Wednesday, October 19, 2016

NGUYỄN BÁ CHỔI - SONG CHI - GIẢI THANH TÂM - HÀ NỘI NGÀY NAY

NGUYỄN BÁ CHỔI * LỜI THÚ TỘI

Lời thú tội của một Ngụy quân



Nguyễn Bá Chổi (Danlambao) - (Nhân vụ xử Đoàn Văn Vươn)
Trước khi thú tội với Cách Mạng, “phạm nhân” tôi có đôi lời cùng “bên thua cuộc”, rằng xin quý vị chớ vội “bức xúc” vì hai chữ “ngụy quân” và một số từ ngữ “dị ứng” khác dùng trong bài này mà đúng ra người viết phải cụm đầu chúng vào trong ngoặc kép, cùng “sự cố” phảng phất nơi đây cái văn phong mới xã hội chủ nghĩa! Lý do: trước hết, đây là lời thú tội của một “ngụy quân” với “cách mạng”. Chẳng lẽ viết, “lời thú tội của một Quân sĩ Việt Nam Cộng hòa với Cách mạng”! Viết như thế là tự làm mất tư cách, là có tội tày trời với linh hồn hàng trăm ngàn tử sĩ Quân đội VNCH, với hàng triệu quân nhân VNCH đang sống.


Giả dụ như có “bất” cái đạo lý làm người ấy đi mà viết như thế thì cũng không thích hợp chút nào, vì nội chỉ việc nhắc đến hai chữ “Cách mạng”mà ngày nay nghe đến nó, mọi người Việt Nam lương thiện đều hiểu đó chỉ là tập đoàn của những kẻ đấu cha tố mẹ, cướp của giết người, dâng biển đảo tổ quốc cho ngoại bang, hèn với giặc, ác với dân, làm băng hoại truyền thống dân tộc, phá nát đạo lý ông cha, cũng đã đủ xấu đèn hổ sách rồi; phải dùng đến nó, người viết đau khổ đến dường nào. Cũng thế, phải dùng “ngụy quân” mới tương xứng với: “cán bộ quản giáo”, vì trời sập họa chi mới có chuyện người lính VNCH chịu công nhận hạng người không đáng học trò mình về mọi phương diện làm ông thầy!
Đó là chưa nói đến... Ngụy mà ngon. Không ngon mà sau khi phỏng... con chim Miền Nam 30/4/75, quan lớn Cách mạng Nguyễn Hộ đã phát biểu công khai rằng, “Nhà Ngụy ta ở, vợ Ngụy ta lấy, con Ngụy ta sai!” Không những Ngụy ngon mà còn ngon hơn Cách mạng nữa là khác. Không ngon hơn sao quan Cách mạng cứ đòi xơi “ngao” Ngụy, ở nhà Ngụy, mà không xơi “ngao” Cách mạng, ở nhà Cách mạng.
Rồi Ngụy mà là Chính; còn Cách mạng lại hóa ra tà, tức là ngụy chính hiệu bà lang trọc, con nai vàng, xà phòng Cô Ba 72 phần dầu. Sau ngày con chim bị phỏng, chim phỏng hỏng chuyện. Thà được như “chó chết hết chuyện” mà khỏe; chứ “chim phỏng hỏng chuyện” thì phải chịu rát kinh niên, thật phiền với của nợ ấy. Nhưng nói đi rồi cũng phải nói lại, chính nhờ vậy (phỏng chim) mà dân gian sáng mắt sáng lòng.
Số là vùng rừng núi Cũng Sơn thuộc tỉnh Tuy Hòa được Cách mạng “giải phóng” rất lâu trước 1975 nên đồng bào ở đây nhờ được học tập tốt chủ trương đường lối Cách mạng nên rất căm thù Mỹ Ngụy, nhưng sau khi “giang sơn qui về một mối”, thì bà con mới tá hỏa tam tinh, nên khi bầy “chim bị phỏng” bị bắt “thiên di” về đây, bà con ta hễ có dịp là chạy theo dí cho cục đường gói thuốc, trong khi chính họ trông cũng xơ xác tả tơi, chẳng hơn tù là mấy, nếu không nói là xêm xêm (same same); chẳng những thế, bà con còn nói xấu cách mạng đủ điều và hối hận đã tiếp tay với những kẻ làm phỏng chim.
Thành thử ai nói gì thì nói, mình cũng đâm ra yêu tiếng “Ngụy” như Thái Thanh hát “tôi yêu tiếng nước tôi”. Đặc biệt là yêu Ngụy... Văn Thà, người chiến sĩ Hải quân VNCH đã dũng liệt hy sinh để bảo vệ biển đảo tổ quốc mà Cách mạng tìm đỏ mắt trong lịch sử hải chiến của họ, kể cả phịa sử như Lên Văn Tám, Nguyễn Văn Bé... cũng không ra một người để so sánh với Quân Ngụy.
Xin lỗi Cách Mạng, Ngụy Quân tui đã phải thanh minh thanh nga với “phe ta” không phải là đối tượng của lời thú tội dưới đây hơi bị nhiều, làm mất thì giờ quý vị, nhất là với CAM và “dư luận viên” là lực lượng quý báu của cách mạng, đặc biệt trong thời kỳ góp ý cho bản Hiếp Pháp của nước CHXHCNVN.
Bây giờ Ngụy Quân mới làm việc với Cách Mạng đây. Thưa Cách mạng, cái tội mà phạm nhân thú hôm nay là đã đánh giá trật lất về bản chất của Cách Mạng mà thời gian qua mình cứ cho đó là hiện tượng. Sự ngộ nhận về chân tướng của Cách Mạng mà phạm nhân mắc phải thì nhiều vô số kể, để không phí phạm thì giờ quý báu của Cách Mạng hở ra là “cưỡng chế”, mỹ từ của chôm chỉa với sự hộ trợ của lực lượng vũ trang nhân dân, côn đồ nhân dân, chó nghiệp vụ nhân dân, quần chúng tự phát điên nhân dân..., phạm nhân chỉ thú vài tội cơ bản, như sau .
Số là sau ngày giải phóng Miền Nam, đất nước ta sạch bóng quân thù, và vào ngày 7/5/1975, có nghĩa là chỉ có 1 tuần sau khi quân đội Miền Bắc chiếm được Miền Nam, trong lễ ăn mừng chiến thắng tướng Trần Văn Trà đã nói trước mặt mọi người: “Trong cuộc chiến này, cả Miền Bắc và Miền Nam đều chiến thắng, chỉ có người Mỹ bại trận”, phạm nhân tôi cùng hàng trăm ngàn người khác là dân Miền Trung bại trận đáng lẽ đem bắn bỏ vì nợ máu với Cách Mạng và nhân dân hơi bị nhiều đến nỗi lấy hết trúc Nam Sơn làm bút, vét cạn nước Đông Hải làm mực kê cũng không xong, nhưng được Cách Mạng nhân đạo khoan hồng cho đi học tập cải tạo để biết lao động làm nên của cải vật chất để nuôi sống bản thân, gia đình và xã hội, chứ không như trước ngồi mát mà giàu sụ do đi cưỡng chế tài sản nhân dân, cơ sở tôn giáo, cuỗm gần hết tiền bạc nước ngoài viện trợ hoặc cho vay để xây dựng cơ sở công ích, xóa đói giảm nghèo v.v..
Vào trại tập trung học tập cải tạo, khi thấy quy định trại (trại 51/Tổng trại 5 Tù Binh/Tuy Hòa) ghi phạm nhân lúc gặp Cách Mạng phải đứng lại nghiêm chỉnh rồi thưa “chào cán bộ” và phải gọi bằng “ông/bà”, bất kể tuổi cách Mạng bằng cỡ tuổi con cháu phạm nhân, và tất cả là “cán bộ” từ Cách mạng trưởng trại, Cách mạng quản giáo xuống Cách mạng gác tù, Ngụy Quân rất bức xúc, nhưng cứ nghĩ đây chỉ là trường hợp mất dạy cá biệt chứ không phải cả đảng mất dạy như thế. Nhưng hỡi ôi, phạm nhân tôi đã lầm to. Sau khi giải phóng được Miền Bắc khỏi thực dân Pháp ác ôn đô hộ, nhiều nhà thờ nhà chùa đã được Cách Mạng tịch thu làm nhà kho hay nhà này nhà nọ; rồi hô hoán “Thằng trời đứng xuống một bên, để cho Nông Hội đứng lên làm trời” Ông Trời mà đảng còn đối xử như thế, thì quy định trại như trên là đúng với chính sách chủ trương đảng của nền văn hóa mới xhcn.
Rồi chuyện vẫn trong trại học tập cải tạo ấy, có anh Ngụy Quân người Phan Thiết (?), rất tiếc tôi không còn nhớ tên, là người tù chấp hành kỷ luật trại đàng hoàng, lao động tốt; có lẽ do một phần anh ta thân hình lực lưỡng, rất khỏe (nghe nói rất giỏi võ), phần khác có thể do quyên mất lời TT Ngụy Nguyễn Văn Thiệu , tin lời Cách Mạng ” ai học tập tốt, lao động tốt sẽ được về với gia đình sớm”, nhưng bổng một đêm kia đang ngon giấc sau một ngày lao động là vinh quang, anh bị vệ binh vào dẫn đi. Bạn gác (hồi còn quy chế tù binh (1975-1978), lán trại không bị khóa, ban đêm tù chia phiên nhau gác... mình; vệ binh chỉ đi vòng ngoài, lâu lâu mới ghé xem có động tịnh gì, hay kiểm soát tù có bỏ gác, hoặc xin tù điếu thuốc...) thấy vậy lo lắng vì từ trước đến nay chưa có ai bị giắt đi giữa đêm khuya như thế. Chờ mãi cả tiếng đồng hồ sau mới thấy anh trở lại, nhưng không phải đi thẳng người mà bằng bò lê lết mặt mày đầy máu me, quần áo lấm lem, rách nát tả tơi, anh nói không được hay anh không được nói vì hôm sau anh cho biết, cái tội đáng đòn của anh là vì chiều hôm trước, nhờ mới được thăm nuôi, đang khi anh ngồi ngoài láng uống cà phê, hút thuốc lá bên gói kẹo có hai anh vệ binh đi ngang qua thấy nhau mà anh không mời. Từ đó về sau anh “xuống” rất mau; chẳng mấy chốc anh trông như người bị bệnh ho lao lâu năm, thất thần. (sau đó không bao lâu tôi chuyển trại nên không biết tình trạng anh ra sao; nhân tiện có bạn đọc nào biết xin “còm” cho tôi vài hàng, xin cảm ơn).
Khi đó tôi nghĩ Cách mạng cũng là người, là người thì phải có người tốt người xấu, mặc dầu họ luôn được ánh sáng của chủ nghĩa Mác Lê và thấm nhuần đạo đức bác Hồ, nhà văn hóa thế giới, thần hoàng làng của mọi thần hoàng làng, vào chùa ngồi thì được xếp ở vị thế ăn noãn trước cả Phật Thích Ca. Trường hợp này chỉ là chuyện cá nhân, không phải bản chất Cách Mạng. Nhưng tôi lại lầm to. Hành động ông thấy mày có, mày thấy ông đi qua, mày không mời ông ngồi xuống ké, ông đánh mày cho bỏ ghét của hai vệ binh Cách Mạng đối với tù nhân kia chỉ phản ảnh trung thực một tý ty bản chất của Cách Mạng.
Hai anh em Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý.
Hai vệ binh kia khi xưa thấy người tù có quà Ngụy thì rất thèm nhưng bỏ đi rồi đánh cho bỏ ghét chứ không thèm “cưỡng chế” như ngày nay Cách mạng thèm chi của ai là a lê hấp “cưỡng chế” nấy. Chẳng hạn như vụ Núi Đá Bia, hay Bia Sơn: Bia Sơn trước kia chỉ là một vùng núi tỉnh Phú Yên, Kách Mạng chẳng đoái hoài gì đến, nhưng sau khi được công ty tư nhân Quỳnh Long biến thành khu du lịch sinh thái Hoàng Long, còn gọi là khu du lịch núi Đá Bia sau ba năm xây dựng, thu hút đông đảo khách thập phương, mang lại lợi nhuận tài chánh kếch sù thì tức thì Cách Mạng chính quyết định tấn công, huy động hơn 200 công an đến bố ráp và niêm phong, và biến hóa những người dân hiền lành chất phác làm việc nơi đây thành phản động âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân với “nhũng bản án rất nặng nề để họ chết rục trong tù hầu Cách Mạng có thể chiếm đoạt tài sản một cách miễn phí” (Theo Nguyễn Văn Huy/Bia Sơn, một vụ án dàn dựng để chiếm đoạt tài sản công dân). Hơn thế, Cách Mạng lại còn giở trò vừa ăn cướp vừa la làng, như vụ đầm Cống Rộc, Tiên Lãng Hải Phòng. Cái xẻo đầm lầy nước mặn phèn chua nơi khỉ ho cò gáy kia Cách Mạng có ai ngó ngàng đến, nhưng sau khi trở thành cảnh non nước hữu tình có giá tỷ tỷ do công lao của cải mồ hôi nước mắt bỏ ra suốt mười năm và cả mạng sống của đứa con nhỏ của gia đình hai anh em Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quí, Cách Mạng đánh hơi bắt mắy thấy là liền xua đại quân đi cưỡng chế bằng một trận đánh thật là đẹp mắt đáng ghi vào quân sử cho hậu duệ học tập như lời Đại tá CaCa làm tư lệnh chiến trường chỉ huy liên quân Người Chó nhưng bất ngờ bị súng hoa cải làm cho cả đạo quân Cách Mạng tá hỏa tam tinh chạy tán loạn may mà còn vớt vát bắt được hai con chó của khổ chủ, và hôm sau trở lại ủi sập căn nhà ở hai tầng mà đem so với nhà thờ họ Nguyễn của Thủ tướng chỉ đáng bậc “chòi” và vét sạch cá dưới ao cả mấy tấn. Dù vậy, bánh xe Cách Mạng vẫn cứ quay đề :
Trong vài hôm nữa Cách Mạng sẽ đem ra xử tội “chống lại nhân viên thi hành công vụ” của hai anh em nhà họ Đoàn, mặc dầu trước đó Thủ tướng đã đích thân về Hải Phòng phán “việc cưỡng chế ao cá Đoàn Văm Vươn là trái luật pháp”.
Đến đây Ngụy Quân tôi đành phải ngưng ngang xương việc thú tội... vì còn để dành thì giờ cho Cách Mạng đón nhận lời thú tội của vô số phạm nhân khác đang sắp hàng chờ xưng tội lâu nay vì chưa đi sâu sát vào thực tế nên đã bé cái lầm, đã oánh giá quá thấp, chưa đúng tầm cao vời vợi văn hóa ứng xử của Cách Mạng.

