NGUYỄN QUANG VINH * CHỈ ĐIỂM
Chỉ điểm
Nguyễn Quang Vinh
Trong chiến tranh, ở vùng địch tạm chiếm, đối tượng tởm nhất, bị nhân
dân căm ghét nhất là những thằng "chỉ điểm". Nó trà trộn trong nhân dân,
thậm chí là bạn bè, người thân, đồng đội và khi cần thì nó kéo tay địch
tới " chỉ điểm", bất kể là có"tội" thật hay man trá, miễn là nó đã chỉ
điểm để nhận bổng lộc, thậm chí đôi khi chỉ là nhận 1 sự an toàn, thăng
quan tiến chức....
Gần đây, có cuộc tranh luận sôi nổi về Luận văn thạc sĩ văn học “Vị trí kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên)", trong đó đặc biệt có bài phê bình quy chụp, phê bình bặm trợn, phê bình " cảnh sát" của nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu mà sau đó Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đã chỉ mặt ông Nguyễn Văn Lưu bằng một bài viết sắc sảo: Phê bình chỉ điểm ( đọc thêm ở đây!)
Gần đây, có cuộc tranh luận sôi nổi về Luận văn thạc sĩ văn học “Vị trí kẻ bên lề: thực hành thơ của nhóm Mở Miệng từ góc nhìn văn hóa” của Đỗ Thị Thoan (Nhã Thuyên)", trong đó đặc biệt có bài phê bình quy chụp, phê bình bặm trợn, phê bình " cảnh sát" của nhà phê bình văn học Nguyễn Văn Lưu mà sau đó Nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên đã chỉ mặt ông Nguyễn Văn Lưu bằng một bài viết sắc sảo: Phê bình chỉ điểm ( đọc thêm ở đây!)
Nhìn rộng ra, tại các cơ quan, ban ngành đơn vị, không khó để chỉ mặt đặt tên những đứa chuyên nghề " chỉ điểm", đó là loại cán bộ cơ hội, nịnh hót, bám đít cấp trên, vài ba hôm lại thì thào vào tai trưởng phòng này, vụ phó nọ, cục trưởng kia., anh ơi , chị ơi, sếp ạ, sếp ạ, sếp ạ, hôm qua em thấy, hôm trước em nghe về cậu ấy, bà ấy, chú ấy nói thế này thế này thế này, hoặc là anh ơi, chị ơi, sếp ơi, sếp phải cảnh giác với cậu ấy, thằng kia, bà nọ, nó ghê gớm lắm, nó nói thế này thế này thế này...
Loại chỉ điểm ấy vì đố kị đồng nghiệp, ghen ăn tức ở, háo danh, háo của, là loại sâu thối mà hầu như cơ quan nào cũng có, được sinh ra từ cái ổ tha hóa đạo đức, những " vận động viên" có số có má về các môn " thể thao": Ném đá giấu tay, chọc gậy bánh xe, qua cầu rút ván...
Cái lũ chỉ điểm này đang sống tốt, đang phè phởn, đang ngông cuồng truy sát và hưởng lợi trên sư oan trái của đồng đội, trên năng lực thực tài của đồng nghiệp, và chúng nó càng nhâng nháo và nẩy nở nhiều nếu cấp trên, thủ trưởng cơ quan không phải là người chính trực.
Lũ chỉ điểm này bao giờ trong các cuộc họp cũng nói về đạo đức to mồm nhất, và đôi mắt ngó nghiêng, tải vểnh, miệng hót, rình rập người tốt, bóp méo sự thật, tâng, nâng, xút, ẩy với cấp trên để hạ người, nhục bạn, nhằm kiếm tìm bè phái, lợi lộc.
"Hỡi loài người, hãy cảnh giác".
Bài viết thể hiện văn phong và quan điểm riêng của tác giả
MỸ DU BÌNH LUẬN
Tuyên bố chung Việt-Mỹ
Cập nhật: 03:28 GMT - thứ sáu, 26 tháng 7, 2013
Dưới đây là toàn văn bản tuyên bố chung đăng tải trên trang web của Nhà Trắng, bản dịch của Thông tấn xã Việt Nam.
Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama chào mừng Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tới Nhà Trắng ngày 25-7. Tại cuộc gặp, hai nhà Lãnh đạo khẳng định cam kết mở ra một giai đoạn mới cho quan hệ song phương giữa Việt Nam và Hoa Kỳ dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và những lợi ích chung.
Chuyến thăm của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
diễn ra vào một thời điểm quan trọng đối với cả hai nước, phản ánh mong
muốn chung cùng xây dựng mối quan hệ hướng tới tương lai giữa hai nước.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống
Obama quyết định xác lập quan hệ Đối tác toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ
nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Hai nhà Lãnh
đạo nhấn mạnh các nguyên tắc trong quan hệ Đối tác Toàn diện Việt Nam -
Hoa Kỳ, trong đó có tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc
tế, tôn trọng thể chế chính trị, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh
thổ của nhau.
Hai nhà Lãnh đạo tuyên bố quan hệ Đối tác toàn
diện nhằm góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác và thịnh vượng của mỗi
nước, trong khu vực và trên toàn thế giới. Quan hệ Đối tác Toàn diện
mới sẽ tạo ra các cơ chế hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có quan
hệ chính trị và ngoại giao, quan hệ thương mại và kinh tế, khoa học và
công nghệ, giáo dục và đào tạo, môi trường và y tế, giải quyết hậu quả
chiến tranh, quốc phòng và an ninh, bảo vệ và thúc đẩy quyền con người,
văn hóa, thể thao và du lịch.
Hợp tác chính trị và ngoại giao
Hai nhà Lãnh đạo hoan nghênh việc thiết lập cơ chế đối thoại thường kỳ giữa hai Bộ trưởng Ngoại giao, và khuyến khích các cuộc đối thoại và trao đổi giữa các cơ quan đảng của hai nước.
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
nhất trí tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong
đó có Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC),
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF),
Hội nghị thượng đỉnh Đông Á (EAS), và Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng
ASEAN mở rộng (ADMM+) nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định, hợp tác và phát
triển ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hai nhà Lãnh đạo tái khẳng
định ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp
với luật pháp quốc tế, trong đó có những quy định của Công ước Luật
Biển của Liên hợp quốc (UNCLOS).
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
đồng thời tái khẳng định ủng hộ nguyên tắc không sử dụng vũ lực hoặc
đe dọa sử dụng vũ lực để giải quyết tranh chấp trên biển và tranh chấp
lãnh thổ. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama nhấn mạnh
giá trị của việc tuân thủ đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển
Đông (DOC), và tầm quan trọng của việc khởi động đàm phán để hoàn tất
một bộ Quy tắc ứng xử (COC) có hiệu quả.
Chủ tịch Trương Tấn Sang đánh giá cao Sáng kiến
Hạ nguồn sông Mê Công (LMI). Hai nhà Lãnh đạo nhất trí hai bên nỗ lực
cùng với các nước thành viên LMI khác và Nhóm Những người bạn của khu
vực hạ nguồn sông Mê Công, tăng cường hơn nữa hợp tác khu vực nhằm thúc
đẩy sự thịnh vượng và phát triển bền vững, thu hẹp khoảng cách phát
triển, tăng cường kết nối và ứng phó với các thách thức xuyên quốc gia
trong khu vực.
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
chỉ đạo các cơ quan liên quan hoàn thành trong thời gian sớm nhất
có thể thỏa thuận song phương về việc xây dựng các sứ quán và cơ quan
đại diện của hai nước. Hai nhà Lãnh đạo khẳng định các cơ quan đại diện
ngoại giao của Việt Nam và Hoa Kỳ tại thủ đô mỗi nước cần phản ánh sự
phát triển của quan hệ song phương.
Quan hệ kinh tế và thương mại
"Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) toàn diện và tiêu chuẩn cao vào thời điểm sớm nhất có thể trong năm nay"
Nhắc lại các cuộc thảo luận tại Campuchia vào
tháng 11-2012, Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama tái khẳng
định cam kết hoàn tất đàm phán về Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình
Dương (TPP) toàn diện và tiêu chuẩn cao vào thời điểm sớm nhất
có thể trong năm nay. Hiệp định TPP của thế kỷ 21 sẽ tăng cường hội
nhập kinh tế khu vực, thúc đẩy các mục tiêu phát triển và giúp tạo việc
làm ở Việt Nam, Hoa Kỳ và các nước thành viên TPP khác, trong khi
tính đến sự đa dạng về trình độ phát triển của các thành viên trong
khuôn khổ một thỏa thuận cân bằng và toàn diện.
Hai nhà Lãnh đạo hoan nghênh những nỗ lực không
ngừng nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư song
phương và Tổng thống Obama ghi nhận những nỗ lực cải cách của
Việt Nam với tư cách một nền kinh tế đang phát triển. Hai nhà
Lãnh đạo nhấn mạnh giá trị then chốt của các nỗ lực này đối với quan
hệ song phương và tầm quan trọng của hợp tác kinh tế như một nền tảng
và động lực của Đối tác Toàn diện mới Việt Nam - Hoa Kỳ.
Hai nhà Lãnh đạo nhất trí tăng cường hợp tác
trong khuôn khổ Hội đồng Hiệp định khung về Thương mại và Đầu tư (TIFA),
cũng như theo sáng kiến Gắn kết Kinh tế Mở rộng ASEAN và trong APEC
nhằm tăng cường liên kết kinh tế và thương mại phù hợp với Đối
tác Toàn diện song phương và các mục tiêu chung trong Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), APEC và các diễn đàn của ASEAN.
Tổng thống Obama hoan nghênh những tiến bộ
của Việt Nam trong cải cách kinh tế. Tổng thống Obama ghi nhận
quan tâm của Việt Nam trong việc đạt được quy chế kinh tế thị
trường và cam kết tăng cường hợp tác mang tính xây dựng với
Việt Nam về cải cách kinh tế. Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận việc Việt
Nam dự định tham gia Công ước Cape Town về lợi ích quốc tế đối với
thiết bị di dộng (CTC).
Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận tầm quan trọng của
quan hệ thương mại ngày càng tăng giữa hai nền kinh tế và đặc biệt nhắc
tới: Bản ghi nhớ giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Ngân hàng
Xuất Nhập khẩu Hoa Kỳ về hỗ trợ thương mại và đầu tư trong
lĩnh vực dầu khí và năng lượng ở Việt Nam, Thỏa thuận khung
triển khai dự án phát triển mỏ Cá Voi Xanh ngoài khơi Việt Nam
giữa Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và Công ty Exxon Mobil, Thỏa thuận
hợp tác giữa Tổng Công ty thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) và Công ty
dầu khí Murphy, Bản ghi nhớ giữa Công ty bảo hiểm Metropolitan Life
(Metlife) và Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, chấp thuận của Bộ
Tài chính Việt Nam về chủ trương thành lập công ty quản lý quỹ của Công
ty bảo hiểm ACE.
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
hoan nghênh sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ đối với các chương trình
xây dựng năng lực và đào tạo nhằm giúp Việt Nam tiếp nhận và áp dụng
khoa học công nghệ tiên tiến, mang lại lợi ích cho nông dân, các công ty
nông nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo thừa nhận tầm
quan trọng của việc bảo vệ thành phần dân cư dễ bị tổn thương trong khi
phát triển kinh tế, trong đó có việc cùng nhau đấu tranh chống lao động
trẻ em và lao động cưỡng bức.
Hợp tác khoa học và công nghệ
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
trao đổi về tầm quan trọng của hợp tác khoa học và công nghệ. Hai nhà
Lãnh đạo hoan nghênh cuộc họp lần thứ 8 của Ủy ban hỗn hợp về hợp tác
khoa học và công nghệ sẽ được tổ chức vào mùa thu năm nay, nhấn mạnh các
nỗ lực nhằm xây dựng quan hệ giữa các cộng đồng khoa học tại Việt Nam
và Hoa Kỳ để tăng cường hợp tác song phương, ứng phó với biến đổi khí
hậu và các thách thức toàn cầu khác, và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dựa
trên sự sáng tạo.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng
thống Obama nhấn mạnh việc hai bên kết thúc thành công chương
trình chuyển đổi thanh nhiên liệu có độ giàu uranium cao ra khỏi
Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí tiếp tục hợp tác để hỗ trợ chương
trình năng lượng hạt nhân hòa bình của Việt Nam với các tiêu chuẩn cao
nhất về bảo đảm an toàn, an ninh.
Hợp tác giáo dục
Hai nhà Lãnh đạo nhất trí về sự cần thiết tăng
cường hợp tác giáo dục, văn hóa và giao lưu nhân dân giữa Việt Nam và
Hoa Kỳ. Hai nhà Lãnh đạo nhấn mạnh sự gia tăng nhanh chóng số lượng
sinh viên Việt Nam theo học tại các trường đại học và cao đẳng tại Hoa
Kỳ và bày tỏ hy vọng ngày càng nhiều sinh viên Hoa Kỳ tìm kiếm cơ hội du
học tại Việt Nam. Hai nhà Lãnh đạo nhất trí rằng hợp tác chặt chẽ về
giáo dục, đào tạo là nhân tố quan trọng trong giai đoạn tới của quan hệ
giữa hai nước. Hai nhà Lãnh đạo ghi nhận việc thúc đẩy đào tạo tiếng Anh
sẽ giúp Việt Nam cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu thế kỷ 21.
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi
nhận sự thành công của các sáng kiến giáo dục, trao đổi song phương,
đặc biệt là chương trình Fulbright và Chương trình Liên minh Giáo dục
Đại học ngành kỹ thuật (HEEAP). Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng
thống Obama ghi nhận thành công của Chương trình giảng dạy kinh
tế Fullbright và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh sáng
kiến thành lập trường Đại học Fullbright ở Việt Nam.
Môi trường và Y tế
"Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama ghi nhận thành công của Chương trình giảng dạy kinh tế Fullbright và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh sáng kiến thành lập trường Đại học Fullbright ở Việt Nam."
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
hoan nghênh hợp tác song phương ngày càng tăng nhằm giảm khí thải nhà
kính tại Việt Nam bằng việc gia tăng năng lượng sạch, hiệu suất năng
lượng và lâm nghiệp bền vững và tăng cường khả năng của Việt Nam ứng phó
với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thảm họa thiên nhiên, trong đó
có Chương trình Năng lượng sạch và Chương trình Rừng và Đồng bằng của Cơ
quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID). Tổng thống Obama tái khẳng định
Hoa Kỳ cam kết tăng hỗ trợ về chăm sóc y tế và các hình thức chăm sóc,
trợ giúp khác cho người khuyết tật vì bất cứ nguyên nhân nào ở Việt Nam.
Hai nhà lãnh đạo đồng thời nhất trí hợp tác với
các nước đối tác LMI thúc đẩy nghiên cứu khoa học, xây dựng năng lực và
đối thoại để bảo đảm sức sống lâu dài và bền vững của đồng bằng sông Mê
Công và lưu vực hạ nguồn sông. Tổng thống Obama đánh giá cao vai trò
lãnh đạo của Việt Nam trên cương vị đồng chủ tịch Trụ cột Môi trường và
Nước trong khuôn khổ LMI, trong đó có hai đề xuất nghiên cứu chung của
Việt Nam về quản lý nguồn nước lưu vực sông.
Hai nhà lãnh đạo bày tỏ hài lòng về việc ký kết
Hiệp định Hợp tác Y tế và Khoa học Y học gần đây và mong muốn thúc đẩy
hợp tác y tế công nhằm tăng cường an ninh y tế toàn cầu. Chủ tịch Trương
Tấn Sang đánh giá cao việc Chính phủ Hoa Kỳ, thông qua Kế hoạch cứu trợ
khẩn cấp về phòng chống AIDS của Tổng thống Hoa Kỳ (PEPFAR), tiếp tục
hỗ trợ những nỗ lực của Việt Nam nhằm xây dựng hệ thống phòng ngừa,
điều trị và chăm sóc HIV/AIDS bền vững.
Các vấn đề hậu quả chiến tranh
Tổng thống Obama đánh giá cao việc Việt Nam tiếp
tục hợp tác tìm kiếm đầy đủ quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến
tranh. Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết của Hoa Kỳ hỗ trợ những
nỗ lực của Việt Nam trong việc tìm kiếm bộ đội mất tích. Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang ghi nhận những đóng góp của Chính phủ Hoa Kỳ đối với các
nỗ lực của Việt Nam trong việc rà phá các vật liệu nổ còn sót lại
(UXO), hỗ trợ những nạn nhân bị thương do các vật liệu nổ còn sót lại,
và ngăn chặn thương vong trong tương lai.
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
bày tỏ sự hài lòng đối với những tiến triển của dự án tẩy độc đioxin tại
sân bay Đà Nẵng giữa Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ
Quốc phòng Việt Nam. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang hoan nghênh các kế
hoạch của Chính phủ Hoa Kỳ về việc tiến hành đánh giá về mức độ nhiễm
độc đioxin đối với môi trường tại sân bay Biên Hòa.
Quốc phòng và An ninh
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
nhất trí mở rộng hợp tác cùng có lợi nhằm tăng cường năng lực trong lĩnh
vực tìm kiếm cứu nạn và ứng phó thiên tai. Chủ tịch nước Trương Tấn
Sang và Tổng thống Obama cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy
hợp tác trong các vấn đề an ninh phi truyền thống và nhất trí hợp tác
chặt chẽ hơn nữa trong lĩnh vực chống khủng bố; tăng cường hợp tác thực
thi pháp luật trên biển; đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, trong
đó có chống cướp biển, buôn lậu ma túy, buôn bán người, buôn bán động
vật hoang dã; ứng phó với tội phạm công nghệ cao và vấn đề an ninh mạng.
Tổng thống Obama hoan nghênh quyết định của Việt
Nam tham gia Hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc và nhấn mạnh
Hoa Kỳ mong muốn hỗ trợ đào tạo và các hình thức hỗ trợ khác cho hoạt
động này thông qua Sáng kiến hoạt động hòa bình toàn cầu (GPOI).
Bảo vệ và thúc đẩy quyền con người
"Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người."
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
ghi nhận lợi ích của việc đối thoại thẳng thắn và cởi mở nhằm tăng cường
hiểu biết lẫn nhau, thu hẹp khác biệt về quyền con người. Hai nhà Lãnh
đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ và thúc đẩy quyền con
người. Chủ tịch Trương Tấn Sang thông báo với Tổng thống Obama những nỗ
lực và thành tựu của Việt Nam trong việc thúc đẩy quyền con người, nhà
nước pháp quyền và bảo vệ quyền của các tín đồ tôn giáo.
Chủ tịch Trương Tấn Sang cũng khẳng định Việt
Nam sẵn sàng ký Công ước chống tra tấn của Liên hợp quốc vào cuối năm
nay và tuyên bố Việt Nam sẽ mời Báo cáo viên Đặc biệt về Tự do tôn giáo
và tín ngưỡng vào năm 2014. Hai bên tái khẳng định cam kết ủng hộ Hiến
chương Liên hợp quốc và Tuyên ngôn thế giới về quyền con người.
Văn hóa, du lịch và thể thao
Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama
nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thúc đẩy hợp tác văn hóa, thể thao và
du lịch nhằm tăng cường giao lưu nhân dân và hiểu biết lẫn nhau. Hai
nhà Lãnh đạo ghi nhận những thành công của người Mỹ gốc Việt và
khuyến khích cộng đồng tiếp tục đóng góp vào sự phát triển của quan hệ
song phương. Chủ tịch Trương Tấn Sang và Tổng thống Obama khuyến khích
giao lưu nhân dân thông qua các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, hòa
nhạc, triển lãm và các sự kiện văn hóa và thể thao khác giữa hai nước.
Xây dựng một di sản mới của Mỹ ở Việt Nam
CỠ CHỮ
30.07.2013
Luật sư Vũ Đức Khanh và Blogger Lê Anh Hùng viết riêng cho VOA Tiếng Việt
Cuộc gặp giữa Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Barack Obama tuy không đạt được nhiều kết quả thực chất nhưng đã mở ra một chương mới trong quan hệ giữa hai nước.
Cuộc gặp giữa Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Nhà Trắng đã diễn ra đúng như những gì mà người ta có thể chờ đợi.
Bất chấp những khác biệt, cả Mỹ và Việt Nam đều có ý định phát triển mối quan hệ, với điều kiện, dĩ nhiên, là một số tiến bộ về phía Việt Nam.
Kết quả nổi bật nhất của cuộc gặp chính là việc Việt Nam và Hoa Kỳ đã xác lập mối quan hệ “đối tác toàn diện” nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Ý nghĩa lớn nhất của cuộc gặp có lẽ mang tính biểu tượng: cuộc gặp gỡ đã tạo cơ hội để hai vị nguyên thủ cho thế giới thấy rằng hai cựu thù đã sẵn sàng cho những bước kế tiếp.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là liệu chuyến thăm này có dẫn đến những điều lớn lao hơn và tốt đẹp hơn hay không?
Những bước tiếp theo
Chủ nghĩa Đại Hán đang hồi sinh mạnh mẽ ở Trung Quốc – thực ra nó chưa bao giờ ngủ quên mà như lời của cố lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình là chỉ “náu mình chờ thời” thôi – và phả hơi nóng gay gắt vào Việt Nam. Cả thế giới đang phải dè chừng với Trung Quốc chứ không riêng gì Việt Nam, một đất nước luôn phải đứng trước âm mưu thôn tính từ hàng ngàn năm nay của họ.
Chính vì vậy, Hoa Kỳ không được phép nương nhẹ Việt Nam trên những vấn đề có tính nguyên tắc như nhân quyền hay cải cách trong khu vực doanh nghiệp nhà nước (khi đàm phán TPP).
Thông điệp thay đổi
Cuộc gặp giữa Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Mỹ Barack Obama tuy không đạt được nhiều kết quả thực chất nhưng đã mở ra một chương mới trong quan hệ giữa hai nước.
Cuộc gặp giữa Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama tại Nhà Trắng đã diễn ra đúng như những gì mà người ta có thể chờ đợi.
Bất chấp những khác biệt, cả Mỹ và Việt Nam đều có ý định phát triển mối quan hệ, với điều kiện, dĩ nhiên, là một số tiến bộ về phía Việt Nam.
Kết quả nổi bật nhất của cuộc gặp chính là việc Việt Nam và Hoa Kỳ đã xác lập mối quan hệ “đối tác toàn diện” nhằm xây dựng một khuôn khổ tổng thể để thúc đẩy quan hệ. Ý nghĩa lớn nhất của cuộc gặp có lẽ mang tính biểu tượng: cuộc gặp gỡ đã tạo cơ hội để hai vị nguyên thủ cho thế giới thấy rằng hai cựu thù đã sẵn sàng cho những bước kế tiếp.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây là liệu chuyến thăm này có dẫn đến những điều lớn lao hơn và tốt đẹp hơn hay không?
Những bước tiếp theo
Những gì diễn ra tiếp sau cuộc gặp này thì còn phải chờ thời gian trả
lời. Tuy nhiên, sự can dự sâu sắc hơn về ngoại giao và chính trị dường
như là mong muốn của cả hai bên.
Việc đối thoại giữa các nước để xóa nhòa sự khác biệt, đặc biệt là về dân chủ và nhân quyền, chắc chắn sẽ cho thấy là khó khăn nhất, song đó lại là một thách thức xứng đáng để chinh phục.
Người Mỹ phải xây dựng một di sản mới ở Việt Nam thay vì chỉ là những mục tiêu chiến lược và lợi ích kinh tế.
Mười tám năm sau khi tái lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1995, di sản của Mỹ ở Việt Nam vẫn gần như không thay đổi: một cường quốc bên ngoài mà Việt Nam (hay đúng hơn Bắc Việt Nam trước năm 1975) từng chống lại trong một cuộc chiến, với hậu quả ngoài mong muốn là chất độc màu da cam cùng hiệu ứng phụ kéo dài cho đến tận hôm nay của nó.
Người Mỹ gọi cuộc xung đột này là chiến tranh Việt Nam, nhưng người Việt Nam lại gọi đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sự thù nghịch có thể không còn hiện diện ở đây nữa, thay vào đó là những quan ngại tức thời khác; song cho dù người ta có cố gắng thoát khỏi quá khứ để tiến về phía trước thì quá khứ cũng không bao giờ bị lãng quên.
Mặc dù cả hai nước đã xích lại gần nhau hơn kể từ năm 1995, song từ “gần nhau hơn” kia lại mang tính tương đối nếu xét tới thực tế là trước đây quan hệ giữa hai quốc gia không tồn tại. Hoa Kỳ tiếp tục duy trì lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam cho đến khi thành tích nhân quyền của nó tiến bộ rõ rệt.
Thật không may là trước đây, sự phê phán của Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền của Việt Nam lại rơi vào những cái tai điếc ở Hà Nội. Như thể một bài toán chi phí - lợi ích, Hoa Kỳ không có nhiều để mất khi yêu cầu Việt Nam làm nhiều hơn để cải thiện tình hình nhân quyền, còn Việt Nam lại không có nhiều để mất khi phớt lờ yêu cầu đó.
Trên phương diện kinh doanh, cả hai nước đều khá hài lòng với tình trạng hiện thời. Hoa Kỳ coi Việt Nam như một thị trường mới khác để khám phá, còn Việt Nam thì xem Hoa Kỳ như một nhà đầu tư mới trong nền kinh tế đang phát triển của họ. Đối với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, điều quan trọng là Việt Nam làm nhiều hơn để cải thiện thành tích nhân quyền. Tuy nhiên, đơn giản là Việt Nam chưa bao giờ đủ quan trọng đối với chính phủ của các tổng thống kế tiếp nhau ở Mỹ để họ phải dốc hết năng lượng ngoại giao và chính trị cho chủ đề ấy.
Việc đối thoại giữa các nước để xóa nhòa sự khác biệt, đặc biệt là về dân chủ và nhân quyền, chắc chắn sẽ cho thấy là khó khăn nhất, song đó lại là một thách thức xứng đáng để chinh phục.
Người Mỹ phải xây dựng một di sản mới ở Việt Nam thay vì chỉ là những mục tiêu chiến lược và lợi ích kinh tế.
Mười tám năm sau khi tái lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam năm 1995, di sản của Mỹ ở Việt Nam vẫn gần như không thay đổi: một cường quốc bên ngoài mà Việt Nam (hay đúng hơn Bắc Việt Nam trước năm 1975) từng chống lại trong một cuộc chiến, với hậu quả ngoài mong muốn là chất độc màu da cam cùng hiệu ứng phụ kéo dài cho đến tận hôm nay của nó.
Người Mỹ gọi cuộc xung đột này là chiến tranh Việt Nam, nhưng người Việt Nam lại gọi đó là cuộc kháng chiến chống Mỹ. Sự thù nghịch có thể không còn hiện diện ở đây nữa, thay vào đó là những quan ngại tức thời khác; song cho dù người ta có cố gắng thoát khỏi quá khứ để tiến về phía trước thì quá khứ cũng không bao giờ bị lãng quên.
Mặc dù cả hai nước đã xích lại gần nhau hơn kể từ năm 1995, song từ “gần nhau hơn” kia lại mang tính tương đối nếu xét tới thực tế là trước đây quan hệ giữa hai quốc gia không tồn tại. Hoa Kỳ tiếp tục duy trì lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam cho đến khi thành tích nhân quyền của nó tiến bộ rõ rệt.
Thật không may là trước đây, sự phê phán của Hoa Kỳ về tình hình nhân quyền của Việt Nam lại rơi vào những cái tai điếc ở Hà Nội. Như thể một bài toán chi phí - lợi ích, Hoa Kỳ không có nhiều để mất khi yêu cầu Việt Nam làm nhiều hơn để cải thiện tình hình nhân quyền, còn Việt Nam lại không có nhiều để mất khi phớt lờ yêu cầu đó.
Trên phương diện kinh doanh, cả hai nước đều khá hài lòng với tình trạng hiện thời. Hoa Kỳ coi Việt Nam như một thị trường mới khác để khám phá, còn Việt Nam thì xem Hoa Kỳ như một nhà đầu tư mới trong nền kinh tế đang phát triển của họ. Đối với các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ, điều quan trọng là Việt Nam làm nhiều hơn để cải thiện thành tích nhân quyền. Tuy nhiên, đơn giản là Việt Nam chưa bao giờ đủ quan trọng đối với chính phủ của các tổng thống kế tiếp nhau ở Mỹ để họ phải dốc hết năng lượng ngoại giao và chính trị cho chủ đề ấy.
Bây giờ thì điều này không còn đúng nữa. Với việc Mỹ thực hiện chiến
lược tái cân bằng ở Châu Á – Thái Bình Dương, hay chính sách xoay trục
như người ta vẫn thường đề cập đến, Đông Nam Á, bao gồm cả Việt Nam, đã
trở thành một nhân tố trong chiến lược mới của Hoa Kỳ.
Ngược lại, như cách mà chiến lược tái cân bằng làm tăng giá trị của Việt Nam đối với Hoa Kỳ, sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc cũng làm tăng giá trị của Mỹ đối với Việt Nam.
Bắt tay vào hành động
Bất kể là Tổng thống Obama hay một ai khác, Hoa Kỳ cũng cần nỗ lực để xây dựng một di sản mới ở Việt Nam. Một di sản được xây dựng dựa trên cải cách dân chủ và nhân quyền sẽ không chỉ đạt được những gì mà Hoa Kỳ từng đề ra để phấn đấu trong thời kỳ chiến tranh lạnh, mà còn đem đến cho nhân dân Việt Nam một xã hội tự do và cởi mở. Thay vì bom đạn, thứ vũ khí mà người ta lựa chọn ở đây sẽ là ngoại giao và giáo dục.
Ngược lại, như cách mà chiến lược tái cân bằng làm tăng giá trị của Việt Nam đối với Hoa Kỳ, sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc cũng làm tăng giá trị của Mỹ đối với Việt Nam.
Bắt tay vào hành động
Bất kể là Tổng thống Obama hay một ai khác, Hoa Kỳ cũng cần nỗ lực để xây dựng một di sản mới ở Việt Nam. Một di sản được xây dựng dựa trên cải cách dân chủ và nhân quyền sẽ không chỉ đạt được những gì mà Hoa Kỳ từng đề ra để phấn đấu trong thời kỳ chiến tranh lạnh, mà còn đem đến cho nhân dân Việt Nam một xã hội tự do và cởi mở. Thay vì bom đạn, thứ vũ khí mà người ta lựa chọn ở đây sẽ là ngoại giao và giáo dục.
Chủ nghĩa Đại Hán đang hồi sinh mạnh mẽ ở Trung Quốc – thực ra nó chưa bao giờ ngủ quên mà như lời của cố lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình là chỉ “náu mình chờ thời” thôi – và phả hơi nóng gay gắt vào Việt Nam. Cả thế giới đang phải dè chừng với Trung Quốc chứ không riêng gì Việt Nam, một đất nước luôn phải đứng trước âm mưu thôn tính từ hàng ngàn năm nay của họ.
Cho dù rồi đây Hoa Kỳ có trở thành đối tác chiến lược toàn diện hay đồng
minh của Việt Nam đi chăng nữa thì đó vẫn chỉ là yếu tố ngoại lực, điều
kiện đủ; còn điều kiện cần, điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể tồn
tại và phát triển bên cạnh một gã láng giềng luôn lăm le nuốt chửng
mình phải là nội lực, là một Việt Nam hùng mạnh. Muốn vậy, Việt Nam phải
là một đất nước tự do - dân chủ; chỉ với một thể chế dân chủ, minh
bạch, các nguồn lực xã hội mới được phân bổ theo những cách thức đạt
hiệu quả cao nhất.
Vượt qua sức ỳ của cả một bộ máy khổng lồ, bảo thủ, trì trệ, cũng như sự kháng cự mạnh mẽ của các nhóm lợi ích đang tác oai tác quái trong hệ thống hiện hành ở Việt Nam để hướng tới cải cách là chuyện không đơn giản.
Vượt qua sức ỳ của cả một bộ máy khổng lồ, bảo thủ, trì trệ, cũng như sự kháng cự mạnh mẽ của các nhóm lợi ích đang tác oai tác quái trong hệ thống hiện hành ở Việt Nam để hướng tới cải cách là chuyện không đơn giản.
Muốn vậy, ngoài sự lên tiếng mạnh mẽ của các lực lượng tiến bộ trong
nước, sự quyết đoán của các nhà lãnh đạo cấp tiến cũng như sự thức tỉnh
của các nhà lãnh đạo bảo thủ thì áp lực bên ngoài là hết sức quan trọng.
Cao trào dân chủ hoá trên thế giới và trong khu vực đang tạo ra một áp lực lên giới lãnh đạo Việt Nam, nhưng đó chỉ là thứ áp lực vô hình, gián tiếp. Áp lực này đôi khi lại gây ra tác dụng ngược là đẩy giới lãnh đạo bảo thủ Việt Nam vào con đường cố thủ, như những gì mà chúng ta đã chứng kiến thời gian qua. Áp lực cụ thể, trực tiếp tác động đến lên hệ thống hiện hành là từ các đối tác mà Việt Nam buộc phải hợp tác như Liên Hợp Quốc, EU … và đặc biệt là Hoa Kỳ.
Cao trào dân chủ hoá trên thế giới và trong khu vực đang tạo ra một áp lực lên giới lãnh đạo Việt Nam, nhưng đó chỉ là thứ áp lực vô hình, gián tiếp. Áp lực này đôi khi lại gây ra tác dụng ngược là đẩy giới lãnh đạo bảo thủ Việt Nam vào con đường cố thủ, như những gì mà chúng ta đã chứng kiến thời gian qua. Áp lực cụ thể, trực tiếp tác động đến lên hệ thống hiện hành là từ các đối tác mà Việt Nam buộc phải hợp tác như Liên Hợp Quốc, EU … và đặc biệt là Hoa Kỳ.
Chính vì vậy, Hoa Kỳ không được phép nương nhẹ Việt Nam trên những vấn đề có tính nguyên tắc như nhân quyền hay cải cách trong khu vực doanh nghiệp nhà nước (khi đàm phán TPP).
Thông điệp thay đổi
Lớp lãnh đạo hiện nay của Việt Nam cần phải hiểu rằng thế giới đang thay
đổi rất nhanh, rằng người dân Việt Nam đang ngày càng trở nên bất an,
và rằng chính sách cầu hoà thường thấy của giới lãnh đạo Việt Nam không
còn hiệu quả nữa.
Lớp trẻ Việt Nam ngày nay đã quá hiểu những hạn chế của chính phủ. Ngoài ra, họ cũng ý thức được rằng họ có nhiều lựa chọn.
Việc Việt Nam và Hoa Kỳ xác lập quan hệ đối tác toàn diện diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1992. Đây là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam bắt tay vào tiến trình cải cách, dân chủ hoá đất nước bằng một bản hiến pháp mới tự do, dân chủ, phù hợp với xu thế của thời đại.
Lớp trẻ Việt Nam ngày nay đã quá hiểu những hạn chế của chính phủ. Ngoài ra, họ cũng ý thức được rằng họ có nhiều lựa chọn.
Việc Việt Nam và Hoa Kỳ xác lập quan hệ đối tác toàn diện diễn ra trong bối cảnh Việt Nam đang tiến hành sửa đổi Hiến pháp 1992. Đây là cơ hội tuyệt vời để Việt Nam bắt tay vào tiến trình cải cách, dân chủ hoá đất nước bằng một bản hiến pháp mới tự do, dân chủ, phù hợp với xu thế của thời đại.
Điều này không chỉ phát đi tín hiệu rõ ràng và tích cực nhất đến một Hoa
Kỳ vẫn đang còn hồ nghi, lưỡng lự, mà quan trọng hơn là mở đường cho sự
phát triển bền vững của nước nhà, vì một Việt Nam tự do, dân chủ, nhân
văn và cường thịnh.
Với cán cân quyền lực đang thuận lợi cho phía Mỹ, nhất là khi mà chính sách xoay trục sang Châu Á – Thái Bình Dương của họ không nhất thiết phải dựa vào sự hợp tác của Việt Nam, Hoa Kỳ có thể điều đình để đòi hỏi Việt Nam phải cải cách.
Hoa Kỳ cần nêu rõ với Đảng CSVN rằng họ không phải là mối đe doạ đối với Việt Nam, rằng họ có thể đem đến sự hỗ trợ nào đó cho Việt Nam song chỉ khi một số điều kiện nhất định được thoả mãn.
Di sản Hoa Kỳ
Việc Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trao tặng Tổng thống Obama một bản sao lá thư mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng gửi Tổng thống Truman là thông điệp nhiều ý nghĩa.
67 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn lối rẽ cộng sản sau khi thất bại trong việc thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ năm 1946 buộc họ phải dựa vào khối cộng sản để phát động 9 năm kháng chiến chống Pháp mà hệ quả sau đó là sự can thiệp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh Nam-Bắc Việt Nam 1954-1975.
67 năm sau, các nhà lãnh đạo Việt Nam ở Ba Đình lại cảm thấy cần đến Mỹ hơn bao giờ hết. Thông điệp không thể nhầm lẫn mà Chủ tịch Sang chuyển tới Tổng thống Obama là hãy hợp tác với chúng tôi vì quyền lợi của tất cả chúng ta; Việt Nam đã sẵn sàng bước qua khúc quanh lịch sử 67 năm để hướng tới một tương lai tươi sáng trong quan hệ Việt-Mỹ, như buổi sáng đẹp trời ấm áp hôm 25/7/2013, khi Chủ tịch hiện thời của Việt Nam bước vào Nhà Trắng mang theo bức thông điệp 67 năm trước của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - là hãy giúp Việt Nam chúng tôi!
Vài năm tới đây là cơ hội thuận lợi để Hoa Kỳ củng cố hình ảnh của họ không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp cả khu vực, khẳng định rằng họ vẫn là nguồn cảm hứng cho tự do và dân chủ. Tuy nhiên, để biến điều này thành hiện thực, Hoa Kỳ phải hành động tương ứng. Liệu Hoa Kỳ còn có thể tạo ra một di sản nào lớn hơn ở Việt Nam so với việc thiết lập một nền tự do - dân chủ trên đất nước này?
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Với cán cân quyền lực đang thuận lợi cho phía Mỹ, nhất là khi mà chính sách xoay trục sang Châu Á – Thái Bình Dương của họ không nhất thiết phải dựa vào sự hợp tác của Việt Nam, Hoa Kỳ có thể điều đình để đòi hỏi Việt Nam phải cải cách.
Hoa Kỳ cần nêu rõ với Đảng CSVN rằng họ không phải là mối đe doạ đối với Việt Nam, rằng họ có thể đem đến sự hỗ trợ nào đó cho Việt Nam song chỉ khi một số điều kiện nhất định được thoả mãn.
Di sản Hoa Kỳ
Việc Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang trao tặng Tổng thống Obama một bản sao lá thư mà Chủ tịch Hồ Chí Minh từng gửi Tổng thống Truman là thông điệp nhiều ý nghĩa.
67 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chọn lối rẽ cộng sản sau khi thất bại trong việc thiết lập quan hệ với Hoa Kỳ năm 1946 buộc họ phải dựa vào khối cộng sản để phát động 9 năm kháng chiến chống Pháp mà hệ quả sau đó là sự can thiệp của Hoa Kỳ vào cuộc chiến tranh Nam-Bắc Việt Nam 1954-1975.
67 năm sau, các nhà lãnh đạo Việt Nam ở Ba Đình lại cảm thấy cần đến Mỹ hơn bao giờ hết. Thông điệp không thể nhầm lẫn mà Chủ tịch Sang chuyển tới Tổng thống Obama là hãy hợp tác với chúng tôi vì quyền lợi của tất cả chúng ta; Việt Nam đã sẵn sàng bước qua khúc quanh lịch sử 67 năm để hướng tới một tương lai tươi sáng trong quan hệ Việt-Mỹ, như buổi sáng đẹp trời ấm áp hôm 25/7/2013, khi Chủ tịch hiện thời của Việt Nam bước vào Nhà Trắng mang theo bức thông điệp 67 năm trước của Chủ tịch Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà - là hãy giúp Việt Nam chúng tôi!
Vài năm tới đây là cơ hội thuận lợi để Hoa Kỳ củng cố hình ảnh của họ không chỉ ở Việt Nam mà còn trên khắp cả khu vực, khẳng định rằng họ vẫn là nguồn cảm hứng cho tự do và dân chủ. Tuy nhiên, để biến điều này thành hiện thực, Hoa Kỳ phải hành động tương ứng. Liệu Hoa Kỳ còn có thể tạo ra một di sản nào lớn hơn ở Việt Nam so với việc thiết lập một nền tự do - dân chủ trên đất nước này?
Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả. Các bài viết được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
Chủ tịch nước VN tới Mỹ: Một chuyến viếng thăm gây nhiều tranh cãi
CỠ CHỮ
24.07.2013
Chuyến đi hiếm hoi này là nhằm đẩy mạnh các quan hệ thương mại và an
ninh giữa hai nước cựu thù, tuy nhiên giới hoạt động cũng nhân dịp này,
đẩy mạnh các sinh hoạt nhằm tăng sức ép với ông Trương Tấn Sang để đòi
cải thiện tình trạng nhân quyền tệ hại trong nước.
Pháp Tấn Xã tường thuật rằng một thế hệ sau khi bình thường hóa quan hệ bang giao, hai nước cựu thù đã tăng cường đều đặn các quan hệ hợp tác quân sự, trong bối cảnh Việt Nam đang lo ngại về thái độ quyết liệt của Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền tại Biển Đông.
Trong khi đó, Tổng Thống Obama khẳng định chính sách của chính phủ Mỹ xoay trục sang Đông Nam Á, một khu vực mà theo ông, có nhiều triển vọng kinh tế và về chủ yếu là thân thiện với Hoa Kỳ, mặc dù đã bị các chính phủ Mỹ tiền nhiệm lơ là.
Trong bối cảnh đó, chuyến đi của ông Trương Tấn Sang là chuyến viếng thăm thứ Tư của một nhà lãnh đạo Đông Nam Á tới Tòa Bạch Ốc trong năm nay.
Nhà ngoại giao Mỹ hàng đầu đặc trách các vấn đề Đông Á, ông Danny Russel, nhận định vùng Đông Nam Á “có lẽ là khu vực năng động nhất” tại Á Châu, và ngày cả thế giới, và ông mô tả chuyến đi thăm của ông Sang là “một dấu mốc lịch sử.”
Pháp Tấn Xã tường thuật rằng một thế hệ sau khi bình thường hóa quan hệ bang giao, hai nước cựu thù đã tăng cường đều đặn các quan hệ hợp tác quân sự, trong bối cảnh Việt Nam đang lo ngại về thái độ quyết liệt của Trung Quốc trong việc đòi chủ quyền tại Biển Đông.
Trong khi đó, Tổng Thống Obama khẳng định chính sách của chính phủ Mỹ xoay trục sang Đông Nam Á, một khu vực mà theo ông, có nhiều triển vọng kinh tế và về chủ yếu là thân thiện với Hoa Kỳ, mặc dù đã bị các chính phủ Mỹ tiền nhiệm lơ là.
Trong bối cảnh đó, chuyến đi của ông Trương Tấn Sang là chuyến viếng thăm thứ Tư của một nhà lãnh đạo Đông Nam Á tới Tòa Bạch Ốc trong năm nay.
Nhà ngoại giao Mỹ hàng đầu đặc trách các vấn đề Đông Á, ông Danny Russel, nhận định vùng Đông Nam Á “có lẽ là khu vực năng động nhất” tại Á Châu, và ngày cả thế giới, và ông mô tả chuyến đi thăm của ông Sang là “một dấu mốc lịch sử.”
Thế nhưng cùng lúc, theo AFP, các nhà lập pháp Mỹ và các nhóm hoạt động
nhân cơ hội hiếm có này, đã lên tiếng đòi Tổng Thống Obama đặt vấn đề
nhân quyền lên hàng đầu, và tố cáo nhà lãnh đạo Mỹ là gửi đi những dấu
hiệu mơ hồ khi nghênh tiếp ông Trương Tấn Sang vào một thời điểm mà
chính các giới chức trong chính phủ Mỹ cũng công nhận rằng Việt Nam đã
leo thang chiến dịch đàn áp bất đồng ở trong nước.
Bài báo đăng trên US News đặt nghi vấn về sự thành thực của Tổng Thống
Obama, một mặt cổ vũ cho các giá trị dân chủ tự do, trong khi hành động
của ông không đi đôi với những lời phát biểu của ông.
Mới tháng trước, khi ra điều trần trước quốc hội, các giới chức Bộ Ngoại
giao Mỹ đã nói rằng Việt Nam đang giam cầm hơn 120 tù nhân chính trị,
và tăng cường các hạn chế trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là quyền tự do
internet.
AFP tường thuật rằng trong một lá thư chung gửi đến Tổng Thống Obama, thân nhân của 35 nhà hoạt động và blogger bị cầm tù kêu gọi ông hãy “sát cánh với nhân dân Việt Nam”, bằng cách tăng sức ép với ông Trương Tấn Sang để trả tự do cho tất cả các tù nhân chính trị.
Các thân nhân của các tù nhân chính trị Việt Nam đơn cử trường hợp Miến Điện, nước đã thực hiện các biện pháp cải cách dân chủ ngoạn mục trong thời gian ngắn kỷ lục.
Họ nêu ra điểm Tổng Thống Obama chỉ mời Tổng Thống Miến Ðiện Thien Sein tới thăm Hoa Kỳ, sau khi ông đã hành động, kể cả phóng thích một số đáng kể các tù nhân chính trị.
Lá thư lập luận rằng “một nước Việt Nam độc lập, dân chủ không những có thể đẩy mạnh các quan hệ song phương, mà còn là điều kiện cần thiết đóng góp cho sự ổn định và thịnh vượng của khu vực Á Châu -Thái Bình Dương”.
Lá thư gửi cho Tổng Thống Obama có chữ ký của gia đình Luật sư Lê Quốc Quân, blogger Điếu Cày, và Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ.
Trong khi đó, một bài báo đăng trên nhật báo US News đặt nghi vấn về sự thành thực của Tổng Thống Obama, một mặt cổ vũ cho các giá trị dân chủ tự do, trong khi hành động của ông không đi đôi với những lời phát biểu của ông.
Tác giả bài báo, bà Ellen Bork, đặt câu hỏi làm thế nào để Tổng Thống
Obama đưa ra một chính sách đối ngoại phù hợp với những lời phát biểu cổ
vũ cho dân chủ tự do. Nhà báo nói rằng trong trường hợp Việt Nam, những
động thái như những chuyến đi thăm chính thức, những tiến bộ trong các
quan hệ thương mại và quân sự phải diễn ra sau, chứ không nên diễn ra
trước những cải cách chính trị và nhân quyền của Đảng Cộng Sản cầm quyền
tại Việt Nam.
Bà Bork, Giám Đốc của tổ chức Dân Chủ và Nhân quyền tại Sáng kiến Chính sách đối ngoại ở Washington, kết luận rằng:
“Mời chủ tịch nước Việt Nam đi thăm Hoa Kỳ là một hành động không hợp lý, xét những gì đang xảy ra tại Việt Nam. Trong khi chuyến đi đang được xúc tiến, điều quan trọng là ông Obama phải công khai lên tiếng, một cách rõ ràng, nói với ông Sang về vai trò của dân chủ trong chính sách Á Châu của Hoa Kỳ. Và Tổng Thống Obama phải đưa ra hành động tương ứng với những phát biểu của ông.”
Bà Bork, Giám Đốc của tổ chức Dân Chủ và Nhân quyền tại Sáng kiến Chính sách đối ngoại ở Washington, kết luận rằng:
“Mời chủ tịch nước Việt Nam đi thăm Hoa Kỳ là một hành động không hợp lý, xét những gì đang xảy ra tại Việt Nam. Trong khi chuyến đi đang được xúc tiến, điều quan trọng là ông Obama phải công khai lên tiếng, một cách rõ ràng, nói với ông Sang về vai trò của dân chủ trong chính sách Á Châu của Hoa Kỳ. Và Tổng Thống Obama phải đưa ra hành động tương ứng với những phát biểu của ông.”
Nguồn: AFP, WSJ, USNews.
http://www.voatiengviet.com/content/chuyen-di-my-cua-chu-tich-nuoc-vietnam-gay-nhieu-tranh-cai/1708661.html
Sự bắt đầu của Tư Sang
Như Nguyên (Danlambao)
- Qua hai chuyến công du của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, một là sang
nước “đồng chí anh em”, hai là sang một nước ”cựu thù”, hai nơi đến là
hai quan hệ đối nghịch nhau về chính trị, thế mà những gì thể hiện trên
gương mặt của Chủ tịch nước lại cho thấy điều ngược lại với hai mối
quan hệ trên. Có phải ông Tư Sang đã nhận ra chân lý?
Xây dựng một đất nước không thể nào chỉ dựa dẫm vào một nước khác, nhưng
tạo những mối quan hệ hợp tác với nhiều nước là chuyện phải có và điều
vô cùng quan trọng là phải nhận ra ai là kẻ thù và là mối nguy của dân
tộc. Trong những năm qua vì quá chú trọng vào sự tồn tại của đảng csvn,
cũng như lo bảo vệ quyền lợi cho thiểu số đảng viên, được che đậy dưới
cụm từ “quyền lợi giai cấp vô sản”, đảng cộng sản VN đã lờ đi mối nguy
của dân tộc và đã dọn đường cho TQ gặm nhấm từ từ từng tấc đất của tổ
tiên để lại. Nguy hiểm hơn nữa là để TQ tự do thải những chất độc hại
sang nước ta để giết từ từ người dân mình. Đã đến lúc vất tổ chức đảng
csvn vào sọt rác nếu còn tung hô “16 chữ vàng và 4 chữ tốt”.
Sự quay đầu về với dân tộc đúng lúc có thể cứu được mối nguy, nếu chậm
trễ có thể trở thành một tội đồ của dân tộc. Đây là thời điểm quyết định
để ông Sang chọn lựa. Những gì mà ông Sang đã phát biểu tại Viện nghiên
cứu chiến lược quốc tế MỸ (CSIS), đặc biệt là nói về đường lưỡi bò của
TQ, có thể coi như là sự khởi đầu cho đường quay về với dân tộc của ông
Sang.
Hiện nay trong lực lượng công an và quân đội VN có không ít người đã coi
TQ là tổ quốc của mình và sẵn sàng điên cuồng làm theo mọi chỉ thị của
TQ nhằm tạo thành tích để kiếm một chức chủ tịch tỉnh, huyện bù nhìn
trong tương lai. Để đối phó với những thành phần này ông Sang cấn phải
hợp sức với ai?
Hiện nay, trong bộ chính trị 3D là người có quyền và có nhiều tiền nhất.
Tài sản của 3D và các đồng chí của ông ta chắc chắn sẽ bị tiêu tan nếu
đất nước này về tay TQ. Hơn nữa đối với các đảng viên cao cấp, tổ chức
đảng csvn chẳng qua là một phương tiện để làm giàu, nên không có gì khó
khăn để từ bỏ nó nếu việc này giữ được khối tài sản đồ sộ của họ. Vì vậy
hợp tác với 3D và các đồng chí của ông ta là thượng sách với ông Sang.
Việc làm cấp bách hiện nay là ông Sang nên trao đổi với 3D cho quân đội
Hoa Kỳ thuê cảng Cam Ranh. Sự hiện của hải quân Mỹ tại Cam Ranh là một
biện pháp hữu hiệu ngăn chặn TQ cướp tiếp đảo Trường Sa và từ từ ta sẽ
lấy lại Hoàng Sa. Mặt khác ngoại tệ mà ta thu được từ tiền thuê cảng và
các dịch vụ kèm theo sẽ góp phần trang bị những vũ khí cần thiết cho
công cuộc bảo vệ tổ quốc.
Nếu nhà nước một lòng vì nước vì dân thì sự đóng góp của lực lượng Việt
kiều cũng sẽ là một yếu tố quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ
tổ quốc (có thể giao cho Việt kiều nhiệm vụ tái chiếm Hoàng Sa bằng nỗ
lực pháp lý quốc tế).
Sài Gòn ngày 28-07-2013
Chủ tịch Sang đá đểu Tập Cận Bình sau khi bắt tay với chính phủ Obama?
Nhật Minh (Danlambao) - Thế
giới đang bất ngờ với cú bắt tay của tổng thống Obama đối với chủ tịch
Sang. Sau cú bắt tay đó, quan hệ Việt - Mỹ được nâng lên tầm: “Đối tác toàn diện”.
Đây là lần đầu tiên quan hệ giữa cộng sản Việt Nam (csvn) và (cựu thù +
thế lực thù địch + diễn tiến hoà bình) Hoa Kỳ được đặt lên một tầm cao
mới. Đặc biệt hơn, tại cuộc nói tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và
Quốc tế (Center for Strategic and International Studies - CSIS), chủ
tịch Sang đã bác bỏ yêu sách đường “lưỡi bò” phi pháp của Trung Quốc
trên biển Đông, hòng đá đểu Tập Cận Bình (?) ngay sau cú bắt tay với
Tổng thống Barack Obama. [1]
I. Sự chuẩn bị cho cú bắt tay của chủ tịch Sang và tổng thống Barack Obama
Để có được cuộc gặp gỡ chiến lược vào ngày 26.7.2013, cả chủ tịch Trương
Tấn Sang và tổng thống Brack Obama đã chuẩn bị từ trước, chúng ta cùng
điểm lại những sự chuẩn bị đó:
- Quay trở về năm 2011, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình
Dương (Asia-Pacific Economic Cooperation) diễn ra tại Hawaii (Mỹ). Trong
kỳ hội nghị đó, chủ tịch sang đã gặp gỡ cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary
Clinton, và có cái bắt tay xã giao với tổng thống Brack Obama. Không ai
trong chúng ta biết được những gì xảy ra đằng sau cú bắt tay tại hội
nghị Apec 2011. [2] Và đây là cú bắt tay đầu tiên của chủ tịch Sang với tổng thống Brack Obama.
Cú bắt tay đầu tiên của Tổng thống Barack Obama
với chủ tịch Sang tại hội nghị Apec 2011
với chủ tịch Sang tại hội nghị Apec 2011
- Vào sáng 21.4.2013, Hoa Kỳ cho chiếc tàu khu trục mang tên lửa dẫn
đường USS Chung-Hoon (DDG 93) và tàu cứu hộ USNS Salvor của Hải quân Hoa
Kỳ cập cảng Đà Nẵng, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam và có các
hoạt động trao đổi với Hải quân Việt Nam trong 5 ngày [3]. Cũng
vào thời gian đó hải quân "cựu thù" thăm viếng, ngư dân Việt Nam thường
xuyên bị tàu quân sự của các đồng chí 16 vàng 4 tốt Trung Quốc bắn ngoài
biển Đông.
- Ngày 28.5.2013, chỉ một tuần sau đó, Việt Nam lại thoát khỏi danh sách
CPC (danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về vấn đề tôn giáo -
Countries of particular concern), khi Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ nêu những
chuyển biến “tích cực” về tự do tôn giáo [4]. Chính phủ Hoa Kỳ sẽ
rất khó nói chuyện khi tiếp một nguyên thủ một quốc gia độc tài đang
nằm trong danh sách CPC để hợp tác toàn diện. Và như vậy, phải chăng
chính phủ đã chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ chiến lược với ông Trương Tấn Sang
vào ngày 26.7.2013
- Bất ngờ hơn, ngày 11.7.2013, Nhà Trắng đăng bản tin chính thức lời mời
chủ tịch Trương Tấn Sang gặp gỡ tổng thống Obma tại Nhà Trắng vào ngày
25.7.2013 [5], dù trước đó ngày 19.6.2013, chủ tịch Sang đã đi sứ
ở Bắc Kinh và ký kết bản tuyên bố chung Việt - Trung. Và tình trạng vi
phạm nhân quyền tại Việt Nam rất tồi tệ.
- Ngay sau khi có lời mời chính thức của Nhà Trắng, trên kênh BBC của
Anh (một đối tác quân sự của Mỹ) bất mở một loạt chương trình TV về Việt
Nam trước khi chủ tịch Trương Tấn Sang có mặt Washington. Động thái này
có thể được xem là để mở cánh cửa thuận lợi cho chủ tịch Sang bước vào
Nhà Trắng. [6]
- Càng bất ngờ, trong cuộc gặp gỡ chủ tịch Sang, chính phủ Hoa Kỳ quyết định nâng tầm quan hệ “đối tác toàn diện” đối với nhà cầm quyền Hà Nội, thậm chí tổng thống Obama còn hứa sẽ thăm Việt Nam trước khi chấm dứt nhiệm kỳ của mình. [7]
II. Trương Tấn Sang mang theo Điếu Cày để đối thoại với chính phủ Obama?
Với hiện trạng kinh tế VN đang xuống dốc, nhà cầm quyền Hà Nội đã nhiều
lần nhòm ngó tới hiệp định TTP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược
xuyên Thái Bình Dương - Trans-Pacific Strategic Economic Partnership
Agreement). Tuy nhiên điều kiện để trở thành thành viên chính thức, VN
cần phải thay đổi, đặc biệt là tình trạng nhân quyền. Nhưng với thực
trạng nhân quyền tại Việt Nam bị vi phạm trầm trọng, chủ tịch Sang không
thể chứng minh rằng csvn có tiến bộ trong vấn đề cải thiện nhân quyền.
Vậy chủ tịch Sang mang theo thứ gì để chính phủ Hoa Kỳ chấp nhận nâng tầm đối tác chiến lược toàn diện?
- Để chuẩn bị hành trang là blogger Điếu Cày, chủ tịch Sang đã thăng chức cho 3 thứ trưởng bộ công an [8] phải chăng với điều kiện: “bộ công an phải ép Blogger Điếu Cày nhận tội”?
(Chiêu bài nhận tội thường được dùng nhưng với trường hợp đặc biệt, gần
đây là trường hợp của blogger Paulus Lê Sơn, họ đã bẽ gãy bằng chứng
của RFS). Bởi sau phiên sơ thẩm xét xử blogger Điếu Cày, bộ ngoại giao
Hoa Kỳ đã ra tuyên bố về phiên tòa xét xử:
“Chúng tôi quan ngại sâu sắc về tin Tòa án Nhân dân Thành phố Hồ Chí
Minh đã kết tội và kết án blogger Điếu Cày 12 năm tù giam cho việc ông
bày tỏ quan điểm chính trị của mình một cách ôn hòa. Cách chính phủ xử
lý Điếu Cày dường như không nhất quán với các nghĩa vụ của Việt Nam theo
Công ước Quốc tế về Các Quyền Dân sự và Chính trị, cũng như các điều
khoản của Tuyên ngôn Nhân quyền Toàn cầu liên quan đến tự do ngôn luận
và xét xử theo đúng trình tự pháp lý.
Chính phủ Việt Nam cần phải trả tự do cho Điếu Cày và các blogger
Phan Thanh Hải và Tạ Phong Tần là những thành viên đồng hành của Điếu
Cày trong Câu lạc bộ Nhà báo Tự do. Như Tổng thống Obama đã nói về Ngày
Tự do Báo chí Thế giới, chúng tôi kêu gọi tất cả các chính phủ thực hiện
các bước cần thiết để tạo ra xã hội mà ở đó các nhà báo độc lập có thể
hoạt động tự do và không sợ hãi.” [9]
Không có lý do nào để đối thoại với chính phủ Hoa Kỳ khi phớt lờ tuyên
bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, và đây chính là nguyên nhân để bộ Công an
và cán bộ trại 6 Thanh Chương - Nghệ An, quyết tâm ép anh Điếu Cày ký
vào bản nhận tội. Tuy nhiên anh Điếu Cày nhất quyết không nhận tội và
anh quyết định tuyệt thực để phản đối. Chính vì hành động của anh Điếu
Cày đã buộc cán bộ trại 6, Viện kiểm sát tỉnh Nghệ An từ chối gặp gỡ gia
đình chị Tân. Điều này đã buộc gia đình chị Tân phải tới tận cổng Tổng
cục 8 để yêu cầu giải quyết. Lúc này Bộ Công an mới chịu nhận đơn, nhưng
họ vẫn giữ thái độ chây lỳ, hòng kéo dài thời gian đến lúc kết thúc
chuyến đi Mỹ của chủ tịch Sang. Đây là chiêu bài mà cộng sản Việt Nam
thường dùng mỗi khi có lãnh đạo đi ngoại giao (Lần này hoãn phiên tòa
xét xử Ls. Lê Quốc Quân với cáo buộc trốn thuế) [10].
Tuy nhiên, chỉ với blogger Điếu Cày, chủ tịch Sang khó có thể thuyết
phục chính phủ Hoa Kỳ, vì vậy, chủ tịch Sang và đàn em buộc phải hứa sẽ
cải thiện vấn đề nhân quyền tại Việt Nam sau chuyến thăm tổng thống
Obama. Và chúng ta sẽ không ngạc nhiên, khi nhà cầm quyền Hà Nội nới
lỏng vấn đề nhân quyền cho tới lúc họ chính thức trở thành thành viên
của TTP, hòng chơi tiếp trò “hứa lèo” như lần gia nhập WTO.
Bên cạnh đó, vụ việc Việt Nam thoát khỏi danh sách CPC, lần này ông Sang mang theo mục sư Đinh Thiên Tứ (ảnh bên) để khẳng định VN không nằm trong danh sách CPC, một con bài của chủ tịch Sang trong chuyến viếng thăm Wasgington. [11]
III. Trương Tấn Sang đá đít Tập Cận Bình? Và tiếp tục chơi trò “bắt cá hai tay”
Như chúng ta đã biết, tất cả các lãnh đạo cộng sản đều phải qua Tàu để đi sứ, và chủ tịch Sang cũng không phải ngoại lệ.
Ngày
19.6.2013, chủ tịch Sang lên đường đi sứ Bắc Kinh theo lời mời của chủ
tịch Tập Cận Bình. Trong chuyến viếng thăm đó, chủ tịch Sang cúi sập mặt
(ảnh bên) trước toán lễ nghi của quân đội Trung Quốc. Thậm chí
ông còn ký bản tuyên bố chung Việt Nam - Trung Quốc với hơn 29 lần nhất
trí [12], chủ tịch Sang chấp nhận tất cả các yêu sách của Tập Cận
Bình và đảng cộng sản Trung Quốc. Dường như chủ tịch Sang chỉ biết gật
gù cho qua chuyện mặc cho những người yêu nước lên án cái hèn của ông đi
sứ ở Tàu.
Nhưng, mọi chuyện thay đổi 180 độ. Ngay sau khi nhận được sự ủng hộ từ
chính phủ Hoa Kỳ bằng việc nâng cấp tầm quan hệ ngoại giao, giúp cộng
sản Việt Nam trong vấn đề gia nhập TTP vào cuối năm nay và sẽ sang thăm
VN trong thời gian đương nhiệm, ngay lập tức chủ tịch Sang quay qua đá
đít Tập Cận Bình và cộng sản Trung Quốc bằng cuộc nói chuyện tại Trung
tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and
International Studies - CSIS), có trụ sở tại Washington. Thông thường
lãnh đạo VN không dám mở miệng trước các cơ quan quan truyền thông quốc
tế về vấn đề biển Đông - điều được xem như là điều tối kỵ nhất của các
lãnh đạo khi đi ngoại giao. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tuyên bố bác
bỏ đòi hỏi chủ quyền với yêu sách “đường 9 đoạn” (đường lưỡi bò) của
Trung Quốc trên Biển Đông, ông nói:
“Chúng tôi không tìm thấy bất cứ cơ sở pháp lý hay khoa học nào đối
với một đòi hỏi như thế và như vậy chủ trương của Việt Nam bác bỏ đòi
hỏi chủ quyền theo đường 9 đoạn của Trung Quốc tại Biển Đông là hợp lý”. [13]
Tuy nhiên, chủ tịch Sang vẫn là kẻ đi nước đôi, bởi khi được hỏi về vấn
đề VN có kết hợp với Philippines trên vấn đề tranh chấp biển Đông không?
Chủ tịch Sang liền từ chối trả lời ngay.
Và không quên lấy lòng chỉnh phủ Hoa Kỳ bằng câu nói:
“Vấn đề Biển Đông cũng đã được bàn bạc tới một cách thấu đáo. Chúng
tôi hết sức hoan nghênh chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ lập trường Việt Nam cũng
như các nước thành viên ASEAN là giải quyết những tranh chấp ở Biển
Đông bằng biện pháp hòa bình, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế,
DOC tiến đến COC và cam kết bảo đảm tự do hàng hải trên Biển Đông. Tôi
cũng bày tỏ sự hoan nghênh Hoa Kỳ cũng như các nước khác hết sức quan
tâm, chăm sóc sự nghiệp hòa bình, ổn định, thịnh vượng ở Biển Đông nói
riêng cũng như trong khu vực Châu Á -Thái Bình Dương” [14]
Với thái độ nửa vời, bắt cá hai của chủ tịch Sang và CSVN: Vừa muốn tiền
của Trung Quốc vừa muốn gia nhập TTP và nhận tiền từ Mỹ. Vậy nên tình
hình nhân quyền tại Việt Nam sẽ khó có thể cải thiện như trường hợp của
Miến Điện.
IV. Kết luận
Bất chấp mọi thủ đoạn (kể cả việc đem anh Điếu Cày làm tốt), chủ tịch
Sang quyết tâm dành được cú bắt tay với chính phủ Hoa Kỳ. Điều này càng
chứng tỏ sự trơ trẽn của đảng cộng sản Việt Nam. Một mặt chấp nhận mọi
yêu sách của Trung Quốc, mặt khác bắt tay với chính phủ Hoa Kỳ để nâng
tầm quan hệ đối tác toàn diện với Hoa Kỳ, chủ tịch Sang cũng không quên
đá đểu Tập Cận Bình ngay sau cú bắt tay với tổng thống Barack Obama.
Và tình trạng nhân quyền tại Việt Nam cũng không cải thiện được là bao,
bởi chủ tịch Sang và csvn chỉ muốn kiếm chác qua chuyến thăm Nhà Trắng,
chứ không phải họ có thiện chí trong vấn đề cải thiện nhân quyền tại
Việt Nam.
Để kết bài, tôi xin nhắc lại câu nói của cựu tổng thống VNCH Nguyễn Văn
Thiệu để chúng ta đừng trông chờ vào những người cộng sản, mà hãy tự
mình giành lấy quyền tự do:
“Đừng nghe những gì Cộng sản nói, mà hãy nhìn những gì Cộng sản làm!”
Và sau chuyến đi Mỹ trở về, chủ tịch Sang và csvn sẽ làm gì đối với
trường hợp anh Điếu Cày nói riêng và vấn đề nhân quyền tại Việt Nam,
chúng ta cùng chờ xem. Chính phủ Hoa Kỳ nên cẩn trọng với những lời hứa
lèo của lãnh đạo csvn, kẻo trở thành kẻ tiếp tay cho tội ác tại VN.
_______________________________
Chú thích:
[13]. Như [1]
[14]. Như [12]
No comments:
Post a Comment