhận tội thế nhưng vị thầy không tin. Thế rồi
Crotsi thú nhận tội. Thầy mắng mấy đứa học trò quỉ quái đã chọc giận và
ăn hiếp kẻ yếu như sau: “Các anh đã vô cớ lăng mạ một người bạn không
trêu chọc các anh. Các anh đã chế giễu một người tàn tật. Các anh đã xúc
phạm một đứa trẻ yếu đuối không tự vệ được. Các anh đã làm một điều hèn hạ đáng xấu hổ,
một điều có thể làm nhơ nhuốc đến phẩm giá của con người, các anh là
những đồ đê tiện!” Nghe vậy, Garoné xin thầy tha thứ cho mấy đứa học trò
quỉ đầu gấu hay bắt nạt. Đó là một tấm gương của lòng hào hiệp, là lối cư xử của người quân tử.
Khái niệm quân tử và tiểu nhân đều có mặt trong mọi nền văn hóa Đông phương hay Tây phương.
Nho
giáo Trung Hoa phân chia con người trong xã hội ra làm hai tầng lớp
quân tử và tiểu nhân. Sự phân định này có thể do Khổng Tử đề ra hoặc đã
xuất hiện từ giữa đời Chu trước Khổng Tử. Từ đời Chu cho đến thời Chiến
quốc, hai chữ “quân tử” (Jūnzǐ 君子) được
dùng để chỉ lớp đại trượng phu và quý tộc có ý nghĩa tương đương với
“gentleman” của Anh ngữ. Những tầng lớp khác trong xã hội đều là Tiểu
nhân. Quân tử và Tiểu nhân chỉ là phép định danh theo địa
vị xã hội cổ xưa; ý nghĩa của chúng đã biến đổi theo thời gian. Ngày
nay, quân tử mang ý nghĩa hào hiệp cao thượng trong khi tiểu nhân ngày
nay đồng nghĩa với tâm tính hèn hạ.
Luận về bậc đại trượng phu, quân sư của Tào Tháo là Trình Dục cho rằng đại trượng phu là người hội đủ ba đức tính:
1) Không nỡ hiếp đáp kẻ dưới, không lấn át kẻ yếu.
2) Ân oán phân minh.
3) Tín nghĩa rõ rệt.
Đem
nguyên tắc này áp dụng trong binh thư quân ngũ, Trình Dục qui định rằng
tướng soái đại trượng phu không giết đối phương đã ngã ngựa (kẻ dưới)
và buông khí giới đầu hàng (kẻ yếu).
Do
đó, chúng ta thấy lòng hào hiệp và tinh thần mã thượng là một phẩm chất
của con người do hun đúc mà có chứ không phải một thứ tước vị được ban
cho.
Chức
tước và địa vị xã hội chưa hẳn là yếu tố duy nhất biến một nhà quí tộc
thành hiệp sĩ đại trượng phu. Trước sự cầu khẩn của một bà mẹ xin vua
ban cho con trai của bà chức tước hiệp sĩ, vua James II của Anh quốc
(1633-1701) từng nói: "Tôi có thể biến con bà thành một nhà quí tộc
nhưng ngay cả Đấng Vạn Năng cũng không thể biến cậu ta thành một bậc đại
trượng phu. (I could make him a nobleman, but God Almighty could not
make him a gentleman.)
Lòng
hào hiệp mã thượng thường đi liền với danh dự. Tại các nước châu Âu
thời thế kỷ thứ 17, đàn ông thuộc giới quí tộc thường giải quyết những
tranh chấp cá nhân bằng thách thức so kiếm để bảo vệ danh dự đã bị xúc
phạm trước đám đông; đến khi súng được phát minh thì trở thành các cuộc
đọ súng. Nhưng một người có lòng hào hiệm mã thượng không bao giờ đưa ra
lời thách thức giao đấu trước với một kẻ thua kém tài sức hơn.
(Không nỡ hiếp đáp kẻ dưới, không lấn át kẻ yếu).
Tượng đài vua Lê Lợi ở Thanh Hóa
Trong
lịch sử nước nhà, vị tướng soái nổi tiếng không giết kẻ đầu hàng chính
là Lê Lợi (1385-1433), vị thủ lãnh cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã chiến
thắng quân Minh và trở thành vị vua đầu tiên của vương triều nhà Hậu Lê,
triều đại lâu dài nhất trong lịch sử Việt Nam. Tháng Chạp năm Đinh Mùi
(1427), soái tướng nhà Minh là Vương Thông cùng hàng vạn quân binh thua
trận quy hàng. Các phó tướng và nghĩa quân muốn giết họ để trả thù tội
ác đối với người Việt trong suốt thời gian Việt Nam dưới ách đô hộ của
triều Minh. Lê Lợi nói “Bản tâm của người nhân đức là không muốn giết
người. Không nên vì muốn trả thù mà mang tiếng xấu muôn đời là đã giết
kẻ đầu hàng.” Vì muốn giữ hòa khí giữa hai nước nên Lê Lợi đã truyền
lịnh cấp đầy đủ phương tiện cho hàng binh Tàu hồi hương.
Lòng hào hiệp trong truyền thống Hoa Kỳ
Lễ ký văn bản đầu hàng, tướng Grant bắt tay tướng Lee (áo xám, râu trắng)
Sự
kiện này không khỏi bắt chúng ta liên tưởng đến sự kết thúc của cuộc
nội chiến Hoa Kỳ xảy ra trong buổi lễ ký kết đầu hàng giữa tướng Robert
E. Lee (Hợp Bang, Confederate, phe miền Nam thua trận) và tướng Ulysses
S. Grant (Liên Bang, Union, phe miền Bắc thắng trận) đầy lòng hào hiệp
và tinh thần mã thượng tại thị trấn Appamatox, thuộc tiểu bang Virginia
ngày 9 tháng 4 năm 1864. Sau khi tướng Lee đặt bút ký tên vào văn bản
đầu hàng, để xoa dịu nỗi đau buồn tủi nhục của người bại trận, tướng
Grant bắt tay cựu đối phương và nói: “Trong cuộc chiến này, chỉ có nước
Mỹ chiến thắng chớ không có ai thắng ai thua.”
Thật
vậy, tướng Grant ra lệnh cho quân sĩ dưới quyền không được reo hò chiến
thắng và phải đối xử kính trọng với chiến binh bại trận. Các sĩ quan và
binh sĩ miền Bắc đang có mặt đều đưa tay kính cẩn tiễn chào tướng Lee
ra về. Thể theo lời yêu cầu của tướng Lee, tướng Grant cho phép binh sĩ
phe miền Nam được mang lừa ngựa về quê quán để sử dụng trong nông trại
vì đó là tài sản của riêng họ mang theo khi gia nhập quân đội. Ngay cả
cờ của phe miền Nam không hề bị cấm, vẫn tự do tung bay bất cứ nơi nào.
Ngày nay, khi viếng thăm Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington ở thủ đô
Washington DC, chúng ta sẽ thấy mồ mả binh sĩ Miền Bắc và Miền Nam đều
giống nhau không phân biệt ai là “liệt sĩ anh hùng” ai là “lính ngụy”.
Trong sách giáo khoa hay tất cả các bảo tàng viện khắp nước Mỹ, tài liệu
lịch sử, di tích, hình ảnh quân đội hai bên đều được trung thực ghi lại
và gìn giữ trân trọng như nhau không thiên vị bóp méo. Phải chăng đó là
do truyền thống tốt đẹp với tinh thần mã thượng hào hiệp.
Tinh
thần mã thượng hào hiệp đại trượng phu của người Mỹ được thể hiện đối
cả kẻ thù khác chủng tộc. Cuộc tấn công gây hấn bất ngờ của quân đội đế
quốc Nhật vào căn cứ hải quân Trân Châu Cảng ở Hạ Uy Di sáng ngày 7
tháng 12 năm 1941đã giết chết 2,402 quân nhân Hoa Kỳ và gây thiệt hại
nặng nề cho lực lượng hải quân Mỹ ở Thái Bình Dương gây bàng hoàng. Hoa
Kỳ bắt buộc phải tuyên chiến với Nhật. Không đầy bốn năm sau, Hoa Kỳ đã
khiến Nhật phải khuất phục. Ngày 2 tháng 9 năm 1945, trên chiến hạm
Missouri, đại diện của các nước Đồng Minh và chính phủ Nhật Bản chính
thức ký văn kiện đầu hàng.
Hình:
Tướng Yoshijiro Umezu, Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội Nhật, ký tên vào
văn bản đầu hàng trên chiến hạm USS Missouri (BB-63), ngày 2 tháng Chín
1945.
Sau
khi ký xong, đại diện của Đồng Minh là tướng MacArthur đọc bài diễn văn
ngắn gọn nhưng chứa đựng tất cả tinh thần cao thượng của người Mỹ có
đoạn như sau: “Đây là hy vọng thiết tha nhất của tôi, và thật sự cũng là
hy vọng của toàn thể nhân lọai, rằng từ sự kiện trang nghiêm này một
thế giới tốt đẹp hơn sẽ hiện ra từ máu và sự chém giết nhau trong quá
khứ - một thế giới sẽ phục sự cho nhân phẩm con người và để hoàn thành
ước nguyện cao cả nhất cho tự do, lòng bao dung và sự công bằng.” Ngay
sau khi đặt chân đến Tokyo, MacArthur ra lệnh cho các binh sĩ dưới
quyền ông không được trả thù người Nhật vì bất cứ lý do gì và ưu tiên
hàng đầu của ông phải lo cho người dân Nhật qua khỏi cơn đói rách do các
hậu quả của chiến tranh.
Nói
về tinh thần hào hiệp mã thượng của người Mỹ, cựu thủ tướng Tony Blair
của Anh đã viết như sau trong quyển hồi ký The Journey: “Trong phẩm cách
của người Mỹ có tinh thần mã thượng hào hiệp, được hun đúc qua nhiều
thế kỷ, phát xuất từ tinh thần khai phá biên cương để lập nghiệp, và
nhiều đợt di cư của các sắc dân khắp thế giới đổ về đây, từ cuộc chiến
đấu để dành độc lập, đến cuộc nội chiến, từ nhiều biến cố lịch sử, cũng
như những sự kiện tình cờ. Tất cả đã làm thành một nước Mỹ vĩ đại.”
Còn Việt Nam thì sao?
Tinh
thần hào hiệp mã thượng hầu như vắng bóng. Suốt chiều dài lịch sử, Việt
Nam có được bao nhiên tấm gương của tinh thần này hay chúng ta chỉ có
lập rồi phá chớ không có tiếp nối. Và sau mỗi lần lật đổ một triều đại
hay một chế độ là những cuộc giết hại công thần, thanh trừng đẫm máu,
những sự trả thù tàn bạo theo kiểu diệt trừ hậu hoạn, nhổ cỏ phải nhổ
tận gốc đưa đến tru di tam tộc, đào mồ cuốc mả. Sự việc đó cứ tiếp tục
như thế từ đời này sang đời khác. Phương cách trả thù có khác đi nhưng
độ khốc liệt không hề giảm mà còn bao trùm rộng lớn hơn.
Tiểu nhân từ sự bắt buộc một tổng thống đầu hàng
Sáng
ngày định mệnh 30-4-1975 tại Dinh Độc Lập, trong lúc chính phủ VNCH do
tổng thống Dương Văn Minh cầm đầu đã chỉnh tề sẵn sàng chờ đợi đại diện
của phe CSBV dưới danh hiệu MTGPMN đến để bàn giao, Đại úy Phạm Xuân Thệ
là một trong những người đầu tiên mà họ gặp sau khi toán xe tăng T54
thuộc Trung đoàn 66 của Thệ ủi sập cổng Dinh Độc Lập để tiến vào. Về sau
này lên đến chức Trung tướng, Phạm Xuân Thệ kể lại: “Sau đó Dương Văn
Minh lại bước thêm một bước nữa về phía chúng tôi nói “Báo cáo cấp chỉ
huy, chúng tôi đã biết Quân giải phóng tiến công vào nội đô, chúng tôi
đang chờ Quân giải phóng vào để bàn giao”. Nghe thấy vậy, tôi liền tuyên
bố dứt khoát: “Các ông đã bị bắt làm tù binh, các ông phải tuyên bố đầu
hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả”. Thấy tôi nói vậy, cả phòng
im lặng. Dương Văn Minh và Vũ Văn Mẫu cùng số người trong phòng lùi về
ngồi vào ghế. Dương Văn Minh có lẽ bị hẫng vì định giữ thế chủ động ra
vẻ thiện chí bàn giao lại chính quyền, thành ra bị động, lúng túng đành
cúi đầu chờ đợi.”
Sau
đó Tổng Thống Dương Văn Minh bị bắt buộc đưa đến đài phát thanh để đọc
lệnh đầu hàng do Thệ viết trước và được Trung tá Bùi Xuân Tùng, Chính ủy
Lữ đoàn 203 chấp thuận.
Tổng thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng trên đài phát thanh Sài Gòn. Phạm Xuân Thệ đội nón cối đứng bên mặt trong bức ảnh.
Hai tuần lễ sau khi VNCH đầu hàng, trong buổi lễ ăn mừng chiến thắng được tổ chức rầm rộ ngày 15/5/1975, tướng
Trần Văn Trà đã nói trước mặt mọi người: “Trong cuộc chiến này, cả Miền
Bắc và Miền Nam đều chiến thắng, chỉ có người Mỹ bại trận”. Có đúng vậy
không hay chỉ là một câu nói mị dân nằm trong mục đích tuyên truyền của
chế độ để lừa gạt tất cả những quân dân cán chính VNCH. Mười ngày “học
tập” do chính sách “khoan hồng của Đảng” hứa hẹn 10 trở thành năm, mười
năm hay lâu hơn thế nữa. Cựu chiến binh, thương phế binh và tử sĩ của
QLVNCH bị nhà cầm quyền CSVN đối xử ra sao suốt từ ngày ấy?
Cuối
năm 2004, khi nhắc đến cuộc chiến tranh đã lùi xa gần ba mươi năm, cựu
Thủ tướng Võ Văn Kiệt phát biểu: “Nhiều sự kiện khi nhắc lại, có hàng
triệu người vui mà cũng có hàng triệu người buồn”. Không buồn sao được
khi phe chiến thắng đã “giải phóng”, đã “thống nhất”, đã thâu tóm hết
tài sản của phe thua trận, thế mà vẫn còn tiếp tục sỉ nhục và tìm cách
xóa bỏ mọi vết tích của đối phương mà họ từng gọi là đồng bào ruột thịt.
Mãi đến gần cuối đời (mất năm 2008), ông Võ Văn Kiệt mới nhìn nhận “Yêu
nước có thể bằng nhiều con đường. Tổ quốc là của mình, dân tộc là của
mình, Việt Nam là của mình, chứ không phải là của riêng bất cứ tôn giáo
hay phe phái nào cả”. Ông nỗ lực giúp đỡ việc tìm lại hài cốt của những
tù nhân nguyên là sĩ quan của QLVNCH chết trong các trại tù cộng sản,
gặp gỡ giới chức có thẩm quyền tỉnh Bình Dương để bàn về vấn đề việc
phục hồi Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa hầu mong xoa dịu nỗi buồn của
hàng triệu người miền Nam. Nhưng như chúng ta thấy, vòng oan khiên vẫn
còn tròng trên cổ người sống và trên những nấm mồ của người chết chỉ vì
người cộng sản Việt Nam chẳng những thiếu một tinh thần hào hiệp mã
thượng mà còn trả thù người ngã ngựa một cách tiểu nhân.
Tiểu nhân với tù hàng binh
Chuyện
người cộng sản trả thù tiểu nhân như thế nào hầu như chúng ta ai cũng
biết, nếu không từ kinh nghiệm bản thân, không chứng kiến tận mắt thì
cũng nghe từ bạn bè thân quyến kể lại. Khi viết hồi ký Tháng Ba Gãy Súng
kể lại kinh nghiệm bị Việt Cộng bắt trong lúc tìm phương tiện di tản,
cựu trung úy Cao Xuân Huy thuộc Tiểu đoàn 4 TQLC không lồng vào đấy bất
cứ một hư cấu nhỏ nào. Không nhằm ca tụng ai, không lên án ai, ông chỉ
muốn nói lên hoàn toàn sự thật. Chúng ta hãy đọc một đoạn ông kể về sự
trả thù như sau:
“Ðoàn
tù chúng tôi đi thất thểu trên đường, đoành một tiếng, một xác người
ngã xuống bờ ruộng, đoành một tiếng, một xác người nữa ngã xuống bờ
ruộng. Một người đi ngay bên cạnh tôi bị bắn vào đầu, máu và óc văng
dính cả vào người tôi.
Trò
bắn giết rất kỳ cục và khó hiểu. Những người bị bắn chết và những người
không bị bắn -hay chưa bị bắn- đều không hiểu tại sao bọn Việt Cộng lại
bắn người này mà không bắn người kia. Tại sao thằng Việt Cộng này không
bắn người này mà bắn người nọ? Chúng tôi rất hoang mang nhưng lúc này
không ai có phản ứng gì, mọi người vẫn cứ lầm lũi, thất thểu đi. Ðói,
khát, mệt mỏi và luộm thuộm lếch thếch, chúng tôi đi, hoang mang không
hiểu bao giờ đến lượt mình bị bắn.
Số
người bị bắn mỗi lúc dĩ nhiên mỗi nhiều hơn. Tất cả lon lá đã được gỡ
ra từ sáng, khi chúng tôi mới nhận được quần áo mang từ bờ biển vào. Râu
ria trên mặt biểu hiệu cho chức cấp hiểu theo nghĩa Việt Cộng cũng
không phải, vì nhiều người để râu, trong đó có cả tôi, không hay chưa bị
bắn, nhiều người râu ria nhẵn nhụi đã bị bắn.
Mãi
về sau, khi nghe được bọn Việt Cộng cầm súng đi tìm người để bắn nói
chuyện với nhau chúng tôi mới vỡ lẽ ra. Những tên Việt Cộng nào đã từng
bị tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến nào đánh cho xất bất xang bang lúc
trước, lúc này cứ đi tìm huy hiệu và bảng tên của tiểu đoàn đó mà bắn.
Người
mặc áo có gắn phù hiệu của tiểu đoàn 5 không bị thằng Việt Cộng này bắn
nhưng bị thằng Việt Cộng khác bắn. Người mặc áo có gắn phù hiệu tiểu
đoàn 3 bị bắn bởi thằng Việt Cộng không bắn người mặc áo của tiểu đoàn
4.
Chúng tôi lột hết bảng tên và phù hiệu tiểu đoàn.
Cuộc bắn giết thưa dần rồi chấm dứt.”
Giết
tù hàng binh, chỉ có những người Cộng Sản vì theo một chủ nghĩa bạo lực
cách mạng sắt máu mới nuôi lòng hận thù như vậy. Họ là những con người
sinh ra, được huấn luyện để sống với hận thù và chỉ tồn tại khi còn hận
thù.
Qua
bài viết Mùa Xuân Nào Tôi Mất Cha, tác giả Võ Trang viết: “Nhiều người
nói với tôi rằng Cộng Sản thắng được là nhờ họ dám tàn nhẫn. Với tôi, họ
không những chỉ tàn nhẫn trong những thủ đoạn tra tấn, đàn áp và giết
chóc mà còn tàn nhẫn bóp méo cả lịch sử, tình quê hương, lòng nhân đạo,
những giá trị nhân bản, những tổn thương văn hoá của dân tộc.”
Theo
lời kể của nhiều nhân chứng, ngày 1 tháng Năm 1975, sau khi bắt được
Đại tá tỉnh trưởng Chương Thiện Hồ Ngọc Cẩn, Việt Cộng đánh đập ông tàn
nhẫn, biệt giam, đưa ra tòa án nhân dân xét xử. Tuyên án tử hình và lập
pháp trường cát bắn chết ông xong, Việt Cộng đem xác ông bỏ
tại chợ Vị Thanh, Chương Thiện cho công chúng qua lại xem và bêu xấu
ông, cho ruồi bọ đục khoét thi thể ông. Sau đó chúng cột chân ông vào xe
Jeep kéo lê trên đường phố. Thật dã man vô cùng.
Một
sĩ quan cấp Tá khác bị VC trả thù dã man là Th/Tá Trần Đình Tự, Tiểu
đoàn trưởng TĐ 38 BĐQ. Mũ Nâu Thiên Lôi kể rằng sáng ngày 30/4/1975, sau
khi nghe Trung Tá Liên Đoàn Trưởng Lê Bảo Toàn họp và thông báo lại
lệnh đầu hàng, Thiếu tá Trần Đình Tự, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ 38 BĐQ nói với
binh sĩ của ông rằng họ có toàn quyền lựa chọn trở về với gia đình, còn
ông sẽ ở lại tiếp tục chiến đấu. Có gần 40 tay súng tình nguyện ở lại.
Ông dẫn những người hùng quyết tử tiến vào khu vực vườn khoai mì để tiếp
tục ăn thua với địch đến viên đạn cuối cùng. Chín người sống sót bị
giải về sân trường Tiểu Học gần đấy.
Thủ
trưởng Việt Cộng đến trước mặt Th/T Tự lớn tiếng lăng nhục QLVNCH và
chỉ ngay mặt ông thoá mạ thậm tệ, bắt cởi bỏ quân phục với cấp hiệu may
dính trên cổ áo. Th/T Tự phản đối để tiếp tục nghe VC nhục mạ mắng chửi.
Ông chửi lại nên bị tên VC dùng dao găm đâm và rạch bụng ruột đổ ra
ngoài rồi dần dần gục xuống trên vũng máu. Tám quân nhân
còn lại cũng đều bị xử bắn và quăng xác xuống vũng nước. VC còn tiếp tục
gây khó khăn cho gia đình Th/T Tự trong việc xin lại xác và thờ cúng.
Mũ Nâu Thiên Lôi viết:
“Câu
chuyện về sự trả thù đê hèn và dã man của bè lũ Cộng Sản Việt Nam là
hoàn toàn sự thật. Và dĩ nhiên sự trả thù, cung cách đối xử của Cộng Sản
dành cho Quân nhân QLVNCH và gia đình hoàn toàn do chính sách, kế hoạch
đã được chỉ thị từ Trung Ương xuống, nhưng nếu có ai hỏi đến chúng nó
lại bỏ mép đổ vấy cho địa phương, cho nhân dân, cho cá nhân nào đó nóng
giận gây ra.”
Tiểu nhân với cả người đã chết
Chúng
ta đều biết ngoài việc Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa (NTQĐBH) bị tìm
cách xóa dấu vết bằng việc trồng cây muồng như blogger Lê Tùng Châu đã
nêu lên trong bài viết “Tiếng Kêu Khẩn Thiết Từ Ngôi Đền Thiêng” , sự
phân biệt đối xử với thương phế binh VNCH cũ, nhà cầm quyền CSVN còn từ
chối cả sự tìm kiếm hài cốt tử sĩ mất tích của VNCH, cho dù với ngân
khoản do chính phủ Hoa Kỳ trợ cấp. Lê Tùng Châu cho rằng việc trồng cây
muồng trong NTQĐBH là một âm mưu thâm độc của CS. Anh giải thích:
Hình các bia mộ hoặc bị đập bể sứt hoặc bị hoặc bị đục thẳng bằng búa vào mắt, mặt, đầu trên di ảnh người quá cố.
“Năm 2002 khi Trung đoàn
Gia Định tới cắt cụt ngọn Nghĩa Dũng Đài làm vọng gác và xây nhà nhỏ ở
dưới chân rồi dùng phần đất trống trong Nghĩa Trang để làm nơi tập luyện
thì cũng tự đây, không rõ theo lệnh ai, họ đã bắt đầu một việc độc ác
có chủ mưu là trồng cây khắp Nghĩa Trang và kín khắp Đền Tử Sĩ. Nên biết
rằng, về thổ nhưỡng, khu đất được các Tướng lãnh VNCH khi xưa chọn làm
Nghĩa Trang là một ngọn đồi đất đỏ với đá non, nhỏ. Cho nên về mặt dinh
dưỡng, là loại đất chẳng phù hợp để trồng cây.”
“Vả
lại, nếu ta so sánh với các “nghĩa trang liệt sĩ” của VC rải rác khắp
nước từ bắc chí nam, thì trong nghĩa trang chẳng có trồng cây bao giờ.
Các khu mộ, dù là dân sự hay quân độ trên khắp thế giới, cũng không hề
có nơi đâu lại trồng cây trong nghĩa trang! Vì lẽ đây là không phải là
đất trống, mà bên dưới mỗi diện tích kim tĩnh nhỏ bé 1m,2 x 2m,4 là di
cốt của người quá cố. Các loại cây trồng, nhất là cây lấy gỗ hay cây
rừng sẽ có lớp rễ ăn sâu và rộng nếu đó là loại đất nghèo dinh dưỡng, do
đó, theo thời gian, chúng sẽ xâm phạm tàn phá biến dạng hoàn toàn các
mộ phần. Thêm nữa, với tập tục Á Đông, người Việt mình tối kỵ mồ mả cha
ông bị rễ cây đâm vào bởi tin rằng sẽ làm “đau đớn, khó chịu” linh hồn
người chết và con cháu sẽ không thể sống yên hay làm ăn yên ổn được.”
Ngày
06-10-2011, do Hà Nội nhất định không chịu tìm hài cốt quân nhân VNCH
trong công tác tìm kiếm chung cho tất cả hài cốt tử sĩ hai bên, Hoa Kỳ
đã ngưng tài trợ chương trình này. Trước đó, Nghị Sĩ Jim Webb, chủ tịch
Tiểu Ban Ðông Á và Thái Bình Dương, cho hay chính phủ Mỹ đã đình chỉ số
tiền viện trợ 1 triệu đô la cho Việt Nam cho đến khi Hà Nội cam kết sẽ
tìm cả hài cốt quân nhân VNCH mất tích. Tuy nhiên, Hà Nội lại nói là họ
không được chính thức thông báo điều này. Theo sự ước tính, hàng ngàn
hài cốt quân cán chính VNCH mất tích trong cuộc chiến Việt Nam cùng với
hàng ngàn hài cốt tù cải tạo chết trong các nhà tù cộng sản sau khi VNCH
sụp đổ, vùi lấp trong các khu rừng.
Thượng
Nghị Sĩ Webb, cũng là một cựu quân nhân từng tham chiến ở Việt Nam và
từng đi thăm NTQĐBH năm 2008, nói không có ngân khoản nào được sử dụng
“cho đến khi chúng ta được bảo đảm chắc chắn rằng chương trình viện trợ
áp dụng đồng đều cho tất cả những ai chiến đấu ở tất cả các bên.” Nhà
cầm quyền CSVN thì nói các cuộc thương thuyết của chương trình này
không có đề cập tới những tử sĩ của QLVNCH. TNS Webb khuyên Hà Nội nên
tìm cách hòa giải với cựu quân nhân VNCH nhưng xem ra không kết quả vì
dường như CSVN chưa hề biết hào hiệp mã thượng là gì. Nếu biết thì họ đã
không trả thù một cách tiểu nhân đối với những nấm mồ trong NTQĐBH. Rất
nhiều hình tử sĩ trên bia mộ bị bắn bằng súng với dấu đạn lỗ chỗ, bia
mộ bị đập phá, mộ phần bị phóng uế và bị sơn vẽ những lời nguyền rủa.
Phan Hạnh.
|
CÀ PHÊ ĐÀ NẴNG
QUÁN CÀ PHÊ "KỲ LẠ" Ở ĐÀ NẴNG
Được xây dựng trong khuôn viên tới 5.000 m2 với kiến trúc của nhà cổ, gỗ thủy tùng, rồng ngậm ngọc..., một quán cà phê ở Đà Nẵng đã trở thành nơi tham quan cho du khách.
Quán được sắp xếp theo hình chữ L trên diện tích đất 5.000
m2. | ||||||||||||||||||||
Bước vào quán là cặp rồng chầu bằng đá nguyên
khối. | ||||||||||||||||||||
Cạnh cặp rồng là tượng đá tự nhiên theo hình sư tử và cây cảnh
uốn lượn. | ||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||
Ở phía bên tay trái là bộ tứ bình phác họa theo 4 mùa
Xuân-Hạ-Thu-Đông và Mai-Lan-Cúc-Trúc được gắn trên bức tường cao làm
bằng gạch cổ. | ||||||||||||||||||||
Bên tay phải là khu vực dành cho khách tham quan, uống cà phê
ngắm cảnh. Giữa khu vực này là tượng ngài Di Lặc được làm bằng gỗ
thủy tùng nguyên khối cao khoảng 2 m. | ||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||
Phía bên trong cũng được trang hoàng một tượng ngài Di Lặc cao
hơn 3m. | ||||||||||||||||||||
Bậc thang trong quán được chạm nổi hoa văn do các nghệ nhân làng
đá Non Nước - Ninh Bình chế tác. | ||||||||||||||||||||
| ||||||||||||||||||||
Một điểm nhấn của quán là cây Thiên tuế 596 năm tuổi được sưu
tầm từ miền Nam, trồng tại quán vào năm 2010. | ||||||||||||||||||||
Chính diện là ngôi nhà cổ được dựng lại. Phía trước có bức bình
phong lớn được khảm trai nghệ thuật. | ||||||||||||||||||||
Nội thất bên trong được trang hoàng theo đúng kiến trúc nhà cổ
với những câu đối bằng chữ Hán được khảm trai. | ||||||||||||||||||||
Trong quán còn trang trí nhiều loại đồ cổ. | ||||||||||||||||||||
Trên tường của quán đều được treo những bức bình phong lớn cổ,
sơn son thếp vàng. Theo tiết lộ của chủ quán, tổng đầu tư cho quán
này lên tới 470 tỷ đồng. Tuy nhiên, một nhà thầu từng tham gia xây
dựng quán cà phê này cho biết, mức đầu tư có thể không tới hơn 400
tỷ đồng với tình hình bất động sản xuống giá như hiện nay nhưng có
thể lên tới cả trăm tỷ đồng.
|
THÁI NAM THẮNG * PHẬT GIÁO VÀ VĂN HÓA
Từ đạo Phật nghĩ gì
về cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa
về cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa
-
PSN - 26.02.2012 | Thái Nam Thắng
Kể
từ khi khái niệm "toàn cầu hóa" ra đời, thế giới đã chuyển sự chú ý vào văn hoá.
Và chỉ trong một thời gian ngắn, văn hóa truyền thống đã trở thành nền tảng cho
mọi sự phát triển bền vững, toàn diện, trong khi trước đó không xa, người ta chỉ
xem nó như một nét viền mờ nhạt của kinh tế. Lẽ ra thế giới phải nhận thức về
vai trò quan trọng của văn hoá truyền thống từ lâu rồi mới phải. Nhưng vì sao
lại có sự chậm trễ này?
Câu
trả lời có lẽ không gì khác hơn ngoài sự trả giá của nhiều nền văn hoá, văn
minh. Đã có không ít dân tộc "mất tên" trên bản đồ văn hoá thế giới, hoặc thảng
thốt nhận ra mình chỉ còn là một nền hoá nghèo nàn, lệ thuộc, thiếu bản sắc...
Nếu trong lúc này, chúng ta nói người Việt Nam đang có xu hướng ấy thì rất có
thể sẽ bị cho là rơi vào chủ nghĩa bi quan. Tuy nhiên, cái vươn vai thức dậy
của kinh tế Việt Nam trong hơn một thập kỷ nay và những tác động tiêu cực đi
theo nó không khỏi khiến người ta phải suy tư thêm về khái niệm "phát triển bền
vững".
Song
song với xu thế toàn cầu hóa là những cuộc đối thoại giữa các nền văn hóa, văn
minh. Khái niệm "đụng đầu" được thay bằng khái niệm "giao lưu, hội nhập", và
người ta tuy đã có thể ngồi lại với nhau nhưng nói cho "vừa lòng nhau" là một
điều đáng suy nghĩ. Vấn đề không còn nằm ở nội dung nói mà là ở cách nói, cho
nên cái "vừa lòng nhau" ấy càng nói càng xa mục đích ban đầu mà nó muốn nói, mục
đích đối thoại. Chúng ta cần ý thức rằng, một nền tảng văn hoá thế giới không
thể xây dựng trên tư tưởng gây tội rồi xin lỗi, phá huỷ rồi xây dựng, âm mưu
giết hại rồi gửi lời chia buồn, hay xí xóa cho xong chuyện...
Người
Việt Nam không nên nhớ qúa khứ của mình bằng hận thù, song cũng không thể quên
đi quá khứ của mình bằng những đồng tiền viện trợ hay những cái lợi trước mắt.
Vì sao? Vì quá khứ đau thương của dân tộc phải trở thành một bài học sâu sắc về
lòng khoan dung và tinh thần độc lập tự chủ. Từ hiện tại, nghĩ về tương lai và
đối xử công bằng với quá khứ đó là cách mà chúng ta nên sống. Sống không phải
chỉ nhằm vào mục đích "làm ăn" mà còn vượt qua những nghi kỵ và thù hằn, để nói
tiếng mẹ đẻ một cách thân thương, để ghi tâm khắc cốt bài ca dao: "Khôn ngoan
đối đáp người ngoài, Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau"...
Trong
lúc nền văn hóa, văn minh của thế giới đang chuyển dần sang thế đối thoại, chúng
ta phải nói như thế nào? Và đối thoại có phải chỉ đơn thuần là nói hay
không?
Hiển
nhiên, đối thoại không hẳn chỉ là nói, bởi các cụ ta từng dạy: "nói là bạc...".
Đối thoại còn nằm ở cách chúng ta ăn, mặc, ở, ứng xử... bằng nội lực văn hóa của
chính mình. Vậy chúng ta đã ăn, mặc, ở và ứng xử như thế nào? Đối thoại về văn
hóa có phải chỉ để "làm ăn" với nhau, để sinh ra cái gọi là "lợi ích vật chất"?
Mục đích của đối thoại văn hóa phải cao hơn cái nhu cầu "hầu bao" đó, có như
vậy, chúng ta mới có tinh thần minh mẫn để hiểu mình, để tôn trọng lịch sử và sự
thật, bằng không chúng ta đã vô tình đưa diễn đàn đối thoại văn hóa cho "những
khổng lồ kinh tế" làm chủ. Vấn đề là cho dù hội nhập nào, đối thoại nào cũng cần
có thời gian để nghỉ, nghỉ để nhìn lại mình, để ăn, mặc, ở, để quây quần bên
nhau quanh chiếc mâm tròn, để hát lên những bài hát ru của mẹ, để gieo vào trong
tâm những niệm yêu thương, niệm hiểu biết,..., để sau một giấc ngủ, tỉnh dậy
rồi, chúng ta còn biết ngôi nhà của mình vẫn còn nguyên vẹn.
Khi
xưa, "con đường tơ lụa" là bước giao thương, giao lưu đầu tiên về văn hóa và
kinh tế giữa châu Âu và châu Á. Lúc đó, "con đường tơ lụa" đẹp như chính tên gọi
của nó. Cả châu Âu đứng lặng trầm trồ nhìn ngắm và thấy được đằng sau nó là cả
một thế giới tâm linh sâu lắng hiền hoà của không ít các dân tộc được sinh ra và
được sống trong câu niệm Phật... Và những dân tộc ấy đã đến với phương Tây bằng
lụa chứ không phải bằng súng đạn, bạo lực. Cái tinh xảo, khéo léo, hiền hoà
không bao giờ làm cho người ta sợ hãi. Thế nên, sự gặp gỡ giữa những cái đẹp của
hai phương trời diễn ra như một tất yếu, không cái nào tổn hại cái nào, trong
chừng mực của lòng tôn trọng và hiểu biết.
Cũng
trong bối cảnh đó, ông cha ta thật tinh tường khi sáng tạo ra thần thoại, cổ
tích với một thông điệp lo âu về "cái đẹp bị đánh cắp". Càng giao lưu, càng gần
nhau, người ta càng nảy sinh sự so sánh hơn kém, mà ở đâu có so sánh ở đó có
chọn lựa. Điều đáng nói là sau khi nhìn ngắm rồi, người ta bắt đầu nhòm ngó, và
cũng trong lúc ấy, cái đẹp đã bị "đánh cắp" theo cách riêng của mỗi người. Càng
có nhiều người "đánh cắp" thì càng tạo ra nhiều sự cạnh tranh, chia, nhượng,
thậm chí là giành giật. Cuối cùng để thoả mãn với nhau người ta buộc phải chia
nhỏ cái đẹp ra, và ngay lập tức, cái đẹp bị chà đạp. Vậy ra, mục đích cuối cùng
của những bộ óc xâm lăng ấy không phải vì bấy lâu họ qúa thiếu thốn cái đẹp mà
vì họ không thoả mãn được cái lợi.
Nhưng
nói gì thì nói, cách thức "đánh cắp" mới là vấn đề mà chúng ta cần phải đối
thoại với nhau một cách thẳng thắn. Người phương Đông vui vẻ nói với nhau rằng
rác là hoa, hoa là rác để tìm cách ứng xử đẹp với cuộc đời. Cụ Nguyễn Du nói:
"Hoa tàn rồi lại thêm tươi". Chỉ một câu tin yêu ấy, người ta có thể khóc lên vì
sung sướng, sung sướng cho nhiều thế kỷ dân tộc đã sống dậy từ trong đau khổ,
thù hận, từ rác, từ bùn, từ tủi nhục,... như thế. Nhưng cho dù sống dậy từ cái
gì đi chăng nữa nó cũng phải tươi, phải đẹp, phải khoan dung độ lượng... Vì sao?
Vì Bụt bảo khổ đau tương quan với hạnh phúc. Mỗi khi thấy người hiền gặp nạn,
Bụt hiện ra và hỏi: "Tại sao con khóc?". Cả dân tộc đã suy nghĩ, lắng nghe cơn
gió vô thường ùa về, và nhìn những hận thù tan đi... Cho đến khi tiếng vó ngựa
xâm lăng lại hý lên. Bụt lại hiện ra: "Con đừng khóc nữa mà hãy nhìn vào cơn
giận của chính mình". Nhưng mọi người không thể không khóc. Và chắc chắn Bụt sẽ
bảo: "Con hãy khóc đi, khóc xong rồi con sẽ cảm nhận được thế nào là hạnh phúc,
biết khóc là một hạnh phúc, khổ đau là một hạnh phúc, và nếu chưa khổ đau các
con hãy khổ đau đi". Và cụ Nguyễn Du lại từ trong tâm thức của Bụt mà nói:
"Trăng tàn mà lại hơn mười rằm xưa"...
Chúng
tôi muốn nói đến Việt Nam như nói đến một cái đẹp thường xuyên bị vùi dập. Một
nghìn năm bị vùi dập, một trăm năm bị vùi dập. Bởi thế, chưa lúc nào dân tộc
ngừng thao thức: "Biết đâu Hợp Phố mà mong châu về?". Về đâu? Phải trở về quê
hương tâm linh để nhận ra minh châu còn ở trong lòng, có như vậy, cái vô giá
nhất ấy mới không bị đánh mất. Chỉ có thế mới giữ lòng thuỷ chung với dân tộc,
với cái đẹp, và chỉ có thế "Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài". Hậu thế góp nhặt
điều "dông dài" của cụ Nguyễn Du để nói lên điều mình muốn nói. Việt Nam như một
"anh nhà quê với cái đầu luôn luôn phải đội nặng", đội nặng một nghìn năm, đội
nặng một trăm năm... Vâng đúng như vậy, chúng tôi nói là đội nặng chứ không phải
cúi đầu. Bởi Đức Phật đã nói rằng, chúng sinh đều bình đẳng..., Phật không "dỗ
nín" ai mà Phật chỉ dùng nhân quả để cân đo thiện-ác.
Hội
nhập kinh tế và văn hoá là một tất yếu trong thế giới mà mọi trật tự chỉ là
tương đối. Thế nên, trong vô vàn các điều kiện để hội nhập, sự điều chỉnh mình
tất yếu phải diễn ra và không phải cái gì cũng khách quan, công bằng...
Hai
nghìn năm về trước, Trung Hoa đã tiến hành chiến tranh xâm lược và áp đặt văn
hóa lên dân tộc Việt. Một nghìn năm sống trong ách đô hộ, người Việt buộc phải
dùng chữ Hán để bổ sung cho cái khuyết điểm mang tính lịch sử của mình, đó là
"không văn tự". Nhưng cũng lúc ấy, đạo Phật hiện diện trên quê hương Việt Nam,
người Việt đón chờ đạo Phật như đón chờ một người thân xa quê trở về. Người Việt
đã tiếp nhận đạo Phật, và cả dân tộc Việt đã gọi Phật là Bụt bằng tiếng mẹ đẻ
thiêng liêng của mình. Chúng tôi dùng từ tiếp nhận bởi đó là hệ luận của một
cuộc vận động ý thức hệ tư tưởng quan trọng nhằm đối kháng với Trung Hoa.
Kể
từ buổi bình minh của dân tộc, đạo Phật đã cùng với dân tộc đội chung khối nặng
ấy, và tiếng nói trong trẻo của dân tộc vẫn không ngừng cất lên ngay cả lúc khổ
đau nhất. Như một tất yếu, những tranh luận xảy ra trên bình diện ý thức hệ của
đạo Phật đã nhóm lên cho dân tộc Việt một hướng đi mới. Và suốt một nghìn năm
cùng nói chung một thứ tiếng, đạo Phật đã đi vào cổ tích, huyền thoại của dân
tộc Việt, để khi lần đầu tiên dân tộc lấy lại được quyền độc lập tự chủ, chùa
Khai Quốc (Mở Nước) xuất hiện, cũng là lúc cả dân tộc xác nhận vị trí, vai trò
của đạo Phật trong trái tim mình. "Trời còn để có hôm nay, Vén sương đầu ngõ tan
mây giữa trời"(Truyện Kiều), và bài tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc vang
lên xua tan giấc mộng xâm lăng của phương Bắc. Kế đến, sự hưng thịnh của dân tộc
và đạo Phật thời Lý - Trần đã mở ra một thời kỳ thanh bình, thuần từ, khoan dung
nhất trong lịch sử dân tộc.
Trong
kỷ thuộc Minh, đạo Phật vẫn gìn giữ mạch chảy tâm linh của dân tộc. Chính vì
thế, lý luận Nho giáo đến từ phương Bắc buộc phải vận động cho một cuộc cải cách
mang dấu ấn Việt để tồn tại. Càng mang dấu ấn Việt bao nhiêu thì khuynh hướng
"cư Nho mộ Thích" càng diễn ra nhanh chóng bấy nhiêu. Không ít những nhà văn hóa
tư tưởng, thậm chí những người có thái độ bài xích đạo Phật đã dẹp đi mọi niềm
nhân ngã để trở về quy ngưỡng với đạo Phật, yêu kính Phật và niệm Phật. Đều đặn
như thế, 108 tiếng chuông chùa vẫn hàng ngày ngân rung trên làng quê Việt Nam,
không ngừng đánh thức hồn dân tộc.
Sau
kỷ thuộc Minh, sự đô hộ đáng kể nhất của ngoại bang chính là cuộc xâm lăng của
thực dân Pháp; cuộc xâm lăng này đã đẩy dân tộc vào giai đoạn khó khăn nhất
trong lịch sử. Một thách thức mang tính sống còn khi tiếng súng đại bác và lòng
hận thù vung vãi trên quê hương Việt Nam. Lúc ấy, hoạ mi có thể tắt tiếng nhưng
câu niệm Phật và tiếng chuông chùa vẫn đều đặn ngân lên, nức nở ngân lên: "Trần
kiếp vì đâu oan khổ?"...
Trong
các cuộc xâm lăng, vẫn chỉ có thế, cái đẹp luôn luôn bị nhòm ngó và chiếm đoạt.
100 năm mà đau hơn cả nghìn năm, người Việt lang thang đi tìm mẹ Âu Cơ của bốn
nghìn năm để không trở thành đứa trẻ mồ côi.
Sau
những cuộc đối đầu cực đoan của chính sách "sát tả", triều đình ngày càng trở
nên bất lực trước thế mạnh quân sự của thực dân Pháp, Nho giáo tàn lụi theo, lô
cốt đi đến đâu thì nhà thờ mọc lên đến đó, và khi đại diện cao nhất của triều
đình bán nước nhà Nguyễn chịu phép rửa tội thì cũng là lúc những người Việt Nam
thiết tha với dân tộc cảm thấy mình có tội, không phải là "tội tổ tông" mà là
tội với anh linh dân tộc.
Người
Pháp vui mừng vì Nho giáo không đánh cũng tan, vậy điều gì còn lại khiến họ lo
lắng? Ở phạm vi quân sự, các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ chưa đủ để người Pháp lo
lắng, bởi lúc đó họ đã có tay sai đắc lực là triều đình đối phó. Người Pháp tuy
mới đến Việt Nam nhưng cũng hiểu sâu sắc thế nào là câu "mỡ nó dán nó", ngon
lắm. Có không ít người Việt cũng thấy ngon khi ăn thứ mỡ ấy, nhưng ăn mỡ nhiều
thì rất dễ bị tắc tiếng.
Vì
sống quen với "nhạc trời" nên điều mà người Pháp cảm thấy khó chịu, bất an nhất
có lẽ không gì ngoài tiếng chuông chùa và câu niệm Phật, cứ thế, như cỏ mọc, dai
dẳng và bất trị. Vì thế, không phải ngẫu nhiên, chùa chiền lại trở thành nơi lý
tưởng để xây cất nhà thờ. Đau xót biết bao, những ngôi chùa đã nghìn năm sống
trong tâm thức dân tộc bị tàn phá không thương tiếc, điều mà Nho giáo khi xưa dù
có cực đoan đến đâu cũng không bao giờ đối xử với đạo Phật như thế. Nhưng cũng
chính trong cơn vô thường ấy, đạo Phật đã hóa thân vào cuộc sống. Phong trào
duy tân của hai nhà trí sĩ họ Phan như một luồng gió mới thổi vào tinh thần yêu
nước của toàn dân tộc. Các cụ đã thống thiết kêu gọi "bài Nho hưng Phật", và
tình nguyện từ bỏ hệ tư tưởng mà mình đã theo đuổi suốt cuộc đời, để tìm đến đạo
Phật, mong rằng tiếng chuông tỉnh thức của Phật có thể gội sạch những linh hồn
lầm lỗi như hàng nghìn năm trước Bụt đã làm. Trước đó, ở phía bên kia biên giới,
trong phong trào duy tân, Lương Khải Siêu cũng đã kêu gọi "bài Nho hưng Phật".
Rất có thể sự kiện này sẽ là một "mâu thuẫn" khó có lời giải, bởi khi chưa đối
mặt với phương Tây, Phật giáo đã từng bị bỏ quên, thế mà bây giờ nó lại trở
thành một sự lựa chọn "mới".
Không
lạ sao được khi đạo Phật Việt Nam lúc này không có đại bác, súng ống hiện đại,
không có quyền lực, tiền của hậu thuẫn... chỉ có những pho tượng Phật lặng ngồi
ngắm nhìn dòng chảy vô thường trôi đi, trôi đi; chỉ có những tiếng chuông chùa,
câu niệm Phật; chỉ có giọt lệ bi tâm trong những đêm thiền truyền đời nhỏ
xuống... Vậy người ta chọn đạo Phật để làm gì? Phải chăng ở tầm văn hóa, đạo
Phật chính là nguồn nội lực văn hóa tâm linh của dân tộc trong suốt hơn hai
nghìn năm hội tụ? Có thể người ta đã nhận ra tinh thần vô ngã, khoan dung, bất
bạo động của Phật giáo chính là tấm gương phản chiếu, nhìn vào nó quân xâm lược
như nhìn vào kính chiếu yêu, nhưng tấm gương ấy không phải để chiếu ra quỷ, ra
yêu mà để con người có cơ hội nhìn thấy mình còn là con người đúng nghĩa.
Phong
trào chấn hưng Phật giáo ra đời, vượt ra khỏi chủ ý "nhân văn mị dân" của thực
dân Pháp sau những vụ cướp phá chùa chiền và huỷ hoại di sản vật thể và phi vật
thể của dân tộc. Mạch nước ngầm văn hóa tâm linh của dân tộc một lần nữa lại
được Phật Mẫu Man Nương điểm huyệt, hồn thiêng sông núi và câu niệm Phật thân
thương từ nghìn xưa vọng về trong bom đạn, khổ đau và tủi nhục. Nghìn năm trước,
người tăng sĩ đã bước lên đỉnh núi hét một tiếng dài làm lạnh cả thái hư, nghìn
năm sau chiếc y vàng phải trải qua không ít lần tắm máu, nhưng câu niệm Phật và
lòng khoan dung thì không bao giờ thay đổi. Những "cô tấm-sinh viên" lại ngồi
chụm đầu vào nhau mà khóc, khóc vì bị dì ghẻ ghét ghen, hãm hại. Và Bụt lại hiện
ra: "Con hãy đi tìm cái đẹp từ trong đống tro tàn của thù hận kia". Khi Bồ tát
Quảng Đức hoá thân, giọt lệ bi tâm của cả dân tộc đã dồn tụ lại thành trái tim
bất diệt. Lửa khoan dung, bất hại cháy lên, hồn dân tộc sáng bừng trong tỉnh
thức. Phật giáo Việt Nam - dân tộc Việt Nam nhập vào làm một, và trái tim của
mọi miền đất nước, của thế giới yêu hòa bình đều cùng nhau thổn thức. Nói như
thi sĩ Vũ Hoàng Chương: "Muôn vạn khối sân si vừa mở mắt, Nhìn nhau tình huynh
đệ bao la...".
Không
hiểu sao, cho đến hôm nay, trong những cuộc đối thoại giữa các nền văn minh, văn
hoá Á - Âu, lại có người cho rằng "Nếu nói cho đủ thì trong tiến trình lịch sử
của mình, Việt Nam lại còn có cơ hội tiếp cận (vì lý do chiến tranh và ý thức
hệ) với nhiều nền văn minh..." và "Chiến tranh thật khốc liệt với nhiều tội ác
và thương tích nhưng đó là một thế kỷ đủ giúp Việt Nam bứt ra khỏi cái thế giới
Trung Hoa truyền thống không chỉ về chính trị mà quan trọng hơn là sự tiếp nhận
những giá trị văn của văn hoá phương Tây, trở thành một phần di sản và bản sắc
của văn hoá Việt Nam hiện đại". Sao lại có thể nhận thức kiểu "không vỏ dưa thì
vỏ dừa" như thế.
Chiến
tranh là một nguyên nhân, một cơ hội làm cho dân tộc chúng ta đẹp như hôm nay
sao? Nói cho "vừa lòng nhau" như thế thì đau lắm. Con đường tơ lụa mà Âu - Á khi
xưa gặp nhau không có chiến tranh mà vẫn đẹp. Đành hanh một tí mà nói thì kết
quả tất yếu của một hệ suy như vậy sẽ dẫn đến quan niệm "không có chiến tranh
(đặc biệt là chiến tranh của Pháp) có lẽ người Việt vẫn còn ăn lông ở lỗ trong
cõi mù mờ nào đó...". Nếu chiến tranh có thể mang lại nhiều cái đẹp cho dân tộc
ta như thế thì quả thật việc khát khao hoà bình chỉ còn là chuyện hết sức vớ
vẩn. Có thể có cái đẹp nào mà không có chiến tranh không? Hiển nhiên là có. Có
sự giao lưu nào không cần đến chiến tranh không? Hiển nhiên là có. Đạo Phật và
dân tộc Việt đã gặp nhau và thương nhau là một minh chứng. Nếu lúc này thế giới
chưa thể tìm lại được cái điều hiển nhiên ấy thì chúng ta cũng không thể nhận
thức văn hóa theo kiểu hãy "đưa trứng vịt cho gà ấp" để kết quả sẽ nở ra những
con vịt cứ nhận lầm gà là mẹ..., đau đến tức cười.
Có
thể nói, sự hội nhập văn hoá, văn minh cần thiết nhất cho hạnh phúc con người
phải là sự hội nhập tình nguyện và tự nguyện, không phải vì lý do ép buộc, nhân
nhượng, đánh đổi, bằng chính trị, quân sự, kinh tế, "hôn nhân"... càng không thể
vì lý do chiến tranh. Nếu không nhận thức một cách đầy đủ về vấn đế này, mọi
người dù có ngồi lại thảo luận với nhau trên triệu triệu trang giấy thì thế giới
cũng vẫn chỉ là một nền văn hóa, văn minh bị "những người khổng lồ" thao túng.
Khi xưa các cụ ta đã sáng tạo ra biểu tượng "tri hành hợp nhất" bằng hình ảnh
Phật Bà nghìn mắt nghìn tay và hình ảnh Bồ tát Quán Thế Âm ứng đủ muôn thân để
độ chúng sinh viên mãn, là các cụ ta đã gửi gắm ý nghĩa đầy đủ nhất của sự thống
nhất trong đa dạng. Đó cũng chính là lý do để đạo Phật - nền văn hoá tâm linh
của dân tộc, tiếp xúc, đối thoại 1.000 năm với Trung Quốc, 100 năm với phương
Tây mà vẫn đứng vững và trở thành thành tố quan trọng của văn hoá dân tộc. Từ
thực tiễn sinh động đó, chúng ta tin rằng Đạo Phật có khả năng cùng với dân tộc
đối thoại với bất kỳ nền văn hoá, văn minh nào ngay cả trong những lúc tưởng
chừng như im lặng...
Hãy cứ cho thêm, hãy còn cho mãi
Mai ta đi nào kịp vẫy tay chào.
(Phạm Nhuận)
Mai ta đi nào kịp vẫy tay chào.
MỘ HOÀNG ĐẾ BẢO ĐẠI
Mộ hoàng đế Bảo Đại
Sưu tầm
Vương triều Nguyễn trị vì 143 năm (1802 -1945). Trong số 13 vị vua , Hàm Nghi và Bảo Đại vẫn nằm lại đất khách quê người.
NHÀ SƯ VÀ TƯỢNG PHẬT
Nhà sư sở hữu hơn 200 pho tượng.
Thượng tọa Thích Từ Nghiêm ở chùa Phổ Đà (Đà Nẵng) sở hữu hơn 200 tượng Phật cổ có niên đại từ 400 năm đến hàng ngàn năm trong căn phòng chỉ vỏn vẻn 20m2.
|
Trong
căn phòng vừa là nơi ở, làm việc của mình, Thượng tọa Nghiêm dành hầu
hết không gian để trưng bày hơn 200 bức tượng phật cổ mà chính tay mình
đi khắp nơi trên thế giới thỉnh về. Việc sưu tầm bắt đầu từ năm 2000.
|
|
Bức
tượng đồng bỏ trong tủ kính này là tượng đầu tiên thầy thỉnh được và
bắt đầu say mê đi khắp nơi tìm tượng Phật. Thầy cho biết có nhiều bức
tượng đã có nhiều người đến trả giá nhưng không mua được, thầy lại có
duyên để thỉnh về. Tuy nhiên có nhiều bức tượng qua sách vở thầy được
biết nhưng chưa tìm được nên đành thuê người vẽ lên tranh để treo trong
nhà.
|
|
Dù không gian trưng bày rất hẹp nhưng thầy Nghiêm luôn tìm mọi cách để sắp xếp các tượng Phật hướng mặt ra ngoài.
|
|
Những bức tượng đồng được thầy sang Campuchia thỉnh về.
|
|
Tượng đức Phật đang nằm trên ghế duy nhất chỉ có thời vua Càn Long (Trung Quốc) cho làm, thế kỷ 17-18.
|
|
Tượng được chạm khắc tinh xảo trên gỗ hóa thạch nghìn năm.
|
|
Một
bức tượng hiếm mà thầy Nghiêm sưu tầm được là tượng Phật được làm theo
phong cách thời vua Hùng Vương. Dù chưa xác định được chính xác niên đại
của tượng, nhưng theo thầy Nghiêm, nếu đúng được làm dưới thời vua Hùng
thì đây là một bức tượng hiếm thấy từ trước đến nay.
|
|
Tượng gỗ độc đáo được chạm 11 mặt đức Phật.
|
|
Thầy
Nghiêm còn sưu tầm được rất nhiều tượng Phật Champa và tượng phật đồng
quý hiếm. Trong đó có bức tượng phật bằng đồng đen được sơn mạ màu gỗ ra
phía ngoài trong giai đoạn lịch sử phong kiến triều Tây Sơn trọng đạo
Nho, khắt khe với đạo Phật.
|
|
Tượng
Đại nhạc Như Lai (Phật đầu tiên của các vị phật) bằng đồng và đặc biệt
được bao bọc bởi hào quang bằng đồng, chạm hình rồng cuộn.
|
|
Tượng
Phật có nguồn gốc từ Đài Loan độc đáo bởi chỉ cần thắp hương trầm ở
phía trên, phía dưới sẽ có khói trắng chảy xuống như dòng sữa.
|
|
Một bức tượng Phật Đài Loan đặt làm tại Việt Nam thầy Nghiêm may mắn thỉnh được.
|
No comments:
Post a Comment