SONG CHI * ĐƯƠNG ĐẦU VỚI TRUNG QUỐC


Song Chi
RFA – 2013-03-28
chongtq-305.jpg
Người dân biểu tình phản đối Trung Quốc tại Hà Nội sáng 14-08-2011.
AFP PHOTO
Trong số các quốc gia đã từng có đụng độ chiến tranh hoặc hiện đang có tranh chấp về lãnh thổ lãnh hải với Trung Quốc, kể cả những quốc gia vì nhiều nguyên nhân sẽ có mâu thuẫn với Trung Quốc trong tương lai như Hoa Kỳ, có lẽ Việt Nam có nhiều kinh nghiệm cay đắng nhất, và hiểu rõ nhất lòng dạ của nước láng giềng khổng lồ này. Chưa cần tính đến 1.000 năm đô hộ xa xưa, chỉ riêng trong thế kỷ XX, Trung Quốc đã cho Việt Nam nhiều bài học xương máu về “tình hữu nghị đời đời thắm thiết”, và trong thế kỷ XXI, Trung Quốc vẫn sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, độc lập về chủ quyền của Việt Nam.

Hiểu rõ nhau

Hơn ai hết, người VN hiểu rõ một điều: đương đầu với Trung Quốc khó hơn tất cả những “cựu thù” trong quá khứ, mà gần đây nhất là Mỹ. Không phải vì Trung Quốc mạnh hơn. Trung Quốc hiện nay chưa là gì so với Mỹ và còn lâu mới vượt được Mỹ về sức mạnh quân sự, quốc phòng, kể cả kinh nghiệm chiến đấu với các nước khác. Trong cuộc chiến tranh giữa VN với Mỹ trước kia, sự chênh lệch về mọi mặt giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn hơn giữa Việt Nam và Trung Quốc bây giờ nhiều.
Cũng chưa hẳn vì lợi thế lớn nhất của Trung Quốc đối với Việt Nam, nếu có xảy ra chiến tranh, so với Mỹ trước kia: Trung Quốc ở ngay sát Việt Nam, núi liền núi, sông liền sông, thổ nhưỡng, văn hóa tương đồng, lại có hai mô hình thể chế chính trị cũng giống nhau. Những người lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc từ bao lâu nay quá hiểu rõ các thế hệ lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam, như đi guốc vào trong bụng, hiểu rõ nội tình chính trị cũng như mọi mặt kinh tế, xã hội của Việt Nam, hơn thế nữa, họ từng là những người thầy, là cố vấn chỉ đạo đường lối chiến lược cho các ông lãnh đạo Việt Nam. Thầy trò, anh em, đồng chí và cũng là kẻ thù truyền kiếp, làm sao không hiểu từng đường đi nước bước của nhau, như đường chỉ trong lòng bàn tay? Điều đó đúng là lợi thế lớn của Trung Quốc, và cũng là cái khó cho Việt Nam khi phải đương đầu với Trung Quốc.
Nhưng cái khó hơn nhiều cho Việt Nam là từ bản chất của nhà cầm quyền Trung Quốc. Thứ nhất là tham vọng bành trướng, tham vọng về lãnh thổ lãnh hải của Trung Quốc là có thật. Đặc biệt trong thời điểm hiện nay khi Trung Quốc đã vượt qua giai đoạn giấu mình chờ thời, đang tràn đầy khao khát muốn vượt qua Mỹ trở thành nước mạnh nhất, giành quyền thống trị toàn cầu, khao khát thực hiện “Giấc mơ Trung Quốc”, “Phục hưng Dân tộc Trung Hoa”-cụm từ được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đề cập trong bài “diễn văn nhậm chức” hôm 17. 3 trước Quốc hội và từng nói đến nhiều lần trước đó.
Đối với Việt Nam, về mặt lãnh thổ, Trung Quốc rộng lớn mênh mông là thế nhưng vẫn sẵn sàng lấn ép từng kilomet vuông đất bằng đủ mọi biện pháp, từ lấn chiếm không trả lại sau những lần giao tranh ở biên giới, giành co qua những hiệp ước, hiệp định biên giới đường bộ…Về mặt lãnh hải thì không chỉ Việt Nam mà các nước trong khu vực đều phải đương đầu với tham vọng nuốt trọn biển Đông của Trung Quốc.
Thứ hai, nhà cầm quyền Trung Quốc từ trước đến nay là bậc thầy trong việc nói một đằng làm một nẻo, sẵn sàng nói ngược, nói lấy được. Mà sự kiện tàu Trung Quốc bắn cháy cabin tàu cá ngư dân VN vào ngày 20.3 vừa qua sau đó người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi từ chối xác nhận nhưng lại tự mâu thuẫn khi ngang nhiên tuyên bố “Trung Quốc đã có hành động hợp pháp và thỏa đáng khi nhằm vào tàu cá Việt Nam”, còn “theo Tân Hoa Xã, một sĩ quan hải quân nước này đã công nhận là tàu của Trung Quốc có bắn pháo sáng về hướng của tàu đánh cá VN nhưng hai quả này đã tắt ngay khi còn ở trên không. Đối với viên chức này, không hề có việc tàu TQ đã nổ súng vào tàu VN, hay là các chiếc tàu cá VN bị cháy” (bài “TQ gây hấn, chối tội rồi lại gây hấn”, VietnamNet), trong khi những tấm ảnh chụp tàu cá của ngư dân VN bị cháy tan hoang như thế nào đã được đăng đầy trên báo chí Việt Nam!
Tau-ca-VN-bi-ban-chay-Cabin_2bb33-250.jpg
Tàu cá VN bị truy đuổi và bị tàu TQ bắn cháy hôm 20 tháng 3. Courtesy nld.

Đây chỉ là một ví dụ mới nhất, và cũng chưa phải là ví dụ điển hình gì cho thói nói ngược của nhà cầm quyền TQ. Luôn luôn tuyên bố TQ trỗi dậy hòa bình, không phương hại gì đến bất cứ quốc gia nào cũng không bao giờ xưng hùng xưng bá nhưng hành động thì lại thường xuyên ngược lại.
Thật ra, về mặt chính trị, chưa chắc có nhà nước nào tử tế hơn nhà nước nào, trong bất cứ mọi cuộc đấu khẩu, đụng độ nhỏ cho tới chiến tranh thật sự giữa các quốc gia, bên nào cũng giành phần lẽ phải, chính nghĩa về mình và đổ lỗi cho đối phương, nhất là những lớn, mạnh thì thường hay lớn giọng lấn át nước nhỏ, yếu. Nhưng vì TQ, cũng giống như Việt Nam, không có báo chí truyền thông độc lập, không có các tổ chức phi chính phủ, các đảng phái đối lập để vạch trần sự dối trá, kìm hãm bớt những việc làm sai trái, cái đầu nóng và tham vọng của nhà cầm quyền như ở Mỹ hay các nước phương Tây, nên sự nguy hiểm nằm ở đó.

Bản chất thâm độc

Trong cuộc chiến tranh VN trước kia, chính sức ép trước hết từ người dân Mỹ, từ báo chí truyền thông của Mỹ, các phong trào phản chiến ngay trên đất Mỹ cộng thêm dư luận quốc tế buộc Mỹ phải tìm cách chấm dứt cuộc chiến, bỏ rơi đồng minh là VNCH. Còn với Bắc Kinh hiện nay, báo chí chính thức luôn luôn phải nói cùng một giọng với nhà cầm quyền, những tiếng nói độc lập, đối lập thì đã bị bóp nghẹt từ trong trứng nước.
Người dân TQ, cũng như người dân VN, đa số hoặc không quan tâm đến chính trị, hoặc vẫn quen nghe, tin theo lời nhà nước. Người dân TQ còn bị tuyên truyền sai về lịch sử, về chủ quyền, bị kích động tinh thần dân tộc nên sẽ bênh vực nhà nước của họ trong mọi sự kiện tranh chấp lãnh thổ lãnh hải với các quốc gia khác. Hiếm có chuyện người dân chửi chính quyền và đứng về phía nước khác, gây sức ép đòi chấm dứt chiến tranh như ở Mỹ. Một phần giáo dục Mỹ và các nước phương Tây ngay từ bé đã dạy cho con người thói quen suy nghĩ độc lập, tinh thần critical thinking, là điều mà giáo dục ở những nước cộng sản độc tài như TQ hay VN không có được.
Bản chất của nhà cầm quyền TQ còn thừa thâm độc, lắm thủ đoạn, sẵn sàng chơi bẩn chơi xấu đủ kiểu, bất chấp những giới hạn tối thiểu của luật pháp quốc tế lẫn lương tri, lương tâm con người. Cao bồi Mỹ cũng chưa chắc đã tốt, cũng thủ đoạn không kém ai nhưng tinh vi, tàn nhẫn, thâm hiểm như TQ trong cuốn “Chết dưới tay TQ” (“Death by China: Confronting the Dragon – A Global Call to Action”) của hai tác giả Peter Navarro and Greg Autry đã vạch ra, thì Mỹ còn phải vái TQ làm sư phụ.
Một quốc gia có những người dám pha chế cả sữa nhiễm “bẩn”, đồ chơi có hại cho sức khỏe của trẻ em, áo ngực có gây chất ung thư cho phụ nữ, gạo giả, trứng giả, đủ loại thực phẩm hàng hóa độc hại… nghĩa là coi sinh mạng con người, sinh mạng đồng bào như cỏ rác thì còn mong gì có lương tâm, lòng nhân ái với dân tộc khác? Là nước láng giềng ở sát một bên TQ, người dân VN từ nhiều năm nay đã phải điêu đứng vì đủ thứ loại hàng hóa độc hại này cũng như những cách phá hoại nền kinh tế mà không một quốc gia nào khác có thể nghĩ ra hoặc dám làm!
Đủ mọi thủ đoạn hắc đạo, nhưng ngoài miệng các thế hệ lãnh đạo TQ luôn luôn tuyên bố hòa bình, chung sống hữu nghị với nước khác, còn với VN thì có hẳn 16 chữ vàng đề cao tình hữu nghị đời đời bền vững giữa hai đảng, hai nhà nước, hai dân tộc!

001_GR308262-250.jpg
Bản đồ hình lưỡi bò do TQ tự công bố nhằm chiếm trọn biền Đông. AFP photo.
TQ vốn dĩ có tinh thần Đại Hán bá quyền từ ngàn xưa. Khi đô hộ, khống chế được dân tộc nào thì luôn luôn muốn tiêu diệt bản sắc văn hóa của nước đó, đồng hóa với nước mình, từ VN trước kia cho tới Tây Tạng bây giờ là những ví dụ sinh động. Khác với các nước phương Tây khi đô hộ nước khác, họ đưa văn minh văn hóa phương Tây vào để “khai sáng” cho người bản địa nhưng cũng có ý thức để cho văn hóa các nước bản địa được phát triển, có cho đi và cũng có trao đổi, nhận lại.
TQ, khi làm ăn với nước khác thì chỉ muốn thu hết phần lợi về phần mình, để phần thiệt và cả rác rưới, cặn bã, tàn phá môi trường… cho nước khác, còn khi là “anh em, đồng chí, đồng minh” thì không muốn cho ai ngóc đầu lên hoặc phát triển bằng mình, chỉ muốn kìm hãm nước khác trong sự đói nghèo hoặc trong vòng phụ thuộc sâu sắc với TQ về cả chính trị, kinh tế lẫn văn hóa. Cứ nhìn những mối quan hệ làm ăn của TQ với các nước châu Phi hay mối quan hệ “anh em, đồng chí” giữa TQ và Bắc Hàn, VN hay Campuchia là đủ hiểu.
Chính vì rất nhiều những lý do như vậy mà việc đương đầu với TQ trở nên vô cùng khó khó khăn. TQ chẳng sợ người dân nước họ cũng chẳng sợ gì dư luận hay luật lệ quốc tế. Tất nhiên, hiện nay thì họ chưa dám lộng hành quá mức vì chưa đủ sức chống lại cả thế giới, nhưng việc họ chẳng coi các công ước quốc tế về luật Biển ra gì, hay khăng khăng không chấp nhận đưa các vụ tranh chấp lãnh hải ra quốc tế, kể cả khi Philippines đã kiện họ ra Tòa án quốc tế, là ví dụ.
Tuy nhiên, nhìn lại, trong cái khó lại có cái dễ. Ở thời điểm hiện nay nhiều quốc gia đã bắt đầu nhận ra bộ mặt thật của Bắc Kinh. Các nước láng giềng của TQ ở khu vực Đông Nam Á, Đông Á không một nước nào thật sự thích TQ, là đồng minh của TQ, ngược lại, đều dè chừng TQ. Vòng vây do Mỹ và các nước đồng minh tạo ra cũng đang thắt chặt dần xung quanh TQ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Nếu phải xảy ra xung đột với TQ, VN chắc chắn có lợi thế về dư luận, về sự ủng hộ của quốc tế. Nếu TQ tấn công VN, không phải như thời điểm năm 1979 khi VN bị cô lập, thế giới sẽ đứng về phía VN. Cho dù có thể các nước vẫn phải làm ăn buôn bán với TQ hay cũng chẳng ưa gì nhà cầm quyền VN vốn có “thành tích” tệ hại về nhân quyền, đàn áp tự do, dân chủ. Nhưng vì không ai muốn TQ thắng được nước khác tức là thêm sức mạnh, cũng không ai chấp nhận để TQ muốn làm gì cũng được. Và cuối cùng, trong nội bộ “kẻ khồng lồ” TQ có rất nhiều gót chân Achilles. Bên dưới sự tăng trưởng về kinh tế, sức mạnh quân sự đang gia tăng hàng năm, sức mạnh của cả khối dân tộc hơn 1,3 tỷ người là quá nhiều vấn đề bất ổn, do một mô hình thể chế chính trị không hoàn thiện, chưa kể những mâu thuẫn về sắc tộc.
Mỹ có thể sa lầy hai chục năm vào cuộc chiến tranh VN, tốn kém quá nhiều tiền của, xương máu người lính Mỹ, còn bị cho là thất bại; Mỹ cũng có thể đổ hàng đống tiền vào hai cuộc chiến tranh với Iraq, một cuộc chiến khác ở Afghanistan, và cho đến giờ này người dân Mỹ cũng như thế giới vẫn đang tranh cãi xem liệu thật ra thì Mỹ thua hay thắng, được hay mất những gì từ những cuộc chiến này, nhưng nước Mỹ không vì thế mà sụp đổ. Bởi nước Mỹ được xây dựng trên một thể chế khá là hoàn thiện và trên những căn bản bền vững nhất về tự do, dân chủ, nhân quyền.
Còn TQ, một cuộc chiến tranh lâu dài, tốn kém với bất cứ quốc gia nào khác cũng dễ khiến cho những mâu thuẫn nội tại của chính TQ có dịp bùng phát, dẫn đến nguy cơ sụp đổ, quốc gia bị xé ra thành từng mảnh như Liên Xô trước đây. Dù “nóng đầu” đến đâu, các nhà lãnh đạo TQ hẳn cũng nhìn thấy khả năng này.
Không ai mong muốn đương đầu với một cường quốc. Không ai mong muốn chiến tranh. Nhất là với một quốc gia đã chịu quá nhiều tổn thất, thiệt thòi từ những cuộc chiến tranh liên tiếp như VN. Nhưng đôi khi cây muốn lặng mà gió chẳng dừng. Nín nhịn, bạc nhược hết mức như nhà cầm quyền VN bao lâu nay vẫn đâu được TQ để yên. Vì vậy, VN luôn phải chuẩn bị cho mọi tình huống xấu nhất, nếu phải đương đầu với TQ. Nhìn ra những cái khó và dễ. Cái khó nhiều, cái dễ cũng lớn.
Vấn đề còn lại là nhà cầm quyền VN có chịu thay đổi, cải tổ dứt khoát về chính trị để thoát ra khỏi cái bóng của TQ, thoát ra khỏi nỗi sợ vô hình trước TQ và những rào cản tự thân để có thêm nhiều đồng minh từ thế giới tự do dân chủ và sức mạnh đồng thuận to lớn từ nhân dân hay không. Nhưng làm thế nào để cho họ chịu thay đổi, kể cả trong trường hợp họ không đổi, thì việc giành lấy quyền tự quyết định tương lai, vận mệnh của đất nước lại thuộc về trách nhiệm của gần 90 triệu người dân Việt Nam.

NGÀNH MAI * GIẢI THANH TÂM


Nghiệp báo” của người sáng lập giải Thanh Tâm

Ngành Mai, thông tín viên RFA
2013-04-01
Email
Ý kiến của Bạn
Chia sẻ
In trang này
4d4d025fd6292c83a2fbe2aeebafc29e-305.jpg
Ông Trần Tấn Quốc (phải).
File photo


Người ta có thể nói rằng trong giới cải lương và những người yêu thích bộ môn nghệ thuật sân khấu thời thập niên 1950 – 1960 nếu không thấy mặt ông Trần Tấn Quốc thì cũng nghe danh cái bút hiệu Thanh Tâm của ông. Do bởi chữ “Thanh Tâm” được đặt tên cho một giải thưởng hằng năm của bộ môn sân khấu cải lương.
Năm 1950 khi vừa làm chủ nhiệm tờ báo Tiếng Dội thì ông Trần Tấn Quốc liền mở ngay “Trang Kịch Trường” nói về hoạt động cải lương, để rồi về sau rất nhiều tờ báo cũng theo chân mở trang kịch trường với đường lối gần giống như ông chủ trương.

Suốt cuộc đời dấn thân

Trước khi nói về hoạt động cùng thành tích đạt được của trang kịch trường trên báo Tiếng Dội, tôi sơ lược qua về tiểu sử ông Quốc, cũng như cơ duyên nào đưa đẩy ông vào nghiệp báo chí để rồi suốt cuộc đời dấn thân vào trong cái nhục vinh của “nghiệp báo” này.
Ông Trần Tấn Quốc sinh năm 1914 tại Cao Lãnh, học thi đậu bằng Sơ Học (Certificat d’Etudes Primaires). Theo lời ông kể thì ông yêu thích nghề làm báo từ lúc còn ngồi ghế nhà trường. Hai nhà báo mà ông ngưỡng mộ nhứt là: Nhà cách mạng Nguyễn An Ninh, và ông Diệp Văn Kỳ chủ bút tờ nhựt báo Thần Chung.
Ông Diệp Văn Kỳ là người Huế, thân mẫu là một bà công chúa em gái Vua Thành Thái. Từng du học bên Pháp đậu bằng Cử Nhân Luật, ông Kỳ về nước không chen chân vào đường quan lộ mà chọn nghề làm báo. Là người miền Trung nhưng ông lại lọt vào “hũ nếp” ở đồng bằng song Cửu Long, (vợ ông Kỳ là bà Lê Thị Hạnh, con của một đại điền chủ giàu có số một ở Cao Lãnh).
Lúc ông Quốc đang học ở trường tiểu học Cao Lãnh thì ông Diệp Văn Kỳ nhân dịp về thăm quê vợ có đến thăm trường ông. Trước khi ra về, ông Diệp Văn Kỳ nói thẳng đám học sinh:
“Các em ráng học, để sau này giúp ích cho nước nhà. Chắc thầy các em đã nói cho các em biết tôi là ai hỉ? Có người lại bảo, tại sao tôi không ra làm quan? Nhưng làm quan để mà chi? Khi ta chỉ sung sướng một mình còn bao nhiêu đồng bào ta cực khổ, thì làm quan có ích gì? Tuy nhiên, về sau muốn làm nghề gì, thì lúc còn nhỏ cũng phải ráng học cái đã. Vậy tôi khuyên các em ráng học...”
Ông Quốc kể lại:
“Lời khuyên bảo của ông Kỳ thật là ngàn vàng, nhưng thay vì đây càng ráng học để sau này giúp ích cho nước nhà như lời ông khuyên bảo, thì bắt đầu từ đó, tôi muốn... làm báo! Để làm gì? Thật ra tôi chưa biết làm báo để làm gì, điều chắc chắn làm báo để... thành ông chủ bút, như... ông chủ bút Diệp Văn Kỳ.”
Năm 1930 ở Cao Lãnh có phong trào người dân biểu tình chống nhà cầm quyền thuộc địa Pháp. Ông Quốc mới 17 tuổi tham gia biểu tình bị bắt kêu án 5 năm đày đi Côn Đảo, vì tội “hoạt động phá hoại chống Nhà Nước”. Thọ án 4 năm thì được “phóng thích có điều kiện” về quê nhà ở Cao Lãnh, mỗi tuần phải đi trình diện chính quyền sở tại.
Về nhà được một thời gian thì ông Trần Tấn Quốc lại bị thêm một tai nạn nữa, do bài cảm tưởng dưới đây gởi đáng báo:
Lâu lắm rồi, từ ngày được trở về, tôi mới có dịp đi chợ quận chỉ cách nhà tôi một ngàn thước. Tôi đi xem lễ “14 Juillet” nghe nói năm nay được tô chức lớn lắm theo lịnh của quan chủ quận:


cltt-250.jpg
Những nữ nghệ sĩ nhận giải Thanh Tâm. Từ trái qua: Thanh Nga - Ngọc Giàu - Lan Chi - Bích Sơn. Photo courtesy of conhacvietnam.com
Trong lúc nhiều người vui vẻ nô đùa với các trò chơi của buổi lễ, riêng tôi cảm thấy buồn thấm thía. Buồn cho đồng bào mình chưa thức tỉnh và tủi cho một dân tộc bị trị đã quên mất cái quá khứ oanh liệt. Ngoài đua thuyền, chạy bộ, kéo dây là những trò biểu diễn thể thao cần ích, đến cạp chảo, đập tĩn, leo cột thoa mỡ bò... là những trò khỉ vô bỏ vô duyên không thể chấp nhận.
Người ta gắn dính một cắc bạc vào đít cái chảo đầy lọ đen rồi treo chảo lên một hàng năm cái. Ai muốn lấy cắc bạc ấy phải dùng răng mà cạp và không được làm rơi đồng tiền xuống đất. Dù lấy được hay không mặt mày người nào người nấy cũng dính đầy lọ chảo, trông không còn là mặt con người. Vậy mà cũng có nhiều người tranh nhau cạp để... giúp vui thiên hạ!
Một hàng tĩn sáu cái (thứ tĩn đựng nước mắm hồi trước) treo lên cao ngang đầu người, cách khoảng một thước một cái. Trong mỗi tĩn có một cắc bạc. Sáu người đều bịt mắt, mỗi người cầm một khúc cây, đứng xa hàng tĩn bốn thước. Quay tròn bốn vòng thật nhanh rồi tự mình nhắm tìm hàng tĩn mà đập. Tĩn bị đập bể, cắc bạc rớt ra thì lượm lấy. Nhưng không dễ gì! Những đòn đập gió, thiên hạ cười ồ. Người nầy ra sức đập vào... đầu người nọ, đôi khi đến phun máu, thiên hạ cũng... cười...!

“Bỏ xứ... đi làm báo”

Sau cuộc cách mạng 1789, mỗi năm đến 14 Juillet, nhân dân Pháp kỷ niệm ngày dân chúng nổi dậy phá ngục Bastille, đạp đổ đế quyền chuyên chế bằng tổ chức mít tinh, biểu tình nêu cao tinh thần tự do, bình đẳng, bác ái: Còn ở nước ta, từ khi Pháp xâm chiếm và thống trị, đa số dân chúng không biết ý nghĩa ngày 14 Juillet ra sao? Bình dân gọi là “Lễ Chánh Chung”, người có học Pháp thì gọi “Lễ 14 Juillet”. Dịp này, mỗi địa phương đều tự động tổ chức những trò vui theo sáng kiến của nhà cầm quyền, trong đó có bày ra nhiều trò vô ý thức, hạ thấp phẩm cách con người, làm tổn thương truyền thống oai hùng của một dân tộc.
Những đoạn trên là nội dung bài “cảm nghĩ khi xem Lễ 14 Juillet tại Cao Lãnh” ký tên CT (trong giấy tờ hộ tịch ông Quốc tên là Trần Chí Thành) đăng trên một nhật báo ở Sài Gòn. Bài báo này làm cho quan chủ quận T. nổi trận lôi đình khi điều tra biết tôi là tác giả và lúc bị quận đòi hỏi tôi cũng xác nhận như vậy, quan liền áp dụng biện pháp trừng phạt thật nghiêm khắc.
Kể từ đây, tuyệt đối tôi không được đến chợ và cũng không được đi ra khỏi làng đang cư ngụ bất cứ vì lý do gì; ngoài ra, mỗi ngày phải đến công sở xã Hòa An ký tên vào sổ hiện diện. Cò bót và làng xã trong toàn quận đều được thông báo quyết định của quan đối với tôi để nghiêm chỉnh thi hành.
Trong cái cảnh bị giam lõng như thế với nguy biến không biết xảy ra lúc nào, nên một hôm thừa dịp con nước ròng, tối trời, mẹ và em ông Quốc âm thầm bơi xuồng xuôi dòng sông Cửu Long xuống Sa Đéc, đưa ông lên chiếc xe đò sớm nhứt đi Sài Gòn. Lần ra đi này ông Quốc gọi là “bỏ xứ... đi làm báo”.
Những bước chân đầu tiên đặt lên vùng đất lạ Sài Gòn, thủ phủ của xứ Nam Kỳ nên ông Quốc không sao tránh khỏi những bỡ ngỡ trước cuộc đời mới. Mộng làm báo vẫn đeo đẳng bên mình. Đứng trước thực tế vô vàn khó khăn không giống như những điều mơ ước của cậu học trò năm xưa, khiến ông phải nhiều suy nghĩ để quyết tìm cho mình một chí hướng.
Nhắc lại những ngày dấn thân ấy, ông kể tiếp:

ngoc-giau-180.jpg
Nghệ sĩ Ngọc Giàu. Photo courtesy of cailuongvietnam.com.
“Lúc còn đi học, mình tha thiết nghề viết báo bao nhiêu, giờ đây đứng trước thực tế, thấy khó gia nhập làng báo bấy nhiêu. Viết báo chẳng những giỏi Việt văn mà còn phải có một số vốn liếng Pháp văn ở mức nào đó, dầu là một phóng viên đi lượm tin nơi các nhà thương và cò bót. Một anh phóng viên cầm cuốn sổ tay đến bót cảnh sát, thì từ anh Biện đến ông Cò, là những người có quyền cho tin nhà báo, đều là người Pháp; vào nhà thương thì gặp bác sĩ người Pháp, mà dầu bác sĩ người Việt, họ cũng nói tiếng Pháp. Lên Tòa án từ ông chánh án đến công tố viện và luật sư đều dùng tiếng Pháp trong việc hỏi cung, buộc tội và biện hộ.”
Vấn đề mộng và thực đã đặt ra trước mắt tôi. Lúc ở trường, mình viết bài gởi đến báo đăng chơi, hoặc tạo cho mình một cái bút hiệu để “làm tàng với chúng bạn”, bây giờ viết bài đem bán cho nhà báo để lấy tiền sống lại là việc khác.
Lúc bơ vơ giữa chợ đời với muôn nẻo sáng, tối thì may quá, tôi gặp một giáo sư tư thục, thương tình cám cảnh dẫn về ở với ông, vừa nuôi ăn, vừa cho theo ông vào lớp để học ké với nhóm học sinh có đóng học phí hẳn hòi. Đó là giáo sư sống độc thân chuyên dạy Pháp văn mà tên Đinh Nho Hàng của ông đã khắc sâu vào tâm khảm tôi từ đó.
Theo ăn ở và học với ông Đinh Nho Hàng hơn một năm, thầy trò rất tương đắc, một hôm có việc riêng ông đi tỉnh. Ở nhà buồn quá, tôi ra bồn binh Sài Gòn ngồi trên băng đá nghĩ chuyện đời và đếm từng chiếc sẽ hơi chạy qua cho đến khuya. Bỗng có hai người đàn ông tuy còn nhỏ tuổi mà nét phong trần lộ lên khuôn mặt có vẻ dạn dày, với bộ điệu nhanh nhẹn, xề xuống ngồi chung một băng đá với tôi và bắt đầu nói một “thứ tiếng” lạ tai khó hiểu.
Một người nói:
“Khứa tứ bị cội múm.”
Người thứ hai chắt lưỡi và mặt đượm ngay nét buồn. Đoạn người này ngó tôi nói với người nọ:
“Coi khứa ni là khứa ăn bay hay khứa 77? Người nọ liếc tôi, rồi nói với người kia:
Hừ, khứa nhủ.”
Sáng hôm sau, tôi đem chuyện này thuật lại với một ông cảnh sát truy tầm (Agent de recherche) ở gần nhà giáo sư Đinh Nho Hàng để nhờ ông giải thích.
Ông ta cười ha hả mà nói:
“Chú em gặp mấy thằng “ăn hồ” rồi!
Nữa, “ăn hồ” là gì?
Là bọn móc túi. Những tiếng “khứa tứ”, “cội múm”, “khứa nhủ” là tiếng lóng của đám móc túi. Như “khứa” có nghĩa là thằng, hay anh, “khứa tứ” là anh tư, “khứa nhủ” là thằng nhỏ, “cội” là lính, “khứa 77” là lính kín, “múm” là bắt, “ăn bay” là ăn cắp vặt, “ăn hồ” là móc túi v.v...
Thằng này nói với thằng kia “khứa tứ bị cội múm” có nghĩa là thằng này báo tin cho thằng kia hay “Anh Tư đã bị lính bắt”. Sau khi được ông cảnh sát truy tầm giải thích những tiếng lóng của bọn móc túi, một ý nghĩ nãy sanh trong đầu óc tôi: Viết một phóng sự về bọn móc túi ở Sài Gòn.
Qua một cuộc vận động và năn nỉ và cũng nhờ ông cảnh sát truy tầm sẵn lòng thương. Kế đó được thầy tôi cho phép, tôi bèn theo bén chân ông cảnh sát trong công tác bài trừ bọn móc túi. Như vậy, trong gần ba tháng, tôi được biết những ổ của bọn bất lương, biết rõ từ cách tổ chức đến hoạt động, từ những tiếng lóng đến mánh lớn “làm ăn” của bọn móc túi Sài Gòn.
Nghe tôi thuật chuyện, giáo sư Hàng bảo:
“Anh viết phóng sự đi: Đó là cách mở ngõ cho anh vào làng báo.”
Tôi cắm đầu viết thiên phóng sự “Những hoạt động và mánh lới của bọn móc túi Sài Gòn” rồi tự mang đến bán cho ông Nguyễn Phan Long, chủ nhiệm nhựt báo Việt Nam.
Với tác phẩm đầu tay nầy, tôi được trả bút phí 20 đồng, nhưng nỗi vui mừng lớn nhứt của tôi là sau khi đăng dứt thiên phóng sự vừa nói trên (đăng mỗi ngày và trên một tuần) tôi liền được ông chủ nhiệm nhựt báo Việt Nam cho tôi một chân phóng viên của báo nầy với số lương tháng 30 đồng và chánh thức gia nhập đội ngũ báo chí Sài Gòn từ tháng 6 năm 1936.
 http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/founder-of-thanh-tam-award-nm-04012013151502.html

PHƯƠNG SƠN * HÀ NỘI NGÀY NAY

Hà Nội lố nhố và hôi thối



Mái ngói rêu phong dần được thay thế bằng mái tôn, những lồng sắt, chuồng cọp xuất hiện ngày một nhiều trên ban công hay nóc của các tòa nhà cũ kỹ... khiến phố cổ Hà Nội thêm ngột ngạt, nhếch nhác.




Phố Hàng Đường nhìn từ trên cao, nhà thò nhà thụt. Mặt tiền con phố này nham nhở từ nhiều năm nay khi người dân cơi nới thêm tầng để tăng diện tích ở.



Người đi đường ngước mắt lên cao rất dễ dàng bắt gặp nhiều ngôi nhà có mặt tiền nham nhở, vôi vữa bong tróc bởi sự cơi nới hay thờ ơ của người dân.



Nhìn từ trên cao, hầu hết nóc nhà phố Hàng Buồm, Hàng Giấy và nhiều khu vực khác đã bị sửa sang, không còn cảnh ngói phủ đầy rêu đặc trưng của phố cổ Hà thành hàng chục năm về trước. Các khoảng sân, ban công thoáng đãng cũng được tận dụng làm tum để ở hoặc phơi phóng.



Do diện tích không được mở rộng trong khi người ngày một đông nên nhiều gia đình ở phố cổ đã liên tục cơi nới, xây các "chuồng cọp" chồng lên nhau.




Trong khu phố cổ đất chật người đông, những chuồng cọp quây tôn rộng chưa đầy 10 m2 như thế này có thể là chỗ sinh hoạt lý tưởng của một gia đình.



Mái tôn giăng kín, nhà mọc khắp nơi khiến nhiều ngôi nhà chỉ một chỗ có ánh sáng là tầng thượng.




Một khe hở hiếm hoi đủ để đứng phơi quần áo.





Còn nhiều hộ gia đình khác ở nhà số 60 Hàng Buồm phải bật đèn điện giữa ban ngày để soi lối đi và phơi quần áo..

Nước bồn cầu chảy khắp khu tập thể

Suốt 40 năm, do sống trong không gian chật hẹp, cũ nát, hơn 100 hộ dân ở khu tập thể ĐH Y Hà Nội phải xây thêm nhà vệ sinh, xả thải qua ống nhựa bắc qua đầu người dân khiến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.



Năm 1974, khu nhà E4, tập thể ĐH Y Hà Nội được xây dựng để phục vụ sinh viên. Sau đó, 112 căn hộ được chuyển thành nhà ở cho cán bộ của trường.



Diện tích chật chội, lại không có nhà vệ sinh nên hầu hết các căn hộ đều được cơi nới và xây thêm "chuồng cọp" để làm nhà vệ sinh, bếp, phòng tắm. Trải qua hàng chục năm, những chuồng cọp xuống cấp, nhem nhuốc, sắt thép hoen rỉ, rêu mọc khắp nơi.



Nhà chỉ rộng 12m2 (dài gần 7 m, rộng 1,8 m) mà có tới 5 người nên gia đình bà Ngô Thị Lịch (phòng 40E) phải làm thêm gác xép để ngủ.




Còn khu bếp, vệ sinh... được gia đình tự cơi nới thêm phía trước nhà.



Mỗi nhà cơi nới một kiểu, cái thò cái thụt khiến khu tập thể gần 40 tuổi thêm lồi lõm.

Bà Phan Thị Thu, Tổ phó tổ dân phố 52, phường Trung Tự cho biết, chỉ có một số hộ dân được dẫn ống xả xuống bể phốt của khu nhà, còn lại hầu hết đều phải bắc ống nhựa dẫn nước thải từ bồn cầu xuống thẳng sông Lừ chạy phía trước nhà.



Để hạn chế mùi xú uế, người dân đã xây tường rào để ngăn cách khu nhà ở với con sông ô nhiễm. Nhưng gần đây, dự án bê tông hóa sông được thi công, tường rào bị phá bỏ, các ống xả trơ ra, nước thải chảy lênh láng trên mặt đất. Có ống nước thải treo lơ lửng trên đầu người qua lại.




Có ống lại xả xuống ngay cạnh cửa nhà, khiến mùi hôi thối bốc lên nồng nặc.


Một số hộ kinh doanh phải mua bạt bọc các đường ống này lại để tránh gây ô nhiễm môi trường. "Chúng tôi mong dự án cống hóa sông Lừ sớm hoàn thiện để các đường ống dẫn nước thải được gom xuống cống, người dân bớt khổ. Như thế này ô nhiễm quá, không thể sống nổi", bà Thu nói.

Phương Sơn

BS. VIỆT CỘNG DƯƠNG QUỲNH HOA

Bẩy Hồng: Di… chúc! Cuộc đời và cái chết rất buồn

image


Trong nhiều vụ án tranh chấp về tài sản thừa kế, kiện tụng đòi chia nhà cửa, đất đai… của con cháu khi cha mẹ mất đi, có những vụ việc làm biết bao người, không chỉ người trong cuộc, phải đau đớn, day dứt mãi, chuyện này không của riêng ai, ai cũng có thể gặp phải.

Chuyện gia đình bà nguyên Bộ trưởng… 
Đây là câu chuyện đau lòng tôi từng biết. Đọc từng tập hồ sơ, từng lời viết “kêu cứu” của nạn nhân là con cháu của bà bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế trong Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hoà Miền Nam Việt Nam, sau ngày giải phóng thống nhất đất nước, bà là Thứ trưởng Bộ Y tế và sau cùng là Giám đốc Trung tâm Nhi khoa… Ngôi nhà với gần 1.000 mét vuông, hai mặt tiền ở đường Nguyễn Thị Minh Khai và Bà Huyện Thanh Quan, quận 3, TP.Hồ Chí Minh (đối diện công viên Tao Đàn, quận 1), vốn là của ông bà Dương Minh Thới và Hà Thị Ngọc ( cha mẹ của bác sĩ Dương Quỳnh Hoa)

Cũng trong ngôi nhà này, ông Thới có hàng ngàn cổ vật, trở thành bộ sưu tập mang tên Dương Hà (họ của ông Thới và vợ ghép lại). Bà Hoa là con gái của ông Thới, cũng sớm làm cách mạng. Sau ngày thống nhất đất nước, bà Hoa đưa người chồng, tên là Huỳnh Văn Nghị (SN 1928) về nhà ở rể. Năm 2006, vì vợ chồng bà Hoa không có con, nên theo ý nguyện của ông bà Thới để lại, ngôi nhà và bộ sưu tập đồ cổ phải được lưu giữ truyền lại cho các con cháu dòng họ sau này, và đây cũng là nơi để con cháu dòng họ thờ cúng ông bà tổ tiên. Vì dòng họ không còn ai, nên bà Hoa đã lập di chúc vào ngày 23.2.2006 để lại ngôi nhà cùng tài sản cho ông Đỗ Tường Phước, là cháu ngoại của ông Dương Minh Thới, gọi bà Hoa bằng dì ruột. Di chúc cũng được bà Hoa và ông Huỳnh Văn Nghị ký tên, có công chứng tại Phòng công chứng số 1 - TP.Hồ Chí Minh.

Ông Đỗ Tường Phước cũng là một người trong ngành y, là một dược sĩ, là cháu ngoại của ông Thới, vốn trước đây từng lăn lộn góp sức với dì ruột của mình là bác sĩ Dương Quỳnh Hoa đóng góp cho ngành y tế nước nhà, trong đó có việc xây dựng hình thành Trung tâm Nhi khoa, hiện nay trực thuộc Bệnh viện Nhi đồng 2 - TP.Hồ Chí Minh. Ông Phước nói chuyện với tôi trong nước mắt và đầy cay đắng. Khi bà Hoa mất đi, ông Nghị sống một mình trong ngôi nhà bề thế rộng lớn ngay trung tâm thành phố, đã làm ông động lòng trắc ẩn và sợ một cái gì đó, nên gọi gia đình ông Phước, người được thừa kế tài sản về sống chung một nhà. Ông Phước cho biết: “Lúc đó, là khoảng giữa năm 2009, ông Nghị yêu cầu gia đình tôi về sống chung với ông để tự giữ tài sản, đồ đạc mà bà Hoa đã di chúc để lại cho tôi. Thương dì chúng tôi đã mất, nên chúng tôi đều rất thương ông là dượng rể trong nhà. Nhưng chữ ngờ ai biết được…”.


image
Một góc bộ sưu tập đồ cổ của ông Dương Minh Thới, nay đã bị lấy đi.


Thay đổi di chúc xoành xoạch


Ngày 26.8.2009, ông Huỳnh Văn Nghị đến Phòng công chứng số 1 - TP.Hồ Chí Minh lập “di chúc” với nội dung: “Ông Nguyễn Quốc Nam, sinh năm 1986, ngụ 417 đường Minh Phụng, phường 19, quận 11 sẽ thừa hưởng di sản thừa kế do tôi để lại là một phần thuộc sử dụng, sở hữu của tôi trong bất động sản số 208 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3”. Nhưng đến ngày 1.9.2009, ông Phước lại bất ngờ biết chuyện ông Huỳnh Văn Nghị đến văn phòng luật sư Đông Dương, quận 8 để làm… tiếp một “di chúc” khác với nội dung để lại toàn bộ tài sản chứ không phải là một phần. Trong bản di chúc này ông Nghị viết: “Tôi và vợ tôi Dương Quỳnh Hoa, đã mất ngày 26.2.2006 là chủ sở hữu toàn bộ động sản có trong căn nhà 208 Nguyễn Thị Minh Khai, phường 6, quận 3 (có danh mục đính kèm, gồm 2.310 món đồ cổ). Vợ chồng tôi không có con chung, con riêng.

Cha mẹ vợ tôi đã chết trước vợ tôi nên toàn bộ số tài sản trên thuộc quyền sở hữu hợp pháp của tôi”. Và nội dung quan trọng trong bản di chúc này là: “Sau khi tôi qua đời, ông Nguyễn Quốc Nam, sinh năm 1968 ngụ 417 đường Minh Phụng, quận 11, sẽ được thừa hưởng toàn bộ di sản thừa kế là các động sản nói trên do tôi để lại. Ngoài Nguyễn Quốc Nam, tôi không để lại cho bất cứ ai”. Ông Phước cho biết: “Gia đình tôi hoàn toàn không biết ông Nam là ai”. Nhưng câu chuyện chưa dừng lại ở đây, mà có dấu hiệu không bình thường khi ngôi nhà trị giá hàng trăm tỉ đồng và bộ sưu tập đồ cổ vô giá của ông bà Thới để lại (chính ông Nghị cũng thừa nhận điều hiển nhiên này), được ông này thay đổi di chúc lần thứ… 4!


Với bản di chúc chính tay ông Nghị viết vào ngày 1.9.2009 ở văn phòng luật sư Đông Dương, quận 8, thì chỉ sau 15 ngày, tức vào ngày 15.9.2009, cũng chính ông Nghị trở lại văn phòng luật sư này làm “Giấy hủy bỏ di chúc” lập ngày 1.9.2009. Lúc này, ông Nghị lại thừa nhận bản di chúc được lập lần đầu tiên cùng với vợ của mình là bà Hoa vào năm 2006. Dấu hiệu không bình thường của ông lại thể hiện một lần nữa, là vào ngày 25.1.2011, ông Nghị lại đến Phòng công chứng số 1… lập di chúc với nội dung: “Sau khi tôi qua đời thì toàn bộ phần sở hữu nhà và quyền sử dụng đất của tôi và phần di sản tôi được thừa kế của vợ tôi… tôi không để lại cho ông Đỗ Tường Phước nữa mà để lại cho bà Huỳnh Thị Vinh Mai, sinh năm 1972, ngụ 716/H Hậu Giang, phường 12, quận 6”.
image

Kiện rồi lại rút
Trong khi ông Nghị lập di chúc để tài sản cho bà Huỳnh Thị Vinh Mai nào đó, hoàn toàn xa lạ với dòng họ Dương, thì đùng một cái, ngày 29.1.2011, ông Nghị nộp đơn “khởi kiện” ông Đỗ Tường Phước, tức là cháu ngoại dòng họ Dương mà theo ý nguyện của bà Hoa, là người được thừa hưởng tài sản theo di chúc lúc bà còn sống. Cũng trong đơn khởi kiện, ông Nghị “đồng ý thanh toán 1 phần 6 giá trị quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất ở nhà 208 Nguyễn Thị Minh Khai cho ông Phước”. Như vậy, từ cuối năm 2009 đến thời điểm đầu năm 2011, ông Nghị đã thay đổi liên tục ít nhất 6 lần lập di chúc, rồi thay đổi nội dung di chúc cho đến khởi kiện ra tòa. Ngày 15.2.2011, TAND quận 3 đã ra quyết định thụ lý vụ án dân sự, mà ông Nghị nộp đơn khởi kiện. Rồi lại thêm một lần nữa, cũng chính ông Nghị viết đơn đề ngày 21.9.2011 gửi đến TAND quận 3 với nội dung xin rút đơn kiện vô điều kiện. Do vậy, ngày 30.9.2011, TAND quận 3 đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, số 32/2011/DS ngày 15.2.2011 về tranh chấp thừa kế, mà ông Nghị là nguyên đơn, bị đơn là ông Phước.

Như vậy, sau khi rút đơn kiện ông Phước, coi như bản di chúc mà ông Nghị cho tài sản thừa kế cho những người “lạ” nêu trên đều bị mất tác dụng, coi như bản di chúc được lập năm 2006, thời điểm bà Hoa còn sống lại trở về vị trí… đích thực của nó. Tuy nhiên, lần này diễn biến câu chuyện lại đi vào tình thế khác, với nhiều “tay” máu mặt lao vào… kiếm chác.

Sau khi rút đơn kiện ông Phước, ông Huỳnh Văn Nghị tiếp tục “gây sốc” cho dòng họ Dương, đó là hiến tặng toàn bộ sưu tập đồ cổ cho Bảo tàng TP.Hồ Chí Minh. Ông Nghị gửi đơn kêu cứu khắp nơi, khắp nơi đều im lặng, đùng một cái, ngày 16.3.2011, các cơ quan chức năng của TP.Hồ Chí Minh, huy động hàng trăm người vào nhà mang đi toàn bộ đồ cổ, mà ông Phước cho biết là hơn 3.000 món đồ vật, trị giá cực kỳ lớn.

image
Ông Huỳnh Văn Nghị 2011


Càng khó hiểu hơn về hành động của ông Nghị, đó là đầu tháng 11.2011, gia đình ông Phước bị “khủng bố” tinh thần khi xuất hiện một vị cảnh sát mang hàm trung tá, đến gia đình xưng là Nguyễn Minh Hưng, dẫn theo một số người đòi “trục xuất” gia đình ông Phước ra khỏi nhà, vì được ông Nghị thuê làm. Thấy việc bất bình và ngang trái, ông Phước gửi đơn đến cơ quan công tác của vị trung tá cảnh sát này, thì ông Hưng “biến mất”, nhưng gần đây lại xuất hiện người khác cũng đòi “trục xuất” gia đình ông Phước ra khỏi ngôi nhà của cha ông họ. Ông Phước cho biết: “Gia đình tôi đang bị nhiều người lạ ngày đêm đe dọa, họ nhăm nhe vì ngôi nhà mà chúng tôi phải ra sức bảo vệ để làm nơi thờ phụng cho ông bà”.


Phùng Bắc
Di sản của ông bà, cha mẹ để lại thường là thảm họa cho các cháu về sau, ngoại trừ người quản lý di sản đó phải là người có lương tri, còn người quản lý di sản vô trách nhiệm muốn độc chiếm cho riêng gia đình, thì sẽ để lại hậu quả khôn lường cho chính con cháu họ./.

image
Cố bác sĩ Dương Quỳnh Hoa

 Cuộc đời và cái chết rất buồn của bác sĩ Dương Quỳnh Hoa

BBT.- Bài viết của Mai Thanh Truyết dưới đây có phần đúng sau ngày MTGPMN bị “chặt đầu”. Bài còn thiếu ở phần cuộc đời bà Hoa, có thể gọi là quan trọng lý do thúc đẩy bà theo CS, từ ngày học tại Pháp cho đến ngày chia tay Bs Trần Kim Tuyến tại quán ăn Thủ Đức đi vào khu. Muốn cho đầy đủ, tác giả nên hỏi lại các nhân vật sau đây: Bs Trần Văn Đỗ, BộTrưởng Ngoại Giao VNCH, người Chị ruột bà Hoa cũng là bác sĩ, làm viện Pasteur Saigon, Bs Nguyễn Văn Thọ, TGĐ Thông Tin Đệ Nhứt CHVN và Bs Trần Kim Tuyến.

Cuộc đời và cái chết của bác sĩ Dương Quỳnh Hoa


Bà Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa (DQH) vừa nằm xuống ngày thứ bảy 25-2-2006 tại Sài Gòn, và cũng vừa được hỏa táng vào ngày thứ ba 28/2.
Báo chí trong nước cho đến hôm nay, không hề loan tải tin tức trên.
Đài BBC có phỏng vấn Ông Võ Nhơn Trí ở Pháp về tin nầy và phát đi ngày 28/2.
Sự im lặng của CS Việt Nam khiến cho người viết thấy có nhu cầu trang trải và chia xẻ một số suy nghĩ về cái chết của BS DQH để từ đó rút ra thêm một kinh nghiệm sống về tính chất “chuyên chính vô sản” của những người cầm quyền tại Việt Nam hiện tại.



Ô. Bà DQH và Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam

image
Ông Huỳnh Văn Nghị và vợ - BS Dương Quỳnh Hoa, chụp ở chiến khu năm 1970


BS DQH là một người sống trong một gia đình theo Tây học, có uy tín và thế lực trong giới giàu có ở Sài Gòn từ thập niên 40.

Cha là GS Dương Minh Thới và anh là LS Dương Trung Tín; gia đình sống trong một biệt thự tại đường Bà Huyện Thanh Quan xéo góc Bộ Y tế (VNCH) nằm trên đường Hồng Thập Tự.

LS Tín đã bị ám sát tại Đà Lạt trong đó cái chết của ông cũng không được soi sáng, nhưng đa phần có nhiều nghi vấn là do lý do chính trị vì ông có khuynh hướng thân Pháp thời bấy giờ.


Về phần Bà Hoa, được đi du học tại Pháp vào cuối thập niên 40, đã đỗ bằng Bác sĩ Y khoa tại Paris và về lại Việt Nam vào khoảng 1957 (?). Bà có quan niệm cấp tiến và xã hội, do đó Bà đã gia nhập vào Đảng CS Pháp năm 1956 trước khi về nước.


Từ những suy nghĩ trên, Bà hoạt động trong lãnh vực y tế và lần lần được móc nối và gia nhập vào Đảng CSVN.


Tháng 12/1960, Bà trở thành một thành viên sáng lập của Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam VN. (MTDTGPMN) dưới bí danh Thùy Dương, nhưng còn giữ bí mật cho đến khi Bà chạy vô “bưng” qua ngõ Ba Thu -Mỏ Vẹt xuyên qua Đồng Chó Ngáp. Ngay sau biến cố Tết Mậu Thân, tin tức trên mới được loan tải qua đài phát thanh của Mặt Trận.


Khi vào trong bưng, Bà gặp GS Huỳnh Văn Nghị (HVN) và kết hôn với GS.
Trở qua GS Huỳnh Văn Nghị, Ông cũng là một sinh viên du học tại Pháp, đỗ bằng Cao học (DES) Toán.


Về VN năm 1957, ông dạy học tại trường Petrus Ký trong hai năm, sau đó qua làm ở Nha Ngân sách và Tài chánh. Ông cũng có tinh thần thân Cộng, chạy vô “bưng” năm 1968 và được kết nạp vào đảng sau đó.

Do “uy tín” chính trị quốc tế của Bà Hoa thời bấy giờ rất cao, Mặt Trận, một lá bài của CS Bắc Việt, muốn tận dụng uy tín nầy để tạo sự đồng thuận với chính phủ Pháp hầu gây rối về mặt ngoại giao cho VNCH và đồng minh Hoa Kỳ. Từ những lý do trên, Bà Hoa là một người rất được lòng Bắc Việt, cũng như Ông Chồng là GS HVN cũng được nâng đỡ theo.
Vào đầu thập niên 70, Ông được chuyển ra Bắc và được huấn luyện trong trường đảng. Tại đây, với một tinh thần thông thoáng dân tộc, cộng thêm nhiều lý luận toán học, Ông đã phân tích và chứng minh những lý thuyết giảng dạy ở trường đảng đều không có căn bản lý luận vững chắc và Ông tự quyết định rời bỏ không tiếp tục theo học trường nầy nữa.

Nhưng chính nhờ uy tín của Bà DQH trong thời gian nầy cho nên ông không bị trở ngại về an ninh. Cũng cần nên nói thêm là ông đã từng được đề cử vào chức vụ Bộ trưởng Kinh tế nhưng ông từ chối.
Ô.B DQH và Đảng Cộng sản VN

image
Bà Nguyễn Thị Bình, Trưởng đoàn đàm phán Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris 1973. 


Chỉ một thời gian ngắn sau khi CS Bắc Việt giải tán Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, Ô Bà lúc đó mới vỡ lẽ ra.

Về phần Ô HVN, ông hoàn toàn không hợp tác với chế độ. Năm 1976, trong một buổi ăn tối với 5 người bạn thân thiết, có tinh thần “tiến bộ”, Ông đã công khai tuyên bố với các bạn như sau: “Các “toi” muốn trốn thì trốn đi trong lúc nầy. Đừng chần chờ mà đi không kịp. Nếu ở lại, đừng nghĩ rằng mình đã có công với “cách mạng” mà “góp ý” với đảng”.
Ngay sau đó, một trong người bạn thân là Nguyễn Bá Nhẫn vượt biên và hiện cư ngụ tại Pháp. Còn 4 người còn lại là Lý Chánh Trung (giáo sư văn khoa Sài Gòn), Trần Quang Diệu (TTKý Viện Đại học Đà Lạt), Nguyễn Đình Long (Nha Hàng không Dân sự), và một người nữa người viết không nhớ tên không đi. Ông Trung và Long hiện còn ở Việt Nam, còn ông Diệu đang cư ngụ ở Canada.

Trở lại BS DQH, sau khi CS chiếm đóng miền Nam tháng 4/1975, Bà Hoa được “đặt để” vào chức vụ Tổng trưởng Y tế, Xã hội, và Thương binh trong nội các chính phủ.
Vào tháng 7/75, Hà Nội chính thức giải thể chính phủ Lâm thời và nắm quyền điều hành toàn quốc, chuyển Bà xuống hàng Thứ trưởng và làm bù nhìn như Nguyễn Hữu Thọ, Nguyễn Thị Bình, Nguyễn Thị Định…


Chính trong thời gian nầy Bà lần lần thấy được bộ mặt thật của đảng CS và mục tiêu của họ không phải là phục vụ đất nước Việt Nam mà chính là làm nhiệm vụ của CS quốc tế là âm mưu nhuộm đỏ vùng Đông Nam Á.
Vào khoảng cuối thập niên 70, Bà đã trao đổi cùng Ô Nguyễn Hữu Thọ: ”Anh và tôi chỉ đóng vai trò bù nhìn và chỉ là món đồ trang sức rẻ tiền cho chế độ. Chúng ta không thể phục vụ cho một chế độ thiếu dân chủ và không luật lệ. Vì vậy tôi thông báo cho anh biết là tôi sẽ trả lại thẻ Đảng và không nhận bất cứ nhiệm vụ nào trong chính phủ cả”.

Đến năm 1979, Bà chính thức từ bỏ tư cách đảng viên và chức vụ Thứ trưởng.
Dĩ nhiên là Đảng không hài lòng với quyết định nầy; nhưng vì để tránh những chuyện từ nhiệm tập thể của các đảng viên gốc miền Nam, họ đề nghị Bà sang Pháp. Nhưng sau cùng, họ đã lấy lại quyết định trên và yêu cầu Bà im lặng trong vòng 10 năm.

Mười năm sau đó, sau khi được “phép” nói, Bà nhận định rằng Đảng CS Việt Nam tiếp tục xuất cảng gạo trong khi dân chúng cả nước đang đi dần đến nạn đói. Và nghịch lý thay, họ lại yêu cầu thế giới giúp đỡ để giải quyết nạn nghèo đói trong nước.
Trong thời gian nầy Bà tuyên bố: ”Trong hiện trạng của Đất Nước hiện tại (thời bấy giờ), xuất cảng gạo tức là xuất cảng sức khỏe của người dân.”
Và Bà cũng là một trong những người đầu tiên lên tiếng báo động vào năm 1989 cho thế giới biết tệ trạng bán trẻ em Việt Nam ngay từ 9, 10 tuổi cho các dịch vụ tình dục trong khách sạn và các khu giải trí dành cho người ngoại quốc do các cơ quan chính phủ và quân đội điều hành.
Sau khi rời nhiệm vụ trong chính phủ, Bà trở về vị trí của một BS nhi khoa. Qua sự quen biết với giới trí thức và y khoa Pháp, Bà đã vận động được sự giúp đỡ của hai giới trên để thành lập Trung Tâm Nhi Khoa chuyên khám và chữa trị trẻ em không lấy tiền và Bà cũng được viện trợ thuốc men cho trẻ em Việt Nam suy dinh dưỡng nhất là acid folic và các lọai vitamin.

Nhưng tiếc thay, số thuốc trên khi về Việt Nam đã không đến tay Bà mà tất cả được chuyển về Bắc.
Bà xin chấm dứt viện trợ, nhưng lại được “yêu cầu” phải xin lại viện trợ vì …nhân dân (của Đảng!).
Về tình trạng trẻ con suy dinh dưỡng, với tính cách thông tin, chúng tôi xin đưa ra đây báo cáo của Bà Anneke Maarse, chuyên gia tư vấn của UNICEF trong hội nghị ngày 1/12/03 tại Hà Nội : ”Hiện Việt Nam có 5,1 triệu người khuyết tật chiếm 6,3% trên tổng số 81 triệu dân. Qua khảo sát tại 648 gia đình tại ba vùng Phú Thọ, Quảng Nam và Tp HCM cho thấy có tới 24% trẻ em tàn tật dạng vận động, 92,3% khuyết tật trí tuệ, và 19% khuyết tật thị giác lẫn ngôn ngữ. Trong số đó tỷ lệ trẻ em khuyết tật bẩm sinh chiếm tới 72%.
image
Ký giả Morley Safer



Vào năm 1989, Bà đã được ký giả Morley Safer, phóng viên của đài truyền hình CBS phỏng vấn. Những lời phỏng vấn đã được ghi lại trong cuốn sách của ông dưới tựa đề Flashbacks on Returning to Việt Nam do Random House, Inc. NY, 1990 xuất bản. Qua đó, một sự thật càng sáng tỏ là con của Bà, Huỳnh Trung Sơn bị bịnh viêm màng não mà Bà không có thuốc để chữa trị khi còn ở trong bưng và đây cũng là một sự kiện đau buồn nhất trong đời Bà. Cũng trong cuốn sách vừa kể trên, Bà cũng đã tự thú là đã sai lầm ở một khoảng thời gian nào đó. Nhưng Bà không luyến tiếc vì Bà đã đạt được mục đích là làm cho những người ngoại quốc ra khỏi đất nước Việt Nam.

Sau cùng, chúng tôi xin liệt kê ra đây hai trong những nhận định bất hủ của BS DQH là:
”Trong chiến tranh, chúng tôi sống gần nhân dân, sống trong lòng nhân dân. Ngày nay, khi quyền lực nằm an toàn trong tay rồi, đảng đã xem nhân dân như là một kẻ thù tiềm ẩn.”
Và khi nhận định vềbức tường Bá Linh, Bà nói: ” Đây là ngày tàn của một ảo tưởng vĩ đại.”


image


BS DQH và Vụ kiện Da Cam

Theo nhiều nguồn dư luận hải ngoại, trước khi ký kết Thương ước Mỹ-Việt dưới nhiệm kỳ của Tổng thống Clinton, hai chính phủ đã đồng ý trong một cam kết riêng không phổ biến là Việt Nam sẽ không đưa vụ Chất độc màu Da cam để kiện Hoa Kỳ, và đổi lại, Mỹ sẽ ký thương ước với Việt Nam và sẽ không phủ quyết để Việt Nam có thể gia nhập vào Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) trong tương lai.
Có lẽ vì “mật ước” Mỹ-Việt vừa nêu trên, nên Việt Nam cho thành lập Hội Nạn nhân chất Độc Da cam/Dioxin Việt Nam ngày 10/1/2004 ngay sau khi có quyết định chấp thuận của Bộ Nội vụ ngày 17/12/2003.


Đây là một Hội dưới danh nghĩa thiện nguyện nhưng do Nhà Nước trợ cấp tài chính và kiểm soát.
Ban chấp hành tạm thời của Hội lúc ban đầu gồm:
- Bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó chủ tịch nước làm Chủ tịch danh dự;
- Thượng tướng Đặng Vũ Hiệp, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị QĐND làm Chủ tịch;
- GS, BS Nguyễn Trọng Nhân, nguyên Bộ trưởng Y tế, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam làm Phó Chủ tịch;
- Ô Trần Văn Thụ làm Thư ký.
Trong buổi lễ ra mắt, Bà Bình đã khẳng định rõ ràng rằng: ”Chính phủ Mỹ và các công ty sản xuất chất độc hoá học da cam phải thừa nhận trách nhiệm tinh thần, đạo đức và pháp lý. Những người phục vụ chính thể Việt Nam Cộng Hòa cũ ở miền Nam không được đưa vào danh sách trợ cấp”. Theo một bản tin của Thông tấn xã Việt Nam thì đây là một tổ chức của những nạn nhân chất Da cam, cũng như các cá nhân, tập thể tự nguyện đóng góp để giúp các nạn nhân khắc phục hậu quả chất độc hoá học và là đại diện pháp lý của các nạn nhân Việt Nam trong các quan hệ với các tổ chức và cơ quan trong cũng như ngoài nước. Thế nhưng, trong danh sách nạn nhân chất da cam trong cả nước được Việt Nam ước tính trên 3 triệu mà chính phủ đã thiết lập năm 2003 để cung cấp tiền trợ cấp hàng tháng, những nạn nhân đã từng phục vụ cho VNCH trước đây thì không được đưa vào danh sách nầy (Được biết năm 2001, trong Hội nghị Quốc tế tại Hà Nội, số nạn nhân được Việt Nam nêu ra là 2 triệu!). Do đó có thể nói rằng, việc thành lập Hội chỉ có mục đích duy nhất là hỗ trợ cho việc kiện tụng mà thôi.

image


Vào ngày 30/1/2004, Hội đã nộp đơn kiện 37 công ty hóa chất ở Hoa Kỳ tại tòa án liên bang Brooklyn, New York do luật sư đại diện cho phía Việt Nam là Constantine P. Kokkoris. (Được biết LS Kokkoris là một người Mỹ gốc Nga, đã từng phục vụ cho tòa Đại sứ Việt ở Nga Sô và có vợ là người Việt Nam họ Bùi). Hồ sơ thụ lý gồm 49 trang trong đó có 240 điều khoản. Danh sách nguyên đơn liệt kê như sau:

- Hội Nạn nhân Chất Da cam/Dioxin Việt Nam;
- Bà Phan Thị Phi Phi, giáo sư Đại học Hà Nội;
- Ông Nguyễn Văn Quý, cựu chiến binh tham chiến ở miền Nam trước 1975, cùng với hai người con là Nguyễn Quang Trung (1988) và Nguyễn Thị Thu Nga (1989);
- Bà Dương Quỳnh Hoa, Bác sĩ, nguyên Bộ trưởng Y tế Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam, và con là Huỳnh Trung Sơn; và
- Những người cùng cảnh ngộ.


Đây là một vụ kiện tập thể (class action) và yêu cầu được xét xử có bồi thẩm đoàn. Các đương đơn tố các công ty Hoa Kỳ đã vi phạm luật pháp quốc tế và tội ác chiến tranh, vi phạm luật an toàn sản phẩm, cẩu thả và cố ý đả thương, âm mưu phạm pháp, quấy nhiễu nơi công cộng và làm giàu bất chánh để
(1) đòi bồi thường bằng tiền do thương tật cá nhân, tử vong, và dị thai và
(2) yêu cầu tòa bắt buộc làm giảm ô nhiễm môi trường, và
(3) để hoàn trả lại lợi nhuận mà các công ty đã kiếm được qua việc sản xuất thuốc khai quang.

Không có một bằng chứng nào được đính kèm theo để biện hộ cho các cáo buộc, mà chỉ dựa vào tin tức và niềm tin (nguyên văn là upon information and belief). Tuy nhiên, đơn kiện có nêu đích danh một số nghiên cứu mới nhất về dioxin của Viện Y khoa thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Hoa Kỳ, công ty cố vấn Hatfield Consultants của Canada, Bác sĩ Arnold Schecter của trường Y tế Công cộng Houston thuộc trường Đại học Texas, và Tiến sĩ Jeanne Mager Stellman của trường Đại học Columbia, New York.

Chúng tôi đặc biệt quan tâm đến trường hợp của BS Dương Quỳnh Hoa cũng như quá trình hoạt động của Bà từ những năm 50 cho đến hiện tại. Tên Bà nằm trong danh sách nguyên đơn cũng là một nghi vấn cần phải nghiên cứu cặn kẽ.
image


Theo nội dung của hồ sơ kiện tụng, từ năm 1964 trở đi, Bà thường xuyên đi đến thành phố Biên Hòa và Sông Bé (?) là những nơi đã bị phun xịt thuốc khai quang nặng nề.
Từ năm 1968 đến 1976, nguyên đơn BS Hoa là Tổng trưởng Y tế của Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam và ngụ tại Tây Ninh. Trong thời gian nầy Bà phải che phủ trên đầu bằng bao nylon và đã đi ngang qua một thùng chứa thuốc khai quang mà máy bay Mỹ đã đánh rơi.
(Cũng xin nói ở đây là chất da cam được chứa trong những thùng phuy 200L và có sơn màu da cam. Chất nầy được pha trộn với nước hay dầu theo tỷ lệ 1/20 hay hơn nữa và được bơm vào bồn chứa cố định trên máy bay trước khi được phun xịt. Như vậy làm gì có cảnh thùng phuy rơi rớt!?).

Năm 1970, Bà hạ sinh đứa con trai tên Huỳnh Trung Sơn (cũng có tên trong đơn kiện như một nguyên đơn, tuy đã mất) bị phát triển không bình thường và hay bị chứng co giật cơ thể. Sơn chết vào lúc 8 tháng tuổi.
Trong thời gian chấm dứt chiến tranh, BS Hoa bắt đầu bị chứng ngứa ngáy ngoài da.
Năm 1971, Bà có mang và bị sẩy thai sau 8 tuần lễ.
Năm 1972, Bà lại bị sẩy thai một lần nữa, lúc 6 tuần mang thai.
Năm 1985, BS Hoa đã được chẩn bịnh tiểu đường.
Và sau cùng năm 1998 Bà bị ung thư vú và đã được giải phẩu.
Năm 1999, Bà được thử nghiệm máu và BS Schecter (Hoa Kỳ) cho biết là lượng Dioxin trong máu của Bà có nồng độ là 20 ppt (phần ức).
Và sau cùng, kết luận trong hồ sơ kiện tụng là: Bà BS Hoa và con là nạn nhân của chất độc Da cam.

image



Qua những sự kiện trên chúng ta thấy có nhiều điều nghịch lý và mâu thuẫn về sự hiện diện của tên Bà trong vụ kiện ở Brooklyn.
Để tìm giải đáp cho những điều nghịch lý trên, chúng tôi xin trích dẫn những phát biểu của Bà trong một cuộc tiếp xúc thân hữu tại Paris trung tuần tháng 5/2004.
Theo lời Bà (từ miệng Bà nói, lời của một người bạn tên VNT có mặt trong buổi tiếp xúc trên) thì “người ta đã đặt tôi vào một sự đã rồi (fait accompli).
Tên tôi đã được ghi vào hồ sơ kiện không có sự đồng ý của tôi cũng như hoàn toàn không thông báo cho tôi biết. “Người ta chỉ đến mời tôi hợp tác khi có một ký giả người Úc thấy tên tôi trong vụ kiện yêu cầu được phỏng vấn tôi. Tôi chấp nhận cuộc gặp gỡ với một điều kiện duy nhất là tôi có quyền nói sự thật, nghĩa là tôi không là người khởi xướng vụ kiện cũng như không có ý muốn kiện Hoa Kỳ trong vấn đề chất độc da cam.”
Dĩ nhiên cuộc gặp gỡ giữa Bà Hoa và phóng viên người Úc không bao giờ xảy ra.
Bà còn thêm rằng: ”Trong thời gian mà tất cả mọi người nhất là đảng CS bị ám ảnh về việc nhiễm độc dioxin, tôi cũng đã nhờ một BS Hoa Kỳ khám nghiệm (khoảng 1971) tại Pháp và kết quả cho thấy là lượng dioxin trong máu của tôi dưới mức trung bình (2ppt).”


Đến đây, chúng ta có thể hình dung được kết quả của vụ kiện.
Và ngày 10 tháng 3 năm 2005, Ông chánh án Jack Weinstein đã tuyên bố hủy bỏ hoàn toàn vụ kiện tại tòa án Brooklyn, New York.

Bài học được rút ra từ cái chết của BS DQH

Từ những tin tức về đời sống qua nhiều giai đoạn của Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa, hôm nay Bà đã đi trọn quãng đường của cuộc đời Bà. Những bước đầu đời của Bà bắt đầu với bầu nhiệt huyết của tuổi thanh niên, lý tưởng phục vụ cho tổ quốc trong sáng. Nhưng chính vì sự trong sáng đó Bà đã không phân biệt và bị mê hoặc bởi những lý thuyết không tưởng của hệ thống cộng sản thế giới. Do đó Bà đã bị lôi cuốn vào cơn gió lốc của cuộc chiến VN. Và Bà đã đứng về phía người Cộng sản.

Khi đã nhận diện được chân tướng của họ, Bà bị vỡ mộng và có phản ứng ngược lại. Nhưng vì thế cô, Bà không thể nào đi ngược lại hay “cải sửa” chế độ. Rất may cho Bà là Bà chưa bị chế độ nghiền nát. Không phải vì họ sợ hay thương tình một người đã từng đóng góp cho chế độ (trong xã hội CS, loại tình cảm tiểu tư sản như thế không thể nào hiện hữu được), nhưng chính vì họ nghĩ còn có thể lợi dụng được Bà trong những mặc cả kinh tế – chính trị giữa các đối cực như Pháp và Hoa Kỳ, trong đó họ chiếm vị thế ngư ông đắc lợi. Vì vậy, họ không triệt tiêu Bà.

Hôm nay, chúng ta có thể tiếc cho Bà, một người Việt Nam có tấm lòng yêu nước nhưng không đặt đúng chỗ và đúng thời điểm; do đó, khi đã phản tỉnh lại bị chế độ đối xử tệ bạc. Tuy nhiên, với một cái chết trong im lặng, không kèn không trống, không một thông tin trên truyền thông về một người đã từng có công đóng góp một phần cho sự thành tựu của chế độ như Bà đã khiến cho chúng ta phải suy nghĩ, suy nghĩ về tính vô cảm của người cộng sản, cũng như suy nghĩ về tính chuyên chính vô sản của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Đối với chế độ hiện hành, sẽ không bao giờ có được sự đối thoại bình đẳng, trong đó tinh thần tôn trọng dân chủ dứt khoát không hề hiện hữu như các sinh hoạt chính trị của những quốc gia tôn trọng nhân quyền trên thế giới. Vì vậy, với cơ chế trên, hệ thống XHCN sẽ không bao giờ biết lắng nghe những tiếng nói “đóng góp” đích thực cho công cuộc xây dựng Đất và Nước cả.

image




Bài học DQH là một bài học lớn cho những ai còn hy vọng rằng cơ hội ngày hôm nay đã đến cho những người còn tâm huyết ở hải ngoại ngõ hầu mang hết khả năng và kỹ năng về xây dựng quê hương.
Hãy hình dung một đóng góp nhỏ nhặt như việc cung cấp những thông tin về nguồn nước ở các sông ngòi ở Việt Nam đã bị kết án là vi phạm “bí mật quốc gia” theo Quyết định của Thủ tướng Việt Nam số 212/203/QĐ-TTg ký ngày 21/10/2003.

Như vậy, dù là “cùng là máu đỏ Việt Nam” nhưng phải là máu đã “cưu mang” một chủ thuyết ngoại lai mới có thể được xem là chính danh để xây dựng quê hương Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Chúng ta, những người Việt trong và ngoài nước, còn nặng lòng với đất nước, tưởng cũng cần suy gẫm trường hợp Bác sĩ Dương Quỳnh Hoa ngõ hầu phục vụ tổ quốc và dân tộc trong sự thức tỉnh, đừng để bị mê hoặc bởi chủ thuyết cưỡng quyền.
Tổ quốc là đất nước chung – Dân tộc là tất cả thành tố cần phải được bảo vệ và thừa hưởng phúc họa bình đẳng với nhau. Rất tiếc điều này không xảy ra cho Việt Nam hiện tại.

Ghi chú: Ngày 3/3/2006, trên báo SGGP, GS Trần Cửu Kiếm, nguyên ủy viên Ban Quân y miền Nam, một người bạn chiến đấu của Bà trong MTDTGPMN, có viết một bài ngắn để kỷ niệm về BS DQH.
Chỉ một bài duy nhứt từ đó đến nay.
Mong tất cả trí thức Việt Nam đặc biệt là trí thức miền Nam học và thấm thía bài học nầy qua trường hợp của BS Dương Quỳnh Hoa.

Mai Thanh Truyết

ĐẶNG CHÍ HÙNG * NGƯỜI ANH HÙNG

Tôi gọi họ là Anh Hùng

 

Đặng Chí Hùng (Danlambao) - Trong cuộc chiến mà Bên thắng cuộc (theo cách gọi của tác giả Huy Đức) đã được đặt vào thế “tất nhiên phải thắng” như tôi từng chứng minh trong 2 bài “Những sự thật cần phải biết - phần 1” thì không thể đem thành bại ra mà luận anh hùng...
Cứ mỗi độ xuân về, những ngày tháng 3 cho đến cuối tháng 4, đã gần 40 năm qua chúng ta thường được nghe những luận điệu lặp lại của những người cộng sản chuyên nghề ngậm máu phun người và làm thí ít mà báo cáo láo thì nhiều về cái gọi là “Chiến thắng lẫy lừng” thì tôi lại phải xuống bút.
Có lẽ tôi không cần phải nói lại về bản thân tôi vì tôi chẳng có cái gốc “Ngụy” để mà đi “chống phá” cách mạng. Nhưng tôi thấy cần phải luận anh hùng với đôi dòng để bạn đọc thấy trong cuộc chiến mà Bên thắng cuộc đã được đặt vào thế “tất nhiên phải thắng” thì không thể đem thành bại ra mà luận anh hùng...
Tại sao tôi nói như vậy? Vì trong cuộc chiến phi nghĩa mà cộng sản gây ra khiến nhân dân điêu linh (Xin xem thêm “Những sự thật không thể chối bỏ - phần 13”) thì kẻ thắng đã được đặt vào thế “được thắng”, còn người “thua” thì thực tế họ không thua mà họ đang thắng trong lòng chúng tôi, những người dù sinh sau đẻ muộn.
Một chế độ nào cũng có những khuyết điểm, Việt Nam Cộng Hòa không là ngoại lệ, nhưng ở chế độ đó con người đúng nghĩa là con người, ở đó con người không phải con vật, con thú cho nhà cầm quyền muốn làm gì thì làm như chế độ tôi đang phải sống. Điều này tôi đã chứng minh ở “Những sự thật cần phải biết - phần 2”. Nói như vậy để chúng ta thấy rằng tôi không có ý ca ngợi VNCH một cách vô lý. Trong con mắt của tôi, đó là một chế độ đáng sống hơn vạn lần so với cộng sản ngày nay. Và nếu được cho lựa chọn thì tôi sẽ quay ngược thời gian về làm người lính VNCH – vì với tôi họ là “Anh Hùng”!
Đã cuối tháng 3 gãy súng (theo lời tác giả Cao Xuân Huy) của gần 40 năm sau cuộc chiến mà ở đó những người anh hùng đã gục xuống vì chính nghĩa. Họ đã gãy súng nhưng họ thực sự là anh hùng. Hãy bình tĩnh nhìn lại họ để xem những gì tôi gọi họ - những người lính VNCH là anh hùng có gì sai không?
Thứ nhất, trong khuôn khổ bài 1,2 “Những sự thật cần phải biết” tôi đã chứng minh rằng: VNCH không phải là “ngụy” và những người lính VNCH phải gục ngã vì họ bị ép phải thua và không còn khả năng để chiến đấu. Họ không thể dùng tay không đánh nhau với đoàn quân đông đảo có vũ khí, đạn dược áp đảo đang tiến theo thế cờ chính trị. Như vậy họ không phải là những người bại trận. Trên thực tế họ bị ép phải “thua”.
Thứ hai, với khẩu hiệu “tổ quốc – danh dự - trách nhiệm” thì quân lực VNCH đã chiến đấu cho tự do miền nam hơn 20 năm trời. Họ không phải là những kẻ đi gây chiến, xâm lược nước khác, khủng bố như cộng sản (Xin xem thêm “những sự thật cần phải biết - phần 3,4”). Vậy cớ sao họ vì an ninh, vì quốc gia mà chiến đấu không thể gọi họ là anh hùng?

Thứ ba, nhìn lại cuộc chiến VNCH và VNDCCH thì ai cũng thấy gương của những ông tướng dám tuẫn tiết theo thành như trường hợp của tướng Nguyễn Khoa Nam, Lê Văn Hưng... Vậy ai còn có thể nói quân lực có những người anh hùng đó không anh hùng? Dám chết cho lý tưởng của mình, dám chết vì thấy rằng mình dù bị ép thua nhưng cũng có trách nhiệm trong nỗi đau đó có thể gọi là anh hùng không? Có! Rất xứng đáng gọi họ là những anh hùng.
Thứ tư, khi so sánh với quân đội nhân dân VN hiện nay tôi càng thấy sự khác biệt của những người anh anh hùng và những kẻ “tự phong anh hùng”. Nếu quân lực VNCH có Ngụy Văn Thà và đồng đội sẵn sàng hi sinh vì biển đảo tổ quốc thì quân đội nhân dân cộng sản không dám “ho” một tiếng với Trung cộng bắn ngư dân và con “tri ân” giặc như một đứa con nít đang xu nịnh đám giang hồ mất nết. Vậy ai là anh hùng các bạn cũng đã biết rồi chứ?
Thứ năm, sau khi cuộc chiến kết thúc, hàng triệu người lính VNCH còn kẹt lại ở VN chịu thương tật, không ai giúp đỡ, không có lương hưu nhưng họ vẫn sống thẳng thắn và điềm đạm. Trong khi đó quân đội cộng sản tự cho mình là anh hùng thì lại vì cái sổ hưu mà đang cố bám lấy cái đảng khủng bố, độc tài và chịu làm thân nô lệ cho Tàu. Vậy ai là anh hùng? Xin giành sự suy ngẫm này cho chính các vị tướng già quân đội cộng sản.

Còn rất nhiều bằng chứng nhưng tôi xin chỉ nêu 5 điều chính cho thấy những người mà tôi gọi là anh hùng – những người lính VNCH là hoàn toàn có cơ sở. Cuộc chiến mà họ phải thua dù họ có chính nghĩa không có ý nghĩa. Điều ý nghĩa đọng lại cho mãi sau này đó là họ đã từng là những người anh hùng, họ xứng đáng được tôn vinh và quan trọng hơn họ đang thắng trong cuộc chiến trong lòng con dân Việt Nam!
Xin ngả mũ tri ân những người lính VNCH - Những người anh hùng - Những người đã đặt nền móng cho ý chí không chịu khuất phục cộng sản khát máu!
28/03/2012

No comments: