Wednesday, October 19, 2016

NGUYỄN ĐẮC KIÊN - VIỆT CỘNG - BIỂN ĐÔNG

NGUYỄN ĐẮC KIÊN * VỀ NHỮNG XÁC CHẾT

Về những xác chết biết đi

nguyenDacKien 
NQL: Một bài viết quá hay! Càng ngày càng nhận ra tầm vóc NĐK
Tôi không thấy mức án VKS đưa ra là nhẹ, dù ông Quý đã vừa khóc vừa nói, mong tòa giữ nguyên mức án VKS đã đề nghị áp dụng cho anh trai – ông Vươn, 5-6 năm tù. Nhưng tôi cũng sẽ không nhìn vào mắt các vị quan tòa để tìm kiếm tia hy vọng mong manh cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn, được xử trắng án.
Những người chịu trách nhiệm phán xử trong vụ án Nọc Nạn năm xưa là những con người tự do. Ngoài mệnh lệnh chính trị của chính quyền thực dân, họ còn phải chịu sự phán xét của tòa án, một tòa án cấp cao hơn, cấp tối cao trong mỗi con người, đó là tòa án lương tâm. Đây chính là khác biệt căn bản của họ với những người đang chịu trách nhiệm phán xử vụ án Tiên Lãng, những nô lệ khoác bộ áo quan tòa.
Khi người ta không được tự do trong hành xử của mình thì họ cũng thấy mình không phải chịu trách nhiệm với những phán quyết mà họ đưa ra. Tất nhiên khi đó họ cũng không phải đối mặt với tòa án lương tâm của chính họ. Giả sử nếu có lúc nào đó họ phải đối mặt thì họ cũng tìm ngay ra một kẻ để đổ lỗi, đó là cấp trên, là lãnh đạo, là hệ thống… Rồi họ tự kết luận, họ vô tội. Họ cũng chỉ là nạn nhân.
Điều tồi tệ hơn, trong xã hội Việt Nam ngày nay, những ông quan tòa của chúng ta không phải là những kẻ hiếm hoi, lạc loài, trái lại, họ dễ dàng tìm thấy những kẻ đồng lõa với mình ở khắp mọi nơi. Đó là ông bác sỹ, anh công an, chú nhà báo, ông bạn kỹ sư, cô hàng nước gần nhà, anh xe ôm đầu ngõ… họ tìm thấy một tình trạng nô lệ, một sự sự vô trách nhiệm, vô trách nhiệm như một lẽ tất yếu, nô lệ như một lẽ tất yếu, được phổ biến khắp nơi, len lỏi đến từng ngõ ngách của cuộc sống.
Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt, nghệ sỹ Kim Chi nhận định rằng: “Nếu người ta thả bổng cho Đoàn Văn Vươn, cho gia đình anh ta, thì điều đó sẽ thu phục được lòng dân. Còn nếu mà lấy quyền, lấy luật rừng để mà trừng trị một người lương thiện như thế, thì nhất định là tức nước thì phải vỡ bờ thôi”.
Tôi có thể phần nào đồng ý với nghệ sỹ Kim Chi ở vế thứ nhất, còn ở vế thứ hai thì chắc chắn không. Dù kết quả vụ án Đoàn Văn Vươn thế nào thì cũng không dễ gì có chuyện “tức nước vỡ bờ” trong hoàn cảnh hiện nay. Đa số người dân chỉ “tức nước vỡ bờ” khi những quyền lợi thiết thân của họ bị xâm phạm, như đầm tôm với gia đình ông Vươn, còn ngược lại, sự cảm thông với hoàn cảnh bất hạnh, hay bất bình vì oan trái cùng lắm chỉ gây nên xót xa – căm hận ở trong lòng mà thôi. Một số ít sẽ tỏ thái độ, còn đa phần sẽ làm ngơ. Và cũng như các vị quan tòa trong vụ án Đoàn Văn Vươn, những người làm ngơ sẽ có đủ lý lẽ để biện hộ cho mình.
Đó chính là điều tồi tệ nhất mà một hệ thống toàn trị có thể tạo ra. Những lầm lỗi, thậm chí là tội ác về kinh tế dễ gây bất bình, phẫn nộ cho công luận, nhưng suy cho cùng nó lại là những tội lỗi để lại ít hậu quả và dễ khắc phục. Còn những tội ác làm phá hủy tận căn để lương tri con người thì khó nhận biết hơn, gây phẫn nộ ít hơn, lại khó cứu vãn và để lại hậu quả ghê gớm hơn gấp nhiều lần. Tình trạng nô lệ, sự vô trách nhiệm được gieo rắc phổ biến nơi con người trong các chế độ toàn trị là một trong những tội ác như thế. Nó như một thứ thuốc độc ma mãnh, từng lúc từng lúc len lỏi vào tận xương cốt mỗi con người phá hủy tận gốc dễ, căn để, bòn rút toàn bộ sức mạnh sáng tạo, động lực phát triển của xã hội.
Không có chuyện “tức nước vỡ bờ”, nhưng nếu vụ án Đoàn Văn Vươn kết thúc bằng một bản án khắc nghiệt, một sự hủy hoại trong mỗi con người, niềm tin vào công lý, vào đạo đức xã hội chắc chắn sẽ gia tăng. Khi niềm tin vào công lý, vào đạo đức xã hội bị xói mòn, con người sẽ bị đẩy sâu hơn vào các lợi ích thiết thân. Họ sẽ tìm mọi cách để tự bảo vệ mình, gia đình mình, lợi ích riêng tư của mình và không ngần ngại nếu có thể, xâm phạm vào lợi ích người khác, lợi ích xã hội. Đồng thời cũng chính những con người này, họ cũng sẽ sẵn sàng kháng cự lại bằng “luật rừng” nếu có thể với mọi sự xâm hại đến lợi ích bản thân và gia đình họ.
Những người có trách nhiệm với đất nước cần nghĩ đến những hệ quả sâu xa này. Étienne Vacherot, triết gia, chính trị gia Pháp thế kỷ 19 đã viết: “Chế độ chuyên quyền là trường học tồi tệ nhất cho nền dân chủ”. Tôi đồng ý với nhận định này. Người ta hay lấy những cuộc biểu tình, những bất ổn chính trị ở Thái Lan để chỉ trích chế độ dân chủ. Nhưng tôi thì lại thấy rằng đó là những sự “tập dượt dân chủ” không tránh khỏi và tin rằng không lâu nữa, người Thái sẽ có một chế độ dân chủ đủ trưởng thành để đưa đất nước họ vào một quỹ đạo phát triển bền vững. Sau khi viết những lời trên trong cuốn La Démocratie, năm 1859, tức là 70 năm sau cách mạng Pháp 1789, Étienne Vacherot đã bị bắt vào tù, với mức án 1 năm (sau được giảm xuống còn 3 tháng). Rõ ràng người Pháp đã chẳng được cho không nền dân chủ tự do của họ có bây giờ.
Thật nực cười khi muốn đất nước có dân chủ tự do mà lúc nào cũng canh cánh một nỗi lo gọi là “mất ổn định”. Với cá nhân mỗi con người, tôi không thấy những người lúc nào cũng chỉ chăm chăm một cuộc sống bình yên có thể làm được điều gì đó có ý nghĩa trong cuộc đời của họ.
Xin hãy nghe lại lời Patrick Henry, lãnh tụ Cách mạng Mỹ, phát biểu ngày 23/3/1775: “Liệu có phải cuộc sống quá đáng yêu và hòa bình quá ngọt ngào tới mức phải mua bằng xiềng xích và nô lệ không? Ơn chúa tối cao, hãy đừng bao giờ như vậy. Tôi không biết những người khác sẽ chọn con đường nào. Nhưng với tôi, hãy cho tôi tự do hay là chết”
About these ads

HƯƠNG CAO * CẢNH SÁT ĐÁNH DÂN

CSGT xúm lại đánh đập và lái xe cảnh sát tông thẳng vào người dân. 

 

Facebookker Hương Cao - Đây là bộ mặt của từng người một trong nhóm cảnh sát giao thông quận 8 đã lái xe tông thẳng vào người dân rồi ra tay đánh đập người dân, 
Vào lúc 20h10 ngày 03/04/2013, trước mặt Ủy Ban Nhân Dân quận 8, một nhóm CSGT thuộc phòng CSGT quận 8 đã chặn xe người dân với những điều phạt hết sức vô lí để mong muốn lấy tiền và ăn hối lộ của người dân bỏ túi riêng. 
Vì tranh chấp, chê tiền của người dân đút và túi của mình ít (Bị lỗi xe không kính mà nhét vào túi cảnh sát 500.000 VNĐ vẫn bị chê ít) nên đã ra oai lớn tiếng chửi bới người dân, gây xô xát lớn giữa cảnh sát và người dân. Hơn thế nữa một anh cảnh cát đã lái xe cảnh sát tông thẳng vào người một cô gái đang bị phạt xe, khiến cô ngày ngả lăng quay ra đường. Còn mấy cảnh sát khác thì đứng nhìn và còn cười lớn tiếng, thấy chưa xong chuyện, nhóm CSGT còn xúm nhau lại đánh đập cô gái và người bạn đi cùng trước mặt bao nhiêu người khác. Lại còn gọi thêm 2 thằng giang hồ đến phụ giúp thêm, đánh đập hai người dân này. Một đội 6 người công an bao vây lại bên ngoài để cho 2 thằng giang hồ ở giữa đánh đập không thương tiếc 2 người dân vô tội. 
Hỏi xem công lý ở đâu? Khi người cán bộ của dân lại ra tay đánh đập và lấy xe công an tông thẳng vào người dân không thương tiếc. Mong rằng các cơ quan có thẩm quyền sẽ thấu hiểu và giải quyết cho người dân vô tội, đồng thời làm sạch đội ngũ cán bộ xấu xa này để trả lại công bằng cho người dân. 
(Đây là hình ảnh thật, khuôn mặt thật của 6 người được gọi là CẢNH SÁT GIAO THÔNG đã tham gia vào vụ hành hung đánh người dân vào lúc 20h10 tối ngày 03/04/2013 thuộc Phòng Cảnh Sát giao Thông Quận 8)
Các bạn trên Facebook hãy chia sẻ hình ảnh và bài viết này cho tất cả các bạn của bạn. Để tất cả mọi người đều nhìn thấy bộ mặt xấu xa và bẩn thỉu, thú đội lốt người của nhóm 6 Cảnh sát giao thông thuộc phòng CSGT quận 8. 

NGỌC ẨN * PHÚ TRỌNG- TẤN DŨNG

TBT Nguyễn Phú Trọng & TT Nguyễn Tấn Dũng: Long - Hổ tranh đấu

Ngọc Ẩn (Danlambao) - Lịch sử đảng CSVN trải qua bao nhiêu năm thì Tổng Bí Thư là chức vụ cao nhất và quyền lực nhất trong đảng và cả nước. Cho đến thời Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng đang có thay đổi lớn. Thủ Tướng Dũng đang biến Ngài Tổng Bí Thư thành một biểu tượng như Nhật Hoàng hoặc là Nữ Hoàng Anh. Có nghĩa là ngài Tổng Bí Thư Phú Trọng chỉ để làm kiểng và Thủ Tướng mới có thực quyền điều động đảng CSVN.
Tôi xin dẫn chứng, ngài Phú Trọng tổ chức rầm rộ hội nghị trung ương đảng lần thứ 6, phát động phong trào phê và tự phê. Mục đích chính của ngài Tổng Bí Thư là hạ bệ ngài Thủ Tướng bằng tội tham nhũng và tội làm sập tiệm công ty quốc doanh đóng tàu Vinashin. Ngài Tổng muốn chắc ăn nên kéo theo ngài Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang hè nhau đấu tố Thủ Tướng. Sau 15 ngày họp hành, phê và tự phê kịch liệt, tốn tiền trả lương cho công an canh trong, gác ngoài cẩn mật 24/24 và trong ngày bế mạc hôi nghị thì ngài Tổng mắt rưng rưng lệ nghẹn ngào, miệng méo xệch, giọng run run uất hận tuyên bố là chẳng kỷ luật được một ủy viên bộ chính trị. Ngài Tổng sợ đến nỗi không dám nêu tên ngài Thủ Tướng trong bài diễn văn bế mạc. Ngài Chủ Tịch Nước thì cũng hèn không kém gì ngài Tổng Bí Thư mà gọi Thủ Tướng là đồng chí “X”. Sau khi hội nghị bế mạc thì ngài Tổng có trả lời phỏng vấn là sở dĩ không có kỷ luật đồng chí “X” vì sợ gây oán thù. Đìều này chứng minh ngài Tổng rất ngán cơ Thủ Tướng. Khi xử án Tiến Sĩ Cù Huy Hà Vũ, Anh Điếu Cày, Chị Tạ Phong Tần thì ngài Tổng chẳng có chút lo sợ oán thù. Có lẽ bản án xử Ts. Cù Huy Hà Vũ do Thủ Tướng ban ra khiến ngài Tổng sợ bấn xúc xích nên đành câm miệng mà khâm thử.
Dẫn chứng thứ hai, phe Tổng Bí Thư và Chủ Tịch Nước sau khi bị ngài Thủ Tướng xem như cái “con tự do” thì ngài Tổng biết mình bất tài, thế cô, lực kém bèn kéo thêm phe cánh và phong chức Nguyễn Bá Thanh làm Trưởng Ban Nội Chính Trung Ương để có thêm đàn em mà long tranh hổ đấu với Thủ Tướng. Khi vừa nhậm chức, Bá Thanh nổ như kho đạn trúng phải hỏa tiễn liên lục địa. Bá Thanh tuyên bố là hốt liền, hốt lập tức chứ không cần điều tra dài dòng những tay chân, bộ hạ của Thủ Tướng đang nắm giữ các ngân hàng trên toàn quốc. Bàng dân thiên hạ vui mừng như mở cờ trong bụng vì đảng và nhà nước đang tiêu diệt ngài Thủ Tướng đại đại Tham Nhũng. Mấy tháng trôi qua mà chẳng thấy ngài Bá Thanh hốt liền được cái mẻ gì ráo trọi cho nên bàng dân thiên hạ lại bàn ra tán vào là ngài Bá Thanh cũng ăn bẩn như Thủ Tướng thì làm sao hốt. Tôi có phỏng vấn mấy người dân Quảng Nam và họ khen ngài Bá Thanh là ổng làm được việc lắm, tuy ổng cũng ăn hối lộ và tham nhũng nhưng chỉ ăn ít thôi. Rõ khổ cho người dân, chỉ ăn ít hơn Thủ Tướng là đã được dân thương yêu khen thưởng. Những người không chịu ăn thì chắc là đang ngồi tù hay bị cho về vườn trồng khoai nhớ Bác.
Ta đây hiến kế cho ngài Tổng diệt ngài Thủ Tướng. Trước hết là phải lấy lòng dân để nhờ sức dân mà chống trả lại các đòn thế của Thủ Tướng. Làm thế nào để lấy lòng dân? Trước hết là phải thả tù chính trị, nhất là những người tù do Thủ Tướng trả thù cá nhân mà đã xử án nặng như anh Cù Huy Hà Vũ, Trần Huỳnh Duy Thức, Điếu Cày, chị Tạ Phong Tần. Điều quan trọng là khi thả ra nhớ phải tuyên bố cho bàng dân thiên hạ và quốc tế biết là do ngài Tổng Bí Thư thả ra. Nếu không thì Thủ Tướng lại chơi đòn hồi mã thương và tuyên bố do Thủ Tướng thả thì bỏ bu ngài Tổng. Kế đến là vụ án Đoàn Văn Vươn bị gán tội giết người thi hành công vụ. Vụ án này rất thời sự nóng như than hồng và gây bức xúc dữ dội trong dân chúng. Dân cả nước VN và cả thế giới đều thấy rõ ràng đảng và nhà nước sai lũ công an đi ăn cướp tài sản, đất đai của gia đình anh Đoàn Văn Vươn. Anh em nhà anh Vươn chống trả thì đảng và nhà nước trả thù bằng cách ủi sập nhà của gia đình anh em họ Đoàn. Đảng và nhà nước đã không xử tội bọn cướp mà lại bỏ tù người bị cướp. Sau vụ án Đoàn Văn Vươn, nhân dân nhìn vào thì có thể kết luận ngay lập tức “đảng, nhà nước” là quân ăn cướp, tiểu nhân, bỉ ổi.
Nói đến đây tôi phải khen Thủ Tướng là người thông minh hơn ngài Tổng rất nhiều. Thủ Tướng biết lấy lòng dân bằng cách ra mặt tuyên bố phải xử án nhẹ Đoàn Văn Vươn vì đảng và nhà nước cưỡng chế tài sản của anh Vươn bất hợp pháp. Giờ đây ngài Tổng xử án nặng anh Đoàn Văn Vươn là Thủ Tướng được dân khen là tuy ổng ăn nhưng ổng còn biết lý lẽ. Ngược lại, ngài Tổng mà xử án nặng anh em nhà họ Đoàn thì bị nhân dân nguyền rủa là vừa ăn vừa tham tàn, ác độc. Ngài Tổng trong thế kẹt để khó lòng xử án nặng anh Đoàn Văn Vươn. Nếu không bỏ tù anh Vươn thì đương nhiên công nhận đảng và nhà nước là quân ăn cướp chính hiệu con nai vàng. Phải xử để che dấu phần nào bộ mặt ăn cướp của đảng và nhà nước.
Muốn đánh gục Thủ Tướng phải nhờ vào sức dân. Ngược lại Thủ Tướng muốn hạ đo ván ngài Tổng cũng phải nhờ vào sức dân. Qua vụ án Đoàn Văn Vươn thì Thủ Tướng đã làm bàn 1-0. Chống trả ăn cướp mà anh Vươn và anh Quí phải ngồi tù 5-6 năm và tài sản thì mất sạch. Ngài Thủ Tướng chỉ cần tuyên bố đó là những bản án bất công cần phải xem xét lại thì phe của ngài Tổng Bí Thư bị Thủ Tướng hạ 2-0. Gia đình Đoàn Văn Vươn có kháng án thì phải thả ngay lập tức và bồi thường thiệt hại. Phe nào trong đảng thả Đoàn Văn Vươn, Đoàn Văn Quí, Đoàn Văn Sịnh, Đoàn Văn Vệ và bồi thường thiệt hại thì được lòng dân và có cơ hội chiến thắng.
Hiện tại thì phe Thủ Tướng có thực lực và phe Tổng Bí Thư, Nguyễn Bá Thanh, Trương Tấn Sang chỉ đánh võ mồm. Chống tham nhũng mà cả phe ngài Tổng chẳng dám nêu tên kẻ tham nhũng vì sợ gây thù oán thì phải hiểu là ngài Tổng đang run run chống tham nhũng. Ngược lại chống nhân dân thì đảng và nhà nước rất anh hùng. Phe cánh ngài Tổng Bí Thư như con dê và phe cánh ngài Thủ Tướng như con Hổ. Thôi thì đành phải thay đổi tựa bài viết là “dê chạy hổ vồ” thay cho “Long Tranh Hổ Đấu”. Vụ án Đoàn Văn Vươn không khéo làm mất ghế Thủ Tướng hay ghế Tổng Bí Thư?
4.4.2013

Wednesday, April 3, 2013


NGUYỄN XUÂN HOÀNG * THANH TÂM TUYỀN


Blog / Nguyễn Xuân Hoàng

Thanh Tâm Tuyền

Ảnh Thanh Tâm Tuyền trên tạp chí Văn số 113&114 năm 2006.Ảnh Thanh Tâm Tuyền trên tạp chí Văn số 113&114 năm 2006.
CỠ CHỮ
Thảo Trường
Tưởng niệm ngày mất của Thanh Tâm Tuyền, chúng tôi xin phép đi lại một bài viết của nhà văn Thảo Trường trên tạp chí Văn số 113&114, 2006 đặc biệt về Thanh Tâm Tuyền.

Vào những năm 1958 - 1961 tôi sống ở Huế. Từ thành phố tới chỗ tôi ở phải “qua một chiếc cầu, lên một cái dốc”, căn nhà khoảng giữa Chùa Từ Đàm và Đàn Nam Giao, nơi đó, đêm đêm tôi viết những truyện ngắn, gửi cho ông Mai Thảo đăng trên tạp chí Sáng Tạo. Cũng vì có liên hệ như thế nên mỗi lần vào Sài Gòn, tôi thường tới toà soạn Sáng Tạo số 29 đường Ký Con, Quận 1, ở đó tôi có dịp gặp các vị trong bộ biên tập do ông Mai Thảo giới thiệu như: Duy Thanh, Ngọc Dũng, Thái Tuấn, Doãn Quốc Sỹ, Thần Thanh Hiệp, Nguyễn Sĩ Tế, Quách Thoại, Tô Thuỳ Yên, và…Thanh Tâm Tuyền.
       
Trong bản tuyên ngôn, “Văn nghệ là vận động biện chứng của huỷ diệt và sáng tạo” của nhóm Sáng Tạo đưa ra chủ trương “Phủ nhận văn nghệ tiền chiến”, thì tôi nghĩ là không thể phủ nhận được, vì “văn nghệ tiền chiến” có vai trò sứ mệnh đã hoàn thành của thời kỳ đó. Giá trị của “văn nghệ tiền chiến” đã ghi lại trong văn học sử Việt Nam. Chính thể cộng sản ở miền Bắc cũng đã từng có chủ trương xoá bỏ những giá trị “văn nghệ tiền chiến” nhưng họ không làm nổi thì há gì nhóm Sáng Tạo là những người đã từ bỏ cái chính thể lầm lẫn đó di cư vào Miền Nam lại chủ trương “phủ nhận”?

Nhưng đối với tôi, các vị ấy đều đã để lại trong tôi những dấu ấn đặc biệt, bằng họa phẩm, thơ, truyện ngắn, tuỳ bút, hay biên khảo…

Thí dụ như: “Quán Cháo Lú” của Vũ Khắc Khoan, “Hạt Ba Dăng Của Niêm” của Mai Trung Tĩnh, “Niềm Đau Nhức Của Khoảng Trống” của Dương Nghiễm Mậu, “Cánh Đồng, Con Ngựa, Chuyến Tàu” của Tô Thuỳ Yên, “Dòng Sông Định Mệnh” của Doãn Quốc Sĩ, “Trắng Chiều” của Nguyễn Sĩ Tế, kịch bản “Bão Thời Đại” của Trần Lê Nguyễn..v…v…nhiều lắm
       
Những thơ văn của các vị ấy đã đả kích thích tôi trong công việc sáng tác. Đọc những tác phẩm của họ tôi bèn muốn viết một cái gì đó cho tôi.

Riêng với Thanh Tâm Tuyền, bài thơ Budapest mà tôi đọc được, đã trụ lại trong tôi suốt từ bấy đến nay. Biến cố bi thảm ở Budapest năm 1956 mà truyền thông khắp thế giới đã nói đến rất nhiều bằng những từ ngữ rất mạnh mẽ, thì nhà thơ của chúng ta đã chỉ dùng hình ảnh của đôi trẻ để mô tả cuộc đàn áp dã man tàn nhẫn đó. Mấy câu thơ giản dị đã gây xúc động và còn đọng lại mãi trong lòng người thưởng ngoạn. Xin đừng hỏi tôi bài thơ ấy hay dở chỗ nào. Chịu. Xin chịu. Tôi không may mắn được đào tạo về những lý sự thế nào là hay thế nào là không hay vì điều đó cũng đã thành thói quen trong tôi. Cho nên tôi chỉ cần thấy được cái nào hay là đủ. Rồi về sau, nhiều lúc, nhiều nơi (kể cả ở nhà tù) tôi đã gặp nhiều người cũng rất thích bài thơ đó. Có ai đọc lên một câu liền có người khác phụ hoạ theo, chứng tỏ bài thơ rất phổ biến.

“Hãy cho tôi khóc bằng mắt em,
Những cuộc tình duyên Budapest
Hãy cho tôi chết bằng da em,
Dưới dây xích chiến xa tội nghiệp…”

Tôi chợt nhớ đến bài khóc Xít ta lin. Người nghệ sĩ chân chính khóc cho tình yêu vì bị thảm tử vì bạo lực đàn áp. Kẻ mưu đồ chính trị vật vã khóc tên đồ tể. Một bên “Hãy cho tôi khóc bằng mắt em, Những cuộc tình duyên Budapest…”. Một đằng “Hỡi ôi! Ông mất có trời đất không, thương cha thương mẹ thương chồng, thương mình thương một thương ông thương mười! Ông Xít ta lin ơi!...”

Sau này tôi có dịp gặp Thanh Tâm Tuyền thường xuyên ở nhật báo Tiền Tuyến. Hồi đó tôi chuyển vế Sài Gòn, có viết chuyện dài “Bà Phi” và thỉnh thoảng “đi” một bài tạp ghi cho Ký giả Lô Răng. Thanh Tâm Tuyền cũng từ một đơn vị bộ binh chuyển về làm trong ban biên tập. Có một lúc Phan Lạc Phúc phải đi học tham mưu gì đó, Thanh Tâm Tuyền phải lãnh theê cái mục tạp ghi và mỗi ngày ông phải “cày” thêm một bài báo nữa, và tôi cũng lai rai mỗi tuần “đi” đỡ ông một quả. Ký giả Ba Tê [TTT] thay cho ký giả Lô Răng. Dưới bài tôi viết, ông Ba Tê nói đùa, sao không ghi là “Hai Tê” [TT]. Nhưng tôi vẫn giữ cái bút hiệu Cơ Hảo đã dùng quen bên báo Diều Hâu mục “Một Tuần Sấp Ngửa”.

Chữ “sấp ngửa”cũng do Thanh Tâm Tuyền gợi ý cho tôi đặt tên mục phiếm luận này.

Chúng tôi gặp nhau trong trại tù rừng núi Âu Lâu, Yên Bái. Tôi từ trong Nam chuyển ra bằng tầu thuỷ, bằng xe lửa và xe vận tải mất gần mười ngày, đến trại ban đêm, sáng ra có hoạ sĩ Nguyễn Thuyên đến dẫn tôi qua lán kế bên gặp Thanh Tâm Tuyền. Chúng tôi cười xoà tập hút thuốc lào và tán gẫu chuyện đời. Thanh Tâm Tuyền cho tôi một ít thuốc ký ninh chống sốt rét và căn dặn tôi phải hết sức phòng bệnh: muỗi rừng và nước độc! Trong khi ấy hoạ sĩ Nguyễn Thuyên lấy giấy và bút chì vẽ luôn cho tôi mấy bức chân dung ngay khi tôi ra sạp nứa chỗ ngủ của Thanh Tâm Tuyền.

Những bức vẽ này tôi đã cất giấu và sau đó chuyển cho chị ruột tôi lên thăm đem về chuyển cho gia đình tôi ở Mỹ (đã in trong tập chuyện TTTTBTG).

Mấy năm sau ở Vĩnh Phú,  nhưng mỗi người mỗi trại giam khác nhau, chỉ thỉnh thoảng có tin tức nhau qua những bạn tù. Tôi nhận được mấy câu thơ của Thanh Tâm Tuyền vịnh củ sắn sống. Thời gian này tù binh bị bỏ đói sức tàn lực kiệt, nhiều anh em đã bị chết, chôn kín cả sườn đồi gần trại, cho nên có khi kiếm được củ sắn sống tù binh cũng dấu đi ăn cho dạ dày bớt thèm thuồng.

Lạ lắm, củ sắn bóc vỏ ngoài để lộ ra một thân hình tròn lẳn, trắng tinh, trắng nuốt, trắng như không có gì trắng thế, mịn như không có gì mịn thế, xinh đẹp như không có gì xinh đẹp thế, gợi cảm như không có gì gợi cảm thế, hấp dẫn như không có gì hấp dẫn thế… Nhưng sắn sống có nhiều độc tố, bập vào là say. Trắng trẻo, xinh đẹp, nõn nà… dễ làm cho anh hùng gục ngã! Loại sắn vỏ màu hồng nhạt (gọi là sắn tầu) thì còn có thể nhưng phải ngâm nước rồi luộc kỹ thải chất độc ra mới có thể ăn được, nhưng loại sắn kỹ nghệ vỏ trắng (chắc là sắn… Mỹ) thì tuyệt đối không ăn được.

Say sắn cũng lắm chuyện kinh hoàng. Ăn vào chỉ một phút sau là ói mửa ra “mật xanh mật vàng”, tiêu chảy, người sẽ gầy ruộc đi, mắt sâu hoắm. Cũng không đến nỗi chết ngay, nhưng từ đó mất sức dễ bị những chứng bệnh hiểm nghèo. Tôi đã thấy một ông trung tá liên đoàn trưởng biệt động quân, cùng khoá 6 sĩ quan trừ bị với tôi đã bỏ mình vì say sắn ở K1 Vĩnh Phú.

Núi rừng Việt Bắc còn có nấm độc, trái vải guốc, cũng gây ngộ độc chết người. Ăn nhầm mấy thứ này người ta thường vặt một nắm lá nhớt như lá khoai lang bỏ miệng nhai nuốt tí nước cho buồn nôn tống ra hết những thứ trong dạ dày để giảm thiểu chất độc trong người.

Củ sắn ghê gớm. Nó bao vây trùng trùng điệp điệp các trại tù. Nó chất chứa trong các kho nhà bếp dưới dạng sắn sống, sắn khô (còn gọi là sắn nút chai, sắn “dui” (không rõ ý nghĩa tên này). Nó bám trụ trong bao tử, trong cơ thể tù binh. Không ăn thì nó đói, nuốt nó vào thực quản nóng ran và dưới hai màng tang mỗi tù binh nổi lên hai cục trông như hai cái bứu nhỏ, hai cái bứu này chỉ mất đi khi cả tháng không ăn sắn nữa. Hàng triệu tù binh miền nam, kẻ nào lỡ sống sót sau tù đày, ít ra cũng phải hội nhập chung vào với cả một thế hệ còi cọc miền bắc, để công cuộc thống nhất đất nước mang trọn vẹn ý nghĩa của nó! Trước cái đói ngơ ngác chết người đang đe doạ và hình tượng củ sắn chiến lược xã hội chủ nghĩa “vĩ mô” như thế, nhưng thi sĩ của chúng ta vẫn bình thản mô tả nó một cách lạnh lùng, có pha chút lãng mạng bỡn cợt:
       
“Thoát xiêm y, trắng nõn nà,
Lửa lòng bốc cháy ai mà chẳng say”…
       
Năm 1993 tôi tới Mỹ, Thanh Tâm Tuyền từ Minnesota gửi tặng tôi tập thơ “Thơ ở đâu xa”, chúng tôi có vài lần nói chuyện với nhau qua điện thoại, và mỗi khi in được một tập chuyện tôi cũng đều gửi tặng Thanh Tâm Tuyền, nhưng suốt mười mấy năm nay chúng tôi chưa được gặp lại nhau lần nào. Nay nghe tin nhà thơ đã ra đi, cũng chẳng phải bất ngờ vì đó là điều tất nhiên cho tất cả mọi người, vả lại chúng tôi cũng đã thất thập, Thanh Tâm Tuyền còn lớn hơn tôi 1 tuổi, nhưng tin nhà thơ mà mình quí trọng đã vĩnh viễn từ giã cõi đời cũng làm cho tôi ngậm ngùi khôn tả.

Thanh Tâm Tuyền là người điềm đạm, trầm ngâm, ít nói, khi nói thì nói chậm rãi. Tôi và ông chưa hề bao giờ “mày tao”, chỉ đôi lần vui chuyện ông dùng chữ “cậu cậu tớ tớ” là đã thân thiết lắm rồi. Khi nói chuyện cũng như khi viết, Thanh Tâm Tuyền dùng chữ rất chuẩn xác. Tôi chưa bao giờ thấy ông hô hoán hay dùng những chữ kích động, nhưng cách nói bình thản của ông lại đem đến những hình ảnh gợi cảm. Thơ văn của Thanh Tâm Tuyền đã xuất bản phổ biến, nhưng hình như câu thơ vịnh củ sắn thì tôi chưa thấy in trong tác phẩm nào của ông.

Tôi nghĩ chế độ cộng sản chỉ giam giữ và bỏ đói đươc ông đại úy Dzư Văn Tâm, họ không, và không bao giờ, bỏ tù được thi sĩ Thanh Tâm Tuyền. Thi sĩ đã nhìn củ sắn độc trồng lền khên khắp núi đồi xung quanh trại giam bằng cái nhìn của ca dao, bằng cái nhìn của thi ca, bằng cái nhìn riêng của thi sĩ, mà không anh cai tù cộng sản nào nhìn thấy được. Cộng sản ở Liên Xô, cộng sản ở Budapest, cộng sản ở Âu Lâu - Vĩnh Phú, hay cộng sản ở bộ chính trị… chẳng thể làm gì được thi sĩ. Họ cũng không được phép xách dép cho nhà thơ tự do.

Vậy. Hôm nay. Chúng ta họp mặt ở đây để tỏ lòng quý trọng thi sĩ của chúng ta.

Thảo Trường

Nhà văn Thảo Trường tên thật là Trần Duy Hinh, sinh 1936 tại Nam Định, nổi tiếng tại Miền Nam trước 1975, đã qua đời tại Quận Cam, California, Hoa Kỳ, ngày 26-8-2010 vì bệnh ung thư gan, thọ 74 tuổi.

TIN TỨC GẦN XA




Hoàng Sa và Trường Sa không nhiều dầu khí

Bản đồ dầu khí Biển Đông của EIA
Bản đồ dầu khí Biển Đông của EIA
Nguồn : eia.gov

Trọng Nghĩa
Trong vùng Biển Đông, hai khu vực bị tranh chấp nhiều nhất là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa hề được chứng thực là có nguồn dầu hỏa hay khí đốt dồi dào.

Trong thời gian qua, rất nhiều nguồn tin, nhất là từ Trung Quốc, thường khẳng định rằng Biển Đông là một nơi có trữ lượng dầu khí rất lớn, chẳng khác Vịnh Ba Tư. Trong một bản nghiên cứu công bố ngày 03/04/2013, Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ EIA (Energy Information Agency) đã đặc biệt xác định lại là trong vùng Biển Đông, hai khu vực bị tranh chấp nhiều nhất là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa chưa hề được chứng thực là có nguồn dầu hỏa hay khí đốt dồi dào.
Trong bản nghiên cứu mang tựa đề « Các khu vực tranh chấp tại Biển Đông nhiều khả năng có ít tài nguyên dầu hỏa và khí đốt truyền thống », EIA thẩm định : « Không giống như các nơi khác của Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông), các khu vực này (Hoàng Sa và Trường Sa) chưa được chứng thực là có trữ lượng dầu khí (thông thường) dồi dào ».
Đối với cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ thì các phân tích của họ đều cho thấy là đa số các mỏ mà trữ lượng đã được chứng thực đều tập trung ở những khu vực không thể tranh chấp ở Biển Đông, gần bờ biển của các quốc gia duyên hải, không gần các hòn đảo đang tranh chấp.
Một cách cụ thể, EIA trích dẫn các nguồn tin công nghiệp cho biết là tại các mỏ gần quần đảo Trường Sa, phía tây của miền Nam Philippines, trữ lượng được chứng thực hay được coi là có thể có, hầu như là không có đối với dầu hỏa, còn khí đốt thì chỉ bằng không đầy 100 tỷ feet khối mà thôi.
Tại vùng quần đảo Hoàng Sa, ở phía đông nam đảo Hải Nam của Trung Quốc và gần bờ biển phía Đông Việt Nam, tình hình còn tệ hại hơn : dầu hỏa hoàn toàn không thấy, trong lúc khí đốt lại ít hơn rất nhiều.
Tính chung, theo EIA, cả vùng Biển Đông có khoảng 11 tỷ thùng dầu và 190 ngàn tỷ feet khối khí đốt (tương đương với 33 tỷ thùng dầu) nằm trong diện đã được chứng thực hay được xem là có thể có. Mức này tương tự với trữ lượng dầu hỏa đã được chứng thực của Mêhicô và bằng khoảng hai phần ba trữ lượng khí đốt đã được xác minh ở châu Âu (không tính đến Nga).
Ước lượng trên đây của cơ quan EIA thấp hơn rất nhiều so với tính toán của Tập đoàn Dầu hỏa Hải dương Trung Quốc CNOOC. Theo số liệu do tập đoàn này công bố vào tháng 11 năm 2012, trữ lượng dầu của toàn vùng Biển Đông nằm bên trong đường lưỡi bò mà họ tự vạch ra để đòi chủ quyền, lên đến 125 tỷ thùng. Về khí đốt thì khối lượng quy thành thùng dầu cũng lên đến 93 tỷ thùng.
Vấn đề là cái lưỡi bò đó cũng liếm sâu vào các vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của các nước láng giềng, cụ thể là ăn vào bồn trũng Phú Khánh của Việt Nam, Bãi Cỏ Rong Reed Bank đang có tranh chấp giữa Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, hay khu mỏ khí đốt Natuna của Indonesia.
tags: Biển Đông - Dầu khí - Hoàng Sa - Trường Sa

 Chiến lược xoay trục của Mỹ tiếp diễn, dù không ồn ào

Tổng thống Obama tiếp thủ tướng Singapore tại Nhà Trắng. Ngày 02/04/2013
Tổng thống Obama tiếp thủ tướng Singapore tại Nhà Trắng. Ngày 02/04/2013
Reuters

Trọng Nghĩa
Với tình hình nóng bỏng trên bán đảo Triều Tiên, không ai có thể chối cãi là Hoa Kỳ thực sự quan tâm đến châu Á, và chiến lược « xoay trục » từng được Tổng thống Obama loan báo không phải là lời nói suông. Mỹ đã được huy động đến nơi hầu như tất cả những phương tiện quân sự hiện đại để dự phòng sự cố.

Các động thái trên đây chỉ là bề nổi của một chiến lược vẫn được Washington thúc đẩy đều đặn, dù không mang tính chất phô trương. Ngoài hồ sơ Triều Tiên, giới lãnh đạo Hoa Kỳ vừa qua đã có dịp thể hiện thêm quyết tâm tái cân bằng lực lượng Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương. Nhân dịp đón tiếp Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Nhà Trắng, ông Obama đã không ngần ngại ngỏ lời cám ơn một đối tác quân sự tích cực, đã « tạo điều kiện thuận lợi giúp Mỹ duy trì sự hiện diện thực sự tại vùng Thái Bình Dương ».
Không chỉ là duy trì, Singapore còn giúp Mỹ tăng cường sự hiện diện trong khu vực Đông Nam Á với quyết định cho 4 chiếc tàu cận chiến duyên hải của Mỹ sử dụng căn cứ của Singapore. Đây là một vế rất quan trọng trong chiến lược xoay trục của Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương, đã bắt đầu với việc triển khai hàng ngàn lính thủy quân lục chiến Mỹ tại căn cứ Darwin, miền Bắc Úc.
Thành tố chiến lược đó đang được cụ thể hóa, với chiếc tàu cận chiến duyên hải đầu tiên của Mỹ - chiếc USS Freedom – sẽ đến Singpapore từ nay đến cuối tháng. Trong thời gian qua, nhiều chuyên gia phân tích, đặc biệt là các chuyên gia Trung Quốc, đã lập đi lập lại rằng với ngân sách quốc phòng bị cắt giảm đáng kể, Hoa Kỳ khó có thể thực hiện được chiến lược xoay trục từng loan báo. Nhân dịp tiếp ông Lý Hiển Long tại Washington, ông Obama đã bắn đi tín hiệu là ông vẫn giữ vững hướng đi.
Ngay sau khí đắc cử nhiệm kỳ hai, thậm chí ngay cả trước khi chính thức nhậm chức, Tổng thống Mỹ đã cho thấy rõ ưu tiên chiến lược và ngoại giao của ông khi thực hiện chuyến công du qua ba nước Đông Nam Á Miến Điện, Thái Lan và Cam Bốt. Tại Đônh Nam Á, ông cũng đă tham gia tất cả các cuộc họp cấp cao trong khuôn khổ các Hội nghị Thượng đỉnh của khối ASEAN tại Phnom Penh.
Theo chiều ngược lại, Thủ tướng Singapore là lãnh đạo châu Á thứ ba được ông Obama tiếp kiến tại Nhà Trắng, sau Quốc vương Brunei và Thủ tướng Nhật Bản từ đầu năm tới nay. Thủ tướng Lý Hiển Long chắc chắn không phải là người cuối cùng, vì ngay trong tháng Năm sắp tới, tân Tổng thống Hàn Quốc sẽ công du nước Mỹ.
Ngoài các bề nổi như kể trên, chính sách xoay trục qua châu Á cũng được tiến hành một cách kín đáo. Trên tờ Jakarta Post số đề ngày 03/04/2013 ông Chappy Hakim, nguyên Tham mưu trưởng Không quân Indonesia đã ghi nhận là trong thời gian gần đây, quân đội Indonesia đã đặc biệt được Hoa Kỳ ưu ái, được tài trợ để mua một số lượng lớn chiến đấu cơ F-16. Đối với sĩ quan này, đó là một điều khó thể tưởng tượng được, vì trước đây không quân Indonesia luôn luôn gặp khó khăn trong quan hệ với Mỹ, thậm chí mua phụ tùng thay thế cho chiến đấu cơ còn không được.
Một số nguồn tin còn cho biết sắp tới đây, Indonesia cũng sẽ được cung cấp phi cơ vận tải C-130H Hercules từ Úc. Ngoài ra, Quốc hội Mỹ cũng nhất trí trên thương vụ bán trực thăng tấn công AH-64 Apache cho quân đội Indonesia.
Tất cả các động thái đó, theo tác giả bài viết trên tờ Jakarta Post, phải được gắn liền với chiến lược xoay trục của Mỹ qua vùng châu Á Thái Bình Dương.
Tóm lại, dù ngân sách quốc phòng có bị cắt giảm, chiến lược được gọi chính thức là tái cân bằng lực lượng Mỹ qua châu Á vẫn được tiếp tục, dưới nhiều dạng thức khác nhau. Trong một bài diễn văn quan trọng về chiến lược đọc ngày 03/04/2013 tại Đại học Quốc phòng National Defense University ở Washington, bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel một lần nữa đã nhấn mạnh đến sự thích hợp của chính sách này.

 

Bình luận về nguy cơ chiến tranh Liên Triều

Cập nhật: 16:12 GMT - thứ tư, 3 tháng 4, 2013
Truyền thông tại Nam Hàn, Trung Quốc và Nga rất quan tâm tới tình hình căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên, nhưng nhìn chung đều cho rằng sẽ không xảy ra chiến tranh.
Các ý kiến được phân rẽ giữa việc chính sách nào là tốt nhất trong lúc này, nên cứng rắn trước các đe dọa của Bắc Hàn, hay nên tìm kiếm việc trao đổi với chính quyền Bình Nhưỡng.
Một số cây viết nói Hoa Kỳ phải một phần chịu trách nhiệm về tình trạng căng thẳng và nói cuộc diễn tập quân sự chung với Nam Hàn đã dẫn tới sự phản ứng hung hăng từ Bắc Hàn.

Nhật báo Joong Ang của Nam Hàn

Chúng tôi hoan nghênh quyết định của Tổng thống Park Geun-hye, theo đó triệu tập cuộc họp an ninh quốc gia đầu tiên, dẫu có đôi chút muộn màng...
Bất chấp tình hình nghiêm trọng, Tổng thống Park đã phản ứng một cách kiên quyết nhưng bình tĩnh trước hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng, và chúng tôi đánh giá cao việc này.
Tổng thống Park đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không để đối phương khiêu khích, từ đó dẫn tới việc trả đũa dai dẳng. Hành động mạnh hơn lời nói. Chính phủ phải chuẩn bị đầy đủ cho bất kỳ tình huống khẩn cấp nào.

Choson Ilbo của Nam Hàn

Hoa Kỳ đã có cuộc phô trương sức mạnh ghê gớm trong cuộc tập trận chung gần đây với Nam Hàn, nhưng Seoul và Washington rất sẵn sàng thảo luận với Bắc Hàn và cung cấp viện trợ kinh tế nếu Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân. Nếu miền Bắc thực sự muốn phát triển nền kinh tế, thì lối đi cho họ là rất rõ ràng.

Chuyên gia Huang Youfu, viết trên China Daily

Ít có khả năng Bình Nhưỡng sẽ có cuộc tấn công nhắm vào Hoa Kỳ... Những đe dọa từ Bắc Hàn là để nhằm thương lượng với Hoa Kỳ và chẳng có mấy tác dụng. Bắc Hàn cần phải nhận thức được rằng những gì họ đã làm thì không thể là giải pháp.

Chuyên gia Zhang Xudong, viết trên China Daily

Không tin cậy lẫn nhau là lý do cơ bản dẫn tới tình hình xấu đi trên bán đảo Triều Tiên. Mỗi khi Hoa Kỳ và Hàn Quốc điều chỉnh chính sách đối với Bắc Hàn thì việc đó sẽ lại dẫn tới chuyện Bình Nhưỡng đe dọa về hạt nhân.
Chẳng có đối đầu quân sự hay đánh tiếng đe doạ nào có thể dẫn tới bước đột phá trong việc giải quyết vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên được cả. Tất cả các bên nên tiến hành thông qua ngoại giao và đối thoại.

Hoàn cầu Thời báo của Trung Quốc

Hoa Kỳ trên thực tế đã từ bỏ việc thuyết phục Bình Nhưỡng thôi theo đuổi chương trình hạt nhân. Trung Quốc không nên biến mình thành nạn nhân đầu tiên hoặc lớn nhất của một cuộc chiến trên bán đảo này.
Một khi Trung Quốc thực hiện điều này thì cuộc khủng hoảng trên bán đảo vẫn có thể xử lý bằng một chính sách không can thiệp.

Báo Ta Kung Pao ở Hong Kong

Chỉ có cuộc đối thoại Bắc Hàn - Hoa Kỳ là có thể giúp làm dịu tình hình và giúp tránh được một cuộc chiến ở đông bắc Á. Cả Bắc Hàn và Hoa Kỳ đều có lỗi, nhất là cuộc tập trận chung của Hoa Kỳ với Nam Hàn.

Nhật báo Kommersant ở Nga

Một nguồn tin của Kommersant tại Moscow thừa nhận rằng ngay cả Nga là một bên trong các cuộc đàm phán sáu bên nhưng Nga từ lâu nay đã không còn ảnh hưởng tới Bình Nhưỡng nữa.
Moscow quan ngại rằng phương Tây có thể cố lợi dụng cuộc khủng hoảng để thúc đẩy hiện diện quân sự trong khu vực, và hy vọng là Bắc Kinh sẽ khiến Bắc Hàn "biết điều".
Nguồn của Kommersant nói rằng tình hình trên bán đảo Triều Tiên là "cực kỳ căng thẳng, nhưng không có lý gì để phải báo động nghiêm trọng vào lúc này".


Vũ khí tối tân của hải quân Mỹ bắt đầu "vây" Triều Tiên
 Vũ khí tối tân của hải quân Mỹ bắt đầu
Khu trục hạm USS Fitzgerald đã di chuyển tới bờ biển tây nam Triều Tiên.


Hải quân Mỹ đang di chuyển một tàu chiến và một căn cứ radar tới gần bờ biển Triều Tiên nhằm giám sát mọi động thái quân sự của nước này, kể cả những vụ phóng tên lửa có thể xảy ra.


CNN cho hay, các quyết định di chuyển ít nhất một tàu chiến và trạm radar giống như giàn khoan dầu SBX-1 có thể là những động thái đầu tiên trong việc triển khai lực lượng hải quân.

Thay vì trở về căn cứ quân sự ở Nhật Bản, khu trục hạm USS Fitzgerald đã di chuyển tới bờ biển phía tây nam sau khi tham gia diễn tập quân sự - một quan chức quốc phòng Mỹ cho AFP biết hôm qua (1.4).

Mỹ gần đây liên tiếp thực hiện những bước đi quân sự bất thường và hiếm hoi nhằm thể hiện sự cam kết mạnh mẽ và sự sẵn sàng trong việc bảo vệ đồng minh Hàn Quốc. Đồng thời, Mỹ cũng muốn thông qua những động thái phô trương sức mạnh rầm rộ và gây chú ý của mình để cảnh báo, uy hiếp Triều Tiên.

Ngoài việc triển khai khu trục hạm USS Fitzgerald, quân đội Mỹ còn đưa máy bay tiêm kích tàng hình F-22 Raptor tới Hàn Quốc tham gia cuộc tập trận Đại bàng non. "F-22 là chiến đấu cơ hiện đại, thể hiện cam kết mạnh mẽ của Mỹ với đồng minh Hàn Quốc - Phát ngôn viên Lầu Năm góc George Little phát biểu trước báo giới.

Triều Tiên đã đe dọa tấn công Mỹ và các căn cứ của Mỹ ở Thái Bình Dương, nhằm trả đũa việc Mỹ đưa "pháo đài bay" B-52 và "chim sắt tàng hình" B-2 tới tập trận. Cả hai thứ vũ khí tối tân này đều có khả năng mang vũ khí hạt nhân và đều được đánh giá là những thứ vũ khí đáng gờm hàng đầu thế giới. Việc Mỹ di chuyển tàu chiến và căn cứ radar tới áp sát Triều Tiên diễn ra sau khi Quốc hội Triều Tiên chính thức công bố Triều Tiên là quốc gia hạt nhân và bổ nhiệm thủ tướng mới.

Trong cuộc họp quốc hội ngày 1.4, Triều Tiên đưa ông Pak Pong-ju - 74 tuổi vào vị trí tân thủ tướng. Ông Pak từng giữ cương vị thủ tướng từ năm 2003-2007 nhưng bị sai thải vào năm 2007, mà nguyên nhân được cho là do ông muốn thúc đẩy cải cách kinh tế ở nước này.

Quốc hội cũng thông qua sắc lệnh về "củng cố vị thế quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân để tự vệ" - KCNA đưa tin. Trước đó, trong cuộc họp của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động cầm quyền do ông Kim Jong-un chủ trì, Triều Tiên nhấn mạnh rằng kho vũ khí hạt nhân cần được tăng cường về số lượng và chất lượng.

Hãng tin KCNA của Triều Tiên cho biết, Quân ủy Trung ương đã gọi vũ khí hạt nhân là "sự sống của quốc gia" và thề sẽ tiếp tục phát triển chương trình hạt nhân. "Chỉ khi nào lá chắn hạt nhân để phòng vệ được xây dựng nhanh chóng thì chúng ta mới có thể đập tan tham vọng của đế quốc Mỹ muốn thôn tính bán đảo Triều Tiên bằng vũ lực" - bản tin của KCNA viết.

Cùng ngày, tại cuộc họp với các quan chức quân sự cao cấp, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye cho rằng những mối đe dọa hiếu chiến của Triều Tiên là "rất nghiêm trọng". "Tôi tin rằng chúng ta nên trả đũa mạnh mẽ và tức thời nếu Triều Tiên có hành động khiêu khích" - bà nói.

Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Kim Kwan-jin cũng khẳng định, Hàn Quốc sẽ thực hiện các cuộc tấn công phủ đầu vào cơ sở tên lửa và hạt nhân của Triều Tiên trong trường hợp Triều Tiên khiêu khích.

Tuy nhiên, Nhà Trắng cho hay bất chấp liên tiếp đưa ra các lời đe dọa, Triều Tiên dường như vẫn chưa biến lời nói thành hiện lực, chưa có dấu hiệu tổng động viên lực lượng và di chuyển quân.

Trước đó- ngày 30.3, Triều Tiên tuyên bố bước vào "tình trạng chiến tranh" với Hàn Quốc và cảnh báo, bất kỳ hành động khiêu khích nào cũng sẽ nhanh chóng leo thang thành một cuộc xung đột hạt nhân tổng lực.

Triều Tiên còn đe dọa đóng cửa khu công nghiệp chung Kaesong. Tuy nhiên, đường biên giới chạy qua Kaesong vẫn hoạt động bình thường vào ngày hôm qua.
Theo CNN, CNA, BBC

Lá bài tẩy « dọa đánh Mỹ » của Kim Jong Un bị lật ngửa
Bắc Triều Tiên bày tỏ trung thành với Kim Jong Un
Bắc Triều Tiên bày tỏ trung thành với Kim Jong Un
REUTERS/KCNA
Tú Anh
Nếu chỉ tin vào hình ảnh tuyên truyền của Bình Nhưỡng thì chế độ độc tài này chuẩn bị lâm chiến và các kẻ thù từ Hàn Quốc đến Nhật Bản, Hoa Kỳ sẽ tiêu tan trước « hỏa lực sấm sét » chưa từng thấy. Chế độ phong kiến đỏ cha truyền con nối thường xuyên « lên gân » nhưng từ khi Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, trong đó có Bắc Kinh, thông qua nghị quyết trừng phạt mới thì Kim Jong Un leo thang một cách đáng ngại. Vấn đề là liệu Kim tam thế có xuống thang kịp lúc hay không ?
Từ ngày 30/03/2013 đến nay, lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un đã thành công biến lãnh thổ khép kín này thành một lò thuốc súng. Bình Nhưỡng đơn phương phủ nhận hiệp định đình chiến 1953, hủy bỏ hiệp ước « bất tương xâm » năm 1991, tái lập « tình trạng chiến tranh » với Hàn Quốc.
Mọi kênh liên lạc với Seoul kể cả đường « điện thoại khẩn cấp » cũng bị cắt đứt. Hãng thông tấn KCNA và đài truyền hình nhà nước sử dụng ngôn từ lửa máu thông báo « quân lệnh nửa đêm » của lãnh tụ tối cao, đặt quân đội trong tình trạng « ứng chiến », sẵn sàng phóng tên lửa tầm trung, tầm xa, liên lục địa, vũ khí hạt nhân tàn phá Hàn Quốc, Nhật Bản, Hoa Kỳ.
Trong những ngày qua, các kênh tuyên truyền của Bình Nhưỡng đưa ra những phim video phô trương quân đội Bắc Triều Tiên với vũ khí tối tân đánh sập phủ tổng thống Mỹ, nhảy dù, đổ bộ tấn công tràn ngập các thành phố lớn tại Nam Hàn bắt lính Mỹ đầu hàng. Hãng thông tấn AFP của Pháp, tuy nổi tiếng thận trọng, cũng thiếu chút nữa bị đánh lừa trước hình ảnh tàu lướt gió đổ bộ của Bắc Triều Tiên tập trận. Khi kiểm chứng lại AFP phát hiện Bình Nhưỡng dùng kỹ thuật số.
Ngày 02/04/2013, Bắc Triều Tiên tiếp tục thách thức cộng đồng quốc tế. Vào lúc Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc cảnh báo « động thái leo thang khiêu khích của Bình Nhưỡng đi quá xa », Bắc Triều Tiên loan tin sắp cho hoạt động trở lại lò hạt nhân mà một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc buộc đóng cửa vào năm 2007.
Tổng thư ký Ban Ki Moon, nhà ngoại giao lão thành Hàn Quốc, nhắc nhở lãnh đạo Kim Jong Un, một người có tiếng thích chơi « game video» bằng lời lẽ như sau : « vũ khí hạt nhân không phải là đồ chơi ».
Câu hỏi đặt ra là tại sao Bình Nhưỡng hung hăng khác thường ? Nổi điên vì Hoa Kỳ đem B52 sang « biểu diễn », vì bị Hội Đồng Bảo An trừng phạt, bị Hội Đồng Nhân Quyền lập ủy ban điều tra hay do những nguyên nhân sâu xa nào khác mà trong thâm tâm, Kim Jong Un thực sự không dám động binh vì sợ hậu quả ?
Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng tại Hoa Kỳ
04/04/2013
RFI đặt câu hỏi với giáo sư chính trị quốc tế Nguyễn Mạnh Hùng, đại học George Mason, Virginia, Hoa Kỳ :
« Nguyên nhân gần là Bình Nhưỡng vẫn theo mô thức, mô hình họ vẫn làm từ xưa là khi nào họ bị chế tài hay bị chỉ trích thì phản ứng lại. Gần nhất là hồi cuối năm 2012, Bình Nhưỡng thử hỏa tiễn thì bị Hội Đồng Bảo An lên án nặng nề. Sau đó lại thử thêm một hỏa tiễn rồi bom nguyên tử nữa. Bị chỉ trích, họ phản ứng mạnh như mọi người đã biết : cắt điện thoại nóng giữa Bắc Hàn và Nam Hàn, đặt tình trạng chiến tranh, bỏ hiệp ước đình chiến rồi doạ bắn hỏa tiễn vào căn cứ Mỹ ở Guam, Hawai, Nhật Bản và Nam Hàn.
Còn nguyên nhân xa, chúng ta thấy đây là phản ứng của một chế độ có nền kinh tế èo uột, thiếu ăn triền miên và lo sợ bị sụp đổ. Sợ bị Mỹ tấn công cho nên luôn luôn đòi đối thoại song phương, đòi ký hiệp ước bất tương xâm với Mỹ nhưng chưa được, nên thỉnh thoảng họ làm như thế .
Bình Nhưỡng lo sợ bị sụp đổ từ bên trong, chứ không phải sụp vì bị tấn công. Với nền kinh tế èo uột và bị chế tài nhiều nên họ sợ.
Nhưng trường hợp bây giờ nó nguy hiểm hơn hồi xưa là bởi vì có nhiều yếu tố khác hẳn. Hồi xưa, mỗi lần bị chỉ trích thì họ hung hăng, thế xong rồi lại điều đình, sau đó phải viện trợ cho họ một chút. Rồi sau đó, lâu lâu họ lại làm một lần nữa gây cái sự chú trọng của mọi người. Nhưng lần này, ông Obama cũng nhường, Bắc Hàn cũng nhân nhượng và Mỹ cũng sẵn sàng viện trợ. Nhưng viện trợ chưa tới thì Kim Jong Un đã thử hỏa tiễn, bom nguyên tử, làm Mỹ rút lại. Đó là điều thứ nhất khác hơn hồi xưa.
Chuyện thứ hai, tình trạng cũng căng thẳng nhiều hơn vì khi Bắc Hàn đe dọa thì Nam Hàn cũng dọa. Chế độ Nam Hàn lúc rắn lúc mềm cho nên tổng thống Obama muốn Nam Hàn cũng phải cứng rắn như Mỹ. Mỹ đưa B2 sang Nam Hàn để chứng tỏ Mỹ sẽ đứng sau Seoul , Seoul đừng lùi bước vì thế căng hơn những lần trước.
Mưu kế của Bắc Hàn là gì ? Nếu căn cứ vào tính cách thuần lý thì đây là một hành động quá khích để được mua chuộc hoặc để người ta chú ý. Lý do là như vậy nhưng mà có hai yếu tố khiến mình khó tiên đoán nó hợp lý đến mức độ nào. Một là lãnh tụ Bắc Hàn còn trẻ không kinh nghiệm như cha và mình cũng không rõ ông ta có kiểm soát được tình hình hay không. Thứ hai là khả năng tấn công của Bắc Hàn đã gia tăng vì họ có hỏa tiễn viễn liên và thứ ba là tình hình này lồng trong khung cảnh căng thẳng chung ở Đông Á giữa Trung Quốc và Nhật Bản… »
Cho đến giờ phút này, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và Nhật Bản đều án binh bất động. Washington chỉ đưa thêm vào khu vực hai khu trục hạm, 2 chiến đấu cơ F22 tàng hình từ Okinawa sang đóng tại Osan và một dàn tên lửa chống tên lửa tối tân sang đảo Guam. Tổng thống Hàn Quốc Phác Cận Huệ, Park Geun Hye, nhân cuộc họp tại bộ Quốc phòng chỉ thị phải « đáp trả mọi hành động khiêu khích » của Bắc Triều Tiên.
Tại Seoul, người dân gần như không quan tâm đến những lời tuyên bố bốc lửa chiến tranh bên kia vĩ tuyến 38. Bộ Quốc phòng khẳng định tình hình yên tỉnh nhưng đề phòng mọi tình huống.
Các chuyên gia Hàn Quốc, cũng như hầu hết giới quan sát quốc tế đều không tin Kim Jong Un sẽ động binh.
Một lần nữa Kim tam thế noi gương của cha gây áp lực với Mỹ và để củng cố chế độ bị cô lập nhưng lần này « thống tướng » đã leo lên lưng cọp với quân lệnh : « chiến dịch diệt Mỹ sẽ phát động trong ngày hôm nay hoặc ngày mai 05/04/2013 ».
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130404-la-bai-tay-%C2%AB-doa-danh-my-%C2%BB-cua-kim-jong-un-bi-lat-ngua
Vọng tâm can

Thiền Lâm, gửi RFA từ Việt Nam
2013-04-01
Chia sẻ
In trang này
image_1364864178245768-305
Người dân biểu tình ủng hộ gia đình Anh Đoàn Văn Vươn bên ngoài Tòa án Hải Phòng nơi diễn ra phiên tòa xét xử gia đình Anh Đoàn Văn Vươn hôm 2 tháng 4 năm 2013.
Photo courtesy of XuanDienBlog 
Sau gần một thế kỷ, ‘Phiên tòa’ của  Người đánh thức Franz Kafka lại đang phát đi bản tuyên ngôn tiếng vọng từ tâm can ở Việt Nam về một kẻ bị quan chức Hải Phòng coi là ‘mất nhân tính’ như Đoàn Văn Vươn.

Phiên tòa

Hơn một năm sau khi bộ phim ‘Người nông dân nổi dậy’ (Jacquou le Croquant) với xuất xứ từ tiểu thuyết gia hiện thực phê phán người Pháp Eugène Le Roy được tái hiện ở huyện Tiên Lãng, Hải Phòng, một phiên tòa xét xử Đoàn Văn Vươn cùng những người trong gia đình anh về tội danh ‘Giết người, chống người thi hành công vụ’ được chính quyền Hải Phòng đưa ra ‘công chiếu’ ở Việt Nam.
Đúng 15 năm sau một phong trào biểu tình và phản kháng diện rộng gây chấn động cả nước của người dân Thái Bình chống nạn tham nhũng và bất chấp pháp luật về quản lý đất đai của quan chức địa phương, Tiên Lãng cũng hoàn toàn xứng đáng trở thành một sự kiện tầm cỡ quốc gia, đậm đà ý nghĩa về phản ứng xã hội và còn có hơi hướng của ‘điểm nóng chính trị’ như cách chỉ điểm của một số giới chức điều hành.
Điểm nhấn quá ý nhị của vụ việc Tiên Lãng trong não bộ chính quyền chính là việc lần đầu tiên, hành vi vẫn được xem là “chống người thi hành công vụ” liên quan đến phản ứng đất đai đã được biểu hiện bằng vũ khí có độ sát thương cao, do người bị thu hồi đất dùng để chống lại ‘kẻ lạ’ đi cưỡng chế.
Một phản ứng cùng mình như thế chỉ có thể so sánh với hình ảnh những nông dân quẫn chí mang bom tự sát ở Trung Quốc - hành động bày tỏ tâm thế tuẫn tiết khi bị chính quyền tước đoạt công bằng và công lý một cách không thể cứu vãn nổi.
Nhưng lại hiện ra một cứu vãn ở phía xa chân trời.
2.000 bài viết trên phần lớn báo chí và mạng truyền thông xã hội trong nước trong hơn một năm qua đã khiến cho gương mặt Đoàn Văn Vươn trở nên quá thánh thiện so với một số quan chức Tiên Lãng - những kẻ cũng sắp bị đưa ra xét xử bởi tội danh ‘Hủy hoại tài sản, thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng’ sau khi phiên tòa của ‘Người anh hùng hoa cải’ kết thúc.
Cũng quá khác biệt với những ‘con sâu’ - như một cách ví von của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang về ‘một bộ phận không nhỏ’ cán bộ, đảng viên đã ‘nhúng chàm’, tính anh hùng ca của ‘Người nông dân nổi dậy’ đã lôi cuốn mối quan tâm đặc biệt của không chỉ dư luận và báo chí trong nước, mà còn bằng vào hàng loạt động thái truyền thông có tính nhấn mạnh và không chỉ một lần cho tới tương lai của khá nhiều tờ báo quốc tế.
Sự chú tâm đặc biệt của nhiều tổ chức quốc tế về quyền con người cũng theo đó đang xoáy sâu vào tấm bản đồ nhân quyền Việt Nam.
5555-250
Toàn bộ khuôn viên quanh Tòa án Hải Phòng nơi diễn ra phiên tòa xét xử gia đình Anh Đoàn Văn Vươn bị công an TP Hải Phòng phong tỏa hôm 02-04-2013. Photo courtesy of XuanDienBlog.
Vào những ngày sắp diễn ra phiên tòa của Đoàn Văn Vươn, một nhóm sinh viên Đại học Luật TP.HCM - nơi có một trung tâm nghiên cứu về quyền con người, đã bất ngờ công bố một văn bản có tên ‘Tuyên ngôn Công lý cho Đoàn Văn Vươn’. Dù chỉ mang tính tự phát, bản tuyên ngôn này vẫn nhận được rất nhiều chữ ký của những người đáng tuổi cha mẹ của những sinh viên nồng nhiệt trên.
Sau gần một thế kỷ, ‘Phiên tòa thế kỷ’ của nhà văn Czech Franz Kafka cũng đang phát đi bản tuyên ngôn tiếng vọng từ tâm can ở Việt Nam.
Như người đời đánh giá, Kafka không phải là một kẻ thất vọng, mà đó là một nhân chứng. Kafka không phải là người cách mạng, mà đó là người đánh thức.
Ai đã là nhân chứng và người đánh thức cho dư luận và công luận Việt Nam vào thời kỳ đổ vỡ niềm tin này?
Nếu người Pháp có Jacquou, người Czech có Kafka, hẳn giờ đây những người Việt Nam còn mang dân tộc tính không thể từ chối Đoàn Văn Vươn - một người mà với tất cả những gì anh đã làm được cho vùng đất và cộng đồng thân thuộc xung quanh cho tới khi bị truy tố vì tội ‘giết người’, sẽ không quá đáng nếu có thể gọi anh bằng cái tên của một con người viết hoa.
Tinh thần xúc cảm và lòng dũng cảm của báo chí, bất chấp những rào cản vô hình và cả hữu hình, cũng từ đó mà sinh ra.

Tự do

Vào những ngày đầu tiên nổ ra vụ việc Đoàn Văn Vươn, có lẽ ít ai ngờ tới một kịch bản khuấy động dữ dội từ Tiên Lãng sẽ như một sóng dung nham tràn lên miền đồng bằng dư luận khắp cả nước như thời gian bốn tháng đầu năm 2012.
Tiên Lãng đã trở thành một cái mốc đầy ý nghĩa cho hai sự thay đổi lớn lao: một biến đổi thuộc về hành động “tức nước vỡ bờ” của một gia đình nông dân nhằm phản kháng trào lưu trưng thu đất đai phi pháp và vô lối, và phác họa thứ hai là lần đầu tiên kể từ sự kiện Thái Bình năm 1997, báo chí có được tiếng nói riêng của mình, ít nhất về chủ đề cưỡng chế đất đai.
Đó là điều bất ngờ lớn nhất và tổng quát nhất, nếu so sánh với những vụ việc khiếu kiện tập thể về đất đai trước đó. Ngay cả với những cuộc khiếu kiện tập thể có quy mô đến 500 người, bao gồm dân từ hơn mười tỉnh thành và trở thành cao trào trước khu vực Văn phòng 2 Quốc hội tại TP.HCM vào năm 2007, báo chí cũng chỉ “được” đưa tin rất khiêm tốn, dù cho dư luận về vấn đề này là rộng lượng và khoáng đạt hơn rất nhiều.
Nếu chịu khó nhớ lại, người ta sẽ dễ dàng nhận ra trong không ít vụ việc cưỡng chế tương tự như tại Tiên Lãng - đã xảy ra ở Bắc Giang, Nam Định, Nghệ An, An Giang, Bình Phước, Đồng Tháp, Tiền Giang…, và ngay tại thủ đô Hà Nội, bầu không khí chung của báo chí là trầm lắng, trầm mặc đến vô cùng khó hiểu. Thảng hoặc, một vài tin tức nho nhỏ nào đó được ‘lách’, nhưng chỉ đáp ứng cho nhu cầu tối thiểu được thông tin của người đọc, chứ chẳng đủ sức khuấy động và tạo nên tác động chuyển dời về tính chất, chưa nói đến mục tiêu cần cải tạo bản chất của vụ việc. Phong trào cưỡng chế thu hồi đất cũng nhân đó cứ tiếp tục phát triển cái thành tích và thành quả “luật rừng” của nó, từ bồi hoàn thấp đến không bồi hoàn, từ không bồi hoàn đến cưỡng chế bất chấp pháp luật…
‘Giọt nước tràn ly’ thường là sự kết thúc của một quá trình lâu dài bị bất chấp và chịu đè nén. Nhưng quá độ của tự do báo chí cũng lại bắt đầu ngay từ cái kết thúc ấy - với mốc đầu năm 2012 như một thời điểm đổi thay có tính quyết định.
Cũng là để bù đắp cho những năm tháng nào đó đã phải âm thầm lắng vào cảnh im lặng không đáng phải nhận, khi báo chí đã bị oan uổng từ nhiều lời trách cứ của dư luận.


482228_519480671449385_1930942657_250
Phóng viên nước ngoài đang phỏng vấn Bác sĩ Phạm Hồng Sơn bên ngoài Tòa án Hải Phòng nơi diễn ra phiên tòa xét xử gia đình Anh Đoàn Văn Vươn hôm 2 tháng 4 năm 2013. Photo courtesy of XuanDienBlog.
Một sự đổi thay khó tả đã diễn ra trong nhịp sống của công luận và dư luận cùng với Tiên Lãng và Đoàn Văn Vươn. Sự kiện hàm chứa nhiều ý nghĩa chưa từng có tiền lệ ở Việt Nam ấy đã kéo theo phản ứng tức thời và sâu sắc của báo chí và người dân, người dân với báo chí. “Điểm nổ” đã khởi nguồn không chỉ từ những tờ báo in và báo điện tử chuyên về chính trị - xã hội, mà còn lan rộng sang cả nhiều tờ báo chuyên ngành về kinh tế, khoa học kỹ thuật, giáo dục, nông thôn…
1.400 bài viết trong thời gian đầu nổ ra sự kiện Đoàn Văn Vươn và ít nhất 2.000 bài báo cho tới nay, cùng hàng trăm ngàn ý kiến thể hiện sự đồng cảm đối với điều được gọi là tình người.
Lần đầu tiên, ý đồ thu hồi và cưỡng chế đất đai của một chính quyền địa phương đã bị đưa ra ánh sáng, được mổ xẻ chi tiết dưới rất nhiều khía cạnh. Cuộc “trung phẫu” này lại dẫn đến kết quả xứng đáng: một số cơ quan quản lý nhà nước phải vào cuộc, ngay cả Chính phủ cũng phải yêu cầu chính quyền Hải Phòng làm rõ những uẩn khúc theo đòi hỏi của công luận và dư luận.
Nước đã tràn và lửa cũng đã cháy. Lần đầu tiên hoạt động lạm dụng và lợi dụng đã được phản biện xã hội một cách minh bạch. Điều đáng nói là không chỉ do công luận, mà tinh thần phản biện đó còn đến từ nhiều tướng lĩnh của Quân đội nhân dân Việt Nam - những người không thể chấp nhận cái nguồn gốc ‘từ nhân dân mà ra’ bị biến thái thành một thái cực hoàn toàn đối lập với hình ảnh ‘vì nhân dân quên mình’.
Những vị tướng lão thành của quân đội như Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh - nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước - nguyên tư lệnh Quân khu 4, không chỉ là minh họa mà còn là những nhân chứng điển hình cho một thời đại đang bị biến dạng.
Một trong những biến dạng đặc thù rất đáng lưu tâm, có mối liên đới trực tiếp đến phương diện chính trị, là cảnh một số chính quyền địa phương đã huy động và sử dụng quân đội phục vụ cho hành vi cưỡng chế đất đai. Nếu xét đến những ẩn ý và quyền lợi bên trong của từng vụ việc, người ta sẽ thấy hành vi như thế là không khác với ‘dịch vụ hỗ trợ thi công’ đã từng được biểu hiện ở Cần Thơ và Nam Định, với kinh phí cho những ‘hợp đồng với lực lượng vũ trang’ được ‘khoán’ hoàn toàn cho chủ đầu tư dự án.
Những tướng lĩnh lão thành đã gọi thẳng tên của hành vi trên: lực lượng quân sự ở địa phương đã bị lợi dụng nhiệm vụ ‘bảo vệ Tổ quốc’ để chuyển sang phục vụ cho những nhóm lợi ích nào đó mà ở Việt Nam thường rất kiêng kỵ gọi đúng tên của nó.
Cũng bởi thế, ‘vô danh’ hay ‘khuyết danh’ hẳn là một tật xấu của người Việt.
Ở đất nước này, như một vài quốc gia khác trong thời kỳ ‘quá độ’, khi sự thật đi vào bằng cửa chính, lời giả dối phải đi ra bằng cửa sổ. Lẽ đương nhiên theo quy luật hiện tồn của xã hội và chính trị, không phải mọi tờ báo đều lên tiếng, cũng như không phải bất cứ công dân nào cũng đều có đủ lòng tự trọng và dũng khí để nhìn ra và thừa nhận sự thật.
Nhưng cái đa số trong sự kiện Tiên Lãng cũng đã trở nên quá đủ trong một cận cảnh mà tưởng như thiểu số luôn thay thế cho đa số. Lần đầu tiên, tiếng nói đồng thanh của số đông báo chí đã làm nên một cuộc cách mạng về trật tự giao thông: những người lề phải bảo vệ cho những người lề trái.
Bởi hơn lúc nào hết, người dân và giới trí thức thấm thía và đồng cảm với những kẻ bị coi là ‘mất nhân tính’ như Đoàn Văn Vươn.
Một bàn tay nhỏ nhắn nhằm góp sức bảo vệ cho cái ‘mất nhân tính’ ấy chắc chắn là đức tính hy sinh quý báu nhất trong thời buổi suy thoái trầm kha về đạo đức này.
 Thiền Lâm, gửi RFA từ Việt Nam               


 

Công an đẩy dân vào thế đối nghịch

Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2013-04-03
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
Dân chúng biểu tình ủng hộ gia đình ông Doàn Văn Vươn trước tòa án Hải Phòng
Dân chúng biểu tình ủng hộ gia đình ông Doàn Văn Vươn trước tòa án Hải Phòng
AFP
Nghe bài này
Trong buổi sáng khai mạc phiên tòa xét xử anh Đoàn Văn Vươn, nhiều người đã bị công an bắt mang về đồn Hải An thành phố Hải Phòng, trong đó có anh Trương Dũng, Nguyễn Chí Đức và chị Bùi Minh Hằng. Cả ba đều bị đánh đập tuy nhiên tình hình thương tích của anh Dũng là nghiêm trọng nhất. Chị Minh Hằng kể lại diễn tiến câu chuyện với Mặc Lâm sau khi công an buộc phải thả chị ra vào chiếu tối ngày 2 tháng Tư vừa qua.
Đồng cảnh từ mất mát đến uất ức chung
Mặc Lâm: Thưa chị Minh Hằng, chúng tôi được bà con Văn Giang cho biết là chị đi cùng xe với bà con về Hải Phòng nhưng bị chặn không vào được chị có thể cho biết chuyện gì xảy ra sau khi biết mình không thể vào Hải Phòng?
Bùi Minh Hằng: Minh Hằng biết rằng đi đường nào thì họ cũng sẽ chặn, sẽ tìm cách để gây khó khăn vì thế Minh Hằng cũng bàn với các bác nếu không đi được thì về. Minh Hằng đã tổ chức cho bà con đứng lại ngay tại một cái khu dân cư nơi đó cũng đã từng có một thời điểm bị cưỡng chế đất đai và nhân dân rất phẫn nộ. Khi đứng tại đó Minh Hằng đã bắt loa để thông báo với bà con khu vực về tình trạng hôm nay phiên xử xảy ra làm sao và cái đoàn người này đi đâu, đã bị cản trở như thế nào.
Minh Hằng cùng với anh Dũng cùng một người nữa được sự giúp đỡ của bà con địa phương họ đã đưa mình đi bằng đường vòng qua các cánh đồng để vào trong thành phố Hải Phòng
Bùi Minh Hằng

Chị Bùi Minh Hằng cầm loa cùng bà con dân chúng đến trước tòa ủng hộ tinh thân cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Blog hennhausaigon

Chị Bùi Minh Hằng cầm loa cùng bà con dân chúng đến trước tòa ủng hộ tinh thân cho gia đình ông Đoàn Văn Vươn. Blog hennhausaigon

Mặc Lâm: Sau khi bà con lên xe về lại Văn Giang thì chị vào Hải Phòng bằng cách nào?
Bùi Minh Hằng: Minh Hằng cùng với anh Dũng cùng một người nữa được sự giúp đỡ của bà con địa phương họ đã đưa mình đi bằng đường vòng qua các cánh đồng để vào trong thành phố Hải Phòng. Khi vào trong thành phố rồi Minh Hằng thấy xuất hiện rất nhiều tại các ngã tư những kẻ đứng cầm bộ đàm thì Minh Hằng biết đấy là lực lượng an ninh chìm họ rải ra ở khắp thành phố Hải Phòng trong phiên xử.
Khi tới được khu vực gần với phiên tòa ngay siêu thị Big C thì thấy rất nhiều các bác nhân sĩ trí thức và những người quen cũng như anh em Hà Nội những người đã từng biểu tình thậm chí an ninh Hà Nội cũng lập tức nhận ra Minh Hằng. Sau đó Minh Hằng tiến vào khu vực bà con dân oan, phải nói một điều rất xúc động, khi Minh Hằng xuất hiện thì bà con dân oan đã gần như đồng loạt chạy tới để ôm chầm lấy Minh Hằng làm Minh Hằng có cảm tưởng nếu như mình không đến được khu vực phiên tòa vào ngày hôm qua thì sẽ là điều hối hận rất lớn bởi tuy Minh Hằng không làm được điều gì thì cũng là nguồn động viên và sức mạnh cho bà con.
Mặc Lâm: Tình hình lúc ấy căng thẳng lắm hay không thưa chị?
Bùi Minh Hằng: Một bên là hàng rào công an, một bên là bà con dân oan và những người tới xem phiên tòa, trong đó có sự trá trộn rất nhiều của an ninh. Một lúc sau Minh Hằng bắt được loa và Minh Hằng kêu gọi những chiến sĩ công an, an ninh, bộ đội những người đang phục vụ cho lực lượng vũ trang là hãy nhìn vào sự thật của hiện tình đất nước. Minh Hằng cũng nói với họ tất cả những điều suy nghĩ tâm tư của mình cũng như của người dân và yêu cầu họ hãy quay về với chính nghĩa chứ không được bảo vệ tà quyền để quay súng bắn về phía nhân dân như thế.
Khi Minh Hằng xuất hiện thì bà con dân oan đã gần như đồng loạt chạy tới để ôm chầm lấy Minh Hằng làm Minh Hằng có cảm tưởng nếu như mình không đến được khu vực phiên tòa vào ngày hôm qua thì sẽ là điều hối hận rất lớn bởi tuy Minh Hằng không làm được điều gì thì cũng là nguồn động viên và sức mạnh cho bà con
Bùi Minh Hằng
Côn đồ trong hành sự lẫn lời nói
Mặc Lâm: Khi thấy chị công khai cầm loa kêu gọi như vậy thì công an phản ứng ra sao?


Bên ngoài phiên tòa xét xử gia đình ông Đoàn Văn Vươn, công an, an ninh dầy đặc xen lẫn vào dân chúng

Bên ngoài phiên tòa xét xử gia đình ông Đoàn Văn Vươn, công an, an ninh dầy đặc xen lẫn vào dân chúng. Screen capture


Bùi Minh Hằng: Họ đã xông vào nhiều lần để giật cái loa từ tay Minh Hằng thế nhưng các anh em đã rất nhiều người bảo vệ nên Minh Hằng không bị giật cái loa từ lúc đầu. Sau đó Minh Hằng đưa lại cái loa cho một người quen trong đám đông thì vừa lúc đó chúng xông vào bắt Minh Hằng. Trong lúc nó bắt thì nó dấm dúi nó đè cổ xuống nên Minh Hằng không nhìn được gì. Mặc Lâm: Chị có bị đánh đập hay xúc phạm cơ thể khi họ mang về đồn như sự tình thường xảy ra hay không?
Bùi Minh Hằng: Họ có điều rất hèn hạ anh Mặc Lâm ạ! Họ đối với nhân dân như kẻ thù, bởi vì khi họ bắt tại đó thì họ chưa đá đấm mạnh tay với Minh Hằng thế nhưng khi họ đưa Minh Hằng khuất bên kia đường gần cái xe của họ thì một tên đã bóp cổ bẻ tay đè gáy Minh Hằng xuống đánh đập rất nặng và chửi bới rất tục tỉu.
Minh Hằng quá uất ức đã chửi lại vào mặt chúng nó. Minh Hằng nói rằng dù có chết, dù có nằm xuống trên mảnh đất này thì nhân dân và chúng tao không bao giờ tha thứ cho những kẻ tội đồ như chúng mày cả. Thực ra cho đến bây giờ sua một ngày trời ngồi trong đồn công an Minh Hằng cũng đã nói chuyện rất nhiều với những người công an làm việc hoặc là ngồi canh giữ Minh Hằng. Cũng có những người công an thực sự phải cúi mặt trước những điều Minh Hằng nói. Câu cuối cùng Minh Hằng kết luận với họ Minh Hằng nói rằng chính các anh, các anh đã đào cái

Trụ sở công an quận Hải An
Trụ sở công an quận Hải An. blog hennhausaigon
hố sâu và rộng các anh đổ xuống đấy toàn là những chất dơ bẩn cặn bả để ngăn cái hố sâu đó với nhân dân.
Họ đối với nhân dân như kẻ thù, bởi vì khi họ bắt tại đó thì họ chưa đá đấm mạnh tay với Minh Hằng thế nhưng khi họ đưa Minh Hằng khuất bên kia đường gần cái xe của họ thì một tên đã bóp cổ bẻ tay đè gáy Minh Hằng xuống đánh đập rất nặng và chửi bới rất tục tỉu.
Bùi Minh Hằng
Mặc Lâm: Chị gặp anh Trương Văn Dũng ở đâu và khi ấy anh Dũng đã bị tra tấn hay chưa?
Bùi Minh Hằng: Khi vào trong đồn rồi Minh Hằng đi qua một căn phòng mới nghe thấy tiếng kêu la của anh Trương Văn Dũng. Khi bắt lên xe chỉ có Minh Hằng, Chí Đức và hai dân oan cho nên Minh Hằng không biết anh Dũng bị bắt. Khi Minh Hằng vào thì anh Dũng đã bị đưa về đấy trước và anh Dũng đang rên la. Minh Hằng phản ứng thì họ đẩy Minh Hằng đi, họ giam riêng mỗi người một phòng canh gác rất cẩn mật. Với Minh Hằng thì họ không thẩm vấn được điều gì vì Minh Hằng nói thứ nhất là không hợp tác với họ và ngay từ phút đầu tiên bước vào thì Minh Hằng đã sửa cái tư cách của những người làm việc. Minh Hằng yêu cầu họ phải mặc quân phục và đeo bảng tên. Cuối cùng cái anh làm việc với Minh Hằng đã phải đi thay bộ quân phục và có bảng tên là Nguyễn Xuân Khuê số kiểm soát là 136740. Anh ta làm việc với Minh Hằng với một thái độ rất là thù địch.
Mặc Lâm: Bản thân tôi nhiều lần gọi điện thoại cho chị lúc hay tin chị bị bắt, lúc ấy họ còn cho chị giữ điện thoại hay không vì tôi không thấy chị trả lời…
Bùi Minh Hằng: Khi Minh Hằng có điện thoại gọi đến thì họ cương quyết không cho nghe. Trong lúc làm việc họ đề nghị không nghe điện thoại thì Minh Hằng đã chấp hành rồi, nhưng kể cả khi không làm việc anh ta cương quyết không cho Minh Hằng dùng mà trong khi đó công an vào phòng vẫn dùng điện thoại chính vì điều đó Minh Hằng nói thẳng với họ: Nều các anh các chị còn dùng thì có nghĩa là tôi sẽ dùng. Nếu các anh các chị dùng vũ lực tấn công tôi cướp điện thoại thì tôi báo trước với các anh các chị một điều rằng giống như trước đây trong cuộc kháng chiến và những cuộc chiến tranh chúng tôi thường có những cái gọi là tiêu thổ kháng chiến. Tôi tuyên bố một điều rằng cái điện thoại của tôi không bao giờ lọt vào tay các anh các chị cả, tôi sẽ đập nát nó trước khi các anh các chị cướp. Tội danh của các anh các chị sẽ là tấn công tôi để cướp tài sản.
Vào lúc 9 giờ 20 tại bệnh viện công an cho côn đồ, kể cả an ninh mật vụ đóng giả đã xông vào tận bệnh viện để đe dọa anh Dũng từ đêm hôm qua. Có kẻ nói rằng mày biến ngay khỏi nơi này nếu mày còn ở lại đây thì sẽ có tai họa. Phải nói rằng thái độ của họ rất là tàn nhẫn anh ạ!
Bùi Minh Hằng
Mặc Lâm: Quay trở lại trường hợp của anh Dũng và Chí Đức. Xin chị cho biết hiện nay cả hai người như thế nào? Đặc biệt là tình trạng thương tích của anh Dũng bây giờ ra sao, tôi có nghe tin công an và xã hội đen vào tới bệnh viện để đe dọa anh Dũng chị có biết vụ này không?
Bùi Minh Hằng: Cho đến giờ phút này, Minh Hằng nhận được thông tin vào lúc 9 giờ 20 tại bệnh viện công an cho côn đồ, kể cả an ninh mật vụ đóng giả đã xông vào tận bệnh viện để đe dọa anh Dũng từ đêm hôm qua. Có kẻ nói rằng mày biến ngay khỏi nơi này nếu mày còn ở lại đây thì sẽ có tai họa. Phải nói rằng thái độ của họ rất là tàn nhẫn anh ạ! Tình trạng của anh Dũng rất đau đớn Minh Hằng sợ là anh ấy gãy xương sườn hay là chấn thương nội tạng bên trong vì nó đánh rất đau, anh ấy nằm rên la.
Cho tới giờ phút này thì Chí Đức đã về nhà về đã có thông tin. Một em khác ở Hải Phòng bị đanh rất đau thì nghe nói công an tiếp tục làm việc và có thu giữ điện thoại của em, em ấy tên là Thắng. Hiện giờ anh Dũng đang ở trong bệnh viện Hải An, Hải Phòng với tình trạng rất đau đớn nhưng bác sĩ nói là cho ra viện vì kết luận không sao cả.
Mặc Lâm: Xin cám ơn chị Bùi Minh Hằng về cuộc trao đổi này.
Thưa quý vị khi cuộc phỏng vấn này vừa thực hiện xong thì chúng tôi được tin anh Trương Văn Dũng đã bị bệnh viện Đa khoa đuổi ra không cho anh tiếp tục nằm điều trị do sức ép của công an thành phố Hải Phòng. Trong lúc trên đường quay về Hà Nội anh cho biết:
Trương Văn Dũng: Cái này là do công an thành phố nó ép bệnh viện đuổi tôi ra. Bản thân tôi kịch liệt phản đối việc làm của bệnh viện mang tính hết sức vô nhân đạo. Công an đã hết sức thô bạo họ đã túm người họ khênh tôi và ném lên xe taxi và họ chở tôi ra cái đường Cầu Dầu 2. Tôi ngồi đấy tôi đợi taxi một lúc sau họ quay xe lại họ bắt tôi lên xe tiếp tục ra bến xe Liệt Nghĩa. Sau đó bọn an ninh lại bắt tôi lên xe chở tôi ra cái cầu vượt Quán Toan nó thả tôi xuống. Lúc đó nó cướp luôn diện thoại của tôi nó không cho tôi liên lạc vì vậy tôi phải mua một điện thoại mới cũng như sim mói để gọi. Hiện nay tôi đang trên đường về nhà.
Bây giờ là 3 giờ chiều, chúng tôi vẫn không chắc rằng anh có an toàn để về đến nhà mình hay không chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi và cập nhật nếu có gì xảy ra với anh.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/bmhang-tel-her-story-04032013071111.html
                     

Biển Đông : Ngoại trưởng Mỹ tỏ ý rất quan ngại về tình hình căng thẳng

Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry
Reuters

Trọng Nghĩa
Tiếp xúc với đồng nhiệm Philippines Albert del Rosario vào hôm qua, 02/04/2013 tại Washington, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry xác định là Hoa Kỳ “quan ngại sâu sắc” về tình hình căng thẳng ở Biển Đông. Ông đồng thời tỏ ý ủng hộ hướng giải quyết tranh chấp chủ quyền trong khu vực thông qua cơ chế trọng tài. Đối với phía Philippines tuyên bố đó đồng nghĩa với việc Hoa Kỳ tỏ lập trường ủng hộ quyết định của Manila kiện đường lưỡi bò của Trung Quốc trước tòa án trọng tài Liên Hiệp Quốc

Đây là lần đầu tiên mà tân Ngoại trưởng Mỹ tiếp xúc với Ngoại trưởng Philippines từ ngày ông John Kerry nhậm chức. Trong một tuyên bố với báo giới, ông Kerry đã nhắc lại rằng Philippines là một trong năm đồng minh của Mỹ ở châu Á-Thái Bình Dương, do đó mối quan hệ này « rất, rất quan trọng vào lúc tình hình Biển Đông căng thẳng”.
Ngoại trưởng Mỹ cũng nhắc lại quan điểm ủng hộ của Hoa Kỳ đối với một bộ quy tắc ứng xử nhằm giải quyết các tranh chấp ngoài Biển Đông.
Về phần mình, Ngoại trưởng Philippines del Rosario đã xác nhận là nước ông quyết tâm củng cố quan hệ với đồng minh đã có hiệp ước với mình.
Báo chí Philippines vào hôm nay đã trích dẫn một bản thông cáo của bộ Ngoại giao Philippines nhận định rằng Ngoại trưởng Mỹ đã bày tỏ hậu thuẫn của Washington đối với quyết định của Manila yêu cầu tòa án trong tài Liên Hiệp Quốc phân xử về tranh chấp Biển Đông với Trung Quốc.
Theo bản thông cáo của Bộ Ngoại giao Philippines, ông Kerry đã bày tỏ thái độ hoàn toàn ủng hộ Philippines trong nỗ lực tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho tranh chấp tại Biển Đông. Cũng theo bộ Ngoại giao Philippines, ông Kerry đã nói một cách cụ thể là nhân các hội nghị sắp tới đây của khối ASEAN, phia Mỹ sẽ bày tỏ lập trường ủng hộ sáng kiến của Philippines về việc thành lập một tòa án trọng tài trong khuôn khổ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS).
Xin nhắc lại là Philippines đã chính thức đệ đơn « kiện » Trung Quốc về đường lưỡi bò ngày 22 tháng Giêng 2013. Trung Quốc đã bác bỏ đơn kiện của Philippines ngày 19 tháng Hai. Tuy nhiên, theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc, thủ tục trong tài vẫn được tiến hành nếu bên nguyên đơn duy trì ý định của mình.
Trong những ngày qua, có một số thông tin cho rằng Trung Quốc đang « vận động » ngầm để Philippines rút lại đơn kiện và có thể là Manila bỏ cuộc. Vào hôm qua, Ngoại trưởng Albert del Rosario đã khẳng định : « Tôi xin nhấn mạnh rằng chúng tôi muốn thấy tiến trình tài phán đi đến nơi đến chốn. Không nên có chút hoài nghi nào về quyết tâm của chúng tôi.
tags: Biển Đông - Châu Á - Hoa Kỳ - Philippines
 http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20130403-bien-dong-ngoai-truong-my-to-y-rat-quan-ngai-ve-tinh-hinh-cang-thang
           

Thủ tướng Singapore cảnh báo về những nguy cơ đe dọa Châu Á

Barack Obama tiếp đón thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Nhà Trắng, ngày 02/04/2013.2013.
Barack Obama tiếp đón thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại Nhà Trắng, ngày 02/04/2013.2013.
REUTERS/Jason Reed

Trọng Nghĩa
Nhân chuyến viếng thăm Hoa Kỳ, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long vào hôm qua 02/04/2013, đã cảnh báo rằng « các tính toán sai lầm » khiến khu vực châu Á đang rất năng động thụt lùi nhiều năm. Đối với Thủ tướng Singapore, Mỹ « có lợi ích cơ bản » trong việc duy trì tự do lưu thông hàng hải và ổn định trong khu vực vào lúc tranh chấp giữa Trung Quốc với các láng giềng gia tăng.

Phát biểu trong buổi ăn tối tập hợp giới lãnh đạo doanh nghiệp tại Mỹ, sau cuộc họp thượng đỉnh với Tổng thống Obama tại Nhà Trắng, thủ tướng Lý Hiển Long xác định : « Chúng ta phải tìm cách ngăn ngừa mọi tính toán sai lầm hay hành động không hay có nguy cơ đẩy lùi khu vực châu Á lại nhiều năm ».
Về quan hệ Mỹ Trung, lãnh đạo Singapore, một đối tác lâu đời của Mỹ nhưng lại có quan hệ hữu hảo với Trung Quốc, đã cho là hiện « có đủ chỗ » tại châu Á để cho hai cường quốc Thái Bình Dương cùng thích nghi với nhau.
Theo ông Lý Hiển Long, trong tư cách siêu cường quốc vẫn còn uy lực trong nhiều thập niên tới đây, Hoa Kỳ lẽ dĩ nhiên phải bảo vệ quyền lợi của mình. Còn Trung Quốc, vì muốn « giành một chỗ đứng tương xứng dưới ánh nắng mặt trời » sẽ « cảnh giác trước mọi động thái bị xem nhằm hạn chế quyền tự do hành động của họ ».
Trong thời gian gần đây, quan hệ đã xấu đi nhiều giữa Trung Quốc và Nhật Bản do tranh chấp quần đảo ở Biển Hoa Đông, trong lúc Việt Nam và Philippines đã dẫn đầu khối Đông Nam Á trong việc chỉ trích Bắc Kinh về các hành vi bị tố cáo là thái quá tại Biển Đông. Căng thẳng ở Châu Á còn gia tãng thêm với các hành động của Bắc Triều Tiên.
Trong bối cảnh đó, Singapore đã bật đèn xanh cho Mỹ triển khai 4 tàu chiến thế hệ mới tại căn cứ của mình. Với sự hiện diện tại chỗ của các phương tiện này, Hoa Kỳ có thể nhanh chóng tung lực lượng đến các vùng nước nông ven biển. Chiến hạm đầu tiên, USS Freedom đang trên đường đến Singapore.
Trong cuộc tiếp xúc với thủ tướng Lý Hiển Long vào hôm qua, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã hoan nghênh công cuộc « hợp tác quân sự rất chặt chẽ » giữa hai bên. Ông Obama còn cám ơn Singapore đã « tạo mọi điều kiện để Hoa Kỳ duy trì sự hiện diện thật sự ở Thái Bình Dương ».
Theo giới quan sát, các nhà lãnh đạo Singapore thường được Mỹ công nhận là có những lời khuyên và phân tích xác đáng về tình hình châu Á, đặc biệt là về các diễn biến ở Trung Quốc.
tags: Châu Á - Chính trị - Hoa Kỳ - Quốc tế - Singapore - Trung Quốc
 

Mỹ chuyển tên lửa đối phó với Bắc Hàn

Cập nhật: 03:18 GMT - thứ năm, 4 tháng 4, 2013
Biểu tình ở Bình Nhưỡng
Bắc Hàn vừa dịch chuyển một hỏa tiễn tầm "khá xa" về bờ biển phía Đông, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nam Hàn nói.
Tuy nhiên, ông Kim Kwan-jin cũng giảm nhẹ quan ngại rằng tên lửa Bắc Hàn có thể bắn tới đất liền của Hoa Kỳ.
Trong lúc đó, Hoa Kỳ loan báo chuyển dịch hệ thống hỏa tiễn phòng thủ tối tân tới đảo Guam để đối phó với lời dọa dẫm sặc mùi hiếu chiến từ Bắc Hàn.
Thông cáo mới nhất từ Bình Nhưỡng cho hay quân đội nước này đã được chuẩn thuận để tấn công hạt nhân.
Bắc Hàn nhiều lần đe dọa đánh Mỹ và Nam Hàn trong những tuần qua.
Trong khi đó, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Chuck Hagel lên tiếng cảnh báo rằng Bắc Hàn là mối nguy hiểm "rõ ràng và có thật" đối với Mỹ cùng các đồng minh.
Trong một diễn biến khác, hãng tin AFP cho hay hôm thứ Năm 4/4, Bình Nhưỡng đã chặn đường từ Nam Hàn vào khu công nghiệp chung Kaesong giữa hai bên.

Triển khai trước kế hoạch

Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ hôm 3/4 nói sẽ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo tầm cao (Thaad) trong những tuần tới.
Hệ thống Thaad bao gồm bệ phóng hỏa tiễn đặt trên xe cơ giới, tên lửa đánh chặn, radar AN/TPY-2 và một hệ thống kiểm soát hỏa lực tích hợp.
Lầu Năm Góc cho hay hệ thống phòng thủ này sẽ được chuyển tới Guam, lãnh thổ của Mỹ và là nơi có hiện diện quân sự dày đặc.
Kế hoạch này được nói là "biện pháp đề phòng nhằm tăng cường vị thế phòng thủ tại khu vực của chúng ta trước đe dọa tên lửa đạn đạo của Bắc Hàn".
Bộ Quốc phòng Mỹ nói thêm: "Hoa Kỳ tiếp tục cảnh giác trước các hành động khiêu khích của Bắc Triều Tiên và sẵn sàng bảo vệ lãnh thổ Hoa Kỳ, bảo vệ các đồng minh và các quyền lợi quốc gia của chúng tôi".
Mỹ trước đó đã có kế hoạch triển khai hệ thống Thaad tới Guam, theo các phân tích gia, nhưng không phải trong bối cảnh như thế này.
Riki Ellison, chủ tịch một nhóm nghiên cứu về phòng thủ tên lửa (Missile Defense Advocacy Group), nói với BBC rằng việc Mỹ quyết định tăng tốc chuyển dịch hệ thống phòng thủ cho thấy Washington nhìn nhận đe dọa của Bình Nhưỡng là nghiêm trọng, nhưng cần được xem như biện pháp phòng thủ thuần túy chứ không phải leo thang chiến tranh.
Ông cũng nhận xét rằng hệ thống Thaad sẽ chỉ có thể bảo vệ Guam và các vùng phụ cận, chứ không thể vươn tới Nam Hàn hay Nhật Bản.

Chiến sự 'hôm nay hoặc ngày mai'

Hôm thứ Tư 3/4, một thông cáo được cho là của quân đội Bắc Triều Tiên viết: "Chúng tôi chính thức thông báo cho Nhà Trắng và Lầu Năm Góc rằng chính sách ngày càng thù địch của Hoa Kỳ đối với CHDCND Triều Tiên, cùng với đe dọa hạt nhân bất cẩn của nước này sẽ bị đè bẹp bởi ý chí mạnh mẽ của người dân cùng binh lính [Bắc Triều Tiên] cũng như các phương tiện tấn công hạt nhân hiện đại, nhỏ gọn và đa dạng của CHDCND Triều Tiên..."
Biên giới giữa hai bên
Bắc Hàn đã chặn đường từ Nam Hàn vào khu công nghiệp Kaesong
Thông cáo này cũng cảnh báo rằng chiến tranh có thể nổ ra trên bán đảo Triều Tiên ngay "hôm nay hoặc ngày mai".
Caitlin Hayden, phát ngôn nhân cho Ủy ban An ninh Quốc gia thuộc chính phủ Mỹ, tuyên bố rằng thông cáo nói trên "không có tính xây dựng".
Bà Hayden nói: "Đây là bước mới trong một chuỗi các thông cáo khiêu khích, vốn chỉ càng làm cho Bắc Triều Tiên ngày càng bị cô lập khỏi cộng đồng quốc tế và cản trở quá trình phát triển kinh tế của nước này".
Phóng viên BBC Damian Grammaticas có mặt tại Seoul nói giới quan sát ít ai tin rằng Bình Nhưỡng có trong tay hỏa tiễn hay vũ khí có tầm vươn tới Bắc Mỹ.
Phóng viên của chúng tôi nhận định thêm rằng Bình Nhưỡng dường như đang muốn gây áp lực để Washington mở đàm phán trở lại.
Hoa Kỳ mới đây đã điều chiến đấu cơ tàng hình và B-52 có khả năng ném bom hạt nhân tới bay trên không phận Nam Hàn.
Tàu chiến USS John McCain cũng đã tới vị trí ở vùng biển ngoài khơi bán đảo Triều Tiên. Chiến hạm thứ hai, USS Decatur, đang trên đường tới khu vực.

Biển Đông : Hải quân Trung Quốc thị uy ngay trước cửa Malaysia

Rạn san hô James Shoal, bên bờ biển Malaysia
Rạn san hô James Shoal, bên bờ biển Malaysia
DR

Trong số các nước có tranh chấp với Trung Quốc tại vùng Biển Đông, trong thời gian gần đây, Malaysia luôn cố tránh trực diện với Trung Quốc. Thế nhưng lập trường đó như vẫn không giúp Kuala Lumpur tránh khỏi việc bị Bắc Kinh khiêu khích. Ít ra đây là kết luận có thể rút ra được từ sự kiện Hải quân Trung Quốc không ngần ngại đến phô trương thanh thế hôm qua 26/03/2013, ngay tại một rạn san hô ở vùng cực nam Biển Đông mà Malaysia tuyên bố chủ quyền, nhưng bị Trung Quốc yêu sách.

Hành trình cũng như hoạt động của đội tàu thuộc một lực lượng đặc nhiệm đổ bộ được trang bị đầy đủ vũ khí, đã được báo chí Trung Quốc quảng bá rầm rộ. Tiểu hạm đội gồm 4 chiến hạm do chiếc tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn (Jinggangshan) dẫn đầu, đã đến khu vực rạn san hô James Shoal, chỉ cách Malaysia 80 km, cách Brunei gần 200 km, nhưng cách xa bờ biển Trung Quốc đến 1.800 km, và nằm gần sát đường 9 đoạn mà Trung Quốc vẽ ra để đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biẻn Đông.
James Shoal, là một rạn san hô ngầm ở khoảng 22 mét dưới mặt nước ở phía nam Biển Đông, được Malaysia đòi chủ quyền dưới tên gọi Beting Serupai theo tiếng Mã Lai, nhưng bị Trung Quốc tranh chấp dưới tên tiếng Hoa là Tăng Mẫu ám sa/Chiêm Mỗ sa (Ceng mu an).
Trong một bản tin công bố hôm qua, Tân Hoa Xã đã mô tả cảnh quân lính Trung Quốc cũng như thủy thủ đoàn tập hợp trên boong tàu Tỉnh Cương Sơn, một trong 3 chiếc tàu đổ bộ của Trung Quốc có chiều dài 200 mét, để cam kết « bảo vệ Biển Đông, duy trì chủ quyền đất nước và phấn đấu thực hiện giấc mơ một nước Trung Quốc hùng mạnh ».
Trả lời nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, trong số đề ngày 27/03/2013, chuyên gia phân tích quốc phòng cao cấp Gary Li, thuộc hãng tư vấn IHS Fairplay tại Luân Đôn, nhận định : « Đây là thông điệp mạnh mẽ khác thường : Lực lượng đặc nhiệm này được gởi đi, trong khuôn khổ một vai trò tác chiến mới, khác với các vụ tuần tra trước đây của Hải quân Trung Quốc trong khu vực ».
Nhà phân tích ghi nhận là lần này « không phải chỉ là một vài chiếc tàu, thâm nhập vào chỗ này hay chỗ khác, mà là nguyên một chiếc tàu đổ bộ loại thiện chiến, chở theo thủy quân lục chiến cùng thuyền cao tốc chạy trên đệm hơi, được những tàu hộ tống hạm thuộc loại tốt nhất trong hạm đội Trung Quốc đi theo ». Không chỉ thế, lực lượng đặc nhiệm đổ bộ này còn được chiến đấu cơ phản lực đi theo bảo vệ.
Đối với ông Gary Li, một hành động phô trương lực lượng như vậy – cả về số lượng lẫn chất lượng - chưa từng diễn ra ở một khu vực xa xôi tận miền cực nam Biển Đông này.
Theo báo South China Morning Post, hình ảnh lưu truyền trên mạng Internet cho thấy thủy quân lục chiến Trung Quốc ào ạt đổ bộ lên bờ biển, với sự hỗ trợ của tàu chạy bằng đệm hơi và trực thăng xuất phát từ chiếc Tỉnh Cương Sơn. Cuộc tập trận trải dài trong nhiều ngày, trong đó lực lượng đổ bộ đã ghé qua tất cả các đảo mà Trung Quốc đã giành được ở Trường Sa, trong đó có các đảo/đá đánh chiếm của Việt Nam cách đây 25 năm.
Thông tin về vụ tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn xuất hiện trong vùng James Shoal tối hôm 26/03 đã khuấy động giới chức quân sự trong khu vực. Một tùy viên quân sự theo dõi sát tình hình đánh giá rằng đó quả là một hành động phô trương chủ quyền khiến ai cũng phải bàn tán.
Đối với quan sát viên này : « Trường Sa là một chuyện, nhưng thị uy tại khu vực James Shoal lại là một chuyện khác hẳn. Một lần nữa Trung Quốc cho thấy là họ không ngại ngùng gì trong việc gởi một thông điệp đến cả vùng Đông Nam Á, trong năm mà Brunei làm chủ tịch ASEAN »

Ngày càng nhiều người Việt Nam vượt biển sang Australia tị nạn

Hình do Bộ Nội vụ Australia cung cấp cho thấy tàu chở người tị nạn bị chặn bắt trong vùng biển phía bắc Australia.
Hình do Bộ Nội vụ Australia cung cấp cho thấy tàu chở người tị nạn bị chặn bắt trong vùng biển phía bắc Australia.
CỠ CHỮ
Một phúc trình mới đây của chính phủ Úc cho biết ngày càng có nhiều người Việt Nam dấn thân vào những chuyến đi biển nguy hiểm và đầy bất trắc để sang Australia tị nạn.
Theo báo chí Úc, Việt Nam là một trong ba quốc gia được coi sẽ là điểm xuất phát của nhiều người tị nạn tới Australia trong năm nay.
Tính cho tới nay, có 93 người Việt Nam tới Úc xin tị nạn.

Giới chức Australia nói rằng dù con số này tương đối nhỏ, nhưng nó lớn hơn so với con số người xin tị nạn trong năm 2012.
Một phát ngôn viên của Cục nhập cảnh Australia cho biết Cục này không muốn suy đoán các lý do dẫn tới xu hướng này.
Hồi đầu tháng Ba, giới hữu trách Indonesia đã bắt giữ một chiếc thuyền chở ít nhất 33 người tị nạn Việt Nam đang tìm đường sang Australia.

Chiếc thuyền bị mắc cạn sau khi gặp sóng to, gió lớn, và những người trên thuyền sau đó đã trốn chạy.
Báo chí Indonesia đưa tin, cảnh sát địa phương phải mất 3 ngày mới truy tìm ra và bắt giữ những người tị nạn Việt Nam.
Người ta không rõ nguyên nhân nào đã đẩy những người Việt Nam đó tìm đường sang Australia tị nạn bằng thuyền.
Úc từng là một trong số nhiều điểm đến của người tị nạn Việt sau Chiến tranh Việt Nam.
 http://www.voatiengviet.com/content/ngay-cang-co-nhieu-nguoi-viet-vuot-bien-sang-australia-ti-nan/1633188.html

Các đại gia giấu tiền hải ngoại là ai?

Cập nhật: 12:30 GMT - thứ năm, 4 tháng 4, 2013
Quần đảo Virgin Anh
Quần đảo Virgin Anh trở thành địa điểm các đại gia cất giấu tài sản từ những năm 1980
Lần đầu tiên các bí mật được tiết lộ đã cho thấy danh tính hàng nghìn 'đại gia' đang cất giấu tiền lên tới hàng nghìn tỷ đô la ở hải ngoại.
Hàng triệu thông tin nội bộ đã bị rò rỉ từ ngành công nghiệp tài chính ngoài nước Anh đã lần đầu tiên để lộ danh tính của hàng ngàn các tài khoản những người cực giàu vẫn giấu kín tên tuổi trên khắp thế giới, từ Tổng thống tới các nhà tài phiệt.
Tên tuổi của những người này được bới ra nhờ một dự án do Nghiệp đoàn quốc tế các nhà báo điều tra ( Bấm International Consortium of Investigative Journalists - ICIJ) có trụ sở tại Washington phối hợp với tờ Người Bảo vệ (The Guardian) của Anh và các tổ chức truyền thông quốc tế khác thực hiện.
Những tiết lộ từ 2 triệu thư điện tử và các tài liệu khác, chủ yếu từ Quần đảo Virgin Anh (British Virgin Islands - BVI) - vùng lãnh thỗ vẫn được xem là nơi ẩn náu tài chính lý tưởng bên ngoài đảo quốc Anh.
Việc nêu danh những người này có thể sẽ làm tổn hại nặng nề tới lòng tin của thế giới các đại gia khi không còn tin chắc rằng khối lượng tài sản khổng lồ của họ có thể được giấu kín trước con mắt của chính phủ và của láng giềng.

Họ là ai?

Bà Imelda Marcos và con gái Maria Marcos Manotoc, năm 2006
Con gái lớn của cựu TT Ferdinand Marcos và Imelda Marcos cũng có tên trong danh sách

Ngoài người Anh để cất giấu tài sản ở vùng lãnh thổ hải ngoại này một loạt các viên chức chính phủ và các gia đình giàu có trên khắp thế giới cũng được xác định như từ Canada, Hoa Kỳ, Ấn Độ, Pakistan, Indonesia, Iran, Trung Quốc và Thái Lan và các nhà nước cộng sản trước đây.
Các dữ liệu mà tờ Guardian đã chứng kiến cho thấy các công ty bí mật của họ chủ yếu đặt tại BVI. Một vài ví dụ chủ nhân của các công ty vùng lãnh thổ ngoài đảo quốc Anh được nêu danh trong các tài liệu bị rò rì này gồm:
• Ông Jean-Jacques Augier, phụ trách tài chính trong cuộc vận động tranh cử của Tổng thống Pháp François Hollande hồi năm 2012, người có đối tác là một doanh gia Trung Quốc.
• Cựu bộ trưởng Tài chính Mông Cổ (từ năm 2008-12), ông Bayartsogt Sangajav, người thành lập công ty "Legend Plus Capital Ltd" với một tài khoản Thụy Sĩ. Ông nói có lẽ sẽ từ chức.
• Tổng thống Azerbaijan và gia đình. Ông Hassan Gozal, một trùm tư bản ngành xây dựng, kiểm soát các tài sản mang tên hai con gái Tổng thống Ilham Aliyev.
• Vợ Phó Thủ tướng Nga, bà Olga Shuvalova, một thương gia và chính trị gia Nga. Chồng bà, ông Igor Shuvalov, bác bỏ cáo giác đã làm gì sai trái liên quan tới lợi ích của bà vợ ông ở hải ngoại.
• Con một nhà độc tài ở Philippines: Maria Imelda Marcos Manotoc, thống đốc một tỉnh và là con gái cựu Tổng thống Ferdinand Marcos, người nổi tiếng về tham nhũng.
• Hoa Kỳ: các khách hàng hải ngoại bao gồm Denise Rich, vợ cũ của thương gia dầu lửa nổi tiếng Marc Rich, người từng được Tổng thống Clinton tha bổng về tội trốn thuế.
Ước tính tới hơn 20 ngàn tỷ USD thuộc về các đại gia lớn có thể đang được để ở các tài khoản hải ngoại.
Quần đảo Virgin Anh do Anh quốc kiểm soát đã có tới hơn một triệu các công ty, tài sản hải ngoại kể từ khi chính quyền tại bắt đầu việc tiếp thị cho vùng lãnh thổ này vào những năm 1980.
Danh tính thực của các chủ nhân chưa bao giờ được tiết lộ và thậm chí các nhà hoạch định luật về tài chính tại dây cũng không biết ai là người đứng đằng sau những tài sản này.

No comments: