Friday, October 21, 2016

NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO - BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG CỘNG

GIỚI THIỆU SÁCH MỚI



NGUYỄN THIÊN-THỤ


NGHỆ THUẬT PHẬT GIÁO
 


GIA HỘI   ©   2013

LỜI NÓi ĐẦU
Phật giáo đã đến  khắp thế giới  vào đầu công nguyên. Phật giáo dạy con người từ bi và Chân, Thiện, Mỹ. Phật giáo đưa ta vào một thế giới mộng mơ của tuổi thơ với những ông Bụt hiền lành thường hiện đến cứu giúp con người trong đau khổ. Phật giáo đã tạo dựng một thế giới tâm linh hiền hòa và tạo một thế giới thực với những nghệ thuật cao siêu tuyệt vời. Chính con người từ ánh sáng Phật giáo tỏa ra mà sáng tạo những tượng Phật vĩ đại, những chùa chiền lộng lẫy. Tại sao Phật giáo nghèo nàn lại có thể có những công trình huy hoàng đến thế? Đó là do Tâm, do Tình Yêu tôn giáo và Nghệ thuật.

Tác phẩm này  chỉ là   công việc sưu tầm, ghi chép lại, tập hợp lại những công trình đã thực hiện trên trái đất hôm nay trong đó có các hình ảnh ,các bài nghiên cứu của các học giả và những ghi chép của các du khách để người đọc ngồi ở nhà mà có thể nhìn thấy một đôi phần huy hoàng tráng lệ của thế giới Phật giáo.
Tác giả chỉ nhắm trình bày các cảnh quang mà không đi sâu vào phân tích nội dung nghệ thuật hội họa, điêu khắc và kiến trúc.Việc này xin để cho các học giả chuyên môn.

 Tác phẩm gồm hai phần :
Phần thứ nhất:  nghệ thuật  hội họa và điêu khắc  Phật giáo
Phần thứ hai: kiến trúc chùa chiền.
Trên bầu trời có ngàn vì sao, tôi chỉ vẽ lại một vài ánh sao đêm đã rạng ngời, đã tỏa sáng và bay đi trong không gian mênh mông.
Viết ngày ĐẠI LỄ PHẬT ĐẢN PHẬT LỊCH 2557
tức ngày rằm tháng tư năm  Quý Tị ( 24-5-2013)

Nguyễn Thiên-Thụ
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Chương I. NGHỆ THUẬT HỘI HỌA  PHẬT GIÁO
Chương II. NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI ẤN ĐỘ
Chương III ..NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI THÁI LAN
Chương IV ..NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI MIẾN ĐIỆN
Chương V.NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI CAO MIÊN
 Chương VI..NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI LÀO
 Chương VII..NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠITÍCH LAN
 Chương VIII..NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI NEPAL
 Chương IX. .NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI INDONESIA
 Chương X. .NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI TÂY TẠNG
Chương XI. .NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI MÔNG CỔ
 Chương XII.NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI AFGHANISTAN
 Chương XIII..NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI TRUNG QUỐC
 Chương XIV.NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI NHẬT BẢN
 Chương XV..NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠI TRIỀU TIÊN
 Chương XVI.NGHỆ THUẬT KIẾN TRÚC PHẬT GIÁO TẠIVIỆT NAM


xin vào

GIA HỘI THƯ TRANG

http://giahoithutrang.blogspot.com/

JONATHON * BIỂU TÌNH


Trang Chủ

Bài viết mới nhất

Bàn về những cuộc biểu tình ở Việt Nam nhân ngày 4/6

Jonathan London
Nhìn từ xa, những cuộc biểu tình chính trị ở Việt Nam là một hiện tượng rất thú vị đối với những nhà nghiên cứu chính trị so sánh (comparative politics) và đặc biệt là những người quan tâm đến phạm vi ‘xã hội dân sự chính trị’ (political civil society) hoặc là ‘phạm vi công cộng’ (public sphere, theo Habermas).
Các cuộc biểu tình này cũng thú vị nếu nhìn từ gốc rễ những lý thuyết và nghiên cứu về ‘phong trào xã hội’. Về khái nghiệm phong trào xã hội, thì một định nghĩa đơn giản là hiện tượng khi một số lượng người kết hợp cùng nhau để thực hiện một mục tiêu chính trị nào đó. (Lưu ý, nó hoàn toàn khác so với ý nghĩa phổ biến ở Việt Nam, vì ở ngoài Việt Nam chẳng có ai thấy một phong trào xã hội thực sự có xuất phát từ bên trong nhà nước. Ngược lại, nó xuất phát từ môi trường xã hội ngoài nhà nước).
Về các cuộc biểu tình ở Việt Nam thì chưa chắc nên gọi là ‘phong trào xã hội’ vì sự tổ chức và tính bền vững của nó chưa rõ ràng. Thế nhưng đó là một câu hỏi gây tranh cãi và quan trọng.
Tuy nhiên, trước khi viết thêm một chữ nào về nghiên cứu phải khẳng định, đối với những người trực tiếp tham gia, thì biểu tình là một việc hết sức nghiêm trọng. Mới hôm kia, rất nhiều người ở Hà Nội đã cố gắng bày tỏ quan điểm chính đáng của mình. Kết quả là mọi người có bày tỏ một chút và vài phút sau đó các quyền công dân đã bị vi phạm nghiêm trọng.
Có vẻ nhà nước Việt Nam, hoặc ít nhất một số bộ phận của nó, vẫn sợ có một dư luận công cộng về các chủ đề chính trị xã hội, dù chuyện đó ở các nước dân chủ như Đại Hàn là điều hết sức bình thường. Trên chuyến bay từ Hong Kong về Hà Nội mới sáng nay, một người Việt ngồi bên cạnh tôi đã bình luận: “Chính trị Việt Nam lạc hậu, chán”. Tôi đã không phần đối ý kiến này, đặc biệt trong bối cảnh ngày 4 tháng 6.
Nhưng chính hôm nay, hai ngày sau cái gọi là ‘Vụ án Bờ Hồ’ và tròn 24 năm nhà cầm quyền Trung Quốc quyết định nhấn chìm cuộc biểu tình ôn hòa ở Thiên An Môn trong biển máu, tôi xin chia sẻ một số ý tưởng ban đầu của về hoạt động biểu tình ở Việt Nam trong 2, 3 năm qua từ góc nhìn của khoa học xã hội và cũng có thể có giá trị nhất đinh. Xin lưu ý, những ghi chép này không phải là một sản phẩm nghiên cứu mà là một số nhận xét từ đầu óc của một nhà khoa học xã hội biết ít nhiều về chính trị và biết ít nhiều (và theo nhiều người là quá ít) về Việt Nam.
Ai cũng biết, biểu tình ở Việt Nam có nhiều loại. Cho đến bây giờ, vẫn có người đề cập đến vấn đề này nhiều hơn và kỹ hơn tôi.
Nói chung, ít khi các cuộc biểu tình được tổ chức kĩ lưỡng. Trên thực tế, đa số các cuộc biểu tình xuất phát từ những ‘vụ án’ cụ thể, chẳng hạn như cướp đất hoặc ai đó đâm đơn kiện chính quyền hoặc là vấn đề lao động. Thế nhưng thời gian gần đây, các cuộc biểu tình, dù không được tổ chức như ở các nước nơi quyền tự do hội họp được đảm bảo, cũng được cố gắng tổ chức như cuộc biểu tình ngày hôm qua (2/6/2013) hoặc Dã ngoại nhân quyền cách đây mấy tuần.
Trong bối cảnh chính quyền tăng cường đàn áp, việc tổ chức biểu tình cũng có nguy cơ nhất định của nó. Đúng thế! Nếu tổ chức biểu tình một cách công khai thì không có gì bất ngờ khi được lực lượng đàn áp mời uống cafe.
Tuy nhiên, nghiên cứu quốc tế cho thấy muốn đạt hiệu quả thì các phong trào xã hội phải có đủ cái gọi là ‘nguồn tổ chức’ (organizational resources) thì mới phát triển một cách bền vững được. Sự kém cỏi về mặt tổ chức có thể được xem là lý do chính các phong trào xã hội thất bại. Chính ĐCSVN ngày trước đã chứng mình sự quan trọng của nó trong câu nói: “Phải có tổ chức”.
[Về nghiên cứu phong trào xã hội, xin mời độc giả tìm đọc ba quyển sách xã hội học xuất sắc: "Sức mạnh trong sự vận động" (Power in Movement) của Sydney Tarrow, "Các chế độ và các phương thức phản kháng" (Regimes and Repertoires) do Charles Tilly viết, và Quyền lực của Thiên An Môn (The Power of Tiananmen) của Dingxin Zhao]
Sự phát triển của phong trào xã hội trong một bối cảnh đàn áp là cực kỳ phức tạp vì có nhiều hạn chế từ mọi phía. Tôi lấy ví dụ: làm sao mà có một phương thức tổ chức hiệu quá khi không biết ‘đối thủ’ là ai, ‘bạn nào’ là CAM [công an mạng], vv.
Đối với các ý niệm dân chủ (ideal notions of democracy), biểu tình là một dấu hiệu tích cực. Và đúng thế, mối quan hệ kinh nghiệm giữa dân chủ và biểu tình rất mạnh. Lý do chính có thể là trong một xã hội dân chủ, nhân quyền và quyền chính trị được tôn trọng và nếu bộ máy nhà nước có vấn đề (chẳng hạn không hợp lòng dân) thì sẽ có nhiều biểu tình. Ở các nước như Đại Hàn, trong trường hợp các thể chế chính trị có xu hướng thiếu minh bạch và thiếu trách nhiệm giải trình thì 100 phần trăm sẽ có biểu tình. Chuyện quá đỗi bình thường.
Nếu có biểu tình nhưng không có một cơ chế hữu hiệu đảm bảo quyền công dân thì thật sự là một tình trạng nguy hiểm. Trong những trường hợp này, như phong trào dành độc lập của Ấn Độ chẳng hạn, thì sự dũng cảm và quyết tâm của người dân là hai yếu tố cần thiết. Hai cái đó cùng với sự chính đáng và những phương pháp phi bạo lực là những yếu tố quyết định đã cho phép dân Ấn thoát khỏi sự cai trị độc đoán của Đế quốc Anh. Có phải là cách đây mấy năm tôi đã thấy một bức tượng của Gandhi ở Hà Nội không nhỉ?
(Có biểu tình không có nghĩa là cuộc biểu tình nào cũng hay và nên được dân chúng ủng hộ. Nội dung của cuộc biểu tình lại là một vấn đề khác. Thế nhưng ở các nước như Đại Hàn, chẳng có ai được quyền quyết định ai có quyền biểu tình vì đó là một quyền tuyệt đối).
Nếu trong các nước pháp quyền thực sự, biểu tình là việc bình thường thì việc có biểu tình chính trị ở Việt Nam nhiều hơn trước có phải là một dấu hiệu Việt Nam đang dân chủ hóa không? Ai cũng có lí do để lạc quan, nhưng hiện quá sớm để trả lời câu hỏi này. Đương nhiên, biểu tình ở Việt Nam về bất cứ vấn đề nào mà hoàn toàn đi ngược lại với chủ trương của chính quyền là rất nguy hiểm, không chỉ với những ai có cảm hứng tham gia mà còn với gia đình của những người này.
Ở đây, chúng ta có thể thấy một đặc trưng trong các cuộc biểu tình ở Việt Nam. Đến bây giờ, đại đa số các cuộc biểu tình (và có thể là hầu hết) có liên quan đến vấn đề Biển Đông vì chủ đề đó được coi là chính đáng lẫn tương đối ‘an toàn’. Thế nhưng sau những gì được ghi nhận từ cuộc biểu tình hôm kia, chúng ta thấy chưa ‘an toàn’ đâu.
Bất cứ ai là người Việt Nam đều thấy một điều vô lý: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói rất thẳng về những vấn đề với TQ ở biển Đông trong một khách sạn sang trọng ở Singapore (một đất nước độc đoán luôn thích biến công dân thành những những người máy chỉ biết phục tùng) trong khi nhân dân Việt Nam – một nước độc lập tự do – không được phép biểu tình ôn hòa tại đất nước của chính mình.Có một số người cho rằng việc Nguyễn Tấn Dũng có hai ‘đồng minh’ ([bà] Ngân và [ông] Nhân) bên cạnh ở Bộ Chính trị bao hàm khả năng ông ta có ưu thế. Một số người vẫn nghĩ rằng Luật Biểu tình dù đã trở nên mờ nhạt từ năm 2011, giờ có thể được đưa ra thực hiện. Những điều đó, tôi chẳng biết. Nhưng ít khi có thay đổi về thể chế chính trị một chiều từ trên xuống.Thế thì sự kiện hôm qua có gì khác so với các cuộc biểu tình trước đây không? Theo hầu hết những người có mặt, một sự khác biệt là hành vi của CA. Có vẻ như CA đã quyết định trước sẽ bắt ai.Hôm kia cũng có một hiện tượng tôi chưa từng thấy ở Việt Nam: một số người đã áp dụng một phương thức biểu tình bất bạo động ngoài trại Lộc Hà. Nếu đang nhìn từ trên, chắc chắn Gandhi đang cười.
Phải chăng đây là dấu hiệu cho thấy người Việt Nam đang phát triển khả năng biểu tình hiệu quả hơn? Phải chăng như ngày xưa ‘du kích’ là phương pháp hiệu quả, và hiện nay ‘du kích phi bạo lực’ đang trở thành phương pháp đấu tranh mang lại những kết quả về các quyền chính trị mà người Việt Nam đã chờ đợi bấy lâu nay? Chưa biết.
Xin quay về câu hỏi, liệu các cuộc biểu tình ở Việt Nam có là ‘phong trào xã hội’ theo định nghĩa phổ thông của nó, thì cũng chưa rõ.
Hà Nội, Ngày 04 tháng 6, 2013
Jonathan London
*****
Nguồn:

KHUYẾT DANH * MỐI TÌNH GIÀ

 
MỐI TÌNH GIÀ


Người sống lâu bị nhục nhiều. Ông cha tôi – các ông Việt ngày xưa – hay dùng thành ngữ “Ða thọ đa nhục.”
Tôi không cho là người già bị nhục. Tôi thấy người ta càng nhiều tuổi càng khổ. Khổ vì không còn hưởng thụ gì được sự đời mà phải chịu những bệnh tật do già yêú sinh ra: Người già không tự lo được cho thân mình, mắt mờ, tai điếc, trí nhớ mất, sống nhờ người khác. Người già vua chúa hay cùng đinh, tỷ phú hay anh nghèo rớt một xu dính túi không có, kẻ quyền uy chấn động thế giới một thời hiển hách hay anh phó thường dân cả đời cơm nhà, quà vợ, khi tuổi già đến đều có những nỗi khổ như nhau.


Người ta qua 60 tuổi được kể là già. Ở Việt Nam những năm 1940-1950 người 50 tuổi được gọi là cụ. Khổng Tử chỉ nói về Người đến tuổi 70: “Thất thập nhi tùy tâm sở dục.”
Tôi nghĩ ông muốn nói : “Người bẩy mươi tuổi muốn làm gì thì làm..” Nhưng người bẩy mươi tuổi còn làm gì được nữa. Người bẩy mươi cả Bốn Tứ Khoái đều không hưởng được, không làm được.


Năm nay – 2013 – tôi tám mươi tuổi. Một ngày đầu Xuân Kỳ Hoa Ðất Trích 2013, tôi viết bài này.
Năm 2000, khi chia tay nhau lúc nửa đêm ở trước một Nhà Dành cho Người Già Thu Nhập Thấp – Housing for Old Seniors Low Income – ở San Jose, ông bạn già của tôi nói:
“Ðọc những bài viết của toa để nhớ, để thương Sài Gòn của chúng ta.”
Ông cầm tay tôi:
“Viết. Viết nữa. Viết đến năm toa tám mươi. Viết cho bọn moa đọc.”
Ðêm mùa đông San Jose lạnh giá bao quanh chúng tôi khi chúng tôi từ biệt nhau, chúng tôi bắt tay nhau lần cuối.




Năm 2000 tôi 68 tuổi. Ông bạn HO già hơn tôi năm, sáu tuổi, tôi không biết hôm nay ông còn ở cõi đời này hay không. Thời gian và không gian làm chúng tôi không biết nhau sống chết ra sao. Tám mươi tuổi tôi vẫn viết. Tôi không còn viết phóng tác truyện dài. Tôi viết những bài như bài này.
Thời gian Sống, Yêu và Viết của tôi không còn bao lâu nữa, nên với nỗi Buồn vì phải xa mãi những người tôi yêu thương, hôm nay tôi viết những dòng chữ này.


o O o


Tôi bị ám ảnh bởi cái Chết, tôi ghét Chết, tôi sợ Chết, tôi không muốn Chết. Không phải bây giờ trong tuổi già, tuổi gần đất, xa trời, tôi mới sợ Chết, tôi sợ Chết từ những năm tôi năm, sáu tuổi, khi tôi bắt đầu biết suy nghĩ.
Nhà tôi ở cuối thị xã Hà Ðông, nhà có lầu, tiếng Bắc là nhà gác, nhà hai tầng. Trên gác nhìn ra tôi thấy cánh đồng với những nấm mồ rải rác trong những ô ruộng, ở gác sau nhìn ra tôi thấy Nhà Thương Hà Ðông và bãi tha ma ở cuối Nhà Thương. Những đêm mưa tôi thấy những chấm lửa lập lòe trong bãi tha ma. Về sau tôi biết đó là những ánh đèn của những người đi soi bắt ếch. Những năm xưa ấy tôi tưởng đó là những đốm lửa ma trơi.

Năm tôi năm, sáu tuổi, mẹ tôi 27, 28 tuổi. Tôi sợ mẹ tôi chết, người ta đem mẹ tôi ra chôn ở ngoài đồng. Mẹ tôi phải nằm một mình giữa cánh đồng vắng, lạnh, cô đơn, nơi mẹ tôi nằm ngập nước, đêm đông, mưa phùn, gió bấc, mẹ tôi khổ biết chừng nào..
Ðó là nguyên nhân thứ nhất làm tôi ghét Chết, tôi sợ Chết.
Mời bạn đọc một chuyện Sống, Yêu và Chết tôi thấy trên Internet.


* Trong phiên xử ở Tòa Án Phoenix, Arizona, bị cáo là Ông George Sanders, 86 tuổi, bị xử vì tội giết vợ. Tất cả mọi người có mặt tại toà, từ công tố viên đến chánh án, kể cả con cháu của kẻ bị cáo, đều thấy bị cáo phạm tội giết người, nhưng tất cả đều cho rằng đây là trường hợp pháp luật nên thông cảm, thương hại, tha thứ hơn là trừng phạt kẻ có tội.


Anh cháu của bị cáo George Sanderss nói trước tòa:
“Ông tôi sống để thương yêu bà tôi. Suối đời ông tôi làm mọi việc để bà tôi có hạnh phúc. Mối tình của ông bà tôi là mối tình lớn. Tôi tin ông tôi bị bắt buộc phải làm việc ấy vì yêu thương bà tôi, bà tôi chịu đau quá nhiều rồi, ông tôi không thể để bà tôi chịu đau nhiều hơn nữa. “


Ông Sanders bị bắt Tháng Bẩy năm 2012 sau khi ông nói với cảnh sát bà Virginia, vợ ông, 81 tuổi, xin ông làm bà chết. Vì ông Sanders nhận tội nên toà án không dùng đến đoàn bồi thẩm, nhưng ông vẫn có thể bị kết án đến 12 năm tù.


Bà Virginia bị bệnh nan y năm 1969, bà liệt bại, bà phải ngồi xe lăn. Năm 1970, ông bà sang sống ở Arizona vì khí hậu ở đây ấm nóng. Ông Sanders là Cựu Chiến Binh Thế Chiến II. Ông là người nuôi và săn sóc bà vợ. Ông nấu ăn cho bà, làm mọi việc trong nhà. Mỗi sáng ông giúp bà trang điểm, mỗi tháng ông đưa bà tới Nhà Thẩm Mỹ để bà làm tóc, làm móng tay.


Năm tháng qua, sức khoẻ của ông Sanders suy mòn. Ông phải đặt máy trợ tim, ông không còn săn sóc chu đáo được bà. Rồi bà Virginia bị ung thư phá ra ở chân, bà phải vào một Nursing home để người ta lo cho bà sống qua những ngày tàn cuối đời.
Ông Sanders nói với những viên chức điều tra:


“Ðây là giọt nước làm tràn ly nước. Virginia nhất quyết không chịu vào Nursing home. Vợ tôi tự cắt những ngón chân bị ung thối.”
Ông nói: - “Vợ tôi xin tôi cho bà ấy chết. Tôi nói tôi không thể.”
Vợ tôi nói: “Anh làm được mà. Em biết anh làm được.”
Sanders cầm khẩu súng lục, ông lấy khăn bông quấn ngoài khẩu súng, nhưng ông không sao bóp cò súng được.


Ông kể: - “Vợ tôi nói: “Bắn đi anh. Cho em đươc chết.”
Tôi nói lời cuối với vợ tôi:
“Em sẽ không cảm thấy đau.”
Và:
“Anh yêu em. Vĩnh biệt em”


Tôi nổ súng.”
Trước toà, người con trai của ông Sandsers nói: - “Tôi muốn quí toà biết rằng tôi yêu thương mẹ tôi, tôi cũng yêu thương bố tôi như thế.”


Steve Sandes, anh con, nghẹn ngào kể: - “Bố tôi yêu thương mẹ tôi trong 62 năm. Những đau đớn thể xác và việc chịu đau vô ích đã làm bố mẹ tôi đi đến quyết định ấy... Tôi không kết tội bố tôi. Với tôi, bố tôi là người, tôi cảm phục nhất.”
Ông già George Sanders chỉ nói trong khoảng một phút, giọng ông run run:


“Tôi gặp Viginia năm nàng 15 tuổi, tôi yêu nàng từ năm nàng 15 tuổi. Tôi yêu nàng khi nàng 81 tuổi. Có nàng làm vợ là một ân phúc Thiên Chuá ban cho tôi. Tôi sung sướng được chăm sóc nàng. Tôi làm theo ý muốn của nàng. Tôi xin lỗi các vị vì vợ chồng tôi mà các vị phải bận lòng.”


Ông Công tố đề nghị ông Chánh án không phạt tù giam George Sanders, ông nói toà nên xử án treo.
Ông Chánh án John Disworth nói ông đặt nặng tình nhân đạo trong vụ án này. Ông nói: - “Bị cáo phạm tội giết người, nhưng được toà giảm nhẹ mức án.”
Ông tuyên phạt ông già George Sanders 2 năm tù treo. Tù treo không bị cảnh sát kiểm soát.


o O o


Chuyện ông bà Sanders làm tôi suy nghĩ lan man. Tôi nhớ chuyện Cái Bát Gỗ tôi đọc những năm tôi 10 tuổi. Anh con thấy ông bố già run tay, khi ăn hay đánh rơi bát cơm, bát vỡ. Anh làm cái bát bằng gỗ cho ông già ăn cơm. Ông có làm rơi bát, bát gỗ không bị vỡ.
Một hôm anh thấy thằng con nhỏ của anh hí hoáy đục đẽo một cục gỗ, anh hỏi nó đục gỗ làm gì, con anh nói: - “Con làm cái bát gỗ, để khi bố già, con cho bố ăn cơm.”

Chuyện – dường như – ở trong sách Quốc Văn Ðộc Bản – đã 70 năm tôi không quên nó – nó đây là chuyện cái Bát Gỗ – nhưng chẳng có dịp nào tôi nhớ nó. Hôm nay tôi nhớ nó.
Từ sau năm 1975 ở Hoa Kỳ, Nhà Xuất Bản Xuân Thu in lại tất cả những sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư, Luân Lý Giáo Khoa Thư. Nhưng sách Quốc Văn Ðộc Bản – sách có nhiều bài thật hay – thì không thấy in lại. Tôi không biết tại sao Quốc Văn Ðộc Bản không được in lại ở Hoa Kỳ. Tôi đã đọc lại tất cả những sách Giáo Khoa Thư được in lại ở Hoa Kỳ, tôi muốn đọc lại những bài trong Quốc Văn Ðộc Bản.

Tôi nhớ lâu rồi, từ những năm 1950 khi tôi chưa gặp Tình Yêu Vợ Chồng, tôi đọc trên trang sách nào đó lời một ông Tầu viết: - “Vợ chồng như hai con chim tình cờ cùng đậu trên một cành cây. Ðến lúc phải bay đi, mỗi con bay đi một phiá.”
Năm xưa còn trẻ, tôi muốn phản đối lời diễn tả trên. Ông Tầu muốn nói vợ chồng là chuyện ngẫu nhiên, chẳng có tình nghĩa gì giữa vợ và chồng. Hôm nay tôi mới dịp viết ra lời phản đối.
Ông bác sĩ điều trị cho vợ chồng tôi mỗi tuần một ngày vào chẩn bệnh cho những ông bà già trong một Housing for Old Seniors – Housing này có nhiều ông bà già Mỹ trắng – ông nói: - “Có những cặp vợ chồng về già không nhìn được mặt nhau.”

Lời kể của ông làm tôi buồn. Vợ chồng sống với nhau đến già, ở chung một nhà già – mỗi người một phòng – sắp ra nghĩa địa, sắp vào hũ sành mà thù hận nhau đến không nhìn mặt nhau?? Thù hận gì dữ dội đến thế? Những người ấy thật khổ.
Bát đại khổ não ghi "8 Nỗi Khổ Lớn" của con người:
Sinh, Lão, Bệnh, Tử: 4 Khổ ai cũng phải chịu.
Muốn có mà không có: Khổ 5
Có mà không giữ được: Khổ 6.
Yêu nhau mà không được cùng sống: Khổ 7.
Ghét nhau mà phải sống gần nhau: Khổ 8.
Có người chỉ phải chịu có 7 Khổ. Ðó là những người không yêu ai cả.
Nhiều người Việt phải chịu cả 8 Khổ; đó những người thù ghét bọn Việt Cộng mà cứ phải sống với bọn Việt Cộng.


o O o


Mùa thu mây trắng xây thành.
Tình Em mây ấy có xanh da trời.
Hoa lòng Em có về tươi?
Môi Em có thắm nửa đời vì Anh?


Tôi làm bài thơ trên Tháng Bẩy năm 1954 ở Vũng Tầu, ngày chúng tôi yêu nhau. Cuộc Tình của chúng tôi đã dài trong 60 năm. Cuộc Tình Vợ Chồng, trong cuộc đời Tám Khổ này, nàng và tôi chỉ phải chịu có Bẩy Khổ.
Năm 1979 nằm phơi rốn trong Nhà Tù Số 4 Phan Ðăng Lưu, nhớ Nàng, tôi làm bài thơ:


Yêu nhau ngày tháng qua nhanh,
Hai mươi năm lẻ chúng mình yêu nhau.
Từ xanh đến bạc mái đầu
Tình ta nước biển một mầu như xưa.
Yêu bao giờ, đến bao giờ?
Thời gian nào rộng cho vừa Tình ta.
Hoa lòng Em vẫn tươi hoa,
Môi Em thắm đến Em già chưa phai.
Yêu kiếp này, hẹn kiếp mai.
Ngàn năm yêu mãi, yêu hoài nghe Em
Mặt trời có lặn về đêm,
Sớm mai Em dậy bên thềm lại soi.
Cuộc đời có khóc, có cười,
Có cay đắng, có ngọt bùi mới hay.
Thu về trời lại xanh mây.
Ðầy trời ta thấy những ngày ta yêu.
Càng yêu, yêu lại càng nhiều.
Nhớ Em, Anh nhắn một điều: “Yêu Em.”


******


Năm 2013 tôi đổi hai tiếng trong bài thơ:


“Yêu nhau ngày tháng qua nhanh,
Sáu mươi năm lẻ chúng mình yêu nhau.”


o O o


12 giờ buổi trưa tháng Sáu, 2012, Nàng bước hụt, ngã nhào qua bốn bực thềm cửa, nàng ngất đi. Ngồi bên nàng trong nắng trưa mùa hạVirginia, chờ Ambulance đến, nước mắt tôi ưá ra.
Trong ICU – Ai Si Yu – Intensive Care Unit – tỉnh lại, nàng nói: - “Xin Thiên Chúa tha tội cho em.”
Tôi nói: - “Em có tội gì. Mà Em có tội gì, thì Thiên Chúa cũng tha cho Em rồi.”
Nàng chỉ bị dập xương nên không bị mổ, không bị ghép xương, không phải bó bột. Về nhà nằm, uống Vitamin D, chờ vết xương nứt lành lại.

Tình trạng bi đát. Nhiều người nói người trẻ khi bị nứt xương mới mong vết xương nứt liền lại, người già 70 thì vô phương. Nếu vết xương nứt không lành, nàng sẽ phải nằm mãi trên giường.
Tôi hầu nàng ngày đêm. Gần như suốt ngày đêm, tôi xin Ðức Mẹ Maria cho nàng đi lại được. Tôi chỉ xin Ðức Mẹ cho nàng đi được từ giuờng ngủ vào nhà bếp, vào toilet, ra ngồi bàn ăn cơm, nàng tự tắm được.
Bộ Xã Hội cấp cho nàng đủ thứ nàng cần dùng: Xe đẩy, gậy chống, ghế để ngồi tắm.. Chuyên viên y tế – therapist – đến nhà mỗi tuần ba lần, giúp nàng ngồi lên, tập đi.
Một tháng sau nàng đi được.


o O o


Ba năm nay Nàng có tới ba, bốn lần đau nặng, hai ba lần nàng tự nhiên ngã. Một lần nàng hôn mê. Ðêm khuya trong bệnh viện, nằm trên cái canapé nghe tiếng nàng thở khò khè, tôi nghĩ: - “Tiếng thở này tắt là...”
Tôi cầu xin: - “Xin Đức Mẹ cho vợ chồng con được sống với nhau 5 năm nữa.”
Tôi không muốn tôi chết trước nàng, tôi không muốn nàng chết trước tôi.
Nàng chết trước tôi không biết tôi sống ra sao. Tám mươi tuổi, tôi sống với nàng 60 năm, tôi sống dựa vào nàng. Tôi sống bằng Tình Yêu của nàng.

Năm 1976 gặp lại nhau, Lê Trọng Nguyễn nói: - “Tao không biết mày có đi được không. Tao cứ tưởng mày làm USIS là mày đi được. Hôm tao gặp thằng S. ở trong khu nhà mày, tao hỏi nó mày có đi được không? Nó nói mày không đi được. Tao kêu lên: “Làm sao nó sống? Nó sống bằng gì? ” S. nó nói: - “Nó sống bằng Tình Yêu của vợ nó.”
Người bạn cùng tuổi tôi – 80 – lấy vợ cùng năm với tôi – năm 1954 – vợ chồng anh cũng sống với nhau 60 năm, một sáng từ Cali anh gọi phone cho tôi báo tin vợ anh qua đời, tôi hỏi: - “Ðau lắm không?”

Ðau thì tôi biết bạn tôi đau, nhưng tôi muốn biết anh đau đến ngần nào. Hỏi dễ, trả lời khó. Bạn tôi nói: - “Ðứt ruột, nát gan.”
Lần cuối tôi gặp ông Lê Văn Ba, ông hơn tôi 10 tuổi, ông nói với tôi: - “Tôi nói với bà nhà tôi: Bà nên đi trước tôi là hơn, tôi đi trước bà, bà sẽ khổ lắm.”
Năm sau ông đi trước bà. Ðứng bên quan tài ông, tôi nhớ lời ông nói.
Ông bạn HO có bà vợ bại liệt, ông phải đưa bà vào Nursing Home. Ðể bà ở lại ông một mình lái xe về. Dọc đường ông run tay lái, mắt ông mờ. Ông đậu xe bên đường, xuống đi bộ vài vòng lấy lại tinh thần. Khi trở lại tìm xe, ông quên không nhớ ông đậu xe ở đâu. Ông mở cellphone gọi ông bạn đến giúp.


o O o


Người đời chỉ nói “Good bye.”
“See You next week, next time” là cùng.
Ðôi ta ngọc nữ, tiên đồng,
Ðôi ta Từ Thức vợ chồng Giáng Hương.
Ngàn đời vẫn nhớ, còn thương:
Em yêu, đã đến cuối đường: “Good bye.
See You next Life./.


(the end)

Monday, June 3, 2013

BIỂU TÌNH CHỐNG TRUNG CỘNG NGÀY 2-6-2013




401901_10151599100408808_450744681_n.jpg


Chúng chỉ muốn người Việt Nam làm một


bầy cừu (+ Hình Ảnh Đòi Người ở


TrạiGiam Lộc Hà, Hậu Biểu Tình)

HLTL BIỂN ĐÔNGTRONG NƯỚC6/03/2013
 
Photo @


KimNgoc Huynh anh Chí Đức bị đánh !



ChuongThien Luu đòn thù dành cho người bỏ đảng CS đây mà , bọn công an chó má
Viet Huong Nguyen tưởng phen này tụi nó sẽ không có cơ hội đánh ai hết vì không ai chiu tách ra lấy khâu cung riêng, ai dè... phải đánh ai đó nó mới chịu hay sao, chó thật!
Mai Lan Trần Thương Chí Đức quá, hận thù này ace sẽ cùng ghi lòng tạc dạ.

 
 Viet Huong Nguyen vết thương kỳ vậy, nó kéo anh trên sàn a? Hay lấy cái gì cào vào lưng?

 
Viet Huong Nguyen nó quay cho mấy con chó cha coi
Thanh Ta Không biết người mặc quân phục có nhiệm vụ quay phim này đang nghĩ gì trong đầu? Đang cảm thấy gì trong tim?
Anh Chí Thằng này chính là thằng ra lệnh cho các thằng khác bắt và đánh anh em.

Thanh Vu Hãy nhớ mặt nó để sau này chúng ta trả lại đầy đủ

 


ChuongThien Luu trực diện
Anh Chí Thằng an ninh đang quay là thằng có nick Hổ Con Đáng Yêu



ChuongThien Luu nhìn không khá được những thằng" vện "của Tầu
Viet Huong Nguyen đúng là hán gian


 Ha Nguyen Thuy Bố thằng này là Tàu à? Bọn hán gian

ChuongThien Luu côn an quay phim chụp hình người yêu nước để bắt nguội về sau ,
người yêu nước quay phim chụp hình để cả nước nhìn rõ Việt gian
Ha Nguyen Thuy ....và bắt chúng đền tội về sau.
Anh Chí Chính thằng này là thằng ra lệnh bắt và ra lệnh đánh anh em
Mai Theresa quan khon nan

 ChuongThien Luu cả nước nhìn rõ Việt gian chưa ạ ?

 
 Mai Lan Trần Nhìn anh chị em bị đánh mà càng căm thù lũ chó công an.
 Thanh Ta Để người bị thương xuống chỗ gạch đá lổn nhổn! Họ đánh đổ máu người dân chưa đã sự thù hận u mê?
ChuongThien Luu máu người yêu nước đã đổ dấu hiệu bạo quyền đã đến lúc mạt
Mai Lan Trần Chúng bay tưởng đánh người như vậy thì mọi người sợ ư? Nhầm rồi, như vậy lòng căm hờn càng được nung nấu mà thôi. Lũ bạo quyền sẽ có lúc phải trả nợ máu.




Ha Nguyen Thuy Nằm tập trung cùng nhau tạo thành bó đũa.




 





 
Photos @  
Chúng con xin nguyện nằm xuống để đất nước được đứng lên!
Hải Đào Khâm phục tinh thần bất khuất của các anh.
Mylinh Do Cám ơn các anh các chị thật nhiều
Ynguyen Doan Thật hay và thật cảm động
An Le Anh chị là những người dũng cảm.
Thanh Ta Nếu không có những phóng viên lề dân chúng ta không thể biết được những cảnh này. Cám ơn các anh chị, những người tham gia biểu tình và những người bất chấp sự ngăn cản quyết chụp cho được những tấm ảnh để đời.
Minh Nguyen Xuc dong qua cac anh chi oi.
Hoa Le Một tấm ảnh "độc", nói lên rất nhiều điều. xin khâm phục những người anh em.










ChuongThien Luu thấy đau lòng quá , thuơng đồng bào tôi quá
Ha Nguyen Thuy Thật xúc động



 


Mai Lan Trần Thật cảm phục ace biểu tình.


Quang Tran Cám ơn Nguyễn Lân Thắng , Cám ơn tất cả ACE



 Suất cơm trưa đang được đưa vào cổng cho người biểu tình yêu nước bị quân Hán gian bắt về đây
Hiep Nguyen viêt gian chứ đâu phải hán gian chúng là người viêt làm gián ddiep cho tàu .............
thì goi la viêt gian

Người đầu tiên được thả... 
Hóa ra đây là bạn trẻ đã kết nối FB với mình từ rất lâu
ChuongThien Luu phe ta chờ đón phe mình , nhìn thấy người mình được chúng nó "buông tha " thật mừng quá

Chúc mứng tân sinh viên trường trung cấp Lộc Hà — with Lê Dũng Vova.
Mai Lan Trần Đón đồng đội trở về từ hang sói.

 



 

 
Tuyet A Jethwa Cụ Bẹo Biệt Bọp vểnh râu chờ vợ phục hồi :)))))



Ha Le Tuyệt! Xin nghiêng mình trước phái nữ VN, nhất là các bạn gái trẻ!
Mai Lan Trần Vẻ vang thay con cháu bà Trưng, bà Triệu.



 
Nghia Bui Nên dùng tên Southeast Asia Sea nhiều thêm! 
Jane DB Thương qúa những nụ cười, gương mặt tươi trẻ của đất nước. Tương lai thuộc về các em.

 
 JB Nguyễn Hữu Vinh Ra khỏi Trại Phục hồi nhân phẩm Lộc Hà. hehe


 Hoàng Dũng Cdvn Mẹ con nhà Thuy Nga\

 Mai Lan Trần Một lũ đầu trâu mặt ngựa vây quanh





Nghia Bui Đề nghị dùng câu này cho người ngoại quốc dễ hiểu:

"Southeast Asia Sea does not belong to China!"
Ha Nguyen Thuy Những người chính nghĩa nhìn mặt bao giờ cũng sáng. Nó thể hiện ở thần thái, ánh mắt.
Ra Khoi Ôi những người con của Mẹ VN, những người đấu tranh cho nhân dân và bảo vệ chủ quyền của đất nước. Khâm phục!!!




 



KimNgoc Huynh chúc mừng anh ra trại ( tổ cha đứa nào lấy mất chiếc dép của anh ! )
Lê Thiện Nhân Còn chiếc dép cuối, trong lúc uất quá ném vào bọn chó, vô tình vào bác Lê Dũng Vova, xin lỗi bác nhiều lắm. Nhưng sẽ chiến đến hơi thở cuối chứ không phải chiếc dép cuối.
Jane DB hình ảnh của em đẹp qúa! Cám ơn em và tất cả.
Phong Đông Bọn cẩu tặc còn nợ anh (vn) chiếc dép,con cháu anh,con cháu tôi sẻ ghi nhớ điều này!.



 

by Phi Vũ (Notes) on Sunday, June 2, 2013 at 7:13am
Qua cuộc bắt bớ, đàn áp và giam cầm những người Việt Nam yêu nước biểu tình chống tụi Tàu Cộng, một lần nữa đã cho ta thấy bộ mặt thật của ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam. Chúng đã hoàn toàn trút bỏ bộ mặt giả nhân giả nghĩa của chúng trước công luận thế giới. Những lời phát biểu của tên Nguyễn Tấn Dũng tại cuộc đối thoại Shangri La chỉ là những lời hoa mỹ, không phản ảnh đúng thực chất của một đảng cầm quyền bán nước và chèn ép người dân Việt Nam về đủ mọi phương diện.

Lâu nay, nhiều người nói rằng Cộng Sản Việt Nam “hèn với giặc và ác với dân”. Câu nói này chưa được đầy đủ lắm vì chưa phản ảnh đúng thực chất của một ngụy đảng và ngụy quyền đang cầm quyền trên đất nước Việt Nam. Không những chúng ăn cướp tài sản của người dân Việt khắp nơi một cách trắng trợm, công khai bán nước cho ngoại bang, chúng còn muốn người dân Việt Nam khắp nơi làm một bầy cừu ngoan ngoãn khoanh tay ngồi nhìn chúng ăn cướp tài sản của mình, khoanh tay ngồi nhìn chúng bán nước cho ngoại bang, khoanh tay ngồi nhìn chúng giở những trò ma mãnh làm cho đất nước Việt Nam của ông cha để lại trở nên rách nát tả tơi, người dân trở nên lầm than, khốn khổ và cơ cực. Điều này đang là thực tế hiển nhiên đang diễn ra trên đất nước Việt Nam mà tất cả mọi người đều nhìn thấy một cách rõ ràng, khỏi cần bàn cãi.

Người dân Việt Nam trong nước không được quyền biểu tình chống Trung Cộng thì người Việt ở hải ngoại sẽ làm. Sắp tới đây, Tập Cận Bình sẽ sang thăm Hoa Kỳ và là một “quốc khách” của tổng thống Barack Obama. Dẫu là quốc khách nhưng người dân Việt Nam đang sống trên đất nước Hoa Kỳ vẫn được quyền biểu tình một cách ôn hòa chống lại tên Tập Cận Bình này và vạch trần cho giới truyền thông Hoa Kỳ thấy những hành vi ngang ngược của Tàu Cộng trên biển Đông và đối với ngư dân Việt Nam. Những người Việt biểu tình chống Tập Cận Bình được sự bảo đảm an ninh của lực lượng cảnh sát Hoa Kỳ bởi vì chúng tôi làm những việc được hiến pháp Hoa Kỳ công nhận miễn là biểu tình ôn hòa và không gây ra những sự bạo loạn ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Sắp tới đây, Tập Cận Bình sẽ gặp cảnh người Việt hải ngoại “dàn chào” hắn và chắc chắn điều này sẽ làm cho hắn nhớ mãi không bao giờ quên.

Ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam chỉ muốn người Việt Nam trong nước trở thành một bầy cừu ngoan ngoãn và dùng đủ mọi hình thức để trấn áp bà con. Chúng ta không thể cứ khoanh tay mãi trước những trò khốn nạn này cùa bè lũ ngụy tà quyền Cộng Sản Việt Nam.

Phi Vũ

Ngày 2 tháng 6 năm 2013

Dat Nguyen Chỉ có bọn tay sai Tàu Cộng đàn áp người yêu nước Việt Nam ! 
Nếu anh ko là bọn tay sai Tàu Cộng, anh sẽ ko đàn áp người yêu nước Việt Nam !
Anh Nguyen chỉ một con đường duy nhất để người VN có được tự do và đồng lòng đánh đuổi quân xâm lược Trung Cộng: giải thể đảng cộng sản việt gian này. Và đến hôm nay, nếu ai còn muốn hòa hợp hòa giải với VC, hay hy vọng vào một diễn tiến như HP 7 thì có thể unfriend với tôi.
Hoang Nguyen Phi Vũ kết luận: "Ngụy quyền Cộng Sản Việt Nam chỉ muốn người Việt Nam trong nước trở thành một bầy cừu ngoan ngoãn và dùng đủ mọi hình thức để trấn áp bà con. Chúng ta không thể cứ khoanh tay mãi trước những trò khốn nạn này cùa bè lũ ngụy tà quyền Cộng Sản Việt Nam." (hết trích)

Đồng ý Đảng và Nhà Nước XHCN đã thành công trong việc dập tắt mọi chống đối trong nước bằng mọi quỷ kế và phương tiện có sẵn trong tay chúng như: quyền hành, luật lệ, bạo lực, ám sát, thể chế, công an, quân đội, cùng các đảng viên tham quyền cố vị của chúng.

Nhụng chỉ có một giải pháp duy nhất là nhân dân phải quyết tâm đứng lên lật đổ bạo quyền việt gian cộng sản bằng mọi cách mình có trong tay mà thôi. Ngày nào nhân dân ta còn ươn hèn chấp nhận sống dưới ách thống tri của Đảng và Nhà Nước XHCN thì đừng trông mong chế độ cộng sản đương thời sụp đổ!! Phải đứng dậy, phải vùng lên lật đổ lũ cộng nô chỉ biết hèn với giặc, ác với dân.
Sờ Ơn Sơn Sao chống Tàu xâm lược cũng bị bắt à,vô lý. Ai lại đi đánh người nhà mình.
Pioneer Hoang Anh Người nhà mình bị đánh, nhưng kẻ đánh mình không phải người nhà mình ông ạ. Đó là bọn Hán cẩu!









No comments: